Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

23 Pages«<1819202122>»
CHUYỆN VIẾT CỦA TÔI
Binh Nguyen
#381 Posted : Sunday, November 16, 2008 11:51:51 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
GIÀU ĐỔI BẠN, SÁNG ĐỔI VỢ

(Tiếp theo)


Từ ngày hôm đó, Jason và Thu Thủy coi nhau như bạn, hay nói đúng hơn như chị em, vì Thu Thủy lo cho Jason từng ly, từng tí. Ông chủ Seven Gardens về hưu để tiệm lại cho con trai ông là Stephen. Stephen cũng coi Jason như người thân trong nhà, vì Jason đã làm việc ở tiệm khá lâu. Thỉnh thoảng, Stephen vẫn mời Jason và Thu Thủy tới nhà chơi, ăn thịt nướng. Đi lại với nhau hơn một năm, Thu Thủy đồng ý lấy người chủ cũ của Seven Gardens, nàng trở thành kế mẫu của Stephen. Ông Luke, cha của Stephen đã góa vợ nhiều năm, ông cần một người giúp đỡ ông vào lúc tuổi già. Thấy Thu Thủy đối đãi với Jason chu đáo mặc dù chỉ là bạn, ông tỏ lòng thương và ngỏ lời muốn lấy nàng làm vợ. Nhiều người dè bỉu cho rằng ở tuổi 47, nàng nên ở vậy luôn, không nên lấy chồng nữa, nhất là lấy một ông già. Nhưng tình cảm con người rất khó nói, Thu Thủy nghĩ, muộn màng vẫn còn hơn không, nàng mặc kệ người ngoài nói gì, miễn nàng cảm thấy vui. Jason cũng mừng cho nàng và chợt hiểu ra, vợ chồng lấy nhau không vì diện mạo bên ngoài hay tuổi tác, mà là tấm lòng đối với nhau. Thu Thủy thấy tội nghiệp ông Luke nhiều năm xoay sở một mình nuôi lớn Stephen và lo phát triển nhà hàng. Ông Luke tội nghiệp Thu Thủy cô đơn, và thương cảm cho người phụ nữ Việt Nam qua bao nhiêu thăng trầm đã đánh mất tuổi thanh xuân.

Jason trở lại mạng tìm bạn và chàng mừng rơn khi thấy người mang biệt hiệu Người Đàn Bà Đẹp tái xuất hiện. Tuy nhiên, chàng vẫn nghi ngờ, không biết người này sẽ giống Mona Lisa, Vicky hay Thu Thủy đây? Thời gian và những thất bại trên đường tìm kiếm người yêu mới, cũng như niềm vui của Thu Thủy và ông Luke chợt làm chàng chững chạc hẳn lên, không còn mơ tưởng đến chuyện lấy người đàn bà đẹp nữa, mà chỉ hy vọng kiếm được người nào đó hiểu chàng, lo lắng cho chàng, thông cảm với chàng, và sẽ chăm sóc cho chàng như Thu Thủy chăm sóc cho ông Luke bây giờ vậy. Chàng cũng chợt nhớ tới Mary, tự nhiên biến mất khỏi thành phố một cách lạ lùng, không thể liên lạc được nữa, không biết bây giờ nàng ra sao. Jason bỗng thấy ân hận, nhưng tất cả đã lỡ làng rồi. Jason gởi điện thư cho Người Đàn Bà Đẹp và được nàng trả lời thư riêng, hai người tâm sự với nhau qua thư, càng lúc càng tương đắc. Jason kể hết cho Người Đàn Bà Đẹp nghe sự thật về bản thân chàng, nhưng Người Đàn Bà Đẹp lại không nói nhiều về nàng, mà chỉ thường kể những chuyện vui cho chàng nghe, hỏi chàng thích ăn món gì, nghe nhạc gì. Cuối cùng Jason cũng đánh bạo hẹn Người Đàn Bà Đẹp ra gặp mặt, nhưng chàng cũng ngạc nhiên khi thấy Người Đàn Bà Đẹp nhận lời ngay.

Quán cà phê Star Bucks ở một thành phố lớn, ở giữa hai thành phố chàng và nàng ở, là nơi hai người hẹn gặp mặt nhau. Jason hẹn mặc chiếc áo màu trắng, sọc đỏ, nàng hẹn mặc chiếc áo màu xanh da trời, hẹn nhau ngày Chủ Nhật khi cả hai được nghỉ. Dễ thương và trẻ con như lần đầu chàng hẹn với Mary vậy. Jason ráng gạt Mary ra khỏi tâm trí chàng, cố gắng tưởng tượng Người Đàn Bà Đẹp ít nhất sẽ được như Thu Thủy vậy. Nàng ngồi đó, quay lưng lại phía chàng, chiếc áo màu xanh da trời giữa mùa hè nổi bật lên nhẹ nhàng và thanh thoát! Tóc nàng vàng giống Mary nhưng ngắn hơn, thời trang hơn. Dáng dấp của nàng nhìn từ đằng sau làm chàng giật mình, hình như chàng đã gặp ở đâu rồi. Tim Jason đập mạnh, chàng bước nhanh lại, dứt khoát muốn biết khuôn mặt của nàng thế nào. Người đàn bà mặc áo xanh quay lại, Jason cười, vừa mừng, vừa ngượng, vì khuôn mặt quá đẹp của nàng:

- Cô là Người Đàn Bà Đẹp phải không? Trời ơi, cô đẹp quá, thật xứng đáng với tên gọi!

Đôi gò má của Người Đàn Bà Đẹp bỗng hồng lên, xinh xắn như con búp bê, ẩn hiện dưới mái tóc cắt ngắn úp khéo vào khuôn mặt. Nàng không già quá như Mona Lisa, không trẻ quá như Vicky, chắc là cỡ tuổi chàng hoặc thua chàng vài tuổi. Tuy nhiên, nàng có nét gì đó rất quen, mà Jason nghĩ không ra. Chẳng lẽ lại đứng im, Jason tự giới thiệu:

- Tôi là Jason đây, tên thật đó. Còn cô tên thật là gì?

Người Đàn Bà Đẹp đứng yên nhìn chàng, không trả lời, nhưng hình như nàng rất xúc động. Cuối cùng, nàng cũng nói:

- Jason không nhận ra em rồi. Chắc chắn là không nhận ra. Em đã thay đổi hoàn toàn, phải không?

Trời ơi, giọng nói này làm sao chàng quên được! Đúng là giọng nói của nàng, mùi nước hoa của nàng, sao nàng lại thay đổi hẳn thế này? Mary đẹp một trời, một vực, so với trước kia, nếu nàng đẹp như vầy chàng đã chẳng bỏ nàng suốt sáu năm. Jason ôm lấy Mary reo lên, mặc cho mọi người xung quanh trố mắt nhìn chàng:

- Mary, ôi Mary! Đúng là nàng rồi. Anh đã đi tìm em suốt bốn năm nay. Anh đã hối hận cho việc anh đã đối xử với em. Ôi, Mary, em có tha thứ cho anh không? Em làm sao mà thay đổi hẳn thế này?

Mary, hay Người Đàn Bà Đẹp, nói đơn giản:

- Giải phẫu thẩm mỹ - Rồi nàng bật khóc ngon lành - Em nhất định phải là Người Đàn Bà Đẹp như anh mong muốn, vì em thương anh, chắc chắn không có ai thương anh như em đâu!

