[quote]
Gởi bởi Sương LamAnh Tu Le ạ,
Không biết hồi thập niên 60, anh Tu Le có phải còn là một "hàn sĩ" hay sao không mà than quá trời vậy?, chứ bây giờ dầu gì anh cũng là Việt kiều ở xứ Úc rồi cũng ngon lành lắm đấy!
Hồi thập niên 60, SL là cô bé còn ăn cơm nhờ vào cha mẹ và thích đi bát phố Saigon. SL nhìn mấy cô giáo dạy mình ở trường Gia Long ngày cũ mà mơ ước ngày sau mình cũng sẽ được giống các cô giáo kính yêu của mình, nhưng cuộc đời không bao giờ giống như mình mơ ước.
Nhớ hồi đó thấy mấy cô giáo đi diễn hành trong ngày Lễ Phụ Nữ do bà Ngô Đình Nhu tổ chức trông oai quá!. Quên làm sao được?SÀI GÒN PHƯỢNG VỸĐường Cây ĐiệpI. Vị trí:
Tọa độ trên bản đồ 1995: C5 (nguyên bản không có tên trên bản đồ nhưng có tên và tọa độ nơi bản chỉ dẫn).
Tọa độ trên bản đồ 1955-1972: B7-B8 (nguyên bản không có tên: soạn giả NCT mới ghi thêm tên vào).
Địa bàn: Trước 30 tháng 04 năm 1975 gọi là hẻm Cây Điệp, nằm giữa 2 con đường Tự Đức - Phan Đình Phùng (sau 30/04/1975 là Nguyễn Đình Chiểu-Nguyễn Văn Thủ) và song song với đường Đinh Tiên Hoàng (nay cũng là Đinh Tiên Hoàng), dài khoảng 70 mét trong lãnh vực của quận I. Ngày nay thuộc phường Đa Kao quận I, đổi gọi là đường Cây Điệp. lưu thông hai chiều.
II. Tên cũ:
Con đường nầy nguyên là một con hẻm, hẻm Cây Điệp phụ thuộc với đường Phan Đình Phùng (nay gọi là Nguyễn Đình Chiểu). Trong hẻm nầy ngày xưa có một cây điệp cổ thụ cho nên dân vùng Đa Kao quen gọi là hẻm Cây Điệp lâu ngày trở thành quen thuộc và được liệt kê trên bản chỉ dẫn các đường phố bản đồ thành phố Sài Gòn. Trên một bản đồ có tên là Bản Đô Thành và Vùng Phụ Cận xuất bản trước năm 1975 (1971-1973), tên hẻm Cây Điệp được ghi rõ nơi tọa độ E5.
Thời Pháp thuộc, các con hẻm đều mang một con số chung của căn nhà hoặc căn phố chính nằm trên một con đường ( người trong Nam gọi là nhà mặt tiền) nhưng lại thêm một con số phụ thêm đi theo sau con số chung để chỉ các số nhà bên trong con hẻm nằm sát cạnh căn nhà mặt tiền đó. Thí dụ nhà mặt tiền số là 120 đường XXX nằm sát kề với một con hẻm thì căn nhà số 1 trong hẻm nầy sẽ được ghi: số 120/1 đường XXX hoặc nhà số 9 trong hẻm nầy sẽ được ghi: số 120/9 đường XXX. Và như trên đã viết, con hẻm mà ngày nay gọi là Cây Điệp thì ngày trước nó phụ thuộc vào con đường Phan Đình Phùng (trước 30/04/1975). Thời Pháp đường Phan Đình Phùng lúc đầu gọi là Rue des Moï và sau đó đổi là đường Richaud. Như thế, nếu căn nhà mặt tiền số 120 đường Richaud thì căn nhà số 1 trong hẻm Cây Điệp thời Pháp thuộc sẽ được ghi địa chỉ là: 120/1, Rue Richaud, Dakao, Saigon hoặc căn nhà số 9 trong hẻm nầy sẽ được ghi địa chỉ là: 120/9, Rue Richaud, Dakao, Sàigon. Nhiều khi trong hẻm lại quanh co ngỏ ngách thêm nhiều hẻm phụ thì con số nhà trong hẻm lại càng thêm nhiều số phụ nối đuôi nhau, và giá trị căn nhà càng có nhiều số phụ thì lại càng rẻ hơn những căn nhà trong hẻm ít số phụ hơn. Cho đến trước ngày 30 tháng 04 năm 1975, Sài gòn vẫn còn có những căn nhà "ổ chuột" trong hẻm mang những con số phụ kiểu đó và đi tìm ra một địa chỉ như thế để thăm viếng hay giao dịch là cả một vấn đề gian nan khổ ải cho dân Sài Gòn.
