Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

Chập chùng bóng núi
Do Thanh
#1 Posted : Sunday, July 9, 2006 4:00:00 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Truyện dài


Núi sừng sững đứng cao ngất che kín cả vòm trời. Mây bay dồn dập mà vẫn không nuốt trọn dáng non. Rừng âm u, bóng chiều đổ ướt sũng. Chân đã mỏi rừ, đôi mắt cá như muốn rụng hẳn ra, nhưng đường đi vẫn mịt mù chưa thấy đâu là đoạn cuối.

Anh đưa mắt nhìn quanh một vòng. Trơ trọi, hoàn toàn trơ trọi, cho đến một túp nhà sàn chênh vênh trên núi cũng không có. Cố tìm vời hi vọng có một vết khói lam bốc lên để tin là mình không hoàn toàn cô độc mà vắng lặng vẫn hoàn vắng lặng.

Anh nheo nheo cặp mắt cố nhớ. Đúng rồi, đoạn này anh đã từng lăn lộn lại qua dạo đó. Có khi trời chập choạng tối mà vẫn còn gặp dăm cô gái thượng lầm lũi gùi củi trên lưng trở về buôn bản. Gặp anh, mấy cô chúm chúm che đôi bầu vú để trần, phà phì phì tẩu thuốc trên môi cho khói bay um để mắt anh cay, đừng tọc mạch chăm chú vào vú mớm họ.

Anh đã thực thà hỏi mấy cô : có gặp du kích đâu đây không ? Các cô lại nghĩ là anh bày chuyện chọc ghẹo, nhưng thun thút vung chân đi nhanh, tay nguây nguẩy xua ra phía sau, ngồn ngộn nói :
không thấy, không biết.

Họ đi một quãng xa rồi mà anh còn nghe cái giọng líu ríu của thứ ngôn ngữ nào lạ hoắc. Anh không trách họ vì cuộc sống xô bồ lẫn lộn nơi rừng sâu núi thẳm đã gây cho họ nhiều tang thương ngẫu lục, khiến giờ họ không tin ai được cũng đúng thôi.

Phương chi, lời già làng đêm nào anh dừng chân nơi nhà rông đã kể với anh : thằng tây nó lấy con gái buôn nhiều lắm. Con gái đẻ thì nó đã ra đi, thằng khác tới cũng lại bắt chước. Mày thấy con gái nào đẹp là tụi nó lấy hết. Bây giờ làng rặt con nít màu trắng không ra trắng mà xám cũng không ra xám.

Pháp đi rồi, người Việt thay. Người Việt xưng là Cộng Sản, xúi dân buôn theo kháng chiến, người tao bâng khuâng, họ gù lấy một số cô gái và rút đi sau đó. Bụng mấy đứa lớn dần, tao bảo Giàng không muốn đánh nhau, nhưng bọn con nít đẻ ra toàn là đẽo cây làm súng, rượt bắn nhau ùng ùng.

Ông nói : bây giờ con nít không chịu nghe người già. Người đẻ ra nó cũng thua luôn. Nói gì bọn con nít cũng cãi. Vú mẹ nó ôm bú kéo dài nhằng mà mẹ nói thì chúng lầu bầu bỏ đi.

Anh lắc cái đầu đau muốn bể. Anh gục gặc nói với già làng : chém giết làm cho ai cũng thích đánh bắn nhau, con nít ham hố thế sẽ còn đau thương dài dài. Ngày đó đơn vị anh chọn ngọn đồi cao nhất làm doanh trại. Đồn chế ngự trên đỉnh cao nên kiểm soát ba bề bốn bên những con đường xâm nhập. Đêm đêm nghe du kích di chuyển thập thò như chuột chạy, rồi lập loè trên buôn bản có bóng dáng xôn xao.

Sáng hôm sau, anh bủa ra thăm dò. Già làng đuổi xua : mày đi đi, kệ tao. Giàng bắt dân tao trả nợ, tụi tao phải vuốt bụng. Một số trai bị dẫn đi theo đêm rồi, giờ mấy con vợ đang khóc um sùm đó, mày chưa thấy hết nỗi khổ sao.

Anh nhìn quanh một vòng. Những cô gái dửng dưng thỗn thện những bầu ngực đen ngòm khóc sụt sịt ồn ào. Chẳng một ai thèm ngó đến anh. Trở về trại, anh viết một báo cáo gửi đi, nhưng tin tức vẫn u u mất hút.

Rồi có ngày lửa cháy rừng rực, súng nặng câu veo véo. Đích nhắm là cái đồn cheo leo của anh. Từ lỗ châu mai, anh nghe giọng hò nhau xung phong, cả tiếng kinh lẫn thượng. Anh bùi ngùi khi nghĩ đám dân buôn đã bị thuần hóa và tham dự vào trò chơi giết chóc rồi.

Lần đó, đồn anh không bị vỡ. Đạn mót chê câu đi vun vút để ngăn những đợt xung phong. Phía địch chưa nhắm nhổ đồn mà chỉ muốn tập dượt cho trai buôn quen dần súng đạn. Anh vaof thăm già làng, ông thở dài héo hắt : con trai buôn đã tập giết nhau.
Do Thanh
#2 Posted : Monday, July 10, 2006 9:35:25 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Áp lực phía bên kia mới đầu chỉ có vậy, nên nỗi sợ chưa lớn rộng bao nhiêu. Ban ngày ban mặt, đàn em của anh vẫn thong thả dạo chơi. Núp lén dòm ba cô thượng tắm suối rồi về kháo nhau khen chê cô này cô kia xấu đẹp. Lời lính đồn lẻ nói ào ào, chẳng kiêng dè, úp mở, gọi tên mọi thứ cấm kỵ bằng nguyên bản thô sơ, anh nghe chói tai, nhưng thương bọn thằng em mồ côi, thèm đàn bà như thèm ngủ, nên cũng qua quít bỏ lơ.

Để ru ngủ bọn em, anh sai vài đứa bò vào buôn gạ mua vài ché rượu. Ì ạch vác về đồn, thầy trò uống dzô dzô. Thằng nào uống thì uống, thằng nào gác không được lơ là, " vui chơi không quên nhiệm vụ ", tên nào lạng quạng, anh đì cho chết lên chết xuống. Đi đứng vô ra bản cũng phải cẩn thân. dè chừng, súng ống chỉnh tề để lờ địch đòm một phát, chết thằng nào cutj uổng mất thằng ấy.

Anh rất khắt khe nhưng bọn lính hiểu anh. Đứa nào cũng tôn vinh ông thầy và sát cánh ấp ủ nhau như chồng yêu vợ. Một thằng lỡ bị thương, mấy thằng thay nhau chăm sóc cho đến khi khỏi mới thôi. Chạm trán nhau, thằng nào ngỏm thì bọn còn lại tiếc thương, khóc như cha chết.

Thành ra đứa nào cũng thương anh. Chúng bảo sẵn sàng phóng ra đỡ đạn để anh sống mà giữ lấy đồn. Anh nghe cảm động, rưng rưng nước mắt. Già làng cũng hiểu anh. Ông nhắn nhe khi lâu không thấy anh ra thăm. Nhưng thấy anh thì ông lại xin đừng thường xuyên đến, ông sợ mấy thằng bỏ buôn rình rập rồi gây tai vạ cho anh.

Có lần, anh nói giỡn với già : khi nào hòa bình, con lên đây cưới vợ rồi ở luôn. Căn nhà rông ồm ồm tiếng cười sằng sặc. Ông ngửa người cười rung cả vai, nước mắt nước mũi tèm lem, mấy vết nhăn trên mặt co rúm, sâu hoắm như ổ nhện. Ông chỉ mấy cô gái mới lớn, vú chỉ nhú lơ lơ rồi hối anh chọn. Ông bảo : mày thích đứa nào cột chỉ vào cổ tay nó. Từ đó mày làm gì cũng được, còn chưa cột chỉ mà tay chạm bậy chạm bạ là nó cột đầu.

Nói xong, già bò lăn ra cười hả hê. Anh sượng sùng không dè ý cà chớn của anh bị phản ứng dữ dội thế. Từ đó anh thận trọng hơn, không dám búa xua tán phét nữa. Cô Nia hiểu nhiều tiếng kinh vì có theo học mấy sơ trường đạo nên giảng thêm cho anh hiểu.

Cô nói : người Jarai không nói chơi. Một lời nói ra, con nai chayj theo không kịp. Con gái Jarai rất đa tình, đừng làm mấy o nao nức chờ. Tục lệ bản nương, người gái chỉ dành ngực mình cho chồng và con, ông nói lính của ông đừng sàm sỡ làm bộ va quẹt mà bị đền trâu, cồng, chiên, hũ, ché đó. Đàn ông có thể ôm sờ con gái buôn buông tuồng, nhưng kỵ chỗ cái ngực, nhớ cho rõ.

Tướng anh hùng hục và nóng nảy như trâu điên, vậy mà nghe Nia dặn dò, anh cứ dạ vâng xin biết, biết. Già làng thấy anh vui tánh, nên khi thì sai đem cho cái đùi nai, khi thì rinh cho cả ché rượu. Ngày lễ quân lực, đơn vị mời già làng và trai gái buôn đến dự, già tổ chức bọn trẻ đi săn rồi chiêng khèn lũ lượt gánh vác của nả rủ nhau vô đồn mừng lễ.

Các cô gái múa hát líu lo, bọn lính cũng cây nhà lá vườn gân cổ ca ong ỏng. Có thằng hát : hôm nay ngày chủ nhật, hẹn nhau vườn tao đàn, chờ hoài em không đến, lòng anh chợt héo hon, caau ca còn dở dang thì đã gào lên khóc sướt mướt.

Mấy cô gái thượng nghe chả hiểu mô tê ất giáp cứ tho lõ mắt nhìn. Anh nghe mà lờ đi, trong bụng ì ồ : cái thằng tình cảm ướt sũng, rồi cũng cho qua. Trái lại, bọn lính thấy mấy cô gái nhung nhăng trong nếp váy, uốn éo nhịp múa theo cồng chiên thì nhịp tay, lắc lư như ngồi đồng.

Đời lính loe ngoe, sống dài trên chóp núi, nhìn đâu cũng chỉ thấy mây trắng lững thững trôi, hoặc lắng nghe thì xa xa dường như có tiếng rì rào suối chảy. Ba thằng bặm trợn tỉ tê chỗ đó bọn con gái tắm truồng rồi cười rúc rích.
Do Thanh
#3 Posted : Friday, July 14, 2006 12:11:00 PM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

(Cách đây mấy hôm ĐT tôi có gửi tiếp một đoạn cho truyện dài đang dang dở. Cất công ngồi gõ trối chết, nhưng khi bắt đầu gửi đi thì đột nhiên mạng diễn đàn bị vỡ. Loay hoay tìm mọi cách phục hồi bài đã hoàn tất thì không sao mò ra được nữa. Liên tiếp mấy ngày sau đó, mạng vẫn cứ âm u, bằn bặt, cho nên hôm nay phải tái tạo đoạn đã mất hầu phục vụ bạn đọc. Xin thứ lỗi cho.)


Đối đầu với phía địch tuy vô cùng gian nan nguy hiểm, thế nhưng anh vẫn thấy ít lo toan hơn là phải chạm trán với người của chính phe mình. Anh cảm thấy nhức đầu dữ dội, cố dằn lòng để đừng có đổ vỡ xảy ra, bởi vì trong chiến tranh mỗi mạng người đều rất quí.

Một ngày đẹp trời, anh được thường vụ đại đội báo có một người lính mới lên tăng cường cho đồn. Anh cho lệnh dẫn vào gặp ngay, song ông thượng sĩ có vẻ ngần ngừ, xin anh cho người lính nghỉ dưỡng vài hôm rồi sẽ trình diện sau.

Tuy thấy có sự gì lấn cấn mà anh vẫn chấp thuận. Rồi mấy ngày liền anh nghe rì rào lời đồn ra đồn vào về người lính này. Mọi binh sĩ đều có vẻ bất mãn về thái độ ngông nhênh của anh ta, nhất là cái vẻ ỷ lại của anh lính khi hăm he tạm ở đơn vị ít lâu rồi lại trở về thành phố nơi anh ta vừa rũ bỏ.

