Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<2223242526>
Chuyện lạ có thật khắp nơi
viethoaiphuong
#462 Posted : Saturday, April 18, 2020 6:14:45 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài từ báo điện từ Pháp / yahoo fr)
>>

Coronavirus: ở Bouère, các điều dưỡng viên ngủ trong xe tải gần nhà dưỡng lão (Ehpad)


AFP - Các điều dưỡng viên Isabelle Communeau (phải) và Sandrine Lalouze
trong một phòng ngủ của một xe tải được chuyển đổi, nhờ sáng kiến của công ty môi giới nhà cửa Le Mans Classic, le 14 avril 2020 à Bouère, en Mayenne

AFP - 15/04/2020
Các điều dưỡng viên ngủ trong xe tải gần nhà dưỡng lão (Ehpad) một dãy xe tải được chế thành phòng ngủ vừa đủ tiện nghi đặt ngay sát khu nhà dưỡng lão, một sáng kiến của công ty môi giới nhà cửa, Le Mans Classic.

"Tôi thấy là rất hay kiểu bán-giới nghiêm so với trong khu nhà. Như thế cũng hạn chế việc lây lan virus (...) và cũng giới hạn sự mệt mỏi, vì cần phải biết là hiện giờ chúng tôi làm việc hàng ngày 12 giờ", cô Isabelle Communeau, một điều dưỡng viên giải thích, trong phòng của cô bạn đồng nghiệp Sandrine Lalouze.

"Tại đây, chúng tôi có bữa ăn đã có sẵn, một chỗ tắm rửa và không cần phải chạy xe tới lui, tuyệt vời", người phụ nữ 32 tuổi nói thêm, cô có 2 con gái nhỏ 3 tuổi và 7 tuổi.

"Tất nhiên là rất khó khăn khi không có con bên cạnh, nhưng chúng tôi biết là mình làm điều tốt hơn cho chúng", cô quả quyết.

Trước khi có thể về nhà của họ, các điều dưỡng viên phải làm việc liên tiếp 2 hay 3 ngày trong cơ sở có 60 người già (với 51 người làm) mà hiện giờ vẫn đang được bảo vệ khỏi virus.

"Như vậy chúng tôi có thể nghỉ ngơi tốt hơn và trở lại làm việc vào sáng mai", cô Sandrine Lalouze cho biết. "Chúng tôi tự bảo vệ mình, bảo vệ người già, và cũng là bảo vệ con cái của chúng tôi", bà mẹ của 2 đứa con, 12 tuổi và 16 tuổi, thổ lộ.

Nơi mà họ cách ly khá dễ chịu : 1 cái giường to kéo ra, gập vô thành ghế dài, tường ốp gỗ, cửa kéo mở ra lối đi sang các phòng khác.

Mỗi cửa là tên của một xe hơi hay một thương hiệu huyền thoại - Chevrolet, Porsche hay Triumph - thêm nữaì chiếc xe tải loại rờ mọc này dùng làm nhà ở cho thuê, một ý tưởng của công ty môi giới nhà cửa, Le Mans Classic, sửa soạn để người ở vào đầu tháng 7 này, nhưng rời thời hạn đến năm 2021.

Từ lối đi có thể nhìn thấy ban công phòng ăn nhà dưỡng lão, được các điều dưỡng viên xử dụng và vắng vẻ vì các người bệnh họ ăn ở trong phòng, nhưng vẫn thi thoảng đi lại vài bước ở khu vườn bên trong làm một vòng nhỏ.

Thân nhân bị cấm thăm hỏi, "những người già rất thích khi chúng tôi nói chúng tôi đi ngủ trong xa tải. Điều này cho họ sự yên tâm, họ rất hài lòng", Sandrine kể. "Đây như là một gia đình thứ nhì"

Ông chủ hãng làm việc trong sự kiện đặc biệt về thể thao ô tô, chủ nhân các chiếc xe rờ mọc, Pascal Derouault, đã
để miễn phí cho các điều dưỡng viên, ông đang còn 3 chiếc xe khác, có thể sửa thành phòng ngủ, hay thành chỗ ngủ, ông sẵn sàng cho làm nơi ở.



1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 4/22/2020(UTC)
viethoaiphuong
#463 Posted : Sunday, April 19, 2020 9:49:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ hài hước thời Covid-19
HP dịch sang tiếng Việt bài tử báo điện tử Pháp / yahoo fr

Coronavirus : "Họ nói với chúng tôi rằng không nghe gì về chuyện lệnh giới nghiêm, vì họ không xem gì ngoài phim Netflix !"
(Giới Nghiêm : Cảnh sát đôi khi gặp phải những người cho thấy sự buồn cười khi được hỏi lý do không có giấy tự xác nhận ra khỏi nhà)


một nữ cảnh sát Pháp đanh xem giấy tự xác nhận của một người đang đi đâu bằng xe ô tô.

Thibaut Chevillard - 20minutes.fr / 17 avril 2020
Giới nghiêm, người Pháp bị bắt buộc, nếu ra khỏi nhà cần phải có giấy tự xác nhận (với các lý do nhà nước quy định)
Nếu quên, họ có thể lãnh giấy phạt 135 euros.
Cảnh sát đã gặp một số trường hợp bị một số người dẫn chứng những chuyện tự vẽ ra để bào chữa việc không có giấy tự xác nhận, hoặc là họ đang đi đâu đó và không biết trước có lệnh này hôm 23 tháng 3, 2020, hoặc là họ quên giấy tự xác nhận.


Để bào chữa việc không tuân thủ lệnh giới nghiêm, nhiều người đã tưởng tượng ra những lý do để bao biện cho việc di lại của họ. Khi tình cờ bị cảnh sát hỏi giấy, họ hay kể một chuyện gì đó tự nghĩ ra, mong không bị lãnh giấy phạt 135 euros. "Thường thì đa số mọi người có giấy tự xác nhận đầy đủ (đúng), nhưng cũng có những người không điền đúng các mục yêu cầu của mẫu tờ khai), chỉ huy Mathieu Legrand, phát ngôn viên sở cảnh sát huyện (DDSP) phía Bắc. Nhiều người, họ nói hôm nay chỉ là "muốn kéo dài chút thời gian lúc được đi ra khỏi nhà".

Tại tỉnh Essonne. " Một hôm, chúng tối kiểm tra một phụ nữ đang lái xe, bà cho hay vẫn phải chạy xe hàng ngày để nạp bình điện của xe", người cảnh sát chỉ biết cười. Một chuyện khác "chúng tôi kiểm tả một người đàn ông trên đường liên tỉnh RN20, cách xa nhà ông ta khoảng chừng 15 km. Ông ta giải thích rằng không có mặt ở nhà, ông đã không làm giấy tự xác nhận và ông ấy phải lái xe về miền nam!". Có một cặp đôi, bị kiểm tra ở Fleury-Mérogis, trở về nhà khi đi chợ từ Mantes-la-Jolie ( Yvelines), các đây 80 km. Họ quả quyết rằng, không hề cười, họ chỉ biết mỗi siêu thị ở đấy.

Có nhiều chuyện mắc cười hết sức. "Chúng tôi cố gắng giữ nghiêm các điều luật, nhưng khi phải đối mặt với những người họ rõ ràng biện bạch cách không thành thực, khiến chúng tôi khó xử. Có những giới hạn. Nếu như có cuộc thi quán quân về sự nói dối, chắc chắn sẽ có mề đay đẹp". Một cảnh sát giảng giải. Và kể : "Hôm thứ hai, chúng tôi kiểm tra mấy người, họ đưa ra lời giải thích kỳ dị, các bà đi nghỉ hè về ! Chúng tôi cũng gặp những người họ nói rằng không hề nghe có lệnh giới nghiêm báo trên télé bởi vì họ không xem gì ngoài phim Netflix !"

Các cảnh sát ở Essonne, đọc trên compte Twitter của mình và thấy những mẩu tin trái khoáy : một nhóm 4 cô gái đi cùng nhau và họ nói đi tìm một người quen. Câu cá không được tính là môt hoạt động thể thao. Vì thế anh ta không có thấy điều mục để đánh dấu trong tờ khai. Anh ta không kịp điền rõ nhanh khi gặp cảnh sát hỏi giấy. Và nhìn thấy một nhóm người đang ngồi ăn điểm tâm hoặc gọi nhau ăn thịt nướng trên đường, nhất là ngày trời cho nắng đẹp.

Dắt thỏ đi ra ngoài làm vệ sinh

Một chuyện ở Nice. Cảnh sát của thành phố gặp một cậu loai choai đi một mình trên phố. Cậu giải thích rằng đang từ nhà bạn về nhà mình, vì cậu đến nhà bạn chơi game điện tử. Cảnh sát nhắc : cậu bị cấm ra khỏi nhà trong lúc có lệnh giới nghiêm mà không có lý do chính đáng. "Nó trả lời rằng nó đã ngán quá chơi game suốt 20 ngày nay và giờ thì nó phải về nhà nó !", sĩ quan cảnh sát kể và chỉ biết cười.
.
Cách đây mấy tuần, đại tá Laurent Langelier, chỉ huy nhóm cảnh sát ở Landes, kể cho 20 Minutes một chuyện không thể tin "chưa khi nào nhìn thấy nhiều người làm sport và đem vật nuôi nhiều như lúc này". Và thế là có thêm một bằng chứng được tưởng tượng để mong không bị 'dính' điều luật 23 tháng 3, 2020. Một cặp vợ chống, rõ ràng là họ không có chó để dắt ra ngoài làm vệ sinh, đã bị phạt hồi cuối tháng 3 ở (Vaucluse) vì họ dắt ra ngoài đường .. một con thỏ mà không cột dây.

viethoaiphuong
#464 Posted : Monday, April 20, 2020 1:39:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ thời Covid-19
(VHP dịch sang tiếng Việt bài từ báo điện tử Pháp/ yahoo fr)
>>
Tại biên giới Pháp-Đức, người ta dùng cần câu cá ... để câu bánh mì baguettes.


AFP : Tại biên giới Pháp-Đức.
một người ở làng Lauterbach đến nhận bánh mì baguettes từ một chủ tiệm bánh mì ở làng Carling nhờ một cần câu cá.

Le HuffPost/AFP •19 avril 2020
CONFINEMENT (giới nghiêm) - Các cư dân của một làng của Đức ở sát biên giới với Pháp vẫn được tiếp tế bánh mì baguettes và bánh croissants lúc đang có lệnh giới nghiêm rất nghiêm ngặt liên quan đến coronavirus, với ... một chiếc cần câu ... để câu những thứ họ cần.

Kể từ khi cửa hàng nằm ở trạm biên giới cũ bên phía Pháp, trong làng Carling, ở Moselle, chủ tiệm bánh mì Myriam Jansem-Boualit đã cuốc bộ khoảng mươi mét tất cả mọi buổi sáng, trừ thứ hai (ngày đóng cửa tiệm) để mang tới chỗ cây chắn biên giới, các bánh trái mà những người Đức vẫn mê ăn đồ Tây.

Trên một con đường nối liền hai nước lúc bình thường, các nhóm nhỏ dân làng hai bên vẫn gặp nhau, cách một hàng rào chắn màu trắng và đỏ, để hỏi chuyện, nhưng giờ thì cũng thành hơi mạo hiểm.

Một biểu hiện tình thân thiết giữa hai dân tộc.

Kể từ khi có sự kiểm tra giao thông giữa hai nước vì dịch Covid-19, những khách hàng phía Đức đã "không dám liều lĩnh đi qua biên giới, rất ít người dám tới, vì họ sợ bị cảnh sát hỏi". cô Myriam Jansem-Boualit, trong chiếc tạp dề trắng và mang khẩu trang, giảng giải với nhà báo.

Trong số những khách hàng rất trung thành của cô, ông Hartmut Fey, 52 tuổi, sống ở Lauterbach, vùng Sarre, thường mua "từ mấy chục năm nay" các bánh viennoiseries bên Pháp.

Ông được mạng xã hội nhận mặt trong một video, trong đấy họ thấy ông đang nhận từ cô chủ tiệm bánh mì Pháp các bánh mì và bánh croissants... bằng một cần câu cá. Ý nghĩ của ông là để chứng tỏ "tình thân thiết Pháp-Đức", ông quả quyết vậy với nụ cười tươi rói.

