Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

3 Pages<123>
An Bình - Yên Ủi cõi Tâm Hồn
viethoaiphuong
#21 Posted : Friday, March 12, 2010 8:31:31 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Đức mẹ trong tranh 'khóc' ra dầu

Thứ ba, 9/3/2010, 16:24 GMT+7

Hàng trăm người hiếu kỳ đổ xô tới một ngôi nhà tại Pháp sau khi nghe tin những giọt dầu chảy ra từ bức tranh Đức mẹ đồng trinh Mary trong ngôi nhà.


Khách tham quan lau những vệt dầu trên bức tranh Đức mẹ Mary tại nhà anh Esat Altindagoglu vào ngày 7/3. Ảnh: AFP.

Nhà của anh Esat Altindagoglu - một doanh nhân gốc Thổ Nhĩ Kỳ - nằm trong thị trấn Garges-les-Gonesse cách thủ đô Paris khoảng 20 km về phía bắc. Telegraph cho biết, trong 3 tuần gần đây mỗi ngày anh phải tiếp hơn 50 người. Họ tới đây vì muốn tận mắt xem những giọt dầu chảy ra từ bức tranh Đức mẹ Mary.

Altindagoglu cho hay một linh mục người Li-băng đã tặng vợ anh bức tranh nhân dịp sinh nhật cô năm 2006. Những giọt dầu bắt đầu chảy ra từ bức tranh vào ngày 12/2 năm nay. Kể từ đó ngày nào Đức mẹ cũng "khóc".

"Khi tin đồn lan ra, những người ở Pháp tìm tới nhà tôi. Sau đó cả những người từ khắp châu Âu cũng đến. Trong hơn 3 tuần qua tôi tiếp từ 50 tới 60 người mỗi ngày", Altindagoglu kể.


Đức mẹ trong ảnh bắt đầu "khóc" từ ngày 12/2. Ảnh: AFP.

Altindagoglu nói một linh mục chính thống giáo đã đồng ý tổ chức một buổi lễ tại nhà anh trong tuần này để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức mẹ Mary.

"Công việc tiếp theo là mời một giám mục chứng kiến những giọt dầu từ bức tranh để hiện tượng kỳ lạ này có thể được Giáo hội công nhận chính thức", Telegraph dẫn lời Altindagoglu.
Trong nhiều thế kỷ qua người ta từng nói đến hàng trăm vụ tượng khóc ra máu, dầu hoặc nước. Tuy nhiên, chỉ có một trường hợp duy nhất được Giáo hoàng công nhận là hiện tượng kỳ lạ vào năm 1973. Đó là bức tượng Đức mẹ Mary bằng gỗ ở tỉnh Akita, Nhật Bản, tờ báo Anh cho hay.

Minh Long


Près de Paris, une icône de la Vierge attire des foules

08/03/2010 16:17

Depuis le 12 février, une icône, propriété d’une famille de grecs-orthodoxes de Garges-lès-Gonesse, suinte des larmes d’huile. Les autorités religieuses ne se sont pas encore prononcées


Dans un pavillon de Garges-lès-Gonesse, des personnes se recueillent devant une icône orthodoxe représentant la vierge de laquelle s'écoulent des larmes d'huile (Photo : AFP/LANGLOIS).

Depuis trois semaines, la maison d’Esat et Sevim Altindagoglu, un couple de grecs-orthodoxes de Garges-lès-Gonesse (Val-d’Oise), ne désemplit plus. Chaque jour, près de 100 visiteurs, venus des environs, mais aussi du sud de la France et même de Belgique et d’Allemagne se pressent pour assister à un étrange phénomène : dans un couloir, une icône représentant une Vierge à l’enfant pleure des larmes d’huile.

« Cela a commencé le vendredi précédant le Carême, le 12 février », précise Esat, agent commercial de 46 ans et père de cinq enfants. L’icône, qui vient de Grèce, fut offerte à sa femme par un prêtre libanais pour son anniversaire, il y a quatre ans.

Prudentes, les autorités religieuses ne se sont pas encore prononcées. Mais le métropolite Jean Yazigui, archevêque d’Europe occidentale pour le patriarcat d’Antioche, dont relève la famille Altindagoglu, s’est rendu dans la famille vendredi 5 mars pour prier et vénérer l’icône.

«Cela fait partie du vécu de la foi»

« Ce qui est très touchant c’est la ferveur et l’accueil de cette famille, constate le P. Étienne-Marie Guignard, curé de la paroisse catholique Sainte-Geneviève à Garges-lès-Gonesse, qui a participé à l’office, vendredi soir. Sur le phénomène en lui-même, j’ai vu bien vu suinter l’icône, mais ce n’est pas à moi de me prononcer sur le caractère miraculeux ou non du phénomène. Cela me semble important d’être prudent. Pour moi, je regarde aux fruits que cela porte : pour le moment, ce qui est positif, c’est ce dialogue entre catholiques et orthodoxes, le métropolite m’a très bien accueilli. »

Certains de ses paroissiens se rendent déjà en pèlerinage dans la famille Altindagoglu mais le P. Guignard entend plutôt les décourager : « Pour laisser la famille en paix », précise-t-il. De fait, Esat Altindagoglu et sa femme ont décidé de restreindre les visites.

« Je suis content quand les gens viennent prier mais les curieux me rendent tristes, déplore Esat. Certains viennent dès 6h du matin. Les gens m’énervent car ils apportent des mouchoirs et la prennent dans les mains… Ils ont déjà abîmé l’icône. ». Un expert de l’orthodoxie confirme : « En Orient, ce phénomène n’a rien d’extraordinaire, et on n’en fait pas toute une histoire : cela fait partie du vécu de la foi. »

Céline HOYEAU
viethoaiphuong
#22 Posted : Monday, March 15, 2010 2:49:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)





































Được lấy ra từ Slide show PPS Khúc gỗ & những cây đinh. Hương Bình
viethoaiphuong
#23 Posted : Thursday, March 18, 2010 6:54:46 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Ý NGHĨA SỰ ĐAU KHỔ

Hỏi: Nhân Mùa Chay thánh, xin cha giải thích ý nghĩa sự đau khổ của con người trong trần thế này.

Trả lời: Sự đâu khổ , nói chung, là một thực tế không ai có thể chối cãi hay tránh được trong cuộc sống của thân phận con người trên trần gian này.


Thật vậy, có biết bao đau khổ xẩy ra cho con người từ khi sinh ra cho đến ngày nhắm mắt lìa đời: nào đau khổ thể xác vì bệnh tật, vì khuyết tật bẩm sinh như đui mù, câm, điếc, phong cùi v,v. nào đau khổ tinh thần và cả thể xác vì nghèo đói, bị khinh chê, kỳ thị. Nào đau khổ vì hậu quả của thiên tai như bão lụt, động đất, sấm sét, hoặc đau khổ vì các chế độ chính trị khắc nghiệt bách hại, tù đày.
Và đau khổ hơn hết là sự chết gây tang tóc đau thương cho người thân còn sống.

Nhưng một điều phải nói ngay trước hết ở đây là đau khổ thường xẩy ra không phải chỉ cho những người kém lương thiện, làm điều gian ác, mà đặc biệt còn xẩy ra cho cả những người ngay lành, người đạo hạnh nữa . Cụ thể, một chuyến xe buýt chở giáo dân Houston đi dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Dòng Đồng Công tháng 8 năm 2008 đã gặp tai nạn khiến hàng chục người chết và bị thương nặng. Tại sao họ đi làm việc lành kính Đức Mẹ mà lại gặp tai nạn khủng khiếp như vậy ? Phải giải thích thế nào về sự đau khổ lớn lao này của các gia đình nạn nhân ? Mới nhất, trong tháng 01-2010 vừa qua, một trận động đất lớn đã xẩy ra tại Haiti khiến trên 200,000 người bị giết chết trong đó có Đức Tổng Giám Mục thủ đô Port -au-Prince và một nữ tu công giáo. Hàng triệu người dân Haiti đang lâm cảnh màn trời chiếu đất,thiếu lương thực, thuốc men và nước uống, nhất là đau khổ vì mất người thân trong thiên tai lớn lao này.Sau hết, cuộc xung đột giữa Palestine và Do Thái từ nhiều thập niên qua cũng như cuộc chiến đang diễn ra giữa nhóm khủng bố Taliban, El Qeada và các lực lượng NATO do Mỹ cầm đầu đã và đang gây ra nhiều khổ đau cho thường dân vô tội cũng như cho thân nhân của các binh sĩ thiệt mạng trong những cuộc xung đột đẫm máu nói trên.
Trên đây là điển hình cho những đau khổ mà con người phải đương đầu ở khắp nơi trên thế giới từ xưa đến nay.

Nhưng tại sao có đau khổ và sự dữ trong trần gian này ? câu hỏi thật khó trả lời xét theo trí hiểu và khôn ngoan của loài người.

Tuy nhiên ,qua mặc khải của Chúa trong Kinh Thánh và giáo lý của Giáo Hội, thì lý do và ý nghĩa của đau khổ hay sự dữ có thể được giải thích như sau:

I-Trước hết , Kinh Thánh Cựu Ước, kể lại cho chúng ta ba nhân vật phải chịu rất nhiều đau khổ theo thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa để biến họ thành những tôi tớ trung tín của Người và nên gương mẫu cho chúng ta noi theo.