Ông thượng sĩ đại đội góp lời khuyên nhủ anh lính. Ông dặn anh ta đừng cứng đầu và hãy sống hòa đồng với anh em. Thoáng có lần anh nhìn thấy người lính ra vào doanh trại áo không bỏ vào quần và giầy thì lệt xệt chẳng cột dây.

Anh nhăn mặt về cái kiểu ba gai vô lối đó. Anh gọi thường vụ đại đội nhắn nhe dặn thằng nhỏ sửa đổi thái độ kẻo anh không kềm giữ sự giận dữ được. Người lính nghe ông già tỉ tê to nhỏ cười lên khục khục, khoe khoang về thế lực của gia đình anh ta. Hắn nói sở dĩ hắn bị đổi lên đây là vì hắn đã cậy dựa vào bố mẹ nên cấp trên tạm tống khứ anh đi cho đỡ vướng mắt.

Thế nhưng bố anh đã hứa chậm lắm chỉ 2 tuần sau là anh trở về. Còn mẹ anh thì dấm dúi cho mớ tiền to, kèm với các thức ăn ngon, bổ để anh mang đi và sẽ luôn nhắc nhở bố anh để câu chuyện của anh mau có kết quả.

Ngày anh cho gọi người lính vào gặp, chướng mắt vì vẻ lấc cấc của thằng em, anh cho lịnh thường vụ nọc ngay tên lính ra phết 8 roi cật lực. Thằng bé đau khóc như cha chết, nhưng vẫn hăm sẽ kiện về bộ TTM, anh giận điên đá thêm một phát và lệnh nhốt cát sô.

Anh cũng truyền đại đội chỉ cho ăn ngày một bữa, tội vạ gì anh chịu hết, chứ ở nơi đầu súng mũi đạn này mà không trị được thằng đầu gấu thì còn đánh đấm chó gì được với ai.

Cũng ngay đêm đó anh bố trí lực lượng làm một cuộc đụng trận giả cốt để mở mắt thằng lính bướng. Anh dặn thường vụ quá nửa đêm dựng đầu thằng lính dậy, giúi cho nó cây súng chỉ ra nằm phục con đường qua lại của giao liên.

Trong khi đó, anh cho một toán khác giả làm địch bắn vãi loạn xạ chỗ người lính nằm, và anh không quên dặn họ bắn cao cao phía trên đầu, để lỡ thằng chó chết có sợ quá són đái trong quần và vụt nhổm dậy bỏ chạy thì cũng không sứt một tí da.

Thằng nhỏ nhận lệnh vái ông thường vụ như tế sao, nhưng lệnh là lệnh, gan trời mới xin gỡ nổi. Tên nayf vốn là lính kiểng, cả đời quanh quẩn với phố phường, bạn bè với băng nhóm, xì ke, vũ trường, nên cóc phân biệt được loại vũ khí và tiếng đạn nào là của địch hay ta.

Khi nghe tứ bề súng nổ, hắn quay quay như con heo sụp bẫy và nằm lăn ra chết giấc một đống. Toán lính gác tìm đến nơi, vác hắn về. Khi tỉnh lại, họ kể công nếu chậm chân là anh ta bị tiêu dên cái chắc, còn không thì cũng bị dẫn vô chiến khu. Tên lính xanh lè mặt, nhưng thoáng biết ra cái chỗ yếu của mình.

Từ đó anh ta nhũn như con chi chi, áo quần vén gọn, thái độ nhún nhường, đối với đồng đội thân quen như ruột thịt. Hắn năn nỉ anh cho theo sát bên để học hỏi kinh nghiệm chiến đấu. Anh chuẩn thuận vui vẻ.

Thằng nhỏ mau tiến bộ, tập bò tập bắn ra trò, giờ đã có thể sử dụng nhanh vũ khí một cách chính xác. Có nhừng buổi chiều thầy trò ngồi đưa chưn trên lô cốt, nhìn theo áng mây trôi về tận cuối chân trời, hay dõi theo con đường mòn sau dốc doanh trại, anh lính đã lí nhí xin lỗi anh.

Anh thân mật xoa đầu anh ta như một đứa em. Tình quân nhân ngày một nẩy nở sâu đậm, người lính kể với anh vễ những thời gian sống vô vị đã qua, trút hết những tật xấu đa mang và có vẻ tủi hổ.
Anh an ủi người em thật chân tình và khuyến khích cố gắng vì cuộc đời chẳng bao giờ có đoạn đầu hay đoạn cuối.

Một hôm, anh bắt gặp người lính trẻ hí hoáy ngồi viết gì đó với cặp mắt sụt sùi. Anh lảng đi cho cậu ấy được tự nhiên. Anh bước ra phía sau đồn, nhìn khắp quanh một lượt, gặp con hoẵng đang hoang mang giữa những lớp kẽm gai.

Anh giật mình nhận ra vòng phòng thủ của doanh trại còn lỏng lẻo, sơ hở quá. Con thú đã chui vào không gặp trở ngại thì địch thủ ranh ma sẽ còn thong dong vào phá sự yên tĩnh của đơn vị anh hơn. Anh nghiền ngẫm nhìn ngắm vị trí đồn và trong đầu hiện ra một tờ trình cần được gửi đi ngay để xin tiếp liệu cần thiết cho hệ thống an ninh.

Anh hút liên miên hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, nhả khói bay um khắp vùng, gõ ngón tay vào túi quần bộ đồ trận. Anh chợt cũng thấy thương cho bầy em và những người sống chết với nhau để chỉ mong đươc, yên ổn chờ một lần hòa bình.

Chiều xuống dần, tím lịm cả đồi núi. Những con chim vội vã bay về chỗ trú qua đêm. Sự hồi hộp bắt đầu úp chụp xuống khi bóng tối dần lan bôi nhọ khắp không gian. Tiếng máy điện vừa giật kêu sình sịch như chọc vỡ bóng đêm chập choạng đến.

Anh quay vào đồn. Thằng em rụt rè đến cạnh anh, trao cho anh một lá thư, nài nỉ ông thầy đọc. Anh bây bẩy đẩy ra vì không muốn đi vào cõi tâm tình riêng tư của từng thân phận. Người lính tâm sự đây là thư anh ta viết cho gia đình, với mục đích nhờ ông thầy xem và sửa chữa hộ.

Thấy vẻ thành khẩn của đứa em, nhất là nhìn vào sâu thẳm cặp mắt hắn, anh nhận được lẽ thiết tha từ đáy lòng hắn tỏa ra, anh nhận lãnh lá thư hẹn sẽ đọc. Anh cất lá thư vào túi, rồi đi bố trí các bộ phận cho việc canh gác đêm.

Mọi người thi hành chỉ thị của anh một cách nhẫn nại. Ngọn đèn điện tỏa ánh sáng khắp căn nhà, vỏn vẹn chỉ chừng vài chục mét vuông giữa một vùng bao la núi non dằng dặc. Nó âm thầm đập những nhịp đều đều như nhịp đập của những trái tim tràn ngập lòng yêu nước bao la.
Tonka
#4 Posted : Friday, July 14, 2006 12:35:13 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Do Thanh

(Cách đây mấy hôm ĐT tôi có gửi tiếp một đoạn cho truyện dài đang dang dở. Cất công ngồi gõ trối chết, nhưng khi bắt đầu gửi đi thì đột nhiên mạng diễn đàn bị vỡ. Loay hoay tìm mọi cách phục hồi bài đã hoàn tất thì không sao mò ra được nữa. Liên tiếp mấy ngày sau đó, mạng vẫn cứ âm u, bằn bặt, cho nên hôm nay phải tái tạo đoạn đã mất hầu phục vụ bạn đọc. Xin thứ lỗi cho.)



Anh ĐT:
Vậy là anh bị mất hết bài viết ShockedSad
Lần sau nếu lỡ có chuyện bất bình thường khi không connect được như vậy, anh click "back" một lần (1 lần thôi) để trở lại chỗ viết cái bài khi trước. Sau đó highlight tất cả, click Ctrl+C để copy. Mở Word hay Wordpad rồi click Ctrl+V to paste cái phần vừa mới copy đó vào đây để dành.

Đã hơn năm nay tự nhiên server mới lại bị vấn đề như vậy. Mong rằng sự cố này không xảy ra nữa.
Do Thanh
#5 Posted : Saturday, July 15, 2006 7:30:36 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Anh nằm đu đưa trên chiếc võng dù do người bạn tặng khi hay tin anh đổi đi đóng đồn trên buôn này. Ánh sáng vàng của vài ngọn đèn lưa thưa không đủ soi sáng mặt người, nên chỉ thấy lốm đốm như những vệt dầu loang.

Anh đưa chưn đạp vào cái cột chống đỡ lô cốt cho chiếc võng đong đưa chầm chậm. Anh nhớ lại về người lính, thằng đàn em bộc tuệch mà muốn làm mặt gồ với anh ngày chưn ướt chưn ráo mới nhập đồn.

Anh cảm thấy thương tuổi trẻ kiêu ngạo mà có hơi điên rồ đó. Anh không trách sự xốc nổi và phản ứng của lớp nhỏ mới lớn trước thời cuộc mà chỉ buồn quê hương chìm đắm lâu trong chiến trận, khiến cho những mảnh đời thơ ngây mất tin tưởng và định hướng rõ rệt.

Những bạn trẻ đó hoặc là vùi vào ăn chơi trác táng, hoặc là bỏ mặc thân phận mình, hoặc là dựa dẫm vào ảnh hưởng và thế lực của cha mẹ để tự tung tự tác coi nhẹ xung quanh. Đó là tâm trạng anh lính hâm ngày mới đổi lên đơn vị anh.

Sau này, khi thầy trò đã thương yêu quấn quít với nhau, trong một buổi ngồi tán gẫu trên bờ lô cốt, anh lính đã ngập ngừng gãi đầu gãi tai mấy lần mà chưa dám nói. Anh nhận ra vẻ lúng túng đó nên thúc giục có gì cứ xổ toạc xem sao.

Người lính đã thưa với anh : có nhiều điều em hiểu rất sai khi còn quanh quanh nơi thành phố. Thú thực lúc nhìn ông thầy lần đầu em có cảm tưởng như ông thầy giả bộ gồ ghề với bọn lính, chớ còn khi đụng trận thì lo tìm đường lỉnh. Bạn bè em vẫn mỉa mai các vị quan ấy chỉ có vẻ hung hăng khi về thành phố, coi thường hết mọi người và võ đoán nhạo báng các quan mượn tay lính lót đường để kiếm chút lon.

Anh nổi sung bất chợt. Anh văng tục cái rột : mẹ, thằng lính có cái *** gì mà lót cho bọn tao lên lon. Đúng, tao nhận có một vài ông quan súng ngắn vào vũ trường nhăng nhố, làm le với gái cho oai. Nhưng đâu phải tất cả đều y hệt như vậy, vì tất cả các người chỉ huy quân đội mà hèn nhát như họ thì giờ phút này chính mày cũng không còn ở gần được tao để ba hoa đấu hót. Bọn ve chai đã chiếm hết mảnh đất này và vặt từng thằng bọn mình đến không còn cả dế.

Người lính trố mắt nhìn anh lạ hoắc, không ngờ anh giận dữ đến vậy. Còn anh thấy vẻ bẽn lẽn của đứa em nên cũng vội hạ giọng kể lể : mình đừng chấp mấy cha nội phét lác đó, kệ họ. Mình chỉ nghĩ đến chính mình hiện giờ. Ở cái đồn lẻ loi này có gì để quan lợi dụng lính, để lính cúc cung phụng sự quan, mẹ, chúng ta chỉ có chung một nhiệm vụ là giữ đồn đừng bị nhổ và từng chúng ta đừng ngã gục.

Nói rồi cả hai thầy trò cùng rơm rớm nước mắt. Chiều đó hai người đều bùi ngùi khi trở vào trong ăn miếng lương khô.

Thấm thoắt thằng bé đã ở với anh được mấy tháng, chuyện ông bà già nó vận động trở về vẫn lơ là chưa thấy, rồi giờ nó còn bày đặt thư với từ gửi cho gái, lại cậy nhờ anh góp ý nữa chớ.

