Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

20 Pages«<7891011>»
Ký lai rai
Phượng Các
#162 Posted : Wednesday, March 28, 2012 7:04:14 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Bớt rồi chị, có khi có mưa làm "bâng khuâng" lắm.
Phượng Các
#163 Posted : Wednesday, April 11, 2012 5:05:14 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)


Laguna Beach

Thấy thành phố biển này cũng có cái bảo tàng nghệ thuật nằm trong list miễn phí vào weekend đầu tháng cho nên tôi và người bạn cũng nhân cơ hội mà ghé thăm. Chạy trên đường PCH (Pacific Coast Highway) khi vào địa phận Laguna Beach thì rẽ vào Cliff Dr. Con đường Cliff này hai đầu đều đổ vào PCH cho nên đi đầu nào vào cũng không bị lạc, nhưng nếu từ hướng San Diego lên Los Angeles thì nên rẽ trái vào ngay khi thấy nó thì bảo tàng nằm ngay đầu đường. Còn chúng tôi đi đầu kia cho nên phải chạy hết cả con đường mới tìm ra nó.
Bảo tàng thưa thớt khách ghé thăm, đã vậy khách còn thuộc "diện" miễn phí khiến nhân viên khó có nụ cười tươi thắm (chắc tại tôi tưởng tượng ra vậy?). Nhưng loay hoay ít phút sau thì cũng có thêm 3 người khách nữa đang đứng chờ đúng 2 giờ đặng được một hướng dẫn viên dắt đi xem bảo tàng. Vậy là nhập bọn đi theo. Bà hướng dẫn viên có vẻ am tường về các vật trưng bày cho nên cắt nghĩa rành rọt. Bà còn đặt câu hỏi, khiến người tham gia phải động não trả lời cái họ thấy trong các bức tranh, nhiều bức trừu tượng. Thường các công việc này là do tình nguyện mà ra. Nhiều người hiểu biết và yêu mến nghệ thuật vẫn sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết của mình cho mọi người. Đó cũng là một thể hiện tâm bố thí. Không cứ gì cho tiền của vật thực mới là bố thí. Ta có thể bố thí sự hiểu biết của mình.
Một giờ sau thì đi hết 3 tầng của bảo tàng. Thực ra chỉ có tầng trệt là đáng kể. Tầng trên giống như cái gác lửng, còn tầng hầm thì vài bức mà thôi. Nhưng khách cũng không được dịp đọc hết mọi ghi chú của từng tác phẩm. Thôi hẹn kỳ khác vậy chớ sau một giờ thì cũng đủ rồi. Thật tình mà nói tôi không mặn mà với nghệ thuật lắm. Nếu là hội họa thì tôi thích tranh cảnh vật hơn là trừu tượng. Một bà trong nhóm nhìn một bức tranh vẽ núi đồi cây cỏ mà biết ngay đó là tranh vẽ cảnh ở New England. Tôi thì có thể nhận ra cảnh ở California nếu thấy tranh có cầu .... Golden Gate chẳng hạn. Riêng Laguna này cũng được ngự trong vài bức trong bảo tàng, thành phố biển này đẹp quá mà. Khi ra khỏi bảo tàng và đi lần về phía biển, vừa qua khỏi quán ăn cạnh bảo tàng, một quán ăn rất xinh, nhìn xuống phía dưới bãi biển tôi có cảm giác mình nhìn một cảnh thiên đường. Trời xanh, biển xanh, bãi đá có chim biển trú ngụ, bãi cát thoai thỏai đông người và mình thì đứng ở trên triền đồi được tô điểm bởi cỏ cây hoa lá, ....Tôi phải thốt lên lời ngưỡng mộ: Chao ôi, người dân ở Calif này sao mà hạnh phúc thế!



Người bạn và tôi tách ra vì tôi thích ra ngắm biển hơn là tiếp tục đi thăm các galleries nghệ thuật khác. Tuy nhiên theo tôi thấy thì thành phố nào càng nhiều galleries thì mình biết nơi đó nhà giàu ở nhiều. Laguna Beach là một thành phố nhà giàu dựa theo tiêu chuẩn đó. Người Việt mình ít chơi tranh chớ người Mỹ thì càng khá lên thì càng không thể bỏ qua yếu tố tranh tượng để trang hoàng nhà cửa. Nhà mà không có tranh tượng gì thì nhìn coi vô vị lắm. Mà tranh tượng thì cũng thể hiện trình độ, đẳng cấp của gia chủ. Hồi xưa ở VN tôi đã ngưỡng mộ một nhà nọ khi thấy họ có bức copy Mona Lisa của Leornardo da Vinci. Nhưng bây giờ vô mấy tiệm bán poster thì thấy mấy bức in lại đó giá rẻ rề. "Nếu em còn trẻ như năm trước. Quyết đón anh về sống với em....". Người Việt ta cũng chơi tranh, từ các bức tứ bình, sơn thủy vẽ trên kiếng ở thôn quê ngày xưa tới các bức sơn mài mà nhà nào tôi cũng thấy có trên đất Mỹ này. Người Việt thích sơn mài. Nhưng các người sống lâu ở đây và nhiễm văn hóa Mỹ thì cũng chơi tranh như người Mỹ chớ không còn bó hạn trong các bức sơn mài nữa. Nhưng chưng dọn nhà cửa nói lên cả một nền văn hóa tập nhiễm của một người - hay một gia đình. Tôi nhăn mũi khi thấy chị bạn nọ lại cắt hình lòe nhoè từ một tấm lịch ra lộng kiếng treo trên tường. Nhiều bức một hai chục bạc bán ở Ross còn có ý nghĩa hơn trăm lần. Còn không thì đi mấy garage sales mua lại năm ba đồng gì đó (may mà đó là một bức của Picasso thì thành triệu phú như chơi!). Nhưng thôi, tôi biết gì về thị hiếu nghệ thuật của người khác mà lạm bàn.

Tôi đi ra đám đá ngồi chơi. Vì dự định đi museum mà quên béng đi mất cái vụ đi biển. Nếu không thì đã mặc quần short để cởi giầy đi dạo trên bãi cát. Đó là cái thú của tôi với bất kỳ bãi biển nào. Đi trên cát vừa sạch chân lại tốt như massage lòng bàn chân. Hôm nay quần ống chật quá nên đành chịu. Bãi đá lô nhô còn tụ nhiều ổ nước biển. Tôi vừa qua một cơn bệnh trầm kha kéo dài mấy tuần liền nên người còn nhọc lắm. Mà có không bệnh chắc tôi cũng không còn dám leo trèo săm soi coi bám theo đá có sinh vật nào hay không. Cơn bệnh này khiến tôi có dịp nghe lại thân thể mình. Tôi thấy tôi đã già nua, đã gần xong đời rồi. Theo pháp Phật, chỉ có thể giải thóat khi ta thật sự thấy chán ngán cõi đời này. Nếu còn khao khát ước ao tiếc rẽ luyến lưu một thứ gì trong cõi dục giới này thì đừng hòng mà ra khỏi nó được. Mới đầu tôi nghĩ là mình nên liệng hết tủ sách của mình, chỉ giữ lại các cuốn sách dạy thiền theo đức Phật. Nhưng trời ơi cái tâm tiếc nuối của mình. Sao mà nó nặng nề trì kéo mình ghê gớm là vậy.

Tôi ngồi ngắm chim chóc đang tụ tập ở vạt đá ngòai kia. Những con chim có tổ hay không? Nó cũng quyến luyến tổ của nó, con cái vợ chồng nó. Tình cảm đó chắc y như ở lòai người. Nó tạo thành cái tâm, cái nghiệp như ở chúng ta. Là cái đưa chúng ta đi luân hồi hết kiếp này đến kiếp khác.



Khánh Linh
#164 Posted : Saturday, April 21, 2012 9:44:05 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các


Mới đầu tôi nghĩ là mình nên liệng hết tủ sách của mình, chỉ giữ lại các cuốn sách dạy thiền theo đức Phật. Nhưng trời ơi cái tâm tiếc nuối của mình. Sao mà nó nặng nề trì kéo mình ghê gớm là vậy.


KLinh cũng muốn bỏ bớt sách đó chị. Nghĩ tới dọn nhà mà phải soạn rồi đem theo mấy thùng sách thì mệt quá. Khi ngồi Thiền hay niệm Phật thì kiến thức cũng chẳng cần nữa. Càng lắm thứ lung tung trong đầu càng khó giữ cho tâm trí vắng lặng.
Phượng Các
#165 Posted : Sunday, April 22, 2012 5:11:29 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh
Khi ngồi Thiền hay niệm Phật thì kiến thức cũng chẳng cần nữa. Càng lắm thứ lung tung trong đầu càng khó giữ cho tâm trí vắng lặng.


