Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages«<234
Chuyện Việt Nam
xv05
#61 Posted : Tuesday, July 15, 2008 2:28:19 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Mấy bài trên của chị Gdt gởi lên thật là cảm động!

Em chợt nhớ hồi xưa ở VN, có một ông bán cà rem dạo (đây là một ông khác chớ không phải cái ông em kể bên mục "Biển (Cà-Cuống)" của chị Tonka), ông đi chân không vì nghèo quá khg có tiền mua dép. Má của em bèn mua cho ông một đôi dép. Mấy ngày sau gặp, lại thấy ông đi chân không.
Giờ lâu lâu chợt nhớ chuyện cũ, em hiểu ra rằng ông đem đôi dép cho con hoặc cháu rồi, còn mình thì chịu đi chân đất.
gdt
#62 Posted : Saturday, August 9, 2008 9:00:40 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0


Bé trai bị mẹ bỏ rơi ở khu vực Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, bị súc vật cắn mất một chân bên phải và cả bộ phận sinh dục ngay khi mới sinh ra giờ được một gia đình ở Hà Nội nhận về làm con nuôi.



Chỉ còn một chân trái nhưng bé Nhân vẫn có thể thoăn thoắt bò khắp nhà.



Vừa đọc được từ Tuổi trẻ về thằng bé này

Bé Phùng Thiện Nhân sẽ đi Mỹ chữa bệnh

TT(Hà Nội) - Ngày 8-8, tin từ Quỹ Phòng chống thương vong châu Á cho biết Phùng Thiện Nhân - em bé người Quảng Nam bị súc vật cắn mất chân và bộ phận sinh dục - sẽ lên đường đi Mỹ chữa trị vào tuần tới.


Ông Greig Craft - chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á - và nhiều bạn bè đã đứng ra sắp xếp, tổ chức chuyến đi này cho Thiện Nhân cùng cha mẹ nuôi. Bé Nhân sẽ được tài trợ điều trị tiết niệu tại một bệnh viện ở New Hampshire và lắp chân giả tại Chicago. Cộng đồng người Việt tại Seattle, Chicago, Boston và Los Angeles sẽ đón tiếp bé Nhân và gia đình trong suốt thời gian chữa bệnh tại Mỹ.

LAN ANH
gdt
#63 Posted : Saturday, August 9, 2008 9:05:05 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Sau tin vui của bé Thiện Nhân là một tin "tức bực " Eight Ball[}:)]

Hoạt động cứu trợ: Quy về một mối!


TT - Hình ảnh đoàn cứu trợ của các đơn vị, cơ quan báo chí, doanh nghiệp đến trực tiếp vùng thiên tai, hỏa hoạn, sự cố lớn giúp đỡ người dân bị nạn từ nay sẽ không còn. Trước nhiều ý kiến băn khoăn khác nhau về việc này, bà Hà Thị Liên - ủy viên ban thường trực Mặt trận Tổ quốc VN - giải thích:

Mời các AC quan tâm xem chi tiết ở đây
http://www.tuoitre.com.v...cleID=272925&ChannelID=3
Tonka
#64 Posted : Sunday, August 10, 2008 12:21:08 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Còn phia người ta mới đưa cho quý vị Tongue
xv05
#65 Posted : Sunday, August 10, 2008 8:34:00 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Vn ngaỳ nay mà, một chuyện tốt thì sẽ có một tỷ chuyện bực caí mình đó đa.

Nhớ hồi xửa hồi xưa ở VN có một ông tông tông có noí một câu muôn đời vẫn còn đúng... "Đừng nghe những gì (...) nói mà hãy nhìn kỹ những gì (...) làm... "
Binh Nguyen
#66 Posted : Sunday, August 10, 2008 11:53:31 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Chẳng biết ông ĐD hay ông VQ viết trên TB, độc giả nhờ mấy ông viết tin tức ở VN, ông bảo muốn ông viết "tin tức" hay là tin "tức mình". Phải công nhận là tiếng Việt Nam hay! Đọc báo toàn những tin "tức mình"! Sáng nay vừa đọc chuyện "Tặc hôn", phải phán một câu "thiệt là bậy bạ!"

BN.
Binh Nguyen
#67 Posted : Monday, August 11, 2008 11:20:58 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Nói, mà không nói hết, mọi người sẽ thắc mắc chuyện gì gọi là "Tặc hôn"? Dân tộc H'mong ở Việt Nam, hiện nay, vẫn còn "tục lệ" bắt cóc con gái 13, 15 tuổi đem về bắt làm vợ mình, mà không ai can gián được, hỏi tới chính quyền, họ biểu đó là "tục lệ", thiệt là "tục" thiệt!

BN.
gdt
#68 Posted : Saturday, August 23, 2008 8:02:47 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Đọc được trên báo Tuổi trẻ

Chuyện học ở U Minh


TT - Xóm dân cư Đội 13 (thuộc ấp 19, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau) ngoi ngót trong mưa, đường thôn lầy lội. Anh lái đò ở xóm nói: "Năm nào cũng vậy, trước đầu năm học mới là xóm này êm ru. Không ai nhậu nhẹt, vui chơi gì hết. Họ khổ về cái chuyện học của con mình!".


