Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

20 Pages«<1112131415>»
Ký lai rai
Phượng Các
#241 Posted : Saturday, June 1, 2013 8:10:38 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Thăm Cảng Long Beach Bằng Xe Lửa
(Port of Long Beach Train Tour)

Ở trên tôi có khen ngợi sự chu đáo của các điểm tham quan ở Mỹ, nhưng tới địa điểm cảng Long Beach này thì vượt quá sự tưởng tượng của tôi. Mỗi năm cảng này chỉ tổ chức đi thăm bằng xe lửa có hai ngày cuối tuần trong mùa hè mà thôi, và cho đi miễn phí.

Chúng tôi chọn cái tour lúc 1 giờ trưa. Sau khi cùng nhau đi ăn sáng ở một tiệm gần cầu tàu Belmont, chúng tôi chạy xe tới khu cảng ở tận cùng xa lộ 710. Đi theo sự huớng dẫn của tờ giấy đuợc in ra từ website của Cảng tới cầu cảng F trên đuờng Pico, tới đầu đuờng đã có nhân viên ngoắc vô chỗ đậu xe. Vừa xuống xe thì có xe chạy điện trờ tới, hỏi có muốn đi không thì lên, khỏi mất công đi bộ chừng vài trăm thuớc. Tới nơi thì thấy đám đông tụ tập nơi hàng rào truớc toà nhà hành chánh của cảng Long Beach.



Thấy nhân viên huớng dẫn rất đông, ai nấy tuơi cuời chào đón, có cả lều huớng dẫn phát bản chỉ dẫn. Lại có cả một cái line dành cho stand by, những ai không có ghi tên kịp thì đứng chờ đó, nếu tới giờ mà còn chỗ trống thì nhét vô. Trên bức tuờng có vẽ hình ông Cabrillo và đoàn tùy tùng đã khám phá vùng này.



Cờ phuớn phất phới, đi vào hàng rào để lên xe lửa. Nhân viên bắc ghế để khách trèo lên mà vào xe. Các toa xe này thuộc hãng Metrolink, chắc đuợc muớn về để phục vụ các tour này.

Lên xe rồi thì mỗi toa có nhân viên đứng canh chừng. Trẻ em đuợc phát hộp chì màu và cuốn hình để chúng có chuyện mà làm. Xe chuyển bánh, trên xe có máy phát thanh giảng giải đôi điều về cảng Long Beach. Du khách đuợc cơ hội ngắm nghía các khu hoạt động của cảng rất lớn này, mà nếu có dịp đi lên cầu Vincent Thomas Bridge nguời ta thấy từ trên cao cảnh bao quát của cảng, quá trời lớn với các containers, cần cẩu, xe tải, hàng hàng lớp lớn chiếm đóng một diện tích bao la.

Cảng LB đuợc coi là cảng biển bận bịu hàng thứ hai trên nuớc Mỹ. Hàng năm trị số giao dịch gồm xuất cảng và nhập cảng qua cảng này là 155 tỷ đô la.
Cảng LB là cửa ngõ hàng đầu của nền thuơng mại giao dịch giữa Hoa Kỳ và Á Châu. Các đối tác nhiều nhất là Tàu, Nam Hàn, Nhật và Đài Loan. Cảng cung cấp công ăn việc làm cho 300 ngàn nguời trong vùng. Kế hoạch Cảng Xanh (Green Port) đã giảm thiểu sự ô nhiễm xuống 75%. Cảng đuợc bầu hạng nhất trong các cảng biển ở Bắc Mỹ với 16 lần trong 18 năm qua. [Cảng bận bịu nhất nuớc Mỹ là Los Angeles, kế bên đó. Nếu hai cảng này mà hợp nhất lại thì nó sẽ đứng hàng thứ sáu trên thế giới và chiếm 40 phần trăm hàng hoá nhập vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dễ dầu gì hai thành phố này chịu xáp nhập lại ...Quyền lực, công ăn việc làm sẽ giảm bớt, lợi tức đụng chạm tới thành phố v..v..]

Hàng hoá đuợc chuyển bằng xe tải và xe lửa. Xe lửa chở đuợc nhiều hàng với mỗi chuyến bằng từ 280 tới 750 chuyến xe tải. Mỗi tuần 60 chuyến xe lửa rời cảng theo đuờng Alameda Corridor dài 20 dặm tới các trạm chuyển tiếp để phân phối hàng hoá đi khắp xứ.

Để gây không khí sôi nổi, nhân viên giảng giải đưa ra các câu đố lấy từ bài ông ta vừa nói xong, nếu ai nói trúng thì đuợc thuởng. Tôi cũng không để ý lắm chuyện này, mải lo ngắm cảnh hai bên đuờng, thấy có khu để xe Toyota hàng hàng lớp lớp.

Tour dài độ 1 giờ đồng hồ.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 6/4/2013(UTC)
Phượng Các
#242 Posted : Tuesday, June 4, 2013 8:10:41 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Norton Simon Museum

Nghe nói bảo tàng này có sưu tập đồ cổ Á Châu nên tôi cũng ngóng ngóng muốn đi. Một ngày thứ bảy rủ đuợc bạn lái xe chạy đến đó sau khi ghé một tiệm dim sum có tiếng ở vùng Rosemead, một vùng khá đông nguời Việt, Tàu để ăn điểm tâm. Tôi có đi ăn dim sum hai tiệm ở khu Chinatown, Los Angeles nhưng không ngon mấy.

Đi đuờng trong về huớng Pasadena, tới đuờng Huntington thì cảnh quan đổi khác liền. Chúng ta biết ngay tới khu nhà khá giả khi thấy (dễ quá!) các ngôi biệt thự bao bọc bởi các khu vuờn cỏ cây xanh tốt, hoa lá thịnh mậu, ngắm rất ư là thích mắt sau một đoạn dài khu bình dân hơn.

Bảo tàng viện Norton Simon nằm trên đuờng Colorado, cách downtown không xa, một trạm xe bus tốc hành 780. Giá vé vô cửa là 10 đô la, parking khỏi trả tiền. Tiện đây cũng xin đạo đạt lên những vị có chức quyền, tại sao chúng ta không bán một vé đặc biệt dành cho du khách có thể viếng nhiều các bảo tàng ở trong vùng trong một thời gian hạn định nào đó. Bên Anh nguời ta có làm như thế, giúp cho du khách ít tiền có thể viếng thăm nhiều nơi các địa điểm cơ ngơi trong một kỳ du lịch tại đó.

Simon thuộc một gia đình Do thái thành công sanh năm 1907 tại Portland, Oregon. Ông học trung học ở San Francisco, bỏ học chỉ sau 6 tuần khi vào học luật tại đại học Berkeley. Sau đó ông lao vào doanh nghiệp và làm giàu nhanh chóng. Ông để ý tới việc sưu tập các tác phẩm nghệ thuật ở vào cái tuổi khá trễ, khi đã là một đại gia giàu có hạng trên nuớc Mỹ. Bộ sưu tập của ông rất phong phú, ban đầu ông chú trọng vào nghệ thuật Âu châu, nhưng sau tuần trăng mật với nguời vợ thứ hai là diễn viên Jennifer Jones ở Ấn độ, ông bắt đầu chuyển huớng sang cổ vật Á Châu.



Truớc cổng vào có đặt nhiều tuợng của điêu khắc gia August Rodin. Ông này do cách chế tác làm theo kiểu đúc khuôn nên nhiều bản y hệt có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Buớc vào cửa ngay giữa phòng có một tuợng Phật lớn mang nguồn gốc từ Thái Lan. Hai cánh trái và phải gồm các phòng chưng bày, có cả một phòng chiếu phim, gồm một đoạn phim dài 30 phút nói về cuộc sưu tập của ông Simon. Tới đoạn nói về sự quan tâm của ông tới nghệ thuật khi bắt đầu đi du lịch vào cái tuổi 40, bỗng dưng tôi nghe một niềm cảm xúc lạ lùng xâm chiếm tâm hồn mình, giống như có cái gì gần gũi vô cùng đối với ông.

Tầng duới của toà nhà là cả một bộ khổng lồ các cổ vật Nam và Đông Nam Á châu: Ấn, Thái Lan, Cambodia, Miến Điện, Nam Duơng và cả Việt Nam. Tôi thấy có hai bức tuợng mang nguồn gốc Việt Nam. KHông có gì lạ khi nguời nuớc nào thì hay quan tâm tới cái gì liên quan tới gốc nguồn của họ. Nguời Ấn độ thì đứng thừ nguời truớc các tuợng thần Ấn giáo, thì tôi cũng chụp cho bằng hết những gì liên quan tới Việt Nam, có hai ba món chứ bao nhiêu.


Mỹ thuật Chàm


Thần Shiva, mỹ thuật Chàm

Đi thẳng từ cửa vào là một khu vuờn gây bất ngờ cho tôi vì nó xinh quá. Pasadena là một vùng khá nóng vào mùa hè, nhiệt độ có khi chênh lệch gần 20 độ F với vùng biển, nên cảnh hồ nuớc ở trong vuờn làm mát mát khách nhàn du. Trong vườn đặt rải rác các tuợng. Hãy tìm một bóng mát nào, ngồi xuống và tận huởng một khoảnh khắc an bình của cuộc sống.

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 6/4/2013(UTC)
xv05
#243 Posted : Tuesday, June 4, 2013 4:42:28 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Thấy chị noí có 2 món liên quan đến VN, lật đật chạy lẹ xuống để xem, té ra là của người Chàm. Nhận thấy nghệ thuệt điêu khắc của họ rất đặc biệt.
Không biết nếu là của VN thì có gì nhỉ? Hình như cái thứ gì cũng lai Tàu hết trơn(?)
Phượng Các
#244 Posted : Wednesday, June 5, 2013 9:37:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Có lẽ một ngàn năm Bắc thuộc làm cho văn hoá VN mình đậm chất Tàu. Phía Nam thì ảnh hưởng bởi nền văn minh Ấn độ và của các đảo Thái bình dương. Có người tìm văn hoá VN bằng cách vứt bỏ đi các đặc điểm ngoại bang thử coi mình còn lại gì ...

