Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

6 Pages«<23456>
Văn / Vũ Thị Thiên Thư
Vũ Thị Thiên Thư
#61 Posted : Thursday, January 10, 2008 8:50:24 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Giọt nắng cuối chiều


Tập truyện
Vũ Thị Thiên Thư

4 Giọt nắng


Giọt nắng xuyên qua khe gỗ, in xuống những hình kỷ hà loang lỗ trên nền gạch, vuốt giọt mồ hôi trên trán, nhưng không thể ngăn được những giọt lăn dài theo đốt xương sống trên lưng. Nhẩm đếm mấy cây hoa trong phần khay còn lại, đã trồng được hơn một nửa rồi. Nắng trưa bắt đầu gay gắt, Trân nhìn màu cỏ xanh mượt sau cơn mưa, mùa hè Bắc Mỹ đi ngược lại tuổi đời, tuổi càng lên cao mùa càng ngắn lại, đám hoa Thuỷ Tiên vàng sau mùa xuân đã tàn, hàng Uất Kim Hương chỉ còn một ít khoe màu muộn màn, những chồi Iris cũng chực chờ trong nắng sớm . Bên góc nha,ø hàng Peony đã xanh mượt, nhánh nặng trĩu nụ hoa…

Trân tiếp tục xới đất, lượng khoảng cách, đặt từng thân cây nhỏ nhoi xuống, lấp đất cho đầy và tiếp tục, hàng hoa kèn Petunia, sau đó là hàng lá bạc, tránh xa hàng Tulip, Trân nói thầm với chính mình “cuối mùa nầy phải đào lấy củ lên, sang thu sẽ trồng lại”. Cái hàng rào dây cuối vườn trông xấu xí thế kia mà được việc, ít nhất thì cũng che chở cho những nụ hoa Tulip vừa mới ló dạng, họ hàng nhà Ngọc Thố cứ lăm le nuốt chững vào dạ dày lép xẹp sau mùa đông dài lê thê.

Mùa đông, khu rừng sau nhà chỉ là những cành cây khẳng khiu. Nổi chờ đợi thắt thẻo, cuối cùng dọn vào căn nhà mới xây khi tuyết còn phủ trắng chân đồi, trăng Thượng Nguyên long lanh thướt tha ngoài cửa sổ, dịu dàng trên nền tuyết lấp lánh như gương soi. Đêm đầu tiên nằm yên trên sàn nhà, căn nhà trống rỗng, cửa chưa màn che, phòng chưa giường chiếu, nhìn ánh trăng bay bay, những vệt sáng di chuyển, nhảy múa dịu dàng, nếm từng giọt tĩnh mịch trên đầu lưỡi, mùi hương thơm bình an. Cái cãm giác nhẹ nhàng, bay bổng, như những ngày tuổi nhỏ nằm trong lòng Ngoại trên chiếc võng đong đưa .

Tháng giêng, cơn bão tuyết đầu mùa, những tinh thể trắng ngần, từng hạt li ti bám vào nhau như trăm nghìn đoá hoa, bay phơ phất trong trời. Trân nhìn đóa hoa trắng nuốt, nhớ lại những hoa gòn tơ mỏng bay trong nắng, ngày tuổi nhỏ, trong khu vườn sau, hai chị em chạy tung tăng đuổi theo, nắm lấy tơ hoa vào bàn tay, rồi lại đưa lên môi thổi bay đi, trả lại cho không gian phiêu phất. Nhìn các con như bầy chim vỡ tổ, tung tăng mang máng tuột, giầy tuyết, khăn quàng cột phất phơ, rủ nhau từ trên đồi cao thả máng chạy dài xuống, niềm vui đơn giản, như Mẹ và Dì thuở nhỏ mang mảnh ván chờ nước ròng ra bãi bùn chạy chùi xuống lòng sông, tiếng cười đùa vang vọng, buổi sáng trời trong xanh buốt. Những ngày tuyết rơi, liên tiếp, các con vẫn vô ưu, không còn nhìn thấy mặt đất, chỉ một màu mênh mang, được nghỉ học là niềm hân hoan, tiếp tục các cuộc vui, bày thêm trò chơi mới, ra sân vò tuyết đắp thành hình tượng, những người tuyết lớn bé đứng trong sân nhà, nhìn như thằng bù nhìn đang phe phẩy trên ruộng dưa .

Mùa đông dai dẵng, bất tận, rồi cũng qua đi, những hạt tuyết long lanh giã từ, vậy đó, đếm từng mùa đã đầy hai bàn tay. Như đôi vợ chồng chim Robin đã rời bỏ tổ ấm êm, mang bầy con vào khung trời bát ngát. Nụ xanh phơn phớt, lấm tấm trên cành cây khô, từng ngày, những cơn mưa xuân rào rạt, từng chồi xanh non nhởn nhơ, nụ hoa Forsythia rực rỡ trêân cành, nhìn màu vàng trong nắng, lại nhớ rừng Mai khoe sắc ngày đầu năm. Khu vườn nhỏ, từng viên gạch lót, từng khúc cây cưa cắt, mùa tiếp mùa, bao nhiêu giọt mồ hôi đổ. Hàng Cúc vàng mỗi cuối ha,ï đầu thu, hãy còn đang xanh mượt lá.

Trân nhìn sang góc cuối vườn, cây đào trồng mùa xuân đầu tiên khi về nhà, hoa nở cuối tháng tư, màu hồng phấn mong manh, nhánh đã trĩu nặng trái xanh Trong bóng hoa lả lướt nghiêng mình, thấp thoáng chút ánh sáng mùa xuân, có hình ảnh người đàn bà với mảnh khăn rằn vắt lên che mái tóc, trên tay cầm chiếc nọc cấy… Có hình ảnh bà hiu hắt lúc bóng chiều loang, bà với nụ cười móm mém của hàm không còn răng, bà của đôi bàn tay khẳng khiu. Hình ảnh như những vết thương lâu rồi không còn đau, những vết thẹo theo tháng năm cũng mờ nhạt. Người đàn bà bắt đầu cho bốn thế hệ, từ con rạch nhỏ mùa khô, bãi bùn, chỉ còn lại con đường nước chảy nhỏ, không đủ chiếc xuồng bơi ngang. Con rạch hai mùa mưa nắng, tháng nước đổ đục ngầu màu phù sa, đổi sang mùa nước giựt tháng mười, màu nước phèn một lần nữa thay sang xanh vàng rờn rợn.

Thế hệ thứ hai, từ ngôi chợ nhỏ với cửa hàng khiêm nhượng, bà Nội hàng ngày làm các thứ bánh trái, may vá thêu thùa, buôn bán các loại hàng vải và các thứ kim chỉ linh tinh, lúc các con cháu đã trưởng thành, không còn ngồi cửa hàng, lại trở về nếp sinh hoạt quen thuộc, trồng trọt, nuôi heo, tính toán bỏ ống cho chi dụng trong nhà. Dù không còn ruộng lúa, không còn nuôi những người tá điền, công cấy, nhưng bao giờ vẫn chén gạo, chiếc khăn, manh áo chia cho kẻ khó nghèo.

Thế hệ thứ ba, cùng lúc với ngôi chợ nhỏ đã trở nên trù phú, người con dâu trong nhà, thay Mẹ chồng quán xuyến, khuôn mặt cửa hàng cũng thay đổi theo thời gian , những ngọn đèn điện sáng thay cho ngọn đèn dầu lửa mù mờ mọng khói, cuộc sống như diều căng gió, phồn vinh từ chiếc xuồng nhỏ ngược dòng nước , lên chiếc xe ngoại quốc, bước vào mát rượi máy điều hoà không khí. 1975, bỗng chốc đảo lộn, theo cả nước đi thụt lùi, trở về thuở chống xuồng xuyên cánh đồng về khu chợ nhỏ, rọc từng manh lá chuối, xếp từng trái cam, chắc chiu mua cho Cha già con cá đã từ lâu không hề để mắt. Cuộc sống đảo điên, nhơm nhớp hàng ngày, cổng trại học tập bên trong hàng kẽm gai tàn dư, lúc nào cũng như đe doạ. Cho đến lúc cuối chiều, con cái tản mác, lại khăn gói trở về thành phố, sống trong căn nhà mấy tầng lầu chỉ có chiều cao, suốt ngày quanh quẩn trong phòng, bốn thước vuông vào ra như bóng .

Trân thở dài, lại nghĩ đến Mẹ, cái dáng dấp thong dong mảnh khảnh ngày nào, bà thường bảo “ chỉ cần nhìn vào đám đông, nhìn mái tóc và vầng trán cao là có thể thấy con dâu ngay. ” Mẹ của lần cuối cùng về thăm, nằm trầm kha hiu hắt, nhẹ như bóng, mong manh như sương, khi đở trên tay em than “ Mẹ già thật rồi ” Nhìn hơn thất thập mùa xuân, nhìn mái tóc xanh ngày nào, những sợi mong manh vương vất… chỉ còn lại những chân trắng lấm tấm …

Thế hệ thứ tư, bầy con gái như những hạt châu mưa …Hạt rơi xuống đất, hạt vào ...

Trân nhìn chiếc bóng in dài, chiếc bóng hắt hiu ngã theo chân người đàn bà đang tắm những giọt nắng long lanh cuối cùng của ngày hè Bắc mỹ …

Vũ Thị Thiên Thư

Xin Mời nghe VTTT diễn đọc


http://www.ducavn.com/du...es/Van.../GiotNang4.mp3




hongkhackimmai
#62 Posted : Monday, January 14, 2008 10:38:19 AM(UTC)
hongkhackimmai

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,788
Points: 774

Thanks: 3 times
Was thanked: 103 time(s) in 89 post(s)
Guess who has two poems published in here?







Lánh Cuộc Chơi









Cánh Tình Trầm Mặc

Vũ Thị Thiên Thư
#63 Posted : Monday, January 14, 2008 9:39:03 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Kính Chị HKKM
Số Xuân đã phát hành...
Cảm ơn chị báo tìn vui



heart
Vũ Thị Thiên Thư
#64 Posted : Sunday, May 11, 2008 10:52:44 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Từ Ngũ Đại Hồ
Mang tin vui


http://img.photobucket.c...thithienthu/_mg_2038.jpg[/img]









[img]http://img.photobucket.com/albums/v295/vuthithienthu/_mg_2106.jpg" alt=""/>




Vũ Thị Thiên Thư
#65 Posted : Saturday, July 26, 2008 1:04:18 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Sự sống mong manh


Thứ ba, không biết tại sao tôi lại chọn ngày nầy làm nghỉ trong tuần, có phải là do duyên? Thuở nhỏ nghe người lớn bảo " Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định " Tôi không nghĩ ra , mãi cho đến mấy chục năm sau,...ừ nhỉ !
Về Dyer xây tổ cho bầy chim non , dắt chúng vào trường, gặp bỏ già đang quét dọn, chào nhau , ông hỏi tôi
- Bà mới đến đây cư trú ?
- Vâng , chúng tôi mới dọn về thành phố nầy, tôi đến ghi danh cho các con vào học.
- Nhà thờ có Hội các mẹ , mời bà đến tham gia, mỗi thứ ba , từ chín giờ sáng cho đến giữa trưa.
- Vâng, Cảm ơn ông , tôi sẽ đến.
Mười mấy năm sau , đó là khoảng thời gian tôi tự thưởng công cho mình, dù có bận biụ tất bật , hàng tuần, tôi vẫn cố gắng đến họp với các bà. Có nhiều bà tuổi còn cao hơn tuổi Mẹ tôi. Họ có sự an nhiên, từng trải, tôi học từ các bà tính khoan hoà, kinh nghiện sống, cách thức hội nhập vào đất nước đã che chở dung dưỡng tôi, từ những ngày chân non rời đất mẹ lang thang tìm đường sinh sống.
Ruth là người trạc tuổi Mẹ tôi , các con đã lớn , một số lập gia đình và sinh sống nơi xa, bà rất khéo tay, nhiều sáng kiến. Bà dạy tôi biến các vật dụng dư thừa thành hàng thủ công tinh xảo. Cuối năm, gần Giáng sinh , mang các thức nầy ra bán gây quỹ cho nhà thờ, giúp các công tác từ thiện khác. Bà và Lauren rất tích cực giúp đở cho tổ chức " Birth Right ".
Thuở đó tôi chưa biết tổ chức nầy , chỉ thấy bà lo may cắt , chắp vá những mảnh nỉ nhỏ lại thành từng chiếc mền con con, Lauren thì chuyên đan nón, vớ.Tôi quen may nhanh nên giúp bà rất nhiều. Cuối cùng khi thấy số lượng chồng lên đầy trong các ngăn tủ tôi mới hỏi bà
- Chúng ta cần bao nhiêu mền , nón, bấy nhiêu có đủ chưa ??
- Không, phần nầy giành riêng cho Birth Right
- Birth Right là tổ chức nào??