Đúng vậy đó chị KL ạ. beerchug
Phượng Các
#166 Posted : Monday, April 30, 2012 4:55:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Sunset Beach

Nằm ở giữa Huntington Beach và Seal Beach. Bãi cát có hai màu, một màu trắng nhờ nhờ và một màu vàng. Tôi đoán lớp cát vàng là từ nơi khác mang tới đổ vào (để làm gì, ai mà biết). Nhà cửa dọc theo bãi cát rất dài. Cô bạn từ VN qua chơi có hỏi thăm tôi giá nhà nhìn ra biển chừng bao nhiêu? Tôi có hỏi thăm thì căn condo 2 phòng mà có cái ocean view ở vùng Long Beach thì chừng 1 triệu 7. Còn năm ngoái đi ngang Redondo Beach thấy quảng cáo căn condo 1 phòng ở đường trong chớ không phải ngó ra biển mà đã tới 900 ngàn rồi. Nghĩa là các căn nhà ở trong tầm mắt của tôi đàng xa kia toàn là dân nhà giàu cả. Nhưng ai cũng có thể access đuợc ra các bãi biển tuyệt vời của Nam California. Ở Mỹ như vậy là quá tốt, dân chúng không than thở như ở các biển VN, các mảnh đất đẹp ở bãi biển cứ bị mua chiếm làm resort phục vụ cho bọn nhà giàu.
Bãi biển dốc hơn các bãi mà tôi từng thăm qua, có lẽ vì vậy mà ít thấy nguời tắm. Nhưng có khoảng 10 nguời đang chơi luớt ván bằng dù. Tôi nằm một lát trên tấm vải mang theo. Do không mang theo kiếng mát nên tôi nằm úp mặt xuống, nghe gió thổi vù vù và tiếng sóng rất mạnh dào dạt. Thật thích thú quá chừng.
Nhưng thích thú cỡ nào rồi thì một lát cũng thấy chán, lại muốn thay đổi ....Thì vậy đó, hạnh phúc chỉ là ở ngay thời điểm đạt tới điều ta uớc ao thôi, sau đó một lúc là nguời ta lại chán, lại muốn thay đổi. Tâm con nguời cũng vô thường như vạn vật. Cho nên truyện cổ tích nào cũng chấm dứt bằng câu: hai nguời lấy đuợc nhau. Nếu truyện còn tiếp tục cảnh đời sau đó thì các điều kiện của hạnh phúc hẳn phải đổi thay. Lấy nhau rồi ít năm thì nguời ta chán nhau, có khi chỉ vài tháng là muốn chạy theo một cuộc phiêu lưu ái tình khác. Tôi không tin ở sự chung thủy của con nguời, vì nếu tin có sự bất biến thì tôi không phải là nguời sùng mộ Đức Phật, "các pháp hữu vi đều vô thường, các con hãy tinh tấn". Đó là lời dạy cuối cùng của Phật truớc khi ngài tịch diệt.
Và vì thế mà tôi đứng dậy xăn quần để đi trên cát. Tôi để ý gần đó có hai nguời có vẻ như mẹ con hay bà cháu đang làm một công việc lạ thường. Bà già cầm cái cây dò kim khí đi rà rà trên cát, đứa con gái nhỏ thì xách theo cái thùng nhỏ có cái rây ở trên. Tôi thấy họ làm rất chăm chỉ....Hồi chiều này tôi coi một phim tài liệu về cách giải quyết rác ở London và Paris (mai sẽ coi tiếp Rome và Cairo). Có một ông nọ chuyên môn đi kiếm của báu ở bờ sông Thames. Ông luợm đuợc nhiều thứ, có khi là một cọng dây chuyền, có khi là đồng tiền từ thời La Mã....Tôi hy vọng có ngày ông sẽ luợm đuợc chiếc nhẫn kim cương trị giá 1 triệu bảng Anh mà bà nữ hoàng Elizabeth xớn xác làm rơi năm nào. Coi xong phim tài liệu này rồi nhớ lại công việc bà nọ làm ở Sunset Beach tôi chợt nảy lên ý nghĩ, ừ nhỉ, tại sao mình lại không làm thử công việc đó mỗi khi ra biển chơi. Thay vì chỉ nằm lăn lóc vô tích sự hay đi tới đi lui để lại các dấu chân trên cát rồi sóng biển sẽ đánh nhoà đi, sao không đi buơi cào coi có báu vật gì không....
Phượng Các
#167 Posted : Tuesday, October 2, 2012 12:46:35 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Chuyến đi chơi vùng Đông Bắc Mỹ


Ngày thứ 1:

Cứ phân vân không biết nên để loạt bài viết này trong mục Thắng Cảnh - Du Lịch hay trong mục Ký lai rai này\. Thôi thì cứ để tạm ở đây, nếu bài viết hoàn chỉnh một chút thì sẽ mang vào TCDL, ngõ hầu chia sẻ với quý bạn đọc nào thích tìm hiểu các nơi mà tôi vừa thăm trong chuyến đi vừa qua một cách tươm tất hơn\.

Mùa hè năm nay tôi có vợ chồng cô bạn từ Úc tính sang Mỹ rồi cùng nhau mướn xe lái lòng vòng đâu đó thăm các thắng cảnh của Hoa Kỳ, nhưng rồi dự tính không thành\. Tính đi mà đi không xong thì lòng xốn xang lắm\. Nhưng duyên lại đưa đẩy khiến một người bạn khác rủ rê đi lên vùng Đông Bắc với một kế hoạch khác, đó là thăm thân nhân của chị, rồi nhân đó ghé thăm hai thành phố lịch sử của Hoa Kỳ là Philadelphia và New York\. Đi miệt đó mà không ghé thăm thác Niagara thì hơi tiếc nhưng thời gian ngắn ngủi không thể nào xem mọi thứ được\.

Chuyến máy bay của US Airways chớ chúng tôi từ phi trường LAX vào sáng thứ bảy\ Giá vé thuộc loại rẻ vì đã qua mùa hè và lại là loại vé không có phục vụ ăn trên đó\. Tưởng là không cho uống luôn nên khi vừa qua khỏi khâu kiểm soán an ninh là phải mua liền chai nước lã\. Nhưng lên máy bay rồi thì mới biết là hành khách được uống, chỉ có các loai rượu là phải trả tiền\. Loại vé rẻ này không cho miễn phí phần hành lý check in, còn hành lý xách tay thì cũng giống như các chuyến bay xưa nay\. Tôi nhìn các người chiêu đãi viên hàng không mà vẩn vơ nhớ ngày xưa ... Hồi xưa ở VN làm hotess de l'air là một mơ ước của nhiều cô gái, vì phải cao trên 1 mét 60, ngoại hình đep. Làm nghề này có nhiều hy vọng được lọt vào mắt xanh của chàng phi công nào đó, hay biết đâu vớ được một ông hành khách có tiền, có địa vị (chớ mạt hạng thì làm gì có tiền có cơ hội lên máy bay mà ngôi), vậy là sẽ le lói cuộc đời cho khỏi phí một đời .... hoa\. Nhưng các bà các cô làm chiêu đãi viên hàng không ở Mỹ thì nhìn coi xuề xoà lắm\. Coi điều kiện mướn người thì chỉ cần tốt nghiệp trung học là nộp đơn được rồi! Họ cũng phải mạnh đủ sức vác mấy túi xách đẩy vào ngăn phía trên đầu, tuy đó là phận sự của hành khách nhưng có khi họ cũng phải ra tay phụ trợ\. Làm ngành xốc vác như vậy thì không cần phải mặc áo quần chi cho tha thướt\.

Tôi sợ đi máy bay lắm, tuy biết là chết cái bùm là khoẻ nhất hạng, và lại nhớ lời của thằng cháu mê đi du lịch: Thà chết trên máy bay còn hơn là trên giường bệnh! Ngồi trên đó lại tù túng, chuyến bay nội địa dĩ nhiên là không có phim cho mình coi, mà mang sách theo thì nặng hành trang\.
Trước khi đi chúng tôi có làm một cái list những gì cần mang theo, vậy mà rồi cũng có quên thứ này thứ nọ\. Có thứ mang theo thì lại chẳng dùng (như máy sấy tóc). Ta nên có cái list sẵn chứ không phải đợi đến gần đi mới làm list. Tôi thì quên mang dù, vì trong list không có ghi\. Quần áo cũng giản dị tột cùng, nhớ lời ông thầy hồi đó có khuyên: mang theo kem đánh răng làm chi, dùng xà bông cũng đánh tạm được vậy! Tự đánh giá mình thì tôi thấy tôi chỉ sang hơn đám đi du lịch bụi, đám ba lô một tẹo\. Thành ra ai khen tôi có phước được đi chơi nhiều, tôi chỉ lỏn lẻn: Không dám, phước em cũng mỏng lắm, xài cho cạn rồi thì bị gậy chắc không xa!

Máy bay đáp xuống phi trường Philadelphia sau 5 tiếng bập bềnh trong mây gió\. Tôi quên nói là hãng máy bay này charge hành khách một lệ phí nhỏ nếu họ chọn chỗ ngồi ở bên cửa sổ hay cạnh lối đi, thành ra tôi không được ngắm cảnh từ trên máy bay\. Mà cái ông ngồi cạnh cửa sổ thì cứ đóng cửa xuống và nhắm mắt ngủ vùi cho hết chuyến bay\. Rầu lòng chưa! Thế giới có hàng ngàn nơi đến, có triển vọng nào cho một lần thứ hai trở lại nơi này ... Ôi trong đời, có những thứ qua đời ta chỉ một lần, và chỉ một lần thôi ....

Từ phi trường chúng tôi lấy xe lửa để đi về thành phố\. Khoảng cách giữa hai chuyến có hơi lâu (không nhiều chuyến như ở London, Paris, San Francisco hay Los Angeles). Ngồi chờ xe tôi ngắm các cây bạch quả bên kia đường, nhớ bài nói về cây bạch quả của tác giả Việt lấy từ kinh nghiệm của ông ở vùng Philadelphia này\. Đây cũng là trú xứ của chị Hạt Cát, nhưng lâu rồi không liên lạc, biết chị có còn ở đây không\.

