Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

17 Pages«<910111213>»
Tạp ghi Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#201 Posted : Monday, October 15, 2012 2:43:44 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Cựu Giám Đốc VP Định Cư Tị Nạn của CP Hoa Kỳ nói chuyện về định cư tị nạn.

LGT: TS Nguyễn Văn Hạnh, Cựu Giám Đốc Cơ Quan Định Cư Tị Nạn thời TT George Bush, Cựu Phó Giám Đốc cơ quan này thời TT George Herbert Walker Bush vừa từ Hoa Thịnh Đốn trở về Sacramento. Chúng tôi gửi đến quý vị buổi trò chuyện của Hoàng Lan Chi với TS về một số vấn đề liên quan đến định cư tị nạn toàn quốc nói chung và Việt Nam nói riêng. ( Trích Bút Tre số tháng 10/2012)





TS Nguyễn Văn Hạnh, trước đây giữ trọng trách Giám Đốc Cơ Quan Định Cư Tị Nạn Thời TT Goerge Bush và Phó Giám Đốc thời George Herbert Walker Bush, hiện nay là Giám Đốc Thành Viên trong Hội Đồng Quản Trị của Ngân Hàng Yểm Trợ Các Hiệp Hội Hoa Kỳ. Do những cống hiến trong hai thời TT Walker Bush và George Bush của TS Nguyễn Văn Hạnh, vào các ngày 19-21 Tháng 9 năm 2012 vừa qua trong một Đại Hội của chính phủ Obama tổ chức tại DC bàn thảo về vấn đề định cư tị nạn của quốc gia, TS Nguyễn Văn Hạnh đã được mời với tư cách là một thuyết trình viên, hiện là Giáo Sư Đại Học George Mason University, tai Washington, DC. Đại Hội này là một sự phối hợp giữa Bộ Y Tế An Sinh Xã Hội với VP Định Cư Tị Nạn Hoa Kỳ. Khoảng 750 tham dự viên gồm các cấp lãnh đạo thuộc chính phủ liên bang, cấp tiểu bang và các cơ quan điều hành toàn quốc cùng các viên chức trực thuộc Cao Ủy Liên Hiệp Quốc.
Về những thành quả đã qua, Thuyết Trình Viên TS Nguyễn Văn Hạnh trình bầy một số điểm chính yếu. Sau đâyy là một số nhận xét về chính sách giúp đỡ định cư dân tị nạn chung toàn Hoa Kỳ và phần dành riêng về Việt Nam.

Vấn đề di dân chung của quốc gia Hoa Kỳ
Năm 2001, khoảng năm tuần sau khi TS Nguyễn Văn Hạnh nhậm chức Giám Đốc Văn Phòng Định Cư Tị Nạn trực thuộc chính phủ trung ương thì biến cố 911 xảy ra. Trước đó số di dân tị nan vao Hoa Kỳ ước lượng khoảng 68,000/1 năm. Sau 911, con số này sụt giảm mãnh liệt chỉ còn 27,000 - 28,000/năm trong 2 năm 2002 và 2003. Đứng trước tình trạng này, TS Nguyễn Văn Hạnh đã dùng đủ mọi cách để cùng cac co-quan chính phủ trung uơng gia tăng con số di dân ti nạn được đón nhận vào Hoa Kỳ. Sau một năm nỗ lực, số người được định cư đã gia tăng đến 52,688 vào năm 2004.

Những người tị nạn chính trị thường là do Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc giới thiệu và nếu phù hợp với những điều kiện của Hoa Kỳ, những người này được chấp thuận. Hoa Kỳ rất kỹ lưỡng về vấn đề an ninh quốc gia và đã gạt bỏ khá nhiều các hồ sơ gian dối. Vì thế con số không cao như các năm trước biến co 911.
Nói chung về lãnh vực di dân, TS Nguyễn Văn Hạnh cho biết vào năm 2000, toàn quốc có khoảng 10 tổ chức thiện nguyện (voluntary agencies) được coi như là “charity” đã cùng chính phủ lo vấn đề này. Một trong các tổ chức “charity” này mà cộng đồng Việt Nam biết tới khá nhiều là tổ chức USCC. Sau khi nhậm chức, với con số di dân có thể lên đến 70 ngàn/năm, TS Nguyễn Văn Hạnh đã suy nghĩ đến một phương thức mới để trợ giúp người định cư mau chóng ổn định. Phương thức đó là kêu gọi các cộng đồng cùng tham gia ngoài các tổ chức thiện nguyện “charity” được nêu trên. Sự tham gia này có điều lợi là họ nói cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người di dân và như thế sự trợ giúp sẽ hữu hiệu hơn nhiều. Ví dụ tổ chức từ cộng đồng Nga sẽ phục vụ cho di dân từ Nga, tổ chức của cộng đồng Trung Dong sẽ phục vụ cho di dân gốc Trung Dong v.v. Một số cộng đồng như Nga, Do Thái đã hưởng ứng mạnh mẽ. Có thêm các tổ chức vô vị lợi (non profit) ra đời và một số được tài trợ từ VP Định Cư Tị Nạn để hoạt động. Vào năm 2004, tổng số các tổ chức xuất phát từ cộng đồng được Chính Phủ tài trợ là 54 hội đoàn. Cac cộng đồng hoạt động rất hữu hiệu gom cộng đồng Do Thái và cộng đồng người Hoa. Trong cộng đồng Việt Nam, hai tổ chức vô vị lợi thuộc cộng đồng, hoạt động hữu hiệu và nhận được nguồn tài trợ từ VP Tị Nạn của chính phủ là Tổ Chức BPSOS và NAVASA, bên cạnh một số tổ chức tại địa phương.
Cũng theo TS Nguyễn Văn Hạnh, năm 2004, Văn Phòng Định Cư Tị Nạn đã chuyển 10 triệu Mỹ Kim để yểm trợ 54 hội đoàn và tổ chức đại diện hầu hết các sắc dân tị nạn từ nhiều vùng trên thế giới đến Hoa kỳ, để họ giúp đỡ dân tị nạn hội nhập vào xã hội.

Chương trình Hợp Tác Phát Triển Nông Nghiệp (Refugee Agricultural Partnership Program)
Bàn về các chính sách của chính phủ nhằm trợ giúp người di dân mau chóng hội nhập vào Hoa Kỳ, TS Nguyễn Văn Hạnh cho biết VP Tị Nạn do ông đảm trách đã có 2 phương thức chính: một là phân tích các khả năng nghề nghiệp (skill) của dân nhập cư, hai là trợ giúp dân nhập cư hội nhập bằng chính các “skill” mạnh của họ, thích hợp với nhu cầu thị trường.
Trong lãnh vực này, TS Nguyễn Văn Hạnh có nhắc đến một chương trình của Văn Phòng Tị Nạn: đó là chương trình Refugee Agricultural Partnership Program. Chương trình này sau đó phát triển mạnh và trước tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó, Bộ Canh Nông Hoa Kỳ đã cùng phối hợp với Văn Phòng Tị Nạn để phát triển trên toàn quốc. Xuất phát từ sự phân tích dân nhập cư gốc Phi Châu và người Hmong, VP Tị Nạn nhận thấy rằng đa số họ có căn bản trong nghề nông. Từ đó VP đề ra các chương trình huấn nghiệp về canh nông và tạo điều kiện canh tác cho nhóm người di dân này. Từ đó họ đã nhanh chóng hội nhập và đóng góp vào nền thịnh vượng chung cho quốc gia Hoa Kỳ. Chương trình Refugee Partnership Program thành công nhất tại San Diego. Báo New York Times đã có bài viết về một dự án thuộc chương trình này và Bà Michele Obama viếng thăm vào năm 2011. Tổng số 14 cơ quan trên 13 tiểu bang đã nhận tài trợ từ chính phủ để thực hiện chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp khá hữu hiệu này.

Chương Trình IDA theo Nguyên tắc Grameen Bank

Phương thức cho vay ít vốn, nhẹ lãi cho rất dông người để thành lập hoặc nới rộng tiểu thương bắt nguồn từ Nguyên Tắc Grameen Bank, do GS Yunus (đoạt giải Nobel về Hoa Binh) khởi xướng tại Bangladesh, nhiều thập niên trước đây. Sự thành công của mô thức do Ngân Hàng Grameen áp dụng sau này trở thành khuôn mẫu cho nhiều quốc gia mô phỏng. Một cách ngắn gọn, ngân hàng có những chương trình cho dân nghèo vay vốn để “làm ăn” mà chúng ta gọi là “ với những điều kiện khá dễ dàng và ưu đãi”, với mức độ thất thoát tiền vốn rất thấp, và lợi ích kinh tế rất khả quan.
Văn Phòng Tị Nạn nhận định rằng mô thức này rất thực tiễn và sẽ giúp dân ti nan mau chóng ổn định đời sống. Khi đến Hoa Kỳ, dân ti nạn đem đến nhiều khả năng (skill) trong nhiều lãnh vực (kinh tế, ngoại thương). Họ chỉ thiếu nguồn vốn và kỹ thuật. Bây giờ Văn Phòng Tị Nạn da co chương trình Danh Mục Phát Triển Cá Nhân (Individual Development Account (IDA)) va Tiểu Thương (Micro Enterprise) mô phỏng theo nguyên tắc Grameen Bank. Rất đông dân tị nạn được trợ giúp qua hai chuong trình đặc biệt này. Sự thành công về tiểu thương đã giúp di dân ổn định đời sống, hội nhập xã hội mới. Sự thành công của họ cũng là tấm gương cho những người đến sau noi theo. Cứ thế, người sau tiếp nối người trước và làn sóng di dân giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, đồng thời góp phần vào sự thịnh vượng chung của xã hội.
Từ 1991, Cơ Quan Định Cự Tị Nạn đã có Chương Trình IDA và Micro Enterprise giúp hàng trăm nghìn dân tị nạn thành công qua việc cho vay nhẹ lãi và đóng góp vào vốn đầu tư để xây dựng các tiểu thương, tạo công ăn việc làm cho di dân. Các chương trình này hiện nay vẫn đang tiếp tục thực hiện.

Chương Trình Chống Nạn Buôn Người
Đây là một chương trình do VP Định Cư Ti Nan triển khai vào năm 2001. Chương trình này có mục đích chận đứng nạn buôn người tại Hoa Kỳ, với sự cộng tác trên toàn thế giới. Vấn đề này liên quan đến nhiều quốc gia, qua Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đã có các phiên hop quốc tế từ năm 2002 tai Bruxelle, với khoảng 130 quốc gia tham dự, kể cả Liên Hiệp Quốc. Một vấn đề “buôn người” nổi bật nhất dính líu đến ViệtNamlà “vụSamoa”. Các vụ có tầm vóc khá lớn khác liên hê đến nhiều nạn nhân là phụ nữ và trẻ em từ Nga tại New York City, cũng như nạn nhân Đại Hàn tìm thấy ở San Francisco.
Chương trình này hiện nay vẫn đang hoạt động. Tổ chức BPSOS của cộng đồng Việt Namđã hoạt động trong lãnh vực này từ nhiều năm nay. Vụ Samoa cũng do BPSOS giải cứu.

Dân Tị Nạn Việt Nam
Khởi điểm từ tháng 4/1975, có den 135,000 người tị nạn ViệtNam chạy trốn cộng sản đến Hoa Kỳ. Cac tổ chức “charity”, kể ca USCC, đã cùng chính phủ Hoa Kỳ trợ giúp làn sóng tị nạn đầu tiên đến đất Mỹ.
Vào thời điểm 1975, lúc đó ong Nguyễn Văn Hạnh đang theo học chương trình Ph.D. khoa Kinh tế, voi học bổng của USAID. Trước đó ông giữ chức vụ Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch (32 Lê Thánh Tôn Sài Gòn) trực thuộc Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia[1][1]. Do là người Mỹ gốc Việt, ông đã cùng chính phủ tiểu bangCali trợ giúp làn sóng di dân Việt đầu tiên ởCali. Với những kinh nghiệm tích lũy từ những năm tháng đó, sau này TT Bush Cha và Con đã lần lượt mời TS Nguyễn Văn Hạnh đảm trách chức vụ Giám Đốc VP Tị Nạn của chính phủ liên bang, phụ trách về di dân chung cho toàn quốc. TS Nguyễn Văn Hạnh đã theo dõi chặt chẽ sự lớn mạnh của cộng đồng Việt Nam từ 1975 đến nay.

Sau làn sóng 135,000 nguoi đầu tiên nam 1975 la những chương trình tiếp nối như: CT định cư cho các cựu tù nhân chính trị cộng sản (mà người Việt gọi tắt là H.O) , CT ODP, CT đặc biệt cho người Thượng và con lai. Ngoài ra còn có 1,400 nguoi Việt đã đến Hoa Kỳ sau gần 25 năm lưu lại đảo Philippines. Theo Sở Thống Kê Hoa Kỳ vào năm 2010, tổng số di dân Việt là 1,548,000 người. Có đến 66.9% trong số này tham dự vào thành phần lao động (labor force) trên toàn quốc, thể hiện mức đóng góp kinh tế khả quan, sánh với tỷ lệ 66.3% cho toàn thể dân Hoa ky.

TS Nguyễn Văn Hạnh cho biết cộng đồng Việt Namđã khá thành công, cho những người bình thường cũng như những người có chuyên môn cao. Các trung tâm đông dân Việt rất trù phú và linh hoạt có thể kể là Orange County, San Jose, Boston, Virginia, Houston, Seattle… Ông cho biết vào năm 2008, thu nhập của một gia đình bình thường Việt Nam tại Mỹ là 59,000 MK /năm, so sánh với người Mỹ toàn quốc là 62,500 MK /năm, theo phúc trinh từ cơ quan thống kê Hoa Kỳ. .

Năm 2007, Việt Nam đã làm chủ 14,8% của tất cả các “business” của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á, thu nhập khoảng 28,8 billion Mỹ Kim. Đây là mức đóng góp rất đáng kể cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Tuy vậy cá nhân TS Nguyễn Văn Hạnh ước mong cộng đồng phát trien va cộng tác nhiều hơn với chính phủ Hoa Kỳ vì hiện nay tình trạng trẻ em bỏ học, những người phạm pháp bị câu lưu, những người nghèo đói do tình hình kinh tế suy thoái vẫn còn khá đông trong cộng đồng Việt Nam. Nói một cách khác, cộng đồng Việt Nam cần có nhiều các tổ chức không vụ lợi (non profit) hiệu năng hơn nữa để tham gia thiết lập dự án và nguồn tài trợ từ chính phủ liên bang, cũng như lãnh vực tư nhân. Các tổ chức này có thể tiếp tục nâng cao khả năng thực hiện các chương trình để trợ giúp cho các di dân thuộc cộng đồng mình nhanh chóng hội nhập vào xã hội Hoa Kỳ để ổn định đời sống, đóng góp vào sự thịnh vượng chung và nhất là không tạo thành gánh nặng cho quốc gia đã cưu mang họ.

Đúc kết lại, về chương trình di dân, hiện nay sắc dân Trung Đông, Phi Chau, Á Chau (như Miến Điện) tị nạn vào Hoa Kỳ rất đông. Làn sóng di dân của người ViệtNamlên cao vào những năm 75-90 và hiện nay giảm nhiều. Tuy nhiên còn khá nhiều vấn đề cần được lưu tâm như sự đoàn kết của các đoàn thể trong cộng đồng trên toàn Hoa Kỳ, sự yếu kém kinh tế của giới có mức thu nhập thấp, thành phần cao niên cần được trợ giúp, và phương thức giảm thiểu các tệ nạn xã hội và những hành vi phạm pháp vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi.

TS Nguyễn Văn Hạnh nhận định rằng, hiện tại chúng ta chưa có mối liên lạc mật thiết giữa cộng đồng với các trường đại học lớn. Chúng ta đã qua thời kỳ di dân và hội nhập sơ khởi. Bây giờ cần phải mạnh dạn đi vào dòng chính của Hoa Kỳ để thăng tiến hơn, phát triển sắc thái riêng của cộng đồng, nhằm tạo thế đứng mạnh hơn trong tương lai.

Hoàng Lan Chi thực hiện 2012
(Nguồn: web www.hoanglanchi.com)

[HR][/HR][1][1] Hoàng Lan Chi, khi mới tốt nghiệp Đại Học Khoa Học Sài Gòn, 1971, là chuyên viên Nha Viện Trợ trực thuộc Tổng Nha Kế Hoạch do ông Nguyễn Văn Hạnh là Tổng Giám Đốc.
hoanglanchi
#202 Posted : Wednesday, October 17, 2012 8:31:36 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Dương Như Nguyện, "who is she"?



H
ơn một tháng trước, tôi nhận mail của TS Dương Như Nguyện (Nicole Dương), chuyển tiếp tin của Amazon Encore. Nội dung là hai cuốn sách của Nicole Dương, do Amazon Encore chọn và gửi tổ chức ởLos Angeles đã đoạt giải nhất và nhì của International Book Award 2102.

Tôi không biết tổ chức đó, tôi không biết Amazon Encore, tôi chỉ biết “người mình” mà lại còn “phe kẹp tóc” nữa đoạt giải là tôi thích rồi. Sau nữa tôi biết Nicole Dương là người giỏi thật sự chứ không phải thứ “nổ”. Tôi bèn viết tạp ghi nói chút đỉnh về Nicole Dương.

Bình thường tôi hay viết linh linh lang tang như thế trong cái mà tôi gọi là “LanChiYesterday-Viết ngắn”. Nghĩa là “free writing” và viết về những vụn vặt quanh đời sống của mình. Một hình thức nhật ký nhưng chia sẻ chứ không giữ làm của riêng.

Đọc tạp ghi của tôi, một chị trả lời rằng cuộc thi là vầy vầy, giải thưởng là vầy vầy…, khiến tôi thấy không vui. Tôi trả lời lại là dù ở “cấp độ nào” thì người Việt Namđoạt giải vẫn là vui vì không phải là bỏ tiền ra mua giải. Huống chi, Nicole Dương là ai? Là người từng đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ trong Ngày Lễ Bà Trưng vào năm 1975. Có thể xem như đó là người cuối cùng đoạt giải này. Hãy xem Nicole Dương viết về giải thưởng này như sau: “Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia.”

Tôi còn nhớ ngày đó, mỗi khi chờ kết quả cuộc thi này là cả trường hồi hộp. Chả là hai trường nữ lớn nhất hồi đó, Trưng Vương và Gia Long tranh nhau đoạt giải. Tôi học Gia Long và còn nhớ kỷ niệm năm tôi học đệ nhị, Gia Long đoạt giải khiến chúng tôi rất vui. Năm đệ nhất, tôi đại diện lớp đi thi Văn Chương cho Giải Trung Học Toàn Quốc (khác giải Văn Chương cho Ngày Lễ Hai Bà Trưng thì phải) nhưng đương nhiên không đoạt được giải vì ngày đó tôi chọn ban A để còn thi vào Y Dược Nha nên văn không thể hơn mấy chị ban C được.
Nicole Dương còn tốt nghiệp báo chí ởIllinois, tốt nghiệp LLM của Harward, từng dạy ở Đại HọcColorado. Mặt khác, đây là điều đặc biệt: Nicole Dương vừa học giỏi vừa đẹp!

Đa số “người đẹp thường hay học dở”. Đó là câu mà quý ông “masculin” thời tôi hay nói. Mấy cô đẹp hay điệu và hay lấy chồng sớm. Thường thì mấy ông quân nhân hay tán mấy cô này và cuộc đời các mỹ nhân này thường “point final” “theo chồng bỏ cuộc chơi” ở Tú 1 hay Tú 2. Hiếm có người đẹp học cao vào thời chúng tôi. Giới trí thức bác sĩ hay dược sĩ thì hay chọn vợ ở cùng ngành nghề và người đẹp ở các phân khoa Y Dược Nha thường hiếm hoi so với Văn Khoa, Sư Phạm. Vì thế một phụ nữ vừa thông minh vừa học giỏi vừa đẹp và ăn mặc rất “à la mode” là một điều tôi hết sức thú vị! Theo tôi, đó là điều hãnh diện của phụ nữ Việt Nammà tôi có nhiệm vụ “khoe với mọi người”. Ngoài ra Nicole Dương cũng không có tai tiếng gì về tư cách hay đạo đức.

Xem này Nicole Dương ngày học Trưng Vương: rất xinh xắn dễ thương (hình bên phải)

Năm 1975, tròn 16 tuổi, Nicole Dương đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ và đây là hình ảnh Nicole với bà Hoàng Đức Nhã vào 1975:





Năm 1996, Tươi trẻ



Năm 2006, một phụ nữ gần 50 và rất “à la mode” với mái tóc, thân hình, trang phục:





Và khi hành nghề luật hay thẩm phán thì trang trọng








Báo Bút Tre số tháng tới sẽ là bài tôi phỏng vấn Dương Như Nguyện.
14 câu hỏi do tôi soạn và gửi đến Nicole Duong đã gây cảm hứng cho Nicole vẽ trong khi trả lời câu hỏi của tôi:





Xem tranh thấy một khuôn mặt nữ, tôi đùa hỏi Dương Như Nguyện rằng có phải Nicole tưởng tượng và vẽ lại “chị Lan Chi của thuở ngày xưa” không vì tôi cho rằng đó là tôi ngày xưa!

Qua khung cửa hay lưới trời lồng lộng
Từng mảnh đời vụn vặt khẽ đong đưa
Lá chớm thu hay tóc phai tuổi mộng
Con mắt dài, đường thiên lý có vừa? [1]
( Hoàng Lan Chi)


Tôi trích lại đây, phần trả lời của Nicole Dương cho câu hỏi số 13 của tôi:

Câu “tiền 13” là : Quan sát Dương Như Nguyện, tôi nghĩ rằng có vẻ như cô được thượng đế ưu đãi và gặp khá nhiều may mắn, cô có thấy vậy không? Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ. Với sự ưu đãi của thượng đế, cô đã làm gì để duy trì và phát triển những tài năng bẩm sinh, những vốn trời cho? Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy tô điểm gì cho đời?
......................(xem sau ở bài phỏng vấn)
13-HLC: Vâng, có nghĩa là nhan sắc đôi khi là tai họa và chữ tài liền với chữ tai một vần. Tuy thế, tôi nghĩ rằng cô vẫn còn “nợ” tôi hai câu hỏi. Nợ vì văn chương của cô, đã nói gì cho người phụ nữ VN, đã có “giải thoát” cho họ một vài giây trói nào không? Kiến thức luật đã từng giúp cho phụ nữ VN được những gì và hội họa với sáng tạo bốc đồng đã làm “mềm” lòng ai chưa?

DNN: Câu hỏi tuyệt vời. Vấn đề cần được đặt ra cho những nhân vật nổi tiếng khác của ViệtNamvì họ đã từng được quần chúng ViệtNamtôn sùng!

Quan niệm của tôi: việc đo lường ảnh hưởng của một cá nhân trên tập thể, lại là một con đường thiên lý thứ hai! Có khi đã chết rồi, sự đo lường vẫn chưa ngã ngũ. Đây là cưu mang của tất cả chúng ta. Tôi muốn nói đến một từ tiếng Anh, lấy từ tiếng Pháp, gọi là “Noblesse Oblige.” Tạm dịch ra tiếng Việt là “nghĩa vụ.” Trong một bài diễn thuyết cho học sinh thủ khoa và á khoa các trường trung học ởTexas, tôi đã giải nghĩa từ nầy bằng cách kể lại câu chuyện mà cha tôi luôn kể cho các con nghe: chuyện con voi của Đức Trần Hưng Đạo. Sẽ nhắc lại ở dịp khác.

Ở đây tôi phải trả lời chị Lan Chi một cách cụ thể:
1) Nhan sắc: Có thể đem phục vụ tha nhân. Điển hình là Huyền Trân Công Chúa. Nhan sắc cũng có thể làm phụ nữ ấm thân và tạo công danh (trường hợp của tài tử Pia Zadora chẳng hạn. Ngay cả con người tài năng Georgia O’Keefe cũng đã phô trương cái nhan sắc rất đặc biệt của mình qua ống kính của người bạn đời.) Có thể vì tôi quá độc lập, cho nên từ trước đến giờ, tôi chưa hề muốn đi theo thông lệ ở Mỹ, lấy tên một người đàn ông làm tên mình. Trước sau, ở dòng chính tôi vẫn là “Ms. Duong” lúc nào cũng phải tranh sống. Nhan sắc, nếu có, có thể đã giúp tôi gặp một số người rất đặc biệt, nhưng nói chung, nhan sắc là … vô tích sự, chỉ làm tốn thì giờ, tốn tiền bảo dưỡng và ăn diện mà thôi!
2) Tư tưởng: Trong luận án ở Harvard, “Phụ nữ ViệtNam: chiến sĩ và thi sĩ.” tôi nêu lên 8 yếu tố rủi ro khi phải đối diện với vấn đề nữ quyền ở ViệtNam trong đầu thập niên 1990 – được giới hàn lâm về luật ở Mỹ coi là “seminal” (chính yếu, nổi bật). Từ lúc đó cho đến bây giờ, có tác dụng gì không ở nước ViệtNam? Thưa không. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng, luận án sẽ là niềm an ủi cho bất cứ phụ nữ Việt Nam nào phải chịu đựng bất công xã hội, vì sự chiến đấu với hoàn cảnh phải bắt đầu bằng ý chí tu dưỡng tinh thần: Ý thức rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành chiến sĩ và thi sĩ: từ Trưng Vương cho đến Hồ Xuân Hương, cả hai đều trở thành bất tử!

Từ đó, trong suốt hơn thập niên trong nghề khoa bảng, 8 tập nghị luận của tôi được đăng tải trong dòng chính: từ việc khai thác dầu khí quốc tế, cho đến cuộc tranh chấp chủ quyền quốc gia ở đảo và biển Đông, qua đến vấn đề công nghệ hóa và vi tính hoá các nước chậm tiến trong kỷ nguyên toàn cầu cho thế kỷ 21 bằng thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Tổng cộng khoảng 3000 footnotes cho 8 tập. Những cái đó có tác động gì không trên các chính trị gia làm chính sách? Tôi nghĩ là không. Thế mà tôi vẫn tiếp tục làm công việc “gieo mạ này dù có về hưu sớm. Lại một con đường thiên lý thứ 3.

3) Giáo dục: Trong hơn 11 năm dạy học, các sinh viên (nam có nữ có, đen, trắng, vàng, đủ sắc, tìm đến tôi như một người hướng dẫn (mentor), và một số đoàn thể cộng đồng Việt Nam hay đưa cho tôi việc đọc diễn văn (keynote speaker). Thế nhưng, tất cả các sinh viên nghèo, kém khả năng tiếng Anh ở Việt Nam, rất nhiều em xanh xao ốm yếu từ đồng quê lên tỉnh, không bao giờ có cơ hội du học tại Mỹ: tôi bó tay không giúp được các em. Tiếng nói, lời giảng bài của tôi cũng chẳng đến được tất cả các em một cách hữu hiệu và trực tiếp.
4) Nghề luật: Từ 1986, bắt đầu ngay lúc mới ra trường, tôi đã bào chữa một số các vụ án thiện nguyện không lấy thù lao, mà phí tổn tổng cộng lên cả trăm ngàn Mỹ Kim (nhiều vụ án). Thí dụ: tổ hợp Wilmer Cutler (bây giờ là Wilmer Hale), ởWashington,D.C. đã đài thọ cho tôi cãi miễn phí cho người con của một cựu quân nhân VNCH. Tuy thế, tôi chưa hề mở văn phòng phục vụ cho người Việt để kiếm sống trong cộng đồng người Việt. Cũng chưa hề phổ biến trước công chúng về những công trình và các vụ án thiện nguyện nầy.

