Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

4 Pages<1234>
Aloha, Honolulu!
Phượng Các
#41 Posted : Thursday, September 15, 2016 10:28:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Loại ghe có hai thân, dùng trong các chuyến hải hành xưa của người Thái Bình Dương . Theo một tài liệu mới về Madagascar, người dân ở đây được cho là có nguồn gốc từ giống người Indonesia đã vượt biển tới đây mấy ngàn năm trước bằng các loại ghe outrigger.
Phượng Các
#42 Posted : Friday, September 16, 2016 8:44:18 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Vài bức ảnh:









Phượng Các
#43 Posted : Wednesday, September 21, 2016 11:25:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tới 6 giờ rưỡi thì xe tới đón, những người mua thêm phần ăn luau thì ở lại và sẽ về sau . Vì đã có kinh nghiệm ăn luau rồi nên chúng tôi không tham gia vụ này . Vậy nếu bạn chưa ăn luau thì có thể kết hợp làm một trong chuyến đi tham quan trung tâm. Thu xếp như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một ngày, vốn quý giá trong các cuộc du lịch

Nhìn thời biểu của trung tâm tôi cũng hơi là lạ là tại sao trung tâm lại đóng cửa vào ngày Chúa Nhật, vốn là ngày thiên hạ đi chơi nhiều vì weekend. Hoá ra là do trung tâm này là cơ ngơi của đạo Mormon, một giáo phái rất chú tâm vào việc truyền đạo mà chắc ai ở Mỹ cũng từng có kinh nghiệm được họ gặp gỡ nhằm mục đích truyền đạo . Mới đây tôi có nghe một người quen ở Úc cho biết là đạo ấy cũng có truyền đạo ở Úc nữa . Đạo Mormon, tức Thánh Hữu Đời Sau Của Chúa Giê Su, có những thánh đường rất lớn, rất đẹp, khác với nhiều nhà thờ của Tin Lành có khuynh hướng xây dựng khá giản dị sau này. Không phải là tín đồ thì không được bước vào trong thánh đường, chỉ được ngắm nghía bên ngoài mà thôi.

Vì theo đúng lời dạy trong Kinh Thánh nên ngày chúa nhật là ngày họ nghỉ ngơi, đó là lý do mà trung tâm này đóng cửa vào ngày này . Ngoài ra, đạo này không cho phép tín đồ uống rượu nên chắc các bữa luau không có phục vụ bia rượu rồi! Có thể đây sẽ lý do khiến nhiều người thích bia rượu sẽ không tham gia, nhưng các gia đình có con nhỏ thì chắc thích hơn .

Phượng Các
#44 Posted : Thursday, September 22, 2016 4:44:14 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Iolani Palace

Honolulu có vẻ không phải là thành phố dành cho du khách tiết kiệm, muốn đi qua downtown để xem các dinh thự ở đó thì từ khách sạn chúng tôi phải chọn xe taxi . Nếu muốn đi xe bus thì phải đi bộ vài block đường mới tới trạm . Với lại mình đâu phải là dân sở tại, đường đi nước bước không thông, thôi thì đành móc hầu bao ra chi như các du khách khác.

Từ khi thành lập quốc gia, nước Mỹ chưa bao giờ có vua chúa cai trị, nhưng Hawaii là nơi duy nhất có cung điện hoàng gia trên xứ Hiệp Chủng Quốc . Đây là niềm hãnh diện cho cư dân bản địa, nhưng lại là một hãnh diện u sầu . Có vui vẻ gì khi vừa tự hào nơi đây từng là nơi có vua, có hoàng hậu, có công chúa, có thái tử v..v..nhưng hiện nay các danh vị ấy chỉ còn là quá khứ vì nước của mình bị thôn tính, đã biến mất trên bản đồ thế giới, chỉ còn là một tiểu bang của nước Mỹ

Dinh Iolani là cung điện cuối cùng của hoàng triều nước Hawaii . Iolani là một danh từ thiêng liêng, tiếng bản địa có nghĩa là Royal Hawk, Diều Hâu Vua . Con diều hâu, bay cao hơn các con chim khác trong bầu trời, là biểu hiệu của bậc vua chúa theo quan điểm của người dân Hawaii

Cung điện hiện nay xây trên nền một cung điện khác . Thời kỳ vua David Kalakaua lên ngôi, thấy dinh thự cũ không còn thích hợp cho một vị vua, Ngài bèn cho xây lại dinh thự mới. Hoàn thành vào năm 1882, kết cấu xây bằng gạch, xi măng, bê tông. Chỉ 11 năm sau khi hoàn thành, nền quân chủ đã bị lật đổ bới Chánh phủ Lâm thời và sau đó là thành nước Cộng hoà Hawaii (Repuplic of Hawaii), và rồi sau đó bị sát nhập vào Hoa Kỳ . Nơi đây, Nữ Hoàng Liluuokalani đã thành một tù nhân chính trị trong 9 tháng, và trong thời gian này, bà đã sáng tác được nhiều khúc ca tình yêu vẫn còn lại cho tới nay

