Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<3233343536>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
Nguyễn Thị Tê Hát
#661 Posted : Tuesday, November 23, 2010 11:09:15 PM(UTC)
Nguyenthitehat

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 481
Points: 201
Woman
Location: Oklahoma

Thanks: 2 times
Was thanked: 23 time(s) in 20 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong




Cho chú cọp con của bà ngoại.



Ngô Đồng khéo tay quá, bà ngoại Ngô Đồng số 1

Chúc 2 chú cọp con của bà ngoại thật kháu khỉnh.

Rose
Ngtth
ngodong
#662 Posted : Thursday, November 25, 2010 11:10:48 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi Nguyenthitehat

quote:
Gởi bởi ngodong




Cho chú cọp con của bà ngoại.



Ngô Đồng khéo tay quá, bà ngoại Ngô Đồng số 1

Chúc 2 chú cọp con của bà ngoại thật kháu khỉnh.

Rose
Ngtth



Vậy là bà Tê Hát không xem hình của cháu trong phần Mừng Sinh Nhật tháng 10 rồi há.
ngodong
#663 Posted : Thursday, November 25, 2010 11:13:32 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Lễ Tạ Ơn 2010


Vài hôm nay cơn bão từ đại dương ghé vào đất liền, mùa lễ Tạ Ơn đến, các chú gà trong các trang trại đã được đóng thùng gởi đến mọi nơi. Người người nhớ đến việc Tạ Ơn nhau trong không khí se lạnh mùa Đông đang đến.

Năm 1991, người hưởng chương trình trợ giúp học nghề, vừa từ xứ nhiệt đới đến định cư được nhà trường cho một phiếu nhận quà, những món quà đủ để bầy biện trên chiếc bàn ăn có mười hai chiếc ghế, con gà tây đã làm sẵn sạch sẽ to hơn mười hai ký, các loại hộp nhiều màu sắc, đựng đủ mọi thứ chỉ việc theo cách chỉ dẫn nấu hay nướng là có các món để ăn kèm với thịt gà tây. Sống ở Mỹ gần hai mươi năm rồi, mới biết rõ một bữa tiệc truyền thống của người Hoa Kỳ, bên cạnh con gà tây nướng vàng là đậu ve luộc, khoai tây tán, khoai lang nướng có những hạt dẻ trang trí bên trên, dĩa cranberry –màu huyết dụ, bánh mì ngọt nho nhỏ bằng nắm tay và chiếc bánh bí đỏ nướng thơm lừng mùi quế. Phải gần hai mươi năm mới biết cách ăn sao cho ngon, ăn thế nào cho đúng, lần đầu nhận một túi to, nhìn con gà đông lạnh, để qua đêm trong tủ lạnh cũng chưa tan hết đá, lúng túng không biết phải làm gì, khi ấy chưa có Google để tìm công thức nấu nướng, nên thản nhiên ướp gà kiểu “lung tung” chặt con gà ra thành bốn năm miếng, với sự góp sức của chồng và con, cũng cho tỏi, đường muối ướp trước khi bỏ vào lò nướng, hồi hộp đợi chờ xem con gà có ra hình thể chi không? Kể về tâm trạng không dễ tị nào cả, đang từ một nơi phải lo lắng tìm thức ăn, cái mặc, đến một nơi tràn trề đủ mọi thứ, vừa sang Mỹ đã có bao nhiêu quần áo được cho để mặc, thức ăn thì vào chợ ngắm thôi đã đủ đã cơn thèm, con đụng hết gói kẹo này đến hộp bánh khác, đụng thôi không dám đòi mua.

Và ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên, trên đất nước trù phú cách đây hai mươi năm đã được tổ chức một cách trịnh trọng, đĩa gà nằm giữa bàn, dù không nguyên cả con như trong hình vẽ, người chủ gia đình nói với con nói với vợ vài lời, không dính gì đến việc tạ ơn, mà là dặn dò tâm sự đại khái nhờ Thượng Đế gia đình ta thoát khỏi nơi khó khăn đến nơi dễ dàng, ba có việc làm, má và các con đi học, nhớ phải lo học hành đừng dại dột ham chơi v.v. rồi các con ăn thử món gà tây má nướng, nhìn cô lớn cau mày, cậu hai uể oải, cô út chẳng mặn mà gì, biết ngay vị không có gì hấp dẫn các con, cất tiếng hỏi có muốn ăn cơm không, các cô cậu gật đầu ngay, chỉ cần cơm và giò lụa kho là các cô các cậu ăn hai ba bát. Còn con gà tây nữa từ hãng của người chủ gia đình cho nhân viên vào dịp lễ, được gỡ thịt để làm ruốc (chà bông) cũng được các con khen là “dở ẹc!”

Cách đây hai mươi năm, sau cơn động đất hơn 8 chấm vùng vịnh California bị trầm cảm, nhà cửa treo bảng bán hai ba năm chẳng ai đụng đến, phân lời 7.5 – 8.0 là thường, các gia đình tị nạn theo chương trình anh chị em bắt đầu được sang định cư cùng với chương trình H.O bắt đầu từ năm 1990. Thuở ấy chính phủ đã “bớt giàu” gia đình nào được tị nạn chính trị, cùng lúc có giấy tờ bảo lãnh từ gia đình, thì được nhập cảnh vào Mỹ theo diện di dân, để chính phủ đỡ lo chút đỉnh, không phải chu cấp mỗi tháng, chỉ cấp medical vì nhà có con nhỏ dưới 18 tuổi, phòng khi con đau có thuốc, có bác sĩ gia đình. Nhờ bạn bè đã tị nạn từ trước giới thiệu, người chủ gia đình được nhận vào hãng đi làm ngay, lương 7.25 đô la một giờ, niềm mơ ước không tưởng tượng ra được. Giờ làm việc từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng, múi giờ từ Việt Nam sang Mỹ cũng khoảng như vậy, nên thức khuya không sao hết, chỉ có việc là chẳng gặp vợ con. Sáng vào nhà cũng là lúc các con đi học. Sau ba tháng làm việc, hãng cho bảo hiểm y tế thế là chính phủ khỏi lo lắng chi cho gia đình vừa đến Mỹ đúng bốn tháng.

Ngôi trường nhận người vợ vào học là ngôi trường hướng nghiệp cho các học sinh trung học Central County Occupational Center viết tắt là C.C.O.C. Học sinh nào không muốn học thêm lên đại học, sẽ chọn ngành nghề mình thích để học xong trung học, sẽ có chứng chỉ để đi làm ngay. Những môn học liên quan đến tất cả mọi ngành nghề trong cuộc sống, từ pháp lý – y tế - cứu hỏa – đến văn phòng v.v không là học sinh trung học, người muốn theo học phải hội đủ điều kiện về sinh ngữ và toán, bài thi tuyển không là rào cản cho người đã học xong trung học tại Việt Nam, dù chẳng đụng gì đến sách vở gần hai mươi năm, với số điểm đậu tuyệt đối 10/10. Sinh ngữ là những câu văn phạm những từ ngữ thông thường, toán chỉ là cộng trừ nhân chia, không thấy họ hỏi đến căn số phương trình. Tuần đầu vào học mới biết rào cản chính là nghe và nói, nghe không được đã có sách đọc trước ở nhà, nói mới khổ ơi là khổ, cất tiếng chào người nghe tròn mắt “what !” hỏi han gì người nghe nói một tràng rồi cười ha ha. Để chiến thắng điều này, không ai có thể giúp người vợ bằng chính cô ta. Tối cuối tuần về nhà gò gẫm vài câu trên giấy, nhờ em đang học đại học sửa câu văn cho chỉnh và dậy phát âm cho chuẩn, đứng trước gương tập nói rõ ràng rành rẽ, thế là sáng đầu tuần xin cô giáo cho nói vài lời với lớp. Người phụ nữ tóc đen da sạm vì khí hậu thay đổi, đứng trước 30 cử tọa trẻ hơn mình, toàn là tóc vàng mắt xanh, vài cô da màu tóc xoăn, móng tay dài đỏm đáng, vài cô da vàng nhìn giống mình thì lại là người Phi, cất tiếng nói. Câu có đại ý: Tôi vừa đến Mỹ từ Việt Nam một đất nước xa tít nửa vòng trái đất, ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi đơn âm, ngôn ngữ của các bạn đa âm, xin đừng cười khi tôi phát âm sai, hãy sửa hãy dạy tôi dùng ngôn ngữ của các bạn!

