Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1314151617>
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#281 Posted : Monday, February 3, 2014 9:44:14 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
“Phiên Gác Đêm Xuân” với lời cảm ơn từ gia đình Hà Thanh cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ( Xuân 1968)

Ngày mai là hết tết. Mỗi năm chỉ ba ngày tết và chỉ không khi trước tết là hào hứng. Đã lâu rồi, từ khi còn kẹt lại, tôi đã không biết đến tết. Thứ nhất, không họ hàng gần và gia đình, chỉ thui thủi hai mẹ con thì tết cũng vô nghĩa lý. Sau nữa lúc ấy đầu óc bận rộn với chuyện “làm thế nào để thoát” nên không hứng thú gì với tết.

Ra hải ngoại cũng vậy. Không gia đình nên cũng không hào hứng. Một ngày như mọi ngày. Coi vậy chứ cũng hơi hơi tin. Buồn cười đêm 30, đang ôm phone nói chuyện với ” người tình net ” , tôi la lên “Stop. Giao thừa rồi. Anh chúc em đi” “Chúc em vui với những gì em có”. Tôi trả lời rất nhanh “Em cũng chúc anh vui với những gì em có!”. Đầu giây im lặng trong tích tắc. ” Người tình net ” của tôi làm sao thông minh bằng tôi được! (cười). Sau đó thì anh “Phải thêm vào là …vui với những gì em có mà em tặng anh!”. Tôi chỉ “hừ”. Phụ nữ “femme enfant” thích nghịch như HLC thì sẽ chóng mặt nếu đối thoại với “nàng”!
Ngay đêm 30 của Việt Nam, tôi nhận thư anh Đàm Trung Phán. Anh đưa PPS của Liên Như ( em ruột chị Hà Thanh) lên youtube và viết cho nhóm nhỏ chúng tôi như sau:
[INDENT]Tối khuya hôm qua, chị Liên Như lại gửi thêm cho tôi PPS “Phiên Gác Đêm Xuân” (PGĐX) . Tôi ngồi xem PGĐX mà thấy ngậm ngùi: một phần vì cá nhân chị Hà Thanh cũng đã được chứng kiến cuộc tấn công của CSVN tại Huế . Chị Hà Thanh và gia đình đã gửi gấm tâm tình biết ơn này đến các chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ đã đẩy lui được lính CS Bắc Việt . Đây không những là một Youtube mà còn là một tài liệu văn-hóa-sử nữa :

[/INDENT]Tôi tò mò coi vì thấy giới thiệu “tài liệu văn hoá sử”. Bình thường tôi ít coi vì không có thì giờ. Với youtube, thường là tôi để nghe âm thanh trong khi làm việc khác.

Khi coi, đến những đoạn mô tả về Huế Mậu Thân, tôi rưng rưng và khi đến đoạn cả gia đình Hà Thanh nói rằng ơn nghĩa không bao giờ quên vì gói quà tết của NS Nguyễn Văn Đông gửi cho Hà Thanh năm đó đã nuôi 30 người sống sót cầm cự trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế thì tôi khóc. Hồi trước tôi có nghe Hà kể khi Hà còn sống nhưng bây giờ xem lại, vẫn thấy cảm động.

Ngoài Mấy Dặm Sơn KhêKhúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp có gì đó vừa bi vừa hùng vừa man mác vừa bâng khuâng thì Phiên Gác Đêm Xuân là một nhạc phẩm về lính rất hay.
Bẩy năm trước, tôi gọi về Việt Nam cho nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và sau đó ông vừa viết vừa trả lời về Phiên Gác Đêm Xuân rất hay:
[INDENT]Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười, được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Ngày đó Đồng Tháp Mười còn là đồng không mông quạnh, lau sậy ngút ngàn, dân cư thưa thớt, sống co cụm trên những gò đất cao giữa vùng đồng lầy nước nổi quanh năm. Người ở hậu phương lúc bấy giờ nhìn về Đồng Tháp Mười như là vùng đất bí hiểm với những huyền thoại Lúa Ma nuôi quân đánh giặc, về Tổng Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Vương thời chống Pháp qua những trận đánh lẫy lừng ở Gãy Cờ Đen, Gò Tháp mà chiến tích được tạc vào bia đá ở Tháp Mười Tầng còn lưu lại đến ngày nay. Mùa xuân năm đó, đơn vị tôi đóng trên Gò Bắc Chiêng, có tên là Mộc Hoá, nằm sát biên giới Việt Nam-Campuchia, sau này là Tỉnh lỵ Kiến Tường. Đơn vị cũa tôi đã có những cuộc giao tranh đẫm máu vào những ngày giáp tết trên những địa danh Ấp Bắc, Kinh 12 và tuyến lửa Thông Bình, Cái Cái, Tân Thành. Dù vậy, mùa xuân vẫn có cánh én bay về trên trận địa và hoa sen Tháp Mười vẫn đua nở trong đầm dù bị quần thảo bởi những trận đánh ác liệt. Cứ mỗi độ xuân về, sông Vàm Cỏ lại mang về từng đàn tôm cá từ biển hồ Tông Lê Sáp, vượt vũ môn theo đám lục bình trôi về vùng Tam Giác Sắt, như nhắc nhở Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Đồng Tháp Mười lập danh sách cho những người được về quê ăn Tết. Vì còn độc thân nên tên tôi được ưu tiên ghi vào Sổ Nhật Ký Hành Quân và ở lại đơn vị trong những ngày Tết. Dù không ai nghĩ có đánh nhau ngày đầu năm nhưng quân lệnh phãi được tuân hành nghiêm chỉnh. Trước ba ngày Tết, tôi được lệnh lên chốt tiền tiêu, tăng cường cho cứ điểm, mang theo chiếc ba-lô với chút hành trang lương khô, cùng tấm ảnh cũa người em gái hậu phương, cũng là cơ duyên sau đó để tôi viết nên bài tình ca Sắc Hoa Màu Nhớ.
Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang. Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân. Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân:
“Đón giao thừa một phiên gác đêm
chào Xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
ngỡ rằng pháo tung bay
ngờ đâu hoa lá rơi…”
Rồi mơ ước rất đời thường:
“Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh
mơ rằng đây máinhà tranh
mà ước chiếc bánh ngày xuân
cùng hương khói vương niềm thương…”
Bài Phiên Gác Đêm Xuân được ra đời trong hoàn cảnh như thế, cách đây nửa thế kỷ, đánh dấu một chuỗi sáng tác của tôi về đời lính như Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Xin Đừng Trách Anh, Lá Thư Người Lính Chiến, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt… vân vân. Sau ngày 30 tháng Tư năm 75, các bản nhạc này cùng chung số phận tan tác như cuộc đời chìm nổi của tôi.


[/INDENT]
Xin nghe Nguyễn Văn Đông kể về Phiên Gác Đêm Xuân:

http://thuvientoancau.org/Hoang...c/NoiVePhienGacDXuan.mp3


Phải nói nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông viết hay vì ông từng là soạn giả tuồng cải lương nên viết với ông là điều dễ dàng. Giọng nói của ông thật đặc trưng miền Nam. Hồi đó tôi than thở “Trời ơi, Hoàng Lan Chi phải sửa chính tả hỏi ngã cho anh mệt quá!” Không hiểu sao khi nghe ông nói về những địa danh Biển Hồ, về Tông Lê Sáp, về Vàm Cỏ, lòng tôi bồi hồi nhớ ngày cũ. Trong Phiên Gác Đêm Xuân có những câu rất gợi hình và tuyệt đẹp như “Xác hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay ngờ đâu hoa lá rơi”. Hay một chút ngậm ngùi với “Trách chi người đem thân giúp nước, đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân”. Và cả đau đáu “Ngồi ngắm mấy nóc chòi canh, mơ rằng đây mái nhà tranh, mà ước chiếc bánh ngày xuân..” rồi não nùng “Tủi duyên người năm năm tháng tháng, mong chờ ánh xuân sang mà sao xuân cứ đi”

Phiên Gác Đêm Xuân là một nhạc phẩm cho lính, thân phận người lính trong thời chiến, hay cả về nhạc và lời.


Đây là Phiên Gác Đêm Xuân do Trần Kiêm Liên Như thực hiện PPS và Đàm Trung Phán đưa youtube. Giữa chừng nhạc bị gián đoạn một chút trước khi tua lại từ đầu nhưng xin các bạn xem vì những hình ảnh và lời viết rất cảm động.

Tôi chụp lại vài cảnh:

Coi hình tại đây:

Youtube Phiên Gác Đêm Xuân-GD Hà Thanh cảm ơn gói quà tết 1968 của NS Nguyễn Văn Đông
hoanglanchi
#282 Posted : Sunday, March 2, 2014 7:50:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
California đang có bão rớt. Trời u ám và mưa. Vốn là vùng sa mạc nên khi mưa tí tách thì cây cỏ có vẻ mượt mà hơn. Tôi không thích mưa vì trước kia đã khốn khổ với miền Nam mưa nắng hai mùa. Ngày còn ở Virginia mưa nhiều hơn ở đây. Có những hôm mưa cũng trắng xoá cả bầu trời gợi nhớ mưa Sài Gòn. Về đây thi thoảng mới mưa. Đêm nghe tiếng mưa tí tách thật buồn nhưng cũng thật thích. Có lẽ đó là một “thú đau thương”.

Nhớ thuở xưa mỗi khi có bão rớt được nghỉ học thì sướng biết bao. Trời se lạnh và nhấm nháp đậu phụng rang thì thật tuyệt. Bây giờ bão rớt cũng thích vì gợi nhớ kỷ niệm xưa. Cũng may là bão rớt vào cuối tuần nên tôi có thì giờ để nghe nhạc. Vừa xem net vừa nghe Ngọc Lan hát thật tuyệt.

Một người bạn chuyển một tin net. Rồi người khác cũng chuyển tin ấy. Rồi một người nữa cũng lại chuyển tin ấy. Có vẻ ba người bạn của tôi, tuổi khác nhau, thành phần khác nhau, có chung quan tâm về tin ấy và muốn chia sẻ với tôi. Khi đọc tôi chỉ thấy ngậm ngùi. Đó là tin báo Sài Gòn Tiếp Thị ở Sài Gòn bị bức tử. Hình ảnh những nhân viên mặc áo đen và những vòng hoa trắng như “để tang” cho một phần đời sống tinh thần của Sài Gòn. Ban đầu khi chưa đọc nội dung tôi hỏi người bạn đầu tiên “Chuyện gì xảy ra?”. Anh bạn cũng vắn tắt “Nó bò qua lề trái”.
Sài Gòn Tiếp Thị được điều hành bởi những người Sài Gòn cũ nên vẫn có gì đó khác biệt với báo “chân tay” của đảng ở ngoài Bắc. Năm 1996, khi làm Hiệu Phó cho một trường tiểu học tư thục ở Thủ đức, một phóng viên của Sài Gòn Tiếp Thị đã từ Sài Gòn đến tận nơi để phỏng vấn tôi về chương trình song ngữ. Cậu phóng viên dễ thương. Tôi là người dễ giao thiệp, dễ “tiếp cận” nên sau đó hai chị em tiếp tục trò chuyện. Cậu mời tôi viết cho SGTT về đề tài giáo dục. Họ trả nhuận bút thuộc loại khá. Với Sài Gòn Tiếp Thị tôi có cảm tưởng như trước 75 lúc tôi viết cho Chính Luận, Sóng Thần, Dân Luận, Tiếng Vang


Sài Gòn TT phỏng vấn HLC 1996




Bài viết về giáo dục của Hoàng Lan Chi 1997


Thế đấy, quê hương tôi vẫn như thế. Đọc tin mà tôi có cảm giác kiệt sức. Kiệt sức vì thấy không còn sức để tức giận hay căm hờn nữa. Thay vào đó là một nỗi buồn, chán chường, mênh mông. Tôi thấy thương những người bạn của tôi còn ở lại. Họ đã chịu đựng sự kìm kẹp câm nín ròng rã hơn ba mươi năm trời. Rồi họ và cả tôi có thể thấy chút ánh sáng le lói cuối đường hầm nào chăng?

Vô tình chuyển youtube và bắt gặp lại những cảm xúc cũ. Âm điệu cũ, kiểu hát vun vút cũ mà đã lâu tôi không nghe. Tuổi tác làm tôi sợ những giọng hát quá cao, lanh lảnh như xoáy vào tim vào óc người nghe. Nhưng bão rớt California bỗng như kéo tôi về ngày tháng cũ. Mà cũng có thể giọng hát Kim Tước cao nhưng không quá nhọn. Âm điệu và nội dung buồn làm lòng tôi chùng xuống. Có vẻ những bản nhạc hay luôn là điệu buồn?


Nhạc phẩm Người Về Như Cát Bụi của Hoàng Quốc Bảo do Kim Tước hát:

http://www.youtube.com/watch?v=TPMUW_mybs0

Mọi cái rồi như cát bụi. Phải thế không?

Rừng gió California 2014

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#283 Posted : Friday, April 25, 2014 9:17:39 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday


Mấy “Con Ranh” Gia Long



Là người Bắc và dù vào Nam từ thuở lên ba cộng hai nhưng tôi vẫn bị nhiễm Bắc nhiều hơn Nam. Một trong các ngôn ngữ rất đặc trưng Bắc mà tôi hay dùng là “con ranh”.



“Con ranh” với người Bắc là một kiểu “mắng yêu”. Cha mẹ anh chị hay nói vậy khi mắng mỏ con cái hay em út trong nhà. Cái kiểu mắng mang tính đùm bọc che chở. Trong tuần qua, vụ bầu cử của Gia Long Nam California um sùm vì bị một nhóm nữ sinh mang ra …xin ý kiến cộng đồng và truyền thông báo chí. Truyền thông báo chí thì “đánh hơi” thấy chỗ nào um sùm là nhào vô săn tin. Cộng đồng thì dù bận thế nào đi chăng nữa nhưng mấy nường mời thì phải đi. Nói gì thì nói cái danh nghĩa nữ sinh Gia Long hay Trưng Vương vẫn là “oai” ghê lắm. Bằng cớ là tôi nghe lỏm mấy ông nói chuyện với nhau, cứ là thế này “Con bồ đầu tiên của tôi là dân Trưng Vương đó nghe” “Vợ cũ của tôi là dân Gia Long mà”. Vì đem ra ngoài cho thiên hạ xem xét nên đưa đến hậu quả là chính trường cũ mang tiếng xấu trong khi mọi việc chưa phân minh. Hậu quả tiếp theo nữa là vài vị (cựu quân nhân hay hành chánh) đang rảnh rỗi hay có tinh thần chống cộng cao ngất mây xanh vội vã chộp lấy rồi chuyển tiếp khắp nơi với những lời bình luận không giống ai. (cười). Tôi nói không giống ai vì mấy ông coi nhanh quá nên nhận định không đúng.



Trước đó một cô nữ sinh Gia Long, người quen của mười năm trước không dưng bắt liên lạc lại với tôi Tôi biết ngay là có vấn đề. Y chang, cô là cảm tình viên của liên danh A. Cô gọi điện thọai nói đến 12 giờ đêm thuyết phục tôi đủ điều. Tôi chỉ giản dị:

-Chị Lan Chi chủ trương gà cùng một mẹ không đá nhau. Có gì thì chị em đóng cửa bảo nhau.

-Nếu Trưởng Ban Bầu Cử không nói gì thì có nghĩa liên danh B vẫn hợp lệ. Hãy cứ để các nữ sinh Nam CA quyết định sự lựa chọn của họ. Họ ở đây lâu họ phải rành rẽ ai với ai chứ.



Cô này doạ tôi “Chị không nghĩ là nếu B đắc cử, cộng đồng sẽ xử Gia Long vì Ban Chấp Hành có người như vậy sao? Lúc bấy giờ chị sẽ làm gì để cứu Gia Long? Cộng đồng này dữ lắm đó.”



Tôi không trả lời. Doạ mợ Phàn Lê Huê HK chuyện đó thì như khẽ ngón tay út. Lúc bấy giờ thì tôi chưa rõ lắm về nữ sinh bị tố là thân cộng của liên danh B. Chỉ biết là chị có dự cái gọi là “Hội Xuân kiều bào của vc” cách đây …8 năm. Trở lại cô trên. Tôi thầm nghĩ “Cộng đồng để làm chuyện lớn lao, đâu phải để nghía vào chuyện ruồi bu như đồng xu. Một ứng viên cấp nhỏ của một hội ái hữu nữ sinh thì làm được gì mà cần đến con dao mổ trâu của cộng đồng”.



Liên danh B thì cũng có cảm tình viên và cô này thỏ thẻ “Chị ơi, tụi nó vu khống tụi em là vc, chị có binh tụi em không?” Tôi cũng giản dị “Không. Tự giải quyết với nhau.”.



Thiệt cái tình. Mấy “con ranh” này già đầu còn cãi cọ, cái chức hội trưởng ăn cơm nhà vác ngà voi có gì ghê gớm đâu cơ chứ. Lúc đó tôi nghĩ vậy.



Nhưng một chuyện rất bất ngờ xảy ra là không biết ai xúi khôn xúi dại thế nào mà nhóm A đem chuyện nội bộ (chưa phải là bế tắc trầm trọng) ra ngoài, mời cộng đồng và truyền thông báo chí đến. Kết quả: đây là nguyên văn câu nói của ông ký giả khi tôi gọi điện thọai hỏi thăm sự tình vì ông có dự “Xô xát, như chợ cá”. Có lẽ ông này không biết tôi là dân Gia Long nên mới nói vậy.



Tôi tìm DVD để xem. Quả là hỗn loạn. Nhao nhao. Cướp micro. Cướp diễn đàn. Xấu hổ là có lần LS Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch CĐ đã phải “Các chị xê ra, xê ra hết đi”. Lý do ông Nghĩa điều hành là vì Trưởng Ban Bầu Cử bất lực trước nhóm A và chị nhờ Chủ Tịch Cộng Đồng giúp. Tuy thế LS Nghĩa cũng bó tay trước nhóm A. Dù vậy sau khi xem hết DVD, tôi cũng phải cám ơn LS Nghĩa. Nhờ sự sáng suốt của ông mà mưu đồ của nhóm A thất bại trong việc loại B chỉ còn A là liên danh duy nhất, bầu cử gấp rút tạo sự “đã rồi”. Vài đề nghị của các nữ sinh cò mồi bên nhóm A đã bị LS Nghĩa vô hiệu hoá bằng sự chứng minh nội quy.



Chính hành động tung hê sự việc, mập mờ sự kiện để khích động cộng đồng, khích động những người quốc gia chống cộng của cảm tình viên nhóm A, vô tình làm cho Gia Long mang tai tiếng, đã khiến tôi phải vào cuộc, với tư cách một nữ sinh GL và một nhà báo.



Lá Thư Ngỏ của nhóm B đã được gửi ra, chứng minh những “oan khuất” của họ.



Từ sự việc của Gia Long, một điều tôi muốn nhắn gửi là người quốc gia cần thận trọng trước bất cứ một nguồn tin nào. Có nhiều nguồn tin khoác cái vỏ “chống cộng” nhưng thật ra phục vụ cho ý đồ cá nhân. Vì thế phải “confirm” những tin tức dính líu đến tư cách, lập trường của bất cứ ai, tránh viết lách nói năng hồ đồ.



Căng thẳng vì nhiều việc, tôi la lối trong nhóm nhỏ. Một lần tôi viết như sau:



Hừ, chị Lan Chi sẽ nọc ra đánh đòn nếu:

-nói là chúng tôi không làm chính trị!

-chúng tôi chỉ vui chơi

-về VN làm từ thiện rùm beng để lấy tiếng



Nghe rõ chửa mấy con ranh? J Chị Hai chỉ dang tay che chở khi mấy con ranh là người quốc gia, chống cộng và làm đúng. ( người quốc gia làm sai cũng có vậy!)



Một tiểu muội viết “Ở nhà mình là bà ngoại rồi, bây giờ được mắng con ranh thấy cũng zui zui”. Chả là con ranh này bị tôi la vì hay viết mail trên Ipad không bỏ dấu! Một tiểu muội khác trả lời cô kia “Chị ơi, chị Hoàng Lan Chi chửi mà như không chửi, mình nghe mà như hỏng nghe. Hêhê. Chạy”. Khi xem hai “con ranh” nói qua lại, tôi bật cười.