"Đây là một câu hỏi về truyền thống. Chúng tôi vẫn thường mua bánh mì baguettes và các bành mì khác của Pháp từ nhiều chục năm nay". ông giải thích.

viethoaiphuong
#465 Posted : Wednesday, April 22, 2020 11:46:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Văn minh công nghiệp sụp đổ trong 15 năm tới ?

Trọng Thành - RFI - 22/04/2020
Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, những hậu quả kinh hoàng và khó lường do Trái đất bị hâm nóng vì khí thải gây hiệu ứng nhà kính, tốc độ diệt vong nhanh chóng của sinh giới, cũng như một loạt suy thoái môi trường ghê gớm khác là những thực tế khốc liệt ngày càng ít người không công nhận. Trái đất dường như sắp quá tải.

Nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội đặt câu hỏi : Đâu là tương lai của nền văn minh công nghiệp, mô hình kinh tế trụ cột của nhân loại từ hơn hai thế kỷ nay ?

Về chủ đề này, chương trình tạp chí « C’est pas du vent » của RFI giới thiệu cuốn sách mới « Comment tout peut s’effondrer ? » (Mọi thứ có thể sụp đổ như thế nào ?) của hai nhà khoa học Pháp : Kỹ sư nông học Pablo Servigne, chuyên gia về nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi hệ thống và nhà tư vấn kinh tế - sinh thái Raphael Stevens.

Cuốn « Comment tout peut s’effondrer ? », dày 206 trang, được viết với một văn phong kể chuyện hóm hỉnh, đầy hình ảnh, nhẹ nhõm và khá dễ hiểu, với các đúc kết được chắt lọc từ rất nhiều nghiên cứu cơ bản về lĩnh vực hệ trọng này, có thể trở thành cuốn sách gối đầu giường đối với nhiều bạn đọc Pháp ngữ. Ngay cả khi không đồng quan điểm với các tác giả, đọc sách này ắt hẳn cũng mang lại nhiều điều bổ ích.

Cỗ xe sắp hết xăng, rời chính lộ

Để nói về nguy cơ tan vỡ của nền văn minh công nghiệp, các tác giả đưa ra hình ảnh « chiếc xe hơi ». Vào đầu kỷ nguyên công nghiệp, chỉ một số ít quốc gia tham gia chuyến đi. Sau một giai đoạn khởi động từ từ, kể từ sau Thế chiến Hai, xe tăng tốc. Hiện nay, tốc độ xe đã lên đến cực điểm. Cho đến nay, hầu hết các nước trên thế giới đã có mặt trên xe. Sau một vài dấu hiệu động cơ gằn lại và tỏa khói, cây kim chỉ vận tốc run lên bần bật. Liệu xe tiếp tục bò lên ? Xe khựng lại ? Hay lao dốc ? (chương 1).

Theo các tác giả cuốn « Mọi thứ có thể sụp đổ như thế nào ? », chiếc xe chở nhân loại chúng ta đã rời khỏi trục đường chính, đang lao xuống thung lũng trên một lộ trình bất định, với đầy chướng ngại vật và tầm nhìn gần như bằng không. Một số hành khách trên chuyến xe hiểu rằng chiếc xe rất mong manh, nhưng người lái thì không nhận ra, và vẫn tiếp tục nhấn mạnh chân ga.

Theo hai nhà khoa học, một loạt các chỉ báo cho thấy khả năng tăng trưởng, được coi là « vô hạn » của nền kinh tế thế giới xét về mặt toán học, nay đều có thể nói đã « kịch trần » : về dân số, về GDP, về tiêu thụ các tài nguyên (nước, năng lượng…), sử dụng phân bón, khí thải gây hiệu ứng nhà kính…

Chiếc xe hơi chở các quốc gia công nghiệp đứng trước hai thách thức. Thứ nhất là động cơ của « chiếc xe hơi », tuy vẫn còn sung sức, nhưng lâm vào tình trạng « nhiên liệu » sắp cạn kiệt. Thứ hai là, tốc độ quá nhanh của xe khiến khả năng quan sát giảm mạnh và nguy cơ tai nạn gia tăng (chương 2).

Sau nhiều thế kỷ phát triển, chiếc xe hơi ngày càng hoàn thiện hơn, rộng rãi hơn, tiện nghi hơn, hiện đại hơn. Nhưng cái giá để trả cho « những thành tựu » này là quá lớn : Xe (dường như) đã bị cố định vào một hướng, chân ga bị cột lại, chỉ có thể tăng, chứ không thể giảm tốc. Việc điều chỉnh để thích nghi, tránh thảm họa, dường như là bất khả.

Trong phần một « Các dấu hiệu của sự sụp đổ », các tác giả nhấn mạnh một loạt yếu tố cho thấy nền kinh tế dựa trên năng lượng giá rẻ đang lùi vào quá khứ (1), trong khi hiệu suất của các năng lượng tái tạo mới được coi là không đủ. Mà một nền năng lượng giá rẻ chính là nền tảng của tăng trưởng. Bên cạnh đó, hệ thống tài chính, tín dụng – liên hệ mật thiết với hệ thống khai thác năng lượng hóa thạch – cũng đang trong tình trạng hụt hơi.

Cần một môn khoa học về sự sụp đổ

Trái đất nóng lên, phá hết kỷ lục này đến kỷ lục khác, các thiên tai diễn ra dồn dập, khó dự đoán hơn. Theo một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học Nature năm 2009, được cập nhật năm 2015, có 9 ranh giới tuyệt đối cần thiết cho sự sống của con người trên hành tinh không thể bị xâm phạm. Mà, theo các tác giả cuốn sách về viễn cảnh sụp đổ, chỉ riêng việc xâm phạm các ngưỡng về Khí hậu và Đa dạng sinh thái đã đủ để đưa loài người vào thảm họa khôn lường (chương 3).

Tuy nhiên, theo các tác giả, mức độ « khủng hoảng » kinh tế-tài chính và khí hậu-sinh thái hết sức trầm trọng hiện nay đã không được giới cầm quyền chính trị và kinh tế nhận thức đúng mức. Viễn cảnh sụp đổ của toàn bộ nền văn minh công nghiệp và thậm chí của toàn bộ Hệ sinh thái – Hành tinh là điều còn ít người chấp nhận đối diện.

Ông Raphel Stevens tâm sự : « Chúng ta thiếu một môn khoa học về sự sụp đổ của ‘‘nền văn minh’’ của chúng ta, nền văn minh đương đại. Chúng tôi muốn xây dựng một môn khoa học liên ngành, tự trang bị cho mình những hiểu biết của nhiều bộ môn khoa học, để phân tích về những gì xảy ra với xã hội chúng ta ngày hôm nay. (…) Chúng tôi không lạc quan, cũng không bi quan, chúng tôi cũng không sáng tạo ra gì mới, mà chỉ tổng hợp lại các nghiên cứu khoa học từ ba, bốn, năm năm trở lại đây, khoảng 3.000 bài báo và 300 cuốn sách.

Có một khoảng cách rất lớn giữa các sản phẩm của giới khoa học và hiểu biết của công chúng bình thường, chúng tôi muốn lấp đầy khoảng trống này. Nỗ lực của chúng tôi là cập nhật các hiểu biết trong lĩnh vực sinh thái học ».

Mô hình dự báo-dấu hiệu dự báo-trực cảm

Ông Raphel Stevens giới thiệu một công cụ quan trọng của môn khoa học về sự sụp đổ : « Đó là các mô hình ‘‘Meadow’’ (2), mô hình ‘‘Handy’’. Các mô hình không trực tiếp dự báo tương lai, mà là công cụ để hình dung khả năng chuyển hóa của hệ thống… Chúng ta có hai mô hình tuyệt vời. Theo mô hình Handy (Human And Nature DYnamical), sự bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng về kinh tế, là các nhân tố dẫn đến sụp đổ. Xã hội càng bất bình đẳng, sẽ càng sớm sụp đổ, và điều này là chắc chắn. Mà trong xã hội chúng ta hiện nay, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, và điều này rất nguy hiểm. Điều này khiến xã hội chúng ta trở nên rất mong manh.

(…) Mô hình Meadow, ra đời vào năm 1972, là một mô hình rất vững chắc. Sau hơn 40 năm tồn tại, mô hình này vẫn chưa bị bác bỏ. Dựa trên việc phân tích các cuộc khủng hoảng trước đây, mô hình Meadow dự báo nền văn minh công nghiệp (nhiệt năng) của chúng ta sẽ sụp đổ trong nửa đầu thế kỷ XXI. Căn cứ vào các biểu đồ trong cuốn sách này, có thể thấy chúng ta đang đứng bên bờ vực của tiến trình.

Sau khi phỏng vấn Dennis Meadow, đồng tác giả mô hình này, vào năm 2011, tôi đã rơi vào trạng thái trầm cảm trong suốt hai tháng. Đó là điểm khởi đầu cho quyết định đi vào nghiên cứu này của chúng tôi ».

Về các công cụ của môn khoa học mới, Raphel Stevens đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của trực giác :

« Đối diện với những biến cố hoàn toàn không thể dự báo, ông Nassim Nicholas Taleb triết gia/cựu giao dịch tài chính (trader) gọi đó là ‘‘những con thiên nga đen’’ (cygnes noirs) hay các biến cố hiếm khi xảy ra. Đây là những gì chúng ta không thể nhìn thấy được, nhưng chúng để lại những dấu ấn trong lịch sử. Về chuyện này, khoa học về xác suất, thống kê bất lực. Vì vậy, chúng ta cần đến trực giác. Chúng tôi tự nhủ : Chúng ta hãy tin tưởng vào trực giác của mình !

Về hiện tại, theo trực giác của chúng tôi, nền văn minh của chúng ta sẽ sụp đổ trong khoảng từ năm 2020 đến 2030. Sau khi đọc tất cả những nghiên cứu nói trên, chúng tôi hoàn toàn không còn nghĩ rằng thời hạn của sự sụp đổ sẽ bắt đầu vào 2050 hay 2100. Tuy nhiên, không có chứng cứ nào để xác nhận điều này.

Một công cụ khác của ngành dự báo là các dấu hiệu cảnh báo. Các chuyên gia về những hệ thống phức tạp biết rằng, trước khi một hệ thống sụp đổ, ngay trước khi đó, có những tiếng ồn rất đặc hiệu, của sự sụp đổ sẽ xảy ra. Các nhà khoa học tìm cách xác định những tiếng động ấy, để dự báo. Cách làm này rất hiệu quả đối với các hệ sinh thái, nhưng đối với lĩnh vực tài chính thì chưa được hoàn bị. (…) Năm 2012, 24 nhà khoa học công bố trên tạp chí Nature một nghiên cứu về các dấu hiệu báo trước về sự sụp đổ của hệ sinh thái trên Trái đất ».

Sự mù quáng của giới tinh hoa : Một nhân tố chính dẫn đến sụp đổ

Trong lịch sự của loài người, đã có nhiều nền văn minh suy tàn hay sụp đổ hoàn toàn, nhưng cũng có một số tái khởi động được trở lại. Chuyên gia về mối quan hệ giữa các xã hội con người và môi trường tự nhiên Mỹ Jared Diamond, tác giả cuốn sách nổi tiếng « Sự sụp đổ » (Collapse: How Societies Choose to Fail or Survive), cố gắng rút ra các bài học về sự sụp đổ từ các nền văn minh cổ đại (chương 9).

Theo ông, cho dù môi trường sinh thái thường là nhân tố quan trọng, đặc biệt trong sự lụi tàn của nhiều nền văn minh, như của người Maya châu Mỹ (thế kỷ IX), người Viking châu Âu (thế kỷ XI), nhân tố chung luôn có mặt trong mọi trường hợp sụp đổ, đó là bình diện « xã hội chính trị ». Jared Diamond nhấn mạnh đến sự mù quáng của giới tinh hoa, như là một nhân tố chính dẫn đến sụp đổ. Các xã hội đã đưa ra những quyết định sai lầm trong bối cảnh khủng hoảng, do thiếu khả năng dự đoán.

