Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

23 Pages«<1920212223>
CHUYỆN VIẾT CỦA TÔI
Binh Nguyen
#401 Posted : Saturday, October 24, 2009 8:15:46 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Những Cơ Hội Trong Đời
(Tiếp theo)

Các con tôi đang bắt đầu lớn và kế thừa những "tài năng" của mẹ. Con bé lớn chơi kèn Clarinet trong ban nhạc của trường, rồi đến thằng em kế nó chơi kèn Trumpet cũng trong ban nhạc của trường. Hôm tôi cầm bản nhạc của con lên, tò mò coi là bài hát gì, nó bảo, "Mẹ chẳng hiểu gì đâu", tôi cố nhớ những bài học vỡ lòng đàn tranh của tôi, và bảo, mẹ biết nốt này là nốt La, nốt này là nốt Sol, nó cười bảo, bây giờ tụi con không còn dùng "Đồ Rê Mi Fa Son" nữa, mà là " A B C D F..." Tôi cười giả lả, lâu quá rồi mẹ cũng không nhớ nữa, mà thiệt càng lúc mình càng lạc hậu! Người bạn kêu gọi các cháu vào chơi trong ban nhạc thiếu nhi của cộng đồng, các cháu cũng đã lên trình diễn thử vài lần, mấy người xung quanh xúm vào hỏi: "Chị cho các cháu học trường nào mà chơi giỏi quá?" Lỗ mũi mình nở phồng lên, các cháu chỉ học thêm ở trong trường học bình thường thôi, đâu có học trường gì đặc biệt đâu. Chúng nó có năng khiếu chính vì thế mà mình phải suy nghĩ. Người bạn hỏi tôi cho các cháu thành lập ban nhạc. Tôi lưỡng lự để hỏi ý kiến của nhà tôi. Anh bảo anh chỉ muốn tụi nó tham gia những công tác có ích cho cộng đồng thôi, chứ không có ý khoe khoang hay trình diễn. Tôi nói, khi em hỏi anh cho chúng nó tham gia ban nhạc của trường chúng nó, anh bảo được, sao bây giờ tham gia ban nhạc của cộng đồng Việt Nam lại không được? Anh ngần ngừ, im lặng, xong rồi nói: "Ừ, thì tùy em đi." Đây có phải là cơ hội của chúng nó? Chúng nó chơi các nhạc cụ được, chẳng lẽ lại bảo thôi con chơi hay quá rồi, đừng chơi nữa, hãy để tâm vào chuyện học? Tôi đã mất bao nhiêu cơ hội trong đời, chẳng lẽ bây giờ lại để con tôi không có cơ hội phát triển tài năng? Nó cầm bài nhạc "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ" lên, bố nó bảo "Cái này khó và không giống nhạc của Mỹ, chắc là con chơi không được." Nó nói bằng tiếng Anh: "Try me", "Cứ để con thử", rồi nó thổi ngon lành, tôi khâm phục nó quá sá, chỉ cần nhìn bài nhạc thôi là thổi được liền, đến chừng nào thì tôi mới có thể làm như thế? Những tài năng và những cơ hội như thế chẳng lẽ lại bỏ qua? Khó xử! Thật là khó xử cho những người làm cha mẹ như chúng tôi. Ngày xưa, nghèo là thế mà mẹ tôi còn cho tôi đi học đàn tranh được, bây giờ chúng tôi cũng đâu đến nỗi khó khăn gì sao lại để con tôi vuột mất những cơ hội?

BN
(Còn tiếp)
Binh Nguyen
#402 Posted : Wednesday, November 11, 2009 12:32:14 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG MẮT TÔI
(Tiếp theo trang 23)

Mấy hôm nay chị gọi nhiều lần cho tôi. Câu chuyện chẳng có gì, chỉ là loanh quanh cái chuyện cho mấy đứa nhỏ đi tham dự trong ban nhạc. Anh nhạc trưởng chỉ dạy cho những đứa trẻ chơi đàn, thổi kèn, để tham gia vào buổi đi diễn hành của một thành phố nhỏ trong tháng mười vừa rồi. Anh là người công giáo, cũng là nhạc trưởng trong ca đoàn của nhà thờ, anh ngỏ ý nhờ mấy đứa nhỏ chơi trong ban nhạc của nhà thờ ngày kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nhà thờ. Chị là người sốt sắng lại thích làm văn nghệ, thích tham dự cộng đồng, nên kêu gọi các phụ huynh của các cháu trong ban quân nhạc đem các cháu tới để tập dượt đánh đàn, thổi kèn để chơi nhạc cho ca đoàn hát trong ngày lễ đó. Ngày lễ tính rằng sẽ có sự tham dự của rất nhiều người và có một số nhân vật nổi tiếng trong vùng nữa. Chị gọi cho tôi và nhờ chở mấy đứa nhỏ đi tập dượt để trình diễn cho ngày hôm đó. Tôi hỏi ý nhà tôi, sau đó thì đồng ý cho mấy đứa nhỏ tham dự. Không có gì, tôi nghĩ con tôi mang ơn ông thầy tức là người nhạc trưởng chỉ dạy cho chúng, thì khi anh cần sự giúp đỡ, chẳng lẽ nỡ lòng nào lại từ chối? Người ta giúp mình thì cũng phải có lúc mình giúp lại người ta chứ, bỏ qua sao được? Tôi nghĩ đơn giản như vậy, nhưng chị thì không chịu, chị bảo phải cho tụi nhỏ tập dượt nhiều để xây dựng thế hệ kế tiếp giúp đỡ cộng đồng.

(Còn tiếp)

Người hăng say quá, gặp người không hăng say, thường thì xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ. Chị bạn của chị và tôi cùng dẫn con đi học đánh trống, thổi kèn, nhưng chúng tôi thuộc típ người thụ động, ai kêu đánh đâu thì đánh đó, chứ không gây thành phong trào, hay chỉ dẫn người khác như chị được. Hôm trình diễn ở nhà thờ, sự cố đã xảy ra, anh nhạc trưởng quên kiểm soát hết ca đoàn, nhạc đoàn, nên đứa con của bạn chị bị đẩy ra, không được trình diễn. Chị bạn chị giận đến nỗi nói sẽ không thèm nhìn mặt anh nhạc trưởng và đòi kiện chị ra tòa cái tội cho người khác số điện thoại của chị. Chị gọi cho tôi kể lại và bảo chị không sợ, chị kia có đi kiện, thì chị sẽ đi hầu. Vẫn biết chuyện chẳng có gì là ầm ĩ, nhưng chị kia đang nóng và thương con quá đáng, nên mới tỏ ý giận anh nhạc trưởng đến vậy. Con nít thôi, chúng nó còn nhỏ, không trình diễn lần này thì trình diễn lần khác, có gì đâu mà phải giận? Chính cái giận hờn của người lớn, ngăn cản sự tiếp tục của nó mới làm cho chúng nó thấy chán nản và không muốn cố gắng nữa. Tôi muốn nói với chị bạn của chị vài lời, nhưng thấy cả hai cùng găng nên thôi.

Rồi cũng đã hai tháng, hình như mọi người cũng nguôi ngoai, chị không gọi nhiều cho tôi nữa. Song, để trình diễn hội chợ tết, chúng tôi lại phải chở con tới tập dượt, và chúng tôi lại gặp nhau. Hai người đàn bà với một con vịt đã có thể thành cái chợ, ở đây có đến năm, sáu người đàn bà, lại thêm mấy người đàn ông và cả một ban nhạc thì cái chợ này chắc phải gọi là Chợ Lớn! Gặp lại người quen, tôi vui như tết, thấy cả chị bạn của chị, tôi càng vui hơn, nhưng không nói ra, chỉ đối xử như tất cả mọi người khác bằng cách nói "Happy New year" nhưng đặc biệt hơn là cho chị một cái ôm nồng nhiệt. Thế thôi, tôi muốn rằng chuyện không đáng thì cứ gạt bỏ nó qua một bên, tiếp tục đi tới, chị làm được việc này hay không, chưa cần biết, nhưng thiện chí của chị thì không nên gạt bỏ. Về đến nhà, chị lại gọi cho tôi, chị bảo "Bà có thấy bà kia bả cũng dắt con bả tới tập không?" Tôi nói: "Thấy chớ, chắc chỉ hết giận rồi!" Chị nói: "Xời, chuyện đâu có gì đâu mà giận, tại bả quá đáng thôi. Nhưng mà tui không hiểu bả làm như vậy để làm chi vậy, có phải mất lòng nhau không?" Tôi cười: "Ấy, chị đừng nhắc lại chuyện đó nữa nha, cứ làm lơ đi, như không có chuyện gì xảy ra. Chị mà nhắc lại là chỉ quê, sẽ không cho con chỉ tới tập nữa thì buồn lắm. Vẫn biết không mợ thì chợ cũng đông, nhưng có mợ thì chợ vẫn vui hơn." Thứ bảy này, thì tụi nhỏ lại đi trình diễn. Tôi nhớ tôi bắt đầu viết chuỗi ký sự "Những người đàn bà trong mắt tôi" từ hội chợ tết hai năm trước, về những người đàn bà tôi thấy trong hội chợ tết đó. Thế mà đã hai năm! Và chẳng nhớ từ đó đến giờ tôi đã gặp bao nhiêu người đàn bà rồi.

BN.

Binh Nguyen
#403 Posted : Thursday, January 14, 2010 1:18:01 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
VIẾT CHO B

Viết cho tuyển tập 2009, vào truyện, tôi viết "Viết cho B..." B là ai? Là Bà, là Bố, là Bảo hay là Bình đây? Viết cho B, ngừng đó, vậy thôi, ai muốn hiểu sao thì hiểu. Vậy thì, B... là ai?

Cuối câu chuyện, tôi viết "Tháng 7, 2009". Tháng 7, tháng của cô hồn, uổng tử, anh đã ra đi, thế mà đã 30 năm. Tặng sách cho bố mẹ, tôi viết "Kỷ niệm ngày anh Bảo con đã ra đi 20 năm." Rồi chợt nhìn lại, hình như mình đã làm con toán sai? Hình như đã 30 năm, thời gian, ôi, thời gian! Thời gian trôi nhanh thật, trách gì người đời thường nói thời gian bay, chứ không đi...

Sách tôi tặng cho ai, người đó thường mở của tôi ra đọc trước, và bố tôi cũng không ngoại lệ. Đọc xong, ông không phê bình gì về cách hành văn của tôi, ông chỉ để ý đến những dữ kiện, ông hỏi: "Thằng Ngọc con anh B đã chết rồi sao?" Lãng đãng ở đâu đó trong đầu óc tôi, không nhớ chữ B này, tôi ngạc nhiên hỏi lại bố tôi: "B nào?" Ông bảo: "Thì thằng B, chồng con L, bố của thằng Ngọc đó." Ừ nhỉ, lại thêm một chữ B. Tôi chỉ nhớ tên của chị con bạn tôi, còn tên chồng chị ở quá xa trong tiềm thức tôi, nên bất thình lình, tôi chưa kịp nhớ ra. Anh B chắc buồn ghê lắm vì đứa con trai khờ khạo, tội nghiệp của anh lại đi làm chuyện dại dột. Thằng Ngọc chỉ vì chữ tình thôi mà nó chối bỏ thế gian này, thật là không đáng! Chắc là tôi đã không viết cho anh B, ba thằng Ngọc, vì tôi đã không hề nhắc đến anh trong bất cứ đoạn nào của câu chuyện. Cả tên vợ anh tôi cũng không dùng, chỉ nhắc về chị một cách mờ nhạt, người đàn bà có đứa con mắc tật đái láu và để trị nó, chị chỉ còn biết đánh. Thằng Ngọc còn là đứa nhỏ thuận tay trái, tôi nhớ chị đã khẻ tay nó rất nhiều để buộc nó phải viết qua tay phải. Chính điều đó đã làm cho nó đã khờ lại càng khờ hơn. Tất cả câu chuyện bố tôi chỉ thắc mắc mỗi điểm đó, rồi thôi. Bố thật hiểu tôi, tôi viết gì, ông hiểu hết. Nhớ lần viết cho Phụ Nữ Việt 2006, ông la tôi không nên xưng "tôi" trong truyện, vì nó không phải chuyện của tôi, nhưng ông vẫn bảo: "Bố biết con viết về ai." Nghĩa là tôi có "viết về ai" đó chứ, đâu phải chuyện bịa ra, toàn là hư cấu đâu?

Bác tôi thì khác. Bác đi khỏi Việt Nam từ năm 1975, bác biết ít hơn bố tôi về hoàn cảnh của người Việt Nam sau này, nhất là giai đoạn đầu sau năm 1975. Bác gọi tôi vài ngày sau khi tôi đang bận tiếp khách rất bận rộn, bác bảo: "Bác có vài ý kiến về cuốn sách của cháu, nhưng bác nói trên tinh thần xây dựng mà thôi." Bác làm tôi chột dạ, chẳng lẽ tôi lại viết sai gì đậy? Văn phạm, cú pháp, bố cục hay từ ngữ? Chưa kịp hỏi thì bác bảo tôi gác điện thoại đi, để lúc nào tôi rảnh bác sẽ phê bình sau cũng được. Tôi bần thần hết mấy phút, sau tôi lại nghĩ, mắc gì phải âu lo, chắc là bác muốn phê bình truyện nào khác chứ không phải của tôi đâu. Tôi nhớ bác đọc mấy cuốn trước rất kỹ lưỡng và cho lời phê bình về từng truyện một. Vả lại kỳ này tôi viết câu chuyện thật, chẳng có tí hư cấu nào trong đó, ngay cả những tên nhân vật và những lời nói, thì nếu bác có phê bình gì, thì sự thật cũng là sự thật rồi, tôi có nghe hay không nghe cũng không thay đổi được. Nghĩ vậy tôi yên tâm hơn, không lo lắng về những lời phê bình của bác nữa.

