Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Truyện Ngắn Võ Thị Điềm Đạm
oc huong
#21 Posted : Saturday, January 28, 2006 12:12:02 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Cũng không luôn PC ơi! Black Eye. Hơn nữa, với OH, hoa mai mới nhắc nhở hương vị Tết, vì mình người Nam. Với hoa đào, quả thật OH không thiết tha lắm, chưa quen lắm.
Thân
OH
linhvang
#22 Posted : Thursday, February 16, 2006 11:08:38 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chị Điềm Đạm,
Chị và gia đình ăn Tết vui không?
Bài Tết Phan Thiết, LV rất thích nên muốn xin đăng ở Kỷ Nguyên Mới cho số tân niên. LV đọc thấy vui chứ không thấy buồn tí nào, dù rằng bây giờ nhà mình cũng chẳng còn sắm sửa ăn Tết chu đáo như hồi ở VN. Những bài viết như thế này quý lắm, mình nên chịu khó ghi lại, để dành cho con cháu sau này nghe chị.
Có sửa một ít lỗi chính tả, xem chừng chị thích đánh "dấu hỏi" Big Smile. Nếu chị muốn bản của LV thì LV sẽ gửi cho chị, cả hai dạng Unicode và VNI.
ngodong
#23 Posted : Thursday, February 16, 2006 12:09:12 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Ốc Hương ơi

Đừng nói là N Đ giỏi tội nghiệp lắm, N Đ chỉ tài lanh thôi - có dịp sang Mỹ nhớ đòi anh chị Mõ Phan Thiết chở đến nhà N Đ chơi nha , sẽ thấy N Đ như cỏ gà cỏ cú vậy đó.

Bài chị viết tình tự dễ thương quá, làm N Đ nhớ ngày xưa , lần ghé thăm Phan Thiết có hai ngày một đêm đã đi hết trơn thành phố. Bãi cát mịn - con đường bụi - bánh rế - mùi nước mắm - canh bầu nấu hến.

Đi đâu N Đ cũng thích lùng xục trong chợ, đi theo người quen thăm gia đình của người này người kia, xà vào bếp phụ một tay, học đủ điều từ những lần đi chơi như thế. Những câu nói, những từ ngữ địa phương ghi vào đầu. Dĩ nhiên N Đ cũng quên quên nhớ nhớ , nhưng nghe lại là N Đ hiểu ngay.

N Đ nhớ ở Phan Thiết có một bác nói thẳng với N Đ :"Con không chê bác nghèo, con làm dâu bác không?" lần đầu bác gặp N Đ á nha. Ui da nhắc tới má N Đ còn đỏ nè. Kể điều này để thấy người dân Phan Thiết thật thà như thế nào thôi chứ không phải N Đ tự khen mình đâu nha. Chắc tại N Đ a thần phù nhào vô bếp nhóm lửa cái một , bắc nồi cái ào, bác chẳng phải sai chi hết.

oc huong
#24 Posted : Monday, March 6, 2006 9:23:22 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Quí vị ơi
Ốc Hương vô trang PNV hoài đó chớ, vậy mà không mắt quáng gà, không để ý quí vị ghé thăm, thiệt là tội lỗi Dead.
Cúi xin quí vị niệm tình tha thứ Rose

Ngô Đồng biết sao hông, người Phan Thiết nói chuyện với nhau gọi ba má là ông ba, bà má...thiệt tình khỏi chê luôn, như cái chuyện có người "dụ" NĐ về làm dâu đó, nghe sao quen tai ghê (không phải OH được dụ dỗ như NĐ đâu, mà là nghe đâu đó! chắc mấy bà chị). Ấy cho nên người Phan Thiết không có tục lệ mừng tuổi ông bà cha mẹ ngày Tết.

Cám ơn Linh Vang đã cười với OH mấy ngày Tết. Tưởng đọc tùy bút của LV trên VNLib. là đủ rồi chớ, nên lâu nay không ghé đọc tùy bút MGTTB trên PNV. Đến chừng LV nhắc, OH mới lò mò đi tìm, rồi tìm ra luôn cái tội làm lơ quí vị cả tháng nay.
Khổ lắm LV ơi! Mỗi lần gặp chữ có dấu hỏi hay dấu ngã là OH ngắm tới ngắm lui, rủa thầm trong bụng: Hừm...chữ nào cũng viết dấu ngã hết, chữ này phải là dấu hỏi mới được. LV thay bài Tết Phan Thiết đã sữa cho OH nghen, tặng cái bông nèRose Và cám ơn trước nữa chớ.

OH cũng đồng ý với quí vị là mình ráng viết nhiều về tuổi thơ cho con cháu đọc, nhưng cái chính là cho mình, cho chị em mình. Mỗi lần viết về tuổi thơ là mỗi lần sống như mơ. OH viết nhiều về tuổi thơ của mình lắm, tặng Má và chị em, không muốn đưa lên net vì hơi quê quê. Kỳ này OH kể quí vị nghe hồi nhỏ OH bị đòn nghen. Chị em của OH đọc bài này, cười đau bụng luôn, đúng quá mà! Còn Má của OH thì than: Má đánh nhẹ tay lắm mà! Bộ còn ức lắm sao mà đem ra kể?

Thôi khuya quá rồi, 2giờ10 khuya đó quí vị.
Ngày mai sẽ cho đăng bài Ăn Đòn Hội Đồng
Natti
OH
oc huong
#25 Posted : Monday, March 6, 2006 3:39:51 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Bài Tết Phan Thiết, LV rất thích nên muốn xin đăng ở Kỷ Nguyên Mới cho số tân niên.


Linh Vang ui!
Hoi hom tran troc khong ngu duoc vi quen tra loi cai vu nay.
Bay gio chac tre roi ho?
Lan sau neu can, Linh Vang cu viec lay bai nay cho dang tren Ky Nguyen, hanh dien lam do. Cac chi em bieu la bai nay OH da vinh danh Ma minh mot cach tu nhien. Co em ut doc cho Ma nghe (o VN), Ma cuoi tum tim hoai thoi.
Chuc vui nghen
OH
oc huong
#26 Posted : Tuesday, March 7, 2006 2:22:12 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0




ĂN ĐÒN HỘI ĐỒNG



Những căn nhà ở phố ba mươi căn đường Hải Thượng Lãng Ông chiều ngang chỉ có bốn mét nhưng dài thâm thẫm. Phía sau còn nhiều đất bồi từ con rạch của giòng sông Mường. Mạnh nhà nào nhà nấy cứ tự đổ đất dài ra để xây nối thêm và làm vườn. Nhưng đất ở đây là đất mới bồi nên không trồng được cây cối nhiều. Chỉ toàn là cây bần, có trái xanh nõn nà như những quà xoài non tí hon nhưng chát ngầm, vô tích sự. Đối với những người lần đầu tiên đến phố Ba mươi căn, cứ tưởng nhà nào cũng giống nhà nào, sợ đi lạc. Nhưng đã sống ở đó mới thấy mỗi căn nhà mang một sắc vẻ khác nhau. Nhà có rào lưới sắc phía trước, nhà có sân gạch rộng nối ra tới lề đường, nhà có lang cang trước cửa lớn.... Phía trong, nguyên thủy thì y hệt nhau: hai phòng lớn, nhà bếp. Nhưng nhà nào cũng xây thêm căn gác hay vài ba phòng phía sau.

Gia đình Ông bà Tư Xuân mua một căn phố từ những cuối thập niên 50, một trong những gia đình sống lâu năm ở phố này. Ông bà chọn mua căn phố ở đây cho tiện đường về quê của ông lẫn của bà: Đại Nẫm. Và cũng để cho lủ con bảy đứa tiện chuyện học hành, tiện cho ông Tư Xuân làm việc ở tòa tỉnh. Với ông bà Tư Xuân, chuyện học hành của lủ con là trên hết, bất kể trai gái. Nhà ông bà không hề có chuyện phân trai chia gái, đứa nào cũng được đối xử như nhau, rất công bằng, đó là bài học đầu tiên trong đời cho lủ con về công bình, bình quyền, bình đẳng trong xã hội còn mang nhiều ảnh hưởng của Nho Giáo. Ông Tư Xuân chăm chút chuyện giáo dục con cái không bằng lời khuyên dạy. Cách cư xử ăn ở với họ hàng, hàng xóm, trong gia đình là mẫu mực cho con noi theo. Phòng khách được trang hoàng bằng một tấm đồ thế giới to tướng có tác dụng rất sâu cho lũ con. Ngắm nhìn bản đồ ngày này qua ngày kia, đứa nào cũng thuộc lòng tên nước, tên thủ đô, tên sông tên núi... trên thế giới. Thằng Năm có thể vẽ cả bản đồ thế giới ngay từ hồi nó con học tiểu học. Tuổi trẻ của các con được nuôi dưỡng bằng những quyển sách của nhà dịch giả cũng như nhà giáo Hà Mai Anh, những bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn, thơ văn cổ điển, sách truyện hình đủ loại. Cho nên khi lớn đứa nào cũng mê đọc sách và lấy đó làm bài học áp dụng cho cái gia đình riêng mình.

Hai ông bà có hai thú vui khác nhau. Bà thích xem hát bội, cải lương, phim Ấn Độ, phim tuồng tích xưa, phim tình cảm Tàu... Cứ mỗi lần bà đi thì ba đứa con gái lớn và thằng con trai trưởng được đi theo. Còn ông thì chỉ có sách, đánh cờ tướng. Lâu lâu có phim chiến tranh, phim thể thao, ông mới đi xem. Lúc đó con Tư hay thằng Năm được ông chỉ định ngồi theo yên xe đạp cho ông chở đi xem chung. Một điều lạ mà lũ con sau này thường thắc mắc là Ba Má không hề gây gổ với nhau, ít nhất trước mặt con cái. Con Tư nhớ một lần. Lúc đó có nhiều người bà con chiều tối xuống nhà ngủ nhờ trong thời gian lộn xộn sau trận Mậu Thân. Thấy bà Tư Xuân lục túi áo ông, ông giận dữ, nói to tiếng. Bà vội vàng đính chính: "Tôi coi ông còn tiền túi không đặng tôi để thêm vô." Rồi cả hai im lặng. Con Tư không nghe một lời qua tiếng lại. Lúc đó trong thâm tâm nó, nó cũng đồng ý với Ba nó là việc lục túi áo là chuyện không được làm mặc dù nó hiểu tấm lòng chu đáo của má nó. Một điều lạ nữa là nhà có bốn cô con gái lớn nhưng không hề có tiếng cãi vã to tiếng. Chị ra chị, em ra em. Con Ba lớn hơn con Tư chỉ có hai tuổi nhưng đã từng phạt con Tư qùy gối, xây mặt vô tường cả buổi trời. Con Tư đôi lúc ngạc nhiên khi thấy chị em của bạn nó cải nhau như gấu, mắng nhau như người dưng. Có lẻ lũ con được hưởng thụ cuộc sống thuận hòa của Ba Má.

Có lần Ba sai đi mua tập giấy viết ở tiệp sách Vui Vui tuốt bên chợ, dưới dốc cầu Lớn. Người ta thối tiền lộn, nó mừng rỡ, khoe Ba nó, tưởng sẽ được ông cho mấy đồng dư này:
- Người thối lộn mười đồng Ba.
Ông Tư đang ngồi làm việc ở cái bàn trong phòng khách. Ông ngước nhìn con Tư, đưa nó tấm giấy mười đồng dư, nói một cách nghiêm trọng:
- Con đem trả lại cho người ta.

Ông Bà dạy con như thế đó. Nhất là lòng thương kính ông bà nội ngoại. Nhà có làm món gì ngon là bà Tư Xuân cũng sai con mang tô chè, tô bún bò, dĩa xôi vị... lên cho nội, cho ngoại ở làng Đại Nẫm cách nhà mười phút đạp xe. Con Tư là đứa được cắt cử đi theo bà Nội, xách giỏ trầu cho bà những khi có tuồng hát bội về. Tìm cho bà chỗ ngồi đàng hoàng là nó chạy đi coi cô đào, ông kép vẽ mặt, tô phấn. Nó đâm ra mê hát bội như bà nội, thuộc từng tích tuồng, về tập cho mấy đứa em con cô cậu đóng tuồng. Bao giờ nó cũng dành đóng vai người hiền, người đẹp.