Nhớ vậy, anh móc lá thư ra âm thầm đọc

Tiền đồn ngày... tháng...
Ba má thương yêu

Vậy là con xa thành phố đã mấy tháng rồi, xa gia đình cũng ngần ấy thời gian. Ngày ra đi con nghĩ là khó sống sót được vì con quá yếu đuối, suốt đời bám váy của ba má. Thế rồi những gì con
sống ở đây hoàn toàn khác lạ, không giống như lời hát vẫn ông ổng trên vô tuyến.

Ở đây không có những vườn tao ngộ, không có những lá thư gửi hậu phương, mà tụi con luôn sống trong tình trạng căng thẳng đối đầu hằng giờ hằng phút với những người chỉ mong tiêu diệt mình. Tiếng súng đạn ở đây thật chát chúa, chỉ một chút sai sót là mạng sẽ tiêu vong, con không thấy chút gì giống với cảnh trên truyền hình mà người đô thị mỗi đêm xem, để thấy như diễn ra ở đâu xa lăng lắc.

Mấy tháng rồi, việc nài xin cho con trở về chắc là ba má lo chưa được. Hổng phải là ba má muốn bỏ rơi con, nhưng lỗi lầm quá khứ của con nặng nề quá, các bác ấy có muốn giúp nhà ta cũng không thể ngơ đi với kỷ luật.

Con đã quen cuộc sống đồng đội, chia xẻ với những bạn bè sự buồn vui, hồi hộp, nên giá ba má lúc này có lo cho con được về, chắc con cũng không tuân. Ba má tha thứ cho con lần đầu không vâng lời ba má.

Ba má cứ để con được ở đây thêm lâu lâu một chút. Con tin là con sẽ còn học được nhiều bài học quí hóa về sự yêu thương, về sự đùm bọc từ nơi người thầy và bạn cùng đồn với con. Ba má đừng lo con bị cơ cực, nhứt là má đừng lo nấu và gởi cho con những món ngon bổ như dạo xưa.

Ba má đừng cho là con giận dỗI gia đình. Ở đồn cao này, không chiều nào con không nhìn theo đám mây bay về phía thành phố để hỏi với lòng ba ra sao, má ra sao. Đó lòng con là như thế, song tại sao con cứ thấy sẽ vô cùng tội lỗi nếu con bỏ đồn này để về với ba má.

Nếu còn thương con, xin ba má hãy quên đi sự vận động mà ngày đi con hằng mong hằng ngóng. Ông thầy con đã dạy con nhiều điều lý thú, mà lý thú nhứt là đừng khi nào sợ hãi. Con đã vô lễ với ông, nhưng ông đã tha thứ cho con, hành động quân tử đó khiến con mở rộng tầm mắt.

Ba ơi, đêm nay ba hãy ngủ yên giấc nhé. Và má nữa, má đừng băn khoăn lo sợ cho con. Đã bao lần địch gọi loa hăm he phá đổ cái đồn cheo leo trơ trọi này, thế nhưng ngọn cờ quê hương vẫn ngày ngày bay lộng gió. Điều đó cho thấy họ cũng chẳng phải thần thánh gì và không phải tất cả việc gì họ muốn là sẽ thực hiện nổi.

Con tin là ngày nào nhóm thầy trò chúng con còn lo lắng, giữ gìn cho nhau thì ngày đó địch có định làm gì cũng khó khăn lắm. Ba má hãy giúp con củng cố lòng hi sinh vì nghĩa vụ, để con yên tâm thi hành cuộc đời lính thực sự hiện giờ.

Con hun ba, hun má và choàng ôm ba má chặt trong vòng tay quí mến của con. Xin Phật gia hộ cho gia đình ta để ba má bớt buồn. Cầu xin Phật cho quê hương ta sớm loé ánh hòa bình để những đứa con sớm về quây quần với người thân, với người yêu, với bạn bè.

Con của ba má



Anh kết thúc tờ thư với đôi mắt đầm đìa. Anh thấy đã hiểu lầm thằng em của mình. Anh cố gắng trấn tĩnh bằng cách đạp mạnh chưn cho cái võng quay tít lên.

Thế nhưng sự nhộn nhạo trong tâm anh vẫn không giảm mà càng khuếch đại lên trùng trùng như những vòng tròn nước loang ra trên mặt ao. Anh vùng ngồi dậy nói lớn một cách bâng quơ : đến giờ đi tuần rồi, đứa nào đi với tao.

Người lính đứng vọt lên chính là tác giả lá thư anh vừa nhét vội vào túi áo trận. Thầy trò lặng lẽ đi dài theo giao thông hào đến từng vị trí lính canh. Trời đổ sương ào ạt đến xoè bàn tay ra xa một chút cũng không còn nhìn rõ, và hẳn nhiên là rất lạnh.

Đêm cao nguyên ngủ đã lâu rồi. Họa chăng chỉ còn ánh đèn trong đồn như con mắt mở to theo dõi hoạt động đối phương định làm gì để tìm phương chống trả.
Do Thanh
#6 Posted : Monday, July 17, 2006 6:38:29 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Anh trở về sau một cuộc đi tuần. Các thằng em của anh mắt cay xè mà vẫn mở căng ra trong hầm lô cốt. Anh thương sấp nhỏ, chiến trận gì mà cứ như một cuộc đánh đố, chẳng có ngày có đêm, chẳng có thời gian nghỉ ngơi hay mơ mộng.

Giờ này thành phố chắc là say ngủ. Chập chờn trong giấc mộng của những người trai gái mới lớn chắc là chiến tranh chỉ xa thật xa. Cùng lắm, các bạn cũng hình dung ra cái cảnh " đại bác đêm đêm dội về thành phố, người phu quét đường dừng chổi đứng nghe ".

Ôi cuộc chiến ngày ngày có bao nhiêu ngôi nhà bị đốt cháy, bao nhiêu mạng người bị xẻ thây mà vẫn bàng quang như ở một nơi nào đó. Giá bọn em của anh chưa quàng vào người chiếc áo trây di thì chắc chúng cũng an nhiên ngủ vùi sau tối vũ trường cuồng nhiệt.

Vậy mà lúc này các em của anh cứ phải chong súng chờ mà chẳng biết chờ ai. Thản hoặc có một tiếng đạn vu vơ nào đó bay vút lên bầu trời câm lặng thì những người lính của anh sẽ hồi hộp thẳng căng.

Anh nhớ tới lá thư hồi chiều của thằng lính kiểng. Anh bước ra võng dở ra đọc lại. Tiếng ngáy của mấy người lính khác chưa đến giờ đổi gác nghe như có vật gì nặng đè lên ngực. Anh lần đến chỗ thằng lính bạt mạng. Thằng nhỏ cũng nằm co quắp và đang mơ gì đó. Anh muốn đánh thức nó dậy trao trả lá thư, nhưng thấy thằng em ngủ ngon, lại thôi.

Anh đung đưa cái võng, đốt một điếu thuốc. Khói bay chập chờn thổi cay mắt anh nên lại lôi điếu thuốc ra dụi tắt. Mùa hè sắp qua, đêm cao nguyên vẫn lạnh, hôm nào nắng thật to là y như đêm đẫm mù mịt sương. Đó là thời gian những con vạc ăn đêm mò ra đào đường đắp ụ.

Sáng mai, trời vừa tờ mờ, mấy thằng em của anh lại mắt mở mắt nhắm đi mở đường, phá ụ diệt mô. Con đường quốc lộ lại phải chờ an toàn mới mở cho xe chạy. Từ trên chót đồi này, anh sẽ thấy con đường quốc lộ mảnh như sợi chỉ vàng lẩn khuất đó đây.

Hôm nào xe kẹt vì nghi có mìn chôn thì xe ùn tắc đầy nhóc. Các bạn hàng nhăn nhó thảm thương. Các mặt sản phẩm dễ hư dễ thối chảy dài theo nét phập phồng âu lo của chủ. Anh chỉ muốn cho đường mau thông suốt, nhưng trong chiến tranh đâu có lúc nào là nhanh hay chậm.

Lực lượng công binh cũng lần khân, họ còn xin thứ này thứ khác rồi mới tới. Bà con đem tặng mọi thứ cho các anh hăng hái sửa đường nhanh. Khi hoàn tất, các xe hò reo muốn vỡ ngực, còi xe thúc liên miên vọng lên tới đồn cao như một lời cám ơn mừng rỡ.

Anh bùi ngùi nhìn theo bóng chuỗi dài xe khuất dần sau bụi cây, chỗ quẹo. Anh rưng rưng nghĩ đến sự cô đọng chết dí một chỗ của cái đồn lẻ trên triền đồi.

Những hôm đó, anh đốt sầu bằng cách chia hai đơn vị ra, một tốp giữ đồn, một tốp theo anh vào buôn thăm già làng. Bao giờ buôn cũng thưa thớt, người ta đi hết vào rừng hái măng, chặt củi. Chỉ có đám lợn sề bụng ỏng sát đất, bùn bám lệt sệt, nhởn nhơ chạy từ gầm nhà sàn ra khắp chỗ, bên cạnh lũ nhỏ thất học, lớn lên không nổi.

Bọn nít chỉ nhỉnh hơn que cọc mà đứa nào cũng biết hút thứ lá nặng mùi khét lẹt Thằng tà lọt bám anh như đỉa lưu ý anh bọn nhóc hút cần sa. Anh hỏi sao biết, anh lính thưa : em có thử rồi mà ông thầy. Anh gật đầu đồng tình.
Do Thanh
#7 Posted : Monday, July 17, 2006 8:38:37 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Già làng ngồi bập tẩu một mình trong góc. Căn nhà rông trống tuếch trống toác. Tiếng con trẻ văng vẳng líu lo. Bộ xương đầu con bò mộng lủng lẳng treo ngay cửa, gió đập phập phồng, hai cái sừng đen thui bóng nhẫy.

Nghe tiếng bọn anh, già làng ho khục khục rồi hỏi : thằng kinh, tụi mày đi đâu. Anh nói lâu không thăm, nên ghé. Già làng thở dài : tao nói rồi, mày đừng tới, Giàng thương mọi người, nhưng Giàng không ngăn đươc mũi tên, hòn đạn.

Già quay mặt đi, nhả khói thuốc bay um. Cũng cái mùi nặng ngai ngái. Anh thấy là dân tộc hút cần sa sao chẳng nghiện, còn thanh niên phố mạnh cui cui chơi vô bị vật lao đao. Đàn bà con gái dân tộc cũng có người chen chưn vô, cũng tỉnh bơ, nhổ phèn phẹt khắp nhà.

Anh thưa với già trên đồn buồn quá. Già thở dài lưu ý anh : đêm qua thằng Y Brom, Y Se có ghé về đây. Mấy con vợ ôm thương nhớ. Tao lo thằng kinh tụi mày mở cuộc kích, hai bên chạm nhau. Già ngưng bặt thở dài.

Anh cũng câm không nói. Già biểu : đây rồi mấy con vợ lại đẻ, con nít đầu gà đít vịt, cái óc thì của buôn còn cái tay thì của đảng. Tao sợ có ngày tụi bay chạm trán nhau.

Anh rùng mình khi nghĩ đến tình huống éo le. Y Brom, Y Se từng có hồi cùng anh đi săn dê núi. Chuyện đó giờ xa lắm rồi, gặp nhau có khi choảng chí tử. Thằng nào nhanh tay sống, thằng nào chậm chưn ngoẻo. Những người đàn bà lại khóc gào, bất kể là thị thành hay buôn rẫy. Cũng may là anh chưa có ai yêu và cũng chưa biết yêu ai.

" Lấy chồng đời chiến chinh, mấy người đi trở lại. Lỡ khi mình không về... anh không dám nghĩ tiếp mà mắt đã cay sè. Anh xin già làng vài miếng khô, già chỉ chỗ nói lấy bao nhiêu cũng được, của lã từ trời, từ đất, từ rừng, từ núi chớ có phải của mình già đâu.

Già chợt hỏi anh : tụi mày lo gì cho mùa mưa tới chưa. Gay lắm đó, Giàng nói năm nay sẽ có lụt và dân Jarai sẽ có chết chóc đó mày. Mắt già ướt sũng, anh làm dấu cầu xin sự mất mát sẽ không từ anh gây ra, nhưng biết đâu.