(Còn tiếp)

Tôi nói về thời gian các bác tôi rời bỏ Việt Nam ra đi là để nhấn mạnh cách nhìn của các bác khác hẳn bố tôi và tôi. Như truyện tôi viết trong Phụ Nữ Việt 2008, bác Cả tôi bảo: "Làm gì mà có những người khốn khổ đến vậy?" Bác cho rằng tôi chỉ tạo ra hư cấu, chứ không thể nào có thật. Bố tôi vẫn như mọi khi, không bình luận gì cả, vì ông tin có những điều còn tệ hơn như thế mà ông đã gặp qua. Chị bạn tôi thì sau khi đọc xong 2008, gọi tôi bảo: "Bình, sao em viết truyện buồn quá vậy?" Ý là, truyện 2008, tôi đã nghe lời cảnh cáo của nhiều quý anh chị bảo phải viết truyện có hậu, tôi đã cố gắng cho cái hậu bớt căng thẳng hơn, không đen tối như cuộc đời của Con Nga trong Phụ Nữ Việt 2007, không đoản hậu như nhân vật chính trong truyện 2006. Nhưng dù cố gắng cách mấy truyện của tôi vẫn là những truyện buồn! Biết làm sao hơn khi truyện tôi viết dựa trên những chuyện có thật? Cũng chị bạn đó, chị phải đi mổ cục bướu trong bụng, và có những tế bào lạ như tế bào ung thư cần phải lấy ra, làm tôi bần thần lo lắng cho chị một thời gian, tôi tặng chị cuốn sách để đọc lúc vào bệnh viện. Tôi vẫn có ý chờ, chờ những lời phê bình của độc giả, đó là niềm vui duy nhất của mục đích viết truyện và tặng sách của tôi. Tôi nghĩ chị sẽ không la tôi viết truyện buồn quá nữa, vì chuyện buồn của B... vẫn không bằng chuyện buồn của "Những Mảnh Đời Bất Hạnh" trong 2008. Chị mổ xong, tôi lại thăm chị, lúc về chị bảo: "Chị đọc truyện của em gần xong rồi." Tôi hỏi: "Thế chị đọc đến đâu rồi?" Chị nói: "Chị đọc đến khúc thằng Bảo chết rồi." Tôi cười: "Thằng Bảo chết là coi như hết truyện rồi. Vậy mà anh Bảo em đã đi ba mươi năm, em tưởng mới hai mươi năm thôi chứ." Chị ngỡ ngàng nhìn tôi: "Ủa, chuyện thật đó hả?" A, té ra tôi viết truyện hay quá, thật giả cứ lẫn lộn, không ai hiểu được thật hay giả!

Chị chưa có ý kiến gì hết về truyện kỳ này của tôi, bởi vì, đã là chuyện thật thì buồn vui nào có nghĩa gì? Tôi thản nhiên như đang ngồi kể chuyện cho bạn nghe. Bạn có nghe hay không nghe là quyền của họ, tôi đâu được quyền đòi hỏi? Những lời phê bình, khích lệ, nếu có, là rất tốt, nhưng nếu không có cũng chẳng hề hấn gì. Tôi gói cuốn sách để tặng một người bạn khác hôm Giáng sinh, thì gia đình chị lại đi Mỹ chơi hôm Giáng sinh, nên tôi chưa tặng đúng dịp được. Thế rồi, những ngày gần Giáng sinh, bố chồng tôi qua đời, cho dù qua đời vì tuổi già cũng làm gia đình chúng tôi buồn không ít, tôi cũng báo cho chị biết để tới dự lễ cầu siêu cho bố chồng tôi như những bạn bè khác nhưng chị còn ở Mỹ nên không nhận được thông báo đó. Đến lúc chị về, được tin, chị tới tận nhà để chia buồn, tôi tặng sách cho chị. Vài ngày sau, chị bảo: "Chị đã đọc truyện của cô rồi. Sao cô viết truyện buồn thế? Đã người ta đang bần thần cô lại còn viết truyện buồn quá!" A, cái buồn này kéo tới cái buồn kia, tôi đâu thể nào kiểm soát được, và hai chuyện rõ ràng ở hai thời gian khác nhau, làm sao mà biết trước?

(Thôi, không viết còn tiếp nữa để độc giả như chị Ba Tê khỏi khó kiếm, Bình sẽ vô đây tiếp) Rose

BN.
Ba Tê
#404 Posted : Thursday, January 14, 2010 5:18:59 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
BN...
Hôm nay chị mò vô thì đã là trang 27 rồi !
Thật ra có nhiều khi muốn ghé vào tìm chuyện để in ra đọc cho các cô bác nghe trong các chuyến hành hương, nhưng vào thì thường thấy tiếp theo. Tính chị lại lười, không biết bắt đâu...và tiếp theo ở chỗ nào vì sau đó là những comment của người xem làm gián đọan.

Chị chợt nghĩ ra, hay là cứ theo kiểu chị HKKM , viết 1 đề tài ( 1 câu chuyện) chỉ trong 1 post mà thôi . Như vậy có nghĩa là khi viết tiếp theo câu chuyện nào đó thì cứ "edit" và thêm phần mới vào câu chuyện đó . Ở current post chỉ cần cho độc giả biết là hôm nay bài viết về " ABC"...gì đó đang được đăng ở trang mấy (nếu có link thì càng hay Smile . Độc giả cứ tiếp tục vào viết comment , tha hồ , không hạn chế !Blush

He he, chắc bà con sẽ nghĩ rằng cái chị 3T này nhiều chiện quá ha ! Lười đọc thì thôi , chứ còn đề nghị đề nghiếc chi cho tác giả thêm cực vậy cà? Xin thưa , tại vì đi kiếm bài VĂN để đọc chứ không phải vô để "chat". Tuy nhiên , lẻ tẻ comment liên quan đến bài viết thì lúc nào cũng là điều khích lệ đối với tác giả , phải không? Nếu muốn "tào lao thiên hạ sự" thì kéo nhau vào các quán vừa nhẫm nước lả vừa chí chóe bàn tán hay hơn.
( Thí dụ cụ thể nha : chị click một hơi từ trang 2....tới 6,7,8 mỏi cả tay mà chưa thấy gì ... nên chạy tới trang 27 đây nèTongue)
Binh Nguyen
#405 Posted : Friday, January 15, 2010 2:12:14 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Ba Tê

BN...
Hôm nay chị mò vô thì đã là trang 27 rồi !

( Thí dụ cụ thể nha : chị click một hơi từ trang 2....tới 6,7,8 mỏi cả tay mà chưa thấy gì ... nên chạy tới trang 27 đây nèTongue)



Trang 1 - 26 là những truyện ngắn và đoản bút của BN từ năm Thìn (bão lụt), năm Tỵ (thiên tai),... chị muốn Bình sắp xếp lại, chắc là phải dùng tới mục Mục Lục ở trang đầu và sắp xếp như là: truyện này ở trang... X, truyện nọ ở trang Y, truyện kia ở trang Z quá! Big Smile

Còn những lời "comment" thì lúc nào Bình cũng welcome, cho dù hay hay dở, ghét hay thương. Các anh chị vô "loạn bàn", góp ý, nhắn tin, hay "gấu ó" ở trang này chăng nữa, Bình cũng vẫn "welcome", Bình chưa bao giờ thắc mắc chuyện đó hết. Những chuyện viết của Bình là những dòng nhật ký theo thời gian, chưa được sắp xếp theo thứ tự nào bao giờ. Chị vào trang 27, thì truyện ngắn hay đoản bút mới nhất ở trang 27. Còn phần tiếp theo của những trang trước chỉ là phần tiếp theo, nhưng không bắt buộc phải đọc những phần trước vẫn có thể hiểu, nếu không hiểu nổi, các anh chị có thể đi ngược lại từ từ, từ 27 đến 26, rồi 25, 24... cho đến khi nào thấy cái tựa đề mà không có chữ "tiếp theo" thì là chính hắn. Big Smile

Em không làm như chị HKKM tại vì, làm như vậy lại mắc vào vấn đề khác, là không nhớ hôm qua mình đã đọc đến đâu rồi, bây giờ muốn đọc tiếp phải đọc lại hết từ đầu, hay đoán chừng là khúc nào đó rồi nhảy vô đại coi tiếp. Hai cách này không biết cách nào tốt hơn cách nào, cho nên nếu các anh chị đọc trang này của Bình thì cứ biết trang này thôi, Bình không biết làm mấy cái link hay hình, hay ảnh, mấy cái đó là Bình dở nhất, đành chịu vậy. Big Smile

Tuy nhiên, nghe lời chị Ba Tê, Viết cho B phần tiếp theo, em đem vô post của phần trước luôn rồi đó. May quá nó vẫn ở trang này, chắc là không sao hén? Chị chỉ quá bộ lên trên vài bước thôi.

Đầu năm bảo viết truyện vui, nhưng rồi lại vẫn truyện buồn. Thôi anh chị ráng chờ qua cái hội chợ ở đây Bình sẽ đăng nguyên truyện ngắn mới nhất của BN viết cho Xuân Canh Dần, OK? Xin đón đọc..., (Sorry, Bình chưa thể tiết lộ tựa đề được.) Big Smile

BN.
Binh Nguyen
#406 Posted : Thursday, January 21, 2010 3:13:13 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
CHỊ VẪN CHƯA CÓ CHỒNG

Qua đây từ năm mười mấy tuổi, nàng chỉ được ở với cha và mẹ ghẻ có mấy ngày, rồi thì cha nàng mướn một chỗ khác cho nàng ở, vì bà mẹ ghẻ không thể chịu đựng đứa con chồng, hay chính tại vì nàng không chịu nổi bà mẹ ghẻ? Thế là cuộc phiên lưu bắt đầu từ đấy. Nàng tranh đấu một mình suốt cả cuộc đời!

Đứa con riêng lạc loài, có ai muốn đoái hoài? Hai cảnh sống, hai đất nước, hai môi trường, hai bà mẹ, nàng có nên mang trong lòng một mối hận? Không phải ai cũng có thể thích ứng với người mẹ kế dễ dàng, chả thế mà người ta thường nói:

"Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng."

Không biết vì bà mẹ ghẻ không thương nàng, nên đuổi nàng đi, hay vì nàng mang trong lòng một mối hận sẵn có vì cha nàng đã lấy người khác, để lại mẹ nàng ở quê hương xa xôi, và mẹ nàng đã dạy cho nàng ghét? Rồi khi qua tới xứ lạ, cái gì cũng xa lạ với nàng, nàng mang mặc cảm là ai cũng ghét nàng. Nếu ai cũng ghét nàng thì bà mẹ ghẻ phải là người ghét nàng nhiều nhất, dĩ nhiên rồi! Tự nhiên, bà phải chia sẻ tình thương của ông chồng với đứa con của người đàn bà khác thì làm sao bà chịu được? Nhưng có lẽ lúc đó nàng chưa hiểu ra điều này nên không thông cảm với bà mẹ ghẻ nổi, nên khi bị đuổi ra ở chỗ khác, nàng đâm ra oán ghét bà mẹ ghẻ thêm. Lại nữa nàng bị đuổi ra trên một đất nước xa lạ, vào cái thời gian mà nàng còn lạ nước lạ cái, nên mối hận lại càng hận thêm.

Rồi thời gian trôi qua, nàng cũng quen dần với chỗ ở mới, cuộc sống mới, cuộc sống tự do nhưng cô đơn. Về nhà nhiều khi hiu quạnh đến nỗi nàng muốn hét to lên, đập phá tất cả để tỏ nỗi chán chường nhưng rồi nàng không thể làm như vậy, cứ mặc cho cuộc đời trôi đến đâu thì trôi. Không có người giúp đỡ, không có kẻ bảo ban, chẳng có ai ân cần, nàng lớn dần như cây dại giữa trời, chẳng học hành nghề gì cho ra hồn cả. Ba bữa nàng xin làm chỗ này, nửa tháng nàng nhẩy vào chỗ khác, làm đủ thứ nghề để mà sống, chỉ cầu mong giữ mình trong sạch. Rồi nàng quen ông. Ông hơn nàng đến mười mấy tuổi. Nhưng tuổi tác không quan trọng, quan trọng là ông đã có gia đình và đã đổ vỡ. Hiện tại ông phải nuôi ba đứa con, còn vợ ông đã đi lấy chồng khác. Nàng có nên tiến tới với ông? Nàng có nên đứng vào vị trí bà mẹ ghẻ, cái vị trí mà nàng rất ghét? Ghét của nào trời trao của đó! Nàng có nên trao tình cảm của nàng cho ông? Còn ông có yêu nàng không? Liệu ông có yêu nàng không sau một lần đổ vỡ? Người vợ trước của ông bỏ chồng vì bảo ông khó tánh quá? Nàng có nên lấy người khó tánh quá hay không, nếu người vợ trước không chịu nổi, chắc gì nàng đã chịu nổi? Tuy nhiên, nói đi cũng nên nói lại, bà vợ trước có nói thật hay không, hay tại vì:

"Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi, bậu xa"?

