Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<910111213>»
Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng 2
Sương Lam
#201 Posted : Sunday, June 8, 2008 2:04:43 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

Chào các bạn,
Khi ta làm một việc gì, nếu có một người cứ ngồi nhìn ta hay quán sát ta , chắc chắn thế nào ta cũng cảm thấy không thoải mái.Blush
Xin mời các bạn đọc qua mẫu chuyện dưới đây xem mình đôi lúc cũng đã gặp trường hợp này hay không?Question



Nhất Ðế

Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Ðế" trên cỗng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắt khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

"Cái này thì thế nào?ẽ

"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.

Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Ðế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.

Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Ðế." Quay vào, nguời đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."

(Nguồn: 101 chuyện Thiền)

SL cám ơn Thiên Thư đã đồng ý cho SL được sử dụng hình ảnh cánh chim bay cao bay rộng vượt thóat khỏi mọi kềm tỏa của thế gian này do TT chụp ảnh.Rose

Sương Lam
#202 Posted : Friday, June 13, 2008 7:25:25 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)





Chào các bạn,
Chủ Nhật 6-15-08 la ngày Father's Day của xứ Mỹ. Những người Cha dù trẻ hay già chắc chắn sẽ có một niềm hạnh phúc, vui vẻ trong ngày này vì ít ra cũng được những người thân trong gia đình gửi đến lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ đến họ.
Chúng ta ai cũng có một người cha để mà kính yêu, thương mến. Có những lời thương yêu dành cho Người khi còn sống và có những lời tiếc thương khi Người đã qua đời.
Sương Lam xin được chia sẻ với các bạn những cảm xúc của SL nhân Ngày Của Cha gọi là một chút tưởng nhớ đến người Cha đã khuất bóng của SL


Bài Tình Thơ Tháng Sáu

Tháng Năm qua bây giờ là Tháng Sáu
Tháng Sáu quê người rực rở cỏ hoa
Trời đất reo vui nắng ấm chan hòa
Để chúc tụng Ngày Của Cha vui vẻ

Xin góp vui đến những người cha trẻ
Khi nhìn con trong giấc ngũ thiên thần
Con mĩm cười cha cũng thấy trào dâng
Một tình cảm thiêng liêng và bất tử

Tình cảm ấy chẳng cần dùng ngôn ngữ
Cũng chẳng cần dệt gấm với hoa thêu
Cũng viết nên bản thơ nhạc diễm kiều:
“Tình phụ tử thương con như châu ngọc”

Rồi năm tháng làm đổi thay màu tóc
Bây giờ cha đã tóc bạc da nhăn
Bởi tháng năm cha lao động nhọc nhằn
Nuôi con trẻ trở thành người hữu dụng

Con tuổi trẻ một đôi lần dại vụng
Khiến cho cha phải khổ trí lao tâm
Cha khoan dung tha thứ những lỗi lầm
Khuyên con trẻ nên làm lành lánh dữ

Cha vất vả thân già nơi viễn xứ
Đủ mọi nghề cha làm việc nuôi con
Theo thời gian sức khỏe dẫu suy mòn
Cha sung sướng thấy đàn con thành đạt

Tình Phụ Tử! Một bài thơ tuyệt tác
Được viết bằng thương mến với khoan dung
Bằng hy sinh, bằng lao lực tận cùng
Bằng tất cả những gì cao đẹp nhất

Núi Thái Sơn dẫu có cao chất ngất
Cũng không bằng tình cha mẹ thương con
Trần gian này dẫu sông cạn đá mòn
Tình Phụ Tử vẫn muôn đời bất diệt!


Sương Lam



Một Lời Cho Cha

Kính dâng hương hồn Cha tôi và
nhớ ơn những người Cha nơi trần thế
SL

Mẹ là hoa cho đời thêm hương sắc
Để cho con thấy vẻ đẹp cuộc đời này
Cha là chim giang đôi cánh tung bay
Cho con biết có trời cao đất rộng

Cám ơn cha mẹ cho con đời sống
Giữa chốn hồng trần, kiếp sống nhân sinh
Dạy cho con biết thông lý đạt tình
Sống đạo đức trong tinh thần vui khỏe

Người đã viết rất nhiều về Tình Mẹ
Như nước nguồn, như biển cả mênh mông
Và ngọt ngào như lúa chín ngoài đồng
Con khôn lớn cũng nhờ giòng sữa Mẹ

Cha cũng đã góp phần nuôi dạy trẻ
Đã nhiều đêm cha thao thức canh thâu
Đã nhiều lần Cha lo lắng âu sầu
Khi con trẻ biếng ăn hay biếng học

Ngoài xã hội Cha lao tâm khổ nhọc
Đổ mồ hôi, tìm mọi cách sinh nhai
Trong việc làm, phải đấu sức tranh tài
Phải nhẫn nhục khi gặp điều không vừa ý !

Cha và Mẹ bây giờ đà yên nghỉ
Gửi xương tàn nơi đất tổ quê hương
Con bây giờ vẫn còn ở dặm trường
Nhớ Cha Mẹ viết vần thơ nơi xứ lạ!!

Ân của Mẹ như trời cao biển cả
Nghĩa của Cha như đất rộng núi cao
Tình Mẹ Cha như giòng suối ngọt ngào
Nhớ Nghĩa Mẹ đừng quên Tình Cha nhé!!

Sương Lam

Xin mời các bạn click vào link dưới đây để nghe những bản nhạc về Tình Cha của một sư huynh SL thực hiện.


http://nhansinhthu.com/videos/FatherDay.htm



Xin chúc tất cả những người Con hôm nay vui vẻ và hạnh phúc hơn khi được cùng cha sum họp trong mái ấm gia đình và cũng xin chúc những người Cha hôm nay nhận được nhiều tình cảm yêu thương của con cháu.beerchugheart





Huệ
#203 Posted : Friday, June 13, 2008 9:20:43 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Chị Sương Lam ơi, những bài thơ của chị làm Huệ xúc động vô cùng. Nước mắt trào ra, rồi nước mắt chảy vào trong. Cảm ơn chị. Rose Kisses Rose
nguoitutramnam
#204 Posted : Friday, June 13, 2008 12:50:42 PM(UTC)
nguoitutramnam

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 222
Points: 12
Woman

Thanks: 4 times


Đọc hai bài Thơ Cha mà rưng niềm cảm xúc. Cám ơn chị SuongLam đã chia sẻ Rose. Chúc Chị luôn vui . Tramnam.
Sương Lam
#205 Posted : Friday, June 13, 2008 2:23:21 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

SL cám ơn Huệ và Trăm Năm đã cùng một xúc cảm về Cha như SL.heart
Thật ra tình cảm quý yêu Cha ai cũng có, nhưng mỗi người diễn đạt một cách khác nhau mà thôi.Blush
Lâu rồi không thấy Trăm Năm xuất hiện trên PNV, nhưng SL biết chắc rằng TN vẫn đã "thầm lặng" theo dõi tâm tình của SL và các sinh hoạt khác của PNV. Cooling.
Xin cám ơn các thân hữu của SL, mặc dầu không "xuất đầu lộ diện" vẫn âm thầm và thường xuyên vào đây để đọc và cùng cảm thông với những cảm xúc của SL.beerchug
Xin chúc tất cả những phút giây an lành trong cuộc sống.heart
Sương Lam
#206 Posted : Sunday, June 15, 2008 3:01:20 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Một thân hữu của SL, Dược sĩ Trần Việt Hưng có gửi đến SL một bài viết về Sung Ưu Đàm và các dược tính của hoa qua cái nhìn và sự phân tách của một người dược sĩ.Wink

Anh Hưng có nói với SL rằng Ưu Đàm và Vô Ưu khác nhau. Anh đang nghiên cứu và sẽ viết một bài về Vô Ưu sau.
SL xin chờ sự góp ý của các anh chị để chúng mình cùng tìm hiểu thêm về hoa Ưu Đàm và hoa Vô Ưu.Blush

SL xin phép mượn các hình ảnh cũa các anh chị ( LH, NP, gdt, PC, NĐ, HH_Liên, Vô Ưu, NT, Nguyên v... post bên mục Cỏ cây Hoa Lá đem về đây kèm theo bài viết của anh Hưng để quí vị cùng thưởng thức.

