Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

39 Pages«<3536373839>
đẹp như kiếp bohemien....
Phượng Các
#721 Posted : Thursday, March 24, 2011 12:00:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Dạ phải, tôi đi theo tour. Cách này là tiện lợi, an toàn và ....rẻ nhất trong hoàn cảnh của tôi. Tôi có chị bạn năm ngóai đi tự túc cùng với chồng chị và có lẽ một hai bạn khác. Tôi không nghĩ là rẻ hơn, nhưng chắc chắn là có cái hay riêng của nó.

Đoàn có ghé ăn sáng ở Trãng Bàng. Món bánh canh giò heo mà tôi vốn ưa thích. Trước khi ghé cái trạm nói trong post trên thì đoàn đã ghé ăn trưa ở một nhà hàng đặt trước. Khi tìm thông tin trước khi tham gia một tour nào thì tôi được cho biết là tour đi Cambodia và Thái Lan ăn "được" lắm. Không như tour đi Tàu ai cũng kêu trời như bọng. Sau đây là mâm cơm đầu tiên trên xứ Miên.


Mỗi người được một chén nhỏ để đựng nước mắm hay tàu vị yểu. Riêng chuyện gắp món ăn thì có người dùng muỗng riêng để xớt về cho chén mình. Có người cứ tự tiện dùng đũa của mình mà thò thọc vào trong dĩa đồ ăn chung. Thành phần nào thuộc hai nhóm trên? Tôi không dám bảo là Việt kiều thuộc nhóm đầu và người trong nước thuộc nhóm sau nhưng càng biết nhiều về sự lay lan bệnh hoạn qua đường ăn uống thì người ta càng tránh cho đũa của người khác dây vào tô chén của mình.
Tôi ăn rất ngon miệng. Sau nhiều năm đi chơi ở xứ người tôi nhận thấy ăn kiểu Việt Nam vẫn thích khẩu hơn. Nội cái chuyện ăn không cũng thấy tu là khó rồi. Đừng có bảo ai cho gì ăn nấy. Hì hì.
Khánh Linh
#722 Posted : Thursday, March 24, 2011 8:51:29 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Trong hình trên KLinh chỉ nhận ra mấy miếng thịt heo luộc, dĩa rau xào màu xanh đậm, dĩa ớt đỏ, còn các món kia thì chịu không đoán được, chị PC còn nhớ không?
KLinh hay mang theo các lọai trail mix hay thức ăn vặt riêng, nếu chưa tìm được tiệm ăn hay không ăn được đủ bữa thì cũng có đồ nhâm nhi cho đỡ xót ruột. Ở nhà thì vật liệu có sẵn, chịu khó nấu là có thức ăn vừa khẩu vị của mình.
Thiên Mã trong số tử vi của chị PC chắc là nằm chỗ tốt cho nên chị cứ đi du lịch hoài.Approve Hơn nữa ít ràng buộc thì có tự do đi nhiều nơi dài hạn, nếu nuôi súc vật hay có cây cảnh, đi lâu e không yên tâm và lúc về thì cây bị héo khô gần chết. Vậy mà hôm KLinh đi gửi chó, họ kể là có người gửi 6 tháng trời, sau đó tới lấy chó về được vài tuần rồi lại gửi nữa. Nếu vậy thì nuôi làm chi, chó không bao giờ được gần chủ thì làm sao có sự thân mật, quyến luyến giữa người và vật.Sad

xv05
#723 Posted : Thursday, March 24, 2011 9:32:17 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Gia đình chị của em đi tour ở VN thấy bà con thò đũa gắp thức ăn tá lả, chỉ bèn nửa đùa nửa thật là vợ chồng chỉ bị... viêm gan ... yêu cầu mọi người dùng muỗng riêng để lấy thức ăn cho vệ sinh... thế là mọi người teo quá làm theo răm rắp...
Phượng Các
#724 Posted : Thursday, March 24, 2011 12:50:56 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị KL,
Có lạp xưởng kế bên thịt luộc đó chị ạ. Ngòai lạp xưởng làm bằng thịt heo như người Việt mình họ còn làm lạp xưởng bò. PC không nhớ các món ăn, tưởng chụp hình thì rồi mình nhận ra, hóa ra cũng bù trớt. Nhưng đại khái thì cũng các món như người Việt. Có lẽ ban tổ chức đặt món ăn nhắm vô khẩu vị người Việt chớ chủ tiệm ăn dường như người Tàu. Không hiểu sao đám đi Tàu lại không đặt hàng đặc biệt cho khách VN, để ai đi về cũng cằn nhằn chuyện ăn uống ở bển.
Về chuyện đi đây đi đó thì ngay từ nhỏ PC đã mê rồi. Ngày ông già tía mua cái bản đồ thế giới về treo là mình cứ thẫn thờ ngắm từng quốc gia trên đó mà mơ mộng.