Tôi theo Ruth đến thăm Saint Monica House , cơ sở cuả Birth Right ,căn nhà nhỏ nằm cạnh bệnh viện, bên trong ngăn nắp , phòng nhỏ , gọn gàng đơn sơ, hiện nay đang chứa ba cô thiếu nữ. Đây là những bà mẹ trẻ, đang cưu mang, bị gia đình ruồng bỏ, các Sơ mang về nuôi chờ ngày sinh nở. Hàng tháng có bác sĩ thiện nguyện vào thăm, một cô muốn được giúp đở để nuôi con, cô khác muốn tặng con cho người nào muốn xin, với điều kiện đứa bé được bảo đảm tương lai.
Chuyện trò với các cô, và nghĩ đến những thai nhi đang bị huỷ hoại hàng ngày , các phong trào tranh đấu Pro Choice , trong lòng chợt thắt lại. Sự sống khi kết hợp, dù là trong trứng nước cũng là một sinh mạng, huỷ hoại sinh mạng thì dù cho có dùng danh nghiã nào cũng là sát nhân.
Hàng tuần, tôi lại đến nhà thờ, kết những tấm quilt nho nhỏ giữ hơi ấm cho trẻ sơ sinh, công việc nhỏ nhoi nầy giúp cho tôi sự thăng bằng, không nghỉ ngợi mông lung, chuyện trò về cuộc sống, những mẫu chuyện hàng ngày, có khi theo các bà đi thăm viện Dưỡng lão, khi thì trở lại St Monica, gặp các bà mẹ trẻ, dạy các em thêu đan, nghe các em tâm tình, những dự tính chuyện tương lai.
Khi Lauren mang đến gói nón len, tôi hỏi bà
- Lauren , bà có thử đếm xem đã đan được bao nhiêu nón rồi không??
- Ừ nhỉ , tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đếm xem mình làm được bao nhiêu cái rồi, nhưng năm ngoái thì mình tặng cho bệnh viện gần năm trăm cái đó chứ.
Tôi hỏi bà , vì hàng ngày khi đi ngang Bệnh viện St Magaret, nhìn vào khu vườn hoa, phiá dưới chân tượng Chúa là những hàng thánh giá nhỏ màu trắng, mỗi một thánh giá là biểu tượng cho một thai nhi đã bị huỷ hoại ,và hàng ngày con số nầy càng gia tăng.

Bên cạnh những thai nhi không có cơ hội thấy ánh mặt trời , tôi nghĩ đến những hài nhi đã và đang chờ chào đời ở St Monica House. Con số nầy nhỏ nhoi quá , nhưng dù thế nào thì cũng tiếp tục công việc, chuyền tay nhau những chiếc mền con, ấp ủ tình thương yêu, chiếc nón che chở trung đình , đôi vớ bọc gót chân son , đường đời gai chông sau nầy không ai biết được...

Vũ Thị Thiên Thư


Thỏ Con
#66 Posted : Saturday, July 26, 2008 10:37:34 AM(UTC)
Thỏ Con

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 78
Points: 0

quote:
Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư

Sự sống mong manh



Tôi theo Ruth đến thăm Saint Monica House , cơ sở cuả Birth Right ,căn nhà nhỏ nằm cạnh bệnh viện, bên trong ngăn nắp , phòng nhỏ , gọn gàng đơn sơ, hiện nay đang chứa ba cô thiếu nữ. Đây là những bà mẹ trẻ, đang cưu mang, bị gia đình ruồng bỏ, các Sơ mang về nuôi chờ ngày sinh nở. Hàng tháng có bác sĩ thiện nguyện vào thăm, một cô muốn được giúp đở để nuôi con, cô khác muốn tặng con cho người nào muốn xin, với điều kiện đứa bé được bảo đảm tương lai.
Chuyện trò với các cô, và nghĩ đến những thai nhi đang bị huỷ hoại hàng ngày , các phong trào tranh đấu Pro Choice , trong lòng chợt thắt lại. Sự sống khi kết hợp, dù là trong trứng nước cũng là một sinh mạng, huỷ hoại sinh mạng thì dù cho có dùng danh nghiã nào cũng là sát nhân.
Hàng tuần, tôi lại đến nhà thờ, kết những tấm quilt nho nhỏ giữ hơi ấm cho trẻ sơ sinh, công việc nhỏ nhoi nầy giúp cho tôi sự thăng bằng, không nghỉ ngợi mông lung, chuyện trò về cuộc sống, những mẫu chuyện hàng ngày, có khi theo các bà đi thăm viện Dưỡng lão, khi thì trở lại St Monica, gặp các bà mẹ trẻ, dạy các em thêu đan, nghe các em tâm tình, những dự tính chuyện tương lai.
Khi Lauren mang đến gói nón len, tôi hỏi bà
- Lauren , bà có thử đếm xem đã đan được bao nhiêu nón rồi không??
- Ừ nhỉ , tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện đếm xem mình làm được bao nhiêu cái rồi, nhưng năm ngoái thì mình tặng cho bệnh viện gần năm trăm cái đó chứ.
Tôi hỏi bà , vì hàng ngày khi đi ngang Bệnh viện St Magaret, nhìn vào khu vườn hoa, phiá dưới chân tượng Chúa là những hàng thánh giá nhỏ màu trắng, mỗi một thánh giá là biểu tượng cho một thai nhi đã bị huỷ hoại ,và hàng ngày con số nầy càng gia tăng.

Bên cạnh những thai nhi không có cơ hội thấy ánh mặt trời , tôi nghĩ đến những hài nhi đã và đang chờ chào đời ở St Monica House. Con số nầy nhỏ nhoi quá , nhưng dù thế nào thì cũng tiếp tục công việc, chuyền tay nhau những chiếc mền con, ấp ủ tình thương yêu, chiếc nón che chở trung đình , đôi vớ bọc gót chân son , đường đời gai chông sau nầy không ai biết được...

Vũ Thị Thiên Thư



Chị Yêu Kisses
TE vừa nói chuyện với BốH về điều đó, huỷ hoại sự sống, về nhà đọc bài của chị...
TE mua bánh cuốn thăm Bố sau lễ CN và rinh của Bố 1 cuốn sách, cái này gọi là kiếm chác đó chị Smile
RoseheartRose
Vũ Thị Thiên Thư
#67 Posted : Saturday, July 26, 2008 9:19:40 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Em Thỏ
Nhớ Kính lời vấn an của chị đế Bố H nha
em an vui
heart
Vũ Thị Thiên Thư
#68 Posted : Sunday, July 27, 2008 9:12:53 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


BMV


Hàng người dài như trò chơi Rồng Rắn , tiếng lách cách cuả bàn phím.Nhìn những khuôn mặt chunh quanh , chuẩn bị cho thời gian chờ đợi.
- Chào Bà , Bà cần gì hôm nay?
- Tôi cần chuyển bảng số cuả chiếc xe cũ sang chiếc tôi mới mua
- Bà cần Bằng lái xe , thẻ bảo hiểm xe, biên nhận mua xe , đóng thuế.
- Vâng , tôi có đây
- Bà cầm hồ sơ, ngồi vào chổ kia , nhân viên sẽ gọi tên
- Thế không cần phải bắt số
- Không cần nữa.
- Cảm ơn bà
Tôi chọn chiếc ghế gần lối đi , do thói quen. căn phòng đầy người, ngày đầu tiên văn phòng mở cửa lại sau cuôi tuần lể lộc kéo dài, trên vách hãy còn trang trí khung cảnh Noel , những vòng Evergreen cột nơ đỏ thắm. Tưa vào ghế, biết phải chờ nên tôi mang theo quyển sách. Sách là người bạn trung thành từ những ngày thơ ấu, lúc gối đầu , khi ôm ấp...
- Xin lỗi
Nhích chân, nhường lối cho người đàn bà phốp pháp lách vào, tội nghiệp chiếc ghế, tưởng chừng như chiếc xe vận tải đang oằn xuống vì sức nặng , chợt nhớ ngày Ba tôi sang thăm, mỗi lần nhìn khẩu phần ăn bán ở các tiệm ăn nhanh , Ba lắc đầu
- Thức ăn nhiều quá, ăn như vậy mà không bệnh béo phì sao được.
Bà nhìn tôi phàn nàn
- Làm viêc như ruà , chờ hết cả ngày mất.
- Hy vọng không đến nổi
Cuí xuống quyển sách , những dòng chữ nhảy muá trong tầm mắt. Ah ! dù cố gắng tránh , nhưng chắc không bao lâu nữa , phải mang mắt kính. Mấy ngày bận biụ với bầy trẻ con, chúng nó bay về tổ cũ, vaò ra như ngày hội , tiếng cười đuà ấm áp cả căn nhà. Nghĩ chúng thức khuya , dậy muộn, tranh thủ ra đây làm cho xong chuyện nầy , bây giờ ngồi chờ, thời gian dài lê thê , trong lòng nôn nóng.
- Tên trên chiếc xe mới cũng giống như chiếc trước?
- Vâng , cả hai tên.
- Bà chỉ còn đến tháng bảy là hết hạn
- Vâng tôi biết.
Bà nhân viên mày mò với bàn phím , click...click...từng giọt thời gian nhỏ xuống , tôi nhìn đồng hồ , gần giữa trưa...
- Mary, tại sao không hiện ra số tiền??
- Bà làm có đúng không?
- Tôi thử mọi cách rồi.
- Trở lại từ đầu
Tôi tựa vào lưng ghế, chuẩn bị chờ mười lăm phút sau , bà nhân viên quay sang xin lỗi
- Chúng tôi dùng hai hệ thống máy , đang chuyển từ cũ sang mới, nhiều " bug " quá , không biết đường nào mà mò , chúng tôi phải thử cái chương trình mới trước, không làm được thì quay lại...
Tôi nghĩ thầm " quí vị dùng chúng tôi làm vật tế thần...!!!. Vạn sự khởi đầu nan...Tôi đã ngồi đây hơn tiếng đồng hồ rồi , dù sao thì cũng mất buổi sáng...
- Chào bà , chúc bà may mắn
- Vâng, chào bà
Người đàn bà bên cạnh cũng vừa bước ra cùng lúc , chậm một bước , nhường lối cho bà ta , trước khi đi còn quay lại lầu bầu
- Làm việc chậm như rùa, đóng cửa quách cho rồi.Tốn bao nhiêu tiền thuế cuả dân, nuôi lũ ăn hại.
Trong lòng vui , bước thẳng lại cánh cửa ra , trên tay là phong bì chứa tờ biên nhận , ôi !! luật lệ và thủ tục lề mề , nhất định không để cho vương mắc buổi sáng làm mất đi hơi ấm cuả một ngày muà đông bình an.

