Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

26 Pages«<1920212223>»
Chuyện lạ có thật khắp nơi
viethoaiphuong
#402 Posted : Friday, October 25, 2019 12:40:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Giải nhân quyền Sakharov 2019 về tay nhà đấu tranh Ilham Tohti

Thanh Hà - RFI - ngày 24-10-2019


Giải thưởng nhân quyền Sakharov 2019 về tay nhà trí thức Duy Ngô Nhĩ, giáo sư Ilham Tohti.
Reuters

Đang phải thi hành bản án chung thân vì tội đòi ly khai, giáo sư kinh tế người Duy Ngô Nhĩ, Ilham Tohti ngày 24/10/2019 vừa được Nghị Viện Châu Âu trao tặng giải thưởng nhân quyền Sakharov 2019. Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi Bắc Kinh trả tự do ngay tức khắc cho nhà trí thức này.

Chủ tịch Nghị Viện Châu Âu David Sassoli nhấn mạnh : ông Ilham Tohti là nhà trí thức đã "đóng góp rất nhiều để tạo nhịp cầu giữa cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ và người Hán hiểu rõ nhau hơn". Ông là một "tiếng nói ôn hòa, là người chủ trương hòa giải" nhưng lại bị giam giữ trong nhà tù Trung Quốc một cách bất công từ năm 2014.

Giữa những năm 2000, giáo sư Ilham Tohti lập ra trang mạng Uighur Online, cho công bố những bài viết bằng tiếng Hán và Duy Ngô Nhĩ liên quan đến các chủ đề nhậy cảm trong xã hội. Ông mạnh dạn bày tỏ lập trường phải duy trì hai ngôn ngữ này cùng lúc tại vùng Tân Cương, chỉ trích chính sách kinh tế của Bắc Kinh đối với vùng tự trị này.

Tư pháp Trung Quốc cáo buộc ông quảng bá các tư tưởng ly khai, khuyến khích sinh viên tham gia một tổ chức Hồi giáo cực đoan và đòi độc lập cho Tân Cương. Ngay từ đầu tháng 10, khi hay tin ông Ilham Tohti được đề cử trao giải Sakharov, Bắc Kinh đã chỉ trích Liên Hiệp Châu Âu "ủng hộ khủng bố".

Cuối tháng 9/2019 giáo sư người Duy Ngô Nhĩ này đã được trao tặng giải thưởng Vaclav Havel của Hội Đồng châu Âu. Giải thưởng này vinh danh những nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền.

viethoaiphuong
#403 Posted : Monday, October 28, 2019 8:13:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


(AFP) - Vladimir Boukovski, nhà ly khai thời Liên Xô cũ từ trần tại Anh Quốc.
Vladimir Boukovski là nhân vật chống chế độ Xô Viết từ thập niên 1970, tố cáo chính sách nhốt đối lập chính trị vào bệnh viện tâm thần. Vào thời điểm đó, New York Times vinh danh tù nhân nổi tiếng nhất Liên Xô là « anh hùng huyền thoại » trong giới ly khai. Bị giam 12 năm trong bệnh viện tâm thần, năm 1976 ông được « đánh đổi » với lãnh đạo Cộng sản Chilê Luis Corvalan, sang Anh tị nạn và sống tại đây cho đến khi từ trần hôm 27/10/2019, thọ 76 tuổi. Trong thời hậu cộng sản, Vladimir Boukovski là một khắc tinh của tổng thống Putin.



(AFP) – Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) Mario Draghi chuyển giao quyền lực cho bà Christine Lagarde.
Lễ bàn giao diễn ra vào hôm nay 28/10/2019.Trong 8 năm điều hành BCE ông Mario Draghi đã phải giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu.



(AFP) – Người biểu tình Liban tiếp tục phong tỏa đường vào thủ đô Beyrouth.
Các sinh hoạt kinh tế bị tê liệt vào sáng ngày 28/10/2019. Phong trào phản kháng chống chính phủ tham ô và bất tài kéo dài từ hơn 10 ngày qua. Hôm 27/10/2019 người biểu tình Liban nối tay nhau thành một hàng rào dài 170 cây số từ nam chí bắc để thể hiện quyết tâm đòi thay đổi chế độ.



(AFP) – Colombia: Lần đầu tiên một phụ nữ được bầu làm đô trưởng Bogota.
Bà Claudia Lopez, 49 tuổi, thuộc cánh trung tả vào hôm qua 27/10/2019, đã được bầu làm thị trưởng thủ đô Colombia, một thành phố lớn gồm 7,2 triệu dân. Đây là lần đầu tiên một phụ nữ được bầu vào cương vị này, nhất là khi không hề che giấu xu hướng đồng tính của mình. Thế mạnh của bà Claudia Lopez chính là tính thanh liêm, được mọi người công nhận. Chiến thắng của bà Claudia Lopez đã mở ra một chương mới trên đất nước Nam Mỹ Colombia, nơi mà truyền thống là đất nước do nam giới, đồng thời là những người theo xu hướng tự do và bảo thủ, điều hành.

RFI - 28/10/2019


viethoaiphuong
#404 Posted : Wednesday, October 30, 2019 5:23:59 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Sadako Ogata, phụ nữ đầu tiên đứng đầu Cao Ủy Tị nạn, qua đời ở tuổi 92

VOA - 30/10/2019
Bà Sadako Ogata vừa qua đời ở tuổi 92. Bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất phục vụ trong cương vị Cao Ủy Trưởng tị nạn Liên Hiệp Quốc.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản cho hay bà Ogata trút hơi thở cuối cùng vào ngày 22/10 nhưng họ chỉ loan báo tin này hôm nay, thứ Ba 29/10. Họ không cho biết nguyên nhân về cái chết của bà.

Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói:

“Bà Ogata luôn luôn tỏ lòng thương xót đối với những người phải chịu đựng đau khổ.”

Nhiệm kỳ Trưởng Cao Ủy của bà trong những năm 1990 trùng hợp với các vụ diệt chủng ở Rwanda và các cuộc tranh chấp sắc tộc ở cựu Liên bang Nam Tư.

Phát biểu tại một cuộc họp báo hôm 29/10, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói:

“Bà Ogata luôn luôn đứng ở tuyến đầu trong các vấn đề nhân đạo như nghèo đói, người tị nạn và các cuộc tranh chấp, nơi mà bà chứng tỏ tài lãnh đạo ngoại hạng của bà.”

“Cách tư duy của bà, như phải bảo đảm an toàn cho con người và nhấn mạnh nhu cầu phải tới tận hiện trường làm việc, mãi cho tới bây giờ vẫn là nền tảng của các nỗ lực nhân đạo tại Nhật Bản cũng như ở nước ngoài”, ông Suga nói thêm:

“Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu xa nhất và gửi lời cầu nguyện cho linh hồn bà được yên nghỉ đời đời.”

Là chắt của Tsuyoshi Inukai, Thủ Tướng Nhật thời trước Thế Chiến thứ Hai, bà Ogata bảo vệ bằng Tiến sĩ về môn Khoa học Chính trị tại Đại học California ở Berkeley, và sau đó phục vụ trong vai trò đặc sứ của Nhật Bản đặc trách tái thiết Afghanistan.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào năm 2015, bà Ogata hối thúc Nhật Bản hãy chứng tỏ tài lãnh đạo trong các vấn đề liên quan tới người tị nạn. Bà kêu gọi chính phủ Nhật hãy mở cửa để đón nhận những người cần được giúp đỡ.

Nhật Bản, một đất nước nơi nhiều người tự hào về tính thuần nhất của nền văn hóa và nguồn gốc sắc tộc bản địa, chỉ nhận vỏn vẹn có 42 người tị nạn trong suốt năm ngoái, trong tổng số 10.000 hồ sơ xin tị nạn.

Trong một thông báo, đương kim Cao Ủy trưởng Tị nạn Filippo Grandi, ca tụng bà Ogata về những đóng góp to lớn của bà:

“Bà Ogata là một nhà lãnh đạo có viễn kiến, đã lèo lái Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc qua một trong những thập kỷ hệ trọng nhất trong lịch sử. Bà đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người tị nạn và những người khác mà cuộc đời đã bị tan nát vì chiến tranh, hay vì nạn thanh tẩy chủng tộc và nạn diệt chủng. Bà đã giúp định nghĩa lại hành động nhân đạo trong một bối cảnh địa chính trị có nhiều thay đổi lớn.”

(Theo Reuters)



viethoaiphuong
#405 Posted : Thursday, October 31, 2019 7:34:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)




(AFP) – Hỏa hoạn thiêu rụi lâu đài Shuri, tại Okinawa, miền nam Nhật Bản.
Hỏa hoạn nổ ra trong đêm 30/10/2019 tiêu hủy gần hết quần thể được UNESCO ghi nhận là di sản của thế giới. Kể từ thế kỷ 15 cho tới thế kỷ 19, nơi đây là trung tâm quyền lực, trụ sở ngoại giao và kinh đô văn hóa của triều đại Ryukyu, và hiện nay là kênh liên lạc và giao thương giữa Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Triều Tiên. Lâu đài Shuri đã nhiều lần bị phá hủy, gần đây nhất là trong Thế Chiến Thứ Hai, khi quân đội Mỹ dội bom.



lâu đài Shuri, tại Okinawa, miền nam Nhật Bản

Lâu đài Shuri, Okinawa, công trình được xếp hạng di sản thế giới của UNESCO, bị lửa thiêu rụi

Trong khi hỏa hoạn dữ dội những ngày qua tại California, Hoa Kỳ, gây nhiều thiệt hại vật chất, khiến nhiều người dân phải đi sơ tán, thì tại Nhật Bản, đêm 30 rạng sáng 31/10/2019, ngọn lửa cũng bùng lên thiêu rụi gần như hoàn toàn lâu đài Shuri, trên đảo Okinawa, biểu tượng của nền văn hóa Ryukyu cổ xưa.Xưa kia, Ryukyu là một vương quốc độc lập, rồi bị Nhật Bản sáp nhập, bị Mỹ dội bom tàn phá trong Đệ Nhị Thế Chiến. Vì thế, Ryukyu còn được coi là nạn nhân của cả Mỹ và Nhật.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles giới thiệu về lâu đài Shuri:

« Lâu đài Shuri là một pháo đài thực thụ với rất nhiều tòa nhà. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Shuri là trung tâm chính trị và văn hóa của vương triều độc lập Ryukyu, nơi ngã tư giao thương giữa các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Chính tòa, một cấu trúc cao tầng bằng gỗ sơn màu đỏ, đã bị lửa thiêu rụi. Thị trưởng Nara, thủ phủ của Okinawa, tuyên bố: “Biểu tượng của chúng tôi đã mất”.

Lâu đài Shuri là biểu tượng của một nền văn hóa pha trộn vùng cận nhiệt đới, rất đặc biệt. Vùng đất Shuri và tòa lâu đài trước kia là thủ phủ của vương quốc Ryukyu thịnh vượng. Ryukyu bị Nhật bản sáp nhập vào năm 1879. Chính những hòn đảo này là nơi đã diễn ra những trận chiến đẫm máu trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Lâu đài đã bị bom Mỹ phá hủy, rồi được xây dựng lại sau chiến tranh. Vì thế, lâu đài Shuri là biểu tượng cho một nền văn hóa từng là nạn nhân của cả Mỹ và Nhật Bản ».

Phát ngôn viên chính phủ Nhật, Yoshihide Suga, khẳng định chính phủ sẽ làm mọi việc cần thiết để phục dựng lâu đài Shuri.Nằm trong một khu rừng quốc gia, công trình đã đã được UNESCO xếp hạng di sản thế giới hồi năm 2000 nhằm tôn vinh 500 năm lịch sử của nền văn hóa đệ nhất vô nhị Ryukyu.


viethoaiphuong
#406 Posted : Friday, November 1, 2019 9:16:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Những vụ kết hôn dị chủng ở thành phố tàu ngầm nguyên tử Pháp

Trong những năm gần đây, tình báo Pháp đã phát hiện nhiều trường hợp gián điệp ở các tập đoàn lớn nhất của Pháp (CAC 40), và cả các công ty vừa và nhỏ, các start-up. Mặt khác, SGDSN ghi nhận số lượng kết hôn tăng rất cao giữa các quân nhân Pháp và phụ nữ Trung Quốc ở Brest. Thành phố có căn cứ tàu ngầm nguyên tử (SNLE) này dần dà trở thành nơi ưa thích của gián điệp người Hoa. Năm 2016, tập đoàn Weidong Cloud Education (Vĩ Đông Vân Giáo Dục), đứng hàng đầu về dạy học qua internet ở Trung Quốc, đã mua lại Demos, một trong các doanh nghiệp chủ chốt của Pháp trong việc đào tạo chuyên tu và luyện thi vào các trường quân sự.