III. Cây Điệp là cây gì ?
Người bình dân miền Nam bình dị gọi là Cây Điệp nhưng các học sinh, sinh viên miền Nam nhất là nữ phái thường gọi là cây Phượng Vỹ.
Phượng vỹ, xoan tây, điệp tây (danh pháp khoa học: Delonix regia, họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung Hoa là phượng hoàng mộc (鳳凰木), kim hoàng (金鳳). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree.
Ở Việt Nam, Phượng vỹ được người Pháp du nhập để trồng ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng . . . Hiện nay Phượng vỹ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè, công viên , trường học.
Hoa Phượng vỹ lớn, 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ,). Loại Phượng vỹ flavida có hoa màu vàng (kim phượng). Trái ( quả) là loại trái đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc biệt. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vỹ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.
IV. Một chút gì để nhớ:
Phượng vỹ Sài Gòn:Tên "phượng vỹ" là chữ ghép Hán Việt - có nghĩa là đuôi của con chim
Phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim Phượng. Tại Việt Nam, Phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Mỗi năm tới hè lòng man mát buồn ! Đó là tuổi học trò trung học khi bắt đầu biết vấn vương bè bạn đồng song mỗi khi mùa hoa Phượng vĩ rực đỏ nở rộ. Những hàng cây Phượng vĩ trên hai bên vệ đường Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch) thơ mộng với khung trời của trường đại học Luật Khoa, của trường Cao Đẳng Kiến Trúc, của Viện Đại Học Sài Gòn, công trường Con Rùa và đại lộ Cộng Hòa (nay là Nguyễn Văn Cừ) với trường nam trung học Petrus Ký và Chu Văn An thời danh, với trường đại học Khoa Học uy tín, và trường đại Học Sư Phạm trọng vọng của Sài Gòn; cả 2 con đường đó đều mang nhiều tình ý luyến lưu khôn nguôi thuở học trò trung học hay sinh viên đại học của những trai thanh, nữ tú Sài Gòn trước 30/04/1975. Nếu người viết nhớ không lầm thì bên trong sân trường nam trung học Petrus Ký cũng có hai cây Phượng vỹ và trong sân trường nữ trung học Gia Long cũng có nhiều cây Phượng vỹ. Có vài lần dự kỳ thi các bằng cấp ở bậc trung học nơi trường nữ trung học Trưng Vương, hoặc trường nam trung học Trần Quốc Toản (cả hai nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần Sở Thú) nhưng người viết không nhớ là bên trong sân 2 trường nầy có cây Phượng vỹ hay không (hình như là có thì phải!)?
Những đường phố nào với những hàng cây Phượng vỹ hoa rực đỏ hoặc với những hàng cây me rợp mát của một Sài Gòn "chợt mưa chợt nắng" năm xưa cùng với hình ảnh của những chàng thư sinh "cây si" đạp xe tò tò theo sau xe người đẹp nữ sinh vào các buổi tan trường, tất cả gộp lại làm thành nguồn cảm hứng tuyệt vời cho các văn nhân, thi sĩ viết lên những bài thơ tình Sài Gòn, những chuyện tình Sài Gòn thật ướt át, thật bùi ngùi xúc động:
“Em tan trường về,
trời mưa nho nhỏ…
anh theo Ngọ về
Chân anh nặng nề,
lòng anh nức nở
Mai vào lớp học
anh còn ngẩn ngơ, ngẩn ngơ
Em tan trường về,
mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng,
chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
muôn thuở còn thương, còn thương". (Thơ của thi sĩ Phạm Thiên Thư)
[img]http://i472.photobucket.com/albums/rr83/nguyencongtanh/Hinhcayiep.jpg [/img]
Những hàng cây Phượng vỹ Sài Gòn bây giờ ra sao rồi? Có còn được màu hồng ấm cúng và trữ tình như năm xưa hay đã trở thành màu đỏ của tất bật và tranh giành bởi những ai kia không có cung cách của con người Sài Gòn? Buồn thay !