Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages12>
Khuôn Mặt Của Vĩnh Hằng
xv05
#1 Posted : Saturday, July 28, 2012 2:20:18 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)

Ước Gì Tôi Có Thể Sở Hữu Khuôn Mặt Của Vĩnh Hằng (*)

Carsten Jensen
Người dịch: Bùi Vĩnh Phúc


Carsten Jensen là một tác giả Đan Mạch. Sinh năm 1952, ông nổi danh là một nhà phê bình văn học và ký mục gia cho một nhật báo ở Copenhagen. Trong thập niên 1990, ông đã được gửi đi làm việc ở khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Yugoslavia và nhiều thành phố tại châu Á, cho những đề tài báo chí quan trọng thời đó. Là tác giả của sáu tập tản văn và hai tiểu thuyết, cũng như tác giả của nhiều bài phóng sự quan trọng, Jensen được đánh giá cao qua những bài báo và tác phẩm của mình. Chương dưới đây, “Would I Could Own The Face of Eternity”, được lấy trong tập du ký nhận định I Have Seen The World Begin / Travels through China, Cambodia, and Vietnam. Tác phẩm được các nhà phê bình và báo chí Tây phương đánh giá cao với những cụm định ngữ như: “những nhận xét [của Jensen] về mặt xã hội và lịch sử thế giới xen kẽ với những mô tả về các vùng đất và con người một cách lịch lãm và gợi hình, gợi cảm” (The Independent / London), “đầy những hình ảnh, âm thanh và mùi vị của Á châu” (Sunday Times / London), và, một câu của tờ Politiken (Denmark): “Với hiểu biết chuyên sâu và cái nhìn tinh tế của tác giả, tác phẩm này đã đặt ông vào cùng chỗ với những tác giả kinh điển như Bruce Chatwin, André Malraux và Jean-Paul Sartre.”

Các chú thích cuối bài là của người dịch.

BVP







Trong vai trò của một khách du lịch, bạn không phải là người vô hình, nhưng thật ra thì bạn trở nên có hình tướng theo một cách thế đặc biệt. Mọi người nhìn vào bạn, hoặc không phải thế, họ không nhìn, họ trố mắt trừng trừng, nhưng họ trố mắt nhìn bạn như nhìn một người lạ và họ không trông đợi một người lạ phải tuân thủ những quy tắc đạo đức và tiêu chuẩn của họ. Họ cũng chẳng biết gì về những thứ ấy của anh ta; thậm chí họ có thể ngờ rằng anh ta chẳng có quy tắc hay tiêu chuẩn gì. Khi chúng ta nói rằng một người lạ sống theo một mã đạo đức khác, điều chúng ta thật sự muốn nói là anh ta chẳng có một cái mã đạo đức nào cả—cái mã đạo đức của chúng ta là cái mã duy nhất hiện hữu trên đời. Và chẳng phải chính chúng ta cũng thích đi thăm nhà thổ và phạm các loại tội ác này nọ trên những vùng đất lạ hay sao? Sự kiện không một ai biết chúng ta làm cho chúng ta dễ tự tha thứ cho chính mình.

Là một người lạ có nghĩa là được tự do, và kinh nghiệm cái sự nhẹ bẫng, cái tính vô trọng lượng của con người mình. Lúc ấy chẳng còn có ai để bảo với bạn rằng bạn là người này người nọ—và bởi thế, bạn chẳng là ai cả. Nếu André Malraux đã đúng khi ông ta viết rằng “Âu châu tin tưởng là bất cứ một thứ gì không bắt chước hiện thực của nó thì chỉ biểu hiện một giấc mộng” thì điều này giải thích lý do tại sao châu Á lại hấp dẫn đến vậy: đó chính là cái cơ hội được du hành qua một giấc mộng, việc thả lỏng cái căn cước và ý chí của mình và tự buông thả mình cho sự dẫn dắt của những sức mạnh khác; việc trầm mình vào vùng nước tối đen của vô thức và trở nên vô hình, ngay cả đối với chính ta. Cái giấc mộng thuần túy của sự lãng du và của hành động, của sự bị dẫn dắt bởi ngẫu hứng, bởi ham muốn bất chợt, bị uốn nắn và bị thử thách vượt khỏi những giới hạn của con người mình, bị tái sinh để trở thành nửa tội phạm, nửa trẻ thơ. Đó chính là lý do tại sao du hành lại là phương tiện của tuổi trẻ, một con đường trôi nổi cho sự tự khám phá và cho những khởi đầu mới. Đối với một người du lịch có tuổi hơn, có thể là một kinh nghiệm có tính sỉ nhục và làm xuống tinh thần cái việc khám phá ra rằng cái tính cách mà ta tin là đã được xây dựng hoàn chỉnh và bền vững, thật ra, chả là cái gì cả ngoài việc nó là dấu ấn của môi trường chung quanh. Nhưng người ta cũng có thể thấy là mình được tự do, thoát khỏi một vai trò đã cũ kỹ và già cỗi; thoát khỏi một cuộc sống với những quặt ngang rẽ dọc không đúng ý. Thật là một điều hấp dẫn chạy đuổi theo tuổi trẻ của chính mình, bay nhảy trong nỗi hoài nhớ để tìm kiếm lại những cơ hội đã mất, và người ta luôn luôn đối mặt với cái nguy hiểm là họ có thể tìm lại được chúng. Khi bạn xuất hiện vô danh trong những môi trường xa lạ, chuyện gì cũng được phép, và những ham muốn của tuổi trẻ trước cuộc sống lại được nâng dậy. Chúng không còn thơ ngây nữa nhưng bị biến đổi thành những ham thích lầm đường lạc lối và thành sự tự mãn. Ừ, tại sao không? Chẳng có ai ở đấy để mà dòm với ngó.

Kết quả là một sự tự do mang mầu sắc cay đắng phẫn nộ. Những tâm hồn yếu đuối không thể đối mặt với việc được cho nếm trải cái hương vị của những khả thể nằm trong chính họ. Những tâm hồn dũng mãnh thì có thể, nhưng họ sử dụng cái tự do này để khám phá những điều được tiết hãm và sự cần thiết phải làm như thế ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Việc phải đối diện với sự vô danh của chính mình là một điều tốt, vì trong những con mắt nhìn thấu suốt qua ta, có sự thật nằm ở đó. Ta nhìn những con người khác, tưởng tượng chính ta là cái thước đo của họ. Thế rồi ta khám phá ra được rằng chính họ là thước đo của ta, và ta bị đưa xuống cái vị trí khiêm nhượng của mình.

