Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Việt Dương Nhân
Nguyệt
#21 Posted : Thursday, September 20, 2007 3:31:07 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Từ ''Bốn Phương Chìm NổI'' đến ''Cát Bụi''
Của Việt Dương Nhân
Hay là nỗi đoạn trường của một nhà thơ biểu hiệu tình yêu

Lê Mộng Nguyên


Tôi biết Việt Dương Nhân qua bài ''Khuyên Em'' (Cát bụi. tr. 81) do Trang Thanh Trúc phổ nhạc (và Bảo Trâm. Bá Lộc hát trong CD ‘’Hẹn Anh 15 Năm). Nghệ Thuật số 64. Th. 7.1999). Qua lời ca, tôi thông cảm ngay với nỗi buồn sâu đậm của người thiếu phụ phải một lần nữa mắc bệnh tình yêu (với bốn câu thơ tuyệt diệu) :

Bốn giờ khuya mà em chưa đi ngủ.
Dưới đèn mờ ngồi ủ rũ chờ ai ?
Mà mắt em đôi dòng lệ chảy dài
Phải chăng vết thương đau vừa trở lại ?
Cái tình tuyệt vọng ở đây đã được nhà thơ diễn tả một cách thần diệu qua hình ảnh một người em gái (nhưng chính là để nói đến thân mình) trong một đêm trắng (đồng hồ vừa chỉ đúng 02 giờ 05 ngày 04 tháng 6-199. Làm thơ suốt canh chầy không biết VDN có hàn gắn được ít nhiều cho những vết thương lòng.

Xin cảm tạ... đất vườn thơ ơi !
Hình như ta giải thoát được rồi.
Không thắc mắc, không bồi gì nữa
Mà thấy nhẹ nhàng thanh thản...thôi.
(CB : Giải Thoát...Nơi Đất Vườn Thơ)
Trong ‘’Bốn Phương Chìm Nổi) (thi tập thứ nhứt của Việt Dương Nhân, ra mắt tại Paris, chiều chúa nhật 25/10/1999, do tác giả xuất bản, với trình bày : Nguyễn Huê Hùng, Tựa : Võ Thu Tịnh, Bạt : Bích Xuân và Nguyễn Tuấn Anh) :’’...tác giả vấn vương đâu đó một sự buồn bã khó tả nỗi. Không phải một cơn buồn mà nó là một man mác buồn. Kế đó là tình yêu : Yêu Mẹ, yêu quê hương yêu gia đình, yêu người yêu và yêu cả người không yêu’’ (Nguyễn Tuấn Anh, Bạt BPCN. Tr.139) Quả thật, người nữ sĩ ưu ái này là (Một Tâm Hồn Yêu Say Thơ và Rượu’’ (như nàng đã thố lộ tâm tình với độc giả, trang bìa cuối) :

Gió buồn ngơ ngẩn bồi hồi
Ở đây thơ rượu đấp ngày mai
Chiều nay rượu uống chưa say
Mà hồn lộng gió, ngất ngây giữa đời
(BPCN : Gợi Nàng Thơ, tr. 15)
Để quên "Sầu Vong Quốc" (BPCN : tr. 69) trong thời gian đằng đẳng ở quê người :

Xuân-Hạ-Thu-Đông mấy lượt rồi ?
Sao còn như kẻ sầu vong quốc.
Lây lất quê người kiếp nổi trôi.

Nhưng quên sao được ngày quốc hận, 30 tháng tư năm 1975 ? :

Ta khóc thật nhiều, mắt ta trong thấy
Uất hận này khuấy nát trái tim ta
Làm sao có thể quên ngày hôm ấy
Máu lệ thù còn động đáy lòng ta.
(BPCN : Dựng Cờ Quốc Gia tr. 7
Lòng yêu nước không giới hạn của Việt Dương Nhân ai cũng đoán biết qua nhiều bút hiệu đầy ý nghĩa mà nàng đã thường dùng như : Thanh Thiên Tâm, Việt Quốc Hùng, Nguyễn Chánh Nhựt, Quốc Hương, T.C.H., Song Bình, Hỏa Phong Địa Thủy... : "Ngày hôm nay tôi vẫn sẵn sàng bằng lòng nhận lãnh 72 triệu viên đạn để đánh đổi cho dân tộc Việt Nam được sống thật sự Tự Do Dân Chủ và đầu đủ quyền làm người, thân này tôi nào đâu sá chi..." (Lời Ngỏ của tác giả). "Yêu Say Thơ và Rượu" để quên số phận long đong và bèo bọt của mình ở xứ người ? :

Đây ! Xứ người đang mùa sương tuyết phủ
Lòng con buồn ủ rũ dưới trời Tây
Mắt lệ đầy tuôn chảy giữa chiều nay
Ai đã gây cảnh chia ly thảm khóc.
(BPCN : Về Đất Mẹ. Tr. 79)
Và quyết tâm rứt bỏ mối duyên xưa ?
Than ôi :

Nhớ ai sao cứ nhớ hoài
Hình xưa bóng cũ miệt mài đã xa
Tình đà tan mộng tàn hoa
Mà sao vẫn thấy xót xa trong lòng !
(BPCN : Hình Bóng Cũ tr. 34)
Thành thử, tình Đạo cuối cùng là cái phao cứu vớt tâm thần của nhà thơ :

Bao đêm khấn nguyện Di Đà
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.
(BPCN : Khấn Nguyện tr. 107)
Sau ngày ra mắt CD Bảo Trâm - Trang Thanh Trúc tại Paris (16/05/1999), Việt Dương Nhân trao tận tay cho tôi thi tập ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và bản thảo ‘’Cát Bụi’’ (Thi tập II) với một câu chú thích : ‘’Nếu không gì trắc trở sẽ ra mắt vào mùa thu 2000. Đầu thế kỷ 21), trong đó gồm cả thi tập III ‘’Trở Về’’, cùng một tác giả. Qua lời Bạt của Hồ Trường An trong ‘’Cát Bụi’’ và bài giới thiệu ‘’Thân thế tác giả và tác phẩm’’ của Lê Anh Tuấn hôm ra mắt BPCN (25/10/199 tại Asia Palace (Quận 13), tên thật của VDN là Nguyễn Thị Bảy (vì nàng là người con thứ bảy của gia đình), sinh năm 1946 tại Bình Chánh (Gia Định Việt Nam). Kết duyên với một người đàn ông Pháp tên là Jacques HIVER năm 1967 tại Sài Gòn và hạ sinh được hai con tên là : Trí-Tâm-Philippe và Thiên-Kim-Agnès. Bảy tháng sau khi đô thành thất thủ (ngày 30/04/1975), tất cả gia đình được trở về Pháp (vào khoảng tháng 11-1975).
Nàng làm thơ rất phong phú từ năm 1977 và đã đăng nhiều trên các báo Việt Nam hải ngoại. Nguồn cảm hứng của Việt Dương Nhân thật lai láng, có lẽ vì đời nàng so sánh (một ít nhiều) với số phận nàng Kiều. ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ (như Lê Anh Tuấn đã viết) :’’có tất cả : nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận,
tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...’’ :

"Đau đớn thay phận đàn bà !
Lời rằng bạc mệnh, cũng là lời chung"
(Nguyễn Du)
Cũng vì thế mà :

Thơ tôi buồn lắm người ơi!
Đọc lên mắt ướm lệ rơi đôi hàng
(BPCN : Yêu Thơ tr.1)
Nhưng tác giả không bao giờ muốn trách oán ai :

Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo hóa bất công
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

(BPCN ốn Phương Chìm Nổi, tặng Thầy Thích Minh T., tr. 2)
Nhà thơ đau khổ của chúng ta muốn tìm giải thoát cuộc thế thăng trầm này bằng cách xua đuổi một tình duyên mới (như đã nhắc nhở trên) :

Xin đừng lưu luyến anh ơi !
Làm tim em nát mắt rơi lệ hồng
Đời em mưa nắng chất chồng
Đâu còn xứng đáng đợi mong làm gì !
Tôi không muốn phân tích dài dòng tác phẩm BPCN (để được nói nhiều về ‘’Cát Bụi’’ vì dù muốn dù không, tập thơ đầu tay của VDN là một thành công đẹp đẽ : Qua nhiều thể (lục bát, thất ngôn hay tự do), bài nào cũng hay, bài nào cũng vần điệu đáp đúng với tâm hồn, ngay những câu không vần chút nào (chắc tác giả tự ý muốn thế) cũng hay vì thật là phản ảnh tình yêu, làm người đọc xúc cảm như chung sống với số phận khổ đau của tác giả. Tương tự như thơ của Nguyễn Du : ‘’bài nào cũng ngụ cái ý buồn rầu, thật là : Rằng hay thì thực là hay, Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào !’’ (Trần Kim Trọng), nỗi chua xót của Việt Dương Nhân trước cảnh mất nước, nhà tan, tình duyên vỡ lở, bằng hữu ly tán, đã được diễn tả qua những vần thơ đau. ‘’Cát Bụi’’ (Bạt : ‘’Việt Dương Nhân, một hồn thơ nở hoa trên cát bụi’’ của Hồ Trường An. ‘’Thay lời tựa’’ cùng ‘’Việt Dương Nhân và Cát Bụi’’Âm Bản của Nguyễn Hữu Nhật, sẽ được xuất bản năm 2000, gồm có trên 100 bài thơ, một Nguồn thơ lục bát ’’Đời Mai’’ khởi viết ngày 16/08/1990., xong ngày 04/03/1999, dài tớI 22 trang (108-129), 3 bài Vọng Cổ dài tất cả 6 trang (130-135), và một Cổ Nhạc Kịch Ngắn, dài 5 trang (136-140) cũng như ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’, tiếp tục đượm màu quê hương, nói đến thân phận nhà thơ ở đất khách (nỗi buồn viễn xứ), và lẽ dĩ nhiên là đi sâu hơn nữa vào tình yêu, tình đời :

Xin tặng cho đời...một vườn bông,
Xin tặng cho đời...những nụ hồng,
Xin tặng cho đời...hương thơm ngát,
Xin tặng đời...lời hát êm trong...
(Xin Tặng Đời tr.3)
Và Đạo :

Cố quên những chuyện phũ phàng,
Tình thương duy nhứt dẹp tan muộn phiền,
Vững lòng yên lặng tọa Thiền,
Thân tâm...lành...lạc Phật, Tiên hộ trì.
(Xin Thưa...tr.57)
Để cụ thể hóa nỗi trung thành với nước Việt xa xôi
(Mang Hồn Nam Tử, tr.69-70), nàng tự đáy lòng :

Xin thề với Mẹ, Mẹ ơi !
Việt Nam Mẫu Quốc, con đời nào quên
Lòng con vẫn quyết vững bền
Đấu tranh Phục quốc xây nền Tự do.
Và mường tượng (lấy gương Hai Bà Trưng) :
Con như nữ tướng chiến trường
Một thân, một ngựa, kiên cường sắc son
Dù cho trèo núi, leo non
Thanh gươm nắm chặt, không lòn cúi ai.
Vì :