SL xin cám ơn DS Trần Việt Hưng và các anh chị đã post các hình ảnh về hoa Vô Ưu ( còn gọi Mạn Đà La Ni và Ngọc Kỳ Lân??).

*Topic về Mục Lục Cỏ Cây Hoa Lá

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=4850

(Chị NT và PC ơi- Anh TVH có gửi lời khen cách trình bày mục lục và hình ảnh ở mục này đẹp quá!)BlushApproveRose

*Topic về hoa Ưu Đàm trong PNV:

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=3361

Các hình ảnh về hoa Vô Ưu và Ngọc kỳ Lân

Gởi bởi LH và NĐ










Gởi bởi HH_Liên
CÂY " NGỌC KỲ LÂN "



Nụ Hoa



-




Và đây là bài viết của DS trần Việt Hưng về Sung Ưu Đàm:


SUNG ƯU ĐAM (Cluster Fig)
DS Trần Viết Hưng


Trong giống Ficus, ngoài cây Bồ đề còn có cây Sung Ưu đàm (Ficus racemosa = F. glomerata ) là cây có khá nhiều liên hệ đến Phật giáo.
Cây và Hoa của Ficus racemosa đều được ghi chép trong Kinh sách Phật dưới tên Udumbara (Phạn ngữ = Umbar). Danh từ Udumbara cũng có thể để chỉ hoa của cây Sen xanh(Ưu Bát La hoa).
Hoa Udumbara đã được ghi chép trong các chương 2 và 27 của kinh Pháp Hoa (Lotus Sutra), một Kinh sách quan trọng của Phật giáo Đại thừa (Mahayana) Từ ngữ Nhật Udonge đã được Thiền sư Dògen dùng để chỉ hoa của cây udumbara trong chương 68 của tập Kinh 'Chánh Pháp Nhãn tàng' (Treasury of the Eye of the True Dharma). Dògen đả bàn đến Hoa Udonge trong Kinh Pháp Hoa do Đức Phật Cồ Đàm giảng trên Núi Linh Thứu (Vulture Peak).
Hoa ưu đàm là loại hoa rất quý, khó thể nhìn thấy. Theo truyền thuyết Phật giáo thì phải 3000 năm hoa mới nở một lần (biểu tượng cho một vật quý báu, vô giá). Hoa ưu đàm không phải là hoa trong thế giới này.. mà là hoa cõi Phật. Theo Kinh điển Phật giáo : hoa ưu đàm nở là một điềm lành báo hiệu Đức Phật ra đời hay Bậc Luân vương xuất thế..
Từ điển Phật học Huệ Quang ghi (Tập VII, trang 5.943) ; Ưu đàm, tên khoa học Ficus glomerata, thuộc họ cây dâu. Thân cây cao hơn 3m, lá có hai loại, hoa có hoa đực hoa cái khác nhau..'
Từ điển Phật học Hán -Việt (Nhà XB Khoa Học Xã Hội) ghi : Cây Ưu đàm..không thuộc loài hoa quả, mọc ở các nơi như núi Himalaya, Cao nguyên Deccan, Sri Lanka.. Hoa lưỡng tính rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa.. nên thường nhầm là loài cây không.hoa..'
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (theo bản dịch của Kumarajiva= Cửu Ma La Thập) có đoạn kệ trùng tụng nhắc nhở nhiều đến cây Ưu đàm..
...
Mọi Đức Phật đều đến trong thế giới này
Nhưng gặp được Họ là điều hiếm và khó
Và khi Họ xuất hiện trên thế giới
Rất khó cho Họ khi nói về Diệu pháp
...
Và cũng rất khó để nghe Diệu pháp
Rất hiếm ngưới nghe được Diệu pháp
Giống như bông Hoa Ưu đàm
Với tất cả vẻ đẹp tuyệt diệu
Chỉ nở một lần trong suốt một thời gian rất dài, rất lâu.
.
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa còn ghi thêm là gặp được Phật ( một người đã hoàn toàn ngộ Đạo) là điều cực hiếm, còn hiếm hơn là thấy một Hoa Ưu đàm nở.
Tại Chùa Từ Hiếu (Huế), có một bức trướng viết : 'Hoa Ưu đàm, tuy rời khỏi cuống, vẩn tỏa hương thơm'.. Theo TT Nhất Hạnh : Vỉ hương của Hoa Ưu đàm bất diệt, nên khả năng 'ngộ đạo' của chúng ta luôn hiện hữu. Phật đã dậy là mọi người đều là phật, mọi người đều là một bông hoa Ưu đàm..
Trong Kinh sách Phật còn có một cây linh thiêng khác là cây Vô Ưu, có lẽ là một cây khác hẳn với cây Ưu đàm..
(BS Nguyễn Lê Đức, một cư sĩ Phật giáo tại Jacksonville, Florida cho biết các học giả nghiên cứu về Phật giáo đã đi tìm và thấy ở Nepal có giống dây leo có hoa đỏ, lớn hơn cái chén ăn cơm, nở vào tháng tư (tại Ấn độ) và thấy ở cả vùng Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là chỗ Phật Thích Ca ra đời (trong Kinh nói Hoàng Hậu Ma-Gia nắm cành hoa Vô ưu và Đức Phật ra đời..).


Tên khoa học và các tên khác :
Ficus glomerata (đồng nghĩa: Ficus racemosa) thuộc họ thực vật Moraceae.
Tên Anh Mỹ : Cluster fig, Country fig tree ; Pháp : Figuier glomerulé
Trung Hoa : Ưu đàm. Ấn độ : Gular (Hindi); Umbar (Bombay)

Đặc tính thực vật :
Cây mộc thuộc loại trung bình, có thể cao 15-20 m, không rễ phụ. Cành mềm có vẩy, u lồi và nhiều thẹo. Cành non có lông mềm màu nâu nhạt. Lá hình mũi giáo hay bầu dục, mọc so le, dài 8-20 cm rộng 4-8 cm, đầu có mũi nhọn, gốc tù. Phiến lá màu lục xậm, cả hai mặt đều nhẵn, thường bị một loài sâu bọ ký sinh tạo thành những nốt u nhỏ, gọi là vú sung. Lá bẹ cao 1 cm.
Cụm hoa mọc rất nhiều, dày đặc ở thân và cành già nơi không có lá. (Cụm hoa ở trên một đế hoa lõm, phát triển hành túi kín bao lấy hoa ở bên trong)
Quả thuộc loại phức (thật ra là đế hoa bao lấy quả thật ở bên trong), có cọng, lớn chừng 2-4 cm : xanh lục nhạt khi còn non, khi chín màu đỏ hay đỏ nâu, vị ngọt. Hạt rất nhỏ và nhiều, không đếm được.

