Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

47 Pages«<44454647>
Ngô Đồng Diệp Lạc
linhvang
#902 Posted : Thursday, April 5, 2018 5:40:31 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Hihi... LV cũng thấy phục chính mình nữa. Thời buổi này mà lo được hai tờ báo giấy, còn viết và edit (dò chính tả) sách của bạn bè.
Phượng Các
#903 Posted : Friday, April 6, 2018 3:16:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôm nào cho biết thời khoá biểu 1 ngày làm vie^.c của chị coi ra sao mà hay vậy .
linhvang
#904 Posted : Friday, April 6, 2018 7:21:22 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
...Làm báo, viết lách là...ngoài hai cái giốp làm ra tiền (nghĩa là những việc kia đều làm chùa): cái giốp tiểu bang 40 tiếng một tuần, đi làm bằng xe buýt (2 chuyến buýt cho mỗi vòng), được 40 năm + 3 tháng today; cái giốp thư viện 23 tiếng mỗi tuần, trung bình mỗi tháng lại có một tuần làm 30 tiếng, còn thiếu 4 tháng nữa là được 23 năm . Mỗi sáng thức dậy 5:30, ra khỏi nhà 6:10. Ở thư viện về hơn 9 giờ tối, ngồi net & viết lách (kể cả viết book review cho thư viện) cho tới 12 giờ mới lên giường. Làm việc 7 ngày một tuần, chỉ có ngày chủ nhật là 12 giờ trưa (noon) mới vô, làm 5 tiếng.
Ai cũng bảo điên..., chỉ có mình là thấy mình không điên thôi. BigGrin
Phượng Các
#905 Posted : Saturday, April 7, 2018 5:34:32 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thật là phi thường! Chị Linh Vang ơi!
ngodong
#906 Posted : Wednesday, June 6, 2018 5:25:50 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em vừa làm xong tờ báo cho trường SNA và lăn ra đau 2 tuần - Linh Vang là bà tiên sách đó nghen .
Đúng là mình bị hết hơi rồi thấy hình họp mặt vui quá Bình Nguyên ơi .

Binh Nguyen
#907 Posted : Wednesday, June 6, 2018 4:05:35 PM(UTC)
Binh Nguyen

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,945
Points: 1,581
Location: Đông Bắc Gia Trang

Thanks: 1 times
Was thanked: 36 time(s) in 35 post(s)
Originally Posted by: ngodong Go to Quoted Post
Em vừa làm xong tờ báo cho trường SNA và lăn ra đau 2 tuần - Linh Vang là bà tiên sách đó nghen .
Đúng là mình bị hết hơi rồi thấy hình họp mặt vui quá Bình Nguyên ơi .



Em còn ở đây đến thứ bảy tuần sau, PNV Bắc Cali mà làm hẹn là em... chơi luôn, hi hi... BigGrin

Em không làm báo chỉ làm biếng, không làm sách chỉ làm... sót, rảnh lắm nên đại náo Cali chơi, vui quá là vui! BigGrin

BN.
ngodong
#908 Posted : Thursday, June 7, 2018 5:40:08 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em dám lên SJ chị dám tiếp - chị đang rất rất không khỏe - nhưng em ghé thì chị sẽ nấu cho em ăn - táo thì chưa có - tuần sau nữa chị đi sang Toronto rồi - tuần này lo đóng báo gởi đi - công nhận bây giờ chị hơi bị làm biếng rồi .
Phượng Các
#909 Posted : Wednesday, June 27, 2018 4:33:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đi Toronto về chưa chị ngodong ? Lên đó có thể gặp Bình Nguyên mà .
linhvang
#910 Posted : Thursday, June 28, 2018 7:04:49 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Không biết chị Ngô Đồng có gặp Bình Nguyên không? Chứ chị N Đ và LV mới gặp nhau ở San Jose, chủ nhật June 24 vừa rồi.
Phượng Các
#911 Posted : Sunday, July 1, 2018 9:29:37 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vậy chị có gặp chị VTTT không ? Cách SJ nửa tiếng lái xe thôi mà!
linhvang
#912 Posted : Monday, July 2, 2018 8:35:48 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Bữa đó chị VTTT về tiểu bang kia rồi.
Hôm đi Houston, LV có gặp chị Hạt Cát, Hiền Vy.
Phượng Các
#913 Posted : Wednesday, July 4, 2018 8:50:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Mình không nhớ là chị và VTTT có gặp nhau bao giờ chưa nhỉ ?
linhvang
#914 Posted : Wednesday, July 4, 2018 5:51:59 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Có hẹn hò từ...đời nào, hẹn ở Seattle, hẹn ở Houston, hẹn ở San Jose; nhưng chưa lần nào gặp.
linhvang
#915 Posted : Friday, July 6, 2018 7:56:57 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Thấy chị Ngô Đồng đang ở Toronto, đi chơi thác nước đó, Bình Nguyên!
Phượng Các
#916 Posted : Saturday, July 7, 2018 7:15:17 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đi lên phía Bắc lúc này là hợp thời quá, trời vùng Los Angeles nóng kinh hồn, muốn bệnh luôn .
ngodong
#917 Posted : Thursday, October 11, 2018 4:51:26 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Hai chị em Bình Bông - Như Bông hụt gặp nhau vì . . . duyên mỏng quá chừng mỏng - mai mốt có dịp nào chị em mình gặp nữa không ta ?

