Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages123>»
Chuyện Việt Nam
Phượng Các
#1 Posted : Monday, May 9, 2005 4:00:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sài Gòn: Mưu sinh đãi đất thành tiền
Monday, May 09, 2005



Mỗi ngày có hàng trăm người đãi đất tìm sắt vụn.


SÀI GÒN 09-05 - Nhiều người dân ở hẻm 267 An Dương Vương, phường 13, quận 6, thành phố Sài Gòn, đang có một nghề mưu sinh khá kỳ lạ là đãi đất tìm sắt vụn.

Theo tường thuật của tờ Người Lao Ðộng, từ rạng sáng đến chạng vạng tối, hàng trăm người hì hục đào, đãi, nhặt nhạnh từng chút sắt vụn. Mỗi ngày, một người có thể kiếm từ 60,000 đồng đến 80,000 đồng (khoảng 5 đô la), có khi “trúng ổ” được 300,000 đồng đến 400,000 đồng. Bộ đồ nghề mà họ đem theo thật đơn giản, chỉ một cái cuốc, một cái bay, vài rổ nhựa và dăm bao tải.

Phóng viên báo này kể: “Tôi theo sau một cậu bé khoảng 14 tuổi, tên Tuấn.Vừa ra khỏi hẻm, cu cậu nhảy phóc lên chiếc xe đạp, chạy một mạch đến một bãi đất cỏ hoang mọc um tùm trong khu Bình Phú - quận 6. Lúc này đã có gần hai chục người đang tất bật làm việc. Tuấn tháo bộ đồ nghề của mình, đào sâu khoảng 4 tấc thì dừng tay, bốc một viên đen đen sần sùi lên săm soi rồi reo to: “Trúng ổ rồi!” Thấy tôi không hiểu, Tuấn giải thích: “Trúng ổ sắt vụn nè, nhiều lắm, có thể “ăn” được vài ngày”. Khi đống đất cao lên, Tuấn bắt đầu lấy rổ sàng để lấy “mạt” sắt, cả khu vực lúc này bụi bay mù mịt. Tôi ngạc nhiên vì không thấy ai đeo khẩu trang. Chị Mai Hương Lan bảo: “Lúc làm việc, mồ hôi thấm vào khẩu trang rất khó thở”. Sàng cho tới khi trong rổ hết đất cát, Tuấn thả cục nam châm vào rà để lấy sắt.

Hầu như trong giới đãi sắt vụn ai cũng thuộc nằm lòng câu “Trời cho ai nấy hưởng”. Chị Lan giải thích với phóng viên Người Lao Ðộng: “Người nào “trúng ổ” thì không ai được xen vào”. Chính vì tôn trọng nhau nên chưa bao giờ họ tranh giành lãnh địa hay ẩu đả. Nhưng thường thì khi “trúng ổ”, người này báo cho người kia biết để “khai thác” và ngược lại. Chị Lan khoe: “Trước đây hai vợ chồng tôi se nhang, mỗi ngày làm cật lực cũng chỉ kiếm không quá 50,000 đồng. Từ khi làm nghề này, một ngày kiếm hơn 120,000 đồng, nhờ vậy mới đủ tiền gửi con đi nhà trẻ”. Chỉ riêng tại bãi đãi sắt vụn trong khu Bình Phú, gia đình chị Mai Hương Lan đã có tới 6 người. Dân đào đãi sắt vụn hầu hết là người mua ve chai, se nhang, thợ hồ, đạp xích lô, bán vé số... chuyển sang.

Ngoài những đứa trẻ như Tuấn, dân đào đãi sắt vụn hầu hết chỉ toàn phụ nữ, có người tuổi rất cao như bà sáu Tùng, bà tám Hoa... đã gần 70 tuổi. Tôi thắc mắc về “tai nạn nghề nghiệp”, Tuấn chỉ một người đội chiếc nón sùm sụp đang hì hục đào đất bên cạnh, kể: “Nó tên Hùng, 12 tuổi, làm công việc này được 4 năm, có lần đạp phải cây đinh rỉ, do không đi chích ngừa nên vài bữa sau nó bị sốt liên tục, tưởng chết rồi. Khi đưa đến bệnh viện, bác sĩ nói nếu chậm chút nữa là phải cưa chân vì nhiễm trùng nặng”. Quan sát họ làm việc, tôi thấy hầu như không ai đi dép, trong khi tại những khu vực giải tỏa thường có rất nhiều miểng chai, đinh rỉ hay kim tiêm... rất dễ giẫm phải.

Dân đào đãi sắt vụn nhiều khi cũng phải... chạy có cờ! Chị Lan kể: “Hễ thấy bóng nhân viên trật tự đô thị hay công an tới là mọi người sẵn sàng chạy, vì những nơi đãi sắt vụn thường là khu vực đã giải tỏa hoặc khu quy hoạch đã phân lô để bán, nên họ không muốn bị đào bới”. Mỗi khi mua sắt vụn, người của các vựa phế liệu chỉ lấy dao rạch vỏ bao, dùng nam châm thử ngẫu nhiên nên nhiều “thợ” đãi đã gian dối độn đất vào. Khi phát hiện, vựa ngưng thu mua dẫn đến nhiều gia đình khác phải “treo mỏ” cả tuần vì bị vạ lây.

Ðối với dân đãi, tìm ra khu vực có sắt vụn chỉ là chuyện nhỏ. Chị Lan khẳng định: “Cứ thấy chỗ nào có giải tỏa nhà cửa, bảo đảm chỗ đó không có sắt “lớn” thì cũng có “mạt” sắt”. Hỏi công việc có thường xuyên không? Tuấn cho biết: “Từ lúc theo mẹ đi làm đến nay đã được 5 năm, nhưng hiếm khi nào nghỉ”. Chị Thủy - mẹ Tuấn - ngồi bên cạnh, bảo: “Nghỉ ngày nào coi như đói ngày đó. Chỉ khi Tết đến, mới nghỉ xả hơi vài ngày như người ta”. Trước đây các vựa phế liệu chỉ mua sắt “lớn” với giá từ 2,000 đồng đến 3,000 đồng/kg, nhưng gần đây các vựa thu mua cả “mạt” sắt.

Hiện nay không riêng gì người dân hẻm 267 An Dương Vương, mà tại ngã tư Bốn Xã (quận Bình Tân, quận Tân Phú) cũng có nhiều nhóm (đa phần là người tứ xứ) sống bằng nghề này. Tôi hỏi với số lượng nhiều người làm như thế, liệu một ngày nào đó sắt vụn sẽ hết? Chị Lan lạc quan: “Bao giờ nhà nước còn giải tỏa những khu nhà ổ chuột, dân đãi sắt vụn tụi tui còn cơ hội kiếm sống dài dài”.

HV
#2 Posted : Tuesday, May 10, 2005 11:07:53 PM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

Sad
Thương dân mình gì đâu á, chị PC
hv
Phượng Các
#3 Posted : Wednesday, May 11, 2005 3:49:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Blush
HV
#4 Posted : Wednesday, May 11, 2005 4:02:25 AM(UTC)
HV

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 256
Points: 0

Chị PC ơi
Mắt hv chưa có huệ nên cứ nhìn thấy cảnh đau lòng là... ngẩn ngơ.
Suốt ngày cứ lẩn quẩn trong bóng tối, nên vẫn thấy cõi đời không "ảo" chút nào Tongue
Cám ơn chị đã chia xẻ...
Phượng Các
#5 Posted : Saturday, May 28, 2005 12:49:59 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tiếng Rao Đêm Trên Phố

Bạn,
Khắp các ngõ ngách Hà Nội, không biết có bao nhiêu đứa bé đi đêm về hôm kiếm sống. Trong số đó không ít em mồ côi, bị gia đình bỏ rơi hay gia đình. Ở tuổi ăn tuổi học nhưng các em đã sớm phải đối mặt với lo toan của cuộc mưu sinh. Đêm, những trẻ em này vẫn lầm lũi trên những chiếc xe đạp cọc cạch đi khắp đầu xóm cuối ngõ với thùng bánh mì, bánh bao hay ngô luộc đằng sau cùng những tiếng rao khản cổ. Một nữ phóng viên báo Hà Nội Mới viết về tình cảnh của những đứa trẻ bất hạnh này như sau.
Trời mưa xối xả, tiếng rao đứt quãng. Phóng viên cố gọi với theo đứa bé bán bánh bao. Em phanh xe lại, dựng chân chống, quay phắt một vòng rất "nhà nghề". Phóng viên gọi em vào nhà, em là Trung, quê Hà Tây. Ngồi với Trung một lúc em tỏ ra cởi mở và chân tình hơn. Tuổi thơ của em là chuỗi ngày bất hạnh vì bố mẹ li dị khi em còn bé xíu, bố đi phiêu bạt giang hồ không biết chốn nào, mẹ bỏ sang lao động Đài Loan. Em sống với bà ngoại, được đến khi học hết cấp 1 thì bà qua đời. Em lại về ở với người bác ruột, trở thành người thừa trong gia đình họ. Trung bỏ học rồi đi lang thang theo đám bạn lên Hà Nội kiếm sống. Hà thành nhiều cám dỗ, may mà em không bị cuốn theo dòng đời trôi nổi của những đứa trẻ đi hoang. Trung lại trở về nhà bác, hai năm nay đêm đêm rong ruổi khắp các ngõ ngách Hà Nội (vùng giáp Hà Đông) bán bánh bao. Còn ban ngày em "phụ trách" đàn lợn gần hai chục con giúp bác. Mới 14, 15 tuổi đầu đã phải nếm trải nhiều vị đắng của đời, nhưng là một đứa trẻ nghị lực. Em có một khát khao cháy bỏng như nhiều đứa trẻ cùng cảnh là được tới trường nhưng điều đó sẽ chỉ là niềm mơ ước khi cuộc sống của em đang chạy ăn từng bữa.
Vào thời điểm sâu nhất của đêm, tiếng rao của những đứa bé bán dạo dường như mệt mỏi, uể oải hơn. Ban ngày chúng đi học, ban đêm phải đi bán hàng dạo để đỡ đần cha mẹ. Nhưng cũng nhiều em phải bỏ học giữa chừng về phụ gia đình kiếm miếng cơm manh áo. Các em không may mắn có được một cuộc sống cơm lành canh ngọt, được vui chơi học hành như bao bạn bè cùng trang lứa. May mắn hơn Trung, Nam được sống trong vòng tay của cả bố lẫn mẹ. Nhưng gia đình nghèo, học chưa hết tiểu học, Nam phải bỏ dở. Ban ngày em ra chợ trông hàng cho mẹ, đêm về đi bán bánh mì. Em làm "nghề" này đã đủ 3 năm - 3 năm ngược xuôi qua các ngõ ngách Hà Nội với thùng bánh mì cồng kềnh. Mỗi tối em kiếm được từ 15 đến 20 nghìn đồng nhưng cũng có hôm hàng ế, không những lỗ vốn mà em còn bị ốm một trận. Ngày đêm vất vả, ngủ ít làm nhiều nên nhìn em gầy đến xanh xao. Nhằm vào mùa bóng đá, có đêm em đi được 4, 5 chuyến".
Bạn,
Nữ phóng viên báo HNM viết tiếp: Nghề bán dạo đêm lời lãi chẳng được là bao, có khi rủi ro, gặp phải người xấu, chặn đường "trấn lột" hết, thế là đi tong mấy bữa còng lưng đạp xe, khản cổ. Biết nhiều lúc rủi ro nhưng bữa nọ bù bữa kia, đi thì kiếm được thêm, ở nhà thì không. Đêm, có tiếng rao bị mưa vùi dập, bị gió cuốn đi, có tiếng rao đứt đoạn, nghe não nề. Đêm, tiếng rao thưa dần nhưng như thúc giục, hối hả hơn.

vietbao.com
Phượng Các
#6 Posted : Sunday, June 12, 2005 1:32:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chuyện ở 1 Xóm Đảo

Bạn,
Trong vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, có hòn đảo Bình Hưng là đảo xa nhất nằm về phía cực Nam của tỉnh này. Đây là 1 xóm đảo có 319 gia đình với khoảng1,600 người. Trẻ em ở đây không chỉ phải vất vả kiếm tiền phụ giúp gia đình mà còn mong ước được đi học. Báo Khánh Hòa ghi nhận về tình cảnh của trẻ em trên đảo này như sau.
Đảo Bình Hưng, là một trong hai thôn của xã đảo Cam Bình, hòn đảo xa nhất nằm phía cực Nam của tỉnh Khánh Hòa với 319 gia đình (khoảng 1,600 người) đang sinh sống bằng nghề pha xúc, đánh bắt gần bờ, nuôi trồng hải sản. Trong chuyến hành trình thăm đảo , phóng viên được ngồi gần bác Nguyễn Bình Sáng, một người dân đảo. Những câu chuyện kể của ông về đảo Bình Hưng, một hòn đảo mà gần trọn cuộc đời ông gắn bó, như một cuộn phim quay chậm ngược về quá khứ. Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, ông Nguyễn De, một ngư dân đi biển ở Vũng La, Sông Cầu trong một lần đi qua vùng biển Khánh Hòa đã vô tình lạc vào đảo Bình Hưng (tên gọi cũ của đảo là Hòn Chút). Và ông nhận ra ngay đây là vùng đất lành, sống được. Thế là những cư dân họ Nguyễn quyết định dựng ấp, lập làng khai khẩn nên vùng đất này. "Đất lành chim đậu", những nóc nhà tranh của những cư dân vùng khác cũng kéo về đan xen với những ngôi nhà của họ Nguyễn.
Trẻ em ở đảo từ khi bắt đầu biết cầm mái chèo đã theo cha mẹ bán mặt cho biển, bán lưng cho trời để đi mò từng con ốc, bắt từng con cua, con cá phụ giúp gia đình. Ngôi trường ở đảo là cơ sở 2 của trường phổ thông cơ sở Cam Bình, (lớp 6-9) được xây lên. Các lớp tiểu học, lớp bổ túc, phổ cập cơ sở được mở nhưng số lượng trẻ đến trường cũng không nhiều bởi quan niệm "nghề đi biển cần sức hơn cần chữ", "học cho lắm cũng về nắm mái chèo" đã ăn sâu vào tâm trí của bậc cha chú. Khó khăn trong việc đi lại cũng là bước cản đối với việc học lên cao của những đứa trẻ nơi đây. Con đò mang trên mình 35 hành khách, sau 2 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển cập bến thôn đảo Bình Hưng khi mặt trời đã chênh chếch về hướng Tây. Ngược với tưởng tượng của phóng viên về một hòn đảo với những căn nhà mái tôn, vách nứa yên bình dưới rặng dừa, ngôi làng hiện ra lại là các lồng, bè nuôi tôm hùm dày đặc quanh đảo. Nhưng để lại ấn tượng nhất trong phóng viên vẫn là những đứa trẻ trên đảo. Không nhút nhát, e dè, những đứa trẻ ở nơi đây không chỉ dạn dĩ, năng động trong việc... kiếm tiền tiêu vặt mà các em còn có một ước mơ cháy bỏng là được học và học.
Bạn,
Phóng viên chứng kiến 2 cậu bé đang lang thang cùng nhóm bạn lượm phế liệu trên bờ biển cũng không ngại ngùng trả lời vanh vách những câu hỏi của phóng viên. Một cậu bé cho biết, sau giờ học em cùng các bạn thường ra đây lượm các mảnh nhựa vỡ, bịch bóng do sóng biển tấp vào để bán kiếm tiền tiêu vặt. Cậu ước mơ: "Con muốn học thật giỏi để lớn ra thị xã học môn sửa chữa về sửa thuyền

viebao.com
Anh Ba
#7 Posted : Sunday, June 12, 2005 2:51:15 AM(UTC)
Anh Ba

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 953
Points: 0

Hai em bé này đang lượm những cái lon beer, lon nước ngọt trên bãi biển Vũng Tàu.
Hình chụp vào ngày Chủ nhật, June 5, 2005.
Khi tôi đưa máy lên chụp, cái con bé nhỏ hơn nó biết, nó cười.