Mary kể cho chàng nghe sự đổi thay của nàng. Nàng đã nghe lời mẹ chàng, dọn qua thành phố khác, để làm một sự thay đổi. Những ngày đầu ở thành phố khác, cuộc sống thật khó khăn, và cô đơn, vì nhớ chàng, nhớ tới 18 năm chung sống, nhưng nàng đã cố gắng vượt qua, cố gắng làm một sự thay đổi, và quyết tâm giành lại chàng. Người bác sĩ sửa sắc đẹp cho nàng, thương cảm cho hoàn cảnh của nàng, ông tuyên bố nhất định sẽ biến Mary thành một người hoàn toàn khác, để làm quảng cáo cho ông luôn, và ông đã thành công mỹ mãn, bệnh viện sửa sắc đẹp của ông nổi tiếng như cồn. Chính sau khi giải phẫu, Mary cũng không nhận ra nổi chính mình, cái cảm giác của người đàn bà đẹp làm Mary thật sự sung sướng, nàng chỉ muốn gặp Jason ngay để khoe, nhưng nàng đã ráng kiên nhẫn, đợi Jason mở lời. Jason và Mary ôm nhau. Hai ly cà phê đã nguội ngắt! Hai người rời tiệm ra về, tay trong tay, mắt trong mắt, tưởng chừng chỉ còn có hai người, không còn có ai ở xung quanh. Hai người vào mướn khách sạn tâm sự tiếp…

Đêm đó, "đêm nay mới thật là đêm"...

Bình Nguyên
Tháng 11, 2008.


Binh Nguyen
#382 Posted : Wednesday, December 10, 2008 4:51:03 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NGƯỜI PHU QUÉT ĐƯỜNG

"Anh nói với người phu quét đường, xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em." * Một đêm ba mươi nào đó, có một người con trai nói như vậy với người phu quét đường, để chỉ xin một chiếc lá vàng. Chiếc lá vàng tại sao lại có thể là bằng chứng yêu em nhỉ? Tôi thật sự không thể nào hiểu nổi. Vả lại, lá đã rơi xuống rồi, anh cứ việc nhặt lên, nâng niu đó, rồi đưa cho em làm bằng chứng tình yêu, đâu cần phải xin người phu quét đường làm gì nữa? Anh làm như vậy, không chừng người phu quét đường còn cảm ơn anh, vì ít nhất người phu quét đường không cần phải quét thêm một cái lá, và đằng nào nó cũng được hốt lại để đổ đi đó mà, giữ lại làm gì? Đã có người nào viết về những người phu quét đường chưa nhỉ? Chắc là có nhiều rồi, nhưng những bài viết thật, sự thật thì hình như chẳng có bao nhiêu.

Những bài viết của linh mục Nguyễn Bá Thông đã làm tôi cảm động. Ngài đã giả làm một người dân thường từ Hoa Kỳ về Việt nam, để trà trộn vào đám trẻ bụi đời, hòng lì xì cho tụi nhỏ đó trong dịp tết. Trong cái xứ hầu như thiếu mất tình người của Việt Nam hiện nay, người ta đã không biết ngài là ai, người ta nghi ngờ lòng tốt của người có của đem cho, nên bao vây ngài lại và đánh ngài. Họ đánh ngài vì cái tội ngài đã đem tiền đi cho, mà lại đem không đủ, lại còn chỉ cho con nít, chứ không cho người lớn, thế là không công bằng, nên họ... đánh! Rồi một đoạn hồi ký khác, ngài nói về người phu quét rác, chính đoạn này mới làm tôi thật sự cảm động! Câu chuyện rất đơn giản. Lần đó, ngài kêu người xe ôm dừng lại bên đường, để ngài cho tiền lì xì người phu quét đường, và ngỏ lời cám ơn với người đó. Vẫn biết sau khi quét, đường chỉ sạch được trong chốc lát, hoặc may mắn hơn là chỉ được một ngày, rồi ngày mai lại phải quét lại. Nhưng làm sao tránh chuyện đó được? Ở trong nhà, người ta cũng quét mỗi ngày, mà ngày nào cũng thấy ra rác, ra bụi, chẳng thế mà người ta nói "Bói ra ma, quét nhà ra rác" đấy sao? Đó là ở trong nhà còn kiểm soát được, chứ ở ngoài đường, bụi bay, rác bay, mùa thu lá bay, thiên hạ vô ý thức xả, thì cái chuyện quét đường làm sao mà chấm dứt được chứ?

Đã có lúc nhìn những người quét đường ở Việt Nam, tôi thắc mắc, người ta quét như vậy để làm gì, vì bụi tung mù mịt, còn cảm thấy hại đến sức khỏe cho cả người quét lẫn người chung quanh hơn. Thật ra, ở những nước văn minh, như Canada chẳng hạn, người ta cũng quét đường, nhưng người ta dùng những cái xe lớn chạy trên đường phố, giống như một cái máy hút bụi khổng lồ, cái xe đi đến đâu, những cái chổi hình tròn xoay ở phía dưới, cuốn bụi, rác vào bụng xe đến đó. Nhiều khi còn có những tia nước phun ra để tránh bụi bay lên. Nhưng ở Việt Nam, không có những cái xe quét rác đó, chỉ có những người phu quét đường, họ quét, rồi lại quét! Bao nhiêu người phu quét đường, mà đường vẫn cứ dơ, môi trường vẫn cứ bẩn, và có được bao nhiêu người nhớ ơn những người phu quét đường ấy, để một lần, dừng xe lại, cám ơn họ như việc làm của đức cha trẻ tuổi này?

Nhưng nếu chỉ có vậy có lẽ cũng chưa làm tôi cảm động. Cái làm tôi cảm động là những gì xảy ra sau đó. Sau khi ngỏ lời cám ơn, linh mục Nguyễn Bá Thông thêm vào một câu: "Chúa sẽ ban phước lành cho chị", và chính câu đó đã khiến người phu quét đường gọi ngài trở lại, và hỏi: "Có phải "em" là người công giáo?" Cha gật đầu, chị bỗng kể lể, rằng chị đã làm nghề này hết 30 năm, từ sau cái ngày người ta gọi là "giải phóng", mà đây là lần đầu tiên mới có một người cám ơn chị. Còn thường thì người ta làm ngơ, nếu không tàn nhẫn đến độ xua đuổi, chửi mắng, hoặc chê bai chị dơ dáy, hôi hám! Nhiều khi có cả những đứa trẻ chỉ cỡ bằng tuổi con chị. Có những cuối tuần, sau khi đi làm về, chị chạy vội vào nhà thờ để kịp buổi lễ, mà cũng chỉ dám đứng từ xa, không dám đến gần bàn thờ lễ, chị sợ người ta khó chịu với cái mùi trên thân thể của chị. Tuy thế, chị vẫn cố gắng đi lễ mỗi tuần một lần. Khi người ta thất vọng vào cuộc đời, người ta thường chỉ còn biết dựa vào tôn giáo, để giữ mình đứng vững trong đời. Chị kể, chị cũng là người có học trước năm 75, nhưng không ngờ sau năm 75, chị lại có thể trở thành một người phu quét đường như vầy. Nhưng niềm tin trong chị vẫn còn, chị vẫn giữ đi lễ mỗi tuần, chị vẫn tin Chúa vẫn thương yêu chị, cho dù người đời khinh khi chị.

Câu chuyện làm linh mục Nguyễn Bá Thông xúc động, ngài không nỡ dối chị, rằng ngài là người dân bình thường nữa mà chính là một vị linh mục. Chị vội vàng sửa danh xưng, xin lỗi "cha", và còn quỳ xuống dưới chân ngài để xin lỗi, rồi cả hai cùng khóc. Câu chuyện chỉ có vậy thôi mà tôi khóc. Tôi khóc cho thân phận những người dân quê tôi. Tôi khóc cho thân phận những người phụ nữ quét đường như chị. Và tôi khóc thông cảm cho sự nói dối của linh mục Nguyễn Bá Thông, cũng như khóc tội nghiệp cho những người đã tỏ vẻ khinh khi, xa lánh những người phu quét đường. Linh mục Nguyễn Bá Thông đã so sánh công việc của ngài và công việc của người phu quét đường giống nhau. Người phu quét đường cố giữ cho con đường sạch sẽ, còn ngài đã cố gắng làm sạch những tâm hồn con Chúa. Trên đường đời cũng có lúc họ gặp nhau, và họ đã gặp nhau, nhất là niềm tin vào Thiên Chúa.

