Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

20 Pages«<89101112>»
Ký lai rai
Phượng Các
#178 Posted : Tuesday, October 9, 2012 4:04:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
Chắc là một chiêu quảng cáo cho cái hotel ...

Nhiều khi người ta buột miệng nói ra vậy thôi .... NÓi xong rồi thấy mình nói hớ bèn xin lỗi!

Quote:
Như ông Vương Hồng Sển trước khi mất đã hiến cả căn nhà toàn đồ cổ quý cả đời ông sưu tập cho "nhà nước". Chỉ mấy tháng sau là mất sạch, kẻ làm lớn rinh món lớn, kẻ làm nhỏ chôm món nhỏ... sạch sành sanh.

Chị nhớ là trong bảo tàng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn một mớ\. Trong một cuốn sách nào đó ổng có viết là tài sản của ổng để lại cho thằng con trai độc nhất của ổng, chớ không có chuyện hiến tặng gì cả\. Hiến tặng là chuyện sau này\. Mà có "dám" không hiến không\?
Phượng Các
#183 Posted : Tuesday, October 9, 2012 7:29:21 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: ngodong Go to Quoted Post
Chị đi và ghi kỹ cho em đọc ha - em đi mà không ghi vì mải ngắm nghía và xem bản đồ . Cám ơn chị vô cùng .


Mỗi người có một cách ghi lại cảm xúc của mình chớ\. Mình thấy cách của chị còn tuyệt vời hơn\. Đó là từ một điểm, một cảm xúc, một tình huống nào đó trong cả cuộc đi, chị lại tài tình "quảng diễn" nó thành một bài tràn đầy ý nhị\. Đọc là thấy có phong cách riêng không lẫn với tác giả nào hết\.
xv05
#179 Posted : Tuesday, October 9, 2012 7:33:15 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post

Chị nhớ là trong bảo tàng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn một mớ\. Trong một cuốn sách nào đó ổng có viết là tài sản của ổng để lại cho thằng con trai độc nhất của ổng, chớ không có chuyện hiến tặng gì cả\. Hiến tặng là chuyện sau này\. Mà có "dám" không hiến không\?

Em nhớ có đọc một baì baó dài trong đó người viết than thở về chuyện này mà.
Đại khái là theo di chúc thì ông xin hiến tặng cả ngôi nhà và cổ vật sách vở cho "nhà nước", khg để cho người con nữa vì cho rằng anh này mang tội bất hiếu sao đó. Ông xin để nguyên mọi thứ trong nhà để bảo tồn theo kiểu nhà lưu niệm hay gì giống vậy.
Sau khi ông mất thì "nhà nước ta" hoan hỉ đến "tiếp thu" và "kiểm kê tài sản", sau đó thì khuân đi hết bảo là đem về cái chỗ gì đó để cất. Khi người viết bài đến chỗ cất đồ đó mấy tháng sau thì thấy mất sạch, mạnh ai nấy mượn, mạnh ai nấy đem về nhà cất dùm ... chẳng thấy sổ sách ghi chú gì cả. Còn cái nhà thì chẳng ai thèm dòm tới vì đồ khuân đi thì (bỏ túi) có lợi chớ cái nhà thì (dại gì) giữ dùm làm chi cho tốn tiền bảo trì. Cái nhà đó nghe nói sắp xụp rồi.
Chuyện đại khái (cũng dễ hiểu ở xứ ta) vậy đó.
xv05
#185 Posted : Tuesday, October 9, 2012 7:40:46 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post


Tổng thống Roosevelt được coi là vị tổng thống vĩ đại trong các tổng thống Hoa Kỳ, chỉ sau có Washington và Lincoln. Thời của ông đã đem lại nhiều thay đổi lớn lao cho đời sống nhân dân Mỹ.
Chị PC,
Các tổng thống Roosevelt, Washington và Lincohn sống thời nào hở chị, ý em nói là sinh và mất cũng như làm tổng thống năm nào đó. Em muốn biết để so sánh xem các ông sinh, sống và làm tổng thống cách nhau bao lâu đó mà. Cám ơn chị.
Phượng Các
#180 Posted : Tuesday, October 9, 2012 8:00:41 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Originally Posted by: xv05 Go to Quoted Post
Em nhớ có đọc một baì baó dài trong đó người viết than thở về chuyện này mà.
Đại khái là theo di chúc thì ông xin hiến tặng cả ngôi nhà và cổ vật sách vở cho "nhà nước", khg để cho người con nữa vì cho rằng anh này mang tội bất hiếu sao đó. Ông xin để nguyên mọi thứ trong nhà để bảo tồn theo kiểu nhà lưu niệm hay gì giống vậy.
Sau khi ông mất thì "nhà nước ta" hoan hỉ đến "tiếp thu" và "kiểm kê tài sản", sau đó thì khuân đi hết bảo là đem về cái chỗ gì đó để cất. Khi người viết bài đến chỗ cất đồ đó mấy tháng sau thì thấy mất sạch, mạnh ai nấy mượn, mạnh ai nấy đem về nhà cất dùm ... chẳng thấy sổ sách ghi chú gì cả. Còn cái nhà thì chẳng ai thèm dòm tới vì đồ khuân đi thì (bỏ túi) có lợi chớ cái nhà thì (dại gì) giữ dùm làm chi cho tốn tiền bảo trì.
Chuyện đại khái (cũng dễ hiểu ở xứ ta) vậy đó.

Chị cũng nhớ mang máng như vậy đó, nhưng sau 75 biết bao nhiêu chuyện liên quan đến tài sản của cải mạng sống con người miền Nam tang thương biết bao nhiêu ...Nhưng đọc sử nhiều rồi thì mình thấy các chuyện như vậy thường quá đi\. Danh vọng càng cao thì nỗi đau càng lớn, lên voi xuống chó biết mấy ngậm ngùi ...

Trong loạt bài trên có hai nhân vật làm chị phải suy tư, đó là ông William Penn và ông Church đó\. Ông Penn lúc sống giàu sang danh vọng là thế mà gặp thằng con cờ bạc phá gia chi tử, lại thêm cung nô bộc xấu, bị người phụ tá lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tới lúc chết ông trắng tay (penniless). Còn ông Church thì lo sưu tập đủ thứ, nhưng truyền lại tới đời con mà không xuống được tới cháu ...Ngoài ra ông Barnes sưu tập các bức hoạ bạc triệu cũng di chúc yêu cầu giữ lại các tác phẩm trong ngôi nhà của ổng mà cũng không được. Chuyện lộn xộn này mới mẻ lắm, bảo tàng Barnes mới khai trương năm nay thôi ....

Còn chuye^.n các ông Roosevelt, Washington, Lincoln thì chị dành "miếng thịt" đó để em, chị "gặm xương" đủ rồi, OK không\?
Phượng Các
#188 Posted : Wednesday, October 10, 2012 9:43:04 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Ngày thứ 6:

Trước khi ra xe đi tới địa danh thứ ba trong cuộc hành trình tôi cũng chụp vài tấm hình ở cái hồ sau nhà. Tuy mới có hôm qua mà hôm nay có thêm một mớ lá chuyển sang vàng và đỏ. Chủ nhà bảo là hai tuần nữa thì màu vàng sẽ nhuộm hết các cây, khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp như ta thường thấy trong các bức ảnh nghệ thuật\. Nơi đây thấy bản đồ ghi gần ngọn Black Dome cao gần 4 ngàn bộ của dãy Catskill nên lá đổi màu sớm, chớ lái xe đi về New York hai bên xa lộ 87 thấy lá còn xanh. Bản đồ của AAA có cho ta biết xa lộ nào phải nạp tiền mãi lộ qua màu cam của nó, còn màu đỏ thì khỏi đóng tiền. Còn nếu muốn thì đi tỉnh lộ số 9 đi, nhưng tính tới tính lui thôi là đành tốn tiền vậy, vì đi đường trong thì sợ lâu tới.

Trên đường chúng tôi có ghé lại khu nghỉ chân để đổ xăng, uống nước hay xả nước. Ở đây họ làm luôn thành như một khu thương mại nhỏ, khác với Rest Area ở California thì chỉ có restroom mà thôi. Sau đó chúng tôi chuyển sang xa lộ 95, đi George Washington Bridge để vào khu Bronx, rồi tiếp tục chuyển sang xa lộ 295 để qua Throgs Neck Bridge và chuyển sang 495 để đi vào Long Island. Đây mới là nơi chúng tôi dừng lại để ngủ hai đêm, nơi nhà của một người bạn của chị bạn.

