Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<45678>»
Phim bộ/phim tài liệu
xv05
#102 Posted : Wednesday, September 17, 2008 3:21:38 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Tuổi Trẻ: Kênh CNN vừa có cuộc bầu chọn những phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, trong đó VN có một phim được bầu chọn là Bao giờ cho đến tháng mười của đạo diễn Ðặng Nhật Minh.

Chiếm ưu thế trong danh sách bầu chọn là các phim của Trung Quốc (năm phim), kế đến là Nhật Bản (ba phim), Hàn Quốc và New Zealand xếp hạng ba (hai phim). Còn lại VN và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Iran, Thái Lan, Philippines, Ấn Ðộ, lãnh thổ Ðài Loan đều có một phim. Dưới đây là danh sách các phim CNN lựa chọn:

- In the mood for love (Tâm trạng khi yêu, đạo diễn Vương Gia Vệ, Hong Kong/Trung Quốc, 2000). Phim đã mang về cho Lương Triều Vỹ giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2000.

- Mother India (Mẹ Ấn Ðộ, Mehboob Khan, Ấn Ðộ, 1957). Một trong những bộ phim hàng bom tấn đầu tiên và còn được xem như Cuốn theo chiều gió kiểu Ấn Ðộ. Ðây cũng là bộ phim đầu tiên của Ấn Ðộ được đề cử Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất (1957).

- The host (Quái vật sông Hàn, Bong Joon Ho, Hàn Quốc, 2006). Ðược xem là một trong những bộ phim về quái vật tuyệt vời nhất từ trước đến nay; xấp xỉ 20% dân số Hàn Quốc xem phim này.

- Syndromes and a century (tạm dịch: Hội chứng và một thế kỷ, Apichatpong Weerasethakul, Thái Lan, 2006). Phim đoạt giải thưởng Bông sen vàng dành cho phim hay nhất tại Liên hoan phim châu Á 2007 ở Deauville, Pháp.

- Whale rider (Người cưỡi cá voi, Niki Caro, New Zealand, 2002). Phim đem lại sự nổi tiếng cho diễn viên Keisha Castle - Hughes, khi đó mới 12 tuổi, qua đề cử Oscar nữ diễn viên xuất sắc nhất do diễn xuất tuyệt vời của cô trong vai Pai.

- Still life (Người tốt ở Tam Hiệp, Giả Chương Kha, Trung Quốc, 2006). Giành được giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice 2006, bộ phim dựa trên chất liệu thật là cuộc sống cơ cực của người dân sống ở con đập Tam Hiệp chắn ngang dòng sông Dương Tử.

- Shower (Nhà tắm công cộng, Trương Dương, Trung Quốc, 1999). "Một phim hài thuần khiết, trong trẻo nhưng không thể coi thường!..." - tờ New York Times đã bình như thế về bộ phim. Phim được đề cử phim châu Á xuất sắc nhất của Giải thưởng điện ảnh Hong Kong.

- Shall we dance? (Masayuki Suo, Nhật Bản, 1998). Ðây là nguyên bản của bộ phim Shall we dance? (Bạn nhảy/Vũ điệu yêu thương) năm 2004 do Hollywood dàn dựng với hai ngôi sao Jennifer Lopez và Richard Gere.

- The ballad of Narayama (Keisuke Kinoshita, Nhật Bản, 1958). Bộ phim kể về câu chuyện một làng quê ở Nhật hồi thế kỷ 19, nơi thực phẩm khan hiếm đến nỗi những người già 70 tuổi phải leo lên ngọn Narayama băng giá để tìm cái chết nhằm giúp gia đình họ bớt đi một miệng ăn.

- Infernal affairs (Vô gian đạo, Lưu Vỹ Cường và Mạch Thiệu Huy, Hong Kong/ Trung Quốc, 2002). Phim hình sự trinh thám xuất sắc của điện ảnh Hong Kong. The departed - phiên bản Hollywood của phim này là bộ phim làm lại đầu tiên của Hollywood giành giải Oscar phim hay nhất.

- Mandala (Im Kwon Taek, Hàn Quốc, 1981). Bộ phim đầu tiên làm nên tên tuổi của đạo diễn tài danh Im Kwon Taek.

- To live (Phải sống, Trương Nghệ Mưu, Trung Quốc, 1994). Bộ phim nước ngoài xuất sắc nhất thuộc hệ thống giải Bafta; được đề cử Cành cọ vàng (Cannes 1994); đề cử Quả cầu vàng (1995).