Sau khi bị sát nhập, dinh thự này tiếp tục là trụ sở làm việc của chính quyền thời kỳ được coi là lãnh thổ (Territory), và sau đó được quy chế tiểu bang (State). Cho tới khi điện Capitol của bang được xây dựng gần đó khánh thành thì dinh thự này bị bỏ phế, đồ đạc bị phát mãi tới nổi có dự tính san bằng khu này. Nhưng may thay là nhiều tình nguyện viên địa phương đã cố gắng sửa chữa, phục hồi mong đem lại cái vẻ tráng lệ ngày nào

Giá vào cửa là 22 đô la/người. Nhóm chúng tôi là nhóm đầu tiên trong ngày và là nhóm nhỏ, ít người nên đi lại cũng dễ dàng. Người docent có hiểu biết rộng rãi, đem lại cho du khách sự hào hứng và hiểu biết thêm nhiều về thời kỳ huy hoàng của vương triều Hawaii. Docent là danh từ chỉ những người hướng dẫn tình nguyện mà tôi thấy rất nhiều ở các điểm du lịch Tây phương. Họ là những người đã về hưu hoặc không cần đi làm kiếm tiền tình nguyện làm hướng dẫn cho các du khách tại các địa điểm du lịch địa phương. Các địa điểm này nhiều khi rất cần người hiểu biết mà lại không đủ ngân sách để trả lương cho nên nếu được người tình nguyện giúp thì quá tốt

Mới đầu tôi cứ nghĩ Hawaii chỉ là một bộ lạc, người đứng đầu bất quá chỉ là tù trưởng giống như các bộ lạc da đỏ ở nước Mỹ xưa, nhưng giờ nhìn thấy cơ ngơi của dinh thì nhận ra là các vị lãnh đạo Hawaii ngày xưa đã chịu ảnh hưởng Âu châu rất nhiều, họ muốn sống theo cung cách triều đình Âu châu. Nhìn phòng ốc, bày trí, tượng, lục bình được chưng dọn thì thấy giống như các cung điện dinh thự của Anh, của Pháp. Cũng có ít món mang phong cách Trung Hoa, như lục bình có hình các vị quan Trung quốc, hoặc tuợng của (dường như) Lão tử (một ông râu dài cưỡi trâu), có tuợng của Phật Di lặc. Vua Kalakaua cũng thích tiệc tùng, khiêu vũ, ca hát. Để ý thấy giường ngủ của vua mà khá hẹp, chừng cỡ twin size, trong khi hiện nay, dù ngủ một mình thì người ta cũng thường mua loại queen size cho dễ lăn LOL.

Phần lịch sử của Iolani trên đây là tôi dựa vào sách Hawaiian Journey của Joseph G. Mullins, sách này không đề cập tới việc dinh được dự tính san bằng, chi tiết này là tôi dựa vào sách Oahu Revealed của Andrew Doughty.







Phượng Các
#45 Posted : Sunday, September 25, 2016 3:24:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

dinh Iolani Palace





Bàn ăn


Long sàng


Ngai vàng
Phượng Các
#46 Posted : Tuesday, September 27, 2016 1:42:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sau khi xem xong dinh thự Iolani thì được biết là có buổi hoà tấu nhạc ở gần đó nên chúng tôi đi ra xem. Thấy còn tới 20 phút nữa thì mới bắt đầu nên tôi chạy vù qua bên kia đường đối diện Dinh để chụp cho được bức tượng của vua Kamehameha ở trước toà nhà nay được dùng làm Toà án cho thành phố. Bức tượng này hay thấy trên nhiều trang giới thiệu thành phố Honolulu . Tượng đài là một trong những chú ý của tôi khi du ngoạn các nơi . Chỉ là vì tôi muốn biết người dân ở đó quý trọng và tưởng niệm những ai, những ai ...Nhưng dĩ nhiên là nhiều khi chính quyền áp đặt việc tưởng niệm, vinh danh này bất chấp ý muốn của dân chúng . Để tới khi chế độ sụp đổ thì nhiều tượng bị đập bị hạ xuống, như người ta thấy sau khi chế độ cộng sản cáo chung ở Đông Âu thì rất nhiều tượng của Lenine bị hạ bệ!

Buổi nhạc hoà tấu ở dinh Iolani là do Ban Hoà Tấu Hoàng gia Hawaii trình diễn. Ban này do vua Kamehameha đệ tam thành lập. Đây là một trong những mối liên hệ còn sống cuối cùng của nền quân chủ . Ban nhạc trình diễn những khúc nhạc di sản của hải đảo Hawaii bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật đầy tài năng về ca khúc, vũ điệu và các nhạc cụ. Các cuộc trình diễn này là một phần sống động của sinh hoạt hàng ngày ở đây, từng được thưởng thức bởi các nhà lãnh đạo tiểu bang, cộng đồng cũng như du khách. Không những diễn nhạc và văn hoá, các buổi hoà nhạc còn thể hiện cái hồn của Hawaii,

Sau đây là bài hát bằng tiếng Hawaii bản Aloha Oe nổi tiếng của Queen Liliuokalani sáng tác năm 1878
https://www.youtube.com/watch?v=Y1bIxMYPlas