Đi một quãng dài như vậy mà tôi không thưởng thức được bao nhiêu, vì cứ mải lo "lái phụ" với tài xế\. Đường đi thì đông đúc, lái xe phải cẩn thận nên làm mình không còn tâm trí đâu mà "vừa đi vừa ngước nhìn" khi qua hai cây cầu, cũng như không có cơ hội chụp hình như ý muốn\. Đây là điểm khúc mắc nhất trong các cuộc đi chơi bằng cách tự lái xe. Tự nghĩ nếu có đi thì nên đi tua cho khoẻ quý vị ơi\. Đi chơi mà thần kinh căng thẳng quá, mất thú vị hết.
Nhà của chị B. nằm trong một cul de sac, mới dọn về đây độ 3 năm. Chị có 3 con và ly dị, hiện đang ở với một anh bạn trai. Chị nuôi con bằng tiền trợ cấp nuôi con nhỏ của chồng, và dĩ nhiên là còn tiên do anh bạn trai có đi làm phụ vô.
Căn nhà nằm trên cao cho nên na cái va ly của chúng tôi cũng ná thở\. May mà có thằng con trai lớn chịu khó ra kéo nó lên lầu, nếu không thì ê ẩm lắm. Thôi từ nay đi đâu thì chịu khó kéo cái va ly nhỏ nhỏ đi ....

Hai người hàn huyên nhau sau nhiều năm không gặp ....

Chị B. biết là khách có nhu cầu đi viếng cảnh nên sau khi biết khách dự tính ngày hôm nay để dành cho thăm viếng Long Island, còn mai mới ra New York City chị hỏi khách muốn xem cái gì, đi shopping chăng, có mấy cái shop cũng đáng coi lắm. Tôi đề nghị là do nhìn vào bản đồ thấy có nơi sinh của ông Walt Whitman gần đấy nên muốn được đi xem, chỉ cần chụp hình căn nhà thôi, không cần vô trong xem vì sợ không có thì giờ. Chị ra vẻ ngạc nhiên là ở đây bao lâu mà chị còn chưa biết có di tích ấy. Thế là chị tình nguyện lái xe chở chúng tôi đi xem.

Tôi nhớ hồi xưa có đọc thơ của Whitman và rất thích, nhưng bây giờ quên mất đất các câu thơ của ổng rồi, chỉ nhớ cái tên của ổng thôi ... Trí nhớ của chúng ta mai một dần kinh khủng thật ....

Trong bản đồ nhìn thấy gần xịch nhưng cũng phải đi quành tới quành lui mới ra.

Tổ tiên phía cha của Walt gốc từ Anh, tới Mỹ vào giữa thế kỷ 17. Cha và mẹ ông lấy nhau năm 1816, tới năm 1818 họ dời tới ở trong căn nhà do cha ông xây nên và Walt ra đời ngày 31 tháng 5 năm 1819 tại nơi đây\. Ở đây có 4 năm, sau đó gia đình dời ra Brooklyn, New York. Walt đã tỏ ra gắn bó với nơi ra đời điền dã của mình và ông hay gọi vùng đất này theo tên của bộ lạc bản xứ là Paumanok. Khung cảnh quê mùa, chất phác, hoang dại của thiên nhiên nơi đây đã là nguồn cảm hứng lâu dài trong thơ ông.

Thấy có khách vào, bà giữ nhà bước ra, không có vẻ niềm nở lắm. Do cần một người hướng dẫn mới vào nhà được vì phải băng qua một khoảng sân rộng, mà hiện giờ chỉ có mình bà, thành ra chúng tôi biết ý có lẽ không nên quyết liệt vào xem (đúng như dự tính ban đầu của tôi), chỉ chụp vài tấm hình bên trong khu mua vé và tưởng niệm, và qua cửa kính ngó về cái nhà farmhouse. Sau đó chúng tôi đi ra, và chị B chở chúng tôi tới làng biển Northport. Nhìn trên bản đồ tôi thấy LI có rất nhiều vịnh đảo, Northport chỉ là một điểm trên hàng bao nhiêu địa danh khác. Tôi nghĩ cái "đảo dài" này chắc là đẹp lắm đây. Vì ngồi ở băng ghế nhìn mông ra vịnh đã thấy thích mắt lắm rồi. Sau đó chị B chở vào khu shopping, chị say mê bước vào một tiệm nữ trang còn khách thì tự do đi dạo, ăn kem và thưởng thức khung cảnh một phố mới trong bước đường du lịch của mình.



xv05
#181 Posted : Wednesday, October 10, 2012 7:19:45 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post

Chị cũng nhớ mang máng như vậy đó, nhưng sau 75 biết bao nhiêu chuyện liên quan đến tài sản của cải mạng sống con người miền Nam tang thương biết bao nhiêu ...Nhưng đọc sử nhiều rồi thì mình thấy các chuyện như vậy thường quá đi\. Danh vọng càng cao thì nỗi đau càng lớn, lên voi xuống chó biết mấy ngậm ngùi ...

Trong loạt bài trên có hai nhân vật làm chị phải suy tư, đó là ông William Penn và ông Church đó\. Ông Penn lúc sống giàu sang danh vọng là thế mà gặp thằng con cờ bạc phá gia chi tử, lại thêm cung nô bộc xấu, bị người phụ tá lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tới lúc chết ông trắng tay (penniless). Còn ông Church thì lo sưu tập đủ thứ, nhưng truyền lại tới đời con mà không xuống được tới cháu ...Ngoài ra ông Barnes sưu tập các bức hoạ bạc triệu cũng di chúc yêu cầu giữ lại các tác phẩm trong ngôi nhà của ổng mà cũng không được. Chuyện lộn xộn này mới mẻ lắm, bảo tàng Barnes mới khai trương năm nay thôi ....

Tại mình sống nhìn thấy chuyện của họ nên mình cám cảnh thôi chớ họ chết rồi đâu biết gì. Miễn khi sống họ được toàn ý làm theo sở thích thì cũng mãn nguyện rồi.
Quote:

Còn chuye^.n các ông Roosevelt, Washington, Lincoln thì chị dành "miếng thịt" đó để em, chị "gặm xương" đủ rồi, OK không\?
Dạ thôi, hông dám đâu...
Mà mấy cái xương Confused đó...Unsure ngon hông chị PC Blink
Phượng Các
#189 Posted : Thursday, October 11, 2012 8:33:34 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Muốn biết ngon hay không thì thử đi rồi biết!LOL
Phượng Các
#190 Posted : Friday, October 12, 2012 9:42:19 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 7:

Sau khi uống cà phê xong chúng tôi tất tả ra xe để lái tới trạm xe lửa Northport và đậu ở đó để dùng xe lửa đi ra New York City. Nhờ tối hôm qua sau khi đón con về chị B đã chở chúng tôi ra ga để biết đuờng nên hôm nay cũng theo đó mà tới. Ga Northport Railroad Station nhìn thấy giống như một trạm ga nào đó ở Anh hay ở Úc. Tôi nghĩ nếu tôi thích Anh thì tôi có thể sống đuợc ở vùng phía Đông của Mỹ vì nhà cửa dinh thự của nó khá giống ở Anh. Chị B từ chối đi với chúng tôi mặc dù duờng như cũng muôn muốn. Đây là điểm mà không cần có đầu óc tinh tế mới nhìn ra trong mối tuơng giao nguời ta thực sự muốn gì. Tôi có thể viết thêm vài chục dòng để lan man, tán hươu tán vuợn về chi tiết tuơng giao này nhưng như vậy thì đi xa đề tài quá ....

Lẽ ra chuyến xe chúng tôi muốn lấy là 8 giờ 11 nhưng sau đó đuợc cho biết là chuyến này sẽ trễ 15 phút, nên tôi có thì giờ ngắm nhìn chung quanh. Đọc trong tờ timetable thì đi từ đây đến ga chính Penn Station ở New York City thì hết 1 giờ 13 phút, gồm 16 trạm (thấy có một số trạm không ghé). Như vậy để tôi muờng tuợng được độ dài của đuờng đi hay khỏang cách của nơi chúng tôi ở với khu thị tứ của thành phố đông dân nhất nuớc Mỹ và cũng thuộc loại đắt đỏ hàng đầu của của thế giới.

