Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
Thuyền Nhân
Phượng Các
#21 Posted : Sunday, May 1, 2005 5:33:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


nguồn: bidong.org


Phượng Các
#22 Posted : Sunday, May 1, 2005 5:58:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img] http://www.bidong.org/sungei/images/sbID28.jpg[/img]

trại chuyển tiếp Sungei Besi (trước khi đi định cư ở nước thứ ba, địa điểm gần Kuala Lumpur)

nguồn: www.bidong.org

Tonka
#23 Posted : Monday, May 2, 2005 12:29:44 AM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Vậy hồi đó chị Niệm Nhiên có trèo núi khu G đi tắm biển rồi trên đường về tắm lại nước suối trước khi xuống đồi về nhà. Cái dốc núi thật cao, trèo lên thì không sao nhưng tới khi lên đến đỉnh nhìn xuống và nghĩ tới phải trèo xuống, eo ơi là ngán, vậy mà tk và mấy đứa em đi hoài đó. Biển khu G thật đẹp vì nó như là một cái vịnh nhỏ khuất phía sau nên không có sóng, biển êm ả như nước sông, thật vắng và đẹp.
Phượng Các
#24 Posted : Thursday, June 16, 2005 10:14:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mã Lai Ra Lệnh Phá Đài Kỷ Niệm Thuyền Nhân

Bộ Ngoại Giao CSVN Áp Lực Bộ Ngoại Giao Mã Lai Phá Tượng Đài
Theo bản tin AP hôm Thứ Tư 15-6-2005, Mã Lai sẽ phá bỏ một tượng đài tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam đã chết trong khi vượt biển trốn khỏi “thiên đàng cộng sản”, sau khi bị chính phủ Hà Nội phản đối.
Tượng đài này xây hồi tháng 3, bởi 1 nhóm cựu thuyền nhân VN trên đảo Bidong ở tiểu bang Terengganu, theo tờ The Star tường trình.
Nhiều ngàn thuyền nhân đã chết ngoài biểu khi vượt thoát khỏi VN qua Biển Đông để tới các nước tự do vùng Đông Nam Á.
Tờ Star viết là Bộ Ngoại Giao Mã Lai ra lệnh cho chính quyền Terengganu gỡ bỏ tấm bảng trên đó có hàng chữ “Để tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt chết trên đường tìm tự do (1975-1996). Mặc dù họ chết vì đói hay khát, hay bị hiếp dâm, hay kiệt sức hay bất kỳ lý do nào, chúng tôi cầu ngueỵn rằng họ bây giờ có thể an hưởng hòa bình vĩnh cửu.”
Dẫn nguồn giấu tên, The Star nói Bộ Ngoại Giao ra lệnh sâu khi chính phủ CSVN phản đối.
Bản tin chỉ nói là đã ra lệnh, nhưng không nói rõ là đã phá hủy tựợng đài hay chưa.
Đài BBC cũng ghi nhận bản tin trên tóm lược như sau:
“Ước lượng khoảng 250 ngàn người tỵ nạn Việt Nam đã đặt chân lên Pulau Bidong trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1991.
Tượng đài bằng xi măng có gắn hai tấm đá hoa cương có khắc chữ đã được dựng lên theo thỉnh nguyện của một nhóm các cựu thuyền nhân mà nay đã định cư tại Úc và Hoa Kỳ vừa về thăm lại đảo này hồi tháng Ba vừa qua.
Trên một tấm hoa cương có ghi hàng chữ nói đến cảnh hàng ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả trên đường tìm đến bến bờ tự do.
Tấm hoa cương kia cám ơn Chính phủ Malaysia và Hội Trăng Lưỡi Liềm Đỏ của Malaysia đã giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam...”
Cũng trong ngày 15-6, giáo sư Võ Văn Ái, thuộc Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, đã lập tức ra bản tin trích như sau.
“Sau khi nhận được yêu cầu của Nhà cầm quyền Hà Nội và để giữ mối quan hệ hữu hảo giữa hai nước, Chính phủ Mã Lai dự tính phá bỏ Tượng đài kỷ niệm do những Người Vượt Biển dựng lên tại đảo Pulau Bidong. Được tin, ông Võ Văn Ái nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, liền viết thư cho ông Abdullah Ahmad Badwi yêu cầu chính phủ Mã Lai đừng phá bỏ một Tượng đài ghi dấu lòng biết ơn của Người Vượt Biển đối với nhân dân Mã Lai cùng những chuyến hải trình thể hiện lòng mong cầu tự do. Nguyên văn bức thư Anh ngữ dịch ra tiếng Việt như sau :
"Thưa Ngài Thủ tướng,
"Tôi vô cùng kinh ngạc khi hay tin chính phủ ngài ra lệnh cho nhà đương quyền tỉnh Teregganu phá hủy Tượng đài do Người Vượt Biển Việt Nam dựng lên ở đảo Pulau Bidong. Tôi biết là ngài đã lấy quyết định này sau khi nghe nhà cầm quyền Việt Nam than phiền và yêu cầu dẹp bỏ.
"Nhân danh hàng trăm nghìn Người Việt Nam chết trên Biển Đông, và 250.000 người tạm trú trên đảo Pulau Bidong trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1991, tôi khẩn thiết kêu gọi ngài hãy bảo tồn Tượng đài này, là biểu tượng sinh động cho biết bao người Việt.
"Đây không phải là một tượng đài mang tính cách chính trị. Tượng đài này biểu tỏ lòng biết ơn của những Người Vượt Biển Việt Nam đối với Chính phủ và nhân dân Mã Lai, đối với Hội Trăng liềm Đỏ Mã Lai và cho tất cả những ai đã mở rộng vòng tay tiếp đón khi Người Vượt Biển lâm nạn. Tượng đài là nơi tưởng nhớ những người đã chết trong chuyến hải trình tìm tự do, một động thái tưởng niệm của người tị nạn đã từng nương náu nơi đây trong chuyến đi tìm sự sống.
"Tôi thông cảm sự tôn trọng của ngài đối với ước vọng của nhà cầm quyền Việt Nam để giữ quan hệ hữu hảo giữa hai nước Mã Lai và Việt Nam. Tuy nhiên, Tượng đài này là một phần di sản của ký ức nhân dân Việt. Mọi biến động trong lịch sử nước chúng tôi cần được gìn giữ, ghi dấu, và nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào phủ nhận. Nhà cầm quyền Việt Nam không thể dùng áp lực ngoại giao để hủy phá ký ức của nhân dân họ qua việc hủy phá Tượng đài kỷ niệm.
"Một lần nữa, tôi xin kêu gọi ngài giúp chúng tôi gìn giữ ký ức....”
Bản tin của GS Ái cũng nhắc tới tình hình cứu người vượt biên, và đưa ra lời kêu gọi cứu tượng đài:
“Ông Võ Văn Ái là người đề xướng chiến dịch "Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam" vào tháng 11 năm 1978 để ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển. Được hàng trăm nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia Pháp và quốc tế hậu thuẫn, như các ông Jean Paul Sartre, Raymond Aron, Eugene Ionesco, André Glucksman, Claudie Broyelle, Jean Lacouture, Leonid Plyush, Lionel Jospin, Michel Rocard, Bernard Kouchner, Miloslsav Rostropovitch, Milosz, v.v... Tàu "Đảo Ánh Sáng" đã đến Pulau Bidong và ra Biển Đông vớt người vào thời điểm cứ mỗi giờ có 55 người Vượt Biển đến bờ Mã Lai.
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam xin cất tiếng kêu gọi Người Vượt Biển khắp năm châu hãy lên tiếng và phát động một chiến dịch quốc tế để bảo lưu Tượng đài trên đảo Pulau Bidong mà cũng là linh hồn của những chí nguyện dời non lấp bể cho quê hương tự do và thanh bình trong tình nghĩa của con cháu Vua Hùng.”
Ngoài ra, các thuyền nhân muốn tìm hiểu có thể tìm đọc các hồ sơ lưu trữ về các trại tị nạn trên Bidon (Mã Lai) và trại Galang (Indonesia) tại trang web sau:
http://www.bidonggalang.com

vietbao.com
mèo mù
#25 Posted : Thursday, June 16, 2005 10:43:46 PM(UTC)
mèo mù

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 489
Points: 0

Thưa các Chị ( Anh)
Đài LSR đang phát động chiến dịch ký thỉnh nguyện thư gửi chính phủ ML về vấn đề này, mình nên khuyến khích bạn bè thân nhân hưởng ứng, mèo không có ở Bidong nhưng ở Pulau Tengah ( hổng biết đánh vần có đúng không) vào cuối 78 đầu 79, cũng muốn một lần ghé thăm đất nước đã một thời cho mèo dung thân, nhưng nếu tượng đài bị phá bỏ thì thôiSadSadSad nghe đâu khoảng 800 du khách đã book với một hãng du lich để về lại Bidong vào mùa hè này, khi nghe tin họ đã có ý định hủy chuyến đi. Hy vọng với những lợi ích về kinh tế của những du khách cựu thuyền nhân sẽ làm cho chính quyền ML bỏ ý định này.
hc
#26 Posted : Monday, June 20, 2005 2:07:52 AM(UTC)
hc