BMV : Bureau of Motor Vehicle


Vũ Thị Thiên Thư
#69 Posted : Sunday, August 3, 2008 10:44:39 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Cốt Khỉ


Tuấn hí hửng, mặt mày cười tươi khoe
- Anh Bảy , em mất cha cái điện thoại di động tối qua
- Mầy hơ hỏng quá , mất ở đâu ?
- Em dẩn mẹ con tụi nó đi chợ hoa , chúng cuỗm hồi nào có hay đâu
Kiệt chêm vào
- Anh Bảy nghĩ coi, ảnh đi chợ Tết ban đêm ,cõng thằng nhóc trên vai cho nó coi , điện thoại để túi quần sau lưng , có phải là mời mọc không ?
- Vậy thì tao biết mánh thằng nầy rồi , mấy muốn mua điện thoại mới chớ gì ?
- Trúng ngay tim đen rồi anh Bảy, không mất thì dễ gì chị ấy chịu chi tiền , ừ ! anh thấy cái Nokia mới chưa ?? Ngoài Mini-Mart đó , cáu cạnh , chỉ mới chưng lên hôm qua thôi.
- Tao khoái cái Samsung hơn , gọn gàng
- Anh Bảy à cái nầy có nhiều chức năng hơn , anh đã coi chưa ? Mình có đi không ?
- Ừ , thì tao coi quảng cáo trong tờ Tiếp Thị nhìn cũng mê lắm , nhưng cũng nặng tiền đó mầy ,
- Năm triệu chớ bộ đồ bỏ sao ?
- Thằng Bằng mới mua cái điện thoại, chẳng biết có con ma nào gọi không mà bày đặt móc ra bỏ vào.
- Anh Tuấn chơi cái Nokia đi, mở nhạc Tout L’amour nghe cho nó đã tai
- Năm triệu cũng hơi đau lưng đó mầy
- Ấy, chờ khi nào anh vào phòng họp thì em gọi anh, danh chánh ngôn thuận móc ra trình làng cho tụi nó lé luôn .
- Vợ nó có chịu chi ra hay không mới quan trọng
- Có lý do chánh đáng, mình làm giám đốc mà để thằng dưới quyền nó qua mắt thì cũng ê quá anh à .
- Ừ ! để tao tính
- Chỉ có một cái thôi đó , anh không tính lẹ thằng nào nó chớp là anh hụt giò .


Tuấn đẩy xe vào nhà, nắng khiếp đảm, những giọt mồ hôi lăn dài trên trán. Phương đón chồng , mang cặp đề lên bàn rồi quay sang
- Anh rửa mặt đi , em đi làm nước.
- Nóng như thiêu, định gọi em báo tin là anh về muộn, quên là mất cha nó cái điện thoại rồi
- A! em định dành ngạc nhiên cho anh
- Gì nữa đây ??
Phương tủm tỉm vào trong , mang ra cái điện thoại di động dí vào tay chồng
- Em thấy anh tiếc cái điện thoại ngơ ngẩn, nên chạy tìm mãi mới ra cái nầy , giống y hệt cái model cũ mà bọn chúng đã móc của anh , thấy em tài chưa ??


Vũ Thị Thiên Thư

Vũ Thị Thiên Thư
#70 Posted : Monday, August 4, 2008 11:48:53 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Tang Lễ


Tấm ảnh cười với tôi , người bạn của bao nhiêu năm vui buồn.
Kiếp người mong manh quá
Những tháng ngày có nhau, cười đùa săn sóc nhau, dìu nhau khi té ngã, khuyến khích khi khó khăn đở nâng khi mõi mệt...

Buổi sáng, vừa vào sở, quay sang dặn bà thư ký
- Annie, tôi có hẹn đi ăn trưa với Karen, khi nào cô ấy đến thì gọi tôi nhé.
Bận tối tăm, khi tôi chực nhớ lại , buổi trưa đã qua đi...
- Annie , Karen không gọi sao?
- Không , để tôi xem các tin nhắn lại. Không hề ,lạ vậy? Bà muốn tôi gọi cho cô ấy?
- Vâng , không như cô ấy , Annie gọi dùm tôi nha
- Không có người , tôi nhắn lại thôi
- Cảm ơn Annie.

- Dolly, Karen tử nạn.
- Vickie, tôi nghe lầm?
- Không, hôm qua , giờ đi làm , I-80 và I-94 bị xe vận tải nặng tung vào , không có cơ hội sống còn, họ định trưc thăng vận vào Bệnh viện Olympia Field , nhưng không kịp , chị ấy chết tại hiện trường, nội thương quá nặng

Bàng hoàng, ngày cuả tôi qua như cơn mộng dữ. Karen , nổi vui mừng vừa xong Cao học. Karen đang xây dựng biết bao nhiêu chương trình , vừa nhận việc. Bao nhiêu ước mơ...mong sẽ mang sức lực cuả chính mình giúp cho bao nhiêu người.
Vượt qua, từ căn bệnh, trầm cảm, bước xuống cuộc đời , cô muốn dùng chính kinh nghiệm sống nầy , giúp cho người đang gặp nạn. Những người phụ nữ yếu đuối, những người không thấy được tương lai...
Vickie kể cho tôi , cuối tuần qua, ba chị em vừa ăn mừng , Melanie rủ cả bọn đi chơi bowling , mang theo bầy trẻ nhỏ. Karen chưa bao giờ chơi môn nầy, vậy mà cũng thẩy trái banh cùng bọn nhỏ , rồi cưới đùa với nhau, chưa muốn ra về dù đã muộn, lại kéo nhau đi ăn tối. Một ngày thât hoàn toàn thư thả, vui chơi.
Không ngờ
đó là lần cuối cùng bên nhau...

Vũ Thị Thiên Thư

Vũ Thị Thiên Thư
#71 Posted : Sunday, August 10, 2008 10:06:48 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Bài Học Trân Trọng


Sức lực cuối cùng như chiếc bong bóng mất hơi, nửa nầy lây lất nửa kia cũng khật khờ...chuí đầu xuống gối, giấc ngủ ngắn không an, đường hô hấp mệt nhoài...Thân thể như động cơ không còn năng xuất, cạn kiệt, bao nhiêu lần chúng mình vẫn nhắc nhở nhau, một không thể đứng vững, phải cố nương tựa nhau, nhưng dù có cố gắng thế nào cuối cùng cũng không thể gượng chống được. Có phải là dấu hiệu cảnh cáo, báo trước cho chúng ta biết thời điểm, khi cần phải chấp nhận sức hạn chế, biết nắm lấy cơ hội để sinh tồn , tiến lên .
Chỉ một chút mây hồng lấp lánh cuối chân trời, ngày sẽ rạng dù đêm có dài lâu. Tiếng nói thanh thót reo vui vượt qua những vòng điện từ, mãi chân trời xa goị về, vậy mà tưởng như gần nhau trong khoảnh khắc, như cận kề bên cạnh .
- Đã bình an chưa ?
- Xong rồi Y, hôm nay thì vững vàng hơn
- Thế thì đã thấm men chiến thắng, và vẫn còn ngất ngây ??
Tiếng cười trong vắt của bạn, buổi sáng vui như tiếng chuông ngân. Tối qua, khi mệt nhoài vẫn cố gắng đọc những dòng chữ báo cáo, lời văn nhẹ nhàng nhưng tiềm ẩn, chất chứa sự dè dặt trang trọng. Cảm ơn anh bạn trẻ nhưng đã vững vàng, khéo léo, không làm vấy tung buị hồng trong không khí an vui cuả một ngày.
- Y nghĩ thế nào về chuyện trở ngại trong buổi lễ ?
- Anh bạn trẻ đóng vai ký giả rất khéo léo đó chứ, nhưng Chị KM thì không nể nang ai, chị thẳng thắng chỉ cho mình thấy khuyết điểm, Y nghĩ vì chị KM yêu quí thật tình, không thể chiụ được tì vết làm bẩn viên ngọc quí.. Y đồng ý với chị ở điểm không cần thiết phải dài dòng và đi lạc mất chủ đề , mất trọng tâm cuả buổi lễ.
- Y chưa biết hết chuyện , nếu chỉ có vậy thôi thì R đã không tức giận, chỉ vì lời nói sau đó, đã làm hỏng, còn thú nhận sự thiếu thận trọng, đã nát còn thêm bét .
- Không đâu R, nếu nhìn thẳng vào vấn đề, người ta sẽ nhận ra ngay mà.
Chị KM nhận xét rất đúng, anh ta làm hư bao nhiêu công lao dàn dựng, nhưng trách vai chính không thận trọng khi mời người diễn giả, Y nghĩ thật là oan cho tác giả. Khi chuyện trò chúc mừng chị, nhắc lại chuyện, xem như vết nám nhỏ, chỉ là hạt buị, chị vẫn nhẹ nhàng , vẫn giọng nói trầm ấm
- Chị cẩn trọng lắm em à, chị đã gởi sách, tài liệu, các bài viết của các nhà văn nhận xét trước đây cho Anh ấy, nên chị đã làm tròn phần cuả chị rồi , phần còn lại do anh ấy
Dĩ nhiên là không thể nào bảo chị tắc trách được, chỉ tiếc là người được mời, xem nhẹ trọng trách, do tính thiếu cẩn thận, hay là không nhận thức được sự quan trọng cuả tên tuổi mình, đã không diễn trọn vai trò giao phó. Khi đứng trước khán giả, mặc dù ít nhiều, vì họ là người đến đây, họ phải được tôn trọng. Khi muốn trình bày một vần đề gì, trước công chúng, ít nhất cũng phải có dự án, nếu không muốn nói là phải soạn trước bài diễn cho chính xác, hợp lý, vì điều đó chứng tỏ diễn giả là người cẩn thận, trân trọng, trách nhiệm, dù việc nhỏ hay lớn khi nhận làm thì cũng phải làm cho thành công.
- Y có biết là anh thú nhận là chưa đọc xong không ?
- R à, Y nghe những chuyện bên lề rất buồn cười. Lý do cuả những thất bại do người ta thiếu thận trọng. Nhiều người kể là họ rất sợ tham dự, vì tổ chức lề mề, diễn giả lê thê, và nhất là tổ chức quá thường xuyên, nhàm chán. Người ta mệt mõi vì chuyện áo cơm nên chuyện chữ nghĩa văn chương không còn quan trọng nữa.Nên chuyện anh ta chưa đọc mà dám nhận lời giới thiệu, không lạ đâu R ơi .
- Nhưng nếu anh ta chưa đọc thì cũng có thể rút ra từ những bài nhận định trước
- Nếu nói thế thì đã không cần bàn, với Y thì Y nhận xét là anh quá tự tin nếu không muốn nói là thiếu thận trọng. Y không muốn nói là Anh khinh thường khán giả như một người đàn anh nhận xét. Đàn anh bảo là “ Không chấp nhận sự cẩu thả, khinh thường khán giả lẫn tác giả , đó chính là anh ta tự đào hố chôn mình “ Nhưng không cần bàn nhiếu, bài học trân trọng thì chúng mình luôn luôn mà Chị kể với Y là R đã tận lực, lo từng chi tiết nhỏ, chu đáo, cẩn trọng. Về phần tổ chức thì nghe phản ảnh lại rất tốt đẹp, niềm vui nầy say hơn trăm chén rượu ngon .


Vũ Thị Thiên Thư



Vũ Thị Thiên Thư
#72 Posted : Sunday, November 2, 2008 1:41:17 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Cầu kiến

- Thầy cho con theo Thầy về nuí, con chán cõi đời ô trọc nầy, lòng người man trá, sinh sự ,sự sinh... Đã đày con xuống trần, sao còn sinh thêm loài nghiệt súc , hắn làm con khổ quá thầy ơi.
- Lẽ huyền vi làm sao con hiểu?
- Thầy dạy con tin người, cứu vớt nạn tai , giúp kẻ yếu mềm. Sao thầy không cứu con?
- Con phải tự cứu con trước đã , bản giác mới hành được giác tha
- Con đã quá mệt mõi rồi. Đã sinh Du sao còn sinh Lượng?
- Tôn Ngộ Không còn có lúc phải chịu phép Kim Cô , con không tự cứu mình thì làm sao qua bể khổ?
- Thầy cho con biết, còn bao nghiệp duyên con phải gánh?
- Lẽ huyền vi, làm sao tiết lộ?
- Thầy ơi con đắm vì lời mật ngọt, con say vì bóng sắc, con cạn kiệt vì hương thơm, con điên cuồng vì ảo giác, hãy cứu con Thầy ơi !
- Con ơi! Tiếng nói thâm trầm kia , khuôn mặt đẹp đẽ đó, quyến rũ con vào vòng mê hoặc, nghiệp dĩ phải cưu mang. Nhắm mặt lại đi con , thấy gì trong khoảng không trước mặt?
- Con thấy mặt người , khuôn mặt người Thầy ơi !
- Bên trong khuôn mặt đó?
- Biểu bì che bên ngòai , bắp thịt , gân chằng chịt giữ lại , mạch máu ngoằn nghèo luân lưu...
- Sau nụ cười kia?
- Trăm ngàn thớ thịt , hàng vạn tế bào...
- Bóc hết các thịt da đi , còn lại những gì?
- Thầy ơi ! Khiếp quá...cái sọ người , xương trắng...
- Thế thì con hiểu chưa??
- Vâng con hiểu rồi thầy ơi !

