Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Chương trình gia đình
Tonka
#21 Posted : Friday, June 10, 2005 2:34:04 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cha và Con Trai
Bài 1


...

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#22 Posted : Friday, June 10, 2005 2:34:36 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cha và Con Trai
Bài 2


Gần đây chúng tôi có trình bày về những tâm lý phức tạp của mẹ chồng và nàng dâu để chúng ta biết tại sao giữa hai nhân vật này thường dễ có sự căng thẳng, hoặc công khai hoặc ngấm ngầm. Chúng tôi đã dựa vào quyển sách tựa đề "Người Đàn Bà Thứ Hai trong Hôn Nhân của Bạn" do Tiến sĩ Norman Wright viết, để nêu lên những ảnh hưởng mà các bà mẹ thường để lại trên con trai. Người cha trong gia đình cũng giữ một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa mẹ và con trai nên hôm nay chúng ta nhìn vào ảnh hưởng của người cha đối với con trai.

Chúng ta thường nghe các bà vợ than phiền là chồng mình chẳng bao giờ để lộ tình cảm. Ngoại trừ những lúc nóng giận, còn ngoài ra, vợ con ít khi nào biết các ông buồn hay vui; lo lắng, sợ hãi hay sung sướng, thỏa nguyện. Có những ông chồng chẳng bao giờ biểu lộ tình thương đối với người trong gia đình, dù là đối với vợ con, là những người gần với các ông hơn hết. Câu mà nhiều người con thường nói là: "Tôi biết cha tôi thương tôi nhưng ông không bao giờ nói với tôi lời yêu thương. Lúc nào ông cũng nghiêm nghị, lạnh lùng. Tôi cũng thương cha nhưng ít khi nào dám đến gần nói chuyện với cha." Người thì nói: Tôi thương cha tôi lắm nhưng không dám nói ra vì không biết ông sẽ phản ứng như thế nào!" Tại sao với mẹ chúng ta cảm nhận được tình thương và sự gần gũi còn với cha hầu hết chúng ta đều sợ, không dám đến gần, dù biết là cha cũng thương mình? Lý do là vì người mẹ bày tỏ tình thương cách rõ ràng, tự nhiên, trong khi đó cha, đặc biệt là những người cha trong các thế hệ trước, ít khi nào có cử chỉ hay lời nói bày tỏ lòng thương yêu đối với vợ con.

Suốt bao nhiêu thế hệ qua, không những trong văn hóa của người Việt chúng ta mà trong nhiều văn hóa khác trên thế giới người ta thường quan niệm rằng làm cha thì phải nghiêm khắc, cứng rắn, khô khan, phải nghiêm nghị để con cái nể sợ và người trong gia đình kính trọng. Vì quan niệm đó mà các ông ít khi nào để lộ tình cảm hay cảm xúc của mình, ngoại trừ cảm xúc bực bội và giận dữ. Chính vì thế mà các ông thường xa cách với vợ con, không có mối quan hệ thân thương, gần gũi với người trong gia đình, là những người trông mong nhận được tình thương của các ông.

Khi nói về cảm xúc của các ông cha, Tiến sĩ Norman Wright viết: "Có thể nói, một trong những công tác quan trọng của người cha đối với con, cũng là công tác thường bị quên lãng, đó là giúp con nhận ra cảm xúc của mình và bày tỏ cho người chung quanh biết. Thật ra, các ông cha lắm khi cũng không nhận ra cảm xúc của chính mình và cũng không biết biểu lộ những cảm xúc đó như thế nào. Nếu ông cha nào có thể giúp con trai nhận biết những cảm xúc của mình và biết cách bày tỏ những cảm xúc đó khi các em còn nhỏ là các ông đã cho con một món quà quý, vì nó sẽ giúp các em phát triển thành một người quân bình. Khi con trai bắt đầu biết nói, tức là vào khoảng hai ba tuổi, là lúc người cha cần ở gần, trò chuyện với con, chỉ cho con thấy những cảm xúc buồn, lo, sợ hãi có nghĩa là gì và con nên làm gì trước những cảm xúc đó. Đây là lúc chúng ta có thể giúp con hiểu những cảm xúc khác nhau và giúp con biết nên biểu lộ những cảm xúc đó thế nào cho thích hợp.

Chúng ta thường nghe cha mẹ, nhất là các ông cha bảo con trai phải làm ngơ hoặc bỏ qua những cảm xúc của mình. Khi các em té đau cha nói: "Con trai phải anh hùng, té như vậy có đau gì đâu!" Khi các em buồn và khóc, chúng ta bảo: "Con trai không có khóc, nước mắt là của đàn bà con gái, mình là đàn ông con trai không có khóc!" Khi chúng ta nói với các em những lời như thế là hàm ý rằng, đàn ông con trai không được có cảm xúc, có cảm xúc là ủy mị, yếu đuối. Làm con trai phải mạnh, phải can đảm, không sợ, không lo, không buồn. Vì sự dạy dỗ đó, hầu hết các em trai lớn lên không bày tỏ cảm xúc, cũng không biểu lộ tình cảm đối với người chung quanh. Khi có gia đình, các em trở thành những người chồng người cha không biết bày tỏ tình yêu thương trìu mến đối với vợ, không biết ôm ấp vỗ về con cái hay nói những lời yêu thương ngọt ngào với con.

Người con trai cần cha giúp các em đụng đến phần tình cảm của mình. Dù đã có mẹ chấp nhận và thông cảm với cảm xúc của các em nhưng các em cũng cần được cha chấp nhận cách rõ ràng, vì các em thường muốn giống cha, muốn làm những gì cha cho phép. Người cha có thể giúp con nhận biết cảm xúc của mình bằng cách chú ý lắng nghe khi con chia xẻ những chuyện buồn vui; nghe và thông cảm, chứ không nên nói: Chuyện đó có gì đáng buồn đâu, trong đời con còn nhiều chuyện buồn hơn nữa. Nhiều người khi thấy con khóc vì một chuyện nhỏ nhặt cha mẹ thường nói: "Khóc làm gì uổng nước mắt vậy, để dành nước mắt đó mai mốt khóc cha khóc mẹ!" Nếu cha mẹ nói với con trai những lời như thế các em sẽ hiểu rằng biểu lộ cảm xúc cách tự nhiên là điều không được chấp nhận; vì thế các em sẽ thu vào cái vỏ của mình, che giấu tất cả tình cảm cũng như cảm xúc và sống như những con người khô khan, không có tình cảm, không biểu lộ cảm xúc của mình mà cũng không thông cảm với cảm xúc của người chung quanh.

Khi đứa con trai buồn vì một chuyện gì , người cha có thể giúp con sống thật với chính mình bằng cách cho phép con buồn, không ngăn cản hay xem thường chuyện buồn của con. Người cha cũng cần nói cho con biết rằng cảm xúc buồn đó rồi sẽ hết, vì không ai giận, buồn hay lo sợ mãi mãi. Người cha cũng có thể nói với con: ba cũng có lúc buồn, có lúc sợ như vậy, nên ba hiểu, ba thông cảm với con. Thường thường các ông chỉ biểu lộ sự giận dữ, bực dọc hay bất bình nên con cái cảm thấy như đó là cảm xúc duy nhất cha mình có, và các em cũng chỉ quen biểu lộ những cảm xúc mạnh mẽ đó. Khi người cha nói cho con biết rằng mình cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc lo sợ, và từng hồi từng lúc biểu lộ những cảm xúc đó cách tự nhiên rõ ràng, sẽ giúp đứa con nhìn thấy cha mình là con người toàn diện, bình thường, có nhiều tình cảm chứ không phải chỉ là người nóng nảy giận dữ, hung tợn.

Một thanh niên nọ mô tả cha của anh như sau: "Cha tôi giống như một quyển sách mở ra cho mọi người đọc. Khi có cảm xúc gì trong lòng là ông bày tỏ ra ngay, vì thế anh em chúng tôi không phải đoán. Nếu ông đang buồn, lo, đang giận, sợ, hay đang vui vẻ, thích thú một điều gì, anh em chúng tôi biết ngay. Cách cha bày tỏ cảm xúc dạy chúng tôi rằng mình là con người bằng xương bằng thịt, dù nam hay nữ cũng có cảm xúc và được phép biểu lộ những cảm xúc đó mà không sợ người chung quanh cười chê." Một người con trai khác nói về cha mình như sau: "Cha tôi thường biểu lộ cảm xúc qua hành động nhưng hơn thế nữa, ông nói ra cho chúng tôi biết. Khi cha tôi nổi giận, ông nói thật là ông đang giận nhưng ông không đổ lỗi cho người khác, ông không nói là vì chúng tôi mà ông nổi giận nhưng nhận rằng tính ông dễ giận. Tôi cũng nhiều lần thấy cha tôi khóc, chẳng hạn như khi bà nội tôi qua đời, khi mẹ tôi bất ngờ ngã bệnh. Cha tôi không che giấu cảm xúc của mình. Tôi thích nhất là khi nghe cha nói: Hôm nay ba vui quá, ba cảm thấy niềm vui của Chúa tràn đầy trong lòng, hoặc ông nói: Ba cảm ơn Chúa đã hướng dẫn ba cách đặc biệt trong công việc này. Ba tôi là người ít nói nhưng ông không ngại nói lên cảm xúc của mình. Tôi thấy gần gũi cha tôi làm sao. Tôi cảm tạ Chúa cho tôi có một người cha cởi mở như thế." Một người con trai khác chia xẻ cảm nghĩ về cha như sau: "Cha tôi thường biểu lộ cảm xúc bằng nhiều cách khác nhau. Khi vui mặt ông hớn hở, rạng rỡ; khi buồn ông yên lặng không nói; khi có chuyện lo lắng ông lăng xăng làm chuyện này chuyện kia. Nhưng tôi không quên được khi ông nói với tôi: Con trai của ba, ba thương con lắm, Chúa đã ban phước cho ba cách đặc biệt từ khi con chào đời!"

Quý vị có biểu lộ những tình cảm vui buồn của mình và nói với con cái những lời ngọt ngào yêu thương như thế không? Các con của quý vị, đặc biệt là những đứa con trai, đang mong chờ được nghe, được thấy tình thương của cha biểu lộ qua hành động và lời nói. Chúng ta hãy yêu như Chúa đã yêu chúng ta. Khi Đức Chúa Trời yêu con người Ngài đã bày tỏ tình yêu đó cách cụ thể, rõ ràng. Thánh Kinh dạy như sau: "Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều này: Đức Chúa Trời đã sai Con Một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống" (I Giăng 4:9). Thưa quý vị, chúng tôi chia xẻ những điều này để chúng ta thấy tình cảm của người chồng người cha trong gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ trên niềm vui của vợ con, đặc biệt là ảnh hưởng trên nếp sống tình cảm của con trai sau này. Ước mong rằng những điều chúng tôi trình bày sẽ giúp quý vị nhìn thấy vị trí quan trọng của mình trong cuộc đời con cái, đặc biệt là trong sự phát triển và trưởng thành của những đứa con trai mà Chúa đã ban cho quý vị.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#23 Posted : Friday, June 10, 2005 2:35:04 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cha và Con Trai
Bài 3


...

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#24 Posted : Friday, June 10, 2005 2:35:21 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cha và Con Trai
Bài 4


...

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#25 Posted : Friday, June 10, 2005 2:35:40 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cha và Con Trai
Bài 5


Trong một câu chuyện gia đình trước đây, chúng tôi có nói về ảnh hưởng của người cha trên đời sống con cái, đặc biệt là đối với con trai. Hôm nay chúng tôi xin trình bày thêm một vài khía cạnh khác trong ảnh hưởng của cha đối với con trai. Cách người cha ứng xử trong gia đình để lại ảnh hưởng sâu đậm trong cả cuộc đời của con. Mục sư Charles Swindoll, trong một bài giảng dành cho các ông cha cho biết, trong vai trò làm cha các ông thường vấp phải những lỗi lầm sau đây:

  • Cho con vật chất, tiền bạc thay vì cho con thì giờ.

  • Dồn tất cả nhiệt thành và sức lực vào công việc, cuối ngày trở về không còn gì cho gia đình.

  • Dùng lời nói quá nhiều, như ra lệnh, đòi hỏi, la mắng chứ ít khi nào yên lặng lắng nghe.

  • Đòi hỏi con cái phải toàn hảo, không chấp nhận những yếu đuối lầm lỡ của con



Nhìn vào người cha trong gia đình mình hay những gia đình chung quanh, có lẽ chúng ta đều đồng ý rằng có nhiều ông cha vấp phải bốn lỗi lầm trên. Bây giờ chúng tôi xin đi vào chi tiết những điều này.

1. Cho con vật chất thay vì thì giờ. Ưu tư hàng đầu của các ông cha là đi làm để nuôi gia đình. Đây là điều tốt, vì là trách nhiệm chính yếu của người chủ gia đình. Tuy nhiên, con cái không chỉ cần cha cung ứng nhu cầu cơm áo mà cũng cần tình thương của cha. Các ông không biết rằng con cái mong ước được ở gần cha và nuốn cha trò chuyện, chơi đùa với mình. Nhiều ông thường nghĩ rằng mình đi làm đem tiền về nuôi gia đình là xong trách nhiệm. Nhiều người thích lấy tiền thì mua sắm cho con cái này cái kia chứ không muốn tham dự vào những sinh hoạt của con, cũng không quan tâm đến nhu cầu tình cảm của con. Thưa quý vị, con em chúng ta cần cơm ăn áo mặc nhưng cũng cần được cha quan tâm, trò chuyện. Không món quà nào có ý nghĩa đối với con cái cho bằng được cha dành thì giờ chăm sóc, trò chuyện, chơi đùa. Chẳng hạn như đưa con đi công viên, đi chơi banh, tập cho con đi xe đạp, giúp con làm homework hay ngồi lại trò chuyện với con. Nhiều người nghĩ rằng nếu mình chịu khó đi làm nhiều hơn, đem tiền về nhiều hơn là gia đình sẽ vui vẻ, hạnh phúc. Có những ông cha không ngại tốn tiền khi mua cho con những đồ chơi mới nhất, máy móc tân tiến nhất, những quần áo đắt tiền nhất, nhưng dành thì giờ cho con thì lại cảm thấy như phí phạm, vô ích. Sống ở xứ tư bản giàu có này, chúng ta rất dễ chạy theo những món hàng mới người ta quảng cáo, nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để cung cấp cho gia đình, nhất là cho con cái. Điều này thấy như đúng mà không đúng, vì tiền của, vật chất không bảo đảm một đời sống vui vẻ, hạnh phúc, Chúa Giê-xu dạy: "Sự sống của người ta không phải cốt tại của cải mình dư dật đâu" (Lu-ca 12:15b). Trái lại, niềm vui và hạnh phúc là thỏa lòng với những điều mình có và vui hưởng tình thương của người thân trong gia đình.

Trong đám tang của người cha trong một gia đình nọ, khi người con trưởng nam nói lên cảm nghĩ của mình đối với cha, anh không nhắc những sung sướng về vật chất mà cha đã cung ứng cho gia đình nhưng anh nhắc lại những chăm sóc nhỏ nhặt cha dành cho anh. Người con nói: Tôi không bao giờ quên, năm đó tôi khoảng 9 tuổi. Khi cha tôi đi công tác xa thì tôi bị đau. Nghe tin tôi bệnh, cha tôi đã bỏ công việc, trở về thăm tôi và đem cho tôi một món quà. Điều cha làm không những nói lên tình thương ông dành cho tôi nhưng còn cho thấy, đối với ông, con cái quan trọng hơn công danh sự nghiệp.

2. Dồn hết nhiệt thành và sức lực vào công việc nên không còn gì cho gia đình. Mỗi ngày chúng ta đều có một số năng lực giới hạn. Các ông cũng như các bà. Và các ông cha thường dành hết hăng hái, nhiệt thành và sức lực cho công việc và cho bạn bè. Mỗi buổi sáng đi làm, các ông có đầy sinh lực, và tại chỗ làm, các ông làm hết lòng, hết sức; cố gắng vui vẻ với mọi người, làm việc hăng hái nhiệt tình để làm vừa lòng chủ. Đến cuối ngày, về đến nhà, người cha thường không còn sức lực nào để quan tâm đến vợ con. Thật ra, khi về đến nhà các ông thường mệt mỏi, tinh thần căng thẳng nên dễ bực bội, cau có với vợ con. Nhiều ông yêu công việc, sẵn sàng quên ăn quên ngủ để làm cho xong việc. Và vì quá yêu công việc, những ông cha đó không nghĩ gì đến gia đình. Những người làm như thế quên rằng công ăn việc làm chỉ là phương tiện để sinh sống, còn hạnh phúc gia đình, niềm vui của vợ con mới là cứu cánh của cuộc đời. Khi cha không còn nữa, con cái sẽ không nhớ cái chức vị hay danh hiệu mà cha mình đã nắm giữ hay số tiền cha kiếm được hằng tháng, nhưng sẽ ghi nhớ những nụ cười, những lời yêu thương khích lệ cha dành cho mình. Khi đi làm, các ông cần để dành sức lực, sự vui vẻ, nhiệt thành cho vợ con, đừng phung phí tất cả để rồi khi về đến nhà chỉ còn như cái xác không hồn, là người chồng, người cha lúc nào cũng cau có, khó chịu, sẵn sàng nổi giận với vợ con .

3. Nói quá nhiều, ít khi nào yên lặng lắng nghe. Lỗi lầm thứ ba mà nhiều ông cha thường vấp phải là sử dụng lời nói quá nhiều. Ngoại trừ những ông cha không nói chuyện với vợ con, những ông cha khác thường to tiếng ra lệnh, sai bảo vợ con làm điều này điều kia hoặc giận dữ la mắng con cái chứ ít khi nào nói năng ôn tồn hoặc yên lặng chú ý nghe con nói. Nguyên tắc Thánh Kinh dạy về cách sử dụng lời nói là: "Người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận" (Gia-cơ 1:19). Lời Chúa dạy, người nào cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận; tức là nguyên tắc này áp dụng cho tất cả mọi người. Không phải người cha làm chủ gia đình là có quyền nói nhiều, nói to, không cần phải nghe ai cả và có quyền nổi giận bất cứ lúc nào. Văn hóa Á đông của chúng ta nhiều khi cho người đàn ông quá nhiều quyền hạn. Các ông hầu như có quyền làm tổn thương vợ con bằng hành động và lời nói, còn vợ con là người dưới quyền phải chấp nhận. Đây là điều chúng ta cần loại bỏ khỏi gia đình của mình, vì nó đi ngược với lời Chúa dạy. Dù ở sở làm hay trong quân đội, các ông có quyền nạt nộ, ra lệnh nhưng về nhà không thể áp dụng điều đó, trong gia đình mọi người đều phải mau nghe, chậm nói, chậm giận, và ông cha là người phải làm gương trước nhất. Thật ra, khi các ông nổi giận, la lối to tiếng, mọi người yên lặng, sợ hãi nhưng chưa hẳn đã vâng lời. Trái lại khi cha nói ít, nói nhẹ nhàng và chú tâm lắng nghe, con cái sẽ kính trọng và sẵn sàng vâng lời. Kinh Thánh dạy: "Hỡi các người làm cha, chớ chọc cho con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó" (Ê-phê-sô 6:4). Sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa là sự sửa phạt đầy nhân từ, yêu thương.

4. Không chấp nhận những vụng về lầm lỗi của con. Là cha, các ông cần thúc đẩy, nhắc nhở để con cái siêng năng học hành và làm việc hầu nên người trưởng thành. Tuy nhiên, chúng ta không nên đòi hỏi con quá đáng, hoặc buộc con phải toàn hảo về mọi mặt. Chẳng hạn như học thì phải được điểm A, phải đứng đầu lớp, làm gì cũng phải tốt, không sai hỏng chút nào. Con em chúng ta đang trong tuổi học hỏi để trưởng thành nên không thể tránh được vấp váp, lỗi lầm. Chúng ta cần thông cảm chấp nhận những vấp váp đó và kiên nhẫn hướng dẫn con từng bước. Nếu đòi hỏi con toàn hảo, chúng ta có thể đẩy con đến chỗ gian dối hay giả dối để che đậy khuyết điểm của mình. Mục tiêu của cha mẹ là tạo nên những con người ngay thẳng, chân thật chớ không phải những con người lúc nào cũng ganh đua, làm mọi cách để hơn người khác.

