Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC) Posts: 9,291 Points: 11,028
Thanks: 758 times Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
|
tin tức cập nhật by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins
15/05/2020 - 15H30 GMT Trên toàn thế giới (196 quốc gia và vùng lãnh thổ) : Total Confirmed = 4,477,351
1,419,863 US 262,843 Russia 234,441 United Kingdom 230,183 Spain 223,096 Italy 204,795 Brazil 178,994 France 174,478 Germany 144,749 Turkey 116,635 Iran 84,031 China 83,072 India 80,604 Peru 74,782 Canada 54,644 Belgium 49,176 Saudi Arabia 43,880 Netherlands 42,595 Mexico 37,218 Pakistan 37,040 Chile 30,514 Switzerland 30,502 Ecuador 29,425 Qatar 29,207 Sweden 28,583 Portugal 27,730 Belarus 26,891 Singapore 23,827 Ireland 21,084 United Arab Emirates 20,065 Bangladesh 17,850 Poland 17,330 Ukraine 16,589 Israel 16,496 Indonesia 16,437 Romania 16,120 Japan 16,108 Austria 13,610 Colombia 12,860 Kuwait 12,739 South Africa 12,091 Philippines 11,320 Dominican Republic 11,018 Korea, South 10,989 Denmark 10,829 Egypt 10,438 Serbia 9,118 Panama ... ... ...............................
Global Deaths = 303,304
85,964 deaths / US 33,693 deaths / United Kingdom 31,368 deaths / Italy 27,459 deaths / Spain 27,428 deaths / France 14,058 deaths / Brazil 8,959 deaths / Belgium 7,884 deaths / Germany 6,902 deaths / Iran 5,662 deaths / Netherlands 5,592 deaths / Canada 4,637 deaths / China 4,477 deaths / Mexico 4,007 deaths / Turkey 3,646 deaths / Sweden 2,662 deaths / India 2,418 deaths / Russia 2,338 deaths / Ecuador 2,267 deaths / Peru 1,874 deaths / Switzerland 1,506 deaths / Ireland 1,190 deaths / Portugal 1,076 deaths / Indonesia 1,056 deaths / Romania 893 deaths / Poland ... ... ----------------------------
các tiến triển của vac-xin ngừa Covid-19 và thuốc điều trị
>>
1 - Covid-19: Chủ tịch tập đoàn Sanofi lên tiếng về việc ưu tiên vac-xin cho Mỹ
Anh Vũ - RFI = 15/05/2020 Ngay sau phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi, được hiểu là nếu có vac-xin ngừa Covid-19 thì sẽ ưu tiên cho Hoa Kỳ, khiến dư luận và chính giới Pháp bất bình, ngày 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị của Sanofi đã lên tiếng cam đoan không một nước nào được đặc quyền trong tiếp cận sử dụng vac-xin.
Trong chương trình thời sự tối hôm qua, 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị Sanofi, ông Serge Weinberg khẳng định rõ ràng là sẽ không có bất kỳ đặc quyền cho nước nào trong việc cung cấp vac-xin. Ông nói : "Chúng tôi luôn có lập trường coi các loại vac-xin là tài sản chung để đại đa số dân có thể được hưởng".
Trước đó một hôm, trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, tổng giám đốc của tập đoàn, ông Paul Hudson đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ có thể là nước đầu tiên được phân phối nếu vac-xin phòng ngừa virus corona được sản xuất, vì lý do đã đầu tư nhiều cho nghiên cứu này. Ông còn nói rõ ưu tiên tức là sản phẩm vac-xin sẽ có ở Mỹ vài ngày hay vài tuần sau khi được bào chế.
Ngay lập tức, những phát ngôn trên của lãnh đạo tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới của Pháp đã gây phản ứng bất bình trong dư luận và chính phủ Pháp. Đầu tuần tới, văn phòng của tổng thống sẽ có cuộc họp với các lãnh đạo của Sanofi để làm rõ mối quan hệ giữa chính phủ Pháp và tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, theo một nguồn tin từ phủ tổng thống.
Ngay từ đầu đại dịch, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiều lần nhắc lại vac-xin phòng chống virus corona là tài sản "công và của cả thế giới, phải ở ngoài các quy luật thị trường".
Chủ tịch Sanofi nói rằng, phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn đã bị hiểu sai, ưu tiên được nói đến chỉ liên quan đến các liều vac-xin bào chế tại các nhà máy đặt tại Mỹ. Theo ông Serge Weinberg, công ty có đủ năng lực sản xuất để các nước đều có thể tiếp cận được, một khi vac-xin phòng Covid-19 được chính thức đưa vào sản xuất.
Sanofi là tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, do người Pháp sáng lập và hiện vẫn giữ 60% cổ phần. Tập đoàn có các nhà máy sản xuất thuốc và phòng thí nghiệm trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ.