Ngả mình trên đám nhung tơ
Tôi nguyền sau lớn làm lơ (xe) suốt đời
(joke)

xv ơi,
Chị có lần đi theo nhóm bác sĩ làm thiện nguyện, tới lúc ăn cơm cũng thấy họ nhúng đũa vô quậy canh cá như thế, chị nói nhỏ với người thân (cũng bác sĩ): mấy you làm ngành y mà còn như vậy ....
Thiệt ra thì người Việt mình mắc viêm gan B và lao phổi cũng nhiều đó xv ạ.
Phượng Các
#725 Posted : Thursday, March 24, 2011 11:20:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Nói cho đúng thì việc ăn chung theo kiểu VN cũng hơi khó cho việc chia sẻ. Một khứa cá mà phải chia cho mấy người thì làm sao dẽ ra cho thuận tiện?

Trên đường đi có qua một cây cầu lớn, do Nhật viện trợ cho. Không biết đây có phải là một đền đáp cho cuộc chiếm đóng của Nhật thời Đại Đông Á hay không. Đọc sử tôi biết là Nhật có thay thế Pháp trong thời thế chiến thứ 2 một thời gian ngắn. Như vậy là có dính líu tới nước Miên vì cùng nằm trong ba nước Đông Dương.
Dưới sông thấy có mấy cái nhà bè. Cũng giống với nhà bè ở sông nước miền Nam, không có gì lạ.
Các làng xóm thường quy tụ quanh một ngôi chùa. Chùa có kiến trúc như chùa Thái. Đó là nói đại thể chớ có lẽ cũng có điểm khác. Các chùa Miên thường có phần đất vườn rất rộng, trồng cây theo hàng lối. Ta có thể tìm thấy các chùa Miên ở miệt Sóc Trăng, Trà Vinh...nơi có nhiều người Việt gốc Miên sinh sống. Thường từ ngòai ngõ đi vào chùa có một cổng xây rất đẹp. Chùa cũng là kiến trúc nổi bật nhất trong làng xóm, đẹp đẽ, điêu khắc tỉ mỉ, có màu vàng hay hường. Tôi thấy dường như đây là điểm khác với chùa ở VN theo Đại Thừa. Ở VN xưa kia, cái đình mới là nơi tập trung các sinh họat tâm linh và chính quyền trọng yếu cho làng xã, vì nước ta chọn đạo Khổng làm kỷ cương xây dựng đất nước. Cây cối thì thấy nổi bật là thốt nốt. Nếu phải chọn lọai cây làm đặc trưng thì cây thốt nốt không có địch thủ cho xứ Miên. Ở VN mình thì là cây gì nhỉ? Cây đa? Cây dừa? hay tre?
Đi được một lát nữa thì có các chị em đòi đi tiểu. Trên xe đò này không có toilet. Hơi kỳ đó nha. Vậy là tài xế lừa lừa tìm chỗ nào có bụi rậm là ngừng lại. Chừng 6 người xuống xe, ngồi ngay hông xe mà xả nước. Người ngồi trên xe ngó xuống không thấy. Dân cư trong làng do đám cây rậm rạp cũng không thể thấy. Thật là tiện. Nhưng mà tôi rút kinh nghiệm khi đi xa, là hạn chế uống nước. Chỉ nhấm nháp cho đỡ khát mà thôi.

Đến chiều thì tới Siem Reap, nơi có kỳ quan thứ bảy của thế giới: Đế Thiên Đế Thích.

Phượng Các
#726 Posted : Saturday, March 26, 2011 1:58:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Angkor Wat đã được đưa vào danh sách di sản thế giới. Vì thế mà cả một khu rộng lớn được bảo toàn kỹ lưỡng. Tôi thực sự kinh ngạc khi nhìn thấy cả một khu rất lớn xanh mướt cỏ cây khi xe bus đi ngang qua. Màu xanh lá cây như ngọc thạch làm mát mắt mát lòng người du khách. Đây quả đúng là một viên ngọc của Cambodia.
Bao bọc thánh địa là một hào nước rộng. Xe dừng lại cho du khách chọn lựa giữa việc đi lên đồi Bakheng để ngắm mặt trời lặn hoặc là đi thăm đền nào đó mà tôi không nhớ tên. Tôi chọn lên đồi. Được biết là sẽ đóng cửa khi trời tối. Lối lên được sửa sang thành một con đường khá rộng, cũng dễ đi, và được bảo quản bằng các bao cát dặm thêm cho khỏi lầy lội vì trời mưa dễ làm sũng ướt con đường đất. Tôi rảo bước khá nhanh vì sợ trời tối.
Thấy có nhóm người Miên ngồi trong chòi chơi các nhạc khí truyền thống nhưng tôi không kịp đứng lại xem hay nghe.
Thấy nhóm người đi xuống đông hơn nhóm đi lên làm tôi càng bước gấp. Du khách Tây phương rất đông. Có một đứa bé gái đứng chắp tay xin tiền làm tôi hơi lo cho nó, vì chỗ nó đứng gần bụi rậm coi hoang vắng lắm. Nói chung ăn mày ít hơn các nơi chùa chiền du lịch của VN.
Trên đường đi có vài điểm dừng cho du khách ngắm cảnh. Nhưng tôi chỉ muốn đi cho tới nơi.
Khi tới nơi thì ra đó là cổng để vào khu thánh tích. Cổng có nghĩa là phải trèo lên nhiều bậc thang đá để lên tường thành và đứng trên đó ngắm vô thành hay ngắm mặt trời lặn cũng được. Nhưng các bậc thang ngó là tôi chịu thua. Các bậc thang làm rất ngắn và khá dốc. Lên hay xuống gì đều phải bò. Người xưa làm vậy là để cho người ta khi đi xuống cũng phải bò, đầu mặt lúc nào cũng quay về đền, không cho cơ hội quay đít về đó, vì như thế là thiếu sự tôn trọng điện thờ. Ngày mai chúng tôi sẽ vô trong xem, bây giờ trời tối, tôi không thể leo trèo lên đó, có nguy cơ bị tuột tay té xuống đất. Ngày đầu mà vô nhà thương nằm thì không khá mấy, mà ngày cuối hay ngày giữa gì cũng vậy....Khi ta già đi, cơ thể ta mất sự nhanh nhẹn và sức khoẻ. Thành ra đây là lời khuyên chí thiết của tôi, hễ đi được thì cứ đi, đừng có hẹn hò gì hết. Ai biết ngày mai đời sẽ ra sao.
Trước cổng có một tượng bò. A, thì ra đây có đạo thờ bò. Thấy có người thắp nhang, vái lạy.
Tôi chụp vài tấm hình. Trời đã nhá nhem. Mọi người cũng lục tục kéo ra về. Tôi cũng vội vã quay gót. Trên đường vì hai bên là rừng cho nên tôi không dám chậm chân, cố rượt theo các nhóm người cho đỡ sợ.

