Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

12 Pages«<101112
Sài Gòn mãi mãi là Sài Gòn
Phượng Các
#222 Posted : Sunday, April 19, 2015 4:32:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ông BNL là nhà văn viết truyện chớ đâu phải là nhà biên khảo thứ thiệt (hình như ông không có bằng cấp hàn lâm nào thì phải). Bởi vậy khi ông đưa ra quyển Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam là thấy ngạc nhiên rồi.

Bài trên có chi tiết về đường Tô Hiến Thành, nếu đúng như ổng viết thì đường này từng có rồi lại mất đi, nhưng sau này lại có tên trở lại cho tới ngày nay.
nguyen1
#223 Posted : Sunday, April 19, 2015 7:35:16 AM(UTC)
nguyen1

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/23/2013(UTC)
Posts: 1,091
Points: 3,294

Was thanked: 104 time(s) in 92 post(s)



Chẳng lẽ ông ta viết sách biên khảo như viết tiểu thuyết, không có tinh thần khoa học nào Confused ?

Sao lại thế? Đường gì mà lúc có lúc không? Làm sao người ở đường đó có tờ khai gia đình chính xác, sổ lương đề địa chỉ nào, nhận thư từ ra sao? ...

Bài đó viết cho vui nên có nhiều điểm thái quá để câu người đọc!



Phượng Các
#224 Posted : Monday, April 20, 2015 5:51:10 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Kho Tàng

chàng cù lần có cái túi nhỏ
suốt bốn mùa giấu giếm như điên
anh em sùng, nghĩ thằng này chơi khó
thủ cẳng tí tiền, len lén tiêu riêng

hết chuyện chơi một chiều đông lạnh cóng
đè thằng em ra cướp túi coi chơi
gác trọ rung rinh như thuyền biển động
thằng em kêu như sắp sửa xong đời

miệng túi mở kho tàng rơi tung toé
một lạng vàng trong giấy gói đơn sơ
một đứa hét :"vàng này thằng em bé
không mại đi, mày tính để đem thờ ?"

"sư chúng mày, vàng đem theo bốn cục
ông bán ra bắt gọn mấy trăm đô
còn cục này tàn đời ông cóc bán
lúc lên đường bà cụ dúi tay cho"

một chiếc khăn tay cũ xì cũ xịt
màu nâu già thêu mấy chữ xanh xanh
"giẽ rách gì đây hở thằng chết tiệt ?"
"khăn vợ trao ngày khoác áo nhà binh"

đáy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ
những tên người tên tỉnh đã xa xưa
những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ
những đường quen không trở lại bao giờ

trả túi thằng em, cả bầy bỗng xệ
cù lần xấu hổ chửi như ca
cái túi nhỏ tưởng đầy lòng ti tiện
hoá đem theo muôn vạn mảnh quê nhà

cù lần dọa đêm nay đâm chết hết
ôi, ví dầu chú mở được tim anh
chú cũng thấy một kho tàng thắm thiết
với khăn tay nhàu nát chữ thêu xanh

với danh thiếp những tên đường đã đổi
những số nhà chớp mắt đã tang thương
những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
những tên đời tơi tả khắp quê hương

Tác giả: Cao Tần
tháng 10/77


Nhà thơ Cao Tần (Lê Tất Điều)
xv05
#225 Posted : Monday, April 20, 2015 6:41:55 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Post #204 (trang 11) có nhắc đến rạp hát tên Li Do đó chị PC.
Phượng Các
#226 Posted : Wednesday, April 22, 2015 7:24:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chắc ở Chợ Lớn quá, vì được nhắc theo sau rạp Lệ Thanh vốn ở CL.
xv05
#227 Posted : Wednesday, April 22, 2015 11:03:24 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
post #210 ngắt đoạn được ko chị PC, muốn mà ko sao đọc nổi...
Phượng Các
#228 Posted : Thursday, April 23, 2015 7:57:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hay là copy lại, paste rồi ngắt!
Phượng Các
#229 Posted : Monday, April 27, 2015 3:25:25 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Dạ đây là tên các con đường trước và sau 1975 của Saigon và thời gian lâu quá nên có gì sai sót Anh/Chị/Em và các Bạn thương tình và bỏ qua cho Parker nhé!!thank nhìu ạ!

