Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages123>
Van-thuhuong
hoa xuong rong
#1 Posted : Sunday, November 26, 2006 4:00:00 PM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0


[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/Nicole-0014.jpg?t=1172858642[/img]
Poppy những đóa hoa vàng


Hoàng Yến đang nằm nghe nhạc trong phòng khách sau buổi sáng nhổ cỏ dại ngoài vườn. Nàng không trả lời điện thoại, nàng không tiếp khách và nàng không muốn bị ai quấy rầy trong những giây phút riêng tư. Yến có cảm tưởng nàng là nữ chúa khu vườn xinh xinh sau nhà, vườn nàng có một vài gốc hồng, một vài buị huệ, một vài bụi lồng đèn đong đưa trong nắng. Nàng thấy đời mình thật hạnh phúc.
Reng! Reng! Reng.
Hoàng Yến nghe tiếng chuông reo nhưng nàng không nhúc nhích, phân vân nên hay không nên mở cửa.
Reng! Reng! Reng!
Lần này tiếng chuông reo rất gần nhau, có vẻ khẩn cấp, không nhẫn nại của người bấm chuông. Hoàng Yến nhổm dậy đi về hướng cửa chính không vui vẻ mấy. Nàng hé mở cửa và nhìn xem ai là người muốn gặp nàng. Một người đàn ông còn trẻ đang nhìn các rặng núi trôi trên mặt nước bao la, nghe tiếng cửa mở tuy rằng rất nhẹ, hắn quay lại cúi đầu chào nàng.
-Chào cô.
-Chào ông. Ông cần tìm ai. Yến hỏi với một giọng tuy lễ độ nhưng rất lạnh lùng như ông này vô duyên thật, ông không biết là tôi không muốn tiếp khách hay sao
-Thưa cô! Cô là cô Hoang Yến?
-V..â ..n..g

Tiếng vâng kéo dài, ngại ngùng như không muốn tiếp khách của nàng không những không làm người đàn ông nản lòng trái lại hắn vui mừng ra mặt vì người cần giao món hàng đang đứng trước mặt hắn . Hoàng Yến khó chịu khi nhìn ánh mắt người lạ. Nàng nhìn hắn nhíu mày như hỏi ông tìm tôi có việc gì, ông có biết hôm nay là ngày thứ bảy không, một ngày riêng của tôi. Để phá bầu không khí lạnh nhạt, người đàn ôngï cười rồi đưa trước mặt nàng một tờ hoá đơn.
-Nếu thế xin cô ký vào hoá đơn này chỗ đánh dấu 'X' là cô đã nhận món hàng tôi mang đến cho cô.
Nghe đến đây nàng có vẻ dịu dàng hơn, nàng nhìn tờ biên lai trên tập giấy và cây bút như dò hỏi xen lẫn ngạc nhiên. Tựa vào vách tường cửa trước, một hộp giấy hình chữ nhật khá lớn. Nàng phân vân cố nhớ xem nàng mua món hàng này ở đâu. Nhìn nét đăm chiêu của nàng, người đàn ông vẫnï chờ đợi, hắn kiên nhẫn, mắt nhìn nàng chăm chú như nhắc nàng, nếu đúng là tên cô, địa chỉ cô, cô ký ngay cho vì tôi còn phải đi một vài nơi nữa.
Nàng ký tên và đưa trả tờ biên nhận, hắn cám ơn nàng rồi hối hả trở ra xe. Xe không bảng hiệu của hãng cho nên nàng không biết hãng nào gửi cho nàng. Người đàn ông đi rồi, nàng vội kéo chiếc hộp giấy để dựa vào tường phòng khách, nàng nhìn đằng trước, đằng sau, bên trái chỗ viết điạ chỉ người gởi của cái hộp giấy không có một chữ, ngoài tên nàng H. Yến, địa chỉ và số điện thoại được viết ngay giữa hộp. Vì tính hay quên nàng không đọc xem món hàng từ hãng nào gửi về trên tờ biên nhận, nàng nghĩ địa chỉ của hãng sẽ có tên ngoài cái hộp giấy như các món hàng nàng đã nhận nhiều lần. Nàng bực mình cho cái vô ý của mình. Nàng lấy con dao cắt từ từ lớp băng keo và mở nắp hộp, món hàng được bao cẩn thận bằng một lớp giấy plastic nổi các bong bóng nhỏ cho món hàng không bị vỡ, nàng tiếp tục cắt hai mép hộp từ cao xuống thấp, khi miếng bià rơi trên sàn nhà, nàng biết đấy là một bức tranh. Các lớp plastic trong, bao bọc bức tranh được dán bằng nhiều miếng băng keo cho nên nàng phải dùng kéo cắêt lớp plastic thật cẩn thận, khi lớp plastic trong rơi trên sàn nhà, nàng ngạc nhiên sững sờ đến lặng người. Quá hồi hộp xen lẫn vui mừng, tay ôm ngực lùi vài bước thốt: “ Poppies, nhữøng đoá hoa vàng. Tại sao lại gửi đến đây? Không lẽ người mua tranh đổi ý.” Trước mặt nàng, ba đóa hoa poppy màu vàng cam, bức họa nàng yêu thích đang có mặt trong phòng khách nhà nàng, bức họa nàng ngắm đến thẫn thờ khi viếng phòng triển lãm tháng trước. Nàng mừng đến độ muốn khócvà không đoán ra được ai là người gửi bức tranh này. Các đóa hoa poppy đang khoe màu trong nắng sớm, vài hạt sương còn đọng trên cánh hoa mong manh, màu lam đậm gần như đen của nhụy hoa và trên cánh hoa gần đài hoa như thu hút ngươi thưởng lãm vào cõi sâu thẳm nào đó của hoa hay của lòng người.
Mấy tháng nay nàng đang tìm một bức tranh cho hợp với phòng khách, phòng này nhìn ra vịnh qua hai tấm cửa kính vĩ đại, thêm hai cửa kính cũng khá lớn xiên xiên hai bên. Các màn cửa voan màu kem thả dài chạm sàn nhà, mỗi khi ngồi trong phòng khách nhìn ra vịnh, Hoàng Yến có cảm tưởng nàng đang trên một chiếc du thuyền khổng lồ nào đó với sóng nước lăn tăn, các đỉnh núi tuyết và các đám mây. Đồ đạc phòng khách đơn giản đến mức tối đa, nàng chỉ dùng một cái love seat dựa theo chiều dọc bờ tường, và một cái ghế bành nhỏ dựa vào tường đối diện kế lò sưởi nhưng rất êm màu rượu chát ngả chút màu hồng đậm, một giò lan thiết hài đang nép mình một góc cửa sổ trên chiếc bàn cao hơn thước hai, nhỏ, thanh tú một góc phòng. Nàng cần một bức tranh treo trên lò sưởi.
Hoàng Yến ngồi trên chiếc ghế bành êm nghĩ ngợi, nàng nhớ buổi trưa ngày hôm đó, khi nàng bước vào phòng triển lãm, đã có khá nhiều người đang ngắm tranh, chỗ này vài người chỗ khác vài người, rải rác trong phòng. Phòng triển lãm rất rộng cho nên nàng cảm thấy rất thong thả ngắm nhìn. Ngay giữa phòng một nhóm vài người đang vây quanh một bức hoạ để trên giá vẽ, họ suýt soa thì thầm, trầm trồ khen ngợi. Tò mò nàng muốn xem bức hoạ đẹp thế nào mà quá nhiều người vây quanh. Tuy đi giầy cao gót nàng vẫn không nhìn đươc, nên nàng phải kiễng chân, nghển cổ ngó bức tranh, qua vai một người đàn ông Á. Vô tình cô ngã chúi về phiá trước. Ngượng ngùng cô lí nhí nói “sorry”, má nóng bừng vì ngượng. Người đàn ông hơi nhích người sang tay phải cho nàng nhìn. Hoàng Yến mỉm cười nhìn người đàn ông như thầm cảm ơn. Mấy phút sau mọi người bỏ đi, nàng có dịp đứng gần tranh hơn.
-Tôi chưa thấy người nào đạt đến mức độ về màu sắc và vẽ hoa tài tình như hoạ sĩ Bích Phượng,' người đàn ông lên tiếng phá vỡ giây phút ngượng ngùng hai người đứng bên nhau.
-Thưa ông! Ông biết khá nhiều về người vẽ?
-Không! Thưa cô, đây là lần đầu tôi đến phòng tranh này. Tôi được biết sáng hôm qua có buổi tiệc trà tiếp tân quan khách đến thưởng lãm tranh của bà, nhưng tôi bận thành thử không đến được.
-Tôi cũng thế, chỉ có thể ngắm tranh ngày cuối tuần thôi.
-Bức hoạ này được nhiều người thích và có lẽ là bức hoạ mới, ưng ý nhất của hoạ sĩ cho nên nó được đứng một chỗ đặc biệt như thế này.
-Phần lớn nam giới không chuộng các bức hoạ vẽ hoa. Các bức tranh trừu tượng khó hiểu quá thành ra như ông thấy đó, đa số người có mặt trong phòng này hôm là phái nữ.
-Nhưng có nhiều bức tranh vẽ về hoa nổi danh lắm, chẳng hạn như…
Cả hai nói cùng một lúc…Van Gogh và Georgia ÓKeeffe …chẳng hạn, họ nhìn nhau cười nhẹ như đọc được ý nghĩ của nhau. Sau giây phút đó cả hai có vẻ tự nhiên hơn chứ không giữ kẽ như mấy phút đầu.
- Ôâng thấy không, các đoá hoa thật linh động, màu vàng cam đẹp như màu trời chiều trên đỉnh núi cao. Bích Phượng cho hoa, màu giáng chiều vàng đậm nhưng trong veo, như các tấm lụa muốn kéo người vào thế giới mê hồn xa xôi.
-Ý cô muốn nói người hoạ sĩ này đưa màu sắc vào lòng người, đưa hoa vào giáng chiều, màu hoa và giáng chiều vàng, ngọt lịm hồn người phải không. Xin lỗi cô, tên tôi là Dũng. Hân hạnh được biết cô,' Dũng nhìn Yến cười thật tươi. .
-Hoàng Yến tên tôi. Tôi thật có lỗi đã không cám ơn ông Dũng, nếu không có ông nhường chỗ cho, tôi cứ phải nghển cổ hoài.
-Cô Yến hay thăm các phòng tranh? Cô là một hoạ sỉ phải không?
-Trời ơi! Tôi không có khiếu hội hoạ. Còn ông Dũng,' Yến ngước nhìn Dũng với cái nhìn tinh nghịch.
-Tôi cũng không có khiếu này,' Dũng cười nhẹ nhìn Yến.
-Cô ở gần đây, Seattle?
-Vâng, muốn xem các buổi triển lãm, tôi chỉ cần vượt vịnh bằng cái ghe (water taxi) và chỉ tốn hai đồng là tôi có thể lang thang đó đây, tôi ở West Seattle. Còn ông, ông cũng là dân Seattle?
-Xin lỗi cô, trên đường Alki có một căn nhà rất lạ, kỳ dị thì đúng hơn…Dũng chưa kịp ngắt lời.
- Yến tiếp theo …căn nhà có hoa trên nóc nhà, trên lan can, trước nhà có một cái đu với các sợi dây thừng to, trên nóc nhà có tượng một người đàn bà ngực để trần, tóc bay theo gió, như các tượng nữ thần trước các thuyền lớn cổ điển.
-Đúng đấy cô…thế cô là thổ địa Alki hay sao? Cô tả căn nhà này thật đúng. Dũng cười thành tiếng khi nghe nàng nói.
-Tôi biết người chủ căn nhà là một người đàn bà độc thân, thuở còn bé bà sinh trưởng trên đảo Big Island của quần đảo Hawaii, bà là người bán nhà, tôi quen bà là thế. Bà rất hãnh diện về nó vì đa số khách du lịch thích chụp hình căn nhà này. Bà bảo tôi bà mua căn nhà này vì nó trông ngộ nghĩnh làm sao. Mới nhìn cứ tưởng là một ngồi chùa cổ nào đó.
-Cô Hoàng Yến, chị ba tôi ở trong condo có tên là Sonara trên đường Alki. Năm nào tôi cũng thăm chị một hai tuần vào mùa hè. Seattle đẹp quá. Tôi ở Sedona, cô biết Sedona chứ? Một thành phố nhỏ, bang Arizona, tôi thích các thành phố nhỏ cô ạ. Dũng cười cởi mơ,û cử chỉ chững chạc như một người anh, nhìn Hoàng Yến như thân quen.
-Hoàng Yến mở tròn mắt ngạc nhiên. Sonara! Thế thì chị ông có cảnh trước nhà đẹp lắm. Oâng nghĩ gì về Seattle?
-Hằng năm tôi thăm chị ba một hay hai tuần là cô biết tôi thích Seattle thế nào. Bất cứ nơi nào cũng có thể nhìn được núi, nhìn được nước và vào tháng này có hoa Đỗ Quyên là đẹp nhất. Đẹp hơn cả, người ở đây rất hiếu khách, họ hay cười và chào hỏi thân tình tuy rằng tôi chẳng biết họ là ai.
Hoàng Yến thấy anh chàng này hay hay, nói chuyện điềm đạm, người có vẻ hiểu biết. Hoàng Yến thích bức họa quá cho nên ngẩn ngơ nhìn và mường tượng cái khoảng trống trên lò sưởi trong phòng khách nếu có bức hoạ này thì tuyệt quá.

Yến đang mải mê nhìn tranh, có linh cảm Dũng đang nhìn nàng, nàng ngước mắt nhìn Dũng, mắt chàng đang nhìn nàng âu yếm. Yến cảm thấy tim nàng xao xuyến các nhịp đập hơi lạ. Có thể nào mới gặp Dũng lần đầu nàng đã có cảm tình. Hoàng Yến cố dấu nỗi xúc động, cúi đầu và tìm giá bức tranh, nàng thấy một tấm thiệp nhỏ với chữ …tranh đã bán… nàng tiếc ngẩn ngơ.
-Tiếc quá có người mua bức tranh rồi, ông Dũng. Tôi đang tìm một bức hoạ hay hay để treo trên tường lò sưởi.
-Cô thích bức hoạ này lắm phải không? Và cô yêu giáng chiều nếu tôi không lầm vì cô ở Alki. Người yêu thương màu trời chiều là những người yêu các màu sắc lạ, vì chỉ có họ là người biết thưởng lãm tranh với cả tâm hồn, vì màu sắc là nghệ thuật.
-Thưa không, tôi thích làm vườn, trồng hoa nên không dám ở condo, nhà tôi nhỏ tí teo trên đường Admiral nhưng cũng có cảnh giốn như condo của chị ba. Có lẽ tôi nên cho cô Huyền, thư ký phòng tranh biết, nếu người mua đổi ý tôi muốn có bức tranh này. Yến trả lời Dũng, môi trên cắn nhẹ môi dưới, trán nhăn nhăn như suy nghĩ.
- Oâng Dũng nghĩ thế nào. Nhỡ người mua bức hoạ này cũng thích nó như tôi thì sao.
Dũng nhìn Yến như an ủi rồi bước theo nàng đến bàn cô thư ký. Yến để tên điạ chỉ cùng số điện thoại trên cuốn sổ của khách và cho Huyền biết nàng muốn mua bức tranh nếu người mua đổi ý. Dũng mỉm cười nghe Hoàng Yến nói với Huyền, nụ cười có phần hóm hỉnh có phần dịu dàng trừu mến, như đang nhìn một con bé con đang nhõng nhẽo. Yến nhìn đồng hồ rồi từ giã Dũng.
-Rất hân hạnh gặp ông, hy vọng Seattle không đến nỗi làm ông thất vọng.
- Cô Hoàng Yến, tên cô đẹp quá. Tôi phải nói là tôi may mắn và hân hạnh gặp cô hôm nay, và có dịp nói chuyện với cô về bức tranh. Tôi rất thích Seattle.
Dũng vui vẻ nói.

Hoàng Yến dơ tay bắt tay Dũng, mắt chớp nhẹ, mỉm cười, quay mình bước nhanh ra cửa, bên ngoài nắng thật đẹp. Dũng nhìn theo Yến cho đến khi nàng khuất bóng sau gốc sồi già sần sùi bên đường. Dũng rút trong túi áo một cuốn sổ nhỏ ghi vài hàng rồi anh cũng rảo nhẹ ra đường lẫn vào giòng người ngược xuôi bên ngoài. Ngọc Dũng người dong dỏng cao, tóc ngả hoa râm, gương mặt cương nghị và có nụ cười khoan dung. Anh mua bức tranh để biếu người chị nhưng thấy cô gái dễ thương này mê say quá nên anh giữ yên lặng.

Riêng về phần Yến, nàng cảm thấy nàng và Dũng có sự thân quen thế nào ấy và rất tự nhiên trong khi nói chuyện. Mặc dù Hoàng Yến đã bốn lăm tuổi nhưng trông chỉ ngoài ba mươi. Cao hơn thước rưỡi nhưng nàng có một thân hình đều đặn gợi cảm cho nên ai cũng thích dáng người Hoàng Yến và tưởng nàng cao khoảng thước sáu mươi. Hoàng Yếân thích mặc Jean, blue Jean và giầy cao gót. Tóc cắt ngắn hợp thời trang. Yến có đôi mắt màu nâu đậm, hàng lông mày thanh tú, gương mặt dễ nhìn. Nhưng quyến rũ người khác phái nhất vẫn là nụ cười của Yến. Khi Yến cười, mắt nàng long lanh như cười cùng nàng. Nàng rất tự tin và yêu đời. Nàng vẫn đang tìm môt người để yêu. Nàng thích có một người vừa là người yêu vừa là bạn. Nàng đôi khi nghĩ có một ngày nào đó nàng yêu một người nào đó thì tất cả những cái '…me …me … me …' chút cứng đầu, ích kỉ trong người nàng sẽ biến mất. Không lẽ cả đời nàng không tìm được người tâm đầu ý hợp, một người cùng sở thích, yêu nàng, và rộng lượng. Chàng tuy không phải là một người hùng nhưng phải là một người có tâm hồn. Hoàng Yến có một trái tim mẫn cảm nhưng nàng hay suy nghĩ, có lẽ ảnh hưởng bởi cái nghề điện toán của nàng. Nàng có vài người tình, có người gần đi đến hôn nhân lại đổi ý, có người nàng yêu một thời gian rồi chính nàng thay đổi.
Hoàng Yến nghĩ liên miên, nàng nhớ đến Dũng khi hai người trò truyện, mắt Dũng làm tim nàng rung động, nàng nhớ đến nụ cười hóm hỉnh của chàng, nghĩ đến đây nàng như bị điện giật, đứng bật dậy như chiếc lò so và chạy ra chỗ bức tranh. Nhìn các miếng plastic bừa bãi trên sàn nhà, nàng ngồi sụp xuống, hai tay quơ quơ tìm trong đám giấy plastic xem có gì lạ, mươi phút sau nàng thấy một cái thiệp nhỏ có hàng chữ viết bằng tay nghiêng nghiêng cứng và rất đẹp… Bức tranh này cần có người chủ như H. Yến. Hy vọng cô vui. Ngọc Dũng/Sedona. Hoàng Yến reo vui như đứa trẻ được quà, nàng có cảm tưởng nếu Dũng có mặt trong phòng khách lúc này anh cũng sẽ hóm hỉnh cười. Nàng mỉm cười tay cầm tấm thiệp trở về ghế bành và nhấc điện thoại …

hoa xuong rong
#2 Posted : Monday, November 27, 2006 10:05:35 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/tt2.jpg?t=1172859946[/img]Người đàn bà trên biển

Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
tạm dịch
Ngửng đầu nhìn ánh vàng thương
Cúi đầu nỗi nhớ quê xưa dậm ngàn


-Đây này! Còn nhiều lắm, ăn đi. Không phải gấu ó nhau nữa. Chúng mày sướng mà không biết sướng chút nào. Ờ…Ờ …Thôi chứ! Đi đi. Đi xa một chút cho tao thở. Ăn đi đừng kể lể khóc than gì nữa. Tao ghét lắm. Kia! Ra đó mà ăn mà cãi cọ. Tao có bao giơ thiếu thức ăn cho chúng mày đâu.
Tung lên không vài nắm tay đầy vụn bánh mì khô, các con hải âu chập chờn đôi cánh, hai chân chơi vơi trước mặt, mỏ vàng quạch ngậm các miếng bánh khô, mắt trợn trừng trợn trác bay vút lên cao, rồi là là mặt nước, thản nhiên rơi nhẹ thân mình trên các gợn sóng lăn tăn. Các vụn bánh mì khô nhỏ li ti rải rác đó đây trên khoảng trống chỉ còn lại đám chim câu lúc cúc lục cục, ì à ì ịch, lầu bầu những âm thanh nhỏ, đuôi vểnh, mỏ gõ nhanh trên mặt cát ẩm những mảnh vụn tung toé đó đây. Người đàn bà gốc Á ngồi trên bờ đá, vừa tung thức ăn lên cao vừa nói như đang nói với đám con cháu hay người thân. Cũng vẫn cái quần Jean bạc màu, cái aó Jean dầy ngay cả những ngày nắng ấm. Hình như bà đến bãi biển này nhiều, hằng ngày thì đúng hơn, vỗ vễ bầy chim hoang. Cái mũ rộng vành tùm hụp trên trán, nhưng nếu có dịp nhìn bà gần hơn, những khi bà nói hay cười cùng hải âu, nét hiền hoà phảng phất trên gương mặt, để thấy rằng bà hãy còn duyên dáng lắm. Đôi giầy leo núi coi bộ còn mới và cái túi sách nặng các thứ lủng củng cho một người thăm biển.

Về mùa hạ, những trưa biển vắng bóng người, cát nóng bỏng gọi mời, các thân gỗ to nhỏ nằm ườn đây đó hay lún sâu vào cát, đám hải âu lười biếng dúi đầu vào cánh, gật gù phơi nắng, mặc kệ cho gió thổi tung các sợi lông trắng hay các hạt cát to nhỏ vung vãi đập vào đầu vào mình như mưa.. Người đàn bà rón rén lại gần rồi nhẹ nhàng ngồi trên cát, lưng dựa vào thân gỗ mục, kế bầy hải âu. Đám hải âu ồn ào như cái chợ nay hiền lành như trẻ thơ đang ngủ và người đàn bà mắt lim dim nhìn ra khơi. Tia nhìn bị dừng lại ở các đảo xanh, các đỉnh núi cao và các đám mây. Một hồi lâu, người đàn bà gục đầu trên gối mình hát nho nhỏ, đôi khi bà nằm dài giừa đám chim biển lười biếng. Bà ngồi giữa nắng, ăn trưa, nhấp nhấp chút đăng đắng của ly cà phê nóng. Bà hít hà, suýt soa nho nhỏ có vẻ thú vị lắm. Bà giống như một du khách, nhưng không tất bật như họ, bà giống như một bà sơ già nhưng không cô đơn khô khan như họ. Bầy chim hoang hình như hiểu được những gì bà thì thầm,cho nên chim và người yên lặng trong cái êm êm của sóng. Những con sóng những ngày trời đẹp cũng lững lờ lười biếng lội nhẹ vào bờ.

Ngay cả những ngày mưa bão, sóng đánh vào bờ cao hơn chục mét, người đàn bà mặc áo mưa dài đến chân, mang bánh mì khô cho đám chim hoang những ngày biển động.
-Mưa thế này thì bánh nhão nhét, hỏng hết! Thôi chịu khó! Khi nào đói thì tìm đến đây mà ăn nhé.

Hình ảnh người đàn bà gốc Á nuôi chim hoang, một nét đặc thù trên bờ biển Alki. Du khách và các người chung quanh không làm phiền bà hay hỏi han lẩm cẩm, người Mỹ vẫn thế, họ tôn trọng cái tư riêng của bà. Những năm đầu mới tới đây bà chẳng biết biển ở đâu tuy chỉ vài con lộ gần nhà, lúc đó đời bà đang lỡ khóc lỡ cười. Bà có tự do nhưng sao đời buồn muốn khóc, nỗi buồn quay quắt trong tim trong ruột làm bà quặn đau, rồi lâu lâu vào nhà thương nằm cả tuần mà không tìm ra bệnh. Một ngày bà tìm đến biển. Những con hải âu nháo nhác theo bà khi bà tung các miếng bánh mì nhỏ lên cao làm bà bật cười. Bà nói chuyện bằng ngôn ngữ của bà và chúng chẳng nói gì hay có phụ hoạ chăng nữa cho câu chuyện thêm đằm thắm là những tiếng kêu nhức tai.
Những năm tháng còn bơ vơ đau khổ ấy bà chỉ ra biển những ngày Seattle sang mùa để thả một vài chùm hoa, chùm lá trên sóng gửi đến những người nằm sâu trong lòng biển. Bây giờ bà thích biển hơn, các vết thương hình như đã già theo ngày tháng, cái giỏ nặng thêm hơn vì sách. Chúa nhật người ta đi chùa hay nhà thờ, bà ra biển nhìn sóng.

-Này bây giờ là thu rồi nhé. Ngày hôm qua là giữa mùa thu, tôi nhặt một ít lá phong dạị trong rừng , chúng tuy nhỏ nhưng màu sắc thì tuyệt vời. Năm nay coi bộ lạnh hơn mọi năm cho nên lá đổi màu nhanh quá. Quên không nói cái thị trường chứng khoán quái quỉ đang chạy xuống dốc thê thảm, nhiều người chết vì nó đó. Cho đáng đời cái bọn baby boomer phải làm nhiều năm nữa mới được về hưu. Bà kéo những chiếc lá phong còn tươi, màu đỏ tía, màu vàng cam, màu hồng từng nắm nhỏ, tung chúng trên mặt nước, bà khua tay hay té nước vào chúng như đuổi chúng trôi xa, những chiếc lá giật giờ trên sóng.
-Thích không, hy vọng các bạn nhận đưọc cái thu của Seattle. Thu ở đây nên thơ nhờ các rừng phong đỏ và nắng mong manh. Còn nhớ không, mùa thu, mùa của chia ly đó mà. Một ngày trời Seattle xanh trong, mây trắng giăng đầy, gió thơm mùi rong mùi muối từng ôm tôi hát những lời ru buồn khi tôi đặt chân đến Seattle hơn mươi năm qua. Ừ một ngày thu lãng mạn mà hồn tôi thì chứa đầy nước mắt. Thu của tôi với trái tim đầy phiền muộn trên quê hương mới, một ngày thu buồn.