Vái trời cho con thi trượt

Ở vùng quê nghèo này, trẻ em học đến lớp 5 là phải lội đường sình lầy 3-4km mới đến được lớp học. "Cả Đội 13 có 98 hộ dân thì nghèo hết 94 hộ. Chỉ trừ thằng Dương Đình Huấn, con của vợ chồng Ba Bình, không có đứa nào học quá lớp 9. Chúng nghỉ hết ở cấp I, một số ít vượt được đến nửa lớp 9 là cùng" - ông Tư Tiến, một lão làng ở xóm, cho biết.

Thế nhưng mẹ của Dương Đình Huấn vào năm 2006 đã từng phải đành đoạn khẩn cầu cho con mình thi trượt. Mùa hè ấy xóm dân cư Đội 13 có một sự kiện: Huấn đỗ tú tài. Cả xóm mừng, người này khoe với người kia, nhưng vợ chồng Ba Bình thì trằn trọc cả đêm không sao ngủ được. Ông bà không tìm đâu ra tiền cho con đi thi đại học. Cuối cùng bà Ba Bình chợt nhớ đến đôi bông tai cưới của mình. Không suy nghĩ gì, trời vừa hửng sáng bà lủi thủi mang đi cầm lấy tiền cho con đi thi.

Huấn đi thi, ở nhà bà Ba Bình nói với chồng và hai đứa con gái: "Vái trời cho thằng Huấn thi rớt đại học, tôi cúng cặp vịt tạ đất trời". Bà lý giải việc làm ngược ngạo của mình: "Chỉ có rớt đại học nó mới cam tâm từ bỏ việc học. Chứ đậu mà không đi học được vì nghèo nó sẽ bị sốc, mình cũng đau lòng. Tôi hiểu rõ tính nó, mê học hơn ăn". Nhưng Huấn lại đậu. Trong đêm đầu tiên Huấn nhận được giấy báo trúng tuyển đại học quản trị kinh doanh, cả nhà Huấn mất ngủ. Cha Huấn nằm trên võng, rít thuốc đỏ tàn. Mẹ Huấn ngồi ở đầu võng cạnh chồng ưu tư.

Với sáu công ruộng lúa đất phèn chua thất bát nhiều năm, một thẻo rừng tràm èo uột, chưa thấy hi vọng khai thác được. Ông bà tính mãi không ra con đường nào giúp Huấn ăn học đại học ở Cần Thơ. Bế tắc, bà Ba Bình nói thẳng với con trai: "Gia cảnh nghèo con hãy nghỉ học". Huấn chết lặng. Ánh đèn dầu leo lét phản chiếu giọt nước mắt lưng tròng trên mắt Huấn. Em gái Huấn, Dương Chúc Xuân, cũng gục đầu lên hai đầu gối trên bộ ván ngựa đối diện. Ông Ba Bình cứ ngó lơ lên trần nhà, không dám nhìn các con. Rất lâu, không ai nói lời nào.




Bỗng Chúc Xuân ngẩng đầu gạt nước mắt: "Con sẽ nghỉ học, đi làm công nhân lấy tiền cho anh Ba đi học". Rồi Xuân bước xuống đất, đi như chạy vào buồng ôm gối rấm rứt. Dù đang là học sinh lớp 8 Trường THCS Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau), nhưng Xuân quyết định nghỉ học.

Sáng hôm sau Xuân lặng lẽ lên đường, mang theo giấy chứng minh của chị Hai để nâng cho đủ tuổi làm công nhân. Sau đó một năm, chị của Xuân là Dương Thùy Trang cũng chấp nhận nghỉ học theo em ra TP Cà Mau làm công nhân góp tiền nuôi em trai ăn học. Vậy là Huấn được tiếp tục đường học, nhưng phải chuyển nguyện vọng về học cử nhân Anh văn tại Cà Mau để giảm bớt gánh nặng chi phí cho chị Hai và em Xuân.

Đó là câu chuyện thường được kể ở đây mỗi khi có ai nhắc đến chuyện học hành. "Đến nay xứ u tịch này vẫn chưa tìm ra thêm một đứa thứ hai học hết lớp 9. Trẻ con vẫn phải xách lồng đèn lúc 4g30 lội 7-8 cây số đến trường. Và nhiều bậc cha mẹ làm lụng đến thối hết móng tay vẫn không đủ tiền cho con nhập học ngày khai trường" - chị Lê Hồng Tươi, một người dân ở xóm, kể.

Chén cơm nước mắt đầu năm học

Chị Tươi vừa dứt lời thì một người đàn ông bật khóc. Đó là anh Mười Triệu - người nãy giờ ngồi nghe không ý kiến. Hóa ra chị Tươi đã khơi trúng nỗi đau mà mấy ngày qua khiến Mười Triệu mất ăn mất ngủ. Câu chuyện của Mười Triệu thật xót xa.