Vũ Thị Thiên Thư
Vũ Thị Thiên Thư
#73 Posted : Wednesday, July 22, 2009 6:53:19 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Góc rừng bấy lâu nay
Bụi trần khuất lối


Âu Du


Dòng máu giang hồ từ thân sinh vẫn chảy miệt mài...

Từ lúc nắm tay nhau
Câu hứa
chắp cánh bay...




Vũ Thị Thiên Thư
#74 Posted : Wednesday, July 22, 2009 10:08:33 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Từ Ngũ Đại Hồ :

Âu Du Phần 1





Vài nét về Lịch sử của Belgium

Belgium lập quốc

Vưong Quốc nhỏ nầy từ 57 BC Roman bành trướng lảnh thổ sáp nhập với một nhánh cuả người Celtic. Sau khi Rome suy yếu , Franks cuả Gemanic giàu mạnh, đến 431 AD thì thành lập Vương triều Merovingian với thủ đô là Tournai. Dưới thời Clovis I [c.466-511 ] lảnh thổ bao gồm phần lớn cuả France, Belgium và Tây nam Germany, theo Christianity nên được sự ủng hộ cuả Toà thánh. Pepin diệt triều Merovigian lập Carolingian lấy theo tên cuả con trai Charlemagne nối ngôi năm 768 bành trướng lành thổ bao gồm cả Châu Âu, trừ ra Spain và Scandinaia. Pope Leo III phong Charlemagne là Tây Phương Hoàng Đế “ Emperor of the West “ . Bên cạnh chiến chinh bành trướng lảnh thổ, vị Vương Đế nẩy cũng bành trướng thương mãi và khuyến khích nghệ thuật. Sau khi Charlemagne mất, vì sự tranh giành đất đai cuả các hoàng tôn, lảnh thổ chia sẻ ra làm ba, theo như hoà ước Verdun 843, West Francia thuộc Charle de Bold tiền thân cuả France, Trung ương thuộc Lothair, East Francia thuộc Louis the German sau nầy là Germany. Một phần cuả West Francia và Trung ương thuộc Lothair biến thành Vương quốc Belgium, dần dần chiụ ảnh hưởng cuả Vương triều German.

Belgium Trung cổ

Dước thời Count of Flanders, Baldwin Iron Arm cưới công chuá con gái cuả Charles the Bold và xây dựng các thành trì Ghent [ c.867], Nối nghiệp Baldwin II lập thành Bruge, Ypres. Miền Đông Nam cuả Belgium ngày nay dần dần thuộc Duchy of Lower Lotharingia [ Lorraine] cuả Vương triều German. Năm 977, Charles, Duke of Lorrain xây Thành Brusells bên dòng sông Sense.

Thịnh Vượng

Bước sang thiên niên kỷ, dưới sự đoàn kết lảnh đạo cuả Count of Flanders, thịnh vượng nhờ vào sự trao đổi, buôn bán, phát triển ngành dệt … 1300 Gent, Bruges,Ypres giàu mạnh đưa đến sự thoát ly ảnh hưởng cuả các quí tộc, xây dựng một sắc thái văn minh riêng biệt vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Điều nầy đã đưa đến sự tranh chấp giữa các Quí tộc và Vương quốc muốn lấy lại ảnh hưởng , Flanders độc lập ngắn ngủi từ 1302 đến 1329 lại rơi vào tay France .

England bấy giờ mất nguồn lợi về len dạ nên cắt đứt nguồn tiếp tế lông cừu, sự việc bắt đầu cho cuộc chiến tranh trăm năm [ 1357-1453 ] giữa England và France. FLander thoát khỏi sự đô hộ cuả France để rơi vào tay cuả Philip de Bold cuả Burgundy.

Thời Burgundian

Dưới thời Philip the Good [ 1419-1467 ] tóm thâu Brussels, Namur và Liege tập trung quyền lực về Brussels, biến Belgium một lần nữa giàu mạnh, cả tài nguyện lẫn nghệ thuật. Đó là thời vàng son cuả các nhà danh hoạ, những bức hoạ nồi tiếng từ Robert Campin, Brother van Eyck, Rogier van de Weyden …

Thời Spanish

1555, Hoàng đế Philip II cuả Spain, cuộc Thánh chiến giữa Protestant và Catholic , một lần nữa chia hai miền ảnh hưởng, Miền Nam chịu ảnh hưởng Catholic cuả Spain . 1648 Spanish chấp nhận cho Miền Bắc độc lập. nhưng lại mất nguồn lợi khi thương trường, dần dà chuyển về Hải cảng Amsterdam cuả Dutch .

Belgium Cận đại

Cuộc chiến tranh trăm năm với đế quốc France thời Louis XIV [ 1659-1715 ] Hậu quả Belgium thuộc Habsburg cuả Austria trên giấy tờ. Sau cuộc cách mạng Pháp 1780, Belgium cũng tuyên bố độc lập vào 1790. Chỉ được ít lâu, lại bị Austria giành lại. 1795 France một lần nữa chiến đóng Belgium. Với sự thất bại cuả Napoleon, Đồng minh trả Belgium cho Netherland, Nhưng với sự nổi dậy 1830 ở Brussels, Belgium tuyên bố độc lập vào ngài 20 tháng giêng 1831.

Vương Quốc ngày nay

Quốc Vương Albert II và Hoàng hậu Paola Ruffo di Calabria lên ngôi từ 1993, có ba người con : Thái tử Philip, Công chúa Astrid [ kết hôn với Archduke Lorenz of Austria ] và Hoàng tử Laurent.

Vũ Thị Thiên Thư


Tài liệu từ :

Royal Family of Belgium: the official website
Belgium's Royal History
Most Famous Belgian People: in Science, history, sports, etc..


Vũ Thị Thiên Thư
#75 Posted : Thursday, January 7, 2010 12:03:04 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Ôi ! Niềm nhớ Quê Hương