Giặc còn trên dãy giang san,
Hẹn ngày trở lại dẹp tan bạo quyền.
Thật đáng phục ! Trong làng thơ nữ và ngay cả nam ở hải ngoại, có ai được dũng cảm trước chế độ áp bức con người bằng VDN ? Tuy phận đàn bà, nàng :

Muốn làm một "Đấng Hùng Anh"
Kiếm cung văn võ đoạt thành mộng mơ
Dẹp ngay một lũ ngu ngơ,
Đang làm già trẻ bé thơ ưu phiền.
Và lẽ dĩ nhiên, nàng viết tặng hương hồn Anh Hùng Trần Văn Bá,
"Người Chiến Sĩ Vang Danh" (tr. 73-74)

Anh đi trong cõi xa xăm
Nhưng hồn anh mãi hờn căm kẻ thù
Tên anh ghi mãi ngàn thu
Danh Trần Văn Bá, giặc thù hãi kinh.
Và để tặng Mẹ Việt Nam và từ Mẫu, trong lúc chờ đợi ngày tổ quốc được giải phóng và xây dựng nền tảng dân chủ tự do :

Nhớ Mẹ mắt tươm lệ đầy
Thương đời của Mẹ tháng ngày lẻ loi
Đôi vầng Nhật Nguyệt sẽ soi
Chúng con kề Mẹ nhìn coi lúa vàng
Gởi về thăm Mẹ mấy hàng
Những lời yêu kính với ngàn tình thương
Trời Âu lắm tuyết nhiều sương
Mùa thu cánh lá còn nương quê người.
(Cánh Lá Mùa Thu, tr. 99)
Theo VDN, thủ đô của Việt Nam bao giờ cũng vẫn là Sài Gòn. Sài Gòn ơi, ta không mất người và người đã không mất tên (trái lại với bài ca vĩnh biệt hồi ấy) vì trong :

Tim ta em chẳng lu mờ
Sài Gòn thương nhớ muôn đời mãi yêu.

Vì miền Nam thân ái là nơi, ‘’chôn nhau cắt rốn’’ của nhà thơ :

Yêu em từ thuở vào đời
Khi cành hoa búp lả lơi gió chiều,
Áo dài tha thướt dặt dìu,
Màu hoa cà tím mỹ miều nhở nhơ.
(Yêu mãi sài Gòn tr.29-30)
Về mặt ‘’thời gia qua’’, giữa hai đất nước sinh thành và tạm cư, tác giả : ’’Cát Bụi’’ tự hỏi, phân vân :

Dĩ vãng buồn !
Gởi lại đất Sài Gòn !
Dĩ vãng sầu
Cất dấu ở Paris !
Một đời hai dĩ vãng,
Sẽ chôn nơi chốn nào ?
(Dĩ Vãng Sài Gòn và Paris tr. 4)
Câu trả lời, ta tìm thấy trong ‘’Nỗi Sầu Chung’’ (tr.71) lúc nàng :

Ngoảnh về dĩ vãng nát nhầu
Niềm đau hiện tại, ngồi rầu đất Âu.
Và cứ chiều chiều (Thương Về Quê Mẹ, tr. 72) ’’ra đứng cửa sau’’, nhìn về hướng Nam :

Đi đâu ? Đi đến nơi nào ?
Miệng cười tươi thắm mắt trào lệ tuôn
...............................................
Quê hương xa tít dặm đoài
Ngàn trùng cách biệt vọng hoài cố hương
Bao nhiêu chất chứa tình thương
Trông về quê Mẹ vấn vương nặng sầu...
Cái buồn rầu, cái buồn bã, cái buồn đau lặng lẽ này là đề tài cho thơ T.T.KH. (‘’Hai Sắc Hoa Ty-Gôn’’) : ‘’Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết, Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa...Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng, Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?’’, đó là mẫu số chung trong thi phẩm Việt Dương Nhân :

Khuya nay lòng ta buồn, thật là buồn !
Nghe chuyện đời mắt lệ chảy trào tuôn !
Tim ruột đau, như dao cắt từng đoạn
Làm hồn ta loạng choạng quay cuồng
(Đã Lỡ Rồi tr.55)
Cái buồn da diết, cái buồn thê thảm, cái buồn ảm đạm, cái buồn âm thầm này, nhà thơ muốn chôn cất trong máu tim :

Mẹ tưởng riêng Mẹ nỗi sầu.
Giữa đời chẳng có ai hơn đâu.
Vậy mà cũng lắm người chung cuộc,
Gói trọn niềm đau chôn kính sâu... ![/center
(Che Dấu Niềm Đau, riêng tặng thứ nữ Thiên-Kim-Agnès Hiver, tr. 50)
Hoặc trong : ‘’Cơn Buồn Chiều Nay’’, cái buồn vô duyên cớ, cái buồn man mác :

Xa xa vọng lại cung đàn,
Bi ai thảm đạm, mắt chan lệ sầu,
Chiều nay chẳng biết về đâu ?
Lòng ta như đám mây nâu phủ trùm.
Hay là rất ai oán sau đây là ‘’Nỗi Buồn Vắng Anh’’ (tr. 84) :

[cente]Em khổ lắm, anh nào hay biết !
Tình của em tự giết đời mình,
Lệ từng đợt, ướm ươm đôi mắt rũ.
Làn thu buồn như sương đọng lung linh.
Trong ‘’Buồn Tàn Thu’’, nhạc sĩ Văn Cao nhắc nhở, với những lời ca êm dịu : ‘’...Còn nhớ năm xưa, kề má say sưa, nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần...’’, nhà thơ của chúng ta cũng than thở, cũng luyến lưu tình cũ khi thấy ‘’Bóng Thu’’ về :

Bây giờ hồn thấy thiết tha
Tình xưa gợi lại ai mà hiểu đây ?!
Thu về xác lá rụng đầy,
Bao nhiêu lá rụng, như xây lầu tình...
Và khi tuyết bắt đầu rơi trên miền Âu giá lạnh, nàng chạnh lòng nhung nhớ :

Chiều Đông đó...ta vẫn còn nhớ mãi
Nên lệ sầu nhiễu chảy dưới đèn đêm
Nỗi nhớ thương nghiến mềm trái tim dại
Biết đến ngày nào tình mới dịu êm ?!
Từ một ‘’Dĩ vãng Đời Mưa Gió’’ :
Hỏi ai dám nhặt ‘’Đời Mưa Gió’’?
Của cánh hoa xưa, bướm ong thừa...!
Đến sự so sánh thân phận tác giả ‘’Cát Bụi’’ với nhân vật chính của Nguyễn Du :

Đời Kiều không nghĩa lý gì !
Còn em biết gọi là chi giữa đời ?
Kiều, mười lăm năm chơi vơi.
Em, bốn mươi sáu năm đời khá lâu
(Trả Lời Với Anh)
Thật hơi quá đáng. Nhưng nếu ta đọc rõ bài thi truyện ‘’Đời Mai’’, ta sẽ nhận thấy cuộc đời Mai - nói một cách tổng quát - tương tự như thân phận Thúy Kiều :

Bơ vơ phận gái thuyền quyên
Xuống lên là chuyện truân chuyên má hường
Thế gian vui khổ bất thường
Chân mai đã dẵm lắm đường khổ vui.
Hoặc :

Cổ kim quen thói đàn ông
Năm thê bảy thiếp khổ lòng đời hoa
Xót xa thân phận quần thoa.
Lòng Mai thương hết loài hoa trên đời...
Để kết thúc một cuộc đời đau khổ gian truân, Việt Dương Nhân cho chúng ta biết (và nàng muốn nhắm người trong truyện) chỉ có một nương tựa cho an lạc tâm thần (dưới bóng Từ Bi) :

Đời Mai mệnh số sẵn dành
Cuối cùng là việc tu hành mà thôi
Bút đề thơ dệt gởi đời
Khổ vui đều nhận tuyệt vời trần gian.

(Hàn-Lâm Lê Mộng Nguyên (Paris) Tác giả ''Trăng Mở Bên Suối")
(Bài đăng "Nguyệt San Nghệ Thuật" số 65 tháng 8-1999)
Nguyệt
#22 Posted : Thursday, September 20, 2007 3:37:49 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Việt Dương Nhân, một hồn thơ ''nở hoa'' trên cát bụi