Về lý do vì sao con người khó nhận ra, khó thừa nhận các thảm họa, cho dù không thiếu thông tin các tác giả đặc biệt chú ý đến những lý giải của nhà triết học Clive Hamilton (3) (chương 10). Trong đó một thực tế phổ biến, đó là ý thức của con người - kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên - vốn không được trang bị để nhận thức “các nguy hiểm mang tính hệ thống và dài hạn”, mà thiên về “đối phó với các đe dọa trực tiếp”. Người ta thường nêu ví dụ về con ếch chịu chết bỏng trong nồi nước mà không nhảy ra để minh họa cho hiện tượng này. (Chưa kể đến các tuyên truyền bóp méo sự thực, mà nhiều chuyên gia, nhà khoa học cũng là những người góp phần [4]).

Dự báo sụp đổ không đồng nghĩa với bi quan, tạp chí xin khép lại với một chia sẻ nhiều hy vọng của ông Pablo Servigne, chuyên gia về tính chất dẻo dai của các hệ thống xã hội – sinh thái :

« Chúng ta có những người nhận thức được vấn đề này, có những người không. Trong số những người hiểu ra, có người có được niềm tin, có người không tin.

Những người hiểu ra và có niềm tin, số này không nhiều, nhưng tôi tin rằng họ chuyển sang hành động. Chúng ta gọi họ là những người ‘‘transitionneur’’, những người tham gia vào quá trình chuyển hóa (hệ thống). Đó là những người ý thức được rằng một hệ thống như chúng ta biết đang sụp đổ, và một hệ thống mới đang nẩy sinh (5).

Điều rất quan trọng là cùng lúc nhận ra : Cái chết (của hệ thống cũ) và sự sinh thành (của cái mới) đang song hành diễn ra. Ngay từ đầu, cho dù không ý thức được hoàn toàn, khi nói đến sự sụp đổ, chúng tôi đã gợi ra cái thế giới đang sinh thành này.

Đây là một cơ hội để nhận ra những rào khóa ngăn cản chúng ta đi đến được một thế giới tốt đẹp hơn. Vì thế, sự sụp đổ có thể coi như một cơ hội, như một sự cởi trói rộng khắp. Để mô tả điều này, tôi sử dụng hình cái cây cổ thụ trong rừng. Cây sồi khổng lồ - xã hội công nghiệp của chúng ta – sụp đổ, chính nhờ sự sụp đổ đó, mà những mầm cây bên dưới có thể vươn lên tìm đến ánh sáng ».

Hàng triệu mầm non đang trỗi dậy

Nhà sinh thái học Pháp nhấn mạnh : « Chỉ cần mang lấy cặp kính với cái nhìn dự báo về sụp đổ, có thể thấy khắp nơi trên thế giới hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu những mầm non đang trỗi dậy, từ các sáng kiến nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp cộng sinh với thiên nhiên, đến nền kinh tế - đoàn kết, các đồng tiền địa phương… Chỉ cần xem bộ phim tài liệu ‘‘Demain/Ngày mai’’ (6), cùng với cuốn sách giới thiệu về phim, đã nhận được sự hưởng ứng như thế nào của công chúng, có thể thấy rất nhiều mầm non, đầy sáng tạo, đầy nhiệt huyết. Thực sự là một phong trào toàn cầu, thực sự mang lại niềm phấn khích.

Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh là, điều đó không có nghĩa là phong trào đã thành công.

Điều cơ bản, được thể hiện rất rõ trong cuốn sách là, cho dù có những mầm non như vậy, sự sụp đổ là chắc chắn.

Những mầm non như vậy không phải là các giải pháp. Đó là những con đường cần phải theo, để có thể chống chèo nhằm vượt qua quá trình sụp đổ. Sự sụp đổ là không thể tránh khỏi. Chính bởi vì chấp nhận thực tại sụp đổ, mà chúng ta đến được với những mầm non ấy, nâng niu chúng, tài trợ cho chúng, nhân rộng chúng ra (7). Để đi về phía trước ».

***

Được ấn hành năm 2015, không lâu trước Thượng đỉnh COP 21 về khí hậu tại Paris, cuốn “Mọi thứ có thể sụp đổ như thế nào?” đã vang lên như một lời báo động vô cùng khẩn thiết.

Toàn thể các quốc gia trên hành tinh rốt cục đã tìm được một đồng thuận tối thiểu về nguyên tắc, để cùng nhau hướng đến một thế giới nhiệt độ không tăng quá 2°C, thậm chí dưới 1,5°C. Nhưng vấn đề là : Liệu các cam kết về nguyên tắc nói trên trong lĩnh vực này, cũng như các lĩnh vực cơ bản khác, có chuyển được thành hành động đủ nhanh và đủ mạnh, để kịp thời giảm thiểu những hậu quả tàn khốc do phát triển mù quáng bất chấp môi trường – sinh thái, trước khi những thay đổi đạt đến cái ngưỡng không thể vãn hồi ?

____

(1) Nếu như, vào đầu thế kỷ XX, khai thác dầu mỏ mang lại siêu lợi nhuận (trung bình bỏ một lãi 100), thì hiện nay hiệu suất đầu tư năng lượng giảm xuống chỉ còn 1 : 10 đến 1 : 20 đối với dầu mỏ quy ước, và 1 : 2 và 1 : 4 đối với dầu cát, hay 1 : 5 đối với dầu đá phiến. Ngoại trừ thủy điện (đã phát triển gần tới ngưỡng, và không kể đến các tác hại ghê gớm về môi trường), nhiều loại hình được coi là tái tạo khác cũng phải cần rất nhiều sự hỗ trợ của chính các loại năng lượng hóa thạch và hiệu suất cũng không cao. Từ 1 : 2,5 đối với năng lượng mặt trời, đến 1 : 18 với năng lượng gió (với những tính chất bất lợi của loại hình năng lượng này, như không ổn định và khó tích trữ) (trang 35).

(2) Mô hình Meadow trong “Báo cáo của câu lạc bộ Roma” (được công bố năm 1972), dự đoán nền văn minh công nghiệp sẽ sụp đổ vào khoảng từ 2015 đến 2025. Báo cáo Roma đưa ra nhiều khuyến cáo để ngăn ngừa viễn cảnh này. Theo mô hình Meadow, được cập nhật năm 2004, còn một chút cơ may cho khả năng thoát khỏi sụp đổ, với ba điều kiện :

a - Dân số tối đa là 7,5 tỷ năm 2040 (giảm 0,5 tỷ so với dự kiến) ; b - ổn định phát triển công nghiệp ở mức chỉ tăng 10% so với năm 2000, và phân phối công bằng các thành tựu phát triển ; c – giảm mức độ suy thoái của đất đai, cùng lúc với tăng hiệu suất nông nghiệp.

(3) Trong cuốn « Requiem for a Species: Why We Resist the Truth about Climate Change / Chuông nguyện hồn chúng sinh : Vì sao chúng ta chối bỏ sự thật về biến đổi khí hậu ».

(4) Chiến lược xóa tan những nghi ngờ về tính độc hại đã các ngành công nghiệp thuốc lá, a-mi-ăng, thuốc trừ sâu…. áp dụng thành công trong suốt nhiều thập kỷ. Trước COP 21 tại Paris, rất nhiều thượng đỉnh về khí hậu đã rơi vào thất bại một phần cũng do các tuyên truyền reo rắc hoài nghi, được nhiều nhà khoa học tiếp tay.

(5) Đối lập với những « Transitionneur » là những người « Survivaliste/Prepper », chủ trương thân ai nấy lo. Bộ phim Úc nổi tiếng Mad Max, của đạo diễn George Miller, mô tả cuộc chiến tàn khốc của ngày tận thế với cuộc đại khủng hoảng dầu mỏ.

(6) Bộ phim Demain, với tiểu tựa ‘‘Un nouveau monde en marche/Một thế giới mới đang ra đời’’, được phát hành tại 27 quốc gia. Riêng tại Pháp, phim thu hút hơn 1 triệu khán giả, một hiện tượng hiếm có với phim tài liệu.

(7) Các tác giả cuốn sách đặc biệt chú ý đến đóng góp của Phong trào đô thị chuyển hóa - Transition towns, khởi sự từ thị trấn Totnes nước Anh năm 2006, với nhà nông học Rob Hopskin, nay đã lan tỏa ra hàng chục quốc gia.

Các nhạc phẩm giới thiệu trong tạp chí

* Khúc dạo đầu vở nhạc kịch rock « Le monde est stone/Một thế giới chai cứng ». Soạn nhạc : Michel Berger (1978)

* Ca khúc « Objectif Terre » (Hành tinh khóc) của Ridan (2007)

* Ca khúc «Merci ma planète/Xin cảm ơn Trái Đất » của Dominique Dimey (2008)

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 4/22/2020(UTC)
viethoaiphuong
#466 Posted : Thursday, April 23, 2020 1:10:33 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19: Phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa

Tú Anh - 23/04/2020
Liệu siêu vi corona SARS-CoV-2 gây đại dịch trên thế giới "sổng chuồng" từ phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán chứ không phải tự nhiên xuất hiện tại chợ động vật hoang dã như chính quyền Trung Quốc lý giải ? Không thể loại trừ xác suất siêu vi lây cho một nhà khoa học, một nhân viên, và người này lây nhiễm cho dân Vũ Hán. Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, lại có thể thoát khỏi mọi kiểm soát?

Không phải vô cớ mà Mỹ điều tra và Anh, Pháp muốn Trung Quốc trả lời sáng tỏ. Cũng phải có lý do Trung Quốc cấm chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến thanh tra tận nơi cũng như giấu biệt thông tin về một nhà nghiên cứu trẻ tuổi Hoàng Diễm Linh.

Cội nguồn : Ngây thơ hay tham lợi

Đối với công luận Pháp, nước Pháp thiếu chín chắn khi cung cấp cho Hoa lục một phòng thí nghiệm tối tân, được xem là "quả bom hạt nhân sinh học". Ngược dòng thời gian về năm 2004 với một số nhân vật có thế lực lúc bấy giờ qua bài điều tra của Le Figaro: "Làm thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu, thoát khỏi mọi kiểm soát?".

Nghi vấn phòng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương trực tiếp nêu lên và muốn làm sáng tỏ : Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì tuyên bố, « có nhiều chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết ».

Paris bối rối là phải. P4 là phòng thí nghiệm sinh học cực an toàn dùng để nghiên cứu các loại siêu vi cực độc mà chưa có thuốc trị, cũng không có vác-xin phòng ngừa. Vào lúc đó, đề án hợp tác trong một lãnh vực nhạy cảm như thế với y tế Trung Quốc đã gây căng thẳng trong nội bộ của Pháp.

Từ năm 2004, giới tình báo và an ninh quốc phòng, chuyên gia vũ khí sinh học Pháp đã khuyến cáo các chính phủ tại Paris không nên xuất khẩu phòng thí nghiệm P4, hạng "an toàn tối đa" cho Trung Quốc để nghiên cứu siêu vi SARS. Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị và công nghiệp, với những lý do khác nhau, người thì sợ Bắc Kinh trả đũa, kẻ muốn hợp tác để kiểm soát không cho đối tác âm thầm chế tạo vũ khí vi trùng.

Nhóm phóng viên điều tra của Radio France phát hiện vào năm 2004, tổng thống Jacques Chirac và chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào quyết định hai nước hợp tác chống các bệnh truyền nhiễm mới nẩy sinh. Trong chiều hướng này, ngoại trưởng Michel Barnier ký thỏa thuận chuyển giao một phòng thí nghiệm P4.

Trước đó, thủ tướng đầu tiên của tổng thống Chirac, nhiệm kỳ hai, Jean- Pierre Raffarin (một người bạn của Trung Quốc như đánh giá của Bắc Kinh) gặp bác sĩ Trần Chu, đang được đào tạo chuyên môn tại bệnh viện Saint Louis, và là người thân cận của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, tiền nhiệm của Hồ Cẩm Đào.

Một năm trước đó, 2003, Trung Quốc bị dịch Viêm phổi cấp tính SARS. Theo lời kể của một công chức cao cấp, theo dõi hồ sơ này, vào lúc đó trong giới chính trị Pháp, một số người cho rằng cần phải giúp các nhà sinh học Trung Quốc nghiên cứu các loại siêu vi mới như Ebola, SARS, trong điều kiện tốt. Tránh cho họ tự mò mẫm nghiên cứu với các phương tiện thiếu thốn và kiến thức còn hạn hẹp. Nói rõ hơn là không để Trung Quốc âm thầm chế tạo vũ khi sinh học.

