Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<9101112>
Luân Đôn
PC
#201 Posted : Sunday, March 28, 2010 5:08:03 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Trong khuôn viên nhà thờ thì chắc là đúng rồi. Điều gì khiến chị không chắc như thế?
Huệ
#202 Posted : Sunday, March 28, 2010 5:26:21 AM(UTC)
Huệ

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,105
Points: 0

quote:
Gởi bởi PC

Trong khuôn viên nhà thờ thì chắc là đúng rồi. Điều gì khiến chị không chắc như thế?

Chỉ khi nào tác giả nói tác giả đặt tên Walking Madonna lấy theo tên Đức Mẹ thì đó là fact. Còn bà không nói gì hết mà mình chỉ suy đoán thôi thì sự suy đoán này dẫu dựa trên sự kiện là bức tượng nằm trong khuôn viên nhà thờ thì cũng chỉ là speculation, a very good speculation. Huệ bị méo mó nghề nghiệp đó PC à. Khi xưa, khi viết lý đoán để cãi những vụ hộ, tất cả các luật sư đều viết câu này trước khi cẩn bút;

"Với mọi sự dè dặt,"
Rose
PC
#203 Posted : Tuesday, March 30, 2010 3:39:53 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
PC dò trên net thấy có đoạn nói về tác phẩm này như sau:

Frink's preoccupation with the male form was such that there is only one female image in Frink's entire oeuvre, the engaging 'Walking Madonna' in the Cathedral Close at Salisbury not far from her Dorset home. The figure was not intended as a self-portrait but as is so often the case when an artist is confronted with a commission for a figure of their own gender, Frink involuntarily sculpted her own face. The work has on occassion been interpreted as a metaphor for the artist¹s life. This is no standardised, sanitised and retiring Madonna safely ensconced in the quietude of some Cathedral noo - the figure strides with a determinedly fixed purpose, unphased or distracted by the world around her. She is knowingly self-aware, grasped by a sense of purpose and fortitude despite the apparently frail body she inhabits

http://www.rwa.org.uk/dec/efrink.htm

PC tô màu đoạn trên. Đúng là chúng ta vẫn chưa tìm đủ chứng cớ để biết tượng là Đức Mẹ hay không. Nếu đây là nhà thờ Anh giáo thì khá ngạc nhiên khi họ đưa hình tượng Đức Mẹ vào. Còn một nhà thờ khác cũng có tôn tượng Đức Mẹ trong một phong cách rất tân tiến. PC sẽ đem hình lên.

PC
#204 Posted : Wednesday, April 14, 2010 1:45:12 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ely

Ngày cuối tuần thường có sự đình chỉ lưu thông ở một số tuyến xe điện ngầm để sửa chữa kỹ thuật, lần này tuyến Jubilee bị đình chỉ nên tôi phải chọn tuyến khác. Đi xe lửa, xe bus có thể rẻ bằng một phần năm đi taxi cho nên đành phải chịu khó vậy. Dùng tuyến DLR để đến trạm Bank. Từ trạm này lấy tuyến Northern để tới Moorgate, rồi từ Moorgate mới bắt tuyến Circle để tới King 's Cross. Hồi trước thì Northern cũng ghé KC nhưng độ này nó đang nâng cấp ở trạm này cho nên nó đóng không cho xài trạm KC thuộc tuyến Northern, cho nên mới phải nhờ tới tuyến Circle. Không biết chừng nào thì tất cả các trạm của hệ xe đường ngầm của Luân Đôn và Paris mới thiết trí thang cuốn hay thang máy cho bà con đỡ nhọc nhằn lên lên xuống xuống. Nếu mà xách thêm va ly nữa thì đau đớn cái thân già biết mấy. Có phải đó cũng là lý do khiến cho người già ngán ngẫm chuyện đi đó đi đây?
Giá vé đi Ely là 24.50 bảng Anh một chuyến khứ hồi. Sân ga số 6. Chuyến 8:45 và tới nơi sẽ là 9:40. Ly cà phê mua vội từ tiệm Nero Express làm ấm bao tử người lữ thứ (!). Hãng xe lửa là First Capital Connect. Do chỉ ngừng lại ở hai trạm là Cambridge và Waterbeach cho nên mới nhanh như vậy.
Khi tới nơi khách sẽ đi bộ chừng hơn nửa dặm thì tới trung tâm thị tứ của thị trấn. Rẽ đại vào một ngõ có vẻ như dẫn ngay tới khu thánh đường thật rộng với ngôi nhà thờ lớn trong tầm mắt. Đi vào mùa đông nên cây cối trơ cành trụi lá. Đất hai bên đường ẩm ướt như vừa qua các cơn mưa dầm. Mùa đông ở Anh thì lạnh lùng ướt át, cho nên không lạ gì những nhà có của thường đi đến các xứ nắng để trốn lạnh. Có khi họ bỏ đi định cư luôn ở ngọai quốc. Riêng Tây Ban Nha đã có tới nửa triệu người Anh sang đó ở. Bên Pháp thì con số chắc lớn hơn nhiều. Theo dõi chương trình mua nhà ở xứ nắng tôi thấy có vẻ như Pháp hấp dẫn hơn Tây Ban Nha vì cây cối thịnh mậu hơn, màu mỡ hơn. Spain khô khốc, nhất là càng về phía Nam. Úc cũng hấp dẫn dân Anh nhưng nó lại xa quá. Được cái là ngôn ngữ và văn hóa tương đồng. Người Anh có vẻ có thớ khi tới định cư tại các xứ từng là thuộc địa của nó. Mới đây chính phủ Anh lên tiếng xin lỗi chừng nửa triệu người dân đã bị ép buộc phải di tản qua Úc sau thế chiến thứ hai (hình như đa số là trẻ con). Anh với Úc, nơi nào đất lành hơn, đáng sống hơn, thật cũng là một câu hỏi khó trả lời....
Tôi tò mò dừng lại nhìn một bảng đồng cắm ở bên bờ và đọc thấy đại khái cây liễu và lươn (willow and eels) đã tương tác tạo nên diện mạo của xứ Fenland và là nguồn lợi tức của dân Fen. Lươn từng được dùng làm tiền đóng thuế cho tu viện, và tu viện dùng chúng để đổi lấy đá từ các tu sĩ ở Peterborough, và đá này dùng để xây nên ngôi thánh đường vĩ đại này. Trúm để bắt lươn trong sông Ouse được làm từ thân cây liễu.

Khi về hỏi liễu Chương Đài
Cành xuân có uốn đem chài lươn Ouse!


Thánh đường được dựng từ năm 673 do St Etheldreda, một công chúa Saxon từ East Anglia. Trải qua bao nhiêu biến thiên, khi bị tàn phá, khi được tái dựng, mở rộng thành tu viện dòng Biển Đức. Nhà thờ trở thành Cathedral vào năm 1109, nơi cư ngụ của giám mục (bishop). Vua Henry đệ bát đóng cửa vào năm 1539 nhưng nay nhà thờ vẫn còn đó. Giáng Sinh vừa qua Nữ Hoàng Elizabeth II đã dự thánh lễ tại đây (vào mùa Noel bà và hoàng gia về nghỉ ở cung điện Sandringham trong vùng).

Tôi đi một vòng thánh đường chánh trước khi vào trong thăm viếng. Ngôi thánh đường lớn quá, theo tôi có thể lớn hơn cả Notre Dame de Paris. Tới nhà thờ nào tôi cũng chiếu máy ảnh chụp các hình nhân mặt mũi bặm trợn trên các cạnh nhà thờ. Các hình nhân ấy tôi vẫn chưa rõ nguyên do? Có thể giống như các ông Ác thường ngự ở các cổng chùa để bảo vệ chốn tôn nghiêm chống lại loài ác đạo chăng? Nhưng sự mô tả các hình nhân này của một tác giả Pháp nổi danh đã dắt dẫn du khách mỗi lần lên nóc nhà thờ Đức Bà Paris vẫn thu hút họ.
Khu vực nhà thờ cũng khá vắng vẻ. Mùa đông mà.