Các vị lãnh đạo tinh thần cho biết, sự khuyên dạy hướng dẫn của người cha có ảnh hưởng nhiều đến đức tin của con cái đối với Đức Chúa Trời, Người Cha thiên thượng. Khi các con còn nhỏ, chúng ta dạy rằng Đức Chúa Trời là Cha của chúng ta vì Ngài tạo dựng nên chúng ta. Các em không nhìn thấy Chúa nhưng chỉ thấy người cha trong gia đình. Khi nghe nói Chúa là Cha, các em hình dung Chúa như người cha của mình. Nếu cha nhân từ, yêu thương, các em sẽ nghĩ Chúa cũng là Đấng nhân từ, yêu thương, và sẽ dễ cảm nhận tình thương của Chúa. Nếu cha kiên nhẫn với các em, các em tin là Chúa cũng kiên nhẫn đối với mình. Nếu các em có người cha sẵn sàng ban cho, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của con, các em sẽ không sợ khi đến với Chúa, vì tin rằng Chúa cũng sẽ ban cho các em điều các em cầu xin và sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của các em. Nếu cha yêu thương chấp nhận những yếu đuối bất toàn của con cái, con cái dễ dàng tin rằng Chúa sẽ chấp nhận mình, dù mình tội lỗi, xấu xa. Nếu được cha bảo bọc, che chở, con em chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được sự bảo hộ gìn giữ của Chúa trên đời sống mình. Ngược lại, nếu một người con có kinh nghiệm không đẹp với cha, khi được dạy về Đức Chúa Trời, người đó sẽ khó tiếp nhận, khó cảm nhận được tình thương của Chúa và thấy xa cách với Ngài.

Thi Thiên thứ 103 mô tả Thiên Chúa, Người Cha Thiên Thượng của chúng ta như sau: "Ngài có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận và đầy sự nhân từ. Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời." Cầu xin Chúa giúp chúng ta trong vai trò làm cha mẹ, đặc biệt là các ông trong vai trò làm cha, noi theo mẫu mực của Chúa, dành thì giờ cho con, yêu thương con và bày tỏ tình thương đó cách cụ thể, để con cái có mối quan hệ gần gũi thân thương với cha. Từ đó mối quan hệ của các em với người chung quanh sẽ được quân bình và đức tin của các em nơi Thiên Chúa được bền chặt, tốt đẹp.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#26 Posted : Friday, June 10, 2005 2:45:57 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dạy Con
Bài 1


...

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#27 Posted : Friday, June 10, 2005 2:46:21 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dạy Con
Bài 2


...

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#28 Posted : Friday, June 10, 2005 2:46:47 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dạy Con
Bài 3


Có một thiếu phụ kia một ngày nọ khi đi mua sắm bà quên khóa cửa xe. Trên ghế trước trong xe bà để cái cell phone và một số băng nhạc. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, khi bà trở lại xe thì tất cả những món đồ trong xe bị mất hết. Bà biết là có người đã lấy. Khi liên lạc với hãng bảo hiểm thì số tiền bà phải trả trước khi được bồi thường còn nhiều hơn giá trị của những gì đã mất, vì thế bà đành chịu mất những món vật dụng để trong xe hôm đó. Mấy ngày sau, trong lúc đang buồn vì chuyện rủi ro đó, thiếu phụ này chợt nghĩ: hay là mình gọi số cell phone của mình thử xem sao. Thì ra một cậu bé mười mấy tuổi đã lấy đồ trong xe của bà. Khi bà gọi số cell phone thì cái phone đang ở trong túi quần cậu bé và bà mẹ cậu đang đứng gần đó. Có lẽ bà mẹ ngạc nhiên khi thấy con có cell phone và cậu bé phải đưa cái phone cho mẹ nên bà mẹ là người trả lời điện thoại. Sau khi nói chuyện với thiếu phụ kia bà mẹ đã biết rõ mọi việc. Và rồi ngày hôm sau cậu bé phải đi với mẹ, đem tất cả những gì đã lấy trong xe trả lại cho thiếu phụ, sau đó bà mẹ ở lại chờ con rửa xe và cắt cỏ cho thiếu phụ kia xong rồi mới ra về. Và suốt hai tháng sau đó, mỗi khi đi đâu, cậu bé phải đi với một người lớn trong nhà. Đó là cái giá mà cậu bé phải trả vì đã lấy cắp đồ của người khác. Cậu bé đó chắc sẽ không bao giờ dám làm điều sai quấy nữa. Một bậc cha mẹ chịu khó dành thì giờ và áp dụng kỷ luật với con cách nghiêm nhặt như thế ngày nay thật là hiếm.

Trong câu chuyện gia đình kỳ trước chúng tôi có trình bày về bốn cách dạy con của bốn nhóm phụ huynh khác nhau. Nhóm thứ nhất là những phụ huynh độc tài độc đoán, cầm quyền trên đời sống con, không để ý đến nhu cầu và ý kiến của con nhưng lúc nào cũng buộc con phải vâng lời cha mẹ tuyệt đối. Nhóm thứ hai là những phụ huynh hờ hững không quan tâm đến con, không chăm sóc cũng không đặt kỷ luật cho con, con muốn làm gì cũng được. Nhóm thứ ba là những phụ huynh nuông chiều con, quan tâm đến nhu cầu và ý muốn của con nhưng không đòi hỏi con điều gì nơi con, cũng không buộc con tuân theo một kỷ luật nào. Và nhóm thứ tư là những phụ huynh lấy thẩm quyền hướng dẫn con, quan tâm đến nhu cầu và ý kiến của con, nhưng cũng đặt kỷ luật cho con và đòi hỏi con tuân giữ những luật lệ cha mẹ đã đặt ra.

Mỗi bậc cha mẹ thường dạy con theo những phương cách khác nhau, và cách chúng ta dạy con sẽ có ảnh hưởng lớn lao trên đời sống con sau này. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta không thấy rõ là mình dạy con theo phương cách nào và cách dạy đó sẽ có ảnh hưởng như thế nào trên con. Vì thế chúng tôi xin nêu sau đây một vài trường hợp khác nhau để quý vị nhìn vào và nhận định xem mình dạy con theo mẫu mực hay phương cách nào.

Trường Hợp 1

Đứa bé con khoảng ba tuổi, bà mẹ bỏ vào chén cơm vài trái đậu, bảo: đậu ngon lắm con ăn thử đi. Đứa bé cầm lên xem rồi bỏ ra bàn, nói: con không thích ăn đậu này.

Trong trường hợp đó quý vị sẽ phản ứng như thế nào?

A. Đánh con, bắt phải ăn và nói: cái gì mẹ bảo ăn là phải ăn!
B. Làm ngơ như không nghe, không thấy việc con làm và tiếp tục công việc của mình.
C. Nói: Con không thích ăn đậu hả, sao vậy, không thích thì thôi và lấy hết ra khỏi chén cho con.
D. Con chưa ăn mà sao biết là thích hay không thích, phải ăn thử một miếng.

Trường Hợp 2

Đứa con bảy tuổi, đang ngồi xem ti-vi. Quý vị chợt nhìn đồng hồ và thấy đã gần 9 giờ. Quý vị bảo con: Trễ rồi, tắt ti-vi đi ngủ, mai còn đi học! Đứa bé năn nỉ: Cho con coi thêm một chút thôi, sắp hết rồi.

Quý vị sẽ phản ứng như thế nào?

A. Nói: Bảo tắt là tắt ngay, không có coi thêm gì nữa. Rồi đết tắt cái ti-vi.
B. Nghe lời năn nỉ của con nhưng đang bận làm công viêc gì đó nên không trả lời và để mặc con tiếp tục xem ti-vi.
C. Nói: Ba mẹ nói con chẳng bao giờ vâng lời, sao con hư quá vậy, coi thêm một chút nữa thôi nhen và rồi để con xem thêm cả giờ đồng hồ.
D. Đến nhìn vào ti-vi để biết con đang xem đến chỗ nào, cùng xem với con thêm mấy phút cho đến hết rồi tắt máy bảo con đi ngủ.

Trường Hợp 3

Con của quý vị khoảng 12 tuổi, đang ngồi làm bài, đứa bé phàn nàn: Tại sao con cứ phải làm bài hoài vậy, con mệt quá à.

Quý vị sẽ trả lời thế nào:

A. "Đi học là phải làm bài, đứa nhỏ nào cũng vậy. Mệt cũng ráng làm cho xong."
B. Làm ngơ không trả lời con hoặc nói bâng quơ: Con nhỏ này, chơi bao nhiêu cũng không mệt mà hễ học là than mệt.
C. "Tội nghiệp con tôi, bài vở nhiều quá, thôi con mệt thì nghỉ đi, ráng quá rồi bị đau bây giờ.
D. "Bài bữa nay khó quá hay sao vậy con?" Rồi đến xem bài của con, giải thích cho con hiểu. Hoặc xem bài của con rồi khuyến khích: "Không khó đâu, con làm được mà, ráng làm cho xong rồi nghỉ."

Trường Hợp 4

Đứa con trai 17 tuổi của quý vị nói: Tối nay nhà bạn con có party, nó mời con, con đi được không? Quý vị hỏi con party gì, con nói không biết, hỏi: có người lớn ở nhà không, con bảo ba má đứa bạn đi nghỉ hè rồi, và gia đình đó quý vị cũng không quen. Quý vị không muốn cho con đi nhưng đứa con năn nỉ xin đi.

Quý vị sẽ giải quyết thế nào?

A. Mắng con: luật lệ nhà này là gì không biết sao mà còn xin đi chơi như vậy. Không có đi đâu hết!
B. Dù không thích lắm nhưng cũng cho con đi vì quý vị có chương trình riêng và không muốn có con ở nhà tối nay.
C. Không muốn con đi nhưng sợ con buồn nên cuối cùng nói: Tùy con đó, thấy đi không sao thì cứ đi.
D. Giải thích cho con biết những party như thế có những nguy hiểm gì, và bảo con không nên tham dự vào.

Trong bốn ví dụ trên, nên chúng ta phản ứng theo cách A, chúng ta là những phụ huynh hơi độc đoán trong cách dạy con, việc gì cha mẹ bảo làm là phải làm, bảo không làm là không được làm, không giải thích cũng không đổi ý dù con trình bày lý do. Nếu chúng ta phản ứng theo cách B là chúng ta không quan tâm đến con, đặt luật nhưng con không vâng theo cũng chẳng sao, để con được tự do muốn làm gì thì làm. Nếu chúng ta phản ứng theo cách C trong những ví dụ trên thì có lẽ chúng ta hơi nuông chiều con. Chúng ta ra luật lệ cho con nhưng khi thấy con không vui, khóc lóc hay năn nỉ là chúng ta xiêu lòng, chiều theo ý con ngay. Nếu chúng ta phản ứng theo cách D là chúng ta giữ được quân bình, quan tâm đến ý kiến, ước muốn và cảm xúc của con nhưng giải thích phải quấy, để hướng dẫn con theo đường ngay lẽ phải và uốn nắn con vào khuôn phép.


Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#29 Posted : Friday, June 10, 2005 2:47:08 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dạy Con
Bài 4


Chúng tôi ước mong rằng những điều chúng tôi chia xẻ gần đây có thể giúp quý vị thêm một vài ý kiến về cách hướng dẫn con cái, đặc biệt là quý vị có con còn nhỏ, trong khoảng một đến năm tuổi, là tuổi còn uốn nắn được. Thưa quý vị, trong câu chuyện gia đình kỳ trước, chúng tôi có trình bày sơ lược về bốn cách dạy con mà chúng ta thường thấy nơi các bậc phụ huynh. Có những cha mẹ dạy con cách độc tài, độc đoán và quá nghiêm khắc với con. Có người thì hờ hững, không quan tâm đến con, con làm gì cũng không biết và không chỉ dạy. Nhóm thứ ba là những phụ huynh quan tâm đến con nhưng thường nuông chiều hơn là dạy dỗ con, và nhóm thứ tư là những phụ huynh lấy thẩm quyền hướng dẫn con, đặt kỷ luật rõ ràng nhưng cũng để ý đến nhu cầu và ý kiến của con. Trong câu chuyện gia đình kỳ trước chúng tôi có kể chuyện về một thiếu phụ vì quên khóa cửa xe, bị mất cái cell phone và một số đồ dùng để trong xe, nhưng sau đó nhờ gọi thử số của cái phone bị mất, bà đã gặp bà mẹ của thủ phạm, đó là một cậu bé mười mấy tuổi. Cuối cùng cậu bé bị mẹ bắt phải đem trả những gì đã lấy và còn phải rửa xe, cắt cỏ cho thiếu phụ đó để tạ lỗi. Đây là câu chuyện có thật, xảy ra tại thành phố Boise, Idaho.

Bây giờ mời quý vị đặt câu chuyện trên vào với bốn cách dạy con của bốn nhóm phụ huynh để thấy các phụ huynh trong những nhóm đó sẽ phản ứng như thế nào trong trường hợp này. Chúng ta cũng có thể nhìn vào câu chuyện này để biết chúng ta thuộc vào nhóm phụ huynh nào và thường dạy con theo phương cách nào.

Trước hết, nếu bà mẹ của cậu bé kia thuộc nhóm phụ huynh thứ nhất, tức là dạy con cách độc tài độc đoán, thì khi biết con lấy cắp của người khác như thế bà sẽ nổi giận, đánh cho con một trận hoặc mắng chửi con nặng lời. Bà cũng có thể bắt con đem trả những gì đã lấy nhưng với thái độ tức giận, ghét bỏ và bực bội, bà nghĩ rằng vì sự bất cẩn của người kia mà con bà mới làm một việc sai quấy như thế. Bà xấu hổ vì con đã làm tổn thương danh dự gia đình. Bà cũng giận con và thất vọng nơi con vì bà nghĩ, với cách dạy dỗ nghiêm khắc của bà, con bà phải là người toàn hảo, không bao giờ dám làm những việc như thế. Những cha mẹ nghiêm khắc và độc đoán với con, khi đứng trước những việc làm sai quấy của con thường tức giận: giận con, giận người liên hệ và giận cả chính mình vì việc xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Họ bắt con sửa đổi những việc quấy con đã làm để chứng tỏ mình là người biết điều nhưng không thông cảm với sự dại dột của con và cũng không lấy tình thương yêu giải thích cho con biết tại sao việc con làm là sai, để con hiểu và không làm như thế nữa. Những phụ huynh độc tài độc đoán trong trường hợp này sẽ làm thế nào cho con xấu hổ để con sợ mà không dám phạm những lỗi lầm như thế nữa. Các em sẽ không dám làm chuyện sằng bậy nữa, nhưng thường là vì sợ cha mẹ chứ không phải vì được cha mẹ dạy dỗ, giải thích tại sao không nên làm điều sai quấy. Vì thế khi lớn lên, không còn ở dưới quyền của cha mẹ nữa, các em đó có thể sẽ trở lại con đường sai quấy.

Nếu bà mẹ của cậu bé kia là người thuộc nhóm phụ huynh thứ hai, tức là hờ hững trong việc dạy con và không quan tâm đến con, bà sẽ không biết con mình đã đi đâu, làm gì. Bà cũng sẽ không có mặt bên cạnh con khi thiếu phụ kia gọi đến và vì thế không biết con bà đã làm điều sai quấy. Con bà khi trả lời điện thoại có thể cậu bé sẽ không nhận mình là người đã lấy cắp đồ trong xe. Cậu bé phạm lỗi nhưng không bị bắt, không bị phạt, trái lại thấy làm như thế được ích lợi và do đó khi lớn lên, có thể sẽ phạm những tội lớn hơn và có lẽ đến một ngày kia, khi con bị cảnh sát bắt vì những tội to lớn, cha mẹ mới ngạc nhiên không hiểu tại sao con mình làm những điều kinh khủng như thế.

Nếu bà mẹ cậu bé trên thuộc nhóm phụ huynh thứ ba, tức là thương con nhưng dễ dãi với con và nuông chiều con, bà sẽ bảo bọc con khỏi mọi khó khăn. Khi thiếu phụ kia gọi đến, bà sẽ bảo là bà ta gọi lầm số, lầm nhà, bà không biết gì cả và con bà không bao giờ đi ăn cắp cái gì của ai. Nếu là người hung dữ, bà có thể mắng thiếu phụ kia tại sao dám phao vu cho con bà tội ăn cắp. Sau đó có lẽ bà sẽ nói với con là, may nhờ mẹ chớ không là con đã gặp rắc rối. Bà cũng sẽ nói, nếu con cần gì nói mẹ mua cho chứ đừng làm chuyện sằng bậy như thế, rủi bị bắt thì rắc rối lắm. Đứa con đó nếu ngoan ngoãn, thương mẹ và bén nhạy trước tội lỗi thì sẽ tránh tội nhưng nếu là đứa cứng đầu, thích làm điều sai quấy sẽ thấy rằng mẹ lúc nào cũng thương mình, cùng về phe với mình và bênh vực mình nên khi bị cám dỗ làm điều quấy sẽ không ngại phạm tội.

Thưa quý thính giả, nhìn lại điều đã thật sự xảy ra trong câu chuyện chúng ta đang phân tích, có lẽ quý vị đều đồng ý là bà mẹ của cậu bé kia không thuộc vào các nhóm phụ huynh 1, 2 và 3, nhưng bà thuộc nhóm thứ tư, là những cha mẹ quan tâm đến con, lấy thẩm quyền dạy con và áp dụng kỷ luật để hướng dẫn con. Bà không những ở bên cạnh chăm sóc con nhưng cũng đặt kỷ luật cho con. Bà không vì danh dự của mình mà bênh vực con hay chạy tội cho con. Điều đặc biệt nơi bà mẹ này là bà đã chịu mất thì giờ đi với con đem trả những gì con đã lấy, lại còn ở lại chờ con rửa xe, cắt cỏ để tạ lỗi với thiếu phụ kia. Sau đó bà còn cấm là trong suốt hai tháng, ngoại trừ khi đi học, con bà không được đi đâu một mình nhưng phải đi với người lớn trong gia đình. Cách dạy con và kỷ luật mà bà mẹ này áp dụng chúng ta thấy rằng sẽ có kết quả tốt. Bà không làm cho con bị tổn thương, đau đớn, không giận dữ với con, cũng không bỏ mặc con giải quyết nan đề nhưng dành thì giờ dạy con, hướng dẫn con. Đứa bé thấy được tính cách nghiêm trọng của tội ăn cắp và cái giá mà mình phải trả nhưng cũng cảm nhận được tình thương và lòng quan tâm của mẹ. Có lẽ khi biết việc quấy con làm, bà mẹ này đã giải thích cho con và cho con biết những việc con phải làm. Cậu bé này sẽ không bao giờ quên việc đã xảy ra và sẽ không dám tái phạm, không chỉ vì nghĩ đến cái giá mình phải trả nhưng cũng nghĩ đến tình thương của mẹ và nỗi vất vả mà mẹ phải chịu vì mình.

Thưa quý thính giả, Thánh Kinh dạy, là người lớn và là cha mẹ, chúng ta "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó" (Châm ngôn 22:6). Có hai điều chúng ta cần để ý trong lời dạy này. Điều thứ nhất là chúng ta cần dạy con khi các em còn nhỏ, còn thơ dại, khi tấm lòng còn mềm mại, muốn vâng lời cha mẹ, chưa bị ảnh hưởng xấu của người chung quanh, nói vắn tắt là khi còn có thể uốn nắn được. Nếu khi con còn mềm mại, sẵn sàng vâng lời mà cha mẹ chỉ nuông chiều chứ không uốn nắn vào khuôn phép, rồi đến lúc con bắt đầu lớn, có vẻ ương ngạnh, khó dạy cha mẹ mới áp dụng kỷ luật thì rất khó. Nhiều người thấy con còn nhỏ, dễ dạy dễ bảo thì không quan tâm nhiều, giao con cho người khác chăm sóc để lo làm ăn, học hành, đeo đuổi những việc khác, không dành thì giờ ở bên cạnh dạy dỗ, hướng dẫn con. Đến khi con bước vào tuổi thiếu niên, cha mẹ thấy là mình không có thẩm quyền gì trên con, con không tuân nể một luật lệ nào của cha mẹ, lúc đó mới hoảng hốt đặt luật này luật kia, cấm điều này điều nọ. Thưa quý vị, lúc đó đã trễ. Cái cây đã lớn, đã cứng không thể uốn nắn lại được. Vì vậy điều quan trọng là chúng ta cần hướng dẫn con vào khuôn phép từ khi con còn nhỏ, các nhà tâm lý học nói rằng từ ngày chúng ta đem con ở nhà thương về là đã phải bắt đầu áp dụng luật lệ và uốn nắn con vào khuôn phép.