Họ đã khóc. Tôi cũng khóc. Những giọt nước mắt của chúng tôi rơi xuống, để hy vọng của chúng tôi vươn lên, hy vọng những con đường sẽ được giữ gìn sạch sẽ hơn, những tâm hồn sẽ được cao thượng hơn.

Bình Nguyên
Tháng 12, 2008.

* Em Đến Thăm Anh Đêm Ba Mươi
oc huong
#383 Posted : Wednesday, December 10, 2008 6:19:15 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0



Đây là hình ảnh người phu quét đường ở Vũng Tàu. Bây giờ đa số là phụ nữ làm nghề này.
Vào sáng sớm hay đêm khuya thì các chị này quét đường, thu lượm các bị rác được để ra lề đường. Ban ngày thì cắt cỏ, tỉa cây, dang nắng suốt ngày.
Ở SG cũng vậy, các chị cũng làm việc đêm khuya và buổi sáng sớm. Còn ban ngày họ làm gì thì OH không thấy thường nên không để ý.

Cũng ở SG, khu OH ở thì thấy có một xe tải nhỏ chạy thu lượm các thùng rác trước mỗi nhà và được biết là xe này thầu lại của công ty dọn rác nào đó. Trên xe thấy khoảng 3-4 thanh niên làm việc, đó là người làm công cho một người thầu.
Binh Nguyen
#384 Posted : Thursday, December 18, 2008 10:27:21 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi oc huong



Cám ơn chị Ốc Hương cho em tấm hình dẫn chứng. Cooling

Theo câu chuyện trên đây, thì ban ngày họ cũng sinh hoạt giống mình, nấu nướng cho vợ chồng con cái ăn uống, dọn dẹp nhà cửa, chợ búa, lễ lạc. LM NBT cảm động ở đức tin của chị quét đường, và so sánh với những người ở đây, có đầy đủ điều kiện mà lại thường xuyên bỏ lễ. Dead

BN.
Binh Nguyen
#385 Posted : Friday, February 6, 2009 4:07:46 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
TÂM TÌNH MỘT GIỌNG CA VÀNG

Tối nay, tôi coi chương trình Tâm Tình Nghệ Sĩ trên ti-vi Việt Nam. Ca sĩ N phỏng vấn ca sĩ V. Khi N hỏi V đang sống với ai, cô nói cô đang sống với cha và ông bà nội. Tôi thắc mắc, không biết mẹ cô đâu mà cô không sống với mẹ, chỉ sống với cha? Tôi thầm nghĩ, có thể có chuyện lục đục gì , mà cô không tiện nói ra chăng? Cái đầu óc tưởng tượng phong phú của tôi, chưa gì đã nghĩ ra những điều xấu nhất vẫn thường xảy ra. Nhưng sau đó cô tâm tình rằng mẹ cô đã mất, tự nhiên tôi cảm thấy xót xa và tội nghiệp cho cô! Ca sĩ N lại hỏi cô kỷ niệm nào về mẹ cô mà cô nhớ nhất. Cô trả lời đơn giản, em chỉ nhớ những buổi sáng thức dậy, chỉ cần nhìn thấy mẹ, là em cảm thấy bình an. Chỉ có vậy thôi, mà nước mắt tôi tự nhiên ứa ra. Mà chẳng phải mình tôi, trên ti vi kia, ca sĩ N hình như cũng nghẹn ngào, giọng nói cũng lạc đi, cô hỏi vội câu hỏi khác, mà tôi biết chắc để giấu những giọt nước mắt đang muốn trào ra.

Nói về mẹ lúc nào cũng làm người nghe xúc động. Người mẹ lúc nào cũng quan trọng với những đứa con. Chỉ cần nhìn thấy mẹ là đã thấy được cả một sự bình an. Cái ước mơ đơn giản mà kỳ diệu làm sao, không phải chỉ có những người con mất mẹ rồi mới cảm nhận được điều đó. Bằng chứng là tôi đã khóc. Chị tôi than phiền về mẹ tôi, tôi kể chị nghe, những ngày tôi đi học xứ người, mặc dù mẹ tôi nấu ăn không ngon lắm, nhưng những gói ăn trưa vẫn đều đặn cho tôi, giúp tôi qua cơn đói, để tôi có sức học hành, và chơi đùa với chúng bạn. Có mẹ cuộc đời thật bình an làm sao! Chị tôi nghe vậy, không than phiền nữa.

Ca sĩ N hỏi ca sĩ V là ai đã khuyến khích cô theo con đường ca hát, có phải vì trong nhà có ai làm nghề này không? Cô nói không, nhưng ai cũng khuyến khích cô, và người chỉ dẫn cho cô hát đầu tiên cũng là mẹ cô. Có ai nói, có mẹ là có cả một bầu trời, thật chẳng sai chút nào. Giọng hát của cô thật vững vàng, tôi nhớ lần đầu tiên thấy cô xuất hiện trên sân khấu chuyên nghiệp, tôi đã buột miệng khen cô hát quá hay. Người nhỏ nhắn, nói năng nhỏ nhẹ, nhưng giọng hát thì vững vàng, mạnh mẽ. Với tuổi trẻ mà tài cao như vậy lại mang một tâm tình đặc biệt về mẹ, tôi chắc chắn, cô ta sẽ thành công vượt bực. Chính ca sĩ N cũng đồng ý với tôi như thế.

Bình Nguyên
Tháng hai, 2009.

Binh Nguyen
#386 Posted : Saturday, April 4, 2009 5:41:38 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NHỮNG TÀ ÁO CƯỚI

Những tà áo cưới tiễn em đi, em đi lấy chồng...

Những tà áo cưới biểu hiện thời trang, và kinh tế của xã hội những năm đám cưới đó được thực hiện. Nhớ những năm 50, 60, các cô Việt Nam đi lấy chồng, mặc áo dài bó sát eo, có khi còn cột thêm một sợi dây ở bên trong, để xiết chặt cái eo nhỏ xíu lại. Thời trang thời đó như thế hay vì các cô thời đó quá ốm, mới có được cái eo nhỏ xíu như vậy để mà chít? Tưởng tượng những cô tròn trịa dư bơ, dư sữa như bây giờ mà chít cái eo như vậy thì thật tội nghiệp cho những tà áo dài tha thướt của Việt Nam quá! Bây giờ nhiều cô còn sống theo thời, theo thế, bắt chước Âu, Mỹ, bày đặt sống thử, sống tìm, nhiều khi cái bụng chềnh dềnh, "ăn cơm trước kẻng", thì kiếm đâu ra cái bụng nhỏ xíu để mà thắt, với chít? Thế là các cô cứ tự động phiên phiến đi, áo nới eo ra một chút, quần luồn dây thun, rộng một chút, có thể co giãn được, bụng to cách mấy vẫn thoải mái, lỡ có vui miệng, ăn nhiều một chút, bụng to thêm một chút cũng không sao. Thoải mái sống theo thời, mặc kệ thiên hạ!

Có những cô dâu đám cưới mà trình bày cứ như biểu diễn thời trang, khoe ít nhất cả chục bộ áo. Người ta đi dự đám cưới mà từ đầu bữa tới cuối bữa chẳng thấy cô dâu đâu, hỏi tới thì ra cô đang đi thay quần áo, phải vắng mặt, một tí mới xuất hiện, lúc xuất hiện, người ta chưa kịp chiêm ngưỡng, thì cô lại vội vàng đứng lên để đi thay bộ khác, vì thời gian có hạn mà! Khách tham dự nhiều khi muốn chóng mặt, vì chưa kịp nhìn thấy cô dâu mặc áo này, thì lại thấy cô biến mất để đi thay cái áo khác. Nhiều khi làm mất ý nghĩa của tiệc cưới, vì đám cưới mình, người ta muốn biết mặt mình, là người này đã có vợ, hay có chồng rồi, mà mình thì cứ đi trốn, mai mốt ra đường, làm sao người ta nhớ mặt để mà tránh? Có người khách cắc cớ hỏi người nhà, rằng cô dâu đâu, sao không thấy, thì người nhà bảo, nó đi thay quần áo rồi, nó có năm, bẩy cái áo gì đó để thay lựng, không đi thay thì không kịp. Rồi có người còn tiện miệng nói thêm:

- Cả đời chỉ có một lần. Kệ, để cho nó khoe!