Ui chao, cô giáo ôm vai thông cảm, các cô trước đó cười cợt người tị nạn ánh mắt chùng ăn năn, chính các cô này thành các cô giáo dậy phát âm cho người phụ nữ Việt Nam ngọng nghịu blec – bon (black – point). Ngành nghề người vợ chọn để học là từ trang báo cần người Mercury News, ngày nào cũng bốn cột hay hơn nữa, sau hai tháng học, người phụ nữ Việt Nam thành cánh tay phải của cô giáo trong giờ thực hành, từ cách sắp xếp dụng cụ cho từng phương pháp chữa trị, lấy tủy răng – nhổ - trám, cách khắc sao cho đúng khớp răng khi trám răng tạm trên người mẫu, góc độ nào chính xác để chụp một hình x-ray cho rõ đẹp, những bài thi đạt điểm gần tuyệt đối trừ những câu sai vì từ vựng chưa đủ. Một chương trình học thật tuyệt vời cho người mới đến định cư, chưa kể sau đó cô giáo cho người tị nạn vào danh sách học sinh được trợ giúp từ quỹ đặc biệt của trường, lúc ấy chỉ biết có các nhà hảo tâm những người đã từng theo học trong chương trình C.C.O.C., đã thành công và mỗi năm họ cống hiến một ngân khoản nhất định để giúp đỡ những học sinh “nghèo hiếu học” nghèo có nghĩa là chưa đi làm để kiếm ra tiền để vào trương mục ngân hàng, hiếu học là các bài kiểm tra có số điểm cao trên 70% nhất là không nghỉ học ngày nào dù mưa to gió lớn. Điều cảm động nhất là họ cho học sinh tiền mua sách, mua đồng phục, mỗi tuần cho tiền mua xăng và tiêu vặt. Ngày trước lễ Tạ Ơn hai trong các nhà hảo tâm đến thăm học sinh nhận học bổng của trường. Một ông ngồi trên xe lăn có vợ theo cùng, những câu nói mộc mạc hy vọng trong tương lai các bạn thành công và tiếp tục duy trì chương trình trợ giúp này đến các học sinh cần trợ giúp. Một ông đang là nha sĩ, kể chuyện đi học từ C.C.O.C. với ngành thợ máy, tay chân dính đầy dầu nhớt, thấy các bạn học bên khu y tế sạch sẽ ông bèn thay đổi môn học, thay vì đi làm thợ máy không lên đại học, ông điên cuồng học cho đủ tín chỉ để vào trường nha. Sự thành công của ông khởi đi từ C.C.O.C. nên ông luôn biết ơn những thầy cô đã tận tụy hướng nghiệp cùng lúc khuyến khích học sinh định hướng sự nghiệplên cao hơn thay vì đứng ì lại một chỗ.
Tình hình kinh tế bây giờ đang lập lại thời suy thoái cách đây 20 năm về trước, có thể là trầm trọng hơn, những con gà tây phát chẩn cho người cần lương thực không phong phú tràn trề như xưa. Đêm qua trên truyền hình, thành phố Cựu Kim Sơn, hàng người thứ tự ghé đến một nhà hàng tư nhân nhận gà tây, chủ nhà hàng cùng một số các doanh nhân hợp tác làm công việc nhân ái này. Cùng hình ảnh các thanh niên trả nghĩa ân bằng cách đem các túi thức ăn trợ giúp đến cho người khó khăn hơn mình những người không nhà sống bên lề hè phố. Cộng đồng Việt Nam tại Mỹ nhất là tại San Jose bao năm nay trong dịp lễ Tạ Ơn đã có những bữa cơm từ thiện tại nhiều địa điểm khác nhau, người nấu người chạy bàn, người phân phối thức ăn, những câu cám ơn những lời Tạ Ơn không nói ra từ miệng, mà được gởi gấm bằng hành động bằng tấm lòng chân thành cảm kích.
Năm nay cũng giống mọi năm trước, bữa ăn chiều thứ năm ngày lễ Tạ Ơn gia đình tôi sẽ quây quần cùng bạn bè, những người bạn thương quí nhau như tay chân, tôi không nhớ từ khi nào nhóm bạn của “người chủ gia đình tôi” lập thành thông lệ dễ thương này. Tôi nhớ lần đầu gia đình tôi mời bạn đến ăn gà tây “dở ẹc” cùng gia đình bên chồng, khi ấy tôi chỉ a b c về món gà này. Lần thứ hai cũng dịp lễ Tạ Ơn, còn ở trong một nhà để xe, chủ nhà cho dùng bếp và phòng ăn, người thuê cũng nấu món gà tây “dở ẹc” để Tạ Ơn chủ nhà cùng mời gia đình một người bạn vừa đến Mỹ diện H.O.

Thượng Đế thương chở che cùng sự cố gắng hết sức, gia đình chúng tôi có một tổ ấm rất ấm và mỗi dịp lễ Tạ Ơn là một lần tôi được thực hành nấu cho đúng món gà tây. Khi đã biết đủ mọi phương thức thì các con đã tìm ra cách để không phải ăn món gà tây “dở ẹc” của má là đến Nob Hill đặt một phần gà đã được uớp sẵn, mang về nướng hai tiếng , muốn có thêm đùi heo ướp nướng mật ong cũng đến tiệm ấy. Trong bếp thơm lừng mùi lễ Tạ Ơn, bạn bè đến ngôi nhà nhỏ mỗi năm của tôi cho đến khi các con tôi đủ lông cánh bay đi mất, cũng là lúc tôi xếp đồ nghề nướng gà đem cất.

Và năm nay cũng giống vài năm trước sau khi các con đã bay xa, tôi và người chủ gia đình lại đến nhà bạn tiếp nối truyền thống Tạ Ơn bạn bè . Các con có về thăm cũng sẽ đến nhà bạn của ba má để gặp lại các bác ngày xưa, từng trải qua một thời lận đận. Một món quà nhỏ ân tình gởi về quê nhà cho bạn còn ở lại, vài món quà nho nhỏ gởi đến các hội thiện nguyện, vài món quà tượng trưng tùy vào thu nhập mỗi năm gởi đến trường xưa nơi đã cho mình kiến thức sự nghiệp là điều không thể thiếu vào mùa này.

Kính chúc ngàn điều hạnh phúc an lành trong mùa lễ Tạ Ơn, trân trọng gởi đến quí độc giả bạn hữu đã cùng chia sẻ bao tâm tình cùng Ngô Đồng - Ấu Tím

24 Tháng 11 Năm 2010
ngodong
#664 Posted : Friday, December 3, 2010 12:16:19 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Lạnh Lùng

Thời tiết trở lạnh cùng lúc với bao tin tức . . .mình được giới truyền thông khai thác triệt để, hết cảnh sát bị đánh đến cảnh sát đánh người bắn người, rồi tin nhà tù bị quá tải có thể phải thả bớt 20% tù nhân – trong khi tin một tù nhân đánh gục nữ cảnh sát viên và lấy súng bỏ chạy, khi được đưa đi bệnh viện để rọi tòan thân Magnetic Resonance Imaging (MRI) còn nóng hôi hổi. Chưa hết đâu họ, dĩ nhiên là cảnh sát vừa tìm ra một đường hầm thông từ Mễ sang Mỹ, vào thẳng một khu nhà kho chứa hàng San Diego, dĩ nhiên để chuyển cần sa ma túy. Tin tức ơi là tức, trời lạnh trùm chăn đọc sách thì mắt mỏi, mở ti vi xem nghe thì tin tức ơi là tức, có lẽ vì những tin tức như thế mà bao vị nữ lưu, sau một thời gian ẩn nhẫn chờ xem các ông làm việc thế nào bỗng “nổi điên” ra chấp chánh, bằng cách bỏ tiền vận động ứng cử vào những chức vụ đầy bề thế, đầy quyền lực để mong có thể thay đổi được điều gì chăng?
Tưởng tượng mấy chục ngàn tù nhân vạm vỡ, vì tập tạ phơi nắng chơi thể thao trong tù bao lâu nay được thả ra đi thong dong ngoài đường, công ăn việc làm không có, họ muốn cướp bóc hay gây án cho vui thì dân chúng biết đâu mà chạy, nhất là dân Mỹ chính gốc nổi tiếng hiền lành tử tế nhất thế giới – không biết các nước khác thì sao – Canada, Anh, Pháp, Bỉ, Ý, Nga, Tàu có nhiều tội phạm như tại Hoa Kỳ hay không?
Tuần vừa qua trên chuyến bay từ Chicago đến NewYork một phụ nữ tự thoát y, làm náo loạn chuyến bay, các tiếp viên hàng không ráng bọc cô lại bằng những chiếc mền có sẵn mà không xong, cuối cùng cảnh sát mang được cô đến bệnh viện tâm thần, hình ảnh cô gái thật xinh tóc vàng, nhưng có thể vì bị bệnh thần kinh mà làm thế!
Không riêng California hay nước Mỹ mà trên thế giới cũng có nhiều sự kiện kỳ lạ, Bắc Hàn dội bom Nam Hàn, chẳng có lý do gì để giải thích, ngoài việc bố gần chết muốn củng cố địa vị cho con trai, ngàn lời phân tích về cộng sản và tư bản, đại loại cộng sản độc tài độc đảng không cần nghĩ gì đến mạng sống con người, trong khi tư bản dân chủ chính quyền chăm lo cho mạng sống của người dân để của đi thay người.
Thế kỷ hai mươi mốt rồi, tin học phát triển mỗi giây mỗi giờ, mỗi ngày tin tức dồn dập thẩm thấu không hết, làm sao để không bị hoang mang không bị bi quan vì: Sống để khổ rồi chết? Ắt hẳn ai chẳng một lần muốn . . . đi tu tiên cho xong!
“Mưa rơi hiu hắt ai sầu mùa Đông – Không gian u ám sương mờ mờ buông – Xa trong đêm vắng chuông buồn buồn ngân – Mùa Đông xưa rét mướt bến sông ngừng chân – Chờ ai trong tê tái lắng nghe chuông than – Thời Gian trôi tan tan mang theo ngày Xuân – Mưa đêm nay khóc thầm – Cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian!”
Mùa đông được Dạ Chung miêu tả bằng những chữ đơn giản thời chưa có tin học, chưa có internet, chưa có tin tức xuyên hành tinh, nhạc sĩ Lâm Tuyền đặt những khung nhạc buồn thiu xa vắng vào chữ, bốn mươi lăm năm sau nhắm mắt nghe lại bịt tai không thèm nghe tin tức nữa đời bỗng dưng bình an thanh thoát, chẳng cần tu đâu cả, mặc ai xôn xao thứ sáu đen cuối tuần trước Giáng Sinh. Kệ tiếng chì tiếng bấc, già rồi ngóng lại thời xưa không còn nguồn sống để vươn chạy lên phía trước.
Con gái gọi điện thoại hỏi mẹ có gì vui không? Bên con Pensylvania tuyết bắt đầu đổ! Con bé không biết gì về bến sông xưa con đò cũ, dù đã một lần vác ba lô đi từ Sài Gòn lên đỉnh Sapa cùng bạn, sau khi tốt nghiệp đại học UC Davis, được mẹ kể lể dài dòng và được mẹ gởi cho nghe bài hát Tiếng Thời Gian. Chắc chắn cô nàng không hiểu gì về đoạn :
Ngoài kia gió sương mờ - lìa cây lá giang hồ - về đâu về đâu – ngày xuân thoát đi dần – lòng ta tái tê sầu – người cười nhưng ta vẫn khóc thầm – đời chim bạt gió – Kìa ai thoáng mơ hồ - ngừng chân dưới mưa dầm – nhìn lầu nguy nga ước mơ thầm – bao nhiêu xuân qua lòng không tình yêu.
Giảng giải hình ảnh của người không nhà homeless, con gái bảo đã có shelter vào mùa đông, đành phải tả cảnh qua phone, mùa đông bên Việt Nam, ngoài Trung – ngoài Bắc lạnh lắm, lạnh mà nghèo không có đủ quần áo ấm để mặc, đi cấy đi cầy dưới cơn gió rét cắt da, mưa dầm dề áo tơi làm bằng lá, tuổi trẻ không được đi học, lớn chút phải bỏ làng quê đi tìm nơi tốt đẹp hơn mong thay đổi cái nghèo cái đói quẩn quanh theo lưng từ thời cha thời ông truyền lại, gia tài cứ là cái cuốc, cái cầy cái bừa, cái liềm cái lò đất cái mái rạ cái chõng tre. Người ta khổ quá thành thi vị hóa nỗi khổ để sống, đành cho vào nỗi khổ hình ảnh mơ hồ một người con gái đợi chờ bên bến sông, ngày cất bước giang hồ tìm công ăn việc làm để hy vọng ngày về vinh quang có cái áo sơ mi tay dài để mặc có cái quần ka ki hẳn hoi, chân không cần giầy chỉ cần đôi dép nhựa.
Lời tỉ tê của mẹ nhớ về quá khứ được con gái ngọng nghịu dịch sang thời a còng @: “Con hiểu rồi, không có việc làm như bây giờ, người ta phải move sang tiểu bang khác tìm việc, phải chống đối mang việc làm sang Tàu sang Ấn! Người Mễ tìm cách vượt biên giới sang Mỹ ky cóp từng đồng gởi về nuôi vợ con, Mom ơi! Sao Mễ nó lấy chồng sớm quá, bằng tuổi con đã có ba đứa con rồi đó Mom, Dave hồi học chung Milpitas High School với con, đứa mà có xe limousine đến đón ngày tốt nghiệp trung học đó Mom nhớ không? Dave có bốn đứa con rồi, tính thêm đứa con nó có hồi còn học Junior là năm đó Mom! Tội nó há lá giang hồ là vậy phải không Mom! Con nghe kể nó bị lay-off vì hãng xe đóng cửa, vợ con nó về Mễ sống, nó sống khổ lắm!”
Con gái khiến mẹ tỉnh cả người không mơ màng bến sông xưa, mùa đông cũ, chẳng còn âm ư: lìa cây lá giang hồ - về đâu về đâu! nữa.
Trừ những bậc tu hành đã thành, những bậc chân tu đang thành, thì khối người còn hoang mang giữa thời đầy tin tức mình còn nhiều lắm, những nỗi buồn nỗi hằn học, nỗi thèm thuồng, nguồn đam mê còn nhiều nhiều lắm, qua internet dĩ nhiên, vì bây giờ nhà nhà có máy computor, phòng phòng có ti vi, trên bàn tay ngón dài ngón ngắn không cần hạt kim cương lấp lánh mà cần iphone loại mới nhất nhanh nhất, ngồi xe bus xe bart vẫn xem được phim, vẫn biết chuyện gì xảy ra trên thế giới! Vợ tổng thống Pháp vừa đóng thêm phim mới, con trai của công nương Diana đính hôn, Việt Nam chuẩn bị xây đường rầy cao tốc, Việt Kiều hồi hương mua nhà khu deluxe, nửa triệu đô la, chỉ cần có thẻ xanh và driver license! Chuyện này hẳn đã làm ảnh hưởng đến chính quyền Mỹ nên thời gian cấp bằng lái xe của tiểu bang vừa được công bố sẽ cần thời gian dài hơn! (ghi chú)
Nghe một người tự xưng đã đọc nhiều hiểu nhiều trên mạng dẫn chứng câu: không ai tắm lại trên một dòng sông và thoải mái cho rằng câu ấy của một văn nhân người Việt trên mạng vi tính!
Ấu Tím ngày cuối tháng 11 - 2010
Ghi Chú: Vì lý do bằng lái xe và thẻ chứng minh cá nhân , driver license Identification Card bị làm giả nhiều quá, nên chính quyền ra thông báo sẽ có thẻ mới với nhiều chi tiết đặc biệt để ngăn ngừa kẻ xấu làm giả mạo, nên thời gian xin cấp hai loại thẻ sẽ bị kéo dài hơn.
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông!” Phùng Khánh – Bùi Giáng Dịch từ truyện “Siddhartha” trong tập “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse văn hào Đức.
Sương Lam
#665 Posted : Friday, December 3, 2010 1:48:19 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
Hello Ngô Đồng,
Tuần rồi SL thấy ORTB số 440 có đăng bài "Mái Tóc"' của Ấu Tím đấy. Các bà bạn của SL ở Portland thích người đẹp Ấu Tím lắm sau khi SL cho quý bà mượn các tuyển tập văn thơ của Phụ Nữ Viêt về đọc. Vui quá, làm SL cũng hỉnh cái mũi lên. BlushKisses
Hai chú cu Vinh, cu Khiêm có "nhỏng nhẻo" với bà ngoại nhiều không?
SL bây giờ xem ca vũ nhạc kich do Mya trình diễn "mệt nghỉ "vì SL là khán giả trung thành của cô ca sĩ tí hon này.Wink
Gửi lời thăm cả nhà nha.
Sương Lam
PC
#666 Posted : Saturday, December 4, 2010 2:46:29 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông!” Phùng Khánh – Bùi Giáng Dịch từ truyện “Siddhartha” trong tập “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse văn hào Đức.