Gia đình ông bà Tư Xuân chưa nếm mùi cộng sản , chưa biết thế nào là sống tập thể, làm việc tập thể...nhưng cách sinh hoạt của gia đình mang nhiều tính chất tập thể. Năm đứa con năm ngủ trên bộ ván gõ to tướng dầy cả gang tay trong cái mùng to tướng được đặt thợ may theo kích thước của bộ ván. Căn gác rộng thênh thang không chia phòng chỉ để một cái bàn dài hơn hai mét rộng một mét. Bàn học tập thể của lũ con, mỗi đứa có một chỗ nhất định của mình. Một kệ sách lớn tập thể, tự mỗi đứa con dành lấy chỗ để sách vở cho riêng. Một tủ sách lớn chung cho cả nhà với hàng chữ được Ba nắn nón viết trên đầu tủ: Gìn Vàng Giữ Ngọc. Hai cái võng cho Ông Bà nằm hóng mát và bộ bàn ghế mây. Uống dầu cá cũng uống tập thể: Mỗi tối, ông Tư Xuân chia cho mỗi đứa một muỗng, từ đứa con gái lớn chồng ngồng cho đến đứa con gái út mới hai tuổi, chờ Ba kêu tới phiên mình thì đứng há miệng cho Ba đút cho một muỗng dầu cá. Ngậm đắng nuốt tanh mà nuốt không dám nhổ ra, chạy ra mái nước mưa, ực một gáo nước mát lạnh cho trôi cái tanh tưởi xuống. Học cũng học tập thể: Mỗi sáng, ông Tư Xuân đánh thức bốn đứa con lớn đang học trường Phan Bội Châu dậy để học bài vì ông quan niệm là sáng sớm khí trời trong sạch, học dễ vô và nhớ lâu. Một cực hình cho thằng Năm và con Tư, hai đứa ham chơi, la cà ngoài đường suốt ngày. Con Tư di chuyển từ bàn học đến cái võng, nằm ngủ gà ngủ gật đọc mấy bài thơ đã thuộc lòng mà ông Tư Xuân đang ngồi uống trà ở nhà dưới cứ tưởng là nó đang đọc bài. May quần áo cũng may tập thể: Mỗi năm hai lần, trước khi khai trường và trước tết. Mỗi đứa một bộ bận ở nhà và hai bộ bận đi học. Đánh đòn cũng đánh tập thể nữa trời ạ!

Ông bà Tư Xuân không thường đánh con cái, lũ con năm gái hai trai của bà. Nhưng hình như đứa nào cũng bị một vài cái cú đầu của ông Tư trong đời chỉ vì cái tội lơ đễnh, vụng về, hay một sự hiểu lầm nào đó. Như trường hợp con Tư. Không biết mấy chị, mấy em nó có nhớ mấy cái cú đầu cuả ông Ba (người Phan Thiết hay nói chuyện với nhau gọi ba má là ông Ba, bà Má ) chứ nó thì nhớ hoài cái cú đầu của ông Ba nó, nhớ suốt đời! Một buổi trưa, Ông Tư Xuân ngồi làm việc ở phòng khách, con Tư chơi lẩn quẩn gần đó. Viết hết mực, ông Tư Xuân để tiền trên bàn, biểu:
– Con chạy xuống tiệm Quãng Đắc mua cho ba một chai mực Pilot màu xanh.
– Dạ!

Tiệm Quãng Đắc không còn mực. Con Tư chạy về, để lại tiền ngay chỗ cũ, nói:
– Tiệm Quãng Đắc hết mực rồi ba.

Nói xong, nó tiếp tục chơi. Ông Tư Xuân mãi mê đọc, không nghe, chờ hoài không thấy chai mực đã dặn mua. Quay ra thì thấy tiền còn để đó, con Tư cũng còn chơi ở đó. Giận nó không nghe lời, ông cốc cho một cái đau điếng. Nó không dám cãi lại, tủi quá, vô kho luá sau nhà khóc tỉ tê, ngủ quên trong đó, quên cơm chiều. Bà Tư Xuân thấy tội con, mặc dù bà không biết là nó vô tội. Bà cho tiền đi ăn bánh căng. Và từ đó, con Tư nhớ đời cái cốc đầu đó.

Bà Tư Xuân cũng không thường đánh con. Nhưng bà có lối trừng trị những chứng tật của lũ con một cách lạ lùng. Thường thì cha mẹ đánh con vì tình cảnh bất lực của mình trước hành động ngang ngược của con, vì nóng giận mất bình tỉnh, vì chỉ biết trút cơn giận xuống một nơi nào đó, mà đứa con là bia chịu. Bà Tư Xuân không như thế, bà quan niệm rằng: đánh con là để dạy dỗ và đánh là đánh cho đáng. Và nhất là khi đánh con, bà rất bình tỉnh, xưng má với con như khi chỉ vẻ chuyện nhà. Bà để dồn hết những tội lỗi của lũ con qua nhiều tháng, trị một lần cho đáng (hay cho đở mất thì giờ?). Bà rất bận bịu chuyện đong lúa, xay gạo nên không ở nhà thường xuyên như ông Tư Xuân. Chuyện giáo dục, học hành của con là do ông Tư Xuân lo lắng. Nhưng bà cũng có cách dạy con và chứng tỏ cái quyền của mình. Chừng vài tháng một lần, một hôm nào đó, rãnh rang, bà kêu sáu đứa con nằm sắp hàng trên bộ ván gõ ở phòng khách, không đứa nào biết lý do, nguyên nhân, biết mình bị tội gì. Đứa út được tha vì nó còn nhỏ. Mấy đứa con mặt mày tái mét, từ đứa con gái lớn đã 15 tuổi, học lớp đệ tứ, đến thằng áp út mới học lớp ba, leo lên nằm trên bộ ván bóng loáng lên vân nâu đỏ ở phòng khách. Bà Tư Xuân nhịp nhịp cái roi, bắt đầu:
– Hai!
– Dạ!
– Hôm qua con cho con Năng mượn xe đạp phải không?
– Dạ! Nó đi Phú Long xa.
– Cho mượn xe bị mất một lần chưa tỡn sao? Chừng nào ba má nó qua mượn mới cho nghe không. Ba Má nó mượn, nếu nó có làm mất thì Ba Má nó đền. Dặn lần này là lần chót.

Chót

– Hồi sáng má nghe con nói hỗn với con Hai Cao, nó lớn hơn con bốn tuổi, má đã dặn là kêu nó bằng chị, mặc dù nó là người làm.
– Dạ, bả lấy cái nón của con đi chợ.
– Chị, chớ không bả với ổng gì hết. Nó không có thì cho nó mượn, không có hung dữ với người làm. Nó làm công chuyện nhà cho tụi con đi học thì phải thương nó.
- Chiều bả... chỉ không tắm cho em Bé.
- Thì chắc tại nó nhiều công chuyện, con tắm cho em cũng được vậy. Làm giúp chuyện nhà được cái gì thi làm. Con gái lớn rồi, trông ngó em cho má. Không được mắng mỏ người làm, người ta nghèo người ta mới đi làm cho mình. Má thấy nhiều lần chứ không phải một lần này đâu.

Chót, chót chót.
Đứa con gái mím môi nhất định không khóc, đứng dậy, đi thẳng lên gác, nói một mình:”Nó làm có tiền chớ có làm không đâu, người ở mà đèo bồng”

Bà Tư Xuân tiếp tục:
– Ba!
– Dạ!
– Con đi theo mấy người mua dưa tút ở Căng phải không?
– Dạ, con đi theo có một lần.
- Trưa nắng, cát nóng, đường xa. Người ta mua dưa về bán, con theo chi vậy?
- Dạ, người ta cho ăn dưa, muốn ăn bao nhiêu thì ăn.
– Một lần cũng là đi, thèm lắm hả? Mấy con không đứa nào được theo người ta lượm dưa. Người ta gánh nặng, đi mau, chạy theo sao kịp, đường xa, lạc đường, khổ lắm. Nghe chưa! Đánh lần này cho biết thân, cho nhớ.

Chót

– Tại sao không đi đòi tiền gạo nhà bác Bẩy Lộc?
– Dạ, bác không chịu trả.
– Thì đi đòi lần nữa, bộ sợ người ta ăn thịt hả? Đi đòi tiền mà sợ người ta như sợ cọp thì ai mà trả cho.
- Con sợ bị mắng.
- Kiếm chuyện. Thưa gởi đàng hoàng thì ai mắng. Làm biếng rồi kiếm chuyện hả. Má biểu làm chuyện gì thì làm cho trót nghe chưa. Không nên thân chuyện gì hết. Cả ngày đánh đu với con Hương, nó làm biếng học dốt, theo nó rủ rê hết đi chơi thì tụm năm tụm ba, không lo học lo hành. Không được chơi với nó nữa. Ngày mai đi nhà bác Bẩy Lộc đòi lần nữa nghe chưa. Không có bác ở nhà thì ở đó chờ, lo về lẹ đặng đánh bè đánh bạn chứ gì.

Chót, chót,chót.
Con Ba lết lại góc bộ ván ngồi, khóc thút thít, than thầm : “Đám con trai của bác như quỉ da xanh, vừa dắt xe tới nhà, tụi nó ùa ra như chó lâu ngày không thấy xương, ai mà dám tới, ai mà dám ngồi đó chờ.”

- Tư!
Con Tư đang nhe răng cười chọc thầm bà chị thứ Ba của mình: “Chị mà dám lại nhà đó, ông Thành theo chị , dụ cho tui ổi hoài, tui biết hết. Còn ngồi đó chờ nữa, cho chị chết với đám con trai nhà bác luôn, cho hết ăn hiếp tui. Lần sau nhớ rủ tui đi, tui qué tụi nó cho.” Không biết mình bị tội gì, chưa kịp trả lời thì nghe tiếng má kêu bực tức:
– Tư!
– Dạ!
– Chai dầu cá mới mua mấy ngày mà sao hết sạch? Làm đổ hả? Đổ đặng khỏi uống phải không? Tay chân quơ tới đâu là hư đổ tới đó. Hấp ta hấp tấp, làm cái gì cũng phải từ từ cẩn thận nghe chưa! Đánh cho nhớ!
Chót

– Cũng còn vô nhà thuơng hái trứng cá phải không? Chỗ bịnh chỗ hoạn, trái cây dính toàn vi trùng mà cũng lén đi hái. Nói hoài không nghe. Đi học về thì phụ chị Hai Cao chuyện nhà, la cà vô nhà thương dơ dấy bẩn thiểu. Nói lần này là lần thứ mấy rồi? Lì lắm!
Chót

– Con vẽ hiệu cho mấy bao lúa chưa?
– Dạ chưa.
– Chưa? Vậy chớ mấy bữa nay làm cái gì? Đánh đu đánh bạn với đám con bà An Thịnh phải không? Tụi nó ăn cắp như quỉ, theo nó rồi học đòi ăn cắp, con gái mà cả ngày đánh bạn đánh bè với đám con trai.
Chót

– Còn nữa. Ở lại đêm trên ông ngoại phải không? Đã căn dặn lên chơi chiều về, không được ở lại. Mấy ổng lúc này đem mấy chuyện ca múa dụ con nít con trẻ theo. Ham ca ham múa lắm. Có ngày mấy ổng bắt vô rừng luôn, khổ ai cho biết.
– Dạ, ông ngoại bị bịnh.
– Ông ngoại bịnh để người lớn lo. Má dặn luôn mấy đứa, không đứa nào được ở lại đêm nhà nội nhà ngoại. Tình hình bây giờ nguy hiểm lắm, đêm có đụng trận rồi làm khổ ông ngoại bà nội. Nhất là chuyện mấy ổng dụ dổ theo vô rừng, tuyệt đối không nghe theo, không ở lại đêm nghe chưa!
Chót, chót,chót.

Con Tư lết lại gốc ván, ngồi bên chị Ba đã hết khóc vì mãi theo dõi tội tình của con em kế. Con Tư quên khóc, hồi hộp chờ má kể tội thằng em kế nhỏ hơn nó một tuổi nhưng học chung lớp. Nó với thằng Năm chơi thân như hai anh em, bắn bi, dích hình, đánh đáo, đánh trỏng... Thằng này nhiều tội lắm: Theo đám con bà An Thịnh ăn cắp một tán đường ở mấy hàng đường trên chợ Lớn, đem về chia cho con Tư một nữa. Đánh bài ăn gian thằng Danh bị má nó qua mắng vốn, may mà bữa đó không có ba má ở nhà. Xúi con Bảy thằng Tám đánh lộn, cho thằng Tám là Nga, con Bảy là Mỹ, làm như trận Đệ Tam Thế Chiến. Lấy gạo ở nhà cho nhà bà Năm ở xóm trong...
– Năm!
– Dạ!
– Hồi trưa đi học đi ngõ đường rày phải không? Má ngồi ở nhà máy gạo thấy đi ngang qua. Đường toàn là mồ mả, trưa đứng bóng mà đi ngõ đó cho ông bà bắt , đã bị hành cho bịnh lên bịnh xuống mà cũng chưa tỡn.
Chót, chót,chót.