Từ trạm chính trong downtown chúng tôi kéo va ly về khách sạn Courtyard Marriott, nằm kế bên kia đường đối diện với Toà Thị Chính thành phố\. Tiền sảnh của khách sạn sang trọng theo kiểu cổ điển/ Khách sạn dường như thuộc cơ ngơi của toà thị chính, hay chính toà thị chính cho mướn để kiếm tiền không chừng\. Tôi không có thì giờ để tìm hiểu, mặc dù rất muốn\.

Sau đó thì chúng tôi đi bộ xuống Chinatown để ăn tối\. Tôi thích khu Chinatown này hơn so với C. ở LA, vì ở LA các hàng quán đóng cửa sớm và có vẻ ít hàng ăn\. Chúng tôi tìm món ăn Việt chớ không phải đồ Tàu, nhưng đi bộ tìm đường cũng lạng quạng ít phố, lại bị ông á châu có vẻ Tàu chỉ ngược đường làm phải quay trở lại\. Bởi vậy đi đâu cũng phải cảnh giác, không dám tin ai, vì có khi chính họ cũng không nắm vững vấn đề mà lại không dám nhận là mình không rành\. Quay trở lại chúng tôi cũng tế nhị không quở trách gì ông cả, làm lơ đi luôn ....Nhưng mưa đã rơi xuống, tuy có dù mà mưa như cầm chỉn mà đổ thành ra ướt mẹp, may là cũng thấy tiệm mình muốn tìm hiện ra trong tầm mắt, bèn tuôn băng qua đường bước cho lẹ vào trong\. Ở đây chúng tôi ăn canh chua cá kho tộ\. Thích nhất là canh chua có ngò om thơm phức, chỉ có điều là không thấy có đậu bắp trong tô canh ....
Phượng Các
#168 Posted : Wednesday, October 3, 2012 7:58:58 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 2:

Buổi sáng dậy sớm, tôi ra cửa sổ ngắm phố xá bên dưới\. Chúng tôi ở tầng thứ 9 cho nên được ngắm các cao ốc chung quanh từ trên cao\. Bên trái là toà thị chính như có nói trên\. Khi mới xây thì đây là toà cao ốc cao nhất Philadelphia, bây giờ thì nó bị qua mặt bởi nhiều toà gần đó rồi\. Khi biết Philadelphia từng là ứng viên (?) cho thủ đô Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ tôi mới bàng hoàng ngắm nó bằng cái nhìn kính cẩn\. Tiểu bang (hay thành phố ?) nào cũng muốn được chọn làm nơi đặt thủ đô, sau cùng thì các nhà khai sinh ra nước Mỹ đã đi tới một thoả thuận là xây một thành phố mới ở một lãnh địa mới, không thuộc tiểu bang nào cả, gọi là Washington DC để khỏi ai nạnh hẹ\. Nhưng nói nào ngay, miếng đất này lại nhéo từ bang Virginia ra thì coi như bang này gác giò các bang khác rồi còn gì\.

Tôi ở California, chưa từng đi về mé Đông Bắc Mỹ nơi khởi đầu lập quốc của Hoa Kỳ nên với tôi vùng đất này hết sức gợi cảm\. Nhất là tôi lại đi chơi ở Anh trước khi tới đây nên rộn rã trong lòng khi thấy dấu vết Anh quốc đậm đà quá thể trên các kiến trúc quanh đây. Tôi có nói là tôi rất thích khung cảnh ở Anh rồi đó chớ, vậy thì cảnh vật ở đây làm tôi bồi hồi xúc cảm lắm\.

Chúng tôi đi ra ngoài và thong thả vì nghĩ là đi sớm quá chắc chưa nơi nào mở cửa, về phía khu vực lịch sử mà ai tới thăm Philadelphia cũng phải tới . Đó là Independence Hall và Liberty Bell Center. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ được ký kết và tuyên đọc ở IH, và cũng ở đây là nơi ký kết của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ. Thật một vinh dự cho thành phố.

Vô coi IHall thì phải xin vé vào cửa đặt ở khu Visitor Center nằm bên block đường bên kia, có vé rồi mới trở lại cái Hall, qua một màn khám xét túi xách rồi mới được vô. Thật chán, từ ngày có vụ khủng bố này nọ mà giờ đi đâu cũng hay bị khám xét.

Đến 9 giờ 20 thì có một ông hướng dẫn xuất hiện, kéo mọi người vào ngôi nhà IH. Sau khi ngồi ở phòng chiếu phim với màn ảnh đối diện với một bức tranh vẽ hình cuộc ký kết vào bản tuyên ngôn, ông nói qua các chi tiết sử của Hoa Kỳ và vồn vã hỏi thăm xem có ai từ nước ngoài tới thăm không\? Thấy có hai cặp vợ chồng da trắng giơ tay lên\. Ông cũng đặt các câu hỏi về sử liệu, nhiều người giơ tay trả lời cũng rôm rả lắm\. Thấy cũng có nhiều người đi có một mình, kể cả đàn bà, mấy người này có vẻ mặt có học, ra dáng là nhà giáo hay nhà nghiên cứu (chớ nếu làm nghề gì khác thì ai mà rành về chuyện ông nào tên gì đã ký vào bản tuyên ngôn!). Sau đó rồi ông mới dắt mọi người vào cái hall cho coi cái phòng đã được giữ lại nguyên vẹn bàn ghế sổ sách ngày xưa ... Thú vị thật, khi nghĩ tới nơi này năm xưa những con người cha đẻ ra nước Mỹ đã xôn xao bàn bàn tán tán ....Đang xem thì thấy nhóm kế đi vào, nhóm này đông gấp hai lần nhóm tôi\. Thấy vậy chúng tôi mừng thầm là may mình đi sớm, chớ đông quá thì phải chen chúc nhau mới có chỗ, lại còn nghe nói là có đi thì nên đi sớm vì có khi hết vé nữa ...
Sau đó thì ra ngoài chờ một lát để đi vào toà nhà bên cạnh, nhưng bạn tôi đề nghị bỏ qua vì không có thì giờ ...Thế là chúng tôi trở lại khu Liberty Bell Center để xem chuông. Vừa đi trờ tới thì một đám đông du khách nguời Tàu đã tới truớc rồi, đành sắp hàng theo sau họ và lại qua màn soát túi xách rồi mới đuợc vô. Truớc khi tới cái chuông thì có mấy bảng ghi lại lai lịch của cái chuông Tự Do này ...Nhưng quả tình là tôi không có thì giờ để đọc, chỉ kịp nhận thấy hai tấm hình lớn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Nelson Mandela chụp với cái chuông .... Ôi, cái chuông Tự Do của nuớc Mỹ, đã gióng lên âm thanh caó chung nền thuộc địa của Anh trên xứ sở tuyệt vời này.

Chuông có một vết nứt nằm quay vô trong phòng, ai cũng muốn chụp hình cái chuông với vết nứt của nó, nhưng đó lại là bề tối vì ánh sáng bên ngoài chiếu vào theo phía ngược lại. Đám đông du khách Tàu chen nhau chup. Thấy có cái cặp ai để dựa vào tường. Chị cảnh vệ ré lên hỏi ai là chủ nhân của cái cặp này, không có ai trả lời hết, chị bèn xách cặp lên, chạy hỏi tứ tung. Sau có một ông chắc biết ai là chủ nhân nên có lại khều người này, chị cảnh vệ mới giãn nét mặt xuống. Thấy đông người ở mé chuông có vết nứt tôi bèn đi ra phía sau không có ai đứng coi để chụp cho an ổn, thấy chị cảnh vệ nhìn tôi cười ra vẻ như cảm thông là tôi cũng không ưa cái đám đông láo nháo đó.

Sau đó thấy bụng đói, chúng tôi tà tà đi kiếm quán ăn, vừa đi vừa thỉnh thoảng ghé vào vài di tích lịch sử thuộc Indepedence Square như Carpenter's Hall. Đi về phía bờ sông, thấy có đài tưởng niệm chiến binh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Băng qua đường cạnh bờ sông theo hướng trụ Christopher Columbus kỷ niệm nửa thiên niên kỷ khám phá Mỹ châu, chúng tôi đi dọc bờ sông, nơi đây có tàu Olympia và tiềm thuỷ đỉnh Becuna đã về hưu và cho du khách mua vé viếng thăm\. Thấy có chiếc tàu du lịch đang đón khách trở lên, bên cạnh là tiệm ăn Chart House, là nơi mà chúng tôi sẽ vào ăn trưa\. Thực đơn có mắc là do cái view nhìn ra sông, nhưng trong cái salad bar thấy có để một thố trứng cá caviar, tôi cũng vít một muỗng ăn thử cho biết. Cái vị cũng không ngon bằng món trứng cá lóc, cá rô mà tôi từng ăn. Thật tình tôi chưa thấy món ăn nào ngon bằng các món ăn quê hương chúng ta!