Câu này gốc từ một triết gia Hy Lạp: Heraclitus.
ngodong
#667 Posted : Saturday, December 4, 2010 8:54:29 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông!” Phùng Khánh – Bùi Giáng Dịch từ truyện “Siddhartha” trong tập “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse văn hào Đức.


Câu này gốc từ một triết gia Hy Lạp: Heraclitus.



Em cám ơn chị, thêm một điều mới hơn nữa để học.
ngodong
#668 Posted : Friday, December 10, 2010 12:43:36 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Ngổn Ngang Xếp Lại

Cuối năm trời lạnh, bão mùa đông thổi vào thành phố, thành phố của tôi hai hàng cây đã thay màu, lá màu vàng nhạt của những cây phong Canada, màu đỏ của cây phong mật, và bao nhiêu loạic ây khác được nhân viên cây xanh trồng dọc theo từng khu phố.
Tôi yêu những hàng cây, thuở bé bỏng cây trứng cá cây bã đậu, thuở cắp sách đến trường hàng cây dầu có trái như những chiếc cầu lông xoay trong gió, đến thuở hẹn hò hàng me đổ lá như confecti gài trên tóc, mỗi hàng cây là một dẫy kỷ niệm, mỗi vùng đất trên quê hương xưa là mỗi hàng cây ghi nỗi nhớ trong lòng người viễn xứ xa nhà.



Đà Lạt có thông có ngo có đào có mimosa vàng ngai ngái, Nha Trang những hàng dương rủ bóng thiết tha, ai đó phê bình tôi còn nhớ mang mang: “Cũng là dương liễu sao dương liễu Nha Trang mượt mà hơn dương liễu Vũng Tàu!” để có người trả lời: “ Vũng Tàu hơn Nha Trang vì mùi hương hoa sứ phảng phất thơm lừng trong vị muối biển mặn mà”. Huế có bại hoại – bằng lăng hoa tím mơ màng, thản hoặc là con đường có hai hàng cây nhãn, lá đối tròn xinh xinh, Định Quán Lâm Đồng hàng cây giả tị, loại cây dùng làm báng súng, cùng những đường song song tít tắp của những hàng cây cao su Bình Dương, không thể quên hàng dừa miền Tây.

Không sống bên kia vĩ tuyến 17 để biết để nhớ về những cây cơm nguội, cây sữa nghe nhạc hát nghêu ngao thành tiếng nhưng trong tim chẳng có chút rung động nào.
Lạ sao mùa lá đổ lòng lại rưng rưng!

Cũng con đường mỗi ngày đi ngang, mỗi năm vẫn thế, ai nhớ có cây nào còn cây nào mất, vài năm trước tôi khóc cho hàng cây đang yên lành bỗng một hôm bị đốn mất trên con đường chính của thành phố Milpitas, nay mắt tôi đã tạm quen với nửa bên này đường là hàng phong lá vàng lá đỏ lá to đủ cho sóc squirrel quây nhà, nửa bên kia là hàng cây cọ, một cao một thấp có bẹ lá cho chuột xây ổ làm hang, sự đối xứng đôi khi không cần thiết trên nền núi xanh hướng đông hướng tôi lái xe về nhà, mưa nắng – khô ướt – nóng lạnh không làm thay đổi nguồn hạnh phúc ấm áp luôn đầy ắp sau cánh cửa tôi nhẹ nhàng mở khóa bước vào.

Vài năm nay, khu vườn của tôi không có thêm cây mới, cây con tôi không giữ nữa, những loại hoa ẻo lả theo mùa biến dần đi, khoảng cách giữa hai cây trơ ra làn đất suông, anh tôi nói để cây thở, thảm cỏ xanh loại cỏ chắc nịch để đá banh, để nằm lăn lên không sợ gẫy thản nhiên với lạnh với nóng, lan treo tôi đem cho hết nhà vườn, lan trong chậu tôi răn dạy chúng phải chịu nóng lạnh cùng tôi, nhõng nhẽo quá tôi không chìu chuộng nổi khiêng ra bế vào để hứng nắng uống sương .
Cuối năm, góc bếp có mùi bánh nướng, không phải mùi bánh làm theo yêu cầu đặt hàng, thức suốt đêm gần sáng để hoàn thành cho xong, kiếm tiền mua gạo sống qua ngày, cũng mùi bánh nướng bây giờ nướng để tìm vui, để thử công thức chụp hình ngắm chơi. Dòng đời có nhiều thay đổi ít ngờ.




