Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages123>»
Aloha, Honolulu!
Phượng Các
#1 Posted : Thursday, December 31, 2015 4:38:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ nhất

Đầu tháng 10 vừa qua, tôi cùng vài người quen có dịp đi sang đảo Oahu, thuộc quần đảo và tiểu bang Hawaii . Hãng máy bay Delta, khởi hành từ phi trường Los Angeles. Trước đây mỗi lần có ai nói về Hawaii và hỏi han xem có đi tới đó chưa, nổi tiếng là "thiên đường hạ giới" mà . Thì tôi luôn lý luận là, gọi là thiên đường chắc tại có nước biển ấm của nhiệt đới, ở Mỹ biển lạnh quá nên có nơi nào nước biển ấm thì họ thích lắm . Nếu đi tới đó thì thà là tôi rán đi luôn tới VN, vừa thăm nhà mà cũng có nước biển ấm. Bãi biển Nha trang, nhất là Đại lãnh, cát trắng mịn thấy ham. Đó là lý do khiến cho tuy ở gần Hawaii hơn các tiểu bang khác (ở gần Hawaii), mà tôi vẫn cứ chưa bao giờ quyết đi tới đó. Mãi tới năm nay, một chuyến đi bất ngờ, chỉ được quyết định vào hai ngày cuối, do chuyến đi tới Georgia bị huỷ vì bão, nên đành đi đại sang đó vậy.



Máy bay bay chừng 5 giờ, như vậy cũng vừa rồi, lúc này ngồi lâu mệt lắm. Vừa ra khỏi phi cơ, hơi nóng nhiệt đới làm lòng tôi chùng xuống, chính là hơi nóng của các lần đi vào Tân Sơn Nhất . Cali cũng có ngày nóng, nhưng là cái nóng khô, chớ không phải là cái nóng ẩm như đây . Hơi nóng làm dậy lên trong tôi một niềm phấn khởi. Ở lâu quá một nơi, bạn cũng thèm một đổi thay vậy chớ\. Bao nhiêu lần đi về VN, cái nóng Sài Gòn làm lòng tôi lâng lâng, nên cái nóng Hawaii làm con tim tôi bị gạt vì gợi nhớ các lần về thăm lại cố hương. Nhưng rồi tôi trấn tỉnh lại, đây cũng còn là nước Mỹ, một khoảnh nước Mỹ nhiệt đới đầu tiên tôi được biết. Cảm giác ở Mỹ lúc nào cũng làm tôi thấy an toàn: quê hương của mình mà. Nơi nào có tự do, nơi nào có an toàn, dù chỉ là tương đối, thì đó còn là vùng đất đáng yêu.

Hàng chữ trên cao của phi trường Honolulu có chữ Aloha ở phía trên . Đó là thổ ngữ ở Hawaii, có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa chào mừng . Gặp nhau là người ta Aloha, từ giã cũng Aloha . Coi trong mấy phim lấy bối cảnh Hawaii cũng hay nghe tiếng này\. Trong khuôn viên phi trường thấy có một khu vườn kiểu Tàu nho nhỏ, có tượng của một ông không biết là ai: Khổng tử hay Tôn Trung Sơn, nhưng không đi xuống coi được vì phải lo đi ra. Nhưng tôi cũng kịp sà lại một khoảnh đất trồng các cây nhiệt đới như nghệ, dương xỉ, trúc ...có bảng tên vừa tiếng Anh, tiếng khoa học và tiếng thổ ngữ Hawaii. Chưa gì tôi đã thấy khoái, phải vậy chớ: giúp cho du khách chút kiến thức về thực vật ở cổng chào. Mấy cây này với tôi thì quá thường rồi . Trên đường tới băng chuyền lấy hành lý, thấy có bàn bán vòng hoa\. Nếu ai muốn có người choàng hoa vào cổ thì phải đặt trước, đâu độ vài chục đô la.

Chúng tôi đi taxi về khách sạn ở ngay bãi biển Waikiki . Đây cũng là một địa danh nổi tiếng mà chúng ta hay nghe khi nói tới Hạ Uy Di ...Người Việt gọi Hawaii là Hạ Uy Di, tuy là chỉ một khái niệm nhưng đem lại cho tôi hai cảm xúc khác nhau. Hạ Uy Di là tiếng ngày xưa, nên gợi cho tôi cảm giác của những ngày thơ ấu . Hồi nhỏ đọc qua sách báo được biết đây được coi là thiên đường hạ giới, nơi có nắng, có gió , có bãi biển cát trắng, có nước biển ấm, có các cô gái chàng trai thổ dân che thân bằng hoa lá cỏ cây, tưng bừng nhảy múa. Vậy mà rồi mình cũng có ngày được đặt chân tới đây ...

Khách sạn tôi ở nằm sát bãi biển nhưng lan can phòng ngó xéo xéo ra biển chớ không phải ngó ngay . Phải như vậy thì nhiều phòng mới cùng ngó ra biển được - mỗi phòng được "nghé" một chút. Hồi ở Cairns tôi ở khách sạn ngó ngay ra biển nhưng khu đó vắng vẻ hơn, không vui nhộn như bãi Waikiki này, và dĩ nhiên là cũng rẻ hơn. Phòng tiếp tân nằm ở tầng trên, có chưng một chiếc ghe đặc trưng của dân vùng hải đảo Thái Bình Dương. Khi nhìn chiếc ghe này, tôi phục thổ dân quá\. Có thêm một cái càng đóng bên cạnh thì rất khó bị lật\. Tại sao dân miền biển người Việt mình không làm như vậy\? Có lý do gì không\? Hay là không nghĩ ra được\? Loại ghe này gọi là outrigger, cũng là tên của khách sạn, nên chưng chiếc ghe là đúng điệu lắm lắm\. Sau khi nhận phòng thì nhóm tôi tới gặp nhân viên giới thiệu các nơi nên xem ở đây, đặt vé mua tour gì cũng nhờ họ\. Cạnh có một bàn khác với người nhân viên hết sức môi miếng, khều chúng tôi lại, cho biết nếu muốn ăn điểm tâm miễn phí thì phải vô ngồi nghe quảng cáo về timeshare\. Tôi lơ đãng nhìn xuống sàn nhà, thấy tấm trải nền có hình lá môn\. Khoai môn là một trong các món ăn chính của thổ dân\. Như vậy nhà thiết kế rất tinh tế khi đặt các chi tiết có ý nghĩa trong sự trang hoàng, chớ không phải muốn dệnh cái nào vô thì dệnh!

Sau đó chúng tôi xuống nhà ăn để dùng bữa tối, tiệm thuộc chuỗi nhà hàng ăn có tên là Duke 's. Ăn xong, chúng tôi thả bộ xuống bãi biển, bãi Waikiki\.
Phượng Các
#2 Posted : Friday, January 1, 2016 5:59:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ hai

Sáng tôi dậy thật sớm, trong khi ai nấy còn say giấc điệp ...Cuộc đời chỉ có gang tay, ai hay ngủ ngày chỉ có nửa gang ....Chợt nhớ chữ "cổ nhân bỉnh chúc"... Tôi ra ngoài bao lơn ngồi, nhâm nhi ly cà phê do khách sạn cung cấp cho mỗi phòng. Ngó mông ra biển. Trời còn mờ mờ, bãi biển vắng ngắt, chỉ loáng thoáng một hai người đang dạo bãi\. Nếu ai từng ở bang Cali thì cũng thấy Cali phía Nam có rất nhiều bãi biển tuyệt vời, cho nên cảnh quan ở Waikiki cũng thường thường với tôi\. Cái khác là các cây dừa mà ở Cali không có được\. Cứ mỗi lần các phim ảnh đưa lên khung cảnh "thiên đường" của biển là người ta thường thấy cây dừa điểm xuyết trong đó\. Cây dừa chỉ mọc ở xứ nóng nên có cây dừa là biết vùng biển đó nước ấm\. Còn biển lạnh quá thì khỏi được ngâm mình trong đó rồi\. Mà không được tắm biển thì làm sao gọi là thiên đường được\. Cây dừa đẹp làm sao đâu, tôi cũng nhận thấy như thế ...