Dò trên bản đồ có ghi đài tưởng niệm chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam tôi cũng muốn tới xem. Khu tưởng niệm nằm hơi khuất trong công viên Foglietta Plaza nên cũng phải đi tìm ... Nhìn thấy có bản đồ VN khắc trên tường tôi trờ tới chụp hình, nhưng lại bị hai người nọ tới trước đứng áng. Cả hai đều da trắng, dáng chừng như hai mẹ con, cậu trai thì chỉ trỏ vào tấm bản đồ và thuyết thôi là thuyết, người phụ nữ lớn tuổi hơn thì chăm chú nghe. Họ đứng đó lâu lắm, trong khi tôi chỉ muốn bấm một tấm hình thôi, mà cứ phải chờ và chờ, tưởng bỏ cuộc rồi chớ ....Nhưng rồi thì họ cũng rời đi, điều lạ là họ không hề dòm ngó vào các chi tiết khác của toàn đài tưởng niệm, chỉ duy nhất tới tấm bản đồ mà thôi ....

Sau đó, chúng tôi tiếp tục đi thăm khu phố cổ. Những căn nhà gạch đỏ kiểu Anh, có phải loại nhà gọi là colonial (cô lô nhần Flapper) rất phổ biến ở vùng 13 tiểu bang đầu tiên của Mỹ là kiểu này chăng. Con đường Chesnut là nơi chúng tôi đi qua, thấy có cái bảng dựng kỷ niệm căn nhà cũ của bà vợ Hannah Penn từng toạ lạc nơi đây dù là nay không còn. Chắc ai cũng biết ông William Penn là nhân vật quan trọng số một cho thành phố Philadelphia này rồi nhỉ? Bức tượng đồng đứng trên chóp toà thị chính là tượng ông đó, và cái tên của tiểu bang Pensylvania là từ cái họ của ông mà ra. Theo sử liệu thì vua Anh Charles đệ nhị đã trao phần đất nay gồm tiểu bang Pensylvania và Delaware cho ông để trừ vào số nợ mà nhà vua thiếu cha ông\. Thế là William Penn tất tả băng biển đi nhận của\. Ông đặt tên vùng đất gán nợ đó là Sylvania, tiếng Latin có nghĩa là rừng (forests hay woods). Vua bèn đổi lại là Pensylvania để vinh danh cha ông\. Giàu sang danh giá là vậy mà tới lúc chết ông trắng tay, nay mộ phần chôn tại Buckinghamshire, Anh quốc.

Thấy có quảng cáo Psychic Reading mà giá chỉ có 5 đô, tôi đoán là thành phố này vật giá thấp, Hừm, nói bao nhiêu phút mà có 5 đô vậy cà. Mà read cái gì, chỉ tay hay bói bài ... thấy tội nghiệp quá!

Trên đường đi thấy có cái bảng ghi lên cầu Penn's Landing nhưng cũng không thì giờ xem, chúng tôi đi đến ngôi nhà thờ Christ Church được mệnh danh là Thánh Đường Quốc Gia\. Nơi đây từng được George Washington, Benjaminh Franklin, Betsy Ross dự lễ, và là nơi thành lập Giáo Hội Episcopal Mỹ vào năm 1789. Tôi có tra tự điển thì thấy định nghĩa đạo Episcopal là đạo Cơ Đốc do các Giám Mục quản trị ... Các giáo phái tôn thờ Chúa Jesus tôi không rành nên không biết phái này khác phái khác ra sao ... Như ông William Penn thì thuộc Quakers, và phái này bị trù dập ở Anh quốc cùng các giáo phái khác với Anh giáo cho nên các tín đồ mới sang vùng đất mới này để được tự do thờ phượng theo đức tin của họ.

Nhìn ngôi nhà thờ này tôi nhớ London quá chừng, nhà thờ ở Anh cũng y chang như ở đây, cũng kiểu cọ như vậy, cũng tường vách như vậy, rồi các ngôi mộ cũng hiện diện ngay trong nhà thờ và ngoài vườn\. Y chang, không khác gì hết ...Trong sân vườn tôi thấy có một cây cam nhăn, à, cái này thì không thấy ở Anh ...

Sau khi đó chúng tôi đi tiếp tới một địa điểm du lịch có trên bản đồ du lịch của thành phố là Elfreth's Alley. Đây là con đường có nhà ở xưa nhất nước (nation's oldest residential street). Con đường này có 32 cái nhà nằm trên đó, được xây trong khoảng 1728 tới 1836 trong đó hai căn số 124 và 126 được dùng làm shop và bảo tàng ...Nghe lớn lao vậy chớ cả hai đều nhỏ xíu\.

Vội đi ra để tiếp tục thăm một căn nhà lịch sử nữa, đó là nhà của bà Betsy Ross ở đường Arch. Tôi không hề biết bà là ai, mãi tới hôm nay ...Bà làm cái gì cho nước Mỹ này? Thì ra bà là người may lá cờ đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc Mỹ Châu vào năm 1777. Bà sinh năm 1752 và mất năm 1836. Bà goá chồng năm 1776, sau đó phải sinh nhai bằng nghề bọc nệm (uphosterer). Năm 1777 bà may lá cờ Mỹ đầu tiên cho các chiến hạm thuỷ quân bảo vệ Philadelphia. Có một lá cờ mẫu treo ở ngoài ngôi nhà\. Vào xem là một tiệm gift shop, muốn đi vô trong xem thì mua vé 5 đô một người\. Vâng thì vào, bên trong không cho chụp hình nên xem qua rồi thì tôi không nhớ gì nhiều, chỉ biết là nhà bà có các cầu thang rất hẹp, lên xuống khó khăn, du khách chỉ một nắm thôi mà đã phải kèn cựa chỗ đứng nhau rồi, còn tâm trí đâu mà ngắm nghía\. Thấy người ta nhóng nhóng sau lưng là mình đã rút lui cho rồi\. Trong phòng cuối cùng tiếp với đường phố có một bàn lớn để đồ nghề vải sồ và một người đàn ông mặc y phục xưa ngồi đó cho mọi người mường tượng ra thời đại thuở ấy người ta hành nghề như thế nào\.

Sau khi ra khỏi nhà, chúng tôi đi tiếp tới nghĩa trang nơi chôn ông Benjamin Franklin\. Trước khi tới nghĩa trang thì người ta đi ngang qua toà nhà Arch Street Meeting House, nơi các tín đồ đạo Quakers gặp nhau để chiêm nghiệm giáo lý\.

Nghĩa trang chôn ông Benjamin Franklin và bốn người người nữa ký tên trong bản tuyên ngôn độc lập là cuộc đất trực thuộc Christ Church có nói trên, muốn vô thì trả 2 đô mới cho vô\. Tôi trùm sò nên lắc đầu ra đi ....Ai dè lơn tơn đi tiếp thì thấy một đám người đang đứng bên ngoài song sắt quanh nghĩa địa ... Tò mò dòm vô thì ra hai ngôi mộ của vợ chồng ông nằm sát bên song sắt\. Vậy là nhóng nhóng ngó vào\. Thấy bạc cắc rải trên mặt mộ, cái này tôi có thấy khi đi tham quan mộ của Natalie Wood rồi, người Mỹ họ cầu nguyện cái gì thì hay thảy bạc cắc vào hồ nước hay mộ phần ....Bên bức tường có một bảng đồng ghi chú nơi chôn cất ông Franklin\. Với tôi vậy là xem đủ rồi, lại bương bả đi tiếp.

Khi trở lại khu thị tứ ra khỏi khu phố cổ, hỏi thăm người đang đứng đón khách cho các tours đi thăm thành phố, làm ông mừng hụt vì chúng tôi chỉ hỏi thăm trạm nào để đón xe bus Phlash để đi tới viện bảo tàng mới khai trương của Philadelphia. Viện bảo tàng này đang và sẽ là điểm thu hút rất nhiều du khách quốc tế tới thăm thành phố này, bảo tàng Barnes! Chỉ các tên như Van Gogh, Picasso, Motisse, Cezannes và giai thoại về ý nguyện của chủ nhân kho sưu tập này cũng khiến nơi đây sẽ tha hồ hốt bạc.

Xe Phlash charge 2 đô một lần lên xe, chạy qua nhiều dinh thự hoành tráng của thành phố, và thả chúng tôi ngay bảo tàng có các tác phẩm của một tên tuổi lẫy lừng khác, Rodin! Tôi có dịp xem viện bảo tàng Rodin ở Paris rồi, và ông cũng có một mớ ở LACMA ở Los Angeles, nên có thể bỏ qua nếu không đủ thì giờ xem. Giời ạ, làm gì đủ thì giờ khi mà chúng tôi chỉ có một ngày trọn vẹn dành cho việc tham quan thành phố này.

Viện bảo tàng Barnes là một kiến trúc tân thời, làm thất vọng nhiều người, nhưng số người vào thì rất đông, phải mua vé trước, chớ đợi tới nơi thì không còn vé đâu\. Tôi ngỡ ngàng trước tâm hồn văn nghệ của người ta ...Tôi do cái duyên lành được đi thăm nhiều nơi, nhưng thú thực là kiến thức về hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc vv...thấy tội nghiệp lắm!

Người vô nườm nượp, đứng che chắn hết các tác phẩm, bảo tàng này lại kỳ khôi là đã không cho chụp hình thì còn hiểu được, lại còn không cho phép ai phác thảo lại các tác phẩm nữa\. Lạ đời quá, rồi người ta muốn học hỏi thì phải làm sao đây! Chắc cái này là ý của ông Albert Barnes đó, ông ra nhiều điều khắt khe trong di chúc về kho sưu tập của ông lắm, trong đó có yêu cầu là đồ của ông phải chưng y hệt như hồi chúng ở nhà ông vậy, cách sắp đặt trên tường phải đúng y như vậy! Thành ra ngó cho hết hai tiếng thôi là choáng váng, phải đi ra ... Cả ngày nay ngó quá trời quá đất rồi ....Tiệm gift shop của Barnes nhiều món xinh đẹp, phỏng theo các tác phẩm của các vị nói trên ...Sao mình không có một bức của Van Gogh để trên tường nhà mình cho thiên hạ lé mắt chơi ta, nhìn cũng y chang bản gốc, thấy có khác gì đâu ....