Sáng sớm, không ra vườn được vì lạnh, mở khắp các ngăn tủ, lục lọi hết những tủ đựng quần áo cái treo cái xếp cái còn trong bao, cái mặc vài lần, cái còn nguyên chưa đụng đến, áo lạnh áo khoác, cái ngắn cái dài, cái hợp với quần tây, cái dùng cho váy, cái để choàng vai và một thùng to áo dài đủ màu đủ kiểu cổ cao cổ thấp, cổ thuyền cổ vuông, mỗi chiếc áo có thêm một chiếc quần, dù chỉ là màu đen hay trắng . Tại sao áo dài nhiều thế nhỉ, dù một năm chỉ mặc vài lần cho vài ngày lễ Tết, những chiếc áo dài đơn sơ cổ cao ba phân kiểu thời nghèo nàn bao cấp thiếu ăn thiếu vải, cô bạn vẽ cho cành trúc, học trò thêu cho vài bông cúc đơn sơ, đến những bộ áo cổ cao sáu phân, thêm hoa bằng nhung có đính kim tuyến dán bằng keo, hai tay trong suốt, bây giờ là cổ thuyền cổ vuông góc, vải cầu kỳ do nhiều nhà thiết kế dệt có ký tên vải Thái Tuấn – Gis mỗi bộ áo may tại Việt nam giá cũng hơn 100 đồng đô, so với 12 đồng 20 đồng cách đây vài năm. Mỗi dịp có người từ Việt Nam sang chơi là cô em gái còn ở lại vội vã gởi sang tặng chị, nhìn vải nhìn kiểu các bà sẽ biết ngay áo may khoảng năm nào để đánh giá trị của nó, phần tôi khoác áo dài lên người lại nhớ việc khác, em gởi sang cho mình vào dịp nào, ai may cho mình, cô giáo dậy tiểu học, cô bạn xưa học chung trường, cô giáo dậy con gái đã về hưu, cô hàng xóm ở sau nhà. Vải mua của bác Thông chợ Bàn Cờ, cô Bắc chợ Vườn Chuối! Đã xa nhà 20 năm mà trí nhớ vẫn quẩn quanh chợ xưa người cũ, những mẩu giấy nhỏ em gái gởi kèm ghi rõ xuất xứ, những mẩu chuyện trò viễn liên một phút chỉ tốn vài xu thay cho sáu năm trướcc 40 xu, chuyện kể giữa hai chị em kẻ đi người ở. Có lúc nhắc lại hồi chong đèn dầu may cho xong mấy lố quần đùi để kịp đem giao hàng buổi sáng, lý do tại sao bây giờ bạn bè còn lại có thêm nghề thợ may làm thêm kiếm sống .










Áo dài sẽ không sao vứt bỏ đi được, bao nhiêu chiếc áo dài thêu gom lại được từ gia đình từ bạn bè, mẫu thêu chính mình vẽ, đường kim mũi chỉ chính mình thêu, nhìn chiếc áo lại nhòa nước mắt, mua vải xong vẽ thêu gởi sang Mỹ cho gia đình cho bạn bè sau khi nhận được tiền viện trợ, gởi sang nhờ bán giúp cũng là một cách an ủi lương tâm riêng mình không sống nhờ sống vả vào ai, cho đến ngày sang được Mỹ biết là gia đình bạn bè đâu cần bán làm gì, tìm người may áo dài để mặc dịp tết, sau đó xếp vào tủ cất. Những món tiền gởi về Việt Nam là tình thương yêu nhung nhớ chia sẻ cho mình.

Dọn góc tủ nào cũng có kỷ niệm, mỗi năm mỗi gom bao nhiêu thứ đem cho mà rồi vẫn còn bao nhiêu thứ khác ngổn ngang, chiếc áo ngày rời Việt Nam, chiếc áo đan cho con cho chồng, chiếc quần tây mình may lấy, kỷ niệm những khoảng trời lá bay, kỷ niệm những hàng cây bám cứng trong từng góc tủ, còn cả chiếc khăn trên chuyến máy bay đầu tiên cô tiếp viên hàng không người Nhật đưa cho để rửa mặt.

Ai bảo kỷ niệm sẽ tàn đi theo tháng năm !
ngodong
#669 Posted : Friday, December 17, 2010 11:31:03 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Nhà - Yêu

Cô bạn đã khuất của tôi gọi thế! Nhà Yêu, chẻ chữ nghĩa thì thương với yêu có gì khác nhỉ? Thương nhẹ hơn Yêu chăng?

Lại còn lẽ khác:

- Thương “thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu” vấn vương hơn tồn tại hơn! Thương giữa hai người khác phái thường bị “giấu đó để dành” lâu lâu nhớ cho vui, tới gần chạm “đất” vẫn nhắc đến Cô hàng xóm hay Anh trưởng lớp ngày thơ! Biết tên cô ấy anh ấy còn may, có khi chẳng biết họ tên gì mà vẫn Thương để nhớ.

- Yêu “bạo phát bạo tàn”, sôi nổi vội vàng, có đó mất đó, một núi cũng trèo – hai núi cũng trèo – ba bốn núi cũng nhất định qua cho bằng được để rước – mang – vác về nhà làm của riêng! Bị cấm cản thì “làm mưa làm gió – vật mình vã mẩy” sao cho phụ mẫu phải chịu bề “áo mặc qua đầu” gả phức cho khuất mắt.

Gọi Nhà Thương – Hospital – Bệnh Viện thành Nhà Yêu, hẳn cô bạn dễ thương của tôi dù biết sắp xa cuộc đời nhiễu nhương, vẫn níu kéo “Yêu cái trần gian lắm điên dại” này.

Mỗi lần qua cổng nhà thương ai cũng phải có chút lo lo dù vào đấy để thăm nom, hay vào đấy để chữa trị, ngay cả các bậc tu trì bước ngang cổng nhà thương tâm hồn ắt cũng lao đao vì sao nhân loại chưa chịu tu hành để được giải thoát giống mình.

Khi cô bạn tôi gọi nhà thương thành nhà yêu là khi cô được hóa trị - xạ trị, dính dáng đến hai anh chàng này cùng một lúc, có nghĩa là phải sôi nổi, phải một núi cũng trèo – hai núi cũng trèo – ba bốn núi cũng phải qua cho bằng được, để tìm cho bằng được kết quả cuối cùng sống hay chết. Niềm vui qua một núi, niềm vui được về nhà nằm trên cái giường của mình, cái giường không biết di chuyển lên xuống cao thấp, không có bánh xe đẩy đi loanh quanh, cũng không cần có thắng, là niềm vui “chết đi sống lại” đúng nghĩa của nó.

Cảm giác nằm trên cái giường biết đi - biết di chuyển khó chịu làm sao ấy, dù mùi vải được sát trùng rất thơm, rất sạch, cái áo nhà thương dễ chịu, kiểu áo thật đáng khâm phục cho người vẽ ra nó. Thay vì bộ quần áo vướng víu đủ góc cạnh, trở thành chiếc áo khoác dài hơn đầu gối hai tay rộng, gài ra sau lưng bằng hai sợi dây vải buộc vào nhau, khi cần làm việc bác sĩ – y tá mở ra nhẹ nhàng. Ngay cả cái túi áo trước ngực trái của bệnh nhân cũng được thiết kế rất tiện dụng, vừa là túi mà vừa có chỗ mở để luồn dây đeo máy đo nhịp tim. Ai chấm điểm kiểu áo nào hoàn thiện đẹp – sang – bền thì chấm, phần tôi kiểu áo dành cho bệnh nhân tại Mỹ là nhất. Đàn ông đàn bà đều mặc được, đều vừa vặn đều đẹp giống y như nhau.

Ngày xưa, khi nghe đến nhà thương là nghĩ ngay đến sự dữ, chín phần chết chỉ có một phần sống, cái thuở vừa chạm đến sinh nhật lần thứ năm mươi đã được nâng lên hàng Cụ, một điều bẩm cụ hai điều bẩm cụ.

Ngày nay, nghe đến nhà thương là nghĩ đến được cứu chữa, được trở về bình an, lý do tại sao có chuyện gì người ta cũng vội vã bấm số 911, xe chữa lửa toàn năng ở gần đến trước, xe cảnh sát tháp tùng, xe cứu thương hụ còi đến sau, bộ ba này rất nhịp nhàng uyển chuyển họ cùng làm việc không một lời cãi vã, theo đúng trình tự 1-2-3 đâu vào đấy vì cùng học một sách, cùng theo đúng nguyên tắc không tự ý thay đổi theo ý kiến bất kỳ ai. Muốn được vào làm việc trong các nơi ấy, nhân viên phải trải qua một thời gian huấn luyện gian nan, cùng học kỹ lưỡng về cách tiếp cứu y tế lâm sàn và nhất là thể lực phải thật mạnh khỏe, tinh thần cứu người rất cao. Trong những tình huống nghiêm trọng, người không sợ chết xông ra cứu nguy người khác thường là cảnh sát hay nhân viên cứu hỏa ngay cả khi họ không mặc sắc phục, các cháu bé trai lên năm lên sáu niềm mơ ước của các cháu thường là: lớn lên Bi sẽ làm cảnh sát! Lớn lên Lu sẽ là nhân viên cứu hỏa. Thuở này, năm mươi tuổi mới bắt đầu loi ngoi trèo lên đỉnh của đường họa đồ parabel đời người.

Cải tổ y tế - giúp mọi người có bảo hiểm y tế - tạo các nhóm liên kết bác sĩ – dược sĩ – nha sĩ lại với nhau để các nhà thầu bán bảo hiểm y tế bớt quyền lực, “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” có tiền là có quyền xía vào đời sống thiên hạ, ngay cả buộc tay buộc kiến thức của các bác sĩ.

Hôm thứ hai 13 tháng 12 năm 2010, tại đại học Columbia nhóm No Label biểu dương lực lượng “ không trái - không phải – tiến đến phía trước” (Not left. Not right.Forward) “không cộng hòa- không dân chủ - tất cả vì dân” có hô khẩu hiệu tức là có chuyện ở đàng sau, không ai chịu ai nên chia phe phải trái, chia phe dân chủ - cộng hòa, giống như sau năm 1975 đi đâu cũng thấy “không có gì quí hơn độc lập – tự do” - “lương y như từ mấu” – “Công an là nô bộc của dân” . Nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị là phạm vi chuyện lớn của quí ông, phần quí bà chỉ loanh quanh chuyện nhỏ cơm nước vụn vặt trong nhà, lâu lâu thỏ thẻ “khích tướng” để các ông hăng hái tham gia chuyện lớn.

