Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

25 Pages«<2122232425>
Chuyện lạ có thật khắp nơi
viethoaiphuong
#442 Posted : Thursday, March 12, 2020 7:56:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona: Bắc Kinh cố phủ nhận virus xuất xứ từ Trung Quốc

Trọng Nghĩa - RFI - 12/03/2020
Dịch Covid càng lúc càng lan rộng tại châu Âu dĩ nhiên là đề tài chủ đạo trên báo Pháp ra ngày hôm nay 12/03/2020, được Le Figaro và Les Echos nêu bật trên trang nhất.

Dù chọn chủ đề khác làm tựa chính, Libération, La Croix và Le Monde cũng đã dành nhiều bài viết cho con virus corona đang là đại họa của toàn thế giới. La Croix có một bài rất đáng chú ý, tiếp tục vạch trần ý đồ gần đây của Bắc Kinh muốn xóa nhòa vai trò của Trung Quốc trong việc gây nên đại dịch toàn cầu.

Trong bài “Trung Quốc muốn tin rằng dịch Covid-19 đã lùi vào quá khứ”, nhật báo Công Giáo La Croix ghi nhận hai chiều hướng trái ngược nhau đang diễn ra: Dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng có thêm dấu hiệu lùi bước, trong lúc tại phần còn lại của thế giới, từ ngữ “đại dịch” đã được chính thức sử dụng.

Dịch Covid-19 đã lùi bước tại Trung Quốc, nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn

Theo La Croix, khi lần đầu tiên đặt chân đến Vũ Hán, nơi xuất phát của dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới hôm 10/03/2020 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “sự lây lan của dịch bệnh kể như đã bị ngăn chặn”. Tuy nhiên, ông đã cẩn thận chưa tuyên bố chiến thắng, vì nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát vẫn còn đó trong bối cảnh đại dịch đang lan rộng ngoài Trung Quốc.

Đối với La Croix, Trung Quốc hiện đang đứng trước hai nguy cơ chủ chốt. Trước hết, việc khôi phục các hoạt động thương mại và công nghiệp sẽ lại tạo ra tình trạng dân chúng khắp nơi tiếp xúc với nhau, tạo điều kiện cho con virus lây lan trở lại.

Ngoài ra, đại dịch hoành hành ngoài Trung Quốc có thể gây ra hiệu ứng boomerang, nhất là khi hàng ngàn người Trung Quốc ra nước ngoài nhân kỳ nghỉ Tết hồi tháng Giêng vừa qua sẽ hồi hương. Nhiều trường hợp virus corona từ Ý, Iran, Hàn Quốc… “tái nhập” vào Trung Quốc đã được ghi nhận trong những ngày gần đây.

Tuyên truyền để xóa nhòa việc Trung Quốc là nơi phát tán virus

Tuy nhiên nhìn chung, trên bình diện y tế, bầu không khí tại Trung Quốc đã lạc quan trở lại. Trong bối cảnh đó, La Croix đã ghi nhận sự kiện “guồng máy tuyên truyền đã khởi động trở lại để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người ngoại quốc, nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của virus Vũ Hán”.

Theo La Croix, từ một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra cả “một chiến dịch ngoại giao và truyền thông nhằm mục đích xóa nhòa thời điểm chính xác mà dịch bệnh bùng lên”.

Tờ báo cho biết là: “Mọi đại sứ Trung Quốc đều phải dùng tài khoản Twitter (vốn bị cấm ở Trung Quốc) của mình để truyền đi thông điệp với nội dung “Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu.”

Đối với La Croix, Trung Quốc còn có một động thái “thâm hiểm” hơn khi gọi con virus corona ở ngoại quốc bằng những tên khác, chẳng hạn như đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo đã sử dụng từ “virus Nhật Bản”.

Tờ báo Pháp kết luận: “Đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc, một mình nắm giữ sự thật lịch sử, phải tạo ra tâm lý nghi ngờ đối với mọi thứ gắn Trung Quốc với con virus, và phải xóa bỏ mối quan hệ này ra khỏi sử sách. Trong số những vụ tẩy xóa lịch sử khác kể từ năm 1949, Bắc Kinh đã xóa được vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ra khỏi tâm trí của tất cả các thế hệ được sinh ra sau sự kiện đó”.

Les Echos: Miền bắc Ý muốn chính quyền dùng mô hình cách ly Vũ Hán

Cũng liên quan đến vai trò của Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos đã đặc biệt chú ý đến sự kiện Ý vừa quay sang nhờ Trung Quốc giúp đỡ trong việc chống dịch Covid-19.

Theo đặc phái viên của tờ báo tại Ý, trước trăm bề khó khăn đang gặp phải trong việc đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19, giới y tế tại miền bắc Ý đã lên tiếng đòi chính quyền Rôma phải ban hành những biện pháp cách ly quyết liệt hơn nữa.

Người điều phối các hoạt động cấp cứu phụ trách vùng Lombardia, nơi chịu tác hại nặng nề nhất của dịch bệnh đã nói thẳng: “Hãy áp dụng mô hình Vũ Hán để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh”.

Theo Les Echos, chủ tịch hai vùng Lombardia và Veneto đã kêu gọi chính quyền trung ương ban bố lệnh phong tỏa và cách ly hoàn toàn để chống dịch, tức là đóng cửa tất cả các nhà máy, doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, giảm hoạt động của ngành vận chuyển đến mức tối thiểu.

Những đòi hỏi triệt để kể trên đã được giới chủ nhân, cũng như chính phủ Ý tiếp nhận một cách rất dè dặt, vì sợ rằng sẽ tạo ra những khó khăn kinh tế, gây nên bùng nổ xã hội.

Bị châu Âu bỏ bê, Ý cầu viện Trung Quốc

Trước mắt, theo Les Echos, chính quyền Ý đã kêu gọi châu Âu giúp đỡ. Thế nhưng, trước phản ứng chậm chạp của Bruxelles, Roma đã quay sang nhờ Trung Quốc và đã được Bắc Kinh chấp nhận ngay. Theo ghi nhận của Les Echos, Trung Quốc như đã không chấp nhất việc chính phủ Ý là một trong những nước hiếm hoi đầu tiên đình chỉ ngay lập tức tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc khi dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán.

Và như vậy là Bắc Kinh đang cấp tốc chuyển qua cho Ý 1.000 máy hỗ trợ hô hấp (Ý hiện chỉ có 3.000 chiếc mà thôi), 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế… cùng với 9 chuyên gia thành thạo trong chiến dịch chống Covid 19 tại Trung Quốc vừa qua.

Bắc Kinh cũng hứa gởi qua giúp Rôma 100.000 chiếc khẩu trang công nghệ cao và đã yêu cầu các công ty Trung Quốc xuất khẩu 2 triệu khẩu trang y tế thông thường sang Ý.

Về phía chính phủ Ý, Les Echos ghi nhận là Rôma đã cam kết mua một khối lượng lớn thiết bị hỗ trợ hô hấp. Đây là những thiết bị do các công ty Trung Quốc làm ra để đối phó với dịch bệnh tại chỗ, nay đang bị tồn kho, vì không còn cần thiết.

Theo nhật báo Pháp, ngoại trưởng Ý đã được đồng nhiệm Trung Quốc cam kết hôm 10/03 là sẽ ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của Rôma. Ông Luigi Di Mario đã cảm ơn phía Trung Quốc và tuyên bố rằng: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không quên quốc gia đã gần gũi với chúng tôi”.

Les Echos bình luận: “Lời cám ơn này chẳng khác gì một lời trách móc nhắm vào Bruxelles”.

Trang nhất các báo

Như nói ở trên, hai tờ Le Figaro và Les Echos đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho dịch Covid-19, trong lúc Le Monde, Liberation và La Croix thì chú ý đến thời sự Pháp hay quốc tế.

Dù cùng khai thác chủ đề virus corona, nhưng Le Figaro đã nhấn mạnh đến phản ứng của châu Âu với hàng tựa lớn: “Đối mặt với đại dịch, châu Âu đang cố gắng tổ chức” cách phản ứng. Trong khi đó, Les Echos lại chú ý nhiều hơn đến tình hình tại Pháp, cho rằng “Pháp bị (virus) bao vây”.

Đối với Le Figaro để tránh tình trạng các quốc gia vì ích kỷ chỉ bo bo lo cho mình, chính “Ủy ban Châu Âu sẽ đứng ra điều phối công cuộc đấu tranh chống đại dịch giữa các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu”. Theo Le Figaro, đây quả là một việc không dễ dàng do truyền thống “hợp tác khó khăn” giữa các nước châu Âu với nhau.

Tuy vậy, cả hai tờ báo đều có vẻ khen ngợi quyết định của nước Đức, với việc thủ tướng Merkel sẵn sàng để Đức tham gia giúp đỡ các nước khác, đồng thời từ bỏ thái độ cứng rắn trên vấn đề thâm thủng ngân sách để các nước có thể tung tiền chống dịch.

Libération: Ba bà tranh chức thị trưởng Paris

Trái với hai đồng nghiệp Les Echos và Le Figaro, nhật báo Libération đã dành trang nhất và hồ sơ chính cho cuộc bầu cử các hội đồng thành phố và thị xã ở Pháp, mà vòng 1 sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật 15 tháng Ba tới đây.

Libération đặc biệt chú ý đến tình hình thủ đô Paris, nơi ba ứng viên nhiều triển vọng làm thị trưởng nhất đều là phụ nữ: Thị trưởng mãn nhiệm Anne Hidalgo, đảng Xã Hội, bà Rachida Dati, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, và bà Agnès Buzyn đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước.

Đây là ba người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận, do vậy, tại Paris sẽ là một Cuộc Đấu Tay Ba – tựa lớn trang nhất - chứ không phải là tay đôi truyền thống.

Nhật báo La Croix thì nhìn sang Syria, nêu bật thực tế là sau 9 năm nội chiến, người dân nước này đang rơi vào cảnh tuyệt vọng.

Sau cùng, Le Monde đã chú ý đến tình hình Nga, nêu bật trong hàng tựa lớn trang nhất: “Cú đảo chánh về mặt Hiến Pháp của Putin”, phân tích cách thức mà lãnh đạo Nga đã làm, để có thể danh chính ngôn thuận bám lấy quyền hành.

viethoaiphuong
#443 Posted : Saturday, March 14, 2020 12:45:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

NYT gọi Nga Nguyễn, chị của 'bệnh nhân 17' là ‘bệnh nhân số 0’ của làng mốt thế giới

VOA - 12/03/2020
Hai cô con gái của một đại gia Việt Nam đã trở thành tâm điểm chỉ trích của công luận không chỉ trong nước mà cả quốc tế sau khi một trong hai chính thức trở thành “bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17” trong cuộc họp báo khẩn ở Hà Nội vào giữa đêm 6/3.

Tờ báo nổi tiếng New York Times hôm 11/3 gọi tên cô Nga Nguyễn, 27 tuổi, chị gái của “bệnh nhân thứ 17” Nguyễn Hồng Nhung (N. H. N - 26 tuổi), là “bệnh nhân số 0” của làng thời trang thế giới sau khi hai chị em cô bị phát hiện dương tính với virus corona sau khi trở về từ hai lễ hội thời trang nổi tiếng của hãng Gucci ở Milan, Ý, và của hãng Saint Lauren ở Paris, Pháp.

Tờ báo của Mỹ mô tả Nga Nguyễn là con gái của “một ông trùm về thép” ở Hà Nội, có bằng khoa học chính trị tại Đại học King ở London và từng làm việc trong bộ phận mỹ phẩm và nước hoa của hãng Louis Vouitton trước khi về làm cho công ty gia đình.

Trong khi đó, vào cùng ngày (11/3) tại Việt Nam, một đại diện của Bộ Công an – Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh, nói với báo giới rằng cô em gái N. H. N đã sử dụng hai hộ chiếu trong chuyến đi và dùng hộ chiếu Việt Nam khi trở về để “qua mặt” công an cửa khẩu.

Những ngày qua, N. H. N. hay Nhung Nguyễn là một trong những cái tên được nhắc đến và chịu nhiều chỉ trích nhất trong cộng đồng mạng tại Việt Nam, bên cạnh “bệnh nhân số 21” là một Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ca nhiễm thứ 17 được Hà Nội công bố trong cuộc họp báo khẩn vào lúc gần nửa đêm, trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngày thứ 22 không có báo cáo về ca nhiễm bệnh mới và đang chuẩn bị để công bố "hết dịch".

Ngay lập tức, "búa rìu" dư luận đã trút xuống cô gái được đánh số 17 này. Nhiều ý kiến trên mạng thậm chí còn đòi "giết" hoặc đem cô gái này ra truy tố hình sự.

Trả lời phỏng vấn với New York Time qua điện thoại, cô Nga Nguyễn nói rằng “Họ nói tôi đã về nước, rằng tôi biết mình bị nhiễm bệnh khi đến các show diễn, không điều nào là đúng cả”.

Tin cho hay cô Nga Nguyễn hiện đã trở về London sau khi tham dự các sự kiện thời trang trên. Còn cô em gái “số 17” đã bay trở về Hà Nội vào ngày 2/3 trên chuyến bay của Vietnam Airlines VN00054 và ngồi cùng khoang hạng thương gia với một số quan chức trong đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu Tư, do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu.

“Họ nói tôi hư hỏng bởi vì tôi mắc áo xẻ ngực trong một tấm ảnh, rằng đó là lý do virus bị tôi thu hút, rằng đây là lúc mà đám người tham lam trong giới thời trang cần phải dừng lại và suy nghĩ”, cô Nga Nguyễn phân trần với New York Times.

Tờ báo Mỹ cho biết cô gái mà tờ báo này gọi là “người thừa kế” đã hai lần dự Met Gala và chụp ảnh tại nhiều sự kiện cùng với những ngôi sao thời trang hàng đầu thế giới như Naomi Campbell, Anna Dello Russo, Jonathan Newhouse và Virgil Abloh.

Cô Nga Nguyễn đã đến tham dự sự kiện thời trang trong tư cách là “bạn của Gucci” và cô không hề biết mình bị nhiễm virus trong thời gian này.

Cô Nga Nguyễn cho biết thêm rằng sau khi phát hiện bị nhiễm virus corona, cô đã thông báo với những người mà cô tiếp xúc tại sự kiện của Gucci và Saint Laurent cũng như bạn bè, gia đình, người trang điểm và thợ chụp ảnh.

Trong khi đó, tại Việt Nam, tài khoản Facebook “Nhung Nguyen” của “bệnh nhân số 17” đã bị khoá lại sau làn sóng chỉ trích của cộng đồng mạng vì tội “phá hỏng nỗ lực của cả nước” trong việc kiềm chế dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến lên án, không ít ý kiến cho rằng việc đánh số 17 cho cô N. H. N. đã biến cô trở thành một “tội đồ” gieo rắc dịch bệnh chết người giống như “bệnh nhân số 31” ở Hàn Quốc, trong khi không có cơ sở để khẳng định rằng ai đã lây bệnh cho ai trong chuyến bay của Vietnam Airlines từ Anh về Việt Nam.

Trong khi đó, thông tin về các trường hợp dương tính khác, đặc biệt là “bệnh nhân số 21” - GS-TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng, một thành viên trong đoàn công tác với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng - lại ít bị “mổ xẻ” trên báo chí chính thống như trường hợp “số 17”, mặc dù trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những thông tin “gây sốc” về cuộc sống riêng tư xa hoa của ông và cho thấy ông đã không khai báo trung thực với cơ quan chức năng khi trở về Việt Nam.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng ông Thuấn cũng có thể là “nguồn lây nhiễm dịch bệnh” chứ không chỉ riêng “bệnh nhân số 17”.