Mỉa mai ở chỗ, sau này chính cô dâu đó lại đi lấy chồng khác, như vậy một đời đâu chỉ một lần đám cưới đâu, lo lắng mặc hết quần áo đẹp ra một lần để làm gì? Có mấy người dám chắc mình chỉ lên xe hoa một lần trong đời? Cho nên thích mặc, cứ mặc, thích khoe, cứ khoe liền đi, đâu cần phải đợi đến lúc làm cô dâu, chú rể, lại nói cả đời chỉ có một lần, nên có bao nhiêu quần áo đem ra khoe hết, cứ như biểu diễn thời trang vậy. Đến lúc cơm không lành, canh không ngọt, thì các cô, các cậu lại thản nhiên xé nháp làm lại, không biết lần thứ hai hay thứ ba lên xe hoa, các cô cậu này vin cớ gì để thay quần áo hay vì người ta thấy mình làm đám cưới hoài nhàm quá, nên phải dấu mặt mình đi, bằng cách trốn vào phòng thay quần áo? Trách gì người ta nói, vợ chồng như quần áo, muốn mặc là mặc, muốn bỏ là bỏ, không quan trọng sự chung thủy, thủy chung, vậy còn nặng nề những tà áo cưới để làm gì?

Những tà áo cưới tiễn em đi, em đi lấy chồng...

(Còn tiếp)

Bình Nguyên



Binh Nguyen
#387 Posted : Monday, April 6, 2009 6:46:32 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NHỮNG TÀ ÁO CƯỚI

Nói vậy kể cũng oan cho mấy cô thích khoe nhiều áo mới, áo đẹp trong ngày cưới. Vì nhiều khi trường hợp chẳng đặng đừng, không may nhiều áo không được. Này nhé, cha mẹ một cô dâu người Nhật, gốc Việt, thì ngày cưới cô phải có ít nhất hai bộ, một áo dài và một áo Ki-mô-nô, để không thiên hạ chửi cô quên nguồn, quên cội. Cô này lại đi lấy một anh người Mỹ, gốc Hoa, thế là theo truyền thống "thuyền theo lái, gái theo chồng", và để cho đẹp mặt đàng trai, cô lại đành phải diện thêm một bộ xường-xám. Và rồi thì, đám cưới tổ chức trên đất Mỹ, không mặc áo đầm trắng kiểu Tây phương thì trông cũng không được, người ta sẽ chê mình là không biết sống theo thuở, theo thời, quê mùa, lạc hậu. Thế là hai vợ chồng đành phải gồng mình sắm thêm một bộ đầm trắng, áo đuôi tôm, để... lấy le với thiên hạ! Hai bộ này xỉu-xỉu cũng lên tới hai ngàn đô, vợ chồng bàn nhau kệ cứ sắm cho le với thiên hạ, rồi có mắc nợ, sau này trả cũng được.

Sao cứ phải nặng nề áo quần thế nhỉ? Áo quần chỉ để che thân, đâu cần phải mặc hết lên người để chứng tỏ mình biết sống theo thuở, theo thời, biết giữ gìn phong tục, tập quán, trong khi lễ nghĩa gì cũng bỏ qua tất, miễn mình có dịp để khoe mình có nhiều quần áo là được, không cần biết sau cái đám cưới là cuộc sống như thế nào. Ngày xưa, có nhiều lễ lắm, nào là chạm ngõ, xem mắt, đám hỏi, đám xin, đám này, đám nọ, xong rồi mới đến đám cưới. Còn bây giờ thì miễn, miễn hết, nhiều khi hỏi cưới gì xếp chung vô luôn một ngày, để khỏi phiền. Cho nên, một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ, trừ tám giờ để ngủ, còn lại bao nhiêu ráng tranh thủ có bao nhiêu quần áo đem ra mặc hết, khoe hết. Và có nhiều người lại thích làm ngược lại, bảo phiền quá, thôi không cần lễ liếc gì cả, khỏi cần quần áo cưới gì cả, khỏi tính, khỏi phiền, cứ lên tòa đô chính ký giấy thế là xong! Thế là cũng thành vợ thành chồng, cũng sinh con, đẻ cái, bận rộn với những tà áo cưới để làm gì, tất cả chỉ là hình thức?

Người khác lại coi trọng màu sắc. Có người bảo cô dâu phải mặc áo màu đỏ để cho hên, đầu năm sinh con trai, cuối năm sinh con gái. Có người bảo màu hồng là màu hạnh phúc, cô dâu nên mặc áo mầu hồng. Có người nhất định phải là áo đầm hay áo dài trắng, để chứng tỏ cô dâu trước khi về nhà chồng hãy còn trinh trắng. Mỉa mai cho nhiều cặp, cô dâu đã xanh lè ra rồi, mà cứ nhất định phải là áo đầm trắng để chứng tỏ mình vẫn còn trong trắng. Có nhiều đám cưới, cô dâu chú rể phàn nàn khách đi dự sao mặc áo màu đen, cái màu u ám, tối tăm, có thể sẽ xui cho họ. Bây giờ mà đi dự đám cưới, khối kẻ mặc áo đen, vì nhiều khi cái thời trang năm đó như vậy, làm sao trách họ được. Cả các ông cũng thế đa số là bộ vest đen, làm sao bắt mấy ông mặc xanh đỏ cho được. Thành ra, trách người đi dự cũng không được, tất cả phải phiên phiến đi.

BN.
Binh Nguyen
#388 Posted : Friday, May 1, 2009 4:36:43 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
À-GIAI-MƠ KÝ

Ông thấy cái Hùng với cái Hạnh tự nhiên lớn tợn! Ông nhớ chúng nó vẫn lẫm chẫm chạy theo ông mỗi khi ông đi làm về mà, sao tự nhiên chúng nó lớn vậy? Chẳng lẽ chúng nó đã lớn thật rồi sao? Mà lạ, chúng nó nói chuyện với nhau xí xa, xí xố cái tiếng gì mà ông nghe không hiểu nổi! Mỗi lần thấy chúng nó nói chuyện với nhau, ông lại ngồi im, ông không dám chắc chúng nó nói cái gì, mở miệng ra nhỡ lỡ lời, chúng nó lại la ông. Ông bà có dạy "biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe", ông không hiểu chúng nó nói cái gì thì lấy cái gì để biết, nên tốt nhất là ngồi im. Chúng nó nhìn ông xa lạ, và hình như tránh nói chuyện với ông. Vợ ông còn lạ hơn, vẫn cái dáng cao cao, hơi đẫy đà, nhưng nói chuyện có vẻ nhanh nhẹn hơn ngày xưa, và bà gọi ông bằng "bố". Hay là bà gọi thế con, vì bà vẫn thường gọi thế con như vậy mà? Bố ông thì hình như hay đi vắng nhà, lâu lâu mới thấy về nhà một lần, và bố ông cũng gọi ông bằng "bố" luôn, thật chẳng hiểu ra làm sao cả. Trí nhớ của ông hình như lãng đãng, ông sợ, không dám chắc, nên ông nói trống không, không dám gọi bố ông bằng "bố" nữa.