Quả là vài “con ranh” hiểu tính nết bà chị.


Chửi mà như không chửi, nghĩa là “mắng yêu” đấy mà thôi.


Hoàng Lan Chi

Bài liên quan


Xin cho ý kiến vì những vụ như thế này đang phổ biến ở hải ngoại




hoanglanchi
#284 Posted : Saturday, May 17, 2014 7:36:44 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Trích từ LanChiYesterday (những vụn vặt đời sống quanh tôi)
www.hoanglanchi.com


Từ người tình “Chu Văn An” đến người tình “Nguyễn Trãi”

Khoảng năm 2002 thì phải, qua một ông anh giới thiệu, tôi gia nhập web Quán Gió của nhóm cựu Chu Văn An-Nguyễn Trãi-Trần Lục. Bài viết đầu tiên, nhí nhảnh, nghịch ngợm khiến dân Chu Văn An trong diễn đàn xôn xao, có tựa đề “Những người tình Chu Văn An”. Năm 2008, trong một diễn đàn CVA, một cựu dân CVA khác ra câu đố về HLC, một cựu dân khác nữa bèn chôm hình HLC ở net gửi đến kèm bài cũ của HLC. Tiếp theo, Pat Lâm, cựu CVA, thành viên diễn đàn, bèn phổ bài thơ ngắn của Hoàng Lan Chi thành bài “Người Tình CVA”. Pat Lâm hát hay tuy có hơi rè vì tuổi tác. Tiếp theo, năm 2009, một cựu dân CVA, trong Ban Biên Tập đặc san cho CVA thế giới ở DC, mail cho HLC xin bài viết. Hoàng Lan Chi, vốn rất hay quên và bận rộn bất ngờ, chả bao giờ viết được cái gì cho thân hữu vào các dịp đặc biệt (như đặc san chẳng hạn), nhưng với “người tình CVA” thì phải nhớ. Dài dòng như thế để nói rằng tôi là người rất “ưu ái” dân CVA. Tôi ca tụng rằng trường CVA là nơi sản sinh ra những nhân tài cho đất nước, người CVA thông minh, dí dỏm, sâu sắc, đạo đức. Thế nhưng sự việc bầu cử tại Nam CA làm tôi thất vọng về vài người Chu Văn An quá. Thế mới biết con sâu làm rầu nồi canh thật. Cảm tình của tôi cho người CVA rụng vèo vèo. Một cựu dân vừa CVA vừa Nguyễn Trãi nói rằng “Thôi cô nương ca Petrus Ký đi”. Tôi phá ra cười. Thật tình Gia Long HLC chả chơi thân với một cựu dân Petrus Ký nào cả. Duy nhất có một cậu em mà nó lại là Bắc Kỳ chín nút như HLC vậy. Năm xưa “nó” viết rằng bà chị không biết Petrus Ký để mà về chiêu hồi, uổng quá. (cười).

Không ca Petrus Ký được thì thôi nói về người tình Nguyễn Trãi vậy.

Ngày xưa, thuở sinh viên tôi có một người tình NT. Ở đây này: Hỡi “Người Tình Nguyễn Trãi”. Ơ mà phải mở ngoặc đơn để nhắc lại rằng, GL Hoàng Lan Chi vốn hay nghịch ngợm nên “người tình là người tình chứ không phải người tình”! Nói cách khác là vầy người tình là người (có tình cảm) chứ không phải người (có tình iu!). Đóng ngoặc đơn nhé. Thuở nay thì cũng có.

Người tình Nguyễn Trãi này thì Hoàng Cô Nương khó diễn tả quá. Lý do là, có cảm tình mà sao cãi nhau tối ngày. Có thời kỳ cãi nhau ầm ầm, phang người tình ra trò làm người tình hoảng vía lặn kỹ một thời gian. Nguyên nhân thì chỉ vì tôi là Phàn Lê Huê HK (cái này do chiến hữu tặng), tánh nóng như Trương Phi. Ông kia nói năng “ấm ớ” hay chuyển bài “dấm dớ” gì đó, thế là tôi đùng đùng “Tại sao ông chuyển bài đó? Lũ việt gian. Nó nói vậy mà ông nghe được à?” La lối vậy nhưng sau đó tôi tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Chả giận hờn, chả trách móc gì cả. Ông tướng lại mon men trêu ghẹo. Bây giờ thì biết tính nhau. Ông tướng cứ lâu lâu “nhảm nhí”, tôi thì “quá mệt”, không còn hơi sức la ông ta nữa nên thôi thì đường “nhảm nhí” của ông, ông cứ đi, mợ Phàn tha không mắng nhưng không có nghĩa mợ đồng ý với những gì ông nói. “Nhảm nhí” là vì ông tướng này hay nói một câu hai nghĩa. Tôi vốn tối dạ về phương diện đó lắm (gia đình đã đặt tên là Tồ cơ mà) nên khi ông tướng nói, tôi ngẩn người ra suy nghĩ vài giây coi ông ta ám chỉ cái gì. Khi hiểu được, tôi la lên chói lói thì ông ta cười khoái trá làm ra vẻ ngây thơ vô tội “Tại cô nương nghĩ thế đấy chứ”.

Cái ông tướng này hên vô cùng kể. Hên số một là ông có một bà vợ tuyệt vời. Bà yêu chồng lắm lắm, tin chồng lằm lằm. Ai đời từ 2005 gì đó, ông tướng có thể nấu cháo điện thọai với tôi cả giờ, bà vẫn tỉnh như ruồi. Mấy mợ khác thì ối thôi, cứ là máu Hoạn Thư nổi lên ầm ầm. Tôi nói đùa với ông tướng Nguyễn Trãi này rằng “Mấy bà cứ làm như chồng mấy bà quý lắm vậy. Xời ơi, ba đồng một mớ đàn ông, chị bỏ vào lồng chị xách chị chơi!!!”

Đấy, cái cách tôi giao thiệp với “người tình Nguyễn Trãi” này là như vậy. Cứ như hai người bạn trai với nhau.

Năm 2008, người Nguyễn Trãi này phổ một bài thơ tôi viết cho con gái.

Giới thiệu quý bà con nghe chơi:

https://dl.dropboxusercontent.co...uyenTuanLamDungChoEm.mp3

Trước đó là bài thơ Thu Phong, trong đó có mấy câu “Vàng bay theo áo lùa chân guốc ” mà tiểu muội (không phải Gia Long) Dương Nguyệt Ánh ( nhà khoa học gia dễ thương của cộng đồng hải ngoại) đã viết cho tôi như vầy (Cám ơn chị Lan Chi đã có những dòng thơ rất đẹp. DNA cũng thích câu ‘Vàng bay theo áo lùa chân guốc’ lắm và dám liều lĩnh nói rằng 4 câu đầu bài thơ của chị hay hơn của Tản Đà! DNA đang ngồi trên máy bay sang Australia chứ không thì sẽ lo đêm nay nhà đại thi sĩ hiện hồn về bóp cổ con ranh dám khen thơ chị Lan Chi hay hơn!”)

Mời nghe Thu Phong qua tiếng hát Lâm Dung:

https://dl.dropboxusercontent.co...ng-NguyenTuanLamDung.mp3


Cuối cùng, trước khi tạm biệt, phải xướng danh người tình Nguyễn Trãi này: đó là nhạc sĩ (trước kia là bác sĩ thú y của VNCH) Nguyễn Tuấn. Đây là tạp ghi tôi viết về ông tướng này của thời một nghìn chín trăm hồi ấy:

Anh Hiền Như Ma Sơ

Rừng Gió California 5/ 2014

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#285 Posted : Thursday, May 22, 2014 8:54:02 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Mầu Phượng Tím Hôm Qua và E Ca Dao Ngày Nọ

Hôm trước tôi lang thang facebook và đọc thơ Phan Ni Tấn. Bài thơ buồn và tôi nổi hứng ghi vài nhận xét. Cuối bài tôi gửi hình tôi với phượng tím CA vì Phan Ni Tấn nhắc đến mầu “tím than” của Huế.
Mở ngoặc đơn tí nhe. Thuở học trò tôi không thích mầu tím đâu. Tôi thích hồng phấn, xanh bích ngọc. Tuổi băm, tôi thích đỏ bardeau và hồng cánh sen, xanh lục. Tuổi già thích mầu tím và trắng.

Đây này “khoe” hình áo mầu xanh bích ngọc nè. Nắng Sài Gòn mà cứ nhìn những mầu bích ngọc này thì mới đúng là “anh đi mà chợt mát”.




Còn đây mầu cánh sen mà tôi rất thích. Hình này là năm 1993 khi tôi ra thăm Hà Nội.



Đến khi già chuyển tông thích mầu tím. Áo dài tím tại Đà Lạt 2003 gì đó:



Và phượng tím California đây, áo tím- mũ tím -khăn tím -trên sàn hoa phượng tím:

Rồi đóng ngoặc đơn vụ mầu tím tôi yêu ở đây nhé.

Sáng hôm sau, một ông anh gửi mail hỏi về cái hình phượng tím mà tôi gửi trong bài bình bài thơ Huế và em của Phan Ni TấnHình này anh chụp cho em phải không”. Tôi gân cổ cãi “ Không phải, anh chụp hình ở bãi biển cơ”. Buổi chiều ông gọi điện thọai nhắc vài chi tiết, tôi ngẩn người “Ờ há, dường như anh chụp. Đúng rồi!”
Lan man và ông hỏi vì sao tôi không ở nơi cũ nữa. Tôi bảo tại tôi …sợ ma không dám ở nhà một mình. “Em thật kỳ lạ, sợ ma!” “Thì chị Ngô Minh Hằng cũng vẫn nói em vầy nè, người thì đánh đông dẹp tây mà sợ ma!”. Tôi kể chuyện ông kia biết tôi sợ ma nên 11 giờ đêm, ông text “Cu Dê đang sợ ma” rồi ông kể chuyện ma doạ tôi chơi. Ông anh bảo cái gì đó, tôi la làng “Anh là biệt kích dù, đâu có sợ cái gì. Em mới sợ ma chứ”. Ông anh cười hì hì “Có, anh sợ em”. Tôi bật cười. Mấy ông anh của tôi “dễ thương” vậy đó. Chả bù cho vài ông khác, nói năng như dùi đục chấm mắm cáy thấy mà ghét, khó ưa quá (cười).

Ông anh này là người đầu tiên trong …sự nghiệp phỏng vấn của tôi. Nôm na là năm 2004 gì đó, tôi bắt đầu có chương trình “Trò Chuyện với Lan Chi” ở Đài Phát Thanh VNHN và tôi phỏng vấn anh về trang web ca dao. Anh cũng là người cùng ông HTT thực hiện web cho nhà thơ Hà Huyền Chi. Anh có về VN hàng năm vì mẹ già ngoài 90. Tôi tôn trọng riêng tư ấy. Tôi quý anh trong tình anh em. Nhớ năm 2005, tôi ở trọ nhà kia, không có net và mỗi sáng từ Virginia tôi gọi cho anh ở California “Anh dậy chưa? Check mail cho em đi!” Chả là Virginia đi trước California ba giờ. Anh đọc cho tôi nghe mails mọi người và có khi gõ trả lời dùm cho tôi.

Anh đang muốn tìm người để tiếp tục thay anh coi trang web ca dao mà khó quá. Ngoài nước cũng không ôm được mà trong nước cũng chẳng bế nổi.

Mời xem trang web của Hà Phương Hoài và bài phỏng vấn của Hoàng Lan Chi năm ..một nghìn chín trăm hồi đó:

http://e-cadao.com/HLCphongvanhph.htm
Muốn tìm ca dao tục ngữ, chỉ cần nhớ sơ sơ vài chữ, vào đây gõ là ra tất. Người sử dụng web của anh đương nhiên là người trong nước nhiều vì trong nước đang dính líu đến ngôn ngữ văn hoá Việt nhiều hơn là hải ngoại.
Tôi chống cộng thật nhưng không quá khích theo kiểu nhìn thấy là chống vì tôi vẫn nói người quốc gia tử tế là người không chỉ có mắt để nhìn, có tai để nghe mà còn có miệng để hỏi. Có những hoàn cảnh mà mình không thể ép được người kia phải hành động giống như mình. Vì thế, nếu trang ca dao của HPH mà có dính líu đến nhiều sách trong nước thì cũng phải thôi. Lý do, người hải ngoại mấy ai dùng đến ca dao tục ngữ nên có mấy ai viết về nó?
Tôi mong một ngày nào đó, HPH có thể đưa những câu sau đâyvào trang ca dao tục ngữ của mình:

Nam Kỳ khởi nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do

Hay

Đảng lãnh đạo nhà nước, quản lý nhân dân, làm chủ tập thể!

Rừng Gió California
Hoàng Lan Chi
5/2014
hoanglanchi
#286 Posted : Sunday, May 25, 2014 3:02:31 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trò Chuyện với nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị




LGT: Trường Sơn Lê Xuân Nhị là một trong vài nhà văn có tác phẩm thuộc loại bán chạy vào trước năm 2000. Sinh năm 1951 tại Ban Mê Thuột, tốt nghiệp tú tài năm 1968, Học Trường Bộ Binh Thủ Đức khóa 4/70 năm 1969. Định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975.
HLC: Xin chào nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị. Quen đã lâu và hôm nay xin được trò chuyện với ông về sự nghiệp viết văn cùng vài quan điểm của ông trước thời cuộc. Dường như cuộc đời ông có vẻ nghề chọn người thì phải. Ví dụ như không quân, ông đâu cố ý chọn phải không?
TS: Đúng như thế thưa chị. Hồi học Thủ Đức, tôi không nghĩ mình sẽ đủ khả năng để gia nhập Không Quân. Tôi vào Không Quân được chỉ vì ham mấy ngày phép. Hồi đó, một ngày phép ở quân trường Thủ Đức đáng giá ngàn vàng. Ai muốn gia nhập không quân thì nhà trường cho phép 3 ngày, cộng thêm thứ bảy chủ nhật, coi như là 5 ngày phép. Tôi ngu gì không làm đơn? Nhưng trước khi đi, đại đội trưởng tôi, Đại Úy Chính, tập họp đại đội và hăm dọa như sau:
-Tôi làm đại đội trưởng bao nhiêu năm, tôi biết tất cả những trò ma giáo của mấy anh. Giả vờ đi khám Không Quân để vù đi chơi. Tôi nói cho mấy anh biết, mấy anh đi khám về đây, thiếu một chữ ký bác sĩ là tôi nhốt một ngày.
Tôi đã tính ra khỏi trường bộ binh là lặn luôn cho đến chủ nhật mới về, nhưng nghe nói như thế thì hoảng quá, đành phải vào bộ tư lệnh Không Quân đi khám sức khỏe. Tối thì nhậu mút chỉ trời xanh, sáng vô khám, miệng toàn mùi rượu, bác sĩ bảo ho thì mình ho, bảo mình …cởi quần thì mình cởi quần, bảo … chổng đít thì chổng đít, đứng chàng hảng thì mình đứng chàng hảng, bảo gì làm đó, chỉ mong lấy được cái chữ ký để về trường khỏi bị nhốt. Chẳng ngờ, tôi lại được “Rồng liềm”, tức là đi Không Quân, thay vì bị “Cọp liếm” tức đi Biệt Động Quân.

HLC: Số phận có vẻ lại mỉm cười lần nữa trong sự nghiệp văn chương với ông thì phải. Trước đó, thuở trung học ông từng viết bài và không báo nào đăng. Thế nhưng ông lại bước vào thế giới văn chương từ một bài viết cho báo Mỹ với đề tài chiến tranh Việt phải không?
TS: Thưa chị, tôi mê văn chương từ hồi nhỏ. Thì giờ rỗi rảnh, tôi thường viết, dù chẳng có ai đọc. Năm 1966, ôm mộng làm “nhà văn nhớn”, tôi có gởivài bài cho tờ Tuổi Ngọc của ông Duyên Anh. Nhưng gởi 3 lần, tốn không biết bao nhiêu là tiền tem, nuôi bao nhiêu hy vọng, chịu đựng bao nhiêu đợi chờ, nuôi dưỡng bao nhiêu mơ ước, ôm ấp bao nhiêu giấc mộng. Nhưng cuối cùng, chẳng có bài nào của tôi được đăng báo cả. Biết thân biết phận, tôi bỏ bút. Buồn lắm chị ơi. Đó là một trong những ngày buồn nhất tuổi thơ tôi.
Sang Mỹ, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện cầm bút trở lại. Nhưng hàng năm cứ gần đến ngày 30/4, tâm hồn tôi luôn luôn trở nên đau đớn và điên loạn. Tôi phải viết. Một năm, tôi viết một bài đăng cho tờ báo lớn nhất địa phương của Mỹ, tờ Times Picayunes, đăng vào mục “Your Opinion”. Tôi không đổ lỗi cho ai làm cho chúng tôi mất nước, tôi chỉ nói lên sự chiến đấu dũng cảm và sự uất hận của chúng tôi, những người lính QLVNCH. Tôi không nghĩ họ sẽ đăng, nhưng viết là tôi phải viết, như để giải tỏa những ấm ức. Không ngờ, họ đăng ngay. Sau đó, tôi thỉnh thoảng còn viết thêm nữa và lần nào gửi, họ cũng đăng cả. Một chuyện hiếm có. Nhưng chuyện tôi trở thành nhà văn như sau. Nhờ những bài tôi viết này, một hôm, hội Không Quân Louisiana ra tờ Lý Tưởng, anh hội trưởng, trung tá Nguyễn Anh Toàn bảo tôi: “Chú mày viết cho báo Mỹ được, viết cho anh em một bài để đăng vào tờ Lý Tưởng.” Tôi nhận lời.
Tôi nhớ mãi, một hôm vào ngày thứ sáu, tôi đi làm về, ăn uống xong, chơi với con cái, coi TV vớ vẩn, khoảng 11 giờ đêm tôi mở máy và bắt đầu viết. Tôi suy nghĩ rất lâu, không biết viết gì. Không có đề tài, tôi đành viết về phi đoàn 114, nơi tôi đã phục vụ cho đến ngày mất nước. Tôi nghĩ sao thì viết vậy, chẳng cần biết hay hoặc dở, chẳng cần rào đón, cứ viết thật lòng mình, nhớ đến từng người bạn, từng người anh quý mến trong phi đoàn, những người đã cùng tôi chia sẻ những bịch gạo sấy, những quả hỏa tiễn, những hòn tên mũi đạn, những người hiện đang ở trong tù VC. Tôi viết rồi sửa rồi viết. Viết xong, tôi nhìn ra bên ngoài thì giật mình, thấy mặt trời đã bắt đầu lên. Tôi in ra rồi đọc lại một lần chót để đi ngủ. Nhưng đọc nửa chừng, tôi thấy tờ giấy mình cầm trong tay nó ươn ướt. Tôi tưởng … nhà bị dột. Nhưng trời không có mưa. Hóa ra đó là những giọt nước mắt của tôi rơi xuống tờ giấy. Sau đó, khi bài đăng báo, nhiều người cũng đã khóc như tôi, đặc biệt là Trung Tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân cũng đã khóc khi đọc bài này.


HLC: Sau thành công của bài Phi Đoàn 114, ông bắt tay vào viết Al Capone? Lý do nào ông chọn đề tài này?
TS: Thấy mình viết được, tôi bắt đầu mạo hiểm thêm một bước nữa. Tôi viết Al Capone vì ngày xưa tôi mê chuyện “Bố Già”, nhưng sang đây chẳng
có ai còn viết được một cuốn như “Bố Già” nữa, tôi quyết định mình phải… viết lấy. Một hôm tôi coi cuốn phim “The Untouchable” và nẩy ra ý định viết một truyện dài dựa theo cuốn phim này. Hồi đó internet chưa có như bây giờ cho nên tôi phải vào thư viện tìm đọc tài liệu. Nắm được những yếu tố quan trọng, tôi bắt đầu viết. Mới đầu tôi chỉ tính viết một cuốn nhưng cuối cùng thì phải mất 5 cuốn, hơn một triệu chữ, mới viết hết được tư tưởng của tôi. Và được độc giả khắp nơi đón nhận nồng nhiệt.


