Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

6 Pages<1234>»
Văn / Vũ Thị Thiên Thư
Vũ Thị Thiên Thư
#21 Posted : Monday, January 31, 2005 11:15:19 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
Ngũ Ðại Hồ , Ðất Lành

Buổi sáng , con đường đến sở , hai hàng cây lá xanh mượt , cơn mưa đêm còn long lanh vài giọt nước. Nắng rất trong , gió thật nhẹ . Hình như , lâu lắm , ở một nơi thật xa , không nhìn thấy , nhưng cũng rất gần , nằm yên trong ký ức , cũng buổi sáng nhẹ như sương , con đường đến trường , hai hàng cây lá me bay , áo học trò phơ phất ... mỗi đầu ngày .

Cho đến bây giờ , một điều các em vẫn không hiểu tại sao tôi lưu luyến cái xứ đạo buồn hiu hắt nầy , mùa hè theo tuổi đời thu ngắn , mùa đông theo ngày tháng chồng thêm ...Bao nhiêu lần cất bước , lại quay trở về. Bạn bè lần lượt xuôi nam , về vùng vịnh Mexico đầy tôm cá , hay về mãi viễn tây Cali nắng ấm . Tôi vẩn ngày tháng mênh mang , tôi vẩn dợm đi nhưng lại về , thoắt đó mà hơn hai mươi năm .

Ngày đầu đặt chân xuống phi trường O ' Hare , ngơ ngác như bầy chim lạc , chị Lisa Vũ đến đón, rối rít , hớn hở , nồng ấm .
- Chị đưa mấy đi nghe nhạc Việt Nam , may quá , gặp đúng dịp
Con đường về thành phố , hình như trong trí nhớ mù mờ có bài hát thuở sinh hoạt cộng đồng ... " đi đến Chicago , Chicago ..." có toà nhà cao nhất thế giới , nằm cạnh hồ Michigan , lớn nhất trong Ngũ đại hồ . Xa lộ bát ngát , nhộn nhip xe cộ , phố xá ven đường , thật xa những đồi cát nắng cháy da ngày nằm trong trại tị nạn , thật nhỏ con đường mòn dẩn xuống bờ biển xanh , hàng dương liễu lá mong manh rì rào .

Tiếng nói reo vui của chị Lisa , hỏi bao nhiêu chuyện vắn dài , bao nhiêu con đường trong trí nhớ , chị huyên thuyên về những ngày còn ở quê nhà , lúc nghe tin hòa bình cũng là lúc chia xa , nước thống nhất nhưng lại mất nhà , có muốn về cũng chẳng còn nơi dung thân , chị lang thang như du mục , mãi đến lúc dân bỏ chế độ đi tìm đường sống , luồng sóng tị nạn gia tăng mỗi ngày , chị đến làm cho cơ quan xã hội để còn nghe và nói tiếng Mẹ , hướng dẫn đồng bào những ngày đầu tiên , công việc bận bịu giúp chị quên đi phần nào nỗi nhớ nhung khao khát .

Chương trình văn nghệ tổ chức trong hội trường Ðại học Truman , nhỏ và ấm cúng , chúng tôi vào đến nơi đã thấy rất đông người , tiềng chào mừng rộn ràng , người người dăm ba rối rít . Khai mạc bằng những tiếng hát học trò , và bất ngờ, đôi uyên ương Văn Phụng Châu Hà nhân vật chính trong buổi văn nghệ , cũng là khuôn mặt quen thuộc của những ngày đầu tiên đến Pulau Besar .
Chúng tôi đến chào và cảm ơn anh chị , bức tượng Phật Di Lặc { hay ông Ðịa } theo mọi người tin tưởng sẽ mang lại sự an vui và may mắn , lúc anh chị rời trại tam cư tặng lại anh Huỳnh Ngọc Ẩn , lúc anh Ẩn rời đi tặng lại cho chúng tôi , và hiện nay vẫn lưu truyền trong trại do các em đến sau gìn giữ , chúng tôi hy vọng sẽ chuyền tay nhau sự may mắn của người đi trước .Tha hương ngộ cố tri , chút duyên tri ngộ từ ngày đầu thở không khí tự do , bài hát " Trăng trên Pulau Besar " anh chị hát tặng chúng tôi thật ấm nồng .

Không thể diễn tả được cảm giác bâng khuâng , trên đường về , ngang qua một cánh rừng , sau nầy tôi mới biết là đó là khu vực chánh phủ bảo vệ , bên cạnh những bụi rậm , những thân cây sồi cao , nhưng điều in đậm trong trí nhớ là màu lá thu , tôi nhớ như ngày hôm qua , mùa thu trong sách vở học trò , mùa thu ngày tựu trường , mùa thu chỉ hình dung trong tâm tưởng , mùa thu trong tranh vẽ , bức tường mùa thu trong quán kem ở đường Lê Lợi , những ngày theo nhau chân vui , mùa thu tôi mê đắm đang trải trước mắt , đang thoi thóp trong tim...Những ngày nằm nghe mưa lướt thướt trên hàng lá me mùa đông ở miền nam , tiếng ve sầu cuối thu thê thiết , có điều gì thôi thúc , có nỗi nào trăn trở , những cánh thư bay đi về vội vã ...
Cũng không biết vì nghiệp duyên tiền kiếp , hay mê đắm hiện nay , tôi xuôi Nam nhưng lại trở về . Lần trở về vẫn chị Lisa , người đến đón tận cổng , lần nầy có cả hai vợ chồng cùng đứa con gái nhỏ , chị vẫn tíu tít , giới thiệu mọi người , cẩn thận mang cả áo choàng dầy cộm
- Chị biết các em chưa hình dung được mùa đông ở Chicago , hôm nay ấm gần bốn mươi độ ( 40 F ), mới vừa qua một cơn bão tuyết ...

Chúng tôi theo anh chị về ngoại ô , cách thành phố Chicago khoảng tám mươi dặm về phía bắc , khu trại nghỉ mát chỉ dùng cho mùa hè , nhưng anh chị vẩn thường về nghỉ mỗi cuối tuần . Tôi yêu cái không gian tĩnh mịch nơi nầy . Những ngày đầu lao đao , những bước chân làm lại cuộc đời , những ngày nghỉ cuối tuần ... Mùa đông , buổi sáng nhìn ra sân trước nhà , con đường mòn và đôi vệt bánh xe lăn tối qua không còn dấu vết , trên cành thông tuyết trắng phủ đầy .Tuyết bay như bông gòn trong những ngày gió lớn thời ấu thơ , những ngày bình an chạy chơi trong vườn , đuổi theo cánh chuồn chuồn mỏng như mây . Chung trà nóng trên tay , anh Hải đến bên cạnh tôi , nhìn tuyết bay phơ phất , anh và chị Lisa hoàn toàn trái ngược , anh vẫn thường nhẹ nhàng
- Chị của em nói đủ rồi , anh không cần phải nói nữa ...

Anh sống và làm việc bên ngoài đã lâu , nhưng bước vào nhà , từ bức tranh thuỷ mặc , ngọn đèn lồng trong góc nhà , hình ảnh quê hương , con trâu , cánh đồng ...và nói chuyện như một ẩn sĩ ...thời gian gần nhau không bao lâu , nhắc lại kỷ niệm ban đầu , những buổi trà đàm thâu đêm , những ngày nhìn tuyết rơi đầy ngõ , cái xao xuyến của lần đầu nhìn tuyết rơi , loay quay với đôi giày tuyết cao quá gối ... cô bé Alexy chim sáo , cứ nhất định lôi chúng tôi ra ngoài đắp người tuyết , mãi mê đến lúc cóng cả tay chân mới chịu vào ...

Cuối mùa đông , khu trại nhộn nhịp chuẩn bị mở cửa . Những cành khô hai bên đường đã thấy nụ xanh non , sáng ngày nghe tiếng chim reo vui , nhìn tia nắng len qua khung cửa sổ , không gian cũng chuyển mình nhẹ nhàng . Bên cạnh khu rừng thông già , con suối nhỏ , mạch nước thật trong , như mời mọc đôi chân trần dại dột , bước vào nước lạnh tái tê .Hàng ngày , tôi theo anh Hải sang bên nhà bếp kiểm điểm các vật dụng , mở cửa mấy căn nhà không dùng suốt mùa đông , có tất cả mười bảy căn , không kể hai căn anh và người phụ tá dùng làm nơi cư ngụ . Công việc nhẹ nhàng , so với những ngày ngồi thâu đêm bên ngọn đèn dầu lu , từng mũi kim may , từng manh vải nhỏ , hay dãi nắng dầm mưa xắn từng nhát len vào đất sét xanh , nắng cháy trên da , hay nước mưa từng giọt chảy dài...

Cuối hạ , không còn những ngày tung tăng , cánh đồng hoa vàng đã biến dạng , tơ trắng bay rộn ràng , tiếng trẻ thơ đêm lửa trại cuối cùng , tất cả cũng qua đi...Khu trại chẩn bị đóng cửa, cũng là lúc tôi rời cánh rừng bình an , theo nhau về vùng đất hứa .

Ðịnh cư phía đông nam thành phố , tỉnh lỵ nhỏ hiền hoà , lúc theo nhau về đây , từ trên xa lộ nhìn xuống , gác chuông nhà thờ nhấp nhô . Bên cạnh phố xá , công viên , con đường hai hàng cây , nằm dài theo bờ hồ , những ngày hè dài mang các con ra bãi cát , những ngày thu vàng nắng nhặt lá gió bay , cuộc sống thầm lặng , bình yên ...Các em lớn lên , học hành và công việc , lần lượt ra đi . Các con lớn lên , mỗi mùa hè , đi thăm một vùng đất mới , từ miền viễn tây đến cận đông , từ bờ biển bắc Maine đến miền nam Key West ...mỗi nơi , câu hỏi cuối cùng , lại khăn gói quay về .

Tỉnh lỵ , nhỏ như Long Xuyên yêu dấu , đi năm phút đã về chốn cũ ( bài hát miền cao nguyên vẩn thường nhắc , ngày xưa ...) mỗi góc đường là nóc chuông nhà thờ , mỗi cuối đường về một bờ hồ , buổi sáng nhìn mặt trời lên bên hồ đông Michigan , chiều đuổi theo chim bồ câu bên hồ tây Woft lake... mỗi góc phố in hình ảnh của quê hương xa vời , của con đường xanh bóng cây , của dạt dào nổi nhớ .

Mùa hè , mẹ con thơ thẩn dắt nhau ra bờ hồ nghe sóng vỗ , nhìn chiều buông , mang bắp rang rãi xuống bờ đá , nhìn bầy chim đuổi nhau tung tăng ...hay ngồi thòng chân đong đưa trên cầu tàu , đếm mấy chú cá tung tăng bơi theo làn nước trong xanh biếc . Nhớ lại những ngày nước nỗi chờ lớp học tan, vội vàng chạy về nhà cất sách vỡ để ra ao bắt cá lìm kìm , mấy cái chậu sành của bà thả đầy cá con .Bây giờ , nhìn đàn con nhỏ tung tăng chạy đuổi nhau trong thảm cỏ xanh mơ , hay ngồi đếm bao nhiêu cánh chim bay qua , mỗi cánh chim bay chở theo ít nhiều ngày tháng... Nắng vàng như nắng ở quê hương , như xôn xao thời tuổi nhỏ , ngày bắt gặp tổ chim sẻ nằm trên mái nhà sau . Như lần gọi khẽ các con , trên nhánh cây thông xanh trước nhà có tổ chim , mỗi ngày đi học về , các con rón rén ra đứng bên cửa sổ , nhìn mãi đôi vợ chồng chim , tha từng cọng cỏ khô , từng chiếc lá vụn về xây tổ cho con . Cũng như Bố Mẹ , nâng niu , gìn giữ các con . Bố vừa đi học thêm , vừa đi làm , chút tiền dành dụm , mua được căn nhà cũ làm mái ấm , đến lúc các con sinh ra , căn nhà nhỏ dần theo tuổi lớn , Bố Mẹ lại lọc cọc cưa cắt , tầng dưới nhà trước đây ẩm thấp , tối tăm , vất vả hàng ngày , hàng tháng , cả đời Bố Mẹ chưa từng cầm cưa , chưa từng xây viên gạch , bài học những này đi sinh hoạt cộng đồng thời mới lớn : tự tin và gây tin tưởng , không ngại ngần khi gặp khó khăn , học hõi không ngừng ... cuối cùng thì các con có cả căn phòng lớn làm chốn chạy chơi , làm nơi học hành .

Mùa đông , bờ hồ đóng đầy băng , những lượn sóng thay bằng lớp đá trắng tinh , cầu tàu đã kéo lên , bờ đá khi xưa biến dạng , con đường hai hàng cây lá xanh giờ cành khô lặng lẽ , đàn chim xuôi nam phương đã vắng bóng từ lâu . Những ngày trời trong , lạnh se sắt , hơi thở như khói sương , xa xa những người ngồi câu cá giống như pho tượng trên nền tuyết trắng . Mấy anh em muốn phiêu lưu ra giữa hồ , Mẹ dặn dò bao nhiêu lần
- Không nên đi ra xa , băng còn mong manh lắm ,coi chừng sẫy chân rơi xuống hồ bị nước ngầm cuốn đi.
Mãi chơi đến lúc hai má đỏ như tô phấn hồng , dắt díu nhau về với cốc Hot cocoa nóng bỏng . Những ngày tuyết đầy sân, mấy anh em chạy vào nhà xin mẹ củ cà rốt làm mũi cho snowman ... Tuổi thơ các con trong mái ấm đầu tiên thật bình an . Ngày tháng , qua nhanh như bốn mùa , các con lớn lên như cây thông xanh trước nhà , thật hồn nhiên , bên cạnh Bố Mẹ luôn vất vã , luôn âu lo trăn trở .

Bao nhiêu lần dợm bước chân đi , bao nhiêu mùa đông tê tái , đến lúc nhìn những nụ xanh non trên cành khô , những giọt mưa xuân nhẹ nhàng , lại có sợi dây vô hình trói buộc , lần về Nam tìm bạn bè , lần sang Tây tìm tình thân , những tối băn khoăn , những ngày toan tính ...cuối cùng chúng tôi lại về .

Lúc nhìn thấy ngọn đồi nhỏ và hàng cây vàng lá cuối thu , có tiếng nói thầm thì mời mọc , có thôi thúc đợi chờ , tôi tìm thấy nơi bình an trú chân , lại theo nhau bắt đầu xây mái ấm , giống như đôi vợ chồng chim tha từng cọng cỏ khô , suốt mùa thu đi về , những ngày đầu đông theo nhau lếch thếch

...Ðầu năm , như những con chim non mới nở , tung tăng vào nhà mới , chia nhau từng góc nhà . Những bâng khuâng , thay đổi , luyến lưu của căn nhà cũ , của chúng bạn quen ...cũng qua đi .

Buổi sáng , nhìn ra khu rừng nhỏ sau nhà , những cành khô đêm qua nở đầy hoa tuyết , ngọn đồi , con dốc. Không gian thật bình yên , bên cạnh cuộc chạy đua cơm áo hàng ngày , những thư đi thư về , ở vùng kỷ niệm xa xưa , kể lại cuộc sống , bên nầy bên kia . Con đường nào cũng bắt đầu từ khởi điểm , cái hạnh phúc mỗi cuối đông nhìn những nụ xanh non hàng ngày , cái hạnh phúc mỗi ngày đi làm về , rón rén ra nhìn xuống gầm deck xem đôi Robin có còn ấp trứng trong tổ chim , chờ vết răn trên vỏ trứng xanh biếc , chờ đợi tiếng chim chíp và màu lông vàng tơ . Cho đến ngày em bé mặt buồn queo chạy vào:
- Mẹ , mấy con chim non của em bay mất rồi ...
Tôi nhìn xuống deck , cái tổ chim chỉ còn lại mấy cọng cỏ khô và mảnh trứng vụn xanh biếc .
Mỗi ngày , em bé đi học về là chạy ngay ra cửa sổ nhìn xuống , hy vọng là mấy con chim Robin sẽ trở về . Không thể giải thích cho các con , như giọt nước chảy xuôi , đàn chim non sẽ có ngày rời xa Bố Mẹ . Một ngày nào đó , các con cũng bay xa như bầy chim non . Một ngày nào , các con lại tha từng cọng cỏ khô về xây tổ ấm .Mỗi mùa xuân , lại có đôi Robin xây tổ ở một góc nhà nào đó , các con sẽ tiếp tục nhìn thấy và chờ đợi , nhưng thời gian rồi sẽ qua mau , con sẽ lớn lên , nắng mưa hờn dỗi ,học trò vụng dại ,băn khoăn bận bịu trong cuộc sống, đôi chim và cái tổ sẽ không còn là mối bận tâm lúc bấy giờ ,có chăng chỉ là những thoáng qua xao xuyến ...

Cuộc sống bình yên ở quê hương thứ hai , cái xứ đạo buồn hiu hắt , không thể giải thích được những bâng khuâng , lưu luyến , câu " đất lành chim đậu " , " sống gởi thác về " của một thời yêu thương tha thiết , cái quê hương tuởi nhỏ nằm yên trong nổi nhớ , thật xa và rất gần . Một nửa đời khôn lớn , thương nhớ nơi nào ? Một nửa đời qua đi , nơi sinh ra hay nơi dung dưỡng ? Trong nỗi nhung nhớ trùng trùng ...



Vũ Thị Thiên Thư

Hoài Yên
#22 Posted : Thursday, February 3, 2005 2:45:30 AM(UTC)
Hoài Yên

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 166
Points: 0

đọc bài này làm HY nhớ lại những ngày lang thang ở thành phố gió... cám ơn chị TT... Smile
Vũ Thị Thiên Thư
#23 Posted : Friday, February 11, 2005 1:58:25 PM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


Long xuyên và tôi

Mùa hè năm mười một tuổi, chấm dứt những ngày rong chơi với con Ki ki . Cô tôi về thăm nhà như thường khi, mấy chị em gặp nhau mãi lo chơi đùa, ăn uống, bao nhiêu là cây trái trong vườn nhà, bao nhiêu trò chơi cũ mới … Hôm sau, Mẹ tôi lặng lẽ xếp một ít quần áo, sữa soạn các vật dụng hàng ngày, tôi cùng đi với cô về tỉnh lỵ theo các chị vào trường.
Trong trí nhớ đơn sơ của con bé tóc hãy còn lổm chổm chưa chấm bờ vai, mái tóc củn cởn nầy là tuyệt tác của Ông Nội, mỗi mùa hè, không thiếu một mùa nào, ông mang hết mấy đứa cháu bất luận trai gái đến tiệm hớt tóc duy nhất của ngôi chợ nhỏ trong làng, bao giờ cũng bảo bác thợ một câu “ hớt ngắn, kiểu ca rê, cho nó mát ”. Bọn trẻ trang lứa trong làng nhìn vào hai cái đầu tóc ngắn củn cởn và gọi chúng tôi là “ thằng con gái ” Tôi lúc nào cũng bận chúi mũi vào quyển sách cầm tay nên không chú tâm đến lời bạn bè trêu chọc, vô phúc cho đứa nào trêu vào tay Kim Thoa, như chạm vào con nhím, bao nhiêu lông nhọn xù lên sẳn sàng phóng tới. Năm tôi lên mười, lần đầu Bà Nội trái ý ông, không chịu cho ông mang hai đứa chúng tôi đi cắt tóc như hàng năm, Bà Nội bảo con gái lớn lên phải để tóc dài, mặc áo bà ba, đi đứng phải dịu dàng thùy mị, và mang mấy bộ quần tây, áo cao bồi xếp lại cất vào tủ áo.
Trường trung tiểu học Á Thánh Phụng của họ đạo An Giang, Linh Mục Nguyễn Văn Lãng làm giám đốc. Cô sáu Thiên Hương làm thư ký, người luôn mặc áo dài màu tím Huế, bên cạnh những bộ áo dòng trắng nuốt của các Sơ .Ngôi trường tỉnh lỵ đầu tiên con bé nhà quê ngơ ngác bước vào. Xúng xính trong chiếc áo dài trắng tinh còn nguyên vệt phấn kẻ, cô tôi dẩn mấy chị em đến nhà may Hạnh Dung đối diẹân trường Bác Aùi, đặt may cho mỗi đứa ba bộ áo dài, tôi mặc chiếc áo thướt tha làm học sinh trung học, một bước nhảy xa từ ngôi trường làng cấp tiểu học, chỉ có hai dẫy nhà tôn vách ván ,sáu phòng học đơn sơ.
Tôi lặng chìm trong dòng áo trắng nuột nà của những cô bạn cùng lớp .Con bé nhà quê, giờ chơi ngồi một góc ôm kè kè quyển sách, trong các môn học, tôi thích Việt văn vì gần gũi và vì tôi mê cô Lệ Hằng, vị giáo sư phụ trách, cô trong mắt con bé đẹp như thiên thần, giọng nói nhẹ nhàng, nhưng giảng bài thật lôi cuốn. Bài luận văn đầu tiên, cô gọi tên, con bé thẹn thùng đứng dậy, sau khi bảo tôi đọc cho cả lớp cùng nghe, cô chấm bài của tôi hay nhất và chọn làm bài mẫu, tôi nhớ rõ đề luận “Tả con mèo” nhưng trong bài viết tôi kể chuyện con mèo. Con bé nhà quê rụt rè, cô giáo như bà tiên huyền diệu, với đôi đủa thần trong chuyện cổ tích cô bé lọ lem, bỗng dưng tôi biến thành nàng công chúa xinh đẹp, có tên tuổi có mặt mày, và trở thành ngôi sao sáng trong lớp học từ ngày ấy. Điều nầy không tránh được những trêu chọc của bạn bè, kẻ yêu người ghét, nhưng bất luận phía nào cũng có Ngọc Lan bao che, đứng mũi, chịu sào. Cô bé cận thị nầy theo cùng tôi những tháng năm dài mài ghế trung học, hoạt động trong học đường cũng như lăn vào sinh hoạt trong các đoàn thể thanh niên .