Tôi lên đường không mang theo một ảo ảnh có tính hoài niệm nào; tôi không đi tìm kiếm con người tuổi trẻ của mình hoặc những khả năng không giới hạn của tuổi trẻ. Tôi không tìm kiếm bất cứ sự giải phóng nào và tôi tự cho rằng tôi biết được những giới hạn của mình. Dù sao, Việt Nam đã tự phô bày ra trước mắt tôi như một đất nước của những vũ trụ sóng đôi, liên tiếp đưa tôi đối mặt với những phương cách hiện sinh mới, những căn cước khác, cả một chuỗi những khả năng để thể hiện những con người khác biệt của mình. Tôi không bị choáng váng say sưa vì cái tự do của tuổi trẻ; cái đánh động tôi hoàn toàn khác và mãnh liệt hơn nhiều: cảm thức về tính chất hoàn toàn mềm dẻo, dễ uốn nắn của con người mình. Tôi có thể là một kẻ giết người, một tên trộm, một kẻ xâm hại, làm hư hỏng trẻ vị thành niên; cái đất nước này cho phép tôi chọn lựa mọi sự trong chính sự vô danh của tôi, sự vô danh ấy được treo lửng lơ như một đám mây che chắn những hành vi của tôi và tôi ý thức được sự đáp ứng của chính mình. Tôi bị dụ hoặc và lôi cuốn: có vẻ như tất cả những xung năng, những kích thích đó đều nằm ở đấy, trong tôi, sẵn sàng và chờ đợi. Việt Nam là một mảnh đất ở đó tôi có thể bị thất lạc ngay trong chính con người mình, một mảnh đất của những cơ hội nội tại, và tôi đã hơi bị thất lạc và phạm vào một tội ác nhỏ. (Nhưng chẳng phải những tội tiểu hình tầm thường đều có liên hệ đến những tội đại hình kinh khiếp mà từ đó chúng bị dẫn dắt đến, không thể nào tránh khỏi?) Dù gì đi nữa, tôi đã băng qua đường vạch trên cát; cái đường vạch đã luôn ở đó suốt cả đời tôi.

Tôi luôn luôn thực hiện một quy tắc khi du hành: không chạm vào những người lạ. Nhưng tại Việt Nam, những con người lạ mặt lại luôn đụng chạm vào tôi mà không làm cho tôi cảm thấy mình bị nguy hiểm. Ngược lại, sự đụng chạm của họ làm tôi cảm động và hạnh phúc, bởi lẽ tôi đã nhìn thấy sự đụng chạm ấy như một cách diễn tả lòng từ tâm và sự nhân hậu cao thượng. Việt Nam là đất nước duy nhất trên những chặng du hành của mình mà ở đó tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn. Với từng cái đụng chạm, một lớp vỏ hành khác lại bong ra và tôi đi dần đến chỗ đầu hàng, điều này nằm ngay trong sự chấp nhận chính cái bản chất vô danh của mình. Chẳng sao cả việc họ đụng chạm vào tôi. Tôi chào đón điều đó nơi họ, bởi lẽ tôi tin tưởng họ, hay đúng hơn lòng tin của tôi lớn dần lên từ những đụng chạm ấy. Có một người đàn bà tại một ngôi làng nhỏ ở vùng Tây Bắc của đất nước này, một đêm nọ khi tôi đến khách sạn muộn, người phụ nữ đó đã đến bên và đưa cánh tay vòng ngang lưng tôi, vỗ nhẹ vào cánh tay tôi như để giúp tôi an lòng. Tôi không bao giờ gặp lại bà. Tôi không rõ tại sao bà lại cho tôi sự thân mật gần gũi ấy, nhưng tôi biết ơn bà vì bà đã làm thế. Có một cô gái trẻ hay quanh quẩn tại quán ăn ở Huế nơi tôi thường đến ăn. Cô gái luôn luôn đến bàn của tôi và đứng lại một lúc chuyện trò với tôi bằng tiếng Anh. Rồi một hôm cô cúi xuống và hôn lên má tôi. Cô đang tập sự phô bày cái nữ tính của mình qua tôi và tôi ý thức được là mình được một người nữ hôn, cho dù đôi môi ấy là đôi môi của một đứa trẻ. Tôi cảm nhận một sự khao khát kỳ lạ người nữ đang trổ nụ ấy, một sự mong muốn không hẳn mang nét tình dục, nhưng nó vẫn là thế; như sự khát khao một hình ảnh hay một điều gì đó không thấy được, khát khao người đàn bà mà cô gái chưa trở thành, nhưng cô đã cho tôi, dù thoáng qua, cái hạnh phúc được nếm trải nó. Đối với cô, cũng thế, tôi biết ơn cô.

Tất cả những chuyện đó, phần nào, gắn bó với điều đã xảy ra tại Mỹ Sơn: một tội ác nhỏ của tôi. Chuyện ấy cũng gắn bó với sự khát khao một điều gì đó không thể sờ chạm vào được, một ham muốn sở hữu và bị sở hữu, bị ngoạm nuốt bởi một cái gì đó to lớn; một giấc mơ về sự vĩnh hằng ở giữa những điều không vĩnh hằng.

Mỹ Sơn cách Đà Nẵng khoảng 60 cây số. Trong lịch sử, xưa kia nó đối với người Chàm cũng giống như là Angkor đối với người Khờ-Me vậy: một trung tâm tinh thần và tôn giáo, và, trên hết, một thành tựu về mặt kiến trúc. Trong hơn một ngàn năm, con người đã sống tại thành phố này, và rồi, theo một cung cách mang đặc nét Á châu, nó đã bị bỏ hoang, và cái mà chúng ta gọi lầm là thời gian có thể là đã khởi động công việc tàn phá nó. Không phải thời gian đã phá đổ những ngôi đền ấy, nhưng chính là những đội quân cướp bóc đã dày xéo thành phố đền đài này; có rất ít nơi trên cái đất nước dài, hẹp và bị chiến tranh tàn phá này thoát khỏi những bàn chân dày xéo. Những kẻ cuối cùng đã dẫm đạp trên đất nước này là những người Mỹ, những người đã phá tan thành bình địa những công trình được xây cất cả nghìn năm chỉ vì vùng đất ấy, một thung lũng được bảo vệ kỹ lưỡng bởi những ngọn đồi cây cối chằng chịt như rừng, đã là căn cứ địa của Việt Cộng. Sau sự tàn phá một trong những nơi có những ngôi đền đẹp đẽ nhất, Philippe Stern, một chuyên gia về nền văn minh Chàm và là người phụ trách trưởng của Bảo tàng viện Guinnet ở Paris, đã viết trong một lá thư ngỏ gửi Tổng thống Nixon, trong đó ông van xin tổng thống ngưng rải bom tàn phá những công trình này. Nixon đã hứa là … sẽ để yên những công trình đó và sẽ chỉ tập trung vào việc giết Việt Cộng. (1)

Thời gian phải tìm những cách khác để làm công việc của nó.