Chị nhớ lại bảo tàng viện ở Sở Thú Sài Gòn mà thuở nhỏ đi vào đó là hay ghé coi, nhớ là mình có nhiều đồ Chàm lắm\. Hoá ra văn minh Chàm rất rực rỡ, vậy mà bị mất vào tay Đại Việt, chắc họ hận lắm nhỉ\?
xv05
#246 Posted : Wednesday, June 5, 2013 5:39:32 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Có người tìm văn hoá VN bằng cách vứt bỏ đi các đặc điểm ngoại bang thử coi mình còn lại gì ...
chắc còn lại cái trống đồng Ngọc Lũ!

Quote:
. Hoá ra văn minh Chàm rất rực rỡ, vậy mà bị mất vào tay Đại Việt, chắc họ hận lắm nhỉ\?

Em nhớ hồi đó đi học lớp 12 giờ sinh vật học về thuyết tiến hoá Darwin, ông thầy có kể chuyện là mấy năm trước đó thầy có một chị học trò người Chàm (cũng lớp 12, cũng học về bài này) chị tâm sự với thầy là gia đình chị muốn chị học xong thì về quê lấy chồng cũng người trong họ vì họ muốn giữ giòng giống người Chàm nên bắt con cháu anh em họ phải lấy nhau vòng vòng để khỏi mất giống. Chị nói là sau khi học với thầy, chị hiểu ra rằng nếu lấy nhau như vậy thì các thế hệ sinh sau sẽ bị bịnh hoạn, tật nguyền... thành ra chị khg muốn về quê lấy chồng nữa, thầy cũng khg biết sau đó thì chị ra sao.
xv05
#245 Posted : Wednesday, June 5, 2013 5:48:56 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post

Chị nhớ lại bảo tàng viện ở Sở Thú Sài Gòn mà thuở nhỏ đi vào đó là hay ghé coi, nhớ là mình có nhiều đồ Chàm lắm\.
Đuợc vô viện bảo tàng là may lắm rồi chớ bây giờ thì chúng bay đi tứ tán hết như trong truyện Khuôn Mặt Của Vĩnh Hằng đó.

http://forum.phunuviet.o...n-Mat-Cua-Vinh-Hang.aspx
Phượng Các
#247 Posted : Thursday, June 6, 2013 8:36:49 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
À nói về museum Norton Simon mà quên một chuyện mới đăng báo. Sau khi viện bảo tàng New York gởi trả lại cho Cambodia một hai món cổ vật gì đó thì nước này lại yêu cầu viện Simon trả lại các món được cho là thủ đắc bất hợp pháp. Hình như là họ đồng ý một món mà thôi, chị không nhớ rõ tình tiết ...Dường như có luật là sau 1975 không được bán cổ vật bị lấy cắp của quốc gia\. Thời Cambodia loạn lạc, cổ vật bị tuồn ra nước ngoài rất nhiều. Chị có đi coi bảo tàng Guimet ở Paris rồi. Còn ở York, Britain thì thấy nhiều món của VN lấy từ tàu bị đắm.

Với chị thì nằm ở VN thì cũng tốt mà nằm ở Guimet hay Norton Simon cũng tốt. Mấy người lo sưu tập cho đã rồi thì sau cùng họ cũng đem tặng cho các viện bảo tàng, còn hơn không biết giá trị bỏ nó sau hè ...
Phượng Các
#248 Posted : Saturday, June 8, 2013 1:31:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv,
Trong bảo tàng viện Pacific Asia Museum cũng ở Pasadena chị có chụp được hai tượng sau đây:


Tuợng Phật ngồi, gỗ sơn mài



Phật Quan Âm nghìn tay, wood, lacquer, gilt
xv05
#249 Posted : Wednesday, June 12, 2013 9:07:55 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị. Hai tượng này có phải là của Việt (hay Tàu?), rõ ràng là cách điêu khắc khác với các tượng của Chàm hay Miên.
Tương Phật nghìn tay? Em đếm chỉ có 12 tay thôi. Nhớ hồi đó trong Viện Bảo Tàng ở sở thú có tượng Phật Bà trăm tay trăm mắt, em đếm thấy đủ trăm á.
Phượng Các
#250 Posted : Friday, June 14, 2013 7:40:01 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cám ơn xv đặt câu hỏi để chị phải giở lại các tấm hình chụp trong đó có bảng ghi chú tấm hình (nếu không có chắc bữa nào phải đi lại bảo tàng để nghiên cứu). Bảng ghi chú như hình sau:



Chị có vào net tra "Phật thiên thủ thiên nhãn" thì các hình tượng trưng cho vị Phật (đúng ra là Bồ Tát) chị không thấy tượng nào có đủ 1000 tay cả. Tượng chỉ có một số tay tượng trưng nhưng danh hiệu của Ngài là "thiên thủ thiên nhãn". Trong kinh sách Ngài là Bồ Tát nhưng dân gian thường gọi là Phật (chính là Bồ Tát Chuẩn Đề). Như Bồ Tát Quan Âm cũng được gọi là Phật Quan Âm, người Việt gọi là Phật Bà Quan Âm
Bảng ghi chú theo tinh thần nghiên cứu khoa học nên chỉ ghi là "multiple arms". Chị gọi là ngàn tay theo cách gọi của kinh sách.

Đọc lại bảng ghi chú thì bảo tàng lại bảo là Bồ Tát Avalokiteshvara là Quan Âm thành ra không biết Bồ Tát Quan Âm có phải cũng là Bồ Tát Chuẩn Đề không hay là hai vị khác nhau.

Tấm hình trên chị ghi là "Phật ngồi" là ghi theo bảng ghi chú Seated Buddha, đúng ra phải ghi là Phật toạ thiền, vì Ngài ngồi trong tư thế ngồi thiền chớ không phải chỉ ngồi không mà thôi.

1 user thanked Phượng Các for this useful post.
xv05 on 6/18/2013(UTC)
Phượng Các
#251 Posted : Wednesday, July 3, 2013 1:30:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bowers Museum

Hãng bán lẻ Target chơi trội bằng cách bảo trợ cho một số viện bảo tàng. Ở quận Los Angeles thì nó bảo trợ bảo tàng Latin America ở Long Beach; ở quận Orange thì là bảo tàng Bowers Museum ở Santa Ana. Thì đó cũng là một cách quảng cáo. Bảo trợ bằng cách nào? Ở đây thì là mà nó bảo trợ cho một ngày chúa nhật miễn phí mỗi tháng cho nguời ta vào xem (có ai biết viện thu đuợc bao nhiêu mỗi ngày bảo trợ thì làm ơn cho biết nhé). Bowers Museum còn ưu ái dành cho cư dân thành phố Santa Ana một ngày thứ ba mỗi tuần vào xem không lấy tiền vô cửa. Chả biết chị tonka nhà PNV có biết vụ này không.
Đọc trong website thì thấy điều kiện hơi ngặt nghèo. Là nó chỉ tiếp 1,500 khách vào xem mà thôi, mỗi giờ sẽ phát ra 250 vé, ai tới truớc vào truớc, chớ không nhận đặt qua điện thoại hay website. Có một chúa nhật tình cờ tới thăm khu Little Saigon chợt nhớ vụ này nên chúng tôi đi cầu may tới xem, lúc đó là 2 giờ chiều rồi, mà 4 giờ là bảo tàng đóng cửa. [Giá vé bình thuờng cho nguời lớn là 15 đô la].

Khi tới nơi thì khu parking đang đuợc chận lại, nhưng vô cũng đuợc vì xe ra cũng lai rai. Tuy nhiên khi biết tiền parking là 6 đô thì nguời bạn chặc luỡi: "Coi có 2 tiếng mà chưa biết đuợc vô không, đã cho vô coi miễn phí thì miễn luôn đi, còn "bày đặt" lấy tiền parking nữa sao. Ra ngoài đậu!" Thì ra bên ngoài đậu cũng có chỗ đậu vậy.



Bảo tàng nằm ở góc đuờng Main và East 20 cạnh xa lộ số 5. Từ phía Bắc đi xuống xa lộ này tắp vô exit Main cũng "chăm" lắm. Khi nhìn trong hình thấy cổng bảo tàng thì tôi cứ ngỡ đây chỉ là một căn nhà nhỏ, nhưng tới nơi mới thấy diện tích khá lớn của nó với các cây san hô đang nở hoa đỏ ối, và một khoảng sân truớc trồng hồng rất xinh xắn, mời gọi. Hấp tấp buớc vô vì sợ trễ giờ, thấy ngoài sân đang có lễ hội gì đó khá náo nhiệt. Định thần nhìn thì ra đó là cộng đồng Nga đang rùm beng đàn nhạc hát xuớng bán giới thiệu đồ mỹ nghệ và các lều bán thức ăn của họ. Sau khi bức tuờng Bá Linh sụp đổ, chế độ Liên Bang Sô Viết cáo chung, nguời Nga đổ sang sinh sống ở các nuớc Tây phuơng khá đông. Tôi nhận ra điều đó khi thấy thư viện tăng gia sách tiếng Nga, phim Nga. Họ cũng tìm chỗ nào đất lành mà đậu lại, y hệt như các nhóm di dân truớc đó trong lịch sử hình thành Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu. Orange County có phải là vùng đất lành đó không? Chắc cộng đồng Nga cũng đông đảo ở đây, nên mới có lễ hội ở khuôn viên bảo tàng hôm ấy, hay chỉ đơn giản là vì bảo tàng đang chuẩn bị triển lãm định kỳ chủ đề The Tsars' Cabinet: 200 Years of Decorative Art Under The Romanovs từ ngày June 8 tới Sept 1 nên họ gióng trống rung chuông để gây thanh thế luôn thể?

Có lẽ cuối ngày rồi cho nên không thấy vụ xếp hàng nhận vé như trong website có nói, nguời ra về lũ luợt, nguời vào cũng ào ào tự do. Tôi chỉ dự tính đi rảo qua xem bảo tàng có cái gì thôi, nếu có gì hay thì sẽ trở lại vào một dịp khác.