Nhưng dự án này gây tranh luận trong nội bộ Pháp. Jacques Chirac, Jean-Pierre Raffarin ủng hộ. Trong giới y khoa, trong đó có bác sĩ cựu bộ trưởng Bernard Kouchner tán đồng. Nhà doanh nghiệp kỹ nghệ dược phẩm, vắc-xin Alain Merieux, cũng hăng hái cùng điều hành hội đồng chỉ đạo với đối tác bác sĩ Trần Chu.

Trái lại, các chuyên gia chống phổ biến vũ khí sinh học ở bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng, Văn Phòng Quốc Phòng và An Ninh Quốc Gia trực thuộc phủ thủ tướng và trong giới nghiên cứu khoa học đều lo ngại. Họ sợ P4 biến thành nơi chế tạo vũ khí sinh học. Nhất là, khác với vũ khí hóa học và hạt nhân, cộng đồng quốc tế không có một cơ chế kiểm soát các phòng thí nghiệm "y tế".

Cụ thể là một số phòng thí nghiệm loại P3, lưu động, mà chính phủ Jean-Pierre Raffarin bán cho Trung Quốc ngay sau khi dịch SARS kết thúc, cũng không được Trung Quốc xác minh dùng để làm gì. Phe tìm cách trì hoãn thi hành thỏa thuận khuyến cáo chính phủ Pháp đừng xem nhẹ bởi vì "P4 là một nhà máy nguyên tử vi khuẩn".

Gửi trứng cho ác: Viện P4 Vũ Hán

Tuy nhiên, giới lãnh đạo chính trị quyết định thi hành, chống lại ý kiến của các chuyên gia. P4 được xây dựng xong vào năm 2015. Ngày P4 Vũ Hán đi vào hoạt động, tháng 01/2018, trùng hợp với chuyến viếng thăm của tổng thống Emmanuel Macron. Pháp cũng làm nhiều cách để kéo dài thời gian nhưng cuối cùng cũng phải "giao hàng", một chuyên gia cho biết như thế.

Bởi vì vào thời điểm đó, Pháp có nhiều dự án khác với Trung Quốc như xây một nhà máy xử lý phóng xạ, hợp đồng bán máy bay Airbus. Khác với Hoa Kỳ, Pháp chỉ là cường quốc hạng trung, không có đủ khả năng đối đầu với các biện pháp trả đũa của Trung Quốc. Bắc Kinh còn bắt chẹt doanh nghiệp Pháp để chiếm đoạt công nghệ. Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền Pháp là "quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào chữ tín của chính quyền Trung Quốc".

Những gì xẩy ra sau đó cho đến đại dịch Covid-19 chứng minh là phe "không tin" Trung Quốc có lý. Nhà thầu Trung Quốc lãnh phần xây dựng nhưng không đáp ứng được nhu cầu kiến trúc bảo đảm an toàn rất phức tạp.

Thất vọng vì không thấy kết quả hợp tác cụ thể, năm 2015, đồng chủ tịch hội đồng hợp tác song phương Alain Merieux từ chức. Nhóm chuyên gia Pháp, 50 người, lẽ ra sẽ cùng làm việc với các đồng nghiệp Trung Quốc tại P4 trong 5 năm đầu, không bao giờ đến Vũ Hán. Bắc Kinh ngăn chận hay vì Pháp thiếu tài chính?

Khi phòng thí nghiệm bán thú hoang ra chợ

Điều rõ ràng là Trung Quốc không minh bạch, không tôn trọng thỏa thuận. Hoạt động tại P4 được giữ kín. Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, sau khi thăm P4 năm 2018, đã cảnh báo Washington về tình trạng thiếu an toàn của phòng thí nghiệm.

Ngày 16/04/2020, báo chí Trung Quốc cũng nói đến những bất cập: Nhiều nhà khoa học tại P4 đã vất dụng cụ xuống cống rãnh mà không qua sát trùng. Họ còn bán thú rừng thử nghiệm ra chợ Vũ Hán, để có thêm thu nhập.

Một nhà nghiên cứu mất tích

Nhưng sự kiện gây bối rối cho Trung Quốc là các câu hỏi liên quan đến số phận một chuyên gia về siêu vi SARS tại P4 tên Hoàng Diễm Linh. Phải chăng nhà nghiên cứu trẻ tuổi này là bệnh nhân ZERO.

Ảnh của Hoàng Diễm Linh đột nhiên bị xóa trên trang mạng của P4. Viện P4, lúc đầu cũng chối là không có nhân viên tên Hoàng Diễm Linh rồi sau đó đăng trở lại. Truyền thông Nhà nước lập đi lập lại "Hoàng Diễm Linh, vẫn khỏe mạnh, không bị nhiễm siêu vi corona, đang làm việc ở một thành phố khác, không trở lại Vũ Hán". Nhưng cho đến nay, Hoàng Diễm Linh vẫn biệt vô âm tín.

Nguồn: Le Figaro, RFI, SciencePost
viethoaiphuong
#467 Posted : Friday, April 24, 2020 1:56:38 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm : Tây phương tỉnh thức trong đau đớn

Thùy Dương - RFI - 24/04/2020
Trong những năm 1990, hoạt động của ngành công nghiệp dược phẩm châu Âu và Mỹ đa phần chuyển sang Trung Quốc. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, phương Tây tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mọi ngả đường đều dẫn đến Trung Quốc

Theo nhận định của báo Le Figaro trong bài viết « Khi Tây phương từ bỏ ngành sản xuất dược phẩm » đăng ngày 13/04/2020, sức khỏe của người dân phương Tây phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc và chính sự bùng phát toàn cầu của dịch bệnh Covid-19 đã giúp người châu Âu và Mỹ « tỉnh ngộ ». Có một điều các nhà khoa học, giới chuyên môn phần nào đã nắm rõ, nhưng đa phần công chúng thì chưa biết : trong vòng chưa đến 30 năm, tất cả mọi quốc gia trên thế giới, đi đầu là châu Âu và Mỹ, đã « nhường » một phần lớn « chủ quyền » về thuốc men và trang thiết bị y tế cho Trung Quốc. Quốc gia rộng lớn này trở thành xưởng bào chế hơn 80% hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm. Đáng nói hơn nữa là Trung Quốc nắm giữ 80-90% dược liệu để bào chế ra các hoạt chất chính và các loại thuốc thay thế các dược phẩm hiện giờ không còn được bào chế nữa.

Chẳng hạn, Trung Quốc sản xuất tới 97% dược liệu và hóa chất cần thiết để sản xuất kháng sinh đồng dạng (générique) tiêu thụ tại Mỹ - đối thủ địa chính trị của Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nhà sản xuất dược phẩm được hưởng lợi lớn từ chính sách di dời ngành công nghiệp dược phẩm của Tây phương, song suy cho cùng thì nền sản xuất Ấn Độ cũng không thoát được cảnh phụ thuộc đến 80% vào hoạt chất chính do Trung Quốc bào chế. Nói một cách hình ảnh như chuyên gia Rosemary Gibson của viện Hastings, Mỹ, thì « Tất cả mọi con đường đều dẫn đến Trung Quốc ».

Bức màn bí mật thời « thị trường toàn cầu »

Cũng theo chuyên gia Gibson, điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê về lĩnh vực dược phẩm thường được bao phủ bằng một bức màn bí mật cho dù chúng ta đang sống trong « một thị trường toàn cầu ». Tuy nhiên, việc khan hiếm nói chung các loại thuốc quan trọng sống còn vào lúc nhiều nhà máy của Trung Quốc phải ngưng hoạt động, khiến chính phủ các nước yêu cầu phải có các số liệu chính xác. Từ tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nguyên thủ Nga Vladimir Putin cho đến lãnh đạo Mỹ Donald Trump dường như đều có chung yêu cầu khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm và công nghiệp hóa học của quốc gia. Các nhà lãnh đạo cũng bắt đầu suy tính đến việc đa dạng hóa và « hồi hương » các dây chuyền sản xuất quan trọng.

Ông Bruno Bonnemain, chủ tịch một nhóm làm việc về việc gián đoạn chuỗi cung ứng, cho Le Figaro biết là tại Viện Dược Phẩm Quốc Gia Pháp, từ 10 năm nay, các nhà nghiên cứu đã gióng những hồi chuông báo động về việc Pháp mất quyền tự chủ về dược phẩm do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Bonnemain giải thích là, ngay từ năm 2011, cơ quan này đã được huy động để tiến hành một nghiên cứu cho bộ Y Tế Pháp. Theo báo cáo của Viện Dược Phẩm Quốc Gia, « đối với 86% bệnh viện ở châu Âu, việc khan hiếm thuốc đã trở thành một chủ đề gây lo ngại hàng ngày. Những loại thuốc có liên quan nhiều nhất là thuốc chống nhiễm trùng, chống ung thư, tiếp theo đó là các loại thuốc hồi sức cấp cứu, thuốc tim mạch và thuốc gây mê ».


Chiến lược yếu kém

Nhu cầu cao của các nước mới mới trỗi dậy đã khiến nhu cầu thuốc trên toàn cầu khó được đáp ứng. Ngoài ra, còn phải kể đến việc nhiều nhà máy phải ngưng sản xuất vì các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, môi trường, kỹ thuật hay xã hội. Đó là chưa kể đến các vụ tai tiếng về chất lượng thuốc, chẳng hạn héparin, chất làm loãng máu được nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm 81 người tại Mỹ thiệt mạng. Chuyên gia Bruno Bonnemain lấy làm tiếc là « Không một ai đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi khi vẫn chưa quá muộn ».

Trong những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh. Khoảng 80% các hoạt chất chính vẫn được sản xuất tại châu Âu, chỉ có 20% được nhập từ nước ngoài. Ấy vậy mà sau 30 năm, hiện nay các con số này đã bị đảo ngược. Ông Bonnemain nhấn mạnh : « Sự thay đổi lớn bắt đầu diễn ra trong những năm 1990, sau đó tăng tốc dần vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển ồ ạt vì chi phí nhân công và các quy định về môi trường ».

Kế hoạch ban đầu là tất cả đều được sản xuất tại một nơi. Thế nhưng, với sự cạnh tranh của thuốc đồng dạng generique được sản xuất tại các nước đang phát triển, ngành dược phẩm đã thuê thầu phụ cả mảng sản xuất dược liệu thô, hoạt chất và kể cả thuốc. Đó là thời toàn cầu hóa theo kiểu đôi bên đều có lợi, cho phép một số doanh nghiệp cất cánh và những công ty khác sản xuất với giá thấp. Từng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dược phẩm, ông Bonnemain nói thẳng : « Sai lầm lớn nhất của các chính phủ của chúng ta là không coi các loại thuốc là sản phẩm chiến lược nữa. Khi ưu tiên giá thành, họ đã để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Quyền tự chủ đã bị từ bỏ ».

Quá lơ là về hóa hữu cơ

Đã có thời nước Đức, chứ không phải Trung Quốc, được gọi là nhà máy dược phẩm và hóa chất của cả thế giới. Nói về chuyện nước Đức dịch chuyển các nhà máy dược phẩm, giáo sư Stefan Laufer, từng là chủ tịch hiệp hội Dược Sĩ Quốc Gia Đức cho đến tháng 12/2019, có cùng phân tích như chuyên gia Pháp Bruno Bonnemain. Sự thay đổi cũng bắt đầu từ đầu những năm 1990, và sự di chuyển lớn nền sản xuất sang Châu Á và đặc biệt là tới Trung Quốc cũng diễn ra từ 10 năm nay. Ông Laufet tóm lược : « Do áp lực từ các cơ quan bảo hiểm y tế Đức, thuốc trở thành một sản phẩm mà tiêu chí quan trọng nhất là giá thành chứ không phải chất lượng ». Theo ông, yếu tố môi trường là một lý do lớn dẫn đến việc dịch chuyển ngành hóa học hữu cơ, vốn có lợi cho ngành công nghiệp hóa dược phẩm rất phát triển của Đức. Chuyên gia Laufer lấy làm tiếc là Đức đã quá lơ là, bỏ bê các nhà máy hóa hữu cơ ».