Đó là các Ông Abraham , Gióp và Tobit.

Thật vậy, trước hết là Ông Abraham. Ông chỉ có một người con trai duy nhất là I- xa-ac trong lúc tuổi già. Thế mà Thiên Chúa lại đòi ông hy sinh con mình cho Chúa.( x. Stk 22:1-2)

Đòi hỏi này thật khắc nghiệt và đau đớn cho ông.Tuy nhiên vì yêu mến Chúa hết lòng, nên ông đã quyết định hy sinh con yêu dấu của mính để làm đẹp lòng Thiên Chúa mà ông tôn thờ. Nhưng Chúa đâu có chịu thua lòng quảng đại của ông, nên đã can thiệp kịp thời để cứu mạng sống của I-xa-ac sắp bị cha mình hành quyết trên bàn thờ.Và để đáp lại lòng tin yêu phi thường của ông, Thiên Chúa đã nói với ông qua miệng Sứ Thần như sau:

Đây lá sấm ngôn của Đức Chúa: Ta lấy danh Ta mà thề : bởi vì ngươi đã làm điều đó, đã không tiếc con của ngươi, con một của ngươi nên Ta sẽ thi ân giáng phúc, làm cho dòng dõi ngươi nên đông, nên nhiều như sao trên bầu trời, như cát ngoài bãi biển. Dòng dõi ngươi sẽ chiếm được thành trì của địch” ( Stk 22:16-17)

Về phần ông Gióp thì sự khốn khó, đau khổ và thử thách còn nặng nề hơn nữa.Ông là người kinh sợ Thiên Chúa và sống một đời đạo hạnh hiếm có.Ông có bảy con trai và ba con gái.Chúa cho ông giầu sang phú quí hơn người. Nhưng Chúa đã tha phép cho xa-tan thử thách lòng tin yêu Chúa của ông đến mức các con cái ông đều bị giết chết hết, gia tài kếch xù của ông bỗng chốc cũng tiêu tan. Chưa hết, bản thân ông còn bị bệnh ung nhọt tàn phá cơ thể khiến không ai dám lại gần.(x.G 2:1:11)

Vậy mà ông không một lời kêu trách Chúa. Ông còn ca tụng Chúa như sau :

“ Thân trần truồng, sinh từ lòng mẹ
Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng
ĐỨC CHÚA đã ban cho
ĐỨC CHÚA lại lấy đi
Xin chúc tụng danh ĐỨC CHÚA !”
( G. 1:21)

Ông quả thật là tấm gương sáng cho muôn đời về lòng trung kiên , tin yêu Chúa dù phải chịu nhiều đau khổ ,thử thách nặng nề.. Chính vì lòng tin yêu Chúa phi thường như vậy mà Chúa đã khen ngợi ông và đền bù cho ông gấp đôi những gì ông đã mất, cũng như chúc phúc cho ông sống thọ thêm 145 năm nữa.(.cf: 42:16)

Sau hết là ông Tobit. Ông này cũng rất đạo hạnh ,chuyên làm việc bác ái, đặc biệt là chôn xác kẻ chết. Vậy mà Chúa để ông gặp tai nạn, vì phân của một con chim rơi trúng mắt khiến ông bị mù lòa đang khi nằm nghỉ. (Tb 2:9-10)

Đau khổ nhưng ông không hề than trách Chúa. Trái lại, ông vẫn ca tụng Chúa như sau:

Lạy Chúa
Ngài lá Đấng công chính
Mọi việc Ngài làm đều chính trực
Và tất cả đường lối Ngài đều là từ bi chân thật
Chính Ngài xét xử thế gian.”
( Tb 3: 2).

Vì thế, Chúa đã đoái thương ban phúc dư đầy cho ông và gia đình ; con ông là Tobia được thiên sứ đẫn đi tìm được vợ hiền là Sara cũng như lấy được mật cá làm thuốc chữa mắt cho ông khỏi mù.

Trên đây là ba trường hợp điển hình trong Cựu Ước cho thấy Thiên Chúa đã dùng đau khổ, bất hạnh để tôi luyện con người thành những bạn hiền và tôi tớ trung thành của Người.Và đó cũng là lý do và ý nghĩa sâu xa của đau khổ Thiên Chúa dùng trong thời Cựu Ước..

II- Kinh Thánh Tân Ước nói gì về ý nghĩa của đau khổ ?

Kinh Thánh Tân Ước trước hết cho ta thấy trường hợp anh mù từ khi mới sinh ra, Người Do Thái hỏi Chúa Giêsu xem có phải tại tội của anh hay tội của cha mẹ anh khiến anh phải mù mắt như vậy , Chúa đã trả lời như sau:

Không phải anh ta. Cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội.Nhưng việc đó đã sẩy ra để công việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh.” (( Ga 9: 3)

Như thế có nghĩa là sự đau khổ của con người vẫn được Thiên Chúa dùng như một phương thế tốt để mưu ích cho chính con người và làm vinh danh Thiên Chúa. Đó là việc anh mù đã được sáng mắt và Con Thiên Chúa-tức Chúa Giêsu- được vinh danh qua phép lạ chữa lành này.
Cũng trong ý hướng đó, khi nghe tin La-da-rô, người ban thân của Chúa bị đau nặng, Chúa Giêsu đã nói :

Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa : qua cơn bệnh này Con Thiên Chúa được tôn vinh.” (Ga 11:4)

Con Thiên Chúa được vinh danh khi Người truyền cho La-da-rô ra khỏi mồ sau khi đã nằm chết bốn ngày trong đó( Ga 11: 1-43)

Nhưng nói đến đau khổ , khốn khó trên trần thế này, thì không ai , không người nào từ xưa đến nay đã phải chịu nhiều khổ nạn hơn Chúa Giêsu, tức Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm Con Người để thực hiện Sứ mạng cứu chuộc cho cả loài người khỏi tội và khỏi chết qua chính cuộc khổ nạn và cái chết của Người trên thập giá năm xưa.
Thật vậy, Chúa Giêsu có thể cứu chuộc nhân loại mà không cần phải chịu đau khổ và chết tất tưởi trên thập giá như vậy. Nhưng Chúa đã chọn khổ nạn thập giá để làm giá cứu chuộc cho muôn dân như Người đã nói với các môn đệ trước ngày thọ nạn:

Cũng như Con Người đến không phải là để được người ta phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người .”( Mt 20:28), Người hiến mạng sống bằng cách vui lòng :

chịu nhiều đau khổ,do các kỳ mục , các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết “ (cf. 20: 21) trên thập giá như một phạm nhân trọng tội trong khi Người là Đấng công chính, hoàn toàn vô tội. Người vô tội nhưng đã tự ý gánh lấy tội của nhân loại để chịu chết thay cho mọi người. hầu chu toàn thánh ý nhiệm mầu của Chúa Cha muốn “
Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình”. ( Cv 3:18) , một sự kiện lịch sử đã xẩy ra đúng như Chúa Cha dã dùng miệng các ngôn sứ loan bào trước về sứ mệnh cứu chuộc loài người của Đấng Thiên Sai ( Messiah), tức Chúa Cứu Thế Giêsu. Như thế, sự đau khổ quả là phương thế hữu hiệu nhất mà Thiên Chùa đã dùng để cứu chuộc loài người đáng phải phạt vì tội lỗi. Nói khác đi, chính nhờ “ ]Đức Kitô đã phải nếm sự chết là để cho mọi người được cứu độ nhờ ơn Thiên Chúa.” (Dt 2:9)

Đây lá sự khôn ngoan khôn lường của Thiên Chúa vượt quá trí hiểu và khôn ngoan của loài người.

Không hiểu được nhưng chúng ta phải tin vững chắc rằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô đã mang lại ơn tha thứ và cứu độ của Thiên Chúa cho con người theo lời dạy của Thánh Phaolô sau đây:

Trong Thánh Tử ( Chúa Kitô) , nhờ máu Thánh Tử đổ ra
Chúng ta được cứu chuộc , được tha thứ tội lỗi
Theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Thiên Chúa)
( Ep 1:7)

Như thế , sự đau khổ của Chúa Kitô đã mang lại ơn cứu rỗi cho toàn thể nhân loại như Giáo Hội tin và dạy cho con cái mình từ xưa đến nay.Đây là điều mà khôn ngoan con người không thể hiểu và chấp nhận được, nhưng đó chính là sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên Chúa mà Thánh Phaolô đã khám phá ra và giải thích cho chúng ta như sau:

Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là Những người được cứu độ thì đó là sức mạnh của Thiên Chúa.” ( 1 Cor 1:18)

Nhưng , theo Thánh nhân, “ cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa còn hơn cái mạnh mẽ của loài người.“ ( cf. 1:25).

