Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

2 Pages<12
Một ngôi nhà kỳ lạ: Nhà thờ biến đổi thành nhà ở
PC
#21 Posted : Sunday, May 2, 2010 4:24:58 PM(UTC)
PC

Rank: Advanced Member

Groups: Moderator, Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 5,669
Points: 28
Woman

Was thanked: 4 time(s) in 4 post(s)
quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Giải thích về lực nhân quả như vậy thì có phần mơ hồ và khó mà thuyết phục được mọi người làm việc thiện.

Tại sao lại cần thuyết phục mọi người làm việc thiện?

Làm việc từ thiện không phải là mục đích của đức Phật khi tu hành. Mục đích của Ngài là tu cho giải thóat khỏi luân hồi. Bố thí là một phương cách để xả bỏ cái tâm tham. Tâm tham (cùng với sân và si) là những nhân khiến ta dính mắc vào sự luân hồi. Trong tiến trình giảng dạy, Ngài hay trả lời các câu hỏi của đệ tử về những khác biệt, khó hiểu trong đời sống. Trong đó có sự giàu nghèo thọ yểu. Ngài giải thích người giàu là do kiếp trước họ bố thí, sống lâu ít bệnh tật là do không sát sanh hại vật, được kính trọng là do trì giới v..v..Chúng ta nghe vậy liền bắt ngay vào việc đó để cho kiếp sau mình được giàu có (dĩ nhiên nếu quả trổ sớm thì kiếp này có thể hưởng cái quả tốt đó liền, còn không thì chờ kiếp sau).

Dựa vào lời giảng của đức Phật (mà truyền thống tông phái Phật giáo nào cũng chấp nhận) thì do cái nhân duyên gieo trồng với nhau của các chúng sinh trong kiếp này mà kiếp sau có thể trả nợ nần cho nhau, trong đó có việc trả lại cái nhân bố thí này (Cho nên có người nhận được sự giúp đỡ tiền bạc nuôi nấng nhau dưới nhiều hình thức quan hệ - như quyến thuộc hay bạn bè). Nếu chúng ta bố thí nhằm một vị đã chứng quả thì cái giàu này rất lớn lao và trải qua nhiều kiếp. Tất cả là do cái tâm của ta, cái tâm được gieo trồng nhiều chủng tử tốt đẹp, khi đi đầu thai thì sanh vào cái kiếp thuận lợi như vậy. Đầu thai, luân hồi là một giải thích mà rất nhiều người không chấp nhận, nhưng đó lại là một niềm tin căn bản trong nhiều tôn giáo (đạo Bà la môn cũng tin có luân hồi chớ không phải chỉ có đạo Phật). Nếu không tin vào sự luân hồi hay tái sanh thì coi như không thể tin vào Phật giáo hay đạo Bà la môn.
Tin tưởng ở mình có thể chứng đắc thành Phật là niềm tin mà đức Phật khuyến khích chúng sanh, tin tưởng do thực hành các hạnh bố thí mà sau được giàu có là do chúng ta rút ra từ lời dạy của Phật. Thấy mình giàu có là biết rằng mình đã từng tạo nhiều phước bố thí trong quá khứ, điều này không có gì gọi là chấp ngã, ngã mạn cả. Trái lại còn phải lo tiếp tục bố thí để tiếp tục giàu có, kẻo hết phước rồi thì tài sản tiêu tan.

Chính vì đạo Phật khó hiểu cho nên truyền thuyết bảo rằng sau khi đắc quả là đức Phật muốn nhập Niết bàn luôn, vì căn tính chúng sinh rất khó chấp nhận điều Ngài chứng đắc. Vì đạo Phật khó theo cho nên nhiều người đi sau phải diễn giảng và chủ trương dễ dãi hơn (gọi là dùng các phương tiện thiện xảo) để độ chúng. Nhưng mà khác biệt tới mức nào để không ra khỏi giáo pháp của Ngài là điều mà mình phải suy xét để khỏi đi trật đường rầy.