HLC: Dựa vào tiểu thuyết Mỹ để viết thì phải coi là rút đoạn đường ngắn phân nửa. Hẳn là ngày xưa ông từng mê mẩn truyện phóng tác của Hoàng Hải Thuỷ? Tuy vậy khi chọn đề tài có vẻ nghiêng về “mafia”, tại sao ông không chọn cho mình một hướng đi của chính mình (như Duyên Anh, Nguyễn Thuỵ Long với đề tài “du đãng”) mà lại vay mượn cốt truyện nước ngoài?
TS: Hoàng Hải Thủy chỉ dịch truyện chứ không sáng tác. (Có thể tôi lầm) Nhưng ông ta dịch rất hay và rất cởi, hiểu tâm lý của nhân vật. Nguyễn Thụy Long thì khỏi nói, là một nhà văn có tài. Nhưng chị quên một người nữa là Duyên Anh. Loan Mắt Nhung của NTL có cái hay riêng, nhưng tôi vẫn thích Điệu Ru Nước Mắt của Duyên Anh hơn. Hồi ở Việt Nam, tôi đọc cuốn này tới hai lần. Riêng phần tôi, tôi không bao giờ dám đứng (hay quỳ) chung một chiếu với những nhà văn nổi tiếng kể trên. Họ đã trở thành những “Icon”, những núi Thái Sơn của thời đại chúng ta. Họ đã đi vào lịch sử. Và chúng ta phải công nhận chuyện này.
Tôi viết để giải trí. Như đã nói, không ai viết được “Bố Già” nữa cho tôi đọc thì tôi phải …viết lấy cho tôi đọc, và biết đâu lại kiếm được tí tiền còm thì càng tốt. Đơn giản như thế thôi. Còn nói về cốt chuyện, sao không viết về Việt Nam mà lại vay chuyện nước ngoài? Thưa chị, du đãng Việt Nam mình đâm chém vớ vẩn làm sao so được với những băng đảng ở bên này. Thằng Al Capone nuôi cả một đạo quân hàng trăm người, lợi tức hàng triệu đô la một tháng hồi thập niên 20. Phần lớn những gì tôi viết về Al Capone đều dựa trên sự thật. Dĩ nhiên, thêm vào đó là sự tưởng tượng của tôi.


HLC: Al Capone cũng có một kỷ niệm ban đầu khó quên. Xin chia sẻ?
TS: Thưa chị, đúng, thật là một kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ mãi, năm 1989, tôi về Houston in 1000 cuốn Al Capone 1, chất đầy cả chiếc xe MiniVan Chrylers. Việc đầu tiên tôi làm là ghé qua nhà sách Tinh Hoa, nhà sách lớn nhất Houston thời đó, tính bán bớt chừng trăm cuốn cho nhẹ chiếc xe. Ông chủ nhìn mặt tôi, trịch thượng hỏi:
-Sách do ai viết?
Tôi mắc cỡ đáp:
-Dạ… tôi viết.
Ông chủ nhăn mặt, trợn mắt nhìn tôi một lúc rồi lắc đầu:
-Anh mà là nhà văn à? Anh là ai, tên gì?
Tôi lí nhí:
-Dạ, Lê Xuân Nhị….Trường Sơn Lê Xuân Nhị.
Mặt ông chủ dài ra, đau khổ lắm, có vẻ không thích cái tên Trường Sơn, nghe nó… Việt Cộng quá. Lại nói:
-Chưa bao giờ nghe tên. Mới tập tành viết lách hả? Tôi biết mà. Người như ông bây giờ nhiều lắm. Nhưng tiệm sách tôi toàn những nhà văn nổi tiếng… vân vân.
Chờ cho ông chủ giảng mô-ran xong, tôi nhẹ nhàng… năn nỉ xin cho tôi bán vài chục cuốn, thay vì một trăm như đã tính. Ông chủ mạnh dạn lắc đầu:
-Nể tình ông lắm, tôi lấy tạm của ông … 5 cuốn. Tôi biên cho ông cái biên nhận. Bán được, tôi sẽ gởi tiền cho ông. Sách của mấy nhà văn nổi tiếng bán còn chậm, vô danh tiểu tốt như ông chắc còn lâu mới bán được một cuốn. Thôi, đem sách vào đây đi, tôi bận lắm.
Biết là năn nỉ nữa cũng không được, tôi đành ra xe lấy 5 cuốn sách, đưa cho ông ta rồi lên xe lái về. Từ Houston về New Orleans, 6 tiếng đồng hồ, lòng dạ tôi héo hon phiền muộn. Đã có nhiều lần, tôi tính tốp xe rồi quẳng mẹ mớ sách xuống mấy cái đầm lầy bên đường cho nhẹ xe, nhưng không nở. Đẹp hay xấu, hay hoặc dở, dù sao chúng nó cũng là những đứa con tinh thần đầu lòng của mình, vất chúng đi không nỡ. Tôi đem sách về nhà, đang lui khui khiêng chất vào ga-ra, mụ vợ đứng phía sau cằn nhằn:
-Ga-ra đã không còn chỗ để bất cứ cái gì, anh lại đem ba cuốn sách vớ vẩn về nhét đầy nhà. Sao mà in lắm thế rồi chỗ đâu mà để? Suốt đời anh chỉ đi mua việc mà chẳng bao giờ làm nên chuyện gì. Bây giờ lại bày đặt học đòi làm nhà văn. Tôi thật hết ý kiến với anh.
Tôi chẳng dám nói gì vì lúc ấy, tôi nghĩ vợ tôi nói đúng thật. Tôi đã bày đặt học đòi làm nhà văn.
Tối hôm đó, tôi biên thơ cho một người bạn văn, tâm sự như sau: “Viết văn là một thú giải trí tao nhã nhưng… khá tốn tiền. Tôi vừa tốn 2 ngàn đô la in sách. Chắc có lẽ chẳng bao giờ lấy lại được vốn. Nhưng thôi, để tự an ủi, tôi coi như đó là số tiền mình bỏ ra để… giải trí, mua vui.”
Nào ngờ, ngày hôm sau, tôi đi làm về, thấy cái máy điện thoại chớp đèn báo hiệu có người gọi. Tôi mở máy lên và nghe ông chủ tiệm Tinh Hoa, bây giờ giọng rất lễ phép lịch sự chứ không như hôm qua:
-Anh Nhị, tôi bán hết sách của anh rồi, anh gởi gấp cho tôi 30 cuốn.
Đó là giây phút sung sướng nhất cuộc đời cầm bút của tôi. Ngay lúc ấy, tôi biết rằng tôi sẽ trở thành một nhà văn nổi tiếng. Sách của tôi sẽ bán khắp mọi nơi trên thế giới.
Tôi gọi cho ông Tinh Hoa, nói ngay:
-Tôi sẽ gởi sách cho ông, nhưng ông phải … trả tiền trước. Tôi tính ông 70% thôi. Nhận được check tôi mới gởi sách.
Và chuyện đã xảy ra đúng như tôi nghĩ.


HLC: Sau thành công của Al Capone, ông khởi sự với Phát Súng Ân Tình? Cho hỏi, sau khi chọn cốt truyện ngoại quốc, những bước tiếp theo mà ông hoạch định là gì để chào đời một tác phẩm?
TS: PSAT bắt đầu bằng một … truyện ngắn. Một hôm ngồi buồn, tôi viết một truyện ngắn về một người tị nạn sống ở một khu nhà nghèo, bị bao nhiêu cảnh hiếp đáp, cơ cực. Nhưng tôi viết một lèo hơn 50 ngàn chữ, cũng không tả hết được những gì mình muốn viết. Thế là tôi quyết định cho nó thành truyện dài. Mới đầu, tôi chỉ tính viết 1 cuốn, nhưng viết xong, sách bán được, lại thấy còn nhiều điều chưa nói hết, tôi viết thêm nữa. Viết mãi cho đến 10 cuốn. Tôi có thể kéo dài đến 20 hay 30 cuốn, như cuốn “Ngài Chủ Tịch” tôi đang viết bây giờ, nhưng thấy dài quá, tôi tốp.


HLC: Đa số các nhà văn Việt Nam thành danh trước hay sau 75 sinh khoảng 1955 trở về trước thường có khuynh hướng viết dài, lan man. Ông thì trái ngược. Ông học được cách viết ngắn gọn từ đâu?
TS: Thưa chị, hồi mới sang Mỹ, tôi có học một cua “Creative Writing” ở Đại Học. Bà Thầy có dạy tôi như sau: “Một tác phẩm hoàn hảo là một tác phẩm không bao giờ có một chữ thừa. Chữ thừa, dù một chữ, sẽ làm mất thì giờ người đọc, làm giảm ý nghĩa và giá trị bài viết, và tốn mực tốn giấy, do đó tốn tiền của nhà in.” Chị đọc những tác phẩm của những nhà văn nổi tiếng, xưa và nay, không hề có một chữ thừa. Hemingway bắt đầu cuốn “Ngư ông và biển cả” như sau: “The old man had gone out to the sea for forty eight days without catching a fish.” Đơn giản, mạch lạc, rõ ràng, không có một chữ thừa.
Tôi cũng bắt chước như thế. Một chữ, nếu không cần thiết, tôi không bao giờ đem nó vào. Văn chương phải đơn giản, trong sáng, mạch lạc. Như tôi đã trả lời một bài phỏng vấn của báo Saigon Times năm nào. “Nếu tôi muốn tả con gà thì tôi dùng hết khả năng để tả thế nào cho người ta hiểu đó là con gà, chứ không vòng vo tam quốc để rồi người đọc không hiểu mình muốn tả con gà, hay con vịt, hay… con chim.”


HLC: Tổng cộng cho đến nay, ông xuất bản bao nhiêu tác phẩm? Hiện nay đang cộng tác với báo nào, viết về đề tài gì?
TS: Thưa, nhà xuất bản Đông Phương của anh Quốc Nam hai cuốn truyện ngắn: Đất Khách Trời Quê, Trôi Theo Vận Nước. Tôi tự xuất bản lấy 3 bộ: Xếp Al Capone (5 cuốn), PSAT (10 cuốn), và Ngài Chủ Tịch (30 cuốn và còn đang viết tiếp)


HLC: Xin chúc mừng ông. Tôi còn nhớ ô Trương Sĩ Lương báo Thế Giới Mới kể rằng: ban đầu Trường Sơn Lê Xuân Nhị phải mời đi ăn phở để bài được đăng, sau đó không hối lộ phở nữa và cuối cùng là báo phải chi tiền thì TSLXN mới đưa bài.
TS: (Cười), thưa chị, vấn đề của văn chương nó như thế này chị ạ. Mình có quyền viết, nhưng báo chí có quyền … không đăng. Lúc bắt đầu, muốn được đăng bài, tôi phải tốn tiền phở, tiền cà phê thuốc lá cho mấy tay chủ báo thời đó. Trong đó có ông chủ báo Trương Sĩ Lương là một. Chị hỏi dùm anh Lương xem thử đã ăn của nhà văn này bao nhiêu tô phở rồi? Nhưng sau khi truyện đăng được vài kỳ, khi mà mình bắt đầu được độc giả đón nhận nồng nhiệt thì lại khác. Bàn cờ đã trở ngược. Mấy tay chủ báo bây giờ phải o bế tôi, phải cà phê thuốc lá cho tôi, và cuối cùng thì phải trả tiền nhuận bút để đăng bài của tôi. Cuộc đời nhiều khi nó … chó má như thế đó chị ạ, nhưng đó là cuộc đời. C’est la vie. Như một nhà văn nào đó đã nói, Cuộc đời là một bi kịch cho những người sống bằng con tim, và một hài kịch cho những người sống bằng đầu óc.” Tôi sống bằng đầu óc chị ạ. Tôi rất thực tế và ngay thẳng.


HLC: Tạm khép vấn đề văn chương ở đây. Cuộc sống ông từ khi đến Mỹ năm 1975 có vẻ cũng rất suông sẻ. Nguyễn Công Trứ từng nói “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, Anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Với con đường không chông gai, ông có vẻ hài lòng với hiện tại của cá nhân mình thì phải? Ông có những suy tư nào cho Việt không?
TS: Mỗi người có một chiến trường riêng để chiến đấu, không ai giống ai cả. Riêng tôi, cũng có những thăng trầm nhưng tôi lướt qua được. Tôi hiện làm công chức cho chính phủ liên bang, ngành điện toán. 3 năm nữa sẽ về hưu. Dĩ nhiên là tôi luôn luôn suy tư về quê cha đất tổ của mình. Tôi không bao giờ về Việt Nam cho nên không biết quê mình bây giờ nó như thế nào, nhưng tôi có thể tưởng tượng được. Dân tộc mình bây giờ đau khổ và khốn nạn lắm. Bọn CS đã biến dân cả nước thành những cái máy nói láo, lường gạt, anh em ruột thịt giết lẫn nhau, ham hưởng thụ hơn là ham làm việc, con người không còn nhân tính nữa. Sau này, khi hết CS rồi, chắc phải mất vài chục năm mới đào tạo lại được những người như thế hệ của tôi và của chị.

HLC: Một chút tò mò. Từ 1975, ông có tham gia tổ chức đấu tranh nào không? Ông có đóng góp phần mình cho công cuộc đấu tranh trong lãnh vực cầm bút, một khả năng trong tầm tay của ông?
TS: Thưa chị, từ nhiều năm nay, tôi là một cán bộ của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam do cố giáo sư Nguyễn Ngọc Huy sáng lập. Tôi theo giáo sư vì tấm lòng yêu nước và yêu dân tộc vô bờ bến, lập trường chống Cộng sắt son của giáo sư. Giáo sư cũng có một cái nhìn rất xa, rất chiến lược. Tiếc thay, người đã ra đi quá sớm, bỏ lại chúng tôi bơ vơ, để xảy ra nhiều chuyện đáng tiếc và đau lòng sau này.

Về đóng góp bằng ngòi bút, tôi đã dùng khả năng của mình để viết những truyện ngắn kêu gọi lòng yêu nước. Tôi cũng dùng khả năng điện toán của tôi để làm những website cho Văn Bút VNHN và cộng đồng Việt Nam tại New Orleans. (www.vnlouisiana.com-Trang này vài tháng nay chưa được update vì máy tôi bị trục trặc.) Tôi cũng liên lạc thường xuyên với các vị dân cử địa phương để tranh đấu cho Nhân Quyền, cho một Việt Nam tự do.

HLC: Hai câu hỏi, một cho hải ngoại và một cho quê hươngViệt trước khi tạm biệt. Ông nhận định thế nào về việc vài văn nghệ sĩ về Việt in sách thơ? Ông tiên đoán gì về thời cuộc hiện nay, chúng ta có quyền hy vọng một Việt không cộng sản vào khoảng năm nào? Những gì được căn cứ làm nền tảng cho điều tiên đoán của ông?
TS: Thưa chị, trước hết, những cuốn sách được in ở Việt Nam, do bất cứ ai, đều là những cuốn sách hoặc là thuần túy văn chương, y học, âm nhạc vân vân hay thiên Cộng. Đố cha nào dám đem một cuốn sách chống Cộng về in thử ở Việt Nam. Người ta về in sách ở Việt Nam có thể vì hai lý do. Thứ nhất là rẻ, thứ hai, họ tưởng là thị trường ở Việt Nam có thể lớn hơn ở hải ngoại. Nhưng họ lầm to. Rẻ thì có rẻ hơn nhưng về số độc giả thì làm sao bằng được như ở hải ngoại. Dân Việt Nam còn bao nhiêu người ham đọc sách?
Còn chuyện thời cuộc Việt Nam, nước mình đang dần dần bị Tàu xâm chiếm. Bọn CS ăn cướp đã xé đất nước mình ra thành từng mảnh để bán cho Tàu từ lâu rồi. Tôi bi quan lắm chị ạ. Nhưng tôi nghĩ, một ngày nào đó,Tàu sẽ bị sụm trước rồi sau đó sẽ tới Việt Nam. Lịch sử cho ta thấy, tất cả những chế độ độc tài trên thế giới này luôn luôn bị dân chúng nổi dậy tiêu diệt. Và bọn CS Tàu cũng biết chuyện này cho nên những năm gần đây, chúng nó
đang tổ chức thanh lọc, diệt trừ tham nhũng để hy vọng bám lấy chính quyền. Vấn đề là, bệnh tham nhũng của Tàu là bệnh nan y, không bao giờ chúng nó sẽ diệt được. Chuyện gì phải tới sẽ tới, tôi chỉ hy vọng mình còn sống đến ngày đó để nhìn chúng nó bị trừng phạt. Xin cám ơn chị rất nhiều đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.
Hoàng Lan Chi thực hiện 4/2014
hoanglanchi
#287 Posted : Tuesday, June 10, 2014 9:11:04 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Vụn Vặt Mùa Hoa Phượng


Tháng Năm
Sau những ngày nóng, California trở lại dịu dàng. Nơi đây tôi thích nhất mùa xuân rồi đến hạ. Giờ này ngày dài đêm ngắn. Tám giờ tối vẫn sáng. Hai tuần nữa thì chín giờ tối vẫn sáng trưng. Thích không? Ngày xưa miền Nam mưa nắng hai mùa và phong cảnh thiếu cái não nùng của mùa Thu, cái u uất của mùa đông. Tôi may mắn là được ở Virginia khi đến Mỹ. Khí hậu mùa đông thì đáng sợ nhưng ít ra bốn mùa nơi này rõ nét hơn California nhiều. Nhìn thời tiết và phong cảnh thay đổi từng mùa, từng năm há không thích sao?


Bây giờ là tháng Năm. Phượng tím đang tím lịm bầu trời California. Dư âm của Tháng Tư mùa quốc hận còn đâu đây. Không bao giờ người quốc gia có thể quên được tháng Tư. Tháng Năm của ngày ấy là những ngày tháng u buồn, trĩu nặng. Người hải ngoại bơ vơ và ngày về mờ mịt. Người ở lại câm nín trong căm hờn. Ai mà ngờ được mấy chục năm sau lại là một cộng đồng người Việt với cờ vàng rợp trời tại Little Sài Gòn, là cờ vàng của một quốc gia không còn lãnh thổ nhưng tinh thần tranh đấu, ý chí quật cường vẫn tồn tại ngàn năm, đang tung bay trên gần như khắp các tiểu bang quan trọng của Hoa Kỳ. Cuộc đời có những bất ngờ khó đoán nhỉ. Vì thế tôi vẫn nuôi hy vọng. Hy vọng được trở về một Việt Nam không còn cộng sản trước khi về với cát bụi. Mối căm thù với cộng sản là mối thù kỳ lạ, không bao giờ nguôi trong hồn người quốc gia. Chuyện đơn giản thôi, mối thù cá nhân với ai đó chỉ trong phạm vi nhỏ. Mối thù với cộng sản là mối thù lớn. Cộng sản không chỉ phá huỷ con người mà phá huỷ cả những tương quan giữa con người ấy với xã hội nơi họ từng sống, với mảnh đất nơi họ chôn nhau cắt rún, với dòng lịch sử của dân tộc mà họ là một thành phần. Cộng sản đã phá hỏng cả mấy thế hệ và người có tâm huyết, có tấm lòng sẽ không thể làm ngơ khi nhìn về tương lai,khi tưởng tượng những con người “made in cộng sản” sẽ điều hành đất nước ra sao, sẽ đào tạo những thế hệ tiếp nối như thế nào. Ai mà không đau lòng khi nhìn về quá khứ, dòng lịch sử trải dài với bao tiền nhân oai hùng, bao người dân tranh đấu cho sự toàn vẹn của lãnh thổ, cho sự độc lập của quê hương, thế mà nay cộng sản đã phủi tất cả. Ai mà không xót xa khi Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia số một ở Đông Nam Á, bỏ xa Thái Lan, Hàn, thế mà nay thua cả Singapoor.

Tháng Năm của quê nhà ngày xưa là những ngày hè nóng dẫy. Là những buổi gạo bài cho mảnh bằng vào đời. Tháng Năm bây giờ là hoài niệm. Mầu phượng tím có đẹp thật nhưng không so sánh được với phượng đỏ quê mình.
Tôi có nhiều bạn khắp nơi và trong chừng mực nào đó thì tôi tôn trọng “mỗi thế giới thu nhỏ”. Nói một cách khác, tôi giao thiệp thân thiết với các “chiến hữu” của tôi, mức độ trung bình với “thân hữu”. Nhưng thân hữu mà đụng chạm quá đáng đến “suy nghĩ” của tôi, tôi không ngần ngại cắt đứt hay không cắt mà không nói tới.