Giáo sư Laufer nhấn mạnh : « Nước Đức đã quá đề cao giá trị thị trường toàn cầu khi cho rằng không cần nghĩ tới sự độc lập quốc gia bởi vì thị trường luôn được đáp ứng. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng. Bây giờ không có thị trường toàn cầu. Nước nào cũng đóng cửa biên giới và đấu đá nhau để giành giật khẩu trang và thuốc men ! » Cũng giống như chuyên gia Pháp Bonnemain, giáo sư Đức Laufer đã gióng những hồi chuông báo động ngay từ năm 2012. Quân đội Đức cũng đã lên tiếng cảnh báo về sự yếu kém về chiến lược. Ông Laufer nhớ lại : « Chúng tôi đã đến Quốc Hội. Các bản báo cáo được gửi đến rất nhiều. Nhưng chẳng ai quan tâm … »

Còn dân biểu Đức Claudia Bernhard, thuộc đảng Die Linke, một người lưu tâm đến hồ sơ này, giải thích : « Sự thiếu phản ứng của các cơ quan công quyền là do sự tác động của các nhà vận động hành lang cho ngành dược phẩm », liên quan đến việc các Quỹ bảo hiểm chịu trách nhiệm ký hợp đồng trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc. Dân biểu này lấy làm tiếc là « Sự thiếu vắng hành động của chính phủ trung ương đã duy trì sự phụ thuộc về dược phẩm. Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh cuối cùng tại Đức đã đóng cửa vào năm 2017. Nhà nước cần cho tái thiết nền công nghiệp dược phẩm, quay lại bào chế các hoạt chất chính. Nói thì dễ hơn làm, nhưng cuộc khủng hoảng không để cho chúng ta có sự lựa chọn, đây là câu hỏi sống còn ». Dân biểu Claudia Bernhard lấy làm mừng vì lãnh đạo Y Tế ở các bang của Đức cũng đề xuất theo hướng nói trên.

Sự thức tỉnh đầy đau đớn

Liên quan đến nước Nga, một nhà tư vấn của hãng tin RNC Pharma, Nikolai Bespalov, cho Le Figaro biết « một cuộc di dời, tương tự những gì đến với phương Tây, đã xảy ra sau khi Liên Xô sụp đổ, tạo ra sự phụ thuộc mạnh mẽ vào Trung Quốc và Ấn Độ (về các hoạt chất và dược liệu thô, 50-70%) » Mối lo là có thật cho dù Nga vẫn có kho dự trữ. Kể từ năm 2010, một nỗ lực dịch chuyển sản xuất về nước đã được khởi động và chính phủ Nga hồi cuối tháng Hai đã quyết định thúc đẩy sản xuất trong ngành hóa chất và dược phẩm.

Nhìn sang nước Mỹ, theo Le Figaro, có môt sự tỉnh thức đầy đau đớn. Với virus corona, người Mỹ mới nhận ra sức khỏe của họ phụ thuộc vào « đại địch thủ » Trung Quốc như thế nào. Mặc dù Mỹ vẫn duy trì sản xuất những hoạt chất chính và các nhà máy vẫn bào chế dược phẩm, nhưng Trung Quốc vẫn thống trị thị trường Mỹ về dược liệu và các hoạt chất chính để sản xuất thuốc đồng dạng và kháng sinh đồng dạng. Tình trạng này tạo ra sự suy yếu chiến lược nghiêm trọng cho nước Mỹ.

Trong một báo cáo của Hội đồng quan hệ đối ngoại, nhà nghiên cưu Yang Zong Yuhan nhắc tới một cuộc trao đổi ở Nhà Trắng mà nhà báo Mỹ Bob Woodward từng nới tới, theo đó kinh tế gia trưởng Gary Cohn của Nhà Trắng lưu ý là trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc có thể dùng thuốc kháng sinh để đáp trả Mỹ vì Trung Quốc cung cấp tới 97 % lượng kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ : « Nếu quý vị là người Trung Quốc và quý vị muốn hủy hoại nước Mỹ, đơn giản quý vị chỉ cần ngưng gửi thuốc kháng sinh cho chúng tôi ».

Nhà nghiên cứu Rosemary Gibson của viện Hastings nhấn mạnh virus corona càng khiến Mỹ có ý thức về sự phụ thuộc nói trên. Tân Hoa Xã hôm 04/03 nhận định kịch bản Trung Quốc ngưng xuất khẩu thuốc men sang Mỹ sẽ gây khó khăn cho Mỹ, « nhấn chìm nước Mỹ trong đại dương virus corona ». Nhiều nhà chiến lược Mỹ có ý tưởng tách rời nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc. Tại Hạ Viện, một nhóm dân biểu Dân Chủ và Cộng Hòa đề xuất một dự luật nhằm khuyến khích việc « hồi hương » một số dây chuyền sản xuất thuốc.

Tuy nhiên, tất cả các chuyên gia về hồ sơ này đều lưu ý về những khó khăn liên quan đến thời hạn, chi phí, kiến thức hiểu biết để tái lập nền sản xuất. Chuyên gia Đức Laufer cũng tỏ ý hoài nghi về lâu dài : « Việc này sẽ phải mất nhiều năm, các quy trình sản xuất hóa học tinh khiết rất phức tạp, nhất là phải sáng chế ra các công nghệ riêng để đảm bảo tôn trọng tiêu chuẩn xanh (…) Việc này đương nhiên sẽ phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước châu Âu, bởi vì các nước không thể sản xuất toàn bộ chỉ trong nước họ (…) Tất cả những điều trên đòi hỏi có sự thay đổi thực sự trong tư duy. »
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 4/24/2020(UTC)
viethoaiphuong
#468 Posted : Saturday, April 25, 2020 1:12:19 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Coronavirus : sau khi lập quỹ quyên góp tiền cho các điều dưỡng viên, "Captain Tom" lại chiếm vị trí N°1 về bán CD music ở tuổi 99.


AFP- photo : Cụ Tom Moore chụp hình với hai chứng nhận kỷ lục Guinness,
hôm 24 tháng 4, 2020 tại Marston Moreteyne (Anh quốc). (EMMA SOHL / GUINNESS WORLD RECORDS)


franceinfo avec AFP - 25/04/2020
Cựu chiến binh Anh quốc, Tom Moore, người đã kêu gọi quyên góp được hơn 30 triệu euros cho cơ quan y tế công của Anh, ông vừa thu âm ca khúc "You'll never walk alone".

Cụ Tom Moore được ghi nhận hai kỷ lục Guinness, hôm 24 tháng 4, 2020 tại Marston Moreteyne (Anh quốc).

Thêm một tiếng vang của "Captain Tom", người anh hùng của đất nước Anh giữa mùa đại dịch coronavirus. Sau khi kết thúc cuộc diễn hành 100 lần đi quanh sân nhà để cổ vũ tinh thần của các điều dưỡng viên, cựu chiến binh Tom Moore, 99 tuổi, đã góp mặt trong một bài hát và đứng đầu thứ hạng bán nhạc ở Anh. Đây là lần đầu tiên với tuổi của cụ.

Ông cụ gần 100 tuổi đã tìm một cách mới để quyên góp tiền cho quỹ điều dưỡng viên. Ông đã cùng với các nghệ sĩ Anh Michael Ball và ban hợp xướng Y tế công Anh (NHS) thu âm ca khúc tựa đề You'll never walk alone (Bạn sẽ không bao giờ bước đi trong lẻ loi). Bài hát, được lấy ra từ một vở ca nhạc kịch sau thời chiến và đã trở thành khúc khải hoàn ca của các cổ động viên bóng đá, và trở thành biểu tượng đối với cuộc chiến chống đại dịch hiện giờ.

Clip vidéo đã lấy những hình ảnh những cuộc đi bộ nổi tiếng của "Captain Tom" trong sân vườn nhà ông ở Bedfordshire, ở miền trung Anh quốc. Nhưng trong clip cũng có hàng chuc đồng ca điều dưỡng viên NHS được quay phim đang cùng hát. Bản nhạc đã bán được 82 000 CD trong vòng 1 tuần lễ và được xếp hạng nhất trong bảng xếp hạng bán đĩa hát.

Hai kỷ lục được Guinness trao tặng

Viện hàn lâm Guinness, hôm thứ sáu, đã ghi nhận 2 kỷ lục để vinh danh cụ Tom Moore "kỷ lục một mình một người đã quyên góp được nhiều tiền nhất trong một diễn hành đi bộ từ thiện" thêm lời ca ngợi "Người bất khuất 99 tuổi đã xứng đáng có vị trí trong cuốn sổ lịch sử", cụ Tom Moore đã quyên góp được 28 triệu livres (32 triệu euros) cho NHS, bằng cách đi vòng tới lui 100 lần chiều dài (25 m) sân vườn nhà mình với sự trợ giúp của xe đẩy (xe cho người tàng tật). Cụ đã vượt kỷ lục được giữ hơn 40 năm nay bởi một người Canada, Terry Fox, người đã kết thúc kêu gọi lập quỹ với 14,7 triệu đô la Canada hồi năm 1980 (khoảng hơn 30 triệu euros hiện nay với tô lạm phát), nhờ 143 ngày đi xuyên một phần lãnh thổ Canada với một chân giả của anh ta.

Nhưng lần đầu tiên một kỷ lục duy nhất cho "Captain Tom", vì cụ đoạt luôn kỷ lục thế giới "thu đĩa hát ở tuổi già nhất được xếp hạng đầu bảng bán đĩa nhạc tại Anh, lúc 99 tuổi và 359 ngày", ghi chú thêm của Guinness. Nhận phần thưởng hai danh hiệu này, theo như lời cụ Tom thổ lộ "đấy là của chung tất cả chúng ta". Cụ Tom Moore sẽ thổi nến mừng sinh nhật thứ 100 của mình vào ngày 30 tháng 4, cụ nói "thật là một vinh dự".

viethoaiphuong
#469 Posted : Sunday, April 26, 2020 1:01:55 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Thương-Đau thời Covid-19
(HTMT dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp/yahoo fr)
>>
Covid-19 : hai chị em sinh đôi bị gục ngã vì virus cách nhau 3 ngày.


Katy và Emma Davis

Yahoo Actualités 25 avril 2020
Hai chị em sinh đôi, 37 tuổi, bị chết vì Covid-19, cách nhau 3 ngày, tại Southampton, Anh quốc. Cả hai đều là y tá.
Hai chị em sống cùng nhau và chết cũng cùng nhau. Một định mệnh bi kịch của Katy và Emma Davis, hai chị em sinh đôi, 37 tuổi, chết vì Covid-19 cách nhau 3 ngày, theo lời kể của BBC.
"Hai người luôn nói họ đến cõi đời cùng nhau và họ cũng sẽ lìa đời cùng nhau", em của họ là Zoe, nói trên truyền hình Anh.

Katy và Emma đều là điều dưỡng viên "làm việc hết mình vì các bệnh nhân mà họ chăm sóc", Zoe kể, cô cũng cho biết thêm là 2 chị của cô cũng đã có vấn đề về sức khoẻ trước khi tham dự cuộc chiến chống Covid-19. "Họ là những người phi thường... như người ta vẫn nói không có điều gì có thể thực hơn thế".

Hai cô làm việc cùng nhau 9 năm

Katy mất hôm thứ ba, cô là y tá khoa nhi, còn Emma, mất hôm thứ sáu, là y tá giải phẫu. Cặp sinh đôi cùng làm việc với nhau 9 năm trong bênh viên nhi ở Southampton, tới năm 2013.

Theo danh sách của Nursing Times, 50 y tá của Anh đã chết kể từ đầu dịch bệnh Covid-19.


viethoaiphuong
#470 Posted : Monday, April 27, 2020 9:46:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Coronavirus: sống sót qua dịch cúm Tây Ban Nha, cụ bà 107 tuổi được chữa khỏi.

Vincent Gibert - Le HuffPost 27 avril 2020
Tây Ban Nha - Trong lúc đại dịch đã giết chết hơn 200.000 người trên thế giới, nhiều câu chuyện đẹp được biết tới, như ở Ý, với một cụ bà 100 tuổi ở Rimini hay một cụ bà Modène hơn 90 tuổi, được chữa khỏi bệnh virus hồi cuối tháng 3.

Tuần rồi, đến lượt một cụ bà Tây Ban Nha, 107 tuổi đã sống sót với Covid-19. Thêm một điểm đáng chú ý, cư dân này của vùng Ronda en Andalousie đã từng sống sót với dịch cúm Tây Ban Nha, từng giết chết khoảng 20 đến 50 triệu người trên thế giới hồi năm 1918-1919.