Nhưng mưa đã đổ xuống ....Tính ra nơi nào chúng tôi ngụ cũng có mưa. Mưa theo chúng tôi tới New York City, và ngồi trên tầng trên của xe lửa chúng tôi dứt khoát đồng ý sẽ dành ngày thứ hai này để xem tổng hành dinh Liên Hiệp Quốc và Đài Tuởng Niệm 9/11, nơi ngôi tháp đôi bị khủng bố đâm máy bay vào cách đây 11 năm, một biến cố làm bàng hoàng cả thế giới và nuớc Mỹ kiên quyết phải trả thù. Khi bạn đi chơi với nguời khác thì đuơng nhiên phải có sự thoả thuận xem nên đi thăm nơi đâu nơi đâu nếu không muốn xẻ ra đi riêng. Tôi nhớ có lần đi 4 nguời thì mỗi nguời đuợc chọn một điểm thăm viếng và ba nguời kia sẽ phải chịu theo vậy. Có khi có những chuyến đi mà nguời tham gia không có điểm nào phải coi cả, họ sẵn lòng đi theo các nguời kia ... Đó là "chuyện dài đi chơi" mà các nhóm đi chung thuờng gặp! Chuyến đi New York này tôi chọn cho tôi hai điểm phải viếng, đó là toà nhà LHQ và tuợng Nữ Thần Tự Do. Còn mấy điểm khác thì tiện đâu coi đó.

Vì tính đi tới United Nations Headquarters cho nên vừa xuống ga Penn Station là chúng tôi chạy đón lấy xe metro để tới trạm 42th/Grand Central vì dò theo bản đồ thì đó là trạm gần nhất. Ra khỏi trạm là tôi thấy tôi đang đặt chân tới Nữu Uớc. Ôi, Nữu Uớc là đây, nơi mà từ thuở nhỏ tôi đã nghe thật nhiều, thật nhiều rồi .. Tôi vừa đi vưà ngắm các cao ốc chung quanh. Và ngắm nguời nữa, những người cũng không khác gì với người ở Los Angeles, nhưng họ đi nhanh hơn, vội vã hơn ... Tôi thấy NY đúng là đặc trưng của thành phố đô thị tân tiến Mỹ, mà chúng ta thấy hoài trong các phim ảnh.

Nhưng than ôi, vừa tới đầu đuờng tính tiến vào khu nhà LHQ thì lính chặn lại, bảo không ai đuợc vào đó. Ngay khi đó truớc mặt tôi tiếng còi hụ vang lên, một đoàn xe có cảnh sát hộ tống chạy ngang. Tôi dòm vào cửa kiếng limousine để xem mình có thể nhận ra ai là ông lớn ngồi trong xe không! Mèn, nếu là ông lớn thì tôi có thể nhận ra đuợc khuôn mặt của ai cơ chớ! Ông Tổng thơ ký LHQ tôi có biết mặt hay chưa mà đòi nhận ra!

Chúng tôi đi mà không chịu coi ngày! Chúng tôi không biết là LHQ đang có hội họp gì đó ...Mãi tới khi trở lại Cali sau chuyến đi, coi báo mới biết là truớc đó LHQ có cuộc họp Đại Hội Đồng. Hèn gì mà truớc đó chị bạn lo tìm phòng khách sạn ở NY có cho biết là giá phòng tăng cao đột ngột và lại không còn phòng ốc gì nữa, kể cả khách sạn Carter của nguời Việt Trần Đình Truờng, nổi tiếng hay giúp đồng huơng VN và còn bớt giá cho nguời Việt nào vô ngụ!

Nói là nói vậy chớ ai lại canh coi LHQ có họp Đại Hội Đồng hay Hội Đồng Bảo An hay không truớc khi chọn ngày đi chơi ở New York. Không coi cái này thì đi coi cái khác, mặc dù có hơi thất vọng vì thấy mình bị xui xẻo vì dự tính không thành. Họa vô đơn chí, chúng tôi cố gắng tìm coi cái toà nhà Chrysler Building mà cũng không thấy, dù ràng ràng nó nằm trên bản đồ là đây. Chị bạn bàn là có thể toà nhà cao quá nên đứng ngay duới nó thì làm sao mà ngó tuốt lên trên đuợc.
Mưa đã ngớt, ghé vào Metlife Building để ăn điểm tâm bánh croissant, uống một ly cà phê và đi restroom (là chính). Xong lại tất tả ra đi, vừa đi vừa ngắm đường phố Nữu Ước.
Thành phố này trước kia có tên là New Amsterdam nhưng bị đổi tên thành New York sau khi rơi vào tay người Anh. Các tay thực dân đi tới đâu thì cắm cờ tổ quốc mình tới đó\. Mỹ châu, Úc châu đất mênh mông, chỉ có các bộ lạc ít ỏi thì còn tạm châm chế được, chớ Á Châu thì dân bản xứ người ta ở có sẵn rồi mà các tay này lại cứ tìm đủ cách để chiếm đoạt làm thuộc địa thì rõ ràng lòng tham ác của con người đúng là quá quắt. Mạnh được yếu thua, đó là nguyên tắc sinh tồn trong cõi trần ai lai khổ này!

Tôi theo bản đồ đi tiếp, quên tuốt luốt là nên chọn đi đường nào ở phố thị để ngắm được quang cảnh tiêu biểu của NY. Nhưng tình cờ chúng tôi đi trên đường số 5, là con đường chính có các khu shopping sang trọng của nó. Thấy trên bản đồ có ghi Rockefeller Center nên cũng lần về hướng đó. Chúng tôi chỉ ở ngoài chụp hình chớ không vào trong. Bên ngoài rất đẹp, hoành tráng, đáng là một điểm ... chụp hình, và thiên hạ thi nhau chụp. Ông R. là tay cự phú chắc ai cũng nghe danh, tôi còn nhớ giai thoại là con trai ông thì tự tử chết và để lại thư là anh ta muốn tìm coi có cái gì lạ bên kia đời sống không, chớ đời này thì muốn gì anh cũng đều có hết rồi!

Cạnh đó có tiệm Teuscher Chocolatier trang hoàng toàn hoa hồng trông rất đẹp mắt.

Sau đó tôi muốn đi tới thánh đường Saint Patrick, ngôi thánh đường nổi tiếng của New York. Thánh đường đang sửa chữa cho nên giàn bao che khắp. Tuy nhiên bên trong khách vẫn vào thăm được. Ngôi thánh đường này cũng lớn, đẹp, du khách cũng vào nườm nượp (y như thánh đường Notre Dame de Paris vậy). Thánh đường Công giáo có nơi đốt nến cho tín đồ cầu nguyện, như bên chùa chiền thì người ta thắp nhang vậy. Tôi thấy đốt nến thì tốt hơn nhang, vì lúc này nhang bị làm bằng mạt cưa và pha hoá chất chớ đâu còn trầm đâu mà pha vào, sợ ảnh hưởng xấu tới lá phổi. Trong khi đèn cầy thì có công năng làm sạch không khí. Tuy nhiên do lo ngại đèn cầy dễ gây ra cháy nên có nơi người ta đang thay thế bằng đèn cầy điện, nhìn trông rất giống đèn cầy thật, như tôi có dịp thấy khi ghé vào thăm một nhà thờ ở Philadelphia.

Trên đường đi, chúng tôi lại ghé vào Trump Tower, ông Trump này cũng giàu có nổi tiếng là dân chơi. Bên trong thấy có một khu để uống cà phê với nguyên tấm vách lớn và cao có nước chảy trên tấm vách này. Các công trình kiến trúc thời nay cũng nhờ vào đầu óc sáng tạo của các kiến trúc sư hay các nghệ sĩ. Sự tưởng tượng của con người là một điều kỳ thú của bộ óc. Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là một sáng tạo độc đáo, thì người sáng tạo mới được gọi là nghệ sĩ, còn rập lại của người khác thì chỉ là nghệ công, có khi còn bị chửi, bị đưa ra toà nếu tác phẩm của người ta đã đăng ký bản quyền! Bạn nghĩ sao về dự định của Ấn độ đang tính làm lại Angkor Wat của Cambodia hay người Tàu đua nhau làm giả thượng vàng hạ cám, kể cả nguyên một thị trấn của Âu châu, nhằm mục đích "móc túi" du khách?

Đi ngang Carnegie Hall tôi cứ tưởng là nơi tưởng niệm ông Carnegie chớ, hoá ra đó chỉ là một hí viện, nhưng cũng đang bị "trùm đầu trùm cổ" lại sửa chữa. Hí viện này do ông vua thép Andrew Carnegie xây nên, không liên quan gì tới ông Dale Carnergie nhà văn mà người Việt nào đọc sách của Nguyễn Hiến Lê đều biết danh qua quyển "Đắc Nhân Tâm, bí quyết của thành công".