Hồ Trường An

Tôi quen Việt Dương Nhân từ năm 1977, khi tôi vừa định cư trên đất Pháp và bắt đầu trở lại nghề viết lách cho tới nay. Thuở đó cô say mê đeo đuổi theo nghệ thuật ca kịch cải lương. Cô lấy nghệ danh là Quốc Hương hợp cùng các nam nữ nghệ sĩ : Hữu Phước, Dũng Thanh Lâm, Minh Đức, Chí Tâm, Hương Lan, Phương Thanh, Mỹ Hòa, Kiều Lệ Mai, Hà Mỹ Liên, Kim chi, Lệ Hoa, Tài Lương, Minh Tâm, Hùng Tiến, Ngọc Lưu v.v... cùng những nhạc sĩ cổ nhạc : Michel Mỹ, Minh Thanh, Mai Thanh Hùng, Duy Đức v.v... thành một lực lượng hùng hậu.
Bạn bè trong giới văn nghệ thường gọi cô là Caroline, là Tuyết Hiver. Hiver là họ của chồng, còn cô họ Nguyễn, cô thuộc vào hàng thứ bảy trong gia đình.
Năm 1977, Việt Dương Nhân chỉ vào tam tuần. Cô không đẹp, nhưng dung nhan cô có nhiều nét thật đậm đà mà người Âu thường ưa chuộng: màu da sáng mịn và hồng hào chói lọi, lưỡng quyền hơi cao tạo cho gương mặt nét duyên dáng mặn mà, đôi môi đầy đặn và rõ nét, hai hàm răng khá đều đặn, nước men răng trắng bóng. Đáng kể là đôi mắt và giọng nói của cô. Đôi mắt có cái nhìn nung nấu và nồng nhiệt, làm người đối diện cô nghĩ rằng, người có đôi mắt ấy lúc nào cũng sẵn sàng lao tới lý tưởng, với ước vọng đam mê của mình. Giọng nói của cô khàn khàn và đặc sánh mật ong, tỏa ra cái âm vang dịu muốt như nhung mềm ở chót đuôi.
Thuở đó, Việt Dương Nhân ăn mặc giản dị, tóc chấm bờ vai, ít đeo nữ trang và cô tô son phấn thật gượng nhẹ, thật phơn phớt. Giữa tôi và cô quen biết thoáng qua.
Mới ra hải ngoại, tôi chưa cầm bút viết văn, hãy còn lận đận với nghề làm báo hơn viết báo. Cho nên công việc tôi rất phức tạp, rất rộn ràng. Còn Việt Dương Nhân thì say mê với nghệ thuật trình diễn. Nhà cô là nơi lui tới của các nghệ sĩ sân khấu, cô bung ra khỏi nếp sống thường nhật của gia đình để lao vào các cuộc lưu diễn thập phần hào hứng ở nhiều địa danh trên đất Pháp.
Mười sáu năm qua. Tôi đã bỏ nghề viết báo và bỏ nghề làm báo từ lâu. Tôi thiên cư về vùng Champagne cư ngụ.
Tôi hầu như lạc mất tin tức của Việt Dương Nhân. Vậy mà năm 1990, cô bắt liên lạc với tôi, gởi cho tôi bản thảo thi tập ‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ nhờ tôi cho ý kiến. Tôi nói với cô ‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ sao mà nghe nho quá. Cô hỏi tôi, lời rất chân thật : Bây giờ đổi tên gi ? Tôi nói : thì ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’. Cô kể lại cuộc đời trong mười mấy năm qua, biết bao là bất hạnh xẩy tới cho cô. Từ năm 1997, tôi và cô có nhiều dịp gặp nhau. Cô không già, răng cô vẫn đều như mười mấy năm về trước, có điều nước men răng phai bớt ánh sắc trân châu. Nhưng vóc mình cô vẫn thon gọn, vẫn mềm mại như cành lệ liễu, vẫn dẻo dai như nhánh thùy dương. Cặp mắt cô buồn quá đỗi, nụ cười cô lúc nào cũng man mác bâng khuâng.
‘’Tứ Hướng Thăng Trầm’’ được đổi lại là ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’ và được trình làng vào mùa thu năm 1998 (năm Mậu Dần).
Trước năm cô ra mắt sách, chúng tôi thường gặp nhau ở nhiều nơi dễ thông cảm nhau hơn, thân mật nhau hơn. Chúng tôi gặp nhau vào một buổi tối ở quán Cây Cau với các nhà báo Tin Tức, với học giả Võ Thu Tịnh, với họa sĩ Lê Tài Điển, với nhà thơ nữ Bích Xuân. Chúng tôi gặp nhau trong bữa ăn lễ Giáng Sinh tại quán Đào Viên với nhạc sĩ Xuân Vinh và ca sĩ Mỹ Hòa. Chúng tôi gặp nhau trong bữa tiệc đãi nhà văn nữ Trần Thị Nguyệt Hồng từ Việt Nam qua thăm. Hôm đó có Lê Tài Điển, có ông giám đốc nhà xuất bản An Tiêm, có nam ca sĩ Thanh Hùng, có cây sáo Đoàn Văn Linh, có nữ diễn ngâm Ngọc Xuân, có nhà nữ điêu khắc gia Đặng Vũ Anh Trần, và có nhà thơ nữ Bích Xuân.
Và trong hôm Việt Dương Nhân ra mắt sách, rất nhiều nhà văn nhà báo, các chính khách đến tham dự. Riêng các văn nghệ sĩ gồm có : học giả Võ Thu Tịnh, nhà báo Tô Vũ, chủ bút báo Nhân Bản Phạm Dương Đức Tùng, nhà báo Trần Trung Quân v.v... các nhà thơ: Hoàng Minh Tâm, Vân Hải, Xuân Nương, Bích Xuân, Hoàng Dương, Cao Xuân Tứ, Đỗ Bình, v.v...Nữ ca sĩ Ngọc Hải, đôi uyên ương nghệ sĩ Minh Đức, Kiều Lệ Mai, và danh đờn cổ nhạc Minh Thanh. Hôm đó tôi được ban tổ chức mời lên diễn đàn bày tỏ cảm nghĩ của mình. Tôi nói rất ít, nhưng cô rất hài lòng. Trước khi cầm máy vi âm, tôi tặng cô bảy bông hồng màu gạch non, bó hoa thì nhỏ, đóa hoa chỉ lớn bằng trái chanh làm tôi hơi áy náy, hơi bứt rứt khi nhìn bó hoa to mà một văn nghệ sĩ tặng cô trước đó. Hôm ra mắt sách, Việt Dương Nhân tha thướt trong chiếc áo dài tím đậm nổi những cụm hoa kim tuyến lóng lánh, khoác khăn san như cuộn sương mỏng ở ngoài.
Sau buổi ra mắt sách, Việt Dương Nhân còn gặp tôi trong hôm nhà thơ nữ Dư Thị Diễm Buồn từ Hoa Kỳ qua Paris trình làng thi tập ‘’Những Ngày Xưa Thân Ái’’ tại quán Cây Me. Hôm đó cô mặc Âu phục màu xanh lông chim anh vũ, khoác khăn sau, cô tô son màu hồng quế, đánh phấn màu hồng đào. Cô có dịp tâm sự với tôi nhiều hơn, mắt cô sáng ướt màn lệ mỏng. Cô uống rượu rất nhiều, hút thuốc liên miên. Đời cô buồn quá đỗi : Hôn nhân đổ vỡ. Bạn bè phản trắc. Một đứa con gái đang trong bệnh viện tâm thần. Đứa con trai yêu quý ở tận Hoa Kỳ. Người tình vì công việc làm ăn ở Lyon. Tối tối cô tìm cảnh quán khuya đèn muộn để uống rượu và tay châm điếu thuốc liên miên. Khi về tới nhà, cô loay hoay thao thức, có khi phải uống thuốc ngủ hoặc thuốc an thần.
Nhưng Việt Dương Nhân không già, không bệ rạc. Cô còn hai cái phao để nắm trong bể khổ chập chùng sóng cả nầy. Đó là niềm ngưỡng mộ ánh đạo vàng của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni. Và kế đó là niềm yêu mến thi ca và công việc sáng tác của mình.
Song song với thi tập ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’, bản thảo thi tập ‘’Cát Bụi’’ được gởi tới cổ Nguyệt Đường của tôi vào 10 tháng 7 năm 1998. Cô nhờ tôi viết cho tập thơ hai của cô một cái Bạt.
‘’Cát Bụi’’ là một thi tập phản ảnh ít nhiều cuộc đời lẫn tâm sự của tác giả Việt Dương Nhân. Một tập thơ buồn, nhưng tác giả không thả nổi, không buông xuôi vào cái buồn chủ bại. Đâu đây vẫn còn lóe sáng ánh lửa tim yêu :

Anh nào thấu lòng này !
Phải chăng em đang say ?
Rượu cạn rồi mấy chai ?
Cháy bao nhiêu điếu thuốc ?
Mà nỗi sầu chưa nguôi !
Trái tim trói buộc rồi
Chỉ hình bóng anh thôi.
(Trích trong bài ''Ước Gì Có Anh")

Hoặc :

Một chàng Quân Tử giữa đời
Phun châu nhã ngọc tuyệt vời dìu đưa
Màn đêm giờ đã dần thưa
Bình minh ló dạng, nắng trưa lại về
''Tình Tri Kỷ''
Tác giả đã mất tình yêu, mất người chồng đã bao năm từng sống mặn nồng với cô. Nhưng định mệnh không dồn cô vào tuyệt lộ, cô còn tìm được một mối tình mới để nhìn cuộc đời bằng cặp mắt lạc quan. Đó là người đàn ông người Pháp rất ôn hòa, rất hào hiệp có thể làm bóng mát chở che cho cô.
Và Việt Dương Nhân vẫn còn tấm lòng yêu thương đối với Sài Gòn ngày cũ. Nơi đó dù là không phải nơi sinh quán của cô, nhưng là nơi cô từng sống hạnh phúc.
Đó là cõi thiên đường hạ giới mà cô luôn tâm niệm trở về :

Tim ta, em chẳng lu mờ
Sài Gòn thương nhớ, muôn đời mãi yêu
Ráng đợi ta nhé em yêu
Ngày về mình sẽ dặt dìu đường xưa.
''Yêu Mãi Sài Gòn''
Nhà thơ còn đã tìm thêm được lẽ sống khi chiêm ngưỡng ánh đạo vàng. Tôn giáo ở đây là điểm tựa tinh thần cho nhà thơ, một người đàn bà có trái tim mềm yếu và mẫn căm :

Ta đã chở thuyền sầu đầy ắp nập
Xác tâm nầy không còn chỗ nữa đâu
Lòng xoay chuyển, nguyện-cầu-an-nhân-thế
Dẹp sân si, tìm nhặt lấy Từ Bi
''Thuyền Sầu''
Lật từng trang giấy trong thi tập "Cát Bụi", các bạn đọc giả có thể tưởng tượng được chăng ở đầu thành phố Ivry-sur-Seine, giữa vùng xanh tươi có những cây bạch dương, cây ngô đồng, cây hạnh đào, cây nhược liễu, cây thanh tùng, và trong một căn lầu buồn bã có một người thiếu phụ ôm một mối sầu da diết. Nàng đi đi về về lủi thủi chiếc bóng. Có nhiều đêm nàng nhìn vầng trăng treo nghiêng trên ngọn soan đào, để mà nhớ quê hương, để mà sầu dĩ vãng. Nàng vừa nhâm nhi cốc rượu, vừa hút điếu thuốc này sang điếu thuốc khác để tìm ý thơ và vần thơ. Ngón tay mềm mại nàng gõ nhẹ trên máy vi toán, rồi sau đó những câu thơ hiện ra trên màn ảnh của máy, phản ảnh nguyên vẹn tâm trạng của nàng như dòng sông Seine trong vắt vào mùa xuân in bóng nguyên vẹn thành phố Ivry-sur-Seine. Thỉnh thoảng nàng đốt một nén nhang bạch đàn hoặc nén nhang trầm hương trên bàn Phật rồi chiêm ngưỡng nụ cười phản ảnh nguyên vẹn tâm Từ Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi mường tượng đến một cảnh giới giải thoát mọi trói buộc của phiền não mà trong kinh điển Phương Đẳng Đại Thừa thường nói tới. Đó là cuộc sống của nhà thơ nữ Việt Dương Nhân, cô bạn văn chương hào hiệp và sầu mộng của tôi.

Chúc cô ngoài tôn giáo, ngoài tấm lòng đùm bọc của người tình mới, sẽ tìm được ở nghệ thuật sáng tác thi ca một điểm tựa vững chắc của tinh thần.

Cổ Nguyệt Đường, chớm Xuân Kỷ Mão (1999)
Hồ Trường An
Nguyệt
#23 Posted : Thursday, September 20, 2007 3:45:23 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0


Lê Anh Tuấn
Giới thiệu
Tác giả và tác phẩm
''Bốn Phương Chìm Nổi''
Của Việt Dương Nhân

Tôi xin phép được lướt nhanh qua phần trên, mặc dầu tôi cho đây là phần quan trọng, tôi vẫn cứng đầu nghĩ rằng, lý lịch của một tác giả phải thể hiện qua chính tác phẩm của mình. Tấm căn cước do cảnh sát cấp cho mỗi công dân không đưa ra bằng chứng văn học nào hết. kỳ cùng, nếu không ai tìm ra được thân thế của một tác giả lớn, thì chính tác giả đó sẽ đi vào huyền thoại văn học. Trong văn học V.N., cho đến nay, trường họp T.T.KH. vẫn còn là một nghi án, chưa ai chứng minh được tác giả nầy là ai. Nhưng tất cả chúng ta hôm nay, không nhiều thì ít, mỗi người đều mắc nợ T.T.KH. một vài câu thơ.
Trên đây tôi xin chấm dứt phần thân thế tác giả.