Ngồi thật lâu trên các bậc thang gỗ ẩm ướt sát mặt nước, thả lá mùa thu vào sóng, bà hy vọng cái đám người Viet Nam tìm tự do bị chết đói, chết khát, chết tất tưởi vì hải tặc Thái không có dịp thở tự do, nhìn tự do, đi đứng và ăn uống tự do như bà cho nên mỗi mùa bà gửi cái thiên nhiên lạ lẫm nơi bà ở, chẳng tốn kém gì nhưng những dịp nhìn biển bà có niềm cảm thông của người may mắn với những linh hồn lỡ mộng trần gian.
-Biết đến đâu hay đến đấy, tôi cũng chỉ biết có thế thôi. Nhưng này tôi chưa điên đấy chứ! Cứ nghĩ đến những người chết trên biển năm nào tôi lại xót xa. Tôi vẫn biết thời gian là liều thuốc thần diệu cho con người, nhưng thời gian dài vô tận với những người mất mát quá nhiều phải không: mất vợ, mất chồng, mất con, mất tuổi trẻ, mất người hùng và mất một quê hương.

Nhiều lúc tôi cũng muốn quên đời cho rồi. Này không phải là tự tử đâu nhé, quên có nghĩa là không đau nữa, không nhỏ lệ nữa đó mà thôi. Tôi ghét nhất hai chữ can đảm, can đảm là cái quái gì, nó làm người quay quắt dại khờ, nó làm người không ăn không ngủ, nó làm người cười như mếu, nó làm người lê lết khi họ chỉ muốn nằm ngủ một giấc thiên thu.

Các con tôi nên người cả rồi, tôi không còn có các giấc mộng lớn mộng nhỏ nữa. Khi con còn nhỏ, thì mình còn quá nghèo, đến nay mát mặt thì bố mẹ đã ra người thiên cổ, mà tôi thì chả làm được gì cho bố mẹ ngoài cái tài rơi lệ, nước mắt cá sấu đấy mà, những lúc bố bắt được tôi khóc. Nhiều lúc ngồi bên chúng mày tôi nhớ bố lạ lùng, nước mắt cá sấu lại giọt vắn giọt dài. Mà quái lạ thật, tôi chỉ khóc được những khi yên bình nhất! Một mình với chúng mày thôi đấy.
Này nhẻ! Tôi chưa điên đấy chứ.
Cái đám con cháu tôi không biết nó có biết được sống ở đây tôi phải trả một giá thế nào không nhỉ…? Thôi tôi về đây, trời nắng thế mà lạnh đấy. Tôi chịu lạnh không được.

Người đàn bà nhìn đám lá bập bềnh trôi xa cho đến khi mất hút, lững thững bước lên các bậc thang lên mặt lộ. Mươi phút sau bà đang ngồi kế lò sưởi quán cà phê Starbucks và cây viết trên tay thả nhanh các giòng mực tím lên các tờ giấy trắng tinh…

…Đêm qua, trăng tròn, con đường trăng nối liền từ đỉnh núi Olympic qua vịnh Elliott rồi dừng bên ghềnh đá trước cửa nhà , lung linh một màu vàng ngọt. Đêm quá khuya cho nên phà đậu bến, chỉ có vịnh êm đềm và thành phố Seattle say ngủ dưới ánh trăng. Rừng sào sạc gió thu. Tôi nhìn trăng, gục đầu ôm gối, đầu tôi trống không, tôi chẳng nghĩ được gì đến cái giải đất hình chữ S ấy cả. Tôi dấu nó ở đâu, những tình cảm của ai thả vào hai câu thơ Đường tự một một thời xa xưa lắm, tâm hồn cô đơn của một kẻ xa quê hương thốt lên những tiếng xé lòng. Chắc người xưa có nhiều kỷ niệm, có đau xót đòi đoạn của một người bị bức tử, sống trên một đất nước xa lạ. Lòng tôi thường trùng xuống những lúc nhìn con đường trăng thả hồn trong lung linh mơ ảo. Tôi tự hỏi …Đê đầu tư…cái gì đây chứ hay là “Tư” đến bất hạnh của con người lỡ sinh ra trên đất Viêt…” những ngày hậu chiến. “Tư” gì ? …cho tôi xin đi …Tư gì…? Tư gì…?
Trưa nay ra biển thăm hải âu và gửi đám lá thu cho linh hồn các thuyền nhân không may mắn …
hoa xuong rong
#3 Posted : Monday, November 27, 2006 10:13:59 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

Thềm Vắng
[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/me.jpg?t=1172860504[/img]

Tự bao giờ tôi không còn nhớ nữa, nắng me và tôi, những kỷ niệm của tuổi thơ đong đầy trong buồng tim nhỏ. Mỗi lần được ngồi bên mẹ trong nắng thu, tôi chỉ biết mở to mắt nhìn mẹ trong yên lặng, và thấy lòng mình yên ổn lạ thường. Tôi yêu nắng vì mẹ. Mẹ và nắng hiện hữu trong tôi, cho nên mỗi khi nhìn nắng lòng tôi lại bồi hồi nghĩ về ng?ời. Đốm đồi m?i trên làn da mỏng, đôi má hóp và dáng mẹ gầy còm ngồi ngoài thềm nhìn vườn đầy nắng đang đợi con về để được nói vài câu tiếng Việt, để cho con biết là mẹ đang sống trong hạnh phúc. Vì con, mẹ quên cả tháng ngày cô đơn trên đất Mỹ. Mẹ tôi và lòng can đảm của người cho tôi vững niềm tin, đứng thẳng hơn trong những bất hạnh đời mình.
Mẹ ơi Sedona có nắng mùa đông, cái nắng rất lạ và bầu trời thật xanh. Con ước gì có mẹ ngồi sân hong nắng để con được dựa đầu bên me,ï để lòng cảm thấy yên ổn lạ thường như ngày còn nhỏ. Mẹ ơi! Mẹ chưa bao giờ biết Sedona và chẳng bao giờ có dịp ngồi trong nắng với con. Mẹ có biết…

Nắng tháng hai oà đến nhuộm bầu trời xanh trong, cây đơm chồi non xanh, cỏ lấm chấm lá non, những bông hoa tím nhỏ bằng hạt vừng đơn độc trồi lên giưã đám lá xanh nằm sát trên nền đất đỏ mịn. Tôi đeo kính mát, mặc áo ấm, đội mũõ để tránh nắng, mang chăn len và một ly cà phê nóng rón rén mở cửa bên hồng nhà.
Trời đẹp đến mê hồn, tôi ngồi xệp trên thềm nhà lưng tựa vào tường cho ấm, ngước nhìn các nhạc sĩ đang tự tình trên ngọn cây cao, các chàng chim nhỏ có bộ lông cổ màu bồ quân, cái mỏ xinh xinh màu vàng đậm, mắt tròn quay long lanh, đang líu lo. Aâm thanh của tình yêu cho tôi một cảm giác lâng lâng trong hồn. Các chàng bay từ ngọn cây trơ lá này sang cành xum xoe khác như đang hân hoan khao khát một hoà âm của các cô chim còn e lệ núp dưới các bụi cây hay các tàng trắc bách diệp bên hông nhà.
Xa xa Cathedral Rock nghạo nghe,ã nửa như âu yếm, nửa như ơ thờ nhìn xuống đồi sồi gầy guộc, đến dòng nước sủi bọt trắng quanh co giữa hai hàng bạch dương cành khô trơ lá trong thung lũng.

Đưọc uống cà phê nóng và được ngồi ngoài vườn trong không gian lạnh đến tê người một buổi sáng mùa đông, cho dù nắng hiện hữu chung quanh thật là những giây phút êm đềm . Tôi ngồi bất động cuộn người trong chăn ấm, mắt nhắm hờ. Tôi nghe nhịp tim mình đập nhẹ, hình như những khắc khoải, nhữøng niềâm đau cùng các nỗi muộn phiền chưa một lần ghé thăm mình, hình như các tế bào của vùng suy tư lười biếng trong trạng thái vô ưu, như không gian bao la, như các ngọn đồi, như rừng tùng say ngủ dưới ánh trăng đêm.

Bỗng nhiên tôi nghe tiếng cánh chim đập nhẹ rồi biến mất trong không gian yên ắng. Tôi mở mắt tìm, ơ kìa trên bậc thềm ngay cửa chính vài cọng cỏ khô rơi rớt trên sàn gạch đỏ. Một chiếc tổ nho nhỏ dệt bằng các cọng cỏ khô xám ẩn kín sau chùm lá phong của một vòng hoa mùa Thánh năm ngoái. Chiếc nôi cỏ đang chờ đợi để được ôm ấp những trái ngọt một cuộc tình trọn vẹn. Cuộc tình nào cũng những sôi động bồi hồi, cũng những đam mê thần thánh, cũng những hoài bảo một tương lai êm đềm nhưng trong dòng đời muôn nẻo có bao nhiêu người có được điều mơ ước.

Vài ngày sau một anh chàng sửa điện gõ cửa liên hồi làm chim hoảng sợ. Qua khung cửa sổ, cô nàngï đang đập đôi cánh sợ hãi, mắt đảo điên, hai chân dơ cao chới với như van xin. Tôi vội mở cửa và hét to cho anh phải đi cửa sau, vì chim đang ấpï. Tôi chạy vào nhà đứng nhìn chim bay vào tổ. Mắt chim mở lớn nhìn tôi như thầm cảm ơn, tôi đứng yên lặng sau khung cửa sổ không dám thở mạnh, trong chớùp mắt chim bay vụt vào tổ. Qua màu hổ phách của tấm kính bầu dục nơi chim mẹ đang loay hoay tìm chỗ nằm cho vừa ý, mắt tôi mắt cô chạm nhau, long lanh, thông cảm. Thu gọn thân hình chuồi sâu sau chùm lá phong, cánh xoè rộng, đuôi áp sát vào kính. Chưa vừa ý hay với ngũ quan sắc bén, cô biết tôi đang nhìn chăm chú, cho nên cô xoay thế nằm song song với cửa kính, ngọ ngoạy cái đuôi dài, lắc lư cái đầu bé tí teo, mắt long lanh đảo nhanh như chưa an tâm lắm, sau cùng cô nàng lim dim, yên lặng nằm. Tôi ronù rén dán đằng sau cửa kính hai tờ giấy cho chim an tâm.

Rồi một ngày tôi thấy cô bay khỏi tổ líu lo vui sướng, cô đậu trên ngọn một cây tùng gọi tình nhân, chỉ mấy giây sau anh chàng đến, anh đưa chiếc mỏ vàng nhỏ cạ cạ trên bộ lông mềm của cô như tỏ tình thương mến. Cô và chàng bận rộn hơn, mấy tuần qua cô chỉ bay ra khỏi tổ hai hay ba lần tìm mồi nhưng bây giờ cô nôn nóng bay xà vào đám cỏ non lấm chấm xanh nhiều lần, mắt long lanh tìm mồi, cô ngậm trong chiếc mỏ xinh một chút gì đó, cô bay vụt vào tổ.

Thời gian trôi nhanh, mới hôm nào cô giang cánh xù lông ôm bốn quả trứng nhỏ màu trắng ngà điểm các chấm nâu đậm to nhỏ. Mới hôm nào bốn con chim nhỏ mỏ vàng, mắt mở to, trần trụi run rẩy cựa quậy chen lấn trong tổ ấm, há miệng đợi ăn. Sedona thời tiết thật lạ năm nay, một ngày nắng hai ngày ngày mưa và tuyết đổ, tôi băn khoăn nghĩ đến cô. Thế mà hôm nay, cô đang nhún nhảy đôi chân mảnh mai, mắt long lanh nhìn các con giang cánh nhỏ chuyền bay trong bui gai trước nhà. Một nỗi buồn nhè nhẹ dâng trong tôi khi ngắm gia đình cô ấm êm, tôi biết mộât ngày không xa, khi các con cô có khả năng bay vút vào không gian vô tận hay đậu trên một ngọn tùng mảnh mai cao nào đó trong rừng tùng líu lo một bản nhạc.

Sáng nay như thường lệ tôi mở cửa hông ra ngồi trên thềm nhà, không thấy mẹ con cô chạy nhảy dưới bụi gai hay thảm cỏ non trước sân nhà. Cái vòng hoa bạc màu và cái tổ cỏ khô xám đang cô đơn trong nỗi nhớ, tôi thầm nghĩ. Từ nay tôi không còn tìm đưọc các cọng cỏ rơi rớt trên thềm cửa. Tôi thần thờ, buồn buồn biết rằng chẳng bao giờ chúng mình gặp nhau lần nữa. Chim ơi, cô có buồn không trong thân phận làm chim nhỏ, mỗi năm mỗi một tổ mới, mỗi năm mỗi tình nhân, mỗi năm một bầy chim nhỏ và mỗi năm vẫn những gánh nặng trên vai. Một ngày nào cô già nua như tuổi, có người tình nào, có đứa con nào nhỏ lệ sót đau. Hay cô, một mình thoi thóp thân tàn bên ven rừng tùng, kế các bụi sương rồng đầy gai. Có bao giờ chim nghĩ đến định mệnh mình trong một giây phút buồn tênh nào đó.

Cô đi rồi tôi chìm trong nỗi nhớ, bao kỉ niệm về mẹ như cuốn phim đời quay chầm chậm. Cô biết không, tôi nhớ mẹ những ngày mẹ ngồi ngoài sân tắm nắng mùa đông trong một vùng quê nghèo đói chiến tranh. Em tôi bé bỏng ngủ say trong lòng mẹ, tay mẹ thoăn thoắt khi thì sỏ chỉ, khi thì khâu hay đột trên các chiếc quần manh áo rách. Bà tiên nghèo bị đọa đầy dưới trần gian đang vá quần áo cho gia đình và tôi ngồi xệp trên nền đất lạnh bên mẹ, mẹ chăm chú cắt vải mụn, sỏ chỉ không để ýø tôi đang nhìn mẹ đăm đăm. Tôi không nhìn trời xanh, chỉ nhìn làn da hồng mỏng dưới nắng, các sợi tóc rơi rơi. Tôi và mẹ im lìm trong nắng mùa đông, tình mẹ con vây quấn quanh tôi. Tôi nhớ mẹ những bữa cơm ngon, cả nhà quây quần xi xụp ăn, mẹ yên lặng nhìn. Mắt mẹ là cả biển tình thương. Tôi nhớ mẹ nhừng ngày Tết, mẹ vấn khăn nhung, môi má mẹ hồng vì say trầu, mắt mẹ long lanh và mẹ cười cười nói nói mang may mắn đến cho gia đình. Phải chăng mẹ tôi một bà tiên hiền hay một bụt đất giang tay che chở chúng tôi một đời.

Rồi đến một ngày, tôi đau đớn nhìn mẹ khòm người la khóc khi mất đứa con trai mẹ thương nhất hy sinh cho tổ quốc, tiếng khóc xé lòng người, như dao nhọn đâm vào tim. Oâi mẹ tôi một đời câm nín bây giờ là đây. Mẹ không ăn, không ngủ, nhà cửa lạnh tanh, u buồn. Những mâm cơm đơn sơ mẹ nấu sáng, trưa, chiều rồi để trên ban thờ anh như một tình yêu tuyệt đối, mẹ tôi khóc như mưa như thác đổ, mẹ khóc bên anh như đang ôm ấp anh trong vòng tay yếu đuối, những giây lát trong bóng tối căn phòng trống mẹ dành cho anh. Thì ra tôi hiểu, me cứ im lặng nuôi con hầu chồng, mẹ cứ câm nín nhìn con khôn lớn, vì tình thương của mẹ đã thấm vào thức ăn, đã có trong ánh mắt và chị em chúng tôi như chim con trần trụi run rẩy trong biển tình thưong của mẹ. Tôi như chim con chuyền bay xa gần, thăm mẹ vài giờ, cho đến ngày mẹ đau tôi cũng chỉ đưa mẹ đi nhà thương, ngủ vớ mẹ vài đêm. Từng ấy thời gian không thấm so với yêu thương mẹ dành cho con.

Tôi vưà mất mẹ hơn một tuần, từ đây tôi không còn có dịp xoa kem vào tay mẹ cho da mềm, không còn chải các sợi tóc bạc mong manh, không còn quặn thắt nhìn màu đỏ của máu trong bọc nước tiểu mẹ mang. Mỗi lầân nhìn mẹ thiêm thiếp rên trong cơn đau, nhìn màu máu, nhìn các viên thuốc trong hộp xanh trắng vàng đỏ, to nhỏ khác nhau, tôi xót xa trong lòng, mắt rưng rưng và thấy mình bất lực. Sau cơn đau mẹ nằm đó êm đềm chịu đựng, mắt không còn long lanh,và tôi nghẹn ngào cúi đầu. Tôi thành khẩn với lời nguyện của đứa con mong cho mẹ mình đi thanh thản nhẹ nhàng. Bao năm trước mẹ mang tôi trong mình, nôn nả đợi ngày tôi chào đời, ấp ủ tôi thì thầm tình mẫu tử. Còn tôi bây giờ đứng ngồi không yên và những lời nguyện hằng đêm cho mẹ về một chốn êm đềm. Cho tới một chiều khi nắng gần tàn, mẹ bỏ con không lời từ giã. Tôi nhìn vào mắt me, mắt mẹï vẫn hiền dịu nhưng không còn còn long lanh nữa, tôi sờ vào trán mẹ, má mẹ và tay mẹ vẫn còn ấm nhưng mẹ không nhận ra tôi và nói là mẹ biết tôi về thăm mẹ. Tôi bàng hoàng chạy vào bếp bấm số điện thoại nhưng chẳng nhớ được số nào, tôi chạy vào phòng mẹ, với quyển kinh trên bàn ngủ, tôi quì bên giường mẹ, tôi muốn hát to nhưng sao cổ họng tôi cứng đờ, và khi đọc kinh cho mẹ tôi nghe khàn khàn tiếng được tiếng không. Tôi bàng hoàng đêm qua, lúc mẹ đau đớn, các chị và tôi đứa ôm mẹ thật chặt, đứa cất cao giọng hát. Chị tôi van xin cầu khẩn, lời nguyện quyện vào lời ca như trôi cao, thoát ra ngoài khung cửa, rồi bay trên ngọn thông cao, lẫn vào không gian vô tận với trái tim của các đứa con mẹ cưu mang chín tháng mười ngày. Không gian trong phòng mẹ buổi tối khi mẹ đi rồi như loãng tan, tôi lãng đãng ngơ ngẩn trong đêm vắng, rồi vào nằm trên ghế dài, chỗ mẹ thích nằm nhin con cháu đầy nhà của những ngày qua như tìm lại hơi hướm của me. Lòng mừng mẹ không còn đau đớn mà nước mắt sao cứ ứa ra hoài. Hành trang của mẹ nhẹ như mây những hoàng hôn lồng lộng màu trời, và tôi biết mẹ đâu đó trong vũ trụ bao la, trong thiên đàng của mẹ.

Tôi hay thức giấc lúc gần sáng nhìn không gian yên ắng, với trăng lưỡi lièâm nghiêng nghiêng ngoài khung cửa, với các đám mây lang thang. Tự một lúc nào tôi thì thầm cùng Thượng Đế cảm tạ NGƯỜI cho tôi được làm con của mẹ. Mẹ ơi, ngày mẹ bỏ thế giới loài người là ngày mẹ thênh thanh ngao du trong cõi vĩnh hằng, nơi không có sự chết, nơi không có chiến tranh và đau thương, nơi không có bon chen nhỏ nhen, rong rêu hệ lụy làm người.

Sedona sau ngày mất me, 03/11/05
[/size=3][/maroon]
hoa xuong rong
#4 Posted : Thursday, November 30, 2006 12:01:41 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0


[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/gate.jpg?t=1173027761[/img]

MỘT CHỐN ĐI VỀ


Ông giáo chợ Giàu, Hà Nam bây giờ đã ngoài bảy mươi. Ông thích ngồi trên chiếc ghế đong đưa (rocking chair) xem TV hay nhìn qua cửa kính phòng khách xuống thung lũng rừng phong. Chỉ những ngày hạ, nắng vàng, trời trong xanh, ông thấy nơi ông ở thật đẹp và thanh bình quá . Nhà ông, căn nhà trên đường 15th với tường gạch đỏ, cội đào già một góc sân cỏ trước nhà, vài cây đỗ quyên thấp trước cửa sổ, một hàng hồng nở rộ dọc theo lối vào nhà để xe. Chốn yên bình của gia đình ông: bà giáo, các cô con gái, bầy cháu nhỏ vắng bóng cha, và cậu con út.
Nhiều lúc ngồi trên thềm cửa canh các chau chơi ngoài sân, ông nhìn cháu dại ngậm ngùi. Ông còn sống bao lâu để bảo vệ bầy cháu thơ, dạy chúng nên người. Nhưng ông còn nhiều việc phải làm khi cha chúng không ở bên. Những sáng mùa đông lạnh căm, ông cũng chững chạc trong chiếc áo lạnh nặng, bao tay và mũ đội đầu dẫn cháu đến trường. Ông dạy cháu học tiếng Viêt, tiếng Pháp nhưng bày cháu tám đứa ham chơi nhiều hơn nghe ngoại. Đang học chúng cũng đòi ông dẫn ra công viên chơi, hay giả bộ đói đòi ăn để khỏi phải học. Đời ông bên cháu êm đềm trôi.
Vài năm sau ông nhận thơ từ Việt Nam gửi qua, nào thơ con gái, nào thơ em dâu, thơ của các cháu và chú ut. Mỗi lẫn nhận được thơ từ Việt Nam, ông buồn ra mặt.
Một ngày trong tháng sáu 1981, ông chăm chú nhìn các lá thư có dấu bưu điện Viet Nam, đột nhiên mắt ông sáng rực, ông đưa lá thơ lại gần mắt, tim ông gần như nghẹt thở. Nét chữ chú út thân thương gần ba mươi năm nay lại hiện ra trên mắt ông. Ông thầm nghĩ, chắc chú sợ mình nghèo nên mãi tới bây giờ mới gửi thơ cho mình đây. Ông thẫn thờ bước vào nhà, lấy dao rạch phong bì. Ông rút tờ giấy học trò màu ngà ngà vàng với các dòng chữ cứng cáp...
...Anh giáo, em nay không còn khoẻ nữa, không biết bao giờ anh em được gặp nhau lần chót. Chỉ sợ, thời gian đến quá nhanh. Chú ba, chú tư theo anh Cả, chỉ còn em thằng Năm và anh thì lại ở xa, xa quá. Em không thể hình dung được anh như thế nào, có lẽ tóc anh cũng đã bạc nhiều như em, da nhăn, mắt kém. Em cứ nghĩ đến anh hoài những lúc ngồi một mình. Chắc chẳng có ngày anh em mình gặp nhau nữa, lần chót em thấy anh và các cháu ở Bôn, Thanh Hoá, hồi tháng hai 1952. Cứ ngỡ, ngày hoà bình mình gặp nhau, chừng hai hay ba năm là cùng. Đến bây giờ lá thư này đến tay anh, mình xa nhau hơn hai mươi bẩy năm rồi...
Những giọt nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo, mắt ông nhìn xa xôi. Chú út nói những điều ông nghĩ hằng đêm bên tiếng thở nhè nhẹ của các cháu thơ. Ngày ông mất hai thằng con trai trong ba tháng năm 1968, ông không có nước mắt khóc con. Lòng ông chai đá, thế mà thơ chú Năm, chữ viết thằng út làm mắt già rưng rưng. Không ngờ đời ông lại dừng nơi đây, xa ông bà tổ tiên để mình chú út lo lắng cúng giỗ. Không biết có thơ chú út đến năm tới không, có ngày chú đi mình cũng không được nhìn nó lần chót như những lần anh Cả, chú Tư mất, ông cũng chả biết họ mất khi nào. Chiến tranh cướp đi bao nhiêu thương yêu trong cuộc đời ông.
Năm 1953 vào Nam, ông nghĩ hai năm sau mình về quê cũ. Anh em con cháu lại gần gụi như những ngày trước chiến tranh. Bây giờ mình ở Seattle, tiểu bang Washington rồi, ngày về chắc là không có nữa, chú Năm viết cũng phải.
Lá thơ chú Năm làm ông suy nghĩ nhiều. Ông lấy giấy hồi âm ngay, chính ông ra bưu điện gửi về cho chú út. Chính tay ông đã từng gửi các thùng quà về cho con gái lớn ở Hải Phòng, thằng Tâm ở Ha Nội thay ông mang quà về cho bà con xa gần, chú Năm trên Bái Thượng. Ông tự hỏi, không biết có đứa nào học hành chữ nghĩa không hay mai một hết rồi. Giòng nhà ông bao nhiêu đời có ai làm ruộng đâu. Sao không có đứa nào về tỉnh Thanh làm ăn cả mà ôm lấy Bái Thượng, Cẩm Thuỷ xa ngút ngàn này.
Ông đọc thơ thằng em út hoài và thuộc lòng từng chữ. Thằng út đẹp trai hơn tài tử Pháp, lãng mạn không ai bằng vậy mà lại uỷ mị như con gái. Nó làm mình khóc đây. Một hôm ông lấy cái máy chữ cổ lỗ sĩ ông tìm thấy dưới nhà kho căn nhà ông đang ở, ông viết thơ cho các con ông và bà giáo. Ngày hôm đó ông mở cửa chính để nhìn các cháu cho dễ vì chúng đang chơi đùa đằng sân trước bên gốc đào già.

Ông đánh máy một ngón thôi hay cùng quá là hai ngón, các ngón chỏ. Ông đánh máy như cò mổ, được vài chữ, rồi lại rút giấy ra vò nhỏ vứt vào sọt giác. Ông không biết nên đề ngày tháng hay không trên khung giấy trắng. Ông chỉ muốn viết vài lời nhắn bày con khi ông theo anh em mình về với ông bà.

Bà và các con,

Một ngày nào đó, cậu cũng theo bác Cả, chú ba, chú tư và chú năm. Cậu muốn có một chỗ cho con cháu viếng thăm. Một chỗ chúng ngồi nói chuyện về ông ngoại chúng, một chỗ cho các cháu nhớ ngoại và một chỗ cho mẹ các con yên tâm...

Ông cẩn thận bỏ miếng giấy nhỏ vào cuối quyển Thánh Kinh ông đọc hàng ngày.

Vài ngày sau ông lại mang cái máy chữ màu ô liu cũ để lên bàn ăn cơm, nơi ông dùng làm bàn giấy. Ông không có thói quen ngồi đâu đọc đấy, hay vừa ăn vừa đọc như mấy đứa cháu nhỏ. Ông phải có bàn viết ,bàn đọc, và khi viết phải ngồi cho ngay ngắn. Chữ viết tay của ông cứng rõ ràng và đẹp nhưng ông không thích viết tay nữa. Đôi khi ông nghĩ, mình ở Mỹ rồi mà cũng không văn minh chút nào cả. Cho nên ông thích đánh máy là thế, một chút văn minh ông giáo chợ Giàu có thể chấp nhận tại đây.
Đôi khi bầy cháu được ông dạy viết, ngồi ngả ngớn dỡn đùa trong khi học là bị ông trừng mắt. Ông không hiểu sao các cháu ông, không được tập viết như những trẻ con ngày xưa mới vác sách bút đến trường. Chữ viết tay của vài người Mỹ ông quen, trông giống như gà bới. Hy vọng các cháu ông chữ sẽ đẹp vì chính ông dạy chúng tập viết, tập làm toán như khi ông dạy con ở quê nhà. Ông nghĩ, thật lạ với cái dân tộc này. Người Mỹ lên đến mặt trăng lâu rồi, có lẽ họ văn minh quá nên tôn trọng tự do của con nít mà không biết cho chúng vào khuôn phép. Những khi ông trừng phạt các cháu thân yêu ông hay nói một mình:"...bé không vin, cả gẫy cành..."
Thơ của chú út làm ông nghĩ ngợi nhiều. Hôm nay ông lại viết thêm cho rõ những ý nghĩ trong đầu ông để con và vợ ông hiểu ông hơn.