Cháu dâu của cụ bà kể trên tờ báo La Vanguardia, như được nhắc lại trong bản tin BFMTV - Ana del Valle từng bị mắc bệnh cúm Tây Ban Nha lúc mới 7 tuổi:

"Ana lớn lên ở vùng quê. Khi dịch cúm Tây Ban Nha tràn đến, gia đình cô cũng không còn sữa hay lương thực. Cô nhỏ, 7 tuổi, đã phải đi đến trang trại gần nhà nhất để mua các thứ trên. Nhưng dọc đường cô bé bị ngất xỉu, và mẹ của cô bé tìm thấy cô lúc đó đang bị sốt rất cao."

Một thế kỷ sau, Ana del Valle lần này lại bị nhiễm coronavirus tại nhà dưỡng lão ở Cadix, một nơi bị dịch tấn công rất nặng.

Tình trạng của cụ bà trở nên nghiêm trọng ngay từ đầu, bị đưa vào cấp cứu hồi sức và qua các điều trị rất nặng nề.

Cuối cùng, sức khoẻ của cụ khá lên chút một, và một tháng sau, cụ được chính thức báo khỏi bệnh.


viethoaiphuong
#471 Posted : Monday, April 27, 2020 9:51:30 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ hi hiếm như "phép lạ" thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Có bầu và bị bệnh Covid-19, cô ấy đã sanh con khi đang phải nối ống thở oxy và sau đó đã chiến thắng bệnh.



Yahoo Actualités•27 avril 2020
Phải nhập viện hồi đầu tháng 4 vì khó thở trong khi đang có bầu tháng thứ 9, Megan Sites bị đặt ống thở oxy. Cuối cùng cô đã đẩy lùi bệnh, không hề biết cô đã hạ sinh một con trai nhỏ.

Thật là một chuyện hi hiếm như có "phép lạ"

Hồi đầu tháng, cô gái Mỹ 27 tuổi này được đưa vào cấp cứu của Joint Township District Memorial Hospital, bang Ohio (Hoa Kỳ), vì khó thở. Ngay lập tức, các bác sĩ thấy là cô bị nhiễm SARS-CoV-2.

"Tôi tự nói rằng giờ của tôi đã điểm"

Sau một thoáng khá lên, tình trạng của bệnh nhân đột ngột trở lên trầm trọng, cô tiếp tục nằm bệnh viện. "Tôi bị đau khắp cơ thể. Thở, ho, cử động, chỉ một chút thôi là tôi bị đau khủng khiếp, cô gái trẻ kể lại trên báo Mirror. Tôi đã có lúc bị trầm cảm. Tôi tự nói rằng giờ của tổi đã điểm và tôi sẽ ra đi".

Các bác sĩ quyết định, với sự đồng ý của Megan, để cô thở bằng ống và dùng thuốc gây mê. Tình trạng bệnh nặng của cô khiến cuộc phẫu thuật hết sức nguy hiểm, cô gái trẻ có bầu, hoàn toàn bất tỉnh và thở bằng ống, cô được chuyển đến một bệnh viện ở thành phố Dayton, cách đây khoảng 100 km..

Baby không có biểu hiện gì nhiễm coronavirus

Tại bệnh viện ở Dayton, các bác sĩ mổ đã thực hiện việc cho cô sanh baby chỉ với vết xẻ (chứ không mổ?), trước khi lo việc chữa bệnh hô hấp của cô.

Sanh sau 29 tuần và 6 ngày có bầu, tức là sanh thiếu ngày, cậu bé, lập tức được đưa vào lồng nuôi, nơi khoa nhi của bệnh viện.

Sau nhiều ngày bị hôn mê, Megan cuối cùng đã chiến thắng bệnh và tỉnh dậy. Sau đó cô được phép nhìn thấy con lần đầu, 10 ngày sau khi cậu bé chào đời. Các xét nghiệm cho thấy cậu bé hoàn toàn không có dấu hiệu bị nhiễm coronavirus, Megan Sites và con trai cô sẽ được phép trở về nhà trong khoảng 4 đến 5 tuần lễ nữa.



viethoaiphuong
#472 Posted : Tuesday, April 28, 2020 11:55:25 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ 'cảm động' thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>
Bà ngoại người Colombia mừng sinh nhật 100 tuổi giữa lúc có lệnh giới nghiêm.


cụ bà Feliza Salazar, sinh nhật 100 tuổi

Le HuffPost 26 avril 2020
CORONAVIRUS - 100 tuổi lúc giới nghiêm. Trái với việc phải hoãn bỏ buổi họp mặt mừng sinh nhật 100 tuổi vì lý do dịch bệnh coronavirus, gia đình cụ bà Feliza Salazar đã quyết định tặng cụ bà món quá bất ngờ, hôm 21 tháng 4. Như được thấy trong đoạn video được bỏ lên mạng xã hội.

Ngồi trước cửa nhà, Feliza Salazar, cụ bà 100 tuổi sống ở Cali, phía tây của Colombia, đã nhận hoa, bóng bay và bánh ga tô do cảnh sát đem đến để mừng sinh nhật cụ bà, giữa mùa dịch bệnh coronavirus.

Cháu gái của cụ Salazar đã sửa soạn sự bất ngờ với cách đề nghị cảnh sát ở đây đem quà sinh nhật 100 tuổi cho bà ngoại, vì gia đình Salazar không thể họp mặt vì lệnh giới nghiêm mà chính phủ Colombia ban hành.

Trong video : một đội cảnh sát đi xe, đến gần nhà cụ Salazar, họ đem lãng hoa to, bóng bay màu tím, hình màu hồng xếp chữ 100, bánh ga tô, đi thành hàng về phía nhà cụ bà. Ở đó, cụ bà đang ngồi ghế trước cửa (chắc có ai bảo cụ ra cửa ngồi?). Đội cảnh sát tới, người sĩ quan nói "Xin chào bà Feliza...!" rồi các quà sinh nhật được đội cảnh sát lần lượt trình cụ bà và họ chụp hình chung với cụ Feliza Salazar 100 tuổi.

"Sinh nhật thứ 100 của tôi, được cảnh sát hộ tống, thật là tuyệt vời", cụ bà Salazar cảm động nói.

viethoaiphuong
#473 Posted : Wednesday, April 29, 2020 11:42:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cựu quân nhân Mỹ và người con gái Việt bán ve chai mong ngày gặp mặt

An Hải - VOA - 29/04/2020


Bà Trần Thị Thu, 53 tuổi, thu lượm ve chai tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, ngày 24/04/2020. Photo by Tran Thi Thu


Vào cuối tháng 10/2019, ông Keith Rockwood, một cựu quân nhân Hoa Kỳ hiện đang ngụ tại thành phố Webster, bang Massachusetts, nhận được một cuộc điện thoại từ nữ tình nguyện viên DNA của tổ chức phi lợi nhuận Amerisians Without Borders (AWB) hỏi rằng ông có từng đến Việt Nam hay không. Ông trả lời “Có.” Đầu dây bên kia cho biết rằng nhiều khả năng ông có một người con gái hiện đang ở Việt Nam.

“Nhận được cuộc điện thoại tôi rất ngạc nhiên! Nhưng tôi không bị sốc vì tôi từng có linh cảm trong nhiều năm qua rằng đó là một khả năng,” ông Rockwood, hiện là một trung sĩ cảnh sát làm việc tại trường College of the Holy Cross, nói với VOA Tiếng Việt.

Nhận được cuộc điện thoại tôi rất ngạc nhiên! Nhưng tôi không bị sốc vì tôi từng có linh cảm trong nhiều năm qua rằng đó là một khả năng.
Ông Keith Rockwood

Vào tuổi đôi mươi anh thanh niên Rockwood rời thị trấn Webster ở bang Massachusetts gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Và vào mùa Giáng sinh năm 1966 khi làm nhiệm vụ tiếp tế trên tàu số YFU-70 thuộc đơn vị tàu đổ bộ LCM-876 của Hải quân Hoa Kỳ đồn trú khu vực Đà Nẵng, anh đã phải lòng người con Huế tên Phan Thị Việt Hồng.


Bà Trần Thị Thu và mẹ là bà Phan Thị Việt Hồng - hiện đang sinh sống ở tỉnh Đồng Nai. Photo provided by Tran Thi Thu

Kết quả của mối tình trai chiến binh Mỹ và gái Việt tại Đông Hà, Quảng Trị là sự chào đời của cô con gái tên Phan Thị Tuyết Thu vào ngày 18/08/1967, sau này đổi tên là Trần Thị Thu, và đổi năm sinh là 1965 vì nhiều lý do. Khi ấy ông Rockwood đã kết thúc nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam và đã quay về Mỹ.

Bà Thu năm nay 53 tuổi, hiện sống bằng nghề buôn bán ve chai và đi làm thuê ở một vùng quê hẻo lánh ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Trong suốt hơn 50 năm, bà sống trong nỗi đau là thân phận con lai, mặc cảm vì bị xa lánh, và nghèo túng vì không được học hành tử tế. Bà nghĩ rằng suốt đời bà sẽ chẳng tìm được cha, và đối với bà hình ảnh người cha qua lời người mẹ kể lại đó là một người lính tiếp vận của Hải quân Mỹ, mà đôi bên chỉ biết nhau trong thời gian ngắn ngủi giữa lúc chiến trường loạn lạc.

Bất ngờ vào giữa năm 2018, em gái của bà Thu gặp một thành viên trong nhóm AWB - Hội Tình lai Không Biên giới, một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ giúp hỗ trợ những “Anh Chị em Lai” ở Việt Nam thực hiện xét nghiệm DNA để tìm cha ở Mỹ, và gợi ý bà Thu tiến hành làm xét nghiệm, dù bà nghĩ rằng hy vọng tìm được cha rất mong manh.

Bà Trần Thị Thu kể lại câu chuyện làm xét nghiệm DNA với VOA:

“Họ thử DNA cho tôi vào tháng 11/2018 và đến 10/2019 thì tôi nhận được tin là đã tìm được cha của tôi. Tìm được cha, ôi, tôi mừng quá là mừng!”

“Nhờ Hội giúp mà tôi tìm được cha. Xúc động lắm không biết nói gì hơn,” bà Thu chia sẻ.

Ông Jimmy Miller, người sáng lập AWB, cho VOA biết: “Khi cho thử DNA thì cho kết quả cô Thu là con lai. Khi thử qua công ty Ancestry thì cho kết quả tương thích với kết quả DNA của ông Rockwood. Ông Rockwood thử một lần nữa qua Family Tree thì kết quả cũng tương thích với DNA của cô Thu. Ông ấy rất là vui.”

Hội Tình lai Không Biên giới sử dụng xét nghiệm DNA để xác định gần 400 người con lai vẫn còn bị kẹt ở Việt Nam như trường hợp của bà Thu, vận động và hỗ trợ việc định cư sang Mỹ cho họ.


Cựu quân nhân Hoa Kỳ Keith Rockwood ở Webster, Massachusetts, cha của bà Trần Thị Thu. Photo provided by Tran Thi Thu

Vào 5 năm trước, ông Rockwood đã sử dụng xét nghiệm DNA của Ancestry cốt để tìm gốc gác gia phả của mình, nhưng không ngờ rằng kết quả cho biết có sự tương thích với DNA của cô Thu, một người phụ nữ đang mong đợi tìm cha ở Mỹ. Điều này khiến ông vừa ngạc nhiên vừa hạnh phúc, nhất là nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ Hội Tình lai Không Biên giới do ông Miller làm Chủ tịch.

Ghi nhận sự hỗ trợ chân tình từ ABW, ông Rockwood nói: “Anh Jimmy Miller hỗ trợ tôi rất nhiều và tôi biết ơn anh ấy. Anh ấy đang lo thu xếp việc làm giấy tờ. Và sau đó tôi sẽ gửi một lá thư và cam kết thừa nhận về mối quan hệ cha con có công chứng để gửi cho Tổng lãnh sự quán và các giấy tờ khác để con gái tôi cùng chồng và hai đứa con của họ đến Hoa Kỳ nếu họ muốn.”

“Hằng ngày tôi trò chuyện rất vui với Thu và hai đứa con gái của Thu, với sự hỗ trợ dịch thuật của Google,” ông Rockwood nói với VOA.

“Tôi rất nôn nóng được gặp con gái và gia đình. Tôi có kế hoạch vào ngày 1/6 này sẽ sang đó cùng với con trai út của tôi, tức là em trai của Thu,” ông Rockwood nói.