Bảo tàng mang tên của cặp vợ chồng Charles và Ada Bowers, trong chúc thư, họ tặng lại cho thành phố Santa Ana sau khi cả hai từ trần, City nhận lấy và mở rộng, xây dựng từ căn nhà của họ để thành bảo tàng như hiện nay.


Ông bà Bowers đứng truớc căn nhà của họ.

Bà Ada cũng có yêu cầu xây cho chồng bà một đài tưởng niệm nên trước viện có bức tượng của ông với một hồ nước. Căn nhà theo tôi thì xây theo ảnh huởng kiến trúc Tây Ban Nha, mặt tiền giống như kiểu tu viện của dòng thừa sai có rải rác từ Nam ra Bắc Cali.

Viện gồm một bộ sưu tập lớn về cổ vật Trung Hoa, Phi Châu, các đảo Nam Thái Bình Duơng, bản xứ Mỹ châu và lịch sử vùng California.

Viện cũng bị cáo buộc là có chứa đồ ăn trộm!
Phượng Các
#252 Posted : Tuesday, July 23, 2013 7:02:59 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hồi chiều này PC mới đi coi The Tonight Show with Jay Leno ở phim trường của NBC Burbank, tối nay sẽ chiếu.

Đi xem show của Jay Leno

Bà bạn email cho biết là bà có ghi tên 3 vé, rủ tôi và một bà nữa đến nhà bà để được chở đi coi show của Jay Leno vào buổi chiều. Cũng tò mò muốn biết cái show nó ra làm sao nên tôi bằng lòng đi liền. Nhà bà ở gần trạm Pico, từ đó lái xe đi theo xa lộ 101 về huớng Burbank City vào đuờng Alameda là nơi đặt phòng thu chuơng trình của Jay Leno. Phòng thu thuộc cơ ngơi của công ty NBC Universal chiếm ngụ một khu đất rất rộng gần khu đồi.

Không tìm đuợc chỗ đậu xe ngoài đuờng, đành phải vào khu parking đồng hạng 5 đô la dành cho khách vãng lai. Băng qua đuờng đi một đoạn ngắn thì thấy một phim truờng có bảng ghi tên Jay Leno, buớc vào cửa thì có hai cô tiếp viên mặc complet chỉ lối vào. Vào cổng thì phải qua cửa an ninh và đưa túi xách ra cho nhân viên kiểm tra coi có bom súng gì mang theo không, rồi vào đứng sắp hàng ngoài nắng vì nhà chờ đã chật cứng trong đó rồi. Đứng chờ, ngó lông bông, thấy gần cổng vào có hình ông Jay Leno bằng giấy carton cao hơn nguời thật. Gần đó là cái bàn có đặt nuớc lạnh giải khát. Ở mé xa xa cuối khu có thiết trí mấy phòng vệ sinh. Thật là chu đáo. Các nhân viên ai cũng mặc complet trịnh trọng như dân business chớ không phải dân bảo vệ lùi xùi, mặc dù trời Nam Cali đang nóng tới hơn 80 độ F. Thành phần đi xem rất nhiều là du khách, nhiều nguời mang bộ vó như từ nuớc ngoài tới. Bà bạn cho biết là nhiều nguời từ nuớc ngoài khi chuẩn bị thăm Nam Cali là họ đã book truớc rồi. Tới thăm thủ đô điện ảnh thì phải đi coi cái gì liên quan tới điện ảnh, còn dân sở tại như các nguời thân quen của tôi, ở từ thời "di tản buồn" tới nay mà chưa hề biết tới Con Đuờng Danh Vọng có ngôi sao nó ra làm sao cả!

Một lát có hai ba chị mang thẻ vào cửa tới phát cho mỗi nguời một vé. Vé tôi mang số 170. Thẻ có ghi chú là bạn vào coi thì chấp nhận bị thu hình và phát ra cho công chúng xem, không có khiếu nại gì đấy nhé. Có lẽ khoảng chừng 200 nguời đuợc nhận vào, còn các nguời tới sau thì sẽ đuợc ưu tiên cho kỳ tới, nghe bà bạn nói vậy.

Thấy có một cô nhân viên đi quanh nói là có ai muốn đặt câu hỏi gì với ông Jay hay không, xin ghi vào giấy rồi đưa cho ban tổ chức. Chắc là để ông Jay biết đuờng mà trả lời. Theo tôi đoán, mấy nguời này sẽ đuợc ưu tiên ngồi hàng giữa.

Lát sau thì có một anh chàng ăn nói liến láu cho mọi nguời biết là khi vào phòng thu tuyệt đối phải tắt điện thoại và nhất định là không đuợc chụp hình. Nếu chụp thì nhân viên an ninh sẽ đến gặp bạn, yêu cầu bạn xóa hình trong máy và bạn biết là họ xử lý thế nào (tôi đoán ý anh ta nói là bạn sẽ bị tống cổ ra khỏi phim truờng).

Khoảng gần 3 giờ ruỡi thì đám trong nhà chờ đứng dậy đi vào studio, đám đứng ngoài như chúng tôi đuợc huớng dẫn vào nhà chờ. Nhà này có hai dãy ghế dài, mọi nguời đuợc ngồi theo đúng thứ tự của con số thẻ. Xéo xéo truớc mặt tôi có một cô gái xinh đẹp, mặc đầm nhưng không khép đùi lại, làm anh chàng kề bên tôi ngồi chính diện với cô cứ ngó vô giữa hai đùi cô và cuời tủm tỉm. Tôi không biết cô có mặc quần lót hay không, nếu có thì sao gã này lại cuời, mà nếu không thì ...chả lẽ .... Nhìn qua các cô mặc đầm khác, thấy ai nấy đều tréo ngoảy giò, thật là có ý tứ.

Gần 4 giờ thì đám chúng tôi mới đuợc vô. Phòng thu như cái rạp hát. Vì tới sau nên tôi bị ngồi mé cuối cùng bên tay trái của studio. Thôi, coi như đây là bài học, nếu bạn muốn ngồi chỗ ngon thì nhớ đi sớm hơn nữa. Tôi nói với bà bạn, nếu có đi lần sau thì nên tới lúc 12 giờ, mang theo một cuốn sách rồi chờ 4 giờ đồng hồ, đủ đọc một cuốn sách mỏng rồi!

Ngồi ngó quanh quất, trong khi chờ ông Jay tới thì ban nhạc trong phòng trình diễn. Nhạc rập rình, ca sĩ hát mạnh mẽ, gây một không khí vui vẻ trẻ trung. Trên trần thì đèn chiếu đặt kín cả, có đặt màn ảnh truyền hình, phía duới có hàng chữ "APPLAUSE" để khi sáng lên thì mọi nguời làm ơn vỗ tay, reo hò cho xôm tụ chuơng trình. Đặc biệt dàn nhân viên an ninh rất đông, họ ngó lom lom mọi nguời. Cứ mỗi khi chuơng trình ngừng lại cho phần quảng cáo thuơng mại thì họ lại ra đứng nhìn mọi nguời.

Khi ông Jay vào thì mọi nguời đứng dậy hò reo mừng rỡ. Bây giờ tôi mới thấy sự đóng trò của màn hò reo này trong các show truyền hình. Hồi xưa tôi cứ ngạc nhiên không biết sao mà khán giả đi xem họ yêu quý các vị này quá vậy. Bây giờ thì tôi biết là tại vì cái hàng đèn APPALAUSE nó chiếu sáng lên đó thôi.

Nhóm chuyên viên thu hình, đạo diễn đông đảo. Tôi thấy có ít nhất là 4 cái máy quay phim đồ sộ có nguời ngồi điều khiển, phụ tá cả chục nguời chạy tới chạy lui.

Tôi nhớ có vài nguời trong ngành điện ảnh VN khi sang Mỹ đã có dự tính muốn thực hiện phim trên xứ này, nhưng trời đất ơi, túi tiền ta có bao nhiêu mà ôm cái mộng lớn quá vậy!

Chuơng trình hôm nay ông Jay Leno có mời hai nhân vật nổi tiếng là Aaron Paul và Selena Gomez để phỏng vấn. Cuối chuơng trình Selena có trình diễn một bài hát rất sống động, hấp dẫn. Cô vừa mới đuợc 21 tuổi, cách trả lời tỏ ra duyên dáng, chân thành. Cô cho biết là cô thích (không khí trình diễn ở?) Nam Phi và Canada ...Khi nói tới Nam Phi thì có vài tiếng vỗ tay, nhưng tới Canada thì một nhóm khán giả hoan hô nhiệt liệt. Chắc đó là du khách đến từ Canada chớ còn đâu nữa.

Trong chuơng trình có ba lần khán giả của mỗi khóm đuợc tặng quà. Món quà nhỏ như trái banh lông thảy lên phía tôi, nhưng thảy hơi cao thành ra hàng ghế sau của tôi chụp đuợc. Món khác là cái áo T shirt và một vật gì nữa mà tôi không nhận ra. Hai món này nguời cho giơ quà lên, và họ đi nhanh tới nguời nào mà họ muốn cho.

Khi ra khỏi phòng thì thấy bên ngoài nóng quá, ai nấy cởi áo khoác ra. Bên ngoài cổng có một nhóm nguời trẻ đang cầm sẵn hoa, quà ..Tôi đoán họ là fan của Selena, đứng chờ từ trưa tới giờ mà hồi mới tới tôi đã thấy nhưng không rõ họ đứng đó làm gì. Tôi đã qua cái thời nguỡng mộ thần tuợng nghệ sĩ từ đời ông cố lũy nào rồi, và biết có nói cũng chả ai nghe: Nguỡng mộ họ quá làm họ dễ tìm tới ma túy, nghe trình diễn thì thuởng thức giọng họ hát đủ rồi, yêu họ làm chi cho mệt vậy!
Phượng Các
#253 Posted : Wednesday, July 24, 2013 11:34:28 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Phim trường dành cho chương trình Jay Leno có bảng hiệu phía bên trái.