Trong trí nhớ của mỗi chúng ta, Long Xuyên, ít nhiều là những hình ảnh không thể xóa mờ, từng con đường góc phố, những dấu chân chim sáo reo vui, bốn bức tường vôi của lớp học, bàn ghế âm thầm khắc tên, phấn trắng bay trên bảng đen, bay theo những khóm mây mơ ước . Tôi mang trong lòng từng hạt chuổi tương tư, từng giọt tình thương nhớ. Kỷ niệm như những giọt nước thấm dần, loang lổã, ăn mòn từng mảnh trái tim, từng buồng lá phổi, từng ngăn khối óc, mỗi dấu chân qua đi, một khuôn mặt đậm nét, một nụ cười vô tư, tôi bơi miệt mài, tôi chạy mòn hơi, tôi lê thê bước, Long Xuyên của tôi, và tôi, và những người sống lang thang trên nửa địa cầu xa tít đã dể quên lại trái tim với muôn nghìn dấu ái.
Những năm trung học thật bình yên, tỉnh lỵ hiền hòa không hề nghe tiếng súng, chỉ có những chiếc Honda mới tấp nập ngày con sóng xe gắn máy tràn về, Ngọc Lan vẫn đến đèo tôi qua các ngã đường thân quen, chiếc xe mang chúng tôi qua con đường xanh bóng cây đường Lê Lợi, đường Nguyễn Du nằm cạnh bờ hồ nhỏ và dòng sông Hậu hiền hòa. Con đường liên tỉnh từ Cần Thơ về Châu đốc, công trường Trưng Vương về đường Tự Do đến ngõ hàng cau, căn nhà mái lá con con , dập dìu tiếng cười đùa vào ra bất tận, từ tiếng đàn Tây ban cầm mượt mà reo vui của cậu Hồ, đến tiếng sáo vi vút mấy tầng cao của cậu Cựu, những anh học trò áo xanh dương trường Trung học Kỷ thuật Angiang, khi buông tay đục tay kềm, những ngón tay chai nhẹ nhàng lướt trên phím đàn , vuốt ve từng lóng trúc, buông ra những âm thanh huyền diệu ru tuổi học trò thần tiên .Mùa tựu trường, những cơn mưa dầm không ngăn nỗi dấu chân chim vui, bạn bè ba tháng chia xa , gặp lại nhau ríu rít chuyện trò.
Rời mái trường trung học, với ước mơ nhỏ nhoi, hẹn sẽ trở về. Khung trời đại học thênh thang thiếu nếp thân quen của tỉnh lỵ nhỏ nhoi, thiếu hồn nhiên vô tư vui đùa, như chiếc xuồng con bơi nước ngược, tôi chỉ mong thời gian qua nhanh, cố gắng học cho xong bốn năm đại học,những băn khoăn, những khó khăn trong cuộc sống và tương lai không lối thoát, nhìn thực trạng phơi bày chunh quanh, nhìn trọng trách đặt lên vai con người mà mơ mình nhỏ lại, giấc mơ đơn sơ chiếc áo mới mỗi Tết về, tung tăng đi mừng tuổi, túi dăm ba đồng bạc mới.
Thủ đô Sài Gòn, với nhịp sống vội vã, chen chúc tranh giành, mỗi lần lễ Tết trong lòng thôi thúc, tôi lại quay về Long Xuyên, đôi khi chỉ vì một lời hứa, chút nắm níu của bạn bè thân yêu.Tôi thèm khát cái không gian yên ấm, tôi nhớ từng con phố nhỏ, những ngày dầm mưa suốt con đường Lê Lợi, Gia Long, về chân cầu Hoàng Diệu, nhớ hai hàng phượng bên bờ sông, hình như mỗi viên sỏi nhỏ, từng bậc thềm nhà, con hẻm hai hàng dừa rũ lá, nơi nào cũng cất tiếng chào mời, chốn nào cũng xôn xao nhắn gởi. Tôi hình dung mình suốt đời bơi lội trong muôn ngàn tình tự, đắm ngập trong biển bát ngát thân quen. Dòng đời quanh co nghiệt ngã, con sông Hậu giang hiền hòa chở nặng phù sa, mổi năm mang sức sống về bồi đắp từng mảnh ruộng đồng, từng chân lúa sạ, con sông tôi bơi lội miệt mài, ngày tóc xanh chưa thành thiếu nữ, con sông ngọt ngào tình thanh niên của Ba Mẹ, và cũng chính con sông nầy mang chúng tôi vào biển cả, vượt đại dương bát ngát đi tìm sự sống trong nỗi chết, đi tìm một tương lai mà từng hơi thở không còn là tiếng thở dài .
Những ngày Tết hiu hắt ở chốn xa mịt mù, ngồi trong nhà nhìn tuyết bay trắng xóa ngoài sân, lạnh tái tê thê thiết. Không còn cái lạnh nhẹ nhàng, mùa gió bấc lang thang bốc từng nắm bắp rang, cười đùa với nhau suốt con đường Quang Trung tối hăm ba đi chợ Tết. Cái lạnh hiu hiu bên làn khói mỏng, tay bưng chén chè nồi đất, cắn vỡ từng hạt đậu xanh, ngọt trên đầu lưỡi đến tận tấm lòng. Tất bật chạy tìm, lặn lội đến từng cửa hàng tạp hóa trong bão tuyết, trong cơn gió dao cắt của cực bắc thổi về, vơ vét hết nhửng gì cần thiết, chén nếp, hạt đậu xanh, nấu cho xong mâm cổ Tết bày trên bàn, rồi thẩn thờ nhìn khói hương bay lạnh lẽo. May cho con manh áo mới, mặc bên trong chiếc áo len lù xù, lang thang tha chúng đi tìm hội Tết, tìm chút hơi ấm dăm ba người đồng hương, chia nhau khoanh bánh tét, miếng thịt kho bằng nước dừa trong lon nhôm cho đỡû nhớ quê nhà.
Oâi! Những ngày tha hương, tiếng mẹ như khúc nhạc reo vui, đang đi trên đường phố, bất chợt nghe thanh âm ngọt ngào là quay phắt lại, trông thấy màu tóc huyền là bất kể chạy theo, nhìn nhau cho kỹ để người chưa quen, thành người quen. Nghe tin có người Việt Nam mới đến định cư là nôn nóng gọi tìm, “ anh quê Châu đốc ? Kiên giang ? Không sao , chúng ta gần nhau, tôi , quê Long Xuyên đó .”

Long Xuyên, ngọt như lóng mía cù lao, thơm như lúa mới dạt dào, hai mươi năm, lần đầu trở lại, đi như mộng du, từng con đường nhỏ, từng góc phố quen, kỷ niệm trùng trùng. Cổng trường trung học Phụng sự [ nay là trường trung học Angiang ] đối diện với Ty thanh niên, khoảng sân tráng xi măng ngày nào tôi lần đầu đến sinh hoạt với toán Du ca Đường Việt, phòng tập Nhu đạo bên cạnh và trụ sở Hướng dạo An Giang. Dãy phòng học ba tầng vẫn đứng im lìm soi nắng trong, bốn bức tường vôi trắng từ lâu không hề sơn phết lại. Khung cửa sổ cao, với tấm sáo bằng gỗ chắn lại cũng hư hao, mục gẫy theo thời gian.Nhìn lại phía vườn bông, trụ đèn bốn ngọn ngạo nghễ ngày nào, giờ đứng khiêm nhượng bên cạnh những căn phố cũ kỹ đối diện cơ sở của Viện Đại học Hòa Hảo. Thư viện An Giang, với kiến trúc mới hình tròn như khúc bánh gỗ mùa Giáng Sinh, tôi đứng đây ngơ ngác kiếm tìm, hai mươi năm, tôi như người đi lạc trong chính trái tim mình .
Từ bến bắc Vàm cống, những ngày nắng trong, giữa dòng sông đẫm màu phù sa, nhìn về phía thành phố, đôi bàn tay chắp của gác chuông nhà thờ chánh tòa Long Xuyên in đậm trên nền trời xanh thẳm. Đi dưới chân tượng Chúa, tôi ngơ ngác nhìn qua bên đường, những gian hàng san sát mọc lên như rừng nấm, khu trại binh thuộc sư đòan thiết giáp, nơi cư trú của cô bạn nhỏ học chung lớp cuối cùng trước ngày về đại học. Tôi không nghĩ ra Long Xuyên có thể thay đổi, trong trí nhớ những hình ảnh nối tiếp nhau trùng trùng, từ cầu Cái Sơn lên đến cầu Quay Nguyễn Trung Trực, đường Trần Hưng Đạo nối dài, thuở xưa đi như vạn dặm, giờ chưa kịp thở hương nhớ thương đã thấy qua hết một khoảng đường, mấy chị em tôi dắt díu nhau trở về như Từ Thức, lang thang , đi tìm kiếm người thân.


Phu quân tôi, người cùng tôi sống triền miên với những kỷ niệm trong ký ức muôn màu, người uống từng giọt men cay nồng tiếc thương thời xanh tóc, người lê thê lết thếch theo tôi, mỗi lần gặp người quen, tự giới thiệu “ Tôi là Rễ Long Xuyên” quanh quẩn chỉ có mấy người thân, chút dây mơ rễ má, gặp nhau nhắc lại chuyện quê nhà, trong lòng nỗi ước mơ thôi thúc, năm trước đây anh đề nghị “ hay là mình về Long Xuyên một hôm đi ”.Nhân chuyến về thăm gia đình, thật ngắn ngũi, chúng tôi cố dành lại một ngày, để đưa nhau về thăm đất hứa.
Ngồi trên chiếc ghế đẩu ở bến xe đò, loại xe tốc hành nhỏ, chờ đến giờ rời bến, ôm cái xách tay trong chứa bộ quần áo thay đổi, vành nón che nửa mặt, phu quân tôi mua mấy quyển sách xem bói tướng của em bé đi bán dạo, tôi chỉ cười thầm, không cần phải đoán tương lai, hai chúng ta có chung số tha hương, bởi đi nửa vòng trái đất mới tìm được nhau, duyên hay nợ cũng đã phần tư thế kỷ rồi, vắn hay dài cũng đã tuổi tri thiên mệnh …Bất chợt Anh khều chân “ nhìn kỷ anh chàng áo trắng kia, có phải Phú Hải không ? ” “Không chắc đâu, hắn làm gì lang thang nơi nầy ?” “ Để anh hỏi thử, không đúng người thì thôi, chẳng mất mát gì, nhưng sẽ không bận tâm nữa ” Tính anh vẫn vậy, thẳng thắn, không thích vương mắc bâng quơ.
- Xin lổi, Anh có phải là em của Nguyễn Phú Hải, Hải Mohamet không ?
- Tôi tên Hải, Hải Mohamet, ủa trông anh quen quá!
- Nhìn lại người nầy, xem anh có nhận ra không ?
- Chị Xuân Đào, anh Thành sao lại lang thang ở đây ? Về bao giờ ?
- Bất ngờ quá, chị về hơn tuần nay, giờ trên đường về Long Xuyên đây.
- Chị về đó làm gì ?
- Đưa anh Thành đi thăm chốn cũ thôi, nhân tiện tìm một ít bạn bè còn lại. Lần trước về thoáng ngang qua, có lang thang đi tìm nhưng chẳng gặp một ai. Lần nầy về hy vọng tìm được Lâm Viên thì sẽ phăng ra manh mối.
- Lâm Viên hả? Tưởng gì khó khăn, chị chờ một chút.
Hải xin lỗi rồi vào trong văn phòng, ngồi xuống bấm số điện thoại, nói chuyện với người bên kia đường dây, nhìn qua khung cửa kính, gọi tôi
- Hải gọi được Lâm Viên trên điện thoại, chị vào nói chuyện với nó nhé.
- Cảm ơn, Hải nghĩ nhanh quá.

Từ giã Phú Hải, chuyến xe tốc hành mang chúng tôi về Long Xuyên, qua những thành phố nhỏ dọc theo quốc lộ 4 về miền tây, qua cầu Mỹ Thuận, chiếc cầu vĩ đại là đề tài của những cuộc chuyện trò mở đầu thế kỷ, một bước tiến kỷ thuật mà người dân quê mộc mạc hiếu kỳ dẩn nhau đến chiêm ngưỡng hàng ngày. Ngang bến bắc Vàm cống, con sông Hậu giang phù sa màu mỡ, xôn xao nhìn về chân trời, chỉ cho phu quân nhìn đôi bàn tay chắp in trên nền trời xanh, chín cây số từ Cầu bắc về thị xã Long xuyên, qua cầu Cái Dung, Cái Sao, Rạch Gòi, Tầm Bót, Cái Sơn. Rời bến xe đò, chúng tôi lang thang về đường liên tỉnh 9, nhìn những khách sạn đứng san sát bên vệ đường, căn nhà của thầy Lâm Đức Minh với sân trước đầy hoa, với lá dừa khiêu vũ đêm trăng sáng , cổng rào im lìm lặng lẽ, đối diện nhà của trắc địa sư Nguyễn Ngọc Tố khuất sau chòm cây . Tôi rẽ vào con hẻm nhỏ, đôi chân như chấp cánh bay dưới nắng chiều, nhớ hầm lục bình đầy hoa, hàng dừa nghiêng bóng xõa lá xanh, hàng cau thanh thoát tỏa hương thơm quất quít, tôi đi trong mộng du, trong hư ảo, con dường đất như trải thảm hoa, như giăng đầy sao sáng. Một bước, theo một bước, phu quân tôi im lặng đi theo sau, anh tôn trọng phút giây bàng hoàng, anh chờ cho cơn say ngất ngây lắng xuống, ngõ hàng cau, con đường kỷ niệm, tôi bơi ngược thời gian, bước đi, dừng lại, nhìn gương mặt ngơ ngác, anh hỏi nhỏ
- Có muốn anh hỏi thăm cho em không ?
Tôi nhìn anh, nhà của em mà, sao lại hỏi thăm? Con đường em đi qua hàng ngày, cái ngõ em rẽ vào nhắm mắt cũng tới mà. Tôi tiếp tục bước đi rồi dừng lại, nhìn những mái ngói mới bên cạnh mái tôn đã trải qua một thời xuân sắc. Khu mộ đá nằm khuất sau cỏ rậm, đã lâu không người chăm sóc, mưa nắng rong rêu, cỏ dại tha hồ, bìm bìm hắc sửu bò ngang dọc, tôi đứng ngẩn người, sao lại lạc sang ngõ hẽm trên, phía nhà Khánh Hồng? Trở lại đầu đường, đi về phía hẽm dưới , nhớ lại khi xưa chỉ có một dãy bốn căn nhà gạch, kế đến là nhà thầy Hộ nàêm giữa ao lục bình, ngang cửa là nhà bác Tư Kỉnh, kế bên là Ngọc Phượng, bây giờ, hai dãy nhà sát nhau, hàng cau lá xanh mượt mà đã biến mất, hàng rào ra đến tận lối đi, không còn khoảng sân với hàng băng đá chiều chiều ngồi chuyện trò, tôi dừng lại, hỏi thăm nhà cô giáo Kim Cương.
- Ở xóm nầy có nhiều cô giáo lắm, xóm bên kia cũng có mấy cô giáo nữa.Hay là cô đến hỏi Dì hai nhà kia, Dì ở đây lâu rồi chắc biết rành hơn tôi .
- Cám ơn bác.
Tôi đứng sững sờ, nhìn căn nhà gạch mới xây, hai tầng lầu, đứng ngạo nghể trong nắng trưa, gốc bồ đề không còn nữa, hàng rào gạch xây ra tận mặt đường cổng khóa kín. Đâu rồi khoảng sân nhỏ trồng hoa bốn mùa, mái hiên nhà chiếc võng con giăng dưới bóng cây bồ đề rậm mát, căn nhà trước đây dập dìu tiếng nói cười, hàng ngày vang tiếng nhạc, lời ca, tên Giao Duyên trang bạn bè thân yêu vẫn thường gọi, những đêm thúc trắng chờ ngày thi, những mùa báo tường, báo xuân rộn rịp vào ra, căn nhà sáng ngời trong trí nhớ, từng manh ván vụn, từng mắc gỗ bóng loáng dấu chân quen, lần trước về thăm còn ngồi lại chiếc võng đong đưa trước hiên, trong ký ức bồi hồi còn âm vang những lần bình thơ suốt sáng, đối đáp bàn luận thâu đêm…Tôi thất thiểu đi ra, lòng ngổn ngang trăm mối, mình lạc mất lối về, tìm được thì không ai còn biết mình từ đâu đến, xưa dọc Lưu Nguyễn về trần, vô tư, không bao giờ hình dung được ngày nầy.

- Lâm Viên, chị về Long xuyên lần nầy cố ý đi tìm chút kỷ niệm thời cắp sách, thăm bạn bè còn ở lại, và ghé ngang căn nhà cũ, nhưng đã không còn tìm thấy mái tôn cùng dấu vết căn nhà khi xưa.
- Long Xuyên thay đổi nhiều, ngày mai chị đi một vòng, sẽ thấy, Chị dự trù đưa anh Thành đi thăm những đâu ?
- Chưa đi đến đâu cả, lúc bước xuống bến xe đò, đi ngang đường Liên tỉnh, tạt vào tìm nhà cũ, ngơ ngác, sợ trể giờ hẹn với Lâm Viên nên trở về khách sạn chờ, định đi thăm trường Chưởng Binh Lễ và Thoại Ngọc Hầu cũng như trường Sư Phạm, công trường Trưng Vương, công viên Nguyễn Du…
Buổi cơm chiều, chuyện trò không dứt, băng qua đường Tự do, ngang khu nhà mới kiến thiết sau trận hỏa hoạn năm xưa , những ngôi nhà gạch đỏ mái tôn ngày nào một lần nữa thay bằng những căn phố hai tầng khang trang, đường phố rộng rãi hơn xưa, buổi chiều nắng đã tắt, ánh sáng của những ngọn đèn đường vàng vọt soi mấy chiếc bóng khẳng khiu. Nhớ hàng cây cồng tàng lá như chiếc lọng che những ngày sinh hoạt trong sân trường Mỹ Phước , con đường như nhỏ lại dưới buớc chân thênh thang. Nhớ buổi sáng tịnh tâm của trại huấn luyện trưởng, nhớ vòng sinh hoạt bên lửa trại hoạch định kế hoạch cho tương lai…
Trở lại con đường liên tỉnh, vào chính con hẻm ban trưa đi lạc qua, tôi ngẩn ngừơi nhìn lại căn nhà nhỏ gọn gàng, ngăn nắp, tủ sách đứng trong góc, gáy sách xếp thật thẳng hàng, bao nhiêu năm qua, thói quen yêu quí sách vở vẫn không thay đổi. Viên mời ngồi rồi đi thẳng lên gác , lúc trở xuống tay cầm mấy tuyển tập vàng úa, thoáng nhìn đã biết làm từ những năm còn mài ghế trường Chưởng Binh Lễ thân yêu. Nhìn nhau trân trọng, ba mươi năm qua, vẫn gìn giữ chắt chiu những tờ giấy úa vàng, ghi lại biết bao nhiêu tình, chứa đựng bao nhiêu hình ảnh, những tờ giấy mực in đã nhạt màu, những trang giấy như khơi lại, như cuộn phim trình chiếu liên tục, ký ức cuồn cuộn chảy về, miệt mài như sông Hậu mùa nước đổ, như phù sa lớp lớp.
- Viên còn giữ đủ tất cả các tuyển tập mình thực hiện khi xưa, chị chắc chưa quên?
- Quên ? Chị chưa đến nổi lú lẫn, chị vẫn còn giữ tập giấy học trò Viên vẽ tặng lúc chị vào đại học. Những sách vỡ cũng như bản thảo khác đã được thiêu đốt cẩn thận hồi chiến dịch văn hóa .
- Viên hòan lại cố chủ một ít bản thảo còn giữ được, Viên chỉ giữ lại tuyển tập thôi, nhờ chị gởi trả lại luôn bản thảo của Kim Thoa .
- Chị thật không ngờ còn có ngày thấy lại thủ bút ngày xưa, Viên làm chị cảm động quá, ba mươi năm rồi.
- Chị còn nhớ thầy quản thủ thư viện không?
- Thầy Tình, nhớ chứ, thầy bây giờ ra sao ?
- Thầy đã mất rồi ?
- Thật sao , Thầy mất năm nào ?
- Đã mấy năm rồi. Thầy gặp tai nạn xe Honda, những năm sau nầy tôi vẫn thường đến thăm, có lúc thầy trò chỉ nhìn nhau ứa lệ
- Chị không ngờ thầy lại mất sớm. Thầy Bạch có còn ở đường Trương Vĩnh Ký không?
- Chị có muốn đến thăm Thầy không? Thầy vẫn còn ở căn nhà đó
- Giờ nầy có muộn lắm không ?
- Mình đi bây giờ, hãy còn sớm, phần dưới nhà Thầy cho mướn làm trường dạy Tin Học, giờ nầy lớp học chưa mãn đâu .

Vẫn nụ cười hiền hòa, vẫn gầy gò như xưa, Thầy mang kính mắt vào nhìn cho kỹ cô học trò nhỏ, gần ba mươi năm, giọng nói bùi ngùi thầy căn dặn : “ lần sau có về, không nên vào khách sạn, đến đây với thầy cô, nhà chẳng còn ai, hai mái đầu bạc, con về cho có tiếng nói cười.” Lần sau chẳng bao giờ có nữa, vào đầu mùa hè tháng năm, thư Lâm Viên báo tin buồn, Thầy Bạch đã về cõi bình an.
Mấy buớc chân, băng qua con đường, vào nhà Thầy Hưng, đứng trước mặt, đôi mắt như trêu đùa, con bé học trò ngày vào lớp đệ nhất dám ngồi tranh luận cùng Thầy hàng giờ, từ đông sang tây, Lão Trang đến Karl Marx, và nhất là Jean- Paul Sartre, con bé ba mươi năm sau vẫn như xưa, thầy trò chưa kịp chào nhau là đã lôi ra bao nhiêu là lý luận, ngữ bất tận ngôn, ngôn bất tận ý…cãi nhau là phi lý… hai thầy trò cười ngất lúc chia tay nhau, không hẹn vì hẹn nhau sẽ nợ nần, còn duyên tất hữu.

Buổi sáng, đứa em mang cô bạn nhí nhảnh ngày xưa đến khách sạn tìm, chưa thấy mặt đã nghe tiếng cười dòn dã. Lâm Viên cũng mang đến bất ngờ, Thầy Đặng Trung Thành, tiếng nói vẫn như xưa, dấu thời gian hiễn hiện, nhắc lại kỷ niệm ngày nào, ngày hội Aùi Hữu cựu học sinh Thoại Ngọc Hầu tổ chức giải văn chương tỉnh An Giang, do Dân biểu bác sĩ Mã Sái yểm trợ tài chính, bài viết “Nét đẹp dòng sông Hậu” của con bé làm mấy thầy tranh cãi nhau quyết liệt, thầy nào bênh trò nấy, Thầy Bưởi bảo bài của Đỗ Phước Hậu viết đầy công phu khảo cứu, thầy Hưng không đồng ý, bài của học trò tôi viết óng ả mượt mà, cuộc thi chỉ có mấy tiếng đồng hồ mà sáng tác như vậy thì nhất định phải chấm đầu giải văn chương. Thầy Thành cẩn trọng mang ra quyển sách in lại các bài trúng giải,1972, trong đó còn đầy đủ hình ảnh, giữ gìn đã ba mươi năm, nhìn nhau nụ cười qua nước mắt…
Công trường Trưng Vương, bông lúa đồng đen không biết đã tản mạn nơi nào, dừng lại bên cạnh gian hàng đá quí, nhìn Châu qua khung kính, anh chạy ra mừng rở chuyện trò, “ về bao giờ ? ở được bao lâu ? Kim Thoa đi uống cà phê sáng với anh nhé ?”
- Anh Châu, Xuân Đào đây, anh lại tưởng là Kim Thoa nữa phải không ?
- Xin lỗi, anh thật không ngờ, xa nhau lâu quá, anh không thể phân biệt, hai đứa thật giống nhau, anh già rồi lú lẩn mất.
Cầu [ thủ môn đội bóng đá Thoại Ngọc hầu ] vừa ngừng xe, anh Châu nháy mắt, tay bắt mặt mừng, chuyện trò, đến khi gọi tên mới biết là nhầm, anh Châu cười ngất “nầy, không phải chỉ mình anh lầm đâu…”
Uống ly cà phê thứ ba trong buổi sáng với Tài, dưới chân cầu Duy Tân, ngồi trên chiếc ghế đan dây nhựa, nhắc lại chuyện ngày xưa, điểm mặt bạn bè, bao nhiêu người còn lại, bao nhiêu kẻ rời xa, người Nam địa cầu, kẻ tận cùng băng giá…Hẹn nhau năm năm nữa sẽ cố gắng gọi tìm bạn bè các nơi trở về họp mặt, trường Thoại Ngọc Hầu đang được trùng tu {?} sẽ được phục hồi tên như cũ.