Tới đây, nhìn vào bản đồ thì thấy chỉ còn hai block đường nữa là tới Central Park, nhưng trời vẫn mưa, mưa quá ... Chị bạn đề nghị đi xem Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên (American Museum of Natural History). Thường thì tôi ít khi đi tới thăm thành phố Mỹ nào mà lại thăm sở thú với bảo tàng thiên nhiên, vì tôi nghĩ tôi coi đủ rồi, coi trong các chương trình truyền hình về thú vật HD thì rõ mặt mấy con thú quá rồi\. Sở thú thì dành cho các em nhỏ, chúng cần biết voi, cọp ra sao. Còn tới tuổi này mà phấn khởi vì đi coi mấy con thú thật là mắc cười quá. Còn bảo tàng thiên nhiên thì tôi nghĩ tôi cũng coi nhiều rồi mà ....Nhưng khi trời mưa hay vào mùa đông thì bảo tàng là một điểm tham quan thích hợp. Và bây giờ thì trời đang mưa ...

Không biết từ đây tới viện bảo tàng thì nên đi cách nào, chúng tôi bước tới một viên cảnh sát đang đứng đó để hỏi thăm. Có hai mẹ con chớp ông cảnh sát ngay trước vài giây. Ai dè họ cũng hỏi cùng một câu như chúng tôi. Vậy là chúng tôi nghe được câu trả lời và đi tới trạm subway 59th St/Columbus Center. Nơi đây là một bùng binh lớn, ngã năm hay ngã bảy gì lận. Thấy có nhiều kiến trúc, tượng v..v...lẽ ra nên ngừng lại ngắm mới phải, nhưng vì mục tiêu đã chọn rồi, chúng tôi cứ theo đó mà xuống trạm subway. Trạm subway New York gây rắc rối đôi chút cho chúng tôi. Chúng tôi đã mua vé từ trạm Northport giá 27 dollars khứ hồi mỗi người, cộng thêm vài chuyến subway, nhưng không hiểu sao vé này đã không cho chúng tôi vào cửa được. Một hành khách nhìn chúng tôi và cho tôi biết là vì tôi đút vé vào và lấy ra quá chậm cho nên máy đã trừ tiền rồi và hết tiền rồi thì nó không mở cửa cho qua nữa. Đành ngán ngẩm mua vé khác. Lúc này đứng sau lưng hai mẹ con khi nãy và chúng tôi phải chờ cho các du khách khác đang chậm lụt với cái máy mua vé.

Từ trạm này tới bảo tàng chỉ có một trạm thôi. Chúng tôi vội vã vào thăm.

Từ ngày cuốn phim Night at the Museum do Ben Stiller đóng ra đời vào năm 2006, và thấy ăn khách quá cho nên năm 2009 lại có thêm tập 2 thì cái bảo tàng này đã thu hút thêm một số lượng khách đông đảo khi họ tới thăm New York. Và tất nhiên là bọn trẻ con thế nào cũng đòi cha mẹ cho vào xem, hoặc cha mẹ sẽ dắt chúng vào đây cho chúng mở mang kiến thức mà bọn trẻ sẽ háo hức thêm nhiều sau khi xem loại phim mang tính giáo dục và giả tưởng này!
Vừa buớc vào trong thì cái bụng kêu đói\. Vậy là đi tìm Food Court để làm dịu cơn đòi hỏi của dạ dày. Sàn ăn này dọn theo kiểu tự chọn, khách sắp hàng lấy thực phẩm trong các khay rồi tới thu ngân cân coi bao nhiêu rồi tính tiền. Thực khách đông nghịt, nhưng cũng nhanh vì tổ chức chu đáo .... Hãy tưởng tượng nếu đi vào mùa hè thì người ta chen vai thích cánh tới độ nào.

Bảo tàng có cả thảy 5 tầng có chưng bày. Bình thường đi thăm bảo tàng là tôi phải đi cho hết, sợ bỏ sót cái gì hay ho chăng. Chị bạn lại chủ trương chỉ cần coi cái gì mình quan tâm là đủ, làm sao có thể coi cho hết mọi thứ trong một viện bảo tàng đồ sộ như bảo tàng loại này ở New York. Hẳn nhiên là nó lớn hơn bảo tàng ở San Francisco, bảo tàng ở Los Angeles, bảo tàng ở London rồi (cái này thì tôi sẽ nghiên cứu lại coi London có kém cạnh hay không). Lẽ ra tôi nên có một chút điều nghiên trước thì nên, vì thế mà chúng tôi dừng bước khá lâu trước các món mà bảo tàng nào cũng có (như các con thú nhồi, hay bộ sưu tập chim chóc, ...). Tuy nhiên bộ sưu tập các con vật thời tiền sử (dinosaurs) thì thật là phong phú, viện bảo tàng NY có thể hãnh diện cho bộ sưu tập này. Trong phần chiếu phim về nguồn gốc các loài người ta được nghe giọng của nữ tài tử Meryl Streep thuyết minh. Có lần tôi còn nghe giọng của Kim Basinger và Alec Balwin trong vài phim tài liệu khác .... Tới cái mâm phim tài liệu mà các vị này cũng có đũa gắp trong đó nữa. Sao không nhường cho người khác kiếm chút cháo, trời ạ!

Cầm bản đồ bảo tàng trong tay, tôi chạy tới chạy lui coi cho kỳ hết. Nhưng không biết vì nắng quáng đèn loà hay sao mà tôi lại bỏ sót nguyên tầng 2, nơi có bộ sưu tập khoáng sản với bộ đá quý mà tôi thường đứng ngắm ở bảo tàng London hay Los Angeles. Khoáng sản là bộ môn khô khan, nhưng từ ngày khám phá ra khu đá quý ở bảo tàng London thì tôi mới biết là nên viếng thăm phòng này khi vào khu khoáng sản cuả các viện bảo tàng thiên nhiên. Ngắm các cục đá quý bự tổ chảng như vậy thì tôi mới diệt được cái lòng tham khi vào xem các tiệm ngọc ngà châu báu trên đường phố. Bởi vậy mà hàng trăm cửa tiệm vàng ngọc ở khu Broadway/đường số 7 ở downtown Los Angeles là tôi chưa hề đặt chân tới\. Tầng 2 là một tầng nhiều thứ đáng coi vậy mà tôi bị hụt xem (con cá mất là con cá lớn!), tôi cứ tấm tức và tự quở trách mình nhiều vì cái tật xớn xơ xớn xác đó!

Khi ra khỏi viện thì tính ra chúng tôi đã trải qua hơn 4 giờ trong đó\.

Vầy đi! Trước mặt chúng tôi là Central Park, tại sao không vào đó đi vài bước để coi là mình cũng có vào đó thăm! Cái công viên này gợi tôi nhớ tới phim You've Got Mail do Meg Ryan và Tom Hanks đóng! Họ gặp nhau ở đó sau nhiều tháng chỉ liên lạc qua email, và ai có account AOL đều quen thuộc với giọng báo tin khi ta có người gởi thư cho mình, và âm thanh đó đã làm cho những người sợ sự cô đơn thấy ấm lòng biết bao!

New York nổi tiếng có khu nhà giàu có cái view nhìn ra Central Park mà chỉ các phú gia, tài tử thượng thặng mới hy vọng sở hữu. Nhưng tôi không biết nó mé nào, và dường như tôi cũng không quan tâm lắm. Con đường trong công viên đẫm nước mưa, chúng tôi đi theo một cặp tình nhân vì thấy chung quanh vắng ngắt\. Tuy chỉ cách đường Central Park không xa nhưng bờ bao lại cao khỏi đầu, nếu bị bọn lưu manh cướp giật "chiếu cố" thì chắc không có đường về\. Cho nên khi đụng vào lối Terrace Dr thì chúng tôi "bỏ rơi" cặp tình nhân và đi mau cho lên mặt đường\. Hai người này cũng vội đi theo, vì trước mặt thấy trời đã u ám lắm rồi. Chui ngay vào trại 72th St/Central Park West chúng tôi quyết định đi Times Square, nơi thường được tv cả nước Mỹ chiếu cảnh tượng đón mừng năm mới đã quá quen thuộc với mọi người\.