Bà mẹ vợ ông còn lạ lùng hơn. Bà ở đâu thành phố khác, lâu lâu mới lên chơi, nhưng lại hay ôm lấy ông rồi khóc. Rồi bà lấy cơm cho ông ăn, ngồi đọc sách cho ông nghe, nhưng ông nghe thì có nghe, nhưng hiểu thì chẳng hiểu. Lâu lâu bà lại ngâm thơ cho ông nghe, ông nghe bà ngâm như hát, nhưng chẳng biết có phải là bà đang ngâm thơ hay không, nghe rất vần vèo, trau chuốt, nhưng ông không nhớ đó có phải là thơ không nữa. Lâu lâu bà lại hỏi ông:

- Thế ông không nhớ bài này à? Ngày xưa ông vẫn thường nói ông thích bài này mà? Ông không còn nhớ, không còn thích nó nữa sao?

Bà ấy nói cái gì ấy nhỉ? Ông vừa mới nghe xong lại quên ngay. Ông muốn trả lời bà, vì dù sao bà cũng là bậc trưởng thượng, nhưng ông thật tình không nhớ bà vừa hỏi gì, thế là ông lại ú ớ, rồi lại ngồi im. Thấy ông ngồi im, bà lại nói thêm một tràng, kể đủ thứ chuyện, ông vẫn không bắt nổi bà muốn nói cái gì, rất ngượng nhưng cũng đành ngồi im. Bà nói đã xong bà lại khóc, lạ lùng nhỉ? Nhìn thấy bà khóc, ông lại cảm thấy cái nét gì đó rất quen thuộc, mà ông nghĩ không ra. Bà nhìn rất giống vợ ông, nhưng cũng phải thôi, mẹ con với nhau mà, phải giống nhau chứ. Chỉ có điều, ông chưa kịp nghĩ ra cái nét quen thuộc đó, thì bà lại bỏ về, chẳng biết bà ở đâu, ông buột miệng hỏi:

- Mẹ bây giờ ở đâu? Có gần đây không?

Bà nói bà ở cũng gần đây, nhưng cái tên ông nghe rất xa lạ, không phải Sài Gòn, không phải Hà Nội, cũng không phải Vũng Tàu hay Đà Lạt gì, cái tên nghe rất lạ, hình như ông chưa từng nghe bao giờ. Chẳng lẽ lại hỏi lại, ông lặng lẽ ngồi yên, coi như ông đã biết nó ở đâu đó, không quan trọng, hỏi lại chỉ thêm kỳ. Ông nhìn bà rồi cười, còn bà lại ôm ông, rồi khóc! Vợ ông, bố ông đứng gần đó cũng khóc theo. Mấy đứa con ông lẩn lẩn đi lên lầu, sao chúng nó không chạy theo bà ngoại như xưa nữa nhỉ? Ngày xưa, mỗi lần bà tới đem bao nhiêu quà, lũ con ông hay trông bà ngoại tới chơi lắm, còn hay đòi đi theo bà ngoại về quê chơi nữa. Dễ chừng tất cả đã lâu lắm rồi, chúng nó lớn hết rồi còn gì, đâu còn thích những trò trẻ con ấy nữa, chắc lại phải lo dựng vợ, gả chồng cho tụi nó nữa.

(Còn tiếp)

BN.
Binh Nguyen
#389 Posted : Monday, May 4, 2009 6:14:12 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NGHE BÀI HÁT CHỊ TÔI

Bài hát Chị Tôi của nhạc sĩ Trần Tiến, đem lại cho người nghe một không gian buồn, một câu chuyện buồn của một người con gái không có chồng cho đến lúc chết đi. Lời hát trầm buồn, đều đều như kể chuyện, làm người nghe có cảm giác nao nao khó tả. Đã có bao nhiêu người phụ nữ như thế trong cuộc đời này và tại sao? Nhiều khi tôi tự hỏi và biết chắc mình không có câu trả lời, nhưng vẫn cứ thắc mắc tại sao?

Có phải tại chị là người phụ nữ dở? Câu trả lời là không. Vì chị đi bán rau, tần tảo giúp mẹ nuôi em từ những ngày còn rất trẻ. Chị có thể không giàu sang gì, nhưng rõ ràng chị là người đảm đang, chịu thương, chịu khó, từ khi còn rất trẻ, đã nhận rõ trách nhiệm thương mẹ, nuôi em của mình. Vậy chị có phải là người phụ nữ xấu? Cũng không phải, vì chị đã được lắm người theo từ khi còn rất trẻ, mà tác giả bài hát diễn tả là thời "lưng ong", và ngay cả anh chàng sau này tới xây cầu cũng là "gặp chị tôi dễ thương nên đưa lời cầu hôn, í a..." Hay tại chị là người dữ dằn hay õng a, õng ẹo không biết nắm lấy cơ hội của mình để có một tấm chồng? Cũng không phải. Rõ ràng trong bài hát điệp khúc "Chị cũng muốn lấy chồng" đã được hát ít nhất là một lần. Vậy thì tại sao?

Tôi chợt nghĩ có thể tại anh chàng tới làng xây cầu rồi buông lời cầu hôn thì đúng hơn. Chị nghĩ chị đã gặp đúng đối tượng, chị đã đem lòng thương yêu, chị "cũng muốn" lấy chồng, và chị nghĩ thời gian cũng đã đúng lúc để ổn định, để có một gia đình của riêng chị. Nhưng không, anh chàng đó đã đi mất tăm, không trở lại, không đưa người tới đón dâu, để chị mòn mỏi đợi chờ, và chết đi trong niềm cay đắng "chị vẫn chưa có chồng"! Chuyện gì đã xảy ra cho anh chàng đó? Trong cuộc đời này có bao nhiêu người đàn ông hay làm những chuyện "truất ngựa truy phong"? Chắc hẳn phải có rất nhiều, cho nên mới có những bài hát đau khổ như thế ra đời, thật là tội nghiệp cho những người "Chị tôi" như vậy.

Bình Nguyên
Tháng 5, 2009
Binh Nguyen
#390 Posted : Friday, May 8, 2009 3:42:23 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)

À-GIAI-MƠ KÝ (Tiếp theo)

Mẹ vợ ông về, căn nhà vắng lặng hẳn đi. Bố ông lại đi vắng, vợ ông lại chăm chút cơm nước cho ông ăn. Lâu lâu, vợ ông cũng đi chợ hay đi đâu đó, lâu lắm, làm ông cứ sốt ruột, đứng ngồi không yên, y như ngày xưa, lúc còn nhỏ ông trông mẹ đi chợ về mỗi ngày vậy. Cứ chốc chốc thấy thằng Hùng hay cái Hạnh, ông lại hỏi:
- Mẹ mày đi đâu lâu quá chưa thấy về.
Chúng lại cười khúc khích:
- Mẹ cháu đi chợ rồi ông ơi, ông muốn làm gì, cháu làm cho. Ông muốn uống nước hả? Hay ông đói bụng, ông có muốn ăn cơm không?
Chúng nó lấy cơm cho ông ăn. Sáng giờ ông ăn chưa nhỉ? Sao bụng ông thấy hình như chưa có gì. Thế là ông lại ăn. Thằng Hùng cũng bắt chước mẹ nó đòi đút cơm cho ông ăn, nhưng ông bảo chẳng cần, cứ để ông ăn mình ông.