Phí vào viếng thăm có nhiều loại, như theo thời giá hiện nay thì giá cả như sau:

Admission Charges as from 1 January 2010

Admission including guided tour * -£ 6
Admission + Octagon Tower ** - 10
Admission + West Tower ** - 10
Combined Ticket Admission, Ground Floor Tour *
+ Stained Glass Museum - 8.70
Octagon Tower or West Tower Sunday Rate as
no admission is charged - 6
Stained Glass Museum only - 3.5
The Total Experience Admission, Ground Floor Tour *,
Stained Glass Museum, Octagon or West Tower Tour **
+ Tea/Coffee in the Refectory - 12.70

Bối rối quá, tôi đành chọn cái tour đi xem duới đất và thăm bảo tàng kính cửa sổ. Sau này thì tôi lại tiếc là tại sao không đi xem tháp bát giác.
Nguời hướng dẫn là một ông có vẻ mặt nghiêm nghị, khắc khổ. Chắc ông bực mình tôi lắm vì tánh tôi ít chịu đứng nghe, cứ đi loanh quanh chụp hình. Đọc tờ giới thiệu thì cái cảm tưởng của tôi không lầm. Đây là thánh đường có nhiều cơ ngơi tu tập nhất Âu châu trung cổ vẫn còn được sử dụng (Ely has the largest collection in Europe of Medieval monastic buildings that are still in domestic use)

Trong quyển Britain's Most Amazing Places loại sách Reader's Digest, thánh đường Ely có một đặc điểm đuợc nằm trong danh sách 1000 thứ đẹp, lạ hoặc hấp dẫn nhất nuớc Anh. Đó là tháp bát giác Octagon của nhà thờ. Nguyên vào năm 1322 ngôi tháp cũ ở giữa bị sập đổ. Tu sĩ Alan of Walsingham cho xây một cổng trời hình bát giác thay thế. Và đây là một kỳ quan xây dựng thời trung cổ. Đường kính tháp là 22 mét, nặng 400 tấn. Sau đó nguời thợ mộc cả đã mất 14 năm để hoàn thành cái cổng trời (lantern) nặng 200 tấn, bằng gỗ.



Đứng ở duới nguớc cổ nhìn lên tôi tưởng như vậy là đã đuợc rồi, cái cần xem là bảo tàng kính cửa vì đứng ở đâu cũng không thấy đuợc góc cạnh nào của bảo tàng. Tôi nghĩ theo kiểu cơm gạo như vậy, chán mớ đời chưa!

Các chi tiết kiến trúc trong thánh đường thật là tinh xảo, tuyệt mỹ. Ai nấy tấm tắc khen ngợi. Công, của và thời giờ đổ vào đây thật là quá nhiều. Từ lúc mới dựng là ngôi nhà thờ Saxon năm 673, qua lúc thành tu viện Norman mất cả trăm năm xây dựng (1081 - 1189), đền Thánh Mẫu thêm vào năm 1321 - 1349. Chiều dài của thánh đường là 164 mét. Gian giữa giáo đường (nave) cao 26 mét.

Nhà thờ bên trong có các tác phẩm điêu khắc tân thời như The Way of Life của Jonathan Clarke: một cây thánh giá có con đường hình zigzag dẫn tới tượng trưng con đường đến với Chúa từ nơi tăm tối.



Cung thờ ngang (transept) có tượng Chúa và bà Mary Magdalene của David Wynne, mô tả cảnh bà Magdalene nhìn thấy Chúa vào buổi sáng Phục Sinh.



Gian thờ Thánh Mẫu (The Lady Chapel) được ghi chú là lớn nhất ở Anh quốc, tức là trong các nhà thờ thường có một gian thờ Đức Mẹ thì gian ở đây là lớn nhất trong các gian cùng loại của các nhà thờ ở Anh quốc. Trong gian này ta nhìn thấy sự tàn phá dữ dội duới thời vua Henry đệ bát vào năm 1541. Kiếng cửa bị đập vỡ và nay đuợc thay bằng kiếng thường, không có hình ảnh đẹp đẽ gì cả, đồ thờ bị tịch thu, các tượng trên tường trên vách đều bị mất đầu hay dập xoá dung nhan. Nhưng bất ngờ là tôi thấy trên bàn thờ lại có có một bức tượng tân thời, cũng của David Wynne. Bức này ghi rõ trong tờ giới thiệu là tượng là Đức Mẹ Mary (hello chị Huệ) trong một nhân dáng rất độc đáo. Trái với các tượng truyền thống Đức Mẹ thường gầy guộc trầm tư, còn tượng Đức Bà Mary ở đây có nhân dáng mập mạp, hai tay giơ lên trời. Duới bệ có hàng chữ trong phúc âm thánh Luke: "Behold the handmaid of the Lord". Trong một bài trên tôi có thắc mắc là tại sao nhà thờ Anh giáo lại đuợc tôn trí tượng bà Mary, mẹ chúa Jesus. Đây là một bằng chứng nữa là lúc này các nhà thờ Anh giáo đã cởi mở hơn chăng?



Đang đứng ngắm thì chợt thấy có một đoàn phụ nữ trong bộ áo đỏ rực rỡ và đang tập hát.
Hèn gì mà nãy giờ tôi cứ nghe trong nhà thờ vang dội tiếng thánh ca. Và khi vào đây tôi mới thấy ca đoàn đang tập hát. Không bỏ lỡ cơ hội tôi giơ máy lên chụp một pô hình.



Khi đó tôi vừa hỏi ông hướng dẫn là thế nào là sự khác nhau giữ cathedral và basilic. Vừa quay sang chụp ảnh, khi quay lại thì ông ta cằn nhằn tôi: You đâu có nghe câu trả lời đâu, lại thấy you quay đi chỗ khác rồi. Nói xong, ông bươn bả kéo cả nhóm đi ra ngoài, mặt khó đăm đăm làm cho tôi thật sượng sùng hết chỗ nói.

Nói chung, điều làm tôi khá bâng khuâng là bàn thờ nơi cử hành thánh lễ tôi thấy quá đơn sơ, hầu như không có gì. Và dường như toàn bộ nhà thờ thấy có gì đó trống trải, ít trang trí. Với chi phí hơn 1 triệu anh kim để duy trì sinh hoạt của nhà thờ mỗi năm, sự lấy vé vô cửa tham quan là lý do để du khách góp phần vào. Vì với tình trạng tín đồ giảm sút của giáo hội nói chung ở Âu châu theo như báo chí đăng tải, nỗ lực duy trì nhà thờ quả là một khó khăn cho các vị cai quản.
Tôi lên thang lầu để xem bảo tàng kính (stained glass). Đây là một gian phòng khá rộng và chưng các tấm kính cùng ghi chú về lịch sử phát triển của ngành nghệ thuật này . Thật không biết phải dịch sang tiếng Việt ra sao loại kính này. Và môn này cũng là một đặc sắc của nghệ thuật Âu châu.



Sở dĩ tôi nói tiếc thay vì tôi chọn đi lên coi Octagon là vì chưng bày này nguời ta có thể thưởng ngoạn nó dễ dàng ở Victoria and Albert Museum ở London. Thậm chí cuốn phim tài liệu chiếu cách làm kính cũng mượn từ viện bảo tàng này. Trong khi Octagon là độc nhất vô nhị không thể thấy ở đâu khác. Nhưng lỡ rồi. Cơ thể tôi mà ở mải miết trong công việc nào lâu lâu là nó khó tiếp thu nổi nữa, và tôi đang muốn biết phố xá có gì lạ.

Ngoài đường thì tôi thấy cũng như nhiều thị trấn khác, có mới có cũ. Đi lần xuống mé bờ sông thì thấy có quán trà nổi tiếng, treo bảng Britain's Top Tea Room 2007. Thì ra ở Anh còn có trò thi thố quán trà nữa. Quán mang tên Peacock's Tea Room. Bên ngòai nhìn bình thường nhưng vào trong thì thấy cách bài trí thanh nhã, ấm cúng vô cùng. Cái menu dài mấy trang lớn có đủ các lọai trà. Trời ơi, sao mà người ta vẽ duyên thế này. Với tôi, trà sen, trà lài, trà xanh, trà móc câu, trà đá là thấy khó chọn rồi, mà ở đây lại quá trời quá đất thế này. Có người bảo là chính người Ấn độ học uống trà là từ Anh. Ai đi Ấn đều biết là dân ở đó uống trà sữa rất phổ thông. Họ đã học món này trong thời bị Anh thuộc địa. Giống như VN ta học uống cà phê,ăn bánh mỳ, bơ, sữa từ dân Pháp vậy.

Con sông kế bên, chắc là con sông Ouse nói trên chứ gì nữa, lặng lờ với vài cây liễu nghiêng mình soi bóng. Dưới sông có vài chiếc ghe đang đậu. Có cây cầu bắc qua sông, nhưng lại cấm không cho người lạ băng qua, bên kia là khu dành riêng.


Sông Ouse

Ghe trên sông ở Anh thấy bít bùng và dài thích hợp cho các con sông hẹp của Anh. Người ta có thể mướn ghe đi du ngoạn trên sông, có lẽ có người cũng lấy ghe làm nhà ở chăng? Nhìn ghe tôi nhớ thuyền Thiên Nga trong truyện Vô Gia Đình. Bà mẹ người Anh của Remy đã mua chiếc thuyền để làm phương tiện dưỡng bệnh cho con trai út. Và chiếc Thiên Nga đã đi trên các con sông ở miền Nam nước Pháp. Tôi bồi hồi nhớ lại mơ ước của mình ngày xưa... Sách truyện đã "đầu độc" tâm trí tôi, làm cho tôi mơ mộng hết món này đến trò nọ.

