Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

7 Pages<12345>»
COVID-19 (2019-nCov) viêm phổi cấp tính mới
viethoaiphuong
#41 Posted : Thursday, February 27, 2020 3:43:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

AFP - 27/02/2020

Coronavirus: dịch bệnh phát tán nhanh chóng, tình trạng bi đát tại Trung đông và Á châu

Pékin (AFP) - Hoa Lục, nơi xuất hiện virus hồi tháng 12, cho tới hiện tại vẫn là ổ dịch bệnh thế giới. Với 78.497 người bị nhiễm bệnh (thêm 433) và 2.744 người chết (thêm 29)

Nhưng đã phát tán thành những ổ dịch mới như Hàn quốc, Ý và Iran. Vào thứ Năm, tổng số người bị lây nhiễm Covid-19 ghi nhận ngoài lãnh thổ Trung cộng đã vượt hơn con số tại Hoa Lục (433)

Hàn quốc, số người bị nhiễm bệnh đã bùng phát với hơn 500 thêm, nâng tổng số người bị nhiễm bệnh tại quốc gia này lên 1.766 và 13 người chết.

Coronavirus hiện giờ đã có mặt ở hơn 45 nước, tổng số khoảng 3.600 ca và hơn 50 người bị chết ngoài lãnh thổ Trung cộng

Iran, ghi nhận 254 người bị nhiễm bệnh và 26 người bị chết (thêm 7 người)

Ý, 420 người bị nhiễm bệnh và 12 người bị chết.

Trên toàn thế giới, ghi nhận tổng số 82.164 bị nhiễm bệnh và 2801 người bị chết, Covid-19 hiện giờ đã lan tràn ra thêm 15 quốc gia (Danemark, Espagne, France, Royaume-Uni, Suisse, Italie, Belgique, Allemagne, Autriche, Grèce, Croatie, Roumanie, Macédoine du Nord, Finlande, Suède, Norvège, Estonie). Algérie, Brésil và Pakistan cũng thông báo có các ca nhiễm bệnh.




Le lói hy vọng tìm thấy thuốc trị Covid -19

RFI - 27/02/2020
Cho đến giờ thế giới vẫn bó tay với dịch Covid-19. Không có giải pháp nào hơn ngoài phát hiện và ngăn chặn lây lan. Tuy nhiên trang khoa học của báo Le Figaro có bài : « Chloroquine, phương thuốc kỳ diệu chống dịch ? »

Tờ báo cho biết hôm thứ Ba (24/02) , Giáo sư Pháp Didier Raoult, giám đốc Viện Nghiên cứu Nhiễm trùng Địa Trung Hải tại Marseille (Pháp) đã lên trang YouTube khẳng định chloroquine, thuốc trước đây vẫn dùng để trị sốt rét có thể có tác dụng trị được virus SARS-nCoV-2. Video của giáo sư Raoult trong vòng 24 giờ đã được hơn 200 nghìn lượt người xem làm le lói hy vọng có thuốc trị được bệnh Covid 19. Tuy nhiên còn phải đợi thêm các thử nghiệm lâm sàng trực tiếp với những ca bệnh cụ thể thì mới có được kết luận khoa học cuối cùng.

Tờ báo cho hay Trung Quốc cũng đã nghiên cứu và mới cho thử nghiệm lâm sàng chloroquine trên người bệnh. Kết quả cuối cùng phải đợi đến tháng 8 tới mới có. Thận trọng vẫn đặt lên hàng đầu cho dù các nhà khoa học vẫn đang chạy đua với thời gian.

Trong khi trả lời phỏng vấn báo kinh tế Les Echos, giáo sư Didier Raoult đã giải thích tại sao chloroquine, thuộc chống sốt rét thông thường, không đắt và không gây nguy hiểm gì, có thể điều trị hiệu quả bệnh viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra. Giáo sư danh tiếng này vẫn khẳng định « Chloroquine là cách đáp trả tốt nhất » dịch Covid-19 hiện nay.



Covid–19: Thêm 2 cả tử vong tại Ý

RFI - 27/02/2020
Dịch Covid-19 không thấy có dấu hiệu lắng dịu tại Ý. Theo cơ quan Bảo Vệ Dân Sự Ý vào hôm nay, 27/02/2020, nước này vừa bị thêm 2 trường hợp tử vong, nâng người chết vì dịch bệnh lên thành 14 người. Trong lúc đó, số ca lây nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng và đã vượt ngưỡng 500 trường hợp tính đến trưa nay.

Về con số những người bị lây nhiễm, theo số liệu tính đến tối hôm qua, tổng số ca lây nhiễm được xác nhận tại Ý cũng tiếp tục tăng, lên đến 528 trường hợp so với 420 ca một hôm trước.

Chủ yếu các trường hợp lây nhiễm virus corona đều xẩy ra ở các khu vực miền bắc nước Ý, với khoảng 80% các ca ở hai vùng Lombardia và Veneto.

viethoaiphuong
#42 Posted : Friday, February 28, 2020 3:04:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

AFP - 28/02/2020

- Hoa Lục : 78.824 người bị nhiễm bệnh (thêm 327) và 2.788 người chết (thêm 44)

Trên thế giới, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc bị 'dính' corona virus, với hơn 4.200 trường hợp bị nhiễm, và khoảng 70 người chết.
- Hàn quốc : 2.022 người bị nhiễm bệnh (thêm 256) và 13 người chết.
- Ý : 650 người bị nhiễm bệnh (thêm 250) và 17 người chết.
- Iran : 245 người bị nhiễm bênh (thêm 106) và 26 người chết.
- Việt Nam : 93 người bị nhiễm bệnh (thêm 62)
- Pháp : 38 người bị nhiễm bệnh (thêm 20) và 2 người chết.

* tại Hong Kong, hôm nay đã phát hiện một con chó của một người chủ bị nhiễm corona virus cùng bị nhiễm corona virus và lập tức con chó này bị cách ly

** Trên toàn thế giới, tính đến thứ Sáu (10H00 GMT) theo số thống kê của AFP, số người bị nhiễm bệnh là 83.670 và 2.865 người bị chết.





Virus corona: Ca nhiễm ở Hàn Quốc vượt quá 2000

Trọng Nghĩa - RFI - 28/02/2020
Theo số thống kê chính thức mới nhất vào hôm nay 28/02/2020, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 571 trường hợp lây nhiễm virus corona trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đẩy tổng số ca nhiễm lên thành 2337.

Số liệu do Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Dịch Bệnh Hàn Quốc công bộ xác nhận thêm chiều hướng bắt đầu xuất hiện từ hôm qua: Hàn Quốc đã vượt cả Trung Quốc với số lượng ca lây nhiễm hàng ngày cao nhất thế giới. Hôm nay, Trung Quốc chỉ có thêm 327 ca lây nhiễm trong vòng 24 giờ qua.

Số ca nhiễm mới được xác nhận tại Hàn Quốc chủ yếu đến từ nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu phía nam nước này, kế đến là từ tỉnh Bắc Gyeongsang. Đây là hai nơi tập trung các biện pháp ngăn chặn đã được các cơ quan y tế Hàn Quốc triển khai.

Anh Trần Công, nghiên cứu sinh ngành Độc học, đại học Khoa Học Quốc Gia Hàn Quốc, tại Seoul cho biết thêm tình hình tại chỗ :


Nghiên cứu sinh Trần Công, tại Seoul:

« Ngày hôm nay (28/02/2020), sau khi xét nghiệm hơn 1.000 tín đồ tại Daegu, thì có tới hơn 80% tín đồ này bị nhiễm virus corona mới. Số lượng này sẽ tăng lên liên tiếp trong những ngày tiếp theo cho đến khi xét nghiệm được 100% tín đồ của giáo phái này.

Hiện tại, những người dân sống ở đây (Daegu), tâm trạng của họ đương nhiên là rất bất ổn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tuyên bố tin tưởng vào Nhà nước Hàn Quốc và các chính sách mà chính phủ đưa ra. Hiện tại có rất nhiều chương trình phát khẩu trang miễn phí do các nhóm tình nguyện phát động.

Họ đi treo các khẩu trang miễn phí tại cửa của các gia đình. Và rất nhiều nhà máy và tập đoàn đã ủng hộ, cũng như những ca sĩ, diễn viên. Ngoài ra, rất nhiều bác sĩ ở bệnh viện tư nhân đã đồng ý đến Daegu cùng với những bác sĩ ở Daegu, hiện rất mệt mỏi, để cùng dập dịch. Đã có khoảng hơn 500 bác sĩ tình nguyện.

Theo thông tin hiện tại ở Daegu, có một bệnh nhân 75 tuổi, có những biểu hiện bệnh từ trước, ông đã nhiều lần đến thăm khám. Tuy nhiên, ông vẫn chưa được nhập viện thì ông đã chết sau khi đến bệnh viện cấp cứu được 30 phút. Điều này gây hoang mang và gây sốc cho rất nhiều người đang bị cách ly ở Daegu.

Vì vậy, nhà chức trách sẽ thay đổi phương pháp cách ly, từ cách ly tất cả bệnh nhân sang việc những bệnh nhân ở thể nhẹ sẽ được cách ly tại nhà và sẽ được y tá kiểm tra nhiệt độ và các chỉ số sống 2 đến 3 lần/ngày cùng với thuốc thang. Còn những bệnh nhân bệnh nặng và đã có những tiền sử, những bệnh như cao huyết áp, suy tim, ghép gan, ghép thận, thì sẽ được cách ly tại bệnh viện và được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc, cho thở ô xi hay cho cấp cứu ngay lập tức nếu như có bất kỳ chuyển biến xấu nào xảy ra ».


viethoaiphuong
#43 Posted : Saturday, February 29, 2020 5:30:54 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
tin tức cập nhật / yahoo fr

Le HuffPost - 29/02/2020

- Hoa Lục : 2.835 người chết (thêm 47) và 79.252 người bị nhiễm bệnh (thêm 427)
- Hàn quốc : 16 người chết (thêm 3) và 3.150 người bị nhiễm bệnh (thêm 813)
- Iran : 43 người chết (thêm 9) và 593 người bị nhiễm bệnh
- Ý : 17 người chết và 650 người bị nhiễm bênh (thêm 303)
- Pháp : 2 người chết (1 người là du khách Trung cộng) và 57 người bị nhiễm bệnh (thêm 19 người)
- Nhật : 4 người chết và gần 200 người bị nhiễm bệnh + gần 700 người từ du thuyền Diamond Princess.
- Việt Nam : 105 người bị nhiễm bệnh


* Chính quyền Iran ghi nhận thêm 9 trường hợp tử vong hôm nay, đưa tổng số người thiệt mạng lên 43. Trong khi đó, đài BBC, dẫn một số nguồn tin y tế Iran, cho hay ít nhất 210 người chết vì Covid-19 tại Iran. Teheran bác bỏ tin này./ RFI

** Vũ Hán dối trá về số nạn nhân virus corona ngay từ đầu

Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về dịch bệnh luôn là nghi vấn. Courrier International đặt câu hỏi « Thành phố Vũ Hán có nói dối về số người bị Covid-19 ? ».

Hôm 23/2, Trường Giang Nhật Báo (Changjiang Ribao), nhật báo chính thức của thành phố Vũ Hán, đăng một bản tin tưởng niệm Xia Sisi, nữ y tá 29 tuổi vừa tử vong buổi sáng hôm đó. Tờ báo viết : « Ngày 14/2, Sisi đã chăm sóc một bệnh nhân vừa được xác nhận dương tính với virus corona ». Nhưng Sở Y tế thành phố lại tuyên bố hôm đó không có ca nào.

Tạp chí kinh tế uy tín Tài Kinh (Caixin) ngày 20/2 đưa tin « 11 người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão đã chết ». Hôm sau, chính quyền Vũ Hán bác bỏ, và còn dọa « lan truyền tin đồn trong thời kỳ dịch bệnh » có thể bị tù đến 7 năm. Cao Wenjiao, nhà báo của Tài Kinh không chịu thua, ngay sau đó cho công bố danh sách cụ thể những người tại cơ sở trên bị chết, tuổi, thời điểm và nguyên nhân tử vong. « Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 có 19 người chết tại nhà dưỡng lão này, chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán có vài trăm mét ». Chính quyền thành phố lần này không cải chính.

Một điểm gây tranh cãi nữa là ca tử vong đầu tiên do virus corona xảy ra khi nào ? Theo Tân Hoa Xã, đến nửa đêm 10/1 « có 41 ca dương tính, trong đó có một người chết ». Nhưng một tuần sau Tân Kinh báo tiết lộ « có đến 15 tử vong và 104 ca dương tính trước ngày 31/12/2019 », và theo Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc, « lây nhiễm từ người sang người đã diễn ra từ giữa tháng 12/2019 »./ RFI


viethoaiphuong
#44 Posted : Sunday, March 1, 2020 9:22:11 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Covid-19 : Lây nhiễm tăng lại ở Trung Quốc, người chết tại Mỹ và Úc

Tú Anh - RFI - 01/03/2020
Bùng lên tại Hồ Bắc vào tháng 12/2019, dịch Corona chủng mới tiếp tục tràn ra khắp địa cầu : 64 nước và lãnh thổ, theo thống kê mới nhất. Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm gia tăng trở lại, Mỹ và Úc thông báo có nạn nhân tử vong. Hàn Quốc huy động toàn lực, Pháp ban hành biện pháp khẩn cấp.

Số nạn nhân dịch Covid-19 đã tiến gần ngưỡng 3.000 người chết và hơn 86.000 trường hợp nhiễm mà đại đa số là người Trung Quốc và tại Trung Quốc. Theo số liệu của bộ Y Tế Hoa lục, số trường hợp lây nhiễm trong ngày Chủ Nhật 01/03 là 573, giảm đi nhiều so với con số hàng ngàn mỗi ngày trong tháng Hai, nhưng tăng lên so với thống kê hai ngày trước (327 trong ngày thứ Sáu 29/02).

Số nạn nhân từ trần cũng ít lại, 35 so với 47 theo báo cáo thứ Bảy 28/02. Theo AFP, dịch bệnh dường như dần dần giới hạn trong tỉnh Hồ Bắc.

Nếu biện pháp cách ly gần như triệt để hơn 50 triệu dân Hồ Bắc góp phần hạn chế truyền nhiễm ở nội địa Trung Quốc, thì nhiều nước khác biến thành nguồn lây nhiễm siêu vi mà đứng đầu danh sách là Hàn Quốc, Iran và Ý.

Tại Việt Nam, theo báo chí trong nước, ngoài 81 trường hợp bị nghi lây nhiễm đang được theo dõi, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh dự trù thành lập bệnh viện dã chiến gần phi trường Tân Sơn Nhất. Một trong những yếu tố gây lo ngại dịch bệnh lây lan là số nhân công trở về từ Hàn Quốc. Trong tuần lễ từ 23 cho đến 28/02, hơn 7.000 người hồi hương.

Mỹ, Úc có người chết vì Covid-19

Ngày 29/02, Mỹ và Úc thông báo mỗi nước có một bệnh nhân qua đời. Nạn nhân tại Úc, trên 70 tuổi, có lẽ bị lây virus corona trên du thuyền Diamond Princess.

Nạn nhân ở Mỹ là một người đàn ông 55 tuổi, có vấn đề sức khỏe trước khi bị lây nhiễm. Ngoài nạn nhân này, tại Hoa Kỳ còn có 47 người bệnh bị lây nhiễm ở Trung Quốc hay lúc đi du thuyền không kể 21 trường hợp khác. Trong số này có người không đi đâu hết mà vẫn bị dương tính với virus corona chứng tỏ dịch bệnh đang lây lan tại Mỹ.

Tại châu Mỹ la tinh, sau Brazil, đến lượt Mêhicô và Ecuador thông báo có người bệnh.

Tại Iran, bộ Y Tế bác bỏ thông tin có 210 người chết do đài BBC tiếng Ba Tư loan tải. BBC tổng kết các nguồn tin từ các bệnh viện Iran. Cho dù nhìn nhận số trường hợp nhiễm bệnh tăng cao trong những ngày qua, danh sách công bố là 43 người chết.

Tại châu Âu, trung tâm dịch nghiêm trọng nhất là nước Ý với 23 nạn nhân tử vong và hơn 1.000 người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là ở các tỉnh gần biên giới Pháp, lá phổi kinh tế của Ý. Nhiều biện pháp chống dịch được ban hành, như đóng cửa trường học, dời ngày thi đấu 5 trận bóng đá, cách ly dân chúng ở 11 thành phố.



Virus corona - Covid-19 : Hàn Quốc động viên toàn lực chống dịch

Tú Anh - RFI - 01/03/2020
Chính phủ Moon Jae In thông báo « động viên toàn lực » chống dịch virus corona (Covid-19). Là nước thứ hai, sau Trung Quốc, bị siêu vi corona hoành hành, số bệnh nhân bị lây nhiễm, được phát hiện trong 10 ngày qua, tăng vọt tại Hàn Quốc.

Seoul huy động mọi sáng kiến khử trùng, phương tiện xét nghiệm hầu không để cho siêu vi một kẻ hở nào để lây lan. Ngày 01/03/2020, nhân lễ tưởng niệm phong trào độc lập 01/03/1919, tổng thống Hàn Quốc cho biết chính phủ huy động tối đa khả năng đối phó.

Tuy nhiên, thông tin chỉ trong vòng 48 giờ đã có thêm hơn 1.300 bệnh nhân mới cộng với tình trạng quá tải của các bệnh viện tại trung tâm dịch Daegu chỉ làm người dân Hàn Quốc bất an :

Từ Seoul, thông tín viên Louis Palligiano tường thuật :

« Virus corona tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh như chớp tại Hàn Quốc. Sáng 01/03/2020, Seoul thông báo có thêm 376 người bị lây nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân lên 3.526 và 17 người chết. Trong số các biện pháp phòng chống được tiến hành có thêm chiến dịch phân phát miễn phí 3,5 triệu khẩu trang mỗi ngày ở các nhà thuốc và cơ quan công cộng.

Một biện pháp mới nữa, được gọi là « trung tâm xét nghiệm ở tay lái », cũng bắt đầu hoạt động kể từ hôm nay, cho phép những người đang lái xe, có triệu chứng cảm cúm đáng ngờ, được xét nghiệm tìm siêu vi ngay trên xe của mình.

Tại Daegu, thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc, tất cả các bệnh viện đều quá tải. Số trường hợp nhiễm siêu vi corona mới tại đây đã vượt ngưỡng 2.600, tức là hơn 70% số bệnh nhân trên toàn quốc. Khoảng 1.300 người phải chấp nhận tư cách ly tại nhà trong lúc chờ đợi có chỗ trong bệnh viện.

Vấn đề nhà thương quá tải gây lo âu sau khi có tin hai bệnh nhân qua đời trong lúc cách ly tại nhà trong khi chờ bệnh viện giường trống ».

Bắc Triều Tiên : Hai phó chủ tịch đảng bị trừng phạt vì lơ là chống dịch

Hãng thông tấn chính thức KCNA, trong bản tin thứ Bảy 29/02, cho biết các quan chức lãnh đạo của đảng Lao Động được lệnh « nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 để bảo vệ nhân dân». Hai phó chủ tịch đảng là Ri Man Gon và Pak Thae Dok bị cách chức, một chi bộ của đảng bị giải thể vì « tham ô, lơ là phòng chống dịch ».



Người già trên 70 tuổi, đối tượng “ưa thích” của virus corona

Minh Anh - RFI - 01/03/2020
Người cao tuổi, hoặc từng mắc một trong các chứng bệnh như tiểu đường, hen suyễn hay cao huyết áp... là những đối tượng dễ bị nhiễm virus corona nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong vì virus corona ở nam giới cao hơn phụ nữ.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, bệnh nhiễm trùng hô hấp Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 3.000 người trong tổng số 86.000 bị nhiễm virus corona chủng mới tại ít nhất 64 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Triệu chứng nhiễm bệnh thay đổi theo từng ca, nếu nhẹ chỉ là ho, sốt, mệt mỏi…, nhưng nếu nặng hơn, người bệnh có thể bị khó thở, hay là bị suy chức năng thận, thậm chí nhiều bộ phận chức năng khác, có thể dẫn đến tử vong.

Tỷ lệ tử vong cũng tương đối thấp - giới khoa học hiện vẫn chưa thẩm định được con số chính xác - nhưng được ước tính nằm trong khoảng từ 1% đến hơn 3%. Tỷ lệ này rõ ràng cao hơn dịch cúm thường (trong khoảng 0,1%), nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các trận dịch trước đây có liên quan đến virus corona: 34,5% trong dịch MERS (triệu chứng hô hấp cấp Trung Đông) và 9,6% của dịch SARS (triệu chứng hô hấp cấp nặng), những chủng virus gần giống với chủng virus corona mới lần này đến 80%.

Theo những khảo sát và các số liệu đưa ra, một số đối tượng dân số có nhiều rủi ro mắc bệnh cao. Phân tích đầy đủ nhất cho đến ngày 29/02, do chính quyền Trung Quốc công bố ngày 17/02 được đăng trên Jama, một tạp chí y khoa của Mỹ, cho thấy nguy cơ tử vong tăng theo độ tuổi.

Trong số gần 45.000 ca được xác nhận, tỷ lệ tử vong trung bình là 2,3%, nhưng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 10 tuổi là 0%, từ 10-39 là 0,2%, từ 40-49 là 0,4%, trong độ tuổi 50-59 là 1,3%, ở những người từ 60-69 tuổi là 3,6% và tỷ lệ này tăng vọt lên 8% ở những người cao tuổi, từ 70-79 tuổi. Và nguy cơ tử vong ở những người trên 80% gần như tăng gấp đôi với tỷ lệ 14,8%.

Quan sát này cũng được ghi nhận tại những nước khác như Ý chẳng hạn, ổ dịch lớn nhất của châu Âu hiện nay. Ít nhất có 6 nạn nhân trong số 14 ca tử vong đầu tiên là những người già trên 80 tuổi.

Trẻ nhỏ được miễn trừ?

Điều làm cho giới chuyên gia khó hiểu nhất là chưa có một nạn nhân trẻ em nào. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông thường cũng nằm trong số những đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Nhà dịch tễ học Cecile Viboud, thuộc National Institutes of Health ở Mỹ, cho biết khi khảo sát “tất cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác - do vi khuẩn hay virus - hầu như tất cả các ca nghiêm trọng đều là những người cao tuổi, hay ở những trẻ rất nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi”.

Một đặc tính khác của Covid-19 cũng được các nhà nghiên cứu ghi nhận nam giới có nhiều rủi ro nhiễm virus hơn phụ nữ. Bởi vì, nam giới chiếm đến 51,4% ca nhiễm được xác định và gần 2/3 số ca tử vong (63,8%).

Thuốc lá: Tác nhân gây trầm trọng?

Về điểm này, nhà dịch tễ học, bà Cécile Viboud gần như tin chắc rằng thuốc là ít nhất cũng có một phần trách nhiệm do tỷ lệ những bệnh nhân nhiễm bệnh có hút thuốc là khá cao. Đây cũng là một trong số các tác nhân làm tăng rủi ro tử vong.

Tuy nhiên, các nghiên cứu thống kê của Trung Quốc cũng cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như việc mắc một chứng bệnh kinh niên. Tỷ lệ tử vong có thể leo lên đến 6,3% ở những người mắc các bệnh đường hô hấp (suy hô hấp, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính…).

Nguy cơ tử vong có thể lên đến 10,5% ở những người bị các chứng về tim mạch (suy tim, nhồi máu cơ tim…) và tỷ lệ này 7,3% ở những bệnh nhân bị tiểu đường. Còn những người mắc các chứng bệnh như cao huyết áp hay ung thư, tỷ lệ tử vong lần lượt ở mức 6% và 5,6%, trong khi ở những người mạnh khỏe, con số này chỉ ở mức 0,9%.

viethoaiphuong
#45 Posted : Monday, March 2, 2020 12:31:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

02/03/2020
tính đến cuối ngày Chủ nhật, 1 tháng 3:
- Thế giới - tổng số người chết đã vượt quá 3.000
- Hoa Lục : 2912 người chết (thêm 42) và 80.026 người bị nhiễm bệnh (thêm 202)
- Hàn quốc : 22 người chết và hơn 4.272 người bị nhiễn bệnh (thêm gần 476)
- Ý : 34 người chết và gần 1.700 người bị nhiễm bênh (thêm khoảng 500)
- Iran : 66 người chết (thêm 12) và 1.501 người bị nhiễm bệnh
- Pháp : 2 người chết và 130 người bị nhiễm bệnh
- Đức : 129 người bị nhiễm bệnh
= Hoa Kỳ : 2 người chết và 68 người bị nhiễm bệnh




Virus corona - Covid-19 : Hơn 3000 người chết trên toàn cầu, kinh tế thế giới buồn thảm

Tú Anh - RFI - 02/02/2020
Dịch siêu vi corona chủng mới đã gây tử vong cho hơn 3000 người trên thế giới trong đó có 2.192 người Trung Quốc và tác hại cho kinh tế toàn cầu. Đức và Ý đứng trước nguy cơ suy thóai, tăng trưởng thế giới được dự báo ở dưới mức 2,4% và có thể tệ hơn, theo OCDE.