Thằng Năm ngạc nhiên quá đỗi vì má chỉ kể có cái tội đó. Nó quên khóc, lại ngồi gần con Tư. Thấy cái mặt con Tư đang nhe răng cười, cái mặt dễ ghét, nó thúc tay vô bụng con chị một cái thiệt đau. Con Tư chưa kịp thúc lại thì nghe má kêu:
– Bảy!
– Hu.. hu.. hu.. dạ!
– Chưa đánh mà khóc hả?
– Con đâu có trốn học, con chơi ở nhà con Hằng, má nó biểu con ở lại chơi với nó, hu... hu... hu.
– Vậy cái miệng để đâu? Thì thưa với bác là con phải đi về đi học. Con Hằng bịnh tật không đi học được, con thương nó, chơi với nó má không cấm, nhưng con còn phải đi học. Không phải tội này. Hôm qua có tô chè để dành chiều đem lên cho ông ngoại, đứa nào ăn sạch, con phải không?
– Dạ, con chia cho con Hằng nữa.
– Có làm thì có chịu, không đổi thừa cho ai hết. Nó đâu có biểu con lấy ăn. Thức ăn để dành cho nội cho ngoại là phải để đó nghe chưa.

Bà quay lại con Tư đang trừng mắt với thằng Năm, bà hỏi:
- Tư! Tại sao biểu đem chè lên cho ngoại rồi để đó.

Con Tư hết hồn, tưởng bị một roi nữa. May quá! Má quay qua tiếp tục kể tội con Bảy:
- Cái tội ăn vụng, ăn hỗn. Biết là để dành cho ông ngoại mà dám cả gan ăn hết.

Chót, chót, chót.

Lần này chắc mõi tay hay tại bà thương đứa con gái thật thà chưa đánh đã khai, nên bà chỉ đánh nhè nhẹ. Con Bảy nằm lì đó, khóc ưng ức, làm như mình vô tội vậy. Bà Tư lại gọi:
– Tám!
Không có tiếng trả lời.
– Tám!
Thằng Tám nằm ngủ từ lúc nào. Thằng này cũng không thua gì thằng anh nó. Cứ vài ngày là đánh lộn với tụi con bà An Thịnh, con bà cô Hường, chạy về nhà. Cứ vài ngày là có người đến nhà mét vốn. Bà Tư Xuân chừng như đã mệt, không thiết đánh thức thằng Tám, thằng con áp út bà cưng chiều, nắng không cho đi học, mưa cho ở nhà sợ bịnh. Bà xoay ra mấy đứa lớn đã nín khóc tự lúc nào, biểu:
– Đi rửa mặt rửa mày rồi ăn cơm.
Võ Thị Điềm Đạm


.

thihanh
#27 Posted : Monday, March 13, 2006 3:03:40 AM(UTC)
thihanh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 735
Points: 21

Was thanked: 2 time(s) in 2 post(s)
Chị OH ui, ngày 01.04 gặp chị nhé.
Hy vọng chị có thể thu xếp,
vì nếu không chắc lâu lắm mình mới có cơ hội gặp nhau Eight Ball
oc huong
#28 Posted : Monday, March 13, 2006 7:42:09 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

ƠƠƠƠƠTongue Thám tử này tài thiệt tình ta ơi. Thua...thua!beerchug
Chắc bữa đó Ốc Hương cũng ráng bò tới. Cái thân chậm chạp, phải khởi hành từ Skjetten lúc 12 giờ khuya ngày hôm trước.
Làm sao mình nhận diện nhau đây?
Như vầy nghen, OH mặc áo đỏ, váy đỏ, giày đỏ, vớ đỏ, khăn choàng đỏ, băng đô dỏ...DeadThi hạnh coi có nhận ra được không nghen.
Natti cô bé
OH
Phượng Các
#29 Posted : Tuesday, March 14, 2006 6:14:46 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chu choa, lại sắp có gặp bạn ảo nữa rồi. Chúc mừng hai vị. beerchug
ngodong
#30 Posted : Tuesday, March 14, 2006 11:32:08 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cho N Đ gởi lời thăm các bạn xứ Tuyết nha ThiHanh - nhất là Lily đó. Tongue
thihanh
#31 Posted : Sunday, March 19, 2006 12:57:27 AM(UTC)
thihanh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 735
Points: 21

Was thanked: 2 time(s) in 2 post(s)
Chị OH : Làm gì mà khởi hành từ khuya hôm trước, từ Skjetten đến Oslo xí là tới ngay mờ. Đường em đi xa nhiều hơn đường chị đến Big Smile... Úi mèn ui, đỏ chét dzị ư... để xem chị OH nhà ta ĐỎ đến chừng nào Shy

Chị NĐ : Nhất định như lời chị dặn dò. Nhưng nếu gởi thêm vài ký NGÔ thì bà con khỏi bị đói Big Smile
oc huong
#32 Posted : Sunday, March 19, 2006 1:27:39 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Thi Hạnh ui,
Thân phận con Ốc Hương mà lị!
Thi Hạnh bò hay bơi hay bay tới Oslo?

Đỏ đen canh bạc trắng đêm
Cam lòng phủi tuí, buồn thay phận hồng.
Trời xanh có biết hay không?
Nâu sòng đành khoát tìm đường tẩu thân.Dead

Nam mô a di đà phật.
OH


oc huong
#33 Posted : Saturday, April 8, 2006 2:17:33 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Võ Thị Điềm Đạm

DẤN THÂN VÀO MIỀN TUYẾT LẠNH







Cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa
Mãi rong chơi ta lạc lối quay về.

Thơ Phan Bá Thụy Dương


Cái mốt từ hàng trăm năm của người Na Uy vào dịp lễ Phục Sinh là lên nghỉ mát ở miền núi, ở khách sạn, thuê nhà nghỉ mát hay gia đình có nhà nghỉ mát riêng. Nghĩ tới chuyện có nhà nghỉ mát riêng, Thanh cứ cười hoài về cái tội "dại khờ" của ngưới Na Uy, trong đó có chồng mình. Ông bà nội, Thanh quen gọi ba mẹ chồng là ông bà nội, vì ngược ý nhau về chuyện tậu nhà nghỉ mát nên không tát được biển Đông. Cậu con trai duy nhất của ông bà lãnh trách nhiệm làm tròn ước mơ lớn nhất đời người của ba mẹ cũng như đa số người Na Uy. May mắn cho cậu quí tử này là cô vợ chẳng quan tâm gì đến cái chuyện sẽ tậu nhà nghỉ mát ở miền biển, miền suôi cạnh sông hồ hay miền núi cao. Cô nàng càng không có cơ hội dành tới dành lui với chồng để cất nhà nghỉ mát gần quê quán mình như ông nội bà nội của lủ con. Bởi một lẽ đương nhiên là quê cô nàng ở tận Việt Nam, chứ không phải cô nàng hiền lành lắm đâu mà khen là: Đi đâu cho thiếp theo cùng, đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo.

Lấy nhau mới được sáu năm, nợ nhà còn chồng chất, chưa có khả năng đi du lịch nước ngoài, thế mà Thanh ngờ nghệch nghe lời dụ ngon dổ ngọt của chồng, thấm lời tán tới tán lui của ông bà nội, Thanh gật đầu ký giấy nợ thứ hai, giấy nợ mua "đồ chơi". Thanh còn vớt vát ra điều kiện, như để chứng tỏ cái quyền làm người bạn đường của mình: "Anh phải tự lo mọi chuyện, lo luôn cả mọi chi phí có liên hệ đến căn nhà nghỉ mát này. Nội cái chuyện lo cho anh cho con, em cũng đủ mõi rồi, em không rãnh rang đâu mà chung vai gánh vác với anh ba cái chuyện "ăn chơi" này". Tưởng gì, chuyện này dễ ợt, anh chồng gật đầu cái rụp. Thanh bị lừa, chính mình lừa mình. Với cái tính năng động, mau mắn và hay "tranh quyền", dễ gì Thanh chịu ngồi chơi, gát cẳng lên ghế đẩu đọc báo để anh chồng lo lắng, quyết định mọi chuyện ngay trước mắt mình. Và anh chồng cũng quên luôn lời hứa, hay tãng lờ, hay quen tánh, chuyện gì có liên quan đến "món đồ chơi" này, anh cũng hỏi ý vợ, cũng rủ vợ đi mua sắm, cũng nhờ vợ xăn tay áo phụ. Thế là bản hợp đồng không văn bản, không chữ ký bay theo mây khói trong khi cô vợ tưởng mình khôn ngoan, không chút vấn vương. Thật ra thì... Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi. Giậm ra nát ván, thuyền thì long đanh. Đôi ta lên thác xuống ghềnh. Em ra đứng mũi cho anh chịu sào.

Kỳ lễ Phục Sinh, năm đứa con đầu lòng chưa thôi nôi, đến phiên Eirik được sở làm "tặng" một tuần tự do xử dụng một trong những nhà nghỉ mát cho nhân viên. Đã quen theo chồng đi chơi miền núi từ cái thủa duyên tình mới thấm, chuyện đem đứa con gái chưa biết đi lên miền núi vào mùa tuyết lạnh, đối với Thanh không có gì trở ngại. Với một cái "nôi" bọc kính cách nhiệt, để con bé nằm êm ấm trong hai lớp mền lông cừu trắng tinh, Eirik kéo, mang con đi khắp vùng núi đồi trùng điệp và Thanh ráng đuổi theo phía sau. Cái nôi hình bầu dục thon dài cở một mét, rộng sáu mươi centimet, lớp nhôm cứng cách nhiệt bao mọi bề, cái nắp bằng nhựa trong cứng, mở chỉ một nửa, lớp đệm dầy lót lưng... mọi thứ, hội đủ điều kiện để làm an lòng bậc cha mẹ muốn đem theo con nhỏ trong những chuyến đi ski miền núi. Hai bên "cái nôi" là hai cần nhôm dài độ ba mét, đường kính hai centimet. Ở đầu kia, một bảng dây nịt da dầy nối hai cần nhôm dài, đeo vào bụng người kéo. Trợt đôi ski phía sau để canh chừng con bé hầu như lúc nào cũng ngủ mê mang trong cái khí lành lạnh trong sạch, trên lớp tuyết như tấm mền nhung khổng lồ trắng toát, nhìn Eirik kéo "cái nôi" lên dốc, xuống dốc, lách cây thông này, cua quẹo đường kia, Thanh cười thầm: Không khác gì cảnh người phu kéo xe ngày xưa, nhưng coi bộ nhẹ nhàng uyển chuyển, không vướng víu chi cả, còn đi nhanh hơn mình nữa. Đã sinh ra kiếp làm trai. Đèo cao núi thẩm, sông dài quản chi!

Sau kỳ lễ Phục Sinh đó, Eirik mê vùng núi này, vùng núi nằm giữa Valdres và Hallingdal, vùng núi tuyết thênh thang trùng điệp, chưa bị loài người mon men tới cất nhà nghỉ mát nhiều. Eirik xây mộng vàng. Để tâm, âm thầm theo dõi thị trường "nhà nghỉ mát", mấy năm trời, đến khi đứa con gái thứ hai được bốn tuổi, vùng núi Fledda với độ cao 1000 mét được tung ra thị trường, 18 khu đất được phép cất nhà nghỉ mát. Eirik bắt đầu thổ lộ với vợ giấc mộng vàng của mình, thổ lộ một cách có kế hoạch, đưa vợ vào con đường hoa thơm bóng mát bằng cách lựa đúng thời đúng lúc, ngày chủ nhật. Nịnh vợ chuyện này, giúp vợ chuyện kia, chịu khó hỏi vợ thích xem chương trình TV nào tối nay (chuyện này năm khi mười họa, thường thì Thanh phải thừa cơ hội thủ cái TV-remode để không cho Eirik coi đá banh cuối tuần, dễ gì!), mời vợ dĩa hột đào rang thơm bên cạnh ly bia nhẹ... Và cô vợ dầu đường đời đã dài nhưng lòng vẫn còn non dạ vẫn còn dại, lắng tai nghe, nào là: Đây là khung trời con gái thứ hai của mình được thành hình, em nhớ không, tính cho đúng ngày đi. Trẻ con được sống hòa đồng với thiên nhiên từ thủa nhỏ sẽ yêu thích cây cỏ thú vật, đời sống sẽ phong phú, biết coi trọng những giá trị của đất trời ban cho. Cơ thể trẻ con phát triển nhanh mạnh khi được hít thở không khí trong lành, chạy chơi thoải mái, vận động hết năng lực đang lớn, làm giàu trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Giá nhà nghỉ mát không bao giờ xuống. Xe đậu chỉ cách nhà có hai trăm mét, không phải đi bộ xa như đa số các nhà nghỉ mát miền núi. Mình có thể thay đổi cách thức sắp xếp phòng trong nhà theo ý, có thể lựa chọn nhà lớn nhỏ theo ruột tượng. Thí dụ như chỉ năm mươi mét vuông mà có được hai phòng ngủ là kiến trúc sư giỏi lắm đó. Thời đại tân tiến, cầu tiêu khô nằm trong nhà chứ không phải cách xa nhà cả mười mét như các nhà nghỉ mát đã cất từ lâu. Hệ thống ga để nấu nướng, nấu nước nóng, chạy tủ lạnh. Hệ thống dùng năng lượng mặt trời cho đèn đuốc, TV, radio. Tuần tới mình lên coi địa thế, lựa chọn, ai quyết định trước, người đó được lựa chỗ trước. Chỉ cần ba giờ vừa lái xe vừa nghỉ ngơi là mình tới nơi, không phải qua phà, không phải xuống đường hầm nào hết. Anh đã tính đâu ra đó, không sợ đổ nợ, ông bà nội sẽ dùng căn nhà của ông bà để bảo đảm cho mình mượn tiền nên giá tiền lời thấp. Mình thực hiện được giấc mơ của ông bà nội... ha...ha... con hơn cha là nhà có phước.