Ra khỏi bảo tàng, nhìn xa xa có một toà dinh thự khác, viện Bảo tàng Nghệ thuật, bèn thả bộ tới đó ....Nguyên khu này gồm các bảo tàng vừa đề cập, là kết quả của một công trình di dời nhà cửa của dân chúng, nghe nói cũng "chăm" lắm\. Ở đâu cũng thế, muốn canh tân phố xá, xây dựng cơ ngơi cho đẹp mắt thì một số người phải hy sinh nhà cửa của họ\. Điều đáng quan tâm là ở Mỹ dân chúng được bồi thường thoả đáng, còn các xứ độc tài tham nhũng thì có khi bị tịch thu hay bị mua lại với giá rẻ mạt, cho bọn có quyền lực tóm thu và làm giàu trên xương máu và nước mắt của người ta\.

Chiều rồi thì cái Philadelphia Museum of Art chắc chắn là đóng cửa rồi, nhưng người ta tới đó vì cảnh trí, có bồn nước với tượng Washington cưỡi ngựa, có cảnh quan về đường chân trời của downtown, và nơi đây còn nổi tiếng vì một nhân vật do Sylvester Stallone đóng. Đó là nhân vật Rocky. Chàng võ sĩ đã chạy lên 72 bậc thang để đứng oai hùng giơ hai nắm đấm lên\. Nơi đây hiện đục hai dấu chân của đôi giầy của Rocky, tôi có thử đo chân mình vào ...Không phải ai cũng biết hai dấu chân này đâu, mọi người đang bận rộn đứng chụp hình với bức tượng đồng Rocky nằm bên trái của Museum. Cũng giống như hồi ở Liberty Bell, người đứng kế bên bức tượng không lúc nào ngớt!
Ngay đây thì cái máy chụp hình tôi hết pin. Khi phát giác ra cục pin thứ hai tôi mang theo đã không có chút năng lượng nào trong đó, quả tình tôi muốn khóc thét lên:
Trời hỡi làm sao khi khát đói!
Cảnh quan có sẵn làm sao chụp?

Đi vòng về phía phải sau dinh thự, có một bức tượng nữa, nhưng sau đó thì khu này bị đóng lại\. Chị bạn thì đi vòng mé bên kia, nhìn coi vắng vẻ hơn, nhưng chị điện thoại báo cho tôi biết là lối này lại đưa du khách vào một khu có nhiều tượng để coi, đó là mặt sau hoành tráng của bảo tàng ....Lúc đó máy hình tôi thành vô dụng rồi, nên chỉ nhìn qua, rồi tôi rủ đi ra mé sông coi nước\. Dọc bờ sông có vài nhà thuỷ tạ ở trên cao, phía dưới là bến thuyền bên cạnh khu công viên cũng hay mắt ...Nhưng mà, 6 giờ rưỡi là chuyến chót của xe Phlast, chúng tôi không muốn đi bộ về lại trung tâm thành phố, đành "gạt lệ" mà quay lên xe\.

Khi chúng tôi trở thành là nhóm khách cuối cùng trên xe, lão tài xế đã bảo chúng tôi xuống trạm sớm hơn với thái độ như muốn đuổi khách để về trả xe cho lẹ, làm chúng tôi nhăn nhó, vì đôi giầy đã làm hai bàn chân tôi đau đớn quá lắm rồi\. Nhưng nhờ vậy mà tôi phát giác ra một kiến trúc kỳ cục nổi tiếng của Philadelphia: cái kẹp áo khổng lồ\. Cái kẹp áo này tôi đã thấy trên trang bìa của quyển sách du lịch mà tôi mượn ở thư viện về nghiên cứu trước khi đi. Hồi mới xây lên nó cũng bị "chửi" dữ lắm\. Bây giờ cũng là một biểu tượng của Philadelphia\.

Khi trở lại khách sạn, tôi thay cuc pin thứ ba mang theo, rồi thay luôn đôi giầy ống thấp bằng đôi xăng đan và đi ra Chinatown ăn tối\. Chị bạn muốn đến ăn ở một tiệm Việt có ghi trên quyển quảng cáo có sẵn ở khách sạn, nhưng lần này chị đề nghị đi bằng xe metro\. Trạm số 15 nhìn nhếch nhác, bẩn thỉu, rác rến và có sự hiện diện của nhiều người vô gia cư\. Chúng tôi mò mẫm tìm cách đi cho tới nơi, gặp người bán vé có thái độ thiếu thân thiện, khi xuống tới trạm số 8 thì tôi hơi ớn vì khung cảnh không còn là khu du lịch hay thị tứ nữa\. Lúc này tôi thấy mình nghèo quá, nếu có tiền thì chỉ cần gọi taxi là từ khách sạn đã được đưa ngay tới tận cửa rồi ... Nhưng tự an ủi là nhờ vậy mình mới biết các sắc thái khác nhau ở nơi này\. Tuy nhiên khi tới nơi thì thấy cái tiệm này nhìn coi không hấp dẫn ...Vậy là sau cùng chúng tôi quay trở lại cái quán ngày hôm qua, vì nhớ là còn một quán đối diện cũng nhìn thấy ấm cúng! Trờ tới cửa là gặp ngay một ông da trắng khen là tiệm này ngon lắm, món nào cũng ngon\. Phấn khởi, chúng tôi bước vào và dùng bữa tối ở đây\.
xv05
#169 Posted : Wednesday, October 3, 2012 4:55:31 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Xin lỗi chị PC, cho em chen vô nói chuyện được không?


Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
Ngày thứ 2:

Tiểu bang (hay thành phố ?) nào cũng muốn được chọn làm nơi đặt thủ đô, sau cùng thì các nhà khai sinh ra nước Mỹ đã đi tới một thoả thuận là xây một thành phố mới ở một lãnh địa mới, không thuộc tiểu bang nào cả, gọi là Washington DC để khỏi ai nạnh hẹ\. Nhưng nói nào ngay, miếng đất này lại nhéo từ bang Virginia ra thì coi như bang này gác giò các bang khác rồi còn gì\.
Cái này là giống với bên em, mà chắc chị cũng biết rồi. Hồi xưa chính phủ Úc muốn tìm nơi làm thủ đô thì hai tiểu bang lớn là Victoria và NSW kèn cựa nhau nên cuối cùng họ bèn dùng phần đất ở giữa hai tiểu bang để làm thủ đô cho huề. Nhưng thật ra phần đất đó originally thuộc về NSW nên NSW coi bộ hí hửng hơn.


Quote:
Vừa đi trờ tới thì một đám đông du khách nguời Tàu đã tới truớc rồi, đành sắp hàng theo sau họ và lại qua màn soát túi xách rồi mới đuợc vô.
đọc khúc này làm em nhớ có đọc news nói là ở Paris có một khách sạn sang trọng của c/t thời trang Zadig & Voltaire sẽ khánh thành vào năm 2014 và sẽ không nhận khách người Tàu vì ... "many people are looking for quiet with a certain privacy..."...
Phượng Các
#170 Posted : Thursday, October 4, 2012 8:20:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Cứ chen vô nói chuyện thoải mái đi xv ơi, nhờ có phản hồi của "độc giả" mà mình mới phát giác ra là phần đất W. DC là nằm giữa hai tiểu bang Virginia và Maryland đó chớ\.

Cái tin cấm cửa khách Tàu vào tiệm mình thấy đụng chạm luôn tới nguyên đám Á Châu, Tụi Tây đâu có phân biệt được ai là Tàu ai là Việt, Đại Hàn hay Thái Lan ....Không lẽ mình vào tiệm lại đòi xét ID hay sao\? Thật là kỳ thị, thế nào cũng bị phản đối ... Hồi xưa ở Hongkong khi còn thuộc địa Anh người ta có treo nhiều nơi cái bảng: "Cấm chó và người Tàu" làm tự ái dồn dập nổi lên.