Tại Trung Quốc, tâm dịch số một, 50 triệu dân Hồ Bắc tiếp tục bi cách ly. Theo báo cáo chính thức, trong 24 giờ qua có thêm 42 bệnh nhân qua đời, 202 ca lây nhiễm mới, những con số thấp nhất kể từ hai tháng nay.

Trái lại, Covid-19 tấn công mạnh khắp các nước khác, điển hình là Hàn Quốc với gần 500 trường hợp mới và thêm 4 người chết.

Ở Đông Nam Á, lần đầu tiên có một người Thái Lan qua đời vì Covd-19. Nạn nhân là một thanh niên 35 tuổi có tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc. Indonesia thông báo có trường hợp đầu tiên.

Ở nam Thái Bình Dương, Úc cho biết có một phụ nữ và một bác sĩ bị lây siêu vi.

Hoa Kỳ thông báo có thêm nạn nhân thứ hai, 72 tuổi, ở Seattle từ trần.

Ở Châu Âu, ba nước, Pháp (130), Đức (150) và Ý (1.700), trở thành những ổ dịch lớn. Trường hợp lây nhiễm đầu tiên cũng vừa được báo cáo tại Bồ Đào Nha

Tại vùng Vịnh, Iran thông báo có thêm 12 nạn nhân tử vong , trong số này có một cố vấn 71 tuổi của giáo chủ Ali Khamenei. Bộ Y tế Iran chính thức xác nhận có 1501 ca lây nhiễm 66 người chết, gián tiếp phủ nhận con số của BBC đưa ra hồi tuần trước là 210 bệnh nhân qua đời.

Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, siêu vi Covd-19 đã lan đến 69 nước và vùng lãnh thổ.

Tác động kinh tế

Theo Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, nếu dịch kéo dài, tình hình kinh tế thế giới sẽ rất u ám. OCDE hạ dự báo tăng trưởng địa cầu từ 2,9% xuống 2,4%.

viethoaiphuong
#46 Posted : Tuesday, March 3, 2020 12:41:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

03/03/2020

Tính đến cuối ngày thứ Hai, 2 tháng 3
Thế giới đã có 73 quốc gia bị 'dính' corona virus và tổng số người chết đã trên 3100, trong đó :
- Hoa Lục : 2943 người chết (thêm 31) và 80.151 người bị nhiễm bệnh (thêm 125 người, trong đó có 7 người trở về từ Milan, Ý)
- Hàn quốc : 28 người chết và 5.000 người bị nhiễm bệnh (thêm 477)
- Ý : 52 người chết (thêm 8) và 2036 người bị nhiễm bệnh (thêm 336)
- Iran : 77 người chết (thêm 11) và 2.336 người bị nhiễm bệnh (thêm 835)
- Pháp : 3 người chết và 191 người bị nhiễm bệnh (thêm 61)
- Đức : 157 người bị nhiễm bệnh
- Mỹ : 6 người chết (thêm 4) và hơn 90 người bị nhiễm bệnh
- Anh : 51 người bị nhiễm bệnh




Virus corona : Hàn Quốc cũng "chống dịch như chống giặc"

Thu Hằng - RFI - 03/03/2020
Hàn Quốc ghi kỉ lục về số người nhiễm virus corona mới trong vòng một ngày, thêm 974 người trong ngày 03/03/2020, trong khi số ca nhiễm mới tại Trung Quốc chỉ là 125. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã « tuyên chiến » với dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong nước.

Số người được phát hiện nhiễm virus corona tăng nhanh cũng nhờ vào việc Hàn Quốc đốc thúc khối lượng xét nghiệm. Điều đáng lo ngại là tỉ lệ người không theo giáo phái Tân Thiên Địa nhiễm virus corona đã tăng lên nhanh chóng nên chính quyền quyết định ưu tiên xét nghiệm Covid-19 cho người dân thành phố nhằm ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm thay vì chỉ xét nghiệm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa.

Từ Seoul, anh Trần Công cho biết thêm thông tin :

« Hôm nay, có 974 người bệnh mới đã được phát hiện, nâng tổng số người nhiễm lên 5.186 người. Và con số này là một kỉ lục mới tại Hàn Quốc. Số người nhiễm mới ở Hàn Quốc đã luôn luôn cao hơn Trung Quốc trong khoảng gần một tuần nay.

Điều đặc biệt chú ý hiện nay là Daegu hiện vẫn giữ kỉ lục về số người nhiễm và mắc mới, lần lượt là 3.601 người nhiễm và 520 người mới nhiễm được phát hiện trong ngày hôm nay. Sau đó là tỉnh Gyeongbuk, lần lượt là 685 người nhiễm và 61 người mắc mới được phát hiện ngày hôm nay. Seoul tới giờ chỉ có 98 người nhiễm và chỉ tăng 7 ca trong ngày hôm nay.

Bản thân tôi thì khẳng định Hàn Quốc đã làm rất tốt trong công tác xét nghiệm và cách ly vì khác với Trung Quốc, Daegu không hề bị phong tỏa. Và theo trang wuhanvirus.kr cập nhật thông tin chính về tình hình virus hiện nay tại Hàn Quốc, thì tỉ lệ nhiễm cao nhất là phụ nữ ở nhóm tuổi 20 đến 29 và nhóm tuổi 50 đến 60. Đây là nhóm tuổi chủ yếu bị dụ dỗ vào đạo Tân Thiên Địa.

Ngoài ra, Hàn Quốc đã tăng cường phương pháp xét nghiệm « drive-thru », được bố trí ở rất nhiều nơi. Chính phủ Hàn Quốc phát tới hàng triệu khẩu trang để giúp bình ổn giá và giúp ổn định tinh thần người dân. Các khẩu trang này được phân phát về các hiệu thuốc và sẽ chỉ bán tại các siêu thị được chỉ định. Mỗi người dân chỉ được mua 5 cái trong một ngày.

Mặc dù có một số thông tin như y tá tại tỉnh Pyeongchang xin nghỉ phần đông vì lo sợ bị lây nhiễm, tuy nhiên, các nhân viên ý tế hiện tại vẫn đang đổ về Daegu để chống dịch. Mặc dù họ tình nguyện, nhưng Nhà nước sẽ cung cấp tới 400.000 won/ngày cho mỗi người.

Còn tại Seoul, các dịch vụ ship hàng ăn tươi tận nhà đã hoạt động trở lại từ ngày hôm qua (02/03). Đặc biệt, đường phố vẫn hoạt động bình thường, người dân không có tình trạng lo lắng thái quá. Họ chỉ thường xuyên rửa tay và đeo khẩu trang tại những nơi tập trung đông người ».





Virus corona : Liên Hiệp Châu Âu nâng cấp « nguy cơ cao »

Thu Hằng - RFI - 03/03/2020
Trong khi Trung Quốc đang kiềm chế được dịch Covid-19, thì thế giới chuẩn bị đối phó với tình trạng lây lan nhanh của virus corona. Ngày 02/03/2020, Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Dịch Châu Âu đã nâng mức báo động từ « vừa phải » lên thành « cao ».

Ngoài Pháp có 191 người bị nhiễm virus corona tính đến hết ngày 02/03, Covid-19 cũng bắt đầu xuất hiện ở nhiều nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu : Bỉ (8), Bồ Đào Nha (2), Thụy Điển (14).

Đức ghi nhận 157 ca, 11 trên 16 bang của Đức đều có người bị nhiễm. Chính quyền Đức hủy mọi cuộc tập hợp biểu tình, nhưng không áp dụng những biện pháp có quy mô lớn mà ưu tiên xử lý từng trường hợp. Bộ trưởng Y Tế Đức cho rằng đóng cửa biên giới là biện pháp vô ích và phản đối việc cấm một số chuyến bay đến các nước hoặc các vùng có dịch. Tuy nhiên, hãng hàng không Đức Lufthansa sẽ không có chuyến bay nào đến Trung Quốc và Iran cho đến cuối tháng Tư.

Ý vẫn là ổ dịch tại châu Âu với 52 người thiệt mạng vì virus corona tính đến hết ngày 02/03 và 2.036 người bị nhiễm, nhờ số lượng xét nghiệm được tiến hành lên tới 23.345 người. Người đứng đầu bộ phân Bảo vệ Dân sự Ý tỏ ra lạc quan vì số ca được điều trị khỏi virus corona là 149 người tính từ đầu mùa dịch.

Theo ghi nhận của linh mục Phạm Hoàng Dũng tại thủ đô Roma, tuy sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường nhưng các hoạt động thánh lễ ít nhiều cũng bị tác động nhẹ.

« Trong tuần trước, sau khi rộ lên tin số người nhiễm virus corona ở miền bắc gia tăng hằng ngày, mọi người đều sợ. Các loại sản phẩm như dung dịch rửa tay khử trùng, khẩu trang không còn trong các hiệu thuốc, giờ thì đã có lại bình thường. Các phương tiện công cộng như buýt, metro vẫn hoạt động bình thường, chưa có lệnh cấm. Trường học hay những nơi đông người vẫn hoạt động bình thường.

Nói chung là người dân họ cũng sợ, chẳng hạn như tại nhà thờ Santa Fatima, thứ Tư rồi ngày đầu tiên của mùa chay, 40 ngày chay chuẩn bị lễ Phục Sinh, nơi hằng năm đức giáo hoàng đến đây dâng lễ luôn có đông người đến. Mọi năm thì có an ninh chống khủng bố, năm nay còn có thêm việc người ta lo cúm virus. Lễ vẫn diễn ra bình thường, giáo dân có vẻ ít hơn nhưng nhà thờ vẫn đông người chứ không đến nỗi trống vắng.

Sáng nay, bên giáo phận có ra thông báo chung là hạn chế rước lễ bằng miệng. Theo trong rước lễ, về mặt đạo đức, người ta tôn kính thì rước lễ trực tiếp : linh mục đưa bánh thánh thẳng vào miệng, giờ người ta khuyến cáo rước lễ bằng tay, nhưng vẫn chưa có thông báo hạn chế hay là cấm không có cử hành thánh lễ như là ở các giáo phận miền bắc. »



tin tức cập nhật / yahoo fr

AFP•3 mars 2020
Trên thế giới đã có 92.700 người bị nhiễm bệnh, hơn 3.100 người chết, 77 quốc gia bị 'dính' corona virus, theo thống kê của AFP theo báo cáo của các chính quyền vào lúc 17H00 GMT.
- Hàn quốc : 5.186 người bị nhiễm bệnh, 28 người chết
- Ý : 79 người chết
- Pháp : 212 người nhiễm bệnh, 4 người chết
- Tây Ban Nha : 120 người nhiễm bệnh, 1 người chết


viethoaiphuong
#47 Posted : Wednesday, March 4, 2020 2:44:21 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

04/03/2020
Trên thế giới: 92.000 người bị nhiễm bệnh và 3.200 người chết, trong đó :
- Hoa Lục : hơn 82.270 người nhiễm bệnh (thêm 119, trong đó có 13 người từ nước ngoài trở về) và 2.981 người chết (thêm 38)
- Hàn quốc : 5.328 người bị nhiễm bệnh (thêm 142) và 32 người chết (thêm 4)
- Iran :
- Ý : 2502 người bị nhiễm bệnh, 79 người chết (thêm 27 người)
- Nhật : 1000 người nhiễm bệnh, 12 người chết
- Pháp : 212 người bị nhiễm bệnh (thêm 21) và 4 người chết (thêm 1)
- Đức : 188 người bị nhiễm bệnh, 13/18 Lander có người bị nhiễm corona virus.
- Tây Ban Nha : 150 người bị nhiễm bệnh và 1 người chết




Vaccine ngừa Covid-19: Nhiều cam go

VOA/Steve Baragona - 04/03/2020

Vaccine đầu tiên chống virus Covid-19 đang được thử nghiệm trên người.

Khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố trình tự lây lan của virus corona và khi công ty công nghệ sinh học Moderna gởi vaccine đến Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm của Mỹ để bắt đầu thử nghiệm chỉ cách có 6 tuần.

Đây là một khoảng thời gian kỷ lục đối với việc chế tạo vaccine. Một vài công ty khác cũng đang làm việc để vaccine của họ được thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên thử nghiệm một vaccine về độ an toàn và hiệu quả sẽ mất từ 12 đến 18 tháng hay hơn nữa, các giới chức nói. Dù sản phẩm qua được thử nghiệm nhưng sẽ phải đối mặt với rào cản khác nữa: chế tạo và phân phối đủ vaccine để đáp ứng như cầu của một cơn đại dịch toàn cầu.

Công nghệ chưa được thử nghiệm

Vaccine của công ty Moderna là một trong vài ứng cử viên dùng một công nghệ mới chưa bao giờ được sử dụng trên người.

Cho tới nay tất cả các vaccine đều chứa đựng những phần của virus. Chúng báo động hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân để tìm ra virus.

Vaccine gần đây nhất của Moderna chỉ chứa đựng những chỉ dẫn về gen đối với những phần này. Cơ thể của bệnh nhân chuyển những chỉ dẫn vào các phần của virus báo động hệ thống miễn nhiễm.

Loại vaccine dùng gen này được sản xuất nhanh chóng hơn là vaccine truyền thống. Điều tất cả các khoa học gia cần biết là mã số gen của virus, đã có đối với virus corona trong vòng vài tuần lễ khi được phát hiện.

Đó là lý do tại sao Moderna có thể có được vaccine để thử nghiệm lâm sàng trong một thời gian kỷ lục.

Tuy nhiên công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Massachusetts, chỉ mới thành lập cách đây 10 năm, trước đây chưa bao giờ đưa một vaccine ra thị trường. Nếu vaccine của công ty chứng tỏ an toàn và hiệu nghiệm, mức cầu trên toàn thế giới có thể lên đến hàng trăm triệu ngay cả nhiều tỉ liều. Công ty không trả lời câu hỏi về khả năng sản xuất của công ty.

“Một số những kỹ thuật rất tân tiến này được các công ty rất nhỏ thực hiện, những công ty này không có kinh ngiệm sản xuất vaccine ở mức độ rộng lớn cần thiết để miễn nhiễm thế giới,” ông Amesh Adalja, một học giả kỳ cựu của Trung tâm Johns Hopkins về An ninh Y tế nói. Ông nói tiếp “sẽ phải có một số cuộc thảo luận về việc làm thế nào chúng ta phát triển khả năng sản xuất.”

Hai công ty công nghệ sinh học nhỏ khác là Inovio, có trụ sở tại Mỹ và CureVac, có trụ sở tại Đức cũng đang làm việc về vaccine căn cứ vào gen.

Các nhà tài trợ đang “làm việc để nhận ra được một số lớn các nhà sản xuất tiềm năng để liên kết với những nhà phát triển vaccine của chúng tôi,” theo Liên minh Sáng kiến Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), một đối tác công-tư quốc tế, được thành lập vào năm 2017 để thúc đẩy phát triển vaccine cho các bệnh khẩn cấp. Tất cả 3 công ty công nghệ sinh học đều nhận tài trợ từ CEPI.

Kinh doanh rủi ro

Đối với những công ty có kinh nghiệm sản xuất rộng lớn, sản xuất vaccine khẩn cấp là một rủi ro về kinh doanh không được hoan nghênh, các chuyên gia nói.

Các công ty “phải ngưng làm việc đối với những gì họ đang làm,” ông Adalja nói. “Chúng ta không biết thị trường to lớn như thế nào. Chúng ta không biết nếu (dịch bệnh) tàn lụi dần (vào lúc vaccine sẵn sàng) như là với bệnh SARS. Chúng ta không biết ai sẽ mua vaccine này.”

Chính phủ và các đối tác công-tư đã mua vaccine trong một số lần bùng phát trước, nhưng mỗi trường hợp đều khác nhau và không phải kịch bản nào cũng kết thúc tốt đẹp.

Một vài công ty thiệt hại về tài chánh khi làm việc để phát triển vaccine chống Ebola trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát vào những năm 2013 và 2016 tại Tây Phi.

Công ty sản xuất vaccine Sanofi cũng quay lưng với việc phát triển vaccine Zika.

Giá cả phải chăng và việc kiểm soát giá cả

Vấn đề ai cũng có thể mua được đã được đưa ra đối với vaccine cho Covid-19.

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar nói với Quốc hội tuần trước: “Chúng tôi muốn đảm bảo là chúng tôi làm việc để vaccine có thể tiếp cận với mọi người, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát giá cả vì chúng tôi cần đầu tư của lãnh vực tư.”

“Ưu tiên là có được vaccine và cách chữa trị,” ông nói thêm. Kiểm soát giá cả sẽ không đưa chúng ta đến đó.”

Ngày kế tiếp ông Azar tự mâu thuẫn khi nói rằng: “Tôi đã chỉ thị cho toán của tôi là nếu chúng tôi liên doanh với một công ty tư, đó là cùng tài trợ cuộc nghiên cứu và chương trình phát triển, chúng tôi phải đảm bảo là tiếp cận được kết quả này.”

Ngay cả khi các công ty và chính phủ Mỹ đồng ý về giá cả, câu hỏi kế tiếp là khi nào và liệu thế giới có tiếp cận được không.

Trong số những công ty sản xuất vaccine lớn trên thế giới, chỉ có Sanofi và Johnson & Johnson có trụ sở tại Mỹ là theo đuổi vaccine virus corona. Công ty dược GSK của Anh đang đóng góp một chất tăng cường miễn nhiễm cho một công ty vaccine Trung Quốc.

Hiện còn quá sớm để nói làm thế nào để đưa vaccine đến cho những người cần. Cuộc chạy đua để vaccine được thử nghiệm lâm sàng chỉ mới bắt đầu, và việc chế tạo phải mất một năm nữa.

Và lúc đó dịch bệnh xảy ra ở đâu là điều mọi người còn đang phỏng đoán.



tin tức cập nhật / yahoo fr

04/03/2020 (tính đến 17H00 GMT)

- Hàn quốc : 5.621 người nhiễm bệnh và 32 người chết
- Ý : 3.089 người bị nhiễm bệnh và 107 người chết
- Iran : 2.922 người bị nhiễm bệnh và 92 người chết
- Pháp : 285 người bị nhiễm bệnh và 4 người chết
- Tây Ban Nha : 202 người bị nhiễm bệnh và 2 người chết
- Đức : 240 người bị nhiễm bệnh
- Anh 85 người bị nhiễm bệnh


viethoaiphuong
#48 Posted : Thursday, March 5, 2020 1:50:31 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

05/03/2020

Tính đến cuối ngày thứ Tư, 4 tháng 3

Trên thế giới, 81 quốc gia bị 'dính' corona virus, với : hơn 95.000 người bị nhiễm bệnh (nhưng cũng ghi nhận hơn 51.000 người đã được chữa khỏi) và 3.214 người chết, trong đó:
- Hoa Lục : 80.409 (thêm 139) và 3.012 người chết (thêm 31)
- Hàn quốc : 5.766 người bị nhiễm bệnh (thêm 438) và 35 người chết.
- Ý : 3.089 người bị nhiễm bệnh (thêm ) và 107 người chết
- Iran : 2.922 người bị nhiễm bệnh và 92 người chết
- Pháp : 285 người bị nhiễm bệnh (thêm 73) và 4 người chết
- Mỹ : 11 người chết
- Đức : 240 người bị nhiễm bệnh
- Tây Ban Nha : 202 người bị nhiễm bệnh và 2 người chết
- Anh : 85 người bị nhiễm bệnh
- Thuỵ sĩ : 93 người bị nhiễm bệnh




Virus corona: Thêm 467 ca nhiễm mới, Seoul lập ''vùng chăm sóc đặc biệt''

Minh Anh - RFI - 05/03/2020
Chính phủ Hàn Quốc ngày 05/3/2020 cho biết có thêm 467 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên đến 6.088 người. Trước tình hình dịch bệnh tiếp tục lan rộng, chính quyền Seoul thông báo thành lập một « vùng chăm sóc đặc biệt ».

Theo thông báo của chính phủ Hàn Quốc, « vùng chăm sóc đặc biệt » sẽ được thiết lập tại thành phố Gyeongsan, nằm cận kề với Daegu, thành phố thứ hai bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch virus corona.

Từ Seoul, anh Trần Công, nghiên cứu sinh ngành độc học giải thích thêm :


« Thật ra ‘‘special care zone’’ hay khu ‘‘chăm sóc đặc biệt’’ đã được chính phủ Hàn Quốc giới thiệu cách đây một hai lần khi mà Daegu đã trở thành tâm dịch rồi. Theo tôi nghĩ, đây chỉ là một tên gọi mà thôi. Tên gọi này có hàm ý rằng khu vực này sẽ được chăm sóc một cách đặc biệt từ chính phủ và sẽ được cung cấp rất nhiều dịch vụ y tế và giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra.

Về vị trí địa lý của tỉnh Gyeongsan, tỉnh này nằm sát ngay cạnh Daegu. Và khu vực Daegu đã có tổng cộng 4.327 người bị nhiễm, tính đến ngày hôm nay. Chính quyền Gyeongsan xác nhận ổ dịch xuất phát từ một viện dưỡng lão và sau đó tốc độ lây lan đã tăng lên rất là nhanh. Tổng số ca nhiễm tại Gyeongsan là 347 ca trong số 275.000 dân, trong khi tỷ lệ nhiễm ở Daegu là 4.327 người nhiễm trong 2,4 triệu dân.

Tỷ lệ người nhiễm trong tổng số dân tại tỉnh Gyeongsan hiện tại đang cao so với Daegu. Cho nên nguy cơ lây nhiễm trở thành ổ dịch sẽ rất là cao. Hiện tại chính phủ Hàn Quốc đã thông báo tới các lực lượng chức năng, ví dụ như là quân đội đang đóng tại Daegu và Gyeongsan, phải rất là cẩn thận.

Bên cạnh đó, tại khu vực ‘‘special care zone’’ chính phủ sẽ cung cấp rất nhiều vật tư, trang thiết bị y tế đến khu vực này, đồng thời tăng cường khoanh vùng lây nhiễm và giảm thiểu hậu quả do dịch bệnh. Tôi khẳng định là Hàn Quốc chưa có lệnh cách ly với bất kỳ một khu vực nào cả, chỉ yêu cầu cách ly với những người nhiễm, hoặc là nghi nhiễm Covid-19.

Khu vực này không phải là một thành phố công nghiệp hay dịch vụ, nên số người Việt Nam ở đây không đông như là Daegu. Bởi vì, những người Việt ở khu vực này chủ yếu làm nghề nông như trồng cây, hái quả…

Tôi muốn nhắc lại một điều là mọi người có thể bị nhầm giữa ‘‘special care zone’’ này với một phòng áp suất âm cách ly người bệnh tại Daegu. Phòng áp suất âm này chỉ dành cho một người bệnh khi đã nhiễm Covid-19. Điểm đặc biệt của phòng này là luồng không khí sẽ đi theo một chiều, nghĩa là chỉ kiểm soát chiều vào. Và những phòng này sẽ sử dụng để điều trị những bệnh nhân nặng hoặc là những bệnh nhân lớn tuổi hoặc đã có những tiền sử như là ghép gan, ghép thận… để chăm sóc đặc biệt. »



Virus corona: Ý đóng cửa tất cả các trường học trên toàn quốc

Đức Tâm/Minh Anh - RFI - 05/03/2020
Trong vòng 24 giờ qua, tại Ý, đã có thêm 28 ca tử vong và 587 trường hợp nhiễm virus corona. Theo bản tổng kết mới nhất của chính quyền Ý, tính cho đến hôm nay, 05/03/2020, đã có 107 người chết và số người nhiễm bệnh lên tới hơn 3000.

Do tình hình dịch bệnh lây lan nhanh một cách đáng lo ngại, chính quyền Roma đã cho áp dụng biện pháp triệt để : Đóng cửa toàn bộ các trường học, từ mẫu giáo đến đại học, từ hôm nay cho đến ngày 15/03 và biện pháp này có thể được kéo dài nếu cần.

Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir cho biết thêm thông tin :

« Đây là biện pháp triệt để nhất mà chính phủ Ý chưa từng ban hành kể từ khi xẩy ra dịch bệnh vào tháng Giêng năm nay. Cho đến lúc này, mới chỉ có ba vùng phía bắc nước Ý, nơi bị dịch nặng nề nhất mới áp dụng biện pháp nói trên.

Kể từ hôm nay, 05/03, 9 triệu học sinh và sinh viên sẽ không đến trường. Đối với chính phủ Ý, đóng cửa các trường phổ thông và đại học là cách duy nhất để hạn chế dịch bệnh lây lan và tránh tình trạng các bệnh viện hiện đang bên bờ vực quá tải, bị tê liệt hoàn toàn.

Người ta biết rằng những người trẻ tuổi có sức kháng cự virus tốt hơn những người ngoài 50 tuổi. Thế nhưng, như bộ trưởng Y Tế Roberto Speranza đã nhắc nhở, những nơi tụ tập đông người đều là các điểm có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trên nguyên tắc, biện pháp đóng cửa các trường học được áp dụng trong vòng hai tuần. Thế nhưng các cơ quan chức năng có thể triển hạn biện pháp này tùy theo diễn tiến của dịch bệnh. »

viethoaiphuong
#49 Posted : Friday, March 6, 2020 8:10:34 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

06/03/2020

Tính đến cuối ngày thứ Năm, 5 tháng 3

Trên thế giới, 85 quốc gia bị 'dính' corona virus, với : hơn 100.000 người bị nhiễm bệnh và 3.350 người chết, trong đó:
- Hoa Lục : 80.552 bị nhiễm bệnh (thêm 143) và 3.042 người bị chết (thêm 30)
- Hàn quốc : 6.593 người người bị nhiễm bệnh và 45 người chết
- Iran : 192 người bị chết
- Ý : 3.858 người nhiễm bệnh và 148 người chết
- Pháp : 423 người bị nhiễm bệnh (thêm , 7 người chết
- Đức : 534 người bị nhiễm bệnh (thêm 134) và
- Anh : 115 người bị nhiễm bệnh và 1 người bị chết
- Thuỵ Sĩ : 210 người bị nhiễm bệnh
- Tây Ban Nha : 345 người bị nhiễm bệnh
- Mỹ : 12 người chết





Virus corona : WHO kêu gọi các nước cần quyết liệt chống dịch

Đức Tâm - RFI - 06/03/2020
Trước tình hình dịch virus corona (Covid-19) tiếp tục lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, hôm nay, 06/03/2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) kêu gọi các nước cần cố hết sức mình để chống dịch và chỉ trích một số quốc gia không coi trọng mối nguy cơ này.

Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo có một « danh sách dài » các nước đã không nỗ lực chống dịch virus corona. Tuy không nêu tên những nước này, lãnh đạo WHO nhấn mạnh, « đây không phải là một bài luyện tập, bây giờ không phải lúc buông xuôi, không phải lúc tìm cách xin lỗi. Bây giờ là lúc phải tận lực » chống dịch bệnh.

Lời nhắc nhở, hối thúc của WHO được đưa ra vào lúc số người nhiễm virus lên xấp xỉ gần 100 000 ca tại 85 quốc gia và lãnh thổ và 3346 trường hợp tử vong, theo thống kê của AFP vào lúc 17 giờ quốc tế, ngày hôm qua (05/03).

Chính vì dịch lây lan mạnh, nhiều nước đã phải áp dụng các biện pháp triệt để, như đóng cửa các trường học. Theo Tổ Chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc – UNESCO, hiện có 13 quốc gia đã phải đóng cửa tất cả các trường học và hơn 290 triệu học sinh trên toàn thế giới phải nghỉ học – một con số lớn chưa từng thấy.

Hôm qua, nước Ý đã đóng cửa tất cả các trường từ mẫu giáo đến đại học (58 000 trường). Một biện pháp triệt để chưa từng thấy trong lịch sử nước này. Ngay cả trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến và kể cả lúc bị quân Đồng Minh ném bom, các trường học ở Ý vẫn mở cửa.



Virus corona: Đông Nam Á phản ứng chậm chạp vì sợ Trung Quốc

Tú Anh - RFI - 06/03/2020
Các nền kinh tế mong manh của Đông Nam Á đang phải đối mặt với hệ quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế. Siêu vi corona chủng mới là thủ phạm trực tiếp nhưng thái độ rụt rè của một số chính quyền trong khu vực đối với Bắc Kinh chính là yếu tố mở đường cho thảm họa.

Diễn biến tại Indonesia, Thái Lan, Lào, Cam Bốt...là minh chứng.

Từ khi dịch viêm phổi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc hồi đầu tháng 01/2020, hầu như không một nước Đông Nam Á nào, trừ Việt Nam và Singapore, có phản ứng tự phòng, ngăn dịch xâm nhập. Quần đảo đông dân nhất Đông Nam Á là một trong những trường hợp cụ thể. Vào lúc 10 triệu dân Vũ Hán đã bị cách ly, thì chỉ riêng ở đảo Bali, hàng ngàn du khách Hoa lục vẫn thảnh thơi đón Tết âm lịch.

Nước đến chân mới nhảy

Tại Indonesia, với 264 triệu dân, đến hôm Chủ Nhật, tổng thống Joko Widodo vẫn khẳng định là không có một ca lây nhiễm nào. Tin vào biển cả bao la, cách Trung Quốc 7 giờ bay, chính quyền Indonesia và đa số dân chúng đều mang ảo tưởng bất khả xâm phạm. Đến khi có ba du khách, hai người Singapore và một người Miến Điện từ Batam trở về có triệu chứng lạ và xét nghiệm dương tính với virus Covid-19, đích thân tổng thống Joko Widodo mới lên truyền hình để vừa báo động vừa trấn an là Indonesia đã « chuẩn bị 100 bệnh viện với phòng cách ly đúng chuẩn quốc tế ». Hư thực ra sao không rõ, nhưng diễn biến tình hình tại Jakarta không khác gì tại một số thủ đô khác ở Đông Nam Á như Bangkok, Phnompenh, Vientian, dưới cặp mắt theo dõi nghiêm khắc của Bắc Kinh.

Nhật báo Le Figaro ngày 04/03/2020, trong bài « Đông Nam Á động viên chậm… », nhấn mạnh đến thái độ đàn em của lãnh đạo Cam Bốt và Lào, nhận Trung Quốc làm anh cả. Chiếm giải quán quân là thủ tướng Cam Bốt. Trong lúc dịch lan mạnh tại Hồ Bắc, ông Hun Sen bay sang Bắc Kinh « cứu viện » Tập Cận Bình và còn tuyên bố hùng hồn, tuy nói mà không làm, là sẽ đến tận Vũ Hán.

Hun Sen còn cho phép và ra tận cảng Sihanoukville đón hàng trăm du khách của du thuyền Westdam, cho họ lên bờ. Tạp chí ngoại giao Foreign Policy phê bình nhà độc tài Cam Bốt, vì xem trọng quan hệ với Bắc Kinh, mà quên đi sức khỏe của dân chúng đang bị đe dọa.

Cùng ngày báo động của Indonesia, chính quyền Cam Bốt nhìn nhận có « một trường hợp lây nhiễm », bớt đi phần nào thái độ ngạo mạn. Đồng thuyền với Phnom Penh, cũng vì chính sách thân Bắc Kinh kể từ cuộc đảo chính năm 2014 mà thủ tướng Thái Lan Chan O Cha xem nhẹ nguy cơ Covid-19. Sau khi một doanh nhân tiếp xúc thường xuyên với du khách Trung Quốc qua đời, Thái Lan mới bắt đầu cách ly du khách 9 nước bị xem là vùng dịch.

Việt Nam : Sức ép của công luận

Trong khi đó, từ tháng Giêng, Singapore và Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa hải quan với Trung Quốc. Theo Le Figaro, trước áp lực của đại bộ phận dân chúng chống Hoa lục, Hà Nội đóng cửa biên giới và áp đặt biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt ngay khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên.

Sự kiện du khách Trung Quốc bị quốc tế, Mỹ, châu Âu, Nga và Bắc Triều Tiên cấm nhập cảnh cho phép Đông Nam Á mạnh dạn hơn đối với Trung Quốc, để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, với một cơ chế mong manh về y tế, Đông Nam Á khó tránh được hệ quả nặng nề về sức khỏe cộng đồng và những tác hại về kinh tế lẫn chính trị do siêu vi Covid-19 phát sinh từ… Trung Quốc, 16 năm sau dịch SARS vốn cũng có chung một gốc.



AFP•6 mars 2020 (20H30 GMT)
92 nước trên thế giới bị 'dímh' Covid-19, với 100.842 người bị nhiễm bệnh và 3.456 người bị chết theo thống kê của AFP từ các báo cáo chính thức hôm thứ Sáu, tính đến 17h00 GMT.
tức là thêm 3.332 ca nhiễm bệnh và 110 người bị chết, kể từ hôm qua lúc 17h00 GMT
.
viethoaiphuong
#50 Posted : Saturday, March 7, 2020 12:38:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

07/03/2020

92 nước trên thế giới bị 'dímh' Covid-19, với 100.842 người bị nhiễm bệnh (trong số này, khoảng 55.000 người đã được chữa khỏi) và 3.456 người bị chết theo thống kê của AFP từ các báo cáo chính thức hôm thứ Sáu, tính đến 17h00 GMT.
tức là thêm 3.332 ca nhiễm bệnh và 110 người bị chết, kể từ hôm qua lúc 17h00 GMT.
- Hoa Lục : 80.651 người bị nhiễm bệnh (thêm 99) và 3.077 người chết (thêm 28)
- Hàn quốc : 6.767 người bị nhiễm bệnh (thêm 483)
- Ý : 4636 người bị nhiễm bênh (thêm 778) và 197 người chết (thêm 49). Trong số 4636 ca : 523 đã được chữa khỏi và 3916 ca dương tính: 2394 nhập viện, trong đó 462 ca bị nặng và 1060 cách ly tại nhà.
- Iran : 4747 người bị nhiễm bệnh (thêm 1234) và 124 người chết.
- Pháp : 613 người bị nhiễm bệnh (thêm 190) và 9 người chết (thêm 2)
- Đức : 639 người bị nhiễm bệnh
- Tây Ban Nha : 374 người bị nhiễm bệnh (thêm và 8 người chết.
- Mỹ : hơn 200 người bị nhiễm bệnh (thêm 21) và 15 người chết
- Anh : 163 người bị nhiễm bệnh






Virus corona: Ca ''số 17'' soi tỏ nhiều lỗ hổng của phòng dịch Việt Nam

Trọng Thành - RFI - 07/03/2020
Đêm 06/03/2020, chính quyền Hà Nội họp khẩn. Bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17 làm rung chuyển bầu không khí lạc quan tại Hà Nội, vốn được coi là một ốc đảo bình an, miễn nhiễm với virus, nhờ nỗ lực của chính quyền kể từ đầu mùa dịch. Nhưng ca bệnh ''số 17'' cũng làm lộ ra hàng loạt lỗ hổng của hệ thống phòng dịch Việt Nam.

Bệnh nhân N.H.N., 26 tuổi, cư trú tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, làm nghề quản lý khách sạn, sau chuyến đi châu Âu trở về nước ngày 02/03, đã bị ho, sốt…, nhập viện ngày 05/03. Tại châu Âu, bệnh nhân đã từng có mặt tại vùng Lombardi (Ý), Luân Đôn và Paris. Theo báo chí Nhà nước, đầu giờ tối ngày 06/03, Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung Ương thông báo với Ban chỉ đạo chống Covid-19 của Hà Nội về kết quả xét nghiệm dương tính với virus của nữ bệnh nhân. Nhà ở của cô N.H.N. tại phố Trúc Bạch và một số nhà xung quanh bị phong tỏa. 22 giờ 30 phút, chính quyền Hà Nội họp phiên bất thường về bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17.

Việt Nam vốn được coi là điểm đến ''an toàn'', trong bối cảnh dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, đã lan rộng khắp thế giới, với khoảng 90 quốc gia, khoảng 100.000 người chính thức được công nhận nhiễm virus, gần 3.500 người thiệt mạng. Riêng tại Việt Nam, từ ba tuần qua, không có thêm ca nhiễm mới nào. Người cuối cùng rời bệnh viện cách nay hơn một tuần. Về mặt chính thức, đã không có ai chết vì Covid-19. Nằm ngay sát tâm dịch Trung Quốc, sự bình an của Việt Nam trở thành một bất ngờ đối với thế giới, nhưng cũng đặt ra nhiều dấu hỏi.

Hàng trăm trang Facebook giả mạo

Đối với một bộ phận dân chúng, bệnh nhân thứ 17 thực sự là một tai họa. Theo mạng zing.vn, ngay sau khi có tin chính quyền Hà Nội ghi nhận trường hợp người Hà Nội đầu tiên mắc Covid-19, ''hàng trăm trang Facebook giả mạo cô gái nhiễm virus corona'' đã được lập ra, để thu hút những phẫn uất của dân mạng. Một số tài khoản còn giả danh cô gái lên tiếng xin tha lỗi, vì đã không tự ý thức phải cách ly, khi từ vùng dịch trở về. Nhiều người tưởng rằng đây là các tài khoản thật và đưa ra hàng loạt bình luận, chửi rủa, kêu gọi trả thù (theo zing.vn, mục đích chủ yếu của việc tạo ra nhiều trang giả mạo trong số đó thực ra là để câu like và tăng tương tác để bán lại tài khoản). Tuy nhiên, các thông điệp nổi giận không chỉ xuất hiện trên những trang Facebook giả mạo. Trên các trang Facebook thật, người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy những lời lẽ đầy oán giận, lên án ''Kẻ chơi bời giữa mùa dịch bệnh - Kẻ phá hoại công sức phòng chống dịch của cả dân tộc Việt Nam - Kẻ gieo rắc nỗi hoang mang cho dân tộc Việt Nam''…

Tuy nhiên, không khí bình an, trước tai họa, mà nhiều người dân mường tượng không hẳn đã là cảm nhận từ phía bộ máy chính quyền.

Giới cầm quyền như ngồi trên lửa

Trên thực tế, từ khoảng một tuần nay, hệ thống chính trị Việt Nam dường như đã cảm thấy rất lo âu trước nguy cơ dịch Covid-19 một lần nữa đến gần. Một phần do tình hình dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới, một phần khác có thể nhiều người trong bộ máy chính quyền hiểu rằng bản thân dịch bệnh trong nước cũng không hẳn đã bình ổn, như các số liệu chính thức mà chính quyền đưa ra để chứng minh. Ngày 04/03, Ban chỉ đạo chống dịch Covid-19 quốc gia phối hợp với bộ Quốc Phòng tổ chức diễn tập đối phó, với kịch bản cao nhất có đến ''30 000 người nhiễm virus'' (thông tin đã được cải chính sau đó).

Đọc thêm : Covid-19: Việt Nam thật sự đã khống chế được dịch?
Ngay từ cuối tháng 2/2020, chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần cảnh báo đây là thời điểm ''có nguy cơ lây nhiễm cao nhất'' và yêu cầu nâng mức cảnh báo.

''Kịch bản hoàn hảo'' bị vỡ

Đối với khá nhiều người thì bệnh nhân thứ 17 đã phá vỡ một kịch bản hoàn hảo về một hệ thống y tế tuyệt vời, mà chính quyền Việt Nam cố gắng tạo dựng, khi chứng minh là chính quyền đã làm tất cả để phòng ngừa, khống chế dịch, và điều trị tốt nhất cho người không may mắc bệnh.

Nhưng ngược lại, nhiều nhà quan sát cũng cho rằng chính bệnh nhân số 17 đã cho thấy rõ nhiều kẽ hở và khuyết tật của hệ thống phòng dịch Việt Nam, ít nhất xét về mặt chính thức, hay nói một cách hình tượng là về ''phần nổi của tảng băng'', bởi phần chìm cần có những điều tra.

Lỗ hổng thứ nhất: Lọt lưới hàng rào kiểm soát y tế cửa khẩu sân bay. Kể từ ngày 29/02/2020, toàn bộ khách đã từng đi qua Iran và Ý phải khai báo y tế. Bệnh nhân số 17 trở về Việt Nam sáng sớm ngày 02/03, với triệu chứng ho, đau mỏi người từ trước đó.
Lỗ hổng thứ hai: Chính quyền đã không yêu cầu công dân Việt Nam trở về từ châu Âu, nơi có một số vùng dịch, từ nhiều tuần qua, khai báo với cơ quan y tế. Trong cuộc họp chiều ngày 06/03, chủ tịch Hà Nội đã chính thức yêu cầu các ''quận, huyện, phường, xã tuyên truyền tới từng tổ dân phố… tới từng hộ dân, chủ động kê khai thông tin về học sinh, sinh viên, người thân đi các nước châu Âu đang có dịch, về từ ngày 20/2 đến nay'' (báo Tuổi Trẻ).
Lỗ hổng thứ ba: Nhân viên y tế không thực hiện đúng quy trình bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân trong mùa dịch. Theo chủ tịch Hà Nội, tổng cộng đã có 18 nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân số 17, mà không áp dụng biện pháp bảo hộ nào (việc không thực hiện đúng quy trình bảo hộ rất có thể diễn ra trong bầu không khí lạc quan chung, trong bối cảnh nhiều người coi dịch bệnh Covid-19 đang trên đà được dập tắt hoàn toàn).

Lộ trình ở Hà Nội: Một số nghi vấn

Về mặt chính thức, có ít nhất 25 người tiếp xúc với bệnh nhân số 17, theo báo cáo nhanh của sở Y Tế (bao gồm 18 nhân viên y tế, 2 người thân, 5 người giúp việc và lái xe). Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn khá nhiều bí ẩn xung quanh các di chuyển của cô gái nhiễm virus tại Hà Nội.

Theo một báo cáo của sở Y Tế (ngày 06/03), ''từ khi về nước, bệnh nhân đã tự cách ly tại phòng riêng, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người trong gia đình, và không ra khỏi nhà''. Trong cuộc họp đặc biệt đêm 06/03, bí thư thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ bảo đảm là bệnh nhân N.H.N. ''tự biết có khả năng lây bệnh nên chủ động không tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là người nhà của mình, nhưng lại không chủ động khai báo với nhà chức trách''.

Tuy nhiên, trên một số mạng xã hội, có thông tin cho rằng bệnh nhân đã xuất hiện ở khu nhà Time City, tầng thứ 18, và khu vực này hiện đang được tẩy trùng. Cũng có một số thông tin khác chưa được kiểm chứng cho thấy người bệnh còn đến một số nơi khác trong thành phố. Nhiều người lên án cô gái reo rắc thảm họa.

Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên theo dự đoán ?

Đối với nhiều người, ca bệnh ''số 17'' là một tai họa hoàn toàn không đáng có, do hành động vô trách nhiệm của một cá nhân. Nhưng với nhiều người khác, thì điều gì đến ắt sẽ phải đến. Dù có là bệnh nhân N.H.N. hay ai khác, Việt Nam chắc chắn sớm muộn cũng sẽ phải đối diện với những ca nhiễm virus mới, do nhiều lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch. Vẫn theo cách nhìn này, thì cho đến nay, sở dĩ mọi sự đều có vẻ diễn ra suôn sẻ, có lẽ là do chính quyền đã nắm hoàn toàn bộ máy xét nghiệm, chẩn đoán, truyền thông… Việc công nhận một trường hợp nhiễm Covid-19 hay không do giới chính trị quyết định.

Một số người đặt giả thiết, nếu N.H.N không phải là con nhà gia thế, hay có nhân thân đặc biệt, thì dù có nhiễm virus corona cũng rất có thể sẽ bị coi như là không. Đổi trắng thay đen vốn là chuyện dễ dàng đối với những người nắm trọn quyền lực trong tay.

Tuy nhiên, cũng có thể có một lô-gic hoàn toàn khác. Con số 17 có lẽ là điều không thể tránh khỏi, khi Việt Nam ''đang phải chuyển sang trạng thái phòng chống ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn, toàn diện hơn", theo nhận định của thứ trưởng bộ Y Tế Nguyễn Thanh Long, bên lề lễ ra mắt Trung tâm Quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán điều trị Covid-19, sáng ngày 05/03. Tân thứ trưởng Y Tế dự đoán sẽ có ''ca Covid-19 mới''.

Cũng đúng ngày 05/03, bệnh nhân N.H.N. nhập viện. Kết quả dương tính với Covid-19. Theo chính quyền, Việt Nam đã sở hữu bộ xét nghiệm cho phép xác định virus ''chỉ sau hơn một giờ'', với ''kết quả chính xác 100%''. Bệnh nhân số 17 chính là ca Covid-19 đầu tiên, theo dự đoán của ông thứ trưởng.



Covid-19 : Cách ly gây hậu quả tâm lý tại Trung Quốc

Thanh Hà - RFI - 07/03/2020
Tại Châu Á, Hàn Quốc thông báo có thêm 174 người bị dương tính với virus corona hôm qua. Trên toàn quốc đã có 6.767 người bị nhiễm. Riêng tại Trung Quốc, Bắc Kinh phát hiện thêm 99 ca mới, thêm 28 người tử vong trong ngày 06/03/2020. Vũ Hán liên tục bị cách ly trong gần 50 ngày qua, kèm theo đó là nhiều hậu quả về mặt tâm lý đối với những người bị "nhốt" ở trong nhà.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh :

Chân trời duy nhất là khung cửa sổ, sống trong không gian chật hẹp trong nhiều tuần lễ... Trong thời dịch, bị cách ly và phải ở yên trong nhà chẳng vui sướng gì. Một số người cho rằng, với đợt cách ly dài ngày lần này, tỷ lệ sinh đẻ sẽ tăng lên.

Nhưng trên thực tế, tại Trung Quốc, các vụ bạo hành trong gia đình đã tăng vọt. Theo báo chí Nhà nước, số hồ sơ xin ly dị tại một số thành phố đã tăng mạnh. Bên cạnh đó, nhiều người bị trầm cảm, tinh thần suy sụp.

Cách ly để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan đang dẫn tới nhiều hậu quả về mặt tâm lý theo như phân tích của giáo sư y khoa Chee Ng, đại học Melbourne :

" Khi bị cách ly trong một thời gian dài, người ta bị mất phương hướng, mất hết những thói quen, kém hoạt động, không được đi ra ngoài, không được vận động. Do bị bí bức, những người bị nhốt trong nhà có thể bị stress, khó chịu trong người, tâm trạng bất an và mất ngủ".

Khác với những khủng hoảng lần trước, kỳ này, những người bị cách ly vẫn giữ được liên lạc với thế giới bên ngoài nhờ có điện thoại cầm tay. Nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, kết nối liên tục trên mạng có nguy cơ dẫn tới tình trạng bội thực thông tin và đó có thể là nguồn gây thêm bất ổn về tâm lý.

Bác sĩ Chee Ng giải thích tiếp : "Thông thường kết nối vào các mạng xã hội cho phép người ta cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng đồng thời các luồng thông tin nhận được qua điện thoại và các mạng xã hội không được kiểm chứng. Chúng ta không biết, về mặt tâm lý, những thông tin đó có gây tổn thương lớn hơn hay không".

Để đối phó với những tác động về tâm lý, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, 300 trung tâm hỗ trợ tâm lý qua điện thoại đã được mở ra trên toàn quốc.



tin tức cập nhật / yahoo fr

AFP - thứ Bẩy, 07/03/2020
09H00 GMT

ngoài Hoa Luc, các nơi khác trên thế giới : 21.337 cas (thêm 1.047), trong số đó có 421 người chết (thêm 7).

18H00 GMT
Ý : 6.883 ca (+ 1.247) và 233 chết (+ 36). Kể từ đầu dịch bệnh, 42.062 người được xét nghiệm. Đa số ca dương tính là ở phía bắc : Lombardie (vùng Milan, 3.420 ca), Emilie-Romagne (vùng Bologne, 1.010) và Vénétie (vùng Venise, 543)

Pháp : 949 ca (+ 336) và 16 chết (+ 7)

Iran : 5.823 ca (+ 1.076) và 145 chết (+ 21)

Đức : 785 ca (+ 251)



viethoaiphuong
#51 Posted : Sunday, March 8, 2020 1:19:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

08/03/2020 - 09H00 GMT

Trên toàn thế giới (98 quốc gia bị corona virus): 107.593 ca nhiễm bệnh, 3.653 chết, nhưng số ca chữa khỏi : 60.559

Hoa Lục : 80.699 ca và 3.097 chết

Hàn quốc : 7.314 ca và 50 chết

Ý : 6.883 ca (+ 1.247) và 233 chết (+ 36). Kể từ đầu dịch bệnh, 42.062 người được xét nghiệm. Đa số ca dương tính là ở phía bắc : Lombardie (vùng Milan, 3.420 ca), Emilie-Romagne (vùng Bologne, 1.010) và Vénétie (vùng Venise, 543). 15 triệu người vùng phía bắc bị cách ly kể từ đêm thứ Bẩy, 07/03/2020

Pháp : 949 ca và 16 chết

Iran : 6.566 ca và 194 chết

Đức : 939 ca

Tây Ban Nha : 613 ca và 17 chết

Nhật : 461 ca và 6 chết

Mỹ : 437 ca và 17 chết

Anh : 273 và 2 chết

Thuỵ Sĩ : 268 ca

Hoà Lan : 265 ca

Thuỵ Điển : 203 ca

Na Uy : 157 ca

Singapore : 150 ca

Hong Kong : 114 ca

Úc : 104 ca

Malaysia : 99 ca
...
...