Ba mươi năm, làm sao đủ bút mực ghi lại nhửng kỷ niệm trùng trùng ? Long Xuyên yêu dấu, dù có thay đổi, lớn lên như mỗi chúng ta, đã qua đi bao nhiêu thế hệ, trong trái tim ta vẫn là hình ảnh không phai mờ .

Vũ Thị Thiên Thư




ngodong
#24 Posted : Friday, February 18, 2005 4:21:16 AM(UTC)
ngodong

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Editors
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 3,437
Points: 1,167
Woman

Thanks: 85 times
Was thanked: 35 time(s) in 34 post(s)
Vũ Thị Thiên Thư
#25 Posted : Friday, February 18, 2005 7:54:08 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

Chị Ngô Đồng
Cảm ơn Chị và Ngọc Dung vô cùng. Tuyệt vời
Phượng Các
#26 Posted : Friday, February 18, 2005 9:01:22 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,432
Points: 19,233
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
Giọng người đọc dễ thương lắm, Rose

chị Ngô đồng, đồng ý với chị là nhạc lồng lớn quá chị ạ, phải nhè nhẹ để người nghe còn nghe được tiếng đọc chị ơi....Cái này là làm cho người ta cứ lắng nghe nhạc hà .

New
Bây giờ các chị Linh Vang, VTTT, và PC phải bái chị Ngô Đồng làm sư phụ để dạy tụi này một món chơi mới, là thu âm và lồng nhạc đi. Để mấy chị tự đọc bài mấy chị nữa chớ!
Vũ Thị Thiên Thư
#27 Posted : Friday, February 18, 2005 9:18:54 AM(UTC)
Vũ Thị Thiên Thư

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,031
Points: 2,424
Woman
Location: Thung Lũng Lá Rơi

Thanks: 231 times
Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
quote:
Gởi bởi Phượng Các
[New
Bây giờ các chị Linh Vang, VTTT, và PC phải bái chị Ngô Đồng làm sư phụ để dạy tụi này một món chơi mới, là thu âm và lồng nhạc đi. Để mấy chị tự đọc bài mấy chị nữa chớ!



Chị PC
Thầy giỏi rồi , nhưng trò có khả năng học không...Hic !!
Việt Dương Nhân
#28 Posted : Saturday, February 19, 2005 6:19:24 AM(UTC)
Việt Dương Nhân

Rank: Newbie

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,837
Points: 0

7 xin chào cả nhà !
7 cũng có nghe "Mây Thu"
  • Approve
    Có bài đọc cho 7 nghe là 7 khoái lắm rồi !
    Chúc tất cả ACE vui vẻ cuối tuầnKissesKissesKissesKissesKisses

  • Phượng Các
    #29 Posted : Sunday, February 20, 2005 2:54:26 PM(UTC)
    Phượng Các

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 18,432
    Points: 19,233
    Woman
    Location: Golden State, USA

    Was thanked: 646 time(s) in 606 post(s)
    quote:
    Gởi bởi Vũ Thị Thiên Thư

    Thầy giỏi rồi , nhưng trò có khả năng học không...Hic !!


    Chị TT và Linh Vang ơi, Bấm vào đây để học cách xử dụng Audacity thu âm nè:

    http://www.dactrung.net/phorum/tm.asp?m=127719
    Vũ Thị Thiên Thư
    #30 Posted : Tuesday, March 1, 2005 10:51:10 AM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
    Nhật Ký Viễn Liên

    V ũ Thị Thiên Thư

    Trường tương tư
    Bài thơ Bạch Cư Dị là chuổi nối tiếp cho những dòng thơ mượt mà , những tình thân quen, theo nhau qua ngàn dặm, những lúc bâng khuâng, những khi nguy khó…

     長相思      白居易
    汴水流,泗水流,流到瓜州古渡頭,吳山點點愁。
    思悠悠,恨悠悠,恨到歸時方始休,月明人倚樓。

    biện thủy lưu ,
    tứ thủy lưu ,
    lưu đáo qua châu cổ độ đầu ,
    ngô san điểm điểm sầu 。

    tứ du du ,
    hận du du ,
    hận đáo quy thì phương thủy hưu ,
    nguyệt minh nhân ỷ lâu


    Là một Bài Từ (thể ca)

    Thân chào

    Những ngày tháng tất bật, cuộc sống miệt mài, không còn nhìn thấy mây xanh, soi dòng nước hiền hoà, bên chân trời huyễn mộng … hay lang thang trong cõi bàng bạc khói sương .
    Những ngày tháng về gần bên gối Mẹ, mở lại trang giấy thơm mùi mực, những lúc Mẹ trăn trở, những phút vui ngắn ngủi cùng nhau , Mẹ nhắc lại duyên và nghiệp …Những giấc mơ ngày tuổi còn xanh, mộng vẫn tràn đầy .
    Những dòng chữ trên màn hình, như mây trời trôi nổi, nét chấm phá thân quen, nét vàng son tô lại một trời xưa rực rỡ,
    Bao nhiêu là tình ý ..trải lòng ta về muôn phía hoa khai …trang nhật ký viễn liên, xin chia cùng nhau …

    Ngày …
    Mở hộp thơ, bài thơ Bạch Cư Dị, nguyên tác, những nét mượt mà, bức tranh chấm phá, mở lại một trời thơ dại, thuở đọc chưa hiểu hết ý của người xưa. Trốn ngủ trưa ra nằm vắt vẻo trên nhánh vú sữa sau vườn nhà, thả bềnh bồng theo dòng nước bạc, non ngàn , dong ruỗi say mê …Hay đêm đêm chong ngọn đèn dầu leo lét, trốn trong hầm trú đạn, đọc cho quên đi nổi sợ hãi vây quanh …
    Là T đó , và N, từ bài thơ “Có Phải “, em là tờ kinh thơ, hạt mưa sa từ trời, em mong manh như sương đọng, nhẹ nhàng như chiếc lá mùa thu …”

    Tảo Khởi

    風露澹清晨,簾間獨起人。鶯花啼又笑,畢竟是誰春。」(李商隱,早起 )
    「phong lộ đạm thanh thần ,liêm gian độc khởi nhân 。oanh hoa đề hựu tiếu ,tất cánh thị thùy xuân 。」(lý thương (ẩn, ấn) ,tảo khởi )
    Ban mai
    Đầu ngày gió nhẹ sương mơ
    Bâng khuâng thức giấc bên bờ rèm thưa
    Giao hoà chim hót hoa tươi
    Cành xuân sắc hỏi đất trời riêng ai

    Tảo Khởi, như giọt sương mơ, và lời nhắn nhủ nhẹ nhàng, nầy bất đồng, kia ngoan cố, chia cuộc sống hàng ngày , cùng chung khó khăn, riêng gánh nặng, chia niềm thao thức, chúc lời bình an, nâng lên khi ngã, đùa khi trầm kha …
    Như dòng sông khúc chìm đoạn nổi, như hồ thu tĩnh lặng bên trời. Lúc không là N, khi là T, lúc đùa vui như trẻ con, soi gương nhìn bóng , khi thâm trầm, dõi bóng trăng nghiêng.
    Trêu từ thói quen lơ đểnh, ghẹo từ câu nói bâng quơ. Ngữ ngôn cẩn trọng, trách khi phân tâm, dấu bỏ sai vì hờ hững, chỉnh khi từ diễn không sát nghĩa, vì không chịu đào sâu, làm khó nhau vì lan man, trách hờn nhau, quân tử không câu chấp, nhắc nhở nhau, mỹ nhân đoan trang …

    Tháng …
    Nầy T

    T: Tho+ Tang (sugar), nếu mình đọc thấy cảm xúc .. thì cảm tác = nghĩa là cứ viết, cứ luận và Hoạ nhưng nếu chỉ = DIỄN thì phải trung thực và chính xác và phải theo luật

    1/ Đối chỉnh ... thuờng là 2 câu mở rồi 2 câu kết ( thể tứ tuyệt - thể bát cú thì lại bàn khác …lấy bài chuẩn Thôi Hiệu Hoàng Hạc Lâu )

    Đi từ trong ra ngoài hay ... ngoài vào trong;
    Đi từ tỉnh vật sang động vật hay ngược lại.

    2/ Hội đủ Mỹ từ pháp và ẩn dụ và ...
    Nhưng phải theo một phương pháp chỉnh dù là thơ giản dị >>> nếu T quan sát bài nào mà N viết, nó rõ ràng gọn, và đơn giản; ngoại trừ vài bài N chơi chữ như Bác Lý Thương .

    NẾU –T thích theo dòng cảm tự nhiên thì cũng là quan điểm cá nhân, không có gì sai ... miễn là mình vui ...

    Những dòng chữ, từ khung trời xa, bãng lãng theo nhau từ nghìn năm trước, cảm nhận ý tiền nhân, hình dung trong bức hoạ tuyệt vời, có đôi bước chân dò dẫm … Tĩnh Dạ Tứ, Lý Bạch tiên sinh. Minh hay Khán ?? Nhặt lại từ trong ký ức , mở ra …**[1]

    低 頭 思 故 鄉
    舉 頭 望 明 月
    疑 是 地 上 霜
    床 前 明 月 光
    夜 思


    Đi từ dưới lên ...
    T : N chọn chữ MINH vì nó hợp với câu …Sàng tiền = Trạng tự
    Thì cụm từ = Minh Nguyet Quang = Ánh Trăng Sáng
    Và cũng vì thế N không thích thơ …năm chữ, vì nó quá cô đọng.

    N phân tích lại nhé, chữ Sàng tiền là trạng từ, có hai nhiệm vụ: bổ nghĩa cho tỉnh tự hay. Động từ , bỏ qua đi …Nghe N nè :

    疑 是 地 上 霜
    床 前 明 月 光

    nghi thị địa (thượng, thướng) sương
    sàng tiền minh nguyệt quang

    Có phải là Lý Gia đang dùng chữ để tả sự tương tựa giữa ánh trăng bạc trắng và móc bạc [ sương] trên từng ngọn cỏ …
    Lý gia từ trong nhà bước ra , chữ Thượng = Trên , và chữ Tiền = Trước , là trạng từ bổ nghĩa , và nói chung là tả cảnh vật .
    Đi từ trong ra ngoài …vật nhỏ đất vật thể lớn …
    Cho nên hai câu đầu của Lý Gia cũng như Trương Kế , chỉ khác là thể thơ Thất Ngôn chi tiết hơn …Rồi câu ba và bốn của Lý Gia đi từ ngoại cảnh đến tâm tư của chính mình , nhìn cảnh vật , buồn [ … xa quê hương, một mình như Trương Kế ]
    T hãy đọc lại hai câu:
    Giang Phong ngư hoả đối sầu miên = Trương Gia muốn hàng cây phong và đèn đóm của thuyền câu chìm trong màn sương, đi ngủ, vì vạn vật như Quạ [ Ô ] kêu sương đi ngủ, bầu trời tỉnh mịch, không thê lương như người nghĩ, chỉ lặng tĩnh …
    Trở lại câu ba, bốn của Lý Gia, tứ câu đầu và thứ hai tả cảnh vật, sang câu thứ ba, sự tương ứng của hai nhà thơ, nhìn lên trăng sáng như trăng nhìn xuống giường, sương móc bao phù đường xá , cảnh vật = địa [ đất ]
    Nhìn lên thấy trăng, cuối xuống tri TÂM = Nổi buồn cô đơn, nhớ nhà …, hai câu tượng sắc tượng hình …
    Trương gia thì cả tượng hình lẫn tượng thanh.
    Tóm lại, để bài thơ đối chỉnh T nên dùng bản chép Minh thay vì Khán .
    Và Ngoan, không cải lý . Mấy nay T ưu tư , vì lo lắng cho Mẹ ở quê nhà , hay vì tuần trăng cuối cùng của năm tuổi ???
    Thơ Ngũ ngôn cô đọng, không nên đào sâu , vì mình không là người viết cho mình , và viết cho người …

    ***
    T
    Giang Phong ngư hoả đối sầu miên
    Đôi khi mình quên mất là tác giã có thể dùng nhân cách hoá , Giang Phong : Cây phong bên sông, ngư hoả đang trong giấc ngủ êm đềm , sầu đôi khi chỉ là giấc ngủ .Ngoài ra nếu nghĩ đến Miên : cũng là cây đổ rạp, nghĩa là nhờ Ngư Hoả đã chiếu hàng cây phong nằm rạp trên mặt nước của dòng sông [ nhiều người tưởng là tâm trạng của nhà thơ, nói là vắng vẽ và buồn ] Nhưng trong tâm N thì không thấy gì là buồn …
    Hãy nhìn khác đi, trong bồn câu thơ, chỉ căn cứ vào hai chữ sầu miên rồi dịch ra là sấu thảm … Trong khi N nghĩ là nhà thơ khi ngủ ngon vì thuyền đâu trên bến sông [ gần cầu ] xa xa có chùa Hàn San, nửa đêm tiếng chuông chùa điểm, thời gian đánh thức nhà thơ [ Chung thanh đáo khách thuyền ] nhân cách hoá , rồi dịch thành buồn bã …Chạnh lòng: đôi khi chỉ có nghĩa là chạnh nghĩ khi thấy cảnh vật êm đềm quá … T có nghĩ đến điều nầy không ??
    …N chỉ nói có vài bài thơ ... mà dịch giả làm cho cả THƠ Zshang Ji (Tr Kế) có chữ Sững sờ trong 4 câu, thì N nghĩ đĩ là phản dịch - nếu nói giấc ngủ buồn (buồn có nhiều mức buồn) còn sững sờ >.

    While I watch the moon go down, a crow caws through the frost;
    Under the shadows of maple-trees a fisherman moves with his torch;
    And I hear, from beyond Suzhou, from the temple on Han San (Cold Mountain, )
    Ringing for me, here in my boat, the midnight bell.

    Trong bài nầy người dịch không có chút gì buồn bã cả . Cho nên mình dùng tâm trạng của mình mà dịch là ĐÚNG mà SAI đó T à, và diễn sai ý tức là vu oan cho người viết đó nhé. N thường không buồn vì N tri thiên mệnh …N nhìn cảnh vật = cách vật và từ từ …
    Nếu như vậy thì Nhị độ Mai hay Phan Trần, và cả Phượng Cầu Hoàng …Ngày xưa theo quan niệm cổ điển thì chuyện không chấp nhận . Vì người đàn bà Goá ngồi quạt mồ chồng hay gười đàn bà bỏ chồng không thở than, lại chạy theo chàng Tư Mã thì không ngoan rồi [ Trác Văn Quân nàng, đúng ra là : Hình phạt ba mươi trượng ] Vì thế mà theo Vua Minh Mạng thì có nói nếu Nguyễn Du còn sống sẽ bị phạt ba mươi trượng ….
    …đau lắm ngheo …

    N a`
    Có những khúc mắc, không thể dịch Thơ, vì thơ là một trời riêng ý, và T không thể diễn như ý, vì biết khả năng cũng như tài liệu không có trong tay, khi dùng chữ PHỎNG là một cách tôn trọng, vì không diễn theo sát nghĩa, chỉ theo hình ảnh trong tâm khi đọc, cảm xúc nhất thời, ghi lại, có thể đúng có thể sai, nhưng không muốn chối bỏ hình ảnh, bức tranh vẽ trong tâm tưởng lúc bấy giờ.
    T biết N tinh tường, không phải T muốn cải lý, chỉ trình bày ý nghĩ, khi tranh luân với N là một cách học thêm, nhìn vào vấn đề qua một lăng kính khác, nhưng sẽ không thay đổi, có thể do cá tính, T không cố chấp, sai thì nhận , và sẽ cố gắng học thêm, vì biển học mênh mông , thân như chiếc lá …
    Khi chọn cách chuyển từ nguyên thể Đường Luật sang thơ Luc Bát, vì âm điệu nhịp nhàng và gần gũi, T có thể bới tìm từ ngữ, chuyện trò đùa vui, nhưng khi làm thơ thì trang trọng, không thích viết lan man, không ai oán, dù là viết văn xuôi hay thơ cũng vậy, không bi ai …Cuộc sống có lúc thăng trầm, đường đời có khi vấp ngã, nhưng sẽ tiếp tục đứng dậy đi, không khuất phục, vẫn tha thiết yêu đời …
    Thiên mệnh, như trang sách đã mở… Trong cuộc sống và nổi trăn trở hàng ngày, giữa những nhận thức, tư duy … Chữ nghĩa cũng quay cuồng theo cơm áo, tất bật với thời gian .
    Theo dấu tiền nhân, tìm trong huyễn mộng, thướt tha cùng liễu biếc bên sông, huyền diệu theo trăng xanh cuối trời, tìm những phút giây bình an, trong không gian mầu nhiệm, tĩnh lặng cùng cảnh vật, êm đềm tiếng chuông đưa …
    Cãm nhận hồng nhan bạc mệnh, ý và tình mênh mang…
    “ Ah ! Tống G in his perfrct way” Hào khí Lương Sơn Bạc, tấm tình Minh Phi, mỹ nhân tự cổ …
    N vẫn nghĩ tuỳ lúc, nhưng thời Tư Mã, cả hai vợ chồng Tư Mã Văn Quân đều không tuân theo luân lý thời bấy giờ. N cũng dùng
    Quân xử thần bất tử bất trung
    Nhưng,
    Quân bất minh thần thị bất trung
    Người ta nói đàn ông tìm đàn bà [ đa số ] là vì Sắc [ không vì Dục ] Đàn bà tìm đàn ông thì lại vì Tình ….điều nầy nguy hiểm !! nên vì luật BIOLOGICAL LAW mà
    Dùng luật Bao Công xử án ngày xưa
    Võ Thị bỏ Võ Đại Lang, ngoại tình, bị Võ Tòng giết, quan không bắt tội .
    Tống Giang hào hoa thì người ..lại …
    Mỹ Nhân khuynh quốc khuynh thành …
    Tần Thuỷ Hoàng là người bạo tàn, cũng để lại Vạn Lý Trường Thành …
    Cho nên N đồng ý là có ngoại lệ !! Nhưng rất hiếm …
    Có được không …Minh Phi …??

    王昭君

    漢家秦地月,
    流影照明 妃。
    一上玉關道,
    天涯去不 歸。
    漢月還從東海出,
    明妃 西嫁無來日 。
    燕支長寒雪作花,
    蛾眉 憔悴沒胡沙 。
    生乏黃金枉圖畫,
    死留 青塚使人嗟 。

    Vương Chiêu Quân (kỳ I)

    Hán gia Tần địa nguyệt,
    Lưu ảnh chiếu Minh Phi
    Nhất thướng Ngọc Quan đạo,
    Thiên nhai khứ bất quy

    Hán nguyệt hoàn tòng Đông hải xuất,
    Minh Phi tây giá vô lai nhật.
    Yên Chi trường hàn tuyết tác hoa,
    Nga my tiều tụy một Hồ sa
    Sinh phạp hoàng kim uổng đồ họa,
    Tử lưu thanh trủng sử nhân ta

    Lý Bạch (Li Po)


    Vương Chiêu Quân

    Vầng trăng từ thuở Hán Cung
    Sang Tần soi bóng não nùng Minh Phi
    Môn quan một bước chân đi
    Đường xa vạn dặm mấy khi quay về
    Phương Đông trăng vẫn hồi qui
    Cõi Tây xa giá Minh phi không ngày
    Tuyết rơi lạnh lẽo Yên chi
    Dung nhan tiều tụy nét mi lệ tràn
    Sống không vàng họa dỡ dang
    Chết xanh sử mộ cỏ hoang lưu tình

    Sao lại não nùng ?? Lại dùng tâm mà diễn nữa rồi T à …

    Thiếp bạc mệnh

    Hán đế trọng A Kiều
    Trử chi hoàng kim ốc
    Khái thoá lạc cửu thiên
    Tùy phong sinh châu ngọc
    Sủng cực ái hoàn yết
    Đố thân tình khước sơ
    Trường môn nhất bộ địa
    Bất khẳng tạm hồi xa
    Vũ lạc bất thượng thiên
    Thủy phúc trùng nan thâu
    Quân tình dư thiếp ý
    Các tự đông tây lưu
    Tích nhật Phù dung hoa
    Kim thành đoạn căn thảo
    Dĩ sắc tự tha nhân
    Năng đắc kỳ thời hảo

    Lý bạch

    Thiếp bạc mệnh

    Hán Vương yêu quí A Kiều
    Lầu son điện ngọc mỹ miều an cư
    Chín tầng êm ái oanh ca
    Bay trong gió nở ngọc ngà ngữ ngôn
    Đắm say đến lúc mõi mòn
    Lửa yêu dập tắt không còn tình xưa
    [dây chùng phím loạn ñoâi đàn tình xưa]*
    Trương môn một bước chưa vừa
    Dấu xe ngựa cũng đợi chờ một mai
    Mưa ơi chẵng trở lên trời
    Hốt sao đầy chén đã rơi xuống trần
    Tình nầy ý ấy cùng Quân
    Đông Tây đôi ngã không gần với nhau
    Phù dung tự thuở ban đầu
    Nay thân cỏ dại dãi dầu bơ vơ
    Lấy thân hương sắc nương nhờ
    Mấy khi được trọn duyên tơ với người
    * [ có phải quá nhẹ nhàng cho tâm trạng của A Kiều không ??]

    N trách T dùng tâm để diễn, trong khi đọc bài thơ nầy, lại nghĩ đến tình bạc bẽo của Hán Vương . Khi T hỏi câu …Là Hậu hay là Phi ?? N bảo không Hậu không Phi, ý muốn nói trung trinh tiết liệt , T cười ….lại hiểu sai vì không nói rõ , nầy nhé …Đã là Thiên Tử, Hậu là Nghĩa, Phi là Tình, Quân tử phải vẹn, huống gì còn là Thiên tử …

    Hán Sứ khước hồi bằng ký ngữ
    Hoàng kim hà nhật thục nga mi?