- Bao giờ cho đến tháng mười (When the tenth month comes, Ðặng Nhật Minh, VN, 1984). Một bức tranh đầy màu sắc về những vết thương của chiến tranh từ góc nhìn của một góa phụ trẻ. Bộ phim được phát hành trên toàn thế giới với tên The love doesn’t come back.

- Himala’ (Ishmael Bernal, Philippines, 1982). Một bộ phim có góc quay đậm nét chân phương về xã hội và lề thói văn hóa khắc nghiệt mà những người dân của thế giới thứ ba phải gánh chịu.

- A touch of Zen (King Hu, Hong Kong/Ðài Loan, 1969). Bộ phim Trung Quốc đầu tiên giành được chiến thắng tại Cannes. Nó cũng là phim có nhiều ảnh hưởng lên siêu phẩm Ngọa hổ tàng long của Lý An sau này.

- Ikiru (Akira Kurosawa, Nhật Bản, 1952). Một phim về việc đi tìm lẽ sống sau những trải nghiệm và nhất là khi biết mình đã bị ung thư thời kỳ cuối.

- Utu (Geoff Murphy, New Zealand, 1983). Chuyện phim kể về cuộc báo thù của một chiến binh thuộc bộ tộc Maori - người từng phục vụ trong quân đội Anh nhưng dân làng và gia đình của anh đã bị thảm sát một cách tàn nhẫn.

- Gabbeh (Mohsen Makhmalbaf, Iran, 1996). Một phim có hơi hướm thần thoại với những cảnh quay đẹp và đã giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có giải Silver Screen Award dành cho hạng mục phim châu Á xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Singapore.

Tuổi Trẻ
PC
#103 Posted : Wednesday, September 17, 2008 10:11:41 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


Hình như một bản dịch truyện này mang tên là Tình Yêu Thời Thổ Tả. Dịch kiểu này tôi thấy kỳ kỳ làm sao. Cũng la tác giả của truyện Trăm Năm Cô Đơn, quyển sách được bao nhiêu người khen ngợi, khen quá là khen, không phải khen vừa vừa đâu.

Một anh chàng yêu theo kiểu tiếng sét ái tình với một cô gái con nhà giàu. Cha nàng nhất quyết không gả con cho một tên tầm thường không xứng đáng. Cô gái sau cùng lấy chồng là một y sĩ. Chàng trai si tình ngày đêm không nguôi, cố giữ trinh trắng chỉ dành cho nàng, nhưng sau cùng thì chàng cũng biết đến đàn bà, và ngủ với rất nhiều phụ nữ. Nhưng tình yêu thì vẫn trọn vẹn cho cô gái năm xưa. Sau cùng 53 năm sau, ông y sĩ từ trần, ông si tình mới được gần gũi bà.

xv05
#104 Posted : Thursday, September 18, 2008 9:05:46 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC



Hình như một bản dịch truyện này mang tên là Tình Yêu Thời Thổ Tả. Dịch kiểu này tôi thấy kỳ kỳ làm sao. Cũng la tác giả của truyện Trăm Năm Cô Đơn, quyển sách được bao nhiêu người khen ngợi, khen quá là khen, không phải khen vừa vừa đâu.


Em cũng thấy dịch là Tình Yêu Thời Dịch Tả, chưa có dịp đọc, chắc là hay (??)
Còn TNCĐ, người ta khen quá, chị có "khen" không (??)
PC
#105 Posted : Thursday, September 18, 2008 5:38:57 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Rất tiếc là chị chưa đọc, xv ơi.

Chị có người bạn đọc bản tiếng Anh, khuyên nên đọc. Chị cũng có thấy ở VN người ta dịch sang tiếng Việt rồi, nhưng cũng chưa có dịp đọc.