Các con,

Lá rụng về cội. Rồi một ngày nào đó cậu cũng theo các chú và bác Cả. Các con đừng bao giờ nghĩ đến "hoả thiêu" nhé. Cậu không thích và không cho phép các con làm thế.
Cậu, tuy là một ông già Viêt Nam, ngưòi một đời thương yêu vợ con. Gia đình với cậu là lẽ sống là cuộc đời cậu với muôn vàn yêu thương. Hơn nữa nếu cậu có theo ông bà về quê, cái thân thể nhỏ bé này cũng chẳng chiếm bao nhiêu đất, cũng chả tốn bao nhiêu tiền. Đọc tới đây các con đừng nghĩ là cậu giận lẫy hay quá cổ hủ. Tuy mình đang sống ở Mỹ, lại cuối thế kỷ 20 mà cậu cũng còn xưa quá. Chẳng ai trong giòng họ Lê "hoả thiêu" cả, cho nên mình có tục Tảo Mộ, có lễ Thanh Minh. Tục "hoả thiêu" này của người Chàm tư thế kỷ thư XII, thời công Chúa Huyễn Chân theo chồng về xứ. Tục này của một tôn giáo nghe đâu đến từ xứ ông Ghandi và sông Hằng nào đó .
Xứ này chuyện "hoả thiêu" nghe mỗi ngày, toàn là ý muốn của người lìa cõi thế. Riêng cậu, cậu nhận thấy xứ này đất đai rộng lớn và cha của các con lại là một ông già Việt Nam.
Cậu muốn chỗ an nghỉ của cậu là một nơi sau này các con, các cháu đến thăm hay nói chuyện cùng cậu. Một chỗ tất cả các con đều biết. Cậu không thể tưởng tượng nổi tự nhiên mình nằm trong một cái hũ nhỏ tí teo, lăn lóc trong một xó xỉnh hay gầm tủ của các con rồi bị lãng quên.
Còn rắc đám tro tàn trên sông nước hay rừng núi bao la cậu thấy không cần thiết vì khi còn tại thế, các con là cuộc đời của cậu.

Đang còn muốn viết thêm, mấy đứa cháu gái kêu đói, ông giáo lại cất cái máy đánh chữ xuống nhà kho. Ông lên lầu lấy cơm cho các cháu ăn trưa. Chúng tíu tít, nhõng nhẽo bên ông làm sao mà yên tĩnh viết đây.
Tuần sau nữa ông lại lôi cái máy cũ lên bàn ăn. Ông nhờ bà giáo coi cháu và cho chúng xuống vườn sau, đánh đu hay leo các cây táo, cây đào để ông yên tĩnh đánh máy.

Các con,

Cậu nay lớn tuổi, tư tưởng còn nhiều Viêt Nam tính. Các con còn trẻ, hội nhập lối sống xứ này dễ hơn. Cậu không thích các con "hỏa thiêu" đâu nhé. Xem đến đây các con đừng nghĩ là cậu quá cổ hủ hay lo xa.
Như các con biết đấy, cậu thích nước nhưng không bơi được. Khi còn trẻ, dạy học ở chợ Giàu, cậu ra vực trường tập bơi cả mùa hè với các anh học trò lớn mà có bơi được đâu. Bị chìm hoài. Cậu chỉ có thể nổi trên mặt nước thôi. Đó là lý do cậu không thích bị "hoả thiêu" rồi tro bị rắc trên sông nước cho cá, vịt nó ăn.
Cũng khi còn trẻ cậu theo Hướng Đạo, cắm trại mùa hè nhiều năm. Nhưng chuyện đó quá xưa rồi, trước ngày các con chào đời, hơn nửa thế kỷ đã qua. Cậu sống vùng thôn quê bao nhiêu năm, không còn thích cảnh núi đồi tịch liêu nữa. Thế cho nên nắm tro tàn của cậu cũng không cần làm vướng bận hoa cỏ trên rừng.
Các con nhớ nhé, chọn một chỗ cho thân già này có gì là khó khăn đâu. Nên chọn chỗ gần nhà, cho mẹ và các con đỡ mất thời giờ mỗi lần thăm viếng.
Ông giáo nhìn đồng hồ đến giờ cháu dại ăn trưa, ông mang cái máy chữ xuống nhà kho. Ông có vẻ thư thái yên tâm. Ông gấp các tờ thơ, bỏ vào một phong thư nhỏ. Ông với tay cầm cây bút màu đỏ, ông viết hai chữ:"MY Will" và cẩn thận để vào cuối quyển Thánh kinh ông đọc hàng ngày. Từ hôm đó ông không nhờ bà giáo coi cháu những khi ông đánh thơ nữa.
Một hôm cô út trong bữa ăn, kể chuyện ba con Janice mất hai tháng trước. Ông ước được hoả thiêu và thả tro ông trên hồ Washington, nơi ông bơi lội, câu cá, chèo ghe hơn ba mươi năm. Tuần vừa qua mẹ Janice cùng cô chèo ghe dọc theo các đám bông súng bềnh bồng, chỗ ông thích thả thuyền ngồi đọc sách. Bà kiếm chỗ nước trong, gợn sóng lăn tăn, gió nhè nhẹ thổi. Bà mở nút bấc, cái hũ bằng sành nho nhỏ, bà nói chuyện cùng ông, bà hát cho ông bài hát ông thích, bà đọc môt trang thơ, vài dòng truyện trên cuốn truyện ông thích nhất. Rồi mẹ Janice giọng đẫm lệ:"Em đang làm theo ý anh đây. Bơi đi anh, đọc sách đi anh. Em và con đang bên anh đây." Rồi bà dơ cái lọ sành lên cao, dốc cổ lọ xuống hồ, đám bụi tro bay theo chiều gió, phủ nhẹ trên mặt nước phẳng lặng. Bất thình lình một bầy ngỗng bơi lại kêu quàng ...quạc ồn ĩ, chúng mở cái mỏ màu vàng nghệ húp sùm sụp nước và đám bụi đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bà và Janice dùng tay tát nước đuổi chúng đi, chúng cũng lì ra và cứ tiếp tục sùm...sụp... húp nước và tro. Mẹ Janice mỉm cười nhìn bãy ngỗng, bà tự hỏi:"Ông thích không? Hay là hồn ông biến vào bầy ngỗng cho tôi và con thấy đây." Cả hai ngồi nhìn bầy ngỗng cho đến khi chúng trôi đi nơi khác, trả lại chốn yên tĩnh cho mẹ con Janice.
Mẹ Janice có vẻ sung sướng làm điều chồng muốn. Riêng Janice băn khoăn nghĩ, không lẽ cả cái thân người cao hơn thước tám của cha mình lại vào bụng các con ngỗng kia. Janice nói cho cô út nghe, Út cũng thấy vui vui đem về kể cho cả nhà nghe trong một bữa cơm chiêù.
Ông giáo điềm tĩnh nghe, còn các chị và em cô út nói to:"Thế là ba con Janice đang trong bụng bầy vịt đó rồi."

Ba năm sau trong căn nhà tường gạch đỏ, đường 15th sau buổi Lễ ngày Chúa nhật, tiếng cô Út hỏi bà giáo:"Mợ thích hoa này không? Cứ mỗi năm xuân đến, cậu yêu hoa Thuỷ tiên này lắm."
Cô Út đưa bó hoa cho mẹ nhìn, cô nói:"Con đi thăm cậu trưa nay. Mợ đi không?"
Bà giáo nhìn hoa rồi nhìn con mỉm cười:"Mợ thích hoa này lắm, và cậu cũng mê lắm đấy."
Ba cô cháu nhỏ ngoài vườn chạy vào bên bà giáo, vài bông thủy tiên trên tay, vài bông hoa trà hồng. Chúng cười rúc rích chạy vào bên bà giáo và cô Út rồi hỏi:"Con muốn thăm ngoại. Đây là hoa của con nhe."
Vài phút sau bà giáo, cô Út và ba cháu hớn hở đi thăm ông giáo. Mộ ông nằm trên đỉnh đồi nghĩa trang gần phi trường. Cỏ tuy xanh nhưng còn ướt. Mấy đứa cháu, Kim chạy ra máy nước lấy nước vào bình hoa, Lan và Quỳnh tranh nhau cắm hoa vào bình cho ngoại. Chúng cười nói như khi ngoại còn bên chúng. Kéo tay mẹ và các con lại gần cô Út cầu nguyện cho linh hồn ông giáo. Bà giáo nói:"Chúng tôi đi thăm ông đây. Ông nhớ phù hộ cho các con các cháu nơi xứ lạ quê người." Ba cháu nghe bà ngoại nói, chúng ôm bà và hỏi:"Ngoại thấy con không?" bà nhìn cháu mắt nheo trong nắng từ tốn nói, "Thấy chứ các cháu."
Mặt trời trên cao đang thả các sợi nắng ấm. Một chốn đi về cho con cháu ông đây và ba đứa cháu dại thấy ông mình đang mỉm cười nhìn chúng.

thuhương
Thanh Minh năm 1997

[/blue]
hoa xuong rong
#5 Posted : Thursday, November 30, 2006 2:03:07 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0


Bụi Thời Gian
[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/v5.jpg?t=1172861237[/img]
Đã bao chiều nhìn mặt trời chìm dần sau rặng núi dài trôi trên mặt nước mênh mông, đã bao chiều nhìn mây bềnh bồng trôi trên vòm trờI rộng, nhừng đám mây dịu dàng đang đổI màu. Cho dến khi núi chỉ còn là nhừng đường cong cao thấp, cho đến khi Mars, Venus lấp lánh trên vòm trờI đêm, và biển về đêm chỉ còn dạt dào tiếng sóng. Nàng vẫn ngồi đó, trên chiếc cầu thang cũ, bậc thang cuối cùng gần mặt nước. Với nàng, đằng sau rặng núi kia, nơi chuỗI màu êm ái biến mất, như một thế giớI lạ. Chỉ cách một bờ nước, chỉ cần một chuyến phà và chỉ cần chút nghị lực, nhưng sao nàng vẫn ngồi đây các buổi chiều.
Bạn với các cây cọ mềm hơn tóc, các tập giấy và các cây bút, mực chảy nhanh hơn dòng tư tưởng và một căn nhà khiêm nhường, khoảng vườn nhỏ e ấp bên bờ nước, thế giớI nhu mì của nàng.

.. .Trời chiều đẹp quá.
Yên lặng..
Ngày mai anh đi.
Yên lặng..

An, Khai, Bich và Đỗ Quyên đang đứng yên lặng trên con đê nổi nhìn mặt trờI đỏ chói đang từ từ lặn sau rặng núi cao. Đỗ Quyên biết sáng mai khi mình thức giấc, An và Khai đã cùng bước trên con đường mòn đi vào rừng mơ, chân ngọn núi màu lam nhạt. Bé nắm tay chị Bích thật chặt như sợ ngày mai Bích cũng theo các anh đi xa. Bích mười ba tuổI tóc còn thắt bím, mắt chớp chớp như dấu niềm cảm súc, An và Khai(anh của Đỗ Quyên )không ai nói với ai, mắt nhìn hoàng hôn. Những giây phút cuối cùng bé và chị Bich được nghe tiếng anh, đươc đứng gần anh, được thở cùng không khí với anh, được ngắm giáng chiều với anh và cùng trong tĩnh lặng với caùc anh.
An là bạn anh Khai từ Hà nội về nghỉ hè với ba me tại chợ Dàu Hà Nam, An đang học trường thuốc năm thứ nhất, bé thương An như anh Khai, vì An cho bé theo các anh thả diều, tắm hồ, thăm rừng mơ và nghe anh kể chuyện phiếm. An có đôi mắt to tinh nghịch, nụ cười cởi mở và giọng hát trầm ấm. Me thường nói với ba, An là một nhạc sĩ mà lại theo ngành thuốc, đâu như các cụ nói nghệ sĩ chỉ mơ mộng vẩn vơ. An mỗi khi sáng tác một bản nhạc mới, mang đàn ngồi ngoài bờ ao hát ca một mình, rồi rủ Khai và Bích hát chung. Bé được ngồi nghe, đôi khi bé cũng hát theo. Trước mắt bé, An là thần tượng, không gặp anh, không nghe anh hát, không nghe anh pha trò, thế giới bé trống vắng. An đến đời bé như một cơn bão nhỏ, bé không còn nhõng nhẽo bên me. Bé không thích mặc quần cộc, áo may ô, ngủ trên tấm ván buộc bằng các chùm dễ si , nơi bé và chị Bích tránh cái oi ả của mùa hè trong bóng mát giữa các cây si cổ thụ bên bờ ao. Từ ngày An có mặt trong nhà, bé đòi mẹ mặc quần dài chứ không thích mặc quần cộc nữa. Bé biết chị Bích đẹp giống me, mắt chị to đen với hàng lông nheo cong vuốt di hàng lông mày gọn sắc như vầng trăng non, da mặt chị mỏng mịn như cánh hoa bách hợp. Chị Bích hay cười, mắt nhắm tít, mũi nhăn nhăn như mũi con mèo đen của bé mỗi khi chị đùa nghịch vớI bạn bè. Bé biết chị hay ngắm gương, vuốt tóc và hay hát nho nhỏ một mình. Mỗi lần bé thấy chị ngồi ôm mẹ thì thầm, bé biết ngay chị sẽ có không áo lụa mới thì cũng đôi hoa tai bằng bạc với các hạt sa phai trắng tòng teng thấp thoáng trong mớ tóc mềm chảy dài. Càng ngày chị càng điệu. Mùa hè năm nay anh An cao hơn, có vẻ người lớn hơn, nghiêm nghị hơn và hay suy tư hơn năm ngoái. Nhiều lúc anh hay ngồi một mình ôm đàn mắt thả vào xa xăm chị Bích và Đỗ Quyên không dám khuấy động giây phút riêng tư ấy. Bích hỏi me sao anh An có vẻ buồn thế nào ấy. Trong tim con bé năm tuổi An là một thế giới khó hiểu, như hồ nước mênh mông sâu thẳm. Có những lúc anh như nắng ấm mặt trời trên rừng mơ hoa nở trắng một khung trời. Giọng anh êm đềm thần thánh, tiếng đành anh vang động trong không. Anh về không gian bừng sức sống từ ba me cho tới u già, chị Bích và bé. Bé ước gì bé xinh xắn duyên dáng và biết làm điệu như chị Bich thì bé sẽ đòi anh ngồi cạnh bé, đòi anh hát cho riêng bé, đòi anh chỉ cười với bé.
Có những đêm mùa hạ, trăng tròn và trong, Ba mời bạn uống trà mạn sen, thưởng thức chè lam Phủ Quảng, ngắm Quỳnh nở và hỏi An về thời cuộc. An nói đến các cường quốc Anh Mỹ trong cuộc cờ thế giới. Ba và mọi người say mê nghe. Anh không còn là An, ngườ có giọng hát trầm ấm, anh không còn là An ngưòi hay pha trò. Khi anh nói gương mặt anh trang nghiêm, cương nghị. Bé và chị Bích ngồi bên me để me sai vặt, giúp me mang bánh ngọt tiếp khách. Bé không thích nghe chuyện người lớn, be thấy mình nhỏ bé, như hạt bụi bay trong không gian vì anh chẳng cười nhìn chị Bích và bé nữa. Anh thật xa lạ với bé, bé tựa người vào chị Bích ngủ quên lúc nào không hay.
Hàng ngày bé thích ngồi gần chị Bích để đươc nghe anh hát, nghe anh kể chuyện. Những lúc anh đàn, anh hát mắt anh long lanh theo lời ca dòng nhạc. Bé theo chị Bích và anh thả thuyền lênh đênh giữa các bông sen mãn khai hay hàm tiếu, giữa các tầu lá xanh long lanh nước, hay các tầu lá sen vươn cao trong đầm lấy hương thơm của sen cho mẹ ướp trà. Bé còn nhớ khóc theo chị ra ao thả thuyền ướp trà trong hoa sen, be mếu máo dang hai tay cầu cứu An, anh xin mẹ cho bé đi theo. Bích nhìn nhìn bé không hài lòng, môi cong lên, đanh đá rồi hứ một cái không nhìn bé từ lúc bé ngồi trong thuyền . Từ hôm đó, bộ ba An, Bích, bé và con thuyền nhỏ chòng chành những buổi chiều, nắng còn ấm, sen hồng đang mở rộng cánh, chị Bích thả hai ba sợi bấc đèn ngắn, vào các đoá sen đang nở. Sáng sau khi mặt trời bắt đầu thả hơi ấm xuống đầm sen, bộ ba lại lênh đênh giữa các lá sen, hoa sen đang nở, gắp các bấc đèn đặt vào trong chiếc giỏ đan bằng tre xinh xinh.
Trong nhà bếp, than trong lò đã đỏ hồng, chảo gang trên lò đủ nóng, bé đưa giỏ bấc đèn cho mẹ. Me giải một lớp giấy bản vào chảo, vài phút sau me thả các bấc đèn thơm nồng hương sen đẫm ướt trên giấy nóng, me đảo các bấc đèn cho đều, hương sen bốc hơi thơm nồng nhà bếp. Khi các bấc đèn vừa đủ khô, me bỏ vào các chai thủy tinh nhỏ rồi đạy nắp cho chặt để giữ mùi thơm. Khách quí đến nhà, me pha trà tàu loại ngon, bỏ vào ấm mấy sợi bấc đèn. Ai được uống trà của me rồi cũng khen me ướp trà khéo. Me bảo chỉ có người làng này mới có lối ướp trà lạ này. An và Khai thích vào bếp truyện trò cùng me những buổi cơm chiều. Chị Bích và bé bên anh như hai con chim nhỏ, những chiều những sáng vô tư hồn nhiên. Con bé Đỗ Quyên với hàng lông nheo dài, đôi mắt màu hạt dẻ ngây thơ, nhìn ai cũng như muốn hỏi ...còn gì nữa không.. . cho em biết đi ...

Còn vài ngày nữa An sẽ rời thế giới nhỏ êm đềm của gia đình Đỗ Quyên. Mấy hôm nay, anh hay thì thầm với anh Khai một điều gì bí mật, mỗi khi thấy bé lại gần, lại chuyển sang truyện khác. Còn chị Bích buồn ra mặt, mắt đỏ hoe, không khí tẻ lạnh thế nào. Những ngày vui qua mau, An và anh Khai thích ngồi trên cành si sau nhà trò truyện không cho chị Bích và Đỗ Quyên ngồi bên. Biết ý hai anh, me sai bé và chị Bích giúp me các việc lặt vặt trong nhà bếp. Đôi khi U già gọi Đỗ Quyên lại gần chải tóc rồi kể chuyện cổ tích cho bé nghe. Bé cảm thấy một điều gì bất ổn giữa các ngươi thân, bé không dám hỏi, chỉ cảm thấy mong manh một điều gì quan trong sẽ sảy ra rất gần. Me hay khóc thầm, ba hay ngồi trầm ngâm bên phòng đọc sách, đôi khi bé nghe tiếng thở dài nhẹ của ba.

Bé không dám hỏi ba me hay anh chị vì ai cũng cho bé còn nhỏ, không đáng nói. Biết An cưng chiều, bé nhõng nhẽo hỏi anh, tại sao mọi người hình như có điều gì dấu bé.
An bế bé lên cao, hôn vào hai má, nhìn bé thật lâu, khẽ nói: “Anh và Khai sẽ đi rất xa, không biết bao giờ hai anh về thăm ba me được. Khi nào em khôn lớn, em sẽ hiểu.”
Đỗ Quyên oà khóc, An ôm bé vào lòng và hát nho nhỏ.
'”ội nghiệp em và Bích quá. Không có hai anh ở bên che chở những lúc các em cần,” An thở dài, thò tay túi quần cho Đỗ Quyên hai viên kẹo anh dỗ, “ngoan đi em, em khóc, Bích khóc, me khóc làm sao các anh yên lòng.”
-Em không hiểu.
-Khi em khôn lớn em sẽ hiểu.
-Ba nói chiến tranh rất gần, không cho các anh về Hanoi nữa.
-Anh không về Hà Nội, hai anh về Thanh. Em biết bà nội và các chú đang ở Thanh. Anh em mình có khi gặp nhau ở Thanh, anh vuốt tóc Đỗ Quyên, giọng anh trầm trầm: “Em còn bé, làm sao hiểu được.”
Bé ôm chặt anh, và nói: “lúc nào em cũng nhớ anh và anh Khai. Sau này khôn lớn, em và chị Bích sẽ đi tìm hai anh, cho dù một năm, cho dù mười năm, hay cả một trăm năm.”
Anh cười to nghe bé nói, anh ôm bé vào lòng: “bé không tìm anh, anh cũng tìm bé. Cái trán bướng bỉnh này, hai con mắt hay cười hay hỏi này, và cái tật thích làm người lớn này. Bé nhớ lo cho chị Bích thay hai anh nhé.” Nghe tên chị, bé buồn, khóc to hơn làm anh ôm bé chặt hơn. Bé có linh cảm anh thích chị Bích hơn bé, vì anh hay nhìn chị khi anh hát.
“Anh thương chị Bích nhiều hơn em,” bé phụng phịu kkóc, anh không trả lời, bẹo má bé cười cười.

Đầm sen đã tàn để lại các hương sen trơ trọi vươn cao trên mặt nước, lá sen cuối mùa héo úa, không còn cái quyến rũ của các chiều, các sáng, các đoá sen hồng hồng e ấp bên các các tàu lá sen xanh, long lanh các giọt sương đêm, thoang thoảng mùi thơm.
'Sang năm cũng vào mùa hè anh và Khai về thăm gia đình. Anh sẽ chèo thuyền cho Bích và em lấy hương thơm cho me ướp trà sen nhé.'
Bé không trả lời vaụ nghe tiếng Khai gọi đã đến giờ ăn tối, anh dắt tay bé đi vào nhà.
'Đỗ Quyên ơi, mẹ gọi em đấy. Mẹ đang ở nhà trước,' Khai nói to khi nhìn thaáy beù.
Đỗ Quyên giật tay mình ra khỏi tay An, chạy như bay vào gặp me, me đang ngồi trong nhà bếp khóc, U già cũng khóc, chị Bích cũng khóc, không hiểu gì Đỗ Quyên oà lên khóc. Đỗ Quyên nhào vào lòng mẹ, úp mặt mình vào ngực me. Trong giây phút đó Đỗ Quyên biết tại sao mẹ khóc. Mẹ vuốt tóc bé, ôm bé vào lòng, me không khóc thành tiếng me chỉ thở dài.
-Mẹ ơi, chiến tranh là gì hả mẹ. Mẹ không trả lời, chỉ vuốt tóc bé rồi yên lặng.


BuổI chiều cuối cùng sau khi từ giã ba me, An dắt tay Đỗ Quyên, đứng trên con đê nổi nhin giáng chiều, anh Khai và chị Bích đi chầm chậm thì thầm điều gì đó có ý không cho bé nghe. Tối đó cả nhà đi ngủ muộn, bé không chịu vào giường, bé sợ nhắm mắt rồi, An và Khai sẽ đi mà không chia tay cùng bé. Bé ngủ quên trong lòng me lúc nào không biết, sáng sau bé tỉnh giấc và bé khóc, khóc thật to.

Sau ngày An đi rồi, con phố nhỏ không còn êm đềm nữa, bé và chị Bích trốn máy bay ngoài đồng ruộng khô cằn. Một ngày chiến tranh đến thôn nhỏ, bé và gia đình chạy giặc giữa đám đông, trên con đường đất cao, hai bên là cánh đồng trơ gốc rạ, giũa tiếng trẻ em khóc, tiếng ngườI gọi nhau, tiếng chân ngườI chạy huỳnh huỵch, caùc gương mặt hốt hoảng lo âu. Bão tố lan tràn khắp nơi và những ngày lo sợ, ngủ trên núi Họng voi, những ngày ngủ trên sàn nhà lạ, những ngày đói. Tuổi thơ và Đỗ Quyên quay cuồng trong giông bão thờI gian.

An không có chỗ đứng trong tâm hồn con bé Đỗ Quyên nữa, thay vào đó là các cuộc hành trình bất định. Từ Ha Nam vào Thanh Hoa sống trong đói nghèo và lo sợ, từ Thanh Hoa ra Nam Định, lần đầu Ủỗ Quyên biết thế nào là tự do, tự do ngủ, tự do ăn, tự do dùng màu sắc, từ Ha NộI, xuống Hai Phòng, chưa đày năm vào Nam thaùng möôụi 1954. Những năm những tháng lao đao đó, chỉ có bé, chị Bích và ba me. Bé quên rồi những ngày thần tiên cũ và chẳng bao giờ nhắc đến tên An hay Khai.
Đỗ Quyên êm đềm khôn lớn theo nắng sớm mưa chiều của đất lành miền nam, đọc thơ Bàng Bá Lân nàng yêu miền nam hơn, nghe câu ầu ơ ví giàu của chị ba hàng xóm, nhìn sông nước mênh mông, nàng sống mơ mộng trong thiên đàng của cô học trò nhỏ, Đỗ Quyên quên hết tuổi thơ khốn khổ năm xưa. Xong trung hoc, tốt nghiệp đại học và làm cô giáo, đời Đỗ Quyên như giòng sông phẳng lặng. Từ lúc nào Đỗ Quyên không nhớ, cô hay soi gương làm điệu, cô hay mỉm cười một mình, và hay vuốt dòng tóc mêm mại của mình. Đôi khi Dỗ Quyên tự hỏi không biết An và Khai còn nhớ Đỗ Quyên, Bích và ba me, không biết các anh còn sống trong nhừng ngày quê hương chiến tranh. Không biết An còn là An của Đỗ Quyên năm nàng còn bé hay An đã trở thành một người nào đó, một công cụ, một con chốt trong cái guồng máy vô sản. Con người nếu biết suy tư sẽ chẳng bao giờ thành con người vô thần. Đỗ Quyên không dám nghĩ, chỉ thấy nàng mất mát hai người thân, rất thân trong tuổI thơ. Nàng không bao giờ tin hay chấp nhận An và Khai là người cộng sản, những người làm băng hoại quê hương, băng hoại văn hoá của tổ tiên.