Khi chia tay, tôi chụp thêm một tấm nữa.



Nó cười thật vui...và kéo lê cái xâu lon trên bãi cát...
Phượng Các
#8 Posted : Wednesday, July 6, 2005 10:41:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Về Việt Nam chớ xài “khăn lạnh”


SÀI GÒN 05-07- Hầu hết các quán ăn, nhà hàng hiện nay đều cho khách dùng khăn ướp lạnh. Thời tiết nóng, trước khi ăn mà được lau mặt bằng chiếc khăn trắng nõn, ướp lạnh mát rượi, thoang thoảng nước hoa thì quả là dễ chịu. Thế nhưng, thực sự những chiếc khăn đó liệu có sạch?

Theo báo Kinh Tế và Ðô Thị, những chiếc khăn lạnh này không phải nhà hàng cho không khách hàng mà đều được tính tiền 1,000 đến 2,000 đồng VN/chiếc. Có lẽ “xót ruột” vì phải trả tiền nên nhiều thực khách sau khi sử dụng khăn để lau mặt, thấy khăn còn trắng, lại không thể đem về nhà liền sử dụng luôn vào việc lau bàn đã bẩn, ghế ngồi thậm chí cả giầy dép.

Theo chủ một cơ sở sản xuất khăn lạnh cung cấp khăn ăn cho các nhà hàng, khăn lạnh thường được mua của các cơ sở sản xuất dệt tư nhân ở Thái Bình, Nam Ðịnh với giá 300-500 đồng/chiếc, hoặc vào các công ty dệt may của nhà nước mua khăn lỗi. Khăn đem về được dúng qua nước lạnh để tạo độ ẩm, xịt qua ít nước hoa rẻ tiền, sau đó khăn được đóng gói vào túi ni lông và đem giao cho các nhà hàng, quán ăn với giá 700-800 đồng/chiếc. Nếu chủ hàng có yêu cầu in thêm trên bao bì logo hoặc địa chỉ nhà hàng hoặc hương thơm khác biệt thì giá cao hơn chút ít. Những chiếc khăn này được các cửa hàng lưu giữ trong tủ lạnh, khi đem phục vụ thực khách đã “lột xác” thành những chiếc khăn lạnh hấp dẫn.

Nhiều thực khách nghĩ rằng loại khăn ăn rẻ tiền như vậy thì chỉ đem sử dụng một lần sau đó bỏ đi. Nhưng không, sau một, hai ngày, các cơ sở làm khăn sẽ cho người đi thu gom tất cả khăn đã dùng về, rồi “tái sản xuất” để “tái sử dụng”.

Sau khi gom về, khăn bẩn được đổ đống vào một thau lớn, người giặt... dùng chân ra sức đạp cho đến khi nước trong thau chuyển sang màu nhờ nhờ đen. Xem như đã giặt sạch, đống khăn này được xả lại qua hai lượt nước. Với những khăn quá bẩn không thể giặt sạch bằng xà phòng, thì được ngâm thuốc tẩy cho đến khi trắng tinh trở lại rồi mới đem giặt.

Sau khi khăn được “giặt sạch”, thì khỏi cần phơi khô cho tốn công mà được ép cho gần kiệt nước, tẩm hương thơm, đóng gói, ướp lạnh và lại đến tay “thượng đế”.

Theo các bác sĩ chuyên ngành da liễu, khăn lạnh qua tay rất nhiều người sử dụng, lại được giặt không sạch và luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, nên là môi trường “nuôi” vi khuẩn rất tốt, gây bệnh cho da và đặc biệt nguy hại với người có làn da nhạy cảm.

Mặc dù các cơ sở sản xuất khăn ăn cũng sử dụng bột giặt trong quá trình giặt, tẩy khăn ăn. Nhưng đó là các loại bột giặt rẻ tiền nên chỉ diệt được một số ít vi khuẩn thông thường, còn những loại nấm như hắc lào, tổ đỉa, Eczema, lang ben hay các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp... thì không diệt được. Những loại vi khuẩn này phải có hóa chất riêng mới tiêu diệt được. Tuy nhiên hiện nay, chỉ một vài cơ sở lớn mới đầu tư hệ thống tẩy trùng, hấp sấy, hóa chất diệt khuẩn đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để làm sạch khăn lạnh đã qua sử dụng.

Việc kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn an toàn vệ sinh trong lĩnh vực này hiện đang bị các cơ quan chức năng “bỏ ngỏ”. Ðiều này đã góp phần để nhiều cơ sở không tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất khăn lạnh. Trắng tinh, tươi mát... khăn lạnh vô tình trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe.

nguoi-viet.com
Phượng Các
#9 Posted : Friday, July 29, 2005 10:55:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nghệ Thuật Ăn Cướp Thời Hiện Đại

Văn Quang (VNN)

Vào một buổi sáng, tôi không còn nhớ cách đây mấy tháng, khi còn ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, có mấy ông vận đồng phục xanh, hăng hái gõ cửa nhà tôi, đó là mấy ông thợ điện của nhà nước. Hai nhà hàng xóm hai bên nhà tôi cũng mở toang cửa để đón tiếp "người nhà nước". Các ông thợ điện này trình bày rất ngắn gọn rằng: "Chúng tôi đến thay đồng hồ điện". Tôi cứ ớ ra vì cái đồng hồ điện của nhà tôi trước kia được gắn ngoài đầu cầu thang, trong một cái hộp chung với vài chục gia đình ở tầng lầu 1. Thế rồi qua bao cuộc thăng trầm, có nhà xin mang đồng hồ vào trong nhà để dễ kiểm soát số điện hàng ngày cho hợp với túi tiền tiêu dùng. Nếu dùng nhiều điện quá thì cuối tháng phải bớt chi tiêu cái này cái kia cho phù hợp với đồng lương. Nhà nào cần "di dời" như thế phải trả công cho ông nhà đèn vài trăm ngàn. Còn nhà nào không cần thì cứ để đó. Căn nhà trên chung cư tôi ở là của mấy người em con ông chú ruột cho thuê lại, nhưng thực ra là cho ở nhờ vì ông anh mới "ủ tờ" về làm gì có tiền. Giá thuê rẻ mạt, gọi là có tí tiền thuê, "giữ thể diện" cho ông anh đỡ tủi thân "phải đi ở nhờ" mà thôi. Nhưng công tơ điện vẫn để ngoài đầu cầu thang, chưa mang vào trong nhà. Tôi cũng cứ để vậy với dăm bảy gia đình khác cho yên chuyện.
Nhưng năm ngoái, lại chính "ông điện lực" của thành phố cho người đến mang hết công tơ vào trong nhà từng gia đình, khỏi trả tiền, để cho dễ kiểm soát hay cho "thống nhất" gì đó... tôi không rõ. Thứ công dân hạng ba, hạng tư như tôi, chẳng cần biết làm gì ý định của nhà nước. Bảo sao hay vậy, mang công tơ vào thì cứ mang, tôi có mất gì đâu, chỉ cần chỉ chỗ cho mấy ông thợ lắp công tơ là được rồi. Mà không chỉ chỗ thì các ông ấy tự kiếm lấy, muốn lắp đặt chỗ nào trong nhà cũng được. Miễn là họ làm xong việc của mình. Lịch sự thì mời nhau ly nước ngọt để mấy ổng làm ăn đàng hoàng hơn. Công tơ cũ mang đến chỗ mới, chạy vẫn bình thường, không có gì khác lạ. Hàng tháng đóng tiền điện vẫn như xưa, không có gì trở ngại.
Thế mà đùng một cái, mới vài tháng, lại thay công tơ mới. Cái hộp của nó trắng phau trông cũng khá đẹp, không đến nỗi đen đủi như cái cũ. Mấy chú thợ điện giới thiệu một cách rất hùng hồn rằng: "Đây là công tơ điện tử Singapore mới toanh, chạy đúng hơn cái cũ". Tôi cũng nghĩ thế nên tán thêm: "Tất nhiên, điện tử thì phải chính xác hơn là cái chắc rồi. Ở thời đại mình sướng thật, tiện nghi phục vụ con người tối đa". Nhưng tôi cũng không quên hỏi một câu hỏi mà người dân nào cũng cần biết: "Thế có phải đóng tiền không?"
Anh thợ già hơn, có vẻ là trưởng toán, vui vẻ và hãnh diện trả lời:
- Không! Cái này là của nhà đèn thôi bác ạ.
Tôi gật đầu sái cổ để bày tỏ sự "an tâm" của mình. Cứ không phải đóng tiền là dân mê rồi. Ở cái chung cư toàn dân lao động này, cũng đã khối thứ tiền phải nộp, hết vệ sinh đến dân phòng, hết dân phòng đến ủng hộ bão lụt, ủng hộ người nghèo, lâu lâu lại có người chết xin đóng góp "tùy tâm", cánh già thì có hội phụ lão đến mời tham gia, đóng tí tiền hàng năm, mua báo hàng tháng mà toàn thứ tin không có gì cần phải xem. Đọc một lần là lần sau hết dám đọc, nhưng vẫn cứ phải nhận rồi để đó, có khi phải nhét vào chỗ khác cho đỡ chật cái bàn. Nhưng là phụ lão cũng oai lắm chứ. Thỉnh thoảng được mời đi họp tổ ở nhà ông già nào đó, nghe thuyết trình linh tinh, mai mốt ông ấy chết lại có tí đóng góp cho ra vẻ "tình làng nghĩa xóm". Tình làng nghĩa xóm ở cùng chung cư mà có khi chẳng biết mặt nhau, chẳng cần biết anh làm cái gì. Trừ những cô hàng xóm, người giúp việc, thì cái gì cũng biết, chuyện gì cũng kháo râm ran. Thôi thì mặc họ. Ở chung cư là phải chấp nhận mọi sự phiền toái như thế.
Lại nói đến cái điện kế điện tử mới được lắp cho cả cái lầu 1 chung cư này. Tôi không để ý xem có phải họ mắc cho cả cái chung cư này hay không. Nếu mắc hết thì phải vài trăm cái. Mọi người như hoàn toàn yên tâm với cái thứ được gọi là điện tử mới này, chẳng ai dám nghi nghờ điều gì. Cứ cho rằng ông nhà nước điện lực tiến bộ theo kịp thời đại văn minh kỹ thuật số. Ở đây và ở tất cả những xóm lao động khác, điện nước, điện thoại đều được gọi chung là "ông nhà nước" vì làm gì có hãng tư nào đâu. Cứ cái gì không có hãng tư nhân cung cấp đều được coi là "ông nhà nước" hết. Ngay cả báo chí, cũng không có báo của bất kỳ doanh nhân hay công ty tư nhân nào nên cũng được coi là "ông nhà nước", chỉ khác có cái tên. Điều đó hoàn toàn đúng. Ti vi phát thanh gì cũng vậy. Cứ là "người nhà nước" tuốt hết.
Cho nên khi được thay đồng hồ điện kế điện tử, nói trắng ra, anh có muốn hay không thì người ta thay vẫn cứ thay, anh không chịu thì cúp điện, anh trả tiền chậm cũng cúp điện, anh kiện tụng lôi thôi cũng cúp điện cái đã rồi nói chuyện khiếu nại sau... Anh có mà kiện củ khoai. Anh mua điện ở đâu? Ở thành phố mà không có điện thì chẳng khác nào cụt tay cụt chân, chẳng làm ăn gì được, cái nồi cơm điện lại mất việc là cả nhà cơm hàng cháo chợ ngay. Thế nên, người dân rất sợ oai quyền mấy cái anh độc quyền này. Họ phán gì là phải nghe, phải theo. Hơn mười năm ở chung cư, tôi chưa từng thấy nhà nào kiện tụng gì mấy cái công ty độc quyền đó cả, có chăng chỉ thấy người đi nhờ vả, chạy chọt cái này cái kia mà thôi. Dân lao động VN vốn hiền lành, chân chất, không thích lôi thôi và cũng không hiểu nhiều luật lệ nên có bị chơi ép một tí thì đành "ngậm bồ hòn làm ngọt" cho qua đi để yên tâm làm ăn. Thế cho nên ở miền Nam lâu ngày tôi khoái nhất câu: "Thôi, bỏ đi Tám".
Thiết bị kiểm tra điện kế điện tử tại VN không đánh giá được một số chỉ tiêu của điện kế.