Mọi người thức dậy và kéo nhau đi xuống tầng dưới, cũng tiệm Duke 's để ăn điểm tâm theo kiểu buffet. Tôi phát giác ra trái đu đủ có mặt trong đó\. Sau khi thử và thấy nó ngọt lịm, tôi cứ thế mà chiếu cố\. Ở Cali có đu đủ thường nhập từ Costa Rica, nó có vị lạt lạt chớ không ngọt nên tôi ít ăn\. Tôi thấy ngạc nhiên tại sao Mexico cũng nóng mà lại không chịu nhập trồng loại đu đủ Đông Nam Á\. Hiện nay có người Việt sang Mễ thành lập nhà kiếng để trồng rau thơm dành cho dân Á Châu, thì cũng nên nghĩ tới các trái cây nhiệt đới khác\. Có điều đu đủ Hawaii nhỏ cỡ trái bưởi chớ không thấy trái nào lớn\. Ngoài ra còn có thơm nữa\. Thơm trước đây cũng nổi danh ở Hawaii, nhưng sau này không đánh lại với thơm từ các nước Trung Mỹ nên cũng giảm bớt\. Tôi đoán họ dành đất để xây biệt thự kiếm lời nhiều hơn là trồng thơm, trồng mía\. Cứ nhìn thấy quốc gia nào sống bằng nông nghiệp thuần là biết còn nghèo\. Còn thấy họ chuyển sang dịch vụ thì nước khá lên rồi\. Kinh tế học nói như vậy rồi\. Tôi nghĩ VN cũng nên chuyển sang dịch vụ, bớt làm nghề trồng trọt đi cho dân đỡ cực\. Chúng ta có tài nguyên du lịch là thứ rất dễ bán, do nước có nhiều thắng cảnh tuyệt vời\. Với điều kiện là nhà cầm quyền nên chia bớt cho dân, chớ nếu bỏ túi hết rồi đem cất trong các ngân hàng Thuỵ Sĩ, để mặc dân đói nghèo phải đi làm điếm, làm vợ, làm lao công cho xứ người thì mang tội lắm\.

Sau đó chúng tôi đi dạo trên con đường trước khách sạn, Kalakaua Avenue, cũng là mạch máu chính của vùng này\. Trước đây tôi có nghe một người từ VN sang Mỹ chơi, khi ghé Honolulu đã khen không tiếc lời, cho rằng thành phố này đẹp không thể tưởng được\. Tôi nghĩ là người đó đã tấm tắc khen như vậy vì đã đi dạo trên con đường này\. Mà ai tới Honolulu lại không đi dạo trên con đường này cho được, nó giống như đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do của Sài Gòn ngày xưa\. Tôi nhận xét con đường coi tại sao mà nó lại đẹp\. Hoá ra, là tại vì lề đường được dành rộng, rất rộng\, ở giữa rải rác lại được thiết kế các "tiểu cảnh" như bồn hoa, hồ nước, tượng, hòn non bộ v..v...Đẹp là nhờ vậy\. Nếu vậy thì muốn cho con đường thành đẹp cũng đâu có gì khó đâu\. Hai bên đường là các cửa tiệm sang trọng (tất nhiên là không thể sánh với đường số 5 ở New York, đường Champs Elise'e ở Paris, hay Oxford St của London), dân bát phố có chỗ đi shop, lại vừa được xà bát trên các lối xinh tươi, đẹp đẽ\. Con người cũng kỳ cục thiệt, họ ham làm vừa lòng ngũ quan của mình, và cho đó là điều đáng sống\. Mà làm vừa lòng con mắt là tốn tiền hơn cả thì phải\.

Mùa này hai bên đường có cây trổ hoa chùm màu cam rất đẹp\. Tim hiểu thì biết đó là loại muồng hoàng yến\. Lần đầu tiên tôi thấy hoa muồng màu cam\. Ngoài ra còn có các cây sứ cùi (cây đại) cũng gợi nhớ quê nhà\. Sứ ở đây cao lớn, trong khi các cây sứ ở Cali thấy ít mà lại nhỏ, chắc mới trồng đây\. Một loại cây gây ấn tượng khác là cây đa, nhiều gốc rễ phụ cùng rễ chánh bó lại thành một ôm khổng lồ, được thấy rải rác trên đường phố. Phía sau dinh thự Moana là khách sạn đầu tiên của Waikiki có cây đa thuộc giống ficus benghalensis, Indian Banyan, được cho vào danh sách các cây quý hiếm của Hawaii, mỗi năm muốn tỉa cắt gì đều phải xin phép mới được\. Các cây thuộc dạng cỏ, bụi thì cũng khá quen thuộc với tôi (khách thường xuyên của các vườn thực vật mà lỵ!) như mỏ phượng, thiên điểu, và các loại dương xỉ, dâm bụt (bụp). Dâm bụp vàng Hibiscus brackenridgei là hoa biểu trưng cho bang này\. Tuy nhiên tôi thấy các cô gái hay cài hoa sứ lên đầu ...Trên đường thấy hoa sứ còn tinh khôi mới rụng xuống, tôi cũng xí xọn lượm cài ...Một cành hoa em cài mái tóc ...Hoa có mùi hương thoang thoảng, nghe dễ chịu lắm, còn thích hơn là xức Chanel vô ...nách!
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 1/12/2016(UTC)
Phượng Các
#3 Posted : Tuesday, January 5, 2016 7:49:08 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Buổi chiều tối chúng tôi sẽ tham dự một buổi luau đã đặt vé trước, tên riêng là The Big Kahuna Luau. Đúng giờ hẹn, có xe tới đón trước khách sạn, chúng tôi là nhóm đầu tiên, sau đó đi thêm vài khách sạn khác để rước thêm khách.Nhóm trong xe chúng tôi đa số là du khách từ Úc tới . Trong các cuộc đi sau tôi cũng thấy du khách từ Úc tới khá nhiều\. Cuộc hành trình của họ tới Mỹ chắc là hay dừng lại Hawaii ít ngày, vì nó nằm trên con đường khá xa tới California\. Cũng là một tính toán có lý, vì nhập cảnh tại phi cảng Honolulu dù sao cũng không đông đúc như LAX. Tài xế kiêm thuyết minh là một người đàn ông trung niên, da nâu đậm, rất vui vẻ, thân thiện (nghề của chàng mà!). Ông đeo một chuỗi hạt kukui\. Hạt này có tên khoa học là Aleurites moluccanus. Tra trong net thì tên Việt của cây này là Lai . Vòng đeo cổ này là trang sức đặc trưng của người bản địa, thấy cũng hay hay\. Ở Hawaii người ta có thể đeo vòng hoa, gắn hoa trên tóc, đeo các chuỗi hạt , và hạt kukui là thấy phổ biến nhất\. Ông tài xế không phải đeo cho vui, nhân viên trong hãng đều đeo một vòng hạt này trên cổ

Xe đi lên đồi theo con đường uốn éo vòng quanh, thành phố Honolulu nằm phía dưới . Tới một địa điểm thích hợp, ông cho ngừng xe lại, và cho biết mọi người có thể xuống ngắm Honolulu từ trên cao 15 phút. Ai cũng xuống chụp hình. Chỗ dừng xe dựa vào một triền núi thấp, nhìn lên vách núi thấy cây như thanh long đặc gậc, tôi gọi là "coi như" vì loại xương rồng này có nhiều thứ có hình dáng hao hao nhau nên không rõ đó có phải là thanh long hay thứ nào khác