Năm tôi làm thẩm phán, xảy ra vụ một sinh viên y khoa ViệtNambị giết chết vì tổ chức skinhead. Nếu vụ này đã xử và kẻ phạm tội đã phải đền tội, như một “hate crime,” thì qua cuộc phỏng vấn nầy, 20 năm sau, tôi xin nhờ Báo Bút Tre và blog Hoàng Lan Chỉ chính thức gửi lời tôi xin lỗi đến người mẹ của sinh viên bị đánh chết. Lúc ấy, vì chức vụ thẩm phán, tôi không thể can thiệp vào vụ án, và tôi đã phải bó tay lặng yên đứng ngoài nỗi đau khổ và tiếng kêu thương của bà.
Tôi đã nói thẳng với đồng nghiệp trong nghề luật: xin đừng vì sự hiện diện của tổng thống Obama trong tòa Bạch Ốc mà nghĩ rằng việc kỳ thi chủng tộc đã hết ở đất nước nầy. Hiện nay, có một gia đình Việt Nam ở một thành phố xa xôi không thuộc về thủ phủ của người ty nạn Việt Nam, đã lên tiếng xin sự ủng hộ của cộng đồng vì họ là nạn nhân kỳ thị chủng tộc. Tôi đã nói chuyện này với một số đoàn thể thiện nguyện Á Châu, kể cả tổ chức 80-20 (sáng lập bởi người Á Đông đầu tiên đắc cử chức vụ Phó Thống Đốc tiểu bang Delaware). Không tổ chức nào muốn giúp gia đình Việt Nam này. Tôi vẫn còn tiếp tục cố gắng tìm. Rất buồn mà phải nói với chị Lan Chi, rằng đã 40 năm qua, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở toàn quốc (national) với ngân sách để chúng ta bênh vực lẫn nhau về mặt luật pháp (legal defense fund), nhất là về kỳ thi chủng tộc hay vi phạm nhân quyền.

5) Nói qua địa hạt văn chương: Những nhận xét của độc giả về 3 cuốn sách của tôi trên amazon.com cho thấy độc giả Mỹ có thay đổi cách nhìn về Việt Nam và người di dân, và có hiểu được tiếng nói của nhân vật và tác giả. Tuy nhiên, những định kiến, những sai lầm về dữ kiện, những xuyên tạc, ác ý, bỏ quên hay bóp méo lịch sử, vẫn đầy dẫy ngoài kia…
6) Việc vẽ vời của tôi có ảnh hưởng đến ai không? Tôi không rõ vì chưa bao giờ có diễm phúc được triển lãm, dù rằng có đem tranh di cho công tác xã hội. Vài lần tôi diễn thuyết trước công chúng về L’Art Brut, đều có người muốn mua tranh, nhưng tôi chưa bán, thì những người muốn mua tranh đã… biến mất! Tuy nhiên, tôi cảm nhận rằng kiểu vẽ “sáng tạo bốc đồng” của tôi gần gũi với những phụ nữ bình thường, bất kể màu da. Thí dụ: có một bức tôi vẽ người phụ nữ tập hát mà không hát được vì đã bị chận ngay cổ họng bởi một cành hoa uất kim hương mềm mại, mang vóc dáng của một nàng vũ nữ tý hon....tôi đặt tên bức tranh này là “Diva and her tulip dancer…” Hai phụ nữ, một người chặn họng người kia? Hay là 2 hình thái khác nhau trong cùng một phụ nữ: một xung đột nội tâm? Bức tranh này, khi tôi chiếu bằng powerpoint, đã làm một phụ nữ da đen trong cử tọa vô cùng xúc động. Nhưng rồi bà ta cũng…biến mất! (ngưng trích bài phỏng vấn)

Tôi sẽ gửi trọn bài phỏng vấn Dương Như Nguyện vào số tới.

Xin mượn câu nhận xét của ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng NVQG Arizona viết cho tôi thay cho lời kết ở LanChiYesterday …hôm nay!

:“Cô ấy (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ 'khôn khéo' vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ấy là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” (Nguyễn Ngọc Anh)

Hoàng Lan Chi 2012


[1]Nicole luôn ví cuộc đời, sự nghiệp là con đường thiên lý.
Trích tiểu sử Dương Như Nguyện: Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver. Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
hoanglanchi
#203 Posted : Thursday, October 25, 2012 11:58:17 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
“Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012


LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế 2012 (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver. Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.

Trích phần kết của bài phỏng vấn này:

HLC: xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail :“Cô ấy (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ 'khôn khéo' vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ấy là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, [1] Nguyễn Xuân Hoàng,[2] Việt Bằng nhưng... cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác. (Ngưng trích)

Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện tại VA 2006

1-HLC: Xin chào Cô Dương Như Nguyện. Chúc mừng cô đã đoạt cùng lúc hai giải nhất và nhì của “International Book Awards” năm 2012. Được biết Amazon gửi 2 tác phẩm này dự thi trong khi cô vắng mặt tại Hoa Kỳ. Như vậy ai là người đầu tiên báo tin vui này và cảm tưởng của cô?
DNN: Cám ơn chị Lan Chỉ đã cho tôi nói chuyện với đồng hương. Amazon đưa sách dự thi và báo tin, nhưng tôi không nhận được vì không có mặt ở Mỹ. Lúc đó, tôi đang phục vụ chương trình Fulbright của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. Mới đây, khi về Mỹ tôi mới biết, qua nhà xuất bản Amazon.

2-HLC: Giả dụ bây giờ cho cô hồi tưởng về quá khứ thì tâm lý của cô qua hai lần đoạt giải: năm 1975 giải văn học của Việt Nam Cộng Hòa và giải International Book Awards năm 2012 có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia.
Lần này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên, có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và công nhận giá trị.
Có một điểm tương đồng: Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là ai, và tôi không hề biết họ.
Điểm khác biệt: Giải ở ViệtNam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà xuất bản của tôi đem di dự thi.

Nicole và Bà Hoàng Đức Nhã trong buổi trao giải Văn Chương 1975

3-HLC: Chúng ta đi vào 2 tác phẩm đoạt giải nhé. Cuốn “Mimi and Her Mirror” và cuốn “Postcards From Nam” khởi sự lúc nào và viết trong bao lâu? Nội dung là gì?
DNN: Nội dung: “Mimi and her Mirror” là một trong 3 cuốn của bộ trường thiên tiểu thuyết nói về việc sụp đổ của Saigon và lớp người Việt di dân đầu tiên: giới trung lưu của xã hội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đây là một tiểu thuyết văn chương hiện đại đúng nghĩa (modern literary fiction), đi vào nội tâm của nhân vật chính, không phải tiểu thuyết thương mại (genre fiction). Cuốn thứ nhất (“Sông Hương”) nói về thời Pháp Thuộc và cuộc di tản 1975, nhân vật chính là con gái đầu lòng của một nhà giáo. Cuốn thứ hai (“Mimi”) nói về người em gái. Cuốn thứ ba (“Postcards”) , lẽ ra viết về người em trai út nhưng tôi lại viết về người hàng xóm, một thuyền nhân. Hình như độc giả Việt Nam chưa ai nhận ra rằng bộ ba tiểu thuyết nầy dựa trên một gia đình trung lưu của VNCH 2 gái, 1 trai: "Vương Quan là chữ, nối dòng Nho gia. Đầu lòng 2 ả Tố Nga…”
Chu trình viết: Tôi bắt đầu viết trường thiên này năm 1995 khi đang làm luật sư cho Mobil ở Á châu. Viết xong bản nháp đầu tiên của “Sông Hương” năm 1997; “Mimi va Postcards” năm 1999. Hoàn thành 3 cuốn vào năm 2000 thì tôi bị xe tải đụng suýt chết. Sau đó tôi từ chối việc làm ở Texaco Chevron và đi dạy luật; 3 cuốn sách bỏ vào tủ vì việc dạy học và biên khảo ngành luật thương mại ở đại học Denver rất nặng nề, đòi hỏi khoảng 50 giờ một tuần.
Năm 2003, tự nhiên nhà Xuất Bản Tự Lực Ravensyard gọi điện thoại cho tôi. Từ đó, “Sông Hương” được xuất bản. Đến 2009 thì Amazon Publishing, một chi nhánh của Amazon Corporation, lựa Mimi từ một cuộc thi văn chương họ tổ chức cùng với Penguin. Khi biết có 3 cuốn, họ mua hết cả 3. Từ trước đến nay, tôi vẫn chưa hề có đại diện mại bản văn chương (literary agent). Do duyên nghiệp mà Ravensyard và Amazon tìm ra tôi. Vì thế con đường xuất bản sách của tôi có thể nói là hi hữu, trái với thông lệ bình thường.

Nicole Dương ngày học Trưng Vương (hình phải)


4- HLC: cô đến Hoa Kỳ năm 1975. Chất liệu cô lấy từ đâu? Cá nhân mình và những người đồng cảnh ngộ chung quanh?
DNN: Từ những gì tôi trải qua, biết, thấy, và áp dụng vào cảnh trí giả tưởng của tiểu thuyết: một phương pháp dùng trong kịch nghệ gọi là “sense memory recollection.” Vài ví dụ: tôi đưa vào tiểu thuyết cảnh gia đình tôi rời Việt Nam bằng máy bay vận tải C130; kinh nghiệm ngoài đời của tôi khi hành nghề quốc tế trực thuộc Châu Á khoảng thời gian Mỹ bỏ cấm vận; và kinh nghiệm tôi làm việc trong những tổ hợp luật sư lớn của Hoa Kỳ. Ngay cả bối cảnh lịch sử cũng là kinh nghiệm đại gia đình của tôi, hai bên nội ngoại. Thí dụ: cuộc thanh trừng địa chủ ở Bắc, cuộc di cư 1954, hai cuộc thảm sát ở Huế (đồn Mang Cá -- phong trào Cần Vương với vua Hàm Nghi –rồi Tết Mậu Thân 1968), việc hai vua Thành Thái và Duy Tân bị lưu đày… Cuộc sống đạm bạc (nhưng tự do và không đói khát) của công chức và giáo chức cũ ởSaigon, rồi cuộc tranh sống ở Mỹ mà học vẫn là động cơ và phương tiện tiến thân, cũng chính là cuộc sống của tôi trước và sau 1975.
Hai thí dụ nữa: để biết cảnh thuyền nhân, đích thân tôi đã ra biển 2 lần, ở Singapore và Mã Lai, bằng tàu nhỏ, rồi leo lên tàu lớn để vào bờ. Chuyện hãm hiếp phụ nữ hay trẻ em vị thành niên trong Postcards và Mimi trở thành biểu tượng cho cuộc hãm hiếp văn hóa của cả một thế hệ hay dân tộc: tôi cũng hiểu thảm trạng này vì đã từng là luật sư thiện nguyện cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. (Đây là lý do tôi quan tâm đến truyện ngắn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu, một biểu tượng xuất hiện ngay trong lòng nước ViệtNam. Tuy nhiên lối hành văn hay cách dùng biểu tượng của tôi về đề tài nhạy cảm này khác hẳn cô ta).
5-HLC: Năm 2005, cuốn “Con gái của Sông Hương” gây tiếng vang và dường như gồm cả vài sóng gió. “Mimi and her Miror” sẽ có những hiệu ứng tương tự trong cộng đồng Việt?
DNN: Tôi không nghĩ thế. Cha tôi nhờ Ravensyard gửi vài “review copies” cho một ít báo chí ViệtNammà ông là độc giả trung thành. Oái ăm thay một vài người ViệtNamnhân cơ hội đó công kích tôi, chỉ trích lỗi chính tả trong “review copies” và thóa mạ luôn nghề luật của tôi. Theo thông lệ của giới xuất bản Hoa Kỳ, “review copies” là sách nháp được gửi cho giới điểm sách trước khi sửa bản kẽm.
Động cơ chỉ là lòng tỵ hiềm và nhu cầu gây tiếng vang trong cộng đồng mình. Đây là vấn đề mạ lị, phỉ báng, và quấy nhiễu chứ không phải sóng gió văn chương, mà mạ lỵ quấy nhiễu thì phải đưa vào tòa án. Thật ra hiện tượng này thường có mặt trong những cộng đồng thiểu số bị chấn động bởi những biến cố lịch sử và xáo trộn xã hội. Không xứng đáng có chỗ đứng trong ký ức tập thể.
"Sông Hương" và “Postcards fromNam” đã được các giáo sư của VNCH ngày xưa dịch cho cộng đồng người Việt rồi. Tôi chưa thấy có nhu cầu dịch Mimi sang tiếng Việt. Mimi là một tiểu thuyết tâm lý, văn chương (literary fiction), trong bối cảnh lịch sử 1975. Mimi không theo bất cứ một công thức nào. Nội dung, theo tôi, khá táo bạo, đòi hỏi việc hiểu tâm lý nhân vật và cách dùng biếu tượng.

Nicole Dương 1996

Nicole Dương 2006



6-HLC: Giáo sư đại học Florida State và nhà văn đoạt giải Pulitzer, Ông Robert Olen Butler năm 2010 nhận xét rằng cô kết hợp tuyệt vời giữa văn chương và luật học. Ông ta nói về tác phẩm “Mimi and Her Mirror”?Cô có thể giải thích rõ hơn?
DNN: Butlercho rằng đây là cuốn tiểu thuyết xứng đáng được đọc. Còn sự kết hợp giữa văn chương và luật học là điều ông nói về tư duy và tiến trình nghề nghiệp của tôi: vừa làm luật sư vừa viết văn.

7-HLC: Được biết cô ưa thích các tác giả Graham Greene, Albert Camus, Pat Conroy, Isabelle Allende, Vladimir Nabokov. Các tác giả này ảnh hưởng thế nào đến các tác phẩm của cô nhất là cuốn “Mimi and Her Mirror?
DNN: Tính nhân bản và tài năng của họ là động lực và khuôn thước cho tôi viết. Đặc biệt triết lý nhân bản của Albert Camus; nghệ thuật viết chính trị rất “wry” (chua chát mà hững hờ) của Graham Greene; khả năng viết như vẽ tranh vừa tượng hình vừa siêu hình của Isabelle Allende; cách trình bầy quá sức xúc tích những câu chuyện khó kể nhất của Pat Conroy. Tôi vẫn còn mong được đem hết những điều này vào chu trình viết lách của mình. Ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản chỉ là bước đầu, giúp tôi trả món nợ văn hóa với lịch sử ViệtNam. Nghiệp văn chương: tôi cho là “Con Đường Thiên Lý.”
Trong Mimi, tôi hy vọng độc giả sẽ tìm thấy cách mô tả gợi hình về những bóng ma của quá khứ, một chút chua chát về lịch sử và chính trị, những thảm thương khó nói về những nỗi khổ tâm phải vùi lấp, và một chút gì của triết lý nhân bản.



hoanglanchi
#204 Posted : Friday, November 2, 2012 5:05:36 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Come on brother I’m taking you home

Thứ Sáu, chưa hẳn là cuối tuần với nhiều người nhưng với tôi là cuối.
Tôi thường dành trọn ngày thứ sáu mỗi tuần để xem những mails mà tôi không có thì giờ coi trong tuần, làm những chợ búa cho tuần sau và cuối cùng là viết bài. Bài, có thể là tạp ghi, là phỏng vấn, là LanChiYesterday ( những vụn vặt quanh tôi) và cũng có thể là những tranh luận liên quan đến vấn đề nào đó.

Tuần này tôi vừa xem một mail vừa khóc. Video clip thật cảm động và lời nhạc, giọng ca thật cảm xúc.





Xin chia sẻ cùng các bạn:
http://www.youtube.com/watch_po...ZDnw&feature=related
Xem video này, tôi chợt nhớ đến một đoản văn nhỏ trong một truyện ngắn tôi viết từ thuở sinh viên 1970: HÒA BÌNH

Nếu Chúa biết bao tâm hồn ly tán
Vì đã nâng binh lửa ấp lên môi
Thì ắt Chúa cũng thẹn thùng hối hận
Đã sinh ra thân thế của con người
( không nhớ tên tác gỉa)


Tôi không phải là người đạo Chúa. Chỉ vô tình lang thang và thú vị với vần thơ ấy mà thôi. Điều mà tôi chợt nghĩ đến đoản thơ ấy là vì C 130 Angel Flight là những chuyến bay đem quan tài của người lính về nhà. Những cái chết vô lý vì có thể tránh được. Nhưng vì một số lý do, trong đó cái lý do đáng ghét nhất là tham vọng của con người.


Bầu cử tổng thống- I do not like the idea " Robbing Peter to pay Paul"


Ở Mỹ có điều thú vị là mọi người, mọi nhà tham gia bầu cử. Một điều chỉ có ở những xứ dân chủ. Nước độc tài như cộng sản Việt Namthì mọi người thờ ơ vì bầu hay không cũng thế thôi.

Tôi không thích Obama vì nhiều lý do. Đầu tiên khi Obama ra ứng cử cách đây 4 năm, tôi ghét cái bộ mặt mà với tôi là “mặt chuột”, mặt không có tướng đàng hoàng. Tôi ghét cả bộ mặt của Bà Obama. Với tôi, vừa xấu vừa độc ác. Ánh mắt thật độc ác. Tất nhiên đó là những cảm nhận cá nhân của tôi. Trong thân hữu, cũng có nhiều người nhận xét như tôi và ngược lại. Một ông ký giả khá kỳ cựu ở Dc cứ xung tụng “Viên Ngọc Huyền” khi nói về Obama làm tôi và bạn hữu nhiều khi chỉ muốn xé tờ Thế Giới Mới, không muốn xem tiếp nữa!

Hoa Kỳ là xứ dân chủ và người dân được quyền phê phán những khuôn mặt “public figure” kể cả ứng cử viên tổng thống. Tôi cảm ơn thượng đế về điều đó. Là tôi được sống ở một xứ dân chủ.
Tôi gửi bài “Vì sao Mit Romney không được thích- Why Mitt Romney is Unlikable!” cho ông thầy dậy Anh Văn Esl của tôi. Trong đó, tôi viết “ Teacher, I like your teaching but I disagree with you about choosing the president,” đồng thời, tôi có tào lao sang chuyện khác, ý tôi nói rằng một bà cụ 63 tuổi như tôi còn đi học sáng và tối, coi như học anh văn 7 giờ/ ngày là điều cố gắng. Ông này, thiên về Obama đã viết trả lời cho tôi như sau:

That's OK......you can disagree. That's why you live in America and not Viet Nam so you can have freedoms and choices and agree to disagree without punishment. I haven't voted for a conservative in a very long time because I don't agree or value conservative ideals. We didn't win WWII, help establish the United Nations and go to the moon by being conservative. People like Social Security benefits and Medicare and Pele grants (free money) to go to college but none of that has ever come from conservatives or been a part of conservative ideas. We don't find cures for diseases by being conservative. We didn't gain our independence from the most powerful country of the 18th Century and write a Constitution that recognized freedom as a basic human right because we were conservative thinkers. The basic problem I have always found with conservatives and most Republicans is that they want less taxes and less government but when they face a disaster or hardship, they are the first to scream, "Where's the government? Where's the help I deserve." Yes, that's typical of conservative thinkers who want all the benefits but complain about sharing in the difficulties.

Now, as for the picture idea. I think it's a great idea. How about if we consider a class picture with CHP Officer Perez after the Q&A session on Tuesday, October 30th? And I think it's FANTASTIC that anyone 63 is in college learning and keeping themselves mentally fit and intellectually challenged. That is a very progressive idea.

D.


Khi đọc, tôi hơi cáu cái đoạn “And I think it's FANTASTIC that anyone 63 is in college learning and keeping themselves mentally fit and intellectually challenged. That is a very progressive idea.” nhưng không đủ Anh ngữ để tranh luận. Tôi có fw cho Châu Đình An coi, anh nhận xét y chang tôi. Đó là ông này cũng đang “conservative” như là ông ta phê phán vậy. An viết “ Ông thầy này qua hành văn và bảo vệ lập luận của mình thì chính ông ta cũng đang vướng mắc vào "bảo thủ" conservative của dạng liberal đấy. He is proved his liberal of conservative by his wrote a letter to you, Lan Chi.”
Tôi viết trả lời cho “lão thầy”. Khi đưa anh bạn xem, anh thêm cho tôi một đoạn làm tôi khoái quá. Tôi viết cho anh “ Cô nương đã gửi mail trả lời choDavisrồi. Anh viết đúng ý cô nương đó.” Anh bạn cười trả lời “ Anh lúc nào chả nói đúng ý em.”.

Đây là mail tôi tranh luận với Thầy Anh văn, tựa đề là “I do not like the idea ‘ Robbing Peter to pay Paul’"!
Dear Teacher,


You’re right. We can agree to disagree without fear of reprisal. That’s why I live here, not Vietnam. I always say, “The greatest thing I have in the U.S is freedom”. I had unsuccessfully tried to escape from the Vietnamese Communists many times. After 30 years living under their thumbs, I came to the U.S with a “high cost”.

I wish my English were better, so I could discuss with you about many topics. What do you mean “conservative”? Why you mentioned that you found that with conservative and most Republicans as in your sentences “The basic problem I have always found with conservatives and most Republicans” is that they want less taxes and less government but when they face a disaster or hardship, they are the first to scream, "Where's the government? Where's the help I deserve.". For me, government is necessary, but too much of it can be suffocating. We don’t mind paying taxes. But, unlike the “progressive”, we do not like the idea of “robbing Peter to pay Paul”. As for your statement: “..,that anyone 63 is in college learning and keeping themselves mentally fit and intellectually challenged” , I think it’s not only “progressive”, but common sense.

Students from the night class seem to be very active and hard working. I like your way of teaching last week. Students did their sentences from new words and you corrected their sentence structure and grammar on the board. By doing that way you help students remember new words easily and understand grammar quickly.

For the picture, I agree with you. Thank you so much. See you tomorrow evening.

Cindy


“Lão thầy” không giả nhời nữa.

May! Ông mà nói nữa, tôi không đủ trình độ Anh văn để viết. Tôi sẽ phải “gặm một mối căm hờn trong lớp học, ta phải chờ 3 năm nữa mới ‘páo chù’”. Là tôi muốn nói ba năm nữa, hy vọng tôi đủ vốn Anh Ngữ để …cãi!

Vào lớp, tôi nghiêm nghị không thèm giỡn với Thầy nữa. Tôi cũng “o xịt”, không tặng quà này quà kia (trái cây, bánh ngọt) như trước kia nữa.
Ôi, bầu cử đã chia cắt (tạm thời) bao nhiêu người!

Bão
Sáng nay, anh bạn viết rằng tôi được ơn trên phù hộ vì đã rời khỏi vùng đông bắc, nơi đang bị bão Sandra.

Tôi trả lời rằng, tôi may nhưng còn bao nhiêu người khác? Hoa Kỳ không còn giàu có như những năm xưa. Bão Katrina rồi bây giờ Sandra, làm sao cứu trợ đây khi sự thiệt hại quá lớn lao. Tôi cũng viết rằng, thiên tai không chỉ từ thượng đế mà đôi khi có nguồn gốc từ con người. Môi trường bị phá hoại bằng nhiều cách. Khai thác dầu hỏa nhiều nơi, trái đất bị “hỏng giò”. Phá rừng làm rối loạn môi sinh. Khí độc thải.
Cá nhân tôi vẫn tiết kiệm khi không cần thiết trong phạm vi nhỏ nhoi. Ví dụ, tôi không để nước phí phạm dù ở nhà hay nơi công cộng. Tôi không sử dụng thang máy khi đi một mình và chỉ lên lầu 2 hay 3.
Tôi nhắn anh bạn rằng thôi thì cả tôi và anh bạn chỉ còn biết Cầu Nguyện.
Hoàng Lan Chi Tháng 11/2012
hoanglanchi
#205 Posted : Thursday, November 8, 2012 6:38:30 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Cụ Cao Niên Luôn Làm Tôi Bật Cười

Thứ Ba, bầu cử.

Tôi ghét ông thầy dậy Anh văn vì bênh Obama và nói những câu thấy ghét nên nghỉ học. Tuy vậy cũng lu bu nhiều chuyện và không theo dõi được TV nhiều.

Khoảng 8g PM, tôi mail hỏi anh bạn. Anh viết “Chắc OBM thắng. Thôi ráng chịu đựng thêm 4 năm nữa.”

10g30 PM, tôi gọi cho bà chị họ. Hai chị em “đồng thanh tương ứng”…chửi “bọn dân chủ” và “bọn da trắng ngu”! Ở xứ này có cái sướng là được nói. Cuối cùng thì tôi nói “Chửi cho vui vì mình ghét Obama và bà vợ xấu xí độc ác của lão chứ thật tình mà nói, một đám tư bản gộc, họ thừa hiểu không thể để Mỹ mất vị trí cường quốc số 1. Cộng Hòa hay Dân Chủ nắm quyền tổng thống thì chính sách đã được hoạch định cả ngắn và dài hạn, nhất là ngoại giao, quân sự vì hai lãnh vực này quyết định đến kinh tế không nhỏ.”

Tuy thế, mình ấm ức vì dân trung lưu bị bóc lột. Phen này mợ Obama sẽ tung hoành hơn kỳ trước. Mợ sẽ dùng tiền đóng thuế (chết bỏ) của đám trung lưu để mợ đi du hí. Đám giàu sụ bị mẻ ít thôi.

Thời tiết năm nay kỳ cục.Calitháng mười vẫn nóng. Qua 11, ngỡ là mát, ai dè lại trở chứng có những hôm ban ngày nóng đến 90 như “weekend” vừa qua. Có vẻ tôi hơi quen với khí hậu Cali hay người khỏe hơn thì không biết nhưng có những hôm trời trở lạnh, trong phòng chỉ có 62 độ, tôi không gào lên như năm 2010 nữa. Nhớ lại năm 2010, tôi “gào ầm ỹ” là “giời ơi, trong phòng mà nhiệt độ chỉ 62 độ thì mần răng tui chịu được? Tui phải mặc 2 quần, 3 áo!” Năm nay chỉ một quần, hai áo thôi!

Chuyện các cụ cao niên

Lan man sang chuyện các cụ cao niên. Các cụ có lòng nhưng vài cụ không theo kịp “high tech” của internet. Còn nhớ khoảng 2004, rất nhiều cụ và mợ không biết dùng mails. Con số đó bây giờ giảm rất nhiều. Các cụ và mợ đã thấy được sự ích lợi của e-mail và internet.

Mới đây một cụ viết rằng cụ phải copy bài tôi ra word để …phóng to lên đọc cho dễ. Tôi cười ngất “Sao ông không bấm Ctrl và dấu cộng thôi là tự động đọc được chữ to ở net?”. Ông cụ giả nhời “Sao bà không nói sớm để lâu nay tôi cứ phải copy!” Cơ khổ, hèn gì tôi nhận mail ông cụ, cứ là chữ to như con gà mái dầu!

Một cụ khác thì “Giời ạ, mấy bạn già của tôi nói rằng quái lạ, bà cũng già như chúng tôi mà sao bà viết bài trình bầy rõ ràng, mầu mè, thụt ra thụt vào, nói đến đâu có dẫn chứng đến đó, link liếc hẳn hoi.” Tôi lại cười ngất “Tại mấy ông chỉ thích xem đồ nhảm nhí ở net, không chịu học hỏi! Còn tôi, con người khoa học nên thích khoa học và sau nữa, thời buổi net mà viết câu văn dài ngoằng, chấm phẩy lộn xộn, viết liền nhau, thì ai đọc? Muốn thuyết phục họ điều gì thì mình phải trình bầy sáng sủa cho họ để “lướt” chứ. Mọi cái, tôi cũng phải tự học, tự mò vậy. Thời gian xem phim nhảm nhí của mấy ông, tôi dành để mò mấy cái hữu ích của net!”

Đến ..cụ cao niên luôn làm tôi bật cười!

Cụ cao niên hay bị tôi trêu là cụ BXC. Cụ không giận tôi khi bị trêu mà ngược lại cụ còn làm tôi bật cười nhiều lần khi đọc mail cụ. Đây này, mail mới nhất cụ gửi tôi như sau:

Bà Chi ôi,
Tôi không mở được attach của bà ! Bà làm răng thì làm ! Sau khi download, nhấn Open thì nó nói rằng: Word can't open !

Tôi biết bà rất cẩn trọng khi viết bài trên Net, và tôi học hỏi được khá nhiều nơi bà; khiến cho các bài viết của tôi, dù ngắn dài, đều sáng sủa và dễ đọc hơn. Tôi cũng chú ý chấm, phẩy cẩn thận hơn.

Ngày xưa, thầy dạy Việt văn của tôi là giáo sư Thạch Trung Giả [Người Trong Đá?], và sau này, là giáo sư Nghiêm Toản. Cả hai vị đều vô cùng nghiêm khắc về chữ nghĩa, chấm phết của học trò.

Cụ Nghiêm Toản thường kêu tôi bằng " tiên sinh ". Khổ thân tôi, mỗi khi bỏ dấu chấm , phết sai, hoặc quên, không chấm, phết, cụ kêu " tiên sanh " BXC đứng dậy trước lớp, ra lệnh cho tôi phải đọc "áng văn chương bất hủ " của mình rõ to, rồi nghe cụ bình luận. Cụ " bình " đến đâu, mình muốn độn thổ tới đó; nhất là trong lớp lại có nhiều mợ đẹp như mợ LC, cứ nhìn vào hai cái tai đỏ rực và nóng rát của mình mà tủm tỉm !