Điều thứ hai chúng ta cần để ý trong mạng lệnh trên của Chúa là, nếu muốn dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo thì chính chúng ta là cha mẹ phải đi con đường đó trước để làm gương cho con. Một nhà giáo dục nọ đã nói, ba bí quyết giúp cha mẹ thành công trong việc dạy con là (1) làm gương cho con, (2) làm gương cho con và (3) làm gương cho con. Nói một cách khác, làm gương tốt cho con noi theo là bí quyết quan trọng, cần thiết duy nhất để đạt được thành công trong việc hướng dẫn con cái. Nếu cha mẹ bảo con đừng cãi nhau, đừng tranh giành với nhau mà cha mẹ cứ cãi nhau, tranh nhau suốt ngày thì lời khuyên của cha mẹ không có hiệu quả. Nếu bảo con phải ngay thẳng, thành thật mà con thấy cha mẹ có nhiều điều thiếu thành thật với nhau, thiếu ngay thẳng trong cách mua bán, xử sự với người chung quanh, lời khuyên dạy của cha mẹ sẽ không có kết quả. Vì thế, là cha mẹ, chúng ta cần dạy cho con cái con đường chúng phải theo, đó là đường hay lẽ phải, là con đường Chúa muốn các em đi, nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải đi con đường đó trước để làm gương cho con.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#30 Posted : Friday, June 10, 2005 2:47:29 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Dạy Con
Bài 5


Một gia đình kia mới dọn vào trong một khu xóm thuộc vùng ngoại ô. Vài tháng sau, để làm quen với người trong xóm, hai vợ chồng mở một bữa tiệc mời các gia đình trong xóm đến dự. Bữa tiệc kéo dài từ chiều cho đến khuya. Trong lúc người lớn bận rộn trò chuyện để làm quen với nhau, đám con nhỏ của họ tự do chơi đùa ăn uống. Thấy cha mẹ uống rượu, một số em đến xin chủ nhà, người chủ nhà không cho, bảo rằng các em còn quá nhỏ. Một vài em liền chạy đến xin mẹ, một số bà mẹ đồng ý, bảo con cứ đến xin đi. Không những đồng ý, một bà còn đích thân đến lấy rượu cho con khi người chủ nhà không chịu cho. Người chủ nhà nhìn các em nhỏ nhấm rượu và thầm nghĩ: không biết có điều gì mà các bà mẹ này không chiều theo ý con hay không. Vì không muốn bị quấy rầy hoặc không muốn con buồn, họ đã chiều theo đòi hỏi của con mà không nghĩ đến hậu quả việc mình làm.

Trong khi đó, một em thiếu niên viết cho người hướng dẫn tinh thần những dòng tâm sự như sau: "Năm nay em 15 tuổi, em học giỏi, siêng năng lo việc nhà. Ngoài giờ học em đi làm thêm để không phải xin tiền cha mẹ. Em không uống rượu, hút thuốc, cũng không đi chơi với bạn bè. Em luôn luôn cố gắng làm một đứa con ngoan, nhưng dù cố gắng đến đâu, em vẫn bị cha mắng chửi nặng lời. Cha em kiểm soát em trong mọi việc, ông bảo gì em cũng phải vâng lời, dù lắm khi rất là vô lý, thế mà ông vẫn không bằng lòng. Ông chê em về cách ăn mặc, cách học hành. Khi em giúp cha mẹ làm việc nhà, cha em cũng chỉ trích em thậm tệ. Không bao giờ cha cho em một lời khen hay lời khích lệ. Mỗi tối em thường đi ngủ trong nước mắt. Em thương cha lắm nhưng không biết phải làm sao để khỏi bị la mắng, xin giúp em ý kiến."

Một bà mẹ nọ than với bạn: "Con trai tôi mới mười sáu tuổi nhưng không lo học hành, tối ngày cứ đi chơi với bạn bè. Mỗi lần tôi khuyên răn nhắc nhở là nó cãi lại hoặc yên lặng nghe rồi bỏ đi, không trả lời, không phản đối mà cũng không sửa đổi. Gần đây nó lại bỏ học và đi chơi nhiều hơn, một hôm nó dẫn bạn gái về nhà, vào phòng ở trong đó suốt đêm, tôi không đồng ý mà không làm gì được! Tôi áp dụng đủ mọi cách khi dạy con: giận dữ la mắng, khóc lóc năn nỉ, bỏ mặc không thèm nói, nhưng tôi làm gì cũng vẫn không kết quả gì cả!

Kính thưa quý vị, mỗi bậc cha mẹ có một cách dạy con khác nhau, những cách dạy đó đưa đến những kết quả khác nhau và đều có ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống con. Như chúng ta nhìn thấy trong ba trường hợp chúng tôi vừa nêu. Theo sự nghiên cứu của một số nhà tâm lý học Tin Lành trong năm 1959, 1983 và năm 1990, dựa vào yếu tố thẩm quyền của cha mẹ và sự quan tâm đến nhu cầu của con, người ta thấy có bốn nhóm phụ huynh sau đây: (1) Độc tài độc đoán với con, (2) Hờ hững, không quan tâm đến con, (3) Dễ dãi, nuông chiều con và (4) Lấy thẩm quyền hướng dẫn con. Bốn nhóm phụ huynh đó khác nhau như thế nào? Trong một câu chuyện gia đình trước đây chúng tôi có nói qua về bốn nhóm phụ huynh này nên hôm nay xin trình bày chi tiết hơn.

1. Những phụ huynh độc tài, độc đoán với con

Các phụ huynh nuôi dạy con cách độc tài độc đoán thường là người nghiêm khắc với con, đòi hỏi con nhiều điều và nắm quyền kiểm soát trên đời sống con. Những cha mẹ này thương con, và xem việc nuôi dạy con là điều quan trọng nên dành nhiều thì giờ ở bên con, dạy dỗ hướng dẫn từng li từng tí. Đây cũng là những cha mẹ sẵn sàng hy sinh cho con để đời sống con được tốt đẹp. Tuy nhiên, vì sợ con vấp váp và hư hỏng, các bậc phụ huynh này thường áp dụng kỷ luật quá nghiêm khắc với con, kiểm soát từng hành vi, cử chỉ của con, quyết định mọi việc cho con, buộc con làm theo mọi điều cha mẹ định đoạt và mong muốn. Những cha mẹ nghiêm khắc và độc đoán với con tuy thương con nhưng không quan tâm đến nhu cầu và ước muốn của con. Họ chỉ nghĩ đến điều mình muốn và cho đó là điều tốt mà không quan tâm đến điều con muốn hay sở thích của con. Các phụ huynh thuộc nhóm này thường buộc con phải vâng lời cha mẹ tuyệt đối, nếu con không vâng lời sẽ bị trừng phạt nặng nề. Bất cứ luật lệ nào cha mẹ đặt ra là con phải tuân theo, con không được thắc mắc mà cha mẹ cũng không phải giải thích. Thẩm quyền và ý kiến của cha mẹ là tuyệt đối. Một đặc điểm khác của những bậc phụ huynh này là không giúp để con có thể dần dần tự lo tự lập, vì họ muốn cầm quyền trên con và con tùy thuộc cha mẹ mãi mãi.

2. Những phụ huynh không quan tâm đến con

Những phụ huynh này hờ hững trong trách nhiệm làm cha mẹ, không xem việc nuôi dạy con là điều quan trọng, vì thế không để ý đến con, cũng không đòi hỏi hay trông mong nơi con điều gì. Con muốn đi đâu thì đi, làm gì thì làm, cha mẹ không biết mà cũng không bận tâm lo lắng. Mới nhìn, chúng ta thấy như đây là người dễ dãi với con nhưng thật ra đây là những phụ huynh không xem con là ưu tiên hàng đầu trong đời. Những phụ huynh này xem nhẹ trách nhiệm làm cha mẹ có thể là vì còn mải mê làm giàu, chạy theo những tình cảm không chính đáng hoặc mải lo đeo đuổi danh vọng. Các phụ huynh này giống những phụ huynh độc tài ở chỗ là họ cũng không quan tâm đến nhu cầu và ước muốn của con. Đối với họ con cái chỉ làm mất thì giờ, làm vướng bận và cản trở những mục tiêu họ đang đeo đuổi. Để ý chăm sóc con là điều bất tiện đối với những bận rộn của cha mẹ, đặt luật lệ cho con chỉ mất công vô ích chứ không được gì, vì họ còn phải đeo đuổi những điều quan trọng hơn. Trong những gia đình này, người nuôi dạy các em thường là người giúp việc hoặc là ông bà nội, ông bà ngoại hay một người bà con gần trong gia đình. Con cái trong các gia đình này thường được đem gởi trong các nhà giữ trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ vì cả cha lẫn mẹ đều bận rộn đeo đuổi những điều khác mà họ xem là quan trọng hơn.

3. Những phụ huynh dễ dãi với con và nuông chiều con

Đặc điểm nổi bật của nhóm phụ huynh này là quan tâm rất nhiều đến nhu cầu và ước muốn của con nhưng không đòi hỏi hay trông mong con phải làm gì cả. Tương tự như trong gia đình cha mẹ hờ hững với con, con cái trong gia đình này cũng được tự do muốn làm gì thì làm, không phải vì cha mẹ không có mặt bên cạnh và không để ý nhưng vì cha mẹ lúc nào cũng sẵn sàng chiều theo đòi hỏi của con. Các phụ huynh nuông chiều con lắm khi không đòi hỏi con phải vâng lời cha mẹ, vì họ muốn là bạn của con chứ không phải là cha mẹ của con. Họ sẵn sàng chiều theo ý con để cho con vui, cho con được thoải mái. Mỗi khi đưa ra một luật lệ nào, các bậc cha mẹ này thường bị con đặt nhiều câu hỏi, họ cũng cố gắng giải thích cho con, nhưng cuối cùng, tuân theo luật hay không là tùy ở con. Trong các gia đình này, con cái thường là người quyết định những vấn đề quan trọng, vì ý kiến của con được cha mẹ tôn trọng tuyệt đối. Tuy có cha mẹ ở bên cạnh nhưng vì cha mẹ không đặt luật lệ và không đòi hỏi phải vâng lời nên con cái trong những gia đình này thường chỉ làm những gì mình muốn, vì thế dễ trở thành những đứa con vô kỷ luật. Lắm khi các em là chủ trong gia đình, các em muốn đi đâu, làm gì, muốn ăn uống lúc nào, muốn thức khuya đến bao nhiêu hoặc muốn đem bạn về nhà lúc nào, v.v... cũng được, cha mẹ không có quyền gì cả.

4. Những phụ huynh dùng thẩm quyền hướng dẫn con

Các phụ huynh này giống các phụ huynh độc đoán với con ở chỗ họ xem việc nuôi dạy con là trách nhiệm hàng đầu của bậc làm cha mẹ. Vì muốn hướng dẫn con nên người nên các cha mẹ này đặt luật lệ rõ ràng và đòi hỏi con cái phải tuân theo những luật lệ đó. Cha mẹ là chủ gia đình và có quyền trên con cái. Tuy nhiên, điểm khác biệt của các bậc cha mẹ này là họ trông mong ở con những điều chính đáng, hợp lý và họ cũng bén nhạy trước nhu cầu và ước muốn của con. Các bậc phụ huynh này biết tâm lý trẻ con, biết những dại dột cũng như những bướng bỉnh của con. Họ tế nhị uốn nắn tâm tính của con, bẻ gãy tính cứng đầu và phản loạn trong con nhưng không làm tinh thần con bị tổn thương. Các cha mẹ này quan tâm đến nhu cầu, sở thích và khả năng của từng đứa con, tuy nhiên, khi điều con muốn không đúng với luật lệ cha mẹ đã đặt ra, con phải vâng theo luật lệ của cha mẹ. Cha mẹ cũng bàn thảo và giải thích cho con những gì cần giải thích, nhưng quyết định cuối cùng của gia đình là quyết định của cha mẹ. Ngày nào con còn ở trong nhà cha mẹ ngày đó con còn phải tuân theo luật lệ của cha mẹ, dù vậy cha mẹ luôn luôn hướng dẫn để con có thể dần dần tự lo tự lập.

Vì giới hạn của thì giờ nên chúng tôi xin tạm ngưng câu chuyện gia đình tại đây, hẹn gặp lại quý vị kỳ tới, chúng tôi sẽ trình bày thêm chi tiết trong đề tài này, kính mời quý vị nhớ đón nghe. Kính chào tạm biệt quý thính giả.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#31 Posted : Friday, June 10, 2005 2:55:43 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Thẩm quyền cha mẹ


Có một em bé nọ, tên là Mai, mới ba tuổi nhưng em kể như là chủ trong gia đình. Cha mẹ em lúc nào cũng tất bật lăng xăng để chiều theo những đòi hỏi của em. Một buổi tối nọ, mẹ em dọn cơm ra bàn và bảo các con vào ăn, hai đứa con lớn vâng lời nhưng Mai không chịu vào, bảo là muốn xem ti-vi. Mẹ em chờ mãi không thấy con vào, sợ con bỏ ăn sẽ gầy ốm, không lớn, nên bà đem cơm ra phòng khách đút cho con. Bé Mai nuốt một cách ngao ngán, mắt thì cứ dán vào ti-vi dù chẳng hiểu gì. Ăn được vài muỗng Mai xua tay, che miệng, bảo là no rồi, không muốn ăn nữa. Khi mẹ ép ăn thêm một muỗng cuối cùng, Mai gào lên khóc, khiến mẹ em vội vàng xin lỗi rồi đứng lên đem chén cơm vào bếp. Bà trở lại bàn, ngồi ăn với hai đứa anh của Mai. Sau đó bà rửa chén, dọn dẹp và chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, bé Mai vào bếp nói: "Mẹ ơi con muốn ăn cơm." Bà mẹ nghe con đòi ăn mừng quá, liền ngưng công việc lấy cơm cho con. Khi bà để chén cơm lên bàn, đứa bé nhìn và hỏi: "Cái này là cơm của con hồi nãy phải không?" Bà mẹ nói: "Không, cơm này mẹ mới lấy trong nồi cho nóng." Thế là đứa bé nổi giận, gào lên: "Con muốn cơm của con, con không muốn cơm khác!" Bà mẹ sững sờ, không biết phản ứng làm sao, nhưng bà cố kiên nhẫn, vừa dỗ vừa giải thích là cơm này ngon hơn, nhưng bé Mai khóc to lên, nhất định đòi chén cơm lúc nãy. Bà mẹ đã đổ chén cơm đó nên không lấy ở đâu được nữa, bà đành xin lỗi con và chờ cho con hết giận. Bé Mai tiếp tục gào khóc, khoảng 15 phút sau thì thôi vì không còn sức để khóc nữa. Rồi bé ngả ra ghế ngủ, bà mẹ thấy vậy bế con vào giường. Đến nửa khuya vì đói, bé Mai thức dậy đòi ăn. Mẹ em phải dậy vào bếp lấy cơm cho con!

Thưa quý vị, trường hợp cha mẹ sợ con không chỉ xảy ra trong một vài gia đình nhưng rất nhiều gia đình, dưới những hình thức khác nhau. Vì sợ con, cha mẹ sẵn sàng chiều con, lắm khi chiều những chuyện rất là vô lý. Kết quả là cha mẹ mỏi mệt; người chung quanh ngao ngán, và những đứa con đó lớn lên không biết tôn trọng một thẩm quyền nào cả. Câu mà các bậc cha mẹ ngày nay thường than là: Sao bây giờ nuôi con khó quá, không như bên Việt Nam ngày trước. Thật vậy, ngày nay mỗi gia đình chỉ có hai, ba đứa con mà sao vất vả quá; không như các cụ ngày trước, 9,10 đứa con mà nuôi một cách dễ dàng; không phải nhức đầu, lo lắng như chúng ta bây giờ. Chúng ta còn thấy rằng, ngày trước con sợ cha mẹ, bây giờ thì hầu như cha mẹ sợ con! Ngày nay có nhiều cha mẹ rất sợ con: sợ con buồn, con giận, sợ con không thương, không muốn ở gần rồi ngày kia cha mẹ sẽ phải sống trong cô đơn. Cha mẹ sợ con là điều chúng ta thấy trong nhiều gia đình, dù con trong tuổi thiếu niên hay mới vài ba tuổi.

Tại sao ngày nay nhiều cha mẹ sợ con còn con cái thì không kính sợ cha mẹ? Có nhiều lý do đưa đến sự đảo ngược đó. Trước hết, khi đời sống bình an, vật chất đầy đủ, nhu cầu chính yếu của con người không phải là tranh đấu để sống còn, để có miếng cơm manh áo mà chúng ta và con em chúng ta có những nhu cầu khác, phức tạp hơn. Chúng ta muốn được chấp nhận, yêu thương, chiều chuộng; chúng ta muốn hơn người khác, muốn có những điều mình mơ ước, muốn có quyền, muốn điều khiển người khác, muốn cái tôi của mình được tôn trọng, được chú ý,v.v... Trong xã hội này chúng ta không thiếu cơm ăn áo mặc, không thiếu những tiện nghi trong đời sống nhưng vì những đòi hỏi phức tạp đó mà việc nuôi dạy con thật là khó khăn, đến nỗi nhiều gia đình không dám có đứa con thứ hai! Một lý do khác khiến cha mẹ thường chiều con, lắm khi đến nỗi như là sợ con là vì cha mẹ quá bận rộn, không có thì giờ cho con. Hầu hết cha mẹ ngày nay đi làm suốt ngày, chỉ ở gần con vài tiếng đồng hồ buổi tối, chỉ gặp con vài tiếng đồng hồ vào cuối tuần. Trong những giờ phút quý báu và ngắn ngủi đó, chúng ta không muốn nói hay làm điều gì phật ý con, sợ con có ấn tượng không tốt về cha mẹ. Ngoài ra, những lúc ở gần con cha mẹ cũng quá mệt mỏi, cả thể xác lẫn tinh thần, không còn sức lực và ý chí để uốn nắn hay sửa dạy con. Con em chúng ta rất khôn ngoan và bén nhạy, các em biết cha mẹ áy náy vì không có thì giờ cho các em, tội nghiệp vì biết các em thiếu tình thương của cha mẹ. Biết cha mẹ thương và muốn chiều cho mình vui nên các em luôn vòi vĩnh điều này điều kia.

Làm sao để cha mẹ có lại thẩm quyền trên con cái? Chúng tôi xin đề nghị ba điều sau đây:

1. Nhớ rằng là cha mẹ chúng ta có thẩm quyền trên con, đừng ngại sử dụng thẩm quyền đó
2. Đặt giới hạn giữa cha mẹ và con cái rõ ràng ngay từ khi con còn nhỏ.
3. Sắp xếp lại đời sống, đặt lại thứ tự ưu tiên để có thì giờ cho con.

1. Cha mẹ có thẩm quyền trên con cái, đừng ngại sử dụng thẩm quyền đó.

Để con cái kính sợ và tôn trọng cha mẹ, thay vì cha mẹ phải sợ con, trước hết chúng ta cần nhớ rằng là cha mẹ, chúng ta có quyền trên con cái. Thẩm quyền đó đến từ Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên chúng ta. Chúa ban cho chúng ta quyền nuôi dạy và hướng dẫn con cái, vì thế con cái phải vâng lời và tôn kính cha mẹ; cha mẹ cần phải sử dụng thẩm quyền của mình. Kinh Thánh dạy: "Hỡi kẻ làm con, phải vâng phục cha mẹ mình trong Chúa vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (Ê-phê-sô 6:1-3). Con cái nhiều khi không kính sợ cha mẹ vì cha mẹ không sử dụng thẩm quyền của mình. Các em không biết là các em phải vâng lời cha mẹ.

2. Đặt giới hạn rõ ràng giữa cha mẹ và con cái ngay từ khi con còn nhỏ

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ cần cho con thấy sự phân biệt giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta vẫn trò chuyện, chơi đùa với con; nhưng trong khi vui đùa con cái phải kính trọng cha mẹ. Ví dụ, ông cha có thể bò ra sàn nhà làm ngựa cho con cỡi, nhưng nếu con vừa cỡi vừa đánh lên đầu bố là không được, như thế là vô lễ. Con cái có thể nói lên ý kiến của mình nhưng phải nói cách lễ độ. Chúng ta đừng làm ngơ khi con có những hành động, lời nói hay thái độ vô lễ. Khi các em biểu lộ thái độ vô lễ với cha mẹ lần thứ nhất, chúng ta phải sửa dạy ngay. Chúng ta không nhất thiết phải đánh đòn con nhưng nghiêm nghị nói cho con biết như thế là không được. Có người ngại rằng nếu sửa lỗi con hoặc đặt giới hạn giữa cha mẹ với con cái, các em sẽ cho là cha mẹ nghiêm khắc, sẽ không thích và không thương cha mẹ. Có người thì nuôi dạy con theo triết lý mới, chủ trương rằng cha mẹ phải làbạn của con, hạ mình xuống ngang hàng với con để đôi bên không có sự ngăn cách. Thưa quý vị, triết lý này mới nghe thấy như đúng mà không đúng. Thật ra, cha mẹ và con cái không bao giờ ngang hàng với nhau. Cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái. Cha mẹ cần yêu thương và tôn trọng con, không đánh đập hay la mắng con nặng lời, làm tổn thương con; nhưng con phải tôn trọng cha mẹ. Khi con cái bước quá giới hạn và thách thức thẩm quyền của cha mẹ, cha mẹ phải ngăn chận và sửa lại ngay. Khi những em còn bé có hành động hay lời nói vô lễ với cha mẹ, cha mẹ thường không sửa phạt vì nghĩ rằng các em chưa biết gì, và thấy các em làm như thế ngây ngô dễ thương. Đây là điều vô cùng tai hại.