Nhà anh Mười Triệu ở đầu Kinh Số Tư, căn nhà nghèo được vá víu bằng dừa, tràm tum húm. Vợ anh là Nguyễn Thị Xuân, cao ráo, thanh thoát. Các con cũng giống mẹ, mặt trái xoan, mắt tinh anh. Đứa nào cũng thông minh, học giỏi, ai thấy cũng thương. Hai con gái lớn của Mười Triệu là Phan Thị Hồng Sang và Phan Thị Cầm hai năm trước đã khóc cả tuần khi biết mình phải từ giã ghế nhà trường vì nhà không đủ tiền. Bây giờ, đầu năm học mới 2008-2009, vợ chồng Mười Triệu lại phải một lần nữa đớn đau khi dự định cho đứa con gái út Phan Thị Như, 12 tuổi, tiếp tục thôi học.

Chị Xuân kể cả tuần liền hai vợ chồng tính hoài không ra cách nào để không đói mà bé Như vẫn được học tiếp. Mười Triệu có ý định cho Như vào học hai tháng, rồi tìm thầy giáo của Như xin phép cho nghỉ học khoảng hai tháng tiếp theo để cả nhà lên Bình Dương làm công nhân kiếm chút tiền, khi có tiền sẽ trở về cho Như học tiếp. Anh chỉ băn khoăn không biết thầy giáo có cho phép như vậy không, rồi đi hỏi những người hàng xóm về dự tính của mình đúng hay sai. Ai cũng lắc đầu, làm gì có chuyện học sinh được nghỉ đến hai tháng.

Trong bữa cơm đạm bạc rau muống chấm tương kho, bé Như hỏi cha mình: "Năm nay cho con học nữa không cha?". Câu hỏi bất ngờ khiến Mười Triệu đỏ mặt. Anh cố điềm tĩnh, gắp mấy cọng rau muống bỏ vào chén cho Như: "Con ăn cơm đi, chuyện đó từ từ tính". Ánh mắt trong trẻo ngây thơ, Như nhìn cha van nài: "Cha chỉ mua cho con sách thôi, khỏi mua đồ mới!". Nghe con nài nỉ, mặt Mười Triệu dài ra. Anh và cơm lia lịa như sợ chậm nó sẽ hóa đá. Nước mắt Mười Triệu đã rớt xuống chén cơm.

Buồn, Mười Triệu lại bỏ đi nhậu, chị Xuân tìm cách thỏ thẻ với con gái út, cắt nghĩa cho con nghe về cái nghèo khó của gia đình: "Ở đây bây giờ sắp hết mùa làm ruộng, phải lên thành phố làm ăn con à. Mẹ tính dắt các con đi theo, bỏ cha con ở lại coi nhà, coi ruộng. Vài tháng có tiền về cho con đi học tiếp". Như đáp: "Con đi theo cũng đâu làm được gì, cho con ở lại với cha đi học". "Cha con hư lắm, hay nhậu quá, ai nấu cơm con ăn?". "Hôm nào cha nhậu, con nấu mì ăn".

Nghe Như nói, chị Xuân chỉ còn biết ôm con vào lòng và khóc.

QUANG VINH - TRẦN VŨ

______________________

Về xã Đất Mũi mùa khai trường, thấy nhiều người đang lo làm sao cho trẻ thôi đi về phía biển, để bám lớp học hành. Nhưng với nhiều người thì chỉ còn biết ngồi bó gối chờ trời yên biển lặng để ra khơi đánh bắt.
Tonka
#69 Posted : Sunday, August 24, 2008 12:08:12 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Cái đất nước gì mà kỳ cục vậy không biết nữa DeadSad
hoavothuong
#70 Posted : Tuesday, June 30, 2009 9:51:09 AM(UTC)
hoavothuong

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 127
Points: 0

Moi doc bai viet nay

Ăn bám... trẻ em - Kỳ 1: Kiếm tiền nuôi người lớn

http://www.tuoitre.com.v...cleID=323936&ChannelID=3

Xem videoclip cung de tai

http://media.tuoitre.com.vn/index.aspx#Media,24249


Tonka
#71 Posted : Tuesday, June 30, 2009 10:41:58 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Không biết những bài phóng sự như vậy có gây được tác dụng gì với những người đang ngồi vắt vẻo trên ngai vàng hay không? Question

PC
#72 Posted : Wednesday, December 2, 2009 6:30:13 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Đột kích 'ổ' chăn dắt ăn xin lúc nửa đêm

Rạng sáng 2/12, cảnh sát phối hợp cùng Câu lạc bộ phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, Bình Dương bất ngờ kiểm tra một nhà trọ, phát hiện 9 người là trẻ em và người già được nuôi tại đây để hành nghề ăn xin.