Có lần cụ Nghiêm Toản nản quá vì tôi chấm phẩy bừa bãi, cụ bảo tôi: " Thưa tiên sanh, nếu từ nay tiên sinh viết đúng chấm, phẩy, tôi xin kính cẩn biếu tiên sinh điểm 10/20, bất kể ý nghĩa trong "áng văn chương " của tiên sanh hay dở ra sao. Ngược lại, nêu tiên sanh ưa bỏ chấm phảy tùy hứng, tôi sẽ trân trọng tặng tiên sanh hai số không. "

Rồi cụ quay ra nói với cả lớp " Thưa các thày, cô Tú, tôi rất buồn mà nói rằng : các thầy, cô Tú chưa biết chấm, phẩy khi viết. Các thầy, cô Tú có viết văn chương hay hơn Lý Bạch bên Tàu hay Tản Đà Việt nam, nhưng các thày không biết chấm phảy, thì độc giả của các thày sẽ nhìn ngay ra cái" tài " của các thày thôi !

Học như thế, thày dạy như thế rồi, mà khi " ra đời ", tôi vẫn còn ngu như bò!
BXC


Tôi giả nhời cho cụ và “add” thêm vài cụ “Ông chịu học như vậy, giỏi lắm. Cần học cách đặt titlle, cách chấm phẩy sao cho clear, cách trình bầy sao cho sáng sủa thì bài mình có kết quả, nhất là khi mình oánh việt gian! Tui để ông T, ô M vô đây! Tôi muốn mở một lớp huấn luyện quý cụ cao niên quá. Khổ, các cụ viết tùm lum, dài dòng, làm khổ tôi quá!”.

Cụ T, người chúa “nhảm nhí” viết reply all:

“ Xin cám ơn cô giáo cho nhập học. Sẽ cố gắng học nhiều thứ trừ thứ này vì..rành lắm zồi..

, "thụt ra thụt vào",
MS

Tôi biết tính cụ này từ bao năm qua, chả hoài hơi mà giận (!), chỉ viết “ Cô giáo cảnh cáo trò T dám giỡn mặt cô giáo. Nếu trò T còn tái phạm, cô giáo sẽ đuổi ra khỏi lớp. Hừ”. Cụ T tiếp tục cù nhây “Dạ thưa cô. Em không dám lười học nữa ạ. Cô dạy cái gì em cũng học cho thuần thục ạ..Cô đuổi em thì em biết học với ai. Hu hu!!”.

Đấy mấy cụ già chỉ giỏi nhảm nhí, không chịu học hành tử tế! Rồi so bì vì sao “bà cụ” Lan Chi chỉ thua mình vài tuổi mà “mụ ấy” viết bài rõ ràng vậy!

Cụ BXC hôm trước còn làm tôi bật cười vì một lá mail của cụ. Tôi có fw cho vài thân hữu, họ cũng bật cười theo. Đây là mail cụ BCX ( tất nhiên tôi phải xin phép cụ rồi mới công bố chứ) với subject là “Phàn Lê Huê thời đại”:

Bà Lan Chi à,

Tôi đã đọc hết các bài bà viết về sách của bà DNN và bài phê bình của ông tiến sĩ Kim Thanh.
Bà xứng danh Phàn Lê Huê. Bà phản ứng sắc bén, mạnh mẽ và minh bạch, không chê vào đâu được. Nhưng hay nhất là bà vẫn giữ được vẻ ôn hòa, lịch sự, và tự chế, rất đáng ngưỡng mộ. Ấy là vì bà có " chính nghĩa " : bà có lý lẽ đúng, và có tài diễn đạt rất cao.

Bà nói rất hợp lẽ : Phàm muốn phê bình một cuốn sách, phải xét nội dung của nó cũng như văn phong, tài diễn đạt và sức lay động của tác giả tới tâm hồn người đọc. Những sai lầm về chính tả, ngữ pháp nhất là khi viết ngoại ngữ đối với một người Việt, nên được người gọi là thức giả trưởng thượng, chỉ ra nhẹ nhàng và xây dựng, không nên mỉa mai, châm chọc. Có như thế mới là trưởng thượng, là học cao hiểu rộng để được khâm phục.

Khi đã dấn thân viết lách, thế nào cũng có những chuyện bực mình. Bà không nên vì thế mà " xa lánh cuộc đời " và lấy thế làm phiền!

Như tôi đây, cả ngày rú rú trong nhà, có viết lách chi đâu; thế mà vẫn lãnh đạn trên net mới khổ !.

Nguyên do là gần đây, nhiều nơi sắp làm giỗ cho cố Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm. Tôi có ông bạn ở Massachussett mời tham dự. Tôi viết vài câu cảm ơn ông ta, và nhắc lại cái thời thanh bình, an lạc, của Đệ Nhất Cộng Hòa. Lập tức tôi nhận được hàng chục mail xỉ vả tôi là " bọn Gia Tô hoài Ngô, lũ Cần Lao ác ôn, bọn ăn cơm thừa canh cặn của nhà Ngô , là con cháu của bọn Gia Tô xưa kia từng làm tay sai cho Pháp, rước voi Tây dày mả tổ, nhận giặc Ngô làm cha !..."

Thoạt tiên, tôi định mặc mẹ sự đời, mặc cha cái bọn nick ma, nick quỷ trên net. Nhưng nó cứ viết hoài, thành ra mấy ngày qua, tôi xung thiên nộ khí, tôi điên lên, có viết vài câu như vầy: " Này, bố mày đây không phải Cần Lao ác ôn; ông mày đây cũng không là Gia tô rước Tây, cụ mày đây cũng chưa hưởng sái nhị, sái tam, chưa ăn cơm thừa canh cặn nào của Ngô gia, vì lúc Ngô gia bị diệt, cụ mày đây vưỡn còn là học trò, lo học bài và lo thi đậu, thi rớt trí mạng. Vậy mày đừng nên viết thêm gì nữa, ông mày khùng lên, FW cho bà Lan Chi là bỏ mẹ mầy ! "

Dzậy mà nó tịt mít luôn, bà Chi à.Tức cười thiệt.
Vài dòng chia sẽ để bà đỡ sầu đời !

BXC


Hoàng Lan Chi 2012
hoanglanchi
#206 Posted : Thursday, November 15, 2012 5:00:50 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Ngoan








Bóng hoàng hôn đổ dài trên đường trắng
Nghiêng vai buồn, em rũ nhọc nhằn trôi
Con ốc nhỏ ngác ngơ nhìn sợi tóc
Lạc loài bay đậu giữa vành môi

Bao trói buộc của một nền xưa cổ
Ta treo lên ghềnh đá của thời gian
Giữ cho em khóe, vành môi son trẻ
Hôn thật lâu, em, như thác trên ngàn

Thương biết mấy những mảnh tình vụn vặt
Vùi chôn em trong bao tháng ngày qua
Ta sẽ bù cho em, bây giờ nhé
Nằm xuống đi em, nệm lá rất ngoan

Rồi sớm mai dòng đời trôi như từng chảy
Em, cũng chẳng cần kể lể khúc nhôi
Cũng chẳng cần than tiếc một đoạn đời
Hãy cứ thế, ngoan như thể chưa bao giờ ngoan thế!

hoanglanchi
#207 Posted : Friday, November 16, 2012 6:46:40 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Kỷ niệm của năm 2004


Năm 2004 có lẽ là năm có nhiều kỷ niệm.

Kỷ niệm trước khi rời Việt Nam. Kỷ niệm khi đếnCali, rồiCanadavà cuối cùng làVirginia.
Tết 2004, tôi đi chợ hoa. Sau khi dẹp chợ hoa Nguyễn Huệ, thấy không xong, họ lại mở. Có lẽ nhắm vào Việt Kiều nhớ quê hương nên mọi phong cảnh dân dã đã được trang trí. Từ gánh hàng hoa, xe ngựa đến thuyền hoa.




Xe ngựa tại Chợ Hoa Nguyễn Huệ 2004


Chút kỷ niệm với Sài Gòn là đấy. Tôi biết trước hoặc sẽ không về hoặc sẽ rất lâu nên “ Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ. Sài Gòn ơi, tình non đã già rồi! ( Nhại thơ NB) Quả tình bây giờ ngay chính ông thầy dậy Anh văn của tôi cũng biết “chút đỉnh” về tôi khi ông trả lời cậu kia “No, Cindy never goes to Việt Nam!”.
Bình Quới trên đường đi Thanh Đa là nơi tôi cũng ưa thích vì những phong cảnh dân dã. Từ ao súng, cầu tre lắt lẻo đến quán lá và cả một đụn rơm với tigôn hồng.



Ao súng ở Bình Quới 2004với cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi



Ở Việt Nam mà có được “đụn” hoa tigon như thế này thì không dễ phải không



Tháng Hai 2004, tôi đến Mỹ. Trạm đầu tiên là Nam Cali. Ngày đó từ Sài Gòn tôi lang thang vào các nhóm Ai Hữu Gia Long và Trưng Vương của Việt Báo Online. Vì thế khi đến Mỹ, gặp gỡ hai nhóm bạn net này.



Với nhóm Gia Long và thân hữu. Thứ ba từ trái hàng ngồi là Nguyễn Ngọc Hạnh, một phi công viết văn rất dí dỏm.
Hàng đứng, thứ ba từ trái qua là tiểu muội Quế Hương, đương kim Hội Trưởng Ái Hữu Gia Long Nam Cali hiện tại.




Với nhóm Trưng Vương và bạn hữu. Áo đỏ phía sau là “Nàng thơ Quỳnh Hương”
Từ Nam Cali tôi bay sang Montrealvới gia đình. Tại đây gặp gỡ nhóm bạn net ở Toronto. Do tình thân với em trai chị Bích Nga từ thuở Khoa Học, anh chị Đàm Trung Phán –Bích Nga mời tôi qua đến nhà anh chị chơi ít hôm. Anh Đàm Trung Phán du học trong chương trình học bổng Colombo, em ruột nhà ngôn ngữ Đàm Trung Pháp (Texas) và cựu Chủ tịch kiêm sáng lập Tổ Chức Cộng Đồng Dallas, Đàm Trung Thao ( đó là lý do mà Hoàng Lan Chi khá thân cận với anh Thao). Bích Nga là sư tỉ Gia Long và cả tôi lẫn chị đều là học trò cưng của cô Phạm Thị Nhung. Anh Phán chị Nga đưa tôi thăm vườn hoaToronto và thácNiagara. Tôi đã từng đến thác này năm 2000, trên đất Mỹ và 2004 là trên đấtCanada.




Đàm Trung Phán- Bích Nga
Chị Nga chỉ nghe anh Phán kể chuyện net chứ chị không thích và chả biết gõ mail. Thời gian ấy, anh Phán mở một topic về “Gia Đình Họ Lãng”, bao gồm toàn các chàng Chu Văn An với nick name “lãng” như Lãng Du, Lãng Đãng.., anh Phán là “Lãng Xẹt”. Hồi ấy nghịch ngợm trêu chọc giữa hai phe ( Chu Văn An- Trưng Vương- Gia Long) theo kiểu ngày xưa giữa trai làng gái thôn. Tôi và anh Phán nghịch ngợm lấy hoa chuối trong vườn hoa Toronto, giả bộ đây là bông tai mà Lãng Xẹt Phán mua tặng cho Gia Long Hoàng Lan Chi! Chưa hết, còn chụp cái hình hai anh em dựa lưng nhau với cái ghi chú “ Mượn bà cai, lưng Xẹt!”. “Bà Cai” là nick name của chị Bích Nga. Buồn cười là chị Nga bảo tôi “Chị nghĩ giữa em với T không có duyên nợ là hay. Vì nếu em mà lấy T, chị nghĩ hai đứa sẽ đánh nhau to!” T là em ruột chị Nga.



“Mượn lưng” Lãng Xẹt Đàm Trung Phán





Tại nhà Đàm Trung Phán-Bích Nga 2004-Giả vờ đòi bông tai.



Trở lại Nam Cali ít lâu thì tôi bay lênVirginia.
Tháng Ba, mùa hoa anh đào. Tôi hên. Anh bạn net lái xe hơn bốn giờ đồng hồ, từ New Jersey đến và đưa tôi đi Dc, ngắm hoa đào bên dòngPotomac. Đẹp thật khi hai bên dòng sông là hàng hoa anh đào với ba sắc: trắng, phớt hồng và hồng. Đây là quà tặng của Nhật cho Hoa Thịnh Đốn. Hiện giờ các cây con vẫn đang được trồng. Mỗi cây hoa đều có tên, tiểu sử để theo dõi. Lễ Hội Hoa Đào vào khoảng giữa tháng Ba hàng năm, quyến rũ bao khách khắp nơi. Hoa anh đào đẹp vừa lộng lẫy vừa thanh khiết.



Hoa anh đào bên dòng Potomac 2004


Một tuần sau, T, từDelawarecũng đến thăm và chúng tôi lại đi Hội Hoa Đào. Lần này hoa đã rụng khá nhiều. Bạn cũ mấy chục năm mới gặp lại, tóc T đã bạc trắng!
Không bao lâu sau ở VA, lần đầu dự một tiệc văn nghệ ở đây, tôi gặp “đại họa” Vũ Hối. Anh là họa sĩ danh tiếng và tôi hay trêu anh “nhà đại họa…sĩ”. Vũ Hối viết thư họa cho bài thơ Tóc Thề của tôi:




Vũ Hối áo đen-VA 2004



Thư họa Vũ Hối cho “Tóc thề” của Hoàng Lan Chi -2004

Nhắc đến “Tóc Thề” lại nhớ đến người có nick name dài nhất thế giới NNĐTVYKTMKT ( Người Nợ Đóa Tường Vi Yêu Kiều Từ Muôn Kiếp Trước). Cứ mỗi khi tôi gửi cái gì liên quan là anh viết “Bố trẻ chỉ thích bài thơ Tóc Thề của cô nương thôi). “Tóc thề” ở đây: Tóc Thề Xưa Tình Tự
Vũ Hối chọn vài câu “chắt lọc”:
Thơ hồng chưa viết xong
Tóc thề sao vội cắt
Chút tình này long đong
(Hoàng Lan Chi)

Rồi tôi đi Bostonvà gặp vài người trong giới văn chương ở đây. Những người bạn net này đa phần sau này họ muốn về với Việt Namtrong khi còn bóng dáng cộng sản ở đây nên tôi chỉ muốn quên những người ấy. Có một người không có tư tưởng đó nhưng vẫn ở “nhóm Boston” và tôi cũng không liên lạc. Chút kỷ niệm của những ngày hai anh em trò chuyện qua mail từng giờ, với “áo vàng đâu sao chưa thấy” vẫn bàng bạc đâu đó trong tôi..

Với Thu Thuyền khi đến Boston 2004
(Thu Thuyền là con gái đạo diễn Hoàng Anh Tuấn)



Trung Tâm Sinh Hoạt của CĐ Boston 2004
( có trời mới nhớ được ông văn sĩ nào đó nghịch ngợm
lấy cái bảng Heineken để trên đầu Hoàng Lan Chi)

Cũng 2004, tôi đến Dallas. Có lẽ Chủ tịch hiện tại của Tarrant, ông Nguyễn Kinh Luân và cả anh Cung Nhật Thành, cựu Phó CT, cũng không ngờ Hoàng Lan Chi đã từng đến Dallas rồi? Tôi gắn bó với hai người này vì chính kiến, lập trường quốc gia.



Công viên toàn tượng trâu- Dallas 2004


Vừa nhớ kỷ niệm xưa vừa nghe Vũ Khanh hát “Sao anh không đưa em đi Chùa Hương” thật hay, thật ý nghĩa.
http://www.nhaccuatui.com/nghe?L=iSoXqprUcKmF

Trong khi cô bạn nhỏ thì nhắc tôi nghe “Hãy cứ là tình nhân” khi cô đọc “Về bài thơ Ngoan” của tôi:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=BGk0WqLdcL

Tháng Một, người Bắc gọi Mười Một là Một đấy, tôi đang chờ…

Chờ em, quà muộn cho tôi
Chờ em, dù chả tháng Mười
Ngày mai, là của hôm nay
Hôm qua, cũng của hôm nay
Em à!
Hoàng Lan Chi – 11/2012

hoanglanchi
#209 Posted : Tuesday, November 20, 2012 8:36:18 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Nghe ca sĩ "thần tượng" của ai đó hát..


Một người bạn gửi link. Nghe youtube “Những giọng ca vàng thần tượng” thì sau Thái Thanh, tôi nghe đến Hoàng Oanh rồi Phương Dung, Thanh Tuyền.
Ba “mợ” ca sĩ này nổi tiếng có thể coi như cùng thời gian, chỉ chênh nhau chút đỉnh. Hoàng Oanh nổi tiếng trước và ca sĩ độc quyền của Sóng Nhạc. Năm Hoàng Oanh vừa nổi tiếng có lẽ tôi học đệ thất, Hoàng Oanh học đệ ngũ hay tứ Gia Long gì đó. Ấn tượng mạnh hồi ấy là nhạc phẩm “Đại Phá Quân Thanh” do nhạc sĩ Nguyễn Đức dàn dựng cho văn nghệ cuối năm của trường. Hoàng Oanh đứng giữa ngâm thơ và hát solo cho ban hợp ca hòa theo. Bao năm trôi qua, giờ này tôi còn nhớ lõm bõm vài câu:

Ngàn quân Tầu vượt cầu như thác ngàn thác ngàn
Ngàn quân Tầu vượt cầu tô sắc mầu Nhị Hà Nhị Hà…

Không lâu sau đó Phương Dung xuất hiện. Tôi không nhớ được ai là người “lancer” Phương Dung nhưng chỉ nhớ bài hát gắn với PD lúc mới đi hát là “Nỗi Buồn Gác Trọ”. Rồi cũng không lâu sau đó đến lượt Thanh Tuyền và bài hát tủ của TT là nhạc phẩm “Dấu Chân Kỷ Niệm”.

Vì cùng Gia Long nên đương nhiên lúc ấy tôi dành cảm tình nhất cho Hoàng Oanh. Một lần cuối năm, ở sân thể thao, lớp tôi ở bên cạnh lớp Hoàng Oanh. Tôi thấy lớp chị đề nghị chị hát và đó là lần đầu tiên tôi biết Hoàng Oanh bên ngoài thật gần như vậy. Hoàng Oanh bên ngoài rất giản dị mộc mạc. Tôi cũng tò mỏi hỏi bạn bè, Đoan Trang tức ca sĩ Quỳnh Giao là cô nào vì hai chị học cùng lớp. Tuy học chung lớp nhưng ngày ấy dưới bàn tay Nguyễn Đức, Hoàng Oanh rực rỡ nổi như cồn và Quỳnh Giao thì rất ít người biết đến. Hoàng Oanh ngâm thơ hay, diễn kịch cũng khá. Tuy vậy sau mấy năm, tôi thấy giọng hát Hoàng Oanh xuống hẳn. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng chị không luyện giọng, không trau chuốt giọng hát, không chăm sóc nó. Có lẽ Hoàng Oanh phải làm nhiều thứ. Vừa học vừa hát và bổn phận với gia đình. Điểm son nhất là Hoàng Oanh rất đứng đắn và là ca sĩ “có học” khá. “Có học” có nghĩa là chị có bằng Tú Tài ( thời ấy, đậu tú tài 2 không phải dễ) và là sinh viên Văn Khoa. Đa số các ca sĩ thời xưa ít học cao như vậy. Thanh Lan cũng là sinh viên Văn Khoa nhưng có lẽ đời sống tình cảm của cô ca sĩ này có vẻ xao động quá.





Phương Dung thì thuở ấy tôi nghe nhưng không say đắm lắm. Thanh Tuyền thì thuở ấy, tôi chịu không được giọng hát mà tôi bảo là nghe the thé. Cũng là cao nhưng năm đệ tứ, tôi rất say đắm giọng Thái Thanh và hoàn toàn không rung cảm trước giọng Thanh Tuyền. Ngoài ra, tôi thích người đẹp nên khi Thanh Tuyền mới “hạ san” từ Đà Lạt, một lần tôi đi coi xổ số ở Thống Nhất và thấy Thanh Tuyền vừa …quá mập vừa xấu. Buồn cười sau này khi phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ông kể lại một kỷ niệm khá vui như sau:

“Riêng đối với tôi vẫn còn xanh mãi một kỷ niệm về ngày khởi đầu đi hát của Thanh Tuyền tại Sài Gòn. Theo chương trình, Thanh Tuyền hát ra mắt lần đầu tiên ở phòng trà Bồng Laivà Vũ trường Quốc Tế đường Lê Lợi Saigon. Tôi đích thân đi mua son phấn để cho Thanh Tuyền trang điểm khi đi hát. Tôi thật bất ngờ khi biết Thanh Tuyền chưa từng sử dụng hộp phấn cây son trước đó. Khi đến giờ trình diễn, tôi đưa Thanh Tuyền đến Viện Thẩm Mỹ, Salon Make Up, nhưng các cửa tiệm đều đóng cửa vì trời đã khuya. Quá lo lắng, tôi kéo Thanh Tuyền chạy men theo đường Lê Lợi mong tìm người quen giúp đở. Nhưng không gập được ai mà thời gian lại gấp rút nên thầy và trò đành ngồi bệt ngay trên vỉa hè Lê Lợi. Nhờ ánh sáng đèn đường, tôi đánh phấn tô son cho Thanh Tuyền mà trước đó, tôi cũng chưa từng biết gì về cây son hộp phấn Chanel. Rồi Thanh Tuyền chạy bay lên lầu phòng trà Bồng Lai để kịp giờ trình diễn, còn tôi nện gót trên lề đường Lê Lợi, lòng ngập tràn cảm xúc khi tiếng hát Thanh Tuyền cất lên, đánh dấu ngày khởi nghiệp của ca sĩ Thanh Tuyền giữa thủ đô Sàigòn hoa lệ. Đến bây giờ, sau 40 năm ngồi nhớ lại, tôi dám đoan chắc rằng, đây là người thiếu nữ duy nhứt trong đời mà tôi đã kẻ lông mày, “tô son trét phấn” rồi tung con chim Sơn Ca vào bầu trời bao la, bởi vì cô là… của muôn người.”

Bây giờ giọng Thanh Tuyền bớt cao thì nghe hay hơn. Ít ra với tôi là như thế.


Thanh Tuyền trình diễn “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn Văn Đông
( Không biết nhạc cảnh này ở DVD nào nhưng nhạc sĩ được trưng hình ảnh rất lớn trên sân khấu. Hoàng Lan Chi chụp lại, đặc biệt mến tặng anh Nguyễn Văn Đông)


Năm đệ nhất Gia Long, tôi học chung với Phương, em gái ông Mai Châu, “bồ” của Hoàng Oanh. Mai Châu, dường như tên thật là Minh, đang học Dược, Hoàng Oanh thì học Văn Khoa. Một lần đến nhà chị Phương chơi, tôi thấy xấp nhạc của Mai Châu-Hoàng Oanh trông ngộ nghĩnh vì có mấy con gà con nên cầm lên xem. Mấy hôm sau, Phương đem tặng tôi nhạc phẩm “Một người đi”. Hồi ấy nhạc để tác giả tặng thân hữu coi như “double” nghĩa là có hai lớp. Lớp ngoài là bìa nhạc phẩm, lớp trong thì có vỏ trơn để chỗ cho nhạc sĩ đề tặng. Chắc chị Phương yêu cầu nên thấy hai ông bà Mai Châu-Hoàng Oanh để tặng QG! ( Phương ơi, nếu có đọc bài này thì liên lạc với em, Qg nhe)
Mấy chục năm sau, trong ba cô ca sĩ nổi cùng thời thì người ca sĩ tôi ít chú ý nhất lại là người tôi phỏng vấn: Phương Dung. Thật tình bây giờ cũng không nhớ nổi vì sao có buổi phỏng vấn đó. Chỉ biết lúc ấy tôi đang làm cho Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển năm 2007 gì đó. Tôi mời Phương Dung đến văn phòng tôi ở Fall Church, Virginia. Đài truyền hình hôm ấy là của nhóm Võ Thành Nhân. Hồi đó VTN có truyền hình ở Maryland thì phải và chưa cộng tác với Trúc Hồ để thành lập SBTN ở Dc như sau này. Người thâu hình của Võ Thành Nhân hôm ấy chỉ có một mình, nghĩa là một camera nên ông chơi như sau: thu Phương Dung trước và tôi sau. Nghĩa là tôi phỏng vấn, Phương Dung nói và thu PD. Sau đó, cho Phương Dung về, anh thu một mình tôi. Trời đất ơi, nói một mình không đối tượng và ...có trời mới nhớ hồi nãy mình nói cái gì! Đành là có một số câu hỏi thật nhưng trong khi phỏng vấn, đôi lúc tôi linh động thêm thắt cái gì đó trong khi lắng tai nghe ca sĩ trả lời nên khi thu lại, tôi hoàn toàn không nhớ. Vì không nhớ và vì nói một mình nên rất gượng ép. Khi đài truyền hình này đưa lên net, xem youtube, thấy kỳ cục quá, tôi kêu trời “Thôi nghe, lần tới không có vụ này đâu đó. Nếu không có 2 máy thì thôi không thu đâu”.




Sau này youtube này bị mất. Chủ nhân nói là họ bị “hack” gì đó.

Dù sao cũng cảm tạ Thượng Đế về nhạc phẩm, về ca sĩ đã đem đến cho tôi những giây phút thầm lắng. Link của chương trình này ở đây và tôi vẫn đang còn nghe:

https://www.youtube.com/watch?v=...OFm4&feature=related

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#210 Posted : Friday, November 23, 2012 9:40:30 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Hạnh Phúc Vô Bờ

Có những điều mà chỉ đến một tuổi nào mới nghiệm được. Như khi ôm cháu nội trong tay, tôi mới thông cảm được với nỗi lòng của các bà mẹ chồng thời trước. Hồi xưa xem truyện thấy vài bà chì chiết khi con dâu chưa có bầu tôi rất bất mãn. Nhưng, như các cụ nói “Đoạn trường ai có qua cầu mới hay”, thì bây giờ tôi mới thông cảm được. Con dâu thì cũng thương như con gái nhưng khi con dâu đẻ con, tôi có cảm tưởng như lúc bấy giờ nó mới thật sự là bước vào gia đình mình, là người của mình. Đứa cháu nội, đứa con kết nối giữa con trai và con dâu, là sợi giây giữa tôi và con dâu, sợi giây bền vững hơn. Tôi cảm ơn con dâu cho tôi hai đứa cháu nội. Đứa thông minh, chưa đầy ba tuổi mà thuộc Kiều làu làu, ca dao tục ngữ đọc vanh vách, đứa thứ hai khôi ngô tuấn tú với đôi mắt tuyệt đẹp, y hệt con trai tôi ngày xưa. Tôi, người của Sài Gòn cũ, nếp cổ xưa, người của Gia Long một thuở nên lại phải cảm ơn Trời Phật khi cháu nội tôi là người Việt! Tôi chả lên án việc lấy chồng Mỹ nhưng không biết sao, thấy con dâu Việt, tôi vẫn thấy lòng bát ngát vui hơn. Kỳ nhỉ.




Gia Vinh gần 3 tuổi




Cảm ơn “con gái thứ hai” đã cho tôi hai cháu nội




Lan Chi và 3 cu của Lan Chi-Brisbane 2012


Nghe này, Gia Vinh đọc Kiều từ đầu đến “Đủ mùi ca ngâm” này. Đang đọc đến cầm kỳ thi họa, Vinh nhất định cãi cái gì đó, bố nó biểu thì Kiều cầm kỳ thi họa chứ có phải con đâu. Bi còn dạy lời 2 cho Vinh là “ Kiều còn học ký xướng âm” nghe buồn cười chết đi được!

https://dl.dropbox.com/u/8979283...inh/Vinh/VinhDocKieu.mp3

Còn khi đọc ca dao tục ngữ, Bi dạy Vinh đọc “Ăn cháo đá bát, Qua cầu rút ván, ăn chè đập ly”, thật hết biết. Chưa hết, lại còn “Trên đồng cạn dưới đầm sâu, chồng cầy vợ cấy con trâu đi nằm!”. Lần đầu nghe cháu nội đọc, tôi bật cười “ Con trâu đi bừa chứ sao con trâu đi nằm?”, Vinh còn cãi “Bà nội sai rồi, con trâu đi nằm!”
30 giây: https://dl.dropbox.com/u...inh/VinhConTrauDiNam.mp3
Còn đây là bài “Trên trời có đám mây xanh..”, buồn cười nhất là đoạn cuối, những câu sau mà đọc từ miệng một thằng bé chưa được ba tuổi:
Mâm son đũa sứ bưng lên hầu bà
Bà giận bà chẳng ăn đâu
Để cho thằng rể cái dâu nó dùng

https://dl.dropbox.com/u/8979283...TrenTroiCoDamMayxanh.mp3

Không biết đọc nhưng nhìn màn hình, Quang Dũng hát tới đâu, Vinh hát tới đó. Đúng là trẻ con tài thật. Quang Dũng là thần tượng của Vinh! Đây là Bài “Em đi Chùa Hương” mà Vinh hát. Buồn cười nhất là đoạn cuối thay vì “Nammô a di đà” thì Vinh dài giọng “Nammô a di đà phật”

https://dl.dropbox.com/u/8979283...nh/VinhEmDiChuaHuong.mp3

Lại còn nhạc sến. Ai cho tôi tình yêu của ngày thơ ngày mộng!

