"
Thế hệ thứ nhất đến Hoa Kỳ tị nạn đã làm "Thân cây Chàm, cây Đước xây dựng nền tảng cho những vườn đất tương lai mọc lên những cây Cam, cây Quít". Cây chàm : có màu chàm tức màu lam sẫm ( áo chàm; tay đã nhúng chàm...v.v..), thường để người ta lấy màu nhuộm vải...
" Cây chàm được cắt thành từng bó đem về ngâm vào chum, vại. Khi lá ngấu nát thì vớt ra bỏ bã, lọc kỹ. Người ta cho vôi bột vào nước rồi khuấy đều. Vôi nhiều hay ít tùy lượng nước chàm. Ngoài vôi còn bổ sung nước tro bếp. Vài ngày nước lắng ở đáy chum, đấy là cao chàm. Khi nhuộm vải, cao chàm hòa với nước đun với lá ngải cứu, thêm ít tro và chút rượu khuấy đều. Để xem nước chàm có tốt hay không, bà con thường nhúng tay vào, thấy da có màu xanh đen là được. Vải khi nhuộm phải giặt kỹ để hết hồ mới bắt đầu, khỏi loang lổ. Điều nhấn mạnh ở đây là quá trình nhuộm, họ phải luôn tay luôn chân dậm lên vải để vải ngấm, thấm đều. Ngày phơi đêm ngâm vài lần mới kết thúc công đoạn nhuộm. "
Cây Chàm
Cây đước:cây cao ở vùng nước mặn, có hoa vàng và hạt nãy mầm ngay ở trên cây ; thân mang nhiều rễ , cành xù xì...nhưng gổ rất thông dụng, có thể dùng làm nhà;vỏ dùng nhuộm và thuộc da...
Cây đước lớn chậm mà chắc, bộ rễ ken dày của nó là "bờ kè" thiên nhiên...còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Hệ rễ của cây ngập mặn góp phần làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, chống sạt lở, bảo vệ vùng ven bờ; là nơi sinh sản và trú ẩn của nhiều giống loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao.
Rừng ĐướcTheo S.A thì đây là một ẩn dụ rất đẹp mà tác giả bài viết đã khéo đưa ra để cho ta thấy sự hòa nhập của người việt mình trên đất khách từ thế hệ một đến thế hệ hai...đang trên đà tiến triển rất tốt đẹp...