Thông tin ban đầu, Trịnh Viết Thuận (sinh 1978, Thanh Hóa) và vợ là Phạm Thị Hòa (1979, Hải Phòng) cùng chị ruột Phạm Thị Đạt thuê năm phòng trọ tại khu phố 6, phường Phú Hòa để ở và nuôi 9 người già, trẻ em. Trong đó, có cụ hơn 80 tuổi và có cháu chỉ 11 tuổi.

Hằng ngày, nhóm chăn dắt đưa 9 người già và trẻ em đến các khu chợ, chùa và cây xăng... để ăn xin. Có 2 thanh niên được thuê chuyên đưa đón những người hành khất theo thời gian rõ ràng với các ca làm việc sáng, trưa, chiều tối.

Trung bình mỗi ngày, 9 người trong nhóm xin được từ 200.000 đến 400.000 đồng và nộp hết cho vợ chồng Thuận.

Mỗi tháng, Thuận trả cho mỗi người khoảng 600.000 - 700.000 đồng và lo toàn bộ chi phí ăn ở.

Theo điều tra, những người này đến hành nghề tại Bình Dương được khoảng 3 năm.

Vụ việc đang được tiếp tục xác minh, làm rõ.

Tuệ Mẫn
viethoaiphuong
#73 Posted : Tuesday, August 3, 2010 6:35:56 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Quốc nạn ở Việt Nam: Tất cả đều tuồn xuống sông


Việt Nam, một đất nước nổi tiếng có bờ biển dài và hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt đổ ra biển, có lẽ vì thế mà Việt Nam có thói quen tất cả chất thải đều tuồn xuống sông rồi sông cuốn trôi tống ra biển cho tiện?


Rác ngập ven sông ngay chỗ có tấm bảng “Dòng Sông Không Rác” ở thành phố Cà Mau. (Hình: Tuổi Trẻ)

Từ “cầu tõm” ra sông

Khu vực đồng bằng miền Nam nổi tiếng cả nước với “đặc sản” cầu tõm cũng bởi miền Nam là nơi tập trung hệ thống kênh rạch, sông ngòi nhiều nhất nước. Càng vào vùng sâu vùng xa, chỉ cần ngồi dưới xuồng chạy lòng vòng các kênh rạch là bạn sẽ nhìn thấy cầu tõm dọc hai bên bờ nhiều vô kể dù từ năm 1995 nhà nước đã ban hành quy định cấm làm cầu tõm.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 24 tháng 6, 2010, tính đến ngày 23 tháng 6, 2010, đi khắp các xã của hai huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) nơi nào cũng thấy bóng dáng cây cầu tõm hiện diện trong vườn nhà dân. “Tất cả 4 ấp của xã đều đạt danh hiệu ấp văn hóa và đều có cầu tiêu ao cá với nguồn nước thông ra sông rạch trong vùng. Nhiều người dân phải sử dụng cầu tõm vì họ ở vùng đất thấp, thường xuyên ngập nước, không thể xây dựng được cầu tiêu tự hoại,” ông Phan Văn Giang, bí thư đảng ủy xã Tân Hội (Bến Tre) nói.


Cầu tiêu làm trên con rạch. Khi nước lớn, muốn “tõm,” phải leo qua một cái cầu khỉ trơn trợt.Nếu không bám chặt, sẽ “tòm” cả người xuống nước, hết cả “tõm.” (Hình: Internet)

Cầu tõm không phải là “sản phẩm độc quyền” của dân đồng bằng miền Nam, mà đồng bằng miền Bắc cũng góp phần “cạnh tranh” và cũng “nổi tiếng” không kém. “Từ điển” tiếng lóng của giới “giang hồ mạng” giải thích: Từ “Anh hùng núp” chỉ cảnh sát giao thông, “Dân bọ” chỉ người Bắc Trung Bộ từ Nghệ An đến Quảng Trị, “Dân cá gỗ” chỉ người Nghệ An, “Dân củ mì” chỉ người Bình Ðịnh và “Dân cầu tõm” chỉ người Nam Hà.

Ðến rác thải đổ xuống sông


Theo Tuổi Trẻ (24 tháng 2, 2010), hiện nay, nhiều con sông ở Hà Nội đã bị biến thành sông rác. Rất nhiều loại phế thải từ dịp tết, từ những cành đào, quất chưng xong sau tết bỏ đi đến lá gói bánh chưng, vỏ hộp mứt kẹo, chiếu rách, bàn thờ cũ... được tập trung vứt xuống sông. Trên sông Tô Lịch, rác thải nổi lềnh bềnh chiếm gần hết dòng chảy. Nhiều miệng cống thoát nước bị các túi rác thải ùn ứ lại thành từng đống bốc mùi khó chịu. Rất thải cũng dồn đầy ở đoạn sông Nhuệ ngay chân cầu Tó.

Những năm gần đây, nguồn nước thải và rác rưởi sinh hoạt của cư dân dọc đôi bờ đã đầu độc và đang khai tử sông Ðào (Nghệ An). “Một số hộ dân thường ngày tập kết rác tại điểm vắng, đêm đến bí mật tuồn rác xuống sông, rác cũ vừa ‘lặn’ xuống sông đã mọc lên đống rác mới, cái ‘quy trình xử lý rác’ ấy cứ triền miên năm này qua năm khác.”