Covid-19 ở Pháp: Ca nhiễm sắp vượt mức 1000, Hội Đồng Quốc Phòng họp lại

RFI - 08/03/2020
Dịch Covid-19 ngày càng tăng tốc tung hoành ở Pháp. Tính đến hết ngày hôm qua, 07/03/2020, cả nước Pháp đã ghi nhận thêm 336 ca nhiễm mới, nâng tổng số người bị nhiễm virus corona lên 949 trường hợp. Con số tử vong cũng tăng lên thành 16 nạn nhân. Trước diễn biến đáng ngại kể trên, tổng thống Pháp quyết định triệu tập lại một Hội Đồng Quốc Phòng vào chiều nay, 08/03 để bàn phương án chống khủng hoảng.

Theo các chuyên gia y tế, căn cứ vào tốc độ lây lan nhanh chóng của con virus corona tại Pháp trong những ngày gần đây, trong ngày hôm nay, số trường hợp lây nhiễm chắc chắn sẽ vượt ngưỡng 1000 ca. Khả năng có thêm trường hợp tử vong cũng rất cao với 45 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch tính đến hôm qua.

Dù chính phủ vẫn cho rằng bệnh dịch còn ở giai đoạn 2 và mục tiêu của hệ thống y tế vẫn là kiềm chế sự lây lan, nhiều nhà quan sát cho rằng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng theo tốc độ nhanh chóng như hiện nay, Pháp có thể sẽ phải sớm công bố giai đoạn 3.

Trước mắt, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã quyết định chủ trì một cuộc của Hội Đồng Quốc Phòng ngay vào hôm nay với hai trọng tâm: Trấn an công luận và bảo vệ dân chúng.

Tình hình Covid-19 những nơi khác

Về dịch bệnh virus corona, trên toàn thế giới hôm nay, theo Reuters, có tổng cộng hơn 106.000 người nhiễm virus, 3.600 người chết. Sơ kết nói trên dựa trên các số liệu chính thức. Thêm 933 người nhiễm virus mới, và 39 trường hợp tử vong.

Tại Trung Quốc, số lượng chính thức người nhiễm virus mới thấp hơn nhiều so với một số quốc gia, khác, nhưng số lượng tử vong rất cao, 27 người chết, kể từ cuối giờ chiều qua đến sáng hôm nay.

Liên quan đến dịch Covid-19 tại Trung Quốc, theo AFP, một tai nạn đã xảy ra, khi một khách sạn, được dùng làm nơi cách ly những người nghi nhiễm Covid-19 sụp đổ, ít nhất 10 người chết. Khách sạn sụp đổ vào tối hôm qua. Cơ sở nói trên nằm tại tỉnh Phúc Kiến. Lý do hiện không rõ vì sao. Khoảng 700 nhân viên cứu nạn đã được triển khai để tìm kiếm 23 người đang bị kẹt trong các đống đổ nát. Theo thông tin chính thức, có khoảng 70 người trong khách sạn nói trên trước khi xảy ra tai nạn.

Tại Hàn Quốc, được coi là một tâm dịch Covid-19 của thế giới hiện nay, hôm nay, hàng trăm nhà thờ tiếp tục đóng cửa để ngăn dịch. Theo Seoul, trong vòng 24 giờ qua, có thêm 272 ca nhiễm mới (tổng cộng hơn 7.300 người), với hai trường hợp tử vong. Như vậy, số người nhiễm virus tại Hàn Quốc hôm nay giảm mạnh. Tổng cộng tại Hàn Quốc, có 5 người chết vì virus corona mới. Kể từ thứ hai, ngày mai, để đối phó với tình trạng thiếu khẩu trang, chính quyền Hàn Quốc sẽ quy định khống chế số lượng khẩu trang bán ra, với giới hạn khẩu trang được mua tính theo đầu người, theo tuần. Ưu tiên trước hết là khẩu trang dành cho nhân viên y tế và bệnh nhân. Tổng thống Hàn Quốc thông báo bơm thêm 22,5 tỉ đô la cho nền kinh tế.

Iran có thể là nơi có nhiều bệnh nhân tử vong vì Covid-19 nhất trong 24 giờ qua, với 49 người chết. Đây cũng là con số người chết cao nhất, kể từ khi chính quyền công bố các trường hợp tử vong đầu tiên ngày 19/02. Tính cho đến nay, Iran có hơn 6.500 ca nhiễm bệnh, và 194 người chết.



viethoaiphuong
#52 Posted : Monday, March 9, 2020 3:10:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

09/03/2020 - 09H00 GMT

Trên toàn thế giới (99 quốc gia bị corona virus): 110.146 ca nhiễm bệnh, 3.826 chết, nhưng số ca chữa khỏi : 60.559

Hoa Lục : 80.735 ca và 3.121 chết

Hàn quốc : 7.478 ca và 50 chết

Ý : 7.375 ca và 366 chết

Pháp : 1126 ca và 19 chết

Iran : 6.566 ca và 194 chết

Đức : 1.040 ca

Tây Ban Nha : 673 ca và 17 chết

Nhật : 502 ca và 6 chết

Mỹ : 561 ca và 22 chết

Anh : 273 và 2 chết

Thuỵ Sĩ : 337 ca

Hoà Lan : 265 ca

Thuỵ Điển : 203 ca

Bỉ : 200 ca

Na Uy : 176 ca

Singapore : 150 ca

Hong Kong : 114 ca

Úc : 104 ca

Áo : 104 ca

Malaysia : 99 ca
...
...





Virus corona : Pháp cấm các điểm tụ tập hơn 1000 người

Đức Tâm - RFI - 09/03/2020
Trước tình hình dịch virus corona tiếp tục lây lan, bộ Y Tế Pháp ra thông báo, kể từ nay, các điểm tụ tập hơn 1000 bị cấm nhằm ngăn ngừa dịch lây lan.

Chiều tối qua, 08/03/2020, Hội đồng quốc phòng Pháp đã họp tại điện Elysée, dưới sự chủ trì của tổng thống Emmanuel Macron. Ngay sau cuộc họp, bộ trưởng Y Tế Pháp Olivier Véran đã tuyên bố : « Trên phạm vi quốc gia, tất cả các điểm tụ tập hơn 1.000 người từ nay bị cấm. Các tỉnh trưởng và các bộ lập và trình báo lên trên một danh sách các sự kiện được coi là cần thiết đối với hoạt động của đất nước ».

Theo AFP, các cuộc biểu tình, thi tuyển và việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng không liên quan đến lệnh cấm nói trên.

Cơ quan Y tế công cộng Pháp thông báo, tính cho đến tối ngày 08/03/2020, trên toàn quốc, đã có 1126 người bị nhiễm virus corona và 90 ca tử vong.

Tuy nhiên, nước Pháp hiện vẫn ở trong giai đoạn 2 của kế hoạch đối phó với dịch bệnh, nhưng đồng thời tích cực chuẩn bị để chuyển sang giai đoạn 3 vì xu hướng bệnh dịch lây lan là điều không thể cưỡng lại được, theo nhận định của tổng thống Macron.

Trái ngược với giai đoạn 2, mục tiêu của giai đoạn 3 không nhằm ngăn ngừa dịch nữa, mà tập trung vào làm giảm nhẹ hậu quả bệnh tật. Đồng thời, một số biện pháp hạn chế sẽ được ban hành như đình chỉ hoặc cắt giảm một số tuyến, phương tiện giao thông công cộng, đóng cửa trường học ở một số nơi hoặc trên toàn quốc, hạn chế các cuộc tụ tập, huy động tối đa tất cả lĩnh vực trong ngành y tế…

Trong khi đó, hôm nay, 09/03/2020, văn phòng đại diện của Pháp tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên đã sơ tán toàn bộ các nhân viên và đóng cửa. Cơ quan đại diện của Đức cũng làm tương tự.

Đức cũng vượt ngưỡng 1.000 người nhiễm

Còn tại Đức, số ca bị nhiễm đã vượt ngưỡng 1.000 người. Ổ dịch lớn nhất là tại Nordrhein-Westfalen, sát biên giới chung với Hà Lan và Bỉ. Chính phủ kêu gọi chính quyền các bang áp dụng biện pháp cấm các điểm tụ tập hơn 1.000 người.



Virus corona: Hàn Quốc thông báo số ca lây nhiễm tăng chậm

Tú Anh - RFI - 09/03/2020
Chính quyền Hàn Quốc vẫn đề cao cảnh giác cho dù không giấu hy vọng sắp « xoay chuyển » được tình thế trong cuộc chiến chống dịch corona chủng mới. Theo số liệu công bố ngày 09/03/2020, trên toàn quốc có 7.484 ca lây nhiễm, thêm 69 trường hợp mới được chẩn đoán trong 24 giờ qua, ít đi rất nhiều so với 500 ca mỗi ngày hồi tuần trước.

518…, 248, 69, số trường hợp Covid-19 giảm dần trong các ngày qua cho phép thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye Kyun tuyên bố « vừa lạc quan vừa thận trọng ».

Theo Reuteurs và Yonhap, với 69 ca mới trong 24 giờ qua tại Hàn Quốc, đà lây lan giảm liên tục trong 10 ngày gần đây. Là tâm dịch thứ hai trên thế giới, Hàn Quốc tiến gần đến giai đoạn được gọi là « bước ngoặt » triển vọng.

Tuy nhiên, giới y tế và chính quyền Seoul cho biết còn quá sớm để khẳng định dịch đã lên đến đỉnh.

Cho đến hôm nay, 51 bệnh nhân, đa số là người cao tuổi, tử vong vì siêu vi Corona chủng mới từ khi một số tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa bị truyền nhiễm ở Vũ Hán hồi cuối tháng Giêng, mang về lây cho đồng đạo.

Số ca lây nhiễm mới một ngày ít lại cho thấy vận tốc lây lan giảm dần sau khi hơn 210.000 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa được xét nghiệm và cách ly ngăn dịch.

Hôm nay, khi đến thăm tâm dịch Daegu, thủ tướng Chung Sye Kyun cho biết ông « rất thận trọng nhưng thấy có hy vọng là Hàn Quốc sắp đạt đến một ngõ quanh trong tương lai gần ».



Covid-19: Du thuyền, hang ổ của virus corona?

Thanh Hà - RFI - 08/03/2020
Vào lúc Covid-19 đang hoành hành, du thuyền dường như đang trở thành cơn ác mộng đối với các giới chức y tế. Diamond Princess, Westerdam rồi Grand Princess hay Costa Fortuna, không cảng nào muốn đón nhận.

Sau nhiều ngày lênh đênh ngoài khơi thành phố San Francisco, tàu Grand Princess mới được phép cập bến cảng Oalkand. Trên tàu có 21 ca trong số hơn 3.500 hành khánh dương tính với virus corona. Trên nguyên tắc, đến sáng 09/03/2020 các bệnh nhân "cần được chăm sóc" mới được đưa lên bờ, số còn lại sẽ phải ở nguyên trên thuyền để tự cách ly.

Tại Châu Á, tháng trước, du thuyền Diamond Princess đã bị cách ly trong nhiều tuần lễ ở cảng Yokohama và mọi người còn nhớ là 700 ca bệnh đã được phát hiện trong số hơn 4.000 hành khách và thủy thủ đoàn cùng nhân viên phục vụ. Chính chiếc tàu này là ổ dịch lớn nhất trên xứ hoa anh đào

Lần này, Costa Fortuna tuy không có bệnh nhân nào trong số trên dưới 2.000 hành khách, trong đó có 64 người Ý, nhưng đã bị cả Thái Lan lẫn Malaysia xua đuổi. Sau bài học từ khi mở cảng Sihanoukville đón tàu Westerdam, không hiểu lần này thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen có đủ can đảm cho phép chiếc Costa Fortuna cập bến xứ Chùa Tháp hay không ?

Tại xứ Kim Tự Tháp, chính quyền Ai Cập vừa cho phép du thuyền A Sara cập bến Louxor ở miền nam. Trên thuyền có 45 ca nhiễm virus corona, trong số này có 33 du khách và 12 nhân viên phục vụ trên tàu. Những người này được đưa vào bệnh viện điều trị.

Du thuyền dường như là địa điểm lý tưởng để virus corona hoành hành. Rất có thể với dịch viêm phổi cấp tính lần này, những ai mơ ước đi du ngoạn dài ngày trên thuyền sẽ cân nhắc kỹ trước khi mua vé !




Virus corona: 33 tiểu bang tại Mỹ bị lây nhiễm

Mai Vân - RFI - 09/03/2020
Tại Mỹ, dịch virus corona xuất hiện tại 33 tiểu bang, với hơn 520 bệnh nhân. 8 tiểu bang ban hành tình trạng khẩn cấp. Ngày 09/03/2020, du thuyền Grand Princess có người nhiễm virus cập bến tại Oakland, ở phía bắc California.

Thông tín viên RFI tại New York, Loubna Anaki, cho biết thêm chi tiết :

Sau 5 ngày lênh đênh ngoài khơi San Francisco mà chuyến du ngoạn trên nguyên tắc đã kết thúc, du thuyền Grand Princess đang tiến về Oakland. Trong số 3.500 người trên tàu, có 19 thành viên thủy thủ đoàn và 2 hành khách dương tính với virus corona.

Theo lời thống đốc bang Califorrnia, khi họ đến nơi, những hành khách cư ngụ tại California sẽ bị cách ly ở một căn cứ quân sự trong hai tuần lễ. Những người còn lại sẽ được gởi đến những trung tâm khác. Thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly trên tàu.

Trước sự lây lan của virus, 8 tiểu bang Hoa Kỳ được đặt tình trạng khẩn cấp trong hai tháng. Trong lúc một số người chỉ trích cách đối phó nạn dịch của Washington, một chuyên gia y tế trong êkíp mà Nhà Trắng thiết lập đảm bảo là chính quyền Trump sẵn sàng đưa ra tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả thành lập những vùng cách ly.

Ông giải thích: Chúng tôi không muốn gây hoang mang cho dân chúng, nhưng với tình hình trước mắt, thì không loại trừ bất kỳ khả năng nào. Cho nên phải sẵn sàng. Tôi không nghĩ là sẽ nghiêm ngặt như ở Ý mà không cho ai ra cũng như vào, nhưng phải có biện pháp để giới hạn những tác động trong xã hội.

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã kêu gọi người dân, đặc biệt những người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh, không nên đi lại và nhất là đi du lịch.



tin tức cập nhật / yahoo fr

09/03/2020 - 10H45 GMT

Số ca nhiễm coronavirus đã là 110.564, trong đó 3.862 người bị chết, ở 100 quốc gia và lãnh thổ, theo số thống kê của AFP lúc 10h45 GMT.

Tức là có thêm 1.532 ca nhiễm bệnh so với lúc 17h00 GMT hôm qua - là do báo cáo của Iran, vào hôm thứ Hai, với + 595 ca = 7.161 tổng công

Đức cũng đã có 1.112 ca (+ 72)



viethoaiphuong
#53 Posted : Tuesday, March 10, 2020 2:00:53 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

10/03/2020 - 03H00 GMT

Trên toàn thế giới (101 quốc gia) : 114.544 ca, 4.026 chết, số ca chữa khỏi : 64.032

- Hoa Lục : 80.756 ca, 3.158 chết
- Ý : 9.172 ca, 463 chết
- Hàn quốc : 7.513 ca và 56 chết
- Iran : 7.161 ca, 237 chết
- Pháp : 1.412 ca, 30 chết
- Tây Ban Nha : 1.231 ca, 30 chết
- Đức : 1.224 ca, 2 chết
- Mỹ : 755 ca, 26 chết
- Nhật : 530 ca và 9 chết
- Thuỵ Sĩ : 374 ca
- Hoà Lan : 331 ca
- Anh : 321 ca
- Thuỵ Điển : 261 ca
- Bỉ : 239 ca
- Na Uy : 227 ca
- Singapore : 160 ca
- Áo : 157 ca
- Malaysia : 117 ca
- Hong Kong : 115 ca
- Dan Mạch : 113 ca
- Bahrain : 109 ca
- Úc : 91 ca
- Hy Lạp : 84 ca
- Canada : 77 ca
...
...

PS.
đến ngày thứ Hai, 9 tháng 3, 2020, tất cả các nước ở Âu châu đều bị 'dính' corona virus.
riêng Ý có lệnh tự cách ly trên cả nước, từ đêm 09/03/2020






Virus corona : Ý thiếu phương tiện, không thể cứu bệnh nhân lớn tuổi

Thụy My - RFI - điểm báo Pháp - 09/03/2020
Tại một số bệnh viện ở miền bắc Ý, giờ đây chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển sang hồi sức tích cực : bệnh nhân lớn tuổi sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nền. Các bác sĩ khóc khi phải chọn bệnh nhân để cứu, nhưng đành chịu vì không có đủ thiết bị trợ thở.

Dịch bệnh virus corona chiếm trang nhất và nhiều trang trong của tất cả các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay 09/03/2020.

Les Echos chạy tựa trang nhất « Virus corona : Cuộc chiến của châu Âu ». « Ý cho cách ly, Pháp tăng cường lực lượng », tít của Le Figaro. La Croix nhận định « Virus corona : Nước Ý trên tuyến đầu », còn Libération khai thác góc độ « Virus corona : Nước Ý ẩn cư ». Riêng Le Monde ra từ cuối tuần trước cho biết « Các trường học chuẩn bị như thế nào » trong tình hình dịch cúm Vũ Hán hiện nay.

Lần đầu tiên 15 triệu dân một nước châu Âu bị cô lập

« Cách ly, miền bắc nước Ý trước thử thách gay go », Libération nhận định. Với 366 trường hợp tử vong, trong đó có 133 người chết chỉ trong vòng 24 giờ qua, và gần 7.400 người bị lây nhiễm, chính quyền Ý đã ra lệnh cách ly hơn 15 triệu dân. Toàn bộ vùng Lombardia - trung tâm kinh tế tài chính của đất nước có thủ phủ là thành phố Milano nổi tiếng - cùng với 14 tỉnh đó trong đó Venise bị cô lập.

Chỉ 15 ngày sau khi ca đầu tiên xuất hiện, biện pháp vô tiền khoáng hậu tại châu Âu đã được áp dụng đối với hơn 15 triệu người dân Ý. Hai giờ sáng Chủ nhật 8/3, thủ tướng Giuseppe Conte đã quyết định như trên sau cuộc họp nội các khẩn cấp. Ông Conte nói rõ không chỉ cấm ra vào mà còn phải tránh di chuyển trong nội vùng, nếu không có giấy chứng nhận vì lý do nghề nghiệp, tình hình cấp thiết hay về y tế.

Tất cả các sự kiện tín ngưỡng, văn hóa, thể thao đều phải ngưng lại hoặc diễn ra không có khán giả. Trường học, nhà hát, rạp xi-nê, viện bảo tàng, hồ bơi, khu trượt tuyết đều phải đóng cửa. Các trung tâm thương mại đóng vào cuối tuần, các nhà hàng phải bảo đảm khách hàng ngồi cách nhau ít nhất 1 mét, nếu không sẽ bị rút giấy phép.

Tại Milano cũng như Codogneo và những thành phố bị cách ly lâu nay, vừa được ra khỏi vùng đỏ lại bị cách ly tiếp. Hàng trăm cảnh sát, quân nhân sẽ được điều đến miền bắc để chốt chặn và kiểm soát.

Thiếu thiết bị, các bệnh nhân lớn tuổi đành chờ chết

Trả lời phỏng vấn Libération, một bác sĩ ở Lombardia cho biết tình hình trầm trọng cho đến nỗi những bệnh nhân trên 70 tuổi bị nhiễm virus corona không còn được đưa sang khoa hồi sức vì không đủ phương tiện điều trị tích cực. Theo vị bác sĩ này, số lượng người chết vì con virus xuất phát từ Vũ Hán thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.

Với cái tên mượn là Giorgio, vị bác sĩ đang trên tuyến đầu thổ lộ hầu như tất cả các phương tiện y tế nơi ông làm việc đều đã bị trưng dụng để đón tiếp bệnh nhân. Một tình trạng « khủng khiếp, mà những người bên ngoài không thể hình dung được ».

Đội ngũ y tế nhận ra sự khác thường khi nhiều người bệnh đến khám với các triệu chứng không giống cúm thông thường. Ban đầu, những bệnh nhân nặng nhất được chuyển sang các bệnh viện có trang bị đầy đủ hơn ; nhưng chỉ vài ngày sau số người nhiễm Covid-19 bùng nổ. Họ chiếm 1/4 số giường của bệnh viện, rồi phân nửa và sau đó gần như chiếm trọn.

Nếu tình trạng người bệnh xấu đi, họ được cho thở oxy và các loại thuốc thường dùng để trị SIDA. Sau bốn năm ngày sẽ giảm sốt và dần hồi phục, hầu hết là người trẻ tuổi và phụ nữ ; còn nếu tệ hơn, sẽ gởi sang các cơ sở có trang bị hồi sức.

Nhưng nay chỉ những bệnh nhân trẻ được chuyển viện : các chuyên viên gây mê yêu cầu không gởi bệnh nhân lớn tuổi vì sẽ chiếm dụng các thiết bị trợ thở 15-20 ngày mà cũng không cứu được họ. Ban đầu chỉ những người trên 80 tuổi mới bị từ chối, nhưng nay là những bệnh nhân trên 70 tuổi và có bệnh nền. Bệnh viện giữ lại những người mà biết rằng không thể làm gì hơn được cho họ, người bệnh sẽ chết.

Có những tranh luận trong nội bộ về vấn đề này, nhưng lực bất tòng tâm. Riêng tại bệnh viện nơi bác sĩ Giorgio làm việc, mỗi ngày có một, hai người tử vong, và trên bình diện cả nước, số người chết chắc chắn nhiều hơn vì tỉ lệ người già ở Ý rất cao.

Bác sĩ khóc vì phải chọn bệnh nhân để cứu

Tương tự, La Croix báo động « Nước Ý thiếu trang bị để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ ». Các bác sĩ được đề nghị ưu tiên cho những ai có nhiều cơ may khỏi bệnh hơn. Ở miền Nam thì lại càng dễ tổn thương vì thiếu thốn trang thiết bị y tế.

Chủ tịch Hiệp hội các bác sĩ gây mê hồi sức Ý Flavia Petrini xác nhận với tờ báo công giáo : « Tại miền bắc, trên 500 bệnh nhân được sử dụng liệu pháp điều trị tích cực, các đồng nghiệp làm việc 24/24 buộc lòng mỗi ngày phải đánh giá xem các bệnh nhân nào có nhiều cơ hội sống sót hơn (…). Số bệnh nhân tăng lên từng giờ, nhưng số giường có hạn (dưới 6.000 tại các bệnh viện công), vả lại nhiều bác sĩ, y tá đã bị lây và đang bị cách ly, chúng tôi đành phải ưu tiên cho những ai còn trẻ, có nhiều khả năng vượt qua hơn ».

Một bác sĩ giấu tên ở Lombardia khẳng định sự chọn lựa khó khăn này : « Trong những ngày gần đây chẳng hạn, chúng tôi phải chọn giữa một bệnh nhân 40 tuổi và một người 60 tuổi, cả hai đều có nguy cơ tử vong, để cho thở máy. Thật đau đớn, các bác sĩ khóc với nhau, nhưng chúng tôi không có đủ thiết bị trợ thở ».

Le Figaro trích lời ban giám đốc phụ trách điều trị tích cực ở Lombardia, cho biết đã có tranh luận giữa các bác sĩ, liệu có nên ấn định mức tuổi để được nhận vào khoa này hay không. Nếu duy trì phương cách ai đến trước được nhập viện trước, coi như từ chối những bệnh nhân đến sau. Trước sau gì cũng phải chọn bệnh nhân. Thế nên hôm Chủ nhật khi thông tin về cách ly bị rò rỉ trên báo chí, nhiều người bỏ chạy về miền nam, chính phủ phải ra sắc lệnh như trên để tránh lây nhiễm cho các tỉnh phía nam vốn có cơ sở y tế thiếu thốn hơn miền bắc.