Tóm lại, xét theo khôn ngoan của loài người nói chung - đặc biệt của người Do Thái và dân ngoại thời Chúa Giêsu nói riêng- thì đau khổ thập già là “ điều ô nhục và điên rồ”.(cf.1:23) Vì thế cây thập giá đã trở thành biểu tượng của sự đau khổ, tủi nhục lớn lao nhất đối với sức chịu đựng và hiểu biết của con người. Nhưng trong viễn ảnh đức tin, thì đó lại là sự khôn ngoan khôn lường của Thiên Chúa thể hiện nơi Chúa Kitô, Đấng đã vui lòng chiu khổ nạn thập giá để cứu chuộc cho nhân loại khỏi tội và khỏi chết đời đời.Trong tinh thần này, cây thập giá đã trở thành “nguồn hy vọng độc nhât của chúng ta ( O Crux, ave, spes unica) như Giáo Hội ca tụng vì nhờ khổ nạn thập giá của Chúa Kitô mà chung ta có hy vọng được cứu rỗi để sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Nước Trời.

Đó là tất cả ý nghĩa của sự đau khổ nhìn qua lăng kính Thánh Kinh và ơn cứu chuộc của Thiên Chúa dành cho con người.

Xin Chúa thương giúp sức cho chúng ta được vui lòng chịu đựng những đau khổ, gian nan, thử thách mà Chúa gửi đến hay tha phép cho xẩy trong cuộc đời của mỗi người chúng ta bao lâu chúng ta còn sống trên trần thế này.

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
viethoaiphuong
#24 Posted : Tuesday, May 25, 2010 6:16:56 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
THINH LẶNG



"Thiên Chúa, Người thầm lặng; tất cả những gì có giá trị trong thế giới đều chứa đầy thinh lặng." - E.Mounier.

Bạn có bao giờ tự hỏi mình rằng: Tại sao bản nhạc lại phải có dấu lặng không?

Nếu một bản nhạc không có dấu lặng, bạn sẽ chẳng bao giờ nghe được tiếng vọng của thanh âm, và những ngân nga của một giai điệu du dương. Cũng vậy, bạn có bao giờ đọc một bài văn không hề có dấu phẩy? Chắc là bạn sẽ đứt hơi, hoặc bạn sẽ chẳng thể hiểu được trọn vẹn bài văn ấy.

Những khoảng lặng mang nhiều giá trị hơn bạn tưởng.

Bạn có bao giờ bị đau Amiđan không? Nếu bạn là một người bị đau Amiđan, hẳn nhiên bạn sẽ có ít nhất một lần trong đời có cơ hội dễ dàng nhất để được thinh lặng.

Thinh lặng khác với im lặng. Bạn có thể im lặng bởi bạn không thèm nói. Bạn có thể im lặng vì bạn đang tức giận đến tột độ, hoặc đau khổ đến nỗi không thể thốt nên lời. Nhưng thực ra, ngay lúc bạn đang im lặng đó lại là những lúc bạn đang "nói" nhiều nhất.

Thinh lặng là một trạng thái hoàn toàn khác. Thinh lặng là khi mặt hồ tâm hồn của bạn không hề gợn sóng. Và thinh lặng là khi bạn đang lắng nghe.

Bạn thinh lặng khi bạn đắm mình trong một không gian bình an, tĩnh tại. Là khi hồn bạn chỉ còn âm vang của Lời Chúa.

Thinh lặng là một nghệ thuật đòi hỏi nhiều điều.

Bạn phải dũng cảm để có thể mỉm cười tha thứ cho một người đã làm tổn thương đến bạn bằng những hành động quá đáng và những lời nói vô liêm sỉ.

Bạn phải can đảm để không trả đũa một lời nguyền rủa, không nêu lên một khuyết điểm trong một cuộc đối thoại, không đòi hỏi quyền ưu tiên.

Bạn phải kiên nhẫn để tập cho hồn mình không bị ảnh hưởng bởi những con sóng ồ ạt của cuộc đời.

Bạn phải thành thật nhìn thẳng vào tận đáy sâu của tâm hồn bạn, để vớt ra khỏi đó những rong rêu của ích kỷ, của ghen tương, và cả những tham sân si nữa.

Bạn phải biết tìm kiếm cho mình sự thinh lặng giữa cuộc đời náo nhiệt, nhìn vào đời mình, nhìn vào sự sống.

Bạn cũng phải biết tách mình ra khỏi sự lệ thuộc vào những người khác để được thinh lặng mà hiện diện cùng Đấng Tối Cao. Và để nghe lời Chân Lý từ trong thinh lặng.

Khi chúng ta tự nói về mình, chúng ta không ở trong thinh lặng. Lúc lặp lại những Lời Chúa gợi lên trong lòng ta, ta đang hoàn toàn thinh lặng. Thinh lặng không phải là ly thoát, mà là tập trung con người ta về Thiên Chúa.

Cyrano de Bergerac nói rằng: "Rất nhiều người ăn nói dễ dàng chỉ vì họ không im lặng được." Bạn không chỉ có thể im lặng mà còn có thể thinh lặng.

Rồi sẽ tới giờ phút thinh lặng của Tử thần. Bạn sẽ thinh lặng trước khi giờ phút ấy đến chứ?

Bút Chì Đen

**

Ngày lại ngày, lạy Thiên Chúa,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.

Dưới bầu trời bao la,
trong cô đơn và thầm lặng,
với tấm lòng thanh tịnh,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.

Trong thế giới ồn ào vì nhọc nhằn,
huyên náo vì đấu tranh,
giữa đám đông hối hả lăng xăng,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.

Và khi đã hoàn tất việc đời,
lạy Thiên Chúa muôn loài,
một mình, lặng lẽ,
tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.

Tác giả Tagore
nguồn: DungLac
viethoaiphuong
#25 Posted : Saturday, June 12, 2010 7:12:05 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
RẠN VỠ MÀ HOÁ LÀNH LẶN


Joni Earackson Tada

§ Tú Nạc

Đó là ngày 30 tháng Bảy, năm 1967, Joni vừa tròn 17 tuổi. Cô là một thiếu nữ khỏe mạnh và yêu thích thể thao. Hồ bơi hôm ấy là một ngày ấm áp lý tưởng. Mặt trời chiếu sáng rực rỡ trên mặt hồ nước bạc. Joni bắt đầu lặn một cách thành thạo xuống đáy hồ. Nhưng trong chốc lát, cuộc đời của mãi mãi đổi thay. Thiên Chúa đã có một kế hoạch cho Joni mà cô hoàn toàn không biết.

Joni đã lặn sâu vào trong nước. Nhưng mực nước không đủ đô sâu. Đầu cô đã va vào đáy hồ. Cô chỉ kịp nghe một tiếng động lớn. Bất thình lình, Joni bị sập bẫy dưới mực nước. cô không thể cử động. Cô nghĩ cô có thể đã bị bắt trong chiếc bẫy cá.

Cô muốn kêu gọi để được giúp đỡ. Nhưng cô đã phải nín thở hoặc cô sẽ bị chết đuối. Cô hết sức cố gắng nhưng hầu như chẳng còn cách nào. Cô không thể đứng dậy. Cô không hiểu điều gì sẽ xảy đến. Cô hết sức cố gắng để nín thở, nhưng không thể kéo dài nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, chị cô, Kathy, đã đến với cô. Kathy đã kéo Joni lên khỏi mặt nước. Cuối cùng cô có thể thở. Nhưng có một vấn đề lớn. Joni vẫn không thể cử động được chân tay. Xe cấp cứu đến đưa cô đi bệnh viện. Joni vô cùng đau đớn. Cô bảo chị Kathy hãy nắm lấy tay cô trong lúc chờ đợi. Kathy nói với Joni rằng đã nắm tay cô rồi. Joni lấy làm ngạc nhiên. Cô đã không cảm nhận được điều đó.

Tại bệnh viện các bác sỹ đã tìm ra rằng Joni bị gãy một xương cổ. Cô đã bị liệt cả chân tay. Cô không thể cử động hoặc cảm nhận bất cứ sự gì trên thân thể của cô từ đôi vai trở xuống. Cô bị tàn tật, mất khả năng hoạt động. Điều kiện này là vĩnh viễn. Joni ở bệnh viện một thời gian dài. Các phương tiện máy móc vẫn giúp cợ thể cô, ở một chỗ. Cô nghĩ mình sẽ có thể chết. Joni đã không chết. Nhưng đời cô, như cô đã biết, thế là hết.

Một thời gian lâu, Joni cảm thấy suy thoái vô cùng. Thoạt đầu cô không thể biết điều gì đã xảy đến với cô. Cô nghĩ đó là điều bất công mà cô sẽ không bao giờ trở lại bình thường. Cô giận dữ vì cuộc đời cô đã thay đổi quá nhiều. Và cô muốn chết đi. Cô đã nói về những trải nghiệm của cô.

“Tôi đã yêu cầu những bạn bè của tôi giúp đỡ tôi tự vẫn. Tôi muốn tìm một lối thoát cuối cùng. Tôi không thể đối phó với khả năng ngồi yên một chỗ trong quãng đời còn lại mà không sử dụng đôi tay, không sử dụng đôi chân. Tất cả những hy vọng của tôi dường như đã tiêu tan.”

