Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Chuyện Việt Nam
gdt
#41 Posted : Thursday, February 28, 2008 8:22:12 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Thâm nhập đường dây mua bán trẻ sơ sinh

Các AC có thể xem thêm các bài tiếp theo ở đây

http://www.thanhnien.com.../Event.aspx?EventID=1209

- Kỳ 1: "Thu gom" những cô gái lỡ mang thai
23:28:07, 19/02/2008
Mạnh Dương - Thọ Phước - Việt Chiến



Tại tỉnh Hà Tây đang tồn tại một đường dây mua bán trẻ sơ sinh chuyên nghiệp với quy trình khép kín hoàn hảo. Phóng viên Thanh Niên đã thâm nhập vào đường dây này...


Nhân vật cầm đầu đường dây hoạt động đã hơn 10 năm nay là bà Nguyễn Thị Thuyên, trú tại chợ Ba Thá, xã Viên An, huyện Ứng Hòa. Để thực hiện việc thu gom trẻ sơ sinh, bà Nguyễn Thị Thuyên đã dùng nhiều thủ đoạn thuyết phục các cô gái lỡ có bầu không phá thai, mà cứ đẻ con rồi bán lại cho bà ta. Sau nhiều tháng mất nhiều công sức lần tìm thông qua các đầu mối, vào ngày 26.12.2007, trong vai người đi bán con, phóng viên Báo Thanh Niên (PV) đã tiếp cận được với bà Nguyễn Thị Thuyên. PV kể "hoàn cảnh" cô người yêu lỡ có thai, giờ muốn đẻ con để... bán. Bà Thuyên chủ động nói: "Được rồi, chuyện này bác giúp được. Giờ cháu cứ đưa bạn gái tới đây, bác sẽ gửi bạn cháu ra một nhà trọ ở Ba La, Hà Đông. Ở đó, nó sẽ ở cùng một bà bầu khác. Cháu không phải lo gì cả, ở đó có đầy đủ bếp núc, chăn màn. Mỗi tháng bác sẽ cho các cháu vay 500 - 600 ngàn đồng; đến lúc đẻ bác sẽ ra tận nơi đưa vào viện, có vấn đề gì, bác sẽ lo chu đáo... Vậy bạn gái cháu sinh năm nào?". PV: "Dạ, sinh năm 1987". Bà Thuyên: "87 là Đinh Mão, tuổi này vốn thông minh nhưng phải qua 2 lần đò, nếu muốn tránh thì chỉ còn cách cho con cho người khác nuôi". PV: "Nghĩa là sao hả bác?". Bà Thuyên: "Bạn gái tuổi Đinh Mão, có chữ Đinh kiểu gì cũng 2 đời chồng, nếu cho đi một đứa con cho người khác thì nghĩa là đã qua 1 lần đò, cuộc sống gia đình sau này sẽ hạnh phúc" (!).



Khi câu chuyện trở nên cởi mở, PV đề cập đến "đầu ra" thì bà Thuyên hồ hởi: "Được rồi, giờ đang có một cặp vợ chồng ở Hà Nội muốn xin con, anh chồng là luật sư nhà giàu có nhưng trong một vụ tai nạn đã dập nát tinh hoàn, vì vậy không còn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, việc cho con phải hoàn toàn bí mật vì vợ chồng anh này không muốn để hai bên gia đình biết chuyện xin con, thế nên khi bạn gái cháu trở dạ vào viện đẻ thì vợ người này cũng sẽ được bác sắp xếp nằm bên cạnh để sau khi sinh xong lập tức chuyển đứa trẻ cho người ta, còn bạn gái cháu thì rút gọn để vợ chồng họ có thể đường đường chính chính làm các thủ tục giấy tờ cho đứa bé. Mọi chuyện bác sẽ thu xếp ổn thỏa".

Để tạo sự yên tâm cho "người bán", bà Thuyên nói tiếp: "Bây giờ bác sẽ sắp xếp bạn cháu ở ngoài Hà Đông, nếu muốn ở một mình thì ở, còn không thì có thể ở chung với mấy đứa có bầu như nó. Đây là một khu nhà khép kín tại khu Ba La. Ở đó sẽ có người của bác. Mà tiện đây bác sẽ gọi điện trao đổi với người này trước, rồi bác cho cháu số điện thoại ra Hà Đông gọi cho người này là chú ấy sẽ dẫn bọn cháu đi xem". Nói rồi bà Thuyên rút điện thoại ra gọi cho một người đàn ông tên Lượng nhắn là sẽ có một thanh niên được bà giới thiệu ra gặp...




Sau cuộc hẹn bị hủy vào chiều 28.12.2007, sáng 29.12, PV được bà Thuyên dẫn vào căn nhà nằm khá sâu trong ngõ nhằm tránh bị lộ. Bất ngờ, bà Thuyên quay sang quát: "Bây giờ tao đang nghi mày là một thằng công an trẻ được cử về đây để điều tra. Nhưng công an thì công an tao chỉ làm việc nhân nghĩa, tao không sợ. Tao còn bị nghi là bán trẻ con sang Trung Quốc mà". Thấy PV vẫn bình tĩnh, bà Thuyên chìa 3 tờ đơn xin con có xác nhận của chính quyền rồi dịu giọng nói: "Bây giờ kể cả công an, bộ đội xuống đây tao cũng cho con, chỉ cần có giấy tờ xác nhận. Đấy, người ta xin con có giấy tờ hẳn hoi, còn chuyện bác làm, người ta nghi ngờ thì kệ".

Theo luật sư Trần Hồng Lân, Văn phòng luật Dân Tín (Hà Đông, Hà Tây), có 3 yếu tố để khởi tố hình sự đối với bà Nguyễn Thị Thuyên. Thứ nhất, mua bán trẻ sơ sinh để trục lợi. Thứ hai, gạ gẫm người khác để bán con, ép buộc người khác vay tiền để ràng buộc. Thứ ba, tổ chức việc mua bán thành đường dây có nhiều người cùng tham gia.

Hỏi về việc ăn ở của "người bán", bà Thuyên chủ động đề nghị cho vay tiền. Chừng 5 phút sau một người đàn ông trạc 45 tuổi đến, đưa cho bà Thuyên 1 triệu đồng. Còn PV thì được bà đưa cho một tờ giấy trắng để viết giấy vay nợ với nội dung "Tôi có vay của bà Nguyễn Thị Thuyên 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Tôi xin hứa sau khi sinh con sẽ hoàn trả lại số tiền này. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật". Cuối biên nhận ghi rõ họ tên, chữ ký của PV, bà Thuyên và người làm chứng là người đàn ông mang tiền đến. Lúc này, bà Thuyên nói với người đàn ông kia: "Gái sinh viên thì ngon rồi, ngày mai tao sẽ ra xem nó cao thấp, xinh đẹp thế nào, chứ vớ phải con xấu lại như lần trước, người ta nuôi được một hai năm lớn lên đứa bé xấu quá người ta lại quay ra bắt đền tao".

Theo điều tra của Thanh Niên, đường dây do bà Thuyên cầm đầu hoạt động từ năm 1994. Chỉ riêng trong xã Viên An nơi bà Thuyên cư ngụ, có khoảng 5 - 6 đầu mối cung cấp trẻ sơ sinh cho đường dây này. Với mỗi trẻ sơ sinh, bà Thuyên mua với giá khoảng 8 triệu đồng (bé gái) và 10 triệu đồng (bé trai) rồi bán lại cho người có nhu cầu từ 20 - 25 triệu đồng. Trước khi loạt bài báo này khởi đăng, bà Thuyên có ít nhất 5 cơ sở nuôi dưỡng khoảng hơn 10 cô gái mang thai tại các địa điểm thuộc Hà Đông, Mai Lĩnh, Vân Đình, chợ Ba Thá và tỉnh Hòa Bình.

Bắt thêm 1 đối tượng trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh

Chiều 19.2, thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: mở rộng điều tra vụ án đường dây mua bán trẻ sơ sinh (Thanh Niên ngày 19.2), cơ quan điều tra vừa bắt khẩn cấp thêm đối tượng Trịnh Thị Nga, 27 tuổi, trú ở Quảng Bị, Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây là người hôm trước đã giả danh là mẹ của cháu bé 1 tháng tuổi. Nga nói dối rằng bị một người đàn ông đã có vợ lừa tình, nên trót mang thai và sinh một bé trai được 1 tháng tuổi nhưng không có nhu cầu nuôi con nên bán cho đường dây này với giá 3 triệu đồng. Qua xác minh, các điều tra viên phát hiện Nga không phải là mẹ của cháu bé mà là một thành viên trong đường dây mua bán trẻ em này, nên đã bắt giữ khẩn cấp. Sau khi vụ việc gian dối bị phát hiện, Nga mới khai nhận đã được các đối tượng cầm đầu đường dây này thuê bế em bé 1 tháng tuổi với giá 3 triệu đồng mang lên biên giới bán.