Buổi hoà tấu được trình diễn dưới một cây còng to lớn, chung quanh đó cũng rất nhiều cây còng thuộc hàng cổ thụ. Bóng mát che cho mọi người khỏi cái nắng nóng hun người của vùng hải đảo này. Các cây còng ở Hawaii thật xinh đẹp. Nếu không có các cây còng này, ai mà chịu nổi ánh mặt trời của miền nhiệt đới . Hình dạng của chúng như một cây dù khổng lồ, rất thích hợp cho các công viên hay lề đường rộng . Dạo này tôi hay để ý tới cây cối trồng trong thành phố, và hay tự hỏi cây gì thì thích hợp cho một nơi chốn nào đó . Nếu vùng rừng rậm Amazon hay rừng ở Châu Á bị mất đi hàng ngày vì nhu cầu gỗ của nhân loại thì mỗi thành phố, mỗi nhà vẫn có thể góp phần nhỏ của mình vào các lá phổi của địa cầu. Người dân bang California, có ý thức cao về tinh thần cộng đồng, hỡi ơi, nơi đây lại hiếm nước, muốn trồng cũng bị giới hạn. Đó thật một trong những éo le của cuộc sống.

Người nhạc trưởng là một người gốc Nhật lớn tuổi, các nhạc công ai cũng đeo một chuỗi hạt kukui, mặc áo màu trắng, đàn ông thì có thắt thêm một dây lưng màu đỏ . Các ca sĩ thì mặc áo chim cò (như kiểu nói của người Việt mình) loại áo bằng vải, giản dị, nhẹ nhàng, in bông hoa chim chóc màu sắc sặc sỡ mà ai qua Hawaii cũng thấy bán khắp nơi. Nữ ca sĩ thì đeo hoa ở cổ. Có hai bà ca sĩ, một da ngâm và một có da sáng hơn, có vẻ như người bản địa. Họ hay múa khi hát, nhưng điệu múa nhẹ nhàng chớ không có lắc tới bến như ai nấy trông đợi (xí! mừng hụt!). Có lẽ điệu múa hola này, tuy được phục hồi sau thời kỳ bị giáo hội cấm đoán, vẫn có vẻ gì khêu gợi lòng ham muốn dục tính mà người phụ nữ nề nếp vẫn không muốn gợi ra. Trong ánh mắt của người nữ ca sĩ da sáng, tôi vẫn thấy vẻ gì đó "mênh mông xa vắng buồn ơi là buồn". Làm sao biết được vì sao ? Vì u uất cho tổ tiên mình không giữ được xứ sở, hay chỉ là vì vừa bị thất tình, bị ...úp hụi ?

Thật ra thì chúng tôi không ngồi xem cho hết buổi, vì cũng muốn đi thăm một số nơi khác . Khi đứng dậy thì nhiều người đang đứng xem rất vui vì có ghế ngồi. Khán giả toàn là du khách.
Phượng Các
#47 Posted : Wednesday, September 28, 2016 10:24:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Tượng vua Kamehameha


Ban nhạc hoà tấu dưới tàn của một cây còng




Huy hiệu ở cổng Dinh Iolani

[img]http://s19.postimg.org/ai0ofcuj7/DSCN8943.jpg" alt=""/>
Cờ liên bang và tiểu bang
Phượng Các
#48 Posted : Wednesday, September 28, 2016 10:29:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Cờ liên bang và tiểu bang
Phượng Các
#49 Posted : Monday, October 3, 2016 5:42:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đi dạo quanh đó, khu hành chánh đầu não của Honolulu, như City Hall và các công sở khác . Đi ngoài đường trời nắng nóng cũng khá là khó chịu. Trong Hawaii State Capitol thấy có trồng hai cây kukui . Cây này có tên khoa học là Aleurites moluccana, được xem là cây biểu trưng cho bang Hawaii . Tuy thế, cây này không phải là loài bản địa mà có nguồn gốc từ Đông Nam Á . Người Việt gọi là cây lai . Ít nghe nói về công dụng của loại này ở nước mình, thật ra hiểu biết của tôi về cây cối rất kém cỏi, vì sanh trưởng ở Sài Gòn, biết nhiều lắm là "hai hàng me ở đường Gia Long" mà nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên gốc gác Biên Hoà cơ hồ còn biết nhiều hơn mình ... "Chiều nắng âm thầm chào biệt lũ lá me. Lá me nhỏ, như nụ cười hai đứa, nhỏ ..." Thấy dưới gốc cây lai có đám lá như lá huệ, tên khoa học là Dianella sandwicensis, là loài bản địa, thấy bảng ghi là lá dùng để lợp nhà, dừng vách; trái có màu xanh hay dùng để nhuộm màu ...

Bên ngoài có một dựng một cái chuông là bản rập khuôn với cái chuông Tự Do ở Philadelphia (Liberty Bell)


Chuông Tự Do (Liberty Bell)
Phượng Các
#50 Posted : Wednesday, October 12, 2016 10:29:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cha Damien

Trước toà nhà Capitol cũng có tượng của một vị linh mục Công giáo, một nhân vật tiếng tăm của Hawaii: cha Damien. Cha Damien tên thật là Joseph de Veuster, sanh ngày 3 tháng 1 năm 1840 tại Tremeloo, Bỉ quốc trong một gia đình nông dân . Ngài gia nhập dòng Thánh Tâm ở Louvain vào năm 1859.