Trở lại khu thị tứ, lúc này đã hoàng hôn, nắng dát vàng trên ngôi thánh đường diễm lệ.



Gần đó là ngôi nhà cũ của Oliver Cromwell, người được tôn là Lord Protector of Commonwealth. Ông và gia đình đã cư ngụ tại đây trong 10 năm từ 1636 tới 1646. Tượng ông có thấy tại Nghị Viện Anh ở Westminster, London.



Bức hình trên đây tôi đã chụp theo một tờ báo tình cờ nhặt được. Đi lùi ra xa để cho cụm hoa thêm vào, bức hình xinh hơn là cứ chụp ngôi nhà trơ trọi.
PC
#205 Posted : Wednesday, April 14, 2010 10:21:32 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
stained glass, Mme Ngô gọi là kính vạn hoa!
Mme Ngô
#206 Posted : Thursday, April 15, 2010 4:19:27 AM(UTC)
Mme Ngô

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 161
Points: 0

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

stained glass, Mme Ngô gọi là kính vạn hoa!



Chị Lầu.
Rosace mới là kiếng vạn hoa chị ôi. Nó là stained glass với hoa văn đối xứng xếp quanh trục tâm điểm, thành ra stained glass khơi khơi vậy chưa chắc đã là kiếng vạn hoa đâu nha.

Cathedral khác Basilica thế nào, chịi hỏi rồi ngó lơ thành cũng như không.. Vậy nên em giải thích cho chị nghe hén.
- Cathedral (cathédrale) tiếng việt nghĩa là Nhà thờ chánh tòa. Chánh toà là toà chánh, cơ ngơi chánh thức, bị vì đây là nơi làm việc, là tổng hành dinh của đức giám mục cai quản giáo phận. Nhà thờ chánh toà thường phải đủ bự để hàng năm hàng giáo phẩm của toàn giáo phận tụ về ít nhứt một lần đặng gặp gỡ họp hành bàn luận những chuyện liên quan tới sanh hoạt tế tự với vị chủ chăn (tức đức Giám mục Bishop)
- Basilique tiếng việt dịch là Vương cung thánh đường - Basilikes hàm ý vua chúa royal - Đây là một nhà thờ lớn với bề dày lịch sữ, được chọn đặc biệt để upgrade thành vương cung, thường là nơi để thờ phượng kính mến cách riêng một ông thánh bà thánh nào đó của Giáo hội thiên chúa giáo, trong số đó Thánh mẫu đồng tring Maria được coi như dẫn đầu, là Notre Dame - trong vai trò đồng công cứu chuộc.

Có khi trong một vài giáo phận, Basilique được chọn làm Cathedral. Chẳng hạn như giáo phận Sài Gòn cũ, Nhà thờ Đức bà trên đường Tự Do trước Bưu điện, vừa là vương cung thánh đường, vừa là nhà thờ chánh tòa thành phố.
Cũng theo cách ấy, nhà thờ St Denis tại ngoại ô Paris (phải St Denis thuộc ngoại ô Paris hông dzậy ?) cũng là Basilique-Cathedral của giáo phận này.
St Denis còn là nơi chôn cất hoàng tộc vương triểu pháp quốc, xây dựng y hình lâu đời từ thời la mã lận. Tương truyền thánh Denis sau khi thua trận (uýnh với dị giáo thời Clovis thì phải) bị chém mà còn cắp thủ cấp của mình chạy miết từ Paris về tới đây rồi mới rớt xuống ngựa. Còn y hình cái nữa là... Joan of Arc trong trận chiến 100 năm với Anh, cũng bị bắt tại đây, rồi bị quân thù thử bỉ bằng cách cắt đi mớ tóc mây và cho bận đồ đờn ông (một phương thức hạ nhục thời trung cổ) trước khi bị giải về Rouen và đưa lên giàn hỏa, khi ấy mới 17 tuổi.

Dà... cái chi em nói y hình nghĩa là hổng nhớ chắc nhưng làm biếng check. Em còn đang lu bu... phi thuốc phiện !
Xin hết.
Tongue
PC
#207 Posted : Saturday, April 17, 2010 7:26:11 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
tự điển Tinh vân gọi là kính màu. Vậy cũng đơn giản.
Cám ơn Mme về sự phân biệt nhà thờ chánh tòa và Vương Cung Thánh Đường.
PC
#208 Posted : Sunday, May 2, 2010 3:25:33 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Sandringham

Tới trạm King 's Cross thì vừa đúng 8:45. Vậy là phải chờ đúng một giờ nữa mới có chuyến kế. Đi vào 9:45 tới nơi là 11:21.
Cũng thuộc tuyến đường đi tới Ely như kỳ rồi, nhưng kỳ này đi xa hơn một chút. Trạm phải xuống là King 's Lynn. Giá vé khứ hồi là 29 anh kim. Ngồi ở bến xe chờ đợi. Thấy cũng có mấy bà già già ngồi đợi, họ đi một mình, làm tôi nhớ truyện Chuyến Tàu 16:45 của Agatha Christi. . Tôi thích khung cảnh sống của Anh vào thế kỷ 19 hay đầu 20. Thấy nó gần gũi quen thuộc với mình hơn là bây giờ. Dám là mình từng sống ở London vào thời kỳ xa xưa đó ở tiền kiếp nào, cho nên cứ nghe như thân thuộc với cái thời kỳ đó. Tôi ngó dân chúng quanh mình, thấy mến họ một cách vô căn cứ. Họ cũng cùng với tôi đang làm một chuyến du hành, bất kể lý do của chuyến đi của họ.
Tới King 's Lynn, ra khỏi trạm là phải đi tìm bến xe bus ngay bằng cách hỏi thăm. Bến xe bus cũng gần với bến xe lửa chừng vài phút đi bộ, nhưng cũng phải hấp tấp vì nếu lỡ chuyến thì lại mất thêm thì giờ. Bến xe bus cũng có chừng gần 10 "bay", tôi tẩn mẩn dịch là cột vậy.
Chuyến xe bus số 41 nối liền King 's Lynn với Hunstanton là thị trấn ven biển.
KL là thị trấn ở cửa sông và là trạm cuối của tuyến xe lửa First Capital Connect này. Tôi tính đi lên trước để trèo lên tầng trên của chiếc xe bus hai tầng đặc biệt của Anh. Nhưng có hai đứa bé đã nhanh chân hơn tôi và mỗi đứa lại dành một băng ghế hai chỗ để chừa cho ba má chúng lên sau. Tôi thích ngắm cảnh cho nên hay chọn hàng ghế đầu ở tầng trên xe bus. Nhiều người sợ hàng ghế đầu vì đó là hàng ghế nguy hiểm nhất nếu có tai nạn, nhất là sau khi có tin một chiếc xe bus số 188 bị cây mọc de ra phang cho một cái gây ra cái chết cho một người đi bộ và làm bị thương hai người khách đi xe, chắc là mấy người ngồi đàng trước của tầng trên vì sau đó ít thấy thiên hạ dành hàng ghế này một thời gian.
Xe bus đi qua vùng như thôn dã sau khi ra khỏi thị trấn. Cây cối đã bắt đầu rộn ràng đón xuân sang.
Khoảng hơn 20 phút thì tới Sandringham. Đây là cơ ngơi của dòng họ hoàng gia Anh quốc.
Sandringham là của riêng (private) của hoàng gia. Nói vậy có nghĩa là tài sản này là thuộc về họ chớ không phải là tài sản quốc gia như điện Buckingham hay lâu đài Windsor chăng?



Muốn vào trong phải trả tiền vô cửa là 10 anh kim. Nhưng bên ngòai - cũng thuộc cơ ngơi này - người ta có thể dạo chơi trong một khu rộng lớn như công viên cây xanh. Nguyên là từ năm 1968 thì Nữ hoàng dành ra 142 mẫu đất để làm thành Country Park (dịch là công viên Đồng quê không biết được không). Công viên này được mở rộng dần và tới nay thì nó đã đạt tới 243 mẫu rồi (khoảng 600 acres). Như vậy thì hoàng gia đâu có nghèo đi như tôi tưởng, họ mua thêm đất cát đó mà! Công viên này được đậu xe và thăm miễn phí. Thấy có một dãy tiệm tùng phục vụ cho nhu cầu du khách vừa để kiếm tiền theo đúng cung cách làm ăn chu đáo của ngành du lịch Anh quốc. Cứ đi tham quan kiểu này riết rồi tôi ngại ngùng biết mấy khi nghĩ đến các quốc gia còn đang trên đường phát triển mà thiên hạ hay mô tả lại, như Việt Nam, Ấn độ..

Bước vào bên trong bức tường cao là lối đi dẫn vào nơi chính. Thì ai cũng muốn bươn bươn đi tới nơi có thấp thoáng tòa nhà màu gạch đỏ ở cuối đường. Đi coi cho lẹ vì nghe nói là phải mất tới 4 tiếng mới tham quan cho hết cơ ngơi này.