3. Sửa đổi lối sống, đặt lại thứ tự ưu tiên để có thì giờ cho con

Nhiều bậc phụ huynh biết rằng mình có quyền trên con cái, và cần phải sử dụng quyền đó để dạy con, cũng biết rằng mình phải đặt giới hạn rõ ràng từ khi con còn nhỏ. Biết tất cả những điều đó nhưng không áp dụng được vì quá bận rộn, không có thì giờ ở bên con. Khi chúng ta chỉ ở bên con một vài giờ trước khi con đi ngủ, đi học; trước khi chúng ta đi làm, chúng ta thường không muốn sửa dạy hay sai bảo mà chỉ muốn nói hay làm gì cho con vui. Thưa quý vị, nếu muốn việc dạy con có kết quả, và khi con đến tuổi thiếu niên con không lánh xa cha mẹ, chúng ta không có một lựa chọn nào khác hơn là đặt lại thứ tự ưu tiên cho đời sống. Nếu con cái là quan trọng nhất trong đời, chúng ta phải bỏ bớt những gì kém quan trọng để có thì giờ cho con. Thưa quý vị những thì giờ chúng ta hy sinh để ở bên cạnh con không bao giờ là phí phạm hay vô ích, thật ra đó là món quà quý nhất mà chúng ta dành cho con và khi lớn lên các em sẽ biết ơn cha mẹ sâu xa.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#32 Posted : Friday, June 10, 2005 2:58:52 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Có Gì Trong Quả Trứng Của Em Jeremy?
Bài 4


Có một em bé nọ, tên là Mai, mới ba tuổi nhưng em kể như là chủ trong gia đình. Cha mẹ em lúc nào cũng tất bật lăng xăng để chiều theo những đòi hỏi của em. Một buổi tối nọ, mẹ em dọn cơm ra bàn và bảo các con vào ăn, hai đứa con lớn vâng lời nhưng Mai không chịu vào, bảo là muốn xem ti-vi. Mẹ em chờ mãi không thấy con vào, sợ con bỏ ăn sẽ gầy ốm, không lớn, nên bà đem cơm ra phòng khách đút cho con. Bé Mai nuốt một cách ngao ngán, mắt thì cứ dán vào ti-vi dù chẳng hiểu gì. Ăn được vài muỗng Mai xua tay, che miệng, bảo là no rồi, không muốn ăn nữa. Khi mẹ ép ăn thêm một muỗng cuối cùng, Mai gào lên khóc, khiến mẹ em vội vàng xin lỗi rồi đứng lên đem chén cơm vào bếp. Bà trở lại bàn, ngồi ăn với hai đứa anh của Mai. Sau đó bà rửa chén, dọn dẹp và chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau.

Khoảng một tiếng đồng hồ sau, bé Mai vào bếp nói: "Mẹ ơi con muốn ăn cơm." Bà mẹ nghe con đòi ăn mừng quá, liền ngưng công việc lấy cơm cho con. Khi bà để chén cơm lên bàn, đứa bé nhìn và hỏi: "Cái này là cơm của con hồi nãy phải không?" Bà mẹ nói: "Không, cơm này mẹ mới lấy trong nồi cho nóng." Thế là đứa bé nổi giận, gào lên: "Con muốn cơm của con, con không muốn cơm khác!" Bà mẹ sững sờ, không biết phản ứng làm sao, nhưng bà cố kiên nhẫn, vừa dỗ vừa giải thích là cơm này ngon hơn, nhưng bé Mai khóc to lên, nhất định đòi chén cơm lúc nãy. Bà mẹ đã đổ chén cơm đó nên không lấy ở đâu được nữa, bà đành xin lỗi con và chờ cho con hết giận. Bé Mai tiếp tục gào khóc, khoảng 15 phút sau thì thôi vì không còn sức để khóc nữa. Rồi bé ngả ra ghế ngủ, bà mẹ thấy vậy bế con vào giường. Đến nửa khuya vì đói, bé Mai thức dậy đòi ăn. Mẹ em phải dậy vào bếp lấy cơm cho con!

Thưa quý vị, trường hợp cha mẹ sợ con không chỉ xảy ra trong một vài gia đình nhưng rất nhiều gia đình, dưới những hình thức khác nhau. Vì sợ con, cha mẹ sẵn sàng chiều con, lắm khi chiều những chuyện rất là vô lý. Kết quả là cha mẹ mỏi mệt; người chung quanh ngao ngán, và những đứa con đó lớn lên không biết tôn trọng một thẩm quyền nào cả. Câu mà các bậc cha mẹ ngày nay thường than là: Sao bây giờ nuôi con khó quá, không như bên Việt Nam ngày trước. Thật vậy, ngày nay mỗi gia đình chỉ có hai, ba đứa con mà sao vất vả quá; không như các cụ ngày trước, 9,10 đứa con mà nuôi một cách dễ dàng; không phải nhức đầu, lo lắng như chúng ta bây giờ. Chúng ta còn thấy rằng, ngày trước con sợ cha mẹ, bây giờ thì hầu như cha mẹ sợ con! Ngày nay có nhiều cha mẹ rất sợ con: sợ con buồn, con giận, sợ con không thương, không muốn ở gần rồi ngày kia cha mẹ sẽ phải sống trong cô đơn. Cha mẹ sợ con là điều chúng ta thấy trong nhiều gia đình, dù con trong tuổi thiếu niên hay mới vài ba tuổi.

Tại sao ngày nay nhiều cha mẹ sợ con còn con cái thì không kính sợ cha mẹ? Có nhiều lý do đưa đến sự đảo ngược đó. Trước hết, khi đời sống bình an, vật chất đầy đủ, nhu cầu chính yếu của con người không phải là tranh đấu để sống còn, để có miếng cơm manh áo mà chúng ta và con em chúng ta có những nhu cầu khác, phức tạp hơn. Chúng ta muốn được chấp nhận, yêu thương, chiều chuộng; chúng ta muốn hơn người khác, muốn có những điều mình mơ ước, muốn có quyền, muốn điều khiển người khác, muốn cái tôi của mình được tôn trọng, được chú ý,v.v... Trong xã hội này chúng ta không thiếu cơm ăn áo mặc, không thiếu những tiện nghi trong đời sống nhưng vì những đòi hỏi phức tạp đó mà việc nuôi dạy con thật là khó khăn, đến nỗi nhiều gia đình không dám có đứa con thứ hai! Một lý do khác khiến cha mẹ thường chiều con, lắm khi đến nỗi như là sợ con là vì cha mẹ quá bận rộn, không có thì giờ cho con. Hầu hết cha mẹ ngày nay đi làm suốt ngày, chỉ ở gần con vài tiếng đồng hồ buổi tối, chỉ gặp con vài tiếng đồng hồ vào cuối tuần. Trong những giờ phút quý báu và ngắn ngủi đó, chúng ta không muốn nói hay làm điều gì phật ý con, sợ con có ấn tượng không tốt về cha mẹ. Ngoài ra, những lúc ở gần con cha mẹ cũng quá mệt mỏi, cả thể xác lẫn tinh thần, không còn sức lực và ý chí để uốn nắn hay sửa dạy con. Con em chúng ta rất khôn ngoan và bén nhạy, các em biết cha mẹ áy náy vì không có thì giờ cho các em, tội nghiệp vì biết các em thiếu tình thương của cha mẹ. Biết cha mẹ thương và muốn chiều cho mình vui nên các em luôn vòi vĩnh điều này điều kia.

Làm sao để cha mẹ có lại thẩm quyền trên con cái? Chúng tôi xin đề nghị ba điều sau đây:

1. Nhớ rằng là cha mẹ chúng ta có thẩm quyền trên con, đừng ngại sử dụng thẩm quyền đó
2. Đặt giới hạn giữa cha mẹ và con cái rõ ràng ngay từ khi con còn nhỏ.
3. Sắp xếp lại đời sống, đặt lại thứ tự ưu tiên để có thì giờ cho con.

1. Cha mẹ có thẩm quyền trên con cái, đừng ngại sử dụng thẩm quyền đó.

Để con cái kính sợ và tôn trọng cha mẹ, thay vì cha mẹ phải sợ con, trước hết chúng ta cần nhớ rằng là cha mẹ, chúng ta có quyền trên con cái. Thẩm quyền đó đến từ Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên chúng ta. Chúa ban cho chúng ta quyền nuôi dạy và hướng dẫn con cái, vì thế con cái phải vâng lời và tôn kính cha mẹ; cha mẹ cần phải sử dụng thẩm quyền của mình. Kinh Thánh dạy: "Hỡi kẻ làm con, phải vâng phục cha mẹ mình trong Chúa vì điều đó là phải lắm. Hãy tôn kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (Ê-phê-sô 6:1-3). Con cái nhiều khi không kính sợ cha mẹ vì cha mẹ không sử dụng thẩm quyền của mình. Các em không biết là các em phải vâng lời cha mẹ.

2. Đặt giới hạn rõ ràng giữa cha mẹ và con cái ngay từ khi con còn nhỏ

Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ cần cho con thấy sự phân biệt giữa cha mẹ và con cái. Chúng ta vẫn trò chuyện, chơi đùa với con; nhưng trong khi vui đùa con cái phải kính trọng cha mẹ. Ví dụ, ông cha có thể bò ra sàn nhà làm ngựa cho con cỡi, nhưng nếu con vừa cỡi vừa đánh lên đầu bố là không được, như thế là vô lễ. Con cái có thể nói lên ý kiến của mình nhưng phải nói cách lễ độ. Chúng ta đừng làm ngơ khi con có những hành động, lời nói hay thái độ vô lễ. Khi các em biểu lộ thái độ vô lễ với cha mẹ lần thứ nhất, chúng ta phải sửa dạy ngay. Chúng ta không nhất thiết phải đánh đòn con nhưng nghiêm nghị nói cho con biết như thế là không được. Có người ngại rằng nếu sửa lỗi con hoặc đặt giới hạn giữa cha mẹ với con cái, các em sẽ cho là cha mẹ nghiêm khắc, sẽ không thích và không thương cha mẹ. Có người thì nuôi dạy con theo triết lý mới, chủ trương rằng cha mẹ phải làbạn của con, hạ mình xuống ngang hàng với con để đôi bên không có sự ngăn cách. Thưa quý vị, triết lý này mới nghe thấy như đúng mà không đúng. Thật ra, cha mẹ và con cái không bao giờ ngang hàng với nhau. Cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái. Cha mẹ cần yêu thương và tôn trọng con, không đánh đập hay la mắng con nặng lời, làm tổn thương con; nhưng con phải tôn trọng cha mẹ. Khi con cái bước quá giới hạn và thách thức thẩm quyền của cha mẹ, cha mẹ phải ngăn chận và sửa lại ngay. Khi những em còn bé có hành động hay lời nói vô lễ với cha mẹ, cha mẹ thường không sửa phạt vì nghĩ rằng các em chưa biết gì, và thấy các em làm như thế ngây ngô dễ thương. Đây là điều vô cùng tai hại.

3. Sửa đổi lối sống, đặt lại thứ tự ưu tiên để có thì giờ cho con

Nhiều bậc phụ huynh biết rằng mình có quyền trên con cái, và cần phải sử dụng quyền đó để dạy con, cũng biết rằng mình phải đặt giới hạn rõ ràng từ khi con còn nhỏ. Biết tất cả những điều đó nhưng không áp dụng được vì quá bận rộn, không có thì giờ ở bên con. Khi chúng ta chỉ ở bên con một vài giờ trước khi con đi ngủ, đi học; trước khi chúng ta đi làm, chúng ta thường không muốn sửa dạy hay sai bảo mà chỉ muốn nói hay làm gì cho con vui. Thưa quý vị, nếu muốn việc dạy con có kết quả, và khi con đến tuổi thiếu niên con không lánh xa cha mẹ, chúng ta không có một lựa chọn nào khác hơn là đặt lại thứ tự ưu tiên cho đời sống. Nếu con cái là quan trọng nhất trong đời, chúng ta phải bỏ bớt những gì kém quan trọng để có thì giờ cho con. Thưa quý vị những thì giờ chúng ta hy sinh để ở bên cạnh con không bao giờ là phí phạm hay vô ích, thật ra đó là món quà quý nhất mà chúng ta dành cho con và khi lớn lên các em sẽ biết ơn cha mẹ sâu xa.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#33 Posted : Wednesday, June 22, 2005 2:28:43 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Một Bức Tâm Thư



Ba yêu quý của con,

Từ trước đến nay thỉnh thoảng con cũng có viết thư cho Ba, nhưng hôm nay, nhân ngày lễ của các ông cha, con muốn mượn trang giấy này, viết lên tất cả những gì con suy nghĩ về Ba, về tình cha con của Ba và con. Con không biết bắt nguồn từ đâu mà người Hoa Kỳ có ngày dành cho các ông cha, nhưng con thấy đây là một điều hay, vì ít nhất mỗi năm có một ngày con cái được nhắc nhở để suy nghĩ đến tình thương của người cha, đến bổn phận của mình đối với cha và làm một điều gì đó để bày tỏ lòng biết ơn người đã sinh thành ra mình.

Cũng vì có ngày lễ này mà hôm nay con được nhắc nhở để hướng tâm hồn con đến Ba. Ba biết không, con thương Ba nhiều lắm, và con biết Ba cũng thương con nữa, nhưng cha con mình không bao giờ nói lên với nhau điều đó, dù trực tiếp hay gián tiếp. Con nhớ hồi còn nhỏ, thỉnh thoảng ngồi gần Ba, nhìn những đường gân trên tay Ba, trên trán Ba, con thấy thương làm sao. Con biết vì lo làm lụng để nuôi anh em chúng con mà bàn tay Ba trở nên chai cứng, da mặt Ba sạm lại, trán Ba nhăn nheo. Con thương bàn tay đó, cái trán nhăn nheo đó, nhưng không bao giờ con dám đến gần đụng đến Ba, hay nói cho Ba biết là con thương Ba.

Không hiểu tại sao giữa Ba và anh em chúng con lúc nào cũng có một sự ngăn cách mà không ai giải thích được, cũng không ai biết làm gì để xóa bỏ ngăn cách đó. Ba lúc nào cũng nghiêm nghị, cứng rắn, có khi lạnh lùng và dữ dằn nữa. Có lẽ vì thế mà ít khi nào con dám đến gần hay nói chuyện với Ba. Nhiều khi có những điều ở trường con thắc mắc không hiểu mà không biết hỏi ai. Con nghĩ Ba có câu trả lời nhưng con không dám hỏi, vì Ba chẳng bao giờ nói chuyện với con. Những khi có chuyện buồn vui, con cũng chỉ nói với mẹ hay với bạn chứ không dám nói với Ba. Con không đủ can đảm để nói mà có nói chắc Ba cũng không có thì giờ nghe. Con nhớ hồi còn nhỏ, mỗi khi đang chơi ngoài sân mà thấy Ba đi làm về là con ngừng ngay và tránh đi nơi khác. Vì ở gần bên Ba thế nào cũng bị la chuyện này, chuyện kia hoặc bị sai làm việc kia việc nọ. Mỗi lần Ba gọi đến tên con là con giật bắn người lên, vì biết mình sắp bị la hay bị đòn vì một lỗi lầm nào đó.

Mỗi lần con bị đòn, những trận đòn chí tử, thì các cô các chú an ủi: Ba mày thương mới đánh như vậy cho mày nên người. Trong tâm trí đơn sơ và non nớt của con lúc đó, con không hiểu mà cũng không chấp nhận những lời an ủi đó. Con nghĩ nếu ba thương mình, sao không tha thứ lỗi lầm của mình mà cứ la mắng và đánh đòn mình một cách giận dữ như vậy. Nhiều khi có những điều Ba không dặn bảo hay cảnh cáo trước mà đến khi con phạm phải những điều đó thì con cũng không được phép bào chữa để khỏi bị đòn. Biết bao nhiêu lần con muốn bỏ nhà đi, để khỏi phải ở dưới sự kiểm soát gắt gao của Ba, nhưng không dám vì không biết đi đâu. Tuy nhiên, nghĩ lại con cảm tạ Chúa, vì nếu con thoát ly gia đình như điều mong muốn thì chắc chắn cuộc đời con không được như ngày hôm nay.

Con cảm ơn Ba đã hy sinh làm lụng vất vả để mấy anh em con được ăn học đến nơi đến chốn. Cảm ơn Ba đã răn bảo sửa dạy để anh em chúng con nên người trưởng thành. Con thương Ba nhiều lắm, nhưng có một điều con xin thành thật thưa với Ba là con không muốn trở nên một người cha giống như Ba, vì con không muốn con của con sau này lúc nào cũng khiếp sợ và cách xa người cha của nó.

Tuy bây giờ con chưa có gia đình, nhưng con đã nguyện với lòng mình rằng con sẽ không là một người chồng cứng rắn, khiến vợ phải khiếp sợ; con cũng sẽ không là một người cha nóng nảy, độc tài mà con cái lúc nào cũng tránh xa. Không phải là con muốn nói con tốt đẹp hơn Ba, nhưng con cảm tạ Chúa một điều, là sau chuyến vượt biên năm đó, con đã được gặp Chúa. Sau khi tin nhận Chúa, con đã được học Lời Chúa dạy trong Kinh Thánh. Qua những Lời dạy đó, con được biết hình ảnh của một người cha nhân từ.

Nhờ đọc Thánh Kinh con biết rằng, Đức Chúa Trời yêu thương những người kính sợ Ngài khác nào người cha yêu thương con mình. Đây là một ý tưởng rất lạ đối với con. Khi nói đến người mẹ hiền, đến tình thương của mẹ thì con hiểu, nhưng nói đến tình thương của người cha con thấy lạ và khó hiểu làm sao, vì con chưa bao giờ kinh nghiệm tình thương đó cách cụ thể rõ ràng. Khi nhận được tình thương của Chúa con mới cảm nhận một cách đau xót rằng suốt cả cuộc đời, con thèm khát tình thương của người cha mà không bao giờ nhận được.

Con biết Kinh Thánh là quyển sách nói về tình thương, nhưng con không ngờ Kinh Thánh nói về tình cha con cách sâu xa và rõ ràng như vậy. Kinh Thánh dạy cho con biết rằng Chúa Hằng Hữu thương xót kẻ kính sợ Ngài khác nào cha thương xót con cái mình. Lòng nhân từ của Ngài hằng có đời đời cho những người kính sợ Ngài. Chúa có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận và đầy sự nhân từ. Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời. Đây là hình ảnh người cha mà con hằng mơ ước: có lòng thương xót, hay làm ơn, chậm nóng giận, đầy lòng nhân từ, không bắt tội luôn luôn và không giữ lòng giận đến đời đời. Chính tình thương của Chúa là lý do khiến con tin nhận Chúa để được làm con của Chúa, để được sống trong tình thương của Ngài.

Từ khi biết Chúa, con thường cầu xin Chúa giúp con sống với mọi người với lòng yêu thương, nhất là với vợ và con của con sau này. Con muốn là người cha nhân từ, đầy lòng thương xót, vì con biết sống với người cha thiếu nhân từ khổ như thế nào. Con cũng sẽ xin Chúa giúp để con là người cha chậm nóng giận, không bắt tội luôn luôn và không giữ lòng giận đến đời đời. Con biết trên đời cũng có những ông cha nhân từ và kiên nhẫn với con cái, nhưng những ông cha này rất hiếm, vì con thấy chung quanh con hầu như ông cha nào cũng nóng nảy, cứng rắn. Con còn nhớ, biết bao nhiêu lần, vì sự nóng giận của Ba mà má và mấy anh em con mất một bữa cơm ngon lành. Cũng vì Ba nóng giận mà chén bát bị bể, bàn ghế bị hư. Bây giờ đã lớn mà nhiều khi trong giấc ngủ con còn mơ thấy những cơn giận dữ đó của Ba.

Con nhắc lại những điều này không phải để làm cho Ba buồn, Ba yêu dấu của con, nhưng chỉ để chia xẻ với Ba rằng những điều đó có lẽ Ba đã quên hết rồi nhưng nó còn in rõ trong trí con và còn ảnh hưởng trên con cho đến ngày nay. Ngày xưa nhiều lúc mấy anh em con nói với nhau: hình như mình chẳng bao giờ làm vừa lòng Ba được. Dù cố gắng đến đâu cũng không khỏi bị la bị đòn. Con tin Ba thương anh em con vì có ông cha nào mà không thương con mình, nhưng con phải tự nhủ, tự nhắc về tình thương đó, vì nó không bao giờ được biểu lộ ra. Và nếu có biểu lộ thì tình thương đó hình như là tình thương có điều kiện. Nếu con và các em ngoan ngoãn, học giỏi, đừng làm sai làm hỏng điều gì, nghĩa là đạt đến những điều Ba mong muốn thì Ba thương, nhưng nếu không đạt đến tiêu chuẩn của Ba thì sẽ bị la mắng đòn vọt.

