Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

97 Pages«<7879808182>»
Một góc trời Tây Bắc
PC
#1581 Posted : Friday, September 4, 2009 6:38:38 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Hoàn toàn đồng ý với Từ Thụy. xv hết thấy bực bội chưa.

Nhân đây góp ý với quý vị nào thắc mắc tại sao Nguyễn Du không dùng một chuyện nào của ta mà xây dựng tác phẩm? Theo ngu ý thì ND hay Nguyễn Đình Chiểu không dám lấy chuyện Việt Nam vì sợ đụng chạm. Truyện Lục Vân Tiên cũng là một truyện đâu đó (Trước đèn xem truyện Tây Minh). Truyện phóng tác của Tàu mà còn bị vua Tự Đức rầy vì ông đã hạ câu: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Nếu lấy chuyện Việt Nam thì có khi cái đầu không nằm được trên cổ. Chúng ta còn nhớ Nguyễn văn Thuyên con của Hữu quân Nguyễn Văn Thành vì hai câu thơ mà bị chém đầu.
xv05
#1582 Posted : Friday, September 4, 2009 9:36:15 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Big Smile Hồi hôm post xong định trở vô nói thêm mà có người nhăn nhó quá Big Smile nên đi khò, sáng nay em định trở vô nói tiếp mà T Thụy nói dùm rồi beerchug
Định trở vô nói thêm là sau mình lớn mới thấy mình nghĩ vậy là ấu trĩ Shy vì người phụ nữ ngày xưa đâu có được nhiều cơ hội như người phụ nữ mình ngày nay. Riêng tụi em lúc xưa nghĩ vậy một phần có thể vì trong gia đình em, con gái rất được bình đẳng với con trai và có tính tự lập rất cao. Cái này là em nói không có ý khoa trương gì đâu, thành thật đó.

xv05
#1583 Posted : Friday, September 4, 2009 2:01:00 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Nhân đây góp ý với quý vị nào thắc mắc tại sao Nguyễn Du không dùng một chuyện nào của ta mà xây dựng tác phẩm? Theo ngu ý thì ND hay Nguyễn Đình Chiểu không dám lấy chuyện Việt Nam vì sợ đụng chạm. Truyện Lục Vân Tiên cũng là một truyện đâu đó (Trước đèn xem truyện Tây Minh). Truyện phóng tác của Tàu mà còn bị vua Tự Đức rầy vì ông đã hạ câu: Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Nếu lấy chuyện Việt Nam thì có khi cái đầu không nằm được trên cổ. Chúng ta còn nhớ Nguyễn văn Thuyên con của Tổng trấn Nguyễn Văn Thành vì hai câu thơ mà bị chém đầu.

Hay có thể vì ở VN thời đó văn chương còn kém phát triển nên có muốn chắc cũng chẳng có truyện nào mà mượn để mà phóng tác trong khi sách Tàu thì vô cùng phong phú (?)
PC
#1584 Posted : Friday, September 4, 2009 5:30:04 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Đó, thấy chưa, thời đại này, viết trên Net, không ai biết ai, vậy mà cứ ngại đụng chạm rồi vô edit tới edit lui, huống chi cái thời phong kiến nặng nề.
xv05
#1585 Posted : Friday, September 4, 2009 5:47:51 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Big Smile
linhvang
#1586 Posted : Friday, September 4, 2009 6:36:54 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Chị không biết các người bán mình cứu gia đình chịu ảnh hưởng từ đâu

Trong cuốn Shanghai Girls, câu chuyện xảy ra năm 1937. Có lẽ đó là cách giải quyết duy nhất thời bấy giờ, vì còn chịu ảnh hưởng Nho giáo.
Bây giờ ở Mỹ, con cái Việt mà gặp một ông bố cờ bạc nợ nần như vậy, chắc là đám con sẽ bảo bố "chết cho rồi" hay "vào tù đi thôi", chứ không đứa nào chịu hy sinh cho cha mẹ mà bán mình đâu. Big Smile
PC
#1587 Posted : Friday, September 4, 2009 8:18:02 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Muốn đổ cho tại Nho giáo thì chúng ta thử đi vào các xã hội phi Nho giáo xem tình trạng có khác không? Rất tiếc là mình hiện giờ không nắm vững về các thông tin này. Tuy nhiên có điều nhận xét là ở các xã hội như Ấn độ, Hồi giáo dường như những kẻ làm việc nặng nhọc, buôn bán đều là đàn ông. Đàn bà ở nhà đẻ chửa và nuôi con.


xv05
#1588 Posted : Saturday, September 5, 2009 2:15:09 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nhưng bù lại đàn bà bị coi như cỏ rác, như ... đồ bỏ. Thà "bị" đi làm mà có được tự do và có giá trị còn hơn.

Theo em thấy, ông bố như trong Shanghai Girls (dù em chưa đọc, chỉ nghe chị LV kể) thì hèn quá, khg dám lãnh hậu quả việc mình gây ra mà đặt gánh nặng lên đứa con cũng là bất công.
Mọi người trưởng thành phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.


PC
#1589 Posted : Saturday, September 5, 2009 6:32:33 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi xv05

Nhưng bù lại đàn bà bị coi như cỏ rác, như ... đồ bỏ. Thà "bị" đi làm mà có được tự do và có giá trị còn hơn.


Đàn bà VN hồi xưa vừa đi làm cực nhọc kiếm tiền mà có được tự do và có giá trị hơn đàn bà Hồi giáo và Ấn độ không? Cái này là câu hỏi chứ không phải là khẳng định đâu nha.

Đọc sơ qua về công trình giải phóng phụ nữ thì ở Tây phương phụ nữ cũng tranh đấu dữ lắm khi đòi nữ quyền. Tuy nhiên, dường như phụ nữ ở Tây phương được tôn trọng hơn Á đông ở chỗ khi muốn cưới họ đàn ông theo truyền thống phải quỳ chân xuống xin bàn tay nàng.
linhvang
#1590 Posted : Sunday, September 6, 2009 1:51:48 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

Tuy nhiên, dường như phụ nữ ở Tây phương được tôn trọng hơn Á đông ở chỗ khi muốn cưới họ đàn ông theo truyền thống phải quỳ chân xuống xin bàn tay nàng.


