Buổi chiều tối chúng tôi sẽ tham dự một buổi
luau đã đặt vé trước, tên riêng là The Big Kahuna Luau. Đúng giờ hẹn, có xe tới đón trước khách sạn, chúng tôi là nhóm đầu tiên, sau đó đi thêm vài khách sạn khác để rước thêm khách.Nhóm trong xe chúng tôi đa số là du khách từ Úc tới . Trong các cuộc đi sau tôi cũng thấy du khách từ Úc tới khá nhiều\. Cuộc hành trình của họ tới Mỹ chắc là hay dừng lại Hawaii ít ngày, vì nó nằm trên con đường khá xa tới California\. Cũng là một tính toán có lý, vì nhập cảnh tại phi cảng Honolulu dù sao cũng không đông đúc như LAX. Tài xế kiêm thuyết minh là một người đàn ông trung niên, da nâu đậm, rất vui vẻ, thân thiện (nghề của chàng mà!). Ông đeo một chuỗi hạt
kukui\. Hạt này có tên khoa học là
Aleurites moluccanus. Tra trong net thì tên Việt của cây này là
Lai . Vòng đeo cổ này là trang sức đặc trưng của người bản địa, thấy cũng hay hay\. Ở Hawaii người ta có thể đeo vòng hoa, gắn hoa trên tóc, đeo các chuỗi hạt , và hạt kukui là thấy phổ biến nhất\. Ông tài xế không phải đeo cho vui, nhân viên trong hãng đều đeo một vòng hạt này trên cổ
Xe đi lên đồi theo con đường uốn éo vòng quanh, thành phố Honolulu nằm phía dưới . Tới một địa điểm thích hợp, ông cho ngừng xe lại, và cho biết mọi người có thể xuống ngắm Honolulu từ trên cao 15 phút. Ai cũng xuống chụp hình. Chỗ dừng xe dựa vào một triền núi thấp, nhìn lên vách núi thấy cây như thanh long đặc gậc, tôi gọi là "coi như" vì loại xương rồng này có nhiều thứ có hình dáng hao hao nhau nên không rõ đó có phải là thanh long hay thứ nào khác

Sau đó lại tiếp tục đi nữa . Khi tới nơi thì chu choa ôi, một hàng mấy chục chiếc đang tấp nập đổ khách tới . Nơi đón chúng tôi là khuôn viên của một biệt cư khá lớn, chủ nhân biến cơ ngơi làm nơi đón du khách tới tham gia một tái hiện sinh hoạt cổ truyền của người bản địa: Luau\. Đại khái đó là một bữa tiệc có múa hát\. Món ăn truyền thống của họ là quay một con heo dưới đá nóng và các món khác. Thì cứ tưởng tượng các bộ lạc thổ dân, họ đi săn được con heo rừng, về đốt lò nướng rồi cả làng chia nhau thưởng thức\. Thay vì quay trên lửa thì họ đào một lỗ, xếp đá chung quanh rồi nung nó lên\. Nhưng trước hết là một màn chào mừng cái đã\. Ngay từ đường vào đã có nhân viên tiếp khách, tặng mỗi người một vòng đeo cổ, tôi thấy họ phát cho tôi một xâu ốc rẻ tiền, trong khi lẽ ra là một chuỗi hạt kukui như khi mua tour họ đã nói\. Tôi hơi thất vọng vì tôi thích cái hạt kukui hơn . Trong khuôn viên có đặt rải rác các ghế ngồi, uống nước ngọt thì không phải trả thêm tiền, nhưng nếu muốn rượu, bia thì phải trả thêm\. Âm nhạc trỗi lên\. Ngoài sân có một khu có bạt che có đặt vài điểm giúp vui khách: cách thắt vòng hoa lá để đeo lên cổ hay cổ tay, họ gọi là
lei, hoặc đóng các con dấu vào lưu bút, v..v...Tôi có đi ngắm mấy cây trong vườn, thấy có cây xoài cổ thụ nằm giữa, rồi đu đủ, rồi tre, phía dưới xa xa là một vịnh nhỏ, lặng lờ và đèn đã lên được đốt lên ...Trời tối dần, mọi người được ăn thịt heo quay ...Nhìn kỹ thì thấy con heo này không hề được quay trong cái đống đá bên ngoài, họ chỉ làm cảnh vậy thôi . Con heo chắc là được khiêng về từ một tiệm thịt ở Chinatown có lẽ . Thấy như bị gạt! Con heo được sả thịt ra, mỗi người một miếng nhỏ, nguội ngắt, ăn cho biết mùi\. Ban tổ chức có trấn an là bữa ăn chính sẽ diễn ra sau một màn ca xang múa hát\. Thế là một đàn vũ công trai gái ra đứng nhảy múa cho mọi người xem, và sau đó mời ai muốn tập múa thì lên học theo\. Chắc ai cũng từng biết qua điệu vũ nổi tiếng Hawaii: điệu hula\. Đây là điệu múa hết sức gợi cảm, mông, ngực lắc rung lên hết cỡ\. Các cô gái ăn mặc đơn giản, có khi không có áo ngực luôn nếu là thời xưa, Hồi đó thổ dân còn không có chữ viết nữa mà, đời sống hoang sơ, giản dị, giải trí cộng đồng chỉ có đêm đêm bên ảnh lửa bập bùng, cùng nhau nhảy múa theo tiếng nhạc mông mênh