Con biết Ba phải sửa dạy thì anh em con mới nên người, nhưng con ước gì Ba nghe con phân trần, xem lỗi của con có đáng đánh đòn không, và khi đánh, ước gì Ba nhẹ tay một chút, khi la mắng ước gì Ba đừng quá nặng lời. Con nghĩ con sẽ không bao giờ trừng phạt con của con về những lỗi lầm vì lỡ tay hay sơ ý, chẳng hạn như làm bể chén, chạy chơi bị té trầy chân, rách quần áo. Con cũng sẽ không mắng mỏ con của con về những lỗi lầm gây ra bởi sự vụng về của trẻ con. Trẻ con là trẻ con, phải vấp váp nhiều lần mới được như người lớn. Hồi nhỏ con cứ ước gì Ba thông cảm với những vụng về, non nớt của con một chút thì con đỡ biết bao nhiêu. Con rất thích cách Chúa đối xử với con dân của Ngài: Ngài không bắt tội luôn luôn, cũng chẳng giữ lòng giận đến đời đời. Ngài cũng không đối xử với chúng ta tùy theo tội lỗi của chúng ta. Ngài sửa dạy chừng mực và Ngài tha thứ dồi dào.

Ba yêu quý của con, người ta nói rằng nếu trong gia đình người cha gần gũi với con cái thì con cái sẽ không muốn lìa xa gia đình. Còn nếu trong gia đình người cha quá nghiêm khắc, lạnh lùng, cách xa con cái, không khí gia đình sẽ nặng nề, ngột ngạt thì khi con đủ tuổi, nó sẽ tìm cớ này cớ kia để không sống với cha mẹ nữa. Con thấy điều này thật đúng. Ngày xưa mỗi khi con và mấy đứa bạn nói chuyện với nhau, đứa nào cũng than ông bố quá nghiêm khắc và đứa nào cũng mong mau lớn để đi ra khỏi nhà. Và đúng như vậy, đứa nào vừa học xong trung học cũng tìm cách đi xa gia đình chứ không sống với cha mẹ nữa. Con cũng thấy rằng gia đình nào như cái tổ ấm, không khí nhẹ nhàng đầm ấm, tràn đầy yêu thương, thì những con chim nhỏ sẽ không bay đi sớm, và nếu có bay đi rồi nó cũng tìm dịp trở về thăm.

Có người nói rằng, cách tốt nhất để bày tỏ lòng thương con là thương mẹ của chúng. Thật vậy, khi con cái thấy cha mẹ yêu thương nhau, đối xử dịu dàng và sẵn sàng tha thứ nhau, chúng thấy yên lòng và thích ở gần bên cha mẹ. Ngược lại, nếu trong gia đình mà cha mẹ hay giận nhau, to tiếng với nhau hay cắn đắng nhau thì con cái sẽ bị tinh thần căng thẳng, lo âu, sợ sệt. Và khi cơ hội đến, chúng sẽ bỏ nhà đi để thoát ra khỏi không khí căng thẳng đó.

Ba yêu quý của con, nhân ngày của các bậc từ phụ, con muốn thưa với Ba rằng con thương Ba rất nhiều. Cảm ơn Ba đã hy sinh cả cuộc đời cho vợ cho con. Đã nuôi dạy và dẫn dắt chúng con cho đến ngày hôm nay. Con cũng cảm tạ Chúa là Ba của con không giống nhiều người cha khác, bỏ vợ con để chạy theo niềm vui riêng, tội lỗi và ích kỷ, gieo đau khổ cho vợ con. Con cũng cảm ơn Chúa cho con có một người cha cương trực, ngay thẳng và trong sạch. Ba đã để một gương sáng cho chúng con noi theo. Con chỉ tiếc một điều là vì Ba quá cứng rắn và quá bận rộn mà cha con mình đã không có nhiều kỷ niệm đẹp với nhau. Con ước mong tâm tình này Ba sẽ đọc, chấp nhận và thông cảm, để ngày nào gặp lại nhau, cha con mình sẽ thấy gần gũi với nhau hơn. Lúc đó con có thể ôm Ba và nói con thương Ba nhiều
.

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#34 Posted : Wednesday, June 22, 2005 2:33:34 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi
Bài 1


Tại Hoa Kỳ có những nơi đặc biệt dành cho những người cao niên già yếu, không thể tự chăm sóc chính mình được nữa. Chúng ta gọi những nơi đó là viện dưỡng lão. Cách đây mấy tuần chúng tôi có dịp đến thăm một người trong viện dưỡng lão. Khi đến thăm nơi này tôi có một vài cảm nghĩ và xin phép được chia xẻ với quý vị sau đây.

Trước hết tôi thấy dù muốn dù không, đây là chỗ ở cuối cùng của đời người. Có thể nói ở Mỹ viện dưỡng lão là nơi ở cuối cùng của con người trong đời tạm trên trần gian, ngoại trừ những người chết bất đắc kỳ tử hoặc chết trẻ. Người chết trẻ thì không phải vào viện dưỡng lão, nhưng chết trẻ lại là điều không ai muốn. Hầu như người nào cũng muốn được sống lâu, bằng chứng là vào dịp đầu năm chúng ta thường chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Khi một người nào qua đời lúc tuổi mới 30, 50, chúng ta thương tiếc và cho người đó là vô phước vì cuộc đời quá ngắn. Nhưng nếu được khoẻ mạnh và sống đến 70, 80 hoặc hơn nữa, chúng ta sẽ thấy những năm sau cùng đó thường chỉ là những năm bệnh hoạn, ốm đau, buồn bã và cô đơn. Đúng như lời tác giả Thánh Vịnh thứ 90 trong Thánh Kinh đã viết: "Tuổi tác chúng tôi đến được bảy mươi, còn nếu mạnh khoẻ thì đến tám mươi song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, vì đời sống chóng qua rồi chúng tôi bay mất đi" (Thi thiên 90:10).

Ngày hôm đó khi đi qua các phòng trong viện dưỡng lão để tìm thăm người quen, tôi thấy chung quanh mình hầu hết là những con người yên lặng, bất động. Một số người nằm trên giường, ngủ mê man hoặc phải nằm yên vì các dây từ máy chuyền vào người. Một số khác ngồi trên xe lăn tay, ngước nhìn chúng tôi nhưng nét mặt ngơ ngác, hình như không hiểu những sự việc đang xảy ra chung quanh mình. Họ không nói một tiếng, không buồn đưa tay vẫy chào, cũng không xê dịch nổi cái xe lăn. Họ như những cái bóng yên lặng, hiện diện đó nhưng không còn sinh khí, nghị lực hay sức mạnh để làm một điều gì. Nhưng đáng thương hơn cả là những người gào la khóc lóc suốt ngày đêm vì không còn kiểm soát được chính mình.

Khi hỏi thăm thì chúng tôi được biết những người chúng tôi thấy đó trước kia từng là thầy giáo, cô giáo, kỹ sư, y tá, bác sĩ, buôn bán, tài xế xe truck, v.v... Nghĩa là họ cũng có một cuộc sống bình thường như mọi người khác. Họ khoẻ mạnh, hoạt động, tự lập, đi làm nuôi sống gia đình và góp phần gây dựng cộng đồng xã hội. Nhưng bây giờ tất cả những điều đó đã qua, đã chấm dứt. Giờ đây họ chỉ là những người yếu đuối, bất lực, phải tùy thuộc con cháu và người chung quanh.

Chúng tôi nói điều này không phải để quý vị cao niên thêm buồn nhưng để nhắc nhở chính tôi và những người còn trẻ còn khoẻ biết quý tuổi xuân và sức khoẻ của mình. Không những quý, chúng ta cũng cần sống thế nào để không phí phạm, không ích kỷ nhưng biết dùng tuổi trẻ và sức khoẻ mà Thiên Chúa ban cho mình để sống kính Chúa yêu người, giữ đời sống trong sạch, tốt đẹp, đối xử với người chung quanh bằng tình yêu thương.

Vì cuộc đời tạm bợ, ngắn ngủi, chúng ta đừng bon chen tranh giành, đừng ham lợi lộc vật chất đến nỗi làm tổn thương tình người hoặc làm những điều bất chính. Dù gây dựng được bao nhiêu của cải tài sản trên trần gian này, khi từ giã cõi đời chúng ta cũng phải bỏ lại tất cả, không đem gì theo được. Nếu con cháu hay người thân vì quá thương, bỏ theo cho chúng ta vàng bạc hay ngọc quý chúng ta cũng không sử dụng được, dù lấy tiền bạc đốt theo cho chúng ta cũng chỉ là vô ích mà thôi.

Các cụ cao niên trong viện dưỡng lão và cả các cụ sống ở nhà với con cháu cũng thế, bây giờ có bao nhiêu vàng bạc, ngọc ngà châu báu cũng không hưởng được. Có bao nhiêu văn bằng hay huy chương cũng không ích lợi gì, không giá trị gì nữa. Nếu có tiền của, nhà cửa đất đai chỗ này chỗ nọ cũng chẳng ích lợi gì. Những điều đó không giúp các cụ khoẻ hơn, mạnh hơn, vui hơn, cũng không thể làm cho con người trẻ lại một vài tuổi. Vì thế cảm nghĩ thứ hai đến trong tâm trí tôi đó là tiền bạc của cải chẳng có giá trị gì khi con người đối diện với sự cuối cùng của cuộc đời.

Trong Thánh Kinh Lời Chúa dạy: "Sự tin kính cùng sự thỏa lòng ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. Như vậy miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng." Bằng lòng với những gì mình có là bí quyết để đời sống được nhẹ nhàng vui thỏa.

Hơn thế nữa, nếu chúng ta đặt lòng tin nơi Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, phó dâng cuộc đời chúng ta cho Chúa hướng dẫn và tôn thờ Ngài, là chúng ta tìm được bí quyết đem đến cho ta bình an trong tâm hồn. Lời Thánh Kinh khuyên: "Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa con, trước khi những ngày tới mà con nói rằng: ta không lấy làm vui lòng." Lời này hàm ý rằng khi còn trẻ hãy nghĩ đến Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, Đấng ban cho chúng ta sự sống.

Ngày trước chưa sống ở đây, nghe nói bên Mỹ khi cha mẹ già con cái không chăm sóc nhưng đem bỏ vào viện dưỡng lão chúng ta thường nghĩ như thế là bất hiếu, nhưng bây giờ chúng ta thấy trong nhiều hoàn cảnh đó là điều cần thiết và cũng là điều tốt cho các cụ. Vì trong viện dưỡng lão các cụ được chăm sóc đầy đủ, chu đáo và đúng tiêu chuẩn hơn là ở nhà. Dĩ nhiên với điều kiện là khi đã gởi các cụ vào đó con cái không quên các cụ nhưng vẫn tiếp tục tới lui thăm viếng và chăm sóc.

Viện dưỡng lão chỉ là nơi giúp con cháu phương tiện chăm sóc ông bà cha mẹ khi các cụ cần có người chăm sóc thường trực mỗi ngày. Đây không phải là nơi thay thế tình thương của con cháu, cũng không phải là nơi đáp ứng nhu cầu tình cảm cho các cụ. Nơi đây có thể mang đến cho các cụ sự chăm sóc về thể xác như thuốc men, thức ăn nước uống, cũng có thể nâng đỡ tinh thần, giúp các cụ vui và bớt cô đơn nhưng không thể thay thế tình thương của người trong gia đình. Vì thế dù bận với công ăn việc làm đến đâu, nếu có cha mẹ trong viện dưỡng lão, chúng ta nên cố gắng dành thì giờ đến thăm. Sự có mặt của chúng ta là niềm an ủi lớn lao cho các cụ.

Các cụ vì lớn tuổi, thân thể yếu đau nên hay buồn hay than. Có cụ vì bệnh hoạn, buồn phiền đâm ra khó tính hay giận hay gắt gỏng. Con cái khi thấy cha mẹ như thế thì thường không vui, không thích tiếp xúc hay ở gần. Đó là lý do khiến các cụ càng buồn tủi và càng khó hòa hợp với con cháu hơn. Khi cha mẹ cao tuổi, già yếu không còn hữu ích cho gia đình, thường cảm thấy tủi thân vì thấy con cái hầu như vô tình đối với mình hoặc xem mình như là gánh nặng cho chúng. Thật ra con cái của các cụ vì bận rộn với công việc với bao nhiêu trách nhiệm nên không có nhiều thì giờ cho các cụ thôi. Dù sao, là con, chúng ta cũng cần lấy lời khuyên dạy của Thánh Kinh làm phương châm cho mình trong cách cư xử với các bậc sinh thành. Lời Chúa dạy: "Hãy nghe lời cha đã sinh ra con, chớ khinh bỉ mẹ con khi người trở nên già yếu" (Châm Ngôn 23:22).

Thái độ thiếu yêu thương và sự vô tình của con cháu càng làm các cụ buồn lòng, tủi thân. Có người nghĩ rằng bây giờ mình già yếu nên con cái ghét bỏ và hất hủi. Thật ra không người con nào ghét bỏ cha mẹ vì cha mẹ bệnh hoạn già yếu nhưng có lẽ vì cuộc sống quá nhiều lo lắng, con cái phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn trong đời sống, với công việc ở sở, bổn phận trong gia đình, với người trên kẻ dưới, v.v... nên không còn tâm trí thì giờ cho các cụ. Đó là chưa nói đến những người có con trong tuổi thiếu niên, phải nhức đầu vì những thay đổi những phức tạp của con.

Có người sống với hai ba thế hệ khác nhau trong gia đình, vừa cố gắng làm vui lòng cha mẹ cao tuổi vừa cố gắng hòa hợp với những đứa con lớn lên ở xứ người, nhưng dù cố gắng bao nhiêu cũng không đem các thế hệ đến gần với nhau như mình mong muốn, gia đình vẫn không tránh được những bất hòa giữa các thế hệ với nhau. Để cải thiện hay tránh tình trạng đó chúng ta, mỗi một người trong gia đình cần quan tâm đến nhau nhiều hơn và tế nhị trước nhu cầu của nhau hơn. Con cháu cần nghĩ đến ông bà cha mẹ và thông cảm với những nỗi lo lắng buồn khổ của ông bà cha mẹ. Bù vào đó các cụ cũng cần để ý và thông cảm với những lo lắng của con cháu.

Cách đây ít lâu chúng tôi có đọc một quyển sách tựa đề 52 Điều Chúng Ta Có Thể Làm Để Bày Tỏ Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi. Quyển sách này giúp chúng tôi nhiều ý kiến rất thực tế, chúng tôi đã áp dụng một vài điều và thấy kết quả rất tốt. Trong một lần khác chúng tôi sẽ chia xẻ một vài đề nghị trong quyển sách đó mà chúng ta có thể áp dụng để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các bậc sinh thành, cũng để nối liền khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình. Để kết thúc câu chuyện gia đình hôm nay, chúng tôi xin gởi đến quý vị giới răn thứ năm trong bảng Mười Điều Luật Chúa, dạy về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Đức Chúa Trời phán dạy: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Đức Chúa Trời đã ban cho ngươi" (Xuất 20:12). "Hãy tôn kính cha mẹ con hầu cho con được phước và sống lâu trên đất" (Ê-phê-sô 6:2).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#35 Posted : Wednesday, June 22, 2005 2:34:55 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi
Bài 2


Tuần vừa qua, trong câu chuyện gia đình chúng tôi nói về sự mong manh ngắn ngủi của đời sống và nỗi cô đơn của những người cao tuổi. Ngay sau đó, chúng tôi nhận được bao nhiêu tin buồn dồn dập: Một người thân quen 85 tuổi bị đứt mạch máu não và bị bán thân bất toại. Một người bà con ở Dallas 60 tuổi qua đời. Ngày hôm sau ông hàng xóm sát cạnh nhà chúng tôi qua đời, thiếu một ngày là được 87 tuổi. Hai ngày sau đó, một người bà con khác ở New York mới 48 tuổi qua đời vì bệnh ung thư. Tất cả những tin tức đó đưa đến dồn dập khiến chúng tôi càng suy nghĩ nhiều hơn về sự mong manh của đời sống.

Thật đúng như lời Thánh Kinh dạy: "Sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay" (Gia-cơ 4:14). "Đời loài người như cây cỏ, người sinh trưởng khác nào bông hoa nơi đồng. Gió thổi trên bông hoa, kìa nó chẳng còn, chỗ nó không còn nhìn biết nó nữa" (Thi thiên 103:15-160).

Thánh Kinh cũng dạy: "Đi đến nhà tang chế hơn là đi đến nhà yến tiệc, vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người, và người sống để vào lòng" (Truyền Đạo 7:2). Mỗi lần đi dự đám tang hoặc khi đứng trước cái chết của người thân yêu chúng ta nhìn thấy cuối cùng của cuộc đời con người, điều đó như tiếng chuông thức tỉnh, giúp ta thấy rõ tích cách tạm bợ phù du của cuộc đời và những tư tưởng đó sẽ giúp chúng ta chỉnh đốn đời sống hoặc thay đổi cách cư xử của mình với người chung quanh.

Ông hàng xóm của chúng tôi không có con cháu gì cả nên đám tang của ông chỉ có khoảng 20 người tham dự! Suốt cả cuộc đời ông cụ và bà vợ sống trong cô đơn, trong nhà lúc nào cũng chỉ có hai người đi ra đi vào. Khi khoẻ mạnh cũng như lúc đau ốm chỉ có hai vợ chồng nương dựa vào nhau, không con không cháu, không người thân chăm sóc. Các cụ của chúng ta hầu hết đều có con cháu nên ít người gặp cảnh quá đơn chiếc như thế. Tuy nhiên có người dù có con cháu nhưng vẫn sống trong cô đơn một mình. Lý do là vì con cháu ở xa hoặc đã quên ông bà cha mẹ, cũng có trường hợp vì con cái quá bận rộn với đời sống hằng ngày không có thì giờ cho cha mẹ.

Tuổi già là tuổi cô đơn, dễ buồn dễ tủi thân, nhưng không phải vì thế mà con cái phải dành thật nhiều thì giờ với các cụ hoặc phải biếu các cụ quà cáp, đưa đi nơi này nơi kia thường xuyên thì các cụ mới vui. Các cụ không đòi hỏi nhiều nơi con cháu về thì giờ hay tiền bạc, điều các cụ cần nhất là sự thông cảm của con cháu. Có người rất hiếu thảo với cha mẹ, đi đâu cũng mua quà về, sắm cho món này món kia, mua cho cha mẹ những quần áo giày dép đắt tiền, món ngon vật lạ không thiếu thứ gì nhưng các cụ vẫn không vui. Lý do là vì vật chất dư thừa nhưng trong cách đối xử thiếu thương yêu và thông cảm. Vật chất không xóa đi được nỗi cô đơn, lo lắng, buồn chán chất chứa trong lòng. Trái lại những lời nói ngọt ngào, thái độ yêu thương thông cảm, những chăm sóc tế nhị sẽ giúp các cụ được an ủi và thấy lòng nhẹ nhàng vui thỏa.

Thường thường khi chúng ta không ở trong cùng một hoàn cảnh, không mang cùng một tâm trạng với người nào, chúng ta rất khó thông cảm với người đó. Tương tự như thế, những người trẻ tuổi, khoẻ mạnh, có biết bao nhiêu việc phải lo phải làm, lúc nào cũng bận rộn với nếp sống nhộn nhịp hằng ngày thường khó thông cảm với các cụ là những người già yếu, đau ốm, suốt ngày quanh quẩn trong nhà không biết đi đâu làm gì cho hết thì giờ. Đó là một trong những lý do khiến giữa các cụ cao tuổi và con cái có một khoảng cách lớn lao. Vì thiếu thông cảm, đôi bên dễ phiền giận nhau, rồi đâm ra bực bội gắt gỏng với nhau, dần dần đi đến chỗ tránh nhau hoặc không nói chuyện với nhau nữa.

Có những gia đình niềm vui đoàn tụ với ông bà cha mẹ chưa được bao nhiêu thì đã phải đối diện với những giận hờn, trách móc. Con cái thì hối tiếc sao bảo lãnh cha mẹ sang đây cho thêm phiền, mất thì giờ chăm sóc, tốn kém tiền bạc mà các cụ vẫn không vui. Cha mẹ thì ân hận sao không ở lại bên nhà cho khỏi làm gánh nặng cho con, khỏi phải nghe những tiếng nặng nhẹ, khỏi phải thui thủi một mình suốt ngày trong ngôi nhà không phải là nhà của mình. Một số các cụ nghĩ rằng mình không thể thay đổi hoàn cảnh được nên tiếp tục chấp nhận sống với con nhưng kể như mình là người mù người câm, người điếc để khỏi thấy khỏi nghe những điều chướng tai gai mắt.