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 261
Points: 0

Hic, HC cũng từng để lại dấu chân trên đảo Bidong vào năm 78-79 á TK, NN ơi, tuy thời gian ở đó có cực khổ nhưng cũng đã để lại trong lòng nhiều nỗi...dọc đường ngậm ngùi lắm lận.
Phượng Các
#27 Posted : Friday, July 1, 2005 12:58:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mã Sắp Đập Đài Tưởng Niệm Thuyền Nhân Việt Tử Nạn

QUẬN CAM -- Tượng đài tưởng niệm thuyền nhân tử nạn ngoài biển tại Mã Lai sẽ bị đập phá vài ngày tới.
Trong khi đó, người Mỹ gốc Việt ở California đe dọa sẽ biểu tình lớn trước tòa tổng lãnh sự Mã Lai ở Los Angeles để xin ngưng hành vi đập phá tượng đài, theo tin ký giả Salmy Hashim của thông tấn Bernama.
Có ước lượng từ 2.6 tới 3 triệu người Việt ở hải ngoại, trong đó khoảng 250,000 thuyền nhân đã ở các trại tị nạn Mã Lai.
Bộ Trưởng Du Lịch Mã Lai Datuk Leo Michael Toyad, khi họp báo quảng bá Mã Lai ở Mỹ, nói trong buổi họp báo ở Los Angeles rằng chính phủ Mã Lai là “bạn tốt của chính phủ CSVN” và sẽ “tìm một giải pháp.”
Tin Bernama ghi rằng ước lượng 850,000 người đã chết ngoài biển trong khi vượt biên các thập niên 70s và 80s sau khi CSVN chiếm trọn Nam VN.
Bản tin đài VOA cũng ghi nhận hôm 30-6 rằng:
“Giới hữu trách ở Kuala Lumpur dự định phá bỏ một đài kỷ niệm mà các thuyền nhân Việt nam đã xây trên đảo Bidong để đánh dấu thời gian mà họ tới tị nạn ở hòn đảo thuộc miền bắc Malaysia này trong những năm cuối của thập niên 1970.
Tường thuật hôm thứ sáu của hãng thông tấn Pháp trích lời các viên chức chính quyền tiểu bang Terengganu nói rằng kiến trúc vừa kể được xây hồi tháng ba; và vì chưa hề nhận được giấy phép xây dựng cho nên sẽ được phá hủy.
Cũng theo các viên chức Malaysia, việc này được thực hiện dựa theo lệnh của bộ ngoại giao Malaysia sau khi họ nhận được lời than phiền từ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Quốc vụ khanh Muhatar Abdullah cho hãng thông tấn Bermana biết rằng chính phủ phải suy xét về quan hệ giữa Malaysia và Việt nam khi quyết định về vấn đề vấn đề này.
Theo ghi nhận của phái viên hãng thông tấn Bermana, có 245133 thuyền nhân Việt nam đã tới đảo Bidong từ năm 1978 đến năm 1990. Quyết định phá hủy đài tưởng niệm vừa kể đã gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của cộng đồng người Việt tị nạn.
Nhiều đoàn thể và tổ chức đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Malaysia suy xét lại. Hồi đầu tháng này, Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt nam, một tổ chức nhân quyền đặt bản doanh ở Paris, đã chính thức yêu cầu chính phủ Malaysia đừng phá sập đài tưởng niệm của người tị nạn. Người đứng đầu tổ chức này, là ông Võ Văn Ái, nói rằng: ‘Đây không phải là một đài tưởng niệm có tính chất chính trị, mà là một sự bày tỏ lòng cảm kích của thuyền nhân Việt nam đối với những người đã ra tay giúp đỡ họ trong lúc họ gặp nguy khốn.’
Cũng theo ông Võ Văn Ái, đài tưởng niệm ở Bidong là một phần của ký ức chung của người Việt Nam; những gì đã xảy ra trong lịch sử cần được ghi lại và giới hữu trách Việt nam cần phải chấp nhận điều này.”
Trong khi đó, BBC ghi nhận tình hình bi đát này như sau:
“Chỉ còn vài ba ngày nữa là tấm bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam trên đảo Bidong của tiểu bang Terangganu của Malaysia sẽ bị đập bỏ. Một đài tưởng niệm tương tự đã bị phá bỏ trên đảo Galang của Indonesia...
“Ông Trần Đông, Giám đốc Văn khố Thuyền nhân Việt Nam tại Úc, người đã đồng tổ chức việc dựng đài tưởng niệm và đưa những chuyến cựu thuyền nhân về thăm hai đảo Bidong và Galang tháng Ba vừa qua giải thích về việc giấy phép xây dựng với BBC rằng đúng là không có một tờ giấy phép xây cất nhưng các quan chức địa phương đều dự lễ đón chào việc dựng đài tưởng niệm.
Theo nhà báo địa phương vừa nêu, hiệp hội các khách sạn và du lịch Terangganu tỏ ý không hài lòng về chuyện đập bỏ bia thuyền nhân Việt Nam và muốn tìm một giải pháp cứu vãn tình thế.
Ông cho biết: Họ cảm thấy rằng tấm bia tưởng niệm có ý tốt. Nó sẽ thu hút cựu thuyền nhân Việt Nam đến thăm hòn đảo. Nhưng từ khi xảy ra vụ việc, họ nghĩ là lời lẽ trong tấm bia gây ra tranh cãi nên họ muốn, hay là sửa đổi nó đi, chỉ sửa lời lẽ thôi, để cho tấm bia có thể được duy trì. Nhưng việc đập bỏ nay chỉ còn là vấn đề mấy ngày tới.
Nội dung dòng chữ trên bia ghi rằng hàng nghìn người Việt vượt biên đã bỏ mình trên biển khi đi tìm tự do.
Bản thân nhà báo địa phương nọ cho biết ông và các đồng nghiệp phóng viên và một phần dư luận dân chúng địa phương coi việc có tấm bia tưởng niệm thuyền nhân không gây ra vấn đề đối với chính phủ Việt Nam cả:
Tôi không hiểu tại sao lại phải phá bỏ bia. Họ đã chịu nhiều đau khổ, lời ghi trên bia chỉ ghi lại những gì đã xảy ra. Các thuyền đã chết trên biển, gia đình, thân nhân của họ, cả trẻ em nữa, đã chết trên con đường đi tìm tự do. Tấm bia chẳng có gì xúc phạm, chẳng có gì tấn công hay hạ thấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay cả...”

vietbao.com
Phượng Các
#28 Posted : Thursday, July 7, 2005 10:05:12 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
http://66.57.23.229/Luan.../1pics/ThuyenNhan400.jpg[/img]

Thuyền Nhân

Tác giả Vi Vi Võ Hùng Kiệt

[img]http://66.57.23.229/LuanHoan/tacgiavn/1pics/vivi_new.jpg" alt=""/>

Vi Vi

tên thật Võ Hùng Kiệt. Sinh ngày 14 tháng 7 năm 1945 tại Vĩnh Long Việt Nam. Tốt nghiệp Quốc Gia Cao Ðẳng Mỹ Thuật năm 1968. Vượt biên năm 1981, sống tại Montreal Canada từ 13.5.1982. Hiện nay thường trú tại Hoa Kỳ.

tác phẩm triển lãm tại:

Trụ sở hội họa sĩ Trẻ Việt Nam
Phòng Thông Tin Sài gòn
Vạn Tượng Thái Lan
Ðảo Bidong Mã Lai
Carthage Moussouri Hoa Kỳ
Complex Desjardin Montreal Canada...

Phượng Các
#29 Posted : Saturday, August 27, 2005 11:45:58 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Báo Mã Lai Á: tái thiết di tích “Tiểu Sài Gòn” trên đảo Bidong vào năm tới
Friday, August 26, 2005


KUALA TERENGGANU 25-08.- Trại tạm cư của người tị nạn Việt Nam trên đảo Bidong của Mã Lai Á có thể được tái thiết vào năm tới, theo tin của báo New Straits Times hôm Thứ Năm 25 Tháng Tám 2005.

Ðây là một tin vui để xoa dịu các mối căm phẫn của 250,000 người tị nạn vượt biên tới đảo này trước đây nói riêng và nói chung đối với tất cả người tị nạn Việt Nam trên thế giới.

Vì số người Việt Nam vượt biên chạy trốn chế độ tàn ác Cộng Sản Việt Nam sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30 Tháng Tư 1975 đến Mã Lai Á quá nhiều, chính phủ nước này đã đựng tạm lều trại trên đảo Bidong thuộc tỉnh bang Terengganu sau đó xây dựng nhà cửa. Một số cơ sở tôn giáo chùa, nhà thờ cũng đã được dựng lên cùng với một số dịch vụ phục vụ khối người tị nạn chờ đi định cư ở nước thứ ba. Nơi này đã được gọi là “Tiểu Sài Gòn”.

Những ngày đông đúc nhất, trại tạm cư tị nạn Bidong đã lên đến 40,000 người.