Các cơ quan tình báo Pháp tỏ ra cảnh giác, nhờ đó Nhà nước đã ngăn một chi nhánh Trung Quốc góp vốn vào Alcatel Submarine Networks (ASN), công ty chiến lược chuyên sản xuất cáp ngầm dưới đáy biển dùng làm đường truyền internet. Tuy nhiên thường là những tính toán chính trị chiến thắng, các nhà lãnh đạo lo ngại bị trả đũa về kinh tế và ngoại giao. Nghị định Montebourg năm 2014 về các dự án đầu tư nhạy cảm chưa bao giờ được áp dụng.



Tang lễ : Hỏa táng, địa táng hay nghĩa trang rừng ?

Nhân ngày lễ Các Thánh, các báo Pháp có những bài viết xung quanh chủ đề cái chết và tang lễ.

Hiện nay nhiều người Pháp bắt đầu có xu hướng chọn hỏa táng thay vì chôn cất. Bên cạnh đó còn chớm nở khuynh hướng chọn các nghĩa trang thiên nhiên. Quan tài, vật liệu khâm liệm không được sử dụng những loại không tiêu hủy được, bia mộ bằng đá vôi chứ không phải granit hay bê-tông, và người quá cố được tưởng niệm bằng cách trồng cây.

Tại Đức, ngày càng có nhiều « nghĩa trang rừng » : không quan tài, chỉ được chôn những hũ tro cốt dưới một gốc cây trong rừng, với cái giá rất phải chăng là 500 euro (cho cá nhân), 2.500 euro (cho gia đình) so với cách mai táng thông thường phải từ 5.000 đến 8.000 euro. Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại nguy cơ kim loại nặng trong tro cốt sẽ làm hại cho rừng.

Tính cách cá nhân ngày càng đậm nét. Một công ty mai táng cho biết đã từng tổ chức tang lễ trong hầm rượu, quan tài được khắc những chùm nho cho người quá cố là nhà sản xuất rượu vang. Một đám tang khác ở Berry dùng xe ngựa kéo, đám khác lại chuộng…xe bò. Tại các thành phố cảng, linh cữu thường có các tay nắm bằng dây thừng để tưởng nhớ người thủy thủ đã từ giã cõi đời.

Với gần 600.000 người qua đời tại Pháp mỗi năm, thị trường của ngành mai táng lên đến 2,5 tỉ euro. Riêng Giáo hội Công giáo từ năm 2003 đã lập ra dịch vụ tang lễ tại 10 thành phố với mục đích phục vụ cho niềm tin tôn giáo chứ không nhằm cạnh tranh.

RFI - 01/11/2019




viethoaiphuong
#407 Posted : Wednesday, November 6, 2019 10:24:20 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mỹ chính thức từ bỏ Hiệp định Khí hậu : Nỗ lực quốc tế có nguy cơ đổ vỡ ?

Trọng Thành - RFI -ngày 06-11-2019
Ngày 04/11/2019, chính quyền Trump chính thức thông báo rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris. Việc quốc gia phát thải thứ hai thế giới rút khỏi Hiệp định hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính gây rất nhiều lo ngại.

Bởi việc Trái đất bị hâm nóng nhanh chóng được coi là hiểm họa hàng đầu với hành tinh, và Washington đưa ra quyết định đúng vào lúc mà các cam kết của cộng đồng quốc tế hiện tại dưới xa so với mức đòi hỏi của Hiệp định. Việc Hoa Kỳ rũ áo ra đi liệu có hủy hoại các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế ?

Trước hết cần nhấn mạnh là quyết định của tổng thống Mỹ rút khỏi Hiệp định Khí hậu gửi đến Liên Hiệp Quốc ngay lập tức làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Bắc Kinh và Matxcơva dành những lời lẽ nặng nề để lên án Hoa Kỳ. Người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ trích đích danh nước Mỹ gây ảnh hưởng ‘‘tiêu cực''. Người phát ngôn điện Kremlin gọi đây là xâm phạm ''nghiêm trọng nhất'' đối với Hiệp định Paris. Tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới WWF nhận định đây là một tín hiệu xấu, gửi đến các nước khác, bởi cường quốc kinh tế số một thế giới đã coi nhẹ cuộc khủng hoảng Khí hậu.

Về phần mình, các nước châu Âu tỏ ra điềm tĩnh hơn. Bộ trưởng Môi Trường Đức thừa nhận việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định là ''điều đáng tiếc'', nhưng may mắn thay đây chỉ là một hành động ''đơn lẻ''. Tổng thống Pháp, trong chuyến công du Trung Quốc, cũng nêu ra nhận định tương tự. Hiệu ứng lây lan, từng gây lo ngại lớn, đã không xảy ra.

Cho đến nay, Hoa Kỳ đã không lập được một mặt trận chống Hiệp định Paris. Hiện tại các quốc gia có lập trường gần gũi với ông Donald Trump, như Brazil hay Úc, không đứng về phía Mỹ. Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất quyết định rút khỏi thỏa thuận quốc tế, được 197 nước ký kết. Các quốc gia phát thải lớn, như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nam Phi đều khẳng định tiếp tục tuân thủ Hiệp định. Nga cũng vừa chính thức phê chuẩn Hiệp định hồi tháng 9/2019.

Trên thực tế, quyết định rút khỏi Hiệp định Paris chỉ chính thức có hiệu lực trong đúng một năm tới, tức là vào ngày 04/11/2020, đúng ngày hôm sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Chính tân tổng thống Mỹ mới là người quyết định Hoa Kỳ có ở lại với Hiệp định Paris hay không. Chỉ cần tân tổng thống gửi một công văn chính thức đến Liên Hiệp Quốc, yêu cầu trở lại với Hiệp định Paris, thì chỉ 30 ngày sau, quyết định sẽ có hiệu lực.

Quyết định rút khỏi Hiệp định Paris của tổng thống Donald Trump gây phân hóa sâu sắc tại Mỹ. Theo một số ước tính, nhiều tiểu bang, thành phố và doanh nghiệp, chiếm hơn một nửa trọng lượng nền kinh tế Mỹ, cũng như dân số Liên bang, khẳng định tiếp tục tuân thủ các cam kết trong Hiệp định Paris, ngược lại với chính quyền trung ương. Tất cả các ứng cử viên tổng thống chủ chốt của đảng Dân Chủ trong cuộc tranh cử sơ bộ đều tuyên bố sẽ đưa nước Mỹ trở lại với Hiệp định Khí hậu, nếu giành thắng lợi, ngay sau khi nhậm chức vào tháng Giêng 2021. Điều đó có nghĩa là, Hoa Kỳ có nhiều khả năng trở lại với Hiệp định Paris ngay từ ngày 21/02/2021.

Theo một số nhà quan sát, Thượng đỉnh Khí hậu lần thứ 26, tại Anh, được tổ chức ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới, sẽ là ''một trắc nghiệm thực sự'' đối với ''tính vững chắc'' của Hiệp định Paris. Bởi đây là thời điểm mà các quốc gia dự kiến xem xét lại mức cam kết cắt giảm khí thải, nhằm giảm mạnh mức phát thải, để hướng tới mức ''trung hòa khí thải'' vào năm 2050. Con đường duy nhất để giới hạn nhiệt độ không tăng quá 1,5°C, so với thời tiền công nghiệp, mức tăng nhiệt độ với các hệ quả môi trường được coi là nằm trong tầm kiểm soát của con người, theo giới khoa học.

Trong hiện tại, nước Mỹ vẫn nằm trong Hiệp định Khí hậu. Một phái đoàn Mỹ sẽ tham gia Thượng đỉnh Khí hậu lần thứ 25, tổ chức tại Tây Ban Nha, đầu tháng 12 tới, theo quy chế trong Hiệp định, cũng như phía Mỹ từng tham gia tất cả các hội nghị quốc tế về Khí hậu, kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.

Trả lời báo Pháp 20 Minutes, luật gia Sébastian Duyck, Trung tâm Luật Môi trường Quốc tế (CIEL), lưu ý là từ đây đến khi quyết định rút khỏi Hiệp định chính thức có hiệu lực, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục có tiếng nói trực tiếp trong các thương lượng về Khí hậu của cộng đồng quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa là tiếng nói tiêu cực của nước Mỹ có nguy cơ phân hóa mạnh mẽ cộng đồng quốc tế. Và đây chính là điều không thể coi nhẹ. Đe dọa với cộng đồng quốc tế sẽ càng trở nên lớn hơn gấp bội, nếu ông Donald Trump tái đắc cử, với kết quả là nước Mỹ sẽ ở ngoài Hiệp định Khí hậu trong ít nhất là bốn năm.





Pháp - Trung ra tuyên bố chung kêu gọi bảo vệ Hiệp định Khí hậu

Trọng Thành - RFI - ngày 06-11-2019
Hai ngày sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp định Khí hậu, tổng thống Pháp và chủ tịch Trung Quốc ra tuyên bố chung tái khẳng định ''kiên quyết ủng hộ'' Hiệp định Paris 2015. ''Lời kêu gọi Bắc Kinh'' được đưa ra hôm nay, 06/11/2019, trong ngày cuối cùng chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Emmanuel Macron.

Tuyên bố Pháp – Trung nhấn mạnh Paris và Bắc Kinh coi tiến trình thực thi Hiệp định Khí hậu là ''không thể đảo ngược'' và là ''kim chỉ nam'' cho các hành động mạnh mẽ vì khí hậu. Trong bản tuyên bố mang tên gọi chính thức ''Kêu gọi Bắc Kinh về bảo tồn sinh học và biến đổi khí hậu'', nguyên thủ hai nước khẳng định kiên quyết hành động nhằm cải thiện các hợp tác quốc tế về Khí hậu ''để bảo đảm việc thực thi hiệu quả và triệt để Hiệp định Paris''.

Tuyên bố Pháp – Trung thể hiện sự bất bình đối với quyết định chính thức rút khỏi thỏa thuận khí hậu của chính quyền Donald Trump. Theo AFP, trong cuộc họp báo chung với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Pháp đã phê phán một số quốc gia từ bỏ Hiệp định Khí hậu, tuy không nêu đích danh Hoa Kỳ. Nguyên thủ Pháp cũng lưu ý là một sự lựa chọn ''mang tính đơn lẻ'' như vậy không đủ để làm thay đổi đà đi tới của cộng đồng quốc tế, và chỉ khiến cho các quốc gia liên quan bị cô lập.

Cũng trong chuyến công du của tổng thống Macron, theo thông tin chính thức từ Bắc Kinh, Pháp và Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng, với tổng trị giá hơn 15 tỉ đô la, trong các lĩnh vực năng lượng – môi trường, công nghiệp thực phẩm, công nghệ hàng không – không gian và thương mại. Hiện tại phía Pháp chưa xác nhận con số nói trên.

Về hợp tác kinh tế Pháp – Trung, giới quan sát đặc biệt chú ý đến việc Paris và Bắc Kinh hôm nay cam kết ký kết, trước cuối tháng Giêng 2020, thỏa thuận chung cuộc về việc xây dựng một nhà máy xử lý rác thải hạt nhân, với tổng trị giá hơn 20 tỉ euro, mà hai bên thương lượng từ 10 năm nay. Một khi hoàn tất, nhà máy đầu tiên loại này tại Trung Quốc – do tập đoàn Pháp Orano thực hiện - cho phép xử lý hàng năm 800 tấn nhiên liệu hạt nhân, đã qua sử dụng. Quá trình xây dựng dự kiến kéo dài 10 năm.

Cũng trong cuộc họp báo nói trên, tổng thống Pháp hoan nghênh việc Trung Quốc lần đầu tiên trở lại mua trái phiếu bằng đồng euro phát hành tại Pháp, kể từ năm 2004. Theo Tân Hoa Xã, tổng trị giá trái phiếu mua vào là 4 tỉ euro.

Bên lề chuyến công du của tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc hôm nay chính thức ký kết một thỏa thuận ''lịch sử'', nhằm bảo hộ 100 chứng chỉ ''chỉ dẫn địa lý'' của châu Âu (IGP), bao gồm hàng loạt các đặc sản địa phương châu Âu : từ rượu sâm banh Pháp đến pho mát feta Hy Lạp hay giăm bông Ý prosciutto … Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, Phil Hogan, thành viên phái đoàn của tổng thống Pháp, nhấn mạnh là việc bảo hộ các chứng chỉ địa lý nói trên cho phép người Trung Quốc mua được các sản phẩm tin cậy, có chất lượng cao, và các nhà nông châu Âu được thù lao xứng đáng.





Hơn 11.000 nhà khoa học chính thức tuyên bố ‘tình trạng khẩn cấp về khí hậu’
VOA - 06/11/2019

Hơn 11.000 nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới hôm 5/11 đã đưa ra một cảnh báo về “những đau khổ không kể xiết” do biến đổi khí hậu gây ra nếu nhân loại không thay đổi cách sống. Nhóm này nói rằng với tư cách là các nhà khoa học, họ có “nghĩa vụ đạo đức phải cảnh báo như thế”, theo CNN.

Trong cuộc nghiên cứu, được công bố trên tạp chí BioScience hôm 5/11, các nhà khoa học tuyên bố: “Một điều hiển nhiên và dễ nhận thấy là hành tinh Trái đất đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, đe dọa mọi bộ phận trong hệ sinh thái của chúng ta, theo đài CBS News.