Thành phần hóa học :
Lá chứa : Tetracycliene- triterpene glaunol acetate.
Quả chứa : Glauanol, Hentriacontane, Ester tiglic của taraxasterol, Beta-Sitosterol, Guanol acetate, Đường hữu cơ như glucose, sucrose..
Vỏ thân : Lupeol, Sitosterol, Stigmasterol, Tannins, Flavonoids như Kaempferol, Rutin, Bergapten, Psoralen, Bergenin..
Vỏ đọt (Stem bark) : Leucoanthocyanins, ceryl behenate, Lupeol và amyryl acetate, Lupeol-glucoside, Friedelin
Nhựa mủ : Bergenin, Lupeol acetat, Beta-sitosterol.

Các nghiên cứu khoa học về Ficus glomerata :
Hoạt tính giúp hạ đường trong máu :
Nghiên cứu tại Phân khoa Dược, ĐH Dharka, Bangladesh, thử nghiệm trên chuột bị gây tiểu đường bằng streptozotocin, chuột được cho ăn thực phẩm trộn thêm các phần trích từ Ficus bằng petroleum-ether (xấy khô trong chân không) trong 10 ngày. Kết quả ghi nhận phần trích bằng ether của đọt thân (A) có hoạt tính khá mạnh gây giảm mức đường trong máu, trong khi đó các phần trích từ quả và nhựa cây (B) không có tác dụng. Phần (A) ức chế hoàn toàn các men glucose-6-phosphata se và arginase đồng thời kích khởi hoạt động củamen glucose-6-phosphata se dehydrogenase trong gan của chuột. Phần (B) chỉ ức chế glucose-6-phosphata se..(Pure & Applied Chemistry Số 66-1994).
Lá Ficus glomerata dùng làm thực phẩm gia súc :
Theo các phân chất của FAO : lá Ficus glomerata được dùng tại Ấn độ và Pakistan làm thực phẩm cho trâu bò và dê trừu rất tốt. Lá tươi chứa từ 10-11.2 % chất đạm thô, 2-4 % calcium, 0.1 đến 0.3 Phosphorus. Gia súc có thể tiêu hóa đến 60% chất sơ trong lá Ficus.
Hoạt tính bảo vệ bao tử của chất trích từ quả Ficus glomerata :
Tại Ấn độ quả Ficus glomerata được dùng trong dân gian để trị thiếu máu và các bệnh về bao tử. Nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thực Vật Quốc Gia Ấn độ dùng nước chiết bằng ethanol 50% quả F. glomerata, cho chuột, bị gây ung loét bao tử bằng nhiều phương thức khác nhau, uống theo những liều 50, 100 và 200 mg/ kg, ngày 2 lần trong 10 ngày.. Kết quả ghi nhận Chất trích từ F. glomerata có thể ngừa được các hư hại do phản ứng oxy-hóa trên màng nhầy bao tử bằng cách ngăn chặn phản ứng peroxy hóa các lipid và bằng cách làm giảm hoạt động của các men superoxide dismustase, H+ K+ ATPase , và bằng gia tăng hoạt động của Catalase (Journal of Ethnopharmacology Số 115-2008)
Khả năng bảo vệ gan và chống oxy-hóa của Ficus glomerata
Nghiên cứu tại Khoa Hóa Dược, ĐH Dược Tamil Nadu ghi nhận dịch chiết từ vỏ Ficus glomerata bằng methanol có các hoạt tính bảo vệ gan và chống oxy-hóa khi thử trên chuột (bị gây hư hại gan bằng CCl4). Các liều dùng 250 và 500 mg/kg có khả năng giúp nghịch đảo các thay đổi sinh hóa gây ra do CCl4 trên gan và thận (so sánh với chuột đối chứng). Các hoạt tính bảo vệ này có thể so sánh với hoạt tính của sylimarin, dùng làm tiêu chuẩn)(Journal of Natural Medicine Số tháng 10-2007)

Ficus glomerata trong Y học Ayurvedic :
Ficus glomerata là một trong số những dược thảo được ghi chép hầu như trong tất cà sách thuốc cổ của Ayurveda. Ficus glomerata hay Udumbara được xem là một cây linh thiêng dành cho Thần Dattaguru. Có nhiều danh từ đồng nghĩa với Udumbara như yajnanga, yajnayoga.. để chỉ cây được dùng trong các nghi lễ hiến tế.
Theo dược học Ayurvedic, Udumbara có vị chát, hơi ngọt, cay có tác động hậu tiêu hóa và gây nóng. Cây giúp chuyển hóa, làm dịu các chức năng kapha và pitta.. giúp trị tiêu chẩy, làm vết thương mau lành..
Các bộ phận : vỏ thân, quả, nhựa và lá của Udumbara đều có các giá trị chữa bệnh. Cây được dùng cả trong nội và ngoại khoa.
Khi dùng ngoại khoa (thoa đắp bên ngoài) : Nhựa được thoa trên các vết thưong lâu lành để làm giảm sưng phù, đau nhức và giúp vết thưong chóng lành hơn. Chồi non của lá được đắp trên da, dưới dạng thuốc nhão (paste) để làm da sáng, đẹp hơn.Nước sắc của lá dùng để rửa vết thương. Nước sắc của vỏ thân dùng súc miẹng trị sưng đau cổ họng và nướu răng. Nhựa đắp trên nơi đau sưng để làm bớt phù trướng, đau răng.
Khi dùng nội khoa, Udumbara giúp trị khá nhiều trường hợp bệnh : Nước sắc từ vỏ rất hữu hiệu để trị tiêu chẩy, kiết lỵ và đau sưng ruột. Nước sắc từ quả chín và vỏ cây được dùng trị tiểu đường, đồng thời giảm tiểu tiện. Nước sắc từ lá giúp chống sưng hạch, áp-xe, vết thương kinh niên. Nước sắc từ vỏ được dùng trong các bệnh phụ khoa như xuất huyết tử cung, trụy thai.xuất huyết nơi bộ phận sinh dục. Nhựa trộn với đường được xem là một phương thuốc trợ dương cho nam giới.. Nước ép từ quả trị đưọc nấc cục.
(Theo Herbalcure India)

Vài phương thức sử dụng :
Tại Việt Nam : theo Nam dược lá Sung ưu đàm có vị ngọt, hơi chát, tính mát. Có các tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng và bổ máu. Vỏ cây có vị chát.
- Nhựa sung : Dùng chữa mụn nhọt, lở loét, tự máu và sưng đau..
- Lá sung : thường dùng loại lá bị sâu ký sinh (vú sung) dùng làm thuốc bổ, giúp tăng sữa.
- Vỏ sung : sắc dùng trị sốt rét, tê thấp..
Tại Ấn độ : Rễ dùng trị kiết lỵ; nhựa rễ để trị tiểu đường. Lá , tán mịn trộn với mật ong để thoa mụn nhọt. Quả để trị ho ra máu, rong kinh, kiện vị và thu liễm.