Nhưng rồi Joni bắt đầu có những suy nghĩ khác. Joni là một Ki-tô hữu. Nhưng trước lúc tai nạn xảy ra cô cảm thấy như cô đã sống một cuộc sống không gì tốt lành cho lắm. Và cô đã cầu nguyện xin Thiên Chúa thay đổi cuộc đời cô. Cô muốn trở thành người tốt hơn. Và giờ đây, sau những tháng ngã lòng cô đã có một ý tưởng mới. Joni bắt đầu tự hỏi phải chăng tai nạn này là sự trả lời của Thiên Chúa tới lời nguyện của cô.

Sau vụ tai nạn hai năm cô đã gặp Steve Estes. Steve trở thành người bạn tốt của cô. Cả hai cùng trau giồi Kinh Thánh Ki-tô giáo. Họ cố gắng tìm ra những gì mà Thiên Chúa giạng dạy về sự đau khổ, cam chịu và chữa lành.

Joni nói:

“Việc nghiên cứu Kinh Thánh không giải đáp hết mọi thắc mắc của tôi. Nhưng điều đó đã dạy cho tôi về Đấng Duy Nhất mà có thể hiểu mọi đớn đau cam chịu. Bằng việc trau giồi Kinh Thánh, tôi bắt đầu hiểu những hứa hẹn của Thiên Chúa đối với tôi. Tôi không học đi. Nhưng tôi học đợi chờ. Tôi không bao giờ còn có thể chạy trở lại. Nhưng thiên Chúa đã cho tôi nghỉ ngơi.”

Giờ đây Joni tin tưởng rằng tình trạng mất khả năng của cô là sự khởi đầu một quá trình khó khăn lâu dài. Đó là quá trình trở nên giống Chúa Ki-tô nhiều hơn. Cô tin rằng tai nạn của cô là ý định của Thiên Chúa đối với cuộc đời cô.

Cô nói:

“Tôi biết rằng những lúc khó khăn có thể làm cho chúng ta suy nghĩ ít hơn về cuộc sống của riêng mình. Chúng tạo cho chúng ta sự phụ thuộc duy nhất vào Thiên Chúa. Chúng cũng có thể cho chúng ta khả năng để cố gắng cảm nhận như thế nào mà những người chúng quanh ta có thể cảm nhận. Chúng ta có thể cố gắng để hiểu và giúp đỡ những người bị đau đớn.”

“Thiên Chúa đã dùng thương tật này để phát triển tính kiên nhẫn, khả năng chịu đựng, lòng khoan dung độ lượng, tự kiềm chế, tính kiên định, nhạy cảm, yêu thương và hoan hỷ trong tôi. Những điều đó đối với tôi không phải là vấn đề nhiều nhặn cho lắm khi mà tôi còn sống trên đôi chân. Nhưng, trời ơi, chúng bắt đầu trở thành vấn nạn sau khi tôi bắt đầu sống trên chiếc xe lăn.”

Đến bây giờ, Joni vẫn không thể cử động tay chân. Cô không thể cảm nhận bất cứ điều gì từ đôi vai trở xuống. Nhưng cô là khí cụ của hy vọng. Cô là ân nhân đối vơi nhiều người mất khả năng hoạt động. Cô đã chỉ ra hồng ân của Thiên Chúa.

Joni cầu xin Thiên Chúa đoái nhìn thân thể của mình. Cô muốn người cất đi thương tật bất toại. Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô. Nhưng Người đã không trả lời chúng như thế nào, cô thầm nghĩ Người sẽ đáp lời nguyện của mình. Nhưng thay vào việc chữa lành thể xác cho Joni, Thiên Chúa đã chữa lành lặn linh hồn của cô.

Joni đã nhận ra rằng giá trị của cô không tùy thuộc vào sự tồn tại có thể để cử động thân mình. Thay vì cô cô có thể dùng hoàn cảnh của mình để giúp đỡ những người mà phải đối phó với cam chịu khổ đau. Cô cũng có thể dùng những món quà của cô để chia sẻ câu chuyện của mình với mọi người trên toàn thế giới.

Hầu như mọi người đa nghe câu chuyện của Joni. Cô đã viết hơn ba mươi cuốn sách cho mọi đô tuổi. Cô đã giành được nhiều giải thưởng. Joni cũng làm việc với nhiều viên chức chính phủ thông qua những đạo luật giúp đỡ những người tàn tật. Cô tích cực trong việc chia sẻ thông điệp của Thiên Chúa đến mọi người. Joni tin rằng đôi khi Thiên Chúa có những mục đích mà con người trên thế gian không thể hiểu được.

Cô nói:

“Tôi đã khám phá ra rằng Thiên Chúa có thể chữa lành. Chỉ có Thiên Chúa chữa lành. Nhưng Người đã không yêu cầu để được cứu chữa... Người đã chỉ cho tôi thấy rằng sự đau khổ của tôi là phần nào của một kế hoạch tốt đẹp hơn.”

Joni Earackson Tada nếm mùi khổ đau. Nhưng Thiên Chúa đã tạo cho Joni một khí cụ mãnh liệt về tình yêu của cô. Đây là cách mà Thiên Chúa đáp lại lời nguyện cầu của cô cho lành lặn vết thương.

(Nguồn: Broken but Healed)

Jos. Tú Nạc, NMS
viethoaiphuong
#26 Posted : Sunday, August 1, 2010 6:40:03 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Vụ cướp thế kỷ: Cướp “tử tế” chào thua cô gái hiền lành!

Tháng Bảy 31, 2010
Lê Diễn Đức Weblog News

[IMG]http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/07/jesus_saves_robber.jpg?w=370[/IMG]


Vụ cướp hôm 23/07/2010 tại Frorida, Hoa Kỳ

Hắn đột nhập vào cửa hàng của mạng MetroPCS tại Pompano Beach, Florida, Hoa Kỳ và muốn cướp 300 $. Thế nhưng, hắn đã đụng phải cô gái bán hàng có sức thuyết phục thiên phú. Thay vì tiền, hắn ta cúi đầu rời cửa hàng sau khi xin lỗi.

Đây là chuyện trấn cướp kỳ lạ mà truyền thông thế giới gọi là vụ trấn cướp thế kỷ!

Nayar Goncalves, cô gái 20, bình tĩnh nói chuyện với người đàn ông định cướp tiền về Chúa Giêsu và đức tin.

Kẻ cướp: Cô biết rằng, tôi hoàn toàn không muốn làm điều này. Tôi đang bối rối, là tại sao tôi phải làm điều này, nhưng tôi không có sự lựa chọn khác – Tên cướp nói như thế sau khi tiết lộ rằng, nếu không có 300 USD, hắn ta sẽ bị đuổi ra khỏi nơi ở.

Cô gái: Đức chúa Jesus sẽ giúp bạn, Ngài có thể thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn hãy tới nhà thờ, hãy tìm việc làm. Bạn hãy tìm những người bạn thật sự trong Giáo Hội. Bạn hãy tới một mục sư, ông sẽ cầu nguyện cho bạn – Cô gái nhẹ nhàng thuyết phục như đang thực hiện một sứ mệnh.

[IMG]http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/07/foto-msn2.jpg?w=126&h=150[/IMG]

Nayar Goncalves

Cô cũng nói về trách nhiệm của cá nhân cô đối với số tiền của hãng trong két.

Sau đây là phần cuối của cuộc đối thoại:

Cô gái: Cuộc sống của bạn tươi đẹp, bạn không phải…

Kẻ cướp: Tại cô gây khó cho tôi?

Cô gái: Bạn biết không, chuyện này không phải dành cho cho bạn, bạn xứng đáng một cái gì đó tốt hơn. Chúng ta đều xứng đáng. Tôi không đổ lỗi cho bạn, tôi không đánh giá (xét đoán) bạn.

Kẻ cướp: Tôi xin lỗi, nhưng tôi phải lấy tiền, tôi xin lỗi.

Cô gái: Họ sẽ trừ vào lương của tôi.

Kẻ cướp: Tôi không muốn bạn gặp khó khăn, xin lỗi. Tôi hiểu bạn sẽ tố cáo tôi như thế nào – Người đàn ông kết thúc câu chuyện và đi ra.

Sau tất cả mọi thứ, cô gái bán hàng nói chuyện với giới truyền thông – Tôi nghĩ tôi không bao giờ có thể làm điều này một mình. Tôi cũng không bao giờ nghĩ rằng Chúa có thể sử dụng tôi theo cách mà ông đã thực hiện.

Sự vụ xảy ra vào tuần trước, ngày 23/07/2010.

Dưới đây là video clip do camera lắp đặt tại cửa hàng quay được:

[youtube]hEvFVECuv1Q[/youtube]



viethoaiphuong
#27 Posted : Thursday, August 5, 2010 2:40:46 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
viethoaiphuong
#28 Posted : Friday, November 12, 2010 9:04:41 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)
Tình Yêu Mạnh Hơn Thời Gian


Một hôm, vua Ai Cập đang đứng chiêm ngưỡng những bia tháp mà ông đã cho dựng lên tại thành phố Eliopolis. Bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu đến, đã cười ngạo nghễ và thách thức với nhà vua như sau: Hãy bỏ tất cả và cút đi...

Nhà vua giận tím gan, thế nhưng ông ta đã tự chủ và trả lời: "Hỡi người già, ngươi là ai mà dám ra lệnh cho ta một cách hỗn láo như thế... Không lẽ ngươi có nhiều quyền thế hơn ta?".