Trở lại cái "dại khờ" Thanh gán cho chồng cũng như đa số người Na Uy khi tậu nhà nghỉ mát là: Với đầu óc tự khen là mình giỏi tính toán, Thanh vạch cho Eirik thấy rằng nếu tính tất cả những chi phí, cộng tiền lời nhà băng, cái giá dùng nhà nghỉ mát mỗi ngày bằng tiền ở khách sạn. Lỗ nữa chớ, vì mình phải tự làm giường, tự lau nhà, tự dọn dẹp. Có nhà nghỉ mát rồi, không muốn và không thể đi chơi những nơi khác, vì như thế thì phí của trời quá. Mỗi kỳ nghỉ lễ, mình có cảm tưởng như phải lên nhà nghỉ mát thăm "nó" cho phải đạo, không được du lịch chỗ này chỗ kia. Cái nhà phải có để an cư là đủ lắm rồi, bây giờ đèo thêm "món đồ chơi" này, đèo thêm gánh nặng trên vai, cũng vì "nó" mà ruột tượng lúc nào cũng xẹp lép, cả năm mới được đi ăn nhà hàng vài ba lần. Cái khờ dại lớn nhất của con người là tự ràng buộc cuộc sống tự do mình vào của cải vật chất... để rồi... Vua Ngô băm sáu tàn vàng. Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì. Chúa Chổm uống rượu tỉ ti. Chết xuống âm phủ kém gì vua Ngô!

Những lúc cằn nhằn chồng như thế, Thanh cố tình quên đi những ưu điểm về phần phát triển của con cái mà chính Thanh cũng đồng ý với Eirik từ đầu. Thanh cố tình quên đi cái giá nhà nghỉ mát tăng nhỏ giọt đều đều mỗi năm. Thanh cố tình quên đi những lần họp bạn, họp gia đình đầm ấm bên ánh lửa ngời ngời nổ lách tách trong lò sưởi giữa không khí yên tĩnh núi rừng. Thanh cố tình quên cái hãnh diện ngấm ngầm khi khoe khoang với bạn bè trong sở: Tui là người ngoại quốc, tui cũng có nhà nghỉ mát như ai vậy chớ bộ, tui cũng thuộc vào một phần ba của bốn triệu rưởi này, cái một phần ba những người có nhà nghỉ mát! Chữ rằng "hổ tử lưu bì". Làm người phải để "danh gì" hậu lai!

Nhà nghỉ mát nằm trên vùng núi cao 1000 mét, ba bề khuất mình giữa những cây thông, cây bạch đàn già mấy trăm năm để tránh gió bão khắt nghiệt miền núi, một bề mở rộng tầm mắt từ khung kính lớn phòng khách là cả một vùng đất trời bao la, núi tiếp nối núi, mặt đất tiếp nối chân trời, màu nâu xám đất đá tiếp nối màu xanh bầu trời. Dòng suối róc rách uốn lượn quanh nhà, cung cấp nước dùng cả năm. Cái đầu óc "đầy sáng tạo" của Thanh nhìn ngay cơ hội, một hồ tắm tí hon cho tụi nhỏ. Nghĩ là làm, nhưng đâu có chịu làm một mình, Eirik thì đương nhiên phải theo (không theo ý vợ, vợ giận lẫy không giúp mình sơn nhà thì buồn lắm!), vợ chồng cô em của Thanh cũng phải theo (chị biểu mà!), 4 đứa nhỏ từ năm tuổi đến chín tuổi cũng phải theo (làm hồ tắm cho mình mà!), theo kế hoạch đào hồ lấp bờ. Một khoảng suối bên hông nhà nở khá rộng, khá sâu, nhưng không đủ sâu để lủ nhỏ quậy quậy tay chân bơi vài sãi cho đỡ ghiền. Thanh điều động mọi người thay quần đùi, nhảy xuống suối lạnh ngắt, khênh những tảng đá dưới lòng suối, đắp ngăn nước, chỉ cho nước thoát qua khe đá. Một buổi trưa chớ mấy, cái hồ bơi thiên nhiên thành hình, sâu một mét, có chỗ sâu đến mét rưởi, dài bốn mét, rộng ba mét, nước luân lưu, lý tưởng quá rồi! Còn được thưởng bữa thịt nướng thơm vàng bên cạnh bờ hồ, ai nấy ngã lưng dựa đá ngồi nghỉ ngơi, ngắm đàn con tung tăng dưới nước, bơi bơi vài sãi, vội nhẩy lên bờ trùm khăn co ro vì nước lạnh quá. Để vớt vát sáng kiến lấp núi vá trời của mình, Thanh hứa: "Kỳ tới má mua một cái thuyền nhỏ cho mấy đứa chèo chơi." Và cái hồ bơi này mỗi năm được tụi nhỏ dùng vài ba lần, vài năm, trẻ con cao lên mà mực nước không chịu cao theo, nên... nhưng... có còn hơn không, có còn hơn không.

Sống lâu năm ở cái xứ hoa tuyết, Thanh bị nhiễm cái tính khoe khoang rất ư là "con nít" của người Na Uy: Màu da nâu hồng sau mỗi kỳ lễ Phục Sinh, một chứng minh cho sự dư tiền dư của, một chứng minh ta đây không cô đơn ở nhà một mình trong những ngày lễ. Và cũng vì cái món đồ chơi này, lễ Phục Sinh năm nào gia đình Thanh cũng đi nghỉ ở miền núi. Muốn hay không muốn, cũng phải! "Bao nhiêu người ao ước được đi nghỉ mát miền núi mà không có phương tiện, đừng điệu hạnh!" Eirik mắng Thanh mỗi lần Thanh cự nự than thở. Than thì than Thanh vẫn nhắm mắt theo thời, làm đúng bổn phận người nội trợ, sắp xếp đâu ra đó cho mỗi chuyến lên núi. Thức ăn thức uống đã chuẩn bị từ tuần trước, đồ hộp, món ăn đong đá, bánh mì đong đá, món tráng miệng đong đá, chỉ rau cải, trứng, trái cây, kẹo bánh, thịt nguội và nước uống là tươi. Đường đi từ con lộ liên xã 243 lên núi rất khó chạy xe vì dốc cao, ngoằng nghèo, rất trơn và thường thì vào mùa đông, chỉ loại xe máy mạnh, bánh xe đinh mới lên dốc an toàn. Không muốn mất công lái xe xuống làng để mua thêm thức ăn, Thanh chuẩn bị tất cả, từng bữa ăn, từng ngày, mọi vật dụng nên thùng xe đầy nhóc. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.

Năm nay đường lên núi không trơn mấy, trời cuối tháng ba đến sáu giờ chiều vẫn còn nắng. Đương nhiên là không thể lái xe đến tận cửa, xe ngừng cách nhà 200 met, Eirik đeo "đôi rổ tre" vào chân, mở đường đi trước. Từ sau kỳ nghỉ lễ mùa đông, tuyết rơi không biết bao nhiêu bận, con đường mòn được đi tới đi lui nhiều lần nên cứng nền, nay đã mất. Phải đi, phải dẫm để làm đường mòn mới. "Đôi rổ tre" là một cứu cánh để từng bước chân không bị lún xuống năm ba chục centimet. Như cái rế đan bằng tre, bẹt, hình bầu dục, rộng độ 30 cm, dài độ 50 cm. Bề mặt "đôi rổ tre" tiếp xúc với tuyết phải rộng để cái thân thể 75 kg lún xuống ít ít thôi, đi đứng dễ dàng hơn. Hai tay xách bịch, lưng đeo ba lô, Eirik dẫm đi từng bước mở đường một mình. Trở lại. Thế là đường mòn được dẫm hai lần, nền tương đối cứng hơn. Lúc này ba mẹ con Thanh mới ra khỏi xe, xông vào nơi tuyết trắng, tay không cho người nhẹ dễ đi, mọi xách. bị đều nhường phần Eirik vì chỉ Eirik mới có "đôi giầy rổ tre". Cả ba theo chân Eirik, bước được vài bước, chân phải lún sâu tới đầu gối. Xoay trở rút chân lên, được vài bước, lại lún sâu qua đầu gối. Cứ thế, hụp xuống trồi lên vì lớp tuyết quá dầy, quá mềm, hai lần dẫm tới dẫm lui không đủ. Không thể quay lui để chờ Eirik đi dẫm thêm vài lần nữa được, nhưng lao đao quá, mõi quá, có khi lún cho tới háng, rút được chân này lên thì chân kia lún tiếp, Thanh hô to: "Bò con ơi!" Thế là ba mẹ con dùng chiến thuật bò. Bằng đầu gối và ống quyễn, hai bàn tay chống lấy thế, chiều cao thân hình thấp xuống, phần cơ thể tiếp xúc với mặt tuyết chia làm bốn điểm nên không bị lún nữa. Cứ theo đường mòn mà bò, cũng tới nơi, bò gần 200 mét chớ ít sao! Đi một quãng đường, học một sàng khôn!

Eirik tiếp tục theo đường mòn đi tới đi lui để mang tất cả đồ đạc vào nhà, tay xách lưng đeo. Căn nhà nghỉ mát nằm ướp lạnh mười tuần sau kỳ lễ mùa đông, độ lạnh trong nhà 10 độ âm, độ celcius, tương đương 14 độ Fahrenheit. Áo khoát, nón len, găng tay chưa được cởi ra, chỉ thay giầy bằng đôi giầy nỉ ấm trong nhà. Công việc đầu tiên của Thanh là đốt lò sưởi, một lò sưởi ga, một lò sưởi củi, củi đã chất sẳn trong nhà, nếu không là phải ra ngoài đào tuyết mà tìm củi, kinh nghiệm mấy năm trời! Tất cả đồ đạt trong nhà đều lạnh cứng, từ đôi đũa cho tới cái mền, cái ghế, toàn bộ lạnh ngắt. Không phải hơi nóng từ hai lò sưởi chỉ có bổn phận làm ấm không khí trong nhà không thôi mà tất cả mọi thứ đều phải được sưởi ấm thì mức xanh trên hàn thử biểu mới bắt đầu nhúc nhích lên dần dần. Công việc thứ hai Thanh phải làm là đun tan ba cái nồi nước đã được chứa sẵn, nay biến thành đá cục, bằng cách đặt ba nồi nước đá lên lò sưởi củi. Nấu ba ly ca cao nóng, sưởi từ trong ra ngoài! Một tiếng đồng hồ sau, hàn thử biểu chỉ 5 độ dương, ba nồi nước đá đã tan thành nước, đủ dùng cho đến bữa điểm tâm hôm sau. Sau một tiếng đồng hồ đốt, bàn sắt trên lò sưởi nóng hừng hực, đụng tay vào là phỏng. Để tiết kiệm ga, Thanh dùng lò sưởi củi làm cơm chiều. Giờ này Eirik vẫn chưa xách hết bị, giỏ từ cái thùng xe, về nhà. Làm thì làm cho trót, gọt thì gọt cho trơn!