Điều dễ thấy dễ hiểu mà sao không ai thèm thấy là các nhà chính trị lập pháp hành pháp của chúng ta bây giờ Yêu nhiều quá, sôi nổi như mười tám đôi mươi, dù nhiều cụ ông nhiều cụ bà rõ ràng “thất thập cổ lai hi”, tổng thống có quyền Yêu sôi nổi vì ông còn trẻ còn bao nhiêu sinh khí sinh lực để thay đổi để “ Yes We Can” – “Change” – “Vote for Change” khi đất nước ngập chìm trong nợ nần không lối thoát.

Câu các ông hay quát khi dậy vợ dậy con là: Tề Gia – Trị Quốc – Bình Thiên Hạ, so sánh gia với quốc hình như có nhiều điểm tương đồng, trong nhà nếu vợ chồng không đồng lòng để tát biển đông cũng cạn, vợ đi shopping đằng vợ, chồng mê man xe đời mới, trượt tuyết, Las Vegas không cần biết tiền đi làm bao nhiêu, thẻ nào cũng xin cũng mượn chưa tính việc “tự ái” tràn trề ai có gì mình phải có nấy, lâu ngày chầy tháng tiền lãi đẻ nhiều hơn tiền nợ, thế là gia cảnh xào xáo, yêu thì đã hết ngay sau vài tuần trăng mật, thương thì không cần thiết, nghĩa chưa gom góp được bao nhiêu, nên chuyện chia tay ngay không gia sản rất dễ tính toán, chỉ ngặt nỗi còn con nhỏ phải chu cấp . . . Vẫn biết sống là chấp nhận buồn nhiều hơn vui, khổ lắm hơn sướng nhưng rõ ràng con người có khuynh hướng muốn được khổ sở hơn sung sướng. Ai không thèm muốn một lần được làm thái tử - công nương, mà rồi nhìn thái tử nước Anh bên cạnh ông là người vợ đẹp hiền dễ thương, đi ra đi vào cung điện có kẻ hầu người hạ mà trong lòng ông nỗi khổ vì thương người bạn gái thời niên thiếu vẫn canh cánh bên lòng . Hình ảnh mới nhất thái tử và người ông thương từ thuở còn trẻ ngồi trong xe hơi bị tấn công bởi các sinh viên quá khích vì lý do bị tăng học phí, mới biết ông đã được khổ, nỗi buồn khổ dịu êm dù có bị dèm pha châm biếm đủ kiểu, ngay cả việc bị gán cho tội . . . âm mưu giết vợ. Từ ngày công nương mất đi trong tai nạn thảm khốc cùng người bạn trai giầu có, sau thời gian để tang cho đúng luật lệ, ông đã bước thêm bước nữa với người ông thương, dù người ấy có bị chê là không đẹp như người vợ trước, có kẻ còn nói thẳng là vừa già vừa xấu. Thế mới biết vẻ già xấu không ảnh hưởng chi đến tình thương yêu chân thật. Tìm được đúng người thương mình rồi cần gì biết đến mỹ viện Hạnh Phước, cần gì mua vé máy bay về Việt Nam, vội vội vàng vàng đến phòng mạch bác sĩ chỉnh hình, quảng cáo đã tốt nghiệp tại Mỹ để căng – cắt – xâm cho kịp chuyến bay về.

Cũng trong một cái “gia” khác, gia đình Madoff . Sau hai năm vỡ lở chuyện lường gạt kinh khủng, rúng động cả thế giới, người con trai lớn trong gia đình, người đã thông báo việc làm sai trái của cha mình đã tự kết liễu mạng sống của anh, trong lúc đứa con trai 2 tuổi của anh đang ngủ ngay gần đó. Nguồn gốc từ đâu, đời sống trên bạc tiền nhung lụa những xa hoa phung phí hẳn chẳng là nguồn hạnh phúc vô biên, khi cha ruột vào tù, mẹ không nhìn con vì đã tố cáo cha mình, bao nhiêu người chủ nợ của cha bây giờ nhìn ngó đến những người có liên hệ huyết thống với kẻ lường gạt.

Lan man thế nào mà từ nhà thương nhà yêu lại lạc đến tận những chuyện nóng bỏng thời sự thế này, có lẽ từ cuộc mạn đàm “The View” có Joy Behar – Barbara Walters với những nhận xét tinh tế - Thương – Yêu – Giận – Ghét giữa vợ chồng con cái trong gia đình Madoff . 46 tuổi quá trẻ để tự kết liễu đời mình, người triệu phú trẻ một thời, bỏ thế giới này ra đi không cần sự giúp đỡ gì của nhà thương – nhà yêu, ông vào thẳng nhà quàn và chọn mua dịch vụ tang lễ cho riêng mình giá rẻ nhất, không cần mướn phòng ốc, chẳng cần ai ghé viếng thăm ngắm xác chào từ giã, chỉ cần cho vào lò bấm nút, giá trung bình toàn quốc khoảng dưới 2.000 đồng .

Cuối năm rồi, bão tuyết – mưa gió cũng chẳng thể nào so sánh cùng chuyện Thương – Yêu kéo dài tháng này sang năm khác, không có chất chồng nối tiếp lấy gì để gọi là nguyên nhân.

Bao giờ thì dân chúng trong một nước – hành pháp – lập pháp – chịu nhận ra rằng lý do của nợ nần là tại vì chi tiêu nhiều quá không cách chi kềm chế được, thân thể con người bị ung thư còn có nhà thương nhà yêu tìm cách cứu chữa, binh “ung thư” chi tiêu lấy gì để chữa trị bây giờ.

Lạ là chưa ai khoe khoang rằng mình đang được khổ vì có “nhà thương” ngay bên cạnh.



Giữa tháng 12 – 2010
xv05
#670 Posted : Saturday, December 18, 2010 10:09:55 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chị Ngô Đồng ơi, bài "Lễ Tạ Ơn 2010" của chị đọc thật cảm động!
Em cảm thấy chị và em, và biết bao người khác được sống trên những đất nước tự do và nhân ái, thật là may mắn, phước đức vô cùng. Những xứ sở này cho chúng ta và con cái mình biết bao cơ hội , mình nên mang ơn và đóng góp xây dựng lắm.
Nhiều người nói xứ Úc nơi em ở đây là đất Phật, nhiều khi em thấy thật chẳng sai.
Cũng nhiều khi em kinh ngạc khg hiểu sao nhiều người đã có cơ hội đến đây rồi mà cứ lo vơ vét thật nhiều để...

Không biết chị có những giấc mơ giống em hay không? Em thường mơ (nói thường vì cũng 4-5 lần) thấy mình về VN chơi, chơi làm sao mà ở luôn bên đó, thấy mình xài hết tiền, Vn mà, nhìn người trở về qua đồng tiền thôi. Em thấy mình buồn quá, khg hiểu sao mình ở Úc có nhà của, có công ăn việc làm, sống êm đềm lắm mà giờ ở đây bon chen chụp giựt, khg nhà cửa công việc gì hết... cái rồi em mở mắt ra, thấy cái đèn trên trần nhà, nhìn qua thấy cái màn cửa sổ.... nhà mình.... ôi thì ra mình đang nằm trong nhà của mình và vừa rồi là nằm mơ... Mừng ơi là mừng luôn...Big Smile
ngodong
#671 Posted : Saturday, December 18, 2010 12:51:10 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Chị Ngô Đồng ơi, bài "Lễ Tạ Ơn 2010" của chị đọc thật cảm động!
Em cảm thấy chị và em, và biết bao người khác được sống trên những đất nước tự do và nhân ái, thật là may mắn, phước đức vô cùng. Những xứ sở này cho chúng ta và con cái mình biết bao cơ hội , mình nên mang ơn và đóng góp xây dựng lắm.
Nhiều người nói xứ Úc nơi em ở đây là đất Phật, nhiều khi em thấy thật chẳng sai.
Cũng nhiều khi em kinh ngạc khg hiểu sao nhiều người đã có cơ hội đến đây rồi mà cứ lo vơ vét thật nhiều để...

Không biết chị có những giấc mơ giống em hay không? Em thường mơ (nói thường vì cũng 4-5 lần) thấy mình về VN chơi, chơi làm sao mà ở luôn bên đó, thấy mình xài hết tiền, Vn mà, nhìn người trở về qua đồng tiền thôi. Em thấy mình buồn quá, khg hiểu sao mình ở Úc có nhà của, có công ăn việc làm, sống êm đềm lắm mà giờ ở đây bon chen chụp giựt, khg nhà cửa công việc gì hết... cái rồi em mở mắt ra, thấy cái đèn trên trần nhà, nhìn qua thấy cái màn cửa sổ.... nhà mình.... ôi thì ra mình đang nằm trong nhà của mình và vừa rồi là nằm mơ... Mừng ơi là mừng luôn...Big Smile



Có lần chị nằm mơ, thấy về nhà cũ ở Việt Nam rồi sau đó mất giấy tờ gì đó - cũng giật mình tỉnh giấc cũng thấy chiếc màn cửa sổ bay bay - toát mồ hôi.
Chị nghĩ rất nhiều ngừoi giống chị em mình, mà lạ lắn nha XV - mãi đến nay vẫn chưa bao giờ chị nằm mơ thấy điều gì trên đất Mỹ - toàn nằm mơ thấy khung cảnh của VN không hà.

xv05
#672 Posted : Sunday, December 19, 2010 5:43:06 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em cũng vậy, không mơ thấy gì ở bên đây hết, toàn thấy ở VN, có vui có buồn. Cũng ngộ, cái người mình thương thì khg bao giờ nằm mơ thấy còn cái người khg thương thì mơ thấy hoài Tongue
Giấc mơ mà em kể chị nghe phía trên đó, chị lớn của em cũng ưa thấy, khg giống y chang nhưng cũng tương tự, lần nào thức giấc chỉ cũng mừng quá giống như em vậy.
ngodong
#673 Posted : Tuesday, December 21, 2010 3:09:20 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Giáng Sinh
“Đêm đông lạnh lẽo Chúa Sinh ra đời, Chúa Sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa – Trong hang Bê-lem ánh sáng tỏa lan tưng bừng – Nghe trên không trung tiếng hát Thiên Thần vang lừng.
Đàn hát réo rắt tiếng hát, xướng ca dư âm vang xa, đây Chúa thiên toà giáng sinh vì ta. Người hỡi hãy tiến bước tới, đến xem nơi hang Bê-lem ôi Chúa giáng sinh khó khăn thấp hèn.
Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than. Nơi hang Belem thiên thần xướng ca. Thiên Chúa vinh danh chúng nhân an hòa.”