Đó là lúc mà tôi đến đây.

Khoảng năm hay sáu cây số ở bên ngoài khu vực Mỹ Sơn, con đường dần dần dẫn vào ngõ cụt. Một vài cái quầy được dựng lên ở đây, và có một người cảnh sát ngồi dưới gầm bàn trong bóng râm của một tấm bạt căng. Ông ta hỏi xem sổ thông hành của tôi và viết con số trong hộ chiếu xuống. Rồi có một thanh niên khẳng khiu, đội mũ an toàn mầu vàng, xuất hiện và đề nghị chở tôi qua đoạn đường vài cây số cuối trên chiếc xe máy của anh ta.

Những con dốc mầu xanh cây lá lung linh rập rờn mầu nước biển trong lớp mỏng như sương mù của hơi nóng, nhưng chẳng còn mấy thứ để xem tại Mỹ Sơn. Thỉnh thoảng có một cột đền bằng gạch đỏ mầu han gỉ, nhưng hầu hết chỉ là chuyện lái luồn lách quanh những hố bom và những công trình đổ nát. Những đống đá vương vãi và những bức tường đá dài nhiều bộ nằm đây đó khắp nơi. Những thân cây bị phạt ngang nhô ra khỏi một ngôi đền nhỏ, nửa phần đã đổ nát. Một ngôi nhà, đầy đủ lệ bộ với mái che gợn sóng bằng sắt và lưới bảo vệ chắn ngang cửa vào, được dùng như một nhà kho để chứa các tượng và những mẩu của các đồ trang trí trước đây đã được dùng để tô điểm cho các ngôi đền. Một tấm biển yết thị ghi rõ rằng công việc lưu giữ được công ty Mercedes của Đức bảo hộ qua khẩu hiệu “Lưu Giữ Quá Khứ Cho Tương Lai”.

Những quả bom phần nào đã làm công việc của chúng, nhưng sự thật hiển nhiên là Mỹ Sơn, không giống như Angkor, chưa bao giờ là trung tâm của một đế quốc lớn. Không gian mang một vẻ tĩnh lặng đến nỗi người ta có cảm tưởng là thành phố này đã được sinh ra từ sự tĩnh lặng ấy.

Tôi là người khách độc nhất của thung lũng. Điều này có thể là lý do khiến chuyện ấy đã xảy ra. Hai người lính gác với súng để trên đầu gối ngồi ở cửa vào của thành phố đền. Khi tôi quay trở về sau khi đã đi một vòng xem xét thành phố, họ vẫy tôi lại và đưa ra một thứ được gói trong một tờ giấy báo. Tôi thoáng nhìn thấy mầu sa thạch đỏ. Họ ra vẻ mời mọc, cười cười với nét dụ dỗ một cách gián tiếp, cung cách thân mật khá sỗ sàng. Một kỷ vật nhỏ? Họ cười ra vẻ cầu tài.

Phản ứng của tôi là sự tức giận. Tôi cảm thấy như họ đã nắm được tôi và ngầm cho thấy là họ có thể nhìn xuyên thấu qua tôi và biết rõ những bí mật của tôi. Nhưng tôi không hề muốn dính líu gì với sự thân mật vô đạo đức của họ. Tôi không phải một người trong bọn họ. Tôi cảm thấy kinh tởm và muốn tránh xa. Đây là những công bộc thối nát, hư hỏng, bán đi những bảo vật mà họ được trao cho bổn phận phải giữ gìn. Giản dị là họ đã tiếp tay cho sự tàn phá mà những người Mỹ điên cuồng vì chiến tranh đã khởi động, cũng với một sự coi thường như vậy đối với quá khứ và lịch sử. Đất nước buồn bã này, tôi nghĩ, vốn liếng đã quá ít ỏi mà lại còn không giữ lại được một chút di tích của quá khứ để lại sau khi bom đạn đã làm xong công việc của nó.

Sau sự từ chối của tôi, những tên lính gác cửa thay đổi chiến thuật. Chúng thay đổi cung cách cầu cạnh của mình bằng thái độ thẳng thắn một cách thoải mái. Uống nước trà nhé? Trời nóng, và tôi đã đi bộ quanh vùng dưới ánh nắng mặt trời thiêu đốt hàng mấy giờ liền; bởi thế, tôi chấp nhận ly nước họ mời. Họ kéo một chiếc ghế đẩu nơi một cái bàn nhỏ mời tôi ngồi. Chúng tôi ngồi đó một lúc. Họ hỏi những câu hỏi thông thường. Tôi bị nỗi thèm khát giao tiếp chộp lấy và quên đi sự giận dữ của mình. Bỗng bất ngờ một người trong bọn họ đặt cái gói giấy trên bàn trước mặt tôi. Tôi ngó xuống đất, nhưng tới lúc ấy thì mọi chuyện đã quá trễ. Trong một chớp mắt tôi học được một điều: cái đẹp là kẻ đồng loã chính của sự suy đồi.





Nằm trên đó, ngay trước mặt tôi, là cái đầu của một tượng Phật. Nó làm bằng sa thạch đỏ và những dấu đục chạm đã từng nét hình thành nên khuôn mặt Phật từ tảng đá gốc vẫn còn có thể nhận diện được, giống như những lỗ chân lông trên da, nơi cát đã kết tập qua bao thế kỷ. Những vành tai dài và những lọn tóc xoăn đầy nét hoa mỹ uốn cong thành hình dáng một ngôi chùa. Đường cong đầy đặn của môi trên uốn lên thành một nụ cười thoảng và những bờ mi, nhắm hờ trên những khe hở thoai thoải và hẹp của mắt, làm cho khuôn mặt mang một vẻ cao nhã về mặt tinh thần.

Tôi cầm bức tượng lên và trở nên nghiêm trang. Nó nằm gọn trong lòng bàn tay tôi, cùng lúc sở hữu một sức nặng ẩn kín làm cho nó có vẻ như nặng gấp đôi trọng lượng thực của nó. Đó là một khuôn mặt tuyệt mỹ, mang đầy nét vĩnh cửu, và tôi thức nhận được rằng nó có thể là của mình. Tôi có thể sống với nó bên cạnh mình mỗi ngày cho đến hết cuộc đời tôi, chứng kiến mỗi ngày cái nụ cười này, cái nụ cười mang chứa trong nó một sự bí mật còn sâu thẳm hơn sự bí mật của Mona Lisa. Đức Phật, “người đã quên lãng những điều mà chúng ta kinh nghiệm và kinh nghiệm những điều mà chúng ta không bao giờ vói tới”.