Tôi đang cúi xuống nhặt những lá khô từ muà thu trước, trời trong xanh ngắt, hương mùa xuân phảng phất, cỏ non lấm tấm xanh, nhớ những ngày nắng mới aó luạ bay, lang thang bước chân chim non nhảy nhót, đường về quê Ngoại miên man niềm hạnh phúc.
Roman cầm mấy chùm hoa Lilac trĩu nụ tím, khuôn mặt tươi cười , ánh mắt diụ dàng. Tôi nhìn nét rạng rỡ cuả anh ta, thầm nghĩ hôm nay ngày chúa nhật, nhưng hắn ta chưa say, hẳn là một phép lạ.
- Dolly, nhìn đây nè, có đẹp không??
- Vâng , rất đẹp, sao anh hái sớm vậy? Không chờ cho hoa nở à?
- Hái tặng cho Dolly đó.
- Oh! Cảm ơn Roman, thế anh đã hái cho Allena chưa? Cô ấy đâu rồi?
- Allena còn ngủ, mới về sáng nay.
- Cô làm tối qua à ? Thế các con đâu rồi?
- Vâng, chúng đi chơi với bạn rồi, nầy Dolly có muốn hoa thì cứ hái vào nhà cắm nha, hoa nở nhiều lắm đó.
- Cảm ơn Roman
Tôi mang mấy chùm hoa vào nhà, lấy cái bình thuỷ tinh, đổ nưóc vào, những chùm hoa Lilac màu tím, nhìn như những hạt ngọc long lanh, mai ngày sẽ nở thành những đoá mượt mà.
Roman là người láng giềng, khi chúng tôi về xây tổ, anh ta và Allena cũng như chúng tôi, đang tha từng cọng cỏ rơm. Đứa con đầu hãy còn đỏ hỏn trên tay, thằng bé bị bệnh khóc đêm, nghe tiếng khóc từng đêm đoạn đoài lòng mẹ. Sang xuân, khi những giọt nắng ấm bám nhẹ nhàng xuống thảm cỏ nhung, bầy chim non bay ra khỏi tổ, khung trời cao bát ngát xanh, đất trải bao la, hoa Dendelion nở vàng rực rỡ . Allena mang con ra sân sau, nhìn thằng bé tóc mưọt như tơ nụ cười như hoa nở, tôi suýt soa trầm trồ. Có còn gì hơn mối dây mẫu tử, như những truyền cảm có chung thiên chức Mẹ. câu chuyện với Allena đang quay quanh chứng bệnh trở dạ, khóc đêm cuả trẻ con, Roman bước vào, nghiêng người cuí chào tôi rất ư lịch sự, nâng bàn tay tôi nhỏ nhắn lên môi hôn, lăng xăng vào nhà mở tủ lấy ly rót rượu nho mời . Chuyện trò chưa được dăm câu, tiếng Anh cuả tôi khả dĩ, với Allena thì hoàn toàn lưu loát, vì cô sinh ra nơi đây, nhưng ngôn ngữ cuả Roman, mở miệng ra, câu nói nào cũng bắt đầu bằng tiếng chưởi thề dòn tan , hai tai tôi nóng bừng, vốn tiếng Anh tôi học qua, cộng thêm với tháng ngày làm việc, mớ từ ngữ không tra được trong tự điển, thứ tiếng Anh học từ những cơ sở lao động, nặng nề hơn những chiếc loa phóng thanh, màng tai tôi như đang bị tra tấn, không còn đủ máu luân chuyển, khuôn mặt đỏ ngượng ngùng, Allena biết tôi không quen nghe chưởi thề, cô xin lỗi rối rít, và giải thích thêm, Roman sinh ở Ba Lan, cách Warsaw chừng vài tiếng lái xe thôi, anh sang đây diện di dân, lao động, làm việc, nhờ kết hôn với cô nên nhập tịch Hoa Kỳ .
Vượt qua những tiếng chưởi thề mở đầu và chấm câu cuả Roman, tôi nhìn thấy sự chân thật, đơn giản trong cuộc sống cuả anh. Mảnh vườn sau nhà anh trồng đủ các thứ hoa màu. Thuở mới dọn vào nhà, khi nhìn thấy tôi đang cuốc đất, dọn một khoảnh sân cỏ để trồng hoa, anh mang cuốc sang, hỏi bằng thứ tiếng Anh đơn giản
- Chồng Dolly đâu rồi? Đây là chuyện cuả đàn ông.
Tôi cố gắng giản dị hoá ngôn ngữ, nói với anh là nhà tôi đi làm, tôi nghỉ hôm nay, tôi thích làm vườn, nên ra ngoài cuốc đất trồng hoa. Nói thế, anh vẫn giằng lấy cuốc, bảo tôi tránh ra, anh chỉ nhanh tay cuốc một loáng là cả luống đât đã bung lên, thành hàng, ngay ngắn. Mảnh vườn hoa con con cuả tôi vốn dĩ đầy đất sét, tôi phải khệ nệ mang từng bao đất về xới, trộn cho có chút màu mỡ, nuôi những luống hoa tươi thắm màu sắc cho mùa hè, rực rỡ vào mùa thu. Roman làm cả xóm phải khổ sở vì anh. Sân cỏ nhà anh bao giờ cũng xanh mượt, hết tưới nước thì lại cắt cho bằng, Những luống hoa kèn nhiều màu, hống thắm, tím ngát, ai đi ngang qua cũng trầm trồ...Suốt mùa hè, ngày nào Roman về tới nhà, không ra cắt cỏ thì tưới hoa, vun quén khu vườn sau nhà...Khu vườn nhỏ nhoi nhưng trồng đầy các thức rau cải, gia vị, cà chua, , ớt ngọt , bắp ...
- Cheer
Nâng ly rượu Vodka lên , Roman cheer với Tân, dăm lần như vậy là cả hai ngồi lờ đờ, ngất ngưỡng, miết rồi Tân phải chờ cho Roman vắng nhà mới dám ra ngoài cắt cỏ, vì thấy bóng Tân là anh chàng lại tay xách chai Smirnoff ra , hai cái ly đầy nước đá cục, hắn uống như đổ nước xuống cống. Ngày nào không có rượu vào, là chuyện lạ với hắn ... Nhưng hắn lại rất ngoan đạo, sáng chuá nhật nào, cũng quần áo chỉnh tề, đi nhà thờ xem lễ. Vừa về nhà, thay bộ quần áo lễ bằng y phục thường ngày, chưa quá ngọ đã thấy trên tay cầm cái ly đá pha Vodka, màu trắng trong vắt. Muà Lễ Chuá Giáng Trần hay Phục Sinh, anh ta luôn cẩn trọng mang quà cáp sang, anh biếu chúng tôi món xúc xích đặc biệt cuả dân Ba Lan, do chính anh tự đi giết thịt, làm lấy, hong khói. Đổi lại chúng tôi phải ròng rã cuốn chả giò, chiên cơm mang sang biếu trả lễ.
Tiếng động cơ máy cày rì rào, hình dạng to thù lù trông như con quái vật, đang há cái mồm to, hàm phô lởm chởm, sừng sửng tiến vào, ngấu nghiến nhai nát tấm thảm cây xanh , hàng Dã quì vừa lấm tấm màu lá non, hoa dại phô màu vàng mơ rực rỡ, chưa kịp tắm nắng mai, đã tàn theo dấu chân hung bạọ. Cỏ cây sinh ra từ lòng đất, nay nghiêng ngã trở về ...Dolly sửng sốt nhìn những luống đất, hình ảnh Roman và Joey, những giọt mồ hôi thấm vào lòng đất, hẳn vẫn còn giọt muối chưa tan. Mảnh vườn con con mà hai bố con hì hục cuốc từng luống, lên từng liếp, thả những hạt giống, vừa bén mầm xanh mơ. Chiếc maý cày lù đù tiến vào, cuốn theo dưới làn mắc xích, rể cây bật tung, thân non nhầu nát, Dolly nhắm mắt lại, nhớ thật rõ ràng hình ảnh chiếc xe tăng, nhìn như con quái vật, đã cán nát giấc mộng đầu đời. Cuộc chiến bao nhiêu năm qua, chỉ là cơn mộng dữ, theo đưổi đến bao giờ ? Luồng hơi lạnh chạy dài theo sống lưng, tựa vào gốc cây, nhìn thẳng, ánh mắt như dán vào con vật vô tri giác, đang tham lam ngốn ngấu, đang gieo rắc kinh hoàng.Tưỏng chừng không còn nhớ lại được, thời gian qua, từ lâu lắm rồi, nhưng nổi ám ảnh không chịu rời đi .
Roman hùng hổ bước ra từ trong khung cửa, chưa kịp thấy bóng người đã nghe một tràng chưởi thề, giòn giã như tiếng tiểu liên đang khạc đạn. Dolly nhíu mày , không khí bùng lên muì chiến tranh, như cơn hoả hoạn đang được chế thêm dầu, quạt thêm gió. Lao theo dấu chiếc máy cày, ném tung toé các cọc nhọn làm hàng rào chắn họ hàng nhà thỏ, Roman như điên cuồng nhìn mảnh vườn tan hoang, chiếc máy cày ngạo nghễ , anh ta buông ra từng tràng, đầy những tiếng chưởi ruả muôn màu vạn sắc, thứ ngôn ngữ một đời cần cù tụng tự điển, Dolly cũng không thể nào hình dung. Hàng ngày, theo mỗi chấm câu, mở đầu của anh đã đầy tiếng chưởi thề, trong cơn giận dữ, không còn từ ngữ dơ dạng tượng hình nào mà anh học được từ trong công xưởng, laị không mang ra thực hành .
- Allena, ngăn Roman lại, anh nóng quá, đánh người là mang hoạ vào thân
- Roman nổi cơn điên vì mụ chủ đất cày nát vườn rau, chặt bỏ hàng Lilac.
- Mụ cày xới , lấy đất để làm gì vậy ??
- Mụ có cần làm gì đâu, đất trống mà, chỉ vì mình trồng trọt, mụ không thích nên phá bỏ đó
- Tưởng là mụ nên mang ơn mình mới đúng chứ, đã dọn dẹp và trồng trọt cho vui mắt, làm sạch sẽ các thứ cỏ dại cho mụ rồi .
- Thế thì còn nói gì nữa, đáng kiếp mụ, hồi lão gia qua đời “ God rest his soul” mấy anh chị em tranh nhau miếng đất, cãi cọ lung tung , mụ ta ỷ có bồ là luật sư nên xử ép hai người kia, Mụ nghĩ là miếng đất nhiều giá trị, có thể chia ra thành lô bán nhiều tiền hơn nên mới giành lấy, giao các phần gia tài khác lại cho mấy người anh em, không ngờ là đất trủng, không thể xây cất được, cuối cùng thì nằm đó thôi. Đã vậy, vẫn phải chăm sóc, chi phí cho việc cắt cỏ, khai khẩn sạch sẽ, và nhất là phải nộp thuế đất đai hàng năm.
- Thật ra thì muốn xây cất trên khu đất đó, bà ấy phải mướn hoạ sư vẽ và thiết kế cẩn thận, không thì tiền mất tật mang.
- Mướn thì phải tốn nhiều tiền lắm, Chưa kề, Dolly nhớ hồi mấy căn nhà bên kia khi xây không ? Tốn bao nhiêu là móng mới xây được, dù sao, đất chổ ấy còn cao hơn, nếu mảnh nầy muốn xây nhà, còn cần nhiều hơn nữa đó
- Vâng, phần đất nầy chỉ có thể để cây xanh thôi, chứ nếu xẻ ra, ít nhất phải có người thật giỏi, tính toán cho thật chính xác chi li, không thì xây hỏng, chưa kề sẽ dễ bị ngập nước. Mà nầy Allena, lâu nay không thấy gã luật sư gởi giấy tờ gì hết ?
- Sau lần Mụ đòi đốn hàng Lilac, bị Roman điên tiết rượt chạy, hắn gởi thư hăm doạ, sẽ nộp đơn kiện ra toà, Roman mắng cho một trận tơi tả, không thấy gã trở lại. Chắc lại bỏ nhau rồi, cái bọn hút máu đó, giống như đỉa ấy mà, khi hút đầy máu cũng đã chán chường rồi, bám theo làm gì nữa ?
- Chuyện cũng lạ đó, chứ đỉa mà laị tha máu hay sao ??
- Biết đâu đã tìm được mồi ngon hơn ? Bọn già nhân ngãi non vợ chồng, không thích nhau thì xách gói ra đi .
- Cheer,
- Cheer
Vốn Anh Ngữ cuả Roman ngoài những câu chưởi thề giòn tan, thật ít ỏi, nhưng cũng đủ giải thích với chúng tôi, tấm lòng thương nhớ quê nhà. Tiếng mất tiếng còn, từng manh chắp vá, từ những cánh đồng bát ngát cuả quê nhà, Roman đã lớn lên, Ba Lan vào những ngày Xã Hội chủ nghĩa, cũng giống như các nước nghèo nàn của Âu Châu, hắn tha phương cầu thực, lao động vinh thân. Roman sang đây, theo gót một người anh họ, lao động cực lực, công việc không đòi hỏi chuyên môn, hay vốn liếng Anh ngữ. Vừa học thêm nghề nghiệp, vừa lao đầu vào công việc, dùng sức khỏe, mồ hôi, đổi miếng ăn và cuộc sống hàng ngày. Cái hào quang rực rỡ cuả thiên đường Cộng sản không giữ ấm được mùa đông băng giá, không làm đầy cái bao tử lép xẹp vì thiếu ăn.Trong lúc, thực phẩm thừa mưá phải đổ đi, nơi mà họ goị là điạ ngục tư bản bóc lột nầy. Những muà Giáng Sinh, tấm thiệp ghi các món quà dài như lá sớ Táo quân, dù đông hay tây, dù màu da trắng hay vàng, trong tận cùng các ngăn tim máu đỏ, vẫn là hình bóng quê nhà, vẫn là người Mẹ già hắt hiu trông ngóng đứa con xa.
Mùa hè năm trước đây, Roman sang tâm sự với Tân, anh nhớ quê nhà da diết, muốn về thăm Mẹ, lại ngại chuyện phải qua bao nhiêu cửa khẩu khó khăn. Sau lần khủng bố, vào ra các phi trường như qua bao nhiêu vòng thành kiên cố. Thủ tục thật lôi thôi, hỏi han bất nhất .Vốn tiếng Anh quờ quạng, anh rất ngại ngần, nếu mang cả nhà, Allena và các con cùng về thì tốn quá nhiều tiền ...chi phí nầy anh không thể gánh nổi, cuối cùng thì Tân khuyên anh nên đi một mình, vì nghĩ đến Mẹ già mong thấy lại đứa con đi xa. Tân tình nguyện đưa anh ra phi trường, sẽ lo dùm anh các thủ tục xuất cũng như nhập cảnh, anh cám ơn rối rít, sau dăm ba lần “ Cheer “ anh ngất ngưỡng chân đàng nam lôi chân đàng bắc, lê thê bước về nhà .
Ngày hành trang lên đường, Roman lễ mễ, lăng xăng xếp các thức quà cáp, nhìn đống hành lý, nghĩ đến những chuyến về thăm quê nhà cuả chúng tôi, cho dù Âu hay Á, cũng giống như nhau, cũng gói ghém bao nhiêu thứ để mang về. Anh cảm ơn rối rít khi Tân đưa anh vào phi trường, giúp anh lo xong các thủ tục. Chia tay anh, Allena và hai đứa bé theo chúng tôi ra về, cô liên miên kể cho chúng tôi nghe về tình hình sinh sống bên ấy, lần cô sang thăm, lúc chưa sinh các con, những khó khăn vật chất cuả các nước xã hôi chủ nghiã, cũng khuôn phép, luật lệ lề mề như nhau. Cô sinh và lớn lên bên xứ tự do, cho nên những thiếu thốn chỉ là hình dung trong báo chí. Ngược lại, Roman sống trong khu nông trại, cả gia đình bám vào năm mươi mẫu đất trồng trọt. Anh khoe với Tân những luống hoa màu, ngũ cốc, khi ngọn bắp trổ cờ, luống rau xanh ngắt, trong đôi mắt anh, niềm kiêu hảnh long lanh rạng ngời, ánh mắt chan chứa nổi khát khao, niềm vui thoát ra theo từng câu nói vụng về, nhưng tình thương đất Mẹ bao la, không phân biệt màu da chủng tộc.
Hàng cây Lilac, hình ảnh cuả Mẹ anh, qua từng mẫu chuyện, dù vụng về, tiếng mất tiếng còn, nhưng chúng tôi hiểu cơn giận dữ cuả anh, Khi nhìn thấy con quái vật đang chực chờ ngấu nghiến. Hình ảnh căn nhà ở vùng quê, Bố anh đổ bao nhiêu mồ hôi ra xây cất, những luống hoa đủ màu sắc, mỗi năm, ngày Mother Day, anh và các anh chị em trồng cho Mẹ.Hàng Lilac sau nhà, nụ đầy cành, tím long lanh, hương ngát từng muà xuân, anh vẫn trân trọng cắt mỗi ngày, khi nghe tiếng gỏ vào cửa kính , nhìn thấy anh ngoài sân nắng, chùm hoa trên tay, anh lại mang sang tặng tôi, làm sao anh không nổi cơn , điên tiết khi thấy chúng sắp sửa tận diệt?
Nắng đầu ngày, nắng thật trong, những nụ hoa tím ngát trên tay tôi hương thơm nhẹ nhàng, hương thơm gói trọn niềm nhớ quê hương .
Vũ Thị Thiên Thư

Lilac : Hoa Tử đinh hương
Dendelion : Hoa màu vàng lá dài răng cưa nhọn như hàm sư tử
Vodka : Rượu cuả Liên Sô , trắng như rượu nếp cuả Việt Nam
Smirnoff : Tên riêng cuả mốt loại rượu Vodka
“ God rest his soul “ : Cấu cho linh hồn ông ta an nghĩ
Mother Day : Ngày Lễ Mẹ

Xin Mời theo link :

Truyện : Vũ Thị Thiên Thư Diễn đọc Hồng Vân VOA

http://www.voanews.com/v...11/2008-11-25-voa40.cfm


http://khoidiem.org/doctruyen/314.html


Vũ Thị Thiên Thư
#76 Posted : Saturday, January 9, 2010 12:21:09 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Nắng chiều

Mẩu đối thoại sau đây , ghi lại trong cuộc sống hàng ngày.
Xin tặng cho đời một nụ hoa tươi .