Ngoài ra, việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng không bị đưa đi cách ly tập trung như những người ngồi cùng khoang với “bệnh nhân số 17” cũng đã bị cộng đồng mạng chỉ trích mạnh mẽ, khiến báo chí phải thông tin về “kết quả âm tính” của ông đối với loại virus chết người.

“Tôi hoàn toàn khỏe mạnh, rất ổn. Hết thời hạn cách ly, thứ Hai tuần tới, tôi đến Bộ làm việc bình thường”, ông Dũng được báo chí trích lời cho biết vào ngày 12/3.
viethoaiphuong
#444 Posted : Sunday, March 15, 2020 9:55:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

(AFP) - Lễ Tuần Thánh buồn vì dịch Covid-19.
Mọi nghi thức lễ bái trong tuần lễ Phục Sinh vẫn sẽ diễn ra trên quảng trường Thánh Phê-rô nhưng không có sự hiện diện của các tín đồ. Thông báo ngày Chủ Nhật 15/03/2020 của tòa thánh Vatican giải thích nguyên nhân là do tình trạng khẩn cấp dịch tễ quốc tế.

(AFP) - Covid-19 : Cứu cánh cho thủ tướng Israel.
Bộ Tư Pháp Israel ngày 15/03/2020 ra thông báo phiên tòa xét xử ông Benjamin Netanyahu dự kiến mở ra ngày 17/03 sẽ bị dời đến ngày 24/05 vì lý do dịch virus corona. Thủ tướng Israel bị cáo buộc các tội danh tham nhũng, trốn thuế lạm dụng tí nhiệm trong ba vụ án khác nhau.

RFI - 15/03/2020

viethoaiphuong
#445 Posted : Monday, March 16, 2020 1:30:01 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Iran trên hai mặt trận: Rượu lậu pha trộn và virus corona

Mai Vân - RFI - 16/03/2020
Iran hiện là nước thứ 3 trên thế giới với số ca tử vong lên đến 724 người, và ca nhiễm gần 14.000 trường hợp. Tuy đà lây nhiễm có vẻ chậm lại trong những ngày qua, nhưng quốc gia này lại gặp một nạn khác : rượu pha chất tẩy javel, đã làm 126 người chết những ngày qua.

Thông tín viên RFI Siavosh Ghazi tường thuật từ Teheran :

"Đây là một hậu quả gián tiếp của dịch virus corona. Trên các mạng xã hội những kẻ lừa đảo đã đăng tải thông tin, theo đó rượu có thể giúp chống virus.

Chỉ cần pha nước javel vào cồn công nghiệp để tạo màu sắc trắng rồi bán đi như là rượu sản xuất thủ công tại chỗ.

Ngoài số người chết, có hơn ngàn người khác bị trúng độc ở khắp Iran, một số trong tình trạng nghiêm trọng ở các bệnh viện.

Chính quyền đã bắt nhiều người đã bán loại "rượu pha trộn" này và cảnh báo người dân về việc tiêu thụ những sản phẩm đó.

Việc chế tạo rượu đã bị cấm ở Iran từ cuộc Cách Mạng Hồi Giáo năm 1979. Nhưng nhiều người dân vẫn tiêu thụ rượu làm tại chỗ: một loại vodka rất giống với rượu arak Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo giới y tế số nạn nhân của loại rượu pha trộn này sẽ còn gia tăng trong những ngày tới."

Thành viên của hội đồng bổ nhiệm giáo chủ chết vì Covid-19

Tâm dịch số ba trên thế giới, danh sách nạn nhân Iran tăng cao trong hai ngày cuối tuần.Tổng cộng là 724 người chết,13.938 ca lây nhiễm, theo số liệu chính thức. Trong số người tử vong hôm Chủ Nhật, có ayatollah Hachem Bathayi Golpayégani, 78 tuổi, một nhân vật cao cấp, thành viên của hội đồng chuyên gia có vai trò bổ nhiệm và giám sát giáo chủ tối cao.



Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI


(AFP) - Đức ngăn một viện bào chế dược phẩm dời sang Mỹ. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết chính phủ đang tìm cách ngăn chận Washington thuyết phục CureVac dời cơ sở nghiên cứu sang Mỹ. Đặt tại bang Bade-Wurtemberg, viện bào chế CureVac đang thử nghiệm một loại vaxin chống Virus Corona với hy vọng đạt được một kết quả sơ bộ vào tháng 7 năm nay.

(AFP) – Một trong hai nhà ngoại giao Canada, bị Trung Quốc bắt giữ, được phép điện thoại. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 16/3/2020 cho biết ông Michael Kovrig, nhà cựu ngoại giao Canada đã được phép gọi điện cho cha đang bị ốm nặng. Ông Michael Kovrig bị Bắc Kinh giam từ 15 tháng qua với cáo buộc làm gián điệp. Michael Kovrig bị bắt đồng thời với một đồng hương khác là ông Michael Spavor, vài ngày sau khi bà Mạnh Vãn Châu, lãnh đạo tập đoàn Hoa Vi bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Washington.

(AFP) - Vua Tây Ban Nha từ chối tài sản thừa kế của cha. Hoàng gia Tây Ban Nha Chủ Nhật 15/3/2020 thông báo vua Felipe VI còn rút khoản tiền trợ cấp cho cựu hoàng Juan Carlos. Những quyết định của hoàng gia Tây Ban Nha được đưa ra sau một loạt các tiết lộ của truyền thông quốc tế cáo buộc cựu hoàng tích trữ một khối tài sản khổng lồ từ tiền tham nhũng.

(AFP) - Pháp phạt Apple 1,1 tỷ euro. Hãng quả táo bị Cơ quan quản lý cạnh tranh Pháp ngày 16/3/2020 cáo buộc « thông đồng giá cả ngay trong mạng lưới phân phối » và chèn ép « những nhà bán lẻ ». Apple ngay lập thông báo sẽ khiếu nại.

viethoaiphuong
#446 Posted : Tuesday, March 17, 2020 8:34:18 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona - Covid-19 : Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa biên giới và không gian Schengen

Minh Anh - RFI - 17/03/2020
Trong bài phát biểu hôm 16/3/2020, tổng thống Pháp thông báo, biên giới của Liên Hiệp Châu Âu và không gian tự do đi lại Schengen sẽ bị tạm đóng trong vòng 30 ngày, kể từ 12 giờ ngày thứ Ba, 17/3.

Nguyên thủ Pháp giải thích rõ : « Việc đi lại giữa Liên Hiệp Châu Âu với các nước ngoài khối và giữa các nước thành viên trong khối sẽ bị tạm ngưng trong vòng 30 ngày (…) Những công dân Pháp nào hiện vẫn còn ở nước ngoài và muốn trở về vẫn có thể đi về nước » và phải liên hệ với các cơ quan đại diện như tòa đại sứ hay lãnh sự Pháp ở nước ngoài.

Tuyên bố của tổng thống Pháp được đưa ra với sự thống nhất của 27 nước thành viên sau cuộc họp qua video ngày hôm qua. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày hôm qua tại Bruxelles, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula Von Der Leyen, cho biết thêm một số trường hợp sau đây không bị ảnh hưởng của lệnh cấm : Công dân Anh Quốc, các kiều dân nước ngoài định cư dài hạn, thành viên gia đình của các công dân châu Âu, các nhà ngoại giao hay các « nhân vật chủ chốt như bác sĩ, nhà nghiên cứu và chuyên gia có tham gia vào việc ngăn chận dịch Covid-19 ». Và nhất là lưu thông hàng hóa giữa các nước thành viên vẫn được bảo đảm.

Lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu nhân dịp này nhấn mạnh, sự phối hợp hành động giữa 27 nước là thiết yếu. Lời nhắc nhở này được đưa ra trong bối cảnh nhiều nước thành viên đã đóng cửa một phần biên giới như Đức, hay toàn bộ cửa khẩu ở Tây Ban Nha chẳng hạn.

Cuối cùng, lãnh đạo Ủy Ban Châu Âu cho biết sẽ thiết lập các « hành lang ưu tiên » cho vận chuyển hàng hóa, nhằm « tránh hiện tượng kẹt xe và bảo đảm cho việc lưu thông hàng hóa được vận hành tốt ».



Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI

(Reuters) - Philippines quốc gia đầu tiên đóng cửa thị trường tài chính vì Covid-19. Nhằm bảo đản an toàn cho nhân viên và các nhà môi giới chứng khoán, giới chính quyền Manila quyết định sàn chứng khoán Philippines "ngưng hoạt động vô hạn định" kể từ ngày 07/03/2020.

(Reuters)- Virus corona : Chứng khoán tại Mỹ giảm mạnh. Trong phiên giao dịch hôm 16/03/2020 chỉ số Dow Jones của Mỹ giảm gần 13 % đây. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ 1987. Vào trưa nay, chứng khoán tại Frankfurt, Đức cũng giảm mạnh. Tại châu Á, thượng Hải mất giá, nhưng chỉ số Nikkei của Tokyo tăng lên trở lại sau khi đã sụt giá mạnh vào hôm 16/03/2020.

(Reuters) - Bruxelles chính thức dời lại thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu –Trung Quốc. Một lần nữa Covid-19 làm xáo trộn các hoạt động ngoại giao. Phát ngôn viên Liên Hiệp Châu Âu ngày 17/03/2020 xác nhận tin dời lại thượng đỉnh giữa lãnh đạo của Liên Hiệp Châu Âu và thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Cuộc họp được dự trù diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 30 và 31/03/2020.

(AFP) - Thêm 135 người chết tại Iran vì virus corona. Iran sắp vượt ngưỡng tâm lý 1.000 người thiệt mạng từ đầu mùa dịch Covi-19. Phát ngôn viên bộ Y Tế Iran ngày 17/03/2020 cho biết trong 24 giờ qua đã có thêm 1.178 ca nhiễm, 135 người tử vong. Tới nay, hơn 16 ngàn người Iran bị viêm phổi chủng mới. Gần một phần ba trong tình trạng "ổ định" theo bộ Y Tế Iran.

(AFP) - Virus corona : CIO họp về Thế vận hội Tokyo 2020. Ngày 17/03/2020, Ban chấp hành của Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO họp tại Lausanne, Thụy Sĩ, để "chuẩn bị cho việc trao đổi thông tin" với các liên đoàn quốc tế và với các vận động viên đang ngày càng lo ngại về khả năng duy trì Thế vận hội Tokyo, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Theo kết quả một cuộc thăm dò được hãng tin Kyodo công bố hôm 16/03/2020, có đến 69% dân Nhật không tin là là Tokyo có thể đón tiếp theo lịch trình dự kiến Thế vận hội 2020, sẽ khai mạc ngày 24/07.

(AFP) - Bóng đá : Euro-2020 sẽ bị dời lại tới năm 2021. Trong cuộc họp hôm nay, 17/03/2020, tại Lausanne, Liên đoàn Bóng đá châu Âu UEFA quyết định dời lại Giải vô địch bóng đá châu Âu Euro-2020. Trên nguyên tắc diễn ra từ ngày 12/06 đến 12/07/2020, nhưng châu Âu đang là ổ dịch lớn thứ hai thế giới. UEFA vừa quyết định giải Euro sẽ diễn ra từ 11/06/2021 đến 11/07/2021. Trận bóng khai mạc sẽ diễn ra tại Roma.

(AFP)- Virus corona : Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức đóng cửa. Do nước Pháp bị phong tỏa trong hai tuần vì dịch Covid-19, lần đầu tiên trong lịch sử của Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes) ở miền nam nước Pháp, khu thánh địa này đóng cửa kể từ trưa nay, 17/03/2020, theo thông báo của Đức Ông Olivier Ribadeau Dumas, Giám đốc Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Mỗi năm khu thánh địa Lourdes vẫn thu hút hàng triệu khách hành hương từ khắp thế giới.


viethoaiphuong
#447 Posted : Wednesday, March 18, 2020 9:31:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Virus corona : Hy Lạp cô lập các trại tị nạn trên các đảo

Mai Vân - 18/03/2020
Tại Hy Lạp, sinh hoạt đã chậm lại hẳn do dịch virus corona (Covid-19) hoành hành và vì những biện pháp giới hạn đã được ban hành. Tính đến trưa 18/03/2020, trên toàn quốc đã có 387 ca nhiễm, với 5 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vấn đề ở Hy Lạp là số người tị nạn đông đảo, nên chính quyền đã quyết định cô lập các trại người xin tị nạn trên các đảo ở biển Aegean (Egée).

Biện pháp cô lập lúc ban đầu dự kiến kéo dài hai tuần, và liên quan đến khoảng 40.000 người trên 5 đảo gần Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đảo Lesbos.

Thông tín viên RFI tại Athens, Joel Bronner, tường thuật :

Biện pháp cô lập lại có nguy cơ làm tăng cảm giác bị bỏ rơi đối với những người xin tị nạn ở vùng biển Aegean. Nhiều quan sát viên, đứng đầu là các tổ chức phi chính phủ, rất lo ngại về hậu quả của dịch Covid-19 do điều kiện sống đã rất tồi tệ tại đây.

Tuần qua, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới đã kêu gọi chính quyền Hy Lạp cho di tản ngay người trong tất cả các trại ở các đảo Lesbos, Samos, Chios, Kos và Levros, để tránh bị virus lây nhiễm nhanh chóng.

Bên trong và chung quanh các trại quá tải này, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Tất cả những lời khuyên như rửa tay đều đặn, không có ý nghĩa gì khi mà, như Y Sĩ Không Biên Giới đã nhấn mạnh, một số nơi ở trại Moria, lớn nhất châu Âu, chỉ có một vòi nước cho 1.300 người. Đó là chưa kể đến việc người tị nạn phải sống sát cạnh nhau.

Giờ đây mọi hoạt động trong các trại bị đình chỉ và không người ở ngoài nào được đến đấy. Việc ra khỏi trại để đến những cửa hàng hiếm hoi còn mở cửa, như nhà thuốc, siêu thị, chính thức được khuyến cáo là không nên.

Các biện pháp hiện tại có vẻ rất khó chịu đựng nổi, và làm dấy lo ngại rằng bạo đông sẽ lại bùng lên.



Virus corona : Hà Lan không sử dụng biện pháp phong tỏa

Mai Vân - RFI - 18/03/2020
Trong bối cảnh Pháp và Anh đều bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh kể từ ngày 17/03/2020 : hạn chế đi lại và tụ tập trên toàn quốc để ngăn dịch Covid-19 lan rộng, Hà Lan, một nước gần cả Pháp lẫn Anh, đã không chọn phương thức của hai láng giềng, cho dù tính đến trưa 18/03, nước này đã có 1.710 ca nhiễm, trong đó có 43 người chết.

Thông tín viên RFI, Pierre Bénazet tường thuật từ Bruxelles :

Thủ tướng Mark Rutte thiên về giải pháp « miễn dịch cộng đồng » bằng cách từ chối áp dụng các biện pháp mạnh như cô lập, đóng cửa cơ sở, hạn chế đi lại. Đối với ông, cần phải có tối đa người phát triển loại kháng thể chống Covid-19.

Theo thủ tướng Mark Rutte, nhiều người Hà Lan sẽ bị nhiễm virus corona, sẽ tự tạo ra kháng thể chống virus và càng có nhiều người miễn dịch thì càng ít khả năng người sức khỏe yếu kém hay già yếu bị lây nhiễm.