Anh Tám bị lừa
Thế nhưng những ngày gần đây, dư luận lại râm ran về chuyện cái điện kế điện tử chạy nhanh hơn bình thường, có khi nhanh gấp hai, gấp ba, gấp mười lần. Những người dân ở chung cư nháo nhác hỏi nhau: "Đồng hồ điện nhà bác có sao không?" Người nói có, kẻ nói không, có ông lại nói tôi cũng chẳng để ý, nhà đèn đưa giấy sao thì nộp vậy. Riêng tôi thì chui về vùng quê ở, thỉnh thoảng mới về Sài Gòn vài ngày nên chưa có dịp "kiểm soát" lại cái công tơ điện tử ở nhà mình. Vả lại mỗi tháng chỉ dùng vài ngày và buổi tối nhờ người hàng xóm sang trông nhà giùm, chỉ thắp có một ngọn đèn và một cái quạt máy nên trả vài chục ngàn không để ý làm gì, thật ra nếu có thấy nó chạy nhanh hơn cũng không dám kêu ca vì sợ mất lòng người hàng xóm có lòng tốt coi nhà giùm mình. Nhưng rồi vì tò mò, có buổi tối tôi ngồi buồn ngắm cái đồng hồ điện tử, chỉ thấy nó nháy nháy liên tục. Trước kia nó đâu có biết nháy, nó cư im như thóc, lặng lẽ nhảy số điện kế nên không thấy... đau bụng như bây giờ. Có lẽ chính vì cái sự nó nháy như thế gây cho mình cái cảm nghĩ sót ruột, dùng điện ít đi. Phải chăng đó cũng là biện pháp mà nhà nước đang kêu gọi tiết kiệm điện? Như vậy cũng tốt chứ sao.
Một chuyện ly kỳ: khi cúp cầu dao nhưng bút điện tử vẫn sáng chói khi chạm vào các thiết bị điện trong nhà.
Tuy thế, dư luận vẫn cứ "bức xúc" về chuyện công tơ điện hiện đại bây giờ thành... hại điện. Ngày càng có nhiều người dân kêu ca về chuyện tiền điện cứ "hồn nhiên" tăng, phản ứng của một số xí nghiệp còn mạnh hơn nữa và người ta đã chứng minh được những "sai số" gia tăng rất rõ rệt với những cái đồng hồ điện tử mới đó. Nói cho rõ hơn là người dân phải trả thêm một số tiền khá lớn. Có xí nghiệp còn tuyên bố "ngưng luôn sản xuất vì tiền điện quá cao". Rồi cú xăng dầu tăng giá vừa qua còn làm họ điêu đứng hơn. Việc tăng giá bất ngờ để đề phòng bọn con buôn bất lương đầu cơ, làm người dân không có thì giờ chuẩn bị cho cái "phương án" tiết kiệm chi tiêu của mình.
Nói chuyện với những người hàng xóm mới thấy rõ đời sống của họ mỗi lúc một khó khăn hơn. Vậy mà khi biết được cái đồng hồ điện tử được thông báo làm ở Singapore lại sản xuất ở Phú Nhuận làm họ chưng hửng. Cứ tưởng rằng bọn buôn gian bán lận ngoài thị trường mới có cái kiểu "made Hồng Kông bên hông Chợ Lớn" chứ ông nhà đèn của nhà nước cũng lại học tập được cái kiểu buôn gian bán lận, cải biên đi một tí cho nó hiện đại hơn "made Singapore ra lò Phú Nhuận," thì đúng là anh Tám bị lừa cú này khá nặng. Mà xét ra cái nguyên nhân đó lại là do chính những vị quan chức cỡ lớn cũ và mới của ông nhà đèn "phát minh" ra. Muốn "bỏ đi Tám" cũng không được. Nó ảnh hưởng tới đời sống trước mắt của họ. Nhiều nhà "bị" hay "được" mắc công tơ mới cứ thắc thỏm lo âu, không biết rõ nó có sai số gia tăng không, cứ cuối tháng mới biết được, chứ có ai biết đo đếm thế nào đâu. Cho nên niềm nghi hoặc cứ tràn lan mà vì là dân lao động, xài điện không nhiều nên cứ để cái "bức xúc" ấy nhảy múa trong lòng, họ hồi hộp chờ đợi xem những chỗ khác như thế nào rồi mới tính.
Cho đến khi biết được cái công ty sản xuất ra cái gọi là "điện kế điện tử" chỉ gói gọn trong một đại gia đình, người ta mới vỡ lẽ ra tại sao lại cần thay cái công tơ mới, trong khi cái công tơ cũ chẳng có tội tình gì. Phải làm thế mới có ăn, chứ để cái cũ thì ăn bằng gì. Hầu như bây giờ, trong cái thời đại đổi mới này, người có quyền hành đều muốn "đổi mới" ráo cả, tốt xấu gì cũng đổi. Vẽ ra để đổi, có đổi mới kiếm chác được. Đó là cái "triết lý" người ta thường thấy ở hầu hết mọi nơi, mọi lúc. Xây nhà, làm đường, giấy tờ nhà đất, quy hoạch, mua xe công, mua sắm đủ thứ vật liệu cho nhà máy rồi trùm mền... cái gì cũng phải "đổi" mới "ăn" được. Thế gọi là "đổi mới".
Anh Tám tưởng bở, được nhà nước ưu ái gắn cho cái công tơ thời hiện đại, hóa ra anh Tám bị lừa. Nó mang cái mới vào nhà anh để hàng tháng nó móc túi anh như mang con "siêu vi" vào nhà anh để đục khoét cơ thể anh từ từ. Nếu không khám phá ra là cuộc đời anh Tám ngày càng thê thảm hơn. Sự nhẫn tâm ấy quả là một tính toán kinh khủng. Nhân danh nhà nước, ép dân vào cái thế bắt buộc phải xì tiền mồ hôi nước mắt ra đóng góp cho cái túi tham không đáy của các quan. Đồng tiền xương máu đó chảy vào chỗ nào? Có bao giờ bạn thấy đồng tiền nhơ bẩn chảy xuôi chưa? Nó chỉ chạy ngược từ dưới lên, từ trái sang phải chứ không bao giờ chảy xuống.
Nghệ thuật tinh vi của một công ty một nhà... quan
Xin tóm tắt sự hình thành một công ty độc quyền... kiểu nhà quan: Bắt đầu từ Công ty Vinh Thuận ra đời (ngày 7-4-2003) số lượng hàng hóa mua vào của Công ty Quang Trung đều tập trung từ một số công ty cung ứng như Công ty Vinh Thuận, Công ty Linkton (Linkton Singapore Pte. Ltd), Steve International.
Các thành viên sáng lập Vinh Thuận bao gồm Trần Công Bảo - con ông Trần Công Điền; Lê Minh Vũ - con ông Lê Văn Hoành, phó giám đốc kinh doanh Công ty Điện lực Thành phố (CTĐL TP); ông Đàm Quốc Trung - "cán bộ" của CTĐL TP và Lưu Vinh Tử - một người chuyên làm hàng nhựa. Trên các hồ sơ kế toán mà Công ty Vinh Thuận thể hiện thì dường như công ty này được sinh ra chỉ để phục vụ ba khách hàng chính là Công ty Quang Trung, CTĐL TP và... Linkton Vina. Không chỉ bán hàng cho CTĐL TP, Quang Trung còn là nhà cung cấp vật tư, thiết bị ngành điện cho các điện lực trực thuộc CTĐL TP như Điện lực Sài Gòn, Điện lực Thủ Thiêm, Điện lực Tân Phú và điện lực các tỉnh như các công ty điện lực Đồng Nai, Hà Nội, Sóc Trăng, An Giang, Bình Dương...
Trong ba năm gần đây chỉ riêng các gói thầu mua sắm vật tư thiết bị dùng trong công tác gắn điện kế cho khách hàng; mua sắm vật tư thiết bị cho công trình vốn kế hoạch cơ bản, gắn mới và thay bảo trì điện kế; cung cấp CB 2 cực 32A, hộp bảo vệ điện kế, đầu cosse ép đồng bọc nhựa... của CTĐL TP thì Quán Quân đã ký trên dưới 20 hợp đồng với tổng trị giá gần 71 tỉ đồng. Đặc biệt, doanh thu cả năm 2004 của Quán Quân chỉ đạt 56 tỉ đồng, thế mà trong năm tháng đầu năm 2005 con số này đã vọt lên 57 tỉ đồng, trong đó có đến gần 44 tỉ đồng là từ các hợp đồng với CTĐL TP.
Hai công ty Vinh Thuận và Khoa Huân có cùng thành viên sáng lập là Lê Minh Vũ cũng đã từng ký kết các hợp đồng có giá trị với CTĐL TP.
Mối liên hệ quyền lợi chằng chịt giữa các "công ty một nhà" đã thể hiện rõ qua các hợp đồng mua bán giữa năm công ty. Và điều quan trọng ai cũng thấy đó là sự giao thương chặt chẽ giữa một số vị trong Ban Giám đốc CTĐL TP với các công ty này. Hậu quả đầu tiên là 260.000 nhà dân đang phải điêu đứng với những điện kế điện tử ra đời không rõ nguồn gốc.
Thử hỏi trong những năm qua, số tiền mà cái "đại công ty một nhà" đó được lời trên nước mắt người dân lên đến bao nhiều tỉ đồng?
Tất nhiên khi công ty có lời thì ngành điện cũng có thành tích là "doanh thu" cũng cứ tăng lên. Đứng về mặt nhà nước thuần túy, thì đó là điều được chấp nhận, với một "thành tích" đáng "biểu dương", đáng khích lệ và nếu cần thì tặng vài cái bằng khen làm gương cho những công ty khác của nhà nước đang làm ăn thua lỗ. Về mặt "tình cảm" thì không lẽ công ty không "biết điều" mà chi ra những khoản "bồi dưỡng" xứng đáng cho các "đàn anh", thù tiếp liên hoan tưng bừng mừng thắng lợi với vài ba em cẳng dài được coi là nhân viên "ưu tú" của xí nghiệp. Loại này không hề thiếu tại nhiều cơ quan, xí nghiệp, coi như những chuyên viên tiếp tân, ngoại giao, tiếp thị...
Không thể chối cãi
Sự gian lận của công ty một nhà này đã quá rõ, tưởng không còn gì phải bàn khi khám phá ra hàng mẫu mang đi chào hàng để nhận thầu khác hẳn hàng gắn cho nhà dân.
Phân tích của các chuyên viên cho biết: Điện kế điện tử mang đi dự thầu có công suất 20A, loại gắn cho người dân chỉ có 10A. Nghĩa là chỉ cần sử dụng một máy nước nóng (15A) điện kế đã quá tải. Và khách hàng cũng khó kiểm tra việc sử dụng điện vì phải dùng đến 1.000W mới nhảy được một số, còn điện kế dự thầu chỉ cần 10W đã nhảy một số.
Từ phát hiện có sự khác biệt giữa hai mẫu điện kế điện tử (ĐKĐT) của Linkton mang đi dự thầu và điện kế gắn tại nhà dân, các kỹ sư điện phân tích các thông số thể hiện trên hai điện kế.
Một kỹ sư điện công tác lâu năm trong ngành cho biết với mẫu ĐKĐT đấu thầu, công suất là 20 (80) ampe (viết tắt là A). Điều này thể hiện công suất tối đa của ĐKĐT là 20A và chấp nhận cho quá tải trong một thời gian ngắn lên đến 80A. Công suất này tương đương với loại điện kế cơ mà khách hàng đang sử dụng. Trong khi đó, ĐKĐT gắn cho các nhà dân sử dụng hiện nay công suất là 10 (40) A, chỉ bằng ½ của ĐKĐT dự thầu.
Kỹ sư điện này dẫn chứng với công suất 10 (40) A, khách hàng chỉ cần sử dụng một máy nước nóng (15A) thì ĐKĐT đã bị quá tải, dẫn đến bị mất nguồn. Vì vậy khách hàng không thể sử dụng các thiết bị điện trong gia đình cùng một lúc. Nếu khách hàng muốn sử dụng ĐKĐT công suất lớn hơn chỉ có thể đăng ký sử dụng ĐKĐT 3 pha và tất nhiên là chi phí tốn kém hơn nhiều.
Một điểm khác biệt giữa hai ĐKĐT là chỉ số hiển thị trên điện kế dự thầu có đến tám chỉ số và có hiển thị hai số lẻ. Trong khi đó ĐKĐT gắn cho dân chỉ hiển thị năm chữ số và không có số lẻ. Một kỹ sư điện đang công tác tại UBND quận 2 giải thích: ĐKĐT hiển thị số lẻ càng nhiều thì mức độ đo đếm càng chính xác.
Theo một nguồn tin khác, ĐKĐT chào thầu có hằng số là 800imp/kWh nhưng ĐKĐT gắn cho khách hàng là 1.600imp/kWh. Tuy nhiên yếu tố này vẫn được những người có trách nhiệm cho qua. Nguồn tin này cho biết hằng số điện kế nhỏ hơn thì điện kế sẽ đếm chậm, độ chính xác cao hơn. Nếu hằng số lớn (thực tế là gấp đôi) thì điện kế sẽ đếm nhanh hơn, sai sót nhiều hơn. Điều đáng ngạc nhiên là ĐKĐT mẫu tham dự thầu hiện nay đã "mất tích".
Những kiểu phù phép cho thấy ở thời đại điện tử này, mọi mánh lới gian lận ngày càng "khôn ngoan" hơn. Lợi dụng sự độc quyền, lợi dụng quyền lực, nhân danh nhà nước, nhân danh kinh tế thị trường làm lợi cho nhà nước, nhân danh tập thể, tha hồ bóp cổ dân bằng mọi cách, mọi kiểu. Đúng là kiểu ăn cướp thời hiện đại chứ không phải ăn cắp vặt nữa.