Sau đó lại tiếp tục đi nữa . Khi tới nơi thì chu choa ôi, một hàng mấy chục chiếc đang tấp nập đổ khách tới . Nơi đón chúng tôi là khuôn viên của một biệt cư khá lớn, chủ nhân biến cơ ngơi làm nơi đón du khách tới tham gia một tái hiện sinh hoạt cổ truyền của người bản địa: Luau\. Đại khái đó là một bữa tiệc có múa hát\. Món ăn truyền thống của họ là quay một con heo dưới đá nóng và các món khác. Thì cứ tưởng tượng các bộ lạc thổ dân, họ đi săn được con heo rừng, về đốt lò nướng rồi cả làng chia nhau thưởng thức\. Thay vì quay trên lửa thì họ đào một lỗ, xếp đá chung quanh rồi nung nó lên\. Nhưng trước hết là một màn chào mừng cái đã\. Ngay từ đường vào đã có nhân viên tiếp khách, tặng mỗi người một vòng đeo cổ, tôi thấy họ phát cho tôi một xâu ốc rẻ tiền, trong khi lẽ ra là một chuỗi hạt kukui như khi mua tour họ đã nói\. Tôi hơi thất vọng vì tôi thích cái hạt kukui hơn . Trong khuôn viên có đặt rải rác các ghế ngồi, uống nước ngọt thì không phải trả thêm tiền, nhưng nếu muốn rượu, bia thì phải trả thêm\. Âm nhạc trỗi lên\. Ngoài sân có một khu có bạt che có đặt vài điểm giúp vui khách: cách thắt vòng hoa lá để đeo lên cổ hay cổ tay, họ gọi là lei, hoặc đóng các con dấu vào lưu bút, v..v...Tôi có đi ngắm mấy cây trong vườn, thấy có cây xoài cổ thụ nằm giữa, rồi đu đủ, rồi tre, phía dưới xa xa là một vịnh nhỏ, lặng lờ và đèn đã lên được đốt lên ...Trời tối dần, mọi người được ăn thịt heo quay ...Nhìn kỹ thì thấy con heo này không hề được quay trong cái đống đá bên ngoài, họ chỉ làm cảnh vậy thôi . Con heo chắc là được khiêng về từ một tiệm thịt ở Chinatown có lẽ . Thấy như bị gạt! Con heo được sả thịt ra, mỗi người một miếng nhỏ, nguội ngắt, ăn cho biết mùi\. Ban tổ chức có trấn an là bữa ăn chính sẽ diễn ra sau một màn ca xang múa hát\. Thế là một đàn vũ công trai gái ra đứng nhảy múa cho mọi người xem, và sau đó mời ai muốn tập múa thì lên học theo\. Chắc ai cũng từng biết qua điệu vũ nổi tiếng Hawaii: điệu hula\. Đây là điệu múa hết sức gợi cảm, mông, ngực lắc rung lên hết cỡ\. Các cô gái ăn mặc đơn giản, có khi không có áo ngực luôn nếu là thời xưa, Hồi đó thổ dân còn không có chữ viết nữa mà, đời sống hoang sơ, giản dị, giải trí cộng đồng chỉ có đêm đêm bên ảnh lửa bập bùng, cùng nhau nhảy múa theo tiếng nhạc mông mênh


con heo quay chờ xẻ thịt, nhân viên đeo hạt kukui (hạt Lai)

Theo tài liệu thì khi đạo Kito được truyền vào đây thì vũ điệu hula bị cấm do tính chất gợi dục của nó\. Nhưng nay, no' đã được phục hồi và sống lại ....Có lần tôi được tới một chung cư nọ ở ngay downtown Los Angeles, có lễ lạc gì mà họ mời hai nữ vũ công Hawaii tới trình diễn cho mọi người xem trên sân thượng. Áo ngực là hai cái miểng vùa khô, váy là lá dừa tết lại, cứ thế mà rung lắc thoải mái\. Chắc tôi cũng hơi thủ cựu nên thấy hơi mắc cỡ, nhưng nếu lâu lâu rồi chắc cũng thấy quen\.

Sau đó thì mọi người được mời vào phòng ăn để dự tiệc . Trong khi ăn thì có màn múa hát giúp vui trên sân khấu gần đó\. Nếu đây là bữa tiệc đặc trưng của dân Hawaii thì thôi ..em chã ...


ăn tiệc có múa giúp vui

Nghĩ ngợi lan man, tôi ngờ ngợ, không biết có liên quan gì giữa chữ luau với chữ lẩu của dân miền Nam không\? Tôi vẫn tin là người Việt có một nguồn gốc chung với dân hải đảo Thái Bình Dương, chưa chắc gì chúng ta đi từ Động đình hồ xuống\. Chúng ta có nhiều nét giống với dân hải đảo, tục xăm mình là một, cổ tích Tấm Cám có chi tiết ăn thịt kẻ thù là một thí dụ khác

Về chuyện nhảy múa, tục này có mặt ở rất nhiều dân tộc phía Nam, các sắc tộc thiểu số VN, người Ấn độ, người Miến, Tha'i, Miên ...đàn ông đàn bà đều thích múa hát ...Chỉ có người Việt là người ta không múa nếu họ không phải là vũ công, và ca xang múa hát là công việc của người làm nghề giúp vui cho cung đình trước tiên . Thậm chí, theo ảnh hưởng lễ nghĩa của Nho giáo, việc múa hát cũng không được ca ngợi ...Nhưng theo tôi, múa hát rất tốt cho cơ thể, nó là một cách tập thể dục cho cơ thể ..Ngày nay, ở các công viên thành phố bên Tàu, nhiều người đã sáng sáng ra đó vặn nhạc và múa ...Họ cần múa "hết cỡ" theo điệu hula thì mới xả hết stress được\. Người ta bệnh tâm lý nhiều khi chỉ vì không được sống hồn nhiên như trẻ thơ hoặc như những con người cổ sơ thời nguyên thuỷ!
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 1/12/2016(UTC)
Phượng Các
#4 Posted : Wednesday, January 6, 2016 6:33:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quên kể là khi quay về, ông tài xế có hỏi nếu mọi người muốn dừng lại tại chỗ hồi bận đi ghé coi thành phố từ trên cao thì ông sẽ dừng lại, một người cao niên do mệt hay sao lại trả lời là "không", thế là không ai dám nói trái lại nên bác tài đi luôn ....Thật ra bận đi do trời còn sáng nên không thấy được cái đẹp về đêm của Honolulu, tới chừng chạy tới đó nhìn xuống phía dưới thì thấy ánh đèn làm khu phía ấy đẹp đẽ vô cùng\. Có rất nhiều người đang đứng ngắm, giới trẻ Á châu rất đông\. Trong nhóm đi ăn tiệc ít thấy dân Á châu nhưng đám đứng coi lại nhiều da vàng lắm\. Họ chỉ chạy xe lên tới đây mục đích là để ngắm mà thôi, thậm chí có cả xe bus tour chỉ với mục đích này\. Vậy nếu bạn đi Honolulu cũng có thể đưa mục này vào danh sách phải xem\.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 1/12/2016(UTC)
Phượng Các
#5 Posted : Monday, January 11, 2016 5:46:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ ba

Ngày hôm nay là ngày dành cho việc đi thăm khu kỷ niệm Trân Châu Cảng nổi tiếng, nơi khởi đầu của sự tham gia vào thế chiến thứ hai của Mỹ . Cuộc chiến này thì quá nổi tiếng rồi, sách báo phim ảnh đầy dẫy\. Các chương trình truyền hình về lịch sử ở Mỹ, ở Anh thôi thì thường xuyên chiếu về đủ mọi khía cạnh của cuộc chiến này hầu như mỗi ngày. Mới đầu Mỹ đâu có tính tham gia vì cuộc chiến xảy ra ở ngoài Mỹ khá xa. Ai ngờ Nhật lại tấn công Trân Châu Cảng quá bất ngờ, làm cho Mỹ phải quyết định lao vào cuộc chiến, và đã cùng đồng minh chấm dứt cuộc chiến tranh đã làm chết quá nhiều người. Tôi đã đến thăm thành phố Hiroshima nơi lãnh quả bom nguyên tử đầu tiên và sau đó một trái nữa ở Nagasaki là khiến Nhật phải đầu hàng vô điều kiện . Ngày hôm nay tôi lại tới thăm nơi đầu tiên khởi đầu cuộc chiến của Hoa Kỳ từ cuộc dội bom của Nhật. Với người Mỹ, một quốc gia đang trên đường trở thành cường quốc thế giới thì đây một khiêu khích không thể tha thứ được, nhất là kẻ thù lại là một xứ da vàng. Nói gì thì nói, người da trắng thời thuộc địa vẫn vốn coi thường người da vàng, da đen là các nước đang bị các quốc gia Âu châu chinh phục