Nhưng trước khi rẽ vào nhà thì thấy bên trái có một một tượng Phật ở xa xa. Tôi đi tới thăm. Tượng Phật không có ghi chú gì, thành ra cũng không biết nguồn gốc của tượng từ đâu, và tượng là vị Phật nào đây. Phong cách có vẻ như lấy mẫu từ tượng Trung quốc. Trên lòng Ngài có một mớ tiền kim lọai. Phong tục để tiền vô tượng Phật năm rồi nghe thiên hạ ở VN kêu rêu quá trời. Các thiện nam tín nữ đi chùa hay nhét tiền giấy (mệnh giá nhỏ híu) vào tay, vào chân các tượng Phật, tượng La Hán ở các chùa miền Bắc. Miền Nam không có vụ này. Rồi ở đây lại thấy tiền cắc nằm trong mình tượng Phật nữa. Không hiểu người bỏ tiền lên đó là với mục đích gì?



Vườn cảnh ở đây cũng được cắt xén tỉa tót chu đáo như đa phần các vườn cảnh ở các cơ ngơi mở cửa cho du khách thăm viếng. Dĩ nhiên mỗi nhà đều có phong cách riêng, và đi dạo chơi trong các vườn cảnh là một thú tao nhã. Anh quốc nổi tiếng về phong cách vườn của nó cũng phải.

Bước vào căn nhà chính, có người đứng ngòai sóat vé, và họ giữ luôn vé, cho biết là sau khi thăm nhà thì có thể đi thăm bảo tàng viện ở phía sau. Tôi chưa thấy nơi nào đòi giữ vé vô cửa các nơi thăm viếng cả. Lạ quá, tôi tiếp tục suy tư coi tại sao kỳ vậy.
Căn nhà này được Nữ hoàng cho mở cửa đón du khách vào xem từ năm 1977 nhân kỷ niệm Lễ Bạc Silver Jubilee 25 năm trị vì của Nữ hoàng. Vườn thì đã được mở cửa cho công chúng vào thăm từ năm 1908 dưới thời Vua Edward VII, Bảo tàng khai trương vào năm 1930 dưới thời Vua George V. Tôi thấy tính toán như vậy cũng hay. Nghĩa là bà không có gì để che giấu cả. Dù cho thu nhặt sưu tầm sở hữu bao nhiêu thứ, rốt lại ai cũng có thể được vào tận mục sở thị các thứ này. Như vậy, ai còn muốn lật đổ bà xuống để làm gì? Tongue Coi bộ tôi có vẻ "bảo hoàng hơn... Queen" chăng?
Cũng như nhiều cơ ngơi khác ở xa Luân Đôn, nơi đây chỉ mở cửa tiếp du khách vào mùa du lịch mà thôi. Cụ thể là từ tháng 4 tới hết tháng 10. Vậy rồi các tháng khác nhân viên thất nghiệp làm sao ta ? Thiệt tình nhiều khi thấy mình cũng hay lo chuyện bao đồng.
Vô nhà xem cũng không được chụp hình. Du khách được căn dặn nghiêm ngặt. Có lẽ lý do an ninh hơn là chỉ sợ đèn flash làm hỏng các báu vật trong nhà. Dinh thự tuy lớn rộng nhưng du khách chỉ được coi có ít phòng mà thôi. Cũng có đủ các phòng mà ta thường thấy trong các nhà ở của Anh, nhưng du khách không được cho vào phòng ngủ, chắc là ở trên lầu vì mọi người chỉ được đi dưới tầng trệt mà thôi. Thôi cũng phải, phòng ngủ là nơi riêng tư cuối cùng, nếu cũng để mọi người vào dòm ngó thì khó chịu thiệt.


Drawing Room

Năm 1870 vợ chồng Thái tử sau này trở thành vua Edward VII và Hoàng hậu Alexandra xây dựng nên dinh cơ này và truyền tới nay là bốn đời hoàng gia. Hoàng hậu Alexandra và hoàng hậu Mary là người có khiếu thẩm mỹ đã sưu tập nhiều món đồ mỹ thuật, cộng thêm quà tặng của các ông hoàng bà chúa Nga và Âu châu tới thăm nơi này. Vậy nghĩa là tới nhà ai chơi thì nhớ mang quà theo!
Báu vật Đông phương thì thấy đồ Tàu chiếm đa số trong bộ sưu tập của các nhà quý tộc giàu có ở Anh. Ở đây cũng không ngọai lệ. Đồ sứ Trung quốc, các lọai ngọc thạch, bình phong sơn mài, tủ khảm xà cừ gợi nhớ một thời huy hoàng của đế quốc Anh ngày xưa. Phòng cuối trước khi bước ra ngòai là phòng Khiêu vũ (Ball room). Tại đây nhạc nhẹ được mở ra. Tôi nhận ra hai bài, một trong hai là Dòng Sông Xanh.....Điệu Valse quý phái trỗi lên trong khung cảnh nơi từng xảy ra hàng bao nhiêu buổi khiêu vũ dành cho hàng vua chúa. Tôi đang đi tới đi lui chung đụng với họ, chỉ khác nhau một chiều kích thời gian. Cảnh xưa là đây mà người cũ đâu rồi.



Xong phần nhà thì đi ra vườn sau để uống cà phê và xem bảo tàng. Chúng được thiết đặt ở chuồng ngựa cũ của nhà. Cho nên phòng trà có tên là Stables Tea Room (Phòng trà Chuồng ngựa). Trên tường có hình ảnh của chủ nhân nhà, tôi có chụp tấm hình bà Elizabeth đệ nhị bên cạnh con ngựa. Nhà quý tộc nào cũng có chuồng ngựa và biết cỡi ngựa hay đi săn. Đó là cung cách sống trưởng giả mà ta có thể tìm thấy trong các truyện hay phim ảnh. Tôi cám ơn nhất là phim ảnh, đã đưa tôi đến xem nhiều nơi chốn một cách nhanh chóng, rẻ tiền. Và kỹ nghệ phim ảnh, nhất là Hollywood đã xuất sắc trong việc đưa lịch sử như thật vào các phim ảnh của mình. Tôi coi phim không phải vì tình tiết hay các câu chuyện kể, mà là coi cái khung cảnh lịch sử, địa dư, nhân chủng, xã hội do phim mang lại. Ngồi uống trà trong các phòng trà ở các địa điểm du lịch Anh là một thú vị khác. Nhiều bàn được mang ra đặt bên ngòai nếu trời ấm. Cũng trà, cũng bánh ngọt mà thôi, nhưng lòng nghe thanh thóat biết bao.

Sau đó là đi vào xem Bảo tàng. Cũng nằm trong khu chuồng ngựa hay nhà kho. Độc đáo nhất là các phương tiện chuyên chở của hoàng gia. Xe hơi, xe ngựa, xe chữa lửa, xe đạp, xe đạp ba bánh, xe mẫu giống chiếc của James Bond Aston Martin trong phim Goldfinger. Museum cho phép chụp hình. Mới đầu thì ai cũng chụp hình mấy chiếc độc đáo làm kỷ niệm, nhưng đi một lát rồi thì mệt ứ.. . Và lại còn có dựng các hình chụp các hình ảnh liên quan tới sinh họat của chủ nhân từ thời xưa dính dấp tới dinh cơ này. May mà ngành nhiếp ảnh đã được phát minh vào thời kỳ đó cho nên kẻ hậu sinh mới có dịp chiêm ngưỡng cảnh xưa người cổ. Tôi gỡ gạc chút đỉnh bằng cách chụp lại hình ảnh các phòng ốc trong phòng chưng bày.

Trong phòng chưng bày cổ vật tôi chú ý tới một cái ghế của Tàu. Tôi chắc là đây là chiếc ghế của Hoàng đế vì có chạm hình rồng trong đó. Không có người dân hay quan nào lại dám chạm hình rồng trên đồ đạc và sử dụng mà không bị mang tội khi quân. Trời đất ơi, vào lúc khói lửa kinh thành, báu vật triều Minh, triều Thanh bị xâu xé cướp bóc bao nhiêu. Rồi lan man tưởng tượng đến nước nhà, tới nay vẫn còn chưa biết cổ vật của hoàng triều Nguyễn đang chu du ở nơi đâu trên trái đất này.
Dĩ nhiên là thành tích săn bắn của mấy người thích đi săn nữa: sư tử, cọp, beo để vài bộ da lại đây. Sừng sỏ của đám hươu nai dê tê giác cứ là treo la liệt. Ngà voi cũng mấy bộ. Rồi tới tặng vật của các quốc gia thuộc địa hoặc trong khối Thịnh Vượng Chung. Coi thứ này tôi đâm ra thắc mắc, không biết ở Paris có nhà bảo tàng nào chưng đồ của Việt Nam hay không. Nếu ai biết viện nào thì xin chỉ giùm.