Trong thập niên 1860, Hawaii đã có báo động về sự lan tràn của bệnh cùi trong cộng đồng dân bản xứ . Một giải pháp được đề ra để tránh sự lan tràn này là phải cách ly các người bệnh ra khỏi cộng đồng dân cư . Một đạo luật được thông qua cho phép thành lập một nơi cư trú dành cho người bệnh ở bờ biển phía bắc đảo Molokai, Kalawao rẻo đất hẻo lánh và cách biệt do địa thế hiểm trở với biển và vách núi bao quanh. Chính quyền dự định sẽ chở thực phẩm, thuốc men tới trại cùi để cung cấp cho người bệnh . Chuyến tàu đầu tiên chở bệnh nhân tới đây là vào năm 1866 từ Honolulu trong nỗi đau đớn vì phải chia xa với thân nhân của bệnh nhân . Nhưng khi tới nơi thì hoá ra nơi gọi là bệnh viện rất đỗi thiếu thốn, không cả giường bệnh,và bác sĩ thuốc men thì ít ỏi thiếu hụt . Trại rơi vào một sự khốn khổ và lại không có biện pháp nào để chữa trị cho bệnh nhân .

Sau khi hoàn thành khoá huấn luyện ở Louvain, Cha Damien được điều tới nhiệm sở ở Hawaii và được thụ phong linh mục tại Honolulu vào ngày 21 tháng 5 năm 1864. Trong một lần thăm trại cùi tháp tùng cùng với giám mục Maigret, xúc động trước tình cảnh bị bỏ rơi của các người bệnh nên Ngài xin Giám mục cho phép lưu lại trại cùi để chăm sóc bệnh nhân. Ngài được chấp thuận và đã tận tuỵ hiến dâng cuộc sống cho các người bị xã hội xa lánh này. Và sau cùng Ngài bị lây bệnh . Tuy thế hoạt động của Ngài được thế giới biết tới và tiền bạc, sự giúp đỡ đổ tới đây và chính quyền sở tại cũng cam kết nhận lãnh trách nhiệm đã bị tránh né bao lâu nay . Cha Damien từ trần ngày 15 tháng 4 năm 1889. Ngài được chôn cất dưới một gốc cây nơi Ngài đã ngụ trong những đêm đầu tiên đặt chân tới trại . Năm 1936 nước Bỉ đã yêu cầu được mang hài cốt Ngài trở về nơi chôn nhau cắt rún .

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/16/2016(UTC)
Phượng Các
#51 Posted : Wednesday, October 19, 2016 4:03:06 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Queen Liliuokalani

Gần gần đó cũng có tượng của vị lãnh đạo cuối cùng của vương triều Hawaii, Nữ hoàng Liliuokalani . Năm 1993 Tổng thống Bill Clinton đã chính thức thay mặt Hoa Kỳ xin lỗi Hawaii vì đã lật đổ vương triều xứ này .... Thấy buồn cười quá, xin lỗi vậy rồi sao ? Có trả lại nước cho người ta không . . Lịch sử của nhân loại chắc là cứ xin lỗi nhau miết ..Việt Nam có bao giờ phải xin lỗi Chân Lạp, Chiêm Thành ..Thấy Trung quốc cứ đòi Nhật phải xin lỗi vụ Nam Kinh .VN cũng chưa đòi Nhật phải xin lỗi vì đã làm chết đói 2 triệu người dân . Mà dường như Nhật cũng áy náy vì hành vi của họ cho nên hiện đang ra sức viện trợ, giúp đỡ các nước mà hồi thế chiến thứ hai họ đã chiếm đóng, nhưng chính thức xin lỗi thì chưa, tự ái mà, nếu xin lỗi hoá ra nhận là Thiên hoàng cũng sai trái chứ không phải là thần thánh gì!

Suy đi nghĩ lại thì trái đất này là của chung, nhưng sự chiếm lĩnh làm thành của riêng là hiện hành của cái tâm tham và chấp ngã . Không những có ở loài động vật mà cả thực vật cũng tranh dành đất sống (như dây tơ hồng coi ẻo lả vậy chớ từ từ em ta giết cả cái cây mà nó đang đeo nhờ). Nhưng loài người có trí tuệ sẽ ủng hộ việc cộng đồng sinh tồn, Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, cái thiện và cái ác cứ song hành hiện hữu, nhưng bậc trí tuệ đã cật lực để đưa nhân loại tới một giải pháp sống chung hoà bình, và hiện nay có vẻ như Hiệp chủng quốc là một mô hình - có lý nhất . Đây là nước không có dân tộc nào vỗ ngực là số một, dĩ nhiên lúc đầu thì người Anh là ngon nhất (nên mới dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính), nhưng rồi các nhóm dân cũng phát triển đặc tính của dân tộc họ. Tất cả ở trong một cái lò cừ melting pot . Đây là một quốc gia đa văn hoá, đa chủng tộc, cùng theo đuổi mục tiêu chung là mưu tìm hạnh phúc cho cá nhân, đúng như hiến pháp quy định . Quan điểm đa văn hoá này khiến cho nước Mỹ đề cao bản sắc riêng của các nhóm dân, cho nên nữ hoàng Lili được dựng tượng ngay khu Capitol của tiểu bang Hawaii . Người dân Hawaii vẫn còn thấy bản sắc dân họ còn lưu giữ và khuyến khích phát triển . Dân Hawaii được hưởng nhiều quyền lợi vì là công dân Mỹ . Theo tôi trong tương lai Puerto Rico chắc cũng đòi gia nhập vào nước Mỹ để được hưởng các quyền lợi này.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/16/2016(UTC)
Phượng Các
#52 Posted : Monday, October 31, 2016 3:36:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 8

