Rank: Advanced Member
Groups: Moderator, Editors Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 2,175 Points: 423 Location: San Diego Thanks: 15 times Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
|
Phỏng vấn Nhà văn Thế Uyên của Đạm Thủy
Kính các anh chị,
Một trong những việc làm cho cuộc sống tinh thần của mình vui vẻ nhất là đem lại cho người khác một niềm vui. Những câu chuyện với các nhà văn tuy không phải là bữa trình diễn văn nghệ hay những món mỹ vị cao lương, khô lương chả phượng, nhưng có thể thỏa mãn cho những tâm hồn hiếu kỳ, và quan trọng nhất là một món quà ngọt ngào cho nhà văn già. Bài phỏng vấn nhà văn Thế Uyên đã được thực hiện khá lâu . Hôm nay Đạm Thủy mới có cơ hội để gửi ra chia xẻ vớ các anh chị. Xin đuợc chia làm nhiều lần để bài khỏi dài lê thê.
1. Đạm Thuỷ : Trong một bài viết về Thạch Lam, tác giả Vương Trí Nhàn, Hà nội, mường tượng một Thạch Lam qua những câu sau đây:
"Trong chừng mực nào đó, hình ảnh con người TL hiện lên qua tác phẩm có những nét tương đồng với con người Tchékhov: Ý nhị nhưng buồn rầu, tốt bụng nhưng lạnh lùng, vị kỷ nhưng nhậy cảm với các nỗi khổ đau của con người, Tchékhov cống hiến đời mình cho văn học và y học, làm say mê lòng người nhưng lòng mình lại buồn chán".
Qua nhiều lần được tiếp xúc với Thế-Uyên, chúng tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh như phản chiếu cốt cách nói trên từ nhà văn Thạch Lam. Anh có cảm thấy nhận xét này thiếu sót đối với anh, hay đối với nhà văn Thạch Lam?
1. Thế-Uyên:
Trước hết cảm ơn chị đã thấy , qua sự miêu tả Tchékhov và Thạch Lam, vài phác thảo về con người nhà văn của tôi. Nhưng cái vế sau cùng "lòng mình lai buồn chán" e chỉ đúng với các truyện tôi đã viết trước 75 ở nội địa. Sau 12 năm te tua bầm giập dưới chế độ xhcn thời kỳ đỏ nhất, bây giờ kêu cho hoa mỹ là thời bao cấp, tôi đã thật sung sướng cùng vợ con lên máy bay lìa bỏ Việt nam. Bởi thế sau khi định cư ở vùng tây bắc nước Mỹ, viết văn trở lại, tôi thường có những kết luận vui vui, lạc quan, hay để ngỏ cho tương lai (còn ở trước mặt).
Có một chi tiết cần thưa rõ thêm: Tôi là cháu của Thạch Lam, mẹ tôi là chị của nhà văn này. Thạch Lam chết sớm vì bệnh lao, để lại ba con. Người con đầu là gái tên Dung sau lấy trung tướng Ngô Quang Trưởng, người con trai thứ nhất là Nguyễn tường Đằng học Luật sau trở thành chuyên viên hành chánh tài chánh, người em trai út là nhà thơ bác sĩ Nguyễn tường Giang. (Cả hai anh em đã gia nhập nhóm văn hoá Thái Độ do Thế Uyên chủ biên ở Sài gòn cuối thập niên 60). Tất cả các chi con của Thạch Lam qui tụ bầu đoàn thê tử dâu rể khá đông ở tiểu bang Virginia , Hoa ky.ø
2. Đ.T.: Mới đây chúng tôi có đọc quyển "Cánh đồng bất tận" của Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn rất trẻ ở quốc nội, và là cây viết đang lên, anh có đọc không và nghĩ sao? Với tư cách nhà văn, và hơn thế nữa, một nhà giáo, anh quan niệm giá trị văn học nằm ở những khía cạnh nào của một tác phẩm văn chương?
2. T.U.: Tôi có đọc tập truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư và thấy cô đó có tài văn chương đúng như nhận xét của chị. Đáng tiếc chưa kịp phát huy tài năng nhiều hơn, cô đã bị chính quyền và Đảng Uỷ địa phương (tỉnh Cà mâu) vùi dập vì cô có lòng thương yêu các nông dân nghèo đói khổ sở và sự ngay thẳng của nhà văn thấy sao tả vậy. Để tỏ chút lòng liên kết giữa nhà văn với nhau, và cũng để góp phần bênh vực cô, tôi có viết một bài đăng nơi tạp chí Thế kỷ 21 ở Cali và website Tiền V ệ (trong nước nhiều người đọc được). Tiện đây nói thêm ông chủ biên của Tiền Vệ (ở Uùc) là nhà phê bình có tiếng Nguyễn Hưng Quốc đang bị Bộ Công an Cộng sản cấm cửa không cho về nước, không nêu lý do.