Chị Bích lập gia đình vớI ngườI chị yêu, có ba con và rất hạnh phúc. Chị an phận trong đời sống lo cho con cho chồng như mẹ, chị vẫn hay cười nhưng chị không còn soi gương vuốt tóc như ngày xưa nữa. Riêng Đỗ Quyên còn mơ những khung trờì lạ, nàng không hiểu ngay cả chính nàng muốn gì. Đỗ Quyên thấy như nàng thiếu thiếu một cái gì không định nghĩa được. Nàng nghĩ mình không khó tính, nhưng sao các ngườì đến vớI naụng hình như còn thiếu một chút gì đó, hoặc ánh mắt tư lự hoặc giọng ca trầm ấm, hoặc nụ cười buồn của các anh ngày nàng đứng trên bờ đê. Như bao cô gái đang tuổi vào đời, Đang tuoại mơ mộng, nàng thích được yêu, thích được chiều chuộng và thích đời tự do, cho nên tình đến rồi tình bay đi, buồn vài tháng khóc vài ngày, cô giáo nhỏ còn các em học trò xinh xinh, cô chưa có nhu cầu muốn chia sẻ cuộc đời mình với người khác. Trong sâu thẳm của tâm thức, nàng sợ cái bất trắc của chiến tranh, sợ cảnh goá bụa, sợ con không có cha, và sợ cái nghiệt ngã của định mệnh những người yêu lính. Yêu lính đồng nghĩa với hy sinh, yêu lính đồng nghìa với yêu quê hương, yêu lính là niềm tự hào của nàng và các bạn. Không ít nhiều nàng nhìn cái thực chất của chiến tranh, thấy mơ mộng bị hủy hoại, thấy đau khổ đến bất chừng. Có thật con người có định mệnh và nàng không muốn bị rơi vào định mệnh chung của những người có người yêu, có chồng đang hy sinh ngoài mặt trận. Nhiều lần nhìn các bạn hạnh phúc với gia đình con cái, Đỗ Quyên nhủ thầm sang năm sẽ lập gia dình, sang năm và cứ sang năm hoài cho đến ngày Đỗ Quyên định cư tại Seattle, nàng vẫn còn nhủ lòng ...sang năm ...


Nghe tiếng chim hót, Đỗ Quyên nhoài mình lại gần cửa sổ, giơ tay vén màn cửa. Nghe tiếng động mấy cô chim đang đậu trên giỏ hoa treo tòng teng trươc cửa sổ bay vụt lên cao. Nắng đang lên trên triền đồi sau nhà.
Nàng tung chiếc chăn mỏng, chạy vào phòng tắm mở nước nóng. Sấy tóc cho khô, thoa chút kem chống nắng, phấn hồng thoa nhẹ lên má, son màu đất, xoay bên này, nghiêng người bên kia, hài lòng với chính mình trong chiếc váy mỏng màu tím đậm chấm gót, áo cổ tròn ngắn tay màu tím nhạt. Với tay kéo khăn voan mỏng màu tím quàng quanh cổ, đeo đôi hoa tai tròn bằng bạc rất nhẹ. Ngắm gương vài giây nữa, xoay một vòng tròn, nàng mỉm cườI hài lòng. Chạy vào phòng sỏ chân vào đôi săng đan nàng thích nhất, đội cái mũ cỏ rộng vành che nắng, đeo đôi kính mát thật đậm. Bộ cánh nàng cảm thấy thoải mái cho những lần đi lang thang mùa hạ. Cái túi vải nàng đeo trên vai luôn luôn có vài cây bút mực bút chì, cái máy ảnh nhỏ, và một quyển giấy màu ghi chép vội vàng những gì nàng thich. Nàng không quên đem theo it tiền và bằng lái xe. Đi một vòng quanh nhà, mở cửa sổ phòng khách cho gió lùa vào phòng, kéo màn cửa lưng chừng cho phong lan không bị cháy vì nắng, tắt đèn nhà tắm, tắt bình cà phê. Nàng mở cửa, nắng oà vào phòng, các hạt bụi bay tung tăng trong nắng. Khoá cửa cẩn thận, nàng ra sau vườn mở vòi nước tướI các bụi hồng, ra sân trước tưới các giỏ hoa. 9:30 Nàng lái xe ra bến phà đi Winslow.


Cách một bờ vịnh là Winslow với rừng thông cao, với cac con đường thơ mộng và vớI các căn nhà ẩn kín đằng sau các hàng cây, như các tổ chim ẩn kín trong các buị rậm, thế giới của những người thích nếp sống riêng tư, không thích bị ngườI ngoài nhòm ngó. Nhìn đồng hồ đeo tay, 15 phut nữa phà cập bến, Đỗ Quyên lên lầu vào quán cà phê Starbuck gọi ly cà phê sữa hạnh nhân rồi trở về xe chờ phà. Lên phà, nàng chọn một chỗ cạnh cửa sổ để được gần nắng ấm và nhìn các cánh buồm xa xa. Nàng vừa thưởng thức hương vị cà phê vừa nghĩ, sẽ vào quán cà phê nào đó dùng điểm tâm đợI nắng thật ấm rồi lang thang thăm các gian hàng nho nhỏ, hiệu sách hay các phòng triển lãm tranh ảnh. Chẳng bao lâu phà cập bến, nàng tìm chỗ đậu xe rồi tản bộ dọc theo con phố nhỏ. Các gian hàng đã đông người, người ra vào tấp nập. Nghe tiếng nói cười ròn rã của các cô gái xinh xinh đang đùa rỡn trước cửa một quán cà phê Đỗ Quyên như vui lây niềm vui tuổI trẻ.
Thăm gian hàng này, ngắm món hàng kia, thờì gian trôi nhanh. Nàng nhìn đồng hồ, ba giơ chiều, nắng gay gắt, nàng phân vân nửa muốn về nhà, nửa muốn vào phòng triển lãm tranh bên kia đường. Nếu không được nhìn các böùc hoạ màu nước Đỗ Quyên cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó trong cuộc viếng thăm Winslow. Nàng hối hả băng ngang đường như sợ mình sẽ đổi ý, đổi ý cũng là một bệnh của Đỗ Quyên. Bước chân vào phòng triển lãm, nàng có một cảm giác là lạ không giải thích được. Nàng cứ ngẩn người ngắm tranh: nào bức tranh các chùm lai lắc vớI các bông hoa bốn cánh nhỏ màu tím hình như đang e lệ trong nắng sớm, vạt nắng chiếu xiên xiên qua tấm màn cửa mỏng vớI các hạt bụi tung tăng trong nắng, này các chùm hoa táo màu hồng nhạt mãn khai hay hàm tiếu, sống động. Nàng có cảm tưởng nàng đang đứng giữa vườn, biến mình trong cái thế giói yên ắng của các vườn tắo nằm trên triền đồi trên giòng Columbia. Đỗ Quyên thích nhất bức tranh vẽ một cô bé gái đang thả diều ngoài đồng cỏ dướI vòm trời trong xanh. Con diều no gió lờ lững trên cao, cô bé ngước mắt nhìn. Cô bé đang cười có vẻ thích thú với con diều xinh xinh. Tim nàng hồi hộp mắt nhìn sửng vào bức tranh pha màu là lạ vẽ hàng trúc cao gầy, giàn hoa đậu tía và chiếc cổng tre cho Đỗ Quyên một cảm giác thân quen. Linda cô bánh hàng thấy nàng thờ thẫn trước bức tranh, nhìn nàng cườI rất tươi và nói hoạ sĩ là ngườI ở Winslow, cô đưa cho Đỗ Quyên tấm thiệp địa chỉ hoạ sĩ và nói: 'họa sĩ còn nhiều bức tranh rất nghệ thuật và có vẻ Á đông ở nhà.' Nàng nói với Linda là nàng thích hai bức tranh Ngõ Trúc và bức tranh Cô bé thả diều, chúng gợi cho nàng nhiều kỉ niêm tuổi nhỏ. Linda cho biết anh chàng họa sĩ có một khu vườn như mộng, đẹp và nên thơ. Nghe tớI vườn hoa, Đỗ Quyên tò mò muốn đi thăm khu vườn. Linda cho biết họa sĩ di du lich chưa về, nhưng ngươi làm vuòn lúc nào cũng có mặt. Đỗ Quyên nhìn đồng hồ, gần bốn giờ chiều, còn sớm, nàng theo bản đồ đi thăm khu vườn có cái cổng trúc.

Theo bản đồ Đỗ Quyên lái xe theo các con đường có thông thẳng tắp, khoảng nửa tiếng tìm nhà, kià là cái cổng hoa đậu tiá và các khóm trúc cao. Cổng tre làm tăng thêm vẻ đẹp của vườn, đường vào vưòn tráng nhựa chạy vòng vèo giữa các cội đào um tùm lá màu đỏ rượu vang, các cội mộc lan lá to xanh bóng đây đó còn sót lại vài bông hoa nở muộn màu tím hồng như các đoa hoa sen, các cội phong Nhật lá mỏng manh, đươc cắt tỉa gọn gàng, và các bụi đỗ quyên, nàng nhìn quanh tìm người làm vườn nhưng không thấy ai, nàng cất giọng.
-Có ai trong vườn không? Nàng cao giọng hỏi hai ba lần vẫn không ai trả lờI.
Vườn vẫn im lìm, nghe tiếng nàng vài con chim bay vội lên cao hay lẻn vào các bụi hoa. Nàng như lạc vào một thế giớI màu xanh êm đềm, các giọt nắng ấm xuyên qua lá, rơi trên thảm cỏ xanh, lá xanh, nắng lung linh trên cành cao, và bầu trờI trong. Chỉ có tiếng chim ríu rít trên cành, chỉ có tiếng gió rì rào, chỉ có mùi hương thoang thoảng trong không gian, và cái tĩnh lặng của khu vườn. Đỗ Quyên quên ngườI làm vuờn, quên anh chàng hoạ sĩ chủ nhân khu vườn, nàng lướt nhẹ trên cỏ xanh, con đường tráng nhựa đứt ở đoạn nào nàng cũng không nhớ. Càng vào sâu trong vườn, cây càng cao và um tùm. NgửI được mùi rong biển nàng đoán vườn gần bờ nước. Một chiếc cầu nhỏ trôi giữa các mảng lá súng lấp lánh nước. Xa xa là mặt nước mênh mông, và rặng núi Olympic với các mảng tuyết trắng.
Đỗ Quyên quên thời gian, nhìn đồng hồ gần 6:00 giờ chiều, nàng vội trở ra cổng, đang đi nàng khựng lại vì đằng sau cội đỗ quyên, một anh chàng cao cao, cặp mắt to đang nhìn nàng mỉm cười, nửa như vui mừng nửa như tò mò hỏi cô là ai, dám vào vườn tôi không xin phép.
Nàng nhìn anh chàng sững sờ như ngừng thở, chân nàng như bị nhựa dính lại không cho bước, anh chàng vẫn mở to mắt nhìn nàng gật Đaàu chào, không hẹn cả hai cùng bước về hướng của nhau.
Tránh những giây phút ngại ngùng, nàng cườI tươi, tay cầm tấm thiệp Linda cho mình, nàng cất cao giọng:'Xin lỗI, phải ông là hoạ si Andrew Le. Vườn đẹp quá, tôi tìm ngườI làm vườn mà không thấy, thành thử . . .
Andrew hiểu ý, nói:' Ông ta đi dự đám cưới con một người bạn ở Seattle hôm nay.'
Đỗ Quyên thở phào nhẹ nhõm, anh chàng hoạ sĩ nhìn nàng hỏi:'Cô thấy vườn thế nào? Anh chàng hoạ sĩ tiếp tục:' Vườn này của một người mê làm vườn và hiểu biết nhiều về cây cảnh, bà dành rất nhiều thờI giờ săn sóc vườn. Bà lớn tuổI nên không kham nổI cái vườn quá lớn, và tôi là ngườI may mắn mua được vườn của bà.
Andrew nói tiếp:'It khi có một cô Á châu đến thăm vườn. Cô là ngườI đầu tiên vào vườn này đây. Cô ghé kiosh ngoài phố?' Andrew nhìn nàng ngập ngừng hỏi 'cô muốn xem tranh?'
Đỗ Quyên nhìn đồng hồ đã hơn 6:00 giờ, rồi nhìn Andrew phân vân, nàng muốn trở lại một ngày khác xem tranh và thăm vườn. Nàng không muốn về nhà trễ.
-Cô có vẻ vộI.
-Tôi sợ trễ chuyến phà bẩy giờ chiều.
-Cô cần vễ gấp? Nếu không cô có thể đi chuyến phà 8:30 chiều, trời mùa hạ cho nên cô không lo tối.
Nếu cô đổI ý, nhà tôi đằng kia, rồi Andrew chỉ tay về hướng các cây đỗ quyên, nóc ngói đỏ nhô cao. Tôi thèm một ly trà sen nóng. Andrew quay mình đi về nhà, Đỗ Quyên theo sau không biết nói thế nào, nàng có cảm tưởng mình nhỏ bé không cãi lại ngườI nói. Anh chàng hoạ sĩ này nàng chưa gặp lần nào, sao nghe giọng nói, giáng đi giống một ngườI nào đó trong tiềm thức nàng không nhớ đươc, nàng thở dài nhè nhẹ như bất lực trước một mãnh lực vô hình nào đó đang đẩy nàng theo sau anh chàng họa sĩ.
-Cô thích trà.
-Không. Tôi thích starbuck.
-Tiếng cườI nhẹ, như đồng ý. Phần lớn người ta mê starbuck, tôi lại thích trà. Không gì thú vị bằng thưởng thức trà trong sư tĩnh lặng của khu vườn.
Cô cứ tự nhiên xem tranh, để tôi đi pha trà rồi sẽ tiếp chuyện với cô. Phòng tranh bên trái, mời cô. Nói rồi Andrew biến mất vào nhà. Đỗ QuyêN bỡ ngỡ, nửa muốn cáo từ, nửa như bị giọng nói trầm ấm, đôi mắt to, và nụ cười duyên của Andrew níu cô ở lại.
Nàng ấp úng không biết nói thế nào, nàng nghĩ thật là khổ, bị bắt quả tang, nửa muốn chạy ra khỏi vườn, nửa muốn xem tranh và tiếp truyện vớI chủ nhân. Vô tình nàng đi vòng vòng các bụi đỗ quyên, nàng phân vân thẫn thờ, bất ngờ nghe tiếng.
Thưa cô! MờI cô dùng trà. Nhìn tấm thiệp còn trong tay Đỗ Quyên, anh chàng cười tinh quái hỏi nàng:' Cô biết tên tôi..
Đỗ Quyên biết là anh chàng muốn hỏi tên nàng, Đỗ Quyên giận nàng thiếu lịch sự, hàng ngày nàng rất tư tin, thông minh, đối đáp nhanh nhẹn, không hiểu anh chàng hoạ sĩ này là ai làm cho nàng luống cuống, ngơ ngẩn như ngày còn bé, mặt nóng bừng. Nàng thở mạnh như lấy can đảm, ngắt lờI anh chàng hoạ sĩ, Đỗ Quyên nhoẻn miệng cười thật tươi, mắt chớp chớp làm duyên, nụ cườI mỗi khi nàng muốn cua một anh chàng nào đó, nàng giơ tay nói: “Quyên, tên tôi là Đỗ Quyên”
Anh chàng họa sĩ nói: “ Đỗ Quyên. Tên một loài chim hay tên hoa. Cô thích hoa đỗ quyên chứ? Tôi là ngườI Viet Nam. Cô đến đây năm nào?”
-1975. Chạy loạn Công Sản. Nhiều khi những bất hạnh xẩy cho con người lại có các điều may đi theo. Nếu không vì họ, tôi đâu có dịp thăm vườn hoa và ngắm tranh của hoạ sĩ, một người cùng quê. Thật là lạ, như một định mệnh chúng ta là ai, tại sao không gặp nhau ở Saigon, hay Đà Lạt mà lại gặp nhau ở Winslow xa lạ. Nàng hỏi: “Còn ông, cũng 1975. Anh chàng cườI nhẹ rỗI lảng sang truyện khác.”
-Tôi vừa đi Taiwan . Cô thử món chè lam này xem có ngon không. Không biết cô còn nhớ, có lẽ cô qua đây chắc còn nhỏ, không có mấy kỉ niệm về quê nhà. Trà mạn sen nóng phải đi đôi với chè lam. Tôi thích uống trà mạn sen với chè lam là thế. Thú pha trà và thưởng thức trà rất Viet Nam những ngày tôi còn trẻ.
Đỗ Quyên bàng hoàng như trong mơ, tim nàng như ngừng đập, chân nàng đứng không vững, khu vườn quay tròn, nàng phải dựa vào cây cột hàng ba nơi hai người đang nói chuyện.
Andrew nhìn gương mặt tái xanh, hơi thở dồn dập, anh dìu Đỗ Quyên ngồi xuống ghế rồi lấy cho nàng ly nước lạnh.
-Cô làm sao thế, cô chắc bị cảm nắng.
Đỗ Quyên nhắm mắt uống ừng ực ly nước lạnh cho tỉnh. Thò tay vào túi lấy miếng chocolate nàng nói: 'Tôi có cái bệnh, đói là mặt mày xanh lè.” Nàng nghĩ không chè lam nào ngon bằng chè lam Phủ Quảng, và trà sẽ không ngon nếu trăng không tròn và quỳnh không nở. Nàng ước gì anh chàng hoạ sĩ nói vê thú thưởng thức trà nhiều hơn, xem anh có phải là An những ngày nàng còn bé.
Andrew có vẻ lo âu nói: 'Cô nên nghỉ mệt một lúc coi thế nào.'
-Cám ơn hoạ sĩ. Tôi có sao đâu. Tôi khoẻ rồi, chỉ cần một chuyến phà, mươi phút sau là tôi tới nhà.
Đỗ Quyên nhìn mắt người hoạ sĩ, nhìn miệng cười của hắn, nàng nghĩ không lẽ là người năm xưa, ngườI cùng nàng đứng trên con đê nổi nhìn chiều rơi. Người anh tuổi dại nàng đã hứa đi tìm, một năm, mười năm, một trăm năm nàng cũng đi tìm. Nàng quên anh từ lâu, từ ngày vào Nam, gần năm mươi năm trời xa cách. Đỗ Quyên nhoài ngườI muốn cầm tay anh chàng hoạ sĩ và hỏi anh còn nhớ em không, con bé hay khóc hay nhè. Nàng điên mất rồi, không muốn bị cho là ngu xuẩn nàng quyết định rời xa người này ngay. Nàng nghĩ người giống người là thường, bắc kỳ ai mà không thích trà sen, hoa quỳnh nở và nói chuyện phiếm các đêm trăng. Nàng nhủ thầm, cô ơi về đi, đừng tưởng tượng nữa, cũng vẫn cái bệnh mơ mộng viển vông. Đỗ Quyên nghĩ, ngày mai nàng sẽ đi phố, mua cho mình một quần Jean, đôi giầy leo núi, cắt tóc kiểu mới cho hợp thời trang và nằm dài nghe nhạc, thả hồn lang thang. Nàng sẽ cắt đứt cái quá khư nhiêu khê của mình. Nàng nghĩ cứ leo núi như các con bạn Mỹ, mệt lả người là hết suy nghĩ mơ mộng. Nàng quyết định đổi cái định mệnh của nàng.
-Làm phiền hoạ sĩ quá, hy vọng được xem tranh của hoạ sĩ một ngày khác(nàng muốn bay về nhà tìm lại hình ảnh xưa, không biết anh có nhận ra nàng không, chuyện đó không cần thiết, nàng chỉ biết rằng An bằng sương bằng thịt đang đứng cạnh nàng, đang nói chuyện vớI nàng, và cả hai đang thở chung mùi hương đỗ quyên nở muộn, mùi thơm rất nhẹ.)
-Để tôi theo xe cô ra bến phà, cô không phiền chứ?
Đến bến phà, nàng cám ơn anh chàng họa sĩ, cho anh số phôn nhà nàng và hứa sẽ gọi khi đến nhà khi nàng từ giã Andrew.

Sáng sớm một ngày chúa nhật năm sau, nghe tiếng chuông reo, nàng biết ngay là của ai nhưng không trả lời, miệng mỉm cười, lòng lâng lâng. Nàng nằm cuộn tròn trong nệm ấm, nghe nhạc, thả hồn lang thang.

...
Đỗ Quyên.. . Đỗ Quyên .. . Đỗ Quyên.
Cô cho tôi ngắm giáng chiều hôm nay được không. Tiếng cườI nhẹ trong máy thu băng lời người nhắn.




[
hoa xuong rong
#6 Posted : Monday, December 4, 2006 12:59:01 PM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0


[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/TisawRoadWall030.jpg?t=1173027993[/img]


NGỌN ĐỒI SUY TƯỞNG


Những cây đào vườn sau chi chít những chùm nụ bụ bẫm. Nhiều nụ hình như sắp nở, các cánh màu hồng, he hé, nhô ra khỏi lớp vỏ dày, nâu xậm đang còn ôm tròn ngang bầu nụ. Không hiểu sao thời tiết giữa tháng hai mà nắng ấm như tháng năm tháng sáu. Quỳnh hí hửng nghĩ đến các bụi húng quế với các cành tươi màu rượu chát, khóm mùi phơn phớt màu cẩm thạch non, bụi ớt lá xanh trái chín đỏ ửng trong nắng, các bụi hành răm xanh rì, bụi thì là gầy ẻo lả thơm thơm, sẽ được Quỳnh tự tay săn sóc. Khu vườn nhỏ đằng sau nhà sẽ xanh tươi và rau muống, dưa leo, cà chua sẽ bò lan man. Với bàn tay Quỳnh, cát sỏi sa mạc sẽ thơm nồng hương quê.
Trên đường từ nhà nàng, Trampway lane, dưới chân rặng Sandia Heigh tới Bộ Lao Động, Santa Fe. Con đường quen thuộc Quỳnh vẫn đi làm mỗi ngày, hơn môt trăm ki lô mét và một giờ lái xe. Có những buổi sáng ngồi trong xe nhìn khí núi nhẹ như mây và mặt trời vàng ươm chói loà đang từ từ nhô cao. Khí núi pha hồng như mây, từng mảng từng khóm tản mạn lên cao, bỏ các cồn cát nho nhỏ vàng thẫm, bỏ các cội tùng lùn. Mới nhìn tưởng như mây đang nhàn tản vu vơ, nhưng chỉ vài phút sau chúng cỏ vẻ vội vã, rộn ràng bay cao như thi nhau thấm các giọt nắng sớm, như khối người Việt tràn ra biển Đông những ngày cuối tháng tư 1975. Cả một khối người tràn ra biển như khối nham thạch nóng đỏ từ một núi nửa vô hình tuôn tràn vào lòng đại dương.
Khối người bỏ nước ra đi có các em vừa chào đời chưa đầy tháng, da mặt còn nhăn nheo được quấn tròn trong khăn lông, có những cụ già tóc trắng, có các cô gái má hồng màu nắng, có các trẻ nhỏ còn đang ôm bàu sữa. Những người đàn bà trên mọi nẻo đường, chưa một lần gặp gỡ nhau, không ngờ lại gặp nhau trong đau lòng. Trên boong tàu tối ngày 30 tháng tư 1975, các bà mẹ ôm chặt con mình vào lòng như gà mẹ xòe cánh trước móng nhọn của diều hâu đang lượn trên cao. Những người đàn bà Việt muôn đời vẫn thế: câm lặng, nhẫn nại. Những tiếng cười, những cái ồn ào, những tiếng nhõng nhèo của con nhỏ biến mất rồi trong ánh lửa Saigòn đêm cuối cùng.
Họ chẳng có mộng đi khai hoang như ông bà tổ tiên những ngày lập quốc, họ cũng chẳng muốn đi tìm một tương lai gì ghê gớm lắm, vì có quê hương là có tất cả. Nhưng họ chán rồi cái cảnh lừa bịp cũ từ năm 1953-1954. Những hận thù vô lý, nỗi lo cho bày con, bày cháu dại, nỗi buồn nhìn người thân mỗi ngày biến mất không lời tư giã. Họ chán ngấy cái cảnh sẽ phải nghe các lời trống rỗng, sáo ngôn. Họ chán ...chán hết...chán tất cả...vì biết rằng quê hương sẽ bị quay cuồng trong cơn dông bão, mọi người miền Nam sẽ rơi vào cảnh đoạ đầy. Cho nên họ lìa bỏ mảnh đất một đời yêu mến, đơn giản như thế đấy. Họ chỉ là những tâm hồn đi tìm hơi thở. Vâng, họ tìm hơi thở cho họ, cho con cháu họ- hơi thở cho một trái tim nhân bản. Các hơi thở cho tim vang nhịp đập, cho máu được đỏ hồng, như chút tự do một đời mong có. Họ không thèm biết tương lai mình đi về đâu, miễn là thoát khỏi cái không khí nhiễm độc ngột ngạt.
Thật lạ cho người của quê hương nàng, những người một đời không muốn xa ngôi nhà từ đường, một đời không muốn lìa quê. Thế mà họ bỏ Bắc vào Nam. Không ai đành lòng quên nắm ruột còn sót lại nơi quê nhà. Các món tiền, các gói quà, các cánh thơ lại bay từ Nam sang Pháp, rồi rơi xuống quê xưa. Các cụ già mong ngày hoà bình, về quê cũ nhìn người thân không biết sống chết thế nào và nhất là được gần tổ tiên. Người trẻ ao ước về Bắc để nhìn tận mắt các di tích lịch sử nào hồ gươm nơi trả kiếm của người hùng áo vải, nào sông Hồng đã một lần làm Tôn Sĩ Nghị tái mặt. Về để nhận lại anh em, các gương mặt thân yêu, chiến tranh biến họ thành kẻ tử thù. Về lại miền Bắc như nỗi lòng người đi tìm đất hứa. Thế mà giờ đây họ và trăm ngàn người Việt khác lại là những tâm hồn lạc loài trên khắp địa cầu. Trẻ, già bồng bế ra đi như những ngày tháng cũ, năm 1953-1954. Khác chăng người Việt 1975 chẳng có dịp từ giã người thân, vì họ biết rằng lần này đây rủi nhiều hơn may. Đảo dưa hấu của An Tiêm không nằm trong tầm tay với và đảo của Lỗ Bỉnh Sơn bị chìm lấp trong làn sóng dữ.
Những ngày nghỉ, Quỳnh dậy thật sớm, ngủ thế nào được khi nắng lên lỏi qua kẽ hở màn cửa, nắng ùa vào nhà từ các khung kính cao gần trần và nắng ôm choàng sky light trong phòng tắm. Nắng tự tiện, ung dung chiếm cứ mọi nơi như chính nắng là chủ nhân căn nhà. Quỳnh được nắng đánh thức, nhảy phóc khỏi giường chạy ra nhà bếp pha cà phê. Nàng ngước nhìn qua khung cửa kính cao để xem các tảng đá trắng, các triền thông còn đẹp như ngày hôm qua không. Nắng làm các tảng đá trên triền núi trắng hơn, lá thông đượm màu nắng sẽ xanh hơn, và nhất là được thấy một khoảng trời trong xanh. Triền thông có gió đang reo, còn đá thì sao nhỉ. Lòng Quỳnh còn so với đá được bao nhiêu ngày nữa đây. Đá núi về đêm như thì thầm cùng trăng, cùng sao, cùng sỏi cát. Quỳnh nghe nỗi rì rào, niềm ưu tư của đất trời lúc nào cũng xa gần bên nàng, chỉ mình nàng cảm nghiệm mà thôi.
Ngửi mùi cà phê thơm nồng, nàng để bếp âm ấm cho cà phê rồi lẻn ra vườn sau. Bị cái lạnh sáng sớm ùa đến rát mặt. Nàng suýt soa, hơi thở đọng khói trong không khí, Quỳnh run run chạy vào nhà mặc áo ấm, đội mũ len ra thăm các gốc đào.
Vườn sau là một khoảng đất trống với vài cây thông, hai cây táo, vài cây đào và vài cây bạch dương. Vài bụi cỏ gai(tumble weeds) khô, lớn, nhỏ được gió thổi chồng chất dưới hàng rào hoặc quấn chặt lấy gốc đào như không cho bất cứ một thứ cỏ dại nào mọc len vào. Đó đây vài gốc sương rồng đầy gai, xanh mốc lẻ loi, vài ổ kiến đùn lên cao, vài bụi yuca lá dầy nhọn, loại dứa dại trên sa mạc với các chùm hoa khô, khẳng khiu vươn cao và vài cụm cỏ lông nheo khô trắng. Quỳnh kéo các bụi gai, liệng chúng ra xa. Tháo bao tay, sờ vào các nụ hoa vì Quỳnh không thể tin mắt nàng được. Cả cây đào đầy nụ, lộc đã héo khô mà Quỳnh không hay. Tất cả mấy gốc đào đều bị khô héo nhưng vì thời tiết sa mạc nên nụ chưa bị rụng. Quỳnh thấy tiêng tiếc cho các nụ đào chưa kịp nở đã bị thui chột. Hoa và nụ đào héo khô như muôn triệu người miền Nam sau tháng tư 1975.
Lòng buồn, tiu nghiủ như mèo ướt, Quỳnh lặng lẽ đi vào nhà. Quẳng bao tay, áo ấm và mũ len vào một góc nhà bếp. Quỳnh bực bội trong lòng, nỗi vui mừng nhìn nắng nhìn mây biến mất. Quỳnh lẩn thẩn lấy nước tưới cho các cành Quỳnh như trong cõi mộng du. Chậu quỳnh leo, lá dài hơn cả thước, hoa nở trắng như các hoa ngọc lan nằm yên tắm nắng. Quỳnh vừa tưới hoa vữa nghĩ mông lung. Nàng lẩm bẩm:"Không thể thế được! Muôn triệu lần không! Có bàn tay Quỳnh, hoa phải nở và cây phải xanh."
Rót cho mình một tách cà phê, cà phê còn nóng bốc hơi. Nàng dơ hai tay ôm nhẹ bình cà phê sưởi hai bàn tay tím vì lạnh. Hớp một ngụm cà phê đắng nàng cũng chẳng nhận ra, Quỳnh vào phòng lấy giấy viết...