Anh và bọn lính ngồi nói dóc với già thêm chặp nữa. Lại kéo nhau lỉnh kỉnh súng ống bỏ về đồn. Già vẫn ngồi im không đứng dậy tiễn. Anh bước xuống cục gỗ sần sùi bắc làm thang mà nặng như lê cùm. Gió không ra mát, không ra nóng.

Do Thanh
#8 Posted : Tuesday, July 18, 2006 9:34:43 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Anh là người cuối cùng bước xuống bưc gỗ. Dúm đàn em lao xao chờ anh ở chưn thang. Chỉ còn hai bước sau cùng là anh tới chỗ bọn lính thì tiếng già làng gọi : thằng kinh đã đi chưa. Anh cất lời cho biết còn đang chưa xuống hết thang cấp.

Già làng cậy riêng anh trở lên, già cần hỏi chút việc. Anh bước trở lại khúc gỗ leo lên, vừa nhô khỏi sàn nhà rông, đầu anh va phải mấy tấm da trâu khô sần sùi căng phơi nắng. Mùi ngai ngái và gây gây xộc vào mũi, nhưng anh vẫn bước vào.

Lúc này già làng đã nhả cái tẩu ra, đang lấy cây que khơi đám lửa. Già đăm chiêu giữ im lặng, xong hỏi thẳng anh, nhẹ thoảng như hơi gió : nếu lỡ thằng kinh chạm trán với Y Brom, Y Se thì tụi mày định làm gì.

Câu hỏi thật mắc mỏ, khiến anh choáng váng. Cái đầu quay xà quầng, anh nghe rõ những tiếng búa ong ong gõ vào thanh đường sắt.

Y Brom, Y Se của những ngày hồn nhiên đi săn nheo, săn nhím. Họ đã lưu ý anh để tránh không bị lông nhím bắn trúng vào chân. Bây giờ 3 người vốn là bạn đã thành hai chiến tuyến, còn đâu lần ngôi nướng thịt cheo uống rượu bầu, nói chuyện râm ri.

Hồi đó, Y Brom đã đốc anh : tao biết con Nia ưng mày đó. Bữa nào nó lại gần, mày chụp tay cột chỉ nó đi, nó không rụt tay về đâu. Tục lệ buôn chưa bắt thường người trai kinh nếu từ chối lấy vợ buôn bản, nhưng nếu mày không nhận lời, Nia sẽ khóc rã đường rã sá, rừng sẽ đổ cây, suối sẽ vỡ toang.

Anh cảm thấy chóng mặt. Anh nói với Y Se : mày nói giúp với Nia đừng nhớ tao. Lấy chồng hôi này khổ lắm, lỡ tao không về, Nia sống một mình được không. Vạy mà hai thằng đó đi mất.

Anh thả suy nghĩ như con nai rừng băng chạy trốn khi gặp cọp. Kể từ đó, anh lảng tránh ít vào buôn. Còn đang lan man với trăm mối ngổn ngang trong hồn, già làng lại ồm ồm thúc giục anh : mày tính sao, nói đi chớ.

Đầu anh càng điếc đặc, anh lùng bùng vô cùng. Điều chọn lựa hiện chưa nằm về phía anh. Còn Y Brom, Y Se liệu có còn giữ leo heo một tình bạn. Anh thở dài nói với già : bữa nào nó ghé bản, già hỏi thử tụi nó tính sao.

Già làng cảm rõ trái bóng vừa được ông tung ra đã bị phản hồi ngược về lại ông, dập vào mặt, nên ông co rúm. Ông thở dài, dài thật dài, và quặn thắt trái tim. Nước mắt ông ràn rụa, anh vụt chạy đi, tránh nhìn vào nỗi đau thương đang dần lớn từ ở hai người.

Anh phóng từ sàn nhà rông xuống bãi đất cái phịch và hối bọn em đi như chạy trốn. Về đồn, anh ngẩn ngơ và chợt thấy no ngang. Thường vụ đại đội mời anh dùng bữa, anh no nghẹn lên ứ cổ.

Anh ra võng nằm, đu đưa, đu đưa, mà dạ cồn cào vẫn không giảm. Mùa mưa trên cao sắp về. Điều gì sẽ chờ mong nơi đồn giữa suốt mùa lướt thướt đó. Đối với người lính, thêm một mùa mưa nữa ngả nghiêng theo cây rừng, hay ngập tràn suối rãnh, thì cũng thế thôi. Song đến bao giờ thì hòa bình, câu hỏi âm u như rừng như núi.

Thằng lính kiểng dạo trước thấy ông thầy chợt mang nặng nỗi buồn, hắn không tìm đươc nguồn cơn gây ra nông nỗi. Nó chờn vờn men đến cạnh võng anh lí nhí thưa : ông thầy lại nhớ nhà ?

Anh lắc lắc đầu, nói trại đi cái ý trong óc anh : tao đang tính mùa mưa này mình phải làm ăn thế nào cho đồn qua được những ngày vỡ đất vỡ cát. Và anh lắc tít cái võng như bứt vung nó ra liệng tuốt xuống cái hố sâu.

Suốt những phút giờ còn lại của một ngày dài thậm thượt, anh chẳng nói một lời. Gió cũng như trốn sạch, hàng cây im lìm chẳng nhúc nhích mảy may. Cái nắng giao thoa giữa mùa mưa và mùa nắng bỗng nặng nề khó thở.
Do Thanh
#9 Posted : Thursday, July 20, 2006 2:31:49 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Nia lớn lên giữa buôn bản như một cánh hoa cô độc. Lần đầu gặp cô, anh đã nhận ra ngay vẻ đặc trưng ấy nơi cô. Nó có một dáng gì hoàn toàn xa cách, chìm chìm và lắng đọng của một người thiếu nữ, dường như không phải là người của làng nương hiện giờ.

Anh cố phân tích để tìm cái lai lịch của cô ẩn tàng đâu đó mà xin chịu. Già làng thấy anh đăm đăm nên có lúc đã ngập ngừng muốn nói gì đó, song lại thôi.

Điều mà anh biết chỉ là chút chi tiết Nia đã được theo học trường của sơ nên cô biết chữ. Anh đem nỗi bâng khuâng ấy về đồn, dấu kín không thố lộ cùng ai.

Những buổi chiều hoàng hôn, giữa màu tím lịm của không gian, anh đã đem sự nghĩ suy đó ra tự lật tới lật lui tra vấn mình, khi ra ngồi trên bờ thành lô cốt ngắm trông bóng mặt trời đang dần lặn.

Anh so sánh Nia với bông hoa lay ơn mọc dại giữa vòng kẽm gai để cố hình dung một sự tương đồng nào may ra có. Màu hoa thật đẹp, đỏ au dưới ánh mặt trời chiều, để rồi khi bóng tối dần ập đến thì màu hoa nhoè đi và biến dạng trong đêm.

Nia mộc mạc, nhưng trong sự mộc mạc vẫn toát lên một tâm lòng sôi nổi. Điều ấy anh nhận ra rất rõ khi nghe Nia chiết phân về tục lệ Jarai. Cô nói mà như đang rút hết ruột gan để giữ cho các bạn bè thôn bản cô không bị vấy bẩn vì những ý tưởng luông tuồng.

Nghe cô nói chậm chạp, anh cảm như đang có một búp sen trắng ngần đang nở dần trong sương sớm. Từ đó, anh lệnh nghiêm cấm các đứa em của anh không được sàm sỡ với các cô. Anh biết là quyết định này quá khắt khe vì những thằng em của anh phải sống ép mình hơn thầy tu ép xác.

Chiến tranh đã làm cho những nguồn nhựa dâng căng phải nén chịu bẽ bàng. Trí tưởng tượng của mấy đứa em nhiều khi cũng là một liều thuốc an thần để giúp con người có thể chịu đựng. Anh thương họ khi những đêm bắt gặp họ nằm co quắp trên poncho, tay thu vào bọc.

Anh biết đó là lúc họ đang thả hồn về một người yêu, người tình hay một bóng người nữ nào đó mà họ hằng mơ ước. Anh vẫn thường nửa đùa, nửa thật bộc bạch với lũ em : tao biết tụi mình đều cần đến một người đàn bà, nhưng giữa vùng heo hút này thì ráng chịu vậy. Mình chỉ dùng mắt để nhìn các cô ấy thôi, đừng để cô Nia mất tin vào bọn mình.

Anh còn nói thêm : ở đây mình rất cần họ, các cô sáng sáng còn lảng vảng đi qua và chiều chiều còn băng ngang triền đồi về buôn bản, ấy là thêm một ngày ta còn có sự yên tĩnh. Già làng trên kia là chỗ dựa của mình, các cô là những điệu múa xoè làm cho ta còn thấy mình hạnh phúc.

Bọn lính ngẩn tò te, song vẫn tủm tỉm cười ông thầy. Các cậu không thấy khôi hài vì lời ông thầy nói, mà bấm mắt nhau khi ông thầy lim dim nhắc đến tên cô Nia. Có đứa đã mạnh bạo đoán mò là sớm muộn gì ông thầy cũng thành người đầu tiên cột chỉ vào tay cô gái trên buôn rẫy.

Thế rồi, ngày tháng cứ trôi qua, ông thầy vẫn cu ki như những ngày mới đến, bọn lính em thấy tội nghiệp ông thầy. Những cuộc tình le lói giữa đanj bom thật vô cùng trắc trở, nó như bóng ma trơi chập chờn trong đêm vắng để hành hạ con người trong khắc khoải chờ nhau.

Thản hoặc đôi khi cô Nia có theo các bạn đi rẫy về. Gặp ông thầy cô chỉ bẽn lẽn chào rồi thanh thản bước đi, ông thầy cũng ngồi yên chẳng nhìn theo một tí. Ai có hỏi thì ông thầy tỉnh bơ nói : giặc giã mà đeo vợ con chi cho mệt.

Do Thanh
#10 Posted : Saturday, July 22, 2006 4:58:03 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Một năm vài bận, đồn cheo leo lại tiếp phái đoàn buôn rẫy. Điều này chính anh và đám lính cũng chẳng nhớ đến, nếu đêm không nghe chương trình Dạ Lan nhắc nhở. Có những lần, giữa tối được nghe tiếng cô Ngọc Quế thánh thót kể với anh lính đường xa về thành phố đang ồn lên vĩ một lễ quân đội sắp đến, anh ít thấy nao nao song bọn lính thì lẳng lặng thở dài.

Anh biết trong đầu họ đang ánh lên một ước ao được về thủ đô dự lễ bởi vì dù gì họ cũng là con người, những thanh niên với một bầu máu còn nóng hổi, còn nhiều mơ mộng, thì làm sao dập tắt được hình dáng một bàn tay, một khoé mắt đắm đuối trao nhau.

Trái lại già làng thì hình như nhớ hết. Y hệt hôm nào bỗng dưng anh thấy lễ mễ ché rượu, miếng khô khiêng đến là đúng boong bữa sau quân đội có ngày lễ của mình.

Bữa đó, Nia sẽ hướng dẫn một số cô đến chúc mừng các anh. Có khi các cô chỉ ghé qua chốc lát, có khi ở lại đồn múa hát hơi lâu. Nia lúc nào cũng lặng lẽ, không vồ vập, không xôn xao, nhưng bọn lính thì cứ huých nhau cười rấm rích.

Anh luôn mượn dịp hỏi về già làng, Nia bao giờ cũng khép nép xin lỗi vĩ dạo này già yếu không đi thăm các anh được, nhưng vẫn gửi cô mang lời hỏi han đến anh em. Anh cố tò mò hỏi thêm Nia về thời gian theo học trường các sơ, bao giờ cô cũng tìm ra một lối thoái thác.

Trước khi chào ra về, Nia thường nhắc nhở anh xin giữ gìn cẩn thận. Không hiểu đó là một sự lo lắng giữa tình người hay thực sự cô manh nha biết đươc một âm mưu nào chăng. Anh lí nhí cám ơn cô và khi cả bọn kéo nhau đi rồi thì anh cứ bâng khuâng về khoé nhìn sâu thăm thẳm còn vương lại.

Chỉ một lần anh được Nia rụt rè hỏi anh : sao lâu mà anh chưa xin đổi. Anh nói đâu cần thiết, Nia nói thật rành mạch như nắm vững luật lệ quân đội : ai ở lâu từ 2 năm trở đi đều có thể xin thay. Anh cười và chợt có ý chọc ghẹo cô : tôi xin đi thì nhớ cái rừng, nhớ cái buôn, chịu sao nổi.