    [ Chiêu Quân Từ , Bạch Cư Dị ]

    Sứ về xin nhắn đôi lời
    Bạc vàng đổi lại mặt người bao lâu ??

    N không hiểu ý T, khi diễn bài thơ, trách Quân Vưong là còn nhẹ, đọc Bạch Tiên Sinh viết Hậu Cung Từ , có thấy thương không ?.

    後宮詞

    淚濕羅巾夢不成
    夜深前殿按歌聲
    紅顏未老恩先斷
    斜倚薰籠坐到明

    Hậu cung từ

    Lệ tận la cân mộng bất thành
    Dạ thâm tiền điện án ca thanh
    Hồng nhan vị lão ân tiên đoạn
    Tà ỷ huân lung toạ đáo minh

    Bạch Cư Dị

    Bài hát hậu cung

    Mộng không thành lệ miên man
    Ðêm sâu điện vắng tiếng vàng ngọc rơi
    Ân thiên chưa trọn một đời
    Ðốt lò hương đợi sáng trời chưa hay

    Trong cõi Đường Thi bát ngát, khu vườn kỳ hoa dị thảo, chỉ là T lang thang.

    Bởi theo anh

    Bởi theo anh
    Vào Đường thi bỏ ngõ
    Lạc giữa mù sương
    Quên mất lối quay về
    Ngày tháng phiêu du
    Cuối đường hoa nở
    Rực rỡ diệu kỳ từng đóa ngũ ngôn

    Đối nến long lanh
    Chập chùng hơi thở
    Lạnh phủ vai gầy buốt giá nghìn thơ
    Bài hát tương tư
    Ơi! Mặn nồng như thuở

    Em chẻ bóng trăng xanh
    Đi tìm trong huyễn mộng
    Gở từng lớp ngũ sắc cầu vồng
    Chỉ thấy lấp lánh trong trời giọt tuyết đông
    Những đường cong
    Không thể nối lại tròn vòng
    Như nổi nhớ
    Là từng giọt cường toan
    Nhỏ xuống
    Nhỏ xuống hồn mênh mông

    Khung tranh mờ nhạt
    Nét bút hững hờ
    Bởi theo anh
    Hiền ngoan như thuở
    Tắm đẫm hương trời
    Bơi lội giữa hiên trăng

    Bởi theo anh
    Gieo từng hạt mầm ngôn từ vụn vỡ
    Rút ruột tằm
    Nhả mài miệt nợ tơ
    Là giam thân vào tổ kén đợi chờ
    Là tận tuyệt là cuống cuồng nổi nhớ

    N , trong tất bật của cuộc sống, Cõi Đường Thi mênh mang, chút bình an cuối ngày, diễn, cùng nhau, chia nhau, ý tình khôn tả…


    Xuân hiểu

    Xuân miên bất giác hiểu
    Xứ xứ văn đề điểu
    Dạ lai phong vũ thanh
    Hoa lạc tri đa thiểu

    Mạnh Hạo Nhiên

    Giấc xuân

    Bâng khuâng chợt tỉnh giấc xuân
    Đó đây chim hót tưng bừng nắng mai
    Đêm qua mưa gió bay bay
    Cánh hoa rơi rụng nào hay ít nhiều

    Vũ Thị Thiên Thư

    ** [ 1]
    Bài diễn

    Tĩnh dạ tứ

    Sàn tiền Minh nguyệt quang
    Nghi thị địa thượng sương
    Cử đầu vọng minh nguyệt
    Đê đầu tư cố hương

    Lý Bạch

    Đêm yên nổi nhớ

    Bóng trăng soi sáng trước giừờng
    Tưởng như mặt đất trắng sương che mờ
    Ngẩng lên trăng tỏ trên trời
    Cúi đầu nhung nhớ xa vời cố hương

    Vũ Thị Thiên Thư
    [ Diễn ]


    Vũ Thị Thiên Thư
    #31 Posted : Saturday, March 12, 2005 1:09:39 PM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
    Chiếc aó tri thiên mệnh


    Những đêm khi các con đã yên ấm trong chăn nồng thì mẹ vẫn còn lọc cọc cắt may. Mỗi lần bạn bè họp nhau cuối tuần lại thấy các con diện bộ cánh mới đi chơi. Nam thì như cậu hoàng con, áo sơ mi trắng, mặc ngoài vest , Trân cũng bộ cánh mới toanh, trông như con búp bê ...
    Ngày lang thang với nhau, trong khu thương mại, rẽ vào một cửa hàng bách hóa, Thu dạo một vòng, mang lại mấy cái áo đủ màu, cẩn thận ướm vào cho chị rồi khen:
    - Chị à! Em thấy cái nầy coi cũng được quá đó, chị vào trong mặc thử nhé ?
    - Nhỏ à! Đẹp thì có đẹp, nhưng chị không cần, bây giờ ít khi đi đâu, mua mà không mặc treo hòai cũng bám bụi thôi .
    - Thì thỉnh thoảng chị đi ăn tiệc mặc cũng được vậy.
    Tiệc tùng gì nữa em, cuối tuần gặp nhau, dăm ba người bạn vong niên, trẻ nhất cũng đã tri thiên mệnh, ngất ngưỡng khề khà, chuyện trời đất mênh mông, chén anh chén chú . Cuối cùng cũng trở lại..." Phụ phù phu.." (*) Lặng lẽ dìu phu quân ra xe, miên man lái về, có khi nửa đêm, có khi gần sáng, như vậy cũng xong một cuối tuần yên giấc.
    Bạn bè dăm ba người đếm trên đầu ngón tay, như cái vòng lẩn quẩn, gặp nhau chút chuyện cười đùa cho qua tuần trả nợ áo cơm. Trong sở thì một năm đôi ba lần khao thưởng, cưới xin họa hoằn mới có dịp, khi đi mừng thì bỗng dưng thấy mình trở thành trưởng thượng ăn trên ngồi trước. Bước lên hàng cô bác, ai lại mang bộ cánh của thời thanh niên, vào ra cùng bầy trẻ thì thật là chướng mắt. Nhưng dù có tha thướt trong áo dạ hội thì vẫn nhớ tà áo dài quấn quít theo từng bước chân.
    Hàng năm, ngày liên hoan cho toàn thể nhân viên, bạn bè thường đùa nhau là "JCP Prom night ", từ mấy tuần lễ trước ngày đã ríu rít hỏi nhau, " Chọn được áo chưa? Màu gì ..." xôn xao như bọn trẻ. Lần nào cũng đứng trước gương nhìn lại tủ áo, rồi mang mấy chiếc áo dài ra nâng niu vuốt nhẹ, lụa mịn mát dưới làn da tay, bâng khuâng.
    Một lần nọ, nổi nhớ nhung dâng trào, trong buổi tiệc liên hoan, cứ phân vân, nhìn hàng áo, nhớ quá, chọn chiếc áo dài in hình lá phong, lụa mềm mại.
    Trời tháng mười, thêm chiếc áo khoát mỏng che hờ trên vai, phòng tiếp tân ngợp màu sắc,bao nhiêu là áo kim tuyến lấp lánh, ngũ sắc loang như vòng cầu, khi bước vào, vừa cởi chiếc áo khoát,trao lại cho người nhân viên phụ trách việc máng áo vào phòng chứa, còn đang đứng chờ một chút, cho đôi mắt quen với ánh đèn, sẽ đi tìm chổ ngồi, bạn bè chạy lại xúm xít, tên nầy lại vuốt áo tên kia bấm máy ảnh...
    - Áo của Bà kiểu lạ và đẹp quá, gọi là gì vậy ?
    - A! Aó dài, đây là quốc phục của phụ nữ Việt nam chúng tôi.
    - Không ngờ quốc phục của bà vừa kín đáo lại tha thướt, dù che kín cả người không phơi bày một mảnh da, nhưng lại không che hết các đường cong trên thân ngưới, thật là mong manh và quyến rũ...
    Những năm sau nầy không còn tay bế tay bồng, không còn phải khư khư nắm chặt tay hay tất tả chạy theo, mỗi năm Tết về, tôi lại cắm cúi ngồi may áo dài đi chưng diện. Dần dà mùa đông hay mùa hè, mỗi khi cần phải đi dự tiệc tùng quan trọng hay đi mừng chuyện cưới xin, áo dài vẫn là chiếc đầu tiên và cuối cùng tôi chọn lấy.

    Mùa hè, nắng Ngũ Đại Hồ và không khí ẩm đầy hơi nước, sức nóng ngột ngạt như những ngày còn thanh niên ở quê nhà. Bọn chúng tôi bước dần vào tuổi tri thiên mệnh, nhìn những mái tóc nhạt dần theo màu thời gian, sợi trắng lấn sợi màu. Bạn bè mỗi lần họp nhau, không phàn nàn về một căn bệnh vừa lấp ló thì sẽ thở than về bóng chiều lăm le trên ngưỡng cửa.
    Tôi và cô bạn nhỏ tuổi hơn đang ngồi chuyện trò, chợt cô đá vào chân tôi và nhìn ra cửa. Theo ánh mắt của cô, tôi nhìn mà ngữ ngôn bay biến. Một bà bạn khác của chúng tôi, tuổi tác có hơn tôi dăm ba năm, tôi cố không nhìn bà mà thở dài, chờ cho bà đi khuất, cô bạn nhỏ quay sang
    - Mai mốt nhỡ em có đổi tính tình, sinh tâm, chị ráng gõ vào đầu cho vài cái nhé, kẻo em làm trò cười cho thiên hạ…
    - Ừ nhỉ, người đi trước là chị đó, nhỡ chị có làm chuyện không giống ai thì cũng nhớ chặn lại, nhất là khi có dịp gặp nhau nhớ nhắc chừng cho nhau.
    Bà bạn tôi, tấm thân nẩy nở theo những chiều không cần thiết, chiếc áo cánh phơi một vùng thiên nhiên màu mỡ, chiều dài chưa giáp thắt lưng, chiếc quần jean bó sát đùi, bày ra từng ngấn thung lũng chìm sâu. Tôi lắc đầu, dù cho có cố gắng kéo lại thanh xuân, mỗi người chúng ta, nhưng tôi thật không có can đảm khóac lên người bộ cánh non nớt dành cho các thiếu nữ trẻ trung vào thời mới lớn, và còn ngang nhiên bất chấp , nhởn nhơ ra trước bàng quang thiên hạ.
    Cô bạn nhỏ và tôi, điều chúng tôi lo ngại nhất là khi đến tuổi tri thiên mệnh, sự mất quân bình kích thích tố, tính tình đột nhiên thay đổi, hay làm những chuyện.. "out of line " hay nói cách khác đi làm trò cười cho thiên hạ, như bà bạn tôi đang làm.
    Đã lăm le vào tuổi năm mươi, tôi hiểu rất rõ là mình đang nắm níu, cố gìn giữ xuân xanh, tươi trẻ, nhưng không có nghĩa là ăn mặc như vậy, nhất là khi thân hình đã qua bao nhiêu lần cưu mang, không còn rắn chắc như thuở trước, vòng eo thon thả ngày nào đang có khuynh hướng tăng trưởng, những bắp thịt tay chân cũng nhão nhoét theo thời gian.
    Tôi nhìn xuống đôi bàn tay của chính mình, những ngón tay thon ngày nào vẫn còn dài dặn, nhưng những lằn gân xanh chằng chịt đã ló dạng. Khi đứng nhìn chính mình trước gương, những nếp nhăn trên trán, nụ cười kéo theo đuôi mắt, có thể che bằng phấn son trang điểm, nhưng không thể dối chính mình. Điều quan trọng là có giữ được cho chính mình cái nhân cách, cái bình an cho tâm hồn? Tươi trẻ không có nghĩa lố lăng, ăn mặc diêm dúa không hợp tuổi tác, nhất là đã bước vào cương vị cô bác trong nhà.
    Điều khó khăn nhất là chiến đấu với chính mình, với bệnh tật, với triệu chứng, những ngày mưa sắp về, từng lóng tay, khớp xương đã báo trước, những lúc nóng lạnh bất thường, gánh con gánh cháu... cùng lúc với người bạn đời tuổi cũng sắp bước vaò thời kỳ viên mãn, chọn cho mình con đường nào để đi, nẻo nào để rẽ, quả là nhiêu khê...

    Bạn tôi, chị cũng hơn tôi mươi tuổi, con cái đã thành tài, đứa nào cũng xong đại học, rồi cũng gia thất đề huề, mổi đứa một nơi, bờ tây Thái bình dương nắng ấm, ven đông Đại Tây dương bão bùng, năm một lôi hai năm, đứa gọi Mẹ ơi ới, chị bay sang đông nuôi con dâu dược tròn tháng thì lại bay về tây con gái đang chờ ngày... Khổ nổi anh hãy còn đang làm việc, phải chờ đợi vài năm nữa thì mới đủ tuổi để về hưu.Lại lếch thếch cơm cá đông lạnh ăn hàng tháng hàng ngày, lủi thủi cạo tuyết sớm mai, vào ra quạnh quẽ.
    Nhớ lại những tháng năm chị còn bồng chống bầy con dại ở quê nhà, anh một thân một mình theo tàu vượt khơi, sang xứ lạ quê người, nhớ vợ con hiu hắt. Ngày cắp sách, tối đi làm, một nắng hai sương, dành dụm, mang được vợ con sang thì lại tiếp tục hai sương một nắng lo cho bầy trẻ nheo nhóc, đứa vào trung học, đứa vào tiểu học, đón đứa nầy, đưa đứa kia, ngồi xuống dạy kèm đứa lớn, quay sang giảng bài đứa bé... Cho đến khi chúng vào đại học, lần lượt thành tài, đi xa theo công việc, còn lại hai vợ chồng vào ra có nhau, sớm hôm bầu bạn. Mọi người nhìn anh chị trêu là bây giờ mới là tuổi vàng son như thuở... Chưa được bao lâu thì chị lại khăn gói sang đông, về tây...Anh lại một mình sáng cơm tay cầm vào sở, chiều về bạn với microway, thức ăn trong tủ đông đá mang ra nuốt vội, chời giờ giấc vào phôn vợ dăm câu, hỏi thăm chút sức khỏe hàng ngày, và đi ngủ, chờ sớm mai lập lại.

    Bạn tôi, chị và phu quân hơn bốn mươi năm hương lửa, anh thuở xưa lấy quân đội làm nghề, lang thang ngày nầy tháng nọ. Chị ở lại quê nhà một mực dâu con. Cái máu cuộc cờ chén rượu, anh đàn đúm bạn bè, chị không hề hé răng, hàng tháng tay bồng tay dắt, tay xách nách mang, gói ghém chút thức ăn, con cá khô quê nhà, hạt gạo hương lúa mới,chẳng lạ gì tính hào phóng của chồng, mang theo các thức để chia chát cho cả bạn bè. Ngày vất áo trận tiền, nắm níu vợ con, anh trốn lại lặn lội về quê nhà nhìn bầy con nheo nhóc, thở dài, dắt díu nhau tìm vào tận đồng ruộng xa xôi, đốn tre lợp mái lá, trồng luống rau, ngày cuốc đất ẩn thân, đêm nhìn sao hiu hắt. Thầm tính toán, chạy đáo chạy đôn...
    Cuối cùng, bồng chống xuống con tàu lênh đênh, mang được vợ con tơi tả sang Bidong bi đát, đốn cây lợp mái chai tay, cắt nhánh chặt cành, gánh củi oằn vai, rồi cũng theo nhau về định cư xứ lạ quê người, bầy con như lúa xạ, lớn theo năm tháng, cũng phu thê, cũng con cái đề huề, cũng chén anh chén chú. Ngồi lại cùng nhau, chị vẫn dung nhan tươi cười, đơn giản.
    - Ậy cái số mà, chạy nắng chớ không ai chạy trời, hồi đó ông già không chịu gả, đã từ chối rồi, ai lại đi hỏi nữa, vậy mà ông già chồng nhứt định hỏi cho bằng được.
    - Ừ, hồi đó anh cũng bê tha, bồ bịch tùm lum, ai lại về quê cưới vợ bao giờ, ông già nhứt định lôi về, đám hỏi mà chưa gặp nhau nữa là, vậy mà hơn bốn chục năm đó.
    Anh chị cũng con đàn cháu đống, các con quây quần chunh quanh, cách nhau không hơn nửa tiếng lái xe, cuối tuần trong nhà vang tiếng trẻ. Có đứa vào đại học, có đứa không, nhưng cũng cửa nhà êm ấm, cuộc sống bình an. Hai vợ chồng đi làm hàng ngày, chiều về anh khề khà lon bia, chị bên cạnh, khi thì tuồng cải lương trong máy, khi thì hài kịch, phim tuồng. Con cháu đi học về, hôm nào ghé ngang thì bà xới cho chén cơm, khi thì khứa cá kho, lúc thì miếng sườn nướng... Mỗi năm, ngày sinh nhật anh, chúng mang lại, đứa thì chai Cognac, đúa thì con tôm hùm cho Ba đánh chén, sinh nhật chị thì chúng kéo nhau ra nhà hàng Tàu, ăn cho đầy bụng, hể hả mọi người.

    Hai chị bạn, hai cảnh đời, người thì con cháu quây quần, kẻ thì chạy theo tất bật, cùng lứa tuổi bên trời lận đận, hai ông chồng, người còn đìu hiu cơm canh nguội lạnh, kẻ thì khề khà chén rượu mỗi chiều.Hai bầy con, bên thì danh phận rỡ ràng, nhưng lại quá bận, không có thời gian lo chăm sóc con cái, sinh ra thì chỉ mong giao lại cho cha mẹ, đã không lo được miếng ăn, chén nước,còn bấu vào Mẹ, tranh nhau từng tháng từng ngày, Mẹ tuổi đã cao, nay chạy sang đông giúp, mai chạy sang tây lo...
    Trong khi đó, bầy kia chỉ thì học hành cơ bản, lấy lao động lập thân, chăm chỉ làm ăn, ngày ngày vấn an cha mẹ, khi thì chén rượu, lúc miếng ăn, chưa kể hàng năm lo cho Cha mẹ cuộc nghỉ hè nầy, chuyến du hành nọ, luôn luôn lo lắng tìm cách cho cha mẹ an vui...
    Cô bạn nhỏ và tôi, tuổi đời không cách xa nhau mấy năm, con đường tri thiên mệnh kề cận, nhìn hai hòan cảnh khác nhau, trong lúc trò chuyện, vẫn thường hỏi nhau "chúng ta rơi vào trường hợp nào? Dù biết là ngày mai không hứa hẹn, nếu có chọn được thì chúng ta chọn cho mình con đường nào để đi? "
    Làm sao có thể chọn được cho mình, và biết rơi vào trường hợp nào? Cầu mong cho con cái thành công và hạnh phúc. Chắt chiu nuôi nấng cho chúng ăn học thành tài, dựng sự nghiệp, lập gia đình, và tiếp tục chạy tất bật theo chăm sóc luôn cho con cái chúng, hay chỉ chờ cho chúng yên bề gia thất rồi vợ chồng sẽ tiêu dao ngày tháng, an hưởng tuổi vàng?

    Vũ Thị Thiên Thư

    (*) "Phụ phù phu" Do điển tích trong Văn học: Sư sử sứ - phụ phù phu:
    Vua Lê Thánh Tôn đi kinh lý, thăm làng Cao Hương huyện Vụ Bản,Sơn Nam, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, đến thăm chùa, lúc bấy giờ nhà sư cụ đang tụng kinh, bỗng đánh rơi chiếc quạt, người ra hiệu cho chú tiểu nhặt, nhưng vị quan tùy tùng của nhà vua đang đứng kề bên vội nhăt lấy và trao lại cho sư.
    Nhà Vua thấy vậy mới nghĩ ra câu đối :
    Đường thượng tụng kinh, sư sử sứ [nghĩa: trên bục đọc kinh sư khiến sứ ]
    Và Ngài thách các quan đối lại, vế đối khó khăn ở ba chữ cuối : Sư sử sứ,thật là oái oăm
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh vẫn ung dung ngồi uống rượu, Vua gọi đích danh quan Trạng bảo hãy đối lại, Quan điềm nhiên uống xong bảo người hầu hãy về nhà vời Phu nhân đến dìu mình về, khi Nhà Vua hỏi thì Trạng trả lời : Thưa đó là câu đối của HạThần, và chỉ vào phu nhân Quan thưa:
    Đình tiền túy tửu, phụ phù phu [Trước sân say rượu, vợ dìu chồng]

    Vũ Thị Thiên Thư
    #32 Posted : Wednesday, March 30, 2005 12:07:44 PM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)

    Giọt mưa sa

    Những giọt mưa trái mùa đập vào khung kính, hai cánh quạt không ngừng, tháng giêng mưa, trời cũng thay đổi như lòng người, đang là mùa đông, tuyết không rơi, mà lệ rơi Thứ sáu ngày làm việc cuối trong tuần, trên xa lộ, xe cộ như dòng thác vội vã chen nhau. Hình dung lại khuôn mặt tươi tắn, màu da đen thẫm, nụ cười hiền hoà , ẩn hiện, tiếng nói như chuông ngân .Khuôn mặt còn nguyên nét người Châu Phi, sóng mũi to mắt tròn xoe, nhưng ánh mắt rực sáng lên và nụ cười bày đôi hàm răng trắng đều đặn .Quen nhau từ những ngày chập chững vào làm, bao nhiêu tháng năm, bao nhiêu thăng trầm …Khi Cathy gọi, tiếng trong phôn nghe như từ cõi nào
    - Dolly, Dana mất… mất rồi .
    - Cat [ chúng tôi gọi biệt danh của Cathy ] bà nói gì ? Có chuyện gì sảy ra ? Tôi không hiểu bà muốn nói gì hết
    - She’s gone, my God.
    Cat rên rĩ, tiếng đứt quãng, chìm trong tiếng khóc nghẹn không nên lời. Tôi gác máy. Ngồi không yên , tôi quay số, gọi Ann . Cô cũng ngạc nhiên như tôi, hứa sẽ gọi lại khi biết thêm tin tức. Chờ đợi nào cũng lê thê, tôi mặc áo lạnh, lấy đôi bao tay và nón , bước ra ngoài hơi lạnh hắt vào mặt , những hình ảnh chập chùng nối nhau …