Xe đón chúng tôi chở tới tận khu Cảng. Khi tiến vào địa phận quân sự thì có bảng thông báo yêu cầu không được chụp hình vì lý do an ninh, chỉ khi tới nơi xuống xe rồi đi vào thì mới cho chụp hình. Được yêu cầu đến sớm vì phòng vé rất đông, thế nhưng với cách thức làm việc của người Mỹ thì cũng không có gì là phải chờ đợi lâu lắc. Và sự chu đáo, có tổ chức của các điểm thăm viếng có tính quốc tế như nơi đây khiến cho du khách càng cảm thấy long trọng cho buổi viếng của mình. Trong khi chờ đợi ở phòng vé, tôi nhìn xuống dưới nền xi măng thấy có bản đồ Thái Bình Dương vào thời điểm 1941, thấy phần Việt Nam chung với Miên, Lào được ghi chú là French Indochina, cảm xúc cho nước mình lúc ấy là một phần của nước Pháp mà thôi, cái tên "Việt Nam" không hiện diện trên bản đồ thế giới.

Tâm cảm của người xem cũng tuỳ vào cá nhân. Chắc người Nhật đi coi phải cảm xúc khác với người Mỹ. Cũng tương tự như ở Hiroshima tôi cảm thấy là không ai thù hận gì ai nữa. Đó đã là lịch sử rồi, chỉ hiện tại mới quan trọng. Những người văn minh sau cùng sẽ thấy mình là một thành phần của nhân loại, chia sẻ cuộc sống với nhau trong hành tinh này. [Thêm một bậc văn minh nữa, người ta sẽ thấy cả loài vật cũng được quyền sống, rồi cỏ cây hoa lá cũng được hoan nghênh, và sau cùng, bậc giác ngộ còn nghĩ đến cả các chúng sinh ở mọi cõi khác nữa]. Nhưng quá khứ cần được nhắc lại, được học hỏi, được bàn thảo để thế hệ sau có thêm kinh nghiệm mà xây dựng cuộc sống cho an toàn, đẹp đẽ hơn. Cách trình bày của các điểm thăm viếng đều toàn là các dữ liệu khách quan, đó là một điểm son cho ngành sử học ở các nước văn minh mà tôi có dịp viếng thăm.


Nhà kỷ niệm chiến hạm bị đánh chìm Arizona


Báo in lại loan tin chiến tranh bùng nổ


Phía sau là tàu ngầm Bowfin


Chiến hạm Missouri
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 1/12/2016(UTC), Vũ Thị Thiên Thư on 1/13/2016(UTC)
ngodong
#6 Posted : Tuesday, January 12, 2016 9:44:34 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em khỏi cân đi chi cho mệt - đọc chị viết và xem hình còn thú vị hơn - Cám ơn chhị vô cùng .
Phượng Các
#7 Posted : Wednesday, January 20, 2016 4:46:28 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ tư

Buổi sáng chúng tôi xuống quán ăn điểm tâm . Được có cái quang cảnh nhờ vô quán sớm vì ai cũng thích ngồi ngay hàng hiên để nhìn ra biển cho khoái mắt .Những tàu lá dừa tô điểm khung cảnh trời, nước, cát bao la, nhờ vậy mới thấy khác với cảnh biển ở Cali . Nam Cali thì phổ biến các cây cọ, cao nhòng mà tàu lá ngắn giống như cây cau ... Ai cũng lấy máy hình ra chụp . Đâu phải dễ mà được ngồi bên hàng hiên một quán ăn trên bãi Waikiki . Với tôi chuyến đi nào cũng có thể là chuyến duy nhất trong đời, và rộng ra, ngày nào cũng có thể là ngày cuối cùng của cuộc đời tôi . Cứ nghĩ vậy đi để trân quý các phút sống của đời mình .



Ngày hôm nay chúng tôi sẽ có chương trình tour gọi là Oahu Eco Adventure Tour. Tour này cũng đặt mua hôm đầu với người concierge. Tiếng Pháp concierge là gác dan, nhưng ở đây lại là nhân viên giúp khách hotel mua tour các thứ. Tổ chức của các khách sạn ở Mỹ thì chu đáo lắm, đi chơi ở Mỹ thì yên lòng về mặt đó, miễn có ... tiền là có mọi thứ, hầu như vậy. Khỏi phải nói là với cuộc sống hiện nay của thế gian, thiên hạ bày đủ trò để khiến ta thấy lúc nào cũng thiếu tiền nếu muốn biết điều này điều nọ với thiên hạ. Khổ là ở chỗ đó .

Chúng tôi ra đứng trước khách sạn kế bên là Moana vì có chỗ để xe bus dừng lại, được dặn là cái xe màu đen minicoach có chữ Hoku ở hông xe. Tôi đồng ý chọn cái tour này vì theo mô tả thì nó là chuyến đi khám phá cảnh trí của đảo Oahu, chớ còn các tour như lặn biển, ngắm san hô, trượt sóng này nọ thì kể như nằm ngoài mong ước rồi ...

Honolulu là thủ phủ của bang Hawaii, nằm trên đảo Oahu. Quần đảo Hawaii nổi lên giữa Thái Bình Dương là do núi lửa phun lên . Hòn đảo lớn nhất có cùng tên với bang thứ 50 của Hoa Kỳ, là Hawaii, nên nhiều khi được gọi là Big Island cho khỏi lộn . Vậy khi nói tới Hawaii ta phải phân biệt đó là tên của tiểu bang hay là nói về một trong các hòn đảo của bang này. Hồi chưa tới Honolulu tôi cứ tưởng là sẽ có thể đi thăm các đảo dễ dàng, đi thăm mộ của ông thuyền trưởng James Cook, hoặc xem núi lửa phun dung nham ra; nhưng tới đây rồi mới thấy là không đủ thì giờ để khám phá nhiều như vậy đâu .Rốt lại là chỉ có thể thăm đảo Oahu mà thôi .

Đây là chuyến đi cả ngày trời, chương trình là lái xe đi hết một vòng đảo và dừng lại những địa điểm đáng coi dưới sự giải thích của tour guide . Mới đầu chúng tôi còn bàn hay là nên mướn xe rồi tự lái, tới đâu thích thì ghé lại, không thì tếch đi; nhưng rồi không ai sốt sắng muốn lái xe cả, ai cũng ngài ngại chỗ lạ nước lạ cái, với lại nghe nói giá mướn xe cũng khá đắt đỏ, nên thôi, chọn giải pháp này cho khoẻ .

Tua gai là một ông trung niên có vẻ mặt dân Á châu (có lẽ là người Phi Luật Tân). Cũng lịch sự, nhã nhặn như ông hôm đi ăn ...lẩu, nhưng tôi thấy có vẻ hướng nội hơn ông nọ . Hơi lạ lạ là trong cuộc đi, nhiều khi thấy ông nói xong lại hay cười khì như vui vì câu chuyện của chính mình (tại vậy nên tôi mới nói là ông ta hướng nội). Chớ ngồi đàng trước lái xe, đâu có ai ở đó đâu mà cười với nhau!

