Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<2021222324>»
Ngô Đồng Diệp Lạc
PC
#421 Posted : Friday, July 11, 2008 5:46:43 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi ngodong
Mần rồi ai ăn????


Family chị chứ ai nữa.
ngodong
#422 Posted : Sunday, July 27, 2008 11:25:09 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị ơi đi đâu mất rồi?
PC
#423 Posted : Monday, July 28, 2008 10:06:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Lúc này chỉ nháng vào thôi chị ơi, bận chuyện khác rồi.

ngodong
#424 Posted : Tuesday, July 29, 2008 3:43:13 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Có nháng là em yên tâm.
em cũng có bận nữa nè - không cởi trần hi hi hi.
PC
#425 Posted : Wednesday, July 30, 2008 10:58:31 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Có vào xem thử cái web chị làm cho ông chủ chị. Khi nào chị rảnh thì nhờ chị làm lại trang bìa của PNV nha. Mà phải bàn thảo trước vì có vài chi tiết cần sửa đổi cho cái mainpage này đó.

ngodong
#426 Posted : Friday, August 1, 2008 12:09:35 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Động đất hơn năm chấm, hoa vẫn nở tím bờ giậu. Cháy rừng lan vào nhà cư dân, mây vẫn lãng đãng bay. Chỉ khi đang lái xe quẹo trái qua bảng ngừng tự giác (stop sign), suýt chút nữa bị một chiếc xe chạy vội, không ngừng đúng luật đâm vào mình, thì hoa và mây mới không còn tồn tại.

Ông bà xưa nói đúng, điều bất hạnh không xảy đến với mình, thì xem như không có nó trên cõi đời này, cho dù cả vạn tiếng lao xao huyên náo chung quanh.
Sống chết hợp tan bây giờ không còn là suy nghĩ cho tôi, người thích kể lể nữa, chỉ còn tự hỏi mình – hôm nay sẽ làm gì cho “anh của tôi” vui.

Đã hai lần Thánh Thần hộ mệnh che chở gia đình tôi, trên chiếc xe hơi có đủ bốn bánh vững chắc. Ai bảo “vững như kiềng ba chân” để so sánh xe có ba bánh là chắc, có lẽ nó đã chắc chắn thật từ cái xe kéo bánh gỗ, chuyển sang bánh cao su, rồi lên xe ba bánh cách nay gần tám mươi năm. Tôi nghe bà ngoại tôi kể về cái xe cao su, kể về “ông Tích” người thay bà tôi cho thuê xe cao su, ngày còn ở phố Nhà Chung – Hà Nội.
Những chiếc xe kéo này đã vào văn học sử Việt Nam, trong các tác phẩm đọc xong nghẹn cả cổ, cay cả mắt. Thời Pháp thuộc những con “ngựa người” kéo xe cho ông tây bà đầm, nước mắt chan cơm này, được mang vào truyện kể, để giữ trong kho tàng nhọc nhằn đau khổ của con dân nước Việt. Bây giờ thỉnh thỏang tôi lại nhìn thấy những bức tranh, hình chụp người ta cố gắng dựng lại chiếc xe kéo ấy, luôn có một cô gái mặc áo dài thật đẹp ngồi hay đứng bên cạnh chiếc xe nhọc nhằn.
Từ xứ sở có cái xe kéo, lên xe ba bánh có cái tên đặc biệt “xích lô”, ông tài xế ngồi sau lưng khách, đạp cho cái dây xích chuyển động đẩy cái trục ngang làm cho hai bánh trước di chuyển, hình ảnh cũng vui vui như hình ảnh của một người đàn ông tây phương đội mũ nồi, ngồi trên chiếc xe đạp có hình dáng là lạ hai bánh xe sau to hơn bánh xe bò, trong khi bánh xe trước lại bé tí như bánh xe đạp của con nít.
Trong cùng một khỏang thời gian, người tây phương tiêu khiển cùng cái bánh xe cho vui, thì người Á châu Việt Nam chăm lo cho cái bánh cao su đầu tiên du nhập vào đất nước, lúc ấy tôi chưa có mặt trên cõi đời này. Bánh xe cao su có lẽ được đúc thành khối rồi gài vào cái niềng sắt có gờ giữ nó cho chặt chăng?

Ngày tôi đi vá cái bánh xe hơi đầu tiên, tôi thốt câu hỏi: “Ngộ quá há, cái bánh xe không có ruột bên trong.” Hình ảnh vá bánh xe đạp, vá bánh xe hon-da trên phố phường Sài-Gòn một thời trở lại. Cô học trò khép nép, ngồi trên chiếc ghế đẩu, tà áo dài kéo choàng lên tà áo trước, chống tay vào cằm nôn nóng chờ ông thợ vá cho cái bánh xe vì cán nhằm đinh. Thường thường các ông già có tuổi có chiếc thùng gỗ đựng các dụng cụ sửa xe, chiếc bơm kiểu “thụt dầu hôi”, tân tiến hơn thì có chiếc bơm hơi dùng điện, tiếng máy ầm ầm, tiệm sửa xe thường là mặt tiền nhà.
Vá bánh xe đạp, hay xe hon-da giống như nhau, dùng ba cây bằng sắt hình dạng giống như cây “tuột-vít,” nậy vỏ bánh ra khỏi niềng, lôi cái ruột bên trong ra, bơm hơi cho ruột căn tròn, nhúng ruột xe vào chậu nước, tìm nơi nào bong bóng xì ra là biết nơi ấy bị lủng. Ông vá xe sau khi khoang tròn nơi lủng ấy, dùng miếng kim loại nhám, dũa nhẹ nhàng làm sạch phần ruột xe cần vá, được đặt thẳng thớm trên một đoạn gỗ tròn nhẵn bóng dầu nhớt, dũa xong trên chiếc ruột có hẳn một hình tròn khác màu, cỡ vòng tròn tạo ra từ hai ngón tay trỏ và cái.
Sau khi ấy ông cắt một miếng cao su mỏng hơn ruột xe, to hơn chỗ cần vá một chút, cũng dũa làm sạch và sau cùng là dán keo cho miếng vá dính vào ruột xe, giai đọan cuối cùng ông dùng một khúc gỗ được tiện tròn khác gõ lên chỗ vá lóc cóc, tiếng lóc cóc này đục không thanh như tiếng “xực tắc” của hai thanh tre được gõ rao, báo sự hiện diện của xe mì khuya.