Vừa đi thăm Yellowstone Park - trời ơi sao mà mênh mông - đất trời nhập một yêu quá đời ơi .
ngodong
#918 Posted : Saturday, January 19, 2019 9:20:28 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Sáng nay, trời San Jose đã tạnh mưa đọc bài thơ của bà Mary Oliver:

To live in this world

you must be able
to do three things:
to love what is mortal;
to hold it

against your bones knowing
your own life depends on it;
and, when the time comes to let it go,
to let it go.

Mary Oliver (1935 – 2019)

nhớ chiều hôm qua trong thánh lễ 6 giờ tại nhà thờ St. Maria Goretti, chiếc hộp bé được đặt giữa cung thánh - chiếc hộp ấy là phần còn lại của một kiếp nhân sinh ngắn ngủi chưa chuẩn bị để "to let it go".
Anh ra đi vì tai nạn xe thảm khốc gây ra bởi một người tài xế đang còn say men rượu, tai nạn này đã để lại mối thương tâm khó tả dù biết rồi mọi sự sẽ qua nhưng ngay khi này đây 3 đứa con của anh bỗng dưng mất nơi nương tựa, người vợ yếu đuối chỉ biết bếp núc và lo cho con bỗng dưng chới với giữa dòng, chiếc phao không còn để bám víu, đôi vai rũ xuống.
Thánh lễ ban chiều vào ngày trong tuần, thường mang vẻ ảm đạm vì những hàng ghế trống, chiều qua lại càng ảm đạm hơn có lẽ lòng tôi thấy như thế, khi nhìn bốn chiếc khăn tang trước mặt, người thiếu phụ mất chồng, đứa con lớn nhất 22 tuổi - 18 tuổi và 9 tuổi.

Lời cha giảng về lòng nhân lành, về sự đến đi trong buổi lễ và câu hỏi: "Trong chúng ta có ai tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho chúng ta cơ hội để giúp đỡ người hoạn nạn hay không?"

Đúng là tôi chưa cám ơn Ngài về điều ấy, dù đã từ lâu tôi cám ơn Ngài mỗi ngày về tất cả mọi sự tôi có được tự thuở thiếu thời: Mất Me thuở tròn trăng - không còn Bố tôi vài năm sau đó - trải qua sóng gió 1975. Từ 1991 cho đến bây giờ được là người tị nạn sống trên đất nước Hoa Kỳ, xây dựng lại mái ấm gia đình cho các con từ hai bàn tay không, chưa lần nào tôi nghĩ đến câu tạ ơn Chúa tạ ơn Thượng Đế cho tôi có dịp, có cơ hội giơ tay nâng đỡ giúp người hoạn nạn dù gia đình chúng tôi luôn làm điều ấy.

Để tồn tại trên cõi đời này - có ba điều phải biết!
Yêu đời sống mong manh - Ôm giữ nó khi còn có thể - Buông nó ra khi thời điểm đến!

Linh hồn Phanxico Chúa đã thương mang về cùng Ngài thay vì bắt anh ngắt ngoải tồn tại trên cõi tạm với tấm thân đầy thương tích, tôi tin Chúa biết việc Ngài đã làm, tôi tin các cháu con của anh sẽ biết làm gì khi mất đi người Cha kính yêu, tôi tin vợ của anh sẽ được nhiều người chung quanh an ủi đỡ nâng, mọi sự đau đớn sẽ phai nhạt dần theo thời gian, vết thương sẽ lành và cho dù sự sống mong manh chúng ta vẫn phải ôm ghì lấy nó.