Ông Bill Ripple, giáo sư sinh thái học thuộc Đại học bang Oregon và là đồng tác giả của bài báo khoa học nói: “Chúng tôi đã cùng nhau tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu vì biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn và tăng tốc nhanh hơn so với dự báo của các nhà khoa học trước đây”.

Bà Phoebe Barnard, một trong những tác giả chính của báo cáo và là giám đốc khoa học và chính sách thuộc Viện Sinh học Bảo tồn, một nhóm khoa học phi lợi nhuận, nói với CNN rằng báo cáo cho thấy rõ ràng rằng “không còn không gian xoay sở” cho các nhà hoạch định chính sách.

Đây là một báo cáo tập hợp các nghiên cứu về khí hậu trong suốt bốn thập kỷ qua, đồng thời nêu lên các xu hướng đáng lo ngại về tăng trưởng dân số, sản xuất thịt, đi lại bằng đường hàng không, mất rừng, khí nhà kính (GHG) và tiêu thụ năng lượng.

viethoaiphuong
#408 Posted : Thursday, November 7, 2019 6:18:17 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Las Vegas cấm ngủ ngoài đường, bị lên án là ‘chống người nghèo’

VOA - 07/11/2019

Hội đồng thành phố Las Vegas vào tối hôm 6/11 thông qua sắc lệnh hình sự hóa việc dựng lều trại hoặc ngủ trên đường phố ở khu trung tâm khi các nhà tạm trú có thể cung cấp giường.

Sắc lệnh được thông qua với tỉ lệ phiếu là 5-2, trong bối cảnh các cuộc biểu tình diễn ra trong và xung quanh tòa thị chính.

Những người biểu tình tràn vào các phòng của Hội đồng thành phố Las Vegas với các biểu ngữ như "Nghèo không phải là một tội" và "Hãy ăn của người giàu", trong khi nhiều người hô các khẩu hiệu phản đối các thành viên hội đồng và Thị trưởng Carolyn Goodman, người bảo trợ cho dự luật.

Nhưng tất cả những điều đó không làm hội đồng dao động. Sắc lệnh mới sẽ được áp dụng cho khu trung tâm thành phố.

“Sắc lệnh này còn chưa ổn nhưng đó là một sự khởi đầu”, bà Goodman phát biểu, và lưu ý rằng nền kinh tế Las Vegas dựa vào hình ảnh là một địa điểm thu hút khách du lịch quốc tế. “Chúng ta đã đối thoại về chuyện này trong 20 năm và chúng ta phải có kết quả”, bà nói.

Sắc lệnh này cho thấy một bước đi nữa trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của thành phố nhằm quét sạch những người vô gia cư khỏi đường phố ở khu trung tâm - một chiến dịch bao gồm một số chiến thuật khắc nghiệt nhất ở Mỹ.

Hội đồng đã hình sự hóa việc phát thực phẩm cho người dân ở các khu vực công cộng, đóng cửa các công viên và cấm ngủ trong khoảng cách 15 m tính từ hàng rào - biện pháp này bị xem lài sai lầm và đã bị bãi bỏ.

Cựu thị trưởng, ông Oscar Goodman, một luật sư hay bào chữa cho những tay tội phạm cộm cán, là chồng bà Carolyn Goodman, thậm chí từng đề xuất đưa người vô gia cư đến một nhà tù bỏ hoang cách đó 50 km.

Hôm 6/11, người dân Las Vegas và những người vô gia cư phải vật lộn để sống sót trên đường phố đã lên tiếng phản đối sắc lệnh khi nó còn ở dạng dự thảo.

Sắc lệnh này "hoàn toàn là một lớp ngụy trang để người ta không làm gì cả”, Gerald Gillock, một luật sư ở Las Vegas nói. Văn phòng của ông ở trên một con phố nơi ông gặp người vô gia cư trên đường phố hàng ngày. “Sắc lệnh chẳng yêu cầu thành phố phải làm một việc nào cả", ông nói.

(USA Today, FOX 5 Vegas)



Nghị Viện Anh lo ngại việc Trung Quốc lũng đoạn các trường đại học

Thụy My - RFI - ngày 07-11-2019
Một báo cáo của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Anh công bố hôm 06/11/2019 bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc can thiệp vào hoạt động của các trường đại học Anh Quốc, dẫn ra những « bằng chứng đáng báo động ».

Trong số những chứng cứ thu thập được, có việc đại sứ quán Trung Quốc làm áp lực đối với hiệu phó một trường đại học để ngăn cản các thành viên trong trường phê phán Bắc Kinh về chính trị.

Báo cáo cũng nêu ra trường hợp những viên chức thuộc Viện Khổng Tử tịch thu các tài liệu có nhắc đến Đài Loan – mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai – trong một hội nghị của giới đại học.

Theo cơ quan tư vấn chuyên về vấn đề an ninh RUSI, hiệp hội sinh viên và học giả người Trung Quốc (CSSA), được Bắc Kinh ủng hộ và tài trợ một phần, giám sát các sinh viên người Hoa và ngăn trở thảo luận về những chủ đề nhạy cảm đối với Trung Quốc như Đài Loan, Tây Tạng, cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Một phụ nữ người Duy Ngô Nhĩ tích cực hoạt động chính trị tại Anh nói với Nghị Viện là bà bị chính quyền Bắc Kinh theo dõi, và gia đình ở Hoa lục bị sách nhiễu.

Hiện có trên 100.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Anh, học phí của họ góp phần đáng kể vào ngân sách các trường đại học. Tuy nhiên báo cáo của Ủy Ban Đối Ngoại cảnh báo, trường đại học được khuyến khích lập các quan hệ đối tác với nước ngoài, nhưng cần phải cân nhắc những rủi ro về tự do giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường.

Các tác giả bản báo cáo cho rằng bộ Ngoại Giao Anh chưa xử lý đúng đắn vấn đề, đề nghị nên cùng với các trường đại học vạch ra một chiến lược để đối phó.

viethoaiphuong
#409 Posted : Friday, November 8, 2019 2:05:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris ‘sẽ không ảnh hưởng gì’

Ngọc Lễ - VOA - 08/11/2019
Việc Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu ‘sẽ không ảnh hưởng nhiều’ đến nỗ lực chung của nhân loại vì nước này ‘có cơ chế tự kiểm soát’, một nhà nghiên cứu về môi trường nói với VOA.

Hôm 4/11, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo đã đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc xin rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu mà chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama đã ký kết vào năm 2016, khởi động quy trình rút ra kéo dài đúng một năm.

Mỹ tự kiểm soát?

Trao đổi với VOA về liệu việc rút lui của Mỹ có ảnh hưởng đến nỗ lực chung của nhân loại trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu hay không, Tiến sỹ Mai Thanh Truyết, nhà nghiên cứu môi trường ở Houston, bang Texas, Mỹ, nhận định là ‘không ảnh hưởng gì cả’.

Theo cam kết của Mỹ với Hiệp định Paris dưới thời Tổng thống Barack Obama thì nước này đặt mục tiêu giảm 26 - 28% lượng phát thải vào năm 2025 so với mức 2005.

“Dù có hay không sự ký kết của Mỹ thì EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) vẫn kiểm soát rất kỹ lưỡng những biện pháp hạn chế phát thải carbon của các nhà sản xuất Mỹ,” ông Truyết phân tích.

“Theo luật bảo vệ môi trường trong sản xuất của EPA thì các nhà máy khi sản xuất ra 1 đô la thành phẩm thì phải chi thêm 50 cent để giải quyết phế thải rắn, lỏng và khí. Do đó giá thành thật sự của sản phẩm Mỹ đội lên thành 1,5 đô la trong khi các nước khác không có tiêu chuẩn đó,” ông giải thích.

Ông cũng lưu ý là mặc dù Mỹ chỉ xếp sau Trung Quốc về lượng phát thải nhưng ‘tỷ lệ bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm’ thì ‘thấp hơn nhiều so với Trung Quốc’. Ông đưa ra số liệu trong năm 2014 cho thấy Mỹ phát thải 7 tỷ tấn CO2 và sản xuất 22% sản phẩm của thế giới trong khi Trung Quốc phát thải 10 tỷ tấn nhưng chỉ sản xuất 19% sản phẩm của thế giới.

Về câu hỏi của VOA liệu các động thái của Tổng thống Trump nới lỏng các quy định chặt chẽ về môi trường từ thời Tổng thống Obama hay khuyến khích khai thác nhiên liệu hóa thạch và cho phép các nhà máy nhiệt điện than đá hoạt động có phải là đi ngược lại các nỗ lực bảo vệ môi trường hay không, ông Truyết cho rằng không có gì đáng lo bởi vì ‘phương pháp sản xuất của Mỹ giảm thiểu 90% lượng phát thải’ so với công nghệ dùng ở các nước đang phát triển.

Bị cô lập?

Về quyết định của Tổng thống Trump rút ra khỏi Thỏa thuận Paris, ông Truyết cho rằng ông ‘một nửa ủng hộ, một nửa không ủng hộ’.

“Trong điều kiện chính trị hôm nay thì đó là quyết định đúng đắn, nhưng trên phương diện kinh tế và địa chính trị với sự lãnh đạo của Mỹ trên toàn cầu thì nó sẽ có ảnh hưởng tiêu cực,” ông giải thích.

Hiệp định Paris cho đến nay đã được 197 quốc gia ký kết và 185 nước phê chuẩn. Với việc rút ra này thì Mỹ, vốn là quốc gia phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính nhiều thứ hai trên thế giới, là nước duy nhất trên thế giới đứng ngoài thỏa thuận.

Nhiều nhà phân tích cho rằng quyết định này của ông Trump khiến Mỹ bị cô lập với phần còn lại của thế giới, làm ảnh hưởng đến uy tín của Mỹ và làm suy yếu vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước này, nhất là trên hồ sơ biến đổi khí hậu trong lúc Trung Quốc đang vươn lên nắm lấy vai trò lãnh đạo này.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 6/11 ở Bắc Kinh đã cùng tuyên bố rằng Thỏa thuận Paris là ‘không thể đảo ngược’ trong một hành động thể hiện mặt trận thống nhất trước sự thoái lui của Washington, theo hãng tin AFP.

Trong một tuyên bố chung bằng văn bản, hai ông Tập và Macron tái khẳng định ‘sự ủng hộ kiên định đối với thỏa thuận Paris’.

Tại buổi tiếp của ông Tập ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, mặc dù không trực tiếp nêu tên Mỹ, ông Macron nói ông ‘lên án lựa chọn của những nước khác’ và rằng ‘ông xem đó là lựa chọn bên lề’.

Với sự ủng hộ của Liên minh châu Âu, Nga và Trung Quốc thì ‘quyết định đơn lẻ, cô lập của nước này hay nước khác là không đủ để thay đổi hướng đi của thế giới mà nó chỉ khiến nước đó bị gạt ra bên lề’, ông Macron được dẫn lời nói.

Về phần mình, ông Tập kêu gọi cộng đồng quốc tế ‘cùng chung tay bảo vệ hành tinh của chúng ta’ và rằng ‘chúng tôi chống lại nỗ lực đặt lợi ích riêng của quốc gia lên quyền lợi chung của nhân loại’. Mặc dù không nêu đích danh Mỹ nhưng rõ ràng đây là lời chỉ trích nhắm vào chính sách ‘Nước Mỹ Trên hết’ của Tổng thống Donald Trump.

Trong một văn bản có tựa đề ‘Lời kêu gọi của Bắc Kinh về Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Biến đổi Khí hậu’, hai nhà lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm tăng cường hợp tác quốc tế để ‘đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận Paris’.

Các cường quốc khác trên thế giới cũng bày tỏ lấy làm tiếc và quan ngại sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định đệ đơn xin rút khỏi Thỏa thuận Paris mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng về những chuyển biến cực đoan của khí hậu.

Mặc dù không còn sự lãnh đạo của Mỹ, các nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ đưa ra những bước đi kế tiếp để giảm phát thải carbon nhiều hơn nữa tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu sắp diễn ra ở Madrid, Tây Ban Nha, vào tháng tới, theo Washington Post.

“Nếu chúng ta muốn tuân thủ Hiệp định Paris thì vào năm tới chúng ta cần phải tăng cường cam kết giảm phát thải và chúng ta cần phải đưa ra các cam kết mới cho các thời hạn 2030 và 2050,” Tổng thống Macron phát biểu ở Trung Quốc.

Hy vọng vào Trung Quốc?

Với việc rút ra của Mỹ thì nỗ lực của Trung Quốc, với tư cách là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, trở thành then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của thế giới.

Trong Thỏa thuận Paris, Trung Quốc đưa ra cam kết vô điều kiện là sẽ ‘giảm 60-65% phát thải carbon trên mỗi đơn vị GDP đến năm 2030 so với mức 2005’. Đây được gọi là mục tiêu cường độ phát thải carbon, khác với mục tiêu cắt giảm 26-28% tổng lượng carbon của Mỹ.