Tối về do coi hai phim tài liệu Buddha và Secrets of the Dead của đài PBS nên tôi ngủ luôn, không có xem lại chương trình Jay Leno mang số hiệu 4501 này.
Phượng Các
#254 Posted : Saturday, September 7, 2013 4:47:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
BigGrin
Phượng Các
#255 Posted : Wednesday, September 25, 2013 5:07:11 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Chuyến đi chơi vùng Tây Nam South Dakota

Ngày thứ nhất

Lấy chuyến bay hãng United Airlines từ Orange Airport đổi chuyến ở Denver. Tại đây gặp nhóm thứ hai bay từ San Jose tới, cùng nhau bay tới Rapid City. Nhiệt độ rất nóng, tới hơn 90 độ F ở thành phố lớn của South Dakota này. Phi truờng ở đây nhỏ, vắng, thậm chí không có cả đuờng ống dẫn từ máy bay vào phòng khách, phải xuống sân bay đi bộ vào. Trước kia gặp cảnh như vậy thì nguời ta phải dùng cầu thang lên xuống máy bay, nhưng có lẽ luật đối xử với nguời tàn tật nên thay vì cầu thang thì họ dùng cầu hẹp dẫn lên, cũng đỡ khổ, chứ với tấm thân liễu yếu đào ... xơ cộng thêm tuổi hạc chất chồng, lẹp bẹp nhấc hành lý lên cũng có thể làm lỏng bù lon nách!

Từ phi trường chúng tôi mướn xe hãng Alamo lái đi. Nhìn cảnh trí thấy trời ơi là bao la bát ngát. Màu đất vàng nhạt trải rộng khắp nơi, nhà cửa lưa thưa, thấy nửa buồn nửa vui. Buồn là vì người ít quá lấy ai bầu bạn cùng nếu cư ngụ ở đây, vui là vì đất nước Hoa Kỳ còn rộng chán, nạn nhân mãn chưa gõ cửa xứ sở này.

Phi trường ở một nơi xa thành phố, và chúng tôi đi thẳng về nơi chúng tôi dự định tới, là hướng Hill City, một thị trấn nhỏ ở vùng Đồi Đen (BlackHills). Ngay từ ở Denver tôi đã đổi giờ theo Mountain Time rồi, cách Pacific Time 1 giờ đồng hồ, nghĩa là chúng tôi lỗ hết 1 giờ. Càng đi thì khung cảnh thay đổi dần, cây cỏ nhiều hơn, xanh hơn, mát mắt hơn, chúng tôi đang đi vào khu công viên quốc gia Black Hills!

Nơi đến của chúng tôi nằm ở ngã ba nơi hai xa lộ 16 và 385 gặp nhau, cách Hill City độ 4 dặm.

Tới nơi, mọi người trên xe xuýt xoa tấm tắc. Chỗ ở trông quyến rũ quá. Đó là một trang trại (ranch) nằm cạnh một vạt đồi thông. Một con rạch róc rách chảy quanh, một chuồng ngựa, một bãi cỏ xanh trải rộng ra xa xa. Chúng tôi ở một phòng lớn tầng trên của căn nhà gỗ, phía dưới là phòng đang có gia đình ba người ở, và sát bên là nhà của nguời chủ cơ ngơi này. Theo email và điện thoại thì chúng tôi cứ tự tiện lên phòng vì bà chủ trại bận đi vắng tới chiều mới về. Vậy là chúng tôi cứ kéo va ly lên. Bên trong thì cũng tiện nghi như các hotel khác, nhưng chính bên ngoài mới là "ăn tiền". Tôi bước ra bao lơn nhìn phía sau nhà, vạt thông xanh mát, gợi nhớ tới Đà Lạt ngày xưa. Trang trại nằm kế xa lộ 385. Xa lộ nằm sát bên một mảnh đồi đã bị xẻ ra để làm đuờng. Vách đá thẳng đứng. Bỗng nhiên thấy một chiếc xe ngừng lại, bật đèn xi nhan khẩn cấp, và một người mở cửa xe bước xuống, đưa máy hình chụp về hướng vách đá: thì ra một nhóm linh dương đang đi lại trên đó. Chân của loài này được cấu tạo khiến chúng có thể đi lại dễ dàng trên các vách đá dựng đứng. Có như vậy chúng mới thoát đuợc nhiều loại chỉ chực ăn thịt chúng. Thêm một xe khác, rồi một xe khác, cả một hàng dài xe đậu lại để ngắm đám linh dương này. Tôi không dè đây là một may mắn bất ngờ, vì ngày đầu tiên này cũng là lần duy nhất tôi được thấy cảnh tượng ấy. Các ngày sau có ra ngóng, cũng chả thấy con nào léo hánh xuống đó nữa.
Bà chủ có chu đáo cho biết là muốn ăn bữa thì đi ra thị trấn Hill cách đó 4 dặm. Thế là mọi nguời lên xe chạy tới đó. Tới nơi thấy phấn khởi vì thị trấn trông xinh lắm. Hai bên đường là các tiệm san sát nhau, nhưng chỉ có một khúc ngắn thôi, đúng là loại thị trấn Pleiku: đi dăm phút đã về chốn cũ. Chúng tôi ghé vào tiệm Pumpin Buffalo, lên gác ngồi cho cao. Nhưng tính già hoá non, cái phòng ăn trên gác này lại bị bao bọc chung quanh thành ra không ngắm cảnh ngoài đuờng được. Tôi cũng cố lại gần giơ máy hình ra chụp xuống đường. Thấy vậy, một ông nọ cũng bắt chước đi lại chụp theo. Ở trên nhìn xuống, phố đã lên đèn. Xa xa, núi đồi đen thẩm một màu. Có bài hát nhạc Nhật: "bóng .... chiều dần dần xuống mau" ...Trong khi Xuân Diệu đoan quyết: "Không, chiều không xuống, chiều lên!" Tôi cũng không biết chiều lên hay chiều xuống. Chỉ biết buổi chiều nào cũng làm cho lòng tôi dậy nhiều sương khói, như thể nhắc nhớ tới ngày tàn của một cuộc đời.

Ăn xong, phần ăn tôi dư nhiều quá, phải gói mang theo. Đáng lẽ đừng mang theo, vì kè kè cái hộp đồ ăn bốc mùi tỏi, không dám vô tiệm tùng nào hết. Gần cuối phố có một tiệm bán đồ mỹ nghệ. Tôi đứng ngoài vì cái hộp đồ ăn đó. Nhưng lão chủ tiệm Cedarfeathers thiết tha mời vào, nên tôi cũng vào theo. Lão là một người da đỏ (native american), miệng luỡi dẻo đeo, nói tới rắn trong hang cũng phải bò ra. Bán hàng thì phải như vậy, nhờ vậy mà nhóm đi chung với tôi rốt cuộc ai cũng móc hầu bao ra "chung" cho lão để đem về mấy chiếc vòng đeo cổ, đeo tay, cà rá ..làm bằng các loại đá của vùng núi non xứ Mỹ. Lão hát cho chúng tôi nghe một bản nhạc của bộ tộc lão, kể là lão suốt đời chỉ ăn thịt trâu của thảo nguyên. Tôi thấy ăn thịt trâu thì có gì lạ, ở VN nguời ta cũng ăn thịt trâu, có nguời còn bảo ăn thịt trâu thì lành. Rồi lão đánh trống, giống như cái trống ếch lợp bằng da trâu. Tôi hỏi lão có biết gì về Trail of Tears không ? Lão nói: Ủa, mày biết chuyện đó nữa hả ? Tôi nói nhờ đọc sử tôi mới biết. Thấy thuơng nguời da đỏ quá, họ bị tiêu diệt gần hết trong cuộc xâm chiếm châu Mỹ từ nhóm nguời Âu châu thực dân, tới nay dân số chỉ còn 1 phần trăm trong tổng số dân Mỹ. Thằng con trai lão, ít nói hơn, ngồi chăm chú làm việc hí hoáy trên bàn. Một chốc, thấy nhiều nguời khách buớc vào, tôi mừng cho tiệm lão nằm ở vị trí cuối khu mà cũng có khách vào ra. Tôi nghĩ đi du lịch thì nguời ta nên tiêu xài cho nguời sở tại có đồng ra đồng vô, như vậy mới vui.


Cảnh trang trại từ lan can phòng nhìn xuống


Một góc của thị trấn Hill
Phượng Các
#256 Posted : Thursday, September 26, 2013 3:25:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ hai

Buổi sáng dậy sớm trong khi mọi người còn đang ngủ. Thật ra tôi dậy sớm lắm, mới 3 giờ sáng mà con mắt ráo hỏi rồi. Nhìn ngoài trời thấy tối đen, tôi lặng lẽ thưởng thức cái cảm giác thảnh thơi của mình. Cái cảm giác không có gì để lại phía sau làm tôi thấy mình an bình. Đúng ra tôi có quên làm ... di chúc trước khi đi, ngộ nhỡ máy bay ....Rồi 5 giờ, rồi 6 giờ... Tôi rón rén bước ra lan can, nhìn buổi sáng thức giấc ở miền núi đồi. Trời, cảnh đẹp quá xá mà ai nấy nhất định không chịu thức dậy. Sương mù bao trùm lên ngọn đồi và các căn nhà phía xa. Tôi liên tuởng tới phim The Little House on The Prairie. Phim này có bối cảnh ở Minnesota, nhưng thực ra phim quay ở Simi Valley, California.

Lạ quá, tới 7 giờ ruỡi thì sương mù lại lên dày đặc hơn hồi nãy. Lo âu nghĩ tới chuyện thời tiết không chiều lòng du khách. Các cuộc du lịch bị thời tiết ảnh huởng nhiều lắm, như năm ngoái đi New York tôi để ý thấy duờng như ngày nào cũng mưa, hay "muốn" mưa. Rồi đi du lịch ở Anh, ở Pháp, cũng ngại gặp mưa vậy. Đi Ấn độ, Cambodia, Việt Nam cũng nên tránh những mùa nóng chảy mỡ ra. Nguời ở California có biết là nơi họ ở là hạng nhất thế giới không. Nơi đấy cả năm thời tiết ôn hòa, khí hậu ấm áp, phong cảnh xinh tuơi. Lại thêm bàn tay con nguời đã góp phần tạo ra một cảnh sống an toàn hấp dẫn. Còn đẹp như ở Việt Nam mà tai nạn giao thông thấy phát sợ, ra đuờng thì ngại bị cuớp giật, nguời ăn xin chèo kéo, cảnh khốn khổ hiện ra truớc mắt, khiến cho ai có tấm lòng nhân đạo cũng khó lòng không xót xa, còn tâm trí đâu mà huởng thụ cuộc du hí, du thực.