Xong bảo tàng rồi là đi quanh một vòng để xem khu vườn ở mạn sau. Thấy có mấy cái nhà chắc dành cho nhân viên làm việc, không được vào. Cỏ cây mùa xuân thịnh mậu vô cùng, nhất là lọai lạc hồn hoa tràn trề tô điểm. Nhưng thực sự là vườn quá rộng nên không có tỉa tót nhiều, cố tình để hơi hoang dại chút đỉnh để quến chim chóc bướm ong. Tôi thấy có những thứ mà phải chính mắt ta trông thấy, tai ta nghe, da thịt ta tiếp xúc thì mới thưởng thức được cái đẹp của nó. Như pháo bông, như hoa lá cỏ cây, như núi như biển, cảnh vật thiên nhiên. Còn chụp hình thì không thể nào chuyển tải được cái đẹp của chúng.
Thật sự vườn quá rộng không thể đi cho hết được, đành phải trở ra, thấy nhà thờ ở bên ngòai cổng mở một chiều, nghĩa là khi ra khỏi cửa thì không trở vào được. Ra là ra luôn. Trong nhà thờ thấy có các bộ đồ thờ bằng bạc do các vị trong hoàng gia dâng tặng. Nhà thờ này là nơi hoàng gia tham gia thánh lễ giáng sinh mỗi năm.






PC
#209 Posted : Wednesday, May 5, 2010 10:23:33 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Victoria and Albert Museum

Mới đầu tôi tưởng đây là nơi lưu giữ của cải sưu tập của nữ hoàng Victoria trong thời gian dài trị vì của bà, thời đại mà Anh quốc làm bá chủ trên thế giới, nhưng thật ra thì nó còn là nơi lưu giữ các bộ sưu tập của các người khác nữa: họ tặng lại cho viện bảo tàng. Viện sẵn sàng và khuyến khích người khác có muốn tặng lại cho viện thì họ hoan nghênh lắm, thì cứ ghi trong chúc thư đi, khi chết thì viện đến nhận. Đây là viện bảo tàng mỹ thuật lớn nhất thế giới. Chắc là đúng vậy chớ không lẽ "dân chơi" mà lại nói dóc cho bị biếm nhẽ!

Lâu lắm rồi tôi không còn có những xúc động tới ứa nước mắt, nhưng có một lần đi thăm viện BT này và chợt bước vào cái phòng Jewellery của nó, bỗng nhiên mũi tôi bưng bức lên, cứ dân dấn nước mắt muốn trào ra khỏi mi. Tôi muốn khóc vì nghĩ tới cái lúc phước tôi khi xài hết, khi cạn kiệt, tôi sẽ không còn được léo quéo tới các nơi này nữa....

Bảo tàng cho phép chụp hình, nhưng đặc biệt phòng Trang Sức thì lại cấm không cho chụp, chắc chắn là sợ người ta đem về nghiên cứu phòng ốc ra sao rồi giở trò ăn trộm như ta thường thấy trong phim ảnh. Tôi vốn là người rất ít để tâm tới nữ trang, vàng bạc, thời trang v..v...nhưng khi ngó các tủ kiếng đựng đồ quý giá của các viện bảo tàng Anh quốc thì không khỏi sửng sờ, phải hết lời tấm tắc khen ngợi. Trời đất ơi, sao mà nhiều kiểu cọ, nhiều đồ quý giá như thế! Ngọc ngà, châu báu của bao đời vua và các vị công hầu khanh tướng, nay đem trưng ra đây cho thế giới tha hồ thưởng ngoạn. Vào xem miễn phí, hoàn toàn miễn phí. Chỉ so sánh Anh và Pháp về phương diện này là người ta cũng thấy Anh "hơn" Pháp về tiền bạc. Các viện bảo tàng lớn ở London đều miễn tiền vô cửa!
Điểm đặc biệt nữa của bảo tàng VA là nỗ lực của các nhà nghiên cứu cố gắng để truyền bá kiến thức chuyên sâu cho người xem. Như tôi có nói một lần ở trên, họ chỉ cách làm sao làm thành kiếng màu trong các đoạn video ngắn đặt sẵn ở phòng là một thí dụ. Ai muốn nghiên cứu, học hỏi thì vào đây tha hồ mà nghiên cứu.
Có lẽ mỗi người có cái gu riêng. Vì bảo tàng quá lớn cho nên có khi người ta cầm bản đồ rồi đến ngay nơi người ta thích xem. Tôi thấy thiên hạ thích vô phòng Fashion (nhất là phụ nữ), người Á châu thì lai vãng ở phòng China, Japan, Nam Á v..v..Tôi để ý không thấy món nào mang dấu ấn Việt Nam cả. Ở trong khu Thái Lan tôi còn thấy thắt lưng của hoàng hậu Thái. Lạ quá, món đồ cực quý như vậy lại không được vào phòng Jewellery, mà lại nằm trơ trơ ở bên ngòai hành lang, tuy có tủ kiếng (chắn chắn là có alarm rồi).
Bộ sưu tập các đồ thờ phượng, thánh tích của Thiên chúa giáo cũng gây ấn tượng. Các món này nằm trong tủ kính cho nên có chụp hình cũng ra mờ thôi. Nhưng nhìn bên ngòai thì thật là sáng choang lộng lẫy. Có cả một mảnh gỗ của thánh giá mà Chúa Jesus bị đóng đinh. Tương truyền thánh giá đóng đinh Ngài được tìm thấy và các quốc gia có đạo được chia mỗi nước một mảnh. Và tất nhiên là thánh tích như thế thường được nằm trong các thánh đường vĩ đại của nước sở tại. Có lẽ trải bao biến thiên, các phẩm vật quý giá lọt vào tay của nhà sưu tập nào đó, và sau cùng họ tặng lại cho quốc gia chăng.

PC
#211 Posted : Saturday, May 8, 2010 6:02:31 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)


thánh tích thập tự giá đóng đinh chúa Jesus (mảnh gỗ nằm trong hộp có hình thánh giá với hai thanh ngang). Đuợc cho là do nữ hoàng Helena tìm thấy ở Jerusalem vào thế kỷ thứ 4 và sau đó đuợc phân phát cho khắp Christendom.
PC
#212 Posted : Thursday, June 3, 2010 5:08:40 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Các công viên đáng kể ở London

Nói chung, chỗ ở của dân chúng bên London so với các thành phố khác ở Hoa Kỳ thì nhỏ hẹp. Nếu ai coi phim The Queen thì còn thấy nhà riêng của thủ tướng Tony Blair rất là khiêm tốn. Ngay như dinh của Thủ tướng Anh mà người ta hay gọi là số 10 Downing Street cũng rất ư là tầm thường. Nó giống như một cái appartment chớ hổng được là một villa dù nhỏ. Nhưng các công viên trong thủ đô thì lại xuất sắc mà chắc là không có thủ đô nước nào sánh bằng. Thử kể vài công viên nổi tiếng ở đây như Green Park, Saint James Park, Hyde Park, Kensington Park, Greenwich Park, Regent Park, Kew Gardens, Richmond Park, Holland Park, Battersea Park, Victoria Park, v..v...