Bây giờ...
Chúng ta hãy bắt đầu nói về :

Bốn Phương Chìm Nổi và Việt Dương Nhân.

Vào thế kỷ 19, một triết gia phương tây đột nhiên tuyên bố một điều rất ăn khớp với tư tưởng Á Đông ‘’Con người là trò chơi của Thượng Đế’’. Trò chơi nầy đã khiến đại văn hào pháp André Gide đẩy nhân vật Alissa của ông vào khung cửa hẹp. André Malraux thì bảo rằng : "Yêu chân lý là yêu và chấp nhận sự chết, vì chân lý nằm bên cạnh cái chết", John Steinbeck đã kết thúc tập truyện : ''Of mice and men'', bằng sự giết chết đứa em do chính hai bàn tay một người anh thương yêu em mình hết mực. Nguyễn Du đã đưa nhân vật khả kính nhất của ông trong Truyện Kiều vào chốn thanh lâu...
Có những lúc con người đã nổi dậy chống đối mảnh liệt trò chơi nầy. Nietzsche đã phủ nhận vai trò của Thượng Đế - Hemingway tuyên bố qua tác phẩm ''The old men and the sea'', con người có thể chết, nhưng không thể thua cuộc...
Hình ảnh trò chơi của thượng Đế, thật ra ở Á-Đông, chỉ gồm vào hai chữ : ''Thiên mệnh hay Thiên ý''.
Sách truyện Trung Quốc thường nói ‘’thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong’’ (thuận theo mệnh Trời thì còn, nghịch với mệnh Trời thì mất). Làm người, khó biết được thế nào là thuận, thế nào là nghịch. Các dân tộc Đông-Á, nhất là Trung hoa và Việt Nam vẫn thường kính lạy Trời Đất, nhưng chẳng ai giải thích được tường tận thế nào là nghịch thế nào là thuận, vì thế mà cái kiếp người, tự lúc sinh ra đời đến khi từ giã nó, từ cùng đinh hạng hay đến đế vương uy hiển, có được mấy người không biết đến cái kiếp nhân sinh ‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Tôi nghỉ không ngẫu nhiên mà Việt Dương Nhân đặc cho đứa con đầu lòng cái tựa đề nầy.
Một tác phẩm là một cõi tâm sự. Càng u uất tác phẩm càng kín đáo. Cấu trúc của tác phẩm tùy vào trình độ thẩm thấu cuộc đời của chính tác giả thai nghén nó.
Đã là một công trình kiến trúc, như cái nhà chẵn hạn, có thể thô sơ bằng tranh hay rơm rạ, có thể bằng gỗ và cũng có thể bằng đá cẩm. Ngoài ra còn phải kể đến lối kiến trúc, mỹ thuật và trình độ xây dựng công trình, chưa kể nhà cất bên sông hay trên lưng đồi v.v...
Có thể khẳng định một điều mà ít sợ sai lầm :
Kiến trúc càng đồ sộ, càng đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn cho sự chiêm ngưỡng nó.
Trong âm nhạc chẳng hạn, người ta dể thông cảm với đoản khúc ‘’ Lettre à Élise’’ của Beethoven hơn đại hòa tấu khúc ‘’ La Symphonie Pastorale 9’’ của chính ông .
Nguyễn Du tiên liệu tác phẩm Kiều khó có thể được thưởng thức rộng rãi vào thời Ông.

"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ thùy nhân khắp Tố Như ?"

(Không biết 300 năm sau có ai trong đời hiểu được cõi lòng của Tố Như ? )

Và mãi đợi đến thế hệ của chúng ta, khi mà những giá trị Phương Tây lấn vào văn hóa Á-Đông, xô ngã đi những bức bình phong cổ kính, kiểu :

Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ đọc Thúy Vân - Thúy Kiều.

Ta mới thấy được Cụ Tiên Điền là bực thầy vô tiền khoáng hậu trong thi ca Việt Nam.
Tại sao tôi nói về cấu trúc tác phẩm và về niềm u uất của Nguyễn Du mà không hề đá động gì đến "Bốn Phương Chìm Nổi" ?
Thật giản dị, có thể nói Nguyễn Du là cây thước đo giá trị của thi ca Việt Nam hiện đại.
Cái đặc trưng của Truyện Kiều chính là nỗi u uất của cựu thần nhà Lê, khi phải quy phục Nguyễn Triều một cách bất đắc dĩ, vì sự sống, đã khiến nhà nho Tố Như khắc khoải mãi trong tâm tư của một người thanh cao mà phải sống trong ô trọc :
Kiều là biểu trưng niềm u uất nầy, nàng đẹp, tài ba, có đủ tất cả mọi điều kiện làm người thục nữ trâm anh khuê các, ấy thế mà đời nàng phải đọa đày vào thanh lâu, lúc tựa Thúc Sinh, khi nhờ Từ Hải, cuộc sống trôi dạt như lục bình trôi sông, người mình yêu Kim Trọng chỉ xuất hiện mờ ảo như cánh nhạn vụt ngang trời xanh, Kim Trọng là hình ảnh của nhà Lê, là ước vọng thanh cao của Nguyễn Du.
Thơ của Việt Dương Nhân bàng bạc một cánh hoa yếu đuối, trường kỳ khát vọng một chốn trao thân gởi phận :

Rừng đêm hoang vắng ai Quân Tử?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !

Một đóa hoa tàn giữa Rừng Đêm, một đời Kiều khởi đầu ở lầu Ngưng Bích . Đóa hoa cầu Quân Tử, Kiều ngồi ’’Tưởng người dưới nguyệt chén đồng’’. Cả hai tìm một nơi chốn, một cái gì cố định , cả hai muốn cuộc đời ngừng lại .
Chẳng lẽ cả tập Bốn Phương Chìm Nổi chỉ nói về hoa tàn trăng khuyết thôi sao ?
Không. Tập thơ có tất cả: nước mất, nhà tan, lưu đày, thân phận, tình yêu, mơ mộng, khổ đau, ngang trái, Mẹ, con, ân tình, bạc tình...Tất cả đều hiện diện, tất cả đều có trong ’’cuộc bể dâu’’ , tất cả ‘’những điều trông thấy’’ kia như dòng nước bạc đã đẩy đóa hoa vào chốn ‘’Rừng Đêm’’ không bóng người.
Người ta có thể đặt câu hỏi : phải chăng thi nhân đã chịu lắm phong trần sương gió ?
Phải thì sao ? Không phải thì thế nào ?
Riêng tôi, nếu ai muốn nêu ý kiến, tôi chỉ có vài câu Kiều, (lại Kiều) để trả lời :

"Ngẩm hay muôn sự tại trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần, phải phong trần.
Cho thanh cao, mới được phần thanh cao. "

Kính thưa quý vị, quý thân hữu,

Hôm nay Việt Dương Nhân mời chúng ta thưởng ngoạn một cấu trúc thi ca mà Bà đã bỏ ra khá nhiều tâm huyết để hình thành. Cấu trúc nầy là góp nhặt rải rác những giây phút sống thật của cuộc đời tác giả .
Cấu trúc đồ sộ hay vụng về, hoàn toàn tùy vào sức lôi cuốn của nó đối với đọc giả trong những ngày sắp tới.
Tôi tin rằng.
Mọi người hiện diện buổi ra mắt tập thơ hôm nay đều vì tấm chân tình của tác giả mà đến.
Vậy thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào ngôi nhà :
‘’Bốn Phương Chìm Nổi’’
Mỗi người trong chúng ta sẽ nhìn thấy ở trong nó một khía cạnh, một ý niệm hay ngay cả một thành kiến nào đó. Quyền phê phán nằm trong tay của quý vị.
Ở đây tôi chỉ khẳng định với quý vị một yếu tố thật nhỏ : Cấu trúc ngôi nhà của Việt Dương Nhân có thể bằng một thứ chất liệu tưởng tượng phong phú hay nghèo nàn nào đó...Nhưng điều khẳng định của tôi là, trong nó có một bếp lửa, thật ấm, thật nhiệt tình và thật cởi mở đang chào đón quý vị.
Xin chân thành chia vui cùng Việt Dương Nhân trong dịp sinh nhựt đứa con tinh thần đầu lòng.
Xin thay mặt Việt Dương Nhân trân trọng cám ơn và kính chào quý vị.

Lê Anh Tuấn
Paris, chiều thu 25-10-1998
Nguyệt
#24 Posted : Thursday, September 20, 2007 3:50:31 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0


Nhà Văn Tô Vũ
Giới thiệu tập thơ
"Bốn Phương Chìm Nổi"
Của thi sĩ
Việt Dương Nhân

Dịp trình làng mt tác phẩm đầu tay, là mt dịp vui mừng hiếm có cho mt tác giả. Ngày ra mắt là mt ngày vui trọng đại đánh dấu son đậm trong cuc đời cầm bút, ghi khắc trong trí óc những kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, những cả giác không bao giờ xóa nhòa.
Thật vậy, ngày ra mắt tác phẩm là cụ thể hóa bao tâm tư suy nghĩ, cụ thể hóa bao cảm giác, bao cảm xúc tâm hồn đã tạo lên trong lúc hình thành tập thơ tập truyện, bao thời giờ khó nhọc, vất vả, mê say không kể ngày đêm, có khi quên ăn, bỏ ngủ để kết thúc bài viết trong điều kiện mong ước.
Thụ thai mt đứa con tinh thần không có thời gian nhất định, có thể là vài tháng, có thể vài năm, có thể là vài chục năm nhất là sáng tác tùy hứng không bị điều kiện nào dàng buc. Tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi của thi sĩ Việt Dương Nhân là mt thí dụ điển hình. Bài Về Đất Mẹ đã ghi sáng tác năm 1976, và liên tiếp những năm sau 76, những năm 80, những năm 90 đều có những bài sáng tác, gần nhất là trong năm nay, năm 1998, như thế chứng tỏ tập thơ này đã có 22 tuổi đời kể từ bài đầu. Ngoài tinh thần và nhịp sáng tác của tác giả, phải nói đến những điều kiện cụ thể để in ra tập thơ, tập truyện, mà không phải ai cũng có đủ. Mt tác giả chưa có tiếng tăm trên văn đàn, không thể tìm thấy mt nhà xuất bản nhận in tác phẩm của mình, vì vấn đề lợi tức của họ, đừng nói đến món thơ là món khó tiêu thụ. Vì vậy nhiều tác phẩm đã phải do chính tác giả bỏ tiền ra in để tự mình phát hành lấy. Do đó cái cơ may của mt tác phẩm được trình làng rất hiếm hoi, vì còn tùy thuc điều kiện sáng tác, nhất là tùy thuc điều kiện xuất bản.
Tựa đề Bốn Phương Chìm Nổi đã nói lên đầy đủ ý nghĩa của tập thơ. Người đọc lúc cầm đến tập thơ đã có mt quan niệm tổng quát về ni dung. Tựa đề đã cho thấy ngay tâm sự của tác giả, và đã phóng đoán ngay được cuc đời của tác giả, hẳn phải đã sống nhiều, gặp nhiều gian truân, gặp nhiều cảnh ng sóng gió ngang trái, hẳn phải có những thăng trầm, hẳn phải có nhiều nghịch cảnh để lại những vết hằn trên tâm hồn.
Giỡ tập thơ, đọc bài ‘Ngỏ’ ở trang đầu, nhà thơ đã cho biết ngay những đng cơ nào đã thúc đẩy sáng tác cả trăm bài thơ từ lâu, và cũng đã cho biết tập thơ của thi sĩ quay quanh bốn đề tài : Quê hương, Thân phận, tình yêu và Đạo.
Hãy lướt qua từng bài, để tìm hiểu tác phẩm và tác giả :
Đề tài thứ nhứt : Quê Hương
Tác giả đã sáng tác gần mười bài nói lên tình yêu quê hương tha thiết, mối sầu vong quốc, nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ ngọn cờ vàng ba sọc đỏ biểu hiệu cho quê hương mà tác giả hy vọng mt ngày gần đây chính tay sẽ cắm lên nóc chợ Sài-Gòn, cũng như hy vọng :