(Còn tiếp)

Khi muốn rời bỏ chồng, người đàn bà thường gieo tiếng dữ. Anh ấy như thế này, anh ấy như thế nọ, chúng tôi không hợp nhau thì bỏ, vậy thôi. Có nhiều người đã phải chết lên chết xuống để lấy được nhau nhưng khi lấy được nhau rồi thì lại chán, lại muốn bỏ nhau. Con người khi người ta hành động như thế nào người ta thường kiếm một cái cớ để biện minh cho hành động của mình, không chỉ có đàn bà mà cả đàn ông cũng vậy. Bà nói ông khó tính, chồng chúa vợ tôi. Ông nói bà lăng loàn, có chồng con rồi mà còn đi với người khác. Dù thế nào chăng nữa nàng cũng là kẻ đến sau, những đứa con của ông cho dù nàng chăm chút đến thế nào, chúng cũng không thể coi nàng như mẹ chúng cho dù mẹ chúng chỉ lâu lâu xuất hiện một lần. Nàng cảm thấy buồn, cho dù đi bên ông, nàng vẫn thấy cô đơn nhưng nàng không thể nào nói cho ông hiểu, càng không thể bảo anh lấy tôi đi. Thế rồi, ông về Việt Nam làm đám cưới với một người đàn bà khác để đem người đàn bà đó qua đây. Ông không nói rõ ràng với nàng, những đứa con ông lại càng không tâm sự với nàng, vì nàng ngay như chức vụ mẹ ghẻ cũng còn chưa được công nhận thì nói gì đến vị trí của mẹ chúng? Nhưng thấy ông đi lo cho một gia đình khác thì nàng có thể đoán ra, ông lấy vợ vì tiền mà cũng có thể vì tình, vì người đàn bà này cùng là người Việt Nam giống ông, cùng nói ngôn ngữ giống ông nên bà ta có nhiều lợi thế hơn nàng. Cả khi ông chat trên internet cũng bằng tiếng Việt, nàng chẳng hiểu gì, nên có muốn ghen cũng không biết làm sao để ghen. Vốn liếng tiếng Anh của nàng thì không đủ để diễn tả cho ông hiểu rằng nàng cũng cần một mái ấm gia đình, cần một người chồng, cần những đứa con... Với người ta sao thật dễ dàng mà với nàng sao thật xa vời. Tất cả tùy thuộc vào ông, chỉ cần ông lên tiếng nàng sẽ sẵn sàng làm vợ ông, làm mẹ của những đứa con ông ngay. Thế nhưng ông đã không lên tiếng, ông chỉ giữ nàng như một người bạn, như một người tình mà không lấy.

Rồi đứa con đầu của ông lập gia đình, nàng bắt đầu thấy già. Bây giờ nàng muốn đi con đường khác với người đàn ông khác e là đã không còn kịp nữa. Nàng đã mua được một căn nhà nhỏ, nàng cảm thấy rất vui, nàng có thể chứng tỏ cho cha và mẹ kế của nàng thấy rằng nàng đã có thể tự lập để mua nổi căn nhà. Còn với ông, ông không lấy nàng cũng được, ông có thể dọn vào ở chung với nàng, nàng cần một người bạn đời để chung sống hơn là một cái đám cưới vô nghĩa! Thế nhưng ông bảo để ông lo cho đứa con út lập gia đình xong thì ông sẽ dọn vào ở chung với nàng. Ông có ba đứa con, một đứa lập gia đình rồi, chỉ cần đợi thêm hai đứa nữa, chắc là không lâu. Rồi đứa con đầu của ông có đứa con đầu lòng, ông chở nàng đến thăm. Thế rồi mỗi tuần sau đó nàng đều đến thăm, có khi ông không tới chở nàng thì nàng lại lò dò đi xe buýt tới thăm cháu. Nàng tự nhiên thương đứa bé vô cùng mà thiệt tình suy đi nghĩ lại đứa bé vẫn là cháu của người dưng, không phải cháu của nàng. Nàng lại bắt đầu chăm chút, quà cáp cho đứa cháu này vô điều kiện, nàng thèm có một đứa bé.

Sau bao năm nàng ra ở riêng, không biết cha nàng chợt nhớ tới nàng hay tại ông áy náy đã bỏ rơi nàng nên mùa lễ năm nay ông lại thăm nàng. Cha nàng đã già đi nhiều, nàng thấy tội nghiệp ông, nhưng chính nàng là con mà cũng còn già nữa là, nói chi ông? Hai cha con ngồi nói chuyện với nhau, bỗng dưng nàng thấy mệt. Cha nàng ra về, nàng gọi cho ông nhờ ông chở nàng đi bệnh viện. Ông, người đàn ông của nàng, người đàn ông chưa phải là chồng nàng, người đàn ông nửa như bạn, nửa như nhân tình, rất sốt sắng chạy tới, chở nàng đi bệnh viện. Bác sĩ khám và bảo ông nàng bị một căn bệnh hiếm, sau khi vào bệnh viện nàng chìm vào một giấc ngủ li bì. Bác sĩ bảo nàng đã ra đi, ống dẫn ô-xy chỉ là hình thức vì tất cả các bộ phận trong người nàng đã chẳng còn làm việc nữa, nhất là bộ óc. Nàng ra đi như vậy đó, bảo trẻ thì cũng không còn trẻ mà bảo già thì cũng không hẳn là già, và điều chua xót nhất là nàng vẫn chưa có chồng!

Bình Nguyên.
(Viết cho Sanja)

Nguyễn Thị Tê Hát
#407 Posted : Friday, January 22, 2010 1:30:26 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

NHỮNG CƠ HỘI TRONG ĐỜI

Chuẩn bị cho con dự lễ ra trường, tôi may cho con một cái áo đầm hở vai màu tím và đi mua cho con một đôi giầy cao gót màu bạc. Con được đại diện cho học sinh lớp tám lên phát biểu cảm tưởng, những câu nói bằng tiếng Anh lưu loát của con....,



Đọc đoạn trên chị cứ phải đọc lại để xem có đúng là BN nói đến con gái nhỏ của BN mà chị gặp năm nào hay ai khác?... Không ngờ thời gian qua nhanh quá, cô bé đã lớp 8, đã biết mặc áo hở vai và đã biết đi giầy cao gót nữa... Thế con trai em thế nào rồi? Anh của cô bé phải không?

Chúc mừng BN có cô con gái ngoan nhé!
Rose
Chị Tehat

Nguyễn Thị Tê Hát
#408 Posted : Friday, January 22, 2010 1:34:39 AM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

Tài năng không gặp thời há Wink Lần sau sang đây thì hai đứa mình nhất định ra cái CD hát cho thiên hạ nghe và sợ chơi Big Smile




Wao`, không ngờ Phụ Nữ Việt của mình có nhiều nhân tài đến thế, Chị Ba Tê đứng ra tổ chức buổi họp mặt văn nghệ đi chị? Nhớ cho Tehat tham gia với nha?

Khi nào Tonka và BN ra CD nhớ đừng quên Tehat.

Chúc mọi người weekend vui nhé!
Rose
Tehat
Binh Nguyen
#409 Posted : Friday, January 22, 2010 2:17:58 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Nguyenthitehat

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

NHỮNG CƠ HỘI TRONG ĐỜI

Chuẩn bị cho con dự lễ ra trường, tôi may cho con một cái áo đầm hở vai màu tím và đi mua cho con một đôi giầy cao gót màu bạc.



Đọc đoạn trên chị cứ phải đọc lại để xem có đúng là BN nói đến con gái nhỏ của BN mà chị gặp năm nào hay ai khác?... Không ngờ thời gian qua nhanh quá, cô bé đã lớp 8, đã biết mặc áo hở vai và đã biết đi giầy cao gót nữa... Thế con trai em thế nào rồi? Anh của cô bé phải không?

Chúc mừng BN có cô con gái ngoan nhé!
Rose
Chị Tehat



Hello chị Tê Hát,

Vắng chị lâu thấy nhớ! heart Em không gặp thì thôi, gặp rồi là nhớ, có người chưa gặp cũng thấy nhớ, hí hí. Chừng nào chị qua Toronto nữa, nhớ gọi em, em đón chị đi ăn phở. Approve Kỳ này, "chỉ hai đứa mình thôi nhé"! Nói giỡn chứ, con em cũng khoái ăn phở lắm! Dễ gì được đi một mình. Big Smile Con bé lớp tám năm nay lớp chín rồi đó chị, sắp vào mùa thi... Nó đầu lòng đó chị, thằng em kế nó cũng đã nghấp nghé cao sắp bằng con chị, nhớ hồi tụi nó còn nhỏ, người ta cứ tưởng sinh đôi. Hôm nhờ chị bạn may áo cho nó, cái kiểu áo có dây che vai trong ca-ta-lô. Đến lúc may xong, tới mặc thử, nhìn cái dây không được đẹp lắm, em nói chị ấy gỡ ra luôn cho gọn, nên vô tình nó thành áo hở vai. Em không chủ trương mặc áo hở vai, hở bụng, nhưng cái đẹp, cái xấu thì em biết nhìn. Kín mà xấu, thì thà em hở mà... đẹp! Hi hi hi... Em không có bảo thủ, nhưng cũng không cấp tiến quá xá, dù gì thì cũng phải bão hòa thì mới trong ấm, ngoài êm được chứ? Big Smile

Có thể chị lộn con bé lớn với con bé nhỏ không? Sau thằng con trai lại thêm một con bé nhỏ nữa, và nó vẫn còn nhỏ lắm, nó đã là "senior" trong trường tiểu học mà đứng cạnh mấy đứa mẫu giáo chỉ lớn hơn có chút xíu! Big Smile Tuy thế, em vẫn đồng ý với chị, rằng thời gian đi nhanh thật, thoáng cái mà em cũng không gặp chị mấy năm rồi. Nghe đồn, nghe đồn thôi nghen, chị Huệ sắp đón chị Liêu, mình có thể tháp tùng để họp mặt phía đông này, hi hi hi... Đây thì còn có nhiều cơ hội, chứ phía tây thì coi bộ nhiêu khê quá!

BN.
Huệ
#410 Posted : Friday, January 22, 2010 2:37:01 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0


Họp mặt PNV thì chị không dám đâu. Nhưng nếu Bình có rảnh để sang chơi, thì pm cho chị nha. heart Rose
Binh Nguyen
#411 Posted : Saturday, January 23, 2010 10:08:37 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Huệ


Họp mặt PNV thì chị không dám đâu. Nhưng nếu Bình có rảnh để sang chơi, thì pm cho chị nha. heart Rose



Hì hì, chị Huệ không biết em à? Em là người "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé..." Big Smile
Em qua chị được thì tốt quá rồi, nhắn hỏi địa chỉ, số phôn liền, chứ đợi gì? Chỉ là, gặp được chị, gặp luôn được chị Liêu, chị TH thì quá tốt, 4 người cũng có thể gọi là họp mặt rồi. Vấn đề là, hình như chẳng lúc nào rảnh. Big Smile

BN.
Binh Nguyen
#412 Posted : Sunday, January 24, 2010 11:39:22 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Truyện viết cho xuân Canh Dần

CỦI TRE DỄ NẤU


Trong căn chòi xập xệ chỉ có một khung cửa chính và một khung cửa sổ nhỏ gần như dán mũi vào căn nhà đối diện, Trang ngồi yên lặng nhìn lên vách, nhớ lại buổi viếng thăm của dì Xuyến sáng nay. Người ta nói "xảy cha còn chú, xảy mẹ bám vú dì" thật chẳng sai tí nào. Trang mất mẹ từ lúc lên tám tuổi, nên coi dì Xuyến như mẹ mình. Dì ở nước ngoài về thật là đẹp, Trang cũng mong được đẹp như dì. Dì nhìn Trang trầm trồ:
- Cháu của dì đẹp quá! Để rồi dì kiếm Việt Kiều về lấy cháu nghen?
Trang mắc cở đỏ mặt, nghèo như Trang ai mà thèm lấy? Với lại Trang mới mười tám tuổi làm sao mà lấy chồng được, Trang còn trẻ quá mà? Bà Xuyến nhìn cảnh nhà Trang mà xót xa, cha Trang chạy xích-lô để kiếm tiền nuôi ba đứa con nhỏ trong cảnh "gà trống nuôi con" vì chị của bà đã bỏ ông mà đi mười năm về trước, cũng chẳng liên hệ với bất cứ người nào trong gia đình. Ông Thanh không nói gì, ông thà cam chịu cảnh "gà trống nuôi con" chứ nhất định không dung dưỡng cho người vợ đã phản bội ông để đi với người khác. Con Trang có thể không lấy chồng được cũng vì nỗi nhục này. Ông không muốn nó đi lấy chồng xa vì nó đang thay mặt mẹ nó làm người nữ chủ nhân của gia đình. Nhưng có lẽ, chắc là ông phải cho nó đi lấy chồng xa, người nước ngoài để đời sống cha con ông mới khá hơn, tương lai của con Trang khá hơn mà của em nó cũng khá hơn.
Hết dì Xuyến nói đến cha khuyên, Trang có vẻ xiêu lòng. Đằng nào thì cũng phải lấy chồng, sao không lấy người giàu sang cho cuộc đời mình sung sướng? Đã vậy ở Việt Nam bây giờ bao nhiêu người mơ ước được đi nước ngoài, mình có cơ hội đi, tại sao lại từ chối? Hơn nữa, nhìn thấy cha và hai em mình rách nát mà thương, cho dù có hy sinh cho cha và em mình được sống sung sướng hơn, thì tại sao mình không làm?
Một năm sau, dì Xuyến về thăm lần nữa và dắt theo một người thanh niên để giới thiệu cho Trang. Anh Kiên chỉ thua vợ chồng dì Xuyến có vài tuổi, có công ăn việc làm đàng hoàng nhưng đã bốn mươi tuổi mà vẫn chưa có vợ, nên theo vợ chồng dì Xuyến về Việt Nam lần này để kiếm vợ. Tuổi đời hơn gấp đôi tuổi Trang, đáng lẽ Trang phải gọi anh bằng chú, vì là bạn của dì dượng, nhưng vì tính giới thiệu cho Trang nên dì Xuyến bảo gọi Kiên bằng anh cho tiện. Cảm giác đầu tiên của Trang là Trang không thích Kiên bởi vì Kiên quá xấu! Người trong mộng của Kiên là người cao ráo, ít nhất cũng phải thuớc bảy, mà Kiên chỉ có khoảng một thuớc năm lăm. Nhưng cao thấp cũng chưa phải là vấn đề lớn lắm, mà chính là một khiếm khuyết trên mặt của Kiên. Anh bị sứt môi bẩm sinh, miếng sứt khá lớn làm anh trông dị dạng, da anh lại đen, không trắng trẻo như những Việt kiều khác mà Trang đã từng gặp và từng mơ. Kiên lại có cánh mũi to, nên người nào mới gặp cũng dễ mất cảm tình, vì anh quá xấu! Chính vì vậy, nên cho dù đã học xong, có công ăn việc làm đàng hoàng, mua nhà tậu cửa vững chắc, Kiên vẫn cu ky một mình, không người nào để ý tới. Trang tránh nhìn thẳng Kiên, cố giữ vẻ bình thản với người trước mặt, nhưng trong lòng nhói đau, tủi thân cho số phận mình phải lấy chồng xấu để tìm lối thoát cho cả gia đình. Kiên nhìn Trang rồi chậm rãi, từ tốn, giọng anh ấm và nhẹ, nếu chỉ nghe giọng nói, không ai có thể nghĩ ra là anh xấu đến như vậy:
- Anh xấu quá phải không Trang? Gặp Trang anh thấy mình không xứng nữa. Em đẹp quá! Lấy người như anh, phí cả nhan sắc của em. Bây giờ em đổi ý vẫn còn kịp, đừng đồng ý lấy anh nữa! Hãy coi như chúng ta chưa gặp nhau. Anh bị nhiều người chê xấu quen rồi, không sao đâu!