Khi chui đầu ra khỏi trạm 42nd St/Times Square thì tôi thấy đây là nơi phải tới khi bạn đi thăm New York. Vậy mà lúc đầu tôi khá là "coi thường" nó vì có người bảo nó tương tự như khu Piccadilly Circus ở London\. Trời, làm sao mà P.Circus ở London lại so sánh nổi. May ra có thể đem Las Vegas về đêm so sánh. Và thật tình là tôi cũng không biết là giữa T. S và Las Vegas thì nơi nào đáng vỗ ngực như King Kong hơn\. Las Vegas thì người ta phải đi hết con đường dài, nhưng Times Square thì nó chỉ tập trung tại vài block đường cho nên khắp nơi sáng rực làm ngỡ ngàng du khách. Nơi đây đã làm cho người ta thấy nước Mỹ hoành tráng quá, vĩ đại quá, vui quá, tuyệt vời quá. Nếu các đoàn lực sĩ, các đoàn tuỳ tùng của các nước độc tài mà tới đây đi xem các nơi này thì họ lại càng muốn đào tỵ để được ở lại trên đất nước giàu có nhất thế giới này - như vài ngày sau đó tôi có biết một nhóm của một nước Trung đông đã làm sau cuộc họp đại hội đồng LHQ. Bài báo còn chua thêm là các phái đoàn đi sắm đồ thì cũng mua các thứ (như người Việt ta sang du lịch Mỹ hay mua): thuốc tây, quần áo, đồ điện tử, giầy dép v..v...Có tác giả còn cho biết là người Việt ở Úc sang đây chơi còn đi thu mua các cục xà bông hiệu Coast. Và người Việt ở VN sang Mỹ cũng hay mua xà bông Coast. Ở Calif tôi không còn thấy xà bông hiệu này nữa.

Sau đó chúng tôi ghé vào tiệm Chevys bán đồ Mễ để ăn tối\. Ăn xong là chúng tôi cũng tính tới việc ra về, vì chúng tôi muốn bắt chuyến 8 giờ 42 ở Penn Station để tới Northport khoảng 11 giờ 04\. Từ Times Square chúng tôi đi bộ tới trạm Penn Station vì nghĩ không xa lắm. Người đi đường cũng đông đúc ... New York về đêm vui quá, kinh nghiệm là nên chọn khách sạn ở downtown, để trải nghiệm ít nhất là một đêm ở thành phố đầy ánh đèn màu có một không hai trên thế giới\. Người ta bảo Paris là kinh đô ánh sáng, nhưng theo tôi thì danh hiệu này nên trao cho New York, (hay vì tôi chưa bao giờ được hưởng ánh sáng về đêm hoành tráng của Paris chăng!). Cách tôi tính có vẻ vô tình quá, vì nếu ở New York thì tôi sẽ không có dịp đi Long Island Rail Road, biết nơi sanh ra đời của Walt Whitman và làm quen với gia đình chị B.

11 giờ hơn, chiếc xe chúng tôi lẻ loi trong khu parking, nhưng vài bóng người thấp thoáng nên không ngại lắm. Về nhà kêu cửa, vào phòng là tôi lăn đùng lên giường vì cặp giò đã mỏi nhừ.





Phượng Các
#191 Posted : Wednesday, October 17, 2012 5:11:20 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
PC vừa thêm vào Ngày thứ 7, mời các bạn, đặc biệt là chị ngodong và xv vào xem tiếp\.

Ngày thứ 8:

Sáng nay dậy là chúng tôi sửa soạn hành lý để lên đường\.

Trời như muốn mưa ..."Mưa thì mưa chớ tôi không bước vội - Nhưng chậm thế nào rồi cũng phải xa nhau ...". Từ Long Island xe chạy qua cầu Williamsbugh rồi xuyên qua khu Little Italy, Soho và chun vô Holland Tunnel để vào thành phố Jersey City, thuộc địa phận bang New Jersey. Đoạn đường ngắn ngủi nhưng chật chội, khó đi, và nhìn thấy nhà cửa dân tình chung quanh có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác\. Chắp vá qua các câu chuyện tôi nghe biết là người dân New York rất tự hào về nơi chốn sanh trưởng hay cư ngụ của họ\. Có lẽ cũng giống như dân bên Calif mà có địa chỉ ở Malibu hay Beverly Hills vậy\. Nhìn mấy chiếc tắc xi màu vàng chạy lượn qua lách lại tài tình, tôi thiệt sự khâm phục\.