Trong các công viên nói trên thì Green Park đúng như cái tên là không thấy trồng bông hoa gì cả, trừ bông lạc hồn hoa (thủy tiên đất) vào đầu xuân được thả cho một dải dài cho vui mắt khách qua lại sau một mùa đông trơ trọi. Tuy xấu háy vì không được có bông hoa gì, nhưng nó được nhiều người qua lại tới lui là nhờ đứng cạnh dinh Buckingham. Thế đó, gần mặt trời thì cũng mát mặt mát thân.
Tôi có đi vài nước và có dịp so sánh với Anh quốc về công viên vườn tược thì thấy London chắc có thể được xếp vào hạng nhất về công của bỏ ra săn sóc cho chúng. Đi dạo trong các công viên này, nhất là vào mùa xuân và hè, khi cây cối sum suê cành lá, khi các lòai hoa đã tranh nhau khoe sắc khoe hương, thì quả là một thú vui thanh nhã biết dường nào. Ở London ta đi chơi trong công viên thì an toàn, hầu như không thấy các thành phần bất hảo như ăn xin, bụi đời, vô gia cư như nhiều nước khác. Tiện thể cũng mở dấu ngoặc là ở đây hầu như việc vẽ bậy trên tường rất ít khi thấy. Không như Paris và nhất là Berlin bọn vô giáo dục đã bôi bẩn thành phố của họ mà thủ đô chắc cũng không đủ ngân sách để giải quyết. Ở London, họ xử lý rất nhanh. Có khi đi qua bức tường ở Greenwich Park, tôi thấy một nhân viên đang lau chùi các dòng chữ mới vẽ tối qua. Chính điều này đã làm ngã lòng bọn vẽ bậy, vì có khi chúng thấy công trình của chúng mà cứ được để nguyên thì lại cứ tiếp tục làm tới. Paris nhìn có vẻ xuống cấp chính cũng một phần bị các vết tích bôi bẩn này. Và so với nó, London nhìn thấy sạch sẽ hơn nhiều.
Công viên ở London nhìn thấy xanh tốt. Có người bảo là tại xứ này nhiều mưa. Hoa cỏ được trồng trọt chăm bón tỉ mỉ, vườn cảnh được bố trí theo đúng bài bản, tỏ ra là các tay coi sóc đều là các chuyên viên lành nghề. Ngọai trừ Kew Gardens phải trả tiền vô cửa, còn các công viên khác đều free. Kew Gardens tại do có các nhà kính mà phải lấy tiền.
Tôi thấy cái công phu và tiền bạc bỏ ra khá nhiều cho các công viên này. Cho nên, được dạo chơi trong các vườn hoa muôn hồng nghìn tía lúc nào cũng sẵn sàng mà không tốn công cán gì (trừ tiền xe bus, xe metro để tới nơi) tôi cảm nhận về phước báu lớn lao mà mình được hưởng.
Ở VN, dễ dầu gì mà một thân một mình, một phụ nữ có thể trải chiếu nằm dài ra trên một bãi cỏ công viên, có khi nhắm mắt ngủ quên, lơ tơ mơ nghe chim hót líu lo, hay ngắm nhìn bọn sóc loăng quăng chạy qua chạy lại. Vào những ngày trời nắng ấm, công viên nào cũng đông đúc người vào nằm ngồi thưởng thức không khí ấm áp và hương thơm thoang thoảng của cỏ cây hoa lá.
Các công viên rộng lớn nằm ở ngay trung tâm London như Hyde Park, Kensington Park, Regent Park, Saint James Park, Greenwich Park trước kia vốn là nơi săn bắn của hoàng gia cho nên mới rộng bạt ngàn như thế. Không biết là nếu nước Anh bị rơi vào tình trạng loạn lạc do tiến trình dân chủ hóa theo xu hướng chung của nhân lọai thì các khu công viên này có đã bị xâu xé cướp giật và chia cho dân nghèo hay không. Ý của tôi là thí dụ như Paris, có bị thay đổi gì nhiều về hình hài sau cuộc cách mạng đòi tự do dân chủ vào thế kỷ 18 hay không? Nhưng tôi có cảm tưởng là chế độ quân chủ mà khéo léo như hoàng gia Anh thì người ta vẫn duy trì được ngôi vua mà vẫn phổ biến được tinh thần tự do, dân chủ. Còn các nước đòi lật đổ chế độ quân chủ để thay bằng các hình thức dân chủ mà các vị lãnh đạo chỉ dùng dân chủ như chiêu bài để tóm thâu quyền lực như các vị hôn quân thì phỏng có tốt hơn chăng.

Nếu muốn biết đặc điểm của vườn Anh như thế nào thì du khách có thể ghé thăm Regent Park, vì nơi đây có một khoảnh gọi là English Gardens. Trời đất, nếu không ai nói thì tôi cũng không biết phân biệt vườn nào là kiểu Ý, vườn nào là kiểu Pháp, kiểu Đức hay kiểu Anh. Ở Regent Park đặc biệt có một khoảnh vườn kiểu Nhật, duy nhất kiểu dáng nước ngòai được lọt vào đây. Ở Holland Park cũng có một khoảnh dành cho kiểu Nhật. Tàu tuy có nhiều ảnh hưởng trong các bộ sưu tập giới nhà giàu, nhưng lại không thấy bóng dáng trong các kiểu vườn ở các nơi mà tôi tham quan ở Anh. Nhưng ở Kew Gardens có một ngôi tháp kiểu Phật giáo do nhà thiết kế đi du lịch sang Tàu mang về ý tưởng đó từ hồi mới thành lập ngôi vườn này.

Công viên Regent Park vốn là của tư nhân, do một số dân cư sống chung quanh đồng ý cho công chúng tự do tham quan một phần lớn, họ vẫn giữ lại một phần nhỏ để sinh họat riêng. Dinh thự chung quanh (chủ nhân của vườn trước kia) là những kiến trúc sang đẹp, tôi ngắm mà tấm tắc khen ngợi màu trắng ngà tinh khiết được chọn sơn và không cho màu nào khác chen vào


PC
#213 Posted : Saturday, June 5, 2010 6:16:20 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
British Museum

Đây cũng là nơi tôi hay đi ngắm nghía. BM nổi tiếng có cục đá Rosetta Stone mà nhờ đó nhân lọai có thể hiểu được một thứ tiếng cổ xưa đã thất truyền. BM còn là nơi có bộ sưu tập về các xác ướp Ai Cập rất phong phú. Đây cũng là nơi có một bộ sưu tập vĩ đại về điện Pathenon lấy từ Athena của Hy Lạp. Cả Ai Cập lẫn Hy Lạp, nhất là nước sau đã lên tiếng đòi lại các báu vật của quốc gia họ. Hy Lạp cho đó là một sự ăn cướp do các nhân vật quyền thế trong thời Hy Lạp dưới sự thống trị của ngọai bang. Dĩ nhiên là báu vật vô giá như vậy thì dễ dầu gì nước Anh trả lại. BM có in bản thông tri và trình bày lý lẽ tại sao họ lại nên giữ. Đây là nơi bảo quản tốt, bảo tàng lại cho mọi người vào coi miễn phí, sự thủ đắc cũng không phải là cướp đọat (tôi đang tìm lại bản thông tri này để viết cho chính xác hơn). Mới đây hoàng tử William có hứa là sẽ tìm lại cái đầu của một thổ dân Úc bị chặt và mang về Anh để trả lại cho họ (nhưng bảo tàng National History Museum cho biết là trong kho chứa đầu của họ không có cái đầu đó), cho nên có người bảo vui là nếu khi tức vị đăng quang, biết đâu ông vua mới sẽ làm một cử chỉ đẹp là trả lại cho Hy Lạp báu vật này để xoa dịu lòng căm hờn của các thuộc địa cũ. Tuy nhiên, nếu lý luận như thế thì không lẽ người ta hoàn trả lại tất cả những gì mà các nước trên thế giới đã cướp qua cướp lại trong các cuộc chiến chinh. Thế giới sẽ hỗn loạn biết mấy nếu ai nấy trở về vị trí cũ, mà rồi làm sao biết cái nào cũ nguyên thủy.

Trước khi tách rời ra khỏi bảo tàng để dọn về khu King Cross thành thư việc quốc gia (British Library), phòng đọc sách cũng là nơi nổi tiếng được những người lịch sử đến nghiên cứu học hỏi. Trong đó có Karl Marx và Lenin. Marx đã ngồi ở đây để miệt mài hoàn thành cuốn Tư Bản Luận. Khi Gorbachev ghé thăm viện bảo tàng, ông có nói chính cái bảo tàng này chịu trách nhiệm về sự hình thành chủ nghĩa cộng sản (!).

Đồ VN chỉ khiêm tốn trong một kệ nhỏ, nhưng một tác phẩm của Oger minh họa cách đúc tiền đồng của người Việt xưa được giới thiệu trong căn phòng nói về tiền tệ.




PC
#214 Posted : Saturday, June 26, 2010 12:45:09 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)

VAA: Art and Love

Cho coi miễn phí cho vừa lòng nhân gian thì cũng đúng lẽ, nhưng không lẽ không gỡ gạc bà con thiên hạ chút "ngân" nào hay sao? Cho nên trong viện bảo tàng nào cũng có kèm theo một hay hai cuộc triển lãm có lấy tiền. Thí dụ Henry Moore ở Tate Britain, thời trang của Grace Kelly ở Victoria & Albert Museum v..v...Buckingham Palace thì mỗi năm chỉ mở cửa State Rooms có vài tháng (ai coi phim National Treasure có Nicholas Cage đóng thì thấy cảnh này), nhưng các tháng khác vẫn có các cuộc triển lãm có chủ đề nhất định. Thí dụ như chủ đề Victoria and Albert: Art and Love chọn lọc từ bộ sưu tập hoàng gia. Thời đại Victoria để lại một dấu ấn lớn lao trong lịch sử cũng như các ngành nghệ thuật, kiến trúc, phong cách v..v.....Bà thích vẽ, ông cũng ưa hội họa. Họ thích các món cổ ngoạn nghệ thuật.... Họ sưu tập nhiều món đặc sắc, cũng như được tặng biếu toàn là thứ thượng đẳng. Buckingham dành một khu nhỏ gọi là Queen's Gallery để trưng bày chủ đề này chủ đề nọ.
Khu trưng bày chia làm 4 phòng chính, phân biệt nhau bằng màu tường. Trước khi vào phải qua máy quét như khi đi lên máy bay vậy. Mua vé thì được hỏi từ đâu tới để vô máy computer. Có vậy mỗi năm làm thống kê mới biết tình hình du khách tới thăm....

Victoria rất yêu chồng. Ông đã cho bà làm mẹ 9 đứa con nhưng ông yểu mệnh, từ trần sau một cơn sốt typhoid fever ở cái tuổi 42, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho nữ hoàng.