Với chủ trương cứ để cho virus di chuyển, chính quyền đã không ban hành các biện pháp như cô lập, đóng cửa các cơ sở đông người, vì việc cô lập hoàn toàn Hà Lan, theo thủ tướng Rutte, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến một năm mà không bảo đảm được là dịch Covid-19 sẽ không hoành hành trở lại một khi các biện pháp này được dở bỏ.

Tuy nhiên, việc miễn dịch tập thể phải mất hàng tháng trời mới có được và để tránh tình trạng bệnh viện quá tải, chính quyền Hà Lan cũng đã thông báo đóng cửa hàng loạt trường học, quán cà phê, nhà hàng, cũng như các cửa hiệu hút cần sa (gọi là coffee shop) và các nhà chứa.

Và cho dù người Hà Lan rất có kỷ luật, họ cũng đã tích trữ nhu yếu phẩm, và đặc biệt là đổ xô đến các coffee shop để mua cần sa về tích trữ. Do đó, chính quyền đã cho mở lại các coffee shop này - nhưng chỉ cho bán đem đi - để tránh tệ nạn buôn lậu ma túy.

viethoaiphuong
#448 Posted : Thursday, March 19, 2020 9:16:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19: Ngân hàng trung ương châu Âu chi hàng trăm tỷ euro hỗ trợ khẩn cấp

Minh Anh - RFI - 19/03/2020
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) ngày 18/03/2020 đưa ra một kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp 750 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nước chống chọi với tác động về kinh tế do dịch bệnh virus corona gây ra.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại trụ sở của BCE tại Frankfurt, Đức, ngày 18/3/2020. Lãnh đạo định chế tài chính lớn nhất châu Âu, bà Christine Lagarde, tuyên bố : “Vào thời khắc bất thường này, cần phải có những hành động bất thường”.

Ngoài việc mua lại nợ của các chính phủ và doanh nghiệp, BCE cho biết sẽ bơm thêm 117 tỷ euro vào thị trường, ít nhất cho đến cuối năm 2020. Bà chủ tịch khẳng định, nếu cần thiết, sự “hỗ trợ của BCE cho khu vực đồng euro sẽ không có giới hạn”.

Đây là một kế hoạch trợ giúp tài chính lớn chưa từng có. Số tiền hỗ trợ cho từng tháng sẽ cao hơn rất nhiều so với suốt thời kỳ khủng hoảng nợ 2015 - 2018. Với quyết định mua lại nợ, BCE hy vọng giảm nhẹ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các cơ sở tài chính duy trì các hoạt động, thậm chí xúc tiến cho các hộ gia đình và doanh nghiệp vay, cũng như là hỗ trợ cho sản xuất và việc làm.

Một cách cụ thể, lần đầu tiên kể từ năm 2011, BCE cho biết sẵn sàng mua lại nợ công của Hy Lạp. Ngoài ra, BCE dự tính can thiệp linh hoạt hơn vào thị trường. Điều này có thể cho phép BCE tập trung hỗ trợ cho những trái phiếu Nhà nước đang gặp khó khăn, nhằm giảm bớt căng thăng nợ công, chẳng hạn như trường hợp của Ý, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Việc để lãi suất nợ tăng vọt làm cho cuộc khủng hoảng thêm nghiêm trọng.



Virus corona: Số ca tử vong tăng mạnh, Ý kéo dài thời hạn phong tỏa

Minh Anh - RFI - 19/03/2020
Một tuần nước Ý dưới lệnh phong tỏa đã qua nhưng dịch virus corona vẫn tiếp tục hoành hành dữ dội : 475 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte ngày 19/03/2020 thông báo kéo dài thời hạn phong tỏa toàn quốc đến ngày 03/4.

Thông báo này được lãnh đạo nước Ý công bố trên nhật báo Ý, Il Corriere della Sera. Từ một tuần qua, một phần lớn các doanh nghiệp, các hoạt động cá nhân trên toàn quốc, cũng như trường học đã bị đóng cửa, ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, chính quyền Roma cho biết dù chưa có ý định siết chặt các biện pháp hạn chế đề ra, nhưng sẵn sàng “hành động” nếu các lệnh cấm không được tuân thủ.

Với 475 ca mới, con số kỷ lục tính từ đầu mùa dịch tại Ý đến nay, nước Ý đang xích lại gần với Trung Quốc (3.200 ca tử vong) khi chạm ngưỡng 3.000 người chết vì virus corona và có hơn 35.000 người nhiễm bệnh.

Theo tường thuật của thông tín viên France 24, Natalia Mendoza, giới chức Y tế cho rằng “số bệnh nhân thật sự còn cao hơn nhiều và rất có thể là hơn 100 000 người vì những người mang mầm bệnh vẫn chưa cho thấy các triệu chứng”.

Thủ tướng Đức kêu gọi đoàn kết chống dịch

Tại Đức số ca nhiễm virus đã vượt ngưỡng 10.000 người, theo như thông báo của viện Robert Koch ngày 19/03/2020. Cụ thể là đã có tổng cộng 10.999 ca bệnh, trong đó có 2.801 ca mới trong vòng 24 giờ và 20 người chết.

Trong tình hình này, với 25.000 chỗ hiện có, Berlin cho biết sẽ tăng cường gấp đôi số giường bệnh trợ thở tại các bệnh viện nhằm bảo đảm việc chăm sóc người bệnh. Ngoài ra, chính phủ gia tăng dần các biện pháp ngày càng nghiêm ngặt hơn nhằm kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh mà không cần sử dụng đến biện pháp phong tỏa toàn quốc.

Thủ tướng Đức, Angela Merkel, trong bài phát biểu truyền hình đầu tiên ngày 18/03/2020, kêu gọi toàn dân tuân thủ các quy định phòng ngừa do chính phủ đề ra. Bà nói: “Kể từ khi đất nước được thống nhất, đúng hơn là kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, chưa bao giờ đất nước chúng ta phải trải qua một thách thức lớn đến như thế mà lối thoát phụ thuộc nhiều vào tình liên đới chung của chúng ta”.

Cũng trong ngày hôm qua, bộ trưởng Nội Vụ Đức thông báo tạm ngưng chương trình tiếp nhận di dân tị nạn người Syria với Thổ Nhĩ Kỳ " vì lý do hạn chế đi lại " mà Liên Hiệp Châu Âu ban hành hôm thứ Ba 17/3. Nhiều chương trình tương tự với Liban và Jordani cũng sẽ bị đình lại, theo như phát biểu của một phát ngôn viên.



Covid-19: Đến lượt Anh Quốc phải dùng biện pháp mạnh để chống dịch

Mai Vân - RFI - 19/03/2020
Trước đà lây lan nhanh chóng của virus corona làm 2.644 người bị nhiễm và 104 người chết, tính đến trưa nay, 19/03/2020, Vương Quốc Anh phải từ bỏ chiến lược “miễn dịch cộng đồng” để áp dụng các biện pháp phong tỏa đang được sử dụng ở Pháp, Ý hay Tây Ban Nha.

Ngày 18/3, thủ tướng Anh Boris Johnson loan báo quyết định đóng cửa tất cả các trường học trên toàn quốc kể từ ngày 20/03, đồng thời yêu cầu chính phủ chuẩn bị một kế hoạch phong tỏa thủ đô Luân Đôn, trong đó có việc đóng cửa các trạm metro, hạn chế các phương tiện chuyên chở công cộng, đóng cửa một số doanh nghiệp, hạn chế đi lại và tụ tập.

Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình:

« Vào lúc có hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại, thậm chí đóng cửa hẳn trụ sở Nghị Viện Anh tại Westminster, phiên điều trần và chất vấn chính phủ hàng tuần ngày hôm qua đã diễn ra trong một hội trường gần như không có người: Để ngăn chặn đà lây lan của con virus corona, chỉ có các nghị sĩ mà câu hỏi đã được chọn là hiện diện trong buổi họp mà thôi.

Trong số những câu hỏi cấp bách nhất đặt ra cho chính phủ có vấn đề hỗ trợ tài chính cho những người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng y tế.

Quả thực là chính phủ Anh bị buộc phải thay đổi hoàn toàn cách đối phó với dịch bệnh vào đầu tuần, sau những lời chỉ trích nhắm vào một kịch bản mạo hiểm, cho phép virus lây lan với nguy cơ không kiểm soát được. Chính quyền đã phải từ bỏ chiến lược giảm thiểu Covid-19 để quay sang áp dụng các biện pháp ngăn chặn triệt để.

Do đó, thủ tướng Boris Johnson đã yêu cầu dân chúng ở yên trong nhà, tránh đến những nơi công cộng và tham gia các cuộc tụ họp đông người. Các khuyến cáo đó được kèm theo một khoản hỗ trợ tài chính tương đương với khoảng 360 tỷ euro. Trong số các khoản chi, có việc giúp những người dân không còn khả năng trả tiền thuê nhà và các hóa đơn khác nhau.

Cuối cùng, dưới áp lực mạnh mẽ từ phe đối lập, giới giảng dạy và các bậc phụ huynh, chính phủ sẽ sớm tuyên bố đóng cửa các trường học và sẽ chuẩn bị chỗ đón nhận con cái của các nhân viên chủ chốt trong công cuộc chống dịch như bác sĩ và y tá. »

Theo bộ Quốc Phòng Anh ngày 19/3, khoảng 20.000 quân nhân sẽ được huy động vào công cuộc chống dịch Covid 19.



Covid-19 : Pháp chuẩn bị ban bố "Tình trạng khẩn cấp y tế"

Thanh Hà - RFI - 19/03/2020
Thủ tướng Edouard Philippe thông báo chính phủ chuẩn bị ban bố "Tình trạng khẩn cấp y tế" trên toàn quốc hoặc một phần lãnh thổ Pháp và các vùng lãnh thổ hải ngoại. Đây là một trong những dự luật được trình lên Hội đồng bộ trưởng ngày 18/03/2020, trong bối cảnh số người lây nhiễm "tăng lên gấp đôi hàng ngày".

Thủ tướng Philippe giải thích : "Tình trạng khẩn cấp y tế được ban bố trong trường hợp nước Pháp phải đối mặt với một thảm họa về y tế, đặc biệt là khi nổ ra dịch bệnh ở quy mô lớn đe dọa đến sức khỏe của người dân".

Theo thủ tục, dự luật sẽ phải được thông qua, sau đó chính phủ ban hành một sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp y tế. Chính phủ sẽ thông báo với Thượng Viện và Hạ Viện về những biện pháp cụ thể được áp dụng trong thời gian có tình trạng khẩn cấp.

Các biện pháp đó cho phép thủ tướng Philippe ban hành những sắc lệnh liên quan đến việc giới hạn các quyền tự do đi lại, tự do hội họp, hay việc trưng dụng những công cụ và các nguồn nhân lực cần thiết để đối phó với dịch Covid-19.

Đứng đầu trong số đó là biện pháp trưng thu khẩu trang y tế, như giải thích của phát ngôn viên chính phủ Pháp, bà Sibeth Ndiaye. Ngoài ra, chính phủ có thể ban hành những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điêu đứng vì virus corona, mở rộng quyền hạn của các công ty trong việc sử dụng nhân viên, ấn định thời gian làm việc. Một điều khoản quan trọng khác là chính phủ được phép triển hạn thêm 6 tháng thẻ cư trú cho những người nhập cư hợp pháp.

Tính đến chiều 18/03/2020, trên toàn quốc có 9134 ca nhiễm virus corona, 264 người tử vong, và trên 900 trường hợp nguy kịch.

viethoaiphuong
#449 Posted : Tuesday, March 24, 2020 10:24:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đại dịch covid-19: Một cơ hội hiếm có để xét lại tiến trình toàn cầu hoá hiện nay

Trọng Thành - RFI - 24/03/2020
Đại dịch virus corona đang làm đảo lộn hành tinh. Điều chưa từng thấy kể từ Thế chiến thứ hai. Hàng chục quốc gia thực thi chính sách phong toả toàn bộ hoặc một phần với hy vọng hãm đà bùng phát của dịch. Phong toả là cần thiết, nhưng không thể kéo dài. Vác-xin cũng không thể sớm có. Để tránh dịch bùng trở lại sau thời kỳ phong toả, xã hội hiện nay cần nhiều thay đổi triệt để.

Trong bài trả lời phỏng vấn Le Figaro hôm 22/03/2020, cựu ngoại trưởng Pháp Hubert Védrine đặc biệt chỉ ra rằng chính tiến trình toàn cầu hoá, với hai đặc điểm tiêu biểu là giới tài chính được rảnh tay mặc sức làm mưa làm gió, và sản xuất công nghiệp được bố trí tại những nơi giá nhân công rẻ mạt nhất, đã là một cội nguồn căn bản dẫn đến cuộc khủng hoảng virus corona hiện nay. Du lịch thương mại hoá cũng bị điểm mặt là một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng. Nhận định về cội nguồn sâu xa của đại dịch, Hubert Védrine đề xuất những hướng đi cho tương lai, để cho các xã hội, trước hết là các xã hội phương Tây, tránh rơi vào vết xe đổ.

RFI giới thiệu cuộc phỏng vấn của Le Figaro với cựu ngoại trưởng Pháp, mang tựa đề ‘‘Đại dịch virus corona đang khiến nhiều niềm tin sâu xa tan thành tro bụi’’. Phỏng vấn do nhà báo Anne Fulda thực hiện.

***

Le Figaro : Theo ông, cuộc khủng hoảng virus corona cho thấy điều gì trên phương diện quốc tế ?

Huber Védrine: Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra, điều chưa từng có kể từ thời kỳ các cuộc chiến tranh thế giới, cho thấy hoặc xác nhận một sự việc là: hiện tại vẫn chưa có một cộng đồng quốc tế thực sự, hoặc cộng đồng quốc tế chưa được chuẩn bị để đối mặt với một đại dịch toàn cầu. Bille Gates và nhiều chuyên gia quân sự đã nói về chuyện này, kể từ dịch Ebola. Chúng ta biết rằng, cho đến nay, tiến trình toàn cầu hoá về cơ bản - trong nhiều thập niên qua - là tiến trình dỡ bỏ các chế ước đối với giới tài chính và việc bố trí các nhà máy, công xưởng tại những nơi nào có giá nhân công thấp nhất, như tại Trung Quốc, và một số quốc gia đang trỗi dậy (với khẩu hiệu ‘‘chuỗi giá trị’’ rất được cổ vũ), mọi vấn đề khác chỉ là thứ yếu…. Chúng ta thấy, không tồn tại các hệ thống đa phương thực sự có khả năng hành động hiệu quả (từ Liên Hiệp Quốc, đến Tổ Chức Y Tế Thế Giới - WHO, từ G7 đến G20…). Và chúng ta cũng thấy Liên Hiệp Châu Âu… đã được hình dung như một thế giới lý tưởng, một thế giới không phải đương đầu với bi kịch. Chúng ta cũng từng biết là đã có nhiều phong trào phản kháng, mang tính thường trực, thu hút đông đảo người tham gia và đầy thách thức, nhưng chính cuộc khủng hoảng hiện nay mới cho thấy rõ thực trạng này.

Việc Liên Âu thúc thủ, Trung Quốc giang tay giúp nước Ý, với việc gửi trang thiết bị y tế… phải chăng đó cũng là một dấu hiệu cho thấy có một chuyển biến lớn đang diễn ra?