Anh cố ý dùng chữ " cái " mỗi khi gọi tên một sự việc, bắt chước lối nói của người sơn cước đã thấm nhập vào anh. Nia thẹn thùng đỏ mặt, tay cứ chà miết vào chiếc xà rông và lảng đi.

Có một đêm, phía nhà rông tiếng cồng chiêng vang rộn rã. Anh và đám lính hoang mang không rõ chuyện gì. Cả đồn nhao nhao ra bố trí ngoài hầm công sự và các súng vòng cầu đều được dương nhắm tọa độ đã chấm để sẵn sàng can dự khi làng buôn có biến.

Nhưng rồi cũng êm. Nỗi bồn chồn của anh vừa tan bớt với hơi sương thì anh đã khua mọi người thốc dậy làm chuyến mở đường đến tận bản. Nhìn chung cả buôn vẫn đằm đằm, nhưng anh vẫn quyết định vào thăm. Già làng cho hay đêm hôm dường như có bóng cọp về, già không nghe tiếng " ổng " gầm, nhưng các con heo cứ chòi chòi rục rịch. Già phải cho nổi cồng để xua " ổng " đi.

Anh đem ưu tư của dân buôn vào trí mà không biết làm sao gỡ lối tin mê hoặc của bản ra khỏi họ. Có thể là cọp thiệt, song biết đâu đó chẳng là một xê dịch của quỉ quái ban đêm. Thứ quỉ quái không phải là oan hồn của loài ma uổng tử mà là của bọn chuột bọ chuyên lấy đêm làm điểm tựa để thực hiện âm mưu giết chóc người khác.

Anh không nói ra điều đó với già làng, nhưng phần anh, anh coi đó là trách nhiệm anh phải tính, phải lo. Bởi vì mùa mưa càng lúc càng tới gần rồi.

Do Thanh
#11 Posted : Tuesday, July 25, 2006 5:32:54 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Sống giữa đất trời cheo leo trên sườn núi, bốn bề đặc đầy những vòng kẽm gai, nhìn vào đâu cũng thấy mình chỉ có mình. Mùa nắng, mùa mưa leo heo chỉ là những con đường mòn xẻ chia ra tứ phía, lối vào tít tận rừng sâu, lối mất hút vào vũng sâu chập chờn ở tuốt phía dưới.

Điểm dặm cho vẻ đẹp thiên nhiên là vài bông hoa dại vươn lên từ một cơ duyên nào chẳng rõ rệt, chợt một ngày có một bông hồng óng ánh tỏa rung theo cơn gió. Người lính sẽ thấy bâng khuâng vì một nỗi nhớ nhà.

Điểm tựa của đồn là chút buôn ở co cụm một dúm phía xa xa. Tuy xa mà gần, tuy gần mà xa. Già làng thì lo lắng cho đám lính sống cu ki, nhưng có lúc già cũng phân vân vì những tình huống éo le của dân con già gây ra.

Giả như đừng có lởn vởn bóng ma chiến tranh lúc hiện lúc khuất thì bầu không khí có đâu phải ké né với nhau. Con người sẽ nhởn nhơ và coi nhau như cánh tay, bàn chân của cùng một thân thể. Còn bây giờ thì con nai, con nhím cùng ở chung một cánh rừng mà con này lo sợ bị con kia tìm cách tiêu diệt.

Thằng Y Brom, Y Se đó hồi nao từ buôn này lớn lên, ngày ngày đeo nỏ vào rừng săn con cheo, con sóc. Thản hoặc có lần phải đối đầu với hiểm nguy thì cũng là vì sợ con beo, con cọp bắt cái hồn đi mất. Còn bây giờ chúng lăm lăm cái nỏ vào bất cứ ai, bất cứ đâu, bất cứ lúc nào vì chính chúng sợ. Nỗi sợ của một tâm hồn bị khuấy động vì thời cuộc.

Cái buôn, cái rẫy vẫn là của họ mà khi về họ lại sợ. Họ rón rén đi, tai dỏng lên nghe ngóng vì họ biết rằng chỉ một chút sơ xảy mạng họ có thể bị toi. Vợ con họ vẫn còn lưu lại với buôn rẫy mà sao đường tìm về thăm vô cùng khăn khó, nhiêu khê.

Một hôm, hai đứa bò về giữa khuya. Đang nhón cái chân, thu cái bóng như con nai mơ hồ cảm thấy đang bị rình rập bởi con cọp dữ, thì bị Nia chặn hỏi : tại sao mày về nhà mày mà không thấy vui. Y Brom và Y Se giật nẩy người, gãi đầu gãi tai phân bua : chớ mày không biết là lính đang muốn giết tụi tao sao ?

Nia thấy đau cái đầu. Người này đổ là tại người kia mà họ phải bỏ đi để tranh đấu. Nhưng cô chẳng biết nói sao. Cô thở dài thậm thượt. Bữa sau, Nia tỉ tê đem câu chuyện nói lại với già làng, ông thở dài còn thiểu não hơn cả Nia.

Ông chỉ dặn Nia : mày đừng cho thằng kinh biết, tội nghiệp nó lại lo. Tao sẽ cầu Giàng đừng cho hai đứa cụng đầu nhau như con nai gặp con cọp, như con trăn chụp được con gà. Vì chắc chắn là tụi nó sẽ khó giữ được cái tình thân nhau như dạo xưa.

Già làng lắc lắc cái đầu như vừa đi dưới trời mưa về. Lắc hoài mà những giọt nước vẫn không hết. Nia nhắc ông : có giọt nước nào đâu mà già lắc dữ vậy. Hai ông cháu sặc lên cười.
Do Thanh
#12 Posted : Thursday, July 27, 2006 4:39:54 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Lính tráng thuộc nhiều gia đình khác nhau, năm cha ba mẹ, chẳng hề quen biết nhau trước, chưa hề nói chuyện với nhau một lần, vậy mà đùng một cái được phân công về cùng sống chung với nhau tại một đơn vị.

Ở thành phố còn có điều này điều khác để giải khuây. Nếu ai chưa có người yêu thì tới lui gặp gỡ, chỉ một liếc mắt đa tình hay một câu lả lơi chòng ghẹo, cũng có thể làm cho những chàng trai khoác áo trận thấy đời lâng lâng rộn rã.

Chia tay nhau, đêm về còn phảng phất niềm vui, đem bóng dáng người mơ vào êm đềm giấc ngủ. Người ta gọi đó là những người lính may mắn, đươc sinh ra dưới ngôi sao tốt, nên luôn luôn được đời ân sủng vô cùng.

Lính cũng có trăm ngàn kiểu lính, kiểu lính đi cho vui mà chẳng cần biết đến lương hướng, miễn là có cái thẻ quân nhân để khỏi bị quân cảnh, cảnh sát hỏi han. Lớp này được nhét vào những đơn vị có danh không thực, ngày rểu rong khắp mặt phố phường, có khi chẳng cần mặc quân phục với lý do làm nghề chìm nổi chi đó, mà mặt họ hiện diện khắp nơi, từ phòng trà quán rượu đến sàn nhảy động tiên.

Tiền mẹ cha lớp mua chuộc quan trên, lớp dấm dúi cho thằng con tha hồ quậy phá, nên tiếng là lính mà chiến tranh chẳng biết đến mảy may. Cuộc sống quân ngũ của họ chỉ là những bài ca
" anh tiền tuyến, em hậu phương " sặc mùi làm dáng.

Cậy có ô dù, có chỗ dựa, họ sống rất ngông nghênh, tán gái giỏi hơn cầm súng, tiền vung như giấy lộn khắp nơi. Mảng tự tung tự tác, lắm khi chạm nọc vào các lỗi lầm, quan trên dù có giả lơ, lâu lâu cũng phải ra đòn dằn mặt, đẩy đi các đơn vị tiền đồn, khóc như cha chết.

Tội cho các ông bà già cứ phải lạy lục khắp nơi, cấp trên cũng chỉ hứa hẹn và con cái vẫn phải đi ít lâu rồi mới được về lại.

Song có những người lính dường như sinh ra để vùi cả đời ở rừng xanh, núi đỏ. Quanh năm suốt tháng chỉ thấy bóng non chập chờn, đồi cao sừng sững. Cuộc sống họ bị lưu giữ lâu ngày trên chóp núi, đỉnh đồi, làm bạn với mây bay, gió thổi, hay lâu lâu gặp chú nai ngơ ngác đứng nhìn.

Đến đỗi họ quên đi hết cả, quên người tình bỏ lại phía sau, quên lời hẹn năm sau lại về thăm gặp. Thậm chí đến mẹ cha cũng bằn bặt tin nhau, lâu lâu đồn xa nhận được lá thư nhà do trực thăng chuyển đến, mừng như bắt đươc của.

Song khi đọc thư rồi lại thấy buồn thương. Một bà mẹ, ông cha đang bệnh nằm một chỗ, một bà vợ đang bụng mang dạ chửa chờ mong, một đứa con bắt đầu học hoang đàng phá phách rùm beng khiến ai cũng thấy đau đầu. Tâm hồn người lính vỡ toang như bị búa bổ, nỗi đau kéo ầm ầm làm rối trí chàng trai.

Những ngày phép không thể có ngay tức khắc, mà dẫu có chăng cũng không giúp được việc chi. Chuyện đòi hỏi cả năm dài may ra mới giải quyết được, về dăm ngày thì có là phép thánh vẫn bất lực, ích gì.

Cho nên đành gạt lệ chịu lời than trách, phó mặc cho con tạo xoay vần, rồi bóng đêm rình rập, rồi đạn nổ lung tung, người lính lại cố giữ mình, quẳng hết rắc rối cuộc đời ra khỏi vòng kẽm gai của đồn đang lo chống lại áp lực địch.

Những người lính thương nhau hơn ruột thịt của mình, chia nhau từng vui buồn, ám ảnh. Những người lính có khi ghét nhau cay đắng, song khi đạn nổ dòn thì lại rất sát cánh bên nhau. Lúc yếu đau, mẹ cha, vợ con có lên săn sóc được thì có khi chỉ còn nấm mộ nằm lù lù sau đồn. Một người ngã ra, có khi thân nhân hay tin thì chính đồng đội đã khóc hết nước mắt và vuốt mắt từ hôm qua, hôm kia hay từ ngày nào tuần trước.

Anh mang cái tâm trạng đó dai dẳng từ ngày rời trường mẹ ra đời. Lời tuyên thệ nơi vũ đình trường đêm mãn khóa còn vang lộng đâu đây. Câu tôn chỉ mang trên mũ của người sinh viên sĩ quan còn đậm màu trong trí : Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm.

Ba chữ ngắn ngủi mà nặng ngàn cân làm cho người lính không do dự khi nhận lịnh lên đường. Mặc ai buôn lon bán chức, mặc ai điếu đóm xun xoe, mặc ai tranh giành địa vị, mặc ai chạy chọt bon chen, mặc ai đạp lên nhau mà tiến, người lính thực sự vẫn hăng hái lo tròn nhiệm vụ.

Có như thế, dù nhố nhăng thi nhau diễn ra nơi thị thành đô hội, dù người bênh kẻ chống về nguyên lý chiến tranh, dù có những người vẫn thích nằm nệm ấm giường êm mà cứ mơ một ngày đại đồng vô sản, thì những anh lính bị quăng lên các đồn lẻ trơ vơ vẫn chỉ biết có chiến đấu để sống còn với địch.

Ở nơi núi rừng trùng điệp này, không có ranh giới giữa cái sống và cái chết, không có sự phân biệt giữa hiện dịch hay trừ bị, không có sự giảm khinh giữa chính qui hay địa phương, anh vẫn nói giỡn với đàn em " hòn đạn vốn mù mắt, nó chạm vào ai thì máu cũng đỏ như nhau ".

Thầy trò cưu mang nhau như vợ lo cho chồng, yêu quí nhau như cha mẹ với con, cùng nghiền ngẫm với nhau về tình đời ấm lạnh, cùng văng tục với nhau vì dồn nén hằng ngày.