Mấy mươi năm tạm quê người,
Năm hai ngàn đến, nụ cười đoàn viên
Hồn thiêng sông núi ba miền,
Reo vui đón nhận Nhân Quyền Tự Do.
(Trích bài "Đưa Nhau Về Năm 2000")
Đề tài thứ hai và thứ ba : Thân Phận và Tình yêu. Hai đề tài nầy rất phong phú, khai triển khoảng ba chục bài.
Nói đến thân phận tác giả viết :

Con biết thân con phận lạc loài,
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn phương chìm nổi như mây khói,
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi...
........
...Đời con như thuyền trong cơn sóng,
Vùi dập tơi bời giữa biển đông
(Trích bài Bốn Phương Chìm Nổi)

Vì đâu mà gây những cảnh đau thương ?
1) Vì tình yêu * Bài Mong Đợi...

Yêu làm chi ? Yêu để mà làm gì ?
Thôi thì nhận. Vì yêu đành phải khổ...
Giây phút yêu là hạnh phúc trắng trong
Dầu ôm khổ cũng bằng lòng mong đợi.
* Bài Yêu Triền Miên
(Đồng sáng tác với Nguyễn Thành Hoàng và Lý Dặm Trường)

Tôi muốn thôi yêu, thôi nhớ, thôi... thương
Thôi... những đêm thao thức suốt canh trường
Đời ! Tiền đã bạc, sao tình cũng bạc ?
Mà tim yêu muôn thuở vẫn chưa ngừng.
2) Vì Tình thương đồng loại * Bài Đốt Nén Hương Tâm

Làm sao có thể ung dung ngồi an hưởng
Khi giữa đời còn vướng quá đau thương
Đốt nén hương tâm, xin khấn nguyện với lòng
Giúp kẻ té, không trông tìm lợi lộc.
* Bài Bố Thí :

Ai ơi ! hãy xót xa đời,
Cơm no áo ấm của Trời cho ta
Có dư bố thí gọi là :
Như giao thượng Đế cất mà mất đâu.
Đề tài thứ tư : Đạo giáo

Sẵn có tâm Bồ Đề thương người hoạn nạn nghèo nàn, với tâm trạng yếm thế, buồn vì số phận, buồn vì tình ái long đong, thi sĩ đã đến với tôn giáo để tìm con đường thanh thản bình yên trong tâm hồn trí não.

* Bài Trên Đường Quy Phật :

Trên đường Quy Phật chập chùng,
Đèo cao núi thẳm ráng cùng vượt qua
Sông sâu biển rng bao la,
Quyết tâm bơi lội cố qua bến bờ
* Bài Hứng Giọt Mưa Kinh:

Bấy lâu hứng giọt mưa Kinh
Lau chùi cát bụi bám linh hồn nầy
Bây giờ tâm được như vầy
Nhờ mưa Kinh rửa những ngày tháng qua
Kết luận

Để kết thúc bài nói chuyện hôm nay, tôi xin
trân trọng gửi đến thi sĩ Việt Dương Nhân hai lời mừng :
* Lời mừng thứ nhứt : thi sĩ đã thực hiện được giấc mơ :

Yêu thơ tôi tập làm thơ,
Mơ thành thi sĩ làm thơ tặng người
(Bài yêu Thơ)
Lời mừng thứ hai : qua tôn, giáo thi sĩ đã tìm
thấy yên ổ tâm hồn, lấy lại được bình tĩnh và
yên vui trong tâm trí :

Bao đêm khấn nguyện Di Đà,
Giúp gươm trí tuệ đánh tà đuổi ma
Tà ma nay đã lìa xa,
Thân tâm bình lặng lòng ta nhẹ nhàng.
(bài Khấn Nguyện)


Ba Lê ngày 25 tháng 10 năm 1998
Tô Vũ (Paris)


Nguyệt
#25 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:28:15 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Thi tập
"Bốn Phương Chìm Nổi"
của Việt Dương Nhân
Bạt

Bích Xuân


Tôi đặt bút viết những dòng chữ này ngoài trời cũng bắt đầu vào thu, sương thu xuống lành lạnh vòm lá đan nhau che lấp ánh trăng đang lóng lánh vàng. Trước cảnh nên thơ đó tôi ngồi nghiền ngẫm những trang thơ đầu tay của Việt Dương Nhân, một người yêu thơ, mộ đạo và rất có nghĩa tình.
Tôi được quen biết chị năm 1986 lúc đó chưa phải là duyên văn nghệ. Tôi đang điều hành một tiệm uốn tóc gần Place d’Italie trong quận 13, chị là một trong những khách hàng, thường hay lui tới để làm đẹp những kiểu tóc mà chị ưa thích. Chị thích kiểu tóc "demi garçon" cắt thật ngắn phần sau ót và hai mép tai. Những khi không làm tóc, chị cũng vẫn thường lại tiệm hay tạt qua nói dăm ba câu, rồi đi.
Một dạo tôi thấy như chị đổi kiểu tóc, màu tóc. Không ! Chị đội tóc giả, vì chị xuống tóc ! Tôi kinh ngạc ! "cạo đầu ăn chay đó cưng", chị nói giọng bình thản. Khi ra về chị để lại cho tôi mấy băng casettes Kinh Phật và dặn rằng : "đem về nhà nghe đi hay lắm". Chị nói tối nào chị cũng nghe trước khi đi ngủ.
Thơ của chị đăng rất nhều báo ở Âu Châu : Paris, Bruxelles, Liège v.v... Chị làm thơ mà chị còn soạn những bài vọng cổ, đóng kịch, đóng những tuồng cải lương nữa, thật đúng là một người nghệ sĩ !
Vậy mà thơ của chị chất chứa những ý tưởng hùng mạnh hơn là những tình cảm ủy mị thiết tha. Trừ những lúc, có lẽ tâm hồn chị trở nên mềm yếu, khi đó chắc chắn người đọc cũng buồn theo.
Bây giờ tôi mới biết thêm rằng, lúc đó chị đã làm thơ. Và nay chị đã nghï đến tôi, có lẽ vì chung một "lứa bên trời lận đận".
Con người với bản chất hướng thượng và hiếu kỳ, điều đáng nói, không những chỉ làm thơ tình yêu rất dạt dào, mà chị còn có niềm khắc khoải tâm tư với bao nỗi quặn thắt về quê hương đất nước của cuộc đời.
Mỗi lần ngồi đối diện với nhau, tôi nhìn chị thật kỹ, chị đang phì phà với điếu thuốc trên tay, bên cạnh ly rượu vin màu tím tía đang bay bốc men trong mùi nho tươi, nhìn chị có cái gì rất đặc biệt.

Qua lời tựa của tập thơ : "Bốn Phương Chìm Nổi". Bạn đọc có lẽ cũng đón được phần nào về tâm tư của tác giả. Một tâm sự nổi trôi trong kiếp ly hương đơn thân của kẻ sầu vong quốc. Nhưng nay chị đã tìm thấy nguồn vui trong đạo hạnh, trong thi ca, lấy thi ca diễn đạt tâm hồn mình, nói lên sự thanh cao của tình yêu, tình yêu tổ quốc, tình yêu nhân loại, và nhất là tình Mẹ
Tôi có mấy lời mộc mạc, cầu mong chị mỗi ngày có thêm được niềm vui và thơ của chị bay khắp nơi trong vườn thơ hải ngoại. Để đến với bạn đọc, như sau những ngày thu sầu muộn và đêm đông giá buốt, mùa xuân đã đến bên cạnh cuộc đời.

Paris mùa thu 1997
Nguyệt
#26 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:30:28 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Đọc
Bốn Phương Chìm Nổi
Của thi sĩ
Việt Dương Nhân
Nguyễn Xuân Túy


Cách đây đúng một tuần lễ, tôi được hân hạnh nói chuyện nhiều với Việt Dương Nhân, trong một nhà hàng ở ngoại ô Paris. Một sự tình cờ xui khiến Việt Dương Nhân và tôi ngồi đối diện, từ 22 giờ đến quá nửa đêm. Đến lúc nhà hàng đóng cửa, thì chúng tôi cùng mọi người thực khách đứng dậy ra về, Cũng ngày hôm ấy V.D.Nhân có nhã ý yêu cầu tôi lên diễn đàn phát biểu ý-kiến về tập thơ "Bốn Phương Chìm Nổi" sẽ ra mắt ngày 25-10-1998 và tôi... đã nhận lời, không hiểu vì sao, mặc dầu không có thói quen bình thơ.
Hôm ấy, trong nhà hàng, đối diện với Thi-Nhân, tôi nghe Việt Dương Nhân nói chuyện sang sảng. Thỉnh thoảng lại ngừng, nhắ một hớp rượu, châm một điếu thuốc rồi lại tiếp tục. Chúng tôi nói chuyện say sưa, hay nói đúng hơn là tôi nghe chuyện V.D.Nhân say sưa, mặc dầu không say. Đề tài thi thú thực là quay quanh những đề tài mà tác giả đã viết trong lời tựa, vẫn không thoát ra khỏi, tức là : Quê hương, Thân phận, và Đạo, chỉ thiếu tình yêu là không đề cập tới. Có điều là những đề tài riêng biệt, không hề đá động gì đến thơ cả.
Trong không gian đầy khói thuốc, nói chuyện đôi lúc phải gào lên : chung quanh tiếng cười, tiếng nhạc rất ồn ào, nhưng vẫn không quấy rầy chúng tôi vì cả, thực tình thì đây cũng tiêu biểu cho bối cảnh chung của Việt-Kiều Hải-Ngoại, cũng như cuộc sống tha hương của nhiều người, lúc nào cũng quay cuồng bận rộn. Cứ như thế là thắm thoát hai, ba giờ trôi qua. Lúc sắp về thì Việt Dương Nhân có tặng tôi hai tập thơ : "Bốn Phương Chìm Nổi", "Cát Bụi" và một cuốn băng thơ của V.D.Nh., do Ngọc Xuân ngâm và Đoàn Văn Linh đệm sáo cùng đàn bầu.
Sau đó, trong tuần qua tôi đã đọc nhiều lần "Bốn Phương Chìm Nổi" của V.D.N., cùng nghe giọng ngâm rất khả ái và điêu luyện của Ngọc Xuân cùng tiếng sáo tiếng đàn trữ tình của Đoàn Văn Linh. Phải nói là có một sự cộng-hưởng rõ ràng giữa 3 nghệ sĩ nầy khiến người nghe rất thích thú. Cuốn băng làm theo thủ công, nhưng nghe lại có phần thấm hơn nhiều cuốn băng phát hành trên thị trường.
Trở về với "Bốn Phương Chìm Nổi" của V.D.N. thì tôi thấy thơ và người giống nhau : không khách-sáo bóng-bẩy, nhưng đầy ý-tứ, đầy cá-tính, rất linh-động. Có những bài thơ buồn, rất buồn nhưng người đọc vẫn thấy VDN đã vượt cao trên những nỗi buồn đó, phải chăng bằng những thanh thản của người đã thấu triệt đạo lý, đã biết ‘Bình tâm’ ‘Xả tâm’ hay có một niềm tin vững chắc với căn bản trên "Chân Lý" quảng đại ?
Bằng cớ cụ thể nhất là người yêu thơ, ngay trong những bài thơ có vẻ buồn hay mềm yếu, vẫn thấy tác giả nắm thơ rất vững, cũng như nghệ thuật dùng chữ rất độc đáo, điêu luyện. Hôm ấy, lúc chia tay Thi Nhân, sau khi đề cập đến bao nhiêu Chìm Nổi trong cuộc sống tha hương, chủ quan có, khách quan có, mà tôi vẫn thấy không có một luống tình cảm hay ý-nghĩ tiêu-cực nào cả.
Tôi rất thích những bài thơ thể lục bát của VDN với kỹ thuật rất vững, mặc dầu thể thơ nầy sử dụng rất khó mà trước đây Nguyễn Du qua tác phẩm Kiều là một thành công hiếm có.
Nếu ví "Bốn Phương Chìm Nổi" như một vườn hoa đẹp, nếu cho phép người xem hoa lựa chọn một bông hoa thì tôi chỉ xin giới thiệu độc giả bông hoa tôi thích nhất có tựa đề là : "Nhạt Nhòa", cũng theo thể thơ lục bát ; Hai câu cuối tả nỗi buồn của một cô gái giang-hồ giữa rừng khuya với ánh mắt buồn u-uất :