Hoàn toàn đúng như vậy, nhưng thực ra điều này đã diễn ra từ khá lâu, cho dù các cường quốc có vị thế, các nước phương Tây, đã cố gắng cưỡng lại tiến trình này, và họ có các thế mạnh trong tay. Trung Quốc là siêu cường hàng đầu, và Bắc Kinh không còn che giấu điều này. Chúng ta hãy xem quy mô khổng lồ và tham vọng của dự án Con đường tơ lụa mới, và đồng thời cả cách truyền thông mang tính bề trên của Trung Quốc, cũng như của chúng ta. Cũng đừng nên trách Trung Quốc đã tìm lấy cái lợi cho họ trong tiến trình toàn cầu hoá hiện nay. Chính chúng ta, châu Âu chúng ta, cần phải tự hỏi mình, về chiến lược của mình, về sự ngây thơ của mình. Đây là điều rất khó khăn với người châu Âu, vốn vẫn còn tự coi mình như là lực lượng tiên phong của nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, đã có một thay đổi, về châu Âu, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu vừa quyết định chi ra hơn 1.000 tỉ euro (tương đương 9% GDP), và Uỷ Ban Châu Âu quyết định ‘’đình chỉ toàn bộ’’ các quy định khống chế chi tiêu công! Đây là cơ sở cho sự trỗi dậy của một châu Âu mới!

Cuộc khủng hoảng hiện nay cũng phơi bày một tình trạng dễ tổn thương, bị coi nhẹ hoặc không được nhận ra, cho đến nay: cụ thể là sự phụ thuộc về mặt kinh tế của Pháp, về một số sản phẩm mang tính chiến lược, như dược phẩm…

Đúng, và điều này không chỉ liên quan đến nước Pháp. Trong thế giới của nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay, không chỉ là do ‘’ý thức hệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới’’, thì gần như không còn thứ gì được coi là chiến lược, ngoài lĩnh vực thuần tuý quân sự. Điều này cũng đi liền với việc việc chủ quyền của các Nhà nước và vai trò của Nhà nước bị hạ thấp một cách ầm ĩ, một cách thái quá, một cách phi lý.

Phải chăng là một quan niệm về toàn cầu hoá đang có nguy cơ bị xem xét lại một cách nghiêm túc ?

Có rất nhiều sự mù quáng, sự phóng đại, những thói tật sai lầm cần phải được xem xét lại. Cho dù một số người sẽ cố gắng ngăn cản việc này. Trong số những điều đó, hiển nhiên là có quan điểm về một tiến trình toàn cầu hoá mang lại hạnh phúc… Hạnh phúc ư? Đúng là, trong một giai đoạn nhất định, toàn cầu hoá đã từng được coi là như vậy, đối với những người nghèo tại các quốc gia nghèo, và những người giàu tại các quốc gia giầu. Cho đến khi mà sự thất vọng của các tầng lớp dân nghèo và trung lưu của các quốc gia phát triển biến thành nỗi thất vọng và chủ nghĩa dân tuý. Tuy nhiên, bên ngoài chuyện đó, phải chăng là chính lối sống vô tư lự, coi khoái lạc là trên hết, cá nhân chủ nghĩa và vui thú hội hè - dường như đã trở thành cái quyền căn bản nhất trong nhân quyền (với một số người, quyền đó còn cao hơn cả quyền tự do ngôn luận) - đang bị xem xét lại ? Chính lối sống này, đối với toàn bộ hay một phần nhân loại, là nguồn gốc của thói quen di chuyển liên tục, không giới hạn, không bị cản trở, một sự chuyển động hỗn loạn. Với các cuộc du hành không ngừng nghỉ của giới làm ăn, du lịch đại chúng (1,4 tỉ khách du lịch trong năm 2019), chúng ta có tổng cộng 4 tỉ cuộc đi lại vào năm 2017, và khoảng 8 tỉ ‘‘được trông đợi’’ vào năm 2035 (như dự đoán, trước đại dịch).

Cũng cần phải xem xét lại nền kinh tế ''sòng bạc’’ tài chính toàn cầu, hoàn toàn không bị giới hạn (điều mà Obama đã bắt đầu làm và Trump đã huỷ bỏ), và các '‘chuỗi giá trị’’, tức các hoạt động sản xuất được rải ra trên khắp thế giới, được coi là mang lại hiệu quả tối ưu, nhưng hàng hoá sản xuất ra lại không bao gồm những cái giá phải trả về mặt sinh thái. Nếu chúng ta không cố tình tự bịt mắt mình, thì toàn bộ những điều này sẽ không chỉ đặt lại vấn đề về lối sống, mà cả về toàn bộ một nền văn minh: Nền văn minh của chúng ta. Quả là kinh hoàng !

Trong số các tín điều bị tan vỡ với cuộc khủng hoảng này, phải chăng cũng có cả một tín điều - cho đến nay vẫn được coi là bất di, bất dịch và liên quan đến Liên Hiệp Châu Âu - tín điều về việc mở tung các đường biên giới ?

Tín điều này vốn đã bị thách thức nghiêm trọng trong nội bộ khối Schengen, với làn sóng nhập cư cách đây ít nay, là hệ quả của cuộc chiến tranh tại Syria. Tuy nhiên, cú sốc virus corona đang làm tan thành tro bụi khá nhiều tập quán tư duy, ý thức hệ và những niềm tin vốn được coi là bắt rễ sâu sắc. Điều gây ngạc nhiên là việc tự do đi lại trong nội bộ châu Âu đã trở thành một biểu tượng tuyệt đối về chính Liên Âu. Trên thực tế, các thoả thuận Schengen chỉ được khởi động từ năm 1985 (trong lúc Hiệp ước Roma có từ năm 1957). Thoạt tiên, đó chỉ là một sáng kiến khiêm tốn - và thông minh - từ phía các bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu của một số quốc gia thành viên. Rồi dần dần, theo năm tháng, điều này đã trở thành một yếu tố trung tâm (trong đời sống của châu Âu), nhưng cũng đáng tiếc là gắn liền với nó là một sự khinh suất tội lỗi liên quan đến đường biên giới bên ngoài của khối Schengen, do ý thức hệ về ‘‘một chủ nghĩa không biên giới’’. Bởi vào lúc đó, người ta cho rằng các thoả thuận quốc tế về nhân đạo và về kinh tế cũng sẽ mở rộng ra mãi mãi. Tương tự như trước đây, người ta đã từng đi truyền giáo, từng thực dân hoá, từng khai hoá văn minh, người ta đã từng tin tưởng là thế giới sẽ mở toang. Có thể nói đây là một lối hành xử cùng một lúc vừa đầy xúc cảm, vừa gây thiện cảm, vừa ngây thơ, nhưng cũng vừa ngạo mạn. Hệ quả là, hiệp định Schengen, tự do đi lại, đã trở thành biểu tượng cho chính châu Âu. Việc từ bỏ đường biên giới đã trở thành một thứ tín điều mang tính tôn giáo, không được phép nghi ngờ. Sylvain Tesson (nhà văn, nhà du hành người Pháp) đã hoàn toàn có lý khi tuyên bố (trên Le Figaro ngày 20/03 vừa qua): ‘‘Ai phản đối, về mặt tinh thần, cái tôn giáo của việc tự do lưu thông, người đó là đồ chó má. Bức tường là hiện thân của cái ác’’. Tuy nhiên, toàn bộ lối nghĩ đó đã bị lay chuyển dữ dội bởi những gì đang diễn ra. Kể từ đây, chúng ta cần phải học cách quay lại với tinh thần thực tiễn.

Cần rút ra những bài học nào từ đại dịch đang diễn ra? Liệu chúng ta có thể hy vọng một ‘‘thế giới mới’’ trỗi dậy sau cuộc khủng hoảng này?

Sẽ có nhiều bài học rút ra và nhiều thay đổi cần thực hiện. Dĩ nhiên, sẽ có các thế lực rất mạnh trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và xã hội đòi hỏi quay trở lại với nếp sống ‘'bình thường’’, đặc biệt nếu như các điều trị của Hàn Quốc và của bác sĩ Raoult (với chloroquine) ra hiệu quả. Tuy nhiên, không nên nhường bước cho các đòi hỏi như vậy, sau giai đoạn phong toả. Bắt đầu bằng yêu cầu tiếp tục duy trì các hành vi tạo khoảng cách an toàn phòng dịch (gestes barrières de précaution). Tiếp theo đó, phải tiến hành xem xét kỹ lưỡng toàn bộ những gì cần sửa chữa hay từ bỏ trên cấp độ quốc tế, châu Âu, quốc gia, về mặt khoa học, về mặt hành chính, về mặt tập thể cũng như về mặt cá nhân. Cần phải lập ra một hệ thống hợp tác quốc tế liên chính phủ có khả năng hành động - đáng tin cậy hơn là một ‘‘cơ chế điều hành toàn cầu’’ hữu danh vô thực như hiện nay - để phát hiện ngay lập tức các nguy cơ, báo động và tổ chức các biện pháp phòng ngừa và các phương thức xử lý đối với các đại dịch trong tương lai. Cũng cần phải làm rõ các điều kiện có thể dẫn đến sự xuất hiện các bệnh dịch truyền nhiễm, từ động vật sang người. Cần phải duyệt xét lại toàn bộ hệ thống của Liên Hiệp Quốc - Breton Woods - G7 - G20, v.v.

Cũng đồng thời cần sinh thái hoá mọi lĩnh vực: Từ nông nghiệp đến công nghiệp thực phẩm, các ngành công nghiệp (bao gồm công nghiệp hoá chất), giao thông, xây dựng, năng lượng, các phương pháp tính toán về kinh tế vĩ mô (loại hình GDP). Tất cả những điều này sẽ dẫn đến việc kéo trở lại nhiều hơn các dòng lưu thông kinh tế về với các nền kinh tế mang tính khu vực. Làm sao để cho hoạt động sản xuất và nền kinh tế nói chung trở nên xoay vòng (có nhiều sản phẩm tái chế hơn, ít rác thải hơn). Tất cả những điều đó sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn của nền nông nghiệp và nông nghiệp thực phẩm trong vòng 10 hay 15 năm nữa. Xu thế sinh thái hoá này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong giao thông, và trong nhiều lĩnh vực khác. Tất cả những chuyện này đã khởi sự, tại các quốc gia phát triển nhất, nhưng sẽ cần phải được tăng tốc và phổ biến rộng rãi.

Phải chăng thực hiện tất cả những hướng đi, mà ông vạch ra, bao hàm việc chúng ta phải thay đổi triệt để lối sống của mình?

Ồ! Dù không cần phải trở về với cuộc sống thời Pascal (triết gia, nhà toán học Pháp thế kỉ XVII Blaise Pascal), nhưng rõ ràng chúng ta cũng cần phải giảm bớt thói quen dịch chuyển thường xuyên! Nhưng mà ai có thể làm được điều đó? 7 tỉ thành viên của nhân loại hiện nay chắc chắn sẽ không thể trở lại với lối sống của những người săn bắt - hái lượm xưa kia, suốt đời sống quanh quẩn tại một nơi. Di chuyển nhiều đã trở thành bản tính của nhân loại thế kỷ XXI. Những ai bị loại trừ cũng chỉ mong được hưởng quyền lợi này. Tuy nhiên, ta có thể sẽ phải ý thức rõ về các thảm hoạ do du lịch đại chúng thương mại hoá (đừng đồng nhất phương thức du lịch này với những cuộc du hành). Thắng cảnh Dubrovnik (Croatia), hòn đảo Santorin (Hy Lap), hay khu đền Angkor (Cam Bốt) đã từng là các nạn nhân, và sắp tới sẽ là thành phố Venise (Ý). Phải chăng chúng ta thực sự cần đến con số 100 triệu khách du lịch tại Pháp? Và '‘với bất cứ giá nào’’? Diễn đạt nói trên có thể hàm nghĩa là sẽ có các khoản thu nhập thiếu hụt cần được bù lấp.

Một số người đã cổ vũ cho việc phi toàn cầu hoá về năng lượng, ông nghĩ gì về việc này…

Chúng ta nên nói đến việc '‘phi các-bon hoá’’. Tôi cũng xin nhắc lại là nước Pháp được hưởng loại năng lượng phi các-bon, nhiều nhất trong số các nước phát triển (nhờ năng lượng hạt nhân). Ta có thể hình dung là điều đó trước hết cho phép giảm từ từ năng lượng than (vấn đề là làm thế nào để thuyết phục được Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan và Đức về điều này?) và tiếp tục theo đuổi hạt nhân - loại năng lượng không phát thải - cho đến khi nào chúng ta có được phương tiện để dự trữ được điện, do các năng lượng tái tạo sản xuất ra, với giá thành hợp lý.

Thế còn châu Âu? Châu Âu có thể rút ra được những bài học nào từ cuộc khủng hoảng này?

Châu Âu sẽ phải tiếp tục và có thể tìm thấy, với cuộc khủng hoảng đặc biệt này, các phương tiện để tự giải thoát được khỏi một số trói buộc và những khuyết tật mang tính hệ thống, bằng cách phối hợp một cách tốt hơn chủ quyền quốc gia - cần được bảo tồn, và chủ quyền châu Âu - cần được cụ thể hoá, theo nguyên tắc phụ trợ (la subsidiarité), thẩm quyền được trao cho cấp nào có khả năng hành động hiệu quả hơn.

Ông nghĩ thế nào về cách thức tổng thống Emmanuel Macron xử lý cuộc khủng hoảng này? Về ngôn từ mang tính chiến tranh của ông ấy, về lời kêu gọi ‘‘hãy đọc sách’’ của tổng thống Macron?

Chiến tranh (chống đại dịch) ư? Rõ ràng là như vậy! Đọc ư? Nếu như người ta nghe lời ông ấy! Nhưng ông ấy cũng đã nói ‘‘sau đây sẽ không còn điều gì như trước nữa’’. Rộng hơn mà nói, cuộc khủng hoảng hiện nay mang lại thêm các phương tiện hành động cho những người ‘‘bị toàn cầu hoá’’ trong cuộc đối đầu với ‘‘những người tổ chức cuộc toàn cầu hoá’’ hiện nay, mang lại các phương tiện cho phía những người có thẩm quyền lập ra các quy tắc (cho quá trình toàn cầu hoá) trong cuộc đối đầu với phía những người phá bỏ các quy tắc, những kẻ vô trách nhiệm. Điều khẩn cấp trước mắt hiện này lẽ dĩ nhiên là phải chấm dứt dịch bệnh và tránh cho nền kinh tế bị suy sụp (và kèm theo đó là sự suy sụp của xã hội). Tuy nhiên, mọi người cũng trông đợi ở tài nhạc trưởng của tổng thống Emmanuel Macron, trong giai đoạn sau đó (giai đoạn hậu phong toả, và sau khi đại dịch lui bước), trên tất cả mọi cấp độ. Và đây chính là một cơ hội lịch sử.

viethoaiphuong
#450 Posted : Friday, March 27, 2020 9:48:13 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Singapore phạt tù người vi phạm ‘giãn cách xã hội’

VOA - 27/03/2020

Singapore bắt đầu xử phạt những người vi phạm quy định về giãn cách xã hội (social distancing) trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế dịch Covid-19, theo đài Fox News.

Bắt đầu từ ngày 27/3, bất kỳ ai bị phát hiện xếp hàng hoặc ngồi ở nơi công cộng mà cách người khác dưới 1 mét có thể bị phạt tù tới 6 tháng hoặc bị phạt tiền tới 10.000 đôla Singapore (khoảng 7.000 đôla Mỹ) hoặc cả hai mức phạt.