Nhưng từ khi trại tị nạn trên đảo Bidong bị đóng cửa năm 1991 như một mục đích cản trở người Việt Nam vượt biên tị nạn, trại được chuyển giao lại cho chính quyền tỉnh bang Terengganu quản trị. Từ đó, chỗ này hiếm người lai vãng và để cho thời gian tàn hủy. Phần lớn các dãy nhà đã xiêu vẹo, mục nát.

Hồi Tháng Ba 2005, một phái đoàn cựu thuyền nhân từ nhiều nước trên thế giới đã quay lại Pulau Bidong ở Mã Lai Á và Pulau Galang ở Indonesia để dựng bia tưởng niệm hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam đã bỏ mạng trên biển cả cũng như cảm ơn các cơ quan thiện nguyện quốc tế, các chính phủ Mã Lai và Nam Dương đã nhân đạo giúp đỡ các nạn nhân tị nạn Cộng Sản.

Nhưng, giữa Tháng Sáu 2005, khi có tin bia đài tưởng niệm thuyền nhân ở đảo Galang đã bị đục bỏ và bia đài trên đảo Bidong cũng có thể chịu chung số phận vì các áp lực của Hà Nội muốn xóa hết dấu vết khiến người ta liên tưởng tới tội ác của chế độ.

Dư luận người Việt khắp nơi đã vô cùng phẫn nộ. Các chính phủ Indonesia cũng như Mã Lai Á đã nhận được thư, điện thư của hàng ngàn người Việt phản đối hành động phi đạo lý của họ. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng viết thư đến các chính phủ vừa nói để phản đối.

Cho tới nay, một cách chính thức, vẫn không thấy chính phủ Mã Lai Á nói gì đến chuyện sẽ đục bỏ hay không bia đài tưởng niệm trên đảo Bidong. Nhưng chính phủ tiểu bang Terengganu thì vẫn muốn tái thiết lại khu vực “Tiểu Sài Gòn” để hấp dẫn du khách, đặc biệt là khối người từng đặt chân tới chỗ này trên đường tị nạn.

Theo báo New Straits Times, chính phủ tỉnh bang Terengganu đã hoàn tất hồ sơ dự án chỉnh trang lại “Tiểu Sài Gòn”. Một phái đoàn cựu thuyền nhân từ nhiều nơi trên thế giới hiện đang có mặt ở Mã Lai Á để gặp chính quyền Terengganu vế vấn đề này.

“Viên chức chính quyền Terengganu sẽ gặp phái đoàn đại diện cựu thuyền nhân và cho họ nhìn thấy dự án tái thiết.” Báo NST viết.

Tờ báo còn cho hay phái đoàn gồm khoảng 50 người cũng sẽ thảo luận việc thiết lập bia đá cho các ngôi mộ những người tị nạn qua đời trên đảo và được chôn cất ở các nghĩa trang địa phương.

Trên đảo này cũng có nhiều ngôi một chỉ có bia ghi tên người chết mà không có hài cốt. Ðó là những nạn nhân đã vượt biên mà không đến bến bờ tự do. Họ đã chết vì hải tặc, vì đói khát tàu hỏng, vì giông bão trên biển cả mênh mông.

Chính quyền tỉnh bang Terengganu đã thành lập một “Quĩ Truyền Thống Bidong” hồi Tháng Mười 2004 theo lời đề nghị của một số tổ chức cựu thuyền nhân. Họ cũng đề nghị đóng góp tài chính vào dự án này, theo tờ báo trên cho hay.

nguoiviet

Phượng Các
#30 Posted : Thursday, September 15, 2005 8:30:45 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mã Sẽ Trùng Tu Trại Bidong

250,000 Hồ Sơ Tị Nạn VN Sẽ Lên NET
Hơn 250,000 thẻ thuyền nhân cặp bến Mã Lai sẽ được đánh máy, cho vào dữ kiện đưa lên Internet để sẽ giúp tìm và liên lạc nhau.
Sau đây là Thông Báo Của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam về các diễn tiến mới.
THÔNG BÁO
Văn Khố Thuyền Nhân Việt nam trân trọng thông báo về kết quả chuyến đi Về Bến Tự Do lần thứ nhì được tổ chức vào cuối tháng 8 vừa qua như sau:
1- Về biến cố bia tưởng niệm thuyền nhân: Văn khố Thuyền nhân Việt nam vô cùng cảm động trước sự đoàn kết keo sơn thắm tình nghĩa đồng bào ruột thịt của tất cả quý đồng hương năm châu, của các thân hào nhân sĩ trong và ngoài nước, của Ban chấp hành Cộng đồng Người Việt Tự do nhiều nơi và của tất cả những người bạn ngoại quốc yêu lẽ phải, yêu tự do, yêu công lý đã bày tỏ nhiệt tình ủng hộ trong việc đấu tranh giữ vững bia tưởng niệm thuyền nhân để làm chứng tích lịch sử. Một lần nữa biến cố này đã chứng minh tính quá khích, phi nhân bản và phi đạo đức của đảng Cộng sản Việt nam trong chính sách và đường lối song hành với việc thủ tiêu đấu tranh, trù dập đối lập, triệt hạ tôn giáo và tín ngưỡng dù chỉ là tưởng nhớ người đã chết.
2- Với chính quyền ở khu vực Galang (Batam, đặc khu Riau, Nam dương): Ban Tổ chức vinh dự được Ông Thống đốc đặc khu Riau, Tiến sĩ Ismeth Abdullah, tiếp kiến tại Văn phòng làm việc. Trong buổi tiếp kiến ông Thống đốc hứa hẹn sẽ dành những giúp đỡ đặc biệt để người Việt hải ngoại có thể trở về thăm lại Galang và đảo Kuku, nơi dừng chân của hàng trăm ngàn người Việt trước khi đến trại Galang.
Về vấn đề bia tưởng niệm ông Thống đốc đề nghị một biện pháp dung hòa, Văn Khố Thuyền nhân Việt nam sẽ tiếp xúc với cơ quan BIDA để tái xét nội dung bia tưởng niệm và đệ trình chính phủ trung ương phê chuẩn. Sau khi được cả hai bên chấp thuận bia tưởng niệm sẽ được chính thức công nhận và sẽ được dựng trở lại.
3- Tại tiểu bang Kelantan, Mã-lai: Lần đầu tiên đến thăm Kelantan, phái đoàn thăm viếng đau xót nhận thấy rằng bên cạnh những ngôi mộ khang trang của người địa phương mộ phần của thuyền nhân Việt nam là những ngôi mộ hoang vắng, đổ nát. Gần ¼ thế kỷ trôi qua, những ngôi mộ này đã được người địa phương chăm sóc, cúng tế và gần như chưa có người Việt nào đến thắp cho một nén nhang. Chúng tôi vô cùng cảm kích khi được tin chùa Wat Phothikyan Phutthaktham đã tổ chức quyên tiền ở địa phương để xây mộ cho ngôi mồ tập thể 44 người ở Balai Bachok, đồng thời chính quyền tiểu bang cũng có kế hoạch xây dựng thành di tích tưởng niệm cho khu vực có nhiều mộ phần người Việt ở Panji. Tại đây chúng tôi găp gỡ một nhóm Phật tử người địa phương, 7 vị sư Nam tông, một vị Linh mục người Mã gốc Hoa, những người mà chúng tôi biết rằng một năm ít nhất một lần họ đã làm lễ cúng tế cho những người Việt không quen biết đã gửi thân trên đất nước của họ trong gần 25 năm nay thay thế cho các Tu sĩ Việt nam đang bận giáo vụ ở các quốc gia định cư sau thời gian tỵ nạn.
4- Tại tiểu bang Terengganu: Lần thứ nhì đến nghĩa trang Dungun, nhưng lần thứ nhất chúng tôi viếng 7 ngôi mộ người Việt nằm quạnh hiu, đơn lẻ và khiêm nhường bên cạnh những mộ phần đồ sộ của người bản xứ, cách đó không xa là một gò đất nhỏ - ngôi mộ tập thể 40 người giờ chỉ còn lại tấm bia nhỏ bé.
Phiên họp của Uỷ Ban Trùng tu và Phát triển Bidong (Pulau Bidong Restoration and Development Committee) đi đến quyết định chính phủ tiểu bang sẽ phát thảo bản Kế hoạch tổng quát. Dựa vào bản kế hoạch này Văn Khố Thuyền nhân Việt nam và Uỷ ban Trùng Tu Phát triển Bidong sẽ vạch ra kế hoạch chi tiết và bản chiết tính kỹ thuật để đệ trình chính phủ phê chuẩn.
Sau khi kế hoạch được chấp thuận Văn khố Thuyền nhân sẽ thành lập Ban Vận động Tài chánh để phát động chiến dịch lạc quyên rộng lớn trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại không riêng cho công trình ở Terengganu mà còn dùng để trùng tu mộ phần người Việt ở các tiểu bang khác tại Mã lai cũng như các khu vực khác trong vùng Đông Nam Á. Tất cả tài khoản nhận được đều được gửi thẳng vào trương mục của Ban Vận động, chi tiết Chi và Thu, kế hoạch vận động, thời điểm vận động, các Ban Vận động được uỷ nhiệm đều được công bố trên hệ thống Internet để mọi người đều có thể theo dõi và lên tiếng khiếu nại nếu có những cuộc vận động không minh bạch xảy ra.
5- Tại Tổng Hành dinh Hội Hồng Nguyệt Mã-lai (MRCS): Tất cả các thành viên trong chuyến đi đều được đón tiếp niềm nỡ và cảm động tại Tổng Hành dinh Hội Hồng Nguyệt Mã-lai ở thủ đô Kuala Lumpur. Một số kỷ niệm buồn vui ngày cũ đều được hai bên nhắc đến và đều được xem như những kỷ niệm đẹp khó quên. Hội Hồng Nguyệt đang tiến hành đánh máy danh sách trên 250 ngàn thẻ thuyền nhân cặp bến Mã-lai vào hệ thống Database. Sau khi hoàn tất danh sách này sẽ được công bố trên mạng Internet nhờ đó cựu thuyền nhân có thể dễ dàng tìm lại những người thân quen cũ trong trại hay trên cùng chuyến tàu. Hội Hồng Nguyệt chắc chắn sẽ đóng góp vai trò tích cực trong công cuộc trùng tu và phát triển đảo Bidong.
6- Những chuyến đi Về Bến Tự do 2006: Trong năm 2006 Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam sẽ tổ chức hai chuyến đi thăm Bidong và Galang: chuyến đi Về Bến Tự do tháng 3 - 2006 và chuyến đi Về Bến Tự do tháng 7 - 2006. Chi tiết về hai chuyến đi này sẽ được công bố tại địa chỉ: www.bidonggalang.com.
7- Để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong tương lai Văn Khố Thuyền Nhân Việt sẽ mở rộng hệ thống tổ chức đến nhiều tiểu bang và các quốc gia khác trên căn bản phục vụ thiện nguyện để bảo tồn di tích thuyền nhân Việt nam tại các quốc gia tạm dung trong khu vực Đông Nam Á và lưu trữ tài liệu thuyền nhân tại các Cơ quan Văn Khố quốc tế.
Đây là một công việc dài hạn, mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức, rất mong quý đồng hương các nơi nhiệt tình giúp đỡ.
Melbourne ngày 14 tháng 9 năm 2005
TRẦN ĐÔNG
Giám Đốc
Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam
Phượng Các
#31 Posted : Saturday, October 15, 2005 1:10:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Trở Lại Bidong – Galang: Mẩu Chuyện Dọc Đường...