    Dana rời khỏi gia đình, cô vừa xong trung học, mười tám tuổi, không muốn rơi vào con đường không lối thoát của các anh chị. Cô ước mơ một cuộc sống tự lập, nên đi xin việc làm và ghi tên học bán thời gian. Làm việc chung, chuyện trò trao đổi nhau hàng ngày , cái khoảng cách ngôn ngữ dần dần thu hẹp .Tôi kể lại cho cô nghe những ngày đầu chân ướt chân ráo đến Hoa Kỳ, giúp việc trong bếp cho một trại hè của trẻ con .Mớ vốn liếng Anh ngữ không bao nhiêu, tôi cố gắng nối nhịp cầu cảm thông, điều cô ngạc nhiên khi thấy tôi hiểu sâu sắc rất nhiều vấn đề, từ cuộc sống cũng như kiến thức bên ngoài , tôi thích đọc sách nhiều hơn nói. Đến khi cô biết ra tôi đã từng đi dạy học ở quê nhà thì câu chuyện cũng thay đổi chiều hướng. Cô thân tình kể lại chuyện gia đình, Mẹ cô sinh con đầu khi bà chưa đầy mười sáu, cô chưa bao giờ biết mặt cha, mấy anh chị em, mỗi người sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau, những người đàn ông qua ngưỡng cửa , ở lại ít lâu, rồi bay đi như cánh chuồn chuồn. Mẹ cô sống gần cả đời người, đi tìm thứ tình yêu như bong bóng. Tiền trợ cấp xã hội hàng tháng như gió vào nhà trống, gói ghém chưa cuối tháng túi đã rỗng . Áo quần mua từ cơ quan từ thiện đấp đổi qua ngày. Mười lăm tuổi, Cô xin vào làm cho Mc Donald , hảnh diện nhìn tấm chi phiếu đầu tiên , công khó nhọc của những giờ quần quật chùi lau, số tiền mong manh trong tay, nhất định dành dụm lại . Cô nghĩ đến năm học cuối cùng, đến buổi dạ vũ truyền thống [ Prom Night ] đến lúc đủ tiền mua chiếc xe cũ làm chân, vào đại học.Giấc mơ đầu đời , cố vươn lên, thật đơn giản…
    Cô cố gắng làm việc, học hành, chống lại sự cám dỗ của bạn bè. Trong lúc bạn bè và ngay cả người thân, lo rong chơi, thuốc lá và ma tuý bán lê la từng góc đường, cô lặng lẽ làm chim lạc bầy, chịu sự cười ngạo, cặm cuội lo học cho xong năm mười hai để vào đại học.Tốt nghiệp, Cô mang cái chứng chỉ lang thang đi xin việc, may mắn vào làm cho một văn phòng, với số tiền lương khiêm nhượng, nhưng giúp cô có chi phí sống qua ngày. Hiểu rõ hoàn cảnh của mình, với mơ ước tiến lên , không có mảnh bằng đại học trong tay, không có cái chìa khoá mở cánh cửa tương lai, Cô càng phấn đấu hơn. Nhưng càng vùng vẫy , càng khó khăn trở ngại, tôi có cảm tưởng như trời xanh quen thói má hồng trêu ngươi , Cô lao đao lận đận một đời

    - Dolly, Khoá nầy chắc tôi phải nghỉ học quá
    - Tại sao vậy? Còn không bao lâu nữa sao Cô không tiếp tục cho xong đi ?
    - Tôi muốn lắm chứ, nhưng không còn tiền đóng học phí .Tôi lại phải giúp Mẹ tôi, bà đang cần kíp quá, cứ theo năn nỉ mãi, tôi không chịu nổi nên đã rút hết tiền ra đưa cho bà rồi.
    - Oh ! Dana, tại sao cô lại tiếp tục để cho bà …
    - Vâng, tôi biết, tôi không nên tiếp tục cho bà tiền, nhưng tôi không nở lòng nào, vì còn các em, thật là khó mà từ chối được, dù sao bà cũng là Mẹ tôi .
    Đó là bản chất Dana, con người có trái tim bao dung vị tha. Cô luôn than phiền cùng tôi, nhiều lần cô đã muốn dứt khoát, không giúp đỡ cho gia đình nữa, nhưng cuối cùng cô cũng luôn thua cuộc. Cô tâm sự, lần đầu tiên, khi Mẹ cô moi hết tiền dành dụm của cô, không còn áo đẹp cho Prom Night, không có đến chiếc xe cũ, Cô mất hết hy vọng, niềm hảnh diện và phương tiện di chuyển để đi làm, Cô đã dặn lòng, sẽ không cho Mẹ tiền. Tiếp tục lặng lẽ chờ xe bus hàng ngày, dãi nắng gội mưa, dầm trong cơn bão tuyết .cố dành dụm cho đủ tiền để ra riêng Khi dọn vào căn phòng vừa thuê được, cô nghĩ mình đã thoát khỏi đôi bàn tay bấu víu, nhưng rồi năm nầy sang năm khác, khi vài trăm, khi ngàn bạc, con số nhỏ nhoi dành dụm cho mỗi học kỳ, khi Mẹ cô cầu cứu, cô lại tiếp tục vét túi đưa cho Mẹ.Lại long đong chờ thêm một học kỳ khác.

    - Không biết con bé hay thằng bé, nó hành tôi quá chừng
    - Dana, tôi nghĩ nó là con bé đó, mà cô thích con trai hay gái ??
    - Oh ! Tôi chỉ muốn nó sinh ra khoẻ mạnh thôi,
    - Con gái sẽ gần Mẹ hơn
    - Tôi lại sợ nó sẽ khổ như tôi
    - Con trai cũng khó Dana à, làm con người trong xã hôi nầy không dễ đâu.
    - Bà nói đúng, tôi nghĩ muốn làm người tốt thì đòi hỏi nhiều phấn đấu, chiụ khó làm việc, còn như ăn bám xả hội thì không nói làm gì .

    Cô hảnh diện mang đứa bé còn đỏ hỏn đến khoe Đúa con gái kháu khỉnh nằm trong nôi, đôi mắt tròn xoe như mắt mẹ, những lọn tóc xoăn bám vào da đầu, Tôi nhớ có lần, không biết cô thật ngây thơ hay chỉ vì tò mò, xin phép đươc vuốt mái tóc tôi, ước ao con bé sẽ có mái tóc dài thẳng mềm như lụa, óng như tơ .Cô luôn thèm thuồng mái tóc thẳng xuống phủ bờ vai. Tóc của cô, hàng tháng phải đến mỹ viện dùng hoá chất vuốt cho thẳng, dù vậy khi thời tiết nóng và ẩm, tóc cũng trở lại quăn queo, khô quắt, nhìn cô phải dùng kẹp đồng hơ nóng để vuốt tóc, mùi dầu bay khét nghẹt, mới thấy thương cho giống dân da đen, họ chống chọi với nhiều sự khó khăn, chịu sự khinh miệt của xã hội bất công, cho đến cả bản thân , ngay cả tóc tai cũng phải mất nhiều thời gian và công sức ïthật là tội nghiệp thay. Khi tôi cắt tóc ngắn, lang quân tôi không phàn nàn, nhưng trái lại cô thì tiếc ngẩn ngơ.
    Sau ngày sinh con, cô bận bịu hơn, nhưng vẫn tiếp tục ghi danh học. Con bé cũng ngoan, không quấy Mẹ, lớn như thổi, nhìn hai mẹ con khăng khít, tôi chia niềm vui của cô. Con Bé là sức sống, là điểm tựa, bên cạnh những khó khăn hàng ngày, không thể quên đi niềm hạnh phúc đơn sơ làm Mẹ. Từ ngôn nào diễn đạt được?
    Nhưng ngày tháng trôi qua, với bao nhiêu cố gắng, thân hình cô vẫn không trở lại con số bình thường. Quần áo lúc mang thai trở thành y phục hàng ngày, tôi nhìn cô trong lòng âu lo, không biết phải khuyên thế nào, chỉ biết lặng lẽ nghe, chia sẻ khi cô than thở những chuyện buồn phiền. Tôi cố gắng bày vẽ cách nấu nướng, cử kiêng, chia kinh nghiệm nuôi con, cách giữ gìn sức khoẻ. Thời khoá biểu của cô thật là tất bật, sáng ngày, ủ con trong chăn, rời nhà, mang con về gởi Mẹ, chiều tan sở thì tất tả đến đón, ngày vào lớp thì mãi đến chín mười giờ tối mới về nhà, ăn uống bất cứ thứ gì, thường trực là những quán ăn dọc đường, pizza hay burger, gọi thức ăn trong nhà hàng Tàu mang về. Cuối tuần thì giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, dắt con đi chơi, và lo học hành bài vỡ cho tuần vừa qua, sắp đến .

    Tôi thật sự chia niềm vui khi cô phấn khởi báo tin
    - Tôi đang chuẩn bị mua nhà
    - Thật không ?? Chúc mừng cô
    - Cat đã xem dùm tôi, tiền lời tương đối hạ thấp hiện nay, với con số nhà băng bằng lòng cho tôi vay, hy vọng tôi sẽ tìm đươc căn nhà thích hợp .
    Căn nhà nho nhỏ. Biến thành tổ ấm xinh xinh của hai Mẹ con, gần trường học, đưa đón thuận tiện, những ngày Dana quá bận công việc, phải làm muộn thì con bé có thể đi bộ về nhà. Cuộc sống an phận hai mẹ con an phận, êm trôi, ngày tháng như thoi đưa.. Leslie lớn nhanh như cỏ dại. Dana hết sức yêu chiều cho con bé, như đểù bù lại những gì thiếu hụt trong tuổi thơ của cô. Bên cạnh cái bóng hạnh phúc mong manh, gia đình cô vẫn là bóng mây đen , là nổi đe doạ thường xuyên chực chờ. Những tưởng là Dana dồn hết tình thương , bận bịu lo lắng cho con thì sẽ quên đi cái gánh nặng gia đình , nhưng Cô là người có trái tim vị tha, Mẹ Cô, các anh chị em biết rõ yếu điểm nầy, cuối cùng, Cô bao giờ cũng mở rộng hầu bao. Chiếc áo đang mặc trên lưng có xẻ ra được thì cô cũng không ngại ngần.
    Lo lắng triền miên, làm viêc liên tục, nặng gánh gia đình, cô quên đi bản thân mình. Nhìn cô tiếp tục lên cân, tôi không biết nên khuyên cô như thế nào . Chuyện trò cùng nhau, dùng tương lai của Leslie làm cứu cánh, tôi cố gắng khuyên cô nên chăm sóc sức khoẻ của chính mình. Sức nặng làm cô chậm chạp, trọng lượng đè nặng lên trái tim mệt nhọc. Cô chịu khó ăn kiêng và tập thể dục ít lâu, theo các chương trình giảm cân, nhưng rồi lại sao lãng vì quá bận rộn . Mỗi năm mới , cô tự hứa để rồi thất hứa với chính mình .

    - Dolly, tôi quyết định đi giải phẩu thu hẹp dạ dầy.
    - Dana, cuộc giải phẩu nầy rất nguy hiểm, Cô có nghiên cứu kỷ càng không ??
    - Có chứ, suốt cả năm nay , tôi đang theo dõi các thành quả, đã chuyện trò với nhiều người cư trú tân Âu Châu, cũng có người cùng trường hợp sống gần đây, tôi đến tham dự các buổi họp .Họ tiếp đón tôi rất chân tình, kể lại những khó khăn trước và sau khi giải phẩu, trong khoảng thời gian chờ đợi bình phục, những gì phải chuẩn bị tinh thần cũng như khuyến khích, giúp đở, trả lời những thắc mắc của tôi .
    - Vậy Cô có biết bao giờ thì sẽ thực hiện không ??
    - Tôi dự trù đầu tháng mười hai , bước sang năm mới, tôi thêm một tuổi nữa, tôi muốn mình hoàn toàn thành một con người khác . Bà hãy cầu nguyện cho tôi .
    - Vâng , tôi sẽ nhớ, bà an tâm , và xin chúc lành cho Bà

    Những ngày cuối năm tất bật, Dana xuất viện, Cat thông tin hàng tuần cùng chúng tôi, không biết vì quá mệt mõi bận rộn, hay vì những bất an trong lòng , tôi gọi Cô, hẹn đến thăm, nhưng Dana từ chối. Tôi nghĩ hãy chờ đến lúc Cô khoẻ hơn đã, có thể Cô chưa muốn gặp ai hết, chỉ có Cat là người thường đến thăm , giúp đở cô trong công việc hàng ngày. Trong điện thoại, giọng cô mệt mõi, tôi không nhận ra con người đầy sức sống trước đây. Cô vắn tắt kể lại những khó khăn. Còn bảo sẽ không khuyên ai đi vào con dường nầy, có những biến chứng không lường trước được. Tôi chỉ biết an ủi cô, gác máy cho cô nghỉ ngơi . Những ngày Lễ Giáng Sinh công việc và gia đình bận bịu, tất bật, tôi chỉ gởi thiếp hoa sang , hy vọng sẽ làm Cô vui hơn . Trong lòng cứ nghĩ đến Dana thường xuyên, tôi gọi Cat, hứa với Cat, ra giêng mình đưa Dana đi ăn trưa, sẽ lang thang cùng nhau một ngày, tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của cô. Mọi việc dự tính xong xuôi, nhưng tại sao trong lòng tôi vẫn có điều gì vương mắc .
    Khi Cat gọi báo tin bất ngờ , tôi còn đang thu xếp công việc cuối tuần, bàng hoàng, thảng thốt, sau đó thì quay quắt chờ đợi, tôi gọi Ann, báo tin, nhắc cô cho tôi biết thêm chi tiết, tang ma, ngày giờ thăm viếng . Ann cũng ngơ ngác như nhau, Cat thì tiếp tục tự trách mình, phải chi đến thăm sớm, thúc giục Dana trở vào bệnh viện kịp lúc thì …
    Mồi lần đi ngang qua chỗ bàn viết của cô, nhìn tấm ảnh , khuôn mặt tươi cười của hai mẹ con, trong lòng như muối xát… Cuộc sống mong manh quá, cô là người phấn đấu để vượt qua những trở ngại, …nhưng không vượt qua được ý trời …Như giọt mưa sa ….

    Vũ Thị Thiên Thư





    Vũ Thị Thiên Thư
    #33 Posted : Friday, April 15, 2005 12:10:41 PM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
    Tập truyện rất ngắn

    1 Ðám táng Việt kiều

    Cả khu chợ quận Bến Cát xôn xao, tiếng trống kèn thê thiết , cổ áo quan nằm trong rạp che màn trướng sặc sỡ, người ra vào tấp nập, ăn uống linh đình, cười nói xôn xao ..
    - Chết hồi nào vậy ?
    - Ai biết, chở về hôm qua
    - Chết ở đâu ? đám táng linh đình quá mạng .
    - Nghe đâu bên Mỹ lận, bang Ca li gì đó
    - Bên Mỹ mà chở về đây chôn ?
    - Ừ ! thì có tiền làm gì chẳng được. Hồi đó tiệm vàng, chồng khối cây đi vượt biên, tiền của làm gì cho hết.
    - Trẻ hay già?
    - Nhìn hình kìa, cái mặt trẻ măng thôi, băng đảng thanh tóan bắn nhau, chết tốt .
    - Thật là phí đời
    - Phí tiền của thì có , cả trăm triệu chớ ít ỏi gì, sống chẳng giúp ai, chết còn thêm vướng bận

    2 Chiếc áo

    Nóng, sức nóng điên cuồng , ngột ngạt , không khí như trong lò nướng bánh, và tôi có cảm tưởng mình là thỏi bơ đang chảy theo , tôi đã quên [ hay vì lâu nay đã quá quen sống , ăn, thở trong hệ thống điều hòa không khí !! ]
    Tôi bước vào gian hàng góc Lê Lợi và Nguyễn Huệ , không khí mát mẻ, dù là nhân tạo, thật dễ chịu, nhìn thoáng qua những cây thuốc lá , hàng rượu Cognac xếp ngay ngắn trên kệ
    - Cô cho tôi hai cây thuốc lá, và hai chai rượu đó
    - Ở đây chỉ bán cho khách hàng Việt Kiều thôi, bà hãy ra ngoài chợ kia mà mua
    Tôi nhẹ nhàng dỡ chiếc nón rơm ra, quạt ngang mặt , nhìn thẳng vào đôi mắt cô bán hàng và lập lại
    - Tôi muốn mua hai cây thuốc lá Salem Light , và hai chai rượu Hennessy VSOP , tôi chỉ mang theo đô la và Passport của công dân Hoa Kỳ , thưa cô có bán không ?
    - Ô! Xin lỗi, bà là Việt Kiều ...

    3 Hành lý

    Phi trường Tân Sơn Nhất , phòng chờ đợi .
    - Hai Bác đi về đâu vậy ?
    - Chúng tôi đi Canada
    Người nhân viên kệ nệ mang hai cái xách tay xuống,
    - Bác ơi! Bác ngồi xe lăn mà mang theo gì nặng quá vậy ? cháu bê không nổi nữa thì làm sao bác xách ??
    - Thì đã có nhân viên hãng bay lo .
    - Cái xách tay nầy nặng quá, nhưng cháu chỉ có thể gởi cho bác đến phi trường O’Hare ở Chicago thôi , sang đó rồi bác nhớ phải xuống lấy hành lý ra rồi mới tiếp tục chuyển máy bay đi tiếp nhé.

    Phi trường Narita Japan
    Tôi ngồi xuống, bảy tiếng đồng hồ chờ lê thê, đang lim dim tựa lưng vào thành ghế , chợt nghe tiếng cười nói bên cạnh, nhìn về nơi phát ra, hai khuôn mặt lớn tuổi trông ngờ ngợ, họ đang ăn uống cười nói vui vẽ, giấy gói vung vãi, xong lại dắt nhau tíu tít đi về phía hành lang , như ánh đèn chợt lóe sáng trong tôi , hai ông bà ngồi xe lăn vào phi trường Tân Sơn Nhứt cùng chuyến đi đêm qua , họ đang tung tăng bước ....

    4 Cô dâu

    - Chị về đâu vậy ?
    - Tôi về Indiana
    - Em mới đi lần đầu sợ quá chị ơi!
    - Máy bay cũng êm , chỉ có lúc lên xuống thì hơi mệt thôi
    - Em đi xe còn ói mữa, đi máy bay xa quá, không biết có sao không .
    - Cô đi du lịch một mình ?
    - Dạ chồng em bảo lảnh em đi đoàn tụ
    - Sao anh ấy không về đón cô đi ?
    - Dạ ảnh bận đi làm
    - Chị ơi em sợ đến không dám đi vệ sinh nữa
    - Trên phi cơ có phòng vệ sinh phía sau đó, cô cần thì cứ tự nhiên dùng.
    - Vào đó rồi làm sao ?
    - Thì cô cứ làm những gì cần thiết, nhớ gài cửa lại
    - Gài làm sao ??

    Tôi nhìn cô gái, thầm nghĩ , cô có đùa với tôi không , bây giờ tôi làm sao với cô đây? Cô thật sự không biết hay đang chơi trò ngớ ngẩn?? Nhìn xuống tay cô đang nắm chặt xấp giấy tờ, cái túi xách tay cặp kè bên mình, cô nhìn nửa quê nửa thật
    - Hải quan có xét không chị?
    - Khi xuống phi trường thì phải xuất trình giấy tờ để vào thôi
    - Em không có gởi hành lý vậy có phải xuống chổ đó không ?
    - Cô không gởi thì có thể đi thẳng ra ngoài làm thủ tục , không cần xuống làm gì
    - Vậy thì đi đâu ?
    - Tôi nghĩ là cô ra hải quan, có nhân viên ở đó họ sẽ làm thủ tục .
    - Họ có mặc quần áo như ở đây không ?
    - Cô nói đồng phục phải không ?
    - Dạ, thì giống như mấy người hải quan ngoài đó
    Tôi lắc đầu nhìn cô , tôi bây giờ chính là người ngơ ngẩn ...

    5 Cửa khẩu

    - Cô mang hành lý gì theo vậy ?
    - Chỉ là chút quà bánh sách vở thôi
    - Tôi nói ...để khỏi mất thời gian ...và để cô đi cho nhanh chóng dễ dàng nhé ...
    - Kín kín nhé !

    Tôi nhìn theo ngón tay chỉ về phía người nhân viên hải quan đứng bên cạnh máy X-ray , anh ta chắp hai tay xau lưng , lòng bàn tay mở rộng , ngữa ra ... Tôi nhìn lại hành lý, mấy thứ bánh mứt Mẹ dúi vào, gởi chút hương Tết cho bầy cháu ở xa , mấy quyển sách cũ mua hôm lang thang hè phố, mớ DVD mang về cho em , hắn nhớ nhà da diết , thèm một chút tiếng nói thân quen.. .Tôi lặng lẽ mở xách tay ...mấy tờ giấy bạc xanh xanh ...

    6 Chuyến xe

    Tôi nhìn vào khỏang trống trước mắt , nơi mà chuyến xe bus sẽ đỗ lại đón hành khách như người nhân viên chỉ dẫn .
    Nắng trưa lấp lánh, những giọt mồ hôi , tiếng của cháu nhẹ nhàng
    - Cháu đưa Mợ về thành phố luôn, không phải chờ đợi nữa
    - Không cần đâu con, Mợ có thời gian mà, con cứ về đi
    Chiếc xe vừa vào đến bến, đòan người đang ngồi im lìm bên lề đường bỗng như hồi sinh, ngọn sóng ào lên hai cánh cửa chưa kịp mở ra , hai mợ cháu nhu bọt sóng lăn theo, cái xách tay méo mó , nhìn lại vành nón tả tơi , Tôi nhìn cháu
    - Mợ à , không còn chổ ngồi nữa, cháu đã cố gắng
    - Thôi con về đi ,không sao , để mặc Mợ , đứng một chút ...

    7 Tấm ảnh

    - Cô chụp lại và rữa tấm hình nầy cho tôi được không ?
    - Dạ bác muốn cỡ nào ?
    - Cỡ hình chân dung được rồi
    - Dạ, được cháu làm xong thì vài ngày nữa bác tới lấy nhé .
    - Mai có được không ?
    - Gấp quá vậy bác
    - Mốt là đám táng cháu rồi cô ơi !
    Người đàn bà đội cái nón lá tả tơi thất thiểu đi trong nắng trưa, hào quang lấp lánh .

    8 Phạm nhân .

    - Tên họ ?
    - Nguyễn Thị Xuân Mai
    - Mấy tuổi ?
    - Mười tám

    Tôi bấm máy, thẳng mặt , ngang , cái bảng đen mang những con số , khuôn mặt lạnh tanh . Người ra , người vào, tên họ, những tên gọi đẹp như hoa, tên khác như may mắn , chỉ thấy những nét hằn sâu . Tôi ỗng dưng sợ hãi cái nghề tay trái mang thêm chút lợi tức vào mớ lương thầy giáo ít ỏi không đủ nuôi thân .Ngưng một chút, thay phim trong máy , gọi thêm người vào , cô bé nhỏ nhắn, mặt cúi gầm , tôi kê máy lên mắt , Tiếng tên công an lạnh như băng
    - Tên họ ? ngước mặt lên
    - Lê thị Mơ

    Tôi nhìn vào đôi mắt long lanh , cái nhìn trong suốt , cô bé mấy máy đôi môi
    - Thưa thầy
    Cái máy ảnh trên tay tôi như nghìn cân nặng .