Khánh Linh
#727 Posted : Saturday, March 26, 2011 6:43:55 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Chị PC viết ký sự càng ngày càng hay, càng hấp dẫn. Approve Sau khi xem xong cuốn “Mùi hương trầm,” KLinh xem tiếp một cuốn khác là ký sự du lịch các nước Đông Âu, chán ơi là chán.Tongue
quote:
Gởi bởi Phượng Các


Khi ta già đi, cơ thể ta mất sự nhanh nhẹn và sức khoẻ. Thành ra đây là lời khuyên chí thiết của tôi, hễ đi được thì cứ đi, đừng có hẹn hò gì hết. Ai biết ngày mai đời sẽ ra sao.


Vẫn biết thế nhưng nếu mình cứ muốn mà không nghĩ đến những điều kiện hoàn cảnh và cơ duyên có đi được hay không thì e lại rơi vào cái tham/si. Hồi nhỏ Klinh cũng hay nhìn trời xanh mây trắng mơ mộng viễn du, tới năm 1975 thì...Sad Nếu đời này không đến được những nơi mình muốn thì đợi kiếp sau thôi chị ạ.

Phượng Các
#728 Posted : Saturday, March 26, 2011 1:07:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)

Chị hẹn kiếp sau làm gì. Có khi đáng lý chị đủ trình độ lên cõi trời rồi mà vì cái lời hẹn hò đó mà chị lại bị nán lại cõi trần thêm một kiếp nữa. Trong cái kiếp nán lại đó, có chắc gì mình lại không bị vướng víu cái gì khác nữa để rồi cứ cà rịch cà tang ở lại đây thì phiền lắm.

Cám ơn chị nhắc về các lỗi chánh tả. Rose
Phượng Các
#729 Posted : Monday, April 4, 2011 12:30:40 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sau khi dùng cơm chiều xong thì mọi người được đưa về khách sạn. Tôi có hẹn vài người buổi tối nếu có đi đâu chơi thì hú tôi đi chung với. Thấy tôi đi mình ên, nhiều người tỏ vẻ ái ngại. Khi đăng ký đi tour, nếu đi một mình thì bị ghép chung cho đủ hai người một phòng, còn nếu muốn một mình một phòng thì phải đóng thêm tiền, gọi là phụ thu phòng đơn. Tôi cũng nghĩ sẽ ghép chung với ai đó. May thay là không có ai đi mình ên như tôi để ghép. Chỉ có một anh chàng nọ cũng một mình, vậy là anh ta và tôi, mỗi người được một phòng. Vậy là vì không có ai single female mà tôi được nguyên một phòng.

Khách sạn nằm trên con đường lớn của Siem Reap. Con đường đang được mở rộng, chứng tỏ là thành phố này đang mở mang để phát triển về du lịch. Mà tới Campuchia chính yếu là để thăm Angkor Wat chớ còn gì nữa.