Nước Pháp giai đoạn 3 sẽ ra sao ?

Là nước láng giềng với Ý, nước Pháp đang trong thế khó với con số ca nhiễm đã lên đến cả ngàn, nhưng chính phủ vẫn quyết định duy trì ở giai đoạn 2. Một khi bước sang giai đoạn 3, Pháp sẽ như thế nào ? Le Figaro cho biết các biện pháp mới được áp dụng trên toàn quốc sẽ gồm hai mục tiêu : hạn chế tác động của dịch bệnh đồng thời duy trì hoạt động kinh tế xã hội trên cả nước.

Đối với chính phủ, ở giai đoạn này không chỉ là việc bảo vệ dân chúng, mà còn là giữ được hoạt động của xã hội ; nhưng không áp dụng cứng nhắc mà sẽ linh hoạt theo tình hình địa phương. Chẳng hạn đóng cửa nhà trẻ, cấm các hoạt động văn hóa thể thao, hạn chế thăm viếng các nhà dưỡng lão, ưu tiên cho đội ngũ nhân viên y tế.

Mỗi người dân phải tự hạn chế di chuyển, tốt nhất là dùng phương tiện cá nhân. Giá cả hàng hóa được giám sát, các doanh nghiệp kích hoạt kế hoạch duy trì hoạt động, như làm việc từ xa, giảm hội họp. Không còn xét nghiệm tất cả những ai nghi ngờ nhiễm virus, nhưng chỉ những người có dấu hiệu trầm trọng.

Cả thế giới gồng mình chống virus corona

Trong bài xã luận mang tựa đề « Một thử thách tập thể », Le Figaro nhận xét thế giới đang lao vào một cuộc chiến kỳ lạ, nhưng không phải giữa hai đạo quân. Từ Bắc Kinh đến Washington, từ Paris tới Canberra, toàn hành tinh phải chống lại cùng một kẻ xâm lăng.

Con virus corona đặt các chính phủ trong tình thế căng thẳng, làm rối loạn hoạt động xã hội, bóp nghẹt nền kinh tế, và khiến dân chúng run sợ. Các nền dân chủ và những thể chế độc tài đều phải tung ra những biện pháp đối phó, như ở Trung Quốc và tại miền bắc Ý kể từ hôm Chủ nhật 8/3 đều dùng cách cô lập.

Dù là trong ngôi làng toàn cầu hay từng nước, đây là thử thách tập thể. Vào thời buổi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, chủ nghĩa đa phương bị bác bỏ, con virus khiến con người và các quốc gia xích gần lại với nhau, buộc mọi người phải chung vai sát cánh, ít nhất là trong lúc này. Nhưng đến bao giờ ? Cuộc khủng hoảng dịch tễ này nếu kéo quá dài và phức tạp thêm, rốt cuộc có thể tác động ngược lại là đào sâu hố ngăn cách, gây ra những cuộc khủng hoảng chính trị và ngoại giao, và rồi thân ai nấy lo. Theo tờ báo, giữ cho được tình thần đoàn kết quốc gia là hết sức quan trọng.

Con virus của suy thoái

Xã luận của Les Echos cho đây là « Con virus của suy thoái ». Phải chăng đây là vận xui của những năm chẵn ? Vào đầu những năm 80, Hoa Kỳ bị rơi vào suy thoái nặng nề do ngân hàng trung ương tăng cao lãi suất để chống lạm phát. Châu Mỹ la-tinh mất gần một thập niên để hồi phục. Đến tháng 3/2000, bong bóng chứng khoán internet bùng nổ lại khiến kinh tế Mỹ thụt lùi, tấn công thô bạo vào châu Âu. Và thập niên 2020 mở ra với với một nạn dịch tầm cỡ chưa từng có kể từ một thế kỷ.

Bắt đầu bằng việc làm tê liệt kinh tế Trung Quốc, nay đã lan ra khắp các nước kỹ nghệ hóa. Con virus tấn công vào hệ hô hấp làm chết hàng ngàn người, và vào việc giao thương - đường hô hấp của nền kinh tế. Cú sốc thật kinh khủng, số lượng container từ Trung Quốc sụt mất phân nửa chỉ trong vòng một tháng. Sự sụp đổ của công xưởng thế giới chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn cầu, tuy nhiên tác động khó thể đánh giá được.

Trước hết là tương lai không biết ra sao, chẳng hạn Trung Quốc có thể tái khởi động sản xuất được hay không. Thứ đến, nạn dịch gây tác động rất khác nhau trong từng nước và từng lãnh vực. Các nhà kinh tế của OCDE đưa ra những ước tính đầu tiên : tăng trưởng năm 2020 bị mất từ 0,5 đến 1,5%

Virus Vũ Hán sẽ gây đại dịch ?

Les Echos đặt vấn đề « Covid-19 : Sẽ là đại dịch ? Khi chuyển sang giai đoạn này, toàn nhân loại đều có nguy cơ bị con virus corona chủng mới tấn công.

Dự báo của nhà dịch tễ học Marc Lipsitch của đại học Havard hôm 24/2 trên The Atlantic gây chấn động : 40 đến 70% cư dân Trái Đất sẽ bị nhiễm, tuy nhiên cho biết còn quá nhiều nhân tố chưa rõ để có thể ước tính chính xác. Chẳng hạn R0, tức số người mà một bệnh nhân có thể lây cho. Ở trên 1 là có nguy cơ dịch : virus gây bệnh sởi có R0 18, HIV từ 2 đến 5, cúm mùa 1,3, corona chủng mới khoảng 2,5…

Tuy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ chối tuyên bố đại dịch trên toàn cầu, nhưng các ổ dịch liên tục mọc ra khắp nơi, đến nay là khoảng 80 nước. Ngay cả châu Phi nay cũng đã có 5 nước bị lây nhiễm, ê-kíp của nhà dịch tễ học Vittorria Colizza, Viện Pierre-Louis cho rằng Ai Cập, Algérie và Nam Phi là những nước có nguy cơ nhiều nhất ở châu Phi.

Các chuyên gia đưa ra hai kịch bản. Theo Stephen Morse thuộc Mailman School of Public Health, đại học Columbia, virus corona chủng mới có thể lây cho 60% dân số thế giới. Kịch bản thứ hai cho rằng con virus này sẽ biến mất theo mùa như virus cúm thông thường. Vấn đề đặt ra là con virus có thể biến thể để trở nên nguy hiểm hơn hay không. Nhà sinh học Michael Farzan, Viện Scripps ở California lúc đầu đã gây hoảng sợ khi nhắc nhở rằng loại virus chỉ có một sợi đơn ARN, như Covid-19, biến thể rất nhanh. Tuy nhiên cũng như SARS, con virus Vũ Hán sao chép chậm hơn virus cúm thông thường, và thậm chí sẽ yếu đi. Các nhà nghiên cứu còn phải làm việc nhiều để chứng minh điều này.



Dịch virus corona lùi bước ở Hàn Quốc nhưng khiến cả trăm người chết ở Bắc Triều Tiên?

Trọng Nghĩa - RFI - 10/03/2020
Tại Hàn Quốc, cuộc chiến chống dịch virus corona (Covid-19) có dấu hiệu đạt kết quả tích cực, với số ca nhiễm mới đang liên tục giảm. Trong khi đó, theo các nguồn tin không chính thức, virus corona đang hoành hành dữ dội ở Bắc Triều Tiên.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc vào sáng nay 10/03/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này ghi nhận thêm 131 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số bị nhiễm lên thành 7.513 người. Số ca tử vong tăng thêm 3 trường hợp, nâng số người chết lên thành 54 người.

Các số liệu trên đây đã được tiếp nhận một cách lạc quan, vì đây là lần đầu tiên từ hai tuần lễ nay mà mức tăng ca nhiễm ở dưới 200 ca mỗi ngày. Đà tăng chậm lại khẳng định thêm xu thế ghi nhận từ nhiều ngày nay, theo đó số ca nhiễm hàng ngày ở Hàn Quốc có dấu hiệu giảm dần.

Trong lúc tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc diễn biến tích cực, thì có tin là tình trạng ở Bắc Triều Tiên rất tệ hại.

Trang mạng Business Insider, ấn bản Pháp vào hôm qua, 09/03 đã trích dẫn mạng thông tin Daily NK tại Hàn Quốc tiết lộ rằng đã có gần 200 binh sĩ Bắc Triều Tiên bị thiệt mạng vì virus corona, trong lúc hàng ngàn người khác đang bị cách ly.

Theo Daily NK, trong hai tháng Giêng và Hai vừa qua, dịch Covid-19 tại Bắc Triều Tiên đã khiến cho 180 binh sĩ bị thiệt mạng. Để ngăn dịch lây lan, chính quyền Bình Nhưỡng cũng đã gởi thêm 3.700 người vào trại cách ly.

Thông tin này phù hợp với nguồn tin được hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap tiết lộ, theo đó Bắc Triều Tiên đã cách ly gần 10.000 người vì lo ngại virus corona lây lan, nhưng sau đó đã thả gần 4.000 người không có triệu chứng.

Trước các thông tin kể trên, chế độ Bình Nhưỡng vẫn giữ vững quan điểm, không cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại Bắc Triều Tiên, đồng thời tiếp tục khẳng định rằng đất nước này vẫn trong tình trạng miễn nhiễm.

Theo tạp chí Mỹ Newsweek, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Triều Tiên ngày hôm qua, 09/03 vẫn khẳng định rằng “căn bệnh truyền nhiễm (tức là dịch Covid-19) chưa tràn vào đất nước ta”.

Nhật Bản chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua dự thảo về khả năng thủ tướng sẽ ra “Tuyên bố tình trạng khẩn cấp”, chỉ đạo và yêu cầu việc hạn chế ra ngoài, đóng cửa trường học, công sở… tạm thời trong tình hình dịch Covid-19 đang lây lan tại nước này.

Quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các Nhật Bản vào hôm nay 10/3, sẽ được trình Hạ Viện vào ngày mai, và nếu được thông qua, thì sẽ được ban hành ngày 14/3 để thực hiện.

Cũng trong cuộc họp nội các, chính phủ Nhật đã quyết định cấm tăng giá bán khẩu trang tại các cửa hàng hay trên mạng. Người vi phạm có thể bị phạt tù dưới 1 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu yen.

Tính đến trưa nay 10/3, Nhật Bản đã ghi nhận 1.231 người nhiễm virus corona trên toàn quốc. Số ca tử vong là 14 người.

Mông Cổ có ca nhiễm đầu tiên

Cũng trong vùng Bắc Á, nước Mông Cổ vào hôm nay, 10/03 đã ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên. Chính quyền nước này đã lập tức ban hành lệnh cấm bất cứ ai ra hay vào các thành phố trong vòng 6 ngày.

Theo hãng tin Pháp AFP, điều oái oăm là ca nhiễm đầu tiên tại Mông Cổ lại là một người Pháp, nhân viên chi nhánh tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Orano. Người này đã bay từ Mátxcơva (Nga) sang Mông Cổ ngày 02/03, và đã tiếp xúc với nhiều người trước khi có triệu chứng bệnh Covid-19 năm ngày sau đó.

viethoaiphuong
#54 Posted : Wednesday, March 11, 2020 3:26:43 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

11/03/2020 - 06H00 GMT

Trên toàn thế giới (109 quốc gia) : 119,476 ca, 4.290 chết, số ca chữa khỏi : 65.900

- Hoa Lục : 80,967 ca / 3.158 chết
- Ý : 10,149 ca / 631 chết
- Iran : 8,042 Iran / 291 chết
- Hàn quốc : 7,755 ca / 54 chết
- Pháp : 1,784 ca / 33 chết
- Tây Ban Nha : 1,695 ca / 36 chết
- Đức : 1,574 ca / 2 chết
- Mỹ : 1,039 ca / 30 chết
- du thuyền Princess Diamond : 696 ca / 6 chết
- Nhật : 581 ca / 12 chết
- Thuỵ Sĩ : 491 ca / 3 chết
- Na Uy : 401 ca
- Hoà Lan : 382 ca / 4 chết
- Anh : 382 ca / 6 chết
- Thuỵ Điển : 355 ca
- Bỉ : 267 ca
- Đan Mạch : 262 ca
- Áo : 206 ca
- Bahrain : 189 ca
- Singapore : 160 ca
- Malaysia : 129 ca
- Úc : 107 ca
- Canada 93 ca
- Hy Lạp : 89 ca
...
...




Đông Nam Á : Giải mã quy mô “khiêm tốn” của dịch Covid-19

Mai Vân - RFI - 10/03/2020
Điều được ghi nhận đầu tiên về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á, là những con số rất khiếm tốn về ca nhiễm, nhìn chung chỉ từ vài người cho đến vài chục người.

Đây quả là một điều rất khác thường đối với một vùng là láng giềng sát cạnh Trung Quốc, nơi xuất phát của dịch Covid-19 vốn đã lan rộng ra toàn thế giới, với nhiều nơi có số ca nhiễm đã vượt mức 1000. Càng khác thường hơn nữa là một số nước có biên giới chung với Trung Quốc, cho đến cuối tháng Giêng, vẫn tiếp đón những chuyến bay thẳng thường nhật từ tâm dịch là thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc.

Giới quan sát đã bước đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những con số nhỏ bé đó để cho rằng chính quyền một số nước, vì những động cơ chính trị, đã cố tình giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Theo những con số được chính thức thông báo cho đến hết ngày hôm qua, 09/03/2020, Singapore là nước Đông Nam Á ghi nhận số ca bị nhiễm virus corona cao nhất, với 150 trường hợp, theo sau là Malaysia với 99 ca, kế đến là Thái Lan với 50 ca lây nhiễm, Việt Nam 31 ca.

Và ở tận cuối bảng, người ta ghi nhận 7 trường hợp ở Philippines, 4 trường hợp ở Indonesia, 2 trường hợp ở Cam Bốt. Còn ở Lào, Miến Điện và Brunei, hoàn toàn không có một trường hợp lây nhiễm nào.

Những lời giải thích “trời ơi” từ một số nước

Theo Carole Isoux, thông tín viên đài RFI và nhật báo Libération tại Bangkok, không thiếu cách diễn giải của một số chính quyền tại chỗ về tình trạng miễn dịch, hay ít bị lây lan của nước họ.

Tiêu biểu nhất là lời giải thích của bộ trưởng Y Tế Indonesia. Nhân vật này đã không ngần ngại giải thích công khai rằng: “Chính những lời cầu nguyện đã bảo vệ chúng tôi khỏi virus”.

Còn tại Thái Lan, lời giải thích không đến nỗi siêu hình, nhưng rất vô tư: Đó là do thói quen sạch sẽ của người Thái, thường tắm nhiều lần trong ngày. Mặt khác, đó cũng là do cách chào của người Thái, chỉ chắp tay vái chứ không bắt tay, hay ôm hôn.

Tại Việt Nam, cụ thể là ở miền Nam, lập luận cho rằng con virus corona, cũng như một số virus khác, rất sợ trời nóng, vì thế đã tránh Việt Nam!

Hệ thống y tế yếu kém

Nhưng đối với giới chuyên môn, những con số lây nhiễm cực thấp tại nhiều nước phản ánh một hệ thống y tế yếu kém.

Một báo cáo gần đây của một nhóm bác sĩ và nhà toán học thuộc đại học Mỹ Harvard cho rằng căn cứ vào các dữ liệu thống kê về những dịch bệnh khác, đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Thái Lan và Cam Bốt, số các ca nhiễm Covid-19 trong thực tế không thể thấp như vậy.

Marc Lipsitch, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Động Lực Các Loại Bệnh Truyền Nhiễm, đại học Mỹ Harvard khẳng định: “Có nhiều ca nhiễm bị bỏ qua không bị phát hiện trong vùng”.

Dẫu sao thì tại các nước phát triển, các giới chức y tế đã hiểu rất rõ tình trạng đó. Mặc dù có số liệu chính thức về các ca nhiễm Covid-19 rất thấp, Thái Lan và Cam Bốt chẳng hạn, đều bị đưa vào danh sách các quốc gia nguy hiểm và những người trở về từ hai quốc gia đó đã được khuyến cáo là nên chịu một thời gian cách ly.

Tại các quốc gia mà phần đông người dân sống mấp mé ngưỡng nghèo khó, do thiếu bảo hiểm y tế, nhiều người không đi khám bệnh khi chỉ có những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ngay cả khi có đi khám, thì họ gặp phải tình trạng thiếu phương tiện xét nghiệm, chỉ được dành cho những ca rất nặng hay những người vừa đến từ những nước có nguy cơ cao. Những người bị ho và sốt thì được cho về với thuốc kháng sinh.

Lãnh đạo y tế thành phố Phuket ở Thái Lan chẳng hạn, mới đây đã công nhận trước các phóng viên là ông không được phép cung cấp cho nhà báo thông tin về chuyển biến của dịch Covid-19!

Ngân sách y tế hạn hẹp

Trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore được đánh giá cao và được giới chuyên gia khen ngợi về cách xử lý khủng hoảng, các nước ASEAN còn lại chỉ dành ngân sách tối thiểu cho hệ thống y tế của mình.

Một ví dụ điển hình là Miến Điện, nước chia sẻ đường biên giới dài 1.400 cây số với Trung Quốc, với người và hàng hóa tự do qua lại dọc theo biên giới này. Cho đến ngày 20/02 vừa qua, đất nước này không có thiết bị thử nghiệm của mình mà các mẫu xét nghiệm phải gởi sang Thái Lan phân tích. Hàng năm ngân sách Miến Điện dành cho y tế chỉ là 600 triệu euro. Để so sánh, ngân sách y tế của Pháp lên đến 20 tỷ.

Ngoài ra còn có vấn đề ưu tiên khiến cho dịch Covid-19 không được coi trọng. Theo Carole Isoux, vào lúc Đông Nam Á đang phải vật lộn với một đợt dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của khu vực, một số nước còn phải đối phó với bệnh lao đang trỗi dậy trở lại. Vấn đề tử vong trẻ sơ sinh, nạn suy dinh dưỡng vẫn luôn là yếu tố bình thường trong cuộc sống thường ngày ở nhiều vùng. Trong tình hình đó, theo như phân tích của bác sĩ Somnak Kongchathai, ở Surat Thani, miền nam Thái Lan thì “việc hoảng hốt trước virus corona, thẳng thắn mà nói, chỉ là vấn đề của nước giàu mà thôi”.

Giấu bệnh để thu hút du khách

Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng giải thích phần nào những báo cáo về số liệu ít ỏi người nhiễm virus corona.

Ngày 02/03, bộ trưởng Y Tế Thái Lan Anutin Charnvirakul đã công bố trên mạng xã hội một tài liệu theo đó những người đến từ Pháp và Đức cam kết sẽ tuân thủ một thời gian tự cách ly trong phòng khách sạn của họ. Trước làn sóng phản ứng, ông đã phải lùi bước ; đất nước Thái Lan không thể làm phật lòng số ít du khách còn lại với những biện pháp cứng rắn hay số liệu quá thật.

Theo bộ trưởng Du Lịch Thái Lan, du khách Trung Quốc giảm đến 86%, ngành thua thiệt đến 7,5 tỷ euro. Ở những nơi trong vùng Đông Nam Á, các bãi biển hầu như hoang vắng, những địa điểm du lịch như đền Angkor ở Cam Bốt hay vịnh Hạ Long ở Việt Nam cũng trống vắng. Du khách Trung Quốc mang lại ít ra một phần tư thu nhập cho ngành du lịch trong khu vực.

Không muốn làm Trung Quốc mếch lòng

Ngoài ra, theo giới quan sát, cũng có tính toán chính trị. Nhiều nước trong vùng không muốn cho thấy là họ quá sốt sắng trong việc thông báo quá sát về số lượng người nhiễm virus để khỏi làm mếch lòng người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh mà kinh tế cả vùng đều lệ thuộc vào, nhưng lại là nơi phát tán con virus độc hại.

Một ví dụ điển hình. Ngay đầu tháng Hai, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đến Trung Quốc và đã tuyên bố trong một tin nhắn Twitter rằng: “Người ta không thể bỏ bê một người bạn trong cơn khó khăn”.



Virus corona - Mỹ: Đã có hơn 1.000 ca nhiễm, New York huy động Vệ Binh Quốc Gia chống dịch

Trọng Nghĩa - RFI - 11/03/2020
Tính đến hôm qua, 10/03/2020, tổng số ca nhiễm trên đất Mỹ đã vượt ngưỡng 1.000 người. Trong bối cảnh bang New York đã trở thành một ổ dịch quan trọng, với 173 ca nhiễm, thống đốc bang này hôm qua đã áp dụng một biện pháp chống dịch chưa từng thấy: huy động lực lượng Vệ Binh Quốc Gia để áp đặt lệnh cách ly đối với một vùng ngoại ô thành phố New York.

Đó là vùng New Rochelle, thuộc hạt Westchester nằm ở phía bắc New York. Tại vùng ngoại ô khá giả này, sau khi xét nghiệm được 108 ca nhiễm virus corona, chính quyền đã lập tức ban hành lệnh cách ly trên một khu vực có bán kính khoảng 1,6 km quanh New Rochelle. Ba trường học và nhiều cơ sở tôn giáo đã bị đóng cửa, và thống đốc bang New York đã cho triển khai lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đến nơi để tham gia chống dịch.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten phân tích:

Tình huống đặc biệt đòi hỏi cách đối phó quyết liệt. Đây chính là thông điệp mà ông Cuomo, thống đốc bang New York muốn đưa ra vào hôm qua cho thấy thái độ quan ngại trước sự kiện New Rochelle, một thị trấn chỉ 80.000 cư dân, lại có số ca nhiễm virus corona cao hơn gấp đôi so với thành phố New York cực kỳ đông dân.

Ông đã cho triển khai Lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đến nơi để phân phát thực phẩm cho những người bị bệnh, cũng như khử trùng các trường học. Việc điều động Vệ Binh Quốc Gia đã gây ấn tượng mạnh trong trí tưởng tượng của mọi người, nhưng theo anh Tanguy Hubert, đang sống cùng vợ và ba đứa con ở New Rochelle, thì trong thực tế, người ta vẫn có thể tự do di chuyển và các biện pháp giới hạn đi lại rất kín đáo.

Đối với anh Hubert, khi gắn liền hai khái niệm Vệ Binh Quốc Gia với Vùng cách ly, người ta thường có cảm tưởng rằng ngày tận thế đã đến nơi, với xe tăng, trực thăng, với việc cấm rời khỏi nhà. Thế nhưng lúc này, mọi người vẫn có thể ra ngoài, cho dù đôi khi cũng gặp vài người đeo khẩu trang. Người ta vẫn vào các cửa hàng, và không nhất thiết là ai cũng có xe đẩy đầy gạo.

Đối với dân sống trong vùng bị cách ly, vấn đề nan giải nhất là làm sao giữ con cái khi trường học bị đóng cửa, và khi toàn bộ các gia đình trong thành phố đều lâm vào hoàn cảnh này.

Trên phạm vi toàn nước Mỹ, tính đến hết ngày hôm qua, 10/03, đã có 1001 người nhiễm bệnh Covid-19, một con số đã tăng gấp đôi so với 550 ca nhiễm một hôm trước. Những bang có số ca nhiễm cao nhất là Washington (271 trường hợp), kế đến là New York (173 ca), California (159 ca ) và Massachusetts (92 ca). Số trường hợp tử vong cũng tiếp tục gia tăng, đã lên đến 30 người chết.

Theo giới chuyên gia y tế, số ca nhiễm sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trước khi chính phủ Mỹ có thể khống chế được dịch bệnh. Nhiều chuyên gia đã phê phán chính quyền Liên bang là đã cố tình giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cũng như là đã chậm trễ trong việc hoàn thiện các xét nghiệm nhằm phát hiện dịch bệnh.





Chế độ bảo hiểm y tế và xã hội Mỹ có giúp kháng được virus corona không ?

Thu Hằng - RFI - 11/03/2020
Sau cuộc khủng hoảng máy bay Boeing 737 MAX, dịch virus corona có nguy cơ tác động đến thành tích nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Donald Trump. Hơn 1.000 người bị nhiễm virus corona và dịch tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.

Cuộc khủng hoảng dịch tễ bắt đầu cho thấy một số bất cập trong hệ thống an sinh xã hội Mỹ, có thể khiến một bộ phận cử tri của tổng thống Trump lung lay, nếu các vấn đề này không được giải quyết hợp lý.