xv05
#106 Posted : Thursday, September 18, 2008 8:47:20 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Đọc tiếng Việt mà còn ngất ngư, biểu đọc tiếng Anh... Sad????
PC
#107 Posted : Friday, September 19, 2008 1:27:01 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Mà xv đọc chưa mà thấy khó? (Cả hai bản tiếng Việt và tiếng Anh). Nghe nói là bản tiếng Anh cũng là lọai dễ đọc. Hình như bản tiếng Anh cũng là bản dịch cho nên họ dùng tiếng Anh dễ đọc thì phải. Question



xv05
#108 Posted : Friday, September 19, 2008 5:35:53 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Dạ chưa đọc bản tiếng Anh. Nhưng theo em nghĩ, đọc tiếng Anh sao... sướng bằng tiếng Việt! Biết rằng nên đọc truyện tiếng Anh để trau dồi nhưng... mệt thí mồ đi. Không biết mấy chị giỏi thì sao chớ em mà đọc truyện bằng tiếng Anh (trừ phi truyện con nít như Bạch Tuyết 7 Chú Lùn hay tiểu thuyết bình dân) thì hiểu được một trang là quên choa nó cái trang phía trước nó noái cái chi chi, còn như không quên thì cũng chẳng nhớ được cái hay của văn chương như đọc tiếng Việt. Còn như đọc báo chí thì khác, đâu cần cảm cái hay.
Riêng về TNCĐ mà chị nghe nói "bản tiếng Anh thuộc loại dễ đọc" thì không biết có hay không vì em đọc tiếng Việt (bản dịch hồi 20 năm trước) thấy dịch công phu lắm, lối văn trau chuốt, lắt léo rất đặc biệt chứ không phải "dễ đọc" kiểu như truyện Quỳnh Dao.
PC
#109 Posted : Saturday, September 20, 2008 5:13:31 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Có người vẫn thưởng thức được truyện tiếng Anh đó. Như chị Huệ đọc Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Như vậy thì ở đây ta thấy nẩy ra vấn đề. Việc thưởng thức văn chương tiếng nước ngòai là tùy theo cá tính từng người nhiều hơn là độ tuổi khi được sang sống xứ người (hoặc độ tuổi tiếp cận văn chương tiếng ngọai). Bởi, cứ căn cứ vào độ tuổi của xv khi sang Úc thì nhiều phần chắc là nhỏ hơn khi chị Huệ sang Mỹ.

À, mà chị Huệ đọc Thằng Gù bản tiếng Anh. Chớ còn đọc bản tiếng Pháp (nếu chị biết tiếng Pháp) thì chắc là còn thấy hay hơn nữa (vì không lẽ bản dịch lại hay hơn bản chính?).

Binh Nguyen
#110 Posted : Sunday, September 21, 2008 1:01:46 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Cách hành văn của Anh, Mỹ hay hơn của Việt Nam. Bình đọc Kiều Giang (Jane Eyer) cũng thấy vậy. Cái nguyên bản thường hay hơn. Phóng tác thì phải tùy người. Gặp cái người không viết văn, dịch giỏi chính xác 100%, nghe... chán lắm!
Big Smile
BN.
Huệ
#111 Posted : Sunday, September 21, 2008 5:44:58 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi xv05
Chị Huệ ơi, Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà của ông HHT dịch mà chị đọc, em đoán là ổng "lược dịch" hoặc "phóng tác" nên đọc rất hấp dẫn, em cũng có đọc hồi nhỏ xíu... anh thương Sau này em có đọc một bản dịch khác sau năm 75, bản này dịch "đúng nghĩa", tức là dịch từng câu, không bỏ câu nào. Đọc ngán lắm. Vì hình như ông Hugo viết văn theo lối cổ, dài dòng văn tự lắm (kiểu như một câu có thể dài đến mấy trang, có 823 chữ trong một câu í ).
quote:
Gởi bởi PC

Có người vẫn thưởng thức được truyện tiếng Anh đó. Như chị Huệ đọc Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Như vậy thì ở đây ta thấy nẩy ra vấn đề. Việc thưởng thức văn chương tiếng nước ngòai là tùy theo cá tính từng người nhiều hơn là độ tuổi khi được sang sống xứ người (hoặc độ tuổi tiếp cận văn chương tiếng ngọai). Bởi, cứ căn cứ vào độ tuổi của xv khi sang Úc thì nhiều phần chắc là nhỏ hơn khi chị Huệ sang Mỹ.

À, mà chị Huệ đọc Thằng Gù bản tiếng Anh. Chớ còn đọc bản tiếng Pháp (nếu chị biết tiếng Pháp) thì chắc là còn thấy hay hơn nữa (vì không lẽ bản dịch lại hay hơn bản chính?).
Ủa, chạy hết qua bên này bàn chuyện phim ảnh hay dịch thuật đây? Huệ tính trả lời XV bên kia mà e kéo dài câu chuyện, XV không có chỗ đăng tiếp Bạn Có Biết.