Mắt như vướng vướng lo rầu
Rừng khuya đêm vắng biết đâu nẻo về...


‘Lo rầu’ cũng như ánh mắt của người tha hương. Cánh Mai mỏng manh lo-âu không hẳn vì sợ không kiếm ra phương-tiện về nhà giữa rừng khuya, nhưng lo-rầu vì không thấy nẻo đường về. Không thấy nẻo đường về với đời sống đầm-ấm. ‘Mắt như vương vướng lo rầu’ cũng như tâm trạng của người tha hương chưa thấy đường về mái nhà xưa, đường về mảnh đất quê-hương thân yêu thanh-bình như còn xa vời quá !
Bài thơ hay và buồn. Nhưng VDN không thả hồn theo nỗi buồn nầy. Xin giới thiệu bài thơ đầy ý-chí, đầy tin-tưởng đáp lại những nỗi lo-âu trên tựa là :

"Đưa Nhau về Năm 2000"

Cũng để kết luận, tôi xin mường tượng giọng nói sang sảng của Việt Dương Nhân qua bài nầy :

Hồn thiêng sông núi ba miền
Reo vui đón nhận Nhân-Quyền Tự-Do

Hoặc là :

Nhân-Quyền Dân-Chủ Anh-Minh
Tự-Do Bình-Đẳng dầy tình Việt-Nam.

Tái bút :
Bài viết phỏng theo phát biểu chiều 25-10-1998
Antony, 04 Novembre. 1998
Nguyễn Xuân Túy

Nguyệt
#27 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:31:46 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Cảm nghĩ của tuổi trẻ
Thi tập
Bốn Phương Chìm Nổi
của
Thi sĩ Việt Dương Nhân
Hoàng Minh


Thật là một hân hạnh cho em được chị Tuyết mời lên đây để phát biểu cảm nghĩ về tập thơ của chị. Thật ra, ngay chính bản thân em cũng chưa làm được một bài thơ nào mà nay lại đứng đây để nói về "thơ" thì cũng hơi ngại.
Tuy vậy, vì thơ của chị Việt Dương Nhân đọc dễ hiểu và khi đọc nó trực diện thẳng vào hồn của tác giả nên cũng cảm nhận được thơ chị viết dành cho mọi giới cũng như những thể thơ cho quê hương, tình yêu, cuộc đời và đạo.
Cho quê hương, chị đã tha thiết muốn "Về lại đất Mẹ" về để ca ngợi một "Mẹ Việt Nam" một "Việt Nam Mẫu Quốc" và chị đã không ngừng hy vọng sẽ cùng "Đưa nhau về năm 2000" (mà quý vị sẽ thấy được trong "Bốn Phương Chìm Nổi" trang 89).
Nhưng trong tình yêu, chị, đã đi cùng với thân phận mà chỉ mình "Ta với Ta" nhìn "Cảnh Đời" để "Đêm Nay" để "Tìm Quên" chị đã mượn "canh bài chén bạc để tìm quên hình bóng kẻ ta yêu".
Thật là mt "Trắc Trở" "Hẩm Hiu" "Buông Giọt Tình" và ngậm đắng nuốt cay một "Nỗi Buồn Sâu Thẳm".
Nhưng chị đã chấp nhận nó. Chấp nhận nó để "Trả Lại Cho Đời" tất cả chuyện sầu âu mà chị đã nhìn thấy "Tất cả là ảo vọng" (và dĩ nhiên quý vị cũng sẽ nhìn thấy chung với chị trong "Bốn Phương Chìm Nổi" trang 61).
Song song chị cũng tha thiết "Tặng Đời" "Một nén hương Tâm" để cùng chia "chút tài, chút của và chút công" cũng chỉ để cầu mong đánh đổi lại chút tình cư xử giữa người và người.

Chị, một Tuyết-Caroline hay mõt Việt Dương Nhân cũng vậy. Đã thấm thía trên "Bốn Phương Chìm Nổi" và chị cũng đã biết được thân phận con người cuối cùng cũng là "Cát Bụi" chị đã "Xả và Bình Tâm" để "Trên Đường Quy Phật" chị cố gắng "Sông sâu biển rng bao la, cố tâm bơi lội cố qua bến bờ" mà chúng ta đã nhìn thấy tâm chị qua tập thơ. Chị muốn "Đáo Bỉ Ngạn" mà trong Đại Thừa Phật Giáo chị đã tìm thấy.
Trước khi dứt lời, mong chị nhận nơi em, tự đây, lời chúc thành kính nhất, chị sẽ mãi mãi thành công trên bước đường chị đã chọn.

Hoàng Minh tạ bút
Paris, 25 tháng 10 năm 1998
Nguyệt
#28 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:35:20 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0



Nhạc sĩ Trịnh Hưng
(Tác giả bản nhạc "Lối Về Xóm Nhỏ")

Mến tặng Nữ Sĩ Việt Dương Nhân với tất cả tấm lòng quý mến.



Đôi Dòng Mến Tặng Thi Nhân


Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
Bốn Phương Chìm Nổi, đã ra đời.
Vườn bông Thi tứ thêm hoa quý.
Tao nhân mặc khách đón mừng vui.

Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
Giấc mộng Thi Nhân đã đạt rồi
Bao năm ấp ủ, và thai nghén
Thi phẩm ra đời trọn niềm vui.

Bốn Phương Chìm Nổi, với phong ba
Chẳng còn lại chi để thiết tha.
Giờ đây chỉ còn niềm vui thú.
Là thú Văn Thơ đón tuổi già.

Việt Dương Nhân hỡi ! Việt Dương Nhân ơi !
Thi phẩm đầu tay, thật tuyệt vời.
Cảm hứng nên viết lời thơ tặng
Để người Nữ Sĩ được thêm vui.


(Lyon, 05-11-1998)
Nguyệt
#29 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:37:28 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Cảm thơ Việt Dương Nhân


1) Xem bản thảo, tập thơ Cát Bụi,
Việt Dương Nhân, cặm cụi viết lên.
Lâm-ly tự-sự rủi hên,
Hùng-hồn biện-luận vui phiền tự tâm.

2) Chữ nghĩa chọn thanh âm nhạc điệu,
Ý tứ sâu, chất liệu nên thơ,
Thân gồm tứ đại thành mơ,
Tình trong đau khổ, Đạo cơ an-bình.

3) Dùng thi phẩm chúc lành nhân thế,
Cảm tạ riêng, văn vẻ lời chân...
Từ đầu đến cuối cảo thơm,
Thú say đọc lại vẫn còn mến ưa...

Gia Trạng Lê Ngọc Quỳnh 1999


Nguyệt
#30 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:38:50 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Ta Tìm Ta
Tặng Dì Bảy Tuyết
(Việt Dương Nhân )
Ngày ra mắt tập thơ "Bốn Phương Chìm Nổi"
Chiều thu, Asia Palace, Paris 13ème 25-10-1998



Tìm lãng quên trong say, ngông, mộng tưởng
Canh rượu tàn, men lối kiếm đường đi.
Trên trời cao, tinh tú có mấy vì ?
Một, hai, ba... tâm hồn đà ngất ngưỡng.
Phảng phất đâu đây hương nồng thắm đượm
À ! Những nụ hồng nở rộ khắp vườn hoa
Tranh nhau khoe nhan sắc đẹp mặn mà,
Chắc hẳn biết... bầy ong đang bay lượn.
Nào có hay tình đời nầy vay mượn !
Kiêu hãnh gì sắc đẹp buổi đầu mai ?
Kiếp nhân sinh tọa lạc đã an bài !
Có một vật gì trường sinh bất tử ?
Lê gót chân bước trọn đời lữ thứ
Làm kẻ độc hành nhơ nhuốc vết bụi trần
Mặc ngoài tai những lời ân ái dệt vần
TA TÌM TA trong rượu bầu quên lãng...

