Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<1011121314>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#221 Posted : Wednesday, January 2, 2013 3:22:02 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Em, Sài Gòn Nhỏ



Em Sài Gòn Nhỏ là tựa một nhạc phẩm của Nhạc Sĩ Phạm Mỹ Lộc. Về PML thì tôi đã giới thiệu qua vài tạp ghi trước đây và qua hai bài phỏng vấn [1].

Nhạc sĩ PML kể với tôi là sau khi bài đầu tiên được gửi vào các diễn đàn Nguyễn Trãi, Chu Văn An thì các bô lão cãi nhau, tố khổ nhau. Tôi hỏi tố khổ cái gì, Nhạc Sĩ PML nói rằng cái đoạn “Sài Gòn làm dáng” khiến các cụ ngày xưa làm dáng hơi bị cáu. [2]

PML viết “ Nó bảo tôi ‘làm dáng’ khi tuyên bố ‘khi nào trả lai license hành nghề LS. cho tiểu bang Cali. thì sẽ viết ‘Nhạc Sử VN’. Ngoài ra rất vui nhộn nó bảo rằng: ‘ mày muốn cháy nhà hay sao mà tuyên bố mất hồn vì GL’. Thứ nhât là các mợ TV sẽ ‘đốt mày’, thứ hai là liên trường (trừ GL) sẽ ‘làm thịt’ mày. Sao may già rồi mà còn ‘dại’ thế.

Một cụ khác thì xỉa xói PML rằng “.. đám cưới tao nó hát ‘Ngậm ngùi’ của PD phải nói đó là giọng ca vàng. Còn nó ra tập nhạc “NBHCTY” với Từ Công Phụng thì phải nói một bên là Phụng một bên là sâu!”

Tôi bật cười khi nghe nhạc sĩ PML kể. Những cái “chí chóe” ấy làm diễn đàn sôi động hơn và rất “đặc trưng” Bắc Kỳ. “Cụ” cả rồi nhưng sống lại thời hoa niên thì các cụ cứ xả láng “tao/mày” thật là vui.

PML bảo tôi “ Tôi trả lời cụ đó là ít ra câu nói của mày tao cũng được một nửa”. Tôi nói “Thì tôi đã nói anh hát hay mà. Nhưng nói với họ là họ cứ chờ đó, Sâu PML có còn là sâu không nhá”.

Sau vài ngày, tôi tung tiếp bài số hai về PML. Bài này mới là bài nói về cuốn sách anh sẽ xuất bản và giòng nhạc của anh. Sau khi bài này phổ biến, Nhạc Sĩ PML kể khi tôi hỏi về quý bô lão Chu Văn An“Các bô lão các trường trung học đang tụ tập để ăn Tết Tây rồi kéo qua Tết Ta rồi mới trở lại Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và các nước khác. Vì thế còn tranh luận dài dài. Sau khi bài 2 tung ra thì đề tài lại chuyển sang chuyện dân ca, dân nhạc. Họ được nghe nhạc nên rất là khen writer & musician vì vừa đọc báo online và nghe nhạc free. Hội bô lão có vẻ bớt “căng” và không còn “khẩn trương” và biến PML từ “con sâu” thành “Hoàng Hạc”, mỗi ca khúc là vài “cây” vàng và có thể dùng để mua vé máy bay “vượt biên ngược” về VN vui xuân. Các cụ ấy bình phẩm như thế đấy.”


Tôi bật cười lần nữa. À, từ “Sâu” của thuở 1969 ( khi so sánh với Từ Công Phụng), bây giờ PML đã được thành “hạc”!
Từ những “chí chóe” của các bô lão Chu Văn An, tôi gửi đến quý bạn vài giòng trích từ mail của Nhạc Sĩ Nguyễn Tuấn ( nick name là MaSơ, MS, do tôi đặt cho Nguyễn Tuấn) gửi cho tôi ngay khi tôi giới thiệu giòng nhạc PML:

Hello Cô Nương,

Cái gì hay thì mình cần phổ biến. Vì thế MS đã gửi đi tứ phương bài của Cô Nương.
Đọc bài này nhiều người thích vì cách đặt câu hỏi của CN dí dỏm và anh PML cũng trả lời sát vào chủ đề với nhiều chi tiết thú vị. (chả bù cho nhiều ông tướng tá được phỏng vấn cứ nói linh tinh ngoài đề). Đọc bài này có cái thú như được xem một tập album cũ. Những chuyện anh Lộc nói, MaSơ đã biết gần hết (vì tụi mình đều là chứng nhân lịch sử cả mà! Hì hì..) nhưng xem vẫn thấy thích thú, hấp dẫn. Đối với thành phẩn trẻ thì họ cũng thích vì biết thêm được nhiều điều mới lạ trong quá khứ.

Thực ra MS đã nghe nhạc của PMLộc từ lâu rồi do một anh bạn NgTrai ở MD (làm cho NASA) chuyển. Khi đó MS nhận được cả music sheet nên đã thử đàn hát một số bài và đã thấy thích ngay. Bây giờ chẳng còn giữ được bài nào vì cái computer cũ vị virus, mất sạch tài liệu lưu giử rồi.

Nhạc của PML kén người nghe. Có lẽ do ảnh hưởng nghề luật sư (như bà xã của MS) nên anh ấy viết rất thận trọng. Anh ấy chắt chiu về giai điệu, cẩn thận khi viết lời ca. Vì thế chắc là anh ấy đã không viết những bài thuộc loại ..”mì ăn liền ” như MaSơ. Anh ấy thuộc loại có học hành về nhạc đàng hoàng chứ không phải tay ngang như MS nên cách anh ấy đi chords “ác liệt” lắm chứ không phải chỉ đi mấy chords đơn giản, xòang xĩnh như MS. MS thì…viết liều vì…có gì để mất đâu!
Nhạc của vài người khác dễ phổ biến nên tuy họ nổi tiếng nhiều nhưng những kẻ biết chút ít về nhạc như MaSơ thì sau khi nghe nhạc của PML lại rất thích dù PML ít được biết đến hơn.

Mời CN nghe một ca khúc hay của PML do Lâm Dung đàn và hát: “Em, Sài Gòn Nhỏ.

(Ngưng trích Nguyễn Tuấn)

À, qua mail của Nguyễn Tuấn, tôi nghĩ rằng như vậy cái Tai của tôi cũng thuộc loại “biết nghe” lắm chứ dù tôi không biết nhạc như Nguyễn Tuấn. Biết nghe là cảm được bài hát ấy hay vì có những bài nhạc thuật khá cao, không phải bình dân. Qua mail Nguyễn Tuấn, tôi thấy Ma sơ của tôi dễ thương. Dễ thương vì anh không giống vài người khác, nghĩa làcủa mình là nhất, của người là chót.


Cách đây vài tháng, Nhạc Sĩ PML gửi tôi bài “Quê Hương Tuổi Nhỏ”. Giời ạ, bài này đã quyến rũ tôi nghe đi nghe lại cả mười lần ngay khi nhận được. Bỏ qua yếu tố ca sĩ TrầnThu Hà ( phách, hay nói hỗn…) thì phải nói Trần Thu Hà hát bài này quá hay. Từng câu, từng chữ được trau chuốt và nhả rất tuyệt. Không điệu mà vẫn trau chuốt. Melody thanh thỏa và lời thì như thơ vì là nhạc phổ từ thơ.


Mời quý bạn nghe thử nhé:
https://dl.dropbox.com/u/8979283...yLoc/QueHuongTuoiNho.mp3

Lâm Dung hát “Em, Sài Gòn nhỏ” hai lần. Lần đầu chưa đúng ý tác giả. PML sửa cho Lâm Dung và version 2, LD hát hay hơn.

Bài hát này nói về Sài Gòn Bolsa và tiếc nuối cho một Sài Gòn sau 300 năm bị mất tên:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...hamMyLoc/EmSaigonNho.mp3

Nghe những nhạc phẩm khác của PML tại đây:
https://soundcloud.com/phammyloc



Lâm Dung với Hoàng Lan Chi của ngày cuối cùng năm 2012:




[1] Phạm Mỹ Lộc-Hành Trình Về Âm Nhạc Việt

Nhớ Về Dòng Suối Âm Thanh Sài Gòn 20 năm Xưa

Thứ Bảy Nghe Nhạc Phạm Mỹ Lộc

[2]

Làm dáng đây:
PML: Tôi không dám đại diện giới trẻ Sài Gòn thời ấy để trả lời câu hỏi của chị. Như đã trình bày ở trên , tôi chỉ có thể nói về lối sống của cá nhân mình và bạn bè thôi. Bây giờ tôi nói về văn chương trước. Về sách ngoại ngữ, đại khái là giới trẻ học trường Tây đa số thông hiểu ngoại ngữ thì họ tiếp cận dễ dàng những gì từ Âu Mỹ mang đến. Ngoài ra trong trường họ cũng được tiếp xúc với văn học, triết học Âu Mỹ. Vì thế nếu ai thích văn chương, triết học có thể đọc nguyên tác để thưởng thức.
Còn học sinh trường Việt trừ một số có đi học thêm ngoại ngữ, đa số không đủ sức để đọc nguyên tác. Vậy chỉ còn có cách đọc sách dịch. Ngoài các dịch giả như Bùi Giáng, Phùng Khánh, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu…đa số là “phóng tác” vì không hiểu hết ý nghĩa của tác giả. Vì thế học sinh trường Việt bị thiệt thòi về điểm này. Tuy nhiên về văn chương Việt Nam, hay văn chương nước ngoài do các tác giả Việt Nam viết thì họ lại có ưu thế hơn.

Còn về âm nhạc thì trường Tây, trường Việt có cách tiếp cận giống nhau. Bằng chứng là trong trường Quốc Gia Âm Nhạc không có phân biệt nhạc sinh học trường Việt hay trường Tây. Chỉ có sách solfege và Harmony thì các thầy dùng sách của Pháp. Nhưng những danh từ âm nhạc thì dùng lẫn lộn Việt Pháp.

Với vốn liếng như thế thì ai “làm dáng” ai không? Không thể trả lời chung chung được. Để cá nhân hóa vấn đề, tôi kể chị nghe câu chuyện này. Tôi có một anh bạn học Chu Văn An. Trong lớp về sinh ngữ Anh và Pháp anh rất là xoàng. Nhưng khi nói chuyện thì bàn nào là Hemingway, Saroyan, Nikos Kazanzakis, Sartre…. Tôi hỏi anh ta đọc mấy tác giả này ở đâu? Anh ta trả lời ngon ơ : “moi đọc sách Tây và Mỹ.” Tôi phục anh ta nhưng cũng hơi nghi ngờ. Gần buổi học cuối năm tôi thấy anh ta bỏ quên một quyển sách trong hộc bàn. Tôi tò mò xem là sách gì. Hóa ra là cuốn “Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học” của Phạm Công Thiện . Trời ơi ông bạn tôi thuộc lòng quyển sách này rồi mang kiến thức ra “trộ” bạn bè. Sau này tôi thấy anh hay ngồi ở quán La Pagode đường Tự Do với các bậc trưởng thượng văn chương báo chí. Đặc biệt là anh ta đi vào ngõ hẻm hay đá vào các thùng rác người ta để ngoài đường cho có vẻ có khí phách của “nghệ sĩ-triết gia”. Đó là một điển hình của sự làm dáng về văn chương.

Còn về âm nhạc thì tôi có thể nói ngay. Chị đến café Thu Hương đường Hai Bà Trưng được nghe nhạc Pháp. Tôi biết chắc là có chừng vài người trong đám đông ấy hiểu lời bài “Chercer l’idole”do Sylvie Vartan hát. Nhưng người nào cũng gật gù thưởng thức. Nhưng không sao, đây là một sự làm dáng dễ thương. Không hiểu lời thì nghe nhạc cũng được.

Nhưng “làm dáng” đáng chê trách hay không? Tôi xin trả lời là không. Vì tuổi trẻ ở đâu cũng dễ thương, dễ tin và hay “làm dáng”. Thật đấy. Tôi xin lạc đề một tí. Tôi có một anh bạn học y khoa khi đi học lúc nào cũng đề ống nghe và áo blouse ở rổ đằng trước xe Honda. Nhất là khi đang đi ngang trường nữ lúc tan học thì được dịp khoe cái mác sinh viên y khoa của mình. Còn anh bạn trường Luật của tôi thì mặc áo thụng đen của luật sự tập sự đi bộ từ tòa án sang Nha Động Viên để “hù” các sĩ quan ở cơ quan này. Lần nữa, nhắc lại chuyện cũ, thật là dễ thương.
hoanglanchi
#222 Posted : Thursday, January 3, 2013 2:28:53 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Học Trò "Không Tử Tế"


Cách đây nhiều năm, khoảng năm 2000, khi làm quen net tôi gõ mổ cò và không dấu. Rồi từ từ học bỏ dấu và gõ mười ngón. Web Việt Nam hồi đó dùng font Vni chứ chưa phải Unicode như bây giờ. Năm 2004, tôi còn gõ lộn xộn và bỏ dấu lung tung. Một vị phải “edit” bài tôi trước khi đăng báo đã kêu trời rằng mệt quá.

Năm 2005 tôi phải gõ “tử tế”. Năm 2006, tôi bắt đầu nếm mùi “không tử tế” của quý cộng tác viên của Mạch Sống, tờ báo của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển mà tôi là chủ bút. Có gì đâu, cộng tác viên đa số là cao niên nên các cụ gõ loạn xạ.

Một số lỗi mà quý cụ cao niên nhà ta hay có là:

Dài không thể tưởng. Giê su ma lạy chúa tôi! Các cụ viết như văn nói nên một câu của các cụ là một đoạn. Vì dài quá nên đôi khi đọc nhanh tôi không biết chủ từ chính ở đâu. Cái này tôi gọi là tính thích quẹo cua không đi ngay về thẳng.

Hàng tỷ dấu chấm than. Có lẽ dân Việt Nam nhiều khổ nạn nên văn các cụ cứ là chấm than kinh khủng luôn. Câu đối thoại chấm than, câu ngạc nhiên chấm than, câu gì cũng chấm than mà không phải một chấm, các cụ chơi sang lắm, cho ít nhất là ba chấm than.

Dấu phẩy đứng lẻ loi. Giời ạ, đừng bỏ em một mình chứ các cụ. Dấu phẩy mà các cụ chơi bỏ cách chữ một space thì khi in ra nếu gặp khúc xuống hàng, bài báo sẽ rất vô duyên.

Không đóng hay mở ngoặc cho đúng. Các cụ gõ không tử tế nên lẽ ra phải là dấu ngoặc kép mở thì quý cụ chơi ngoặc kép đóng. Rất nhiều lần câu văn chỉ có 2 ngoặc kép mở. Giời ạ, mở xong thì đóng lại chứ. Chưa hết, ngoặc kép cũng phải ôm chữ đằng sau hay trước nó. Các cụ cứ để nó đứng thênh thang chơi, cách có khi hai space chứ không phải một space nữa.

Khi trích đoạn thì các cụ cứ thản nhiên chen vào khiến người đọc vô cùng bối rối. Lẽ ra đoạn trích nên in nghiêng (Italic), cho size nhỏ hơn, thụt vào (increase indent) và còn ghi chú (Trích ông A) thì độc giả đỡ khốn khổ hơn.

Vì khốn khổ thế nên tôi cố gắng viết từng bài nhỏ hướng dẫn quý cụ cao niên để các cụ gõ cho “tử tế”.

Tuần vừa qua, tôi hướng dẫn một tool có sẵn trong word và rất hữu ích để giúp quý cụ cao niên sửa chữa những lỗi trong bài viết cũ của mình cho nhanh: đó là “Tool Replace”. Với tool này, chỉ cần “ra lịnh” cho word thay thế chữ hay dấu ABC thành ABCDEF gì đó. Cái này cũng có lợi cho ai viết thư tình hàng loạt. Cứ viết cho em Cúc xong rồi bảo word thay thế “em Cúc” bằng “em Lan”.

Sau khi gửi bài, tôi mail hỏi ông bạn già BX rằng ông áp dụng để delete “hàng tỷ dấu chấm than” trong các bài viết cũ của ông hay chưa. Ông này mail trả lời tôi thế này:

Làm rồi ! mò mẫm lòi con ngươi, thì thấy một cái khung nhỏ, trên góc phải màn hình. Thấy chữ Find và replace. Click vô chữ find, thì thấy hiện ra chữ ” Find what ? ” trong cái khung.Tôi đánh vào đó cái dấu ! Nó lại hỏi Replace ? Tôi biểu nó thay thế dấu ! bằng dòng chữ ” Em Lan Chi yêu dấu “, nó mần liền tuýt suỵt ! Thế có tài không ?
BX

Hừ, coi học trò như thế đấy. Đã giỡn mặt dám gọi “cô giáo” là “Em Lan Chi yêu dấu” mà lại còn “không tử tế” là không học bài trước về quy luật bỏ dấu phẩy, dấu hỏi như thế nào. Quý bạn cứ xem cái đoạn trên của cụ BX thì thấy: Chữ Em không đứng sát ngoặc kép mở; chữ dấu cũng vậy, cách xa ngoặc kép đóng; Dấu hỏi cũng vẫn chơ vơ chơi. (Dấu hỏi phải sát chữ đằng trước là Replace). Dấu chấm than cũng tương tự, không chịu ôm chữ Suỵt đằng trước gì cả. [1]

“Làm Biếng”

Tôi có thể cá là 90% người sử dụng mail là những người “làm biếng”.

Đây là những cái làm biếng của “internet mailer”:

Gõ không dấu. Tình trạng này khiến người nhận khốn khổ vì đọc nhanh không được. Đã có những mẩu chuyện khôi hài về chuyện tiếng Việt không bỏ dấu này. VD “ Cô ấy là người đảm đang” và không bỏ dấu thì có khi bị đọc thành “Cô ấy là người dâm đãng”. Hoặc “Đạo nào cũng là đạo kể cả đạo Cao Đài” sẽ bị đọc khi không dấu là “dao nào cũng là dao kể cả dao cạo dai sắc”!

Fw vô tội vạ. Nhiều vị đọc bài phớt rồi nhắm mắt nhắm mũi fw cho bạn bè. Vì thế đã đưa đến tình trạng, cựu quân nhân VNCH mà chuyên môn fw mail ca tụng cảnh đẹp, hotel, xe xịn, hoa hậu trong nước. Hay một bài bên trên vô thưởng vô phạt nhưng đoạn cuối là chửi VNCH! Hay một bài lá cải, nội dung là chụp mũ, vu khống cá nhân. Hoặc “hoax” rất vô duyên. Hoặc những “warning” rất ruồi bu.
Reply với cái đuôi dài ngoằng. Khi reply một bài dài với nhiều hình ảnh, lẽ ra nên delete hết rồi hãy reply thì các vị để nguyên con. Nhiều khi tiếp tục trò chuyện thì cái mail dài đó cứ được chuyển tới chuyển lui và cái đuôi càng ngày càng dài. Tình trạng này làm người đọc mệt mỏi và nếu net chậm, nghẽn thì lại càng khó nhận hơn.

Không sửa tựa khi cần thiết. Nhận mail từ bạn với nội dung A, lẽ ra nếu reply để hỏi một chuyện khác thì nên sửa lại subject nhưng quý vị không sửa. Lắm khi cứ trò chuyện qua lại như vậy đến cái mail thứ 5 đã nói sang vấn đề khác, cũng có khi được attach kèm tài liệu khác nhưng cái subject vẫn như cũ chơi.

Không thu nhỏ hình đính kèm. Gửi một lô hình với size nguyên thủy khiến bạn bè vừa nhận lâu vừa bị coi hình to đùng. Việc đơn giản là open hình trong Microsoft OfficePicture Manager để thu hình theo nhiều kích cỡ khác nhau mà nhiều cụ vẫn không chịu học.

Gửi mail cho nhiều người mà không áp dụng bcc. Nhiều vị fw mail cho list của riêng mình và cứ để một list dài ở To. Vị khác sau khi nhận, cũng cứ thế fw. Thế là địa chỉ mail bị lộ tùm lum. Lẽ ra nên để người nhận ở bcc để giữ kín địa chỉ mail của bạn bè.

Gửi mail không tựa hay tựa chỉ có giòng “hay lắm”. Thường thì khi nhận những mails loại này, tôi delete ngay. “Hay lắm” mà không biết là hay cái gì, chỉ thấy cái link dẫn đến một trang web hay youtube. Ít ra nếu thấy hay thì nên gõ chút xíu ở tựa, vd “xiếc hay lắm” hay “nhạc sến hay lắm” hay “hình sexy hay lắm” cho người nhận “tùy cơ ứng biến” với chứ.

Gửi mail với PPS lớn. Thời buổi bây giờ, nên cho link đưa đến nơi có PPS để người nhận chọn lựa. Gửi kèm PPS thì với những người nhận mail bằng Out look rất khốn khổ vì nhận lâu. Nhận xong thì delete vì không có thì giờ coi cảnh đẹp Việt Nam hay Noel ở VN!

Trước khi ngưng, xin mời quý bạn nghe guitar với Vô Thường bài “Em Hiền Như Masơ” nhé:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...nNhuMaSoeur_VoThuong.mp3

Hoàng Lan Chi 2012


[1]
Vài tool có ích trong word: Replace (thay thế hàng loạt chữ A bằng chữ B của một văn bản), Auto Correct ( tự động sửa chữ ABC thành XYZ khi gõ bài) Auto Text (mở nhanh một văn bản hay sử dụng)
Replace

Công Dụng: Được dùng để thay thế toàn bộ các chữ, ví dụ chữ A trong 1 document bằng chữ B thay vì bạn phải sửa từng chữ.
Tuy vậy nên áp dụng khi phải gõ tên dài. Vd Hiroshima Tawaki. Bạn hãy gõ Hiro thôi, sau đó dùng tool Replace để thay Hiro bằng Hiroshima Tawaki
Cách dùng: click menu Edit ở vị trí thứ 2, cạnh File, sẽ thấy Replace. Click vào đó. Một bảng hiện ra. Đọc theo bản đó để gõ chữ muốn thay ở hàng trên và chữ được thay ở hàng dưới. Chọn Ok rồi close. Word sẽ báo có tổng cộng bao nhiêu chữ được thay.
Có thể áp dụng Replace khi quý cao niên chót dùng gạch nối khá nhiều. Quý vị chỉ việc replace gạch nối bằng Space thì toàn bộ dấu gạch nối sẽ bị xoá hết.
Hoặc khi bạn gõ thư tình cho cô Mai, bây giờ cũng muốn gửi y chang cho cô Huệ thì dùng replace để thay Mai bằng Huệ, bạn sẽ được như ý muốn rất nhanh!


Auto Correct
Trong word có tool auto correct để sửa khi gõ vội nên sai. Hãy áp dụng để gõ tắt vì tương tự như cách gõ tắt của Unikey.
Mở document, menu INSERT, vị trí thứ 4, từ trái sang. Click vào đó, chọn Autotext. Hiện ra một bảng. Chọn trên bảng đó, phần Auto correct. Và có 2 phần Replace với With. Gõ chữ muốn thay ở ô Replace và chữ được thay ở ô With.

Auto Text
Gõ văn bản mà bạn hay sử dụng. Ví dụ Thư Mời.
Mở văn bản . Chọn hết văn bản (bấm cùng lúc 2 key CTrl và chữ A)
Click menu Insert à AutotextàNew
Đặt tên tắt cho văn bản , vd thumoi ở ô Please name your auto text entry
Ok.
Từ nay bạn sẽ mở văn bản này rất nhanh bằng cách gõ thumoi rồi enter. Xong.
Muốn sửa đổi cứ gõ. Sau đó lập lại bước trên. Khi đặt tên tắt, đặt lại tên cũ, word sẽ hỏi bạn muốn redefine thì chọn Ok.
hoanglanchi
#223 Posted : Wednesday, January 16, 2013 5:42:46 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Chữ “Trinh” Còn Một Chút Này


Mới đầu năm 2013 cộng đồng đã có một chuyện hơi hơi buồn.
Chả là nhạc sĩ Nam Lộc thường được vài bầu show ở Uc mời làm MC. Được đi chơi xa là vui rồi, có thêm tiền và danh thì ai chả thích. Nhưng tỉnh táo để cư xử đúng thì cũng khó phải không.

Chuyện là thế này, bầu show mời, NS Nam Lộc nói rằng có hỏi cộng đồng vì Tổ Chức Cộng Đồng ở đây thường cấm ca sĩ từ Việt Nam. Cộng đồng chưa trả lời, MC Nam Lộc bay cái vèo qua. Rồi sau đó chàng viết thư “trách móc” cộng đồng gì đó. Chủ tịch Liên Bang Úc Châu, BS Nguyễn Mạnh Tiến thấy thư chàng đăng báo Văn Nghệ ( sau đó Nam Lộc đính chính báo này tự ý đăng) nên viết thư “giả nhời”. Thư của BS Tiến rất dài vì Bác Sĩ chứng minh ca sĩ trong nước không được phép ra hải ngoại suông và sau đó bác sĩ cho rằng Nam Lộc khéo còn hơn Nhạc Bất Quần.


Tôi bật cười khi thấy bác sĩ ví von như thế. Có gì đâu, bác sĩ nói rằng Nam Lộc “vờ vịt” lên sân khấu rồi mời hai ca sĩ trong nước ra xin lỗi. Đương nhiên xin lỗi xong sẽ có màn “ngây thơ vô số tội” là “quý vị có cho em hát phục vụ không” Ối giời ơi, quý vị nào nỡ lòng nói Không. Thế là ca sĩ đang từ bị cấm, nhờ Nam Lộc được hát tưng bừng hoa lá cải. Coi như tổ chức cộng đồng bị “quê xệ”. Ái chà, “chiêu này” độc đáo quá đi chứ. Cỡ ngây thơ và tồ như … Hoàng Lan Chi, dứt khoát không bao giờ nghĩ được kế như thế cả. Phải cao siêu, khôn ngoan cỡ Nam Lộc kìa.


Ngay sau khi giới thiệu hai ca sĩ thì Nam Lộc bỏ về. Rồi hai suất sau ở hai thành phố khác, Nam Lộc không dự mà bay đến Brisban dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Thuyền Nhân. Ông bác sĩ viết “Thật là một tuyệt chiêu, đến Nhạc Bất Quần cũng còn phải chào thua: yên ấm mọi bề, ca sĩ từ VN sang vẫn hát, anh hoàn tất xuất sắc nhiệm vụ MC, bầu show hài lòng vui vẻ, uy tín của anh không những không sứt mẻ mà không chừng còn lên cao!”. Đây là đoạn mà tôi thú vị nhất. Nó nói lên cái “trí” của Nam Lộc và cả cái “trí” của Bác Sĩ Tiến.


Sau đó nhạc sĩ Nam Lộc viết thư trả lời, copy cho vài người trong đó có tôi. Sau khi xem xong, tôi chuyển cho bạn hữu.


Bây giờ hơi quẹo cua một chút: hôm trước tôi nói với một ông anh “Năm nay, Hoàng Lan Chi sẽ bớt thì giờ dành cho thời sự để tăng cho văn học. Phải đọc văn, nghe nhạc nhiều hơn để giới thiệu sáng tác mới đến giới thưởng ngoạn”. Ông này hoan hô cả hai tay hai chân. Thế mà vừa nói xong thì xảy ra vụ Nam Lộc. Thế là dù không muốn tôi cũng phải góp ý chút xíu. Tất nhiên thì phải để Nam Lộc “sống” chứ. Ai mà nỡ để “Người di tản buồn” với “Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời” phải gục ngã.


Thư gửi nhạc sĩ Nam Lộc đầy đủ ở đây: Hoàng Lan Chi góp ý nhỏ với nhạc sĩ Nam Lộc

Một bà chị họ gọi cho tôi “Con khỉ, chị bật cười khi thấy em viết cho Nam Lộc, chữ trinh còn một chút này, mà ý em nói gì khi bảo Nam Lộc chỉ còn chút trinh”.
Ơ hay, đó là một câu trong truyện Kiều. Kiều đã ai oán chữ trinh của Kiều chỉ còn lại chút này thôi.
Quẹo cua tí nhé. Có người nhờ tôi hỏi cô Dương Như Nguyện về câu sau đây “ “Tôi có một cảm giác lạ lùng khi thấy một người mới gặp, một người đàn bà Việt Nam lại cầm chìa khóa phòng mình, mở cửa lách vào, rồi nằm duỗi ra trên giường của mình. Từ giây phút đó, nàng như hơi nóng từ một ấm trà, không màu sắc nhưng có hương vị rõ rệt. Hơi nóng tỏa ra khắp không gian, quyện vào thân thể, linh hồn tôi, không nhượng bộ mà cũng không chiếm đoạt nhưng không buông thả. Khi làm tình với nàng tôi tưởng như tôi đã đi sâu vào tâm điểm của chính mình, dù không nhìn thấy lối đi. Tôi trở về với tâm điểm của mình mà không hiểu rõ đã tới được bằng cách nào."

Và Nguyện trả lời tôi như sau: “Không có chuyện DNN đứng ra giải thích những đoạn văn mà độc giả tò mò vì liên quan đến vấn đề này, vấn đề kia để chất vấn người phỏng vấn. Không có nhà văn nào làm như thế cả. Đem đoạn văn kể trên ra giải thích mổ xẻ, trừ phi là nói chuyện riêng tư giữa người thân với nhau nếu tác giả muốn. Đó là chưa kể đến việc đã làm một lần thì phải làm hoài, rất mất thì giờ. Nếu độc giả hỏi bất cứ cái gì, nhất là dưới hình thức riêng tư, chị cứ đưa địa chỉ này, họ có thể liên lạc trực tiếp để thỏa mãn tò mò. Chị đã làm nhiệm vụ bắc cầu, thì độc giả muốn cái gì khác cứ nói thẳng với tác giả. Còn nếu đọc giả hỏi HLC, chị HLC có thể giúp độc giả interpret theo cái nhìn của HLC nếu HLC thích”.