Sau khi tắm táp xong thì tôi xuống sảnh đường để gặp các nhóm đi chung. Tôi quyết định chọn nhóm tính đi ra chợ đêm. Thăm dân cho biết sự tình vậy mà. Khu chợ đêm của Siem Reap nhỏ, chỉ bằng một góc của khu chợ đêm ở Bangkok, ít nhộn nhịp hơn Pattaya bên Thái Lan. Vào khu chợ chính thấy hàng hóa bày trên các sạp như chợ Bến Thành, và không có gì bắt mắt tôi. Các người buôn bán ở đây nhìn cũng hiền hiền. Tôi cũng không biết mua món gì làm kỷ niệm. Nhóm đi chung là một gia đình ở VN, họ là dân business. Họ tiêu tiền như nước, và lấy làm lạ sao tôi không chịu mua sắm cái gì hết. Tôi nói với họ là món tôi quan tâm nhất là ....gạo, vì nghe nói các cánh đồng trồng gạo ở đây không có phân hóa học, không có thuốc trừ sâu cho nên lúa gạo trồng ra rất tốt.
Có người gọi Campuchia là nước Mỹ thứ hai vì dân ở đây cũng xài đô la. Đi sang đây chơi bạn có thể mang theo đô la mà không cần phải đổi ra tiền bản xứ cũng được nữa. 1000 riel đổi được 5000 đồng VN và bằng 25 cents Mỹ. Đi ngang sập cá massage và pedicure tôi đứng ngó cho biết. Một dãy gồm 4 người ngồi trên bục, chân thả vào bồn cá cho mấy chị cá rỉa vô chân của họ. Du khách Việt được dặn là coi chừng vì rủi lây bệnh qua đường máu thì mệt lắm. Lời dặn này thiệt hại cho ngành fish pedicure này biết bao nhiêu.
Sau cùng chúng tôi lên xe tut tut trở về khách sạn, sau khi ghé vào một quán ăn bên đường đớp hột vịt lộn và mì xào.
Tôi lên phòng mình, nằm đánh một giấc tới sáng.

Phượng Các
#730 Posted : Tuesday, April 5, 2011 1:22:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Con đường chính của khu chợ đêm Siem Reap.
Phượng Các
#731 Posted : Wednesday, April 6, 2011 5:59:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sáng hôm sau máy điện thọai trong phòng đánh thức mọi người dậy vào lúc 5 giờ rưỡi để 6 giờ thì xuống phòng ăn điểm tâm. Từ khi cái màn đánh thức bằng điện thọai của receptionist cho tới bây giờ tiến bộ lên thêm bằng cách gài máy tự động đánh thức, thật xã hội tiến bộ biết bao nhiêu. Tuy vậy mà có phòng máy điện thọai hư thành ra họ ngủ quên tới nổi ai nấy ra xe rồi thì mới hớt hơ hớt hãi chạy xuống, bỏ mất bữa điểm tâm. Vậy thời kinh nghiệm là cũng nên dặn người quen nếu không thấy mặt ở phòng ăn thì làm ơn gọi điện nhắc giùm.
Ăn uống cũng đủ món thông thường, không có gì phải phàn nàn.

Xe chở đến khu mua vé để thăm các phế tích. Giá vé là 20 đô la dành cho nguyên ngày. Riêng người dân bản xứ thì khỏi tốn tiền. Có lẽ đây là nơi độc nhất vô nhị là mua vé vô xem thắng cảnh lại có chụp hình vô vé. Họ thiết trí camera ngay khi mình đứng ở ghi sê. Xong rồi mỗi người đeo cái tấm vé đó vào áo. Vậy có nghĩa là họ sợ một vé xài xong sẽ được đưa cho người khác xài tiếp nếu không có hình để nhận diện?

Sau khi tập họp đông đủ, mọi người theo hướng dẫn viên đi bộ vào. Thấy có vài chiếc xe lôi đón khách. Khu Đế Thiên Đế Thích khá rộng, có xe sẽ đi được nhiều nơi hơn. Nhưng quãng đường vô đền chính cũng không xa. Đường đất rộng rãi, phẳng phiu, hai bên là cây cối rậm rạp. Người đi rồi thường khuyến cáo là nên đội nón cho mát vì trời nóng nực. Thậm chí họ còn khuyên là đừng nên đi vào mùa hè.
Con đường đất đất dắt vào khu có phế tích nổi tiếng với hình ảnh các cây cổ thụ mọc rễ trùm lên các vách các cột đền. Đây là nơi Angelina Jolie đến đóng bộ phim Bí Mật Ngôi Mộ Cổ. Phim đã làm tăng gia số lượng du khách tới thăm ngôi đền này.
Sương Lam
#732 Posted : Wednesday, April 6, 2011 9:46:56 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
PC ơi,
SL đang đi theo sau lung "nàng" đây.Big Smile
Vợ chồng SL đi viếng Cambodia năm 2005. SL nghĩ là, nếu có cơ hội thì cũng nên đi xem các phế tích ở Cambodia cho biết. Đẹp và lạ lắm!