Những truyện phỏng dịch của Hoàng Hải Thủy đều hay tuyệt cú mèo và hấp dẫn, hấp dẫn. Ông rất phân minh, ghi rõ là phỏng dịch, rồi kể lại các câu chuyện một cách dễ hiểu bằng ngòi bút riêng của mình. Ông là người lịch lãm, từng trải, mẫn cảm, vốn ngữ vựng lại rất giàu, nên khi viết lại (phỏng dịch), các tình tiết cứ thế mà tuôn ra, lớp lang thứ tự, khúc chiết, lưu loát, lai láng, gợi hình, gợi cảm, lôi cuốn người theo dõi câu chuyện của ông, vừa mê man tàng tịch, vừa phục lăn cù mèo. Nên chi, khi nghe chính ông chủ của câu chuyện, người sáng tác, kể lại câu chuyện bằng nguyên bản, thì cái hứng thú của người đọc ở lúc nguyên sơ khi xưa bèn bị trắc trở liền, thấy phiền quá đi, bèn bỏ quyển sách xuống. Chứ thử ký luận, nếu bản dịch của Hoàng Hải Thủy mà hay hơn nguyên tác của Victor Hugo, thì hóa ra Victor Hugo có câu chuyện hay mà không biết kể, phải đợi Hoàng Hải Thủy tu chỉnh, xếp đặt lại giùm hay răng? Công bình mà nói, nếu chỉ để thưởng thức câu chuyện và cái hay của những tình tiết trong mối tình tay tư (Esmeralda yêu captain Phoebus, cha Frollo và Quasimodo yêu Esmeralda), thì Hoàng Hải Thủy đã thành công vượt bực. Nhưng Victor Hugo không những kể câu chuyện với nhiều tình tiết và nhân vật trói buộc nhau mà còn tải trong văn chương của mình nhiều đạo. Nói riêng về tác phẩm Notre Dame de Paris mà thôi, ngoài việc nhẹ nhàng phê phán xu hướng đổ thừa những điều trí óc mình không hiểu được cho phép phù thủy (nguyên tác nói rất nhiều, bản dich nói rất ít). Victor Hugo còn lên án giáo quyền (qua nhân vật cha Claude Frollo), kể nhiều về bối cảnh thành phố Paris cuối thế kỷ 15, kiến trúc của ngôi giáo đường cổ Notre Dame de Paris, vai trò của những nhân vật phụ, và nhất là làm cho người đọc thấy cái tương phản giữa hai vẻ đẹp bên trong và bên ngoài, thói lề, định kiến, phù hoa, giả tạo, sự thật và mặt nạ của các tầng lớp người đời. Không ai kể hay bằng chính tác giả Victor Hugo trong bản tiếng Pháp, Huệ đọc nữa chừng buông xuống vì không có giờ mà đọc cho hết những điều mình đã biết gần hết rồi. Bản dịch tiếng Việt sau này của Notre Dame de Paris hình như do một nhà xuất bản ngoài Hà Nội in. Những dịch giả ngoài Bắc thường thì dịch rất chuẩn, nhưng hay phiên âm tên riêng (Ết Mê Ran Đa) nên người đọc cứ bị vương vướng vành tai, có thể họ đã làm một số đọc giả ngán ngẩm mà không tiếp tục đọc nữa. Bản dịch tiếng Anh giúp cho những người không rành tiếng Pháp, nhưng thấm được tiếng Anh, có cơ hội đọc cho hết từng lời Victor Hugo muốn trang trải trong câu chuyện để nói lên quan điểm của mình (vì không phỏng dịch hay phóng tác, mà dịch thẳng từng câu luôn). Chính ra Victor Hugo viết tác phẩm lớn này trong lúc bị thôi thúc vì đã ký hợp đồng mà viết hoài không xong, nên cũng khó mà nói có thật là ông viết để chỉ trích giáo quyền hay không, nhưng chỉ trích cái giả trá và ác độc của một người tu thì chắc chắn. RoseRoseRoseRose

xv05
#112 Posted : Sunday, September 21, 2008 4:03:26 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Huệ nói hay quá chừng đi thôi!
Ông Hugo mà viết thì không chỉ đơn thuần là tiểu thuyết, ông kèm đủ thứ trong đó, triết, lịch sử, chính trị nên em ngán, dài dòng lê thê Shy
Còn dịch thì nhiều khi cũng cần thoát ý một chút, bay bướm một chút, dịch chuẩn quá đọc cũng ... ngán. (Em không biết dịch nhưng em đoán là em biết "đọc", cũng như em không biết viết nhưng biết "đọc", không biết hát nhưng biết "nghe", không biết làm nhưng biết... xúi (dại) hi hi hi)
quote:

PC:
Như chị Huệ đọc Thằng Gù Nhà Thờ Đức Bà. Như vậy thì ở đây ta thấy nẩy ra vấn đề. Việc thưởng thức văn chương tiếng nước ngòai là tùy theo cá tính từng người

Là chị PC nói cho lịch sự đó chứ em nghĩ là vì em chưa đủ trình độ sinh ngữ nên không thưởng thức được mà thôi, nên em đọc tiếng Việt cho sướng.

Huệ
#113 Posted : Monday, September 22, 2008 3:06:41 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Nói tiếp chuyện dịch thuật và phim ảnh cho vui nha. Đại văn hào Victor Hugo viết những tác phẩm để đời nói trên, và cả một danh sách dài nữa, vào thời 1830's. Thời đó những nhà quý tộc và giàu có, tiếng tăm, ai cũng phải dính ít nhiều với lịch sử, triều đình, cũng như các dạ yến, các buổi bình văn, bình thơ tại tư gia những người thuộc thượng tầng xã hội. Văn chương thời đó mà không có kèm theo lịch sử, chính trị, triết học thì đâu phải là thời thượng, ai mà đọc, ai mà bình. Đọc tiểu sử những đại văn hào thời 1830's chúng ta còn biết thêm thời đó họ cũng viết feuilleton ào ạt. Thoạt kỳ thủy, chữ feuilleton dùng để chỉ phụ trương không-chính-trị của các nhật báo, nơi người ta có thể bàn loạn về những đề tài văn chương, hội họa, nghệ thuật, những chuyện sau hậu trường chính trị nọ kia. Sau đó, khi kiểu feuilleton lan sang Anh thì liền biến thành mục truyện dài đăng mỗi ngày (chắc dân Anh chưa có nhiều đề tài để bàn như giới trưởng giả Pháp). Bên Anh, thời 1830's có đại văn hào Charles Dickens. Năm 1831, mới 19 tuổi, ông đã nổi tiếng là một nhà báo lớn của London, nhờ ông có nhiều tin tức chính trị sốt dẻo và trung thực. Ngon trớn, ông tiến qua lãnh vực sáng tác và làm mưa, làm gió trên văn đàn, không mấy chốc. Ông làm độc giả say mê đến nỗi họ sống với những nhân vật của ông. Không biết bao nhiêu lần độc giả viết thư cho ông năn nỉ đừng để nhân vật này chết, đừng để nhân vật kia phải cùng đường. Cốt truyện mà ông định bụng lúc ban đầu có nhiều khi vì độc giả van nài quá mà cũng đành quẹo qua, quẹo lại, và giông gió cũng mủi lòng mà rủ nhau chuyển hướng, xoay chiều. Ông cũng đem hình ảnh gia đình của ông vào một số nhân vật trong sáng tác của mình. Nếu bạn nào chưa đọc mà muốn đọc thử Dickens thì Huệ giới thiệu quyển David Copperfield để đọc trước, cái gì cũng có trong quyển này, Huệ đã đọc David Copperfield dễ có đến năm, sáu lần, còn bắt hai đứa con đọc và phê bình nhân vật nữa, một quyển tiểu thuyết có nhiều chuyện tình yêu đẹp và nhiều chuyện tình người đẹp.

Một quyển khác, tiếng Anh, Huệ cũng gối đầu giường là Exodus của Leon Uris. Quyển này viết về những năm đầu tiên của thời lập quốc Do Thái và sau được quay thành phim (sound track Exodus hay lắm). Huệ thích quyển này vì đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử với nhiều câu chuyện thật của lịch sử (về David Ben Gurion, Golda Meir chẳng hạn), những câu chuyện hào hùng của người Do Thái ở khắp nơi thời đó, ở Nga, ở Ba Lan, nhất là ở đất quê hương Do Thái. Đọc đi, rồi sẽ thương chàng thiếu niên Dov Landau chiến đấu dưới lòng đất trong khu vực cô lập người Do Thái, như đã thương cậu bé Gavroche, liên lạc viên chống trận càn quét của triều đình trong tác phẩm Les Misérables.