Thì với “chữ trinh còn một chút này” mà tôi viết cho Nam Lộc, cũng tùy duyên mà hiểu vậy. Đúng không nào. Nam Lộc có “đủ trinh” hay chỉ còn “chút trinh” trong mặt trận truyền thông, ở vai trò MC, thì …


Câu viết để lửng lơ nhé.


Tình Nghĩa Và Chính Kiến, Phụ Kiến


Tôi không nhớ nổi tình bạn giữa tôi và vài vị đứt đoạn chỉ vì chính kiến, phụ kiến khác nhau. Đầu tiên là một chàng ngày xưa. Tôi cũng quý chàng lắm chứ. Chàng cũng mến tôi. Có hai cái tôi rất khoái từ chàng là tết đầu tiên trên đất Mỹ, chàng gửi bao thư đỏ theo đường bưu điện để lì xì. Tiền, không ham lắm nhưng cái quà và quà “mừng tuổi” làm tôi thích. Cái thứ hai là, nói ra hơi xấu hổ, chàng biết tôi thích nước hoa nên gửi đúng lại tôi thích. Tôi là người thích nước hoa. Mùi nước hoa phảng phất sau khi tắm, dễ thương thấy mồ.


Thế nhưng chàng này ủng hộ SBS của Úc thì phải chiếu TV việt cộng. Tôi “la làng” lên. Thế là từ đó, anh đường anh, tôi đường tôi, tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Sau đó là vài vị văn nghệ sĩ nữa. Vị thì về nước in sách hay thơ, vị thì viết văn ỡm ờ mờ ảo. Thế là cũng “tình nghĩa đôi ta có thế thôi!”


Trong phạm vi “phụ kiến”, là tôi ám chỉ vụ bầu cử tổng thống Mỹ thì may quá, tình nghĩa đôi ta chưa đứt đôi! Năm 2009, Obama ứng cử và lần đầu tiên có nhiều “đụng dộ ác liệt” trong cùng một gia đình. Ngô Ngọc Hùng của Đài Việt Nam Hải Ngọai ủng hộ Obama. Một anh volunteer cho đài rất nồng nhiệt thấy Hùng ca tụng Obma quá, anh ta tức, bèn bỏ về không làm volunteer nữa. Tôi không tiện cãi Hùng, cũng không thèm ở đó nghe hắn nói nữa. Buổi tối, tôi và Chân Như đi ăn với nhau. Hai cô cháu vừa chửi Obama vừa …chửi Ngô Ngọc Hùng.


Đó là chuyện nhiệm kỳ trước. Nhiệm kỳ này, tôi đang rất “tình thương mến thương” ông thầy dậy ở center thì tôi “nghỉ chơi” một thời gian chỉ vì ông ta bênh Obama. Tôi tranh luận với ông thầy chừng hai, ba mails rồi ông ta ngưng trước. Tôi cũng cảm ơn Trời Phật vì nếu ổng cãi tiếp thì tôi không đủ vốn Anh Văn để cãi còn vốn Việt văn của ông ta thì chỉ ở mức ngó mặt chữ đọc được một ít! Tôi hẹn ngầm, ba năm sau, tôi sẽ tranh luận với ông. Là nói bừa thế thôi chứ tuổi già như thế này (tuổi này ở Việt Nam ngày xưa là đã “về hiu” từ khuya rồi chứ làm gì còn đi học sinh ngữ nữa chứ) học khó vào.


Noel, tôi và cô cháu mua quà cùng thiệp đến thăm D., tên ông thầy. Tình nghĩa ghê chưa! Sau đó, tôi gửi mail và kèm ít hình ở collge, lớp học mới của tôi cho Davis coi. Davis trả lời tôi mở đầu bằng “ Dearest Cindy”. Ái chà, nghe sướng rên “mé đìu hiu” vì đang từ “Cindy” thành “Dearest Cindy” cơ mà! Đọc tiếp thì D. viết vầy “Those are wonderful pictures and you photograph so well. The camera really loves your face”. Lại sướng rên “mé đìu hiu” nữa. Hôm sau cô cháu gọi, tôi bảo “Cô hết giận thầy rồi. Hôm trước cô không thèm đi học nữa vì ổng binh Obama, bữa ni ổng viết Dearest Cindy, nghe đã không! Ỏng còn viết cô rất manger photo nữa nhưng ổng dùng Camera loves your fave, nghe dễ thương hông. Cô hết giận Thầy rồi!”


Một anh bạn nói đùa “Lan Chi, đưa hình đây để nếu tôi có gặp ổng ngoài đường, tôi sẽ say Hi với ổng và sẽ biểu ổng là tôi ngưỡng mộ ổng lắm vì ổng dám ... cãi nhau với Phàn Lê Huê của chúng tôi!” [1]


Đây, người "dám" cãi nhau với "Mợ Phàn":





[1]

Cùng chủ đề:

Từ “To Kill a mockingbird” đến “Thời thơ ấu của tôi và cha”


hoanglanchi
#224 Posted : Friday, January 25, 2013 12:12:00 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Buổi Sáng nghe "Mùa Xuân"

Còn bao ngày nữa là tết nhỉ. Tôi cũng chả nhớ nữa. Nao nức mùa xuân thì dường như đã xa lắm rồi. Xa từ thuở còn trong nước. Xa từ thuở mới đến bờ tự do. Và bây giờ dường như vẫn xa.

Thời tiết năm nay có vẻ lạnh hơn mọi năm. Cali dù có lạnh thì cũng chẳng thấm vào đâu so với Virginia. Nhớ hồi nào mới về tôi chưa yêu được Cali và vẫn nhớ rừng phong diễm lệ của mùa thu Hoa Thịnh Đốn, với hoa đào rực rỡ bên giòng Potomac. Nhưng dần dà thì tôi tự hỏi, tình cảm không lẽ không tròn theo năm tháng. Tuy vậy phải nói phượng tím Cali đã đặt những giọt tình cảm đầu tiên dưới chân tôi khi lang thang đường phố vào mùa hè và thảm tím lao xao dưới gót giày. Tôi tự nhủ, ô hay nếu như “vàng bay theo lá lùa chân guốc” làm mềm tim tôi thì “tím phủ hoàng hôn vai áo ai” chả lẽ không làm tôi bâng khuâng.

Giọt tình cảm ấy đang loang dần với mùa thu nhẹ nhàng của Cali. Rất nhẹ nhàng vì chỉ chút se lạnh cho buổi sớm mai hay chiều tà và nắng vẫn lung linh nhẩy nhót giữa ban trưa trên hè phố. Cây có trụi lá, đường cũng phủ thảm vàng nhưng không ngập như Virginia. Cái nhẹ nhàng của Cali dễ gợi cho tôi nhớ đến những ngày se lạnh hiếm hoi của Saigon.

Bây giờ là chớm đông của xứ người. Bầu trời đang âm u với một mầu xám nhẹ. Hạnh phúc sẽ là một tách cà phê thơm và một dòng nhạc.

Ở tuổi này bạn thích nghe gì nhỉ?

Tôi không còn đắm đuối nhạc cũ nữa. Hương vị ấy đã quá nhiều và đã nhuốm chút mùi vị của sự bội thực.

Tôi tìm giòng nhạc mới. Khó đấy nhưng nếu tìm thì cũng sẽ có.
Mùa Xuân. Giòng nhạc mênh mang, lướt thướt, tiếng hát vướng chút nhựa.
Tôi nhớ lại một ngày cũ. Tôi đến muộn và tiếng hát ấy, nhạc phẩm này đang lồng lộng trong thính phòng. Tôi đứng ngoài, lặng thinh. Giòng suối âm thanh len lỏi qua khe cửa và như nhấc bổng hồn tôi.
Mùa xuân, nhạc phẩm Jazz của Ngô Minh Trí, tiếng hát Kim Phượng.
Tôi bảo đảm trong buổi sáng chớm đông này, với tách cà phê nóng, Mùa Xuân sẽ đem đến cho bạn chút thanh thản, chút tinh khiết, chút say say, chút rung động rất nhẹ trong tim.

Mời nghe “Mùa Xuân” nhạc Ngô Minh Trí, tiếng hát Kim Phượng

https://dl.dropbox.com/u/8979283...oTriMuaXuanKimPhuong.mp3


Hoàng Lan Chi (Cali 2013)

Bài liên quan:

Phỏng vấn Ngô Minh Trí vào 2005: NS Ngô Minh Trí

Chương trình nhạc gồm Vũ Đức Nghiêm, Lê Xuân Trường và Ngô Minh Trí
http://thuvientoancau.org/Hoang...NghiemLeXTruongNMTri.mp3
hoanglanchi
#225 Posted : Sunday, February 3, 2013 11:11:35 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích từ LanChiYesterday (Những vụn vặt đời sống quanh tôi)
(www.hoanglanchi.com)

Khi Tác Giả Phải Mua Tác Phẩm Của Mình

Có những bất ngờ chợt đến.

Như tối thứ Sáu, không dưng bàn về giọng hát. Tôi ngậm ngùi nói rằng khán giả quả là phụ bạc. Tôi cũng đang phụ đấy. “Phụ” là tôi không thể nào nghe được một vài giọng ca xưa cho một giòng nhạc cũ. Những tiếng hát ấy ngày xưa tôi “ đắm đuối” biết chừng nào mà bây giờ tôi thấy “sợ”. “Sợ” phải nghe tiếng lanh lảnh mà thuở nào tôi thấy nó lồng lộng vô cùng. “Sợ” phải nghe sức mạnh cuồn cuộn tuôn trào từ âm thanh mà thuở nào tôi thấy nó vang dội vô biên. Giờ này tôi chỉ muốn nghe dịu dàng, nhỏ nhẹ và vỗ về.
Như sáng thứ Bẩy, không ngờ nhạc sĩ Châu Đình An gọi để rồi tôi bật cười khi chứng kiến một sự kiện buồn cười: nhạc sĩ phải mua tác phẩm của mình. Chả là thế này, nhạc sĩ gửi tôi cái link mời nghe nhạc xưa của Châu Đình An. Phải thừa nhận là tôi hạp với nhạc Châu Đình An, cả văn Châu Đình An nên khi Châu Đình An giới thiệu cái gì là tôi xem hoặc nghe ngay. Nhất là lại có giọng Ngọc Lan giới thiệu nhạc phẩm và hát cùng Vũ Khanh. Khi xem, tôi viết cho nhạc sĩ là coi bộ chiêu này hay là bán 4 Mỹ Kim nếu muốn “download”.

Chính vì thế, Châu Đình An phải gọi để đính chính là nhạc sĩ không biết gì về web đó, tự họ bán thôi. Nói chuyện tới lui thì Châu Đình An bảo chắc sẽ bỏ tiền để download xuống và chỉnh lại âm thanh cho hay hơn. Tôi cổ vũ cho Châu Đình An làm chuyện đó. Có gì đâu, thì là muốn nghe giọng giới thiệu nũng nịu ngọt ngào của Ngọc Lan với tiếng hát ấm Vũ Khanh. Như tối hôm trước, tôi nói với người bạn là Y Phương hát hay lắm nhưng sao tôi vẫn có cảm giác như là một trái bắp còn non. Ngọc Lan thì khác. Nó cho tôi cảm giác của một trái bắp vừa. Tôi nói rằng trong nhất thời tôi chưa tìm được ngôn ngữ bóng bẩy nào để diễn tả cảm giác và tôi chỉ nhớ đến ẩm thực để ví von là bắp non với bắp già.

CD này chỉ cho nghe một chút thôi:

http://www.emusic.com/listen/#/album/various-artists/tinh-ca-chau-dinh-an-tinh-yeu-oi-tinh-yeu/13513876





Bất ngờ thứ ba là nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm gọi. Ông đã ngoài tám mươi và theo ông mô tả thì chống gậy đi bộ rồi. Tuy thế, giọng nói vẫn khỏe và trẻ. Tôi nói với nhạc sĩ rằng có lẽ giọng nói là cái trẻ lâu nhất của con người. Ông, như thường lệ, vẫn cứ gọi tôi là “cô bé”. Tôi nói là “Em có xem hình chị hôm đêm nhạc VĐN ở Virginia. Trông chị còn đẹp lắm và rất hiền. Đúng vẻ hiền thê của các bà ngày trước, chứ thời tụi em thì đừng hòng.” Ông cười “Chưa lộ cái Hà Đông ra thôi”. Tôi không đồng ý vì nhìn mặt thì cũng đoán được là chị Nghiêm hiền chứ không sắc sảo như “cô bé Lan Chi của anh”.

Ông hẹn tết này đến Nam Cali và muốn gặp tôi.

Bất ngờ bốn là “Ma sơ Nguyễn Tuấn” gọi. Anh kể “Ca sĩ Ngọc Dung của Pensylvania vừa hát bài Thu Phong của cô nương được khen quá xá. Ăn tiền là cái câu cuối cùng đó!’ “ Câu gì” “Mùa xuân hớn hở sang. Vì thế tuy Thu Phong nhưng vẫn hát trong nhạc hội tết được.” “ Nhạc hội của ai?” “Cộng đồng. Một năm làm một lần đón tết. Có cả dân biểu đến. Trời tuyết nhưng người ta đi cũng đông lắm. Vì bài đó hay nên họ mời nhạc sĩ dỏm đứng lên làm ma sơ phải đứng dậy cho người ta vỗ tay lốp bốp”.

Tôi bật cười “Á à thế là nhạc sĩ dỏm đỏ cả tai phải không?” [1]
Tôi bâng khuâng. “Chiến hữu” khi cần thì vẫn “réo gọi”. Nhưng đa số thân hữu thì chỉ thích Hoàng Lan Chi viết văn chương mà thôi. Có lẽ là điềm năm nay Hoàng Lan Chi sẽ quay về với âm nhạc nhiều hơn chăng?


Hình Đẹp

Bác Sĩ Nguyễn Văn Thịnh, bạn cũ Khoa Học sang Úc chơi. Ngày xưa, tôi có viết bài thơ “Tình Ca C.O.D” ( C.O.D là chứng chỉ Hóa Hữu Cơ Mô Tả) và có đoạn tặng cho bạn tôi, Hồ Thị Phi. Phi là bà xã Thịnh. Phi học Mô Tả chung với tôi. Thịnh gửi bốn hình chụp “coutdown” ở Úc nhưng tôi “chấm” hai hình này:






Vòng Tay Bè Bạn

Vì Mc Nam Lộc gửi tài liệu cho tôi “để tường” nên tôi mới biết chuyện Nam Lộc qua Úc rồi mời hai ca sĩ bị cấm lên sân khấu. Hai ca sĩ này giả vờ xin lỗi là đã đến Úc nhưng bị tổ chức cộng đồng cấm, nên không hát, rồi họ hỏi khán giả cho phép họ hát tặng không? Đương nhiên câu trả lời là “Có”. Từ đó nảy ra tranh cãi giữa Nam Lộc và Tổ Chức Cộng Đồng Úc. Lần thứ nhì, tôi lại bị MC Nam Lộc gửi tài liệu “để tường” nữa nên mới biết chuyện là âm binh Hoa Kỳ và Úc mọc như nấm để chụp cái mũ “Nhạc Bất Quần” mà Chủ Tịch CĐ Liên Bang Úc Châu khen Nam Lộc quăng trở lại đầu cộng đồng Úc! Vốn dĩ giữa đường thấy việc bất bằng chẳng tha nên tôi xắn tay áo vào cuộc bằng một số Báo Túm. [2]

Ông chủ bút báo Saigon Times Úc Châu viết “Xin cho hỏi Ban Biên Tập Báo Túm là ai. Tôi xin phép đăng Báo Túm trên báo chúng tôi ở Úc”. Tôi bật cười “Báo Túm số vừa rồi là tôi. Túm ở đây là túm các nhân vật cộng đồng hay túm các sự kiện. Khi Hoàng Lan Chi đã túm thì khỏi thoát. Có vài người nhưng viết chính là tôi”.
Thế là quen. Saigon Times Úc Châu nhờ ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân Liên Bang Úc Châu đem báo đến nhà cu Bi ( Có lẽ chủ bút SGT thấy địa chỉ và đoán ở gần nhà con trai tôi). Con trai tôi mail “Đống báo Việt để làm gì hả mẹ? Đóng thùng gửi cho Trung ương đảng CS? Hay dịch sang tiếng Lào? Hay bao plastic cho bố bé Ly đọc?”. Khỉ nỡm, xem lũ ranh con đời bây giờ như thế đấy!

Tuy thế sau đó báo SGT cũng gửi sang Mỹ cho tôi hai báo: một báo tuần mới nhất và một số báo Xuân 2010. Cũng đẹp và phong phú.
Vòng tay bè bạn của tôi cứ mỗi ngày một rộng hơn.
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười một!

Hoàng Lan Chi


[1] Về nhạc phẩm Thu Phong, Nguyễn Tuấn phổ thơ Hoàng Lan Chi thì ở đây:
Vàng bay theo áo lùa chân guốc


[2]
Vụ này được trữ ở blog Chúng Tôi Muốn Tự Do:
http://wp.me/p1DZcL-1op
hoanglanchi
#226 Posted : Sunday, February 17, 2013 1:05:11 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Phạm Duy Trong Mắt Tôi





LGT: đây chỉ là một bài viết nói lên một vài suy nghĩ cá nhân về một nhạc sĩ lớn của VN. Suy nghĩ cá nhân thì có thể đúng, có thể sai. Tôi không muốn tranh luận. Tôi khẳng định, tôi không thích con đường trở về của Phạm Duy, càng không thích bài phỏng vấn cuối cùng mà ông dành cho BBC. Bài ấy, theo tôi lẽ ra ông nên từ chối. Nhưng cũng có thể ông phải làm. Bài viết này, công bố một số emails qua lại giữa tôi và NS Phạm Duy vào năm 2003, liên quan đến một số vấn đề, chỉ có mục đích soi rọi thêm vài điều với suy nghĩ rằng, có thể có ích chút nào đó cho mai sau khi viết lại lịch sử. Bởi vì đó là những tâm sự của PD khi ông chưa về với cộng sản. Tôi xin nhắc lại, mọi bài viết công kích PD, tôi đã đọc hết và tôi cũng không đồng ý việc lựa chọn của ông.
Vì thế mọi tranh luận ở đây với tôi là vô nghĩa. Nếu không thích xin cứ lướt qua không đọc bài này.


Tôi yêu nhạc Phạm Duy từ bé nhất là những bài tình ca quê hương. Tôi quen ông năm 2003 khi tôi còn ở trong nước. Nguyên do quen thì không từ tôi mà từ ông. Lang thang net lúc bấy giờ là thú vui của PD. Đọc được một bài cảm nhận của tôi về nhạc mình, PD gửi mail làm quen.

Phạm Duy, con người kiêu căng tự phụ

Nhiều người kết án PD là người kiêu căng tự phụ. Tôi tự hỏi trên thế gian này, có nhân tài nào không kiêu căng? Họ, chỉ là nhiều hay ít, ngầm hay không mà thôi.

Có nhạc sĩ thừa nhận với tôi rằng có lẽ PD cũng “chọn mặt mà cư xử”. Với tôi, PD không bao giờ kiêu căng tự phụ. Từ khi quen cho đến khi ông về VN năm 2005, với tôi, lúc nào PD cũng là một người đàn ông lịch sự, lễ độ, lịch thiệp và có chút phong cách của một người hấp thụ văn hóa Pháp. Chưa bao giờ ông cợt nhã hay có thái độ kẻ cả với tôi. So với ông, tôi chỉ đáng tuổi con gái và không là gì để ông phải “lấy lòng” cả. Thế thì vì lý do gì mà ông phải kiên nhẫn e mail, kiên nhẫn giải thích khi tôi “vặn vẹo” về tình ái, về tục ca?

Để biết PD có kiêu căng với những người ”tử tế” không, xin xem phụ lục về mail ông viết cho tôi ngày 3/11 và 21/11/2013 tại đây [1]

Phạm Duy với Tục Ca

Tôi không bao giờ biết Tục Ca. Tôi chỉ nghe Tình Ca và vài bài Thiền Ca. Nhưng bạn hữu tôi chỉ trích Tục Ca. Tôi mail hỏi Phạm Duy về lý do viết Tục Ca. Ông cũng kiên nhẫn trả lời tôi. Ông nói rằng chưa bao giờ ông in Tục Ca hay thu âm cả. Nếu có chỉ là ông tự hát. Ông cũng nói rằng có thể ông đã lầm và tự phá mình khi viết Tục Ca. Tuy vậy, ông cũng lý luận với tôi rằng nếu Quỳnh Couteau (bút hiệu của tôi viết thuở sinh viên) đã dám chỉ trích Bộ Kế Hoạch về những sai trái thì sao lại không cho ông chửi rủa những cái xấu của xã hội bằng âm nhạc.

Đây là những suy nghĩ của PD viết cho tôi về “Tục Ca” [2]

Phạm Duy với chuyện tình ái

PD bị người đời kết án về chuyện tình ái nhiều hơn hết thẩy các nghệ sĩ khác. Tôi hỏi vài người về chuyện Julie, không ai dám khẳng định mà chỉ “nghe nói”. Còn chuyện Khánh Ngọc, có bằng cớ và hiển nhiên là PD rất có lỗi.

Nhiều văn nghệ sĩ khác cũng có một đời sống “phóng túng” như thế hoặc hơn thế. Họ có con riêng và bỏ rơi đứa con tàn tật; họ quyến rũ người con gái và bỏ rơi cả mẹ lẫn con; họ thay vợ như thay áo; thế nhưng có vẻ không ai bị “kết án” và “chửi bới” nhiều như PD. Tại sao thế nhỉ? Trong khi đó dường như tôi chưa hề thấy một phụ nữ nào lên án PD về tình phụ kể cả Khánh Ngọc. Theo lời ông kể, sau khi để tang vợ ba năm, ông có gặp lại Khánh Ngọc. Đương nhiên mối “ngoại tình” này của PD là vết nhơ trong đời ông vì Khánh Ngọc là vợ Phạm Đình Chương. Trở lại chuyện PD không bị người tình nào buộc tội mà chỉ thấy người đời nhất là giới đàn ông thì vài người cho rằng “thuyền to thì sóng lớn” và có thể là sự đố kị ghen tị nữa. Ông được thượng đế ưu đãi nhiều quá. Sáng tác nhạc tài danh, vợ đẹp, con cái đề huề và nhiều phụ nữ đẹp tự nguyện dâng hiến…

Tôi là nữ sinh Gia Long, thêm gốc nhà giáo nên phải nói rằng có phần cổ xưa. Tôi cố gắng viết một cách lịch sự những gì tôi suy nghĩ về một nếp gia đình, về bổn phận của một người chồng, người cha khi tranh luận với Phạm Duy vì dù sao ông cũng đáng tuổi cha tôi.

Thoạt tiên, về “phóng túng”, PD viết cho tôi:

Tôi chưa biết quan niệm của Lan Chi về “phong túng hay không phóng túng”, sau khi tôi đã viết về vấn đề này cho một người dù mới quen nhưng có thể coi như đã hơi thân thân mật. Xin nhớ, tôi chưa hề “thanh minh thanh nga” với bất cứ kẻ nào mang thành kiến về tôi, về chuyện người nghệ sĩ cần phải có đạo đức. Họ có là gì đối với tôi đâu mà tôi phải nói vào mặt họ rằng : tôi mới là người có nhiều đạo đức nhất. Những bạn thân thường rất bất bình vì những thành kiến về tôi, gây nên – có thể — bởi một lực lượng chính trị nào đó. Họ bảo những người mù quáng đó không nhìn thấy đời sống gia đình của tôi vững chắc và êm đẹp hơn của nhiều người, bởi vì không có một người bố Việt Nam nào, trong thời đại vô cùng ly lọan như thế này, mà có thể sống chung với các con từ khi các bé mới sinh ra cho tới ngày các ông con, người đã hơn 50 tuổi, kẻ đã tới gần 40 tuổi.

Hiện nay, tất cả các con trai (từ Quang, Minh, Hùng, Cuờng tới Đức) đều sống với tôi trong một căn nhà 9 phòng, hai bathroom. Ba người con gái phải ở nhà chồng nhưng mỗi tuần đều mua đô ăn đắtt tiền mang về cho bố. Vì vậy, tôi đâu cần phải tái hôn với một bà nào để có người trông nom săn sóc? Ai trông thấy cảnh gia đình đầm ấm như vậy cũng đều khen tôi rất khéo trong “đạo làm người”. Đạo làm người VN (đạo đức đấy!), thứ nhất là trong một căn nhà nhỏ mà tạo được sự tam tứ đại đồng đường. Thứ hai là tôi liên miên bị gieo tiếng xấu nhưng trong cả một đời, tôi không nói xấu một ai cả. Thứ ba (tôi nhắc lại) tôi sống rất trong lành, hơn các nghệ sĩ VN thường mắc phải tệ đoan cờ bạc rượu chè, đĩ điếm… Những đàn bà mà tôi yêu đều là những người tôi rất kính trọng, còn có người tôi không hề đụng tới da thịt vì yêu nhau bằng tâm hồn là đủ rồi.

Tôi nghĩ Lan Chi phải bênh vực tôi, nếu thấy là đúng. Lan Chi nói tới việc “tránh nói tới đời tư” thì với thư này Lan Chi đã thấy đời tư Lã Bố rồi : hãy đọc lại ba điều vừa trên, tôi “phóng túng” à ? Còn chỉ vì thấy tôi làm Tục Ca nên e ngại thì tôi hỏi Lan Chi một câu: có ai dám chửi vào cái xã hội thối nát lúc đó không. Xã hội bây giờ đáng khen hay đáng chê ? Trả lời MOA ngay.
Hì hì hì… Cười một chút cho Lan Chi thấy rằng: tôi luôn luôn là người rất lạc quan. Bỗng nhớ tới bài hát xa xưa : Tôi Còn Yêu Tôi Cứ Yêu, sọan tại Saigon trong năm 1964. (Thư ngày 13/11/2003)

Quả thật với xã hội Mỹ thì hiện tượng các con lớn vẫn sống chung với bố đúng là hơi hiếm. Dù sao có thể giải thích là vì PD như một đầu tầu trong việc kiếm sống bằng âm nhạc nên các con-là toa tầu-phải theo. Nhưng tôi ngẫm nghĩ về điều PD nói: phải, những người khác thì đam mê rượu, á phiện còn ông không hề vướng những thứ ấy. Ông chỉ có khoản tình ái. Một người có nhiều điều kiện để nhiều phụ nữ, già hay trẻ, yêu đắm đuối, sẵn sàng dâng hiến và ông không thể từ chối, thì thế nào nhỉ? Quả là điều này làm tôi bối rối vì tôi đã chứng kiến nhiều đàn ông khác, họ chả được tài ba như PD nhưng khi mỡ dâng miệng mèo thì họ cũng không thể bỏ qua cho dù họ đang ở một vị trí mà đạo đức xã hội không cho phép họ xơi miếng mỡ ấy.

Trả lời tiếp cho những suy nghĩ khá cổ của tôi, PD vẫn kiên nhẫn:

Nhân có bức hồi thư vừa rồi của Lan Chi, tôi mạn phép có vài ba ý kiến rất thân tình: Từ ngày còn trẻ, Lan Chi đã đựơc Bà và Cha “nhồi nặn”, chắc chắn là với một thứ đạo lý Khổng, Mạnh cho nên đã cho rằng: là phụ nữ Việt Nam thì không nên “phóng túng” (có chồng là zero bồ). Cứ cho là đúng đối với cái xã hội hậu-bán-thế kỷ 20. Thế nhưng trong xã hội vào thời đại 2000, trước sự ngọai tình vô tội vạ của phái Nam, chúng ta có thể duy trì sự khắt khe đối với phái Nữ không? Phụ nữ ở Âu Tây đòi bình quyền, ngoài quyền ăn nói, làm việc, còn có cả quyền tư do luyến ái. Xin nói ngay, tôi không phải là người vô địch trong việc xuống đường để đòi cho phụ nữ (có quyền tự do luyến ái) đâu nhé ! Tôi chỉ muốn là người hơn tuổn khuyên Lan Chi nhìn vào thực tế, cái gì và lúc nào là đúng, cái gì và lúc nào là không đúng nữa rồi. Thế thôi !

Việc tái hôn chắc chắn là điều cần thiết ở xứ Mỹ, đối với những người góa bụa và tuổi đã cao, vì con cháu ở xa hay quá bận đi làm… Đối với người mang tên Người Tình Già thì nếu hôm qua và ngày mai, ở Sơn Tây, Phú Nhuận hay New York, Paris, tôi gặp bà nào mà có sự tâm hợp thì lấy liền tay, chính các con tôi đã muốn zdậy ! Ê bồ tèo, có bà nào đáng để cho moa “nâng mùi xoa, xử ví” thì vui lòng làm mối cho già (mà ham) này đi! (Thư ngày 14/11/2003)

Sau đó tôi gửi cho ông một số tài liệu mà tôi nhặt được ở net nói về ông. PD đã, vẫn kiên nhẫn, trình bầy cho tôi về thế nào là “phóng túng”. Đồng thời ông chia sẻ thêm về gia đình ông. Ông xưng tụng vợ ông, ca sĩ Thái Hằng là Á Thánh vì bà biết hết việc ông làm nhưng bà tha thứ cho ông. Tôi, sau khi đọc tâm sự nói rằng cuộc đời một nghệ sĩ tài danh như ông, chỉ vững như kiềng ba chân với Nghệ Thuật, Người Tình, Gia Đình, tôi bỗng thấy bâng khuâng. Phải chăng “chân lý bên này Pyrenes khác với bên kia?” Tôi xúc động khi thấy ông viết như sau: “Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thoái, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu.” Xem thêm mails PD tại đây [3]

Phạm Duy với Bông Giấy

Khi bài viết của Bông Giấy phổ biến (bây giờ vẫn có người tiếp tục phổ biến) thì tôi còn ở trong nước. Tôi đọc được ở net sau khi quen PD. Tôi hỏi, PD gửi cho tôi cái mà ông gọi là “Gió Tanh Mưa Máu”, trong đó có các bài phản bác của nhiều người như Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đoàn Xuân Kiên…Đồng thời ông khẳng định “Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ : chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không ? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không?” ( trích thư ngày 21 tháng 11, 2003) thì tôi có bất bình. Lúc đó, tức là năm 2003, tôi nghĩ rằng PD vốn có tài nên ngông và phát biểu đôi lúc theo kiểu “bất cần”. Điều xui xẻo xảy ra cho PD là sau đó Bông Giấy viết bài. Lý do nào bà BG làm thế, chắc chỉ có bà biết. Lý do nào nhiều người hùa vào chửi rủa, chắc chỉ có họ hiểu.