Khách sạn Double Tree là nơi chúng tôi ngủ đêm nay. Vì tới sớm nên hành lý chúng tôi phải để tạm trong phòng lobby. Và chúng tôi lên cất xe trong garage. Chúng tôi sẽ đi qua New York bằng xe PATH, viết tắt của The Port Authority Trans-Hudson Corporation, hệ thống chuyên chở công cộng nối liền Manhattan và New Jersey, đuợc xây dựng từ năm 1962. Đây chính là lời khuyên của vài nguời từng đi New York cho chị bạn, rằng khách sạn bên Jersey City rẻ hơn bên New York và xe lửa qua đó cũng dễ dàng thuận tiện. Ở bờ vịnh, nhìn thấy đường chân trời là thành phố New York bên kia với hai cái tháp đang đuợc xây dựng, tôi thấy ý kiến ở đây cũng có lý lắm.
Trên đường đến trạm xe điện ngầm Grove Str, tôi để ý thấy có nhiều người Ấn độ, nhiều lắm, giống như nơi đây là thành phố của họ vậy. Và nhìn chung quanh thì toàn là các chung cư cao ngất. Có lẽ khi nơi đây bắt đầu xây dựng xe PATH thì các chung cư thi nhau mọc lên, đáp ứng nhu cầu nhà ở đã quá tải và đắt đỏ bên kia thành phố. Nước Mỹ có một số tiểu bang mà các sắc dân thường tụ tập đông đảo, như Wisconsin có cộng đồng nguời Mèo (Hmong), Indiana thì nguời Miến. Phải chăng New Jersey là nguời Ấn.
Chúng tôi đổi tuyến xe lửa ở trạm Newport để đi thêm một trạm nữa là tới ngay chóc điạ điểm mà chúng tôi dự định tới chiều nay: World Trade Center!
Vừa ló đầu ra khỏi trạm là thấy đông đúc rồi. Tôi nghĩ tôi không cần phải dài dòng về điạ danh này, nó gắn liền với ngày 9 tháng 11, một ngày nước Mỹ không thể nào quên, một ngày của đau thương, của khủng khiếp, của máu lệ, của hận thù bộc phát ….Ngày đó tôi đang ở Cali, chỉ theo dõi qua truyền hình. Khi bạn ở xa quá một biến cố thì bạn sẽ không có cảm xúc y như khi bạn đang ở ngay nơi đó đuợc. Điều đó hẳn nhiên rồi. Ngày đó cả vùng đất mà tôi đang dẫm buớc mấy hôm nay đây đã rúng động ngập tràn khói lửa, máu me, thịt xuơng và kinh khiếp phủ trùm ….Lịch sử, đặc tính của một điểm tham quan ảnh huởng rất nhiều đến tâm tư tình cảm của du khách. Tôi nhìn thấy điều đó trong ánh mắt của họ. Đa số có nét như ngỡ ngàng, bi thương. Tôi có nhìn lầm không khi thấy nhiều thanh niên da trắng có nét mặt hớn hở khi họ lấy máy ra chụp hình hai ngôi tháp đang đuợc xây dựng trên vùng đất trống trải nơi đây, họ nói ngôn ngữ gì chớ không phải tiếng Anh, không phải tiếng Pháp …
Muốn vào xem Đài Tuởng Niệm Quốc Gia 9/11 (The National September 11 Memorial) bạn phải lấy vé miễn phí ở một địa điểm khác, có giờ ghi trong vé. Mới đầu tôi tính bỏ cuộc vì thấy cái đuôi dài quá, nhưng không lẽ tới đây rồi mà không vô coi, nên đành nhẫn nại xếp hàng. Thật ra cái đuôi ở đây tuy dài nhưng lại nhanh chóng. Vé chúng tôi là 2 giờ 30. Trong phòng phát vé có tiệm gift shop và thùng gây quỹ. Còn tới hơn hai tiếng, chúng tôi đi loanh quanh tham quan khung cảnh chung quanh. Ghé vào khu công viên Toà Thị Chính tôi ngạc nhiên vì nơi đây có kiến trúc rất Pháp. Toà Thị Chính thì đang bị bao giàn sửa chữa. Sao lạ vậy ta, đi đâu cũng đụng độ cái màn sửa chữa này. Có phải vì qua tháng 9 bớt du khách là thiên hạ tưng bừng cạo gọt đắp vá c ác c ông tr ình l ại ch ăng? Nhiều người khuyên đi New York chơi nên đi vào hạ tuần tháng Chín v ì thời tiết tốt nhất, lại tránh đuợc đám đông của mùa hè cơ mà!
Bước vào công viên là thấy ngay một chai Daddies Tomato Ketchup khổng lồ chào đón. Đi vào trong là một bồn phông tên nước với bốn góc có bốn trụ đèn kiểu xưa, cái thời đèn còn được đốt lửa thiệt chớ không phải đèn điện, và hiện giờ bốn cột đèn này cũng tỏa ra đèn lửa y như ngày xưa. Các ghế gỗ chung quanh mời mọc, thành phần vô gia cư không thấy lai vãng, chắc là bị đội làm sạch phố phường làm việc ráo riết, chớ nếu không thì mất điểm với du khách thì cũng không tốt.
Ngồi chưa nóng ghế là tôi phải đứng dậy đi, thời giờ hiếm hoi quá mà. Chúng tôi đi tìm cái ăn. Sau khi đảo qua đảo lại vài tiệm, cuối cùng chúng tôi vào quán Café Tomato, ăn qua quít cái bánh sandwich với một ly nước cam, rồi rảo bước đi về một địa danh nổi tiếng khác của New York: đường Wall!
Chao ôi! Thiên hạ cũng đổ về đây đông đúc. Vì là cuối tuần cho nên toàn là du khách, ngày thường hẳn là còn đông khiếp hơn nữa. Tại góc đường Wall và Nassau có Đài Tưởng Niệm Quốc Gia Tòa Nhà Liên Bang (Fereral Hall National Memorial) với tượng đồng Washington. Đây là nơi ông đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 4 năm 1789. Đối diện xéo bên kia ngã tư là Trung Tâm Giao Dịch Cổ Phiếu (New York Stock Exchange). Đường Wall còn là nơi đặt trụ sở của Thị Trường Cổ Phiếu NASDAQ (NASDAQ Stock Market), Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Bank of New York), Viện Bảo Tàng Tài Chánh Mỹ (Museum of American Finance). Than ôi, tất cả các nơi này đều đóng cửa vào ngày cuối tuần. Nếu bạn dự định vào xem thì nên đi vào ngày làm việc.
Trở lại khu World Trade Center, thấy vẫn còn giờ để vào thăm khuôn viên nhà thờ Trinity Church, ngôi thánh đường lịch sử của Anh giáo được xây dựng từ cuối thế kỷ 17.
Sau đó tôi hối chị bạn là nên tới sắp hàng xem Đài Tưởng Niệm 9/11 đi, vì coi bộ cái hàng người dài lắm, chứ ai lại đợi cho đúng giờ trong vé mới tới thì có khi trễ lắm rồi. Đúng như tôi đoán, hàng người dài lắm, xếp hàng và nhích từng chút mất tới nửa giờ mới vô tới khuôn viên sau khi đã được khám xét an ninh hết sức kỹ càng. Thật ra nếu dự tính đi xem nơi đây thì ta có thể vào website của cơ quan mà in vé ra trước chớ không cần phải làm đuôi tại Preview Site. Nhưng những cuộc đi tham quan, du hí du thực của một số đông không có tỉ mỉ như các tổ chức đi tour thì phần lớn là “vui đâu trút đó” chớ tính toán quá thì lại thấy gò bó lắm.
Đài Tưởng Niệm mà chúng tôi vào xem hôm nay chỉ là một phần của công trình lớn lao đã được bàn thảo và quyết định từ sau biến cố đau thương. Đài Tưởng Niệm mới khánh thành vào năm ngoái, còn bảo tàng thì dự tính tới 2015 mới xong. Chung quanh là các tòa nhà chọc trời đang náo nhiệt được xây dựng, trong đó có tòa buiding dự kiến sẽ cao nhất nước Mỹ.
Đài Tưởng Niệm gồm hai thác nước kín hình vuông được xây ngay trên nền của hai tòa tháp đôi. Tên của các người chết được khắc trên bờ thành bao quanh hai hệ thác nước này theo nơi mà họ ở vào ngay thời điểm thảm thương đó. Sau biến cố người ta thấy có một cây sồi còn sống sót, bị xém mất ngọn. Cây này hiện được rào lại. Chung quanh nó và trong cả khuôn viên là hơn 400 cây sồi trắng (swamp white oaks) vừa được trồng lại. Các cây này được tuyển chọn từ các nhà vườn trong vòng bán kính 500 mile của khu vực bị tấn công. Chi tiết này tôi chỉ ghi lại mà chưa hiểu tại sao.
Rời khu đài tưởng niệm 9/11, chúng tôi đi bộ lần ra khu Battery Park. Công viên này có đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên, có thành Clinton được xây vào năm 1812 nhằm chống lại cuộc tấn công của quân Anh, nhưng sau làm nơi thanh lọc di dân trước khi đảo Ellis được giao cho nhiệm vụ này, và nay trở thành nơi trưng bày lịch sử của Mã Nhật Tân (Manhattan). Đứng thơ thẩn ngó người, ngó trời, ngó nước vịnh Hudson bỗng nghe tiếng loa loa của dịch vụ chở khách ra thăm đảo rằng đây là chuyến cuối cùng trong ngày. Chúng tôi bàn là nếu biết vậy thì mình rảo bước đi tới đây sớm một chút thì ngày mai chương trình có thể đi thêm mục khác. Nhưng thôi tiếc mà chi ….Bỗng nhiên lúc này chúng tôi chỉ muốn trở lại khách sạn để làm thủ tục check in, mà thực ra với thời gian còn khá sớm nếu muốn coi thêm một thứ gì đó, chúng tôi vẫn có thể làm được. Thí dụ như đi xem tòa Empire State Building chẳng hạn, sau biến cố 9/11 tòa nhà này đã lấy lại danh hiệu cao nhất New York và trong bốn thập niên sau khi được xây lên vào năm 1931 nó là tòa nhà cao nhất thế giới. Nhưng bây giờ các nước, nhất là các nước trước kia được xếp vào các nước thứ ba, các nước kém phát triển, nay đang rần rần thể hiện đẳng cấp giàu có của mình bằng cách xây nên các tòa building ngất ngưỡng. Niềm ham muốn đứng nhất thế giới đã đẩy nhân loại tiến lên, nhưng cũng có khi sự tiến bộ ấy bị trù ếm, bị kéo lui, bị phá hủy bởi lòng thù hận, cuồng si của con người ....Người điên cái bóng cũng điên - Nguời khùng cái mộng oan khiên cũng khùng
Tự an ủi là cái tòa nhà mình thấy cũng nhiều lần rồi, qua ... phim ảnh ...Phim gì nhỉ? An Affair to Remember do Cary Grant và Deborah Kerr, hay gần đây nhất là phim King Kong do Naomi Watts đóng.
Trở lại trạm World Trade Center, trên đuờng đi tôi thấy có bức tuờng khắc ảnh đồng tri ân 343 chiến sĩ chữa lửa đã hy sinh mạng sống của mình, kế bên có một khuôn kiếng lớn dán hình của các vị anh hùng ấy.

Trở về khách sạn, làm xong thủ tục check in, chúng tôi lên phòng và thấy là phòng ốc ở đây khá rộng rãi ... Chỉ cần đuờng xe điện ngầm xây nên là một vùng đất trở nên có giá. Đuợc lắm, đuợc lắm, chung quanh thấy cũng an lành, bạn có thể ngụ thành phố này nếu phải ở New York làm việc. Ở tầng cao nhìn xuống tôi nhận ra một điều cần suy tính khi chọn cách để xe trong hotel này. Nếu bạn chọn valet thì xe đuợc đậu trong khu để xe ngoài trời, thoáng đãng hơn. Nếu chọn garage thì tuy nằm trong nhưng lên xuống phiền phức hơn. Khu để xe lại vô cùng vắng vẻ, có thể làm ta lạnh cẳng, nhất là khi phải trở về lúc đêm khuya. Đó, đi chơi có những chi tiết nho nhỏ như vậy, nhưng có thể làm ta nhăn mày nhíu mặt, chẳng qua vì ta phải tính tới cái hầu bao, ruột tuợng của mình. Nói toạc móng heo ra là có tiền nhiều thì khoẻ cái tấm thân hơn. Vậy thôi.