Trang bật khóc:

- Trang khổ quá, anh Kiên! Dì Xuyến và ba đều nói em nên lấy anh để được đi nước ngoài. Mấy đứa em em được anh cho quà cũng rất thích, tụi nó cũng nói em nên lấy anh. Chỉ có mình anh là nghĩ cho em thôi. Anh tốt thiệt đó, anh Kiên ơi!

Trang gục đầu vào vai Kiên khóc, Kiên ngập ngừng đặt tay lên vai Trang vỗ về. Đúng giây phút đó, hai người cùng quyết định, Trang quyết định sẽ lấy Kiên để được đi nước ngoài, qua đó rồi sẽ tính sau. Kiên quyết định sẽ lấy Trang để đưa nàng đi nước ngoài, cho dù sau này nàng có bỏ chàng, cũng mặc!

Đám cưới diễn ra một cách thong thả, không vội vàng, vì hai người đều cần thời gian để chuẩn bị và cân nhắc cho kỹ lưỡng. Trang xinh tươi trong chiếc áo đầm trắng dài phủ đầy trên đất, khiến cả xóm đều chiêm ngưỡng trầm trồ. Hai đứa em trai lần đầu tiên được diện trong bộ quần áo vest, trông ngượng ngùng nhưng có vẻ rất khoái chí. Chúng lăng xăng chạy tới, chạy lui lo cho chị Trang, làm trong một lúc Trang cảm thấy rộn lên niềm vui sướng, kể ra sự hy sinh của Trang cũng không vô nghĩa, ít nhất là cha và em cũng được vui ngày hôm nay. Rồi là bao nhiêu quà cáp, tiền bạc chúc mừng, đa số là do gia đình chú rể và bạn bè ở nước ngoài về, làm Trang ngợp trong hạnh phúc. Trang nghẹn ngào sung sướng và chợt ước phải chi có mẹ nàng ở bên cạnh trong ngày cưới của nàng thì niềm vui sẽ còn trọn vẹn hơn nữa. Mẹ ơi bây giờ mẹ ở đâu? Bạn Trang cũng có vài đứa tới dự, chúng ganh tị với hạnh phúc của Trang. Con Yến còn bảo nhỏ với nàng:

- Ráng qua bển, đừng bỏ ổng, tội nghiệp nghen mảy? Mày có bỏ ổng thì nhớ nói cho tao biết, để tao an ủi ổng cho. Mày sướng thiệt đó! Sao ổng không lấy tao mà lại lấy mày? Qua đó nhớ đừng quên tao nghen.

Đêm tân hôn, trong căn phòng của một khách sạn sang trọng, Kiên cầm hai tay Trang nói nhỏ:

- Anh không bắt em phải làm vợ anh đêm nay. Từ nay đến ngày đi Canada vẫn còn lâu lắm! Anh muốn em hãy suy nghĩ cho thật kỹ. Qua đó, em có đổi ý cũng chưa muộn. Anh chỉ muốn giúp gia đình em thôi.

Trang muốn bật khóc trước sự tử tế của Kiên. Trang muốn cho Kiên cái quý giá nhất của người con gái. Ít nhất là Trang có thể trả nợ Kiên được lần này, rồi từ từ qua đến nước ngoài nàng sẽ tính sau. Trang ngập ngừng:

- Không, không sao! Em vẫn ở với anh như vợ chồng. Mình vẫn là vợ chồng mà, phải không?

Đêm đó, Kiên đối xử với Trang nhẹ nhàng. Hai người nằm bên nhau ngượng ngùng, lạ lùng, luýnh quýnh...! Sau đó, hai người cùng đi dự tuần trăng mật với cả gia đình. Lẽ ra không nên gọi là tuần trăng mật, mà là buổi du ngoạn của cả gia đình hai bên thì đúng hơn. Cha Trang và hai em nàng lần đầu tiên được đi xa đến tận Mũi Né, hoàn toàn là đi chơi. Cũng là dịp Kiên mời cha mẹ mình về thăm quê hương, đi chơi Nha Trang, vùng biển thật đẹp trong thơ, nhạc mà ông bà còn chưa có dịp đến thì nói gì đến Kiên. Kiên và các em nàng tắm biển bên nhau thật vui vẻ. Cha Trang làm hướng dẫn viên cho cha mẹ Kiên đi thăm các nơi nổi tiếng trong vùng. Tất cả mọi chi phí đều do Kiên đài thọ, cho cả gia đình hai bên, chàng là rể giàu, lại là rể ở nước ngoài về, chi phí một lần đâu có là bao! Trang cảm thấy mãn nguyện, ít nhất cha và em nàng cũng được một lần đi chơi thỏa thích, cái ước mơ của họ từ nào đến giờ.

(to be continued...) Big Smile

BN
Binh Nguyen
#413 Posted : Tuesday, January 26, 2010 2:55:40 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
CỦI TRE DỄ NẤU

(tiếp theo)

Sau tuần trăng mật, Kiên phải về lại Canada trước để trở lại nhiệm sở vì đã hết phép. Cha mẹ chàng vẫn ở lại Việt Nam chơi thêm để thăm gia đình, họ hàng. Tiễn Kiên ở phi trường, không khí kẻ đi người ở làm Trang bật khóc, nàng bắt đầu nhớ Kiên, cho dù trong thâm tâm nàng vẫn chẳng thấy yêu Kiên. Cố gắng thêm một thời gian nữa, Trang sẽ được đi nước ngoài, tương lai nàng sẽ sáng sủa hơn, cha và em nàng sẽ đỡ vất vả hơn. "Một liều ba bẩy cũng liều, cầm như con trẻ chơi diều đứt dây." Cánh diều Ngọc Trang sẽ bay về đâu nào ai biết? Trang ôm Kiên và lần đầu tiên hôn lên má chàng qua làn nước mắt, hình như môi nàng hơi mặn. Kiên ôm Trang rồi quày quả quay đi như cố giấu cảm xúc của mình.

Năm tháng sau đến phiên Trang ra phi trường đi nước ngoài. Trang lại khóc một lần nữa. Kỳ này, Trang khóc vì nhớ cha, nhớ em, chưa xa mà đã nhớ! Từ ngày mẹ bỏ gia đình ra đi, Trang thay mặt mẹ lo cho cha, cho em, bây giờ nàng lại bỏ đi, ai sẽ lo cho họ đây? Bầu trời rộng lớn, máy bay êm ả lướt đi, Trang mệt mỏi, cảm thấy mình nhỏ bé, cô đơn, nàng thiếp đi lúc nào không biết. Kiên và gia đình hai người chị ra đón Trang ở phi trường. Sau màn giới thiệu, chào hỏi, Kiên và Trang ôm nhau thật lâu. Trang vẫn chưa biết mình sẽ ở với Kiên bao lâu nhưng nàng cứ đóng trọn vai trò người vợ vào lúc này cái đã. Chị của Kiên tíu tít dặn dò đủ điều nhưng Trang chẳng nhớ gì cả.

Kiên là một người gương mẫu, cẩn thận, anh làm chủ một căn nhà nhỏ ở Canada toàn bằng sức lực của mình, mọi người nhìn anh như một người thành công trong xã hội. Anh không thể kiếm được người vợ nào ở đây cũng vì khuôn mặt anh quá xấu. Kể ra, cũng có vài mối tình, nhưng họ chỉ coi anh như bạn mà không thể tiến xa hơn, Kiên thường buồn bã với nỗi cô đơn của mình và mặc kệ để cuộc đời trôi tới đâu thì tới. Trang đã từng lo lắng cho cha và hai đứa em trai nên nàng thích ứng với sự gọn gàng, ngăn nắp của Kiên dễ dàng, không chút chi khó khăn. Trang tự nhủ thầm nàng phải cố gắng thật nhiều để trả ơn, đến một lúc nào mà nàng có buông Kiên ra thì Kiên cũng không thể trách nàng được. Kiên nhìn Trang thông cảm, chàng tận tình hướng dẫn nàng đi học tiếng Anh, hội nhập vào cuộc sống mới, làm quen với gia đình và bạn bè của chàng, kể cả những cô bạn cũ. Trang thấy mọi người có vẻ rất thân thiện với Kiên, chỉ có điều thỉnh thoảng có người nhìn nàng như thương hại cho sắc đẹp của nàng. Để có thể bỏ được Kiên, Trang cần phải sắp đặt kế hoạch đàng hoàng, để sau này khỏi phải phụ thuộc vào chàng. Thứ nhất Trang uống thuốc ngừa thai, để tránh có con với Kiên, có thể tạo ra sợi dây vô hình trói chặt nàng với Kiên lại. Với điều này, thật ra cũng không cần thiết lắm vì Kiên có vẻ xa cách nàng, chàng cố gắng đối xử với nàng như em gái, không dám đòi hỏi gì. Thứ hai, Trang xin Kiên cho nàng đi học lái xe, và học làm móng tay, cái nghề đang thịnh hành ở Bắc Mỹ, để sau này dễ bề cho nàng đi kiếm việc làm. Tất cả mọi thứ Kiên đài thọ hết, không nặng nhẹ một lời, thỉnh thoảng còn cho nàng ít tiền để nàng gởi về Việt Nam cho cha và em nàng. Trang nghĩ chỉ cần sau hai năm là nàng có thể tự lập được, lúc đó nàng sẽ rời xa chàng, ra ở riêng. Đến lúc đó nàng sẽ kiếm được người đàn ông nào vừa ý, lập lại cuộc đời cũng chưa muộn.

Dường như Kiên cũng nhận thấy điều đó nên càng tránh xa nàng. Chàng cố gắng đối xử với nàng như em gái. Kiên nghĩ số phận của chàng đã vậy thì có tranh đấu cũng chẳng thay đổi được gì, thôi thì để mặc cho số phận. Hai người sống chung nhà mà như hai người xa lạ. Sáng sáng Kiên đi làm, rồi khi về thì coi phim, đọc sách, nghe nhạc, chàng lạnh lùng để che dấu mặc cảm xấu xí của mình. Nếu Trang mải đi học hay đi chơi đâu đó, không nấu cơm, chàng lẳng lặng làm mấy món ăn đơn giản và cũng để phần cho nàng, không trách cứ điều gì. Chính cách cư xử của Kiên làm Trang áy náy và càng mang mặc cảm tội lỗi. Thấy Kiên xa cách mình, Trang lại cảm thấy tủi thân, cô đơn, chính nàng cũng không hiểu được nàng. Chẳng lẽ nàng có chút tiếc nuối cho mối tình này? Dầu sao nàng cũng đã ăn ở với chàng, cũng là vợ chàng, nhưng sao nàng không thể yêu chàng được? Trái tim nàng không rung động, đi bên cạnh chàng nàng không cảm thấy tự hào, không cảm thấy được chở che. Đã vậy, Kiên chẳng có tí nào lãng mạn như những chàng trai mà nàng thấy trong phim bộ. Trang thất vọng! Dạo này, nàng nghĩ nhiều đến Tuấn, chàng thanh niên mà nàng đã quen ở chỗ học nghề làm móng tay. Tuấn cao ráo, đẹp trai, trắng trẻo, nói chuyện với Trang vui vẻ, hợp ý trong nhiều lãnh vực mà lại rất ga-lăng, lãng mạn! Cái chính là bạn bè chung quanh hay khen hai người thật xứng đôi, nên hay ghép đôi họ với nhau. Trang sung sướng lặng người, có lúc quên đi tình cảnh hiện tại của mình, quên đi người chồng xấu xí.

Kiên ghen! Phải, chàng đã ghen. Ai mà không ghen khi vợ mình đi với người khác, đẹp trai hơn mình nhiều? Người này, người kia gọi điện thoại tới, nói gần, nói xa với Kiên nhưng chàng chỉ để ngoài tai, gặm nhấm mặc cảm xấu xí của mình. Phải chi chàng cao ráo một tí, trắng trẻo một tí, và nhất là phải chi chàng không có nụ cười bị méo xệch vì cái môi sứt, thì chàng mới có tư cách để ghen với nàng. Càng buồn, càng chán nản, Kiên lại càng xa lánh Trang, chàng ngầm chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra là nàng sẽ bỏ chàng đi trong một tương lai rất gần.