Trời đang chuyển sang hè. Ông cảm thấy nóng, nóng lắm! Đất trời gì mà kỳ cục, mới tháng trước ông còn thấy tuyết ở đâu đổ tới, ông nhớ nơi ông ở chẳng có tuyết bao giờ, sao bỗng dưng tuyết ở đâu ra lại tới vùng nhiệt đới này. Ông cảm thấy nóng. Ông bèn cởi cái áo ông đang mặc ra, rồi vẫn chưa hết nóng, ông bèn cởi luôn cái quần. Ừ, nhưng mà ông phải xuống nhà, xem có ai ở nhà không, nếu họ thấy ông không chịu mặc quần áo, thì khốn! Ông quàng đại cái áo vào, để chạy xuống dưới nhà, coi có ai ở nhà không.
- Trời đất ơi! Bố chưa mặc quần vào kìa bố ơi. Huân ơi, giúp mẹ mặc quần vào cho ông nội đi con. Ông bỏ quần ông đâu rồi kìa.
Thằng Hùng từ trong phòng nó chạy ra, nắm tay ông, kéo ông lại lên lầu, vừa kéo nó vừa nói:
- Sao ông lại cởi quần áo ra thế kia? Ông lên đây để cháu mặc vào cho ông. Ông nóng à? Cháu bật máy lạnh lên cho ông nghe?
Thằng bé coi vậy mà khoẻ. Nó bế thốc ông lên rồi dắt ông vào phòng, chẳng biết là phòng ông hay phòng nó. Nó lấy cái quần trên ghế mặc vào cho ông, ông luống cuống la nó:
- Mẹ mày! Tao mặc một mình được, không cần tới mày. Sao hôm nay nóng gớm! Bố muốn cởi ra cho mát mát một tí.
Thằng bé chạy xuống nhà, chắc là đi lấy cái gì. Một lát sau ông thấy cả căn phòng mát lên. Thời buổi bây giờ hiện đại thật, cứ nóng, bật cái máy gì đó lên là mát ngay, ông đâu có nhìn thấy cái quạt máy ở đâu đâu? Thằng Hùng lại chạy vào, dễ chừng muốn kiểm soát xem ông đã mặc quần áo đàng hoàng chưa. Thấy ông đang cầm tờ báo lên để đọc cho đỡ chán, nó tiến lại gần ông rồi nói:
- Ông cầm báo "up side down" rồi ông ơi, làm sao đọc được, để cháu gọi mẹ cháu đọc báo ông nghe nha. Cháu không biết đọc báo này.
- Mẹ mày, "ấp sai đao" là sao? Sao lại không biết đọc? Con học đến lớp mấy rồi mà không biết đọc? Ngồi đây, để bố dạy cho mày đọc, sao lại không biết đọc? Lớn tồng ngồng rồi, mà không biết đọc à? Xấu hổ quá!
Thằng Hùng chạy đi, nó không chịu ngồi xuống để ông dạy nó học chữ. Cái thằng vẫn như trẻ con thế làm sao mà lấy vợ được? Ông bất giác cười một mình. Rồi ông nhìn vào tờ báo, hình như là chúng viết cái chữ Anh, chữ Pháp gì đó, ông không đọc được thật! Ông nhớ hôm qua vợ ông đọc cho ông nghe bằng tiếng Việt cơ mà, sao bỗng dưng lại biến thành chữ Anh, chữ Mỹ hết thế nhỉ? Vợ ông vào, bà cầm tờ báo lên, bảo:
- Bố muốn đọc báo để con đọc cho. Bố đâu còn đọc được chữ gì nữa đâu mà đọc.
Thế rồi, bà cầm tờ báo lên đọc rành mạch bằng tiếng Việt, ông cố nhìn vào tờ báo, nhưng những con chữ vẫn như đang nhảy múa, ông chẳng đọc được chữ nào cả.

(Còn tiếp)

BN.
[/quote]
Binh Nguyen
#391 Posted : Monday, May 11, 2009 12:44:38 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)


À-GIAI-MƠ KÝ (Tiếp theo)

Tin tức bà đọc cho ông, ông nghe cứ chuyện nọ xọ chuyện kia, ông nghe thì có nghe mà hiểu thì chẳng hiểu gì cả! Ông mới nghe chuyện Việt Nam xong, hỏi lại, thì vợ ông lại giải thích đó là chuyện ở Mỹ hay cái nước nào đó như Gia Nã Đại xa lắc, xa lơ. Sao bà ấy lại biết nhiều chuyện ở Mỹ, ở Pháp thế nhỉ? Thời đại bây giờ thật văn minh, bà vợ nhà quê của ông cũng bắt đầu trên thông thiên văn, dưới thông địa lý rồi, ông thấy hình như mình tụt hậu, và cảm thấy buồn, vì bị thua kém vợ. Bà vợ ông đọc xong một số bài trong tờ báo thì lại đi xuống dưới nhà, chắc là để nấu cơm cho ông ăn. Ơ, không biết sáng giờ ông đã ăn chưa nhỉ? Sao cái bụng ông cứ rỗng tuếch thế này? Sao không ai cho ông ăn thế nhỉ? Ông lẩn thẩn đi xuống dưới nhà, nhìn thấy vợ ông đang nấu nướng, ông ngồi vào cái bàn gần đấy, có để mấy trái chuối trên cái dĩa trông vàng ươm đẹp mắt. Sao cái chuối này nó lại màu vàng thế nhỉ, ông nhớ nó màu xanh kia mà? Thấy đói, ông buồn buồn bốc một quả, lột ra rồi ngồi ăn ngon lành. Ông đưa mắt nhìn ngắm những cái cây vợ ông trồng xung quanh bếp, trông thật đẹp. Một lát sau, vợ ông quay lại la lên:
- Ôi, sao bố ăn nhiều chuối thế, rồi làm sao mà ăn cơm?
Ông tẩn mẩn quay lại nhìn dĩa chuối. Ủa ông ăn bao nhiêu mà bà ấy bảo nhiều thế nhỉ? Cái dĩa chuối vàng ươm tròn trịa khi nãy không còn một quả nào, chỉ còn một đống vỏ. Ấy, chắc là ông đói lắm, nên ăn mà chẳng nhớ mình đã ăn bao nhiêu quả. Bà vợ ông cầm lấy dĩa vỏ chuối đổ hết vào thùng rác, ông cảm thấy hối hận, đáng lẽ cũng nên để dành cho bà ấy vài quả, ông nỡ nào lại ăn hết thế nhỉ? Ông đi lấy ly nước để uống, chắc vì ăn nhiều chuối nên khát nước quá, thật đáng đời. Ông mở tủ lấy cái cốc, rồi với lấy cái ấm vợ ông để trên kệ, đổ nước vào. Rồi ông te te đem cốc nước tới tưới vào gốc cây ớt để ở ngay cửa sổ. Hình như mấy ngày rồi ông quên tưới nước mấy cái cây này. Thế rồi ông lần lượt đi tưới hết cây này đến cây khác, sao cái thùng tưới cây của ông nó lại bé thế nhỉ? Vợ ông lại la lên:
- Bố cứ để đó, con tưới cho. Bố tưới từng ly như thế, đến chừng nào mới xong?
Ông cười hì hì, cái bà này sao dạo này hay mắng ông thế nhỉ? Làm thế nào bà ta cũng la được. Cả ngày mà cứ không cho ông làm gì hết thì chán chết đi được. Phải để cho ông làm cái gì chứ? Ông lại lẩn thẩn vào phòng khách ngồi coi ti-vi. Chúng nó trên ti-vi nói cái gì ông cũng không hiểu nổi. Bà vợ ông thấy ông vào coi ti-vi lại bật cái máy gì lên cho ông coi tiếng Việt, nhìn thấy những người múa hát trên màn ảnh tự nhiên ông thấy nhớ những ngày xa xưa lúc ông còn nhỏ, rồi tự nhiên ông ngồi khóc ngon lành, lâu lắm rồi ông không còn thấy những cảnh cũ nữa.

(Còn tiếp)

BN.
Binh Nguyen
#392 Posted : Wednesday, September 2, 2009 3:10:48 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
NHỮNG CƠ HỘI TRONG ĐỜI

Chuẩn bị cho con dự lễ ra trường, tôi may cho con một cái áo đầm hở vai màu tím và đi mua cho con một đôi giầy cao gót màu bạc. Con được đại diện cho học sinh lớp tám lên phát biểu cảm tưởng, những câu nói bằng tiếng Anh lưu loát của con, làm tôi chợt nhớ lại những ngày xa xưa cũ, khi tôi còn nhỏ hơn con bây giờ. Năm đó, tôi học lớp năm, cô tôi cũng bảo tôi chuẩn bị bài để lên phát biểu cảm tưởng hôm làm lễ tổng kết cuối năm. Hôm đó, tôi không đi, vì một lẽ đơn giản đôi dép làm bằng vỏ xe của tôi, mà người ta thường gọi là "dép râu" bị đứt quai, tôi không còn đôi dép nào khác để đi thế được. Cha mẹ, anh chị thì ai cũng bận rộn chuyện gì đó, chẳng ai để ý đến tôi. Thế là tôi đành ở nhà, tiếc hùi hụi, cố gắng tưởng tượng ra bài diễn văn của mình được mọi người vỗ tay rôm rả như thế nào! Đó là lần đầu tiên tôi mất cơ hội được lên nói.