Sau đó chúng tôi đi dạo quanh bờ kè, nhìn bên kia vịnh là New York "trong ánh đèn rực rỡ muôn màu". Thấy đuợc toà nhà Chrysler và Empire lung linh huyền ảo. Sau này xem lại bản đồ tôi đoán là Mã Nhật Tân nhìn từ Brooklyn thì chắc là rạng rỡ hơn vì khoảng cách thấy gần hơn là Jersey City. Đi vòng vòng xem xét nhà cửa dân cư ở quanh đó, tôi vẫn thấy nguời Ấn độ khá nhiều, lác đác vài khuôn mặt da vàng mũi tẹt. Sau cùng thì chúng tôi chấm dứt một ngày bằng bữa ăn tối ở quán Confucius.
2 users thanked Phượng Các for this useful post.
ngodong on 10/19/2012(UTC), Từ Thụy on 10/22/2012(UTC)
linhvang
#192 Posted : Thursday, October 18, 2012 8:11:32 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Chưa thấy chị đưa hình lên. Hay là không chụp?
ngodong
#193 Posted : Friday, October 19, 2012 6:44:36 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị viết chi tiết em thích lắm - hôm nay cúc nở đầy vườn, thu đã về .
xv05
#194 Posted : Saturday, October 20, 2012 1:57:09 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Cám ơn chị PC, em đọc mê.
Quote:
Có tác giả còn cho biết là người Việt ở Úc sang đây chơi còn đi thu mua các cục xà bông hiệu Coast. Và người Việt ở VN sang Mỹ cũng hay mua xà bông Coast. Ở Calif tôi không còn thấy xà bông hiệu này nữa.
Em có đọc loạt ký sự đó, ổng cũng khen ngợi cảnh Times Square về đêm lắm, bảo khg nên bỏ qua. Biết chị cũng có đọc, vậy loạt bài đó có giúp gì chị trong kỳ du lịch này không?
Phượng Các
#195 Posted : Monday, October 22, 2012 4:49:39 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chị Linh Vang, Thấy các điạ điểm lịch sử này trên Net vô vàn là hình ảnh rồi, chị ơi ..

Chị ngodong ơi, Giáng Sinh này chị dự tính ở đâu?

xv, chị đọc mấy lần, Chị thấy mỗi nguời có tâm cảm khác nhau khi đi chơi, cách chọn lựa của họ, thị hiếu cũng khác với mình. Chị lấy đuợc infor của tác giả đó về chi tiết hotel Carter, nhưng tiếc là không tới đuợc vì lý do như chị nói trong bài (hết chỗ rồi). Rồi chỉ muốn lấy tin tức về New York thôi mà chuyến đi ổng rải ra khá nhiều tiểu bang cho nên chị đọc vội vàng lắm. Nhưng đây là tác giả cung cấp cho ta nhiều thông tin hữu dụng. Ngoài loạt bài đó ra chị còn tham khảo mấy cuốn ở thư viện, nhưng tiếc là vì nặng nề nên chị không mang theo, tới khách sạn thì sử dụng internet phải trả tiền khá mắc (cái khổ của nghèo là vậy!) thành ra rốt cuộc lập dập quá chừng!

Chị có trở lại và viết thêm Ngày thứ 8 trong post trên.
ngodong
#196 Posted : Monday, October 22, 2012 7:10:48 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Em sẽ về LA và OC đó .
Phượng Các
#197 Posted : Friday, October 26, 2012 4:48:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Hello Từ Thụy, thấy TT "thanked" mới biết là có ghé vào xem ...Lâu lắm không thấy tăm hơi đâu vậy.

Chị ngodong, Blink
Phượng Các
#198 Posted : Tuesday, October 30, 2012 4:23:15 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 9:

Sáng 8 giờ là chúng tôi xuống khách sảnh vào phòng internet lo xác định lại chuyến bay trở về. Sau đó ghé vào phòng ăn để ăn sáng. Được biết là điểm tâm kiểu “lục địa” (continental). Nếu muốn ăn các thức nóng trong các nồi thì phải trả thêm tiền. Các khách sạn lớn thường không bao ăn sáng. Bữa điểm tâm của tôi gồm một trái chuối, một bánh croissant, một bánh nhân mứt, vài muỗng trái cây cắt sẵn và một ly cà phê. Xong xuôi, chúng tôi làm thủ tục check out, đem hành lý ra chất vào xe hơi và …tếch.

Chúng tôi lái xe tới Liberty State Park. Từ đây sẽ có phà đi thăm hai đảo Ellis và đảo Liberty. Mọi người đi thăm hai đảo này thường lấy phà bên Battery Park bên New York, còn bên đây thuộc địa phận Jersey City thì khách ít hơn. Tôi có kinh nghiệm về đám đông quá rồi nên tình cờ mà đi mé này lại thấy vô cùng thoải mái. Tôi nghĩ đây là chi tiết mà ai muốn tránh cảnh đông đúc đứng sắp hàng ở Battery Park và chen chúc nhau trên phà thì rất nên sang bên Jersey City. Tôi đọc nhiều quyển hướng dẫn du lịch về New York rồi nhưng chưa có quyển nào nói tới điều này. Có điều là chúng tôi tới Park bằng xe hơi, mà du khách tới New York thì thường dùng xe công cộng hay đi lô ca chân cho nên dù có biết bên đây thoải mái hơn nhưng lại không tiện đường.

Cái Park này trước kia có một nhà ga xe lửa. Di dân sau khi được thanh lọc tại Ellis Island thì đi tỏa ra khắp nước Mỹ bằng các chuyến xe phát xuất từ nơi này. Vậy đây chính là cánh cổng mở đưa các di dân từ Âu châu vào vùng đất hứa thực hiện giấc mộng đổi đời của họ. Sau khi ngành đường sắt xuống dốc thì nhà ga cũng tàn lụn. Nhìn cây cỏ um tùm, song sắt cong queo gục ngã mà cám cảnh: than ôi thời oanh liệt nay còn đâu. Bây giờ thì nơi đây dùng làm nơi bán vé và đón hành khách lên phà. Cũng có màn khám xét an ninh rất kỹ lưỡng.

Có sách hướng dẫn du lịch cho ý kiến là nếu bạn chỉ có thể đủ thì giờ để làm một chuyện ở Nữu Ước mà thôi thì bạn nên đi thăm tượng Nữ Thần Tự Do. Đây là biểu tượng của nước Mỹ rồi, huống hồ là Nữu Ước, cái này chắc khỏi bàn cãi gì nữa. Vậy mà chị bạn hôm qua lại bàn là đứng ở Battery Park nhìn ra thấy tượng Tự Do như vậy chắc là được rồi chăng. Và hôm nay chỉ cần ra thăm Ellis Island là đủ rồi. Tôi còn đang dụ dự, hiểu là chị bạn đang lo tính chuyện lái xe trở lại Philadelphia trong ngày cho kịp tới phi trường cho chuyến bay tối, nếu dềnh dàng lâu quá thì sợ trễ nãi.

Từ Liberty State Park nhìn ra thì thấy ngay hai cái đảo này, gần hơn là từ Battery Park. Phà tới đúng giờ. Trời xanh và ấm áp, thật là lý tưởng để đi ra ngoài chơi. Chỉ có hơn tuần lễ thăm thú vùng Đông Bắc này mà tôi rút ra một nhận xét là nếu ngày nào không có mưa thì đó là một ngày may mắn cho du khách. Ai nấy cũng lên tầng trên lộ thiên để tận hưởng cảnh quan vùng hải cảng. Phà cập tại đảo Ellis trước, nhiều người không xuống. Ở đây chỉ có một chỗ để xem, đó là Viện Bảo Tàng Nhập Cư (Immigration Museum). Trước kia tòa nhà này làm nơi đón tiếp và thanh lọc các di dân đến từ Âu châu muốn vào định cư tại Mỹ. Ngay giữa sảnh đường hiện còn một đống va ly do các di dân tặng lại để làm kỷ niệm. Sau đó là các phòng chiếu phim, phòng trưng bày nói về lịch sử, nguồn gốc, lý do người ta di cư. Thí dụ như sắc dân Ái Nhĩ Lan bị nạn đói vì khoai tây mất mùa, mà người Anh cai trị vùng đất này lại cứ bỏ mặc họ. Rồi dân ở Ý, ở Hy Lạp, ở Đức rùng rùng kéo sang Mỹ sau khi nghe đồn đãi về sự thịnh vượng ở đây, đặc biệt sau khi người ta khám phá ra vàng ở California. Thậm chí bên Đức khi nghe nói tới Golden Gate Bridge, thiên hạ đã tưởng là cái cầu này bằng vàng thiệt.

Hồi mới vào cửa thì mỗi người được cho mượn máy nghe đeo theo mình, nhưng xem lại thì mọi thông tin đều có ghi sẵn ở các bảng trưng bày, thấy không cần thiết. [Khác với chuyến thăm bảo tàng Barnes, chúng tôi không chịu mang máy này nên không biết gì về lai lịch của các bức họa]. Tôi chỉ rảo bước qua các tấm bảng chưng bày nói về từng nhóm di dân, không có cả một vài phút để đọc bất cứ thông tin nào sau cái phòng thứ nhất!