Vậy mà vẫn cứ cửa quyền
Trong khi vụ Điện kế điện tử (ĐKĐT) với những sai phạm như tôi đã tường trình thì ở một số nơi ngành điện vẫn hành xử theo kiểu độc quyền đối với các khách hàng có sự khiếu nại về việc tiền điện tăng một cách bất thường.
Một chứng cớ điển hình: trong những ngày vừa qua, Ông Nguyễn Chánh Đức (số 471B Lê Văn Sỹ, P.2, quận Tân Bình, TP Sài Gòn) cho biết Điện lực Tân Bình thay ĐKĐT vào cuối tháng 5-2005. Các tháng trước khi còn sử dụng điện kế cũ, tiền điện cao nhất cũng chỉ gần 800.000 đồng. Nhưng sang kỳ 7 (tháng sáu) vừa qua tiền điện tăng vọt lên hơn 8 triệu đồng (gấp 10 lần so với những tháng trước đó).
Chỉ mới gắn ĐKĐT hơn một tháng nhưng chỉ số điện kế hiện lên 1.858kWh, tức mỗi ngày hộ ông Đức sử dụng trên 50kWh điện. Khi mang thông báo đóng tiền điện đến cho ông, ngay cả nhân viên của Điện lực Tân Bình cũng tỏ ra ngạc nhiên. Và sau đó chính nhân viên này đề nghị được mang hóa đơn trở về điện lực để điều chỉnh lại.
Ông Đức cho biết không biết điện lực có điều chỉnh hay không nhưng đến ngày 24-6, ông nhận được thông báo của ngành điện và cử hai nhân viên xuống cắt điện. Thông báo còn đề nghị sau khi thanh toán hết tiền thì Điện lực Tân Bình mới cung cấp điện trở lại, và khách hàng phải chịu chi phí đóng cắt điện là 23.000 đồng. Thấy ông Đức phản ứng, nhân viên ra về. Đến ngày 7-7, Điện lực Tân Bình lại ra thông báo ngưng cung cấp điện lần thứ hai. Hai nhân viên của điện lực xông vào đòi cắt điện. Ông Đức tiếp tục phản ứng và hai nhân viên lại thôi.
Không chỉ ông Đức mà nhà số 471 Lê Văn Sỹ bên cạnh ông cũng gặp tình trạng tương tự. ĐKĐT của nhà này thay cùng đợt với gia đình ông Đức. Các tháng trước đó tiền điện chỉ khoảng 430.000-780.000 đồng thì đột nhiên tháng vừa qua tăng lên 7,9 triệu đồng. Tiếp sau đó gia đình ông cũng nhận được thông báo ngưng cấp điện. Sợ bị cắt điện, gia đình ông gửi đơn khiếu nại đến Điện lực Tân Bình. Theo qui định, khiếu nại của khách hàng phải giải quyết trong vòng ba ngày nhưng đến nay gần nửa tháng vẫn chưa thấy giải quyết ra sao.
Nhiều khách hàng khác trong khu vực phường 2, Tân Bình cũng lo ngại: không rõ chất lượng ĐKĐT gắn cho khách hàng tại khu vực này ra sao mà tiền điện tăng đến 10 lần.
Có "đổi, có "mới" thì mới "có ăn"
Ngay cả hai ông "alô" của nhà nước cũng đang cãi nhau chí chóe về cái sự độc quyền này. Giữa ông "a lô" của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông VN (VNPT) với ông "a lô" Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) đứng ra làm kinh tế cũng hục hặc vì không chịu nổi sự độc quyền. Một đằng cậy có hạ tầng cơ sở từ muôn đời xưa để lại nào là nhà cửa đất đai, kỹ thuật hiện đại đã chơi ép ông "a lô" nhà binh, cho phát triển để rồi đóng cửa làm cho đường truyền bế tắc, gây trở ngại cho khách hàng. Ông nhà binh thì khuyến mãi giá "bèo" để lôi kéo khách hàng làm ông Bưu điện nhà nước mất khách.
Có nhìn vào sự giảm giá cạnh tranh này mới thấy lẽ ra tiền điện thoại và internet có thể giảm giá từ lâu rồi, giảm giá mà vẫn lời to, vậy mà ông Tổng công ty Bưu chính viễn thông vẫn cứ để cái giá trên trời, dân cứ è cổ ra trả, các doanh nghiệp than phiền giá điện thoại ở VN là đắt nhất trong khu vực. Tại sao Vietel hạ giá được mà ông Bưu chính viễn thông không giảm được? Chỉ đến khi cần cạnh tranh mới "xuất chiêu" giảm giá, khuyến mãi tưng bừng? Chỉ chết anh tiêu dùng. Tóm lại "anh Tám" vẫn cứ bị lừa, bị chơi ép đến cháy túi mà đành cắn răng chịu.
Nhưng suy cho cùng thì cả hai ông "a lô" đều là của nhà nước, đều "làm giàu cho nhà nước," vậy hục hặc nhau làm gì? Ông nào có lời thì cũng chảy về một mối. Trừ khi nó chảy về nhiều mối khác nhau.
Một xã hội không có cạnh tranh rộng rãi thì không bao giờ người dân được hưởng đúng giá trị hàng hóa kể cả về tinh thần và vật chất. Đã đến lúc người dân đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình, chưa kể đến việc khi gia nhập WTO, buộc phải có những ràng buộc về tự do kinh doanh và nhiều thứ tự do khác. Nhưng xin các quan đừng "đổi mới" theo cái kiểu có "đổi", có "mới" thì mới "có ăn" thì may cho dân đen chúng tôi quá!
Phượng Các
#10 Posted : Friday, August 12, 2005 5:32:49 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chuyện Đường Phố Sài Gòn

Văn Quang
(VNN)