Trang nhớ cha, nhớ em, những lần gọi điện thoại về không đủ làm nàng nguôi đi nỗi nhớ. Trang quyết định về thăm gia đình và rủ Tuấn cùng đi nhưng Tuấn bảo chàng không có đủ tài chánh để mua vé và chàng đã hẹn về để lấy người con gái khác. Tuấn không nói ra nhưng Trang đoán là Tuấn làm vì tiền, tự nhiên nàng thấy khinh khi Tuấn. Trang tự nhiên cảm thấy cuộc phiên lưu của mình nên kết thúc là vừa. Đã hai năm rồi, nàng nghĩ nàng cũng đã đủ lông đủ cánh để tự lập.

Không rủ được Tuấn, Trang rủ Kiên về Việt Nam thăm quê hương, Kiên nhận lời ngay và còn đòi trả hết mọi chi phí cho Trang. Chàng giữ chức vụ quan trọng trong công ty, có tiền, nếu lâu lâu có đi nghỉ mát vài tuần cũng không phải là chuyện lớn. Chi phí cho hai cái vé máy bay để vợ đi cùng cũng không phải là chuyện lạ đời và cũng chẳng đáng là bao! Đột nhiên, Trang cảm thấy thương Kiên, lỡ không kiếm được người nào khá hơn, cho dù nàng có ở đời, ở kiếp với chàng kể ra cũng không tệ lắm! Nàng cũng không cần phải sống với miệng lưỡi của người đời làm gì. Mà có khi nếu nàng bỏ chàng bây giờ miệng lưỡi của người đời còn độc địa hơn, có thể là: "Ôi đồ cái thứ mèo mả gà đồng, bỏ chồng theo trai." Hay "Đồ cái thứ vô ơn bạc nghĩa, người ta làm phước đem mình qua đây rồi lại bỏ người ta", vân vân và vân vân. Nghĩ được điều này, Trang cảm thấy mình trưởng thành hẳn lên và tâm tư thật nhẹ nhàng, Trang mới hai mươi tuổi!

Về thăm lại cha và em, Trang cảm thấy hạnh phúc. Căn nhà của cha Trang đã khá hơn, không còn dơ dáy, xập xệ như trước, cũng là do Kiên cho tiền giúp đỡ. Hai em Trang cũng đã lớn, tự nấu nướng, lo lắng trong ngoài phụ giúp cha. Cha Trang cũng đã đổi qua nghề sửa xe, tuy không giàu có lắm nhưng cũng đủ lo cho hai đứa con nhỏ ăn học. Hai đứa em Trang rất vui khi anh Kiên về thăm, chúng đi theo Kiên như hình với bóng. Trang chợt cảm thấy thật hạnh phúc. Có lẽ nàng nên bỏ ý định rời xa Kiên, cứ sống với hạnh phúc này của mình cho đến cuối đời cũng đâu có sao?

Những con đường Sài Gòn tấp nập xe cộ làm Trang cảm thấy choáng ngợp vì nàng chỉ quen với những vùng nghèo nàn, hẻo lánh. Ở đây, chẳng ai biết Trang, Trang cũng chẳng biết ai, nên Kiên dẫn Trang đi thăm hết chỗ này đến chỗ khác, đi gặp hết người này đến người kia, những họ hàng mà lâu lắm rồi Kiên không có dịp gặp, hoặc không có cơ hội gặp. Trang vẫn ước phải chi Kiên đẹp trai hơn một tí thì nàng là người hoàn toàn hạnh phúc, giống như cô bé lọ lem trong câu chuyện thần thoại vậy, một bước, bước lên tiên. Kiên biết ý, chàng cố gắng trau chuốt hơn để Trang đỡ thấy cách xa chàng nhiều về sắc diện khi đi bên chàng. Trang cố gắng coi Kiên là chàng hoàng tử ẩn mình trong vỏ một con cóc xấu xí, và vì kiếp trước nàng có nợ với chàng nên đành phải lấy chàng kiếp này dưới hình thù xấu xí. Đang lan man suy nghĩ như vậy thì xe tắc-xi ngừng lại vì đằng trước có tai nạn. Thấy mọi người bu quanh một người đang nằm dưới đất mà chẳng có động tịnh gì như gọi xe cứu thương hay vực nạn nhân dậy, Kiên hối hả mở cửa xe bước ra, Trang la lên:
- Anh Kiên đi đâu đó?
- Để anh ra coi xem có giúp được gì không, sao mọi người không làm gì hết vậy? Sao không người nào gọi xe cứu thương? Sao người nào cũng bu lại như vậy không sợ nạn nhân ngộp thở sao?

Kiên bước ra, Trang vội vã ra theo, chàng vừa đi vừa gạt đám đông vừa nói:
- Xin mọi người tránh ra để cho nạn nhân thở chút. Có ai gọi xe cứu thương chưa? Có sẵn xe tắc-xi đây, có cần chúng tôi chở đến bệnh viện không?

Lời nói của Kiên thật là có sức mạnh phi thường, làm tất cả mọi người dạt ra, nhường chỗ cho chàng bước vào, Trang theo ngay sau nhìn thấy một người đàn bà đang nằm rũ rượi trên đất, không biết còn sống hay đã chết, máu me tùm lum, Trang chóng mặt muốn xỉu luôn, người đàn bà này quen lắm, y hệt như hình ảnh cách đây mười hai năm khi cha nàng đánh mẹ nàng một trận thừa chết, thiếu sống khi ông phát giác ra việc ngoại tình của bà, người bà cũng máu me y như vậy. Quá khứ như hiện về, và dưới cái nắng gay gắt của trời Sài Gòn, Trang thấy đất trời chung quanh mình chao đảo!

Tỉnh dậy, Trang thấy mình đang nằm trên giường của bệnh viện, Kiên đang lo lắng nhìn nàng. Nhìn thấy Kiên, Trang chỉ thốt được một tiếng "Mẹ", rồi lại chìm vào trong giấc mộng lạ thường. Nàng thấy nàng bỏ Kiên, đi với Tuấn, rồi nàng trở về bị Kiên đánh một trận phủ đầu, nước máu, nước mũi ộc ra tùm lum, khắp người nàng đầy máu vì những vết đánh đập, Trang vùng dậy hét lớn:
- Mẹ, mẹ ơi cứu con với.
Mồ hôi Trang vã ra như tắm, Kiên lay gọi nàng:
- Trang ơi, Trang ơi. Anh đây mà, tỉnh đi em.
Bác sĩ chích cho Trang một mũi thuốc an thần, nàng chìm vào giấc ngủ. Kiên đi gọi điện thoại cho cha và em nàng, đồng thời chàng cũng ghé thăm người đàn bà nạn nhân mà chàng đã cứu. Bà ta vẫn nằm mê man, không có người thân nào bên cạnh, chính chàng đã đồng ý trả tiền giường bệnh cho Trang và cả cho bà, bệnh viện mới chịu cho hai người vào chữa trị. Kiên cũng bất bình, nhưng cứu người là chính, chàng không có thì giờ để phàn nàn về hệ thống bệnh viện ở Việt Nam nữa. Kiên lo lắng cho Trang nhiều hơn, hình như nàng say nắng, hay vì nguyên do nào mà tự nhiên nàng hoảng hốt đến vậy? Kiên thấy ân hận, vì nếu chàng không bước ra để cứu người đàn bà nạn nhân kia thì chắc chắn Trang đã chẳng có việc gì. Chàng ân cần lấy khăn ướt lau lên vầng trán toát đầy mồ hôi của nàng, bác sĩ bảo không sao, nàng chỉ hoảng hốt một tí thôi, không có mệnh hệ gì, sau vài tiếng nghỉ ngơi sẽ khỏe. Kiên cảm thấy yên tâm.

Thấy Trang mở mắt, Kiên mừng rỡ:
- Em khỏe chưa? Trời ơi, làm anh hết hồn. Anh sợ đến điếng người luôn, chỉ vì hành động của anh mà lại làm cho em bị họa lây, anh thiệt ân hận lắm. Cười một cái cho anh coi coi, chứng tỏ là em đã tỉnh rồi.

Trang cười gượng gạo:
- Xin lỗi anh. Nhưng em muốn hỏi cái bà hồi nãy đâu rồi anh? Bà ấy giống mẹ em quá.
- Hả?

Kiên ngạc nhiên. Trang đều đều kể lại câu chuyện của nàng, đã hơn hai năm lấy nhau, đây là lần đầu tiên Trang kể Kiên nghe chuyện gia đình mình.

- Năm đó, em mới tám tuổi. Cha chạy xích-lô, mẹ ở nhà buôn bán bậy bạ qua ngày và lo cho tụi em. Có một ngày, cha em ở ngoài về và lôi theo mẹ em xềnh xệch ở dưới đất, quần áo rách tơi tả. Sau đó, ông lấy củi thẳng tay đập lên người mẹ em, máu phun tùm lum. Không ai dám can vào, vì ai nhảy vào can, ông đánh luôn, bà nội nhìn cha dữ quá, cũng không dám can, sợ cha sẽ giết luôn mẹ. Mẹ nằm bất tỉnh y như cái bà hồi nãy, tụi em khóc quá trời, nhưng cha chẳng thèm nghe. Ngày hôm sau, mẹ bỏ nhà ra đi, em chẳng bao giờ gặp mẹ nữa cho nên hôm đám cưới của mình chỉ có dì thế mẹ. Sau này, nghe nói cha có đi tìm, nhưng không biết mẹ đã đi đâu.

Cha và hai đứa em của Trang cũng vừa tới. Cha nàng ngồi thừ ra, không nói câu gì nhưng cũng có vẻ ân hận lắm. Ông theo Kiên qua phòng người đàn bà nạn nhân. Tuy bà có thay đổi nhưng nét mặt mới nhìn vẫn có thể nhận ra ngay. Ông quay đi, không biết nói thế nào. Cũng đã hơn mười năm rồi, giận dữ cũng đã nguội, con cái cũng đã lớn, ghen tuông chỉ tổ cho chúng nó cười. Hân thù cũng đã nguôi ngoai và ông cũng không biết có nên hận thù không. Vợ ông lúc bỏ đi có để lại một số tiền, tiền bà theo trai để đem về cho ông có tiền mua xe máy thay thế cho chiếc xích-lô cũ kỹ của ông. Trước khi ông nhìn thấy số tiền và đọc lá thư, ông thề sẽ đánh vợ ông cho đến chết mới thôi. Vợ ông không chết nhưng bỏ đi, trốn khỏi thành phố nơi ông ở. Khuất mặt, ông coi như bà đã chết để chịu cảnh gà trống nuôi con bao nhiêu năm nay. Cũng có lúc ông ân hận đã đánh vợ quá đáng, nhưng nghĩ đến chuyện bà nằm bên người khác, người ông lại run lên. Kiên nhìn ông, ông nhè nhẹ gật đầu:
- Chính là bà ấy. Con có biết tên bà ta không?
- Thưa cha, tên bà ấy là Trần Trương Thảo Diệu, lúc người ta khám nghiêm và xét trong túi bà kiếm thấy chứng minh nhân dân.
- Đúng là tên má con Trang - Rồi ông chép miệng - Đi đâu mà đem theo chứng minh nhân dân vậy không biết. Có biết bà ta ở đâu không?
- Dạ không, bà bị thương nặng quá, chưa nói được câu nào cả, may mà con bỏ tiền ra trước để người ta chữa trị cho bà cùng lúc với vợ con. Nếu không bà ta khó sống.

Trang gục mặt trên người đàn bà đã xác định là mẹ nàng và khóc. Nàng khóc thương cho mẹ, thương cho mình, bà là tấm gương sáng nhất cho sự phản bội, Trang nghĩ đến chuyện nàng tính phản bội Kiên mà rùng mình sợ hãi. Nếu Kiên cũng dữ như cha nàng, chắc chắn chàng sẽ không buông tha nàng. Tự nhiên Trang thấy thương Kiên hơn bao giờ hết, chắc chắn chàng không phải là người như vậy. Chàng hiền lành, vị tha, thương người như vậy nỡ lòng nào lại có thể đánh nàng. Trang không tin Kiên có thể đánh nàng và có lẽ nàng sẽ ở với chàng luôn, không bỏ chàng nữa, Số trời đã định sẵn cho Kiên kiếm ra mẹ nàng, Trang tự nhiên thấy vui trong lòng, nhưng vui xong lại lo cho mẹ nàng, không biết bà có bị sao không?

Thấy Trang khóc, cha nàng thấy hối hận. Dầu gì mấy đứa con ông vẫn cần một bà mẹ, ông nỡ lòng nào đánh bà mạnh tay đến vậy. Thử hỏi nếu lần đó bà qua không nổi, có phải là con ông mồ côi rồi không? Nhưng dầu sao cũng phải đợi bà ta tỉnh lại xem sự thể thế nào, biết đâu chừng bà đã có một gia đình khác, đâu cần đến gia đình này nữa? Ba tuần sau, với sự săn sóc của vợ chồng Trang và của cha và em nàng, bà Thảo Diệu đã tỉnh dậy và bắt đầu nói chuyện được chút ít.