Cầu tàu jetty và bãi trước Bidong. Người tị nạn VN chọn con đường ở lại


Sau hơn nửa ngày đường qua những rừng cọ bạt ngàn và phố thị sầm uất của Mã Lai, vào ngày thứ tư của chuyến đi (thứ Năm 1.9) chúng tôi tiếp tục viếng thăm các khu nghĩa trang VBP ở tiểu bang Terengganu.
Tôi đã đến những nơi này trong chuyến đi trước nên đã làm "tài khôn" hướng dẫn các anh chị em trong đoàn vào các phần mộ thuyền nhân VN ở Rantau Abang, Dangun, Panjun...
Làm sao kể hết ra đây những đôi mắt ràn rụa xót thương của những người trong đoàn cho những thân phận hẩm hiu quạnh quẽ trong các khu mộ địa ở đây. Những đồng bào nằm đó - từ Cà Mau, Phú Quốc, Trà Vinh, Cần Thơ, Sài Gòn, Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang... - khi ra đi có hẹn đâu một nơi gửi thây cùng chỗ nơi này. Một ít bia mộ nguyên lành còn được nhận ra tên tuổi người xấu số nhưng hầu hết là những nấm mồ tập thể chỉ vỏn vẹn vài dòng lưu dấu: 53 VBP - ghe MH-3012 - chôn cất ngày 30.04.79; 137 VBP - không có tên ghe - chôn cất ngày 23.11.78; 15 VBP - xác vớt ngoài biển - chôn cất ngày 15.01.90; 40+ VBP - chết đuối xác trôi vào Dangun - chôn cất ngày 30.04.79 v.v..
Còn hàng chục, hàng trăm ngôi mộ tập thể hoặc cá nhân như thế nữa khắp các bờ biển của Mã Lai, không kể ở ngoài các hải đảo và các nước trong vùng. Và không kể cả hàng trăm, hàng ngàn chiếc ghe với bao nhiêu sinh mạng thủy táng dưới lòng biển cả trên đường đi không đến.
Năm tháng trước, tôi cùng 150 đồng hương từ nhiều nước trên thế giới đã đến đây, đã chia chung nỗi đau buồn này, đã xót xa khóc vùi trên vai, trong vòng tay ôm của những bạn đồng hành dưới bầu trời viễn xứ... Tôi tưởng lòng mình đã nguôi ngoai nỗi bi ai nhưng bây giờ nhìn lại những mộ bia đổ nát, những đụn đất lè tè, những cây thánh giá chơ vơ, những bình hương lạnh lẽo, và đây đó, cả vài lóng xương ló mình trên những ngôi mộ cạn... xúc cảm lại trào dâng.
Làn khói nhang, giọt nước mát, bó hoa tươi, tiếng kinh cầu... của đoàn đã xua tan phần nào không khí tĩnh mịch u hoài của khu nghĩa trang. Quanh quẩn bên chúng tôi vẫn có sự hiện diện - vừa ân cần gần gũi để phụ giúp trong lễ tưởng niệm nhưng cũng vừa giữ đủ khoảng cách để tôn trọng những phút giây riêng tư thiêng liêng - của cô Anne Oh, ông Wong Yahao, ông Acoh Kwong... Vẫn biết một lời cám ơn là không đủ để đáp lại tình nghĩa của quý vị trong nhiều năm qua đối với những đồng bào bất hạnh của chúng tôi nhưng xin một lần nữa ghi nhận sự tri ân sâu xa từ tấm lòng chân thành của những người may mắn sống sót qua cơn bão dữ này.
Buổi tối, cuộc tiếp tân State Dinner do nhiều vị chức sắc cao cấp trong Chính phủ Tiểu bang khoản đãi tại một nhà hàng sang trọng bên hải cảng Terengganu sáng trưng tấp nập dường như vẫn chưa đủ xua đuổi hết không khí thê lương của các khu nghĩa trang. Nơi đây, theo lời ông Kwong kể lại, một chiếc ghe chết máy vật vờ trôi tấp vào cảng vào đúng giữa trưa 21.11.78, trên đó có 137 xác thuyền nhân Việt Nam đã thối rữa từ nhiều ngày qua. Chẳng ai màng đến chuyện tìm hiểu nguyên nhân hoặc thiết lập danh sách những người xấu số. Những thuyền nhân trên chiếc ghe không bảng số này được chôn vùi vội vàng như những kẻ vô thừa nhận. Có thể, vào thời gian cao điểm của làn sóng vượt biển lúc đó, người ta đã quá quen thuộc với những hình ảnh thương tâm như thế rồi chăng? Hay tình thương đã mỏi mệt trước bi kịch được coi như một biến cố lớn gây chấn động lương tâm con người của thế kỷ 20? Nhưng có ai oán trách gì những người chỉ làm công việc cuối cùng của một nguyên nhân đầu tiên không do họ gây ra... Buổi tiệc linh đình bỗng chát đắng trong miệng. Giọt nước mắt nuốt ngược lại vào lòng, ly rượu cúng vong rót xuống biển, điếu thuốc chiêu hồn mồi lên... Lạy Phật, lạy Chúa, xin thương xót và giải oan cho những linh hồn vất vưởng!
Cũng ở Terengganu, chúng tôi lần đầu tiên gặp gỡ "những người đàn bà còn ở lại" và được nghe câu chuyện đời trớ trêu của họ. Họ không phải là những người đàn bà mang số phận đau khổ vì sự hy sinh cho chồng con trong hoàn cảnh ly tan của đất nước sau năm 1975 (như trong một quyển tiểu thuyết cảm động cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn) nhưng cùng chia xẻ một định mệnh không kém phần nghiệt ngã. Đó là những cô gái đơn côi (không thân nhân đi cùng) trong những chuyến vượt biên khoảng 15 năm trước, đến đảo lúc các trại tỵ nạn vừa đóng cửa vào cuối thập niên 1980 và bị cưỡng bức hồi hương theo chính sách "Hành động toàn diện" của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt làn sóng tỵ nạn. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, họ - những cô gái lúc ấy mới 16-18 tuổi - đã chọn phương cách riêng của mình: kết hôn với người bản xứ để được định cư tại chỗ. Bao nhiêu áng mây đã trôi qua trên đầu từ ngày lìa xa mẹ cha, làm dâu xứ lạ. Bao nhiêu đêm dài quay quắt nhớ thương về khung trời tuổi nhỏ ở quê nhà và cả những giọt nước mắt hạnh phúc khi nhìn núm ruột của mình sinh ra lớn lên trên quê chồng.
Chúng tôi gặp hai trong số những phụ nữ đó nhân dịp ghé đến Viện Bảo tàng Terengganu lớn nhất Đông Nam Á để xem các di tích thuyền nhân Việt Nam và thảo luận cùng Ban Giám đốc về dự án trùng tu đảo Bidong. Hai người đàn bà ấy, tuy mỗi người một cảnh nhưng cùng may mắn kết hôn với hai nhân viên từng làm việc cho Cao ủy Tỵ nạn LHQ ở Bidong và đang có đời sống hạnh phúc. Họ tự động tìm đến với chúng tôi khi nghe tin về một phái đoàn người Việt hải ngoại trở lại thăm đảo.
Trước khi trở lại Galang - Bidong lần này, tôi đã tìm đọc một ít về văn hóa và tôn giáo ở hai nước Nam Dương và Mã Lai để kiếm chút vốn "dằn túi đi đường". Tôi những tưởng mớ kiến thức học được theo kiểu "mì ăn liền" đó cũng tạm đủ cho hai tuần lễ hành hương nhưng khi đụng thực tế mới thấy... trớt qướt. Sự hiện diện của hai phụ nữ Việt Nam trùm khăn kín đầu trong bộ y phục Hồi giáo nghiêm trang ngồi giữa đám lố nhố chúng tôi trong buổi đón tiếp tại Bảo tàng viện Terengganu có một sức hút kỳ lạ, vừa nao nao vừa mừng rỡ, trào lên trong lòng mọi người. Tôi chưa hề lần nào cảm nhận rõ hơn cái tình đồng bào và nỗi nhớ quê dạt dào như lúc ấy...