Tôi không có ý kiến gì về bài của Bông Giấy. Tôi chỉ nghĩ như thế này: có những điều người ta nói trong lúc “trà dư tửu hậu” thì không nên coi đó là những tuyên bố chính thức. Thấy tôi hỏi, PD gửi cho tôi ít tài liệu và đây là những mails mà PD nói chuyện với tôi về bài của Bông Giấy. [4]

Phạm Duy với Tác Phẩm

Như Phạm Duy từng nhận xét rằng “Lan Chi dậy con gái Quỳnh Chi là yêu cây đàn chứ không yêu người đàn , thì tôi cũng yêu nhạc phẩm chứ không chú ý người. Cũng trong năm 2003, khoảng thời gian quen PD, tôi tiếp tục viết một số bài cảm nhận về nhạc PD đăng ở web ĐT. Mỗi khi có ý kiến của độc giả về bài tôi hay thắc mắc gì đó đến nhạc phẩm, tôi có fw cho PD coi. Với nhạc phẩm “Người Về”, một độc giả cho rằng PD đã đứng ở vị trí khác khi viết và chưa đủ để diễn tả ý quê nghèo, PD đã cố gắng trả lời cho tôi như mail dưới đây. Trong những lúc này, PD lộ ra một con người khác. Con người đó rất thiết tha với tác phẩm của mình, rất cẩn trọng tinh tế trong sáng tác. Tôi đã bật cười khi đọc mail ông trong đó Anh Pháp Việt đề huề như sau: “Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you very much.”

Đây là mail PD viết khi tôi chuyển ý kiến độc giả:

Dear Lan Chi

Lan Chi có câu trả lời “cái con người” (đã cho rằng: PD “tưởng tượng mà viết” NGƯỜI VỀ…) là rất đúng. Người sáng tác phải thai nghén tác phẩm của mình trong thời gian nào đó rồi bỗng có lúc viết ra (tôi bỏ 15 năm thai nghén BAY CHIM BO XU, rồi viết cái mini-opera này trong có một tuần lễ).

“Cái con người” này là giáo sư Việt Văn hay là thầy giáo làng mà có lời bàn là : Hẳn là miền quê những năm vừa qua. Chữ miền quê chưa diễn tả đủ ý tang tóc chiến tranh, binh lữa, làm cho mẹ yêu đã già…” Tại sao Lan Chi mất thì giờ bàn tán với một người không hiểu nổi rằng sau câu trước (những năm vừa qua…) còn có câu sau (chiếc bóng in trên vách nhà, một ngày một đêm tóc sương phai mờ). Ý của toi đâu có phải tả cảnh chiến tranh mà nói tới sự chóng già của người mẹ. Còn nữa: (một ngày một đêm) tôi đã chứng kiến việc một người bạn vì một hcuyên đau khổ mà tóc đang xanh bỗng bạc trắng.

(Người bạn Lan Chi bảo rằng “ Tóc sương phai mờ, không nói thêm được gì). Mẹ yêu đã già, là đủ rồi”, trời đất quỷ thần ơi thế thì cya nói chuyện suông chứ cần gì soạn lời ca, lời kiếc làm gì nữa..

(chuông chùa nào la đà) La đà còn có nghĩa là lả lướt, như vậy ngoài “thanh”, tôi còn cho người nghe thấy cả “họa” nữa. Toa, Lan Chi hiểu rất rõ chữ la đà, moa thank you toa very much.

(rong rêu cuoc tinh) hay vô cùng, mà tai trâu chê thi tôi không biết nói sao bây giờ? Rong rêu lúc nào cũng cho ta cảm tưởng cũ kỹ, dĩ vãng, xa xưa. TCS làm đẹp ngôn ngữ VN. Ông đi tìm những cái mới, rất là đáng khen.

(số nghèo) đúng như Lan Chi nghĩ. Ai nói tới chuyện tiền bạc trong NGUOI VE. Chúng ta lúc nào mà chẳng thương những duyên số không may.

(Có một điểm đáng quan tâm: chỗ đứng và cách nhìn của tác giả lúc đó, là một sự ngoái đầu nhìn lại) Đúng là giọng lưỡi của người chạy theo chính trị, chính trị nào thì toa biết roi. Mẹ kiếp, nếu tôi không để ngày và nơi soạn Người Về thì lấy đấu để biết chỗ đứng của tôi? Hơn nữa đứng ở đâu, ở chốn sang hay nơi nghèo, lúc mình đủ hay hay thiếu ăn thì lòng người nghệ sĩ (cách nhìn) là phải biết rung động trước tha nhân. Thằng cha này, có lẽ là “cán bộ huyện” qúa, toa ơi.
Lan Chi, Viết chơi chơi, gọi là đáp lại tấm lòng tốt của Lan Chi. Xin tiểu thư giã từ vai trò avocat du diable đi nhé… Xin im lặng, âm thầm, làm công việc đi tìm cái đẹp để trao cho tuổi trẻ.” (trích thư ngày 22/11/2003)

Lời cuối

Tôi đọc những giòng dưới đây từ giangkq@yahoo.com ở net:

Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn?

Tôi đồng ý với giangkq@yahoo.com. Tôi nghĩ rằng PD đã đóng góp nhiều cho âm nhạc Việt Nam, điều mà không ai phủ nhận. Có vẻ như không còn ai viết “Tình Ca” với “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời” hay hơn PD nữa.

Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam và PD đã đóng góp tiếp tục cho âm nhạc hải ngoại với “Một ngày 54 cha bỏ quê..”. Rồi PD đã từ bỏ chính nghĩa cờ vàng, trở về Việt Nam. Chỉ mình ông biết được lý do chính xác. Mọi nhận định khác chỉ là suy đoán. Tất nhiên có người thông cảm những lý do của ông và có người không.

Phạm Duy không thể trở về lặng lẽ như Tạ Tỵ. Tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954 đến sau 1975 là bản án tử hình cho ông. PD còn muốn nhạc phẩm mình được vang lên trong nước, các con mình được tự do kinh doanh phòng trà sinh sống. Vì thế PD phải “uyển chuyển”.

Thật đáng tiếc.

Duy có một điều, một nhạc sĩ và tôi nhận ra rằng chưa bao giờ Phạm Duy viết một bản nhạc ca tụng cộng sản kể từ khi ông trở về năm 2005 cho đến khi ông lìa đời 2013. Lịch sử mai sau chép về âm nhạc PD sẽ toàn tình ca quê hương, tình ca đôi lứa, thiền ca, nhạc chiêu hồi, nhạc lưu vong và Hương Ca. Không hề vẩn đục bởi một chút nhạc đỏ nào.

Châu Đình An, một người từng là “con nuôi” của Phạm Duy đã viết, để coi như một nén hương cho ông nhưng cũng là một lời nhắn nhủ cho những kẻ khác: sự thỏa hiệp với vc luôn thua thiệt về mình. [5]

Và tôi, Hoàng Lan Chi, một người từng là bạn “vong niên” của PD, từng yêu tình ca quê hương của ông, từng ”tranh luận” với ông về đạo đức, về tục ca, về những tuyên bố “ngông nghênh”, viết bài này, với dẫn chứng là các e mails, cũng chỉ là một thương tiếc, ngậm ngùi cho một nhân tài đã chọn sai con đường. Bài học còn đó, những người khác có dẫm vào vết xe đổ đó hay không?



Duy Cường-Phạm Duy-Lưu Trọng Văn-Lan Chi
- Sài Gòn 2003



Lan Chi-Duy Quang-Phạm Duy-Sài Gòn 2003




PhạmDuy-Nguyễn Văn Tý-Lan Chi - Nhà Lưu Trọng Văn 2003



Phạm Duy-Lan Chi -Duy Đức-Nhà PD 2004


Hoàng Lan Chi – 2013


Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi :

https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html



[1] Lan Chi, tôi thì khác nhiều người, luôn luôn kính trọng sự đồng thanh tương ứng hay sự phản đối chê bai của mọi người. Dù trong những phản ứng đó (hình như) có bàn tay của Nhà Nước (hì hì hì). Nhưng không bao giờ tôi sợ mất khán giả hay thính giả khi (vào năm 70) tôi thấy nhu cầu phải viết ra một lọai nhạc phê bình xã hội như TỤC CA (chẳng hạn). Hay (cũng vào khỏang 72) khi tôi viết lọai ĐẠO CA vì thấy phải tạm gác lọai nhạc hiện thực để tìm về nhạc siêu linh. Hai lọai nhạc khác hẳn nhau trong một thời gian… Và hịện nay, có nhiều người hiểu được THIỀN CA của tôi đâu ! Nhất là những người tự cho mình là thiền sư. Tội nghiệp, sau 75 (theo Lan Chi) ông TCS không sọan nhạc nhiều như trước à ? Về phần tôi, xin cải chính ý kiến của Lan Chi, cho rằng PD không soạn nhạc nhiều… Thưa Cô Bé, chẳng lẽ tôi gửi danh sách bài bản cho cô xem, cứ tạm kê khai từng lọai thôi, thì tôi đã có tối thiểu khỏang 50 bài TỊ NẠN CA, 20 bài NGỤC CA, 6 bài HÒANG CẦM CA, 10 bài RONG CA, 21 bài trong BẦY CHIM BỎ XỨ, chưa kể những bài trong KIỀU 1 và KIỀU 2. Ngòai ra, tôi sọan lời Việt cho khỏang 100 bản nhạc ngọai quốc etc…Trong dĩ vãng, Nhà Nước đã thành công trong việc ngăn không cho cô bé và những người yêu nhạc ở trong nước biết về nhạc PD, nhưng với INTERNET, họ không hòan tòan thành công dù đã xây bức tường lửa. (Trích thư Phạm Duy ngày 3 tháng 11 năm 2003).


[2]
Vào lúc tôi sọan tục ca, tôi có ý nghĩ rằng tất cả những con dân đang làm một chuyện rất đáng xấu hổ : nhìn l… mẹ mình. Sách, báo, phim, ảnh ngọai quốc tràn vào sau khi cụ Diệm chết, thanh niên, trung niên, lão niên ùa chạy theo văn minh vật chất, người ta coi đạo đúc, luân lý như pha. (khôi hài nhất là những vị phi-đạo đức này phê bình nguời khác thiếu đạo đức !). Có thể tôi lầm khi tự phá mình (phá thần tượng) (1) để làm mười bài tục ca nhưng xin mọi người hiểu rõ lý do của bài hát NHÌN L… ! Cô Quỳnh Couteau đã chửi Bộ Kế Hoach, thế mà vẫn còn sợ nghe tiếng chửi rủa xã hội của người khác. Thương Sinh, Chu Tử cũng là những văn nhân giỏi lắm, nhưng một trong những lý do chửi bới của các vị đó cũng có thể vì họ muốn bán báo chạy hơn. Tôi làm tục ca, không thu vào cassette hay tape thương mại, không in ra bản nhạc, còn không muốn phổ biến nhiều. Je les avait chantées pour mon plaisir. Thế là khóai rồi !!! ( trích thư ngày 14 tháng 11, 2003)


[3]
Lan Chi, cám ơn Lan Chi đã gửi cho tôi khá nhiều tài liệu (từ nay, ta sẽ dùng chữ data, kẻo người ta lại kết án chúng mình là trao đổi tài liệu văn hóa – mà văn hóa đối với họ là rất quan trọng)…Nói chung thì phản ứng của tôi là qua những data này, tôi thấy những diễn đàn về âm nhạc trên NET cho ta thấy một số người yêu nhạc ở trong nước hay ở ngoài nước đều là những nhà đạo đức, những chính trị gia…Người yêu nhạc mặc áo ĐẠO ĐỨC (thực hay giả? je ne sais pas!) phê bình tôi làm tôi nhớ lại câu nói của người bỏ quên cây đàn, khi thấy có bó hoa trên cây đàn bỏ quên, thì ngay từ khi bước vào đời nhạc sĩ, đã băn khoăn tự hỏi : “người vô danh (1) tặng hoa này, yêu đàn hay yêu người đánh đàn”. Lấy ngay chuyện nghệ sĩ ngoan như bụt hay phóng túng như Epicure ra để bàn luận.


Tôi đã được nhiều người (Lan Chi khuyên bé Quỳnh Chi: nghe nhạc, đừng tìm hiểu cá nhân, hiểu theo nghĩa là chỉ nên “yêu đàn” mà thôi đấy nhé… ) cho rằng tôi có một đời sống rất là “phóng túng”, hiểu theo nghĩa “bê bối”. Lạy Chúa và Mô Phật, tôi thách đố ai dám tuyên bố tôi là kẻ nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện sì ke hay nghiện thuốc phiện (nguyên cái vụ này, tôi đã đạo đức hơn nhiều ông nghệ sĩ) … Còn nghiện đàn bà thì khỏi cần nói vì tôi đã nói rồi, nhưng tôi xin thưa rằng với những bạn muốn hiểu tôi rằng: tôi chưa hề phụ tình ai, tôi chưa hề có một bà nào hắt hủi rồi nguyền rủa tôi khi xa tôi… Everything is OK, xa nhau, rồi gặp lại nhau “bốn mắt đều có đuôi”…


Tôi xin nói ngay tôi rằng trong đời tôi, có ba điều tôi tôn thờ : nghệ thuật, vợ con và người tình, đời tôi phải vững như cái kiềng ba chân. Không vì nghệ thuật mà bỏ vơ con, bỏ người tình… không vì vợ con mà bỏ người tình và nghệ thuật… không vì người tình mà bỏ nghệ thuật và vơ con. Do đó có bao giờ vợ con tôi kết án tôi đâu? Tôi kính yêu một triệu lần vợ tôi (ngày bà còn sống và sau khi bà qua đời), khi các con kể lại rằng bà á thánh này đã có lần bảo các con: tao biết hết chuyện bố mày nhưng để cho bố mày có hứng làm nghệ thuật. Vả lại vì lối sống “phóng dật” (dùng danh từ phóng túng là sai) của tôi mà người ta cho rằng tôi nhiều “đào” lắm ! Sai, tôi chỉ vài ba người đàn bà “vô danh” (vì không nên nói tên ra) tuyệt vời đã tạo cho tôi cảm hứng để sọan nhạc. Người yêu nhạc khoác áo CHÍNH TRỊ để phê bình là người đã bị ảnh hưởng bởi một guồng máy tuyên truyền. Khi tôi rời kháng chiến vào thành thì có người bảo tôi là kẻ phản bội ! Ủa, tôi đâu có là đảng viên hay công chức của một chính quyền nào đâu mà bảo tôi phản lại Đảng hay phản lại Chính Quyền. Tôi là con chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay


Lan Chi đã đọc CHƯƠNG 33 – HK 2 thì đã biết lý do tôi bỏ kháng chiến về thành. Giản dị thôi ! Tôi không thể vì sự nghiệp, vì được cho vào Đảng, vì được đi Đông Âu… mà để cho vợ đang có mang có thể bị lẻ loi, bị nguy khổ ở chốn rừng thiêng nước độc, là “u tì quốc”. Tôi cũng mong Lan Chi không đặt nặng vấn đề này, không nên phổ biến Hồi Ký làm nhức nhối nhiều người (vì chót nói xấu tôi quá nhiều). Tôi vẫn chưa được bạch hóa hòan tòan cho nên nếu Lan Chi có ý kiến gì về HỒI KÝ thì chỉ nên gửi cho tôi coi mà thôi. Tôi chấp nhận tất cả sự phê phán của các độc giả. Nhưng có thể tôi sẽ không trả lời những gì người ta viết về tôi, về sự nghiệp của tôi. Bởi vì, cũng giản dị thôi, tôi đã về hưu rồi, đã treo đàn, gác bút, lột áo tuồng, chùi mặt, tắt đèn, rời sân khấu rồi…Nhưng tôi rất vui vì Lan Chi đã có một bài viết rất hay về một bài hát của tôi… nhất là vì Lan Chi khéo dạy Quỳnh Chi, kéo Quỳnh Chi trở về với những giá trị nghệ thuật đích thực. Hiện nay nghệ thuật ở VN (trong hay ngòai nứơc) đang lâm vào tình trạng suy thóai, ai là người thực sự yêu nước yêu dân, yêu tuổi trẻ thì cùng nhau đi tìm lối thóat ở những giá trị còn đang bị lấp liếm bởi lũ đạo đức giả, lũ chính trị gia lạc hậu. Nói với Quỳnh Chi cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gửi tặng CD với đa số ca khúc nghe bằng MP3 qua đường Bưu Điện. (trích thư ngày 12 tháng 11 năm 2003.)

[4]
Lan Chi, vì Lan Chi hỏi và khi tôi gửi những sự kiện về Bông Giấy/LHMục cho Lan Chi, tôi chỉ muốn một mình Lan Chi hiểu về việc gắp lửa bỏ tay người, vu oan giá họa của LHM và việc chuyên môn hạ bệ những người nổi danh của BG. Rồi tùy Lan Chi muốn bạch hóa thi nhân danh cá nhân Lan Chi giải thích cho lớp trẻTôi không bao giờ có y định tự tôi cải chính hay đối chất hay đính chính. Để cho những người khác làm công việc đó, ví dụ lúc trước đã có Văn Thanh, Lại Mạnh Cường, Đòan Xuân Kiên, Luật su Hà (Canada)…Và bây giờ là Lan Chi. Nếu thấy không tiện thì xin Lan Chi đóng hồ sơ lại, không cần điểm mặt chỉ tên chúng nó làm gì lại gây nên những polemique mà tôi không thich. Nếu quả rằng có những thanh thiếu niên tin vào những lờ i “gió tanh mưa máu” đó…. thi tôi cần gì những thanh thiếu niên đó hát nhạc toi, biết nhạc tôi, học hỏi về tôi. Xin nhớ, tôi đã nói câu này rất nhiều lần : vui một mình tôi di. Có thể có vài ba bạn đồng hành, không cần phải là đại chúng hay tiểu chúng. Tóm tắt nếu Lan Chi thấy chưa tiện tự mình bạch hóa những chuyện vu cáo hay bôi nhọ thì bỏ qua. Đối với tôi không sao đâu. Năm mươi năm qua người ta đá tôi rất nhiều mà tôi chưa chết thì bây giờ quá muộn để triệt hạ tôi. Thân ái, PD (trích thư ngày 22 tháng 11, 2003)

Lan Chi, tôi đã gửi cho Lan Chi đầy đủ tập HỒI KÝ 3. Tôi đang làm công việc editing HỒI KÝ 4. Rồi sẽ gửi cho Lan Chi sau. Trong e-mail vừa rồi, Lan Chi nói rằng đã đọc được những controversy trong mục Forum (website THƯ VIỆN) và Lan Chi hơi thắc mắc rằng tại sao tôi không bạch hóa những chuyện “gắp lửa bỏ tay người” của LHMục và chuyện “phỉ báng” của Bông Giấy. Trước hết, qua một số e-mail mà tôi gửi cho Lan Chi để phần nào biện luận về “những điều ong tiếng ve”, tôi quên là chưa tặng Lan Chi một bài hát soạn ra từ rất, rất lâu, trong đó tôi nói lên lối say mê của mình, (nói thật, nói thẳng, nói to, nói nhiều về cuộc đời… nhưng không nói xấu ai, thù ai hay giết hại ai…) có thể không giống lối sống của người khác — là kẻ có quyền, là ai thì LC biết rồi — cứ muốn tôi phải là con cừu hay con vẹt… và điệp khúc: nếu người khác thương tôi thì cứ để tôi sống say mê, không thương thì xin giết tôi đi! Giết PD thì dùng ngay LHMuc, Bgiấy để bôi nhọ PD. Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không? Cuối cùng, tôi xin hỏi câu này: Lan Chi đã đọc đầy đủ cả BA cuốn HỒI KÝ của tôi, có đọan nào thấy tôi nói tới chuyện sáng tác trong WC không? Có những đọan nào tôi tỏ vẻ tự kiêu, tự mãn không? Về chuyện kiêu ngạo khiến “Lan Chi phải van chú đừng phát biểu kiêu ngạo… thì Lan Chi có thể tin được rằng, tôi không dại gì mà phát biểu trên sân khấu (hay trước đám đông) nhất là “kỳ ở Úc vừa qua rằng nhạc PD là nhất”. Tôi điên mà phát biểu như vậy à ? Kết luận, nếu Lan Chi gan to bằng trời thì bạch hóa dùm tôi. Nếu thấy chẳng cần parce que…, thì bỏ đi Tám, sức mấy mà buồn. (trích thư ngày 21, tháng 11, 2003.)

Tài liệu “Gió Tanh Mưa Máu”, Phạm Duy gửi cho Lan Chi:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...mDuy/2giotanhmuamau.html

[5] Bài viết của Châu Đình An: Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
1 user thanked hoanglanchi for this useful post.
xv05 on 3/27/2013(UTC)
hoanglanchi
#227 Posted : Thursday, February 21, 2013 3:07:57 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Phạm Duy- “Forgive or Forget”


LGT: Lẽ ra tôi chỉ viết một bài “Phạm Duy Trong Mắt Tôi” thôi là đủ. Đủ để cảm ơn nhạc sĩ về những gì tôi thụ hưởng từ thuở ấu thơ đến tuổi trưởng thành. Đủ để một số người, những người bình tĩnh sẽ lắng đọng để đọc và có suy nghĩ, nhận định riêng. Nhưng một bài viết từ ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Làng Văn) đã khiến tôi phải lên tiếng, rồi kéo theo sự lên tiếng của Nhạc Sĩ Châu Đình An. Điều này khiến tôi nghĩ có lẽ tôi phải viết bài này. Một lần, tách bạch và rõ ràng. “Forgive hay forget”.Vị nào thấy không thích hợp xin bỏ qua đừng đọc. [1]

Năm Điều Đáng Quý Trong Gia Sản Âm Nhạc của Phạm Duy

Tài sản âm nhạc Việt Nam có sự đóng góp của nhiều người và Phạm Duy là một. Nhưng sự đóng góp của ông phải nói rất “giàu có” và theo thiển ý tôi không ai bằng. Không phải nhạc của ông là hay nhất mà do sự đóng góp đó bao gồm cả phẩm và lượng. Có những nhạc sĩ tài danh thì tiếc thay lại yểu tử nên chỉ có vài bài như Đặng Thế Phong. Lại có người vì kẹt lại miền Bắc nên sự nghiệp cũng đành đóng khuôn trong cái chật hẹp của xã hội chủ nghĩa như Văn Cao.

Với tôi, có năm điều đáng quý trong gia sản âm nhạc Phạm Duy.

Điều đáng quý nhất trong cái gia sản âm nhạc của Phạm Duy là những tình ca quê hương thấm đẫm tình tự dân tộc với dân ca của ba miền đất nước. Điều đáng quý thứ hai là sự đóng góp nhạc chiêu hồi cho lý tưởng tự do. Điều đáng quý ba là tình ca cho tuổi trẻ và đôi lứa tình yêu. Điều đáng quý bốn là tị nạn ca cho thời lưu vong. Điều đáng quý năm là Hương Ca viết cho Truyện Kiều. Trong cái gia sản ấy thì tình ca quê hương là nổi trội nhất rồi đến tình ca đôi lứa.

Từ thuở bé, tôi biết yêu quê hương qua những trang sử hào hùng và cả những nhạc phẩm tình tự dân tộc của PD. Tuổi nữ sinh và sinh viên, tôi tiếp tục sống trong tình ca của Phạm Duy. Những lúc nhìn hỏa châu rực sáng, hay ngắm đoàn quân trở về, áo lấm bụi mờ, khuôn mặt gày gò khắc khổ trên màn ảnh nhỏ, tôi yêu đoàn quân ấy, biết ơn những mầu áo lính ấy cũng qua tình ca và cả chiêu hồi ca của PD. Sau 1975, khi bị kẹt lại quê nhà, lén nghe được tị nạn ca của PD thì tâm hồn tôi tiếp tục được nuôi dưỡng.

Vì được nuôi dưỡng từ tấm bé cho đến trưởng thành bằng những giòng sữa âm nhạc đầy ắp tự tình dân tộc ấy mà tôi vẫn tiếp tục yêu quê hương và tôi nghĩ là tôi yêu cho đến hơi thở cuối cùng. Tình yêu ấy đã khiến tôi dành thì giờ làm một số việc mà tôi nghĩ là tôi có đóng góp cho quê hương.

Và vì thế tôi tự coi như là mình “nợ” Phạm Duy một món nợ. Món nợ âm nhạc nuôi dưỡng tâm hồn tôi để biết yêu đời, yêu người và yêu đất nước.

Thử Xỏ Chân Vào Đôi Giày của Phạm Duy


Hiển nhiên PD không thể về như Tạ Tỵ vì những tác phẩm chống cộng của ông trải dài từ 1954.
Hiển nhiên nếu chỉ muốn dưỡng già thì PD không cần về VN.
Hiển nhiên PD cảm thấy cần số thính giả mấy chục triệu trong nước hát nhạc mình sau khi Mỹ bình thường hóa với VN cộng sản vì ông là nhạc sĩ.
Hiển nhiên nếu không có cộng sản thì đại gia đình PD sống ung dung với âm nhạc.
Hiển nhiên lợi tức từ âm nhạc của những năm sau 75 không bằng so với trước 75.
Hiển nhiên lợi tức âm nhạc năm 2005 không bằng bây giờ.
Hiển nhiên gia đình PD về VN thì kiếm nhiều tiền hơn so với ở VN (thời điểm 2005).
Hiển nhiên nhạc sĩ không phải là nhà cách mạng nghĩa là hy sinh cá nhân cho tập thể, hy sinh gia đình cho tổ quốc.
Hiển nhiên đám con PD cũng di truyền từ cha nên khả năng âm nhạc nổi trội hơn “chữ nghĩa”. Nói cách khác, vài đứa con của PD không theo đuổi đại học hay cao đẳng Hoa Kỳ.
Hiển nhiên ánh đèn sân khấu vẫn hấp dẫn đại gia đình PD hơn là một cuộc đời công chức hay công nhân (sau 75, ở Mỹ).

Vì chỉ là ca nhân, tự nhận mình là “kẻ hát rong”, là “con chuồn chuồn khi vui nó đậu khi buồn nó bay” nên PD đã quyết định trở về.

Hiển nhiên cái giá của sự trở về, sự cho phép nhạc phẩm được phổ biến, sự cho phép mở phòng trà là những gì PD đã làm như vào hộ khẩu, giả vờ quên những tị nạn ca, chỉ trích người chống cộng.

Tôi Chọn Thái Độ Gì?

Tất nhiên sự trở về của PD làm buồn lòng nhiều người trong đó có tôi. Nhưng khi “cân đong đo đếm”, tôi cho rằng công của PD vẫn nặng hơn. Sự trở về của PD không ảnh hưởng đến ai, không lung lay lập trường của người hải ngoại. PD chỉ là nhạc sĩ, không phải nguyên thủ quốc gia hay tướng tá quân đội. Trong khi đó nói như giangkq@yahoo.comthì giòng suối âm nhạc ấy trải dài suốt cuộc đời tôi và như tôi nói ở trên, nuôi dưỡng cho tôi biết yêu người, yêu đời và yêu quê hương. [2] Cái gia sản âm nhạc ấy đồ sộ thế, lộng lẫy thế, đẹp đẽ thế kia mà.

Vì thế, tôi chọn sự im lặng và không giao thiệp kể từ khi ông về Việt Nam năm 2005. [3]

Khi Phạm Duy ra đi, tôi nghĩ rằng viết “Phạm Duy Trong Mắt Tôi” là phần nào trả món nợ âm nhạc nuôi tôi lớn ấy. Tâm tình thật của PD qua những mails mà ông viết cho tôi là những “khách quan, vô tư” mà tôi gửi mọi người. Một số người từ đó hiểu ông hơn.

Nhưng bài viết mạ lị Phạm Duy và được ngụy trang khéo léo của ông Nguyễn Hữu Nghĩa làm tôi nổi giận.

Năm 1998, khi tôi còn ở trong nước, Nguyễn Hữu Nghĩa cùng vợ là Nguyên Hương dùng tờ Làng Văn để “đánh” Phạm Duy. Tôi tự hỏi, nếu tôi đặt giả thuyết rằng NHN cũng chính là thủ phạm lá thư nặc danh của năm 1988 tấn công PD thì phải chăng một âm mưu đã được sắp đặt từ hồi đó? Nghĩa là một Trần Văn Khê tỉ tê, một thư nặc danh vu khốngnăm 1988, dùng Bông Giấy khai thác những chuyện linh tinh, những câu phát biểu “dấm dớ” nơi trà dư tửu hậu để đánh Phạm Duy năm 1998, tất cả là để Phạm Duy, kẻ nghệ sĩ yếu đuối bước hẳn qua bên kia lằn ranh?

Châu Đình An cũng nổi giận với bài viết của Nguyễn Hữu Nghĩa.

Chỉ những người nào nghĩ rằng mình nợ PD món nợ âm nhạc, hưởng thụ giòng sữa ấy tràn trề trong cả cuộc đời mới nổi giận khi thấy người chết bị giết lần thứ hai, khi thấy một gia đình với hai cái tang liền nhau trong vòng một tháng mà vẫn bị mạ lị.

Người Việt Nam chân chính luôn ân oán phân minh.
Người Việt Nam chân chính sẽ tha thứ cho kẻ thù sau một thời gian nào đó, nếu sự phạm tội ấy không có hậu quả lớn lao.
Người Việt Nam chân chính với nền đạo đức Đông Phương không bao giờ vu khống mạ lị đời tư cá nhân người đã chết vì người ấy không thể đính chính. Nhất là người ấy không gây ra hậu quả to lớn như bán nước cầu vinh hay giết hại hàng triệu dân lành.
Người Việt Nam chân chính không bao giờ vì một “lỗi vừa” mà phủi bỏ một “công lớn”.