SL xin phép PC cho SL nói nho nhỏ với các bạn biết là khi về thủ đô Nam Vang, khi đi siêu thị phải cẩn thận, coi chừng bị móc bóp nha.Tongue Tour guide có nhắc nhở cẩn thận nhưng phu quân của SL lại là "nạn nhân" rồi đó ! Cũng may là trong bóp chĩ có một vài đồng lẻ mà thôi, không có giấy tờ quan trọng (nên cất ở nhà vẫn hơn).
Còn ở khách sạn thì có một cặp ở VN mới cưới nhau , đi hưởng tuần trăng mật, cô vợ tối ngủ cởi chiéc nhẫn xoàn để trên bàn, sáng ngủ dậy, chiếc nhẫn không cánh mà bay đi đâu mất tiêu??Black Eye
Ý ẹ! Sợ nhỉ!Eight Ball
Phượng Các
#733 Posted : Thursday, April 7, 2011 7:05:36 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị SL ơi,
Cái bóp để ở đâu mà bị móc? Khi đi du lịch, anh Minh không mặc lọai áo có túi có fermeture hay sao? Không biết vợ chồng nọ đi theo tour nào chớ còn các tour của VN mình tổ chức thì khách sạn 4, 5 sao không đó chị. Khách sạn như thế thì ban đêm ngủ khó có ai vào được.
Em không nhớ là chị có đi tour Campuchia, trong đây chỉ nhớ là chị Bảo Trân có đi khi sang Thái thăm con của chị ấy.
Phượng Các
#734 Posted : Friday, April 8, 2011 2:29:20 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khu phế tích có rải rác nhiều kiến trúc xây bằng gạch, có cái đã đổ nát hoang tàn, có cái vẫn còn trơ trơ với tuế nguyệt. Nhiều nơi các cục gạch đá ngổn ngang chất đống. Ngôi nào có thể chữa được thì thấy đang được chữa bằng các giàn giáo dựng lên bao quanh chúng với các công nhân đang làm việc. Vì mải lo chụp hình nên tôi lỡ đi nhiều điều giảng giải của hướng dẫn viên. Khi bước vào bên trong một ngôi giống giống như tháp Chàm nhưng rộng rãi thoáng đãng hơn vì có nóc trống thì anh ta có chỉ các vách tường của ngôi đó trên vách có rất nhiều lỗ nhỏ cỡ ngón chân cái và cho biết trước kia các lỗ này đều gắn đá quý. Nhưng sau bị moi đi hết. Làm sao mà còn nổi trước các biến động của lịch sử? Cứ mỗi lần một triều đại thay đổi là kho tàng của quý bị cướp bóc giành giật, mộ phần bị đào xới để tìm của. Angkor vốn là đế đô của một triều đại lẫy lừng của dân tộc Khmer và lãnh thổ bao trùm một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á.



Bên trong các ngôi đền (hay mộ?) thấy có nhiều tượng thần hay Phật lỏng chỏng đó đây. Nhiều tượng được dân chúng khóac khăn vàng và có nơi có một hai bà ngồi gần đó để bát hương, nhang đèn hoa trái cúng dường. Du khách có tới thắp nhang và lễ Phật thì bà sẽ cột một dây sắc đỏ vào cổ tay, có lẽ để lấy khuớc lấy hên. Tôi thấy các sư Nam tông cũng hay làm điều này cho các Phật tử.

Sau đó nhóm đi trở ra để tới thăm ngôi điện chính của Angkor Wat, nơi có ba tòa tháp là biểu tượng cho Campuchia, được làm quốc huy của xứ Chùa Tháp, trên quốc kỳ của Campuchia có hình ba tòa tháp này. Trên đường trở ra thấy có một nhóm nhạc sĩ đang ngồi chơi các nhạc cụ cổ truyền của dân tộc Khmer, với bảng ghi 4 thứ tiếng, tiếng Việt là Hội Người Tai Bom Mìn, (có lẽ Tải chăng), tiếng Anh là Victims of Landmines, hai tiếng kia là tiếng Campuchia, và tiếng Tàu. Giá mỗi CD là 10 đô la. Ở Mỹ tôi cũng thấy có nhiều nhạc sĩ ngồi ngòai đường tấu nhạc và bán CD, giá cũng 10 đô la một dĩa. Nhưng ở đây ai có mua thì cũng là trợ giúp cho hội vậy.
Dọc đường cũng thấy có gift shop bán đồ lưu niệm. Tất cả các sinh họat bán buôn trong khu vực chắn chắn là dưới sự quản lý của ban quản trị khu phế tích. Địa điểm du lịch này là niềm hãnh diện của nước Campuchia.

Đường đi tới Angkor Wat dọc theo bờ hào lớn quanh thành. Hào có bề ngang rộng như con sông, mặt nước phẳng phản chiếu rừng cây chung quanh. Phong cảnh êm nhã, thanh tao.

Qua khỏi dãy tường cũ kỹ bao quanh, du khách đi tiếp con đường đất dẫn vào thành. Được xây vào thế kỷ 12, phế tích đã được ngủ quên trong rừng cây rậm rạp suốt mấy trăm năm và chỉ được khám phá lại bởi một du khách Pháp tên Henry Mouhot vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên người ta ghi nhận là một tu sĩ Bồ Đào Nha đã phát giác ra ngôi đền này vào năm 1586 (tài liệu tham khảo trong Wikipedia).

Tới nơi, tôi đứng ngắm bề mặt của ngôi đền. Ngôi đền được xây để thờ thần của đạo Hindu, nhưng sau chuyển sang thờ Phật khi dân tộc Khmer chuyển sang đạo Phật. Tôi không đủ sở học để mô tả kiến trúc cũng như văn hóa Khmer. Chỉ chiêm ngưỡng là chính.