Hôm nay là ngày cuối được cái phước rong chơi tại thủ phủ của Hawaii. Buổi sáng, tôi cũng dậy sớm đi dạo trên bãi biển . Biển nhìn ở ngoài thì đẹp lắm, nhưng khi chụp hình thì thấy cũng thường, nhất là màu xanh của biển, là bọt trắng xoá, là bầu trời thanh thanh dịu dàng . Nhìn lại mớ hình chụp biển, thấy cần phải xoá bớt . Cũng giống như sông, biển phải chụp cảnh trên bờ chung thì mới ra hồn . Thấy nhiều người cứ đứng chụp hình với bối cảnh phía sau họ là biển mà tôi thấy "nực nội", chụp như vậy uổng hình quá vậy . Tương tự như thế, nhiều lần thấy thiên hạ đi vườn chơi, những cái vườn đẹp hết xảy như Regents Park, Saint James Park ở London, mà tới khi chụp hình thì phía sau họ là một lùm cây rậm rạp, may ra chỉ biết đó là cây cỏ miền ôn đới mà thôi . Nhớ lại hồi mới qua San Francisco chơi, tôi có nhờ bạn chụp hình tôi với bối cảnh là cầu Golden Gate, lúc đó còn xài phim, không phải digital như bây giờ, tới khi rửa ra hình, tôi đau khổ khi thấy toàn tấm hình là cầu GG, còn tôi thì chỉ có ló cái mặt nằm ở phía góc, chiếm độ chừng 1 phần 40 diện tích của tấm hình .

Tôi đi về phía khu tắm an toàn của Waikiki . Thường các bãi tắm hay xây hồ tắm dành cho trẻ em (hình như Vũng Tàu sau này cũng có), nhưng đó là hồ tắm trên bờ; còn ở Waikiki thì người ta xây hẳn 3 bề như cái đập (bề thứ tư là bãi cát), chỉ chừa một cửa nhỏ ở bề phía biển để nước ra vào, để cho trẻ con hay người lớn nào muốn được an toàn thì vào đó tắm . Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy một bãi tắm thiết đặt như thế . Nếu không có cái hồ kiểu này thì tôi sẽ không hề dám tắm ở Waikiki . Tắm biển ở đây thì không nguy hiểm gì, nhưng chỉ là vì không háo hức nữa mà thôi, nay thấy có cái hồ an toàn thì cũng xuống nhúng nước cho có gọi là tắm bãi Waikiki . Tại sao họ không xây kiểu hồ trên bờ ? Chắc là xây kiểu này thì hấp dẫn hơn. Thành phố sẵn sàng đầu tư vào đó để quến khách,

Bạn hãy làm mọi cách để chiêu dụ du khách tới viếng đi thì bạn sẽ "móc túi" được họ . Những cách đó là giữ gìn an ninh cho du khách, là giải tán các thành phần bất hảo giựt giọc chèo kéo; đồ ăn thức uống sạch sẽ vệ sinh, tiện nghi tối thiểu như nhà vệ sinh phải có sẵn cho họ (trả tiền cũng được). Nếu không thể áp dụng trên toàn thành phố thì nên tập trung vào một số con đường hay khu vực chính yếu . Như ở Sài Gòn, du khách cũng chỉ cần đi dạo trên vài con đường, thì việc giữ an ninh trên một khu vực nhỏ mà không lẽ làm không nổi hay sao?

Ở một cạnh đâm từ biển vào bãi cát, người ta xây thành một bức thành kiên cố, du khách đi lên đó thoải mái. Nếu để ý thì ta thấy là ở các bãi biển Anh, Mỹ hay có các cầu tàu gọi là pier để thành một điểm đi dạo và mua bán ăn uống trên đó . Pier kiểu này là một sáng kiến của người Anh, và cái pier đầu tiên trên thế giới là pier ở thị trấn Brighton . Từ đó nó lan truyền sang các nơi, ở dọc theo California hầu như phố biển nào cũng có một cái pier, ai đi phố biển chơi cũng hay lấy đó làm tiêu điểm để tới nơi, và đó cũng là nơi tụ tập hàng quán, bãi đậu xe để du khách có chỗ mà tiêu tiền và thời giờ .

Nhưng ở đây tôi không thấy cái pier đúng nghĩa đó, bức thành này chỉ là nơi du khách đi trên đó chút ít vì nó không dài lắm, và thực sự thì tôi không rõ nó dùng làm gì ? Nhưng mà tôi cũng lấy nó làm mục tiêu cho buổi đi dạo của mình . Tôi dự tính đi tới đó thì quay trở lại .