* * *

Thất Quốc sầu trôi theo vận nước,
Tha hương tủi nhục vướng nghiệp nhà

(Thơ Lưu Vân - Đức Tùng)
Nguyệt
#31 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:45:08 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Ngỏ


Kính gởi đến quí vị độc giả bốn phương,

Trong suốt mấy mươi năm dân-tộc ta bị chiến-tranh tang-thương điêu-tàn, anh em ruột thịt giết lẫn nhau, Nên tôi mang lòng trắc-ẩn và đưa đẩy cho tâm hồn tôi viết lên bài : "Một người đàn bà Pháp gốc Việt bằng lòng nhận lảnh 19 triệu viên đạn để đổi lấy quê-hương thanh-bình", mà nhựt báo Trắng Đen đã đăng ngày 25-04-1975, đó là một khích-lệ to lớn khiến cho tôi cầm bút tiếp tục viết và làm thơ đến ngày nay. (Xin chân thành cám ơn anh Việt Định Phương chủ nhiệm báo Trắng-Đen).
Ngày nay quê-hương và dân-tộc ta vẫn còn lầm-than khốn-khổ với ách thống-trị của tập-đoàn Cộng-Sản Việt-Nam. Ngày hôm nay tôi vẫn sẳn sàng bằng lòng nhận lảnh 72 triệu viên đạn để đánh đổi cho dân-tộc Việt-Nam được sống thật sự Tự-Do Dân-Chủ và đầy đủ quyền làm người, thân nầy tôi nào đâu sá chi. Tôi luôn luôn ráng giữ vững một tâm hồn thương yêu dân gian như thương chính bản thân mình.
Nhưng chống bất công dù là phải nhận lấy cái chết. Nhờ thế mà tôi viết, viết từ năm 1975 và vẫn tiếp tục viết mãi mãi.
Làm thơ khi nào có cảm hứng và hồn thơ nổi lên mới tìm chữ đan kết dệt thơ mà thôi. Bốn Phương Chìm Nổi là tập thơ đầu tay trân trọng gởi đến quí vị đây, thơ tôi đã viết từ lâu lắm và tuyển chọn qua hơn một trăm bài thơ ngắn dài gồm có nhiều hồn : Quê-Hương, Thân-Phận, Tình-yêu và Đạo Lý. Và cũng nhờ sự khuyến khích của các anh chị em văn thi hữu bảo tôi ra mắt tập thơ đi. Thôi thì tôi cứ ra mắt. dở hoặc hay gì là hoàn toàn do quí vị độc giả bốn-phương phê-bình.
Tôi rất hân-hạnh được tiếp những lời phê-bình chân thật của quí vị hầu để học hỏi thêm.
Kính chúc quí vị đều được một cuộc sống nhẹ nhàng và thân tâm luôn luôn AN-LẠC.

(France, Ivry-sur-Seine, đêm thu 07-11-1997)
Việt Dương Nhân
Nguyệt
#32 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:48:44 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Cảm Tạ Ngày ra mắt tập thơ
Bốn Phương Chìm Nổi


Việt Dương Nhân xin chân thành cám ơn tất cả văn thi hữu cùng các anh chị em nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ. Và tất cả quý thân hữu, cùng chú bác anh chị em đã không ngần ngại trời mưa gió mà đến chung vui buổi ra mắt tập thơ và văn nghệ, lòng nầy mãi mãi ghi ơn .
Đặc biệt: Christine Roncoroni người bạn gái chí tình hơn 30 năm không ngần ngại đường xa xôi từ Milan (Itali) về để chia vui cùng tôi , Chị Jacqueline, Patrice, Best, Phương Mai, Phi-Công, Chị Tố-Anh, Madeleine-Nguyệt, Marie-Claire-Phú, Ký giả Đỗ-Việt, Kim-Lệ và Anh Thượng từ ‘’Orléant.’’, Kim Loan Phở 39, Huỳnh Christal, chị Tám Xoàng, Giáo Sư Võ Thu Tịnh, Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh,Tata và Tonton Nguyễn Quốc Hưng, nữ sĩ Bình Thanh Vân, Bà Thái Văn Kiểm, Anh chị cựu đề đốc Nguyễn Thanh Châu, Nhà văn Hồ Trường An, ký giả Tô Vũ, ký giả Từ Ngọc Lê, chủ bút nguyệt báo Nhân Bản Phạm Dương Đức Tùng, soạn giả kiêm chủ nhiệm báo Ép Phê Trần Trung Quân, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng, họa sĩ Nguyễn Xuân Túy, nhà thơ, nhạc sĩ Đỗ Bình , nhà thơ Bích Xuân, nữ sĩ Xuân Nương, nữ sĩ Vân-Hải và Anh Tôn Thất Vinh, Anh chị nhạc sĩ Đoàn Văn Linh, Anh chị Phạm văn Đức và các cháu, Anh Chị Trần Nghĩa Hiệp cùng những nhạc sĩ : Đặng Bình, Duy Thiện, Huy Danh, Nguyên An, Lưu Thế Hưng, Anh Huy, Trang Thanh Trúc, Minh Thanh và Kim Chi v.v...Các ca sĩ: Ngọc Hải, Phương Châu, Mỹ Phượng, Huy Hoàng, Silvie Huỳnh, Nguyễn Đức, Bảo Trâm, Lâm Thanh Tuyền, Mây Nith, Kelly Kim, Đức Tùng, Trang Bá Lộc, Phước Cường. Nữ nghệ sĩ Kiều Lệ Mai và Mình Đức, Dũng Thanh Hồng & Antoinette, nữ ngâm diễn Ngọc Xuân. Gia đình các cháu : Lê Anh Tuấn, Võ Hiếu Liêm, Mai Đình Sơn - Chị Marie-Colombe-Bạch-Thị-Ngọc-Sương, Thiên-Thanh, Nguyễn Ngọc Hoàng, V.V ...đã hết lòng giúp tôi trong khi tổ chức.
Cám ơn những tờ báo đã loan tin sớm nhứt : Làng Văn, Nhân Bản, Tiếng Dân, Tin tức và Ép Phê.

Thu Paris ngày 25 tháng 10 năm 1998
Việt Dương Nhân
Nguyệt
#33 Posted : Sunday, October 21, 2007 10:58:41 PM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0






Bốn Phương Chìm Nổi

Kính dâng Thầy Thích Minh T.


Con biết thân con phận lạc loài
Cam đành chấp nhận số mà thôi
Bốn Phương Chìm Nổi như mây khói
Mặc tình giông gió cuốn đùa trôi.

Bốn Phương Chìm Nổi con nào dám,
Trách Trời hay tạo Hóa bất công.
Đời con như thuyền trong cơn sóng
Vùi dập tơi bời giữa biển Đông.

Bốn Phương Chìm Nổi lắm long đong
Nay còn chút tâm tình ước mong:
Sao cho tất cả đều được phước
Trải một kiếp người TÂM trắng trong.


(Paris 13ème , đêm đông 05-01-1994)


Nguyệt
#34 Posted : Monday, October 22, 2007 12:41:47 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Cảm Ơn "Ông Tiên"

Lần đầu có một "Ông Tiên"
Đồng chung chủng tộc, cùng miền Viễn Đông
Ông cảm thông kiếp hoa đồng
Mang thân bạc số chất chồng bụi nhơ.

Ông không ngần ngại đề thơ
Nhặt từng dòng chữ làm tơ thêu thùa
Dệt lên tấm thảm bốn mùa
Mai-Lan-Cúc-Trúc chen đua nắng hồng.

Phận hèn biết xứng đáng không ?
Lòng nghe sờ sợ đục trong khó tường
Đời hoa trải lắm gió sương
Mây đen u ám mãi vương lên mình.

Tiên Ông lòng nhỏ chút tình
Đề thi, lời chẳng ngại ngùng ngợi khen
Ví đời hoa... như cánh sen
Gần bùn mà lại chẳng chen mùi bùn.

Đọc lên sung sướng vô cùng
Lệ vui nhỏ giọt, lệ mừng tuôn rơi
Ông Tiên, Ông ở xa vời
Đây chưa biết mặt giữa đời nầy đâu.

Tưởng tượng, Ông có bộ râu:
Trắng phơ như tuyết trên cầu Hà Giang
Viết, cảm ơn Ông mấy hàng
Lời tuy mộc mạc, lòng chan chứa tình.


Việt Dương Nhân
(Viết trong ánh nắng chiều đông đang tỏa vàng khắp sân vườn
G. Leclerc et M. Thorez. Ivry s/Seine, 16giờ 45 chiều 11-03-1999)

Nguyệt
#35 Posted : Monday, October 22, 2007 12:44:27 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Rừng Đêm II


Rừng đêm ánh sáng ngời ngời
Mà sao có kẻ nhìn đời mù đen
Rừng đêm lóng lánh sao đèn
Mà hồn cỏ dại hoa hèn lấp sương

Rừng đêm hoa bướm yêu đương
Mà đời lại thiếu tình thương chân thành
Rừng đêm tiếng hót yến oanh
Mà nghe như thể vắng tanh giữa trời

Rừng đêm tấu khúc tuyệt vời
Mà như lặng tiếng im hơi bốn bề
Rừng đêm Nguyệt hẹn trăng thề
Mà lời phản bội vọng về từ xa ...

Rừng đêm ngây ngất tiếng ca
Mà sao dòng lệ mãi sa không ngừng ?!!
.......
Việt Dương Nhân
(Paris 8ème, đêm buồn 1999)
Nguyệt
#36 Posted : Monday, October 22, 2007 12:47:29 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0



Chung Tình

Âu yếm kề bên vui biết bao
Thì thầm nhắn nhủ ngàn lời trao
Tình sâu nghĩa đậm bao năm tháng
Chung tình một dạ chẳng rời nhau.
(vdn)
Việt Dương Nhân
#37 Posted : Tuesday, December 25, 2007 9:39:08 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

Giờ Đã Điểm...
Ngày Tàn Của Việt Cộng



Việt Cộng dám tác oai tác quái,
Dâng Bắc-triều cửa Ải-Nam-Quan
Hỡi ai, con nước Việt-Nam ?
Hãy đồng tay nắm, quyết tâm hướng về,

Cùng đồng bào cận kề bất khuất,
Diệt quân thù, dành đất Tổ-Tiên
Hồn thiêng-sông-núi ba miền,
Anh Hùng, Kẻ Sĩ nối liền năm Châu.

Giờ đã điểm chần chờ gì nữa,
Cùng toàn dân "Góp Lửa" đốt lên.
Dẹp tan bè lủ "chồn đen",
Phản dân, bán nước, đê hèn cầu vinh.

Giờ đã điểm, nhất tình, quyết chí,
Khắp trong-ngoài hào khí Rồng-Tiên
Vì Tổ Quốc, dẹp tình riêng,
Cùng nhau lật đổ bạo quyền độc-tôn.

Đem Việt Nam trường tồn Dân Chủ,
Dựng ba miền đầy đủ Quyền Người
Từ Nam-Trung-Bắc reo cười,
Không còn than khóc, như thời cộng nô.

Vầng dương sáng nhấp nhô quê Mẹ
Bóng u-minh diệt kẻ tham tàn
Lạc-Long hào khí hiên ngang
Anh Hùng dẹp loạn bao ngàn năm qua.

Giờ đã điểm, không còn xa lắm
Gọi đồng bào tay nắm ra sân
Cất tiếng hô, chớ ngại ngần :
Đả đảo Việt cộng vô thần, phi nhân.

Việt Dương Nhân
Nguyệt
#38 Posted : Wednesday, May 21, 2008 8:41:25 AM(UTC)
Nguyệt

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 0

Phỏng vấn

Một tiếng đồng hồ với Thi Sĩ Việt Dương Nhân


Nhân Bản (NB) : Xin chào thi sĩ Việt Dương Nhân. Từ gần hai thập niên qua, đồng bào tại hải ngoại biết đến bà qua các bài thơ được đăng tải trên các báo Việt Nam Tự Do Hải Ngoại, Tiếng Dân, Á Châu, Y Giới, Văn Tiến, Đất Nước, Ép Phê và Nhân Bản ...
Ngày 25 tháng 10 vừa qua, bà đã cho ra mắt tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi . Xin bà vui lòng cho độc giả Nguyệt San Nhân Bản biết đôi điều về tiểu sử và thân thế của bà...