Du khách đông đảo. Tôi mừng cho đất nước Campuchia có được nguồn thu nhập qua kỹ nghệ du lịch. Tôi luôn luôn vui mừng cho bất cứ nơi nào có thắng cảnh, di tích để du khách năm châu tới viếng. Đến thăm bất cứ nơi nào cũng khiến cho tình nhân lọai nảy nở. Vô tri bất mộ. Không biết thì khó mà thương mến được. Và một đất nước mà ta tới thăm rồi thì khó mà ghét hay thù hằn được nữa. Càng thăm viếng bao nhiêu vùng đất nước người, tình nhân lọai trong tôi càng đậm đà gắn bó.

Khu đền chính được bao quanh bởi các bậc thang dốc đứng. Như có nói trên, các bậc thang này khởi thủy xây rất dốc và các nấc rất hẹp. Không ai có thể đi được trên đó. Họ phải bò mới lên hay xuống được. Nghe đâu có một bà đầm Pháp một lần leo lên đó bị tuột tay té xuống bể đầu. Khi đưa tới bệnh viện thì bà không qua khỏi. Sau đó chồng bà có viết một lá thư lên chính quyền sở tại, xin được tặng tiền xây một tay vịn bằng sắt để giúp an toàn cho kẻ đi sau. Trời đất ơi, một giải pháp giản dị như vậy mà sao người ta không nghĩ ra, để gây khó khăn cho người tới thăm và làm uổng mạng một con người. Chính quyền chấp thuận và tay vịn còn đó.
Tuy nhiên ở một nơi rộng hơn thì người ta xây hẳn một cầu thang cặp vào đó. Nếu không thì chắc rất nhiều người thà ở lại bên dưới chớ không muốn lạng quạng giỡn mặt với tử thần. Nhìn cầu thang thì không có gì đáng sợ, vậy mà có cô nọ chừng hai chục tuổi bảo tôi là không dám lên đâu. Tôi do cái nghiệp lanh chanh còn nặng, lại xúi cô ta : So sánh cô và tôi mà xem, cô trẻ trung như vậy mà hổng lẽ thua tôi sao. Chèn ơi, rủi cô ta bị vertigo mà té xuống thì có phải mình mắc cái khẩu nghiệp hay không.
Leo được vào bên trong rồi thì thấy đó là một khu đền có hình vuông. Bốn cạnh ở trên giống như hành lang bao quanh các hồ cạn ở giữa và các ngôi đền. Các hồ cạn này có lẽ trước kia chứa nước vì còn thấy các bậc thang dẫn xuống. Du khách đi giáp các hành lang là trở lại chỗ cũ. Dọc theo các tường thành hành lang là các tượng Phật, tượng thần còn lại. Nhiều tượng bị chặt đứt đầu. Người các đạo khác khi tàn phá các tượng của tôn giáo không phải đạo mình thì thường hay chặt đứt đầu. Hoặc có khi bọn trộm cắp cũng chặt đầu tượng để đem bán cho các tay khảo cổ Tây phương hay các người sưu tầm cổ ngoạn. Khi thăm các viện bảo tàng về Đông phương ở các nước Tây phương, tôi thường thấy các đầu các vị thần Phật chính là do lẽ ấy.

Sương Lam
#735 Posted : Friday, April 8, 2011 10:48:52 AM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
PC ơi,
1.- SL gia nhập PNV 2005 nên có nhiều chuyến “tiếu ngạo giang hồ” của SL truớc năm 2005, SL không có tâm tình với PC và các bạn trên PNV là thế đấy.

* Trước năm 2005, vợ chồng SL cũng đã đi nhiều nơi như:
1.- Năm 1995 đi tour Âu Châu 14 ngày qua các nước Anh, Bỉ, Hoà Lan, Luxemburg, Áo, Đức, Ý, Pháp và Monaco ..
2.- Năm 1997 đi tour Trung Quốc viếng thăm Thượng Hải, Bắc Kinh, Hàng Châu, Tô Châu Tây An để xem mộ Tần Thủy Hoàng, đi cruise trên sông Ly để ngắm sông nước Quế Lâm, Quảng Châu, Hông Kông …
3.-Năm 2000 đi tour Ấn Độ để viếng các động PG Ajanta, Ellora, Taj Mahal, Mumbay ..
4.- Năm 2002 đi tour Thailand nhân dịp về VN thăm gia đình.
5.- Năm 2004 đi Pháp, Bỉ và Hòa Lan lần thứ hai để họp bạn THĐL

Xen lẫn những chuyến đi nước ngoài là những chuyến SL về VN thăm gia đình lúc ba mẹ SL còn sinh tiền và đi họp bạn ở Mỹ và Canada bên phía THĐL của ông xã và bên phía QGHC của SL.

Có thể là vợ chồng SL có sao Thiên mã chiếu mạng nên được đi "tiếu ngạo giang hồ" nhiều nơi đấy thôi!

* Còn sau năm 2006, sau khi gia nhập PNV rồi, thỉnh thoảng SL có nói đến các chuyến du lịch sau này của SL loáng thoáng trong các bài viết của SL trong mục VCVVĐ đó.
SL không có thời giờ viết bài và đưa hình vào Photobucket để mang vào PNV nên chỉ đưa hình ảnh vào Picasa Webalbum của SL để chia sẻ với gia đình và thân hữu của SL (Hello Ấu Tím)
Sau đây là một vài hình ảnh vợ chồng SL đi du lịch ở Cambodia năm 2005. Khi nào rảnh, SL sẽ post tiếp các hình ảnh các chuyến du lịch khác nhé.