Niềm khao khát được sở hữu bức tượng này rõ ràng là quá sắc nhọn, vì nó là nỗi khát khao được sở hữu sự vĩnh hằng và như thế bảo đảm cho tôi chống lại ngay với sự chết, sự qua đi của chính mình. Tôi đang cầm trong tay mình từ 40 đến 50 thế hệ, và, qua cái đầu của bức tượng này, có vẻ như thế, tôi có thể sống thêm khoảng từ 40 đến 50 thế hệ nữa. Nó có tất cả sức mạnh hấp dẫn của một hòn đá quý, một miếng vỡ của vũ trụ, đã đáp xuống, bất ngờ, vào ngay lòng bàn tay tôi, làm dấu chứng cho một nơi chốn nằm bên ngoài thời gian. Được giấu kín trong nó là một lời hứa rạng rỡ, thế nhưng điều hiển nhiên với tôi là cái làm cho Đức Phật nhìn ngắm và mỉm cười, cái nhìn rộng lượng từ dưới đôi bờ mi nhắm hờ kia, không gì khác hơn là cái vô thường rõ ràng và chắc chắn của mọi sự vật. Nhưng khuôn mặt này quá đẹp đến nỗi nó cũng mang lại tất cả sức mạnh lôi cuốn của chính những cái thoáng qua, những cái vô thường ấy. Đến lúc này thì tôi không thể chịu đựng được cái ý nghĩ là sẽ chẳng còn bao giờ nhìn thấy lại nó nữa. Tôi muốn ngừng thời gian lại.

Cái gáy của đầu tượng Phật bị mất và cuống họng chỉ là một nhát cắt dài. Chắc hẳn là nó đã được tháp vào tường của một ngôi đền như là một phần của một dải tường mang đường nét kiến trúc hoa văn trang trí lớn hơn, và đã bị đục ra, giống như đầu của những pho tượng mà tôi đã từng thấy ở Angkor. Những hạt cát vụn mầu đỏ nằm trong đường cắt cuống họng. Hẳn là cái đầu tượng này đã bị đục lấy ra từ lâu rồi.

“Những người Mỹ,” hai tên gác nói, chỉ vào cuống họng của tượng.

“Thế kỷ thứ mười,” họ nói tiếp, “Rẻ. $80.”

Giờ thì họ dạn dĩ, tự tin hơn. Họ đã thấy cái yếu đuối trong con người tôi.

“$60,” tôi nói. Tôi không thật sự muốn nói như vậy. Điều tôi muốn nói là: hãy cứu tôi khỏi phải mua bức tượng đẹp đẽ này, vì tôi không thể chịu được cái cảnh nhìn thấy hình ảnh của chính mình trong một hành vi đốn mạt như thế. Nhưng tôi không đủ sức để nói không. Bởi thế tôi để cho sự may rủi quyết định. Nếu các anh lùi bước, tôi sẽ mua đầu tượng Phật và rời khỏi chốn này—một con người bị thay đổi, một con người thấp kém hơn. Nhưng các anh không chịu. Bởi vì các anh đúng. Nó quá rẻ. $80 chẳng là gì cho một mảnh của vĩnh hằng. Và có lẽ lý do các anh bán nó quá rẻ chính là vì các anh phải đi kiếm tìm những người khách cho những món hàng đánh cắp khốn kiếp của mình tại một nơi chốn hẻo lánh như thế này. Bởi vậy các anh sẽ giữ vững lập trường của các anh, và tôi giữ vững lập trường của tôi, và trong vòng một hay hai phút nữa thôi tôi sẽ rời khỏi đây, bình an thanh thản và với một lương tâm trong sạch.

“$80,” họ lập lại. “Rẻ.”

“$60.”

Họ lắc đầu. Tôi đứng lên, nhẹ nhõm, và chuẩn bị đi.

“$70.”

Trước khi tôi có thể tự ngăn cản mình, tôi đã quay lại và gật đầu, được rồi.

Họ gói cái đầu của pho tượng vào trong tờ giấy báo trở lại và đưa nó cho tôi. Tôi nghĩ đến người cảnh sát đứng ở cuối đường. “Không sao đâu,” họ nói và lắc đầu. Với bàn tay lành nghề, người đàn ông đội mũ an toàn mầu vàng cầm lấy cái đầu pho tượng được gói giấy báo và chuồi nó vào trong một trong những túi áo quần rộng lớn của anh ta. Họ nháy mắt với tôi. Tôi đã là một trong những con mồi của họ. Tôi đã bị họ chụp bắt được.

Chúng tôi chạy xe qua mặt người cảnh sát và, được cánh cửa xe che chắn, tôi cầm lấy đầu pho tượng. Rồi tôi vù đi, cảm nhận mình là một con người khác; không phải là một người tốt hơn, nhưng là một vị quan toà đúng đắn hơn đối với chính tính cách của con người mình. Tôi đã được chữa, được điều trị khỏi cái lương tâm trong sạch của mình. Tôi đã bước chân qua đường biên, nhập cuộc với “chúng”, những kẻ nọ—những kẻ ném bom, những kẻ cướp bóc, những kẻ mà trước đây tôi đã luôn luôn nhìn ngắm từ góc độ an toàn của phía bên kia, của một lương tâm trong sạch—và trở thành một mắt xích nhỏ trong một chuỗi xích lớn của sự tàn phá.

André Malraux đã đục lấy toàn bộ những mảng kiến trúc lớn của Bantey Srei (2), còn tôi thì lấy một miếng nhỏ của Mỹ Sơn. Người anh hùng của Malraux, Perken, mơ thấy để lại một vết sẹo trên khuôn mặt của phong cảnh; những người Mỹ đã hiện thực hoá giấc mơ ấy, trong cái mức độ toàn triệt của thời đại kỹ nghệ, và để lại sau lưng họ một mảnh đất lỗ chỗ dấu bom như một miếng phó-mát Thuỵ Sĩ. Và khi đã có đủ thời gian trôi qua, người ta sẽ nhắc đến những dấu vết của chiến tranh như những sự tàn phá của thời gian, mà không còn nhìn thấy cái bàn tay tàn bạo của con người hoặc không còn nghe thấy tiếng dẫm đạp của những bước chân thù. Nhưng chính cái đoạn đường khốn khó này đã tìm thấy một vọng âm trong hành động mua bán nhỏ của tôi, và, một cách nào đó, bây giờ tôi đã là một phần tử gắn bó thiết thân hơn nữa với nhân loại: tôi đã vượt qua biên giới để vào những vùng đất bị tàn phá và học biết được rằng cái đẹp có cái giá của nó, và số tiền $70 mà tôi đã trả để có được cái đẹp chỉ là một phần rất nhỏ bé của cái giá kia.