Mãi tới sáng bửng mọi nguời mới dậy, họ đi ra thăm cảnh vật trong trang trại. Trang trại có con chó cái lông đen trắng và hai con mèo. Cả ba con đều thân hữu, hiếu khách, thích quây quần với nguời. Con chó, phải để ý mấy ngày sau mới nhận ra là nó hết sức ganh tị với hai con mèo. Nó nhất định không cho hai con mèo đuợc tới gần người để đuợc vuốt ve, nựng nịu. Nó lên nằm ở ngạch cửa để doạ nạt chúng. Từ cái cảnh giới súc sanh mà đã thành hình cái bản tính ích kỷ, ganh ghét đó rồi thì khi lên kiếp nguời bảo sao cái tánh tham sân đó lại không in hằn vào a lại da thức!

Bà chủ nhà tới sáng nay mới lên gặp mặt khách để trò chuyện. Sau đó mọi nguời ra xe để đi ăn điểm tâm. Lại xuống phố Hill chớ đi đâu bây giờ. Tôi bắt đầu thấy vấn đề ăn uống thành ra khó khăn, vì muốn ăn gì cứ phải đi 4 dặm mới có hàng quán. Thực ra nếu muốn đuợc phục vụ ăn sáng thì có thể thuơng luợng với chủ nhà; chứ không phải là chuyện đương nhiên như khi ở các khách sạn loại bao luôn điểm tâm, hoặc là các loại Bed and Breakfast theo kiểu bên Anh hay bên Pháp.

Ngồi ăn trong tiệm mang tên là Cafe, mọi nguời quyết định đi thăm Rushmore, "cây đinh" trong chuyến đi chơi này. Thực vậy, California có biết bao trang trại, núi đồi nên chúng tôi không đi đến South Dakota để đuợc thấy đồng cỏ, ngựa, đồi thông và suối róc rách. Mục đích của chúng tôi là đi xem một thắng cảnh tiêu biểu của Hoa Kỳ: khuôn mặt của 4 ông tổng thống trong lịch sử Mỹ đuợc tạc ở Rushmore. Và ngọn núi này nằm ở công viên quốc gia Black Hills.

Ở trong công viên quốc gia thì thuộc quyền của quốc gia. Vậy thì danh thắng này là sở hữu của quốc gia chớ không còn là sở hữu của tiểu bang nữa. Tôi nghĩ tới (làm chi cho mệt vậy không biết nữa) mối liên hệ giữa quốc gia và tiểu bang về quyền lợi và trách nhiệm của hai định chế này trong sự hình thành Hiệp Chủng Quốc Mỹ. Quyền lợi của tiểu bang phải nhường buớc truớc quyền lợi của liên bang chăng? Khi nhìn vào bản đồ bang South Dakota tôi thấy các vùng màu xanh ít quá, vậy mà hầu hết là thuộc về quốc gia rồi. Người ta bảo quốc hữu hóa các vùng thiên nhiên là để bảo vệ chúng, vì nếu không thì chỉ sau một thời gian là cây cối bị đốn tận diệt hết. Biết bao nhiêu rừng cây đã bị đốn trụi cho đến khi chính phủ nhìn ra là cần phải thiết lập định chế công viên quốc gia để các vùng đất thiên nhiên này đuợc yên lành. Đây là một ý tuởng do nuớc Mỹ nghĩ ra đầu tiên và đuợc các quốc gia trên thế giới làm theo. Trong đó có Việt Nam. Rất tiếc là ở VN do luật lệ lỏng lẻo nên bao nhiêu khu rừng nguyên sinh, động vật quý hiếm gì cũng bị xâm phạm tàn sát dã man. Nhưng ở Mỹ này, ta có thể an tâm về vai trò quản lý của chính quyền. Không những vậy, mô hình quản trị cũng giống y như nhau trong các công viên quốc gia. Như tôi có dịp so sánh Cabrillo National Monument ở San Diego với công viên này, Mt Rushmore National Memorial. Nghĩa là cũng có khu parking, tiệm bán đồ lưu niệm, các tài liệu ấn loát cũng cùng mẫu mã, và hình như đồng phục của nhân viên cũng như nhau.

Vé đậu xe là 11 đô cho xe thuờng và 50 đô cho xe bus. Chắc quy chế với các khu tuởng niệm , là vào cổng thì miễn phí, chỉ lấy tiền parking! Khu đậu xe cũng làm thành mấy từng (ai có đi thì nhớ lên tầng trên cùng cho khỏi đi xa). Từ khu parking dẫn lên một đồi thấp, từ đồi thấp này dẫn tới một mặt bằng tráng xi măng thênh thang gọi là Grand View Terrace đưa người xem đứng trước ngọn núi có mặt 4 ông tổng thống. Ngay đây đã có phòng thông tin huớng dẫn, nhà bán đồ lưu niệm và phòng ăn. Đường Cờ (Avenue of Flags) nối vào Terrace có hai hàng cột treo cờ các tiểu bang, với ghi chú về năm mà tiểu bang ấy gia nhập liên bang. Đứng ở lan can Terrace nhìn xuống là một khán đài khá rộng với nhiều hàng ghế và một dàn đèn lớn. Phía sau sân khấu là một đường mòn. Ban quản lý đã chọn đúng một vị trí quá đẹp là khu Terrace để cho du khách thuởng thức đuợc công trình. Chúng tôi chờ đúng 1 giờ pm để theo huớng dẫn viên cho một tour miễn phí. Bà huớng dẫn viên tự giới thiệu đến từ Virginia, và hỏi xem mọi nguời từ đâu đến. Hỏi cho có để làm nóng không khí. Sau đó bà giơ một tấm hình lớn chụp nhóm điêu khắc gia, công nhân đã góp phần vào việc đục đẽo các tuợng này. Mọi nguời sẽ theo bà đi xuống khu xuởng điêu khắc. Các bậc cao niên nên cân nhắc có nên đi theo không, vì lúc lên lại phải trèo chớ không có thang máy đâu đấy. Nhưng bà không đi xuống xuởng mà ngừng lại giữa chừng một sân nhỏ gọi là Borglum View Terrace, và lại giảng tiếp. Trạm giữa chừng này có nhà vệ sinh, có phông tên nuớc giải khát (bạn không cần phải mang theo nước uống), một tuợng của ông điêu khắc gia Gutzon Borglum, nguời có công lớn nhất trong công trình và hai ba tấm bảng đồng ghi sơ lược vài dấu mốc quan trọng trong tiến trình hoàn tất.

Sau đó thì giải tán tại chỗ. Mọi nguời đi tiếp xuống khu nhà gọi là Xuởng Điêu Khắc (Sculptor's Studio). Truớc xuởng là một nơi trống trải, nếu quay lại nhìn vào tuợng thì đây cũng là một vị trí tuyệt hảo để chụp hình. Trong xuởng có chưng các khuôn mẫu, mặt nạ (mask) bằng plaster của từng khuôn mặt các ông tổng thống. Plaster làm từ một khoáng sản gọi là gypsum. Bảng ghi chú có yêu cầu là xin đừng rờ vào mẫu vì chất acid trong da tay con nguời cũng làm hủy hoại các mặt nạ này. Có hai hàng ghế để mọi nguời ngồi nghe ông huớng dẫn giải thích quá trình chạm khắc. Trên sàn là các dụng cụ đục đẽo còn lưu giữ đó. Thật là chu đáo, giúp cho nguời tham quan hiểu tuờng tận cách làm việc của họ. Nếu ai nhìn vào các tuợng có lẽ đều nhận thấy là khuôn mặt của vị tổng thống Roosevelt có phần thụt vô sâu. Theo giải thích của ông huớng dẫn thì là do phần đá bên ngoài không thích hợp. Cứ phải đục vô mãi mới tìm đuợc phiến đá như ý. Thực ra so sánh với tấm hình chụp núi Rushmore truớc khi làm thì tôi cũng thấy phần đó bị thụt vô rồi. Lưu ý là Xuởng chỉ mở cửa vào mùa hè.

Sau đó trở lên Grand View Terrace. Trên đuờng leo lên, thấy có một bà nọ lụm cụm nằm lê ở một nấc thang vì leo hết nổi. Phải có nguời phụ kéo bà dậy, rồi bà lồm cồm cố bám theo một nguời đàn ông cũng già yếu. Bên đuờng có nhiều tảng đá rất đẹp. Lên Terrace, chúng tôi đi thăm các cơ ngơi. Tầng duới có một phòng chiếu phim, một phòng triển lãm đồ sộ, ghi lại toàn bộ diễn tiến công trình. Các cơ sở này chỉ mới đuợc hoàn tất vào năm 1998. Thật là may mắn vì nếu đi sớm hơn năm đó thì chắc hẳn là diện mạo của nơi đây chưa chu tất như cái mà chúng tôi được chứng kiến hôm nay.

Ý tuởng ban đầu dựng nên một công trình này chỉ nhằm biến vùng Black Hills làm một địa điểm thu hút khách du lịch và là do sử gia Doane Robinson khởi xuớng vào năm 1923. Tuy bị nhiều chống đối, ý định cũng đuợc tiến hành. Điêu khắc gia Gutzon Borglum đuợc mời nhận công trình này. Ông sinh tại Idaho năm 1867, học nghệ thuật tại Paris. Năm 1924, Borglum tới xem xét vùng đồi núi. Ngọn Mt Rushmore đuợc chuẩn thuận bởi tổng thống Coolidge và mũi khoan đầu tiên đuợc tiến hành năm 1927. Công trình bị ngưng trệ nhiều năm vì hết tiền, phải xin ngân quỹ liên bang và qua nhiều giải trình mới đuợc chấp thuận. Phải 14 năm mới hoàn thành tuy thực tế chỉ có 6 năm đục đẽo. Mặt ông Washington xong năm 1930; Jefferson 1936; Lincoln 1937 và Roosevelt 1939. Borglum từ trần năm 1941. Con trai ông tên Lincoln Borglum tiếp nối hoàn tất công trình của cha và công việc bị đình trệ ngay vào đêm Hoa Kỳ buớc vào thế chiến thứ hai vào tháng Muời năm 1941. và buổi lễ hoàn mãn cuối cùng chỉ đuợc thực hiện 50 năm sau.