Tôi đã giận Phạm Duy vì ông về nước, vì những lời tuyên bố, trả lời phỏng vấn của ông.

Nhưng tôi cũng đã tha thứ cho Phạm Duy ngay sau khi ông nhắm mắt lìa đời. Cái chết, đôi khi là giòng suối rửa sạch mọi oan khiên. Tha thứ ấy nằm trong tâm khảm tôi. Chỉ thế thôi. Ngày hôm nay nếu tôi có viết ra, có bày tỏ thì cũng chỉ vì cảm thấy bất nhẫn trước những hành động bắn bồi thêm sau khi một người đã chết.

“Forgive or forget”.

Tôi chọn “forgive” vì tôi không muốn “forget” cái gia sản âm nhạc đồ sộ, lộng lẫy, đẹp đẽ ấy. Tất nhiên quyền chọn “Forgive” hay “Forget” là của mỗi người và không ai ép ai.

Với cá nhân tôi, tân nhạc Việt Nam sẽ có lộng lẫy, tươi đẹp, muôn mầu, muôn sắc không nếu không có Phạm Duy xây dựng, bồi đắp và ôm ấp cả một đời ông? Cái tội, nếu có, về nước năm 2005, có đáng để bị nguyền rủa mãi mãi không? Luật pháp có những án treo, và cũng có án tù cho tháng, năm hay chung thân. Có những cái chết lưu xú ngàn thu nhưng cũng có những cái chết rửa oan tình ngay khi một cuộc đời vừa chấm dứt.

Vâng, forgive hay forget, tùy mỗi người. Tôi đã chọn Forgive. Sự đóng góp cho âm nhạc Việt Nam to lớn, tận tụy đã vẽ vào tay tôi chữ Forgive.

Hoàng Lan Chi 2013

Những bài liên quan:

Phạm Duy Trong Mắt Tôi
Phạm Duy: Còn gì đâu trong cuộc được thua
Tài liệu “Gió Tanh Mưa Máu” do PD gửi Hoàng Lan Chi năm 2003 ( Vụ Nguyễn Hữu Nghĩa-Làng Văn- đánh Phạm Duy):https://dl.dropbox.com/u/8979283...mDuy/2giotanhmuamau.html
Phạm Duy viết về Hoàng Lan Chi năm 2003:https://dl.dropbox.com/u/89792831/PhamDuy/4lanchi.html



Cựu Đồng Nghiệp TT Quốc Gia Điện Ảnh










[1] Bài viết của Châu Đình An về Nguyễn Hữu Nghĩa tại đây: Kẻ cưỡng hiếp xác chết
[2]giangkq@yahoo.com viết:

Những kỷ niệm trong đời của chúng ta có nhạc PD thấp thoáng đâu đây, có nhiều lắm chứ. Đã bao lần chúng ta hẹn hò với người yêu ở 1 quán bên đường để ” uống ly chanh đường , uống môi em ngọt …” . Đã có những lúc chúng ta ,lặng người cầm Sự vụ lệnh để nhận 1 nhiệm sở trên 1 thành phố nơi cao chỉ mơ hồ nghe nói đến, bên tai như nghe văng vẳng : ” Anh sẽ ra đi về miền mênh mông , cơn gió Cao nguyên, nhiều đêm lạnh lùng …”. Chúng ta đã từng, tay ôm súng bước quân hành mà trong lòng còn thổn thức vương vấn cuộc đời học sinh sinh viên, miệng hát bài hát Xuất Quân của ai nhỉ? Thời gian tù ngục bởi CS , nhạc PD cũng đã được cất lên lén lút bằng những giọng hát chỉ được nuôi dưỡng bằng củ sắn và bo bo. Khi ra đi vượt biển trên chiếc tầu nhỏ, lúc phải tăng tốc độ tàu để vượt khỏi cơn bão đang đuổi tới sau lưng, mọi người dưới khoang đang bình yên say ngủ , làm sao quên được bài hát với người bạn thân ” Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần đi dạt bến lau thưa … ” . Và bây giờ, đã về hưu, với những cái chết của bạn bè đã hiện diện , với cái chết của mình đang rình chờ trước mặt, mấy ai nghe: “Lá vàng rơi ! Lá vàng rơi!Như chút hơi người giã ơn đời trên nẻo đường hấp hối …” mà không cảm thấy xót xa cho cuộc sống ngắn hạn?


[3] Một cựu nữ sinh Gia Long, cô Túy Hương đã viết rằng cô không quan tâm đến đời tư PD và cô chỉ xét thái độ chính trị vì ông là một nhạc sĩ lớn như sau:

“Cuộc sống riêng tư của một nhân vật, chúng ta, ngoại nhân không có thẩm quyền phê phán. Vì sao, vì chúng ta chỉ dựa vào chủ quan mà phê bình. Hơn thế nữa, chúng ta dựa vào cái “đạo đức” do xã hội và truyền thống quy định mà xét đoán. Như vậy ai có thể xác định cái nào đúng và cái nào sai? Sẽ có người cho là cái truyền thống mà xã hội quy định là sai là khe khắt. Lịch sử đã chứng minh là quan niệm xã hội luôn thay đổi cho phù hợp với tiến triển của nhân loại.

Nói như vậy, TH không bào chữa cho NS PD, vì chính TH là một trong những người bất mãn ông ta bởi thái độ chính trị của ông ta.

Đời tư của ông, TH không chú ý, vì đã nói là đời tư, ông ta có quyền chọn lựa cách sống của chính mình, là người cha tốt, hay người chồng chung thủy, hoặc một người “lãng mạn”, sống phóng túng bất chấp thuần phong mỹ tục của xã hội VN quy định. Nhưng vì ông ta đã trắng trợn phản bội xương máu của những người đã bỏ ra để cho ông có thể an nhàn mà sống và sáng tác trong “cơn mê dài” ( 1954-1975, dựa theo lời phát biểu của ông). Sự phản bội đó cá nhân TH không thể tha thứ vì nó quá trắng trợn và “hạ tiện” qua những lời phát biểu từ miệng một “nhạc sĩ có tầm vóc lớn” như NS PD. Lẽ ra càng cao danh vọng càng phải giữ mình cho xứng đáng với sự quý trọng của mọi người.”
1 user thanked hoanglanchi for this useful post.
xv05 on 3/27/2013(UTC)
hoanglanchi
#228 Posted : Saturday, March 2, 2013 9:19:24 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

VOA Năm 1980-Lê Văn Giới Thiệu Giòng Nhạc Lưu Vong của Châu Đình An



Sắp đến tháng 4. Mùa Quốc Hận.

Một sự tình cờ, Nhạc Sĩ Châu Đình An tìm lại được chương trình của Đài VOA vào năm 1980.

Trong chương trình này, Lê Văn đã giới thiệu giòng nhạc lưu vong của Châu Đình An. Thuở ấy, mới 5 năm sau ngày mất nước, lòng người còn sôi sục hờn căm, bao tấm lòng hải ngoại đang nhìn về cố hương mơ ngày giải phóng. Lê Văn đã thực hiện một chương trình theo tôi là hay cho thời điểm 1980. Giọng trầm ấm, lời văn được viết vừa phải, không trau chuốt điệu đà mà rất vừa cho lời giới thiệu giòng nhạc tranh đấu. Lê Văn cũng chọn lọc khéo léo và sắp xếp một bố cục hợp lý. Thoạt đầu từ Trại Tù Chữ S rồi đến Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, tiếp đó là Tâm Động Ca, đến Chẳng Lẽ Suốt Đời và cuối cùng là Chúng Ta Cùng Về Việt Nam. Thời gian 30 phút với 5 nhạc phẩm lưu vong nhưng không ảo não thê lương mà những nốt nhạc oai hùng, cương quyết vang lên qua chính giọng ca của Châu Đình An và Duy Quang. Thái Hiền rất đẹp với Tâm Động CaChúng Ta Cùng Về Việt Nam.

Chúng tôi xin gửi đến quý thân hữu chương trình này như một hoài niệm về VOA của những năm 1980 còn chống cộng vững vàng, một kỷ niệm về những nhạc phẩm tranh đấu viết từ trái tim của một chàng trai trẻ mới thoát được trại tù chữ S với ước mơ thật tuyệt vời: chúng ta cùng nắm tay về Việt Nam. Đã hơn 30 năm trôi qua, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ cũng trưởng thành và sự đóng góp của chúng ta không nhỏ cho vùng đất mới. Nhưng tự trong thâm tâm, hẳn chúng ta cũng ngậm ngùi khi thấy lời hẹn năm nào, cùng nắm tay về Việt Nam sao mà diệu vợi quá.

Buồn phải không? Buồn là đúng nhưng đừng ngã lòng. Mọi sự việc đều phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Hãy vững tin là sẽ có một ngày chúng ta về dựng lại quê hương!

Các đài phát thanh nên sử dụng chương trình này vào Ngày Quốc Hận để hâm nóng lại tinh thần cho người hải ngoại.

Hoàng Lan Chi

************************************************************************

Chương trình Âm Nhạc Việt Nam Hải Ngoại Tết Âm Lịch năm 1981 do Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phát sóng về Việt Nam.

Hôm nay, trong chương trình âm nhạc đầu năm Dương Lịch, Lê Văn muốn giới thiệu đến quý vị một nhạc sĩ trẻ, một tên tuổi mới xuất hiện trong giới nghệ sĩ Việt Nam ở nước ngoài, nhưng tài năng sáng tác của anh đã tỏ ra rất phong phú và vững chắc. Đó là Châu Đình An.

Sự thực Lê Văn chưa từng được gặp Châu Đình An, và trước đây cũng chưa hề nghe ai nói đến các nhạc phẩm của anh bao giờ. Một buổi sáng cách đây mấy hôm, Lê Văn vừa tới Đài làm việc, thì nhận một lá thư của nhạc sĩ Phạm Duy, kèm theo một cuốn băng thu thanh. Nhạc sĩ Phạm Duy đã giới thiệu tài năng mới này với Lê Văn, và yêu cầu Lê Văn nghe thử các bản nhạc của Châu Đình An trong cuốn băng đó, nếu thấy hay thì cho phát thanh về bên nhà để bà con cùng thưởng thức.
Lê Văn bèn nghe thử cuộn băng, và nghe xong một lần đầu tiên là đã cảm thấy ưa thích ngay, những lời ca và điệu nhạc, tràn đầy tình yêu đất nước chân thành, của tác giả mới xuất hiện này.
Nhạc của Châu Đình An, là loại nhạc xuất phát tự đáy lòng của một con người đau xót trước cảnh đồng bào bị đói khổ tù đày. Đất nước bị lâm vào tình trạng điêu đứng thảm thương dưới sự cai trị của bạo quyền cộng sản. Nhưng anh không phải là người chỉ đứng ở ngoài cuộc nhìn vào, mà là người đã từng sống dưới chế độ áp bức đó, đã từng thấy nhân dân toàn quốc bị tước đoạt hết tự do, bị đoạ đày khốn khổ, đến nỗi anh phải thốt lên rằng: Cả nước đã biến thành trại tù khổng lồ. Một trại tù hình chữ S. Đây xin mời quý vị nghe bản nhạc đầu tiên trong cuốn băng của Châu Đình An, bản Trại Tù Chữ S, do Duy Quang và tác giả cùng trình bày:



https://dl.dropbox.com/u/8979283...auDAn/VOA/TraiTuChuS.mp3

Đó là bản Trại Tù Chữ S, một sáng tác mới của Châu Đình An, nói lên thảm cảnh cả nước Việt Nam biến thành một trại tù của cộng sản, với 50 triệu người dân là 50 triệu tù nhân ở trong đó. Châu Đình An cũng như nhiều người khác, đã quyết tâm thoát khỏi trại tù bằng cách tìm đường vượt biển. Mặc dầu biết rằng ra đi là cầm cái chết trong tay một nửa rồi. Bởi vì con thuyền đánh cá mỏng manh, làm sao chống chọi nổi với sóng to gió lớn, đó là chưa kể nạn hải tặc hoành hành cướp bóc, hãm hiếp các thuyền nhân tị nạn.Vậy mà tác giả vẫn kiên nhẫn chuẩn bị cho cuộc vượt biển. Anh đã dành dụm từng thùng dầu nhỏ, và ban đêm lén đem ra ngoài bãi biển chôn dấu, để có đủ số dầu cần thiết cho chuyến đi xa của chiếc thuyền máy ọp ẹp.
Trong bản nhạc sau đây, nhan đề là Đêm Chôn Dầu Vượt Biển, Châu Đình An đã kể lại tất cả nỗi lòng của anh trong những đêm thầm lén đi chôn dầu như vậy. Bài này cũng do Duy Quang và tác giả trình bày.


https://dl.dropbox.com/u/8979283...A/DemChonDauVuotBien.mp3

Vừa rồi là bản Đêm Chôn Dầu Vượt Biển kể lại nỗi lòng của tác giả trong lúc chuẩn bị cho chuyến hải hành. Anh đã ra đi, và đã may mắn tới được bến bờ. Nhưng đi, là bỏ lại những người thân yêu, bỏ lại quê hương đất nước, ai mà chẳng đau lòng đứt ruột. Khi đứng ở bên này bờ đại dương, đưa mắt nhìn qua biển cả, chẳng thấy quê hương ở chỗ nào, mà chỉ thấy nhớ thương dào dạt. Châu Đình An đã sáng tác bản Tâm Động Ca, do Thái Hiền trình bày sau đây.


https://dl.dropbox.com/u/8979283...hauDAn/VOA/TamDongCa.mp3


Thái Hiền vừa trình bày bản Tâm Động Ca của Châu Đình An. Nhạc Châu Đình An, chẳng những thấm thía xúc động, mà còn có tính cách đấu tranh tích cực, chứ không phải chỉ than thở đau xót mà thôi. Anh nhấn mạnh rằng, bỏ nước ra đi, là để chuẩn bị cho một ngày trở lại quê hương, giải thoát đồng bào khỏi ách thống trị độc tài, chứ không phải suốt đời sống lưu vong nơi đất khách. Bản nhạc Chẳng Lẽ Suốt Đời, do Duy Quang trình bày sau đây, đã nói lên ý chí của những người tạm thời bỏ nước ra đi.



https://dl.dropbox.com/u/8979283...ngLeSuotDoi-DuyQuang.mp3


Qua bản nhạc vừa rồi, tác giả Châu Đình An đã nêu câu hỏi: Chẳng Lẽ Suốt Đời phải ở trên đất nước người ư? Và anh mạnh mẽ trả lời rằng không. Sẽ có một ngày, tất cả chúng ta cùng nắm tay nhau trở về quê hương, xây dựng lại nước Việt Nam đổ nát. Ngày đó, chúng ta sẽ cùng ôm hôn bạn bè thân yêu, ôm hôn lên những phố phường quen thuộc. Để nghe phố phường kể lại rằng; giặc cộng giết dân ta, nhưng không giết nổi trái tim Việt Nam. Đây, mời quý vị nghe bản Chúng Ta Cùng Về Việt Nam, qua giọng ca Thái Hiền.


https://dl.dropbox.com/u/8979283...gTaCungVeVN-ThaiHien.mp3


Lê Văn vừa giới thiệu đến quý vị những sáng tác mới của Châu Đình An, một tài năng mới xuất hiện trong giới nhạc sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Lê Văn tin tưởng rằng, sẽ còn được dịp đem đến quý vị thêm nhiều nhạc phẩm thật hay khác nữa của Châu Đình An. Và đến đây vì thì giờ có hạn, Lê Văn xin được kết thúc chương trình, và xin mời quý vị nhớ đón nghe mục Âm Nhạc Việt Nam ở hải ngoại này vào mỗi tối thứ bảy, lúc 7 giờ 30 và tối Chủ Nhật lúc 10 giờ 30.

Quý vị cũng có thể viết thư liên lạc với Lê Văn và các nghệ sĩ Việt Nam di tản ra hải ngoại, qua địa chỉ sau đây. Lê Văn, hộp thư 66 Hồng Kong, xin kính chào quý vị thính giả.

Nghe đầy đủ chương trình 30 p tại đây:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...DAn/VOA/LeVanChauDAn.mp3
hoanglanchi
#229 Posted : Saturday, March 9, 2013 9:50:45 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Thế Giới Đang Già Đi Hay Lớn Lên

Hôm nay Cali trời sẽ mưa hay nắng?

Nếu hỏi vậy sẽ có người cười khì “Google là ra”. Ừ thì google là có đến chín mươi phần trăm câu trả lời. Thời buổi net có khác. Và như thế cũng sẽ mất đi vài nét thơ mộng của cuộc đời.

Đôi lúc tôi lẩn thẩn tự hỏi không biết giới trẻ đời nay còn thơ mộng lãng mạn hay không nữa nhỉ? Chắc là không.

Thế giới đang già đi hay lớn lên nhỉ?
Thế giới có vẻ đang già đi
Vì thế giới không còn những thơ mộng của tuổi đôi mươi
Tỷ như “ngày hôm ấy mười lăm hay mười tám
Hay “ngày hôm nay mưa nhiều hay rất nắng
Hay “ngày mai em mặc áo gì, mầu xanh của ngọc hay là mầu lam”
Thế giới bây giờ là những lo toan
Ipad, Iphone loạn cào cào trong phòng ngủ
BMW, Lexus tán loạn trên đường phố
Sách vở mốc meo trong thư viện
E book tràn lan trong mạng ảo
Áo em sẽ chẳng còn “cài khuy bấm làm khổ ai[2]
Vì áo em bây giờ chả cần cài

Những chùm nho uất hận
” sẽ không còn nơi mà uất[3]Và vì thế, đời sẽ chẳng còn anh hùng
Của một thuở “exodus”
Không anh hùng, thế giới có vẻ già trông thấy!
( Thơ tân tân hình thức!)


Hiện giờ tôi yêu nhất ngày thứ Bẩy. Gợi cho tôi nhớ thứ Bẩy của ngày xưa. Thuở học trò và cả thuở vào đời. Chiều thứ Bẩy tuyệt vời nhất. Thứ Bẩy bây giờ với tôi là thú vị vô ngần vì sẽ nghe sáng tác mới, sẽ viết lăng nhăng cái gì đó mà không hề bị mấy cái “deadline” vớ vẩn thúc sau lưng. Còn nguyên ngày Chủ Nhật để “ấy” cơ mà.
Lại lan man sang “Ấy”. Ngôn ngữ Việt Nam có chữ “Ấy” cũng hay chứ nhỉ. “Ấy” trong mọi tình huống. Ngôn ngữ Việt Nam cũng có kiểu nói lái cũng thật hay. Chính phủ/chú phỉnh. Kháng chiến/khiến chán…

Thế thì tôi yêu tiếng nước tôi. Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi.

Ôi nước Việt yêu quý!

Thứ Bẩy này, sáng tác mới ( là sau 1975 của nhạc sĩ trẻ) hôm nay làm lòng tôi “rơi rụng” vì chạm vào tim tôi với nỗi hờn vong quốc là “Vết thương sâu”. “Melody” tha thiết không “chùm nho uất hận”. Nốt “Ôi nước Việt yêu quý” cao vút mà không lanh lảnh.

Bạn hãy nghe trước rồi hãy xem nhạc của ai và giọng hát ai ở đây nhé:

[4]

Mới đó mà qua mau, em thấy không em
Như lá tàn tạ mau một đếm tối phai mau
Đã mấy mùa vàng lên nuôi mộng cao không đến
Trang sách lâu không nhìn nhện giăng mắc lặng thinh
Đêm giã từ non sông mang kiếp lưu vong
Tay nắm bàn tay quen, trời mưa lũ trên vai
Con phố lạc loài đêm, câm lặng đau tê tái
Đâu đó vang câu hờn, đôi mắt một hồ nghiêng
Hơn ba mươi năm anh làm kiếp thân trai
Tan hoang tương lai anh đền đáp non sông
Anh thương cha ông ..
Ôi nước Việt yêu quý
Anh ôm trong tay, gia tài máu xương cha..
………………
Chẳng lẽ không có ngày về..
Anh vuốt mặt hôm qua cho sống hôm nay
Khơi mối sầu nào hay nên tiếc quê hương
Em mất đời Việt Nam nghe lời anh than oán
Nuôi mối thù đứng dậy, rửa nhục ngày hôm nay [5]

https://dl.dropbox.com/u/8979283.../Single/VetThuongSau.mp3


Chuyện Vui

Thôi xếp lại chuyện thế giới đang già hay đang lớn
Chuyện anh hùng đã mất dạng ở thế gian
Chuyện tiếng nước tôi với bốn ngàn năm văn hiến
Với mối hờn vong quốc ngút ngàn đau

ở đây bạn nhé.

Đây là chuyện vui trong nhóm nhỏ “trung/cao niên” chúng tôi. Các bà có vẻ ác cảm với quý ông cao niên “chơi mail”. Có lẽ vì một số ( không nhỏ) các ông “đắm đuối” trong việc trao đổi những hình ảnh “mát mẻ”. Nhóm chúng tôi không có thì giờ với việc ấy. Lại “ấy”! Ngoài những “bổn phận” đang phải làm dù là trung/cao niên, khi mail cho nhau thì thường là chúng tôi trò chuyện về đề tài gì đó rồi có khi kéo thành giỡn với nhau.

Bây giờ thì mời đọc:

“Cao Niên” Giải Trí “Thanh Nhã”


Không ai làm thống kê để xem khi về hưu thì người hải ngoại hay làm gì nhiều nhất nhỉ? Cá nhân tôi thì nghĩ rằng chắc chả bao giờ tôi giống một số lớn các bà trạc tuổi tôi. Nghĩa là đâm đầu vào làm bếp hay è cổ ra trông cháu nội ngoại hoặc tẩn mẩn làm vườn. Tại sao ư? Tại vì học trò đã làm hư tôi! Chúng tập cho tôi làm quen với net từ năm 2000 lận. Vào net xem bài vở tin tức và nhất là trò chuyện khắp nơi, không vui hơn là nấu ăn, bế cháu hay cày sâu cuốc bẫm ư? Nhất là với một người “xí xọn” như tôi hay kể chuyện tào lao chi địa thì fan phải đông. Hồi ấy bọn trẻ đặt cho tôi cái tên “Sài Gòn bà bà”! Chúng thích nghe bà bà kể chuyện Sài Gòn ngày xưa.
Tôi nhận thấy điều này, có lẽ từ 2005 trở đi, số cao niên Việt hải ngoại biết dùng e mail mới gia tăng. Trước kia, nhiều cụ bù trất, quê quá là quê luôn đó. Hiện giờ có face book nhưng thỉnh thoảng tôi mới vào và không có cảm tình lắm với dạng này. Lý do, trò chuyện mà cả thế giới biết, chả ham. Mail có cái thú vị là thành lập thành nhiều nhóm. Sự giao thiệp trò chuyện trong nhóm sẽ giúp giảm stress và chia sẻ nhiều thứ.

Tôi xin kể vài chuyện trong một nhóm nhỏ của chúng tôi cho thấy sự giải trí qua mail thanh nhã và có ích.

CC của tôi viết: [6]

Sáng nay dậy từ 5 giờ sáng để đưa bà bác ra phi trường.
Gọi là bác chứ thật sự thì không phải là họ hàng. Dì Tư năm nay 82 tuổi, là bạn với bà ngoại tụi nhỏ từ năm lên 10, rồi học chung cả trung học. Dì Tư lớn tuổi mà ngon lắm,ở một mình, đi du lịch khắp nơi cũng một mình.
Chỉ có 2 dì cháu lái xe ra phi trường nên mình cũng nói chuyện lai rai. Bà kể chuyện bên Tây bây giờ kinh tế xuống, thuế cao, rồi nội các mới không được lòng dân. Bà Bộ trưởng Tư Pháp cũng không phải là luật sư. Có lần họp báo, sinh viên hỏi câu gì đó, bà không muốn trả lời, bà bảo tôi sắp xỉu, không trả lời !

Lan man nhiều chuyện, rồi không nhớ là đang nói về vấn đề gì mà tôi chỉ nhớ là dì nói: “thiệt tình.” Chữ này thì cũng có thấy chị LC viết, nhưng lâu lắm rồi mới nghe lại chữ này trong cuộc đối thoại. Dì Tư người Nam. Cách dì dùng chữ này và cách phát âm làm cho tôi thấy chữ này nghe dễ thương làm sao.
Rồi dì kể thêm nhiều việc khác nhưng tôi cứ nghĩ lan man trong đầu về chữ thiệt tình. Chữ này hay quá, nhiều ý nghĩ bên trong, chứa đầy bao nhiêu cảm xúc. Người nghe biết là có sự bất bình nhẹ nhàng, hay là một giỗi hờn vu vơ. Một chữ mà tôi nghĩ là rất đầy tính chất của ngôn ngữ Vn mà ngoại ngữ không có (hay là mình không thấm).
Cũng giống như chữ “đường vắng, mưa khuya, ” chuyển sang tiếng Mỹ đọc không ép phê được. Tiếng Mỹ của “thiệt tình” chắc là “really?” nhưng tôi có nghe người Mỹ nào chữ này tôi cũng không thể nào có những cảm súc như lúc nghe dì Tư nói “thiệt tình.”
Sáng nay chắc dậy sớm quá, lật đật nên dì Tư quên áo lạnh. Thường thường khi đi những chuyên như phi trường , tôi cứ khoác đại áo nào cũng được, áo làm vườn cũng ok. May là tôi mặc cái áo không tệ quá và vợ có dúi cho ít tiền cash, tôi đưa cho dì cầm lên máy bay.
Về nhà kể chuyện cho gia đình nghe, bà xã tôi nói dì Tư may tôi không mặc mấy cái áo thùng thình mọi ngày chứ không ra phi trường người ta tưởng dì Tư là homeless. Bà Ngoại tụi nhỏ thì nói dì Tư già mà còn kỹ lắm. Đồ của dì không phải cái nào bà cũng mua. Bà Ngoại tụi nhỏ còn nói thêm: “cái gì mà nó có, mà mẹ không có là nó khoái lắm.” Thiệt tình !


Hoàng Lan Chi bèn trả lời:

Thiệt tình, lâu ớn rồi nghen tui mới đọc được một cái bài ziết ngộ như zầy nghen. Người miền Nam chơn chớt thiệt thà hỏng có biết nói đầu môi chót lưỡi khôn khéo như người Bắc héng. Mỗi khi giận hay hỏng zừa ý điều chi, mấy má chỉ chắc lưỡi “Thiệt Tình” ! Cái câu thiệt là dễ thương đa. Nó nói lên cái tình thương mà nó là “giận thì giận mà thương thì thương” đó đa.
Tui ưa ngôn ngữ miền Nam miệt zườn lắm đa. Có một lần tui zìa 18 thôn zườn trầu tui nói chiện zới bà ngoại nhỏ bạn tui. Mèn đéc ơi tui thấy bà già kể chuyện có ziên thiệt là có ziên. Tui cái cô Bắc Kỳ nho nhỏ đang học đâu đệ tứ gì đó cứ há miệng ra ngó bà già kể chiện hà.
Cám ơn cậu Cường nghen. Sớm mơi mà có bài ziết điểm tâm zầy thiệt là ‘gúy’ lắm à ngheo.
Mợ Ba

PS: người nhái tiếng các miền rất giỏi là …Châu Đình An. Mỗi khi An nhái giọng Quảng, Lan Chi cứ bò ra cười.

Châu Đình An bèn làm thơ:

Có mấy vần thơ “thiệt tình”

Thiệt tình anh mới biết em
Mà sao em nỡ không thèm đến thăm
Thiệt tình anh mới “băm lăm”
Nhưng sao là “cụ” vì ham thiệt tình
Thôi em, xin cứ lặng thinh
Thiệt tình mà nói cho tình lên ngôi

(thơ con cóc)

CC bèn:

Thơ của anh An thì phải Trần Tế Xương mới trả lễ được :

Thiệt tình cũng bởi cái núi sông
Người xa, xa lắm nhớ ta không
Sao đương vui vẻ ra buồn bã!
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
Khi riêng, riêng cả đến tình chung
Châu Đình An thiệt giỏi đã họa ngày tắp lự
Xin hoạ lại thơ của anh CC:

Thiệt tình cũng bởi cái long đong
Người xa năm cũ nhớ trong lòng
Buồn vui đâu biết ôi nhân thế
Dù mới quen nàng thôi thế… xong
Lúc nhớ, lúc quên về giấc mộng
Dù riêng hay lẽ lạnh lùng đông


CC bèn la làng:
Trời ơi, anh tham quá.
Đã là nhạc sĩ, ca sĩ, văn sĩ, mà còn thêm thi sĩ nữa thì một nửa thiên hạ nằm trong hồ lô của anh mất (nửa kia chị LC đã nắm)



“Ma sơ” Nguyễn Tuấn chẳng thơ gì sất, lặng lẽ làm ngay cái midi bài thơ “Thiệt Tình”!

Đấy, nhóm nhỏ chúng tôi vui phải không?

Thế giới có thể già phải không em
Nhưng em và tôi, chúng ta sẽ không bao giờ già cả
Phải thế không!

Hoàng Lan Chi

(Thế giới không còn anh hùng, tặng Dương Như Nguyện)

trích twww.hoanglanchi.com



[1] Thơ Nguyên Sa
[2] Thơ Nguyễn Bính
[3] Chùm Nho Uất Hận, The Grapes of Wrath and East of Eden. John Steinbeck
[4] Vết Thương Sâu, nhạc Châu Đình An do tác giả trình bầy.
[5] Tôi không nghe được rõ nên chép lời lại không đủ…
[6] CC là ai, xem ở đây: Cici Của Tôi
hoanglanchi
#230 Posted : Saturday, March 16, 2013 11:40:24 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Không Còn Mùa Đông, Sao Chị Vẫn Ngủ Vùi.

Cali đang mùa xuân. Thật là đẹp. Khí hậu hơi lạnh. Cây trổ chồi non và hoa tưng bừng khoe sắc. Khi mới về, nhớ nhung mùa thu diễm lệ với rừng phong lá vàng nên tôi chưa “chiêm ngưỡng” Cali nhiều. Thật ra nếu không động đất thì khí hậu Cali quả là lý tưởng dù mùa đông không có tuyết rơi (muốn xem phải lên mạn Bắc Cali) và mùa thu thì không đẹp bằng nơi khác.