Chắc chắn và đắt tiền hơn là vá ép, tiến trình từ đầu cũng thế nhưng sau khi dán keo, ông đặt miếng vá vào một dụng cụ giống như cái bàn bào nước đá của các xe xâm bổ lượng, sau đó ông đốt lửa vào một cái lon có tay cầm rồi để nó lên trên miếng vá, trong cái lon là miếng giẻ có tẩm dầu nhớt, khói bốc lên đen thùi bồ hóng, trên cái lon là một cây thép dẹp nằm ngang, cái tay cầm xoắn từ trên xuống. Cô học trò chỉ thấy rõ ràng con ốc sắt to hơn ngón chân cái từ trên đè xiết cái lon thép có lửa cháy phừng phừng xuống cái ruột xe của mình, lo lắng không biết bao giờ mới xong vì giờ học gần đến, và nhất là món tiền tiêu vặt cho xoài ngâm, cóc chín, me dầm không cánh mà bay.

Các ông sửa vá xe có người thích kể chuyện, có người im lặng làm việc. Tình cảm nẩy sinh từ người có xe mang đi vá, cùng người vá xe cũng rất thắm thiết, nếu bánh xe có mệnh hệ nào mà còn lê được về nơi quen thuộc cũng ráng lết về, dù cho vì lý do này mà cái ruột xe bị lủng to hơn. Niềm vui của người bị bể bánh xe và người vá ruột xe là khi tìm ra nguyên nhân gây nên sự bể lủng của ruột xe, có khi là cây đinh ba phân rỉ sét, có khi chỉ là miếng kim loại có góc bén, dính vào vỏ xe lâu ngày cho đến khi góc bén ấy xâm nhập vào tận bên trong đâm vào ruột xe gây nên nỗi khóc cười. Khóc vì đi học trễ bị phạt, hết tiền ăn quà vặt, cười vì có người tội nghiệp hỏi han, xe bị hư làm sao có thể giúp giùm gì hay không, dưới nắng chang chang Sài-Gòn buổi trưa, hay dưới trời mưa bóng mây bất chợt, đang bị nạn bể bánh xe mà nghe giọng trầm ấm hỏi han, nắng bỗng tan mưa bỗng tạnh.

Và, cái xe hơi bốn bánh không vững chắc chút nào cả, dù mình ngồi trong nó, an nhiên tự tại.
Xăng có lên và mưa có rơi nó vẫn che chở cho mình kia mà tại sao lại không vững chắc, tại người hay tại xe? Câu trả lời chắc chắn là tại người, nếu ngồi trong xe đậu trong nhà, thì trăm năm định mệnh vẫn còn trơ trơ, không bao giờ chết vì tai nạn. Thống kê báo rõ ràng tỉ lệ chết vì tai nạn lưu thông ở Mỹ được xem là thấp nhất nếu so sánh với nơi khác, nên đừng lo lắng quá.

Trấn an mình thế rồi mà: một lần bị chiếc xe vượt đèn đỏ vì nắng chiều rọi thẳng vào mắt tài xế, và một lần như chiều hôm qua tài xế bất cẩn, cũng đủ tin vào số mệnh. ‘Anh của tôi’ trấn an: “Anh chết đi sống lại hai lần ngoài chiến trận rồi em đừng lo.”

Sao lại không lo chứ, phải gọi văn phòng bác sĩ khám tổng quát xem tim có trục trặc gì không sau cái chết hụt này.


Sương Lam
#427 Posted : Friday, August 1, 2008 12:45:35 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
NĐ ơi,
Mừng cho NĐ tai qua nạn khỏi trong cái "chết hụt" này !Tongue. Thế mà nàng còn có thể ung dung ngồi kể chuyện vá bánh xe nữa.Big Smile.
Đúng là "cũng đủ tin vào số mệnh" và cũng nên "Sao lại không lo chứ, phải gọi văn phòng bác sĩ khám tổng quát xem tim có trục trặc gì không sau cái chết hụt này.", NĐ ạ!Blush
Chúc vui cuối tuần.
xv05
#428 Posted : Monday, August 11, 2008 8:45:47 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Thật khg có gì ruỉ ro cho bằng lái xe trên đường chị nhỉ. Mình cẩn thận mà hắn ẩu thì cũng bù trớt hà!
ngodong
#429 Posted : Tuesday, August 19, 2008 10:16:00 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Dạ chị SL em tin là hai vợ chồng em "to số" lắm á. Lần cái xe vượt đèn đỏ suýt đụng xe của em, cả bốn phía đều ngưng lại nhìn xe của em gồm vợ chồng con cái trong đó . Cái xe vượt đèn thì hai vợ chồng cùng một lũ con nít đi bơi về, có cả con hàng xóm . Thánh thần phù hộ cho tất cả mọi người hôm ấy. . Hai ông bà sau khi biết mình lái qua đèn đỏ đã tấp vào lề ngồi luôn không dám lái nữa .
Tưởng tượng xe em đã ra quá 1/3 giao lộ, xe bên kia đâm thẳng tới, sau đó ông tài xế tránh xe của em, đâm xéo qua phía trái lái thành hình vòng cung để trở lại phần đường được phép lái của ông . Vì đang đèn đỏ, chỉ hai xe đậu sát lằn đường phải, nếu có xe đang đến trên lằn đường bên trái, thì không biết sẽ ra sao .
Chưa tính phía ngược chiều với xe của em là hai xe khác, họ thắng xe kịp thời y như xe của em, mùi bố thắng khét lẹt .