Tải liệu sử dụng :
- Ficus recemosa in Buddhism (Wikipedia)
Medicinal Plants of India (S.K. Jain & R. A. DeFilipps)
Cây thuốc và Động vật làm thuốc tại Việt Nam (Viện Dược liệu)
CRC Handbook of Ayurvedic Medcinal Plants ( L.D Kapoor)






.
Sương Lam
#207 Posted : Sunday, June 15, 2008 3:21:44 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chúc các anh chị ngủ ngon.heart
Sương Lam
#208 Posted : Tuesday, June 17, 2008 2:01:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)



Chào các bạn,
Hôm nay trở về Một Cõi Thiền Nhàn Tĩnh Lặng của mình sau những giờ phút đi lang thang bên ngoài, SL thấy vui vẻ, an lạc. SL vào "tàng kinh các" nho nhỏ của mình tìm các mẫu chuyện đạo ra đọc và chia sẻ với bạn bè như đã làm trước đây và xem đó như thế là hạnh phúc trong ngày .Blush
Mời các bạn cùng đọc với SL hai mẫu chuyện đạo nho nhỏ dưới đây:

Người Chữa Bệnh hay Bịnh Chữa Người?

Một bác sĩ y khoa khuyên một sinh viên nên học ngành y để chữa bệnh cứu nhân độ thế. Sinh viên nói:
- Tôi không cho rằng chữa bệnh là hoàn toàn cứu nhân độ thế.
Bác sĩ:
- Anh có thể thấy người ta bệnh mà không tìm cách cứu chữa sao?
- Có chứ, nhưng bác sĩ không thấy chính bệnh cũng cứu chữa con người hay sao?


Tội Nhân


Ba tội nhân bị quỷ dẫn tới trước điện Diêm Vương vì tội sát sanh, trộm cắp, dối trá lật lường.
Diêm Vương hỏi tội nhân thứ nhất:
- Ngươi có nhận tội không?
Y khăng khăng cãi:
- Tôi không làm gì có tội cả.
Diêm Vương bảo quỷ sứ áp giải y đi và ra lệnh:
- Tội làm ác cộng với tội chối lỗi. Trừng phạt nó gấp đôi cho ta.
Diêm Vương quay qua tội nhân thứ hai:
- Ngươi biết tội chưa?
Tên này run sợ thưa:
- Con biết lỗi xin Ðại Vương tha tội.
Diêm Vương sai quỷ sứ giải đi:
- Nó biết tội nhưng sợ đền tội. Hãy trừng phạt nó vừa phải.
Diêm Vương quay qua tội nhân thứ ba:
- Còn ngươi thì sao?
Tội nhân này bình tĩnh nói:
- Tôi quả có tội, xin nhận hình phạt.
Diêm Vương cười ha hả nói:
- Thế thì vội gì, ngồi đây uống trà đã.

(Trích trong Vi tiếu)


Sương Lam
#209 Posted : Wednesday, June 18, 2008 2:33:33 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Mời các bạn đọc tiếp thêm hai mẫu chuyện dưới đây:


Học Nghe

Người cha dẫn đứa con vào chợ. Khi trở về người con hỏi:
- Cha dẫn con đến đó làm gì?
- Ðể con nghe.
Người con bực tức nói:
- Nghe làm gì những chuyện rau cải, muối dưa, mắc rẻ đó. Phải chi cha để con đi nghe buổi diễn thuyết của nhà Triết gia vừa mới từ Ðức qua có hơn không?
Người cha thở dài nói:
- Sự thật không thích nghe, lại thích nghe những chuyện nhảm nhí!




Tránh Ra



Hai chàng thanh niên trí thức đang tranh luận sôi nổi giữa đường. Họ bất đồng quan điểm về nguyên nhân của hiện tượng giới.
Một người theo Thiên Chúa giáo quả quyết:
- Tất cả đều do ý của Chúa Trời.
Người kia theo Phật giáo cãi lại:
- Ðó chỉ là hiện tướng của Phật tánh.
Lúc ấy chú tiểu Vô Văn đang đẩy xe củi về chùa, thấy hai thanh niên cãi nhau mãi không chịu tránh đường, chú đẩy xe bừa tới và la lớn:
- Tránh ra mau, không thì bị xe ủi, lại than Trời trách Phật!

(Nguồn: Vi Tiếu)

Sương Lam
#210 Posted : Sunday, June 22, 2008 6:59:29 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
Con người mãi đi tìm hạnh phúc và vẫn không biết hạnh phúc ở nơi đâu?QuestionTongue
SL vẫn nghĩ rằng hạnh phúc là ở nơi Tâm của mình và trong tầm tay hiện tại đang có của mình. Bạn thì sao?
Xin mời bạn cùng với SL đọc mẫu chuyện dưới đây. Đồng ý hay không là tùy nơi bạn!Smile



Hạnh phúc tìm ở đâu?

Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.
Một yêu tinh lên tiếng: “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.
Yêu tinh đầu đàn lắc đầu: “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.
“Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm...” - một yêu tinh khác nói.
“Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.
“Mang giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu yêu tinh đề nghị.
“Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.
“Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.
Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.
Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...

VÂN ANH
(Theo SAKURANBO - Chocolate for a teen’s dreams

(Nguồn: Tu viện Quảng Đức)
Tonka
#211 Posted : Sunday, June 22, 2008 7:18:19 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Con người mãi đi tìm hạnh phúc và vẫn không biết hạnh phúc ở nơi đâu?QuestionTongue
SL vẫn nghĩ rằng hạnh phúc là ở nơi Tâm của mình và trong tầm tay hiện tại đang có của mình.

Blush
Tonka
#212 Posted : Sunday, June 22, 2008 7:19:49 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam
Lúc ấy chú tiểu Vô Văn đang đẩy xe củi về chùa, thấy hai thanh niên cãi nhau mãi không chịu tránh đường, chú đẩy xe bừa tới và la lớn:
- Tránh ra mau, không thì bị xe ủi, lại than Trời trách Phật!


Big Smile
Ông trời không có mắt Big SmileTongue

Sương Lam
#213 Posted : Monday, June 23, 2008 3:20:53 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)




SỰ BÌNH YÊN



Nhị Tường dịch


Một vị vua treo giải thưởng cho họa sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên.
Nhiều họa sĩ đã cố công. Nhà vua ngắm tất cả các bức tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn lấy một.

Một bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng mịn màng. Tất cả những ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một bức tranh bình yên thật hoàn hảo.

Bức tranh kia cũng có những ngọn núi, nhưng ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình yên chút nào.

Nhưng khi nhà vua ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ. Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận dữ, con chim mẹ an nhiên đậu trên tổ của mình...Bình yên thật sự.

"Ta chấm bức tranh này! - Nhà vua công bố - Sự bình yên không có nghĩa là một nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cực nhọc. Bình yên có nghĩa ngay chính khi ta đang trong phong ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý nghĩa thật sự của sự bình yên".

RoseRoseRoseApproveApproveApproveheartheartheart

--- o0o ---

Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại

(Nguồn: Tu viện Quảng Đức)

Sương Lam
#214 Posted : Wednesday, June 25, 2008 6:40:26 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,

Chắc hẵn các bạn đã thưởng thức bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế và cũng cảm thấy lòng mình lâng lâng với tiếng chuông chùa Hàn Sơn tự.(Hello! Bảo Trân.Rose) Xin mời các bạn, một lần nữa thưởng thức bài viết Chuông Hàn Sơn Tự và slide show dưới đây để đưa hồn mình về với cảnh đẹp Cô Tô và tiếng chuông chùa Hàn Sơn.