Sáng nay, tôi thêm lời Tạ Ơn Chúa cho tôi thêm một ngày an lành để yêu đời sống mong manh và để chuẩn bị sẵn sàng "to let it go!" khi nó đến.
1 user thanked ngodong for this useful post.
viethoaiphuong on 1/20/2019(UTC)
ngodong
#919 Posted : Sunday, September 29, 2019 11:43:01 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Cái góc trời ấy rất hay mưa, những cơn mưa bất chợt, nó đến và đi không hẹn trước, mùa Xuân đã mưa! Những cánh hoa Sơn Thù Du - Dogwood trắng lung lay như bướm, bướm bay bay bay trong mưa!

Người ta hay dùng câu: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” trong truyện Kiều để than thở khi nhìn mây giăng gió cuốn lá hoa bay. Riêng mình lòng thì buồn mà nhìn cảnh nào cũng đẹp, nét đẹp của thiên nhiên mà con người chỉ là những sinh vật sống trong cảnh trí ấy.

Ừ: “Trời mưa thì mặc trời mưa - em không có nón trời chừa em ra!

Hôm ấy có mưa, hai đứa ngồi uống cà phê trốn mưa trong Starbucks nơi bạn có giữ nhiều cổ phần của họ, ngoài trời lạnh trong tiệm vài nhóm vào rồi ra hẳn người ta đã quen với gió mưa không như người từ California ấm áp ít khi bị mưa như góc trời này ghé thăm nhìn mưa mà ngại chẳng muốn ra đường, nên ngồi mãi cho đến khi mưa tạnh. Mưa tạnh ánh nắng xuyên mây xế sang giờ ngọ, cái giờ phải đi tìm thức để ăn trước khi đi dạo xem vùng Tây Bắc Mỹ có sự gì ngoài tuyết mưa và gió!

Quán ăn giống sao là giống khung cảnh quán cơm bà Cả Đọi cuối thập niên 1970, thực khách quen biết lẫn nhau bà chủ nấu bưng không ngớt, nhìn mặt khách đã biết khách muốn ăn gì: “Canh chua cá kho tộ thêm đĩa xào lê - gim!” rồi xăng xái bưng nước mang trà, chỉ khác bà chủ là người miền Nam nên xởi lởi nói cười kể chuyện đời bà từ khi sang Mỹ trở lại Việt Nam xây mộ cho Mẹ đến chuyện người chia phòng (share) có tình có nghĩa, chỉ nghe thế mà thương sao những cảnh đời khác hẳn với suy nghĩ của mình, chết là hết là tan vào hư vô là buông bỏ hết mọi thứ không cần mồ cao hơn người khác, không cần phải có vượng địa cho con cháu ăn nên làm ra, những điều ấy đã không cần thiết khi mình hiểu hiếu nghĩa là sự thương yêu chăm sóc khi còn sống, là sự dậy dỗ chăm sóc con cái khi còn trứng nước, không thế nào sự hiếu để được đong đo bằng nấm mồ sau khi mẹ cha khuất núi, hay con cháu nên người có sự nghiệp hẳn hoi vì miếng đất ôm giữ xác thân ông bà cha mẹ! Góc Trời Tây Bắc Washington vừa cho phép dùng phần còn lại của con người sau khi được “ủ” / “sấy” với mạt cưa, rồi trộn với đất, sỏi làm thành phân bón cho cây cỏ, điều này đã được nhiều nơi thực hiện, bao lần trong phim bộ Đại Hàn tài tử mang bao tay trắng chôn chiếc hộp đựng tro của cha hay mẹ chôn xuống gốc cây, vài mươi tập sau đó là cảnh gia đình ngồi quây quần dưới gốc cây đã có chôn hài cốt để gỡ bỏ bao nhiêu tình huống éo le trong chuyện phim thí dụ như anh em cùng cha khác mẹ nhận ra nhau sau một thời gian yêu thương thắm thiết sắp đi đến hôn nhân, rồi thì người đi sang Mỹ để trốn nỗi buồn, người thì đi sang Ý để học quên chuyện tình ngang trái, đại khái là trên thế giới những quốc gia ít đất đai đã biết cách phải thu xếp ổn thỏa hậu sự cho kiếp nhân sinh! Hỏi có ai được sinh ra mà không chết nhỉ!