Bây giờ tới chuyện phim ảnh. Sau 1975, Huệ ở lại Sài Gòn và có may mắn được xem phim Les Misérables chiếu ở rạp. Phim này là phim mới, sản xuất chung do Pháp và Đức hợp tác. Không biết có ai biết làm sao để kiếm xem lại. Phim này hay lắm, tài tử đẹp, thích hợp với vai, y trang tuyệt vời, khung cảnh và dàn dựng số một. Tức mình là giờ hổng nhớ chi tiết để lùng kiếm. Ai biết chỉ giùm Huệ với. Rose Rose Rose
PC
#114 Posted : Wednesday, September 24, 2008 6:21:38 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ
Bây giờ tới chuyện phim ảnh. Sau 1975, Huệ ở lại Sài Gòn và có may mắn được xem phim Les Misérables chiếu ở rạp. Phim này là phim mới, sản xuất chung do Pháp và Đức hợp tác. Không biết có ai biết làm sao để kiếm xem lại. Phim này hay lắm, tài tử đẹp, thích hợp với vai, y trang tuyệt vời, khung cảnh và dàn dựng số một. Tức mình là giờ hổng nhớ chi tiết để lùng kiếm. Ai biết chỉ giùm Huệ với. Rose Rose Rose



Chị Huệ xem thử list trong đây coi phim Les Miserables nào là cái chị thích?

http://www.lovefilm.com/...Les+Miserables&x=23&y=11
Huệ
#115 Posted : Thursday, September 25, 2008 11:40:03 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cảm ơn PC đã bỏ thì giờ giúp Huệ. Mới xem sơ thì hình như không có. Để cuối tuần Huệ xem kỹ lại, có thể may ra. Rose

PC
#116 Posted : Friday, September 26, 2008 5:28:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Có lẽ là không rồi, vì không thấy phim nào ra vào cái năm gần gần năm chị được xem.

PC cũng nhớ hồi trước 75 có coi phim Tên Đao Thủ Trong Tòa Lâu Đài hay ơi là hay. Bây giờ không biết nó tên nguyên bản là gì để mò ra coi lại.

Huệ
#117 Posted : Sunday, September 28, 2008 10:57:48 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Cái link PC cho không có phim Notre Dame de Paris mà Huệ muốn PC ơi. Phim này do Pháp và Đông Đức hợp tác thì đúng hơn, có lẽ không có ngoài thị trường DVD Mỹ. Cảm ơn PC.

Nói tiếp chuyện phim ảnh. Sau năm 1975, những người rời Việt Nam sớm có cái may mắn khác, những người ở lại cũng có những may mắn khác, không chờ mà đến. Huệ có dịp được xem những phim do những nước như Nga, Tiệp Khắc, Đông Đức, Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Hung Gia Lợi sản xuất. Dễ dầu gì mà xem được những phim này, phải không? Nhiều phim cũng hay lắm, nhiều phim rất xuất sắc. Ban đầu, Huệ cũng ngại không muốn xem vì những tựa phim nghe rất chói tai, vì dịch thẳng cái đùng, thô quê, mộc mạc, chẳng hạn như Thử Một Lần Thấy Được, Anh Nói Em Nghe Nhé, Người Nông Dân Nổi Giận, Cô Bé Từ Trên Trời Rơi Xuống, Chó Bim Trắng Tai Đen, Ngôi Sao Hạnh Phúc Tuyệt Vời...

Huệ bắt đầu tò mò, đi xem phim Ngôi Sao Hạnh Phúc Tuyệt Vời ở rạp. Phim này do Nga sản xuất. Chuyện phim kể về ba hoàn cảnh của ba người tử tội may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thân. Khi vào phim, màn ảnh mở rộng với cảnh trời xuân tươi đẹp, bãi cỏ non xanh tận chân trời, chim chóc líu lo, ríu rít trên cành. Màn ảnh từ từ dẫn đến ba cái giàn giảo mà quan quân triều đình đang sửa soạn để treo cổ ba người bị kết án tử hình vì đã âm mưu chống lại Nga Hoàng (dĩ nhiên những người chống Nga Hoàng là những người anh hùng mà nước Nga xã hội chủ nghĩa quý trọng). Ba người này gồm có một sĩ quan, một nhà quý tộc và một quan của triều đình, Cả ba đều còn trẻ, tuổi thanh xuân lẽ ra tươi đẹp như khung trời trước mặt. Ba người được dẫn ra, đặt trên giàn giảo, rồi được trùm kín đầu, trước khi được tròng dây thòng lọng vào cổ. Không hiểu làm sao, khi cái giàn dưới chân họ được rút đi, cả ba thân hình tử tội bắt đầu treo lủng lẳng trong không gian thì cả ba cái thòng lọng đứt ngay cái phựt. Ba người tử tội rơi phịch xuống và cả ba đều còn hơi thở. Theo luật triều đình Nga, tội tử hình không xử tử hai lần, những người này xem như được tự nhiên giảm án. Ba người liền bị đầy đi Tây Bá Lợi Á (Siberia), thay cho án tử hình là án khổ sai chung thân.