Bóng hai cây đèn cày màu vàng lung linh trên bàn ăn, bốn cái dĩa sâu đã được hâm nóng bằng cách để lên lò sưởi củi. Thức ăn chiều chỉ là một nồi lớn gồm nửa lít sữa tươi, khoai tây, cà rốt luột chín, cắt nhỏ chừng bằng con cờ tướng, hai hộp thịt viên Joika, loại thịt nai rừng, món ăn của người Same, một giống dân du mục sống miền thượng du Bắc Âu. Tất cả được quậy nhè nhẹ, quyện với nhau thành sền sệt, nóng hổi, vừa thổi vừa ăn. Qua nhiều năm, món ăn này đã thành một phong tục của gia đình, gọn, nóng, mang vẻ núi rừng của người Same. Đã hai tiếng đồng hồ mà hàn thử biểu chỉ lên 17 độ dương. Nón len, găng tay, khăn choàng cổ đã được cởi ra, vẫn mặc áo khoát vào bàn ăn. Căn nhà rộng chỉ 50 mét vuông mà phải sưởi ba tiếng đồng hồ thì nhiệt độ trong nhà mới lên tới 20 độ dương, và từ đó sẽ không đốt lò sưởi nhiều nữa. Ráng giữ nhiệt độ 22, 23, đồng thời ánh lữa lung linh trong lò sưởi củi vẫn tiếp tục để tạo không khí ấm cúng giữa núi rừng đã bắt đầu sập tối, 10 giờ đêm! Như vậy là nhiệt độ bên trong và bên ngoài cách nhau gần 40 độ. Bữa cơm chiều mang lại sinh khí: Đầu tôm nấu với ruột bầu. Chồng chang vợ húp, gật đầu khen ngon.

Tám ngày ở đây, sinh hoạt ngày nào cũng như ngày nào, chỉ khác là khác món ăn, món tráng miệng, trò chơi mỗi tối, lộ trình đi ski lên núi. Một luật lệ gắt gao có hiệu lực cho những ngày ở đây được tuyên bố từ đầu: Không TV! Ở cái thời đại này, không TV tám ngày, làm sao tụi nhỏ sống nổi! Vậy mà áp dụng được. Rất có lý nữa đó. Đi ski một ngày bốn hay năm tiếng, vận động toàn cơ thể, đảo thải trên dưới một lít mồ hôi, cơm nước xong suôi, mệt đừ, hai người lớn ngủ một chút, hai người nhỏ chơi cờ, chơi bài. Đêm còn quá trẻ, đọc sách cũng đã chán, các món ăn chơi được mang ra, đủ loại bài, đủ loại cờ... Thường ngày, công ăn chuyện làm, trường học, sinh hoạt nhóm này, luyện tập môn kia, ai cũng có những bận rộn riêng tay, khoảng thời gian ngồi chung tất cả lại rất hiếm hoi. Ráng lắm, nghiêm khắc lắm thì được bữa cơm chiều ăn chung mỗi ngày. Lên đây, lẩn quẩn trong cái diện tích 36 mét vuông, vừa là phòng khách vừa là bếp. Đây là lúc các quyển sách, tạp chí được tặng, đặt mua, ... mà không có thì giờ đọc, được chiếu cố tận tình. Ở đây, trong không khí yên tĩnh núi rừng, bên ánh lửa lung linh từ lò sưởi, bốn người mới có thì giờ bàn chuyện này, đặt kế hoạch nọ, kể cho nhau nghe những nặng lòng chất chứa, chia cho nhau những mẫu chuyện vui còn nhớ, tranh luận từ đề tài cỏn con cho đến thế sự. Cho nên TV không có chỗ đứng trong những ngày này. Người lớn không nhắc tới là đúng vai trò người lớn. Hai người nhỏ cũng không nghe cằn nhằn than thở một lời. Ai muốn nghe nhạc thì đeo cái earphone vào tai, không làm phiền người khác, không bị chê nhạc ồn ào chướng tai, không bị chê nhạc eo éo lê thê. Quân vi thần cang. Phụ vi tử cang. Phu vi thê cang. Giả tam cang tối thiện.

Đồng hồ cũng không được ngó tới nhiều. Thức dậy khi đã ngủ chán chê. Ăn khi thấy bụng cào cào, thường là dựa vào cơn đói của người lo cơm nước, mà người này lúc nào cũng lo giữ eo, ai chờ không nổi thì tìm cái gì đó ăn dậm. Vào giường khi mắt mõi mệt. Chẳng ai quan tâm hỏi "Mấy giờ rồi?" Một ngày như mọi ngày, ăn sáng, làm bánh mì đem theo ăn trưa, bình cà phê, bình cacao, cam, chocolate, tất cả xếp gọn gàn vào cái ba lô. Kéo dây cho chặt, Thanh không quên đặt tấm lót ngồi được cuộn tròn, cái xuổng nhẹ để xúc tuyết lên ba lô trước khi đóng khóa cài bên hông ba lô. Xong, coi như công việc của Thanh đến đó là chu tất cho đến khi về nhà sau chuyến đi núi mỗi ngày. Bây giờ là đến công việc của Eirik. Mọi người cặm cụi chuẫn bị ra ngoài. Phải dùng chữ cặm cụi mới diễn tả hết mọi thủ-tục-ra-ngoài. Thoa mặt bằng loại kem chống nắng số 20 loại cô đọng, chỉ cần thoa mặt vì các phần khác trên cơ thể sẽ được bao kín. Quần nhái, áo nhái cao cổ, phải bằng lớp vải len sợi mảnh để thoáng mồ hôi và giữ ấm tốt. Thêm một cái áo len, dầy mỏng, len sợi hay cotton tùy theo nhiệt độ bên ngoài. Nhưng đôi vớ len dầy, nón len, khăn choàng cổ thì bao giờ cũng phải có. Giữ được cái đầu ấm, đôi bàn chân ấm là bảo đảm, một bí quyết của người miền núi tuyết. Sau cùng là bộ quần áo đi ski dầy. Mang xong đôi giày ski, đeo hai đôi găng tay, một đôi găng tay len năm ngón bên trong, đôi găng tay bao trùm cả bốn ngón và ngón cái bên ngoài, ba mẹ con Thanh ngồi ngoài bậc thềm hong nắng và chờ Eirik làm bổn phận công-dân-đàn-ông. Ghé vai gánh vác sơn hà, sao cho tỏ mặt mới là trượng phu.

Gọi là bổn phận công-dân-đàn-ông chứ thực chuyện này Thanh làm cũng được, nhưng như thế là chạm tự ái nam nhi, Eirik giận lẫy thì phiền lắm. Không biết lý do tại sao, công việc thoa lớp sáp vào bề mặt đôi ski tiếp giáp với tuyết lại là công việc chỉ dành riêng cho đàn ông. Chắc tại từ hồi xưa, loại sáp này thường phải tự làm, khi thoa phải biết tùy theo nhiệt độ mà lựa loại đặt, loại lỏng, thoa dầy, thoa mỏng, đàn bà chỉ lo chuyện cơm nước, biết gì ba cái chuyện này! Ngày nay tân tiến, một hộp gồm đủ loại ống sáp thích hợp cho từng tiết trời, từng tình trạng tuyết khô cứng hay tuyết mềm nhẹ, ai xử dụng lại không được, chỉ cần biết đọc bảng chỉ dẫn. Ống sáp tròn dài, đường kính 3 centimet, dài 7 centimet, bên ngoài được bao bằng một lớp giấy kim loại mỏng, màu sắc khác nhau. Màu trắng dùng từ 30 độ âm celsius đến 20 độ âm, màu xanh lá cây dùng từ 20 độ âm đến 10 độ âm, màu xanh dùng từ 10 độ âm đến 0 độ, màu tím dùng khi nhiệt độ thay đổi giữa độ âm và độ dương, màu đỏ dùng cho những ngày trên 0 độ. Chỉ việc ngắm nhìn bầu trời, cảm cái lạnh len vào da mặt là đoán được nhiệt độ và cứ thế mà chọn màu ống sáp. Chỉ việc chà sáp một khoảng dài 60, 70 centimet ngay dưới phần đôi giầy ski. Chỉ việc chống dựng đứng đôi ski xuống tuyết chờ vài ba phút là xong. Thế mà cũng tự hào cho là công chuyện dành riêng công-dân-đàn-ông, nhất định không cho vợ, con gái nhúng tay vào. Thanh cười thầm: Muốn làm thì làm, ai thèm dành đâu mà lo nói trước, mà giận lẫy!!! Đấng trượng phu đừng thù mới đáng. Đấng anh hùng đừng oán mới hay.

Những công chuyện này mới đáng gọi là bổn phận công-dân-đàn-ông: Thứ nhất: Đeo cái ba lô với thức ăn, nước uống, trái cây, tấm lót ngồi, cái xuổng xúc tuyết, tất cả nặng độ 10 kg, vượt dốc, cua đèo, chuyến đi lên cũng như chuyến đi xuống. Thứ hai: Nếu chọn không đi theo dấu đường mòn của những người trước hay đường chính xe đã ủi cho dễ đi vì nền cứng, muốn tự dấn thân vào vùng tuyết trắng chưa có dấu chân người thì Eirik đi trước phá đường. Thứ ba: Khi lên đến một đỉnh núi chọn làm nơi nghỉ trưa, Eirik bắt ngay vào việc đào, đắp một cái sô-pha-tuyết cho cả bốn người. Lớp tuyết dầy khoảng ba mét, dùng cái xuổng đào một hố dài hai mét, rộng nửa mét, sâu nửa mét, vừa đủ cho đôi chân ngồi thả xuống. Đắp khối tuyết vừa đào lên làm lưng dựa, trải tấm lót ngồi cách nhiệt màu xanh lá lên, Eirik dùng cái mông, ngồi, nhích từ, nhúng nhúng cho toàn "nệm" cứng lại, đứng dậy, xong, cái sô-pha-tuyết. Nghe thì tưởng công chuyện nặng nhọc lắm, chứ thật ra tuyết nhẹ, cây xuổng nhôm nhẹ, loáng cái là xong. Thế cũng gọi là công chuyện dành riêng công-dân-đàn-ông! Ba mẹ con loay hoay mở ski, tháo bớt khăn choàng, găng tay, kiếm chuyện chọc tức Eirik, chờ Eirik đứng lên là dành nhau chỗ ngồi ở giữa, cho ấm! Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh!

Đi ski miền núi mà không có mấy trái cam, kvikklunsj, bình thủy cacao nóng thì không đúng điệu của người Na Uy. Kvikklunsj là loại bánh xốp có lớp chocolate bao chung quanh. Nếu lười và chọn đi tuyến đường không quá hai giờ, không mang theo ba lô cồng kềnh thức ăn, thì thủ trong túi áo khoát một cái kvikklunsj cũng đủ đỡ đói, một trái trái cam cũng đủ đỡ khát. Và đôi kính mát thì không bao giờ, không thể thiếu. Không phải diện đâu. Phải có! Nhất là tuần lễ Phục sinh. Nắng cả ngày, nắng ấm làm người đi ski phải cởi áo khoát, cột ngang bụng, nhét cái nón vô túi quần, tháo đôi găng tay... Cả một vùng tuyết trắng toát nhìn ngút mắt, long lanh dưới ánh mặt trời, chỉ toàn màu trắng là trắng, thỉnh thoảng mới có một vài cây thông già. Ánh sáng mặt trời phản chiếu từ lớp tuyết hắt lên mặt. Nếu không đeo kính đen vào những ngày nắng chói, đôi mắt nâu to hay xanh thẫm gì cũng dễ bị chứng say nắng. Cả ngày nhìn toàn tuyết trắng, trắng toát, trắng óng ả, không một chút sắc xanh cây cối, không chút xám xậm núi đá, chiều về cặp mắt cay sót, không mở được, không chịu được ánh sáng, chỉ có nước trốn vô phòng tối mà khóc thuơng cho số phận, đành ngủ một giấc dài trong khi bao người khác đã xong món tráng miệng, đã nghỉ ngơi lấy lại sức, bắt đầu món ăn chơi buổi tối, chừng đó mắt mới dịu lại, lò mò ra chung vui. Đời người có một gang tay. Ai hay ngủ ngày, chỉ có nửa gang!!!

Đối với người ngoại quốc, người không mang sẵn đôi ski khi mới lọt lòng mẹ (người Na Uy tự đùa về cái sự đi ski của mình!), tập đi ski cũng như cũng như bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Càng lớn tuổi học càng lâu vô, nói càng ngọng nghịu. Càng lớn tuổi, người tập đi ski càng sợ té, chân cứng ngắt, cứ bám chặt xuống, thân hình không biết nương theo nhịp đôi ski trợt, độ dốc cong, dễ mất thăng bằng. Càng cố gắng lựa từ ngữ cho chính xác, phát âm cho đúng thì câu văn càng cứng ngắt, giọng nói càng ngọng nghịu. Càng sợ càng dễ té, càng ráng bám chặt ski xuống mặt tuyết càng té nhiều. Lên dốc thì không đến nỗi khó khăn lắm. Đường bằng bằng trài trài thì đôi ski trợt thẳng. Đường hơi dốc thì cho đôi ski bước theo hình chữ V. Đường lên dốc cao dài thì đôi ski đi theo kiểu xương cá. Đường dốc cao ngắn thì đi người ngang, nhắt từng bảng ski. Đủ kiểu. Trợt xuống mới gay go. Năm này qua năm kia không thấy tài trợt ski của mình được thư thả như người Na Uy, qua bao kinh nghiệm đắng cay, bao kiểu té ngoạn mục, Thanh dùng chiến thuật tâm lý. Mỗi lần nhìn khoảng đường dốc chông gai phía trước, bụng nhủ lòng: Không sao, thả lỏng đầu gối, chống bên trái, nghiêng nghiêng chút nữa, giỏi… giỏi lắm… ôi cái cua ngoặt quá, đặt mông xuống cho té là vừa rồi, không ai thấy cả, tai qua nạn khỏi… dốc lài lại rồi… ha…ha…té mới có một lần. Cứ thế, mười lần thành công chín lần. Xuống tới nơi an toàn. Cũng lạ, đi ski gần 20 mươi năm, té sáu trăm hai mươi tám lần, nhưng Thanh chưa hề bị trật chân, gẫy tay, xưng mông chi cả. Cả nhà ai cũng khen nghệ thuật té của Thanh rất điêu luyện, đáng viết thành sách hướng dẫn dân mới tập đi ski. Thì ra mới biết béo gầy. Đến khi cả gió, biết cây cứng mềm.