Ở Mỹ (theo kiểu Mỹ) thì con gái (nhà gái) phải lo đám cưới.
Nói cho đúng thì đàn ông họ lo được cái nhẫn cưới.
PC
#1591 Posted : Sunday, September 6, 2009 2:47:32 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
Đàn bà ở Ấn thì phải có của hồi môn mới mong kiếm đuợc chồng.

PC thấy ở tây phương đàn ông đi ngoài đường phải gánh nặng nề (như xách đồ đi chợ), đẩy xe chở con, trong khi phụ nữ thì thảnh thơi hơn. Đã vậy lên xe xuống ngựa đàn ông phải lo mở cửa xe. Khi bắt đầu ăn thì bà chủ nhà đuợc động chén bát truớc nữa chớ.


linhvang
#1592 Posted : Sunday, September 6, 2009 4:36:24 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Hy vọng là sách sẽ về sớm, để chị Linh Vang đọc thử xem truyện có hay như đã nghe nói. Chúc vui.
Smile


Đã có sách và đã đọc.Truyện rất hay. LV tính là sẽ "kể" lại nguyên cuốn truyện, chứ không chỉ viết "giới thiệu" thôi. Đọc bài viết của LV xong, với người lười đọc thì không cần phải đọc cả cuốn sách nữa, nhưng với người muốn đọc thì chắc là sẽ bực mình vì truyện đã được kể hoạch tọac ra hết rồi. Big Smile
Khánh Linh
#1593 Posted : Monday, September 7, 2009 1:06:48 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang

quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Hy vọng là sách sẽ về sớm, để chị Linh Vang đọc thử xem truyện có hay như đã nghe nói. Chúc vui.
Smile


Đã có sách và đã đọc.Truyện rất hay. LV tính là sẽ "kể" lại nguyên cuốn truyện, chứ không chỉ viết "giới thiệu" thôi. Đọc bài viết của LV xong, với người lười đọc thì không cần phải đọc cả cuốn sách nữa, nhưng với người muốn đọc thì chắc là sẽ bực mình vì truyện đã được kể hoạch tọac ra hết rồi. Big Smile


Chị Linh Vang mến,

Chị cứ kể lại nguyên cuốn truyện và viết dài nha. Đó là một ý kiến hay.
Khi nào có truyện mới thì KLinh sẽ giới thiệu thêm nữa.

Rose
Ba Tê
#1594 Posted : Monday, September 7, 2009 2:42:32 AM(UTC)
Ba Tê

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 2,175
Points: 423
Woman
Location: San Diego

Thanks: 15 times
Was thanked: 23 time(s) in 23 post(s)
quote:
Đã có sách và đã đọc.Truyện rất hay. LV tính là sẽ "kể" lại nguyên cuốn truyện, chứ không chỉ viết "giới thiệu" thôi. Đọc bài viết của LV xong, với người lười đọc thì không cần phải đọc cả cuốn sách nữa, nhưng với người muốn đọc thì chắc là sẽ bực mình vì truyện đã được kể hoạch tọac ra hết rồi.


Cái này thì chị 3T vỗ cả hai tay và luôn cả hai chân nữa áh!Big Smile
Còn nếu như em Ngô Đồng nhà mình thâu âm rồi đưa lên online thì hết xẩy nũa đó ! Blush

linhvang
#1595 Posted : Monday, September 7, 2009 3:30:56 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
LV mở mục mới chỉ để giới thiệu sách, điểm sách. Xin mời các bạn qua mục Văn:

http://www.phunuviet.org.../topic.asp?TOPIC_ID=6222
linhvang
#1596 Posted : Saturday, October 3, 2009 7:56:58 AM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Dạo này đi đâu cũng gặp đường sá đang được sửa chữa! Đồng nghiệp của tôi ở thư viện, Irene than phiền là từ nhà đến thư viện, bà gặp tới chín cái construction sites! Kẹt xe, chờ chực, sợ vào sở trễ, người bồn chồn, thấp thỏm, mệt quá. Tìm đường khác đi thì lại cũng thế! Tránh đường này thì gặp đường khác.
Tôi đoán bỗng chốc mà thành phố nào cũng sửa đường ào ạt chắc là tiểu bang nhận được tiền Obama gửi về - bởi cái Recovery Act chi đó, tạo công ăn việc làm cho một số người, để kích động kinh tế.
Không phải là mình không muốn có đường tốt đẹp để đi, còn mong họ sửa nữa đó chứ, nhưng mà sửa nhiều nơi cùng một lúc lại gây phiền phức. Tôi lại ngại đi trên những con đường lạ - dù rằng cũng chẳng lạ cho lắm, chỉ là không phải lộ trình quen thuộc của mình thôi. Đi đường nào quen rồi, tôi có cảm tưởng là cùng giờ ấy phút ấy mỗi ngày, mình đã chia sẻ con đường cùng với một số người quen thuộc, chỉ là mình không biết họ là ai thôi. Cảm tưởng là đã quen luồng xe cộ ấy, độ lưu thông nhịp nhàng ấy, quen thói quen của những người lái xe giờ ấy, ngay cả những người cỡi xe đạp lạng quạng trước đầu xe mình, đôi khi cũng làm mình bực mình lắm. Nhủ thầm. Share a road. Ừ, thì mình cũng nên nhường đường cho đám đã chọn phương tiện di chuyển này, giúp giảm ô nhiễm không khí mà. Đường ai nấy đi. Sẽ không có chuyện bất ngờ xảy ra! Tôi có lẩn thẩn hay không khi nghĩ như vậy.
Trong sách vở, người ta khuyên nên thay đổi lộ trình, để nhìn cảnh vật khác nhau cho khỏi chán. Riêng tôi, tôi cứ bám chặt lấy những gì đã quen thuộc. Cứ đi một con đường –trừ phi con đường đó bị chặn, bị cấm. Đi làm, tôi làm một chỗ từ lúc bắt đầu cho tới lúc…chắc là chừng về hưu luôn! Ai đến, ai đi. Sếp này đến, sếp nọ đi. Hôm nọ, Wendy với Monette hỏi tôi có muốn đổi chỗ ngồi không – tôi còn không muốn!