XV biết không, lúc ấy con trai chị ngồi đằng sau, cháu nói ngừng xe lại để cháu lái, và cháu chạy sang xem xe bên kia có mệnh hệ chi không ? nhiều trường hợp tài xế bị bệnh hay tai biến mạch máu mà thành như thế, cô con gái thì xanh lè. Ui da sợ.
ngodong
#430 Posted : Tuesday, August 19, 2008 10:19:07 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Tám – Tám – Tám

Năm trước người Hoa Kỳ thích ngày Bảy - Bảy - Bảy, năm nay người Trung Hoa thích ngày Tám – Tám – Tám. Chuyện người ta thích cái này, mình thích cái khác chả có gì đáng ngạc nhiên, nhưng nếu người thích “tám” thì tha hồ có chuyện để “cỏn.”
Hai chữ bị nằm trong ngoặc kép đều có lý do cả, từ lúc nào chẳng hiểu, người ta có thêm chữ để hiểu với nhau, bắt đầu từ một nhóm nhỏ ngồi “cà kê dê ngỗng” sau đó lan tràn ra thành nhiều người dùng, nhiều người dùng chưa chắc đã đúng, đã hay nhưng không dùng thì lạc hậu, không theo thời theo thế, không trẻ trung, nỗi sợ không trẻ trung làm người ta ráng tập nhớ những câu chữ mới để “tám.” Người già thường khó tính với người trẻ hơn mình, cho là họ ăn nói bừa bãi, vô phép, không theo đúng sách vở, chuẩn mực (?) Người còn trẻ cùng chẳng thích các ông bà già vì cho rằng: “mấy lão ấy bảo thủ, bướng bỉnh, chậm tiến và khờ khạo.” Cứ thế cuộc đời trôi vòng vòng, sóng sau dồn sóng trước, trong lúc ngôn ngữ theo thời gian tà tà biến hoá “không không có có” thành “ko ko có có” đọc thành tiếng nghe vui tai quá thể.
Mà chẳng ai biết bà Tám ở đâu, có thể bà là người thích nói, chuyện bà kể ra ắt hẳn là chuyện khiến người nghe thích thú, họa theo - nói theo - kể theo dạng một đồn mười, những chuyện đại loại tình ái lăng nhăng, ông kia có vợ kèm theo bồ nhí, bà kia là vợ nhỏ không phải vợ lớn v.v chuyện kiểu này nếu được bà Tám khơi ra, đố ai lặng im không trả lời. Khi trả lời thế nào cũng có người nêm thêm vài câu: “Chèn ơi! Chính mắt tui thấy thằng chả . . .” hoặc là “Tưởng chuyện gì mới, con mẹ đó ở kế nhà tui chớ đâu” những câu đinh đóng cột như thế ai nghe không chịu tin mới lạ. Và tên bà Tám nhẹ nhàng trở thành một chữ mới toanh để nói, để viết trong ngoặc kép. Đoán thế vì có bà Hai bà Ba bà Tư, bà Năm bà Saú, bà Bảy, bà Chín, mà sao người ta chỉ dùng chữ “Tám” hay là trên đài truyền hình tại Việt Nam có vở kịch hài nào mà nhân vật chính đươc. đặt tên ấy không? Bao nhiêu chữ đã truyền đi từ những vở kịch hài “chuyện nhỏ” – “thích thì chiều” – “ hơi bị chảnh” “xưa rồi Diễm”. Ngay cả phim Hồng Kông được chuyển ngữ một thời, cũng khiến tự điển chưa in (biết đâu trong tương lai có uỷ ban văn hoá chi đó bỗng muốn bổ túc thêm vào kho tàng ngôn ngữ Việt những từ này thì sao ?