    Vũ Thị Thiên Thư


    Vũ Thị Thiên Thư
    #34 Posted : Wednesday, April 20, 2005 4:41:01 AM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
    Bóng hạnh phúc


    - Má về , Má về
    Con bé tụt xuống cái băng đá trước nhà . Đôi chân nhỏ như mọc cánh bay, cái đuôi gà mềm mại tung tăng theo từng bước chim non . Từ sáng sớm , Bé đã dậy , vừa xuống giường , vội vã ôm quần áo chạy xuống nhà bếp vào nắm tay bà Vú
    - Vú , cho con thay quần áo mới đi
    - Chờ chút đi con , nước ấm rồi Vú rửa mình cho con , xong mới bận áo mới được, cả người con khai rình hà.
    Con bé tiu nghỉu ngồi xuống bên chân bếp , kiên nhần chờ Vú đun nước sôi , châm trà cho Nội , rồi pha nước lau mình cho Bé . Cái áo đầm bằng ren thêu , cái nơ viền sa ten trắng để cột tóc , Má mua cho Bé từ ngày đám cưới nhu để đền bù lại . Bé vẫn ấm ức trong lòng , tại sao ông Nội lại mang Má đi gả chồng ?
    Đám cưới Má , là con gái út của ông Hương Cả , người trong làng đến mừng đông không đếm hết , ông thợ mã đã đến bông rạp từ mấy hôm trước , ông giống như vị tướng chỉ huy , hò hét , phân chia công việc cho mấy người thanh niên , người nầy thì lo chặt bẹ cây đủng đỉnh , chẻ làm đôi rọc bớt lá , người khác đốn cây chuối , bóc lấy bẹ. Trai tráng phụ giúp chuyện dựng rạp , sau khi sườn rạp làm xong là đến phần việc của ông , những cây cột bằng thân cây tràm , ông dùng các bẹ chuối che lại , bông đủng đỉnh kết thành màn , cắt tỉa thêm các bông hoa khác , treo lên chunh quanh thật lộng lẫy , cái bảng Vu qui đã là một tác phẩm tuyệt vời, hình hai con Phụng trông thật linh động , như đang xoè đuôi múa , làm bằng các thứ hoa quả , ai đi ngang cũng trầm trồ khen ngợi .
    Bánh trái đã chuẩn bị từ một tuần trước , đủ các loại , bánh thuẩn , bánh bông lan , bánh sâm banh , mỗi thứ chứa trong các lồng kiếng xếp ngay ngắn trên kệ , dưới bốn chân kệ Nội cẩûn thận đặt tô chứa nước , đểû tránh các loại kiến đen chui vào ăn bánh .
    Ngày cưới, họ hàng xa gần đến chúc mừng thật đông , con bé được mặc áo mới , chơi đùa cùng các anh chị em con Cô con Chú . Đêm lạy xuất giá Má mặc áo hồng khăn voan mỏng , con bé mê mẫn nhìn , trong trí nhớ nhỏ nhoi , Má giống như bà tiên trong chuyện cổ tích . Rạng ngày , khi đoàn xe đến đón dâu , đậu một hàng dài bên cầu đình , đang là phiên chợ đông Nội không cho mang xe qua , dù là chiếc xe hơi nhỏ , mâm quả bọc giấy bóng đỏ rực rỡ , họ nhà trai xếp hàng dài đi như đám rước . Đám cưới thật to , người làng chuyền miệng nhau , Con gái út của ông Hương Cả có khác , bấy lâu nay có đám cưới nào sánh bằng . Cô dâu đã từng đi học ở Sài Gòn , thướt tha mặc áo dài tân thời dài chấn gót , may luạ màu ngà vẽ bông dây , đội vòng hoa trắng với khăn voan mỏng như mây trời. Chú rể cũng là người có ăn học , làm việc trên toà tỉnh , vừa là họa sĩ , nhìn mấy bức tranh vẽ người vợ sắp cưới đang treo trong nhà , còn khéo hơn hoạ sĩ Lê Trung .
    Chỉ tôi nghiệp con bé, khi nhìn thấy người đàn ông đáng ghét đến bắt mất Má đi thì khóc lóc nhào xuống đất , không kể gì chiếc áo đầm trắng nõn nà Vú mới mặc vào sáng nay, cái chùm nơ cột tóc rơi xuống, con bé cứ mặc kệ, chạy theo đòi Má , bà Vú phải vộ vàng chạy theo dỗ dành bồng trở về nhà . Con Bé giận dỗi bỏ ăn uống cả ngày .
    Ba ngày phản bái , Má về thăm nhà , con bé hờn dỗi chui vào kẹt tủ , nhất định không chịu ra .Má đem cả một hộp kẹo vào nhử , con bé ôm hộp kẹo phụng phịu nước mắt lưng tròng . Buổi chiều , Má chuẩn bị về nhà chồng , con bé lại khóc lóc đòi theo , Má phải dỗ dành ,
    - Má đi vài hôm , cuối tuần Má sẽ về , ngoan , Má mua thêm kẹo cho con .
    Má đi rồi về như đã hứa . Mỗi tuần , ngày thứ bảy , con bé lại hối Vú cho mặc áo mới để đi đón Má . Dù vậy , vẫn giận dỗi , nhất định không chịu theo người đàn ông kia. Vú bảo không được hổn , thưa dạ , gọi ông ta là “ Dượng” , con bé chỉ gọi trống không , chứng tỏ thái độ phản kháng tiêu cực của trẻ con . Từ thuở đầu , khi người đàn ông sang làm quen, Con Bé đã linh cảm chuyện bất thường. Má đi đâu ông ta cũng đi theo , vào vườn bưởi , đi hái cam , hái mận , bơi xuồng vào Mương Khai theo cô đi coi xúc hến . Ngồi chuyện trò hàng giờ bên con rạch nhỏ nước trong . Hàng tuần , lại thấy ông mang theo giá vẽ, màu mực, ông vẽ Má mặc áo dài đứng bên gốc dừa , tóc Má bay bay , mặc dù không ưa ông , nhưng con bé cũng phải đồng ý , ông vẽ Má đẹp quá . Mấy bức tranh của Má , treo trong nhà , bức Má nhìn thẳng trước mặt, giống như Má đang mĩm cười kề cận, con bé nhìn hoài không chán mắt .
    Má đi về hàng tuần được ít lâu , ngày càng thưa thớt, con Bé mòn mõi chờ trông . Rồi cũng quen dần với chuyện đi về bất thường . Khi nào Má về thì mừng rỡ . Có khi Má ở nhà ít lâu, không theo người đàn ông kia đi thì con béù lại sung sướûng mang mền gối tối tối chui vào ngủ với Má . Những đêm ngủ giật mình , quay sang ôm co å, sờ vào vai , thương Má hơn , sao mà Má ốm nhom vậy , bộ người ta không đủ cơm cho Má ăn ? Những khi Má khóc âm thầm , nước mắt ướt cả áo gối , bàn tay nhỏ sờ soạn , nước mắt mặn trên môi , Bé ôm Má chặt hơn .

    - Kho Cá hay nấu chè mà ngọt lừ .
    - Dạ , lần sau con bớt đường lại.
    Ba chỉ thêm vào nhẹ nhàng
    - Không sao đâu con, lâu lâu đổi khẩu vị mà .
    - Ông chỉ giỏi nói . Cá kho phải mặn. Kho lạt như vậy ăn bao nhiêu cho đủ. Sao không mua cá sặc cho rẻ, cá lóc mắc tiền , ăn ở phải biết tiết kiệm , nhà nầy xưa nay không quen kiểu xài phung phí , liệu mà tập tành .
    Tâm lặng lẽ chờ Ba má ăn cơm rồi thu dọn mâm chén mang xuống cầu rửa , xếp vào chạn, bóng tối phủ dần, bầy muỗi đói vo v e, ngồi trên bộ ván gõ , tiếng nói đai nghiến vẫn theo bên long , tiếng ngoái trầu cồm cộp , âm thanh sắt đồng va chạm nhau . Đọc trong sách vở, chuyện Mẹ Chồng con dâu , có nằm mơ cũng không nghĩ đến chính bản thân mình đang lâm vào cảnh tượng.
    Đang học , chuẩn bị mùa thi cuối năm . Ba lên Sai Gòn bảo thu xếp về que â. Tâm bàng hoàng , chỉ còn mấy tháng thôi . Mối mai đến nhà qua lại tự bao giờ? Người chồng tương lai lớn tuổi hơn Tâm , đã ra đời làm việc , là con trai út cuả một ông giáo ở Long Xuyên . Rương tráp về quê, chuẩn bị theo chồng . Ngón tay thon thả còn chưa phai vết mực , xếp lại chiếc áo trắng thuở học trò mơ mộng . Bối rối khi gặp nhau , chuyện trò chưa quen nếp , han hỏi chưa tròn câu , đã phải khăn gói theo về . Những ngày đầu làm dâu , bài học đơn sơ vội vã , Mẹ dặn đôi điều , chị bày cho dăm ba cách , thức dậy nhóm bếp , đun nước pha tra ø, vào ra khép nép , chợ búa thưa trình... Ngôi chợ quê thưa thớt , hai bên dãy phố tò mò nhìn cô dâu mới ngượng ngập xách giỏ đi lên xuống , cân nhắc , món tiền chợ nhỏ nhoi , những người bạn hàng biết dại khờ , luôn kềm gia ù, Tâm cuối cùng lại phải rút tiền túi ra thêm vào cho có miếng ăn . Nghĩ đến Ba Má đã lớn tuổi , chén canh ngọt , miếng cá ngon . mỗi ngày là một chăm chú t, cố gắng học bài học làm dâu . Ba ít nói, món gì cũng khen , chỉ có Ma ù, mua thức gì cũng bắt bẻ , trầu không đủ vàng , cau non ra nước , Tâm đi vòng vòng chợ trên sang chợ dưới , dù cho khó khăn cách nào cũng không khỏi bị chê bai .
    Thanh đi làm viêc trên Toà Tỉnh, hàng ngày về đến là nhà đã lên đèn , Tâm đón chồng , hai vợ chồng son lúi húi ăn cơm dưới ngọn đèn dầu leo lét . Chuyện trò nho nhỏ sợ kinh động giấc Me Cha . Sáng ngày sau khi Thanh đi rồi , Mẹ chồng lại mát mẻ xéo xiên . Vợ chồng chỉ có đôi chút thời gian buổi tối chuyện tro ø, gặp nhau , chưa kịp ăn uống xong bửa , đã bảo thắp đèn lâu , hao dầu tốn lửa . Tâm lẳng lặng vào ra làm công việc trong nha ø, im lặng như cái bóng , không dám kể lại cùng chồng , những đêm trăng sán g, xuống ngồi bên bến sông , nhìn dòng nước trôi lặng lẽ dưới chân cầu đúc, hình dung mái nhà thân yêu , con sông nhỏ sau nha ø, hai hàng dừa xanh rợp bóng. Càng không dám nghĩ đến bạn bè thân thương , chúng còn tung tăng cặp sách , mùa thi đến rồi qua .Cố gắng thu mình vào bổ phận , Tâm tủi thân , càng không muốn nghĩ đến tương lai .

    - Mợ Tâm, sao Mợ không nói với Cậu lo tìm nhà trên Long Xuyên để ở tạm, đi về hàng ngày vất vả quá,
    - Dạ, em cũng tuỳ theo ý anh Thanh, nhưng anh nghĩ Má có cho em theo anh ấy không ??
    - Thì vợ phải theo chồng , hơn nữa Mợ phải theo mới có người cơm nước cho Cậu nó. Thôi để Anh nói cho
    - Em cảm ơn anh .
    Ông anh lớn, người lập gia đình trước , đã có hai đứa con trai. Anh chị đi dạy học trên trường tỉnh , chỉ thỉnh thoảng mới về thăm nhà . Mỗi lần về, Chị dâu to nhỏ khuyên Tâm , chị từng ở trong nhà lúc mới cưới , hiểi tính ý khó khăn của Mẹ chồng , thương hại cô em dâu trẻ người , bảo em nên xin ra riêng . Chính chị trước đây cũng bị bắt bẻ, hài tội đủ điều , không chịu nồi , hai vợ chồng dắt díu theo nhau về tỉnh lỵ thuê nhà.

    Thoát được chuyện làm dâu hàng ngày, Tâm theo chồng về thành phố, thuê căn nhà nho nho û, chỉ có hai vợ chồng son , mỗi cuối tuần về thăm Ba Mẹ chồng , dù vậy , Tâm vẫn không tránh được những câu nói bóng gió đay nghiến , mát mẻ giận hờn . Quà cáp nhỏ thì chê không xứng đáng , lớn thì bảo phung phí xài hoang . Tâm chỉ mong cho đến chiều chúa nhật , viện cớ phải chuẩn bị cho ngày thứ hai đi làm việc, hai vợ chồng thoát về cái tổ ấm con con . Ngày tháng qua , những tưởng đã bình an . Từng mùa trăng , đều đặn , duyên tơ chưa thành kén , lửa hạnh phúc chưa kịp hồng , Tâm vô tư không nghĩ đến chuyện con cái , trái của cây hạnh phúc. Nhưng Mẹ chồng không để yên cho đôi vợ chồng trẻ . Cái bóng đen đe doa, tảng mây mù báo hiệu cơn giông tố chực chờ , hàng tuần khi về thăm , ngồi nghe Má chồng than phiền
    - Tui năm nầy tuổi sắp theo ông bà, cậu mợ liệu mà lo cho tui có đứa cháu bồng để có qua bên ấy cũng không thẹn với người ta.
    - Má à , Còn cả bầy cháu Nội con anh Ba, hai con cũng mới lập gia đình thôi, chưa yên nơi ăn chốn ở mà gấp gì .
    - Thì tui chỉ nói để cậu mợ tính toan . Chớ đừng đề người ta kêu rêu là nhà nầy vô phúc.
    Tâm sợ câu nói mát mẻ và cái nhìn như dao cắt xuống phần thân thể dùng để cưu mang hài nhi . Mỗäi tuần , cái điệp khúc nhai lại. Tâm thật không hiểu nổài . Mẹ chồng có cả bầy cháu Nội , mỗi lần chúng về chơi , chỉ được quanh quẩn dưới nhà bếp . Khác với bầy cháu nhỏ của Tâm . Khi nhà có giỗ chạp , con cháu tụ họp lại vui như Tết. Bao nhiêu là bánh trái , thức ăn uống ê hề, rong chơi, vui đùa thong thả. Trong nhà lúc nào cũng vang tiếng cười nói trẻ con , mấy hàng mận trắng đầy trái bên mương , hàng xoài tượng lủng lẳng , mấy gốc vú sữa sai oằn , con cháu tha hồ ăn uống . Nhìn mấy đứa con anh Cả rón rén ra vào , mận rụng đầy gốc cũng không dám nhặt, Tâm lén dẩn cháu ra vườn chơi , hái đầy giỏ cho chúng mang về . Nghĩ thầm, “ Thảo nào , Chị Cả không mấy khi mang các cháu về thăm “ chị thường nói nhỏ “ Tôi cũng phục mợ , chịu đựng suốt một năm trời , hồi tôi mới về, mấy tháng sau là tôi thúc anh Cả ra riêng gấp , anh không đi thì tôi về nhà Ba Má chơ ø, viện cớ ốm nghén , khó ở , chừng nào có nhà cửa thì Anh sang đón , chứ tôi không ở đây thêm ngày nào nữa , Má khó cực kỳ , phải nói là rắc rối , không ai có thể chiều chuộng nổi .”
    Chưa kịp ăn đầy năm ngày cưới , Mẹ chồng luôn thúc hối , khi thì hỏi thẳng mặt , khi thì nói xa gần . Tâm sợ hãi mỗi lần phải về thăm , không về thì khó cho Thanh , về thì lại nghe nhắc nhở đai nghiến , sao lại có những câu nói như lời nguyền rủa , đau như dao cắt “ Cây độc không trái ” . Tâm hãy còn trẻ , chuyện sinh con đẻ cái hãy còn bao nhiêu cơ hội , lấy chồng chưa đầy năm , nào đã tộâi gì ?
    - Tui nghe bà Thầy bên Cái Dứa nổi tiếng , tuần sau về tui đưa đi .
    Tâm sợ không dám trả lời , chỉ thì thầm với chồng
    - Anh can Má đi , mình còn trẻ ma ø, chưa đến lúc phải lo lắng như vậy
    - Anh không dám cải lại , sợ Má buồn , thôi em ráng đi thử một lần xem sao
    Cuối tuần Thanh đưa vợ ve à, theo Má đi cầu xin bà thầy ban phước lành cho sinh con đẻ cái . Tâm nhẫn nhục ngồi đội sớ nghe tụng ê a, đến màn uống nước Thánh thì lợm giọng . Trong lòng tan nát, giữa thời buổi nầy , sao lại còn tin tưởng vào chuyện “ Thầy bà, thuốc Thánh” ? Tâm về thăm nhà không dám hở môi. Oâng bà Hương cả là người theo Đạo Phật Giáo Hoà Hảo thuần thành , hoàn toàn không tin tưởng chuyện dị đoan mê tín . ông Cả gởi các con đi học trường tỉnh lỵ , rồi về tận thủ đô tiếp tục , dù Tâm là con gái . Nhìn thấy những bất công , sự thua thiệt của phụ nữ , cuộc sống quanh quẩn trong cái khung không được thoát ra , Tâm nghĩ đến chính mình , đến con đường đang đi , đến cái móc xích vô hình ràng buộ c, mẹ chồng , cùng là phụ nữ với nhau , cùng qua một con đường , sinh con đẻ cái , những gì chịu đựng khắc nghiệ t, oan khiên , sao không thông cảm cho nhau , lại mang ra dùng làm khuôn thước để tiếp tục hành hạ nhau .

    - Anh cho em về nhà nghỉ ngơi ít lâu đi.
    - Em đi như vậy thì ăn nói làm sao với Má?
    - Nhưng em không thể tiếp tục đi cầu Thầy , anh đã biết em không tin tưởng chuyện Thầy Bà , hãy nhìn dấu nhang đốt trên đầu , Cha Mẹ sinh ra em , không tật nguyền thẹo vết , sao lại đốt thân thể em đến ngần nầy ?
    Thanh vuốt nhẹ làn tóc mượt mà của Tâm , lòng chia đôi ngã , một bên hiếu , bên tình , bên Mẹ già bóng xế , bên người vợ trẻ duyên chưa kịp bén . Cuối tuần Thanh đưa vợ về gởi lại nhà ông Bà Hương , viện cớ Tâm nhớ nhà , đau ốm thường xuyên , muốn được về dưỡng bệnh ít lâu
    Tuần lễ đầu về nhà là những ngày ấm êm , với con bé luôn quấn quit theo chân. Đêm đêm ôm con bé trong lòng , nghĩ đến tương lai , Tâm không biết mình sẽ sống như thế nào? Những ước mơ của một thời con gái , cuộc sống theo cơn giông đảo lộn . Thanh là người chồng tốt, nhưng anh quá hiếu thảo , không dám chống lại lệnh me ï. Bà là người theo một nề nếp xưa cổ, đầy dị đoan mê tín , những gì chỉ nghĩ đến trong sách vỡ cũ, Mẹ chồng con dâu , chuyện từ lâu tưởng như chỉ là tiểu thuyết , sản phẩm tưởng tượng . Tâm nằm mơ cũng không dám nghĩ đến . Sờ tay vào vết thẹo chưa lành trên đầu Tâm xót xa . Như con chim rủ cánh , trốn tránh , sợ hãi . Về với chồng thì như trở về với buồn lo , về với tiếng bấc tiếng chì đay nghiến , nhưng không về thì không biết sẽ nương tựa vào đâu .Có chốn nơi nào dung chứa người đàn bà không tròn phận vợ con ? Ăn làm sao , nói làm sao? Còn mắt mũi nào sống nơi đây , bao nhiêu công khó của Mẹ cha , chưa trả xong , còn mang thêm bao nhiêu chuyện buồn lo khác .
    Đưa đi đón về , lần cuối cùng , Thanh xin gởi vợ lại cho gia đình săn sóc . Tâm tiều tuỵ , màu da hồng hào tươi mát trước đây ngã sang màu xanh xám , mái tóc mượt mà , óng ả của một thời , giờ nằm như cuộn dây gai rối bời không còn sinh khí . Nhìn Tâm như chiếc bóng hiu hắt vào ra . Bà Hương Cả thở dài , lo lắng chăm sóc miếng ăn , chén thuốc, chờ đợi . vuốt ve , con gái thân phận mong manh , như chiếc lá , như giọt sưong. Tâm biếng nhác cả nụ cười trước đây luôn trên môi .Cô con gái út như hoa thắm , luôn tươi cười , sao lại biến thành con người lặng lẽ không hồn , chuyện gì đã làm cho Tâm thay dổi hoàn toàn ? Thân gái mười hai , , như hạt sương sớm mong manh … ngày gã con đi xa , là ngày đặt con vào chiếc thuyền định mệnh , trôi như chiếc lá xuôi dòng .

    Cảm ơn Trời Phật , Con bé là phương thuốc huyền dịu , quấn quit không rời, ngày chị Phấn ở cữ, sinh ra nó , Tâm nhớ rõ, mùng tám tháng giêng , ngày nghỉ phép cuối cùng , Tâm chuẩn vị về Sài Gòn , hai tuần trôi thật nhanh, hương vị Tết còn phảng phất . Nghe chị sinh con gái , Tâm vào bế cháu , nhìn con bé đỏ hỏn trên tay , khuôn mặt trong sáng , cái miệng chúm chím , mấy sợi tóc lưa thưa , trong lòng Tâm dào dạt. Quay sang chị , nét mệt nhọc đã biến mất , đường vượt biển mồ côi , nhưng khi nhìn đứa con mang trong thân thể chín tháng , vuông tròn, lòng Mẹ thật bình an .
    Tâm nói với Chị
    - Chị cho Em nha , Em đặt tên nó là Kim Mai , là đoá hoa mai vàng , nó sinh vào đấu mùa xuân.

    Con bé bây giờ là giọt nước hồi sinh , kéo lành những vết thương mưng mủ . Ngày và đêm không còn sợ hãi cái bóng đe doạ , không còn nghe tiếng nói như dao cắt , không phải nơm nớp chờ cuối tuần .Ôm con bé trong lòng Tâm cố gắng nghĩ đến tương lai, đến đứa con không sinh ra từ chính mình , những đứa con không có cơ hội được cưu mang . Thiên chức Mẹ , duyên nghiệp nào , mỗi ngôi sao sinh ra và rơi xuống , chứa bao nhiêu ánh sáng , tồn tại bao lâu ? Bóng hạnh phúc bao che , là duyên hay là phận , như chiếc lá giữa dòng sông …

    Vũ Thị Thiên Thư
    Vũ Thị Thiên Thư
    #35 Posted : Sunday, May 1, 2005 12:11:41 AM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)


    Lạc Giữa Thiên Đường

    - Bố ơi, sắp tơi chưa ?