Trong một phúc trình có tên là ‘Sự thật Đằng sau những Cam kết về Khí hậu’ của các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới vừa được công bố về mức độ thực hiện cam kết của các nước trong Thỏa thuận Paris, thì Trung Quốc được đánh giá là ‘có khả năng thực hiện đúng những gì đã cam kết’ do nước này đã giảm cường độ phát thải carbon kể từ năm 2005.

Mặc dù trong cam kết của mình, Trung Quốc cho rằng lượng phát thải carbon của họ ‘sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030 và sau đó sẽ đi xuống’ nhưng phúc trình này nhận định nước này sẽ ‘tiếp tục tăng phát thải carbon trong ít nhất thêm một thập niên nữa’ dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế dự đoán của nước này.

Do đó, phúc trình kết luận rằng cam kết của Trung Quốc là ‘không đủ’ để góp phần vào mục tiêu giảm 50% lượng phát thải trên toàn cầu vào năm 2030.

‘Tiền lệ xấu’

Theo tờ Washington Post thì việc ông Trump bác bỏ sự đồng thuận toàn cầu về khí hậu ‘đã dọn đường cho các lãnh đạo hoài nghi khác cũng theo chủ nghĩa dân tộc làm theo’. Tờ báo này chỉ ra trường hợp Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro vốn bổ nhiệm những người hoài nghi về khí hậu vào những vị trí chủ chốt trong nội các của ông và ‘việc chính phủ này có tìm cách đạt được những cam kết phát thải đầy tham vọng mà những người tiền nhiệm đưa ra hay không là điều đáng nghi ngờ’.

“Khi nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nước phát thải chủ chốt nói rằng chúng tôi không quan tâm đến biến đổi khí hậu thì đó là tín hiệu cho các nước khác không cần phải làm gì nhiều,” bà Helen Clark, cựu thủ tướng New Zealand, được Washington Post dẫn lời nói bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9. Bà Clark cũng ca ngợi nỗ lực của các thống đốc và thị trưởng ở Mỹ đã tìm cách ‘lách khỏi’ sự cứng nhắc của chính quyền Trump và thực thi những cải cách về khí hậu trong phạm vi quyền hạn của họ.

Hồi tháng 9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antoniao Guterres đã nói rằng ‘phí tổn lớn nhất là trợ cấp cho ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch đang chết’ và ‘xây dựng thêm nhiều nhà máy nhiệt điện than nữa và phủ nhận một điều rõ ràng như ban ngày rằng chúng ta đang trong hố sâu khí hậu’ và để thoát ra hố sâu đó, theo ông, ‘trước hết là phải ngưng khai mỏ’.

Những người chỉ trích ông Trump ở Mỹ nói rằng bên cạnh việc ông phủ nhận khoa học một cách nguy hiểm, ông còn quay lưng với cơ hội làm cho Mỹ trở thành nước đi đầu về năng lượng gió, mặt trời và các dạng năng lượng tái sinh khác.

“Bằng cách dựng lên các rào cản cho việc chuyển đổi cần thiết sang nền kinh tế ít carbon, ông Trump đang làm cho các doanh nghiệp Mỹ trở nên ít cạnh tranh hơn và để các cơ hội kinh tế và công việc mới rơi vào tay các nước khác,” cựu Ngoại trưởng John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel viết trong một lá thư chung được Washington Post dẫn lời.

viethoaiphuong
#410 Posted : Tuesday, November 12, 2019 10:06:38 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


(AFP) 12/11/2019 – Tập đoàn Alibaba (Trung cộng) đạt kỷ lục doanh thu trong ngày Hội độc thân 11/11/2019.
Alibaba đạt doanh thu gần 35 tỉ euro trong 1 ngày, tăng 26% do với Ngày hội độc thân năm 2018.
Khoảng 500 triệu cư dân mạng truy cập vào trang bán hàng của Alibaba trong ngày này để mua hàng giảm giá, nhiều hơn 100 triệu so với năm ngoái.
Hàng điện tử, quần áo và mỹ phẩm là bán chạy nhất.
Chỉ trong 68 giây đầu tiên trong ngày, Alibaba đã thu được 1 tỉ đô la gồm tiền hàng và phí vận chuyển.
viethoaiphuong
#411 Posted : Wednesday, November 20, 2019 7:25:48 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thùy Dương - RFI - Thứ Tư, ngày 20 tháng 11 năm 2019

Hàng giả, hàng nhái : Sản phẩm của Pháp là « nạn nhân » thứ hai sau hàng Mỹ


Tháng 05/2015, tập đoàn Kering của Pháp kiện Alibaba lên toà án liên bang Manhattan (Mỹ) vì tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng giả.Reuters

Hàng giả, hàng nhái chiếm 3,3% trao đổi thương mại toàn cầu và ngày càng tăng mạnh, chủ yếu do sự phát triển của phương thức mua bán trên mạng, vận chuyển hàng qua đường bưu điện đã khiến công tác kiểm tra hải quan trở nên phức tạp.

Theo số liệu chính thức trong báo cáo hồi tháng 03/2019 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE) và Liên Hiệp Châu Âu, thị trường hàng nhái, hàng giả có tổng doanh thu lên đến 509 tỉ đô la/năm.

Hàng hóa sản xuất tại Pháp là loại sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau hàng Mỹ, từ dược phẩm, quần áo, đến đồ chơi, thuốc lá … Theo Cơ quan châu Âu về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái gây thiệt hại 7 tỉ euro doanh thu cho nước Pháp, làm người Pháp mất 22.000 việc làm. Nổi tiếng về các ngành công nghiệp hàng xa xỉ, thời trang và phụ kiện, đồ trang sức, dược phẩm và thực phẩm, nước Pháp đã trở thành nạn nhân của nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái trên toàn cầu. Cứ 10 món hàng giả, hàng nhái bị thu giữ trên thế giới thì có 2 sản phẩm là nhái hàng Pháp.

Trong khi đó, ngay tại nước Pháp, trong năm 2018, gần 5,4 triệu món hàng nhái, hàng giả bày bán trên đường phố, trong chợ đã bị thanh tra thị trường Pháp tịch thu. Một trong những vụ gây tiếng vang nhất ở Pháp là trong một khu chợ nhỏ của chợ đồ cổ, đồ cũ Saint Ouen ngoại ô Paris hồi tháng 12/2018 : Thanh tra thị trường đã tịch thu gần 10.000 món hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng với tổng giá trị 2,6 triệu euro. Một con số cao kỷ lục, trong đó có 1.225 chiếc áo khoác dán nhãn Canada Goose, 8524 sản phẩm dán mác Lacoste, 877 đôi giày và quần áo hiệu Nike …

Trước đó một năm, cũng tại chợ Saint Ouen, vốn được mệnh danh là « thánh địa hàng nhái, hàng giả » tại Paris, hồi tháng 11/2017, 838 món hàng giả các thương hiệu cao cấp như túi Louis Vuitton, đồng hồ Kenzo, áo Givenchy, quần áo Lacoste đã bị tịch thu và tiêu hủy.

Hệ quả với doanh nghiệp và người tiêu dùng

Đâu là những hệ quả đối với doanh nghiệp có hàng bị làm giả, làm nhái? Trong một phóng sự phát trên đài France 24 ngày 25/10/2019, bà Delphine Sarfati-Sobreira - tổng giám đốc UniFab, hiệp hội các nhà sản xuất, chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giả, cho biết : « Hệ quả đương nhiên là có rất nhiều. Trước tiên là các hệ quả về kinh tế, và sau đó đương nhiên là hình ảnh của các doanh nghiệp trở nên xấu đi. Khi quý vị mua thuốc aspirine, nếu quý vị biết rằng thuốc của một hãng nào đó bị làm giả, thì đương nhiên là quý vị sẽ tìm mua thuốc của hãng khác mà quý vị biết là thuốc không có nguy cơ bị làm giả ».

Còn đối với người tiêu dùng, hàng giả, hàng nhái có hại thế nào ?BàDelphine Sarfati-Sobreira giải thích tiếp : « Đối với hàng giả, hàng nhái, các thí nghiệm không được tiến hành, tức là hàng không được kiểm định chất lượng. Đương nhiên là có nguy cơ về vệ sinh y tế. Và tùy theo mặt hàng, có thể có nguy cơ dị ứng trên da. Chẳng hạn đối với phấn mắt, kem chống nắng. Có những loại hàng giả, hàng nhái có thể là cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn, chẳng hạn phụ tùng xe hơi, thiết bị trên máy bay. Có thể có những mối nguy rất lớn, gây hậu quả nặng nề vì những sản phẩm này không được kiểm tra chất lượng ».

Vậy thế nào là hàng giả, hàng nhái ? Tổng giám đốc UniFab, hiệp hội các nhà sản xuất, chuyên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng nhái, hàng giảkhái quát : « Rất đơn giản. Ngay khi sản phẩm có chi tiết khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, ngay khi sản phẩm khiến người tiêu dùng nhầm sang một sản phẩm khác thì đó chính là hàng giả, hàng nhái ».

Nhìn lại lịch sử, về câu hỏi hàng nhái xuất hiện lần đầu tiên khi nào, tổng giám đốc hiệp hội UniFab cho biết : « Ồ, các sản phẩm làm nhái đầu tiên có từ thời Cổ đại. Đó là những nắp bình, nắp vò của La Mã. Vào thời đó, chúng được làm nhái để mọi người tin rằng loại dầu hay rượu đựng trong bình có xuất xứ từ vùng đó, trong khi trên thực tế là chúng được sản xuất tại một nơi khác. Những nắp bình, nút chai này được nhà thám hiểm dưới đáy đại dương, thuyền trưởng Cousteau tìm thấy gần Arles, cách nay vài chục năm ».

Internet - kênh mới phân phối hàng nhái, hàng giả

Tại sân bay Charles de Gaulle, hải quan đã thu giữ và tiêu hủy 1 triệu 130 ngàn bưu kiện hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, trong một phóng sự phát trên đài France 24 ngày 25/10/2019, một nhân viên hải quan nhấn mạnh con số trên mới chỉ mà một phần nhỏ, bởi vì Hải Quan chỉ kiểm tra được một số lượng rất nhỏ các bưu kiện chuyển đến từ nước ngoài, đa phần là từ Trung Quốc. Và thường thì đây là hàng người tiêu dùng mua sắm trên các trang mạng internet.

Theo một khảo sát Viện Ifop thực hiện cho hiệp hội UniFab, 37% số người được hỏi cho biết họ đã mua phải hàng giả mà không hề biết, chủ yếu là thanh niên vì đa phần họ có xu hướng mua hàng trên mạng internet. Theo các chuyên gia, internet, với sự bùng nổ của phương thức thương mại điện tử, đã trở thành một kênh mới chuyên phân phối hàng nhái, hàng giả. Báo Le Figaro cho biết 50% số vụ mua bán trái phép diễn ra trên internet. Tại Pháp, 30% hàng giả, hàng nhái xuất phát từ phương thương mại điện tử.

Cơ quan châu Âu về quyền sở hữu trí tuệ cho biết hàng giả, hàng nhái chủ yếu được xuất từ châu Á, nhất là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, rồi được vận chuyển bằng tàu biển đến cửa ngõ châu Âu. Khi đó, hàng được đóng thành từng bưu kiện tại các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Albanie, Ukraina hoặc Maroc, rồi được gửi qua đường bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh tới khách hàng ở các nước khác nhau. Do số lượng bưu kiện quá lớn, lực lượng hải quan lại có hạn nên rất nhiều hàng giả, hàng nhái qua được cửa ải kiểm tra trót lọt để đến tay người tiêu dùng.

Mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ?

Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là các loại mặt hàng nào bị làm giả nhiều nhất ? Theo một báo cáo hồi tháng 03/2019 của Cơ quan châu Âu về quyền sở hữu trí tuệ, các mặt hàng bị làm giả nhiều nhất là giày (22% lượng hàng bị thu giữ), quần áo (16%), đồ da (13%), tiếp theo đó là hàng điện tử (12%), đồng hồ (7%), thiết bị y tế (5%), nước hoa và mỹ phẩm (5%), đồ chơi (3%), trang sức (2%), dược phẩm (2%) …

Hàng xa xỉ của những thương hiệu nổi tiếng hay bị làm giả hơn là các sản phẩm thông thường ? Không hẳn là vậy ! Tổng giám đốc UniFab giải thích : « Hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đã thay đổi hoàn toàn. Họ đã chuyển từ giai đoạn sản xuất thủ công sang giai đoạn sản xuất công nghiệp. Hiện giờ, các sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều nhất lại là các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Chúng ta có thể nói đến dầu gội đầu, các sản phẩm vệ sinh thân thể, bút, bật lửa …

Hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đã thay đổi hoàn toàn. Đương nhiên là các mặt hàng xa xỉ vẫn bị làm nhái, làm giả nhiều, nhưng nếu quý vị nhìn thấy kho hàng giả, hàng nhái mà lực lượng hải quan tịch thu từ 5 năm nay, quý vị sẽ thấy là các sản phẩm tiêu dùng thông thường mới là những mặt hàng bị làm giả, làm nhái nhiều nhất ».