Những tia mắt hằn lên tưởng là sẽ dương ngay ngọn súng đòm cho nhau một phát, rồi tới đâu cũng được, vậy mà chỉ cần một lời : mày giận tao dữ vậy sao, là đã vỡ cười òa liền. Có như thế thì đồn mới trụ được để mỗi ngày cờ tổ quốc đươc kéo lên, nói cho mọi nơi biết hôm nay trời vẫn còn đầy nắng, và gió, và ánh sáng, và tự do.
Do Thanh
#13 Posted : Friday, August 18, 2006 8:01:46 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Nhiều lúc chính anh cũng tự tra vấn mình : phải chăng cuộc sống bó rọ đã khiến anh trở nên quá khắt khe với bọn đàn em dưới trướng. Đã từng xẻ chia với họ những phút giờ căng thẳng bên cái chết, cũng đã từng kiêng khem suốt năm dài tháng dặc vì thiếu một tình cảm con người, cho nên anh đã từng bắt gặp trong mắt họ một tia nhìn hằn học, vằn đường máu.

Anh nghĩ là những chất chứa hận thù đó có thể một ngày nào nhân lúc địch mở cuộc tấn công, tên lính thù anh có thể tương kế tựu kế sẽ ban cho anh một viên đạn ân huệ mà sẽ chẳng có một ai dò ra được nguyên nhân cũng như hung thủ.

Thế rồi anh tự hỏi lòng liệu anh có sợ không. Đời lính tráng là như thế, làm ân cho nhau chín lần mà chỉ cần một lần từ khước không thỏa mãn yêu cầu của họ là đã có hận thù giăng mắc. Có anh lính nào chẳng muốn lâu lâu được một kỳ về thăm nhà. Vợ đau, con yếu, bố mẹ mới mất, trăm ngàn lý do người lính gợi ra để đươc dăm ngày phép.

Đừng hỏi các lý do nêu ra có chính đáng hay ngụy tạo. Đừng vội đánh giá bậy là anh chàng đã nhớ vợ nên tạo cớ về hú hí với nhau. Cấp trên cần một điện tín làm bằng ư, dễ ợt, chỉ cần dặn dò người nhà hay bạn bè đến bất cứ một bưu điện nào ngoáy lên vài chữ vô tội vạ và gửi đi, sẽ chẳng một ai điều tra coi đó là chân hay giả, thực hay hư.

Có anh một năm đến mấy lần xin đi vì một lý do như nhau. Có anh quên đi là vừa xin về thăm vợ đẻ lần trước thì vài tháng sau lại cũng xin về vì vợ lại đập bầu. Anh đã phải bật cười vì những bức thư ngô nghê ấy để mà thương cho bọn lính đàn em.

Cuộc chiến này đâu phải chỉ một ngày, một tháng, một năm mà định được ai dành phần thắng bại. Chính khung cảnh rừng núi ngày nào cũng giống ngày nào, quanh đi quẩn lại vẫn là cái đồn cheo leo trên chập chùng bóng núi, ăn xong lại đi ra đi vào nhìn mây bay, mưa đổ và chờ chẳng biết chờ gì, đến anh cũng còn thấy chảy thiu chảy thối, bã cả tâm hồn ra.

Vậy mà có những lúc anh đành phải từ chối lời xin của thằng em để rồi nhìn mắt hắn long lên xòng xọc, anh cũng cảm thấy ớn. Đến khi tiếng súng uy hiếp nổ dòn, trước mặt sau lưng đều có giọng người kêu hàng, anh mới thấy hết ý nghĩa của cuộc đời làm lính.

Anh chàng không được anh cho phép đã mon men đến cạnh anh xin được cùng anh chiến đấu. Hai người cùng đứng bên nhau trong giao thông hào để cùng hứng những tầm đạn vun vút bay qua, rồi cùng liên thủ chống trả những đợt biển người ồ ạt.

Bom, đạn, tiếng hét, tiếng la uất hận ví trúng đạn đâu đây làm cho mọi tế bào, mọi sợi dây thần kinh đều căng ra tột độ, chính lúc ấy anh thấy ân hận về quyết định quá sắt thép của mình. Lỡ lần này đạn không tha thằng nhỏ thì liệu nó có an lòng nhắm mắt từ giã cuộc chơi.

Lúc ấy, anh chiến đấu mà luôn âm thầm cầu xin cho thằng em lành lặn. Anh hứa ngay khi tiếng súng trận tan, anh sẽ ưu tiên cho nó mấy ngày phép ngắn ngủi. Anh tự nhủ lòng nếu số mạng dành cho đồn anh bị đổ vỡ thì anh sẽ xua cho thằng em thoát đi để may ra nó còn có một đường về.

Đang lúc thập tử nhất sinh như vậy thì anh nghe thằng em nói bên tai : ông thầy đừng chia trí, giặc chỉ hù thôi, em nguyện sẽ sát cánh với ông thầy, dẫu cho có bề gì, ta cũng bên nhau.

Anh đã đầm đìa nước mắt, những giọt nước mắt tự hào và bừng sáng tình yêu thương đồng đội. Lần đó đồn vẫn vững, cả thằng em cả anh vẫn sống sót bên nhau. Buổi chiều hai thầy trò ra sau đồi gặm nhấm nỗi đau về những đồng đội đã ra đi đột ngột, thằng em đã thưa với anh : ông thầy, mỗi người đều có một số phận, không phải dễ ai giáp mặt với chiến tranh đều uổng oan chết hết.

Anh xoa những ngón tay lên chót mũi, cái chót mũi vốn dễ bị dị ứng vì khói bom và xúc động và bâng quơ hỏi lại thằng em của anh : chứ cậu không giận vì bị cấm phép sao ?

Thế rồi giữa cảnh trời đất bao la còn ngập ngụa mùi tử khí, hai thầy trò đã ôm lấy nhau, chẳng ra khóc, chẳng ra cười. Ôi tình anh lính chiến sao ngặt nghèo mà lại hoành tráng đến vậy. Cảm tình này dù cho có trăm lời ca, vạn lời thủ thỉ mỗi đêm của người em gái hậu phương hay của mối tình học trò lãng mạn thì cũng chưa thể hiện đầy đủ được ý nghĩa cao sang của những người mong manh giữa sự sống và sự chết đời lính.
Do Thanh
#14 Posted : Tuesday, August 29, 2006 10:58:24 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Mấy hôm rồi, trời lúc nào cùng oi oi như muốn nứt. Không khí bị nén lại trở thành đặc quánh như dầu hắc. Ánh sáng mặt trời đốt thiêu rụi những đám cây dại quanh đồn. Cơn gió hiu hiu mà không một chút mát, trái lại còn xăm xoi chích vào da thịt người như ngàn vạn mũi kim.

Lính tráng chẳng còn thiết giữ gìn quân cách. Quan với lính đều cởi tuột áo xống ra, thậm chí có anh chỉ còn cộc cái quần lót nhủng nha nhủng nhẳng trước háng. Họ đi ra đi vào bực bội, tưởng chừng chỉ cần một người nào lên tiếng cà khịa là họ có thể hơn thua bòm nhau một phát ngay.

Anh đảo mắt vòng quanh các hẻm núi, nắng chấp chóa soi vào đến nhức buốt khó chịu. Thỉnh thoảng một đợt khí nóng khô khốc thổi luồn từ thung lũng xa ập lên ngọn đồn anh. Người bảo đó là gió, kẻ lại gọi đó là lửa.

Thực ra, đích xác đó là gió thực, nhưng gió gì mà thê thảm, éo le, chẳng thổi rung được ngọn bông dại leo heo dốc núi. Cái trũng cheo heo này thật khắc nghiệt, nó như trút mọi giận dữ lên những con người bám lấy nó trước khi sắp ban phát một ân huệ bằng những trận mưa kéo đến ngút ngàn.

Mấy năm ở với ngọn đồi này, anh đã biết thế nào là ngọn gió lào khắc nghiệt. Nó thui đi mọi ước vọng của tuổi trẻ hăng say để chỉ còn chờ mong một ngày được đổi thay đi nơi khác. Thế mà anh đã chờ, đàn em anh đã chờ mòn mỏi để dường như chẳng ai còn nhớ đến sự có mặt của bọn anh.

Thời chiến trận vốn dĩ là như thế vì nếu mỗi năm người ta nghĩ đến việc luân chuyển đồng đều thì liệu ai lo cho xuể nổi đây. Huống chi những người hoạch định chiến tranh đều ở tận đâu xa lắc, có khi giờ này họ đang ngồi trong những phòng gắn máy lạnh để nghiền ngẫm chiến lược, chiến thuật hay những kế hoạch hậu chiến đâu đâu.

Nào họ biết đến ở một tọa độ X hay Y, Z nào đó hiện đang có những người em, người cháu, hay những đồng đội của họ đang cuống lên vì những ngọn gió lào. Nơi mà chỉ dản dị ước mong có được một cục đá để pha một ly chanh thôi cũng đã thiên nan vạn nan vô vọng. Còn nói chi mơ được " uống ly chanh đường, uống môi em ngọt " vào một buổi chiều có lá mưa rơi, nơi thành phố của hẹn hò, thì ôi chao, vượt quá xa tầm với của anh em.

Tự dưng anh thấy mắt anh cay cay. Anh thương cho chính anh, thương cho những bác đã kéo dài đời chiến chinh đóng đồn xa vợ con, xa thân quyến. Anh càng thương xót cho những đứa em của anh cứ chập chờn những bóng mộng thấp cao.

Quanh đi quẩn lại cũng vẫn là những bộ mặt quắt queo, chai sần vì sương gió, dày dạn vì đánh nhau, và mỏi mòn vì kiêng khem chiuj đựng. Nửa tháng, vài kỳ mới có một lần cánh trực thằng phành phạch ghé qua, tuôn xuống cho họ một vài ràng thực phẩm, một vài lô đạn đủ loại và những bó thư. Lòng người chiến binh chợt thấy nhóm lên chút tình phơi phới vì còn thấy mình dính líu với cuộc đời.

Đến khi cánh trực thăng bốc bụi mù mịt cất lên thì mọi con tim chừng như lại hụt hẫng vì nỗi lẻ loi dằng dặc. Những cái nhìn đăm đăm lại dõi theo bóng chiếc H34 bay đi. Và lặng lẽ, rất lặng lẽ, những người lính có thư nhà lại trốn vào một nơi để đọc tâm tình người mong đợi. Những người lính lại quay về với sự thui thủi buồn tênh, trong đó kể cả anh.

Ở những ngày đó, anh phải lệnh cho mở một quãng kẽm gai phía sau đồi để đàn em chia phiên nhau ra suối tắm. Họ hăm hở đi, anh ngong ngóng trông theo. Lát sau họ trở về chẳng hơn gì khi rời đồn. Người họ lại nhễ nhại mồ hôi, mắt họ lại quáng quàng những rung rinh chấp chóa. Họ than tắm thì mát mà vừa bước lên cái nóng đã hút kiệt hơi nước đi. Chẳng thấy một ai háo hức khoe là vừa trộm nhìn thấy đàn bà cô gái dưới suối.

Trời qua trưa, xế chiều, cái nóng vẫn bám vào thịt da như bóng hủi. Mồ hôi vẫn tuôn dầm dề trên tấm thân gần như lõa lồ của anh em. Đến cơm cũng chẳng muốn ăn vì nuốt vào sao nổi, ai cũng mơ đươc nằm ngửa ra để được một nguồn nước cam lồ rót vào họng.

Đời sao mà khốn khổ đến vậy. Đêm buông ụp xuống rồi mà cái mát vẫn trốn biệt tận đâu. Nỗi bứt rứt như vặt từng tế bào của anh em để dấm dúi làm cho nhau rã rời, khốn đốn. Tiếng con nai tác nghe trơ kệch giữa bóng đen, giọng à uôm của con hổ như đe dọa để con người phòng bị.

Đêm buồn tênh như trong khu cổ mộ, đêm chập chờn giữa những bóng ma trơi. Đêm bóng núi chập chùng, đêm leo heo bóng điện. Tiếng xình xịch của máy phát như tiếng gào đều đều của số phận chênh vênh. Đêm vực thẳm của lừa đảo, rình rập và bạo tàn khủng khiếp.