Cũng theo Tuổi Trẻ (4 tháng 3, 2010), nhiều dòng sông ở tỉnh cà Mau hiện nay đều ngập rác. Hằng ngày, tại chợ nông sản Cà Mau (phường 7, thành phố Cà Mau) nơi thuyền ghe tấp nập lên hàng, rất nhiều người mua bán các loại nông sản, hàng hóa cứ vô tư tống thẳng đủ loại phế phẩm, rác rưởi xuống sông. Dọc hai bên bờ sông hiện có gần 500 hộ dân sinh sống, rất nhiều gia đình thường xuyên xả rác sinh hoạt, nước thải xuống sông. Anh Trần Kỳ Công (cư dân Cà Mau) bức xúc: “Chưa bao giờ sông rạch vùng này tràn ngập rác như hiện nay. Cứ 1-2 tuần là máy đuôi tôm của tôi bị gãy chân vịt vì chém phải vỏ dừa hoặc quấn đầy bọc nilông.” Nhiều ghe tàu khác cũng bị chết máy vì rác như trường hợp vừa nêu.

Tuyến kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu xuôi về hướng Tân Thành (phường 6, thành phố Cà Mau) cũng đầy rác. Rất nhiều tàu qua lại đã rẽ nước đẩy đủ loại rác (bọc nilông, thùng xốp, phế phẩm nông sản...) tấp vào dầy đặc mé kênh hai bên. Tại chợ Tắc Vân (Cà Mau), rác cũng dầy đặc dưới các trụ nhà sàn. Kênh xáng Cà Mau-Bạc Liêu đã trở thành túi rác hứng đủ mọi phế phẩm từ hệ thống nhà vệ sinh và rác thải sinh hoạt hằng ngày của người dân đổ xuống. Còn ở thị trấn Thới Bình (huyện Thới Bình, Cà Mau), mỗi ngày có hàng tấn rác thải của người dân ở dọc ngã ba Tắc Thủ đến thị trấn Trần Văn Thời (Cà Mau) xả xuống sông Ông Ðốc.

Việt Báo cho hay, khu Trung tâm Thương mại Cái Khế-Cần Thơ (TTTMCK) là nơi sầm uất nhất hiện nay của thành phố Cần Thơ, nhưng điều trớ trêu là nó thải tất cả mọi thứ dơ bẩn xuống dòng sông Cái Khế. Sông Cái Khế vì thế mỗi ngày một đen thêm và hôi thối.

Và chất thải công nghiệp cũng ra sông

Vụ xả chất thải ra sông “đình đám” nhất là vụ công ty Vedan xả chất thải công nghiệp ra sông Thị Vải, khiến dòng sông này bị “bức tử” vì chất độc, đời sống người dân phụ thuộc vào dòng Thị Vải cũng “hấp hối” theo. Hiện nay, nông dân Ðồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Giờ đang tự mình chuẩn bị khởi kiện Vedan ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.


Rác, phế thải xây dựng dưới chân cầu 72 làm tắc nghẽn dòng chảy sông Ðáy. (Hình: Hà Nội Mới)

Ở Sài Gòn, nhà máy sửa chữa tàu biển SaiGon Shipmarin “chơi” luôn nước bắn rửa thành tàu chứa sơn, nước thải chứa dầu nhớt, cát bắn sơn và gỉ tàu (chưa qua xử lý) xuống sông Nhà bè công khai không cần giấu giếm.

“Năm năm nay, nhiều hộ dân ấp Ðá Hàng, xã Hiệp Thạnh, Gò Dầu, Tây Ninh phải sống trong ô nhiễm do nhà máy sản xuất của công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh gây ra. nhà máy sản xuất của công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh xả thải sông Vàm Cỏ Ðông.”

Ngày 21 tháng 5, 2010, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Bình Dương phát hiện công ty TNHH Jorn Technology tại khu công nghiệp Việt Hương “xả chui” nước thải qua cống ngầm (tất nhiên cống này chải thẳng ra sông). Cũng trong thời gian này, Phòng Cảnh sát môi trường Công an Saigon kiểm tra và phát hiện công ty cổ phần Giấy Linh Xuân (số 3A đường số 9, phường Linh Xuân, quận Thủ Ðức) vi phạm quy định về xử lý chất thải.

Rồi nhà máy Ðường (Quảng Ngãi) xả thải thẳng ra sông Trà Khúc, nhà máy Miwon (Hà Nội) xả thải ra sông Hồng, nhà máy sản xuất nhôm Tung Kuang (Hải Dương) được UBND tỉnh Hải Dương cấp hẳn giấy phép xả thải ra sông Ghẽ (do Sở NN&PTNT Hải Dương tham mưu, đề xuất).