Alburquequi, ngàỵ 15 tháng hai năm 1989

Gửi chinh nhân,

Các nụ đào, căng tròn nhựa sống trên các gốc đào sau vườn chưa kịp nở đã chết khô rồi đó các anh, chúng chết khi các cánh mới nhú hồng. Có vài bông nở nhưng bị lạnh đóng băng nên ngỡ ngàng khô cứng. Hoa cũng bị đánh lừa bởi nắng ấm. Các anh cũng thế. Cuộc đời các anh có phần bất hạnh hơn nụ đào của Quỳnh. Hy vọng những tháng tới thời tiết ấm hơn, Quỳnh lại được thơ thẩn ngoài vườn. Vườn của Quỳnh sẽ xanh tươi, hoa bướm chim muông rộn ràng. Quỳnh hay có thói quen cầu nguyện cho mọi người còn lại, được may mắn nơi quê nhà. Niềm hy vọng hay chuỗi mong ước của Quỳnh thật nhỏ, nhỏ như sơị tóc. Biết là Quỳnh đang và sẽ làm được. Còn các anh, cuộc đời đưa đẩy về đâu, có kiên nhẫn được như cây cỏ hoang sơ hay là bật gốc tức tưởi hay là thui chột như cây cối ngoài vườn sau.
Hy vọng...ngày mai... Ôi những ngàỳ dài rồi sẽ qua.
Quỳnh ở đây được hai tuần rồi? Kể cả chủ nhật này nữa là 15 ngày. Những ngày trên tiểu bang mới, con chim lạc bầy và đám khí núi dưới nắng sớm nơi đây. Kể từ ngày rời Việt Nam, Quỳnh đã xa quê hơn 13 năm 10 tháng 16 ngày. Quỳnh không buồn khi nghĩ tới những ngày tháng lênh đênh nhưng thấy mình và các con mình bị thiệt thòi nhiều quá. Con nhỏ không cha trên đường đời đầy gió buị. Các người đàn bà như em làm được gì nhỉ cho các anh, cho quê hương, ngoài nước mắt, niềm tin và lòng tự hào làm người Việt. Quỳnh chẳng bao giờ khóc cho các đau khổ đoạ đầy. Chỉ biết tim mình quặn đau, chỉ biết mắt mình cay sè, chỉ biết ngước nhìn trời xanh mỉm cười cho các giọt nước mặn khô nhanh. Quỳnh cũng chỉ là một người đàn bà Việt Nam nơi hải ngoại, cô bé bỏ miền Bắc nhận miền Nam làm quê hương và bây giờ nhỏ ở đây Alburquequi. Thế là Quỳnh nửa trái cầu xa quê.
Thôi Quỳnh không viết nữa vì làm Quỳnh mủi lòng cho thân phận các anh như thân phận Quỳnh...
Quỳnh và Alburquequi,

Cả tháng nay Quỳnh thu gọn các bụi cỏ gai khô thành từng đống lớn, lấy dây cột chặt để trước nhà cho xe rác mang đi. Mỗi sáng sớm những ngày chưa có việc, Quỳnh cặm cụi thanh toán đám cây con vừa nhú dài hơn đốt ngón tay ngoài vườn. Dùng cuốc dãy cây dại đang nảy mầm mỏi tay, Quỳnh lại ngồi xệp nhổ chúng bằng tay, đợi tháng tư nắng ấm sẽ trồng rau. Cỏ dại mọc nhanh hơn thời gian Quỳnh ngồi ngoài vườn thanh toán chúng. Muôn triệu cây con mọc đày mặt đất như mạ xanh. Cây dại cứ việc mọc và Quỳnh không nản lòng, nàng nhổ cỏ sáng tinh mơ khi sương sớm còn đọng, nàng nhổ cỏ sau khi uống cà phê sáng, lom khom cặm cụi buổi trưa, ngồi xệp trên cát lúc ban chiều. Lưng Quỳnh ê ẩm những ngày đầu, chân đi lạng quạng vì ngồi quá lâu. Quỳnh như con kiến nhỏ làm không nghỉ. Hai tuần sau vườn chỉ là bãi cát vàng trơ trọi. Chiếc xe Honda nhỏ, màu nước biển và nàng, từ từ tha về vườn các bao đất, các bao phân gà, các bao hạt giống hoa và rau thơm. Các gốc hồng, các bụi Liên Thảo tím tím cũng nằm chen chúc bên nhau.
Một ngày trong tháng bảy, trời vẫn trong xanh, nắng mật ngọt, và khu vườn Quỳnh rực rỡ màu hoa. Hàng xóm nhìn bóng Quỳnh thấp thoáng tưới hoa sáng, chiều cũng vui lây niềm vui của Quỳnh, xin nàng chỉ cách làm vườn. Quỳnh cười nói:"Ngoài các công việc của người làm vườn, tôi cho hoa nghe nhạc và tôi thì thầm với chúng những gì sảy ra trong một ngày làm việc của tôi."
Buổi sáng ấy, sau khi tưới hoa, Quỳnh cắt vài bông hồng hàm tiếu màu vàng để kỉ niệm những ngày quê hương còn đoạ đày. Quỳnh ngồi vào bàn viết...


Alburquequi, ngày ...Tháng bảy năm 1989
Gửi chinh nhân,

Hôm nay là thứ bảy, tuần lễ thứ ba tháng này.
Các cô bạn hàng xóm mê khu vườn nhỏ này kinh khủng, Quỳnh truyền hết nghề cho họ rồi đó, sang năm rau thơm sẽ lan tràn trong mọi vườn hàng xóm. Nhưng Quỳnh còn dấu một điều, Quỳnh cho là không cần thiết. Đó là trong khi làm vườn, hái rau Quỳnh hay kể lể niềm mơ ước, mơ một ngày các anh được tư do. Tự do như chim bướm thăm vườn. Hy vọng các anh còn sinh lực cho ngày qua đây. Mong rằng thời gian không làm các anh mòn mỏi. Vì đất nươc, đồi núi, cỏ cây xứ này là thiên đàng hạ giới cho những người mong đến, chúng đang đợi ngày các anh đến đây. Thông vẫn reo muôn thuở, còn trăng sao vẫn kể chuyện quê nhà.
Hoa muôn màu, rau thơm xanh biếc, bướm la đà làm vui mắt hàng xóm. Họ có biết đâu rằng niềm mơ ước bị thui chột trong chiến tranh ngày nào, nay lại bừng nở như cây như hoa. Rau thơm sống trên sỏi đá tuy cằn cỗi nhưng mùi thơm thì tuyệt vời. Ớt chín đỏ ửng thât cay, rau mùi thơm mát, rau húng nồng nàn và các anh phải sống để được hít thở chút không khí nhân bản, để chăm bón niềm ước mơ làm người.
Ngày trận vong chiến sĩ năm ngoái, trong chuyến thăm vợ chồng người bạn. Quynh đi thăm Đài Tưởng Niệm những thanh niên trẻ hy sinh cho Việt Nam. Đài nằm trên đỉnh đồi thoai thoải của sa mạc, nhìn xuống thung lũng bao la. Trời hôm đó trong xanh, cỏ khô vàng khắp vùng, xa xa triền núi một màu vàng ươm của các cây bạch dương. Cái thêng thang của cảnh trí phản ảnh sự hy sinh cao quí của tâm hồn họ. Cái cao quý ở sự hy sinh, sinh mệnh mình cho người khác. Cho người họ chưa hề biết, cho mảnh đất họ chưa hề đặt chân đến. Tuổi đời họ quá trẻ, tim họ mang đầy niềm tin. Họ còn ở cái tuổi mê Rock and roll, còn thích ăn pizza, còn đang uống bia, tán chuyện gẫu ngày nào, đã ngà gục, đã đổ máu trên quê mình. Nhìn từ xa, đài với lối kiến trúc lạ, độc chiếm một vùng- lẻ loi nhưng hùng tráng. Các lá cờ phần phật bay trong gió. Bên trong có phòng triển lãm nho nhỏ, Quỳnh nghe đươợc tiếng cười nói qua máy truyền tin, tiếng súng nổ, tiếng la hét vì đau. Chút âm thanh nho nhỏ đủ để xuyên thủng màng nhĩ, đủ để làm tim ứa máu, đủ để mắt ứa lệ. Bức bản đồ Việt Nam thật to đầy đủ chi tiết các địa danh tham chiến, các tấm hình chụp các quân nhân cười rỡn, hay bị thương đứng chờ máy bay. Hình ảnh họ gợi nhớ trong em gương mặt thằng Quân Biệt Động, anh Hùng bộ binh, anh Hiền bồ con Hằng và bao nhiêu người khác đã đi vào cõi xa. Lòng nặng chĩu, Quỳnh và bạn bước vào Đài. Không khí trong Đài thật trang trọng, cách bày trí thật đơn sơ. Chiếc bình đựng nước màu màu xanh olive, cái mũ sắt bẹp vì trúng đạn, thẻ quân nhân với sợi dây đeo nằm chơ vơ trong các tủ kính, những cánh thơ nhàu nát, dính máu bạc màu theo thời gian. Các di vật một thời đã qua đang trang trọng chứng mình cái tuyệt đối- sự hy sinh không tưởng của người trẻ và cái tàn nhẫn của chiến tranh. Quỳnh có cảm tưởng linh hồn họ đang lẩn vẩn chung quanh, đang nhìn Quỳnh khẽ nói Welcome to our country. Quỳnh đáp lại một cách tự nhiên, tư nhiên như đang thì thầm cùng người thân trong một thế giới vô hình. Sorry...sorry ... you lost your lives for us. Tự thâm tâm, Quỳnh cảm thấy xấu hổ cho hai thái cực của sự tiếp đón, từ hai phương trời khác nhau. Cái khắc nghiệt đôc ác, quê mình tiếp họ và cái vị tha lòng thương người nơi đây. Làm sao mình trả nổi những hy sinh những mất mát. Làm sao làm người chết sống lại ngoại trừ Thượng Đế. Rồi Quỳnh lại nhớ đến các anh trong các trại tập trung nơi quê nhà. Tim Quỳnh quặn đau, đau hơn cả những lần từ biệt các người bạn, người thân bên cạnh các vầng đất mới đào lần chót. Hình như kỉ niệm làm Quỳnh đau hơn. Người thân của Quỳnh đâu rồi nhỉ, nhìn quanh chỉ thấy những gương mặt xa lạ ngay cả cỏ cây đồi núi. Vài du khách nhìn Quỳnh như thầm hỏi, cô đến đây làm gì và cô khóc cho ai. Cô bạn gục đầu trên vai Quỳnh nức nở như trẻ thơ, còn Quỳnh ôm bạn nghẹn ngào. Quỳnh khóc cho tất cả những người đã khuất và khóc cho các anh trong thân phận lưu đầy trên quê hương mình. Quỳnh khóc cho Quỳnh trong đài tưởng niêm, một nửa trái cầu xa quê.
Ráng đi các anh, ráng làm tròn thân phận làm nguời. Xin đừng như các nụ đào vườn sau. Vì rồi ngày mai cũng sẽ tới. Các ngày dài rồi sẽ qua...
Quỳnh và Alburquequi,

thuhuong mùa đông 1989, những ngày nghĩ đến quê hương
hoa xuong rong
#7 Posted : Wednesday, December 6, 2006 2:07:25 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/huong1.jpg?t=1173028206[/img]

Lễ Tạ Ơn
Qua rồi những rộn rã vào trường những buổi sáng đầy sương và gió lạnh những ngày đầu thu. Qua rồi những xao xuyến bồi hồi của trẻ nhỏ, mắt mở lớn nhìn các gói kẹo hấp dẫn và các đồ hóa trang trên các quầy hàng, trong những ngày chờ đón ngày hội Halloween.
Seattle, tháng mười một cuối năm là những ngày sương mù bao phủ cảnh vật. Đèn đường về đêm phản chiếu các hạt sương nhỏ, mịn màn như trăm ngàn hạt tuyết nhẹ bay rộn ràng trong không gian. Khung cảnh núi đồi đẫm ướt sương thu, đường lộ ướt át, các chiếc lá khô nằm dán mình trên mặt đường, bên rãnh nước, dưới gốc cây và trên thảm cỏ đã úa màu. Chỉ còn đâu đây vài cụm cúc gầy màu tím, màu hồng vẫn còn tươi đang rũ mình trong sương thu.
Bầu trời ảm đạm chùng thấp, cây cảnh buồn hiu là lúc mọi người mơ đến lò lửa hồng, một ly rượu ấm, một quyển truyện hay và nghe nhạc trong căn nhà ấm, mặc cho gió lạnh sương sa ngoài trời. Mùa thu là mùa của suy tư, mùa của gơị nhớ và là mùa của lãng mạn.
Mimi mê được ngồi bên lò sưởi ngắm lửa hồng, được nghe than nổ lách tách sau mỗi bữa cơm chiều hay vừa nghe nhạc vừa đọc sách trong những ngày thứ bảy và chủ nhật.
Trong nhà lửa hồng bập bùng, than nổ lách tách. Bên ngoài gío thổi vi vu làm các hàng bạch dương và các hàng phong trơ trọi nghiêng ngả. Mái nhà ai khói lam như phân vân như lưỡng lự lượn quanh co trong không gian ẩm ướt.

Robert bên ly rượu chát màu đỏ thẫm, đăm đăm nhìn ngọn lửa, chân duỗi dài, lưng dựa vào bờ nệm nhàn tản vô tư. Mimi chân xếp vòng tròn trên một cái chăn len, ngồi sát lò sưởi. Thỉnh thỏang nàng thả mấy hột hạt dẻ màu nâu vào trong lò sưởi, hy vọng rằng nàng sẽ được ăn hạt dẻ nướng tối nay. Cả hai đều yên lặng trong căn phòng ấm chan hòa không khí gia đình. Tuy không nói nhưng cả hai đều cảm thấy cái hạnh phúc tuyệt vời của họ.
Trong khung cảnh đầm ấm, Mimi nghĩ đến cảnh những người trên chiêc Mayflower năm nào, trên hoang đảo vào một mùa đông tuyết phủ.
Mimi muốn chính Robert kể cho nàng câu truyện ngày Lễ Tạ Ơn năm nao cho nàng nghe. Tổ tiên của Robert cũng đã trải qua các gian khổ khi đến định cư ở xứ Mỹ như những người trên chiếc Mayflower năm xưa. Còn riêng Mimi những đau khổ khi rời Viet Nam thân yêu ngày nào vẫn còn nguyên vẹn sắc màu như Mimi mới đặt chân đến Seattle lần đầu năm 1975. Đã hai mươi năm qua rồi mà những hình ảnh cũ vẫn không nhòa trong tâm hồn Mimi. Thưc ra thì Mimi không muốn quên cuộc hành trình trên đường đi tìm tự do đó. Nhớ đến những đau khổ xót xa một thời là để nàng tự thấy cái truyền thống giúp đỡ người khác trong các hòan cảnh đáng thương là một định luật trong đời sống hàng ngày. Ngoài ra, Mimi cũng muốn các con, các cháu luôn nhớ đến truyền thống yêu thương này. Để có dịp gần gụi bên nhau. Để nhớ và mường tượng đến những gian khổ mà chúng đã có trong đời hay nghe kể lại từ cha mẹ ông bà cô chú.
Robert nhấp một ngụm rượu chát màu đỏ thẫm trong một chiếc ly pha lê, cao cổ thật đẹp. Anh nhìn MiMi và giọng anh thật ấm, thật ngọt ngào như các giọt rượu chát đang thấm trong anh. Robert đã nhiều lần kể chuyện về ngày lễ Tạ Ơn cho Mimi trong những ngày lạnh giá tháng mười một. Bên nàng những lúc này, anh cảm thấy tâm hồn mình rộng lớn hơn và MiMi như một cô bé học trò nhìn anh say mê.
Anh và nàng từ hai phương trời xa lạ. Từ hai nguồn văn hóa hòan toàn khác nhau. Họ khác nhau về đủ mọi thứ: tiếng nói, phong tục, màu da. Họ khác nhau trong suy tưởng, khác nhau trong diên mạo, và còn cả muôn triệu thứ khác biệt nữa. Giây phút này bên cạnh lửa hồng, bên Mimi, anh vẫn muốn giữ cái truyền thống của hai người kể cho nhau câu chuyện của chiếc Mayflower. Để họ thấy gần nhau hơn, để họ thấy họ thật may mắn hơn nhiều người. Họ có tình yêu, có tự do. Đoá hoa nhiệm màu, đã nở trên đất nước này trong một mùa đông buốt gía, do một nhóm tín đồ tin chúa. Từ mùa đông xa xôi ấy, hoa tự do đã tưng bừng nở trên quê hương anh và sẽ mãi mãi nở trên quê hương anh, với những người như anh như Mimi.
....Hơn 300 năm trước, một nhóm tín đồ Thiên Chúa bỏ Vương Quốc Anh qua Hòa Lan để được tự do. Sau mười năm khỏang 100 người cùng nhau trên chiếc Mayflower qua châu Mỹ. Sau hai tháng lênh đênh với sóng với gió bão trên đại dương, chiếc Mayflower cập bến tại Plymouth Rock, tiểu bang Massachusett ngày 12/21/1620, lúc đó là mùa đông và số người sống sót chỉ còn lại một nửa. Đàn ông lên đảo xây nhà còn đàn bà con nít lo việc cơm nước. Họ xây được bốn nhà hội để săn sóc những người bệnh. Ngoài các căn nhà hội họ cũng xây được nhà ở cho mọi gia đình. Cuối tháng ba, mọi người đã ổn định, chiêc Mayflower rời bến trở về xứ Anh vào tháng tư. May mắn cho nhóm di dân này được các người bạn Mọi da đỏ như Samoset, Squanto giúp đỡ. Cả hai đều biết nói chút ít tiếng Anh và Chief Massasoit chỉ dạy họ cách làm rãy. Họ trồng bắp, đậu và barly vào tháng tư nhờ có nắng và mưa rào mỗi ngày. Nhờ mưa nắng đều hòa, hoa màu tươi tốt, cuối tháng mười nông phẩm gặt hái thu được trên mức tưởng tượng. Nhóm tín đồ can đảm đã cùng nhau chia xẻ nhừng đau khổ, hiểm nguy trên biển cả, đã từng chịu đói chịu lạnh một mùa đông qua, cho nên mùa gặt đầu tiên cũng là mùa được mùa đầu tiên của họ trên xứ lạ. Mọi người tỏ ý cảm tạ Thượng Đế đã ưu đãi họ và họ cũng muốn cảm ỏn các người bạn Da Đỏ đã giúp đỡ và dạy họ cách trồng trọt trên đảo vắng. Ông thị trưởng Bradfort quyết định chọn ngày 13 tháng 12 năm 1621 để tạ ơn Thượng Đế và là một ngày hội được mùa với các cuộc vui kéo dài khoảng ba bốn ngày.
Ngày Lễ Tạ Ơn sau mùa gặt, đã có từ ngàn xưa tại Anh, Hòa Lan, Hy Lạp và Do Thái. Nhưng không lễ Tạ Ơn nào đầy ý nghĩa và đầy dân tộc tính như Lễ Tạ Ơn của nhóm 50 người tìm tự do tín ngưỡng trên chiếc Mayflower năm 1621.
Từ đó dân vùng Plymouth tổ chức Lễ Tạ Ơn mỗi khi được mùa. Nhưng ngày Lễ Tạ Ơn vẫn chưa được chính thức trên toàn quốc, mãi sau cuộc chiến với Anh quốc dành độc lập. Tổng thống George Washington tuyên bố, ngày thứ năm của tuần lễ thứ ba tháng mười một hằng năm là ngày LỄ TẠ ƠN trên toàn quốc năm 1789. Lễ Tạ Ơn vẫn còn chưa thống nhất trên các tiểu bang miền Nam.
Mãi đến giữa thế kỷ thứ mười chín, một phụ nữ chủ bút một tờ văn nghệ nổi danh nhất thời bấy giờ, tờ Godeys Ladys Book, ý thức được sự sâu sa của ngày lễ này đã gửi thơ đến từng thống đốc mỗi tiểu bang, yêu cẫu các thống đốc tôn vinh ngày lễ Tạ Ơn là ngày thứ năm, tuần lễ chót, tháng mười một là ngày lễ truyền thống của tiểu bang. Nhiều thống đốc chấp nhận đề nghị này và nhiều người cũng đã từ chối nhưng bà không nản lòng. Và cứ thế hàng năm trước ngày lễ, bà lại gửi thơ thỉnh nguyện đến các Thông đốc các tiểu bang chưa chịu chấp nhận ngày lễ, cho đến năm 1859 Lễ Tạ Ơn được chấp nhận trên toàn nước trừ hai tiểu bang.
Rồi cuộc nội chiến sảy ra mọi người đều đau khổ, họ hầu như quên mất ngày Lễ Tạ Ơn đẫy ý nghĩa năm xưa. Khi cuộc nội chiến chấm dứt Tổng thống Johnson tuyên bố Ngày thứ năm, tuần lễ chót, tháng mười một năm 1865 là ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống trên toàn quốc. LỄ Tạ Ơn cũng là ngày lễ tôn giáo duy nhất được thừa nhận bởi chính quyền nước Mỹ....

Lửa đã gần tàn Mimi bỏ thêm củi vào lò sưởi. Robert hỏi Mimi nghĩ gì về ngày lễ này. Điều gì quan trọng mà nàng muốn duy trì và ưu ái giữ, để ngày lễ vẫn là một ngày quan trọng của gia đình hàng năm. Mimi trầm ngâm giây phút, rồi nói rằng riêng cá nhân và gia đình nàng, ngày Lễ Tạ Ơn là ngày quan trọng nàng muốn giữ. Mimi và gia đình cũng đã trải bao gian khổ để tới đây. Mimi nghĩ rằng lễ Tạ Ơn là ngày gia đình con cháu ông bà có dịp gần nhau chia xẻ niềm vui nỗi nhớ về một chốn xa xăm. Lễ Tạ Ơn vẫn sẽ là ngày lễ cảm tạ Thượng Đế đã mang gia đình nàng tới đây, đã cung cấp nơi ăn chốn ở cho gia đình nàng như 50 mươi người tín đồ trên chiếc Mayflower cặp Plymouth rock năm xưa.
Hơn thế nữa nàng muốn tiếp tục cái truyền thống giúp đỡ người trong các hòan cảnh đáng thương, để hàng năm LỄ TẠ ƠN vẫn là một ngày đầy ý nghĩa và tình người, là một ngày mọi người lại có dịp quì trước Thương Đế cảm tạ Ngài mà lòng không thấy ngại ngùng. Ngày Tạ Ơn là ngày của mọi người có dịp suy tư về những ngày qua và hướng về tương lai với tất cả tin yêu.
"....Và cứ thế em đang nghĩ đến ngày Lễ Tạ Ơn năm nay và nhiều năm nữa. Câu chuyện của nhóm người Việt Nam vì nạn Cộng Sản rời bỏ quê hương lửa đạn năm nào vẫn còn mãi mãi trong lòng các thế hệ sau. Để mỗi Lễ Tạ Ơn con cháu em lại có dịp hãnh diện về nguồn gốc...."