Trước 1975 > Sau 1975
Bùi Chu > Tôn Thất Tùng
Chi Lăng > Phan Đăng Lưu
Công Lý > Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Cộng Hòa > Nguyễn Văn Cừ
Cường Để > Tôn Đức Thắng
Duy Tân > Phạm Ngọc Thạch
Đoàn Thị Điểm > Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều bị đổi thành Trương Định)
Đỗ Thành Nhân > Đoàn Văn Bơ
Đồn Đất > Thái Văn Lung
Đồng Khánh > Trần Hưng Đạo B
Gia Long > Lý Tự Trọng
Hiền Vương > Võ Thị Sáu
Hồng Thập Tự > Nguyễn Thị Minh Khai {trước MTMK là Xô Viết Nghệ Tĩnh}
Huỳnh Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn
Lê Văn Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên Hoàng
Lê Văn Duyệt (Sàigòn) > Cách Mạng Tháng 8
Minh Mạng > Ngô Gia Tự
Ngô Tùng Châu > Nguyễn Văn Đậu
Ngô Tùng Châu (Sàigòn)> Lê thị Riêng
Nguyễn Đình Chiểu > Trần Quốc Toản Nguyễn Hoàng > Trần Phú
Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng Đức
Nguyễn Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh
Nguyễn Minh Chiếu > Nguyễn Trọng Tuyển
Nguyễn Phi > Lê Anh Xuân
Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long
Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt
Petrus Ký > Lê Hồng Phong
Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu
Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu
Phan Thanh Giản > Điện Biên Phủ
Phan Văn Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
Phát Diệm > Trần Đình Xu
Tạ Thu Thâu > Lưu Văn Lang
Thái Lập Thành (Phú Nhuận)> Phan Xích Long
Thái Lập Thành (Q1) > Đông Du
Thành Thái > An Dương Vương
Thoại Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai
Thống Nhất > Lê Duẩn
Tổng Đốc Phương > Châu Văn Liêm
Trần Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh
Trần Quốc Toản > 3 Tháng 2
Trần Quý Cáp > Võ Văn Tần
Triệu Đà > Ngô Quyền
Trịnh Minh Thế > Nguyễn Tất Thành
Trương Công Định > Trương Định (cả Đoàn thị Điểm và Trương Công Định đều bị đổi thành Trương Định)
Trương Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
Trương Minh Ký > Lê Văn Sĩ
Trương Minh Giảng > Trần Quốc Thảo
Tự Đức > Nguyễn Văn Thủ
Tự Do > Đồng Khởi
Võ Di Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2 đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm
Võ Di Nguy (Sàigòn) > Hồ Tùng Mậu
Võ Tánh (Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ
Võ Tánh (Sàigòn) > 1 phần của Nguyễn Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh
Yên Đổ > Lý Chính Thắng

Sưu tầm
Phượng Các
#230 Posted : Saturday, June 25, 2016 7:01:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#231 Posted : Friday, August 19, 2016 7:14:33 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#232 Posted : Monday, February 27, 2017 11:37:42 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Phượng Các
#234 Posted : Wednesday, November 14, 2018 10:04:55 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ hiện có chưng bày thông tin về lịch sử thành lập của Saigon.

https://www.youtube.com/watch?v=iqfaPfoZmYc
Phượng Các
#235 Posted : Friday, December 14, 2018 12:15:17 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Xưa nay tôi cứ đinh ninh tên Cầu Ba Cẳng là chỉ cho cầu chữ Y, nhưng nay xem đoạn clip sau mới biết là đó là cây cầu khác, nay đã không còn nữa .

https://www.youtube.com/watch?v=tpPMHEgU2RY
viethoaiphuong
#236 Posted : Thursday, August 1, 2019 3:15:02 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thu Hằng - RFI - Thứ Hai, ngày 29 tháng 7 năm 2019

Hơn hai thế kỷ nhộn nhịp Chợ Lớn - Sài Gòn


Ông khói của một xưởng xay xát gạo được xây bên bờ rạch Chợ Lớn trong những năm 1910 / Nadal

Chợ Lớn - quận 5 được coi là huyết mạnh của Sài Gòn, là nơi cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân. Chợ An Đông, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ vải Soái Kình Lâm, thương xá Đại Quanh Minh, phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông… nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà khắp vùng châu thổ Cửu Long đều biết đến.

Từ đồ gia dụng, tạp hóa đến thiết bị điện tử hay vải vóc, quần áo, tất cả đều có thể tìm được trong khu Chợ Lớn sầm uất, tấp nập. Được người Hoa thành lập vào thế kỷ XVIII, hiện Chợ Lớn vẫn chủ yếu là nơi sinh sống, kinh doanh của người gốc Hoa và là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi sáp nhập với Sài Gòn vào năm 1931, Chợ Lớn là một đô thị riêng biệt, tự quản về mặt hành chính và tài chính. Ngay năm 1859, sau khi đã bình định được Gia Định (tên gọi Sài Gòn xưa), người Pháp đã từng bước mở đường nối liền hai khu đô thị, mở thêm tuyến tầu điện và cuối cùng là quy hoạch hai bên bờ rạch Chợ Lớn. Tên gọi chung « Sài Gòn-Chợ Lớn » được rút ngắn thành Sài Gòn vào năm 1956.