- Peggy , mai nghỉ làm , có định đi chơi đâu không ?
- Vâng , mai được nghỉ nên tôi đến đón Mẹ đi chơi
- Oh! hạnh phúc quá , được ở gần để đón Mẹ đi chơi hàng tuần .
- Tôi chỉ mong là được săn sóc Mẹ hàng ngày , nhưng mẹ tôi bị bệnh lãng trí đó Dolly à, Cụ không thể sống một mình , cụ vào nhà dưỡng lão mấy năm nay rồi .
- Xin lỗi, tôi không biết .
- Mẹ tôi tự chọn nơi ở đó, Mẹ luôn tự quyết định cho chính mình, khi cụ tám mươi lăm thì cụ không xin gia hạn bằng lái xe nữa, lúc trí nhớ bắt đầu giảm sút, Mẹ thu xếp nhà cửa, chia hết tư trang rồi xin vào trung tâm người già cư trú.
- Cụ tự nguyện vào nhà dưỡng lão sao ?
- Vâng Dolly, Mẹ tôi luôn luôn là người chủ động, Cụ muốn tránh cho con cái vấn đề nan giải, nhất là baỏ chúng phải gánh vác chuyện chăm sóc cho mình , nên Mẹ làm trước mọi việc , từ chuyện cư trú cho đến tang ma, cụ đã viết thành chúc thư tất cả rồi.
- Nhưng bổn phận làm con cái, lào sao chúng ta không lo lắng chu toàn cho Mẹ được ?
- Mẹ tôi cương quyết lắm, Cụ vào viện hơn bốn năm rồi.Chúng tôi luân phiên nhau đến trông nom hàng ngày. Chỉ có chị cả cuả chúng tôi ở xa, cho nên chị hàng năm chỉ có thể về chừng hai tuần lễ thôi , trong suốt khoảng thời gian nầy , chị chăm sóc, kề cận bên Mẹ.
- Sinh hoạt cá nhân hàng ngày cuả Cụ ra sao ? Cụ có còn tự mình làm được các việc vệ sinh không ?
- Chỉ cần nhắc nhở thôi, như chuyện giờ giấc nào nên ăn uống, các thứ thuốc men, giữ gìn vệ sinh hàng ngày.
- Thế Cụ có nhớ các con không?
- Lúc nhớ , khi quên Dolly à, ban đầu tôi buốn lắm , nhưng dần dà cũng quen đi, bớt tủỉ thân..
- Thú thật là tôi chưa hình dung được. Đừng buồn khi tôi hỏi tò mò quá, Vì tôi cũng có những khó khăn riêng.
- Vâng , khó giải thích lắm, nhưng tôi tự nhủ “Đây là lúc Mẹ cần mình “ thế nên tôi quyết định xin đổi việc làm, tôi chọn công việc nầy để thuận tiện đi về chăm sóc Mẹ.
- Tôi rất ngạc nhiên khi biết với học thức và kinh nghiệm làm viêc cuả Peggy, tại sao lại nhận công việc không xứng đáng tí nào .
- Tôi biết công việc nầy không đúng khả năng, nhưng giờ giấc thuận lợi cho tôi, Cầu Ân Thiêng ban phước , bao giờ chu toàn cho mẹ thì tôi sẽ tìm việc khác muộn gì . Công việc thì luôn luôn có , nhưng Mẹ chỉ có một cơ hội nầy thôi
- Tôi phục Peggy quá, sự hy sinh và chọn lựa cuả bà thật là hiếm có trong cuộc sống bon chen nầy .
- Không hiếm đâu, nếu là Dolly, tôi tin là bà cũng làm như vậy thôi.
- Vâng, chỉ tiếc là tôi không có cơ hội, gia mẫu qui Tiên nhanh chóng quá
- Oh ! xin chia buồn với Dolly, Cụ mất bao lâu rồi ??
- Cảm ơn Peggy, khi nhận được tin Cụ bệnh nặng, tôi hối nhà tôi nên lên đường về với mẹ ngay.Tôi sẽ thu xếp côn việc nhà rồi sẽ theo sau . Nhưng khi anh ấy về đến quê nhà thì Mẹ cuả chúng tôi đã đi rồi .
- Cụ đi nhanh quá, để lại tiếc thương, nhưng như vậy thì sẽ không đau đớn kéo dài .
- Vâng, năm trước tôi về thăm, Cụ đã trối sống, người bảo lần sau con về , sẽ không thấy Mẹ nữa đâu . “ Tôi nói với cụ là “ Mẹ an tâm , sang năm con lại về mà .” Me vẫn nhất quyết là “ Lúc đó Mẹ đã đi theo Bố rồi “
- Cụ tiên đoán được điều đó sao ?
- Những năm gần đây, Mẹ cứ bảo là cầu mong Bố về đón. Cụ cũng lãng trí nhiều rồi, có khi tôi đang ngồi ngay trước mặt mà Mẹ vẫntìm quanh quất, chừng nhận ra tôi thì mẹ cười thật rạng rỡ. Tôi nhớ Mẹ quá Peggy à !
- Dolly, mình không thể giữ mãi Mẹ, Ngày nào còn có nhau , ngày ấy mình chu toàn thôi.Cụ bệnh thế nào mà mất vậy ?
- Mẹ chỉ chớm bệnh lãng trí thôi, tuy không nhớ chuyện hiện tại, nhưng nhớ chuyện cũ từ lâu lắm …năm trước về thăm , nhà tôi thường mắc võng dưới gốc cây nằm nghỉ trưa, Mẹ mang ghề đẩu ra ngồi bên cạnh , đong đưa chiếc võng và hát ru hàng giờ .Những câu hát ru con đã từ lâu lắm rồi Mẹ vẫn nhớ như in .
- Lạ thật, mẹ tôi cũng thế, hình như âm nhạc thật kỳ diệu, bà không còn đánh đàn, ngón tay bệnh phong thấp nên đã hư từ lâu, nhưng vẫn còn nhớ bài hát, ngày xưa bà từng là giọng hát chính trong ca đoàn cuả Xứ Đạo chúng tôi .
- Oh ! Cụ giỏi quá vậy .
- Vâng Mẹ tôi dạy âm nhạc và hội hoạ , sau khi về hưu thì Mẹ đàn cho thánh lễ và hát cho ca đoàn, cho đến khi sức khỏe không cho phép nữa.
- Sau đó cụ có còn hát không ?
- Chỉ thỉnh thoảng thôi. Sau khi mắc bệnh thì Mẹ rất giới hạn chuyện đi lại. Lần tôi đưa mẹ đi xem nhạc kịch , ra về Mẹ hát suốt một khoảng đường trong khi tôi lái xe, mấy chị em chúng tôi cũng hát bè theo, khi đến Viện , cụ khen chúng tôi hát hay lắm
- Mà Cụ có khen thật không ?
- Đó là lần đầu tiên tôi thấy Mẹ vui như vậy, từ khi nhập viện thì Mẹ rất lặng lẽ, it khi cười nói. lần nầy, Mẹ khen, chúng tôi nhìn nhau rơi nước mắt. Cái vé nhạc kịch thật là cắt cổ, nhưng có tốn tiền hơn con số đó để được thấy Mẹ vui, chúng tôi cũng cam lòng đó Dolly.
- Vâng, tôi hiểu điều đó, Mẹ tôi rất thích nước hoa, lần nào về tôi cũng mua và mang cho Mẹ .Sợ tốn tiền, Mẹ cứ bảo thôi, nhưng nhìn thấy Mẹ vui, thì mình làm sao ngừng lại được ?
- Đúng vậy , Mẹ tôi cũng rất thích quần áo lót bằng lụa, hàng tuần tôi phải đến lựa riêng ra và mang về nhà giặt, vì tôi không muốn nhân viên phục vụ cho vào giặt chung và làm hỏng hay thất lạc cuả Mẹ. mà lạ hén Dolly, tại sao có những thứ mẹ tôi nhớ, mà thứ khác lại quên ?
- Điều nầy không thể giải thích được, trong bộ óc kỳ diệu cuả con người, căn bệnh Lãng trí nầy đóng lại những ngăn nầy và chừa ra ngăn khác …
- Thật buồn cười, vì tôi vào thăm mẹ , gặp một bà cụ khăn áo chỉnh tề, trang điểm cẩn thận, xách ví tay đang đi xuống nhà ăn, chưng diện như đi ăn tiệc, và trên tay bà đang mang vớ.
- Oh ! Thật vậy sao ?
- Tôi không nói ngoa, Cụ có thói quen mang vớ, nhưng lại không nhớ là phải xỏ vào đâu, nên lấy vớ ra rồi tần ngần, khi cảm giác bàn tay đang lạnh, thế là cụ tròng vào tay …Tôi hặp nhiều cảnh , không biết nên cười hay khóc , gặp một bà cụ khác mặc quần áo lót cẩn thận, nhưng lại mặc ra bên ngoài quần áo thường …Họ chỉ nhớ là phải mặc quần áo lót, nhưng không thể phân biệt được là nên mặc bên trong hay bên ngoài, thật là cơ khổ .
- Chứng bệnh nầy rất lạ lùng, lúc Mẹ bắt đầu kể những chuyện không đầu đuôi, tôi đã cảm thấy bất an, đến lúc không nhận ra tôi, tôi lo lắng quá, vì nghe kể lại những trường hợp các cụ đi lang thang ra ngoài, không nhớ lối quay về, phải luôn có người canh chừng, may mắn là Mẹ tôi yếu sức , nên người không thể đi xa, và Cụ hay sây sẫm, có khi té lăn ra đất, tay chân trầy sướt … nhìn thấy thật xót xa cả lòng dạ.
- Tôi nhớ khi Mẹ tôi mới bệnh, Cụ vẫn còn tự nấu ăn, nhưng khi cụ bắt đầu quên tắt bếp, hay đứng ngẩn người tay cầm hai miếng bánh mì, loay hoay không biết cách nào để cho vào lò nướng. Bấy giờ tôi biết không thể kéo dài thời gian lâu hơn, mẹ cần người theo dõi thường xuyên, nên tôi mới tuân theo ý mà đưa cụ vào Viện dưỡng lão đó . Nhưng lòng tôi cắn rứt vô cùng, thấy mình bất lực, không chăm sóc cho Mẹ được, khổ nổi, tôi không thể nghỉ việc hoàn toàn, tôi cần bảo hiểm sức khỏe, và cần tài chánh .
- Peggy, bà không thể làm hơn nữa , bà đã cố gắng hết khả năng rồi, tôi cảm phục sự hy sinh cuả bà lắm .
- Cảm ơn Dolly, chuyện trò với nhau, tôi thấy nhẹ cả người, sự thông cảm cuả bà là phần thưởng cho tôi ,
- Không phải khách sáo Peggy à , cuộc sống hàng ngày quá tất bật, tin tức chỉ là những mẩu tin gây sự chú ý và chấn động, lung lạc niềm tin, không mấy ai chịu chú ý đến những tấm gương hy sinh âm thầm, ít người bỏ thời gian nhìn nụ hoa mới nở, nghe tiếng chim kêu thanh thoát đầu ngày, Chúng ta có cơ hội chia sẻ với nhau , đó là niềm hạnh phúc vô biên .

Vũ Thị Thiên Thư




Vũ Thị Thiên Thư
#77 Posted : Sunday, January 10, 2010 11:09:40 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Mua láng giềng gần

- Ronny, tại sao con chó cuả ông cứ nhắm vào tôi mà sủa ỏm tỏi thế? Coi chừng có ngày tôi nổi nóng sẽ đập nó nát đầu đó.

- Larry, đừng nóng nảy, từ từ chúng ta sẽ giải quyết chuyện nầy nhé.


Anh láng giềng Larry chặn tôi ngoài đầu ngõ, anh ta dọn về đây hơn năm nay, rất ít khi gặp nhau trong tuần, công việc của chúng tôi không làm giờ hành chánh, có khi hắn về thì tôi đi, giơ tay chào xong, đường ai nấy bước. Mãi mới có ngày nghỉ trùng hợp, khi ra ngoài cắt cỏ, hỏi han nhau, mới hay là ngày xưa hắn cùng học một trường, nhưng là lớp đàn em. Anh ta khá siêng năng, luôn chăm sóc nhà cưả, sơn sửa thường xuyên. Điều khó xử là anh nuôi hai con mèo, mà tôi lại có hai con chó. Chuyện chó mèo là chuyện dài từ ngàn xưa. Hai chú chó trong nhà tôi từ khi về đây, chưa hề trông thấy các con thú vật nào khác, nhưng thiên tính vốn không hoà hợp, cho nên mỗi ngày khi chúng ra sân làm việc vệ sinh, hể thấy bóng chú mèo nào lảng vảng là chúng lại sủa ầm lên.