Cuối tuần của tôi, là Thứ Năm, một niềm vui nhỏ. Đi học về thấy năm cái miss call nhưng “unkown” nên tôi không gọi lại.

Trưa, nghe gọi. Nhấc máy thì:
-Chị ơi, bây giờ đã là mùa xuân rồi, đâu còn mùa đông nữa đâu mà chị còn ngủ vùi thế kia.

Bất ngờ quá phải không. Tôi bối rối vì không biết là ai và tôi ngập ngừng. Đầu giây kia:
-Sao chị cứ như con sâu làm tổ trong mùa đông thế.

Tôi bối rối:
-Xin lỗi nhưng ai đang nói thế ạ.
Bên kia:
-Còn ai có thể nói với chị những câu như thế nữa?

Đến đó thì tôi nhận ra. Reo:
-Ố, “cưng” Lê Xuân Trường của chị đó hả?!
-Em đây. Sao chị không nhận ra em?
-Em đã quên chị khá lâu và vì thế chị cũng quên em!

Tôi, như đã viết, hay gọi người nhỏ tuổi hơn mà mình yêu mến là “cưng”.

Cách đây vài năm, Trường đang đứng ngoài đường Cali và gọi cho tôi, lúc đó đang “trấn thủ lưu đồn” Virginia:
-Cali đang gió lộng quá. Bên chị mùa thu đã về chưa?

Câu đối thoại như thơ. Kèm âm điệu ngọt như mật ong rừng.

“Bà chị” là tôi, thích. Gợi cho tôi viết một tạp ghi với câu “Bên chị mùa thu đã về chưa”.

Và bây giờ, “cậu em” tinh tế, biết tôi thích những cái lãng mạn, thơ mộng nho nhỏ ấy nên đã, lần thứ hai “Chị ơi, bây giờ đã là mùa xuân rồi, đâu còn mùa đông nữa đâu mà chị còn ngủ vùi thế kia.”

Duy nhất chỉ Lê Xuân Trường đối thoại với tôi kiểu đó.

Vài năm trước vô tình lang thang và gặp “Mưa trên vùng tóc rối” của Trường, tôi “đắm đuối”. Cứ mỗi khi tôi “đắm đuối” một nhạc phẩm mới nào đó thì là tôi có thêm Người. Người anh, người em, người bạn. Ơ, thế sao không bao giờ tìm được người tình nhỉ. Một cô em, fan từ net, khẳng định “Chị chỉ lấy Mỹ được thôi”.

Có lẽ thế!

Trường kể: “Em chả thích phỏng vấn ca sĩ. Nhiều người bạc bẽo. Khi nổi tiếng, họ phớt lờ. Nhưng có cá biệt. Đó là Tóc Tiên. Cô ấy rất ngoan. Bây giờ gặp em vẫn lễ phép và hỏi han. Em thích phỏng vấn nhạc sĩ hơn.”

Tôi cũng vậy. Thích phỏng vấn nhạc sĩ hơn.

Trường bây giờ ngoài nghề chính trong chính quyền thì Trường say mê về nhiếp ảnh. Năm ngoái tôi đã viết “Từ Ống Kính LXT”. Bs Thái Minh Trung, dường như chủ tịch của một Câu Lạc Bộ hay Hội Nhiếp Ảnh nào đó ở OrangeCounty viết “Cô có bài này rất hay, cháu rất thích. Cô cũng có con mắt nghệ thuật lắm.” BS Trung khen những tấm tôi chọn, lời tôi bình phẩm, là đúng. Ảnh, quan trọng ghê chứ nhỉ. Như tôi, ít xem Thúy Nga hay Asia nhưng từ ảnh LXT, đọng lại trong tôi là Tóc Tiên. Rất đẹp với đôi mắt như có hồn. [1]


[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/clip_image002.jpg?w=640[/IMG]

Tóc Tiên (ảnh Lê Xuân Trường)

Tôi nói bao giờ em chụp ca sĩ Hoàng Anh Thư thì cho chị đi với nhé. “Một ngày với ống kính LXT”. Tôi đã nghĩ như thế trong đầu. Về đề tài LXT thực hiện album cho Hoàng Anh Thư. Và tôi đi theo.


Cho chị đi theo khi nắng xuân chưa tắt
Khi hoa xuân mới đơm nụ đầy cành
Khi cô gái đong tình trong ánh mắt
Vũ trũ đầy chỉ khóe mắt Hoàng Anh.
(Hoàng Lan Chi)


[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/150616_541616335849322_576212120_n.jpg?w=512&h=350[/IMG]

Hoàng Anh Thư (ảnh PK)
(Ca sĩ đoạt giải nhất của Asia)

Tôi cũng tham lam mơ về “Dư Âm Ngày Tháng Cũ”. Đó là đề tài sẽ viết khi đến xem phòng thu âm của LXT với những dụng cụ rất xưa. Trường nói Trường đã tìm mua được micro, loa rất cũ và nhiều ca sĩ thích như vậy. Trường bảo hát với micro cũ, giọng rất có hồn chứ không phải kiểu “hight tech” bây giờ.

Mùa xuân này dễ thương. Bắt nguồn từ “xuân mình” của tháng Hai với cây mai Mỹ (là tôi gọi thế) hoa chi chít cứ ngỡ như hoa giả, đến hoa “mai mình” gợi nhớ huy hiệu Gia Long ngày nào nở muộn vào tháng Ba và cuối cùng là mai trắng cũng nở muộn. Rồi giàn mai leo vàng rực rỡ ánh xuân.

Và câu “message” dễ thương mà sau đó tôi “nhặt” từ cell phone từ năm cái miss call “Chị ơi, bây giờ đã là mùa xuân rồi, đâu còn mùa đông nữa đâu mà chị còn ngủ vùi thế kia.”

Cali mùa xuân 2013

Hoàng Lan Chi

[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/2-2013-hoamaivang7.jpg?w=512&h=384[/IMG]

Giàn mai leo

[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/dscn0915.jpg?w=480&h=640[/IMG]

Mai Mỹ giống mai giả

[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/2-2013-hoamaivang3.jpg?w=341&h=640[/IMG]

Mai mình

[IMG]http://hoanglanchi.files.wordpress.com/2013/03/2013-03maitrang12.jpg?w=512&h=384[/IMG]
hoanglanchi
#231 Posted : Monday, March 18, 2013 2:39:35 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Em

Lê Xuân Trường-Mưa Trên Vùng Tóc Rối

Thời gian cứ trôi lạnh lùng và ai biết nắm thời gian, đi cùng thời gian, sống và yêu với thời gian thì có vẻ như thời gian không tồn tại, em nhỉ?


2009. Lang thang. Bắt gặp hình ảnh mưa trên tóc rối. Thật lãng mạn và đẹp. Rồi nghe. Rồi gọi. Rồi viết.


Thời gian mới đó đã ba năm.


Mai vàng với mùa xuân Cali đang tưng bừng. Dường như hôm kia trời mưa. Mưa đêm. Không biết có một làn tóc rối nào đi trong mưa của đêm ấy hay không, em nhỉ?


Hoàng Lan Chi 2013



---------------------------------------------------------------------------------
Gửi lại Bài viết năm 2009:


Mưa trên vùng tóc rối


Nhạc: Lê Xuân Trường
Hát: Tuấn Ngọc



1) Mưa qua chiều nay thật buồn
Lạnh lùng tia nắng xa xôi
Mưa sao lẻ loi bồi hồi
Chờ em phiến đá đơn côi
Trời chiều vẫn xa xăm
Mưa bên thềm để tôi ngồi trông ngóng
Người con gái thơ ngây
Mắt môi nào làm ngất ngây hồn tôi


Khi em chợt sang giọt tình
Nhẹ nhàng rơi ướt tóc em
Môi run hồn nhiên nụ cười
Chờ mong tiếng nói yêu kiều
Niềm hạnh phúc rơi theo
Những muộn phiền ngủ trên vùng tóc rối
Đừng để những thương đau
Thôi phơi bày để trời bớt nghẹn ngào

Tôi muốn là giọt nước mưa kia
Trôi dạt vào vùng tóc đam mê
Trôi nhẹ nhàng vào mắt môi em
Sao vẫn thấy lòng thật buồn
Khi tôi còn hiện hình là con người khô héo

Tôi mãi là lòai én đơn côi
Bay dạt vào vùng đất hoang vu
Không một lần hạnh phúc qua thăm
Tôi ước muốn được một lần
Cho tôi được cùng người
Để nhớ để thương để quên đời buồn đau


2) Nhưng sao ngày qua
Đợi hòai mà người sao vẫn xa xôi
Hôn em đầu tiên
Thẹn thùng bàng hoàng ai biết xa nhau

Ngừơi hãy giữ trên môi mãi nụ cuời
Bờ môi ngọt thương nhớ
Vùng tóc rối mê say
Tôi chỉ là giọt buồn rớt lặng câm

3) Tôi muốn là giọt nước mưa kia
Trôi dạt vào vùng tóc đam mê
Trôi nhẹ nhàng vào mắt môi em
Sao vẫn thấy lòng thật buồn
Khi tôi còn hiện hình là con người khô héo

Tôi mãi là lòai én đơn côi
Bay dạt vào vùng đất hoang vu
Không một lần hạnh phúc qua thăm
Tôi ước muốn được một lần
Cho tôi được cùng người
Để nhớ để thương để quên đời buồn đau




Một buổi chiều mưa rơi thánh thót trên vùng đồi cỏ xanh mướt của Virginia, tôi lang thang net nghe tình mưa.

Như một hạnh phúc nhỏ nhoi bất ngờ mà tôi luôn cố gắng giữ cho mình mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây, tôi bắt gặp “Mưa trên vùng tóc rối” (MTVTR) khi lang thang net.

Nhiều năm trước đây, tôi không thích giọng Tuấn Ngọc lắm. Nhưng khi nghe TN hát một số nhạc phẩm của Châu Đình An, tôi cảm thấy hay. Thế mới biết, có khi là ca sĩ đưa giòng nhạc đến ta, có khi lại là nốt nhạc dìu ta đến với người hát.

Vì chợt một ngày yêu giọng hát Tuấn Ngọc mà tôi nghe và thấy lòng xôn xao với MTVTR. Dòng nhạc không cao sang và cũng chẳng đại chúng, không lộng lẫy và cũng chẳng giản đơn.

Một tình ca mưa buồn. Buồn nhưng không não nề, không van vỉ, không than van. Nỗi buồn chỉ phảng phất như giọt mưa rơi đơn côi lẻ loi rơi vào vùng tóc rối.

MTVTR không là một câu chuyện tình rõ ràng như dòng nhạc của thập niên 50-60 với đầy đủ mở bài, thân bài và kết luận. Cũng chẳng rơi vào những vô nghĩa, chỉ đơn giản là sắp chữ cho đầy của một số nhạc phẩm thập niên 70 và nhất là của khá nhiều nhạc sĩ tài tử bây giờ. MTVTR chỉ vẽ một chuyện tình buồn rất mơ hồ.

Dòng nhạc mở đầu nhẹ nhàng nhưng chữ bỗng ru người nghe với hình ảnh “lạnh lùng tia nắng xa xôi, chờ em phiến đá đơn côi”.

Dường như tôi có đọc một bài viết của một nhạc sĩ trong nước nói rằng, trong một nhạc phẩm đôi khi chỉ cần một chữ, một câu là đủ... theo kiểu “ăn tiền”. Vì thế khi nghe Tuấn Ngọc thả “Những muộn phiền ngủ trên vùng tóc rối”, tôi thấy hồn xôn xao. Những muộn phiền ngủ trên vùng tóc rối, nghe vừa lãng mạn vừa trần tục.

Và lại một câu “Đừng để những thương đau, Thôi phơi bày để trời bớt nghẹn ngào” làm tôi ngơ ngẩn. Xin đừng để mưa rơi và đã thành “để trời bớt nghẹn ngào”! Rất bình dị nhưng lại chút văn vẻ.

Và “.. Vùng tóc rối mê say, Tôi chỉ là giọt buồn rớt lặng câm” một lần nữa lại gợi cho tôi một hình ảnh vừa lãng mạn vừa trần tục. Hình ảnh giọt mưa đơn độc rớt âm thầm trên mái tóc rối thật đẹp.

Rồi đoạn sau “Tôi ước muốn được một lần-Cho tôi được cùng người -Để nhớ để thương để quên đời buồn đau” thì là những nốt nhạc tình tự phảng chút thâm trầm những không quá triết lý cao siêu. Chỉ để nhớ, để thuơng và để quên đời buồn đau..

Và như thế MTVTR đã chinh phục tôi ở dòng nhạc không kiêu kỳ lấp lánh, chỉ giản dị như một chiều mưa mùa hạ, chinh phục tôi ở những ca từ không sáo ngữ, cũng chẳng giản đơn. Để cuối cùng MTVTR chinh phục tôi ở hình ảnh vừa lãng mạn vừa trần tục.

Từ những rung động ấy, tôi tìm đến tác giả.

Em gọi lại tôi ngay. Buổi tối ấy thật thú vị. Đã lâu lắm, tôi mới nghe một người nói với tất cả nhiệt tình sôi nổi. Giọng Bắc vừa phải, nếu không nói là có chút “kim”. Em không có cái giọng trầm ấm của “giọng thổ”. Nhưng những gì em diễn tả, kể lể, tâm sự thì ngùn ngụt lửa. Và điều tôi thú vị là cảm tưởng của tôi về MTVTR vừa lãng mạn vừa trần tục đã được chính em xác nhận. Khía cạnh “sexy” ngầm của MTVTR gợi nhớ cho tôi hình ảnh của một nhạc phẩm khác, từng làm tôi, hai cô em gái và cả con gái tôi ưa thích, đó là nhạc phẩm “Bài tình cho giai nhân”.

Em nói chuyện với tôi cả giờ. Sau đó khi search net thì tôi khám phá ra em có khá nhiều nhạc được Thúy Nga dàn dựng. Nhưng đa phần các nhạc phẩm ấy có lẽ chỉ để các ca sĩ múa cho một sân khấu đã tràn đầy dòng nhạc cũ. Tôi chưa tìm được bài nào khá sâu sắc như MTVTR.

Cách đây không lâu tôi than thở với bạn bè rằng ngày chủ nhật ấy u ám quá vì tôi phải nghe quá nhiều nhạc đại chúng. Nhưng cũng phải cám ơn đời khi lâu lâu vô tình bắt gặp một bản nhạc dễ thương với mình và làm mình vui, dù chỉ một ngày!

MTRTR đã làm tôi vui hơn thế. Chứng tỏ là tôi đã viết cho em về MTVTR và hứa hẹn sẽ gửi em ra với thính giả ở một chủ đề khác...

Lê Xuân Trường đã có khỏang 70 nhạc phẩm cho Thúy Nga (DVD và CD) từ 1995 đến nay.

Nghe Tuấn Ngọc hát ở đây:



http://www.youtube.com/watch?v=0DkSctH27pw
hoanglanchi
#232 Posted : Wednesday, March 20, 2013 1:59:07 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)



Khi tôi bước vào ngưỡng cửa trung học, một loạt các ca sĩ có chữ “Thanh” phủ đầy làn sóng thu thanh, phương tiện duy nhất thời đó. Thái Thanh, Lệ Thanh, Hà Thanh, Thanh Thúy…Với tôi, Hà Thanh có một vị trí đặc biệt và cũng với tôi, tiếng hát ấy là “tiếng hát hoa đào”.


Hoa đào ướm sắc hồng và tươi thắm, một vẻ đẹp đằm thắm, hiền dịu và nồng ấm như bếp lửa quê nhà. Làn hơi dài phong phú nhưng Hà không “lanh lảnh” để làm người nghe phải có chút se mình. Ngược lại cái phong phú đó làm cho Hà có sự “lồng lộng”. Hãy nghe Hà trong Mấy Dặm Sơn Khê, đúng là một giải hoa đào tươi thắm đang lồng lộng trời cao. Nốt nhạc ở đây rất cao, Hà lên thoải mái không bị giọng mũi và cũng không bị rơi vào trường hợp “hụt hơi” hay bị “the thé”.


Một ưu điểm khác của Hà mà không ai có, đó là sự sáng tạo trong cách “luyến láy”. Người may mắn đã được Hà sáng tạo khá nhiều là nhạc Nguyễn Văn Đông. Trong nhạc phẩm “Hải Ngoại Thương Ca”, Hà đã ngẫu hứng luyến chữ “giới” như một cành lụa đào uốn éo trước gió rồi lan tỏa ra xa.

Xin mời nghe trích đoạn HNTC qua hai tiếng hát: Hà Thanh trước và Lệ Thu sau, sẽ dễ thấy cái “lồng lộng, mượt mà” của Hà.

Trích đoạn 1, Hà luyến láy chữ “giới”, Lệ Thu không có:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...nh/HaiNgoaiThuongCa1.mp3

Trích đoạn 2, Hà luyến láy chữ “đồi núi” và ngân vang đoạn kết chữ “Xa xa”, còn Lệ Thu rất “bằng”:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...nh/HaiNgoaiThuongCa2.mp3


Khi được hỏi về sự luyến láy này, Hà nói rằng tự nhiên chị thích như vậy và lần đầu hát, chị e ngại sẽ bị nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông “la” nhưng bất ngờ ông không “la” mà còn rất vui lòng.

Về phía Nguyễn Văn Đông, ông tâm sự rằng “Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát cũa tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.”


Ngoài ra, trong khi đa số các ca sĩ thành danh hay “điệu” thì Hà chưa bao giờ. Với Hà, hát là để đem nỗi lòng người nhạc sĩ đến với thính giả nên Hà trau chuốt, tỉ mỉ và sáng tạo nhưng không “điệu đà”. Sự tự nhiên đã đem đến cho giọng Hà một nét duyên dáng và không ai có thể mất cảm tình với một giọng hát tự nhiên.


Xuất thân từ Huế nhưng Hà vẫn hát những nhạc phẩm về Huế bằng giọng Bắc. Tất cả những ngọt ngào của nhụy đào, mượt mà của cánh đào đều được nâng niu trong “Khúc Tình Ca Xứ Huế” của Trần Hoàng Quân. Nghe Hà hát, có thể liên tưởng đến giòng sông Hương êm đềm lững lờ chảy. Cái “đưa đẩy” dòng nhạc, “đưa đẩy” lời nhạc trôi của Hà có thể thấy trong giọng sau này của Kim Anh nhưng Hà thuộc “Kim” và Kim Anh lại mang hơi hướng “Thổ”. Có thể nói không ai hát Khúc Tình Ca Xứ Huế hay hơn Hà.

https://dl.dropbox.com/u/8979283...hanh/KhucTinhCaXuHue.mp3


Một nhạc phẩm khác nổi tiếng của Phạm Duy và Thái Thanh “lảnh lót” đến rợn người thì Hà, dịu dàng đằm thắm như mầu hoa đào. Xin nghe trích đoạn Người Về, đoạn điệp khúc với nốt nhạc khá cao qua hai tiếng hát (Hà Thanh, Thái Thanh), ta sẽ dễ thấy được cái nhẹ nhàng độc đáo của Hà:

“Con có hay chăng cha về”, đoạn này nốt nhạc cao, hãy nghe Thái Thanh lanh lảnh trước và Hà lồng lộng sau:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...sic/HaThanh/NguoiVe1.mp3


Tiếng Xưa” của Dương Thiệu Tước, một nhạc phẩm hay và nốt cao. Hãy nghe Hà Thanh và Thái Thanh trong một trích đoạn sẽ thấy cái ngọt ngào, mềm mại của Hà. Trong khi Thái Thanh quá cao và “điệu” thì Hà tự nhiên.

Tôi không có ý muốn so sánh ca sĩ này ca sĩ nọ. Với tôi, Thái Thanh có một vị trí riêng, Hà cũng thế. Tôi cũng yêu Thái Thanh, nhất là với “Tình Ca”. Tôi chỉ muốn trưng dẫn cùng một nhạc phẩm để chứng minh điều tôi muốn trình bầy: giọng Hà khi xuống thì ấm áp, khi lên thì lồng lộng chứ không lanh lảnh và nét độc đáo nhất của Hà là sự luyến láy từng chữ. Ngôn ngữ Việt rất đặc sắc ở các dấu sắc huyền hỏi ngã. Trong Tiếng Xưa, Hà luyến láy “hương thu, ưu tư” và đoạn cuối “Ai đó tri âm hững hờ” nghe ngọt ngào tha thiết và làm lòng ta rung động, điều mà Thái Thanh không diễn tả được.

Trong trích đoạn này, chúng tôi để Thái Thanh hát trước và Hà hát sau:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...ic/HaThanh/TiengXua1.mp3


Nhạc lính của Nguyễn Văn Đông, thật lạ lùng là không lướt sóng bởi một giọng nam nào mà lại là giọng Hà Thanh. Rất nhiều cựu quân nhân mỗi khi nghe lại Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp hay Mấy Dặm Sơn Khê với tiếng hát Hà Thanh đều nguyên vẹn xúc cảm của một thuở nào.

Nếu Thái Thanh đóng dấu ấn nhạc Phạm Duy, Thanh Lan với Nhật Trường thì Hà Thanh là với Nguyễn Văn Đông.

Tâm tình về tiếng hát này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể với Hoàng Lan Chi năm 2007 [1]:


“Lần đầu tiên, tôi được gập cô Hà Thanh là vào năm 1963 tại Đài Phát Thanh Sàigòn ở số 3 đường Phan Đình Phùng ngày xưa, bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu. Khi ấy, tôi là Trưởng Ban TIẾNG THỜI GIAN cũa Đài Sàigòn với các ca sĩ như Lệ Thanh, Khánh Ngọc, Trần văn Trạch, Minh Diệu, Mạnh Phát, Thu Hồ, Anh Ngọc v.v. Ngày đó cô Hà Thanh từ Huế vào Sàigòn thăm người chị gái lập gia đình với một vị Đại tá đang làm việc ỡ Sàigòn.


Chính nhạc sĩ Mạnh Phát cho tôi biết về cô Hà Thanh nên tôi nhờ Mạnh Phát liên lạc mời cô Hà Thanh đến hát với Ban Tiếng Thời Gian. Đây là lần đầu tiên tôi được tận tai nghe tiếng hát Hà Thanh, hát nhạc sống và hát thật ngoài đời với ban nhạc của tôi, không nghe qua làn sóng phát thanh hay qua băng đĩa nhạc.

Điều này giúp cho tôi có cơ sở nhận định chính xác về giọng hát Hà Thanh. Tôi hiểu ngay đây là giọng ca thiên phú, kỹ thuật tốt, làn hơi diễm cảm tuyệt đẹp, là một vì sao trong những vì sao hiếm hoi ỡ đỉnh cao nghệ thuật nhưng chưa có cơ hội phát tiết hết hào quang cũa mình. Ngay sau đó, tôi có mời Hà Thanh thâu thanh cho Hãng đĩa Continental. Nếu tôi nhớ không lầm thì bản nhạc đầu tiên tôi trao cho Hà Thanh là bài VỀ MÁI NHÀ XƯA do tôi sáng tác. Lần đó, cô Hà Thanh hát thật tốt, toàn ban nhạc và Ban Giám Đốc Hãng Continental rất hài lòng, khen ngợi. Sau ngày đó, cô Hà Thanh từ giã trỡ về lại Huế, trở về lại với Cố đô trầm mặc, tĩnh lặng, không sôi nổi như Thũ Đô Saigòn, là cái nôi của âm nhạc thời bấy giờ.

https://dl.dropbox.com/u/8979283.../HaThanh/VeMaiNhaXua.mp3


Sau khi Hà Thanh trở về Huế, tôi có nhiều suy tư về giọng hát đặc biệt này. Tôi ví von, cho đây là vì sao còn bị che khuất, chưa toả hết ánh hào quang, vì chưa có hoàn cảnh thuận lợi để đăng quang, nếu phó mặc cho thời gian, cho định mệnh, có thể một ngày kia sẽ hối tiếc. Vì vậy tôi đem việc này ra bàn với Ban Giám Đốc Hãng đĩa Continental để mời cô Hà Thanh vào Sàigòn cộng tác.

Chính tôi viết thư mời cô Hà Thanh vào Sàigòn với những lý lẽ rất thuyết phục, rất văn nghệ, rất chân tình. Và cô Hà Thanh đã vào Sài Gòn sau khi đã tranh đấu gay go với gia đình bố mẹ, vốn giữ nề nếp cổ xưa của con người xứ Huế. Ngày đó Hà Thanh vào Sàigòn, hoà nhập vào đời sống người Sàigòn, vào nhịp đập âm nhạc Sài Gòn, vốn đứng đầu văn nghệ cả nước. Hà Thanh đi thâu thanh cho Đài Sài Gòn , Đài Quân Đội và nhận được lời mời tới tấp của các Hãng đĩa băng nhạc như Sóng nhạc, Việt Nam, Tân Thanh, Tứ Hải và hầu hết các Trung Tâm ở Thủ Đô Sài Gòn , chứ không phải chỉ riêng cho Hãng dĩa Continental và Sơn Ca của tôi.

Ngày đó, tiếng hót cũa con chim Sơn Ca đất Thần Kinh đã được vang thật xa, đi vào trái tim của hàng triệu người yêu mến tiếng hát Hà Thanh.

Cô Hà Thanh hát hầu hết các tác phẩm cũa tôi. Bài nào tôi cũng thích, cũng vừa ý, có lẽ vì vậy mà tôi không nghĩ đến chuyện viết bài đặc biệt cho riêng cô. Tôi nhớ lại một chuỗi những sáng tác trong thời binh lửa chiến tranh như Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ, Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Mấy Dặm Sơn Khê, Lá Thư Người Lính Chiến, Phiên Gác Đêm Xuân, Anh Trước Tôi Sau, Lời Giã Biệt vân vân, đều rất hợp với tiếng hát Hà Thanh và cô hát rất thành công.

Tôi cho rằng Hà Thanh không chỉ hát mà còn sáng tạo trong khi hát. Hà Thanh đã tạo thêm những nốt luyến láy rất truyền cảm, rất mỹ thuật làm cho bài hát cũa tôi thêm thăng hoa, trong giai điệu cũng như trong lời ca. Tôi cho rằng khi hát cô Hà Thanh đã sống và cùng đồng điệu sẻ chia với tác gỉa khi trình bày một bản nhạc có tầm vóc nghệ thuật.
tôi cho rằng Hà Thanh có giọng hát thiên phú, cô hát rất thoải mái dễ dàng, không cầu kỳ, không cường điệu, không gò bó nhưng nó cuốn hút ta đi trong cái bềnh bồng không gò ép đó. Tôi cám ơn tiếng hát của Hà Thanh đã mang lại cho các bài hát cũa tôi thêm màu sắc, thêm thi vị, bay bổng. Trước khi đến với Hà Thanh, tôi cũng rất ngưỡng mộ tiếng hát của cô Thái Thanh, Lệ Thanh, Khánh Ngọc và nhiều người khác đã gieo khắp phương trời tiếng lòng của tôi, cũng như về sau này có thêm các cô học trò như Thanh Tuyền, Giao Linh đã giúp cho ông Thầy truyền tải đến trái tim người yêu nhạc.

Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật. Sau biến cố 1975, tôi không còn dịp hợp tác với cô Hà Thanh như trước đây. Nhưng thỉnh thoảng tôi được nghe cô hát một sáng tác mới của tôi ở hải ngoại, tôi vẫn cảm thấy tiếng cũa cô vẫn đậm đà phong cách ngày xưa, vẫn một Hà Thanh diễn cảm, sang trọng, sáng tạo trong khi hát, mặc dù thời gian chia cách đã 40 năm qua.
Khi nghe nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự “Nhưng đặc biệt, tiếng hát Hà Thanh đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm tốt đẹp, bền bỉ tuy thời gian ngắn ngủi kể từ khi cô bỏ đi lấy chồng để tôi độc hành trên đường nghệ thuật”, chúng tôi vừa ngậm ngùi vừa tiếc nuối. Quả là một giọng hát khá đặc biệt.

Thế mà Hà vội lấy chồng và bỏ cuộc chơi.


Một cuộc chơi với hàng hàng lớp lớp những nhạc phẩm về lính, không ủy mị mà rất hào hùng với “Người đi giúp núi sông, hàng hàng lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề, gìn giữ quê hương”, với “ Thấy hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi”, với “Anh đến thăm áo anh mùi thuốc súng. Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê. Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông, kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa”.

Một cuộc chơi với những khúc tình ca xứ Huế tuyệt vời, chơi vơi qua những nhịp cầu Trường Tiền, lững lờ với “biết ái tình ở giòng sông Hương”, ngơ ngẩn với chuông chùa Thiên Mụ…

Đã bao nhiêu năm Hà bỏ cuộc chơi để đắm mình trong Phật ca nơi xứ người. Hồi tưởng về quá khứ, với Mấy Dặm Sơn Khê, Hà nói với Hoàng Lan Chi vào năm 2008:[2]

https://dl.dropbox.com/u/8979283...HaThanh/MayDamSonKhe.mp3

Mùa xuân lại vừa trở về. Trong ngàn hoa đang phô sắc, triệu hương đang tỏa ngát, Hoàng Lan Chi viết bài này để tặng Hà Thanh, với muôn vàn yêu mến dành cho: Tiếng Hát Hoa Đào


Hoàng Lan Chi Xuân 2013

***********************************************************************
Vài nhạc phẩm chọn lọc qua tiếng hát hoa đào:

Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông):

https://dl.dropbox.com/u/8979283...ioi-HaThanh_36pk7_hq.mp3

Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông):

https://dl.dropbox.com/u/8979283...VanDong_ryst-HaThanh.mp3

Khúc Tình Ca Xứ Huế (Trần Hoàng Quân):

https://dl.dropbox.com/u/8979283...hanh/KhucTinhCaXuHue.mp3

Tiếng Xưa (Dương Thiệu Tước):

https://dl.dropbox.com/u/89792831/Music/HaThanh/Tiengxua.mp3

Chinh Phụ Ca (Phạm Duy)

https://dl.dropbox.com/u/8979283...c/HaThanh/ChinhPhuCa.mp3

Một Bàn Tay:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...ic/HaThanh/MotBanTay.mp3

Vợ Chồng Quê ( hát chung với Duy Khánh)

https://dl.dropbox.com/u/8979283...c/HaThanh/VoChongQue.mp3


[1] Đây là một trích đoạn trong một chương trình âm nhạc đặc biệt do Hoàng Lan Chi thu âm trực tiếp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông năm 2007. Mọi trích dịch xin ghi rõ Nguồn.
[2] Hoàng Lan Chi thu âm Hà Thanh năm 2008. Xin ghi rõ nguồn nếu sử dụng.
Phượng Các
#233 Posted : Thursday, March 21, 2013 9:34:15 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Quote:
Tất cả những ngọt ngào của nhụy đào, mượt mà của cánh đào đều được nâng niu trong “Khúc Tình Ca Xứ Huế” của Trần Hoàng Quân.