Tuy nhiên, theo bà Thu, kế hoạch về Việt Nam của cha bà và cuộc hội ngộ cha con vào đầu tháng 6 tới có thể bị hoãn lại một thời gian vì biến cố dịch Covid-19.

Bà Thu chia sẻ tâm sự của bà về tình phụ tử thiêng liêng: “Ông nói rằng ông thật sự không biết có con trên đời, chứ ngày xưa mà mẹ con cho ba biết mẹ con đã có bầu thì ba có khả năng xin gia hạn ở Việt Nam thêm một năm nữa.”

“Ông nói rằng trong mấy chục năm qua trong thâm tâm của ông lúc nào cũng suy nghĩ là ông còn bỏ quên một thứ gì đó ở Việt Nam, trong lòng ông bất an vì cứ nhớ hoài ký ức Việt Nam.”

“Tiếp xúc với ông nhưng tôi không biết tiếng Anh. Cha và con cứ nhắn tin qua lại và nhờ Google dịch, chứ tôi không nghe được tiếng của ông.”

Tiếp xúc với ông nhưng tôi không biết tiếng Anh. Cha và con cứ nhắn tin qua lại và nhờ Google dịch.
Bà Trần Thị Thu

“Tối qua ông nhắn rằng ông chỉ muốn virus Covid-19 biến mất càng nhanh càng tốt để cho ba sắp xếp chuyến đi của con qua bên đó càng sớm càng tốt,” bà Thu cho biết thêm.

“Hiện giờ thì chúng tôi đang giúp làm giấy tờ để cho cô Thu và gia đình đi Mỹ,” ông Miller cho VOA biết.


Những người con lai Mỹ ở Việt Nam. Photo Amerasians Without Borders, Hội Tình Lai Không Biên giới (AWB).

Ông Miller nói: “Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 45 năm rồi, cùng với sự tang thương, chết chóc, và chia ly… nhưng đây là câu chuyện có kết cuộc đẹp. Chúng ta nên chia sẻ câu chuyện đẹp cho thế giới biết.”

Chiến tranh Việt Nam chấm dứt 45 năm rồi, cùng với sự tang thương, chết chóc, và chia ly… nhưng đây là câu chuyện có kết cuộc đẹp. Chúng ta nên chia sẻ câu chuyện đẹp cho thế giới biết.
Ông Jimmy Miller

Ông Miller cho VOA biết gần đây Hội tình lai Không biên giới đã đưa ra một kiến nghị kêu gọi Tổng thống Donald Trump đưa ra những nỗ lực mới để đưa những người con lai về nước.

“Bốn mươi năm năm sau, Hoa Kỳ vẫn còn nghĩa vụ quay trở lại Việt Nam, thu dọn tẩy độc, tìm kiếm hài cốt của những người mất tích trong chiến tranh…, trong khi con cái của họ vẫn kẹt lại ở Việt Nam, và hiện vẫn đang còn sống. Vậy nên, chúng ta cần phải đưa những người con này về nhà.”

Thông báo của AWB:

Vào ngày 30/04/2020 tới đây, AWB sẽ kết thúc chương trình thử DNA đã kéo dài suốt 7 năm qua tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ai biết rằng mình là con lai và đã ghi danh với AWB trước thời gian này vẫn sẽ được tiếp tục xét nghiệm.


viethoaiphuong
#474 Posted : Thursday, April 30, 2020 1:15:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>
Cụ bà được chữa khỏi coronavirus và mừng sinh nhật 100 tuổi.


Photo by Kenzo TRIBOUILLARD / AFP

Yahoo Actualités•30 avril 2020
Những người già bị Covid-19 tấn công dữ dội nhất. Nhưng đôi khi, một số người đã chiến thắng được bệnh, tuy rất hi hiếm. Đấy là trường hợp của cụ bà người Bỉ, Julia Dewilde, 100 tuổi và đã hồi phục hoàn toàn tại bệnh viện.

Một màn chúc mừng, những tràng pháo tay, những máy ảnh và một bó hoa thật to : đấy là cuộc đón tiếp được dành cho Julia Dewilde khi trở lại nhà già, hôm thứ tư. Vì, không những ngoài việc được chữa khỏi Covid-19, mà bà còn vượt qua ngưỡng 1 thế kỷ và đã thêm 4 ngày, 2 sự kiện tuyệt vời xứng đáng một cuộc đón tiếp nồng nhiệt, cảm động.

Julia Dewilde bị vào bệnh viện hồi giữa tháng 4. Nếu như bà không được đưa vào cấp cứu hồi sức, bà đã phải điều trị bằng thuốc kháng sinh với việc thở bình oxy phù hợp tình trạng của bà và chống mất nước, một điều dưỡng viên giải thích với AFP. Laura Bertrand, y tá lo chăm sóc cho cụ bà, đã không dấu niềm vui của cô : "Bà ấy là một trong những thành công rất đẹp của chúng tôi. Điều này cho chúng tôi sự ấm áp trong trái tim. Tổng cộng, Julia Dewilde đã phải điều trị 19 ngày tại bệnh viện Bois de l'Abbaye ở Seraing, gần Liège (phía Đông). Người phát ngôn của bệnh viện, Nicolas Petterle, chia sẻ : muốn cụ bà xuất viện đúng vào sinh nhật thứ 100 của mình. Nhưng đấy là cần thiết phải giữ lại thêm 4 ngày để có kết quả rõ ràng của xét nghiệm là âm tính xác nhận đã khỏi bệnh hoàn toàn đối với Julia Dewilde.

Kể từ giờ, cụ bà trăm tuổi mong muốn được gặp lại những người thân, Tại Bỉ cũng như Pháp, cách ly những người già là điều hết sức giải quyết về tâm lý. Nhưng đôi khi là cần thiết: tại Bỉ, phấn lớn trong số 7.500 người chết, trong một đất nước chỉ có 11,5 triệu dân số, độ tuổi từ 75 trở lên.

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 4/30/2020(UTC)
viethoaiphuong
#475 Posted : Saturday, May 2, 2020 3:34:57 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bản tin trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)

Covid-19: cụ bà người Pháp 106 tuổi đã chiến thắng virus



Yahoo News • 2 mai 2020
Được xét nghiệm dương tính Covid-19 hôm 15 tháng 4, một phụ nữ Pháp 106 tuổi đã thành công đánh bại virus mà không cần nhập viện. Cụ bà hôm nay có sức khỏe tốt trở lại.

Người cao tuổi nhất của nhà dưỡng lão Richard ở Conflans-Sainte-Honorine, Yvelines, cụ bà Hélène Lefèvre, 106 tuổi, được xét nghiệm dương tính Covid-19 vào hôm 15 tháng 4. Mặc dù tuổi đã cao và các triệu chứng đáng lo ngại (mệt mỏi, sốt), cụ bà đã chiến thắng trong cuộc chiến với virus, mà thậm chí không cần phải nhập viện, theo tin trên báo người Paris. Cụ bà hiện đang có sức khỏe tốt, và tình trạng được các bác sĩ coi là ổn định.

"Trưởng lão của chúng tôi là một người phụ nữ rất tỉnh táo về đầu óc, cụ bà thậm chí còn lo được các tài khoản ngân hàng của mình", Emmanuelle Guillon, giám đốc viện dưỡng lão Ile-de-France (vùng phụ cận Paris), nơi tiếp nhận 200 người hưu trí. "Cụ bà là một người phụ nữ cá tính, có khiếu hài hước", Bruno tâm sự, "người thân tín" của Hélène Lefèvre, ông đến thăm cụ bà 2 lần một tuần kể từ nhiều năm nay.

"Cụ bà chưa bao giờ kết hôn và không còn ai trong gia đình" kể thêm chi tiết bởi một nhân viên xã hội chăm sóc người "Tuổi vàng của nhà dưỡng lão" ở Triel-sur-Seine, cụ bà sẽ có sinh nhật vào ngày 13 tháng 5 và sẽ tiếp tục các giờ tập luyện cùng cô bạn trẻ.

Trưởng lão của nhà dưỡng lão, đến đây ở lúc 100 tuổi, và bị cách ly trong phòng của bà từ nhiều tuần lễ nay. Cụ bà rất mê trò chơi ô chữ (tìm từ đan chéo nhau), sinh năm 1914, vài tháng trước khi Thế chiến 1 xảy ra, và đã sống sót qua Thế chiến 2. Bà ấy luôn ngạc nhiên vì vẫn còn sống, và "không bao giờ bị chết" Bruno quả quyết, tuyệt với sức sống mãnh liệt của cụ bà trăm tuổi, luôn tự bắt buộc mình đi bộ hàng ngày trong hành lang của nhà dưỡng lão.


viethoaiphuong
#476 Posted : Sunday, May 3, 2020 8:05:44 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện tang-thương thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bản tin trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Covid-19: Một mục sư ở Mỹ cắm hàng ngàn lá cờ trắng trong khu vườn nhà thờ của mình để tưởng nhớ các nạn nhân



Yahoo News • 2 mai 2020
Cho rắng các nạn nhân Covid-19 không chỉ là những con số đơn giản, một mục sư ở bang Connecticut đã quyết định cắm một lá cờ trắng trên bãi cỏ của nhà thờ cho mỗi người đã chết trong tiểu bang của mình.

Mỗi buổi sáng khoảng 10h30, Patrick Collins, một mục sư ở Connecticut, đếm hàng trăm lá cờ trắng sẽ được cắm trên bãi cỏ của nhà thờ của ông ở Old Greenwich, Connecticut. Mỗi lá cờ tương ứng với một nạn nhân Covid-19, người đã chết ngày hôm trước. Đến hôm nay, nhà thờ thật đau lòng đếm có hàng ngàn lá cờ trên bãi cỏ của mình, Connecticut là tiểu bang bị nặng nề đứng thứ sáu tại Hoa Kỳ vì đại dịch coronavirus, với hơn 2.250 nạn nhân.

"Các nạn nhân không chỉ là một con số, theo ước tính của vị mục sư của First Congregational Church, nói với CNN. Ông của bạn, bà của bạn, mẹ của bạn không chỉ là một số xác xuất và chúng tôi sẽ không quên họ". Đối với Patrick Collins, sáng kiến ​​này là "một lời nhắc nhở u buồn rằng tất cả chúng ta đều ở trong cùng một hoàn cảnh và rằng tất cả chúng ta đang sống cùng chung với sự mất mát này".

Đó là sau khi chứng kiến ​​sự gia tăng đáng chú ý về số người chết trong Tuần Lễ Thánh vào đầu tháng 4, mục sư Collins đã có ý tưởng tôn vinh người quá cố bằng cách cắm cờ trắng cho mỗi người chết. "Màu trắng là biểu tượng của hy vọng và là khởi đầu hành trình mới", ông nói. Hôm nay, vị mục sư đã gần hết cờ vì số nạn nhân tiếp tục tăng. Và cũng không còn chỗ trống trên bãi cỏ của nhà thờ.

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 5/3/2020(UTC)
viethoaiphuong
#477 Posted : Monday, May 4, 2020 1:59:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ thật lạ !
(HP dịch sang tiếng Việt bản tin trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>
Một con mèo mẹ đem con của nó tới bệnh viện để được chữa bệnh,



Yahoo Actualités•3 mai 2020
Tại Istanbul, một con mèo hoang đã làm bất ngờ những nhân viên của một bệnh viện, vì cô mèo đem đến đây một trong những con mèo con của mình, mà con mèo con rõ ràng là đang cần được cứu chữa.
"Hôm nay, lúc chúng tôi đang ở khoa cấp cứu của bệnh viện, một con mèo tiến đến vội vàng, với con mèo nhỏ trong miệng" Merve Özcan viết trên Twitter. Và sự dũng cảm của con mèo mẹ đã được đền đáp.
Thep Sunny Skyz, các nhân viên của bệnh viện đã nhanh chóng cho 2 mẹ con nhà mèo ăn và uống, trước khi đem con mèo nhỏ đến khoa thú ý để khám bệnh kỹ xem bị gì.



chuyện Lạ thời Covid-19
HP dịch sang tiếng Việt mẩu tin trên báo điện tử Pháp / yahoo fr
>>

Coronavirus : cảnh sát Pháp 'xém' bắt phạt một phụ nữ nằm phơi nắng trên bãi biển...!?