Tôi nhẹ bước đến cạnh hai người chồng đứng ở cuối phòng cùng các đứa con và xin phép được bắt tay với những người vợ của họ. Đấy, sách vở dạy cho tôi phải hành xử đúng theo phong tục Hồi giáo như vậy. Nụ cười thân thiện của hai người đàn ông đã xóa tan sự e ngại của tôi và tuyệt vời thay, họ buông một câu trả lời bằng tiếng Việt khá rõ: "Không có chi, tự nhiên mà... Nói chuyện cho vui." Hàng rào ngôn ngữ và phong tục tức khắc đổ ập xuống cho nhịp cầu con người và quê hương nở bừng lên.
Tôi quay lại chỗ ngồi, chưa kịp chìa bàn tay ra thì đã suýt ngộp thở vì vòng ôm nồng nàn xiết chặt trong mắt lệ đầm đìa của hai cô. Họ cũng không nén được sự thôi thúc của tình cảm mãnh liệt đó và, bất kể các quan chức đang thuyết trình, đã đứng dậy từ hồi nào: "Các anh, các chị ơi, tụi em nhớ quá, tụi em mừng quá! Thây kệ, phụ nữ ở đây sống khép kín và gò bó lắm nhưng mình khác, người mình với nhau mà!"
"Người mình với nhau mà!" Chỉ một câu giản dị thế thôi mà hai cô đã chờ đợi đến 15 năm mới nói thành lời. Chỉ một câu giản dị thế thôi mà tiếng nấc rung vai, nước mắt đẫm áo. Và chỉ một câu giản dị thế thôi mà bức tường mênh mông vô hình của không gian và thời gian bỗng vỡ toang cho những tấm lòng tha hương tụ hội chan hòa như chưa từng xa cách.
Buổi tiếp đón kết thúc sớm hơn vì cuộc đoàn viên cảm động bất ngờ này nhưng mọi người đều hân hoan, tíu tít thăm hỏi hai đồng hương mới gặp. Không khí trang trọng trong phòng họp chợt biến đổi thành khung cảnh xum họp của một gia đình có người thân từ xa mới về, ai cũng muốn han hỏi một câu, cũng muốn nắm lấy tay một lần... Cô Sài Gòn - cứ gọi thế cho thân tình - tương đối còn dằn được xúc cảm vì đã vài lần có dịp về thăm cha mẹ và làm ăn khá giả ở quê chồng, nhưng cô Trà Vinh không kềm giữ được giòng lệ mừng tủi tuôn trào. Do cuộc sống chật vật, từ ngày làm dâu xứ người đến giờ cô chưa một lần gặp lại gia đình. Tuy vậy, họ có lẽ may mắn hơn một số bạn đồng cảnh khác là được sống gần nhau nên "tha hồ đóng cửa nói tiếng Việt với nhau" cho vơi nỗi cô đơn.
Từ buổi ấy, hai cô cứ quyến luyến với chúng tôi suốt mấy ngày. Họ (cùng với chồng con) dù là dân địa phương nhưng đây là lần đầu tiên mới có dịp trở lại thăm đảo Bidong sau hơn 15 năm "vào đất liền". Đêm trước khi giã từ, một nhóm chúng tôi ngồi đến khuya với họ bên bờ biển Merang, ghi lại địa chỉ liên lạc, trao gửi quà kỷ niệm và nói đủ chuyện trên trời dưới đất như để trút cạn những chất chứa trong lòng từ bao năm qua. Hai ông chồng suốt buổi vẫn lặng lẽ trông con bên cạnh, san sẻ phút giây tâm tình quý hiếm của vợ và thỉnh thoảng chen vào những mẩu chuyện hoặc vài câu tiếng Việt còn nhớ được từ thời làm việc trên đảo. Dù biết khó gặp lại trên những nẻo đời xuôi ngược nhưng ai cũng thầm hẹn - và thực sự mong đợi - quả đất xoay tròn. (Mà quả nhiên, chỉ hai ngày sau, chúng tôi lại gặp gia đình của hai cô "lội theo" lên thủ đô Kuala Lumpur vì "nhớ quá không chịu nổi").
* Bidong, những bước chân trở lại
Cuối cùng, nơi nhiều người trong đoàn mong ước được đến đã đến: trại tỵ nạn Bidong, chỉ cách bờ khoảng hơn nửa giờ tàu khách.
Bãi biển Merang trong trí nhớ của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam bây giờ đã thay hình đổi dạng không nhận ra được. Mà có gì lạ đâu! Thưở ấy, những làng chài cát trắng dừa xanh hiền hòa đón bước chân bỡ ngỡ của thuyền nhân - lúc cập bờ cũng như khi rời đảo - chỉ lác đác vài chục túp lều của dân địa phương. Hơn phần tư thế kỷ rồi chứ ít sao. Bây giờ, những khu resort du lịch sang trọng mọc lên dọc theo con đường liên tiểu bang ven biển ấy như những nét chấm phá mạnh mẽ trên bức tranh thời gian vẫn còn sót lại nét hoang dã của nhiều năm dài thưa dấu chân người. Cái mới và cái cũ hòa quyện vào nhau, nét văn hóa truyền thống song bước bên cạnh cuộc sống hiện đại, những mái nhà cao nhọn theo kiểu kiến trúc Ấn Mã xen lẫn các ngôi cao ốc mang đậm ảnh hưởng Tây phương, những chiếc khăn trùm kín đầu của người phụ nữ Hồi giáo Mã Lai thấp thoáng trong các chiếc xe hơi Petron nội địa màu sắc tươi vui...
Chúng tôi rời thành phố Terengganu trở về khu Merang Resort vào buổi tối, nắng đã tắt hẳn nhưng vẫn còn nhìn thấy dáng đảo Bidong mờ mờ ngoài biển. Dù đã trải qua mấy ngày đường "bầm dập" trên xe nhưng đám "quậy" trong đoàn vẫn nhất định không bỏ lỡ cơ hội để... tắm biển đêm. "Dễ gì được ngâm mình trong làn nước mát dưới ánh trăng như thế này, ông anh ơi. Biển ở Úc lạnh thấy mồ!" Nhóm trung niên "thủ cẳng" hơn, chỉ tụ tập trong căn chòi bên hồ bơi quanh ấm trà kể lại những câu chuyện vượt biên thời xưa của họ. Một số khác đi ngủ sớm để chuẩn bị cho chuyến "hành trình Biển Đông" ngày mai sau khi bị ông trưởng đoàn "hù" về chặng đường gay go sắp tới: "Ai cũng có bảo hiểm hết rồi phải không? Nhớ mang giày thể thao và cẩn thận khi vào các căn nhà longhouse đó nghen!" Tôi và anh bạn làm báo Ngụy Vũ (đài truyền hình SBTN) nổi máu nghề nghiệp đánh gục mấy lon bia để lấy "khí thế" vào trận nhưng chưa đến hiệp nhì mắt đã ríu lại. Ngoài kia, Bidong vẫn im lìm chờ đợi những bước chân trở về.
Hai chiếc tàu khách êm ả lướt sóng đưa chúng tôi ra đảo vào buổi sáng nắng đẹp. Giữa mênh mông trời biển, hai hòn đảo nhô lên (đảo Bidong lớn hơn, bên cạnh là hòn đảo nhỏ mà không biết vì đâu thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam đặt tên là Đảo Cá Mập dù người dân địa phương quả quyết rằng trong vùng biển này chẳng có con nào cả) như hai chiếc nón úp. Cầu jetty hiện dần ra, những chiếc máy ảnh bấm tí tách lẫn trong tiếng sóng vỗ và lời reo mừng tái ngộ của một số người trong đoàn: "Kìa, tượng Ông Già Bidong, kìa đài Cánh buồm Tự do! Đó, đó... khu Cao ủy và Trường học..." Cũng có người thẫn thờ đứng lặng. Dĩ vãng xa lắc hiện về như mới hôm qua dù mái tóc đã đổi màu, hình ảnh hòn đảo một thời cưu mang họ sau chặng đường sinh tử nhòe nhoẹt trong màn sương...