Trên xe còn có một cặp vợ chồng người Anh, một nhóm gia đình người Úc, và một người Mỹ nữa . Cặp Anh đã ghé Las Vegas rồi mới ghé đây . Một chuyến đi du lịch nước Mỹ của du khách chắc cũng làm nhức đầu vì tính toán nên đi những đâu, những đâu

Những điều ông nói về Hawaii tôi nghĩ chúng ta có thể tìm thấy ở các sách du lịch, nhưng có vài điều tôi chưa đọc ở đâu, như bãi Waikiki là do cát được chở tới từ Cali. Ủa, vậy sao? Họ lấy cát ở đâu vậy? Bãi Huntington Beach, Redondo, Manhattan ... chăng ? Bãi cát ở các nơi ấy rộng quá xá mà. Hawaii là quần đảo vốn do các chỏm núi lửa trồi lên, phún xuất dung nham, cuộc hình thành còn khá trẻ, trẻ nhất là Big Island, hiện vẫn tiếp tục được phun, trong tương lai các dung nham sẽ đặc lại và thành đất liền bồi cho đảo thêm rộng ra. Khi xem các phim về cấu tạo của Hawaii, tự dưng tôi cũng thấy ngộ ngộ ...Giữa Thái Bình Dương một đám núi lửa nổi lên, trong đó Hawaii lạc loài ở nơi xa nhất, từ đảo này cho tới nơi gần nhất chính là đất liền Cali mà cũng mất 6 giờ bay ...Loài người tắp vào đó, sinh sống, nay biến chúng thành một nơi có tiếng là "thiên đường hạ giới". Nhưng trái đất này dù đẹp cách mấy thì dưới con mắt của các nhà địa chất, nó mong manh không biết bao nhiêu mà nói, chỉ một cái cựa mình của lớp trái đất, cũng đủ bà con quýnh quáng, rụng rời

Xe chạy dọc theo con đường viền quanh đảo theo chiều kim đồng hồ, đi qua vịnh Trân Châu Cảng, hỏi ra thì ai trong xe cũng đều đã thăm nơi đây rồi, nên ông cho xe chạy qua luôn . Nhưng dù có người chưa đi thì làm sao mà ghé lâu được . Muốn xem nó phải mất gần cả ngày lận mà.
Nơi chúng tôi ghé chân đầu tiên là một nông trại trồng và bán cà phê có tên là Green World Coffee Farm. Ai cũng xuống đi vô xả nước trong bụng mình ra, chớ xe loại mini này thì đâu có toilet. Nông trại còn tử tế cho mọi người thử cà phê miễn phí nữa chớ. Cà phê của họ thiệt là ngon. Rồi ai muốn đi coi mấy cây cà phê trong vườn thì cứ vào xem cho biết. Nhiều người cả đời chưa biết hạt cà phê ra sao, nay cũng trầm trồ khi nhìn các cành cây đầy hạt đang chuyển sang màu đỏ. Tử tế như vậy thì ai mà nỡ lòng nào ra đi mà không mua cho họ một hai bịch cà phê. Mà quán cà phê có treo các hình ảnh, poster về liên quan tới cà phê tạo làm cho khách thấy thân thiết, gắn bó với món uống thông dụng này.
Hawaii là nơi duy nhất của Hoa Kỳ có trồng cà phê, và cà phê đã được nhập vào trồng tại đây vào từ thế kỷ thứ 19 và hiện được trồng khắp trên các đảo



Phượng Các
#8 Posted : Friday, January 22, 2016 9:55:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tiếp tục lên đường, thấy hai bên đường có các cánh đồng trồng thơm. Thơm là một loại thực vật do người Tây Ban Nha đem tới vào thế kỷ 16. Nhưng giống thơm nổi tiếng là ngon"Smooth Cayenne" là do một người Anh, John Kidwell, và ông là người đầu tiên đưa việc sản xuất thơm ở Hawaii thành kỹ nghệ\. Do thời gian chuyên chở thơm tới bờ Tây nước Mỹ khá dài làm trái bị hư thúi, ông cho rằng cần phải đóng hộp loại trái này\. Nhưng chính kỹ nghệ gia James Dole mới thành công trong việc lập hãng đóng hộp ngay trên các cánh đồng trồng thơm\. Nay hậu duệ nổi tiếng hiện tại là Bob Dole (từng là ứng cử viên tổng thống). Ai đi chợ Mỹ thường thấy thơm có dán nhãn "Dole" bán cùng khắp. Hiện nay trước sự cạnh tranh của các nước có giá lao động rẻ, công ty Dole đã giảm hầu hết hoạt động trồng trọt ở Hawaii. Thật ra tôi thấy trên các nhãn "Dole" trên trái thơm mua ở Mỹ, thấy nơi xuất phát thường là các xứ như Costa Rica, ...Có cả một tour dành cho việc thăm viếng đồng trồng thơm và nhà máy đóng hộp nữa đó.


Thơm trồng làm cảnh ở một cái mall

Ông tua gai chỉ vào các cánh đồng mía đang chạy qua trước mắt. Với người Việt chúng ta thì các cây nhiệt đới không có gì lạ, nhưng với các du khách ôn đới thì cũng là một cảnh tượng khiến họ thích thú ngắm nhìn. Cây mía có mặt tại Hawaii là do dân Polynesian mang vào trong cuộc di dân của họ, nghĩa là từ rất lâu rồi. Nếu ai có xem phim Picture Bride thì sẽ có khái niệm về ngành trồng trọt mía ở Hawaii vào đầu thế kỷ trước. Theo phim thì có độ 20 ngàn cô dâu Nhật tới Hawaii theo diện kết hôn qua hình ảnh. Do nhân công thiếu thốn, kỹ nghệ trồng mía phải nhập lao động từ Nhật, Phi luật tân, Trung hoa ...vào xứ này . Có đàn ông thì phải có đàn bà, thế là có chuyện nhập phụ nữ vào đây. Giờ thì tôi mới rõ ra lý do tại sao mà du khách Nhật đầy tràn ở Honolulu . Vậy mà tôi cứ tưởng họ tới đây vì trận Trân Châu Cảng chứ! Hoá ra vì nơi đây còn là gốc gác của rất nhiều người Nhật đồng hương của họ. Nhóm Á Châu là nhóm chiếm đa số trong bản phân phối dân cư tại Hawaii, đứng nhất là Á Châu (39%), kế là da trắng (25%), người bản địa còn 10% mà thôi, và tôi thấy lạ là người gốc Tây Ban Nha đông ken ở Nam Cali lại chỉ có 1% tại đây. Trong nhóm dân Á thì Nhật đứng đầu, kế là Phi Luật Tân, rồi Tàu ...Người Việt, theo thống kê thì chỉ có dưới 10 ngàn (so với hơn 200 ngàn Nhật). Vậy Tiểu bang Hawaii là tiểu bang duy nhất ở Mỹ mà số dân Á Châu chiếm đa số! Và nếu ai thấy vừa cần có không khí nhiệt đới, cần cảm thấy chung quanh là da vàng, lại cần một môi trường quen thuộc của xứ Mỹ (an ninh, ngôn ngữ Anh) thì đến Hawaii là phải quá rồi. Tôi buộc miệng: Lẽ ra mình phải tới đây sớm hơn mới phải!


Du khách Nhật tại Hawaii
Phượng Các
#9 Posted : Monday, January 25, 2016 5:17:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Điểm dừng chân lâu nhất là công viên thực vật Waimea\. Tôi cũng nôn nao muốn coi thử vườn thực vật này có cây gì đặc biệt hay không\. Rất tiếc là ông tua gai đi khá nhanh, kéo mọi người đi cho tới con thác nhỏ chảy xuống một vũng nước lớn để cho ai muốn xuống tắm thì tắm\. Tôi đã mặc áo tắm sẵn, chỉ chờ tới nơi để ùm xuống tắm cho biết "mùi" tắm suối\. Nhưng ...hôm nay trời u ám, có cơ mưa, nên đã có thông báo là cấm không cho tắm\. Đã vậy trên bờ thác có một bảng thông báo là tắm ở đây có nguy cơ mang bệnh Leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da) thành ra ai cũng không tiếc đã không được tắm\. Trên đường đi dạo quanh công viên cũng có nhiều công trình tái hiện cách sống của dân bản xứ thời xưa\. Họ dựng chỗ cư trú bằng lá dừa lá cọ, nhìn cũng hao hao như các chòi lá ọp ẹp, sơ sài của dân nghèo xứ ta\.Có nơi thờ phượng thần linh\. Có nhà ăn dành riêng cho đàn ông, con trai, nhà ăn dành cho phụ nữ và con nhỏ\. Thói trọng nam khinh nữ thể hiện trong việc phụ nữ thời đó không được ăn các loại thực phẩm như thịt heo, chuối, dừa, cá hồng (dùng trong tế lễ), cá voi xám, rùa\. Họ chỉ được ăn các thứ như thịt chó, gà, sò ốc, cá không có màu đỏ\.