-Mới hơn một tháng, tôi trở lại Sài Gòn khi mùa mưa bắt đầu chưa được bao lâu. Hy vọng cái ngột ngạt của thành phố không còn nữa. Nhưng không phải thế, vừa vào đến cửa ngoại ô, từ Bến xe miền Đông đã thấy chen chúc, chật chội rồi. Cũng chẳng phải là cảm nhận thông thường của những người "nhà quê" ra tỉnh. Mà thật sự nó là "việc thật, người thật", chật chội đông đúc hơn một tháng trước tôi về Sài Gòn. Có đi xa mới nhận thấy thành phố này cứ mỗi ngày một đông đúc thêm. Đường sá, nhà cửa chỉ có thế, nhưng người bốn phương lại đổ về ngày một nhiều. Mưa hay nắng, đường vẫn đông, xe vẫn kẹt, chẳng cần phải đợi đến "giờ cao điểm". Tôi hỏi một người bạn cùng về với tôi, anh ấy cũng có nhận định như vậy. Hơn một tháng mà đã thay đổi nhanh như vậy sao? Có lẽ nhiều bạn khó tin, nhưng đó là sự thật. Những con đường như Nguyễn Đình Chiểu, vài tháng trước Tết còn đang đào bới lung tung, nay vẫn cứ còn "đang thi công", vẫn còn những cái khung che chắn nằm chềnh ềnh giữa đường khiến xe gắn máy phải dạt sang hai bên, tự tìm lấy đường đi và cảnh xô bồ diễn ra khá phức tạp. Có người nói "như thế là còn may đấy, đi vào nhiều con đường khác, nắp hố gì chẳng biết, cứ toang hoác, ngã ráng chịu". Vâng thì cứ đành kể là tôi may mắn vậy.
Cái loa của phường để làm gì?
Về đền căn phòng tổ chim trên chung cư cũ, hôm đó là một hôm cúp điện. Tất nhiên ông nhà đèn có đăng báo đàng hoàng, nhưng nhà hàng xóm tôi cũng chẳng biết. Đăng báo đấy mà có khi không cúp, có khi cúp. Và, thật ra ban đầu người ta còn để ý, chứ ngày nào cũng đăng một lô dài như sớ táo quân, thì giờ đâu mà ngày nào cũng ngồi lục từng khu, từng số phiên, số cột mục để kiếm đúng cái công tơ nhà mình. Đến cái số công tơ còn không nhớ nữa là...
Tối chợt nghĩ đến cái loa phóng thanh của phường. Cách đây gần hai chục năm hoặc lâu hơn nữa, nó còn oang oang phát thanh đến đau đầu, buốt óc. Phải năn nỉ mãi nó mới chịu phát ngày một lần. Sau này văn minh tiến bộ hơn, người ta không phát thanh linh tinh nữa. Xin hoan nghênh cái sự tiến bộ này. Chỉ thỉnh thoảng có một "vụ" nào đó như "thanh niên tòng quân, nhập ngũ" mới thấy nó phát dăm bẩy bản "hùng ca" gọi là "nhạc cách mạng" để kích thích tinh thần các cô cậu thanh thiếu niên và bà con lối xóm. Có ai nghe không, chẳng biết. Có kích thích được không cũng chẳng biết. Nhưng dù sao đó cũng là một "thủ tục" phải có, chẳng lẽ phường không làm gì sao. Thế rồi cả tháng, có khi vài tháng, cái loa lại mất tăm hơi, chẳng bao giờ thấy phát bất cứ cái gì nữa.
Thế thì tại sao cái gọi là "bộ phận văn hóa" của phường không coi báo, lọc ra cái tin "hôm nay phường ta cúp điện, bà con chuẩn bị công việc của mình". Chỉ cần như thế thôi, người dân sẽ có cảm tình với cái loa ngay chứ không "sợ" nó như trước kia nữa. Còn thiếu gì chuyện có thể "phát" được. Tin tức phường khóm, chẳng cần phải in mỗi tuần một bản cho tốn kém. Mỗi tuần đọc vài cái tin cần thiết cho đời sống thiết thực của bà con là vui vẻ rồi. Nhưng xin nhớ cho rằng mỗi bản tin nhanh chỉ cần dăm ba phút chứ không cần phải dài dòng kể thành tích hoặc một bài diễn văn của ông chủ tịch phường. Cũng chẳng cần định kỳ, cứ khi nào có việc cần thông báo mới phát mà thôi. Cái loa sẽ trở thành hữu dụng chứ không để làm chiếu lệ hoặc câm tịt như bây giờ. Lo cho đời sống thiết thân của người dân hơn là những chuyện họp hành lẩm cẩm mất thì giờ. Họp hành bây giờ như một cái "dịch", đến cơ quan nào cũng là "cán bộ đi họp", họp giao ban hàng ngày và họp các cấp các ngành thì lu bù, không kể giờ giấc. Dân đợi cứ đợi, quan họp cứ họp. Họp ở quán cũng là họp, có thánh mới biết.
Chuyện ngoài phố
Đó là chuyện trong nhà. Còn chuyện ngoài phố thì có khối điều để nói. Những ngày gần đây, có rất nhiều dư luận hay đúng hơn là "kết tội" ông vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố. Nếu nhìn vào những tiết lộ về những cảnh làm thịt heo, thịt gà và đủ các thứ thực phẩm thì hết ai dám ăn. Thịt heo làm bên cạnh cầu tiêu hố xí, lòng ruột để lòng thòng trên nền gạch nham nhở. Thực phẩm tẩm hóa chất độc hại bán đầy rẫy ở chợ Kim Biên, chợ Tân Thành, đâu cũng có. Thịt gia súc chết được phù phép thành tươi sống qua những thứ hóa chất kinh hoàng đó. Các "công nghệ" chế biến đậu hũ, cà phê... và các phương pháp làm "trắng" rau bằng thuốc tẩy, v.v... Tất cả đều nghe mà rợn tóc gáy. Người ta sợ, nhưng vẫn cứ phải mua, cứ phải ăn.
Tuy nhiên, có ai "sợ" mà không đi chợ hàng ngày được đâu và người bình dân cũng ít ai có thì giờ ra tận siêu thị chọn mua những thứ đã được kiểm định sẵn. Mà ra siêu thị cũng chưa chắc gì những "sản phẩm" đó được kiểm định đúng tiêu chuẩn.
Bởi một điều rất khó hiểu và thật đáng buồn là trước những thông tin "rợn người" về an toàn thực phẩm đã đăng hà rầm trên các cơ quan thông tin, các "cơ quan chức năng" hoàn toàn im lặng, thậm chí không hề có ý định điều tra xem xét. Còn nhân viên ở siêu thị thì không thể kiểm định được vì trước hết không phải chức năng của họ, có chăng họ chỉ cẩn thận hơn, nhìn nhãn mác, nhìn ngày tháng để giữ uy tín cho cửa hàng rồi bỏ lên quầy bày bán. Nếu có ai kiện tụng gì thì lôi đầu anh sản xuất ra, thế là xong. Vậy thì chẳng tin vào ai được. Cứ mua và cứ ăn, may rủi ráng chịu. Có một sự thật ai cũng biết là nếu đi ăn ở nhà hàng, kể cả đi ăn tô phở thôi, nếu bạn tò mò, chịu khó đi vào trong bếp, khi đi ra, chắc bạn sẽ chạy một lèo không dám ngoái cổ lại. Đừng nói chi đến những quán cơm bình dân mọc ra nhan nhản bên hè phố. Vấn đề vệ sinh được "thả nổi".
Sao mà nhiều quán ăn đến thế!
Sự phát triển ồ ạt của thành phố tuy có nhanh và bát nháo nhưng có một điều rất rõ là những nhà hàng, quán ăn phát triển còn bát nháo chóng mặt hơn. Những người ở xa về về TP. Sài Gòn, ai cũng thấy "sao mà nhiều quán ăn đến thế". Có thể nói không "ngành nghề" nào mọc lên nhiều bằng quán ăn như ở thành phố này. Bởi một lẽ giản dị, ai cũng có thể mở quán ăn được. Không cần học hành, không cần nghề nghiệp, có tiền là mở quán ăn, quán nhậu. Tiền nhiều thì mở quán sang, tiền ít thì làm cái quán nhỏ. Phần nhiều là không cần xin phép, không cần thủ tục lôi thôi và cũng chẳng ai "kiểm tra" xem xét gì. Nếu có thì "thủ tục đầu tiên" chút ít là qua ngay. Thứ hai là bây giờ rất nhiều người đầu tắt mặt tối vì "cơm gạo áo tiền" nên ăn ở quán nhiều hơn xưa. Còn những ông không cần lo cơm gạo áo tiền, cứ ngồi ở bàn giấy cũng khối tiền thì lại lo đi nhậu. Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, những cái "áp phe" chạy chọt bất cứ cửa nào cũng nhậu cái đã. Từ cái "xin cho" nho nhỏ đến những vụ mặc cả bạc tỉ, kể cả ở tòa, ở huyện, ở tỉnh, ở bộ cũng nhậu. Không nhậu thì không bao giờ xong việc, có khi còn bị "phạt trắng máu". Một thí dụ nhỏ như vụ ở Cà Mau vừa mới đây thôi, các quan kiểm tra thuế đòi đi nhậu, chủ không chịu, thế là 60 triệu đồng tiền phạt. Cái "gương tầy liếp" đó xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc và dĩ nhiên xảy ra trong âm thầm nên đã thành cái lệ, "ở đâu cũng thế thôi".
Nghệ thuật câu khách
Phải có người ăn nhậu thì quán mới sống và cái nghề này lại phát đạt rất nhanh hơn bất kỳ nghề nào. Một vốn bốn lời, thậm chí gấp mười, nên hàng quán mở ra như nấm gặp mưa là điều dễ hiểu. Và đã dễ kiếm tiền như thế thì sự cạnh tranh cũng khốc liệt không kém. Người ta "sáng tạo" ra đủ các "chiêu đặc biệt", có những chiêu không kém phần" quái đản, tươi mát" để câu khách. Có những quán "chuyên trị" các món dê từng giăng bảng hiệu quảng cáo như "vú nóng, đùi non, mông chưa đẻ con... (ý nói thịt dê tơ, mềm). Có quán nhìn vào thực đơn cứ như toàn những món ăn dùng để đặc trị chứng bất lực của đàn ông làm thực khách không thèm cũng phải thèm.
Khá nhiều nơi bây giờ, quán ăn được bày vẽ theo kiểu "đồng quê" đầy chất dân gian ba miền Trung Nam Bắc. Đủ các món chim cu nướng mọi, dê nướng ống tre, gà bọc đất sét, lươn đụt bầu, hoa lý xào tỏi, cà pháo mắm tôm... Các quán này xài toàn đồ mộc mạc, tre lá. Nữ phục vụ cũng buộc phải biến thành thôn nữ, guốc mộc, áo bà ba xẻ tà sát nách, để lộ da thịt trắng ngần! Còn người hầu bàn nam thì cột chiếc khăn rằn quanh bụng như bác Tám, anh Cu.
Có quán còn chơi bạo, trước khi nhậu có màn trình diễn thời trang, hàng chục em ưỡn ẹo bước vào phòng trên đôi guốc cao gót, mở dần xiêm y để "khoe hàng", sau đó cô nào được chọn thì ở lại, các cô chưa được tuyển, chờ "khoe hàng nội" với đám khách nhậu khác.
Có những khu phố riêng biệt nằm rải rác khắp nơi, kể cả phố thịt chó, phố ốc... Bây giờ nếu muốn gọi thành phố Sài Gòn là thành phố nhậu cũng không ngoa.
Khu phố tôi ở, con hẻm ngay sát ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Thiện thuật, đã từ bao lâu nay thành hình một khu quán ăn đêm với đặc sản là "nghêu sò ốc hến". Nó mở cửa từ 5-6 giờ chiều cho đến 12 giờ khuya. Trước đây là những hàng quán bình dân, bạn muốn ăn thứ ốc nào, thứ cua, ghẹ... nào cũng có. Bây giờ vẫn còn, nhưng đối diện với nó lại là quán nhậu. Khi mới mở chỉ có dăm ba khách tới lai rai vài ly rượu đế, rượu thuốc. Nhưng vài năm gần đây thì nó phát triển thành rượu tây kéo theo dăm ba cửa hàng bán đủ các thứ rượu cao cấp từ vài trăm ngàn đến vài triệu. Bạn đến mua sẽ được ông chủ đích thân ký vào nhãn mác chai rượu, giả thì đem đổi lại. Đó là một kiểu câu khách, chứ mang về nhà rồi khui ra, đổi làm sao được! Lúc này mới sau buổi trưa, cái hẻm "nghêu sò ốc hến" ấy đã mở cửa cho đến 2-3 giờ sáng. Đấy là mới chỉ nói đến một con hẻm đầu đường. Còn bao nhiêu con hẻm, đường phố nữa cũng đầy rẫy những hàng ăn, quán nhậu kéo theo hàng loạt tệ nạn, phiền hà cho những nhà dân lương thiện, chân chỉ làm ăn. Cuộc sống của những nhà dân quanh đó không bao giờ yên ổn.
Tiền ở đâu, người ở đâu?
Tình trạng một số không ít thanh thiếu niên "sáng ngậm đắng, chiều nuốt cay" (sáng la cà quán cà phê, chiều nhậu nhẹt bê tha) khiến rất nhiều người nước ngoài hoặc ở nước ngoài về rất ngạc nhiên. Họ không thể hiểu được tại sao "thanh niên VN nhiều thì giờ đến thế". Họ thường hỏi "những người đó thất nghiệp sao?" Xin thưa ngay những người đó hầu hết là những người "quá nhiều việc". Nếu họ chịu làm việc vì dân vì nước thì hầu như chẳng bao giờ hết việc.
Cũng không thể bỏ qua, trong số đó, ở Sài Gòn và một vài thành phố lớn, ngày nay xuất hiện tầng lớp "tư sản mới", có những người cố ra vẻ thành đạt hoặc có nguồn gốc quý phái. Họ thường tỏ ra khó tính, thường xuyên có mặt tại hầu hết các nhà hàng, quán ăn đặc biệt, không thèm ăn ở những nhà hàng bình dân.
Tại Sài Gòn hiện nay, ước tính có hơn 10.000 quán nhậu; trong lúc chỉ có chưa đầy 900 trường học, 34 nhà hoặc trung tâm văn hóa. Hàng loạt rạp chiếu bóng bị biến thành nơi ăn nhậu; một số cơ sở văn hóa, thư viện, trường học.v.v... được cho thuê một phần để làm quán bia... Mỗi ngày toàn thành phố có hơn 30 tỷ đồng chi cho việc ăn nhậu, nhiều hơn số tiền Chính phủ bỏ ra để bù giá xăng dầu cho cả nước. TP Sài Gòn nhậu một ngày bằng cả một tỉnh nghèo quần quật dãi nắng dầm mưa trong... 3 tháng!
Đó là con số thống kê mới nhất, nhưng có lẽ vẫn chưa đầy đủ. Thực trạng có thể còn hơn thế. Nhưng cứ như thế thôi cũng đã đủ giật mình kinh hãi rồi. Và, nó sẽ còn "phát triển" nhanh hơn nữa trong những ngày tháng sắp tới. Tiền ở đâu ra mà nhiều thế? Người ở đâu mà nhậu nhiều thế?
Thực trạng và giải pháp
Nhưng có một thực tế mà dư luận không thể không "bức xúc". Những "dân nhậu", ngoại trừ một số thương gia, còn lại số đông lại là những quan chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cậu ấm con nhà khá giả, con cháu nhà quan mới đủ điều kiện ăn nhậu tối ngày sáng đêm mà thôi. Bất kỳ một viên chức nào, cứ có quyền là có nhậu hay nói cho đúng hơn là có người mời đi ăn nhậu. Một thương gia cần một mảnh giấy, một chữ ký hoặc chỉ cần một cái "đề xuất" để trình cho cấp trên, còn gọi là "tham mưu" cho "lãnh đạo" là có thể được mời mọc ân cần rồi. Vị cán bộ đó lại mời thêm một số bạn bè ở cùng cơ quan hoặc bạn bè nơi khác cho "có đi có lại" nên thường xuyên ngồi ở nhà hàng. Trong số những người đi ăn nhậu thì đa số là những vị "cán bộ", không quan thuế thì cũng địa chánh, quản lý thị trường, nhân viên hành chánh các ban bệ... có thể khẳng định rằng cứ có tí quyền hành là có quyền ăn nhậu.
Cục trưởng Hải quan của một tỉnh miền Đông từng gục đầu nhục nhã khi bị bắt quả tang đang "quậy" trong một quán bia ôm ở Vũng Tàu, một giám đốc sở ở TP. Sài Gòn thân bại danh liệt vì thú săn bắn kiếm "hàng độc" về nhậu. Trong vụ án Năm Cam, hàng loạt cán bộ cấp cao đã phải ra tòa sau khi bị đám giang hồ "nắm thóp" qua các cuộc đắm chìm trong tửu, sắc. Ở một tỉnh miền Tây từng có vụ cả dàn cán bộ một xã nghèo bị kỷ luật vì "tiếp khách" quá trớn, nợ hơn 140 triệu đồng.v.v...
Chuyện giữa trời này không thể nói các "quan trên" không biết. Ai cũng biết, không lẽ chỉ những người đứng đầu cơ quan không biết? Vậy mà nó cứ diễn ra từ bao năm nay rồi. Thử hỏi đã có một giải pháp nào ngăn chặn các quan đi nhậu chưa? Hay chẳng qua chỉ là vài bài học "luân lý" theo kiểu kinh điển, phê bình qua loa, đôi lời khuyên nhủ vớ vẩn để rồi đi vào lãng quên.
Nếu có một biện pháp quyết liệt, rõ ràng hơn, cấm tất cả các "cán bộ" bất kể cấp nào vào nhà hàng ăn uống, cà phê trong giờ hành chánh. Nếu bắt được sẽ bị sa thải ngay. Tôi tin là vắng các quan chức này, nhiều nhà hàng sẽ vắng như chùa Bà Đanh, số người ngồi ở quán cà phê cũng sẽ bớt hẳn. Trừ khi các vị ấy bê ngay về cơ quan cho "cả làng" cùng nhậu thì đành "huề".
Còn ngoài giờ làm việc thì sao?
Có người nói nên thành lập một phái đoàn kiểm tra "đột xuất" tức là bất ngờ xông vào một cái quán nào đó kiểm tra, thế nào cũng lòi ra mấy quan chức sau giờ làm việc đi "liên hoan" lẻ. Nếu cần thì đặt vài cái camera ghi hình bất ngờ ở vài quán và cứ thế luân chuyển "đánh lẻ" chắc chắn sẽ có khá nhiều quan chức "hiện diện" làm tài tử đóng phim. Cho dân và công nhân viên tố cáo những "cán bộ" la cà ở hàng quán. Trừ khi chính ông thanh tra cũng nhậu thì cũng "huề cả làng".
Nhưng làm như thế e rằng sẽ có những quan chức bị oan khi đi với khách của gia đình hoặc đôi khi họ có quyền đưa gia đình đi nhà hàng. Đây là quyền công dân không thể xâm phạm.
Còn những vị quan lớn, họ chẳng cần đến nhà hàng, họ có hàng chục cái biệt thự, mang nhau về "nhà ta ta nhậu", chẳng ai làm gì được. Thực tế có lẽ cũng đang diễn ra như thế. Điều này thì cũng khó, chỉ còn trông chờ vào ý thức của các quan nữa mà thôi. Tuy vậy cũng không thể nói là không ai hay biết. Nhưng biết rồi cứ để đấy thì cũng như không. Vẫn có thể có những giải pháp ngăn chặn, vấn đề còn lại là có quyết tâm hay không mà thôi. Nếu có một văn bản hẳn hoi, một quy định dứt khoát về mọi mặt thì số người đi nhậu ở Sài Gòn và các thành phố lớn ở VN sẽ bớt hẳn.
Tôi đã từng nghe vài người bạn than thở là không muốn đi ăn đi nhậu song vì công việc, các quan gọi thì phải đi thôi. Vừa mất thì giờ vừa tốn tiền. Nếu ngăn chặn được các quan đi nhậu thì số dân "bị tham gia" cuộc chơi này cũng bớt đi nhiều. Vậy nếu có "giáo dục" thì xin nghĩ đến quan trước, dân sau.
Chuyện nước tương "Chin su" tạm yên ở VN, chưa yên ở Bỉ
Rất bất ngờ, cơ quan chất lượng thực phẩm của Bỉ đã ra thông cáo đăng trên Báo Nước Bỉ Tự Do, cảnh báo người dân Bỉ không nên dùng nước tương Chin-su nhập từ Việt Nam vì trong đó chứa chất độc tố gây ung thư (3-MCPD hoặc 3-Cloropropanediol) với hàm lượng cao.
Vắn tắt là như thế, nhưng nó đã làm người dân Sài Gòn thật sự lo lắng. Cũng may mà nhà tôi hầu hết chỉ thích dùng nước mắm. Dù rách cũng phải có một chai nước mắm ngon, chứ nước tương thì có cũng được mà không cũng chẳng sao. Thế nên cũng đỡ lo, tuy nhiên trong nhà vẫn phải có một chai nước tương. Hầu như gia đình nào cũng vậy, chỉ khác nhau dùng nước tương nhiều hay ít mà thôi.
Từ bao năm nay, một gia đình VN đã dùng biết bao nhiêu chai nước tương rồi?
Nếu nó có chuyện gì thì đúng là "ăn thuốc độc" mà không biết. Người nào có bệnh lại đâm ra nghi ngờ không biết có phải tại nước tương không.
Riêng với nước tương hiệu Chin Su, các cơ quan chức năng của Bộ Y tế VN đã công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu nước tương Chin-su cho thấy hàm lượng độc tố 3-MCPD đều nằm trong giới hạn cho phép. Rất có thể mẫu nước tương ở Bỉ của Chin Su bị làm giả, nhưng dù là giả hay thật thì cũng rất có thể những chai nước tương ấy xuất phát từ VN. Hay là một hãng nào ở nước ngoài cạnh tranh chơi xấu để chiếm lãnh thị trường. Trong thương mại thì những việc như thế có khả năng xảy ra.
Như vậy nay chỉ cần đợi hãng Chin Su cử người sang bỉ để có kết quả xác minh mẫu nước tương ở Bỉ thì "câu chuyện Chin-su" coi như kết thúc.
Thái độ vô trách nhiệm
Nhưng nó kết thúc chuyện nước tương Chin Su, chứ còn những loại khác thì chưa thể kết thúc và chẳng biết đến bao giờ mới thúc. Theo Viện Vệ sinh Y tế công cộng, từ trước đến nay Viện cũng đã kiểm nghiệm nhiều loại nước tương, xì dầu do Việt Nam sản xuất đang lưu hành trên thị trường, và phần lớn có hàm lượng 3-MCPD vượt chuẩn cho phép. Những sản phẩm có hàm lượng độc tố này cao thường là nhãn hiệu không quen thuộc, thuộc sở hữu tư nhân, sản xuất quy mô không lớn. Hiện nay đa số các sản phẩm nước tương loại này được chế biến bằng cách dùng HCL thủy phân đạm đậu nành, quy trình xử lý lạc hậu nên việc tồn dư quá nhiều 3-MCPD là dễ hiểu.
Một viên chức quản lý chuyên ngành đề nghị giấu tên cho biết, cơ quan của viên chức này đã từng thực hiện một cuộc điều tra, nghiên cứu hàm lượng 3-MCPD trong các loại nước tương đang bán trên thị trường. Kết quả đã làm cho cơ quan này "nín lặng" khi một số mẫu kiểm nghiệm có hàm lượng 3-MCPD cao hơn 1.000 mg/kg.
Điều còn lại đáng nói là thái độ vô trách nhiệm đối với sức khỏe của người dân. Như trên tôi đã tường trình rằng trước những thông tin "rợn người" về an toàn thực phẩm, các "cơ quan chức năng" hoàn toàn im lặng, thậm chí không hề có ý định điều tra xem xét. Dư luận đã quá ngao ngán lại càng ngao ngán hơn.
Thôi thì "hồn ai nấy giữ", trông chờ vào ông nhà nước "an toàn thực phẩm" thì có ngày ra nghĩa địa mà kiện con giun.

VĂN QUANG

vietbao.com
Phượng Các
#11 Posted : Thursday, January 19, 2006 2:36:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vệ sinh văn phòng nha sĩ ở Sài Gòn: Nhìn một lần đủ tởn
Wednesday, January 18, 2006


SÀI GÒN 18-01 - Ðời sống kinh tế khấm khá, nhiều người dân Sài Gòn bắt đầu nghĩ đến nhu cầu làm đẹp, trong đó có răng. Vì thế mà năm hết Tết đến, nhiều người có nhu cầu làm đẹp về răng miệng. Theo báo Người Lao Ðộng, không ít những phòng khám tư nhân nhếch nhác, chật chội không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh. Ðây là nơi ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh nguy hiểm, từ viêm gan siêu vi cho đến HIV/AIDS!

Báo này dẫn lời một bác sĩ của bệnh viện Hùng Vương kể về câu chuyện thương tâm: Chị T.O, 28 tuổi, ngụ tại quận 8, đang suy sụp tinh thần trầm trọng khi biết mình bị nhiễm HIV. Ðiều đáng lưu ý là vợ chồng chị có một cuộc sống lành mạnh và chồng chị, một sĩ quan quân đội, không bị nhiễm. Qua phân tích của bác sĩ chuyên môn, chị nghĩ rằng có lẽ mình bị nhiễm trong một lần làm răng nào đó.

Phóng viên báo Người Lao Ðộng kể: “Theo lời giới thiệu của người quen, tôi tìm đến phòng nha tư nhân Q. nằm gần chợ Bình Triệu. Tiếp tôi là một người đàn ông ngoài 40 tuổi, trong trang phục quần tây, áo sơ mi kẻ sọc xanh. Ông tự giới thiệu mình là nha sĩ của một bệnh viện ở quận 9, chỉ làm việc ở nhà sau 14 giờ. Tôi cho biết răng cấm của mình bị đau nhưng không muốn nhổ mà chỉ muốn trám. Gật đầu đồng ý, ông bảo tôi nằm lên chiếc ghế xoay đã ố màu bắt đầu khám. Lấy bộ dụng cụ nha để trong hộc tủ gỗ ra, ông cho tất cả vào chiếc thau nhôm rồi đổ một ít nước sôi ở bình thủy vào. Thấy tôi nhìn chăm chú, ông khoe: “Ở đây rửa dụng cụ bằng nước sôi cho nó sạch vi trùng (?)”Trước lúc khám, ông lấy một chiếc ly bằng mica đặt bên cạnh ghế và dặn tôi dùng ly này súc miệng. Sau khi dùng chiếc đèn pin rọi qua rọi lại trong miệng tôi, ông phán: “Răng em bị hư nặng lắm, phải làm liên tục một tuần mới xong”. Ông cho biết, giá trám răng ở đây là 120,000 đồng (khoảng 8 đô la)/cái, bắt đầu làm thì thanh toán trước 50%, phần còn lại sẽ trả vào buổi cuối. Lấy lý do không mang đủ tiền, tôi hẹn ông hôm sau sẽ quay lại làm.

Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh (góc ngã tư Lê Quang Ðịnh - Bùi Hữu Nghĩa), nhìn từ bên ngoài phòng răng N. X. có mặt tiền chưa đầy... 1 mét. Diện tích bên trong thì không quá 3 mét vuông chỉ đủ chỗ cho một chiếc ghế nằm, một chiếc ghế ngồi và chiếc tủ kính nhỏ đựng dụng cụ. Thấy tôi tỏ ý không hài lòng với không gian chật hẹp, người đàn ông tiếp tôi chống chế: “Chỗ nhỏ nhưng chất lượng tốt. Ở đây làm giá đã rẻ mà còn bảo hành nữa. Em làm đi, anh lấy 120,000 đồng/cái thôi, bảo hành 6 tháng”. Nhìn trên bàn, tôi thấy mấy chiếc mũi khoan màu vàng gỉ sét nằm nghiêng ngả trong một hộp inox đã xuống màu, bên cạnh là túi bông gòn và một chai nước màu xanh nhạt. Cũng như tại phòng khám Q., tôi viện lý do không đủ tiền, hẹn chiều trở lại mới có thể ra khỏi phòng răng.

Ðể biện minh cho việc “đơn giản hóa” việc tiệt trùng dụng cụ chữa răng, chủ nhân một phòng nha tại quận 8 cho rằng giá thiết bị nha khoa hầu hết rất đắt, chưa kể một số dụng cụ, nhất là các cây lấy tủy, có hình dáng rất mảnh và dễ gãy. Chính vì vậy, nếu hấp tiệt trùng đúng bài bản thì không có đủ thiết bị, còn ngâm hóa chất nhiều lần, sợ bào mòn dụng cụ. Tuy nhiên, vị nha sĩ này cũng trấn an tôi rằng, để chữa cho bệnh nhân đến sau dù bận thế nào ông cũng phải lau dụng cụ sau khi chăm sóc cho bệnh nhân trước (?!)

Trong khi đó, theo ông Vũ Mạnh Hùng, giám đốc công ty chuyên mua bán dụng cụ y tế, hiện nay mắc nhất trong nha khoa là ghế chữa răng (trên 4,000 USD) và rẻ nhất là các loại tay khoan hiệu của Nhật. Các loại túi hấp để tiệt trùng cũng khá rẻ, chứ không mắc như nhiều người nhận xét, chỉ khoảng 150,000 đồng/túi.

Một giới chức Sở Y Tế cho biết: “Vi phạm phổ biến nhất là cập nhật sổ sách không đúng, cơ sở chật chội không bảo đảm vệ sinh và vi phạm quy chế vô khuẩn. Từ năm 2004 các phòng nha do nha công làm chủ chỉ được làm răng giả, không được nhổ răng, dù là răng dễ của trẻ em hay người già, vì tay nghề của đối tượng này không bảo đảm. Giám đốc bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, cho rằng tại các bệnh viện vấn đề tiệt trùng thiết bị nha khoa luôn là ưu tiên hàng đầu. Ðặc biệt là thanh trùng các dụng cụ dễ bị vấy máu trong quá trình chữa tủy răng, nhổ, trám răng, chữa nha chu, tiểu phẫu thuật về nha khoa cấy ghép, mài cùi răng làm răng giả. Vì nếu các thiết bị này vẫn còn vấy máu người nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B... thì nguy cơ truyền bệnh cho người khác là không tránh khỏi.

nguoiviet
Phượng Các
#12 Posted : Wednesday, December 20, 2006 10:54:45 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

“Nam tiến,” bán bắp xào

Thu Hiền/Người Việt

LONG XUYÊN - Phố xá bắt đầu lên đèn, những chiếc xe bán bắp xào nối đuôi nhau tình tang xuống đường, giữa dòng người qua lại, những chiếc xe bắp xào đã trở nên thân quen đối với người dân Long Xuyên trong vài năm gần đây, nhất là đối với các em nhỏ, học sinh-sinh viên. Thế nhưng, ít ai biết rằng đằng sau những cái đảo tay xào bắp thoăn thoắt ấy là những phận người tha phương cầu thực, họ đã rong ruổi từ Bắc vào Nam rồi qua tận xứ Cambodia cũng để bán bắp kiếm sống.

Một buổi tối cuối tuần, tôi tìm đến chiếc xe bắp nằm trên góc đường Nguyễn Trãi-Hai Bà Trưng, thành phố Long Xuyên, chủ nhân của chiếc xe bắp là một cô gái nhỏ, gầy thấp ngang vai tôi. Cô tên Hương, 23 tuổi, quê ở Hà Tây. Phản ứng đầu tiên của Hương khi trông thấy chiếc máy ảnh của tôi là “che mặt”, Hương không cho tôi chụp hình. Tôi vô cùng thắc mắc, tại sao một người bán bắp bình thường trên đường phố lại sợ chụp hình như thế, tôi đã cố gắng giải thích cho Hương hiểu mục đích của tôi. Mười lăm phút trôi qua, đúng 7 giờ tối các em học sinh đã vào lớp học, Hương đã tắt cái bếp gaz, ngưng tay và bắt đầu kể cho tôi nghe về cuộc sống của những người xào bắp tha phương cầu thực như cô. ... Trong lúc đang ăn nên làm ra, một hôm Hương bị phóng viên đài truyền hình đến quay phim chụp hình chiếc xe bắp, họ đưa tin “Người Việt Nam qua đây bán bắp cho axit vào để hại người dân Cambodia...” Thế là cả gia đình Hương phải tháo chạy về Việt Nam. Ðến tận bây giờ, Hương vẫn không hiểu được tại sao người ta lại làm như vậy?


Khi mảnh đất Sài Gòn đã trở nên chật hẹp đối với những người bán bắp dạo vì có quá nhiều người Hà Tây cùng nhau vào đây bán món bắp xào này từ 10 trước, đó là chưa kể đến bà con ở tỉnh khác, gia đình của Hương gồm 7 người (một mẹ già, hai vợ chồng người chị, 2 vợ chồng Hương và 2 vợ chồng đứa em gái út) đã quyết định “tách nhóm” khỏi bà con đồng hương, rời khỏi đất Sài Gòn lặn lội về miền Tây, nơi được xem như một vùng đất mới cho món bắp xào bán dạo trên đường này.

Thế nhưng, cách đây ba bốn năm, khi trái bắp Mỹ (bắp lai) vẫn còn “lạ miệng” và “quá mắc” đối với túi tiền của người dân miền Tây thì một lần nữa gia đình Hương lại “làm liều” tiếp tục rong ruổi lên tận xứ Cambodia để bán bắp, vì nghe lời người ta mách “bắp trên đó có giá lắm, vì tiền Cambodia có giá hơn tiền Việt, vì người Cambodia rất thích ăn bắp Mỹ!”

Theo lời Hương kể, người Cambodia rất thích ăn bắp, bắp nấu nguyên trái hay bắp xào đều bán đắt, một trái bắp lời được 2,000-3,000 đồng thay vì ở đây (Việt Nam) chỉ lời được 250-500 đồng. Thế nhưng, trong lúc đang ăn nên làm ra thì một hôm Hương bị phóng viên đài truyền hình đến quay phim chụp hình chiếc xe bắp, họ đã đưa tin “Người Việt Nam qua đây bán bắp cho axit vào để hại người dân Cambodia...” Thế là cả gia đình Hương phải tháo chạy về Việt Nam. Ðến tận bây giờ, Hương vẫn không hiểu được tại sao người ta lại làm như vậy? Tuy nhiên, tôi thấy rõ sự sợ hãi vẫn còn hiện rõ trên từng nét mặt, khóe miệng và ánh mắt mỗi khi nhắc đến “Cambodia”!

Gia đình cô tiếp tục đạp xe bắp đi khắp các tỉnh miền Tây, từ tỉnh này qua tỉnh khác, ở đâu bán đắt thì ở đó lâu. Cả gia đình 7 người cùng thuê chung một căn nhà trọ, mỗi tháng tốn 500,000 đồng. Tuy mới 23 tuổi nhưng tôi trông Hương đã hằn dấu lo toan trên gương mặt. Tay xào bắp nhưng con mắt luôn dáo dát dòm quanh. Hỏi ra tôi mới biết: “Sợ công an! Em bị rượt hoài chị ạ! Mới mấy hôm trước, em bị người ta ‘quay phim’ đưa lên đài truyền hình An Giang vì tội ‘Mua bán lấn chiếm lòng lề đường, gây cản trở giao thông’.”

Hương nói tiếp: “Thế nên, thấy ai chụp hình là em sợ lắm! Gia đình em đã chửi em một trận vì để người ta chụp hình, em bán không được, những chiếc xe bắp khác của gia đình em cũng ế...” Hương cho biết cô đã năn nỉ, khóc lóc và “đóng tiền phạt 50,000 đồng” cho công an khu vực mới lấy chiếc xe bắp ra được.

Với bộ đồ nghề là một cái bếp gaz mini cùng một cái chảo nhỏ để xào bắp, gia vị, dầu, bơ... cùng một cái xửng to để nấu bắp. Tất cả được chất trên cái thùng của chiếc xe ba gác đạp. Hằng đêm, 5 chiếc xe bắp của cả gia đình Hương chia nhau mỗi người đi một ngả, cứ thế họ đạp đi khắp từ ngỏ, hẻm ra đến các con đường lớn nhỏ để bán từng trái bắp, xào từng hộp bắp với giá chỉ có 2,000-3,000 đồng/hộp.

Trời càng về khuya, con đường Nguyễn Trãi càng đông người-xe qua lại nhưng đó là những cặp tình nhân đi chơi đêm họ không buồn nhìn đến món bắp xào, tôi và Hương ngồi trên vỉa hè sát lề đường ấy thế mà vẫn cảm thấy lạc lõng, trong ngập ngừng, Hương nói: “Nhiều lúc nhớ con quá, em định bỏ xe bắp đi về quê với con liền. Nhưng nghĩ lại, về ngoài ấy thì lấy gì mà sống, mình đói thì được chứ con mình thì cần phải sống, phải ăn, phải học...”

Hai vợ chồng Hương đã gởi đứa con nhỏ ở quê cho ông bà nuôi, hằng tháng vợ chồng cô gởi về cho gia đình được một triệu đồng. “Một triệu đồng” đối với vợ chồng Hương rất khó khăn và vất vả để kiếm được. Những hôm “ế” phải đem bắp vứt bỏ, những hôm bị công an rượt-bắt thì “mất toi... tất cả.”

NGUOIVIET
HKhanh
#13 Posted : Saturday, March 24, 2007 10:04:03 PM(UTC)
HKhanh

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5
Points: 0

Mong được đọc thêm những bài như trên. Cám ơn PC đã post bài.
HK
gdt
#14 Posted : Tuesday, April 17, 2007 11:25:45 AM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

CHỮA BỆNH KIỂU…”ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG”

Đấm, lể bằng mảnh chai, chích một lúc bảy ống thuốc…Đó là cách chữa bệnh của một số thầy lang ở tỉnh Quảng Ngãi. Các thầy lang này không có tên trong hội đông y, không có giấy phép hành nghề nhưng vẫn ung dung chữa bệnh kiếm tiền…


Chữa bệnh bằng….. nắm đấm

Chúng tôi tìm đến nhà thầy lang Bảy Khôi tại xã Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa. Mới đầu buổi sáng mà đã có sáu bệnh nhân đang chầu chực chữa bệnh.
Trên chiếc giường tre, thầy tư Ngọc – con trai thứ tư của thầy Bảy Khôi – đang dùng hai bàn tay rắn chắc của mình đấm liên hồi vào cơ thể tong teo của lão nông S ( 67 tuổi, quê xã Nghĩa Hiệp, Tư Nghĩa). Ông S. gầy nhom nằm bẹp dúm trên chiếc giường tre cố nghiến răng chịu đựng những cú đấm. Ông S. bị trặc cột sống, chạy chữa nhiều nơi không bớt, nghe lời đồn đại, gò lưng đạp xe hơn 20km tới thầy Bảy Khôi để chữa bệnh. Sau hơn 30 phút, ông S. gượng dậy không nổi phải nương theo tay thầy Tư Ngọc rời khỏi giường, rồi ngồi bệt xuống đất thở khó nhọc. Thầy Bảy Khôi trấn an: “Khoảng 10 ngày bệnh mới có dấu hiệu bớt”.
Thầy Bảy Khôi nói với chúng tôi rằng đã học nghề thầy thuốc của một vị danh y có tiếng ở Kiên Giang, trung bình mỗi ngày ông chữa cho 20 bệnh nhân, toàn là các vị quan chức trong và ngoài tỉnh, Việt kiều Mỹ, Singapore….thầy Bảy khoe chữa được đủ thứ bệnh: gai cột sống, rối loạn tiền đình, rối loạn tim, cao huyết áp, thấp khớp. Ngay cả mấy ông chồng vô sinh, chỉ cần được thầy điểm huyệt cột sống vài bữa là có con liền. Thầy Bảy Khôi nói thầy chữa bệnh từ thiện không lấy tiền, nhưng sau khi đấm bóp xong thầy nhắc khéo bệnh nhân nếu có lòng hảo tâm thì cúng Phật 20.000 – 100.000 đồng, đặt lên đĩa trên bàn thờ, mới mau hết bệnh.
Chúng tôi hỏi thăm người dân trong xóm mới biết thầy Bảy Khôi vốn là một thợ cắt tóc, rồi hành nghề bói quẻ chân gà, sau đó dùng thuốc võ sửa khớp tay, chân, không hiểu tự xưng “danh y” tự bao giờ.