Hệ thống van đóng mở đường ống nước thải được giấu kín trong lùm cây. (Hình: báo Quảng Ngãi)

Gần đây nhất, Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Hà Nam phát hiện hàng chục tấn cá của các doanh nghiệp, hộ dân “bỗng nhiên” chết hàng loạt trên sông Châu Giang. Nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước sông Châu Giang bị ô nhiễm từ lượng nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng đổ vào.

Trong tháng 5, 2010, Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Môi Trường (C49-Bộ Công An) ghi nhận hàng loạt vụ xả thải của các doanh nghiệp trên toàn quốc. Cụ thể, ngày 20 tháng 5, 2010, C49 đã phát hiện công ty cổ phần Thương Mại Dệt May Tín Thành (quận Hà Ðông, Hà Nội) xả nước thải không qua xử lý, với lưu lượng 70-80m3/ngày đêm gây ô nhiễm môi trường. Ngày 27 tháng 5, 2010, C49 bắt quả tang công ty cổ phần Luyện Kim Tân Nguyên (huyện Kinh Môn, Hải Dương) xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Mỗi ngày, công ty này xả ra sông Phi Liệt khoảng 50-60 m3 nước thải.

Theo C49 (Bộ Công An), những vi phạm quy định về xử lý chất thải công nghiệp liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương. Ðồng thời, C49 cũng đã đưa ra “báo động đỏ” về hàng loạt doanh nghiệp xả thải ra môi trường.

"Xử lý ' vi phạm quá khó khăn?

Ông Nguyễn Văn Ðát, phó chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (tỉnh Long An) khẳng định: hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định hình thức xử lý đối với các hộ dân sử dụng “cầu tõm,” “cầu cá.” Theo ông Lê Thanh Hiền, phó chủ tịch UBND xã Tân Lập (Mộc Hóa), mặc dù đã bị cấm từ mấy năm nay nhưng hiện vẫn còn nhiều người dân làm “cầu tõm” trên kênh rạch. Tuy nhiên, không dễ để xử lý những trường hợp vi phạm này vì: “Khi mời lên xã, họ nói đó là nhà tắm chứ không phải ‘cầu tõm.’ Thành ra biết người ta sai mà không làm gì được. Người ta nói là tắm chứ làm cái gì trong đó mình đâu thể kiểm tra.”

Hàng trăm hộ gia đình sống bằng nghề chài lưới trên sông Trà Khúc lâm vào cảnh khó khăn do nguồn lợi thủy sản bị hủy diệt, nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp xử lý thích đáng người vi phạm.

Ngày 22 tháng 4, 2010, UBND tỉnh Hải Dương quyết định rút giấy phép xả nước thải ra môi trường của Cty Tung Kuang, tạm đình chỉ các hoạt động sản xuất phát sinh nước thải của Cty, buộc Cty tháo dỡ đường ống xả thải trái phép. Tuy nhiên, cho đến nay Cty Tung Kuang vẫn có hoạt động gây ảnh hưởng tới dân cư xung quanh, đồng thời đường xả thải trái phép dẫn ra sông Ghẽ vẫn yên vị.

Ðối với vụ công ty Cao Su Tây Ninh xả thải sông Vàm Cỏ Ðông, bà Dư Thị Cẩm Vân - thượng tá, trưởng phòng Cảnh Sát Môi Trường - Công An tỉnh Tây Ninh nói: “Phòng sẽ kiểm tra việc xả thải gây ô nhiễm của công ty cao su trên và sẽ có hình thức xử lý.” “Sẽ kiểm tra” tức là người dân Tây Ninh sẽ phải chờ và không biết đến bao giờ mới “thoát nạn”?

Chỉ cần bỏ một chút thời gian vào Google tìm kiếm cụm từ “sông”+”xả thải” sẽ cho chúng ta kết quả đáng sợ là gần như cả nước Việt Nam đâu đâu cũng có tình trạng xả chất thải rắn lẫn không rắn xuống sông này. Theo quy định tại Nghị Ðịnh 117/2009/NÐ-CP, chế tài xử phạt với doanh nghiệp vi phạm chỉ từ 100 đến 500 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp có thể được lợi hàng chục tỷ đồng từ việc xả thải chui. Dù có rất nhiều vụ vi phạm xảy ra, nhưng vẫn chưa có vụ việc nào bị khởi tố hình sự. Phải chăng việc xử lý quá khó khăn khiến cho hành vi xả thải công nghiệp ra sông bừa bãi đã được “nâng cấp” thành “quốc nạn”?

Tạ Phong Tần
http://suthatcongly.multiply.com/journal/item/112/112

viethoaiphuong
#74 Posted : Tuesday, August 3, 2010 7:51:36 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

CHA - CON CÔNG TỬ BẠC LIÊU: CHA GIÀU BẬC NHẤT - CON TRAI BẦN CÙNG

[navy]
Nổi tiếng giàu có bậc nhất Việt Nam và cũng khét tiếng ăn chơi đến mức những trò ngông đã đi vào câu ca "nghe danh Công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu", ông Trần Trinh Huy (còn có tên là Ba Huy, Công tử Bạc Liêu) là 1 trong những người giàu có bậc nhất ở Việt Nam những năm 1930 thế kỉ trước.