Lưu Dân (Tuần báo Dân Việt - Sydney, Australia)

Phượng Các
#32 Posted : Saturday, October 22, 2005 8:02:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Mã Lai Á: Ðài tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở đảo Bidong đã bị triệt hạ
Saturday, October 22, 2005


VICTORIA, Úc - Theo tin của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam, có trụ sở tại Victoria, Úc Ðại Lợi, phổ biến hôm 22-10-2005, thì Ðài Tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam ở đảo Bidong thuộc Mã Lai Á đã vừa bị hạ xuống trong ngày 20 hoặc 21 tháng 10-2005 vừa qua.

Nguồn tin từ Mã Lai Á cho biết vì Ðại sứ Cộng Sản Việt Nam đi Bidong nên chính phủ tiểu bang Terengganu buộc lòng phải triệt hạ đài tưởng niệm thuyền nhân trên.

Ðây là Ðài tưởng niệm thuyền nhân thứ nhì bị Hà Nội đòi hỏi phải triệt hạ viện cớ nội dung bia tưởng niệm xúc phạm đến uy tín của nhà nước Cộng Sản Việt Nam và làm tổn thương bang giao hai nước.

Ðài tưởng niệm ở Bidong và Galang, Indonesia, bị đập phá trước đây, đều giống nhau về hình dạng, kích thước và nội dung, chỉ thay đổi một chữ Malaysia(n) và Indonesia(n). Cả hai đều bằng bê-tông cốt sắt cao 2 mét, rộng 1 mét, dày 15 phân, dựng trên một bệ tam cấp bằng bê-tông cốt sắt vuông mỗi cạnh khoảng 2 mét. Hai mặt đài là hai tấm đá hoa cương lớn, cao 1 mét, rộng 70 phân, dày 3 phân, một tấm màu đen, một tấm màu trắng. Tấm màu trắng là Bia Tri ân có nội dung như sau:

In appreciation of the efforts of UNHCR, the Red Cross and Malaysian (Indonesian) Red Crescent Society and other world relief organizations, the Malaysian (Indonesian) Government and people as well as all countries of first asylum and resettlement.

We also express our gratitude to the thousands of individuals who worked hard in helping the Vietnamese refugees.

OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005.

Tạm dịch Việt ngữ:

Tri ân những nỗ lực của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, của Hội Hồng Thập Tự và Hội Hồng Nguyệt Mã Lai Á (Nam Dương) cùng các tổ chức cứu trợ quốc tế khác, Chính phủ và nhân dân Mã Lai Á (Nam Dương) cũng như các quốc gia tạm dung và các quốc gia định cư.

Chúng tôi cũng tri ân hàng ngàn người đã làm việc tận lực để giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam.

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005


Tấm màu đen là Bia Tưởng Niệm có nội dung như sau:

In commemoration of the hundreds of thousands of Vietnamese people who perished on the way to Freedom (1975-1996).

Though they died of hunger or thirst, of being raped, of exhaustion or of any other cause, we pray that they may now enjoy lasting peace.

Their sacrifice will never be forgotten.

OVERSEAS VIETNAMESE COMMUNITIES, 2005.

Tạm dịch Việt ngữ:

Tưởng niệm hàng trăm ngàn người Việt đã bỏ mình trên con đường đi tìm tự do (1975-1996).

Dù họ chết vì đói khát, vì bị hãm hiếp, vì kiệt sức hay vì bất cứ lý do nào khác, chúng ta thảy đều cầu nguyện để họ được yên nghỉ dài lâu.

Sự hy sinh của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên.

CỘNG ÐỒNG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI 2005


Theo nguồn tin mới nhận được, chính quyền tiểu bang Terengganu buộc lòng phải hạ đài tưởng niệm thuyền nhân tại đảo Bidong là vì Ðại sứ CS Hà Nội tại Kuala Lumpur đi thăm đảo Bidong.

Ðảo Bidong là một đảo hoang, không có người ở, cách đất liền 30 cây số. Trên đảo chỉ có một số di tích người Việt tỵ nạn còn sót, nhà Thờ, Chùa chiền đều trong tình trạng xiêu vẹo sắp sụp đổ, nghĩa trang có trên 250 ngôi mộ cỏ hoang che kín các lối đi, bia mộ phần lớn đều bị hư hoại.

Việc Ðại sứ Cộng sản Việt Nam từ Kuala Lumpur lăn lội 500 cây số tới Terengganu đi thăm đảo Bidong vào mùa biển động, tất cả ghe tàu du lịch và đánh cá đều bị đình chỉ hoạt động từ hồi tháng 9 cho đến cuối tháng 2 năm tới, sự kiện này là một sự kiện hoàn toàn không bình thường và có dự tính rất kỹ lưỡng.

Ðài tưởng niệm thuyền nhân ở Bidong được khánh thành ngày 21-3-2005. Trong khi đó Ðài tưởng niệm ở Galang được khánh thành ngày 24-3 và bị triệt hạ vào cuối tháng 5 năm 2005 theo sự đòi hỏi của nhà cầm quyền CS Việt Nam. Cả hai đài tưởng niệm đều được dựng lên ở khu vực trại tỵ nạn cũ, nơi mà ngày nay rất ít người lai vãng và cách xa thị trấn hàng chục cây số, một nơi cùng trời cuối đất.

Bản tin này của Văn Khố thuyền nhân Việt Nam , đã được gởi từ Melbourne ngày 22, tháng 10, năm 2005, với chữ ký của Trần Ðông, Giám đốc Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archive of Vietnamese Boat People Inc.).

nguoiviet
Phượng Các
#33 Posted : Sunday, January 30, 2011 2:12:43 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
‘Boat People’: Nước mắt và niềm kiêu hãnh
Monday, January 24, 2011



Hà Giang/Người Việt




WESTMINSTER - Trước khi đọc được tựa của cuốn sách, người ta đã bị ám ảnh bởi nét hãi hùng, đắm trong đôi mắt sâu hoắm của một thiếu nữ trẻ nhìn qua kẽ hở một khoang thuyền trong tấm hình bìa.

Lật một trang, một tấm hình khác cũng gây ấn tượng mãnh liệt: Trong lòng thuyền, người, và người, nằm chồng chất lên nhau không khác hình ảnh của một hộp cá. Hoàn cảnh của họ, không chỉ được đọc thấy qua ánh mắt, mà còn qua khuôn mặt thất thần; những chiếc đầu gối co quắp, dáng ngồi mệt lả.

Họ đang dựa vào nhau? Vào khoang thuyền? Hay nép vào lòng người thân mà chẳng biết? Mỗi người tự co rút lại, để đối phó với nỗi hoảng sợ tột cùng, của riêng mình, và của chung.

Tên của cuốn sách là “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996” (“Thuyền Nhân: Những câu chuyện cá nhân trong hành trình tỵ nạn 1975 đến 1996”).

Nhưng đây sẽ không phải là cuốn sách về thuyền nhân như bao cuốn sách về thuyền nhân khác, trước nó, và có lẽ cả sau nó nữa.

Phải có rất nhiều lý do!

Hơn 250 trang, viết bằng Anh ngữ, “Thuyền Nhân” không chỉ là một cuốn sách ghi nhận sự kiện, mà còn là một tài liệu lịch sử, ở một khía cạnh khác, lại là một tác phẩm nghệ thuật. “Thuyền Nhân” chứa đựng hơn 200 hình ảnh, đa số hình màu, chưa bao giờ được phổ biến. “Thuyền Nhân” còn là một pho tài liệu, thủ bút, nhật ký, thư từ, điện tín và chuyện kể của 38 người trực tiếp tham dự vào cuộc di tản khổng lồ diễn ra cách đây gần 30 năm.

Như chuyện kể của ông Mai Lộc, về chuyến vượt biên của ông cách đây hơn 25 năm, lúc ông mới 16 tuổi.

“Trong 5 ngày dài, họ [cướp biển] liên tục hãm hiếp những cô gái và phụ nữ đáng thương đó. Sự việc này xảy ra ngay trước đôi mắt kinh hoàng của bé trai 5 tuổi, và người em gái 3 tuổi của cậu, bị bọn hải tặc kéo lên tàu theo mẹ.”

Hai chị gái của ông nằm trong số người bị hãm hiếp này.

Bà Carina Hoàng, người chủ biên, chịu trách nhiệm biên soạn cuốn sách, cho biết, ông Mai Lộc đã “cúi gầm mặt xuống, và khóc lên nức nở” khi kể chuyện, đến nỗi “làm ướt đẫm tấm thảm của phòng khách” nhà bà.

Hay bài viết của ông Shern Nguyễn, vượt biên cùng hai con trai, tám và mười tuổi: “Ðiều mà chúng tôi lo lắng lớn nhất đã xảy ra: Hết nước! Tôi lén để dành nước tiểu của mình vào một cái lon nhỏ, lúc hai đứa con không để ý, và bắt chúng uống cho khỏi khát. Ðứa con trai nhỏ của tôi nổi đóa lên. Tại sao ba bắt con đi lên chuyến thuyền này làm gì, sao không để con ở nhà với má? Tôi không thể trả lời. Tôi chỉ lặng lẽ nghĩ, nếu tôi không bảo vệ được con, tôi sẽ chết cùng với chúng nó.”