Mảnh chai chữa bách bệnh

Đó là cách chữa bệnh của thầy Hai Tiến với biệt danh Tiến “lể” ở xã Đức Hòa, huyện Mộ Đức. Từ quốc lộ 1A, hỏi đường đến nhà thầy Hai Tiến ai cũng lắc đầu nguầy nguậy, nhưng khi nói đến biệt danh Tiến “lể” dung mảnh chai chữa bách bệnh thì ai cũng biết.
Nhà thầy Tiến lể ở sâu tận cuối thôn Phước Hiệp. Khi chúng tôi đến, ông vừa mới lể xong cho năm người và đã ra đồng ..thăm lúa. Nghe chúng tôi nói đến chữa bệnh, vợ thầy liền sai đứa cháu chạy đi gọi ông về. Chưa đầy 10 phút, thầy Tiến “lể” về tới nhà. Mồ hôi nhễ nhại, chẳng thèm lau mặt, rửa tay, cũng không thèm hỏi han chúng tôi đau ốm ra sao, thầy gằn giọng: “Đứa nào lể thì ra đây tao lể cho”. Tôi bất ngờ: “Ủa, chứ thầy chưa biết chúng tôi đau thế nào, làm sao mà lể?”. “Nhìn mày sơ qua là tao biết bị bệnh gì rồi”. “Vậy thầy nhìn thấy tôi bị bệnh gì?”. Thầy bực dọc: “Có lể thì lể nhanh rồi nghỉ, hỏi chi mà lắm vậy?”
Tôi thấy ớn lạnh nhưng vẫn đánh liều bước ra chiếc ghế gỗ dài hơn 1m đặt cạnh cửa sổ ngoài hiên nhà để chờ thầy lể. Đồ nghề chữa bệnh của thầy là một dĩa thủy tinh màu xanh tím, hàng chục chiếc mẻ chai sắc nhọn, một gói bông y tế, chai cồn. Bên cạnh là một chiếc bô đựng toàn bông thấm máu còn đỏ tươi, có lẽ là của mấy bệnh nhân vừa chữa bệnh xong. Thầy bảo tôi vạch áo lên và đưa tay ghì chặt vào những thanh cửa sổ: “Nắm thật chặt, để thầy lể nghe con”. Trán của tôi bắt đầu nóng ran, mồ hôi túa ra. Tôi liền kiếm cớ trì hoãn: “Thầy bảo đau chỗ nào lể chỗ đó, tôi bị đau tim thì thầy lể chỗ nào?” Thầy liền nổi khùng: “Mày không tin tay nghề tao thì thôi, sao cứ vặn vẹo vậy hả?”. Nói xong thầy đứng dậy bước ra vườn, bỏ mặc “bệnh nhân” với đám mảnh chai lởm chởm.
Chúng tôi tỏ vẻ ân hận và rút lui vào góc nhà ngồi chờ. Một lát sau, có hai vợ chồng nói là ở thành phố Quảng Ngãi tới chữa bệnh. Cũng như ban nãy, thầy chẳng hỏi bệnh nhân bệnh gì, lệnh ngay cho nữ bệnh nhân ra ngồi lên ghế. Không thuốc sát trùng, không bao tay vệ sinh, thầy cầm miếng mảnh chai sắc lẻm chích vào bắp chân bệnh nhân rồi vạch một vạch dài, máu tươi vọt ra. Người phụ nữ giật nảy lên, hai tay ghì lên mấy thanh cử sổ, nghiến chặt răng. Sau đó, thầy thấm bông, đổ cồn trực tiếp vào vết lể và bít kín vết thương. Lể xong, nữ bệnh nhân mặt tím tái, dựa lưng vào tường, mắt nhắm nghiền. Chị nói với chúng tôi: “Mình bị đau ở thắt lưng mà không hiểu sao thầy lại lể ở bắp chân?”


Phương pháp “bảy ống thuốc tây”

Ở thành phố Quảng Ngãi còn có thầy Bùi Văn Khâm, biệt danh là Hai Khâm, hành nghề “chích thuốc dạo”, nhà số 27 Ngô Quyền. Thầy Hai nổi tiếng với phương pháp chích vào người bệnh nhân bảy ống thuốc tây trong năm phút để chữa tất cả các bệnh khớp, hen suyễn. Bệnh nhẹ, “thầy” chích một lần, bảy ống thuốc gồm các loại: vitamin B12, Stricnin, Trianrcinolone, Gentamycin, Lincomycin …còn bị bệnh nặng thì phải gồng mình “chịu trận” hàng chục mũi thuốc tây tiêm vào cơ thể đến sưng tấy cả lưng, mông, bắp đùi…Trong nhiều năm qua, mặc dù không có giấy phép hành nghề, thầy Hai đến khắp các ngõ xóm vùng quê tự giới thiệu là thầy thuốc, cho cả số điện thoại di động để liên lạc.
Gặp chúng tôi, chị H. ở thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa bức xúc cho biết: “Ông Hai chích cho nhiều cụ già ở khu vực xung quanh tôi ở, hễ ai bị khớp kiểu gì ổng cũng chích bảy ống thuốc tây gì đó. Giá chích một lượt là 150.000 đồng”. Chị H. cho hay, mẹ của chị bị bệnh thần kinh tọa, thầy Hai chích hai bên cột sống mỗi lượt sáu mũi thuốc, hết 450.000 đồng, nhưng đến nay bệnh vẫn hoàn bệnh

Minh Thu
Nguồn : báo Tuổi Trẻ
gdt
#15 Posted : Monday, April 23, 2007 7:26:16 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

“CÒ” BỆNH VIỆN

Phong toả mọi lối vào

Chưa có nơi nào mà đội quân “cò “ lại đông đảo, phong phú, đa dạng và nhiều biến tướng như “cò” bệnh viện. Không chỉ túc trực ngoài cổng bệnh viện, các “cò” còn len lỏi vào tận các khoa phòng để “săn mồi”. Không ít người chỉ vì tin “cò” mà tiền mất, tật mang.


“Cò” da liễu với cú lừa ngoạn mục

Đầu tháng 4/2007, túc trực gần một ngày ở BV Da liễu (Q3, TP HCM), chúng tôi ghi nhận “cò” ở đây hoạt động với một mạng lưới rộng và công khai. Quanh BV Da liễu trong bán kính khoảng 500m, chúng tôi đếm được gần 20 “cò” kiêm xe ôm. Đội quân này rải ngay từ BV Mắt ( BV Saint Paul trước kia) cho đến BV Da liễu, thấy bất kỳ ai có vẻ ngơ ngác là lập tức lao ra, giả làm người tốt sẵn sàng giúp đỡ hướng dẫn.

Sáng 4/4, tôi chạy xe đến trước BV Mắt, vừa chạy vừa nhìn như đang tìm kiếm gì đó, một người đàn ông trạc 40 tuổi đứng trên vỉa hè ngoắc tôi vào, hỏi rất tự nhiên “Kiếm gì tui chỉ cho”. Biết tôi đang tìm BV Da liễu, cả nhóm bốn, năm tài xế xe ôm nhốn nháo cả lên, xúm lại hỏi han đầy nhiệt tình. Lại nghe tôi từ tỉnh lên, một “cò” cao giọng: “BV Da liễu chuyển về Q6 rồi, xa lắm. Mà cô có chạy tới đó cũng không khám được vì hôm nay là ngày khám cho bệnh nhân nước ngoài và người có sổ bảo hiểm y tế”

Thấy tôi có vẻ nghi ngờ, “cò” này chỉ ngay sang một người đàn ông khoảng 45 tuổi đứng gần đó, tay cầm gậy, trên tay áo có đeo một băng vải màu đỏ in chữ “trật tự”, nói : “Không tin cô hỏi ông trật tự này coi” . Người đàn ông mang băng đỏ lập tức gật đầu xác nhận “Chuyển rồi !”. Thấy tôi tỏ vẻ lo lắng, “ông trật tự” giọng thông cảm: “Hôm nay có chạy ra đó cũng không khám được. Mà tui nói thật, ở lại đến mai chắc gì đã được khám liền, lấy số để chờ khám lâu lắm…Ở tỉnh lên, ở lại ngày nào thì tốn kém ngày đó…”

Thấy tôi có vẻ “thấm”, ông làm bộ suy nghĩ rồi ra giọng: “Bây giờ cô quay đầu xe chạy thẳng, rồi quẹo phải, tới đường Bà Huyện Thanh Quan thì hỏi phòng khám bác sĩ T., sẽ có người chỉ cho. Vào đó khám cho nhanh rồi về, cần gì tới BV cho phiền phức”. Thấy tôi có vẻ lo lắng khi đến phòng khám tư, một bác tài khác trấn an: “Tuy là khám tư nhưng vợ chồng ông BS đó đều làm trong BV Da liễu, là bác sĩ trưởng khoa đó, giàu kinh nghiệm lắm, chỉ 25.000đ một lần khám, tiền thuốc rẻ hơn bệnh viện”. Nói rồi, ông ta đẩy tôi quay xe lại.

Trong lúc tôi đang bị các “cò” này mồi chài, cũng có hai ba nạn nhân khác bị đám xe ôm vây kín.


“Cò” phá thai” tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa

Dù hoạt động có vẻ yên ắng nhưng “cò” phá thai lại rất tinh ý, chỉ cần một cái liếc mắt là đã chộp được “ con mồi”. Đội ngũ “cò” phá thai, ngoài những người, thường là phụ nữ, lúc nào cũng “túc trực” ở cổng các BV phụ sản, còn có cả những “bác” xe ôm. Họ phân công khá ăn ý. Mỗi “cò” nữ luôn có một xe ôm sẵn sàng chở khách “đi đến nơi về đến chốn”. Những “cò” này có mặt từ rất sớm, ngay cả lúc BV chưa mở cửa để săn mồi.

Gần cuối buổi sáng, một ngày đầu tháng 4, thấy tôi lơ ngơ từ khu kế hoạch hoá của BV Từ Dũ đi ra cổng, vẻ mặt đầy “tâm trạng”, một phụ nữ tầm 50 tuổi, da ngăm, dáng người thấp nhỏ, xáp lại hỏi han đầy vẻ quan tâm: “Cưng chờ ai mà đứng đây?”. Tôi vẫn e dè, chị ta kéo tay tôi giọng ân cần: “Có gì nói xem chị giúp được không?”. Sau khi nghe tôi nói lỡ dính bầu, giờ muốn bỏ nhưng chờ khám trong BV lâu quá mắt chị ta sáng lên, nói nhỏ vào tay tôi: “Đúng rồi! Cưng chờ trong BV thì biết bao giờ mới làm được. Thấy cưng hiền lành, chị chỉ cho bà BS quen, cũng làm trong BV này, cưng muốn làm giờ nào cũng được hết”.

Tôi đồng ý, chị ta vẩy tay ra hiệu, lập tức một chiếc xe ôm trờ tới, chị nói như ra lệnh: “Đưa qua BS H.”, rồi quay qua tôi: “Em trả 15.000đ tiền xe ôm, anh này sẽ đưa đến đó, chờ cưng làm xong rồi chở về luôn”. Tôi leo lên xe, trên đường đi anh xe ôm còn trấn an tôi: “ Làm ngoài này đắt hơn trong BV vài chục ngàn nhưng gọn lắm, lại khỏi phải chờ đợi lâu…Ngày nào tui cũng chở vài người tới đây làm, yên tâm đi”

Phòng khám BS H. ở trên đường Điện Biên Phủ. Chở tôi đến, anh xe ôm đẩy vào nói trỏng “của Liên” rồi quay xe chạy thẳng. Đó là một căn phòng nhỏ củ kỹ, chia làm ba gian, nếu không có chiếc máy siêu âm đặt giữa phòng và bốn phụ nữ mặc đồ y tá ngồi tán chuyện người ta dễ tưởng nhầm đây là một phòng trọ. Vào đến nơi, tôi đã thấy chị “cò”chờ sẵn. Chị ta “đón” tôi vào, đẩy tôi ngồi xuống ghế, nói liến thoắng: “Bé này có một tháng, muốn làm nhanh…” Một trong số bốn cô y tá nói như quát: “Nằm xuống máy kia siêu âm coi mấy tuần rồi, 25.000đ một lần siêu âm”. Tôi ngần ngừ hỏi giá tiền một lần phá thai, cô y tá xẵng giọng: “Phải khám xem thai thế nào mới biết bao nhiêu tiền mà tính chứ! Nằm lên”

Giả bộ nghe điện thoại tôi tìm cách thoát ra ngoài, liền bị “cò” đuổi theo, giọng gay gắt: “Giờ không phá thì muốn đi đâu?” Tôi phải nhảy đại lên một chiếc xe ôm bên ngoài, “cò” mới chịu buông tha. Không ngờ, gã tài xế xe ôm cũng là một “cò” phá thai. Trên đường đi, tay xe ôm tên Th. này cho biết: chỉ cần trả 20.000đ ông ta sẽ chở tôi đến một BS quen. Ông này chuyên nhận những ca mà BV..từ chối không làm !


***




“Săn” người bán máu và người chết


Nếu bạn cần bán máu mà không đủ tiêu chuẩn theo quy định của Trung tâm Truyền máu - Huyết học ? Đừng lo, đã có “cò” ! Đám “cò” này còn kiêm nghề cho vay nặng lãi, nên có thể xem là đã “hút máu” đến hai lần một con mồi. Bên cạnh đó, một loại “cò” khác len lỏi vào tận bên trong bệnh viện để săn …người chết.




Cò …hút máu

Cơ sở Phạm Viết Chánh thuộc BV Truyền máu huyết học TP HCM là nơi “cò” tập trung khá đông để “săn” những người bán máu mới. Người phải đi bán máu thường là đang rất cần tiền và “cò” không bỏ qua cơ hội.

6g sáng ngày 6/4 , trước cơ sở Phạm Viết Chánh, một người phụ nữ trung niên, dáng người cao to tự giới thiệu tên là Th., nghe tôi nói mình là sinh viên đang cần tiền phải đi bán máu, đã kéo ngay tôi vào quán cóc gần đó, tuyên bố: “Nhìn em là chị biết không thể nào đủ cân rồi, có vào đó cũng vô ích thôi”. Thấy vẻ mặt thất vọng của tôi, Th. thả “mồi”: “Nhưng nếu muốn, chị có thể giúp…”, rồi vào đề ngay: “Nếu em thiếu cân, chị sẽ cho em mướn lại số và chứng minh nhân dân của một người khác đã đủ tiêu chuẩn lấy máu, giá là 10.000đ một lần mướn, ngoaì ra em phải chi thêm cho chị 30% tiền công từ tiền bán máu của em…”.