Tháng Sáu

Những tưởng dư âm của tháng Quốc Hận chỉ vướng tháng Năm, không ngờ tháng Sáu vẫn còn. Tôi nhận được bài “Thầy giáo và lá cờ vàng”. Tôi khóc. Vì cùng tâm trạng. Mười năm trước, lần đầu được nhìn lại lá cờ yêu dấu, được hát lại quốc ca, tôi thổn thức. Một cảm giác òa vỡ sung sướng trong nước mắt chan hòa. Rồi tôi chuyển tiếp bài ấy. Nhiều “feedback”. Ai cũng cảm động. Nguyễn Duy An-Thầy giáo cũ và lá cờ vàng.


Bạn tôi, ô BXC viết: “Tuyệt vời ! tuyệt vời, bà Chi à. Tôi muốn nói bài viết, hình ảnh, ý nghĩa trong bài này đều tuyệt vời ! Lá cờ vàng tươi bay phất phới trong gió, bài viết chân thành chứa đựng bao ý tình cao đẹp : tình yêu đất nước qua lá quốc kỳ, tình thầy trò, tinh người xa xứ và tình chiến hữu. Mà chỉ có it dòng ngắn ngủi ! Thì ra khi đã có sự xúc cảm và rung động trong hồn một cách thành thực, người ta có thể dễ dàng truyền sự xúc động ấy cho người đọc. Năm 1987, sau bao nhiêu ngày lặn lội, chui rúc trong rừng Campuchia, một đêm kia, tôi cùng nhóm người vượt biên tới được một đồn cảnh sát biên giới Thái, tên là Klongyai. Những ngày kế tiếp, chúng tôi sống ngoài trời, vì không có nhà, trại gì cả. Tôi chiếm được một mô đất nhỏ dưới một gốc dừa, trong cái đồn Cảnh sát Thái đó. Lúc ấy vào cuối năm. Vài ngày sau, là Lễ Giáng sinh. Đêm Noel, trời lạnh, dưới trời đen đầy sao, chúng tôi, nhóm vượt biên, tụ tập dưới gốc dừa. Chúng tôi mừng Christmas bằng ca hát, và bài hát đầu tiên là bài Quốc Ca : Này công dân ơi ! Hát xong , nhìn lại nhau, mặt ai cũng đầm đìa nước mắt ! Là lính tráng, tôi đã nhiều lần chào quốc kỳ và điều khiển lính tráng chào cờ mỗi thứ hai trên sân cờ đơn vị; song chưa từng có ai rơi nước mắt xúc động bao giờ. Xa nhà, mất nước, tan đàn xẻ nghé, bị giặc thù hãm hại, chết đi sống lại…mới thấm vào xương tủy lý do vì sao cái mảnh vải có máu sắc kia, vốn chỉ là vật vô hồn, bỗng trở thành linh thiêng kỳ lạ, và trở thành niềm hy vọng, nỗi khát khao cho mình níu lấy ! Trải nghiệm trong tâm hồn khó truyền lại cho ai. It khi chúng ta học được sự rung động từ cảm xúc của người khác. Cứ phải tự mình kinh qua, để cảm nhận. Bài viết về ông Thầy và Lá cờ làm tôi xúc động. Cảm ơn bà. BXC”.


Đọc giòng chữ của ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng VA-DC-MD, tôi mang một niềm xúc động khác: “Có lẽ già sanh tật nên tôi cũng rươm rướm nước mắt”. Cảm xúc ấy là: hóa ra không phải chỉ người bị ở lại lâu mới có niềm rung cảm ấy. Câu nói thật đặc trưng của người miền Nam. Cái xúc động của người đàn ông, cái giọt nước mắt của người cựu quân nhân đã được che dấu dưới giòng chữ “sanh tật” thật là cảm động.
Tháng Năm rồi tháng Sáu, tôi vừa chìm trong sự mệt nhọc của thể xác, vừa vui nho nhỏ với “mấy con ranh Gia Long”.

Một anh bạn Nguyễn Trãi mới quen thắc mắc như vầy “Chị Lan Chi, tôi thấy dường như chị hơn mấy cô kia có vài tuổi mà chị làm như chị lớn lắm vậy. Chị gọi người ta là con ranh!”. Tôi bật cười. Quả có đúng thế. Tôi cứ ngỡ tôi “già” lắm so với các "em tôi". Sau nữa, tiểu muội tôi, các em cũng thích vậy. Ai đời “chúng nó” viết mail “Chị ơi, em học chung lớp với con ranh XT đây”. Hay gọi phone “Con ranh T đây”. Đã nói “con ranh” là “nói yêu” mà.

Một “con ranh” mới tặng bà chị quà. Điều tôi thích nhất không phải cái giỏ xách rất đẹp mà là cái giòng chữ “con ranh” viết “Món quà nhỏ của TH gửi tỷ Hoàng Lan Chi để tỏ lòng ngưỡng mộ chị Hai!”

Chị Hai cũng là một danh xưng làm tôi thú vị. Không chỉ tiểu muội gọi Chị Hai mà người ngoài cũng vậy. Ngô Tịnh Yên, nhà thơ nữ mà tôi “ái mộ” vì có những bài thơ hay cũng “kính cẩn” gọi “chị Hai”. Trong cách gọi “chị Hai” có gì đó thân mật, gần gũi như khi tôi gọi “con ranh” vậy. Rồi một cựu chủ tịch cộng đồng cũng thích viết cho tôi “ Chị Hai!”.

Mấy con ranh GL” vừa đưa “chị Hai” đi biển Corona. Tôi thích du ngoạn gần và “nerver” thích dự mấy đại hội. Đó là lý do, dù mấy cậu mấy mợ quen biết năn nỉ mua vé đại hội của các hội ái hữu hay cựu quân nhân nhưng chả bao giờ tôi ừ cả.








Corona Delmar Beach, núi đá mà như đất vì phủ cát sa mạc.

Cũng đầu tháng Sáu, một niềm vui từ nơi băng giá Montreal- Canada: tôi nhận bài viết “Cờ vàng và cờ đỏ” của Hội Trưởng Gia Long Cấn Thị Bích Ngọc. Tiểu muội của tôi là một bác sĩ. Thường thì “mấy tay” bác sĩ thích kiếm tiền, sau khi có tiền thì thích sáng tác văn thơ nhạc họa. Số người của ngành Y chú tâm đến thời sự rất hiếm. Em tôi, cựu dân Gia Long, đương kim bác sĩ mà em nặng lòng với quê hương đất nước, đó là viên ngọc quý.
Cấn Thị Bích Ngọc-Câu chuyện Cờ vàng cờ đỏ


Vũ Linh viết thời sự với tôi là hay. Bài viết mới nhất của Vũ Linh bàn về việc Obama mới “trao đổi tù binh” làm tôi nhớ chuyện cũ: cách đây mấy năm tôi tranh luận với "teacher" Anh văn trong mùa bầu cử TT Mỹ. Tôi ghét Obama và ông thầy thì thích. Tôi hứa hẹn sau vài năm, tiếng Anh giỏi hơn sẽ tiếp tục tranh luận vì ông ta chỉ biết được khoảng mười chữ tiếng Việt! Chắc tôi phải nhờ người tóm tắt bài Vũ Linh (viết hơi dài. Khổ quá, tôi thích xã luận thời sự chỉ nên hai đến ba trang thôi) và gửi cho ông thầy cũ đọc, coi ổng phản bác ra sao. (Cũng còn sân si quá nhỉ!Ơ hay, với thời sự thì vẫn sân si chứ!)

Vũ Linh-Câu Chuyện Trao Đổi Tù ( Obama đã thả tù nguy hiểm-tựa d o Hoàng Ngọc An thêm vào)

Lại thương quê hương mình. Nơi này, tôi tha hồ chỉ trích tổng thống, nơi kia sợ từ công an xã sợ trở đi.

Bao giờ cho đến bao giờ!

Hoàng Lan Chi
6/2014


hoanglanchi
#288 Posted : Monday, June 30, 2014 6:40:20 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Những Niềm Vui Nho Nhỏ

Trong cuộc sống, tôi thường chọn những niềm vui nho nhỏ cho mình. Để rồi sẽ làm theo toán học là mình bình phương, tam phương, thập phương lên để thành niềm vui lớn, bát ngát cho cả ngày. Đó là lý do, Hoàng Lan Chi vẫn “tươi hơn hớn” cho dù bị vc đì trong ba chục năm, qua Mỹ bị “người ta” đì tiếp. (cười)


Chiến hữu đáng mến

Chiến hữu thì phải “mến thôi”, chứ nói “đáng yêu” thì vỡ nợ, phải không nào. Một ông cựu quân nhân mới quen, viết vầy “Chào chị Lan Chi, rất hân hạnh được chị cho phép tiếp xúc trực tiếp với chị. Tôi đã có đọc nhiều bài chị viết với những nhận định sâu sắc, có lập trường và tầm vóc cao mà không phải bất cứ một nữ lưu nào cũng có thể có. Tôi xin kính lời chào trân trọng gởi đến chị như một người bạn cùng chí hướng và hy vọng được chia sẻ những ưu tư của mình trong nhiều lảnh vực khác nhưng đặc biệt liên quan đến đất nước Việt Nam thân yêu vốn nghèo khó và đau khổ triền miên trong chia rẻ,chiến tranh và áp bức. Xin ơn trên ban phước lành cho chị-một người thiết tha yêu thương đồng bào mình, luôn bày tỏ sự trong sáng và trung thực trong những vấn đề có ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh chung chống lại Cộng Sản độc tài và xuẩn động tại VN.Xin có thêm một lời nhận xét rằng: Tầm nhìn của chị cao hơn ông TS họ Lê một bậc. Tội nghiệp có nhiều người có sở học, có tuổi tác mà không thấy già dặn hơn nhưng chỉ thấy già nua hơn mà thôi.”
Tôi gọi phone cho ô Đỗ Văn Phúc và hỏi thăm về ông này. Phúc “Tui có viết về ổng trong sách tui đó!”. Tôi mắng Phúc “Vừa phải thôi. Ông làm như sách của ông hay lắm, người ta phải gối đầu giường để đọc hay sao mà nhớ được ai là người ông viết trong đó!”

Ông Phúc cười cười “Có chớ. Có người ôm sách tui lên giường ngủ đọc đó!”.
Tôi bật cười. Phúc chọc quê tôi đấy thôi.
Sự thể là vầy, năm 2008, tôi nhận sách Cuối Tầng Địa Ngục của Đỗ Văn Phúc. Nhân có người bạn đến chơi chụp hình, tôi bèn bịa ra nhiều kiểu trong đó có kiểu đọc sách. Vì thế mới có bức hình “độc đáo” dưới đây: Hoàng Lan Chi đọc sách Cuối Tầng Địa Ngục của Đỗ Văn Phúc mà chả thấy địa ngục gì cả vì …mợ Phàn cười toe toét (!!!):







Việt Nam Cộng Hòa tại Việt Nam

Một chuyên viên Tổng Nha Kế Hoạch vừa qua đời ở VN. Nhóm chuyên viên và nhân viên chúng tôi ở hải ngoại nhờ người bạn trong nước đặt vòng hoa chung cho cả nhóm. Điều “đáng yêu” là giòng chữ “Các chuyên viên và nhân viên Kế Hoạch VNCH”. Anh bạn kể là cửa hàng bán hoa ngạc nhiên khi anh đặt như thế. Có sao đâu, VNCH là một thực thể. Một chế độ đã tồn tại 20 năm. Và bây giờ hồn thiêng vẫn còn ở những lá cờ vàng tung bay ở những thành phố lớn ở hải ngoại. Chế độ trong nước không có lý do gì để cấm đoán vì đúng đó là những người Bộ Kế Hoạch của VNCH cơ mà.



Rừng Gió California mùa phượng tím 2014
Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#289 Posted : Monday, July 7, 2014 2:55:01 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Viết ngắn-Ghé Phòng Thu Âm của Phượng Vũ


Hôm nay ghé nhà Phượng Vũ. Một công đôi việc. Việc thứ nhất là để hoàn chỉnh bài phỏng vấn. Việc thứ hai là để coi phòng thu âm.
Phượng Vũ là một ca sĩ hơi thiếu may mắn. Giọng ca hay, trầm ấm. Thế nhưng đã không nổi bật lên được vì chưa kịp nổi thì đi làm. Vừa đi làm vừa lai rai. Rồi đứt phim 1975. Phượng Vũ là anh Khúc Lan.

Trên facebook, Phượng Vũ là một trong những facebooker ( cái này là do Hoàng Lan Chi bịa ra đấy nhé) rất active. Phượng Vũ post đủ thứ và hay có những câu trêu đùa dí dỏm, nghịch ngợm. Ngoài ra, PV còn upload đủ thứ hình Phượng Vũ từ thuở tắm mưa đến giờ. Có lẽ cái làm mọi người thích coi là hình chụp chung với các nghệ sĩ và các CD của Vũ.
Đến nhà Phượng Vũ hôm nay, cái lời nhất của Hoàng Lan Chi là tách cà phê ngon tuyệt do bà xã Vũ pha. Trước đó khi “Hẹn ngày mai Hoàng Lan Chi tới đây, Vũ sẽ pha là cà phê mống tà..” ( nhại bài Hẹn chiều nay mà sao không thấy em…), Vũ viết “Cafe này là gout Pháp chính cống đấy nhé,Gốc Spanish,trồng ở đồn điền CuBa,,LC uống sẽ nhớ Meilleur Gout ở SG trước 75 đó,mà ngon hơn nữa kia…cafe Meilleur Gout ở đường Tôn Đản,gần nhà mình ở SG…”

Quả đúng thế. Ly cà phê ngon quá xá là ngon. Sao mà hạp gout Hoàng Lan Chi quá vậy không biết. Hỏi Vũ, Vũ nói bà xã không uống, đó là gou^t Phượng Vũ.

Hình Hoàng Lan Chi do Phượng Vũ chụp tại nhà Vũ







Vợ chồng “Tù Ca” Xuân Điềm ghé.




Nhờ ông Xuân Điềm chụp:
Phượng Các
#290 Posted : Tuesday, July 8, 2014 11:28:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Wow, kiểu tóc của chị HLC trong hình mới này đẹp quá trời luôn! beerchug
hoanglanchi
#291 Posted : Wednesday, July 9, 2014 1:09:22 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Tóc giả mà PC. Chứ đầu hói mà. P)

Thấy cô em khen, bèn gửi tiếp kiểu tóc giả khác nè!







Bà già 65 mà vẫn xí xọn:




Phượng tím CA nè





Phượng Vũ chụp cho chị cũng OK nè



Phượng Các
#292 Posted : Wednesday, July 9, 2014 8:09:57 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cám ơn chị HLC, nhìn hình chị mát con mắt quá!
linhvang
#293 Posted : Wednesday, July 9, 2014 4:04:19 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Ai mà dám bảo đây là cụ bà HLC! BigGrin
hoanglanchi
#294 Posted : Saturday, July 26, 2014 11:57:10 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Cái ớn thứ ba của tôi trên đất Mỹ- Con đường không phải là đườ ng phượng tím, thưa các muội tiểu thư

Trích từ LanChiYesterday, những vụn vặt đời sống quanh tôi

California đang nóng. Gần 100 độ. Tuy thế nóng khô không ẩm ướt, “tèm nhẹp” như Sài Gòn. Dân California chịu nóng rất giỏi. Thời tiết vậy nhưng nhiều nhà không bật máy lạnh. Họ chỉ dùng quạt. Điều này đã khiến nhiều người “ngủ trần”. (cười). Tôi lăn xuống đất cho mát và giữa khuya mới bò lên giường. Xin đừng tò mò hỏi HLC có gia nhập đội quân “ngủ trần” không nhé!


Cái ớn thứ ba của tôi ở đất Mỹ

Nhiều năm trước khi chưa sang Mỹ, tôi hình dung một xã hội trật tự, nề nếp, nói túm lại là “rất ngon lành”. Đến, rồi ở thì bắt đầu ớn …mấy màn bắt cóc con gái trên đường vắng. Ớn thứ hai là kẻ tâm thần xả súng bừa bãi. Vụ này tôi cực lực phản đối các bậc phụ huynh. Họ, quá chiều con, không “tống” chúng vào khu riêng; lại để chúng lấy được súng của cha mẹ. Tôi mà là chính phủ Hoa Kỳ, tôi tống giam mấy bậc cha mẹ này vào tù (cười). Ớn ba là …mấy cái clinic "made in Việt Nam" (le lưỡi). Tôi có thể yêu cội nguồn nhưng nhất định không thể nào bênh vực cho nhóm người Việt làm bậy ở Mỹ, đặc biệt là ở California, vùng đất lắm người Việt, tả pí lù, nên cũng có vài cái “lù pí tả”.
Tuần rồi tôi phải đi nội soi ruột định kỳ. Trên đường đi, ông anh (có lẽ tốt bụng thì có nhưng bộc tuệch cũng có luôn!) kể rằng cái clinic mà tôi sắp đến, suýt làm ông mù mắt vì không chích thuốc mê cho ông. Mẹ ơi, trước đó khi biết tin ‘bị" nội soi ở clinic người Việt, tôi đã hơi sợ. Nay nghe ông nói, tôi càng sợ hơn. Tôi đã tính hủy nhưng nghe hết chuyện thì khám phá ra sự thể vầy: “ông nội” chuyên viên gây mê (đương nhiên người Việt!) thấy ông anh tôi đã lớn tuổi, bèn cho liều nhẹ vì sợ bệnh nhân đi đoong luôn. Khi bác sĩ mổ mắt, ông biết hết và thấy đau ghê lắm nhưng nhịn không kêu. Hôm sau ông hỏi bác sĩ vì sao mổ mất hai giờ trong khi bạn ông chỉ nửa tiếng thì bác sĩ giải thích rằng đồng tử mắt ông cứ đóng mở, đóng mở. Ông cho rằng nếu ông mê thì đồng tử đóng, chỉ tại ông chưa mê nên đồng tử cứ đóng/mở khiến bác sĩ mò mãi mới xong. (Trời đất?). Câu chuyện đưa tới chuyên viên gây mê và mới biết chuyên viên này cho mê ít vì sợ bệnh nhân mê luôn! Tôi nói rằng trên nguyên tắc, họ sẽ hỏi lăng quăng để kiểm tra mình còn tỉnh hay đã mê cơ mà. Ông anh tôi trả lời là hôm đó ông không mang máy nghe. Giời ơi là giời! Tôi nói thế là lỗi tại ông rồi. Họ hỏi nhỏ, ông không nghe và không trả lời nên họ tưởng ông đã mê. Hiểu được câu chuyện, tôi mới yên tâm đi tiếp đến clinic. Vừa đến cửa phòng, thấy chuyên viên gây mê ngồi ngay cửa ra vào, ông anh tôi buột miệng “Ông này hôm đó gây mê cho anh”.


Sự việc tiếp theo mà tôi đoán, đoán thôi nhé, vì rút kinh nghiệm ông anh tôi nên ông nội chuyên viên gây mê đã cho tôi, có lẽ nhé, hơi quá liều tí xíu chăng? Sau khi nội soi, tỉnh dậy, tôi không thấy mình bình thường như sáu năm trước làm ở Virginia. Đầu còn hơi choáng váng. Ngày đó, ở Virginia, khi ra, cậu cháu hỏi “Cô OK không”, tôi nói “Khỏe re, cô chả thấy gì cả. Vậy vì sao họ cấm không cho mình lái xe cà?”. Bây giờ, tôi thấy đầu óc không tỉnh táo như ngày đó. Tiếp theo, tôi lại vào tiệm ăn cháo. Vừa ăn xong, ông anh đi restroom, tôi muốn ói bèn đến quầy xin bịch nylon. Vừa xin xong, có lẽ chỉ vài bước đi là tôi lăn đùng ra xỉu. Sau này chủ quán nói họ định gọi 911 nhưng may quá tôi tỉnh ngay. Có lẽ xỉu chưa tới nửa phút. Tổng kết: tôi bị trầy trên mí mắt vì khi té, cái kính đeo mắt đập vào, máu chảy cũng không nhiều, bầm tím mắt và gò má, ói ra cũng ít thôi. Tôi cho rằng thuốc mê còn tác dụng nên đã làm tôi bị ngất như thế. Chả hiểu nên kết luận sao đây về chuyên viên gây mê của clinic Việt Nam?