Ngay cả những người đã từng ủng hộ thống đốc Mark Sanford của tiểu bang South Carolina cũng muốn biết là khi nào ông sẽ từ chức. Tháng sáu rồi, ông thống đốc thuộc đảng Cộng hòa này, một vợ với bốn con trai, đã thú nhận là ông đang dang díu với một phụ nữ Á Căn Đình, người mà ông cho là rất tâm đầu ý hiệp (soul mate). Ông đã bí mật bay tới Á Căn Đình để gặp người yêu nhưng lại nói với nhân viên của ông là ông đi chơi núi ở Appalachian Trail (coi như cả tuần ông lén đi chơi, dân South Carolina không có thống đốc). Bà vợ cũng sửng sốt khi nghe điều đó vì chính bà đã không cho ông đi. Bà đã cho báo chí biết như vậy. Nhiều lần ông đã xin phép vợ để được đi thăm người yêu! Nên nhớ là ông chồng xin phép vợ để đi thăm người yêu. Buồn cười không? Ông kêu đây là tình yêu đích thực! Ông cũng muốn giữ cái gia đình của ông, không muốn đánh mất. Tháng bảy cả gia đình ông đi nghỉ mát hai tuần ở Âu Châu hầu mong hàn gắn lại vết thương gia đình. Nhưng có lẽ không được vì khi họ về nhà thì bà vợ đưa bốn con dọn ngay ra khỏi tòa nhà thống đốc.
Để chờ xem! Trước đây không lâu ông thống đốc của tiểu bang New York, đảng Dân Chủ, cũng mất giốp vì gái! Lần đó khi ông này xin lỗi trước công chúng, bà vợ của ông đã phải đau khổ đứng cạnh ông để ủng hộ tinh thần ông, thấy mặt bà buồn so, tội nghiệp (cũng là gốc luật sư, chứ đâu phải tầm thường, bà chọn ở nhà là lo cho con cái, để chồng rảnh mà theo đuổi đường công danh sự nghiệp của ông). Làm bậy lại còn bắt vợ phải gánh theo!
Bà vợ của thống đốc Mark Sanford thì chọn cách lánh mặt, để mặc ông chồng đối đầu với vấn đề của ông.
Tôi nghĩ mà “thương” ông – ông không thể cãi lại con tim của ông mà!

Ở vùng Tây Bắc, tôi chợt nhớ ra là ba mươi mấy năm nay tôi không có nghe tiếng ve kêu. Nghe dế gáy thì có. Nghe tiếng kêu của ếch nhái, ễnh ương chi đó nữa, thì cũng có, ở một hồ nước trong xóm, mà mỗi lần nghe tiếng mình đi gần thì cả “ban hòa tấu “ im bặt, như là có một nhạc trưởng ra lệnh vậy; mình đi xa xa một chút thì chúng bắt đầu “hòa tấu” lại. Tuyệt nhiên không nghe tiếng ve ca hát gì cả. Hình dạng con ve, có lẽ tôi còn không nhớ! Chỉ nhớ đọc ở đâu đó có nói là trông con ve nhỏ bé vậy mà chúng có một đời sống dài lắm, 17 năm ở dưới đất, khi chúng ca hát cho mình nghe là chúng đang ở thời kỳ sắp chết, ca xong thì chết. Ở xứ người, có những ngày mùa hè nóng nực, bỗng dưng mà tôi ước ao được nhìn lại những cây phượng với bông hoa đỏ rực cả vòm trời và nghe tiếng ve kêu râm ran trên những cây me tây cao ngất. Ve thì không thấy, phượng thì chỉ còn thấy hình trên Internet. Những cây phượng của tôi ngày thơ dại giờ còn hay đã bị đốn đi, hay đang khẳng khiu thân cành, chỉ còn chờ chết? Phượng nở vào đầu hè, phượng trồng nhiều ở trường học nên phượng gần gũi với học trò. Phượng nở, hè về. Phượng nở, mùa thi. Nhiều khi nhìn đám trẻ Việt sinh đẻ và lớn lên ở đây, tôi hay thắc mắc, chúng có biết cây phượng hay hoa phượng như thế nào không? Có biết cô chú, anh chị của thế hệ trước mình đã chơi trò đá bằng tim phượng không? Xứ nghèo, không có nhiều đồ chơi đẹp đẽ, hấp dẫn, đắt tiền, nên phải bày ra chơi những trò không tốn kém (nghĩ cũng ngộ, có lần tôi nói chuyện với một chị đồng nghiệp, lớn lên ở một vùng khác, mà chị cũng chơi những trò chơi giống như tôi đã chơi, cò cò, u mọi, nhảy dây). Thân phượng to lớn, xù xì, xù xì với bao vết khắc. Trái tim, tên người yêu. Hai tên lồng với nhau. Đôi khi một mũi tên xuyên qua trái tim (chắc là tim phải rướm máu rồi).
Không biết về một giống hoa thì cuộc sống có thiếu sót chi không? Chẳng hạn nếu không biết phở, bún bò, bánh bèo, bánh bột lọc, gỏi cuốn, chả giò là gì thì có bị “thiệt thòi” hay không? Chắc là không! Có một điều tôi biết rõ là hồi nhỏ mình được cho ăn món gì thì lớn lên mình cứ mê cái món đó cho dù vẫn biết là nó chẳng bổ ích gì. Những món này thường rất đơn giản, không cầu kỳ. Như người Bình Định tôi có món bánh tráng trơn nhúng nước, dòn, không dai, chấm nước mắm sống, có trái ớt xanh bẻ đôi bỏ vào chén nước mắm đó, ăn cay hít hà. Ăn hai ba cái, thế cơm. Tôi có ông chồng người Quảng, mà mỗi khi nhìn thấy tôi ăn bánh tráng, chàng chỉ cười lắc đầu, không hiểu sao tôi lại mê như vậy. (Thì người Quảng của chàng cũng có những món ăn…lạ đời đó chứ.) Còn kỳ cục hơn nữa là bột báng khuấy lên, chấm với nước mắm ớt. Ng cứ cười nói. Hừm! Chỉ là cục bột, ăn nhiều chỉ tổ đầy bụng, chứ bổ ích chỗ nào. Mỗi lần qua nhà ba má, cứ thấy những món này trên bàn là tôi tự động ngồi xuống ăn. Chồng không mê bánh tráng (dù là món mì Quảng của dân Quảng cũng bẻ bánh tráng nướng bỏ trên tô mì), vậy thì mình tha hồ thầu, không sợ ai ăn hết phần, hihi.
Chợ quán Tây Bắc không có bán loại bánh tráng đặc biệt này. Chắc phải là người BĐ mới biết nó. Phải tìm mua ở Cali. Xách tay mang về. Quý lắm đó. Mách miệng nhau, chỉ chỗ họ tráng bánh tráng ở nhà. Nghe nói cái cô tráng bánh là người Bắc, làm dâu vào nhà BĐ! Tráng bánh tráng bán mà ở cái nhà thật bự, thật đẹp. À, chị Nguyên bạn tôi biết tráng bánh tráng, mà không tráng được bánh dòn như lọai này. Mỗi lần tôi lên nhà chị chơi, ra về thường được chị cho một ràng bánh tráng mang về. Dạo này chị tráng rất khéo, như dân chuyên nghiệp, bánh bằng phẳng, không cong queo như dạo trước. Phải khen chị để được chị tặng bánh đều đều chứ. Bánh tráng của chị thì dùng để cuốn, tôi thích cuốn, cuốn đủ thứ, với thịt luộc, với tôm, với trứng luộc, trứng tráng, kèm rau, rau của vườn nhà. Cũng nướng ăn không như vậy.
Ai đi về VN qua lại Mỹ làm quà cho mình chục cái bánh tráng BĐ là mừng quá xá.