.2.- Vợ chồng SL về thăm gia đình ở VN rồi mới đi thăm Đế Thiên, Đế Thích sau.
Lúc đó tổ chức du lịch đi Cambodia còn mới quá nên không việc tổ chức không được chu đáo như bây giờ. Anh Minh bỏ bóp trong túi quần sau nên mới dễ bị móc bóp đó thôi. Bây giờ chắc khá rồi.

Chúc quý bạn cuối tuần vui nha.

Sương Lam
RoseKisses
Phượng Các
#736 Posted : Wednesday, April 13, 2011 3:56:48 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Chị SL,
Trong bộ hình của em không có tấm nào chụp Angkor Wat với mặt hồ ở phía trước như tấm hình chị có. Kiểu đó được nhiều người lấy vì góc cạnh quá đẹp.
Campuchia, Thái Lan được Việt kiều và người trong nước chiếu cố nhiều sau này, vì rẻ và dễ đi. Đi Campuchia, xe cứ chạy phom phom trên con đường vắng vẻ và bằng phẳng, thấy an toàn hơn các tuyến đường đi trên các quốc lộ ở VN nhiều. Chị nhỉ?
Lúc sau này còn có tour đi Miến Điện nhưng thấy Mỹ cấm vận nước này thành ra không biết có trở ngại gì cho công dân Hoa Kỳ hay không.
Phượng Các
#737 Posted : Thursday, May 12, 2011 10:39:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Ở một góc tường tôi thấy có một tượng Phật cao lớn được chưng dọn với bàn thờ như một chính điện. Đến gần thì ra có một nhóm Phật tử - tôi đoán là người Nhật - đang tụ lại tụng kinh. Đoàn Phật tử Nhật đến đây hành hương, lễ bái. Nhìn nét mặt họ thấy cả một niềm thành kính rạng ngời. Tôi mong ước sao đời sống tôi khi nhìn vào tha nhân chỉ thấy niềm vui, sự trang nghiêm, thành kính. Đừng cho tôi thấy những khuôn mặt sầu não, khóc lóc, nghiến răng.

Từ trên cao nhìn xuống khung cảnh bao quanh, thấy cây cối xanh tươi bao phủ trông thật mát mắt. Chung quanh phẳng phiu không có bóng dáng núi non. Đây là xứ của đồng bằng: đồng bằng sông Mekong. Tuy nhiên tôi không có thì giờ ngắm lâu, phải đi lẹ lẹ cho kịp giờ giấc được căn dặn. Đâu như nửa giờ thì phải. Vội vội vàng vàng leo xuống cầu thang, trong bụng không mấy vui gì thời giờ không cho phép ở lâu hơn.

Bước theo hướng dẫn viên đang chờ đợi mọi người tề tựu, thấy có một nhóm các nghệ công mặc y phục cổ truyền Khmer, đang chờ được du khách chụp hình để kiếm cơm. Nhóm gia đình tôi đi chung tối qua lúc nào cũng xôm tụ. "Mâm" nào cũng có mặt họ. Họ chụp rất nhiều hình, mặc dù có mang theo máy chụp hình, họ cũng sẵn sàng trò nào cũng góp tay vào. Đi du lịch như vậy mới là hữu dụng cho dân sở tại. Các nữ vũ công mặc y phục dựa theo các tượng điêu khắc ở các bức tường của đền thờ. Tuy không rành về điêu khắc tôi cũng thấy các tượng này thật là tinh xảo, đẹp đẽ.


Phượng Các
#738 Posted : Saturday, May 14, 2011 5:26:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Tưởng cũng nên ghi nhận là vì Angkor là tiêu biểu cho Cambodia cho nên cả đoàn đã được quy tụ lại mà chụp một tấm hình chung với hậu cảnh là đền thờ với ba tháp trước khi bước vào trong tham quan.
Khi đi ra trở ra thì đường khá xa, trời nắng chan chan không bóng cây che mát. Khúc đường này chính là nơi mà người đi trước kinh nghiệm để dặn người đi sau là nên mang theo nón rộng vành để che nắng. Mới đầu tôi tính đem dù, nhưng người thân khuyên là như thế thì khó chụp hình lắm (vì một tay mắc cầm dù rồi). Nghe có lý nên tôi mượn một cái nón đan bằng lát thật là thích hợp cho thời tiết ở đây. Tôi nghĩ tới cái nón lá, nhưng nón lá lại kềnh càng vì không xếp lại được. Ở đây xin nói ngòai lề là nón lá độ sau này biến mất đi nhiều. Các cô nữ sinh - kể cả trường (tên cũ là) Đồng Khánh ngòai Huế - dần dần thay bằng lọai mũ vải, có khi là mũ "cap" mà trong thể thao như baseball người ta hay đội. Áo dài trắng, nón lá vẫn là hình ảnh đẹp trong tâm tưởng của biết bao người. Nhưng nay vì tiện lợi mà đành phải ......Nón lá được bán như đồ lưu niệm tiêu biểu xứ Việt. Nhưng có thêm kích thuớc nhỏ lại như lọai nón dấu dành cho lính thú ngày xưa. Nhìn mấy anh Tây đội nón dấu mà tức cười.
Khi đi trở ra tôi nghĩ đây là nơi mà ban tổ chức nên đặt mấy cái quầy bán đồ lưu niệm mới phải. Đàng này các quầy lại nằm tuốt luốt phía rất xa bên kia, đi băng qua đó bất tiện vì mệt quá. Tôi thấy người ta nên học cách "móc túi" du khách của Mỹ, Anh hay Pháp....Họ thiết kế sao cho lúc nào đi ra khỏi địa điểm tham quan là mình phải đi qua cái tiệm lưu niệm. Có tiện như vậy thì mới "móc túi" được du khách chớ... Còn đàng này... Thiệt tình hổng lẽ đi đâu rồi mình cũng tào lao mà góp ý này nọ...

