Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
Nậu, nẩu trong phương ngữ Nam Trung Bộ
Ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu đáng được xem là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam: Ai về nhắn với nậu nguồn Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên - Thuốc ngon chợ huyện Giấy quyến Sa Huỳnh Nẩu xa, mược nẩu, hai đứa mình đửng xa Một trong những dấu hiệu khả tín để xác định nguồn gốc Nam Trung Bộ của mấy câu ca dao trên đây, chính là các từ nậu, nẩu, đửng, mược. Hoàn cảnh chính trị xã hội cũng như một vài sắc thái riêng trong cách phát âm của người Nam Trung Bộ đã dẫn đến sự xuất hiện của những từ này. Số là, suốt mấy thế kỷ từ sau khi Nguyễn Hoàng (1525-1613) vượt Hoành Sơn vào trấn thủ Thuận Hoá (1558), tìm đất “vạn đại dung thân”, vùng đất Nam - Ngãi - Bình - Phú đóng vai trò một hành lang chiến lượt để thực hiện công cuộc Nam tiến, đồng thời là một cuộc hậu cứ quan trong để gây dựng thanh thế, đối đầu với tập đoàn Lê - Trịnh ở Đàng ngoài. Mặc khác, do vị trí của dãi đất này tương đối xa cách dinh Phú Xuân - nơi đóng đại bản doanh của các chúa Nguyễn, lại tiếp giáp với vùng cao nguyên rộng lớn và hiểm yếu ở phía Tây nên thường có những cuộc nổi dậy của người miền thượng và những vụ bạo loạn nhằm tranh đoạt quyền lực của các thế lực phong kiến cát cứ, mà điển hình là vụ Vân Phong (1629) và vụ Tống Phước Thiện (1707) ở dinh Trấn Biên (Phú Yên ngày nay). Trước tình thế như vậy, các chúa Nguyễn không còn cách nào khác là phải tăng cường quyền lực của chính quyền Phú Xuân, dẹp yên bạo loạn, nắm chắc các làng ấp ở vùng đất đang cần sự ổn định để tiếp tục đi xa hơn vào phía Nam. Năm 1720, theo lệnh Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725), Diên Tường Nam Nguyễn Khoa Đăng tiến hành chia lập các đơn vị hành chính từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, đặt ra các đơn vị hành chính gọi là Thuộc, dưới Thuộc là các đơn vị nhỏ hơn như Thôn, Phường, Nậu, Man. Đến năm 1726, Nguyễn Phúc Chu (1697 - 1738) lại cử Đại Ký lục chính dinh là Nguyễn Đăng Đệ vào định rõ chức lệ cho các đơn vị ấy. Theo đó, Nậu là tổ chức quản lý một nhóm người cùng làm một nghề, đứng đầu là người có chức danh “đầu nậu”, như nậu rớ (nhóm người đánh cá bằng rớ ở vùng nước), nậu rổi (buôn bán cá), nậu nại (làm muối), nậu nguồn (khai thác rừng)... Có câu hát tự trào của những người làm muối: Nậu nại tui dại như trâu Trưa tròn con bóng vác đầu ra phơi Sách Đại Nam Thư lục (Tiền biên) giải thích: Nậu, nguyên nghĩa là làm cỏ ruộng, rồi chỉ làng xóm và sau nữa thành tên của một đơn vị hành chính. Cách nay không lâu, người làm ruộng ở vùng Nam Trung Bộ thường sử dụng một dụng cụ gọi là nạo để làm cỏ lúa. Nậu là do nạo mà ra chăng ? 1/ Do những biến đổi chính trị - xã hội, đơn vị hành chính nậu bị xoá bỏ, cơ sở thực hiện của khái niệm “nậu” không còn nữa. Song, khái niệm này lại được “mượn” để diễn đạt một thực thể tương ứng: một nhóm người, ở đâu đó hay làm một việc gì đó. Kết quả là bên cạnh nậu nguồn, nậu rỗi... lại có thêm một nậu xóm trên, nậu hàng xén... và nếu như nguồn , rỗi... đã kết hợp với nậu để trở thành các danh từ ghép (kết hợp bền vững) thì hàng xén, xóm trên... chỉ là những định từ tuy vẫn chứa đựng khả nămg kết hợp với nậu để trở thành danh từ ghép. Nói khác đi, sự biến mất của cơ sở hiện thực (đơn vị hành chính bị xoá bỏ) đã khiến cho nội hàm của khái niệm nậu bị thu hẹp, gây ra trống nghĩa và có khả năng cho nậu bị khai tử trong hoạt động của ngôn ngữ, như trường hợp từ thuộc (chỉ một đơn vị hành chính lớn hơn) ra đời cùng lúc với nó. Nhưng nậu đã còn lại vì được mở rộng ngoại diện bằng cách kết hợp với các định ngữ như đã nói trên. Điều này cũng cho thấy vì sao trong phương ngữ Nam Trung Bộ hiện nay, nậu không xuất hiện độc lập mà chỉ có mặt trong các tổ hợp danh ngữ: Mất chồng như nậu mất trâu Chạy lên chạy xuống cái đầu chơm bơm - Tiếc công anh đào chẳng ao thả cá Năm bảy tháng trời nậu lạ tới câu... Trong phương ngữ Nam Trung Bộ, có kiểu hình thành từ mới cách biến thanh, cụ thể là thay các thanh khác của từ gốc bằng thanh hỏi(?), ví dụ: chị-chỉ (chị ấy); anh-ảnh (anh ấy), đừng-đửng (đừng có);... Theo cách này nậu đã có một biến thể là nẩu (nậu ấy), nghĩa tương đương trong Tiếng Việt phổ thông là : ai đó, những ai đó, họ, thiên hạ, người ta...(Đại từ nhân xưng, ngôi thứ 3, số nhiều) (1). Thương chi cho uổng tấm tình Nẩu về xứ nẩu bỏ mình bơ vơ Về ký tự, một số sách xuất bản gần đây (2) ghi là nẫu (thanh ngã). Thực ra, người Nam Trung Bộ nói riêng, người miền Nam (phía Nam đèo Hải Vân trở vào) nói chung, khi phát âm không phân biệt 2 thanh hỏi (?) và ngã (~). Nói chính xác, ngữ âm miền Nam không xuất hiện thanh ngã(~), tất cả các từ có thanh ngã trong tiếng Việt phổ thông lại có từ nẫu (trái cây chín nẫu, buồn đến nẫu ruột). Vì vậy chúng tôi ghi từ nẩu của phương ngữ Nam Trung Bộ bằng thanh hỏi để thể hiện sắc thái ngữ âm đúng với thực tế hoạt động ngôn ngữ đồng thời khu biệt với nẫu (thanh ngã) trong tiếng Việt phổ thông. (Baobinhdinh)
* posted by haphuonghoai
|