Tháng chín, học trò trở lại trường. Tháng chín, Annie Lê. Tin TV, tin radio, tin Internet. Người Mỹ gốc Việt. Một cô sinh viên hậu đại học, bé nhỏ, 24 tuổi, của trường đại học Yale danh tiếng, chuẩn bị làm tiến sĩ dược, sửa sọan lên xe hoa về nhà chồng trong vài ngày nữa, thì bị giết, mà kẻ tình nghi lại là anh chàng kỹ thuật viên phòng lab làm chung một chỗ với cô. Tiếc quá! Một cô bé tài hoa như thế mà lại bị chết oan uổng quá (cô được cho học bổng tổng cộng tới 160 ngàn). Cái chết cũng quá thương tâm. Cha mẹ cô hẳn là đau lòng nát ruột khi nhìn cuộc đời của con mình đột ngột bị cắt ngắn như thế.
Ở sở, tôi với Joann cùng theo dõi vụ án mạng này, trao đổi cho nhau nghe những tin tức vừa biết được qua TV, internet. Ở trước sở, ở cầu thang, ở bàn làm việc (nơi này gần như chúng tôi thì thầm vì sợ người khác nghe – người khác ở đây là những đồng nghiệp da trắng, không cùng màu da với mình. Joann là người Mỹ gốc Đài Loan, cô vẫn tin là không có sự bình đẳng giữa người Mỹ và người Á Châu. You biết không? Dù gì mình cũng là dân thiểu số!). Ở phòng ăn, trong những ngày đó, tôi không nghe ai bàn tán chuyện này. Không biết thái độ của họ như thế nào? Bây giờ đi đứng những chỗ vắng người, tôi tự nhiên biết nhìn trước nhìn sau cẩn thận. Buổi tối ở thư viện ra xe, tôi chờ có người đi cùng.

Cuối cùng thì cũng có được một căn Nhà Việt Nam khang trang. Mừng! Từ nay sẽ là chỗ để người Việt mình ở vùng Hoa Thịnh Đốn sinh hoạt với nhau. Cứ tưởng tượng ra các cụ già lấy xe buýt đến đó ngồi đánh cờ tướng với nhau là thấy đủ vui. Đám trẻ tới học nhạc, học nấu nướng, vui chơi với nhau, v.v. Nghĩ xa hơn: kết bạn nên duyên. Tôi cũng nghĩ ngay, cũng là chỗ để ra mắt sách (tôi phải in sách ngay mới được, rồi các anh chị KNM sẽ giúp tôi RMS ở Nhà VN), để trưng bày hội họa, nhiếp ảnh, làm nơi cho hội hè sinh hoạt.
Các bác và các anh chị đã bao năm khổ công vào việc lập Nhà Việt Nam này, nay có thể thở phào nhẹ nhõm được rồi. Mong là giới trẻ sẽ dấn thân, sẽ giúp một tay để duy trì căn nhà này. Mong lắm thay!