Một lý do khiến mình nghi tiệm đó cấm Tàu có thể là vì họ sợ đám này vào rồi ăn cắp mẫu mã về làm hàng nhái, hàng giả đó mà\. Mới đây cảng San Pedro mới bắt được giầy giả đó!
xv05
#171 Posted : Thursday, October 4, 2012 10:47:45 PM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Lúc nói tin này cho anh chàng làm kế bên nghe,em cũng nói chắc họ khg phân biệt được người Việt tụi tui với người Tàu đâu há.
Em khg thấy gì phải tự ái hết, sự thật là ngưới phần đông Á châu (chắc người Nhật đỡ hơn), đi đâu cũng ồn ào chen lấn và có tính dòm ngó tò mò mà. Biết vậy thì học hỏi và thay đổi tốt hơn là bảo người ta kỳ thị mình.
Có gì đâu, khg muốn nhận khách thì họ chỉ việc nói hết phòng là xong, cũng như cái tiệm buffet gì chị đưa lên dạo nào đó, khg muốn người xấu ăn vô tiệm họ chỉ cần nói hết chỗ là xong.
Phượng Các
#172 Posted : Friday, October 5, 2012 5:27:30 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Không biết bên Tây hay bên Úc thì sao chớ bên Mỹ chị thấy lạ cho cái tin như vậy lắm, có thể bị kiện vì kỳ thị sắc tộc. Ở Mỹ có nhiều câu lạc bộ tư nhân có kỳ thị khi nhận người gia nhập, còn cái business thì không biết có được coi là tư nhân không\. Cấm cửa luôn cả một sắc dân mà trong đó liên luỵ tới các sắc dân khác có nét mặt giống họ thì quái chiêu thiệt!
xv05
#173 Posted : Friday, October 5, 2012 8:05:53 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em cũng thấy lạ (nên mới kể đó) nhưng cũng hiểu được tại sao họ (sẽ) làm vậy.
Phải nói rõ thêm là cái hotel nói trên là 1 cái luxury hotel chỉ có 40 phòng.

http://www.businessinsid...chinese-tourists-2012-10
Phượng Các
#174 Posted : Friday, October 5, 2012 2:12:43 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Ngày thứ 3:

Buổi sáng tôi dậy sớm, ra cửa sổ ngắm cảnh đường phố bên dưới\. Hôm nay chúng tôi sẽ rời khỏi nơi đây, tôi muốn đi ra chụp một vài cảnh quanh đây, nhớ là hôm qua có thấy một bảng nói về ngày Mother's Day\. Không ngờ là tôi phải đi cả một vòng lớn quanh toà thị chính trong khi nếu đi ngược lại thì tôi sẽ thấy nó ngay đó thôi! Nhưng không sao, đi một vòng cũng được\. Trước toà có bức tượng kỷ niệm 300 năm ngày người Đức thiết lập cơ ngơi trên xứ Mỹ châu và đồng thời kỷ niệm ngày tổng thống Cộng Hoà Liên Bang Đức Karl Carstens viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1983. Nơi đây cũng có bảng ghi nhớ công trạng của Mother Jones (Mary Harris Jones).

Băng qua đường là nơi đặt tượng Benjamin Franklin đang ngồi bên một cái máy - tôi không nhận ra là máy gì ...Đi tiếp cho tới cái kẹp áo khổng lồ, lần này có máy hình nạp pin rồi tôi đi ra phía sau cái kẹp và vui mừng nhận ra mình đang ở góc cạnh chụp cái kẹp với cái tháp city hall y hệt như trong bức hình bìa của cuốn sách du lịch. Để chọn cho được một tấm hình làm bìa cho một cuốn sách cho đặc sắc, nhà xuất bản phải chọn (chắc là vậy) trong hàng bao nhiêu tấm hình. Góc này cho ra một tấm đặc sắc thật sự, tôi không còn thấy cái hình bìa kỳ cục như hồi mới lấy nó xuống từ ngăn sách của thư viện.

Lệch bệch đã rồi cũng tới cái bảng tôi muốn ghi lại, đó là tấm bảng ghi nhận công lao của người khơi mào cho việc tổ chức Ngày Mother's Day, đó là bà Anna Javis của Philadelphia. Ngày này được chính thức công nhận tiến hành vào năm 1908.

Tôi nói lệch bệch vì đôi xăng đan tôi mang cũng làm phiền đôi chân tôi lắm rồi. Ông Rick Steves có khuyên đi du lịch nên mang theo hai đôi giầy, trong đó phải có đôi walking shoes. May chị bạn vừa xuống khỏi khách sạn, liên lạc với tôi qua điện thoại và rủ sang tiệm Macy's gần đó để mua giầy và riêng chị thì sắm cái dù mới\. Cái dù của chị nghi là để quên trong phòng khánh tiết của khách sạn, mà hỏi thăm người tiếp tân thì chỉ nhận cái lắc đầu. Tôi phì cười nhớ bài thơ Mất Ô của Tú Xương:

Hỏi ô ô mất bao giờ
Hỏi em em những ỡm ờ không thưa
Sợ khi rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình

Nhưng trước khi vô Macy's thì chúng tôi đi ăn sáng ở ngôi chợ đóng giữa thành phố, Reading Terminal Market. Trước kia đây là nhà ga xe lửa, nay nhà ga dời sang chỗ khác thì người ta sửa nơi đây thành chợ\. Trong chợ bán thức ăn có đặt sẵn bàn ghế ngay nhà lồng, khách chỉ tới kéo ghế ngồi ăn, Như vậy thì rẻ hơn là vô restaurant.

Về tới khách sạn, xếp va ly lại xong, chúng tôi mang xuống ngồi chờ nhân viên hãng Enterprise tới chở nhận xe mướn. Mèn, nhìn cái xe mang tới cho chúng tôi mà muốn té ghế, nhỏ xíu xìu xiu, cỡ như mấy xe bên Ý chỉ có hai chỗ ngồi và không có thùng phía sau! Chị bạn không chịu nên hẹn tới hãng sẽ đổi lại xe lớn hơn\.
Sau khi chạy một con đường nhìn thêm thành phố ở khu ngoại ô, ghé vô tiệm Old Original Nick's Roast Beef nổi tiếng có nhiều nhân vật tiếng tăm từng tới ăn như Frank Sinatra, chúng tôi ra freeway đi về địa điểm thứ hai cho chuyến du hành: thị trấn East Jewett của tiểu bang New York!

Có dịp nhìn lại bản đồ của nước Mỹ tôi mới thấy cái quê hương mới của tôi này sao mà lớn quá\. Bao lâu nay ếch ngồi đáy giếng, giờ nhìn lại thấy mà rụng rời! Thôi thì nhận nơi này làm xứ sở đi chớ không lẽ cứ "đê đầu tư cố hương" hoài cho. Nhớ một sư Miến Điện có giải thích hai tiếng chư thiên trong kinh Phật, sư nói là có một loại chư thiên là những người được sống ở nơi giàu có, cái ăn cái mặc không phải lo, đất đai thịnh mậu, tươi tốt, như những người ở các nước Âu Mỹ ...Vậy thì tôi cũng được có chân trong cách định nghĩa này. Thiệt ra sư không biết là người ở Mỹ họ cũng có những mối lo rầu ghê lắm .... Nhưng ôi thôi, bàn tới chuyện khổ đau và hạnh phúc của kiếp người thật không biết chỗ nào mà dừng.

Xa lộ 87 là loại xa lộ mà người sử dụng phải nạp tiền mãi lộ. Nếu không muốn trả tiền thì phải đi "hương lộ", nhưng ai mà biết các con đường này có dễ đi không, thôi thì đành chịu móc hầu bao ra vậy!

Hai bên đường cây cối xanh tươi, East Jewett nằm trên vùng núi non Catskills, nhưng đây là vùng núi thấp, không cao nhọn như các núi ở California, đường đi qua các đèo cũng giống như lúc đi qua vùng Yosemite vậy nhưng không đáng sợ bằng. Nhưng tôi cũng hơi ớn ớn vì thấy vắng teo, tịch mịch, lỡ xe chết máy dọc đường thì mệt lắm chớ. Thời nay chúng ta có điện thoại di động, có GPS hướng dẫn đường đi, có tuần tra thường xuyên kiểm soát, thiệt tình có như vậy người ta mới có cơ hội đi đây đi đó khắp nơi. Cứ tưởng tượng đến các chuyến du hành của cổ nhân, như Marco Polo, Christopher Columbus, Captain Cook, Darwin, Huyền Trang v..v..mà khâm phục họ quá chừng!

Tới nơi thì hơn 5 giờ rưởi chiều, người thân của chị bạn ra đón, vui mừng tở mở. Đây là vùng cao, khí hậu lạnh tới đây sớm cho nên lá cây đã có cái nhuốm vàng đỏ của buổi sang mùa ...."Thu đã tới ôi thu vàng đã tới" ....Tôi ra phía sau nhà ngó ra cái hồ nhân tạo, không gian tịch mịch vô cùng, lại còn thấy một con nai đang rón rén ra uống nước. Thơ mộng biết dường nào, "con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô". Xong rồi tôi tự nghĩ, chèn, mình làm cái gì nếu ở đây? Đây là khung cảnh lý tưởng cho các cuộc tĩnh tâm, hay cho các cuộc toạ thiền như Phật khuyên các đệ tử của Ngài: Hãy đi vào rừng vắng, ngồi dưới cội cây, quán sát các đề mục mà Ngài cho, hoặc quán thân quán thọ quán tâm quán pháp ...Cuộc phồn hoa thế gian không còn gì đáng để quan tâm, vô thường sắp dếnh xuống tấm thân già nua bệnh hoạn này, không lẽ tới giờ còn chưa tĩnh ngộ hay sao ....