Nếu chỉ có hai chú mèo của anh láng giềng thì thôi, đàng nầy, anh ta lại hào phóng nuôi cả những chú mèo vô chủ khác, hàng ngày anh để thức ăn ngoài cửa sau, bầy mèo đói tụ tập đến ăn uống tưng bừng, tán tỉnh nhau ầm ỉ, sau những ngày hội hè đó, chúng thi nhau sinh sản thêm. Chúng dần dà lấn đất, sang làm vệ sinh phóng uế rồi chôn đầy trong sân nhà tôi, Hai con chó lại lồng lộn đi ngửi mùi và cào cỏ tìm dấu vết. Tôi đã không cằn nhằn thì thôi chứ, vì hai con chó của tôi không sang làm bừa bãi bên sân nhà anh, không bén mảng đến gốc cây buị cỏ, trong khi mấy chú mèo ngang nhiên vào hiên nhà tôi ngồi chểm chệ như chủ nhân ông.

Mẹ tôi đã lớn tuổi, mắt kém, không nhìn thấy rõ chunh quanh mình, đã nhiều lần vấp ngã. Tôi cứ âu lo, sợ Mẹ té đau vì không trông thấy mấy chú mèo con nằm la liệt trên bậc thềm . Mỗi lần nhắc đến thì Mẹ lại gạt đi, bảo không cần phải lo lắng chuyện tầm phào. Mẹ có thể tự sống, tự lo liệu, Mẹ chưa mù lòa, cũng chưa đấn nỗi bại xuội tay chân …

Tính tình cuả Mẹ, hàng xóm đều biết, đã mấy chục năm nay, từ khi Bố mất, Mẹ vẫn gìn giữ ngôi nhà nẩ. Nhiều lần tôi khuyên Mẹ nên bán đi, dọn vào chung cư nhỏ hơn, không phải lo sân trước vườn sau, nhưng Mẹ luôn từ chối. Căn nhà nầy Bố Mẹ mua từ khi các con chưa chào đời, cho nên không thể dọn đi nơi khác được. Sau ngày Bố mất đi, tôi vẫn hay đến thăm viếng và sửa chữa những gì hư hao trong nhà. Mùa hè tôi cắt cỏ, xúc tuyết vào mùa đông... Những khi tôi phải làm thêm giờ phụ trội nên về muộn, công việc cần hoàn tất cấp bách, lo ngại thời tiết xấu, nhất là vào mùa đông tuyết rơi nhiều, tôi dặn bọn trẻ con trong khu phố, bảo chúng nó sang xúc tuyết chunh quanh lối đi cho Mẹ, tôi sẽ trả công.
Suốt thời gian Mẹ sống trong khu phố nầy, chưa hề làm phật lòng ai, luôn luôn yêu mến, giúp đỡ mọi người. Sau khi về hưu, Mẹ chỉ quẩn quanh làm thiện nguyện ở nhà thờ, đi chợ búa mua thức ăn, tham dự các cuộc du ngoạn cuả Hội Cao Niên. Mẹ không biết lái xe, nên chỉ dùng phương tiện di chuyển công cộng. Lần mẹ hụt chân té từ trên xe buýt xuống, Chuá thương xót, không bị thương tích nặng nề, nhưng tôi năn nỉ mẹ đừng đi một mình nữa, khi nào Mẹ phải đi khám bệnh hay lo giất tờ cần thiết, tôi sẽ lấy ngày nghỉ đến đưa Mẹ đi. Cũng chính vì Mẹ khăng khăng muốn giữ căn nhà, không chiụ dời vào chung cư cho người cao niên, cuối cùng tôi lại phải khăn gói dọn về sống chung, Mẹ ở tầng chính, tôi ở tầng hầm với hai anh bạn khuyển. Dù cho bạn bè cười chê bảo tôi về bám gấu Mẹ, nhưng tôi biết hoàn cảnh cuả mình, để cho Mẹ sống đơn độc trong căn nhà rộng thênh thang, tôi sẽ không an tâm ăn ngủ, cho dù tôi có gọi nhiều lần mỗi ngày, nhắc nhở mọi chuyện, nhưng vẫn luôn nơm nớp âu lo.


- Mẹ ơi ! hôm nay đi chợ nha

- Thôi, Mẹ không đi đâu, mình mẩy ê ẩm quá.

- Tại sao thế ? Trời chưa chuyển mưa mà, hay là khớp xương đau nhức, Mẹ đã uống thuốc chưa ?

- Ậy ! hôm qua đi Lễ về bị thằng nhỏ lái xe tung vào, hôm nay mới thấy đau

- Trời đất, sao Mẹ không nói, có sao không? Phải đưa đi bác sĩ khám mới được

- Làm gì mà hốt hoảng vậy, té chút thôi, đâu có gẫy mảnh xương nào. Tội nghiệp thằng nhỏ, chạy cái xe cũ mèm, nó cuống cuồng nhào xuống, đỡ Mẹ dậy, sờ tay nắn chân, coi Mẹ có bị gì không, còn năn nỉ ỉ ôi, nó không có bảo hiểm, gọi cảnh sát làm biên bản thì nó đi tù..

- Nó biết vậy sao không cẩn thận, nhỡ cán chết người.

- Thôi, tại mình xui xẻo, nó bị bắt mình cũng có vui gì, rủi nó có vợ con, lấy ai chăm sóc, còn tội hơn.

Đó, tính tình mẹ nhân từ như vậy, làm sao tôi dám để cho mẹ sống tự mình? Khi tôi dọn về nhà với mẹ, bạn bè không hiểu nên cười chê, nhưng bạn bè dễ kiếm, Mẹ có mệnh hệ gì, tôi hối hận cả đời. Chỉ tội hai con chó, chúng nó đang từ nơi rộng rãi ở ngoại ô, nay về chui rúc với tôi trong tầng hầm ở khu phố cũ, nhà cửa san sát, từ cửa sổ nhà bếp bên nầy có thể thấy bên trong nhà láng giềng bên kia, nhưng dần dà, rồi chúng nó cũng sẽ quen thôi.

Tôi đang đứng phân trần với Larry, thấy bóng Mẹ hiện ra sau khung cửa, chưa kịp giải bày, Mẹ gọi với ra

- Ronny, vào nhà ngay cho Mẹ.
Tưởng rằng tôi và Larry đang gây gỗ với nhau, tôi xua tay bảo Mẹ an tâm, tôi sẽ vào sau khi nói chuyện với Larry.

- Nầy ông bạn, chúng ta là láng giềng, nên sống hoà thuận với nhau, tôi không phiền anh và ngược lại, thú vật chúng nó không hiểu điều nầy, mấy con chó cuả tôi không biết ông, chúng nó ngửi mùi lạ, nhất là giống mèo, cho nên chúng mới sủa ran. Bây giờ mời ông sang nhà, tôi sẽ giới thiệu cho chúng biết ông, sau đó tôi sẽ đưa cho ông mấy khúc bánh khô, thứ giành riêng cho chó đó mà, ông cho chúng ăn, chỉ cần có thế thôi, chúng nó quen hơi thì khi gặp ông sẽ thôi không sủa nữa. Mẹ tôi lúc nào cũng có ổ bánh nướng thơm ngát trong nhà, còn ông thích bia thì tôi cũng có nửa lố đây.

Mẹ ngạc nhiên thấy Larry theo tôi vào nhà, tôi mở lời

- Mẹ ơi! Larry sang thăm, tuị con xuống nhà uống vài chai bia với đậu phộng rang, Mẹ có gì cho chúng con tráng miệng không?

- Có ổ bánh mới nướng, chúng mầy có ăn thì Mẹ cắt ra

Sau khi Larry uống mấy chai bia và cáo từ, hai chú chó lon ton chạy theo tiễn anh ta ra cổng rào, Mẹ chùi tay vào tấm áo choàng trước ngực, ôm lấy tôi

- Ronny, con làm Mẹ rất hảnh diện, thêm bạn bớt thù, hơn nữa là chòm xóm với nhau, chớ vì chuyện chó mèo mà sinh ra hiềm khích.

Tôi sống nửa đời người, ngũ thập tri thiên mệnh, vậy mà chỉ cần một câu nói cuả Mẹ thôi, cũng làm cho tôi nghẹn lời.


Vũ Thị Thiên Thư
Vũ Thị Thiên Thư
#78 Posted : Tuesday, January 12, 2010 12:55:57 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Quà Tết


Móc trong túi áo trên , tờ giấy xếp cẩn thận , ông cụ ngồi xuống bàn , mở ra , danh sách dài nhìn như lá Sớ Táo Quân
- Cô ghi dùm tôi , cái địa chỉ nầy
- Dạ , Bác cho cháu tờ giấy đi, phần nào không đọc được , cháu sẽ hỏi Bác
Tôi lặng lẽ ngồi gõ phím, từng tên một , cái danh sách dài lần lượt hiện ra , những tên họ tiếng mẹ thân quen , những con số vô hồn , nhưng nghĩ đến chiếc áo Tết , bữa ăn no, bàn đầy hương hoa. Con số biến thành các thứ cần thiết cuả ngày đầu năm.
Nhìn lại Ông cụ hom hem, những ngón tay run rẩy, co ro trong cái lạnh cắt da thịt, chiếc áo dạ dầy cộm như nuốt chửng cả mớ thịt xương mấp mé trăm cân Anh.
- Bác xem lại dùm cháu, có còn thiếu ai không?
Cầm tờ giầy , dò lại từng tên , Ông cụ trả lại cho tôi
- Được rồi , cô gởi luôn cho tôi hôm nay
- Vâng , ở tỉnh thì hơi chậm hơn nha Bác
- Miễn về trước Tết là được rồi, năm nầy tôi đau yếu luôn, định đi từ tuần trước, nhưng không kịp, thôi đành vậy, cô có cách nào nhanh hơn không?
- Cháu sẽ cố gắng, Tết nên mọi thứ đều gấp.
Ông Cụ trao cho tôi số tiền, những tờ giấy bạc màu xan , nhìn làn da tay xám vì lạnh hay vì những giọt máu không còn đủ để luân lưu.
Những cái tên, chỉ là từng chữ trên tờ giấy, hay là móc nối cho một sơị dây vô hình. nối nửa đại dương, nối kiếp sống con người , nghiệp duyên nợ nần , đã cuối con đường, sống bao lâu, vẫn còn băn khoăn, vẫn còn chia sẻ.
Tiếng chuông điện mở cánh cửa rít lên Ông cụ bước ra , ngoài kia cơn gió thổi từ hồ thốc vạt áo và tấm thân gầy long chong...

Vũ Thị Thiên Thư
Vũ Thị Thiên Thư
#79 Posted : Tuesday, January 19, 2010 12:11:17 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Phép mầu

Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cuả Amy làm tôi cũng vui theo. Từ bấy lâu, sau những tang ma dồn dập, cộng thêm việc săn sóc cho Mẹ chồng đang lâm bệnh trầm kha, nụ cười nở ra trên môi bà rất hiếm hoi. Mỗi lần gặp nhau, tôi lặng lẽ ngồi nghe Amy kể chuyện, than vãn cho nhẹ long đi, bà vẫn luôn cảm ơn tôi đã chia sẻ, giành cho những lời an ủi khích lệ, giúp đỡ tinh thần. Tôi mĩm cười gạt đi, đã là bạn bè, sao lại không nhỉ ? An uỉ bà không tốn kém tiền bạc, có chăng chỉ là những lời nói , bà tôi chẳng từng dạy bảo chúng tôi : “ Lời nói không mất tiền mua ...” đấy hay sao .