Mỹ có hệ thống y tế vững chắc, với mạng lưới trung tâm y tế rộng khắp, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên đông đảo, gần 15.000 người. Mạng lưới theo dõi nguy cơ dịch bệnh phối hợp chặt chẽ với nhau, cũng như với chính quyền liên bang. Khi có dịch bệnh, toàn bộ hệ thống sẵn sàng ứng chiến.

Tuy nhiên, một hệ thống hoàn hảo như vậy liệu có đủ để ngăn được đà lây lan của virus corona hay không, trong khi quyền lợi của bệnh nhân và người lao động tại Mỹ vẫn còn nhiều thiếu sót, theo phân tích của Sarah Rozenblum, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và khoa học chính trị tại đại học Michigan, được Le Monde trích đăng ngày 06/03/2020.

Chế độ nghỉ ốm không phổ biến

Chế độ nghỉ ốm không được quy định trong luật liên bang Mỹ. Tuy nhiên, tại một số bang (New York, Washington), người lao động vẫn có quyền nghỉ ốm hưởng lương trong vòng 9 ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ rất chênh lệch giữa người lao động phổ thông (chỉ khoảng 63%) và viên chức quản lý – cán bộ (90%), theo Phòng Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics).

Người lao động có thu nhập thấp tại Mỹ thường được trả lương theo giờ hoặc theo ngày, trong đó có vài triệu người không được hưởng bảo hiểm y tế. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona và được yêu cầu cách ly 14 ngày, họ buộc phải nghỉ làm và như vậy sẽ không có thu nhập. Vì không có nguồn tài chính dồi dào để « cầm cự », và vẫn phải thanh toán các khoản chi cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước… nhiều người sẽ vi phạm quy định cách ly, giấu bệnh để tiếp tục đi làm. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, nghỉ việc dài ngày cũng có thể là một lý do để giới chủ sa thải.

Người nhập cư « ngại » đi xét nghiệm virus corona

Đối tượng thứ hai được nhà nghiên cứu Mỹ nêu lên là người nhập cư bất hợp pháp, thậm chí kể cả hợp pháp (thẻ xanh). Từ khi lên nắm quyền, tổng thống Trump đã siết chặt chính sách nhập cư. Từ tháng 02/2020, Tòa Án Tối Cao Mỹ đã ra lệnh cho chính phủ liên bang từ chối cấp thẻ di trú và đơn xin nhập quốc tịch cho người nước ngoài hưởng trợ cấp xã hội, vì cho rằng họ trở thành « gánh nặng » của cộng đồng. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona, có rất nhiều người sẽ « ngại » đến các trung tâm y tế vì sợ ảnh hưởng tới hồ sơ di dân. Riêng đối với người nhập cư bất hợp pháp, họ sẽ không đi xét nghiệm, dù chắc chắn có triệu chứng nhiễm virus corona.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Sarah Rozenblum, việc xử lý khủng hoảng dịch virus corona bước đầu vẫn thiếu tình liên đới. Ví dụ, các công dân Mỹ được hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã phải thanh toán toàn bộ viện phí lên đến 3.000 đô la, một số tiền rất lớn đối với người có thu nhập thấp.

Mỹ khẩn cấp tháo khoán 8,3 tỷ đô la để chống dịch

Để đối phó với dịch Covid-19 đang lan rộng trên khắp lãnh thổ, Quốc Hội Mỹ đã khẩn cấp thông qua khoản ngân sách 8,3 tỷ đô la để « phòng ngừa, chuẩn bị và đối phó với dịch bệnh ».

Người lao động không có thu nhập cao là một bộ phận cử tri được tổng thống Donald Trump luôn tìm cách thuyết phục và được nhắc đến trong các cuộc vận động tranh cử của ông. Ngày 09/03, phó tổng thống Mike Pence trấn an « những người lao động được trả theo giờ, những công nhân Mỹ làm việc nặng nhọc và những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ » rằng chính phủ « sẽ tìm ra được những nguồn tài chính để họ có thể nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương, để không một ai bị bắt đi làm khi họ bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus corona ».

Hiện người dân Mỹ vẫn chờ những biện pháp được tổng thống Trump ca ngợi là « quan trọng » và có « quy mô lớn » để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình. Một số hãng bảo hiểm đã chấp nhận hoàn trả chi phí xét nghiệm và điều trị virus corona.

Hãng tin AFP nhận định thời gian không còn nhiều để chính quyền liên bang tái lập niềm tin với người dân. Ngoài ra, hai đảng đối lập cũng nên gác bất đồng để thông qua những biện pháp của Nhà Trắng trong thời điểm khủng hoảng này.



Virus corona : Liên Hiệp Châu Âu phối hợp hành động

Thanh Phương - RFI - 11/03/2020
Hôm qua, 10/03/2020, lãnh đạo 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã họp bàn đối phó với dịch Covid-19, dịch viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra. Cuộc họp chỉ được thông báo vào tối thứ Hai, nên lần đầu tiên các lãnh đạo 27 nước châu Âu họp từ xa qua video.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet gởi về bài tường trình :

« Để đối phó với sự lây lan của virus corona, 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã quyết định sẽ phối hợp các biện pháp cách ly hoặc cấm tập hợp, mà hiện chỉ được mỗi nước đơn phương ban hành.

Bộ trưởng Y Tế của 27 nước châu Âu mỗi ngày sẽ trao đổi với Ủy Ban Châu Âu. Ủy ban này sẽ có sự hỗ trợ của các nhà virus học và dịch tễ học để quyết định các biện pháp y tế tốt nhất.

Các nước Liên Hiệp Châu Âu cũng sẽ phối hợp với nhau trong việc bào chế một vác-xin cũng như huy động thuốc men và các thiết bị bảo hộ y tế.

Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel tuyên bố : Đối với các nhân viên y tế, để đẩy lùi dịch bệnh, họ cần phải biết rõ kho dự trữ hiện nay ra sao, khả năng có đến đâu, nhu cầu hiện nay và nhu cầu trong những tuần tới là như thế nào, cụ thể là nhu cầu về khẩu trang, về máy trợ thở, về các phương tiện để xét nghiệm và điều trị, nói chung là toàn bộ những thứ mà chúng ta sẽ cần trong những tuần tới.

Để đối phó với những hậu quả kinh tế của dịch bệnh, một quỹ đầu tư 25 tỉ euro sẽ được huy động để hỗ trợ cho ngành y tế, cho các công ty vừa và nhỏ, cho thị trường lao động. »



tin tức cập nhật / yahoo fr
11/03/2020 - 09H00 GMT

Trên thế giới (110 quốc gia và lãnh thổ), 119.711 ca nhiễm bệnh, làm chết 4.351 người, 66.239 người được chữa khỏi bệnh, theo số thống kê của AFP từ nguồn tin của các chính phủ lúc 09H00 GMT.

Hoa Lục : 80.778 ca, với 3.158 người bị chết và 61.475 người đã được chữa khỏi.

Các quốc gia bị nặng nhất, sau Trung cộng, gồm có : Ý (10.149 ca, 631 chết), Iran (9.000 ca, 354 chết), Hàn quốc (7.755 ca, 60 chết), Tây Ban Nha (2.174 ca, 49 chết, Pháp (1.784 ca, 33 chết), Đức (1.629 ca, 2 chết), Mỹ (1050 ca, 30 chết)




BFMTV•11 mars 2020

điểm tin Pháp, tính đến 19h30, 11/03/2020, số người nhiễm bênh 2281 (+497), trong đó 105 người tình trang nghiêm trọng. 48 người chết, trong đó 33 người trên 70 tuổi và đa số những người này đã có tiền bệnh về hô hấp, tim mạch, tiểu đường...



Bắt đầu thử trị liệu lâm sàng Coronavirus tại Âu châu và Pháp

L'Express.fr•11 mars 2020
Giáo sư Yazdan Yazdanpanah, trưởng khoa truyền nhiễm của bệnh viện Bichat, Paris, đã trình bày tại một cuộc họp báo của bộ nghiên cứu khoa học. Ông phát biểu "chúng ta chưa biết một trị liệu hữu hiệu" để chống lại loại coronavirus mới. Lỗi của vắc xanh và của thuốc chưa có, nên phải tìm cách điều trị về các dấu hiệu biểu hiện (triệu chứng bệnh?).

Một loạt các liệu pháp được tiến hành phối hợp, tuần tự, thứ nhất : "những việc quen thuộc : oxy, thông khí, v.v ...". Liệu pháp điều trị thứ hai sẽ dựa trên remdesivir, phương pháp điều trị bằng thuốc kháng vi-rút (thuốc tiêm) của phòng thí nghiệm Gilead, lượt thứ ba sẽ là Kaletra, một loại thuốc chống HIV của phòng thí nghiệm AbbVie. Liều điều trị thứ tư sẽ kết hợp Kaletra và beta interferon của phòng thí nghiệm Merck, vì "chúng tôi biết rằng chỉ thuốc kháng vi-rút có thể không đủ", ông Yazdan Yazdanpanah nói rõ hơn.

3.200 bệnh nhân ở Âu châu sẽ được thử nghiệm.

Việc thử nghiệm sẽ bắt đầu "tuần này hoặc đầu tuần sau" và sẽ cho 3.200 bệnh nhân ở Âu châu (trong đó có 800 ở Pháp), tất cả đều bị viêm phổi cấp tính Covid-19 và phải nhập viện.

(VHP - dịch từ báo Pháp)




Genève (AFP) - 11/03/2020 : Tổ chức Y tế Thế giới vừa tuyên bố cuộc khủng hoảng virus corona toàn cầu hiện là một đại dịch.


viethoaiphuong
#55 Posted : Thursday, March 12, 2020 1:19:04 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

12/03/2020 - 08H00 GMT

Trên toàn thế giới (116 quốc gia và lãnh thổ ) : 126,392 ca, 4.639 chết, số người khỏi bệnh : 68.288

- Hoa Lục : 80,932 ca / 3.172 chết / 62.882 khỏi bệnh
- Ý : 12.462 ca / 827 chết / 1.045 khỏi bệnh
- Iran : 9.000 ca / 354 chết / 2.959 khỏi bệnh
- Hàn quốc : 7.869 ca / 66 chết / 333 khỏi bệnh
- Pháp : 2.284 ca / 48 chết / 12 khỏi bệnh
- Tây Ban Nha : 2.277 ca / 55 chết / 183 khỏi bệnh
- Đức : 1.966 ca / 3chết / 25 khỏi bệnh
- Mỹ : 1,312 ca / 38 chết / 8 khỏi bệnh
- du thuyền Princess Diamond : 696 ca / 7 chết / 325 khỏi bệnh
- Thuỵ Sĩ : 652 ca / 4 chết / 4 khỏi bệnh
- Nhật : 639 ca / 16 chết / 118 khỏi bệnh
- Na Uy : 629 ca / 0 chết / 1 khỏi bệnh
- Hoà Lan : 503 ca / 5 chết
- Thuỵ Điển : 500 ca / 1 chết
- Anh : 459 ca / 8 chết / 19 khỏi bệnh
- Bỉ : 314 ca / 3 chết
- Áo : 302 ca
- Qatar : 262 ca
- Bahrain : 195 ca
- Singapore : 178 ca
- Malaysia : 149ca
- Úc : 128 ca
- Israel : 127 ca
- Canada 117 ca
- Hy Lạp : 99 ca
...
...




Virus corona : Hàn Quốc chống dịch hiệu quả nhờ đâu ?

Thụy My - RFI - 12/03/2020
Sau khi bùng nổ các ca nhiễm virus corona chủng mới, Hàn Quốc đã có những nỗ lực để làm giảm các trường hợp dương tính với Covid-19 đồng thời duy trì tỉ lệ tử vong tương đối thấp.

Đến hôm nay 12/03/2020, Hàn Quốc có 7.869 người bị nhiễm virus corona, đứng thứ tư trên thế giới, tuy nhiên chỉ có 66 người chết so với ba nước đứng đầu lần lượt là Trung Quốc (3.169 tử vong), Ý (827), Iran (354). Hãng tin Pháp AFP đặt câu hỏi, phải chăng Hàn Quốc là hình mẫu nên theo trong cuộc chiến chống nạn dịch này ?

Seoul xử lý nạn dịch như thế nào ?

Ngược với Trung Quốc – đã chọn giải pháp cách ly ngay 50 triệu dân – Seoul sử dụng chiến lược phối hợp giữa việc thông tin cho công chúng với sự tham gia của cư dân và một chiến dịch xét nghiệm đại quy mô.

Người thân của tất cả những người bị dương tính được tìm kiếm và đưa đi xét nghiệm.

Hành trình di chuyển của các bệnh nhân trước khi phát hiện dương tính đều được dựng lại thông qua hình ảnh từ các camera giám sát, việc sử dụng thẻ tín dụng hay định vị điện thoại thông minh, và công bố cho mọi người. Người dân nhận được các tin nhắn mỗi khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh mới ở gần nhà hoặc nơi làm việc.

Chiến lược này tất nhiên gây ra những tranh cãi về việc bảo vệ cuộc sống riêng tư, tuy nhiên cũng thúc đẩy nhiều người tự nguyện đi xét nghiệm.

Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm virus corona nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, với nhịp độ 10.000 trường hợp/ngày, nhờ đó có thể tấn công rất sớm vào các ổ dịch mới.

Làm thế nào Hàn Quốc có thể cho xét nghiệm nhiều như vậy ?

Cho đến hôm qua 11/3, số lượng xét nghiệm đã lên đến 220.000. Hàn Quốc có 500 dưỡng đường đã quen với tiến trình xét nghiệm, trong đó có khoảng 40 trạm xét nghiệm di động, để giảm thiểu các tiếp xúc giữa những người bệnh tiềm năng và nhân viên y tế.

Hàn Quốc cũng đã học được bài học từ những sai lầm của mình, nhất là tình trạng thiếu thốn các bộ xét nghiệm trong cuộc khủng hoảng dịch MERS (virus corona gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) năm 2015.

Thế nên nước này đã đẩy nhanh thủ tục đưa các bộ xét nghiệm ra thị trường, và chỉ vài tuần sau khi con virus corona xuất hiện tại Trung Quốc, Seoul đã bật đèn xanh cho việc cung ứng cho các dưỡng đường các bộ kit mới để xét nghiệm Covid-19 chỉ trong vòng sáu tiếng đồng hồ.

Dân chúng phản ứng ra sao ?

Chính quyền đã tung ra chiến dịch « giữ khoảng cách hoạt động xã hội », cổ vũ người dân ở nhà, tránh các cuộc tụ tập và giảm thiểu những tiếp xúc. Kết quả là có những khu phố lâu nay đông đúc bỗng vắng tanh, trong khi các tiệm buôn, nhà hàng phải vất vả trong việc thu hút khách hàng.

Số lượng các sự kiện thể thao, văn hóa bị hủy bỏ và việc đeo khẩu trang trở thành phổ biến, như chính phủ đã dự kiến. Seoul trông cậy và cư dân đặc biệt tôn trọng kỷ luật.

Vì sao số tử vong ở Hàn Quốc thấp như vậy ?

Không thể nào tính toán được cụ thể tỉ lệ tử vong do virus corona Vũ Hán, vì chỉ có thể thực hiện được một khi dịch bệnh kết thúc. Tuy vậy, quan sát các con số do chính phủ đưa ra, chúng ta nhận thấy tỉ lệ tử vong ở Hàn Quốc thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.

AFP đưa ra nhiều nhân tố để giải thích. Chiến dịch xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh nhân, và quy mô rộng rãi của nó khiến cho có nhiều cơ hội nhận ra những người bị nhiễm virus nhưng chưa phát ra triệu chứng, hay có rất ít triệu chứng. Phát hiện được nhiều bệnh nhân hơn để điều trị, đương nhiên sẽ làm giảm đi tỉ lệ người bị chết vì bệnh này.

Ngoài ra, số người bị dương tính ở Hàn Quốc có một điểm chung : hầu hết là phụ nữ, và gần phân nửa trong số này dưới 40 tuổi. Chính quyền giải thích là trên 60% số ca bị nhiễm liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa (Shincheonji) thường bị coi là tà giáo. Đa số thành viên của giáo phái này là phụ nữ ở độ tuổi 20, 30.

Trong khi đó tỉ lệ tử vong vì virus corona tăng lên với tuổi tác, và những người trên 80 tuổi, đặc biệt là phái nam, có nguy cơ nhiều nhất.

Hàn Quốc là mô hình để noi theo ?

Masahiro Kami, Viện nghiên cứu chính sách y tế ở Tokyo cho rằng : « Xét nghiệm là biện pháp quan trọng ban đầu để kiểm soát virus. Như vậy đó là mô hình tốt cho tất cả các nước ».

Marylouise McLaws, trường đại học Nouvelle-Galles của Hàn Quốc nhận định : « Hàn Quốc đã hành động đúng đắn. Đối với các chính phủ, rất khó khăn khi phải quyết định dùng các biện pháp nghiêm khắc như vậy, thế nên họ thường ra tay rất trễ ».



tin tức cập nhật / yahoo fr

12/03/2020 - 18H00 GMT

Ý : 15.113 ca / 1.016 chết.
trong vòng 24 giờ : số người bị chết tăng 23% (+189) và 21,7% số người bị nhiễm bệnh (+2.651 cas).
trong đó có 1.258 người khỏi bệnh, so với 1.045 hôm thứ tư, và 1.153 tình trạng cấp cứu, so với 1.028 người vào hôm qua..

Pháp : 2.876 ca / 61 chết (+ 13)
trong vòng 24 giờ, có thêm gần 600 người bị nhiễm bệnh, 129 người trong tình trạng cấp cứu.
kể từ thứ hai tuần tới, đóng cửa tất cả các nhà trẻ, trường học và đại học.


viethoaiphuong
#56 Posted : Friday, March 13, 2020 2:25:01 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

13/03/2020 - 10H00 GMT

Trên toàn thế giới (120 quốc gia và lãnh thổ ) : 134.700 ca, 4.973 chết, số người khỏi bệnh : 69.642
tính theo thứ tự mức độ số ca nhiễm bệnh, dưới đây :


80,942 - Hoa Lục / 3.179 chết
15.113 - Ý / 1.016 chết
10.075 - Iran / 429 chết
7.979 - Hàn quốc / 66 chết
3.864 - Tây Ban Nha / 90 chết
3.059 - Đức / 6 chết
2.879 - Pháp / 61 chết
1.701 - Mỹ / 40 chết
858 - Thuỵ Sĩ / 8 chết
788 - Đan Mạch
702 - Na Uy
696 - du thuyền
652 - Thuy Sĩ
639 - Nhật
614 - Hoà Lan
599 - Thuỵ Điển
503 - Hoà Lan
459 - Anh
314 - Bỉ
302 - Áo
262 - Qatar
195 - Bahrain
178 - Singapore
149 - Malaysia
131 - Israel
128 - Úc
117 - Canada
103 - Iceland
99 - Hy Lạp
...
...




Covid-19 : Tổng thống Pháp lên tuyến đầu chống đại họa

Tú Anh - RFI - 13/03/2020
Trong một bài diễn văn có thực chất về nội dung và nghiêm trọng về hình thức, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo một loạt biện pháp mạnh mẽ trong chiều hướng động viên toàn lực, kết hợp toàn dân đối phó với một trận đại dịch xuất phát từ Trung Quốc lan khắp địa cầu, tấn công nước Pháp : siêu vi Corona chủng mới.

Chưa phải là tình trạng khẩn cấp nhưng không khác gì thời chiến. Chiều tối ngày 12/3/2020, với nét mặt nghiêm trọng, tổng thống Pháp thông báo một loạt phương án triệt để mà theo ông sẽ « làm chậm lại vận tốc lây lan » cho phép « tranh thủ thời gian » đối phó với Covid-19.

Tiếp đến là những biện pháp để cứu nguy doanh nghiệp đang bị lung lay và chuẩn bị trước để vực dậy nền kinh tế sau khi thắng đại dịch. Suốt 20 phút trình bày, chủ nhân Điện Elysée không ngần ngại lên tuyến đầu như một vị tư lệnh tối cao, một người lấy quyết định cuối cùng.

Tuy nhiên, mọi lựa chọn đều được tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng với các chuyên gia hàng đầu của châu Âu, của Pháp và các nhân vật cột trụ trong chính phủ : bộ trưởng Nội Vụ, Y Tế, chủ tịch hai viện lập pháp và các lãnh đạo đối lập.

Để làm gì ? Với ai, vì ai, vì sao và sẽ đi đến đâu ?

Để làm giảm vận tốc và quy mô lây lan, biện pháp khả thi nhất là cắt đường đi lại của siêu vi : Trẻ em, học sinh, sinh viên không đến trường nhưng ngồi học tại gia. Thành phần trẻ năng động tuy không bị siêu vi quật ngã nhưng chính là nguồn truyền nhiễm cho nhau và cho cha mẹ, ông bà. Rồi những người cao tuổi trên 70, những người có bệnh mãn tính, tàn tật, dễ bị lây bệnh, cần tránh đi lại tối đa. Nhân viên được khuyến khích làm việc từ nhà qua internet, giới hạn tối đa các sự kiện có đông người như tranh tài thể thao, giải trí.

Tất cả tiềm năng nhân lực y tế được huy động vào việc cấp cứu kể cả bác sĩ, y tá đã về hưu và sinh viên y khoa. Các phòng thí nghiệm, nghiên cứu y học, sinh học cũng được trưng dụng để tìm kiếm thuốc trị liệu và vắc-xin chủng ngừa. Những ca giải phẫu không thuộc loại khẩn cấp phải được dời lại để có thêm giường và máy hô hấp nhân tạo dành cứu cấp nạn nhân siêu vi Corona.

Tất cả các biện pháp trên, nếu được phối hợp, sẽ làm siêu vi lan chậm lại, lan ở mức độ giới hạn cho phép giới y tế không bị quá tải với số nạn nhân dồn dập như trường hợp đã xảy ra tại Vũ Hán và tại Milano.

Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, tổng tư lệnh Macron không quên hai yếu tố nền tảng đời sống một quốc gia : Sinh hoạt dân chủ và Kinh tế. Đó là lý do mà ông quyết định duy trì cuộc bầu cử địa phương vào ngày Chủ Nhật 15/3 và nhấn mạnh đến các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp, vực dậy kinh tế « bất chấp mọi giá ».

Đáp án chính trị

Đại dịch y tế này cũng là dịp để tổng thống Pháp nhấn mạnh đến giá trị của tình tự dân tộc, thay chữ « tôi » bằng « chúng ta », hiệu năng của hệ thống an sinh xã hội của Pháp, của tinh thần hợp tác giữa các nước bởi vì « siêu vi không có biên giới ». Phải chăng bản thân vị tổng thống thường bị phê bình là « con đẻ của thế giới tài chính » đã thay đổi ?

Theo sử gia Arnaud Teyssier, khi khoác áo « thủ lĩnh chiến tranh », tổng thống Macron chỉ muốn chứng minh một điều là khi đất nước gặp đại nạn, « một mình chính phủ không đảm đương nổi » như chính tổng thống Macron lưu ý, mà phải cần huy động toàn dân. Sức mạnh của chế độ Cộng hòa là cột trụ vững chắc nhất để đương đầu với nghịch cảnh dù là khủng bố, thiên tai hay dịch bệnh.

Tuần báo Le Point nhận định như sau : Nếu sau đại dịch này, nước Pháp đoàn kết hơn, với một mô hình xã hội công bằng hơn thì ít ra trong cái rủi cũng có cái may.



Covid-19 Hàn Quốc: Lần đầu tiên số khỏi bệnh cao hơn ca nhiễm mới

Trọng Nghĩa - RFI - 13/03/2020
Đà tăng tốc lây lan của dịch Covid-19 tại các ổ dịch lớn ở châu Âu là nhân tố đẩy số lượng ca lây nhiễm và tử vong vì virus conrona trên toàn thế giới tăng nhanh. Trong lúc đó, tại châu Á, tình hình Hàn Quốc, đứng thứ hai thế giới hiện nay về số người bị nhiễm có thêm dấu hiệu được cải thiện. Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 13/03/2020 cho biết là lần đầu tiên số người bị bệnh được chữa khỏi cao hơn số ca lây nhiễm mới.

Theo tổng kết tính đến tối ngày 12/03, tổng số trường hợp bị nhiễm virus corona trên toàn thế giới đã vượt mức 130.000 ca (chính xác là 131.479 ca). Con số người chết vì bệnh dịch đã gần chạm ngưỡng 5.000, với con số cụ thể là 4.925 trường hợp.