Công an quận Hoàn Kiếm xác định đường dây tội phạm nói trên có phạm vi hoạt động rất rộng và chuyên buôn bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc theo đường biên giới ở Móng Cái, Quảng Ninh. Chúng thường thu gom phụ nữ, trẻ em ở các tỉnh Hà Tây, Hòa Bình, TP.HCM, Bạc Liêu và một số địa phương khác rồi đưa về Hà Nội, và tiếp tục vận chuyển tới Móng Cái để bán sang Trung Quốc. Các đối tượng buôn bán trẻ em này dùng thủ đoạn làm quen với những phụ nữ lỡ mang thai và tìm cách dụ dỗ, gạ gẫm họ bán lại con sau khi sinh với giá 8 triệu đồng/bé gái, 15 triệu đồng/bé trai cho người có nhu cầu nhận con nuôi ở Hà Nội. Nhưng sau khi mua được trẻ, đường dây này mang sang Trung Quốc bán với giá 15 triệu đồng/bé gái và 25-30 triệu đồng/bé trai.

Ngày 19.2, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án đường dây mua bán trẻ sơ sinh và khởi tố 3 bị can: Thẩm Thị Hòa (47 tuổi, có 2 tiền án về tội tổ chức mại dâm), đăng ký nhân khẩu ở thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Hoàng Đức Hiền, 60 tuổi (chồng của Hòa, đăng ký nhân khẩu ở Lê Hồng Phong, TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây) hiện tạm trú tại xã Kim An, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây; Nguyễn Thị Thinh (42 tuổi, đăng ký nhân khẩu ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), tạm trú tại Quảng Bị, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng cho biết thêm, Công an quận Hoàn Kiếm đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong việc tạm thời nhận nuôi giúp bé trai sơ sinh mới 2 ngày tuổi, các trinh sát công an tạm đặt tên cháu là Nguyễn Văn Hoàn. Công an quận Hoàn Kiếm đề nghị ai biết nhân thân, lai lịch của bé trai sơ sinh 2 ngày tuổi và 1 tháng tuổi nói trên, xin liên hệ ngay với Công an quận Hoàn Kiếm ở số 2 phố Tràng Thi, Hà Nội. ĐT: 9396572.

Việt Chiến



Điều tra của Mạnh Dương - Thọ Phước

Nguồn: Báo Thanh niên

Tonka
#42 Posted : Thursday, February 28, 2008 11:20:24 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Hai mẹ con anh gì trong "Tấm lòng vàng" chị PC mang về hôm nay tự nhiên có mười mấy đứa con nuôi. Xin con nuôi thì khó gì mà phải buôn với bán Question Nhưng buôn bán con người với mục đích khác thì [}:)]
xv05
#43 Posted : Thursday, February 28, 2008 11:57:41 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
....
PC
#44 Posted : Tuesday, March 4, 2008 5:16:42 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Con gái... đánh giày


TTCT - Loạt soạt một chiếc túi hoặc giỏ đồ nghề, trong đựng vài đôi lót giày, một chai cồn, hai hộp xi, bàn chải, dăm ba mảnh vải vụn, đôi khi thêm chiếc kẹp tóc, hộp kem chống nẻ và cả... vài miếng băng vệ sinh rẻ tiền, các cô bé đánh giày lang thang khắp Hà Nội để hành nghề.

Bốn cô bé mắt sáng lên trước đống giày được đổ ra từ chiếc túi của tôi. Nhanh nhẹn và ngoan ngoãn, Lan - cô bé lớn nhất nhóm - đặt trước mặt tôi tờ báo quảng cáo: “Cô ngồi tạm, hơi lâu đấy ạ. Bọn cháu mới vào nghề, đánh chậm nhưng cẩn thận hơn bọn con trai”. Vừa thoăn thoắt đánh giày, bốn cô bé liến thoắng kể chuyện.

Đổi nghề mưu sinh

“Bốn đứa bọn cháu, đứa nhà ít nhất cũng năm chị em, đông như nhà cái Hương đây thì bảy. Ở làng cháu (Hoàng Đạo, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) học hết lớp 9 là nghỉ, gái trai gì cũng bỏ làng đi làm thuê hết, về làng bây giờ tìm một vài đứa tầm tuổi 15, 16 như bọn cháu cũng hiếm. Lúc đầu ra Hà Nội mỗi đứa một nghề, cái Hương thì rửa bát thuê, cái Hà đi bế em, còn cháu thì bán báo” - Lan kể. Những ngày đi bán báo với Lan là cả chuỗi ngày dầm mưa dãi nắng, ăn uống tạm bợ. Ngày kiếm được thì ăn bữa cơm bụi, bữa xôi, ngày mưa gió ế báo thì chỉ ăn gói cơm nắm và đủ tiền ngủ trọ qua đêm.

Hương tiếp lời bạn: “Đi làm thuê khổ lắm, bị chủ mắng suốt lại không được tự do nên bọn cháu bỏ. Đi bán báo thì vất vả, phải đi nhiều mà chỉ ế mấy tờ là coi như chẳng được đồng lãi nào. Có đứa theo khách mời mua báo còn bị gom về đồn công an nên bọn cháu quyết định chuyển sang đánh giày, không cần vốn, không phụ thuộc vào ai. Chả thế mà bao nhiêu đứa bán báo chuyển sang đánh giày gần hết”.

Không giống như các bạn, Chi (Vũ Thư, Thái Bình) lại bỏ nghề trông em vì: “Chú chủ nhà lúc nào cũng bắt cháu bóp chân tay”. Chi cho biết thêm: “Gần tháng trước thấy một bạn nữ đánh giày cho khách, cháu nghĩ con gái cũng đi đánh giày được, vậy là bỏ nhà chủ đi luôn. Mất gần tháng tiền công”.

Với Thu Thảo (quê ở Thang Long, Nông Cống, Thanh Hóa) thì “đổi nghề” đơn giản chỉ vì “không muốn bố mẹ biết mình ở đâu”. Thảo nức nở khi kể chuyện hằng tháng bố mẹ nhắn ra nhà chủ bắt gửi tiền về. Chuyện đó cũng đồng nghĩa với việc Thảo không được phép nghỉ một ngày làm thuê nào bắt đầu từ 3 giờ sáng cho dù ốm đau.

Rời khỏi nhà chủ, các cô bé tìm đến xóm trọ ở Cầu Giấy, nơi có đông các cô, các chị cùng quê, cùng đi bán báo, bán hoa quả rong đang ở xin tạm trú cùng. Tiền trọ được tính theo từng đêm. 5.000đ/đêm, ở đêm nào nộp tiền đêm ấy. Các cô bé lấy tiền dành dụm sắm đồ nghề, còn nghề thì được một chị đi trước dạy cho vài buổi, thế là “xuống đường”.

1 ngày = 10.000đ

Không rời mắt khỏi đôi giày, Hà kể: “Mỗi ngày bọn cháu bắt đầu từ 6g sáng, đó là giờ khách uống cà phê, ăn sáng trước khi đi làm nên họ thường tranh thủ đánh giày. Hết “giờ cao điểm”, cả bọn lót dạ 1.000đ xôi rồi “hành quân” ra ga, bến xe. Ra đó thì đông khách nhưng dễ bị bọn con trai bụi đời đánh giày trấn tiền và xua đuổi nên phải đi thành nhóm. Gần 11g trưa lại về các quán cơm trưa văn phòng và quán cà phê giải khát. Buổi chiều, bọn cháu lại “tập kết” tại mấy chỗ chơi bida, cầu lông hay bóng bàn. Thường 19g là bọn cháu ăn tối và về nhà trọ”.

Hương tính chi li: “Mỗi ngày trung bình một người đánh được năm đôi giày (15.000đ). Tiền ngủ tối 5.000đ, ăn sáng 1.000đ, trưa và chiều mỗi bữa 2.000đ. Như vậy cả ngày hết 10.000đ, để dành được 5.000đ”. Vì mỗi bữa ăn chỉ có 2.000đ nên chủ yếu các cô bé ăn xôi và bánh mì. Nhớ cơm thì mua gói cơm nắm cũng giá 2.000đ ăn cho đỡ nhớ nhà.

