quote:
Gởi bởi Từ Thụy
Thụy có cuốn thơ Nguyên Sa xuất bản ngày 24 tháng 6 năm 1969 nè.
Trong bài Áo lụa Hà Đông:
Anh vẫn nhớ em ngồi đây, tóc ngắn (có dấu phẩy)
Mà mùa thu dài lắm ở chung quah
Bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn có mấy câu:
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
cũng thấy có vài ca sĩ hát là:
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Cái hay của thơ Nguyên Sa hình như là hai chữ đối nhau đó. "Tóc ngắn" đối với "Mùa thu dài". Nếu vậy "mùa thu dài lắm" nghe hay hơn "mùa thu giãi nắng" (câu này vừa vô nghĩa, vừa nghe không quen!!!), mà chị TT có bản in năm 1969 thì chắc là đúng rồi. Thơ không những có hồn mà còn phải có đối đáp, ẩn ý như vậy mới hay.
Một lần nữa, nếu giống như vậy chì "Chiều nay" phải đối với "ngày mai" hoặc tiếp theo phải là ngày mai, thì "nhỡ mai" nghe có lý hơn, nhưng chữ "nhớ mãi" nghe quen thuộc hơn, vì cái ý của nó cũng hay, em không lại làm cho anh "nhớ mãi", với lại nhớ mãi mới "trong cơn đau vùi" được, chứ "nhỡ mai" tại sao lại "trong cơn đau vùi"? Nếu vậy thì câu tiếp theo "làm sao có nhau?" chắc là tiếp cho "trong cơn đau vùi" của ngày mai.
"Nhớ mãi", thì mãi dấu ngã, các chị nhé, bảo đảm với dẫn chứng của câu hát trên thì các chị sẽ dễ nhớ hơn.
BN.