Đấy là hôm qua, ở Montpellier (miền nam của Pháp) : hai cảnh sát đi mô tô để thanh tra 'lệnh giới nghiêm' dọc bãi biển, từ xa họ nhìn thấy một người phụ nữ nằm phơi nắng dưới một cây dù trên bãi tắm vắng ngắt.
2 cảnh sát tiến lại gần và chắc mẩm sẽ tặng 'người đẹp' một giấy phạt 135 euros.
Nhưng tới tận nơi... hỡi ơi, chỉ là một 'một búp bê cao su bơm phồng rõ to, in chang 1 'người mẫu'.
Clíp được đưa lên mạng xã hội FB, dân tình khoái chí bàn tán và tưởng tượng những hoạt cảnh hết sức ngoạn mục (dân Pháp vốn dĩ là vua hài hước)
Còn một tuần lễ nữa sẽ hết lệnh giới nghiêm, các nơi công cộng và nhất là công viên, rừng và số 1 là bãi biển... bàn dân thiên hạ đang nóng lòng đợi được ra khỏi nhà ra sao là hiểu chuyện một ai đó đã cố tình 'bẫy' vụ 'nằm phơi nắng trên bãi tắm' để cảnh sát bị tẽn tò ...!!

https://i962.photobucket...nsolite_France_4mai.jpeg
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 5/4/2020(UTC)
viethoaiphuong
#478 Posted : Tuesday, May 5, 2020 12:36:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ chỉ có ở thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Những người Bỉ này đã đổ bộ trong một xe hơi bằng bìa carton đến McDo drive.



Le HuffPost 4 mai 2020
INSOLITE - Đừng có mà nói chuyện giỡn với một nỗi thèm khát ăn đồ McDo, ngay cả lúc đang có lệnh giới nghiêm. Và nếu vì điều này mà phải tự chế một chiếc xe hơi, đó chính là họ, một gia đình người Bỉ đã làm bằng mọi cách để 'lợi dụng' lúc nhà hàng fast-food mở cửa bán phần.

Như ở nhiều quốc gia, McDonald mở cửa một chút một ở Bỉ. Nhưng phải tuân thủ về cự ly giãn cách xã hội, fast-food hiện mới chỉ bán cho mang đi trên xe ở cửa vào lối drive và để ăn BigMac (ngồi trong xe ngoài bãi đậu xe), như thế phải có một chiếc xe hơi... và đấy là bằng chứng của trí tưởng tượng.

Ở thành phố La Louvière, một bà mẹ không có xe hơi đã mách cách cho các cô con gái tự chế một chiếc xe ô tô và các cô chui vào trong in như có xe hơi thật. “Các con gái tôi muốn ăn McDo mà tôi lại không có xe ô tô. Chúng tôi phải tìm một cách nào đấy và thấy cách này", Nathalie Moermans, bà mẹ, giải thích trên site internet Bỉ Dhnet.be.

Với mấy thùng bìa carton, bà mẹ và 2 cô con gái đã chế chiếc xe “McDo Mobile” - có bảng số xe ghi “Covid-19”. Theo như truyền thông Bỉ, bà mẹ thổ lộ là có chút lo lắng với phản ứng của cảnh sát, nếu như chẳng may họ bắt gặp. Nhưng tất cả đã diễn ra trôi chảy.

"Chúng tôi đến bãi đậu xe của Mc’Donalds và ở đấy, một xe cảnh sát tiến lại phía chúng tôi. Chúng tôi ở ngay trước họ, họ thấy ngay chiếc xe carton không dịch chuyển cách bình thường, Họ hỏi chúng tôi đang làm gì ở đây và chúng tôi giải thích rằng đang sắp hàng vào lối drive-in. Họ cười phá lên và họ còn bấm photo chiếc xe carton của chúng tôi. Họ nói là chúng tôi đã làm vui tươi ngày của họ, Nathalie Moermans kể lại.

Các nhân viên cuả McDo cũng rất ngạc nhiên và cười ngất ngư khi nhìn thấy chết 'xe lạ' này ở cửa gọi đồ ăn. Tất cả mọi người đi qua chiếc xe carton in như thật và trên mạng xã hội sau đó kể về chuyện này, Trên Facebook, post của bà mẹ gia đình được 3000 lượt chia sẻ nhanh chóng.

"Thật là chuyện tếu, nhưng chúng tôi đã rõ ràng đem đến trận cười hả hê cho những người đi ngang qua. Đó là điều chính, làm vui vẻ lên trong tình cảnh lúc đang còn giới nghiêm này, hơn nữa chúng tôi không khiến ai bị nguy hiểm!" Nathalie Moermans giãi bày. Và nếu như bạn hỏi kết qủa, yes, tất cả mọi người đều ra khỏi McDo với gói khoai tây chiên giòn của mình. Đặc vụ đã hoàn thành.


Phượng Các
#479 Posted : Tuesday, May 5, 2020 1:05:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Đúng là "cái khó nó ló cái khôn".
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/6/2020(UTC)
viethoaiphuong
#480 Posted : Wednesday, May 6, 2020 12:52:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chuyện cảm động thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Ở Madrid, 4 cô bác sĩ trẻ đã "trưởng thành hơn" nhờ dịch bệnh.


(từ trái sang phải) : Lourdes Ramos, Cristina Rios, Maria Luisa Prados và Ana Rubio,
4 cô bác sĩ trẻ, trong căn hộ của họ ở Madrid, le 28 avril 2020

Laurence BOUTREUX / AFP•5 mai 2020
Madrid (AFP) - Gần ngay bệnh viện Madrid nơi các cô đã dũng cảm đương đầu với coronavirus trong khẩn cấp, 4 bác sĩ trẻ sống chung trong một căn hộ và bình tĩnh, cùng nhau, những lo âu trong lúc đại dịch đã giúp các cô "trưởng thành hơn".

Đấy là trong phòng khách nhỏ của họ, Maria Luisa Prados, thông báo với các bạn, hồi cuối tháng 3 "một cô gái 28 tuổi bị chết vì coronavirus, cô ấy là bác sĩ gia đình trong một trung tâm y tế như của chúng ta".

"Tôi cảm thấy rất lo lắng, lúc đầu. Tôi bị chảy máu bàn tay phải rửa vết thương". một cô thừa nhận, Lourdes Ramos, người bị khủng hoảng tinh thần vì cô là người theo dõi bệnh nhân hàng ngày "bệnh nhân đã có vẻ hồi phục hơn, nhưng sau đó chỉ một ngày hôm sau, bệnh nhân đã chuyển sang tình trạng trầm trọng".

Maria Luisa và Lourdes cùng 29 tuổi. Ana và Cristina ít hơn một tuổi..

Những người hàng xóm của họ, mỗi chiều tối, đã vổ tay để cổ động và cám ơn các điều dưỡng viên, họ cũng không hề biết 4 cô gái cùng nhà là các bác sĩ trẻ đang học năm cuối cùng, có khả năng đi làm từ 8H00 sáng trong một trung tâm y tế ở bộ phận cấp cứu của bệnh viện kế bên, tới tận 8H00 sáng hôm sau.

Tất cả đều để tóc dài và gắn bó với vùng quê của họ Andalousie và Canaries. 3 trong số họ sẽ tổt nghiệp bác sĩ gia đình (b/s đa khoa ?) và dự tính sẽ mừng ngày ra trường vào tháng 4 tại Việt Nam..

Nhưng tháng 3, khi ca tử vong đầu tiên vì coronavirus được thông báo ở đất nước và dịch bệnh đã cướp đi tính mạng của hơn 25.000 người kể từ đó.

"Không phải là bất tử"

Như các bệnh vện khác ở Madrid, bệnh viên Gregorio Marañon bị quá tải "Tôi không thể quên ngày 24 tháng 3", Ana Rubio kể lại, mặt cô bị che với mái tóc màu đen, cặp mắt kiếng và khẩu trang y tế phòng mổ.

"Bạn chui vào trong một bộ đồ bảo hộ cá nhân và bạn đi vào "zone coronavirus", như trong khắp bệnh viện. Tất cả các hành lang bệnh viện chật cứng bệnh nhân, bênh nhận và bệnh nhân. Rất nhiều người đợi có một cái giường kể từ 48 giờ và ngủ gục trên ghế".

Trong lúc nói chuyện, Ana đã hồi tưởng lại cảm giác hoàn toàn đuối sức mà cô từng chứng kiến - "một số người có thể chết lúc này và tôi không kịp nghĩ gì cả" - ngay cả nếu "tình hình đã khá hơn lên và người ta bắt đầu hiểu ra cách thức virus hành xử ra sao".

Đỉnh điểm dịch bệnh tai bệnh viện này là hôm 1 tháng 4, với hơn 1 ngàn bệnh nhận nhập viện vì coronavirus và có tới 112 người phải cấp cứu hồi sức.

4 bác sĩ trực, trong đó 3 cô bác sĩ - khám phá ra tình trạng khủng hoảng của hệ thống y tế và ngay chính sự mong manh của họ.

"Trải nghiệm này đã giúp chúng tôi trưởng thành trong cương vị bác sĩ, và trong cả đời sống của chúng tôi một cách khác", Ana nói 2 lần liền " chúng tôi không phải bất tử"

"Trị liệu giữa bạn bè"

Ở cuối hành lang rộng mênh mông của căn hộ, Maria Luisa Prados vẽ thiết kế một bồn tắm tẩy trùng sẽ được làm ở trung tâm y tế, rửa ở nhiệt độ 90 độc C.

Mỗi người có chút kín đáo riêng tư đối với tình trạng khó khăn nhất mà họ trải qua.

Nhưng Maria Luisa đã chú ý thấy sự khốn khổ nơi các bạn, cô là người mạnh mẽ nhất ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, khi máy thở bị thiếu, buộc phải từ chối đưa một số bệnh nhân vào phòng cấp cứu hồi sức...

Đôi khi, họ đã khóc sau khi thông báo tin xấu cho thân nhân của bệnh nhân, đặc biệt là tất cả những người ngay lúc đầu "không thể vào khu vực coronavirus để nói lời từ biệt lần cuối cùng" với một người sắp chết, họ được phép lúc khác, Cristina Rios kể.

Ba trong số họ đã được gửi đến làm việc trong bệnh viện dã chiến ở Trung tâm triển lãm Madrid

Từ chỗ này được thiết kế để điều trị những trường hợp ít nghiêm trọng nhất, họ được hỗ trợ thêm tinh thần "tình bạn" và "niềm vui" được nhìn thấy, cuối cùng, có hàng trăm bênh nhận được chữa khỏi bệnh và bày tỏ sự cám ơn.

Gia đình họ ở rất xa, bạn trai của họ không thể ở bên trong thời gian bị giới nghiêm.

Họ lo sợ sự trở lại dịch bệnh trong tương và bệnh viện dã chiến, đóng cửa vào ngày 1 tháng 5, sẽ buộc phải mở cửa trở lại.

Nhưng các cô gái trẻ này đã có một thoả thuận ngầm: không để virus xâm chiếm toàn bộ cuộc sống của họ.

Vì vậy, Maria Luisa vẫn tập dợt khiêu vũ, Lourdes vẽ trong các cuốn sổ của cô, Ana nhấc tạ và Cristina học ghitar qua internet.

Họ xúm nhau trong phòng khách để trò chuyện, chơi bài, khiêu vũ swing hay zumba và chia sẻ các món ăn được Ana trổ tài bếp núc. Khi Cristina đàn các bài hát dân gian trên guitar, những người khác hoạ cùng với một keyboard piano và hai cây đàn ukulele.

"Nó giống như một cách trị liệu với bạn bè", Ana kết luận. Liệu pháp của chúng tôi, thông qua âm nhạc, tiếng cười, khiêu vũ ...".



Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Đúng là "cái khó nó ló cái khôn".


đúng thế chị PC nhỉ,
chị PC cũng chịu ở yên trong nhà cả tháng nay chứ ?



Phượng Các
#481 Posted : Thursday, May 7, 2020 9:22:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Originally Posted by: viethoaiphuong Go to Quoted Post


chị PC cũng chịu ở yên trong nhà cả tháng nay chứ ?




nhưng không được yên, hay chỉ được yên nếu không theo dõi tin tức! BigGrin
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 5/7/2020(UTC)
Users browsing this topic
Guest (5)
26 Pages«<2223242526>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.