Trở lại việc “tám” việc “cỏn” có nghĩa là nói chuyện lung tung lang tang, không đầu đuôi xuôi ngược, nói xấu là chính, nói hành nói tỏi, nói khỏi có lúc ngưng, vì ngưng thì uổng lắm, chuyện người ta xấu quá chừng không lẽ mình thôi “tám.”
Chuyện dễ “Tám” nhất bây giờ là nói về thế vận hội Olympic đang xẩy ra taị Bắc Kinh, hình ảnh bác Mao Trạch Đông được thênh thang dạo trên các đài truyền hình ở Mỹ, tự dưng nhìn sao mà ra thêm hình cuả bác khác kề bên. Bệnh tâm trí bị ám ảnh có lẽ cả đời không sao hết được, vì cái thời hình hai bác sát cạnh nhau vai ngang vai, chính giữa có lá cờ giấy đỏ là lúc cơm không có mà ăn, áo không đủ để mặc, chết chóc ly tan, chia lìa cay đắng. Không biết khi Việt Nam được tổ chức thế vận hội quốc tế, hình bác được đài truyền hình Mỹ chiếu kiểu này thì bao nhiêu trái tim ngưng đập vì uất. Chỉ một chuyện cái hình treo ở cổng Thiên An đã có chuyện để nói, thì có lẽ phải mất hai cho đến ba tuần để “tám” về thế vận. Ngày nào còn thi đấu là còn có chuyện “tám”, sau đó dư âm vẫn còn để “tám” tiếp.
Cảm giác sờ sợ khi xem hai ngàn lẻ tám người mặc bộ áo chùng màu bạc trình diễn trống. Mặt trống khi đụng vào toả sáng, họ tập đều đặn đến nỗi ánh sáng loá lên thành hình, thành ảnh, tiếng nói ồm ồm phát ra từ hơn hai ngàn người này vang vang cùng một lúc, tay đập trống, miệng hét vang đều đều, bao nhiêu năm tập luyện để được như thế! Màn ảnh chiếu cận ảnh, khuôn mặt trống thủ, nét trang điểm là lạ, giòng phẩm màu đỏ chảy xuống trán, đến ngay giữa đôi chân mày thì ngưng, những khuôn mặt tuấn tú, rất cứng rắn, vô cảm không có nụ cười răm rắp như máy. Lúc trao cờ để chào cũng có gì lủng củng giữa một đoàn em bé, chuyển lên một đoàn hùng binh, chân đá thẳng theo tay, tả ra để thấy tại sao cảm giác sờ sợ chợt đến cho nhiều người yếu bóng vía. Người chập chùng người, dùng sức con người tràn lan, như khẩu hiệu: “với sức người sỏi đá cũng thành cơm” để dùng toàn dân thấp cổ bé miệng. Cả đoàn tiên nữ áo quần là lượt, hai ba lớp vải, trời nóng, ẩm, phấn son, trên các đaì cao là vua “Tần Thuỷ - Đường Minh”, chủ tịch nước mặt tròn mỉm nụ cười tự phụ, nụ cười không tắt suốt buổi lễ khai mạc, nụ cười của “Từ Hi” chắc cũng tự phụ giống thế.
Vài cá nhân thấy như thế chăng, trong khi bao nhiêu người rất hào hứng khi khen ngợi. Thế gian có hai mặt, mặt phải mặt trái, cũng như địa cầu có nơi sáng nơi tối, chưa hẳn mặt phải là phải, mặt trái là traí, hay phía có mặt trời thì sáng, nơi không có mặt trời thì tối. Luân chuyển hai mươi bốn giờ sẽ có mười hai giờ thế này, mười hai giờ thế khác, nhưng trái phải thì tùy tâm, tùy tính, tùy lòng người đang cảm nhận ra sao.
Hàng tỉ người trên thế giới nhờ có lần này để biết về Á Châu, nơi con người có niềm tin vào thần thánh một cách mù quáng, nằm trong bụng mẹ đã được dậy dỗ phải tôn thờ, tin tưởng vào sự lãnh đạo chân chính của vài ông thánh sống, lâu ngày chày tháng niềm tin thành sự thât, thành một cái thành kiếng che mắt, chỉ đi theo đúng một con đường, dù con đường ấy có gian dối, thay một cô bé xinh đẹp nhép miệng đứng trên sân khấu, để giấu cô bé khác có giọng hát thật hay mà ông thần không cho khuôn mặt dễ thương dễ mến. Trên chỉ đạo thế, phải làm thế.
Mới “tám” chút chút sơ xịa đã gần hai trang giấy, thôi thì để giành đấy, lọc lựa thêm chút nữa xem phải trái thế nào, có phân minh hơn được nữa không?




Binh Nguyen
#431 Posted : Tuesday, August 19, 2008 11:54:37 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Bình cũng muốn "tám"! Smile

Không biết các anh chị nghĩ sao, chứ lúc coi cái màn Olympic Ceremony, Bình nói với "ox" (cái này mới học trên Net, để theo thời "tám" cho dễ): "Mèn, hôm nọ mà Canada giành được làm olympic năm nay, thì không biết lấy người ở đâu ra để làm được một cái lễ khai mạc hoành tráng như Trung Quốc? Ghét thì ghét mấy cái "hình xấu xấu" thiệt, nhưng phải công nhận là nó làm cái lễ khai mạc quá giỏi!" Nghe nói, cái olympic kỳ này chi tiêu tốn nhất trong lịch sử Thế Vận Hội.

BN.
xv05
#432 Posted : Wednesday, August 20, 2008 9:01:30 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em coi thì thấy cũng hay, lạ nhưng một hơi thì... ngán. Đông quá, lúc nhúc, lập lại có bấy nhiêu... thiếu những hình ảnh vui tươi, chỉ toàn là phô trương sức mạnh, phô trương số đông. Gần cuối thì em bị tẩu hỏa nhập ma nên cứ liên tưởng đến cái biển người đã một lần tuyên bố... chỉ cần... xì-trum thôi thì nước VN của mình sẽ... trôi tuốt ra biển Đông...
ngodong
#433 Posted : Wednesday, August 20, 2008 11:37:27 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
XV có cùng ý với N Đ rồi. Không sáng tạo nhiều, phô trương là chính - nhất là giống phim HongKong quá, nên mau chán.