Nhiều món hàng được làm nhái tinh vi đến mức rất khó để xác định đó là hàng thật hay hàng giả. Tuy nhiên, bà Delphine Sarfati-Sobreira cũng có một vài gợi ý cho người tiêu dùng : « Rất là khó, bởi vì không có mẹo gì giúp quý vị xác định xem liệu một sản phẩm có phải là hàng giả, hàng nhái hay không. Trái lại, quý vị cần để ý xem có lỗi chính tả trên nhãn mác, bao bì sản phẩm hay không, bởi vì nhiều hàng giả được sản xuất tại Trung Quốc, đôi khi người ta viết sai chính tả vì hệ chữ viết của người Trung Quốc khác chúng ta.

Ngoài ra, cũng có một yếu tố cho phép chúng ta xóa bỏ mọi mối nghi ngờ. Quý vị luôn phải đặt câu hỏi là liệu quý vị có mua một sản phẩm tốt đúng điểm bán tốt hay không. Nếu quý vị mua một món đồ xa xỉ ở chợ, thì quý vị có thể chắc chắn 100% đó là hàng giả. Nếu quý vị mua dược phẩm ở chợ, thì cũng như vậy. Khi quý vị mua hàng trên mạng internet, để mua được một sản phẩm chính hãng, thì quý vị cần vào trang chính thức của hãng. Nếu trong đầu quý vị đã gợn lên một mối nghi ngờ, thì chắc chắn đó là hàng giả, hàng nhái ».
viethoaiphuong
#412 Posted : Thursday, November 28, 2019 5:43:32 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thể thao: Nga sẽ bị cấm 4 năm liền trên đấu trường thế giới?

Trọng Nghĩa - RFI - ngày 27-11-2019

Đề nghị cấm Nga tham gia Thế vận hội Tokyo và Bắc Kinh

Điều đáng nói là tối hôm 25/11 vừa qua, Cơ Quan Thế Giới Chống Doping đã bất ngờ công bố nội dung các khuyến cáo của ủy ban “tuân thủ” nói trên, đã đòi trục xuất Nga ra khỏi hai thế vận hội Tokyo 2020 và Bắc Kinh 2022 và tất cả các giải đấu lớn của thế giới, cấm Nga tổ chức hay đăng cai tổ chức bất kỳ giải vô địch thế giới nào, kể cả những giải đã được phép tổ chức, cấm đại diện chính phủ Nga tham gia ban chấp hành các liên đoàn thể thao đã ký kết bộ Quy Tắc Chống Doping Thế Giới.

Tuy nhiên, Ủy Ban này cũng đề nghị cho phép cá nhân các vận động viên sạch tham gia thi đấu nhưng không dưới lá cờ Nga.

Các đề nghị trên sẽ được ban chấp hành Cơ Quan Thế Giới Chống Doping xem xét tại Paris vào ngày 09/12 tới đây, và nếu Nga bị trừng phạt, thì Cơ Quan Chống Doping của Nga Rusada có thể kháng cáo lên Tòa Trọng Tài Thể Thao.

Điểm lý thú được Le Monde nêu bật chính là việc chính quyền Nga đã cố tình tìm cách đánh lừa Cơ Quan Thế Giới Chống Doping nhưng đã bị phát hiện.

Dữ liệu của phòng thử nghiệm Matxcơva bị sửa đổi hay hủy bỏ

Theo tờ báo Pháp, cách đây một năm, Nga đã chấp nhận trao cho Cơ Quan Thế Giới Chống Doping các dữ liệu của phòng thử nghiêm chống doping Mátxcơva bị dính líu vào scandale doping đã khiến Nga bị trừng phạt trước đó. Nhờ đồng ý trao dữ liệu, Nga đã được hội nhập trở lại nền thể thao thế giới.

Đối với Cơ Quan Thế Giới Chống Doping, việc khai thác các dữ liệu của phòng thử nghiệm Matxcơva, trong đó có kết quả các cuộc kiểm tra gốc các vận động viên Nga trong những năm đen tối (2011-2016), có thể cho phép các liên đoàn quốc tế trừng phạt các vận động viên sử chất kích thích nhưng đã lọt lưới.

Thế nhưng, theo các chuyên gia tin học của Cơ Quan Thế Giới Chống Doping và của Đại Học Lausanne (Thụy Sĩ), các dữ liệu thông tin mà phía Nga đã trao vào tháng Giêng đã bị thao túng rất nhiều. Các luật gia của CRC, sau khi xem xét báo cáo của các chuyên gia và nghe trả lời của phía Nga, đã muốn trừng phạt điều mà họ mô tả như là “một trường hợp rất nghiêm trọng về hành vi của Mátxcơva không tuân thủ đòi hỏi cung cấp một bản sao thực thụ của các dữ liệu, với nhiều yếu tố làm vấn đề thêm nghiêm trọng”.

Theo ủy ban CRC: “Dữ liệu của Matxcơva không đầy đủ, cũng như không hoàn toàn đúng thật. Hàng trăm kết quả phân tích có dấu hiệu khác lạ, có trong bản sao dữ liệu LIMS năm 2015 (liệt kê các các kiểm tra mà phòng thử nghiệm đã tiến hành mà một người Nga đã trao lại cho AMA vào năm 2015), đã bị xóa bỏ trong bản của năm 2018, trong lúc dữ liệu gọc cũng như hồ sơ PDF đính kèm đã bị xóa bỏ hay phá hoại.”

Ngoài ra CRC cũng ghi nhận: “Đã có thêm nhiều dữ liệu bị xóa bỏ hay sửa đổi vào tháng 12 năm 2018 và tháng Giêng 2019, sau khi ban điều hành AMA buộc Nga phải giao nộp dữ liệu. Các hành vi kể trên đã được che giấu bằng cách ghi ngày trước trên các hệ thống tin học và hồ sơ đính kèm để cho người ta tin rằng là những dữ liệu của phòng thử nghiệm Matxcơva vẫn còn nguyên như vậy từ năm 2015.”

Cơ quan CRC cũng tố cáo Nga đưa thêm vào cơ sở dữ liệu những yếu tố chứng cứ để cho người ta tin rằng có âm mưu của bác sĩ Grigory Rodchenkov, cựu giám đốc phòng thử nghiệm Matxcơva, đã tỵ nạn ở Mỹ sau khi ông tiết lộ chính những gian lận của ông, điều đã vạch trần hệ thống doping của Nga.

Tuy nhiên, cơ quan chống doping của Nga Rusada thì lại không bị quở trách, mà việc làm còn được đánh giá là “hữu hiệu, kể cả liên quan đến các cuộc điều tra ở Nga”. Cho nên CRC khuyến cáo là không nên đặt Rusada dưới sự giám sát đặc biệt nào trong thời hạn 4 năm, nhưng và nhấn mạnh là sự tôn trọng tính độc lập của Rusada là một điều kiện để Nga hội nhập trở lại nền thể thao thế giới sau 4 năm bị phạt.
viethoaiphuong
#413 Posted : Wednesday, December 4, 2019 1:06:08 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dân Âu - Á tuần hành vì khí hậu trước thềm COP 25 Madrid

Thùy Dương - RFI - ngày 30-11-2019
Hàng trăm ngàn người, chủ yếu ở châu Âu và châu Á, hôm qua 29/11/2019 đã tuần hành vì khí hậu trong bối cảnh chỉ còn ba ngày nữa là thượng đỉnh khí hậu COP 25 của Liên Hiệp Quốc khai mạc tại thành phố Madrid, Tây Ban Nha vào ngày thứ Hai, với sự tham gia của 200 quốc gia và kéo dài 12 ngày.

Riêng tại Đức, theo thông báo của phong trào “Thứ Sáu Vì Tương Lai” do thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg phát động, có khoảng 630.000 người tuần hành tại 500 thành phố. Ở thủ đô Berlin, vài chục ngàn thanh niên tập trung ở cổng thành Brandebourg. Theo số liệu của Cảnh sát Đức, số người tuần hành ở hai thành phố Hambourg và Munich lần lượt là 30.000 và 17.000 người.

Tại New Delhi, Ấn Độ, thủ đô ô nhiễm nặng nề nhất thế giới, nhiều học sinh, sinh viên đã biểu tình trước trụ sở bộ Môi Trường, đòi hỏi chính phủ ban bố “tình trạng khẩn cấp về khí hậu”. Trong số 15 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu, có tới 14 thành phố là của Ấn Độ.

Chống tiêu dùng quá mức

Cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu trong ngày hôm qua tại nhiều nước đã kết hợp với phong trào phản đối tình trạng tiêu dùng quá mức. Chẳng hạn như tại Pháp, các nhà tranh đấu phản đối ngày đại hạ giá Black Friday. Nhiều người đã phong tỏa các trung tâm phân phối hàng của tập đoàn khổng lồ Amazon những thành phố lớn của Pháp như ngoại ô Paris, Lyon và Lille.

Nạn phá rừng ở Amazon tăng 43% trong vòng 1 năm

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quốc gia Brazil về không gian, diện tích rừng bị tàn phá ở Amazon trên lãnh thổ Brazil lần đầu tiên lên tới 10.000km2 trong vòng một năm, từ tháng 08/2018 đến tháng 07/2019, tăng 43% so với 12 tháng trước đó.




Khai mạc Thượng đỉnh Khí hậu: LHQ kêu gọi nhân loại chọn giải pháp

Trọng Thành - RFI - ngày 02-12-2019
Thượng đỉnh Khí hậu COP 25 khai mạc hôm nay, 02/12/2019, tại Madrid. Trong bài diễn văn khai mạc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc khẳng định nhân loại đang đứng trước ngã ba đường : giữ vững niềm ''hy vọng'' vào một thế giới tốt đẹp hơn và kiên quyết hành động hoặc ''bó tay đầu hàng''.

Trước đại diện của khoảng 200 quốc gia, trong đó có hơn 40 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh đến thời điểm mà ông khẳng định sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 10 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, nhân loại phải lựa chọn giữa hai con đường.

Con đường thứ nhất là con đường ''đầu hàng''. Nhân loại sẽ mơ màng như ''những kẻ mộng du, vượt qua điểm không thể vãn hồi, mà không hay biết'', cùng lúc đó an toàn, sinh mạng của dân chúng trên toàn bộ hành tinh bị thách thức nghiêm trọng. Tổng thư ký Antonio Guterres đưa ra hình ảnh ''những con đà điểu lững thững dạo chơi'', trong lúc thế giới thì đang bốc cháy.

Ngược lại, theo tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ''con đường của hy vọng'', con đường bảo đảm sự sống còn của nhân loại là rất rõ. Để làm được điều này phải ngừng khai thác năng lượng hóa thạch, và đạt được mục tiêu trung hòa về khí thải từ đây đến năm 2050, để kìm hãm nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5°C, hoặc ít nhất là không quá 2°C. Tổng thư ký tỏ ra ''thất vọng'' vì nỗ lực của cộng đồng quốc tế cho đến là hoàn toàn chưa đủ mức.

Nhân loại hãy ''ngừng chống lại Thiên nhiên'' là cốt lõi của thông điệp khẩn thiết khác, mà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc đưa ra ngày hôm qua.

Trong khi đó, tại Madrid, nơi diễn ra Thượng đỉnh Khí hậu, không khí có vẻ hết sức trầm lắng. Chính quyền Tây Ban Nha phải đứng ra đảm nhiệm tổ chức thượng đỉnh thay cho Chilê, không đủ khả năng tổ chức, do khủng hoảng xã hội. Thông tín viên François Musseau tường trình từ Madrid :

''Không thể nói là thượng đỉnh Khí hậu COP25 gây phấn chấn tại Tây Ban Nha, cũng không có việc sự kiện này bị phản đối. Nhưng đúng hơn là một không khí thờ ơ, cho dù, hiển nhiên là tại Madrid, mọi người tỏ ra tự hào là thành phố của họ đã có thể tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn đến như vậy một cuộc họp thượng đỉnh, mà thông thường phải mất nhiều tháng để chuẩn bị.

Một nghịch lý hiện rõ. Một bên là hiệu quả về tổ chức và về cơ sở hạ tầng, và bên kia là một thành phố và một đất nước, xét về ý thức môi trường, hoàn toàn không xứng tầm. Ở Tây Ban Nha và Madrid, rất nhiều người phê phán, thậm chí tỏ ra hoài nghi. Ông José Maria, một kỹ sư, nói : ''Tôi cảm thấy có một sự bóp méo thông tin thái quá về biến đổi khí hậu. Tôi tin rằng chắc chắn phải hướng đến sự phát triển bền vững, nhưng tôi vẫn nghĩ là thông tin trong lĩnh vực này bị bóp méo''.