Trả lời RFI tiếng Việt, nhà nghiên cứu người Pháp Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), cho rằng không thể tách rời lịch sử Chợ Lớn với sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam Kỳ.

« Đây là một đô thị có lịch sử khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ XVIII. Người ta cho rằng Chợ Lớn có thể được hình thành khoảng năm 1779. Vào thời kỳ đó, tình hình ở Việt Nam bị xáo trộn khá nhiều. Có nhiều cuộc nổi dậy ở khu vực mà sau này trở thành Nam Kỳ (Cochinchine), trong đó phải kể tới cuộc khởi nghĩa Tây Sơn chống các chúa Nguyễn. Cũng chính vào thời kỳ đó, người Trung Quốc lập nghiệp và sinh sống ở Biên Hòa buộc phải tháo chạy và lánh loạn ở một thị trấn cách không xa Sài Gòn. Và từ đó, họ hình thành một khu dân cư đầu tiên, sau này được gọi là Chợ Lớn ».

Làn sóng người Hoa đầu tiên, gồm khoảng 3.000 người trung thành với triều đình nhà Minh bị nhà Thanh lật đổ năm 1644 (do hai tướng người Hoa, Dương Ngạn Địch (Yang Yandi) và Trần Thượng Xuyên (Chen Shangchuan) dẫn đầu), chạy xuống miền nam Việt Nam vào năm 1679 và phục vụ chúa Nguyễn Phúc Tần (chúa Hiền). Chúa Hiền để họ xuống lập cư ở vùng đất hoang vu, lúc đó vẫn thuộc vào vương quốc Champa, để gây ảnh hưởng. Người Hoa đã lập nên nhiều thị trấn, như Biên Hòa, và phát triển các nghề nông nghiệp và trồng lúa. Đợt di cư thứ hai của người Hoa đến Nam Kỳ diễn ra trong cuộc nổi dậy Thái Bình (1851-1864) ở Trung Quốc.

Nguồn gốc tên gọi Chợ Lớn

Theo ông Laurent Gédéon, rất khó truy tìm được gốc tích tên gọi Chợ Lớn, được đặt cho thị trấn nhỏ hình thành bên bờ rạch Bến Nghé nhờ một số người Hoa chạy khỏi Mỹ Tho vì bị quân Tây Sơn trấn áp do giúp chúa Nguyễn :

« Trước khi được gọi là Chợ Lớn, khu vực sinh sống của người Hoa có thể có một tên gọi cổ hơn nhưng chưa có đủ tài liệu chứng minh, đó là Tignan (phát âm theo tiếng Quảng Đông là Taingon). Nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là tên gọi của loại cây bông gòn, nhưng tên gọi này cũng chưa được các nhà nghiên cứu kiểm chứng. Họ giả định rằng có thể cách phát âm « Taingon » sau này được đặt cho khu vực người Hoa sinh sống. Còn tên gọi « Chợ Lớn » dường như là cách gọi của người Việt dành cho khu vực đó và có liên quan đến hoạt động thương mại của người Trung Quốc ».

Thực vậy, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, cụm từ « Sài Gòn » vẫn là tên gọi dành cho khu người Hoa. Còn Bến Nghé (lấy tên từ rạch Bến Nghé) là tên gọi của Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Chỉ bắt đầu từ năm 1860, Sài Gòn và Chợ Lớn, tên gọi chính thức của hai đô thị, bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu lưu trữ Pháp.

Rạch Bến Nghé, nhánh sông Sài Gòn nối hai đô thị, cũng được đổi tên nhiều lần dưới thời Pháp thuộc, như arroyo de l’Avalanche (tạm dịch : rạch lở) và arroyo chinois (rạch người Hoa). Tên gọi rạch người Hoa thường được người Pháp sử dụng vì con rạch này nối đô thị của người Việt với thị trấn của người Hoa, cách đó 5 km.