Việt Dương Nhân (VDN) : Tôi tên thật là Nguyễn Thị Phụng Hoàng, ngày sinh 11.08.1946. Vì lý do đặc biệt. Sau đổi khai sinh lấy tên Nguyễn Thị Bảy với một ngày sinh khác là 12.10.1945... Quê tôi ở Bình Chánh - Gia Định. Lấy chồng Pháp năm 1967 tại Sài Gòn và có hai con. Tháng 11 năm 1975, tôi cùng chồng và hai con hồi hương về Pháp ... Hiện nay tôi là công nhân của một hãng Horticulture ...

NB : Bà có thể cho chúng tôi biết đôi dòng về quá trình sáng tác văn chương cũng như động cơ đã thúc đẩy bà đến với văn chương, thi phú ?

VDN : Thật ra, như tất cả những người Việt Nam... Tôi mê thơ từ thuở cập kê, có nghĩa là vào lứa tuổi 12, 13. Cũng bắt đầu từ ấy tôi tập tễnh làm thơ.
Ngày 25 tháng 4 năm 1975, nhật báo Trắng Đen của anh Việt Định Phương đã đăng bài tùy bút của tôi với hàng chữ in đậm : « Một người đàn bà Pháp gốc Việt bằng lòng nhận lãnh 19 triệu viên đạn để đổi lấy quê hương thanh bình » . Đó là một khích lệ lớn khiến tôi tiếp tục viết và làm thơ đến ngày nay. Ngoài tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi đã ra mắt, tôi hy vọng có thể trình làng vào một ngày gần đây tập thơ thứ hai với tựa đề Cát Bụi, 4 tập truyện ngắn Gió Xoay Chiều, Ngoại Tình, Chuyện Đời, Hoa Bướm Về Đêm và bộ trường thiên tiểu thuyết Mai Ly.
Tôi còn nhớ, vào năm 1976, xa quê hương đã gần một năm trời, nỗi nhớ nhung ngút ngàn, cứ y như muốn trào lên khóe mắt. Vì thế, tôi đã làm bài thơ Về Đất Mẹ, cũng là bài thơ đầu tay của tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi. Tiếp theo sau là bài Quà Xuân Gởi Các Anh Phục Quốc, là bài thơ đầu tiên được đăng trên nhật báo Trắng Đen vào năm 1977 ...

NB
: Nói về thi phẩm Bốn Phương Chìm Nổi, đó là một tập thơ với hơn 100 bài thơ và 7 bài vọng cổ gồm có nhiều hồn : Quê Hương, Thân Phận, Tình Yêu và Đạo Lý . Đây là quyển sách nhỏ gói ghém tất cả tâm sự của đời bà ?

VDN : Vâng ! Bài thơ đầu tiên tôi viết là vào năm 1976. Tôi đã soạn lọc, viết lách trong gần 22 năm mới hoàn thành ! Riêng về hồn thơ, đúng như anh nói, sau những năm đầu xa quê hương, thương gia đình, nhớ bạn bè, hận cộng sản đem chủ ngoại lai tàn sát đồng bào và gây cảnh chia ly tang tóc, lúc ấy tôi chỉ làm những bài thơ chống cộng, cổ võ công cuộc đấu tranh phục quốc.
Dần dà, thời gian lặng lẽ trôi qua, mình vẫn đắng cay mang nặng số phận làm dân nước người, với tất cả nhục nhằn đau khổ của kiếp sống thê lương. Nào là chua xót số phận đất nước, nào là tội nghiệp cho thân phận mình làm cánh bèo trôi dạt tứ phương. Sau lần đổ vỡ tình cảm gia đình, thơ bỗng trở thành người bạn duy nhất có thể ngồi đó hàng đêm để nghe mình thét gào, than thở …

NB : Thơ là cứu cánh duy nhất để bà trút cạn nỗi niềm …

VDN
: Đúng thế , thơ là một cái gì đó rất nhiệm mầu, có thể chứa đựng tất cả những nỗi bất hạnh ghê gớm nhất của thế gian này ! Thơ cũng là một cách giải bày tất cả suy nghĩ, ưu tư, hoài bão … Ví dụ như với bài Chúc Xuân Cho Mẹ, tôi mơ ước sẽ có một ngày tôi sẽ trở Việt Nam phất lại ngọn cờ vàng, ngọn cờ của Tự Do hầu mang lại niềm vui cho trăm họ. Và ngồi đấy cầu nguyện những cánh mai vàng - cờ vàng ba sọc đỏ - sẽ nở rộ khắp quê hương.
Một bài thơ khác mà tôi cũng thích, đó là bài Rừng Đêm, viết vào một đêm đông giá lạnh năm 1979, giữa rừng đêm muôn thú với một tấm lòng đầy rẫy vết đau thương sau lần hạnh phúc gia đình bị tan vỡ :

Rừng đêm hoang vắng ai quân tử ?
Dám nhặt hoa tàn trong gió mưa !


Một bài khác là bài Mẹ Việt Nam, đã được đăng tải trên các tờ báo hải ngoại từ 1979 cho đến nay :

Mẹ ơi ! Hỡi Mẹ Việt Nam !
Đàn con của Mẹ sẽ về ngày mai …


Những bài thơ về Đạo bắt đầu xuất hiện sau năm 1984, năm tôi vào Đạo Phật sau một đại nạn để an ủi cho đời mình.

NB : Theo chúng tôi được biết, ngoài bút hiệu Việt Dương Nhân, bà còn có rất nhiều bút hiệu khác như Quốc Hương, Việt Quốc Hùng, Thanh Thiên Tâm … Bà có thể cho biết ý nghĩa và xuất xứ của các bút hiệu ấy ?

VDN : À, vào năm 1976, tên Việt Dương Nhân đã được tôi chọn với hậu ý nối tiếp con đường mà anh Việt Định Phương chủ bút tờ Trắng Đen đã vạch ra … Việt Dương Nhân có một ý nghĩa rất đơn giản là NGƯỜI VIỆT NAM DƯƠNG TRẦN.

Vào ngày 11.06.1977, tại chùa Khánh Anh, anh Nhựt Thanh (LTS : Nhựt Thanh chính là ca sĩ Trường Thanh hiện tại) viết bài Tình Đời Nghĩa Đạo, ý nói rằng đất khách quê người chúng ta không thiếu thứ gì trên phương diện vật chất. Chúng ta có đầy đủ nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp … Thế nhưng tất cả đều vô nghĩa khi ta không còn tổ quốc, quê hương. Tên Quốc Hương từ đấy mà có, do sự ghép nối hai chữ Tổ Quốc và Quê Hương, chứ không phải là quốc sắc thiên hương như một số người thường lầm .

Một buổi chiều buồn mùa thu năm 1986, trong lúc đang ngồi tịnh tâm, tôi chợt thấy một bầu trời trong xanh, rồi những chùm sao và ánh trăng vàng sáng rực. Tên Thanh Thiên tâm có từ đó …

Cuối cùng, Việt Quốc Hùng là do sự tự hào về quê hương của tôi, của tất cả đồng bào tôi : Nước Việt Nam Tổ Quốc Anh Hùng.

NB : Để kết thúc cuộc phỏng vấn hôm nay, xin bà cho biết cảm tưởng của bà sau sự thành công của buổi ra mắt tập thơ Bốn Phương Chìm Nổi ngày 25 tháng 10 năm 1998 vừa qua ? (LTS : Buổi đọc - Ngâm thơ đã quy tụ được trên dưới 200 người).

VDN : (suy nghĩ) … Toại nguyện. Yêu thơ từ thuở bé, hơn nửa đời sau mới ra mắt được tác phẩm đầu tay ! Tôi có thể nói mà không ngượng ngùng : Đây là là lần đầu tiên tôi có cảm tưởng làm một việc được thành công, lần đầu tiên đi học mà tôi … thi đậu, đậu Trường Đời. Vì thế, tôi vẫn thường đùa đùa rằng : Mình học trường Sài Gòn và Ba Lê chưa hết lớp !!! Đây cũng là cơ hội để cho tôi biết được rằng xung quanh tôi còn có nhiều người thương mến.

Tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến tất cả các bạn bè, thân hữu đã đến với tôi trong ngày ra mắt tập thơ đông đảo như thế. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn giáo sư Võ Thu Tịnh, ký giả Tô Vũ, nhà văn Hồ Trường An, soạn giả Trần Trung Quân, nhà thơ Đỗ Bình, nữ sĩ Bích Xuân, và còn biết bao bằng hữu, nghệ sĩ tân cũng như cổ nhạc đã giúp đỡ, cổ động tôi trên con đường tìm về văn chương dân tộc.

(Nhân Bản - Bộ Mới số 25 – Tháng 11 năm 1998)


tocnguyet
#39 Posted : Sunday, May 25, 2008 11:20:53 AM(UTC)
tocnguyet

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 123
Points: 15

Thanks: 3 times
Was thanked: 1 time(s) in 1 post(s)
quote:
Gởi bởi Nguyệt



Chung Tình

Âu yếm kề bên vui biết bao
Thì thầm nhắn nhủ ngàn lời trao
Tình sâu nghĩa đậm bao năm tháng
Chung tình một dạ chẳng rời nhau.
(vdn)




Chào chị VDN! Tóc Nguyệt đang lẹt đẹt chập chững đi trên con đường chị đã đi. Hôm nay Tóc Nguyệt em mới ghé thăm chào chị và bắt gặp một bài thơ hay cùng hình ảnh đẹp ( em rất thích). Chúc chị cùng gia đình vui và an khang.
Ngọc Tuyết ( Tóc Nguyệt)
Việt Dương Nhân
#40 Posted : Saturday, April 11, 2009 10:16:05 PM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

quote:
Gởi bởi tocnguyet

quote:
Gởi bởi Nguyệt



Chung Tình

Âu yếm kề bên vui biết bao
Thì thầm nhắn nhủ ngàn lời trao
Tình sâu nghĩa đậm bao năm tháng
Chung tình một dạ chẳng rời nhau.
(vdn)




Chào chị VDN! Tóc Nguyệt đang lẹt đẹt chập chững đi trên con đường chị đã đi. Hôm nay Tóc Nguyệt em mới ghé thăm chào chị và bắt gặp một bài thơ hay cùng hình ảnh đẹp ( em rất thích). Chúc chị cùng gia đình vui và an khang.
Ngọc Tuyết ( Tóc Nguyệt)


Chào Tóc Nguyệt !
Vdn thành thật xin lỗi trăm lần. Tới hôm nay vdn mới ghé về "nhà" này Shocked- Bởi bận rộn lắm chuyện ...Questionfloating
Rất vui và cảm ơn TN đã vào chia xẻ cùng vdn.
Mến chúc TN an vui và hồn thơ luôn mãi lai láng.
Thân mến
RoseRose
VDN
Users browsing this topic
Guest (27)
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.