Trên đường thấy có một người ăn mày. Tôi đoán chính quyền có cấm ăn xin đó chớ, nếu không thì họ ngồi đặc rồi. Còn người ăn mày này chắc tranh thủ làm ẩu kiếm ăn. Trong đoàn tôi có một ông Việt kiều rất hay cho tiền ăn xin. Cứ thấy ăn xin là ông móc túi ra cho. Có khi còn lật đật cho như sợ bỏ lỡ cơ hội.
Phượng Các
#739 Posted : Tuesday, May 17, 2011 3:28:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Sau khi tề tựu đầy đủ, mọi người được lên xe tram để đi đến đền Bayon gần đó. Đền Bayon là một kiệt tác của con người. Tôi nhớ có lần xem một phim tài liệu trong chương trình Discovery thì có người đặt giả thuyết là trước đây (và biết đâu ngay cả bây giờ) vẫn có người bên ngòai trái đất đặt chân tới hành tinh chúng ta và để lại các công trình như Kim tự tháp Ai cập, Stonehenge ở Anh, các tượng ở Easter Island v...v...và sau đó lại có hình các tượng Phật ở Bayon trong phần giới thiệu. Tuy nhiên theo sử liệu thì các mặt Phật bằng đá này được xây bởi vua Jayavarman VII vào thế kỷ 12. Hai bên đường đi vào đền có hai hàng tượng đã được chắp các đầu mới vào thân vì trước đó tượng nguyên thủy bị chặt đầu như số phận của các tượng thần khác bởi tay những người khác đạo được lên nắm quyền.


Các tượng mặt Phật ở đây gây ấn tượng mạnh mẽ trong sự thưởng ngoạn của tôi. Điêu khắc gia nào đã tạo nên các nét mặt với những nụ cười mỉm êm ái trên khuôn mặt đá, thật là kỳ thú.
Phượng Các
#740 Posted : Wednesday, May 18, 2011 2:43:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Khi quay trở về thì tua gai có cho mọi người hai lựa chọn, hoặc là đi ra Biển Hồ thăm đồng bào Việt kiều, hai là trở lại khách sạn để tùy nghi. Tôi chọn đi ra Biển Hồ. Nhóm gia đình đi chung có một chị nói với tôi: Em không đi đâu, em sợ sông nước lắm, với lại lần trước em đi rồi. Nghe vậy tôi hơi giật mình, tôi cũng sợ sông nước lắm. Lần nọ đi du ngoạn Mekong Delta với nhóm toàn gia đình tôi đã kinh hoảng vì ghe chở ra thăm khu ông Đạo Dừa đã bị sóng nhồi tưởng chừng như ghe sắp bị lật. Cả ghe phải la ó lên yêu cầu chị lái ghe đừng để đối đầu với sóng nữa. Khủng khiếp không thua gì lúc đi vượt biên gặp sóng nhồi. Mỗi khi đối đầu với một nguy hiểm nào, tôi luôn tự hỏi: Chu choa, không biết mình sẽ chết vì cái gì đây ta. Phải chăng phút giây này là phút giây cuối cùng? Vâng, ai mà biết được khi nào cái vô thường xảy tới cho ta. Ai mà biết được nghiệp quả của mình sanh trổ vào lúc nào, ở đâu. Mình có phước đức gì đâu để mà hy vọng đời mình sẽ kết thúc theo ý mình muốn, như các người tu thiền đắc đạo có thể chọn lúc để giũ bỏ cuộc đời này.
Tôi không đếm được số người muốn đi thăm Việt kiều, chắc cũng hơn phân nửa. Tua gai thu tiền để mua quà tặng đồng bào, cụ thể là cho học sinh. Vài Việt kiều trên xe có người vét túi để đóng vô. Vài người khác (trong nước) cũng hào sảng không kém. Nói chung là lúc này dân Việt đã giàu lên lắm rồi, họ qua mặt Việt kiều trong sự tiêu xài huy hóat thấy rõ.
Users browsing this topic
Guest (2)
39 Pages«<3536373839>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.