Nhìn chung, dịch Covid-19 đã hiện diện tại khoảng 120 quốc gia và lãnh thổ, từ vùng Bắc Âu xuống đến Nam Á, từ châu Mỹ La Tinh sang tận vùng Viễn Đông.

Tuy nhiên, tại châu Á và nhất là ở Hàn Quốc, ổ dịch lớn thứ hai thế giới hiện nay về số người bị lây nhiễm, tình hình đang diễn biến tốt, với việc lần đầu tiên số ca lây nhiễm mới trong một ngày thấp hơn số bệnh nhân được chữa khỏi.

Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc, hôm qua ghi nhận thêm 110 ca nhiễm, nâng tổng số người bị nhiễm lên thành 7.979 người. Ngoài ra, cũng có thêm 1 trường hợp tử vong, đẩy tổng số người chết lên mức 67 người.

Thế nhưng, trong cùng ngày, Hàn Quốc đã cho xuất viện 177 bệnh nhân Covid-19 đã được chữa khỏi, nâng tổng số người hồi phục lên thành 510 ca. Đây quả là một tin vui vì đây là lần đầu tiên mà tại Hàn Quốc, số người được lành bệnh cao hơn hẳn số ca nhiễm mới trong một ngày.

Trung Quốc ghi nhận chỉ 8 ca nhiễm mới COVID-19

Tin vui cũng đến từ Trung Quốc, quốc gia xuất phát của dịch bệnh trên hành tinh, với vỏn vẹn 8 ca nhiễm mới được ghi nhận vào hôm qua 12/03, trong đó có 5 ca ở tâm dịch là thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và 3 ca ngoại nhập.

Còn tại Nhật Bản, Quốc Hội nước này đã thông qua dự luật cho phép thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp nếu cần thiết để chống dịch Covid-19. Tính đến hôm 12/03, Nhật Bản có 1.337 trường hợp bị lây nhiễm và 23 ca tử vong.

Tại Philippines, tổng thống Duterte đã ra lệnh “phong tỏa” thủ đô Manila, đình chỉ các tuyến hàng không, hàng hải và đường bộ nội địa đến và đi từ thủ đô Manila. Quyết định này được ông Duterte đưa ra sau khi bộ Y Tế Philippines loan báo ca tử vong thứ 2 vì Covid-19 và 16 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên thành 49 người.





Virus corona ở Hàn Quốc: các y tá dán băng như huy chương


AFP - 13/03/2020 : ảnh ghép các y tá làm việc tại bệnh viện Dongsan thuộc Đại học Keimyung, một trong những bệnh viện chính ở thành phố Daegu (phía nam) - họ dán băng trên mặt để bảo vệ các vết trầy xát do phải đeo các thiết bị bảo hộ quá lâu.

AFP - 13/03/2020
Daegu (Hàn Quốc) (AFP) - Các y tá chiến đấu với coronavirus tại các bệnh viện ở Hàn Quốc đeo băng trên trán, má hoặc mũi. Giống như huy chương.

Những băng này được dán để bảo vệ bản thân họ khỏi các vết thương và vết trầy xước gây ra bới các thiết bị bảo vệ đeo trong quá nhiều giờ khi chăm sóc bệnh nhân.

Tại bệnh viện Dongsan thuộc Đại học Keimyung, một trong những bệnh viện chính ở thành phố Daegu (phía nam) là trung tâm của dịch bệnh đã giết chết 67 người trong cả nước với hơn 7.900 ca bị nhiễm bệnh, trong đó có khoảng 200 y tá, mà đa số là phụ nữ. Một nửa trong số họ là tình nguyện viên, theo như báo cáo của ban giám đốc.

Băng trên khuôn mặt của họ tượng trưng cho những nỗ lực của họ. "Tôi đang làm hết sức mình", y tá Kim Eun-hee nói.

Lời hiệu triệu được dán ở bệnh viện. "Cả đất nước đứng sau bạn" !

"Bạn là anh hùng thực sự của tôi, tôi vô cùng biết ơn bạn", một người viết trên Naver, cổng thông tin chính của Hàn Quốc, nơi lời khen ngợi và cảm ơn được nhân lên rất nhiều gửi đến các ý tá..

"Có nhiều y tá hơn bác sĩ đeo băng vì họ dành nhiều thời gian bên giường bệnh", phát ngôn viên bệnh viện Jung Sang-min nói. "Họ thực sự là những 'chiến binh y tá' đã xung trận trong cuộc chiến này".

Hàn Quốc báo cáo có thêm 110 ca nhiễm mới vào thứ Sáu, thấp nhất trong ba tuần và lần đầu tiên thấp hơn số bệnh nhân được chữa khỏi ở các bệnh viện, 177 ca.

(VHP dịch bản tin báo Pháp / yahoo fr)




tin tức cập nhật / yahoo fr

13/03/2020 (theo giờ Pháp)

20h00 - Mỹ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp'

19h30 - Pháp : 3,667 ca và 79 chết

19h00 - Ý : 17.660 ca (+2.547) và 1266 chết (+ 250), Tây Ban Nha : 4.209 ca (+ 345) và 120 chết (+ 30)

18h00 - Đức : 1356 ca / chết 7 , Thuỵ Sĩ : 1.125 ca, Thuỵ Điển : 809 ca, Hoà Lan : 804 ca, Na Uy : 750 ca, Bỉ : 556 ca

16h00 - Iran : chính quyền ra lệnh 'đường phố trống vắng'
Với 514 người bị chết và 11.364 người bị nhiễm bệnh, Iran trở thành quốc gia bị 'dính dịch bệnh' nặng hàng nhất, chỉ sau Trung cộng và Ý.

15h00 - Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

15h20 - Anh ghi nhận thêm 208 ca trong vòng 24h, và nâng số người bị nhiễm bệnh là 798 ca

14h10 : bộ y tế Tây Ban Nha thông báo có thêm 1 063 ca nhiễm bệnh và thêm 53 người bị chết . Tổng cộng : 4 209 ca nhiễm bệnh và 120 người bị chết.

13h40 : Thủ tướng Pháp, Édouard Philippe, thông báo trên truyền hình trực tiếp, cấm các tụ tập trên 100 người.


viethoaiphuong
#57 Posted : Saturday, March 14, 2020 12:36:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

14/03/2020 - 06H00 GMT

Trên toàn thế giới (139 quốc gia và lãnh thổ ) : 145.374 ca, 5.429 chết, số người khỏi bệnh : 71.694
tính theo thứ tự mức độ số ca nhiễm bệnh, dưới đây :


80,973 - Hoa Lục / 3193 chết
17,660 - Ý / 1.266 chết
11,364 - Iran / 514 chết
8,086 - Hàn quốc / 72 chết
5,232 - Tây Ban Nha / 133 chết
3,675 - Đức / 8 chết
3,667 - Pháp / 79 chết
2,174 - Mỹ / 47 chết
1,139 - Thuỵ Sĩ / 11 chết
996 - Na Uy / 1 chết
814 - Thuỵ Điển / 1 chết
804 - Hoà Lan / 10 chết
804 - Đan Mạch
801 - Anh / 8 chết
725 - Nhật / 21 chết
696 - du thuyền / 7 chết
559 - Bỉ / 3 chết
504 - Áo / 1 chết
320 - Qatar
200 - Úc / 3 chết
200 - Singapore
197 - Malaysia
193 - Canada / 1 chết
190 - Hy Lạp / 1 chết
189 - Bahrain
161 - Israel
155 - Phần Lan
151 - Brazil
141 - Slovenia
141 - Tiệp
134 - Iceland
112 - Bồ Đào Nha
101 - Irac
90 - Ireland
...
...




Virus corona : Số ca nhiễm mới tăng vọt, Paris nhờ Seoul chia sẻ kinh nghiệm

Minh Anh - RFI - 14/03/2020
Virus corona tiếp tục hoành hành tại Pháp. Chỉ trong vòng 24 giờ, Pháp đã có thêm 800 người bị nhiễm mới và 18 ca tử vong, theo như số liệu bộ Y Tế công bố ngày 13/3/2020. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron gọi điện nhờ đồng nhiệm Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, và đề nghị lãnh đạo các nước thuộc khối G7 cùng với khối G20 họp hội nghị vidéo để cùng nhau đối phó với dịch bệnh.

Như vậy, tính đến ngày thứ Sáu 13/3/2020, tổng cộng tại nước Pháp đã có hơn 3.661 ca nhiễm virus corona, trong đó có 79 ca tử vong, và 154 người trong tình trạng nguy kịch. Bộ trưởng Y Tế Pháp, Olivier Véran cảnh báo « đà lây nhiễm đang tăng tốc, giờ khó có thể kềm hãm ».

Trong bối cảnh dịch bệnh lan nhanh, các bệnh viện có nguy cơ quá tải, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi điện cho đồng nhiệm Hàn Quốc, bày tỏ mong muốn Seoul chia sẻ kinh nghiệm để chống chọi với dịch bệnh. Lời đề nghị này đã được tổng thống Moon Jae-In nhiệt tình đáp trả, cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc và các dữ liệu y khoa có được về những phát đồ điều trị cho các bệnh nhân.

AFP dẫn nguồn tin từ điện Elysée khẳng định nguyên thủ Pháp đề nghị một cuộc họp qua vidéo với các lãnh đạo khối G7 và G20 nhằm tìm cách đối phó với dịch bệnh. Tổng thống Pháp và nguyên thủ Mỹ đã đồng ý về cuộc gặp này trong một cuộc trao đổi qua điện thoại. Nước Pháp còn đề nghị Ủy Ban Châu Âu nhắm đến khả năng tăng cường kiểm soát, thậm chí hạn chế việc nhập cảnh vào không gian Schengen. Biện pháp sẽ được các bên xem xét và thảo luận trong hai ngày cuối tuần này.

Còn tại Pháp, nhịp sống như đang chựng lại. Mọi lĩnh vực như việc làm, giáo dục, văn hóa, chuyên chở công cộng, thể thao đều bị chậm lại trước tình hình dịch virus corona đang lan rộng. Thủ tướng Edouard Philippe thông báo kể từ ngày thứ Bảy 14/3, mọi cuộc tụ tập trên 100 người đều bị cấm. Chính phủ kêu gọi toàn dân nên « thay đổi một cách nghiêm túc các hành vi nhằm bảo vệ bản thân và cho tất cả mọi người » trong cơn đại dịch.

Tuân thủ theo chỉ thị này, các điểm tham quan nổi tiếng như bảo tàng Louvre, tháp Eiffel, cung điện Versailles, và khu vui chơi giải trí Disneyland thông báo đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.



Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc

Trọng Nghĩa - RFI - 14/03/2020
Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung Quốc. Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi: “Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán”.

Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.

Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ: “Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?”

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ở Trung Quốc đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại Hội Thể Thao Quân Đội Thế Giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung Quốc.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.

Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung Quốc.



Covid-19 : Ổ dịch lớn tại Trung Đông, Iran huy động quân đội kiểm soát lưu thông

Minh Anh - 14/03/2020
Tại Trung Đông, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran thành ổ dịch virus corona lớn nhất. Bộ Y Tế Iran hôm nay, 14/3/2020, cho biết có thêm 97 trường hợp tử vong và 1.365 ca nhiễm mới. Chính quyền Teheran kêu gọi quân đội can thiệp nhằm kiểm soát chặt chẽ việc di chuyển của người dân trong các thành phố và trên toàn quốc.

Từ thủ đô Iran, thông tín viên đài RFI, Siavosh Ghazi cho biết thêm chi tiết :

« Theo tổng tư lệnh các lực lượng quân đội, chiến dịch hạn chế sự hiện diện của người dân trên đường phố, tại các cửa hàng và trên các con lộ của đất nước sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vài giờ sắp tới. Quyết định này là do chính quyền đưa ra nhằm kiểm soát tình hình lây lan dịch virus corona trên khắp cả nước, nhất là gần đến kỳ nghỉ đón năm mới của Iran, bắt đầu từ ngày 20/3 và sẽ kéo dài trong vòng hai tuần.

Hàng năm, hàng chục triệu người dân lên đường đi nghỉ. Điều này có thể làm gia tăng tốc độ lây nhiễm virus corona. Hiện tại, chưa có một thông báo cụ thể nào về biện pháp vừa được đưa ra. Việc ra vào ở một số thành phố hay vùng ổ dịch giờ đã bị kiểm soát.

Iran là nước bị ảnh hưởng nặng nhất sau Trung Quốc và Ý. Tướng Mohammad Hossein Baqeri cũng cho biết là toàn bộ người dân Iran sẽ bị kiểm tra bằng điện thoại hay qua mạng xã hội để xác định những người bị nghi ngờ nhiễm bệnh.

Các biện pháp nghiêm ngặt này đã được đưa ra sau khi lãnh đạo tối cao, giáo chủ Ali Khamenei, ra lệnh cho các lực lượng quân đội tham gia vào cuộc chiến chống dịch virus corona chủng mới.

Nhiều nghị sĩ và một số quan chức tỉnh khẳng định những ngày gần đây, số người nhiễm virus corona cao hơn con số được công bố ».

Iran lần đầu tiên cầu cứu IMF

Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan mạnh, chính quyền Teheran cách nay hai hôm, ngày 12/3/2020 đã lên tiếng yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) trợ giúp 5 tỷ đô la và đòi gỡ bỏ ngay lập tức tất cả các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đây là lần đầu tiên kể từ gần 60 năm qua Iran có yêu cầu này đối với IMF. Tuy nhiên, thông tín viên Siavosh Ghazi lưu ý, không một quyết định nào do IMF đưa ra mà không có ý kiến của Washington.



Virus corona : Đông Nam Á tăng cường biện pháp ngăn chặn lây lan

RFI - 14/03/2020
Khu vực Đông Nam Á vừa có một "ổ phát tán" virus corona: Một cuộc tập họp gần Kuala Lumpur của hơn một chục ngàn tín đồ Hồi Giáo đến từ nhiều nước, đã làm virus lây lan không những cho người Malaysia mà cho cả người Singapore và Brunei. Các quốc gia này buộc phải tăng cường biện pháp để chặn đà lan rộng của virus.

Thông tín viên RFI tại Kuala Lumpur, Gabrielle Maréchaux tường thuật :

Việc lây nhiễm khởi đầu từ đền thờ Hồi Giáo Sri Petaling, ngoại ô Kuala Lumpur. Đã có đến 16.000 người tập hợp về đây từ ngày 27/02 đến 1/03, theo sự huy động của một phong trào Hồi Giáo mới mang tên Tabligh.

15 ngày sau, 2 người Singapore hiện diện trong cuộc tập hợp đã được xét nghiệm dương tính với virus corona, trong lúc 11 người trở về Brunei đã trở thành những ca nhiễm đầu tiên tại quốc gia này mà số người bị nhiễm đã lên 37 người.

Tại Malaysia, trong số 9 ca nhiễm tính trong ngày thứ Năm, 12/03, ít nhất 3 người có liên quan đến vụ tập hợp này, và chính quyền đang tìm kiếm tất cả các tín đồ tham gia cuộc tập hợp để xét nghiệm.

Để ngăn chặn virus lây nhiễm trong cộng đồng Hồi Giáo của mình, Singapore đã đóng cửa tổng cộng 66 đền thờ.

Tại Malaysia, nơi mà đàn ông Hồi Giáo không đi cầu nguyện ngày thứ Sáu có thể bị truy tố, thì chỉ có một bang ở miền bắc là theo gương Singapore.

Bộ trưởng đặc trách vấn đề tôn giáo Malaysia tuy nhiên đã khuyên giáo sĩ ở các đền thờ là nên rút ngắn bài giảng, phân phát khẩu trang và gel rửa tay. Tín đồ cũng được khuyên tắm rửa ở nhà.

Singapore cấm nhập cảnh người đến từ 4 nước Châu Âu

Trong những biện pháp chặn đà lây nhiễm Covid-19, bộ Y tế Singapore vào ngày 13/03 thông báo là kể từ thứ Hai 16/03, Singapore sẽ cấm nhập cảnh và quá cảnh đối với những hành khách đã đến Ý, Pháp, Tây Ban Nha và Đức trong vòng 14 ngày qua.

Singapore cũng khuyên các công dân không đến 4 quốc gia nói trên nếu không cần thiết. Ngoài ra, quốc gia này còn quyết định chặn ngay, không cho các du thuyền cập bến.

Theo số liệu tính đến hết ngày 13/03, Singapore đã có tổng cộng 200 ca nhiễm virus corona, không có trường hợp tử vong nào. Malaysia cũng bị 197 ca lây nhiễm, không có người chết. Tình hình Brunei nhẹ hơn, có 37 trường hợp nhiễm bệnh.

Trung Quốc chi 550 tỉ nhân dân tệ để vực kinh tế sau Covid-19

Trong bối cảnh tình hình dịch virus corona có chiều hướng giảm xuống, Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo ngày 13/03/2020 sẽ chi 550 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 70,6 tỉ euro) để hỗ trợ nền kinh tế.

Cụ thể, lãi suất các khoản tiền mà các ngân hàng Trung Quốc gửi trong Ngân hàng Trung ương sẽ giảm từ 0,5 đến 1% ngay từ thứ Hai 16/03. Với biện pháp này, Ngân hàng Trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải cho các doanh nghiệp vay nhiều hơn để hỗ trợ nền kinh tế, vốn đã bị tác động vì chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và bị đình trệ từ tháng Giêng 2020 do dịch Covid-19.

Trong khi dịch Covid-19 hoành hành tại các nước phương Tây, số ca nhiễm mới ở Trung Quốc giảm xuống mức kỷ lục : chỉ có thêm 11 người bị nhiễm virus corona trong 24 giờ qua, chủ yếu là từ nước ngoài đến. Tuy nhiên, số người chết trong một ngày lại cao hơn số người bị nhiễm mới, với 13 ca tử vong, theo thông báo của bộ Y Tế Trung Quốc ngày 14/03.

Hàn Quốc : Số ca nhiễm mới tiếp tục giảm

Tại Hàn Quốc, số ca nhiễm mới cũng giảm liên tục trong ba ngày liên tiếp, với 107 ca mới trong vòng 24 giờ, chủ yếu là ở thành phố Daegu, theo thống kê ngày 14/03 của Trung tâm Kiểm tra và Phòng ngừa Dịch bệnh (KCDC). Hiện tại, Hàn Quốc phát hiện 8.086 ca nhiễm virus corona. Trang Yonhap cho biết có khoảng 127 nước và vùng lãnh thổ hạn chế tiếp nhận công dân Hàn Quốc kể từ ngày 13/03 vì do lo ngại dịch Covid-19 ở nước này.



tin tức cập nhật / yahoo fr

14/03/2020 (theo giờ Pháp)

20h00 - Pháp : 4.480 ca (+ 813) / 91 chết (+ 12) / 300 ca nghiêm trọng

18h00 - Ý : 21.157 ca (+ 3.497) / 1.441 chết (+ 175) / 1.966 khỏi bệnh / 1.518 ca nghiêm trpngj

16h00 - Thế giới : 147 quốc gia và lãnh thổ, với : 148.306 ca / 5.550 chết / 71.718 khỏi bệnh
Iran : 12.729 ca / 611 chết, Đức : 3.758 ca, Mỹ : 2.175 ca. Thuỵ Sĩ : 1.359 ca, Anh : 1.143 ca / 21 chết,
Thuỵ Điển : 944 ca, Đan Mạch : 836 ca, Bỉ : 689 ca, Áo : 602 ca, Qatar : 337 ca, Úc : 250 ca, Phần Lan : 223 ca


11h33 - Iran : 611 chết (+ 97)

viethoaiphuong
#58 Posted : Sunday, March 15, 2020 3:45:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

15/03/2020 - 06H00 GMT

Trên toàn thế giới (142 quốc gia và lãnh thổ ) : 156.400 ca, 5.833 chết, số người khỏi bệnh : 73.968
tính theo thứ tự mức độ số ca nhiễm bệnh, dưới đây :


80,995 - Hoa Lục / 3.203 chết / 67.004 khỏi bệnh
21,157 - Ý / 1.441 chết / 1.966 khỏi bệnh
12,729 - Iran / 611 chết / 2.959 khỏi bệnh
8,086 - Hàn quốc / 72 chết / 510 khỏi bệnh
6.391 - Tây Ban Nha / 196 chết / 517 khỏi bênh
4,585 - Đức / 9 chết / 46 khỏi bệnh
4,481 - Pháp / 91 chết
2,952 - Mỹ / 57 chết
1,359 - Thuỵ Sĩ / 13 chết
1,143 - Anh / 21 chết
1,090 - Na Uy
961 - Thuỵ Điển
959 - Hoà Lan / 12 chết
836 - Đan Mạch
773 - Nhật / 22 chết / 118 khỏi bệnh
696 - du thuyền
689 - Bỉ
655 - Úc
337 - Qatar
252 - Canada
250 - Úc
238 - Malaysia
228 - Hy Lạp
225 - Phần Lan
212 - Singapore
210 - Bahrain
193 - Israel
189 - Tiệp
181 - Slovenia
169 - Bồ Đào Nha
156 - Iceland
151 - Brazil
129 - Ireland
123 - Romania
115 - Estonia
111 - Philippines
110 - Iraq
109 - Egypt
104 - Kuwait
103 - Saudi Arabia
103 -Ba Lan
102 - Án Độ
96 - Indonesia
93 - Lebanon
...
...





Covid-19: Hệ quả từ sự lơ là, quan liêu của Trung Quốc từ tháng 11/2019

Thu Hằng - RFI - 15/03/2020
Theo một số tài liệu chính phủ mà trang South China Morning Post đọc được hôm 13/03/2020, virus corona mới đã lây sang người tại Trung Quốc sớm hơn rất nhiều so với những thông tin được Bắc Kinh chính thức phê chuẩn. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh đã để mất ít nhất gần ba tháng quý giá để ngăn chặn dịch.

Người bị nhiễm đầu tiên là một người đàn 55 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 17/11/2019, ông được chẩn đoán với những triệu chứng do loại virus mà sau này được gọi là Covid-19 gây ra và trở thành « bệnh nhân số 1 » của dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới.

Tuy nhiên, các báo cáo của chính phủ Trung Quốc không nêu rõ liệu bệnh nhân này đến từ Vũ Hán, thành phố được coi là tâm dịch, hay từ một thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc.

Hàng chục ca nhiễm mỗi ngày

Trang France 24, trích bài viết của South China Morning Post, cho biết kể từ ngày 17/11/2019, chính quyền ghi nhận từ một đến năm ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn tỉnh Hồ Bắc. Tất cả đều cần được điều trị các triệu chứng suy hô hấp cấp. Sau đó, từ ngày 15/12/2019, số ca tăng lên thành vài chục ca mỗi ngày.

Vẫn theo tài liệu chính thức trên, từ ngày 20 đến 27/12/2019, số ca nhiễm đã tăng lên gấp ba, với tổng số 180 bệnh nhân. Đến ngày 01/01/2020, tỉnh Hồ Bắc đã có đến 381 người bị nhiễm virus corona mới. Những tài liệu trên cho thấy Trung Quốc không chú ý đến nguy cơ khởi phát dịch mới cho đến giữa tháng 01/2020. Sau này, tất cả những ca trên mới được xác định là do virus corona mới.

Chỉ đến giữa tháng 02/2020, Bắc Kinh mới thông báo cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phát hiện ca nhiễm virus corona mới vào ngày 08/12/2019, ba tuần sau khi phát hiện « bệnh nhân số 1 » và có 40 người bị nhiễm ở Vũ Hán và các vùng lân cận tính đến ngày 20/01.

Mất thời gian vàng bạc

Bắc Kinh bị chỉ trích gay gắt vì thiếu minh bạch thông tin về tình trạng dịch và để mất ba tuần quý giá có thể giúp ngăn đà lây lan của virus corona. Tuy nhiên, với thông tin mới này, có lẽ dịch Covid-19 đã không lây lan trên diện rộng đến như vậy, nếu chính quyền địa phương ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus mới.

Jean-Séphane Dhersin, trợ lý giám đốc khoa học của Viện Khoa học Toán học Quốc gia Pháp, giải thích với trang France 24 : « Số người bị nhiễm virus càng lớn, thì càng chắc chắn là dịch sẽ bùng nổ ». Trong khi thế giới có gần 150.000 người bị nhiễm virus corona và có khoảng 5.500 người chết, tính đến ngày 14/03.

Bỏ qua những lời cảnh báo ngay từ giữa tháng 12/2019 của một số bác sĩ Trung Quốc về loại virus mới, thậm chí bắt giam và cảnh cáo họ, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán chỉ coi đó là một kiểu viêm phổi đặc biệt hoặc một mầm bệnh mới. Chỉ đến ngày 21/01/2020, Bắc Kinh mới chính thức thừa nhận virus corona chủng mới có khả năng truyền từ người sang người.