Thế nhưng "ai giàu 3 họ, ai khó 3 đời", những ngày giữa năm 2010 này, người dân ở Bạc Liêu thấy ông Trần Trinh Đức, con trai của người từng giàu nhất Việt Nam đưa vợ con về quê sau hàng chục năm lang bạt khắp nơi làm thuê kiếm sống qua ngày. Trở về quê, con trai Công tử Bạc Liêu ở nhờ trong 1 căn nhà tạm, đang tính đậu xe trước cửa dinh thự cũ của cha làm nghề xe ôm kiếm miếng ăn qua ngày.


Nhà công tử Bạc Liêu (nay là khách sạn Công tử Bạc Liêu)

Giàu sang lụi tàn

Tôi gặp con trai Công tử Bạc Liêu trong khuôn viên của dinh thự công tử Bạc Liêu xưa (hiện nay là Nhà hàng Công tử Bạc Liêu) một sáng cuối tháng 7. Gợi lại những câu chuyện về dòng họ Trần nổi tiếng giàu sang ăn chơi, coi tiền như nước của cha ông ngày xưa, ông Đức thẫn thờ: "Thôi đừng gợi lại làm gì cậu ạ. Đó là những kỷ niệm buồn". Hiện tại, gia đình ông đang rất túng quẫn và chỉ biết hy vọng, trông đợi vào sự giúp đỡ của chính quyền cũng như các nhà hảo tâm.

Ông Đức cho biết, cha ông có đến 4 bà vợ chính thức. Mẹ ông, bà Nguyễn Thị Hai là vợ thứ 2, trước ông Đức bà còn sinh được 2 người con là Trần Thị Thảo và Trần Trinh Nhơn. Đáng lý ông còn một người em song sinh, nhưng do ca sinh khó, mẹ ông đã qua đời cùng với người em trai chưa chào đời. Cha ông còn nhiều người con khác với nhiều người vợ, nhưng hiện nay tất cả đều sống tứ tán, người ở nước ngoài, người ở Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu... Người vợ sau cùng của cha ông là bà Bùi Thị Ba có 4 người con có tên sắp vần lại sẽ ra 1 câu rất ngộ nghĩnh: "Hoàn, Toàn, Trinh, Nữ". Bà vợ cuối này của Công tử Bạc Liêu mới mất vào ngày 21.7.2010 tại Vũng Tàu, thọ 72 tuổi.

Do quê quán, gia tộc và tài sản gia đình phần lớn ở Bạc Liêu, nên cha ông thường đưa ông về thăm. Ông Đức cũng có thời gian 4 năm được cha gửi về sống tại chính dinh thự này, từ năm 7 tuổi đến năm 11 tuổi. Còn ở Sài Gòn, ông sống cùng cha tại biệt thự số 117 Nguyễn Du, về sau chuyển qua ở biệt thự trên đường Nhất Linh (nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Gò Vấp). Ông Đức nhớ rõ chuyện cha mình từng có máy bay riêng nhưng không rõ mua vào thời điểm nào. Thông thường, những khi cha cho về quê hay đi chơi, anh em ông thường được tài xế riêng đưa đón trên chiếc Ford - Mercury, loại xe vốn dành riêng cho giới thượng lưu trên thế giới thời đó.

Ông Đức cho biết, không biết có phải ảnh hưởng tính phong lưu của cha hay không mà tính của ông cũng rất ham vui. "Thời ấy, không chỗ vui chơi nào ở Sài Gòn mà tôi không biết đến. Ngày nào tôi cũng đi nhảy đầm thâu đêm suốt sáng", ông Đức nhớ lại.

Năm 1973 Công tử Bạc Liêu qua đời. Đại gia đình ông bắt đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Các anh em trong nhà bán căn nhà ở đường Nhất Linh và chia mỗi người một phần. Riêng ông thì chuyển về ở nhờ nhà vợ tại đường Huỳnh Tịnh Của (Quận 3), sinh sống bằng nghề buôn bán vặt.

Con gái điên, nợ ngập đầu, cả nhà trốn nợ

Sau khi được kế thừa một phần tài sản của cha, cuộc sống gia đình ông Đức cũng rất khá giả, có thời gian ông còn mở cả nhà hàng. Nhưng rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc và mắc nợ. Tất cả tài sản trong nhà đều lần lượt "đội nón ra đi" nhưng vẫn không đủ trả hết các khoản nợ do cô con gái rượu của ông vay mượn. Cộng thêm việc bị lừa tình, lừa tiền, cô con gái của ông bỗng đâm ra ngớ ngẩn và mắc bệnh tâm thần phân liệt phải chạy thuốc thang mỗi ngày. Năm 1998, ông dắt díu vợ con chạy sang tận Campuchia để lánh nợ.