1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/16/2016(UTC)
Phượng Các
#53 Posted : Wednesday, November 9, 2016 2:37:34 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Khi trở lại thì tôi lên lề đường đi bộ về, có dịp ngắm lại các "tiểu cảnh", hòn non bộ, trang trí làm đẹp mắt du khách . Thật ra đường phố khiến cho Honolulu nổi tiếng là đẹp tuyệt vời như một chị bạn mô tả, chỉ có một khúc đường thôi . Lúc mới tới thì phấn khởi lắm, nhưng đi qua lại mấy lần rồi thì cũng thấy bình thường . Con mắt của chúng ta lúc nào cũng khao khát cái mới, cái lạ . Nói cho đúng thì các giác quan của chúng ta đều như thế ...Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn muốn liệng bỏ cái cũ . Thói quen cũng khiến người ta dễ bám chặt vào nó ...Nói có vẻ mâu thuẫn quá, nhưng đó cũng là một trong những điều kỳ cục của cuộc sống .

Có vài tượng đặt rải rác đó đây, thí dụ như tượng Makua and Kila, dựa vào truyện ngắn của Fred Van Dyke's "Makua Lives on the Beach,", tượng của Prince Jonah Kūhiō Kalanianaʻole, tượng của Duke Kahanamoku, người 5 lần đạt huy chương Thế vận hội . [Nếu ai đi dạo ở đầu đường Main ở Huntington Beach, California thì sẽ thấy có một tượng của ông đặt ở đó] . Có một tấm bảng ghi chú về Waikiki với hình dáng một chiếc ván trượt, có một chi tiết mới mẻ với tôi, đó là trò thể thao trượt sóng này bị cấm đoán bởi các nhà truyền giáo vì người ta thích chơi quá, bỏ việc đi nhà thờ và các bổn phận thờ phượng khác . Hồi nảy, trên đường đi tôi cũng thấy một người đàn bà bản xứ có xăm sau lưng . Trò xăm mình này cũng bị giáo hội cấm đoán khi thiết lập truyền giáo ở đây (cũng như các hải đảo Thái Bình Dương khác). Nói tới chuyện xăm mình mới nhớ . Trước đây khi học sử người Việt xưa, được dạy là tục xăm mình của người Việt cổ là để cho giống với giao long (thuồng luồng) cho khỏi bị làm hại khi xuống nước kiếm cá. Thế nhưng theo phim tài liệu Blood and Ink thì không nghe nói tới lý do này . Nên nhớ là người Việt cổ chúng ta có nguồn gốc chung với nhóm người đảo Thái bình dương . Theo tôi, sau này chúng ta bỏ tục xăm mình là do được đồng hoá bởi văn minh Trung Hoa, vốn coi việc giữ gìn thân thể là điều quan trọng trong đạo hiếu vì theo Khổng tử: Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/16/2016(UTC)
Phượng Các
#54 Posted : Tuesday, November 15, 2016 10:25:00 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sau khi trở lại hotel, tôi lên nhà ăn và dùng điểm tâm rồi cùng mọi người đi thăm viện bảo tàng Bishop. Như có nói ở trên, thành phố Honolulu không thuận tiện cho du khách dùng xe bus. Thậm chí xe bus dành cho du khách cũng bất tiện là không cho đi từng chuyến, mà phải mua vé ngày, hay nhiều ngày . Đã vậy, tới 4 giờ chiều là ngưng chạy. Và bảo tàng Bishop lại không nằm trong khu vực của các loại xe bus dành cho du khách nữa . So sánh với các thành phố ở Âu châu như London, Paris thì ở Mỹ nói chung là khá tệ cho du khách nghèo về phương diện chuyên chở ... Không có thì giờ nhiều để làm "research" về các phương tiện chuyên chở công cộng ở đây, thôi thì chọn taxi là cách đơn giản nhất, vả lại còn có một ngày nữa thôi mà. Chỉ cần nói với ông nhân viên đứng trước khách sạn là ông ngoắc ngay chiếc taxi đang đậu dưới hầm đang chờ sẵn . Người tài xế taxi lại là một người Việt Nam. Chụp ngay cơ hội, tôi hỏi thăm anh ta đôi chút về tình hình người Việt và đời sống của người Việt ở Hawaii. Vì không muốn đi quá sâu vào đời sống cá nhân nên tôi chỉ hỏi mé mé, và cũng không thể kể hết lên đây vì tôn trọng sự riêng tư . Định cư ở Hawaii khá lâu mà anh ta chưa bao giờ có dịp ghé thăm lục địa Mỹ. Với tôi thì Mỹ là lục địa với 48 tiểu bang, chớ còn ở Alaska hay Hawaii thì giống như chưa phải là Mỹ Blushing. Vậy còn các người ở Guam hay American Samoa thì sao ta? Thì coi các nơi ấy như miền biên địa rồi chứ gì ... Nhưng ở Hawaii với khí hậu nhiệt đới, cỏ cây y như VN, dân chúng cùng màu da khá nhiều, chắc những người Việt ở đây cũng thấy dễ chịu hơn chăng? Nghề lái taxi thì người Việt cũng nhiều người làm, nhưng kém số lượng hơn người Phi Luật Tân ...Nhật xét của tôi là khi người Việt gặp nhau ở xứ người thì họ quý cái tình đồng hương lắm (trừ những nơi đã đông đảo như ở Little Sài Gòn hay San Jose thì không kể). Lúc đó chúng ta mới thấy là cái điểm chung của nhau như ngôn ngữ, phong tục tập quán, cùng mảnh đất nơi chôn nhau cắt rún, cùng thích các món ăn quê nhà, những thứ đó nó gắn bó chúng ta một cách sâu đậm không ngờ.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 11/16/2016(UTC)
Phượng Các
#55 Posted : Tuesday, November 22, 2016 5:59:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bảo tàng Bishop ở trên một con đồi hay sao mà cảnh quan từ nơi ấy nhìn ra thấy rộng rãi và các cao ốc ở mé Waikiki hiện ra ở chân trời lồng lộng. Thấy có khu vườn trồng cây cỏ bản địa làm tôi hào hứng . Nhưng chỉ vừa mới thấy cây sa kê là thấy trời bắt đầu nóng lên rồi .. Tôi không ngại gì thời tiết, chỉ sợ mình bị ngã bệnh mà thôi . Ở miền ôn đới với khí hậu mát như ở Cali quen rồi, ở nơi nhiệt đới chắc không chịu nổi . Đồng ý là con người có khả năng thích ứng, nhưng nếu được chọn thì bạn chọn ở đâu ? Theo các chuyên gia khí hậu học thì trên thế giới chỉ có 5 miền có khí hậu Địa Trung Hải được coi là lý tưởng để cư ngụ . Đó là các vùng Địa Trung Hải, Nam Phi, vùng Sydney - có sách nói là vùng Tây Nam của Úc, California, và thứ năm là miền trung Chí Lợi. Người Việt tị nạn qua Mỹ được cho đi rải rác khắp nước, nhưng chỉ hai năm sau khi chương trình định cư thực hiện, họ đã "move" về bang California hết phân nửa tổng số rồi, lúc đó họ đâu có nghiên cứu công trình của các chuyên gia khí hậu học đâu, họ về đây vì xứ này ấm áp, vì lúc đó thung lũng Silicon mới hình thành, về San Jose là có jobs liền, " về đây chồng tách vợ ly, chồng khuân vợ dũa ỳ ỳ tiền vô". [Tách là technician, ly là assembly]. Không định mà nên, đúng là người dân Việt tị nạn cũng có cái phước mới được cư ngụ nơi chốn ấm áp này.