    - Em bé hỏi hoài ,ngũ đi.

    - Sao anh hai không ngũ?

    - Anh hai lớn rồi, em bé không hỏi lôi thôi.

    Con đường đá dẩn về vùng ngoại ô xa tít, tôi mang thê nhi về miền nam, thăm một người bạn thuở xa xưa cùng nằm trong quân ngũ, chung nhau từ những ngày đói dài trong căn gác nhỏ, mỗi tháng hai lần nằm nghe tiếng đọc giảng phát ra từ hệ thống loa của ban tri sự Phật giáo Hoà Hảo bên kia bờ sông,thoạt đầu chưa quen không biết là ngâm thơ hay hát hò ,đến lúc gặp mấy cụ già trong xóm hỏi thăm ,các cụ giải thích

    Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng nền đạo Phật giáo Hoà Hảo,Thầy dùng các thể thơ, văn vần,cho dễ đọc dễ nhớ,giảng dạy giáo lý cho tín đồ , khuyên dạy người đời tu niệm, tránh dữ làm lành,ăn ở hiếu thảo thuận thà.

    Đêm thanh, nằm nghe từng câu thơ thê thiềt, từng lời chỉ dạy ngọt ngào.Lúc túi rỗng tiền, lúc mưa rơi lộp độp trên mái tôn, lúc dăm tên thi nhau đàn hát ê a…Mấy thằng bạn tả tơi, tháng chưa hết cơm phần đã hết, xuống ca chỉ còn về vét chén cơm nguội , mấy cọng rau lang luộc dầm chút nước mắm trong, ngày tháng qua nhanh, chẳng chút bụi hồng.
    Tháng tư đen, tin trốn chạy từ xa ,tin báo giặc về gần, trận tuyến đầu bỏ ngõ, cuộc chiến đã đổi thay.Chạy xấc bấc xang bang, bám theo tàu trong cơn cuống cuồng, xuống mẫu hạm mặt còn ngơ ngác, nhìn con tàu lăn vào lòng đại dương lòng buồn thê thiết, những tưởng là gắn bó đời nhau , mấy cánh quạt chưa quay tròn vòng,tưởng là sự nghiệp chiến chinh thê nhi, tưởng như cánh chuồn chuồn tung mây lướt gió, ngày chưa tàn chiến cuộc chưa đánh mà tan,chưa đầu đã mất,sang Phi Luật Tân ,áo bay bỏ lại, trong lòng như muối xát , tần ngần cắt sợi chỉ tơ vương,cái huy hiệu Xà Vương vẫn giữ gìn như đời đời gia bảo,xuống Guam thất thiểu chạy tìm, bơ vơ như rắn không đầu, lang thang như chim mất mẹ..Cầm cái chứng chỉ tại ngũ, mặt còn ngơ ngác ,lòng buồn vô hạn, “mất nước rồi gia hạn nơi đâu…?”
    Những ngày đầu bước chân vào Fort Chaffee mấy thằng độc thân túm nhau lại thành một mái gia đình, ngày ngày lang thang vào trại nầy ăn ké, sang trại kia đúm đàn, bỏ áo quân đội, xúng xính mang áo quần từ thiện phát ra do cơ quan trợ cấp xã hội, sáng cơm nhà ăn A chiều lang thang sang nhà ăn B .Nằm trong trại, có thằng bỗng nhớ lại thê nhi, ngày đi không một lời từ giã, có đứa bỗng nhớ lời mẹ hiền thấp thỏm quê nhà, mòn mõi mong tin. Có người đứng lên xin tổ chức hồi hương, cả bọn trẻ dại nhớ nhà xin về nhập bọn, đứa phân trần thê thiết

    Mẹ già chưa kịp nói câu từ giã , thanh bình về chẳng thấy bóng con.

    - Thế cậu nghĩ rằng chúng nó tha cho về ôm chân mẹ ư ?

    - Cậu ngây thơ quá, chúng tôi chạy Cộng sản từ Bắc vào Nam, cậu nghĩ tại sao phải chạy thêm lần nữa ?

    Ngày chuẩn bị lên xe bus theo đoàn người xin hồi hương bằng tàu Thương tín, gặp các cụ già di cư từ Bắc vào Nam , thêm một lần nữa lang thang đến Mỹ , các cụ một mực can ngăn, anh Khôi con cả của bác Huyến cũng hết lòng khuyên giải.

    - Thằng nào muốn về thì ông đánh què cẳng, tụi mầy trẻ dạ non lòng, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, đánh mầy gẩy chân thì phải nhớ ơn ông, tụi mầy về chưa kịp thấy Mẹ Cha đã mất mạng rồi con ạ.

    Bác gái, mẹ anh , cũng khuyên can , bác ân cần bảo chúng tôi

    - Thôi có nhớ Bố mẹ thì trông vào bác đây ,tuổi cũng đã cao, thấy các con dại khờ, chưa có kinh nghiệm sống với chế độ Cộng sản, Bác xem các con là con tinh thần, có gì thì giúp đỡ lẩn nhau.

    Mấy thằng bạn bè dắt nhau thất thiểu quay về. Đứa lang thang xuống ban quản trại tìm danh sách người thân , đứa ra góc kẽm gai ngồi khóc đời phiêu bạt. Ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng , mỗi chuyến xe đêm lại đổ thêm người vào trại, người người lại xôn xao thăm hỏi , tuổi trẻ chóng quên, vừa thấy thấp thoáng bóng hồng là cả bầy lại xì xầm thách nhau

    - Đứa nào dám tới làm quen thì ông thua điếu thuốc.

    Thập thò rồi cũng có đứa được trời cho duyên , chút bóng hồng làm tươi mát cuộc đời lang thang. Trại tị nạn đông dần theo những chuyến xe đêm. Luồng sóng đổ thêm người nhập trại, mỗi lần có chuyến xe là chúng tôi tình nguyện làm công việc điều hành , lập danh sách nhập trại, nhắn tin tìm người thân… nhờ mớ vốn anh ngữ học từ ngày vào hội Việt Mỹ thuở áo trắng học trò, đến khi vào nghiệp bay, bao nhiêu ngày dùi mài sách vở. Mang cái huy hiệu thông dịch viên cũng oai hùng như tung mây lướt gió, ánh mắt liếc của người ngọc cũng làm tim anh hùng ngất ngây…

    Ngày tháng qua, những chuyến xe đêm lại mang người xuất trại, từng khu theo mẫu tự thưa dần, mấy thằng độc thân con bà phước vẩn còn nằm bơ vơ lây lất. Cái sân bóng chuyền mỗi chiều quần nhau cũng lê la mòn mõi, tiếng hát Khánh Ly đã trôi nổi miệt mài, có chút tiền còm thi nhau mua băng cassette về thu lại mấy bài hát não nề, sợ mai ngày không còn cơ hội nghe nữa. Cái stereo xách tay thổ tả , mỗi lần thu băng thì rón rén thập thò ,kê hai máy lại gần nhau, phân công đứa đứng ngoài canh cửa, đứng ngồi nín thở nhấn nút, vậy mà anh cả Di còn la oai oái

    - Tụi mầy khe khẻ chứ, bao nhiêu là tiếng động như phi cơ oanh tạc thì còn thu cái nổi gì.

    Cái thằng khù khờ nhát gái nhất trong bọn, thằng tối ngày chỉ sách vở cầm tay, chép bao nhiêu trang cuốn tự điển Anh Việt Anh của giáo sư Lê Bá Kông, chép đến chử bộ phận kín của phụ nữ là hừ …bỏ trống… Cuối cùng lại là tên được bao nhiêu gia đình ngấm nghé, mấy cô con gái cập kê , kẻ duyên dáng , người mặn mà , người học hành đỗ đạt, kẻ buôn bán siêng năng, chỉ cần anh hứa một tiếng thuỷ chung là theo nhau về trăm năm tơ tóc.
    Cuối cùng thì ba thằng độc thân cũng khăn gói lên đường, trại sắp đóng cửa rồi , ở lại với ai? Nhìn mãi vào bản đồ, thấy cái tên Whiting lạ quơ lạ quắc, nhưng nhìn kỷ lại thì nằm gần thành phố Chicago, nơi gia đình Bác Huyến đã rời trại về đó định cư , thôi thì một bước đưa chân…
    Cầm số tiền mười đồng do hội thiện nguyện tặng , hai thằng xuống câu lạc bộ mua cho được cái cặp da, chứa mấy bộ quần áo xã hội, túi trống rỗng , nhưng ông tị nạn cười tươi, xuống phi trường xách cặp nghênh ngang như …ông cớm… trong khi đó thằng bạn hiền lành chắt chiu xách cái thùng giấy chứa đồ hộp, đựng mấy thứ cần dùng, và trong túi thì rủng rỉnh leng keng. Về phi trường O’ Hare gặp thêm một gia đình lóc nhóc con thơ, hỏi thăm thì ra cùng nhà thờ bảo trợ với nhau, Người đàn ông trung niên dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, người vợ trông như người đàn bà nhà quê chất phác. Tất cả ngồi chờ chừng hơn tiếng đồng hồ , có người đến đón về chốn định cư, thuộc thành phố Whiting nằm phía Tây Bắc tiểu bang Indiana ,d ân cư sống nhờ kỷ nghệ nặng như xưởng lọc dầu, xưởng chế biến cao su làm nhựa trải nóc nhà, làm dầu bắp , chế xà bông…
    Nhà thờ bảo trợ mướn cho chúng tôi một căn nhà cũng gọi là có chổ che nắng mưa. Ba thằng nằm dài mùa đông đầu tiên xứ Bắc Mỹ gậm nhấm nỗi nhớ nhà, Bao nhiêu tờ thư bay như bươm bướm. Mấy đồng bạc dành dụm của thằng bạn lần lượt vào bưu điện trả tiền tem gởi thư . Hàng ngày vác đơn đi xin việc, giờ nghĩ lại mới thấy mấy ông trời con vô tư, nghề nghiệp trong tay chẳng có, chử nghĩa xếp lại chưa đầy… nhờ ơn trên, mãi rồi đứa xin được chân rữa chén nhà hàng tàu, thằng vào làm cho garage sữa xe… Mùa Lễ Tạ ơn đầu tiên ở nước Mỹ, thức ăn chưa quen, trên bàn nguyên một con gà tây nhồi bánh mì nướng thật vàng , bên cạnh bao nhiêu thứ bánh trái , cả đám chỉ ngồi ăn bánh ngọt ,uống cà phê nhạt nhách viện cớ

    - Cảm ơn, thức ăn ngon quá,nhưng chúng tôi ăn đã no lắm rồi.

    Về tới nhà ba thằng chia nhau vào bếp kiếm cơm nguội, trứng chiên và mỗi đứa còn làm thêm một tô mì gói , thật là …
    Mùa Giáng Sinh chưa kịp qua, món quà đầu tiên, mấy cái áo pull cao cổ đổi cho nhau chưa kịp mặc phai màu, có thằng theo tiếng gọi ái tình bỏ cuộc vui. Thôi thì cũng mừng cho bạn có nơi xếp cánh. Còn lại hai thằng cù bơ, thằng ngậm ngùi hàng ngày dầm tuyết lạnh hơn một dặm đường rữa chén nhà hàng Tàu, thằng vào làm thợ phụ cho một tiệm sữa xe hơi, ít nhất cũng không phải ngữa tay chờ tiền xả hội, nhất là có được chút tiền còm trong túi. Cái xe hơi do nhà thờ tặng làm phương tiện di chuyển . Thằng chuẩn thợ máy chưa kịp thăm dầu , thằng nấu bếp đã dám mang ra chạy tuốt lên tận phố tàu Chicago mua …nước mắm…
    Nhờ chuyến phiêu lưu nầy cả bọn có cơm gạo, có bữa ăn , có ngày đánh chén…
    Tháng tư, gần một năm sau ngày chạy loạn, người bảo trợ xin cho hai thằng bạn vào US Steel ,theo học chương trình huấn nghệ , đào tạo chuyên viên kỷ thuật , chuyên sữa chửa hệ thống máy móc dùng trong công xưởng kỷ nghệ. Cùng lúc lại được hồng thiệp của thằng bạn hiền lành báo tin ngày tàu về hang ga…Tội nghiệp ông bảo trợ cũng hết lòng, có cái xe Pinto cũ kỹ ho hen , đưa hai thằng bạn cù bơ đến tận xứ nghìn hồ Minnesota mừng thằng bạn hiền ngày thành gia thất.
    Cô bạn nhỏ biết nhau từ thuở lang thang trong Fort Chaffee, ngày mai là đám cưới mà chiều lạy xuất giá cô dâu trẻ còn lông nhông đạp xe đạp rong chơi ngoài sân nắng. Nhìn thấy hai thằng cù bơ bước xuống , cô bé vất cả xe đạp chạy đến tay bắt mặt mừng. Vậy mà cũng nên vợ thành chồng, năm sau báo tin mừng, đứa con gái đầu lòng nhởn nhơ chờ sau hơn mười tháng , tiếp theo là thằng con trai nối dõi tông đường .
    Cuộc sống mới với những bận bịu, thích nghi, hai thằng còn lại ở Whiting rồi cũng học hành đến nơi đến chốn, công việc bình an, thê nhi đàng hoàng. Thư từ vắng lần, thỉnh thoảng những cú điện thoại nhắc nhở, những lần báo tin, con cái lần lượt lớn dần theo năm tháng, đứa vừa thôi nôi, đứa lôi đầy tháng, đứa chịu Lễ mình thánh lần đầu, đứa dần dà Thêm sức. Cho đến ngày cuộc thăm viếng bất ngờ

    - Vợ chồng tao ghé thăm tụi mầy trên đường dọn về Texas

    - Về Texas ? mầy đang làm việc đàng hoàng trên Minnesota, mắc giống gì lại bỏ đi?

    - Minnesota lạnh quá, cả nhà vợ tao đã dọn về Texas từ lâu, Mẹ Kim cứ thôi thúc mãi, Vợ tao nhớ bà , nên thôi thì tao dọn phức về cho có anh em.

    - Mầy về đó làm gì sống?

    - Ông anh Vợ đã mua tàu đánh cá, tao thì làm gì cũng được, trời sanh voi sanh cỏ.

    Bẳng đi, thời gian không chờ đợi, vẩn tin đi tin về. Công việc và đời sống ở xứ sở tân tiến kỷ thuật nầy như guồng máy cuốn đi. Ba chìm bảy nổi, thằng bạn hiền lành giờ như ông trùm trong cái xóm đạo hắt hiu, những lần nhớ nhau tôi lặn lội về tận cái bến cá trong vùng vịnh nước đen ngòm, giữa những chuyến tàu ngày ngày ra khơi chiều về bến đỗ , cá tôm đầy khoang, vừa mang lên cân vào dựa xong , lại nhậu nhẹt bài bạc từng ngày, mỗi mùa mỗi thức. Thằng bạn hiền bôn ba nhiều phen, cũng bến cá , cũng nhà hàng, cũng bao lần chìm nổi.
    Tôi quyết định đưa vợ con đi thăm ông bạn hiền mà tụi nhỏ chỉ thoang thoáng mơ hồ nghe kể lại. Ba thằng bạn cùng trong quân đội , chỉ còn lại hai thằng quanh quẩn cùng nhau. Từ Whiting đi Henderson đoạn đường xuyên qua năm tiểu bang, mất mười tám tiếng lái xe mà tưởng chừng như đi sang một thế giới khác. Mùa hè miền nam nóng như thiêu như đốt, không khí ẩm ướt, côn trùng, muỗi mòng bay rì rào. Khu nhà di động chừng vài chục nóc gia, kê san sát nhau, trẻ con đầu trần chân đất chạy chơi chunh quanh, vịt gà kêu oang oác.

    - Bố, bộ mình đi camping ở đây ?

    - Sao Bố nói mình đi thăm bác Louis ?

    - Ừ , Mình đến nhà bác Louis rồi.

    Các con tôi nhìn quanh, chưa thấy ai sống trong trailler giữa một vùng đất bùn lầy như vậy bao giờ . Bước xuống xe, vô ý đạp chân vào vũng nước bùn xem xép do cơn mưa tối qua còn đọng lại, bên cạnh mấy bụt gỗ làm tam cấp bước vào nhà, con bé nhìn ái ngại đứng chờ, tôi cúi xuống bế con vào nhà, tay bắt mặt mừng…
    Buổi chiều hai thằng mang ghế ra sân ngồi nhâm nhi mấy lon bia lạnh, tôm cá tươi đầy dẫy , không cần phải ra chợ mua, Kim đi dạo một vòng mang về đầy túi, nào cá lưỡi trâu, cua xanh, chưa kể loại crawfish đặc sản của vùng Vịnh Mexico, New Oleans … Nhắc lại chuyện cũ tưởng như mới hôm qua, chỉ có lúc lủ trẻ con chạy quanh quẩn đòi Bố mới nhớ rằng hai thằng đều thê nhi hai gánh. Cuộc sống hai đứa giờ khác hẳn, mặc dù cái thành phố Whiting nhỏ xíu đi năm phút đã về chốn cũ, nơi đầu tiên cả bọn đến định cư làm lại cuộc đời , so với cái thôn xóm đìu hiu nầy vẩn còn đông đúc hơn, vẩn còn có đôi hàng cột điện đèn đóm lập loè, ở đây,chỉ có ngọn đèn vàng vọt đứng chơ vơ đầu ngõ, chiều chưa tắt hẳn đã nghe tiếng côn trùng rĩ rã chung quanh, tiếng muỗi kêu rì rào, đàn đom dóm lập loè nơi góc nhà,cái hình ảnh quen thuộc của những ngày mới lớn lên tận cánh rừng cao su miền đất đỏ, hay nằm dài trong căn gác đói meo chờ cơm tháng bên cạnh con kinh nước đổ đục ngầu phù sa.

    - Thằng Hoà năm nay lớp mấy rồi?

    - Hết lớp tám,chuẩn bị vào trường hightschool

    - Trường học cách đây bao xa?

    - Cũng không xa lắm, tụi nó có xe bus đón hàng ngày

    - Mầy có định dọn về thành phố kiếm chổ cho con cái đi học không ?

    - Ừ ! vợ tao cũng có ý định mua nhà ngoài La Fayette , về ngoài đó thì cũng được nhưng tao di làm hơi xa

    - Xa , đi chừng bao lâu ?

    - Chừng mười lăm dặm, bình thường mất nửa tiếng lái xe .

    - Vậy mà xa cái nổi gì? Bộ mầy tính ở trong cái trailler nầy suốt đời sao ? ông bà mình vẩn nói “an cư mới lạc nghiệp được“ phải chi mầy nghèo quá không có tiền mua thì tao không nói gì. Mình đã không học hành được bao nhiêu, nửa chừng đã vào quân đội, sang được tới đây rồi thì ít ra cũng cố gắng lo cho con cái chúng nó ăn học đến nơi đến chốn.

    - Tao cũng muốn đi, ngặt bà cụ cứ nắm níu , vợ tao là cây cột chống cả nhà , trong ngoài chỉ một mình nó thôi, tụi tao mà đi thì bà cụ chẳng còn ai giúp đở.

    - Thì mầy cũng phải nghĩ đến các con, các em của vợ mầy đã lớn, chúng nó tự lo được rồi, chẳng lẻ tụi mầy cứ lo đến suốt đời hay sao?

    - Ừ ! thì tao cũng nghĩ vậy, để từ từ rồi tao sẽ tính.

    Cái thằng vẩn vậy, năm ba năm sau vẩn địa chỉ không thay đổi, vợ chồng tôi đã xây nhà cho các con ở một thành phố khác, cách Whiting mười lăm dặm về hướng nam. Một thời gian khá lâu, bận bịu với cuộc sống, thăm hỏi cũng vơi đi, cứ đinh ninh rằng mọi chuyện cũng bình thường. Bất chợt, như thôi thúc trong lòng, tôi nhấc điện thoại thăm hỏi sau bao tháng ngày xa vắng

    - Lâu quá không nghe tin, vợ chồng mầy thế nào?

    - Vợ tao bỏ đi rồi.

    - Mầy nói đùa ,bỏ đi đâu ?

    - Tao không biết, chuyện dài lắm, nó thường xuyên vắng nhà, khi thì đi buôn bán, khi thì đi chơi, cho đến mấy tháng nay không thấy về.

    - Mầy không biết nó đi đâu thật à ? Vợ chồng tụi mầy sao lạ vậy? Tao không nghĩ là chuyện nầy mới sảy ra, sao bây giờ mầy mới nói?

    - Tao cũng không muốn làm mầy bận tâm, cũng tưởng là sẽ qua đi, chuyện vợ chồng mấy ai không lục đục, vợ tao dạo sau nầy đi đánh bạc triền miên, tao làm bao nhiêu cũng không đủ, cứ nợ nần tứ phía, đến nổi bao nhiêu thẻ tín dụng tao cắt hết, chưa kể trương mục tiết kiệm nó cũng lén rút tiền ra, tao chẳng biết phải làm thế nào, thôi thì nó bỏ đi cũng tốt, tao còn chút đỉnh sức lực để nuôi con.

    - Hay là mầy mang tụi nhỏ về ở tạm với vợ chồng tao, chật thì ở chật , chừng nào mầy tìm được công việc vững chắc thì thuê nhà riêng cũng được chứ lo gì.

    -Tao cũng chưa tính đi, dù sao tụi nhỏ cũng còn bà Ngoại và dì út, vợ tao bỏ đi nhưng mọi người không ai bỏ tao.

    - Tuỳ ý mầy, nhưng tao trước sau vẩn vậy, bất cứ lúc nào mầy cần, vẩn có thể nương náu với vợ chồng tao

    Thiệp cưới bất ngờ, con bé lớn chưa xong trung học đã theo chồng. Thời gian gấp rút không cho phép chúng tôi đến dự, rồi tin báo thằng bạn hiền giờ lên chức ông Ngoại, thôi thì cũng mừng cho nó. Còn lại ba đứa sau nầy hy vọng sẽ không là cái gánh nặng bên lưng. Tôi cũng không nghe nó than phiền chuyện gà trống nuôi con, nghĩ rằng nó đã tìm được bình an.
    Đếm lại bao nhiêu mùa tuyết đổ, lá rơi, nhìn đàn con lần lượt vào đại học, tôi nghĩ lại đời sống của chính mình, từ lúc vất lại áo bay trong căn cứ Guam đầy gió bụi, đến khi nằm trong trại Fort Chaffee , chờ cho đến trại gần đóng cửa, lên đường về đất hứa Whiting, lúc bế trên tay thằng con còn đỏ hỏn mà bàng hoàng. Chưa bao giờ tôi hình dung được đường đời dăm ba lối rẽ.
    Từ trên phi cơ nhìn xuống những cánh đồng bát ngát, sóng lá chập chờn, xanh biếc, không phải là quê hương mà mình sống ở đây lâu hơn nơi mình sinh trưởng. Rời Việt nam vội vàng, lớn lên ở Whiting khi phải thật sư đi làm nuôi sống bản thân. Bạn bè sống chết với nhau những ngày chinh chiến cũ, sang đến xứ tự do rồi lại mỗi đứa một nơi. Được tin nó vào bệnh viện thập tử nhất sinh, tôi lại tất tả lên đường. Đỗi chuyến bay ở Memphis, phải ngồi phi cơ nhỏ về La Fayette, từ đó mướn xe về Henderson.
    Đến nơi, vẩn cái trailler mười mấy năm nay không thay đổi, chỉ có thêm dấu tàn phá của thời gian. Thằng bạn vốn gầy gò bao nhiêu năm nay giờ thêm xanh xao vì mất máu. Cuộc giải phẩu bất ngờ nối ba động mạch tim, vết thương còn chằng chịt dấu. Nó vần điềm nhiên ngồi chuyện trò

    - Tao tưởng chỉ bị sơ sài thôi, không ngờ nặng quá

    - Mầy đúng là dễ ngươi, bệnh từ bao lâu rồi?