Tháng mười. Mùa thu đã về. Nắng mong manh. Lá phong bắt đầu chớm vàng, thật đẹp. Nhà văn Ái Khanh mất được một năm rồi– thời gian qua mau. Nhớ bữa đó, tôi còn nhớ rõ là tối ngày 15 tháng mười, tôi đang làm ở thư viện, mở hộp thư, thấy nhà văn Phạm Đào Nguyên gửi e-mail cho biết, Ái Khanh vừa mới mất, LV biết chưa? Tôi thật sửng sốt khi biết tin đó, chị còn trẻ quá và tôi đâu có nghe chị đau ốm gì. Tuy chị viết thường xuyên cho Kỷ Nguyên Mới và tôi cũng đóng trụ với báo này từ những số đầu, nhưng tôi lại chưa có dịp quen chị, nói chuyện với chị qua phôn hay gửi e-mail. Tôi biết chị qua những truyện chị viết, và qua các chị KNM, thường hay nhắc tới chị -có lần chị đã tổ chức buổi RMS cho bác Hà Bỉnh Trung, các chị Lê Thị Ý, Lê Thị Nhị, Quỳnh Anh. Anh Phạm văn Tuấn cũng có đi dự và anh kể với tôi là vui lắm. Một lần chị Nhị và tôi đề cập tới một truyện ngắn của chị Ái Khanh vừa đăng trong KNM và cùng cười với nhau là chỉ có Ái Khanh mới cho cái đọan kết như thế. Người chồng đã bỏ bê vợ (già), chạy theo người khác trẻ đẹp hơn (thì bao giờ chả thế, thuận lý quá mà), (chắc chỉ có độc nhất vô nhị một thái tử Charles, bỏ bê cô vợ không những trẻ mà còn xinh đẹp Diana, để chạy theo một mụ Camilla già hơn và xấu hoắc), rồi khi bị bồ bỏ, xác xơ, nghèo đói…Bà vợ thương tình, mở rộng vòng tay đón chồng trở lại, còn khóc và nói rằng đây là giọt nước mắt hạnh phúc.
Hạnh phúc ở chỗ nào chứ! Ông vui chơi chán chê, chừng già, bệnh tật, hết tiền thì bị cô nhân tình chê, rồi lại về cho vợ già hầu hay vợ già lại rước về hầu, những ngày tháng cuối đời! (mấy ông khôn quá trời!)
LTN với LV mà viết truyện về một ông chồng như vậy thì sẽ cho ông chồng đi luôn!
Bởi vì Ái Khanh nhân hậu quá mà, đúng là một phụ nữ VN hiền thục. Một thân một mình chị đã mang hai con thơ dại tìm đường vượt biên qua Mỹ đoàn tụ với chồng. Tôi thật phục chị bởi vì tôi chưa bao giờ phải trải qua những ngày gian truân như chị. Rồi chị viết văn, làm báo, tất bật cho chữ nghĩa tiếng Việt. Chị coi ngó rất nhiều tờ báo. Tôi rất quý những ai còn tha thiết với tiếng Việt. Cũng như tôi, tôi viết văn bằng tiếng Việt giữa những đồng nghiệp, bạn bè Mỹ.
Tôi cứ ngỡ trước sau rồi trên con đường viết lách rộng thênh thang, thế nào mình với chị Ái Khanh cũng sẽ có dịp quen nhau, nên tôi cứ tà tà, chưa vội làm quen với chị, dù rằng cũng có nhiều cơ hội. Ai dè! Chị đã ra đi mất rồi! Tôi nghe kể lại là vào tháng sáu chị vừa được bác sĩ cho biết bệnh tình, thì giữa tháng mười chị đã đi. Cho nên một bài học tôi cần phải nhớ là muốn làm gì thì làm ngay bây giờ, đừng trì hoãn đến ngày sau. Chị ra đi nhưng cũng đã để lại nhiều tác phẩm, từ nay mỗi khi nhớ đến chị là tôi có thể đọc lại những truyện ngắn của chị. Tôi sẽ ghi điều nên nhớ này vào cuốn sổ tay. Tháng mười là tháng Ái Khanh, mình sẽ nhớ đọc ít nhất là một truyện của chị. Như tôi vẫn có thói quen đọc lại truyện của Khái Hưng vào những ngày cuối năm – để nhớ ngày giỗ của ông.