Bận đi chúng tôi theo xa lộ 16A nên có đi ngang qua thị trấn Keystone. Nhìn thấy thị trấn này cũng đông vui không kém gì thị trấn Hill nên ai nấy cũng tính khi trở về sẽ ghé vào đây dùng bữa. Nhưng tới chừng quay về không dè là chúng tôi lại lạc vào đuờng số 244. Con đuờng này qua các núi đồi vắng vẻ và sau cùng nhập vào xa lộ 385/16 và như thế là chúng tôi lại ghé vào thị trấn Hill để giải quyết cái bao tử. Lần này quán ăn Desperados đuợc chiếu cố. Quán này nấu ăn rất ngon. Mệnh danh là Cowboy Restaurant, các trang trí trong tiệm đều dính líu tới cowboy, như chụp đèn có dạng là cái nón vành chẳng hạn.

Ăn xong thì trời còn sáng, nhưng thấy mây đen đùn lên ở xa xa. Về tới nhà thì một cơn mưa rõ to giáng xuống. Tôi ra bao lơn ngắm cơn mưa của miền rừng núi. Nhớ tới đoạn văn thầy Nhất Hạnh trong Nẻo Về Của Ý tả tâm trạng của thầy hồi còn ở rừng Phuơng Bối trong một lần giông bão. Tôi thấy rõ là cảnh vật bên ngoài, những biến chuyển của thiên nhiên ảnh huởng đến tâm hồn ta không chối cãi đuợc. Tâm không bị cảnh lay chuyển, chỉ có bực thuợng thừa mới đạt được!

Khánh Linh
#257 Posted : Monday, September 30, 2013 5:12:19 PM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
[color=brown]Ngày thứ hai
Con chó, phải để ý mấy ngày sau mới nhận ra là nó hết sức ganh tị với hai con mèo. Nó nhất định không cho hai con mèo đuợc tới gần người để đuợc vuốt ve, nựng nịu. Nó lên nằm ở ngạch cửa để doạ nạt chúng. Từ cái cảnh giới súc sanh mà đã thành hình cái bản tính ích kỷ, ganh ghét đó rồi thì khi lên kiếp nguời bảo sao cái tánh tham sân đó lại không in hằn vào a lại da thức!

Có thể chính vì cái bản tính ganh ghét, ích kỷ nên mới xuống kiếp chó đó chị.Unsure
Phượng Các
#259 Posted : Wednesday, October 2, 2013 6:49:35 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị KL,
Có lý lắm! Rose
Phượng Các
#260 Posted : Thursday, October 3, 2013 4:55:42 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ ba

Sáng dậy sớm, bước ra thấy trời quang đãng, hứa hẹn một ngày nắng tốt. Con chó cái nghe tiếng động đã chạy lên mừng. Nó muốn đuợc vào trong nhà nhưng bị cấm cửa. Một lát thì nó đi xuống, và hai con mèo lò dò lên. Hai con mèo cũng muốn vào nhà nhưng cũng không đuợc phép. Một con rất khôn, biết cách dùng mõm đẩy cửa lưới để lách vào trong. Mèo lạ mà sao dạn quá trời. Nhưng nghĩ cũng tội nghiệp, chúng cũng thích chơi với người, những người chúng biết là an toàn để quanh quẩn.
Chiều qua chúng tôi có ghé vào tiệm thực phẩm mua cereal, sữa nên sáng nay bữa điểm tâm khỏi phải vào tiệm.

Sáng nay chúng tôi định chuơng trình là đi thăm thành phố Rapid City. Rapid City đuợc mệnh danh là Thành phố của Các Tổng thống (The City of Presidents). Lấy cảm hứng từ Mt Rushmore mà ai đó nghĩ ra kế hoạch này cũng có lý quá! Các góc đường trong khu trung tâm có dựng tuợng đồng các ông tổng thống Mỹ, mỗi ông đứng một góc. Mỗi tuợng đều có bảng tên ghi năm sanh và mất, đời tổng thống thứ mấy, làm tổng thống những năm nào. Và tên của người hay cơ sở nào hiến tặng. Có vẻ như góc đường Main và Đường số Sáu là trung tâm. Nơi đây có một công viên đang bổ sung vài công trình.

Downtown có một nhà lớn tên là Prairie Edge, đây là một tiệm lớn chưng và bán các hàng mỹ nghệ liên quan tới nguời da đỏ với phẩm chất thuợng hạng: mền, quilt, áo quần, nữ trang đá quý, thú nhồi bông, sừng trâu, nhạc v..v..Truớc tiệm có tuợng hai phụ nữ da đỏ, một già một trẻ. Bên kia đường cũng có tượng một người đàn ông da đỏ. Từ nay tôi sẽ cố gắng thay thế danh từ “da đỏ” bằng “bản xứ Mỹ” theo quan điểm mới nhằm thể hiện sự tôn trọng nhóm dân này. Mọi người vào xem hàng trong tiệm, tôi chỉ dạo một vòng rồi ra ngoài đi lăng quăng ngắm các ông tổng thống. Các tượng như làm theo đúng kích thước của các ông, nên có vị tổng thống như James Madison chỉ cao 5’ 4”. Đi ngang một tiệm thấy bên ngoài đề là Museum of the American Bison mà xui xẻo là hôm nay lại trúng ngày nghỉ của Nhà Bảo Tàng. Chỉ mới thăm được có vài ông tổng thống thì nhận được điện thoại giựt ngược cho biết nhóm sẽ tới dùng bữa tại một tiệm ăn gần đó. Tiệm có tên là Firehouse Brewing Co., một cơ sở chữa lửa cũ. Chợt hoài niệm món ăn Việt. Ở các nơi xa xôi này, tiệm Tàu còn không có, mong gì có tới một tiệm ăn Việt.


tượng tổng thống Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ

Ăn xong, lại đi rảo vài phố. Bèn nhìn thấy có phòng thông tin về các ông tổng thống (The Presidents’ Information Center). Bước vào trong thấy có chưng đủ các tượng tổng thống được thu nhỏ lại. Trên một bàn có hình của các ông với các bà vợ của họ. Đó là bộ hình được bán. Với sự phổ thông của interet tôi nghĩ nhiều ngành kinh doanh phải chết hay sống ngoắc ngoải, như việc bán các loại hình ảnh này. Bà nhân viên có khuôn mặt khó đăm đăm rặn không ra nổi một nụ cười (khuôn mặt mà nếu đi làm cho tư nhân với nghề giao tiếp khách hàng thì bị sa thải rồi), cho biết có cái tour đi bộ về các dật sử của các ông tổng thống (What the History Book Forgot to Mention Walking Tour of The President Statues). Thôi, không đi đâu.

Nơi kế tiếp tới xem là Museum of Geology. Chúng tôi lại đi tìm Phòng Thông Tin để biết chính xác địa chỉ nhưng hỏi mấy người mà cũng trật vuột không ra. Tới chừng tìm ra thì hóa ra Phòng Thông Tin này nằm kế bên khu parking mà khi đậu xe chúng tôi không để ý tới. Thậm chí trên đường có bảng chỉ dẫn hẳn hoi mà cũng không nhìn thấy. Tôi phải ghi lại các chuyện tìm kiếm làm mất thì giờ vì một ngày du lịch của chúng ta phải trả giá bằng …. tiền, nếu tỉnh táo, và quán triệt thì ta sẽ tận dụng hết công năng của các ngày giờ tốn kém ấy. Nhưng nếu có nguời đi du lịch chỉ là một cơ hội để thư thả tinh thần chớ không phải để làm cho xong cái list các nơi cần viếng thì trong nhóm sẽ có … mâu thuẫn ngay.

Hóa ra bảo tàng Địa chất thuộc khuôn viên của một trường đại học trong thành phố, South Dakota of Mines and Technology. Đậu xe đại vào một nơi dành cho xe có thẻ với hy vọng là không gặp rắc rối gì, chúng tôi đi bộ lại bảo tàng địa chất. Bảo tàng này chủ yếu chưng bày các di chỉ thời tiền sử ở vùng Badlands, một vùng địa chất đặc biệt khác cũng đuợc biến thành National Park của South Dakota. Tôi biết thêm một điều mới là các viên đá gọi là gastrolith, tạm gọi nôm na là “đá bao tử”, được tìm thấy trong bao tử của con plesiosaur, một con bò sát thời tiền sử ở vùng Badlands. Chuyên gia còn kỹ lưỡng đếm coi có bao nhiêu viên đá, loại đá gì. Ngoài ra còn có một ngăn chứa một loại đá gọi là Sand-Calcite Crystals (tinh thể cát-đá vôi?) . Loại này rất hiếm gặp, trên thế giới chỉ có ở South Dakota và Pháp, nên địa điểm này nằm ở thị trấn Rattlesnake Butte, Jackson County được bảo tồn, không ai được nhặt đem đi. Thấy trên tường có treo một bức hình của ông Darwin, được bán với giá 7 đô la một tấm. Ông được ngưỡng mộ vì Thuyết Tiến Hoá của ông được xem là một cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành sinh vật học.