===
2 - Vaccine của đại học Oxford có tín hiệu khả quan
Voa / Reuters - 15/05/2020 Một loại vaccine được theo dõi chặt chẽ do các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tìm ra dường như bảo vệ được cho 6 con khỉ khỏi mắc bệnh COVID, một phát hiện đầy hứa hẹn đưa đến việc khởi sự thử nghiệm trên người vào cuối tháng trước, các nhà nghiên cứu Mỹ và Anh loan báo ngày 14/5.
Những phát hiện sơ khởi, hiện chưa được các nhà khoa học khác duyệt xét kỹ lưỡng, xuất hiện trên bioRxiv ngày 14/5.
Công ty dược của Anh, AstraZeneca, tháng trước loan báo đã hợp tác với các nhà nghiên cứu Nhóm Vaccine Oxford và Viện Jenner hiện đang chế tạo vaccine.
Theo báo cáo, trong nhóm khỉ thí nghiệm, một số con được chích một liều vaccine đã có kháng thể chống lại virus trong 14 ngày, và tất cả nhóm khỉ thí nghiệm đều có kháng thể bảo vệ trong vòng 28 ngày, trước khi được tiêm virus liều cao.
Sau khi khỉ bị phơi nhiễm, vaccine dường như ngăn ngừa phổi bị tổn hại và khống chế không cho virus tự sao chép thêm nữa, nhưng virus vẫn tăng lên trong mũi của chúng.
Ông Stephen Evans, giáo sư dược dịch tễ tại Trường Vệ sinh và Thuốc Nhiệt đới London nói dữ liệu này “chắc chắn” là tin tốt.
“Đây là một trong những chướng ngại mà vaccine của Oxford vượt qua và rõ ràng là tốt,” ông nói trong một nhận xét qua email.
Dù việc thành công trên loài khỉ được xem như là một bước quan trọng, nhiều loại vaccine bảo vệ được khỉ trong phòng thí nhiệm nhưng cuối cùng thất bại trong việc bảo vệ con người.
Ông Evans nói một phát hiện quan trọng là không có bằng chứng về việc vaccine thay vì bảo vệ chống lại virus thì lại làm cho bệnh nặng hơn.
“Đây thực sự là một quan ngại trên lý thuyết đối với vaccine chống bệnh SARS-CoV-2 và tìm không thấy bằng chứng về việc này trong cuộc nghiên cứu là điều đáng khích lệ,” ông nói.
Tháng trước, các nhà nghiên cứu Anh bắt đầu chích vaccine trên những người tình nguyện trong một thử nghiệm an toàn nhỏ, làm cho việc này trở thành một số ít thử nghiệm đạt được cột mốc này.
Những vaccine khác thử nghiệm trên người bao gồm vaccine của công ty Moderna, Pfizer và BioNTech và của công ty CanSino Biologics thuộc Trung Quốc.
Trên toàn thế giới hiện có hơn 100 vaccine thử nghiệm đang được phát triển để ngừa virus corona chủng mới mà cho đến nay đã lây nhiễm 4,39 triệu người và giết chết 296.847 người.
Vaccine bảo vệ người chống virus corona có thể giúp chấm dứt đại dịch, nhưng tìm được vaccine thành công và chế tạo đủ liều là một thách thức to lớn.
Thông thường có thể phải mất 10 năm để bào chế một vaccine hiệu nghiệm, nhưng tình trạng khẩn cấp của đại dịch đã đưa đến kết quả là chạy đua với thời gian. Một số giới chức ước lượng là một vaccine thành công có thể có để dùng khẩn cấp vào mùa thu này.
===
3 - EU: Thuốc chữa COVID có thể được chấp thuận ‘trước mùa hè’
Voa / AP - 15/05/2020 Cơ quan Dược phẩm Châu Âu tiên đoán có thể có thuốc được cấp phép để chữa virus corona chủng mới trong vài tháng tới và vaccine có thể được chấp thuận vào đầu năm 2021, trong “kịch bản tốt nhất.”
Bác sĩ Marco Cavaleri, người đứng đầu Cục ban hành qui định vaccine của Châu Âu, nói trong một cuộc họp báo ngày 14/5 là việc chấp thuận thuốc chữa trị COVID-19 có thể diễn ra “trước mùa hè,” với những cuộc thử nghiệm đang tiến hành.
Những kết quả mới đây của thuốc Remdesivir cho thấy thuốc có thể giúp bệnh nhân phục hồi từ virus corona nhanh hơn, dù vẫn cần có dữ liệu dài hạn để xác nhận lợi ích.
Dù thông thường phải mất nhiều năm để chế tạo vaccine, ông Cavaleri nói nếu một vài liều đã được chích thử nghiệm chứng tỏ hiệu nghiệm, những vaccine này có thể được cấp phép vào đầu năm tới.
Tuy nhiên ông Cavaleri dè dặt là nhiều vaccine thử nghiệm không bao giờ đạt đến mức cuối và thường có nhiều trì hoãn.
Hơn 140 nguyên thủ quốc gia và các chuyên gia y tế, trong đó có Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Pakistan Imran Khan và khôi nguyên giải Nobel Joseph Stiglitz ngày 14/5 kêu gọi tất cả các nước đoàn kết hậu thuẫn một vaccine chống COVID-19, để đảm bảo thuốc chữa trị và vaccine hiệu nghiệm có thể có được trên toàn cầu cho những người cần đến, không tốn tiền.