Sau này, lên trung học, bạn bè nhiều đứa tham gia văn nghệ ở trường, lên hát đơn ca, song ca, thi thố tài năng của mình, còn tôi chỉ được tham gia vào những màn hợp ca, vì hợp ca cần nhiều người. Tuyệt nhiên, không ai để ý đến giọng hát của tôi hết. Tôi cũng chẳng bao giờ ganh tị với bạn bè hay cố gắng phát triển thêm giọng ca của mình, cho đến một ngày cuối năm. Hôm đó, chúng tôi giúp vui văn nghệ trong lớp, tôi lên hát bài Trường Làng Tôi, vừa hát vừa làm những động tác như những ca sĩ thực thụ, cô giáo dạy văn của chúng tôi đã bảo: "Trời ơi, cô đâu có ngờ lớp này có nhiều nhân tài đến vậy? Vậy mà trước giờ không bao giờ nghe nó hát."

Sau khi ra khỏi trường, tôi tham gia vào câu lạc bộ điện ảnh. Người ta cũng bắt thi để xem mình có khả năng hay không, tôi diễn kịch, rồi hát thử. Diễn kịch cười quá tự nhiên, làm ai cũng cười. Tôi đã phải diễn vai hái trộm trái cây nhà người ta. Tôi làm bộ đưa tay lên, hái một trái cây tưởng tượng, rồi làm bộ đưa tay lên miệng cắn cái trái cây đó, rồi nhai nhóp nhép. Một anh trong đoàn kịch, nhảy bổ lên sân khấu la lên: "Ê, hái trộm trái cây hả mảy?" Tôi quýnh quáng, không ngờ có người lên "diễn" với mình như vậy, nên ú ớ: "Đâu có, đâu có! Tui đâu có hái trộm cái gì đâu?" Anh ta lại nói: "Miệng mày còn nhai kia, mà dám bảo là không hái trộm?" Tôi càng quýnh, chả biết phải trả lời làm sao, tôi nói đại: "Có một trái thôi mà cũng hà tiện!" Khán giả ngồi dưới cười rộ lên, thế là tôi... trúng tuyển! Rồi ban giám khảo bảo tôi đọc bài thơ họ đưa cho, tôi cất giọng oanh vàng thỏ thẻ không thua gì bà Hồ Điệp hay cô Hoàng Oanh ra đọc. Vậy mà, nghe xong, họ chưa vừa lòng, lại hỏi tôi có đọc giọng Nam được không, tôi đâu có ngại cơ chứ, giọng Trung tôi còn nhái nổi, huống hồ gì giọng Nam là giọng tôi nói hằng ngày với người trong xóm? Chẳng đợi họ yêu cầu lần thứ hai, tôi đọc lại bài thơ bằng giọng Nam ngay, thiên hạ vỗ tay ỏm tỏi, vậy không chừng tôi cũng có thể trở thành "ngâm sĩ". Rồi đến lúc tôi cất tiếng hát, những người đang đi bên ngoài cũng đứng lại để chen vào nghe, tự nhiên làm tôi phấn khởi và càng thêm tự tin vào giọng hát của mình. Kiểu này, tôi có thể phát triển tài năng này và đi làm ca sĩ kiếm tiền chăng? Thời đó, ca sĩ kiếm được nhiều tiền quá mà. Nhưng không, sau đó gia đình tôi được đi Canada, tôi lại mất cơ hội đi hát kiếm tiền.

Qua tới Canada, tiếng Anh thì không rành, tiếng Việt thì không cần, tôi chỉ còn hay hát cho mình nghe thôi và suốt ngày chỉ lo học, để được bằng những người đã qua đây trước. Thế là giọng hát thiên phú của tôi chẳng ai dòm ngó tới. Tôi lại chẳng được qua một lớp huấn luyện nào nên cơ hội đi hát chắc là không đến với tôi nữa. Tôi còn ngây thơ nói với em họ tôi: "Phong trào văn nghệ ở bên này không bằng bên Việt Nam." Em tôi cười: "À, tại chị chưa biết đó thôi, những buổi văn nghệ của Mỹ ở đây họ có đến cả trăm ngàn người khách tới nghe, số lượng khách ở các tụ điểm ở Việt Nam mà ăn nhằm gì?" Tôi đành bỏ luôn cơ hội đi hát. Thế nhưng, thỉnh thoảng người ta vẫn lôi tôi lên hát hợp ca, chắc là tại tôi cũng dễ nhìn, lên sân khấu cũng không đến nỗi làm cho người ta "mất mặt" lắm, mà giọng hát của tôi cũng không đến nỗi phá ngang, làm hư giọng người khác. Thế là, cái nghiệp "hợp ca" vẫn dính với tôi. Cũng có người thấy giọng của tôi cũng hay hay, nên thấy tội nghiệp, bèn cho tôi hát đơn ca, còn khuyến khích thêm một câu: "Em cứ hát đi, biết đâu mai mốt cũng nổi tiếng như Khánh Ly hay Thanh Thúy". Tôi cười cười, trời đất, mấy cơ hội đó chừng nào mới tới phiên tôi cơ chứ? Thiên tài thường thường xuất hiện rất sớm, cứ thụ động và chuyên môn để vuột mất cơ hội như tôi, thì làm sao mà thành danh được? Nhưng tính tôi vẫn vậy, ai kêu làm cái gì, thấy giúp được cái gì là tôi lăn xả vào làm giúp, không quản ngại gì hết, biết đâu nhờ vậy lại được "thánh nhân đãi kẻ khù khờ"!

Thánh nhân vẫn chưa đãi kẻ khù khờ, tôi lên sân khấu ở Toronto, nắm chắc bài hát đó là để giành riêng cho ca sĩ "Tôi", có đi đến đâu, thì người ta cũng sẽ giới thiệu tên "Tôi" lên hát. Kỳ đó, tôi đi khắp Toronto và các vùng phụ cận để trình bày bài hát đó, sắp sửa "nổi tiếng" thì... tôi thất bại ngay sân nhà, tức là thành phố Ottawa, nơi gia đình tôi sinh sống. Số là, kỳ đó về Ottawa trình diễn, tôi chạy về thăm gia đình trước, không tham dự những buổi tập cuối cùng với nhóm văn nghệ, họ sợ là tôi không tập dượt sẽ không hát được, nên tự động chuyển bài đó qua tam ca, và do ba ca sĩ khác hát, không có tôi trong đó. Lúc họ giới thiệu bài tam ca, tôi hụt hẫng, cắn răng lại, cố cười với mọi người, nhưng trong lòng muốn khóc, tôi lại mất một cơ hội trong đời. Con bạn thân tôi nổi đóa lần đó, nó bảo mọi người xem thường tôi, không biết trọng dụng nhân tài. Tôi bảo nó thôi, không có sao đâu, tôi quen bị như vậy rồi, hình như tôi chẳng bao giờ có cơ hội phát triển tài năng của mình cả, kệ nó đi.

(Còn tiếp)

BN.
Tonka
#393 Posted : Wednesday, September 2, 2009 3:46:20 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Tài năng không gặp thời há Wink Lần sau sang đây thì hai đứa mình nhất định ra cái CD hát cho thiên hạ nghe và sợ chơi Big Smile
Ba Tê
#394 Posted : Wednesday, September 2, 2009 12:43:32 PM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen

NHỮNG CƠ HỘI TRONG ĐỜI
Tôi đành bỏ luôn cơ hội đó.
BN.