Chúng tôi lên xe trở lại chỗ ngụ. Quá sớm để về nhà. Nguời lái xe đột ngột ngừng lại một địa điểm trên đường về, Vườn Bò Sát (Reptile Gardens). Nhìn mặt đường ướt mem, biết ngay là nơi đây vừa có mưa. Trời cũng còn u ám lắm. Chúng tôi vào cổng thì đã 3 giờ hơn. Nhân viên cho biết là cái show rắn cuối cùng là lúc 4 giờ, tuy nhiên khi biết chúng tôi là du khách từ xa tới thì bà cho biết là cứ vào đi, lần sau trở lại không tính tiền, nhưng chỉ trong thời hạn của chuyến đi này mà thôi. Giá vé vào cửa là 11 đô la mỗi người. Tôi miễn cưỡng vào vì tôi sợ ngó rắn rít, cá sấu thì ở Việt Nam thiếu gì. Có lẽ để xoa dịu những con mắt thích nhìn cái đẹp nên vào cổng là một khoảnh vườn đầy cỏ hoa với muôn hồng nghìn tía. Bộ sưu tập bò sát nằm trong một nhà lớn hai tầng, giữa là nhà kiếng để các loài quen sống trong khu nhiệt đới có thể ở được. Các khu nhốt các con vật được ghi chú kỹ lưỡng nhăm mục đích giáo dục (trẻ con thích được xem loài vật, ở đâu cũng vậy). Tầng dưới là cá sấu, tầng trên là rắn. Trẻ con học hỏi được nhiều, ngay cả người lớn. Thí dụ có bảng giúp ta phân biệt được sự khác nhau giữa crocodile và alligator. Tiếng Việt ta gọi hai loài này một danh từ là “cá sấu”. Sở dĩ vậy là vì alligator chỉ có ở Nam Hoa Kỳ và vài nơi ở Trung Hoa. Việt Nam không có nên chúng chưa có tên Việt, hay dùng ké với loài crocodile vậy! Có ai nhìn thấy sự lấn cấn trong cái tên chăng, chúng đâu có cùng họ hàng gì với cá đâu mà bị gọi là cá sấu. Có lẽ vì vậy mà dần dà sau này thấy chữ “cá” bị bỏ đi, chỉ còn là con “sấu” mà thôi.



Đặc biệt có một con được cho là có mặt trong phim Live and Let Die do Roger Moore đóng vai James Bond. Người chủ mấy con sấu này đã xin được đóng vai stunt bước trên lưng sấu thật của anh ta chớ không dùng sấu giả. Nhưng anh ta bị rớt xuống nước và bị sấu táp. Ra khỏi bệnh viện, anh lại làm lần hai, lại bị táp nhưng cũng đủ cho một đoạn dùng trong phim. Người đàn ông gan góc này sau đó bị chết vì cọp xé xác. Ngoài ra còn có bảng ghi giới thiệu con sấu Úc có tên là Maniac lời của tài tử Nicolas Cage khi tới đây đóng phim National Treasure: Book of Secrets; ca ngợi con sấu này “most magnificent” mà ông được thấy. Tôi nghĩ là cái Chuồng này cũng khoái dựa hơi tài tử nổi tiếng, chớ Nicolas Cage là tài tử chiếu bóng chớ có phải là một nhà sấu học hay khảo cứu lừng lẫy như Steve Irwin đâu mà khoe lên.

Trong nhà kiếng có một số cây cỏ nhiệt đới làm môi trường sống cho các loài cắc ké, kỳ nhông. Có vài loại chim nhiệt đới sặc sỡ màu sắc.

Ra ngoài thì tới giờ xem màn trình diễn với rắn (Snake Show), kế đó là Crocodile Show, ngoài ra còn có chuồng rùa khủng, chuồng chó đồng (prairie dog). Show Rắn bắt đầu đúng giờ, ngồi coi một lát thấy không hấp dẫn, nói toạc móng heo ra là thấy ớn quá, tôi bèn ra ngoài coi rùa. Vừa đúng lúc là nhân viên đang lùa rùa vào chuồng có mái che để đóng cửa. Bảng ghi du khách được phép vào sân để chơi, để gãi cổ (scratch them on their necks), để chụp hình nhưng không được phép cho ăn, đánh, đá hay trèo lên thân thể mấy con rùa này. Con nhỏ thì còn bồng ẳm, chớ con lớn quá thì hai anh nhân viên chỉ còn cách đi theo sau lùa chúng vào chuồng.

Sau đó tôi tạt vào chuồng coi chó đồng nội (prairie dogs), rồi lững thững đi lục lạo khắp nơi trong Gardens vì không chắc là nhóm sẽ trở lại vào một ngày nào khác. Thấy có một khu gọi là Tortuga Falls, trong có các thác nước giả. Ở đây tôi nhìn thấy vòng rào của Gardens giáp với vùng hoang dã bên ngoài. Đất đai ở tiểu bang còn mênh mông. Một tiểu bang rộng trên 77 ngàn dặm vuông mà dân số chỉ có trên 8 trăm ngàn dân thì ta phải biết! Trong khi California 163,696 dặm vuông với gần 38 triệu nguời! Vào trong Tortuga Falls thấy có cầu giả kiểu Tàu, có tượng hình người cổ của Tàu, có tượng Quan Âm đặt ở gần dưới bóng cây gần hồ nước. Người Tây phương coi các tượng Phật như vật trang trí ngoài vườn. Họ bày bán chung các tượng này với vật dụng làm vườn như ta thường thấy ở Home Depot, các tiệm cây cỏ.

Snake Show cũng kết thúc, cũng anh quản trò đó đi vào khu sấu lộ thiên để làm nốt show cuối cùng là Crocodile Show. Mấy chục con sấu nằm bò lểnh nghểnh. Anh thành thạo chỉ huy chúng. Khi anh ngồi lên mình một con sấu lớn, anh nắm họng nó. Có lúc thấy nó có vẻ ngoan cố không nghe theo, anh dùng gậy chọt nó. Mắc cười nhất là tất cả các con khác đều hướng mắt về đồng bọn đang bị đè đầu cỡi cổ. Một con lừng khừng bò tới có vẻ như muốn làm cách mạng chống lại! Tôi khá lo ngại vì nếu chỉ cần một con nổi dóa táp anh thôi là có thể cả bọn nhào tới xơi tái anh liền. Các show sấu ở đây khác với show ở Thái Lan là không có màn đút đầu vô miệng sấu, và cũng không quất chúng mạnh bạo như ở Thái – có lẽ vì sự tôn trọng thú vật đã thành truyền thống ở các nước văn minh chăng. Những người văn minh không tham gia các trò hành hạ thú vật và thật là thú vị là điều này lại phù hợp với giáo lý của đạo Phật. Nếu chúng ta hồ hởi, phấn khởi, hoan hô các hành động hành hạ súc sinh thì vô tình ta tạo nên một cái nghiệp cho chính mình. Bởi vậy thấy ai bắt được cá to cá lớn, đừng có dại dột mà khen họ nhé! Các trò lột da cọp làm thảm, chặt sừng huơu nai treo trên tường nhà để phô trương thành tích săn bắn của mình, nay không còn được trầm trồ khen ngợi như trước đây, nếu không nói là còn bị chửi tắt bếp! Sau đó thì anh quản trò đem một thùng thức ăn ra thảy cho chúng, trước khi kết thúc show bằng cách bưng một con sấu nhỏ ra cho khán giả được sờ vào cho biết da chúng ra sao.
Sau đó chúng tôi trở lại lên tầng hai của chuồng để xem cho hết. Ở đây là các chuồng rắn. Bộ sưu tập rắn cũng khá lớn. Nếu là ở Việt Nam tôi sẽ dán bài thơ của Lê Quý Đôn, bài thơ có mỗi câu một loài rắn

Chẳng phải liu điu cũng giống nhà
Rắn đầu biếng học ắt không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ
Nay thét mai gầm rát cổ cha
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo
Lằn lưng cam chịu vệt năm ba
Từ nay trâu lỗ xin siêng học
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia
.

Để kết thúc tôi xin hài vào đây hai bảng ghi chú lý thú về một nét sinh hoạt của Gardens. Bảng ghi số lượng con vật được dùng để nuôi các loài thú trong Gardens có chú thích là không có con nào còn sống khi cho vào miệng bọn thú này. Tất cả đều được mua khi đã chết hay đông lạnh. Như vậy có sự nhân đạo là không có con nào bị giết cho con khác được sống.




Phượng Các
#261 Posted : Tuesday, October 8, 2013 12:38:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ tư

Sáng dậy tôi đi ra thăm đám cây bạch dương (aspen). Chiều hôm qua, bà chủ nhà có thông báo là xin mọi người thông cảm vì bà có đặt một máy phát thanh ở trước nhà, gần đám bạch dương. Bà sẽ mở máy để đuổi các con hải ly đi. Vì đêm trước hải ly đã vào gặm gốc một cây bạch dương, mang đi mất, một cây khác thì bị gặm gốc phân nửa, chưa kịp mang đi. Đám bạch dương này trồng gần dòng suối nên bọn hải ly chắc cũng cư ngụ đâu đó. Tôi lò dò đi dọc theo dòng suối nhưng dĩ nhiên là khó mà thấy được tổ của chúng. Có lẽ do có luật bảo tồn loại thú này cho nên không thể đặt bẫy bắt chúng được. Còn con chó, hoá ra nàng ta ban đêm không biết đi “rỏn” để canh chừng của cải cho chủ, lại nằm vùi đâu đó ngủ khoèo chứ gì.

Đi lại gần đám ngựa đang ăn cỏ xa xa. Đám ngựa này chiều qua đã thấy ra gần nhà và chúng được mọi người bước tới vuốt ve thăm hỏi, nhất là chị người Polynesian ... Gia đình ngụ phòng dưới đã rời đi, thay vào đó là một cặp vợ chồng người Pháp ở French Polynesia. Chị này thích mấy con ngựa này lắm, hôm qua cứ vuốt ve chúng mãi, và tíu tít gọi chồng ra xem ngựa.