Còn về giá trị văn học, phức tạp lắm thưa chị. Cách đây chưa lâu nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc, vẫn cái ông Quốc đó, có viết một biên khảo khá đầy đủ cho biêt hiện nay có tới 13 trường phái phê bình khác nhau. Tôi hiểu một cách đơn sơ chất phác là như vậy có 13 giá trị văn học khác nhau cho một tác phẩm... tuỳ theo người đọc theo trường phái nào, trường phái xã hội chủ nghĩa, phân tâm học hay hậu hiện đại. Chưa kể tới vấn đề tôn giáo. Thí dụ cùng tin theo Khổng giáo, thì các hủ nho phán xét khác : "Đàn bà chớ kể Thuý Vân Thuý Kiều" (ca dao), kẻ sĩ phóng khoáng như Thánh Thán phán xét khác. Tôi trên lý thuyết là một Phật tử, nhưng một Phật tử lạc quan : kiếp này được làm người hãy sống vui cho hết kiếp người, kiếp sau là con muỗi thì cũng chẳng sao, hãy vui với kiếp muỗi, bởi ai dám khẳng định là muỗi không vui... , những phán xét của tôi do đó không giống một Phật tử thuần thành mặt mũi buồn so (đời là bể khổ mà)...
3. Đ.T.: Trước năm 1975, người ta được biết Thế Uyên là một nhà văn tên tuổi. Xin anh cho biết tác phẩm nào đưa anh lên trước nhất? Xin anh cho biết một chút giai thoại về tác phẩm đó?
3. T.U.: Khó biết rõ, thưa chị. Có lẽ một người ngoại cuộc, nghĩa là không phải tác giả, và am hiểu văn học miền Nam như các vị Võ Phiến, Uyên Thao, Viên Linh, Trần văn Nam, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh... trả lời chắc tương đối khách quan hơn. Còn theo chủ quan là tôi, thấy là vài ba cuốn được, chứ không không phải một và còn phải tuỳ theo thành phần độc giả. Giới cổ điển và giới trẻ lãng mạn thích tập truyện đầu tay "Những hạt cát", thành phần quân nhân trẻ, thường là sĩ quan (nói chung những người không được học nhiều ít thích đọc tôi ) thích cuốn "Mười ngày phép của một người lính", "Tiền đồn" và kế tiếp, giới sĩ quan thâm niên thích "Chiến tranh cách mạng", thành phần Phật tử-không thuần thành hoặc liberal thích "Khu vườn mùa mưa"...
Những cuốn vừa kể trên, cuốn nào cũng có giai thoại hay sự kiện kiện đáng kể lại . Xin kể về một vài cuốn:
Những Hạt Cát : Tôi nhìn thấy lần đầu tiên cuốn sách đầu tay của mình do nhà Thời Mới bày trên giá một tiệm sách con đường chính thị xã Qui nhơn, khi lang thang ăn cơm chiều với vợ mới từ Sài gòn ra thăm. Tôi cố tự chủ không mua vì mới nhận được thư Võ Phiến cho biết đã gửi 20 cuốn sách tặng cùng tác quyền. Khi gói sách tới, tôi mở tung ra, trải rộng trên sàn xi măng căn phòng nhỏ (bọn tôi ngủ trên một nệm mỏng trải trên đất), nhìn cho đã mắt. Sau đó tôi hứng chí , mới xả trại ra và trời nóng làm vợ tôi đỏ hồng đến tận "các ngón bàn chân" (Đinh Hùng), tôi để nàng nằm dài trên sách, chúng tôi hôn nhau và...
Mười ngày phép của một người lính : Thời kỳ đó tôi còn ghi danh học tiếp ban Cử nhân Triết Đại học Văn khoa Sài gòn, và đến kỳ thi cuối niên khoá Quân đội cho tôi nghỉ phép 10 ngày để về dự thi. Cầm giấy phép tôi đến văn phòng trường trình diện đàng hoàng, nhưng tôi sau đó không vào phòng thi vi hai lý do. Thứ nhất : không thể đến dự một giờ giảng nào, tôi lấy đâu ra kiến thức làm bài luận triết dài bốn tiếng. Thứ hai: đời lính chưa dài nhưng tạm đủ để cho tôi thấy các triết thuyết thật ra chẳng là gì cả ngoài mớ từ lắp ghép kỳ khu khó hiểu, các triết gia này nọ là mấy ông già vô duyên và vô nghĩa thấy bà (cả bà nội lẫn bà ngoại)... Từ đó tôi quay lưng đi tuốt luốt vào cuộc nội chiến đang bắt đầu dữ dội. Trước tôi có vị đặt một vấn nạn thế này: Làm thế nào triết lý, lý luận với một cái búa... Riêng tôi biết là không thể lý luận với một viên đạn bắn về phía mình. Đạn tránh người chứ người không tránh được đạn.