Họ mua sắm rất nhiều thứ, có khi từ trước cuộc hôn nhân, có cái hai vợ chồng sắm sau, thứ thì người này tặng người kia, hoặc các ông hoàng bà chúa nước ngòai tặng dữ. Nào tranh hội họa, nào tượng điêu khắc, nào chân đèn khổng lồ, nào ghế sofa có khung làm từ các bộ gạc mấy con nai hay hươu, nào chiếc ngai làm bằng ngà voi khắc vô cùng tuyệt mỹ từ Ấn độ gởi tặng, bàn viết, lục bình, tủ, ghế v..v... Thứ nào cũng tuyệt đẹp làm ai nấy ngẩn ngơ tấm tắc không tiếc lời.
Xém chút nữa là tôi hụt mất mấy phòng nhỏ phía trong, nếu không chợt nhìn vào bản đồ chỉ dẫn. Đó lại là nơi chưng các bộ trang sức đồ cưới nữ trang của hai vợ chồng. Bộ này thì ai nấy cũng trầm trồ. Thật cảm động khi thấy một vòng đeo cổ có hộp trong đó Victoria để một ít tóc của Albert để bà luôn được gần gũi cùng chồng. Rồi mâm, rồi chén dĩa v..v..Có chậu dùng đựng nước làm lễ rửa tội lần đầu cho các con của bà. Chậu này mượn ở Tower of London đem chưng ở đây. Các viện bảo tàng hay chưng bày thường mượn của nhau để phù hợp với chủ đề. Ai cũng biết việc di chuyển các báu vật này cũng cần nhiều chú ý cảnh giác cao độ.

Truớc khi cuộc triển lãm đem trình làng cùng công chúng thì đã có một phim tài liệu giới thiệu cuộc triển lãm này. Rất tiếc là tôi không nhớ đuợc tên nguời thực hiện nhưng đây là một phim rất công phu. Có sự tham gia trả lời của thái tử Charles, chứng tỏ thái tử rất am hiểu các đồ quý báu của hoàng gia. Cô thực hiện đã đi tới các nơi có liên quan đến cuộc đời ái tình và nghệ thuật của cặp vợ chồng vương giả này. Ngoài các dinh thự ở Anh như Buckingham Palace ở London, Osbourne ở Isle of Wight, Balmoral ở Scotland, cô còn bay sang Coburg ở Đức để viếng lâu đài nơi sinh trưởng của Albert. Albert và Victoria gặp nhau lần đầu vào năm họ 17 tuổi và V đã thấy yêu mến nguời cousin của nàng liền. Họ cuới nhau năm sau và tình yêu vô cùng thắm thiết. Khi làm lễ hôn phối, Đức Bishop ở Canterbury có bảo là nàng có thể bỏ đi cam kết "obey" vì vai trò nữ hoàng của nàng, nhưng Victoria bảo là không, nàng vẫn muốn vâng lời chồng mình, dù cho bà có là một vị lãnh đạo quyền uy nhất thế giới vào thời điểm đó.
V đã ghi trong nhật ký là Albert mang vớ cho nàng nữa và bày tỏ một niềm hạnh phúc đậm đà trong cuộc hôn nhân. Albert thì rất ưa bức họa vẽ Victoria với mái tóc xõa trong một tư thế rất sexy. Đây là một tác phẩm đặc biệt lần đầu được đưa ra cho thiên hạ thưởng lãm. Dù bản thân V không có dung nhan tuyệt sắc nhưng tôi thấy cũng là đẹp đủ.
Qua phim ta biết thêm là cả hai cùng có một thời thơ ấu với những ngấm ngầm bất mãn nguời nuôi dưỡng họ. V bị mẹ giữ gìn rất khắc khe. Đi xuống thang là luôn luôn có nguời đưa tay ra vịn. Từ nhỏ tới lúc lấy chồng, công chúa luôn luôn phải ngủ trong phòng của mẹ, không hề đuợc ngủ riêng một phòng. Có lẽ vì vậy cho nên ý muốn kiên cường muốn thóat vòng kiềm toả của mẹ rất mạnh mẽ trong tâm hồn bà. Riêng Albert thì có một thời thơ ấu không vui. Cha ông bỏ mẹ ông khi ông còn bé, và lại lang bang trong chuyện tình ái. Hai con nguời ấy cảm thấy là họ cần một không khí gia đình ấm cúng, yêu thương và họ đã thực hiện đuợc với một lũ con 9 đứa ra đời trong 15 năm.

Họ có lấy mẫu bàn tay bàn chân của các đứa bé và đem đúc bột. Thật là sáng tạo! Nhiều mẫu vẽ của V về các đứa con của bà cũng đuợc đem ra chưng, kể cả cọ, phấn, viết chì cũng còn nguyên vẹn. Bà thích vẽ hình các con cái. Đông quá mà. Tôi nghĩ là vừa lo việc nước, vừa thích săn sóc gia đình con cái như thế thì quả nữ hoàng cũng dồi dào năng lực.

Tiệm gift shop của khu triển lãm cũng có lai rai nhiều món thông thường, tôi bâng khuâng đứng trước các post card dành cho các khuôn mặt của hoàng gia. Họ có cả thảy 22 người, hình của Diana và Fergie (vợ ly dị của Charles và Andrew) không có. Tuy nhiên, nếu sau khi William lên làm vua, thì tôi nghĩ bà mẹ của vua chắc không thể nào bị tước ra khỏi bộ hình hoàng gia được. Chờ xem.







PC
#215 Posted : Tuesday, September 14, 2010 2:15:38 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Có nhiều người không ưa Paris Hilton. Tôi không để ý mấy về lời bình phẩm của mọi người về các cô gái trẻ như Lindsay Lohan hay Paris Hilton. Nhưng có một lần Paris Hilton nói một điều làm tôi có cảm tình với cô nàng. Đó là lời khen tặng của Paris về London. Đối với một kẻ đi nhiều như Paris thì lời nhận xét này cũng đáng tin cậy. Một buổi nọ, được tham dự một buổi ăn tối ở nhà cặp vợ chồng nọ. Khách gồm thêm 7 người nữa. Có một cặp vợ chồng sắp sửa từ giã London. Họ người Thụy Điển, bà vợ thì gốc Ba Lan. Tất cả mọi người trong buổi ăn có chung một điểm là từng đi nhiều nước. Bà gốc Ba Lan có đề cập tới Việt Nam, bà khen Saigon nhưng chê Hà Hội không có gì để coi cả. Bà cũng khen Hội An. Đối với du khách nước ngòai thì ai cũng thích Hội An, dù có khi họ không đồng ý về Saigon hay Hà Nội. Tôi ngạc nhiên khi nghe có người khen SAi gon. Saigon ô nhiễm, ồn ào, đường phố cũng lộn xộn, bẩn thỉu. Nhưng bà Ba Lan nói: Đâu có, Saigon sạch hơn Hà Nội đó chớ. Tôi chưa đi Hà Nội nên không biết trả lời ra sao. Saigon hay Hà Nội với tôi bây giờ đều xa lắc, tôi đã là công dân của nước Mỹ, nhưng đi sang Âu châu lại thấy yêu mến và gắn bó với các nơi này. Và nơi tôi ở lâu nhất là London. Bà Ba Lan nói: Trong những ngày cuối này tao làm một cái list các nơi ở London và đi thăm cho kỳ hết. Một bà trong buổi tiệc sau này có bảo tôi: Bà Ba Lan đang điên lên (crazy) vì sắp phải xa London rồi đó. Về Thụy Điển thì buồn thiu ở đó, sánh làm sao được với London. Bà này, chồng người Úc, chính là người đã từng rủ tôi đi xe bus hop on hop off dạo nào, nay đang tìm cách ở lại Anh. Tôi nghĩ chính bà mới là crazy vì sắp phải rời Anh quốc. Trong buổi họp mặt ăn tối hôm ấy, không có người nào chê chán London.

viethoaiphuong
#216 Posted : Wednesday, November 17, 2010 7:25:39 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Hoàng tử Anh William sẽ cưới vợ vào năm tới
Mai Vân, rfi


Hoàng tử William và vợ sắp cưới Kate Middleton (REUTERS)