Mức phạt này cũng được áp dụng cho khách đến các trung tâm thương mại, cơ sở tôn giáo, nhà tang lễ, và khoảng 55 điểm tham quan bao gồm các bảo tàng.

Theo quy định, những nơi này có thể mở cửa hoạt động nhưng khách không được phép đi theo nhóm trên 10 người.

Mức phạt tương tự cũng áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng hô hấp cấp tính mà đi ra khỏi nhà mặc dù họ đã được nghỉ ốm 5 ngày, theo đài CNBC.

Cũng theo đài này, các cư dân nhập cảnh Singapore và đã được thông báo phải cách ly ở nhà 14 ngày, nếu vi phạm cũng bị xử án tù, phạt tiền, hoặc cả hai.

Singapore, nơi có 683 trường hợp nhiễm Covid-19, đã thực hiện các biện pháp mạnh này để ngăn chặn sư lây lan của dịch bệnh, trong khi chưa áp dụng lệnh phong tỏa.

Các quy định về khoảng cách an toàn, không áp dụng cho các phiên họp của Quốc hội hoặc tòa án, sẽ được áp dụng cho đến ngày 30/4.



Chủ tịch Tập đề nghị giúp TT Trump chống Covid-19

VOA - 27/03/2020
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc điện đàm hôm 27/3 rằng ông hy vọng Hoa Kỳ sẽ có hành động thực chất để cải thiện quan hệ song phương, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Ông Tập cũng nói với ông Trump rằng hợp tác giữa hai nước là lựa chọn chính xác và duy nhất, và Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc đối phó với Covid-19, theo thông tin do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố.

Trong cuộc điện đàm, ông Tập đã nhắc lại với ông Trump rằng Trung Quốc đã công khai và minh bạch về dịch bệnh, cũng theo thông tin do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố.

Ông Trump nói trên Twitter rằng ông đã thảo luận “rất chi tiết” với ông Tập về dịch bệnh Covid-19.

“Trung Quốc đã trải qua vấn đề này và có nhiều hiểu biết về loại virus này”, ông Trump viết. “Chúng tôi đang làm việc chặt chẽ với nhau. Rất trân trọng!”, ông viết thêm.

Theo đài CRI của Trung Quốc, ông Tập “mong Mỹ áp dụng biện pháp thiết thực và hiệu quả, bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của công dân Trung Quốc trong đó có lưu học sinh tại Mỹ”.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, hiện nay, quan hệ Trung-Mỹ đang ở vào thời điểm quan trọng. “Mong Mỹ áp dụng hành động thực chất trong việc cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, hai bên cùng nỗ lực, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chống dịch, v.v.., phát triển quan hệ không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, cùng thắng”, đài CRI trích lời ông Tập nói trong cuộc điện đàm với ông Trump.

Từ trước đến nay, ông Trump và các quan chức hàng đầu của Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch về dịch bệnh - cho đến nay có hơn 24.000 người trên toàn cầu tử vong - khiến Trung Quốc tức giận.

Hoa Kỳ hiện có nhiều ca nhiễm Covid-19 nhất trên thế giới. Tính đến sáng sớm ngày 27/3, trên cả nước Mỹ có hơn 85.500 người đã nhiễm bệnh Covid-19, và 1.259 người tử vong, theo CBS News, dẫn lại Đại học Johns Hopkins.



Venezuela: Mỹ treo tiền thưởng 15 triệu đô la để bắt tổng thống Maduro

Mai Vân - RFI -27/03/2020
Bộ Tài Chính Mỹ treo thưởng15 triệu đô la cho mọi thông tin để bắt giữ tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Bộ này cáo buộc tổng thống Venezuela và nhiều thành viên chính quyền Caracas đã hoạt động buôn lậu ma túy phục vụ mục tiêu khủng bố. Chính quyền Venezuela đã có phản ứng mạnh mẽ.

Thông tín viên RFI tại Venezuela, Benjamin Delille :

Ngay trong lúc đại dịch virus corona hoành hành, thông báo của Washington là một vố đau mới đối với Venezuela. Một cuộc tấn công tồi tệ theo lời ngoại trưởng Jorge Arreaza.

Ông nói: Cộng Hòa Venezuela tố cáo một cuộc tấn công không biết lần thứ mấy của chính quyền Trump vào nhân dân Venezuela bằng hình thức đảo chính mới dựa trên những cáo buộc tồi tệ, trong lúc nhân loại phải chống lại một trong những đại dịch hung dữ nhất.

Tư Pháp Mỹ tố cáo ông Maduro liên minh với lực lượng du kích Colombia FARC để, xin trích, làm tràn ngập nước Mỹ với ma túy, và nêu lý do đó để treo tiền thưởng nhằm bắt tổng thống Venezuela.

Ngoại trưởng Venezuela rất tức tối nói: Treo tiền thưởng như những tay cao bồi kỳ thị chủng tộc miền Viễn Tây đã cho thấy nỗi tuyệt vọng của giới ưu tú có đầu óc da trắng thượng đẳng tại Washington và nỗi ám ánh của họ về Venezuela.

Thông báo của Washington làm tiêu tan hy vọng của Venezuela muốn được bãi bỏ trừng phạt kinh tế. Sau 7 năm khủng hoảng kinh tế, Venezuela đã hoàn toàn không còn sức để chống dịch Covid-19, và tình hình sẽ rất thảm hại nếu không được trợ giúp đáng kể của quốc tế.

viethoaiphuong
#451 Posted : Monday, March 30, 2020 6:01:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt

RFI - 30/03/2020

(AFP) – Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công "bệ phóng tên lửa siêu lớn". Một sự kiện hãn hữu : hãng thông tấn KCNA ngày 30/03/2020 cho biết người điều hành cuộc thử nghiệm hôm qua không phải là lãnh tụ Kim Jong Un mà là phó chủ tịch đảng Lao Động Triều Tiên, Ri Pyong Chol. Theo lời một nhà quan sát thuộc viện nghiên cứu ASAN Institut for Policy Studies, có trụ sở tại Seoul, sự vắng mặt của lãnh đạo Kim nhằm giảm thiểu tầm mức quan trọng của vụ thử bệ phóng tên lửa.

(AFP) – Thủ tướng Hungary lợi dụng Covid-19 thâu tóm quyền lực. Ngày 30/03/2020, Quốc Hội Hungary biểu quyết thông qua một đạo luật tăng thêm quyền lực của thủ tướng Viktor Orban trong khuôn khổ Budapest ban hành tình trạng khẩn cấp về y tế. Dự luật này cho phép thủ tướng "triển hạn vô hạn định tình trạng khẩn cấp". Hungary đã ban hành tình trạng khẩn cấp từ hôm 11/03/2020 mà không cần tham khảo Quốc Hội.

(Bild) – Covid-19 : Vua Thái Lan sang Đức trốn dịch. Báo "lá cải" Bild của Đức ngày 29/03/2020 tiết lộ vào lúc Thái Lan phải đối mặt với virus corona, nhà vua Rama X đem 20 cung tần mỹ nữ và tì nữ sang trốn dịch tại Đức. Vua Thái Lan thuê toàn bộ khách sạn Grand Hotel Sonnenbichl tại một khu trượt tuyết sang trọng trong vùng Bayern, miền nam nước Đức. Báo Anh The Independant không xác định được trong số đoàn tùy tùng nhà vua, có hoàng hậu và 3 quý phi hay không.

(AFP) – Bolsonaro phá rào lệnh phong tỏa, Twitter hủy tin nhắn của tổng thống Brazil. Vào lúc chính quyền Brazil ban hành lệnh phong tỏa để ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan, tổng thống Bolsonaro đăng video trên Twitter cho thấy ông đi chợ, tiếp xúc với đám đông. Twitter "kiểm duyệt" tin nhắn của tổng thống Brazil và giải thích "đã thông báo với thế giới là tập đoàn xử lý nghiêm ngặt những thông tin đi ngược lại với những quy định về mặt y tế" trong mục tiêu chống virus corona.

(Reuters) – Covid-19 : Hơn 57 ngàn ca nhiễm tại Đức. Theo thẩm định của cơ quan y tế Đức, Viện Robert-Koch, tính đến trưa ngày 30/03/2020 trên toàn quốc có 57.298 người nhiễm virus corona, 455 ca tử vong. Trong nỗ lực chống dịch, Berlin chọn tiến hành các cuộc xét nghiệm ở quy mô lớn. Hiện tại, mỗi tuần Đức thực hiện 300.000 - 500.000 xét nghiệm. Để so sánh, Pháp chỉ xét nghiệm một số những trường hợp nghi nhiễm với các triệu chứng rõ rệt.

(AFP) – Hà Lan vượt ngưỡng 10.000 ca nhiễm virus corona. Tính tới Chủ Nhật 29/03/2020 trên toàn quốc có 10.866 người dương tính, 771 người chết. Chính quyền của thủ tướng Mark Rutter sau nhiều ngày do dự đã kêu gọi toàn thể 17 triệu dân hạn chế đi lại. Ngày mai, hội đồng chính phủ sẽ họp lại để xem có triển hạn lệnh phong tỏa hay không.

(AFP) – Số người chết vì Covid-19 tại Iran tiếp tục tăng. Teheran hôm nay 30/03/2020 cho biết virus corona đã làm 2.757 người thiệt mạng và hơn 40.000 người bị nhiễm.

(Reuters) – Thế Vận Hội Tokyo 2020 sẽ được khai mạc ngày 23/07/2021 ? Trên nguyên tắc, chính phủ Nhật và Ủy Ban Thế Vận Olympique trong tuần này sẽ thông báo về thời điểm tổ chức Olympique Tokyo cho năm 2021. Tuy nhiên, theo đài truyền hình Nhật Asahi TV, một số nguồn tin thông thạo đưa ra khả năng lễ khai mạc được dự trù vào ngày 23/07/2021. Theo kế hoạch ban đầu, Thế Vận Hội mùa hè năm nay sẽ mở ra từ ngày 24/07 đến 09/08 nhưng đã bị dời lại vì siêu vi corona.

viethoaiphuong
#452 Posted : Tuesday, March 31, 2020 8:42:41 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang

Trọng Thành - RFI - 31/03/2020
Tháng 01/2020, siêu vi gây dịch Covid-19 làm rung chuyển Trung Quốc. Ít tuần sau đến lượt toàn thế giới. Nhiều người tìm căn nguyên trong việc Bắc Kinh giấu dịch khiến quốc tế bị động. Không ít người phê phán phương Tây chủ quan. Tuy nhiên giới khoa học về sinh thái chỉ ra cội rễ sâu xa của đại dịch chưa từng có. Đó là nền văn minh công nghiệp đương đại lấy khai thác triệt để thiên nhiên làm mục tiêu.

Khi rừng già bị hủy hoại, thú hoang bị tận diệt, virus bành trướng tấn công con người là điều ‘‘không tránh khỏi’’. Mục ‘‘Theo dòng thời sự’’ của RFI xin tổng hợp nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu Pháp trong lĩnh vực sinh thái học, về chủ đề ‘‘Cội rễ của đại dịch Covid-19’’.

Vì sao phá hủy rừng già, tận diệt thú hoang là cội nguồn dẫn đến đại dịch?


Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm xung quanh sự xuất hiện của virus corona mới gây bệnh Covid-19, tên khoa học là SARS-CoV-2, đang khiến toàn thế giới chao đảo, đặc biệt trong bối cảnh Bắc Kinh không tạo điều kiện cho giới khoa học quốc tế đến thành phố Vũ Hán, nơi dịch bùng phát, tiếp cận hiện trường. Không ít người đặt giả thiết loài virus này thoát ra từ một phòng thí nghiệm đặc biệt ở Vũ Hán, chuyên nghiên cứu về các virus nguy hiểm. Thậm chí có người còn cho virus SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học bí mật. Không đi vào các nhận định, suy luận khó kiểm chứng này, về đại dịch Covid-19, giới sinh thái nhìn chung đều thống nhất ở một điểm: virus SARS-CoV-2, gây dịch Covid-19 có nguồn gốc động vật hoang dã, cũng giống như khoảng một nửa số loài virus tấn công con người, từ gần một thế kỷ nay.

Từ virus gây bệnh Sida (được cho là truyền từ loài vượn), đến Ebola ở Tây Phi (truyền qua dơi), hay virus H5N1 (truyền qua chim), hay bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hay Zika tại châu Mỹ (truyền qua muỗi)… virus SARS xuất hiện tại châu Á năm 2002 (được truyền từ cầy hương)… Việc phá hủy rừng, để trồng trọt, xây dựng thành phố, khiến các loài động vật hoang dã mất nơi sinh sống làm gia tăng nguy cơ động vật hoang tiếp xúc với động vật nhà, với con người, khiến virus dễ dàng bành trướng.


Trong một bài trả lởi phỏng vấn báo Libération, ông Serge Morand, giám đốc nghiên cứu CNRS, chuyên gia về sinh thái học y tế, nhấn mạnh đến tình trạng, kể từ những năm 1960 đến nay (tương đương với thời kỳ công nghiệp hoá mãnh liệt trên quy mô toàn cầu), ‘‘ngày càng có nhiều bệnh dịch trong năm hơn, dịch bệnh lan rộng hơn…’’, tỉ lệ các dịch bệnh được gọi là ở quy mô ‘lịch sử’’ nhiều hơn (bài '‘La crise du coronavirus est une crise écologique / Khủng hoảng virus corona là một cuộc khủng hoảng sinh thái’’, ngày 26/03/2020).

Theo nhà sinh thái học Serge Morand, có ba nhân tố đồng thời khiến dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật nói chung, động vật hoang dã nói riêng, bùng phát. Ba nhân tố đều liên quan đến vấn đề đa dạng sinh học.

Thứ nhất là sự suy giảm ngày một nghiêm trọng của đa dạng sinh học, nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng các giống loài gia tăng.

Thứ hai là nông nghiệp ngày càng biến thành một ngành công nghiệp, nhân tố góp phần mạnh mẽ vào sự suy giảm đa dạng sinh học.

Thứ ba là sự phát triển đột biến của ngành giao thông hàng hoá và vận tải người. Sự phát triển về giao thông này vừa là nhân tố khiến dịch bệnh dễ dàng lan rộng, do các tiếp xúc gia tăng giữa người với người, về tần số, về số lượng, vừa là yếu tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất coi khai thác ‘‘tài nguyên’’ thiên nhiên hoang dã là mục tiêu. Giao thông tăng trưởng gắn liền với kinh tế tăng trưởng, nhưng cũng là con đường giúp dịch bệnh tăng trưởng đột biến, dễ dàng di chuyển từ vùng này đến vùng khác.

Một vài con số minh hoạ: Thế giới hiện nay có 1,5 tỉ bò nuôi, 25 tỉ gà nuôi, hàng tỉ con heo… Tất cả thường được nuôi bằng các loại hạt được trồng theo phương thức công nghiệp hoá, như đậu tương. Để có diện tích nuôi gia súc, gia cầm, đất trồng cây làm thức ăn cho chúng, các diện tích rừng khổng lồ đã bị hủy diệt… Các loài động vật hoang dã, bị dồn đuổi, ngày càng đến gần hơn, nhiều hơn với thế giới con người… Vận tải hàng không, tăng gấp 12 lần giữa năm 1960 đến 2018, giao thông hàng hải cũng tương tự… Tất cả những yếu tố này quá đủ làm nguyên liệu cho "những trái bom’’ dịch bệnh, sẵn sàng phát nổ.