Lão ông tự giới thiệu: "Ðúng thế, bởi vì ta là Thời Gian...".

Nghe đến tên Thời Gian, vua Ai Cập tái mặt và té khỏi ngai vàng... Cùng với ông, cả đế quốc Ai Cập cũng sụp đổ.

Lão già Thời Gian cũng rảo qua khắp các đế quốc trên thế giới. Lão đi đến đâu, thì các đế quốc rơi rụng như sung: Hôm nay tại Babylone, ngày mai tại Athène, ngày mốt tại Ninive, tại Carthage...

Nhưng ngày kia, người ta bỗng thấy xuất hiện tại đồi Vatican một cụ già khác. Cụ tuyên bố nghênh chiến với lão già Thời Gian. Lão già Thời Gian tưởng mình có thể phá vỡ tất cả mọi công trình của con người trên trần gian này. Cũng một giọng điệu vô cùng hách dịch, lão ta cũng đến trước cửa Vatican và dõng dạc tuyên bố: "Ta là Thời Gian đây". Tiếng gầm thét đó đã làm rung chuyển trái đất, thế nhưng đã không làm cho bô lão trên ngọn đồi Vatican mảy may lo sợ. Cụ bình tĩnh đáp lại: "Còn ta, ta chính là Vĩnh Cửu!... Xuyên qua các thế hệ, ta phải đại diện cho lòng chung thủy của Thiên Chúa đối với loài người...".

Thời gian là liều thuốc chữa được mọi khổ đau... Thời gian giúp chúng ta quên được dĩ vãng u buồn... Ðó là những câu nói mà chúng ta thường dùng để tự an ủi mình hoặc người khác khi đứng trước thất bại, hay bất cứ một nỗi bất hạnh nào...

Mà quả thật, thời gian không những giúp chúng ta chữa lành được nhiều vết thương trong cuộc sống, thời gian còn là một kẻ phá hoại tàn nhẫn. Cái chết xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta là một chiến thắng của thời gian. Sự sụp đổ của không biết bao nhiêu đế quốc trên cõi trần này cũng là một chiến thắng của thời gian...

Chỉ có một sức mạnh thời gian phải nhượng bộ: đó là sức mạnh của Tình Yêu. Chúng ta thường nói: Tình Yêu mạnh hơn sự chết. Ðúng hơn, chúng ta phải nói: Tình Yêu mạnh hơn Thời Gian, bởi lẽ thời gian không bao giờ có thể xóa mờ được tình yêu.

Bất cứ một nghĩa cử yêu thương nào mà con người làm cho tha nhân, đều trở thành bất diệt. Những nghĩa cử yêu thương trở thành bất diệt là bởi vì nó tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa. Người sống cho kẻ khác là người sống cho Chúa. Và ai sống cho Chúa tức là sống mãi trong Tình Yêu.

Chúng ta đang cầu nguyện cho các đẳng linh hồn trong tháng 11 này. Chúng ta cầu nguyện vì chúng ta tin rằng thời gian đã không đưa họ đi vào quên lãng. Trong tình yêu của Chúa mà chúng ta đang san sẻ cho những người xung quanh, những người quá cố cũng sẽ được sống mãi. Còn lời kinh nào hữu hiệu hơn cho những người quá cố cho bằng những nghĩa cử yêu thương của chúng ta...


* s/t Net

viethoaiphuong
#29 Posted : Saturday, April 9, 2011 5:10:09 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


HÃY MỞ RA ! (Epphatha!)


Tác giả: TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nghe và nói -điếc và ngọng :

-điếc vì khác biệt ngôn ngữ và văn hoá
-điếc vì định kiến
-điếc vì bịt tai
-điếc thiêng liêng không nghe được Lời Chúa

-ngọng do khác biệt ngôn ngữ và văn hoá
-ngọng do ích kỷ
-ngọng do sợ sệt.
-ngọng do lười biếng

Hãy mở tai Hãy mở miệng

Lạy Chúa, xin hãy chữa bệnh điếc và bệnh ngọng trong tâm hồn con. Amen.

***

HÃY MỞ RA

Chúa Nhật XXIII thường niên


(Mc 7, 31-37)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Chúa Giêsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xiđon, đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tỉnh. Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Chúa Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh. Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Epphatha", nghĩa là: hãy mở ra! Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. Chúa Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó ới ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra. Họ hết sự kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Khi ở nước ngoài, có dịp gặp những người Việt sinh sống xa quê hương xứ sở, tôi hỏi họ : “Sống ở nước ngoài, điều gì khiến ông bà buồn khổ nhất”. Họ trả lời : “Khổ nhất là chúng con sống như những người điếc và ngọng. Không biết tiếng nên ngọng nghiụ, nói chẳng nên lời, thành ra không làm cho người ta hiểu được mình. Người ta nói gì mình cũng chẳng hiểu, thật y như người điếc”.
Nghe và nói là hai cánh cửa. Nói là cánh cửa mở tâm hồn mình ra thông giao với thế giới bên ngoài. Có gì tích chứa trong lòng, phải nói ra thì người khác mới hiểu. Nghe là cánh cửa mở ra đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. Phải nghe mới hiểu được người khác. Không nghe không nói cũng giống như đóng kín cánh cửa cảm thông. Mình không hiểu người mà người cũng không hiểu mình. Sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật đáng buồn và đáng sợ.

Nếu điếc và ngọng thể lý đã đáng buồn và đáng sợ, thì điếc và ngọng tâm lý còn đáng buồn và đáng sợ gấp bội.
Có nhiều thứ điếc.

Có thứ điếc vì khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Nghe mà không hiểu. Hoặc nghe tưởng là hiểu hoá ra lại hiểu sai. Trường hợp này còn tệ hại hơn là không nghe thấy gì.

Có thứ điếc vì định kiến. Đã có sẵn định kiến với ai, ta không muốn nghe người ấy nói nữa. Người ấy có nói hay đến đâu, ta cũng cho là dở. Người ấy có nói tốt đến đâu, ta cũng cho là xấu. Những ý kiến của người ấy không thể lọt vào tai ta. Nếu có vào thì chỉ vào những phần xấu.

Có thứ điếc vì bịt tai không muốn nghe. Đây là trường hợp của người tự làm cho mình trở thành điếc. Mất tin tưởng vào anh em. Tuyệt vọng vì cuộc sống. Tự đóng kín trong vỏ ốc của bản thân. Đoạn tuyệt với mọi người.
Sau cùng, có thứ điếc thiêng liêng không nghe được Lời Chúa. Không nghe được Lời Chúa vì thiếu học hỏi. Nhưng nhất là không nghe được Lời Chúa vì cứng lòng. Vì để nghe Lời Chúa, mở tai chưa đủ, cần phải mở lòng nữa. Bao lâu tâm hồn đóng kín, không nhậy cảm trước những lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức tiếp thu những lời hướng dẫn về đường lành, thì tai người ta sẽ chẳng nghe được Lời hằng sống. Bao lâu tâm hồn còn đuổi theo dục vọng, còn toan tính những điều gian dối, bấy lâu người ta vẫn còn điếc đặc trước những Lời của Thiên Chúa.

Tương tự như thế, có nhiều thứ ngọng.

Có thứ ngọng do khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Ta không hiểu người mà cũng chẳng thể làm cho người hiểu ta.
Có thứ ngọng do ích kỷ. Ta chỉ nói về những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của ta, mà chẳng xét đến những quan tâm, những nhu cầu, những ước vọng của anh em. Nên lời ta nói chẳng lọt vào tai anh em. Lời ta nói trở nên ngọng nghịu, anh em nghe mà không hiểu.

Có thứ ngọng do sợ sệt. Vì sợ sệt, ta không dám nói lên sự thật. Những nỗi sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng người khiến ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.

Có thứ ngọng do lười biếng. Vì lười biếng, ta không nói được những lời tốt đẹp khích lệ anh em. Vì lười biếng, ta không nói được những lời an ủi người đang buồn sầu. Vì lười biếng, ta không nói được những lời chia vui với người anh em gặp may mắn. Nhất là vì lười biếng, ta không nói lên được những lời ca tụng Thiên chúa.
Những đam mê, những dục vọng, những toan tính, những ích kỷ, những lười biếng trở thành những sợi dây trói buộc lưỡi ta, làm ta trở thành câm nín, ngọng nghịu.

Có nhiều bức tường ngăn chặn làm tai ta điếc. Có nhiều sợi dây trói buộc làm cho lưỡi ta ngọng.

Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đến nói với ta : “Ephata”. Hãy mở ra.
Hãy mở tai ra để lắng nghe lời anh em. Hãy mở tai ra để lắng nghe lời Chúa. Hãy phá đi bức tường định kiến. Hãy phá đi bức tường ích kỷ. Hãy phá đi bức tường tâm hồn cứng cỏi để mở rộng tâm hồn đón nhận anh em và đón nhận Lời Chúa.
Hãy mở miệng lưỡi ra để đi đến với anh em và đi đến với Chúa.. Hãy cắt đứt sợi dây ích kỷ để ta quan tâm tới nhu cầu của anh em. Hãy cắt đứt sợi dây sợ sệt để ta mạnh dạn nói những lời sự thật. Hãy cắt đứt sợi dây lười biếng để ta nói lên những lời tốt đẹp, những lời ca ngợi tình thương của Chúa.