    - Chỉ tưởng là nhức đầu, áp xuất huyết cao thôi, đâu ngờ là động mạch tim bị nghẽn .

    - Tao tưởng là mầy chầu trời rồi, cô bạn mầy nói là nặng lắm, tao mới tất tả xuống đây

    - Tao cũng không muốn báo tin làm gì, không nghĩ là mầy có thời gian xuống thăm tao.

    - Cũng như mầy im lặng mấy năm nay không báo tin tìm được ngưới chia xẽ đoạn đời còn lại ?

    Ba ngày thăm viếng qua nhanh, tôi trở về an tâm là thằng bạn hiền đã có người sớm hôm bầu bạn. Chuyến ngã bệnh bất ngờ cũng làm mấy thằng tôi suy nghĩ miên man, ít nhất thì cũng không còn tự tin vào cái sức khoẽ vô hạn của chính mình. Nhìn lại, mỗi tên chúng tôi cũng lê lết cận kề với lớp tuổi tri thiên mệnh . Thằng bạn hiền cũng siêng năng gọi nhau thăm hỏi, dù chỉ đôi câu thường tình, đã nghe tiếng nói pha chút sinh khí, chút vui đùa của thời trai trẻ . Còn hẹn sẽ mang cô bạn mới về thăm chúng tôi khi hoàn toàn bình phục. Những gì trước đây chần chờ giờ mang ra thực hiện, miếng đất mua từ bao năm giờ mới nghĩ đến chuyện đi xây nhà. Thôi thì cũng mừng nó tìm được chút bình an trên đoạn đời còn lại.

    - Chị Xuân, Kim đây , anh Tân về chưa?

    - Anh về muộn hôm nay, khoãng mười giờ , lâu quá không nghe tiếng nói, thật bất ngờ.

    - Kim chỉ sợ là không có tin vui cho anh chị. Chị báo cho anh Tân là Louis đang nằm bệnh viện ở New Orleans

    - Tại sao lại nhập viện nhanh vậy? Anh mới nói chuyện tuần trước đây, còn rủ anh Tân về thăm Mẹ và ăn Tết ở bên nhà nữa mà.

    - Anh vào bệnh viện ba hôm nay, đi tái khám ở La Fayette, bác sĩ giữ lại không cho về, nằm được một đêm rồi chuyển sang đây, sáng nay thì còn nói chuyện , trưa lại kêu mệt và khó thở, bác sĩ cho vào phòng cấp cứu thở bằng dưỡng khí , hiện nay anh đã hôn mê, bác sĩ nghĩ rằng anh không qua khỏi đêm nay.

    - Bệnh nguy ngập đến thế sao. Anh Chí đã biết chưa?

    - Kim mới gọi báo tin, gọi anh Tân không được nên gọi anh Chí .

    Chờ đến nữa đêm, cú điện thoại báo tin chẳng lành, câu nói nghẹn ngào đứt quãng, đêm dài lê thê. Rạng ngày vào sở làm, ngồi thẩn thờ bên điện thoại , bên tai vẩn còn nghe tiếng nói cười, thằng bạn hiền lành, thằng bạn chân thật. Những ngày tháng chiến chinh chuyện chết sống đường tơ kẻ tóc, lúc về Whiting, ba thằng tưởng là chung nhau đến hết cuộc đời, lúc thằng bạn chán cảnh độc thân khăn gói lên xứ nghìn hồ lấy vợ, hai thằng còn lại đã thấm nổi buồn sinh ly, bây giờ sẽ chẳng còn cơ hội ngồi lại với nhau, buồn nào hơn tử biệt ?
    Hai thằng bạn còn lại khăn gói về Henderson đưa nhau lần cuối. Cái áo quan im lìm và hai hàng hương khói .Dù có bao nhiêu người khóc tiển thì cũng đã nằm yên .Vợ xưa có về cũng hương tàn khói nhạt, vợ nay có khóc thì cũng xác lạnh hồn tan.
    Cuộc sống phù du, chưa kịp tri thiên mệnh đã từ giã cõi đời. Bạn bè cũ dăm ba năm sau có người nhớ lại, hỏi thăm nhau

    - Tụi mầy sang Mỹ cuộc sống thế nào ?

    Biết kể thế nào về cuộc sống ở đất nước nầy? Hơn một phần tư thế kỷ, sống ở giữa xả hội kỷ nghệ tân tiến hàng đầu thế giới, giữa cái thiên đường mơ ước của những người dân đói nghèo khắp nơi, cái thế giới mâu thuẩn nghèo giàu vẩn muôn trùng cách biệt , vẩn đầy người xếp hàng xin trợ cấp thất nghiệp trong những ngôi nhà chọc trời với thang máy tối tân, với máy điều hoà không khí êm ái, mỗi con người trong xả hội không tên tuổi , chỉ là những biểu hiệu bằng hàng chử số …thằng bạn hiền sống hai muơi bảy năm dài chưa ra khỏi cái vùng đất sình lầy , hàng ngày lặng lẽ đi về , làm việc như máy móc , vẩn chung sống trong cái thôn xóm sơ sài mấy nóc gia, cái thôn xóm không có luỹ tre làng bao bọc nhưng vẩn đầy dẫy những đất lề quê thói. Bên cạnh những bon chen của cuộc sống hàng ngày , vẫn bình thản , vẫn âm thầm , vẫn chịu đựng, vẫn hằng tin mỗi người một thánh giá phải cưu mang , cho đến những ao ước cuối cùng, trở về quê hương thăm lại Mẹ già, đốt nén hương trên bàn thờ cha ngày Tết , cái ao ước của một đời bình an đã nằm vào áo quan chờ lây lất ngoài đồng trống.
    Cho đến cái chết, vẫn phi lý, biến chứng từ một năm sau khi giải phẩu, những cơn sốt dai dẳng về chiều, nổi đau âm thầm chịu đựng, cái chết bàng hoàng như giấc mộng , bao nhiêu kỷ thuật tân tiến của y khoa, sao không tìm được nguyên nhân, sao không chuẩn đoán được để cho máu độc lan tràn vào tận tim mạch ? Chết cũng âm thầm như sống, chôn cũng là thử thách cuối cùng, nằm ba ngày sau ngoài đồng hoang chưa hạ huyệt, lý do thật đơn giản vì không có công nhân đào huyệt. Ơi ! cái xứ sở văn minh bậc nhất thế giới dầy dẫy chuyện khóc cười…
    Ba thằng bạn thân, sinh cùng năm lớn cùng thời, sang đất Mỹ cùng chung đời tị nạn, chuyện sống chết phù du, buông tay nằm xuống còn lại những gì ?

    Vũ Thị Thiên Thư



    Vũ Thị Thiên Thư
    #36 Posted : Wednesday, July 6, 2005 11:42:28 AM(UTC)
    Vũ Thị Thiên Thư

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 5,031
    Points: 2,424
    Woman
    Location: Thung Lũng Lá Rơi

    Thanks: 231 times
    Was thanked: 87 time(s) in 84 post(s)
    Vá lại …Quê Hương

    “ Quê hương em nghèo lắm ai ơi
    Muà đông thiếu áo hè thời thiếu ăn “

    Phạm Đình Chương, bài hát cũ, không biết tự bao giờ, theo đưổi vận mệnh quê hương …Ba mươi năm sau ngày dứt chiến tranh , vẫn rách nát , vẫn lầm than …Những bàn tay dắt nhau , từng manh nhỏ , chúng ta đi vá laị Quê Hương .

    Bà cụ tóc bạc phơ , tay gậy lần dò …Tuí gạo nhỏ oằn tay , chai dầu ăn long chong , nụ cười méo mó bày dăm chiếc răng còn sót lại , đong đưa …
    Nhũng em bé thơ ngây, đôi mắt trong ngời sáng , trìu mến nhìn xuống cái cặp màu sắc rực rỡ trên tay , nhìn như giấc mơ , thật đơn giản. ..

    Ngày bắt đầu
    Những vòng xe lăn khi ngày chưa rạng, hương đêm diụ dàng quấn quít theo chân , bỏ laị thành phố rộn ràng phía sau lưng , qua cầu Bình Chánh, những năm trước đây, khi đưa nhau về thăm Long xuyên yêu dấu, lơ thơ mấy nóc nhà lá đơn sơ , từng vòng bánh lăn rời rã , ánh đèn lấp lánh , trước mắt , bây giờ , nhà tiếp nhà …
    Ngã ba Trung Lương , những ngày thơ ấu , maù mận đỏ đã khuất dấu tự bao giờ . Mỹ Tho, Tiền Giang, ngày nào dấu chân in Vàm Láng, tên goị tưởng rằng đã quên, thật ra vẫn ngọt ngào tiếng Mẹ , bến đò Rạch Miễu , bên kia con sông Tiền , bên nhành sông Hậu, chung dòng Cửu Long Giang , trong trái tim yêu , ghi vội vã đôi hàng
    Chợ Giồng Trôm, lưa thưa người buôn bán , dừng chân quán bên đường, sơ sài mấy chiếc ghế đẩu, người dân hiền hoà mộc mạc, cô hàng chào niềm nở, mảnh xương rơi xuống trong gầm bàn, bấy chó ốm đang tranh nhau . Ly cà phê vị đậm , khét mùi hạt rang , nhấm vào vị giác , trong lòng thầm nghĩ , đâu cần chất đậm đặc nầy để đánh thức lòng thương …?
    Tiếng Cell phone goị nhắc sự hiện diện cuả kỷ thuật, thời đại mới , thiên niên kỷ đã bước qua, cùng nổi ngạc nhiên vùng sâu xa “ Chưa mất sóng “
    - Đã đến đâu rồi ?
    - Chợ Giồng Trôm , đang ngừng lại ăn sáng, còn bao xa ?
    - Hai mươi cây, nửa tiếng sẽ thấy .
    - Xa dữ vậy?
    - Thì đã bảo về sâu, về xa mà , tranh thủ nhanh lên , còn chờ tiền mang xuống để cho vào bì thư nè, nắng cao rồi, dần dà mãi , như thiếu nữ đang trang điểm ấy .

    Con lộ đá thu nhỏ dần , bánh xe vẫn lăn từng vòng hì hục, cắn đắng , gây gỗ với con đường lồi lõm, như bài tình ca của người đàn bà mất gà cay cú . Những manh ruộng nhỏ , chạy thụt lùi , dọc theo hai bên đường , màu xanh mạ lơ thơ , giống như mảnh vải đắp vá lên trên tấm mền rách nát . Thèm làm sao , được nhìn thấy laị những ruộng thẳng cánh cò bay , sóng luá xanh ngắt reo vui tận chân trời . Con cò trắng cô đơn không còn tìm thấy bên dòng nước đục đầy cá tôm , cánh cò như tuổi thơ khuất đây đó trong ký ức miệt mài …

    - Ông ơi! Sao còn chưa thấy bóng vậy ??
    - Đang đến chân cầu đá La Mã , thấy nóc Giáo đường bên kia, hết con đường xi măng rồi, qua chân cầu là hêt lối đi , làm sao đây ?
    - Cầu La Mã ? Giáo Đường ? Sai rồi Ông ơi, trở laị đi , theo con đường trải đá.

    Nhìn xuống đồng hồ tay , chỉ còn mười phút nữa thôi , giờ sắp điểm . Hai hàng cây lá vươn ra như đôi cánh tay chào .Trời xanh ngắt , Ngôi Thánh Thất hiện ra trong khung trời xanh , hàng dừa buông lá , như vươn đôi bàn tay che chở con đường đất nhỏ , tiếng trẻ con đang cười noí lao nhao . Khuôn mặt đứng đón tươi cười , trên trán mồ hôi tuôn như suối , bàn tay xoè ra …
    - Tiền đâu , có đổi được chưa ? Cần ngay .
    Theo nhau vào hậu liêu , chồng bao thư đã đóng mộc ngay ngắn nằm chờ , những bàn tay nhanh nhẹn , xấp tiền chia nhau , phút chốc một trăm năm chục bao thư đã hoàn tất . Nắng lên cao , đầu ngày rực rỡ , nhìn những khuôn mặt đợi chờ băn khoăn , âu lo , trông ngóng . Bà cụ tóc trắng phau , tay gậy , ngồi nghỉ dưới bóng dừa . Người bạn đồng hành đến mời các cụ bà cao niên vào trước , hàng người lục đục theo sau , Anh ôn tồn
    - Bà con đừng lo , chúng tôi có đầy đủ các phần quà cho những người có giấy mời , tôn trọng người lớn tuổi , chúng tôi chỉ mời các cụ già lên nhận quà tặng trước thôi.
    Nụ cười hom hem , chiếc áo bà ba còn in nếp xếp cẩn thận , chỉ mặc vào những ngày lễ Tết , Bà Cụ trang trọng đến nhận phần quà nhỏ nhoi , mấy ký gạo , chai dầu ăn …phần tiền nằm trong phong bì , tay run run , không cầm được gói quà …Anh bạn , gói ghém lại , cẩn trọng trao . Từng người , với mái tóc bạc phơ , tay gậy chống , bà cụ bước vào
    - Tui không có giấy mời , ở xa quá , mới về nghe tin …
    - Thôi cụ cứ ngồi đây , cháu sẽ tìm cách giúp cụ ….
    Phần quà cuối cùng trao qua tay , còn laị goí quần aó , tôi lặng lẽ mở xách tay, rút ra những tờ giấy bạc màu xanh , cho vội vào phong bì , cầm đến tận tay bà cụ , nhìn đôi bàn tay run run , ánh mắt vui mừng , giọt mồ hôi chảy dài theo sống lưng , cái nón lá phe phẩy quạt , ngoài sân nắng lên cao , con đường mòn hai hàng dừa lá khua xào xạt , chút gió mát cả tâm cang .
    Con đường mòn nhỏ rợp bóng dừa , dòng sông lơ lững trôi , nước xanh màu lá cây , lăng tăng rờn rợn , chiếc xuồng con chở nặng những khuôn mặt mệt mõi vì nắng trưa . Nhìn bóng mình in trong lòng sông , chợt nhớ laị đôi mắt thanh niên mở to , câu hỏi ngày nào , ngang qua phà Mỹ Thuận , lần cuối cùng …khi mang các con về thăm miền Tây yêu dấu, dòng sông Tiền đỏ màu phù sa
    - Mẹ, nước đục quá , có đỉa không ?
    Nhìn con, lòng dạt dào thương , câu nói như len lõi vào tận đáy lòng , cái cội nguồn thâm sâu , không thể chối bỏ , dù từ lúc sinh ra , chỉ tắm nước thành phố , ăn bánh mì bơ …Đôi mắt trong xanh , mở rộng nhìn quanh , như cố ghi lại , ngôi trường tiểu học ngày Mẹ còn thơ , hình dung hàng cây sao lêu nghêu cao vút và những hoa sao tung tăng trong gió . Nhớ tuổi thơ Mẹ vẫn lưu luyến ngậm nguì , vẫn bâng khuâng thương nhớ .
    Cây ô rô bên mé nước , phơi những gai nhọn … lá xanh ngời, bóng đẹp như những hyperbol , nửa vòng cong đối xứng nhau qua trục gân lá chính , toán học cuả những năm vật vã cho kỳ thi Tú tài . Đêm thức trắng , ngày lao đao , chia tay nhau sau kỳ thi , những bạn bè thanh niên ấy đã lăn vào cuộc chiến , đi không hẹn lúc quay về …
    Bến sông , cây cầu là chiếc thang thả xuống dòng nước , lần tay , bấm lòng bàn chân theo từng bậc , những bước chân nối nhau , niềm vui mang cho người để lại phía sau lưng . Khu vườn nhỏ , mái nhà khói bếp lên . Nắng trưa lấp lánh , tiếng nói cười hân hoan trên khuôn mặt đỏ hồng vì bếp lửa , giọng ngọt ngào , đậm đà tình thân , giọt nước trong chai chaỷ dài theo thực quản . Nhìn hàng mái đầm chứa nước mưa , hình dung từng giọt lăn từ đầu xuống chân , như ngày mấy chị em dắt diú nhau về quê Ngoại , mưa đầu muà , mưa như thác , mưa trút từ trời , mấy chị em thay phiên nhau đứng dưới ống máng , xối xả nước trên đầu , nước trôi xuôi , hai mươi năm qua , như những ngày tuổi nhỏ …
    Mái tôn nóng như hầm , giọt mồ hôi lăn , chai nước chuyền tay nhau , mâm cơm trên bàn khói nghi ngút . Những con tép đất nằm trên dĩa mời mọc , chén muối tiêu mặn mà , cọng rau nhút xanh bóng , lá lốt thật nồng hương , bữa cơm chân tình như người dân mộc mạc…Như đôi bàn tay thiện nghệ cuả Dì Năm , chặt trái dưà nhanh như chớp , không thể hình dung được nghệ thuật “ chém treo ngành” đọc trong sách vỡ cũ , chỉ đôi bàn tay chặt xuống , từng nhát dao , bốn nhát bóc vỏ , ba nhát là mở miệng , trái dừa tròn xinh như hoa nở , ngọt như tình phù sa ươm mạ . Nụ cười hiền hoà , mái lá đơn sơ là niềm vui không kiếu cách , bầy gà con lúc thúc theo chân mẹ , cây cầu ao soi bóng lá dừa nước , đứng nghiêm trang thẳng tuột , quày dưà trái trĩu nặng , khăng khít cưu mang , bên kia ruộng mạ lơ thơ , bờ ven như những ô cờ , xinh xắn chia từng mảnh. Cuộc sống bình dị cuả người đàn bà một đời trong làng mạc xa , bốn bề cây lá , ngày ngày vất vả từng bửa ăn, tháng tháng theo con nước lặng lờ .
    Con sông trên đường về chở nặng thân thương , những bàn tay nắm nhau bước xuống chiếc xuồng chòng chành , cuối tầm mắt là chiếc cầu đúc bằng xi măng màu trắng , hảnh diện đứng trong nắng xế trưa , công trình của khúc ruột nghìn xa , những người đã bỏ đi nhưng vẫn mang trong lòng mảnh quê hương rách nát , những người trở về để nối lại sợi dây vô hình , chung sức chung vai .

    - Anh đi công tác hàng tuần à ?
    - Vâng , tuần trước về Trà Vinh , xây được căn nhà cho bà cụ. Thú thật có đi xa , đi sâu mới thấy thương người dân nghèo khó, mỗi căn nhà , tính theo thời giá là vài triệu đồng, nhưng cả đời không xây nổi .
    - Vật liệu thì sao ?
    - Mặt trước xây gạch , mái tôn , vách lá hay gỗ , đơn sơ thôi . Khi nhìn thấy niềm vui cuả người nhận , bao nhiêu mệt mõi cũng biến đi .
    - Vâng , khi nhìn những gói quà nhỏ nhoi được trân trọng, ánh mắt vui mừng , lòng mình cũng lâng lâng .
    - Cũng nhờ những chuyến đi nầy , khi trở về thành phố , chiều cuối tuần sau khi làm việc , không còn lê la nhậu nhẹt , tôi laị xách xe đi xa hơn , có khi đi đến những vùng không còn lối cho xe qua , hỏi trong kia còn có ai cư ngụ ? Muà khô , còn khả dĩ , muà mưa thì chiụ …đi mới thấy …

    Nắng lấp lánh theo con đường nhưạ nóng , những người bạn trẻ đứng trông theo , nụ cười thanh niên rạng rỡ . Tôi cảm ơn những trái tim đầy sức sống, những trái tim đã bỏ lại ánh sáng thị thành , ngày cuối tuần vui chơi , giọt mồ hôi lăn xuống như suối , như sông , bê từng gói quà , từng ký gạo, từng chiếc cặp xinh xinh , đêm muỗi đốt , ngày nắng thiêu .
    Đi làm công tác xã hội là chọn cho mình người yêu tên Nguyễn Thị Quê Hương .

    Vũ Thị Thiên Thư




    Chờ đợi



    Dòng sông



    Lối nhỏ
    Tonka
    #37 Posted : Wednesday, July 6, 2005 12:02:03 PM(UTC)
    Tonka

    Rank: Advanced Member

    Groups: Administrators
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 9,643
    Points: 1,524

    Thanks: 95 times
    Was thanked: 201 time(s) in 189 post(s)
    Hay quá Smile
    Cám ơn chị TT cùng tất cả các cô dì chú bác anh chị em trong chuyến đi vừa qua Rose
    nhà bên suối
    #38 Posted : Wednesday, July 6, 2005 12:49:04 PM(UTC)
    nhà bên suối

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 236
    Points: 0

    chị TT.....
    heart
    Hiền Vy
    #39 Posted : Friday, July 8, 2005 12:10:30 PM(UTC)
    Hiền Vy

    Rank: Newbie

    Groups: Registered
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 179
    Points: 0

    Rose Cám ơn VTTT, cám ơn tất cả anh chị em Rose
    hv
    Liêu thái thái
    #40 Posted : Friday, July 8, 2005 4:36:28 PM(UTC)
    Liêu thái thái

    Rank: Advanced Member

    Groups: Moderator, Editors
    Joined: 6/24/2012(UTC)
    Posts: 2,677
    Points: 786
    Woman
    Location: thôn bọ ngựa

    Thanks: 8 times
    Was thanked: 38 time(s) in 38 post(s)
    Approve Thiên Thư RoseKisses
    cám ơn em, cám ơn những người yêu của cô Quê Hương và anh Tình Quê
    cám ơn những người thợ vá RoseheartRose
    Users browsing this topic
    Guest (4)
    6 Pages<1234>»
    Forum Jump  
    You cannot post new topics in this forum.
    You cannot reply to topics in this forum.
    You cannot delete your posts in this forum.
    You cannot edit your posts in this forum.
    You cannot create polls in this forum.
    You cannot vote in polls in this forum.