Phượng Các
#175 Posted : Sunday, October 7, 2012 9:44:11 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Rose
Phượng Các
#176 Posted : Sunday, October 7, 2012 7:28:50 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
xv ơi,
Ông chủ tiệm boutique hotel lên tiếng xin lỗi rồi đó!
ngodong
#182 Posted : Monday, October 8, 2012 5:40:36 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Chị đi và ghi kỹ cho em đọc ha - em đi mà không ghi vì mải ngắm nghía và xem bản đồ . Cám ơn chị vô cùng .
Phượng Các
#184 Posted : Monday, October 8, 2012 11:12:03 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Ngày thứ 4:

Buổi sáng dậy sớm tôi ra ngoài ngắm lá ngắm cây\. Cả dãy nhà gỗ hai tầng im ắng\. Nghe nói phần nhiều chủ nhân mua các căn ở đây như là căn nhà thứ hai làm chỗ tĩnh dưỡng\. Có thế chứ! Ở đây thì buồn chết đi được\. Tôi nhớ hồi xưa có lần đi tĩnh tâm (nói theo mấy cô bạn hay dùng tiếng Pháp, là silence avec soi-même), mới có hai ba ngày là có mấy người bỏ cuộc rồi! Vậy mà tôi cũng rán đi theo tới cùng\. Cái tâm ta quen với bụi trần thì rất khó mà làm cho trong sạch được ... Bao nhiêu người cũng muốn tu mà rồi phải cởi áo trở lại với cõi tục luỵ\. Chủ nhân các căn nhà gỗ ở đây chỉ tới nghỉ dưỡng vào mùa hè, dù sao đây cũng thuộc bang New York rồi\. Nhưng vào mùa mưa thì nơi đây có khi bị cô lập với dưới làng vì đường đi bị lũ làm sạt đá rơi xuống\. Trên đường đi tôi thấy có chỗ đang sửa, vì đường chỉ có hai lane cho nên phải có phu lục lộ cầm bảng STOP điều khiển cho hai dòng xe qua lại\. Vào mùa đông vùng này có tuyết nên có chỗ chơi trượt tuyết, hoặc có đường mòn cho thiên hạ đi bộ, leo núi, hoặc cưỡi ngựa v..v...Tối hôm qua tới ăn ở một nhà hàng ấm cúng trong thôn, chứng tỏ nơi đèo heo hút gió này thiên hạ cũng sống vui với cuộc đời thụ hưởng của họ\.

Sau đó mọi người lên xe đi ra thị trấn Hyde Park để thăm nơi sanh trưởng của tổng thống Franklin D. Roosevelt.

Xui xẻo thay là thư viện và bảo tàng của tổng thống lại đang được sửa chữa tới năm sau mới xong, nên ai mua vé từ tháng 5 năm nay cho đến tháng 6 năm sau có thể dùng vé đó để đi thăm lại cơ ngơi này sau khi sửa xong\. Giờ thì mọi người chỉ được xem căn nhà cũ của tổng thống\.

Nếu ai gặp khó khăn khi di chuyển thì có thể leo lên xe tram để được chở đi theo đoàn dưới sự hướng dẫn của tour guide. Ngoài căn nhà cũ của gia đình tổng thống thì địa điểm mà tôi quan tâm là mộ của vợ chồng tổng thống nằm trong vườn hồng\. Mọi người dừng thăm nơi chết trước khi tới nơi sống\. Ngôi mộ màu trắng nằm giữa mảnh đất với nhiều luống trồng hoa. Mộ rất đơn giản\. Tôi đã co' dịp thấy mộ của vợ chồng tổng thống Nixon và thấy cũng đơn giản. Chắc truyền thống người Mỹ là vậy chớ nếu là người Việt thì ..... lúc này dân giàu đã xây mộ cho cha mẹ của họ hoành tráng như lăng vua ... Cái tín ngưỡng của con người cũng khó mà nói, nếu người ta tin rằng người chết có linh hồn và có thể về ngắm mộ của mình thì ta có thể làm gì được với của cải của họ đổ ra xây cho vừa lòng người quá cố!

Sau đó mọi người tới căn nhà của tổng thống\. Người gác cổng có vẻ nghiêm ngặt\. Tua gai đếm số người vào cẩn thận, ông cho biết là khi ra khỏi nhà thì ông cũng phải đếm lại, vì sợ có kẻ gian trốn lại trong nhà\.

Được phép chụp hình nhưng không cho chớp đèn\. Trong nhà ánh sáng mờ vì sợ làm hư đồ đạc nên các tấm hình chụp không rõ lắm\. Ai cũng chụp, và nhóm khá đông nên cũng phải chen nhau trước cửa các phòng.

Ông Roosevelt bị tê liệt nhưng ông luôn giấu điều đó với mọi người\. Ông lên xuống bằng thang máy nhưng thang không dùng điện, lý do ông sợ bị kẹt khi cháy nhà\. Vì từng chứng kiến một người dì của ông bị chết cháy và điều này ám ảnh nên ông kỵ không dùng thang máy điều khiển bằng điện.


Đang ở phòng khách thì có nhóm khác mở cửa chánh bước vào\. Nhóm này chỉ vỏn vẹn có hai khách, làm ông tua gai bảo: Tui phải ganh tị với ông! Thành ra ông có ý thúc giục mọi người nên nhanh chóng lên tầng hai\. Trước khi lên cầu thang tôi cũng tranh thủ chụp hình cái chuông đồng dựng ngay chỗ nối của hai phần cầu thang\. Chuông này cùng với vài món china khác có xuất xứ từ Trung quốc, vì chúng ta biết là đồ sứ cũng như các cổ ngoạn khác của xứ "con trời" này vốn là món rất được ưa chuộng trong nhà cửa của các nhà giàu Anh nên ảnh hưởng sang Mỹ cũng là dễ hiểu.

Tầng trên là dành cho chỗ ngủ. Căn phòng ngon lành nhất là của bà má ông, bà Sara Delano Roosevelt. Bà này uy quyền vô cùng và bà Eleanor cũng trần ai gian khổ với bà má chồng của bà. Trong lúc giảng giải đề cập tới mối liên hệ giữa mẹ chồng nàng dâu này có một bà dóng miệng trả lời là hai người không get along nhau. Tôi thấy ông tua gai gờm gờm nhìn bà này, có vẻ e dè vì không phải ai cũng là "học trò" trong nhóm đi tham quan này. Khách tham quan địa điểm này, trừ tôi ra, nhìn vẻ mặt thì có vẻ là dân có học chớ họ đâu phải tay mơ!

Căn nhà này đã được tân trang lại từ năm 1915. Từ một căn nhà có hai phòng tắm nay có tới 9 phòng tắm, và 30 phòng khác. Phòng Pink Room dành cho khách từng có vinh dự là nơi tiếp đón vua George VI và Winston Churchill của Anh. Còn phòng Chinks Room, là nơi tiếp đón Nữ hoàng Elizabeth đệ II\.

Tầng hai cũng có một cánh dành cho gia nhân\. Sau khi được tân trang vào năm 1915 thì gia nhân có 8 phòng ngủ, một phòng chứa đồ (trunk room), một phòng may vá, và hai phòng vệ sinh\. Con số gia nhân thay đổi tuỳ theo số khách khứa trong nhà, nhưng trong danh sách thì thường thấy có một người nấu bếp, một hầu cận, một parlor maid, một footman, một người lo việc giặt giũ, và một phụ bếp\.

Chúng ta còn được thấy phòng sanh ra đời của tổng thống, ngày xưa người ta hay sanh tại nhà\. Riêng bà Elearnor cũng có một phòng riêng kể từ khi tổng thống bị bệnh\. Không biết tại sao sau khi tổng thống bệnh thì bà lại ngủ riêng vậy cà! Tôi có tò mò tìm hiểu thì biết tổng thống bị liệt nửa người dưới\. Bà Eleanor thấy không thoải mái trong căn nhà này vì bà mẹ chồng sắp xếp mọi chuyện trong nhà\. Ai mà thấy thoải mái được\. Hai vợ chồng có xây một nhà riêng gọi là Val Kill ở phía tây khu đất, và bà đã ở lại nơi đó sau khi chồng mất để tiếp tục theo đuổi các nỗ lực cho hoà bình thế giới và các hoạt động nhân quyền của bà\. Muốn xem ngôi nhà này thì mua vé riêng\.

Mọi người đi ra bằng ngõ sau, xuống cầu thang vào khoảnh sân trồng cỏ xanh\. Cuối khoảnh sân này là vùng đất trũng xuống, và cơ ngơi của họ nhà Roosevelt trải dài mút mắt ở phía xa\. Rõ ràng là một đại gia mới làm chủ nhân vùng đất bao la như thế\. Có một cái băng ghế gỗ cho người ta ngồi ngó mông về phía rừng núi này\. Cũng có thể núi rừng ấy thuộc lãnh thổ của tiểu bang chớ không phải là gia sản của họ Roosevelt.

Mọi người đã đi ra hết rồi thì chúng tôi mới tà tà đi ra làm cho nhân viên bảo vệ lom lom theo dõi. Nho'm chúng tôi ra thăm chuồng ngựa rồi đi ra vườn hồng, nơi chôn cất của vợ chồng tổng thống. Cả hai nằm chung một ngôi mộ\.

Trở lại khu tiếp tân tuy đã chiều rồi mà vẫn còn người vào mua vé đi thăm\. Chúng tôi phát giác ra có một phòng chiếu phim về tổng thống, đoạn phim ngắn thôi, "Rendezvous with history" . Lẽ ra phim này là phần chúng tôi nên xem trước khi đi thăm nhà, nhưng vì giờ hẹn dành cho tua đã tới nên không chần chờ cho đúng bài bản được\. Ngoài ra còn có một tiệm giải lao ăn uống mang tên Mrs. Nesbitt's Cafe, tên này là tên người nấu bếp nổi danh thời Roosevelt.

Tổng thống Roosevelt được coi là vị tổng thống vĩ đại trong các tổng thống Hoa Kỳ, chỉ sau có Washington và Lincoln. Thời của ông đã đem lại nhiều thay đổi lớn lao cho đời sống nhân dân Mỹ.