Nói là vườn thực vật nhưng đây giống như cái rừng, đúng ra là một xẻo của núi được dùng làm vườn sinh thái, có thác, suối, và dòng nước róc rách\. Cây cối hoa lá thật là xanh và rậm rạp\. Thường những nơi như vầy khách viếng chắc chắn toàn là du khách từ xa tới\. Đây là nơi quá tốt để các nhà thực vật nghiên cứu một khu rừng mưa nhiệt đới mà không phải ra nước ngoài. Nước Mỹ thật đa dạng, phong phú\.

Cây cối cũng gắn bảng tên\. Có một cây với trái lủng lẳng chắc là cây đầu lân\. Một cây cọ có trái khá lạ mang tên là Pelagodoxa henryana\. Thấy có một cây quen quen, cây rất cao, tàn rộng và đẹp\. Ông tua gai nói đó là cây monkey pod. Sau tra lại thì ra đó chính là cây còng\. Hồi ở khuôn viên Pearl Harbor tôi đã thấy nhiều cây này mọc rải rác\. Cây này mà trồng lấy tàn che nắng thì số dách rồi\. Mùa này cây đang trổ hoa, màu tim tím\. Ông tua gai chỉ một cây gọi là cây noni, ông nói người dân bản xứ rất ưa chuộng, vì trái còn có công dụng làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh\. Tôi nhận ra đó là cây nhàu\. Người Việt cũng dùng trái nhàu để trị đau lưng, nhức mỏi\. Lá nhàu cũng có công dụng tương tự, nên má tôi thường dùng chưng cá với tương hột nước cốt dừa cho người già ăn. Ngoài ra còn thấy có xoài, ổi, Ổi thì ở Nam Cali thấy có trồng rồi, nhưng xoài, đu đủ thì chắc chỉ chịu ở xứ nhiệt đới.

Quay lại để ăn bữa trưa\. Cái tua này phối hợp với công viên tổ chức thật chu đáo\. Ở Mỹ ngành du ngoạn, du lịch là người ta đã tính toán kỹ lưỡng, lúc nào cũng đứng vào vai trò của du khách coi họ cần cái gì mà lo phục vụ cho họ\.


thác nước trong công viên Waimea


Phượng Các
#10 Posted : Thursday, January 28, 2016 5:42:54 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nhiều người thích có nhà nghỉ ngơi trên Hawaii, sau đây là nhà của Julia Roberts trên đảo Kauai, phía Bắc quần đảo Hawaii, trị giá hiện nay là gần 30 triệu dollars



Phượng Các
#11 Posted : Monday, February 1, 2016 10:29:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vì xe đi theo chiều kim đồng hồ, vòng quanh đảo viền theo biển, mà do Mỹ làm đường cho lái theo tay phải cho nên chúng tôi còn bị áng ngữ bởi chiều xe ngược lại khi ngắm biển, nghĩa là lúc nào cũng ở phía trong\. Tại sao tour không tổ chức đi ngược chiều kim đồng hồ thì lúc nào chúng tôi cũng đi sát biển ? Theo tôi đoán thì họ chọn như vậy để tiện lợi chỗ dừng chân, cho sự ăn uống. Nếu đi ngược lại thì khi viếng vườn Waimea sẽ chiều rồi, khó tắm suối chăng ..Dù sao, tôi cũng tin là những người thiết kế tour đã tính toán mọi sự cho phù hợp, nói theo chữ nghĩa hiện đại trong nước thì là họ đã chọn phương án tối ưu rồi. Chúng ta đi tour để biết chỗ nào nên dừng lại xem, đường đi nước bước thế nào, chớ còn một khi đã biết đại khái như thế, nếu lần sau có đi thì nên mướn xe để tự do hơn. Xe có khi đi sát bờ biển, bên kia là núi bên này là ....sea! Hoặc có lúc bên kia là những khoảng đất xanh có nhà, có vườn trên đó.

Đảo này mưa nhiều nên cỏ cây thịnh mậu. Nói là "thiên đường" là nói theo con mắt người Mỹ, nhất là dân từ bang Cali con mắt nhìn đồi núi khô khan, đa phần là màu đất cát, nên nhìn thấy cỏ cây hoa lá nhiệt đới thì họ khoái mắt nên ca tụng là "thiên đường", rồi ai nấy hùa kêu theo, chớ dân sở tại cũng rên như bất cứ nơi nào khác. Họ than mưa nhiều, muỗi nhiều, vật giá đắt đỏ ...A, cái đó thì chịu thôi. Mọi thứ nhu yếu phẩm đều chở từ đất liền sang, mắc là phải. Dân bản xứ hồi đó tự túc đào khoai, lượm hái, bắt cá để ăn, liệu bây giờ có sống đơn giản được như vậy chăng? Tôi có biết chị nọ ở Nam Cali, con gái khi tốt nghiệp trường dược xong, được mướn sang Honolulu làm việc, lương được 130 ngàn một năm, cũng rên là chán, vì tù túng, muốn đi đâu cũng phải bay gần 6 tiếng, nên đang tìm cách để trở lại Cali, vui hơn!

Dân nhà giàu, không biết tiêu tiền chỗ nào cho hết nên bày thêm việc mua nhà nghỉ ngơi, thí dụ như tài tử Julia Roberts có thêm căn nhà trên đảo khá vắng vẻ ở đảo Kauai. Ngôi nhà và vườn đơn giản vậy mà nay hét 30 triệu đô thì dân bản xứ chắc là bị đẩy vào các khu nghèo hết rồi. Có người còn mua luôn cả một hòn đảo gọi là private island cho tự do khỏi bị dòm ngó. Nước biển ấm, bãi cát trắng luôn là một hấp dẫn cho con người xứ lạnh ...Tôi nghĩ tới nhiều người từ bỏ cảnh bao la trời biển để ra đi bôn ba tìm cách làm giàu, khi có tiền, họ lại trở lại với khung cảnh ngày xưa để gọi đó là "thiên đường". Người ta muốn private island để khỏi bị dòm ngó, theo dõi và ăn cướp ...Còn người ngày xưa lấy kho trời chung mà vô tận của riêng mình, khỏi sợ ai ăn cướp vì nó không là của riêng, chim trời, cá biển, cây rừng tự do hái lượm ...Nay lại có luật lệ chiếm hữu bởi bọn có quyền lực, đem bán cho người giàu có, dân bản xứ còn lại những gì ....

Thỉnh thoảng, tài xế cho xe dừng lại một bãi biển cho mọi người xuống ngắm cảnh, tôi được nhìn lại các rặng phi lao, lâu lắm rồi không thấy. Hoặc các cây bàng ...Những cảnh vật được thấy lại gợi nhớ quá khứ xa xôi ...Âm thanh, hình ảnh, món ăn xưa đã làm chì chiết lòng người viễn xứ biết bao nhiêu ...Khi còn rung động, còn man mác mối u hoài vì những thứ ấy là biết đường tu của mình còn chưa tới đâu hết ..Chỉ khi nào nhìn vật gì biết là vật đó, không bị cái tưởng ảnh hưởng tới thì mới là "ngon".

Ở bên đường thấy có vài người bản xứ bán dừa, chừng 3 hay 4 đô một trái. Mua thì họ tét ra bán cho ta uống tại chỗ. Hồi đó dân ta hay chặt dừa, dùng dao phay mà chặt. Ở đây thì họ cắm con dao xuống đất, chĩa lưỡi lên trời, và coi trong phim tài liệu thì ở VN thấy cũng làm y như vậy, không còn dùng dao phay chặt xuống như hồi xưa. Hiên nay người ta đã đóng lon nước dừa bán khắp nơi rồi cho nên uống nước dừa không còn là một nỗi khát khao như hồi đó nữa. Người ta uống là uống cả quê hương, ăn là ăn cả một quá khứ, chớ ăn uống gì nữa cho một cái mồm đã nhồi tọng vô đó không biết bao nhiêu thứ rồi.