Lạy Chúa, xin hãy chữa bệnh điếc và bệnh ngọng trong tâm hồn con. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Hãy kể ra những thứ ngọng và nói lý do của những thứ ngọng đó
2- Hãy kể ra những thứ điếc và nói lý do của những thứ điếc đó.
3- Khi gặp người khác bạn thích nói hay thích nghe. Hoặc bạn không muốn nói cũng chẳng muốn nghe ?
4- Lắng nghe có dễ không. Bạn có để ý lắng nghe Chúa và nghe nhau không ?
5- Nói những điều tốt đẹp rất có ích lợi. Bạn đã có kinh nghiệm gì về điều này chưa ?

Tác giả: TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
viethoaiphuong
#30 Posted : Sunday, April 10, 2011 9:45:11 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

THA THỨ



Chúng ta sống tha thứ cho nhau để tâm hồn được nhẹ bớt buồn phiền và tiến tới trên đường đời, niềm hy vọng và an vui. Ông Thomas Lenin văn sĩ người Hoa Kỳ đã kể lại mẫu gương tha thứ của một người cha đã ảnh hưởng trên suốt cuộc đời của ông như sau:

Tôi đã học bài học tha thứ đầu tiên từ cha tôi. Lúc còn nhỏ, sinh sống tại một thành phố nhỏ, tôi đã thường được nghe cha tôi kể lại những tủi nhục khi đến xin làm công cho một ông chủ tiệm bánh ngọt giàu có nhất trong vùng. Chính ông chủ đích thân chọn người làm công và chỉ cho làm trong một ngày, ngày hôm sau muốn làm phải ghi danh xin làm lại.

Câu hỏi quyết định là: Anh theo đạo nào? Công giáo hay Tin lành? Chỉ những ai trả lời theo đạo Tin lành thì được ưu tiên nhận trước mà thôi. Còn những ai xưng mình là Công giáo thì thường phải đợi đến phút cuối cùng. Nếu ông chủ tiệm bánh chưa có đủ số nhân công thì mới được nhận vào làm việc trong ngày đó mà thôi. Nhiều ngày cha tôi phải xấu hổ nói dối là mình theo đạo Tin lành để được ông nhận làm công trong ngày đó vì gia đình tôi cần số tiền sống ngày hôm đó.

Nhưng rồi vào thời kỳ kinh tế khủng hoảng, ông chủ tiệm bánh ngọt bị sạt nghiệp. Phần cha tôi thì may mắn được trở thành người lãnh đạo trong vùng.

Một buổi sáng nọ, người con của ông chủ tiệm bánh ngọt bị sạt nghiệp kia đến gõ cửa xin cha tôi tìm việc làm vì đã thất nghiệp từ lâu, gia đình anh ta trở nên túng thiếu. Cha tôi niềm nở tiếp đón và chỉ một tuần sau là tìm được cho người con ông chủ tiệm bánh ngọt đó một chỗ làm khá tốt trong xưởng đóng tàu.

Tôi rất bỡ ngỡ hỏi cha tôi.
- Đây là dịp để trả thù cho những tủi nhục trước kia. Tại sao cha không trả thù? Cha tôi bình tĩnh trả lời:
- Những gì đã xảy ra ngày trước không phải là do lỗi của anh ta, có lẽ cũng không do lỗi của ai cả, có thể họ là nạn nhân của những thành kiến, hiểu lầm.
Thái độ tha thứ đó của cha tôi đã không ngừng gợi hứng cho trọn cả cuộc đời tôi sau này.

***

Qúy vị và các bạn thân mến,

Tha thứ là một điều khó thực hiện và đòi hỏi nhiều nghị lực tinh thần. Tha thứ thường đi ngược lại đòi hỏi của bản năng trả thù tìm lợi lộc riêng cho mình. Trong cuộc sống thường nhật, cha mẹ anh chị em trong gia đình và bạn bè không thể nào tránh khỏi những xúc phạm đến ta, nhưng nếu không tha thứ thì tất cả mọi người đều bị vướng vào trong vòng lẩn quẩn của sự trả thù qua trả thù lại mãi mãi. Trên bình diện nhân bản, nếu suy nghĩ cho cùng thì giải pháp tha thứ là giải pháp khó khăn nhất. Nhiều người bị lâm bệnh vì ôm ấp trong lòng sự phiền muộn và không tha thứ cho kẻ xúc phạm đến mình.

Trên bình diện thiêng liêng thì sự tha thứ có giá trị thật tích cực, chứng tỏ tình thương làm phát sinh niềm an vui trong tâm hồn: Nếu chúng con không thật lòng tha thứ cho nhau thì Thiên Chúa Cha trên trời cũng không tha thứ cho chúng con. Sống tha thứ chúng ta mới sống hiệp nhất với nhau để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Là người Kitô hữu, hàng ngày lãnh nhận sự tha thứ của Chúa, chúng ta hãy nêu gương thực hành tha thứ đối với anh chị em xung quanh.

***

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết sống tha thứ cho tất cả những ai xúc phạm đến chúng con và như thế con được trở thành dụng cụ mang niềm vui, hiệp nhất trong tình thương của Chúa đến mọi người. Amen!

R. Veritas

Tác giả R. Veritas


viethoaiphuong
#31 Posted : Tuesday, April 19, 2011 8:52:02 PM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

---------- Forwarded message ----------
From: phuong ngo <->
Date: 2011/4/20
Subject: [PhoNang] Trường Sinh Bất Tử


Theo một câu chuyện thần thoại Hy lạp. Sivil là một người phục vụ trong đền thờ. Khi được hỏi muốn được thưởng công thế nào cho xứng đáng với công phục vụ của mình, Sivil đã trả lời như sau:

- Xin cho tôi được trường sinh bất tử.

Thế là bà đã được như ý. Tất cả mọi người thân, bạn bè quen biết đều lần lượt ra đi. Bao nhiêu thế hệ đến rồi đi. Bao nhiêu nền văn minh xuất hiện rồi biến mất. Sivil vẫn tồn tại trước bao đổi thay ấy. Nhưng dĩ nhiên, dù không chết, thân của Sivil mỗi ngày cũng tàn tạ, nếp nhăn của thời gian cũng từ từ hiện lên trên mái tóc khuôn mặt của bà. Bất tử nhưng bà vẫn không tránh khỏi bệnh tật ngày càng gia tăng theo năm tháng. Không chết nhưng thân xác của bà ngày càng khô héo và nhỏ lại đến độ cuối cùng bà có thể chui vào một trong cái chai nhỏ. Chính trong cái chai nhỏ ấy mà một hôm có một người đã khám phá ra bà. Giờ đây, khi được hỏi, bà mong mỏi điều gì, bà Sivil trả lời:

- Tôi chỉ muốn chết.

Sivil đã xin được bất tử, bà đã được như ý. Giờ đây bà chỉ còn một nỗi khao khát là được chết.

*******

Quí vị và các bạn thân mến,

Ðông Tây, kim cổ, ở đâu và thời đại nào con người cũng tha thiết được trường sinh bất tử. Muốn được sống mãi nên cho dù có khốn khổ cơ cực đến đâu cũng không ai muốn chết. Nhưng càng thêm tuổi thì càng thêm chồng chất đau thương. Trường sinh bất tử mà không được trẻ mãi là một gánh nặng. Chính vì thế mà đối với các tín hữu Kitô, sự sống trường sinh bất tử mà Thiên Chúa hứa ban cho con người không diễn ra trên trái đất này. Trái lại trường sinh bất tử chỉ đến trong cuộc sống mai hậu mà thôi.

Ðể đạt được sự sống vĩnh cửu ấy, con người phải trải qua đau khổ và sự chết. Ðể được sống trường sinh, con người phải mất đi cuộc sống tại thế này. Ðó là định luật được ghi khắc sâu trong bản tính con người. Toàn bộ cuộc sống của người Kitô được xây dựng trong niềm tin và cuộc sống mai hậu ấy. Tuy nhiên, không vì hướng đến cuộc sống mai hậu ấy mà họ xao nhãng đối với cuộc sống tại thế này. Trái lại, chỉ biết rằng: hạt giống của sự sống vĩnh cửu được gieo vãi và nẩy mầm ngay trên mảnh đất cuộc sống chóng qua này mà họ lại càng ra sức làm việc và sống như thế nào để hạt giống ấy được trổ sinh tươi tốt trong ngày mùa sau hết. Chính vì ý thức rằng: không thể đi vào cuộc sống vĩnh cửu mà không sống cuộc sống tại thế này một cách sung mãn. Cho nên họ đón nhận từng giây phút chóng qua trên cõi đời này như một chuẩn bị cần thiết cho cuộc sống mai hậu. Ðây chính là tinh thần lạc quan đích thực của Kitô hữu. Người thực sự sống niềm tin của mình luôn biết nhận ra vĩnh cửu trong khoảnh khắc chóng tàn, luôn biết cảm nghiệm được hạnh phúc trong mất mát khổ đau, luôn biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị vĩnh cửu qua những của cải tạm bợ.