________________________________________

Chú thích:

(*) Đây là một chương trong tập du ký nhận định I Have Seen The World Begin / Travels through China, Cambodia, and Vietnam (New York: Harcourt, Inc. , 2000) của Carsten Jensen. Tác phẩm được Munksgaard / Rosinante in lần đầu bằng tiếng Đan Mạch vào năm 1996 dưới tên gọi Jeg har set verden begynde. Barbara Haveland dịch từ nguyên tác Đan Mạch sang tiếng Anh. Tác phẩm đã được giải Golden Laurels dành cho sách hay nhất của năm.

(1) Chính xác là "… to leave the buildings alone and confine himself to killing Vietnamese". Ở đây, "Vietnamese", có lẽ giống như cách nói của nhiều người Pháp trong vùng Đông Dương trong thời chiến tranh: “Vietnamese”, hay "tụi Việt", để chỉ "Việt Cộng" (Có thể xem thêm Olivier Todd, Cruel Avril 1975 / La Chute de Saigon, Éditions Robert Laffont, S.A., Paris, 1987).

(2) Bantey Srei (còn được viết là Banteay Srei hay Banteay Srey, nghĩa là “thành trì của phụ nữ”, hay “thành trì của cái đẹp”) là một ngôi đền cổ, được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, để tôn vinh thần Shiva của người Hindu. Nằm trong quần thể Angkor của Cambodia, nó được định vị ở gần ngọn đồi Phnom Dei, 25 km (16 mi) đông bắc đối với quần thể chính của những ngôi đền đã một thời thuộc về những thủ đô Yasodharapura và Angkor Thom thời trung cổ. Bantey Srei được xây cất phần lớn bằng sa thạch đỏ, một chất liệu giúp người ta dễ đục chạm những hoa văn tỉ mỉ và tinh tế giống như khắc chạm trên gỗ. Những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ đó trên những bờ tường của ngôi đền, hiện nay, vẫn còn có thể được nhận rõ. Kiến trúc này rất nhỏ bé so với sự vĩ đại chung của quần thể kiến trúc Angkor. Bantey Srei được giới khảo cổ cũng như du khách thế giới nói chung đánh giá là một “viên ngọc quý” của nghệ thuật Khmer. Nó chỉ được tái khám phá vào năm 1914, gắn với một vụ trộm nghệ thuật đình đám, khi André Malraux đục lấy bốn pho tượng trong nhiều tượng nữ thần (devatas) được chạm khắc trên những bờ tường của ngôi đền. Dù sao, André Malraux bị bắt không lâu sau đó, và bốn pho tượng thần này đã được hoàn trả lại.

Bùi Vĩnh Phúc
Phượng Các
#2 Posted : Thursday, June 6, 2013 6:58:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hôm nay mới đọc bài này đấy xv.
Phượng Các
#3 Posted : Saturday, June 8, 2013 7:38:13 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv,
Chị chỉ biết loáng thoáng là người Chàm chịu ảnh hưởng Ấn độ giáo, vậy ở Mỹ Sơn có tượng Phật sao, nhìn tượng Phật trong hình thấy có nhiều nét tạc theo kiểu Tàu lắm ...Chị không biết ông Jensen có kiểm nghiệm lại hay không, kẻo lại lâm vào trường hợp đồ giả mạo như cái đầu lâu bằng pha lê mà chính Bảo Tàng Anh cũng bị lầm đưa về chưng rồi sau cùng phát giác ra là đồ giả.
xv05
#4 Posted : Tuesday, June 11, 2013 10:07:58 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
xv,
Chị chỉ biết loáng thoáng là người Chàm chịu ảnh hưởng Ấn độ giáo, vậy ở Mỹ Sơn có tượng Phật sao, nhìn tượng Phật trong hình thấy có nhiều nét tạc theo kiểu Tàu lắm ...Chị không biết ông Jensen có kiểm nghiệm lại hay không, kẻo lại lâm vào trường hợp đồ giả mạo như cái đầu lâu bằng pha lê mà chính Bảo Tàng Anh cũng bị lầm đưa về chưng rồi sau cùng phát giác ra là đồ giả.

Chị PC, đọc thêm về lịch sử người Chàm thì em thấy đạo Phật thịnh ở Chàm vào thế kỷ 9, 10 khoảng giữa thời thịnh của đạo Hin đu và đạo Hồi. Vậy là họ cũng có theo đạo Phật đó chứ.

Còn về cái hình trong cái post trên thì không chắc là hình chụp của cái đầu tượng Phật mà ông Carsten Jensen nói đến trong bài viết, nó có thể chỉ là hình minh hoạ của dịch giả. Em khg chắc lắm về điều này.

Tuy nhiên nếu ông tác giả mà bị lừa để rinh về cái đầu tượng giả thì em cũng... hơi bị... mừng. Vì như vậy thì thứ bị "mất" đi, bán đi khg phải là cổ vật quốc gia.

Sự thật là em "rinh" bài này về đây khg phải vì chuyện cổ vật bị mất, bị bán đi hay gì mà em "rinh" về vì em mê cái tiếng Việt của ông Bùi Vĩnh Phúc quá. Ổng dịch sao mà hay!
Phượng Các
#5 Posted : Friday, June 14, 2013 8:33:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị có đọc một bản tin trong tờ Chính Pháp do ông Vĩnh Hảo chủ biên, số 17, có nói là Miến Điện hồi đầu năm nay cũng được trao trả lại một tượng Phật bị đánh cắp ở Bagan và tượng được thu hồi trong một cuộc bán đấu giá tại Hoa Kỳ. Như vậy, pho tượng của ông Jensen có thể cũng sẽ được thu hồi nếu Việt Nam lên tiếng.

Thiết nghĩ dịch giả nên đưa hình đúng của pho tượng chớ không nên lấy hình minh hoạ\. Có như vậy, người ta mới có cơ hội xét nét xem có đúng là tượng ở Mỹ Sơn hay không, và người ta sẽ ... đòi lại chớ!

Nói tới Mỹ Sơn mà chị thấy tiếc\. Có lần đi Đà Nẵng chơi, chị hỏi thằng cháu muốn đi coi bảo tàng Mỹ Sơn thì hắn nói là ở đó chả có gì coi, buồn hiu ...Tại chị hiền quá, không kiên quyết đòi đi (vì phải lệ thuộc hắn đèo xe máy).
xv05
#6 Posted : Sunday, June 16, 2013 7:50:14 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Chị có đọc một bản tin trong tờ Chính Pháp do ông Vĩnh Hảo chủ biên, số 17, có nói là Miến Điện hồi đầu năm nay cũng được trao trả lại một tượng Phật bị đánh cắp ở Bagan và tượng được thu hồi trong một cuộc bán đấu giá tại Hoa Kỳ.