Gặp hôm đông khách hơn thì sẽ tự “chiêu đãi” mình bữa cơm bình dân 5.000đ. Hà se sẽ nói: “Bây giờ đắt đỏ, vào hàng cơm phải ăn từ 5.000đ trở lên, mà thế thì hết sạch tiền, không để dành được nên bọn cháu không dám ăn cơm. Tiết kiệm thế một tháng mới có hơn trăm nghìn đồng gửi về quê. Đứa nào lớn tuổi hơn “đến tháng” còn phải tốn mấy nghìn mua băng vệ sinh”.

Giọng Hà bất ngờ già nua: “Bọn cháu 16 rồi nhưng hầu hết chưa “thấy tháng”. Chắc tại ở quê ăn uống thiếu chất nên phát triển muộn. Thế càng đỡ...”. Vừa từ quê ra vốn đang ngày ba bữa cơm, nay ăn uống thiếu thốn nên các cô bé đều trông xanh xao và gầy, tóc dài vàng hoe buộc túm sau lưng.

Khỏe mạnh còn đỡ, ngày mưa gió, rét mướt hay ốm đau không kiếm được tiền không dám mua thuốc uống, các cô bé vẫn co ro ra phố vạ vật cho hết ngày vì không muốn bị trả thêm tiền thuê nhà ban ngày. Thủy chia sẻ: “Cháu thì cứ ốm là muốn về quê, nếu nằm ở nhà trọ cả ngày mọi người đi hết không ai chăm sóc thì lại tốn tiền, nhưng mỗi lần về quê mất gần 40.000đ nên không dám về”.

Hiểm họa rình rập

Ăn uống tạm bợ, kiếm sống qua ngày là chuyện quen thuộc với các cô bé. Thế nhưng cuộc sống một thân một mình giữa phố phường Hà Nội lại không hề đơn giản chút nào. Kỷ niệm đầu tiên với Hà là lần lang thang gần bến xe Kim Mã, vừa đến gần một ông khách đang đợi xe, chưa kịp mời Hà đã bị hai thằng choai choai lôi xềnh xệch ra một góc và bắt nộp “lệ phí hành nghề”. Sợ quá, Hà không bao giờ dám quay lại đó.

Hương kể: “Dạo đầu, mỗi đứa đi một đường, cháu thì bị một ông trên phố L.G gọi vào nhà đánh giày rồi giở trò mất dạy, may mà cháu kêu lên ông ấy bỏ ra”... Rút kinh nghiệm, từ đó cả bốn đứa đi chung. Một đôi giày cũng đánh chung rồi chia tiền làm bốn. Sau vài tháng “cọ xát” tích lũy kinh nghiệm, các cô bé khôn ngoan hơn và “bộ tứ” đã quyết định chọn địa bàn “cát cứ” là khu vực Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng.

Thủy cho biết: “Khu này nhiều cửa hàng, công sở, quán ăn, lại đông người nên không sợ bị bắt nạt, bắt cóc hay quịt tiền. Hôm trước gặp một cô cứ lân la hỏi chuyện, rủ rê nên bọn cháu sợ lắm, không đứa nào dám đi riêng. Bọn cháu càng sợ hơn khi đọc báo Công An TP.HCM thấy có chị đi làm thuê ở Hà Nội rồi mất tích, gia đình đang đi tìm mà không thấy”.

Ở Hà Nội hiện nay có nhiều bé gái hành nghề đánh giày như bốn cô bé mà tôi đã gặp. Việc tồn tại và kiếm sống không tạm trú, đeo bám khách du lịch, ngủ công viên gây mất mỹ quan đô thị của các em là vi phạm các qui định, tuy nhiên có một vấn đề lớn hơn đó là nguy cơ bị lạm dụng về thể xác, tinh thần luôn rình rập các em. Nói như bé Hà thì: “Chuyện đó có. Ở với nhà chủ cũng chưa chắc tránh khỏi nên tụi cháu không nghĩ đến”.

HOÀNG MAI
gdt
#45 Posted : Friday, March 7, 2008 9:00:20 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Đọc được cái này Shocked Sad

114.000 học sinh bỏ học: báo động đỏ!

Từ tháng chín đến tháng 12-2007 (năm học 2007-2008), có tới 114.000 học sinh (HS) trên cả nước bỏ học là một hiện tượng bất thường! Tỉnh, thành nào cũng có HS bỏ học và hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại, nếu không nói là đang có tín hiệu ngày càng trầm trọng thêm.

Tại sao? PV Tuổi Trẻ đã tỏa đi khắp các vùng miền và ghi nhận về thực trạng này.

Bài 1:

Đau đầu vì bỏ học!


Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, em Phan Văn Thường (phải), HS lớp 10 Trường THPT Sơn Hà, ở thôn 5, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), đã bỏ học ở nhà cùng bạn chèo ghe đi bắt cá trên sông Tang kiếm sống qua ngày (ảnh chụp chiều 4-3) - Ảnh: Minh Thu

TT - Ngành giáo dục Quảng Ngãi đang đau đầu vì tình trạng HS tại các huyện miền núi đồng loạt bỏ học không chịu đến lớp, đến trường.


Mời các AC xem chi tiết ở đây

http://www.tuoitre.com.v...leID=246090&ChannelID=13
camel
#46 Posted : Saturday, March 8, 2008 1:09:09 PM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)

gdt ơi... chịu khó theo dõi nhá !

Ông nhà nước đã hạ quyết tâm đem 70% số các em bỏ học trở lại trường. Hummm... quyết tâm hay thực ! Dead

Bộ giáo dục VN đã có được một ông bộ trưởng trẻ trung Nguyễn Thiện Nhân và được đánh giá có năng lực nhất từ trước đến giờ... sao lại thế nhỉ.? Shocked
gdt
#47 Posted : Sunday, March 9, 2008 7:49:46 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

quote:
Gởi bởi camel

Bộ giáo dục VN đã có được một ông bộ trưởng trẻ trung Nguyễn Thiện Nhân và được đánh giá có năng lực nhất từ trước đến giờ... sao lại thế nhỉ.? Shocked



Chắc ông Nhân này giỏi thiệt vì ông còn kiêm nhiệm luôn chức Phó gì đó trong Văn phòng Chính phủ.

gdt thắc mắc: kiêm nhiệm thế này thì không biết ông có thể toàn tâm toàn ý vào việc giáo dục không nữa và sức của một mình ông cũng không thể ngăn ngừa hay giải quyết được cái gốc của lý do học sinh bỏ học đâu anh .

Trích một đoạn từ bài viết Cái khó bó đường đến trường

http://www.tuoitre.com.v...leID=246407&ChannelID=13

Từ cái nghèo?

Phần lớn các em bỏ học đều thuộc gia đình nghèo. Không ít hộ vì nghèo nên thiếu quan tâm tới chuyện học của con cái. Họ xem con mình như "phương tiện" kiếm miếng ăn cho gia đình. Nhiều em bỏ học đi bán vé số, lượm bọc nilông, chăn trâu bò, chăn vịt thuê…

Cô bé Nguyễn Thị Quỳnh Như - Mỹ Phú, Châu Phú - kể mẹ em bảo bỏ học để kiếm tiền phụ giúp mẹ và hằng ngày em đi lượm bọc đem bán ở vựa phế liệu được 10.000 đồng. Chị của cô bé cũng không được đi học…

Mỗi sáng sớm, trong khi chúng bạn cùng trang lứa tung tăng cắp cặp đến trường thì nhiều đứa trẻ ở Hòa Bình Thạnh, Châu Thành (An Giang) lúi húi bước xuống ghe với chồng gạch cõng trên lưng.

Hỏi ra tất cả đều đã bỏ học và có thâm niên nhiều năm làm ở các lò gạch. Loan, cô bé nhỏ nhất trong nhóm, kể nhà nghèo, hồi còn học tiểu học em vẫn thường vào lò phụ tiếp mẹ. Hè rồi, học xong lớp 5 cô bé nghỉ học hằng ngày bưng cõng gạch. "Đi học lên nữa tốn tiền lắm. Còn đi làm khỏi tốn mà lại có tiền", cô bé hồn nhiên.

An Giang có cả ngàn cơ sở sản xuất gạch lớn nhỏ. Khâu bốc dỡ, chuyển lên xe, xuống ghe sử dụng phụ nữ, đặc biệt khá nhiều trẻ em. Trẻ em gia đình nghèo quanh đấy thường vào lò làm. Mẫu số chung của những trường hợp đó là gia đình nghèo, ít học; ban đầu các em chỉ phụ tiếp cha mẹ rồi sau đó thấy dễ kiếm tiền bèn bỏ học luôn.