Mùa chay, chuẩn bị tâm hồn để mừng mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, các tín hữu Kitô được mời gọi để sống tinh thần lạc quan ấy: Chay tịnh, Cầu nguyện, Sám hối và nhứt là thực thi Bác Ái. Ước gì những thực hành này khơi dậy trong chúng ta niềm vui sống và tinh thần lạc quan đích thực của Kitô giáo.

Lạy Chúa, xin cho chúng con trong khi mưu tìm cuộc sống tại thế này luôn biết tìm kiếm và xây dựng những giá trị vĩnh cửu.

Xin cho cuộc sống vĩnh cửu mà Chúa hứa ban cho chúng con trở thành động lực thúc đẩy chúng con xây dựng nước Chúa qua những thực tại chóng qua ở đời này. Amen.




viethoaiphuong
#32 Posted : Sunday, April 24, 2011 7:44:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)


Đức Giáo hoàng kêu gọi hòa bình và hòa giải nhân mùa Phục Sinh



Đức Giáo hoàng Benedicto XVI ban phép lành tại Quảng trường Thánh Phêrô, Vatican ngày 24/4/11.
Reuters

Trọng Thành - rfi - Chủ nhật 24 Tháng Tư 2011

Sáng hôm nay 24/4 tại Roma, Đức Giáo hoàng Benedicto XVI đã cử hành nghi lễ truyền thống Phục Sinh, kết thúc bằng lời chúc phước lành Urbi và Orbi tại quảng trường Thánh Phêrô, trước hơn 100.000 khách hành hương và được phát đi bằng 65 thứ tiếng đến khắp nơi trên thế giới.
Lễ Phục Sinh năm nay được đánh dấu bởi một hoạt động chưa từng có của người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Vào buổi chiều thứ Sáu, trên kênh truyền hình Ý RAI-Uno, Đức Giáo hoàng đã trả lời phỏng vấn các khán giả truyền hình. Mặc dù chương trình này không phải là trực tiếp, nhưng đây rõ ràng là một điều mới mẻ.

Trong lễ Phục Sinh năm nay, trong bối cảnh các thảm họa thiên tai và hạt nhân kinh hoàng tại Nhật Bản, các đảo lộn trong thế giới Ả Rập vừa xảy ra, người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh đến sự tương phản giữa niềm vui của các tín đồ đón mừng Thánh lễ với nạn đói nghèo, đau khổ và chiến tranh vẫn còn diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Về tình hình Libya, bên cạnh việc yêu cầu đối thoại để chấm dứt chiến tranh và tăng cường trợ giúp nhân đạo, Đức Giáo hoàng Benedicto XVI cũng kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại khu vực Trung Cận Đông và Bắc Phi, hy vọng châu Âu mở rộng cửa tiếp nhận những người tỵ nạn.

Tuần lễ Thánh này cũng trùng với sinh nhật 84 tuổi của Đức Giáo hoàng và 7 năm ngày nhậm chức. Tuần lễ Phục Sinh năm nay diễn ra trong không khí bình yên hơn nhiều so với năm ngoái, tuy vẫn còn mang các dấu ấn của cuộc khủng hoảng về một số vụ linh mục lạm dụng tình dục trẻ em.

Dịp lễ Phục Sinh năm nay tại Đức cũng để lại dấu ấn đặc biệt với các cuộc « Tuần hành Phục Sinh » lần thứ 51, được tổ chức tại khoảng 40 địa điểm trên khắp nước Đức. Những người biểu tình yêu cầu chấm dứt kỷ nguyên hạt nhân và phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Được biết, hàng năm vào dịp này, có khoảng 300.000 người tuần hành tại Đức để phản đối vũ khí hạt nhân.
viethoaiphuong
#33 Posted : Wednesday, June 1, 2011 12:52:35 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Khiêm Tốn và Cầu Nguyện


Nhà bác học Louis Pasteur

Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.
Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng: “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao ?” Người thanh niên xấc xược trả lời: “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi Ông sẽ thấy rằng những gì Ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên: “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?” Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời: “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem”.

Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi: Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

Nhà bác học Ampère

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.

Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère.

Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.

Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần gì đó ? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không ?”

Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ: “Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến Đức Tin !”

Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn: “Anh lầm rồi, Đức Tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm ?”

Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không ?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời: “Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi”

viethoaiphuong
#34 Posted : Thursday, April 4, 2013 1:45:03 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng Francis
CITE DU VATICAN (Reuters) : cựu Hồng Y Jorge Bergoglio (76 tuổi), Tổng giám mục Buenos Aires, người Argentin, đã trở thành Đức Giáo Hoàng thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo.
Kết quả được thông báo (= Khói Trắng tỏa ra trên ống khói Thánh nguyện đường Sixtine) sau 5 vòng bầu chọn của 115 vị Hồng Y trong cuộc bầu Mật Nghị từ hôm thứ Ba.
Đây là lần đầu tiên một người không phải gốc Châu Âu được bầu làm Giáo Hoàng.



Một vài nét chính về tiểu sử Đức Giáo Hoàng Francis



HTMT dịch báo Pháp - Le Monde.fr avec AFP - 13.3.2013 / Yahoo FR
Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục của Buenos Aires, 76 tuổi, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại thủ đô Argentina, con của một cặp di dân người Ý. Ông chạy trốn các nhà báo cũng như các chính trị gia của đất nước của mình.

Ông học và trở thành một kỹ sư hóa học. Nhưng ông đã gia nhập rất sớm với hiệp hội của Chúa Giêsu. Trở thành Linh mục từ năm 1969, ông đã luôn gắn bó sự nghiệp giáo hội của mình cùng với những trải nghiệm thực tế xã hội của đất nước. Năm 1992, ông trở thành Phó Tổng Giám Mục của Buenos Aires, và trở thánh Tổng Giám Mục vào năm 1998. Trong một đất nước mà một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ, qua những bài giảng, không bị mang tính cách mạng, đã mang lại cho ông rất được lòng yêu mến nơi những người nghèo và tầng lớp trung lưu .

Ông đã không ngần ngại tố cáo sự tham nhũng của tầng lớp chính trị và lên án cuộc khủng hoảng các giá trị của xã hội Argentina. Jorge Mario Bergoglio được biết đến với cuộc sống đơn giản, khi ông còn ở Buenos Aires, đi lại bằng tàu điện ngầm và xe buýt, trải qua những ngày cuối tuần của mình trong các giáo xứ nghèo tiếp xúc với các linh mục trong những khu ổ chuột. Xong chính ông lại có một cuộc đời chịu không ít đau đớn ngoại lệ với sức khoẻ yếu : ông sống với chỉ một lá phổi sau một cuộc giải phẫu năm mới 20 tuổi. Ông trở thành Hồng Y từ năm 2001.




0000000


Bước đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Francis, ghi dấu hiệu sự giản dị

HTMT cập nhật tin tức báo Pháp - 14.3.2013
AFP - Đức Giáo Hoàng đầu tiên của lục địa châu Mỹ đã làm những bước đầu tiên trong chức vụ Giáo Hoàng vào thứ Năm này, sáng hôm sau của bầu chọn lịch sử, Ngài đã đem đến một ngọn gió mới về hy vọng cho Giáo Hội công giáo đang trong cơn biến động.


Jorge Mario Bergoglio khiêm nhường,
như khi còn là Tổng Giám Mục của Buenos Aires, đã cầu nguyện Đức Mẹ Marie trong một cuộc viếng thăm "riêng tư", vào sáng sớm tại nhà thờ Sainte-Marie-Majeure.


Đức Giáo Hoàng Francis đã đặt một lẵng hoa 'rất đơn sơ' trước ban thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, theo lời kể của Giuseppe là 1 trong 15 học viên của chủng sinh viện tu sĩ và linh mục, là người được tham dự lễ cầu nguyện này của tân Đức Giáo Hoàng .

viethoaiphuong
#35 Posted : Thursday, April 4, 2013 1:49:40 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng Francis muốn "một Giáo Hội nghèo vì những người nghèo"


ĐGH Francis muốn "một Giáo Hội nghèo và vì những người nghèo."
Reuters - trong cuộc họp báo đầu tiên với giới truyền thông, Đức Giáo Hoàng Francis cho biết Ngài muốn "một Giáo Hội nghèo và vì những người nghèo." / ảnh chụp ngày 16 tháng 3 2013/REUTERS/Paul Hanna


HTMT dịch báo Pháp – 16.3.2013
VATICAN CITY (Reuters) - Đức Giáo Hoàng Francis cho biết vào sáng thứ Bảy rằng Ngài muốn "một Giáo Hội nghèo và vì những người nghèo."

Vị lãnh đạo thứ 266 của Giáo Hội Công Giáo La Mã, vào thứ Tư mới đây, được bầu chọn làm người kế nhiệm Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đã phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên của Ngài với giới truyền thông. Ngài giải thích với các phóng viên vì sao lại chọn tên hiệu Thánh Francis Assise, biểu tượng của hòa bình, khổ hạnh và trợ giúp người nghèo.

ĐGH Francis, cựu Hồng Y Jorge Mario Bergoglio của Buenos Aires nói, là "một người đem đến cho chúng ta tinh thần hòa bình, một người nghèo khổ". "Tôi thật là mong muốn một Giáo Hội nghèo và vì những người nghèo", Ngài nói thêm.