Vậy mà đêm như vậy vẫn không thể lơ là, sai phạm. Bởi vì chỉ một kẽ ơ hờ là đổ vỡ sẽ bùng lên. Những đôi mắt dù đã căng ra thành những tia hằn học vẫn không át được những lén lút, bủa vây. Lúc nào người lính cũng thấy u u như sắp có gì xảy đến.

Người gác cứ phải thao láo xoi vào đêm tối. Người chập chờn cứ giật thót ngủ mê. Những làn thở nặng nhọc như ngọn lao cứa vào trái tim người có trách nhiệm ứa máu. Liệu đêm nay có hoàn toàn bình an để anh em suông sẻ một hôm.

Cú như thế đã bao mùa gió lào trôi đi trở lại anh vẫn còn nguyên những dằn vặt bên mình. Bóng núi dựng cao như gã thiên lôi xách lưỡi tầm sét đi tìm người tận số. Anh nhìn dáng núi sừng sững như con ma đang vươn tay chụp xuống đầu con người.
Do Thanh
#15 Posted : Sunday, October 1, 2006 7:04:56 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Thử máy. Hôm nay tôi có edit một đoạn bài lên diễn đàn này nhưng bị từ chối vaf bị xóa mất tiêu luôn. Bữa nay thử chuyển lại, nếu được sẽ dăng tiếp đoạn kế của truyện dài này.
Do Thanh
#16 Posted : Sunday, October 1, 2006 8:01:35 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Mùa gió lào thật gay gắt. Những ngọn gió un un đốt cháy thịt da, hơi thở và cả nghị lực con người. Mái đồn lúc nào cũng rầm rập hơi nóng, bốc mù mù lên như lửa cháy ngun ngút. Những ngọn cây sắt lại, ủ dột, cau mình chỉ chực đổ nhào như bị đốn.

Bãi cỏ sau đồn tưởng có thể bốc cháy bất cứ khi nào. Nước bọt trong miệng cơ hồ cạn kiệt, trơ ra tựa ngọn suối khô khốc, mắt vơi tan đi những tia mướt mùa qua. Đã bao lần anh muốn nhân cơ hội lên buôn thăm già làng vì ngại mùa mưa tới không còn đi được nữa. Thế mà hen và lại quên, e dè vì cơn gió lào nhộn nhạo muốn xé tan mảnh áo trận mặc trên người.

Ai cũng tưởng còn phải chịu đựng dài ngày về mùa gió quái quỉ xóc nhói đó thì bỗng dưng mưa chợt đổ ụp xuống chẳng ai ngờ. Mây chỉ hơi dồn đầy một góc trời chưa kịp thành hình một trận phong vũ thì nước đã gõ bồm bộp lên mái tôn.

Mưa như xoè rộng cả bàn tay xóa xòa lên mọi vật. Trời tối đen như mực kéo sập xuống, ngỡ chỉ cần vươn tay ra là vít được cả mảng mây từng nạm. Mưa vung vít vặt gãy cây cành, gió đã khiếp mà mưa càng khiếp.

Trời đăng đăng đê đê chẳng ai hiểu được mọi chuyện sẽ ra sao. Đồn bị cắt hẳn với bên ngoài, dềnh dang chỉ còn nước và lụt lội dâng khắp chỗ. Từ triền dốc, anh nhìn thung lũng băng băng tràn ngập, nước sủi bọt đục ngầu đỏ quạch.

Mấy người lính ngẩn ngơ, cố vểnh tai để chờ đón mà chẳng biết chờ đón gì. Mây mù mịt, mưa mù mịt, trời liền đất, đất liền trời, âm u như muôn trùng địa ngục. Tầm mắt cố dõi trông một đường mờ dáng buôn, nhưng trùng trùng không thấy.

Buôn chẳng nhìn ra đồn, đồn chẳng nhận ra buôn. Rừng cây thét gào như con thú lòng lộn vì sập bẫy. Vật liên lạc duy nhất với bên ngoài là chiếc máy thu thanh nhỏ nhoi xài bằng những tép pin truyền tin ghép với nhau. Tiếng máy điện xình xịch, tiếng máy phát u u, thỉnh thoảng bị ngắt quãng vì gió núi và mưa cắt nhàu lạo xạo.

Hun hút là chương trình Dạ Lan hoặc lá thư hậu phương gửi đến tiền đồn, nhưng người lính không tìm được hình dáng mình trong đó. Nét gương gạo tỏa đầy, lạc lõng như người đi đêm không một cây diêm hay chút gì loé sáng.

Anh chợt nhớ lời già làng gần đây và hoang mang ngại. Vị trưởng buôn đã cảnh giác anh : thằng kinh mày phải biết sợ. Bọn Y Brom, Y Sê mới lén lút về làng, nó hầm hừ như con lợn rừng húc bậy. Thằng kinh phải dặn dò bọn lính cẩn thận khi có mưa. Tao không muốn thằng kinh bị hại mà cũng không muốn Y Brom, Y Sê bị thương. Tao muốn thì thế, nhưng có lẽ Giàng không ưng, nên mấy đứa rất giận thằng kinh mày.

Hiện giờ mây đã mù mịt khắp trời. Liệu đêm nào hay ngày nào thì giao tranh xảy đến. Gió mưa này thì ngày hay đêm nào có khác gì nhau. Nước lúc nào cũng giống như có ai cầm chĩnh đổ tràn lan lên và đổ hoài, đổ hoài không chịu dứt.

Ai cũng thèm nghe được tiếng con tác gọi mưa. Giống như trước đây. Giống như hôm qua. Để ai cũng lan man nghĩ còn có bầu có bạn. Còn bây giờ im lìm, thật im lìm, thời gian chỉ còn thuộc về âm mưu, lọc lừa, đâm chém.

Anh thấy đầu nặng chịch. Hơi thở vẫn nóng như được hun vì ngọn lửa đèn xì. Ngất ngư, ngất ngư mà vẫn phải cố tỉnh táo để đừng mắc vào mưu địch. Mục đích của họ là gây cho ta căng thẳng tột cùng để rồi lúc mọi người giống cây cung căng hết cỡ là họ hò reo tiến đánh. Tàn bạo, hủy diệt, dã man, phũ phàng, choảng nhau cho đến gục, san bằng mọi dấu vết. Đó là cái giá anh không muốn có, không muốn nhận, không muốn bị vướng vào lúc này.

Anh chợt đăm đăm nhớ đến Nia. Đã lâu không còn gặp thoáng nhau. Đã lâu không còn nghe tiếng nhau. Nhưng anh vẫn nhớ da, nhớ diết. Nia đã từng hỏi anh : sau này khi hòa bình, có khi nào anh còn muốn ghé thăm buôn.

Câu hỏi bay ngút ngàn mà cũng là vết dao cứa vào tim anh đến rớm máu. Mưa thế này, Nia liệu biết làm gì. Hay Nia phải chờ cho mùa mưa qua đi để lại vô rừng hái mụt măng vừa nứt. Ngày đó đi qua đây đoon` còn vững hay đã bị xóa đi. Anh nhộn nhạo như vừa ăn phải một ngọn rau hoang ngộ độc.

Mùa mưa thiệt là khổ. Nhà rông hôi mùi mốc giằng giằng. Chiếc xà rông sấy bằng gộc củi to um um hoài không nỏ, Nia hòa lòng vào tia lửa bập bùng để ngóng mong ai. Anh cảm như vừa có một bàn tay bóp mạnh vào đúng chỗ tim anh đau nhói.
Do Thanh
#17 Posted : Monday, October 2, 2006 4:08:43 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Cũng thời gian đó, ở buôn, Nia cũng đang nghĩ nhiều việc. Mùa mưa đã về rồi, như muôn đời đổ vùi lên nhà rông xối xả, như lật tung kiếp sống của người trên bản. Những mùa mưa xưa, trời đất tuy có khắc nghiệt, nhưng ai ai cũng còn ở cạnh bên nhau, tình nghĩa còn lưu giữ với nhau.

Không đi rừng, đi rẫy được thì mọi người quanh quẩn ngồi quanh nhau trên nhà sàn. Già làng chia xẻ tâm tình với đám trai vừa lớn. Khói thuốc phả sặc sụa khắp nơi, cả bà già, cả các cô gái, cả bọn trẻ lóc nhóc đều thi nhau hút lấy hút để cho tan đi khối đặc của không gian đang đè ập xuống cuộc đời.

Nhìn vào đâu cũng mịt mù mọng nước. Mưa trắng xóa khắp trời, vung vẩy bàn tay mù mù xóa nhòa hết núi non, thôn rẫy. Nước mênh mông dâng khắp con khe, ngọn suối, duềnh lên đến nửa thân các cây mọc ở chỗ thấp.

Hết rồi những buổi đi rừng, đi rẫy về chị em tắm rửa đùa nghịch với nhau. Những tiếng cười vang vút lên mọi ngọn ngành cây cỏ. Chị em thanh thản khoe nét đẹp trời cho với cây lá nước dòng. Các bộ ngực khoẻ mạnh vẫy vùng theo ngấn nước. Các bà, các má cũng chia xẻ niềm vui thanh thản với các cô.

Nước suối thiên nhiên rất mát, người thượng du thừa hưởng ơn trời đất ban cho. Giải cơn khát, xoa bóp những bắp thịt, mân mê những ước nguyện để tất cả sẽ bùng lên tỏa ngất trời cao. Năm nào buôn cũng mở hội để trai thanh gái lịch cột chỉ vào tay nhau, dân số vì đó càng đông thêm và hội hè càng rền vang cồng chiêng, điệu múa.

Vậy mà oan khiên từ đâu đột ngột kéo về, rùng rùng như phong ba gió cuốn, lôi tuột mọi sự bình thường biến thành cơn bão hung hăng. Cuộc sống bị đào xới, lật tung lên thành các mảng vụn, ai cũng hoang mang, hồi hộp vô cùng.

Bọn trai đã bàn nhau bỏ cái tên, cái ná, bỏ rừng buôn để đi núi. Và một vài người đã đi khi có kẻ đến đón. Từ đó buôn đã thành chia cắt trong lòng, có nhà mong mỏi đợi chờ, và già làng lại thêm nhiều vết nhăn trên trán. Già thở dài thở ngắn rất nhiều, có khi lặng im ngồi cời mớ than mà lòng đảo điên muôn ngả.

Mấy thằng Y Brom, Y Sê như con cầy, con cáo lâu lâu lại ghé về bản. Miệng chúng giờ có con rắn, con rít bò nên lời gây nên những cái lườm cái nguýt nhau như dao bén. Vợ chúng xa lánh mọi người, mắt vằn lên tia căm thù đỏ kệch.

Với Nia, họ trề môi dè bĩu, nhất là khi thấy cô tỏ ra lo lắng cho cái đồn ở trên kia. Họ xì xào bỏ đi khi thấy Nia xuất hiện. Họ dấu Nia mọi điều, với già làng họ cũng nhấm nhẳng như vậy. Những lần buôn mở hội mời lính trên đồn cùng dự, họ viện cớ con đau bận việc mà không ra. Họ ru rú trong nhà và nhổ toẹt toẹt mỗi khi nghe tiếng cồng bập bùng vọng lại. Đêm đẫm lặng rình rập, họ chờ một ngày cái gai bị nhổ đi, chồng họ đã nói như thế, đã hứa như thế.

Bây giờ mùa mưa lại về. Mưa xóa mù dáng núi, mưa giựt nát rừng sâu, mưa dập dồn tâm sự, thời gian ưu đãi cho những mưu toan sớm được thực hành. Nia lo lắng chỉ sợ anh ấy và những người bạn bị gặp nạn.

Hôm qua cô đã nhìn trời mà lo ngại tăng nhiều. Cái đồn nằm cheo leo không còn trông thấy nữa. Mây đã che, mưa đã xóa, ngút ngàn, chênh vênh, buốt giá. Nia chỉ còn lờ mờ hiểu là ở chỗ đó, song lại mù tịt không hiểu họ hiện ra sao.

Những con đường đưa lên đó đã bị cắt đứt hoàn toàn. Nước tràn đầy khắp cả, có là sức trời cũng bất lực chẳng thể vượt qua. Nước cuồn cuộn cuốn phăng mọi vật cản trở, bứt đi những chướng ngại còn mạnh, còn cứng, còn to gấp mấy so với thân người.