Khánh Linh
#22 Posted : Tuesday, May 4, 2010 7:32:19 AM(UTC)
Khánh Linh

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 1,775
Points: 1,317

Thanks: 139 times
Was thanked: 110 time(s) in 98 post(s)
quote:
Gởi bởi PC

quote:
Gởi bởi Khánh Linh

Giải thích về lực nhân quả như vậy thì có phần mơ hồ và khó mà thuyết phục được mọi người làm việc thiện.

Tại sao lại cần thuyết phục mọi người làm việc thiện?


Vậy cứ làm ngơ nhìn mọi người chung quanh làm việc bất thiện? Rồi làm sao đạt hạnh bố thí?

Được sống giữa những người làm việc từ thiện (vô vụ lợi) đem lại sự lành mạnh và khiến cho tâm linh mỗi ngày một hướng thượng. Nghe những điều tham sân si, thấy những cảnh ghanh đua hơn thiệt lẫn nhau làm cho đời sống u ám đầy bụi bậm. Không phải lúc nào thế nhân cũng có thiện tâm và ai cũng muốn/biết làm điều thiện, vì tham sân si luôn luôn lảng vảng do yếu tố xúc tác bên ngoài, (có thể là ác nghiệp từ tiền kiếp) dẫn dắt đến thân, khẩu, ý bất thiện. Nhắc nhở, hướng dẫn và thuyết phục mọi người điều hay lẽ phải để hướng thiện là một phương cách bố thí.
quote:
Gởi bởi PC
Thấy mình giàu có là biết rằng mình đã từng tạo nhiều phước bố thí trong quá khứ, điều này không có gì gọi là chấp ngã, ngã mạn cả. Trái lại còn phải lo tiếp tục bố thí để tiếp tục giàu có, kẻo hết phước rồi thì tài sản tiêu tan.


Đâu phải ai cũng biết như trên, có khi biết nhưng chưa chắc đã làm đúng theo hạnh bố thí. Thế gian có những người giàu có lợi dụng danh nghĩa bố thí, mà thực sự không có tâm thiện và lòng bác ái. Một số thấy mình có của, cho là có cái quyền năng thi ân với mọi người, từ đó sinh ra ngã chấp và ngã mạn. Lại có những kẻ giàu sang nhưng vẫn yểu mệnh chết dữ, tự hành hạ thân xác hay bị hành, tâm trí bị dằn vặt đau khổ vì những bất như ý, hoặc là phải vĩnh viễn xa lìa thân bằng quyến thuộc. Vì thế cái quả của nhân “bố thí tiền của” chưa phải là hạnh phúc thực sự, mà đạt và giữ được cái tâm an tịnh mới là sự giải thoát tới cảnh giới Niết-Bàn.

Thực hành đạo chẳng nên đắm chìm trong giáo pháp một cách cuồng tín mê muội. Hãy dùng trí tuệ để khai triển pháp, nhận biết điều gì mình có thể theo được, uyển chuyển trong từng hoàn cảnh, và nhất là không áp đặt những điều mình muốn (hay tin tưởng) vào tha nhân, ngược lại để cho họ có cái quyền chọn lựa suy xét. Đạo Phật không hề có chủ trương cực đoan, vì chính Đức Phật đã giác ngộ theo con đường trung đạo. Như triết lý cơ bản của Phật giáo “Ngón tay chỉ mặt trăng,” giáo huấn của Phật không thể miêu tả và diễn giải chính xác về sự giải thoát luân hồi. Do đó các phật tử phải tự chứng ngộ, cũng như dùng những kinh nghiệm thực tiễn, tự thắp lên ngọn đuốc mà đi dần tới giác ngộ.

Sự hiểu biết về tôn giáo vốn hạn hẹp, xin ngừng ở đây.





Users browsing this topic
Guest
2 Pages<12
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.