Một chỗ dừng chân


Người bản xứ bán dừa


Hàng để bán
Phượng Các
#12 Posted : Wednesday, August 3, 2016 4:03:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tại Hauula Beach Park:



Phượng Các
#13 Posted : Monday, August 8, 2016 4:45:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xe tiếp tục chạy trên con đường chỉ có hai lane, một lane đi và một lane chiều ngược lại\. Đường sát biển và không có gì nguy hiểm, nhưng không phải lúc nào cũng ngừng lại ngắm biển được; có bãi có khu hẳn hoi với sự sắp đặt chu đáo của nhà cầm quyền, lúc nào cũng nhắm mục tiêu phục vụ du khách và dân chúng . Ngoài khơi có vài hòn đảo hình thù lạ mắt, có lúc phải dừng lại vì có vụ sửa đường thành có một lane qua lại ...

Lúc sau thì xe ngừng lại ở một nơi gọi là Tropical Farms Macadamia Nuts Oulet . Nơi đây mọi người được xuống dạo cho đỡ cuồng cẳng, thử cà phê và như tên gọi của tiệm, nơi mua hạt mắc ca và các thứ quà khác . Bên ngoài có tượng vua và hoàng hậu Harry và Mary Lake tạc bằng gỗ với bảng ghi lại niềm tôn kính của dân bản xứ . Dân Hawaii đâu còn lại bao nhiêu đâu, nhưng ai muốn nhớ về tổ tiên của họ thì cứ tự do (xứ Mỹ mà!), chỉ có cái là có muốn đòi lại để độc lập thì hơi khó, chỉ cần dân ở tiểu bang bỏ phiếu là thấy thua rồi. Nước Mỹ là một nước kỳ lạ, chắc là thuộc loại độc nhất vô nhị trên thế giới, là dân thì tứ xứ nhưng tới đây ai cũng thấy mình là một phần của quốc gia này, vì chính quyền là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nếu có một nhóm nào tìm cách khuynh đảo và nắm chặt quyền lực thì dân chúng sẽ tranh đấu dựa theo Hiến pháp để đòi hỏi quyền bình đẳng, tự do, dân chủ . Nên hiểu cái giá trị mà người Mỹ họ tự hào thì khi đi .... phỏng vấn xin định cư cứ theo đó mà trả lời BigGrin.

Có điểm đặc biệt là quanh quán có nhiều gà (chắc là hoang) lắm, lớn có, nhỏ có, trống có, mái có .. ...Mỗi lần nắng mới hắt bên sông; xao xác gà trưa gáy não nùng ...Não nùng là có ý buồn, thê lương, nhưng gà gáy ở đây thì nghe vui vui . Chắc ông Lưu trọng Lư thấy não nùng vì cuộc sống không như ý ông mong muốn, chứ khi không còn gì để bất mãn thì hẳn là ta không còn nghe não nùng nữa . Dân Hawaii ăn uống tiêu dùng gì cũng chờ tàu từ đất liền chở qua, vậy sao họ lại "tha" mấy con gà này mà không bắt chúng làm thịt ? Chắc là cũng giống như bên California, chim chóc muông thú hoang dã gì đều là tài sản của tiểu bang, của quốc gia . Chỗ nào cho phép câu cá, bắn giết thì mới được phép, còn không thì rớ vô cũng là phạm luật .

Thấy có bảng quảng cáo các tour, tiệc luau; quanh đảo nơi nào cũng có trò vui cho du khách. À, trong restroom thấy họ dùng tiếng bản xứ wahine là phái nữ, và kane là phái nam . Ai không hiểu nghĩa (mà có mấy ai mà biết tiếng Hawaii) thì cứ nhìn hình và .... tiếng Anh là cũng khỏi vô nhầm phòng

Tôi nhìn thấy một gói hạt mắc ca giá là 10 đô/ một pound, ngoài ra cũng thấy có tiệm bán hạt trai Hawaii, nhưng cũng ít người chiếu cố . Riêng chúng tôi thì phải ra xe vì thời giờ có hạn .



Phượng Các
#14 Posted : Wednesday, August 17, 2016 3:38:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sau đó tới một địa điểm mà tôi cũng có ý mong đợi: Byodo-In Temple nằm trong Valley of The Temples Memorial Park. Đây là bản mô phỏng ngôi chùa cùng tên ở Uji gần Kyoto mà tôi có duyên ghé thăm trong chuyến du lịch Nhật Bản vừa qua . Tiền vô cửa cũng đã gồm trong giá tour rồi nhưng giá vô cửa thực ra rẻ hơn so với khi vào thăm chùa ở Uji nhiều. Nếu bạn chưa có dịp ghé thăm chùa ở Uji thì thăm ngôi chùa bản sao đó ở đây đi. Vụ bản sao này làm tôi nhớ tới cái vụ Ấn độ muốn xây lại cái Angkor Wat trên xứ Ấn và bị Cambodia phản đối đến độ phải bỏ dự án đó . Nhưng ở Mỹ này người ta lại có thể xây lại một kiến trúc y chang . Có lẽ là vì tính chất tôn giáo trong hai dự án, người Ấn muốn phục hồi một kiến trúc Hindu đã bị biến thành một nơi thờ tự Phật giáo, còn ở đây thì cả hai kiến trúc đều là chùa Phật giáo nên không gây tác dụng phản cảm . Người Nhật họ hay đem văn hoá của họ rải tới những vùng đất mà họ đi qua , Giống như một số kiến trúc Nhật ở Hội An vậy. Nhưng nghĩ lại thì dân nào đi tới đâu mà lại không có ý rải lại văn hoá của mình nơi vùng đất mới chứ!



Thăm chùa ở Hawaii còn có điểm lợi là họ cho phép chụp hình trong chánh điện thờ Phật, còn ở Uji điều này bị cấm chỉ - Nhật không cho chụp hình các tượng Phật trong điện thờ. Chùa này hoàn thành năm 1968, trong khuôn viên có thấy có thiên nga đen mà bảng ghi cho biết đó là tặng phẩm của Úc Đại Lợi . Ao thả nhiều cá koi Nhật là loại cá được ưa thích tượng trưng cho tình yêu, sức mạnh, sự kiên trì và phước thọ theo người Nhật. tôi còn thấy nhiều chim chóc, có cả ếch, rùa nữa .