Ở nơi đất khách quê người, ông phải làm đủ nghề để kiếm sống, nhưng lâu nhất là bán giày da cũ. "Mỗi ngày tôi thu mua giày cũ về tân trang lại bán ở chợ Nam Vang (Phnom Penh), ban đầu còn tạm được nhưng về sau không thể sống nổi, một phần do vật giá leo thang và bán ế ẩm, một phần do nhớ quê da diết nên phải kéo nhau về lại Sài Gòn". Thời gian ông bươn chải tại Campuchia tính ra cũng được 2 năm.

Về lại Sài Gòn, không chốn nương thân, không đồng vốn buôn bán, cùng đường nên ông quay ra hành nghề chạy xe ôm. Ông thường đứng đón khách ngay tại ngã tư đường Pasteur - Điện Biên Phủ. Ở tuổi lục tuần, nhưng ông lại là lao động chính nuôi 3 miệng ăn với thu nhập bấp bênh từ nghề chạy xe ôm. Ông Đức ngao ngán: "Ngoài tiền điện nước, tiền ăn còn thêm tiền thuốc thang. Chuyện tiền nong thiếu trước hụt sau là chuyện xảy ra từng bữa".

Ông còn người con trai cũng không nghề nghiệp ổn định nhưng ở trọ riêng. Ông Đức bảo: "Giờ chạy xe của tôi từ 5h sáng đến 12h trưa, rồi từ 3h chiều đến tận 12h khuya. Mải chạy ăn không có cả thời gian thăm con, dù biết nó trọ cũng đâu gần đây". Khi hỏi về những người anh em cùng cha với ông, ông Đức lắc đầu: "Cũng không rõ nữa vì mỗi người mỗi nơi". Ông cho biết anh em của ông thuộc nhiều dòng mẹ nên cũng không được thuận hòa lắm, còn đến giỗ cha thì mỗi người cúng riêng.


Chân dung con trai Công tử Bạc Liêu - ông Trần Trinh Đức.

Con trai người giàu không có nơi giỗ cha

Ông Đức ngậm ngùi: "Trong bao năm phiêu bạt nơi đất khách quê người, lúc nào tôi cũng đau đáu trong lòng muốn có 1 nơi thờ tự ông bà cha mẹ ngay trên chính quê hương mình. Nhưng do cuộc sống quá nghèo khó nên mơ ước chẳng thành hiện thực. Có lẽ con người khi càng lớn tuổi thì càng muốn gần gũi quê hương".

Tháng 12.2009, trong 1 lần chạy xe ôm chở khách, người khách tình cờ biết được ông Đức chính là hậu duệ của Công tử Bạc Liêu. Nghe tâm sự của ông Đức, người khách này hướng dẫn nếu thực sự tha thiết thì ông có thể làm đơn gửi chính quyền tỉnh Bạc Liêu xin cấp nhà. Được người này hướng dẫn, chỉ sau đó vài ngày ông Đức bắt xe đò về quê, nộp đơn trình bày nguyện vọng.

Nói đến việc cấp nhà, ông Đức lại lặng buồn. Mặc dù gia đình ông đã chuyển về Bạc Liêu được gần 1 tháng nhưng hiện tại vẫn chưa có chỗ ở ổn định. Hiện tại gia đình 3 người của ông phải ở tạm một căn nhà nhỏ do Công ty cổ phần địa ốc Bạc Liêu cho mượn. Còn chuyện lô đất 300m2 và ngôi nhà ba gian dành làm nơi thờ tự trong khu địa ốc như lời cơ quan chức năng Bạc Liêu và Công ty địa ốc hứa thì vẫn chưa biết khi nào ông được nhận.

Trả lời PV về vấn đề vì sao chưa thực hiện lời hứa với ông Đức, ông Nguyễn Chí Luận, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Bạc Liêu xác nhận công ty có nhã ý tặng một lô "đất vàng" trong khu du lịch Hồ Nam tại thị xã Bạc Liêu. Hiện phía công ty địa ốc và Hội nhà báo tỉnh Bạc Liêu vẫn đang vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp để mua ngôi nhà ba gian trị giá trên 200 triệu đồng làm nơi thờ tự dòng họ Trần, kết hợp với việc quảng bá để làm du lịch.

"Dự tính thì đã có nhưng việc thực hiện đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do nhiều nguyên nhân khác nhau", ông Luận nói.

Dự định về tương lai và cuộc sống của gia đình trong những ngày sắp tới, ông Đức cho biết có lẽ sẽ lại hành nghề chạy xe ôm ngay trước khách sạn công tử Bạc Liêu để kiếm tiền xoay sở trong khi chờ được cấp nhà. "Nếu được cho nhà như lời mọi người đã hứa, tôi sẽ mở một quán cà phê để phục vụ cho những khách đến tham quan kể lại câu chuyện về một dòng họ danh gia vọng tộc từng lẫy lừng nay đã lụi tàn như thế nào", ông Đức nói.
Khang Thiên - PLXH
Users browsing this topic
Guest (26)
4 Pages«<234
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.