- Chú Roy đã phục hồi và xuất viện rồi .
- Chú Roy ? Là ai vậy ? Sao tôi không nghe bà kể chuyện chú bệnh gì mà phải vào bệnh viện ?
- Oh ! Tôi lẩn thẩn quá, Chú Roy là bác sĩ gia đình, người đã chăm sóc chúng tôi cho đến khi tôi dời nhà về vùng ngoại ô.
- Thì ra Ông ấy là người bà thường nhắc lại mỗi lần phải đi tìm kiếm bác sĩ gia đình mới?
- Vâng, con bé nhà tôi không chiụ đi bác sĩ nào khác, nhưng mỗi lần mang cháu đi khám bệnh, phải đến tận phòng mạch cuả Chú, đi về mất luôn cả ngày trời ...
- Tôi thông cảm với bà chuyện nầy lắm, vì chính các con cuả tôi cũng thế, chúng nó chỉ muốn đến Doctor Tang thôi. Nhưng Ông ấy không phải là Bác sĩ gia đình, Ông chỉ chuyên về nhi đồng thôi, khi chúng nó lớn lên, đã bắt đầu tuổi thiếu niên, Ông cứ bảo tôi phải chọn Bác sĩ khác, khổ nỗi không đứa nào chiụ, xin hẹn với bác sĩ khác là chúng nó phàn nàn đến bực mình thôi, mãi đến lúc Ông về hưu thì các con tôi đành phải chấp nhận người khác .,.Nhưng nầy, Bà bảo Chú Roy phụ hồi, nhưng bệnh gì thế ?
- Chú vào bệnh viện North-Westhern để thay tim đó.
- Thay tim ? chuyện quan trọng đến thế ư ? mà Chú bao nhiêu tuồi rồi, tại sao phải thay tim lận?
- Vâng, chuyện nầy khó tin phải không ? Chính tôi cũng không ngờ mà. Chú Roy tuy là bác sĩ, nhưng tuổi đã quá bảy mươi, cho dù tên chú có nằm trong danh sách chờ đợi để thay tim cũng coi như không có hy vọng rồi. Chưa kể phải tìm cho đưọc trái tim thích hợp, và còn tuỳ thuộc vào rất nhiều điều kiện khác nữa chứ. Cho nên đến bây giờ, đã có bao nhiêu người được thay tim đâu, danh sách chờ đợi dài lê thê, khó khăn rất mực, cần phải đúng lúc và đúng người, vậy mà chú Roy lại rơi vào trường hợp hiếm có nầy. Tôi cho đó là phép mầu thôi bà ạ.
- Đúng là hạn hữu, nhưng Chú lại dám làm, tôi phục chú rất can đảm.
-Ô! Chú chấp nhận chuyện rủi ro, chú là bác sĩ mà , dĩ nhiên là Chú hiểu rõ những trở ngại cũng như những biến chứng đi kèm, chưa kể là cuộc giải phẩu dài lê thê. Hình dung là nằm đó cho người ta cắt lấy trái tim mình ra, rồi dùng trái tim khác thay vào, nối từng động mạch... ấy! ghê thật bà ạ!
- Vâng, Tôi cũng phải khâm phục sự tiến bộ vượt bậc cuả ngành giaỉ phẫu bây giờ .
- Điều nầy thì không thể phủ nhận được. Chú hiện nay đã xuất viện,và đang dưỡng bệnh ở nhà, cuối tuần nầy tôi sẽ ghé thăm. Tôi đang dự trù sẽ tổ chức một tiệc mừng vào ngày Lễ Tạ Ơn tới đây Lâu nay, từ sau những biến cố dồn dập trong gia đình, có quá nhiều thân thuộc cùng bạn bè đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi, bây giờ đến lúc chúng tôi phải vượt qua những khó khăn để bước tới, tôi muốn cảm ơn mọi người , nhân tiện mời bà đến chung vui và chia sẻ cùng chúng tôi.
- Vâng, bà nghĩ rất đúng. Tôi cầu chúc cho bà trọn vui,
- Cảm ơn bà


Khi tôi kể lại cho bạn nghe trong mẩu chuyện hàng ngày cuả chúng tôi, niềm vui như vết dầu loang… Kèm theo tiếng cười qua làn sóng điện từ. Tôi cảm nhận được bên trong tiếng cười cuả bạn có trăm nghìn ước muốn không cần phải nói ra lời
Đây là câu trả lời cuả tôi:
- Vâng, nếu Tôi có phép mầu biến hoá, tôi sẽ cắt bỏ hết trái tim phản bội cuả con người thay vào bằng trái tim vị tha chân thành...

Vũ Thị Thiên Thư

Vũ Thị Thiên Thư
#80 Posted : Thursday, January 28, 2010 12:29:49 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)



Tóc Ngắn

** Chuyện kể cuả bạn tôi, chị làm cho một thẩm mỹ viện trong thương xá.

Người phụ nữ trung niên, khuôn mặt hiền hoà, dễ mến. Bà xin hẹn rất nhiều lần, tôi đã từ chối. nhưng bà vẫn kiên nhẫn chờ đợi. Có những khi đi mua sắm trong thương xá, bà cũng ghé vào thăm. Tôi giải thích rất nhiều lần, bây giờ thời gian làm việc cuả tôi không còn như ngày xưa, vì sức khỏe kém, nên tôi thu ngắn và không nhận thêm khách hàng mới. nhưng bà vẫn kiên nhẫn chờ đợi.
- Tôi thường quan sát cách làm việc cuả bà. Tôi biết bà làm ở đây từ lâu. Lần đầu tôi đến đây, tôi xin hẹn với bà, nhưng không có giờ nên tôi phải lấy hẹn với Dana Thật là phiền toái đó, bà ấy không chịu nghe tôi nói, mà chỉ muốn làm theo ý cuả mình.
- Khổ thật, bà chọn đúng vào con người nầy thì khó mà lay chuyển, bà ta rất độc đoán, chỉ có ý cuả bà là đúng, còn ý muốn người khác thì mặc kệ
- Nhưng tôi là người trả tiền, tôi phải có ý kiến chứ
- Đúng vậy, vấn đề rất đơn giản , bà là khách hang,cứ chọn lựa kiểu tóc, chọn màu sắc mình yêu thích, và Dana cứ thế mà làm theo thôi, có gì khó khăn đâu?
- Nhưng bà ấy không làm như vậy, cho nên tôi mới phiền lòng,thú thật là tôi đã không muốn trở lại đây nữa đó, nhưng vì tôi cố ý muốn chờ bà nên mới đến xin hẹn, Không ngờ tôi gặp Dana đang ngồi ngoài bàn tiếp khách, thế nên tôi không muốn sinh ra chuyện lôi hôi, tôi huỷ giờ hẹn và không trở lại đây thêm lần nào nữa.
- Tôi không ngờ có chuyện như vậy, phải chi bà nói cho tôi biết sớm để tôi giàn xếp ổn thoả hơn .
- Tôi không muốn làm phiền mọi người, bây giờ tóc tôi mọc thêm dài rồi nên mới quyết định trở lại tìm bà đó chứ.
- Tôi thật cảm ơn sự kiên nhẫn và lòng trung thành cuả bà. Bây giờ tôi có thể làm gì giúp thì bà cứ thẳng thắng nói ra nhé.
- Vâng, tôi hòi thăm thì biết là Dana đã không còn làm việc ở đây, nên tôi cảm thấy tự nhiên hơn.
- Vâng , tóc của Susan bây giờ dài và đẹp quá, thoạt nhìn, thú thật là tôi không nhận ra bà .
- Tôi mới nuôi tóc lại mấy năm nay đó. Tôi luôn ao ước là sẽ có mái tóc uốn từng lọn dài, trong các chị em gái, tôi là người có sợi tóc thẳng như que, tóc của bà chị tôi, từng lọn cong dầy và đẹp cô cùng.
- Tôi hiểu, chúng ta thường ao ước ngược lại những gì mình có. Tôi uốn cong tóc cuả người tóc thẳng và kéo thẳng tóc quăn. Nhưng không như vậy thì chúng tôi thất nghiệp mất.
Câu chuyện xoay chunh quanh mái tóc, Susan hẹn sẽ đến khi bà sẵn sàng. Tôi cũng không nghĩ đến chuyện nầy nữa, những người khách hàng thường xuyên đã khiến cho tôi bận rộn suốt tuần rồi cho nên tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy Susan bước vào. Lần nầy thì với lý do chính đáng. Bà ngồi xuống ghế,
- Tôi muốn uốn tóc quăn, bà nghĩ tóc nầy đã đủ dài chưa?
- Susan, chiều dài cuả tóc không phải là trở ngại chính, mà điều kiện cuả tóc mới là nan giải đó.
- Sao vậy?
- Tôi rất muốn uốc tóc cho bà, nhưng bà hãy nhìn đây, sợi tóc bà rất mỏng, hiện đang nhuộm màu, nếu tôi dùng hoá chất để uốn thì sẽ làm hư tóc .Tôi thậtkhông muốn làm, tôi biết bà trả tiền, và không ngại tốn kém, nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi làm việc cẩu thả. Xin bà hiểu cho.
- Tôi luôn quí sự chân thật cuả bà. Nhưng tôi đã không còn nhuộm màu từ lâu rồi, và luôn dùng thuốc nuôi dưỡng tóc, nên tôi nghĩ là có thể uốn được rồi đó.
- Không Susan, thuốc nhuộm vẫn còn trong sợi tóc, trừ khi cắt bỏ hẳn đi.
- Thế thì tôi không còn hy vọng sao?
- Vâng, trừ khi bà cắt ngắn và nuôi cho tóc dài trở lại .
- Tôi đã cắt một lần rồi đó, lần nầy là “ Lễ Vàng “ kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới cuả Ba mẹ, có rất nhiều thân nhân vè tham dự. tôi định giành sự ngạc nhiên cho mọi người nên mới làm phiền bà.
- Tiếc quá, ước gì tôi có thể làm khác hơn. Bà cắt tóc ngắn thời gian nào vậy?
- Hơn ba năm rồi bà. Lúc đó tóc tôi chỉ hơn hai lóng tay thôi.
- Nguyên nhân nào Susan lại cắt ngắn như vậy ?
- Kể ra thì dài dòng, Mẹ chồng tôi bị bệnh bứu trong óc, phải vào bệnh viện giải phẫu. Lúc xuất viện thì tóc cuả bà đã phải cắt ngắn đi, dĩ nhiên là bác sĩ không cắt như viện thẩm mỹ, dù sau đó tôi đã đưa mẹ đi thẩm mỹ viện để cắt sửa lại, nhưng mẹ cứ nhìn mái tóc dài cuả tôi mà buồn hiu hắt. Không muốn làm cho mẹ buồn thêm, nên tôi đã lấy kéo tự cắt tóc cuả mình, cứ đo chiều dài chừng hai lóng tay, tôi cắt hết mái tóc dài mượt mà không hối tiếc.
- Susan, bà thật là can đảm và hiếu hạnh, tôi khâm phục vô cùng.
- Mẹ sống hơn sáu tháng, sau khi mục bứu dữ tái phát lại, lúc bấy giờ thì không còn cứu chữa được nữa. Tôi không hề tiếc nuối mái tóc cuả mình, vì cho dù chì sống được có sáu tháng phù du, ít nhất thì mẹ cũng an vui hạnh phúc hơn.
- Susan, người đông phương chúng tôi ca tụng hiếu hạnh, có những người đã lão thành nhưng vẫn đóng trò hề cho cha mẹ vui tươi, tấm gương hy sinh cuả bà thật là đáng cho chúng tôi khâm phục.
- Tóc có thể mọc dài ra, nhưng mẹ thì chỉ có một, nếu có thể giữ được mẹ với chúng tôi thì mái tóc không cần thiết nữa.
- Susan, bà đã chờ bấy lâu, phải chi tôi biết trước, thì đã khuyên bà không nên nhuộn màu. Lần nầy bà có tiệc mừng, tôi thật đắn đo.
- Ba mẹ tôi tuổi đã cao, không biết còn lại bao nhiêu ngày, lần nầy chúng tôi mời tất cả họ hàng về chúc mừng, muốn làm bất ngờ, cho nên tôi cũng muốn sửa soạn cẩn thận. Gần một năm, tôi chưa về thăm, chỉ chuyện trò thường xuyên thôi.
- Susan, tôi hiểu tấm lòng của bà, tôi chia niềm vui, cầu chúc bà có một ngày thật vui mừng, hạnh phúc .
Vũ Thị Thiên Thư.


Users browsing this topic
Guest (5)
6 Pages«<23456>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.