Bây giờ hai người nhỏ lớn bộn rồi, để tụi nó quyết định hướng đi, quyết định lộ trình, Eirik đi thụt lui, nhường bước cho lớp trẻ. Nhưng bao giờ Thanh cũng là người đi cuối cùng trong đoàn. Đi sau cùng, tự do, nhanh chậm tùy hứng. Có người đi phía sau mình, phải đi nhanh không thôi người đó chờ, phải đi chậm lại, mất hứng. Đi chơi mà phải cố gắng, phải ráng, không ham, dại gì. Và đi sau cùng để được một mình mơ mộng, hưởng thú cô đơn. Ba người kia thỉnh thoảnh nhớ đến người đi sau cùng, dừng chân đứng chờ. Hừm… chờ kiểu gì không biết, đứng đó chờ Thanh vừa đi tới là cả bọn tiếp tục đi lên. Nghĩa là chỉ ba người đó đứng nghỉ còn Thanh thì không được nghỉ chút nào hết... hừm... họ quên hẳn câu ...đường mòn nhơn nghĩa không mòn kia mà!

Mỗi lần nghe tiếng hai người nhỏ cười hét hô…hô… một cách khoái trá ở phía trước, Thanh biết sắp tới một đoạn dốc chông gai, than thầm: "Quỷ sứ! Biết đường sẽ có dốc lớn, trồi lên hụp xuống nên chọn hướng này." Eirik và hai người nhỏ lúc nào cũng tìm những đỉnh núi cao, đường khó khăn, có vậy mới thỏa chí tang bồng. Lên được đỉnh núi như đã dự tính. Ba người tính đường thả xuống. Thanh quyết chí không nằm trong kế hoạnh "xuống" của ba người. Thường thì họ không thèm thả xuống theo đường vừa mới đi lên hay một đường nào đó đã được ủi sẵn. Hầu như lần nào ba người cũng chọn hướng trực chỉ xuống, chọn một điểm hẹn cho cả bọn. Lao mình thẳng xuống, tuyết bụi tung cao theo gót ski, càng dốc cao càng khoái chí. Còn Thanh, dại gì bắt chước lao xuống theo ba người đó. Có ngày mang nạng, càng già xương càng dòn dễ gẫy, càng khó lành. Thanh xuống dốc theo hình chữ Z, chữ Z và chữ Z… để giảm bớt tốc độ, lâu hơn, nhưng bảo đảm, bề nào cũng về đến đích. Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Lên tới đỉnh núi không có nghĩa là lên điểm cao nhất. Núi trùng điệp, đỉnh núi này nối tiếp đỉnh núi kia. Lên được đỉnh này thì thấy đỉnh trước mắt, đỉnh bên kia cao hơn, phải chọn một đỉnh núi làm điểm quay lại. Tham lam, đi lên hoài, lên hoài, không bao giờ tới đỉnh cả. Thời tiết trên núi thay đổi bất ngờ, không lường trước được tuyến đường của mình, dễ bị lạc lối, cóng lạnh, mất sức… nguy hiểm, nguy hiểm. Mùa Phục Sinh tương đối ấm, ít gió, ít sương mù và nắng ngày kéo dài từ bốn giờ sáng đến 10 giờ tối nên nếu có đi lạc cũng đủ thì giờ tìm về. Tuần lễ mùa Giáng Sinh và lễ mùa đông mới khắt nghiệt. Khí trời trở chứng như đôi nhân tình 16 tuổi. Ánh nắng mặt trời quyết định cái ấm cái lạnh rất phân minh, mây xám trên trời chỉ cần di chuyển tới chỗ mình đang đứng là nhiệt độ giảm xuống 5 độ ngay. Thêm vào đó từ tháng mười hai đến tháng hai, trời mau tối, đừng dại dột mà xông pha giữa vùng mây đen bao phủ, bầu trời gần sát trên đầu, mà đường trở về thì nghìn dặm, không người qua lại, chỉ có nước đào hang tuyết xin trú qua đêm. Vì mây cho núi lên xa, mây còn mù mịt núi nhòa đen đen.

Có một lần, vào tuần lễ mùa đông, hôm đó trời hơi mây mù, hơi gió, cả bọn quyết định đi tuyến đường gần hơn. Nhưng đây là lần đầu đi tuyến đường này, cứ cắm cúi mà đi. Đi được chừng hai giờ, trời bỗng nhiên trở gió. Từng cơn gió cắt lạnh rít trong không trung mang theo tuyết bụi quất mạnh vào mặt. Sương mù dầy đặc, chỉ thấy được người đi trước cách chừng vài mét. Thường thì bộ quần áo đi ski chịu được gió, nhưng gió len qua nón len, qua cổ áo, quất mạnh vào người, lạnh cóng, rất khó di chuyển. Lại không thể đứng chờ cơn bão tuyết thương tình dời đi nơi khác, biết đến chừng nào, phải cử động để ấm người. Quyết định quay lại. Nhưng khoảng trước mù mịt, loay hoay chống đỡ cơn bão tuyết, khả năng định hướng trở nên hoang mang. Thôi thì tìm đường xuống dốc, cứ xuống dốc rồi tính sau. Nhưng xuống hướng nào? Đường đi lên hồi nẫy đã bị tuyết lấp mất dấu, đi lạng quạng, lọt hố, tuyết chôn như chơi. Đây là lúc Thanh biết thân phận, im miệng, để cho người-công -dân-đàn-ông chứng tỏ cái gọi là đường đường một đấng nam nhi, sợ gì ba cái chuyện nhỏ nhặt này, xoay trở. Tâm lý lắm, người lớn bình tĩnh thì người nhỏ không run. Eirik ra lệnh: "Đi theo màu áo đỏ của ba, má đi sau hai người nhỏ, xuống dốc phải ráng kèm lại, đừng vượt qua người trước mặt, té là phải la to để mọi người đứng lại chờ. Ba sẽ xuống thật chậm để dò đường. Thỉnh thoảng ba sẽ ngừng chờ. Đường đi về chắc chắn sẽ rất xa hơn đường đi lên, nhưng mình phải tìm đường xuống." Thế mới biết tại sao khi chọn mua quần áo đi ski, bao giờ Eirik cũng đề nghị có màu đỏ, màu kỵ của Thanh. Màu đỏ dễ nhận ra giữa sương mù núi thẫm. Về đến nhà an toàn, hỏi ra, cả hai người lớn, hai người nhỏ đều thú nhận là rất sợ phải đào hang để trú qua đêm, nhưng ráng giữ trong bụng. Thiệt là... thương nhau tam, tứ núi cũng trèo... thất , bát sông cũng lội, cửu, thập đèo cũng qua.

Lần nào cũng vậy, khi lên đến đỉnh núi, nghỉ ngơi ăn uống, ngữa mặt cho nắng làm má nâu hồng đặng được bạn bè khen đẹp, sau đó là quãng đường tìm về nhà chỉ toàn xuống dốc, xuống dốc và xuống dốc. Quãng đường bù lại cho ba tiếng đồng hồ cong lưng cày cục tay đẩy hai cây chống nhịp nhàng lấy đà đưa chân mang ski lúc bước lúc trợt, đi lên, đi lên, lên mãi, lên mãi, mồ hôi đẫm áo, mồ hôi hòa với lớp kem nắng chảy xuống mắt, sót cay. Khi xuống dốc, để được tự do té đủ kiểu, tự do thắng lại khi thấy cái dốc quá cao phía trước, không cản đường người khác, như một thỏa hiệp đã có từ lâu đời, bao giờ Thanh cũng chờ cho mọi người trong bọn trợt xuống trước một khoảng xa, Thanh mới ra tay đi vào trận địa. Trên đỉnh núi cao, chờ cho màu áo khoát đỏ của Eirik khuất sau đồi, chân đẩy đưa chà bảng ski để không bị tuyết đóng cục phía dưới vì khí trời hơi ẩm, ngắm tới ngắm lui lập ra một lộ trình xuống dốc thật chắc ăn. Thanh kéo tay áo phủ qua khoảng một phần ba cặp găng tay, co ra co vô mấy ngón tay, chỉnh lại đôi kính mát ngay ngắn trên sóng mũi, quyết định: Cuối tháng ba mà lớp tuyết vẫn còn mềm và khá dầy, lý tưởng để giữ được tốc độ theo ý mình. Trước mặt là "đường lộ chính" rộng độ một mét rưởi, đã được xe ủi cho cứng nền. "Đường lộ chính" chỉ tiện lợi lúc đi lên thôi và chỉ làm tăng tốc độ trợt xuống, tăng niềm khoái trá cho những người đã mang ski khi mới lọt lòng mẹ. Đối với Thanh, người đeo đôi ski vào chân ở cái tuổi khi tròn ba mươi, "đường lộ chính" đã lắm người đi lại, nền tuyết cứng trơn, đôi ski cứ theo đó mà vù vù lao xuống, dễ mất thăng bằng ở những cái cua ngặt, không đủ thì giờ định được độ cao của những con dốc trước mặt, té thì cũng đau mông lắm lắm. Thôi thì mở "đường máu", nghĩa là trợt xuống ngoài "đường lộ chính", tự tìm đường xuống tới điểm hẹn với ba cha con nhà nẩu phía dưới. Hơi cúi người ra phía trước, dùng hai cây chống đẩy cho đôi ski trượt tới. Chớ thấy sóng cả mà lo - Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.

Bề mặt lởm chởm đá lớn, đá nhỏ, những bụi dâu núi... đã được phủ tuyết, lớp này qua lớp kia, ngày này qua tháng nọ, gió thổi tuyết lấp đầy những khoảng trủng nên phẳng bằng như tấm mền nhung trắng toát thênh thang ngập mắt. Và "con đường máu" còn trinh trắng, lớp tuyết kêu khẻ, nửa náo nức, nửa đớn đau vì đôi ski kẻ lãng du xông xáo phá đường. Nghệ thuật, bí quyết thả dốc là hai đầu gối đừng chống gượng kềm chặt, mỗi lần tới cái hụp lên hụp xuống, hơi mất thăng bằng thì bụng phải nhủ lòng: "... không té... không té... x..o..n..g... giỏi lắm... giỏi... lắm... cứ thế mà thong dong ... ô... bụi cây...không sao...quẹo một vòng... mở đường cua rộng rộng cho khỏi té... tuyệt!" Nhắm hướng mà thả dốc. Khí trời lạnh lạnh, hương trời thanh khiết, đường rộng thênh thang, cua bên phải, quẹo bên trái để giảm tốc độ, hưởng thụ thú cô đơn tuyệt dịu giữa thiên nhiên. Cứ thế mà tiến...xuống. Ôi sao mà tuyệt vời, khí trời sao thanh thoát thế này, lớp tuyết sao êm ái lạ, được ngủ một giấc giữa núi đồi mênh mông này chắc thú lắm đây. Thanh mơ mộng... Bịch! Không biết ma quái nào bắt chân! Cái mông nằm gọn gàn xuống mặt tuyết mềm trước, sau đó là cả thân hình lún sâu, hai tay vẫn còn cầm cây chống, hai chân vẫn còn dính chặt cặp ski, theo đà, thoải mái duỗi thẳng. Vị thế nằm thoải mái như khi ta thả nhẹ một cái muỗng xuống bãi cát mịn, cái muỗng nằm dài, hơi lún sâu, như đóng khuông, không muốn cựa quậy,...
oc huong
#34 Posted : Saturday, April 29, 2006 9:09:40 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0



[img]http://skolelab.uib.no/kurs/2002h/fjell.jpg [/img]
VanhKhuyen
#35 Posted : Thursday, May 4, 2006 1:12:23 AM(UTC)
VanhKhuyen