Đó là đoạn dẫn chuyện. Tiếp đến là chuyện ba người vợ trẻ đi tìm chồng và đi xin giảm án cho chồng. Bây giờ thì Huệ không nhớ những chi tiết nữa. Huệ chỉ nhớ Siberia xa thật là xa, cách biệt phần còn lại của nước Nga thăm thẳm. Siberia không phải rừng thiêng nước độc, nhưng lạnh lẽo, băng giá quanh năm, có lẽ chỉ nên dùng làm nơi lưu đày để cách ly người tù với thế giới bên ngoài một cách hữu hiệu nhất. Siberia, một nơi không còn hy vọng, một nơi không ai có thể thông tin, liên lạc, một nơi tài nguyên trốn dưới đất. Huệ cũng không nhớ người vợ nào đã vận động ai, những cảnh van nài, tranh luận, Huệ quên mất hết. Huệ chỉ nhớ vợ của vị Bá Tước cuối cùng cũng lặn lội tìm đến được chân tường gỗ của trại lưu đày. Trại nằm chơ vơ trên tuyết trắng ngút ngàn, bao quanh là bức tường gỗ cao như Vạn Lý Trường Thành, lạnh trơ, thách thức. Người vợ van nài những người gác cổng để được gặp những viên chức, sĩ quan quản trại. Những người này khuyên nàng nên trở về, không nên tìm gặp làm chi những người sống như đã chết, mà những người này khi đã vào đây thì chẳng còn ai phân biệt để biết họ là ai và biết đâu mà tìm. Họ đâu rồi? Không thấy một bóng người nào cả! Nhưng người thiếu phụ nhất định không bỏ cuộc. Nàng vẫn nhất định xin được tự mình đi tìm. Người ta đưa nàng đến một cửa xuồng lòng hầm mỏ và cho nàng một ngọn đuốc. Hãy đi, chúc bà may mắn, ở dưới đó chỉ có những người tù khổ sai chung thân đã mất tên.

Nước mắt Huệ đã ướt tràn ngực áo, nhưng hẵng nán ngồi xem cho tới đâu, biết đâu gặp được phảng phất bóng hình chàng. Người vợ trẻ cầm ngọn đuốc mò mẫm bước vào hầm mỏ, đi tìm, đi tìm. Nàng giơ ngọn đuốc lên cao, nàng soi ngọn đuốc xuống thấp. Ngõ này, ngách kia, theo tiếng búa đập trong mỏ, nàng cứ thế bước về. Xa xa có một đám người rồi kia. Nàng bước tới, rọi ánh đuốc vào đám người tả tơi, rách rưới, râu tóc và mặt mũi không còn phân biệt, có lẽ chỉ còn những đôi mắt. Không phải. Nàng lắc đầu, nuốt nước mắt vào trong. Đám người ngơ ngác, hoang mang, không hiểu vị phu nhân nào đến viếng thăm họ. Những nhát búa ngừng lại, ngỡ ngàng. Những đôi mắt trông theo. không lời nào tả nổi. Thế rồi nàng đến chỗ cuối cùng của hầm mỏ. Nàng giơ ngọn đuốc lên, soi rọi, lo lắng, sợ sệt, nhưng vẫn không ngả lòng. Người này? Những hình hài này còn gọi là người chăng? Không phải. Người này? Chao ôi là xa lạ! Không phải. Người này? Người nào cũng giống người nào, những người tiền sử. Cũng không phải! Nàng chỉ muốn khóc òa.