Em nhớ bản này là của Trần Đình Quân.
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
hoanglanchi on 3/23/2013(UTC)
hoanglanchi
#234 Posted : Saturday, March 23, 2013 9:22:59 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Tranh Luận Qua Mail, Điều Hữu Ích


Trích Hoàng Lan Chi:

Dương Như Nguyện nói đúng. Khi xem cuộc trò chuyện của Hoàng Anh, mỗi người có cảm tình hay không là ở sự cảm nhận và độ lượng. Tôi nhận định Hoàng Anh dựa trên các yếu tố sau: một nữ doanh gia trẻ, ngoài 30, từng là á hậu cuộc thi sắc đẹp gì đó, quen TCS (14) năm, được TCS vẽ tặng (3) bức tranh, tặng một cái giường (nhưng chưa bao giờ ồn ào nói, kể cả sau khi TCS chết), hấp thụ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa, lớn lên trong thời buổi nhiễu nhương, nơi mà đa số phụ nữ đẹp đều bị “hư hỏng” bởi đám cán hay con cán gộc, dùng quyền lực biến người phụ nữ thành búp bê, trò chơi. Vì thế, tôi đã độ lượng với Hoàng Anh khi cô nói ngọng (L thành N) (tôi không đánh giá tâm hồn người khác qua nguồn gốc giọng nói họ) và tôi cũng không cho là cô đanh đá (vì người phụ nữ bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình về cái gọi là yêu nhân tài gì đó, thì người không chú ý dễ cho là đanh đá). Còn “chảnh”, tôi đã viết Hoàng Oanh có quyền vì có đủ điều kiện để “chảnh”. Một phụ nữ đẹp, có học, doanh gia, được một nhạc sĩ có tài như TCS yêu mến trong 14 năm, đến độ vẽ tranh, tặng giường, thì hẳn là cô ấy phải có một tâm hồn như thế nào đó.

Cảm ơn Dương Như Nguyện về điều đã thấy ở tôi sự độ lượng dành cho một “con bé không được lớn lên trong Việt Nam Cộng Hòa, một con bé nói ngọng L thành N” nên tôi vẫn nhìn thấy ở cô ta một vẻ gì đó và tôi chỉ nhận xét rằng Hoàng Anh nói giống một bà giáo già! Dương Như Nguyện cũng thấy ở tôi sự công bằng vì Dương Như Nguyện biết tôi rất ghét cộng sản nhưng ở đây, tôi không vì ghét cộng sản mà ghét lây đến Hoàng Anh rồi chụp những cái mũ không hay cho cô ấy. (ngưng trích HLC)

Mùa Xuân này có nhiều niềm vui nhỏ. Tuần trước tôi viết “Cao Niên Giải Trí Thanh Nhã” và kèm những hình ảnh về mai Mỹ, mai mình, gồm cả vàng và trắng. Ý tôi muốn nói nơi chốn này hoa đang nở rất đẹp vào mùa xuân. Và bây giờ có một điều nho nhỏ tôi muốn gửi đến các bạn, đó là hoa tâm hồn. Nói “cải lương” vậy đi vì mùa xuân có chút “cải lương” cho nó “mùi”.

Giải trí thanh nhã là đùa vui nhẹ nhàng. Còn đây là tranh luận cũng rất nhẹ nhàng và hữu ích.

Đầu tiên, tôi nhận từ chị Hồng Vân một mail. Hồng Vân là con gái nhà báo kiêm sản xuất phim, Quốc Phong. Hồng Vân phụ trách mục “Chuyện Tình Của Bạn” ở báo Tiếng Vang sau nhà văn Thanh Nam,vì thế biết tôi (ngày đó viết văn cho mục này với nhiều bút hiệu, trong đó nhiều nhất là Phượng Quỳnh). Hồng Vân gửi cho một nhóm nhỏ và tôi không quen ai trong đó. Nội dung như sau:

Một người XYZ viết:

Hơi dài, forward về nhà xem. Xem Đài TV bên VN: “Người đẹp yêu vĩ nhân
Cô Hoàng Anh là một người yêu khác nữa của Trịnh Công Sơn sao? Cô này
sao “chảnh” và “đanh đá” thế!
http://www.vtc.com.vn/vod/25120...-Phu-nu-yeu-vi-nhan.html

Hồng Vân trả lời XYZ:

Yêu đơn phương thôi mà sao mà phách lối, chảnh thế!

Tôi tò mò xem vì trong trí nhớ, tôi có lưu lại chuyện một ngày khoảng ngoài 1990, báo chí đăng Hoàng Anh đi với TCS ở rất nhiều nơi, sau đó bặt tăm. Mới xem khoảng 20 phút, tôi gõ ( reply all):

Hoàng Lan Chi:

Xin thưa quý anh chị trong list của chị HồngVân, Hoàng Lan Chi thì mới xem 20 phút và không thấy chảnh. Chỉ thấy thú vị vì cách nói chuyện của cô này không tầm thường như vài ca sĩ khác. Cô ta có suy nghĩ, sâu sắc và những cái dí dỏm, tỷ như khi cô lý luận về sự uyên bác của người đàn ông hay lúc cô dí dỏm vụ sao hóa kị. Với tôi , đây là người phụ nữ có học, thích đọc sách nên kiến thức khá.
Để xem tiếp. Duy có điều đôi mắt cô ấy hơi nhạt. Giá sôi nổi hơn, nồng nàn hơn ở giọng nói và đẹp hơn ở vẻ mặt thì hay. Cái kiểu của cô này không như của một cô gái trẻ doanh gia mà giống giọng của một …bà giáo già. (cười)
Có một người bạn như cô này thì Lan Chi thấy thú vị hơn là một mợ đẹp nhưng rỗng tuếch.

Hồng Vân:

Đồng ý với Lan Chi là tuy hơi “chảnh” vì hơi “khoe khoang kiểu mới” nhưng nghe cũng thú vị. Tuy nhiên sao cô này giống nhà quê quá, không biết vùng nào? Nghe lại nhiều khi còn nói chữ L thành N nữa, lúc nào cũng dùng chữ Cái, chả hạn như “Cái” người danh nhân, “cái” người đàn ông..

Nguyên Ngã, em trai Hồng Vân:
- “lạnh” như Catherine Deneuve (dù mắt của Catherine đẹp hơn mắt của Hoàng Anh:-)
- biết đầu biết ngưỡng mộ danh tài âm nhạc từ năm 14 tuổi ==> hiện tượng groupies như bên Âu Mỹ, không có gì là đặc biệt. Nhất là TCS là một người rất hiếu khách và lịch sự, ai đến cũng tiếp. Không lâu thì ngắn.
- sau đó ngưỡng mộ, cảm phục và yêu (unidirectionnel hay bidirectionnnel) những người có quyền lực, có kiến thức, có tiền… cũng chỉ là hiện tượng thường thấy trong xã hội. Nhân viên mê xếp, trò mê thầy, ký giả mê chính trị gia hay tưởng lãnh dù biết những người này có gia đình… Xin đọc thêm quyển sách Sexus Politicus để biết thêm những tình tiết éo le trong hậu trường chính trị quyền lực nước Pháp.
Để kết luận, the Power of Love (Celine Dion) hay The Love of Power chỉ là hai mặt Janus của một hiện tượng luận về quyền lực và ego. Như cô Hoàng Anh đã nói:” Khi tôi yêu một người đàn ông vì một biệt tài của chàng, chính ra tôi đã tự yêu mình, vì tôi không có tài đó”.

HLC:

Xin chào anh Nguyên Ngã, hiện tượng groupies có vẻ mạnh cho chúng ta (thập niên 70). Đa số giới trẻ bây giờ ít. Nhất là giới ca sĩ bây giờ. Họ, có vẻ như đa số mê tiền, cam tâm làm người tình cho bất cứ tên nào có đủ tiền và thế lực để đưa họ lên, không được như các ca sĩ thời xưa như Hà Thanh, Hoàng Oanh, Lệ Thanh…

Hoàng Anh dường như năm 1985- 1990 gì đó đã bị lên báo vì hay đi với TCS (HA lúc đó dường như là á hậu gì đó). Bây giờ đi vào doanh nghiệp. Cái cách sống, tự bồi đắp kiến thức (qua The power of love hay The love of power) theo như HA nói là điều đáng khen. Tôi, cũng làm như vậy. Khi thân cận với bất cứ nhân tài của lãnh vực nào, tôi học hỏi ở họ nhiều. That’s why tôi chọn mục phỏng vấn.

Vì có vị nào đó cho rằng cô HA chảnh, đanh đá, tôi thì không nghĩ thế. Tôi cho rằng tôi thú vị với cuộc trò chuyện, tôi không thấy đanh đá, tôi chỉ thấy một mẫu phụ nữ có cá tính, sâu sắc, có kiến thức, khôn ngoan. Chảnh, HA có quyền vì HA có đủ điều kiện để chảnh. Chỉ đáng trách khi một kẻ không có gì mà lại học đòi chảnh. (cười hì hì). Cảm ơn ý kiến chia sẻ của anh Ngã.

Nguyên Ngã:

Cám ơn chị Lan Chi đã clarify thêm Hoàn toàn đồng ý!

Tôi cũng chẳng thấy HA chảnh trong cuộc nói chuyện. Thấy vui vui ngộ ngộ…
Không hiểu trong suốt thời gian HA quen và thân thiết với TCS, Hồng Nhung ở đâu? Nhạc sĩ biến thành mưu sĩ The Balance of Power?
Hoàng = Vàng. Hình như TCS có nói không thích màu vàng vì là màu biểu hiện sự phản bội (trong tình trường và tình người), nên anh hay mang tặng hoa vàng cho những “người tình bỏ ta đi như những giòng sông nhỏ…”. Bản Hoa Vàng Mấy Độ có phải làm cho HA chăng?
Nguyên Ngã (P.S. Tôi là một fan của chị Lan Chi

Dương Như Nguyện: (Nguyện ở bcc từ mail tôi)

NN không có thì giờ nên chỉ lướt qua video về cô này để thay đổi không khí và để tỏ lòng với đồng hương trước khi đi lo công việc. N sẽ so sánh Kim Vui với Sophia Loren, nhưng chẳng bao giờ so sánh cặp mắt cô bé này với C. Deneuve cả. Chẳng khác gì so sánh Hồng Nhung với bà ..Maria Callas! Khi nói về người khác tức là mình biểu lộ cái gou^t của chính mình. Rất nhiều người trong chúng ta khi nói về người khác, mình nghĩ rằng mình biết họ, nhưng thật ra mình chủ quan không biết gì về họ, thành ra theo N nên cẩn thận trong vấn đề so sánh hay kết luận về bất cứ một cá nhân nào trong quần chúng. Đối chiếu việc so sánh: bà Hoàng Lan Chi so sánh Lệ Thanh, Hà Thanh, Thái Thanh là một so sánh thận trọng và hữu lý. Điều đó nói lên cái gou^t của bà HLC.

Cùng lúc với Dương Như Nguyện, Hoàng Lan Chi gõ trả lời:

Wow, thật là tuyệt khi mình bất bình vì nghe một phụ nữ cá tính, sâu sắc bị phê bình là chảnh, đanh đá, nhà quê và cũng vì mình có tham vọng ( nâng level nhận định của độc giả!), mà khám phá ra “ông Nguyên Ngã”, em chị Vân, con trai nhà sản xuất phim kiêm nhà báo Quốc Phong, là “fan” của Hoàng Lan Chi!

Dường như thời gian TCS quen Hoàng Anh, cô Bống chưa vào Sài Gòn. Khi vào, cô Bống, với mọi sự “láu cá khôn ngoan” của (ca sĩ, dân Hà nội, giỏi văn…), Bống đã khiến TCS làm vài điều. HA đã nói một câu rất hay ” Khi viết nhạc cho một người là không yêu người đó”. Tôi nhớ mang máng đoạn đó. Ý Hoàng Anh nói, “chả lẽ mọi người lại hát bài TCS nói yêu em à”. Hoàn toàn đồng ý với HA. Khi yêu, người ta dấu và khó nói nếu hoàn cảnh éo le. Viết ra, có nghĩa là tình yêu, chưa đủ mạnh. Hoa vàng mấy độ, cũng không biết viết cho ai. Vì sau đó HA biến mất, không xuất hiện thì phải, cho đến bây giờ, mới biết ..14 năm họ quen nhau. 14 năm với (3) bức tranh và (1) cái giường tặng khi HA ra ở riêng. À, làm bài tính, TCS chết 2003 (?), thì HA 14 tuổi năm quen TCS (1989). Có lẽ HA sinh 1975? Như vậy có lẽ lúc đó Bống chưa thân thiết với TCS? Thật ra, ngày đó HA cũng đẹp. Có thể, vì doanh nghiệp, sâu sắc vì thích suy nghĩ đã làm HA có vẻ già, mất chất tươi trẻ dù mới ngoài 30?

Một ngày cuối tuần thú vị khi chia sẻ những đề tài hữu ích. Nhưng HLC thì không thích TCS.

Copy vào đây, bài viết mới nhất của HLC. Quý Anh Chị, nhất là Nguyên Ngã, có đồng ý với HLC không? (Lan Chi chỉ thua bà Vân một tuổi nhưng tự ngày xưa, khi HLC còn là Phượng Quỳnh, viết cho báo Tiếng Vang, bà nội này đã làm Chị của HLC rồi nên cứ thế làm Chị mãi. Hừ. Hì. Vì thế, HLC cho rằng, Nguyên Ngã thua tuổi vì Nguyên Ngã là em chị Vân. Mà ai thua …một tuổi, HLC cũng thích ..người đó, hãy làm em Lan Chi!)

Đùa vui thôi, quý anh chị. Đời ngắn quá mà, phải không. Mời Nguyên Ngã và quý anh chị xem bài mới của Lan Chi nhé: Hà Thanh, Tiếng Hát Hoa Đào

Nguyên Ngã:

- trước hết xin cám ơn chị Lan Chi đã cho xem bài viết mới về tam Thanh, có sưu tầm công phu, có feeling và khách quan một cách chủ quan (the rỉght to be You!) Bởi vậy Nguyên Ngã (NgNg) mới là fan của chị từ bao lâu nay.
-để tránh hiểu lầm, và giải thích cho NN, đúng ra tôi không muốn so sánh chút nào đôi mắt của Catherine Deneuve và HA. Tôi chỉ muốn tán đồng nhận xét của chị HLC “giá sôi nổi và nồng nàn hơn ở giọng nói, và mắt đỡ nhạt hơn thì hay…”, nên tôi muốn gợi lại cái đẹp “lạnh lùng glaciale” của Catherine Deneuve trong phim Belle de Jour năm 1967 (và vẫn “lạnh” trong phim Le Sauvage với Yves Montand 1975 và phim Indochine).

-…dù Catherine có cặp mắt rất sexuel, tình tứ mời gọi..Lẽ dĩ nhiên đâu có ai đi “so sánh” Catherine 7 bó bây giờ với cô HA u40. NN nói rất đúng “khi nói về người khác là mình biểu lộ cái goût của chính mình”.
- Tôi thích mắt đẹp và tình tứ (tiễn đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi…), con mắt là cửa sổ của linh hồn etc. Nếu tôi nhớ không lầm, mắt NN đẹp và “có chiều sâu”.
- Tôi thích ấm áp và nồng nàn. Có thể bị ảnh hưởng bởi mưa tuyết lạnh Thụy Sỹ? Đẹp glacial nghiêm túc coi giống người đẹp Liêu Trai Trí Dị quá .

Anyway, chúc mọi người một week end đầm ấm , thưởng thức những bản nhạc do chị Lan Chi đã cài link, và nhớ lại 3 Thanh ngày xưa…

HLC trả lời, giải thích vì sao có sự xuất hiện của Dương Như Nguyện và sẵn đó giới thiệu về Dương Như Nguyện cho người nào trong list chưa biết về cô:

Xin lỗi quý anh chị trong list của chị Vân, Hoàng Lan Chi khi gửi cho list từ chị Vân, có bcc cho Dương Như Nguyện và Nguyện vừa góp ý nhỏ.
Nếu anh chị nào chưa biết về Dương Như Nguyện thì mời vào link dưới đây nhé
“Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012
Hoàng Lan Chi phỏng vấn Dương Như Nguyện đấy. Một cô Trưng Vương (như chị Vân) được viết bởi một cô Gia Long (là Hoàng Lan Chi).

Hi NgNg,
Tôi cũng mê Catherine. Tài tử, ca sĩ Pháp, tôi mê nhiều hơn các nước khác. Vd Michele Mercier, Syvie Vartan..Thôi bây giờ ra Little Sài Gòn mua bánh cuốn về xơi. Chị Vân và NgNg ở Pháp, chả có đồ ăn VN ngon như Cali đâu nhỉ?
HLC
À đây là bài Dương Như Nguyện so sánh Kim Vui với Sophia, trích từ web Hoàng Lan Chi: Dương Như Nguyện- Khuôn Mặt Kim Vui Trên Màn Ảnh Lớn VNCH


Nguyên Ngã:

Cám ơn chị Lan Chi và NN về bài viết về Kim Vui, làm tôi nhớ lại nhiều kỷ niệm ngày xưa. Nhất là khi cùng Ba sang Cali “đi lên đi xuống” Tustin hàn huyên với cô Kim Vui, gợi nhớ lại những sống cùng vui buồn khi làm phim Chân Trời Tím, rồi bắt sang qua những trôi nổi sau 75 bên Âu Cháu (Ba) và Phi Châu ( cô KV), rồi những bữa ăn Việt và Pháp ở Little Saigon, và kết thúc là phòng trà và dạ vũ nhạc tour… Mười năm tình cũ, Nửa hồn thương đau, Người đi qua đời tôi, Et Maintenant / What now my love… Ôi một cái đẹp kiêu sa nhưng đầm ấm, một tiếng nói nhẹ nhàng khoan thai lôi cuốn như pháp thoại thiền sư…

Riêng tôi, dù không muốn so sánh kẻo lại bị Như Nguyện “chỉnh”, tôi nghĩ cô Kim Vui là một tổng hợp của Sophia Loren và Gina Lolobrigida, chứ không chỉ riêng Sophia Loren.
NgNg

Dương Như Nguyện:

Chính N cũng đã nói như vậy. Kim Vui=tổng hợp của Gina va Sophia. So sánh được, vì Kim Vui có tài diễn xuất phản ánh ra trên cung cách và nét mặt, đại diện cho VN bấy giờ, trong một thời điểm rất khó khăn cho ngành diễn xuất ở một quốc gia chiến tranh không có điều kiện và phụ nữ bị hạn chế, phê phán quá nặng nề. Hoàng Anh không ở cương vị đó. Cô bé này không thể là đại diện của một quốc gia, một thế hệ, hay một trào lưu (movement) nào cả, mà TCS cũng không ở cương vị của Roger Vadim, ở mức quốc tế được. “Relationship” của HoàngAnh-TCS cũng không thể tương xứng với Catherine Deneuve-Roger Vadim. TCS chỉ có vị trí ở tình tự dân tộc 80 triệu người VN mà thôi. Nếu quốc tế không kính trọng VN, quốc tế sẽ chẳng biết TCS là ai.
Cảm tình với cô bé Hoàng Anh hay không là ở sự cảm nhận và sự độ lượng, yêu mến một sắc thái, cá tính nào đó và là riêng của người xem và gou^t của từng người như bà Hoàng Lan Chi đã giải thích công bằng. Và cô bé này nếu đã nổi tiếng ở VN, vẫn cần có được bàn tay “phân tích” công phu và công bằng như của bà HLC chẳng hạn, thì họa may mới đi vào lòng độc giả khó tính ở hải ngoại được (như Nguyện không may nằm trong số độc giả đó). N thành thật xin lỗi vì mình rất khó tính, không làm sao khác được. Mình khó tính thì chỉ thiệt thân mình thôi giữa chợ đời hỗn tạp này. N phải đi nhe, không nói nhiều được..
DNN


Qua những mails, tuy trong nhóm nhỏ nhưng chỉ là Hồng Vân khởi đầu, muốn chia sẻ về một show trong nước, với phê bình về Hoàng Anh-TCS. Tiếp theo, Lan Chi phản bác, không cho rằng Hoàng Anh đanh đá hay chảnh mà theo HLC, cuộc trò chuyện thú vị do HLC nhận thấy HA tương đối sâu sắc, không rỗng tuếch như đa số ca sĩ hay người đẹp hoa hậu, á hậu..Rồi Nguyên Ngã đưa ra nhận định về “Groupies, về the Power of Love (Celine Dion) hay The Love of Power chỉ là hai mặt Janus của một hiện tượng luận vế quyền lực và ego”. Tiếp theo lại là LS Dương Như Nguyện “chỉnh” Nguyên Ngữ là không nên so sánh mắt lạnh của Hoàng Anh với Catheurine Deneuve.

Tôi, rất thích thú với ý tưởng được nhắc lại bởi Nguyên Ngã“The Love of Power/The power of Love”, thích cả “lý luận về sự so sánh” của LS Dương Như Nguyện.
Theo cá nhân tôi, Dương Như Nguyện thật đúng là luật sư và sâu sắc khi cô viết “Cảm tình với cô bé Hoàng Anh này hay không là ở sự cảm nhận và sự độ lượng, yêu mến một sắc thái, cá tính nào đó và là riêng của người xem và gou^t của từng người như bà Hoàng Lan Chi đã giải thích công bằng”.


Dương Như Nguyện nói đúng. Khi xem cuộc trò chuyện của Hoàng Anh, mỗi người có cảm tình hay không là ở sự cảm nhận và độ lượng. Tôi nhận định Hoàng Anh dựa trên các yếu tố sau: một nữ doanh gia trẻ, ngoài 30, từng là á hậu cuộc thi sắc đẹp gì đó, quen TCS (14) năm, được TCS vẽ tặng (3) bức tranh, tặng một cái giường (nhưng chưa bao giờ ồn ào nói, kể cả sau khi TCS chết), hấp thụ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa chứ không phải Việt Nam Cộng Hòa, lớn lên trong thời buổi nhiễu nhương, nơi mà đa số phụ nữ đẹp đều bị “hư hỏng” bởi đám cán hay con cán gộc, dùng quyền lực biến người phụ nữ thành búp bê, trò chơi. Vì thế, tôi đã độ lượng với Hoàng Anh khi cô nói ngọng (L thành N) (tôi không đánh giá tâm hồn người khác qua nguồn gốc giọng nói họ) và tôi cũng không cho là cô đanh đá (vì người phụ nữ bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình về cái gọi là yêu nhân tài gì đó, thì người không chú ý dễ cho là đanh đá). Còn “chảnh”, tôi đã viết Hoàng Anh có quyền vì có đủ điều kiện để “chảnh”. Một phụ nữ đẹp, có học, doanh gia, được một nhạc sĩ có tài như TCS yêu mến trong 14 năm, đến độ vẽ tranh, tặng giường, thì hẳn là cô ấy phải có một tâm hồn như thế nào đó.


Cảm ơn Dương Như Nguyện về điều đã thấy ở tôi sự độ lượng dành cho một “con bé không được lớn lên trong Việt Nam Cộng Hòa, một con bé nói ngọng L thành N” nên tôi vẫn nhìn thấy ở cô ta một vẻ gì đó và tôi chỉ nhận xét rằng Hoàng Anh nói giống một bà giáo già! Dương Như Nguyện cũng thấy ở tôi sự công bằng vì Dương Như Nguyện biết tôi rất ghét cộng sản nhưng ở đây, tôi không vì ghét cộng sản mà ghét lây đến Hoàng Anh rồi chụp những cái mũ xấu cho cô ấy hay bất công đến độ nhận xét về giọng nói ngọng của cô.


Tất nhiên, tôi cũng rất thú vị khi những nhận xét công phu, công bằng của tôi được LS Dương Như Nguyện ghi nhận lúc Dương Như Nguyện đọc các bài viết của tôi về Thái Thanh-Hà Thanh-Lệ Thu-Lệ Thanh.

Một ngày cuối tuần vui. Phải thế không? Mails qua lại, hữu ích. Cho cả tôi và khi tôi chia sẻ, tôi nghĩ cũng ích cho độc giả của tôi vậy.


Hoàng Lan Chi-Xuân 2013
1 user thanked hoanglanchi for this useful post.
xv05 on 3/27/2013(UTC)
hoanglanchi
#236 Posted : Wednesday, March 27, 2013 10:39:38 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Bài này trích từ mục "Đành Phải Nói" của nguyệt san Bút Tre số tháng 3/2013


Hoàng Ngọc An -Từ “ Những Điều Không Nên Làm” đến “ Bài Viết của Vài Cao Niên”

Những Điều Không Nên Làm

Đành phải nói là sau bao ngập ngừng, đắn đo thì phải nói thôi. “Nói” này sẽ đụng chạm đến người này người kia và gây ân oán giang hồ. Nhưng nếu không nói thì xã hội cứ tồn tại mãi những điều ấy. Do đó, “đành nói” vậy vì mình yêu cộng đồng. Trong cộng đồng ấy thì mình là một phần tử, phải không nào. Mong rằng những “đương sự” bị “nói” đến, đừng giận nhé!

Những Câu Nói Nơi “Trà Dư Tửu Hậu”

Khi bạn bè bù khú thì vui đùa là chủ yếu. Vì thế những câu nói đùa nơi này nhuốm đủ vẻ: phóng túng, bông lơn và cả sai sự thật. Một người có ý thức sẽ không bao giờ phổ biến rộng rãi những câu nói nơi trà dư tửu hậu này. Một người có ý thức cũng không bao giờ tiếp tay phổ biến những bài viết mà trong đó tác giả đang làm cái việc “ngồi lê đôi mách”. Những người nào làm việc trên thường cho tôi cái liên tưởng sau: cha mẹ bảo một thằng bé đi học khôn; trên đường đi, nó không tạt vào nhà thầy đồ mà thấy chỗ nào đông đúc cãi nhau, nó bèn ghé vào; sau đó nó tha những rác rưởi từ đám cãi nhau đó về nhà cho cha mẹ nghe!


Khi viết những điều này, tôi nhớ đến một sự kiện. Đó là trong bài viết chỉ trích nhạc sĩ Phạm Duy của bà Bông Giấy, bà viết rằng theo lời kể của ai đó, PD nói “Tôi chống gậy chứ chống cộng gì”. Còn ông Phạm Duy thì cãi như sau: “Tôi nghĩ: chỉ có những kẻ ngây thơ hay ngu si thì mới tin lời LHM hay BG. Muốn bạch hóa, chỉ cần một câu hỏi : PD “tuyên bố” câu đó ở đâu, có thu thanh được tiếng nói của ông ta về chuyện đó không? Có đọc được những lời “tuyên bố” đó đăng ở sách nào, báo nào không”. Thật tình mà nói tôi không quan trọng chuyện PD có nói hay không. Cho dù PD có nói thì hãy thử nghĩ xem, vào năm 2002 (có lẽ vậy, lúc đó PD chưa về VN), trong lúc bù khú với bạn bè, nếu ai đó khen PD làm nhạc chống cộng hay thì PD, với cái tính ngông nghênh của người có tài sẽ cười cười “Ối, tôi chống cộng cái gì, chống gậy thì có”. Vậy thì câu nói ấy trong ngữ cảnh đó chả có ý nghĩa gì lớn lao.


Người nào cố tình khai thác những câu nói “hớ hênh”, “lỡ lời” của những “public figure”, là những người tâm địa xấu. Họ, một là đố kị, ghen tị; hai là thích ngồi lê đôi mách.
Chúng ta, là thính giả/độc giả/khán giả, có lẽ phải tự nâng cao trình độ của mình lên bằng việc hãy cho điểm những bài viết ấy con số 1. Với số điểm 1 thì không nên chuyển tiếp, thế thôi.

Hãy Tôn Trọng Chính Cái Tên Của Mình

Nhiều “public figure” đã tự làm hoen ố tên tuổi họ khi họ có những hành vi cẩu thả, coi thường người khác. Một hành vi phổ biến là vài văn nghệ sĩ đã rất cẩu thả khi viết nhận xét hay phê bình tác phẩm người khác. Nói rõ hơn, một văn sĩ lớn sẽ “hạ cố” viết vài dòng hay nửa trang cho một “văn sĩ mầm non” bằng những giòng chữ khá “lố bịch”. Hoặc một văn sĩ dạng tào lao luôn có kiểu “ban ơn” cho người khác bằng những bài viết khen tưới hột sen của mình cho người ấy. Tôi nghĩ rằng những vị trên đã không tôn trọng chính cái tên của mình.

Hai người trong phần mà tôi dán cái mũ “ban ơn” là hai nhà văn quân đội: Huy Phương và Giao Chỉ Vũ Văn Lộc. Bất cứ một câu chuyện tình nào qua ngòi bút hai vị này thì đều biến thành diễm sử cả. Bất cứ một thành tựu nào qua tay hai vị này thì đều trở thành chiến công vĩ đại hay thành công vô tiền khoáng hậu cả.