Các ông bà bình luận dùng chữ "stunning"
mèo mù
#434 Posted : Thursday, August 21, 2008 5:13:47 PM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Vào nhà chị Ngô Đồng....tám Wink.
Đồng ý với chị N Đ... y chang phim curse of the golden flower về kỹ thuật biển người và quần áo, nhưng trong lễ khai mạc, ông Trương ngệ Mưu cho mấy cô xẹp xuống một chút Big Smile,tới màn chào cờ, tự dưng nổi da gà....

M.
ngodong
#435 Posted : Friday, August 22, 2008 7:12:53 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Màn chào cờ là lúc em thấy bất bình nhất đó chị MM ơi - đoàn em bé xinh xắn biến thành....người máy không có tim.



Đi Về

Tôi có người anh được xuất dương
Hôm qua anh ấy đã lên đường
Cả nhà ra tận sân bay tiễn
Phút biệt ly nào chẳng vấn vương
Anh đứng trên thang vẫy vẫy chào
Em nhìn nắng dải dẫy phi cơ
Nghĩ về muôn nẻo đường xa lạ
Thấy rộn lòng son những ước mơ
Máy nổ rồi chong chóng vút quay
Phi cơ cất cánh nhẹ nhàng bay
Em nghe trong gió lời anh dặn
Sẽ trở về sum họp một ngày . . .

Bài học thuộc lòng cách nay đã hơn bốn mươi năm, bỗng trở lại rõ ràng trong trí tôi, ngày chủ nhật 17 tháng 08 năm 2008, khi tôi ngồi im lặng nghe bao nhiêu người nói về Anh. Mùi hương trầm, mùi hoa thoang thoảng. Chung quanh là bạn bè, có người tôi biết có người không.
Cuộc đời đầy màu sắc, người ta có thể tổng hợp hay phân tách màu sắc tùy theo không gian và thời gian, tùy theo góc độ của thấu kính, tùy theo vui buồn lòng người.
Lòng vui hay buồn, mà bài học thuộc lòng từ năm học tiểu học trở về rõ mồn một như thế, phải chăng buồn vui lẫn lộn, thương mến giăng giăng.
Bầu trời cao rộng, bóng chiếc máy bay thật cao ắt hẳn luôn gây ra chút xao xuyến, thưở máy bay chưa là phương tiện di chuyển thông thường.
Đi để đến một nơi chưa từng biết, chỉ được đọc, chỉ được đoán, có lẽ rất vui, có lẽ rất buồn, và có lẽ chẳng là gì cả!

Ai không một lần ngồi lặng ngắm cái chấm đen nho nhỏ, hầu như không di chuyển trên vòm trời xanh rộng? Ai chẳng một lần băn khoăn khi nhìn chiếc xe tang đi ngang? Càng trẻ nỗi đau lòng càng nhiều hơn, nỗi luyến thương càng nhiều hơn.
Ngày xưa đi lên tỉnh học cũng đã gọi là xa xứ, đi du học càng kinh khủng hơn , đến lần đi vượt biên, đi học tập không hẹn ngày trở lại, nhìn nhau không dám khóc, đẩy ra khỏi cửa không cho ngoái nhìn lại. Thời đói khát, nỗi ly tan không làm người ta xót xa cho bằng khi đang thạnh vượng, sắp được hưởng niềm hạnh phúc từ con cái, đang sắp có thật nhiều thì giờ để hoàn tất bao điều ước ao từ thời trai trẻ, bỗng phải ra đi.

Ái biệt ly – nỗi niềm chia ly chẳng cần viết ra ai mà không cảm được, đọc kinh sách, đọc thơ văn, nếu không có chia ly đã chẳng có vần có điệu. Không hiểu từ đâu, nhiều tư tưởng khuyên người đau khổ vì chia ly, phải kềm chế nỗi đau khổ của mình bằng cách ép nó xuống tận đáy lòng, từ lý thuyết nào người ta khuyên nhau không được khóc khi có người thân yêu mất đi? Biết lẽ trời có đến có đi, có sanh có tử, có hợp có tan, có thương có hận, nhưng chấp nhận là một chuyện, đau đớn lại là chuyện khác. Khóc vì yêu, khóc vì nhớ, khóc vì tiếc tại sao lại không?