Thưa quý vị, thật ra tất cả những điều không vui đó đều có thể xóa bỏ đi hết nếu chúng ta nghĩ cho nhau và thông cảm với nhau. Các cụ thông cảm với con cháu và con cháu thông cảm với các cụ. Niềm thông cảm đó sẽ đem các thế hệ trong gia đình lại gần với nhau, hòa hợp với nhau và gắn bó với nhau hơn. Lời Chúa trong Kinh Thánh cho chúng ta nguyên tắc sau đây trong cách cư xử với mọi người: "Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa" (Phi-líp 2:4). Lời dạy này hàm ý rằng chúng ta đừng chỉ nghĩ cho mình nhưng phải nghĩ đến người khác nữa.

Trong phạm vi câu chuyện gia đình hôm nay, chúng tôi xin chia xẻ về những điều chúng ta là con cháu có thể làm và nên làm để tuổi già của ông bà cha mẹ được vui thỏa.

1. Biết ơn Chúa và cảm tạ Chúa cho chúng ta được sống gần cha mẹ

Trong khi bao nhiêu người khác sống trong cô đơn, không bà con thân thuộc, Chúa cho chúng ta được sống gần bên ông bà, cha mẹ, đó là một ơn phước, chúng ta phải biết ơn Chúa. Hơn nữa, trong khi người khác mồ côi cha mẹ từ nhỏ hoặc bây giờ cha mẹ đã mất hoặc ở xa không được gần gũi cha mẹ để báo hiếu, chúng ta có cơ hội ở gần để đền đáp phần nào công ơn cha mẹ, đó cũng là một ơn phước Chúa ban. Nếu nghĩ được sống gần cha mẹ là một ơn phước, một đặc ân, tự nhiên cách chúng ta suy nghĩ về các cụ sẽ thay đổi.

2. Thông cảm với các cụ trong nỗi cô đơn của tuổi già

Buổi sáng chúng ta phải dậy sớm đi làm trong thời tiết lạnh ]ẽo, mưa gió, phải lái xe trên freeway nguy hiểm, thấy cha mẹ được ở nhà nằm trong chăn êm nệm ấm, giờ giấc thong thả, tâm trí thảnh thơi không có gì phải lo lắng, v.v... Chúng ta dễ nghĩ rằng các cụ sung sướng thoải mái hơn mình nên phải vui vẻ yêu đời. Tuy nhiên, nếu nghĩ kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ thấy một hình ảnh khác. Mỗi buổi sáng con cháu trong nhà dậy sớm chuẩn bị để bắt đầu một ngày mới, người đi làm kẻ đi học. Phải đi đến chỗ kia, phải gặp người nọ, và thường thường là đi luôn đến chiều tối mới về. Tuy chúng ta vất vả, bận rộn nhưng mà vui vì đời sống có ý nghĩa.

Trong khi con cháu bận rộn như thế thì các cụ ở nhà không biết làm gì cho hết thì giờ. Nhìn vào lịch, ngoài những ngày phải đi bác sĩ, các cụ không cần phải đi đâu, không cần gặp ai để bàn tính công việc gì, không có công tác gì để làm, cũng không có mục tiêu gì để hướng đến. Điện thoại gọi đến thường là để tìm ai chứ không phải tìm các cụ, thư từ sách báo giấy tờ gởi đến cũng là cho con cháu chứ chẳng mấy khi có gì cho các cụ. Trong xã hội bên Việt Nam, các cụ cao tuổi đã thấy mình bị loại bỏ ra khỏi nhịp sống, ở đây mặc cảm đó càng lớn hơn vì đời sống quá văn minh, máy móc các cụ thấy mình không thích ứng được. Thêm vào đó sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, cách sống, cách làm việc, v.v... càng khiến các cụ thấy lạc lõng, cô đơn.

Điều mà là con cháu chúng ta cần nhớ để thông cảm với ông bà cha mẹ là các cụ ở nhà thấy như thong thả thoải mái nhưng thật ra rất buồn chán. Các cụ buồn vì thấy không ai cần đến mình nữa. Có nhiều việc các cụ muốn làm để giúp con cháu nhưng không làm được, vì sức khoẻ không có, trí nhớ suy kém, hoặc vì phải sử dụng những máy móc các cụ không quen dùng. Thấy con cháu quá bận rộn vất vả mà mình không làm được gì để chia xẻ bớt gánh nặng cũng là điều có thể khiến các cụ thêm buồn, vì thấy mình như là người vô dụng.

Một điều khác mà chúng ta phải để ý mới có thể thông cảm với các cụ được, đó là chúng ta còn trẻ tuổi khoẻ mạnh nên không có những nỗi buồn nỗi lo của người cao tuổi. Chúng ta làm việc nhiều nên tối về ăn ngon, ngủ yên, còn các cụ sức khoẻ suy sụp, không có việc gì làm cho khuây khỏa, ăn không ngon ngủ không yên, từ đó người lúc nào cũng mệt mỏi đau nhức khó chịu. Có lẽ chúng ta cần tưởng tượng chính mình trong một thân thể suy yếu như thế mới có thể thông cảm với các cụ.

Tóm lại điều đầu tiên chúng ta có thể làm để tỏ lòng hiếu kính cha mẹ đã cao tuổi là xem việc được sống gần cha mẹ là một đặc ân, là ơn phước của Chúa. Thứ hai nữa chúng ta cần nghĩ đến những suy nghĩ của cha mẹ để dễ thông cảm với các cụ hơn. Trong bài kỳ tới chúng tôi sẽ chia xẻ những điều thiết thực chúng ta có thể làm để tỏ lòng hiếu kính đối với các bậc sinh thành (còn tiếp).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#36 Posted : Wednesday, June 22, 2005 2:36:32 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi
Bài 3


Chị Thanh là một người con rất hiếu thảo. Mỗi buổi sáng trước khi đi làm chị để sẵn thức ăn trên bàn cho mẹ thật là đàng hoàng và chu đáo. Chiều tối về vừa lo cơm nước cho chồng cho con chị vừa chăm sóc cho mẹ. Chị rất thương mẹ, lúc nào cũng hỏi thăm mẹ và mua sắm cho mẹ đầy đủ mọi điều cần dùng. Tuy nhiên vì vừa phải đi làm vừa lo cho gia đình nên lúc nào chị cũng tất bật vội vã. Mỗi ngày trao đổi với mẹ vài ba câu rồi đi biệt đến tối, mẹ con ít khi nào thật sự trò chuyện với nhau. Chính vì thế mà tuy được con chăm sóc, bà cụ vẫn thấy cô đơn và thấy xa con chứ không gần gũi như những ngày trước.

Chị Thanh cũng cảm nhận được điều đó nên một ngày kia chị quyết định dành thì giờ riêng cho mẹ. Hôm đó cả gia đình đưa bà cụ đi ăn, sau đó chồng chị đưa các con về còn chị và mẹ đi chơi để có thì giờ trò chuyện với nhau. Suốt gần hai tiếng đồng hồ chị Thanh yên lặng nghe mẹ kể hết chuyện này đến chuyện khác, hầu hết là những chuyện xa xưa trong quá khứ. Có chuyện chị còn nhớ và mường tượng ra được nhưng có những chuyện chị hoàn toàn không nhớ hoặc không biết. Dù vậy chị vẫn chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng hỏi thêm để mẹ kể cặn kẽ chi tiết. Chị cũng không quên hỏi về những cảm xúc cảm nghĩ của mẹ về những chuyện trong quá khứ. Sau thì giờ tâm tình với nhau, cả hai mẹ con đều thấy vui thỏa lạ lùng. Nhất là bà mẹ, bà vui vì thấy con vẫn thương mình và thông cảm với mình.

Trong quyển sách tựa đề 52 Điều Con Cái Có Thể Làm Để Bày Tỏ Lòng Yêu Thương Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi, tác giả cho biết chúng ta cần học cách trò chuyện với các cụ. Tác giả nêu những đề nghị như sau:

1. Dành thì giờ nghe các cụ kể những chuyện xưa cũ trong quá khứ

Những người lớn tuổi thường thích kể cho con cháu nghe những chuyện xưa cũ trong quá khứ; những kinh nghiệm buồn đau cũng như những huy hoàng oanh liệt trong thời thanh xuân của mình. Hầu hết các cụ thường không còn gì trong tương lai để hướng đến nên thích nghĩ về quá khứ, nhất là những ngày tươi đẹp đã qua trong cuộc đời. Hơn nữa vì trí nhớ suy kém, các cụ thường ít nhớ những gì xảy ra trong hiện tại nhưng chỉ ghi nhớ những sự việc trong quá khứ. Và vì suy nghĩ ôm ấp mãi trong trí những điều đó, các cụ muốn được nói lên, muốn kể lại cho con cháu nghe.

Nhưng điều khó là con cháu quá bận rộn với cuộc sống hằng ngày, với những trách nhiệm phải chu toàn trong hiện tại, những dự tính cho tương lai, v.v... nên thường ít có thì giờ để nghe những chuyện trong quá khứ, nhất là những chuyện hầu như chẳng quan hệ gì đến mình. Dù vậy, vì biết nhu cầu của các cụ là muốn kể lại những chuyện trong quá khứ nên nếu có thể được, thỉnh thoảng chúng ta tạm gác những bận rộn của mình qua một bên, cố gắng dành thì giờ nghe các cụ kể chuyện. Nhiều khi kinh nghiệm của các cụ rất hay, có thể cho chúng ta những bài học giá trị mà chúng ta không tìm thấy trong sách vở hay nơi nào khác. Dành thì giờ nghe các cụ kể chuyện có khi còn hơn là chúng ta tặng các cụ một món quà bằng vật chất. Khi có con cháu lắng nghe mình nói những chuyện xưa cũ, các cụ sẽ thấy vui và khi trong lòng vui vẻ, các cụ sẽ ăn được ngủ được và bớt đau ốm. Đúng như Lời Thánh Kinh dạy: "Lòng vui mừng vốn một phương thuốc hay còn trí nao sờn làm xương cốt khô héo" (Châm Ngôn 17:22).

2. Đừng loại bỏ cha mẹ ra khỏi đời sống mình

Trong đời sống hằng ngày chúng ta phải đối diện với nhiều nan đề, phải toan tính, quyết định điều này điều kia luôn luôn và thường chúng ta ít

khi nào nói cho cha mẹ biết những công việc của chúng ta. Ví dụ như chúng ta sắp đổi sở làm, sắp bị mất việc; trong sở, trong trường hay trong gia đình có nan đề phải giải quyết, v.v... Những điều này chúng ta ít khi nào muốn nói cho bố mẹ biết. Lý do là vì chúng ta không muốn các cụ phải bận tâm với những vấn đề riêng của chúng ta, sợ rằng các cụ thêm lo lắng chứ không ích lợi gì. Điều đó cũng đúng phần nào.

Dĩ nhiên là khi đã trưởng thành và đã có gia đình riêng chúng ta không nhất thiết phải nói cho cha mẹ biết hết tất cả những nan đề trong đời sống mình, làm như thế chúng ta có thể vô tình trút gánh nặng thêm cho các cụ. Nhưng chúng ta cũng không nên làm như một số người thường làm, đó là loại bỏ cha mẹ ra khỏi đời sống mình hoàn toàn, xem như các cụ không có phần gì trong cuộc đời của mình nữa. Đừng tách rời cha mẹ ra khỏi đời sống của riêng mình vì không gì làm các cụ buồn hơn như thế. Dù có những điều chúng ta không thể chia xẻ với cha mẹ nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta cần chia xẻ để được các cụ chỉ dạy hoặc giúp ý kiến cho chúng ta.

Có nhiều cụ sang đây không những buồn vì khó hội nhập với đời sống xứ người nhưng cũng buồn vì con cái chẳng bao giờ chia xẻ điều gì với mình. Có người chẳng bao giờ cho cha mẹ biết mình làm ở đâu, làm công việc gì. Có người thì không bao giờ nói cho cha mẹ biết những buồn vui lo lắng trong đời sống, cũng chẳng bao giờ cầu hỏi ý kiến cha mẹ trong vấn đề gì. Chúng ta không nên in trí rằng các cụ không hiểu gì, không biết gì nên sẽ không giúp được gì. Khi gặp nan đề, nhất là nan đề trong mối quan hệ với người chung quanh, chúng ta cứ thử chia xẻ với các cụ, với bao nhiêu năm kinh nghiệm trong cuộc sống, các cụ sẽ giúp chúng ta nhiều ý kiến hay mà chúng ta không ngờ. Khi được con chia xẻ nan đề và cầu hỏi ý kiến các cụ rất vui, không những vì thấy con gần gũi tin cậy mình, mà vì các cụ thấy con còn cần đến mình và mình còn có thể giúp ích cho con.

Đến đây chúng tôi không thể không nhắc đến một nan đề mà những gia đình có hai ba thế hệ chung sống thường gặp phải, đó là trường hợp những người đã lớn tuổi, đã có gia đình riêng nhưng vẫn phải sống dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Có người có con cái đã lớn nhưng vẫn phải làm theo lệnh của cha mẹ. Thưa quý vị, sự việc cha mẹ chen vào đời sống gia đình của con cái thường là một trong những lý do đưa đến đổ vỡ trong hạnh phúc của con. Đây là điều mà một số các cụ cần nghĩ đến và thay đổi thế nào để không vô tình làm gia đình con mất hạnh phúc.

3. Đừng bao giờ chê bố mẹ già cả lẩm cẩm, không biết gì

Một điều khác mà tác giả quyển sách chúng tôi nói ở trên đề cập đến là chúng ta nên tránh chê các cụ già cả, lẩm cẩm, không biết gì. Chúng ta tránh nói với các cụ những câu như: Bố lẫn rồi! nói sai hết rồi! Mẹ không làm được việc đó nữa đâu! Bố mẹ cứ để yên đó, đừng làm gì nữa cho con nhờ, v.v... Những câu nói đó có khi đúng sự thật nhưng cũng có khi không đúng sự thật và thường dễ làm các cụ buồn vì nó nhắc các cụ về sự giới hạn của tuổi già. Các cụ buồn vì thấy bây giờ mình không ích lợi gì cho con cái và con cái không cần đến mình nữa. Thay vì chú ý đến những điều các cụ đã quên hoặc không thể làm được, chúng ta nên chú ý đến những điều các cụ còn nhớ, còn có thể làm được và nhờ các cụ giúp những việc đó.

4. Thỉnh thoảng cũng cần để cho các cụ nói về chuyện chết

Một trong những điều luôn luôn lảng vảng trong tâm trí những người cao tuổi là cái chết. Dĩ nhiên chết là điều không ai tránh khỏi, nhưng đối với người đã cao tuổi chết là điều rất gần, rất thực hữu, không thể không nghĩ đến. Sự yếu đuối mòn mỏi của thể xác, những bệnh tật của tuổi già và sự ra đi lần lượt của những người cùng lứa tuổi là những yếu tố nhắc nhở và xác chứng về cái chết đang chờ đón các cụ. Là con chúng ta không ai muốn nghe cha mẹ nói về chuyện chết nhưng có khi chúng ta cũng cần để các cụ nói lên nỗi lo lắng này và bày tỏ lòng thông cảm với các cụ. Có lẽ khi các cụ nói: Chắc mẹ không còn sống bao lâu nữa, hoặc: chắc ba sắp phải từ giã các con rồi, v.v... Chúng ta không nên gạt đi hay bảo các cụ đừng nói gở nhưng trái lại kiên nhẫn lắng nghe điều các cụ muốn nói. Khi các cụ đã nói lên nỗi lo lắng trong lòng, chúng ta có thể an ủi hoặc giúp các cụ hướng đến những điều lạc quan hơn, vui hơn.

Tuy nhiên điều duy nhất có thể bảo đảm các cụ cao tuổi được bình an, không lo sợ khi nghĩ đến cái chết chính là đức tin nơi Đấng Tạo Hóa. Đấng Tạo Hóa hay Thiên Chúa tức là Đức Chúa Trời, Đấng đã tạo dựng chúng ta, cũng là Đấng ban cho chúng ta sự sống đời đời. Người ta thường nói: "Sống gởi thác về" nhưng về đâu? Nếu trong đời tạm này chúng ta đặt lòng tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-xu, chúng ta được tha thứ tội và được trở nên con của Đức Chúa Trời. Và khi từ giã đời này chúng ta sẽ được Chúa tiếp về với Ngài.

Thánh Kinh dạy: "Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Người Con ấy không bị hư mất nhưng được sự sống đời đời... Ai tin Đức Chúa Con thì được sự sống đời đời, ai không tin Ngài thì chẳng thấy sự sống đâu nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người đó" (Phúc Âm Giăng 3:16 & 36). Người lớn tuổi cũng như người trẻ tuổi chỉ thật sự được bình an khi biết rằng mình đã thuộc về Chúa, đã là con của Chúa và một ngày kia khi từ giã đời tạm này, chúng ta sẽ được Chúa đón về ở bên cạnh Ngài mãi mãi (còn tiếp).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#37 Posted : Wednesday, June 22, 2005 2:43:13 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Lòng Hiếu Thảo Đối Với Cha Mẹ Đã Cao Tuổi
Bài 4


Bà Tư là người đàn bà Việt Nam tiêu biểu. Bà thương chồng thương con, suốt cuộc đời bà chỉ biết sống cho chồng con, lấy niềm vui và hạnh phúc của chồng con làm niềm vui và hạnh phúc cho riêng mình. Khi chồng qua đời các con còn nhỏ nên bà phải buôn bán tần tảo để nuôi con ăn học. Sau biến cố 75, bà Tư tìm cách cho con đi vượt biên, lúc đó các con đã lớn. Sau khi định cư ở Mỹ một thời gian, các con bà đều có công ăn việc làm, có nhà cửa đàng hoàng. Lúc đó các con của bà Tư bảo lãnh mẹ qua đoàn tụ với gia đình.

Bà Tư vui mừng chờ đợi, bà đếm từng ngày, mong sớm được gặp lại những đứa con thân yêu. Tuy nhiên khi gặp lại các con và sống với các con một thời gian bà Tư đau đớn nhận ra rằng tất cả đều đã thay đổi: các con của bà đã thay đổi, hoàn cảnh sống thay đổi, chỗ đứng của bà trong gia đình cũng hoàn toàn thay đổi. Bây giờ bà là người cần con chứ không phải con cần bà. Các con là chủ nhà, bà chỉ là người ở nhờ. Lúc đầu bà Tư vui vẻ lo cơm nước cho con để các con đỡ vất vả nhưng dần dần các con làm như bà là người giúp việc trong gia đình, có bổn phận phải lo việc nhà. Bà phải nấu ăn, giặt giũ và giữ gìn nhà cửa cho sạch sẽ. Khi nào cơm không vừa miệng, quần áo chưa giặt, nhà quên hút bụi là các con bà tỏ vẻ không bằng lòng ra mặt. Bà Tư buồn quá, muốn đi tìm một nơi khác để ở nhưng không biết đi đâu.

Thật ra các con của bà Tư cũng thương mẹ chứ không phải là không thương, nhưng họ thiếu bén nhạy và thiếu tế nhị trong cách đối xử với mẹ. Nhiều người đã quen sống một mình nên khi có cha mẹ thấy như cha mẹ sống chung khiến họ bị gó bó, mất tự do, đời sống không còn riêng tư. Những người đó quên rằng nhờ cha mẹ mới có mình và nhờ sự hy sinh của cha mẹ mình mới có được ngày hôm nay. Chúng ta dễ có khuynh hướng chỉ thấy cái bất tiện khi có cha mẹ ở gần mà quên đi tình thương và công ơn của cha mẹ đối với chúng ta.

Là con ai cũng yêu thương cha mẹ. Chúng ta muốn cha mẹ vui vẻ khoẻ mạnh để vui hưởng tuổi già bên cạnh con cháu. Tuy nhiên khi cha mẹ đã cao tuổi con cái đã có gia đình riêng, mỗi người có cuộc đời khác nhau, với những nhu cầu, ưu tư và ý thích khác nhau nên nhiều khi hai thế hệ khó xích lại gần nhau và cũng khó thông cảm với nhau. Trong khi con cái bận rộn với bao nhiêu trách nhiệm trong cuộc sống thì cha mẹ thường là đã về hưu, không còn góp mặt với xã hội nữa nên không biết làm gì cho hết ngày. Trong khi con cái còn sức khoẻ, năng lực để tham gia các sinh hoạt trong xã hội thì cha mẹ sức khoẻ suy kém, năng lực hao mòn không còn muốn tham dự vào những sinh hoạt đó nữa. Vì những lý do đó nên trong khi con cái lạc quan, yêu đời, hăng say với cuộc sống thì các cụ thường bi quan và chán đời. Tất cả những khác biệt đó có thể tạo nên một hàng rào ngăn cách giữa cha mẹ và con cái, khiến đôi bên không muốn ở gần nhau hoặc dễ có những điều hiểu lầm nhau và làm tổn thương nhau.