Rank: Newbie

Groups:
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 465
Points: 0

chị Ốc Hương
Ốc Bươu bò qua nhà chị muốn xin chỗ trải chiếu đây luôn, xin nhận em làm đệ tử hihihi
Em chào chị , nay mới ghé nhà chị , nhất định hỏng thi há... ốc bươu lựa lần khác làm thầy dùi chị tiếp...
oc huong
#36 Posted : Friday, May 12, 2006 4:34:33 PM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Võ Thị Điềm Đạm


NGÀY MÁ






- Ba ơi! Chủ nhật này là Ngày Má phải không ba?
- Ừ! Con có chuẩn bị gì chưa?
- Cô giáo có gợi ý. Mấy tuần nay trong giờ thủ công, con làm một món quà cho má. Bí mật! Không cho ba biết. Mà ba có chuẩn bị gì chưa?
- Rồi! Bí mật! Không cho con biết. Chắc Diễm Mi cũng đã có quà cho má.
- Con nghĩ con biết Diễm Mi làm cái gì, hôm qua...
- Suỵt! Con muốn giữ bí mật, ba muối giữ bí mật thì chắc chắn Diễm Mi cũng muốn giữ bí mật. Đừng kể, đừng tò mò chuyện của em.
- Con thấy...
- Ừm...
- Mà tại sao có Ngày Má vậy ba? Mà cũng không có ngày tháng nhất định gì hết trơn vậy?
- Ở Na Uy mình, ngày Má được ấn định là ngày chủ nhật lần thứ hai trong tháng hai mỗi năm. Ngày này ở mỗi nước có một ngày riêng. Con thấy không, cả một năm, lâu ơi là lâu mà mình chỉ tặng quà cho má có hai lần, sinh nhật má và Giáng Sinh. Đây là dịp để mình tỏ với má là mình thương má, mình quí trọng má, má là người lo mọi chuyện trong nhà mình....
- Nhưng tụi con nói thương má hoài mà, ba cũng vậy...
- Ờ! Nhưng nói thương không, không đủ. Vừa tặng quà vừa nói thương thì má thích hơn ngày thường.
Diễm Tú không vừa lòng với lối giải thích không không của ba, hỏi tiếp tục:
- Ngày trọng đại như thế này thì phải có nguồn gốc, ai nghĩ ra, từ hồi nào?
- Diễm Tú làm khó ba ha. Để coi... hừm... Có nhiều giả thuyết, từ Mỹ, từ Anh, từ Đan Mạch. Con muốn nghe từ đâu?
- Từ Anh đi ba, con thích nước Anh.
- Có từ thế kỷ thứ mười sáu, được ấn định vào ngày chủ nhật thứ tư trong kỳ Chay. Ngày chủ nhật đó, tất cả về thăm gia đình, tặng hoa cho mẹ. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ mười chín, tục lệ này mới thịnh hành.
- Còn ở Mỹ thì sao, ba?
- Ăn gian ha. Hồi nãy Diễm Tú muốn nghe từ Anh mà. Thôi được, sẵn đà, ba kể luôn. Sáng kiến trước tiên hết phải kể là do nữ văn sĩ Julia Ward Hown. Ý bà muốn có mỗi năm có một ngày vinh danh người Mẹ trong gia đình, nhưng trọng tâm là Ngày Má cũng là ngày nguyện cầu hoà bình cho nhân loại. Nhưng mãi đến hình như đầu thế kỷ thứ mười chín, người phát động mạnh và cũng được ghi nhớ là người sáng lập phong tục này ở Mỹ là cô giáo Anna Jarvis. Cô không có chồng, không con, cô ước ao vinh danh mẹ cô là bà Ann Marie Reeves Jarvis người đàn bà nhiệt tình trong các hoạt động xã hội. Sau vài năm vận động của cô Anna Jarvis, năm 1914 nước Mỹ công nhận chủ nhật thứ hai tháng năm là Ngày Má. Cũng như ở Na Uy, ở Mỹ, Anh và các nước khác, lúc đấu chỉ tặng hoa cho mẹ. Từ từ, giới kinh doanh lợi dụng, tung ra những món quà gọi là quà cho Ngày Má, thôi thì mình cũng cám ơn ý kiến của mấy ông kinh doanh.
- Được quà, thế nào má cũng làm món gì ngon đặc biệt cho cả nhà.
- Ha...ha...thế là đút lót...ha..ha... Nhưng sao lại là má sẽ làm thức ăn ngon cho mình ngày hôm đó, sao Diễm Tú nghĩ thế?
- Ơ... chứ ai làm?
- Tại cha con mình quen tánh, cái gì cũng má, cái gì cũng má. Hay là ba cha con mình làm cơm hôm đó.
- Có lý, có lý... làm taco nghen ba.
- Ơ hay, theo con thấy má có thích món taco không?
- Taco ngon. Nhưng... hình như má không thích mấy, con nhớ mỗi lần má làm taco cho tụi con thì má hay hâm lại cơm để ăn thêm. Hôm đó mình làm món gì mà má thích mới đúng chứ
- Thông minh! Vậy mình chờ Diễm Mi về, ba cha con mình bàn nhau.
- Nhỏ Diễm Mi mách lẽo lắm, chuyện gì cũng học lại với má.
- Phải có ý kiến của Diễm Mi. Diễm Mi cũng là một thành viên gia đình như ba, như con. Mình dặn kỹ Diễm Mi.


Sáng chủ nhật, gỡ nhẹ cánh tay vợ đang gát hờ trên ngực mình trong giấc ngủ mê, anh Hà thơm lên tóc vợ rồi rón rén ngồi dậy. Hai đứa nhỏ còn ngủ say trong phòng chúng. Anh Hà nấu một bình cà phê lọc, cắt chả lụa, chưng vài cọng ngò lên dĩa paté. Anh cũng không quên mở hộp cá trích tương cà cho phần Thảo và hộp mứt dâu cho hai đứa nhỏ. Bắt nồi nước để chút luộc trứng, bốn quả trứng đã được đâm lổ hai đầu để trên dĩa nhỏ. Anh cắt cam, làm hai ly cam vắt cho hai đứa nhỏ, lấy bó hoa mua hôm qua dấu không cho Thảo biết, chưng lên bình hoa màu trắng đục mà Thảo thích nhất. Anh xoa tay nhìn bàn ăn sáng giản dị nhưng thật ấm cúng. Anh lẩm bẩm: "Ừm... còn thiếu gì đây? Ờ! dĩa rau cải, cái này mà thiếu thì quê quá, món không thể thiếu của Thảo mỗi bữa điểm tâm thứ bảy, chủ nhật. Dĩa rau làm cho câu chuyện gia đình sáng thứ bảy chủ nhật thêm đậm đà, vừa tán dóc với nhau vừa nhón tay bóc củ cà rốt tí hon dòn rụm nhâm nhi là thói quen Thảo đã tập cho cả nhà. Mình đâu có ưa rau cải sống nhưng rồi cũng thành quen, không có dĩa rau cải chắc tụi nhỏ chê ba dở cho mà xem, đâu được!" Anh cắt một khúc dưa leo dài độ mười centimet, chia làm sáu, dài như những ngón tay mảnh mai của Thảo. Màu dưa leo xanh mướt, màu cam đỏ của những củ cà rốt tí hon tròn trỉnh, màu đỏ mộng của những quả cà cherry trên cái dĩa xứ trắng làm cho bàn điểm tâm thêm đậm nét và đầy đủ hơn.
Anh biết tính Thảo và anh cũng đồng ý với Thảo là bữa ăn điểm tâm sáng thứ bảy chủ nhật là quan trọng nhất trong tuần cho gia đình vì mấy ngày kia ai cũng lo đi làm đi học, ăn qua loa, mạnh ai nấy ăn, không có thì giờ nói chuyện với nhau, không có thì giờ cười đùa với nhau. Sáng thứ bảy, chủ nhật rảnh rang, có hôm cả nhà ngồi tán dóc cả hai tiếng, Thảo phải cắt thêm dĩa trái cây để nhâm nhi. Anh lắc đầu: "Ừm...coi vậy mà nhiều chuyện làm. Mọi bữa, sáng thứ bảy chủ nhật, mình cứ nằm ngủ nướng, Thảo lặng lẽ làm điểm tâm đâu ra đó, mình chỉ việc nằm chờ Thảo vô đánh thức mới chịu dậy. Hai đứa nhỏ cũng vậy, chờ má vô đánh thức, rồi còn bắt má cõng vô phòng tắm nữa... Thảo chiều hai đứa nhỏ quá, mà cũng chiều mình nữa...hi..hi... I love you, I love... you..."

Anh vào phòng Diễm Tú. Cứ tối thứ sáu, thứ bảy thì hai cô bé được ngủ chung phòng, anh lay hai con nhè nhẹ, nói nhỏ:
- Dậy con!
- Má đâu?
- Má ngủ. Mình dậy trước má, hôm nay là Ngày Má.
- A! Con nhớ rồi. Có bánh!
- Hai con lấy quà rồi mình qua đánh thức má.
- Ba! Ẵm Diễm Mi!
- Diễm Mi lớn rồi mà còn nhõng nhẽo.
- Sáng nào má cũng ẵm Diễm Mi xuống giường. M...
- Suỵt! Ui, nặng quá!

Tiếng ba cha con láo nháo trong phòng kế bên làm Thảo thức dậy, thiếu hơi ấm chồng kế bên, mùi cà phê thoang thoảng, Thảo hơi ngạc nhiên, nhưng rồi nhớ ra: "À há! Hôm nay là Ngày Cho Má! Ba cha con bày mưu bày kế gì đây! Chắc anh chàng làm điểm tâm nữa ta ơi!" Thảo sung sướng kéo mền trùm lên nửa mặt, giả bộ ngủ tiếp. Ba cha con mở cửa phòng, Thảo làm bộ dụi mắt, ngồi dậy. Diễm Mi và Diễm Tú nhảy lên giường má, reo to:
- Chúc mừng Ngày Má!

Hai cô bé hun má, dành nhau đưa quà cho má. Diễm Mi làm một tấm đánh dấu sách, được vẽ hình con ngựa màu nâu đỏ đang dơ hai chân phía trước hí. Thảo hun Diễm Mi nói:
- Sao Diễm Mi biết má làm mất tấm đánh dấu sách Diễm Mi làm cho má hôm Giáng Sinh?
- Diễm Mi thấy má đi tìm mấy lần.
- Cám ơn Út của má.

Diễm Tú làm cho má một gối hình trái tim màu hồng bằng lớp nỉ mịn, nhỏ như bàn tay Diễm Mi để má găm kim may. Thảo khen:
- Diễm Tú thêu khéo quá, làm mấy ngày vậy con?
- Dạ ba lần, cô cũng khen đẹp nữa. Còn quà của ba đâu?

Anh Hà lục túi áo, túi quần, hoảng hốt:
- Đâu mất tiêu rồi!
- Quà gì mà để trong túi áo, ba xạo!

Anh lục tới lục lui, dỡ áo. Diễm Mi la to:
- Cái gì đây?

Rồi rút một bì thư màu xanh nhạt ra khỏi dây thun quần ba. Nhìn qua nhìn lại, Diễm Mi đọc mấy hàng chữ bên ngoài: " Má là số một!" Cả Diễm Tú và Diễm Mi đều la to:
- Đúng rồi, má là số một!

Thảo cười, mở bì thư, rút ra mấy tấm vé, Diễm Mi dành đọc, reo to:
- Vé xem kịch ở nhà hát Oslo Nye Teater!
- Mấy vé?
- Bốn, như vậy là tụi con được đi chung với ba má.

Diễm Tú nhìn ba thắn mắc:
- Quà cho má sao lại cho cả bốn người?

Thảo cười, nhìn chồng âu yếm:
- Ba biết má quá mà, muốn rủ má đi là phải kèm theo mấy đứa con má mới chịu đi. Quà như thế này má chịu nhất, cả nhà đều được hưởng lây, ba biết cả nhà vui là má vui.
- Kịch gì vậy ba?
- Høyt og Lavt Med Albert Åberg, bảo đảm cả nhà đều thích.
- Má thích hai cha con thằng này lắm. Chắc kịch này vui lắm đây.

Anh Hà ngồi bên vợ, hôn lên trán Thảo, bế Diễm Tú lên lòng mình, choàng tay ôm vai Thảo giả bộ nói:
- Má của tui!

Diễm Mi đang ngồi trong lòng má vội ôm chặc cổ má dành lại, anh Hà năn nỉ:
- Chia má cho chị và ba chút mà.
- Chút thôi nhen.

Rồi Tú Mi lại hỏi:
- Quà của ba kỳ quá, vé coi kịch đâu phải là quà phải không má?