Lên tầng trên thì có phòng Đăng Ký (Registry Room) là nơi mà tôi đi theo dòng người vào đó sau khi có loa kêu gọi của một bà nhân viên. Sau khi vào phòng thì cửa đóng lại trong hai mươi phút. Người ta diễn lại một màn phỏng vấn mà diễn viên là du khách tình nguyện. Phòng này được thiết trí lại cho y hệt với phòng Đăng Ký vào thời đó. Có một chị vẻ mặt đầy cảm xúc, cho biết ông của chị đã từng là một di dân vào Mỹ qua ngõ này cho nên chị muốn đóng vở kịch phỏng vấn, chị xin được lấy các chi tiết về đời sống của ông chị. Du khách Mỹ vào xem nơi đây rất nhiều người là hậu duệ của các di dân ngày xưa. Sau khi an cư lạc nghiệp, sinh con đẻ cháu, cơ ngơi thiết lập xong rồi, một ngày kia con cháu họ bèn nhớ lại nguồn gốc của mình và muốn đi tìm xem ông bà cha mẹ của họ từ đâu tới, vì sao mà đi …Họ sẽ đi lại từng con đường mà tổ tiên đã đi, xem lại các căn nhà mà ông cha đã cư ngụ …Cho nên không ngạc nhiên khi thấy du khách da trắng Mỹ rất thích đi du lịch Âu châu. Các cuộc du lịch đó hay cuộc đi viếng Ellis Island này của họ cũng là mang hơi hám một cuộc hành hương tâm linh ...

Sau đó chúng tôi hối hả trở ra đón chuyến phà kế tiếp sắp cập bến. Ra cầu tàu thì thấy có bảng chỉ dẫn cho phà đi từ Jersey State Park để khỏi đi lộn qua phà đi từ Battery Park. Nhìn phà từ New York mà ớn, đông ơi là đông, đông nghẹt cả tầng trên lẫn tầng dưới. Đó là chưa kể còn các chuyến cruise theo các chương trình khác nữa (như tour ba giờ vòng quanh đảo Manhattan, tour đi 90 phút, tour này tour nọ v..v.. ). Phà đưa chúng tôi qua đảo Liberty, nơi có tuợng Lady Liberty mà người Việt nào đã dịch rất hay ho là Nữ Thần Tự Do.

Ôi, Nữ Thần Tự Do, rốt cuộc rồi tôi cũng được trông thấy Bà …Tưởng bây giờ là bao giờ, Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao. Lòng tôi rộn ràng biết bao nhiêu, tuy là niềm vui muộn màng, lạch bạch tới gần cuối đời tôi mới thực hiện được … Cũng tại, bị, vì, bởi, …trăm thứ bà dằn lý do để tôi trễ hẹn với Bà. Chị bạn hỏi tôi lần cuối là có cần phải lên bờ xem không. Lần này thì tôi cương quyết: Lên! Tôi không muốn sau này lại ấm ức vì đã tới đảo rồi mà lại không lên. Như tôi đã từng ấm ức khi tới Isle of Wight rồi mà không vào Osbourne House, tới Monaco mà không vô thăm State Apartments vậy …

Mấy người tin dị đoan thế nào cũng cho là tôi bị cái huông vì nơi đây cũng đang được sửa chữa: viện bảo tàng, bệ tượng, ruột tượng đều đóng lại và dự tính tháng sau mới mở lại. Cho lên đảo là may lắm rồi! Mà tôi cũng không có thì giờ để đi xem mấy vụ đó trong trường hợp mở cửa. Vì bảo tàng đóng cửa cho nên bên ngoài vớt vát một nhân viên đứng khua tay (không có múa chân) cho du khách nghe trước ba bức tượng, trong đó có tượng của Emma Lazarus, tác giả của một câu thơ được khắc lên bệ tượng.

The New Colossus

Not like the brazen giant of Greek fame,

With conquering limbs astride from land to land;

Here at our sea-washed, sunset gates shall stand

A mighty woman with a torch, whose flame

Is the imprisoned lightning, and her name

Mother of Exiles. From her beacon-hand

Glows world-wide welcome; her mild eyes command

The air-bridged harbor that twin cities frame.

"Keep ancient lands, your storied pomp!" cries she

With silent lips. "Give me your tired, your poor,

Your huddled masses yearning to breathe free,

The wretched refuse of your teeming shore.

Send these, the homeless, tempest-tost to me,

I lift my lamp beside the golden door!"

Khi trở lại phà để giã từ đảo, cũng là giã từ New York, nhìn hình dáng Nữ Thần Tự Do từ từ xa dần, bỗng nghe tim nhói lên một cái, như là đang từ giã một người thân yêu của mình. Phải chăng tôi đã đồng hóa bức tượng như một người thật?. Tôi liền quán cái niệm đau khổ vì ái biệt ly của mình: tất cả đều vô thường, tất cả rồi sẽ qua đi …

Vừa đặt chân rời phà thì cơn mưa đổ xuống. Mưa to, to lắm, làm chúng tôi không thể che dù mà đi được. Tôi đi loanh quanh trong nhà ga cũ, rồi ra phía sau đứng ngó mông qua cầu Brooklyn. Cảnh các tòa building của New York chìm trong màn mưa cũng đẹp lạ kỳ. Nói tóm lại, nắng cũng xinh mà mưa cũng đẹp, nhưng mưa thì nên đứng ngó, chớ đi trong mưa thì nhọc lắm ….Tôi bắt đầu thương New York rồi chăng, càng thương hơn vì đau đớn mà nó phải gánh chịu cách đây 11 năm. Sau này nếu có dịp tôi sẽ để ý đọc Paul Auster vì nghe nói ông là nhà văn của New York (như James Joyce là nhà văn của Dublin).

Chị bạn phát giác bị mất cái cell phone từ trên đảo, hy vọng nó nằm trong xe hơi. Khi đi chơi mà có mắc mướu cái gì thì tâm trí đâu mà thưởng thức cảnh vật, hèn gì mà thấy chị cứ bồn chồn, mong chóng trở lại xe để coi có trong đó không. Nhưng “không” mới mệt chớ! Vậy thì chỉ còn hy vọng là bỏ quên ở khách sạn. Nhưng trước khi rời Liberty State Park thì chúng tôi cũng ghé thăm đài tưởng niệm cư dân Jersey City bị bỏ mạng trong biến cố 9/11.

Đến khách sạn thì may mắn thay, chiếc cell phone được nhân viên dọn phòng tìm thấy trong phòng ngủ và gởi ở bàn tiếp tân. Vậy là chúng tôi đã sẵn sàng để lên đường trở lại Philadelphia.

Trên đường đi chúng tôi lấy xa lộ 95, ghé vào thành phố cổ Burlington Township, nơi phát tích cửa hàng áo bành tô nổi tiếng Burlington Coat Factory. Thị trấn này được xếp hạng cổ xưa, có nhiều nhà lâu đời, đâu từ thế kỷ 17. Quán ăn chúng tôi ghé có tên là Dolphin Diner, phong cách rất Mỹ, và cũng như nhiều người từng cho biết là các tiệm Mỹ bao giờ cũng dọn ra những dĩa thức ăn thuộc dạng khủng! Miếng trải bàn dọn cho thực khách cũng “tranh thủ” làm thành tờ quảng cáo cho tiệm tùng trong khu vực.

Đi gần tới Philadelphia, nhìn lại các tòa nhà chọc trời nổi tiếng hiện lên ở phía chân trời như Comcast Center, nhất là ngôi One Liberty Place có kiểu kiến trúc ảnh hưởng đậm đà toà Chrysler Building của Nữu Ước, tôi bâng khuâng như trở lại với cảnh cũ người xưa (thì đúng là trở lại với cảnh cũ rồi còn gì mà “như” nữa!). Trời trời, sao mà tôi hay lưu luyến với đời sống này quá vậy. Thiệt “chưa lúc nào tôi quá đỗi thương tôi” như các lúc này …
xv05
#199 Posted : Wednesday, October 31, 2012 2:42:51 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Chi PC viet " Ngay thu 9" that trau chuot va hay, em doc thay rat cam dong. Xin cam on chi!
linhvang
#200 Posted : Wednesday, October 31, 2012 7:02:29 PM(UTC)
linhvang

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 4,933
Points: 1,248
Woman
Location: University Place, Washington State, USA

Thanks: 23 times
Was thanked: 45 time(s) in 43 post(s)
Bây giờ LV đi đâu mà bỏ quên cái cell phone là người bần thần, tâm bất ổn ngay!
ngodong
#201 Posted : Wednesday, October 31, 2012 7:24:38 PM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
May mà chị thăm NY trước cô nàng Sandy .

Em chưa thăm NY - sẽ ghé một ngày không xa .

Users browsing this topic
Guest (50)
20 Pages«<89101112>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.