Tượng được thu hồi trong một cuộc bán đấu giá là sao chị PC? Là Miến Điện tới đó đấu giá để mua lại bức tượng đem về hay họ tới đó thấy bức tượng bèn đòi lấy lại?
Quote:

Thiết nghĩ dịch giả nên đưa hình đúng của pho tượng chớ không nên lấy hình minh hoạ\. Có như vậy, người ta mới có cơ hội xét nét xem có đúng là tượng ở Mỹ Sơn hay không, và người ta sẽ ... đòi lại chớ!
Mình đâu có chắc cái hình đó là hình minh hoạ hay ko, như em có nói rở trên đó. Mà cho dù là hình minh hoạ cũng đâu có sao đâu.
Nếu mấy người muốn đòi lại thì hy vọng họ ko tệ đên nổi đọc cái bài dịch của ông BVP rồi nhao nhao đi đòi của quý. Tệ lắm thì đầu tiên họ cũng phải bỏ vài chục bạc ra mua quyển sách của ông Jensen về mà ngâm kíu trước chứ.
Quote:

Nói tới Mỹ Sơn mà chị thấy tiếc\. Có lần đi Đà Nẵng chơi, chị hỏi thằng cháu muốn đi coi bảo tàng Mỹ Sơn thì hắn nói là ở đó chả có gì coi, buồn hiu ...Tại chị hiền quá, không kiên quyết đòi đi (vì phải lệ thuộc hắn đèo xe máy).
Có thể là chả có (còn) gì thật...
Phượng Các
#7 Posted : Monday, June 17, 2013 7:26:25 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bản tin không nói rõ chi tiết ấy. Có điều chúng ta cần biết là theo một thoả ước UNESCO vào thập niên 1970 thì đồ ăn cắp sẽ được thu hồi. Thể thức thu hồi thì ai quan tâm thì tìm hiểu, chị hiện giờ chỉ quan tâm tới đó thôi ...O^ng Jensen nói trong bài trên thủ đắc tượng Phật vào thập niên 90's thì rơi vào "diện" bị "chiếu tướng" rồi đó chớ ...Chị thấy ở Pháp bảo tàng Guimet và ở Cali bảo tàng Norton Simon có nhiều cổ vật Đông Nam Á . Ông Simon lại mới bắt đầu sưu tập từ 1970 thì chắc là đồ ăn cắp trong đó rất nhiều (đó là thời điểm chiến tranh loạn lạc ở Đông Dương).

Cái bài trên nhấn mạnh về nét đẹp của pho tượng Phật nên nếu đưa một hình tượng khác lên để minh hoạ thì sẽ không làm cho độc giả chia sẻ và nhận xét nét đẹp vĩnh hằng đó ...Hình minh hoạ ok trong các bài bàn về một vấn đề chung chung, còn ở đây ta có một vật nhất định nào đó rồi thì theo chị không nên dùng hình minh hoạ.
xv05
#8 Posted : Tuesday, June 18, 2013 5:17:22 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Nếu khg phải là hàng dỏm và đòi lại được "Khuôn mặt của vĩnh hằng" đem về nước chưng thì cũng tốt (hay là lại bỏ lăn lóc ở cái xó nào đó) . Nhưng mà liệu có mấy người nhận thấy / hiểu được một cách sâu sắc cái "Nét đẹp vĩnh hằng" như ông Jansen...
Quote:
Nằm trên đó, ngay trước mặt tôi, là cái đầu của một tượng Phật. Nó làm bằng sa thạch đỏ và những dấu đục chạm đã từng nét hình thành nên khuôn mặt Phật từ tảng đá gốc vẫn còn có thể nhận diện được, giống như những lỗ chân lông trên da, nơi cát đã kết tập qua bao thế kỷ. Những vành tai dài và những lọn tóc xoăn đầy nét hoa mỹ uốn cong thành hình dáng một ngôi chùa. Đường cong đầy đặn của môi trên uốn lên thành một nụ cười thoảng và những bờ mi, nhắm hờ trên những khe hở thoai thoải và hẹp của mắt, làm cho khuôn mặt mang một vẻ cao nhã về mặt tinh thần.

Tôi cầm bức tượng lên và trở nên nghiêm trang. Nó nằm gọn trong lòng bàn tay tôi, cùng lúc sở hữu một sức nặng ẩn kín làm cho nó có vẻ như nặng gấp đôi trọng lượng thực của nó. Đó là một khuôn mặt tuyệt mỹ, mang đầy nét vĩnh cửu, và tôi thức nhận được rằng nó có thể là của mình. Tôi có thể sống với nó bên cạnh mình mỗi ngày cho đến hết cuộc đời tôi, chứng kiến mỗi ngày cái nụ cười này, cái nụ cười mang chứa trong nó một sự bí mật còn sâu thẳm hơn sự bí mật của Mona Lisa. Đức Phật, “người đã quên lãng những điều mà chúng ta kinh nghiệm và kinh nghiệm những điều mà chúng ta không bao giờ vói tới”.

Niềm khao khát được sở hữu bức tượng này rõ ràng là quá sắc nhọn, vì nó là nỗi khát khao được sở hữu sự vĩnh hằng và như thế bảo đảm cho tôi chống lại ngay với sự chết, sự qua đi của chính mình. Tôi đang cầm trong tay mình từ 40 đến 50 thế hệ, và, qua cái đầu của bức tượng này, có vẻ như thế, tôi có thể sống thêm khoảng từ 40 đến 50 thế hệ nữa. Nó có tất cả sức mạnh hấp dẫn của một hòn đá quý, một miếng vỡ của vũ trụ, đã đáp xuống, bất ngờ, vào ngay lòng bàn tay tôi, làm dấu chứng cho một nơi chốn nằm bên ngoài thời gian. Được giấu kín trong nó là một lời hứa rạng rỡ, thế nhưng điều hiển nhiên với tôi là cái làm cho Đức Phật nhìn ngắm và mỉm cười, cái nhìn rộng lượng từ dưới đôi bờ mi nhắm hờ kia, không gì khác hơn là cái vô thường rõ ràng và chắc chắn của mọi sự vật. Nhưng khuôn mặt này quá đẹp đến nỗi nó cũng mang lại tất cả sức mạnh lôi cuốn của chính những cái thoáng qua, những cái vô thường ấy. Đến lúc này thì tôi không thể chịu đựng được cái ý nghĩ là sẽ chẳng còn bao giờ nhìn thấy lại nó nữa. Tôi muốn ngừng thời gian lại.
Phượng Các
#9 Posted : Wednesday, June 19, 2013 8:22:14 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Theo miêu tả thì có vẻ như đúng là bức tượng trong hình, xv có nhận ra như vậy không. Đi xem trong các viện bảo tàng chị thấy đa số đi rảo qua, nhìn lướt qua hình rồi đi tiếp, ít người đứng lại để đọc chú thích ...Nhưng thử tưởng tượng, một viện bảo tàng như Louvre hay British Museum, vô số bảo vật trong đó, làm sao mà có thể đứng lại chiêm ngưỡng thật lâu một món được. Khó tìm được người nhìn kỹ như ông này, và cảm xúc như ổng ...Nhưng chỗ của nó phải nằm ở đâu, thiết nghĩ cũng là một vấn đề, sao cho hợp tình, hợp lý ...Và luật lệ thì đã có rồi