Và lời của bà Thu Minh Nguyễn kể lại thời điểm tiễn hai đứa con trai, tuổi quân dịch, đi vượt biên, một mình: “Tôi cho mỗi đứa con một nắm cơm nếp, và lặng lẽ từ giã chúng. Rồi chúng đi theo chân một người đàn ông lạ, còn tôi đứng đó trông theo. Nhìn chúng nhỏ bé và mong manh quá. Tôi cố gắng nghĩ là mình đã quyết định đúng, nhưng đầu gối tôi run rẩy. Tôi muốn quỵ xuống. Bụng tôi đau nhói, như có ai cầm dao đâm vào. Người bạn phải kéo tôi đi. Tối hôm đó, chúng tôi ra chợ mua hai con rùa và một chục cua. Thả rùa và cua xuống nước, nhìn chúng tung tăng bơi đi, tôi thầm cầu nguyện cho hai con tìm được tự do, như những con vật này.”

Nói về cuốn sách do mình chủ biên, bà Carina Hoàng, cũng là một thuyền nhân, vượt biên và trốn thoát khỏi Việt Nam năm 1979, lúc 16 tuổi, cho biết, bà “dự định thực hiện cuốn sách này lâu rồi,” vì một ngày nào đó, những nhân chứng sống của lịch sử, trong đó có bà, “sẽ chết đi,” và có thể những thế hệ sau “sẽ không biết, không hiểu rõ” những gì cả triệu người Việt Nam đã phải “trải qua để đến bến tự do.”

“Cuốn sách sẽ đặc biệt có giá trị với những thế hệ người Việt mai sau. Họ cần biết về lịch sự rất quan trọng này của di sản mình, và cần đánh giá cao sự hy sinh của thế hệ cha ông.” Bà Carina Hoàng nói.

Ngoài chuyện kể của chính những thuyền nhân, tác phẩm “Thuyền Nhân” còn có sự góp mặt của 10 người ngoại quốc, từng làm việc với thuyền nhân Việt Nam trong những trại tị nạn, như ông Talbot Bashall, từng làm việc 3 năm tại “Trung Tâm Kiểm Soát Người Tị Nạn” tại Hồng Kông.

Trong nhật ký của mình, ông Talbot Bashall kể lại nhiều chuyện thương tâm, khủng khiếp, trong đó có câu chuyện của một cậu bé thuyền nhân 15 tuổi, ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, bị những người đi cùng cột vào thuyền để chuẩn bị “ăn thịt.”

Hay phóng viên Norman Aisbett và nhiếp ảnh David Tanner của tờ “The West Australia,” vào năm 1982, đã lên chuyến tàu Cap Anamur của Tây Ðức, để làm phóng sự về hành trình truy tầm và cứu giúp những người tị nạn của chiếc tàu này.

Nhiếp ảnh gia David Tanner chia sẻ với Carina Hoàng, rằng trong thời gian hơn 5 tuần lễ ở trên tàu, ông “gặp gỡ hơn 600 con người hốt hoảng, tuyệt vọng và sợ hãi,” và sau chuyến đi này, với ông, trong đời “có ba dữ kiện quan trọng nhất:” Cuộc thảm sát tại World Trade Center tại New York, phi hành gia người Mỹ đặt chân lên mặt trăng vào ngày 21 tháng 7, 1969, và cuộc tị nạn trốn chạy Cộng Sản, tìm tự do của người dân Việt Nam khởi đầu từ năm 1975.

Dù “Thuyền Nhân” chỉ mới vừa được in xong, mực còn chưa ráo, dường như bà Carina Hoàng đã đạt được một trong những hoài bão của mình trong việc viết sách.

Theo lời kể của bà, một độc giả, vừa đọc xong một cuốn sách in thử, đã viết thư cho bà, tâm sự: “Ðọc xong cuốn sách, tôi mới nhận thức được là cha mẹ mình đã phải trải qua những gì, và hy sinh như thế nào để tôi có được ngày hôm nay.

Kể từ hôm nay tôi sẽ thay đổi cách cư xử với cha mẹ.”





Cũng theo lời kể của Carina, một phụ nữ ngoại quốc, dù chỉ mới đọc qua giới thiệu của cuốn sách trên website của Carina, cho biết “rất nóng lòng được đọc cuốn sách,” vì chồng bà là một thuyền nhân, nhưng anh ít kể lại quá khứ đó của mình.

Bà cho biết “chắc chắn những gì anh ấy vượt qua đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của anh, và vì anh không tâm sự, đôi khi tôi không hiểu cách suy nghĩ của chồng,” và mong đọc sách để hiểu thêm về quá khứ của chồng, một người gốc Việt.

“Thuyền Nhân” là cuốn sách cần đọc để hiểu hoàn cảnh của những người vượt biên, để khép lại quá khứ, để hãnh diện tự hào về dân tộc Việt Nam, những người đã vượt qua nghịch cảnh, trở thành thành viên có ích, đóng góp lại cho xã hội đã cưu mang mình.

http://www.nguoi-viet.co...ewer.asp?a=126118&z=157


nguoiviet online
Phượng Các
#34 Posted : Friday, March 30, 2012 8:29:56 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Hội Ngộ Thuyền Nhân
Bidong & Kuku 2012

http://www.vnbp.org/
Phượng Các
#35 Posted : Tuesday, January 29, 2013 9:42:48 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
300 du khách gốc Việt sẽ trở về thăm đảo Pulau Bidong, 22 năm sau khi trại tị nạn đóng cửa


Cali Today News - Vào tháng 3 năm 2013, khoảng 300 du khách gốc Việt sẽ đến thăm đảo Pulau Bidong, từng là nơi tạm trú của nhiều ngàn thuyền nhânViệt Nam trốn chạy Cộng Sản sau biến cố 1975.

Đảo Pulau Bidong nằm cách bang Kuala Terengganu khoảng 40 cây số, đã bị đóng cửa vĩnh viễn vào ngày 30 tháng 10 năm 1991. Hiện nay người ta chuẩn bị mở lại đảo cho khoảng 300 du khách Việt đến thăm vào tháng 3.

[Một góc để tưởng nhớ những thuyền nhân bị nạn trên biển tại đảo Pulau Bidong. Photo courttesy: iambidong.com ]

Một góc để tưởng nhớ những thuyền nhân bị nạn trên biển tại đảo Pulau Bidong. Photo courttesy: iambidong.com

Ông Datuk Abdul Rahin Mohd Said, Chủ tịch Ủy Hội Du Lịch, Văn Hóa và Bảo Tàng của bang Terengganu cho hay 300 du khách Việt này là trong số nhiều chục ngàn cư dân của trại tị nạn trên đảo nay đã dịnh cư ở nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ và Úc.

Ông Said nói: “Họ đến để thăm lại nhiều di tích, các đền tưởng niệm và nghĩa trang của Pulau Bidong khi đảo này còn là một trại tị nạn cho thuyền nhân”

Theo ông, đời sống của các thuyền nhân ngày xưa tại các xứ khác đã giúp họ có tương lai tốt đẹp tốt đẹp hơn, nhưng họ vẫn nặng lòng trở về đảo thăm lại một số mồ mả chôn ông bà cha mẹ hoặc thân nhân đã qua đời trên đường di tản.

Ông cũng cho biết các du khách gốc Việt đã được phép của chính phủ bang trở về thăm lại chốn tạm dung, nhưng họ phải tuân theo các thủ tục. Chính quyền tiểu bang đồng ý cấp ngân khoảng 200,000 Mã kim để dọn sạch sẽ và giữ gìn cảnh đẹp trên đảo.

Sau khi đóng cửa trại tị nạn năm 1991, đảo Pulau Bidong đã được trao lại chính quyền bang quản lý và được biến thành một trung tâm du lịch của Malaysia. Năm nay có chương trình thăm viếng gọi là Terengganu Visit Year 2013.

Trường Giang (nguồn BERNAMA.com)
Phượng Các
#36 Posted : Sunday, April 14, 2013 5:02:16 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Đảo Pulau Bidong được khuyến cáo phải chỉnh tu lại


Cali Today News - Có một thời sau năm 1975, Pulau Bidong đã đón nhận đến 250,000 thuyền nhân VN. Giờ đây có nhiều khuyến cáo đảo này nên tu sửa bộ mặt lại để hấp dẫn du khách.

Chính Giám Đốc Du Lịch Mohd Sabri Zakaria cũng nhận ra là cần phải xây dựng nhiều con đường, tăng cường thêm các lều trại, các phòng vệ sinh sạch sẽ vì thế hệ trẻ các du khách vẫn đến đây thăm viếng đảo.