Vào lúc này có khoảng hơn một chục vaccine đang được thử nghiệm tại Trung Quốc, Anh, Đức và Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng có thể mất từ 12 đến 18 tháng để tìm được một vaccine hiệu nghiệm.
Trong khi các chuyên gia đề nghị bỏ bớt một số đòi hỏi về thử nghiệm lâm sàng, ông Cavaleri nói việc này hiện chưa được cứu xét.
Tuy nhiên ông công nhận là việc này có thể thay đổi nếu tình hình tồi tệ hơn.
Một số giới chức cảnh báo là có thể không bao giờ tìm được vaccine, những nỗ lực trước đây để phát triển vaccine chống những loại virus corona liên hệ như SARS và MERS đã thất bại. Tuy nhiên ông Cavaleri lạc quan rằng việc miễn nhiễm đối với COVID-19 cuối cùng sẽ được khám phá, khi nhiều công nghệ khác nhau đã được thử nghiệm trên toàn thế giới.
tin tức cập nhật / yahoo fr 15/05/2020
2h56 - Hoa Kỳ ghi nhận thêm 1.754 người chết trong 24 giờ, theo kiểm số của đại học Johns Hopkins, vào lúc 20h30 hôm thứ năm. => tổng số người chết = 85.813.
MOSCOU (Reuters) - Nga, hôm thứ sáu, ghi nhận thêm 10.598 ca nhiễm coronavirus => tổng số = 262.843 ca, với tổng số người chết = 2.418 (+113 trong 24 giờ)
MADRID (Reuters) - Tây Ban Nha, ghi nhận hôm thứ sáu, với 138 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ => tổng số người chết = 27.459 / 230.183 ca nhiễm virus (+643 trong 24 giờ).
COPENHAGUE (Reuters) - Đan Mạch không ghi nhận ca tử vong nào trong 24 giờ qua, đây là lần đầu tiên kể từ hôm 13 tháng 3. tống số người chết = 537 / 10.791 (+78 trong 24 giờ) ca nhiễm virus.
Téhéran (AFP) - Iran, thông báo hôm thứ sáu có thêm hơn 2.100 ca nhiễm Covid-19, tức là số ca nhiễm cao nhất kể từ hơn 1 tháng nay. Tổng số ca nhiễm virus = 116.635 (+2.102 ca trong 24 giờ), với tổng số người chết = 6.902 (+48 trong 24 giờ)
LONDRES (Reuters) - Anh, ghi nhận thêm 384 người chết trong 24 giờ => tổng số người chết =à 33.998, theo báo cáo của bộ Y tế nước này (thống kê dữ liệu hôm thứ năm lúc 16h00 GMT) Tổng số ca nhiễm coronavirus = 236.711, tính đến thứ sáu, lúc 08h00 GMT.
BRASILIA (Reuters) - Brazil, bộ trưởng Y tế, Nelson Teich, đã xin từ chức hôm thứ sáu, sau chưa đầy 1 tháng nhận chức vụ này. Brazil ghi nhận hôm thứ năm số ca nhiễm coronavirus cao nhất trong ngày (13.944) => tổng số = 202.918, với tổng số người chết = 13.933.
ROME (Reuters) - Ý, ghi nhận thêm 242 người chết trong 24 giờ, và 789 ca nhiễm coronavirus. => tổng số người chết = 31.610 / 223.885 ca nhiễm virus. Tổng số người còn nhiễm virus = 72.070 (so với 76.440 hôm thứ năm) và trong đó số ca cấp cứu hồi sức = 808 (-47 so với hôm qua)
AFP - Pháp ghi nhận thêm 104 người chết trong 24 giờ => tổng số người chết vì Covid-19 = 27.529, trong đó số người chết tại bệnh viện = 17.342 và số người chết tại nhà dưỡng lão = 10.187. Số người hiện còn điều trị tại bệnh viện = 19.861 (+438 trong 24 giờ), trong đó số ca cấp cứu hồi sức = 2203 (-96 ca, so với hôm thứ năm). Kể từ đầu dịch bệnh, 98.192 người đã điều trị tại bệnh việnl, trong đó hơn 17.000 ca cấp cứu hồi sức, những đã có 60.448 người khỏi bệnh (xuất viện).
Paris (AFP) - Điểm số thế giới tiến triển đại dịch Covid-19. - Hơn 304.000 người chết Đại dịch đã khiến ít nhất 304.619 người chết trên thế giới kể từ khi xuất hiện hồi tháng 12 tại Hoa Lục, theo thống kê của AFP hôm thứ sáu lúc 19H00 GMT. Hơn 4.491.730 ca nhiễm bệnh ở 196 quốc gia và lãnh thổ. Hoa Kỳ là nước bị nặng nhất, với 86.744 người chết / 1.429.990 ca. Tiếp theo là Anh (33.998 chết), Ý (31.610), Pháp (27.529) và Tây Ban Nha (27.459).
|