Robert nghe giọng nàng như một nguyện ước, như một thề nguyền. MiMi vẫn nói, giọng êm đềm thần thánh, không còn những đau khổ xót xa năm nào. Robert bỏ thêm củi vào lò và ngọn lủa lại bùng cháy to hơn. Anh vẫn lắng nghe Mimi nói như nàng đang trải lòng mình cùng Thượng Đế. Mắt nàng nồng nàn, má nàng đỏ hồng vì hơi nóng và anh nhìn thấy tin yêu trong cặp mắt người thương. Không còn là cặp mắt ướt lệ năm nào, cũng bên lửa hồng, MiMi đã không thể chia xẻ những xót xa, những mong ước của nàng.
Robert ngồi lại gần Mimi hơn, như uống từng lời nói và muốn ôm nàng thật chặt vào lòng. Anh muốn cảm tạ Thượng Đế đã mang nàng tới đây, con chim lạ từ một vùng trời lửa đạn năm xưa, không còn mỏi cánh trong hòang hôn vì có chàng ở bên.
Bên ngoài sương vẫn sa, gió vẫn thổi. Các hàng phong, các hàng bạch dương, trơ lá vẫn nghiêng ngả dưới trời thu. Trong căn nhà ấm, có hai tâm hồn cùng nhìn lửa hồng,cùng có một niềm tin, có cùng một giấc mơ, một giấc mơ đầy yêu thương và đầy tình người.

Seattle 1995 mùa Tạ Ơn
hoa xuong rong
#8 Posted : Tuesday, December 12, 2006 1:21:17 PM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/teagirl.jpg?t=1173028422[/img]

MỘT THOÁNG QUÊ XƯA

Duy, thày dạy tâm lý đang đứng trên bực giảng bài. Chàng đang nói cười thật linh dộng và Ly dưới hàng ghế chót, dãy nhà lá, đang lắng tai nghe, mắt mở lớn kinh ngạc với sự sinh động và duyên dáng của chàng.
Duy, dáng người mảnh khảnh, cao với mái tóc bồng bềnh, màu nâu xậm, chấm vai. Mắt Duy, đôi mắt to đen linh động, long lanh. Khi Duy cười, nụ cười và ánh mắt pha chút tinh nghịch của trẻ thơ. Tới giờ nghỉ, mọi người vây quanh tíu tít bên chàng. Ly rời lớp học ngồi ngắm nắng ấm ngoài song cửa, trên ngọn cây cao xa xa. Ly thích tìm chỗ vắng để được thả hồn bay cao. Đối với Ly nàng không có gì để hỏi vì Ly đã uống hết cả lời Duy trong trái tim rồi. Ly thực sự uống tất cả các linh họat, khả năng sinh động của Duy vào hồn. Ly tự nhiên thấy vui vui ... niêm vui không tên...

"Cô đang nhìn nắng hay cô đang làm thơ ..." Duy với ly cà phê trên tay bước lại bên Ly thì thầm hỏi, mỉm cười nhìn cô, vẫn môi cười chết người.
"Tôi mê nắng nhưng không làm thơ, còn ông?" để trả lời câu hỏi của Duy.
"Tôi không mê nắng nhưng đang làm thơ," Duy tinh nghịch nhắc lại lời cô nhưng đổi đi một chút.
"Có lẽ ông không là dân Seattle, chúng tôi mê nắng như mê người tình," Ly say sưa nói và nghĩ anh chàng này thật lạ, mắc mớ gì mà gợi chuyện với nàng đây.

Sau giờ học có dịp nói truyện, Duy cho biết chàng mê triết Đông, hay suy tư, không thích chỗ đông người và nhất là yêu thiên nhiên. Duy còn cái bệnh mê thơ nhạc, mê văn chương như mê cuộc đời. Ly cúi đầu lắng nghe, nhẹ mỉm cười nghĩ:"Chưa ai hỏi mà đã khai hết cả rồi"
Ly cho Duy biết nàng thích nắng, thích mây, thích gió và thích ngồi một mình để suy tư. Họ nhìn nhau như đã quen nhau tự thuở nào.
Thời gian qua nhanh, Duy thăm Ly tại phòng làm việc. Duy cười vui như trẻ thơ và từ đó họ quen nhau, đơn giản không màu mè điệu bộ. Nhớ buổi cơm trưa lần đầu, Duy nhìn Ly không chớp mắt, nàng phải phe phảy tay làm Duy chớp mắt và nói:"này, đừng nhìn tôi kiểu đó chứ. Có nghe tôi nói chuyện không hay là đang giả bộ đấy."
Nhẹ mỉm cười, Duy nhắc lại lời Ly nói không sai một chừ, và nhìn sâu vào mắt Ly như thì thầm:"Tôi đang bị cô hớp hồn rồi! Cô có biết là tôi sẽ không còn tâm trí đâu làm việc sau buổi cơm này!" Ly dấu sự xúc động khi Duy nhìn mình, nàng cúi mặt như tránh cặp mặt tinh nghịch của Duy. Từ đo Duy gọi điện thoại nói chuyện với Ly hàng ngày, tự nhiên Ly bị bệnh mong điện thoại...

Từ nhỏ Ly lúc nào cũng nhát như thỏ, có con bạn nhà quê, lang thang cùng bạn trên cánh đồng suốt mùa hạ. Thích bắt muồm muỗm xanh xỏ vào cọng lúa, nướng thơm lừng nhà bếp, suýt xoa ăn, mặt mày lem luốc. Theo anh đi bắt cá đá, những con cá với những cái vây nhỏ, những cái đuôi màu, xanh, tím, đỏ đậm. Khi thả trong những bóng đèn thủy tinh chúng lượn qua lượn lại, dương cặp mắt tròn quay như thầm hỏi nhỏ:"Khi nào thi tôi có cuộc đấu đây." Những ngày nắng hạ của Ly là thế. Khi khôn lớn Ly mê hoa lục bình bồng bênh trôi giữa dòng, bụi dừa nước lá xanh thắm, những cành me, cành phượng la đà trong nắng, những chiếc lá bàng đỏ hồng vào thu, những đám sương mù cao hơn hàng dậu dâm bụt. Trong quá khứ con nhỏ sợ đau khổ được nếm mùi đau thương, được rèn luyện thật nhiều thế mà trái tim Ly cũng vẫn thế, muốn đời phải đẹp để đền bù cho những bất hạnh không may.

Một ngày đẹp trời, ngày Ly nhìn nắng còn chàng làm thơ, con chim lạc đàn ngày nào không còn đơn chiếc. Ly ấp ủ và tôn thờ hạnh phúc riêng, hạnh phúc hai đứa đã trải qua trên mười lăm năm vun xới thương yêu. Hạnh phúc đó có khi hiền hoà như dòng sông nhỏ, khi xao động như biển Đông, khi dịu êm như gió nhẹ, khi xót xa như nắng dát. Ly và chàng đã vượt qua những đọan đời đầy thử thách nào tiếng nói, phong tục tập quán và ngay cả trong sự suy tư. Ly tự hỏi có bao giờ độ nóng của các tia nắng mặt trời đo bằng cái êm dịu của ánh trăng ngày mùa. Chắc hẳn sự sai biệt muôn triệu lần giữa nồng độ âm dương. Nhưng tình yêu của Ly và chàng, một như lửa đỏ đụng vào bỏng da cháy thịt và một quá dịu êm, quá nhu mì, lại là một hài hòa tuyệt vời, là cung bậc yêu thương, là ước mơ, một thành công của người với người.
Họ đã từng lang thang trên núi cao, ngắm mặt trời quay tròn vũ trụ và ngửa mặt nhìn trăng khuya, những đêm êm đềm. Duy đã từng sưởi ấm nàng trên vùng trời đầy tuyết, đưa Ly vào những vùng sa mạc hồng, được thấy tận mắt những dấu tích một nền văn minh đã mất. Đời họ đẹp như lá đổi màu, ấm như nắng hạ Seattle. Hạnh phúc họ, êm đềm hiền hòa như nắng thu, nồng nàn như hương hoa bưởi...

Ra khỏi phi cơ, hai đứa thực sự đang đứng trên hòn đảo lớn nhất của các đảo Hạ Uy Di. Nắng ấm, nắng vàng, nắng hiền hoà yêu thương, không những cho Ly cái cảm giác thân thương của những ngày thật xa quê hương mà còn làm tóc nàng tươi màu hạt dẻ. Còn gió đượm nồng mùi muối, mùi hoa sứ phả vào mặt, đưa Ly về một chốn thương yêu trong những giấc mơ nàng không muốn thức giấc. Ly nhắm mắt, ngửa mặt tắm nắng, để gió chải tóc, để hương bông sứ thấm vào từng chân tóc, từng tế bào, để cảm thấy tất cả hương vị quê hương.
Duy chạm nhẹ vai Ly, vuốt làn tóc phất phơ trong gió, khẽ nói:"Ly, em lại mơ mộng rồi phải không? Trời đẹp quá!"
Lười biếng, Ly mở mắt nhìn chàng rồi nói:"Duy ơi, em có cảm giác như em đang ở quê nhà. Anh thấy hoa sứ không: màu hồng, đỏ, trắng, vàng. Hàng rào bông bụt vớc các hoa đỏ chót đang vươn mình trong nắng. Những cành trúc đào với các chùm hoa màu hồng nhạt đang đong đưa. Những cây dừa gầy, lả ngọn, cao vót lên trời xanh."
Ly miên man nói như môt trẻ thơ bên chàng. Bãi đậu xe, hàng phượng vỹ lá cành xum xuê, các bụi bông giấy. Nhìn chỗ nào cũng thấy Việt Nam. Tự nhiên Ly nghe tiếng cười nói reo vui cuả bầy trẻ nhỏ đang tranh nhau chạy tìm bóng mát. Những gương mặt bẫu bĩnh màu da đồng, những mái tóc vàng cháy nắng, những đôi mắt xanh màu trời, chạy qua mặt Ly, thế mà nàng ngỡ chúng đang nói tiếng của quê hương.
Tim Ly bồi hồi xao xuyến, nhịp tim reo vui trong nỗi vui nhìn nắng gíó và nhưng hàng cây quen thuộc. Ly khẽ gọi tên Viet Nam và nghe nghèn nghẹn trong lòng. Ly nhủ thầm, rồi cũng sẽ có môt ngày mình về quê hương. Cho tới bây giờ, hơn hai mươi năm sau chiến tranh, người của quê hương Ly vẫn còn đói khát, vẫn còn quá nhiều bất hạnh. "Chiến tranh ơi, mi thât tàn nhẫn, mi đã chết tự lâu rồi mà quê ta cũng vẫn chìm đắm trong đói nghèo," rồi nàng cúi đầu:"Xin Người, trên cao thương bày chiên lạc."
Duy gọi to:"Có xe rồi, đi về nhà đi em." Ly bước theo Duy lòng bâng khuâng.
Duy vồn vã hỏi:"Em sẽ mê đảo này?"
Một nỗi buồn không tên tự nhiên nhốt Ly trong yên lặng, trong tối đen vào những bất hạnh của một Việt Nam sau chiến tranh. Niềm mơ ước một quê hương an bình, được nghe tiêng cười trẻ thơ, được nhìn miệng cười của ngoại và nhất là được nhìn niềm vui toát ra từ những cặp mắt trong sáng của những người tình. Quê Ly đó vẫn còn một trời đau thương. Nàng nghe đâu đây tiếng hát Việt Nam, như nghe đâu đây điệu ru buồn của mẹ. Bầy trẻ nhỏ vẫn thiếu sữa đói ăn như ngày Ly còn nhỏ, và ngoại của muôn người vẫn còn nằm hiên ngoài ủ ê thiếu thuốc...
...Cỏ ơi, mau xanh màu hy vọng.
...Ruộng đồng ơi, xin bông lúa nặng chĩu tình người.
...Mưa ơi, xin gột rửa niềm bi hận.
...Thượng Đế ơi, xin thương xót một Việt Nam.
Ly lẩn thẩn biến mất, trôi dạt về một cõi buồn muôn thuở...
Ly mê man như trong một giấc chiêm bao. Ly hỏi chàng:"Chắc anh sẽ mê Việt Nam! Đẹp hơn đảo này nhiều!"
Duy không nghe rõ, quay cửa sổ xuống, gió ùa vào thật mạnh, tóc ly bay phần phật.
Không nghe Ly cười nói như mọi ngày, Duy nhìn Ly băn khoăn:"Em nói gì? Em mệt phải không? Sao tự nhiên em như mất hồn vậy."
Ráng cười thật tươi cho Duy vui:"Ồ, em nói nhăng nói cuội ấy mà! Đừng để ý! Em đang vui bên anh đây." Ly nghiêng đầu nhìn chàng.
Hai bên đường hàng bông giấy màu tím hồng đang xôn xao trong nắng trong gió. Xa Xa giữa cánh đồng phún thạch chồng cao chồng thấp xen lẫn các chùm hoa cỏ đang rạt theo chiều gió. Đó đây hàng dừa lả ngọn, các chùm hoa vông đỏ đang rực rỡ trong bầu trời xanh lơ. Thoang trong gió một giọng ca, giọng ca cô gái hải đảo. Giọng ca đó đưa hồn người vào cái bồng bềnh chơi vơi của sóng, cuả rong rêu trôi lềnh bềnh trong biển, đưa hồn người vào cái lả lơi tình tự của các cành lá dừa trong gió, vào những điệu vũ mê hồn.

Trên đường về nhà trọ, Duy lái vòng bờ biển, nhộn nhịp người qua lại quần cụt, áo may ô, săng đan, mũ cói trên đường dưới bóng hàng dừa ven đường. Có những cô, cậu da thấm nắng như màu đồng, làm Ly ngẩn ngơ nhìn. Thân thể họ mảnh mai thon nhỏ dịu dàng như liễu. Ly mường tượng đến những ngày còn là học trò, có lẽ nàng và bạn cũng vô tư cũng hồn nhiên như họ...
Con phố tuy rất ngắn nhưng nhiều quán ăn, nhiều tiệm bán quần áo thích hợp cho thời tiết nơi đây, nhất là loại quần áo dân hải đảo mặc hàng ngày. Phải là loại hàng dệt bằng bông gòn thứ thiệt hay là loại hàng lanh mềm với màu sắc thật tươi, in hình hoa sứ, hoa phương, hoa giềng, hoa chuối(loại cây cảnh) xen lẫn lá dừa lả lơi trong gió, lá dong, lá rêu mỏng manh, đồi núi suối, biển và các loại cá muôn màu. Đã đến đây rồi ai cũng muốn thành dân Hạ Uy Di hết. Hàng bánh kẹo loại nào cũng làm bằng hạt Amacadamia cả, hạt này bao chocolate, coffee, butter, dừa hay để như hạt sen trần là món kẹo Ly và Duy ưa thích nhất. Các cô cậu choai choai trong các bộ đồ tắm, tiết kiệm vải tối đa, hình ảnh quen thuộc đẹp mắt, quí vị xồn xồn tròn trịa cũng thi nhau trong các kiểu áo dịu dàng hấp dẫn. Dù quấn ơ hờ một miểng vải mỏng hàng Hạ Uy Di ngoài chiếc quần tắm, dù chui mình trong áo Mumu rộng thùng thình, ai ai trông cũng nhàn tản vui tươi.
Ly thấy họ vui quá, cứ nhìn gương mặt, màu da, cứ nghe giọng cười, câu chuyện hàn huyên là biết họ thoải mái thế nào. Nàng nhìn Duy khẽ nói, đời họ hiền hòa quá, đâu cần quần áo cầu kỳ kiểu cọ:"Duy ơi, có lẽ chúng mình nên dọn nhà về đây đi."
Duy đồng ý ngay lập tức:"Anh mê lắm. Cái văn minh con người thành thị làm mất đi bao thi vị đời sống. Càng ít nhu cầu càng tốt," chàng chỉ mê những chỗ vắng vẻ thế mà lại trả lời nàng nhanh như gió thế này, có lẽ Duy cũng đang bị say vì cảnh nhàn hạ nơi đây.
Ghé vào tiệm cho thuê các dụng cụ bơi lội, Duy thuê hai bộ đồ lặn xem cá đang bơi. Ly không những không biết bơi còn sợ nước cho nên cô nàng không quên thuê luôn cái phao. Có phao rồi Ly hớn hở nghĩ tới các con cá vàng, xanh tung tăng trong nước bên nàng và cứ có cảm giác cô bơi như cá.
Hàn huyên cùng người cho mướn dụng cụ với tấm bản đồ trên tay Duy mỉm cười có vẻ hài lòng. Duy bảo Ly sáng mai sẽ ra bãi biển đùa với cá muôn màu, bơi với thần sóng, các nàng đồi mồi hiền như "ma soeur".
Trời có vẻ oi bức nên Ly bị nắng hải đảo làm cho khó thở, ngay cả phút oi bức này cũng gợi nhớ Việt Nam.
Xe chạy khoảng mươi phút, giữa cánh đồng đen màu hắc ín đã thấy vài khóm thốt, những cây dừa gầy đang nhè nhẹ run trong gió. đúng là chỗ nhà trọ rồi. Trông khu này xanh mát như một ốc đảo với cỏ xanh, suối, hồ, sông nhỏ, sân gôn, các cây cành lá giao nhau cho bóng mát. Phòng của họ trên lầu hai. Ngoài phòng ngủ rộng, phòng khách thênh thang, bao lơn với bộ bàn bốn người và hai ghế dài nằm phơi nắng. Trước phòng là con suối nhỏ nhân tạo, nước đổ dồn dập trên các tảng đá lớn, rồi chảy vào con sông nhỏ bên thảm cỏ xanh. Một chiếc cầu nhỏ dẫn lối vào nhà. Hình ảnh hàng dừa cành lá phất phơ trong gió in sâu trong hồn Ly. Nhất là những cây cau, Ly thấy như nàng tìm lại được chuỗi kỷ niệm ấu thơ nàng đã đánh mất từ lâu. Ly lặng người ngắm nhìn như bị thôi miên quên cả mệt và cái oi nồng cũng biến mất.
Tấm màn cửa voan trắng mỏng gió thổi mạnh quấn vào Duy, chàng đã cầm trong tay ly rượu nhẹ, đến bên Ly nói nhỏ:"Cây dừa nhìn thanh và duyên dáng quá! Em đi thay quần áo mát rồi chúng mình thả bộ nhìn chiều rơi trên biển đi."
Ly nhìn chàng mỉm cười đi vào phòng, vài phút sau cả hai đang đứng trên mỏm đá nhìn sóng nhìn nước. Tiếng sóng ầm ì xa gần bất tận. Màu cam nhạt đang xuống dần chân trời ngoài xa. Màu xanh đậm của biển lẫn vào màu âm u của mây, chỉ mươi phút sau phiá chân trời còn sót lại một chút màu vàng lợt. Trong bóng tối cả hai ngồi bên nhau tuy không nói tâm hồn họ thật gần nhau.
Trên đường về nhà Duy hỏi"Việt Nam có lẽ cũng êm đềm như thế này, em nhỉ. Anh có lẽ sẽ mê!"
Ly nắm tay Duy chặt hơn rồi tựa nhẹ đầu trên vai chàng như thầm cảm ơn. Nàng khẽ nói:"Em có bao nhiêu ngày vui trong cuộc đời từ khi đến đây. Em không nhớ hết, còn những ngày buồn cứ quanh quẩn đâu đây. Trong lúc êm đềm nhất nó cũng về chia phần vui của em."
Duy xiết nhẹ tay Ly:"Xa quá rồi em. Hãy biết rằng em là người may mắn và cả anh nữa anh là người may mắn có em."
Rồi họ lặng yên bên nhau dưới các tàng cây. Màn đêm xuống thật mau, muôn vàn ngôi sao đang lấp lánh trên vòm trời cao.

Big Island, tháng giêng 1996
hoa xuong rong
#9 Posted : Sunday, December 17, 2006 12:44:03 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/April2006020.jpg?t=1173028904[/img]

LƯỚI MƠ

Nắng...Nắng...Nắng...

Nắng làm tuyết lấp lánh, lá thông xanh mượt, nước hồ thay màu, làm trời trong hơn và nhất là lòng người hớn hở cùng nắng. Sa đang còn nằm nướng trên giường cũng biết nắng đã lên trên đỉnh đồi, trên các đỉnh thông thon thon thẳng tắp ngút ngàn. Chắc hẳn cặp vợ chồng ngựa già trên đồi đang lững thững nhai cỏ rồi đây. Tiếng chim ríu rít trong các bụi cây làm Sa mỉm cười. Nàng hình như nghe được cả tiếng suối rí rách xa xa, tiếng sao động của các lộc non đang nhu nhú từ các cành cây sần sùi rêu mốc. Có lẽ giờ này mẹ con nhà chim trĩ đã tung tăng nơi bìa rừng rồi.

...Mẹ ơi, nắng đã lên... ngựa già đang sưởi ấm... chim hải âu đang bay... và mẹ...ha...ha... còn nhõng nhẽo...ha ...ha ... ha...

Tiếng San hô rộn ràng trong điện thoại, có lẽ cô nàng muốn qua thăm mẹ rồi đây. Con bé út, gầy guộc hai tuổi rưỡi, suýt lạc trong trại tị nạn ngày naò nay đã biết trêu mẹ. Sa lười biếng bước ra khỏi giường, khoác chiếc áo choàng màu đỏ cho ấm, sỏ chân vào đôi giầy ngủ cùng màu, nàng kéo màn cửa phòng ngủ, rồi phòng tắm, cho nắng ùa vào phòng.
Cho tiện việc Sa sửa sọan cà phê từ tối qua và sáng ra nàng chỉ cần ấn tay vào cái nút điện là sẽ có cà phê ngay.
Qua khung cửa sổ phòng ngủ về hướng nam, ngọn Rainier với tuyết trắng phủ đầy êm đềm trong nắng, vài sợi mây màu cam dịu dàng như các vạt lụa mỏng la đà bay trong không gian. Còn rừng thông vẫn xanh ngắt ngút ngàn, vẫn im lìm nhẫn nại, vẫn bao dung bình dị như lòng mẹ.
Sa mỉm cười nghĩ đến các con, những con nghé èo uột, ọ ẹ năm xưa trên chiếc tàu 501 ngày nào. Kim và Lan còn được ba cho đi thăm các chiếc tàu tuần của Giang đoàn tuần thám 33 một vài lần trên sông lạch Cân Thơ. Còn Quỳnh quá nhỏ, chưa một lần được sờ vào thành tàu, chưa một lần được theo ba lên tầu lúc hai ba giờ sáng, chưa một lần được bước chân xuống các tàu biển, cho nên chỉ biết ngồi trong lòng ngoại, nhìn đám đông chung quanh, nhìn các chiếc tàu lớn xa xa, nhìn sóng biển với cặp mắt ngỡ ngàng xa lạ.
Buối sáng đầu tiên trên chiếc tàu tị nạn, cho con uống ly sữa pha nước lã cho con đỡ nhớ, vì đêm qua nàng không có sữa cho con. Đưa ly sữa nhỏ xíu vào gần miệng con, Sa khẽ nói:"uống sữa đi con."
Lan nhìn vài người trong quân phục khaki giống ba mỗi khi về thăm nhà, mặt xịu xuống, đặt đôi môi tái vì lạnh vào thành ly, nhấp một chút, một chút rồi bé lại ngừng nhìn mẹ, rồi bé cũng uống hết ly sữa lạnh. Lan khẽ hỏi:"Ba con đâu?" và nghiêm trọng nói:"từ hôm nay, con không thích uống sữa nữa."
Sa nhìn con khẽ trả lời rồi chỉ tay vào các chiến hạm đang vượt sóng xa xa:"Cõ lẽ, ba con trên một trong các chiêc tàu xa kia." Lòng quặn đau vì lần đầu nói dối con, Sa biết hơn lúc nào hết Lan muốn được ba ôm vào lòng, một cõi an bình con mình hằng ao ước. Một bình Pyrex sữa nóng lúc hai giờ sáng không thế nào thiếu của bé, thế mà sáng nay con bé đứng thẳng người, ưỡn ngực, mở to đôi mắt đen huyền vói hàng mi cong, cái miêng răng sún, nhìn mẹ rồi tuyên bố "con hông thích uống sữa nữa." Tiếng nói của con như một tuyên ngôn quyết liệt, như một lời hứa yêu thương, như một sợi dây vô hình cuốn tròn đời con đời mẹ. Sa hôn lên chiếc má bầu bĩnh, kéo con vào lòng nàng khẽ nói:"cảm ơn con."
"Con cũng thế, hổng thèm uống sữa nữa, nghe mẹ," Kim ngày thường ít nói, sáng hôm nay lênh đênh trên đại dương cũng nhìn mẹ cười, nụ cười làm ấm lòng Sa. Kim oai phong như sát cánh bên em, bên mẹ. Sa cảm thấy mình mạnh hẳn lên như có cả ngàn quân bên mình. Ôm hai con thật chặt, Sa cố gắng không khóc, nhưng sao thấy đau quặn trong lòng. Nàng thở một hơi dài, nén sự xúc động rồi làm bộ dẫn con dạo quanh tàu. Ngoài xa các tia sáng đầu ngày rực rỡ trên cao, Quỳnh, bé út vẫn còn ngủ say, êm đềm trong lòng ngoại.
"Xin cho chúng con được bình an trong tay Người," Sa âm thầm câu nguyện...

Dù không muốn khóc, nước mắt vẫn lăn tròn trên má mỗi khi hình dung đến vóc dáng, điệu đứng, lời nói quyết liệt của các con trên boong tàu năm naò, Sa vẫn thấy lòng quặn đau. Vì các con chính là phần đời của nàng, không có các con chắc gì nàng đủ can đảm cho đến ngày nay.
"Xin cho chúng con bình an trong tay Người," Sa khẽ nhắc lại lời câù xin xa xôi năm xưa.
Mùi cà phê thơm lừng phả vào mũi, Sa bị quyến rũ bởi mùi thơm nhảy phóc khỏi giường. Rót cho mình một ly cà phê đậm, Sa lại bàn viết, lấy thư của Kim đọc lại. Mặc dù nàng đã thuộc lòng nguyên vẹn lá thơ, nhớ từng nét chữ, màu mực. Trở về giường, lấy hai gối để sau lưng cho êm, để vừa đọc thơ con vừa nhìn nắng. Nắng sớm của một ngày, nắng xuân hiền như màu hoa cau, những chùm hoa màu vàng nhạt đong đưa trong gió.