Bận về chúng tôi ghé vào thị trấn Woodstock, nổi tiếng là thị trấn văn nghệ trong thời nổi lên phong trào Hippy thuở nào\. Dừng lại đi dạo trên con phố chính hai bên đường, thấy đây là một thị trấn đáng yêu, mang đậm nét nghệ sĩ, na ná kiểu ở Berkeley cuả California\.


Phượng Các
#186 Posted : Monday, October 8, 2012 5:01:27 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)

Ngày thứ 5:

Chúng tôi lại đi chơi ở một nơi khác\. Xe qua cầu Van Wrinkle\. Ngừng lại để đóng tiền qua cầu\. Qua cầu rẽ sang tỉnh lộ 9G thì tới nơi, gia trang của Frederic Church, có tên là Olana. Gia trang này nằm trên một triền đồi nhìn xuống dòng sông Hudson River thơ mộng mà khi qua cầu tôi đã có dịp trông thấy.

Di tích viếng thăm gồm có hai phần chánh, là căn nhà cư ngụ của gia đình ông Church và phần bên cạnh là khu nhà dành cho gia nhân hay làm nhà bếp nay thành bảo tàng và gift shop, cũng là nơi bán vé\.

Ông Church là một hoạ sĩ phong cảnh nổi tiếng của Mỹ vào thế kỷ thứ 19. Sinh ra trong một gia đình giàu có nên ông có thì giờ chuyên về nghệ thuật và là học trò của Thomas Cole. Ông du lịch rất nhiều và vẽ được nhiều bức tranh có giá trị như bức Heart of the Andes. Trong một lần triển lãm bức tranh này tại thành phố Nữu Ước, ông gặp cô Isabel Mortimer Carnes, cô sinh ra tại Paris, nhưng trưởng thành tại New York và Ohio\. Hai người sau đó đi đến hôn nhân vào năm 1860\. Hai đứa con đầu của họ chết vào năm 1865 vì bệnh bạch hầu\. Nhưng sau đó 4 đứa con khác ra đời xoa dịu phần nào nỗi đau đớn đó\.

Cũng như lần trước đây chúng tôi lại đi lên thăm nhà theo tua gai trước khi xem phim nói về cuộc đời và lịch sử ngôi nhà này\. Church cho xây dinh thự độc đáo với ảnh hưởng của kiến trúc Ba Tư\. Các chi tiết tỉ mỉ trên nóc, cửa nẻo, lan can nhà v..v... đều đậm đà nét Persian\. Thậm chí hàng chữ ngay cửa lớn vào nhà cũng bằng tiếng Ba Tư nghĩa là Welcome\. Trong nhà đồ đạc cũng toàn là đồ Ba Tư và các cổ ngoạn Đông phương khác, trong đó tôi thấy có tượng Phật, hoặc đồ Tàu\. Khách không được phép chụp hình\. Nhưng ra lan can thì tua gai bảo ở đây thì chụp được\. Hùm, chụp cái gì ở đây, ngoài trừ con sông Hudson ở phía dưới\. Trong nhà ông tôi thấy thích nhất là cái view từ các phòng khách, phòng ngủ hay phòng làm việc của Church\. Nhà họ ngụ trên cao có một cái view tuyệt vời\. Tôi chắt lưỡi, mèn ơi, phước báu nào mới được sống ở đây vầy nè trời!

Trời mưa rã rích, nhưng cũng có lai rai du khách viếng thăm\. Vì mưa nên không đi xa xuống thăm vườn tược nhà họ Church này được\. Theo phim tài liệu thì trước đây người ta cỡi ngựa khi lên xuống nơi đây\. Cách đây 150 năm thì nơi này hoang vắng lắm đây\. Thật ra ngay giờ đây mà tôi còn thấy vắng vẻ\. Xứ của người ta là vậy, nhà nước mà muốn bảo tồn khu nào là khu đó tuyệt nhiên không ai xâm phạm, chớ không phải muốn cắm dùi là cắm đâu\. Luật pháp kỷ cương như vậy mới đưa hàng trăm sắc dân vào cuộc sống yên bình\.

Sau khi hai vợ chồng từ trần thì cơ ngơi giao lại cho đứa con trai thứ ba (trong bốn người sinh sau). Hai vợ chồng này không con nên sau khi bà vợ Sally từ trần vào năm 1964 thì tài sản rơi vào tay đứa cháu trai và ông này tính bán đấu giá dinh cơ này\. Sau nhiều năm tranh đấu để giữ lại một di sản lịch sử, rốt cuộc bang New York mua lại được và mở ra cho công chúng xem từ năm 1966.

Tôi hay cám cảnh về các vụ tài sản di nhượng lại như thế này\. Ngày nào ta chắt chiu gìn giữ, tới lúc nằm xuống có khi rơi vào tay con cháu không biết giữ gìn, thôi thà là viết chúc thư trao tặng lại cho quốc gia hay tiểu bang cho người đời được ngắm nghía đôi chút\.

Trên đường về chúng tôi ghé lại ăn chiều ở thành phố Hudson, một thị trấn cũng xinh xắn, đỉnh đạc\. Quán ăn chúng tôi ghé khá nổi tiếng ở đây: American Glory BBQ. Quán mang đậm phong cách Mỹ, có cờ Mỹ phất phới, trong quán có cái bar rượu sáng choang chai lọ.

Sau khi ăn xong, chúng tôi thả bộ trên con đường chính của thị trấn, đường Warren. Khi ghé vào tiệm chạp phô Olde Hudson, bất ngờ tôi thấy có bánh tráng Việt Nam hiệu Hoa Hồng nằm lẫn trong các thức Á đông khác\. Đó là món Việt Nam duy nhất trong tiệm. Món gỏi cuốn được người Mỹ ưa chuộng không thua gì chả giò hay phở\.

Nhà cửa thấy phần lớn bằng gạch, đá, dĩ nhiên là mang đậm nét Âu châu\. Bây giờ tôi mới nhận ra là tôi thích nhà cửa, kiến trúc\. Chẳng là vì có lần có người hỏi tôi khi đi du lịch thì tôi thích làm cái gì\? Tôi trả lời theo phản ứng tự nhiên lúc đó là chắc là tôi thích ngắm cảnh, ngó trời, ngó đất, ngó người, ngó hoa lá, cây cối coi có loài nào mới mà mình chưa thấy hay ít có ở vùng mình ở hay không. Như ở đây tôi thấy có nhiều bạch quả, là cây mà tôi tìm đỏ mắt khi ở London, để lượm lá về sấy thành trà và rõ ràng thấy công hiệu là làm cho đầu óc thảnh mảnh mỗi khi cảm thấy nó bắt đầu u trệ.

Đi ngang qua một nhà nọ có cửa đóng, đề số 417, thấy một du khách trẻ dừng bước dùng điện thoại di động chụp tấm giấy dán ở cửa kiếng. Tôi cũng tò mò kiễng chân lên dòm, ra là một tờ giấy có ghi: LIES, the real weapons of mass destruction.

Thấy trời đã kéo mây, chúng tôi lật đật ra về\. Có ghé vào khu trượt tuyết của Windham, hiện vẫn còn cỏ cây\. Vài tháng tới đây nơi này sẽ là nơi có khách tới đây trượt tuyết, hay ngồi ghế trên không để ngắm xuống đất\.

Gần tới nhà tôi có yêu cầu ngừng lại để tôi chụp tấm bảng "Welcome to the town of Jewett, Est 1849" vì ngày mai rời nơi đây tấm bảng này sẽ nằm phía sau lưng chúng tôi, và tôi không hề nghĩ là mình lại có cái duyên nào thấy lại nó ở trước mặt mình nữa.


xv05
#187 Posted : Tuesday, October 9, 2012 5:17:26 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Em nhớ hình như tổng thống Franklin D. Roosevelt là người cho áp dụng luật đổi giờ (để) tiết kiệm năng lượng vào mùa hè thì phải, thời đó là để tiết kiệm tiền mua nến. (hình như bên mục BCB một lần có nói (?))

Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post


Tôi hay cám cảnh về các vụ tài sản di nhượng lại như thế này\. Ngày nào ta chắt chiu gìn giữ, tới lúc nằm xuống có khi rơi vào tay con cháu không biết giữ gìn, thôi thà là viết chúc thư trao tặng lại cho quốc gia hay tiểu bang cho người đời được ngắm nghía đôi chút\.
Cái này còn tuỳ thời tuỳ nơi à chị.
Như ông Vương Hồng Sển trước khi mất đã hiến cả căn nhà toàn đồ cổ quý cả đời ông sưu tập cho "nhà nước". Chỉ mấy tháng sau là mất sạch, kẻ làm lớn rinh món lớn, kẻ làm nhỏ chôm món nhỏ... sạch sành sanh.
xv05
#177 Posted : Tuesday, October 9, 2012 5:29:17 AM(UTC)
xv05

Rank: Advanced Member

Groups: Registered, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,044
Points: 3,390
Woman
Location: Lục điạ hình trái táo

Thanks: 340 times
Was thanked: 45 time(s) in 44 post(s)
Originally Posted by: Phượng Các Go to Quoted Post
xv ơi,
Ông chủ tiệm boutique hotel lên tiếng xin lỗi rồi đó!
Chắc là một chiêu quảng cáo cho cái hotel ...
Users browsing this topic
Guest (24)
20 Pages«<7891011>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.