Giả bộ suy nghĩ, tôi quan sát xung quanh. Lúc này, gần đó một “cò” khác, cũng là phụ nữ, đang thuyết phục mấy người đã lấy được số nhưng phải chờ tới ngày mai “nhượng”lại nếu không dùng nữa…

Bên này “cò” Th. tiếp tục chiêu dụ: “Nếu túng tiền quá thì cứ để lại CMND, viết giấy nợ rồi chị cho mượn ít tiền về xài đỡ, mai cứ vậy trừ vào”. Cô bạn đi cùng tôi dè dặt: “Bạn em thiếu cân còn em thiếu chiều cao chị có lo được không?”. Th không ngần ngại: “Như hai em là chị lo được hết. Nếu đồng ý thì ngày mai quay lại”

Vì có việc bận, hai ngày sau (ngày 8/4) tôi mới trở lại, cò Th. từ chối vì hôm nay BV hết mua máu. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đúng là như vậy, vì ngày 7/4 BV Truyền máu huyết học mới tiếp nhận một lượng máu nhân đạo lớn từ Hội Chữ Thập Đỏ. Hôm đó, lén theo chân cò Th., tôi đến BV Truyền máu huyết học trên đường Hùng Vương. Sau khi dắt mối quen là hai người nam khoảng hơn 20 tuổi đã có phiếu vào chờ bán máu, cò Th và vài cò khác dàn trận trước cửa BV: lấy ghế ngồi vừa uống trà đá, vừa chờ lấy tiền của hai “con mồi”

Lân la trong phòng chờ, tôi làm quen với N là sinh viên . Quen cò Th. từ ngày đầu mới đi bán máu nên những khi túng tiền là N. lại ra “vay nóng” cò Th. bán được thì trả nợ, cộng 30% tiền lãi…Một đơn vị máu BV “bồi dưỡng” 150.000đ, trừ 10.000đ tiền ăn, lãnh ra trừ 30% chi phí cò, người bán chỉ còn được khoảng 100.000đ.
Tại đây, chúng tôi phát hiện những người lui tới không chỉ bán máu mà còn “trao đổi” máu. Một người đàn ông ngồi cạnh thấy tôi quá ốm, lại nghe tôi nói có ý định truyền máu cho mập, lập tức bắt chuyện:” Em nhóm máu gì?” “Nhóm A”. “Truyền máu ở đây đắt lắm, em phải kiếm người nào cùng nhóm máu mà mua trực tiếp cho rẻ”.
Thấy tôi phân vân, ông ta từ người bán biến thành “cò”, tấn công luôn: “Anh nhóm máu O, nếu em cần thì anh bán rẻ cho, rẻ hơn trong BV 20%”

Theo quy định, người bán máu có máu nhiễm bệnh đã có hồ sơ gốc tại BV (có chụp hình) thì sẽ bị BV từ chối lấy máu, nhưng qua bàn tay “phù phép” của cò, người bán vẫn bán được máu. BV nào không sàng lọc tốt thì người bệnh lãnh đủ!


“Săn mồi” tại nhà xác

Tại BV Ung Bướu, khi tôi vừa than thở có ông bác đang hấp hối, quê ở tận miền Trung, không biết phải xoay sở ra sao thì người đàn ông tự xưng là H. ra chiều thông cảm: “Đừng nói gì chuyện lo hậu sự, ngay cả việc chuyển được thi thể về quê cũng khó rồi”. Thấy tôi có vẻ lo lắng, ông ta “nhát ma” : “ Xe người ta ngại chở tử thi lắm, có nhiều người cả mấy ngày mà không thuê được xe luôn, mà trời nóng như vậy cứ để thì…”. Thấy tôi đầy vẻ tuyệt vọng, H. giăng “bẫy” ngay: “Chú có quen một người bạn làm dịch vụ mai táng, giờ con theo chú ra đó coi người ta có giúp gì được không”.
Ông ta dẫn tôi vào một con hẻm cạnh BV Ung bướu, đến nhà vĩnh biệt của BV H. nháy mắt với người đàn ông trực nhà vĩnh biệt “trọn gói về quê”, sau đó bỏ mặc tôi ngồi đó H và người đó liên tục bấm điện thoại “báo cáo” với một người khác là tôi đang có nhu cầu.

Lát sau, H. dẫn tôi ra tiệm hòm gần đó và bảo chờ một chút sẽ có người tới nói chuyện. Trong lúc chờ đợi, chủ tiệm hòm bắt đầu tư vấn cho tôi hang loạt “gói dịch vụ” khác nhau tuỳ theo túi tiền của gia đình. Mười phút sau, một người đàn ông cao to, mặc áo đen, gương mặt bậm trợn, đeo sợi dây chuyền vàng to đùng chạy chiếc SH dừng trước tiệm hòm. Không xưng tên tuổi, ông ta vào đề luôn: “Chuyển về quê hả? Bây giờ xác ở đâu?” Tôi nói người nhà đang ở bên đường Phan Xích Long. Ông ta nhìn tôi dò xét rồi hỏi tiếp: “Em là người quyết định hả?” Khi tôi cho biết là chỉ đi hỏi giá thôi, lập tức ông ta và cả đám cò vọt lên xe máy, đòi đến tận nơi xem xét rồi mới cho biết giá cả. Theo đánh giá của ông chủ tiệm hòm, sơ sơ cũng phải tốn 12 đến 15 triệu. Kiếm cớ thoái thác nhưng phải khó khăn lắm tôi mới thoát được đám cò dai dẳng bám theo vì sợ “mất mồi”

Tại nhà xác BV Chợ rẫy (đường Thuận Kiều), cò đông và cạnh tranh rất gay gắt vì ở đây hàng ngày có khá nhiều trường hợp tử vong. Mỗi nhóm cò gắn với một cơ sớ mai táng, túc trực 24/24. Chị K.A ở Q7, ngồi cạnh tôi ở phòng làm thủ tục nhận xác, rỉ tai: “Em xuống dưới đó cẩn thận, coi chừng lọt bẫy “cò nhà xác”.

Chị A. kể: cách đây một năm, người bạn cùng làm công nhân với chị bị tai nạn giao thông, mất ở đây, được cò nhà xác nhận làm dịch vụ trọn gói: đưa về tận quê ở Hà Tĩnh giá 22 triệu đồng. Năn nỉ mãi mới giảm còn 20 triệu, đưa trước một nửa. Thế nhưng về được nửa đường, họ dừng xe lại, đòi tăng lên 26 triệu mới chịu đi tiếp. Không muốn họ bỏ xác xuống giữa đường nên gia đình đành bấm bụng đồng ý.

Thiên Nga – Thùy Dung
Báo Phụ Nữ
Vũ Thị Thiên Thư
#16 Posted : Monday, April 23, 2007 10:39:48 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

gdt
Đọc mà Shocked
gdt
#17 Posted : Tuesday, April 24, 2007 9:18:23 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư


gdt
Đọc mà Shocked




Blush chị.
Còn có nhiều loại cò khác nữa, như ai cần bảng số xe (được cho là ) đẹp hả ...có "cò số xe" ngay.
Vũ Thị Thiên Thư
#18 Posted : Tuesday, April 24, 2007 10:53:24 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi gdt

quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư


gdt
Đọc mà Shocked




Blush chị.
Còn có nhiều loại cò khác nữa, như ai cần bảng số xe (được cho là ) đẹp hả ...có "cò số xe" ngay.



gdt
chị thật hết ý
gdt
#19 Posted : Wednesday, June 6, 2007 10:05:49 PM(UTC)
gdt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 653
Points: 0

Góc phố đời người

Tri ân lề đường



TT - Có những nghề sống bằng hè phố nay đã về chiều. Nhưng những người đã được nuôi sống bằng nghề này vẫn cố níu kéo dòng chảy của thời gian như một cách tri ân với nghề.

Đó là câu chuyện của một người khắc chữ lưu niệm và một người sửa viết máy nơi góc phố
.


Hành nghề với tinh thần ông đồ xưa

Tên ông là Lê Văn Kính, nhưng khi ra nghề ông đặt cho mình “nghệ danh”: “Dũng - khắc chữ lưu niệm”. Thuở nhỏ, ông vẫn thường sưu tầm những mẫu chữ đẹp trên báo rồi tập viết lại trên đất trong những lần chăn trâu. Ấy là vì ông mê cái đẹp, chứ chưa bao giờ nghĩ mình sẽ sống bằng cái nghề bán chữ đẹp bao giờ.

Với máu nghệ sĩ thích lang bạt, từ miền quê Hải Dương ông xách balô vào Sài Gòn, đi là để thỏa chí tang bồng chứ ông không có dự định gì cho mình ở vùng đất này cả. Sau nhiều ngày chu du ở đất Sài Gòn, số tiền ông mang theo cũng đã cạn, bàn chân số phận đã đưa ông đến với lề đường Lê Lợi. Ông say mê đứng nhìn một ông lão nhẹ nhàng đưa những nét chữ thanh thoát trên cây viết. Thấy ông đứng nhìn say mê, ông lão hỏi: “Mày có thích sống bằng nghề này không? Thu nhập gấp năm lần công chức đấy”. Từ đó, nỗi đam mê thuở nhỏ trong ông lại trỗi dậy, và ông quyết định làm thử. Đấy là năm 1980, khi ông vừa bước qua tuổi 21, nghề khắc chữ đang thịnh hành tại Sài Gòn.


Ông Kính kể: “Sẵn có hoa tay nên tôi học nghề nhanh lắm. Nhờ vốn chữ đẹp nên những dòng chữ lưu niệm tôi viết khách rất vừa ý, ngày càng nhiều người tìm đến. Thời bao cấp khó khăn là thế nhưng tôi sống sung túc, bởi thu nhập hồi đó của tôi phải gấp sáu bảy lần viên chức nhà nước. Mà không phải ai tôi cũng bán chữ cho đâu, với những người không biết thưởng thức, không biết tôn trọng cái đẹp thì chỉ một lần thôi, lần sau là tôi từ chối thẳng. Bởi nét chữ ngoài việc làm tôn thêm vẻ đẹp của kỷ vật, nó còn thể hiện cái tâm con người, không thể bán bừa bãi được. Tôi hành nghề với tinh thần của ông đồ cho chữ ngày xưa”.

Nhưng thời hoàng kim đó cũng qua nhanh. Cảnh từng hàng học sinh xếp hàng nhờ ông khắc chữ thưa dần, chỉ còn là những kỷ niệm đẹp. Ông xuýt xoa mỗi khi nhớ lại: “Thèm cái cảm giác được thấy nụ cười trên môi những đứa học trò trao nhau cây viết làm kỷ vật mỗi mùa tan trường. Thèm cái hồn nhiên, thanh khiết của ánh mắt đôi tình nhân rạng rỡ khi trao nhau những cây viết có khắc những dòng chữ bay bướm của tôi”. Bây giờ, lâu lắm mới có một vài học sinh ghé nhờ ông khắc chữ, mỗi lần như thế ông cố tình đưa nét chữ chậm hơn như thể để níu chân khách. Cũng một vài lần ông bắt gặp lại nét chữ của mình trên những cây viết chào bán ở phố cổ. Điều đó càng làm ông không thể bỏ cái nghề mà ít ai còn muốn mưu sinh.

Nghề khắc chữ bây giờ còn thật ít người như ông ngồi trên phố. Để có thể sống để giữ nghề, ông chuyển qua khắc chữ lưu niệm trên đá, viết lưu niệm trên tranh, trên gỗ... Cũng từ đấy, nét chữ của ông được cất giữ ở nhiều nơi hơn. Ông kể: “Chữ của tôi hiện diện ở nhà một số nguyên thủ, các chính khách trong và ngoài nước. Từ cây viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải đến bức tranh tặng các nguyên thủ từ Á sang Âu”. Và mới đây nhất, trên món quà mà TP.HCM tặng Tổng thống Mỹ George W. Bush nhân dịp ông Bush sang thăm VN cũng có những dòng chữ là nét viết của ông. Trong những năm sống cùng góc phố với nghề, ông đã kịp truyền nghề lại cho hai người học trò. Một người đã qua Mỹ hành nghề, còn người kia cũng sang sống ở Pháp và cả hai vẫn làm nghề này như một nghệ thuật trên đường phố.




Nghệ nhân cuối cùng trên phố

Ở Sài Gòn, có lẽ ông là một trong những người cuối cùng sống bằng nghề sửa viết máy. Tên ông là Bùi Quý, năm nay đã ngoài 60. Bộ đồ nghề nuôi sống cả gia đình ông 30 năm nay vỏn vẹn chỉ là một hộp gỗ với vài cây viết máy và mấy bình mực. Hỏi chuyện, ông chỉ thở dài: “Hết thời rồi, ra đây ngồi để thiên hạ thấy vẫn còn nghề này chứ sống làm sao nổi. Thỉnh thoảng mới bán được cây viết cũ cho người sưu tập viết thì chỉ đủ ăn cháo qua ngày để nuôi nghề. Nhưng tôi vẫn cứ ngồi đây như một định mệnh”.

Đưa mắt nhìn dòng xe cộ ngược xuôi, ông nhớ lại những ngày hoàng kim của nghề: “Thời mà người ta còn dùng viết lá tre, viết Kim Tinh thì cả ngày làm không hết việc. Hết sửa viết cho học trò lại đến bơm mực cho công chức, và cũng không ít lần khách của tôi là những người có chức sắc ở thành phố này đấy. Giàu thì không giàu nhưng lúc đó chưa bao giờ tôi phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền. Còn bây giờ tôi thèm cảm giác bàn tay luôn được lấm mực như ngày nào”. Ông lần mò lấy từng cây viết rồi giới thiệu tỉ mỉ về “tiểu sử” của nó, về “lịch sử” tồn tại của chúng. Cây viết vô tri vô giác bỗng trở nên sống động theo ký ức của ông: “Cây này có xuất xứ từ Đức, ngày trước chỉ những công chức hạng sang mới dùng. Còn cây này do Trung Quốc sản xuất, giới sinh viên thời đó rất chuộng...”. Cứ thế, mỗi cây viết, mỗi loại viết với ông không chỉ gắn với cuộc mưu sinh mà còn là những kỷ niệm. Trong hộp đồ nghề của mình, ông vẫn còn giữ một nửa lọ mực màu tím chưa kịp bơm hết. Ông đang muốn cất giữ lọ mực ấy như một kỷ vật, như chính nó đã từng nhuốm màu tím lãng mạn trên những dòng lưu bút, trên những bức thư tình của một thời.

Mới đây, ở góc phố quen thuộc ông thường ngồi 30 năm qua, người ta đã không còn thấy ông ngồi sau thùng sửa viết, mà chỉ còn vợ ông ngồi nhìn những cây viết úa vàng màu thời gian. Bà nói ông bị bệnh, đang phải nằm điều trị ở bệnh viện. Bà kể trước khi nhập viện ông vẫn nhắc bà: “Bà nhớ mở cái hộp viết của tui ra chưng ở góc phố nhé, biết đâu lại có người mua, may ra kiếm chút tiền đóng viện phí”. Suốt một đời ông ngồi lặng lẽ nơi góc phố bơm mực cho người, bao lứa học trò nhờ dòng mực của ông giờ đây đã trưởng thành, nhưng ông mong được một lần bơm mực cho con cũng không thể được, vì do nghèo khó nên con ông không một ai được học hành đến nơi đến chốn và bây giờ cũng lam lũ như ông ngày xưa. Ông mơ một căn nhà dù chật hẹp để nương thân khi già yếu, nhưng mãi vẫn chỉ là ước mơ. Có mấy ai còn nhớ đến ông già bơm mực sửa viết trên phố ngày xưa...

THẾ ANH

Báo Tuổi Trẻ
PC
#20 Posted : Sunday, July 1, 2007 9:04:47 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Users browsing this topic
Guest (4)
4 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.