Dĩ nhiên là vẫn có những người cảm thấy bị liên đới rất nhiều và tin tưởng COP 25 chính là dịp cho một cuộc thảo luận rộng rãi. Họ hiểu rằng, tiếp theo Thỏa thuận Khí hậu Paris, hội nghị quốc tế tại Madrid là dịp quan trọng để kiểm điểm về cam kết của các quốc gia trong việc giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong khi đó, Tây Ban Nha rõ ràng lại không phải là một hình mẫu trong lĩnh vực này. Bà Inmaculada, một dược sĩ, bất bình : ''Tây Ban Nha đáng nói đến xét về mặt xã hội, nhưng không phải về mặt chính trị. Chúng tôi không phải là một quốc gia biết lập pháp để ngăn cản biến đổi khí hậu''. Trong lúc thủ tướng Pedro Sanchez cố gắng đưa ra một thông điệp ngược lại, thì thị trưởng Madrid, José Luis Almeida, lại tuyên bố tạo điều kiện để các phương tiện giao thông (gây ô nhiễm) vào trung tâm thành phố''.
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 12/4/2019(UTC)
viethoaiphuong
#414 Posted : Saturday, December 7, 2019 7:45:55 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Trọng Thàn - RFI - Thứ Bảy, ngày 07 tháng 12 năm 2019

Ông già Noel đến thượng đỉnh Khí hậu

Thượng đỉnh COP 25 khai mạc hôm thứ Hai, 02/12/2019 tại Madrid, Tây Ban Nha. Tại thượng đỉnh Khí hậu kéo dài hai tuần lễ này, lãnh đạo các quốc gia đang đứng trước áp lực ngày càng lớn, phải nâng mạnh mức cam kết cắt giảm khí thải. Hiện tại, theo giới khoa học, nếu thực hiện đúng các cam kết đã có, Trái đất đang trên đường tiến đến nhiệt độ hơn 3°C so với thời tiền công nghiệp (vượt xa mục tiêu không để nhiệt độ tăng quá từ 1,5°C đến 2°C, đã được cộng đồng quốc tế thông qua với Thỏa thuận Paris 2015).

Với mức tăng nhiệt độ này, nhân loại sẽ phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết cực đoan dữ dội hơn nhiều so với hiện nay, vượt quá khả năng kiểm soát, cũng như hàng loạt biến đổi môi trường kinh hoàng khác, đơn cử như nước biển dâng cao do tan băng, nhấn chìm hàng loạt vùng đồng bằng ven biển.


Biểu tình chống khí thải hâm nóng Trái đất, gây nhiều thảm họa, Madrid, 06/12/2019.
Trong ảnh, biểu tình nằm với các biểu tượng về tình trạng chết chóc, do công nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra
REUTERS/Rafael Marchante

Năm 2019 được nhiều người nói đến như ''Năm thức tỉnh Khí hậu'', với các cuộc tuần hành, bãi khóa khổng lồ của giới trẻ, đặc biệt tại các nước phương Tây. Tại Madrid, trong lúc thượng đỉnh diễn ra, hôm qua, 06/12, hơn trăm nghìn người biểu tình lên án ''cuộc thượng đỉnh giả dối'', ''chủ nghĩa tư bản đang giết chết hành tinh''… Những người biểu tình mang một chiếc quan tài tượng trưng cho ''Môi trường'', bị hiến tế cho tham vọng ''phát triển'' mù quáng.

Đừng đánh giá thấp nỗi giận của trẻ em !

222 tổ chức của các cha mẹ trên toàn thế giới, thuộc 27 quốc gia, ra tuyên bố chung gửi đến thượng đỉnh Khí hậu, kêu gọi lãnh đạo các nước hãy ''để lại cho con cháu chúng ta một thế giới mà chúng đáng được thừa hưởng''.

Ngày 03/12, thiếu nữ Greta Thunberg 16 tuổi (3) – tia lửa nhỏ làm bùng lên phong trào phản kháng vì Khí hậu của giới trẻ thế giới – có mặt Bồ Đào Nha. ''Đừng đánh giá thấp nỗi giận dữ của trẻ em !'', đó là thông điệp của Greta Thunberg tại Lisboa, sau 3 tuần đi thuyền buồm, từ Hoa Kỳ trở về.


Thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg phát biểu tại cuộc tuần hành phản kháng vì Khí hậu, Madrid, 06/12/2019.
REUTERS/Javier Barbancho

Thanh thiếu niên có thể xuống đường bày tỏ thái độ, nhưng những em nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo có thể làm gì đây ? Một chuyên gia môi trường Ailen khởi sự chiến dịch nhờ ông già Noel thần thoại đưa lời ước của những em nhỏ đến giới lãnh đạo thế giới.

Đến cậu bé 5 tuổi cũng nhập cuộc

Sau đây là phóng sự của thông tín viên Emeline Vin từ Dublin :

“Ông già Noel Xanh gây ấn tượng mạnh với cậu bé Léo 5 tuổi. Leo và bố đã giao phó cho ông già Noel một danh sách lời ước khá đặc biệt năm nay.

Léo : Con muốn các đại dương trong kỳ Noel này thật trong lành, cho các loài động vật.

Bố Léo : Như thế đúng là con không muốn động vật bị săn đuổi phải không ?

Léo : Đúng rồi !

Ông già Noel : Thật tuyệt vời, ta mang lá thư của cháu đến Madrid nhé !

Madrid là nơi diễn ra thượng đỉnh về Khí hậu. Ông già Noel Xanh : ''Trên thực tế, chúng tôi muốn gây áp lực lên giới chính trị, chứng minh cho họ thấy là vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến dân chúng, đến các công dân trên hành tinh. Ngay cả trẻ em cũng lo lắng và muốn là người ta phải làm một điều gì đó''.


Trẻ em Ailen gửi lời ước đến Thượng đỉnh Khí hậu qua ông già Noel Xanh. Ảnh minh họa
RFI / Emeline Vin

Trong các bức thư mang những lời ước, trẻ em yêu cầu bảo vệ ong, gấu Bắc cực, cấm sử dụng nhựa…

Chiến dịch mang tên Dear Green Santa – Ông già Noel Xanh yêu quý – do bà Laura Kehoe, một chuyên gia về phát triển bền vững tại Oxford, nghĩ ra.

Nữ chuyên gia bày tỏ : ''Thật không thể tượng tượng nổi khi chứng kiến những hiểu biết của trẻ em về Khí hậu. Thật là đáng lo ngại, bởi vì ở cái tuổi của chúng, không dễ để xử lý những điều đó ! Nhưng cũng thật là tuyệt vời, bởi vì trẻ em không chỉ yêu thiên nhiên, chúng yêu cả động vật, và điều rất tự nhiên với chúng là cần phải bảo vệ động vật. Chúng ta hy vọng những bức thư này chuyển tải những điều gì đó khiến các nhà chính trị phải cố gắng hơn nữa ! ''.

Toàn bộ các bức thư này sẽ được phó thác cho Saoi O’Connor, một trong các học sinh trung học bãi khóa vì Khí hậu, được mời tham dự COP25''




Hàng ngàn người tuần hành vì khí hậu tại Madrid

Thanh Hà - RFI - ngày 07-12-2019
Bên lề hội nghị COP25 tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 06/12/2019, hơn 100.000 đã người tuần hành vì khí hậu nhằm kêu gọi thế giới hành động vì môi trường. Trong đoàn tuần hành dài 5 cây số có Greta Thunberg. Cô gái Thụy Điển 16 tuổi này là biểu tượng của thế hệ trẻ đấu tranh để được sống trong một môi trường sạch hơn, lành mạnh hơn.

Thông tín viên François Musseau từ Madrid tường thuật :

"Người tuần hành từ 5 địa điểm khác nhau đã tập hợp về quảng trường nơi có bể nước Fuente de Cibeles (biểu tượng của Madrid) đòi quyền được sống trên "một hành tinh bền vững và một thế giới công bằng hơn" như biểu ngữ cho thấy. Một khẩu hiệu khác bằng tiếng Anh kêu gọi "thay đổi nếp sống, không làm biến đổi khí hậu". Người mang theo biểu ngữ này là Juan Carlos Rodriguez.

Anh điều hành một đài phát thanh địa phương Hành Động Vì Môi Trường. Đây là một trong những tổ chức bảo vệ sinh thái lớn nhất tại Tây Ban Nha. Juan Carloz Rodriguez nói: "Điều cần thiết ở đây là những người tham dự hội nghị COP25, những người có thẩm quyền quyết định, nghe thấy tiếng nói của chúng tôi để bắt tay ngay vào việc. Họ cần phải có tham vọng thực hiện những gì đã cam kết".

Trong cuộc tuần hành lần này, không chỉ có những nhà đấu tranh vì môi trường hay những cảm tình viên của các tổ chức bảo vệ sinh thái, mà đáng chú ý là trong đoàn có rất nhiều thành phần khác nhau, nào là người già, nào các gia đình cho con cái đi cùng, và có rất nhiều các bạn trẻ, thậm chí là rất trẻ. Họ cảm thấy gần gũi với thiếu nữ Thụy Điển Greta Thunberg.

Alaya, 28 tuổi, làm nghề bảo mẫu trong nhà trẻ, là một trong số này. Cô nói : "Chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề khí hậu và điều này đã trở nên cấp bách. Mỗi cá nhân chúng ta cần phải làm một cái gì đó để kềm hãm đà phá hủy hành tinh”. Bên cạnh cuộc tuần hành hôm qua, còn có rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc tập hợp được tổ chức trong suốt thời gian hội nghị quốc tế về môi trường tại thủ đô Madrid. Tất cả các sinh hoạt này theo đuổi chung một mục đích : đánh động công luận trước thách thức về khí hậu".

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 12/7/2019(UTC)
viethoaiphuong
#415 Posted : Friday, December 13, 2019 7:57:37 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khí hậu : Châu Âu, trừ Ba Lan, ra « hiến chương xanh » 2050

Tú Anh - RFI - ngày 13-12-2019
Vì tồn vong của nhân loại, giới khoa học yêu cầu phải chống lại hiện tượng bầu khí quyển tăng nhiệt. Trên thế giới, Châu Âu đi tiên phong với « Hiến chương xanh ». Trong cuộc họp đêm thứ Năm 12/12/2019 tại Bruxelles, vài giờ trước khi COP25 kết thúc tại Madrid, Liên Hiệp Châu Âu, trừ Ba Lan, thông qua hiệp định đầy tham vọng : « Zéro các-bon » năm 2050.

Hiệp định này mang ý nghĩa gì ? Từ Bruxelles, đặc phái viên RFI Anthony Lattier phân tích :

"Bằng mọi giá, Châu Âu muốn chứng tỏ với thế giới, mình là châu lục đầu tiên ấn định mục tiêu chống hiệu ứng nhà kính phải đạt được từ nay đến cuối năm 2050 : Zéro các-bon, theo nghĩa thải ra bao nhiêu khí CO2 thì hóa giải hết bấy nhiêu.

Mục tiêu cao vọng này được tất cả thành viên Liên Hiệp Châu Âu đồng ý, trừ một nước. Không từ chối, nhưng một cách khéo léo, Ba Lan cho rằng không đủ điều kiện thực hiện mục tiêu này vì kinh tế quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào than đá.

Trong hoàn cảnh này, có thể kết luận đây là một hiệp định đúng nghĩa ? Tân chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel cố hết sức biện minh sau cuộc đàm phán trong đêm. Ông giải thích là cần nhiều nỗ lực hơn để thuyết phục Vacxava vì Ba Lan cần thêm thời gian để thích ứng.

Là một trong những nước gây ô nhiễm nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, Ba Lan lo ngại các hệ quả về kinh tế và xã hội nếu chuyển sang năng lượng sạch bị thất bại.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng để Ba Lan đứng ngoài nỗ lực chung là điều không thể chấp nhận được.

Hiệp định « Zero Các-bon » nhất trí nửa vời này mang vị đắng của một công trình dang dở đối với các nhà lãnh đạo châu Âu, nhất là đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã tận lực vận động từ nhiều tháng nay cho mục tiêu trung hoà khí thải."
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 12/18/2019(UTC)
viethoaiphuong
#416 Posted : Wednesday, December 18, 2019 8:21:29 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Pháp : Năm thứ 35 chiến dịch toàn quốc quyên góp thực phẩm giúp người nghèo

Thùy Dương - RFI - 18/12/2019

Hàng năm, tại Pháp, vào cuối tháng 11, khi trời đã sang mùa đông, nhiều tổ chức thiện nguyện phát động chiến dịch quyên góp tiền và thực phẩm để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đi đầu trong việc trợ giúp lương thực thực phẩm cho những người thiếu thốn tại Pháp là hiệp hội Banque Alimentaire - Ngân hàng lương thực thực phẩm.