Thảo hôn lên tóc Diễm Mi nói:
- Quà đâu cần thiết phải là một món đồ. Quà là để cho người nhận vui, là tỏ lòng mình thương, mình thích người đó. Quà có thể là một món đồ, có thể là một việc làm tốt...
- Một việc làm mà cũng là quà?
- Ừ, thí dụ như..., cái này là thí dụ thôi nha! Sinh nhật con, món quà bá má tặng con là: cho con bắt đầu khóa học cưỡi ngựa và hứa sẽ cho con học đến chừng nào con chán thôi.
- Con không chán đâu má, thiệt hả má?
- Cái này là thí dụ mà.
- Chừng nào bắt đầu má?
- Diễm Mi này! Đã nói thí dụ mà. Nhưng quà sinh nhật tới cho con là gì? Thí dụ thôi má!

Diễm Tú hấp tấp chen vào, hồi hộp chờ.
- Để coi.... đâu có nói trước được. Thí dụ thôi nhen! Ba má tặng con....thí dụ như... cho con rủ bao nhiêu bạn con thích đi bơi ở Tøyen, ở đó chơi cả ngày.
- Thiệt đi má! Còn quà cho ba?
- Diễm Mi với Diễm Tú thử nghĩ ra quà cho ba bằng việc làm đi.
- Con phụ ba lau nhà năm lần.
- Con đi bỏ rác cho ba năm tuần mà không cằn nhằn.
- Thiệt hả!
- Ba ham lắm! Thí dụ mà!
Thảo xoay ra hỏi anh Hà:
- Ba gọi điện thoại chúc mừng bà nội chưa?
- Chút ăn sáng xong rồi gọi cũng được. Em có gọi điện thoại về Việt Nam không?
- Không cần. Ở Việt Nam chỉ có ngày Vu Lan chứ không có Ngày Má.
Diễm Mi ngạc nhiên, hỏi:
- Sao lại gọi điện thoại chúc mừng bà nội? Hôm nay là Ngày Má, ngày chỉ dành cho má thôi mà.
- Diễm Mi này khờ quá. Bà nội cũng là má vậy, má của ba, ngày này là ngày của tất cả những ai có diễm phúc được làm mẹ.
Cũng Diễm Mi, nhiều thắc mắc:
- Diễm phúc được làm mẹ? Nghe sao lạ quá hà.
Hôn lên trán cô con gái út ngây thơ, Thảo cười, nói:
- Một diễm phúc lớn nhất đời đó con nhỏ ạ. Không một diễm phúc nào có thể so sánh được. Diễm phúc làm mẹ, diễm phúc làm ba, một diễm phúc Phật Trời ban xuống cho những ai được may mắn...
Diễm Tú chen vô, giọng nghiêm trọng::
- Và diễm phúc được có ba mẹ cũng một diễm phúc lớn nhất đời người.
- Cho nên em tên Diễm Mi, chị Hai tên Diễm Tú rồi... thôi… cho ba tên Diễm Ba, má tên Diễm Má luôn đi.
- Ha... ha… ha...
- Chợt nhớ ra bữa điểm tâm, Anh Hà đứng dậy:
- Thôi đi ăn sáng. Ba bỏ trứng vô nước luộc đây. Bốn phút cho ba, năm phút cho ba má con, đúng không?

Diễm Mi reo lên như đã khám phá ra điều gì hấp dẫn lắm:
- Ba làm điểm tâm, đó cũng là quà cho má!

Anh Hà cười, âu yếm hôn lên trán vợ rồi kéo hai cô gái theo ra nhà bếp trước cho Thảo có thì giờ sửa soạn. Anh xoa tay tự khen:
- Mấy con coi ba giỏi không? Không thiếu cái gì hết, y hệt như má thường làm.
- Còn thiếu!
- Gì?
- Hi...hi...viên dầu cá cho mỗi dĩa của mỗi người.
- Lẹ, lấy lẹ lên, má ra kìa.

Võ Thị Điềm Đạm








oc huong
#37 Posted : Thursday, June 22, 2006 5:13:36 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

Võ Thị Điềm Đạm

CÓ LÀM LÒNG BẠN VUI?






Em bé gái tưởng phải lang thang đầu đường cuối chợ.
Sáng bán hàng khoai, chiều hàng bắp nướng.
Mẹ mất sớm, cha vất vả với đàn con, đi làm mướn.
Đứa lớn nhất vừa qua mười hai tuổi.
Chăm đàn em, chăm bếp núc, học lớp ban chiều.
Tối, ngọn đèn mờ, vội vả chép bài thơ phải thuộc.
Bài nhỏ bạn nhà bên được đi học thêm cho mượn.
Cha bị tai nạn, không tiền bảo hiểm.
Công mất tật mang, nhìn đàn con nheo nhúc.
Nước mắt chảy dài những lúc con ngon giấc ngủ đêm.
Tiếng thở dài lắng đọng sâu trong giấc mộng tuổi thơ.
Năm học mới đã ba ngày, chưa nghe ba nhắc nhở.
Em rắp tâm tìm mối bán buôn, sống đở.

Rồi ai đó nghe tin em khốn khổ.
Đến thăm em với tập vở mới tinh.
Bộ sách giáo khoa, bộ quần áo mới.
Đóng tiền trường cho niên khóa đã bắt đầu.
Vớí lời khuyên thân thương khiêm nhượng:
Em ráng học cho tương lai em sáng sủa.

***

Cụ già Tâm trong căn nhà lá dột.
Con tha phương, cháu cầu thực không thấy về.
Ôi cái lạnh cái đói chụp xuống tấm thân già vì thế.
Chén cơm chiều nay, biết ngày mai có được.
Bà cầu mưa đừng đổ tối nay.
Con chưa thay tấm cửa, cháu chưa thay mái nhà.
Bà lo sợ ngày mai trời nắng gắt.
Nắng làm đuối sức người già trên đường ra chợ huyện.
Tìm củ khoai, miếng bánh dư thừa người ta thương hại.
Bà lo sợ ngày bà không còn sức.
Ai lo cơm, ai cho thuốc, ai mua hòm.
Sao khổ nhọc ba đời còn khổ mãi.

Rồi ai đó nghe kể về già Tâm cuối xóm.
Đến viếng thăm vớí túi gạo, túi đường, túi muối.
Hỏi thăm cụ có muốn đến ở cùng cụ Bốn, cụ Tâm.
Cơm thanh đạm, cái mền vừa đủ ấm.
Nhà dưỡng lão có những tấm lòng từ thiện.
Chăm chút cụ cuối quãng đời thôi hiu quạnh.

***

Xóm chài vắng vẻ, bốn mẹ con, lòng lo âu tràn ngập.
Hai tháng rồi, chiếc ghe nhỏ, người cha và đứa con trai lớn không về nữa.
Cái bàn, cái tủ đã bán dần, nhà thưa trống lạnh.
Hủ gạo vơi, chiếc chiếu manh vừa đủ.
Bốn mẹ con nằn củ rủ đếm từng ngày.
Ra chợ, tìm người thuê mướn, kiếm đồng manh, nồi cháo, cá khô.
Làng xóm nghèo, ráng tự làm, chịu cực.
Không ai dư để mướn thợ mướn người.

Rồi ai đó nghe tin đời cùng cực ấy.
Đến xóm chài, căn nhà lá trống trơn.
Bịch bánh ngọt, bịch gạo, chai nước mắm.
Rồi rụt rè thăm hỏi:
Chị sẽ làm gì nếu được giúp vốn ban đầu?
Gương mặt tươi, ánh mắt rạng ngời.
Tôi mua cá, phơi khô, mang ra chợ bán.
Không.
Tôi tráng bánh tráng, tôi nướng, tôi rao bán cùng làng.
Nghề tráng bánh, tôi học thủa tôi còn để chỏm.

***

Vườn cải héo, cây chanh cằn cổi.
Cơn nắng kéo dài tháng này qua tháng nọ.
Con suối cạn khô, giếng đào không đến mạch.
Anh nhìn chị, ông nhìn bà, thở dài chán nản.
Mùa khoai này, ta cắt lát, phơi khô.
Phải cần kiệm như năm ngoái, năm kia và những năm trước nữa.
Trời không thương, sức người có hạn.
Nước dẫn mạch, sâu!
Sông nguồn, xa quá!

Rồi một sáng có ba người xa lạ.
Họp dân làng, hỏi ý, xin đào giếng thật sâu.
Không tin tai mình, lòng nghi ngờ, hỏi: Tiền đâu?
Ba người lạ lắc đầu, đừng lo chuyện đó.
Có nhiều người với tấm lòng nhân hậu.
Nhường bửa cơm nhà hàng, nhịn một buổi nhạc vui.
Cho ước muốn vài cái giếng thật sâu.
Tìm địa điểm, ba giếng nước sâu, tặng dân làng niềm hy vọng.
Năm này, năm tới, năm tới nữa.
Vườn cải xanh tươi, cây chanh trổ ngọn.

***

Ba đi làm công từ sáng sớm, mẹ được người gọi mướn.
Nhìn đứa con mới chập chửng biết đi.
Bỏ con một mình, lòng đau như cắt.
Từ chối không làm, biết bao giờ người ta gọi nữa.
Nghe đâu ở cuối khu phố chợ.
Có người trông coi, vài bữa, mươi ngày.
Mẹ làm gan, ôm con chờ trước cửa.
Bà âu yếm hỏi chị muốn gởi con hả chị.
Cháu không tiền, bà cho cháu trả sau.
Đở đứa bé trong tay mẹ còn ngái ngủ.
Chị yên tâm, tôi không lấy tiền đâu.
Chiều chị đón cháu về?
Chị đàn bà cười trong nước mắt, lí dí lời cảm tạ.
Với mắt nhìn bên trong, vài đứa bé chạy cười, la hét.
Phía sau lưng người xích lô với đứa con trên tay ngần ngại.
Chị nhìn anh, cười tươi, gật đầu khuyến khích.
Nhà giữ trẻ do những người thiện nguyện có lòng.
Nằm tuốt sâu trong xóm lao động, đã có người biết đến.
Tiếng thở nhẹ, vội vả đi làm thuê.
Tiếng thở nhẹ làm vui lòng người giữ trẻ.

***

Ngôi nhà lá đơn sơ được che mát bởi hai cây xoài già bên hong vườn nhà ông Tám.
Vài cái bàn gổ, vài kệ sách sát tường.
Những quyển sách được đóng bao chắc chắn.
Những quyển sách mang kiến thức phổ thông, kiến thức thiên nhiên.
Những quyển sách kể về lòng yêu nước, lòng yêu người.
Những quyển sách kể chuyện xưa tích cũ làm vui lòng người già trẻ nhỏ.
Nhiều quyển sách mang lời hay ý đẹp.
Nhiều quyển sách đậm câu thơ, mang lời văn làm lòng người thanh thảng.
Ngôi nhà lá đơn sơ, nơi lủ trẻ tìm về.
Ngôi nhà lá đơn sơ, nơi anh chị tìm đến.
Ngôi nhà lá đơn sơ, cửa luôn rộng mở.
Ngôi nhà lá đơn sơ, nơi em chăm chú đọc.
Ngôi nhà lá đơn sơ, nơi anh tìm kiếm những danh nhân trên thế giới quá xa xôi sao anh chưa từng nghe nói đến.
Ngôi nhà lá được cất lên bởi những tấm lòng yêu mến trẻ thơ.
Những quyển sách được sắp lên kệ bởi những người hiểu rằng kiến thức làm tươi sáng tương lai.

........

Những mẫu chuyện trên có làm lòng bạn vui?

Võ Thị Điềm Đạm





Phượng Các
#38 Posted : Friday, June 23, 2006 12:06:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
heart Nếu bài trên tác giả là chị thì hôm nào xin phép cho post cái bài này vào trang Từ thiện PNV nghe chị oc huong. Rose

oc huong
#39 Posted : Friday, June 23, 2006 12:39:54 AM(UTC)
oc huong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,180
Points: 0

quote:
Nếu bài trên tác giả là chị thì hôm nào xin phép cho post cái bài này vào trang Từ thiện PNV nghe chị oc huong


Lâu lâu PC u ơ thiệt đó nghen.
Còn ai trồng khoai đất này!Tongue OH ký tên dõ dàng mờ. Nhưng... OH chỉ kể thôi nghen, chỉ được cái miệng Big Smile
Cứ đem bài này qua trang từ thiện đi PC.
OH
Phượng Các
#40 Posted : Friday, June 23, 2006 12:53:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thì tưởng chị là tác giả câu cuối cùng thôi đó chớ! [}:)]

Có cái miệng là quá OK rồi chị, mồm miệng đỡ tay chân mà! Big Smile

Users browsing this topic
Guest (15)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.