Một góc khu tưởng niệm các thuyền nhân vượt biển trên đảo Pulau Bidong. Photo courtesy: visit-terengganu.net

Ông Zakaria tuyên bố: “các công dân VN vẫn đến đảo Pulau Bidong để thăm lại mồ mả của cha ông của họ đã tử nạn trên đường vượt biển, nhằm hồi tưởng lại những ngày tháng sống trên đảo”

Có một nhóm du khách VN, quả thế, giờ đây đã mang quốc tịch Hoa Kỳ và Úc, gồm 23 người, đã đến thăm đảo Pulau Bidong vào ngày 6 tháng 4 và họ tình nguyện giúp chỉnh trang lại đảo.

Đây là các thành viên của Hội Đoàn “Archive of Vietnamese Boat People”, được 20 người dân trên đảo tình nguyện theo giúp đỡ để cắt cỏ dọn dẹp, sơn sửa lại các ngôi mộ dù là Phật hay Công giáo, cũng như xây một con đường chạy vòng quanh một nghĩa trang trong vùng núi đồi.

Trước đây có khoảng 250,000 thuyền nhân VN được trú ngụ trong nhiều đảo khác nhau, trước khi một quốc gia đệ tam chấp nhận họ, nhưng cũng có 9,000 người phải quay trở về VN.

Vào năm 1991 thì Pulau Bidong vĩnh viễn đóng cửa các trại tị nạn của thuyền nhân. Chính quyền bang Terengganu đã từ chối không cho xây dựng các khu resorts nghỉ mát chính là để bảo vệ các di tích lịch sử của thuyền nhân để lại.

Trường Giang (nguồn Bernama)
Phượng Các
#37 Posted : Wednesday, October 30, 2013 8:24:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Một đài tưởng niệm mới được người tỵ nạn Việt Nam xây dựng ở thành phố Perth, Úc

Chúng tôi dùng để nhắc nhở cho các thế hệ sau này cũng như toàn cộng đồng rằng cha ông, thế hệ của những người dân Việt Nam tị nạn đầu tiên đã băng rừng vượt biển cực khổ. Nó giống như ghi dấu lại dấu chân của chúng tôi trong lịch sử của nước Úc”.

Cali Today News - Sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, hơn một triệu người dân miền Nam Việt Nam đã vượt biên khỏi chính đất nước của họ, chen chúc nhau trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ và bắt đầu hành trình trên biển Đông để tìm kiếm một cuộc sống mới.

Nhiều người trong số họ đã đến Úc, Mỹ, Canada và Pháp. Nhưng LHQ ước tính có khoảng hơn 200,000 người tị nạn Việt đã bị mất tích trên biển.

Ngày nay, cộng đồng người Việt đã xây dựng một đài tưởng niện tại thành phố Perth, Úc để tưởng nhớ những người đồng hương xấu số đã mất tích trên biển, cũng như để kỷ niệm cho ngày họ được chào đón ở Úc.

Ở dưới chân của đài tưởng niệm có hai tấm bia khắc chữ. Một tấm khắc rằng: “Tưởng nhớ về những người tị nạn Việt Nam đã thiệt mạng trong các cuộc di cư, tỵ nạn từ năm 1975”.

Trên tấm bia còn lại có hàng chữ: “Tượng đài này thể hiện lòng biết ơn của chúng tôi đến Úc vì đã đón nhận người Việt tị nạn vào quốc gia vĩ đại này”.


Mừng vui ngày khánh thành. Photo courtesy: Emma Wynne - ABC Perth

Tiến sĩ Nguyễn Anh là chủ tịch của WA chapter, người đã từng chạy nạn khỏi Việt Nam năm 1978 cùng với vợ đã kể về ký ức kinh hoàng thời bấy giờ: “Thời tiết lúc ấy rất xấu. Khi thì chúng tôi cảm thấy như chiếc thuyền của mình đang ở trên đỉnh của một ngọn núi bằng nước, nhưng chỉ một giây sau đó lại có một ngọn sóng cao khác kéo đến. Con thuyền cứ lên xuống khoảng 30 mét và đội trưởng của chiếc thuyền đã phải thốt lên rằng ông không biết làm cách nào mà thuyền chúng tôi có thể sống sót được qua cơn bão dữ tợn ấy”.

Gia đình của vợ ông cũng bắt đầu cuộc hành trình vượt biển của họ hai tuần sau khi ông và vợ rời đi, nhưng dường như may mắn đã không mỉm cười với họ. Ông nói: “Chúng tôi không nhận được bất cứ thông tin gì của họ từ đó đến giờ. Chúng tôi đã nhờ đến sự trợ giúp của Hội Hồng Thập Tự để tìm kiếm họ, nhưng tất cả là vô ích, không một dấu vết được tìm thấy”.

Theo ông, đài tưởng niệm này là một món quà chúng tôi dành tặng cho nước Úc. Và cũng là nơi mà chúng tôi dùng để nhắc nhở cho các thế hệ sau này cũng như toàn cộng đồng rằng cha ông, thế hệ của những người dân Việt Nam tị nạn đầu tiên đã băng rừng vượt biển cực khổ. Nó giống như ghi dấu lại dấu chân của chúng tôi trong lịch sử của nước Úc”.

Cô Mai Nguyễn mới chỉ sáu tuổi khi cha mẹ của cô quyết định đặt chân vào chuyến hành trình đầy nguy hiểm để đi tìm một cuộc sống mới. Gia đình của cô đến Perth vào đúng ngày Valentine năm 1982. Cô kể lại: “Lý do mà cha mẹ quyết định ra đi là vì tương lai của tôi sau này. Cha mẹ tôi có liên quan đến chính phủ cũ miền Nam Việt Nam, cho nên khi chiến tranh kết thúc năm 1975, cha tôi bị bắt đi tù, mẹ tôi thì mang thai tôi lúc ấy, một mình sinh tôi ra và nuôi tôi cho đến khi cha tôi được thả. Cha mẹ tôi nghĩ rằng tôi sẽ không có một tương lai tốt đẹp ở chính đất nước mà tôi được sinh ra, con đường học vấn của tôi sẽ bị hạn chế. Và rồi họ tìm thấy cơ hội để có thể thoát ra khỏi Việt Nam. Cha tôi đã phải rất khó khăn để đưa ra quyết định đó, vì ông biết rằng nếu ra đi ông sẽ phải bỏ lại tất cả: người thân, gia đình, bạn bè. Cha mẹ tôi cũng đã xác định trước rằng một khi đặt chân lên thuyền nghĩa là chấp nhận may rủi: một là sống một cuộc sống tốt hơn, hai là bỏ mạng trên biển.


Và chúng tôi đã không chết, chúng tôi đã lựa chọn và đang được sống ở một nơi khác hoàn toàn so với nơi mà chúng tôi đã phải bỏ ra đi”.

Theo Mai, cô còn quá nhỏ để có thể nhận biết được sự khủng khiếp của cuộc hành trình tìm kiếm tự do thời bấy giờ, nhưng cô vẫn bị ám ảnh bởi cảnh tượng nhiều người cùng chen nhau để lên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ và lênh đênh trên biển cả.

“Tôi vẫn bị ám ảnh bởi cảm giác khó chịu khi đi phải sống trên một chiếc thuyền nhỏ, mùi dầu máy thì luôn nồng nặc, thực phẩm và nước uống thì luôn trong tình trạng thiếu thốn. Có những lúc bị lạc trên biển, cả thuyền chỉ biết khóc lóc và cầu nguyện với Chúa.”

Mai hiện giờ đã có gia đình và có một cô con gái. Cô cảm thấy rất tự hào về cộng đồng người Việt ở đây: “Chúng tôi rất biết ơn chính phủ Úc và xã hội Úc đã chấp nhận chúng tôi. Họ đã nuôi dưỡng chúng tôi và bây giờ họ tiếp tục nuôi dưỡng thế hệ các con của chúng tôi. Họ đã chấp nhận chúng tôi, chấp nhận nền văn hoá của chúng tôi.”

Mỗi người đều có những ký ức đau thương về quãng thời gian lênh đênh trên biển, nhưng khi đài tưởng niệm này được xây dựng, tất cả mọi người đều tỏ ra rất vui mừng vì họ đã bày tỏ được lòng biết ơn của mình đến đất nước đã dang rộng vòng tay chào đón họ. Họ gọi đó là sự tái sinh một lần nữa.

Linh Nguyễn
Phượng Các
#38 Posted : Monday, November 18, 2013 9:47:18 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,689
Points: 20,007
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Xem bài tường thuật ở đây:

http://www.baocalitoday....n-tren-vung-dat-moi.html
xv05
#39 Posted : Wednesday, December 4, 2013 6:59:02 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cái post phía trên (#38) cũng là (một kiểu) quảng cáo đó ạ!
Tonka
#40 Posted : Wednesday, December 4, 2013 7:52:52 PM(UTC)
Tonka

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,649
Points: 1,542

Thanks: 95 times
Was thanked: 204 time(s) in 192 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
Cái post phía trên (#38) cũng là (một kiểu) quảng cáo đó ạ!



Đồng ý BigGrin


Tựa đề của chương trình đối với "dạ tiệc dạ vũ", chỉ nhìn cái bích chương thôi là nghe nó chương chướng làm sao Confused
Ca sĩ, một tươi như hoa, một sexy, một điều hợp chương trình (thôi không nói nữa) ... khó hiểu thật Confused
Users browsing this topic
Guest
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.