Chẳng hạn như Nguyễn Văn Thành ở xóm lò gạch Mỹ Hội Đông, Chợ Mới: học hết lớp 8, em thường vô lò phụ mẹ bưng cõng gạch rồi bỏ học hẳn, hằng ngày gắn bó với những chồng gạch trên lưng. "Có học lên nữa lo cũng không nổi. Trước sau gì cũng nghỉ thôi, chi bằng nghỉ học sớm cho xong", mẹ em bảo.

gdt
#48 Posted : Wednesday, March 26, 2008 7:30:44 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

"Bánh sự sống" của một phụ nữ Mỹ


TT - Lúc đầu chỉ có những người nước ngoài tìm đến quán để thưởng thức những món ăn hợp khẩu vị phương Tây, nhưng về sau những người dân bản địa cũng tìm tới. Chủ quán là một phụ nữ Mỹ.

Thực khách đến quán không chỉ thích thú vì những món ăn phương Tây được chế biến rất VN, mà còn muốn được mục sở thị bà Tây đã dám từ giã quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương để đến Đà Nẵng mở quán ăn, tiếp nhận trẻ em khiếm thính vào làm việc, trả lương hậu hĩnh chỉ với một mong muốn: giúp các em có cuộc sống tự lập ở tương lai…

Bà Liên

Đó là doanh nghiệp của bà Kathleen Josephine Huff, có tên Tây là Bread of Life - Western Bakery. Bạn bè ở TP Đà Nẵng thường gọi bà Kathleen bằng cái tên thân mật rất VN: Liên! Quán ăn của bà Liên ở số 12 Lê Hồng Phong, TP Đà Nẵng.

Bà Liên kể bà sinh ra và trưởng thành tại bang Missouri, miền Trung nước Mỹ. Cách đây khoảng 10 năm, bà cùng chồng, con đã bán nhà rời quê hương sang VN. Hồi đó họ đi với tư cách là thành viên của Tổ chức World Concern (Tổ chức Quan tâm thế giới), với mục đích thực hiện những dự án giúp đỡ trẻ em khiếm thính trong độ tuổi 13-19.





Sau năm năm làm việc ở VN, khi ở Đà Nẵng, lúc ra Hà Nội, phải chuyển gia đình theo rất vất vả, vợ chồng họ quyết định chọn thành phố bên bờ sông Hàn làm quê hương thứ hai. "Chúng tôi sang VN làm việc, tiếp xúc với trẻ em khiếm thính nên hình ảnh bất hạnh của các em đã chạm vào trái tim mình, từ đó quyết định ở lại, chọn TP Đà Nẵng làm nơi cư trú để thực hiện mong ước giúp đỡ các em lâu dài hơn, tạo cơ hội cho các em vươn lên hòa nhập cộng đồng xã hội" - bà Kathleen tâm sự.

Chính ở VN, các con của bà được học hành rất tốt, nhất là cậu con trai út tên Alex đã học trọn vẹn chương trình giáo dục VN từ lớp mẫu giáo tới lớp 9. Bây giờ Alex là một người rất am hiểu về văn hóa VN, nói tiếng Việt thạo hơn cả tiếng mẹ đẻ. Năm nay Alex 17 tuổi, bà cho về Mỹ để học tiếp lớp 10, tạo cơ hội cho cậu bé học lại tiếng Anh tốt hơn. Alex rất thích ở VN, vì nơi đây cậu bé có nhiều bạn bè, sống vui vẻ, thân ái với nhau. Cũng vì thế, Alex thường nói với mẹ về ước muốn của mình, đó là hoàn thành bậc đại học sẽ quay lại VN công tác...

Và những người phục vụ giao tiếp bằng tay

Ở quán Bread of Life, những người phục vụ là những người khiếm thính. Đều ở độ tuổi thanh niên, gương mặt ai cũng sáng sủa, thông minh; trong bộ đồng phục màu đỏ, các cô gái đều rất xinh xắn, đáng yêu, nụ cười rất tươi luôn nở trên môi. Và những ký hiệu bằng tay chỉ vào menu thay cho lời nói khi khách cần ăn món gì. Nếu khách và người phục vụ ra hiệu nhưng hiểu sai ý nhau thì cả hai đều cười xòa vui vẻ…

Bà Kathleen cho biết: khi thuê nhà thành lập doanh nghiệp "Bánh sự sống" và mở quán ăn này, bà được sự hỗ trợ rất lớn từ phía chính quyền TP Đà Nẵng. Quán ăn của bà "chiêu sinh tự do", những người khiếm thính đi làm thợ hồ, thợ nề, buôn bán lặt vặt… nghe tin đến "dự tuyển" đều được bà cho dự cuộc sát hạch để trở thành nhân viên. Ai lọt qua vòng sơ tuyển đều được bà dạy kỹ năng nấu các món ăn phương Tây, nhất là làm các loại bánh hamburger, pizza, các món xà lách trộn…

Bà thổ lộ: "Thật ra, công việc chính của tôi là dạy các em ký hiệu ngôn ngữ theo những kỹ năng hiện đại mà tôi đã học được ở một trường đại học tại Mỹ (bà Kathleen đã có bằng thạc sĩ giáo dục về tâm lý - NV). Tôi hi vọng khi đã thông thạo các kỹ năng giao tiếp thì các em khiếm thính dễ hòa nhập cộng đồng để tìm công việc thích hợp nuôi sống bản thân mình".

Thế nhưng, dạy cho người khiếm thính biết nấu nướng món ăn Tây, biết cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng người Tây, cũng như người địa phương, không phải dễ dàng. Bà Kathleen kể một câu chuyện vui rằng có một lần bảy người khách nước ngoài đến quán ăn gọi khẩu phần mỗi người một chén xúp khoai tây, một bánh hamburger nhỏ và một đĩa xà lách trộn.

Bà bảo các em làm món, thậm chí còn ghi kỹ càng bằng tiếng Việt lên tấm bảng trong bếp ăn theo từng món có đánh số thứ tự. Thế nhưng sau khi bận công chuyện ra ngoài, quay về thì các em đã hiểu sai nội dung bà đã chỉ dẫn, nấu một nồi xúp khoai tây to tướng, làm hai bánh hamburger và ba đĩa xà lách cho bảy người. Thật dở cười, dở khóc…

Nhưng đến bây giờ thì 20 em, trong đó có 12 em câm điếc nặng, được bà Kathleen tiếp nhận vào làm việc ở quán ăn cũng đã thành thạo chuyện nấu nướng, tiếp khách. Các em chia nhau làm việc theo ca, mỗi tháng với mức lương trung bình gần 1,1 triệu đồng. Đó là chưa kể đến khoản tiền được bà Kathleen trợ cấp thêm.

Sau mỗi tuần làm việc, bà Kathleen thường tổ chức tiệc ngoại khóa chiêu đãi các em, tạo cho các em có được những sinh hoạt vui vẻ, gần gũi, thân thiện. Bà Kathleen tâm sự chân tình: "Những gì tôi giúp các em khiếm thính là rất nhỏ. Nhưng tôi hi vọng khi mọi người đến quán ăn này, tận mắt nhìn các em nấu nướng, phục vụ, chắc chắn sẽ thay đổi cách nhìn mang hơi hướm thương hại đối với trẻ bị khiếm thính.