Chuông Hàn Sơn TựThích Chiếu Sáng


Chùa Hàn Sơn không dựa vào vách núi như bao nhiêu ngôi già lam cổ kính ở Trung Quốc, mà nó nép mình trong một thôn xóm nghèo ở vùng ngoại ô của thành phố Tô Châu. Chúng tôi bước lần theo con đường tráng nhựa quanh co dẫn đến cổng chùa. Phía trước có một con sông nhỏ trong xanh, khơi nguồn từ Bắc kinh, chảy thẳng đến Hàng Châu, nhưng lại uốn mình qua cô tô , lửng lờ trước cổng Hàn Sơn tự. Dòng sông hiền hòa như mặc khách, êm đềm như tao nhân, ẩn hiện như câu chuyện cổ tích, nhưng lại rực sáng bằng thi ca và lưu truyền cho hậu thế. Nhờ đó mà dòng sông đã tô đậm sắc màu cho ngôi già Lam thêm phần thi vị. Cầu Giang thôn ở trước chùa như kết nối hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và bàn tay sáng tạo của con người. Chiếc cầu đá được xây dựng theo hình bán nguyệt nằm vắt mình trên sông. Nếu vui tính, du khách bước lên cầu sẽ phóng tầm nhìn xa hơn, có thể ngắm hai hàng cây phong, xa hơn nữa là những ngôi nhà lầu cao ngất ngưỡng như thách thức với thời đại, cùng sánh vai bước vào thế kỷ hai mươi mốt. Thời gian trôi qua, ngôi chùa vẫn đứng bên sông, âm thầm ghi vào nỗi nhớ từng trang lịch sử, lặng lẽ chứng kiến bao cuộc thăng trầm dâu bể của đất nước Trung Hoa. Ngôi chùa đã soi bóng dưới dòng sông, hóa thân thành bức tranh thủy mặc, phong sương với gió, hòa quyện vào mây, trơ gan cùng năm tháng.
“Bong...bong...bong...”Tiếng chuông thanh thoát trầm hùng, vọng vang vào tai du khách, lòng chúng tôi như lắng đọng mọi suy tư, lâng lâng theo tiếng chuông, xóa tan niềm vương vấn. Từ những tâm tình riêng lẻ, chúng tôi gợi nhớ những giai thoại thi ca, tiếng chuông đã thoát xác hiện thân vào cuộc sống, nhắc nhở thế nhân quay về với thực tại.
Ngày xưa Trương Kế là một trong những khách thuyền đi tìm cảm hứng thi ca, ông đã sống dưới màn trời đầy sương, trong bóng đêm ông đã lắng nghe tiếng của chim kêu, lặng nhìn ánh trăng khuất dần ở trời xa. Tất cả cảnh sắc của thiên nhiên đã hội tụ trên sông, hồn thơ liền trỗi dậy, nhất hình ảnh của bác ngư phủ bên ánh đèn lập lòe, khiến cho hai hàng cây phong ở ven bờ như đượm nét sầu vương. Là thi nhân không thể gát bút ngẫng người ra mãi, khi cảnh sắc xung quanh đã biến thành nàng thơ kiều diễm.
Thế là Trương kế vội phóng bút thành thơ:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên


Tạm dịch:

Nhạn kêu trăng lặn đêm sương
Bến sông ánh lửa sầu vương thẩn thờ


Tiếc thay cảm hứng của ông bỗng nhiên biến mất, bao nhiêu mỹ từ đã chắp cánh bay xa, để lại một mình ông trên chiếc thuyền độc mộc, sự bế tắt của ngôn từ khiến ông mệt lả, chập chờn ru vào giấc ngủ.
Cùng lúc đó Hòa thượng trụ trì chùa Hàn Sơn, sau giờ tọa thiền đang tản bộ dưới hiên chùa thanh vắng, bóng đêm trường tĩnh mịch, ánh trăng lung linh tỏa chiếu, các vì sao đang ẩn hiện mập mờ, tạo nên không gian lôi cuốn thi nhân.
Hòa Thượng cũng phải miên man phóng bút:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tợ câu ngân bán tợ cung


Tạm dịch:

Canh tư trăng sáng mông lung
Nữa hình câu móc, như cung nữa vành


Đến đây ý thơ không tuôn chảy nữa, hòa thượng cố tìm lại một chút gì đó cảm xúc của hồn thơ, để điểm xuyết bức tranh thi ca còn đang dang dở. Thế là ngài đi tản bộ dưới ánh trăng, tâm hồn lại vương vấn nỗi niềm riêng. Lang thang trong vườn chùa, đêm càng lúc càng khuya, hòa thượng càng lúc càng bít lấp. Ngài bèn buông bút để cõi lòng nhẹ rơi vào vực thẳm của thất vọng chán chường. Biết được tâm trạng của sư phụ, chú tiểu âm thầm lẽo đẽo theo sau, phát họa lại bức tranh của đêm trăng chưa được hoàn hảo. Chẳng những chú đã vượt trội hơn sư phụ về mỹ từ, mà còn biểu hiện sâu sắc hơn về nội dung. Sức sống của màn đêm đã được tái tạo trở lại qua hai câu thơ của chú tiểu:

Thùy bả kim bôi thân lưỡng đoạn
Bán trầm thuỷ để bán phù không


Tạm dịch:

Ai đan tâm xẻ trăng vàng
Bóng chìm dưới nước, nữa vầng trên không

Lắng nghe người đệ tử làm thơ, hòa thượng như được một thứ gì đó đã thoát khỏi tầm tay. Không ngờ hai câu thơ của chú tiểu quá trát tuyệt, vừa có trăng có đáy nước có hư không, vừa diễn đạt ý trừu tượng bằng hình ảnh cụ thể hóa vầng trăng bị xẻ làm đôi. chỉ cần vài nét chấm phá trong bài thơ của chú tiểu, đọc giả có thể liên tưởng đến một bức tranh hoàn hảo của một đêm trăng. Niềm vui cũng từ đó mà nhân đôi, đến nỗi không thể tự kềm chế, thế là hai Thầy trò leo lên lầu dộng đại hồng chung đang lúc nữa đêm. Tiếng chuông ngân vang theo gió, đồng vọng đến bến sông, khiến cho Trương Kế giật mình tỉnh giấc. Tiếng chuông như phá tan sự tĩnh mịch của đêm khuya, nối lại dòng suy tư đang đứt khoảng, Trương Kế đã xuất thần làm nên kiệt tác lưu lại cho đời sau.

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền


Tạm dịch:

Nhạn kêu trăng lặn đêm sương
Bến sông ánh lửa sầu vương thẩn thờ
Hàn Sơn vẹn ngoại cô tô
Tiếng chuông lay tỉnh giấc hồ nữa khuya


Tiếng chuông ngày xưa lay tỉnh khách tao nhân, nhưng bây giờ là tiếng chuông của buổi chiều nhạt nắng. Ai cũng giật mình vì chỉ mới đó mà thời gian lại trôi qua thật nhanh, chúng tôi vội vào đại hùng bảo điện lễ phật, phía sau chánh điện là nơi tôn thờ hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc. Ngôi chùa này sở dĩ được nổi tiếng trong và ngoài nước, chính là do sử thoại của hai vị hoá thân này.