Những món ăn rất bình dân - nhưng ngon vô cùng

Và chúng tôi đến thăm thành phố University Place nơi ấy tuyệt đẹp với hoa thơm cỏ lạ nhất là có bạn tôi làm trong thư viện của thành phố - người ta nói: “Nơi nào sách vở được nâng niu trân trọng nơi ấy có nhiều nhân tài!” Thật vậy, có nhân tài có những công ty cơ sở nổi tiếng sẽ có những hiến tặng vô vụ lợi để thành phố trồng hoa dọc bên đường, để thành phố xây dựng những nơi cho dân chúng nâng cao kiến thức bằng sách, bằng nguồn nước sạch bằng không khí thơm tho là đúng rồi kiến trúc của thành phố đẹp lạ lùng, vẫn còn nhiều công trình đang xây dựng. Theo bạn bước vào bên trong không gian của thư viện như mở rộng ra ngút ngàn bằng dẫy cửa kính nhìn thẳnng ra cánh rừng thông, những chiếc ghế đặt kề bên chiếc bàn con có cắm cánh hoa bình dị êm ả làm sao. Trên kệ sách mới nhận là quyển báo Kỷ Nguyên Mới, tờ báo bạn tôi làm chủ bút nâng niu trân trọng bao năm nay Linh Vang nhà văn nữ của Góc Trời Tây Bắc, cô bạn hiền hòa dễ yêu giọng nói ngọt ngào ân cần luôn làm tôi cảm động muốn khóc vì tấm lòng nhung lụa của nàng, tôi rón rén như cô bé lên mười được bạn thân mở cửa ngôi nhà búp bê của bạn cho nhìn vào phía trong, hưởng không gian hạnh phúc tình gia đình thân cận thăm cha mẹ già em út, góc bàn làm việc nơi bạn vào ra. Tình bạn của chúng tôi khởi đi từ sắc huyền hỏi ngã, dấu chấm dấu phẩy lên đến sách in báo tuần báo tháng, đến nay tôi gần như buông bỏ niềm đam mê ấy bạn tôi vẫn bình chân như vại không chút chao đảo với sách trên trời trên mạng viễn liên trên ebook facebook v.v. Bạn tôi vẫn thủy chung Văn Hữu - Kỷ Nguyên Mới dù chẳng thệ nguyền chẳng đeo nhẫn ngón thứ tư như bạn thệ nguyền ngày cưới cùng người bạn đời tuyệt vời sát cánh cùng vợ chăm sóc những đứa con tinh thần xinh đẹp từ trang bìa đến trang cuối.

[img]null[/img]
Linh Vang - Ấu Tím bên Kỷ Nguyên Mới - trong thư viện thành phố University.

Chúng tôi cùng nhau đến Chambers Bay địa chỉ: 6320 Grandview Dr W, University Place, WA 98467 để đi bộ, tôi chẳng biết gì về môn thể thao đánh banh bằng gậy này ngoài việc họ chiếm hữu nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên quá nào là cỏ xanh nào là nước biếc nhất là những bảng cấm người đi bộ vượt qua lằn ranh họ đã “xí phần” tôi không thế nào không ganh tị chút đỉnh khi mình muốn ghé xuống bãi nước để chạm chân vào nước mà không được, thiên nhiên ưu đãi mọi người kia mà! Ghen tí thôi, nhưng ngay sau đó tôi phải cám ơn họ, những người có điều kiện đã đóng tiền để thành phố chăm sóc công viên quá đẹp những tiện nghi công cộng, những cây cỏ lá hoa những con đường tuyệt đẹp và an toàn xuyên qua cánh rừng xanh thăm thẳm cho mọi người thoải mái chạy thoải mái đi - nên Seattle Washington được xếp hạng hai sau San Francisco nơi người dân có đời sống mạnh khỏe nhất nước Mỹ.


Vài dặm cùng nhau thỏ thẻ bao điều!


Xuyên qua lá ánh nắng lung linh, giữa rừng vui tình thắm ngọt ngào
Có lẽ thiên nhiên là tủ thuốc của thượng đế dành cho nhân loại khi ngài tạo nên sinh vật phủ đầy mặt đất thì phải? Những con sâu ngo ngoe trên lá bình thản nhấm khi tôi ngắm nhìn, chẳng lâu đâu sẽ thành chú bướm đủ màu sắc bay la đà gieo phấn giúp cây tạo trái ngọt - trái chua, nhớ lại thuở xuân thì các cô hay rú lên chạy khi nhìn thấy sâu, đôi khi con sâu chính là “bà mai” cho mối tình học sinh thơ mộng khi nàng vì sợ mà ôm chầm lấy người bên cạnh là anh chàng bạn học cùng trường! Thuở ấy nắm tay thôi đã là “của nhau” ôm chầm lấy như thế thì “ôm suốt đời” không sao chia rẽ được!