Con đường không phải là đường phượng tím, thưa mấy muội tiểu thư!

Cũng tuần rồi, vô tình tôi “involve” vào một chuyện. Vô tình vì tôi không chú ý đến “đương sự” như mấy năm trước tôi chú ý ông Giao Chỉ hay Catherine Hoàng. Ngày đó, đọc net, nghe tin đồn này nọ, tôi bèn gửi mail hỏi trực tiếp. Tôi nghĩ rằng như thế là tốt. “Đương sự” trả lời minh bạch, chấm dứt những tin đồn nhảm nhí gây nhiễu loạn cộng đồng.
Kỳ này, “đương sự” cũng trả lời tôi nhưng câu trả lời làm tôi ngạc nhiên vì kỳ quá. Tôi phải hỏi lại, “đương sự” cũng trả lời tiếp. Tôi vẫn chưa hết thắc mắc vì vẫn kỳ quá. Không như case ông Giao Chỉ năm xưa. Ông trả lời rành rọt “Không, tôi không hề thông gia với Nguyễn Tấn Dũng”. Xong. Point final! Tuy không hết thắc mắc nhưng tôi không hỏi nữa. Sau đó vô tình tôi liên lạc với một nhân chứng. Họ cho biết chi tiết mà “đương sự” nói với tôi là không đúng. Quá ngạc nhiên, tôi hỏi lại “đương sự”.

Đây chính là cái mà tôi gọi là “bản lãnh con người” đây. Lẽ ra, “đương sự” có thể trả lời tôi lần thứ ba, hoặc đính chính, hoặc nếu không đính chính được thì giản dị “Tôi xin chọn sự im lặng kỳ này, xin chị thông cảm”. Xong. Đằng này, ma xui quỷ khiến thế nào mà “đương sự” thay vì nhã nhặn trả lời tôi thì anh ta chơi một màn viết tiếng Mẽo (! Khỉ thật) và đoạn cuối lại còn hăm dọa theo kiểu lôi lý lịch tôi ra. Trời đất ơi, kỳ không. “Đương sự” là người “public”, chuyên viết bài giảng điều hay lẽ phải cho "tha nhân", có phải việt gian đâu mà chơi trò của việt gian? Cái màn chụp mũ, vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ của việt gian mỗi khi không cãi lại được trước những chứng cớ tôi điều tra: xưa rồi Diễm.

Bất bình vì lá thư ấy, tôi bèn “toạc móng heo” sự việc cho một số người mà tôi nghĩ là cần biết. Ngay lập tức sau đó, một rồi hai nick nặc danh “nhảy ra” với ngôn ngữ cao bồi, du đãng, với nội dung hàm hồ chụp mũ tôi. Tôi bèn sắp xếp mọi việc liên quan thành một Tài Liệu, gửi ra và “tuyên bố" CLOSE vấn đề. Mọi cái chứng cớ, tôi đã trình, nay vấn đề nhận định ai sai/ ai đúng, sự thực ở đâu: là của dư luận.

Một tiểu muội Gia Long viết “Em rất phục tài làm việc của chi. Chị đóng lại vấn đề rất minh bạch, lịch sự”. Trong nội bộ, tình thân tỷ muội, tôi đùa rằng: Tỷ HLC xông phá chốn gió tanh mưa máu đã lâu. Open or close là quyền của chị. (when, how…) Không ai có thể can thiệp, xúi bẩy hay dẫn dụ. Vd việt gian hay dùng trò nói sai 1 để đương sự đính chính. Nó nói sai 2 tiếp. Đương sự lại đính chính. Nó lại nói sai 3. Đương sự lại đính chính. Đó là âm mưu dãn vấn đề, tạo hỏa mù. Trò xưa như trái đất. Đối với những trò đó, chị Lan Chi chỉ giản dị "Muốn biết HLC là ai, hãy vào web site cá nhân. Văn tức là người. Một người danh tính thật, khác kẻ nặc danh. Một người viết lịch sự, dẫn chứng, khác kẻ viết hạ cấp, hồ đồ". Khi xông pha, bảo vệ lẽ phải, chính nghĩa: con đường ấy không phải đường phượng tím, thưa mấy muội tiểu thư ngồi bên song cửa! Con đường ấy toàn dao găm, lựu đạn của lũ vc, chuyên đánh du kích. Người có bản lãnh phải biết nên close khi nào. Tôi, luôn luôn close khi tôi điều tra đã đủ. Tôi luôn trả lời "Tôi sẽ block mail XYZ tại đây" hoặc "Tôi dành quyền không trả lời cho các nick nặc danh". Ca va. (cười).

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#295 Posted : Sunday, July 27, 2014 7:06:11 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Hội Quốc Tế Y Sĩ trao giải thưởng văn học Melbourne 2014



LGT: Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do vừa công bố giải thưởng Văn Học 2014. Xin mời xem phần trò chuyện của Hoàng Lan Chi với các vị liên quan. Đặc biệt Chủ Tịch Hội, Bs Cấn Thị Bích Ngọc, cũng là ‘tiểu muội” Gia Long của Hoàng Lan Chi.

Bs Cấn Thị Bích Ngọc- Chủ tịch Ban Chấp Hành Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do-Hội Trưởng Hội Ái Hữu CNS Gia Long -Montreal Canada

HLC: Xin chào Bác Sĩ Bích Ngọc. Chúng tôi có nhận bản tin của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do về giải thưởng Văn Học. Xin được phép: Giải thưởng này có từ bao giờ, do ai đề nghị, mục đích và giá trị hiện kim?

BS: Thưa chị Hoàng Lan Chi, nhằm mục đích phát huy nền văn học hải ngoại, ý kiến tổ chức một giải văn học có tầm mức quốc tế đã được BS Phạm Hữu Trác khởi xướng và nhanh chóng được sự tán trợ của hai vị cựu chủ tịch, bác sĩ Trần Nguơn Phiêu và bác sĩ Nguyễn Đức Liên, do đó hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (HQTYSVNTD) trong kỳ họp đại hội mùa hè năm 2000 tại Paris, đã chấp thuận cho thực hiện một cuộc tuyển lựa các văn phẩm có giá trị, đặt tên là Giải Văn Học của HQTYSVNT

Giải lần đầu tiên tiến hành trong nhiệm kỳ 2000-2002, lễ phát giải được tổ chức nhân dịp Đại Hội Quốc Tế Y Nha Dược Sĩ VNTự Do được tổ chức tại Nam Cali, Hoa Kỳ. Lễ phát Giải Văn Học kỳ hai được tổ chức tại Sydney, Úc và Giải Văn Học lần thứ ba được tổ chức tại SanJose, Hoa Kỳ vào năm 2008. Và Lễ phát Giải Văn Học kỳ bốn sẽ được tiến hành nhân kỳ Đại Hội Y Nha Dược Quốc Tế Việt Nam Tự Do tại Melbourne, Úc ngày 9 tháng 8 năm 2014 sắp đến.

Thông thường Giải Văn Học của Hội chúng tôi bao gồm hai thể loại: biên khảo và sáng tác với đề tài tự do. Nhưng Giải Văn Học kỳ bốn này chỉ gồm thể loại biên khảo với một đề tài duy nhất, đó là Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn sau 39 năm Lưu Vong: Chân Dung, Thành Quả và Tương Lai. Sau gần bốn thập niên lưu vong, chúng tôi mong mỏi có được những tác phẩm biên khảo giá trị về cộng đồng người Việt trên toàn thế giới tự do. Vì đây sẽ là những tài liệu lịch sử quý giá về chúng ta.

Chúng tôi đưa ra ba giải: Giải Nhất: 5000 US, Giải Nhì: 3000US, Giải Ba:1000US.

Tác phẩm Giá Tự Do của tác giả Lâm Vĩnh Bình đoạt điểm cao nhất trong số các tác phẩm dự thi, và đã được bình chọn Giải Melbourne, tức giải cao nhất. Nhà văn Chu Tất Tiến với tác phẩm Người Việt trên đất Mỹ và tác giả Vĩnh Liêm với Bức Chân Dung Cộng đồng Người Việt tại Hoa Kỳ đã cùng đoạt giải ba.

HLC: Xin một chút về Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do? Thành lập từ bao giờ, có bao nhiêu hội viên, trụ sở chính tại đâu, tôn chỉ, mục đích, nhiệm kỳ.?

BS: Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam được khai sinh tại Montréal năm 1987. Sau một thời gian vận động, chính thức thành lập tại Paris 1991.

Hội gồm có các hội thành viên tại Mỹ, Canada, Pháp , Úc và các nước ở Âu Châu,

Các Hội Y Sĩ quốc gia đề cử đaị biểu để thành lập cơ quan điều hành hội, mỗi nhiệm kỳ hiện tại kéo dài ba năm. Ban điều hành gồm hai thành phần Hội Đồng Đại Diện và Ban Chấp Hành. BN là chủ tịch BCH, BS Trần Đình Thủy ở Dallas giữ trách vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đai Diện. Ngoài ra còn các vị cố vấn: BS Phạm Hữu Trác (Canada), Trần Văn Tích (Đức) cũng như các uỷ ban đặc nhiệm (Y Tế và Huấn Luyện, Xã Hội Nhân Quyền, Y Tế Cộng Đồng).

Tôn chỉ của Hội bao gồm ba mục tiêu: 1) Thăng Tiến Nghề Nghiệp, 2)Phục Vụ Cộng Đồng tại các quốc gia sở tại 3) Tích cực yễm trợ các phong trào đấu tranh cho Dân Chủ, Nhân Quyền tại Việt Nam. Hội QTYSVNTD rất hãnh diện có được sự hợp tác của BS Nguyễn Thể Bình tại Washington DC, một nhà tranh đấu Nhân Quyền rất tích cực và sinh viên Y KHoa Nguyễn Khuê Tú, Vancouver hiện giữ chức vụ Ủy viên Nhân Quyền của Liên Hội Người Việt tại Canada.

Hiện tại trụ sở của HộiQTYSVNTD được đặt tại Montreal, Canada, địa chỉ liên lạc điện thư: hqtysvntd

HLC: Là người điều hợp nhưng bác sĩ có tham gia công việc giám khảo không? Nếu có, xin cho một nhận định tổng quát về các bài dự thi?

BS: Thưa chị Lan Chi, Bích Ngọc không có đủ khả năng để bình chọn. Nhưng Bích Ngọc có may mắn là người nhận được tất cả các tác phẩm dự thi và người được tiếp nhận trực tiếp ý kiến tuyển lựa của mỗi vị giám khảo, vì các giám khảo có thể trao đổi về các thang điểm, nhưng trong việc bình điểm thì các vị hoàn toàn độc lập để không bị và không gây ảnh hưởng đến việc tuyển lựa của các giám khảo khác.

Bn nhận thấy đề tài GVH lần này rất phù hợp cho thời điểm lưu vong của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn. Nhưng rất tiếc, rất nhiều tác phẩm gửi đến đã bị lạc đề. Có nhiều tác giả gửi tác phẩm sáng tác,như vậy là ngay từ đầu đã không được giữ lại. Đó cũng là số phận của nhiều tác phẩm biên khảo, nhưng không đúng chủ đề. Chỉ có những tác phẩm biên khảo về Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn mới được Hội Đồng Tuyển Lựa giữ lại. Do đó nhiều tác phẩm sáng tác hoặc biên khảo có giá trị vẫn không được tuyển chọn. Điều này thật đáng tiếc cho tác giả. BTC đã có ý định vinh danh một số tác phẩm hoặc thành lập Giải Khuyến Khích; nhưng sau cùng vì nhiều lý do, chúng tôi chỉ trao Giải Khuyến Khích trị giá 500 US cho tác giả Nguyễn Vũ Bình ở Việt Nam. Tuy ở Việt Nam nhưng ông là người đầu tiên gửi ba tác phẩm dự thi.

Nhân dịp này chúng tôi muốn giới thiệu đến đồng hương hải ngoại một bộ sách dạy Việt Ngữ giá trị được thực hiện bởi hai tác gỉa Nguyễn Yến và Nguyễn Thu Hà ở Edmonton, Canada (0.thuha và yennguyen123)

Đây là một bộ sách gồm 4 quyển cho 4 cấp lớp từ 1 đến 4, đặc biệt các cháu sẽ được biết đến lịch sử VN với gương anh hùng Nguyễn Thái Học, lịch sử đất Huế, văn hoá Việt Nam.

Nhân dịp này, chúng tôi xin cám ơn tất cả các tác giả đã gửi tác phẩm dự thi. Tuy chỉ có 3 tác phẩm được đoạt giải, nhưng chúng tôi rất tự hào và vững tin về một nền văn học hải ngoại phong phú đa dạng và nhân bản qua các tác phẩm đã nhận được.

Xin cám ơn chị Lan Chi đã cho chúng tôi cơ hội trình bày về Giải Văn Học và Hội QTYSVNTD.

BS Nguyễn Lê Hiếu, Ban Tuyển Lựa

HLC: Xin chào BS Nguyễn Lê Hiếu. Được biết BS là một giám khảo. Xin chia sẻ về công việc giám khảo? Vd đọc bài thế nào, chấm bài theo những tiêu chuẩn nào?

NLH: Tôi chỉ là một thành-viên ban tuyển-lựa, không dám nhận là giám-khảo. Các thành-viên có bàn qua về tiêu-chuẩn chọn-lựa nhưng rút cuộc thì mỗi người đề-nghị bảng định giá riêng-rẽ.

Phần tôi, xin ghi-nhận là giải Văn-học năm nay đặc-biệt vì chủ-đề rõ-ràng và hạn-chế trong khuôn-khổ khảo-cứu để tìm giải-đáp cho ba câu hỏi về Cộng-đồng người Việt: chân-dung, thành-quả và tương-lai. Đó là lý-do tại sao, mặc dù chúng tôi rất cảm-phục công-lao và thiện-chí cuả nhiều tác-giả, một số tác-phẩm giá-trị gửi về không xử-dụng được cho giải Văn-học 2014.

Đọc xong tác-phẩm gửi về cho ủy-ban tuyển-lựa, người đọc phải thấy bài giải cho ba câu hỏi đó. Cá-nhân tôi dùng bực thang 20 điểm tối-đa: 5 điểm cho mỗi phần của ba giải-đáp; 5 điểm cuối dành cho số lượng và cách thẩm-định tài-liệu, cách phân-tích và sắp-xếp tổng-quát các dữ-kiện; đặc-biệt phần bàn về tương-lai, ngoài việc phân-tích dữ-kiện, nên đánh giá khả-năng dự-phóng về tương-lai và quan-niệm về vai trò của Cộng-đồng, sự dung-hòa giữa hai lãnh-vực xã-hội và chính-trị, cũng như giữa địa-phương sinh-sống và quê-hương xa-vời.

HLC: Xin chia sẻ về tác phẩm giải nhất? BS “tâm đắc” những điểm nào nhất của tác phẩm? Có điểm gì trong tác phẩm chưa hoàn chỉnh không?

NLH: Ủy-ban không gọi là giải-nhất mà là giải Melbourne, theo truyền-thống lấy tên nơi họp Hội Y-sỹ Quốc-tế năm phát giải. Các thành-viên trong ủy-ban tuyên-lựa tặng điểm khá cao cho Tác-phẩm Giá Tự-do của ông Lâm-Vĩnh-Bình.

Về phương-pháp, tác-giả sử-dụng nhiều tài-liệu, thống-kê. Về phần chân-dung, ông phân-tách theo nhiều góc-cạnh: tính-cách lúc ra đi, di-tản hay vượt biên vượt biển; phương-tiện ra đi, máy bay bốc hay theo thuyền hải-quân/tư-nhân; vượt biên (“bộ-nhân”) hay thuyền-theo các đợt, theo thời-gian và theo các loại chương-trình khác nhau, HO, HR, Con lai v.v. cùng là dấu-tích cuộc ra đi gian-khổ; rồi phân-tích theo không-gian, các trại tỵ-nạn, các nước đón nhận cho định-cư; theo từng nước; mỗi nước lại chia theo địa-phương và có phần đúc-kết tổng-quát. Riêng ở Hoa-kỳ và Canada, có nhiều chi-tiết, nhiều dữ-kiện, kể cả dẫn-chứng một số nhân-vật thành-công lớn, tiêu-biểu trong nhiều ngành, cùng là các khó-khăn và một số điểm yếu-kém như là về ngôn-ngữ, học-vấn, tài-chính kinh-tế, chuyện xung-khắc thế-hệ hay vấn-đề bị kỳ-thị hay chính mình kỳ-thị.

Phần thành-quả đại-cương đã trình-bày theo quốc-gia chú-ý đặc-biệt về các vận-động chống Cộng và về sinh-hoạt văn-học, tác-giả cũng phân-tích dưới nhiều góc-cạnh: chia theo giai-đoạn, xét theo thể-loại, xếp theo địa-phương. Nếu về mặt phương-pháp cho hai phần trên gồm thu-thập nhiều tài-liệu rối phân-tích đúc-kết thì tác-giả đã thành-công lớn. Hai phần này là kho tài-liệu phong-phú cho ai muốn nghiên-cứu thêm.

Phần hướng về tương-lai, tác giả nói về việc thiếu các thế-hệ nối-tiếp và tình-trạng chia-rẽ (tr.275), dự-đoán sự suy-thoái văn-học (tr. 255-7), tương-lai ít sáng-sủa về sách Việt, tiếng Việt, văn-hóa Việt (tr.280, 283).Ông quy cho thái-độ “nhập-nhằng” của phụ-huynh và vị-thế yếu-kém tự-nhiên của tiếng Việt trước một ngôn-ngữ mạnh (tr. 285; ở đây có lẽ là tiếng địa-phương, tiếng chính-thức của nhóm đa-số?). Tác-giả rụt-rè gợi ý giao-lưu chất xám và giao-lưu văn-hóa (tr.276-80). Rồi ông điểm câu nói theo Uwe Siemon-Netto, chế-độ CS sẽ chấm dứt, nước Việt-Nam sẽ được xây-dựng từ đầu . Ông không để ý đến vế trên của Uwe Siemo-Netto: có thể phải mất nhiếu thế-hệ. Thế thì cộng-đồng người Việt ngồi chờ vài thế-hệ nữa hay sao? (trong khi chính sinh-hoat văn-học (và văn-hoá) đang suy-thoái? Phần ba này có thể khai-triển thêm cho tương-xứng với hai phần đầu.

Phần điểm còn lại dành cho phần dẫn-giải và thư-mục rất đầy-đủ, hình ảnh nhiều, các bảng thống-kê chi-tiết. Có những lỗi đánh máy nhỏ hay bảng cần sửa chữa thì tác-giả đã làm rồi.

Tóm lại, cũng như các thành-viên khác, tôi thấy công-trình nghiên-cứu này rất công-phu, có giá-trị cao, là tài-liệu khả-tín để dùng khi nghiên-cứu về công-cuộc tỵ-nạn của dân Việt sau khi nước bị CS đánh chiếm.

Xin nói thêm là biên-khảo không cần thiết phải hoàn-toàn dựa trên con-số và thống-kê mà có thể ngả sang khoa-học nhân-văn nhắm nhận-xét rồi mô-tả các mẫu người Việt tỵ-nạn và phương-cách người-này-người-nọ hội-nhập hay hòa-nhập ra sao. Hai tác-phẩm khác cũng được giải-thưởng năm nay dựa vào những nhận-xét về nhiều mẫu người hay nhiều cảnh-huống, những mẫu người đa-diện, trong những ngành sinh-hoạt khác nhau (y-giới, luật-sư, tư-nhân, v.v.). Cuốn Người Việt trên đất Mỹ của Chu-Tất-Tiến là phóng-sự tràng-giang chứa một chuỗi những bức tranh sống-động; những bức-tranh minh-họa bằng lời phụ thêm vào việc mô-tả chân-dung (Các bà xếp Việt hay Người Việt “năm-bờ-oăn”. Những chân-dung linh-động này có được là do tài nhận-xét tinh-tế và dòng văn linh-động của tác-giả.