Chợ Lớn : Từ khu sình lầy thành trung tâm thương mại

Sau khi nhà Nguyễn được thành lập, người Hoa di cư từ Mỹ Tho ở lại khu vực sình lầy toàn cây gòn, gần Bến Nghé. Họ đồng sức biến khu đất hoang vu thành nơi định cư lâu dài với những cây cầu gỗ nối hai bờ rạch Bến Nghé, gia cố bờ kè bằng đá, lập bến bãi cho tầu hàng, mở rộng và đào thêm những con rạch mới… Nhà nghiên cứu Laurent Gédéon nhận xét :

« Sự chuyển hóa này liên quan đến cách tự tổ chức của người Hoa. Họ có xu hướng quây quần với nhau, thường là do quan hệ họ hàng, nhưng nói chung, họ rất đoàn kết. Cần phải biết là điều bảo đảm cho việc người Hoa có thể tiếp tục tồn tại được trong vùng là họ phải phát triển được quan hệ hợp tác, trao đổi với người dân địa phương. Đây có lẽ là lý do chính để họ chú tâm đến phát triển hoạt động kinh tế, giúp họ trở thành những nhân tố có sức hút tích cực đối với người dân địa phương.

Chính khả năng tự tổ chức và làm việc tập thể chắc chắn đã góp phần vào việc họ đã thích ứng được với môi trường, được cho là khó sống, vì đó là vùng đầm lầy và cần phải xây dựng, rồi quy hoạch thì mới biến thành vùng sinh sống được.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cuộc sống địa phương khá phức tạp và chắc chắn là người Hoa, cũng như những cộng đồng người Việt khác sinh sống ở đó, phải đối mặt với rất nhiều căn bệnh mãn tính liên quan đến độ ẩm, côn trùng và khí hậu ».

Năm 1820, trục giao thương của Cam Bốt thông qua Chợ Lớn và Mỹ Tho được hoàn thành và ngay từ năm 1830, người Hoa ở Chợ Lớn xuất khẩu hàng năm 12.000 thùng tô-nô gạo, 2.200 thùng sợi bông, 400 thùng đường, 20 thùng sáp ong… ngoài ra còn phải kể đến hải sâm, ngà voi, các loại cây thuốc…

« Giai đoạn thực dân Pháp là thời kỳ rất thuận lợi đối với người Hoa vì khi đến Nam Kỳ, người Pháp đã chú ý đến cộng đồng này. Chính quyền Pháp cũng nhanh chóng hiểu rằng họ sẽ có lợi khi hợp tác với người Hoa, một mặt nhờ vào cách tổ chức xã hội rất chặt chẽ của người Hoa, mặt khác là nhờ vào việc họ duy trì được mối tiếp xúc liên tục và tích cực về mặt kinh tế với người dân Việt ở địa phương.

Vì thế, người Pháp để cho khu Chợ Lớn tự quản lý. Cộng đồng người Hoa tổ chức thành các phường hội, có nghĩa là những nhóm người có cùng nguyên quán hoặc thổ ngữ. Họ thay nhau quản lý về tất cả những vấn đề liên quan đến tài sản tập thể như bệnh viện, nghĩa trang, trường học... Còn chính quyền thuộc địa quản lý tất cả những vấn đề về kinh tế, luật pháp, thuế khóa trong quan hệ trực tiếp với các đại diện của cộng đồng người Hoa ».

Nhờ được tự quản, khu Chợ Lớn ngày càng phát triển về kinh tế cũng như dân số. Rất nhiều người từ Trung Quốc sang gia nhập cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Khu đô thị được mở rộng, nhiều cửa hàng lớn mọc lên dọc phố Quảng Châu (rue de Canton), những kho hàng rộng hơn được dựng bên bờ kè Gia Long và xuất hiện nhiều xưởng đóng tầu, xưởng công nghiệp nhỏ. Chợ Lớn có đến 8 xưởng xay xát gạo ở bên bờ phía nam sông Lò Gốm (nay là kênh Tân Hóa-Lò Gốm).

Phượng Các
#237 Posted : Friday, August 2, 2019 2:34:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Vì thế, người Pháp để cho khu Chợ Lớn tự quản lý. Cộng đồng người Hoa tổ chức thành các phường hội,


Đúng ra là bang hội

Quote:
Nhờ được tự quản, khu Chợ Lớn ngày càng phát triển về kinh tế cũng như dân số. Rất nhiều người từ Trung Quốc sang gia nhập cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Khu đô thị được mở rộng, nhiều cửa hàng lớn mọc lên dọc phố Quảng Châu (rue de Canton),


Canton là Quảng Đông
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
viethoaiphuong on 8/2/2019(UTC)
Users browsing this topic
Guest (49)
12 Pages«<101112
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.