Đọc lời hay ý đẹp: “Em bé được sinh ra khóc ré, trong khi mọi người chung quanh vui cười chào đón, người nhắm mắt xuôi tay ra đi, nằm yên lặng, mọi người chung quanh khóc vì tiếc vì thương!”
Năm 1972 trong khu xóm nhỏ, chiếc hòm gỗ được phủ cờ vàng đặt trước hiên nhà, vì căn nhà quá nhỏ không mang hòm vào được bên trong. Người mẹ còm cõi khóc, hàng xóm chung quanh khóc, chiếc hình người thanh niên mặc áo sơ mi trắng cười mỉm như đùa cợt, lung linh sau làn khói nhang nghi ngút. Người con gái hàng xóm khóc kể, mối tình chưa kịp nghĩ đến trầu cau. Cô kể ra mẹ người tử sĩ mới biết ra con trai mình đã có bạn gái, bà càng khóc nhiều hơn vì chưa kịp có con dâu. Nghèo khó khiến con người chất phát đến gần nhau, cô con gái nhận bà mẹ mất con làm “Má nuôi”, mỗi sáng cô ghé nhà thắp nhang cho người đã khuất, săn sóc an ủi thân tình, ngày sau lấy chồng, các con của cô có hai bà ngoại. Tình cảm rất tự nhiên và nhân bản, đau khổ được òa khóc và kể lể.
Đau khổ dễ tan như đám mây đen khóc òa thành mưa, rồi trời sẽ quang mây lại trắng. Lòng người góa phụ mất chồng rồi sẽ bình an, sẽ quen với lủi thủi chiếc bóng một mình. Tình cảm yêu thương nguyên vẹn, hơi ấm nồng nàn sẽ chẳng hề phai. Chỉ một điều là cõi ấy thế nào, phương ấy ra sao?
Xuất dương du học, hình ảnh kinh đô ánh sáng Ba-Lê, Mỹ quốc đều có thể thấy trong sách. Đến “miền cực lạc” “cõi tây phương” không có hình ảnh chỉ là những điều cảm nhận qua trang sách trang kinh. Tin hay không tin có một đời sống khác vô hình vô ảnh, ngay cận kề bên cạnh, ngay nâng đỡ sau lưng?
Bài học thuộc lòng thưở bé, đang dẫn tư tưởng tôi đi, vâng anh lên đường với bao hứng thú tìm tòi phương cực lạc, học thêm nữa bao điều hay điều lạ, anh sẽ trở về sum họp một ngày không xa, sẽ cho bao người biết về đời sống ngắn ngủi chứa nhiều thâm tình không đếm được như những cánh hoa quanh anh, những nghẹn ngào thương nhớ, những đốm lửa tâm linh.
Anh đọc được hết từng trang sách trong lòng bạn bè đưa tiễn, người thân kẻ lạ, anh mỉm cười hiền như đã bao lần.
Ra đi thanh thản, trên không vẫy chào, ánh nắng chan hòa màu nhiệm, sự sống - sự chết kề cận bên nhau như hình bóng. Đi hay về cùng một nghĩa như nhau .

Sương Lam
#436 Posted : Friday, August 22, 2008 1:11:12 PM(UTC)
Sương Lam

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,472
Points: 333
Location: Thành Phố Hoa Hồng Portland, OR

Thanks: 6 times
Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)

NĐ,
Buồn và thương cho LH lắm nhưng chẳng biết nói gì hon. Bài viết thật cảm động. Cám ơn NĐ đã viết lên cùng một cảm nghĩ.Rose
ngodong
#437 Posted : Friday, August 29, 2008 12:23:42 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
- Chị SL ơi ! em thương Lan quá mà không biết phải làm sao, không dám gọi nhiều vì nếu chỉ nói suông lại thành khách sáo.
Thời gian sẽ là liều thuốc quên thần thánh .


Trung Thu

Mẹ kìa! trăng đã lên rồi,
Lửng lơ trước gió trăng cười với con .
Trăng soi sáng tận đầu non,
Mỗi nhà một bóng trăng tròn Mẹ ơi!
Trung Thu trăng của ông trời,
Kéo quân đèn xếp của người trần gian.
Hôm qua Mẹ bảo con rằng:
Đêm nay sẽ có chị Hằng xuống đây,
Khuya rồi chẳng thấy Mẹ ơi!
Chị Hằng không xuống buồn ơi là buồn!
Hay là chị ở đấy luôn,
Trần gian xa thẩm hàng muôn dặm đường.
Hay là chị chẳng luyến thương,
Đến thằng em nhỏ này đương mong chờ.