Và khi mọi người đều xóa đi những nếp nghĩ ấy trong tâm não của mình, các em khiếm thính đến tuổi lao động sẽ có cơ hội được tuyển dụng làm việc, có nghề nghiệp ổn định đảm bảo cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn"…

VÂN LINH

Nguồn : Báo Tuổi Trẻ
Tonka
#49 Posted : Wednesday, March 26, 2008 11:18:02 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Bà Liên này hay quá ApproveApprove
xv05
#50 Posted : Wednesday, March 26, 2008 2:01:08 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Thật đúng là một tấm lòng vàng!
Có lần em cũng đọc báo, nghe đài kể chuyện (có phỏng vấn) một thanh niên người Việt về VN mở nhà hàng rồi lượm mấy em bụi đời về dạy nghề chạy bàn, nấu bếp rất thành công. Hình như sau đó anh này còn mở thêm vài nhà hàng khác nữa.
Chị Gdt có biết chuyện này khg hở chị?
gdt
#51 Posted : Monday, March 31, 2008 7:53:34 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Không biết xv ui.
gdt nghĩ đến chuyện PNV có thể nào bảo trợ luôn cả các trường hợp gia cảnh nghèo mà không cần học giỏi không, miễn tụi nhỏ muốn đi học nhưng lại bị cản trở bởi cái rào học phí. PNV chỉ cần giúp đóng tiền học phí chớ không cần cấp trọn 100USD như các em đang nhận hb của PNV. Giá sinh hoạt ở VN đang tăng vùn vụt nên chuyện học phí cũng là một gánh nặng đáng kể cho gia đình họ.
gdt
#52 Posted : Monday, March 31, 2008 7:59:54 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Đem hình vô cho bớt nặng nề Smile
Mấy hôm trước lang thang chộp được cái tổ kiến này , nhìn nó tui lại liên tưởng đến sự cần cù và khéo léo của những con người lao động



Tonka
#53 Posted : Monday, March 31, 2008 12:03:02 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Nhìn mấy con kiến bò ngổn ngang tui thấy nổi da gà Big Smile

Về việc các em học không giỏi mấy có thể giúp không? Nếu quỹ dư dả thì dĩ nhiên có thể giúp chứ, miễn là nằm trong khả năng mình có thể làm được. Chẳng cứ gì vật giá ở VN leo thang, ở Mỹ đây cũng đang tăng vùn vụt. Mới nghe mấy bà nói chuyện với nhau là ngày mai các chợ sẽ lên giá gạo nên họ rủ nhau hôm nay đi chợ mua gạo... trữ Big Smile


xv05
#54 Posted : Monday, March 31, 2008 2:08:10 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Muốn nghe chuyện con kiến hông?

Như các ACE đã biết, Úc là một lục địa tách biệt nên được miễn dịch với nhiều loại sâu bọ từ các nơi khác. Do đó, khi đến đây, hải quan lục xét rất kỹ hành lý khách và cấm mang vô các loại cây trái hoa lá...

Cách đây nhiều năm, ở đây bỗng nhiên xuất hiện một loài kiến lửa lạ, hung dữ và "ăn" hết các loại kiến, côn trùng, cỏ cây khác trong vùng (khg nhớ vùng nào, lâu quá rồi). Sau người ta mới tìm ra là loài kiến đó có lẽ đến từ Nam Mỹ trong một kiện hàng, có thể là chuối và sanh đẻ lây lan ra. Chính phủ Úc lúc đó phải chi nhiều triệu đôla để nghiên cứu và tiêu diệt loài kiến này.

Chị Gdt mà mang mấy con kiến trong hình qua đây là được "hoan nghênh" dữ lắm đó.

Vật giá leo thang? Bên em thứ nào cũng lên ùn ùn, chỉ xăng thôi đã lên thêm 20 xu 1 lít.
camel
#55 Posted : Tuesday, April 1, 2008 11:34:31 AM(UTC)
camel

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 385
Points: 60

Thanks: 1 times
Was thanked: 17 time(s) in 16 post(s)
quote:
Gởi bởi tonka


Về việc các em học không giỏi mấy có thể giúp không? Nếu quỹ dư dả thì dĩ nhiên có thể giúp chứ, miễn là nằm trong khả năng mình có thể làm được. Chẳng cứ gì vật giá ở VN leo thang, ở Mỹ đây cũng đang tăng vùn vụt. Mới nghe mấy bà nói chuyện với nhau là ngày mai các chợ sẽ lên giá gạo nên họ rủ nhau hôm nay đi chợ mua gạo... trữ Big Smile






Đọc câu hỏi của gdt đã rầu... đọc lời bàn "bế tắc" của chị xong còn rầu thêm !!!

Hôm rồi stop by ở Incheon International airport, sự tráng lệ và các tiện ích thiệt là ngòai sự tưởng tượng , ngày nay những biểu tượng của South Korea đập vào mắt người ta ở khắp mọi nơi. Không khỏi làm người ta nhớ tới một Kimpo airport chán ngắt ngày trước.

Đọc trên news thấy người hùng Hàn Quốc Lee Myung Bak năm 35 tuổi đã leo lên ghế CEO của tập đoàn Hyundai Contructions. Thời còn thanh niên ông này phải lượm giấy phế thải kiếm tiền đóng học phí đại học. Cuộc đời ông ta không phải chỉ toàn màu hồng đâu nha , 2 người thân chết trong chiến cuộc của mấy chục năm trước. Ngày nay với cương vị tổng thống Hàn Quốc dù với chỉ có 48.6% phiều bầu... ông coi bộ ngó "ngon cơm" hơn mấy ông tổng nhà VN mình. Nghe đâu ông định sẽ donate hoàn toàn tài sản đâu ngòai 30 triệu mỹ kim cho trẻ em đường phố và cô nhi - chỉ giữ lại 1 ngồi biệt thự để về già trồng hoa xúc đất mà thôi.
Nói đến ông này tui lại nhớ lại cái khuôn mặt khắc khổ , nhọc nhằn và xấu trai của cái ông cựu TT Hàn Quốc là Park Chung Hee - đọc lại các article thì thấy ôi thôi mấy chữ "độc tài" gán lên những năm cầm quyền của ông ta từ 1961-1974 thiệt là nhiều - mình cũng chẳng phải người Hàn Quốc để ta thán về ông ta - Nhưng ai tìm hiểu lịch sử kinh tế của Hàn Quốc thì ui chu choa ơi , hồi năm 1960 Hàn Quốc nhất là miền nam quả là nghèo quá xá cỡ. Hơn miền nam VN nhiều. Một lần vào năm 1967 khi viếng thăm Tây Đức , ông Hee có thăm viếng một số công nhân Hàn Quốc đi lao động bên đó , nghe mô tả nỗi cơ cực của công nhân và sự kỳ thị nhận lại từ người bản địa , ông Hee đã ôm các anh em công nhân mà "khóc" cùng nói với họ rằng "ông quyết cố gắng để Hàn Quốc sau này được phát triển - để ngẩnh mặt lên và người Hàn Quốc không phải chịu tủi nhục đi làm cu ly cho nước ngòai nữa."

Nước người ta có TT độc tài... nước mình cũng có mà còn có nhiều là khác !

Nước người ta chắc gì đã có được Vịnh Hạ Long... có Chùa Một Cột và một dải non sông gấm vóc như nước ta.

Nước ta còn có nhiều nhân tài... đến sài không hết đem chia sẻ với nước ngòai... vào năm cả thế giới chổng mông lên lắng nghe radio hay may mắn thì được xem truyền hình trực tiếp cảnh Apollo 11 đáp xuống mắt trăng , có ai biết ông Nguyễn Xuân Vinh nhà mình lúc đó đã chễm chệ đứng trpng hàng ngũ khoa học gia của Nasa. Ngày nay thì nhân tài VN có mặt ở khắp chân trời góc biển !

Nước ta nếu tra cứu lịch sử thì tên các vị Anh Hùng, các danh tướng , danh nhân ... ngay cả danh vị Lưỡng Quốc Đại Thần cũng có tên ông Mạc Đĩnh Chi , văn võ song toàn. Nói chung nhiều không sao kể xiết.

Nước ta thời nay nếu mà nói "nhà văn" , "nhà thơ" , "nhạc sĩ" ... thương gia , kỹ nghệ gia chi chi thì cũng không đủ giấy để listing hết tên... .

Thế mà... nước ta chỉ thiếu và không có được một ông Tổng Thống như ông Lee Myung Bak. Black Eye

gdt
#56 Posted : Wednesday, April 2, 2008 8:25:27 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Anh Camel
gdt nghe nói ông Tân Tổng thống này cũng có chính sách cứng rắn với Bình Nhưỡng hơn so với các đời Tổng thống khác nên bị bên Bắc Hàn đe dọa cho Seoul tan thành tro bụi. Hoa Kỳ ủng hộ Hàn Quốc và xem thường lời đe dọa này. Không biết Bắc Hàn có vũ khí hạt nhân thiệt hông nữa vì nước này nghèo quá chừng mà. Question



Bây giờ lại tiếp chuyện xảy ra ở miền đất có hình chữ S

Đọc được bài viết này ở đây http://www.ngoisao.net/N...i-cuoc/2008/04/3B9C416C/

Tổ ấm cho bé trai bị súc vật cắn

Bé trai bị mẹ bỏ rơi ở khu vực Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, bị súc vật cắn mất một chân bên phải và cả bộ phận sinh dục ngay khi mới sinh ra giờ được một gia đình ở Hà Nội nhận về làm con nuôi.

Khác hẳn bên ngoài của khu phố cổ tấp nập, buôn bán, khách du lịch, ngôi nhà số 118 phố Hàng Bạc tĩnh lặng và khá ấm cúng. Một đứa trẻ mắt to tròn, thông minh, thoăn thoắt bò khắp nhà bằng một chân. Cháu là Hồ Thiện Nhân, một đứa trẻ bị người mẹ bỏ rơi từ giữa tháng 7/2006.