10 giây:
https://dl.dropbox.com/u/8979283.../VinhAiChoToiTinhYeu.mp3

Cuối cùng còn hát cả nhạc tiền chiến Xuân của La Hối. Đến đây, có lẽ bị bà nội bắt hát nhiều quá, Vinh mệt và hết thuộc bài nữa rồi, hát không hết.

30 giây:

https://dl.dropbox.com/u/8979283...h/Vinh/VinhXuanLaHoi.mp3

Tôi đang chờ đến khi Khang lớn lên, Vinh Khang sẽ song ca. Chắc chắn phải nói cu Bi dạy 2 đứa hát bài “Tóc thề” của bà nội Lan Chi mới được!

Trên xứ người mà con trai tôi dạy cháu nội tôi thuộc Kiều, ca dao, tục ngữ làu làu như vậy, đó chính là Hạnh Phúc Vô Bờ của tôi vậy, phải thế không!

Ngày lễ Thanksgiving 2012

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#211 Posted : Saturday, November 24, 2012 3:48:42 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Làm Báo Ở Hải Ngoại

Tôi không thích nghề làm báo. Tôi chỉ thích viết lăng nhăng. Kiểu “Chuyện phiếm” của Chính Luận ngày xưa rất hạp với tôi. Đã “phiếm” nghĩa là nói lung tung lang tang không cần đi vào một cái gì nghiêm chỉnh, lớn lao như văn học, kinh tế, chính trị. Mọi vụn vặt quanh đời sống được viết và bầy tỏ suy nghĩ. Hồi ấy, tôi “lụm” nhuận bút của Chính Luận cũng kha khá.

Bây giờ dạng Tạp Bút ( còn có những tên khác như Tạp Văn hay Tạp Ghi) có vẻ ăn khách. Những suy nghĩ về ai đó, những kỷ niệm về một ngày xưa, những phê phán xã hội chung quanh, tất cả đều được tạp ghi trình bầy dễ dàng so với các thể loại khác.

Trở lại đề tài làm báo. Hải ngoại làm báo có vẻ dễ. Cứ có tiền là ra tờ báo dễ dàng không bị ai kiểm duyệt. Tuy vậy để tờ báo được coi là “báo” đúng nghĩa và sống được thì không phải dễ.
Báo đúng nghĩa” là sao? Một tờ báo đúng nghĩa là phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản:
Không quá nhiều font chữ. Font tiêu chuẩn cho đa số báo hiện nay là Time Roman, size 11. Tựa đề ( header) thì font khác, size khác nhưng tối đa cho một tờ báo có lẽ chỉ khoảng 3 fonts. Báo nào sử dụng quá nhiều font, sẽ giống như một đặc san hiệu đoàn hơn.
Không được tùy tiện in đậm. Chỉ được in nghiêng italic nếu muốn nhấn mạnh hay chú ý.
Không được tùy tiện gạch dưới ( underline). Bài báo mà “undeline” trông rất kỳ dị.
Không được in bài một nửa trang bên trên, nửa dưới là quảng cáo.
Không được đăng nhiều bài cho cùng một tác giả.
Phải có bài xã luận hay quan điểm coi như “cầm chịch” đường lối chủ trương của báo.
Nội dung phải đi theo đúng tôn chỉ mà báo công khai ở ngay trang đầu. Đó là báo thuần túy chính trị hay văn học nghệ thuật.


Trên đây chỉ là một số nguyên tắc chính. Hồi mới đến Mỹ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy quảng cáo ở ngay trang bìa! Hiện giờ tình trạng này cũng còn ở một số báo.
Trong các bán nguyệt san hay nguyệt san mà tôi từng cộng tác, tôi thích Bút Tre ( Arizona), Thế Giới Mới (Dallas For Worth). Trang bìa của họ vẫn tử tế đẹp đẽ. Bên trong hai tờ báo này vẫn có Lá Thư Tòa Soạn đàng hoàng và Mục Lục tử tế. Các bài thì tựa được layout to, có hình minh họa. Cầm tờ báo khá dày, layout tử tế, mình có cảm tình vì thấy độc giả được tôn trọng.












Một người bạn làm báo của tôi than thở là anh chăm chút cho tờ báo, tìm kiếm những tin tức hữu ích, nóng hổi để cung cấp cho độc giả nhưng có vẻ như họ rất “bạc”, không hiểu được điều đó. Mỗi sáng, anh phải đọc khá nhiều báo Mỹ, chắt lọc lại tin cần thiết rồi mới đăng lại trên báo mình. Tôi thông cảm với anh vì độc giả bây giờ có vẻ “hời hợt” nhiều. Họ quá bận rộn với cuộc sống, họ hưởng thụ mọi thứ có vẻ dễ dàng nên dường như họ coi đương nhiên những gì tờ báo có là phải có chứ không phải do chủ báo đãi cát tìm vàng.
Bên cạnh những chủ báo thật sự nghĩa là làm báo vì yêu nghề, vì lương tâm, vì muốn đóng góp, không hiếm những chủ báo “cẩu thả”. “Cẩu thả” vì họ chỉ muốn mang danh chủ báo cho dù họ không có khả năng viết, không có khả năng đọc, không có kiên nhẫn trình bầy tờ báo cho tử tế. Họ lấy đại tin từ net và bài từ thân hữu gửi tới. Họ không đọc và đưa đến tình trạng bài “vớ vẩn” ở trên, bài có giá trị nằm dưới cùng. Không có khả năng nhận định nên để bài hời hợt cạnh bài sâu sắc. Không trân trọng độc giả nên họ đăng có khi một tác giả đến ba bài cho cùng một số báo. Không yêu nghề, yêu tờ báo của mình nên họ “layout” cẩu thả, luộm thuộm. Thường xuyên và một nửa trên là bài và nửa dưới là quảng cáo. Có khi một bài họ cho chạy sang trang mới chỉ khoảng 5 giòng, và họ đẩy cái banner của mục A, thay vì ở ngay đầu trang thì bị chạy xuống dưới. Thật là tệ hại. Với một người có lương tâm nghề nghiệp, người ta sẽ đọc và nếu cần, cắt bớt bài kia để nằm gọn không cần qua trang mới chỉ với 5 giòng. Càng không thể chấp nhận khi banner của một mục hay “header” của một bài lại không nằm tử tế ở đầu trang mà bị thụt xuống bởi vài giòng của bài kia. Font thì loạn xạ, trang này chữ to, trang kia chữ nhỏ. Các bài thơ lẽ ra phải được in bằng kiểu chữ thư pháp, in nghiêng và có “background” là hình nào đó được làm mờ thì mới đúng.


Thật tình khi cộng tác với một tờ báo tử tế, người viết cũng vui hơn là bài mình xuất hiện ở những tờ không tử tế. Thân chủ quảng cáo nếu không hiểu thì phải giải thích cho họ hiểu là không thể nào cứ để quảng cáo của họ ở ngay dưới một bài viết nào đó được. Họ là những người ít học, hoặc không chú tâm, hoặc hời hợt thì nhiệm vụ của chủ nhiệm là phải giải thích cho họ hiểu.
Một tờ báo đầu tiên phải hay, hấp dẫn người đọc. Từ chỗ có người đọc rồi số người đọc ngày một tăng sẽ hấp dẫn quảng cáo cũng gia tăng. Quan sát Bút Tre của Mộng Tuyền, tôi cảm thấy mến cô chủ nhiệm trẻ tuổi này. Đến Hoa Kỳ bằng cái vé “H.O”, Mộng Tuyền vừa đi học và vừa hoạt động. Có một nghề cố định trong tay thì việc ra một tờ báo, MT dễ kêu gọi một vài bạn hữu cùng chí hướng. Mấy năm trôi qua, từ một đứa trẻ chập chững học đi, giờ này Bút Tre rất vững vàng với tờ báo dày, in đẹp, nhiều đề mục phong phú. Bút Tre được sự cộng tác của nhiều cây bút đủ mọi thành phần. Thái độ nhũn nhặn, rất ngoan của Mộng Tuyền khiến cộng tác viên nào cũng cảm thấy vui vẻ. Một lần tôi đùa với Mộng Tuyền “ Độc giả level A sẽ thích coi mục phỏng vấn ca sĩ, level B sẽ coi mục phỏng vấn người trẻ thành công hay người già kinh nghiệm của cô Lan Chi. Độc giả lười biếng sẽ có mục vui cười hay nhiếp ảnh. Độc giả thích suy tư sẽ có mục “Đành phải nói” hay xã luận của Hoàng Ngọc Nguyên. Giáo dục có mục của bà Trần Thủy Tiên. Ngoài ra còn Gia Chánh, An sinh xã hội, Du Lịch…


Một điều tôi quý ở Mộng Tuyền ( mà khi mail, tôi hay âu yếm viết “Con gái ơi”, và Mộng Tuyền thì rất thích được cô Lan Chi gọi như vậy!) là cái “biết nhìn người”. Làm sao mà tôi có thể tưởng tượng được là khi Bút Tre đương đầu với một kẻ (đằng sau kẻ ấy không đơn giản là vài người, tôi nghĩ thế) về phương diện đường hướng, Mộng Tuyền lại gửi mail “Con cần ý kiến cô”? Tôi cộng tác với Bút Tre chỉ ở mục Trò Chuyện với Lan Chi tức mục phỏng vấn, tôi cho rằng Mộng Tuyền hoàn toàn không biết gì về những cái khác của tôi. Nói cách khác, tôi cho rằng Mộng Tuyền không biết cái bút hiệu thứ hai của tôi: Hoàng Ngọc An. Thế nhưng Tuyền biết. Biết là cô Hoàng Lan Chi còn bút hiệu viết về thời sự, chuyên đập đầu việt gian!

Bên cạnh đó, mỗi khi tôi cần gửi báo cho một nhân vật đặc biệt nào đó, Bút Tre luôn đáp ứng. Nhìn Mộng Tuyền, tôi nhớ đến Chu Tử. Ngày xưa, nhờ may mắn mà truyện “Yêu” nổi tiếng đã đưa Chu Tử từ nhà văn lên làm chủ báo. Quy tụ nhiều cây bút trẻ, làm lực đẩy cho họ tiến, đãi ngộ những cây viết có tài đã khiến Chu Tử thành công vượt bực. Chính quyền đóng báo này, ra báo khác. Từ Chu Tử, một số cây bút trẻ thành danh. Hiện giờ, Bút Tre của Mộng Tuyền vừa phối hợp được thế hệ già ( như tôi chẳng hạn!) vừa thế hệ gạch nối ( như Diễm Phương) vừa thế hệ hai (như Cung Hoàng Kim)


Còn Thế Giới Mới thì có vẻ thiên về tranh đấu nên bài xã luận nhiều hơn. Kiểu “layout” của Thế Giới Mới khác Bút Tre nhưng vẫn là tử tế. Không điệu đà như cô nàng Bút Tre vì Thế Giới Mới là của Lão Gà Tre Trương Sĩ Lương, người đã viết báo từ trước 75, người trong phong trào Hưng Ca. Thế Giới Mới là bán nguyệt san không phải nguyệt san như Bút Tre nên mỏng hơn một chút. Cách đây vài năm, Thế Giới Mới hơi khô khan. Tôi phản đối và bây giờ Thế Giới Mới nhẹ nhàng hơn với chuyện vui cười, truyện ngắn và cả …tạp ghi từ Hoàng Lan Chi (tạp ghi từ Hoàng Lan Chi thường là nhẹ nhàng, vui vui, không làm nhức đầu ai, chỉ làm mọi người vui vẻ vì những vụn vặt từ ca sĩ này, nhạc sĩ nọ, văn sĩ kia…) Thế Giới Mới cũng rất đàng hoàng mỗi khi tôi yêu cầu gửi báo cho một nhân vật nào đó đặc biệt mà tôi phỏng vấn. Báo online của Thế Giới Mới có vẻ mạnh hơn Bút Tre. Gần đây, Lão Gà Tre than thở “Công nương ơi, chắc tui phải đóng cửa. Cầm cự bao năm. Kinh tế khó khăn, quảng cáo không đủ. Tui đã nói hễ Ban Biên Tập còn là báo còn. Tui duy trì báo online thôi.” Tôi nghe và bùi ngùi. Thời buổi này, báo Mỹ cũng xính vính nói gì báo Việt. Tôi rất yêu câu nói này của Lão Gà Tre “Ban Biên Tập còn là báo còn”. Câu nói đó chứng tỏ cái trí, cái tâm của người chủ nhiệm!


Làm báo. Vừa dễ vừa khó.


Làm báo cho hay, hấp dẫn, có đông độc giả mà vẫn không bị biến thành báo lá cải, báo nhảm nhí và tác động được cộng đồng, hướng dẫn được dư luận, có lẽ không chỉ là một đầu óc thông minh, bén nhạy mà còn cần một trái tim nồng nàn yêu nghề, yêu người.

Hoàng Lan Chi
hoanglanchi
#212 Posted : Saturday, December 1, 2012 9:18:49 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Trích từ LanChiYesterday ( những vụn vặt đời sống quanh tôi)



Đàn ông đâu có giống nhau?


“Mợ Phàn”

Hai hôm nay Cali trời mưa. Mưa đêm và cả mưa ngày. Cứ như là bão rớt ngày xưa ở Sài Gòn. Trời u ám, mưa lắc rắc. Mưa đêm thì thú vị nhất là khi trùm chăn và nghe tiếng mưa tí tách nhưng mưa ngày thì tôi chả ưa.
Hôm qua có một niềm vui nho nhỏ. Rời lớp thi ra parking, tôi bấm gọi trở lại cái “miss call”. Cũng chả hiểu vì sao tôi buột miệng “ Mợ Phàn đây”. Anh bạn bên kia đầu giây “ Thế mợ có qua không?” “Không” “Vậy tôi sẽ gửi quà cho mợ nhé”. Cúp phone, tôi bật cười. Tôi vẫn gọi vài phụ nữ sồn sồn bằng từ “mợ”. Nhưng tôi bị gọi là “mợ” thì đây là lần đầu. Vừa bị gọi qua phone vừa bị viết trong mail nữa chứ!

Người Bắc có thói quen gọi bố mẹ là cậu mợ. Ngoài ra, khi nói đến người khác bằng cậu mợ nó có một ý nghĩa hơi bông đùa, khác với “AnhChị”. Khi nghe một ông Bắc Kỳ gọi một bà bằng “mợ” với cái giọng như vầy như vầy là mọi dân bắc kỳ đều hình dung ra được một cái rất đặc trưng bắc kỳ nghĩa là .. “ba que xỏ lá”. Tất nhiên, đùa nhau như vậy chỉ có trong phạm vi bạn bè gần và thân như trong một gia đình.
Hôm sau anh bạn “khỏ” cho tôi mail như vầy khi tôi nói qua lại với anh về một vấn đề “thời sự”:

“ Tôi có dám đụng gáy Mợ đâu?
Tôi coi Mợ là nhất xứ.
Chửi vung tí mẹt thì cũng phải trúng một cái chứ.
Vụ Người Việt hay mới đây vụ ăn mảnh của nhóm Hoàng Duy Hùng
Ai chửi thì tôi tiếp hơi.
Còn tôi cổ rùa không hơi Mợ ạ.
Nhưng ngấm ngầm chết voi.
Đã gởi qùa cho Mợ, để dành ăn cả năm nhe Mợ”
Tôi lại bật cười khi đọc mail anh bạn. Cái kiểu “Tôi coi mợ là nhất xứ” đúng là cái giọng Bắc kỳ …đểu mà ngôn ngữ chúng tôi thời xưa là “ đồ ba que xỏ lá” để “mắng yêu” một người bạn nào đó.
Tuy vậy, như tôi vẫn nói tôi thích cái kiểu dí dỏm, nghịch ngợm, thông minh của con trai Bắc. Có lẽ chỉ người Bắc với nhau mới hiểu vì sao họ thích như thế chứ mấy ông Nam Cờ hiền lành chân chất thì sẽ chả hiểu vì sao …đểu mà không bị mắng?!

Khi Đàn Ông Ghen Tị

Nếu nói rằng ghen tị là độc quyền của phái nữ thì tôi e rằng cần xét lại. Đàn ông Việt Namcũng chúa là đố kị ghen tị. Cái đố kị của họ phát xuất từ cái tinh thần “gia trưởng” của đàn ông VN từ thuở xa xưa. Họ tự cho đàn ông là “nummber one” và ít khi công nhận phụ nữ thành công. Mỗi khi có một phụ nữ thành công về một lãnh vực nào đó là họ tìm cách chê bai dè bĩu.

Tháng trước, tôi đã phải viết bài “Phê Bình Hay Đố Kỵ” để bảo vệ Dương Như Nguyện. Là một cô gái đến Mỹ ở tuổi 16, Nguyện đã hy sinh vài thứ kể cả việc đi làm kiếm tiền trong vài năm để đeo đuổi nghiệp văn chương và để hết tâm huyết vào cuốn trường thiên “Người Con Gái Của Sông Hương”. Tôi cũng quên không hỏi lý do cô viết bằng tiếng Mỹ nhưng khi bản dịch sang tiếng Việt của cô do cha cô gửi ra thì một phụ nữ chỉ trích. Sau này lại thêm một ông tiến sĩ chỉ trích. Sự chỉ trích không phải cho tác phẩm mà lại toàn những cái vớ vẩn, ví dụ chỉ trích lỗi Pháp ngữ của nhân vật Simone.

Sau đó vô tình nhận được Chap 3 của tiểu thuyết trên, tôi đọc và dành vài giờ để tóm tắt và giới thiệu. Trước tiên, đấy là một trích đoạn hay, cốt truyện “huyền sử” với các nhân vật đầy ắp tình tự dân tộc. Bên cạnh đó bút pháp sử dụng của Dương Như Nguyện là hồi tưởng. Các nhân vật được vẽ lại qua hồi tưởng của một nhân vật khác. Kiểu này nghĩ là đơn giản nhưng cũng cần suy nghĩ để “hợp lý” cho sự hồi tưởng của nhân vật. Tôi cũng phải chứng minh những gì tôi cảm nhận về văn của Dương Như Nguyện cho độc giả thấy. Trước hết, tôi không phải là người cứ tặng mỹ từ hảo ý cho văn người khác một cách vô tội vạ. Tôi có trách nhiệm và tự trọng với ngòi bút của mình chứ. Sau nữa, có những kẻ đã làm Dương Như Nguyện buồn phiền mệt mỏi và không hứng thú viết nữa. Tôi phải viết kỹ để độc giả thấy rằng tôi nói đúng và mọi ác ý đối với Dương Như Nguyện không còn. Tôi mất thì giờ về chuyện này vì tôi nghĩ rằng Dương Như Nguyện xứng đáng được sự yểm trợ của cộng đồng trong lãnh vực văn chương cho dù sách của cô viết bằng tiếng Mỹ. Cô đã giữ tự tình dân tộc trong tim và muốn gửi những nét đẹp của văn hóa Việt cho độc giả Hoa Kỳ. Chỉ một điều đó đủ cho chúng ta yểm trợ cô, phải thế không.


Bên cạnh đó, tôi có cảm tưởng một số đàn ông (tôi không vơ đũa hết nhé, một số thôi đấy) đố kị ghen tị với “mợ” Hoàng Dược Thảo. Tôi không quen biết và cũng chả có ý định giao du với mợ nhưng hành động của mợ tiếp nối Ngô Kỷ để cộng đồng Cali cuối cùng phải có biện pháp rõ ràng với báo Người Việt thì theo tôi là đúng. Mới đây một ông (có bút hiệu rất hay) viết bài chỉ trích báo Chiến Sĩ Cộng Hòa của mợ Thảo. Vốn dĩ đa nghi như Tào Tháo, tôi đọc khá kỹ bài chỉ trích và cảm tưởng của tôi là vị này không hoàn toàn đứng trên quan điểm người quốc gia. Tôi dành ra hơn một giờ để viết bài nhận xét. Ông trả lời tôi lịch sự, nhã nhặn. Mails qua lại, tôi tiếp tục bày tỏ suy nghĩ của tôi về việc này.

Đây là trích đoạn trong mail của tôi gửi ông. Qua đó, quý vị thân hữu sẽ thấy rằng ít nhất có hai người cùng suy nghĩ như nhau: tôi và chị họ của tôi. Qua trích đoạn này, tôi chỉ xin quý vị nhất là đàn ông khi tranh luận về một vấn đề gì thì chỉ nên nói về vấn đề đó, tránh không đem chuyện cá nhân của đối phương ra chỉ trích. Sự việc này chỉ cho chúng tôi cảm tưởng, lý luận không vững nên phải viện đến đời tư tình cảm của người khác để “hạ’ người ấy. Tôi đã viết rằng tôi cũng sẽ chỉ trích nếu như điều ông nói về báo Chiến Sĩ là đúng và mợ Hoàng Dược Thảo không chấn chỉnh.

Trích mail của Hoàng Lan Chi gửi người chỉ trích mợ Hoàng Dược Thảo:

Sau nữa, đây là điều mà tôi và chị họ tôi (1 nữ sinh Trưng Vương), nghĩa là ít nhất có 2 người nghĩ giống nhau:
-Khi tranh luận, hãy đi vào vấn đề chính
-Không bao giờ đụng đến đời tư, cá nhân, tình cảm, gia đình của đối phương.
-Sự việc lôi dời sống tình cảm của đối phương, tôi và chị tôi cho đó là hành vi "hèn".
-Chứng minh: năm 2009, trong vụ đài Việt Nam Hải Ngọai giao du cán cộng, tôi viết cho giám đốc đài " Ông HỒNG PHÚC tố cáo và chúng tôi chỉ muốn hỏi quý vị, có hay không, việc quý vị giao du? Còn thì chúng tôi hoàn toàn không quan tâm đời tư của Hồng Phúc. Hồng Phúc có bao nhiêu vợ, bao nhiêu bồ, ngón tay cái bị đứt vì tình ái hay không ngón chân trỏ bị cụt vì ái tình phải không .., hoàn toàn là chuyện cá nhân của ông ta!"
-Vì thế, sự việc TT Hải làm chủ bút, do tài cán, hay do tình ái, thì kệ họ. Quý vị đứng ở cương vị nào mà đòi phê phán người ta? Cha mẹ HDT hay cha mẹ TT Hải? Quý vị có bỏ tiền cho báo không mà chụp mũ "nam nhân kế, mỹ nhân kế"? Tôi, nếu phê phán, tôi chỉ đơn giản " nguyệt san Chiến sĩ là của cựu quân nhân, lập trường là tranh đấu chống cộng sản thì không được đăng những bài viết của bất cứ ai, khéo léo biện hộ cho cộng sản. Vậy, cho hỏi ông chủ bút, người chịu trách nhiệm nội dung báo, tại sao ông đăng?" Chỉ thế thôi. Sự kiện lôi mụ HDT ra chửi mụ không có khả năng viết xã luận, sự kiện mụ chỉ trích việc xấu mà không đưa giải pháp, sự kiện mụ bồ bịch nên giao tờ báo cho Hải, đối với tôi là chuyện "ruồi bu". Nó cho tôi cảm tưởng, cho tôi nhé, tôi nói suy nghĩ của tôi sau khi đọc những bài viết kiểu đó là:

Dường như một số văn nghệ sĩ Việt Nam Cộng Hòa bực bội vì mình là văn sĩ mà không thành công bằng mụ HDT vì mụ không từng viết văn trước 75
Dường như một số cựu quân nhân bực bội vì cũng là người mà qua đây không thành công như mụ HDT.
Dường như một số vị trí thức cũng bực bội mụ HDT vì mụ cũng là dược sĩ, là dân trường tây ( nghỉa là việt văn kém), mà khi qua đây, mụ viết bài hay thế, báo của mụ thành công thế.
Dường như một vài ông ghen với những tên "bồ bịch" của mợ HDT vì " mình không được lọt vào mắt xanh mụ HDT" !

Đấy, tôi, một phụ nữ, ngang tuổi mợ HDT, có những suy nghĩ như thế, khi đọc những bài hay mails chỉ trích mụ HDT theo kiểu moi móc đời tư, tình cảm của mụ ra. Chị họ tôi cùng suy nghĩ. Hai chị em chúng tôi tự hỏi "sao đàn ông VN ...xấu tính thế nhỉ!!" ( sorry ông nhé, 2 phụ nữ chúng tôi, già ngoài 60 rồi, nghĩ như vậy về đàn ông VN nhất là mấy vị ....cựu quân nhân đang ghen tị với mụ Thảo hay bồ mụ ta!)
Hôm nay nghỉ ở nhà, cố gắng viết mail dài này đến ông, tôi cũng để vài thân hữu của tôi ở bcc vì tôi cũng muốn bày tỏ cho họ hiểu, cá nhân chúng tôi ( 1 mụ Gia Long, 1 mụ Trưng Vương) nghĩ gì trước sự tấn công nặng cảm tính, ghen tị, đố kị của vài vị Nam Nhi Trượng Phu đối với một mụ đàn bà như mợ Hoàng Dược Thảo. Và nhắc lại, tôi không quen biết và hoàn toàn không có ý định giao du với mợ Thảo!
Chúc ông mạnh khỏe và sẽ Chính Ngữ trong tư tưởng Chính Nghĩa, trong hành động Chính Trực . Bây giờ và mãi mãi về sau.
(ngưng trích mail Hoàng Lan Chi)


Đàn ông đâu có giống nhau?

Viết vậy để mà viết chứ ai chả biết đàn ông giống nhau ba điểm thì khác nhau có thể ba trăm điểm cơ mà.
Khi viết như vậy là vì mạch tư tưởng của tôi đi liền từ đoạn trên (đàn ông đố kị ghen tị) đến lúc này. Lúc này là tôi đọc mail của anh Cung Nhật Thành viết về Vũ Đình Hiếu (Hiếu là tác giả cuốn sách, bài viết mà Báo Chiến Sĩ Cộng Hòa của bà Hoàng Dược Thảo trích đăng và sau đó bị chỉ trích). Trong mail này, anh Thành kể lại là khi biết tin Hiếu về Việt Nam làm việc cho một trường học của Úc, Anh Cung Nhật Thành cũng đã phản đối dữ dội. (Mở ngoặc, anh Cung Nhật Thành, cựu chủ tịch CĐ Dallas, con của một đảng viên Quốc Dân Đảng, em ruột nhạc sĩ Cung Tiến).

Cung Nhật Thành viết như sau:
Chị Lan Chi ơi,

Vũ Đình Hiếu là nhân vật có thật.

Khoá 6/72 Thủ Đức. Ra trường tùng sự tại Tiểu Đoàn 95 BĐQ Biên Phòng thời Thiếu Tá Đỗ Đức Chiến làm TĐTrưởng. Chức vụ sau cùng là Thiếu Úy Sĩ Quan Ban 3 của Liên Đoàn BĐQ.

VĐH còn là Hội Trưởng đầu tiên của Hội SVSQ Thủ Đức DFW. Sang Hoa Kỳ từ năm 1975, học Computer Sciene tại University of Texas at Dallas. Sau đó làm IT cho hãng Điện tử.... của Ross Perot (tôi chưa nhớ ra tên của hãng này....hãng rất nổi tiếng.)

Khoảng năm 2002 thì phải, cuốn sách này đã được in ra và phát hành tại Hoa Kỳ. Tiểu Đoàn 95 BĐQ Biên Phòng, tiền thân là LLĐB của Hoa Kỳ nên VĐH quen biết rất nhiều với các anh em LLĐB. Tôi không biết bản in năm 2002 có giống như bản in của CSVN không.