Cái tủ thuốc thiên nhiên của thượng đế đôi khi bị lạm dụng và dùng sai cách, cũng lá cũng hoa cũng trái cũng rễ ấy khi khỏe mạnh chẳng ai nghĩ đến ăn uống nhai nuốt nó, chỉ đến khi bác sĩ thông báo trong cơ thể có mầm mống “phản loạn” sinh nở vô tổ chức thành khối này cục nọ người ta chợt nhớ ra để chỉ nhau nào là nghệ uống chung với vỏ chanh - lá đu đủ khô nấu đặc uống như trà, rồi gừng rồi cỏ rồi . . . thì bệnh nhân được về cùng thiên nhiên bón cây bón cỏ!
Nỗi buồn trong lòng càng nặng nề hơn khi bị bất lực bị đầu hàng vô điều kiện khi biết giờ sắp điểm, sắp mất người anh con của bác, hai anh em thương nhau từ tấm bé chia nhau bao niềm vui nỗi khổ, kỷ niệm từ khi có trí nhớ đến khi có người yêu có vợ có chồng tỉ mỉ chi li từng nỗi niềm anh em chia sẻ cho nhau “sống để bụng - chết mang theo!” gom góp lại viết xuống hẳn dài hơn chuyện phim kiếm hiệp có đấu võ có tình hận tình hờ, có hỉ nộ ái ố chẳng biết nguyên nhân từ đâu đến, mỗi khi gặp nhau kể lại là cười vang nhà. Bốn tên con trai một đứa con gái tạo thành nhóm “ngũ tặc” của dòng họ, các chị lớn không thèm chơi với con bé cách mình gần chục tuổi, thế là con bé cứ thế bám theo các anh chỉ hơn mình một hai tuổi - cùng tuổi, đám giỗ đám cưới Tết lúc nào cũng có chuyện để bác để bố phải một phen mất vía, đầu tiên là ngay khi rước dâu chị lớn nhất trong nhà, con bé sáu tuổi bị xô xuống sông, áo đầm xinh xắn phải thay thành quần xà lỏn ở trần trong khi chờ áo đầm khô! Tết thì con bé có bao nhiêu tiền lì xì mất hết vào tay các ông giặc chơi bầu cua cá cọp hay ra chợ ăn hàng! Cứ thế mà lớn cùng nhau cho đến 1975, anh em bị ở lại Việt Nam khi toàn gia đình kịp lên tàu di cư lần thứ hai để chia thêm bao ngậm ngùi nóng lạnh ngẩn ngơ hụt hẫng. Thác về, ừ thì anh về trước đi để lại thế gian này âm thanh anh hát đùa: “Giết người đi giết người đi - giết người trong mộng vẫn đi về!” (nhạc PD) trong lúc tay trái cầm cây mía dài, tay phải cầm dao phay chém cây mía đứt đôi cho cô em gái róc vỏ, cắt khúc ướp lạnh, đám cưới đám giỗ anh là đầu bếp chính chia thồi chia heo quay, cái đuôi heo quăn tít giòn rụm: “Cho mày!”
Anh ân cần: “ Cô mày cứ đi chơi ở nhà làm gì!” Anh lên chức trưởng tộc mỗi câu anh nói như mệnh lệnh, thêm chữ “Cô” trước chữ “mày” của thời thơ ấu.
Câu cuối anh tiễn trước cửa nhà: “Cô chú về nhé!”

Anh về trước - em vẫn còn đây loay hoay với bao bề bộn nhớ nhớ thương thương trắc ẩn, em biết anh sẽ “về” bên ấy khi em bước qua khung cửa ra xe, không dám nhìn anh vì nước mắt đã đong đầy chực òa lên khóc!

Mùa Hè chưa qua Góc trời Tây Bắc nay đã vắng Anh, bàng bạc mây mòng mọng nước! Quê nào là Quê chính hả Anh?

1 user thanked ngodong for this useful post.
viethoaiphuong on 9/30/2019(UTC)
Phượng Các
#920 Posted : Tuesday, October 22, 2019 12:20:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Trên kệ sách mới nhận là quyển báo Kỷ Nguyên Mới, tờ báo bạn tôi làm chủ bút nâng niu trân trọng bao năm nay Linh Vang nhà văn nữ của Góc Trời Tây Bắc,


Vẫn còn sao chị ? Phục chị LV quá đỗi .
ngodong
#921 Posted : Monday, May 11, 2020 6:39:14 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Ngày của Mẹ đã qua - đọc hết bao nhiêu bài viết về Mẹ ai cũng nói là Mẹ khổ và nhất là luôn có lời xin lỗi đến Mẹ - ngẫm lại làm mẹ là chịu khổ và làm con là luôn gây nên lỗi có phải ! cứ hưa
viết lại mà rồi lại hư không viết gì nữa hết.