Tương-tự, Bức Chân dung Cộng đồng Người Việt tị nạn ở Hoa kỳ của Vĩnh-Liêm đăc-biệt liệt-kê các nhân-vật xuất-sắc, hội-nhập và thành-công, chứa nhiều chi-tiết tốt, lướt qua những phần có thể kém tốt hơn. Phần thành-quả kể rất đông nhân-vật đã thành-công trong xã-hội mới (hội-nhập và thành-công) Phần này, mang hình-thức kể-lể (narrative) những trường-hợp xuất-sắc, không nhắm vào tập-thể, nên không có thống-kê, không có tính-cách tiêu-biểu cho cộng-đồng. Mỗi nhân-vật đều có nhiều chi-tiết tốt nhưng không thấy nói nhiều về những thiếu-sót hay phạm lỗi trong cộng-đồng. Tổng-hợp lại cũng vẽ cho chúng ta một chân-dung cộng-đồng sống-động nhưng tương-lai chưa khả-quan lắm.

Ông Lâm Vĩnh Bình-Canada-Giải Melbourne- “Giá Tự Do”

HLC: Xin chào tác giả Lâm Vĩnh Bình. Xin hỏi, Ông đã từng viết từ lúc nào, đã từng tham dự các cuộc thi văn học bao lần?

LVB: Xin chào cô Hoàng Lan Chi và cám ơn cô đã cho tôi có dịp giải bày đôi điều.

Tôi viết biên khảo từ năm 1980, lúc ấy trong lãnh vực chuyên môn của tôi (Thư Viện học). Những bài viết bằng Pháp văn về đa văn hóa, thư viện sắc tộc, hội nhập của người di dân, được đăng trong các tạp chí chuyên môn. Tuy tôi không dự thi, tác phẩm đầu tay là L’immigration et les communautés culturelles du Québec 1968-1990 đã được nhà xuất bản «Documentor» ở La Pocatière (Québec) trao giải thưởng bằng cách ấn hành miễn phí tác phẩm nầy và quyển tài liệu được phổ biến rộng rãi, sử dụng trong các trường trung và đại học như tài liệu tham khảo.

Sau khi tôi hưu trí năm 2007, tôi viết biên khảo bằng tiếng Việt về các vấn đề văn hóa, xã hôi, chính trị, đặc biệt các vấn đề về Việt Nam. Cho đến nay, tôi có khoảng 50 bài biên khảo dài đăng trong các tạp chí và trang mạng ở Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Úc.. Biên khảo «Con cháu các cụ» được giải ba của Tạp Chí Đối Lực – Kinh tế Thị Trường (Toronto) năm 2013.

HLC: Do đâu ông biết cuộc thi này của Hội Quốc Tế Y Sĩ? Vì sao ông quyết định tham gia?

LVB: Tôi được biết cuộc thi nầy qua thông cáo của Hội Quốc Tế Y sĩ Việt Nam Tự do phổ biến trên internet. Lý do chính yếu để tôi viết và tham gia cuộc thi vì trong 30 năm làm quản trị thư viện, tôi thường được độc giả yêu cầu giới thiệu một quyển sách chuyên khảo về các cộng đồng người Việt tại Canada và trên thế giới mà cho đến nay vẫn còn vắng bóng trong các bộ sách nghiên cứu về sắc tộc (Ethnic Studies). Đã gần 40 năm rồi, nhiều người ra đi năm 1975 nay đã lần lượt vĩnh viễn ra đi, thế hệ con cháu của ngưởi tị nạn cần có một văn bản ghi lại dấu vết của quá khứ để cho chúng biết lý do của cuộc ra đi, hành trình gian khổ của ông cha trên đường vượt biển vượt biên cũng như những ngày tháng họ phải khiêng vác trong các hãng xưởng hay phải đi học lại buổi tối sau một ngày làm việc cật lực cốt để bằng mọi giá đưa con cháu trở lại trường học để có một ngày mai tươi sáng trên trường đời. Giá Tự Do viết về cuộc di cư và lập cư của người Việt tị nạn trên thế giới.

HLC: Ông viết tác phẩm Giá Tự Do trong bao lâu? Chất liệu lấy từ đâu?

LVB: Tôi viết trong tâm tưởng tôi từ khi đặt chân xuống phi trường Dorval ở Montréal vào mùa Xuân năm 1975, lúc ấy tuy trời có nắng nhưng vợ con tôi vẫn lạnh run vì áo quần không đủ ấm. Tôi bắt đầu viết trên những trang giấy rời rạc kể từ khi tôi vào ngành thư viện và tôi viết thành sách từ Giáng Sinh 2013. Tôi đã đọc hàng ngàn trang sách báo trong các thư viện do tôi quản trị, các trang mạng, các tài liệu cung cấp bởi các đồng nghiệp, thân hữu khắp nơi và tài liệu sống qua các lời kể của độc giả vì nhu cầu của công việc và tri thức của tôi. Đó là chất liệu để tôi viết quyển sách nầy.

HLC: Cảm tưởng của ông khi được tin trúng giải nhất? Gia đình, bạn hữu của ông đã có những chia sẻ gì?

LVB: Tôi vui sướng khi được Hội Đồng Giám Khảo và Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự do trao giải, không những vì giải thưởng mà vì niềm vui được cống hiến cho đồng bào tị nạn của tôi một tài liệu biên khảo cập nhật hóa, được viết theo những nguyên tắc căn bản của ngành biên khảo. Dĩ nhiên gia đình và bạn hữu tôi chia sẻ với tôi niềm vui nầy, nhiều độc giả học giả tán thưởng thí dụ như ông Stephen B.Young, người đã vận động cho chính phủ Mỹ chấp nhận cuộc di tản người Việt đến Mỹ hồi tháng 4 năm 1975.

Tác Giả Chu Tất Tiến- giải ba

Tôi say mê viết từ năm 1968, sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Mỹ (Officer Candidate School) về với cấp bậc Thiếu Úy, và được chỉ định làm Sĩ Quan Cán Bộ Trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau đó, tôi theo học Chiến Tranh Chính Trị tại trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, và được điều về làm Trưởng Ban CTCT, kiêm Trưởng ban An Ninh, kiêm Quản Lý Hội Quán Sinh Viên của trường. Năm 1973, biệt phái về Trường Quốc Gia Hành Chánh. Đi tù gần 6 năm. Sang Mỹ năm 1990. Đi học lại và trở thành Giáo sư Trung Học, nhưng rồi lại bỏ vì sự kỳ thị. Làm California State Examiner môt thời gian, học tiếp Psychology để làm Counselor cho người tâm thần. Chức vụ cuối cùng trước khi về hưu: Phó Giám Đốc Cơ Quan Westview Services.

Tác phẩm dự thi: Cuốn “Người Việt trên đất Mỹ” là môt điều mơ ước từ lâu, ngay từ khi mới sang Mỹ. Nhận thấy sự va chạm giữa hai nền văn hóa (Cultural Shock) đã tác động mạnh đến người Việt di tản, làm cho con người Việt Nam thay đổi tư cách rất nhiều, nên đã nẩy sinh ra môt nhu cầu phải viết tất cả những “hỉ, nộ, ái, ố” của cộng đồng Việt Nam, mong góp ý về cách sống trong xã hội Mỹ, làm sao cho sống được hạnh phúc trên xứ người mà vẫn bảo vệ được văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong khi đa số đã nỗ lực tiến lên cho kịp (và hơn) người bản xứ, thì cũng có một thiểu số, phó mặc tương lai mình trôi theo dòng đời, chấp nhận sống qua ngày. Chỉ có một số nhỏ những người vì không có đủ cá tính mạnh mẽ, bị vẻ hào nhoáng của xã hội cám dỗ, nên đã làm giầu bất chính, mang tiếng xấu cho cộng đồng. Ngoài ra, trong sinh hoạt xã hội, nhiều người Việt vì quá hiền hòa, nên đã không biết cách ứng xử với người chung quanh, cũng như không hiểu phương cách giáo dục con cái. Do đó, họ đã bị thiệt thòi rất nhiều trong việc cùng nhau tiến lên, và để lại thế hệ sau nhiều điều buồn hơn vui. Khi viết cuốn sách này, tác giả mong đồng hương nhìn về những tấm gương sáng vượt trội của người Việt trên đất Mỹ để bỏ những sinh hoạt xấu, mà đoàn kết, bắt tay nhau để cùng tiến bộ. Từ đó, mới mong có ngày làm được điều chi cho đất nước Việt Nam yêu quý đang bị tàn phá bởi bọn Cộng Sản mãi quốc cầu vinh, rước voi về dầy mả tổ, hèn với giặc – ác với dân.

Tâm nguyện sau cùng là được nhìn thấy quê hương sạch bóng quân Cộng Sản, người dân được thực sự hưởng Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền và để cho tên tuổi Viêt Nam lại vang lừng thế giới.

Tác Giả Vĩnh Liêm-giải ba

Vĩnh Liêm viết văn và làm thơ từ năm 1964 trên Tiểu Thuyết Thứ Năm; đồng thời cộng tác với một số nhật báo, tuần báo, và tạp chí tại Sài Gòn trước năm 1975. Tại hải ngoại, từ năm 1980 đến nay, Vĩnh Liêm đã xuất bản 9 văn thi phẩm bằng cả hai thứ tiếng Việt và tiếng Anh. Trong lãnh vực báo chí, Vĩnh Liêm đã giữ các chức vụ, như: Tổng Thư Ký tạp chí Hành Trình và Hành Động, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút nguyệt báo Việt Nam Thời Báo / The Vietnam Times tại Washington, D.C., và Chủ Bút đặc san Sao Trắng tại Miami, FL. Vĩnh Liêm nguyên là hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội từ năm 1966; có thơ đăng trong tuyển tập thơ Đầu Gió do Cục Tâm Lý Chiến xuất bản năm 1972.

Tác phẩm dự thi:

Sau khi nhận được tin, qua Internet ngày 27-03-2014, Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do tổ chức giải thưởng Văn Học năm 2014, Vĩnh Liêm liền phác thảo tựa đề và nội dung cuốn sách “Bức Chân Dung Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở Hoa Kỳ, 1975-2014”. Cuốn sách được viết ròng rã trong vòng 42 ngày (kể cả việc sưu tầm tài liệu trên Internet, lục lại một số tài liệu qua Email còn giữ trong folders, chuyển dịch tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt, đánh máy và lay out cuốn sách).

Nguồn cảm hứng để viết cuốn sách vì tác giả là Thuyền Nhân, đã từng ở trong 2 trại tị nạn (Vayama Camp, Thailand và Ft. Indiantown Gap, Pennsylvania), đã có thời gian hoạt động cộng đồng và rất yêu mến cộng đồng (Sáng lập viên kiêm Tổng Thư Ký Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại St. Louis, Missouri, từ 1976-1979; Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại, từ 1980-1986; Ủy viên Ban Thường Vụ Cộng Đồng Người Việt MD-DC-VA, từ 1993-1995).

Có sống trong hoàn cảnh tị nạn mới biết được nỗi lòng của người trong cuộc (nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ vợ con, nhớ bạn hữu, nhớ đồng đội…). Viết cuốn “Bức Chân Dung…” để ghi lại những hình ảnh đẹp lẫn xấu của người Việt tị nạn (bi thương, can đảm, thất bại, thành công…).

Hoàng Lan Chi thực hiện 2014
hoanglanchi
#296 Posted : Monday, July 28, 2014 6:40:24 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trò Chuyện với Lan Chi -Cecilia Marshall-Giám Đốc APIASF- (Tổ chức non profit-cấp học bổng cho sinh viên




Introduction: Vietnamese is one race among the major Asian American groups. To secure the future of America, APIASF, an organization that has been active for almost ten years to provide scholarships for Asian Americans and Pacific Islanders. Below is the conversation between Hoang Lan Chi and Cecilia Marshall, an APIASF director.

Giới thiệu: Người Việt là một trong những sắc tộc đông dân nhất trong nhóm người Mỹ gốc Á châu. Để bảo vệ cho tương lai của Hoa Kỳ, APIASF, một tổ chức được thành lập gần 10 năm có cấp học bổng cho tất cả học sinh người Mỹ gốc Á châu và nhóm đảo Thái Bình Dương. Dưới đây là phần đối thoại giữa Hoàng Lan Chi và Cecilia, giám đốc APIASF.

Tất cả học sinh người gốc Á Châu hay nhóm đảo Thái Bình Dương, sắp vào “college” hay đang học “college”, có điểm trung bình 2.7/4 đều có thể nộp đơn xin học bổng APIASF do nhiều công ty tài trợ với mức 5,000MK/ 1 năm tại web site www.apiasf.org

1-HLC: Hi Cecilia. Since when you became the director of the APIASF scholarship fund? And what are your main functions ?
HLC: Chào Cecilia. Xin bà cho biết bà nhận chức vụ giám đốc tổ chức APIASF từ lúc nào và công việc chính của bà là gì?
Cecilia: I joined the Asian & Pacific Islander American Scholarship Fund (APIASF) as Director of the APIASF Scholarship Program in June of 2014. The Director for the APIASF Scholarship Program is responsible for overseeing and managing the organization’s core general scholarship program and its AANAPISI scholarship program.
Cecilia: Tôi đã bắt đầu làm việc tại Asian & Pacific Islander American Scholarship Fund (APIASF) – Quỹ Học Bổng Hoa Kỳ Cho Người Á Châu & Người Thuộc Nhóm Đảo Thái Bình Dương – vào tháng 6 năm 2014. Giám đốc của APIASF thì phải chịu trách nhiệm kiểm soát và quản lý tất cả việc làm chính yếu của tổ chức cũng như những chương trình học bổng của hội và các chương trình học bổng khác có liên quan như ANAPISI.

2-HLC: Besides the main web site, what other methods that APIASF used to inform public about its scholarship program ?
HLC: Ngoài web site chính thức, tổ chức APIASF dùng cách nào khác để giới thiệu đến với toàn thể cộng đồng khắp nơi về những chương trình học bổng?
Cecilia: In addition to the APIASF web site APIASF has a blog and we share information on Facebook and Twitter. The blog is by and for recipients of the Asian & Pacific Islander American Scholarship Fund (APIASF) and APIASF/Gates Millennium Scholars (GMS) scholarships (“Scholars”). APIASF staff performs outreach to targeted under-represented communities to promote the APIASF application from August through December. Outreach staff visits high schools and community organizations. In addition, APIASF promotes alumni scholar outreach to their hometowns including providing training and materials for alumni presentations.
Cecilia: Ngoài web site chính thức, tổ chức APIASF còn có blog, facebook và twitter để chia sẻ tin tức. Blog thì được dùng bởi và dành cho chương trình Học Bổng Hoa Kỳ Dành Cho Người Á châu và người thuộc Nhóm Đảo Thái Bình Dương (Asian & Pacific Islander American Scholarship Fund – APIASF và APIASF/Gates Millennium Scholars (GMS) Scholarships (“Scholars”). Các nhân viên của APIASF thực hiện những cuộc tiếp xúc với những cộng đồng ít biết đến để giải thích nhiều thêm hơn về tổ chức APIASF từ tháng 8 đến tháng 12. Những nhân viên này đến những trường trung học xung quanh và tổ chức cộng đồng. Thêm vào đó, APIASF khuyến khích những cựu học sinh từng được nhận giải phải tiếp xúc với cộng đồng của chính họ nơi họ sinh sống, và APIASF cung cấp thời gian huấn luyện và tài liệu cần thiết để các người này giới thiệu về học bổng APIASF với cộng đồng.

3-HLC
: APIASF has been around for about 8 years now, how many people received the scholarships and which race got the most ?
HLC: APIASF đã hoạt động hơn 8 năm, có bao nhiêu người được nhận lãnh học bổng này và sắc tộc nào được nhận giải nhiều nhất trong suốt mấy năm qua?
Cecilia: Since 2003, APIASF has distributed more than $70 million in scholarships to AAPI students across the country and in the Pacific Islands. Click here to see demographics on the 2013-2014 general scholarship cohort.
Cecilia: Kể từ năm 2003, APIASF đã phát trên $70 triệu USD học bổng cho những học sinh AAPI (American Asian and Pacific Islander) trên toàn quốc và tại những hải đảo trên Thái Bình Dương. Xin bấm vào đây để được rõ hơn về những địa hình các nơi đại diện được nhận học bổng trong niên khóa 2013-2014.


4-HLC: How does the application process work ? what are the criteria ?
HLC: Xin bà cho biết tiến trình của việc việc nộp đơn và các yêu cầu?
Cecilia: The APIASF general scholarship and APIASF AANAPISI scholarship applications are completely online. Applicants provide family educational history, financial information, high school and college enrollment data, extracurricular activities, work experience and essays.
Cecilia: Chương trình học bổng của APIASF và nộp đơn xin học bổng của APIASF AANAPISI đều được thực hiện “online” . Người làm đơn phải cho biết về trình độ học vấn của những người trong gia đình, về lợi nhuận thu nhập, thành tích học trung học và đại học, những tham gia thể thao hay xã hội ngoài giờ học, kinh nghiệm làm việc và bài luận văn.


5-HLC: Can a recipient reapply for the scholarship? if yes, how does the process work ?
HLC: Người đã nhận học bổng có thể viết đơn xin nhận lần nữa hay không? Nếu được thì bằng cách nào?
Cecilia: APIASF general scholarship and APIASF AANAPISI scholarship recipients can apply for another APIASF scholarship but students can only receive one APIASF scholarship at a time.
Cecilia: Người đã nhận học bổng APIASF và học bổng APIASF AANAPISI được quyền nộp đơn xin các loại học bổng khác của APIASF nhưng người ấy chỉ có thể học bổng APIASF một lần duy nhất mà thôi.


6-HLC: Does APISASF have the complete authority or receive inputs from others in regard to the application process & to distribute the scholarships ?
HLC: Xin hỏi rằng APIASF hoàn toàn quyết định việc cấp hay từ chối phân phát học bổng cho một cá nhân nào đó hoặc có sự đề bạt từ một cá nhân hay đoàn thể nào đó trong việc phân phát học bổng?
Cecilia: APIASF has a scholarship committee to manage all aspects of the APIASF scholarship programs.
Cecilia: APIASF có một hội đồng điều hành và xem xét mọi chi tiết về chương trình cung cấp học bổng APIASF này.


7-HLC: Have you ever visited an Asian or Pacific Islander community ? if yes, what are your thoughts ?
HLC: Xin hỏi bà có bao giờ đến viếng thăm những cộng đồng Á Châu hay người trong nhóm đảo Thái Bình Dương không? Nếu có, xin bà cho biết ý kiến cá nhân về các hội đoàn này?
Cecilia: Yes, I have visited many communities with large Asian American or Pacific Islander (AAPI) populations. Every community faces different challenges and it’s important to research a wide range of communities we serve to ensure that we are serving the most underserved. Our recent report titled “Invisible Newcomers: Refugees from Burma/Myanmar and Bhutan in the United States” is a great example of that.
Cecilia: Vâng, tôi đã từng đến thăm viếng giao thiệp với những cộng đồng với số đông người Mỹ gốc Á Châu hay nhóm đảo Thái Bình Dương (AAPI). Mỗi cộng đồng đều phải trực diện với nhiều thử thách khác nhau và điều quan trọng là phải biết tìm hiểu nhiều cộng đồng khác nhau mà chúng tôi phục vụ để chắc chắn rằng chúng tôi phục vụ cộng đồng thiếu thốn nhất. Bản tường trình mới nhất của chúng tôi là kết quả rõ ràng nhất về dự kiện này. “Invisible Newcomers: Refugees from Burma/Myanmar and Bhutan in the United States


8-HLC: What’s your advice to Asian or Pacific Islanders students who are about to enter college or to graduate from college ?
HLC: Xin bà cho lời khuyên đến các học sinh gốc Á Châu hay nhóm đảo Thái Bình Dương sắp sửa bước vào đại học hoặc sắp sửa ra trường đại học?
Cecilia: My advice to AAPI students is to research many scholarship opportunities and to set clear educational and professional goals with steps for how to reach those goals.
Cecilia: Lời khuyên của tôi đến các học sinh AAPI là hãy tìm hiểu tất cả các cơ hội xin học bổng chuẩn bị một chương trình học rõ rệt hoặc một ngành nghề chuyên nghiệp cho chính mình, với từng bước một để đạt mục đích.