Có con ngựa đen thấy tôi bèn lốc thốc chạy tới. Vì có một mình nên tôi hơi e ngại, không biết tánh tình nó ra sao, sợ nó nghi mình tính dành ăn cỏ với nó rồi đá cho một cái nên thân nên tôi từ từ rút lui. Con ô mã thấy tôi lùi lại bèn dừng chân, ngó tôi một lát rồi quay về với ngựa bạn, không thèm tới nữa. Tôi lửng lơ đi dạo, nghe suối róc rách:

Bước lần theo ngọn tiểu khê
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối gành bắc ngang


Sau đó bèn ... thượng thúy lâu để coi ngày hôm nay đi đâu chơi.
Mọi người bàn nhau là tham dự safari tour ở Custer State Park. Cái công viên này là một khoảnh nằm kế Black Hills National Forest. Có thế chứ! Liên bang dành lấy cái đám rừng đẹp đẽ kia thì cũng phải để cho tiểu bang kiếm chút cháo chứ.

Xe chạy ngang thị trấn Custer. Mọi người định là lát nữa trên đường về sẽ ghé vào thăm cho biết. Từ một nơi đông đúc dân cư như Cali, đi vào vùng đất ít người như South Dakota, thì cứ gặp được thành phố hay thị trấn, làng xóm nào cũng gợi lòng tò mò. Sau khi trả tiền vô cổng, chúng tôi chạy xe vào và đi kiếm Visitor Center cũng là nơi có bảng ghi bên ngoài là Buffalo Safari Jeep Rides. Đặt vé và chờ!

Lúc 10 giờ, anh tua gai kiêm tài xế đã xuất hiện với chiếc xe jeep có vẻ phong trần - cả anh lẫn chiếc xe. Cả đám chất lên xe, tôi ngồi kế tài xế trong một cái xe không có kiếng cửa sổ. Tour này sẽ chở khách đi vào cánh đồng cỏ để thăm thú loài vật hoang dã trong đó. Bạn đi bằng xe hơi nhà cũng được (cho khỏi tốn tiền), nhưng loại xe jeep với hình vóc dũng mãnh của nó sẽ xông xáo đi vào các con đường mòn sơ sài đầy sỏi đá mà xe hơi thường sẽ không dám đi vào. Và người hướng dẫn dĩ nhiên biết những nơi nào loài vật hoang dã hay tụ tập. Casey nhìn coi đẹp trai, tướng oai ăn đứt John Wayne hay Clint Easwood. Chèn đét ơi, anh cho biết là từ đó tới giờ chưa biết biển ra sao. Tôi xạo sự: sao you không đi Hollywood thử thời, biết đâu được chọn làm tài tử đóng phim cao bồi.

Mới đi có 5 phút thì dòng xe dồn cục lại. Hoá ra các xe dừng lại để ngắm một cảnh hiếm thấy: một đoàn rất đông các con trâu bison đang băng ngang đường. Casey nói là quý vị may mắn lắm, vì ít khi nào được thấy cảnh này. Nhân viên kiểm lâm (?) cỡi ngựa điều động lùa các con bison này …Họ đích thị là các tay cao bồi miền Tây nước Mỹ. Tôi đã biết về cao bồi từ hồi nhỏ khi coi phim về miền viễn Tây. Trong quyển hồi ký, ông Nguyễn Hiến Lê có nói là bọn trẻ miền Nam bắt chước phong cách cao bồi Mỹ, đâm ra hư hỏng. Hồi đó thanh niên Sài Gòn mà mặc quần ống bó, nón có vành, áo sọc, đi đứng nghênh ngang thường được xếp vào hạng du đãng. Nhưng đây chính là một hình ảnh hấp dẫn mọi người trên thế giới qua các phim của Hollywood. Người con trai nào lại không mê tít trước hình ảnh các tay yêng hùng oai phuông lẫm lẫm trên lưng ngựa trên những cánh đồng mênh mông của miền Tây nước Mỹ. Casey len lỏi sao mà lên được hàng đầu, nơi một đoàn trâu bison đang băng ngang. Có con đến cạnh cửa sổ xe jeep chúng tôi. Nếu xui mà bị nó húc vào thì làm sao đây trời vì xe jeep không có kiếng, trong khi các xe khác quay kiếng lên và du khách không được phép ra khỏi xe (nhưng cũng có nhiều người mặc kệ, cứ mở cửa chui ra chụp hình). Tôi vừa hồi hộp vừa thú vị vì kinh nghiệm hiếm hoi này. Trong xe, ai nấy phấn khích và nói là thiệt đáng đồng tiền bát gạo.




Xe chạy thêm 5 phút nữa thì bị ngừng lại vì phía trước có khúc đường vừa tráng, phải đợi 10 phút chờ nhựa khô. Nhân viên cầm bảng STOP lại đứng ngay đầu xe kế bên Casey. Chả lẽ gần nhau như vậy mà im lặng thì cũng dị, cho nên Casey và bả nói qua lại, đãi bôi, chuyện trò mưa nắng suốt 10 phút mà tôi có cảm giác là cả hai không ai thú vị gì khi phải tốn nước miếng như vậy. Xe đùn thành một hàng dài. Khi thông xe rồi thì con đường mở ra một vùng đồng cỏ rất khác với vùng núi mà mấy hôm nay chúng tôi dọc ngang lui tới. Đó là một vùng thảo nguyên rất đẹp, đồi chập chùng uốn lượn, điểm những đám thông xanh. Tôi lục lại trí nhớ xem có thấy cảnh tuợng này ở đâu chưa để mà so sánh. Có thể thấy đâu đó vùng đồng cỏ với đồi cây, nhưng chiếm một khoảng đất rộng 71 ngàn acres trên đó có các loài thú hoang sinh sống thì cảnh trí trở nên hấp dẫn vô ngần. Do mục đích bảo tồn nên ít đường được xẻ, thú rừng đâu ưa đến gần nơi có xe cộ chạy cho nên du khách chỉ được ngắm từ xa. Chỉ có xe jeep là phóng vào các con lộ khúc khuỷu, đầy sỏi đá để lên những ngọn đồi gần nơi chúng cư trú hơn. Có lúc, nhằm mục đích giựt le, Casey cho xe chồm tới, ngoặc lui cách không cần thiết và một lần chênh vênh bị mắc kẹt mất mấy phút vào các đá tảng thiếu điều muốn lật xe. Tôi nghĩ thầm trong bụng (đúng ra là "chửi" thầm Blushing trong bụng!): có ai khâm phục đâu mà biểu diễn như vậy …May là đồng cỏ ở hai bên, chớ nếu mà có đèo có vực như ở Yosemite thì chắc là tôi …..

Casey nói về các con bison. Cái con này đóng một vai trò “quan trọng” hơn là tôi tưởng. Ngày đầu tiên tới đây tôi đã nghe lão bản địa chủ tiệm Cedarfeathers cho biết là từ nhỏ lão đã được nuôi bằng thịt trâu, chính là cái con bison này đây. Đây mới là con trâu, còn con trâu của đồng ruộng Việt Nam, trâu ơi ta bảo trâu này, lại là con trâu nước (water buffalo). Hôm qua khi đi ngang qua nhà bảo tàng Museum of the American Bison, tôi có chụp được một bảng viết bên trong tủ kiếng, cho biết là để tiến hành cuộc Tây tiến, chính quyền đã thi hành chính sách tiêu diệt trâu trên khắp miền Bắc Mỹ. Ước tính từng có từ 30 cho tới 60 triệu con. Từ năm 1872 tới năm 1874, hơn 10 ngàn thợ săn đã giết trung bình 5 ngàn con một ngày, và mỗi ngày như vậy trong hai năm. Vào cuối thế kỷ 19, chỉ còn có khoảng 900 con. Ngày nay trâu được bảo vệ và hiện con số lên được khoảng 350 ngàn. Trong cái park này thì có khoảng 1,300 con. Đọc tài liệu thì bảo là vì muốn mở mang trang trại nên họ giết trâu. Nhưng nay nghe Casey nói thì mục đích giết trâu là để tiêu diệt dân bản địa. Tôi trợn mắt ngạc nhiên, hỏi đi hỏi lại. Casey khẳng định, đúng vậy, mục đích giết trâu là để cho người bản địa phải tiêu vong vì họ sống bằng thịt trâu. Không còn thịt nuôi sống họ thì họ phải chết. Và biện pháp đó đã mang lại hiệu quả. Casey nói là hiện nay thì số lượng trâu được duy trì ở một mức nào đó, khi con số này tăng lên thì kiểm lâm sẽ giết bớt và bán thịt. Hèn gì mà vào một số nhà hàng thấy có quảng cáo món thịt trâu mà tôi ơ thờ không để tâm tới. Tôi đâu có “tâm hồn ăn uống”.
Sau cái vụ trâu triếc này rồi thì Casey chở tới đi coi prairie dog. Chúng ở trong các cánh đồng trống trải. Thấy xe chạy tới thì mấy con chó này nhốn nháo lên.



Sau đó là loài pronghorn antelope, không biết tiếng Việt dịch ra sao.



Trong park còn một loại nghe nói chụp hình đẹp lắm, là lừa burro, vốn dùng để chở người lên đỉnh Harney Peak. Sau dịch vụ này bị bỏ, đàn lừa được thả đi lang thang trong park. Casey quên chở đi xem con này, nên sau đó bị cắt bớt tiền tip. Anh chàng tiu nghỉu tỏ ra tiếc rẽ.

Sau chuyến tour kéo dài hai giờ, chúng tôi ghé vào hội quán gần đó có tên là State Game Lodge. Quán này nổi tiếng vì từng hân hạnh đón tiếp hai ông tổng thống lưu ngụ là Coolidge (1927) và Eisenhower (1953). Chúng tôi chọn ăn buffet. Tới nhằm lúc đang có một xe bus chở du khách đa phần là các vị cao niên nên thấy đông nghẹt, may mà vẫn còn chỗ.
Khi trở về chúng tôi ghé lại thị trấn Custer, nhưng thấy phố xá lèo tèo. Có điểm đặc biệt là ở các góc đường có đặt một con bison bằng xi măng, sơn đủ các thứ màu. Đi dạo vào vài cửa hàng, thấy không có gì hấp dẫn nên cả nhóm sớm tếch!



Tiện trên đường về “nhà” thấy có một địa điểm khá có tiếng nên chúng tôi ghé vào thăm: Crazy Horse!
Users browsing this topic
Guest (42)
20 Pages«<1112131415>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.