Giọng mẹ Trang đều đều nhẹ như hơi thở, nói chung chung, không biết là đang kể cho Trang hay cho ông Thanh nghe:

- Sau ngày ông đánh tôi, tôi vừa đau, vừa xấu hổ, cứ tưởng mình phải chết lúc đó rồi. Nghĩ đến việc làm của mình, tôi cảm thấy vừa ngu vừa giận. Tôi đi với thằng chả để đem tiền về cho ông. Thấy ông nghèo túng quá, tôi không chịu được, vậy mà ông nỡ lòng nào lại đánh tôi mạnh tay đến vậy? Nếu không có mẹ ngày hôm đó, có lẽ tôi đã chết, không còn sống đến bây giờ để gặp ông đâu. Tôi hận ông đánh tôi như vậy, tôi hận mình làm chuyện dại dột, tôi hận luôn cái thằng cha đã dụ dỗ tôi, nên tôi bỏ đi cho ông vừa lòng, mà tôi cũng đỡ mặc cảm. Tôi chỉ có tội với mấy đứa con tôi, mấy đứa con của tôi còn nhỏ quá mà tôi nỡ bỏ chúng đi...

Tiếng khóc nức nở của Trang và hai em nàng khiến bà Diệu cũng khóc theo và không kể tiếp được nữa. Ông Thanh ngồi gục đầu xuống, lấy tay quệt nước mắt, nếu phải làm lại từ đầu, ông sẽ không làm như vậy nữa.

- Ông không biết chứ mỗi năm tôi đều về thăm chúng nó một lần, chỉ dám đứng xa xa nhìn, không dám lại gần. Chỉ mấy năm sau này, ông dọn nhà đi chỗ khác, tôi chẳng biết kiếm ông và tụi nó ở đâu, nên vô tận Sài Gòn để tìm. Ai dè, số trời đã dun ruổi cho tôi gặp ông và con ở đây. Tôi đau lắm nhưng cái đau này vẫn còn nhẹ nhàng hơn nhiều so với mười mấy năm về trước. Bây giờ tôi sống ở Cần Thơ, còn ông và tụi nó ở đâu?

Bà Thảo ôm Trang vào lòng, rồi quay qua ôm cả hai thằng con trai:

- Má nhớ các con, nhớ lắm! Mấy đứa lớn quá rồi, má không nhận ra nữa. Các con có giận má không? Các con có tha lỗi cho má không?

Nói rồi bà lại khóc, cả Trang và hai em nàng ôm chặt mẹ, không nói được lời nào. Bà Thảo Diệu quay nhìn Kiên, người thanh niên xấu xí bên cạnh con gái mình. Bà đoán đó là bạn trai của con Trang, bà nhủ thầm con này kiếm người chẳng xứng với nó tí nào, sao lại có thể quen với cái người xấu như thế lại già nữa? Thấy mẹ nhìn Kiên, Trang cầm tay Kiên nói với mẹ nàng:

- Giới thiệu với má đây là anh Kiên, chồng con. Tụi con đã lấy nhau được hai năm và ở Canada. Lần này tụi con về thăm cha và em. Chính anh Kiên là người đã cứu má đó. Lúc đó, tụi con đang ngồi trong xe tắc-xi, thấy tai nạn đằng trước, ảnh chạy ra rồi kêu xe chở má đi nhà thương mặc dù lúc đó ảnh không biết má là ai, chỉ thấy người bị nạn thì giúp vậy thôi. Tiền phòng gì của má cũng là ảnh trả hết. Lúc gặp má, con tự nhiên bị xỉu, ảnh phải chở cả má lẫn con đi nhà thương đó. Nhà thương này dành cho người nước ngoài nên họ phục vụ chu đáo lắm!

Bà Thảo Diệu nhìn Kiên cảm động. Nó xấu mà cái tâm nó tốt quá! Nhờ nó mà bà được đoàn tụ với gia đình. Chứ phải như người ta cứ bỏ mặc đi qua luôn thì làm sao bà gặp được cái duyên này? Bà bước tới ôm Kiên vào lòng và nói:

- Con rể, con rể tốt!

Hai tuần sau nữa, bà Thảo Diệu về lại nhà ông Thanh. Hai ông bà ngồi nói chuyện gì với nhau lâu lắm, không cho con ruột hay con rể nghe. Ông bà đồng ý ở lại với nhau, ông đồng ý tha thứ cho bà hết, bà đồng ý ở lại với một điều kiện ông không được bao giờ đánh bà. Dì Xuyến cũng gọi điện thoại về chúc mừng, nhà rộn lên tiếng cười vui vẻ. Lâu lắm rồi, Trang mới có một niềm vui trọn vẹn như vậy, tất cả đều là nhờ anh Kiên xấu xí của nàng. Cuộc vui nào rồi cũng phải tàn, vợ chồng Kiên Trang phải về lại Canada, vì Kiên phải trở lại đi làm. Cuộc đi chơi lần này của hai vợ chồng thật là ý nghĩa, Trang không còn cảm thấy Kiên xấu xí nữa, vì chàng đã làm tất cả cho nàng. Cả nhà tổ chức một bữa tiệc vừa để tiễn chân Kiên, Trang vừa để mừng sự sum họp của ông bà Thanh, Diệu với con cái. Bạn bè của Kiên và Trang cũng tới chúc mừng. Người bạn cũ của Trang, là Yến cũng có tới. Thấy Kiên nói chuyện với Yến vui vẻ, tự nhiên Trang thấy ghen. Lựa lúc chỉ có hai đứa trong bếp, Trang kéo Yến ra một góc nói nhỏ:

- Anh Kiên là chồng tao, mày đừng có lạng quạng nghe chưa?

Bình Nguyên
Viết cho xuân Canh Dần 2010.

Binh Nguyen
#414 Posted : Sunday, May 9, 2010 12:05:04 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NGÀY CỦA MẸ

Cánh cửa xịch mở, mẹ gọi khẽ:

- Dậy đi học đi con.

Tôi làm biếng chưa muốn thức dậy, cứ để thằng em tôi đánh răng rửa mặt trước đi, tôi muốn nướng thêm một tí đã. Thế rồi tôi ngủ quên, lần này thì mẹ từ dưới nhà gọi vọng lên, nhưng cũng rất khẽ, vì tôi biết mẹ sợ con em tôi sẽ giật mình thức dậy quá sớm. Mẹ gọi khẽ hoặc lên lại phòng tôi để gọi nhỏ nhỏ chứ không nói lớn như giọng bình thường trong ngày của mẹ. Mẹ gọi khẽ nhưng tôi vẫn giật mình nghe được, vì tôi biết trễ thêm một tí nữa, mẹ sẽ giận ghê lắm, và bảo đảm trên đường đến trường sẽ bị mẹ mắng từ lúc ngồi trên xe cho đến lúc nói tạm biệt mẹ để đi vào trường. Mẹ lật đật làm đồ ăn sáng cho chúng tôi, và gói đồ ăn trưa cho chúng tôi đem đi học, cùng lúc mẹ pha cà phê cho bố và cả cho mẹ, nếu hôm nào bố có thời gian để uống cà phê với mẹ, còn nếu không, thì mẹ cũng uống một mình, vừa uống vừa xem báo, và luôn miệng bảo chúng tôi ăn nhanh lên để mẹ chở đi học. Những tờ báo Việt Nam thường được bày đầy trên bàn, đang đọc dở trang nào, mẹ để nguyên trang đó, lúc nào cần cái bàn để ăn cơm, thì mẹ lại dọn hết đống báo qua một bên, lấy chỗ ăn, rồi ăn xong lại bày ra lại. Thỉnh thoảng đọc cái gì vui vui hay lạ lạ mẹ cũng kể lại hoặc dịch lại cho chúng tôi nghe. Thằng em tôi là chúa lơ đễnh, cứ đợi mẹ tôi kết thúc câu chuyện lại hỏi chúng tôi là chúng tôi đang nói chuyện gì? Tôi la nó, thì nó thản nhiên:

- Nhưng mà bây giờ em mới thấy câu chuyện hấp dẫn để mà hỏi.

Mẹ và tôi cùng cười, mẹ bảo:

- Thế con muốn mẹ kể chuyện đầu voi, đuôi chuột à? Khúc đầu thật hấp dẫn đến lúc cuối cùng thì kết thúc lãng xẹt, tiếng Việt họ gọi là chuyện đầu voi, đuôi chuột đó con! Con phải nên để ý mẹ kể cái gì ngay từ đầu chứ, có để ý mới hiểu câu chuyện được.

Sau này, mỗi lần mẹ kể chuyện, thằng em tôi mà hỏi thì hai mẹ con tôi cùng cười. Cái thằng lơ đãng đến thế thì thôi! Nhưng mẹ vẫn kiên nhẫn kể lại lúc thì tiếng Việt, lúc thì tiếng Anh, khúc nào khó quá, nó không hiểu, thì tôi phụ họa thêm vào, dịch sang tiếng Mỹ theo cách của tôi. Tiếng Anh của mẹ chắc chắn không giỏi bằng chúng tôi còn tiếng Việt của em tôi thì chắc chắn không được bằng tôi, vì mẹ vẫn bảo tôi có khiếu về ngôn ngữ. Lúc mới có một mình tôi, mẹ đầu tư nhiều thời gian dạy cho tôi đọc được, viết được tiếng Việt. Sau này, mẹ bận rộn với nhiều đứa hơn, lại lo đi làm, nấu cơm cho chúng tôi, nên mẹ không dạy được cho hai đứa em tôi tiếng Việt như dạy cho tôi nữa. Bây giờ tôi vẫn có nhiệm vụ phải phụ mẹ trong việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh.

- Hôm nay mẹ có tới đón con không?

- Để mẹ coi, ra đợi mẹ năm phút, không thấy mẹ thì cứ việc đi bộ hay lấy xe bus về. Nếu công việc của mẹ xong sớm, mẹ sẽ tới đón, không xong được thì ráng đi bộ hay xe bus về nhé con.

Tôi vâng, nhưng trong bụng vẫn mong mẹ về sớm, được mẹ chở vẫn sướng hơn phải đi bộ hay đi xe bus chớ? Mỗi lần bố tôi hay tôi phàn nàn về vấn đề này, thì mẹ lại kể cho chúng tôi nghe chuyện những ngày mẹ mới tới Canada, rằng chỉ hơn tôi vài tuổi bây giờ, người thì nhỏ, tiếng thì không có, chưa quen được với khí hậu giá lạnh của một đất nước hoàn toàn xa lạ, đường thì không thuộc, cứ ú ớ hỏi những người mắt xanh, mũi lõ ở chung quanh, mà chung quanh thì toàn là tuyết trắng, thế mà mẹ vẫn tồn tại cho đến bây giờ, không lạc! Câu chuyện tôi được nghe đi, nghe lại nhiều lần, mỗi lần mẹ kể mẹ lại xúc động, và để giấu cơn xúc động, mẹ kết luận:

- Khó khăn bao nhiêu mà mẹ còn qua được, thì với các con quá dễ dàng, đừng bao giờ sợ khó!

Có thể là với chúng tôi có dễ dàng thật! Nhiều hôm mẹ tới đón trễ, tôi phải đứng đợi ngoài trời, mẹ cứ hỏi tôi lạnh không? Tôi bảo không thì mẹ bảo sao mẹ ngồi trong xe mẹ vẫn thấy lạnh, chúng tôi hay cười mẹ:

- Mẹ đúng là người Á Đông, không bao giờ chịu lạnh được. Tụi con không những chẳng thấy lạnh, mà còn thấy nóng nữa!

Đón chúng tôi về, mẹ loay hoay nấu đồ ăn cho chúng tôi, nấu thật lẹ, để còn trở lại đi làm. Được cái mẹ làm nghề tự do, nên có thể tới lui về nhà để lo cho chúng tôi. Hôm nào có người phàn nàn sao hẹn mẹ tôi khó quá, thì mẹ nói thật là mẹ còn phải lo cho chúng tôi, thế nào hôm đó mẹ cũng kể chuyện đó cho chúng tôi nghe, để xác định với chúng tôi rằng, với mẹ, các con là trên hết! Tôi thấy mẹ lật đật cũng tội, nhiều lúc chúng tôi làm gì mẹ không vừa lòng, mẹ la, vừa la, vừa khóc, thằng em tôi có ý cãi lại, tôi lừ mắt nhìn nó, tốt nhất là mày nên làm theo những gì mẹ nói, đừng có dại dột mà cãi lại, ăn đòn đó em! Nhiều hôm, mẹ nấu nhiều món khác nhau, thì mẹ hỏi muốn ăn món nào, mẹ lấy món đó cho ăn. Tôi là cái đứa hay khó xử nhất vì món nào mẹ đưa ra cũng hấp dẫn, ăn món này, bỏ món kia, thì uổng quá! Thằng em tôi thì trả lời một câu có nói cũng như không:

- It doesn't matter. (Món nào cũng được!)

Vì thế mỗi khi ra nhà hàng, tôi cứ đợi mẹ tôi gọi món nào thì tôi cũng ăn món đó. Tôi biết tôi có khẩu vị giống mẹ và khi mẹ quyết định món nào thì thường món đó tôi cũng đang thích. Nhiều lúc mẹ hỏi lại tôi rằng tôi thích ăn món gì, cho tôi tự ý chọn trước, để tập tính tự lập, thì tôi cũng hỏi lại mẹ y chang như vậy, tôi chưa muốn tự lập tí nào cả. Nhiều khi mẹ giận, mẹ cố ý kêu cái món mà tôi không thích và mẹ bảo tôi phải có ý riêng của tôi. Lạ thật, tôi thích giống mẹ, lười suy nghĩ, có người suy nghĩ giùm mình thì tốt quá, sao mẹ lại không thích điều đó vậy nhỉ?

Chiều về, mẹ lại lật đật nấu cơm cho chúng tôi ăn. Nhiều hôm, cơm nấu không kịp, chúng tôi kêu đói thì mẹ bảo:

- Sáng đến giờ các con ăn mấy lần rồi? Một lần vào buổi sáng, ít nhất là một lần ở trường, một lần sau khi đi học về, tổng cộng ba lần tất cả, trong khi mẹ chỉ có mỗi bữa trưa và chạy cho từng đó công việc, mẹ chưa than đói, sao các con lại la toáng lên thế?