Người dân khu vực Núi Thành (Quảng Nam) phát hiện cháu trong tình trạng mất chân phải (phần còn lại chỉ dài 12 cm), mép vết da và cơ rách đứt nham nhở; vùng bẹn cẳng chân và bàn chân trái có nhiều vết rách thủng da và xây xát da nhỏ không liên tục; mất 2 tinh hoàn; 1/3 dương vật bị mất và mép rách nham nhở...




Cháu được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cấp cứu. Khi đó, các bác sĩ nhận định, bé khó qua khỏi vì tình trạng sức khỏe quá yếu sau 3 ngày không ăn uống và cơ thể bị súc vật cắn tan tành. Bé đã được cứu sống trong sự ngỡ ngàng của các bác sĩ.

Một thời gian sau, nhà chùa đến thăm bé tại bệnh viện và đặt cho cháu cái tên Hồ Thiện Nhân với mong muốn điều Thiện, lòng Nhân sẽ theo cháu mãi mãi. Cuối năm 2006, bé Thiện Nhân được một số tổ chức cùng các “mẹ” (những người giúp đỡ bé Nhân) đưa đi khám tại một phòng bệnh của bác sĩ nước ngoài. Tại đây, các bác sĩ xác định, phần chân cụt của Nhân còn lại dài 12cm và chuyển động tốt, trẻ cần được thay chân giả hàng năm đến khi 7 tuổi để tránh cong vẹo cột sống. Đến năm 12-13 tuổi, cứ 3 năm, bé phải thay một lần cho đến khi 21 tuổi (độ tuổi hoàn thiện khung xương) là lần thay chân lần cuối cùng.

Về phần cơ quan sinh dục, bé phải được giữ sạch sẽ kể từ khi bộ phận sinh dục của bé phát triển một lỗ nhỏ… Việc tái tạo cơ quan sinh dục và tinh hoàn có thể thực hiện khi bé đến tuổi dậy thì. Bác sĩ này cũng nhận định, cần phải điều trị về căn bệnh do hormone giới tính gây ra, nghĩa là bé cần phải được tiếp hormone nam giới suốt trong quãng đời của cháu sau này.

Sau nhiều tháng ngày, Nhân ở nhà ngoại trên khu vực Núi Thành. Ông bà ngoại quá nghèo, mẹ đẻ còn ít tuổi, lỡ bỏ con một lần nên cũng không ngó ngàng khi bé Nhân sống với bố mẹ mình. Trong những lần đến thăm bé Nhân tại đây, nhiều “mẹ” đã quyết định tìm cho con một gia đình để có thể chăm sóc, chữa trị.


Chỉ còn một chân trái nhưng bé Nhân vẫn có thể thoăn thoắt bò khắp nhà.



Chị Mai Anh, một người phụ nữ đã có hai cậu con trai kháu khỉnh, và chồng sống trên phố Hàng Bạc (Hà Nội) đã quyết định nhận bé Nhân về nuôi. Chị kể: “Tôi có biết về trường hợp của bé Nhân trên một số trang web, tôi rất xúc động. Cuối năm 2007, tôi và một số người vào tận nơi cháu sống với ông bà ngoại để thăm. Cháu thật thông minh, nhạy cảm nhưng phải chịu thiệt thòi như vậy khiến tôi không cầm được nước mắt. Thương bé lắm và tôi cùng chồng đã có quyết định táo bạo - nhận nuôi cháu”.

Nửa tháng trước, hai vợ chồng lặn lội bay vào Đà Nẵng, thuê xe ôm rồi đi bộ hơn 3 km để đến được nhà bé Nhân. Chị Mai Anh cho biết, gia đình định đón bé từ trước Tết Nguyên đán nhưng nhiều lần không liên lạc được với mẹ bé để lấy chữ ký đồng ý cho vợ chồng chị nhận nuôi cháu. “Nhưng quan trọng là giờ, bé Nhân đã được về đây sống với chúng tôi và hai người anh của cháu là vui rồi, cũng như việc cháu sẽ có nhiều cơ hội để chữa trị bệnh tật sau này”, chị Mai Anh tâm sự.

Đến nay, Nhân đã hòa nhập với bố mẹ và hai người anh mới (anh cả tên Thiện Minh, anh hai tên Thiện Nhân, trùng tên với em út) ở Hà Nội. Bé rất thông minh, nhanh nhẹn, điều đó đã thuyết phục cả nhà cũng như hai bà ngoại, nội. Hàng ngày, anh chị đi làm còn hai con chị (đứa 8 tuổi và 3 tuổi) đến lớp, bé Nhân được bà ngoại đến chăm nom.

Trong gia đình, Nhân rất “thân” với anh cả, ngay ngày đầu tiên, bé đã quấn quýt và chỉ ngủ khi có anh Thiện Minh bế. Ba ngày đầu tiên ở nhà mới, lúc nào, bé Nhân cũng chỉ ngủ ngồi, bởi lạ nhà. Nhìn bé như vậy, anh chị Mai Anh càng thương con hơn và không ít lần rớt nước mắt. Bé Nhân nhạy cảm đến mức, không một ai “được xem” vết thương cũ của cháu. Mỗi lần định giở quần ra, bé nhất quyết ngăn lại bằng cách khóc, gạt tay không cho cởi.



“Ngay cả khi đến bệnh viện, các bác sĩ ở đây cũng không thể nào khám được nếu có ‘ý định’ cởi quần xem chỗ vết thương cũ của con. Ngay cả việc lấy nước tiểu, cũng khó khăn. Có hôm, thấy bé tè ra sàn, cả nhà cuống quýt lấy thìa và các dụng cụ để hớt nước tiều đem đi xét nghiệm. Nhưng mang đến nơi, bác sĩ nói, nước tiểu bẩn quá không thể làm xét nghiệm được”, chồng chị Mai Anh kể.

Chiều qua, khi phóng viên Ngôi Sao đến thăm bé, lúc đầu, dỗ dành thế nào cháu cũng không theo và không cho bế. Một lúc sau, làm quen được rồi, bé Nhân đâm ra "bện hơi" và nhất quyết đòi bằng được chú phóng viên xúc cơm. “Con nó chỉ thích ăn cơm và ăn chuối cứ như con khỉ đó. Bé bóc quả chuối rất sành điệu”, bà ngoại bé kể.

Tuy mới 18 tháng nhưng bé Nhân rất tình cảm. Thấy chú phóng viên ngồi xổm xúc cơm cho mình, bé Nhân bò từ trên giường thoăn thoắt xuống nền nhà để tìm ghế. Không thấy, cậu bé đòi bà ngoại vào trong bếp lấy ghế cho chú ngồi.

Từ hôm nhận cháu về, vợ chồng chị Mai Anh đã đưa cháu đến Bệnh viện Việt - Pháp khám để có lộ trình chữa trị lâu dài. Bé Nhân phải thay chân giả hàng năm, cho đến khi cơ thể không phát triển được nữa để chống cong vẹo cột sống. “Hiện tại, cứ 2 tháng chúng tôi phải thay chân giả cho cháu một lần, đó mới chỉ là chân gỗ nhưng giá cũng tới 800 USD một cái. Ở Việt Nam, không có chân chuyển động được nên chúng tôi cố gắng liên hệ ở nước ngoài để mua cho cháu”, chị Mai Anh nói.

Về việc điều trị bộ phận sinh dục, các bác sĩ cũng khuyên anh chị phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho bé Nhân. Tuy nhiên, chị nhất quyết không đồng ý, bởi chị muốn Nhân vẫn là một đứa trẻ nam với một tinh thần kiên cường, 72 giờ đồng hồ chống chọi với tử thần, bao nhiêu tháng ngày đối chọi với bệnh tật, đau đớn về những mất mát trên cơ thể. Nếu để nguyên giới tính, Nhân sẽ được làm dương vật giả và phải tiêm hormone đến cuối cuộc đời.


Điều này khiến vợ chồng chị Mai Anh gặp không ít khó khăn khi chi phí cho quá trình chữa trị về sau của bé Nhân. Nhưng đã xác định nhận Nhân về nuôi, vợ chồng chị biết, con đường phía trước rất dài. Chị Mai Anh rưng rưng kể: “Hôm 1/4 vừa qua, lần đầu tiên khi bé Nhân được lắp chân giả, tôi rùng mình và cảm nhận sâu sắc về sự thiếu hụt đó của bé”.