[img][/img]
Hứa sẽ viết cho em cho bạn về món tàu hũ tào phớ cách làm đậu phụ nữa – Nhớ quá đi thôi có một thời!

Cái thời chuẩn bị sang Mỹ, giấc mơ bỏ nước ra đi khoảng cuối thập niên 1980, khoảng thời gian người ta có câu “cột đèn có chân cũng đi”, lúc ấy chẳng biết tương lai sẽ thế nào sẽ làm gì nếu được ra đi ODP hay HO, tin đồn từ mọi nguồn nhất là khi đứng trướcSở Ngoại Vụ Nguyễn Du chờ ngóng –

lúc ấy chờ ngóng gì cũng không biết, chỉ biết đến đó tụ tập nghe tin đồn truyền miệng từ người nhà ở nước ngoài gởi thư về, thấy ai có giấy mời được vào trong cũng hỏi – thấy người ta từ trong đi ra cũng hỏi, lúc ấy ai cũng vui vẻ trả lời và kể tỉ mỉ trường hợp gia đình nhận giấy bảo lãnh thế nào, được sở gọi lên ra sao, họ đòi giấy tờ gì v.v, cứ thế mà quán cà phê vỉa hè trước cổng trại đua ngựa tư nhân bên hông vườn Tao Đàn góc Lê Văn Duyệt – Nguyễn Du xôn xao khách rôm rả chia sẻ thông tin. Nghề gì có thể sống được bên ấy, “bên ấy” có thể là Pháp – là Úc – là Mỹ nói chuyện chung chung huề vốn thí dụ: Bên ấy làm móng tay một ngày nhiều tiền lắm, biết cắt tóc cũng hái ra tiền, rồi có người nói: “Bên ấy” bán đậu hũ – đậu phụ chạy như tôm tươi vì ai cũng thèm món ăn Việt Nam, chỉ làm ở nhà thôi bao nhiêu cũng hết!” Cứ ngóng thế rồi về đi mua dao mua kéo đi học cắt tóc! Trời ơi học cái ông thợ hớt tóc đầu ngõ chứ đâu, bác ấy không đòi tiền chỉ đòi ly cà phê mỗi ngày khi ngồi xem bác ấy hớt cho khách, không có khách thì bác ấy chỉ cắt trên cái miếng bìa giấy cứng, tỉa sao cho gọn cầm kéo sao cho thuận tay. Cũng mua kềm Nghĩa làm móng tay, học từ cô thợ chuyên xách cái giỏ ny lông đi trong chợ, đến từng nhà! Trong giỏ xách nhỏ nhoi cỡ quyển sách ấy, ngoài kéo kềm có thêm vài chai sơn móng tay gói bông gòn chai nước acetone chùi sơn cũ, đến nhà mỗi hai tuần cắt sơn cho mình, vừa làm cô vừa chỉ cách lấy khóe móng chân sao cho không đau, sơn thế nào cho không lem ra ngoài mà có bị lem thì phải làm sao, học thử vài lần thấy hình như mình không có khiếu làm thợ hớt tóc cho dù đã cắt tóc cho các em – cho các con ngay cả cho chính mình, cứ nghĩ nắm đầu người lạ sao sao ấy! Chuyện nắm tay chân người lạ cũng không thích thú lắm nhỡ chẳng may cắt vào thịt người ta thì sao!