Những con đường đưa các sinh vật ‘‘nguy hiểm’’ đến với thế giới con người

Nhà sinh thái học Rodolphe Golza, giám đốc nghiên cứu IRD, trong bài trả lời tuần báo L’Obs, lưu ý đến tập quán buôn bán động vật hoang dã, làm thực phẩm hay vì các mục tiêu khác, trở nên hết sức phổ biến, với quy mô lớn tại Trung Quốc, tạo nên một không gian lý tưởng cho sự tăng trưởng của nhiều loài siêu vi, kênh truyền virus dễ dàng từ động vật sang người (bài ‘‘ ‘Le Covid-19 était inévitable, et même prévisible’ du fait de notre impact écologique / ‘‘ ‘Covid - 19 là không thể tránh khỏi thậm chí có thể báo trước’ do tác động sinh thái của xã hội con người ’’, ngày 17/03/2020).

Giám đốc nghiên cứu sinh thái học, Viện IRD, nhấn mạnh đến việc khi không gian sinh sống truyền thống của các loài sinh vật hoang dã bị phá hủy, do con người hay do thiên tai, các mầm bệnh được truyền đi khắp nơi, trong quá trình này, trong một số điều kiện nhất định, chúng có thể tìm được các vật trung gian phù hợp hơn, trở thành các phương tiện truyền bệnh hiệu quả hơn. Ông đặc biệt chú ý đến việc một số không gian sinh sống bị phá hủy dẫn đến sự diệt vong của một số giống loài tuy mang các bệnh truyền nhiễm, nhưng khả năng lây lan không cao, việc chúng bị hủy diệt khiến virus bành trướng, phát triển theo nhiều con đường bất thường. Đây là điều mà ông gọi là ‘‘hiệu ứng lan toả’’.

Để virus từ một động vật hoang dã truyền được đến con người và trở thành yếu tố gây dịch bệnh, virus thường phải sự đột biến về gen, mới có thể xâm nhập vào tế bào người. Cụ thể về dịch Covid-19, theo giáo sư Serge Morand, virus corona mới xuất phát từ loại dơi (‘‘khả năng chắc chắn đến 98%’’), việc biến đổi về gen để thích ứng với cơ thể người xảy ra trong quá trình chúng sống ký sinh trên một động vật trung gian (có thể là qua loài tê tê hoặc một loài khác). Và loài vật trung gian này thường là một loại vật hoang dã có nhiều tiếp xúc với con người.

Thuần hóa các động vật hoang: Một kênh truyền bệnh chính

Theo các nhà sinh thái học, việc thuần hóa các động vật hoang dã đã từng là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh truyền nhiễm hiện nay, như cúm, sởi, sởi Đức, bệnh đậu mùa hay quai bị… Loại người chúng ta cùng với chó, bò hay lợn, có nhiều căn bệnh chung hơn là so với giữa người với thỏ, bởi với ba loài trên, thời gian thuần hoá diễn ra vào khoảng 17.000 đến 10.000 năm trước, loài thỏ mới chỉ được thuần hóa từ 2.000 năm nay. Bệnh truyền nhiễm cũng đến từ loài chuột (sống cạnh loài người từ khoảng 10.000 năm). Loài chuột làm trung gian truyền các bệnh từ các loại gặm nhấm hoang dã sang người, loài chó truyền các bệnh từ chồn hay sói. Về phía các loài chim, vịt nhà là nơi trung gian truyền các virus gây cúm từ vịt hoang… Việc thuần hóa một số giống loài mới đây, ví dụ như nuôi chồn tại nhiều nước Đông Nam Á, để phục vụ cho ngành sản xuất ''cà phê chồn'', có thể là các kênh truyền bệnh mới.

Triệt phá môi trường nuôi dưỡng các siêu vi có phải là giải pháp ?

Một số người muốn tận diệt một số giống loài được coi là mang bệnh để huỷ bỏ hết nơi trú ẩn của virus, giúp loài người không còn bị dịch bệnh quấy rối. Giấc mơ này cũng tựa như việc tiêu huỷ hết rừng để không còn bị cháy rừng. Theo các nhà sinh thái học, thì cần phải làm điều ngược lại. Có một thực tế là số lượng bệnh truyền nhiễm càng tăng khi các giống loài càng bị tiêu diệt, siêu vi sẽ tản đi khắp nơi để tìm đường sống. Chuyên gia Serge Morand lưu ý là chính việc bảo vệ các môi trường tự nhiên, phong phú về hệ sinh thái, khiến các loài virus có thể gây bệnh, tuy hiện diện nhiều, nhưng chúng sống gắn liền và phụ thuộc vào một số địa bàn cụ thể, hay nói cách khác ăn ở yên lành tại đấy, không thể di chuyển dễ dàng sang nơi khác, để gây các dịch lớn.

Về dịch bệnh và chăn nuôi, nhà sinh thái học Serge Morand tố cáo phương pháp dập dịch gia cầm bằng cách tiêu diệt ồ ạt các giống gia cầm địa phương, để thay thế bằng các giống công nghiệp, được cho là thích hợp với ‘‘chăn nuôi lớn’’, như trong dịch H5N1 tại Thái Lan (năm 2004), dịch cúm gia cầm H5N8 ở Hàn Quốc (năm 2016)... Chính Tổ Chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) đã khuyến khích cách làm này, trong khi bản thân FAO cũng thừa nhận kể từ đầu thế kỷ XX, nhân loại đã mất đi khoảng 30% giống gà, 20% giống heo…, vốn là sản phẩm của quá trình tiến hoá, lai tạo hàng trăm, hàng nghìn năm. Điều căn bản mà nhiều người không hiểu là, chính sự đa dạng về di truyền của các vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm không dễ lây lan, biến thành đại dịch. Nhiều giống vật nuôi lâu đời, sống gắn với một địa bàn cụ thể, thường có khả năng kháng cự rất tốt với dịch bệnh. Tính đa dạng sinh học cũng cản trở virus tác oai, tác quái.

Nhìn chung, theo giáo sư Rodolphe Golza, trong kỷ Nhân Sinh (Anthropocène), thuật ngữ địa chất học dùng để chỉ thời kỳ con người trở thành thế lưc có khả năng làm biến đổi sâu sắc toàn bộ hành tinh, thì rất có nguy cơ nhiều bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới xuất hiện. Do sự huỷ hoại các không gian sống tự nhiên của các loài sinh vật hoang dã, do tính siêu kết nối của nhân loại hiện nay (như đã nêu), nhưng đặc biệt cũng do Biến đổi khí hậu, có khả năng tác động rất lớn đến thế giới sinh vật hoang dã (đặc biệt do sự thay đổi của nơi cư trú), đến quan hệ giữa con người với các động vật hoang dã.

Học thiên nhiên để sống với thiên nhiên

Bên cạnh việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã, chuyên gia sinh thái Serge Morand đề xuất phát triển mạnh các hình thức nông nghiệp thuận tự nhiên, trồng rừng thuận tự nhiên, chăn nuôi thuận tự nhiên…, để góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, điều kiện để các loài virus nguy hiểm không dễ dàng trực tiếp đến với con người. Trên thực tế, vấn đề dịch bệnh từ các loài động vật hoang dã truyền sang người là một lĩnh vực còn đầy bí ẩn, cần phải có sự phối hợp nghiên cứu giữa giới y khoa, thú y, sinh thái học, cũng như những nhà nghiên cứu xã hội, chính trị, để có các chính sách phù hợp ‘‘tránh cho các bệnh dịch không biến thành khủng hoảng y tế".

Để có một chiến lược phù hợp trong vấn đề mang tính sống còn này, xã hội con người cần thay đổi triệt để cách tiếp cận. Nhà nghiên cứu Aleksandar Rankovic, Viện tư vấn về Phát triển bền vững và Quan hệ quốc tế (IDRRI), nhấn mạnh là cần thay thế lối suy nghĩ theo kiểu con người khai thác, thống trị thiên nhiên lâu nay, bằng một cách nghĩ thật sự khiêm nhường, để con người có cơ hội hiểu được sự kỳ diệu của tự nhiên, để biết học cách chung sống với tự nhiên (theo nhà sinh thái Rodolphe Golza, cùng đối mặt với khủng hoảng nhưng một số quốc gia, đặc biệt là các nước châu Á, như Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và kể cả Trung Quốc, đã có truyền thống đối phó với dịch bệnh thường xuyên, nên có một số phản ứng nhanh chóng và hiệu quả hơn).

Khủng hoảng Covid-19 là một khủng hoảng sinh thái, ‘‘khủng hoảng mang tính hệ thống’’, một cuộc đại khủng hoảng. Một bộ phận giới chính trị dường như đã bắt đầu thừa nhận điều này. Chỉ có các phối hợp tập thể trên quy mô toàn cầu mới có khả năng giúp nhân loại tìm được lối thoát cho cuộc đại khủng hoảng hiện nay.
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 3/31/2020(UTC)
viethoaiphuong
#453 Posted : Wednesday, April 1, 2020 1:53:06 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt
RFI - 31/03/2020

(Le Figaro) - Bình Nhưỡng lại dọa không đối thoại Mỹ. Bình Nhưỡng tận dụng mọi cơ hội để gây sức ép với Washington. Tuần trước, ngoại trưởng Mỹ mời gọi Bắc Triều Tiên nối lại đàm phán và cùng lúc kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục gây áp lực kinh tế và ngoại giao để Bình Nhưỡng ngưng chế tạo bom hạt nhân. Hãng KCNA, trong bản tin ngày 30/03/2020, trích dẫn một quan chức đặc trách đàm phán tuyên bố nào là Bắc Triều Tiên "đi theo con đường vạch sẵn", nào là "những lời cường điệu của Pompeo làm chúng ta từ bỏ mọi hy vọng đối thoại với Mỹ".

(AFP) - Bảo tàng đóng cửa vì Covid-19, kẻ trộm lợi dụng để ăn cắp tranh. Bảo tàng Singer Laren, cách thành phố Amsterdam chừng 30 cây số, hôm 30/03/2020 thông báo, bức họa Khu vườn mùa xuân tại tu viện Nuenen được danh họa Vincent Van Gogh vẽ năm 1884, đã bị đánh cắp. Đây là một tác phẩm mà chính bảo tàng đã đi mượn và được trưng bày ở lối vào của bảo tàng. Kẻ trộm đã ra tay đúng vào sinh nhật của họa sĩ Van Gogh.

(AFP) - Thế Vận Hội Tokyo 2020 sẽ khai mạc ngày 23/07/2021. Đó là thông báo của chủ tịch ủy ban tổ chức NhậtYoshiro Mori ngày 30/03/2020. Như vậy là do tình hình đại dịch Covid-19, Thế Vận Hội Tokyo sẽ khai mạc đúng một năm sau ngày dự trù ban đầu, tức là ngày 24/07/2020. Quyết định dời lại sự kiện thể thao này đã được công bố cách đây một tuần.

(AFP) - Vatican : Một hồng y bị nhiễm virus corona. Ngày 30/03/2020, giáo phận Roma thông báo hồng y Angelo De Donatis, 66 tuổi, người giữ chức giám mục Roma thay quyền giáo hoàng Phanxicô đã được xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Thứ Bảy 21/03, Tòa Thánh thông báo chính thức có 6 ca nhiễm Covid-19 trong số các nhân viên và cư dân của Vatican, nhấn mạnh là giáo hoàng và những người thân cận nhất không bị lây nhiễm.

(AFP) - Viện bào chế Johnson&Johnson thử nghiệm vác-xin. Ngày 30/03/2020, hãng dược phẩm Mỹ thông báo đã chọn một loại thuốc vác-xin chống virus corona và sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ nay tới tháng 9/2020, “từ nay tới đầu năm 2021, vác-xin này sẽ sẵn sàng để được dùng trong trường hợp khẩn cấp”.

(AFP) - Hy Lạp kêu gọi chính trị gia tặng lương để chống Covid-19. Thủ tướng Hy Lạp kêu gọi các bộ trưởng và dân biểu tặng 50% lương tháng trong mục tiêu chống virus corona. Ngày 31/03/2020, tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou, vừa nhậm chức hôm 13/03, đã lập tức hưởng ứng và thông báo sẽ dành một nửa số tiền lương trong hai tháng Tư và tháng Năm để góp sức với toàn dân chống Covid-19.

(AFP) - Covid-19: TT Nga kêu gọi người dân Matxcơva tôn trọng lệnh phong tỏa. Ông Putin đã đưa ra lời kêu gọi trên vào ngày 30/03/2020 để ngăn chặn đà lây lan của dịch Covid-19. Không chỉ thủ đô Nga, nhiều vùng khác đã noi theo ban hành lệnh cấm ra đường. Trong tuần qua, tổng thống Nga đã tuyên bố tuần lễ ngưng làm việc từ ngày 28/03 đến 5/04 và khuyên người dân ở nhà. Tối Chủ Nhật 29/03, đô trưởng Matxcơva Sergueï Sobianine đã quyết định giới hạn việc di chuyển của cư dân thủ đô. Nga chính thức có 9 người chết và1.836 ca nhiễm Covid-19, riêng thủ đô có hơn 1.200 ca.

(CNew) - Thiếu niên Bồ Đào Nha 14 tuổi chết vì virus corona. Nhập viện ngày 29/03/2020, Victor Godinho được xét nghiệm dương tính với siêu vi corona, đã qua đời vào hôm sau. Theo các bác sĩ, cậu bé Bồ Đào Nha này mang bệnh ngoài da Psoriasis, vảy nến, làm giảm sức đề kháng miễn dịch của cơ thể. Tin buồn này gây xúc động đến tận Liên đoàn Bóng đá Quốc gia vì Victor Godinho là cầu thủ thiếu niên có thành tích trong một câu lạc bộ ở Aveiro, tây bắc Bồ Đào Nha.

(Reuters) - Tổng thống Mỹ và Nga đồng ý ổn định thị trường dầu hỏa. Theo thông báo của điện Kremlin, trong cuộc nói chuyện qua điện thoại hôm 30/03/2020, hai tổng thống Putin và Trump đã đồng ý cho tổ chức một cuộc gặp giữa lãnh đạo ngành năng lượng hai bên để thảo luận về thị trường dầu hỏa thế giới đang sụp đổ, một mặt do dịch Covid-19 tác hại mạnh đến những ngành tiêu thụ nhiều dầu lửa (hàng không, xe hơi) và mặt khác, do tranh chấp hiện nay giữa Nga và khối OPEP do Ả Rập Xê Út dẫn đầu.

(AFP) - Tổng thống Brazil không có duyên với các mạng xã hội. Sau Twitter đế, lượt Facebook và Instagram hôm 30/03/2020 xóa video do ông Jair Bolsonaro đăng tải. Nội dung bị xóa cho thấy tổng thống Brazil đi chợ, tiếp xúc với đám đông bất chấp lệnh phong tỏa được ban hành để ngăn ngừa dịch Covid-19. Tương tự như Twitter, Facebook và Instagram cùng cho rằng nội dung của những đoạn video nói trên góp phần "phát tán thông tin sai lệch và làm hại cho nhiều người".
viethoaiphuong
#454 Posted : Tuesday, April 7, 2020 1:34:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19: 6 anh em bác sĩ Ý ở tuyến đầu

Tuấn Thảo - 06/04/2020
Báo chí Ý cuối tuần qua đã nhắc đến câu chuyện cảm động của 6 anh chị em bác sĩ Tizzani trong mùa dịch Covid-19. Tại Torino, cả gia đình này đều đang ở tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô hình. Trên mạng xã hội, dư luận Ý đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn, vì câu chuyện của dòng họ Tizzani tiêu biểu cho toàn bộ giới nhân viên ngành y tế.