Tiền đồn : Một truyện dài xây dựng trên những kinh nghiệm chiến trường của tôi thời kỳ làm trung đội rồi đại đội phó đại đội trưởng một đơn vị bộ binh, ngày đêm kể cả ngày lễ chìm ngập trong máu và lửa của nội chiến. Khi viết xong, viết ở một đơn vị Sài gòn tất nhiên vì không thể viết trong khi chiến đấu 24/24, bẩy trên bẩy được, dù khoảng trống thời gian không thiếu, tôi đưa tạp chí Bách Khoa đăng từng kỳ. Nhà văn Võ Phiến phê bình là truyện có giá trị lâu dài, nhận đứng ra xuất bản. Đây là một cuốn sách làm cho tôi gập đủ loại khó khăn trong cả ba chế độ Cộng hoà miền Nam , chế độ xhch và chế độ Liên bang Mỹ... Nói cho chính xác hơn với cộng đồng Việt ở Mỹ, vì chính ông bạn cố tri Võ Phiến khi về già tẩn mẩn ngồi đếm những cuộc làm tình hay nhắc tới làm tình trong "Tiền Đồn", tổng kết các con số rồi tri hô cho bà con biết là nhiều, nhiều quá , hỏng hỏng bét ... trong bộ Văn học Miền Nam 54-1975.
Vụ này làm tôi từ đó về sau, khi viết văn đến đoạn có làm tình, cứ như văng vẳng nghe tiếng ông bạn già nhỏ nhẹ đếm khe khẽ từ miền Cali Hạ : bẩy rồi đó, tám nữa rồi... .ngòi bút tôi cũng khớp lắm !
Khu vườn mùa mưa: Đây là một truyện tình giữa hai bố con cùng thương yêu một cô gái, đặt trong khung cảnh những năm cuối Đệ nhất Cộng hoà . Để khuyến khích mình viết cho nhanh cho xong, tôi đưa nhật báo Chính Luận đăng hàng ngày. Chưa hết 100 trg bản thảo, đã có lệnh từ Phủ Tổng thống (Nguyễn văn Thiệu) cho Chính luận là ngưng đăng. Tôi hỏi tai sao thì được biết nếu đổi thời đại, thì cho đăng tiếp. Dễ gì mà đổi thời đại , truyện đành ngưng ngang. Theo tôi đoán có lẽ tại truyện đã cho rằng vị tổng thống trước bị giết, nguyên do đích thật tại tinh thần, thái độ không tôn trọng, không bao dung các tôn giáo khác của Phái bộ Truyền giáo Pháp Hải ngoại và thành phần tăng lữ giáo dân bảo thủ cực đoan của Giáo hội Công giáo VN thời kỳ đó. Chứ không phải tại Mỹ hay tướng này tướng nọ.
Truyện bỏ dở cho đến cuối thập niên 80, sau khi định cư ở tiểu bang WA, nhân dịp có một học trò cũ Võ Trường Toản đang tới lui Thư viện Quốc hội Mỹ nhận sao giùm những gì đã đăng ở Chính Luận, tôi mới có hứng viết tiếp cho xong. Do đó "Khu vườn mùa mưa" là truyện tôi viết lâu nhất, gần hai chục năm mới xong. Ngoài thời gian, truyện còn có một giai thoaị nhỏû : khi đưa xuất bản, tôi đã viết một lời đề tặng như thế này: Tặng người nữ mà tôi đã mượn đường nét và cá tính để tạo ra nhân vật nữ chính trong truyện. Người nữ mà tôi đề tặng chính là vợ tôi thời kỳ mới quen nhau và lấy nhau, sau khi đã thêm thắt biến đổi cho phù hợp với truyện. Vậy mà nàng không nhận ra chính mình , vì vài năm sau, một hôm nàng than thở : Anh đề tặng mơ hồ lung tung làm bạn bè anh cứ hỏi Bích Uyên là cô bồ nào của anh vậy... Sau khi tôi khẳng định là chính nàng đó , nàng vẫn không tin. Làm hai cuốn sau tôi đề tặng thật rõ : Tặng vợ tôi, Thuý Sơn rõ ràng để đền bù vụ có "cô bồ hấp dẫn " như vậy mà dám dấu vợ...
(còn tiếp) ....
|