Nghề đậu phụ có lẽ hay! Ngày còn bé lên mười tuổi cái tuổi ham chơi banh đũa lại bị bồng em nhà ở khu Vườn Chuối, đối diện nhà là nhà bà Tiều làm đậu phụ bán, mỗi sáng con trai của bà lấy xe ba gác chất lên bốn khay gỗ vuông vức dưới một mét làm bằng tre đặt những miếng đậu phụ trắng vuông vức, chất xong các khay đậu bà là người lên ngồi chắn các khay ấy, cậu con đạp xe đi bán ở chợ Thiếc trong Chợ Lớn, trong khi nhà thì ở ngay chợ Vườn Chuối. Thấy con bà kéo xe ra là Mẹ tôi sai tôi sang mua mở hàng ngay loại đậu trắng thường, còn dấu ngấn vải thưa hay loại đậu mềm nếu cầm không khéo sẽ bị vỡ! Sang mua đậu thôi tôi cũng đoán được món ăn Mẹ tôi sẽ nấu là chiên hay canh, riêng loai đậu cứng vuông như cái bánh có màu vàng phía trên in dấu đỏ nhà tôi không bao giờ mua, có lẽ chỉ người Hoa mới dùng nó! Tôi hay sang nhà bà Tiều buổi xế trưa chơi khi bà xay đậu nành bằng cái cối đá trước hiên nhà, dòng nước trắng đục từ cối tuôn xuống cái xô bằng thiếc thật đẹp, tôi thích nắm bã đậu nành thành viên tròn giúp bà dù không biết bà sẽ làm gì với nó!
Hình ảnh ấy khiến tôi thú vị đi tìm nơi để học nghề làm đậu phụ. Không dễ để tìm nơi dậy vì thời gian ấy ít ai dậy nghề lắm, may sao có anh bạn chuyên giao thịt cho các chợ, mang tôi đến nơi làm giò lụa để học cách làm đậu phụ! Nghe buồn cười phải không đến chỗ làm giò lụa để học làm đậu phụ! Chuyện là thế này Bắc kỳ chuyên môn làm giò lụa, giò thủ, bánh giò và đậu phụ, món ăn sáng thuở ấy thường là bánh cuốn, bánh mì, các loại bún, thế là lò làm giò làm luôn đậu phụ để sáng sớm các bà bán bánh cuốn ghé vào lấy hàng một nơi cho tiện. Công việc buôn bán thuở ấy ít máy móc, chỉ bằng thủ công trong gia đình đòi hỏi người làm việc phải thức giữa đêm đến sáng giao hàng xong mới được đi nghỉ, chiều họ lo chuẩn bị để nửa đêm dậy xay thịt gói giò. Đậu phụ được làm trước nên tôi có thể đến để học nghề.

Lò đậu phụ của cụ Tứ ở khu Trương Minh Giảng nghe tên tưởng là nơi to tát bề thế, nhưng không phải nó chỉ là căn nhà hai tầng bề ngang khoảng hơn ba mét chiều sâu hơn mười lăm mét bình thường như mọi căn nhà khác trong khu hẻm sau chợ thế thôi. Đến được nhà của cụ phải đi lòng vòng từ đường Trương Minh Giảng xuyên qua chợ quẹo mấy ngõ nữa mới đến, từ cửa chính nhìn vào nhà chỉ thấy có bộ bàn ghế mộc, tách uống trà ấm ủ trà, trên nóc tủ có hình Thánh Gia hai cây nến chuỗi tràng hạt, chiếc giường gỗ có trải chiếu hoa nằm nép sát tường ngay dước cầu thang lên chiếc gác lửng, khu bếp phía sau sáng choang ánh nắng vì thông với trời khoảng hai mét, nhà trong khu người Bắc di cư hay có khoảng trống thế này gọi là giếng trời để thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên.

Tôi được học làm đậu phụ buổi xế với con trai của cụ, gọi cụ chứ bà chỉ khoảng gần 50 tuổi con trai thì khoảng 19 – 20. Trong bếp là nơi để xay thịt gói giò và làm đậu phụ. Đậu nành ngâm sẵn từ hôm trước cho vào cối đá, sữa từ đậu chảy ra được hứng vào xô, lọc bỏ bã cho vào nồi nấu sôi – sau đó hòa với nước chua để dành từ hôm trước vào ngay sau đó đậu kết tủa, đợi chút cho tiến trình chia rẽ nước ra đàng nước đậu ra đàng đậu xong, anh chàng xốc xô sữa đổ vào khuôn gỗ dài khoảng một mét rưỡi có chiều ngang nhỉnh hơn một tấc bên trong có lót vải mùng phần dư của vải rũ xuống ngoài khuôn, khuôn được đặt cao trên giá cách mặt đất khoảng một thước, nước cứ thế róc xuống nền nhà bếp, chính nước này được hứng vào khoảng để dành làm nước chua cho mẻ đậu ngày mai. Sau đó anh chàng xếp gói vải thừa bọc lên phía trên và đậy nắp khuôn – nắp này bằng gỗ nặng lọt hẳn vào trong khuôn để ép đậu, chỉ đơn giản như thế, sáng sớm cắt đều chiên vàng giao cho bạn hàng – đậu chưa chiên cũng có người đến lấy mang ra chợ bán lẻ. Làm đậu phụ dễ ơi là dễ cứ một bao 1 kg đậu cần 12 lít nước – khoảng 1 xị nước chua – một xị = 1/4 lít. Cứ nghĩ đến một cái nghề để sống được nơi xa xôi chỉ thấy trên hình ảnh mà vui vẻ đạp xe băng ngang qua cầu Trương Minh Giảng nặc nồng mùi bùn đen ngày nắng. Đi học thế này không có bằng cấp chỉ đến học vài ba lần, ghi xuống giấy cân lượng rồi cất vào quyển sổ nhỏ xíu làm hành trang “lưu đày viễn xứ!”