Tại bệnh viện San Giovanni Bosco ở thành phố Torino (miền Bắc nước Ý) mỗi lần Davide Tizzani khoác áo blouse màu trắng trước khi đến làm việc trong khoa cấp cứu, anh lại thấy nhen nhúm ở trong lòng cái cảm giác ‘‘sợ hãi’’ như thể anh vẫn chưa sẵn sàng, dù có cố gắng cách mấy nhưng vẫn chưa đủ và sau cùng là nỗi lo âu khi chứng kiến sự bất lực của bản thân : sức người không có bao nhiêu, trong khi số nạn nhân do virus corona thì lại quá nhiều. Hầu hết các bác sĩ, y tá, thực tập sinh đều có cùng tâm trạng như Davide Tizzani. Trong mắt dư luận Ý, trong cuộc chiến chống Covid-19 : họ thật sự là những người lính đang bảo vệ "chiến hào", do bổn phận nên phải đứng mũi chịu sào.

Gia đình Tizzani sinh sống ở thị trấn Giaveno, một thành phố nhỏ với 17.000 dân, vùng ngoại ô Torino. Gia đình này có 11 người con, trong đó có 6 người đã chọn ngành y. Davide làm việc với anh trai Pietro tại bệnh viện thành phố, còn 4 anh chị em kia có người thì chuyên về tim mạch, người thì làm bác sĩ lão khoa. Theo tuần báo Ý La Valssusa, nghề y là một truyền thống gia đình, từ đời này sang đời kia. Bác sĩ Felice Tizzani, ông nội của Davide và Pietro, từng là kháng chiến quân trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Đến phiên con ông là bác sĩ Pier Luigi, từng làm trưởng khoa bệnh viện thành phố Giaveno.

Sang đời thứ ba, 6 trên số 11 người con đã chọn nghề bác sĩ để nối bước cha ông. Theo lời kể của Davide, bố anh là một người có tấm lòng, làm việc tận tâm: ông Pier Luigi không ngại đến thăm bệnh nhân tại nhà và nếu gia đình túng thiếu quá nghèo thì ông chữa bệnh mà không lấy tiền. Cha truyền con nối: nhân cách của người cha trở thành tấm gương khiến cho bầy con (3 gái, 3 trai) muốn noi theo: Alessandra, Maria, Barbara, Davide, Emanuele, Pietro hiện nay đều đang đứng ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Lực bất tòng tâm, ngoài những khó khăn trong công việc thường ngày mà giới y tế phải đương đầu, còn có vấn đề dồn nén tâm lý. Theo cô Barbara Tizzani, bác sĩ lão khoa tại bệnh viện Rivoli, ngoại ô Torino, các bệnh nhân cao tuổi rất cô đơn trong khoa cấp cứu, do các biện pháp cánh ly hoàn toàn cho nên người thân không thể đến thăm các ông cụ, bà cụ. Theo cô, đây là một điều đáng buồn, nhưng càng đau lòng hơn nữa, khi cô giúp các bệnh nhân cao tuổi viết qua máy tính bảng những thông điệp cho gia đình của họ mà không biết rằng phải chăng đây là lời nhắn nhủ cuối cùng …..

Còn Maria và Alessandra, hai người chị của Barbara, đều cũng làm việc trong khoa cấp cứu và hồi sức tại bệnh viện Cirié. Cũng như các thành viên khác trong gia đình, họ cho biết là giới nhân viên ngành y tế có những nỗi khổ tâm cao ‘‘gấp bội’’ mà người ngoài không nhìn thấy. Tại bệnh viện, các bác sĩ hay y tá phải làm việc với các trang thiết y tế bị an toàn tối đa, nhưng khi về đến tận nhà, họ vẫn không tháo gỡ khẩu trang mà vẫn tiếp tục đeo trên mặt, vì mỗi ngày họ không biết bản thân mình mới bị nhiễm virus corona hay không (mà chưa có dấu hiệu phát bệnh), do vậy họ có trách nhiệm ‘‘tự cách ly’’ dù ở trong nhà, tránh tiếp xúc để không lây nhiễm cho chồng con...

Cũng như ba người chị lớn, Davide cho biết bản thân anh cũng đang rất lo lắng vì sợ gia đình bị vạ lây. Theo anh, nhiều ca bệnh mới trong thời gian gần đây thường là những đồng nghiệp. Theo thống kê chính thức, khoảng 10% bệnh nhân tại Ý là giới nhân viên trong ngành y tế và tính đến thời điểm này, 73 bác sĩ và y tá tại Ý đã bỏ mình trong ‘‘cuộc chiến’’ chống dịch Covid-19.

Câu chuyện của gia đình Tizzani đã được tuần báo địa phương La Valsusa đưa lên trang đầu trong số báo phát hành cuối tuần. Câu chuyện này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và sau đó được nhiều tờ báo có uy tín ở Ý đề cập tới. Ông David Sassoli, tân chủ tịch Quốc hội châu Âu, đã lên tiếng ca ngợi gia đình Tizzani trên mạng xã hội. Cá nhân ông cũng như đại đa số người Ý thông qua câu chuyện của 6 anh chị em nhà Tizzani mới hiểu được hơn sự hy sinh của toàn thể các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Để bày tỏ lòng biết ơn, có lẽ hành động cần thiết nhất hiện giờ vẫn là : Bởi vì giới y tế phải đi làm vì chúng ta, vậy thì chúng ta hãy nên ở trong nhà để giúp họ. Một hành động tối thiểu nhưng lại tràn đầy ý nghĩa.

viethoaiphuong
#455 Posted : Thursday, April 9, 2020 10:16:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19: WHO mất uy tín lâu dài vì “theo đuôi” Trung Quốc

Mai Vân - RFI - 09/04/2020
Ngay từ khi dịch Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc cho đến ngày nay, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO/OMS không hề lên tiếng chỉ trích bất kỳ tuyên bố của chính quyền Trung Quốc. Theo nhật báo Pháp Les Echos ngày 08/04/2020, sự thiếu vắng phản ứng nói trên của WHO giải thích phần lớn sự chậm trễ trong việc xử lý đại dịch Covid-19.

Trả lời phỏng vấn của Les Echos, ông François Godement, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Viện Montaigne (Pháp) cho rằng thái độ phục tùng Bắc Kinh của lãnh đạo WHO đã làm cho hình ảnh của định chế này sứt mẻ lâu dài.

Tổng thống Mỹ (ngày 07/04/2020) đã chỉ trích WHO về cách xử lý kém cỏi hồ sơ virus corona. Những chỉ trích này có cơ sở hay không?

François Godement: Từ nhiều tuần lễ nay, cách xử lý của WHO quả là đã bị chỉ trích nhiều lời chỉ trích, chứ không đợi đến lượt ông Donald Trump.

Ngày nay, khi người ta nhìn lại diễn tiến tình hình từ tháng 11/2019, nhiều điểm then chốt đã cho thấy rõ là WHO đã phản ứng chậm trễ ở chỗ nào.

Đài Loan đã hoài công cảnh báo WHO vào cuối tháng 12 về một dạng mới của virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, nhiều ngày trước khi chính quyền Bắc Kinh gợi lên chuyện này.

Thế nhưng WHO vẫn không hề có phản ứng, mà phải đợi đến ngày 12/02/2020 mới cử một phái bộ đến xem xét tại chỗ. Trong lúc đó thì ngay ngày 24/01, vị tổng giám đốc đã công nhận, sau Trung Quốc, là virus corona có thể lây từ người sang người. Tất cả những điều này đã làm chậm trễ việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Và cuối cùng thì WHO phải đợi đến ngày 11/03 mới tuyên bố việc virus lây lan là đại dịch toàn cầu. Có lẽ đây là điểm WHO có thể ít bị chỉ trích, vì theo nguyên tắc của mình, định chế này chỉ có thể thông báo một sự kiện khi sự kiện đó thật sự xẩy ra: trước đó thì WHO đã gợi lên nguy cơ cao về đại dịch.

WHO như vậy đã bị mất tư cách?

François Godemen: Phải nhớ là về mặt kỹ thuật, WHO là một cỗ máy hùng mạnh, với một chính sách phòng ngừa và hoạt động trên hiện trường nhờ việc phân cấp quyền hành cho các văn phòng khu vực.

Nhưng về mặt chính trị, và người ta đã thấy rõ điều này với dịch Covid-19, hình ảnh của tổ chức ngày nay đã bị sứt mẻ lâu dài.

WHO chủ yếu bị phê phán về những lập luận quá thiên về Trung Quốc. Vì sao có tình trạng đó?

François Godemen: Đúng vậy. Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã và cũng đang không phản bác bất kỳ phát biểu chính thức nào của Trung Quốc. Ngay cả khi có những lời chứng bác bỏ các tuyên bố đó. WHO không hề có thông báo gì về nguồn gốc thật sự của dịch bệnh, tất cả đều chỉ tập trung trên việc xử lý khủng hoảng.

Tình trạng đó cũng có thể xuất phát từ việc Trung Quốc đã không hoàn toàn mở cửa cho chuyên gia của WHO vào xem xét.

Về phần mình thì tổ chức có trụ sở ở Genève này luôn luôn tránh công khai chỉ trích những quốc gia thành viên mà họ tùy thuộc. Đối bác sĩ Tedros, được bầu lên nhờ Trung Quốc vào năm 2017, việc không chỉ trích Bắc Kinh cho phép ông hy vọng được Trung Quốc hợp tác trên nhiều hồ sơ khác.

Vấn đề Đài Loan, mà Trung Quốc đã làm cho bị loại ra khỏi WHO, phải chăng đó là thêm một bằng chứng cho thấy vấn đề cũng mang tính chất chính trị?

François Godemen: Một phần lớn mối quan tâm của Trung Quốc đối với các định chế của Liên Hiệp Quốc bắt nguồn từ động cơ muốn cản đường Đài Loan, mà Trung Quốc xem là một tỉnh của họ.

Gần đây thì Bắc Kinh đã thành công trong việc cấm những người mang hộ chiếu Đài Loan vào các trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York và Genève. Điều này đủ để cho thấy là giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể đi đến đâu. Đó chính là chính sách ngoại giao tẩy chay mà Bắc Kinh thực hiện trong một chiến dịch trường kỳ.

(Nguồn: Les Echos)



Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO

Thụy My - RFI - 09/04/2020
Chuyên gia : « Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh. Nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. »

Trên trang Ý kiến của Wall Street Journal ngày 08/04/2020, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution có bài viết mang tựa đề « Thất lạc ở Bắc Kinh : Câu chuyện của WHO » (Lost in Beijing: The Story of the WHO – dựa theo tựa đề bộ phim nổi tiếng Lost in Translation). Chuyên gia này nhận định, Trung Quốc đang thao túng nặng nề Tổ chức Y tế Thế giới. Hoa Kỳ cần phải chỉnh đốn điều này, còn nếu không thì nên ra đi và thành lập một tổ chức khác.

Theo tác giả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ « thiên về Trung Quốc » như tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba 7/4, mà còn đã « hỏng bét và thỏa hiệp ».

WHO đã lúng túng khi dịch Ebola xảy ra tại Tây Phi năm 2014, khiến trên 11.000 người thiệt mạng. Giờ đây phản ứng của WHO trước đại dịch virus corona chứng tỏ tổ chức này đặt chính trị lên trên sức khỏe công chúng. Cung cách WHO thường xuyên ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy rõ nhu cầu cần phải cải cách một cách căn cơ.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la năm 2019, còn Trung Quốc đóng chỉ có 44 triệu đô la, theo bộ Ngoại Giao Mỹ. Donald Trump đề nghị nước Mỹ giữ lại số tài trợ này trong lúc chính quyền giám sát kỹ những gì đạt được. Theo ông Chen, tổng thống Mỹ và Quốc Hội cần phải đi xa hơn nữa.

Trong khi Washington chi tiền, thì Bắc Kinh đứng sau hậu trường để giựt dây các nhà lãnh đạo WHO. Tổng giám đốc hiện nay, Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã được chính quyền Trung Quốc ủng hộ hết sức mạnh mẽ trong cuộc chạy đua vào chức vụ này.

Ông Tedros là một chọn lựa gây tranh cãi, do bị cáo buộc đã che giấu nạn dịch tả tại quê hương Ethiopia của ông, lúc đang là bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là ngoại trưởng (2012-2016). Trong những năm đó, Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào Ethiopia và cho vay nhiều tỉ đô la. Chẳng bao lâu sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros đến ngay Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này : « Tất cả chúng ta đều học được điều gì đó từ Trung Quốc ».

Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, Tổ chức Y tế Thế giới đã chấp nhận những dối trá của Trung Quốc về virus corona, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01/2020, ngay cả trước khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt tuyên bố của Bắc Kinh là « không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người ».

Hai tuần sau đó, khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus và trên 70 người tại các nước khác lâm bệnh, ông Tedros đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi « tính minh bạch » của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng Trung Quốc đã đợi đến sáu tuần lễ sau khi những bệnh nhân đầu tiên ở Vũ Hán xuất hiện các triệu chứng, mới bắt đầu cho phong tỏa. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt tất cả những ai cố gắng đưa ra lời cảnh báo, nhắc đi nhắc lại những lời dối trá là con virus không lây từ người này sang người khác, lại còn tổ chức một buổi tiệc lớn ngoài trời ở Vũ Hán với mấy chục ngàn gia đình tham dự.

Cùng lúc ấy đã có hơn năm triệu người rời Vũ Hán, theo như thị trưởng cho biết. Trong đó có cả bệnh nhân đầu tiên được xác nhận là dương tính tại Mỹ.

Rốt cuộc WHO cũng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế vào ngày 30/1, sau khi đã xác định được gần 10.000 ca dương tính với virus corona. Con số mà Trung Quốc đưa ra vào đầu tháng Hai tăng lên trên 17.000 ca dương tính và 361 trường hợp tử vong.

Tuy vậy ông Tedros lại chỉ trích tổng thống Donald Trump vì đã hạn chế số khách từ Trung Quốc đến Mỹ, và cổ vũ các nước khác không nên theo chân Hoa Kỳ. Tedros nói rằng nguy cơ virus lan ra bên ngoài Trung Quốc là « tối thiểu và rất chậm ».

Mãi đến ngày 11/3, WHO mới chịu tuyên bố đại dịch. Vào lúc đó, con số chính thức đã lên đến 118.000 người tại 114 quốc gia bị nhiễm con virus từ Vũ Hán!

Ảnh hưởng của Trung Quốc còn thấy rất rõ trong việc WHO loại Đài Loan ra ngoài. WHO thậm chí còn không thèm trả lời khi Đài Loan cho biết kết quả điều tra vào tháng 12/2019, rằng ngược với những gì Bắc Kinh khẳng định, virus corona chủng mới có thể lây từ người sang người.

Tháng trước, một phóng viên truyền hình Hồng Kông đã đặt câu hỏi với Bruce Aylward, người lãnh đạo phái bộ chung WHO-Trung Quốc về virus corona, là liệu Tổ chức Y tế Thế giới có suy nghĩ lại về việc từ chối không cho Đài Loan gia nhập hay không. Trong video được nối kết, ông Aylward im lặng không nói được gì trong gần 10 giây đồng hồ. Phóng viên phải nhắc « Hello ? ». Aylward rốt cuộc trả lời :

Rất tiếc, tôi không nghe được câu hỏi của cô.
Để tôi hỏi lại.
Không, như vậy được rồi. Hãy chuyển sang câu khác.