Tháng mười, trời mùa thu, bắt đầu lành lạnh, lò sưởi trong nhà đã chạy. Tháng mười, sinh nhật Kỷ Nguyên Mới. Tròn chín tuổi, bước qua năm thứ mười. Thời gian qua mau! Tôi mong nó sẽ lớn mạnh, sống khỏe, để còn ăn sinh nhật thứ 15, 20… Mong vậy thì tham lam quá! Như cô bé bán sữa trong truyện cổ tích. Nhưng mình có quyền mong mà. Mong lớn rồi được tới đâu thì hay tới đó.
ngodong
#1597 Posted : Saturday, October 3, 2009 9:28:04 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Mình còn nuôi, nó còn lớn đó LV.
linhvang
#1598 Posted : Friday, November 13, 2009 11:35:35 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Báo đăng 10 tiểu bang có nền kinh tế sa sút nhất, ngân quỹ thiếu hụt nhất (trong đó có Cali và Cali còn phải phát phiếu nợ IOY). Tôi dò cái danh sách này xem có Washington (WA) không thì thấy không có, vậy là WA giỏi thiệt mà. Thấy Oregon, “người bạn” láng giềng nằm phía nam, có tên trong bảng đen đó. Nhớ mấy năm trước Oregon đứng đầu và WA đứng thứ nhì là những tiểu bang có nền kinh tế tệ nhất.
Forbes Magazine mới đây đã xếp tiểu bang Washington đứng hạng thứ nhì về việc mở thương mãi làm ăn, và đứng hạng đầu về việc phát triển kinh tế, là nơi sẽ thoát khỏi tình trạng suy thoái sớm nhất, so với những tiểu bang khác. Mấy cái loại xếp hạng này cũng không làm ngân sách tiểu bang khá hơn. Sau khi cắt giảm nhiều chương trình để khỏi thiếu hụt 6 tỉ, bây giờ chưa hết bốn tháng của tài khóa 2009-2011, bà thống đốc Gregoire lại vừa gửi điện thư ra cho biết là tiểu bang đang thiếu hụt 1 tỉ, và con số này có thể sẽ cao hơn. Bà lại kêu gọi mọi người hãy giúp bà tìm ra những biện pháp mới để quân bình ngân sách.
Tôi thấy mấy tháng qua bộ nào không tiền thì cắt người, còn bộ nào không bị ảnh hưởng, vì tự trị, chính nó làm ra được tiền, không dựa vào tiền thuế của dân đóng thì cứ mướn người, chẳng hạn như bộ Hưu Bổng nơi tôi làm đã vừa mướn một lúc tới 20 người! Thành ra ai la thì cứ la, ai có tiền xài thì cứ xài! Không tiền nên bộ Corrections (Nhà Tù) thả bớt tù ra. Người tù chưa đến thời gian được thả thì đã thả, để đi lung tung lang tang thì người dân cũng lo sợ chứ.
Mà thời buổi này đi xin việc cũng trần ai. 20 người đó phải tranh tới cả ngàn người để có được cái giốp. Hôm nọ, trong Fiscal của tôi có một cái giốp chỉ làm nửa ngày mà có tới hơn 400 đơn nộp xin, mới biết là rất khó khăn ở “ngoài kia”.
Báo chí cho biết tình trạng suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống gia đình. Mất việc sinh ra lo nghĩ, căng thẳng, có khi tạo ra bạo động trong gia đình-chồng đánh vợ, đánh con, có khi khùng điên giết cả nhà. Khi đó thì cần có chương trình giúp đỡ những người này, trước khi họ túng quẫn làm bậy. Khổ là tiểu bang lại không có tiền, nhiều chương trình đã bị cắt rồi, thì làm sao giúp đỡ được. Lại bế tắc! Dạo này đọc báo, coi TV thì thấy toàn là tin không mấy vui. Đó là chưa kể sáng thức dậy lại nghe một vài người lính Mỹ vừa chết ở Iraq hay ở A Phú Hãn, vì mìn, vì bom nổ. Những khuôn mặt 19, 20 còn quá trẻ!
Tuần trước Boeing, hãng chế tạo máy bay, đã tuyên bố là nó sẽ đưa việc làm qua tiểu bang North Carolina, bởi vì qua bên đó nó sẽ mướn người mới (trả rẻ hơn), thợ thuyền không có vào nghiệp đoàn, không đình công đòi hỏi lôi thôi như đám machinists trước đây đã làm, gây thiệt hại khổng lồ cho công ty. Boeing và nghiệp đoàn ngồi lại nói chuyện, mà rồi cũng không được gì, vì rõ là Boeing (có headquarters dọn về Chicago lâu rồi) đã quyết định dứt khoát như thế. Thấy chừng đó tiểu bang WA này cũng mệt vì mất tiền thuế thu vào, công ăn việc làm sẽ bị ảnh hưởng dính chùm. Vì Boeing là công ty lớn nhất ở WA, lâu nay WA lệ thuộc vào nó. Nó mà đi hẳn thì chắc tiểu bang này sẽ khốn đốn đấy.
Chưa mùa đông, tôi chỉ mới nghĩ tới thôi mà đã thấy sợ. Sợ mưa rơi, sợ tuyết đổ. Sợ lái xe khi tuyết đổ, sợ đang lái trên xa lộ thì gặp mưa đá. Biết rằng sợ nhưng rồi cũng qua được, như những mùa đông trước đây thôi. Nghe đồng nghiệp nói mùa đông năm nay thời tiết sẽ hiền hòa (mild winter). Không biết có đúng không? Để mình bớt lo. Tôi ước giá gì ở gần sở, để không phải lo chuyện lái xe đi làm.
Tiểu bang cho biết trước là năm nay khi có tuyết thì sẽ rải muối dọn đường, chứ không phải đổ cát như năm ngoái. Tôi nghĩ có lẽ rải muối thì tuyết mau tan hơn, chứ đổ cát lên tuyết, cát thì nằm đầy trên đường còn tuyết thì nằm dưới, không tan, đóng đá cứng ngắt, xe chạy nhảy tưng tưng cà giựt cà tang.
Giữa tháng mười một, trên lộ trình đi bộ tập thể dục mỗi ngày, qua khoảng đất đậu xe trước Department of Health, thấy mấy hàng cây hằng năm vào mùa hè cho ra hoa thật đẹp, mùa thu lá cũng trở vàng, rơi rụng, tôi cứ tưởng chắc là bà con với anh đào. Ai dè chúng lại có trái ăn được – mà lâu nay tôi đâu có biết. Trái nhỏ cỡ blue berries (ăn blue berries rất tốt, tốt gì thì tôi không nhớ) hay lớn hơn một tí. Trái chín có vỏ màu nâu đậm, bỏ vào miệng, chắp chắp, rồi nhả vỏ ra, phần cơm mềm mềm, vừa ngọt vừa chua. Một hôm đi bộ ngang đó, thấy một người đang đứng gần một cây vừa hái trái vừa ăn, tôi hỏi, ăn được à? (Tôi vẫn cho trái cây nào mà chim ăn được thì mình ăn được! Hì hì, nói như vậy, rồi ăn bậy, chết hồi nào không hay. Nhưng bây giờ tôi lại thấy người ăn chứ không phải chim ăn.) Người đó cười nói, tui ăn cả tuần nay rồi mà có sao đâu, you thử đi, cái vị chua chua ngọt ngọt, tôi thích lắm. Thế là tôi cũng liều mạng thử. Tôi nhát gan nhiều thứ, nhưng không hiểu sao mấy cái vụ thử này, tôi lại không nhát. Ăn thấy cũng là lạ. Cho tới bây giờ tôi cũng không biết tên của loại trái cây này là gì. Mà chính cái người bày tôi ăn cái trái này cũng không biết tên nó nữa chứ!