Chính vì vậy, sau này chúng tôi thường rất kiên nhẫn, khi nào mẹ cho ăn thì mới ăn, có đói quá thì nhịn một tí cũng được, vì chúng tôi biết không khi nào mẹ để chúng tôi đói. Lúc mẹ đang nấu cơm, thường có nhiều người gọi cho mẹ, mẹ vừa kẹp cái điện thoại trên vai và tai vừa nói chuyện vừa làm việc, nhiều khi tôi nghe mẹ nói chuyện với người nào đó mà buồn cười không chịu được. Thỉnh thoảng, mẹ đoán gọi giờ này chắc chỉ là bố, gọi giờ kia, chắc là bác này, gọi giờ này chắc là bác nọ. Thỉnh thoảng mẹ gặp mấy người khách nói chuyện vô duyên hay kẹo, hay hung hăng, hay vô lý, mẹ cũng kể cho chúng tôi nghe, chúng tôi không hiểu hết, thì mẹ cố gắng diễn đạt bằng tiếng Anh, để chắc chắn chúng tôi học lấy kinh nghiệm đó để đối xử với người ngoài đời sau này. Hôm nào bố có nghe chuyện, thì bố cũng góp vào, và cho chúng tôi thêm một bài giảng luân lý, làm sao để ứng xử với người ngoài đời. Mỗi lần bố đi quá đà, hoặc lái câu chuyện theo một cách quá khô khan, hoặc cổ hủ, thì mẹ luôn là người gỡ bí cho chúng tôi. Mẹ giỡn một câu, câu chuyện trở thành bớt căng thắng ngay, hoặc mẹ giải thích câu của bố bằng tiếng Anh để chúng tôi được hiểu rõ ràng và dễ dàng hơn, chúng tôi cám ơn mẹ rất nhiều. Mặc dù chúng tôi không nói ra, mẹ cũng không nói gì, nhưng nhìn nét mặt mẹ, tôi biết mẹ thông cảm với chúng tôi.

Sau bữa cơm tối, thường là món tráng miệng, mẹ hay làm sinh tố hay cắt trái cây cho chúng tôi ăn. Bố có mời thì mẹ bảo: "Em ít ăn trái cây". Mẹ lẳng lặng gọt vỏ, cắt trái cây cho chúng tôi ăn, có lần tôi nghe mẹ phàn nàn với bố, sao không gọt lấy mà ăn, thì bố bảo:

- Bố mà gọt thì chẳng còn miếng nào mà ăn.

Đúng là bố chẳng cần nịnh mẹ tôi vì đó là sự thật. Bố tôi không hay làm những chuyện trong bếp, lại là đàn ông nên cái gì cũng chỉ làm đại khái, không tỉ mỉ, tẩn mẩn được như mẹ tôi. Và cái lười thì có lẽ tôi giống bố, nịnh một câu mà khỏi phải làm, thì tôi chắc tôi cũng làm được. Mẹ tôi thường dạy chúng tôi "mồm miệng đỡ chân tay" mà! Lâu lâu, cậu tôi tới chơi, mẹ cũng xay sinh tố mời cậu, món sinh tố mà chúng tôi lúc nào cũng không bao giờ từ chối mẹ làm, vì nó còn ngon hơn cả sinh tố ngoài tiệm, thì cậu hay hỏi mẹ tôi:

- Sao chị không uống?

- Anh không cho chị uống vì bảo chị mập quá rồi, thêm bơ sữa vào thì chỉ có mà lết.

Mẹ tôi vậy đó, làm cho chồng con ăn uống mà mình thì ít khi tham gia, có hỏi tới thì đùa lại ngay. Thật ra thì mẹ tôi ít ăn uống đồ ngọt hay có thể vì mẹ đã qua tuổi thích đồ ngọt rồi nên không dùng nhiều nữa. Chứ trong những câu chuyện của mẹ tôi kể hay có câu chuyện lúc mẹ mới qua Canada, đi bất cứ nhà hàng nào mẹ cũng hỏi món chè đậu đỏ bánh lọt, để nhớ lại hương vị của món chè này mà mẹ hay ăn trước cái cổng trường nào đó bên Việt Nam lúc mẹ còn đi học. Bố tôi có khuyên mẹ không nên uống nhiều ngọt, nhiều béo thật, nhưng tôi biết nếu mẹ muốn thì có trời mới cản được. Mẹ nấu chè, biết cậu tôi thích ngọt, mẹ bỏ thật nhiều đường, bố la ăn đường nhiều quá, sẽ lên đường, lên mỡ, nhưng mẹ bảo: "Đã không ăn chè thì thôi, ăn chè thì phải ngọt chứ. Em mà nấu hơi lạt lạt, mọi người lại hỏi bộ nấu cháo hả? Mất ngon đi!" Rồi mẹ dịu giọng:

- Lâu lâu mới nấu chè một lần, chẳng có bao nhiêu đâu mà lo! Đã không ăn thì thôi, ăn thì phải cho ra ăn chứ?

Cái này thì tôi đồng ý với mẹ. Tướng tôi hơi tròn, bố cứ bảo mẹ cho tôi ăn ít đi. Cả mấy bác bạn của bố cũng bảo vậy. Chỉ có mẹ là bênh tôi với câu nói bất hủ:

- Em ở Việt Nam nghèo đói đến thế mà bố mẹ em cũng chưa bao giờ để em đói. Lúc mới qua Canada, chú em còn bảo: "Con này sống với VC mà tròn trịa nhỉ?!" Bây giờ, mình có đói kém gì đâu tại sao lại phải để con mình thèm thuồng cơ chứ. Thích ăn cứ việc ăn. Với lại nó ăn cũng đâu có được bao nhiêu đâu. Nó đang tuổi lớn cơ mà. Mấy anh chị kia còn biểu sao không nấu đồ bổ cho con ăn nữa đó.

Sau bữa tối, mẹ thường dọn dẹp, rửa chén bát, bỏ quần áo vào giặt. Hôm nào con em tôi không hiểu cái gì, nhất là mấy bài toán, nó hỏi tôi hay anh nó, mà chúng tôi làm biếng không chỉ, thì mẹ tôi bảo nó ra ngồi cho mẹ dạy. Mẹ đã từng tuyên bố một câu xanh dờn:

- Mẹ bảo đảm dạy toán được cho các con từ bây giờ cho đến khi vào đại học.

Mỗi lần con em tôi hỏi mấy câu về toán mà nó không làm được, mẹ lại bảo:

- Toán là cái môn dễ nhất, vì tất cả các câu hỏi chỉ có một câu trả lời. Thí dụ hai với hai nhất định phải là bốn, không thể là ba hay là một được. Văn thì khác, con viết như vầy người này khen hay, nhưng người khác có thể cho là dở. Cũng cùng một ý tưởng mà mỗi người mỗi diễn đạt khác nhau. Cái nào cũng có thể là đúng, mà cái nào cũng có thể là sai, nhưng toán thì không như vậy, chỉ có một câu trả lời, con không thể nào lầm lẫn được, chỉ cần con cố gắng để ý, thì con sẽ kiếm được câu trả lời.

Cái này tôi cũng đồng ý với mẹ. Tôi thích toán và cũng khá ở trong lớp. Có lần tôi lên chỉ cho cả lớp biết cách thử một bài toán nhân xem nó đúng hay sai. Tôi nói với thầy và các bạn tôi rằng tôi học cách này là theo kiểu Vietnamese của mẹ. Mà thiệt cái cách này tốt lắm, một bài toán nhân thật dài, nếu phải làm lại từ đầu thì tốn thời gian quá, cứ thử cách của mẹ là nhanh nhất. Nhưng không hiểu sao tôi thích cái ngành gì về toán mà mẹ và cả bố cứ thích tôi theo dược, bố mẹ cứ bảo tôi con thấy bác quen với bố mẹ là dược sĩ đó, giàu không, mà công việc lại nhẹ nhàng nữa? Nhưng tôi lại thấy công việc của dược sĩ thật là chán, không có vui nhộn tí nào. Tôi vẫn còn chưa biết nên học cái gì, nhưng tôi biết bố mẹ tôi vẫn mong chúng tôi học ba cái sĩ, bác sĩ, dược sĩ hay nha sĩ, miễn sĩ sĩ là được. Bác sĩ thì tôi thấy sợ sợ, nha sĩ thì mẹ bảo suốt ngày nhìn hàm răng hư của người ta cũng chán lắm. Tôi hoàn toàn đồng ý với mẹ, tôi cũng không biết nên học gì đây.

Sau khi ăn uống, dọn dẹp mà không phải dạy bảo gì tụi tôi nữa thì mẹ tôi bắt đầu nằm coi ti-vi, và kêu chúng tôi đi ngủ sớm để hôm sau còn dậy sớm đi học. Mẹ vẫn hay coi phim bộ mỗi tối như vậy, cuối tuần không đi làm thì mẹ coi ban ngày. Có hôm thấy mẹ khóc, tụi tôi hỏi sao mẹ khóc, thì mẹ nói, mẹ coi phim cảm động quá mà khóc thôi, chứ chẳng có gì hết. Cũng có lúc từ trong phòng ti-vi mẹ lại cười khanh khách một mình, hỏi mẹ cười gì thì mẹ bảo cái phim này buồn cười quá, rồi mẹ kể lại bằng tiếng Anh cho chúng tôi nghe khúc phim đó buồn cười như thế nào. Mẹ ngộ thiệt, chuyện cười thì mẹ kể nhưng chuyện khóc thì mẹ không kể, tôi đoán chắc tại chuyện khóc khó kể hơn chuyện cười chăng? Hay tại mẹ sợ ngôn ngữ sẽ không diễn tả hết sự xúc động của mẹ? Hay tại mẹ chỉ muốn đem tiếng cười đến cho chúng tôi thôi mà không phải những giọt nước mắt? Tôi vẫn nghe nói về tình mẹ thương con như thế. Những lúc đang theo dõi phim, mà chúng tôi vào hỏi cái gì thì mẹ tôi thường giận vì phải phân tâm lắm. Để ý thấy mỗi lần bố gọi về lúc nào mẹ đang xem phim, thì chúng tôi nghe mẹ nói với bố giọng biết ngay là đùa:

- Tui đang xem phim nha, để yên cho tui xem phim nha, đừng có phá giờ tui đang xem phim nha.

Chúng tôi biết vậy, nên hễ giờ mẹ coi phim, là tụi tôi tha hồ lén mẹ làm cái gì thì làm, nhất là chơi game, mẹ để yên cho tụi tôi chơi suốt. Nhưng tôi nói rồi, tại mẹ dễ dãi với chúng tôi thôi, chứ cái gì mẹ muốn là trời muốn, đố ai mà cản được. Cũng có hôm mẹ coi phim xong, mẹ ra phàn nàn với chúng tôi là phim gì mà dở ơi là dở. Tôi hỏi đâu có ai bắt mẹ coi đâu, dở thì đâu cần phải coi rồi chê làm chi cho mệt? Mẹ bảo mẹ cố coi để coi nó dở đến cỡ nào. Thiệt tình cũng chỉ có mẹ! Phim nào không hay, tôi chẳng thèm coi, thà lên internet chat với bạn còn sướng hơn. Nằm coi ở phòng ti-vi vào buổi tối mẹ hay nằm ngủ, thấy có lần bố tôi hỏi mẹ:

- Em coi ti vi hay ti vi coi em vậy?

- Ai coi ai cũng được, để yên cho tôi ngủ nha!

Cái này tôi cũng giống mẹ nốt, tức là giấc ngủ. Tôi có thể ngủ nướng đến nửa ngày cũng được. Mẹ cũng thế, nằm gà gật ở phòng khách vậy đó, mà lên tới giường rồi là vẫn ngủ ngon lành. Mẹ vẫn hay kể chuyện bà cố tôi ngày xưa cứ hay bảo mẹ tôi dễ ngủ đến độ, mới đi đến cửa phòng ngủ là đã ngủ mất tiêu rồi, chưa cần vào tới giường là đã ngủ, gớm sao mà ngủ dễ đến thế! Bà cố tôi cứ ao ước được dễ ngủ giống như mẹ tôi vậy. Mà lạ lắm, mẹ thường đi ngủ trễ hơn chúng tôi, nhưng đến sáng ra là mẹ vẫn có thể dậy sớm hơn chúng tôi, để lo cho chúng tôi ăn sáng và gọi chúng tôi dậy. Chúng tôi muốn dậy sớm thì phải để đồng hồ báo thức, nhưng mẹ tôi thì chẳng cần. Hôm nào cần dậy sớm hơn thì mẹ mới để đồng hồ và cũng nhắc chúng tôi để đồng hồ luôn, nhưng thường thì đồng hồ chưa reo thì mẹ đã gọi chúng tôi dậy rồi. Hỏi mẹ làm sao thì mẹ bảo:

- Cái đồng hồ là để "in case" thôi, chứ thường mẹ lo lo cái gì là mẹ không ngủ nhiều được. Con có biết cái đồng hồ mẹ để thường là cái giờ đã trễ, hễ nghe nó là phải thức dậy liền, chạy đi liền, nếu không là trễ hết mọi thứ. Thường mẹ dậy trước nó và tắt nó đi, vì mẹ ghét nghe tiếng đồng hồ báo thức lắm. Nó làm cho người khác ồn, không ngủ được.

Nghĩa là mẹ vẫn hay lo cho giấc ngủ của chúng tôi. Mẹ đúng là mẹ!

