quote:
Gởi bởi xv05
............He lies on his back ---> Nó nằm trên cái lưng của nó thay vì: Nó nằm ngữa.
Sáng sớm ngủ dậy, buồn ghê nơi !
Ôi ta buồn ta đi lang thang......
Đi lang thang vào đây, thấy ai dịch
He lies on his back -----> nó nằm trên cái lưng của nó ----> nghe rầu rĩ râu ria ra rậm rạp
(tên này chữ nghĩa không bao nhiêu mà đòi làm thầy dịch !!!! dịch kiểu này thì đúng là dịch.... hạch thổ tả
)
Rồi không những XV, mà hai ba chị nữa, lại dịch thành -----> nó nằm ngửa ----> nghe tục tĩu dễ sợ .
Nàng Bình lại giải thích, nghịch với nằm ngửa là nằm sấp.
Yeah, thì nói tiếp luôn. Nằm bên hông gọi là nằm nghiêng
Nếu là tớ, tớ không dịch là nằm ngửa (tênh hênh chờ ai????
) gì cả. Tớ sẽ dịch:
He lies on his back -----> Anh ta ngã lưng (nằm xuống)
(chắc là câu trước họ viết là anh ta làm gì đó rồi mệt quá thì nằm xuống ----? he lies . Nằm xuống. Nằm ra nàm thao ? ngữa? sấp? bên hông? ----> on his back !!!!
That is it !
Khi viết "ngã lưng" , người đọc hiểu ngay là nhân vật nằm xuống. Ví dụ :
"Quá mệt mỏi, tôi ngã lưng xuống chiếc divan....."
Chứ nếu viết " quá mệt mỏi, tôi nằm ngữa trên chiếc divan ....". -----> không sai chính tả, nhưng nghe.... cù đày quá, không văn chương chút nào !!!!
Muốn không....cù đày, thì phải viết rõ hơn :
"Quá mệt mỏi, tôi nằm ngửa trên divan, nheo mắt nhìn con thằn lằn đang bò trên trần nhà (sic)...."
"Quá mệt mỏi, tôi nằm ngửa trên divan, chờ đợi..... nàng " (cái này ướt át dữ a !)
Người Việt nói "Đừng hòai mệt quá, cho ngã lưng chút đi..." (vị thế nằm như thế nào, tính sau )
Không ai nói " Đừng hòai mệt quá, cho nằm ngửa chút đi " ( có bà đẻ mới nằm ngữa
, chứ làm sao nằm sấp????? )
Cụm từ "nằm ngửa" trong ngôn ngữ Việt Nam, thường dùng nhất là khi nhà chồng muốn sỉ nhục nàng dâu "Đồ thứ đàn bà thúi, ăn rồi nằm ngửa là tài ! "
Chữ "He" phải tùy theo nhân vật trong truyên mà dịch.
Không thể dùng chữ "Nó", thấy người dịch rất lỗ mãng (chỉ dùng chữ Nó/Hắn/Tên này khi nhân vật là một kẻ gớm ghiếc, đáng tởm, mình có ý khinh miệt v....v... ) mà nên dịch là Anh ta/Chàng/Cậu ấy/Ông ta.... hoặc rắn mắt dễ thương ----> cu cậu
(cho một chú bé con)
Chữ Việt rất phong phú, cho nên người dịch có quyền uyển chuyển khi dịch để làm cho câu chuyện được linh động, nhất là với một tác phẩm văn chương )
Hồi nhỏ, tớ có bà cousine X đang cặp bồ với một anh chàng Y... kia. Mỗi khi anh ta sắp đến chơi, đều có báo trước. Cô em gái XX liền kêu tớ đi về, nói nhỏ với tớ "Chàng sắp tới, mình trốn đi chỗ khác cho nàng nói chuyện "
Tớ đang học trường tây.... đui, nghe hai chữ chàng và nàng mà lạnh xương sống ! vì thấy.... sến dễ sợ.
Lớn lên, khi viết văn, rất ngại ngùng/có dị ứng với hai chữ đó, vì vẫn còn thấy.... sến sến
Nhưng nói giỡn ba lia cu chia thi được, sến chút chút cho dzui, hổng sao !
Tớ hay xài chữ tớ để ám chỉ mình khi đấu hót trong PNV, nhưng chưa bao giờ gọi người khác (dù nam hay nữ) bằng cậu , vì..... ngại mồm .