Nhưng có một đôi mắt từ xa đã sững sờ. Khoảng cách thu ngắn dần, thu ngắn. Đôi mắt nửa tin, đôi mắt nửa ngờ, chôn trong đôi mắt của nàng, trong ánh lửa lung linh, lúc tỏ lúc mở. Hai đôi mắt chạm vào nhau. Nàng nhìn trân. Nàng muốn chạy lại, nhưng hình như không phải. Ánh mắt thật thân quen, thật ấm áp, thật hạnh phúc, nhưng hình như không phải. Có thể nào chăng...Ngôi sao hạnh phúc tuyệt vời...

Huệ chạy ra khỏi rạp và không bao giờ dám trở lại xem đoạn cuối của cuốn phim.

(mai kể tiếp phim khác)

xv05
#118 Posted : Sunday, September 28, 2008 12:34:17 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
hu hu em bắt đền chị Huệ, không "cho" em xem tiếp phần cuối phim, em đoán là kết cục chắc có hậu... phim hay quá chừng chị Huệ ui!
Huệ
#119 Posted : Monday, September 29, 2008 2:26:45 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

Chị cũng hu hu vì không biết đoạn cuối ra sao, hy vọng là có hậu. Phim hay, cảnh đẹp, chị còn nhớ mãi.

Nhờ những phim này mà Huệ cũng biết thêm về các nước Đông Âu. Không biết có bạn nào còn nhớ, có phim chiếu Đại Tá gì gì đó người Ba Lan. Ông ta thấp người, nhưng giỏi lắm, mỗi lần đấu kiếm nghỉ tay, ông đại tá cứ vê vê mấy đầu ngón tay như muốn nói sẵn sàng làm một hiệp nữa, làm khán giả cười ồ. Xem phim này biết ra rằng dân tộc Ba Lan cũng có một lịch sử chống ngoại xâm oai hùng, ác liệt lắm, giống dân Việt mình, nên đâm ra thích người Ba Lan.

Phim Chó Bim Trắng Tai Đen chiếu ở rạp Vĩnh Lợi. Phim dài hai tập, tức là dài khoảng ba tiếng đồng hồ. Khán giả sắp hàng dọc theo lề đường Lê Lợi để mua vé. Nói cho đúng ra là vừa sắp hàng, vừa chen lấn, bực mình lắm, nhưng ai cũng nhất quyết phải coi cho bằng được. Chuyện phim xoay quanh một chú chó nhỏ, lông trắng, hai tai có đốm đen. Phim bắt đầu khi chủ của Bim bị ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu bằng trực thăng. Máy bay cất cánh, tốc gió, lên cao. Chú chó Bim ở dưới đất chạy theo. Chó con chạy lăng quăng dưới đất, làm sao mà bắt kịp trực thăng, nhưng Bim vẫn chạy, vừa chạy vừa đánh hơi đại. Thế là cuộc phiêu lưu của Bim bắt đầu. Một mình Bim đóng vai chính trong suốt ba tiếng đồng hồ trên màn ảnh và mấy tháng trời trên đường dài gió bụi. Bim đi về đâu, thất vọng não nề như thế nào, ai là người ra tay cứu giúp, ai là kẻ xấu làm khốn khổ đời Bim...Ba tiếng đồng hồ chạy lăng quăng theo Bim thế mà đã thiệt, vừa vui thú, vừa cảm động, vừa phục trí thông minh, lòng can đảm, sự ngoan cường, một mực trung thành với chủ của Bim. Cuối cùng Bim gặp được chủ, happy ending và làm cho XV mỉm cười.

(còn tiếp).
Tonka
#120 Posted : Monday, September 29, 2008 3:20:31 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ
Không biết có bạn nào còn nhớ, có phim chiếu Đại Tá gì gì đó người Ba Lan. Ông ta thấp người, nhưng giỏi lắm, mỗi lần đấu kiếm nghỉ tay, ông đại tá cứ vê vê mấy đầu ngón tay như muốn nói sẵn sàng làm một hiệp nữa, làm khán giả cười ồ.


Có phải phim "Trên từng cây số" không? Tự nhiên cái tựa hiện ra trong đầu chứ thật sự em không còn một tí ký ức nào về những ngày xa xưa đó cả (core dump Wink)

Sương Lam
#121 Posted : Monday, September 29, 2008 5:53:17 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Huệ kể chuyện phim hấp dẫn quá!Blush
Users browsing this topic
Guest (37)
17 Pages«<45678>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.