Ngày lễ Mẹ năm nay, cũng như mọi năm, mẹ kêu ra ngoài ăn, ít nhất là cho mẹ một ngày không phải nấu nướng chứ. Nhưng khi hỏi ăn gì, thì mẹ lại hỏi chúng tôi để cho chúng tôi quyền lựa chọn. Thằng em tôi là cái thằng khó ăn nhất, mẹ hỏi nó trước, nó bảo "ăn gì cũng được", hỏi đến con em thì nó tài lanh tính trả lời, tôi nguýt nó:

- Không được trả lời, để mẹ có quyền lựa chọn theo ý mẹ, Ngày Của Mẹ mà.

Mẹ cười dễ dãi, tôi biết thế. Quyền lựa chọn của mẹ thường giống ý tôi, nên tôi giở giọng ăn hiếp các em tôi, để mẹ không phải chiều theo ý tụi nó, vì tôi biết mẹ lúc nào cũng lo cho tụi tôi trước. Tôi nhớ cách đây hai năm, tôi làm một show video trên computer trong ngày lễ Mẹ để tặng mẹ, lúc coi tôi thấy mắt mẹ rưng rưng. Trong đó, tôi để hình tôi, ở dưới có chữ "Con" rồi đến hình cái bánh hình trái tim, ở dưới có chữ "Thương", dĩ nhiên bằng tiếng Việt, và cuối cùng là hình mẹ, cái hình mà mẹ để đăng vào sách mà mẹ có viết bài đó, và bên dưới là chữ "Mẹ". “Con thương Mẹ”: Chỉ ba chữ thôi mà mắt mẹ đã rưng rưng, chắc tại tôi chỉ nói ba chữ này trong ngày lễ Mẹ, trong khi mẹ bảo tôi, người Việt Nam, 365 ngày, ngày nào cũng là Ngày Của Mẹ.

Bình Nguyên
Mother's Day 2010.
viethoaiphuong
#415 Posted : Sunday, May 9, 2010 1:36:12 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

xin được kính tặng Mẹ of BN nhân ngày Hiễn Mẫu,
chúc BN và các anh chị em và con cháu trong gia đình hưởng nhiều Hạnh Phúc bên Mẹ.
những câu chuyện BN kể luôn giản dị mà hay lắm !!

Binh Nguyen
#416 Posted : Monday, May 10, 2010 1:47:19 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi viethoaiphuong
[xin được kính tặng Mẹ of BN nhân ngày Hiễn Mẫu,

những câu chuyện BN kể luôn giản dị mà hay lắm !!




Cám ơn chị Việt Hoài Phương khen em. Shy
Cám ơn bông hồng của chị tặng mẹ em. Bông hồng đẹp quá! heartheartheart
Bình là một trong những người con bất hiếu như trong truyện của ông Voi đem về ở mục Nhắn Tin đó chị, nghĩa là đến ngày Mother's Day mới gọi điện thoại hỏi thăm mẹ. Nhưng thiệt xui, mẹ Bình đi vắng không có ở nhà, chỉ nói chuyện được với bố. Đến tối nói chuyện với đứa em họ, kể cho nó nghe, nói chẳng biết sao lúc nào bác gái cũng đi ra ngoài, nó bảo những người già đi nhiều ra ngoài là tốt, đỡ bị bệnh về tâm thần. Thôi, không nói chuyện được với mẹ nhưng cũng an ủi là mẹ vẫn còn có thể đi ra ngoài là rất tốt. Approve

BN.
Binh Nguyen
#417 Posted : Sunday, June 20, 2010 12:24:01 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Muốn viết một bài về cha thật sớm để có thể kịp gởi đăng báo cho ngày của Cha, nếu như người ta chịu đăng. Nhưng viết tới, viết lui, rồi sửa lui, sửa tới, đọc lại vẫn thấy ý tưởng không ổn, câu cú không hay, và đến mình còn không muốn đăng thì ai mà người ta chịu đăng cho mình? Thế là thôi, làm biếng, không viết nữa, cho đến hôm nay đã là ngày của Cha, mà ý tưởng vẫn chưa trọn vẹn, bài viết cũng chưa kết thúc, ý nghĩ vẫn lan man, không mạch lạc, mặc dù mình còn rất nhiều chuyện về "Những Người Cha" để kể...

NHỮNG NGƯỜI CHA

Người thâu ngân của trạm xăng chạy ra xe, ra hiệu cho chiếc xe dừng lại và nói với người lái:
- Anh làm ơn cho tôi xin thêm mười đồng, tôi đếm lộn tờ giấy năm đồng thành tờ hai chục, nên tưởng là đủ, té ra chưa đủ.
Người vợ cùng mấy đứa con ngồi đằng sau trố mắt nhìn vào nắm tiền trên tay người thâu ngân, nhưng người chồng chỉ lẳng lặng lấy tờ hai chục trong túi ra để đổi lấy hai tờ năm đồng. Người vợ nhìn anh và hỏi:
- Có khi nào họ ăn gian anh không?
Anh im lặng lái xe đi và khoát tay như bảo: "Chắc không đâu!" Người vợ như vẫn còn nghi ngờ nên kể:
- Ngày xưa ở Việt Nam, bố em bán bánh chưng trước cửa nhà. Có một lần, có một chị kia tới mua bánh chưng, đưa một tờ giấy tiền khá lớn, bố em thối lại nhưng chị đếm lại và bảo không đủ, nên đòi bố thêm, bố nhất định là bố đã đếm đủ và chị ta đã đem giấu đi vì bố còn nhớ rõ tờ nào tờ nào, còn chị ta thì nhất định là bố đã đưa thiếu. Ở cái giai đoạn gạo châu củi quế lúc bấy giờ, năm đồng mười đồng là cả một số tiền lớn, bố nghẹn ngào trả thêm tiền cho chị ta và bảo: "Coi như ngày hôm nay tôi đã lỗ vốn, cô đã lấy hết phần tiền lời của tôi." Sau đó, bố trách em không chịu dắt chị ta vô nhà để soát người chị, vì bố chắc chắn chị đã giấu tiền ở trong áo ngực. Nhưng ai mà làm vậy, kỳ thấy mồ đi! Bố mất tiền, em thương bố hết sức nhưng bảo lục soát người khác thì em lại không làm được. Cho nên chỉ còn biết đổ thừa cho chế độ, chẳng qua cũng tại nghèo, nên con người ta mới kiếm cách dối trá, lừa đảo lẫn nhau, biết phải làm sao?

Người chồng lặng thinh. Anh giống cha anh. Chuyện không đáng, anh bỏ qua dễ dàng, không tìm hiểu, không làm lớn chuyện. Cũng thời gian gạo châu, củi quế đó, gia đình anh vốn nghèo, nhưng những nhà hàng xóm chung quanh còn nghèo hơn. Có một lần, anh hàng xóm đói quá, bèn đi lấy trộm mớ khoai khô mẹ anh phơi ở sau nhà. Cô em anh thấy được bèn báo cho bố biết, ông ra hiệu cho cô im lặng, bảo đừng nói gì. Ông sợ nói điều đó ra sẽ làm cho anh hàng xóm xấu hổ, nên ông bảo con gái đừng bước ra, cứ trốn luôn ở trong nhà, để mặc cho anh ta lấy, coi như cô không thấy vậy.

...

Nghe chuyện, tưởng tượng cái cảnh ông khoát tay bảo cô con gái trốn trong nhà, tự nhiên tôi cảm động muốn khóc. Tôi kể chuyện đó cho cha tôi nghe, ông bảo, ông cụ tích phước cho các con ông, cho nên các con ông được may mắn, làm ăn khá giả. Ông là người cha gương mẫu với các con, hay thương người, nhưng với cộng sản thì ông vạch rõ cho mình một ranh giới. Đứa nào muốn đi vượt biên, hay sau này có cơ hội để đi nước ngoài, ông khuyến khích cứ đi đi, vì không thể nào ở được với Cộng sản. Người nào bảo ông Cộng sản bây giờ đã thay đổi rồi, không còn như xưa nữa, thì ông thẳng thắn đáp ngay: "Chó đen, chó trắng, chó nào cũng là chó!" Hôm ông mất, ban nhạc đám ma hỏi cô con gái: "Khi ông cụ còn sống, ông cụ thích bài hát nào, cô nói đi để tụi tôi thổi bài đó cho ông nghe?" Cô con gái từ nước ngoài về, đã mang nhiều ảnh hưởng của nền tự do, dân chủ ở nước ngoài, nên không ngần ngại bảo: "Bố tôi thích bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, các anh có dám thổi không?" Giữa đất trời Việt Nam Cộng Sản, bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa được nổi lên, cho dù chỉ có nhạc, không có lời, nhưng chắc chắn cũng đủ làm vui lòng người quá cố vì những đứa con của ông đã đi theo con đường của ông, không cộng sản.

Câu chuyện ngừng ngang đó, không thể nào viết tiếp, vì không biết làm sao để ý tưởng được mạch lạc chuyển từ chuyện những người cha già đó đến những người cha trẻ bây giờ, hay chuyện của những người cha khác trong xã hội. Ngày của Cha thường không rộn ràng như những Ngày của Mẹ, những ngày lễ Mẹ, các nhà hàng ăn thường rất đông, vì người ta đã đặt hết chỗ, đi ăn thường là phải đặt trước nếu không phải chờ rất lâu. Ngày lễ Mẹ quan trọng như vậy, mà đến ngày lễ Cha thì lại vắng vẻ, không rộn ràng, có người quên, có người nhớ. Tôi thắc mắc thì nhà tôi bảo: "Father's Day, fathers pay, cho nên mấy ông father làm lơ luôn để khỏi phải trả." Chúng tôi cười, các con tôi cười, có lẽ điều đó đúng, Mother's Day bố phải trả là đúng rồi, mà Father's Day bố cũng phải trả luôn, chứ còn gì nữa? Tội nghiệp mấy ông bố!

Tôi gọi điện thoại cho ông anh họ tôi để hỏi về mấy vấn đề về computer. Anh lúc nào cũng rất thần thông về mấy cái vấn đề này, còn tôi thì nhiều khi cảm thấy mình "ngu không chịu được!" Anh giảng giải, chỉ dẫn cho tôi một hồi, tôi cảm thấy hình như anh đang để tâm chuyện khác ở đầu giây bên kia, rồi loáng thoáng giọng của con bé con anh. Tôi áy náy, hỏi anh có mắc bận chuyện gì thì cứ đi làm đi, tôi sẽ gọi lại sau, anh bảo phải lo cho con bé đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ. Những người cha trẻ thời nay như vậy đó, vừa thần thông trong những vấn đề hiện đại lại cũng thần thông luôn cả trong sự chăm sóc con cái thay thế cho vợ mình nếu như vợ mình bận, những người cha đó xứng đáng được vinh danh lắm chứ, đâu chỉ có những người mẹ?

Bình Nguyên
Father's Day 2010.
Huệ
#418 Posted : Sunday, June 20, 2010 4:21:38 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Người chồng lặng thinh. Anh giống cha anh. Chuyện không đáng, anh bỏ qua dễ dàng, không tìm hiểu, không làm lớn chuyện. Cũng thời gian gạo châu, củi quế đó, gia đình anh vốn nghèo, nhưng những nhà hàng xóm chung quanh còn nghèo hơn. Có một lần, anh hàng xóm đói quá, bèn đi lấy trộm mớ khoai khô mẹ anh phơi ở sau nhà. Cô em anh thấy được bèn báo cho bố biết, ông ra hiệu cho cô im lặng, bảo đừng nói gì. Ông sợ nói điều đó ra sẽ làm cho anh hàng xóm xấu hổ, nên ông bảo con gái đừng bước ra, cứ trốn luôn ở trong nhà, để mặc cho anh ta lấy, coi như cô không thấy vậy.

Chuyện hay quá, Bình Nguyên. Chị kể tiếp chuyện một người cha. Có một người cha lái xe ra tới cổng trả tiền, bảng chỉ $4, tiền đậu xe trong một giờ. Người lái xe đưa tờ bạc $10. Người gác trạm thay vì thối lại $6, chỉ đưa lại $4. Người lái xe cầm $4 trong tay chừng 20 giây, xong trao lại $4 cho người gác trạm và lễ phép nói "xin biếu bác" rồi chậm rãi lái xe qua. Những đứa con ngồi trong xe nhìn nhau.

linhvang
#419 Posted : Monday, June 21, 2010 4:32:39 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

Ngày của Cha thường không rộn ràng như những Ngày của Mẹ, những ngày lễ Mẹ, các nhà hàng ăn thường rất đông, vì người ta đã đặt hết chỗ, đi ăn thường là phải đặt trước nếu không phải chờ rất lâu. Ngày lễ Mẹ quan trọng như vậy, mà đến ngày lễ Cha thì lại vắng vẻ, không rộn ràng, có người quên, có người nhớ.

Đúng vậy đó BN! Ngày của Mẹ, chị lo đầy đủ bài vở cho một kỳ báo, còn Ngày của Cha thì chị lờ đi, vì khó kiếm bài quá - không mấy người viết về cha.
Binh Nguyen
#420 Posted : Monday, June 21, 2010 11:31:18 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Những câu chuyện về cha thường rất cảm động và hay, phải không chị Huệ, chị Linh Vang? Blush
Đó là tại sao những câu chuyện về cha thường có rất ít và đó cũng là tại sao mỗi lần đọc hay nghe những chuyện về cha lại làm cho Bình cảm động.

Có một bài báo của một cô con gái ở Việt Nam lên nói xấu cha cô từ đầu chí cuối. Mặc dù cha cô rất hà tiện, bủn xỉn và ác độc với cô, nhưng đem kể xấu về cha mình cho mọi người biết như vậy, Bình vẫn thấy không đúng.

BN.
Users browsing this topic
Guest (9)
23 Pages«<1920212223>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.