À, mà sau này, người ta làm giả nhiều thứ lắm nha, chỉ cần có hình chụp mẫu là hoạ công họ vẽ lại cho mình, còn tượng thì họ dùng nhiều chiêu thức để biến món đồ sao cho giống như đồ cổ. Cho nên con mắt không nhà nghề thì lầm là thường . xv có con mắt tinh đời không vậy, chớ chị thì chịu thua trong hầu hết mọi lãnh vưc, cho nên nhiều lúc cũng muốn làm giàu bằng cách đi mua đồ garage sales để hy vọng vớ được món nào giá hai, ba đô mà bán thành vài triệu, nhưng ....



Coi đoạn phim trên đây chị bỗng nghi ngờ cái tượng Phật trên, vì tượng Phật của ông Jensen nhìn mới quá, không tương đồng với các tượng, loại đá trong kiến trúc của quần thể Mỹ Sơn\.

Và bảo tàng Mỹ Sơn:

http://www.youtube.com/w...s&feature=endscreen

[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?NR=1&v=_JCeh5xKhIsfeature=endscreen[/YOUTUBE]
xv05
#10 Posted : Wednesday, June 19, 2013 10:00:52 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị. Hai cái youtube trên thật là hay.

Em thấy cái này cũng hay nữa nè, dài và nhiều chi tiết rõ ràng, của người Nhật post lên. Sở dĩ biết chắc đó là Mỹ Sơn vì ở khúc đầu có tấm bảng đề "Plan of the Myson relics"

Chị coi xong, tha hồ mà tiếc nhé, sao hồi đó khg "hiền ít ít" mà "(tại chị) hiền quá" làm chi... hí hí





(em bận, nói chuyện sau nhé)
Phượng Các
#13 Posted : Thursday, June 20, 2013 8:42:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Đúng là một nơi nên đi, nhưng thời giờ có hạn nên phải chọn cái nào ưu tiên, Nếu đa~ đi Tháp Chàm ở Nha Trang hay Phan Rang rồi thì cũng không tiếc mấy đâu.

Chị ít để ý tới các dân tộc thiểu số VN, nhưng dần dà cũng quan tâm, nhất là dân tộc Chàm, thấy họ đau nỗi sầu vong quốc mà thấy thương, nhưng lịch sử nhân loại, mất nước cũng là chuyện thường có, biết làm sao bây giờ ...
Phượng Các
#14 Posted : Sunday, June 23, 2013 10:35:58 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị có đọc quyển hồi ký của nhà văn Xuân Tước, ổng kể là hồi đi ra khỏi nước năm 75, tàu của ổng có chứa một hầm đồ cổ do chỉ huy tính chở sang Đài Loan cho ông Thiệu, nhưng bị phát giác và sau đó bị tịch thu bởi chính quyền Mỹ.
xv05
#11 Posted : Monday, June 24, 2013 10:42:39 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Theo miêu tả thì có vẻ như đúng là bức tượng trong hình, xv có nhận ra như vậy không. Đi xem trong các viện bảo tàng chị thấy đa số đi rảo qua, nhìn lướt qua hình rồi đi tiếp, ít người đứng lại để đọc chú thích ...Nhưng thử tưởng tượng, một viện bảo tàng như Louvre hay British Museum, vô số bảo vật trong đó, làm sao mà có thể đứng lại chiêm ngưỡng thật lâu một món được. Khó tìm được người nhìn kỹ như ông này, và cảm xúc như ổng ...Nhưng chỗ của nó phải nằm ở đâu, thiết nghĩ cũng là một vấn đề, sao cho hợp tình, hợp lý ...Và luật lệ thì đã có rồi

Coi đoạn phim trên đây chị bỗng nghi ngờ cái tượng Phật trên, vì tượng Phật của ông Jensen nhìn mới quá, không tương đồng với các tượng, loại đá trong kiến trúc của quần thể Mỹ Sơn\.

Dạ phải. Đọc đoạn văn trên thì thấy miêu tả có vẻ khớp với nét đẹp của tấm hình, nét điêu khắc sắc sảo mà dịu dàng tinh tế. Giống như chị nói, bức tượng trong tấm hình, giả sử như đó là hình chụp từ cái tượng của ông Jensen , nhìn mới quá và sắc sảo quá, ko có vẻ gì giống như những tượng điêu khắc của Chàm trong viện bảo tàng và trong mấy cái links trên, vốn bằng đá và nét điêu khắc thấy đơn sơ hơn nhiều. À, chị có để ý thấy nhiều tượng bị cụt đầu không? Tại sao há? Bị rớt hay cắt đầu hay sao?

Quote:
Đúng là một nơi nên đi, nhưng thời giờ có hạn nên phải chọn cái nào ưu tiên, Nếu đa~ đi Tháp Chàm ở Nha Trang hay Phan Rang rồi thì cũng không tiếc mấy đâu.
Em chưa đi tới chỗ nào hết nên ko biết Tháp Chàm có lớn như Mỹ Sơn (coi trong link) ko hả chi PC? Nhớ hồi đó đi xe đò cũng ưa ngang qua tháp Chàm.
Em nhớ hồi nhỏ em chỉ thích lớn được làm nghề khảo cổ hay địa chất học và mơ được đi châu Phi làm thiện nguyện, chớ ko (dám) mơ làm nhà văn Razz hay đi du lịch...BigGrin
Phượng Các
#15 Posted : Tuesday, June 25, 2013 9:08:50 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Theo chị thấy thì dường như di tích Mỹ Sơn rộng hơn ở Nha Trang\. Phan Rang thì nhỏ hơn trong cả ba ...Không biết còn nơi nào có di tích Chàm nữa không nhỉ . .