Tại Anh Quốc, hoàng tử William, con trai cả cố công nương Diana, sẽ cưới vợ vào năm tới đây. Hoàng cung Anh đã chính thức thông báo tin trên vào hôm qua. Hoàng tử William cho biết là đã trao nhẫn đính hôn cho cô bạn gái Kate Middleton vào tháng qua khi hai người đi du ngoạn ở Kenya.
Hoàng tử William cho biết là chiếc nhẫn trao cho Kate là chiếc nhẫn đính hôn của công nướng Diana trước đây, và giải thích với lời lẽ đầy xúc động là muốn cho thân mẫu chứng kiến cái ngày quan trọng này trong đời người. Thời điểm đám cưới chưa được ấn định rõ ràng nhưng báo chí Anh hân hoan đánh cuộc là nó sẽ diễn ra vào mùa Xuân hay mùa Hè năm 2011. Nước Anh như đang sống lại một câu chuyện thần tiên thơ mộng, như 30 năm trước đây với đám cưới của công nương Diana với thái tử Charles.
Cô dâu cũng như chú rể tương lai hiện đều 28 tuổi. Hai người gặp nhau vào năm 2001, khi họ còn là sinh viên Đại học Saint Andrews ở Scotland. Câu chuyện tình như thế kéo dài gần 8 năm qua, có lúc trầm lúc bổng. Cách đây 3 năm, hoàng tử William và cô Kate Middleton tưởng chừng đã đoạn tuyệt.
Kate Middleton là trưởng nữ của nhà triệu phú Michael Middleton, chủ nhân một tập đoàn sản xuất đồ chơi. Mẹ cô từng làm việc trong ngành tiếp viên hàng không. Theo lời cô, thì hoàng tử William đã ngỏ lời cầu hôn một cách rất "lãng mạn", chứ không có chuyện "chồng chúa vợ tôi".
Hoàng tử William đã thông báo cho bà nội là Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị và cũng đã xin phép thân phụ của Kate Middleton. Trong khi đó, Nữ hoàng Anh và phu quân Philip tuyên bố rất vui mừng khi nhận được thông tin này. Theo văn phòng Thái tử Charles, sau khi kết hôn, William và vợ sẽ sống ở xứ Wales, nơi Hoàng tử của nước Anh đang phục vụ trong lực lượng Không quân Hoàng gia.



chi PC oi,
VHP post bai nay vao dday ok chu a?
em tham va chuc chi PC an vui,
PC
#217 Posted : Monday, December 6, 2010 10:48:18 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Ở trong mục Đẹp Như Kiếp Bohemien tôi có nói về khu đèn đỏ ở Bangkok còn ghê hơn ở Hòa Lan. Nghe người ta đồn đãi quá thì cũng gợn tâm, nhưng quyết liệt đi để biết khu sa đọa (?) của Amsterdam như thế nào thì chưa có dịp (trên đời này đâu có phải muốn gì là được liền đâu). Nhưng mà may thay là trong National Gallery của London có dịp chưng bày tác phẩm của hai vợ chồng Ed và Nancy Kienholz về khu đèn đỏ này nên tôi đã được biết qua.

Thôi thì cũng chả có gì là lạ. Chỉ là những căn nhà nho nhỏ trong đó các cô gái hành nghề mãi dâm đứng bên trong để chào hàng. Phòng Triển Lãm Quốc Gia của London không cho phép chụp hình cho nên tôi phải mượn đỡ tấm hình dưới đây từ một website.



Một góc của red light district của Amsterdam được chưng bày ở đây là công trình làm việc của hai vợ chồng nghệ sĩ. Họ đi đi về về ở Berlin và Ohio và phải làm mấy năm mới xong. Phòng chiếu phim có cho coi một khúc phim về họat động của họ. Thấy công trình làm việc của họ rồi nhìn sang các viện bảo tàng mà tôi từng đi xem, mới thấy nỗ lực của các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ quả là đáng khâm phục. Tôi đã từng đi qua các phòng ốc của mấy chục viện bảo tàng theo cái kiểu cỡi ngựa xem hoa rất đáng đè ra mà cho vài roi vô mông. Của người ta quý giá nhường ấy mà chỉ rảo rảo, nhìn bằng đôi mắt trơ trơ ngu dốt, thấy nhiều bức tranh lập thể bôi màu lại cũng nghĩ là mình vẽ cũng được (thì cứ xịt týp màu ra trộn trộn cũng thành vậy...). Nhưng bạn ơi, nếu bạn chỉ có một thời gian ngắn ngủi, làm sao bạn xem được trong một ngày mà cho hết cái bảo tàng Victoria và Albert ở South Kensington? Trời ơi, rồi tôi đâm ngao ngán cho mình mà nhìn lại một số người may mắn, họ thừa kế của ông cha quyến thuộc để có thể không lo gì chuyện gạo tiền cơm áo, chỉ còn dành những tháng năm ngắn ngủi của một đời người để làm cái gì họ thích thú. Nếu là tôi, tôi sẽ đi du lịch cả đời....Vâng, cả đời....

xv05
#218 Posted : Thursday, June 30, 2011 4:54:30 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC
[brĐây là căn nhà của Shakespeare ở quê quán của ông. Rất tiếc là khi tới nơi thì không đúng giờ vào nhà xem nên chỉ chụp đuợc hình bên ngoài. Nguời Tây phương tôn trọng văn hóa cho nên cái gì mang tính lịch sử thì đều đuợc bảo quản tử tế. Họ cố giữ càng nhiều càng hay, càng thực càng tốt để giúp thế hệ sau có thể tìm biết nguời xưa đã sống như thế nào.





Stratford-upon-Avon hẳn cũng rất hãnh diện vì có một đại thi hào sinh trưởng nơi đây. Con đường nhà ông nhìn thật đẹp, thật xinh xắn. Tôi thích đi dạo trên đó, lòng mơ màng tưởng tượng đầu óc của những thiên tài đã hoạt động ra sao để cho đời những vần thơ bất hủ. Ngày xưa con đường chắc chắn là nhỏ hơn, mộc mạc hơn, nhưng đã từng nghe nhịp đập của một trái tim lớn của nhân loại từ thuở ban đầu.



Con đường đẹp quá. Hình nhu nơi đó là 1 tỉnh lỵ nhỏ? Có thời giờ mình đi tà tà cho hết con đường, nhìn ngắm từng ngóc ngách thì thích lắm lận. Căn nhà đã 5 thế kỷ rồi mà coi còn tốt ghê.
Vậy là căn nhà của ổng nằm kế bên BV, nơi ổng được sinh ra hả chị PC? Mấy nhà chung quanh chắc khg cũ bằng.
xv05
#219 Posted : Thursday, June 30, 2011 6:24:05 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nhiều ng` khg thích đến mấy nơi vắng vẻ giống nhu trên đâu. Đến chỗ chen chúc, ồn ào cho.... đáng đồng tiền bát gạo Big Smile
Phượng Các
#220 Posted : Friday, July 1, 2011 1:11:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Vậy là căn nhà của ổng nằm kế bên BV, nơi ổng được sinh ra hả chị PC?
Đâu có vô đâu mà biết. Đi như "chạy giặc". Hay là ổng sanh ra nơi chính căn nhà của ổng?

Theo chị thì người ta thích viếng nơi nào có khi vì là ngưỡng mộ danh nhân đó, và thêm nữa là tiện đường đi. Nhiều chỗ không tiện đường đi nên cũng hạn chế số du khách tới đó. Với lại nếu đi chơi ở Anh mà ít ngày quá thì làm sao có thì giờ đi về những nơi heo hút.

Thú thật mỗi lần coi phim của S chị không thích cái ngôn từ của các nhân vật, vì họ dùng lời của S nhiều quá. Mà chị thì mù tịt ngôn ngữ cổ văn chương Anh! Như cái phim Hamlet, coi mấy lần mà cứ phải bỏ cuộc!
xv05
#221 Posted : Sunday, July 3, 2011 1:43:40 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em coi Wiki thì thấy cái hình số 1 chị chụp là căn nhà của cha ổng, (cũng thấy nói là nơi ổng được sinh ra). Nhưng rồi trong cái hình số 2 của chị, căn gạch màu đỏ nằm kế bên căn nhà của cha ổng, lại thấy tấm bảng ghi là "entrance to S's birthplace", thành ra tưởng đâu đó là bv, nơi ổng được sinh ra.

Hồi ở VN, kịch phim Hamlet ( đen trắng) được chiếu mấy lần trên TV, có chuyển âm tiếng Việt nên coi cũng hiểu được. Nhg em chẳng khoái, ngôn từ (tiếng Việt) nghe cũng khg hấp dẫn mà nhân vật trên màn ảnh thấy cứng ngắt, kiểu cách, coi mệt lắm. Có thể vì em còn nhỏ nên thấy vậy chăng? Em chỉ nhớ lúc Hamlet nói chuyện với hồn ma (của) cha của chàng....
King Lear cũng được chiếu trên TV (VN). Phim này (đen trắng) thì còn ngán bạo, hình như là phim ca nhạc kịch thì phải . Có 1 ông già râu xồm đi qua đi lại , ngã nghiêng ngã ngửa, la hét tùm lum giống nhu trong mấy tuồng hồ quảng, ô trời, chán muốn chết, coi khg hiểu chi cả...
Đó là tiếng Việt mà em còn ớn, còn coi tiếng Anh thì chắc là em điếc luôn, thành ra chắc never coi.
Users browsing this topic
Guest (12)
12 Pages«<9101112>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.