Khi cô phóng viên cứ hỏi tiếp về Đài Loan, ông ta ngắt kết nối. Nhà báo gọi lại và cố khai thác theo một góc độ khác : « Tôi chỉ muốn biết nếu ông có thể bình luận một chút về việc Đài Loan đã làm thế nào để ngăn chận được con virus ».

Ông Aylward trả lời : « Chúng ta đã nói về Trung Quốc và cô biết đấy, khi nhìn vào tất cả các địa phương của Trung Quốc, họ đều làm tốt công việc ».

Cuộc trao đổi này cho thấy WHO đã đặt chính trị lên trên sức khỏe cộng đồng như thế nào. Cũng như Tedros, ông Aylward đã đánh đồng quan điểm của Trung Quốc với Đài Loan và lúc nào cũng tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Trong cuộc khủng hoảng, chưa bao giờ WHO điều tra kỹ lưỡng về những gì Bắc Kinh tuyên bố về con virus, hay tỏ ra minh bạch về cách nghĩ phía sau các quyết định.

Là quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, Hoa Kỳ có quyền thúc đẩy một sự cải cách triệt để. Quốc Hội nên đặt điều kiện cho mọi tài trợ trong tương lai, WHO phải giải thích cụ thể cho những quyết định về y tế cộng đồng, điều tra nghiêm túc và độc lập khi nạn dịch lan rộng.

Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đầu tốt đẹp hồi tháng Giêng khi đặt ra chức đặc phái viên ở bộ Ngoại Giao, tập trung vào việc chống lại các mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc sắp tới của WHO không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.

Tác giả Lanhee J.Chen kết luận, nếu các nỗ lực chuyển đổi WHO không hiệu quả, có lẽ Hoa Kỳ không còn cách nào khác là ra đi và làm lại từ đầu. Có thể thành lập một tổ chức tương tự, mở rộng cho tất cả các nước tôn trọng các tiêu chí cao nhất về minh bạch, quản lý giỏi và chia sẻ những phương pháp tốt nhất.

Thế giới cần có một tổ chức khả tín để đối mặt với những vấn đề sức khỏe cộng đồng xuyên biên giới – nếu không phải là WHO, thì sẽ là một tổ chức khác.

* Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi) là thành viên của Hoover Institution, giám đốc nghiên cứu về chính sách đối nội của chương trình chính trị công, trường đại học Stanford (California, Hoa Kỳ). Chuyên gia này từng là cố vấn chính trị trong chiến dịch tranh cử tổng thống của thượng nghị sĩ Mitt Romney năm 2012, được tổng thống Barack Obama bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn lưỡng đảng về chính sách an sinh xã hội.

viethoaiphuong
#456 Posted : Friday, April 10, 2020 12:32:09 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chuyện Đau-Thương thời Covid-19
(HP dịch sang tiếng Việt từ báo điện tử Pháp / yahoo fr)

Coronavirus : một phụ nữ Anh 32 tuổi đã chết trong tang lễ mẹ cô, nạn nhân Covid-19

Yahoo Actualités•10 avril 2020
Một câu chuyện quá buồn thảm xảy ra hồi tuần trước tại Anh. Có mặt trong tang lễ của mẹ cô, nạn nhân Covid-19, phụ nữ Anh 32 tuổi đã bị cơn nhồi máu cơ tim ngay trong tang lễ, tại nghĩa trang Atherstone, ở Warwickshire.

Theo tờ Mirror, các thành viên của gia đình và ông cha đạo cử hành tang lễ đã cố gắng cấp cứu, nhưng không cứu được cô. Tang lễ chỉ cho phép rất ít người trong gia đình được tham dự, vì quy định giãn cách xã hội.

Mẹ của cô, 63 tuổi, từng bị bệnh tim mạch. Bà mất hôm 15 tháng 3, vì Covid-19, và là ở trong nhà hưu trí, cô đã không thể tưởng tượng điều kinh khủng xảy ra cho mẹ trong tang lễ.

"Mất người em trong tang lễ người mẹ, như một chuyện phim khủng khiếp. Tôi không thể nào chấp nhận chuyện xảy ra, vào đúng lúc quan tài của mẹ đang được đưa xuống huyệt. Một chuyện quá kinh khủng", theo lời người chị của nạn nhân, bị chấn động vì thảm kịch.



viethoaiphuong
#457 Posted : Saturday, April 11, 2020 7:57:27 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




Covid-19: Mồ chôn tập thể trên đảo ở New York để giảm tải nhà xác

Minh Anh - RFI - 11/04/2020
Tại New York, số người chết đã tăng vọt trong ba ngày gần đây. Thành phố đối mặt với tình trạng thiếu chỗ giữ xác các nạn nhân, nên đành phải kích hoạt một biện pháp trong kế hoạch khẩn cấp đối phó dịch bệnh : Đào hố chôn tập thể đầu tiên tại Hart Island.

Từ 150 năm qua, nơi đây chủ yếu được dành để chôn cất người nghèo, tù nhân, người vô gia cư hay những người không được thân nhân nhận xác. Đây cũng từng là nơi chôn cất các nạn nhân của dịch cúm Tây Ban Nha và SIDA.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường thuật :

« Hình ảnh gây ngỡ ngàng : Một đường hào dài đầu tiên vừa được đào xong, và người ta nhìn thấy những người đàn ông trong trang phục bảo hộ mầu trắng chất vào đó những chiếc hòm gỗ thông có khắc tên thành hai dãy, mỗi dãy ba hàng, rồi phủ đất lại. Thiết bị bay điều khiển từ xa bay lượn trên không ở Hart Island, phía đông quận Bronx, bang New York, ghi lại cảnh tượng diễn ra chỉ cách trung tâm thành phố Manhattan vài kilomet.

Hòn đảo này nổi tiếng là nơi tọa lạc nghĩa trang dành cho người nghèo của vùng đô thị, từ 150 năm nay. Đây cũng nơi được dự kiến để chôn cất các nạn nhân của dịch cúm trong kế hoạch khẩn cấp của thành phố, được thành lập cách nay 10 năm. Người ta chỉ có thể đến nơi này bằng thuyền. Cách đây hai ngày, một chiếc thuyền đầu tiên chở một thùng đông lạnh đã đổ lên đảo.

Thành phố đã tuyển dụng thêm nhiều lao động để đào huyệt bằng máy xúc. Lúc bình thường, mỗi tuần có 25 thi thể được các tù nhân của trại tù Rikers kế bên chôn cất. Thông thường đó là những cư dân New York không được người thân nhìn nhận, hoặc là tù nhân.

Những ngày gần đây, cũng là con số 25, nhưng là mỗi ngày, năm ngày trong tuần. Chính quyền thành phố không cho biết rõ đó có phải là nạn nhân của Covid-19 hay không. Nhưng một điều chắc chắn là những thi thể này được gởi đến đây để giảm tải cho các nhà xác của thành phố, mà số lượng thi hài đã tăng gấp đôi so với lúc bình thường. Gia đình nào muốn nhận xác sẽ phải lên tiếng đòi áo quan người thân của họ, trong thời hạn 15 ngày, để tổ chức tự chôn cất. »

viethoaiphuong
#458 Posted : Sunday, April 12, 2020 2:18:37 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Chuyện LẠ thời Covid-19
(VHP dịch sang tiếng Việt từ bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)

Tại Nhật, một buổi lễ trao bằng tốt nghiệp đại học nhờ robot


các người máy (robot) của hãng ANA Holdings / BBT University

LeFigaro.fr•10 avril 2020
Để tổ chức lễ trao bằng xứng danh với tên gọi, một trường thương nghiệp Tokyo đã cầu cứu các người máy (robot) điều khiển từ xa.

Đây là một sáng kiến của trường đại học kinh doanh Breakthrough, ở Tokyo, cho phép các sinh viên tham dự lễ phát bằng của họ ngay trong lúc bị Coronavirus.

Hôm 28 tháng 3 vừa rồi, tại hotel Grand Palace, các người máy của hãng ANA Holdings đã được xử dụng thay cho sự hiển diện các sinh viên của trường kinh doanh. Trong lễ trao bằng, các đại diện người máy với trang phục áo choàng và mũ của người nhận bằng.

Một màn hình đặt ở vị trí đầu, trên đó xuất hiện mặt của sinh viên được gọi tên. Sinh viên có thể điều khiển người máy từ xa và theo dõi sự kiện từ nhà. Để đảm bảo các công việc cần thiết của sự kiện đặc biệt này, cùng với ban nhân sự được điều động, chỉ với ... 4 sinh viên tốt nghiệp đại diện.



viethoaiphuong
#459 Posted : Monday, April 13, 2020 2:32:49 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Thương-Đau thời Coid-19
(HP dịch sang tiếng Việt bài từ báo điện tử Pháp / yahoo fr)

Coronavirus : một phụ nữ bị mất cả gia đình trong 3 ngày.


Drame dans le Michigan (Facebook Sandy Brown)

Yahoo Actualités•12 avril 2020
Một thảm kịch diễn ra hồi cuối tuần rồi. Chỉ trong 3 ngày, một người mẹ gia đình đã bị mất chồng và con trai bà, cả hai đều bị mất vì Covid-19. Bà chỉ có thể dự tang lễ chôn cất họ từ trong xe của bà và từ giờ sống cách ly.

"Thật là bất công", bà nói. "Tôi không thể tặng họ một tang lễ xứng đáng. Ngay cả, tôi chỉ có thể để họ trong một cái hộp, và đăt hộp vào một lỗ". Thứ sáu, 9 tháng 4, Sandy Brown vật vã kể cho Detroit News. Bà phải nói từ biệt hai người đàn ông của đời bà cùng một lúc, từ xa, không có giờ để nói với họ lời từ biệt. Họ ra đi cách nhau 3 ngày. Và, thứ sáu này, tại Michigan, Sandy Brown đã quay phim để làm kỷ niệm.

Mấy ngày hôm trước, chồng bà và tiếp đến con trai bà đã bi gục ngã vì Covid-19. Đầu tiên, Freddie Lee Brown Jr., 59 tuổi và có sức khoẻ đã yếu sẵn với việc ghép thận. Được nhập viện hồi giữa tháng 3, sau khi bị sốt cao một vài hôm, ông được xếp vào diện sức khoẻ hơi yếu, trước khi chuyển sang cấp cứu, rồi chết. Ba hôm sau, đến lượt con trai bà, Freddie Lee Brown III, 20 tuổi, ra đi. Hen suyễn, cậu đã được cho là đã khá lên trong điều kiện của cậu, trước khi bị suy sụp, rồi được xếp tên cậu vào hàng quá dài các nạn nhân.

Giờ đây, Sandy Brown còn lại một mình.

PS.


bà Sandy Brown đến nhà quàng,
ký giấy tờ xong ra chỗ đặt quan tài, nhìn mặt con trai và chồng lần cuối


sau đó bà phải ngồi trong xe
xem đội tang chuyển quan tài từ xe tang khênh đến huyệt - bà quay phim


đây là dãy xe đậu cạnh nghĩa địa
(2 hàng dài tít tắp trên con đường nhỏ) của những người chờ xem đám tang người thân.

viethoaiphuong
#460 Posted : Tuesday, April 14, 2020 1:49:00 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ thời Covid-19
(HTMT dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Coronavirus: tại Hàn quốc, một cuộc thi tổ chức trong một sân vận đông.



LeFigaro.fr 14 avril 2020
Gần 140 ứng viên đã tham dự một cuộc thi ngoài trời trong một sân vận động ở Hàn quốc.

Họ đến không phải để vỗ tay cổ vũ đội tuyển bóng đá mà họ hâm mộ. Hôm 4 tháng 4, trong sân vận động thành phố Ansan, gần Séoul, 139 ứng viên đã tham gia cuộc thi tuyển chọn được tổ chức bởi tổng công ty Ansan Urban Corporation, theo lời kể của báo Korea Herald . Cuộc thi viết diễn ra trong các điều kiện vệ sinh khắt khe.

Tẩy trùng tay và mang khẩu trang

Những tấm ảnh của hãng tin Korea Yonhap cho thấy để giới hạn sự lây lan coronavirus, các biện pháp hết sức cẩn trọng được áp dụng đối với các thí sinh. Ngồi trên ghế được để trên sân cỏ, với khoảng cách xa nhau, hàng tin Korea Herald ghi chú. Tất cả họ phải rửa tay bằng gel sát trùng, mang khẩu trang và kiểm tra thân nhiệt trước khi ngồi vào bàn thi để làm bài.

Kể từ đầu dịch bệnh, Hàn quốc không áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc. Theo bản đồ định vùng dịch bệnh của đại học John-Hopkins (Hoa Kỳ) có hơn 10.000 ca nhiễm bệnh được ghi nhận ở Hàn quốc.

viethoaiphuong
#461 Posted : Wednesday, April 15, 2020 2:27:32 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

chuyện Lạ thời Covid-19
(HTMT dịch sang tiếng Việt bài trên báo điện tử Pháp / yahoo fr)
>>

Coronavirus : một cụ ông người Anh gần 100 tuổi quyên góp được hơn 2 triệu euros cho các nhân viên y tế

Yahoo Actualités•14 avril 2020
Tom Moore, một cựu chiến binh người Anh 99 tuổi, đã khởi động một lộ trình để mừng sinh nhật 100 tuổi vào ngày 30 tháng 4 : đi dọc trong sân vườn nhà cụ 100 lần, với sự trợ giúp của xe đẩy, để kêu gọi quyên góp tiền giúp cho các nhân viên y tế.

100 chiều dài của sân vườn cho 100 tuổi. Cụ ông cựu chiến binh Tom Moore, thực hiện cuộc 'diễn binh' bằng cách đi bộ (với xe đẩy) 10 vòng chiều dài sân vườn nhà cụ (25 m x 10 = 250 mét) mỗi ngày.

Le challenge với tên gọi JustGiving, với 1000 livres sterling đề ra, và từ khi đưa lên internet. đã có hơn 110.000 người hưởng ứng lời kêu gọi của Tom Moore, đến giờ đã được hơn 2 triệu livres sterling (khoảng 2,3 triệu euros), tức là 451% nhiều hơn số tiền đầu tiên mong đợi (1000 livres sterling). Số tiền này sẽ được dành cho một hiệp hội trợ giúp các nhân viên NHS (nhân viên y tế nhà nước)

"Thật là quá sức tưởng tượng", "tôi không thể nói lời gì", "tôi cảm động bởi sự hào hiệp của người Anh", những bầy tỏ của cựu chiến binh thế chiến 2 trên Twitter. Từ vài ngày nay, cụ ông người gốc Keighley, ở Yorkshire, đã nhiều lần xuất hiện trên truyền hình từ phòng khách của mình.



AFP - 16/04/2020 : quỹ của cụ Tom Moore, 99 tuổi, đã quyên góp được hơn 7 triệu livres (8 triệu euros) vào chiều thứ tư.



Le Figaro - 16/04/2020 : sáng thứ năm, số tiền quỹ Tom Moore đã đạt 12 triệu livres (13,7 triệu euros), với sự đóng góp của hơn 640.000 người.



17/04/2020 : đến trưa thứ sáu, quỹ của cụ Tom Moore đã vượt qua số 18 triệu livres (hơn 20 triệu euros).


Users browsing this topic
Guest (9)
25 Pages«<2122232425>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.