Năm 2019 là tròn 35 năm Banque Alimentaire tổ chức chương trình toàn quốc quyên góp lương thực, thực phẩm. Vào năm 1984, đợt quyên góp lần đầu được tổ chức tự phát tại vùng Paris

Năm nay, chiến dịch diễn ra trong ba ngày 29/11 đến 01/12, với mục tiêu quyên góp được 11 ngàn tấn thực phẩm, tương đương 24 triệu bữa ăn. Với 9.000 điểm quyên góp, trong đó có 8.000 điểm đặt ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm, hiệp hội Banque Alimentaire quốc gia Pháp, với 79 Ngân hàng thực phẩm cấp địa phương, đã huy động 130.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch với khẩu hiệu « Chúng tôi cần các bạn ! »

Tại một siêu thị Franprix ở thành phố Saint-Maur-des-Fossés, ngoại ô Paris, 2 người phụ nữ lớn tuổi, tình nguyện viên Danielle và Françoise, vừa nhận hàng khách quyên góp cho hiệp hội, vừa kêu gọi, giải thích về chiến dịch quyên góp với những khách mới vào siêu thị. Nhận một gói hàng do khách trao và xếp vào dãy thùng carton ở gần quầy thu ngân, bà Danielle, người phụ trách 3 điểm quyên góp ở Saint-Maur-des-Fossés, giải thích với RFI Việt ngữ :

« Đây là chiếndịch quyên góp toàn quốc của hiệp hội Ngân hàng lương thực thực phẩm quốc gia. Mỗi tỉnh đều có chi nhánh riêng. Chúng tôi thuộc về Ngân hàng của vùng Ile-de-France (tức là Paris và vùng phụ cận). Ngân hàng lương thực vùng Paris đã cử một số tình nguyện viên đến các siêu thị để quyên góp, các loại bánh ngọt, những mặt hàng không dễ bị hỏng. Thực phẩm mọi người quyên tặng sau này sẽ được phân phát cho những người có nhu cầu trong suốt 6 tháng đầu năm. Chúng tôi túc trực ở đây từ sáng hôm qua (29/11/2019).

Điều mà chúng tôi muốn là có sự đa dạng về chủng loại thực phẩm. Như chị nhìn thấy ở đây, trong thùng carton thứ nhất này, chúng tôi để tất cả các loại bánh ngọt, rồi có thùng đựng tất cả các thực phẩm dùng cho bữa ăn sáng, hay các sản phẩm như như dầu ăn, sốt cà chua, cá sardine đóng hộp, các món ăn chế biến sẵn, rau xanh, đương nhiên là có cả mì ống, gạo, đậu lăng … Nói tóm lại là tất cả các loại thực phẩm có thể để được lâu. Chúng tôi cũng có những sản phẩm cho trẻ nhỏ, như thức ăn nghiền đóng hộp dành cho các em bé, thậm chí là cả sữa cho trẻ em.

Chiến dịch quyên góp toàn quốc của hiệp hội Ngân hàng lương thực thực phẩm chỉ hướng đến thực phẩm. Chúng tôi không nhắm tới các sản phẩm vệ sinh thân thể, tẩy rửa … Tuy nhiên, vẫn có những người cho, tặng loại sản phẩm này. Chúng tôi cũng nhận, để sau này có thể phát cho những người có nhu cầu. Nhưng đó không phải là mục đích chính của chiến dịch quyên góp lần này.

Đấy, chị thấy đấy, người phụ nữ này đã trao cho chúng tôi gói kẹo chocolat hình đồng tiền. Sắp đến Giáng Sinh, nhiều người tặng những đồng tiền chocolat và chocolat Kinder cho trẻ em. Các em nhỏ con em các gia đình khó khăn không phải ngày nào cũng được nhận những loại bánh kẹo này. Có nhiều người có suy nghĩ rất thiết thực, họ cho, tặng những món phù hợp với nhiều đối tượng người nhận khác nhau. Chúng tôi nhận được nhiều loại sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng người nhận. Mọi người cho, tặng bất cứ thứ gì họ muốn cho, tặng. Chúng tôi không can thiệp. Điều chúng tôi cần chỉ là các sản phẩm vẫn còn hạn sử dụng ».

Nicolas, một cậu bé 12 tuổi, đi siêu thị cùng mẹ. Nicolas đã chọn mua nhiều thực phẩm để quyên góp cho Ngân Hàng Lương Thực Thực Phẩm. Trong khi chờ đợi mẹ mua sắm, Nicolas đã quan sát công việc của những tình nguyện viên và những khách hàng hảo tâm.Được sự đồng ý của mẹ, Nicolas chia sẻ với RFI Việt ngữ :

« Cháu quyên góp thực phẩm là để giúp đỡ người nghèo, họ là những người thiếu thốn. Chính bố mẹ cháu đã nói cho cháu biết (về Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm). Thế là cháu đi siêu thị Franprix. Cháu đã chọn mua, ví dụ thức ăn chế biến sẵn đóng hộp, bánh quy, ngũ cốc, mứt. Đó là những thực phẩm có thể để được lâu, bởi vì chúng ta thường không tiết kiệm thực phẩm lắm, còn họ, những người thiếu thốn, họ không có nhiều thực phẩm nên họ phải tiết kiệm thức ăn. Nên cần phải mua những loại thức ăn có hạn dài và khi chọn thì phải chọn gói/hộp ở phía sâu bên trong kệ hàng nhất, có như thế mới lấy được những thứ còn lâu mới hết hạn sử dụng. Cháu đã tiêu khoảng 9 euro để giúp những người khó khăn.

Về không khí ở siêu thị, mọi người rất nồng nhiệt. Ở gần cửa, có những tình nguyện viên. Có nhiều thùng carton. Ai muốn cho, tặng gì thì để vào đó. Thường thì đấy là những người đến siêu thị mua sắm, họ mua những thứ họ cần, rồi ví dụ họ mua thêm một hộp thực phẩm chế biến sẵn hoặc một thứ gì đó để cho, tặng. Cháu tham gia Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm thế này 1-2 năm rồi. Cháu nghĩ là năm sau cháu vẫn sẽ tiếp tục ! »

Cũng giống như Nicolas, đây không phải lần đầu nhiều khách hàng tham gia Ngày toàn quốc quyên góp lương thực thực phẩm. Họ coi là dù ít hay nhiều thì đó cũng là lòng hảo tâm, là tình đoàn kết, một sự đóng góp rất đỗi bình thường cho xã hội. Bà Guillot là một người như vậy. Khi RFI tiếng Việt phỏng vấn, bà vui vẻ giải thích : « Vâng, đây không phải là lần đầu tiên. Năm nào tôi cũng cố gắng tham gia. Lần này, tôi có góp một chút ít, tôi đã mua một chai dầu ăn một lít và một hộp thức ăn chế biến sẵn. Tôi cho là việc những người có điều kiện quyên tặng thực phẩm hay vận động những người có điều kiện tham gia là một việc rất quan trọng vì tình đoàn kết.

Tôi nghĩ là chiến dịch quyên góp này rất ý nghĩa và tôi đánh giá cao sự tham gia của các tình nguyện viên. Họ đã tình nguyện làm những việc này, đúng như tên gọi của họ. Tôi nghĩ đó là lòng hảo tâm của họ. Tôi biết rằng thực phẩm được quyên góp là để cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng thực sự lương thực thực phẩm thu gom được sẽ được phân phối thế nào thì tôi không hiểu lắm. Tôi nghĩ là ở thành phố Saint-Maur có một cửa hàng chuyên phân phát thực phẩm cho những người khó khăn, hình như là một cửa hàng bán thực phẩm khô hay đại loại như thế, nhưng tôi không rõ để nói chính xác cho chị được ».

Trả lời cho câu hỏi thực phẩm sau đó sẽ được lưu trữ và phân phát cho những người khó khăn theo cách nào, với 15 năm kinh nghiệm tham gia chương trình quyên góp toàn quốc của Ngân hàng Lương thực thực phẩm, bà Danielle, tình nguyện viên của tổ chức thiện nguyện Approche, giải thích cho RFI :

« Người được hưởng là những người khó khăn cần có thực phẩm. Vì thế, các sản phẩm thu gom được hoặc sẽ được các hiệp hội như hiệp hội Approche của chúng tôi lưu trữ. Hiệp hội Approche có quyền giữ lại các sản phẩm đã quyên góp được vì Ngân hàng lương thực thực phẩm cho phép chúng tôi làm như vậy. Chúng tôi chỉ cần thông báo cho Ngân hàng lương thực thực phẩm số lượng chúng tôi quyên góp được và chủng loại sản phẩm.

Nhưng cũng có những hiệp hội như Lions Clubs, Rotary, Scouts de France, vốn tham gia chiến dịch vì lợi ích của Ngân hàng lương thực thực phẩm, nên họ chuyển toàn bộ những gì họ quyên góp được về kho của Ngân hàng lương thực thực phẩm. Từ đó, thực phẩm sẽ được phân phát hàng ngày đến các hiệp hội như Trăng Lưỡi Liềm Đỏ hay Emeraudes. Chính những hiệp hội này sau đó lại chuyển hàng đến phân phát tại các thành phố. Nói tóm lại là các hiệp hội như trên sẽ phân phát thực phẩm cho những người không đủ ăn ».

Theo Viện thống kê quốc gia INSEE, tại Pháp, có 9,3 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo. Hàng năm, lượng thực phẩm mà hiệp hội Ngân hàng lương thực, thực phẩm quyên góp và phân phát cho người có hoàn cảnh khó khăn đạt 113.000 tấn, tương đương 226 triệu bữa ăn, chiếm gần 50% tổng số thực phẩm quyên góp trong cả nước. Vậy, lần này, người dân tham gia chương trình toàn quốc quyên góp thực phẩm với tinh thần thế nào ?

Tình nguyện viên Danielle cho biết : « Nếu nói về sự đóng góp của mọi người từ sáng hôm qua đến nay, thì tôi thấy mọi chuyện đang diễn ra tốt đẹp. Mọi người khá là dễ mến, niềm nở với chúng tôi. Chúng tôi giải thích cho họ điều chúng tôi đang làm. Họ tham gia khá tích cực, với tinh thần thoải mái. Mọi việc đều ổn thỏa. Chúng tôi tổ chức quyên góp ở ba siêu thị. Tôi nghĩ rằng số lượng chúng tôi đạt được cũng bằng ngày này năm ngoái. Năm ngoái, tổng cộng chúng tôi quyên góp được 4 tấn hàng. Tôi đoán là năm nay cũng sẽ tương tự như vậy. Nói chung là sẽ tương đương năm ngoái.

Như vậy là khá nhiều, đúng vậy, người dân rất cởi mở, họ tự nguyện đóng góp. Có rất ít người từ chối tham gia. Họ khá tích cực. Họ cảm thấy mình có liên quan. Tôi sẽ trở lại tham gia chiến dịch quyên góp vào năm tới. Tôi chỉ hy vọng là nhìn một cách tổng thể sẽ có bớt người cần đến số thực phẩm trợ giúp này, nhưng điều này thì lại không phải do chúng ta quyết định ! »

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 12/18/2019(UTC)
viethoaiphuong
#417 Posted : Wednesday, January 15, 2020 3:05:47 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Dân TQ, Mỹ, EU bớt đi máy bay để chống biến đổi khí hậu

VOA - 15/01/2020
Hầu hết các công dân Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ dự trù đi máy bay ít hơn vào những ngày lễ trong năm nay để hạn chế khí thải CO2 và giúp ngăn ngừa những tai họa do biến đổi khí hậu gây ra, một cuộc thăm dò của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho biết hôm 14/1.

Cuộc thăm dò khí hậu của EIB căn cứ trên 30.000 người trả lời từ ngày 27/9 đến ngày 21/10/2019 tại 28 nước Liên hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trong cuộc thăm dò, 36% người châu Âu nói họ sẵn sàng bay ít hơn trong những ngày lễ để giúp ngăn biến đổi khí hậu và 75% có ý định làm như vậy trong năm 2020. Tại Trung Quốc, số người có kế hoạch ít đi máy bay hơn trong những ngày lễ trong năm nay là 94% và Hoa Kỳ là 69%.

Công nghiệp hàng không chiếm hơn 2% khí thải nhà kính toàn cầu, và nếu không kiểm soát, khí thải sẽ gia tăng khi hành khách và số chuyến bay gia tăng.

Đối với người châu Âu và người Trung Quốc, biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất họ phải đối mặt, cao hơn thách thức về tiếp cận chăm sóc sức khỏe và đe dọa không có việc làm tại Liên hiệp Châu Âu và thách thức về tiếp cận chăm sóc sức khỏe và lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chánh tại Trung Quốc.

Tại Mỹ, biến đổi khí hậu được xem như là thách thức lớn thứ hai sau việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe và quan trọng hơn mối đe dọa lớn thứ ba là bất ổn chính trị.

Hai phần ba người châu Âu, người Mỹ và người Trung Quốc nghĩ là thái độ cá nhân của họ có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu và hơn 3 phần 4 các phụ huynh tin rằng con cái họ sẽ gánh chịu hậu quả của biến đổi khí hậu, cuộc thăm dò cho thấy.

Cuộc thăm dò cũng cho biết 93% người Trung Quốc chọn các phương tiện giao thông công cộng hơn là lái xe vì các mục đích môi trường. Tại châu Âu, khuynh hướng này là 64% và tại Hoa Kỳ là 49%.

Cuộc thăm dò của EIB, ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới do các chính phủ EU làm chủ, nói có 81% người Mỹ, 93% người châu Âu và 98% người Trung Quốc muốn mua ít sản phẩm nhựa hơn để giảm ô nhiễm.