VĐH trước cùng dậy tại Richland Community College chung với bề trên của tôi. Hiếy dậy Computer còn bề trên tôi dậy Tâm Lý và Xã Hội Học... Tôi không nhớ rõ năm nào, 2006 hay 2007, VĐH chuyển lên dậy ở Oklahoma được 1 năm rồi nghỉ, quay về lại Dallas. Khi VĐH về VN dậy cho trường của Úc, dù biết là công ăn việc làm nhưng tôi phản đối dữ dội với Hiếu. Được 1 năm thì VĐH về lại Dallas. Chính tôi là người ra phi trường đón VĐH , dĩ nhiên là tranh cãi rất găng...

Sau đó, tôi không còn liên lạc nhiều với VĐH....Khoảng năm 2010, có nghe VĐH dự định sang Arab dậy học nhưng không biết có thành không....Từ đó không còn liên lạc và gập VĐH nữa. VĐH rất thân với Thái Hóa Lộc. VĐH không phải là người đi chung đường với chúng ta. Về VN rất nhiều lần....

Có thể VĐH hãnh diện về...sắc áo BĐQ nhưng tôi không thấy VĐH có chút nào hãnh diện về mầu cờ mà VĐH đã từng phục vụ cả....Tôi nói vậy, hy vọng chị Chi hiểu...
.
(ngưng trích mail Cung Nhật Thành)

Sự phản đối của anh Cung Nhật Thành làm tôi liên tưởng đến một người khác: Phạm Hùng, em Phạm Hậu ( nhà thơ Nhất Tuấn). Phạm Hùng kể với tôi rằng năm 1994, hãng Nestle cử anh là Phó Giám Đốc cho công ty ở VN. Anh có về và sau đó từ chối không làm.
Anh viết:
“Tôi từ chức không phải vì sợ lời dèm pha, chửi bới, là gia đình toàn gốc lính, bây giờ quay về làm ăn với VC v.v. Quả thật lúc đó, lương tâm thấy có điều gì không ổn. Thế thôi! Di tản khỏi VN năm 1975, rất buồn. Nhưng trên chuyến bay rời Sài Gòn đi Singapore tháng 4 năm 1994 tôi còn buồn hơn vạn lần vì tôi biết là tôi sẽ không còn háo hức về VN nữa. Tôi vẫn thuờng quan niệm, nỗi cô đơn thật rõ rệt khi mình cảm nhận được lúc đang ở giữa một đám đông. Cũng vậy, năm 1994 về lại VN, thăm nhà cũ, trường cũ. Ở khách sạn sang, xe có tài xế lái. Cảm giác cô đơn đầy ắp, rõ rệt”.

Buổi sáng hôm nay, ngày thứ ba, Calivẫn u ám. Nhưng Cung Nhật Thành phản đối Vũ Đình Hiếu, Phạm Hùng từ chối “áo gấm về làng”, là hai tia nắng tôi cảm nhận, một từ Bắc Cali, một từDallas.
Nếu mọi người cựu quân nhân đều như hai “tia nắng” này nhỉ?

Hoàng Lan Chi
Khánh Linh
#213 Posted : Saturday, December 1, 2012 10:22:42 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
Originally Posted by: hoanglanchi Go to Quoted Post
Trích từ LanChiYesterday ( những vụn vặt đời sống quanh tôi)

Sau đó làm IT cho hãng Điện tử.... của Ross Perot (tôi chưa nhớ ra tên của hãng này....hãng rất nổi tiếng.)

Chị HLC,

Ross Perot đã làm chủ hãng EDS (Electronic Data Systems) sau này bán cho GM, và hiện nay EDS không còn nữa, hãng HP mua lại EDS.
1 user thanked Khánh Linh for this useful post.
hoanglanchi on 12/5/2012(UTC)
hoanglanchi
#214 Posted : Wednesday, December 5, 2012 8:07:32 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)


Trích “Viết ngắn hàng ngày” của LanChiYesterday
(Những vụn vặt đời sống quanh tôi)

www.hoanglanchi.com


“Gou^t” văn học


Bạn có tin “gou^t” là tùy vào nền giáo dục không? Tôi tin. Tự nhiên là một phần nhưng môi trường sống chung quanh và nền giáo dục ảnh hưởng khá nhiều.

Ví dụ thuở trung học, tôi rất thích bài của Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm vì có nét cổ kính, thanh cao; thích Nguyễn Công Trứ vì cái hào hùng. Nhưng tôi lại không thích cái khẩu khí ngạo mạn của Cao Bá Quát. Tôi cũng không thích cái kiểu thơ bà Hồ Xuân Hương dù tôi phục tài bà. So sánh thì tôi lại thiên về Cung Oán Ngâm Khúc hơn Đoạn Trường Tân Thanh. Có lẽ vì tôi hơi “hãi” khi thấy tự trăm năm trước mà Thúy Kiều dám leo tường qua với Kim Trọng. Cái này thì Kiều ăn đứt “mợ Phàn” là cái chắc. “Mợ Phàn” ngày xưa đi học là đi học, chớ dám tơ tưởng chuyện gì. Có mà ăn đòn của ông via bà via khỏi bàn cãi. Sau 1975, đường đường một mợ hai con, tuổi đã ngoài bốn mươi mà “rón rén” ngồi phía sau Honda của tên hàng xóm cách xa cả thước, không dám ngồi gần thì đủ biết “mợ Phàn” không “ngon” như Thúy Kiều của cụ Nguyễn Du rồi.

Bao năm trôi qua, nếu nhớ về Cổ Văn thì lạ một điều là tôi nhớ câu này nhất của “Tầu”:

Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Lưu đáo bất phục hồi

Của “Ta” thì nhớ:
Đã làm trai đứng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.

Thơ coi như “tiền chiến” thì nhớ vầy nè:

Họ là những anh hùng không tên tuổi .
Trong loạn ly như những lúc thanh bình
Bền một lòng dũng cãm chí hy sinh
Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch

(ĐP)

Ông “Thơ Say” thì tôi chỉ nhớ bốn câu này của ông:
Trả ta sông núi ! Từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha,
Ngược vết thời gian cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta !
(Vũ Hoàng Chương)

Đến sau này thì lại “đắm đuối” những câu thơ này nè:

Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
……..( bỏ vài đoạn)

Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
……..( bỏi đoạn)

Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
(Ta về-Tô Thùy Yên)


Tôi có thể đọc và thấm đẫm những câu “Mười năm cổ lục đã ai ghi” hay “Nghe đau mềm phế phủ” thế nhưng khi tôi nói chuyện với một người bạn thì …chớt quớt dù anh cũng là người thích thơ.

Tại sao ư? Tại vì mấy “cậu” dân Tabert hay mấy “mợ “ dân “Couvent” thì có học Cổ Văn với Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, có học Kim Văn với Tự Lực Văn Đoàn như chúng tôi đâu? Vì thế họ nghe những cái “phế phủ” hay “cổ lục” cứ như người ngoại quốc nói. “Gou^t” của người bạn tôi là những vần thơ giản dị, giản dị như một câu nói bình thường. Với tôi, thỉnh thoảng sẽ có vài câu nói bình thường mà hay chứ không phải “bình thường giản dị” là hay. Ví dụ một câu hết sức “đời thường” của cụ Nguyễn Du và đã coi như rất “ăn tiền” trong Kiều là “Kim Lang ơi hỡi Kim Lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Đấy, y chang câu nói bên ngoài phải không. Nhưng không phải câu nói bình thường theo kiểu “Rồi một ngày em đến tôi” thì tôi không thể nào “đắm đuối” được.

“Đắm đuối”, đây là chữ của ông Phan Văn Song ở Pháp. Ông viết cho tôi khi đọc bài của tôi giới thiệu một số nhạc Pháp nổi tiếng ngày xưa. “ Lan Chi thân, Có dịp sang Virginiasẽ mời Lan Chi đi nghe Nhạc Pháp để LC “đắm đuối”. Mình có một lô anh em bạn già “dân trường tây” đã một thời trồng cây si trước cổng trường Gia Long nhưng vẫn thật thà không biết dân Gia Long “đắm đuối” nhạc Pháp.” Thế là từ đó, tôi “chôm”luôn cái chữ “đắm đuối” mỗi khi nói về cái gì đó mà mình thích và phải là thích ghê lắm chứ không phải thích vừa vừa đâu.
Tóm lại, gou^t của tôi là thơ hùng, chả phải thơ tình, thơ phải có vần điệu chứ đừng bí hiểm hũ nút và cũng chả "bình dân học vụ". Tôi có gou^t ấy vì tôi là "con gái Gia Long" mà.


Hoàng Lan Chi 2012
hoanglanchi
#215 Posted : Friday, December 14, 2012 8:07:23 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Vàng Bay Theo Áo Lùa Chân Guốc


Tản Đà là một nhà thơ mà thuở trung học chúng tôi phải học. Ba bài mà thời đó chúng tôi phải học là Tống Biệt, Thề Non Nước và Gió Thu. Mỗi bài hay một kiểu. Những vần thơ trong ba bài này đã trở nên phổ biến, phổ biến đến độ trở thành như ca dao, tục ngữ và ai cũng ngâm nga, ai cũng thích nhưNước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non..
Lá đào rơi rắc chốn thiên thai
Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi..
Tuy vậy trong ba bài phải học thuộc lòng thuở trung học thì Gió Thu chiếm cảm tình của tôi nhất
Gió thu


Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi hàng xóm, lá bay sang
Vàng bay mấy lá năm già nửa
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!
Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá bay tường bắc, lá sang đông
Hồng bay mấy lá năm hồ hết
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không!Câu “ăn tiền” theo tôi thời đó là “Vàng bay mấy lá năm già nửa” và “Hồng bay mấy lá năm hồ hết”. Đọc lên nghe ngậm ngùi thấm thía làm sao. “Hồ hết” , dụng chữ kiểu này thật thích.
Không biết 100 năm chưa nhỉ, vào 2005 hay 2006 gì đấy, khi ngắm lá phong vàng ở Virginia, tôi đã viết bài thơ “Thu Phong”. Khi viết tôi ghi “nhại thơ Tản Đà”. Tôi thích dùng chữ như vậy và không phải tôi bỡn cợt gì tiền nhân. Tôi yêu bài thơ đó kia mà nhưng tôi không hề họa theo thơ của nhà đại thi sĩ.
Buồn cười là vào khoảng 2009 gì đó khi tôi gửi Thu Phong ra, nhà khoa học Dương Nguyệt Ánh viết “Cám ơn chị Lan Chi đã có những dòng thơ rất đẹp. DNA cũng thích câu ‘Vàng bay theo áo lùa chân guốc’ lắm và dám liều lĩnh nói rằng 4 câu đầu bài thơ của chị hay hơn của Tản Đà! DNA đang ngồi trên máy bay sang Australia chứ không thì sẽ lo đêm nay nhà đại thi sĩ hiện hồn về bóp cổ con ranh dám khen thơ chị Lan Chi hay hơn!”. Tôi bật cười khi đọc mail Ánh. Khi gửi cho nhóm bạn nhỏ xem thì Trương Sĩ Lương, Lão Gà Tre của Thế Giới Mới cũng đùa “Dương Nguyệt Ánh nói đúng đấy, thơ Lan Chi hay hơn Tản Đà!”.


Dương Nguyệt Ánh 2010
Chả là năm 2009 thì phải tôi viết một tạp ghi về mùa thu, tôi có bày tỏ tôi thích hình ảnh lá phong vàng bay theo tà áo và lùa chân guốc của người con gái. Bên Mỹ này mấy nường chả đi guốc nhưng cứ tưởng tượng giày cao gót của các cô là guốc đi để thấy hình ảnh lá vàng gió thổi những chiếc lá lùa dưới guốc để bay lên bay lên với tà áo không đẹp tuyệt vời hay sao?Năm xưa Pat Lam đã phổ nhạc bài này rồi và tôi nhớ đã giới thiệu rồi. [1]Năm nay nhân đọc bài tạp ghi gì đó của tôi có dính líu bài Thu Phong này, anh Nguyễn Tuấn đã phổ nhạc “nhanh cấp kỳ” mà anh hay gọi là “mì ăn liền”. Khi anh gửi ra, tôi “dụ dỗ” Dương Như Nguyện hát nhưng Nguyện đang bận và Lâm Dung, vốn “yêu anh Tuấn và cả chị Lan Chi” nên Dung đã hát ngay. Như từng giới thiệu, Lâm Dung hát hay, giọng nhẹ nhàng, óng ả. Còn Dương Như Nguyện thì hứa hẹn chừng 6-7 tháng nữa, Nguyện sẽ “mix” hai bài, của Tản Đà và của Hoàng Lan Chi lại để thành một bản nhạc.


Dương Như Nguyện 1996
Nghe “Thu Phong” với tiếng hát Lâm Dung:





Nguyễn Tuấn của một nghìn chín trăm rất xưa







Lâm Dung


Thu Phong

Xin rê mouse và click để nghe:
https://dl.dropbox.com/u/8979283...ng-NguyenTuanLamDung.mp3

Trận gió thu phong rụng lá vàng
Lá rơi đường phố lối em sang
Vàng bay theo áo lùa chân guốc
Nắng hạ vì em, đã úa tàn
Trận gió thu phong rụng lá hồng
Lá rơi e ấp vướng ngoài song
Hồng bay theo má cô dâu mới
Tháng chạp vì em, chẳng dám đông
Trận gió thu phong khéo phũ phàng
Em con đò nhỏ mới sang ngang
Vầng khăn chinh phụ buồn ngơ ngác
Xuân chẳng vì em, hớn hở sang ..



Hoàng Lan Chi


[HR][/HR][1] Pat Lâm là người phổ bài “Những Người Tình Chu Văn An” rất dễ thương. Tôi nói tôi yêu vì tiếng huýt sáo của Pat Lam gợi cho tôi nhớ đến thuở sinh viên.
http://www.youtube.com/watch?v=iiULYfliGUY


hoanglanchi
#216 Posted : Sunday, December 16, 2012 2:47:01 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Thứ Bảy Nghe Nhạc Phạm Mỹ Lộc


Cali coi như chỉ mới vào thu thôi dù rằng đã gần “Đêm đông lạnh lẽo”. Trời Cali lúc này “buồn như chưa bao giờ buồn thế” với tiết thu se lạnh, gió hiu hắt, mầu trời xám và lá vàng tả tơi trên hè phố. Tôi nghe “Nắng Thu” của Phạm Mỹ Lộc rồi từ đó cuốn theo “Nhị Hồ”, “Chuyện Kể Trên Sông” và…

Phạm Mỹ Lộc.

Tôi nhớ lại.

Cách đây vài hôm tôi viết “Vàng bay theo áo lùa chân guốc”, nói về bài thơ “Thu Phong” mà tôi viết năm 2006 khi ngắm lá phong vàng diễm lệ của Virginia. Thu Phong là cảm từ ý thơ “Gió Thu” của Tản Đà. Tuy vậy, trong Thu Phong có những ý khác Gió Thu. Từ khi gió thổi vàng bay theo áo thì hình ảnh nàng đẹp quá để nắng hạ phải vội vàng úa tàn. Rồi cũng khi gió thổi để lá phong hồng bay thì chút hồng e ấp đã khiến mùa đông vì cô dâu mới mà chẳng dám sang. Hè tàn và đông chẳng dám sang, coi như mùa thu với thu phong đã tưởng như là vô tận. Thế nhưng thu phong thật phũ phàng, và nàng, nàng dâu mới, mới tinh khôi như mùa thu trinh nguyên, đã vội chít vầng khăn chinh phụ và bây giờ thì mùa xuân đã chẳng vì nàng mà vẫn hớn hở sang. Cái bi thảm vô cùng đẹp đẽ là ở đấy. [1]

Phạm Mỹ Lộc, khi xem bài, cũng thích câu “Vàng bay theo áo lùa chân guốc”, y như Dương Nguyệt Ánh của tôi, anh xúc cảm và gửi “Nắng Thu” đến tôi.

Tôi nhớ lại xa hơn.

Cách đây sáu năm tôi nghe Những Vết Chùng của Thụy Mi. Tôi có ý định giới thiệu trong chương trình phát thanh “Tác giả, tác phẩm và thính giả”. Tôi hỏi Thụy Mi, ai có thể “thính giả” nghĩa là từng nghe nhạc Thụy Mi và cùng “bàn luận” với tôi. Thụy Mi giới thiệu Phạm Mỹ Lộc. [2]

Tôi nhớ lại xa hơn nữa.

Cách đây mười hai năm, tôi nghe “Hoa Nắng” tại San Jose, qua tiếng hát cô em họ, tại chính nhà cô. Năm năm sau, Phạm Mỹ Lộc gửi CD và tôi ngạc nhiên khi bắt gặp “Hoa Nắng” trong đó. Có nghĩa là tôi yêu “Hoa Nắng” và không hề biết tác giả. Khi biết Phạm Mỹ Lộc thì không ngờ anh chính là “Hoa Nắng”.

Đó là Phạm Mỹ Lộc. Còn có bút hiệu Phạm Văn Kỳ Thanh.

Phạm Mỹ Lộc là luật sư nhưng sáng tác nhạc và viết nhiều bài khảo cứu âm nhạc, theo tôi là có giá trị. Dường như Phạm Mỹ Lộc cùng thời với Nghiêm Phú Phát. Và như thế có lẽ cùng thế hệ với tôi dù rằng hơn vài tuổi. Tôi “dụ dỗ” Phạm Mỹ Lộc kể chuyện “Sài Gòn muôn năm cũ”. Lộc đồng ý và có lẽ để cho tôi tin tức, anh giới thiệu “nhà anh”. [3]

Thế là hôm nay thứ Bẩy một ngày cuối năm 2012, tôi nghe nhạc Phạm Mỹ Lộc. Đấy là một điều đặc biệt vì hiếm khi Hoàng Lan Chi có hứng để nghe toàn sáng tác mới. Thế nhưng có thể giòng nhạc PML hạp gout tôi nên thường thì cuốn hút tôi.

Trong “nhà anh” có “Hoa Nắng”, lẽ đương nhiên và tôi vô tình nghe để rồi khá đắm đuối với “Chuyện Kể Trên Sông”. Giai điệu buồn nhẹ nhàng. Tuy thế nhạc phẩm “Nhị Hồ” là điểm đặc biệt nhất, với tôi, hôm nay.

Nhị Hồ” là nói về hai cây đàn, về tình yêu đôi lứa. Nhị Hồ pha trộn giữa tân nhạc và quan họ Bắc Ninh. Đoạn đầu phảng phất quan họ và lời nhạc “ Nhớ tiếng hát lại lên” và “Người đâu hỡi người ơi” thì rõ là mùi hương quan họ. Tôi thích nhất đoạn giữa:

Cành hoa trinh nguyên trước ngõ
Vàng hanh nắng chiếu
Hoa bay bên thềm
Người đâu hỡi người ơi
Người đâu hỡi người ơi

Giai điệu của đoạn giữa này bất ngờ hơi nhanh một chút, hơi lên cao một chút sau những đong đưa như ánh mắt đưa tình của đoạn đầu. Lời nhạc khá “sang” gợi cảm với “cành hoa trinh nguyên” và “vàng hanh”. Đến hai câu cuối thì lại nhẹ nhàng đong đưa quan họ “Người đâu hỡi người ơi”.

Trong một phỏng vấn, PML cho biết khi về miền Bắc nghiên cứu dân ca quan họ, các cô Bắc Ninh đã thách đố PML viết cái gì mới chứ hát quan họ thì các cô đã nhuyễn nhừ cả rồi. Đêm ấy, PML suy nghĩ và viết “Nhị Hồ”. Nhị Hồ pha trộn chút quan họ Bắc Ninh là thế và nội dung có chút trêu đùa con gái Bắc Ninh.

Nghe “Nhị Hồ” tại đây: https://dl.dropbox.com/u/8979283...ngle/PhamMyLoc/NhiHo.mp3


Chiều nắng bên hiên em ngồi
Trải dài mây tóc rẽ ngôi
Chiều nghiêng mắt nâu se buồn
Vẳng nghe lời ca hôm nào


Chiều xuống bên sông ai đàn
Nhị Hồ say tiếng lứa đôi
Vạt nắng giãi cuối thôn
Rực rỡ ôi nắng chiều
Rộn rã những nụ cười

Lời ca dao hôm nào
Tình trao duyên hôm này
Nhớ tiếng hát lại lên
Nhớ tiếng hát lại lên

Cành hoa trinh nguyên trước ngõ
Vàng hanh nắng chiếu
Hoa bay bên thềm
Người đâu hỡi người ơi
Người đâu hỡi người ơi

Ngày vui trôi qua mau
Chiều đi nắng tắt
Sương rơi gợn buồn
Người đâu hỡi người ơi
Người đâu hỡi người ơi

Chiều mơ bên song người về
Chiều xưa bén duyên nhị Hồ
Nhị Hồ say tiếng lứa đôi
Chiều mây tóc ai buông dài
Thoảng hương ngây ngất gió chiều

Mời nghe Chuyện Kể Trên Sông

https://dl.dropbox.com/u/8979283...Loc/ChuyenKeTrenSong.mp3

Hoa Nắng

https://dl.dropbox.com/u/8979283...le/PhamMyLoc/HoaNang.mp3

Nắng Thu

https://dl.dropbox.com/u/8979283...le/PhamMyLoc/NangThu.mp3

(Tôi gửi Nắng Thu cho nhạc sĩ Nguyễn Tuấn và không cho biết tác giả. NT trả lời tôi: Đã nghe vài lần. Bài này có giai điệu đẹp, êm ả, nhẹ nhàng. Lời của ca khúc cuốn hút người nghe. Giọng hát rất truyền cảm, "sang", tiếng ngân tròn đều. Nói chung đây là một ca khúc hay. NgTuan)


Chiều đã phủ. Hoa nắng thu không còn. Nhạc Mỹ Lộc du dương, nhẹ nhàng, lời khá chắt lọc.

Một giòng nhạc sang cả. Giọng hát PML hay, hồi trẻ chắc hay hơn bây giờ nhiều (bài Nắng Thu).

Tôi đã viết mail cho Mỹ Lộc như thế này “P.S: Anh có năng khiếu khá mạnh về nhạc, nếu bây giờ anh phát triển cái khiếu đó để sáng tác nhạc mới, mới hoàn toàn, không giống nhạc trước 75, pha trộn giai điệu của nhạc ngoại với dân ca VN ( một chút thôi) và tiết tấu nhanh, tươi vui hơn, lời ca thì hợp với thời đại bây giờ (tôi chưa nghĩ ra những lời ca nào có thể coi là mới) hơn thì tôi nghĩ anh sẽ rất thành công trong sáng tác mới cho thế hệ bây giờ. Tôi đã yêu cầu LS Dương Như Nguyện nghe nhạc anh vì Nguyện cũng là một người hao hao anh, nghĩa là luật sư Hoa Kỳ nhưng yêu âm nhạc Việt Nam. Hãy chờ xem, tôi sẽ gửi ý kiến Dương Như Nguyện trong bài trò chuyện với anh về đề tài “Sài Gòn của tôi, ngày ấy, một thuở yêu đàn”.

Hãy nghe thử giòng nhạc Phạm Mỹ Lộc và nếu như bạn đồng ý với cái “P.S” của tôi viết cho PML thì bạn cho tôi biết nhé!

Hoàng Lan Chi 12/2012




[HR][/HR][1] Xem tại đây: Vàng bay theo áo lùa chân guốc

[2] Nghe Phạm Mỹ Lộc tức Phạm Văn Kỳ Thanh bàn luận với Hoàng Lan Chi về nhạc Thụy Mi tại đây:

Những Vết Chùng- Thụy Mi

[3] Nhà Phạm Mỹ Lộc ở đây: https://soundcloud.com/phammyloc
Phượng Các
#208 Posted : Monday, December 24, 2012 10:28:40 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: hoanglanchi Go to Quoted Post
Kỷ niệm của năm 2004

[SIZE=3]
Năm 2004 có lẽ là năm có nhiều kỷ niệm.

Kỷ niệm trước khi rời Việt Nam. Kỷ niệm khi đếnCali, rồiCanadavà cuối cùng làVirginia.
Tết 2004, tôi đi chợ hoa. Sau khi dẹp chợ hoa Nguyễn Huệ, thấy không xong, họ lại mở. Có lẽ nhắm vào Việt Kiều nhớ quê hương nên mọi phong cảnh dân dã đã được trang trí. Từ gánh hàng hoa, xe ngựa đến thuyền hoa.




Xe ngựa tại Chợ Hoa Nguyễn Huệ 2004


Chút kỷ niệm với Sài Gòn là đấy. Tôi biết trước hoặc sẽ không về hoặc sẽ rất lâu nên [I]“ Nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ. Sài Gòn ơi, tình non đã già rồi! [/I]( Nhại thơ NB)


Thơ của Xuân Diệu!
hoanglanchi
#217 Posted : Tuesday, December 25, 2012 3:00:05 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

Rồi Cũng Xong Một Mùa Noel


Hôm qua Noel, ngày 24.Caliu ám, mưa gió khi thì lăn tăn, khi thì bay bay, khi thì sụt sùi cả tháng nay. Sáng hôm qua và hôm nay vẫn còn u ám.

Tối qua khi nhà nhà đón Noel hay gì gì đó thì tôi vẫn làm việc. Thật ra làm việc khá nhiều cả hơn tuần nay. Mấy người bạn chúc thì tôi trả lời “Tôi không có đạo nên chả biết Noel gì cả”.


Làm việc gì ư? Việc này đây nè:

Từ câu thơ “Vàng bay theo áo lùa chân guốc” của bài “Thu Phong” mà nhiều thân hữu của tôi thích, nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc cũng thích và anh gửi tặng tôi nghe “Nắng Thu”. Theo Nắng Thu, tôi nghe những cái khác và thế là một ngày thứ bẩy, toàn nghe nhạc Phạm Mỹ Lộc. Nói theo đạo Phật thì đó là duyên. Phải là “duyên” thì mới xui khiến Lộc gửi nhạc. Phải là “duyên” thì mới xui khiến rơi đúng vào dịp nghỉ giữa kỳ của tôi.Nếu đang đi học thì tôi sẽ bận bịu với việc học (vì chỉ muốn được điểm A như ngày xửa ngày xưa học tú tài!) và không thể nào “chơi sang” đến độ nghe sáng tác mới cả một ngày như thế. Phải là “duyên” thì nhạc Phạm Mỹ Lộc đã đến với một người đầy ắp tình tự dân tộc. Là “tôi’, Hoàng Cô Nương chớ ai! Thử hỏi đưa nhạc pha trộn dân ca đến mấy cái “lỗ tai ngựa” ( tôi gọi ngựangựa bị bịt tai nên muốn ngeh được phải gào rú to lắm thì phải!) thì còn khuya họ mới “cảm” được phải không nào.

Sau khi nghe xong thì tôi nảy ra tư tưởng tìm hiểu để giới thiệu. Thấy chưa, tấm lòng tôi “từ bi bác ái” như thế cơ mà. Nếu Lê Hữu là “người tìm ngọc trong đá” ( tên tôi đặt cho Lê Hữu) thì tôi là người “moi ngọc ra đeo” đấy nhá. Phải đeo cho mọi người thấy lấp lánh đẹp thì họ mới mua chứ đúng không nào.


Thời gian sau này tôi có người nghía dùm khi tôi “đeo thử ngọc”. Đấy là một bác sĩ, dân Bắc Cờ như tôi nhưng lại giống tôi là không học Chu Văn An mà là dân Petrus Ký. Những con người khoa học như CiCi ( Tạm gọi bác sĩ này là CiCi nhá) và tôi thì không có vụ nghe nhạc bằng kỹ thuật cân đong đo đếm mấy cái nốt thăng hay giáng, major hay minor mà nghe bằng trái tim. Nghe như thế coi như chúng tôi đại diện cho khá nhiều tầng lớp thưởng ngoạn đấy.


CiCi cũng say sưa nghe nhạc Phạm Mỹ Lộc như tôi.

Với “Nắng Thu”, CiCi bảo “Phải Duy Trác hát mới tuyệt”.

Còn “Nhị Hồ” thì CiCi bảo “ Đúng là phảng phất hát quan hò thật. Một sáng tác phải nói là hay và độc đáo. Ông Phạm Mỹ Lộc và chị có vẻ khoái chữ trinh nguyên. Em đang định mai mốt lấy bút hiệu Trinh Tiết giống như ông Hà Trinh Tiết

Với “Chuyện Kể Bên Sông’, CiCi nói “Nghe giống TCS”.