Trên xa lộ 101 từ San Jose lên San Francisco, đón cô Út về nhà nghỉ đông, chiếc xe chắc chắn có máy sưởi và hai chiếc quạt nước liên tục làm việc, để người lái xe có thể thấy đường, cơn mưa trải dài từ bắc xuống nam theo các đài khí tượng đã thông báo trước, khi chững lại khi đổ dồn, có vài đoạn đường dù không mưa nhưng nước văng lên từ các chiếc xe lái nhanh bên cạnh còn mờ mịt hơn mưa.

Chiếc cd con gái để trong xe bao nhiêu năm, có khoảng hai mươi bài hát Giáng Sinh dưới dạng mp3, đầy đủ những bài nổi tiếng những bài hát Thánh đã truyền lại cả trăm năm vẫn được nhân loại thương yêu và ngân nga hát vang trong dịp lễ cuối năm. Bà tài xế “nhà quê” sợ lái xe dù đã một lần bị trafic ticket vì lái nhanh, hát vang trong xe để trấn áp nỗi sợ hãi các ông bà tài xế “tỉnh thành” lái xe nhanh như đi “ăn cướp” chưa kể đổi lane qua lại cho vui.

Tiếng nhạc Giáng Sinh vang vang khắp mọi nơi, trong các siêu thị, trong các trung tâm thương mại, trên các đài truyền thanh truyền hình, ngay cả trong các văn phòng bác sĩ – nha sĩ, khiến lòng người cũng rưng rưng hát theo. Bài hát trong lòng riêng của chính mình. Tôi bật lên hát bài Hang Bê-lem của Hải Linh và Minh Châu, bài hát sau thánh lễ Giáng Sinh thuở bé tôi luôn được hát theo ca đoàn khi đến quì thăm hang đá.

Mùa Giáng Sinh ngày còn ở Việt Nam trong kỷ niệm của tôi: khi còn là cô bé mẹ cho mặc áo đầm phùng là mùa đi lễ ban đêm, tối về nhà ăn cháo gà, ăn bánh khúc cây rồi đi ngủ. Khi là cô thiếu nữ mặc áo dài lụa vẫn là mùa đi lễ ban đêm, tối về nhà lăng xăng dọn cháo gà, chuẩn bị đèn nến cắt bánh khúc cây, ăn uống xong dọn dẹp sạch sẽ rồi đi ngủ. Lục lọi xem có kỷ niệm nào đặc biệt trong mùa Giáng Sinh xưa kiểu “áo trắng thay màu – em qua cầu xác pháo bay theo – lời nguyện mình Chúa có nghe không – sao bây giờ mình hoài xa vắng – bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian – bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu (bài thánh ca buồn – Nguyễn Vũ) hình như không có, chỉ có vài lần dại dột theo các bạn đi lễ nhà thờ Chính Tòa – nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế bị chen lấn đông, bị chia lòng chia trí không sao dâng mình hòa vào buổi lễ, nhất là có các cô bạn ngoại đạo đi theo, hỏi han đủ điều, làm dấu thế nào, nghĩa của bài kinh, nhất là câu hỏi sao Đức Mẹ đã có con mà còn đồng trinh? Bị như thế vài lần, tôi nhất định đêm Thánh chỉ đi lễ nhà thờ họ đạo, nhỏ bé đơn sơ, không chau chuốt bề ngoài, không quần áo sang trọng, không đi giầy mới đóng. Nhớ lại thuở ấy gia đình tôi thuộc vào tầng lớp bình dân, nhích lên mức trung lưu một chút, ba mẹ tôi ngày ở Hà Nội sống tại dẫy phố Nhà Chung, dẫy phố ấy bà ngoại tôi cho thuê từng gian nhà, như ở đây người ta cho thuê apartment, vào Nam rồi bố tôi là sĩ quan cũng có nhà hai tầng lầu đúc, gần chợ Vườn Chuối – ngày Giáng Sinh mẹ tôi lo cho các con quần áo mới và cho đóng giầy da mới, con gái điệu thường chấp nhận đau đớn thể xác dễ dàng, không biết bao nhiêu lần tôi khổ sở vì đôi giầy mới đóng ở tiệm Khanh, vậy mà vẫn chịu đựng để mang nó vào chân, cho đến khi đôi giầy mềm mại mang vào không bị đau nữa, lại vừa đến lúc Giáng Sinh được đóng đôi giầy mới. Trong xóm tôi ở, những đêm Giáng Sinh nhà có đạo treo đèn ngôi sao ngay cửa chính, tôi đếm được năm ngôi sao, phần đông là người ngoại giáo. Có một anh chàng nhà đối diện nhà tôi, đứng trước của nhà hay ngồi trên lan can lầu ngóng sang nhà tôi hoài những buổi sáng sớm tôi sửa soạn đi lễ cùng gia đình, có một đêm Giáng Sinh anh đi bộ theo đi dự lễ tại nhà thờ Mai Khôi nằm trên đường Tú Xương. Nhà thờ Mai Khôi là nơi tôi thích nhất, nhỏ vừa vặn cho các sinh viên vì không thuộc họ đạo nào cả, tiếng sỏi lạo xạo dưới chân khiến tôi thành thi sĩ bất ngờ: “Thiên Chúa Giáng Trần bình yên dưới thế - lạo xạo sỏi reo tim hát hân hoan”
Tôi nhớ hai câu thơ này vì nó chứng minh rằng tôi đi nhà thờ đêm Giáng Sinh hoàn toàn vì đấng Cứu Thế không vì một lý do nào khác, dù có người đi theo tôi đến tận nhà thờ, sau đó vài năm cũng người này đi theo tôi đi lễ sáng sớm trong bộ quân phục, tôi chẳng biết thuộc binh chủng nào, cũng không thèm biết tên người ta làm chi cho vướng bận tâm hồn.
Đoạn đường lái xe của tôi vang lừng nhạc Giáng Sinh Việt Nam, chập chùng hình ảnh xưa cũ như những đoạn phim đen trắng, như những giấc mơ thấy toàn khung cảnh nhà cũ đường xưa, lâu lâu giọng nói eo éo của người phụ nữ trong chiếc GPS hiệu TomTom nhắc phải vào exit, tôi lại nhìn ngang ngửa kính sau kính trước mà vào, lúc này là lúc khúc phim xưa bị ngưng ngang, kéo tôi về thực tại xa lộ 101.
Con gái ngồi kề bên, hai mẹ con nói chuyện dùng hai ngôn ngữ, nửa English nửa Việt Nam, nhắc đến chuyện con học hành ra sao thì ít, nói đến chuyện chuẩn bị ăn uống , chuẩn bị đi Los Angeles thì nhiều, thu vén sao cho gọn trong vài ngày con gái có mặt ở nhà. Con bé được xem là bị Mỹ hóa americanize nhất nhà, vần giữ y nguyên những gì mẹ hay kể lể, Giáng Sinh là ngày lễ tình thương yêu gia đình, tình thương yêu nhân loại, chia sẻ hạnh phúc tiền bạc, biểu lộ sự chăm sóc yêu thương đến muôn nơi – không phải là ngày lễ gói và mở quà, những món quà vô hồn chẳng có chút ý nghĩa bầy tỏ tình cảm yêu thương thật sự - món quà phải là chiếc lược gài tóc – sợi dây đeo đồng hồ trong truyện ngắn của O’Hennry, nếu không thì chỉ cần nấu món ăn ngon nhất cho gia đình ăn là đủ.
Hình ảnh khó nghèo trong hang đá, máng cỏ hang lừa nhắc nhở nhân loại ngôi nhà bạc triệu không giữ được nguồn hạnh phúc gia đình mong manh, chiếc nhẫn hạt xoàn không ràng buộc được nghĩa tình mỏng mảnh.

Người ta vẫn lo lắng không gói quà cho người thân trong gia quyến-bạn bè là một thiếu sót, đôi khi vì quá để ý đến điều này mà trong gia đình có sự hục hặc không bằng lòng giữa hai vợ chồng, bực bội cùng con cái. Bao nhiêu bài viết nhắc nhở các bệnh tim đột quỵ xảy ra vào khoảng thời gian có nhiều lễ lạc cùng lúc này.

Kính chúc quí độc giả mùa lễ Giáng Sinh tràn đầy bình an, gia đình sum họp, đừng để việc mua sắm, tiệc đêm làm mình bị cuốn hút đến nỗi bị mệt mỏi.





Phượng Các
#674 Posted : Saturday, December 25, 2010 4:02:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
chuẩn bị đi Los Angeles thì nhiều

Hẹn gặp nhau ở Rose Parade!Wink
ngodong
#675 Posted : Thursday, January 6, 2011 10:50:20 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Đã Năm Mới Chưa?

Hỏi mãi lòng mình, đã thật sự đón chào Tết Tây chưa hay vẫn còn chờ đón Tết Ta! Hỏi vậy thôi trả lời khó quá, vừa nghỉ lễ gần hai tuần suốt từ trước Giáng Sinh thứ tư 22 tháng 12-2010 đến thứ hai 3 tháng 1-2011 vẫn còn là ngày lễ, vẫn còn được nghỉ. Hết Giáng Sinh – Tết Tây sẽ phải chờ đến cuối tháng hai mới có lễ nữa, chỉ là lễ ngắn ngắn thôi. Tết Ta năm nay vào ngày thứ năm vẫn đi làm như thường, chẳng nhẽ xin nghỉ bệnh, người mình kiêng sợ dông cả năm, nhất là bây giờ có việc làm là một điều hạnh phúc.