Đừng bỏ ! Còn nhiều cơ hội lắm em à Blush.
Hát cho nhau nghe khi họp mặt đó mà .
Binh Nguyen
#395 Posted : Wednesday, September 2, 2009 11:14:55 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

Tài năng không gặp thời há Wink Lần sau sang đây thì hai đứa mình nhất định ra cái CD hát cho thiên hạ nghe và sợ chơi Big Smile




Blush Blush Chị nhớ nói anh TTH và chị AC liên lạc với mấy trung tâm băng nhạc bên đó tới thâu cho mình, rồi đem CD đi bán lấy tiền hén! Wink

Chị Ba Tê, họp mặt là chắc chắn có em rồi, làm sao thiếu BN được cơ chứ? Chị cứ chọn bài sẵn đi để hôm đó yêu cầu. Big Smile

BN.
Tonka
#396 Posted : Tuesday, September 22, 2009 6:18:32 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Thánh nhân vẫn chưa đãi kẻ khù khờ,


Coi chừng thánh phán: "Cái con nhỏ này sao mà lù đù hết sức. Thôi ta đành phải đãi đứa khờ khác vậy." Big Smile

Binh Nguyen
#397 Posted : Wednesday, September 23, 2009 2:09:20 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

quote:
Gởi bởi Binh Nguyen
Thánh nhân vẫn chưa đãi kẻ khù khờ,


Coi chừng thánh phán: "Cái con nhỏ này sao mà lù đù hết sức. Thôi ta đành phải đãi đứa khờ khác vậy." Big Smile



Sợ rằng thánh nhân bảo: "Tao đãi mày, tao mới là thuộc loại khờ hạng nặng đó. Tính giả bộ khờ mà được hả, hả??? Big Smile

BN.
Binh Nguyen
#398 Posted : Sunday, October 4, 2009 10:00:51 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Những Cơ Hội Trong Đời
(Tiếp theo)

Có một lần tôi đóng vai bà Táo, lên đọc sớ táo quân, mém chút nữa là tôi đã có thể trở thành nghệ sĩ hài. Tôi ngang nhiên mặc quần Jean, mà lại mặc áo dài, chiếc áo dài vàng của chị tôi cho tôi mượn và lên diễn vai bà Táo. Mặt tôi điểm thêm một mụt ruồi làm duyên, nhưng thật ra là để gây cười, chỉ cần nhìn trang phục, cách trang điểm của tôi đã làm cho khán giả cười. Kiểu này chắc chẳng mấy chốc tôi có thể học theo danh hài Bảo Quốc, làm cái nghề chọc cho thiên hạ cười coi bộ dễ kiếm được nhiều tiền hơn là làm cho người ta khóc. Chẳng thế mà danh hài Văn Chung nghe nói lúc mới ra nghề ông là kép thương, kiểu như Thanh Sang, Thành Được, nhưng rồi ông đổi thành kép hài và giữ cho đến bây giờ. Thật là chọc cho người ta cười khó lắm chứ chẳng chơi, vì đâu có mấy người diễn được hài, nhưng lại rất nhiều người có thể đóng vai thương! Lúc còn là học trò ở trong trường trung học, có một lần lớp tôi diễn kịch, tôi đóng vai thương dễ dàng, khóc ngon lành như thật, đến nỗi thầy Lạc dạy toán cho chúng tôi đã khen lấy khen để: "Trò này đóng hay quá!", còn bọn con trai cùng lớp với tôi, đợi tôi bước ra khỏi phòng diễn kịch là bu lại hỏi: "Bộ hồi nãy bà xức dầu hả, sao khóc hay vậy?" Vậy đó, tôi cũng có năng khiếu đóng kịch lắm đó chứ, có thể khóc lúc nào cũng được, và cũng sẵn sàng làm cho người ta cười lúc nào cũng được. Nhưng rồi, tôi thấy cái nghề này bạc bẽo quá, không sống thực được với mình, cái gì mà lúc thì khóc, lúc thì cười, có vẻ giả dối quá, tôi đành quên đi cái mộng làm kịch sĩ.

Lại một lần khác, tôi mộng làm nhạc công, thấy mấy cô tóc dài, mặc áo dài đẹp đẹp ngồi đánh đàn tranh, sao mà hay và đẹp quá, tôi bèn xin mẹ tôi cho tôi đi học đánh đàn tranh. Cái đàn mười sáu dây tạo nên cái tiếng réo rắt và trong trẻo làm sao, nghe và nhìn là thấy mê liền! Cũng chẳng hiểu sao tôi cũng kiếm được đến cô giáo dạy đàn tranh giỏi nhất ở Sài Gòn lúc bấy giờ để học, và cũng chẳng hiểu làm sao mà mẹ tôi cũng kiếm được tiền để đóng tiền học cho tôi. Học là một chuyện nhưng hành lại là chuyện khác, tôi hay lại nhà bạn tôi để học thêm vì nghe nói nó cũng đi học đàn tranh. Đôi bàn tay của tôi tương đối cũng thon thả, bà nội và cậu tôi cứ hay khen: "Tay con này đánh đàn chắc hay lắm"! Vào lớp học tôi cũng không nghe cô giáo tôi chê gì, có thể vì nếu cô chê thì còn làm sao lấy tiền dạy học được, nhưng tới nhà con bạn tôi thì nó chê thẳng cẳng, nó bảo: "Tay mày nó làm sao ấy, mày không nhấn cái dây đàn để cho nó láy được. Tao nghĩ mày không nên đi học đàn tranh chỉ uổng tiền thôi!" Trời ạ, người ta nói không sai, "sự thật thường hay mất lòng", con bạn tôi nó đâu cần cái lòng của tôi đâu, cho nên nó cứ thẳng thắn phê bình và cho ý kiến. Thế là tôi mất luôn cơ hội làm nhạc công thôi, chứ chưa dám nói đến "nhạc sĩ", tức là người có thể sáng tác ra bài hát. A, nhưng cũng có lúc tôi đã sáng tác ra bài hát, tôi chỉ biết viết lời giống như làm thơ thôi, rồi hát thử cho một con bạn nghe. Con bạn này của tôi nó biết đánh đàn guitar và viết được nốt nhạc, thế là nó mày mò về viết thành nốt nhạc bài thơ đó cho tôi. Có thể đó là bài hát đầu tiên và duy nhất có tôi cùng sáng tác với bạn. Chứ về sau này, tôi viết được cả trăm bài thơ mà có ai thèm phổ nhạc cho tôi đâu, thơ dở quá mà! Thế là giấc mộng nhạc sĩ đành "Gởi gió cho mây ngàn bay"!

BN.
(Còn tiếp)

Tonka
#399 Posted : Sunday, October 11, 2009 11:24:44 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Người đánh đàn tranh thì gọi là nhạc công sao? Hay là danh từ này áp dụng cho tất cả những người đánh các loại đàn hay nhạc cụ nhạc khí khác?
Binh Nguyen
#400 Posted : Saturday, October 24, 2009 7:39:39 AM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,947
Points: 1,587
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
quote:
Gởi bởi Tonka

Người đánh đàn tranh thì gọi là nhạc công sao? Hay là danh từ này áp dụng cho tất cả những người đánh các loại đàn hay nhạc cụ nhạc khí khác?




Bình thường nghe nói những người chơi các dụng cụ nhạc là "nhạc công", chẳng lẽ lại gọi là "nhạc viên"? Nghe hình như không quen! Nhưng chắc chắn không phải nhạc sĩ, "nhạc sĩ" là người sáng tác ra nhạc chứ hả? Cái này thì Bình... mù tịt! Big Smile

BN.
Users browsing this topic
Guest
23 Pages«<1819202122>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.