Còn với “Hoa Nắng” thì Cici nêu thắc mắc như vầy “Có những bản nhạc nghe thật hùng mạnh, thật tha thiết, thật da dứt. Rồi có những nhạc phẩm khi nghe mặc dù thính giả đang ở tâm trạng nào cũng mặc, thính giả vẫn bị bản nhạc lôi cuốn vào mầu sắc và cái không khí của bài nhạc. Có người cảm thấy Bài Hoa Nắng làm cho người thấy tâm hồn trong sáng, như một người vừa ngủ dậy, người thật khoan khoái, ra đồng nhìn khoảng trời xanh ngắt bao la, gió mát êm êm, lay nhẹ cành hoa đầu ngõ. Bài này anh đã sáng tác trong trường hợp nào và anh muốn chia xẻ cảm súc, rung động gì với thính giả?

Đương nhiên là soạn bài phỏng vấn Phạm Mỹ Lộc xong thì tôi đưa cho CiCi xem trước, có khi xem trước cả Lộc.

Với Phạm Mỹ Lộc, tôi đã hoàn tất bài số một từ cuối tuần rồi. Bài một này, độc giả chỉ nghe Lộc kể về Sài Gòn muôn năm cũ nghĩa là thời gian Lộc sống. Đương nhiên kể về âm nhạc mà thôi. (Sẽ gửi bài này ra sau)
Sáng hôm qua tôi viết tiếp bài số hai về cá nhân Phạm Mỹ Lộc.


Đang viết dở dang thì tài tử Kim Vui gọi:
- Lan Chi ơi, chị nhớ có hẹn đi ăn với em nhưng chị quên mất là hôm nay chị phải đi công việc rồi.
- Không sao. Cứ đi đi. Em cũng đang lu bu đây.
- Bộ giận chị hả. Chị hẹn với chùa phát quà cho homeless mà chị quên mất tiêu.

Nghe đến đó thì tôi buông tay (khi Kim Vui gọi, tôi vẫn gõ keyboard mà): “ Ok, nghe đây, em cũng muốn đi cho biết. Lý do, hồi xưa ở Việt Nam em cũng hay làm từng nhóm nhỏ. Từ khi qua Mỹ, em chưa làm những cái này bao giờ. Em sẽ đi theo chị

Thật ra tôi còn một lý do khác. Một chiến hữu của tôi nói cái giọng thấy ghét là anh ta bảo phụ nữ cần nét đẹp tâm hồn chớ không phải cái eo nhỏ mông to này nọ. Tôi mắng anh ta một trận. Rằng phụ nữ làm nghề gì thì xét cái đó chứ. Ca sĩ thì mình xét sắc và thanh. Tài tử điện ảnh thì coi sắc và nghệ ( tài nghệ trình diễn). “Thầy chùa” hay “cha cố” thì mới xét vẻ đẹp …tâm hồn! Là tôi cáu anh ta nên nói vậy chứ ai chả biết sau này các nường hoa hậu cũng đua nhau làm từ thiện để có tiếng vẻ đẹp tâm hồn. (cười nho nhỏ)

Thế là vô tình mà tôi chớp vài hình ảnh của Kim Vui trong từ thiện. Thật ra chị làm hoài nhưng đâu cần công bố khoe khoang đâu. Mấy vị ở đảo Guam 1975 thừa biết Kim Vui đã làm gì cho quý vị cơ mà. Một số không nhỏ các vị cựu quân nhân đến VA năm 1975 có nghề kiếm sống ngay cũng nhờ Kim Vui, mấy vị đó thừa hiểu mà.
Từ giã “homeless Mỹ”, tôi hoàn tất bài phỏng vấn Phạm Mỹ Lộc vào lúc hoàng hôn.
Chợt nhớ Chuyện Kể Hoàng Hôn của Lộc có câu “ Em ơi nỗi nhớ bắt đầu từ hoàng hôn” thì lẽ ra tôi nên viết cho CiCi thế này “Em ơi, hoàn tất bắt đầu từ hoàng hôn.”
Hoàng hôn bắt đầu. Đêm Noel, tôi trùm mền “Lạy Chúa, con là người ngoại đạo, chẳng tin ai và tin chỉ mình con!

Phải tin vào mình và những gì mình viết chứ nhỉ.


Rồi cũng xong một mùa Noel!
Hoàng Lan Chi

( Hai bài về Phạm Mỹ Lộc sẽ gửi sau)

__________________________________________________________
PHỤ CHÚ, MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỪ THIỆN SÁNG 24/2012 VỚI TÀI TỬ KIM VUI

Quà để trên bàn và homeless xếp hàng đến lãnh(Kim Vui áo đen trắng)


Trời, mấy vị cũng khui quá trời rượu để sẵn


Ngoài người lớn, trẻ em cũng say!


Bé gái cũng say!


Cô nhỏ này thì lo mở quà


TV Little Sài Gòn phỏng vấn Trang


Kim Vui-Trang


Đây, cái này Lan Chi thích nhất: những thanh niên trẻ làm từ thiện sáng 24/2012 !
hoanglanchi
#218 Posted : Thursday, December 27, 2012 8:08:01 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Sài Gòn muôn năm cũ
Hoàng Lan Chi thực hiện

Nhớ Về Dòng Suối Âm Thanh Sài Gòn 20 năm Xưa



LGT: Đề tài Sài Gòn một thuở, Sài Gòn ngày ấy luôn là một đề tài hấp dẫn cả người viết và người đọc. Nơi ấy, tôi sinh ra, lớn lên. Nơi ấy, tuổi học trò, sinh viên, vào đời, tất cả chất chứa cả một trời kỷ niệm. Kỳ này xin giới thiệu LS Phạm Mỹ Lộc, còn được biết với bút danh Phạm Văn Kỳ Thanh về đề tài“Sài Gòn của tôi, ngày ấy, một thuở yêu đàn”. Qua buổi trò chuyện này, một thời tuổi trẻ Sài Gòn làm dáng, một thời nhạc lính, nhạc tình, nhạc trẻ, nhạc thiền được gợi nhớ. Phạm Mỹ Lộc, Cựu học sinh Chu Văn An, Ts Luật San Francisco, học trò của Michael Lorimer, (Ông Lorimer là học trò duy nhất của danh cầm Andre Segovia tại Bay Area California), phụ trách CT Tiếng Vọng Quê Hươngtrên Đài Phát Thanh San Francisco 1972, cộng tác với Nhân Văn San Jose (1980), Thế Giới Lưu Vong ( San Jose 1985), Journal Vietnamse Music (Ohio, 1992), Văn Học. Sáng tác và biên khảo âm nhạc.


Phạm Mỹ Lộc (Phạm Văn Kỳ Thanh)


HLC: Xin chào anh Phạm Mỹ Lộc (Phạm Văn Kỳ Thanh). Anh viết nhiều bài “khảo cứu” rất giá trị về âm nhạc. Trong lãnh vực sáng tác, anh không có nhiều có lẽ vì “nợ áo cơm”. Trong vài bài từ thuở sinh viên, tôi vẫn dành cảm tình đặc biệt cho nhạc phẩm “Hoa Nắng”. Hôm nay xin được trò chuyện với anh về Hoa Nắng Ngày Xưa. Đó là nói văn vẻ, còn nói chân phương là xin anh kể lại cho chúng tôi nghe về một Sài Gòn của anh, ngày ấy, thuở anh yêu đàn nhưng chỉ là âm nhạc thôi nhé. Cụ thể hơn, giòng âm nhạc ấy dưới cái nhìn của anh qua ngần ấy năm. Dễ đến 20 năm ấy nhỉ. Tuy vậy, trước tiên, tôi tò mò muốn biết tia nắng đầu tiên nào rọi vào hồn anh để reo vui thành nốt nhạc? Tia nắng của đất trời hay tia nắng từ đôi mắt giai nhân?
PML: Tôi đã gửi đến chị hai loại tài liệu: những ca khúc dưới dạng mp3 dưới tên Phạm Mỹ Lộc, và một số bài biên khảo dưới tên Phạm Văn Kỳ Thanh. Vi thế tôi xin lỗi chị đã làm chị lẫn lộn hai tên khi đặt câu hỏi dưới hai lãnh vực khác nhau.

Dưới tên Phạm Mỹ Lộc đến ngày hôm nay tôi viết được 50 ca khúc và cho lên soundcloud.com/phammyloc được 17 ca khúc. Ngoài ra tôi viết được một trường ca “Hoa Thương Yêu” đã được sinh viên du học tại San Francisco trình diễn năm 1973. Giáng Sinh năm 2005 ca đoàn Ngàn Khơi tập dượt “Hoa Thương Yêu” dưới sự điều khiển của nhạc trưởng Vũ Tôn Bình, nhưng cuối cùng chỉ có đoạn cuối được trình diễn ở sảnh đường tòa báo Viễn Đông. Vi thế trong lãnh vực sáng tác tôi cũng có một số tác phẩm đáng kể và giờ này tôi vẫn còn sáng tác khi con tim rung động. Ngay trong năm nay tôi đã viết được ba ca khúc “Mây”, “Sài Gòn Đêm Xanh” và “Hình Như Là Tình Yêu”.

Còn khi nào chị đặt câu hỏi về lãnh vực khảo cứu âm nhạc thì Phạm Văn Kỳ Thanh sẽ được xin phép trả lời chị.

Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi của chị tia nắng nào dội vào hồn tôi để reo vui thành nốt nhạc. Tia nắng đó từ đất trời hay tia nắng từ đôi mắt giai nhân.

Tôi bắt đầu học tây ban cầm cổ điển lúc 10 tuổi và say mê nhạc cổ điển tây phương, dân nhạc, dân vũ Tây Ban Nha (Flamenco) và không biết trước được mình sẽ thiên về con đường sáng tác hơn là trình diễn nhạc khí. Cho đến khi tôi học trường Chu Văn An. Mỗi lần đi từ trường về nhà phải đi qua trường Gia Long ở đường Phan Thanh Giản. Nữ sinh Gia Long lúc tan học ra, đa số các cô mặc áo dài trắng và đi xe đạp. Dòng xe cuồn cuộn như dòng sông trắng (tôi đã viết trong ca khúc “Hoài Hương” “nửa vòng thế giới, nhớ con đường cũ, gió tơi bời bay áo lụa, dòng sông trắng ngần, dòng sông ái ân”). Tôi đi xe mô bi lét cà rỉ, lúc đó phải đi chậm lại và lúc ngó ngang sang gốc cây bên trường bắt gặp một đôi mắt đen nâu đen, và sâu như mắt thiếu nữ Trung Đông. Thế là tôi ngã xe mô bi lét và biết yêu từ đấy giữa tiếng cười khúc khích của các tiểu thư tinh nghich Gia Long. (sau này tôi viết ca khúc “Soi Từ Nhạt Phai” có câu “con tim dại khờ, ngày xưa gặp gỡ, mắt nâu u sầu, gom hết tình tôi”)



Âm Nhạc Phạm Mỹ Lộc - Từ một ánh mắt Gia Long

HLC: Cảm ơn anh. Như thế coi như tôi đang đối thoại với một người mà âm nhạc thấm đẫm từ gần trọn một đời người. Cái thú vị là người ấy, tức anh, không hề hòa tan vào cái môi trường réo rắt ấy mà đôi khi anh đứng ở hai cương vị: một người Mỹ nhìn nhạc Việt Nam, một luật sư ngắm nhạc Việt Nam. Anh đã vui buồn cùng vận nước nổi trôi trải dài từ 1954 cho đến 1971 khi anh du học Mỹ. Anh hãy kể cho chúng tôi nghe về Sài Gòn khi anh mới di cư vào Nam, trong thời đệ nhất Cộng Hòa, đặc biệt trong lãnh vực âm nhạc? Theo anh, ta có thể chia cái suối chảy ấy thành bao nhiêu thể loại và thể loại nào ưu trội nhất?
PML: Lúc di cư vào Sài Gòn tôi bắt đầu đi học lớp Năm (tức là lớp 1 bây giờ) nhưng đã có nòi mê nhạc từ đó. Tôi lấy banjo của ống anh “mò” hết bài “Quanh Lửa Hồng”. Hơn nữa ông anh cả tôi BS. Phạm Văn Vận có rất nhiều bạn văn nghệ như NS. Dương Hồng Duyệt tác giả bài blues đầu tiên “Đường Chiều” (cháu nhạc sĩ Dương Thiệu Tước), ca si LS. Khuất Duy Trác, NS. Cung Tiến, NS Tây Ban Cầm Đoàn Châu Nhi, Giáo Sư Đỗ Đình Tuân (tức là ca sĩ Đỗ Tuấn)…Các ông ấy tụ họp ở nhà tôi trong khu Bàn Cờ để tập vũ “Trấn Thủ Lưu Đồn” và các bài hát sửa soạn cho đại hội văn nghệ học sinh Sài Gòn. Sau đó nhà tôi dọn lên Đa Kao gần đài phát thanh Sài Gòn. Các ông ấy lại tụ họp ở nhà tôi để tập hát cho chương trình phát thanh học sinh, sinh viên. Ngoài tài liệu âm nhạc của ban phát thanh học sinh, sinh viên được lưu trữ ở nhà tôi, các nhạc sĩ chưa nổi tiếng (nhưng sau này đều nổi tiếng) đến nhà tôi đưa bài mới cho ban phát thanh để xin phổ biến dùm. Thế là chưa đến 10 tuổi mà tôi có một núi nhạc Việt tha hồ thưởng thức. Vì thế câu hỏi của chị là đúng “tủ” của tôi rồi. Nhưng ở đây tôi trả lời sơ sơ theo trí nhớ thôi nhé.

Sau di cư 1954, tân nhạc Việt rất là khởi sắc. Ở đây, tôi chỉ xin tóm tắt sơ lược thôi. Và chi tiết thì xin khất trong cuốn sách “Lịch Sử Tân Nhạc Việt Nam” tôi sẽ viết khi trả lại license hành nghề LS. cho tiểu bang California.

Thứ nhất là loại nhạc chống Cộng và tố cộng nhưng lại rất là hay. Thí dụ như “Về Đây Anh”, “Em Gắng Chờ”… ngay cả bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” mà học sinh tiểu học chúng tôi phải hát sau khi chào cờ mỗi ngày cũng thấy hay. Tác giả ăn khách loại này phải kể Ngọc Bích, Nhật Bằng, Xuân Lôi, Xuân Tiên…

Loại thứ hai là nhạc tình. Loại này lại chia ra làm hai. Thứ nhất là loại ca khúc phổ thông của giới “tri thức”. Thí dụ như ca khúc của Phạm Duy (“Người Về”); Hoàng Trọng “Nhạc Sầu Tương Tư “ (?), “Đà Lạt”; Y Vân (“Ngăn Cách”). Y Vũ-Nhật Ngân (“Tôi Đưa Em Sang Sông”); Văn Phụng (“Vũng Tàu”); Minh Kỳ (“Nha Trang”). Loại thứ hai là ca khúc phổ thông của giới bình dân (tôi tránh không gọi là nhạc “sền” vì nhạy cảm) có những tác giả như Hoàng Thi Thơ (“Gạo Trắng Trăng Thanh”), Lam Phương (“Khúc Ca Ngày Mùa)…

Lúc mới di cư thì dù sao người Bắc vẫn là người mới tới và vẫn là thiểu số so với dân số Miền Nam ngày đó. Vì thế âm nhạc vượt trội vẫn là nhạc phổ thông bình dân ngả về và có âm hưởng cải lương miền Nam và nhất là bản Vọng Cổ. Hồi đó xóm nào cũng có người biết hát Vọng Cỗ. Ban đêm ở khu Bàn Cờ là họ kê ghế bố ra đường ngủ và tụ họp hát Vọng Cổ.



Chương Trình Văn Nghệ Chu Văn An với Ca Si Duy Trác

Cung Tiến điều khiển ban nhạc liên trường trung học (Sài Gòn 1956)

BS Phạm văn Vận điều khiển Hợp Ca Chu Văn An- Trưng Vương

Từ trái: BS Phạm Vận, NS.Dương Hồng Duyệt, NS. Cung Tiến đánh guitar và các học sinh SG.


HLC: Thật thú vị khi được biết thời gian đầu của di cư 54, vọng cổ còn chiếm lĩnh đường phố Sài Gòn và tân nhạc đang khép nép. Thế những nhạc sĩ nào “rực rỡ” nhất và có ảnh hưởng đến giới trẻ nhiều nhất trong thời đệ nhất Công hòa? Tôi chỉ hỏi giới trẻ vì tôi nghĩ anh là một thành phần của giới ấy. Học sinh, sinh viên thường có gout nhạc hao hao nhau. Với một người thích đàn như anh thì nhận xét về nhạc sĩ “thần tượng” sẽ có vẻ chính xác hơn chăng?

PML: Ngoài nhạc sĩ Phạm Duy, Phạm Đình Chương đã có một số lượng tác phẩm đáng kể ngay thời kháng chiền và hồi cư ở Hà Nội đã được phổ biến rộng rãi qua Đài Phát Thanh và trình diễn ở sân khấu, các nhạc sĩ khác như Văn Phụng, Ngọc Bích, Hoàng Trọng, Nhật Bằng, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Trịnh Hưng… chưa có nhiều ca khúc. Hơn nữa phương tiện phổ biến chỉ có Đài Phát Thanh và đại nhạc hội. Nhưng không phải ai cũng có tiền mua radio và mua vé đi xem đại nhạc hội. Vì thế, gần như chính xác không có ai là thần tượng của giới trẻ như sau này. Có chăng thì mỗi tác giả có bài hay thì được tiếp đón và thưởng thức thôi.

HLC: Trí nhớ anh tuyệt vời thật chứ. Quả đúng vậy, radio hay vé đại nhạc hội đâu đã là phổ biến. Tuy vậy dường như Ban Hợp Ca Thăng Long có vẻ rất nổi trội trong thời gian vượt tuyến vào Nam? Anh có nhớ phía nhạc sĩ gốc miền Nam, có ban hợp ca nào ăn khách không? Tôi còn nhớ một hình bóng trong trí tôi : quái kiệt Trần Văn Trạch?


PML: Thật ra ban hợp ca Thăng Long đã vào Nam trước năm di cư (1954). Nhưng từ miền Nam họ lại ra Bắc trình diễn. Chị nói đúng thời gian đó chỉ có mình ban Thăng Long “làm mưa làm gió” sân khấu. Vì đây là ban hợp ca có tình cách gia đình. Họ hát rất là điêu luyện và nhất là NS. Phạm Đình Chương giỏi về hòa âm khi soạn bè cho ban hợp ca. Hơn nữa họ lại có giọng đơn ca rất điêu luyện và quyến rũ là Thái Thanh. Cô ấy hát theo kiểu của danh ca Thương Huyền miền Bắc. Cô ấy pha tân nhạc với cái láy của dân ca miền Bắc quyện vào sự nức nở và kịch tính của ca trù. Điều ấy dễ hiểu vì thân mẫu của cô Thái Thanh rất giỏi về ca trù.

Còn ông Trần Văn Trạch hình như lập ban “Gió Nam” và “Sầm Giang” (để tôi hỏi lại anh Trần Quang Hải cháu ruột ông Trần Văn Trạch về chi tiết này). Đây là ban hợp ca của người Nam rất nổi tiếng trong thời gian này.
HLC: Có vẻ như khi nền đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ thì mọi cái kể cả âm nhạc đều sôi động hơn. Nhạc trẻ đã chào đời trong giai đoạn này và hớp hồn giới trẻ. Anh có hòa mình vào giòng lũ đó của xã hội? Cây guitar của anh đã vang lên những rung động nào cho giai đoạn này?
PML: Khi mấy ông tướng lật đổ cụ Diệm, thì mấy ông ấy bỏ luật “cấm nhảy đầm”. Thế là giới trẻ du nhập kích động nhạc quốc tế để trình diễn trong các “bum” famille. Đâu đâu cũng lập ban nhạc với 3 cây guitar điện (một là accompaniment, một bass và một solo) và một dàn trống, sang cả hơn thì có cây organ chạy bằng hơi gió. Tiếng đàn The Shadows, Venture… và tiếng hát Cliff Richard, Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Francoise Hardy, The Beatles, The Rolling Stones… vang khắp nơi.

Đến năm 1965 quân đội Mỹ tràn ngập miền Nam thì các ban nhạc túa đi đánh club Mỹ kiếm tiền. Riêng tôi thì chỉ có lập ban nhạc Les Indomptes để trình diễn tại đại nhạc hội kích động nhạc đầu tiên tại trường Taberd do frère Viele tổ chức. Sau đó tôi có hoạt động ít lâu với ban Les Lunettes Noires rồi tôi bỏ vì ông Bố tôi cấm không cho chơi nhạc trẻ nữa vì tôi có vẻ lơ là với sách đèn.

HLC: qua đệ Nhị Cộng Hòa, coi như từ cuối 1963 cho đến khi anh du học 1971, anh nhận định ra sao về thế giới âm nhạc lúc ấy?
PML: Sau khi tôi rời bỏ giới kích động nhạc tôi quay về với tây ban cầm cổ điển. Tôi đi dậy đàn ở trường Taberd do frère Amede mời. Tôi cũng dậy đàn ở trường âm nhạc Bach ở đường Nguyễn Thông do cha Định làm giám đôc. Ngoài ra tôi cũng được nhạc sĩ Nguyễn Hiền mời đánh đàn cho ban “Tinh Hoa Đọc Truyện” qua sự giới thiệu của nghệ sĩ Quách Đàm (chú ca si LS. Duy Trác).

Lúc này thì Quán Văn đã được dựng lên và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bắt đầu xuất hiện. Đài Phát Thanh Sài Gòn đã phát sóng chương trình “Nhạc Chủ Đề” của nhà văn Nguyễn Đình Toàn và nhạc sĩ Vũ Thành An. Cặp Lê Uyên & Phương cũng từ Đà Lạt về hát ở trụ sở của CPS (“chương trình phát triển sinh hoạt học đường”) tại đường Đinh Tiên Hoàng phía trước của sân vận động Hoa Lư. Từ Công Phụng cũng hát ở quán Văn. Sau đó Từ Công Phụng và tôi có tổ chức chung một buổi trình diễn tại trường âm nhạc Bach nơi tôi dậy Tây Ban Cầm cổ điển. Trong buổi này Từ Công Phụng cho ra mắt tập nhạc “Trên Ngọn Tình Sầu” và tôi cho ra mắt tập nhạc “Những Bài Hát Cho Tình Yêu”. Ngô Thụy Miên đệm đàn piano cho Từ Công Phụng. Hà Học Ngôn đệm piano cho tôi. Và tôi cũng tự đệm đàn tây ban cầm khi hát. Từ Công Phụng thì hát chung với Từ Dung. Còn tôi có Thế Dung hát hộ vài bài. Sau này Ngô Thụy Miên cho ra mắt tập nhạc đầu tiên của anh là “Đông Quân Tình Khúc” tại trụ sở CPS đã nói trên có ca sĩ Xuân Sơn hát một số ca khúc của anh.

Phải nói rằng giai đoạn này là cực thịnh của ca khúc Việt vì nhạc sĩ nào cũng ra mắt cả tập nhạc (“album”) chứ không nói là vài ba bản lẻ tẻ nữa. Về tình ca Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An, Lê Uyên & Phương, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên…đều có những tập nhạc cho ra mắt rầm rộ. Phía “phản chiến” thiên Cộng thì có Trịnh Công Sơn (sau nhạc tình TCS cho ra mắt “Ca Khúc Da Vàng”, “Phụ Khúc Da Vàng”, “Kinh Việt Nam”, “Ta Phải Thấy Mặt Trời”), Tôn Thất Lập (“Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe”), Miên Đức Thắng (“Tiếng Hát Từ Đồng Hoang”), Phạm Thế Mỹ..cũng cho ra những tập nhạc. Còn Nguyễn Đức Quang thì vừa sáng tác nhạc sinh hoạt thanh niên vừa nhạc tình và có Phong Trào Du Ca yểm trợ và phổ biến. Còn ông Phạm Duy thì cũng cho ra “Tâm Ca”, “Vỉa Hè Ca”…

Vì một loạt nhạc sĩ trẻ xuất hiện ồ ạt với số lượng tác phẩm dồi dào cho nên những tác giả bám trụ Đài Phát Thanh Sài Gòn bị lu mờ hẳn đi. Tuy nhiên những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc phổ thông bình dân và nhạc phục vụ các chiến sĩ vẫn có thính giả.

Tóm tắt tôi nhận định đây là một giai đoạn nở rộ của ca khúc tại miền Nam Việt Nam.

HLC: Rất đồng ý là giai đoạn này, Sài Gòn quả là nở rộ không chỉ âm nhạc mà cả các bộ môn khác như văn học. Tôi hơi quẹo cua một chút, nhạc lính có vẻ thịnh hành nhất trước 1963 và dường như từ 1967, do tình hình chiến tranh leo thang, thì nhạc lính có còn thu hút không? Lúc bấy giờ loại nhạc nào lên ngôi? Phản chiến của TCS? Hơi ỡm ờ kiểu du ca của Nguyễn Đức Quang? Và còn giòng nhạc trẻ của nhóm Trường Kỳ Tùng Giang, Lê Hựu Hà Nguyễn Trung Cang?

PML: Khi cường độ chiến tranh lên cao thì chỉ có nhạc viết cho các chiến sĩ (tôi không gọi là “nhạc lính” vì các ông tướng cũng chuộng loại nhạc này lắm) được được hát nhiều. Vì ở giai cấp kinh tế, văn hóa, xã hội nào cũng có người yêu, người con, người thân trong quân đội. Và nhạc dành cho các chiến sĩ cũng đa dạng lắm. Ông Phạm Duy có “Thương Ca Chiến Trường”. Còn các nhạc sĩ Nhật Trường, Anh Bằng… cũng có những bài dành cho các chiến sĩ. Trong khi đó nhạc trẻ vẫn phát triển đều để phục vụ giới trẻ và đã có những ban kích động nhạc bắt đầu sác tác nhạc Việt theo âm điệu nhạc phổ thông quốc tế như Lễ Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Quốc Dũng…Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang vẫn rất là hào hứng quảng bá nhạc trẻ.
Trong giai đoạn này nhạc tình của Trịnh Công Sơn đã được thương mại hóa và được hát ở các phòng trà. Còn nhạc của Nguyễn Đức Quang vẫn được phong trào Du Ca phổ biến và sinh viên học sinh hát ở các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Tóm tắt là giai đoạn này “trăm hoa đua nở” không có loại nhạc nào vượt trội hết.

Phạm Mỹ Lộc tại nhạc hội Hương Thiền ở chùa Bảo Quang Orange County


Từ trái: Nam Lộc, Đức Huy, Ngô Thụy Miên, Phạm Mỹ Lộc

HLC: Nhắm mắt, tôi cũng có thể đoán được là không bao giờ anh hát nhạc lính của Nguyễn Văn Đông hay Trần Thiện Thanh. Tuy vậy, tôi vẫn tò mò muốn biết anh nghĩ gì về hai nhạc sĩ này, nhạc của họ và cả lời ca của họ?
PML: Chị “nói vậy mà không phải vậy” . Về Trần Thiện Thanh thì tôi không để ý nhiều lắm. Tôi chỉ biết có bài “Hoa Trinh Nữ” vì lời ngồ ngộ. Còn bài “Khi Người Yêu Tôi Khóc” thì quá ướt át, giới học sinh rất là thích.