Chuyến bay chiều thứ tư từ San Jose xuống Los Angeles, bị dời ba tiếng vì phi trường Las Vegas bị chìm trong cơn bão, máy bay không lên xuống được, có ngồi chờ tại sân bay mới thấy thời gian chờ đợi dài dằng dặc dù có ti vi để xem, có ghế êm để ngồi, có người yêu bên cạnh, bao nhiêu người cùng bị chờ đợi giống mình. Giọng nói vang vang của nhân viên hàng không thông báo tin tức về chiếc máy bay gặp trở ngại bị kẹt tại Las Vegas mỗi mười phút, khi thì xin lỗi, khi thì nói vài câu đùa cho vui: “Các bạn sốt ruột một chúng tôi sốt ruột mười, phi công và các tiếp viên trên chiếc 1409 gởi lời xin lỗi, các bạn có thể đứng lên đi vòng quanh trong khi họ cùng hành khách từ Las Vegas, đang bị ngồi cứng trong lòng chiếc máy bay nghe mưa rú gió gào, nhất là có nhiều người đã để lại toàn bộ số tiền thưởng cuối năm của họ!” Chiếc cell phone reng liên tục báo giờ cất cánh thay đổi, chiếc cell phone này tôi chỉ dùng khi đi chơi xa nhà, ngày thường cô nàng nằm im trong chiếc hộp ít khi nào được mở máy, bạn bè tôi dặn dò nhau: “Đừng bao giờ gọi số cell phone của nó, gọi số nhà ấy, nó nhà quê lắm nghe cell phone reng chẳng biết bấm nút nào để nghe, để lại lời nhắn cũng chẳng biết đường nào mà mở!” Những lời nhắn nhủ ấy hoàn toàn đúng sự thật, , tôi không dùng phone thường từ ngày biết dùng điện thư email, nhất là vì chiếc điện thoại con con ấy quá bé để đọc số mà bấm, quá nhỏ để mọi người chung quanh có thể thấy tôi đang nói chuyện trên điện thoại, họ lại nghĩ tôi là một Bùi Giáng thích nói một mình thì sao? Lý do tôi không thích nói vào chiếc cell phone tí ti ấy.

Sự đợi chờ cũng có phần thưởng trong ấy, thay vì lo lắng bực bội tôi ngắm nghía phi trường Norman Y. Mineta San Jose International Airport của tôi! Tại sao lại không nhỉ phi trường này tôi đóng tiền để tu bổ, đóng thuế mỗi lần ghé, và yêu nó quá chừng đã bao lần đón đưa bè bạn người thân, lần đầu đến San Jose cũng tại nơi này, cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn khi chạm chân xuống phi trường Sea-Tac rộng lớn. Trạm B vừa hoàn thành tháng 6 năm 2010 vừa qua. Nhớ lại lúc phi trường đang sửa chữa, mỗi lần đến trạm C phải đi vòng vèo, dùng cửa nhỏ ra phi đạo, leo lên chiếc cầu thang gặp ngày mưa chán làm sao. Nhìn ngắm chung quanh vào mùa lễ cuối năm, những cô cậu sinh viên trở về nhà nghỉ Đông, người chồng trở về nhà sau khi xong buổi họp, tay cầm gói quà xinh xắn, đôi vợ chồng trẻ mang con về thăm ông bà, các cháu chơi đùa bò lăn bò càng dưới thảm thật thoải mái, các cháu dưới một tuổi cũng cười tươi đùa với người chung quanh, vài con chó đẹp thích thú với khung cảnh lúc lắc đôi tai, tôi cứ chờ xem khi nào các cô các cậu cất tiếng khóc, lạ lùng ghê các cháu chẳng khó chịu khóc lóc chi hết. Tôi lại nhớ đến những lần đợi chờ ở ga xe lửa Hòa Hưng, bến xe Xa Cảng miền Đông miền Tây, con nít khóc như ri, người lớn phờ phạc thẫn thờ, cửa phòng bán vé thích thì mở, thảng hoặc bán vài vé cho có, ai muốn có vé để lên xe thì đi vòng cửa sau trả giá gấp đôi. Cách đây vài năm tại Phi trường Tân Sơn Nhất – phi trường Nội Bài những thay đổi đẹp mắt, tân tiến nhưng hành khách ngồi chờ vẫn bị điều gì đó khiến khuôn mặt phong thái không thoải mái, vẫn vội vã chen lấn, vẫn phập phồng thấp thỏm đến cả em bé, con nít cũng bị căng thẳng la khóc dẫy đạp, không chịu ngồi im, lại thêm tiếng cha mẹ quát mắng ồn ào cả một góc phòng. Ai cũng cho là việc bình thường thế thôi! Ngay bây giờ phương tiện di chuyển hàng không tại Việt Nam cũng còn là một niềm mơ ước với bao triệu con người, mong được một lần biết cảm giác “đi máy bay” thế nào trước khi nhắm mắt.

Cuối cùng thì cũng phải đến nơi định đến, phi trường Burbank – Bob Hope, một phi trường hòan toàn không có một cầu nối nào từ máy bay ra phòng đợi, họ chỉ dùng phương tiện cổ điển là chiếc cầu thang di chuyển được, nối vào cửa máy bay cho hành khách lên xuống, lý do có lẽ là vì thung lũng San Fernando quá đẹp, dù mưa hay nắng, ban ngày hay ban đêm. Cách trang trí mỹ thuật, những hình vẽ trên tường, những tấm tranh của các cháu học tiểu học được gắn dài hai bên hàng rào bước vào khu kiểm soát an ninh, phi trường này còn nhỏ bé hơn phi trường San Jose của tôi nữa, cũ kỹ hơn nữa, nhưng thoang thoáng tiếng nhạc nhẹ nhàng, nhìn người chung quanh ăn mặc trang sức theo kiểu Hollywood, các ông bà cụ đẹp theo cách xưa, mỗi lần ghé là một lần tôi gặp gỡ nhìn ngắm một nhóm người khác nhau, khi thì anh chàng có bộ râu quai nón đỏm đáng đặc biệt, khi thì cô gái chân dài áo ngắn kéo theo chiếc túi có lẽ đựng đầy quần áo để trình diễn một show nào đó trên sân khấu, bao nhiêu kiểu túi xách và các loại trang sức lạ mắt tôi chưa thấy bao giờ.

Nghỉ lễ lần này tôi có hai cháu ngoại để vui cùng các em các cháu, ngày Chúa Giáng Sinh chúng tôi đi dự lễ, khung cảnh nhà thờ nguy nga, các cây thông được trang trí đẹp đẽ, ngoài sân có ba vua có lạc đà, có hang đá trên sân khấu để sau lễ chính các cha đánh nhạc cho ca đoàn hát. Nhà thờ có phòng kính riêng cho các cháu nhỏ theo cha mẹ dự lễ, con chiên không bị những tiếng khóc làm chia lòng chia trí, các cháu dưới một tuổi có bạn cùng chơi quanh phòng, khi chán ngồi yên trên ghế. Nhìn các cô cậu đã lên năm lên sáu ra vẻ ta đây đã lớn, cau mặt nhìn em bé 18 tháng tuột khỏi ghế ngồi, mới biết các cháu bé học lẫn nhau nhanh hơn bị cha mẹ uốn nắn, thằng bé 18 tháng tuổi hiểu gì từ cái cau mặt ấy mà chịu ngồi im suốt buổi lễ, dù lâu lâu vẫn quay qua ngoảnh lại, vẫn quẫy đạp đôi chân.

Lễ Giáng Sinh – đêm Giao Thừa tại đây là những dịp để gia đình quây quần, cùng nhau đi đến những nơi vui chơi – chụp hình – ăn uống – mở quà. Các cháu đã qua tuổi teen nhìn gói quà thờ ơ, có lẽ trong gia đình Việt Nam các gói quà chỉ tượng trưng chăng hay các cháu đã lớn không cần những món quà “bị” dự đoán sai ý thích từ cha mẹ ông bà. Các cháu bé vẫn còn vui với chiếc xe đạp nhựa lái quanh có kèn kêu bíp bíp, những món quà này hầu hết xuất phát từ China.

Suy nghĩ chút chút thì anh chàng khổng lồ China này quả đáng được khen thưởng chút đỉnh, về việc "nhái" "ăn cắp" làm ra những sản phẩm giả kém chất lượng đến độ gần giống như thât. Nhờ có anh chàng khổng lồ China này mà người người nhà nhà có đầy đủ mọi thứ đồ lề, cách đây vài chục năm chỉ thấy xuất hiện trong các ngôi nhà của các "đại gia", ngay cả các dụng cụ đo máu, đo nhịp tim, đo mức đường trong máu ngày trước chỉ có trong phòng mạch bác sĩ, nay thì các cụ ai cũng có một cái để tự khám cho chính mình. Các trang phục, túi xách tay của các thương hiệu dành riêng cho các người sang cả cũng đã được China "nhái" y chang, khiến chiếc ví vài ngàn trong mall biến thành vài chục, ai cũng mua được. Anh chàng thợ cắt tóc nói một câu mà tôi cứ tủm tỉm cười hoài: "Bên Tàu người ta kiếm ra thuốc kéo thẳng tóc mấy chục năm rồi, Mỹ nó "ngu" tới giờ này còn chưa làm được!"

Ngày đầu năm bao nhiêu người mua vé máy bay, lái xe đường dài đến Pasadena xem diễn hành hoa hồng, xem Rose Bowl, nếu không đến được tận nơi, thì đầu năm xem tường thuật trên màn hình, cùng cà phê hương ngát, bánh ngọt kẹp thơm, lò sưởi ga biết bật tiếng kêu tí tách, chiếc lò sưởi giả này cũng "made in China".

