quote:
Gởi bởi Từ Thụy
Trong âm nhạc cũng như văn, thơ, chữ "giai nhân" hình như để chỉ phụ nữ "đẹp". Có điển tích nào hoặc nguồn gốc nào để giải thích tại sao nghe đến chữ "giai nhân" người ta lại nghĩ ngay đến phụ nữ đẹp chứ không nghĩ đến phụ nữ xấu không?
Giai có nghĩa là đẹp, cho nên giai nhân là người đẹp. Đâu cần có điển tích gì khi cái nghĩa nằm trong chữ rồi. Chữ giai có mấy nghĩa lận, tùy cái bộ chữ Hán nằm trong chữ giai đó. Như giai cấp, giai lão,....
quote:
Với từ "mỹ nhân", nếu dịch sát nghĩa là người đẹp (Thụy dở tiếng Hán Việt lắm), cũng được dùng cho phụ nữ, dù từ "mỹ nhân" đâu có chỉ hệ phái. Phải chăng vì người ta khi nói đến nữ nhi là đi liền với đẹp, còn nam nhi phải là anh hùng.
Ngôn ngữ phản ảnh quan niệm của một thời đại, một lịch sử, một nền văn hóa. Mỹ có nghĩa là đẹp. Đàn ông thì thích gái đẹp. Lý do hả? Khi nào có dịp, TT tìm coi cuốn Siêu Hình Tình Yêu, Siêu Hình Sự Chết của Schopenhauer, ổng giải thích tại sao đàn ông khóai phụ nữ đẹp và không thích người mập
, cũng hay lắm!). Văn thơ là mấy ông sáng tác đa số - từ ngàn xưa, cho nên ngôn ngữ họ dùng cũng bị điều kiện hóa, nghĩa là dùng lâu để chỉ một khái niệm thì riết từ ngữ đó gắn liền với khái niệm đó dù là nghĩa chính xác của từ ngữ không như thế.