Chị PC cái bầu dầu cà cuống ở ngay ức, không ở đuôi à nha - một con chỉ lấy được xíu xìu xiu thôi hà. Bây giờ cà cuống giả nhiều lắm.
Bánh cuốn Thanh Trì - có giọt cà cuống vào nước mắm tuyệt hảo.
Con nhộng thời N Đ sống ở BL ngày nào cũng ăn vào mùa ươm tơ- chắc nhờ vậy mà chống lại được với đói lạnh đó.
N Đ không biết có thức ăn cho cá làm từ con nhộng - cám ơn anh Nguyên
N Đ đăng lại bài của chị Hạt Cát viết về dâu nuôi tằm nè
相顧不相見
青青陌上桑
陌上桑陌上桑
妾意君心誰短長[/size]
Tương cố bất tương kiến
thanh thanh mạch thượng tang
mạch thượng tang mạch thượng tang
thiếp ý quân tâm thuỳ đoản trườngChinh Phụ Ngâm Khúc - Ðặng Trần Côn
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?(bản dịch Ðoàn Thị Ðiểm)
Nghề trồng dâu nuôi tằm dệt tơ là một nghề phổ biến ở thôn quê miền Trung, miền Bắc trong xã hội thời trước. Trong kho tàng văn chương VN, không ít tác phẩm đã nhắc nhở đến dâu, tằm. Ngày nay vẫn còn một số địa phương ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam vẫn tiếp tục nghề trồng dâu nuôi tằm nhưng kỹ thuật đã được cải tiến, có quy trình hẳn hòi để nâng cao thu hoạch. Cây dâu, ngoài mục đích làm thức ăn cho tằm, còn là một vị thuốc quý mà lá, thân, cành, vỏ đều có dược tính cao. Chúng ta là những kẻ sinh sau đẻ muộn, chưa từng biết, thấy tổ tiên đã vất vả thế nào trong việc trồng dâu nuôi tằm mà cũng chưa biết mặt mũi cây dâu ra sao. Ngày nay nhờ phương tiện thông tin hiện đại, ta thử tìm hiểu xem cây dâu, cái kén, con tằm, quy trình nuôi dưỡng ra sao nhé các bạn.Cây Dâu TằmỞ miền Đông Bắc Mỹ, cây dâu tằm mọc hoang rất nhiều. Do chim ăn hột tha đi làm rơi rớt, mỗi mùa xuân tôi đều thấy trong sân nhà có vài cây dâu mới lên được 5, 7 inches, trước kia không biết đó là dâu tằm ăn nên cứ bứng lên vứt đi, bây giờ thì biết rồi nên để lại một cây, ít năm sau có trái ăn cũng được mà nên thuốc nữa.
[img]http://www.gypsymoth.ento.vt.edu/vagm/Treeimages/mulberry_wht_brnch.jpeg[/img]
Tên Việt:
dâu Tên Hoa:
桑(tang) Tên Anh:
white mulberry Tên Pháp:
mûrier blanc Tên khoa học:
Morus alba L. [M. tatarica]
Họ:
Moraceae TANg DIỆP (Lá Dâu)1. Tên dược: Folium Mori.
2. Tên thực vật: Morus alba L.
3. Tên thường gọi: Morus leaf, Mubberry leaf (tang diệp).
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Lá thu vào mùa thu khi có sương, phơi nắng.
5. Tính vị: vị ngọt, đắng và tính hàn.
6. Qui kinh: phế và can.
7. Công năng: trừ phong, thanh nhiệt. Thanh nhiệt can và bổ mắt.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện: sốt, đau đầu, đau bụng và ho: Dùng phối hợp tang diệp với các hoa, cát cánh, bạc hà và liên kiều dưới dạng tang cúc ẩm.
- Táo, nhiệt phạm và phế biểu hiện ho có đờm, khô mũi và miệng: Dùng phối hợp tang diệp với hạnh nhân, xuyên bối mẫu và mạch đông dưới dạng tang hạnh thang.
- Can vượng hỏa biểu hiện: mắt sưng, đỏ và chảy nước: Dùng phối hợp tang diệp với cúc hoa, quyết minh tử và xa tiền tử.
- Âm suy ở can biểu hiện hoa mắt và mờ mắt: Dùng phối hợp với tang diệp với câu kỷ tử, hắc chi ma và nữ trinh tử.
9. Liều dùng: 5-10g.
TANG THẦM (Trái Dâu). Tên dược: Frutus Mori.
2. Tên thực vật: Morus alba L.
3. Tên thường gọi: Mulberry (tang Thầm) Morus fruit.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: quả chín thu hái từ tháng 4 đến tháng 6, rửa sạch và phơi nắng.
5. Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
6. Qui kinh: tâm, can và thận.
7. Công năng: bổ âm và tạo máu, tăng sinh dịch cơ thể và chống khát, nhuận tràng.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Âm suy và thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, mờ mắt, ù tai, điếc, mất ngủ, bạc tóc sớm: Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.
- Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèm uống nước, đái nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp tang thầm với mạch đông, nữ trinh tử và thiên hoa phấn.
- Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp tang chi với hắc chi ma, hà thủ ô và hoạt ma nhân.
9. Liều dùng: 10-15g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng tang thầm cho các trường hợp ỉa chảy do hàn và tỳ, vị kém.
TANG BẠCH BÌ ( Vỏ cây) 1. Tên dược: Cartex Mori.
2. Tên thực vật: Morus alba L.
3. Tên thường gọi: Mulberry bark (tang bạch bì) Morus bark.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: vỏ rễ được thu vào mùa đông, rửa sạch, cắt thành đoạn và phơi nắng.
5. Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
6. Qui kinh: phế.
7. Công năng: thanh nhiệt ở phế và dịu hen. Lợi tiểu, chữa phù.
8. Chỉ định và phối hợp:
- Phế nhiệt biểu hiện như ho nhiều đờm và hen: Dùng phối hợp tang bạch bì với địa cốt bì và cam thảo dưới dạng tả bạch tán.
- Nước tiểu ít hoặc phù: Dùng phối hợp tang bạch bì với đại phúc bì và phục linh dưới dạng ngũ bì ẩm.
9. Liều dùng: 10-15g.
TANG CHI (Cành Dâu) 1. Tên dược: Ramulus mori.
2. Tên thực vật: Morus alba L.
3. Tên thường gọi: Morus branch, Mulberry twigs.
4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: cành non thu vào cuối xuân hoặc đầu hè, phơi nắng và cắt thành lát.
5. Tính vị: vị đắng, tính ôn.
6. Qui kinh: can.
7. Công năng: trừ phong, thấp
8. Chỉ định và phối hợp: Hội chứng ứ bế phong thấp như đau khớp, co thắt chân tay. Dùng phối hợp tang chi với phòng kỷ, mộc qua và lạc thạch đằng hoặc dùng một mình tang chi.
9. Liều dùng: 10-30g.
10. Thận trọng và chống chỉ định: dùng thận trọng tang chi cho các trường hợp hội chứng âm suy
( Sưu tầm từ các web Y Khoa)