9-HLC: Is there anything else you’d like to share with our readers ?
HLC: Xin hỏi bà còn muốn chia sẻ điều gì nữa với độc giả chúng tôi?
Cecilia: Thank you for your interest in APIASF! Our vision is to see that all Asian American and Pacific Islanders have access to higher education and resources that cultivate their academic, personal and professional success regardless of their ethnicity, national origin or financial means. Our mission is to make a difference in the lives of AAPI students by providing them with resources that increase their access to higher education which serves as the foundation for their future success and contributions to a stronger America.
Cecilia: Cảm ơn bà đã tỏ ra quan tâm đến APIASF! Ước vọng của chúng tôi là muốn thấy tất cả các học sinh người Mỹ gốc Á Châu và nhóm đảo Thái Bình Dương có cơ hội học hành để tạo một phương cách nâng đỡ thành công trong học vấn, con người cũng như chuyên nghiệp bất kể đến sắc tộc, quốc tịch trước đó hay khó khăn tài chánh. Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo một sự đổi mới cho cuộc sống của những học sinh AAPI bằng cách cung cấp đến họ những “nguồn tài trợ” có thể giúp họ có điều kiện để học cao hơn, để từ đó tạo nền tảng cho những thành công trong tương lai của họ và đóng góp cho một xứ Hoa Kỳ mạnh hơn.

HLC: Xin cảm ơn bà.

Hoàng Lan Chi
(Bản dịch của CT)
hoanglanchi
#297 Posted : Saturday, August 2, 2014 3:47:20 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Từ Nay Không Xin Học Bổng Nữa!



Năm rồi tôi vô tình lang thang gặp Học Bổng APIASF dành cho sắc dân Châu Á-Thái Bình Dương, nộp và đoạt. Khi nộp đơn, tôi chỉ muốn thử “Sức mạnh của chữ nghĩa”. (cười). Tôi viết rằng, tôi lớn tuổi (nhưng không nói rõ là bao nhiêu!), tôi chọn nghề cắm hoa đấy, “rồi siu”?! “Siu” ở đây là Sao, Ban Giám Khảo còn phân chia giai cấp không? Cái phân chia giai cấp là do tôi bịa ra đấy, ám chỉ lớp trẻ đang theo đuổi các ngành y tá, luật sư, y, dược, nha, còn lớp già như tôi thì chọn nghề khác. Lúc đoạt giải, tôi thích chí lắm vì tự biết mình phải “ngon” mới thắng chứ. Ngon nhất là cả đời “bà Tổng” (nickname lũ con đặt cho tôi) chưa bao giờ biết xin học bổng là thế nào, chưa bao giờ biết viết “essay” là thế nào. “Bà tổng” cứ viết như là bà nghĩ, khỏi cần hỏi ai, xem ai.

Năm nay, không phải tại tôi nhé, tại bà “teacher” nghe. Bà vào lớp học và nói ai ở Westminster thì nộp đơn xin học bổng của Club này. Cô bạn cùng bàn vói tay lấy cho tôi. Tôi cầm và không chú ý. Mấy ngày sau mới mở ra coi. Hóa ra học bổng 1,000 Mỹ kim của Barber City Women’s club. Club này gồm toàn các “mợ” ở Westminster nên chỉ ưu ái cấp cho student ở đây. Tôi cũng làm chơi. Đã làm một lần rồi, có kinh nghiệm. Lần này còn dễ hơn kỳ trước của APIASF.

Nộp tháng Ba và tháng Năm có kết quả. Họ báo tin tôi trúng. Họ mời tôi dự. “Mợ” bèn trốn ngay. “Mợ” viện cớ “mợ” đi vaction. Chèn ơi, trốn không được. Bà chủ club nói, kỳ này bận thì kỳ tới nghe vì members cũng muốn gặp người trúng giải. “Mợ” bèn “Tui đang học ESL mờ. Ngày xưa tui học Pháp Văn nên Anh văn tui dở ẹt. Tui đâu nói được lưu loát. Viết với tui dễ hơn!” (cười toe). Bà chủ rì pờ lai “ Đừng lo, tụi tui hỏng bắt mợ đọc speech đâu”. Thiệt tình, chán mớ đời.

Tôi viết mail kể cái gì đó liên quan tới cả hai học bổng cho một nhóm nhỏ thân hữu trong đó có Dương Nguyệt Ánh. Xem list, Cô Ánh thắc mắc sao toàn người Việt đoạt học bổng APIASF? Tôi bật cười, giải thích là tôi copy toàn receivers từ Coastline Community College nên toàn người Việt chứ APIASF cấp cho nhiều sắc dân cơ mà.

Trích từ trang web của APIASF. Hoàng Lan Chi có học bổng của Coca Cola, trị giá 5,000 MK/2 terms.(Major chọn là Art dù rằng thích computer nhưng …hu hu tuổi già!)



Học bổng APIASF ( Nhiều tổ chức. Hoàng Lan Chi có của Coca Cola)

Tôi nói với Ánh rằng học bổng có đủ mọi sắc dân chứ không chỉ riêng Việt Nam. Ông tướng Phan Nhật Nam chắc xem nhanh nên hỏi ngớ ngẩn “Rồi cuối cùng công nương có đoạt không? Nam học dở nên ngưỡng mộ mấy người học giỏi lắm!”. Tôi vênh mặt, đoạt chứ sao không. Rồi dụ dỗ “À hay hôm đó Nam đưa công nương đi lãnh học bổng của Barber Club đi. Có gì Nam kíu bồ công nương nếu cn bí tiếng Mẽo!”. Tuy vậy, sau khi tôi gửi chi tiết thì Nam từ chối “Nam đưa cn tới đó rồi ngồi ngoài xe chờ cn chứ không vào cái club barber với cái đầu trọc của Nam được”. Tôi bật cười. Ờ há!
Vì có Phan Nhật Nam đưa đi, tôi có cớ nói với bà hội trưởng club là bạn tui chờ, tui phải dìa. Hôm đó đến mới biết có thêm một con bé nhóc tì người Việt như tôi. Mấy mợ barber thấy người đoạt học bổng là một bà già như tôi, chắc họ cũng …hơi chưng hửng? Cái câu ghi ở tờ cerificate làm tôi thấy hơi ngượng “ ..to persue a higher education”. Hừ, “mợ” già rồi, còn higher education gì được nữa hở giời!


Ngó mặt thì đúng là bà ngoại Lan Chi bon chen, giành học bổng của các cháu. Cà chua thiệt!

Học bổng của Barber City Women’s Club

Một cậu cùng nhà hỏi tôi “Ủa cô lại mới có học bổng khác hả”. Bà kia nguýt “Cô cứ bon chen, giành học bổng của bọn trẻ”! Nghe có lý à. Thôi từ nay không nạp đơn nữa. Dù rằng, như anh Đàm Trung Thao nói “Em có học bổng là do thành tích học của em chứ đâu phải từ trên trời rơi xuống đúng không? Anh rât hãnh diện về em”. Đúng vậy, GPA của “mợ” là 4.0. Thành tích đàng hoàng, không phải thành tích ăn gian, chôm chỉa như vài người Việt khác nhá.

Hoàng Lan Chi 8/2014
hoanglanchi
#298 Posted : Wednesday, August 13, 2014 6:56:49 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Cái “nhân” của người VNCH

Hôm nay khi không cãi nhau rất là vô duyên với một bà sư tỉ. Muốn tu cũng không xong mà (cười).

Chả là bà nói rằng bà thấy người ta gửi mail nói xấu HLC mà bà không chuyển vì bà thương tôi. Tôi cáu sườn bèn mail vầy:
1-Nếu em chỉ viết bài văn học nghệ thuật, luôn đóng vai trò đáng yêu, dễ thương, mềm mỏng, dịu dàng thì có ai nói xấu sau lưng không?
2-Khi đọc thấy mail nói xấu, chị phải nhìn coi là nặc danh hay người thật? Nếu là nặc danh thì chú ý làm gì? Một khi đã phải dấu tên, nặc danh thì hết 9/10 là chụp mũ, vu khống.
3-Nếu là người thật thì chị cũng làm ơn lấy “cái đầu Gia Long” ra suy nghĩ dùm em chút coi: cái tên đó có thù oán cá nhân gì với em không? Nếu không thì chị cứ chắc mẩm, nó là việt gian hay không phải việt gian nhưng ..việt dỏm, bị mợ Phàn Lê Huê HK chỉ trích những hành vi dỏm nên nhảy tưng tưng.
4-Sau nữa bất cứ ai muốn nói gì về em, chị cứ lấy miệng Gia Long ra đanh thép vầy “HLC có website đó. Muốn biết thì zô đó đọc. Đọc mà còn hong hiểu, còn théc méc, cứ mail hỏi nó tử tế!”.
5-Muốn biết những người tử tế, đứng đắn nghĩ gì về HLC, cứ vào web, tìm trong mục Thân Hữu viết về Lan Chi!

Thân Hữu Viết Về Hoàng Lan Chi

Bà sư tỉ hỏi “Ngoài cái đầu với cái miệng Gia Long ra, có cần sử dụng cái tay, cái chưn Gia Long hong?” Tôi nói chưa biết vì HLC chưa sử dụng bao giờ!
Nhưng có điều này, tôi không cãi với sư tỉ mà goàng toàn đồng ý “Hảnh diện là GL là đúng. Muốn vô được GL phải qua kỳ thi "trầy da tróc vải", trừ con ông cháu cha không đáng nói. Các bà Giám Thị là "mấy Mụ chằng". Bà Hội củng chằng. Nói vậy chớ nhờ các bà chằng đó, con gái GL có hư cũng có cái phong cách mà không phải trường nào cũng có”. Đúng vậy, nhờ mấy “bà chằng” mà chúng tôi có nét riêng.

Sư tỉ cũng nói cái này dễ thương nữa “Chị nói với anh là em có Má nhưng những gì Em đạt được ngày hôm nay cũng từ giáo dục của trường”.
Coi như hôm nay hơi lời. Bực mình sư tỉ một, nhưng nghe bả nói hai điều lọt lỗ tai mình quá xá là lọt! Sở dĩ sư tỉ chọc cái vụ Gia Long là vì thế này: tôi fw cho chị coi một mail. Trong đó, tôi đề nghị một người bạn net, cũng “tha” cho một tên kia. “Tha”, nghĩa là cái lý lịch mơ hồ của hắn vô tình bị tôi khám phá ra sự thực. Tôi viết cho anh bạn CVA rằng “Trong tương lai, nếu hắn còn giở mặt đạo đức theo kiểu phê phán dân CVA chính cống là "Chu Văn An lừng lẫy như thế mà cũng không đoàn kết được, chia 2 xẻ 3 đánh nhau như mổ bò" thì chúng ta sẽ xử hắn sau. Xin anh nể tình HLC, tôn trọng quyết định tạm thời của HLC. Cái "nhân" của người VNCH là thế, của người CVA, Gia Long chính cống là vậy.”

Khi đọc thấy cái vụ “cái Nhân của người VNCH, của người CVA, của người Gia Long”, bà sư tỉ chọc tôi là hay khoe về Gia Long thế! Chọc vậy nhưng sau đó bà y chang tôi như vầy “Được đậu vô GL đâu có dễ, Chị từ tỉnh đổi lên "Thầy Gòn" bị trễ 1 năm rồi ham chơi thi GL rớt một năm, cả xóm người ta thi đậu, con mình bị rớt Má Chị rơi nước mắt, Chị thấy mình quá tội lỗi bèn đạp xe đạp ra nhà sách Khai Trí có bao nhiêu cuốn toán luyện thi Đệ Thất là Chị gạo tới gạo lui kết quả Chị đậu hạng 151, Má Chị cười trở lại, Ngoại ở tỉnh nghe cháu mình đậu vô GL là cũng đi khoe vơi xóm làng tíu tít "con Mén nhà tui nó đậu vô GL rồi đó."

Tôi vênh mặt với sư tỉ rằng “Chị thấy không, em tha cho hắn mà. Hoàng Lan Chi có rất mấy cái đức lận. Long Đức, Thiên Đức, Nguyệt đức thủ mệnh hay chiếu mệnh gì đó nên con người rất là từ bi! Việt gian hay việt dỏm mới “sợ” GL HLC chứ người ngay có gì mà sợ cưa chứ!" Phải thế không. Bên cạnh đó, việt gian hay việt dỏm cũng cần nhớ rằng người Gia Long còn “cái Nhân” của người VNCH nữa. Do đó, “gian hay dỏm” cứ buông dao xuống là thành bạn ngay thôi!

Hoàng Lan Chi
8/2014
hoanglanchi
#299 Posted : Wednesday, August 20, 2014 7:23:26 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Trò Chuyện với Lan Chi -Với Ca Nhạc Sĩ Phượng Vũ








LGT: kỳ này xin mời tiếp xúc với ca nhạc sĩ Phượng Vũ (California). Ông tên thật là Trần Gia Bửu, con một gia đình trung lưu, sinh tại quê ngoại làng Phượng Vũ, tỉnh Hà Đông. Từ nhỏ ông tự học nhạc hàm thụ tại trường École Universelle. ông trúng tuyển ca sĩ do Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tại rạp Hưng Đạo. Hãng đĩa Dư Âm lập tức mời ông cộng tác với cả vai trò ca sĩ. ông mở lớp nhạc ở Sai Gon, Gò Công, Cần Thơ. Sau năm 1975 thì lớp nhạc bị rút giấy phép, ông tham gia hát trong đoàn Tiếng Ca Sông Hậu, Nghệ Thuật Hoàng Biếu, Trường Sơn, Ngọc Giao… Đến năm 1988, ông vượt biên sang Mỹ, được nhạc sĩ Nam Lộc và ca nhạc sĩ Khúc lan (cũng là em gái kế) bảo trợ về Little Saigon. Tại đây, Phượng Vũ vừa hát vừa sáng tác cho các trung tâm băng nhạc Phượng Hoàng, Giao Linh, Hải Lý, Mai Vy… Hiện nay ông là chủ một phòng thu và ban nhạc cùng tên.
Tác phẩm
CD
· Hương Bưởi Nhà Em (Giao Linh, Phượng Vũ)
· Thương Thầm Tà Áo Tím (Hương Lan, Phượng Vũ)
· Mẹ Là Ánh Tráng (Hương Lan, Bảo Trân, Phượng Vũ)
· Mùa Xuân Nguyễn Thị (Giao Linh, Hương Lan, Phượng Vũ)
* Ngày Buồn ( với Giao Linh )
* Kỷ Niệm Nào Buồn ( với Thiên Trang,Giao Linh,Sơn Tuyền )
* Về Mái Nhà Xưa
* Tango Kỷ Niệm ( với Lưu Hồng,Giao Linh,Hải Lý )
* Chuyện Ba Mùa Mưa (với Phuơng Hồng Quế,Sơn Ca,
* Em Di Chùa Hương
* Kỷ Niệm Buồn
* Mùa Đông Va Lữ Khách ( Thánh ca )
* Chuyện Tình Mầu Hoa Tím ( với Thanh Tuyền )
* Kinh Dâng Mẹ ( với Giáng Thu,Duy Quang,Son Tuyền,Kim Anh.Lê Uyên Phuong )
*Ta Thương Người ( với Khánh Ly,Lệ Thu,Mai Hương,Thái Hiền,Kim Tước,)
* Một Chút Hương( với Bảo Yến,Elvis Phương,Vũ Khanh,Tuấn Ngọc,Thiên Trang,Thanh Tuyền,Thanh Hà,Tuấn Vu ,Khanh Ly,Thái Hiền,Trinh Vinh Trinh )
* Ngày Con Về( với Duy Khánh,Giao Linh,Việt Dũng)
* Thiếu Phụ Ngây Thơ( với Hải Lý)
* Liên khúc Noel ( Luu Hồng,Giao Linh,Lê Thu )
* Mùa Xuân Của Mẹ ( với Trang Thanh lan,Quang Bình,Phuơng Hồng Quế..v..v… )
và rất nhiều CD,Karaoke khác…chưa nhớ ra…
Ca khúc: Đến nay ông sáng tác được hơn 80 ca khúc, nhiều ca khúc đã nổi tiếng từ trước 1975.
· Áo nhà binh
· Cánh thư mùa hạ (1970)
· Chiếc khăn màu tím (1970)
· Chuyện tình màu hoa tím
· Hương bưởi nhà em
· Cánh thư mùa hạ (1970)
· Cánh thư gửi mẹ
· Cánh thư mùa xuân
· Chiếc khăn màu tím (1970)
· Chuyện tình màu hoa tím
· Lời tự tình cho em
· Mái tóc quê hương
· Mẹ là bài ca dao
· Một mình trong xuân
· Mùa xuân cao nguyên (1975)
· Mùa xuân Nguyễn Thị
· Người em gai miền Nam
· Phượng buồn (Phượng Vũ & Thanh Sơn)
· Rừng ái ân (Phượng Vũ ) (1970)
· Tà áo xuân
· Thảo ca
· Thư xuân cho mẹ
· Thương về mẹ Huế
· Thương lắm Cà Mau
· Thương thầm tà áo tím
· Tìm một mùa xuân
· Tết này anh không về
· Tết trên rừng
· Trên ngọn tình sầu (Phượng Vũ & tho Hoàng Phương)
· Trường cũ xuân xưa
· Trường xưa lối về
· Vườn dâu lá mới

HLC: Xin chào Phượng Vũ. Nghe cái tên Phượng Vũ, tôi liên tưởng đến hai loài chim quý. Có phải khi chọn nghệ danh ấy, anh đã mơ ước giọng hát mình như oanh vũ?
PV: Đây là 1 sự tình cờ, ngẫu nhiên có sắp xếp của định mệnh và kết hợp với sự lựa chọn của mình. Thực ra, nghệ danh Phượng Vũ vừa là tên làng quê ngoại vừa là cung mệnh tử vi sao Vũ Khúc và sao Phượng Các của tôi ở cung Mệnh.

HLC: Xin anh cho một tóm tắt về đời ca hát của mình? Bắt đầu từ bao giờ và có bị gián đoạn gì không? Khi chọn, có những thuận lợi hay bất lợi gì từ gia đình?
PV: Rất nhiều gián đoạn có đến ba lần vì tình hình đất nước ảnh hưởng đến hoàn cảnh cá nhân, và có lẽ cũng vì số mệnh và cũng vì cá tính không muốn làm…Hàn Tín để thành công. Bắt đầu đi hát tại Đài Phát Thanh Cần Thơ. Là Trưởng Ban Văn Nghệ Trường Nông Lâm Súc Cần Thơ năm lớp 12. Bài “Chuyện tình Lan và Điệp” lúc đó thường được hát nhiều nhất với Trang Hồng Cúc, một cô bạn học. Vì thế hay bị bạn bè chọc ghẹo gán ghép. Hiện giờ Trang Hồng Cúc ở Thị nghè, Sài Gòn. Ngoài nhạc phẩm trên, những bản nhạc thường hát là Nhớ Thành Đô, Hoa Biển, Tạ Từ Trong Đêm. Hồi tiểu học Vũng Tầu mới lớp năm đã hát bài Ba Chàng Đi Hỏi Vợ của Trần Văn Trạch. Tiếp tục hát ở trung học. Khi đi làm mới bị gián đoạn.


HLC: Xin kể về giai đoạn tại Cần Thơ với những lớp nhạc anh mở?
PV: Lớp nhạc PV ở số 54/5 Lý Thường Kiệt (hẻm nhà đèn) Gò Công, quê hương của hai vì sao sáng của tân nhạc là Ns Lê Dinh và ca sĩ Phương Dung. Lúc nạp đơn xin mở lớp nhạc, các ca sĩ và nhạc sĩ ở Gò Công đều nói “Chưa có ai mở lớp nhạc ở Gò Công từ hồi nào đến giờ” và khi chứng nhận lớp nhạc, phó tỉnh trưởng là ông Lê Văn Hợp phê trong đơn là: Không biết thủ tục cấp giấy phép ra sao vì từ xưa đến giờ chưa có ai mở lớp nhạc ở Gò Công. Sau đó đổi về Cần Thơ và mở lớp nhạc ở đó cho đến 1984, dạy nhạc ở các trường Trí Đức, La Salle…và hát cho đài truyền hình, phát thanh. Năm 1985 về SG đi hát và có 5 lớp nhạc ở SG trước khi ra khỏi nước năm 1988.
HLC: Cũng thật vui khi nghe anh kể Gò Công chưa từng có lớp nhạc nên Phó Tỉnh Trưởng không biết xét làm sao. Anh đã đào tạo ra được những giọng ca nào mà sau này cũng có tên tuổi trong nghiệp cầm ca?
PV: Giọng ca thì không nhớ được bao nhiêu em, nhưng về sáng tác thì là nhạc sĩ Hoàng Phương (nhạc Gò Công) và bài đầu tiên HP sáng tác năm 1973 là Hoa Sứ Nhà Nàng chứ không phải là năm 1968 như một số tài liệu đã nói về NS Hoàng Phương. Vì mình hướng dẫn sáng tác cho NS Hoàng Phuơng năm 1970-1972, và nhạc sĩ Mai Thương ( tiệm phở Xuân Thắng mà em này mê sáng tác đến nỗi mệt mỏi và ngủ quên làm cháy tiệm phở một lần) cũng ở Gò Công.