Hồi nãy thấy nhiều người đứng sắp hàng chờ được dộng một cái chuông ở cổng vào nên tôi đi vào trước thăm chùa; giờ đi hết một vòng quay lại thì chỉ còn một chị đang ra sức dộng chuông . Thấy có bảng ghi tôi lại gần đọc thì mới biết dộng chuông là một tục cho mọi người trước khi đi thăm chùa, người dộng chiếc chuông thiêng này sẽ được Đức Phật ban phước lành, được sống lâu v..v..VN mình có tục này không vậy ? Tôi lại nghĩ chuông chùa ở nước ta chỉ được đánh, được dộng bởi tăng ni, gọi là thỉnh chuông, chứ đâu phải ai muốn dộng là cứ tới dộng ...Để có dịp tìm hiểu lại xem sao nhé ...Có điều, thú thật, nói ra chắc mất lòng nhiều người chớ tôi nghĩ nhiều truyền thống hay hướng lái tín ngưỡng sang con đường khác . Tôi nghĩ là muốn sống lâu thì tránh sát sanh, không não hại chúng sanh; muốn có phước thì làm các việc từ thiện, chớ nếu chỉ dộng chuông mà được ban phước thì hơi lạ ...Vả lại, một vấn đề khá hóc búa cho tín đồ Phật giáo là Đức Phật có còn tồn tại hay không mà có khả năng ban phước cho một chúng sanh . Nhiều người không chịu nổi ý nghĩ là thành Phật có nghĩa là không còn luân hồi, không còn hiện diện ở một cảnh giới nào nữa, như một ngọn lửa đã tắt vì không còn năng lượng mồi sang một kiếp sống mới . Cái ý nghĩ không hiện hữu là một ý nghĩ kinh khủng, rùng rợn, dù ai cũng thấy sống hoài thật là mệt mỏi . Có lẽ trước cái lòng tham dục ham sống của chúng sanh mà nhiều vị phải chuyển hướng sang các cách thức thường được gọi là các phương tiện thiện xảo để các tín đồ còn nơi bám víu; nếu không thì còn được mấy người bằng lòng con đường đi tới một nơi chấm dứt sự hiện hữu ?
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 8/19/2016(UTC)
Phượng Các
#15 Posted : Friday, August 19, 2016 1:58:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Gọi là Memorial Park nhưng nhìn quanh thì ra đây là một nghĩa trang, loại nghĩa trang kiểu mới với không gian bao la, đất đai rộng rãi . Vì không được đi xuống xe xem xét cho nên tôi chỉ đoán là nghĩa trang này chia thành từng khu với các sắc dân và tôn giáo khác nhau. Nghe ông tua gai nói mới biết đây từng là nơi an nghỉ cuối đời của cựu tổng thống Phi Luật Tân: Ferdinand Marcos . Xác ông được lưu trong hầm mộ có máy lạnh sau khi lìa đời vào năm 1986, chờ ngày hồi hương theo nguyện vọng của ông và vợ ông là bà Imelda. Theo tin tức trên mạng thì ông đã được đưa về nước sau đó 4 năm. Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi liên quan về ý định muốn chôn ông trong nghĩa trang dành cho các vị anh hùng của nước Phi. Vợ chồng ông Marcos sở hữu một tài sản khoảng 10 tỷ đô la trong thời gian 32 năm tại vị. Riêng bà Marcos nổi danh tiêu xài hoang phí, sở hữu nhiều hoạ phẩm mắc tiền, và nhất là có tiếng với bộ sưu tập 3 ngàn đôi giầy . Bà từng là khách hàng của các cửa hàng sang trọng trong thời gian ở Honolulu . Vậy ra Mỹ cũng dễ dãi dung chứa những tay tham nhũng, thụt kết tài sản quốc gia và mang sang nước Mỹ - họ thu hút chất xám đã đành, nhưng cũng không hề từ chối tiền bạc, của cải mang vào nước Mỹ, bất kể đó không phải là "tịnh tài". Cũng khá lạ chớ Hoa Kỳ đâu có cho tiền găng tơ, tiền ma tuý vào đây đâu!


linhvang
#16 Posted : Friday, August 19, 2016 2:20:18 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Rồi đây Mỹ sẽ cho mấy ông cs gộc tham nhũng VN vào nước Mỹ ở nữa (dĩ nhiên với tiền rừng bạc bể rồi).
Mình dân tị nạn cs chỉ có nước ngó nhìn, tức ói máu thôi!
Phượng Các
#17 Posted : Saturday, August 20, 2016 10:55:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
cho rồi, chớ đâu có "sẽ" nữa ...Hi hi ...Biết đâu Mỹ cũng muốn lấy lại tiền mà dân Mỹ gốc Phi hay Việt gởi về nước họ. Dòng tiền đó sẽ trở lại nước Mỹ này mà thôi.
Phượng Các
#18 Posted : Monday, August 22, 2016 11:22:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Nu 'uanu Pali

Điểm dừng chân kế tiếp là Nu 'uanu Pali, nằm trên một ngọn đồi. Từ chỗ để xe, người ta đi lên Vọng Cảnh, Trên đường đi thấy gà trống gà mái nhởn nhơ . Rồi còn mèo nữa, mèo hoang chắc rồi, mấy người thích mèo dừng lại vuốt ve nó. Lên tới Vọng Cảnh thì ôi thôi, gió khủng khiếp\. Nếu không có tay vịn thì chắc tôi bị quật ngã xuống nền xi măng rồi . "Tóc lộng tơi bời gió bốn phương", ai cũng cố lên để nhìn được toàn cảnh của vùng thung lũng. Đây là điểm lịch sử chiến tranh của Hawaii . Vào thế kỷ 17, chúa đảo Hawaii (tức đảo Big Island) Kamehameha I mưu tìm sự thống nhất toàn quần đảo nên bắt đầu đưa lực lượng của mình tiến vào Waikiki vào năm 1795 . Trước đó, đảo này đã bị quân từ Maui chiếm giữ từ một thập niên trước và đang được cai trị bởi vua (tù trưởng ?) Kalanikupule. Sau khi bị tấn công dữ dội, quân Oahu chạy lên vùng đất này, nhưng bị đánh ráo riết, nhiều quân sĩ bị nhào xuống vách đá và sau cùng một thoả thuận được ký kết và K. trở thành vị vua đầu tiên thống nhất quần đảo Hawaii



Bảng ghi là động thực vật mà người ta thấy trên đường đi là do mang tới từ bên ngoài vào đảo và đã xâm lăng loài bản địa. Hiện nay người ta đang tìm cách phục hồi lại các động thực vật bản địa .
Phượng Các
#19 Posted : Monday, August 22, 2016 12:46:47 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Waimanalo Beach

Chúng tôi lại đi tiếp tới bãi biển Waimanalo . Nơi đây có rừng cây rất mát mẻ, theo tài liệu thì gọi là ironwood, mà tra tự điển thì có tới ít nhất là 30 loại cây được gọi là ironwood (thiết mộc). Nhìn cây và tra cứu thì tôi thấy có thể đó là loại cây phi lao, tức dương liễu, tức she-oak, tên khoa học là Casuarina equisetifolia. Ngay khu parking có một chiếc limousine đang chở một cặp cô dâu chú rể . Ông tour guide nói là có cái '" mốt" là người Nhật hay sang đây làm đám cưới. Có thể là người Mỹ gốc Nhật ở đây không vì dân gốc Nhật ở đây khá đông mà! Biển sóng khá dữ nên ít người tắm, chắc nằm trong chương trình ghé thăm vì rừng phi lao này. Trong bản đồ được ghi là sherwood forest. Một ít người nằm dài trên cát phơi nắng. Có vài cặp nằm ôm ấp bất chấp khách qua lại . Ngoài khơi là đảo, chắc là đảo Thỏ (Manana - Rabbit - Island).

Phượng Các
#20 Posted : Monday, August 22, 2016 1:51:53 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Kaupoa / Makapuu Beach

Đây là điểm không có trong chương trình nhưng người hướng dẫn dừng lại để giải thích điều gì đó với vài người muốn hiểu biết thêm về Hawaii . Thật sự thì hiện tại tôi khá bối rối vì không biết cái bãi này tên gì, có thể là Kaupoa mà cũng có thể là Makapuu . Theo tài liệu tôi ghi chép thì là Makapuu, nhưng tra tìm trong Net thì thấy người du lịch chụp các tấm hình tương tự như tôi chụp thì họ gọi là Kaupoa, thành ra vẫn còn hồ nghi . Nơi đây đặc biệt là có nhiều đá phún xuất màu đen lổn nhổn, không thể tắm được, nhưng tạo thành một bãi hình thù đẹp mắt, và thành bể thuỷ triều (tide pool) . Tôi đi xuống dầm chân trong nước ấm trong vắt, tìm ngó những con vật của đại dương . Tôi nhón một cục đá nhỏ mang về để kỷ niệm Hawaii. Có nhiều người làm một bộ sưu tập các bãi biển họ đi qua bằng các nhúm cát. Họ sưu tập có bài bản là chứa nó trong các hộp thuỷ tinh nhỏ, rồi để sắp lớp trong tủ. Tôi thấy mình muốn sưu tập thì đã trễ quá rồi ..Vả lại từ cái độ bỏ nhà bỏ cửa ra đi tìm tự do, tôi đã mang tâm trạng không còn muốn lưu giữ món gì nữa ..Tất cả rồi sẽ bỏ ta mà đi, tới cái trí nhớ của mình còn từ từ đội nón ra đi ...Ô hô, ai tai! [Thật là thế, vì hiện tại thì tôi không còn nhớ cái cục đá đó đang lăn lóc ở nơi nào nữa ?]

Users browsing this topic
Guest (18)
4 Pages123>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.