Hàn Sơn lai lịch như thế nào không ai biết rõ,người ta chỉ biết nhà của ông gần chùa và thường xuyên qua lại làm bạn với Hòa Thượng Phong Can. Một hôm Hòa Thượng Phong Can lượm một chú bé mang về đặt tên là Thập Đắc. Hằng ngày Hàn Sơn và Thập Đắc thường lượm cơm thừa rơi rớt ở sàn rửa chén, phơi khô để dành ăn. Hai vị và Hòa Thượng Phong Can rất tâm đầu ý hợp, họ thường rong chơi trên khắp nẻo đường và làm thơ khi gặp cảnh bức xúc. Một bữa nọ,Thập Đắc đến trước tượng của tôn giả Kiều Trần Như nói:“đứng đây làm gì vậy đồ tiểu căn bại chủng?”Lần sau chẳng ai bảo ông lên chánh điện cúng phật nữa. Hôm khác ông thấy chim chóc thường đến ăn cơm cháo của chùa, Thập Đắc mới đánh mắng tượng thần già lam:“ông là vị thần hộ trì tam bảo,tại sao không đuổi loài chim chóc bay đi?Thần già lam báo mộng cho Tăng chúng chùa, Thập Đắc đã đánh mắng ông.”Mọi người hết sức ngạc nhiên nhưng chẳng ai dám nói gì cả. Cũng vào năm đó Hòa Thượng Phong Can xuống núi hành cước, trong dịp tình cờ trị lành bịnh tuần phủ Thái Châu. Nhân lúc tuần phủ muốn chiêu hiền đãi sĩ, Hòa Thượng mới bảo ông đến chùa Quốc Thanh tìm hai vị Hàn Sơn và Thập Đắc. Hai vị này chính là hóa thân của Bồ tát văn Thù và Phổ Hiền. Điều đặc biệt là họ không màng đến chuyện danh lợi của thế gian, nếu mời được họ, ông có thể trị nước an dân. Sau đó không lâu, Tuần phủ đến chùa tìm Hàn Sơn và Thập Đắc, trong lúc bái kiến ông còn nghe văng vẳng bên tai lời của hai vị,“Đối diện với Di Đà mà chẳng biết, lễ lạy ta làm chi?” Thế rồi hai vị cổng nhau trốn vào núi, từ đó về saukhông còn ai biết tông tích của họ ở đâu.
Phía sau là Bảo Tháp Phổ Minh cao năm tầng, du khách thường đứng trên tầng cao nhất của Bảo Tháp dõi trông về phía xa, ngắm nhìn toàn quang cảnh của chùa Hàn Sơn. Bên ngoài xung quanh của Bảo Tháp người ta đã lưu lại những bút tích các nhà thư pháp nổi tiếng như là: Tánh không, Tống vương..v.v. Điều hết sức ngạc nhiên, các nhà thư pháp đều viết về bài thơ “Phong kiều Dạ Bạc ”của Trương Kế. Từ phía Trước nhìn vào ở bên trái là Pháp Đường, bên trong cũng trưng bày bút pháp “Phong Kiều Dạ Bạc”.

Giờ đây tuy xa rồi nhưng bên tai chúng tôi vẫn vang mãi tiếng chuông chùa Hàn Sơn, Trương Kế nhờ tiếng chuông này đã làm một bài thơ, để lại ấn tượng cho người đời nhớ mãi. Chỉ một bài thơ thôi, mà tên tuổi của ông được lưu danh đến ngàn sau, người ta nhắc đến Trương Kế đều không quên vầng thơ trát tuyệt của ông. Vầng thơ đó Trương Kế đã xuất thần sáng tác, đồng thời chiếm vị trí độc tôn trong làng thi ca Trung Quốc. Các thi nhân nổi tiếng vào đời Đường như Lý Bạch và Đỗ Phủ cũng làm thơ nói về chùa Hàn Sơn, nhưng cũng thừa nhận thơ của họ không thể nào sánh bằng kiệt tác của Trương Kế.

(Nguồn: Tu viện Quảng Đức)
Sương Lam
#215 Posted : Sunday, June 29, 2008 3:12:35 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)


Chào các bạn,
SL thích sưu tầm và đọc các tài liệu về những quan niệm sống ở đời để từ đó rút tỉa ra những bài học về cuộc sống giúp mình mở mang kiến thức, sống lạc quan yêu đời hơn.Big Smile
Hy vọng những bài sưu tầm của SL lượm đem về đây ít nhiều gì cũng đem niềm vui và lợi lạc về tinh thần đến với các bạn.Smile
Hôm nay xin mời các bạn có thêm một niềm hy vọng trong cuộc sống qua bài viết dưới đây:


NIỀM HY VỌNG TRONG CƠN BĨ CỰC.


Nhị Tường dịch

Có một người duy nhất sống sót trong một tai nạn đắm tàu và trôi dạt trên một hoang đảo nhỏ.
Kiệt sức, nhưng cuối cùng anh cũng gom được những mẫu gỗ trôi dạt và tạo cho mình một túp lều nhỏ để trú ẩn và cất giữ một vài đồ đạc còn sót lại. Ngày ngày anh nhìn về chân trời cầu mong được cứu thoát, nhưng dường như vô ích.

Thế rồi một ngày, như thường lệ anh rời khỏi chòi để tìm thức ăn trong khi bếp lửa trong lều vẫn cháy. Khi anh trở về thì túp lều nhỏ đã ngập trong lửa, khói cuộn bốc lên trời cao.
Ðiều tồi tệ nhất đã xảy đến. Mọi thứ đều tiêu tan thành tro bụi. Anh chết lặng trong sự tuyệt vọng: “Sao mọi việc lại thế này lại xảy đến với tôi hở trời”.
Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, anh bị đánh thức bởi âm thanh của một chiếc tàu đang tiến đến gần đảo.
Người ta đã đến để cứu anh. “Làm sao các anh biết được tôi ở đây?”
Anh hỏi những người cứu mình. Họ trả lời: “Chúng tôi thấy tín hiệu khói của anh”.


Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.


Từ internet

--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại

(nguồn: Bài viết lượm trong Tu viện Quảng Đức,
Hình lượm trên internet)
Liêu thái thái
#216 Posted : Monday, June 30, 2008 7:05:27 AM(UTC)
Liêu thái thái

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,677
Points: 786
Woman
Location: thôn bọ ngựa

Thanks: 8 times
Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)

Ván cờ sinh tử

Lời vào truyện.

Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Đạo cho môn sinh như thế này chưa:

“- Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách áo trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm vương.

Này chư tử! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống - trọng lượng một quả núi - sẽ kết thành định mệnh. Định mệnh không lập lại hai lần. Dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự. Không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ vương.

Này chư tử! Kiếm vương ta cũng bỏ. Kỳ thủ ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Đạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ. Mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm vương kia thành Kiếm đạo. Kỳ vương kia thành Kỳ đạo. Tại sao như thế?
Này chư tử! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chém đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Đốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.

Hãy nghe đây! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm vương kia, chớ có khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực. Lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Đã xuất là phải đạt.

Này chư tử! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên Kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Dòng sông không chảy hai lần. Đừng do dự. Đừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.

Này chư tử! Hãy xuất cờ! Hãy xuất niệm! Hãy xuất kiếm! Bước tới! Không ngoảnh đầu! Không có sinh tử giữa dòng chảy trôi liên lỉ! Không có sau trước giữa vòng tròn vô thỉ, vô chung!”

Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say bùa chú, hương khói vật vờ; chơût đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng ho to, cánh sát cánh, vai sát vai...; ánh lửa trí tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem cái đẹp, sức mạnh và tự do tối thượng cho con người.

Phật giáo từ thời Khâm Minh Thiên Hoàng, đến đây, hậu bán thế kỷ XV, sống lại, mang cơ thể mới, tinh thần mới, dẫn Nhật Bản đi vào thời đại phú cường. Công lao ấy có ai ngờ rằng, có sự đóng góp từ trí tuệ của một người: thiền sư Dai-so-kim! Ngài tịch năm 1491, nơi một am thất nhỏ ở Keti phía nam Tây hải đạo.

Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dạy Đạo của người.



Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, tình yêu, sự nghiệp bèn tìm đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu viện trưởng:

- Thưa ngài! Con đã thấy rõ bộ mặt thật của cuộc đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành trì một thứ gì lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong thiền định, học tập, giới luật hay cái gì nghiêm túc tương tự như vậy. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng mình không còn chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ... Thưa ngài! Vậy thì còn có con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không?

- Có chứ! Tu viện trưởng một thoáng lạ lùng nhìn người thanh niên rồi trả lời - nếu con trung thực! Nhưng hãy cho ta biết là con đã học những thứ gì? Sở tri ra sao? Có thể có những khả năng như thế nào? Thảng hoặc, con thường hay tập trung tâm ý nhiều nhất vào chuyện gì?

Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:

- Ôi! Thực sự thì không có thứ gì! Con chưa nghĩ là mình phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đình con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích thì... tuyệt, con thích đánh cờ nhất! Cả đời dường như tâm trí con chỉ tập trung vào đó thôi. Trong vài cuộc tranh giải gồm những kỳ thủ già dặn bốn phương, thỉnh thoảng con cũng giật được phần thưởng ưu hạng.

- Rất tốt! Tu viện trưởng gật đầu - chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ?

- Con đã chọn lựa.
- Thế nào?

- Ngài là Kiếm vương - Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn - lại là Kỳ vương nữa. Ngài đã dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hãnh nhất... Không cần phải nói rằng người ta tín phục ngài như thế nào, ngài Tu viện trưởng ạ!

- Hỡi con, này Ka-jo-ju! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở nơi riêng con thôi.

Nghe gọi đúng tên mình, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nhìn Tu viện trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.

Ka-jo-ju gật:

- Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.

Tu viện trưởng chậm rãi quay qua bảo thị giả:

- Vậy hãy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.

Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhã, khuôn mặt sáng rỡ, tròn trặn đầy phúc hậu.

- Mu-ju con!

- Bạch thầy, con nghe.

- Bao nhiêu năm con theo ta để học Đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất... Tình thầy trò giữa chúng ta thật không có gì đáng phải phàn nàn cả chứ?

- Dạ, quả thế thật.

- Ta còn muốn hỏi rõ hơn nữa. Từ trước đến nay, con không hề mảy may nghi ngờ gì nơi ta đấy chứ?

- Phải nói ngược lại, bạch Thầy - giọng tu sĩ trẻ chợt như viên đá nặng ngàn cân - phải nói là con tín phục Thầy một cách tuyệt đối.

- Rất tốt! Vậy này Mu-ju! Ngay bây giờ ta yêu cầu ở nơi con sự tín phục “kim cương bất hoại” đó.

- Xin vâng.

Tu viện trưởng - chính là vị thiền sư Dai-so-kim - chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo một thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đã phủ lên đấy một lớp bụi đục. Gần nửa thế kỷ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài thò tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đã ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.

Thiền sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cỗi tùng gân guốc.

- Này Mu-ju! Ngài nói chậm rãi - con hãy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con, nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào cõi phúc lạc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mê mải ham thích trò chơi đó, nếu để thua thì chém đầu y chẳng oan tí nào.

Hai người lạnh toát sống lưng nhìn Tu viện trưởng; và trong thoáng giây đó, họ đều hiểu rằng ngài nói thật.

Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm Vương: “Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém!” Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ mình, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Tu sĩ Mu-ju chỉ thoáng một giây sợ hãi như tí gợn trên mặt hồ rồi mất. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.

Giữa thiền đường, lư trầm nghi ngút. Cơn gió lạnh lẽo lùa qua liếp cửa. Thiền sư Dai-so-kim ngồi xuống sau làn khói lung linh mờ ảo, tay nắm chặt đốc kiếm trịnh trọng với phong độ của một bậc tôn sư. Không khí đọng lại, trang nghiêm và tĩnh mịch đến ghê người.

Cả hai người hoàn toàn bị khiếp phục. Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.

Ván cờ không còn là trò chơi nữa. Là cái gì nghiêm trọng nhất trên đời này. Ván cờ chính là cuộc đời. Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ý vào đó không một mảy may dám xao lãng.
Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đã sớm hiểu là mình đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại un đúc được đức trầm tĩnh của thiền môn. Đó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ tráng chàng thanh niên chảy dài xuống ngực. Tu sĩ Mu-ju đã chiếm ưu thế mất rồi. Và như một lão ngựa tự tin, sung sức - chỉ cần sải từng bước đều đặn giữ khoảng cách đầu ngựa.

Chiến thắng chỉ còn là thời gian.

Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này - tình yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận - là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng. Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời mình. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju khôn khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chãi, từng bước vây hãm thành trì, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân bình.

Đột nhiên, thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ thành trì, hy sinh quân mã, tung những đòn chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật bình thường, nhưng tự hy sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vậy thì quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Đến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối, lưỡng lự của đối thủ là y chém đông, chém tây những thế táo bạo - nhưng chỉ là hư chiêu - rồi rút về an toàn, bình chân như vại.

- Đệ tử vây Ngụy, cứu Triệu, hao tổn tâm cơ là chỉ mong cái thế bảo toàn - Ka-jo-ju thở phào nói - Thật ra, nếu đệ tử không thất vọng tình đời thì không đi những thế tuyệt mạng như vậy. Vì từ bi, vì trung hậu và chơn chất mà tiểu sư phụ mất thế thượng phong. Hiện giờ tiểu sư phụ dẫu hơn quân nhưng chuyện thắng bại khó biết phần ai.

Lợi dụng khi quân mã của tu sĩ đang tản mác đó đây, thanh niên kéo đôi pháo giăng về giữ trung quân. Binh lính và ngựa chặn ở ven sông. Một xa chợt đông, chợt tây, chợt tấn, chợt thoái xông xáo giữa chốn thiên binh vạn mã. Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy mình yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền đã bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lão ngựa già của đối phương được hai chốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đã lâu, bây giờ hung hăng nhảy đến thí mạng. Thế là đôi pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi vòng chiến.

Mu-ju đã rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đòn đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đòn tối hậu.

Tu sĩ đã nguy cơ thập tử nhất sinh.

Thanh niên len lén đưa mắt nhìn vị sư. Đấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi! Một chân dung thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hòa và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên bạch ngọc không tỳ vết nhiễm ô; đâu có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát như ta? Ôi! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay! Ta là gì? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha và xã hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy dẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi. Rơm rác còn có ích hơn ta.

Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và lòng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm lòng chàng. Ôi! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hy sinh cho cuộc đời có giá trị.

Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở, chỉ những kỳ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại quân bình rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.