Tôi thích nhạc Nguyễn Văn Đông vì ông đặt vấn đề lớn về lời ca còn nhạc thì gần với nhạc cổ điển tây phương như “Mấy Dặm Sơn Khê”, “Hải Ngoại Thương Ca”, “Chiều Mưa Biên Giới”…
HLC: Câu trả lời làm …người hỏi vui lòng! Vì sao anh biết không? Tôi vốn thích nhạc lính, tôi dùng nhạc lính là ám chỉ nhạc cho giới quân nhân mà thôi và Nguyễn Văn Đông là một tên tuổi mà tôi yêu mến. Mới đây một cô bạn cũ (HTP) ở San Jose nói rằng, khi cô mở chương trình phát thanh của tôi thực hiện từ 2006, cô rất thích nghe Hà Thanh hát nhạc Nguyễn Văn Đông và ông xã cô, bạn cùng Khoa Học chúng tôi, BS N.V.T cứ thế “y ỷ” hát Mấy Dặm Sơn Khê hay Chiều Mưa Biên Giới cả tuần liền. Điều này cho thấy giới học sinh, sinh viên thời đó cũng rất thích nhạc Nguyễn Văn Đông.
Cái này thì không nhắm mắt mà tôi biết chắc là âm nhạc cũng như văn chương là những cái không thể thiếu của giới trẻ Sài Gòn thời đó. Họ cần nó, có khi là thực sự có khi là “làm dáng”. Theo anh, một trong những cái “làm dáng” của tuổi trẻ Sài Gòn thời đó là gì?
PML: Tôi không dám đại diện giới trẻ Sài Gòn thời ấy để trả lời câu hỏi của chị. Như đã trình bày ở trên , tôi chỉ có thể nói về lối sống của cá nhân mình và bạn bè thôi. Bây giờ tôi nói về văn chương trước. Về sách ngoại ngữ, đại khái là giới trẻ học trường Tây đa số thông hiểu ngoại ngữ thì họ tiếp cận dễ dàng những gì từ Âu Mỹ mang đến. Ngoài ra trong trường họ cũng được tiếp xúc với văn học, triết học Âu Mỹ. Vì thế nếu ai thích văn chương, triết học có thể đọc nguyên tác để thưởng thức.
Còn học sinh trường Việt trừ một số có đi học thêm ngoại ngữ, đa số không đủ sức để đọc nguyên tác. Vậy chỉ còn có cách đọc sách dịch. Ngoài các dịch giả như Bùi Giáng, Phùng Khánh, Phạm Công Thiện, Nguyễn Hữu Hiệu…đa số là “phóng tác” vì không hiểu hết ý nghĩa của tác giả. Vì thế học sinh trường Việt bị thiệt thòi về điểm này. Tuy nhiên về văn chương Việt Nam, hay văn chương nước ngoài do các tác giả Việt Nam viết thì họ lại có ưu thế hơn.

Còn về âm nhạc thì trường Tây, trường Việt có cách tiếp cận giống nhau. Bằng chứng là trong trường Quốc Gia Âm Nhạc không có phân biệt nhạc sinh học trường Việt hay trường Tây. Chỉ có sách solfege và Harmony thì các thầy dùng sách của Pháp. Nhưng những danh từ âm nhạc thì dùng lẫn lộn Việt Pháp.

Với vốn liếng như thế thì ai “làm dáng” ai không? Không thể trả lời chung chung được. Để cá nhân hóa vấn đề, tôi kể chị nghe câu chuyện này. Tôi có một anh bạn học Chu Văn An. Trong lớp về sinh ngữ Anh và Pháp anh rất là xoàng. Nhưng khi nói chuyện thì bàn nào là Hemingway, Saroyan, Nikos Kazanzakis, Sartre…. Tôi hỏi anh ta đọc mấy tác giả này ở đâu? Anh ta trả lời ngon ơ : “moi đọc sách Tây và Mỹ.” Tôi phục anh ta nhưng cũng hơi nghi ngờ. Gần buổi học cuối năm tôi thấy anh ta bỏ quên một quyển sách trong hộc bàn. Tôi tò mò xem là sách gì. Hóa ra là cuốn “Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học” của Phạm Công Thiện . Trời ơi ông bạn tôi thuộc lòng quyển sách này rồi mang kiến thức ra “trộ” bạn bè. Sau này tôi thấy anh hay ngồi ở quán La Pagode đường Tự Do với các bậc trưởng thượng văn chương báo chí. Đặc biệt là anh ta đi vào ngõ hẻm hay đá vào các thùng rác người ta để ngoài đường cho có vẻ có khí phách của “nghệ sĩ-triết gia”. Đó là một điển hình của sự làm dáng về văn chương.

Còn về âm nhạc thì tôi có thể nói ngay. Chị đến café Thu Hương đường Hai Bà Trưng được nghe nhạc Pháp. Tôi biết chắc là có chừng vài người trong đám đông ấy hiểu lời bài “Chercer l’idole”do Sylvie Vartan hát. Nhưng người nào cũng gật gù thưởng thức. Nhưng không sao, đây là một sự làm dáng dễ thương. Không hiểu lời thì nghe nhạc cũng được.

Nhưng “làm dáng” đáng chê trách hay không? Tôi xin trả lời là không. Vì tuổi trẻ ở đâu cũng dễ thương, dễ tin và hay “làm dáng”. Thật đấy. Tôi xin lạc đề một tí. Tôi có một anh bạn học y khoa khi đi học lúc nào cũng đề ống nghe và áo blouse ở rổ đằng trước xe Honda. Nhất là khi đang đi ngang trường nữ lúc tan học thì được dịp khoe cái mác sinh viên y khoa của mình. Còn anh bạn trường Luật của tôi thì mặc áo thụng đen của luật sự tập sự đi bộ từ tòa án sang Nha Động Viên để “hù” các sĩ quan ở cơ quan này. Lần nữa, nhắc lại chuyện cũ, thật là dễ thương.


HLC: Tôi bật cười khi nghe anh kể. Nhưng tôi phản đối vụ “dân trường tây”. Ơ hay, dân trường tây thì cũng phải cỡ lớp đệ nhị hay nhất mới đọc nổi sách triết Tây, đúng không? Chứ tôi không tin là đệ tứ (tôi không biết trường tây gọi là gì) đã có thể đọc được nguyên bản sách triết Pháp. Còn hiển nhiên đám Việt chúng tôi nếu có làm dáng thì đọc sách dịch. Kể cho anh nghe nè, năm 71, khi tốt nghiệp cử nhân, đi làm ở Tổng Nha Kế Hoạch, tôi để cuốn “Triết Lý Cái Đình” của Kim Định và cả “Phân Tâm Học Freud” ở trên bàn. Ra cái điều cô chuyên viên trẻ măng đang “ngâm kiú” triết. Nhưng tôi để sách dịch và có đọc đàng hoàng. Tuy thế, nhớ về Sài Gòn xưa thì những cái “làm dáng” anh kể, bây giờ nếu mọi người xem lại, chắc họ sẽ cười vui lắm. Một thời tuổi trẻ Sài Gòn làm dáng. Thật dễ thương và thơ mộng.
Ngoài ra, tôi còn thấy rằng một trong những cái “làm dáng của tuổi trẻ” thời đó là thanh niên thiếu nữ nhá vài cuốn triết lý của Camus, Jean Paul Sartre, ngồi quán cà phê nghêu ngao nhạc kiểu “ tôi là ai” của TCS và như vậy rồi giới trẻ cho đó là hạp mode, phải vậy không?

PML: Về câu hỏi này tôi đã trả lời phần lớn ở trên. Tuy nhiên tôi xin thêm một số điều. Đọc sách của ai, ngồi ở đâu, nghe nhạc gì, cho là “làm dáng” đi cũng không nguy hiểm. Sự “làm dáng quá độ”riết thành sự thực và sẽ mang lại kết quả tai hại. Sau đại chiến thứ hai, thanh niên Hung tự tử nhiều về bài hát “Sombre Dimanche” của Solvez (?). Mấy trự tài tử Hàn Quốc tự tử lia lịa vì đóng phim “tràn trề nước mắt” nhiều quá. Mới đầu là họ “làm dáng”. Nhưng sau “Lộng Giả Thành Chân”. Bạn tôi ngày ấy có “làm dáng” thế nào chăng nữa nhưng vào quân trường là tỉnh người ra ngay.
HLC: Thật ra tôi không lên án gì cái làm dáng của tuổi trẻ. Họ làm dáng thế để quyến rũ lẫn nhau và đó là lẽ thường tình của tạo hóa. Không làm dáng không phải là tuổi trẻ Sài Gòn thời đó. Vào khoảng 70 hay 71 gì đó, tôi nhớ một số bài mang hơi hướng thiền của Phạm Thiên Thư do Phạm Duy phổ nhạc như Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng hay tình sinh viên như Em Hiền Như Ma Sơ, Thà Như Giọt Mưa lại hớp hồn giới học sinh sinh viên ngay khi mới xuất hiện không cần “marketing” quá nhiều? Phải chăng lúc đó giới trẻ bắt đầu mệt mỏi với cuộc chiến?
PML: Ngoài Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên của nhóm Sáng Tạo, sau cuộc di cư 54, Phạm Thiên Thư là một hiện tượng của thi ca miền Nam Việt Nam. Không hiểu sao giai đoạn này có rất nhiều tu sĩ trong giới văn nghệ, thi ca, văn chương. Ngoài Phạm Thiên Thư còn có Trí Hải, Phùng Khánh, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Nguyễn Hữu Hiệu (tôi không biết pháp danh của ông dịch giả này). Ông Phạm Duy tâm sự tại buổi ra mắt “Mười Bài Đạo Ca” (ở Quán Gió của Nam Lộc) là thật sự chiến tranh đã làm bải hoải tim óc của người Việt, bâý giờ cần một đời sống tâm linh để cho đời sống quân bình. Đầu tiên lời ca có tính triết học của Trịnh Công Sơn được đón nhận dù rất ít người hiểu ông ta muốn nói gì. Chỉ có thể nói lời ca là lạ thôi. Đến Phạm Thiên Thư thì tất cả giới trẻ đều nồng nhiệt đón nhận thơ của ông. Còn những tác phẩm sau này như “Kinh Ngọc”, “Kinh Hiền” và “Đoạn Trường Vô Thanh” thì giới trẻ ít người biết. Một hình ảnh “Xưa em là chữ biếc, nằm giữa lòng cuốn kinh, anh là thiền sư buồn, ngồi tụng dưới ánh trăng” thì tôi cũng còn mê ông ta chứ đừng nói gì nữ giới. Thật là lãng mạn. Nhưng cũng phải nói ông Phạm Duy dùng âm nhạc như đôi cánh để mang thơ của Phạm Thiên Thư vào con tim giới trẻ.

Còn trường hợp thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên thì những bài thơ giản di, nói ngay, nói thẳng, nói thật “thi rớt bị người tình bỏ” không đi vào tim người trẻ mới là lạ.

Tôi đồng ý lúc đó cuộc chiến đang lên cao độ xóm nào hàng ngày cũng có áo quan. Những người bố, người mẹ, người anh, người chị, người em cũng đã cạn nước mắt không khóc được nữa. Con người ta đau khổ quá khiến tim trơ ra. Lúc ấy thơ Thiền, sách Triết Học, thơ nhạc lãng mạng rất được yêu chuộng. Ở đấy người ta tìm thấy sự yên bình. Tôi đã nói với Ngô Thụy Miên là nhạc của anh xuất hiện đúng lúc, khi giới trẻ đã bắt đầu bải hoải với nhạc Trịnh Công Sơn. Nhạc của anh được đón nhận ngay.


HLC: Tạm ngưng chút xíu về Sài Gòn ngày cũ vì tôi muốn anh chia sẻ một chút, những cái gọi là “Hình Như Là Tình Yêu” hay thậm chí “ Tình Tuyệt Vọng” cũng được nhưng phải là hệ quả từ tiếng đàn réo rắt hay giọng hát ấm áp hay nốt nhạc “tình tang” của anh kìa? Cứ mạnh dạn bày tỏ đi đừng ngại bà xã hay người ấy xẻo tai gì cả. Tôi nghĩ rằng, những người phụ nữ ấy thừa hiểu rằng Quá khứ là quá khứ và tương lai sẽ không sâu lắng, hiện tại sẽ không đằm thắm nếu như không có quá khứ dại khờ. Sự ngây ngô khờ dại bao giờ cũng đáng yêu và kỷ niệm chỉ là kỷ niệm, quá khứ chỉ là quá khứ.
PML: Trong năm nay tôi viết được 3 ca khúc: “Mây”, “Sài Gòn Đêm Xanh” và “Hình Như Là Tình Yêu”. Bây giờ chị chỉ hỏi về ca khúc “Hình Như Là Tình Yêu” vậy tôi trả lời câu hỏi này thôi nhé. Nói về Tình Yêu Đôi Lứa, hình như muốn Cho và Nhận đều đòi hỏi một khả năng Yêu và một khả năng Nhận Tình Yêu một cách tuyệt đối, chưa nói là khả năng Yêu Lại tuyệt đối. Nhưng cuộc sống xã hội với nhiều giới hạn và ràng buộc làm mất dần đi khả năng đó. Đến khi “hai tay buông xuôi, xin làm cây thánh giá, mang lên cắm đất những vì sao…” (trich thơ Cung Trầm Tường) thì hình như tình yêu mới xuất hiện. Vì thế, tôi kết luận trong ca khúc đó là “Hình như là Tình Yêu chỉ có ở thiên thu.” Nhưng tất cả chỉ đều là nghi vấn ngay cả tựa đề của ca khúc này. Và có lẽ chúng ta cũng không nên bàn luận về đề tài này làm gì nữa nhỉ.


HLC: xin cảm ơn nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc. Tôi tuy cùng thời với anh nhưng cái nhìn, nhận định về giòng chảy âm nhạc của chúng ta trong suốt 20 năm nội chiến sẽ không được như anh. Một, vì tôi không đam mê đàn. Hai, vì tôi là con gái, bị trói buộc bởi lề thói gia đình, học đường, xã hội. Với tôi, âm nhạc Cần nhưng không là Thiết. Tôi như người đi bên lề. Hy vọng với những kỷ niệm, hoài ức mà anh chia sẻ sẽ giúp cho thế hệ sau này tạm hình dung được đời sống âm nhạc của Sài Gòn năm xưa ra sao, dưới cái nhìn của một người yêu đàn. Tuy vậy, tạm biệt mà không hỏi anh còn những tâm sự nào ấp ủ chưa nói, những ước mơ nào muốn thực hiện trong chuyến xe chót của cuộc đời, những lý tưởng nào muốn gửi lên vai con trẻ, thì quả là chưa đủ. Vậy anh chia sẻ chứ?
PML: Tâm sự nào ấp ủ ư. Có lẽ nhiều tâm sự quá chị ạ. Con chim xa bầy thì biết bao tâm sự trĩu nặng. Còn ước mơ ư? Thì tôi đã thực hiện được một ước mơ của tôi : Tôi đã kết thúc cuốn sách “Những Nẻo Đường Âm Nhạc Việt” (ngày xưa tựa là “Hành Trình Vào Âm Nhạc Việt”, nhưng thấy nhiều người dùng chữ “hành trình” nên tôi bỏ đi) và nay mai tôi sẽ cho đăng phần tổng quan trước. Đây là cuốn sách sưu tầm những thang âm và điệu thức để giúp những nhạc sĩ trẻ trong tương lai viết ca khúc hay nhạc không lời có hơi hướng nhạc dân tộc theo kinh nghiệm cá nhân khi tôi vừa làm khảo cứu vừa sáng tác. Còn lý tưởng gửi lên vai con trẻ ư? Câu hỏi có vẻ lớn lao quá vì các con tôi sinh bên Mỹ và có lẽ muốn áp đặt một lý tưởng của mình lên chúng, cũng khó quá chị ạ. Thôi thì chỉ muốn gửi vài lời nho nhỏ đến giới trẻ nói chung, đó là dù ở chân trời góc biển nào, ngoài sự gia nhập phong tục, tập quán, văn hóa nơi đó, họ cũng nên quan tâm đến di sản văn hóa Việt. Tôi nghĩ xã hội nào cũng khuyến khích điều này vì sẽ làm cho văn hóa thế giới phong phú hơn.

HLC: trước khi phỏng vấn anh, tôi viết bài “Thứ Bảy nghe nhạc Phạm Mỹ Lộc”. Sau khi soạn bài phỏng vấn, gửi cho vài thân hữu xem để đề nghị họ đóng góp câu hỏi thì tôi nhận được từ BS Nguyễn Cường ở Arizona hai câu như sau: (1) Có những bản nhạc nghe thật hùng mạnh, thật tha thiết, thật da dứt. Rồi có những nhạc phẩm khi nghe mặc dù thính giả đang ở tâm trạng nào cũng mặc, thính giả vẫn bị bản nhạc lôi cuốn vào mầu sắc và cái không khí của bài nhạc. Có người cảm thấy Bài Hoa Nắng làm cho người thấy tâm hồn trong sáng, như một người vừa ngủ dậy, người thật khoan khoái, ra đồng nhìn khoảng trời xanh ngắt bao la, gió mát êm êm, lay nhẹ cành hoa đầu ngõ. Bài này anh đã sáng tác trong trường hợp nào và anh muốn chia xẻ cảm súc, rung động gì với thính giả?
(2) Thấy anh có vẻ lưu tâm đến những âm nhạc đặc thù của nước mình như Quan họ. Anh có ý kiến gì về cách bảo truyền và cách phổ biến cho thế hệ trẻ ở ngoại quốc?
Còn LS Dương Như Nguyện thì : Người nhạc sĩ sáng tác không chỉ người viết mà còn là “người nghe”. “Nghe” rất nhiều. Vậy anh "nghe" những ai và nếu có ảnh hưởng, thi ảnh hưởng từ ai? Về đàn thì anh chơi nhạc cụ gì và nhạc cụ này có ảnh hưởng thế nào đến việc sáng tác?


Từ hai độc giả của tôi, tôi nghĩ rằng có vẻ như âm nhạc của Phạm Mỹ Lộc đã thu hút nhiều người như từng quyến rũ tôi nên tôi xin dành các câu hỏi trên cho một kỳ trò chuyện khác. Kỳ tới này sẽ nói về thế giới âm nhạc Phạm Mỹ Lộc. Trân trọng cảm ơn và hẹn anh kỳ tới.

Hoàng Lan Chi thực hiện 2012

Những bài cùng chủ đề


hoanglanchi
#219 Posted : Saturday, December 29, 2012 12:55:20 PM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)

CiCi Của Tôi


CiCi là nick name mà tôi đặt cho một người bạn net.

CiCi là fan của tôi. Big fan. Big fan vì chỉ mới quen chưa bao lâu và khi tôi giới thiệu thì CiCi bỏ bê công việc để mải mê đọc Tạp Ghi của tôi. CiCi viết vầy “Chị hại em rồi. Chị viết hay quá thành ra mấy hôm nay công chuyện em bị đình trệ. Lo đọc chị không. Đọc gần hết rồi. Em có bà cô mà tụi này cũng gọi là cụ Tổng. Chồng mất, bà ở với anh là Bố em.” ( Bà Tổng là nick name của tôi do em và các con gọi tôi. Bài đó ở đây: Con Gái Người Dưng ) Sau khi đọc hết thì CiCi khám phá ra CiCi là học trò cha tôi ở Petrus Ký (Bài đó ở đây: Bác và Cha tôi ). Vậy là coi như Cici giống tôi ở một điểm: dân Bắc Kỳ nhưng không học Trưng Vương hay Chu Văn An mà học Gia Long và Petrus Ký. Cici ít xưng em với ai dù nhỏ tuổi hơn nhưng “Chị là con Thầy, em phải gọi thôi. Anh Cả em năm nay gần 80 rồi”. Tôi thì lên giọng “Ai chơi với chị thì dù nhỏ hơn một tuổi cũng phải gọi chị là chị xưng em cho tử tế, huống hồ em thua cả chục tuổi. Nhất niên vi tỉ, nhất nguyệt cũng vi tỉ!” ( Tôi nhại câu Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư).CiCi không hề biết là một người bạn thua tuổi tôi nhưng lại được làm anh chỉ vì tôi lộn. Tôi cứ ấm ức chuyện này mãi nhưng lỡ rồi thì đành chịu.

Tôi hỏi vì sao Cici đọc hết bài của tôi nhanh thế, CiCi gõ “ Đọc thì lẹ lắm. Speed reading mà, nhưng chị có nhiều bài hay quá. Đọc chị làm em nhớ lại thời xưa, đi học về, vừa ăn cơm, vừa đọc báo Chính Luận, và vừa nghe mắng là không được ăn và đọc báo. Nói đến đây, em tiếc không nói chuyện nhiều với Bố Mẹ lúc đó”.
Hai chị em trò chuyện qua lại. CiCi viết thế này về Chu Văn An “À, hôm nay mới đọc bài chị viết về trường Chu Văn An. Thấy chị lầm đường lạc lối quá. Vậy là ngày xưa chị không có cơ hội gặp dân Petrus Ký thành ra chị không được thấy chân lý để mà về chiêu hồi.” Tôi phì cười. Ừ nhỉ chưa bao giờ tôi viết về Petrus Ký cả. Có chơi đâu mà viết. Đa số bạn trai tôi là Bắc Kỳ mà dân này thì học Nguyễn Trãi hay Chu Văn An. Cái kiểu chưa bao giờ gặp Petrus Ký để thấy là Petrus Ký giỏi của Cici làm tôi chỉ tủm tỉm.

Cứ thế hai chị em thân nhau. Thân nên tôi kể nhiều chuyện và Cici thì viết vầy “Sống đạo đức bao giờ cũng khó và mất mát nhiều, nhưng không hổ với lương tâm. Làm điều trái, không lấy lại được dù cho có muốn. Cách chị đối xử với 2 “em” kia là đúng rồi. Đừng nói là tiếc, mà nên nói là mừng không có chuyện gì xẩy ra.” Trời ơi là trời, tôi thở than là tôi tiếc hai chuyện thời xưa thì Cici viết như vậy đấy. Từ đó, tôi gọi Cici là “ông cụ non”.

Cici, ông cụ non của tôi ngoài nhiệm vụ bảo vệ đạo đức của bà chị còn là người ngắm khi tôi đeo ngọc. Ngắm khi đeo ngọc là tôi ám chỉ chuyện vầy: bố trẻ Lê Hữu ( người có nick name dài nhất thế giới, do Lê Hữu tự nhận, Người Nợ Đóa Tường Vi Yêu Kiều Từ Muôn Kiếp Trước NNĐTVYKTMKT) là người tìm ngọc trong đá ( nghĩa là thấy những cái hay ho của một nhạc phẩm mới mà tôi chưa thấy) còn tôi đem sáng tác mới đó ra xem, nghe rồi bình phẩm viết bài thì là tôi đeo ngọc. Tất nhiên khi mới đeo tôi bảo Cici ngắm, nghĩa là tôi cho Cixi đọc bài văn đó trước hay nghe bản nhạc đó trước.

Cách đây ít hôm, tôi đeo ngọc Phạm Mỹ Lộc và kêu Cici ngắm. Cici khen đẹp. Cici viết rằng bài “ Không biết bài ‘Chuyện Kể Bên Sông’ có gợi nhớ gì với …” . Câu nhận xét làm Lộc buồn năm phút. “Ông em bác sĩ của chị cảm được nhạc tôi nhưng nhận xét vầy thì ..”. Tôi bật cười, meo cho Cici. Cici của tôi đúng là bác sĩ tử tế (vì có nhiều bác sĩ không tử tế), Cici vào blog Lộc nghe lại nhưng Cici rầu rĩ “Sao chị nói làm gì, ảnh xóa bài đó đi rồi”. Tôi gửi link riêng của tôi cho Cici nghe lại. [1]

Thế rồi Cici lẳng lặng mail cho Lộc và copy cho tôi. Không thấy nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc trả lời, tôi ngạc nhiên hỏi Cici. Hóa ra Lộc trả lời riêng cho Cici thôi.
Tôi hỏi: Sao Lộc không cc cho chị?
Cici: Ai biết đâu tại sao không cc cho chị. Chắc là cái này là CVA nói truyện với PK, thì GL đứng ngoài thôi

Tôi: “Chu văn An nói truyện với Petrus Ký , thì Gia Long đứng ngoài thôi” á à, gớm nhỉ!
CiCi: Thì ngày xưa khi các cụ ông nói chuyện với nhau các cụ bà chả đi chỗ khác là gì?
Mợ quên rồi à?
Tôi: Trời ơi là trời, nói vầy, mợ tức chết đi được. Mợ là Phàn Lê Huê HK cơ mà.
CiCi: Này nhớ, đừng có vớ vẩn. Hoa kỳ Hoa cờ gì thì cũng thế thôi. Cái nền Văn Hoá nước nhà là bao giờ cũng vậy. Thế các bà định nhũng hoại cái nền tảng mà chúng tôi, các đấng mày râu đã dựng từ bao năm nay? Có phải thế không thì bảo ngay.
Tôi: Ừ, mợ nói thế đấy. Đừng có cái kiểu xưa như thế là hủ lậu lắm nhé. Nền Văn hóa nước nhà thì cũng phải tiến, phải chảy chứ có giòng sông nào đứng lại bao giờ? Trời lạnh, mợ đang mặc quần nên không tốc váy lên chửi mất gà được đấy. Liệu hồn!
Cici:Tiến lắm, chảy nhiều cũng chẳng đi đến đâu. Này, cầy bừa, gánh vác thì cũng không qua tay chúng tôi. Ngữ các bà mà đến đâu. Thôi cho chúng tôi xin.


Đến đấy thì tôi ngưng, không phải vì thua mà vì buồn ngủ đi ngủ. Đấy, mang danh bác sĩ mà ông cụ non ghê chưa. Nhưng em tôi làm tôi vui. Á à, Cici, một dân Petrus Ký!

Ông cụ non mới “ca đô” bà chị cây bonsai gửi từ New York. Bà chị ngúng nguẩy “Sao em không nói nó gửi cây có trái cho chị. Hay là em nuôi đi, khi nào có trái thì đưa qua cho chị ngắm. Thế mới là tình nghĩa chị em chứ!”
Cây bonsai lựu chụp cạnh bức hình của tôi từ năm 1987:



Sài Gòn Muôn Năm Cũ


Đề tài viết về Sài Gòn coi bộ hấp dẫn người xem. Hôm qua, bài tôi trò chuyện với nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc về âm nhạc trước 75 được các dân Nguyễn Trãi, Trần Lục, Chu Văn An bị tha đi các diễn đàn này. Thì một thời học trò với âm nhạc, một thuở tuổi trẻ Sài Gòn làm dáng được nhắc lại, ai mà chả bùi ngùi. Nhạc sĩ Mỹ Lộc đùa “Bạn tôi nói sao dấu kỹ thế. Tôi bảo bụt chùa nhà không thiêng, phải là dân Gia Long lancer mới thiêng!”. Nhạc sĩ Phạm Mỹ Lộc vừa là dân Nguyễn Trãi vừa là dân Chu Văn An. Ở đâu thì ai cũng có cái tự hào riêng. Tự hào về trường học có lẽ là cái đáng yêu của tuổi học trò. Tôi phải cảm ơn bố tôi cuối cùng quyết định cho tôi học Gia Long thay vì Marie Curie. Thử tưởng tượng tôi mà học Marie Curie thì sẽ lai căng nè, sẽ chả biết gì đến văn hóa dân tộc đừng nói gì đến tự tình, sẽ đắm đuối nhạc ngoại nè chứ làm sao mà biết thưởng thức vọng cổ, tân nhạc, hát bội, ca trù, ả đào! (là tôi nói cá nhân tôi thôi còn ai học trường tây mà không lai căng, vẫn đầy ắp tự tình quê hương thì tôi không chả dám nói đến ạ!)


Tôi “dụ dỗ” được vài người kể chuyện Sài Gòn muôn năm cũ cho tôi như nhà văn Từ Trì.Anh là “sư huynh” ở Tổng Nha Kế Hoạch. Sau này anh chuyển qua ngành ngoại giao. Như vậy Sài Gòn cũ sẽ được nhìn dưới lăng kinh của một chuyên viên kế hoạch rồi ngoại giao. Tôi sẽ dụ dỗ GS Phạm Thị Nhung kể về giáo dục vì Bà học Trưng Vương Hà Nội rồi Sư Phạm Sài Gòn và dạy ở Gia Long từ 1962 hay 63 gì đó cho đến khi mất nước. Chưa kể “xếp lớn Hạnh” cũng hứa sẽ kể. Tôi gọi đùa theo cố Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang là “xếp lớn Hạnh”. Chả là trong một bài báo kể khi lên Hoa Thịnh Đốn, Nguyễn Đức Quang viết “ Tôi thấy chỉ còn xếp lớn Hạnh với cây violon”. Xếp lớn vì có lẽ anh Nguyễn Văn Hạnh từng làm khá lớn trong hai thời TT Bush cha và con. Anh là Giám Đốc Văn Phòng Tị Nạn và Định Cư của chính phủ Liên Bang. Anh Hạnh là Tổng Giám Đốc Tổng Nha Kế Hoạch khi tôi là chuyên viên ở đấy. À, thời này Giám Đốc Nha Viện Trợ là Kỹ Sư Trần Hữu Dũng, boss trực tiếp của tôi. Dũng chính là người đọc báo Chính Luận thấy cô cử nhân ca cẩm gì đó bèn mời. Dũng cũng chính là người tiến sĩ viết bài ca ngợi cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức. Mở ngoặc, khi người bạn mới giới thiệu, tôi gạt ngay “Trần Hữu Dũng là boss ngày xưa của tôi, tôi biết lão thiên tả. Lão khen cuốn sách là tôi thấy cuốn sách có vấn đề rồi!”