Bảo tàng Bishop là nơi lưu giữ nhiều kỷ vật của Hawaii . Sách vở tài liệu về Hawaii thường thấy có chú thích có nguồn từ đây . Bạn quan tâm tới lịch sử của Hawaii thì nên tới thăm bảo tàng này . Nơi đây còn có các phòng trưng bày lịch sử chung của các đảo Thái Bình Dương . Tôi đi thăm nhiều viện bảo tàng ở nhiều nơi có trưng bày về vùng này, như British Museum ở London, Musee du quai Branly ở Paris, LACMA ở Los Angeles, Bowers ở Santa Ana, Asia Pacific ở Pasadena v..v... nhưng chỉ sau khi đi thăm Hawaii tôi mới thấy quan tâm gắn bó với vùng biển đảo Thái Bình Dương. Robert Louis Stevenson từng ở đây; Mark Twain từng ghé thăm đây; và cái chết vô duyên nhất của thuyền trưởng Cook cũng ở Hawaii.
Phượng Các
#56 Posted : Wednesday, February 1, 2017 10:35:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trong một phòng dành chưng bày về các vật dụng của hoàng gia thấy có bộ sưu tập các vật tiếng bản xứ gọi là kahili, số nhiều của danh từ này có thêm dấu gạch ngang ở trên chữ a (chữ thứ hai trong tiếng). Vật này là biểu tượng của nhân vật đó, và mỗi người có riêng cho họ một loại. Không biết cây kahili này tiếng Việt mình tương đương là gì nữa, nghi trượng chăng? Theo chú thích thì cây này hay dùng một cặp, được dựng kế bên nơi hiện diện của đương sự, hoặc nhỏ hơn thì được mang theo trong tay bởi chính họ hay người hầu. Hoàng hậu, công chúa cũng đều có . Các cây này được kết bằng lông chim ở phần trên . Như cây của bà hoàng Emma thì tết bằng lông con chim cốc biển (frigatebird), nhổ ở phần lưng trên và cổ chim. Tù trưởng thì có lông của gà trống, lý do con gà trống thường đứng ở trên cành cây cao nhất.


của Công chúa (wiki)


của Hoàng hậu (wiki)

[/URL]

Xem lại bức tượng bằng gỗ chụp ở nơi bán hạt mắc ca thì mới nhận ra bà hoàng hậu tay cầm nghi trượng . Có một cái bàn trên đó trưng bày dạy cách kết nghi trượng, nhưng theo tôi thì nếu giống như cái chổi lông gà thì người Việt mình cũng biết cách làm rồi, không cần phải học .