Thanh niên Ka-jo-ju biết mình sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chờ đợi cái thua - nghĩa là chờ đợi cái chết - một cách dịu dàng, trong sáng, bình lặng và thanh khiết như vậy.

Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa thò xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui... Cũng vì lòng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.

Bàn cờ bất động giữa hai người.

Đối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và vì đã nguyện hy sinh nên bỏ tay xuống...

Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu...


Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tròn vo, kinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đã bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:
- Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi! Âúy là sự hoàn toàn tập trung tâm ý và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Đạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con đã học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.

Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay lên sờ đầu mình, chàng mỉm cười.

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

nguồn: không rõ, bạn gửi qua email.
đọc thấy hay, dán lên đây cho chị SL và chư vị ngẫm nghĩ...
heart
Bảo Trân
#217 Posted : Monday, June 30, 2008 10:08:32 AM(UTC)
Bảo Trân

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 635
Points: 132

Was thanked: 24 time(s) in 22 post(s)
quote:
Gởi bởi Sương Lam

Chắc hẵn các bạn đã thưởng thức bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế và cũng cảm thấy lòng mình lâng lâng với tiếng chuông chùa Hàn Sơn tự.(Hello! Bảo Trân.Rose)




Ủa, sao chị Sương nói tới Hàn San mà hello em vậy? Mà hình như Cô Tô không phải...bến chị Sương ơi.
Sương Lam
#218 Posted : Tuesday, July 1, 2008 2:19:37 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
....Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:
- Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi! Ấy là sự hoàn toàn tập trung tâm ý và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Đạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con đã học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.

Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay lên sờ đầu mình, chàng mỉm cười.


LTT ơi,

Cám ơn LTT đã post một bài rất hay về hai yếu tố quan trọng của Đạo Giác Ngộ.Rose
SL đã hồi hộp theo dõi từng hành động của các nhân vật trong Ván Cờ Sinh Tử này.Blush Cuối cùng SL thở phào nhẹ nhỏm, mỉm cười. BlushSmile

Ka-jo-ju đã học được cả hai: hoàn toàn tập trung tâm ý và lòng từ bi. Theo thiển ý SL, yếu tố từ bi quan trọng hơn vì nếu nhà sư Mu-ju và Ka-jo-ju không có lòng từ bi nguyện hy sinh mạng sống của mình thì thế nào cũng sẽ có một người chết dưới mũi kiếm của thiền sư Dai-So-Kim.Tongue
trong đời này có mấy người được như Ka-jo-ju?Question


Sương Lam
#219 Posted : Tuesday, July 1, 2008 2:32:03 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
BT ơi,
"Em còn nhớ hay đã quên" đã có một lần vợ chồng em đã đến Hàn Sơn tự?Question. Nếu em đã đã lỡ quên thì xin vào hai link dưới đây:

http://lvdl.cuc.at/VuonMai/tho/DW-Miencotho.html

http://lvdl.cuc.at/VuonMai/tho/DW-HanSan.html

Còn nếu muốn biết thêm về Cô Tô thì xin đọc bài viết Về Một Tiếng Chuông của Mai Kim Ngoc do xv05 lượm về post ở link dưới đây:

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=5093

Bi giờ em đã hiểu tại sao chị SL "Hello BT" chưa? Big Smile

SL và BT phải cám ơn xv05 mới được vì nhờ đọc hai bài viết này SL mới biết Cô Tô và Hàn Sơn tự ở mô? BlushKisses

Sương Lam
#220 Posted : Tuesday, July 1, 2008 3:07:43 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Chào các bạn,
SL thường nghĩ chuyện gì cũng có nhân duyên.
Từ cái nhân duyên BT hỏi về Cô Tô trong Phong Kiều Dạ Bạc, SL nhớ đến Cô Tô đài do Ngô Phù Sai xây dựng cho Tây Thi, một trong Tứ Đại Mỹ Nhân của Trung Quốc: Tây Thi trầm ngư, Chiêu Quân lạc nhạn, Dương Ngọc Hoàn hoa nhường và Điêu Thuyền nguyệt thẹn.SmileSL mong ước sao tìm được tài liệu về những người đẹp này để chia sẻ với các bạn.Blush

May mắn thay và có phúc duyên thay, cũng trong thời gian này, đại huynh Bửu Viên, một sư huynh QGHC của SL ở Miền Đông, mới vừa gửi đến SL một tài liệu và hình ảnh về 31 giai nhân Trung Quốc. Dĩ nhiên là tứ đại mỹ nhân này đứng đầu trang. SL đã được đại huynh cho phép SL đưọc trích đăng một vài chi tiết về tứ đại mỹ nhân này để chia sẻ với các thân hữu của SL. Từ tài liệu này, SL đã thực hiện một slide show về 31 giai nhân Trung Quốc này.

Chắc hẵn các bạn cũng đã biết ít nhiều về lịch sử những người đẹp này và cũng không khỏi ngậm ngùi thương tiếc cho những người đẹp không thóat khỏi luật "tài mệnh tương đố" của cao xanh dù họ đã ở trên đỉnh cao danh vọng.

SL xin cám ơn đại huynh Bửu Viên.Rose

SL xin mời các bạn xem qua các hình ảnh dưới đây để biết vì sao "anh hùng phải khổ lụy giai nhân "?Tongue


1- Tây Thi (Trầm Ngư)


Thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc, Việt quốc có 1 cô gái giặt áo, ngũ quan đoan chính, phấn diện đào hoa, tướng mạo hơn người. Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó,người trong vùng xưng tụng cô là “Trầm Ngư”.

2-Vương Chiêu Quân (Lạc Nhạn)


Thời Hán Nguyên Đế tại vị, nam bắc giao binh, vùng biên giới không được yên ổn. Hán Nguyên Đến vì an phủ Hung Nô phía bắc, tuyển Chiêu Quân kết duyên với thiền vu Hô Hàn Tà để lưỡng quốc bảo trì hoà hảo vĩnh viễn. Trong một ngày thu cao khí sảng, Chiêu Quân cáo biệt cố thổ, đăng trình về phương bắc. Trên đường đi, tiếng ngựa hí chim hót như xé nát tâm can của nàng; cảm giác bi thương thảm thiết khiến tim nàng thổn thức. Nàng ngồi trên xe ngựa gảy đàn, tấu lên khúc biệt ly bi tráng. Nhạn bay về phương nam nghe thấy tiếng đàn, nhìn thấy thiếu nữ mỹ lệ trên xe ngựa, quên cả vỗ cánh và rơi xuống đất. Từ đó, Chiêu Quân được gọi là “Lạc Nhạn”.


3-Dương Quý Phi (Hoa Nhường)

Đường Triều Khai Nguyên niên, có một thiếu nữ tên gọi Dương Ngọc Hoàn được tuyển vào cung. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : “Hoa a, hoa a ! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?”. Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại Hàm Xú Thảo (cây mắc cỡ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "Hoa Nhường"



4-Điêu Thuyền (Nguyệt Thẹn)





Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.




Xin mời các bạn thưởng thức nhan sắc của 31 giai nhân Trung Quốc theo tài liệu của đại huynh Bửu Viên gửi đến qua slide show dưới đây. Xin cám ơn đại huynh Bửu Viên.Rose



Chúc các bạn ngủ ngon và mơ nhiều mộng đẹp.heart

Users browsing this topic
Guest (18)
26 Pages«<910111213>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.