HLC: Số ca sĩ sáng tác nhạc nghĩa là kiêm cả nhạc sĩ không nhiều. Anh học nhạc ở ai và có ý nghĩ sáng tác từ bao giờ. Xin kể về nhạc phẩm đầu tay, nhạc phẩm cứ tạm cho là ưng ý nhất?
PV: Nhạc phẩm đầu tay Việt Nam mình viết năm 13 tuổi là bài Một Gia Từ và sau đó 3 năm mới dám…mang đến Bộ Thông Tin để kiểm duyệt và được giấy phép xuất bản ký tên bởi ông Vũ Khánh. Những lúc đó còn nhớ và không biết nhờ ai giúp đó xuất bản hay bán bản quyền phổ biến nên ngâm tôm đến giờ. Cũng không biết là bài nhạc nào ưng ý nhất vì con của mình sinh ra thì mỗi đứa một vẻ. Còn về học nhạc thì học hàm thụ tại Ecole Universalle.


HLC: Tổng số CD phát hành là bao nhiêu?
PV: Cũng không nhiều vì lười và chán ngán cho tình trạng băng đĩa hiện nay ở thị trường. Thí dụ như CD Chuyen Tình Màu Hoa Tím ( sáng tác mới và cũng là chủ đề của CD ) hát với Thanh Tuyền thực hiện xong từ 1999, đến bây giờ vẫn chưa phát hành.

HLC: Được biết anh có một chương trình giới thiệu toàn nhạc của Nguyễn Văn Đông. Xin cho biết đó là thời gian nào, ai tổ chức, thành phần tham gia và kết quả?
PV: Mình tự hoà âm, phối khí, thu âm và hát, tự tổ chức năm 1998 vì lòng mến mộ nhạc Nguyễn Văn Đông với những tác phẩm của ông mà mình đã hát từ những năm học lớp 6, xem đó như là một điều mình thích làm mà không nghĩ đến chuyện thương mại. CD Về Mái Nhà Xưa gồm 10 bài hát của NVD này ra mắt năm 1998 ở vụ trường Majestic, trên poster còn có hàng chữ: “Đêm vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và những tình khúc lính- Nam California”.
Mình còn nhớ một nữ khán giả ở Arizona đã ký một check ủng hộ $2,000 USD cho buổi diễn trên tên là Ngân, xin gửi lời cảm ơn đến chị Ngân, dù là muộn màng. Và NS Huỳnh Anh, một thời gian sau khi mình ký tặng anh ấy CD trên, đã gọi phone muốn có thêm và đã cho một xe van chở bạn hữu từ San Jose đến tận nhà PV ở quận Cam để mua một lúc 20 CD trên. Sau khi ra mắt CD khoảng hai tuần, Xuân Phát về thăm VN và PV có gửi CD, poster cho nhạc sĩ NVĐ nhưng sau đó XP từ chối không đưa dùm. Sẵn đây PV xin cảm ơn các MC, ca sĩ đã vì tình thân hữu mà đến đó chung vui, chia sẻ và không nhận thù lao. Người giúp nhiều nhất là Việt Thảo. (Hello Việt Thảo, Phạm Long, PV còn nợ hai anh buổi tối đó vì quá lu bu nên quên lửng luôn).


HLC: khi chọn một chương trình toàn nhạc Nguyễn Văn Đông thì hẳn là anh phải rất ưa thích. Cho hỏi anh nghĩ gì về nhạc Nguyễn Văn Đông nói chung, nhạc lính nói riêng?
PV: Viết về lính thì nhiều NS đã làm, người lính của Trần Thiện Thanh thì đa tình, lãng mạn, thơ mộng, lính của Trúc Phương thì ray rứt, thực tế, đôi khi thực tế đến hơi phũ phàng (thiếu bóng đàn bà, đòi không dám tới đành viết cho tôi, nhạc tình sao lắm lời..). Lính của Duy Khánh thể hiện tình yêu và thân phận, quê hương, nhưng người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông rất thật, rất người, rất nhân bản, về thân phận và tâm sự, nỗi niềm dù rằng có một bài hát là bài Nhớ Người Viễn Xứ của ông có âm hưởng và hơi hướng của NS Lâm Tuyền, một chút trong bài Khúc Nhạc Ly Hương.
Bài hát đầu tiên viết chung với Lâm Tuyền nên có thể bị ảnh hưởng một chút nhưng lời của LT thì chung chung không được xuất sắc và có cái riêng như của NVĐ. Với tôi, đã hát nhạc NVD từ thuở trung học. PV thích nét nhạc của ABBANguyễn Văn Đông. Mỗi khi nghe, PV có cảm tưởng như không phải nhạc của một người bình thường mà như của một thiên sứ. Trong Kinh Phật, PV nhớ kinh nói rằng những nghệ sĩ là những người từ trời đến để mang niềm vui cho nhân thế qua những tác phẩm như lời ca, tiếng hát của họ. Những người cho Vũ cái cảm giác như thiên sứ là những người coi nhạc như một nghiệp chứ không phải nghề. Chính cái nghiệp đó đã làm nét nhạc của họ có một vẻ gì đó như một thiên sứ mang niềm vui cho nhân thế. Còn với những nghệ sĩ coi đó là nghề thì xin miễn bàn.


HLC: Vậy Phạm Duy là gì? Nghề hay nghiệp?
PV: Phạm Duy là vừa nghề và nghiệp. PV cho rằng ông là người kết hợp cái nghiệp của mình thành nghề. Thực ra, ít ai thông cảm cho nghệ sĩ. Họ không lam nghề khac để sống. Nhiều người coi nhạc là nghề kiếm tiền nên sáng tác hoi hot theo thi hieu cuq quan chung, còn mot so it người thì coi là nghiệp vì họ có nghề kiếm tiền khác để sống.
Về buổi ra mắt CD nhạc NVĐ, thì chuẩn bị cũng tương tự CD khác nhưng có một điều đặc biệt: PV làm CD đó không vì mục đích thương mại mà chỉ vì PV đắm đuối, ấp ủ và yêu thương.


HLC (ngắt lời): Có ai ấp ủ mà không yêu đâu?
PV: Có chứ. Như TTKH đã ấp ủ nhưng không yêu thương. “Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi”.
Trở lại với Nguyễn Văn Đông, Phượng Vũ đã ấp ủ yêu thương những giòng nhạc đó từ thuở ban đầu của trung học tức thuở chỉ khoảng mươi, mười hai tuổi. Như đã nói ở trên, nhạc NVĐ cho PV cảm tưởng như nhạc trên thượng giới, nghĩa là khi hát PV thấy như mình thoát tục cho dù đó không phải là lời nhạc anh huong nhac của tôn giáo như ABBA. Melody mênh mông, bát ngát. Đêm trinh diễn đó của Phượng Vũ thì MC là Việt Thảo, Phạm Long, Quốc Thái. PV cũng chọn đồ lính để thể hiện.
Có một kỷ niệm vui là vầy, kể cho Hoàng Lan Chi nghe chơi: PV tự hòa âm và PV đã chọn điệp khúc của bài Quốc Ca truoc 1975 làm intro cho Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp. Hôm đó khi mới nghe một chút, thấy âm điệu quốc ca vang lên thì mọi người đứng dậy hết! Khi hết intro, thì PV bắt đầu vô “..Còn đây giây phút này..” mọi người ngồi xuống yên lặng nghe. Điều này cho thấy hơn 400 khán giả của mình lúc nào cũng nhớ và tôn trọng quốc ca VNCH.
CD Về Mái Nhà Xưa gồm 10 bài, PV hát một mình và không hát chung với ai cả. Còn các CD khác, thì có hát chung với Giao Linh, Hương Lan. Như đã nói, chỉ CD này, như đã nói, PV chỉ muốn ấp ủ cho riêng mình.


HLC: với sự thương mến như vậy, PV còn ấp ủ nữa không?
PV: Còn chứ. Vẫn ấp ủ. PV đang có ý định sẽ thực hiện một đêm giới thiệu những tác phẩm Nguyễn Văn Đông một lần nữa. Thông thường CD chỉ ra mắt một lần nhưng chỉ riêng với Nguyễn Văn Đông là PV còn muốn thực hiện thêm lần nữa.
HLC: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn có bút hiệu Phượng Linh cho một số nhạc phẩm. Anh nhận định gì về những nhạc phẩm đó?
PV: PV cho rằng những bài nào ký NVĐ là nghiệp, còn ký Phượng Linh là Nghề. Rất nhiều NS ký nhiều tên vì không muốn bút hiệu này làm ảnh hưởng loại nhạc khác coi như việt vị. nhiều lý do khác, cũng giống như TOYOTA lấy tên cho hiệu khác là LEXUS.

HLC: Xin cho vài nét khái quát về phòng thu âm hiện nay của anh?
PV: Vẫn làm việc bình thường tuy không bận rộn như trước đây vì các nghệ sỹ chuyên nghiệp không thu lại vốn liếng đã bỏ ra để đầu tư. Trung bình cho mỗi audio CD là $10,000 USD, mà tất cả đều bị post lên nét.
HLC: Xin cảm ơn anh. Hy vọng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sẽ thu xếp được để có thể hiện diện được trong đêm nhạc Nguyễn Văn Đông do anh tổ chức. Cũng xin chúc phòng thu âm của anh vẫn sống dù chỉ lai rai trong thời @ này.

Hoàng Lan Chi thực hiện 8/2014
hoanglanchi
#300 Posted : Sunday, September 7, 2014 7:47:15 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Về Ban Vật Lý Địa Cầu




ĐH Khoa Học 1972




Đại Học Khoa Học 2004


Biết thân phận là người Bắc, sẽ khó xin vào Ban Hoá, tôi mon men đến một ban mà tôi đậu khá cao và Thầy thì rất dễ thương. Đó là GS Nguyễn Hải với Ban Vật Lý Địa Cầu. Chứng chỉ VLDC là chứng chỉ nhiệm ý Lý của tôi và như đã nói vì thương thầy, quý thầy mà tôi chăm chỉ học. Tôi được nhận nhưng phải nhường cho mấy ông con trai vào ngạch trước vì lý do quân dịch của họ. Một điều kiện khác: tôi phải học Cao Học Vật Lý Địa Cầu và phải theo luôn. Tôi rầu lắm vì tôi học ban A (Vạn Vật) ( vì tôi thích Y Khoa thì phải học ban A) nên kiến thức toán không bằng ban B. Họ học nhiều giờ hơn mà. Tôi chấp nhận vì như tôi đã nói, tôi đang mơ có một Hoàng Tử bác sĩ đến rước đi! Mê Y, xui xẻo không được học Y thì mơ lấy chồng Y vậy. Trong khi chờ đợi Hoàng Tử đến, tôi ngậm ngùi …làm và học Cao Học VLĐC!
Trước đó khi tôi chưa chính thức vào Ban thì phải, Thầy tổ chức Đại Hội VLĐC gì đó và kêu tôi làm MC. Có lẽ Thầy gọi tôi vì tôi “dạn” chứ không phải là “người đẹp duy nhất” của Ban. Sau đại hội, tôi đến hai nơi, Thông Tấn Xã và báo Sống. Tôi chả quen ai ở Thông Tấn Xã cả nhưng tôi luôn chủ trương “ không quen thì mình làm thành quen”! Lâu quá tôi không nhớ chính xác nhưng có lẽ mình có vài “lợi điểm” như con gái là một, lại ăn nói nhỏ nhẹ dễ thương, lại “cô ký điệu” nên tôi đã gặp được một ông “bừ bự” nào đó (chả nhớ nữa). Ông ta tào lao xích đế rồi “ Sẽ có ở bản tin sớm nhất”.
Rời Thông Tấn Xã tôi đến Toà Soạn Sống của Chu Tử. Cũng lâu ngày quá quên mất cái anh chàng (mà tôi quen qua người bạn), tên gì. Anh ta phụ trách mục Trẻ hay Thanh Niên Học Trò gì đó của Sống. Tuy vậy ở đây có một kỷ niệm: khi tôi lên gác, cái cầu thang nhỏ, gác cũng nhỏ hẹp, anh chàng mời tôi ngồi ở salon cũng nho nhỏ. Trong khi tôi nói chuyện, mấy tay ký giả (tôi đoán vậy) ở xa xa …đứng ngó. Có gì đâu, hôm đó “Nàng” chơi áo dài đen viền kim tuyến ở cổ tay áo và cổ áo, quần trắng. Trông cứ như ca sĩ. Anh chàng tôi quen, nói rằng không đăng ngay bài tôi viết về Đại Hội được vì báo sao sao đó nhưng hẹn sẽ vào số sau. Mấy tay ký giả cứ cười rúc rích trong khi anh chàng nói chuyện với tôi.

Thế là xong nhiệm vụ giao tế. Bản tin Thông Tấn Xã gần nhất đăng, Sống đăng vào hôm sau và Thầy hài lòng. Sau này nếu tôi nhớ không lầm, một ký giả báo Sống (Dường như Phạm Nguyễn?) đến tìm tôi ở Khoa Học. Anh chàng tán “Tôi chưa thấy người nào mặc áo đen đẹp thế” Còn tôi thì vênh mặt “ Thì hôm đó anh thấy rồi đó!” .

Vì tôi ngoại giao dễ dàng như vậy nên Thầy Hải “khoái” có cô học trò để lo mấy vụ đó. Mặt khác, Thầy cưng tôi vì tôi cũng học giỏi môn Thầy cơ mà. Mấy trự đàn ông trong Ban thấy Thầy cưng thì họ …kỵ tôi. “Ông Tạ Công Quyền” không thèm xếp giờ dạy cho tôi! Đợi tôi “mét” Thầy lần thứ hai, mới chịu xếp. Chạy qua bên Ban Vật Lý của Thầy Nguyễn Chung Tú (kiêm Khoa Trưởng Khoa Học) dạy thêm, cũng bị mấy trự đàn ông bên đó ăn hiếp. Có gì đâu, mấy ông bắc kỳ kiểu đó hay chơi “phủ đầu” ma mới. Xét cho cùng, mấy tay khoa học chả dễ thương gì cả. So với LQT của Tổng Nha Kế Hoạch, thua xa! Khi vào Tổng Nha Kế Hoạch, LQT lại làm quen và đưa tôi đi giới thiệu với mọi người, rồi khi trời mưa lâm râm là lấy dù rủ tôi đi mưa. Lúc nào anh cũng nhỏ nhẹ dịu dàng. 40 năm sau gặp gỡ ở group Tổng Nha Kế Hoạch, anh vẫn như thế với tôi. Dễ thương.

Chỉ có vài người không “kỵ” tôi là thầy Trần Tấn Mỹ. Dưới thầy Hải là thầy Mỹ và thầy Mỹ là người Nam. Bên cạnh đó là một cậu người Nam, và một cô thư ký nhỏ. Một ông bắc kỳ ban đầu cũng hay vênh mặt với tôi nhưng sau 75, lại thành bạn thân.
Thời gian ở VLĐC không có gì đặc sắc. Quy chế một tuần 12 giờ, số giờ còn lại, chúng tôi đi dạy tư và học cao học hay làm luận án tiến sĩ đệ tam cấp. Do đó cũng không gặp nhau thường vì chia nhau ra trực ban. Coi như suốt thời gian từ 72-75, tôi không chơi với ai ở Khoa Học, chỉ vào trường khi phải dạy hay trực. Thời gian còn lại, dạy tư và học Cao Học theo lệnh thầy.
Hồi đó ở Thủ Đức có làng Đại Học gồm khu nhà ở cho các giáo sư đại học gì đó tôi không nhớ rõ. Mặt khác, quốc tế, cụ thể là các nước tư bản, mỗi nước tài trợ cho một phân khoa đại học để có cơ sở ở Thủ Đức. Khoa Học cũng có một cơ ngơi ở đây và tôi không nhớ quốc gia nào đỡ đầu. Dường như chủ đích của chính phủ là đưa sinh viên ra học ở ngoại thành, một hình thức “dãn dân”. Nhưng vì đi khá xa, cũng mất nửa giờ từ xa lộ Sài Gòn nên cuối cùng trường nào trường nấy vẫn “cố thủ” ở Sài Gòn!


Thuở đó, Thầy Nguyễn Hải dạy Cao Học Vật Lý Địa Cầu ở Thủ Đức một tuần một lần. Thầy lái xe đến đón cô học trò là tôi và có khi giao tôi cho một ông, lâu quá cũng quên mất tên. Anh này sau đó du học Pháp. Thời gian du học, chúng tôi có thư qua lại cho đến ngày mất nước. Được ít lâu thì Thầy đổi ý, không dậy ở Thủ Đức nữa. Thế là tôi khoẻ!
Nếu Cô Nhung là vị giáo sư tôi yêu vì cô đẹp, dậy hay và tận tâm thì Thầy Hải là người tôi yêu vì cũng dậy tận tâm, thương sinh viên và lúc nào cũng dịu dàng nhỏ nhẹ như con gái. Không chỉ tôi , tất cả sinh viên đều yêu quý Thầy. Tôi còn nhớ mỗi khi Thầy đi dạy ở các đại học tỉnh như Huế hay Cần Thơ Đà Lạt chi chi đó, lúc về Thầy đều có quà cho tôi. Hồi đó, tôi quý cái nón lá bài thơ, quà Huế của Thầy lắm. Tôi hay ghé nhà Thầy chơi với Cô và các em. Vì lý do đó, Cô và các em cũng quý lại tôi.


Sau 1975, Thầy trò trôi nổi như nhau. Có một cô trong ban VLĐC chúng tôi, tên là La Thị Cang, dân nằm vùng, từng chịu ơn Thầy vì Thầy đã bảo lãnh cho cô ta khi bị Tổng Nha Cảnh Sát bắt. Thế nhưng sau 75, cô ta đã có vài hành vi không chấp nhận được đối với Thầy. Thầy tôi, cũng như tất cả các GS Đại Học, bị kẹt lại, là thân cá chậu chim lồng. Năm 1978, Thầy vượt biên. Chuyến đầu ba con trai thoát. Chuyến sau, Thầy, đứa con trai đầu và con gái duy nhất mất tích. Cô tôi đang ở California, các em tôi giờ cũng đã yên ổn. Tôi, thỉnh thoảng vẫn nhớ về Thầy, người giáo sư tôi kính yêu vì tài vì đức. Tôi vẫn nghĩ giá như Thầy đi thoát được 1978, hẳn cuộc đời tôi cũng khác. Thầy sẽ tìm cách giúp tôi cũng thoát luôn bằng cách …tìm chồng cho tôi chẳng hạn hay giới thiệu “tuyau” cho tôi. Bởi vì nói gì thì nói, mấy trự đàn ông muốn ghen tị đố kỵ cứ việc (!), chứ tôi biết tôi là cô học trò cưng nhất của Thầy ở ban VLĐC!!!( Trong ban có bốn cô Mỹ Dung, Phương Nga, La Thị Cang, Quỳnh Giao)

Sau 1975, dường như Khoa Lý không nhiều người thoát. Đa số bị kẹt. Tôi còn nhớ, ngay sáng mùng 1 tháng 5, Đặng Văn Liệt đến nhà tôi và bảo “Thầy nói chị vô trường”. Lúc đó tôi còn ngây thơ lắm, tôi ào ra tay bắt mừng rỡ, không hề biết Liệt là dân Bến Tre và cũng chẳng ưa gì chế độ VNCH. Khi vào trường thì thầy trò nhìn nhau e dè vì đa số hiểu rõ thủ đoạn của Việt Cộng. Thời 1945, Việt Cộng còn làm cho con tố cha, trò tố thầy kia mà.

( Xem tiếp những tháng ngày sau khi vc vào thành)
Hoàng Lan Chi 9/2014
Users browsing this topic
Guest (20)
17 Pages«<1314151617>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.