Bạn có thể chung sức giúp đỡ bé Nhân cùng vợ chồng chị Mai Anh theo địa chỉ: Mai Anh, số 118, phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Email: hanoiguppy@gmail.com hoặc elkeray@yahoo.com

Quang Việt
xv05
#57 Posted : Tuesday, April 15, 2008 12:13:05 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em bé Thiện Nhân ở trên trông thật là khôi ngô. Mong cho cuộc đời em được gặp nhiều thiện nhân ( mà cha mẹ nuôi của em cũng là hai trong những thiện nhân rồi).


Vừa qua đọc báo được tin này, vậy ra Vn mình cũng có nhiều tin hot khiến báo giới quốc tế cũng quan tâm:

Trafficking ring busted

A baby-trafficking ring in VN has been busted by police after it sold as many as 30 infants in 6 months and smuggled them into China.
Police in Hanoi arrested four suspects in February while they were trying to take two babies out of the country.
Since then, authorities have detained three more and the hunt continues for others connected to the gang.
Among those detained was an eight-month pregnant women who had agreed to sell her unborn baby.


(làm biếng dịch ra tiếng Việt quá !)
Tonka
#58 Posted : Tuesday, April 15, 2008 1:06:50 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,643
Points: 1,524

Thanks: 95 times
Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
Trông đứa bé dễ thương quá.
gdt
#59 Posted : Thursday, July 10, 2008 8:36:31 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Đọc được hai bài viết trên báo Tuổi trẻ viết về tấm lòng của người cha thật cảm động.

Đây là bài thứ nhứt

Một người cha cao như đỉnh Thái



TT - 11 giờ trưa. Trời Đà Nẵng nắng như đổ lửa. Ông Mẹo định đưa bát cơm lên miệng thì nghe phía phòng trong đứa con la lên: "Chở con đi chơi! Đi! đi...". Liền đó, hai ba tiếng loảng xoảng đổ vỡ...


"Nó lại thức dậy nữa rồi!" - ông nói. Vẻ cam chịu, ông lẳng lặng đặt bát cơm xuống, dắt chiếc xe máy cà tàng ra. Theo sau, một người thanh niên to lớn nhưng nét mặt ngô nghê mừng rỡ trèo tót lên yên xe. Khuôn mặt ngây ngây ấy cười ngặt nghẽo...


Chiếc xe ì ạch bò ra khỏi con hẻm 169 Phan Thanh rồi rẽ sang đường Nguyễn Văn Linh. Cái nắng hè gần 40OC khiến lưng áo người cha đẫm mồ hôi, mắt nhăn nheo vì nắng: "Không dừng lại được đâu! Phải chở đi đến khi nào nó cho về mới được về".

Suốt 11 năm qua, ông Mẹo vẫn mỗi ngày rong ruổi với đứa con tâm thần trên những ngả đường Đà Nẵng



- Ảnh: Quốc Nam


Hơn 4.000 ngày

Trước đây, từ Huế, ông Mẹo mang vợ con vào Đà Nẵng sinh sống bằng nghề sửa xe máy. Cả gia đình chín miệng ăn dựa vào tiệm sửa xe của ông cùng gánh cháo vịt của vợ. Ngày đứa con út lên 11 tuổi, đầu tóc bê bết sài ghẻ. Thương con nhưng không có tiền thuốc thang, hai vợ chồng ông mang con đến một người quen nhờ chích lể. Đứa con trai bỗng dưng lên cơn co giật, từ đó mắc bệnh tâm thần. Mỗi khi lên cơn Vinh lại đòi cha chở đi chơi. Chỉ khi đi chơi cậu mới cắt cơn quậy phá. Và ông Mẹo đành phải gác bỏ công việc, thậm chí cả bữa ăn, giấc ngủ để chở con đi. Cứ thức giấc là Vinh đòi đi. Bất cứ thời gian nào trong ngày và bất kể nắng mưa hay gió bão.

Chiếc xe vòng qua thêm vài con phố nữa. Đến một giao lộ, cậu con trai ngồi sau thình lình quẹo người qua phải làm tay lái của ông già loạng choạng. Ông dùng hết sức ghì chặt tay lái mới giữ được thăng bằng. Nhưng thấy ông vẫn chạy thẳng, cậu con trai lại vặn người thêm một lần nữa. Lần này ông rẽ sang phía phải anh con trai mới chịu ngồi yên. "Tui cầm ghiđông nhưng người lái là nó. Nó thích đi hướng nào là phải đi theo, làm khác nó không chịu" - thở dốc, quệt mồ hôi ròng ròng, ông nói.

Chạy mấy vòng khá xa, kim báo xăng sắp cạn. Tới trạm xăng, ông chưa kịp dừng hẳn thì khuôn mặt nhăn nheo thêm thiểu não vì anh con trai không chịu xuống xe. "Đổ xăng mà nó không cho mở nắp thì biết đổ vào đâu. Thôi chạy được đến đâu hay đến đó”. Không thấy gương mặt già nua xương xẩu cáu giận, chỉ thấy sự cam chịu vô bờ bến.

Một buổi tối mùa lụt năm ngoái. Gần 1 giờ đêm, trời mưa tầm tã. Đường ngập ứ đầy nước. Ông những tưởng đã có một đêm ngủ ngon giấc. Nhưng vừa đặt lưng xuống thì đúng lúc Vinh (tên cậu con trai) trở dậy, đòi chở đi chơi. Biết là không thể khác, ông đội áo mưa dắt xe ra. Đường ngập, xe chết máy giữa đường. Tối hôm đó người ta thấy bóng hai con người, một già bì bõm lội nước dắt xe đi bộ, một trẻ vô tư ngồi trên yên xe hồn nhiên... thòng hai chân xuống nghịch nước. Đến 5 giờ sáng khi cậu con hết muốn chơi, ông mới đưa con về nhà.

Mười một năm đã trôi qua với hơn 4.000 ngày như thế. Từ khi Vinh mới là cậu bé 11 tuổi đến nay đã là chàng thanh niên 22 tuổi. Mỗi ngày trung bình 4-5 giờ, mỗi giờ hai cha con đi khoảng 20-30km và hành trình đó chưa một ngày dừng lại.

Chịu khổ vì con

" Người cha khổ cực và dày đức hi sinh ấy là ông Trần Mẹo, 58 tuổi, nhà ở hẻm 169 Phan Thanh, thuộc tổ 25, khối Trung Lập A, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng."


Nhiều người thấy ông quá vất vả, gợi ý với ông nên mang con lên gửi trại tâm thần, mỗi tháng chỉ đóng vài trăm ngàn đồng nhưng bớt khổ. Gánh nặng cơm áo và tuổi tác khiến đôi chân ông Mẹo chùn mỏi. Có lúc ông đã nghĩ đến việc gửi con vô trại tâm thần, nhưng khi đến bệnh viện tâm thần ở Hòa Khánh xin thuốc cho con, ông được chứng kiến nhiều cảnh đời trong thế giới người điên.

Một bệnh nhân nam chừng 30 tuổi tự nhiên ôm mặt khóc, miệng nhóp nhép đòi về nhà. Không được về, người này thẫn thờ nơi bậc cửa, mắt không ngừng hướng về xa xăm... Ông trăn trở: "Tâm thần cũng là con người, cũng cần được yêu thương, chăm sóc. Mà ở bệnh viện làm sao có thể lo cho con được như mình ở nhà...".

Gia cảnh ông khốn khó. 11 năm nay, khi đứa con đổ bệnh càng khốn khó hơn. Gánh cháo vịt của người vợ không đủ tiền đổ xăng cho con đi chơi. Có hôm, trong nhà chỉ còn mấy chục ngàn đồng tiền ăn, nếu đi chợ rồi mà con đòi đi chơi thì tiền đâu đổ xăng nữa. Cuối cùng ông bà quyết định nhịn buổi chợ. "Thôi thì cả nhà hi sinh cho người bệnh, nó thiệt thòi nhất nhà”.

Dẫu chưa bao giờ làm nhưng ông cứ tự dằn vặt mình đã có ý nghĩ gửi con vào bệnh viện tâm thần. Và ông bảo mình có lỗi.

Nhiều năm nay, đêm cũng như ngày, người ta thường thấy hình bóng người cha lưng còng đèo sau xe đứa con trai ngây ngây với nụ cười ngặt nghẽo.