92% người Trung Quốc, và 79% người châu Âu cam kết cắt giảm việc tiêu thụ thịt đỏ, cuộc thăm dò cho thấy, trong khi chỉ có 68% người Mỹ sẵn sàng làm như vậy.

1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 1/15/2020(UTC)
viethoaiphuong
#418 Posted : Monday, January 20, 2020 6:39:50 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Oxfam tố cáo bất bình đẳng giàu nghèo tăng cao, phụ nữ thiệt thòi nhất

Thụy My - RFI - 20/01/2020
Một ngày trước khi Diễn đàn Davos lần thứ 50 khai mạc tại Thụy Sĩ, tổ chức phi chính phủ Oxfam hôm nay 20/01/2020 công bố bản báo cáo thường niên, báo động về tình trạng bất bình đẳng gia tăng trên thế giới.

Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới lớn hơn gấp đôi so với 92% dân số của cả hành tinh và nhìn chung, 2.153 tỉ phú nắm trong tay nhiều tiền của hơn 60% dân số toàn thế giới.

Người giàu ngày càng giàu hơn, hàng năm tài sản của họ tăng trung bình 7,4% do việc giảm thuế cho những người siêu giàu, và các tập đoàn đa quốc gia luôn tìm cách tránh né nghĩa vụ thuế. Phụ nữ là nạn nhân chính của nạn bất bình đẳng, họ thường phải làm những công việc bấp bênh, có thu nhập thấp. Phụ nữ phụ trách 3/4 công việc nội trợ không có thù lao nhưng nếu quy thành tiền có thể lên đến 10.800 tỉ đô la mỗi năm.

Đặc phái viên Davos Mounia Daoudi tường trình từ Davos :

« Oxfam không thiếu những so sánh gây sốc. Tổ chức phi chính phủ ghi nhận 22 người giàu nhất hành tinh sở hữu số tài sản tương đương với toàn bộ nữ giới ở châu Phi. Hoặc là Bill Gates, dù đã dành một phần gia tài cho các hoạt động từ thiện, tài sản vẫn tăng gấp đôi từ khi rời ban giám đốc Microsoft.

Đối với Pauline Leclère, phát ngôn viên Oxfam France, điều này là trái với lẽ phải. Bà nói : Điều mà Oxfam muốn chứng tỏ là tình trạng bất bình đẳng đã đạt đến mức phi lý, chứng tỏ một hệ thống kinh tế thất bại. Không thể chấp nhận tình trạng sự giàu sang tập trung vào một nhúm tỉ phú trong khi gần phân nửa dân số thế giới sống với không đến 5 euro một ngày.

Theo Oxfam, đáng lo hơn cả là sự bất bình đẳng này là nhân tố chính kìm hãm sự tiến bộ đã đạt được trong công cuộc chống nghèo đói trên thế giới. Riêng lục địa Phi châu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi đây những người nghèo khổ ngày càng gia tăng. Cần phải có những nỗ lực rất lớn để chận đứng nạn dịch. Một nạn dịch không chừa ra một lục địa nào, mà cuộc nổi dậy đã với dấu ấn đậm nét trong năm 2019 đã chứng tỏ. »
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 1/20/2020(UTC)
viethoaiphuong
#419 Posted : Thursday, January 23, 2020 3:13:15 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Liên hiệp quốc: Hàng triệu người sẽ thất tán vì biến đổi khí hậu

Reuters - VOA - 22/01/2020
Thế giới cần chuẩn bị cho hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, Cao ủy trưởng về người tị nạn Liên hiệp quốc ngày 21/1 cảnh báo.

Phát biểu với Reuters tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Filippo Grandi nói một phán quyết của Liên hiệp quốc trong tuần này có ý nghĩa là những người phải rời bỏ nhà cửa vì hậu quả của biến đổi khí hậu đáng được quốc tế bảo vệ, và việc này ảnh hưởng rộng rãi đến các chính phủ.

Uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc đưa ra một phán quyết cột mốc vào ngày 20/1 liên hệ đến việc ông Loane Teitiota, thuộc Kiribati, một quốc gia tại Thái Bình Dương, kiện New Zealand sau khi nhà cầm quyền nước này bác bỏ đơn xin tị nạn của ông.

“Phán quyết nói nếu bạn bị đe dọa tức thời đến cuộc sống vì biến đổi khí hậu, vì khẩn cấp về khí hậu, và nếu bạn vượt biên giới và đến một nước khác, bạn không phải bị gởi trả lại, vì bạn sẽ gặp nguy hiểm về đời sống của bạn, như là trong chiến tranh hay trong tình trạng bị đàn áp,” ông Grandi nói.

“Chúng ta phải chuẩn bị cho làn sóng to lớn những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa ngoài ý muốn,” ông nói. “Tôi sẽ không đi xa hơn để nói về những con số rõ rệt, vì chỉ là ước đoán, nhưng chắc chắn chúng ta đang nói đến hàng triệu người tại đây.”

Khả năng đẩy con người rời bỏ nhà cửa bao gồm cháy rừng như đã thấy tại Australia, mực nước biển dâng cao, mùa màng và gia súc bị thiệt hại tại tiểu vùng Sahara châu Phi và lụt lội trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các khu vực của thế giới đang phát triển.

Trong hầu hết 70 năm hoạt động của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc, cơ quan Liên hiệp quốc này đã làm việc để trợ giúp cho những người rời khỏi các quốc gia nghèo khó do hậu quả của chiến tranh, biến đổi khí hậu càng ngày càng nhiều.

“Có những chứng cứ thêm nữa là phong trào tị nạn và vấn đề lớn hơn là số lượng di dân.. là một thách thức toàn cầu không thể chỉ khoanh vùng tại một vài nước.” ông Grandi nói.

70 triệu người rời bỏ nhà cửa

Công ước liên hệ đến tình trạng của người tị nạn, được ký vào năm 1951, không có điều khoản nào về biến đổi khí hậu như là lý do để rời bỏ nhà cửa và tìm cách xin tị nạn ở đâu đó. Vào lúc ảnh hưởng của khí hậu gia tăng, những câu hỏi về pháp lý trở nên phức tạp hơn.

Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc với ngân sách từ 1 tỉ đô la một năm trong những năm đầu 1990 đã lên đến 8,6 tỉ đô la vào năm 2019 vì các cuộc xung đột tại Iraq, Afghanistan và Syria khiến thường dân phải trốn chạy, nay phải trợ giúp cho hơn 70 triệu người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có người tị nạn đông nhất với hơn 4 triệu người tị nạn và người tìm cách xin tị nạn, đa số là người Syria. Việc này làm suy kiệt công quỹ của Thổ Nhĩ Kỳ khiến cho Tổng thống Tayyip Erdogan phải yêu cầu châu Âu trợ giúp nhiều hơn.

Tháng 11 năm ngoái, ông Erdogan dọa mở cửa cho người tị nạn Syria đến châu Âu trừ phi Liên hiệp Châu Âu can thiệp vào và ông hiện kêu gọi “tái định cư” khoảng 1 triệu người Syria tại miền bắc quê hương của họ.

Ông Grandi nói các chính phủ châu Âu cần suy nghĩ cẩn thận về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng di dân, vón đã ảnh hưởng đến các nước này kể từ năm 2016, đồng thời cũng thông cảm cho tình hình Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng ta phải công nhận rằng, trong vài năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận người tị nạn nhiều nhất thế giới,” ông nói. “Có nhiều cuộc thảo luận chính trị. Tôi chú trọng đến cốt lõi của vấn đề này, đó là ‘hãy củng cố khả năng cho Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận người tị nạn cho đến khi nào họ có thể trở về quê hương xứ sở an toàn và tự nguyện.”
1 user thanked viethoaiphuong for this useful post.
Tonka on 1/23/2020(UTC)
viethoaiphuong
#420 Posted : Monday, February 3, 2020 10:04:00 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt

RFI - 03/02/2020

(AFP) - Đa số dân Canada không muốn chi tiền bảo đảm an ninh cho gia đình hoàng tử Anh Harry. Hoàng tử Harry và vợ con hiện đang sống tại miền tây Canada. Theo một khảo sát của viện Nanos, 77% số người được hỏi cho rằng dân Canada không có nghĩa vụ trả tiền bảo đảm an ninh cho gia đình hoàng tử Anh vì họ không sống ở Canada với tư cách đại diện cho Nữ hoàng. Chỉ có 19% không phản đối việc Canada đảm đương một phần chi phí này.

(RFI) - Hoa Kỳ : Chính trị xen vào giải bóng đá Mỹ. Chủ Nhật 02/02/2020, hàng triệu người dân Mỹ theo dõi trận cầu giữa San Francisco 49ers và Kansas City Chiefs. Đáng chú ý, vào giờ nghỉ giữa hai hiệp đấu, một trận đấu chính trị đã diễn ra giữa Donald Trump và ông Michael Bloomberg bằng những màn quảng cáo. Đây là lần đầu tiên quảng cáo chính trị được phát vào giờ nghỉ giữa hai hiệp trong giải bóng đá Mỹ Super Bowl. Đương nhiên, giá phải trả cũng không phải là rẻ : 10 triệu đô la cho một phút quảng cáo cho mỗi ứng viên.

viethoaiphuong
#421 Posted : Wednesday, February 5, 2020 10:04:24 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,342
Points: 11,181

Thanks: 761 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Bà Pelosi xé bản văn Thông điệp Liên bang của TT Trump

VOA - Reuters - 05/02/2020

Một mối hận thù cay đắng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và thủ lãnh Ðảng Dân chủ ở Quốc hội, bà Nancy Pelosi đã sôi sục trong Thông điệp Liên bang tối thứ Ba 4/2, với việc ông Trump từ chối bắt tay khi bà chủ tịch Hạ viện đưa tay ra, rồi sau đó bà Pelosi xé toạc bản văn Thông điệp Liên bang của tổng thống trước lưỡng viện Quốc hội.

Tổng thống Trump đã tránh nói đến cuộc luận tội ông trong bài diễn văn dài 80 phút, nhưng những vết sẹo từ trận chiến giữa hai đảng hằn rõ với hình ảnh những người Cộng hòa liên tục đứng dậy tán thưởng phát biểu của tổng thống, trong khi phần lớn những người Dân chủ đối lập vẫn ngồi.

Thượng viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo dự kiến sẽ tha bổng cho Tổng thống Trump vào thứ Tư 5/2 về các cáo buộc ông lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội.

Khi ông bắt đầu bài phát biểu, những người Cộng hòa của lưỡng viện đã hô vang “bốn năm nữa.”

Những người Dân chủ ngồi im lặng và một số người còn lắc đầu khi ông Trump tuyên bố “Đất nước chúng ta mạnh hơn bao giờ hết.”

Đó là những dấu hiệu cho thấy sẽ có rất ít cải thiện trong quan hệ giữa hai đảng ở Quốc hội trong năm tới.



Tin tổng hợp RFI/Tiếng Việt

RFI - 05/02/2020

(AFP) - Twitter sẽ gỡ bỏ hoặc cảnh báo các nội dung « giả mạo » và « độc hại ».
Mạng xã hội Twitter hôm 04/02/2020 loan báo sẽ tập trung chống lại các hình ảnh và video bị chỉnh sửa. Kể từ tháng Ba, các tweet nhằm lừa dối công chúng hoặc làm hại người khác, chẳng hạn cổ vũ bạo lực hay vi phạm tự do ngôn luận sẽ bị gỡ bỏ hoặc đánh dấu cảnh báo. Twitter có động thái này chủ yếu do áp lực từ châu Âu và Hoa Kỳ, để đối phó tình trạng lợi dụng mạng xã hội để lũng đoạn, đặc biệt là trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, hay cuộc trưng cầu dân ý Brexit trước đây.

(AFP) - Máy bay Canada phải quay lại vì khách nói dối « bị nhiễm virus corona ».
Một chiếc phi cơ của hãng hàng không Canada Westjet chở 243 người hôm 04/02/2020 đã bay được nửa chặng đường đến Jamaica phải quay lại vì một vị khách nói rằng vừa từ Trung Quốc về và đã bị nhiễm chủng virus corona mới. Phi hành đoàn đưa cho người này khẩu trang và găng, buộc ngồi sau đuôi máy bay nhưng cuối cùng đã quyết định quay về Toronto. Nam hành khách 29 tuổi sẽ phải ra tòa ngày 9/3. Như vậy con virus corona trở thành một mô-típ mới cho những người thích đùa với pháp luật, thay vì tuyên bố có mang bom !

(AFP) - Một nửa triệu dân bỏ xứ đi lánh nạn trong vòng hai tháng ở miền tây bắc Syria.
Thống kê được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 04/05/2020. Lý do là quân đội của chế độ Damas, được Nga yểm trợ, đã tấn công vùng Idlib gần như hàng ngày để chiếm lại thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy và thánh chiến. Cuộc tấn công đã đẩy quan hệ ngoại giao Syria-Thổ Nhĩ Kỳ thêm căng thẳng vì Ankara ủng hộ một số lực lượng quân nổi dậy và có quân trong khu vực trên, nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Users browsing this topic
Guest (2)
26 Pages«<1920212223>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.