Lại nói chuyện ăn uống. Tôi có người thân bị bệnh tiểu đường, nên bác sĩ khuyên tôi bắt đầu từ bây giờ phải kiêng cử đồ ngọt, dù tôi thích ngọt. Bánh ngọt, nước ngọt không được uống “vô tư” như hồi xưa nữa, phải nghĩ tới nghĩ lui có nên không. Ấy vậy mà cô bác sĩ còn nói tôi phải bớt ăn cơm vì cơm cũng tạo ra chất đường. Đường sinh ra đủ chứng bệnh. Người Á Đông như you ăn cơm nhiều nên phần lớn bị bệnh tiểu đường là vì vậy. Cô giơ cái nắm tay và dặn mỗi bữa ăn tôi chỉ nên ăn cơm chừng đó thôi. Trời! Tôi mê cơm, mê bún, ăn ít như vậy chịu sao nổi chớ. Rên thì rên, chứ bác sĩ khuyên thi mình phải nghe thôi – thân thể mỗi ngày mỗi lão hóa, thì mình phải kiêng cữ đúng rồi, đâu như hồi còn trẻ, ăn uống thế nào cũng lướt qua hết.
Mùa này táo rất ngon, đang bán rẻ. Tiểu bang Washington (vùng Yakima) nổi tiếng về táo. Đó là loại delicious apples và golden apples. Từ lúc khám phá ra fuji, tôi lại thích loại này hơn, ăn vừa dòn vừa ngọt. Tôi đoán là táo fuji được nhập cảng từ đâu đến, chứ không phải được trồng ở đây, tên là fuji thì không chừng là của Nhật. Táo ngọt quá, làm mình cũng lo là nó có nhiều đường không– ráng bào chữa là đường từ trái cây thì không sao, đường từ bánh kẹo, nước ngọt mới sợ. Tôi cũng thích ăn trái chà là. Chà là bán ở Trader Joe, thấy đề là sản phẩm của tiểu bang California. Trái nào trái nấy thật to và ngọt lịm – làm thắc mắc không biết có được tẩm đường hay không đây? Hay là chà là vốn ngọt như vậy? Nhớ hồi xưa học Anh Ngữ từ quyển English For Today có nói chà là là món ăn chính của dân du mục sống ở vùng sa mạc. Nếu vốn ngọt như thế thì sao lại là món ăn chính được?
Mùa lễ Ma Quỷ Halloween vừa qua, Thanksgiving lại đến; thời gian qua mau. Tôi mới nhớ năm ngoái đi ngang qua cánh đồng trồng toàn bí đỏ để chưng Halloween, tụi con nít 5, 6 tuổi đang hồn nhiên tung tăng hay khom người lúi húi lựa bí, thích thú quá, mà bây giờ lại một mùa Ma Quỷ khác qua rồi. Cánh đồng bí với hằng hà trái bí vẫn còn đó. Chẳng biết chủ nông trại họ sẽ làm gì với những trái bí dư thừa này? Có lấy hột làm hột dưa không nhỉ?
Giữa tháng mười một mà vẫn còn nhiều lá vàng trên cây, óng ánh dưới nắng, trông thật đẹp. Có lẽ mùa đông vừa rồi kéo dài quá nên thời tiết bây giờ tuy lịch trình cho biết đã giữa thu mà cảnh vật giống như chỉ mới bắt đầu vào thu.
Ở tuổi tôi đã được gọi là mùa thu cuộc đời chưa nhỉ? Hihi…
Thanksgiving. Lễ Tạ Ơn. Ngày xưa, người Mỹ trắng có ngày này để cảm ơn những người da đỏ đã san sẻ thực phẩm để họ sống sót, bắt đầu một tình bạn thắm thiết giữa người da trắng và người da đỏ. Ngày nay, người Mỹ trắng coi ngày này như để tạ ơn God đã cho họ thực phẩm. Chẳng biết người da đỏ coi ngày này như thế nào? Có khi nào họ nghĩ đây là ngày tủi nhục của họ không? Khi bị người da trắng trở mặt cướp đất đai của họ và trở thành chủ nhân ông của xứ sở này, đuổi họ phải vào ở những khu chỉ dành riêng cho người da đỏ. Con cháu họ bỏ học sớm, rượu chè nghiện ngập sớm, tương lai lệ thuộc vào mấy sòng bài! Lại nhớ là nhờ mấy sòng bài đó mà đám con cháu da đỏ không cần phải làm ăn gì cả, như con cháu của bộ lạc ở Puyallup, cứ tháng tháng là mỗi đầu người lại nhận hai ngàn đô, lợi nhuận từ Emerald Queen Casino! Lợi nhuận đó, một phần cũng là tiền của người Việt mình “cúng” vào, có bà đánh bài xong, thua tả tơi, ra về không nhớ mình đã đậu xe ở đâu. Casino này ngày nào cũng đông nghịt xe cộ, thiên hạ đi cúng tiền nhiều quá. Những ngày lễ lộc, casinos mướn các ca sĩ Việt từ xa về hát. Hát thì được trả tiền chứ không phải hát chùa, nhưng người đi nghe nhạc (rồi nhảy đầm) thì không phải trả gì, đây mới đúng là đi nghe nhạc chùa. Lâu rồi tôi không đi nghe nhạc ở những chỗ đó nên không biết bà con còn hút thuốc nhả khói mù mịt trời mây không? Đi về, mình không hút mà áo quần, tóc tai toàn là mùi thuốc. Chưa kể là còn bị ngửi second-hand mùi thuốc lá.
Lại có mấy cái sòng bài nhỏ mở lác đác nữa (tiểu bang thu thuế từ mấy sòng bạc nhỏ này, nhưng không thu thuế mấy cái lớn của người Da Đỏ). Cái đóng, cái mở. Cái mới mở ở thành phố Fife kế cận quảng cáo là ngồi chơi (đánh bài) được hai tiếng thì được bữa ăn tối miễn phí, bữa đó đám bạn đồng nghiệp của tôi ở thư viện sau giờ tan sở rủ rê nhau đi. Ngày hôm sau nghe là người nào cũng thua đậm. Hóa ra trả bữa ăn đó còn mắc hơn ở những nhà hàng khác.
Sếp Malia kêu tôi “khôn” vì tôi đã không đi. Tôi chỉ cười. Khôn dại gì ở đây, tại tôi không mê cờ bạc thôi, với lại để dành tiền đó làm báo văn nghệ vui hơn (Hello chị Lê Thu Hương!). Malia có nghĩa là tên mà người Hawaii gọi Mary.