con heo quay chờ xẻ thịt, nhân viên đeo hạt kukui (hạt Lai)
Theo tài liệu thì khi đạo Kito được truyền vào đây thì vũ điệu hula bị cấm do tính chất gợi dục của nó\. Nhưng nay, no' đã được phục hồi và sống lại ....Có lần tôi được tới một chung cư nọ ở ngay downtown Los Angeles, có lễ lạc gì mà họ mời hai nữ vũ công Hawaii tới trình diễn cho mọi người xem trên sân thượng. Áo ngực là hai cái miểng vùa khô, váy là lá dừa tết lại, cứ thế mà rung lắc thoải mái\. Chắc tôi cũng hơi thủ cựu nên thấy hơi mắc cỡ, nhưng nếu lâu lâu rồi chắc cũng thấy quen\.
Sau đó thì mọi người được mời vào phòng ăn để dự tiệc . Trong khi ăn thì có màn múa hát giúp vui trên sân khấu gần đó\. Nếu đây là bữa tiệc đặc trưng của dân Hawaii thì thôi ..em chã ...

ăn tiệc có múa giúp vui
Nghĩ ngợi lan man, tôi ngờ ngợ, không biết có liên quan gì giữa chữ luau với chữ lẩu của dân miền Nam không\? Tôi vẫn tin là người Việt có một nguồn gốc chung với dân hải đảo Thái Bình Dương, chưa chắc gì chúng ta đi từ Động đình hồ xuống\. Chúng ta có nhiều nét giống với dân hải đảo, tục xăm mình là một, cổ tích Tấm Cám có chi tiết ăn thịt kẻ thù là một thí dụ khác
Về chuyện nhảy múa, tục này có mặt ở rất nhiều dân tộc phía Nam, các sắc tộc thiểu số VN, người Ấn độ, người Miến, Tha'i, Miên ...đàn ông đàn bà đều thích múa hát ...Chỉ có người Việt là người ta không múa nếu họ không phải là vũ công, và ca xang múa hát là công việc của người làm nghề giúp vui cho cung đình trước tiên . Thậm chí, theo ảnh hưởng lễ nghĩa của Nho giáo, việc múa hát cũng không được ca ngợi ...Nhưng theo tôi, múa hát rất tốt cho cơ thể, nó là một cách tập thể dục cho cơ thể ..Ngày nay, ở các công viên thành phố bên Tàu, nhiều người đã sáng sáng ra đó vặn nhạc và múa ...Họ cần múa "hết cỡ" theo điệu hula thì mới xả hết stress được\. Người ta bệnh tâm lý nhiều khi chỉ vì không được sống hồn nhiên như trẻ thơ hoặc như những con người cổ sơ thời nguyên thuỷ!