Tôi còn nhớ mẩu chuyện sau: năm 2007 nhà văn Đỗ Văn Phúc chuẩn bị in cuốn “Cuối Tầng Địa Ngục”. Ông nhờ tôi viết cái gì đó và đang bận nên tôi “passer” sang cho ông boss lúc bấy giờ là TS Nguyễn Đình Thắng. Phải nói chưa bao giờ tôi thấy ai viết Lời Bạt hay như vậy cả. Ngắn gọn chính xác và theo kiểu “nói có sách mách có chứng” chứ không viết bừa bãi. Tuy vậy điều tôi ưng ý là sau đó ô Phúc hỏi tôi rằng “Ts Thắng đề nghị không đăng bài của ông Huy Phương trong sách, bà nghĩ sao?”. Tất nhiên tôi hoàn toàn đồng ý “Hoan hô. Bài Huy Phương ca tụng quá đáng trở thành lố bịch, kệch cỡm. TS Thắng nói không đăng là phải. Nó sẽ làm giảm giá trị cuốn sách ông chứ không phải ngược lại đâu”.

Từ 2007, không bao giờ tôi xem cái gì của hai ông trên vì tôi cho rằng các ông “bơm” quá đáng, không đúng sự thật.

Cổ nhân đã nói “Kẻ chê ta đúng là thầy ta, kẻ khen ta sai là kẻ thù của ta”, cũng không ngoài ý khuyên chúng ta nên cẩn trọng trong khen chê. Khen quá lố cũng tai hại như chê ác ý.

Người tự trọng không bao giờ chấp nhận những bài viết mà tác giả đã đưa mình lên tận mây xanh. Với những bài viết kiểu này, số 1 cũng là một điểm số xứng đáng. Với số điểm 1 thì không nên chuyển tiếp, thế thôi.

Hãy Tôn Trọng Khán Giả

Trước 75, không có hiện tượng như thế này “Xin một tràng pháo tay”.
Nếu ca sĩ hát hay, tự khắc khán giả vỗ tay. Hơn thế nữa họ còn yêu cầu tiếp tục hát bằng “Bis”.
Sau 75, hải ngoại bắt chước trong nước và từ đâu không hiểu thịnh hành cái kiểu “Xin một tràng pháo tay”. Khi xin như vậy có nghĩa là ca sĩ hát dở nên phải xin? Hay cho là trình độ thưởng thức của khán giả là “lỗ tai trâu” không biết nghe nên phải xin?! Xin còn làm phiền khán giả vì lắm khi họ đang …ăn, nghe xin, lại phải buông đũa để vỗ tay.

Tốt nhất hãy “Chúng ta hãy chào đón ca sĩ XYZ”. Thế là đủ. Còn thì để tùy khán giả vỗ tay hay không cho tài nghệ của ca sĩ.

Hãy Tôn Trọng Ca Sĩ

Ca sĩ đem tiếng hát đến cho thính giả vui. Do đó nếu không thích thì cũng không nên có những hành động phũ phàng. Sự ít vỗ tay cũng đã cho ca sĩ biết được sự thực rồi không cần đến những câu nói thô thiển.

Ngoài ra, một chương trình nhạc thính phòng đã bắt đầu, nếu đến muộn thì hãy lịch sự chờ ở ngoài cho đến khi bài hát chấm dứt rồi hãy vào. Hãy thử nghĩ xem một ca sĩ đang để hết tâm hồn trình diễn, ban nhạc đang say sưa dạo nhạc mà cửa thính phòng cứ mở/ đóng thì có phải là khán giả đã khiến ca sĩ bị phân tâm không? Hoặc ngay cả khi ca sĩ đang hát ở thính phòng mà bỏ vào phòng vệ sinh, theo tôi cũng là điều bất nhã.

Thái độ ra/vào khi ca sĩ đang trình diễn, có lẽ điểm Không là xứng đáng nhất.

Hãy Hỏi Trước Khi Viết Bài Chỉ Trích

Net hiện giờ phát triển mạnh và như một con dao nhiều lưỡi chứ không phải hai lưỡi nữa. Vì thế đưa đến tình trạng một nick ảo nào đó viết sai nhưng một số “người thật” lại tiếp tay fw. Đến những người thật khác thì vì tin tưởng vào người thật fw nên điều sai qua nhiều chặng bỗng biến thành đúng.

Một ví dụ cụ thể là từ lâu trên net cứ loan truyền tin ông Giao Chỉ Vũ Văn Lộc là sui gia với Thủ Tướng VC. Tuy không thích ông Giao Chỉ ở nhiều điểm nhưng trước khi viết bài, tôi đã e mail hỏi trực tiếp thì câu trả lời từ Giao Chỉ là Không. Sau đó ông Giao Chỉ gửi thư lên net rộng rãi nội dung cám ơn tôi đã hỏi để ông có cơ hội xác định là không hề là sui gia của VC gộc. Và từ đó tin đồn này đã không còn.

Sau này tôi cũng chính thức hỏi cô Carina Hoàng, một người được ông Giao Chỉ viết bài ca tụng nhưng bị vài người trong cộng đồng tố cáo vài chuyện. Những câu hỏi của tôi đã được Carina Hoàng trả lời như sau. Từ mail trả lời này, tôi xác định được vị thế, thái độ của tôi đối với Carina Hoàng và khi tôi viết thì không rơi vào sự hồ đồ:

1-Cô có về VN từ 1987 và ở đến 1996, vì lý do gì?
Sau khi Bố của tôi ra khỏi tù CS, tôi đi qua đi về Việt Nam để làm thủ tục bảo lãnh gia đình đi định cư ở Hoa Kỳ.
2-Cô có phải là hội viên chính thức của “Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người VN ở Nước Ngoài” , một tổ chức Việt Gian tay sai của Việt Cộng tại Mỹ hay không?
Tôi không phải là hội viên của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Người VN ở Nước Ngoài.
3-Cô có nói câu “…được sống trên chính quê hương của mình là hạnh phúc nhất.” (trong buổi phỏng vấn ngày 7/7/2005 với “chuyên san Người Viễn Xứ” tren VietnamNet cua VC) hay không?
Đã trên 7 năm rồi, tôi không nhớ rõ những câu hỏi cũng như câu trả lời. Tuy nhiên, nếu có ai hỏi thì tôi vẫn trả lời :Được sống trên chính quê hương của mình là hạnh phúc nhất. Quê hương của tôi là miền Nam thân yêu với đại gia đình đoàn tụ như trước năm 1975.
4- Cuốn Boat People của Carina, có in hình Kim Phúc và T Nguyễn Ngọc Loan không? Nghe nói có ai đó phản đối và cô mới lấy ra?
Trong sách của tôi dứt khoát không có 2 hình ảnh như vậy. Nội dung trong Sách Boat People hoàn toàn không liên quan đến những hình ảnh như bà đã nêu dù chỉ để minh họa. Tuyệt đối không có việc tháo gỡ hình ảnh trong 4,000 cuốn sách, mỗi cuốn nặng 1.5 kg có ghi số trang liên tục. Tin tức ‘nghe nói’ là tin xuyên tạc.


Đến …Bài Viết của Vài Cao Niên

Bút Tre là một nguyệt san có sự “đề huề” của hai thế hệ Già Trẻ. Đó là một điểm son. Bảo tồn văn hóa qua người cao niên và phát triển văn hóa qua người thanh niên.
Tuy vậy một vài cao niên đã viết theo những gì quý vị được học từ thuở xa xưa thời Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế đã gây “khốn khổ” không ít cho Ban Biên Tập. Thời gian dùng để “edit” bài cho quý cụ ngốn khá nhiều thì giờ của BBT. Ban Biên Tập nhờ chúng tôi viết bài này để giúp quý cụ viết “đúng” hơn để khi tờ báo in ra sẽ được đẹp mắt hơn.

Thời VNCH có kiểu mở bài “trực khởi hay lung khởi”. Lung khởi là ví dụ như muốn nói yêu nhưng không nói ngay mà lòng vòng theo kiểu:

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mấy vàng
Rồi sau đó mới:
Ước gì anh lấy được nàng
Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây…

Thời buổi net bây giờ, thì giờ là “carbon grafit” chứ không phải kim cương nữa nên chúng ta hãy theo kiểu Mỹ: đó là trực khởi. Câu đầu tiên trong bài viết kiểu Mỹ bao giờ cũng là chủ đề chính của bài.

Điều thứ hai của vài vị cao niên khiến Ban Biên Tập “khốn khổ” là bỏ dấu không đúng chỗ khiến bài khi in ra sẽ không đẹp mắt. Ví dụ vài cao niên thích bỏ dấu phẩy, dấu hỏi, dấu chấm than cách xa chữ một space. Hãy tưởng tượng bài in báo, tự nhiên dấu phẩy ..chạy xuống hàng dưới thì bài mất đẹp rồi phải không nào.

Đành Phải Nói” xin ghi lại đây vài quy tắc bỏ dấu và cách giúp vài cao niên chữa cho các bài viết cũ của mình.

Vài Tools Có Ích Khi Viết Văn

Vài tool có ích trong word: Replace (thay thế hàng loạt chữ A bằng chữ B của một văn bản), Auto Correct ( tự động sửa chữ ABC thành XYZ khi gõ bài) Auto Text (mở nhanh một văn bản hay sử dụng)

Replace

Công Dụng: Được dùng để thay thế toàn bộ các chữ, ví dụ chữ A trong 1 document bằng chữ B thay vì bạn phải sửa từng chữ.
Tuy vậy nên áp dụng khi phải gõ tên dài. Vd Hiroshima Tawaki. Bạn hãy gõ ví dụ Hj thôi, sau đó dùng tool Replace để thay Hj bằng Hiroshima Tawaki
Cách dùng: (cho Office 2003) click menu Edit ở vị trí thứ 2, cạnh File, sẽ thấy Replace. Click vào đó. Một bảng hiện ra. Đọc theo bản đó để gõ chữ muốn thay ở hàng trên và chữ được thay ở hàng dưới. Chọn Ok rồi close. Word sẽ báo có tổng cộng bao nhiêu chữ được thay.

Có thể áp dụng Replace khi quý cao niên chót dùng gạch nối khá nhiều. Quý vị chỉ việc replace gạch nối bằng Space thì toàn bộ dấu gạch nối sẽ bị xoá hết.
Hoặc khi bạn gõ thư tình cho cô Mai, bây giờ cũng muốn gửi y chang cho cô Huệ thì dùng replace để thay Mai bằng Huệ, bạn sẽ được như ý muốn rất nhanh!

Gõ tắt ở sofware gõ tiếng Việt

Đa số các sf gõ tiếng Việt đều có phần gõ tắt. Hãy áp dụng để gõ cho nhanh. Lấy ví dụ Unikey.
Mở bảng gõ tắt. Sẽ thấy một bảng, 2 cột (Thay thế – Bởi). Hãy gõ chữ muốn thay thế ở cột trái (Thay thế) và chữ được thay thế ở cột phải (Bởi).
Hãy tự đề ra một quy tắc riêng cho mình dễ nhớ. Hãy viết ra tập, tất cả những cái bạn gõ tắt. Sau một thời gian sẽ nhớ.


Vd tôi áp dụng cho riêng tôi như sau


Nhờ áp dụng cách gõ tắt, chúng ta sẽ gõ được nhanh hơn, nhất là tiếng Việt, phải bỏ dấu.

Auto Correct

Trong word có tool auto correct để sửa khi gõ vội nên sai. Tôi dùng word 2003. Word 2007 hơi khác, cứ tìm sẽ thấy.

Mở document, menu INSERT, vị trí thứ 4, từ trái sang. Click vào đó, chọn Autotext. Hiện ra một bảng. Chọn trên bảng đó, tab Auto correct. Và có 2 phần Replace với With. Gõ chữ muốn thay ở ô Replace và chữ được thay ở ô With. Làm xong chọn Ok.
Tôi cũng áp dụng tool này để coi như gõ tắt cũng được. Vd tôi cài khi gõ “bbt” thì tự động nó sẽ ra “Báo Bút Tre” chẳng hạn.


Auto Text

Công Dụng: để mở một văn bản mà bạn hay sử dụng. Ví dụ Thư Mời.

Mở văn bản, vd một thư mời nào đó của bạn . Chọn hết văn bản (bấm cùng lúc 2 key CTrl và chữ A).

Click menu Insert à Autotex và chọn New

Đặt tên tắt cho văn bản , vd thumoi ở ô Please name your auto text entry
Ok.
Từ nay bạn sẽ mở văn bản này rất nhanh bằng cách gõ cái tên mà bạn đặt cho văn bản là “thumoi” rồi enter ở ngay word. Xong, nó sẽ mở cho bạn file này ngay tức khắc.

Rule của Mỹ

Quý cao niên bỏ quá nhiều chấm than, vân vân tùy tiện, dấu phẩy thì đứng lẻ loi, ngoặc kép mở hay đóng không ôm chữ bên trong mà “lạnh lùng” đứng riêng.

Đây là rule của Mỹ

* Table không hiện ở đây, xin vào www.hoanglanchi.com để xem table ví dụ
1 user thanked hoanglanchi for this useful post.
xv05 on 3/27/2013(UTC)
xv05
#235 Posted : Wednesday, March 27, 2013 4:20:23 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: hoanglanchi Go to Quoted Post

Tranh Luận Qua Mail, Điều Hữu Ích


Nguyên Ngã:

..... Bản Hoa Vàng Mấy Độ có phải làm cho HA chăng?..........



Cùng lúc với Dương Như Nguyện, Hoàng Lan Chi gõ trả lời:

....... Hoa vàng mấy độ, cũng không biết viết cho ai....

Chào chị Hoàng Lan Chi,

Bản "Hoa vàng mấy độ", ông TCS viết tặng cô Phạm Thị Hoàng Lan á chị.

Mời chị vào xem ở đây:

http://ttvnol.com/f_301/373338



http://doanvinhphuccr.vn...s.com/post/12475/275907


Em rất thích loạt bài chị viết về nhạc sĩ Phạm Duy. Cám ơn chị.
hoanglanchi
#237 Posted : Saturday, March 30, 2013 10:00:45 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

LGT: bài này trích từ mục Đành Phải Nói của NS Bút Tre số tháng 4/2013
Tác giả: Hoàng Ngọc An

Khi Xem Một Talk Show, Bạn Nhận Định Gì?

“Talk show” hiện giờ có nhiều, phải nói quá nhiều, cả trong nước lẫn hải ngoại. Xem xong thì khán giả thường có bình phẩm. Sự bình phẩm đó của “người Việt mình” ra sao? Chúng tôi ghi vài nhận xét của cá nhân chúng tôi dưới đây, với hy vọng “người mình” sau này sẽ có những bình phẩm hữu ích.

Sự hấp dẫn và cả sự lợi ích của các “talk show” đã khiến hình thái này lên ngôi. Tất nhiên, là thính giả thì chúng ta sẽ chọn lọc để xem. Xem cái gì thì “Nhân tâm tùy mạng mỡ”. Cá nhân tôi rất lười xem các show phỏng vấn ca sĩ. Đa số các show này làm mất thì giờ và chả có ích gì cho tôi. Thế nhưng show kiểu này lại hấp dẫn “quần chúng bình dân” vì họ coi để giải trí trong lúc rảnh rỗi, làm bếp hay trông cháu…Show về chính trị quốc nội/quốc ngoại do người Việt thực hiện cũng không hấp dẫn tôi. Họ, nhiều khi, với tôi “nói như thánh tướng” ấy. Phí thì giờ. Show làm bếp thì cũng không vì tôi già cả, lại lươi huyền, nấu ăn cho mình còn ngại nữa cơ mà. Show phỏng vấn nhạc sĩ thì lại OK với tôi. Có lẽ vì tôi thích nghe nhạc sĩ nói về sáng tác của họ, về những người tình đã là nguồn cảm hứng cho họ. Với show về văn sĩ, cũng hấp dẫn tôi.

Tất nhiên khi xem thì cá nhân tôi cũng có phần chọn người “host”. Phỏng vấn nhạc sĩ mà gặp những cậu mợ phỏng vấn viên hỏi những câu ngớ ngẩn chả có ích gì cho mình thì cũng phí thì giờ. Thà là bài viết, lỡ có thấy nội dung hời hợt thì mình cũng chỉ mất vài phút chco việc liếc sơ. Còn show truyền thanh hay truyền hình cứ phải nghe, có khi nghe khá lâu khoảng mươi phút rồi mới biết. Vì thế, tôi thường chọn talk show với người điều khiển đã từng có uy tín.

Bình thường khi xem một talk show, tôi chú ý đến chủ đề và đã tập cho mình thói quen “xoáy” vào đó. Điều đó có nghĩa là tôi xem là nhân vật chính có nói đúng chủ đề không và điều họ bày tỏ về cái chủ đề đó, có giống mình không? Tôi không nói Sai hay Đúng mà là “có giống mình không”. Đơn giản là “chân lý bên này Pyrénées khác bên kia”. Cái “taste” không ai giống ai. Chỉ tò mò coi quan điểm của người ấy có giống mình hay không.

Tuy thế tôi nhận xét về người mình như thế này: có vẻ như, có vẻ nhé, tôi không vơ đũa cả nắm đâu đấy, đa số người Việt chúng ta hay có thói quen xem một show thì điều đầu tiên là bình phẩm về hình thức. Đây là những câu mà tôi thường nghe thấy từ “người Việt mình” khi xem một talk show:

-Trời, sao thằng cha đó lùn vậy.
-Men, con đó xấu ỉn.
-Ố là la, con mụ đó tẻ quá lại bận đồ nhà quê không chịu được.
-Wow, nói ngọng như dân bắc kỳ doón vậy.
-Ý ẹ, cái giọng Quảng Nôm thấy mà ớn.
-Yêu người tài mà cũng bầy đặt chảnh.
v.v và v.v.

Khi nghe “người Việt mình” nhận xét như vậy, tôi thấy tội nghiệp cho các khách mời, là người tài trong các lãnh vực văn, thơ, nhạc, họa đang bị bình phẩm về những cái “trời sinh” mà họ không thể cải thiện như (lùn, xấu) hay rất khó cải thiện ( giọng nói ngọng hay Quảng Nam, Nghệ An…) hoặc không thuộc lãnh vực họ làm việc (họ là văn sĩ, thích ở dơ (!), không ăn mặc thời trang cho vừa lòng …khán giả xem show).

Tôi tạm lấy ví dụ: nếu người được phỏng vấn là một văn sĩ nổi tiếng nhưng (vừa lùn, vừa xấu, vừa phục sức nhà quê) thì khán giả không nên chú tâm đến hình thức của ông mà nên “xoáy” vào những tư tưởng đang được ông bày tỏ/gửi gấm; những chất liệu mà ông gom góp, những kỹ thuật mà ông sử dụng để hình thành tác phẩm, cái gọi là “văn dĩ tải đạo” của ông như thế nào, ảnh hưởng của ông đối với giới trẻ ra sao.

Một ví dụ khác, nếu người được phỏng vấn là một nữ doanh gia trẻ với đề tài là “Người Đẹp Yêu Nhân Tài” thì cũng không nên chú ý vào nhan sắc (vì cô không thi hoa hậu), hay giọng nói (vì cô không thi làm MC), mà chỉ nên coi, quan điểm của cô về việc “yêu nhân tài” là thế nào. Cô yêu vì muốn ăn theo cho nổi tiếng? Hay cô yêu vì muốn lợi dụng tên tuổi ông để đẩy cô nổi lên ở một thành phố lạ với cô, một lãnh vực mà ông là người có “thực quyền”? Hay cô yêu vì muốn bổ sung kiến thức thiếu sót của mình thông qua cái kho tàng kiến thức của ông về lãnh vực mà ông được coi là “có tài năng”?

Tóm lại, khi xem một talk show và muốn nói hay viết chút cảm tưởng của mình về show ấy, có lẽ chúng ta nên cố gắng không sa đà vào việc phê bình hay chỉ trích hình thức của “vị khách mời” mà nên xem xét nội dung tức chủ đề của chương trình có được vị khách mời đó trình bầy gẫy gọn không, đủ yếu tố thuyết phục không, có gì mới mẻ không .., phải thế không thưa quý độc giả?


Đố Kị Ghen Tị

Khi tôi hỏi về sự đố kị ghen tị, một anh bạn nói “Không đố kị ghen tị không phải là người Việt Nam”.

Ngẫm ra thì anh bạn nói cũng có phần đúng. Dường như đây là cái tính xấu rất phổ thông của người Việt. Thấy ai hơn thì ghen tị đã đành nhưng lại vì ghen đó mà đưa đến đố kị thì quả tệ hại. Sự đố kị đã làm mờ mắt và đã khiến họ có những hành động không hiểu được.
Mọi người chung quanh ái ngại nhưng có lẽ bản thân họ không biết, họ vẫn tiếp tục những hành động “khó hiểu” đó.

Một ông ra sách thành công, bèn thừa thắng xông lên ra tiếp nữa. Sự thừa thắng này làm bạn ông “nóng mặt” bèn phang ông tới tấp. Điều này đã làm giảm giá trị ông vì ai cũng đọc thấy sự đố kị ghen tị của ông.

Một ông A khoảng gần 70, thấy một người B trẻ hơn, khoảng gần 55, thành công quá xá, bèn nẩy sinh đố kị. Sự đố kị ghen tị khiến ông ta cứ tiếp tay fw những lá mail rác rưởi nói xấu ông B này. Chưa hết, ông B kê khai lý lịch trên net gọn, theo đúng tiêu chuẩn của Mỹ nhưng ông A này cứ đi theo mè nheo về bằng cấp, về lý lịch của ông B này. Điều này rất lố bịch vì thời buổi bây giờ, những bằng cấp được ghi ở net đều có thể kiểm chứng dễ dàng ở các trường học. Cả một thời gian dài, ông A này miệt mài chuyển tiếp những mail rác rưởi nói xấu ông B. Ông A có những hành động giống như bị ông B ám ảnh vậy. Người ngoài ai cũng thấy A có vẻ điên quá nhưng chỉ mình A là không thấy.

Một bà A ghen ghét bà B kia vì bà B kia xinh hơn, làm thơ hay và được nhiều người ái mộ. Thế là bà A cứ thế miệt mài gửi thư đi khắp nơi vu khống chụp mũ cho bà B là lấy 5 đời chồng Mỹ, cướp tài sản chồng Mỹ, quyến rũ chủ báo trẻ này nọ. Thật kỳ lạ, thời buổi net, bà B là người tương đối nổi tiếng và nhiều người biết bà thì việc bà có một hay nhiều chồng Mỹ, có bồ trẻ, có rút ruột chồng Mỹ hay không, ai cũng biết. Sự việc vu khống vì đố kị ghen tị như thế cuối cùng lại có tác dụng ngược. Chẳng ai tin bà A và ngược lại nhiều người ngấm ngầm khinh bỉ A khi thấy bà lồng lộn như bị bệnh dại.

Một cô B vừa trúng giải của một tổ chức về sách, cô A khác đố kị tìm cách bới lông tìm vết. Nào là tổ chức nhỏ, nào là sách self publish. Thật kỳ lạ, đã là người Việt, trúng giải thì dù to hay nhỏ cũng là một điều vui. Vì sao không chia vui mà phải đố kị nhỉ?

Chuyện khác: cùng phục vụ cộng đồng thì cứ đem tài ra đóng góp. Một cô trẻ thì cứ làm, cô trẻ kia thì nhỏ to dè bĩu. Sao không cùng nhau làm chung nhỉ?

Để chữa bịnh đố kị ghen tị có lẽ phải tự nhủ lòng thế này “Trời rất công bằng. Người này tài ở điểm này thì người kia tài ở điểm khác. Do đó, hãy thành tâm yêu mến tất cả những gì gọi là thành công của người khác, dù thành công đó rất nhỏ bé.”

Sự chân thành và không đố kị đem đến nhiều phần thưởng:
Ta không khốn khổ vì cứ nghĩ đến thành công của người kia là lại “điên tiết” lên.
Ta không phải nghĩ kế này mưu nọ để nói xấu người kia.
Ta không phải nghĩ đủ cách để làm “hơn” người kia.

Đấy, chỉ bằng cái “không phải” là đủ nhẹ mình phải không nào. Sau nữa khi thật tâm chia vui với kẻ kia, chứng tỏ mình là người độ lượng, không nhỏ nhen và người kia sẽ vui và không đối đầu nữa. Biết đâu họ lại mời mình cùng cộng tác, như thế phải hơn không?

Lại Nói Về Việc Tôn Trọng Khán Giả

Một thân hữu gửi mail sau khi bài Đành Phải Nói kỳ trước được gửi rộng rãi như sau “Bài nầy rất hữu ích khi nêu lên những điều không nên làm. Về phần "Hãy tôn trọng khán giả", tôi nghĩ nên đề cập đến cái kiểu câu khách rất tệ của mấy chương trình ca nhạc là đặt câu hỏi để cho tiền khán giả. Điều nầy hạ thấp phẩm giá của người nhận tiền (đặc biệt là khi MC nói năng như là đang ban ơn cho người nhận) và làm mất thì giờ các khán giả khác”.

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với thân hữu trên. Tuy ông không nói rõ nhưng chúng tôi có nhiệm vụ nói: đó là MC Nguyễn Ngọc Ngạn trong các chương trình Paris By Night. Cá nhân chúng tôi cũng như nhiều người từ lâu đã rất bất bình với ông MC này. Ông cho biết ông từng là giáo sư dạy trường tư ở Sài Gòn trước 1975 thế nhưng cung cách của ông trong các PBN của mục mời khán giả trả lời cầu hỏi có trúng thưởng, phải nói rất “thiếu giáo dục”. Bộ mặt và cách ông ngoắc tay rồi khinh bạc “Này anh kia, này chị kia” rất xấc xược. Có người bào chữa nói rằng ông bắt chước một show của Mỹ. Chúng tôi không đồng ý. Ngoại quốc có cái gì hay, phù hợp với văn hóa Việt Nam thì bắt chước. Không thể thấy họ làm rồi máy móc làm theo. Văn hóa nào cho phép MC có thái độ, ngôn ngữ với khán giả giống như ban ơn và rất xách mé? Chúng tôi mong quý độc giả gửi bài này đi khắp nơi và cùng tẩy chay màn này của MC Nguyễn Ngọc Ngạn. Quý khán giả không thể để một kẻ MC coi thường mình như vậy. Năm trăm Mỹ Kim không phải là một số tiền lớn lao gì để lòng tự trọng của khán giả bị dìm xuống đất như thế. Chúng tôi khá ngạc nhiên khi thấy ông cựu giáo sư Tô Văn Lai cũng không biết chấn chỉnh thái độ “xấc xược” của MC Nguyễn Ngọc Ngạn.

Hoàng Ngọc An
hoanglanchi
#238 Posted : Sunday, March 31, 2013 9:36:17 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Viết, Đọc và Nghĩ Ngọng

Bài này trích từ mục “Đành Phải Nói” của NS Diều Hâu-Florida

Tác giả: Hoàng Ngọc An


Viết Ngọng

Nói ngọng thì ai cũng biết là nói gì rồi, nhưng còn “viết ngọng”?

Tôi không biết tôi có được “đăng ký bản quyền” chữ “Viết ngọng” không nhỉ? Chả là thế này, trong tuần qua chúng tôi có một sự thảo luận nhỏ, trong một nhóm nhỏ, về một vấn đề nhỏ, giữa một cô nhỏ với một thần tượng không nhỏ của cô (!). Hai trong nhóm nhỏ chúng tôi chê cô nhỏ “nói ngọng”. Tôi thì phản đối vì cô nhỏ không hề nói ngọng nhiều. Giả tỉ nếu cô nhỏ nói ngọng nhiều thì bố bảo cô nhỏ cũng chả dám để người khác phỏng vấn. Suốt gần một giờ líu lo, cô nhỏ nói ngọng có lẽ khoảng hai lần. Hy vọng trí nhớ tôi không sai. Có lẽ cô nhỏ này quê Thái Bình và ra Hà Nội hay vào Sài Gòn khoảng mươi, mươi lăm năm? Những người nói ngọng L thành N, khi vào Sài Gòn, họ đã cố gắng và không còn ngọng nữa. Nhưng thỉnh thoảng khi hứng chí nói nhanh môt cái gì đó, họ lại ngọng.

Tôi có một cô em họ gốc Bắc Kỳ “doón”. Hôm đó, cô nói nhanh “Ấy coi chừng nó lém”. Tôi ngẩn người vì thằng con nhỏ của cô định ném cái gì đó, cớ sao cô lại nhận xét nó “lém lỉnh”? Tôi đang định hỏi nhưng bỗng nhiên tôi hết ngu và đoán ra được ngay cô em họ tôi, trong tình huống này, cô nói ngọng “ném” thành “lém”.

Trở lại chuyện thảo luận nhỏ trong nhóm nhỏ. Tôi thấy cô nhỏ gốc Bắc Kỳ “doón” trình bầy quan điểm “người đẹp yêu tài năng” khá thú vị. Thế nhưng ít nhất có hai người trong nhóm nhỏ phê phán giọng ngọng của cô nhỏ.

Tôi trêu chọc hai vị này “Con nhỏ nói ngọng thì cũng giống hai anh viết ngọng vậy!”
Xin thưa, “viết ngọng” là tôi ám chỉ người viết không dấu!

Không gì bực mình bằng, thời buổi bây giờ, net và e mail phát triển khá mạnh mà còn viết không dấu. Nếu ít giao thiệp và ít ý kiến thì khả dĩ còn tạm du di. Đọc một hai câu ngắn không dấu còn hiểu được. Đằng này cho ý kiến, tham gia tranh luận, viết dài mà chơi màn tra tấn người đọc bằng cái “không dấu” thì có khác gì cô Bắc Kỳ “doón” nói ngọng không nào. Thời net, một ngày chúng ta đọc không biết bao nhiêu thứ trên đời, delete nhiều mails không gây hứng thú cho mình. Những bài viết có dấu lắm khi còn lướt, nói gì đến chuyện bày tỏ ý kiến bằng chữ không dấu thì ai có đủ can đảm để đọc cơ chứ!