...Mẹ của con,
Con nhớ đến hình ảnh mẹ đứng ngoài lan can nhìn xuống thung lũng rừng phong trong bữa tiệc ra trường của con và em. Con nhớ đến nụ cười hiền của mẹ và con nhớ đến mắt me long lanh. Mẹ của con những ngày vui cũng không trọn vẹn.
Con chỉ biết rằng mẹ là tất cả, mẹ cho con niềm tin, mẹ cho con một tương lai và mẹ cho con làm người. Còn gì hơn tình yêu của mẹ cho con. Mẹ vẫn thường bảo con trong đau khổ nẩy mầm hạnh phúc. Niềm hạnh phúc nào sánh được tình mẹ cho con.
Con sao quên được, con là người Việt. Con chào đời trên một quê hương bất hạnh, nơi con không được phép dung thân. Con không có những nuôi tiếc, vì con biết gì để tiếc nuối về một quê hương, con chưa được một lần gần gũi. Mẹ hứa sẽ đưa còn về một ngày không xa và con đang đợi ngày ấy đó mẹ.
Mẹ, con làm sao quên được, con có ngày hôm nay vì mẹ, vì ngoại, vì đại gia đình của con. Con có cả tuổi thơ ngà ngọc mà biết bao đứa bé như con không có: những đứa bạn mắt xanh tóc vàng, những đứa bạn da đậm màu cà phê của con, những đứa bạn cùng con trong thời thơ ấu. Con tuy là chim đang tập bay trong vòm trời lạ, nhưng con sao quên được cội nguồn. Con quên sao được chiếc tàu chiến năm xưa, chiếc tàu chở đầy tình thương đã cho con và bao nhiêu đứa trẻ như con một tương lai, một thế giới an bình, những đêm ngủ không tỉnh giấc lo sợ không có ngày mai. Chiến hạm đó cũng chở niềm mơ ước của ba con, niềm tin cậy những người bạn chung một màu cờ, một lý tưởng, một màu áo quê hương, màu xám ngọt ngào thơm mùi rong, mùi muối biển. Tiếc rằng ba con không còn để được nghe ba kể chuyện vượt sóng, để được nghe ba kể niềm mơ ước.
Mẹ bảo con chiến tranh làm thui chột ngay cả nhừng ước mơ đơn giản nhất. Như những giấc mơ có một giấc ngủ an bình. Mẹ và những người cùng binh chủng trên chiếc tàu tình thương đó cho con muôn ngàn giấc ngủ an bình mà không cần mơ ước phải không mẹ.
Mẹ, con ao ước được nghe mẹ cười ròn trong những ngày vui vì chiến tranh đã mờ nhạt trong quên lãng. Con muốn mẹ biết rằng con hiểu mẹ. Rồi cũng sẽ có một ngày, một ngày không xa, con được nhìn mẹ kể chuyên vượt biên cho bày cháu dại, tóc mẹ trắng phau, mắt mẹ trong xanh không còn long lanh nước. Con muốn thây mẹ thật vui, vui như lòng con thương mẹ, để mẹ thấy rằng mẹ đã cho con một trời hạnh phúc.
Mẹ, hôm qua trong mơ, con thấy mẹ nói truyện với hải âu và mẹ cười ròn rã.
Mẹ, mẹ có biết là con thương mẹ không.
Con
Kim

Sa mỉm cười đưa tay lau nước mắt lăn trêm má, thì thầm cùng con:"Mẹ đang vui khi đọc thơ con đây, mẹ đang bơi trong niềm hạnh phúc."

Bing...bong...
Bing...bong...
Bing...bong...
Chắc lại Quỳnh rồi đây. Con bé có chìa khóa mà sao còn bấm chuông. Đang toan sỏ chân vào giầy đã nghe tiếng chạy thình thịch lên thang lầu, rồi cửa mở toang và Quỳnh chạy vào phòng với chậu hoa thuỷ tiên trong tay. Những củ thuỷ tiên trong chiếc bình bằng sứ hồng, bao phủ bằng các hạt đá nho nhỏ hình tam giác màu rượu chát. Những đọt màu xanh vươn thẳng với các bầu nụ bụ bẫm màu xanh lá mạ cao khoảng hai gang tay, lá thủy tiên hãy còn ngắn. Để hoa bên cạnh cửa sổ, cô nàng chạy lại bên mẹ, hôn trán Sa rồi nhảy lên giường chui vào chăn nằm bên cạnh.
Quỳnh ngước nhìn mẹ, tựa đầu vào vai mẹ, cô cười thật tươi rồi hỏi mẹ nhưng cũng thừa biết tính mẹ mình:"Mẹ, sao không trả lời phôn? Mẹ nhõng nhẽo quá, hãy còn nằm trên giường." Sa nhìn con trừu mến nhưng không trả lời như thầm bảo, con biết tính me. Đôi lúc Sa cũng muốn làm nũng với con cho bù lại những ngày phải làm bộ khó với các con. Sa nghiêng đầu tựa nhẹ vào con.
Nghe tiếng động Sa hỏi con:"Ai làm gì dưới nhà đó con?"
Chị Lan đó mẹ, sẽ lên gặp mẹ ngay. Vừa sỏ chân vào giầy xong, Sa muốn xuống nhà gặp con, đúng lúc Lan đang bước vào phòng. Trên tay Lan bình hoa với các cành khẳng khiu được cắt gọn ghẽ, xen kè các chiếc gai dài màu nâu nhạt là các chiếc nụ no tròn, hồng đậm. Vài bông đã nở xoè các cánh dầy như nhung, có những nụ chớm nhô chút màu hồng e lệ, có những nụ còn cuốn tròn màu hạt dẻ. Để hoa lên bàn viết, Mây hồng nghiêng bên này rồi nghiêng bên kia ngắm hoa. Không vừa ý cô nàng dơ tay rút một hai cành ra khỏi bình, rồi lại cắm vào trong chiếc bình cho vừa ý. Như có vẻ vừa ý với bình hoa, Lan chạy lại hôn lên má mẹ và nói:"Biết mẹ thích hoa, con biếu mẹ bình hoa Mộc Qua...
...Hoa Mộc Qua, ông ngoại con thường trưng hoa này trong ngày Tết, trên chiếc đàn dương cầm trong phòng khách..."
Sa âu yếm ngắt lời con, vỗ xuống giường cạnh nàng và nhích vào trong một chút cho con ngồi:"Ngồi xuống đây," và nói:"Yên chí hoa của con cho mẹ là phải đẹp rồi."
Lan ngồi lên mép giường kế Sa, giang tay ôm mẹ rồi hôn lên nhẹ lên má Sa. Sờ vào ly cà phê thấy cà phê lạnh ngắt, Lan nói:"Mẹ, cà phê của mẹ nguội rồi. Để con thay cà phê nóng cho mẹ. Con và Quỳnh muốn nấu cháo gà sáng nay. Mẹ không khoẻ mấy hôm rồi, mẹ còn nhớ không?"
Nhìn con âu yếm sa thì thầm:"Mẹ cảm xoàng thôi, không phiền các con. Để mẹ dẫn các con đi tiệm ăn tỉm sắm."
Quỳnh có vẻ không bằng lòng, giang tay ôm chặt Sa rồi nhõng nhẽo:"Ứ...Ừ...mẹ...nhưng mà Lan và con muốn...nhé mẹ," như sợ mẹ không bằng lòng, Quỳnh đánh đòn tâm lý:"Con không thich tỉm sắm, chỉ muốn nấu cháo gà thôi...ngoại nói con nấu cháo gà ngon lắm."
Biết các con muốn làm vui lòng mình, Sa sung sướng nói:" Ừ nhỉ, mẹ cũng thích cháo gà lắm. Khi nào thì mẹ được ăn sáng đây," nghe mẹ đồng ý cả hai chạy xuống nhà như bay. Sa nghe tiếng nồi soong chạm vào nhau, tiếng nước chảy ào ào, tiếng nhạc mở lớn. Sa mỉm cười, cảm thấy cái hạnh phúc hiện hữu, êm đềm như nắng ngoài khung cửa, như cội đào với các chùm hoa mỏng manh đang vui cùng nắng.
Bước ra khỏi giường với ly cà phê còn nóng, Sa mang thư con bỏ vào hộp thơ trên bàn viết, rồi lững thững bước tới cửa sổ phòng ngủ nhìn các giải mây trắng lang thang trên đỉnh ngọn Rainier. Đâu đó hải âu đang bay liệng trong vòm trơi xanh nhạt. Các cụm khói từ các lò sưởi đang lững lờ trong không khí lạnh của các ngày chớm xuân. Giò phong lan bên cạnh cửa sổ phòng tắm, lá xanh tươi nhọn vút, hình như lá cũng đang mỉm cười cùng nắng, cùng Sa.
Soi mình trong gương, Sa thấy người đàn bà nào đó, không phải Sa của những ngày trong sân trường đại học gần chợ Saigòn, cũng không phải Sa của những ngày có chồng là lính, cũng không phải Sa những ngày trong trại tị nạn, và nhất là không phải Sa của những ngày đóng cửa kín nằm một mình. Dơ tay vuốt nhẹ nếp nhăn đuôi mắt, hong tóc trước gương đếm các sợi tóc đen để thấy mình không còn trẻ nữa, nhưng Sa không cảm thấy tiếc tuổi trẻ mình qua nhanh. Nàng thấy lòng lâng lâng nhìn con khôn lớn, nhìn mắt con xanh trong, nhìn tóc con đen mượt, nhìn da con hồng hào. Ôi tuổi trẻ của con là niềm vui của mẹ, là hiện thân một phần đời của mẹ, là niềm ao ước khi mẹ dẫn con xa quê làm dân tị nạn.
"Trong đau khổ nảy mầm hạnh phúc..." chiến tranh, chết chóc, nước mắt, những ngày dài lo âu, những đêm dài mất ngủ Sa vẫn thấy đâu đây niềm ước mơ phải đến, hạnh phúc phải đến trong cuộc đời cô đơn của mình. Hạnh phúc phải đến vì Sa đã tìm nó trong suốt cuộc đời làm vợ làm mẹ. Nước mắt lại lăn trên má Sa, những giọt nước mắt vui...
Sa cảm thấy khoẻ hẳn khi các con đến thăm. Sa thì thầm cùng mình:"Không thể ốm hoài được." Sa vào phòng tắm mở nước nóng cho vừa đủ ấm, nàng bước vào giữa những giọt nước ấm như bước vào những chuỗi ngày mơ. Nước cuốn đi những niềm bất hạnh trong những ngày dài chinh chiến, nước cuốn trôi những lo âu làm mẹ, nước cuốn đi những giọt nước mắt đã bao nhiêu lần Sa thề không cho rơi khi làm người tị nạn. Trong giòng nước ấm, mọi bọt bèo rêu rong trong cuộc đời trôi xa. Hạ...ha... ha...tự nhiên Sa cười thật lớn, hét thật lớn với niềm vui với hạnh phúc của mình. Rồi Sa lại khóc, khóc như mưa Saigon những ngày hạ, bù cho những ngày cắn môi cho chảy máu khi đứng bên các hòm gỗ mới phủ lá cờ vàng ba sọc đỏ còn thơm mùi vải của các anh nàng, lúc đọc lá thơ chót của ba mấy đưa nhỏ trong nhà ngọai, lúc sẩm tối đưng bên cửa cổng hải quân trong giây phút rung động của dất trời ngày 29, tháng tư, 1975, những ngày lạc loài trên đất mới. Giờ đây dầm mình trong giòng nưóc ấm, Sa thấy đời mình thật êm và lòng nhẹ lâng lâng...
Nghe tiếng gõ cửa phòng tắm, Sa cho con biết nàng sẽ xuống nhà trong vòng mươi phút. Tắt nước, quàng khăn quanh mình, Sa nghĩ...mi vẫn thế, mít ướt hoài, con út mà thấy nó lại trêu..."...Mẹ nhõng nhẽo..."
Quàng lên mình chiếc áo ngủ ấm, tóc còn ướt, mở cửa phòng tắm, mùi cháo gà ùa vào phòng, tự nhiên nàng cảm thấy thật đói. Nàng bước mau như muốn được ôm ấp trong mùi thơm đang quấn quít trong nhà. Chân vừa rơi nhẹ trên sàn nhà, Sa đã thấy bàn ăn tươm tất, hai con nàng đang ríu rít nói chuyện bên nhau.
"Ô mẹ tắm xong rồi. Me dễ thương quá. Mẹ ngồi đây." cả hai nói cùng một lúc làm Sa bật cuời với nhừng câu tiếng Việt.
Sa ngồi vào ghế, tô cháo nóng còn bốc hơi, các vòng tròn nhỏ của các lá hành xanh bồng bềnh trong tô cháo, đang ôm các hạt gạo nở cum cúp, hay âu yếm nằm dài trên các miếng thịt gà trắng xé nhỏ bằng các ngón tay út. Đôi đũa tre còn mới bên cạnh cái muổng sứ có hình chim phụng, nằm êm đềm trên chiếc khăn ăn màu đỏ đậm. Vài miếng chanh cắt xeó trong một cái đĩa nhỏ, chén ớt đỏ hồng bên cạnh chai nước măm nhỏ giữa bàn ăn như chờ đợi được nghe tiếng suýt soa, tiếng nấc vì cay hay tiêng uống nước vội vàng. Ba mẹ con ngồi vào bàn, tay trong tay nhau, cúi đầu cầu nguyện. Sa nhìn tô cháo nóng rồi nhìn con, nàng cười thật tươi như nụ cười ngày đầu làm mẹ:"các con có biết rằng mẹ vui lắm không, và các con là người cho mẹ niềm vui đó..."
Lan và Quỳnh nhìn mẹ với đầy thương yêu, ngoài trời nắng ấm đang lung linh trên cành đào, nhảy múa trên cửa kính đằng sau các cành cây khẳng khiu. Một ngày vui của mẹ, của Sa, của một người đàn bà Việt tị nạn, của một người mẹ như muôn triệu người mẹ trên thế giới.

Seattle với những ngày hạnh phúc, Xuân 1997[/brown]
linhvang
#10 Posted : Sunday, December 17, 2006 3:02:51 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị HXR nhớ để dành một truyện mới toanh và hay cho tuyển tập Phụ Nữ Việt 3. Rose
Binh Nguyen
#11 Posted : Tuesday, December 19, 2006 9:36:27 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

Chị HXR nhớ để dành một truyện mới toanh và hay cho tuyển tập Phụ Nữ Việt 3. Rose



Í, chị Linh Vang, đừng làm chị Hoa Xương Rồng cụt hứng chứ.

BN.
hoa xuong rong
#12 Posted : Tuesday, December 19, 2006 9:45:25 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

quote:
Gởi bởi linhvang

Chị HXR nhớ để dành một truyện mới toanh và hay cho tuyển tập Phụ Nữ Việt 3. Rose



Í, chị Linh Vang, đừng làm chị Hoa Xương Rồng cụt hứng chứ.

BN.



Linh Vang va` Binh Nguyen than ơi. Cám ơn hai bạn. HXR có một truyện để dành cho PNV nên chưa gửi cho Website hay tap chí nào cả. HXR giữ nó hơn ba năm rôi, chỉ để dành cho nhóm nào HXR thích vì công trình bài viết. Khổ một nỗi, bài dài tói 25 trang lận thành thử không biết làm sao đây. PNV cho 10 trang thôi, có lẽ sẽ có truyện cho 10 trang nha. LV va BN sáng tác đều chứ. HXR mùa này lại đi chơi thành viết ít lắm. Cám ơn Linh Vang và Binh Nguyên lần nữa nha. thân.
Phượng Các
#13 Posted : Tuesday, December 19, 2006 6:55:26 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
HXR có một truyện để dành cho PNV nên chưa gửi cho Website hay tap chí nào cả. HXR giữ nó hơn ba năm rôi, chỉ để dành cho nhóm nào HXR thích vì công trình bài viết. Khổ một nỗi, bài dài tói 25 trang lận thành thử không biết làm sao đây. PNV cho 10 trang thôi, có lẽ sẽ có truyện cho 10 trang nha.

- Có thể là sẽ có nhiều người viết ngắn hơn 10 trang, thành ra truyện của chị HXR không làm cho cuốn sách quá dầy.

Thật ra hạn định số trang chỉ là một cái mốc cho tác giả biết bài chừng bao nhiêu thì thích hợp, chớ sáng tác mà có hạn số trang thì thật là phản văn nghệ quá đi. Nếu bạn nào nghĩ là vì tt cho bao nhiêu trang đó rồi cố kéo dài nhằng, hay chặt bớt khúc nào đó trong tác phẩm của mình thì thật là đáng buồn cho cái gọi là sáng tác văn nghệ. Nhiều lúc thấy có nhóm tính từng trang mà đếm tiền là mình cũng nghe ngao ngán quá rồi.

hoa xuong rong
#14 Posted : Wednesday, December 20, 2006 1:12:35 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
HXR có một truyện để dành cho PNV nên chưa gửi cho Website hay tap chí nào cả. HXR giữ nó hơn ba năm rôi, chỉ để dành cho nhóm nào HXR thích vì công trình bài viết. Khổ một nỗi, bài dài tói 25 trang lận thành thử không biết làm sao đây. PNV cho 10 trang thôi, có lẽ sẽ có truyện cho 10 trang nha.

- Có thể là sẽ có nhiều người viết ngắn hơn 10 trang, thành ra truyện của chị HXR không làm cho cuốn sách quá dầy.

Thật ra hạn định số trang chỉ là một cái mốc cho tác giả biết bài chừng bao nhiêu thì thích hợp, chớ sáng tác mà có hạn số trang thì thật là phản văn nghệ quá đi. Nếu bạn nào nghĩ là vì tt cho bao nhiêu trang đó rồi cố kéo dài nhằng, hay chặt bớt khúc nào đó trong tác phẩm của mình thì thật là đáng buồn cho cái gọi là sáng tác văn nghệ. Nhiều lúc thấy có nhóm tính từng trang mà đếm tiền là mình cũng nghe ngao ngán quá rồi.





Cám ơn PC về bài của HXR. Bài đó sẽ dành cho tt PNV 2007 nha. HXR chỉ sợ PNV có nhiều người viết, thành ra HXR lo các bạn văn sẽ bực mình. Trả lời của PC cho HXR ngủ ngon rồi đấy. Cảm ơn PC và chúc PNV một mùa Thánh an lành nhiều ơn phước. Thân.HXR
Phượng Các
#15 Posted : Wednesday, December 20, 2006 5:22:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhiều người viết truyện cũng hơn 20 trang là thường. Trong trường hợp ai nấy cũng viết dài thì con số tác giả sẽ bớt lại nếu muốn toàn quyển là hạn định bao nhiêu trang đó. Và tất nhiên con số tác giả ít đi thì mỗi người sẽ gánh phần ấn phí tăng lên. Nếu chúng ta chú trọng đến phẩm chất của tác phẩm thì thà là chịu tốn một chút mà các tác phẩm xuất sắc được ra đời. Không biết các chị nghĩ sao?!
hoa xuong rong
#16 Posted : Thursday, December 21, 2006 3:23:07 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

Nhiều người viết truyện cũng hơn 20 trang là thường. Trong trường hợp ai nấy cũng viết dài thì con số tác giả sẽ bớt lại nếu muốn toàn quyển là hạn định bao nhiêu trang đó. Và tất nhiên con số tác giả ít đi thì mỗi người sẽ gánh phần ấn phí tăng lên. Nếu chúng ta chú trọng đến phẩm chất của tác phẩm thì thà là chịu tốn một chút mà các tác phẩm xuất sắc được ra đời. Không biết các chị nghĩ sao?!



HXR trân trọng ý của chị PC. Vấn đề ấn phí gia tăng đâu thành vấn đề nếu các chị nghĩ đến tương lai của tt PNV. Theo HXR khi quí chị chọn tên cho nhóm là PNV, quí chị muốn nhóm qui tụ các cây viết mới với hy vọng một ngày nào đó tt PNV sẽ có một chỗ đứng trong Văn học, thiển ý của HXR thôi nha. Còn nếu dùng PNV như một nới đùa vui cho qua lúc vui buồn thì rất quí như forum chẳng hạn cũng không sao. Còn quí chị có bao nhiêu tư tưởng khác như làm thiện nguyện, và nhiều ý thiện khác..., HXR nghĩ rằng người viết có thể đóng góp vào quỹ in sách cũng như tất cả cây bút PNV có trách nhiệm trong vấn đề tồn vong của tt PNV. Thông thường các ngưới viết cho rằng đã viết lại phải đóng tiền in thì nghe không quen tai, nhưng từ khi HXR vào nhóm, thấy rằng quí chị có lòng với chữ nghĩa, với văn, với thơ, thì những bước đầu của PNV cần tay quí chị trong mọi vấn đề, từ thời gian cho đến tài chính. HXR vào chậm nhưng lúc nào cũng trân trọng quí chị người thành lập cái website này và quí chị muốn PNV đến tay nhiều người đọc. Nếu giúp gì cho tt PNV, HXR sẽ giúp nếu có khả năng. Hy vọng quí chị không phiền vì đây chỉ là ý riêng củ a HXR thôi nha. Vạn sự khởi đầu nan quí chị ạ. PNV như ánh sáng, như ngọn đuốc cho nhừng PNV khác muốn tham dự. Một ngày không xa quí tác giả sẽ không lo phải đóng vào quỹ in sách nữa cũng là một bước tiến tốt đẹp của quí chị đi tiền phong trong nhóm. Khi tôi gửi bài viết cho The Writer Post, ông Sao Mai có viết một câu đại ý như là không có người viết mới mà chỉ có những người chưa vào con đường viết mà thôi. Hơn thế nữa HXR không nghĩ các nhà văn đi trước là những người viê't hay, viết giỏi hơn các cây bút PNV, họ chỉ có tên tuổi bởi vì họ có lòng với văn chương chữ nghĩa trước chúng ta, họ có phương tiện, họ cũng có nhóm và họ dám dấn thân. Nếu văn chương đúng với ý nghĩ của nó, một việc nên khuyến khích với bất cứ hình thức nào. Khu vườn văn hoá cần hoa cỏ lạ, tư tưởng lạ của các thế hệ, nhất là thế hệ quí chị, những người sống trên toàn thế giới, những người bỏ nước ra đi tìm tự do. Đôi khi quí vị ở Viết Nam hay con cháu họ không có khái niệm về lớp người di dân chúng ta. Một hành trình, một kho tàng nhân bản cho mỗi cá nhân. Người cầm bút có thể nói nên điều này, không lệ thuộc tài chánh với bất cứ nhóm nào, người viết sẽ viết hay hơn với tư tưởng riêng của họ mà không bị bóp méo bởi một đoàn thể nào. HXR
hoa xuong rong
#17 Posted : Thursday, December 21, 2006 3:24:56 PM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

[img]http://i178.photobucket.com/albums/w278/nangvaem/16_05_76_web.jpg?t=1173042916[/img]
Mưa tháng bảy


Hải Phòng tháng mười một vẫn còn những ngày nắng đẹp, trời rất lạnh. Lá bàng màu đỏ đậm, màu vàng tươi đang thi nhau khoe màu. Nhưng mùa lá rụng 1955 đã làm đau lòng cho muôn kẻ lìa quê, họ ra đi, một đời không quên giây phút mong manh chia biệt.
Cảng Hải Phòng là chạm chót đưa người vào nam. Nước mắt chia ly diễn ra nơi đây gần hai năm qua, nhưng những chuyến tàu chót đưa người viễn xứ mùa thu 1955 đã ghi sâu trong tâm hồn những kẻ xa nhà, sót sa cho những người tình trẻ, đau lòng già với lời nguyện trở về quê trong suốt cuộc đời còn lại.

Anh đi bình an! Nhớ viết thơ cho em! Em mong thơ anh!
Nguyệt! Nguyệt! Anh yêu em mãi mãi!

Lời chia biệt của cả hai lẫn vào trong tiếng ồn ào náo nhiệt trên cảng Hải Phòng. Chỗ này mẹ tìm con, vợ gọi chồng ơi ới. Họ bồng bế nhau, hớt hải lo âu, chạy qua chạy lại, nào tay nải nào va li. Dù khóc la hay âm thầm "những người miền bắc", rời chốn tử sinh một đời, để đi vào một nơi họ chưa một lần được biết, một chốn tự do, miền đất hứa. Có những người nhà quê, quần áo xốc xếch, lam lũ lẫn với những chiếc áo dài hồng tím, các chiếc sơ mi trắng, những chiếc áo dạ nặng, những chiếc áo bông thành thị đắt tiền. Trong gió lạnh, họ run run ôm nhau truyền hơi ấm.
Linh dìu Nguyệt ra chỗ vắng, ghì nàng thật chặt trong vòng tay. Chiếc tàu lớn bềnh bồng trên nước cách hai người vài trăm mét nhấp nhô bóng người. Chỉ còn giây phút này, giây phút mong manh họ được đứng bên nhau, được cầm tay nhau, được ngửi mùi thơm quen thuộc của nhau, rồi lát nữa đây họ ngàn trùng xa cách. Linh như người say, ôm Nguyệt thật chặt, nàng nhăn mặt chịu đau. Nguyệt gục đầu vào ngực Linh, nước mắt ấm thấm ngực chàng, nàng run run nấc nghẹn. Cả hai có muôn ngàn điều để nói, nhưng trong giây phút mong manh này họ không nói nên lời, vì có nói gì đi nữa họ cũng sẽ mất nhau. Họ xa nhau không lời phiền muộn, họ chết lặng như quê hương giờ phút cuối, đứng bên nhau như hai bức tượng. Linh vuốt tóc người yêu như mê, mớ tóc dài lạnh ngắt, cái lạnh đến tê người mà cả hai không hay. Nhìn đồng hồ chỉ còn vài phút bên nhau, nâng mặt Nguyệt, Linh hôn tới tấp lên môi lạnh, lên mắt, lên má Nguyệt. Nếm những giọt nước mắt còn ấm đang lăn trên má nàng. Linh muốn thu cả khuôn mặt sầu não của Nguyệt trong buồng tim.
Tiếng còi tàu vút cao trong không nghe buồn thảm. Tiếng còi lần chót thúc dục kẻ chia biệt hôn nhau lần chót, nhìn nhau lần chót, ôm nhau lần chót rồi mãi mãi không có nhau.
Mười một giờ đêm, Linh bịn rịn bên Nguyệt, nhưng rồi cũng phải lê những bước chân nặng chĩu và nỗi buồn xa quê hương lên tàu. Họ nhìn nhau đau khổ, nước mắt đầm đìa.
Nhớ viết thơ ... viết thơ ...thơ ...thơ
Mắt Linh mờ lệ, bóng Nguyệt nhỏ dần, rồi biến mất khi tàu xa bến. Hình ảnh Nguyệt co ro trong chiếc áo dạ màu đỏ rượu chát, mái tóc đen dài, mắt đẫm lệ sẽ theo Linh suốt cuôc đời. Quê hương ơi, Linh muôn triệu lần muốn có Nguyệt trong cuộc đời. Hoà bình rồi sao mình chẳng có nhau.
Trên boong tàu Linh thì thầm:"Nguyệt, anh không bao giờ quên em... sẽ không bao giờ quên em..."