Cũng tương tự như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong tuổi thiếu niên, để xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa hai thế hệ và tránh những điều làm buồn lòng nhau, chúng ta cần nghĩ đến phúc lợi của nhau, thành thật nói lên những điều mình suy nghĩ, cố gắng thông cảm và chấp nhận nhau. Con cái cần tế nhị trước những suy tư bi quan của các cụ và các cụ cũng cần thông cảm với những bận rộn của con cái. Chấp nhận sự khác biệt giữa hai thế hệ và thông cảm nhau là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta sống hài hòa với nhau.

Bây giờ chúng tôi xin chia xẻ tiếp những điều con cái có thể làm để tuổi già của cha mẹ được yên vui, nhẹ nhàng:

1. Dành thì giờ lắng nghe cha mẹ nói

Khi nói chuyện với các cụ, chúng ta nên hỏi những chuyện mà các cụ thích nhắc đi nhắc lại, dù có thể chúng ta đã biết hay đã nghe nhiều lần. Chẳng hạn như ông bà gặp nhau ở đâu, đám cưới hồi đó như thế nào? Khi còn trẻ ông bà làm công việc gì, giữ chức vụ gì, đi những nơi nào? Hồi còn nhỏ ông bà học hành ra sao? Có kỷ niệm gì đặc biệt? v.v...

Chúng ta cũng có thể xin cha mẹ cho biết khi còn nhỏ chúng ta là đứa con như thế nào? Chúng ta ra đời ở đâu, trong hoàn cảnh ra sao? Chắc chắn không cha mẹ nào lại không muốn nhắc lại những kỷ niệm đó. Tuy nhiên, khi kể lại những điều đó các cụ cũng cần tế nhị, tránh những điều có thể khiến người nghe phải xấu hổ với chính con của mình về những việc xảy ra khi mình còn bé.

2. Tạo cơ hội cho các thế hệ trong gia đình xích lại gần nhau


  • Đưa con cái đến thăm ông bà hoặc thỉnh thoảng ở lại với ông bà vài ngày.

  • Nhắc con viết thư, gởi thiệp hay gọi điện thoại hỏi thăm ông bà

  • Hỏi thăm về thời thơ ấu của cha mẹ, về đời sống ở nhà quê Việt Nam để các cụ kể cho con cháu nghe. Điều này mang lại nhiều ích lợi: Các cụ sẽ vui được có dịp kể chuyện cũ cho con cháu nghe và con cháu có dịp học hỏi để biết đời sống của ông bà mình ngày trước. Những thì giờ trò chuyện như thế sẽ giúp các thế hệ trong gia đình hiểu nhau và gần với nhau hơn. Con cái chúng ta lớn lên trong xã hội văn minh máy móc này không thể hiểu được cuộc sống vất vả thiếu thốn của ông bà mình ngày xưa. Chúng ta cần cho con cơ hội hiểu biết những điều đó để các em thương ông bà và biết quý những gì các em đang có.

  • Xin cha mẹ chỉ dạy cho chúng ta những sở trường chuyên môn của cha mẹ ngày trước hoặc những gì cha mẹ làm rất giỏi khi còn trẻ. Chẳng hạn như những món bánh trái, may vá, đan đác, những kiến thức về văn chương, âm nhạc, máy móc, v.v...



3. Tặng các cụ những món quà có ý nghĩa

Các cụ lớn tuổi thường không có nhiều nhu cầu như người trẻ tuổi. Các cụ không cần quần áo giày dép nhiều, không cần những vật dụng cá nhân hay đồ dùng trong nhà. Một số các cụ vì sức khoẻ ăn uống phải kiêng cữ nhiều thứ nên cũng không cần những món cầu kỳ, cao lương mỹ vị. Vì thế mua quà cho các cụ nhiều khi rất khó. Dù vậy nếu suy nghĩ kỹ một chút, chúng ta vẫn có thể tìm những món quà thích hợp, lúc nào các cụ cũng có thể dùng được.

Chẳng hạn như chúng ta mua tặng các cụ bộ băng Kinh Thánh trong cassettes để các cụ nghe trong những đêm bị mất ngủ hay những lúc ở nhà một mình. Những cuộn băng nhạc, không phải loại nhạc tình ướt át nhưng nhạc Thánh Ca, với những lời mang lại an ủi cho người cô đơn, những bài hát mô tả tình yêu của Chúa cho con người. Chúng ta cũng có thể chụp cho các cụ một tấm hình đẹp, các cụ với gia đình con cháu hoặc với những đứa cháu các cụ thường chăm sóc, phóng lớn đóng khung và đem tặng nhân dịp đặc biệt của các cụ. Những món quà càng mang nhiều kỷ niệm trong quá khứ càng được các cụ ưa thích.

4. Đừng lạm dụng tình thương của cha mẹ

Trừ trường hợp các cụ còn khoẻ mạnh và thật lòng muốn giữ cháu, chúng ta không nên nhờ cha mẹ giữ con cho chúng ta hết ngày nầy sang ngày khác. Ông bà dù thương cháu đến đâu cũng không có đủ sức để chăm sóc các cháu nhỏ từ sáng đến tối. Hơn nữa các cụ cũng cần có thì giờ nghỉ ngơi, đọc sách, đi chơi hoặc làm những công việc các cụ thích làm. Giao cho các cụ việc cơm nước hằng ngày e rằng cũng hơi quá đáng. Các cụ của chúng ta đã phải mang nặng trách nhiệm suốt cả cuộc đời, những năm tháng còn lại chúng ta nên làm thế nào để các cụ cảm thấy được an nhàn thoải mái, không có gì phải lo lắng (còn tiếp).

Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org
Tonka
#38 Posted : Friday, September 29, 2006 11:16:50 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Khi Con Đến tuổi tự lập
Bài 1


Một thiếu nữ nọ lập gia đình được ba năm, tâm sự với người bạn như sau: Khi em đi lấy chồng, mẹ em buồn lắm. Bà dặn em là, dù vui với hạnh phúc mới, con đừng bao giờ quên mẹ ở nhà rất cô đơn, lúc nào cũng nghĩ đến con. Vì lời dặn đó, người con gái lúc nào cũng nghĩ đến mẹ, sợ mẹ thương nhớ rồi bị bệnh, vì thế nàng tìm cách giữ liên lạc với mẹ thường xuyên. Mỗi ngày, sau bữa cơm tối với chồng, người con gái gọi điện thoại nói chuyện với mẹ và hai người em khoảng vài tiếng đồng hồ, kể cho mẹ nghe những việc xảy ra trong ngày và hỏi thăm từng người trong gia đình. Ngày nào cũng vậy, cơm tối xong là người con gái bỏ ra một hai tiếng đồng hồ nói điện thoại với gia đình. Người chồng trẻ lúc đầu thông cảm nên kiên nhẫn chấp nhận. Nhưng việc này cứ tiếp tục mỗi ngày. Khi người chồng than phiền thì gia đình vợ bảo là anh ích kỷ và bỏ ngoài tai lời than phiền đó. Người vợ vẫn tiếp tục gọi điện thoại cho cha mẹ mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ sau bữa cơm tối. Người chồng trẻ biết không thể thay đổi vợ nên khi thấy vợ cầm điện thoại lên là anh ra khỏi nhà để chạy bộ trong khu xóm.

Sau một thời gian, thấy mình chạy giỏi nên anh tham dự các cuộc chạy đua cuối tuần, do thành phố tổ chức. Một ngày nọ trong một lần chạy đua anh gặp một thiếu nữ xinh đẹp cũng thích chạy như anh và hai người cùng chạy với nhau thường xuyên. Trong khi đó vợ anh vẫn tiếp tục nói chuyện với cha mẹ mỗi ngày, không quan tâm đến sự bất bình của chồng. Sau ba năm chờ đợi, cuối cùng người chồng trả vợ lại cho bà mẹ và cưới người cùng chạy đua với anh lâu nay. Người con gái trong câu chuyện này chưa sẵn sàng để lập gia đình, vì chưa thể lìa cha mẹ để kết hợp với người bạn đời. Cha mẹ cô cũng không muốn con lìa cha mẹ nên đã khiến gia đình con bị đổ vỡ.

Những ai đã lập gia đình và có con cái không thể nào quên được niềm vui khi được bế đứa con đầu lòng trên tay. Con cái là cơ nghiệp và là ơn phước Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. Cùng với ơn phước đó là trách nhiệm nuôi dưỡng và dạy dỗ cho con nên người. Với tình thương bao la, không cha mẹ nào quản ngại khó khăn, lao khổ trong việc nuôi con. Trái lại, chúng ta sẵn sàng hy sinh để cho con điều tốt nhất. Rồi thời gian trôi qua, thấm thoát các con chúng ta đều lớn và bắt đầu tự lập, bắt đầu có đời sống riêng. Người ta thường nói, khi con "đủ lông đủ cánh", chúng sẽ bay khỏi tổ, con gái cũng như con trai. Đây là một thay đổi lớn mà là cha mẹ, chúng ta phải đối diện. Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần, chấp nhận thay đổi, để đời sống không bị xáo trộn và khó khăn.

Thật ra, cha mẹ nào cũng muốn con nên người và biết tự lo tự lập. Tuy nhiên, khi con từ giã gia đình, dù là vì lý do gì - đi học xa, đi làm xa hay lập gia đình và ra riêng - cha mẹ cũng thấy buồn vì cảm thấy như đã mất con. Có lẽ một số quý vị hiện đang trải qua kinh nghiệm này. Thương con, chúng ta mong cho con lớn khôn, nên người, nhưng cũng buồn khi thấy con không còn ở gần bên cạnh, chúng ta, nhất là không còn cần đến chúng ta nữa. Đây là cái buồn thông thường, tự nhiên, vì con cái sống với cha mẹ từ nhỏ đến lớn, bao nhiêu là thương yêu và kỷ niệm, bây giờ tách ra khỏi gia đình, làm sao cha mẹ không cảm thấy mất mát và không buồn được. Nhưng có nhiều cha mẹ buồn quá nhiều, đến nỗi không muốn con bước ra tự lập, có người còn gây khó khăn cho đời sống con. Chẳng hạn như có người thương con gái quá đến nỗi khi con đi lấy chồng thì than khóc, trách móc, rồi đâm ra ghét người con rể. Những bà mẹ chồng đối xử cay nghiệt với con dâu cũng chỉ vì không chấp nhận sự kiện đứa con trai mà mình nuôi dưỡng bao nhiêu năm bây giờ yêu một người đàn bà khác và đành lòng từ giã mẹ để gây dựng hạnh phúc với người đó. Đây cũng là lý do vì sao khi con lớn và sắp lìa gia đình để tự lập, cha mẹ thường hay than thân trách phận, hoặc phàn nàn trách móc con. Trong những dịp cưới hỏi thường có chuyện không vui giữa gia đình đôi bên cũng vì những tâm lý phức tạp lúc đó của cha mẹ.

Chúng ta thường nghe câu "con nhỏ lo chuyện nhỏ, con lớn lo chuyện lớn", cha mẹ nói câu này như một lời than nhưng thật ra than với sự thỏa vui trong lòng vì còn được lo cho con, và con còn cần đến mình. Khi con từ giã cha mẹ để tự lập, cha mẹ cảm thấy mất mát, vì con không còn cần đến mình nữa. Có những phụ huynh nhất quyết chống lại sự tự lập của con bằng cách viện cớ này cớ khác để buộc con khi lập gia đình vẫn ở chung với cha mẹ và mọi việc vẫn do cha mẹ quyết định. Có người thì cho con dọn ra riêng nhưng luôn luôn tìm cách xen vào gia đình của con.

Thánh Kinh ghi rằng, khi thiết lập hôn nhân, Đức Chúa Trời phán: "Người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu với vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt" (Sáng thế ký 2:24). Theo tiêu chuẩn của Đấng Tạo Hóa, khi lập gia đình, người đàn ông phải lìa cha mẹ để kết hợp với người bạn đời, xây dựng gia đình mới và làm chủ gia đình mới của mình. Có những trường hợp vì một hoàn cảnh đặc biệt nào đó đôi vợ chồng mới sống chung với cha mẹ, nhưng gia đình mới vẫn phải được xem là một đơn vị riêng biệt thì mới tránh được những điều không hay sau này. Đức Chúa Trời không bao giờ sai lầm trong lời dạy của Ngài và nguyên tắc của Ngài không bao giờ thay đổi. Điều đáng tiếc là có nhiều bậc cha mẹ không khuyến khích hoặc không bằng lòng cho con bước ra khỏi sự ràng buộc của mình nên gia đình mới của con gặp nhiều khó khăn. Khi một bạn trẻ lập gia đình, người đó phải tách ra khỏi những ràng buộc về kinh tế, tình cảm của gia đình cũ thì mới có thể hiệp nhất với người phối ngẫu. Dĩ nhiên là người con khi có gia đình riêng vẫn yêu thương và hiếu kính cha mẹ. Khi cha mẹ cần vẫn có mặt, giúp đỡ nhưng không sống dưới quyền của cha mẹ hay dưới sự bảo bọc của cha mẹ nữa.

Có nhiều lý do khiến cha mẹ không muốn con tự lập khi đã lớn khôn.

1. Cha mẹ xây dựng cuộc đời mình chung với cuộc đời con

Châm Ngôn 22:6 dạy như sau: "Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo, dầu khi nó trở về già cũng không hề lìa khỏi đó." Chữ quan trọng trong câu này là "con đường nó phải theo." Cha mẹ phải dạy cho con cái con đường chúng phải theo. Đây là con đường Chúa định cho con cái chứ không phải là con đường cha mẹ mong muốn. Đó là con đường theo ý Chúa vàø con đường trưởng thành, tự lập. Cha mẹ cần dạy dỗ, hướng dẫn thế nào để khi đến tuổi trưởng thành con sẽ khôn ngoan, tự lo tự lập chứ không phải lúc nào cũng níu áo mẹ, việc gì cũng phải chạy về hỏi cha. Cha mẹ cần hướng dẫn con cái trong đường lối Chúa để khi lớn khôn, con cái không lìa bỏ con đường tốt đẹp đó. Cha mẹ có trách nhiệm dạy con khi còn nhỏ những gì con cần học, để lúc khôn lớn, là lúc không còn có cha mẹ ở bên cạnh nhắc nhở, hướng dẫn, con cái vẫn có thể tự lo được.

Nhiều bậc cha mẹ vì vô tình, không hướng dẫn con trong con đường chúng phải theo nhưng hướng dẫn theo con đường cha mẹ mong muốn. Cũng có người xem cuộc đời con như là tiếp nối cuộc đời của mình, vì thế cố gắng giúp con làm những điều mà chính cha mẹ đã không làm được, hoặc giúp đạt được những mơ ước mà cha mẹ đã không đạt tới. Bao nhiêu ước mơ, hy vọng đều đổ dồn hết cho con. Con thành công kể như là mình đã thành công. Chẳng hạn như cha không học bác sĩ được, muốn con học bác sĩ để làm trọn điều ước mơ củamình. Mẹ mơ làm cô giáo nhưng không được, bây giờ muốn con theo con đường đó để nguyện vọng của mình được thỏa mãn. Những người làm như thế là xây dựng cuộc đời mình chung với cuộc đời của con. Vì thế khi con tách rời cha mẹ để có cuộc sống riêng, cha mẹ sẽ vô cùng đau đớn. Những người đặt hy vọng và niềm vui của mình nơi con cái và xây dựng đời sống mình chung với đời sống con sẽ không muốn con tách rời cha mẹ để tự lập.

Để tránh khó khăn này, chúng ta đừng để con tùy thuộc cha mẹ trong tất cả mọi việc nhưng nên tập cho con tự lo tự làm, bắt đầu từ những việc nhỏ khi còn nhỏ, dần dần càng lớn thì tự lo những việc lớn hơn. Chúng ta cũng cần hướng dẫn để con tự quyết định những việc liên quan đến cá nhân chúng. Văn hóa Tây phương cho con quá nhiều tự do nên con dễ hư hỏng, văn hóa Đông phương thì nắm giữ con quá chặt nên con trở thành phản loạn hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm. Bác sĩ James Dobson, nhà tâm lý học danh tiếng đã nói: "Nuôi con cũng như thả diều, phải biết lúc nào mở thêm dây cho diều bay cao. Nếu tháo dây quá nhiều, quá sớm, diều sẽ rơi xuống đất; Ngược lại, đến lúc diều phải bay cao mà chúng ta giữ dây quá chặt, diều sẽ bứt đứt dây và bay đi mất."

Theo lời Kinh Thánh dạy, tất cả những gì chúng ta có trên đời này là do Đức Chúa Trời ban cho. Dù là tài sản, vật chất hay con cái, ngay cả sự sống của chúng ta cũng là của Chúa, chúng ta chỉ là người quản lý. Trong vai trò quản lý, chúng ta chăm sóc, dạy dỗ con và dâng đời sống con cho Chúa sử dụng. Chúng ta không nắm quyền sở hữu con hoặc sử dụng con theo ý mình. Khi nuôi con, chúng ta cần nhớ rằng, con cái rồi đây sẽ có đời sống riêng. Con cái chỉ cần cha mẹ và sống bên cha mẹ khi còn nhỏ dại để được cha mẹ nuôi nấng, dưỡng dục. Nếu tâm niệm như thế khi con còn nhỏ, chúng ta sẽ không buồn khi con lớn khôn, từ giã gia đình để bắt đầu cuộc sống riêng. Trong văn hoá Á đông, nhiều người chấp nhận việc con gái lìa gia đình nhưng không chấp nhận con trai lìa gia đình. Có người ngày nay vẫn nghĩ rằng con gái là con của người ta, nuôi lớn rồi gả cho nhà chồng chứ cha mẹ không được nhờ, vì thế không trông mong gì nơi con gái. Đối với con trai thì ngược lại, cha mẹ kể đó là con của mình vì thế nắm giữ, không muốn buông con ra. Đây là quan niệm không công bình. Chúng ta cần yêu thương con trai con gái như nhau và sẵn sàng cho con tự lập khi con đến tuổi trưởng thành.



Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org

Tonka
#39 Posted : Friday, September 29, 2006 11:18:40 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Khi Con Đến tuổi tự lập
Bài 2


Một thiếu nữ nọ lập gia đình được ba năm, tâm sự với người bạn như sau: "Khi em đi lấy chồng, mẹ em buồn lắm. Bà dặn em là, dù vui với hạnh phúc mới, con đừng bao giờ quên mẹ ở nhà rất cô đơn, lúc nào cũng nghĩ đến con." Vì lời dặn đó, người con gái lúc nào cũng nghĩ đến mẹ, sợ mẹ thương nhớ rồi bị bệnh, vì thế nàng tìm cách giữ liên lạc với mẹ thường xuyên. Mỗi ngày, sau bữa cơm tối với chồng, người con gái gọi điện thoại nói chuyện với mẹ và hai người em khoảng vài tiếng đồng hồ, kể cho mẹ nghe những việc xảy ra trong ngày và hỏi thăm từng người trong gia đình. Ngày nào cũng vậy, cơm tối xong là người con gái bỏ ra một hai tiếng đồng hồ nói điện thoại với gia đình. Người chồng trẻ lúc đầu thông cảm nên kiên nhẫn chấp nhận. Nhưng việc này cứ xảy ra thường xuyên.

Buổi tối nào có việc đi đâu thì thôi, còn nếu ở nhà, cô vợ trẻ lại gọi điện thoại nói chuyện với mẹ và các em, không dành một thì giờ nào trò chuyện với chồng. Khi người chồng than phiền thì gia đình vợ bảo là anh ích kỷ và bỏ ngoài tai lời than phiền đó. Người vợ vẫn tiếp tục gọi điện thoại cho cha mẹ thường xuyên sau bữa cơm tối. Người chồng trẻ biết không thể thay đổi vợ nên khi thấy vợ cầm điện thoại lên là anh ra khỏi nhà để chạy bộ trong khu xóm. Sau một thời gian, thấy mình chạy giỏi nên anh tham dự các cuộc chạy đua cuối tuần, do thành phố tổ chức. Một ngày nọ, trong một lần chạy đua anh gặp một thiếu nữ xinh đẹp cũng thích chạy như anh và hai người cùng chạy với nhau thường xuyên. Trong khi đó vợ anh vẫn tiếp tục nói chuyện với cha mẹ mỗi buổi tối, không quan tâm đến sự bất bình của chồng. Sau ba năm chờ đợi, sự việc vẫn không thay đổi nên cuối cùng người chồng trả vợ lại cho bà mẹ và cưới người cùng chạy đua với anh lâu nay. Câu chuyện này mới nghe thấy như là chuyện không có thật, nhưng là chuyện có thật, do chính người trong cuộc kể lại. Người con gái trong câu chuyện này chưa sẵn sàng để lập gia đình, vì chưa thể lìa cha mẹ để kết hợp với người bạn đời. Cha mẹ cô cũng chưa sẵn sàng cho con lìa cha mẹ để có cuộc sống riêng nên đã khiến gia đình con bị đổ vỡ.