Chị Hằng Không Xuống - Bùi Văn Bảo

Nhắc đến chị Hằng chú Cuội là nhớ đến ngày rằm tháng Tám. Năm nay rằm tháng Tám, tết Trung Thu nhằm ngày chủ nhật 14 tháng 9, mở lịch Tam Tông Miếu có đầy đủ chi tiết như vầy: năm Mậu tý – tháng tám thiếu – Ngày Đinh Tỵ - Hành Thổ - Trực Thành – Sao Phòng, kỵ tuổi Kỷ Hợi Quý Hợi, cát thần – hung thần , nên làm – cữ làm, giờ xấu giờ tốt vân vân và vân vân. Nếu tin vào dần “thân tị hợi tứ hành xung” thì ai tuổi hợi không nên chào đón Tết Trung Thu năm nay thì phải.
Còn vài tuần nữa, nhưng các chợ và tiệm bánh Việt Nam đã chưng bày các hộp bánh trung thu, đủ màu sắc, lồng đèn đỏ treo lủng lẳng, lại nhớ, lại thèm, lại vơ vẩn mông lung xiêm áo nghê thường theo Đường Minh Hoàng du nguyệt điện.
Chẳng biết đã mấy ngàn năm, hình in trên hộp bánh trung thu truyền đi như thế, từ cái hộp vuông vắn bằng giấy bản in không rõ nét, đến chiếc hộp nhôm bây giờ sau khi ăn hết bánh, được giữ lại đựng chỉ đựng kim, nay có thêm hộp giấy cạc-tông dầy in hình hoa mẫu đơn – bà hoàng của các loài hoa, khởi đi từ truyền thuyết Võ Tắc Thiên ép hoa phải nở, hoa nhất định không chịu là không chịu nở.
Thưở bé vào mùa Trung Thu, khu chợ Vườn Chuối sáng rực rỡ ánh đèn nê-ông. Đoạn từ đường rày xe lửa đến tiệm vàng Vạn Xuân gần ngã ba đường Vườn Chuối và Phan Đình Phùng, người ta quảng cáo bánh nướng , bánh dẻo trước tiệm bằng những tấm quảng cáo được dùng cả một khổ vải ngang 8 tấc dài đến 2 thước là ít, có vẽ rồng phượng, cô tiên mặc áo giải lụa bay bay cùng mây trăng trắng, tóc dài có gài trâm, y như quần áo trình diễn cải lương lấp lánh, hàng chữ tên bánh tô màu đỏ như Đông Hưng Viên , Bảo Hiên Rồng Vàng, Đồng Khánh. Đặc biệt có tiệm bày bàn làm bánh dẻo ngay trước tiệm , trẻ con xúm xít đứng chung quanh xem , đứa nào may mắn được ông thợ bánh dích cho một cục bột dư hí hửng cười toe.
Trước Tết Trung Thu cả hai tuần con nít đã bắt đầu hưởng Tết , mỗi ngày sau khi cơm chiều xong là tụm năm tụm ba lo xếp lồng đèn, những cái lồng đèn đơn sơ làm bằng báo, đứa nào có anh chị lớn, được anh chị lấy những tờ giấy láng có hình ảnh đẹp xếp đèn cho, dân thành phố thiếu cái thú ngâm tre, chẻ nan, phơi giấy dán đèn. Bù lại tụi nhỏ tự xoay sở bầy trò chơi, bầy nhau làm lồng đèn, lồng đèn lon sữa bò là đặc biệt nhất. Nguyên tắc rất đơn giản, chỉ dùng hai hình trụ chạm vào nhau và đường trục của chúng vuông góc với nhau, nếu hình trụ nằm ngang quay, thì hình trụ kia cũng phải quay theo.
Hai hình trụ này thường được các nhà thiết kế đèn tí hon lấy cái lon sữa bò, đục lỗ vừa để xỏ đoạn kẽm cứng vào thẳng góc hình chữ L, và ăn cắp hai cuộn chỉ của mẹ, tháo hết chỉ ra dùng cái lõi để gắn vào đoạn kẽm nằm ngang, thành bánh xe để đẩy, khi nào mẹ biết được có bị đòn cũng cam.
Cái đèn lon sữa bò này còn phát ra tiếng lóc cóc khi đẩy nó đi nữa, thường thường con gái không biết làm, chỉ xin chơi ké, có lúc không xin được thì khóc, cậu nhóc đành phải nhường, sau khi mắng: “thứ đồ mít ướt!”
Con gái chỉ nghịch nến là vui, những cây nến lén ăn cắp trên bàn thờ Phật , bàn thờ thần tài, ngày ấy không có nến đặc biệt dùng cho đốt đèn Trung Thu. Các cô bé tóc bom-bê thắp nến để ngắm ánh lửa lung linh, để ngửi cái mùi thơm thơm, để làm bánh bèo bằng nến, chỉ cần một lon nước, nghiêng cây nến đang cháy, nhỏ (nhiểu) lệ nến vào nước, đứa nào khéo cái bánh bèo tròn có lúm một lỗ ở giữa, đứa nào vụng bánh bèo méo xẹo,