Theo chị thì có hai lý do khiến cho tượng hay bị chặt đầu\. Thứ nhất là khi giặc giã nổi lên thì chế độ sau chặt đầu các tượng thần của chế độ trƯỚc để biểu thị quyền uy và quét sạch văn hoá cũ -đặc biệt là nếu khác tôn giáo (trường hợp này xảy ra trên khắp thế giới chớ không riêng gì ở Mỹ Sơn). Thứ hai là kẻ cắp chặt lấy đầu đem bán cho các người sưu tầm đồ cổ, dễ hơn là bứng nguyên tượng.

xv có chắc là dân Chàm có thời nào theo đạo Phật không, chớ chị nghi là họ chỉ theo đạo Hindu mà tho^i

Thích khảo cổ hay làm thiện nguyện ở Phi châu thì cũng dễ thực hiện mà sao không làm được . Ở Mỹ có chương trình Peace Corps, sinh viên ra trường có thể chọn đi giúp các nước kém phát triển trước khi trở lại xin việc làm hay học thêm, có mấy hoạt động này thì làm cho resume của mình thêm phần hấp dẫn .
xv05
#16 Posted : Tuesday, June 25, 2013 5:44:58 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hình như ở Quy Nhơn cũng có(?) Có phải ông Hàn Mặc Tử đi chơi tháp Chàm (Quy Nhơn?) rồi về bị cùi (?)
Quote:
xv có chắc là dân Chàm có thời nào theo đạo Phật không, chớ chị nghi là họ chỉ theo đạo Hindu mà tho^i

Em đọc thì thấy họ có theo đạo Phật vào khoảng thế kỷ 9,10 giữa thời của hai đạo Ấn và Hồi:

Quote từ Wiki:

"Tôn giáo, tín ngưỡng

Trước khi bị vua Lê Thánh Tông chinh phục năm 1471, tôn giáo chính của người Chăm là Ấn độ giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ...
....
Việc Ấn giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế của người Chăm bị gián đoạn từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10 khi triều đại Indrapura (Đồng Dương ở tỉnh Quảng Nam ngày nay) theo Phật giáo Đại thừa. Phong cách nghệ thuật Phật giáo Chăm Pa thời Đồng Dương được công nhận là một trong những phong cách độc đáo.
Trong thế kỷ thứ 10 và các thế kỷ sau, Ấn Độ giáo lại trở thành tôn giáo chính của Chăm Pa. Một số nơi vẫn còn lưu giữ những công trình tôn giáo và cũng là các công trình kiến trúc và nghệ thuật của thời kỳ này như Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm.
Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Chăm Pa từ sau thế kỷ thứ 10, nhưng chỉ sau năm 1471 thì ảnh hưởng của Hồi giáo mới rõ nét. Vào thế kỷ thứ 17 thì hoàng gia Chăm đã theo đạo Hồi và cũng từ đó phần lớn người Chăm bắt đầu theo đạo này, và khi vùng đất này bị sáp nhập vào Việt Nam thì phần lớn người Chăm ở đây đã theo đạo Hồi. Phần lớn người Chăm đều là người Hồi giáo và cũng giống như người Java ở Indonesia, họ còn chịu nhiều ảnh hưởng của Ấn giáo....
"

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C4%83m_Pa

(Em quote rồi đó nhá, cho (ai) khỏi... nũng nịu Razz ... rồi biểu cứ quote cho chị cái câu đó là được gồi.)





Trong khi đọc bên tiếng Anh thì thấy nói rõ hơn:

Quote
"Islam started making headway among the Cham after the 10th century, but it was only after the 1471 invasion that this influence picked up speed. By the 17th century, the Royal families of Cham Lords also began to turn to Islam and this eventually triggered the major shift in religious orientation of the Cham so that by the time of their final annexation by the Vietnamese, the majority of the Cham people had converted to Islam. Most Cham are now evenly split between being followers of Islam and Hinduism, with the majority of Vietnamese Cham being Hindu while the majority of Cambodian Cham are Muslim, though significant minorities of Mahayana Buddhists exist"

http://en.wikipedia.org/wiki/Champa


Quote:
Thích khảo cổ hay làm thiện nguyện ở Phi châu thì cũng dễ thực hiện mà sao không làm được . Ở Mỹ có chương trình Peace Corps, sinh viên ra trường có thể chọn đi giúp các nước kém phát triển trước khi trở lại xin việc làm hay học thêm, có mấy hoạt động này thì làm cho resume của mình thêm phần hấp dẫn .

Nhiều chuyện dễ mà vẫn ko làm được đó chứ!BigGrin
Bên đây cũng có những chương trình đó đó chị. Ở bậc trung học còn có chương trình World Challenge nữa cho mấy đứa nhỏ đi Châu Á, châu Phi, Nam Mỹ v.v...
Phượng Các
#17 Posted : Wednesday, June 26, 2013 9:00:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
Có phải ông Hàn Mặc Tử đi chơi tháp Chàm (Quy Nhơn?) rồi về bị cùi (?)

Không biết nữa ..

Trong một bữa trò chuyện trà dư (tửu hậu) chị nghe nói là dân Hồi ở các nước Hồi giáo cho là đạo Hồi dân Chàm ở VN theo có nhiều khác biệt và không đúng truyền thống đạo Hồi nên họ không có mối liên lạc thân thiết.
xv05
#18 Posted : Wednesday, June 26, 2013 6:21:02 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
May mà (chúng) không liên lạc.....

Còn chuyện hồi ký của ông Xuân Tước nói về cái hầm chứa đồ cổ thì cũng chẳng mấy đáng tin trừ khi ổng có bằng chứng rõ ràng. Còn thì phần lớn em thấy toàn chuyện nghe tin đồn, nghe kể lại hay nhiều khi thêm thắt cho có phần hồi hộp, quan trọng.
Như cái chuyện bao nhiêu tấn vàng ông Th đem đi đó, ông nói gà bà nói vịt rốt cuộc vẹm (im thin thít) mà nó lủm hết ráo.
Phượng Các
#19 Posted : Wednesday, June 26, 2013 7:04:24 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Trong cuốn sách hồi ký đó ông kể là cái tàu của ổng đi vào 30/4 năm 75 tới Guam (ổng đi ngày 29) thì ghé vào xin xăng dầu, lương thực rồi thuyền trưởng dự định đi về Đài Loan, nhưng vì bị xử tệ bạc nên đám người đi ké chạy xuống hầm tàu tính lấy máy móc gì đó đem bán lấy tiền thì phát giác trong đó cả hầm đồ cổ nên họ lên báo với nhà chức trách Mỹ thì họ tịch thu hết và lùa nguyên đám lên trại tị nạn thành ra dân tị nạn luôn.

Hồi tranh tối tranh sáng đó nếu ai không sợ chết đi nhặt mấy cái rương va ly của mấy người bỏ chạy lên máy bay thì cũng giàu to.
xv05
#20 Posted : Wednesday, June 26, 2013 7:14:46 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Hồi tháng 4/75 chắc chị ở SG?
Đoán là chị ko phải đối diện với chạy loạn, tản cư, chết chóc như em và một phần gia đình đâu há?
Khi nào có dịp chắc rồi em cũng viết về việc này...
Phượng Các
#21 Posted : Wednesday, June 26, 2013 11:11:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv ở ngay quận 1 mà chạy loạn lúc nào?
Users browsing this topic
Guest (3)
2 Pages12>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.