Cha mẹ nào khi nuôi con cũng mong con mau lớn. Khi cho con đi học, ta mong con học giỏi, mỗi năm mỗi lên lớp. Rồi chúng ta hãnh diện khi con đỗ đạt thành tài và có một chỗ đứng trong xã hội. Tuy nhiên, khi con phải từ giã gia đình để bắt đầu cuộc sống riêng, chúng ta cảm thấy buồn vì thấy như mình đã mất đi một cái gì quý giá. Cha mẹ nào cũng thương con và muốn được ở gần bên con mãi mãi, nhưng chương trình của Đức Chúa Trời cho đời sống con người lại khác. Chúa muốn con cái ở dưới sự bảo bọc của cha mẹ khi còn nhỏ, nhưng lúc khôn lớn phải lìa cha mẹ để gây dựng đời sống riêng.

Việc con cái lìa cha mẹ để tự lập là điều cha mẹ đã biết trước và cũng mong muốn nữa, nhưng khi ngày ấy đến, chúng ta vẫn cảm thấy đau buồn và mất mát. Đây là một tình cảm bình thường, dễ hiểu, vì sự phân ly nào cũng để lại đau buồn. Nhưng có một số phụ huynh quá đau buồn khi con lìa gia đình đến nỗi gây khó khăn cho con và mang lại thiệt hại cho chính mình. Có người nhất quyết ngăn cấm con tách ra khỏi gia đình, dù con đã trưởng thành và đã có gia đình riêng. Sở dĩ có tình trạng đó là có những lý do sau:

1. Cha mẹ xây dựng đời sống mình chung với đời sống con, xem cuộc đời con như là tiếp nối của cuộc đời mình.

2. Cha mẹ có mối quan hệ quá sâu đậm với con vì tình yêu giữa vợ chồng không mấy tốt đẹp.

3. Cha mẹ yêu thương con cách ích kỷ và muốn tiếp tục nắm giữ đời sống con.

4. Dù con đã lớn, cha mẹ vẫn xem con là nhỏ và như là sở hữu của mình.

5. Cha mẹ trông mong nơi con quá nhiều hoặc muốn con tùy thuộc mình mãi mãi.

Trong bài kỳ trước chúng tôi đã trình bày lý do thứ nhất, đó là: Cha mẹ xây dựng đời sống mình trên đời sống con và xem cuộc đời của con là tiếp nối của đời sống mình.

Nhiều người cố gắng nuôi con ăn học để con đạt được những ước mơ mà chính mình đã không đạt được. Họ dùng cuộc đời con để sửa lại những lầm lỗi hay thất bại trong cuộc đời của mình, lấy thành công của con làm niềm vui và hạnh phúc. Do đó khi con tách ra khỏi ra gia đình, họ thấy như một phần đời sống của mình đã chết.

Lý do II: Cha mẹ có mối quan hệ quá sâu đậm với con cái trong khi đó quan hệ vợ chồng lại không mấy tốt đẹp.

Lý do thứ hai khiến một số quý vị phụ huynh khó chấp nhận việc con tách rời khỏi cha mẹ để có đời sống riêng là vì cha mẹ có mối quan hệ quá sâu đậm với con. Đây là điều thường xảy ra trong những gia đình thiếu hạnh phúc. Trong những gia đình này, cha mẹ, nhất là người mẹ, có khuynh hướng dồn hết tình thương cho con, vì thế tình cha con hay mẹ con trở nên đậm đà, gần gũi hơn tình vợ chồng. Nếu người cha hay người mẹ thương con nhiều hơn là thương vợ thương chồng vàø tìm hạnh phúc nơi con cái thay vì tìm hạnh phúc trong đời sống hôn nhân, khi con đến tuổi trưởng thành, cha mẹ sẽ không muốn con lìa xa gia đình. Vì nếu con đi, hạnh phúc và niềm vui của cha mẹ cũng mất. Có những gia đình vợ chồng không thuận hòa và không muốn sống chung với nhau nữa nhưng vì con nên phải tiếp tục chung sống. Trong trường hợp này, đứa con là yếu tố ràng buộc cha mẹ, giữ cho cha mẹ không bỏ nhau, là cái đệm hoặc cái gạch nối giữa cha mẹ, vì thế khi con đến tuổi từ giã gia đình, cha mẹ khó chấp nhận điều đó. Thiếu sự hiện diện của con, cha mẹ không thể đối diện nhau, cũng không còn lý do để sống chung với nhau nữa.

Xem tình cha con hay tình mẹ con quan trọng hơn tình vợ chồng là điều không đúng với Lời Chúa dạy. Khi thiết lập hôn nhân, Đức Chúa Trời phán: "Bởi vậy cho nên, người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt" (Sáng thế ký 2:24). Khi nhắc lại câu này, Chúa Giê-xu cũng nói: "Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!" (Ma-thi-ơ 19:6). Kinh Thánh dạy rất nhiều về các mối liên hệ trong đời sống con người, nhưng chỉ có liên hệ vợ chồng được mô tả là "hiệp làm một" (Ê-phê-sô 5:31) và "ràng buộc suốt đời" (I Cô-rinh-tô 7:39).

Những lời dạy trên cho thấy Chúa muốn quan hệ vợ chồng là quan hệ sâu đậm và gần gũi nhất. Nếu chúng ta để cho bất cứ người nào, dù là con cái, chen vào giữa tình yêu giữa vợ chồng thì đời sống gia đình sẽ gặp khó khăn. Chương trình của Chúa là, con cái chúng ta lớn lên sẽ hiệp làm một với vợ hoặc chồng của chúng. Vì thế, cha mẹ cần chuẩn bị khi con còn sống trong gia đình, đừng xây dựng cuộc đời mình chung với cuộc đời của con, cũng không nên yêu thương và gắn bó với con nhiều hơn là yêu thương và gắn bó với vợ, chồng của mình. Tình phụ tử và tình mẫu tử cao đẹp và lớn lao nhưng không giống như tình vợ chồng mà cũng không thể thay thế tình yêu vợ chồng.

Đối với những người góa bụa hoặc hôn nhân đổ vỡ, phải hy sinh cả đời nuôi con, lúc con từ giã gia đình để tự lập thường là lúc đau buồn hơn hết. Hoàn cảnh những phụ huynh này thật là đáng thương. Vì thiếu tình yêu vợ chồng, các bậc cha mẹ này dồn hết tình thương cho con. Con cái là lẽ sống và niềm vui, cũng là đối tượng tình yêu của cha mẹ. Trong trường hợp này, người cha hay người mẹ đó phải thương con với tình thương không vị kỷ, phải hy sinh, nghĩ đến phúc lợi của con mới đủ can đảm cho con tự lập. Con cái trong những gia đình này cũng cần phải thông cảm với hoàn cảnh của cha hoặc mẹ, và tìm một giải pháp dung hòa để không vô tình gây thêm đau buồn cho cha mẹ.

Khi thiết lập hôn nhân, Đức Chúa Trời không định rằng con cái là yếu tố chính mang lại hạnh phúc cho hôn nhân. Con cái cũng không phải là mối dây ràng buộc vợ chồng với nhau. Theo lời Thánh Kinh dạy, vợ chồng phải ràng buộc với nhau bằng tình yêu. Yếu tố đem lại hạnh phúc cho hôn nhân là, vợ chồng yêu thương nhau bằng tình yêu chân thật và bền vững như tình yêu Chúa dành cho chúng ta và cả hai vợ chồng đều kính sợ Chúa mà vâng phục nhau. Nói một cách khác, yếu tố ràng buộc vợ chồng phải là tình yêu đôi bên dành cho nhau chứ không phải là con cái hay bổn phận đối với con cái (còn tiếp).




Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org


Tonka
#40 Posted : Friday, September 29, 2006 11:20:06 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)

Khi Con Đến tuổi tự lập
Bài 3


Có một đôi bạn trẻ nọ yêu nhau bốn năm mới dám nghĩ đến chuyện cưới hỏi. Lý do là vì người con trai đang sống chung với mẹ và bà mẹ rất là gần với con. Dù con đã sắp được ba mươi tuổi, đã ra đời đi làm mấy năm nay, bà mẹ vẫn xem con như đứa con nhỏ và vẫn kiểm soát mọi việc trong cuộc sống con. Bà không những biết con làm công việc gì, mà cũng biết công việc đó như thế nào, mỗi tháng con lãnh được bao nhiêu. Không những thế, mỗi khi đi đâu chàng thanh niên này vẫn phải xin phép mẹ, phải cho mẹ biết là đi đâu, với ai, mấy giờ về. Không những kiểm soát thì giờ mà tiền bạc của cậu con trai bà mẹ cũng kiểm soát hết. Con đi làm về phải đưa tờ giấy lương cho bà. Dù không biết làm sổ sách hay trả các chi phí hằng tháng nhưng bà biết tất cả những chi phí của gia đình và chi phí riêng của con. Bà biết con có bao nhiêu tiền, cất giữ ở trương mục nào, nhà băng nào. Bà mẹ này quen chăm sóc mọi việc cho con khi còn nhỏ nên dù bây giờ con đã lớn, đã có thể tự lo, bà vẫn tiếp tục nắm giữ và kiểm soát tất cả. Lúc nào bà cũng xem con như là thằng bé con của bà ngày trước. Khi biết con có bạn gái, bà buồn lắm, vì bà không muốn một người nào xen vào giữa bà và đứa con trai yêu quý. Nhưng bà biết con đã lớn, cần phải có gia đình, hơn nữa bà cũng mong có cháu bồng nên dần dần bà chấp nhận người bạn gái của con. Người con gái đó hiền lành dễ thương nên sau một thời gian cũng đã lấy được cảm tình của bà.

Tuy nhiên nan đề của đôi bạn trẻ này là lúc nào bà mẹ cũng muốn tham dự vào những sinh hoạt của hai người. Khi người con gái đến nhà chơi, bà mẹ ra tiếp chuyện. Khi hai người đi ăn với nhau phải mời bà, nếu không thì bà không vui. Cuối cùng, khi hai người quyết định tiến tới hôn nhân và chọn ngày làm đám cưới, bà mẹ rất vui nhưng bà muốn để bà tính toan lo lắng mọi chi tiết, dĩ nhiên là theo ý bà. Nhưng khó khăn lớn nhất mà đôi bạn trẻ phải đương đầu hiện nay là, bà mẹ muốn cùng đi trong chuyến tàu du hành mà hai người đã chọn cho tuần trăng mật của họ.

Thưa quý thính giả, đây là một trường hợp điển hình của những bậc phụ huynh không cho con lìa cha mẹ để có cuộc sống riêng. Trường hợp này hơi đặc biệt nhưng trong một số gia đình, các bậc cha mẹ cũng thường tìm cách nắm giữ con, không muốn con tách rời cha mẹ để tự lập. Có người cho con tự lập nhưng cứ hay xen vào những vấn đề riêng tư của gia đình con. Như chúng tôi chia xẻ trong một Câu Chuyện Gia Đình gần đây, có nhiều lý do khiến cha mẹ không muốn con tách rời cha mẹ để tự lập. Chẳng hạn như :

1. Vì cha mẹ xây dựng cuộc đời mình chung với cuộc đời con, xem con như là tiếp nối của đời sống mình.

2. Cha mẹ có mối quan hệ quá sâu đậm với con vì hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc.

3. Cha mẹ yêu thương con cách ích kỷ và muốn tiếp tục kiểm soát đời sống con.

4. Dù con đã lớn, cha mẹ vẫn xem con còn nhỏ vàø nghĩ rằng con thuộc quyền sở hữu của mình.

5. Cha mẹ trông mong nơi con quá nhiều và muốn con tùy thuộc mình mãi mãi.

Có những đôi vợ chồng khi chưa có con cái thì chăm sóc nhau rất là chu đáo, nhưng khi có con rồi, dành hết thì giờ cho con và quên đi người phối ngẫu. Những bà mẹ trẻ khi có đứa con đầu lòng thường hay vấp phải điều này. Trong một số gia đình, con cái là đối tượng của tình yêu và là mối quan tâm chính của hai vợ chồng. Điều này thường xảy ra trong những gia đình mà vợ chồng có những nan đề to lớn, không giải quyết được. Trong trường hợp này, người chồng thường tìm vui thỏa nơi công việc hay bạn bè, còn người vợ dồn hết thì giờ và tình thương cho con, vì con là niềm vui của mình. Xem con quan trọng và gần gũi hơn người phối ngẫu là điều rất nguy hiểm. Nó dễ khiến vợ chồng không gắn bó với nhau và khi con lớn, khó chấp nhận việc con xa lìa cha mẹ để tự lập. Đức Chúa Trời không định rằng quan hệ cha mẹ và con cái là quan hệ mật thiết nhất và cha mẹ phải dành hết thì giờ, tâm trí để lo cho con. Theo Lời Chúa dạy, quan hệ vợ chồng là mối quan hệ quan trọng nhất, gần gũi nhất trong cuộc sống con người, thứ đến mới là quan hệ giữa cha mẹ và con cái, rồi đến quan hệ với những người khác. Vợ chồng cần xây dựng cho tình yêu của mình cho bền chặt rồi cả hai cùng lo cho con cái. Nếu vợ chồng quý nhau, cần nhau và gắn bó với nhau thì khi con cái từ giã gia đình để tự lập, chúng ta cũng buồn nhưng chỉ buồn ít và sẵn sàng chấp nhận, thông cảm với con chứ không buồn đến nỗi gây khó khăn cho con. Có một điều lạ là, nếu cha mẹ không cầm giữ nhưng cho con ra đi cách vui vẻ, thoải mái, các con sẽ trở về thăm thường xuyên, có khi còn muốn ở gần bên cha mẹ nữa. Ngược lại, nếu cha mẹ ngăn cản, buồn giận và gây khó khăn cho con, các con sẽ muốn lìa gia đình sớm, tìm cách đi xa và không dám sống gần bên cha mẹ.

Quý vị đang xây dựng hạnh phúc trên tình yêu vợ chồng hay tình yêu dành cho con cái? Thật tội nghiệp cho những đứa con cha mẹ dùng để giữ cho gia đình khỏi tan vỡ. Khi biết điều đó, con cái hoặc sẽ lo lắng, không dám lìa cha mẹ để gây dựng cuộc sống riêng hoặc sẽ tìm cách thoát ly gia đình trước khi đến tuổi trưởng thành.

Lý do III: Cha mẹ thương con bằng tình thương ích kỷ và muốn cầm quyền trên đời sống con

Có những cha mẹ khi con muốn đi học xa hoặc dọn ra riêng thì buồn giận và buộc con phải thay đổi dự tính đó. Những bậc phụ huynh này thương con và lo lắng cho con rất nhiều. Khi con còn nhỏ thì lo miếng cơm manh áo, lo việc học hành. Khi con lớn vẫn tiếp tục lo cho con mọi sự, từ chuyện nhỏ như miếng ăn, quần áo đến chuyện lớn như chọn ngành nghề và chọn vợ chọn chồng cho con. Những phụ huynh này thương con nhiều nhưng thương với tình yêu ích kỷ. Thật ra họ thương chính mình hơn là thương con, họ sung sướng khi thấy con còn cần cha mẹ, tùy thuộc cha mẹ và chỉ vui khi con vâng lời cha mẹ trong mọi sự. Nếu con có ý gì khác với ý của cha mẹ hay không làm đúng theo sự suy tính của cha mẹ thì cha mẹ sẽ buồn giận ngay, cho con làbất hiếu, không thương, không biết nghĩ đến công ơn cha mẹ.

Một đặc điểm khác của những cha mẹ thương con cách ích kỷ là muốn nắm quyền trên con. Họ lo lắng cho con mọi thứ vì muốn kiểmsoát đời sống con hoàn toàn. Con cái chỉ được làm điều gì cha mẹ cho phép, học ngành nào cha mẹ đồng ý và lập gia đình với người cha mẹ chọn lựa. Có người xem việc hôn nhân của con như là của chính mình, mình đồng ý thì mới được. Những phụ huynh thích cầm quyền kiểm soát con cái thường không muốn con lìa cha mẹ như Lời Chúa dạy. Họ không nói thẳng ra như thế nhưng thường viện nhiều lý do để ngăn cản. Chẳng hạn như khi con muốn đi học xa hay đi làm xa, cha mẹ sẽ bảo rằng con đi như thế lỡ đau ốm không ai lo. Nếu con muốn ra riêng thì bảo là tốn kém lắm, không sống nổi, hoặc nói rằng người chung quanh sẽ gièm pha. Có người thì dùng hoàn cảnh đơn chiếc hay tình trạng sức khoẻ yếu kém của mình để ngăn cản con bước ra tự lập. Thật ra, có những bậc cha mẹ sống trong hoàn cảnh thật đáng thương mà con cái phải biết nghĩ lại, biết hy sinh và lo cho cha mẹ trước rỗi hẵng nghĩ đến hạnh phúc của mình, Nhưng cũng có những trường hợp cha mẹ còn đầy đủ, khoẻ mạnh, nhưng muốn tất cả con trai, con gái, dâu rể đều quây quần dưới một mái nhà và cha mẹ là chủ đại gia đình. Những đại gia đình sống như thế thấy rất vui vẻ nhưng thường không tránh được nan đề giữa người này với người kia. Những đôi vợ chồng trẻ sống chung với đại gia đình được có người lo việc cơm nước hoặc chăm sóc con cái để rảnh rang đi làm, đi học, nhưng đồng thời phải chịu những gò bó và thiếu sự riêng tư cho gia đình nhỏ bé của mình. Và điều bất lợi là, những người con trai đã có vợ mà sống chung với cha mẹ sẽ không thật sự làm chủ gia đình của mình như Lời Chúa dạy; những người con gái có chồng mà mẹ vẫn lo cơm nước cho mỗi ngày sẽ không trở nên người nội trợ giỏi, không biết quán xuyến việc nhà, không biết nuôi dạy con cái. Những người con được cha mẹ bảo bọc như thế dễ có tính ỷ lại vào người khác và dù lớn tuổi vẫn chưa trưởng thành.

Thánh Kinh dạy: "Mỗi một người trong anh em chớ chăm về lợi riêng mình nhưng phải chăm về lợi kẻ khác nữa" (Phi-líp 2:4). Câu này hàm ý rằng chúng ta đừng chỉ nghĩ đến quyền lợi và hạnh phúc của mình nhưng cũng nghĩ đến quyền lợi và hạnh phúc của người khác. Áp dụng vào việc cho con cái tự lập, chúng ta có thể nói: cha mẹ không nên chỉ nghĩ đến nỗi cô đơn hay thẩm quyền của mình nhưng cũng hãy nghĩ đến niềm vui và hạnh phúc của con nữa. Là cha mẹ, chúng ta ai cũng thương con và sẵn sàng hy sinh cho con. Nhưng chúng ta cần cẩn thận, đừng thương con quá đến độ xây dựng niềm vui và hạnh phúc của mình trên đời sống con hoặc thương con cách ích kỷ, muốn con ở dưới quyền của cha mẹ và cần đến cha mẹ mãi. Nếu cha mẹ thương con như thế, con sẽ trở nên hèn yếu, không trưởng thành, không thể tự lập. Con cũng có thể bất bình, chống lại cha mẹ hoặc tránh xa cha mẹ. Khi cha mẹ ràng buộc với con quá nhiều con sẽ cảm thấy mình là đứa con bất hiếu, có lỗi với cha mẹ khi nghĩ đến chuyện ra riêng, tự lập và vì lý do đó, niềm vui và hạnh phúc của con sẽ không trọn vẹn.

Cũng có người vì hoàn cảnh, sau khi lập gia đình vẫn sống chung với cha mẹ nhưng rất là thoải mái, vì dù sống chung dưới một mái nhà, cha mẹ không xen vào đời sống con nhưng thông cảm với con và tôn trọng gia đình của con. Đây là những bậc cha mẹ thương con và nghĩ đến hạnh phúc của con. Không thương con bằng tình yêu ích kỷ, không kết hợp cuộc đời mình với cuộc đời con nhưng sẵn sàng cho con lìa gia đình để tự lập, sống với gia đình mới, vui hưởng hạnh phúc Chúa ban. Những bậc phụ huynh này không đau buồn khi con từ giã gia đình nhưng trái lại, hãnh diện và sung sướng thấy mình đã đào tạo nên một người hữu ích cho Chúa và cho xã hội (còn tiếp).



Minh Nguyên
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành


www.tinlanh.org


Users browsing this topic
Guest (19)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.