quote:
Gởi bởi PC
quote:
Gởi bởi Khánh Linh
Giải thích về lực nhân quả như vậy thì có phần mơ hồ và khó mà thuyết phục được mọi người làm việc thiện.
Tại sao lại cần thuyết phục mọi người làm việc thiện?
Vậy cứ làm ngơ nhìn mọi người chung quanh làm việc bất thiện? Rồi làm sao đạt hạnh bố thí?
Được sống giữa những người làm việc từ thiện (vô vụ lợi) đem lại sự lành mạnh và khiến cho tâm linh mỗi ngày một hướng thượng. Nghe những điều tham sân si, thấy những cảnh ghanh đua hơn thiệt lẫn nhau làm cho đời sống u ám đầy bụi bậm. Không phải lúc nào thế nhân cũng có thiện tâm và ai cũng muốn/biết làm điều thiện, vì tham sân si luôn luôn lảng vảng do yếu tố xúc tác bên ngoài, (có thể là ác nghiệp từ tiền kiếp) dẫn dắt đến thân, khẩu, ý bất thiện. Nhắc nhở, hướng dẫn và thuyết phục mọi người điều hay lẽ phải để hướng thiện là một phương cách bố thí.
quote:
Gởi bởi PC
Thấy mình giàu có là biết rằng mình đã từng tạo nhiều phước bố thí trong quá khứ, điều này không có gì gọi là chấp ngã, ngã mạn cả. Trái lại còn phải lo tiếp tục bố thí để tiếp tục giàu có, kẻo hết phước rồi thì tài sản tiêu tan.
Đâu phải ai cũng biết như trên, có khi biết nhưng chưa chắc đã làm đúng theo hạnh bố thí. Thế gian có những người giàu có lợi dụng danh nghĩa bố thí, mà thực sự không có tâm thiện và lòng bác ái. Một số thấy mình có của, cho là có cái quyền năng thi ân với mọi người, từ đó sinh ra ngã chấp và ngã mạn. Lại có những kẻ giàu sang nhưng vẫn yểu mệnh chết dữ, tự hành hạ thân xác hay bị hành, tâm trí bị dằn vặt đau khổ vì những bất như ý, hoặc là phải vĩnh viễn xa lìa thân bằng quyến thuộc. Vì thế cái quả của nhân “bố thí tiền của” chưa phải là hạnh phúc thực sự, mà đạt và giữ được cái tâm an tịnh mới là sự giải thoát tới cảnh giới Niết-Bàn.
Thực hành đạo chẳng nên đắm chìm trong giáo pháp một cách cuồng tín mê muội. Hãy dùng trí tuệ để khai triển pháp, nhận biết điều gì mình có thể theo được, uyển chuyển trong từng hoàn cảnh, và nhất là không áp đặt những điều mình muốn (hay tin tưởng) vào tha nhân, ngược lại để cho họ có cái quyền chọn lựa suy xét. Đạo Phật không hề có chủ trương cực đoan, vì chính Đức Phật đã giác ngộ theo con đường trung đạo. Như triết lý cơ bản của Phật giáo “Ngón tay chỉ mặt trăng,” giáo huấn của Phật không thể miêu tả và diễn giải chính xác về sự giải thoát luân hồi. Do đó các phật tử phải tự chứng ngộ, cũng như dùng những kinh nghiệm thực tiễn, tự thắp lên ngọn đuốc mà đi dần tới giác ngộ.
Sự hiểu biết về tôn giáo vốn hạn hẹp, xin ngừng ở đây.