Vì thiếu minh bạch nên việc tìm kiếm « bệnh nhân số 0 » như « mò kim đáy biển », theo South China Morning Post. Việc tìm ra được « bệnh nhân số 0 » giúp giới chuyên gia hiểu được virus corona mới được truyền từ động vật sang người như thế nào. Nhà dịch tễ học người Mỹ Jonathan Meyer, khi trả lời The Guardian, cho rằng « rất có nhiều nhiều khả năng sẽ không bao giờ tìm ra được bệnh nhân số 0 ».



Covid-19 : Pháp ra lệnh đóng cửa hàng quán, vũ trường chống dịch

Tú Anh - RFI - 15/03/2020
Với 4.500 trường hợp lây nhiễm, tăng gấp đôi trong vòng ba ngày, trong đó có 300 ca nghiêm trọng, dịch siêu vi corona chủng mới bước vào « giai đoạn thứ ba » tại Pháp. Biện pháp đối phó mới được công bố : Nhà hàng, quán rượu, rạp chiếu phim, phòng trà, hộp đêm trên toàn quốc đóng cửa kể từ 0 giờ ngày 15/03/2020 cho đến khi có lệnh mới.

Chỉ một ngày sau khi tổng thống Emmanuel Macron ra lệnh đóng cửa toàn bộ trường học trên toàn quốc, nước Pháp phải vội vã nâng lên cấp chiến dịch chống Covid-19. Tối 14/03, thủ tướng Edouard Philippe thông báo biện pháp hạn chế tụ tập : Kể từ 0 giờ, tất cả những tụ điểm tiếp đón công chúng không cần thiết cho sinh hoạt quốc gia phải đóng cửa cho đến khi có lệnh mới. Dân Pháp được kêu gọi « tôn trọng hơn nữa tinh thần kỷ luật, bổn phận công dân trong hoàn cảnh nghiêm trọng của đất nước ».

Lãnh vực ẩm thực, giải trí, như nhà hàng, quán giải khát, phòng trà, hộp đêm, rạp chiếu phim, nhà hát kịch được lệnh ngưng hoạt động. Lãnh vực buôn bán cũng bị ảnh hưởng trừ tiệm bán thực phẩm, siêu thị, tiệm thuốc tây, ngân hàng, quán bán thuốc lá (tabac) và các cơ quan nhà nước phục vụ công ích như sở thuế và bưu điện vẫn tiếp tục mở cửa.

Trong chiều hướng này, vòng một cuộc bầu cử chính quyền địa phương, ngày Chủ Nhật 14/03, vẫn duy trì với những biện pháp vệ sinh dịch tễ nghiêm ngặt.

Theo giải thích của tổng giám đốc Tổng Nha Y tế Jérôme Salomon, cho dù đó đây vẫn còn một số ổ dịch riêng lẻ, dịch đã bắt đầu lan rộng trên toàn quốc, nhưng « không phải vì siêu vi biết đi mà vì do chính con người gieo rắc ».

Mục tiêu của chính quyền Pháp hiện nay là thi hành các biện pháp « ngăn đường, cản lối siêu vi » một cách tối đa, chặn bớt mức độ gia tăng số bệnh nhân mới mỗi ngày, để bệnh viện và nhân viên y tế không bị quá tải, hầu có thể tập trung vào những trường hợp thập tử nhất sinh.



Covid-19 : Tây Ban Nha phong tỏa đi lại trong hai tuần

Tú Anh - RFI - 15/03/2020
Là nước thứ hai trong tâm dịch châu Âu với 193 người chết, Tây Ban Nha ban hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhiều : kể từ Chủ Nhật 15/03/2020, toàn quốc cách ly trong hai tuần lễ, theo mô hình của Ý.

Tất cả mọi di chuyển của người dân từ nơi này qua nơi khác cũng như các phương tiện giao thông công cộng bị kiểm soát chặt chẽ. Trong thành phố, người dân Tây Ban Nha chỉ có quyền ra khỏi nhà để đi chợ. Chính phủ xã hội thông báo biện pháp triệt để này để chống đại dịch sau nhiều ngày cân nhắc.

Từ Madrid, thông tín viên François Musseau tường thuật :

« Đến tiệm thuốc tây, đi siêu thị mua thức ăn, dẫn chó đi dạo… đó là những sinh hoạt hiếm hoi mà chính phủ Tây Ban Nha cho phép trong mùa đại dịch. Thời gian còn lại, người dân dứt khoát phải ở trong nhà, không được ra đường.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và để bảo vệ sức khỏe người khác nữa tại các tụ điểm công cộng cho nên người dân không được phép vào công viên, vườn hoa công cộng.

Một cách tổng quát, việc di chuyển chỉ được cho phép trong trường bất khả kháng hầu giảm thiểu tối đa cơ hội lây lan của virus corona.

Cảnh sát, vệ binh quốc gia và quân đội có trách nhiệm kiểm soát việc đi lại của cá nhân. Chỉ có những người mà nghề nghiệp đòi hỏi phải di chuyển mới được phép. Đó là lý do mà các phương tiện giao thông công cộng phục vụ thành phố như xe điện, hay xa hơn như xe lửa, máy bay vẫn được duy trì nhưng số hành khách không được quá 50% số ghế, để giữ một khoảng cách an toàn.

Về phần giới chính trị gia Tây Ban Nha, họ tuyên bố tuân thủ kỷ luật để làm gương nhưng nhiều người đã bị lây nhiễm trong đó có nữ bộ trưởng bộ bình đẳng nam nữ, phó thủ tướng Pablo Iglesias và phu nhân thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ».

Tình hình Châu Âu, tâm dịch thế giới, theo WHO

Tại Ý, nước thứ hai trên thế giới bị dịch Covid-19 hoành hành sau Trung Quốc, trong 24 giờ qua, có thêm 3.500 ca lây nhiễm mới, với tổng số bệnh nhân là gần 22.000 và 1.441 người chết.

Đan Mạch thông báo có người chết đầu tiên. Chính phủ Áo kêu gọi dân chúng tự cách ly và thông báo tháo khoán 4 tỷ euro hỗ trợ các công ty bị tác hại.

Thụy Sĩ cho biết sẽ huy động thêm các tiểu đoàn quân y để giúp bệnh viện dân y chống dịch. Kể từ Chủ Nhật 15/03, hàng quán, tụ điểm giải trí ở bang Tessin, sát biên giới với Ý sẽ đóng cửa.



Covid-19 : Philippines ban hành thiết quân luật tại Manila

Minh Anh/Tú Anh - RFI - 15/03/2020
« Nội bất xuất, ngoại bất nhập », Manila - thủ đô của Philippines bắt đầu áp dụng lệnh cách ly toàn thành phố kể từ Chủ Nhật 15/03/2020 do tổng thống Rodrigo Duterte ban hành hôm 12/03.

Cảnh sát vũ trang đã được triển khai chặn các ngả đường đổ về thủ đô 12 triệu dân. Các chuyến bay nội địa đi từ và đến Manila đã bị hủy. Các cuộc tụ tập công cộng bị cấm trong vòng một tháng.

Tất cả người dân thủ đô tạm thời không được tự do ra vào thành phố trừ phi chứng minh được phải đi làm. Thiết quân luật cũng được áp dụng từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Lệnh được ra trong bối cảnh Philippines đã có 111 người bị nhiễm Covid-19, trong đó có 8 ca tử vong, theo như số liệu của chính quyền Philippines. Bộ trưởng Nội Vụ giải thích rằng Philippines thực hiện « giống như nước Ý cách nay hai tháng » nhằm biện minh cho các biện pháp triệt để của chính phủ.

Những điểm nóng khác

Số trường hợp lây nhiễm siêu vi Corona chủng mới trên thế giới đã lên đến gần 155.000 và ít nhất 6.000 người chết ở 137 quốc gia, theo tổng kết sáng 15/03. Iran chiếm kỷ lục với 113 người chết trong 24 giờ qua.

Là nơi phát xuất ca đầu tiên dịch Covid-19, Trung Quốc cho biết trong ngày 15/03 có thêm 20 ca mới, một con số thấp kỷ lục mới, trong đó có 16 người đến hay trở về từ nước ngoài. Theo lệnh mới, tất cả những hành khách từ nước ngoài về đến Bắc Kinh đều phải bị cách ly để không tái « nhập khẩu » siêu vi vào Hoa lục. Đài Loan cũng ghi nhận sáu ca mới và đều là người bản xứ từ Nhật Bản và Tây Ban Nha hồi hương.

Hàn Quốc, sau những nỗ lực vượt bậc, liên tiếp thấy dịch giảm dần với 76 ca mới được ghi nhận so với 107 ca ngày hôm trước. Số người khỏi bệnh cũng khá nhiều với 120 người rời bệnh viện hôm 15/03.

Trong khi đó, Iran từ nay là tâm dịch thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý. Số người chết tại Iran là 724, thêm 113 nạn nhân trong 24 giờ qua.

Thế vận Tokyo ?

Tại Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa khẳng định Tokyo sẽ tổ chức Thế vận hội mùa hè như dự kiến. Tokyo phối hợp chặt chẽ với Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế và không có gì thay đổi.

Châu Mỹ la tinh

Các nước Trung và Nam Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp chống dịch sau khi nghi nhận những ca đầu tiên. Sau Venezuela đình chỉ các chuyến bay với châu Âu, đến lượt Panama, Bolivia ban hành biện pháp tương tự. Trong khi đó, Uruguay và Ecuador đóng cửa biên giới với các nước có dịch.



tin tức cập nhật / yahoo fr

15/03/2020 (theo giờ Pháp)

18h30 - Ý : 24.747 ca (+ 3.590), 1.809 chết (+368)

18h00 - Thế giới : 159.844 ca, 6.036 chết (theo AFP lúc 13H30 GMT)

15h00 - Iran : 13.938 ca (+1.209), 724 chết (+ 113), 4.590 người khỏi bệnh.

14h00 - Tây Ban Nha : 7.753 ca (+ 1.362), 288 chết (+ 92)

12h00 - Áo : nâng cấp độ tình trạng dịch bênh là khẩn cấp, cấm các cuộc tụ họp từ 5 người trở lên
Kazakhstan : tuyên bố tình trạng khẩn cấp


viethoaiphuong
#59 Posted : Monday, March 16, 2020 1:12:49 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

tin tức cập nhật / yahoo fr

16/03/2020 - 02H00 GMT
Trên toàn thế giới (148 quốc gia và lãnh thổ ) : 169,387 ca, 6,513 chết, số người khỏi bệnh : 77,257
ính theo thứ tự mức độ số ca nhiễm bệnh, dưới đây :


81,020 - Hoa Lục / 3.217 chết
24,747 - Ý / 1.809 chết
13,938 - Iran / 724 chết
8,162 - Hàn quốc / 75 chết
7,844 - Tây Ban Nha / 292 chết
5,813 - Đức / 13 chết
5,437 - Pháp / 127 chết
3,774 - Mỹ / 69 chết
2,200 - Thuỵ Sĩ / 14 chết
1,739 - Đan Mạch / 2 chết
1,395 - Anh / 35 chết
1,256 - Na Uy / 3 chết
1,136 - Hoà Lan / 20 chết
1,032 - Thuỵ Điển / 3 chết
886 - Bỉ / 4 chết
860 - Áo / 1 chết
839 - Nhật / 22 chết
696 - du thuyền / 7 chết
428 - Malaysia
401 - Qatar
339 - Canada
331 - Hy Lạp
297 - Úc
293 - Tiệp
251 - Israel
245 - Bồ Đào Nha
244 - Phần Lan
226 - Singapore
219 - Slovenia
214 - Bahrain
200 - Brazil
180 - Iceland
171 - Estonia
140 - Philippines
139 - Romania
129 - Ireland
126 - Egypt
125 - Ba Lan
124 - Iraq
118 -Saudi Arabia
117 - Indonesia
114 - Thailand
113 - Ấn Độ
112 - Kuwait
109 - San Marino
99 - Lebanon
98 - United Arab Emirates
...
...




Dịch Covid-19: Pháp vất vả chiến đấu với con virus khủng khiếp từ Vũ Hán

RFI - điểm báo Pháp - 16/03/2020
Mối đe dọa của đại dịch virus từ Vũ Hán bao trùm lên nước Pháp, khiến các báo Paris dù đã đề cập nhiều góc cạnh trong những tuần lễ qua, hôm nay 16/03/2020, tiếp tục là chủ đề lớn, thậm chí chiếm toàn bộ tờ báo – một sự kiện hiếm thấy.

Le Figaro đăng ảnh một người đeo khẩu trang trước Khải Hoàn Môn, với hàng tít trang nhất « Virus corona, thử thách lớn lao ». Libération dành 10 trang báo, chạy tựa « Virus corona : Tình trạng vô ý thức ». Đám đông vẫn chen chúc trong các chợ, công viên đầy người dạo chơi… Mặc cho tình trạng trầm trọng hiện nay, người Pháp vẫn không tự hạn chế việc đi lại, và khiến dịch bệnh có nguy cơ tăng theo cấp số nhân.

La Croix nói về « Một ngày Chủ nhật dưới cái bóng của Covid-19 »: cử tri Pháp được kêu gọi tham gia cuộc bầu cử địa phương, trong bối cảnh siết chặt các biện pháp chống dịch bệnh. Le Monde ra từ cuối tuần trước, nhấn mạnh « Trở thành tâm dịch, châu Âu đóng cửa ». Riêng Les Echos dành toàn bộ 32 trang báo cho nạn dịch virus Vũ Hán. Trang nhất của tờ báo là một bóng đen mang khẩu trang, với dòng tựa « Cuộc chạy đua với thời gian ».

Đại dịch virus corona tại Pháp đang tăng theo cấp số nhân

Quỹ đạo theo cấp số nhân của đại dịch chưa có dấu hiệu nào dừng lại. Le Figaro dẫn lời giáo sư Jérôme Salomon, tổng giám đốc phụ trách y tế (thuộc bộ Y Tế), cho biết số ca nhiễm tăng gấp đôi mỗi 72 giờ. Có nghĩa là trong ba ngày tới tại Pháp sẽ có 9.000 ca dương tính, 72.000 ca trong 12 ngày nữa, 144.000 ca trong hai tuần tới - trên đây là các số thống kê dự báo những ca khá nặng, trong đó đa số sẽ có khả năng phải nhập viện cho thở oxy.

Với tốc độ này, từ 300 ca điều trị tích cực hiện nay sẽ tăng lên 5.000 ca trong hai tuần nữa. Không chỉ những người già mới là nạn nhân, phân nửa số bệnh nhân phải thở máy dưới 60 tuổi. Nếu hiện nay đa số bệnh nhân trẻ tuổi thoát hiểm được là nhờ được giúp thở tại khoa hồi sức trong nhiều ngày.

Cả nước Pháp chỉ có được 5.000 giường hồi sức, 7.000 giường điều trị tích cực, nhưng đa số đều đã bận. Các bác sĩ bệnh viện Mulhouse báo động tỉ lệ phải nhập viện sau khi khám ở khoa cấp cứu là 40%. Cách đó 40 km, khoa hồi sức của bệnh viện Colmar có 45 giường, hiện toàn bộ là bệnh nhân bị virus corona.

Nguy cơ « vỡ trận » và vấn đề đạo đức

Les Echos cho biết các công ty sản xuất thiết bị trợ giúp hô hấp đang chạy hết tốc lực : Dräger, Löwenstein (Đức), Getinge (Thụy Điển), GE Healthcare, Metronic (Mỹ) và Mindray (Trung Quốc). Löwenstein phải tuyển thêm người, hiện công ty cố gắng tránh cho công nhân bị lây nhiễm chéo : ba ê-kíp thay ca không hề gặp nhau.

Bác sĩ Geffroy-Wernet, chủ tịch nghiệp đoàn bác sĩ gây mê hồi sức giải thích cho La Croix, bệnh nhân bị virus corona phải chữa trị rất lâu, khoảng hai, ba tuần, đôi khi cả tháng. Do đút ống để thở máy, phổi của bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng, nên thời gian trợ giúp hô hấp kéo dài hơn thường lệ. Còn bác sĩ Serge Alfandari, chuyên khoa nhiễm của bệnh viện Tourcoing nhắc nhở, dù có số giường hồi sức gấp đôi Ý, Pháp vẫn có nguy cơ lâm vào cùng một tình trạng như nước láng giềng.

La Croix đặt ra vấn đề đạo đức trong thời kỳ dịch bệnh virus corona, khi đội ngũ y bác sĩ trong thế lưỡng nan như ở Ý - phải chọn lựa bệnh nhân để cứu. Tờ báo Công Giáo nhắc nhở năm 1799 trong chiến dịch Ai Cập, dịch hạch hoành hành, Bonaparte đòi hỏi bác sĩ Desgenettes kết liễu những người lính bị bệnh để khỏi lây cho người khác, nhưng Desgenettes từ chối ngay, nói rằng nghĩa vụ của bác sĩ là cứu người. Năm 2005 khi trung tâm y tế New Orleans bị cô lập vì bão Katrina, cơ sở có 317 giường lão khoa này không có điện, nhiệt độ lên tới 38°C. Những y tá « giúp giải thoát » nhiều người già đã bị khởi tố vì tội sát nhân.

Pháp đang trong tình trạng chiến tranh

« Cần ý thức rằng chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh », đó là khuyến cáo của giáo sư William Dab, cựu tổng giám đốc phụ trách y tế trong thời kỳ dịch SARS. Trả lời phỏng vấn báo Le Figaro, ông tỏ ra hết sức lo ngại, và hy vọng việc cách ly sẽ thành công tại Pháp kẻo dịch corona sẽ biến thành thảm họa.

Giáo sư Dab nhận định tình hình rất trầm trọng, khiến ông chưa bao giờ lo sợ như thế. Đô thị hóa hàng loạt, giao thương quốc tế nhộn nhịp, dân số tăng nhanh : mọi điều kiện đều hội đủ, và bây giờ thì đại dịch đã đến. Nhưng hầu hết vẫn chưa ý thức được, vẫn cho rằng « cũng như cúm thông thường » mà thôi, các nhà hàng vẫn đầy người.

Vấn đề là con virus đang lây lan ồ ạt thông qua những người đã bị nhiễm, nhưng không có triệu chứng nào, và loài người chưa có được thuốc chữa. Hồi 2003, khi hiểu rằng virus SARS không lây khi chưa phát ra triệu chứng, có thể yên tâm là những rào chắn sẽ hiệu quả. Nhưng lần này thì không, người bị nhiễm nhiều ngày sau mới thấy có dấu hiệu. Cuối tháng Giêng, biết được điều ấy, ông Dab đã cảnh báo, nhưng không được quan tâm.

Sẽ có 300.000 người chết ?

Theo giáo sư Dab, cần nói thẳng ra là một kịch bản với 300.000 người chết tại Pháp hoàn toàn có thể xảy ra. Với tốc độ lây nhiễm hiện nay, virus có thể lây cho 30 triệu dân Pháp và với tỉ lệ tử vong 1%, con số trên là hiện thực thậm chí là lạc quan, với điều kiện các bệnh viện chịu đựng nổi – một điều không thể bảo đảm. Chưa kể đến số nạn nhân gián tiếp : những người bị các loại bệnh nặng khác tử vong vì thiếu giường bệnh.

Ông cho rằng vẫn có thể giúp giảm tải cho bệnh viện, nhưng còn tùy sự hợp tác của người dân. Chính phủ đã nhận lấy trách nhiệm, nay đến lượt từng người một phải nghiêm túc tôn trọng quy định tự cách ly, chứ không phải Nhà nước tiêu hủy được con virus. Nếu chúng ta chấp nhận vài tuần lễ tương đối mất tự do, tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm.

Cần phải chờ đợi ba tuần lễ nữa mới biết được những biện pháp hiện nay có hiệu quả hay không, trong khi đó dịch bệnh corona vẫn tăng theo cấp số nhân. Quả là thô bạo, nhưng cần nhớ trong đầu là chúng ta đang trong chiến tranh, đang bị một kẻ thù vô hình xâm lược, cần phải tổng động viên.

« Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà ! »

Nếu chặn đứng được nạn dịch và dưới 30% dân số bị nhiễm và được miễn dịch, con virus Vũ Hán vẫn có thể quay lại vào mùa thu. Ngược lại, nếu 60-70% dân số bị dương tính trong đợt đầu, có thể trở thành miễn dịch cộng đồng, với cái giá nhân mạng như đã nói ở trên. Đợt dịch thứ hai, nếu có, sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Một kịch bản đáng ngại khác là con virus biến thể, như vậy miễn dịch trong đợt đầu chỉ là một phần mà thôi, và nó gây tử vong gấp 10 lần cúm mùa. Không nên quá trông cậy vào giả thiết khi thời tiết ấm dần tình hình sẽ ổn, kịch bản lạc quan nhất là nạn dịch tạm ngưng tăng một thời gian và thế giới chế ra được vaccin.

Vũ khí duy nhất của chúng ta hiện nay là hạn chế tiếp xúc. Cần phải ở yên một chỗ, không đi ra ngoài gặp bạn bè, người thân, trừ vợ chồng con cái trong nhà. Giáo sư William Dab kết luận, khẩu hiệu là rất rõ : Hãy ở nhà, ở nhà và ở nhà !

Libération trong bài xã luận than thở, mặc dù chính phủ đã có những biện pháp nghiêm khắc từ thứ Bảy 14/3 – đóng cửa những cơ sở thương mại không thiết yếu – vẫn có một số lượng đáng ngạc nhiên người Pháp không thận trọng ở nhà mà lại vô tư đổ ra công viên, bờ sông, tranh thủ những dấu hiệu mùa xuân vừa đến. Trong khi đây là một thách thức lịch sử, một nước Pháp bị cách ly, cắn móng tay ngồi nhìn con quái vật từ Vũ Hán tác oai tác quái.

Sau trận đại chiến này, thế giới sẽ không còn như xưa

Tương tự, xã luận của Les Echos mang tựa đề ngắn gọn : « Một cuộc chiến ». Hệ thống y tế đang trên tuyến đầu đối phó với đại dịch sẽ không thể chống chọi nổi, nếu không có được tính kỷ luật của cộng đồng.

Chiến tranh là gì, nếu không phải là sự kết thúc thời kỳ vô tư lự ? Trong thời chiến, không còn những thú vui thường nhật. Cuộc sống bỗng chốc thay đổi hẳn, một vòm trời u ám và lạnh giá bỗng bao trùm lên cả nước, những biên giới lần lượt đóng cửa. Cần phải sống với mối đe dọa vô hình và tai quái ấy. Kẻ thù là người khác, là bạn, là đồng nghiệp, hàng xóm của ta. Không phải là con virus, mà là người chuyển nó sang ta, và địch thủ thường mang khuôn mặt một đứa trẻ ngây thơ. Than ôi, nhiều người không hình dung được mối đe dọa này !

Chiến tranh là tổng động viên, là sẽ có hàng ngàn, hàng chục ngàn nạn nhân ; nhưng nhân viên y tế là những chiến binh trên tuyến đầu hiểu rõ rằng thiệt hại còn tùy thuộc vào thái độ của từng người. Bệnh nhân tăng theo cấp số nhân, phải triệt để hạn chế các tương tác xã hội. Các bệnh viện vùng Grand Est và Hauts-de-France hiện đã quá tải, cần tránh việc số ca nặng vượt quá năng lực chữa trị.

Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu của chiến tranh. Đó vừa là một cuộc chạy đua với thời gian, vừa là một cuộc chiến khủng khiếp về sức bền mà người dân Pháp phải chịu đựng, trong khi phương tiện chưa hẳn đã đủ. Liệu có đủ khẩu trang, máy thở, và cả nhân lực ? Và còn phải chống chọi trong bao lâu - ba tháng hay hơn nữa ? Chúng ta đang rơi vào một cõi khác. Sau cuộc đại chiến này, thế giới sẽ không bao giờ còn như xưa nữa.

Thuỵ My - RFI - 16/03/2020
Tonka
#60 Posted : Monday, March 16, 2020 3:59:59 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Chỗ mua sắm này gần nhà em, đang bị virus, nên đã shutdown 14 ngày.

South Coast Plaza in Costa Mesa announced Monday that it would be closing its doors for at least 14 days over the coronavirus pandemic.

https://www.youtube.com/watch?v=NB41CPAE1sw
1 user thanked Tonka for this useful post.
viethoaiphuong on 3/17/2020(UTC)
Users browsing this topic
Guest (2)
7 Pages<12345>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.