Các nhân vật hoàng gia có hình và tiểu sử bày trong các khung kiếng . Ngoài ra thấy có chưng vài món đồ ít ỏi như vòng cổ tay của công chúa Ruth bằng ngà voi, hay vòng tay của công chúa Lili- giống như đồng hay vàng nhạt, coi bộ đơn giản lắm. Các món quý giá khác rơi vào tay ai, làm sao biết được .
Phượng Các
#57 Posted : Thursday, April 27, 2017 1:20:08 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bảo tàng có dành nguyên một phòng lớn chưng bày tiểu sử và thành tích của thể tháo gia Duke. Ông là niềm hãnh diện của Hạ Uy Di . Có hình ông chụp với Shirley Temple khi cô còn là một đứa bé mà đã nổi tiếng và được khán giả vô cùng yêu mến . Cũng như nhiều thần đồng khác, Temple khi trưởng thành thì không còn nổi như hồi còn bé . Tôi cũng có khi băn khoăn vì chuyện này . Có phải vì khán giả đã quen với một tính cách trẻ thơ, tới khi nó thành người lớn rồi thì họ không muốn chấp nhận tính cách nhỏ bị thay thế . Có ai muốn nhớ tới một Judy Garland khác với Dorothy trong phim The Wizard of Oz, một Daniel Radcliffe khác với Harry Potter, chị em song sanh Olsen ....
Có vài trò chơi cho du khách đổi không khí như họ để một tấm ván trượt cho người ta đứng lên đó và hậu cảnh là tấm hình có ông Duke và các tay trượt sóng khác đang trượt, ta đứng lên đó và hai tay giơ lên để rồi nhơ` người khác chụp hình . Do biết số phận của mình là không còn bao giờ hy vọng được chơi trò lướt sóng, tôi đành trèo lên đó vay mượn chút hào quang tưởng tượng ... Trong nhóm ai cũng thích thú tham gia, trò nào cũng thử, cũng chơi . Thật không ngờ là những tiếng cười nắc nẻ lại đem lại một niềm hưng phấn cho tâm hồn .



Cái trò lướt sóng giả này đem lại một chút hú hồn sau đó . Là cái điện thoại của tôi rơi ra mà tôi không hay . Mải tới khi bạn tôi nhận được điện thoại từ điện thoại đó mới giật mình . May thay, nhân viên trong bảo tàng lượm lấy, rồi họ mở điện thoại ra gọi ..Nếu tôi khoá điện thoại, chỉ có thể mở ra bằng password thì không hiểu sự tình sẽ ra sao, ngày mai tôi rời khỏi Hawaii rồi. Tôi sẽ không nhớ mình làm mất nó ở đâu, chắc là sẽ mất luôn mà thôi . Hú hồn!
Phượng Các
#58 Posted : Tuesday, May 9, 2017 9:30:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bước qua phòng khá rộng kế bên là nơi có chưng bày một mô hình nhà ở của dân bản địa Hawaii xưa . Thấy cũng hao hao như chòi lợp lá của dân quê Việt Nam ta (ỏ đây họ lợp cỏ). Nhà nằm trên mặt đất chớ không phải nhà sàn như đồng bào Thượng . Tôi cũng ít có cơ hội sống ở miền quê VN nên cũng không rành về nhà cửa . Chỉ có khi đi thăm xứ này xứ nọ hay vào thăm các viện bảo tàng mới thấy xứ sở mình cũng từng có một nền văn minh, văn hoá mà không để ý bao giờ .

Có một ông kia (không nhớ có phải ông Trump hay không) có nói là: Nếu dân Âu châu không vào Mỹ thuộc địa thì giờ này đây cái xứ Americas có được ngon lành như thế này không, hay là người ta chỉ thấy khắp nơi chỉ là những cái chòi tipi ? Còn một phim tài liệu khác đặt vấn đề nếu Anh quốc không thuộc địa Úc châu thì nước Úc hiện tại sẽ ra sao ? Có phải toàn là giống dân Aboriginals sống hoang dã, âm nhạc thì chỉ có thổi cây didjeridu làm vui, .Nếu như Hoa Kỳ không chiếm Hawaii thì quần đảo này có giống như hiện tại: ngăn nắp, văn minh, nề nếp ...Cảm quan cá nhân của tôi là ở Hawaii tôi thấy rất an ổn, thoải mái, nói chung là nước Mỹ, dù không phải nơi nào ở Mỹ cũng thế . Gary, quê nhà của Michael Jackson, có lúc nhà chỉ có giá 1 đô la vì không ai dám ở (hello chị VTTT), hay Oakland có thời khi trời chạng vạng là không có chiếc taxi nào nhận chở khách qua khu West. Vậy thì những căn chòi tôi thấy trong bảo tàng, tuy có làm tôi ngậm ngùi cho một dân tộc mất quê hương, nhưng với chủ trương đa văn hoá hiện tại của chính quyền Hoa Kỳ, người Hawaii vẫn còn đó một bản quán, ngôn ngữ được phục hồi, văn hoá được xiển dương, thấy cũng an ủi lắm lắm . Nói cho ngay, tôi cũng là người ngoài, đâu phải họ đâu mà biết họ nghĩ gì ....

Vũ Thị Thiên Thư
#59 Posted : Thursday, May 11, 2017 11:04:33 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
chị PC
Nhà ở Gary vẫn còn đó , chỉ điêu tàn hơn thôi
Phượng Các
#60 Posted : Friday, May 12, 2017 9:52:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chắc nó thành "thành phố ma" luôn chị nhỉ ? Ở khu Oakland nhiều khu Mỹ đen ở khi xưa từ từ bị người Á châu (nhất là người Việt, Lào, Cambodia, Tàu v..v..) vào chen chúc ở chung, riết rồi đám Mỹ đen dọn đi hết.
Users browsing this topic
Guest
4 Pages<1234>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.