Mùa Trung Thu còn có trò chơi rồng rắn, cần một người làm Thầy, những đứa khác xếp hàng một ôm eo nhau đi vòng vòng, hát:
- Rồng rắn lên mây có cây xúc xích (lúc lắc) có ông Thầy về chưa?
Nếu ông thầy trả lời:
- Rồi!
Cả bầy hỏi tiếp:
- Ông xin cái gì?
Nếu ông Thầy bảo xin khúc đầu , khúc đuôi , hay khúc giữa là lũ nhỏ ở khúc đó lo mà ôm nhau cho chặt, ông sẽ rình đứa nào sơ hở để kéo ra ngoài, không được rồng rắn nữa. Lúc bị ông thầy đuổi để giật ra khỏi hàng là lúc vui nhất, la hét om cả lên. Ngày rằm, người lớn bầy bàn trước cửa cúng Trăng, nhà nào không cúng cũng bắc ghế đẩu ra hè ngồi chơi, hàng xóm cùng quây quần cỗ bánh, con nít tha hồ nghịch nến, tha hồ rước đèn. Những cây nến (đèn cầy) ốm tong teo sao dễ thương lạ kỳ, ngày ấy nến chỉ có một màu đỏ đậm, được mẹ phát năm cây nến là vui như đi hội thử giầy. Trời thẫm tối , túm nhau thắp nến vào lồng đèn, theo nhau đi từ đầu xóm đến cuối xóm, vừa đi vừa hát
- Ánh trăng trắng ngà có cây đa cao, có thằng cuội già xin một bó mơ.
có một câu thôi hát tới hát lui không chán, nhiều khi mấy đứa trẻ xóm khác thấy xóm này vui hơn cũng chạy vào xin chơi ké . Những nhà người Hoa họ cúng Trung Thu lớn lắm , có mấy cái bánh chiên tròn bằng qủa cam chung quanh bọc mè, bánh in bọc trong giấy kiếng vàng đỏ, bánh dẻo bánh nướng, trà, trái cây . Người Việt mình chỉ có bánh trung thu là xong, nhà nghèo không mua được bánh chỉ cúng trà bánh in vài loại trái cây mộc mạc. Cúng xong hàng xóm thân thiết cắt bánh mời nhau, con nít được phát bánh in đã là quí lắm, hiếm khi được ăn bánh nướng, bánh dẻo.
Đứa nào được mẹ cho bánh nướng, hay bánh dẻo đêm ấy thế nào cũng rộng rãi với đứa bạn thân cho cắn một miếng, với câu dặn “cắn ít thôi”, tuổi thơ dễ yêu làm sao? Miếng bánh tuổi thơ ngọt ngào làm sao? Đến lúc ấy là lúc cãi nhau xem chị Hằng ở đâu trên cái mặt trăng tròn vo ấy, rõ ràng chỉ thấy cây đa thật to và chú Cuội ngồi xệp ngay dưới gốc, chị Hằng đâu mà chị Hằng? Mẹ bảo chị Hằng phải giữa đêm mới ra, đứa nào ngoan mới thấy. Lại còn những hôm bị mưa, những cơn mưa Thu ban đêm, là những cơn mưa con nít thù ghét nhất .
Nhớ lần đón trăng thu ở nhà quê, lơ lửng trăng treo trên đọt cau thật lộng lẫy, ánh trăng màu vàng ngà trải ánh sáng khắp sân. Mâm cúng đơn sơ, cả nhà có mâm ốc gạo ngồi lẩy ăn chung.
Làm bánh dẻo tại nhà để đem biếu mùa lễ là niềm vui giống như gói bánh chưng ngày Tết. Bánh dẻo thưở ấy phải khuấy bằng đũa cả được làm bằng cật tre, mỗi lần khuấy khoảng hai cân bánh là nhiều (tám cái bánh) công thức rất đơn giản, nấu đường trước cả năm, để dành, dặn các bà bán gạo mua cho được nếp thơm mới, rang chín, sau đó cho vào cái cối nghiền khô, loại cối được dùng trong nhà thuốc bắc, nghiền thành bột.
Cái cối nghiền này giống y như cái thuyền, dài khoảng bốn tấc, cao ba tấc, ngang hai tấc, đúc bằng gang có cái rãnh sâu ở giữa, cái chày là cái bánh xe hình tròn, lưỡi được mài góc chữ V vừa khít vào cái rãnh của cối, chính giữa cái chày là một khúc gỗ tròn xỏ ngang ngay tâm, dài hơn chiều ngang của cối, tạo thành tay cầm để lăn cái chày nhịp nhàng trên cối.
Sau này có lò làm bột bánh dẻo, họ rang nếp giống như rang cà phê, sau đó có cối xay bằng điện, chỉ cần ghé vào mua vài ký bột, mứt sen trần, mứt bí hạt điều là đủ lệ bộ làm bánh dẻo. Tôi còn nhớ nhà chị Dung ở trong hẻm nối đường Phan Thanh Giản và Trần Quốc Toản, căn nhà lúc nào cũng tối om vì bị căn lầu năm tầng mặt tiền quay ra đường Phan Thanh Giản che kín, nhà chị Dung có nước cất hoa bưởi thơm mẹ tôi thích.

Năm nay tôi làm bánh trung thu tại nhà, nào là máy, nào là bột trong gói, đường trắng muốn mua bao nhiêu cũng có, mà trong lòng buồn thiu, vì có mỗi một mình, không như ngày xưa khi làm bánh có năm cô công chúa cùng bố mẹ chung quanh.
Ngay cả làm xong cũng chẳng biết đem biếu cho ai.

Tonka
#438 Posted : Friday, August 29, 2008 1:34:21 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Trung Thu 2005 với Anh Ba, xem lại thấy vui ghê:

http://www.phunuviet.org...PIC_ID=2317&whichpage=7

oc huong
#439 Posted : Friday, August 29, 2008 3:24:01 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Ngay cả làm xong cũng chẳng biết đem biếu cho ai
.

Cho OH tuiBlushBlushBlush

Thèm bánh trung thu gần chết đây nè mà có người than một câu thiệt là vô duyên Kisses

Mấy năm trước OH vẫn thường mua 1 hộp 4 cái, nhậu mình ên vì cả anh Hai lẫn 2 nhóc đều chê ngọt quá, mùi lạ quá. Lúc đầu nghe chê, OH tui khoái chí, nhủ thầm: "Tui ăn hết, đã quá".
Sau này thấy tình trạng biến chế thức ăn của Việt Nam cũng như Tàu sau mà "vô nhân đạo" quá, thêm vào đó nhớ đến lời kể được nghe hồi nhỏ khi OH thắc mắc làm sau mà họ bỏ công ngồi cắn hột dưa để cho vào nhưn bánh trung thu, : "Tàu nó cắn hột dưa, ngậm trong miệng cho đầy rồi nhổ ra." Big Smile... Hết muốn mua nữa.
ngodong
#440 Posted : Friday, August 29, 2008 5:26:56 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Lý do em làm bánh ở nhà là vậy đó - chị xem cách làm nè, dễ lắm

http://www.phunuviet.org...topic.asp?TOPIC_ID=5476

- chị khỏe không? Nếu bên Na-Uy có bán bột bánh dẻo là chị dư sức làm được, còn b'anh nướng thì chỉ cần bột mì thôi hà.

Năm nay em làm đem biếu lung tung hi hi hi . Em cho ít đường vì đâu cần để lâu - em dùng hạt bí thay cho hạt dưa , eo ơi nghe vụ cắn hạt dưa em sợ quá.

Tonka ơi có nghe tin tức gì của anh Ba không?
Users browsing this topic
Guest (18)
47 Pages«<2021222324>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.