Các bài thơ bài nhạc thuở ấy luôn có bốn chữ như thế vì một đi là không trở lại, đâu ai biết chỉ sau đó 10 năm là bay qua bay lại, đến lúc này thì khỏi tính rồi vì đi về như đi chợ thế thôi, mua sơ ri mang về Việt Nam ăn, may áo dài sang Mỹ hay các nước khác để mặc đi đám cưới đi nhà thờ, hay mới hôm qua anh ấy cô ấy còn đang ở Đà Lạt hôm nay đã nghe phỏng vấn trên đài địa phương về chương trình văn nghệ cuối tuần! Tôi lại nhớ đến món nợ với chị bán tàu hũ trưa nào cũng ghé trước nhà, con cháu chị em mỗi người một chén ăn dặm, cái gánh một bên là nồi đựng tàu hũ, bên kia có nồi nước đường đặt trên cái lò liu riu than hồng có xếp chén muỗng, tôi hỏi chị cách nấu sao cho tàu hũ mềm mịn đông lại vì gia đình sắp đi sang Mỹ, lúc này tôi đang uống thuốc chừa cho lá phổi bị nám! Chị rủ ghé nhà chị xem chị nấu tàu hũ, nhà chị rất gần nhà tôi, lầu hai của cư xá Minh Mạng gia đình chỉ có chị và mẹ già.

Tôi đến nấu tàu hũ với chị trước khi chị gánh đi bán vào lúc 11 giờ sáng, cũng nấu sữa đậu nành cho sôi quan trọng là nồi muỗng tất cả phải thật sạch không bị dính dầu mỡ, sau đó pha một muỗng canh thạch cao phi mua của tiệm thuốc bắc vào với nước quét đều vào trong chiếc nồi sẽ gánh đi bán, đổ thật mạnh sữa đã sôi vào nồi là xong, tôi chưa bao giờ nấu tàu hũ kiểu này dù trong hành lý ra đi tôi mang theo thạch cao phi – cái muỗng đặc biệt để múc tàu hũ, kỷ niệm của tôi còn đây, vì phải ở nhà trốn dịch lúc này tôi nấu sữa – tàu hũ theo nhừng công thức được đăng rất nhiều trên các trang mạng, trên youtube cách làm dễ dàng cái muỗng đặc biệt được thay bằng chiếc lon đựng nước ngọt bằng kim loại cắt ra vừa gọn vừa bén ngót khi múc tàu hũ. Tôi có gởi thư cám ơn chị bán tàu hũ không biết chị có nhận được không mà chẳng bao giờ tôi nhận được thư trả lời!

Muốn có chén tàu hũ bây giờ dễ quá, dùng máy xay sinh tố xay đậu nấu sôi rồi cho chút bột nấu rau câu vào đợi nguội là xong công thức là 1/2 muỗng bột agar cho 4 chén sữa đậu nành – rồi nấu nước đường với gừng là xong.

Muốn có đậu hũ miếng cũng sừa đậu nành rồi cho muối biển và muối Epson vào là xong.
Đậu hũ miếng tôi chưa thử vì chưa có khuôn nhưng tôi biết nếu làm sẽ được vì những chia sẻ trong các phim ngắn của các người phụ nữ khéo léo Việt Nam sống khắp nơi trên thế giới – từ Đức có Vành Khuyên – Nauy có Diễm – Canada – Úc – Pháp – Mỹ thì California – Michigan – – – – nhiều nhiều lắm, các bạn của tôi ai cũng khéo tôi thì cũng hay được khen khéo nhưng khéo vì bị bắt phải khéo để sống còn chứ không phải khéo vì tỉ mỉ kiên nhẫn và có tính nghệ thuật khi nấu nướng, nhất là tôi không thích bị gò bó trong công thức nên khi hên thì đẹp ngon – không hên thì chồng nói “món ăn người Chàm” các bạn có thấy các món ăn của tôi khi chụp hình cần có thêm hoa lá cành hay không? Ừ tôi pha trộn đủ thứ trong ấy khi nấu nướng nhất là kỷ niệm có liên quan đến món ăn tôi nấu – ngọt là nụ cười khi người ăn được mời – mặn là giọt nước mắt khi người dậy tôi đã biến mất trên cõi đời này Mẹ – Má – Cô – Bác – Chị – Anh và bằng hữu – Mùi hoa đôi khi cũng làm tôi khóc vì không gởi được hương đến – hương đi.



1 user thanked ngodong for this useful post.
viethoaiphuong on 5/12/2020(UTC)
Users browsing this topic
Guest (44)
47 Pages«<44454647>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.