Linh theo cha già vào nam tìm tự do. Cha Linh tuy lớn tuổi nhưng nhất định ra đi, tuy trong tâm ông đã khóc thầm bao đêm. Tương lai Linh là tất cả. Cha Linh bỏ ruộng vườn, bỏ mồ mả ông bà vào nam là chết cả lòng già. Linh lại là con trai duy nhất của gia đình. Dũng, người anh Linh thương mến bị Viêt Cộng ám sát với ly do rất đơn giản là anh biết quá nhiều ngoại ngữ. Cha Linh không muốn đứa con trai thứ hai cùng số phận như anh. Miền nam cho ông và con một tương lai, làm lại cuộc đời sau những ngày dài chinh chiến. Biết đâu rồi có ngày Cộng Sản cũng bị đào thải, khi người miền bắc ý thức được thế nào là tự do.
Nguyệt sống với mẹ ở phố Cầu Đất với cửa hàng vải nhỏ. Cha nàng chết trận khi Nguyệt mới có năm tuổi, họ hàng bà con thân thuộc hai bên đều ở nhà quê, cho nên mẹ nàng từ chối vào Nam.

Linh muốn tiếp tục việc học rồi làm nghề gõ đầu trẻ. Theo cha vào Nam anh chỉ mang vài bộ quần áo, bức ảnh mẹ khi còn trẻ. Tuy mẹ mất Linh mới có mười tuổi nhưng anh cảm thấy cô đơn suốt cuôc đời. Anh thèm những phút được mẹ vuốt tóc nâng mặt anh, xem anh có gọn gàng sạch sẽ trước khi đi học. Mẹ hay thủ thỉ bên anh, cho anh những thứ mẹ biêt anh yêu thích mà không dám hỏi. Hình như mẹ biết tất cả những gì trong anh, từ cái nhìn của anh khi Linh nhìn những bộ quần áo đẹp, cho đến các món ăn anh thích. Anh cũng hay thích quẩn quanh bên mẹ trong nhà bếp, trong lúc mẹ may vá, những lúc đó anh có mẹ một mình không ai chia xẻ. Từ ngày không còn mẹ, anh chỉ giữ bức hình này, những lúc buồn nhìn mẹ cho đỡ nhớ. Hành trang thứ hai là những lá thơ của Nguyệt viết cho anh và các tấm ảnh của người yêụ Anh thích bức ảnh Nguyệt đứng bên hồ. Chính Linh chụp bức hình này, ngày đầu hai đứa hẹn hò. Hôm đó nắng tháng tư, trời trong nước hồ phản chiếu ánh lung linh lên các cành liễu non thật đẹp. Linh bắt nàng đứng làm người mẫu hơi lâu, thay vì cười cho thật tuơi cô nàng nhắm cả mắt lại. Anh đưa nàng các tấm hình đẹp, còn anh giữ tấm này để kỷ niệm ngày đầu hai đứa gặp nhau. Có những lúc Nguyệt hờn giận, Linh lại mang hình này ra xem để nhớ lại những phút đầu.
Trên boong tàu Linh tìm chỗ vắng người, thu mình trong chiếc chăn dạ ấm, thả hồn mông lung. Đã bao lần anh muốn trốn cha, ở lại cùng Nguyệt. Nhưng khi về nhà nhìn gương mặt cha gầy đi trong những ngày chót, Linh biết rằng anh không có quyền làm cha buồn. Trong giây phút này, anh một kẻ tha hương như những người Do Thái lênh đênh trên tàu tìm miền đất hứa. Biển về đêm êm đềm, lành lạnh hơi nước. Linh ngước nhìn vòm trời cao, đếm sao như ngày còn nhỏ hay những lúc ngồi bên Nguyệt. Sao lấp lánh trên cao làm anh chợt nhớ đến truyện anh chàng chăn trâu và cô nàng dệt vải, truyện tình đẹp như mơ làm trời cũng ghen. Họ được gặp nhau một lần mồi năm, còn Nguyệt và Linh biết đến bao giờ có cơ hội gặp lại. Họa chăng gặp nhau trong mơ. Tiếng sóng dào dạt, tàu rẽ sóng nhè nhẹ, Linh chợp mắt lúc nào không hay cho tới khi có bàn anh ai chạm nhẹ lên vai, anh biết ngay là bàn tay cha. Tay già cũng lạnh, anh biết rằng cha cũng đứng nơi nào đó trên tàu nhìn sóng nước.
Linh vụt đứng dạy thẳng người cúi đầu, khẽ chào cha rồi nói:"Thưa ba, con không ngờ ngủ quên ngoài này. Ba có chợp mắt chút nào không?"
Cha Linh cười:"Không bao nhiêu đâu con. Không sao miễn là mình đến bến bờ bình an. Con thế nào?" Cha Linh nhìn anh ân cần, mắt cha nhìn anh như thầm nói con không cần trả lời, ba hỏi con thế thôi, vì chính ba cũng trong tâm trạng xót xa đây. Anh và cha bao giờ cũng thế, những giây phút nói chuyện ngắn ngủi. Anh muốn ba nói, khóc đi con, vì có ai không đau khổ khi bỏ lại một người tình và bỏ lại cả cõi mộng mơ. Cha và con, hình như hai ngươời đàn ông không muốn cho nhau biết lòng nhau, họ cùng đang tìm một chỗ đứng cho riêng mình, gồng mình chịu đau, âm thầm đau khổ. Linh nhìn cha thông cảm, cả hai đứng nhìn những tia nắng mới đầu ngày, ngày đầu tiên trong chuyến hải hành trong cuộc đời cha già và cũng là chuyến hải hành không mong ước của Linh. Định mệnh, có thật là định mệnh đặt Linh và cha vào trong cuộc đời mới.
Chung quanh anh còn nhiều người đang say ngủ. Họ nằm la liệt khắp nơi, chỗ này cặp vợ chồng còn trẻ, trông họ tuy mệt mỏi nhưng vui vì có nhau, chỗ kia là một đại gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái. Linh nghe tiếng câu nguyện nho nhỏ đêm qua, tuy là người ngoại đạo lòng anh chùng xuống nghe những câu kinh. Vài đứa trẻ ngơ ngác nhìn người lạ rồi dơ bàn tay nhỏ bé nắm chặt áo mẹ. Linh và cha rảo bộ vào trong hầm tầu, mọi người còn nằm la liệt có lẽ vì say sóng. Tầng nào cũng thế, mùi ngừời, mùi nôn mửa, muì nước tiểu trẻ em làm Linh nhăn mặt. Thúng mủng, đồ đạc, rương lớn nhỏ đầy ắp đó đây. Xa quê những người dân quê chỉ có chúng làm hành trang, quần áo chắc hẳn ít hơn là các loại hạt giống họ mang theo trên đường di tản. Nào hạt rau muống, mồng tơi, mướp, hạt đay, ớt, hạt tiêu, hạt bí, hạt bầu được bỏ trong các túi may bằng vải, rồi thắt lại một đầu cho hạt khỏi bị rớt rơi. Đó là gia sản, đó là niềm mơ, đó là chuồi tự tin của những ngày xa mảnh đât ông cha. Bên nhau trong giấc ngủ có lẽ họ đang mơ đến vùng trời nào đó. Bên giòng sông nhỏ, bên thửa ruộng mới, họ lại sẽ đổ mồ hôi reo hạt giống, rồi họ cũng có dàn bầu dàn bí bên hiên nhà, và miếng vườn nhỏ đầy rau thơm rau đay, các dây mồng tơi xanh mọng quấn quanh hàng dậu thấp. Họ sẽ có một chốn để thờ phượng, niềm tìn Người trên mắt già, trên môi cười em nhỏ. Dạo một vòng Linh trở lại boong tàu, sẽ là chỗ của anh cho hết chuyến hải hành.
Ban ngày Linh bận rộn thông dịch cho nhóm y tá Pháp nên thời gian trôi nhanh, tối đến là thế giới của riêng anh. Tối thứ hai, với chăn dạ sưởi âm, Linh mơ màng nhìn biển về đêm. Mắt Linh tuy mở nhưng hồn anh lãng đãng. Anh nhớ màu áo lụa Nguyệt mặc ngày đầu, nắng lúc đó cũng hiền như màu lụa, má Nguyệt ửng hồng e thẹn nhìn anh. Linh gặp Nguyệt ở nhà cô em bà con một ngày hạ hai năm trước. Lần đầu nhìn mắt Nguyệt tim anh lâng lâng như lạc vào trong biển mắt. Linh nhìn nàng rồi nhìn hàng bàng bên đường như cố dấu nỗi cảm xúc, tự hỏi không lẽ mình bị hớp hồn hay sao? Từ đó Linh kiếm cớ thăm cô em họ hoài. Họ cùng nghe nhạc, nói truyện thời trang, và tự nhiên Linh thích ăn quà vặt với hai đứa, nào táo nào sấu dầm, nào chè hoa cau, nào thạch đá. Nhìn Nguyệt nói cười, nhìn Nguyệt duyên dáng trong chiếc áo lụa mềm và vạt tóc dài tươi màu trong nắng, Linh cứ muốn thời gian ngừng trôi. Nhớ những lúc cả ba dạo ngoài biển Đồ sơn, đi chân dất trên cát mềm, vén quần cao lội nước. Tóc Nguyệt bay quấn vào mặt, nàng phải đưng gần Linh, để Linh vén tóc cặp chiếc nơ nhung đen cho Nguyêt. Những lúc cả ba ngắm hòang hôn, Linh khẽ hát những bản tình ca trong khi chờ đợi bữa ăn.
Tiếng Nguyệt thảng thốt gọi tên anh trong gió:"Đừng vào Nam Linh...Đừng vào Nam Linh ơi..."
Linh nghe tiếng mình nghẹn lời:"Anh phải đi...anh phải đi..."
Giọng Nguyệt đầy nước mắt"Mẹ em không đi...Mẹ chỉ có em mà thôi..."
Định mệnh! Định mệnh! Phải chăng định mệnh của Linh là những thua thiệt, anh mất mẹ khi còn nhỏ và giây phút này đây chiếc chăn dạ tuy ẩm phần thể xác mà linh hồn anh trống vắng xót xa khi nghĩ đến Nguyệt. Nguyệt của Linh đó, một trời cách xa. Ôi những thương yêu mật ngọt, những ước mơ, những giây phút bên nhau giờ chỉ còn là kỷ niệm.
Linh nghe giọng anh thì thầm trong gió:"Nguyệt! Nguyệt! Em đang làm gì giờ này?"
Linh gục đầu trong giấc ngủ nhiều mộng mị.


Linh và cha dọn về căn nhà nhỏ đường Hai Bà Trưng Tân Định. Linh gửi thơ cho Nguyệt mỗi tuần nhưng không thấy hồi âm. Anh không biết hoàn cảnh gia đình Nguyệt thế nào, nỗi bồn chồn chờ đợi thơ người yêu cũng vơi dần với nhiêu khê cuộc đời. Nào tìm việc, lo lắng cho cha, Linh không còn mơ có ngày gặp Nguyệt bằng sương bằng thịt nữa. Tuổi trẻ, tương lai, những ngày tháng xa quê Linh gặp lại vài cô em họ không xa nhà mình là bao. Linh và các cô lại dung dăng dung dẻ dạo phố, lại nhà nhau tán gẫu. Có những lúc nhớ Nguyệt Linh rủ cả bọn đi chơi cho khuây khỏa, đồng thời dò hỏi tin Nguyệt. Thời gian trôi nhanh, nắng ấm Saigòn, nem tươi Thủ Đức, vườn cây Lái Thiêu những ngày cuối tuần. Linh chỉ còn nhớ Nguyệt trong tiềm thức. Anh đinh ninh là chẳng bao giờ còn gặp lại người tình bé nhỏ. Những kỷ niệm xưa anh dấu trong buông tim nhỏ, sẽ mãi là của anh trong những ngày còn lại. Con người không sống bằng kỷ niêm và Linh cũng thế anh không có nàng, anh không có những phút sôi bỏng vì chờ đợi, không cảm thấy hương thơm từ tóc từ môi người tình, không bồi hồi đắm chìm trong biển mắt Nguyệt, Linh lạc loài chơi vơi. Cha Linh như thấu hiểu nỗi lòng con mình, ông hay tư lự một. Ông nhìn lịch và nghĩ con bé Nguyệt chắc không bao giờ vào Nam. Thỉnh thoảng cha Linh than thở khung cảnh đơn chiếc trong gia đình, và ông thấy mình cằn cồi không được như xưa. Ông muốn nhìn thấy cháu đích tôn khi ông còn sống.
Thỉnh thoảng trong bữa cơm cha con nhìn nhau không ai nói với ai một lời. Không khí buồn tẻ. Linh bận đi làm, vì tài chánh hạn hẹp nên cha Linh đi chợ nấu ăn bữa nào cũng đậu rán rau muống luộc, không thì canh đậu phụ cà chua thịt kho mặn. Quanh đi quẩn lại cũng điệp khúc, thịt rau muống cà chua đậu hũ với tài nấu ăn của cha Linh. Mái gia đình thiếu chút dịu dàng của người đàn bà, thiếu âm thanh tiếng cười trẻ thơ, là thiếu sự đầm ấm của tình người. Cha anh nhắc anh nhiều lần từ ngày còn ớ Hải Phòng ráng kiếm công việc làm, rồi lập gia đinh cho đâu vào đó, lông bông hoài không tốt.
Linh nghĩ có lẽ rồi mình phải quên đi cái hình ảnh người yêu, một đêm xưa co ro trong chiếc áo măng tô, mắt đẫm lệ. Anh phải quên nàng, anh muốn cha vui và anh cũng mơ nhưng phút đầm ấm.

Sáng chủ nhât xin phép cha đi thăm cô em họ bên Gia Định. Trước khi dời nhà, Linh dùng trà sáng với cha cho ông vui. Sau khi hỏi Linh về công việc hàng ngày, về Nguyệt. Ông thong thả nói không biết bao giờ cha con Linh có dịp về bắc. Linh chắc không có cơ hội chờ đợi người yêu nữa. Ông khuyên Linh nên nghĩ đến tương lai.
Cha Linh khuyên:"Con lớn rồi! Mẹ con về nhà Cha khi cha 20 mươi. Còn con nữa, 25 tuổi rồi!"
Linh cúi đầu nghe lời cha cho ông vui lòng, rồi anh nhảy thót lên chiếc Velo Solex phóng ra khỏi hẻm.
Vừa đậu xe tiếng cô bé đã the thé từ phòng khách, cảnh cáo Linh đến trễ, mọi người đáng lẽ đi hết rồi nhưng vì thương hại nên cô còn chờ đó. Linh cười dòn, biết cô em mình nói dối. Nếu không đợi Linh, ai mời đi ăn trưa đây. Thấy chiếc xe đạp màu đỏ dựa vào cây vú ữưa ngoài sân, Linh hỏi:"Chao ôi! Ai có chiếc xe đạp mà chua thế? Mới tinh! Cô nàng này điệu và hách lắm đây! Lại hay nói ngoa nữa chư!" Linh cười dòn tan, rồi nói để trả đũa cô em họ láu lỉnh tinh nghịch này.
Linh vưa bước chân vào phòng khách, hỏi:"Em mua xe hồi nào anh không biết." Cô điệu vừa vừa thôi nhé, cô có biết là bao cây si cổ thụ, cành lá xum xuê ngoài vườn, nay lại đi chiếc xe này chắc hẳn là Saigòn sẽ đổ lửa cho mà xem!" Còn đang bô bô đùa rỡn, trong góc chiếc đivan ngoài phòng khách, một cô bé nhu mì ngồi nhìn anh cười mỉm chi. Anh chợt giật mình, cô bé sao hiền và nhu mì quá, thế mà làm bạn với cô em mình thì lạ thật!
Linh trêu cô em họ:"Có bạn mà em to tiếng bắt nạt anh không sợ xấu, lại còn nói dối nữa. Hằng, Hải, Hậu đâu rồi. Đi đâu hết rồi. Anh đỡ tốn tiền bao hôm nay. Sao không giới thiệu bạn cho anh, để anh tưởng không có ai, phát ngôn bừa bãi."
Cô em họ cướp lời:"Linh nói nhiều quá, không ai thương đâu! Người ta chưa kịp nói gì hết, máy phóng thanh cứ mở, còn trách ngược chư!" rồi cô nàng làm bộ cúi đầu, dang tay giới thiệu:"Thưa anh Linh yêu quí, bạn em, Như: đẹp, hiền, học giỏi nhất lớp. Còn đây, anh Linh, anh họ nhưng thân hơn anh ruột, dễ thương nói nhiều hơn mình."
Như nhìn anh cười đáp lễ. Mắt Như to đen và hàng mi cong chớp chớp, Như có dáng dấp nhu mì trái hẳn với cô em chua ngoa của Linh.
Như xinh xinh dịu dàng từ bước đi lời nói. Linh cứ như bị thôi miên cả buổi. Cả ba ra chợ Bà chiểu mua trái cây. Nhìn Như và cô em đùa rỡn khi lựa các trái bồng bồng đỏ chót. Linh lấy trái có vẻ chín nhất, tách làm ba thử nếm, dưới nắng hàng mi cong trên mắt Như trông thật xinh. Những trái ổi xá lị trắng xanh làm hai cô nàng xuýt soa muốn thử. Linh lấy con dao nhỏ trong túi quần, lựa trái ngon nhất cắt thành miếng nhỏ cho mỗi đứa một miếng chấm muối ớt, làm cả hai chảy nước mắt vì cay. Các trái soài tượng bụ bẫm, nứớc da ửng vàng, làm hai nhỏ lại nhấc lên nhấc xuống coi bộ thèm lắm, Linh nhắc cô em là anh thích ăn soài tượng sống với nước mắm, tiêu, đường. Đói bụng cả ba chạy đi ăn phở rồi về nhà ra vườn đọc sách. Ngày tháng trôi nhanh, Như hiền lành cho anh những giây phút êm đềm. Mắt Như ngây thơ tin cậy lúc nào cũng nhìn anh trừu mến. Như nói it nhưng hay cười. Thiếu Như anh kém vui, cô em biết ý khẽ hỏi sao anh không nghĩ đến lập gia đình. Cô biết Nguyệt sẽ chẳng bao giờ vào Nam, thôi thì Như sẽ cho anh niềm vui mới. Đã nhiều đêm không ngủ anh nghĩ đến Nguyệt, đến Như, đến anh. Anh còn yêu Nguyệt nhiều, hai năm trời bên nhau làm sao anh quên nàng. Như ngây thơ trong sáng như người em nhỏ. Tình thương Như mỗi ngày mỗi đầy trong anh...

Như đứng đợi Linh bên khung cửa căn nhà nhỏ trong bộ ba ba màu lụa. Mắt Như long lanh nhìn Linh, dưới lớp lụa bụng Như hơi nhô lên như ngọn đồi nhỏ. Linh bước lại gần Như, hôn nhẹ lêm má vợ. Anh xoa nhè nhẹ lên bụng Như hỏi:"Em có mệt không? Cho anh ăn gì chiều nay?"
Như nũng nịu nói:"Canh cua rau mồng tơi này, cá pháo. Tôm càng kho."
Linh reo vui:"Nhất em rồi! Canh cua mướp hương là món tủ của anh."
Như đưa cho Linh ly nước cam tươi nàng vừa vắt. Nhìn ly nước cam màu vàng, mát dịu, sóng sánh vài miếng đá vụn trong tay vợ, Linh thấy hạnh phúc trong không gian, trong cái nhìn của Như và ngọn đồi nhỏ lưới lơp lụa mỏng. Hạnh phúc, cái hạnh phúc anh hằng mơ ước. Đôi khi thấy Nguyệt trong mơ, Linh khóc tạ lỗi. Nguyệt chạy biến mât vào sương mù. Nếu không có những giấc mơ thấy người tình cũ, đời Linh thật diễm phúc.
Căn nhà tuy nhỏ nhưng đầm ấm với tiếng hát tiếng cười của Như. Những buổi cơm tối thân mật, Linh và cha không cảm thấy cô đơn.
Kéo vợ lại gần bên Linh, đưa ly nước cam lạnh lại gần miệng, Linh nhắm mắt, chạm ly vào má cho mát rồi hớp một hơi dài, nuốt chất mật ngọt từ từ như để hồn mình thấm vào men tình yêu Như dành cho chàng, trong từng ly nước cam như thế này.
Linh nhìn Như thương yêu:"Nước cam của em, làm anh quên cả môt ngày bận rộn." Em là nàng tiên mang hạnh phúc cho anh. Má Như hồng hồng khi nghe chồng nói.
Như nhìn Linh rồi nhìn gói quà để trên bàn xem Linh có để ý không. Linh đang vui bên Như nên không để ý gì đến gói quà nhỏ với cái nơ màu tím đang đợi.
Như cầm gói quà, để vào tay Linh như muốn anh mở gói quà nhỏ xinh xinh. Nhìn chiếc nơ nhung tím, nhìn nét chữ mềm mại, Linh như bị một luồng điện giật. Anh tái mặt, tim anh quặn đau, Linh bồi hồi, bối rối. Linh thì thầm quên hẳn Như đang nhìn anh chờ đợi:"Nguyệt! Nguyệt! Em đã theo anh vào Nam." Anh khựng lại khi Như lay tay anh cho anh qua khỏi cơn đau. Anh nhìn Như xa lạ, xen lẫn chút ngỡ ngàng. Thò tay nâng ly nước cam uống một hơi cho hết. Linh lấy cớ nhức đầu. Linh mang theo gói quà, nặng nề lê bước lên thang lầu. Như nhìn chồng thương hại. Gần đến phòng mình Linh gọi Như cho nàng biết anh cần nghỉ mệt.
Như có vẻ lo, nhưng cố vui cho Linh yên lòng:"Em sẽ dùng cơm với ba và để phần cho anh."
Quá xúc cảm, Linh ngồi một mé giường, âu yếm nhìn gói quà nhỏ, màu nơ tím như thấy Nguyệt đang đứng trước mắt nhìn anh trách móc. Sau lớp giấy bao ngoài, hai chư L và N mềm mại, tha thiết quấn quít bên nhau. Thêu bằng chỉ màu hồng đậm lợt bên cạnh các bông hoa dại nhỏ xíu trên nền vải trắng, còn thơm mùi nước hoa Nguyệt thường dùng khi gặp Linh. Quá đau khổ Linh nằm dài ôm ngực, để đôi áo gối trên tim như ôm ấp, như âu yếm chút kỷ niệm xưa, Linh nghĩ mình cất kỹ trong buồng tim. Không ngờ, Nguyệt của Linh bằng sương bằng thịt lại vào Nam tìm anh trong giây phút ngỡ ngàng đau khổ. Linh để mặc cho nước mắt tuôn trào, Linh thương Nguyệt, thương Như và thương anh.
Miệng lầm thầm gọi tên người yêu:"Nguyệt ơi! Mọi sự hỏng rồi. Anh thật có lỗi để em cô đơn. Tha lỗi cho Linh, Nguyệt ơi."
Khóc chán cho vơi niềm đau khổ, Linh mở thơ Nguyệt. Mực tím trên giấy hồng. Nguyệt thường nói, màu hồng cho tình yêu hai đứa, mực tím màu lãng mạn màu thơ ngây

Mừng Linh và Như,
Mừng anh chị trăm năm hạnh phúc.
Áo gối tay em thêu tặng chị những ngày vui.

Một trang thơ khác viết cho riêng Linh.

Linh,

Em đau khổ, tạ lỗi, không theo anh sớm hơn. Em biết, em mất anh từ lúc chia tay trên cảng năm nào. Chút tình thơ, vẫn nghĩ rằng không có em đời anh sẽ héo mòn. Thực ra thì chính hồn em mong manh héo mòn mà thôi. Xin gọi nhau là cố nhân. Nguyệt gửi Linh quyển nhật ký để anh hiểu em và tha thứ cho nhau...Em tha thứ cho anh.
Để những đêm dài bên mẹ, em biết rằng anh đang hạnh phúc. Em quen rồi nỗi cô quạnh một đời của mẹ.

Nguyệt không ký tên, bỏ lửng, nét chữ run run xúc động. Linh áp lời Nguyệt lên trái tim như thì thầm:"Đừng...Đừng nói nữa...Lỗi tại anh." Anh đọc ngấu nghiến như nuốt mỗi hàng chữ của người tình.
Sau khi Linh đi rồi, quá đau khổ Nguyệt ngã bệnh cả tháng. Trong mơ nàng gọi tên Linh. Săn sóc con những đêm dài, mẹ nàng đành theo nàng vào Nam tìm Linh. Sàigòn qúa rộng lớn, Nguyệt không biết tìm chàng ở đâu chỉ tin vào Linh. Nếu còn yêu Nguyệt, Linh sẽ tìm nàng. Còn nếu không chỉ là định mệnh, thề thốt nhiều rồi cũng quên nhau. Cả năm sau vô tình gặp cô em họ Linh, Nguyệt biết Linh đã lập gia đình và sắp có con. Quá đau khổ Nguyệt chạy ra khỏi nhà bạn, em họ Linh phải thuê xe đưa Nguyệt về nhà Nguyệt. Vài tuần sau với lời khuyên của mẹ, Nguyệt muốn cho Linh biết nàng tha thứ cho anh. Linh là ngọn hải đăng trong đêm giông bão. Linh là vị sao dẫn đường cho Nguyệt chọn hướng đi trong đời. Trong giông bão con tàu Nguyệt tìm mãi không thấy ánh sáng ngọn hải đăng. Còn vì sao dẫn lối cũng nhòa nhoẹt nơi đâu ...


Như dùng cơm cùng cha chồng, nàng ngập ngừng như có điều muốn hỏi ông nhưng lại thôi. Buổi cơm không vui vì thiếu Linh. Nguyệt là ai, chỉ nhìn nét chữ Linh đã xôn xao, bối rối, đau khổ. Như nghĩ ngợi mông lung và lo cho hạnh phúc của nàng và Linh. Trong đầu Như cứ quanh quẩn nếu...nếu...Nỗi vui mừng, niềm hạnh phúc thoáng chốc bay cao.
Phượng Các
#18 Posted : Thursday, December 21, 2006 8:54:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
Nếu giúp gì cho tt PNV, HXR sẽ giúp nếu có khả năng.

Níu chị HXR ở câu này rồi nha! Coolingheart
hoa xuong rong
#19 Posted : Friday, December 22, 2006 12:38:47 AM(UTC)
hoa xuong rong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 265
Points: 0

quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
Nếu giúp gì cho tt PNV, HXR sẽ giúp nếu có khả năng.

Níu chị HXR ở câu này rồi nha! Coolingheart


Chi. PC, mình đi xa khoảng một tháng, sáng nay đi rồi, hy vọng HXR sẽ có dịp giúp chút gì với PNV. Merry Christmas again. thân. HXR
Phượng Các
#20 Posted : Friday, December 22, 2006 2:03:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi hoa xuong rong
Chi. PC, mình đi xa khoảng một tháng, sáng nay đi rồi,

Hu hu, Chưa vui sum họp, đã sầu chia phôi rồi! Hic hic Sad

Ủa, mà đi vô Net được thì đi đâu vẫn đâu có sao?
Users browsing this topic
Guest (12)
3 Pages123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.