Học gõ có dấu không khó. Theo tôi, dù già đến mấy, mỗi ngày học mười phút thôi, bảo đảm hai tháng sau là gõ được có dấu với mười ngón tử tế! Lúc đó tha hồ giao thiêp, trò chuyện, thảo luận với bạn bè khắp nơi bằng chữ Việt vô cùng đẹp đẽ, phải thế không nào!

Nghĩ Ngọng

Nói ngọng thì cũng phải có nghĩ ngọng chứ nhỉ?

Mấy lúc gần đây một ông cựu quân nhân VNCH nghĩ ngọng. Ông ta nói rằng vc đã có chính sách nhân đạo này nọ và kêu gọi mọi người đóng góp để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội cũ (tên bây giờ là Nghĩa Trang Dĩ An). Dư luận khắp nơi phản đối.

Cách đây nhiều năm cũng nhiều kẻ “nghĩ ngọng”.

Kẻ thì về Việt Nam in thơ với nghĩ ngọng thế này “Ở đây không tặng được sách cho bạn bè trong nước. In trong nước thì sách đẹp, giá rẻ hơn”.

Kẻ thì mời ca sĩ vc hát và nghĩ ngọng “Cô ta chỉ hát cho đồng bào nghe thôi, có gì đâu mà cộng đồng chống”. Trời đất, thứ Bạch Tuyết, Kim Cương qua Mỹ thì mọi người cần “nhổ vào mặt” hai kẻ này chứ làm sao mà lại mời ả hát được. Thử nghĩ xem nào, với một kẻ cộng tác và thậm chí còn nằm vùng thời VNCH, làm cho cộng sản thì phải coi đó là kẻ thù bất cộng đái thiên chứ. Những kẻ đó không thể giao du chứ đừng nói là mời hát, phải thế không.

Kẻ thìĐài VTV 4 của vc mở thì kệ nó. Người chống cộng sẽ không bao giờ bị lung lay bởi chúng cả. Người trẻ thì không coi, người già coi thì tuyên truyền cho đám này được ích lợi gì”. Trời đất, nó chiếu cảnh đẹp quê hương để dụ dỗ người già về thăm. Lượng ngoại tệ thu hút từ du lịch đâu phải nhỏ. Nó chiếu nhạc tình để ru ngủ làm mềm yếu tinh thần người sồn sồn. Nó chiếu chùa chiền kinh kệ để người già quên mối thù và muốn bình an để được lên thiên đàng! Nước chảy đá mòn. Nó cứ rỉ rả ngày đêm rồi cũng có lúc nghe lọt tai. “Kính nhi viễn chi” là câu mà những kẻ nghĩ ngọng này không biết áp dụng tí nào, cơ khổ!

Đọc Ngọng

Thời buổi Iphone, Ipad, sản sinh ra nhiều người “đọc ngọng”.

Tại sao vậy? Thì cái màn hình nhỏ tí, đọc cái bài dài có hiểu hết đâu, chỉ tóm được cái vớ vẩn gì đó rồi chụp lấy cái đó mà tranh luận. Điều này đưa đến cái mà tôi hay nói đùa là nói “chớt quớt”.

Ipad chỉ hữu hiệu để xem hình hay đọc sách lai rai khi nằm giường. Hữu hiệu cho người bận rộn. Check mail ở mọi nơi mọi lúc. Nhưng chỉ để check, xem tin tức và trả lời ngắn cho những cái ‘Yes/No”.

Còn nếu một vấn đề nào đó được đưa ra, muốn bày tỏ ý kiến, nhận định thì cá nhân tôi cho rằng, quý thân hữu nên làm ơn ngồi dậy vào computer cho đàng hoàng. Màn hình lớn, dễ đọc tổng quát. Màn hình lớn, dễ nhìn lại cả bài để biết điểm chính ở đâu mà tranh luận vào đề, không nói “chớt quớt” ra ngoài.

Thật ra để giúp netters không “đọc ngọng”, thiển ý tôi là các tác giả cũng không nên bắt netters lạc vào mê hồn trận! Mê hồn trận là những mail dài vô cùng tận, hình ảnh cũ từ đời tám kiếp (mỗi lần load hình cũng mất thì giờ vàng ngọc của người đọc lắm), cứ mỗi cái là mỗi đi vào chi tiết. Đọc một hơi những bài này xong, lắm khi tôi bối rối không biết ý chính ở đâu vì dài quá. Đó là lý do, trước khi chuyển tiếp (FW) một bài dài như thế, tôi thường chịu khó tóm tắt ý chính của tác giả lên đầu để netters dễ hiểu, đồng thời giúp những người bận rộn cũng hiểu được vấn đề mà không cần xem hết bài.


Một phương cách khá hữu hiệu mà tôi nghĩ các tác giả nên thực hiện để nettes không “bối zối” vì bài dài quá. Đó là những dẫn chứng nên để vào Food note. Giản dị quá, cứ để mouse vào chữ cuối, chọn Insert/Refenrences/Food note, nó hiện ra ngay cho mình làm việc. Hoặc bài mới thì nên để “links” đến những bài cũ hay bài có liên quan ở dưới cùng.


Sau nữa nên trình bày sao cho sáng sủa dễ đọc, ví dụ xuống hàng nhiều và chọn Indent để lui vào những vấn đề con (sub event, sub topic). Như vậy, nettrs không phải đọc quá dài. Những cái trên chỉ áp dụng cho bài ở internet và không áp dụng cho bài ở báo in.

Khoa học đã chứng minh, sau 10 phút, hay 4 trang A4 là con người không tập trung được nữa. Đó là lý do sau này các đài ngoại quốc chỉ cho thời sự tối đa 8 phút cho một đề tài. Báo chí thì tối đa 4 trang cho vấn đề xã luận, thời sự.

Chà, đến đây tôi phải ngưng vì bài “lảm nhảm” này đã ở cuối trang thứ 3 rồi!


Hoàng Ngọc An
hoanglanchi
#239 Posted : Friday, April 5, 2013 11:10:54 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Người Việt Ngang Ngược

Hôm nay là cuối tuần của tôi. Tôi mới bị nhận mail (lại trùng nữa cơ) của bạn hữu về vụ “Thông báo của gia đình Phạm Duy”. Thì có gì lạ đâu, bạn hữu đọc bài của tôi và biết tôi chọn thế đứng gì nên mới gửi bài cho xem.

Đọc xong hai bài, tôi phì cười. Tôi có một chút nghĩ như vầy “Ngang ngược thật. Người ta bảo vệ tác quyền sản phẩm mà ông chứng minh luật này lý nọ để mắng gia đình người ta. Thà là ông phân tích rồi nhẹ nhàng góp ý, theo tôi có lý hơn. Ông chỉ nên khuyên gia đình PD sửa cái thông báo, nêu rõ đối tượng phải trả tác quyền là các trung tâm ca nhạc lớn và các ca sĩ sắp phát hành CD.””

Ngay sau khi gia đình Phạm Duy đăng cái Thông Báo trên báo NV Cali, cá nhân tôi đã bày tỏ “Thật đáng tiếc, tôi có cảm tưởng như sợi giây chuông chùa của chuyện tình Lan và Điệp mới bị cắt”. sau đó, Duy Cường từ Việt Nam đính chính rằng “PD từ sinh thời luôn mong nhạc mình được phổ biến. Cá nhân nào ra thông báo đó thì phải chịu trách nhiệm”. Sự kiện trống đánh xuôi kèn thổi ngược này cho tôi cái suy nghĩ anh em nhà họ Phạm giành nhau quyền lợi. Tôi cũng nghĩ rằng họ “nhắm” vào các trung tâm lớn, các ca sĩ sắp phát hành CD nhiều hơn là nhắm vào những “tập thể hay cá nhân nho nhỏ”.

Thế nhưng không biết ông luật sư nọ dùng luật ra chứng mình này nọ thì chả hiểu ông có liên quan gì đến hai trung tâm ca nhạc hay ca sĩ nào sắp phát hành CD không nhỉ? Một người đã phản bác lại ông. Xin coi ở dưới bài viết đó.

Cá nhân tôi thì nói đùa với người bạn rằng:

Gia đình PD nên đòi tiền hai trung tâm lớn vì họ vẫn sử dụng nhạc PD. Còn với những cá nhân nào chửi PD cho sướng miệng, mắng Duy Quang cho sướng mồm thì cũng nên forget nhạc PD đi cho tiện việc sổ sách. Họ nên nghe hay hát nhạc của các nhạc sĩ khác. Tuy vậy cô nương có nhận xét thế này: tên vc nằm vùng TCS đâu có tình ca quê hương, cụ Văn Cao cũng chả có, cụ Dương Thiệu Tước thì dường như chỉ có vài bài ca Huế của cụ, Phạm Đình Chương cũng rất ít, Trần Thiện Thanh thì đa số lính, lính; ông Châu Kỳ có dăm bài; ông Lam Phương cũng vậy; ngay cả cảm tình viên của vc, Nguyễn Hữu Thiết cũng không nhiều; Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An thì miễn nói, không hề có…Do đó với những ai đang chủ trương về nguồn, cho trẻ học Việt Ngữ thì quả là sẽ hơi khó khi chọn nhạc tình tự quê hương cho trẻ nghe hay múa nếu bị cấm không được rớ đến cái kho tàng tình ca quê hương của Phạm Duy! Còn thứ nhạc quê hương của NHN, NL, VDz, TH là những thứ nhạc thuộc loại mì còn tệ hơn mì ăn liền nữa! Cô nương thì đã viết rồi, sau khi cân đong đo đếm, cn vẫn cho rằng công của PD nhiều hơn tội. Vì thế cn chọn Forgive sau khi PD nằm xuống vì cn không muốn forget những tình ca quê hương tuyệt vời nhất!”

Hoàng Lan Chi

********************

Làm Thế Nào Để Giết Một Thiên Tài

Ngày 23 tháng 3 năm 2013 vừa qua gia đình nhạc sĩ Phạm Duy ra một thông báo cấm xử dụng tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang sẽ không được sử dụng trên mọi phưong diện, trình diễn cộng cộng (show ca vũ nhạc, có thu hình hay không thu hình), phát thanh (radio), phát tuyến trền hình (television), internet, sách báo, quảng cáo và tất cả các hình thức sử dụng thưong mại.
Bản thông báo nầy đi kèm với lời đe doạ: “Mọi sử dụng không được chấp thuận trên văn bản bởi gia đình Phạm Duy hay luật sư đại diện là vi phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ của gia đình Phạm Duy, và sẽ bị truy tố tối đa dưới luật pháp. Luật Pháp Hoa Kỳ (US Copyright Law) có hình phạt chính là $250,000 cho mỗi vi phạm, và mức án tù.” Bản thông báo được ký tên bởi gia đình nhạc sĩ Phạm Duy và luật sư Trương Phú Hoà.

Thứ nhất, nói về “tình” thì dân tộc và đất nước Việt Nam cưu mạng Phạm Duy và vì nhạc Phạm Duy được một bô phận thính giả Việt Nam yêu mến. Nói như thế, Phạm Duy, dù có đóng góp lớn cho bộ môn âm nhạc, thì vẫn còn nợ đất nước Việt Nam một món nợ ân tình.
Không có đất nước Việt Nam thì không có Phạm Duy. Sự thể gia đình Phạm Duy ra một thông báo đầy tính đe doạ đối với việc sử dụng âm nhạc Phạm Duy được ngưòi đọc nhận định như là một tuyên ngôn quịt nợ, hay một bản tuyên chiến của một thiên tài đối với người Việt Nam yêu mến nhạc của ông.

Thứ hai nói về “lý” thì luật về bản quyền của Hoa Kỳ bảo vệ những sáng tác của Phạm Duy là một vấn đề không đơn giản và có nhiều … vấn đề.
Nếu luật copyright của Hoa Kỳ có bảo vệ cho…tất cả những sáng tác, hình ảnh, nhạc, tên, thông tin cá nhân, tiếng hát, lời phát biểu, của cố nhạc sĩ Phạm Duy và cố ca sĩ Duy Quang, thì trên thực tế rất khó thực hiện được việc kiểm soát sự sử dụng những sáng tác và tên tuổi Phạm Duy ở thời đại thông tin internet.

Do đó, lời đe doạ của bản thông báo nhưng lại thiếu khả năng thực hiện… nói lên một hành động “rung cây nhát khỉ” chỉ tăng thêm mối phản cảm của người yêu âm nhạc Phạm Duy đối với tác giả, mặc dù bản thông báo chỉ là hành động của những người thừa kế di sản của Phạm Duy.

Nếu gia đình Phạm Duy có khả năng đưa tất cả tổ chức, cá nhân vi phạm bản quyền của Phạm Duy thì một vấn đề quan trong hơn nảy sinh. Đó là … liệu gia đình Phạm Duy có bản quyền (copyright) các sáng tác của ông hay không.

Luật về bản quyền Hoa Kỳ xác định như sau: quí vị có chủ quyền về các tác phẩm, sáng tác nhưng chưa chắc có bản quyền về những sáng tác, tác phẩm đó! (Mere ownership of a book,manuscript, painting, or any other copy or phonorecord does not give the possessor the copyright. The law provides that transfer of ownership of any material object that embodies a protected work does not of itself convey any rights in the copyright).

Đây cũng là lời nhắn nhủ đầu tiên của luật bản quyền gởi đến gia đình Phạm Duy.
Luật về bản quyền (copyright) của Hoa Kỳ minh định rằng: các tác phẩm đã xuất bản có nguồn gốc nước ngoài có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ nếu hội đủ một trong những điều kiện sau đây:
Ở thời điểm công bố đầu tiên, một hay nhiều tác giả là national và những ngưòi đang cư trú tại hay là thưòng trú tại Hoa Kỳ, hay các quốc gia có tham gia hiệp ước (về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ), hay một ngưòi không có quốc gia (stateless person) bất kỳ ngưòi đó ở đâu; hay sáng tác được công bố đầu tiên ở Hoa Kỳ hay quốc gia có hiệp ước với Hoa Kỳ (Xemhttp://www.copyright.gov/circs/circ01.pdf).

Tài liệu của copyrightdata.com xác định rõ hơn: nếu ở thời điểm sáng tác và công bố đầu tiên của một tác phẩm mà tác giả là công dân nước ngoài thì luật bản quyền của quốc gia mà tác giả là công dân sẽ bảo vệ cho tác giả.

Nếu một công trình sáng tác được thành hình, được đăng ký bản quyền và lần đầu tiên công bố – hay là công trình của công dân một quốc gia khác với Hoa Kỳ, công trình đó được coi như là công trình của nước ngoài .(http://chart.copyrightdata.com/ch08.html)
Trường hợp của Phạm Duy, cũng như đa số các tác giả và nghệ sĩ vốn ở Việt Nam trước 1975, do đó, rơi vào 2 khung thời gian quan trọng của luật bản quyền.

Thứ nhất đại đa số các bản nhạc của ông được sáng tác và xuất hiện đầu tiên tại Viêt Nam Cộng Hoà trước năm 1975 khi ông còn là công dân nưóc Việt Nam Cộng Hòa và chưa phải là thường trú nhân hay công dân Hoa Kỳ.

Do đó luật về bản quyền của VNCH được áp dụng cho tất cả sáng tác trước năm 1975.
Cũng vì thế luật bảo vệ sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ không áp dụng cho các sáng tác nằm dưới thẩm quyền của VNCH.

Tất cả các sản phẩm trí tuệ không được luật bảo vệ tác quyền bảo vệ thì được coi như thuộc public domain. Do dó, các tác phẩm xuất hiện trước 1975 của tất cả các nghệ sĩ Việt Nam kể cả Phạm Duy sẽ trở thành “của chùa” (tạm dịch chữ public domain).

Thứ hai là các tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông sống ở Hoa Kỳ, tức là khi ông trở thành thường trú nhân và công dân Hoa Kỳ sau năm 1975, mới được luật Bảo Vệ Sản Phẩm Trí Tuệ Hoa Kỳ bảo vệ.
Đó là khoảng thời gian Phạm Duy sáng tác rất ít và theo tôi những sáng tác trong thời gian nầy không quan trọng so với các sáng tác trước năm 1975.

Theo thông tin của cơ quan Copyright Hoa Kỳ thì trong thời gian nầy Phạm Duy chỉ đăng ký có hai sản phẩm:
1-He.n ho`: tinh khuc Pham Duy (1994) vài
2-Ky niem / Pham Duy. (1993).

Như vậy thì Phạm Duy chỉ có 2 sáng tác có đăng ký copyright so với 256 sản phẩm có đăng ký bản quyền của Marie To, chủ nhân của Thuy Nga Paris.

Ngoài ra, luật pháp có những biệt lệ cho phép sử dụng các sáng tác có bản quyền trong một số trưòng hợp. Luật về “fair use” là những biệt lệ của luật về bản quyền. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi một số trưòng hợp như sử dụng các tác phẩm được bảo vệ để phê bình, đánh giá tác giả và một số các sử dụng khác.

Gia đình Phạm Duy nếu có bản quyền (copyright) các tác phẩm của Phạm Duy (sau năm 1975) thì gia đình Phạm Duy cũng đã không cân nhắc luật ”fair use” – sử dụng cách vừa phải – trong thông báo người Việt tại hải ngoại.

Nói tóm lại, gia đình Phạm Duy đã bị “việt vị” khi ra thông báo đầy ngôn ngữ cấm đoán và đe doạ nói trên.

Họ đã vi phạm cả tình lẫn lý.
Đối với tôi, Phạm Duy là một thiên tài âm nhạc của Việt Nam và tựa đề của bài viết nầy là “Làm thế nào để giết một thiên tài?”

Những tuyên bố của Phạm Duy với báo chí trong nước đã làm nhiều người Việt ở hải ngoại mặc dù yêu nhạc Phạm Duy vẫn không thích con người của Phạm Duy.

Nhưng sự bộp chộp của gia đình Phạm Duy khi ra một thông báo hù doạ, dựa vào sự bảo vệ chưa được khẳng định của luật pháp Hoa Kỳ, như một nhát dao cuối cùng, đã đâm chết tình cảm … còn sót lại dành cho thiên tài Phạm Duy trong lòng người Việt tại hải ngoại.

Vĩnh biệt Phạm Duy! Và tôi sẽ tiếp tục nghe nhạc Phạm Duy và … sẽ không còn nhớ và quan tâm đến tên tác giả.
Dallas, Texas April 1, 2013
© Luật sư Nguyễn Xuân Phước

From: MienDu Nguyen <>Date: 2013/4/5
Subject: Re: Ý KIẾN VỀ BẢN QUYỀN NHẠC PHẠM DUY

Dear cả làng,
Theo bài viết của Ông này thì chưa hẳn đúng,ông chưa biết thấu đáo luật pháp của Mỹ về các tác phẫm entertainment,
ở MỸ tôn trọng những tác phẫm nghệ thuật, những tài sản trí tuệ, và còn lương tâm nữa, những trung tâm như Thúy Nga, Asia là các trung tâm văn nghệ thương mại, khi họ tổ chức show bán vé lấy tiền thì phải trả bản quyền cho các nhạc phẫm trình diễn trong show đó
Bầu show tổ chức ca nhạc, ca sĩ hát cái gì, nếu không có nhạc do các nhạc sĩ sáng tác thì ca sĩ lấy gì để hát, bầu show lấy nhạc ở đâu để làm show
được biết hai trung tâm PBN & Asia đều có trả tiền cho các nhạc sĩ, trả rất ít, nhưng có trả là may mắn rồi, Chỉ có bọn buôn văn nghệ và ca sĩ VN mới vô liêm sĩ, chỉ biết lấy tiền bỏ túi, mà không nghĩ đến những người đã cho ra đời những sản phẩm tinh thần để nuôi dưỡng họ, họ tham lam chỉ muốn ăn trọn, mà không chịu chi trả cho nhạc sĩ dù là một phần nhỏ, các nhạc sĩ VN bị thiệt thòi, và họ không muốn kiện cáo, vì kiện người có tóc, không ai kiện kẻ trọc đầu, những TT lớn họ còn có tiền chi trả cho các nhạc sĩ,
chứ các trung tâm tép riu, các ca sĩ đi hát họ lấy tiền mặt, không đứng tên tài sản thì có kiện chúng cũng không có tiền trả, người VN sợ phiền phức, nhạc sĩ VN bây giờ nghèo quá, ca sĩ hát nhạc của họ thì mừng, thôi thì thà có tiếng ma`không có miếng cũng chịu vậy, nhưng đây chúng ta nói về lương tâm con người, những kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ của người khác, thì làm sao có lương tâm.

Còn nói về copyright các tác phẫm của nhạc sĩ Phạm Duy, các nhạc phẫm của ông đã ra đời, rất nổi tiếng, dù không có copyright, nhưng đưa ra thế giới ai cũng chứng minh đó là tác phẫm của nhạc sĩ Phạm Duy, nếu ông kiện các Trung tâm lớn đã thu hát các nhạc phẫm của ông, có thu nhập lợi nhuận rỏ ràng, thì họ phải bồi thường, chứ không cần phải hỏi tới là có copyright hay không? vì những thính giả khắp nơi trên thế giới là copyright cho ông rồi. Được biết nhạc của PD có một số tác phẫm đã bán cho công ty Phương Nam ở VN, nên khi các Trung tâm văn nghệ thương mãi nào sử dụng thì phải trả tiền cho TT này là đúng rồi, họ không kiện, nếu họ kiện là thắng thôi!
Tôi nghĩ bản thông báo của gia đình PD đưa ra la`do Phạm Duy Minh là con trai của PD, khi còn sanh tiền ông PD đã giao cho Duy Minh lo chuyện phát hành và bản quyền của ông tại Mỹ, khi về VN thì ông giao cho Duy Cường,

Còn nói về copyright các nhạc phẫm tại Mỹ rất dễ dàng, chỉ cần điền form gởi về Thư Viện Quốc Hội(Library of Congress), chỉ cần ngày họ báo nhận được thì ngày hôm đó là ngày được accept.

Luật pháp của Mỹ bảo vệ các sản phẫm Entertainment rất rỏ ràng, các nhà hàng phát nhạc ngoại quốc phải chú ý, nếu một ngày nào đó tình cờ có người đại diện của một ca nhạc sĩ ngoại quốc nào đó ghé thăm thì không thể nào cãi được,
Luật pháp tại Mỹ cho biết,
-các buổi concert phải trả tiền bản quyền
- các Radio phát nhạc cũng phải mua,
(người VN trả tiền cho nhạc ngoại quốc nhưng lại không trả cho nhạc VN)
- các nhà hàng phát nhạc cũng phải trả tiền( thôi thì phát nhạc VN chẳng ai thèm đòi)
- ca sĩ Phát hành CD phải trả tiền bản quyền cho nhạc sĩ
- các ca sĩ đi hát phải trả tiền là đương nhiên
*Nhưng riêng văn hóa, nghệ thuật VN thì không có chuyện này,
họ cho sự ăn cắp trí tuệ là chuyện đương nhiên, ca sĩ VN không có tôn trọng nhạc sĩ, họ vô lương tâm đến nỗi họ nhờ vào nhạc phẫm của nhạc sĩ đó để được nổi tiếng, nhưng họ chỉ biết thu tiền vào túi riêng mà không bao giờ chi cho nhạc sĩ, các nhạc sĩ VN chết trong nghèo khổ. Họ còn nói họ hát phổ biến cho nhạc sĩ đó là may lắm rồi, bởi vậy nền âm nhạc, văn hóa nghệ thuật VN xuống dốc là như vậy, vì các ca sĩ và trung tâm chỉ bám vào các nhạc phẫm xưa, các nhạc sĩ đã qua đời, chẳng ai còn đòi hỏi chuyện trả tiền bản quyền, không giống như ca sĩ ngoại quốc họ được giáo dục đàng hoàng có lương tâm hơn là các ca sĩ VN.
Ca sĩ ngoại quốc, họ đi hát ở đâu đều có manager của họ lo chuyện chi trả cho các nhạc sĩ mà ca sĩ chọn hát tác phẫm của họ, họ chiếu theo luật định chi trả bao nhiêu phần trăm trên thu nhập của họ hát bao nhiêu nhạc phẩm rồi chia ra để trả, mặc dù nhạc sĩ đó họ không biết buổi trình diễn đó ở đâu, đó là lương tâm nghề nghiệp của một người nghệ sĩ, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. Tôi có ngưỜi bạn làm việc cùng với mỘt cặp ca nhạc sĩ amateur, cặp ca nhac sĩ này đã cho ra đời một nhạc phẫm, họ đã thu băng bản nhạc của họ, cách đây 10 năm, nhưng họ không thành công, nên bỏ nghề đi làm hãng. 10 năm sau, một bất ngờ có một công ty entertainment tại Châu âu đã tìm ra họ, và chi trả bản quyền trên bạc triệu lý do bản nhạc của họ đang thịnh hành tại Châu Âu, ngưỜi ngoại quốc là như thế đó, họ có lương tâm nghề nghiệp,họ kính trọng người sáng tác, những người đã đem lại cho đời những tác phẫm đế nuôi dưỡng tinh thần cúa nhân loại.

MDDL
hoanglanchi
#240 Posted : Monday, April 8, 2013 12:03:17 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Ông Chú Bắn Súng Cà Nông Không Tới

Người Bắc hay ví thế này “Họ hàng bắn súng cà nông không tới” để ám chỉ họ hàng xa, rất xa.

Trước kia, tôi có một ông chú bắn súng cà nông không tới. Chả là thế này: ông anh của ông lấy cô ruột của tôi, tôi gọi ông đó là Chú thì “phải đạo” lắm rồi. Còn ông, không ai bắt tôi phải thưa là Chú cả nhưng vốn dĩ “con gái Gia Long ngoan nhất nước” (!) nên tôi vẫn gọi ông là chú. Ông là dân Chu Văn An, tôi là dân Gia Long. Khi ông giới thiệu, mọi người cứ thắc mắc Chú cháu thế nào, tôi bảo “Họ hàng bắn súng cà nông không tới!”.


Tuần vừa qua, lại thêm một ông chú “bắn súng cà nông không tới”. Ông này thật là nhiều chuyện! Khi tôi “meo” và đề nghị “Chú ơi chú à, hôm nào kể chuyện ngày xưa của Sài Gòn cho Lan Chi nhe” thì ông meo giả nhời như thế này “Nếu Lan Chi đúng là cháu của Gs Đinh Tiến Lãng có dạy về Lý Hóa ở Trường Sơn thì tôi mới dám nhận chú cháu. Còn vụ kể chuyện thì xin hãy khoan đã vì tôi già rồi nên chẳng dám đua đòi với những cao thủ (hàng bà bà) như Lan Chi. Tôi vừa chân ướt chân ráo từ Nam Cali sang Dallas. Mở máy đọc thư tình cờ được đọc Lan Chi. Hên quá.”


Tôi phải gân cổ lên thì là mà “HLC cháu Đinh Tiến Lãng” chớ ai! “Ông chú bắn súng cà nông không tới” dám chọc quê cô cháu như sau:

“Vậy là vụ chú cháu coi như ổn. Tôi quen chú của Lan Chi ở Trường Sơn vì thường lui tới nơi đó trò chuyện với các ông Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền v.v..(tạm kể như thuộc nhóm Sáng Tạo). Chứ không có liên hệ nào với ông Lãng về hoạt động chính trị cả. Ra hải ngoại từ nhiều năm rồi không gặp chú lại gặp cháu và lại là một độc giả của cháu. Về vụ kể chuyện thì chả dại gì mang lấy nợ vào thân. Nghe kể thú vị hơn, loạng quạng thiên hạ họ cười cho. Vả lại nghe CDA thưa thốt và Lan Chi bàn ngang tán dọc phê quá nên ‘khớp’”.


Cô cháu là tôi lại trổ tài thuyết phục vì tôi đang “đắm đuối” với đề tài “Sài Gòn muôn năm cũ” thì ông chú bắn súng cà nông vẫn õng ẹo “Còn cô cháu HLC của tôi thì theo tôi là tổng hợp của Kim Thánh Thán và Mao Tôn Cương, chữ nghĩa lại dồi dào. Lắm khi tôi cứ tự hỏi người này muốn điều gì đây. Không kiếm được giải đáp, đành “kính” mà “viễn chi””


Tuy vậy cuối cùng thì tôi cũng thành công. Ông hứa sẽ kể. Cách đây nhiều năm, tôi tìm đến ông không phải vì cái luật sư của ông, cũng chẳng phải vì cái Cố Vấn hay vì cựu Bộ Trưởng VNCH mà chỉ vì cái “Sáng Tạo” mà thôi. Tôi thích, thích chứ không đắm đuối văn chương cơ mà và nhóm “Sáng Tạo” là một thú vị cho tôi tìm hiểu. Thuở xưa cón bé tôi mê Nhất Linh với “Đôi Bạn” chỉ vì cái anh chàng Dũng trong đó đi làm cách mạng! Nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã làm nên lịch sử với một số thành tựu cho xã hội. Còn Sáng Tạo? Sáng Tạo, nếu có, thì tôi chỉ chú ý đến Mai Thảo. Tôi không thích Thanh Tâm Tuyền, tôi ghét thơ “bí hiểm” của ông ấy.


Ông chú “bắn súng cà nông không tới” của tôi kỳ này là cụ ông gần 90 tuổi nhưng vẫn minh mẫn, vẫn hiên ngang đi từ Pháp sang Mỹ để nói chuyện thời sự: đó là LS Trần Thanh Hiệp. Tôi nghĩ độc giả của mục Trò Chuyện với Lan Chi có quyền hy vọng nghe những điều rất ly kỳ hay ho của Sài Gòn muôn năm cũ từ “Ông Chú xa lắc xa lơ này”.


Trước LS Trần Thanh Hiệp, HLC cũng “dụ dỗ” được nhà văn Văn Quang kể về Sài Gòn, bối cảnh ông sống, xã hội ông tham gia. Tuy vậy, vì bận với cuốn “Lẩm Cẩm Thiên Hạ Sự” sẽ xuất bản nay mai, cần hiệu đính nên Văn Quang cũng chỉ kể theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Tuy thế, trong bài Văn Quang, ông có một nhận định tuyệt vời và HLC rất thích! ( Xin xem…hồi sau sẽ rõ!)

Users browsing this topic
Guest (71)
17 Pages«<1011121314>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.