NGUYỄN QUỐC NAM - THÁI BÁ DŨNG


gdt
#60 Posted : Thursday, July 10, 2008 8:38:42 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Và bài thứ hai


Cha


TT - Ông Geppetto đã bán áo khoác của mình để mua cho cậu bé người gỗ Pinocchio một cuốn sách đánh vần. Người cha tội nghiệp đó chỉ mặc mỗi chiếc sơmi dưới trời đầy tuyết... (tiểu thuyết Pinocchio - cậu bé người gỗ, tác giả Carlo Collodi)


Ở tòa, tôi thường gặp những người cha như ông Geppetto. Những người cha mà nhịp đập trái tim đều vì con cái, và thời gian họ có mặt trên cõi đời hầu như đều là những tháng ngày lao khổ vì con. Dù hôm nay họ có mặt tại tòa với nhiều tư cách khác nhau: bị hại, bị cáo, thân nhân của bị cáo...

Khi cha là bị hại

Bị cáo Lê Thanh V. trong phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Vĩnh Long chính là đứa con trai mà ngày xưa cha hết mực cưng chiều. Chỉ vì 6 công đất, V. đã thẳng tay đánh cha thương tật trên 40%. Nhìn dáng người cha phờ phạc, mệt mỏi, húng hắng ho, tôi nghĩ chắc ông đang mang nhiều tâm trạng: đau đớn, tức giận, buồn phiền, lo sợ... giống như khi ông Geppetto bị đứa con người gỗ của mình nghịch phá đẩy vào tù! Nỗi đau quá lớn của kiếp người khiến ông thổ lộ với một người dưng xa lạ như tôi: "Vợ chồng bác vất vả gần cả đời, dãi nắng dầm sương, làm bất kể ngày đêm để nuôi và dựng vợ gả chồng cho bốn đứa con. Rồi chia đều cho mỗi đứa 10 công đất, giữ lại 6 công dưỡng già, nó là con út nên tụi bác ở với vợ chồng nó.

Mẹ nó mất năm năm nay, nó nghe lời vợ ra riêng, đã vậy còn đòi lấy thêm số đất của bác. Nhiều lần nó chửi rủa, đánh bác, bác đều bỏ qua. Nhưng lần này nó đánh nặng lắm, giờ đầu bác vẫn còn rêm. Bác biết nó mượn rượu làm chuyện bất hiếu. Bác cũng không muốn cha con phải đứng trước công đường để người khác phân xử, đau lắm! Nhưng nếu bác không làm thế, nó sẽ tiếp tục. Thôi mình vô phúc không dạy được con thì cho Nhà nước dạy, may ra nó tĩnh tâm sẽ sống hiếu thảo.

Bác còn nhớ lúc nhỏ mắt nó bị bệnh, bác đã vét sạch số tiền có được chữa trị cho con, rồi vợ chồng lại cố sức làm để tạo dựng lại cơ nghiệp, bác không tin đứa con mà vợ chồng bác chắt chiu từng hạt gạo, cọng rau, con cá để nuôi nên vóc nên hình, lại chỉ vì mớ đất mà phủi sạch tình nghĩa cha con. Tội nghiệp hương hồn của mẹ nó, lúc chết bả trối trăng bảo bác ráng lo cho thằng út, bác cũng đã ráng lắm rồi mà không hiểu sao giữa cha con lại xảy ra chuyện. Giờ bác chỉ cầu mong những tháng ngày trong tù nó hiểu bác đã gần 70 rồi, sống được là bao, rồi số đất đó cũng thuộc về nó. Bác thương nó còn hơn cả bản thân mình. Bác lo cho nó lắm, người ta nói nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại, nó ở trỏng ăn ngủ làm sao mà sướng được như ở nhà...".

Khi cha là bị cáo

Bị cáo Dương H. tóc bạc trắng, ra tòa ở tuổi 71, với tội danh nghe qua ai cũng khinh ghét: mua bán trái phép chất ma túy. Từ đôi mắt đùng đục lăn dài những dòng nước mắt, bị cáo H. trình bày với hội đồng xét xử (phiên tòa phúc thẩm tại TAND TP Cần Thơ) rằng gần cả đời mưu sinh bằng nghề lương thiện, từ khi đủ tuổi lao động đã gắn với chiếc xe lôi. Khi xe lôi bị cấm, bị cáo chuyển sang chạy xe ôm, nhưng già cả yếu sức, mấy lần kìm tay lái không nổi đành bỏ nghề.

Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ bi kịch. Phần lớn bi kịch còn lại là bị cáo không có nhà, vợ bán rau, ngày bán ngày không tùy theo cơn đau của chứng bệnh ung thư hành hạ, con gái bị bệnh tâm thần. Trúng vào thời điểm căn bệnh ung thư của vợ phát tác, con trai bị gãy tay do tai nạn lao động, có người rủ đi bán ma túy. Hũ gạo trong nhà cạn sạch cộng thêm cần tiền thuốc thang cho vợ cho con, bị cáo đành nhắm mắt làm liều với suy nghĩ chỉ một lần cho qua cái eo, sau đó sẽ ngưng kiếm nghề khác. Nhưng số tiền lời có được, cộng thêm việc không còn cách nào khác, bị cáo làm một lần, hai lần...

Bàn tay nhúng chàm khoảng mười ngày thì bị bắt. Chỉ mười ngày tội lỗi đã xóa sạch cả đời lương thiện. Những ngày tháng trong tù, tinh thần bị giày vò cấu xé trăm đường, cộng thêm lo lắng cho vợ con khiến bị cáo suy sụp nặng, đi không nổi, hội đồng xét xử phải cho người vợ ngồi phía sau đỡ chồng. Giờ tòa nghị án, cả gia đình khốn khổ ấy ôm nhau khóc, người con trai nghèn nghẹn: "Tội nghiệp cha, vì con mới phạm tội". Người cha lắc đầu rưng rưng: "Con ôi! Không phải đâu! Tại cha không tốt! Nhớ lấy gương cha, nghèo cho sạch, rách cho thơm, đừng làm chuyện thất đức...". Khi tòa tuyên 7 năm tù, bị cáo lại bật khóc. Hình ảnh cuối cùng của phiên tòa này là phạm nhân tóc bạc trắng cúi đầu bước, vợ con khóc quýnh quáng phía sau...

Khi cha có con là bị cáo

Vợ mất, ông Nguyễn Văn R. dồn tất cả mục đích cuộc đời vào hai đứa con. Các con ra trường có công ăn việc làm hẳn hoi. Người cha đang ngất ngây sung sướng thì bất ngờ như bị sét đánh trúng tim khi nghe tin thằng con trai ông đặt tất cả hi vọng, niềm tin, lại đi cá cược bóng đá thua độ cả trăm triệu đồng. Bị thúc nợ, con ông trộm đồ công ty bán để chung chi. Để cứu con, ông đã bán phân nửa đất bồi thường cho công ty, số đất mà ngay cả khi bản thân bị bệnh thập tử nhất sinh ông cũng không dám bán vì nó là nguồn sống duy nhất của gia đình.

Trong suốt phiên tòa sơ thẩm tại TAND TP Cần Thơ, người cha đáng thương đôi lúc không chịu nổi, phờ phạc, thất thần bước ra khỏi phòng xử. Có lẽ đối với ông thời gian đó dài hơn thế kỷ. Chuỗi ngày "nhong, nhong, nhong, cha làm con ngựa", để "con vinh hiển cả đời" tưởng chừng như lùi xa vào dĩ vãng, nhưng không ngờ quay trở lại, mà lần này chắc phải cố gắng gấp bội bởi "ngựa cha mệt lắm" vì tuổi tác, và cũng bởi vì phải nai lưng trả nợ cho con.

Trong khi tòa nghị án, ông R. xin cảnh vệ nói với con vài lời. Bị cáo Nguyễn Ngọc T. khóc nức vì hối hận. Có lẽ lúc này mái tóc hoa râm, dáng còm cõi của người cha, và tất cả những gì đấng sinh thành làm cho đã cứa vào tim đứa con khiến đôi tay bị còng chỉ còn biết nắm chặt lấy đôi tay cha như một lời tạ tội. Còn người cha khóc vì lo cho tương lai con. Lòng người cha đang rối bời, tuy nhiên ông vẫn cố giữ bình tĩnh, làm điểm tựa tinh thần cho con: "Trong tù có thiếu thốn gì nói cha gửi vào! Ráng cải tạo tốt để được ra tù sớm, rồi mình làm lại, nghe con". Khi đứa con bị giải lên xe tù, bóng người cha đổ dài tất tả phủ lên trước như ngọn thái sơn, dù đỉnh có bào mòn vì mưa gió vẫn sải dài đổ bóng che chở cho con đến nghìn đời...

MINH TÂM
Users browsing this topic
Guest
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.