Nia đoán biết mà không làm gì được. Đã lâu rồi anh ấy không còn đi lại thăm buôn, kể từ mùa gió lào đốt hao sinh lực mọi người. Nia đã thoáng nghe được lời xì xào của gia đình những người bỏ bản và cô đã đem lời đó thưa với già làng.

Ngày anh ấy được già vời đến, cô thập thò nghe ngóng về lời hai người to nhỏ với nhau. Cô lo lo vì những nét đăm chiêu khi anh ấy trên đường từ giã. Nia đã âm thầm cầu xin Giàng che chở cho anh, cho cái đồn lẻ loi trên đó.

Nia đã nhiều lần tự hỏi có thâm ý gì với anh ấy chưa. Cô không phân định rõ rệt ý nghĩ này, song cô chẳng hề muốn cảnh rừng thiêng đất trọng phải nhuộm máu trùng trùng. Y Brom, Y Sê là người của buôn, anh ấy dù không lớn lên từ bản, nhưng họ đã có lần cùng đi săn với nhau, tại sao lại trở thành thù hận.
Do Thanh
#18 Posted : Monday, October 9, 2006 4:15:33 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Nia chợt nhớ lại buôn bản hồi nào. Thuở ấy, dù cuộc sống còn đơn giản hơn hiện nay, thế nhưng tình cảm người trong bản chỉ là một. Nhà nhà yêu thương nhau, ai cũng coi nhau như ruột thịt. Già làng luôn được trọng vọng, một lời phán ra đều được răm rắp tuân theo. Cuộc sống an nhiên tự tại, như cây như cỏ, như măng như nấm, như suối như rừng, như con nai tha thẩn kiếm ăn, như con thỏ nhẹ nhàng nhảy nhót.

Hồi đó, Nia may mắn hơn chị em, được các sơ cho theo học vài năm. Xa buôn bản một thời gian, khi trở về Nia thấy lạ hoàn toàn, song ai ai cũng vời đón cô như người đi xa quay về quê cũ. Còn bây giờ, buôn vẫn chỉ là một, nhưng lòng người đã chia bảy, xẻ ba.

Già làng gần như bị cuộc đời đánh gục xuống. Lời của già không còn nhất nhất được tuân nghe. Gia đình thằng Y brom, Y Sê có khi còn tỏ ra ngỗ nghịch. Họ nhìn già với ánh mắt giận hờn. Họ không ưng già làm thân với cái đồn trên đó.

Già cũng đâm ái ngại. Các cuộc lễ đã giảm bớt nhắn nhe các anh ấy đến dự và những lần trên đồn tổ chức ngày vui nào đó, già cũng ké né không dám cử người đem thịt và rượu đãi anh em như trước kia. Nia được ở gần già, đêm đêm thường nghe già thở dài ngán ngẫm.

Cồng chiêng giờ dường như để bám bụi. Hoặc có đánh lên thì cũng không còn thong dong, gióng giả như xưa. Cồng bỗng trầm đục, chiêng hóa nghẹn ngào, cái tay đánh vào cồng chiêng nghe ngượng ngùng, bất đắc dĩ. Người tham dự lễ, chân cũng cứng còng, lời ca cho có lệ. Buôn âm u, bản xơ xác, người có kẻ đi mất, kẻ cập rập trông chờ.

Có đêm, Nia ngủ rồi chợt thức dậy vẫn thấy già còn trầm ngâm cời đám than trên sàn như cái bóng cô độc. Nia rón rén đến cạnh bên, già nhỏ nhẹ bảo cô đi ngủ đi. Nia còn chần chừ thì già lẩm bẩm : chỉ tuổi già mới trăn trở, còn con hãy giữ tâm hồn nhẹ nhàng.

Nia cùng đến ngồi cạnh già. Hai cái bóng, một già một trẻ, đối diện nhau. Những bàn tay cầm chiếc que cời cời vào đống lửa, như cời nát cõi thức tỉnh rộn rã trong buôn. Không nói ra, nhưng cả già làng lẫn Nia cũng nhận rõ có một sự gì sắp xảy đến. Già làng cứ như người nhập đồng thốt khe khẽ : mùa mưa, mùa mưa... Tiếng nói bay vẩn vơ trong đêm, lồng lộng, tản ra khắp rừng thiêng suối bạc.

Giây phút này, Nia nhớ lại lời già càng thấy lo trùng trùng. Mùa mưa thì mưa đã đến, vậy thì mưu mô nào, thảm họa nào lại sắp xảy ra. Cho buôn, cho già làng, cho cái đồn trên đó, cho bà con nơi bản, Nia không dám nghĩ gì riêng cho anh ấy , nhưng sao nỗi lo cứ rùng rùng như bão táp đang vật vã khắp nơi.

Nia càng lo sợ. Từ bữa nay, Nia nguyện sẽ cầu Giàng cho anh ấy, cho bản buôn, cho mọi người, cho cả người ở núi lẫn kẻ ở nhà, để người mê mau tỉnh lại, để ngông cuồng bị cuốn phăng, để đừng xảy ra chém giết. Cô sẽ âm thầm làm việc này một mình, chọn lúc đêm khuya thanh vắng để Giàng soi thấu đươc lòng cô. Song cô lại thẹn thùng khi đặt lòng lo toan cho anh vào vị trí hàng đầu, phải chăng cô vì anh ấy là chính, là khẩn thiết.

Cô bật cười giả như trên đồn không có anh ấy thì liệu nhiệt tình của cô có tích cực, rộn rã như hiện nay chăng. Cô cho là phần nào mình ngớ ngẩn, nào anh ấy với cô đã có sợi dây liên hệ nào, tại sao cô lại quan tâm đến sự an toàn của anh ấy đến thế. Nhưng mà nhớ lại bước ngần ngừ của anh khi xuống khỏi nhà rông sau lần được già căn dặn về mùa mưa cay nghiệt của núi rừng, cô nhận ra ở anh tinh thần trách nhiệm của người chỉ huy. Từ đó cô đâm quí anh, lo cho anh, lo cho đồn cheo leo giữa núi đồi đơn lẻ.

Do Thanh
#19 Posted : Thursday, October 12, 2006 9:36:41 AM(UTC)
Do Thanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 205
Points: 0

Chập chùng bóng núi

Đang nghĩ vẩn vơ, bỗng đâu tiếng sét đánh nhá lửa. Tia chớp vẽ ngùng ngoằng, lóe sáng cả một vùng rồi ùng ùng chạy tan vào cuối bản. Nia dõi theo tia chớp lòng rộn lên với âm vang của tiếng nổ leo chót vót tầng trời.

Cô hình dung tiếng sét vừa vỗ vào đâu đó. Cô ngước nhìn lên phía đồn, sự im lặng tái tê chẳng đem lại cho cô một chút gì rõ rệt. Lòng cô sôi sục, nặng chình chịch, âm u như rừng, như bãi. Chả hiểu sao cô lầm thầm khấn nguyện : Giàng ơi, xin Giàng làm sao cho con biết đồn anh hiện thế nao.

Nia đưa tay chặn lên ngực. Bàn chân chạm vào vùng căng cứng, dù đã qua một lớp vải, Nia vẫn thấy ấm áp như đang được bàn tay anh đặt lên. Mặt cô bỗng đỏ bừng, cô nhìn quanh như sợ ai bắt gặp.

Tiếng già làng ho sù sụ, đốm lửa hút lá thuốc lóe bùng và dịu tắt vội vàng trong đêm. Nghe tiếng được tiếng mất của Nia, già cất giọng hỏi : con nữ, mày chưa ngủ sao ? Ông bỗng thấy mình lỡ lời, ông hiểu mưa gió này ai mà ngủ cho được. Huống gì con nhỏ này...

Ông nhớ ánh mắt của thằng kinh khi nghe ông dặn dò giữ cho đám lính đừng sờ bậy gái bản. Ông cũng nhớ nỗi thẹn thùa của Nia khi nghe ông ướm hỏi thằng kinh có muốn lấy vợ buôn thì ông làm mai cho.

Không ngờ lời nói tầm bậy của già làm cho con nhỏ lao chao từ đó. Già não nùng mỗi khi con nhỏ vụng trộm nhìn về hướng đóng đồn. Con nhỏ thẫn thờ như đánh mất chiêng cồng hay ché rượu. Lâu lâu thấy lính đồn chưa ghé qua, con nhỏ mộng mị thấy thương. Ngồi đâu chẳng nhúc nhích, già nghĩ giá ruồi có bu chắc con nữ cũng chẳng thèm đuổi.

Có một lần, già trêu : hay là mày nhớ thằng lính đồn. Con nhỏ đã vùng vằng bỏ chạy tít vào rẫy ngô cạnh đó. Già thấy nó lao đi mặc cho lá bắp cứa vào thịt da, già chắc là nó giận già ghê lắm. Khi quay về nhà rông, con nhỏ phụng phịu đầy một đống. Già vả lả hỏi, chẳng thấy nó trả lời, mặt lúc nào cũng bụ xụ, khó đăm đăm. Nó giận già đến mấy bữa mới hết. Lần thằng Y brom, Y Sê kéo về, mấy con vợ càm ràm hăm he chuyện gì đó, con nhỏ lo ra mặt. Nó hối già báo cho thằng kinh đến nghe.

Khi hai cái đầu chụm vào nhau thì thầm, già liếc thấy con nhỏ vờ lảng xà lơ, mà tai thì dỏng lên nghe ngóng. Lúc thằng kinh đã bước xuống khỏi nhà rông rồi, con nhỏ vẫn nhấp nhổm nhìn theo. Rột cái, thằng kinh quay lại, trở ngược lên xì xào lời cuối với già, con nhỏ ngượng nghịu, thẹn thùa tội nghiệp.

Hiện giờ, mùa mưa về, không nói ra già cũng biết là con nhỏ lo nhiều hơn nữa. Trong thâm tâm nó, già thấy sự nôn nóng dâng cao. Nó suốt ngày nhìn trời nhìn đất, đêm nói huyên thuyên nho nhỏ một mình. Già cố lắng nghe nhưng chỉ xì xào có tiếng gió.

Nhiều phen già đã nghĩ : hay là con nhỏ cầu xin Giàng. Cầu cho bản làng buôn rẫy thoát khỏi cảnh giao tranh. Hay cầu cho mùa mưa mau chấm dứt. Nhưng rồi già tìm ra được sự thật : con nhỏ cầu cho thằng ở trên đồn. Vì già nghe hơi cầu của nó thật vô cùng tha thiết.

Già biết là chẳng có lời cầu nào khẩn khoản bằng lời xin cho người yêu dấu của mình. Già biết con nhỏ đã say đậm thằng kinh trẻ. Thế này là Giàng đã đem họa đến buôn rồi. Thằng Brom, thằng Sê hay thằng lính hẳn phải có đứa còn, đứa mất Liệu ngay trong mùa mưa này hay bao giờ đây.

Già làng và Nia cứ dấu ôm thâm tình của nhau bằng một vẻ điềm tĩnh. Mà thực ra cả hai đang sùng sục sôi như vạc dầu. Tuy cùng ở chung nhau trong nhà rông, nhưng tâm hồn mỗi người lại xuôi về một bến. Nia cứ lầm lũi với những lượn sóng dồn dập phá vỡ tung mảnh hồn mình, còn già thì bét be vì những lao xao trong nỗi chờ, nỗi đợi.

Người miệt xuôi khi thương ai chẳng biết có mê mệt vì nhau chăng, chớ kẻ buôn rẫy đã chót thương ai thì níu chặt vào hồn. Thằng kinh tuy chưa hứa hẹn hay buộc chỉ vào tay con nhỏ, nhưng tại già đã mớm cho chúng nhìn vào mắt nhau. Bây giờ con nhỏ liêu xiêu thấy tội nghiệp. Già cứ thờ thẫn thở dài, đốm lửa càng lóe mau như để đốt tan mớ phiền muộn đang nhóm lên trong cõi lòng nhăn nhúm của già.

Bỗng già cất giọng khan với Nia : con nữ, mày hãy cố ngủ đi, khuya rồi. Từ mai, tao sẽ cùng cầu Giàng với mày. Nhưng già lại bối rối vì cầu thì cầu cho ai và bỏ quên ai. Già như con tằm bị quấn rối trong cái kén.
Users browsing this topic
Guest (2)
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.