Malia với tôi bạn lâu năm với nhau, nói theo kiểu cải lương là từ thuở “hàn vi” nghèo khổ, nên bây giờ dù Malia lên làm sếp của tôi, mà tôi chẳng “ngán” sếp tí nào. Tôi thường tự hỏi. Không biết có phải vì cùng là thành phần thiểu số mà tụi tôi thân nhau hay không? Malia là người Mỹ, gốc từ đảo Samoa, nhưng gia đình họ hàng của cô phần lớn lại sinh sống ở Hawaii.
Người Samoan to con, sồ sề, mặt to và da mặt dày, nước da ngâm ngâm đen nâu. Theo sách vở, 80% người Samoan là gốc người Polynesian – nhưng tôi thấy con gái Polynesian đẹp mặn mà (một cách hoang dã), người thon, mặt nhỏ (hình chụp từ những tờ National Enquirer magazine) mà con gái Samoan lại không đẹp, bự con quá, mặt to.
American Samoa là quần đảo nằm trong Thái Bình Dương. Sau đệ nhất thế chiến, tù trưởng Tulmanu đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ để người Samoan được hưởng quyền lợi như người Hoa Kỳ - nhưng không phải là công dân Hoa Kỳ, tuy rằng nhiều người Samoan cũng thi và đậu để làm công dân Hoa Kỳ. Phần lớn người Samoan thông thạo cả hai thứ tiếng: tiếng Samoa và tiếng Mỹ. Tôi chưa được nghe tiếng Samoa bao giờ.
Đúng thời gian này hai năm trước Malia mất cha, bây giờ cón bà mẹ đang chiến đấu từng ngày với căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Malia ở đây, còn mẹ thì ở Hawaii, không được gần để tiện thăm viếng thường xuyên. Malia đô con như vậy, chứ tình cảm ướt át lắm, nhắc tới mẹ là rơm rớm nước mắt, sau lại xin lỗi vì cái yếu đuối của mình, hôm nọ trời sấm sét ầm ầm, còn sợ, đang đứng tiếp khách ở ngoài quầy thì vội chạy vào phòng của sếp Alexa trốn, làm bọn tôi cười quá xá.
Tôi với Malia giống nhau ở chỗ là thích đọc sách. Tôi tuy bận (vì ngoài hai giốp lại còn nhiều thứ…tào lao khác nữa) nhưng vẫn ráng theo kịp Malia. Mà xem chừng dân làm thư viện đa số hay đọc sách và thích viết lách.
Tôi dự định bao giờ về hưu, sẽ vào làm volunteer cho nhóm Friends of The Library, nếu không đứng bán sách cũ gây quỹ thì làm thủ quỹ giữ tiền cho nó. Tiền này dùng để trả những programs, thí dụ như là mướn người biểu diễn thú vật múa rối cho trẻ con coi, mời những nhà văn nhà thơ tới nói chuyện…
Trở lại mùa Thanksgiving. Thứ sáu sau ngày thứ năm Thanksgiving được gọi là Black Friday, theo thường lệ, là ngày có nhiều hàng đại hạ giá, giá rẻ nhất trong năm, là ngày bắt đầu mua sắm cho mùa Giáng Sinh. Ngày đó, nhiều cửa tiệm mở từ 5, 6 giờ sáng, và nhiều người cũng chịu khó đi xếp hàng từ 3, 4 giờ sáng, trong cái lạnh căm căm rét buốt của cuối tháng 11, đứng mấy tiếng đồng hồ chờ khi cánh cửa tiệm vừa mở ra là họ ùa vào để mua được những món mà họ thích với giá rất hời. Có khi chen chúc nhau, xô đạp lên nhau, mới vừa năm ngoái đây thôi, đã có một người bị đạp chết (oan uổng) trong tiệm Wal*Mart.
Từ kinh nghiệm đau thương đó, năm nay Wal*Mart và nhiều department stores cửa tiệm lớn khác sẽ có phương cách làm việc hữu hiệu hơn để tai nạn như thế không xảy ra nữa. Coupons sẽ được phát ở ngoài bãi đậu xe. Mua thứ gì thì có coupon của thứ đó, có coupon là bảo đảm có món hàng mình muốn mua, từ từ vào mà lấy, có nhân viên đứng chỉ dẫn lối đi, không phải chen lấn nhau nữa. Có nơi năm nay đã tuyên bố là có đại hạ giá từ ngày thứ năm (là ngày Thanksgiving), bắt đầu từ sáng sớm, không phải đợi qua ngày thứ sáu mới có big sales.
Có người bảo nếu đứng đợi lạnh lẽo 4 tiếng mà mua được một cái laptop rẻ được 200 đô thì cũng đáng công đợi đó chứ, coi như “làm” mỗi giờ được 50 đô, vào thời buổi khó khăn này.
Tôi vẫn mê cái laptop bé-nhỏ-mỏng-manh-nhẹ-hều của tôi, bỏ trong cái xách, đi đâu cũng mang theo, có nhiều lần ngồi đánh bài trên xe buýt, xe buýt đến trạm hồi nào không hay. Lại thêm một thứ để cộng vào những lỉnh kỉnh khác, nhiều sáng tôi không còn tay để mà bấm cái nút cầu thang máy lên chỗ làm việc!
Có người lại cho rằng nằm trong chăn ấm nệm êm ngủ vùi sau Thanksgiving thì thú hơn. (Tôi lại tưởng tượng khi thức dậy, ngửi mùi café thơm phức dưới nhà, thú vị quá.)
Tôi mong mùa lễ lạc năm nay bà con đi mua sắm nhiều lên, để giúp nền kinh tế loi ngoi ngóc dậy mau hơn. Chứ khá đâu chưa thấy, mới đây lại nghe con số tỷ lệ người thất nghiệp lên tới 10.2% rồi, mà không biết đã là con số tột đỉnh chưa?
PC
#1599 Posted : Saturday, November 14, 2009 5:28:32 AM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,668
Points: 25
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi linhvang
. Ấy vậy mà cô bác sĩ còn nói tôi phải bớt ăn cơm vì cơm cũng tạo ra chất đường. Đường sinh ra đủ chứng bệnh. Người Á Đông như you ăn cơm nhiều nên phần lớn bị bệnh tiểu đường là vì vậy. Cô giơ cái nắm tay và dặn mỗi bữa ăn tôi chỉ nên ăn cơm chừng đó thôi.

Nghe nói là cơm gạo lức không tạo ra đường nhiều như gạo trắng đó chị LV. Nhiều người ăn gạo lức một thời gian lại thấy gạo trắng nhạt nhẽo quá, nên không thèm trở lại gạo trắng đó.
linhvang
#1600 Posted : Monday, December 28, 2009 12:52:46 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Bây giờ chắc là phải kiếm gạo lức mà ăn. Hay là nhịn ăn cơm luôn! Vì sau hai tháng (không cố gắng gì cả), lượng đường trong máu vẫn cao, sắp sửa nhảy ra ngòai range. B/s đòi làm test xem có bị tiểu đường hay không. Black Eye
Users browsing this topic
Guest (48)
97 Pages«<7879808182>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.