Rất nhiều người ao ước một lần bị kẹt xe thoát khỏi xa lộ 134 Ventura, thoát khỏi xa lộ 110 Pasadena vào hè phố đại lộ Colorado, dựng lều nằm lê la đón năm mới ngắm xe hoa mà chưa thực hiện được, vì ngại mưa ngại lạnh, thế mà gia đình tôi hơn hai mươi người gồm cháu chắt bạn bè thân hữu đã bốn lần trải qua đêm giao thừa và xem diễn hành. Lý do rất đơn giản vì nhà của bạn tôi nằm ngay trên đại lộ này, đối diện văn phòng hãng xe Acura. Chúng tôi lên Pasadena vào ngày cuối năm họp mặt ăn uống, gần giao thừa kéo ra trước nhà hòa vào dòng người chào đón năm mới, những chiếc xe hơi được trang trí thật vui nhộn, mắt kính vương niệm bằng giấy. Dịp này là dịp các cháu đang học đại học được gặp nhau kết bạn, trò chơi là hướng dẫn xe vào bãi đậu xe sau tiệm để thu tiền, tùy theo giờ theo đêm theo ngày , bán bông giấy và những chai xịt foam tạo hoa – các cháu chỉ cần vài giờ làm việc cho đỡ chán, trong khi chờ đợi năm mới là có đủ tiền dẫn nhau đi ăn uống trong đêm sau giao thừa, các cháu nhơ nhỡ 15 – 16 cũng có việc để vui là chia cắt các gói bông giấy, muốn có bao nhiêu tiền thì lấy bấy nhiêu bao để bán, giá 1 đồng đến 3 đồng tùy cỡ lớn nhỏ. Bao nhiêu người nhộn nhịp suốt đêm không ngủ, đi bộ đến hai tụ điểm các xe hoa đậu để chuẩn bị xuất phát diễn hành, thành phố vang tiếng hát, người người thân thiện cùng nhau, ngay lúc kim đồng hồ đụng nhau tại số 12 người người ôm hôn nhau thắm thiết, còi xe reo inh ỏi pháo bông bắn lên trời – đặc biệt nhất là vào năm 2000 đoàn xe mô tô của cảnh sát túa ra đường vừa làm việc vừa diễu qua các phố, những chiếc xe được trang điểm rất đẹp. Sau giao thừa các cháu lo xếp ghế ra trước nhà, để sáng mai ngồi xem diễn hành.

Mỗi năm mỗi khác, từng chiếc xe mang một thông điệp riêng, năm 2002 lần đầu tiên xe hoa của người Việt Nam nhập đoàn với thông điệp "Thank you America and the World.", mặc dù không lộng lẫy như các xe nhà giàu khác giá hơn vài trăm ngàn đô la đến gần một triệu, chiếc xe của cộng đồng Việt Nam khiêm nhường với gía 120.000 mà Madalina Lai, người đề xướng, đã mất tám năm vận động xin sự hỗ trợ của đồng hương trước từng cửa chợ tại Orange County và tất cả mọi tiểu bang xa gần có người Việt Nam tị nạn, để ngày chiếc xe hoa bé bỏng hình chiếc thuyền nan, nạm màu vàng hoa cúc, màu đỏ hoa cẩm chướng hoa hồng, cùng ngũ cốc lăn trên 6 dặm đường, được nhìn ngắm bởi 350 triệu đôi mắt của toàn thế giới qua màn ảnh truyền hình, và nghe tiếng xướng ngôn viên giới thiệu về đất nước Việt Nam, về thuyền nhân về những người tị nạn tha phương vẫn trân trọng nâng niu màu cờ vàng ba sọc đỏ. Tiếng cổ võ của vài trăm ngàn người hai bên đường “You are welcome!” khi đoàn xe đi ngang, là người Việt Nam nỗi ngậm ngùi, niềm tự hào dâng tràn thành lệ, đổ dài trên má. Năm nay diễn hành Hoa Hồng – Rose Parade lần thứ 122 được xem là lạnh nhất, số người đổ về xem hội vẫn đông như mọi năm.

Kinh nghiệm đi xem diễn hành Hoa Hồng là đi sớm nếu có nhà bạn bè để ở trọ, đi trễ khoảng nửa tiếng sau khi diễn hành bắt đầu, đến đoạn đường gần cuối Colorado bắt đầu Sierra Madre tha hồ có chỗ để ghé vào xem, mang theo ghế xếp chăn đắp, bình trà nóng, bánh ngọt trái cây khô, như một buổi cắm trại ngoài trời, sang ngày mùng 2 các xe hoa đậu ngay trong công viên cho mọi người đến ngắm, nhất là mua các bó lan tuyệt đẹp tháo ra từ các xe hoa. Phải ngắm thật gần mới thấy rõ từng họa tiết được trang điểm hoàn toàn bằng ngũ cốc, rau trái hoa thật – mùi thơm tỏa ngát thành phố trong các ngày này.

Vài tuần nữa thôi, tết Âm Lịch sẽ đến, hội Tết Việt Nam đơn sơ, công ăn việc làm khiến Tết Việt Nam trở thành ngày lễ riêng trong từng gia đình, nhớ đến nhau chỉ biết dùng điện thoại, một điều khiến các hội Tết ngày càng vắng người tham dự có lẽ vì một thành phố có hai – ba – bốn nơi cùng tổ chức một lúc, biết chia người thế nào để tham dự hết cho đủ tình vẹn nghĩa cùng Xuân.
Ước mong mười hai tháng trong năm 2011, trải dài trước mặt niềm hy vọng an hòa đến mọi nơi chốn, ngày mở đầu của năm đã bắt đầu bằng bốn con số 1-1-11.

Ấu Tím
Ngày 3 tháng 1 năm 2011

linhvang
#676 Posted : Friday, January 7, 2011 7:24:50 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong


Tết Ta năm nay vào ngày thứ năm vẫn đi làm như thường, chẳng nhẽ xin nghỉ bệnh, người mình kiêng sợ dông cả năm, nhất là bây giờ có việc làm là một điều hạnh phúc.
Ấu Tím


Sao lại xin nghỉ bệnh (giả bộ Big Smile) - ở tuổi mình nghe bệnh là sợ lắm nha - cứ xin vacation đi, như thế nghỉ sẽ thoải mái hơn. Cả đời đi làm, LV chỉ nghỉ một hai lần vào ngày mùng một Tết, còn toàn là đi cày, tại xứ mưa gió này ở nhà cũng chẳng làm gì.
ngodong
#677 Posted : Friday, January 7, 2011 7:34:26 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

quote:
Gởi bởi ngodong


Tết Ta năm nay vào ngày thứ năm vẫn đi làm như thường, chẳng nhẽ xin nghỉ bệnh, người mình kiêng sợ dông cả năm, nhất là bây giờ có việc làm là một điều hạnh phúc.
Ấu Tím


Sao lại xin nghỉ bệnh (giả bộ Big Smile) - ở tuổi mình nghe bệnh là sợ lắm nha - cứ xin vacation đi, như thế nghỉ sẽ thoải mái hơn. Cả đời đi làm, LV chỉ nghỉ một hai lần vào ngày mùng một Tết, còn toàn là đi cày, tại xứ mưa gió này ở nhà cũng chẳng làm gì.



Linh Vang ơi, n đ không còn một ngày vacation nào cả - 3 tuần cũng không đủ - bây giờ 5 tuần vẫn không đủ cho con cho cháu - năm nay n đ dự trù 3 tuần cho riêng hai vợ chồng đi chơi mà còn không biết có trục trặc chi không đây nè.

Gởi lời thăm anh Ng nha nha.
Phượng Các
#678 Posted : Saturday, January 8, 2011 5:27:26 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05
Cũng nhiều khi em kinh ngạc khg hiểu sao nhiều người đã có cơ hội đến đây rồi mà cứ lo vơ vét thật nhiều để...


Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có một truyện dài mới in, nói về người Việt dính vô mấy chuyện mang bạch phiến từ VN sang Úc là vì mắc vô cái thói đam mê cờ bạc ở các sòng casino mà ra. Truyện này đọc hấp dẫn lắm.

Đi làm bình thường hay trợ giúp của nhà nước ở Úc chỉ cho người ta sống một cách vừa đủ hay thanh đạm thôi, chớ còn sống cho xa hoa và tiêu tiền như nước khi về VN thì họ phải kiếm cỡ bao nhiêu mỗi năm mới đủ?
xv05
#679 Posted : Saturday, January 8, 2011 1:10:51 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

quote:
Gởi bởi ngodong


Tết Ta năm nay vào ngày thứ năm vẫn đi làm như thường, chẳng nhẽ xin nghỉ bệnh, người mình kiêng sợ dông cả năm, nhất là bây giờ có việc làm là một điều hạnh phúc.
[i]Ấu Tím


Sao lại xin nghỉ bệnh (giả bộ Big Smile) - ở tuổi mình nghe bệnh là sợ lắm nha - cứ xin vacation đi, như thế nghỉ sẽ thoải mái hơn. Cả đời đi làm, LV chỉ nghỉ một hai lần vào ngày mùng một Tết, còn toàn là đi cày, tại xứ mưa gió này ở nhà cũng chẳng làm gì.

Còn bên em thì khác nha. Mấy hãng đông người Tàu + Việt thì đến gần ngày Tết ta thì boss tới hỏi từng người rằng có muốn lấy ngày nghỉ khg thì cho biết trước để họ sắp xếp người và việc cho ngày đó, sướng chưa?
Em chưa bao giờ lấy ngày nghỉ Tết nhưng có một người làm chung (hắn làm bên IT) năm nào cũng lấy liên tù tì 3 ngày để ăn Tết.
xv05
#680 Posted : Saturday, January 8, 2011 1:29:46 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các

quote:
Gởi bởi xv05
Cũng nhiều khi em kinh ngạc khg hiểu sao nhiều người đã có cơ hội đến đây rồi mà cứ lo vơ vét thật nhiều để...


Ông Nguyễn Ngọc Ngạn có một truyện dài mới in, nói về người Việt dính vô mấy chuyện mang bạch phiến từ VN sang Úc là vì mắc vô cái thói đam mê cờ bạc ở các sòng casino mà ra. Truyện này đọc hấp dẫn lắm.

Đi làm bình thường hay trợ giúp của nhà nước ở Úc chỉ cho người ta sống một cách vừa đủ hay thanh đạm thôi, chớ còn sống cho xa hoa và tiêu tiền như nước khi về VN thì họ phải kiếm cỡ bao nhiêu mỗi năm mới đủ?

hì hì em khỏi cần đọc ông NNN, mấy chuyện đó bên đây xảy ra hà rầm, đọc báo không thôi đã phát... mệt, nhiều chuyện mà chưa chắc ổng biết để viết nữa khg chừng.

Ben đây lúc này rộ lên cái vụ trồng cỏ, hắn trồng sát vách nhà ông anh của em, cảnh sát tới tó ảnh mới hay rằng cô hàng xóm Bắc kỳ nho nhỏ, răng khểnh xinh xinh vậy mà... dễ... tè (sic!) quá trời. Cảnh sát còn cho mình vô coi hiện trường nữa đó. Chi vậy? Để mai mốt mình thấy cài gì... giống giống / quen quen thì báo cho họ biết....
Users browsing this topic
Guest (22)
47 Pages«<3233343536>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.