Tôi vẫn nói rằng tôi là gái Sài Gòn chứ không phải gái Bắc dù tôi nói tiếng Bắc nhiều. Nói nhiều có nghĩa là tôi có sử dụng tiếng Nam, những tiếng rất đặc trưng mà sư tỉ Minh Nguyệt của tôi rất khoái như tôi hay nói “Em đâu có hưởn đâu”. Cách đây nhiều năm khi tôi viết Sài Gòn Ngày Ấy thì ối thôi thiên hạ rụng rời tim vì bao kỷ niệm được nhắc đến![2]

gái Sài Gòn nên tôi chỉ thích viết về Sài Gòn xưa nghĩa là Việt Nam Cộng Hòa cũ mà thôi.

Hoàng Lan Chi 2012

Nhạc PML ở đây:

Thứ Bảy Nghe Nhạc Phạm Mỹ Lộc

Sài Gòn ngày ấy ở đây

hoanglanchi
#220 Posted : Monday, December 31, 2012 8:18:20 AM(UTC)
hoanglanchi

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 406
Points: 408

Thanks: 4 times
Was thanked: 7 time(s) in 7 post(s)
Phạm Mỹ Lộc-Hành Trình Tìm Về Âm Nhạc Việt

LGT: LS Phạm Mỹ Lộc, còn được biết với bút danh Phạm Văn Kỳ Thanh, Cựu học sinh Chu Văn An, Ts Luật San Francisco, học trò của Michael Lorimer, (Ông Lorimer là học trò duy nhất của danh cầm Andre Segovia tại Bay Area California), phụ trách CT Tiếng Vọng Quê Hương trên Đài Phát Thanh San Francisco 1972, cộng tác với Nhân Văn San Jose (1980), Thế giới Lưu Vong (San Jose 1985), Journal Vietnamse Music (Ohio, 1992), Văn Học. Sáng tác và biên khảo âm nhạc từ 1969.


Phạm Mỹ Lộc
Âm nhạc vốn dĩ là quà tặng của Thượng đế cho con người. Viết nhạc, hát nhạc hay nghe nhạc đều là một hạnh phúc. Nhưng khảo cứu nhạc nhất là tìm hiểu về nét đặc sắc của nhạc Việt để đóng góp cho nền văn hóa thế giới thì phải coi đó là Một Quà Tặng Nho Nhỏ của Thượng Đế.
Phạm Mỹ Lộc chính là một quà tặng “nho nhỏ” của Thượng Đế cho âm nhạc Việt Nam trong nghĩa đó. Gần 40 năm, Phạm Mỹ Lộc đã làm một Hành Trình đi tìm Những Nẻo Đường Âm Nhạc Việt. Hôm nay chúng tôi giới thiệu đến quý độc giả hành trình ấy của Phạm Mỹ Lộc và sau đó là một thoáng về giòng nhạc của anh.


Đi Tìm Những Nẻo Đường Âm Nhạc Việt

Trước Phạm Mỹ Lộc đã có GS.TS. Trần Văn Khê và một số nhà nhạc học khác cả trong và ngoài nước nhưng với những kiến thức và cả những điều kiện thuận tiện có ở Hoa Kỳ, những gì Phạm Mỹ Lộc (PML) sưu tầm, tìm tòi, khảo cứu và viết lại có một giá trị theo tôi là khá đặc biệt. Tìm hiểu vì sao một người ở độ tuổi thanh niên khi nền đệ nhị Cộng Hòa khai mở và “nhạc trẻ” du nhập ồ ạt lại tìm về dân ca, tôi cảm thấy xúc động khi nghe PML kể “Tôi bắt đầu lưu tâm đến dân ca Việt Nam khi hoạt động trong đoàn văn nghệ học sinh, sinh viên Ca Dao (1969)tại Sài Gòn do Hà Quốc BảoNghiêm Phú Phát thành lập sau khi đã lập đoàn văn nghệ Nguồn Sống). Nhưng động lực mạnh nhất thúc đẩy tôi cả đời đi nghiên cứu và sáng tác trên vốn âm nhạc Truyền Thống và Dân Ca Việt Nam là trong một buổi hạnh ngộ với cha Hoàng Kim tại nhà thờ Ba Chuông (Sài Gòn-1969). Tôi thấy cha lúc ấy đã có tuổi mà còn cặm cụi ngồi viết hòa âm cho những bài dân ca Việt Nam như “Trống Cơm”, “Cây Trúc Xinh”…Cha Hoàng Kim thốt lên một câu :“Rồi ra các nhà soạn nhạc Việt Nam dù có đi bốn bể năm châu cũng phải quay về với âm nhạc Việt thôi nếu muốn đóng góp cho văn hóa thế giới.” Hóa ra câu nói này là một lời tiên tri đã tác động rất mạnh đến tận đáy tim tôi. Sau đó tôi ra hiệu sách Khai Trí ở đường Lê Lợi mua ngay tập “Dân Ca Việt Nam ” của Nguyễn Hữu Ba. Đó cũng là cuốn sách dân ca Việt Nam đầu tiên tôi sưu tầm được”.


Thế đó, từ Ban Văn Nghệ Ca Dao và từ rung cảm thuần khiết trong sáng của một trái tim yêu quê hương mà PML đã đi vào một cuộc hành trình về âm nhạc Việt. Cuộc hành trình này phải chăng là một định mệnh của đời PML? Một định mệnh đã khiến chàng trai trẻ tiếp tục con đường của mình dù sau đó anh không còn ở Việt Nam mà đang đeo đuổi ngành Luật tại San Francisco vào năm 1971.

Ngày đó vào mỗi cuối tuần, PML đều đến đại học Berkeley ( California ) làm copy tất cả những tài liệu liên quan đến dân ca, dân nhạc Việt. Sau khi tra cứu danh mục sách của trung tâm Việt Học tại Southern Illinois University ở Carbondale (Hoa Kỳ) do cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa làm giám đốc, anh gửi thư xin tài liệu. Giáo sư Hòa đã sốt sắng nói nhân viên gửi cho anh tất cả những gì liên quan đến âm nhạc Việt. Tưởng cũng nên nhắc lại, trung tâm này đã đón tiếp giáo sư Nguyễn Hữu Ba và danh cầm Vĩnh Bảo đến giảng dậy về nhạc Việt. Không dừng ở đó, PML đã dùng cách “inter-library loan” để mượn sách liên quan đến vấn đề âm nhạc Việt từ ngay cả Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, thư viện Đại Học Cornell và các thư viện trên thế giới có tàng trữ những tài liệu liên quan đến âm nhạc Việt như Đài Loan, Bắc Kinh, Tokyo, Luân Đôn, Paris


16 năm sau, vào khoảng năm 1985, PML mở hiệu sách Văn Đàn ở San Jose . Tại đây anh có cơ hội làm quen với Phạm Duy và đã mua hết 70 cuốn sách “Music of Vietnam” của ông do Dale R. Whiteside san định cho hiệu sách để giới thiệu với các nhà nhạc học trên thế giới. Phạm Duy đã giảng giải cho PML về lý thuyết âm nhạc ngũ cung do chính ông khám phá khi đi kháng chiến chống Pháp và kiến thức ông thu nhập ở Âm Nhạc Viện Paris khi ông theo học hai năm tại đây. PML tâm sự “Điều quan trọng tôi được học hỏi ở ông chính là về những kỹ thuật áp dụng dân ca, dân nhạc Việt vào ca khúc một cách sáng tạo. Chính về sáng kiến táo bạo này mà ông đã biện luận rất thuyết phục về trường ca “Con Đường Cái Quan” của ông khi ông bị chỉ trích từ giáo sư Nguyễn Phụng (giám đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn) và nhà nhạc học Trần Văn Khê. Tôi, PML có viết một bài trên báo Văn Học ở Hoa Kỳ luận về nhạc thuật trong trường ca ‘Con Đường Cái Quan’”.


19 năm sau, 1988, PML gặp GS.TS. Trần Văn Khê tại San Francisco . Anh nêu một số thắc mắc về Thang Âm và Điệu Thức trong âm nhạc Việt với ông. GS.TS. Trần Văn Khê kiên nhẫn giải thích tường tận, nhưng cuộc gặp gỡ quá ngắn ngủi, và sau đó PML xin thọ giáo qua cách hàm thụ. Sau đó GS Khê gửi rất nhiều tài liệu cho PML để làm rõ thêm những luận điểm về thang âm và điệu thức nói riêng và những vấn đề lý thuyết của âm nhạc quốc tế như Ấn Độ, Trung Quốc, Ba Tư. GS.TS. Trần Quang Hải, trưởng nam của GS.TS. Trần Văn Khê cũng gửi tặng anh tài liệu về Hát Văn sau khi nghe cassette tape về buổi nói chuyện của PML trên đài phát thanh Mẹ Việt Nam tại San Jose về “Dân Ca Việt Nam ”.


Đến năm 1990, PML về Việt Namđể giải quyết một số việc riêng của gia đình. Trong khoảng thời gian này, anh có cơ hội tiếp xúc với các nhà nhạc học trong nước như Lư Nhất Vũ, Tô Vũ, nhạc sĩ Phạm Đức Thành, một danh cầm về đàn bầu. Sau đó, mỗi khi làm việc về luật quốc tế tại Á Châu, PML lại ghé Việt Nam để sưu tầm tài liệu và để tiếp xúc thêm với những nhà nhạc học như Đặng Hoành Loan, Lê Văn Toàn (Viện Âm Nhạc)… Niềm đam mê dân ca đã đem đến cho anh một phần thưởng không nhỏ: trong tay anh có khoảng 200 CD về dân ca, dân nhạc từ Viện Âm Nhạc (chuyên về nghiên cứu) và Nhạc Viện (trường âm nhạc chuyên về đào tạo) cộng với hàng vài trăm cassette tapes, đĩa nhạc, video tapes cùng lãnh vực mà anh sưu tầm suốt từ năm 1970. Đấy là chưa kể những sách cũ mới gì viết về âm nhạc dân tộc trong và ngoài nước anh đều cố gắng tìm mua bổ túc cho tủ sách nghiên cứu của mình.


Nhưng những tài liệu PML quí nhất chính là những tài liệu do các nhà nhạc học, nhạc sĩ, tư nhân sưu tầm được và tặng riêng cho anh. Đa số những tài liệu này là những bản ghi chép những khúc dân ca Việt Namtoàn cõi Việt Nam, trong đó có một khảo luận rất công phu về dân ca, dân nhạc Việt của GS.NS. Hùng Lân chưa xuất bản. Nói về sách báo sưu tầm thì Phạm Mỹ Lộc tự hào “Tôi có một thư viện cá nhân khá đầy đủ” [1]

Ngoài sách Việt, PML còn sưu tầm tài liệu bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ và Hoa Văn (trong thời gian anh làm việc ở Trung Hoa) do các tác giả ngoại quốc viết về Âm Nhạc Việt. Đặc biệt anh sưu tầm rất nhiều bản tổng phổ của các bản giao hưởng hoặc tấu khúc cho nhạc khí do các nhạc sĩ trong và ngoài nước viết cho nhạc khí tây phương hoặc nhạc khí dân tộc hòa với nhạc khí tây phương.


Theo PML, trong nước có Tô Vũ, Tạ Phước, Nguyễn Văn Thương, Hoàng Đạm, Nguyễn Xuân Khoát, Đinh Thìn, Trần Quí, Hoàng Dương, Quang Hải, Đỗ Hồng Quân, Nguyễn Văn Nam v.v. Ngoài nước có Cung Tiến (với tấu khúc “Chinh Phụ Ngâm”), Lê Văn Khoa (“Giao Hưởng 1975”), Phan Quang Phục, Nguyễn Thiện Đạo, Trương Tăng, Tôn Thất Tiết… Phạm Mỹ Lộc tâm tình“Với sưu tầm này tôi lại mở cho tôi thêm một cửa sổ sang khu vườn mênh mông của hòa tấu khúc.” Như nhiều người khác, vì đam mê dân ca mà PML cũng đã tìm mua lại những đàn Việt của các danh cầm. Anh cho biết có như thế mới có đàn tốt để thử nghiệm âm thanh. [2]


Ngoài những tên tuổi nhạc Việt kể trên, PML còn tiếp xúc với những nhà nhạc học ở ngoài Việt Nam như Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thuyết Phong. GS Phong tốt nghiệp Đại Học Sorbone ( Paris ) và giảng dậy tại Kent State University ( Ohio ).[3]
Gần 20 năm, quãng thời gian không ngắn, say sưa với khối tài liệu âm nhạc nói trên, PML vừa nghiên cứu vừa viết báo (Nhân Văn, Văn Học, Hợp Lưu…) và cả viết ca khúc để thử nghiệm. Trong lãnh vực khảo luận PML đã viết về Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Cung Tiến, Văn Cao. Tuy vậy, trăm nghe không bằng tay sờ mắt thấy. PML, với hai chuyến xuyên Việt và nhiều chuyến đi từng địa phương để sưu tầm thì anh đã được nghe các nghệ nhân trình diễn. PML chia sẻ “Với những lần tiếp xúc này đã mang lại cho tôi bao nhiêu điều học hỏi quí báu và cảm xúc mà sách vở và tài liệu chưa mang lại đủ. Khi giáo sư Trần Văn Khê giảng về hơi Oán thì tôi cũng chỉ biết vậy vậy thôi. Nhưng một buổi chiều bảng lảng trên kinh rạch đồng bằng sông Cửu Long tôi vừa được ăn cá nướng trui vừa được nghe ông lão chủ thuyền tấu đàn kìm và hát khúc dân ca “hơi Oán” thì tôi “vỡ lẽ” được nhiều mảng lý thuyết. Cũng như đến “Ca Trù Thăng Long” 87 Mã Mây, Hà Nội nghe đào nương Phạm Thị Huệ “nức nở” các điệu Ca Trù còn hơn ngồi đọc khảo luận Ca Trù của Gisa Jahnichen.”



Cuộc Hành Trình về Âm Nhạc Việt, tôi đặt tên vậy vì đúng là Phạm Mỹ Lộc hướng về Việt Nam vì khi đó anh đang du học Luật ở Mỹ (1971), coi như hoa kết trái vào cuối 2012. Cuốn khảo luận có tên “Những Nẻo Đường Âm Nhạc Việt” (và bản tiếng Anh “An Odyssey on Viet Music”). PML cho biết anh sẽ phổ biến Lời Dẫn Nhập của cuốn sách và Thư Nhạc Mục trong thời gian gần đây. Trong Lời Dẫn Nhập này, PML nói đến phương pháp nghiên cứu và mang ra những Âm Giai và Điệu Thức mẫu của nền âm nhạc Cổ Truyền Việt Nam, còn phần Dân Ca thì tùy từng vùng có những Âm Giai và Điệu tựa trên những luyến láy ảnh hưởng bởi lối phát âm đặc thù của thổ ngơi địa phương. Hãy nghe người Tiến sĩ Luật (San Francisco) kiêm nhà khảo cứu Âm Nhạc Việt bày tỏ: “Mong ước của tôi là với công trình nghiên cứu nói trên, tôi tình nguyện sưu tầm những thang âm điệu thức của dân ca, dân nhạc Việt để các nhà soạn nhạc của thế hệ tương lai có sẵn chất liệu tạo thanh khi họ có cảm xúc mãnh liệt muốn sáng tác những tác phẩm giá trị nghệ thuật cao, ngõ hầu đóng góp vào di sản văn hóa Việt và quốc tế.”


Giòng Nhạc Phạm Mỹ Lộc

Từ một khóe mắt giai nhân của trường nữ Gia Long, PML đi vào con đường âm nhạc. Bản đầu tay viết năm 18 tuổi (1965). Đến năm 21 tuổi (1968), tập nhạc đầu tiên “Những Bài Hát Cho Tình Yêu” trình làng giới thiệu với khán thính giả ở ViệtNam .


Ánh mắt Gia Long khơi nguồn cho giòng nhạc Phạm Mỹ Lộc

Hồi niên thiếu PML chỉ học tây ban cầm, hoàn toàn tiếp xúc với nhạc cổ điển tây phương và ca khúc phổ thông quốc tế. Thuở ấy, anh chỉ biết đánh đàn và chưa có một kiến thức sâu xa gì về hòa âm. Cho đến khi được tham dự lớp hòa âm của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu tại trường quốc Gia Âm Nhạc (1969) thì PML mới học hòa âm nghiêm chỉnh với cuốn sách “TRAITE’ D’HARMONIE THE’ORIQUE ET PRATIQUE” của The’odore Dubois. Sau đó, khoảng 1971, khi du học Mỹ, PML tiếp xúc với bộ sách Harmony, Counterpoint và Orchestration của Walter Piston (giáo sư âm nhạc tại Harvard). Ngoài ra anh còn tự học với những cuốn sách “The Musical Idea” của Walter E. Nallin, “The Thematic Process in Music” của Rudolph Reti” và “A History of Western Music” của Donald Jay Grout (dùng trong các đại học Mỹ phân khoa âm nhạc).


Khi gặp các thí dụ trong sách, PML cố gắng vào thư viện tìm đĩa nhạc cổ điển tây phương để nghe hầu hiểu rõ những luận điểm bàn trong sách. PML biết rằng để trở thành nhà soạn nhạc chuyên nghiệp còn phải học nhiều hơn nữa nhưng trong thời gian đầu đến Mỹ anh phải học Kinh Tế và Luật nên không thể bỏ hết thì giờ cho âm nhạc được. Hơn nữa lúc ấy mục tiêu của anh chỉ là trau dồi kiến thức âm nhạc để viết ca khúc và trường ca bốn bè.

Chia sẻ về việc học tây ban cầm, PML nói “Thập niên 60 và trước đó ở Sài Gòn thiếu nhiều tài liệu giảng dậy và thiếu cả thầy chuyên nghiệp được đào tạo bởi những nhạc viện quốc tế. Vì thế đến Mỹ tôi phải học lại tử đầu với nhạc sĩ tây ban cầm Michael Lorimer (học trò duy nhất của danh cầm Andres Segovia tại Bay Area, California ). Tôi bắt đầu học lại sách ‘20 Etudes của Fernando Sor’ về cách diễn nhạc và ông Michael Lorimer còn dậy tôi cách để móng tay và các kỹ thuật của trường phái Segovia. Năm 1975 tôi tham dự thêm Master Class về guitar với Michael Lorimer tại San Francisco để học hỏi thêm những kỹ thuật diễn nhạc với những bài trình diễn khó hơn. Suốt trong thời gian này tôi say mê sưu tầm và đọc Guitar Review, nguyệt san này do “The Society of the Classic Guitar” xuất bản và do Vladimir Bobri (một họa sĩ gốc Nga giỏi đàn guitar cổ điển) làm chủ bút. Đồng thời tôi cũng tìm nghe những danh cầm trình diễn và mua những tác phẩm danh tiếng của tây ban cầm như Rodriguez, Granados, Hector Villa Lobos, Manuel M. once, Albeniz, Augustin Barrios Mangore…”



Phạm Mỹ Lộc giới thiệu tập nhạc “Những Bài Hát Cho Tình Yêu” tại trường QGAN Sài Gòn (1969)


Phạm Mỹ Lộc nói chuyện và trình diễn dân ca tại Đại Học Luật Khoa Sài Gòn-70



Phạm Mỹ Lộc sinh hoạt nhạc trẻ tại Sài Gòn (1963-1967)



Phạm Mỹ Lộc trong buổi trình diễn nhạc chung với Nguyễn Đức Quang tại Little Saigon (2004)



Phạm Mỹ Lộc làm M.C, trong nhạc hội “Mẹ Trong Lòng Người Đi”, Orange County, California (2006)



Nhạc hội “Một Thời Để Nhớ”(Little Saigon , CA ) Từ trái sang phải Nam Lộc, Đức Huy, Ngô Thụy Miên & Phạm Mỹ Lộc (Ngô Thụy Miên học chung với PML thuở niên thiếu)


Sau một thời gian sưu tầm, nghiên cứu tài liệu và đi “điền giã thực địa”, PML bắt đầu cố gắng viết ca khúc có âm hưởng nhạc dân tộc. Ca khúc đầu tiên anh thử nghiệm mang dân ca vào là “Quê Hương Tuổi Nhỏ” phổ thơ Nhất Hạnh. Anh sáng tác ca khúc này trong dịp về VN làm lễ dời hũ tro của Mẹ và cô em gái từ chùa Vĩnh Nghiêm về chùa Ngọc Phương. Ca khúc này rất đơn giản chỉ loanh quanh có một thang âm La-Si-Mi-La-Si nhưng được phát triển rộng toàn bài để diễn tả cảnh cô thôn buổi chiều “có con nghé nhỏ đuổi chạy mặt trời, xa xa là khói lam chiều bốc từ mái tranh nghèo…”.

Mời nghe Trần Thu Hà với Quê Hương Tuổi Nhỏ- (copy link vào browser) https://dl.dropbox.com/u/8979283...yLoc/QueHuongTuoiNho.mp3

Sau đó anh viết “Bỗng Tan Đi” ( phổ thơ Nhất Hạnh) và “Mây” có âm hưởng nhạc Tài Tử Miền Nam; rồi “Áo Em Chim” (phổ thơ Kiệt Tấn) và “Chuyện Kể Trên Sông” ảnh hưởng dân ca miền Nam. Ca khúc này PML viết trong một buổi chiều đi thuyền trên sông Cửu Long bỗng nhiên anh làm được hai câu thơ “Nắng chiều loang đầy áo, rồi trăng lên ngập hồn, vì em ơi nỗi nhớ bắt đầu từ hoàng hôn”. Từ hai câu thơ này anh viết một mạch xong ca khúc nói trên.
Mời nghe Minh Châu với Chuyện Kể Trên Sông. Tương lai chúng tôi xin giới thiệu lại nhạc phẩm này với hòa âm khác và tiếng hát Lâm Dung: https://dl.dropbox.com/u/8979283...Loc/ChuyenKeTrenSong.mp3


Nhị Hồ” lại là một nhạc phẩm khác mà PML viết trong một chuyến điền dã ở Bắc Ninh. “Giải Lụa Đào” ảnh hưởng dân ca Quan Họ Bắc Ninh; “Sài Gòn Đêm Xanh” ảnh hưởng Ca Trù…

Xin mời nghe PML nói về nguyên do nào anh sáng tác nhạc phẩm Nhị Hồ: https://dl.dropbox.com/u/8979283...PhamMyLoc/NoiVeNhiHo.mp3

Và PML hát Nhị Hồ, một nhạc phẩm theo tôi là khá đặc sắc: https://dl.dropbox.com/u/8979283...ngle/PhamMyLoc/NhiHo.mp3


Khi được hỏi về sự trình diễn các tình khúc, PML cho biết anh đã có dịp giới thiệu những sáng tác này trong dịp hát chung với cố Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang tại sảnh đường báo Người Việt (Little Saigon–California); trình diễn tại Viện Việt Học (Little Saigon-CA); trong cuộc phỏng vấn ở đài VNCR (với Y-Sa), trong cuộc nói chuyện tại đài Little Saigon Radio (với Lê Văn Khoa), đài Mẹ Việt Nam San Jose (với Trần Chí Phúc)… Ngoài các nhạc phẩm có âm hưởng dân ca Bắc, Trung hay Nam vừa kể trên, PML có một số bài được các ca sĩ trình diễn như: Quang Tuấn với “Trăng Hạ Long”; Hà Bích Hợp với “Hoa Nắng”; Vi Vân với “Hoài Hương”; Phạm Đức Nghĩa với “Đêm Giã Từ Hà Nội”& “Trở Về”…


Mời nghe Hà Bích Hợp với Hoa Nắng: https://dl.dropbox.com/u/8979283...le/PhamMyLoc/HoaNang.mp3

Mời nghe Quang Tuấn với Trăng Hạ Long: https://dl.dropbox.com/u/8979283...hamMyLoc/TrangHaLong.mp3

Mời nghe Phạm Đức Nghĩa với Đêm Giã Từ Hà Nội: https://dl.dropbox.com/u/8979283...mMyLoc/DemGiaTuHaNoi.mp3

Mời nghe Phạm Mỹ Lộc với Nắng Thu: https://dl.dropbox.com/u/8979283...le/PhamMyLoc/NangThu.mp3

Mời nghe Phạm Mỹ Lộc với Tháng Tư Buồn:
https://soundcloud.com/phammyloc/th-ng-t-bu-n

Cho đến năm nay (2012) PML viết được 50 ca khúc và một trường ca. Trong số đó có những ca khúc anh thử nghiệm từ những âm giai nhạc Cổ Truyền và Dân Ca Việt Nam sau một thời gian dài sưu tầm tài liệu và nghe rất nhiều âm nhạc thuộc lãnh vực này cộng thêm kinh nghiệm của những chuyến đi về Việt Nam khảo sát (từ năm 1995 đến 2012).

Lời Kết

Trong cuộc viễn du của con cháu Âu Cơ đi khắp địa cầu có nhiều người trở về quê mẹ dưới nhiều hình thức. Tôi, người phỏng vấn nghĩ rằng, chọn lựa con đường trở về thế nào để mình vẫn là mình, một người yêu chuộng tự do dân chủ, nghệ thuật, văn hóa cổ truyền thì đó là một sự chọn lựa khôn ngoan đúng mức.
Phạm Mỹ Lộc đã làm một cuộc hành trình về Âm Nhạc Việt ngay từ khi du học năm 1971. Sau gần 40 năm, cuốn khảo luận “Những Nẻo Đường Nhạc Việt” sẽ được ra mắt vào cuối 2012. Một tâm hồn Việt với một con mắt Luật, đứng từ một chốn cách quê hương nửa vòng địa cầu, chúng ta hãy hy vọng, những nẻo đường ấy sẽ là những đóm lửa nhỏ cho thế hệ trẻ sau này khi họ muốn tìm về đất tổ với những âm thanh từ ngàn xưa còn truyền đến bây giờ.
Mùa Thu Calif 2012
Hoàng Lan Chi


Phụ Lục

Âm Nhạc Phạm Mỹ Lộc tại đây: https://soundcloud.com/phammyloc
Các bài viết của Hoàng Lan Chi có liên quan đến Phạm Mỹ Lộc:
§ Nhớ Về Dòng Suối Âm Thanh Sài Gòn 20 năm Xưa
§ Rồi Cũng Xong Một Mùa Noel
§ Thứ Bảy Nghe Nhạc Phạm Mỹ Lộc

[1] Thư viện cá nhân của PML có khá đầy đủ bao gồm những lãnh vực: Địa Lý, Lịch Sử tổng quát, Văn Minh, Phong Tục, Tập Quán, Tục Ngữ, Ca Dao, Phong Dao, Đồng Dao, Truyện Cổ Tích, Âm Nhạc Tôn Giáo (Nhạc Phật, Thánh Ca, Hát Văn), Anh Hùng Ca, Sân Khấu (Tuồng Cổ, Chèo, Cải Lương và Nhạc Tài Tử), Nhạc Múa, Âm Nhac Cung Đình Triều Nguyễn và Ca Huế, Ca Trù, Lịch Sử Âm Nhạc, Khảo Luận về Lý Thuyết Âm Nhạc Việt, Khảo Luận về Dân Ca, Dân Nhạc Quốc Tế, Nhạc Khí Dân Tộc Việt, Dân Ca Việt Nam (Dân Tộc Kinh gồm Dân Ca Ba Miền và 54 Dân Tộc Thiểu Số.)

[2] Trong bộ sưu tầm của PML có: đàn Đáy, đàn Nguyệt, đàn Tranh, đàn Bầu, đàn Nhị, Sáo, Tiêu, Phách, Song Lang, đàn Guitar Vọng Cổ… PML cũng sưu tầm đàn Tì Bà và Hồ cầm của Trung Quốc trong chuyến du khảo ở miền Nam Trung Hoa.

[3] Cuối năm 1999, GS Nguyễn Thuyết Phong có đến nhà PML và trò chuyện với ông về nhạc Phật. GS là một chuyên gia về Nhạc Phật tại Á Châu. Năm 2006 trong buổi nói chuyện “Đi Tìm Di Sản Âm Nhạc Việt” của ông và Giáo Sư Tiến Sĩ Miller tại tòa soạn báo Người Việt Orange County, PML giữ vai trò người điều hợp chương trình.
Users browsing this topic
Guest (129)
17 Pages«<910111213>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.