Từ khi được bầu lên ngự ngai vàng của Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng có nhiều biểu hiện chứng tỏ một phong cách khác hẳn nơi người đứng đầu Giáo Hội Công giáo.

Buổi tối đầu tiên khi đã được bầu chọn làm Đức Giáo Hoàng, Ngài khước từ đi trên chiếc xe limousine đã đợi sẵn, mà chọn đi bằng xe bus cùng với các vị Hồng Y khác, khi rời khỏi Thánh nguyện đường Sixtine. Ngày hôm sau, Ngài trở về khách sạn mà Vatican đặt cho Ngài trước khi tiến hành Mật Nghị Hồng Y và giành việc trả các hóa đơn của mình.

Trong cuộc họp báo của Ngài với các nhà báo, Đức Giáo Hoàng người Argentina cũng nhấn mạnh - những người công giáo nên ghi nhớ một tinh thần đó là Chúa Giêsu ở trung tâm của Giáo Hội, chứ không phải là người được chọn để giữ trọng trách.

Giáo Hội Công giáo, giống như bất kỳ tổ chức nào, có "những người đức hạnh và những người tội lỗi", Ngài nhấn mạnh.

Về phần các phóng viên, Ngài yêu cầu hãy chú trọng vào "sự thật, sự tốt lành và vẻ đẹp."

Philip Pullella; Henri-Pierre André viết cho độc giả Pháp.

viethoaiphuong
#36 Posted : Thursday, April 4, 2013 1:51:26 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi lòng thương xót


AFP - ĐGH Francis yêu cầu 150.000 tín đồ có mặt ở quảng trường Thánh Phê-rô
tham dự đọc kinh trưa chủ nhật đầu tiên của Ngài là hãy cầu nguyện cho Ngài.

HTMT dịch sang tiếng Việt - báo Pháp - 17.3.2013
VATICAN CITY (Reuters) - ĐGH Francis đọc kinh buổi trưa chủ nhật đầu tiên từ trên cửa sổ tư thất của Ngài nhìn xuống quảng trường Thánh Phê-rô, khoảng 150.000 người đã đến nghe giảng càng nhiều lòng thương xót thì càng ít đi những phán xét mai sau.

"Thêm một chút lòng thương xót sẽ làm cho thế giới bớt lạnh đi chút xíu và được nhiều công bằng hơn", Ngài nói với biển người hành hương đang hô vang tên Ngài.

Kể từ được bầu chọn, vào hôm thứ Tư, cựu Hồng Y Jorge Bergoglio của Argentina, Đức Giáo Hoàng đầu tiên không phải là người châu Âu trong gần 1.300 năm, được nhìn nhận có phong cách khác hẳn với người tiền nhiệm của mình, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI.

"Xin mến chào anh chị em", Ngài bắt đầu cử chỉ thật là gần gũi, như đã từng được thấy ngay từ những ngày đầu tiên của chức vụ Giáo Hoàng. Và những lời cuối cùng của Ngái, trước khi lui vào bên trong tư thất của mình, là: "Chúc các bạn có ngày chủ nhật an lành và một bữa trưa ngon".

Trước đó vào buổi sáng, Ngài chỉ như một linh mục làm Thánh Lễ đơn giản cùng với khoảng 100 tín hữu tại nhà thờ Sainte-Anne, ở bên trong Vatican.

Trước khi bước vào nhà thờ, Đức Giáo Hoàng đã dừng lại để chào các tín hữu đang hô vang tên Ngài bằng tiếng Ý. Ngài đã hỏi chuyện và nói đùa với họ trước khi chỉ vào chiếc đồng hồ nhựa màu đen đeo trên cổ tay và nói: "Đã gần 10 giờ rồi. Tôi phải đi vào để làm lễ. Mọi người đang chờ tôi.".


Vào buổi sáng, ĐGH Francis được một đám đông chào đón nhiệt thành

Mặc áo tím, màu sắc của mùa phụng vụ Mùa Chay, sẽ kết thúc vào lễ Phục Sinh ngày 31 tháng 3, Ngài đã có một bài giảng ngắn bằng tiếng Ý, mà không cần ghi ra giấy, vẫn là tập trung vào Tin Mừng và đoạn kinh thánh sự can thiệp của Chúa Giêsu khi ngăn chặn một đám đông muốn ném đá một phụ nữ ngoại tình.

"Hãy để ai là người không có tội ném viên đá đầu tiên" Chúa Giêsu nói với đám đông, theo tường thuật của Phúc Âm. Sau đó, Ngài nói với người phụ nữ, "Hãy đi và đừng phạm tội nữa".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đôi khi cũng như những người đó, một mặt muốn nghe lời Chúa Giêsu, nhưng mặt khác, đôi khi, lại muốn ném đá và kết tội. Thông điệp của Chúa Giêsu trong câu chuyện này là: xót thương" Đức Giáo Hoàng nói.

"Tôi nói với tất cả sự khiêm nhường rằng đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Chúa : lòng xót thương."

Sau khi kết thúc Thánh Lễ bằng câu trên, Ngài trở ra và chào các tín hữu đang rời nhà thờ. Ngài đã gửi yêu cầu đến nhiều người trong số họ: "Hãy cầu nguyện cho tôi.".

Bertrand Boucey viết cho độc giả Pháp, chỉnh sửa bởi Henri-Pierre André



Reuters - Quảng trường Thánh Phêrô tại Vatican.
ảnh chụp ngày 17 tháng 3 2013/REUTERS/Alessandro Bianchi



viethoaiphuong
#37 Posted : Thursday, April 4, 2013 1:53:22 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Thánh Lễ 'đăng quang' Đức Giáo Hoàng Francis



AFP - sáng thứ Ba, hàng ngàn người nồng nhiệt chào đón ĐGH Francis
khi Ngài tới quảng trường Thánh Phê-rô để làm Thánh Lễ 'đăng quang' của Ngài với niềm hy vọng "một Giáo Hội gần gũi với người dân" (Photo-Gabriel Bouys/AFP)

HTMT dich tin tức báo Pháp - 19.3.2019
Vatican - sáng thứ Ba, hàng trăm ngàn người, dưới ánh nắng chói chang đổ về phía quảng trường Thánh Phê-rô để tham dự Thánh Lễ 'đăng quang' của ĐGH Francis, theo tường trình tại chỗ của các phóng viên AFP


AFP - photo Vincenzo Pinto

Chỉ mặc y phục tất cả đều màu trắng, ĐGH đầu tiên đến từ châu Mỹ xuất hiện trước công chúng trên chiếc xe jeep và đi một vòng trên quảng trường Thánh Phê-rô trong tiếng kèn khải hoàn vang dội.

Tươi cười rạng rỡ và đứng trên chiếc xe jeep, Ngài được đám đông chào đón nồng nhiệt dưới trời nắng tràn ắp hòa cùng với một rừng cờ của tất cả các nước, Ngài đưa ngón tay cái ra dấu hiệu tán đồng hoặc hôn các trẻ nhỏ. Ngài thậm chí còn ra khỏi xe của mình để vuốt ve khuôn mặt của một người bị bại liệt (nằm trên giường và được gia đình mang đến đây).

"Đây là một sự kiện mở ra tầm nhìn của Giáo Hội, với ĐGH Francis chúng tôi có một Giáo Hội gần gũi hơn với quần chúng và thế giới đương đại", nói với AFP một cách lạc quan, Rodrigo Grajales, một linh mục 31 tuổi của Colombia.

Từ sáng sớm lúc 5:00 giờ GMT, hàng trăm tình nguyện viên đã có mặt tại quảng trưởng để hướng dẫn đám đông khoảng 300.000 đến 1.000.000 người được dự kiến sẽ có mặt, cùng với 132 đoàn đại biểu nước ngoài.
Với lòng nhiệt thành tỏa rạng trên mặt Sơ Rosa, một nữ tu người Ý: "Tôi mong đợi một Thánh Francis sống ở trên trái đất với tình yêu, nhân ái, nghèo khổ và khiêm nhường."

Hơn 30 nguyên thủ quốc gia ngồi ở vị trí hàng đầu nơi mặt trước của quảng trường Thánh Phê-rô. Đúng 8:30 GMT, mở màn Thánh Lễ 'đăng quan' cựu Tổng giám mục của Buenos Aires, được bầu bất ngờ hôm thứ Tư vừa qua làm người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo.

Tiếng còi hú vang, máy bay trực thăng, trung tâm của Rome và xung quanh phạm vi Vatican khoảng 1 km vuông dường như bị bao vây. Hơn 3.000 nhân viên cảnh sát (cảnh sát, Carabinieri, cảnh sát thành phố) và hàng chục cảnh sát mặc thường phục được điều động.

Khoảng gần 7 giờ (địa phương) , tấm thảm được trải trên ban công ở chính giữa Tòa Thánh Đường Phê-rô.

Quảng trường Thánh Phê-rô rợp bóng quốc kỳ đủ các màu sắc của tất cả các nước trên thế giới, tất nhiên nổi bật là cờ màu xanh và trắng của Argentina, rất nhiều cờ Ý, Ba Lan và Brazil, nhưng cũng có nhiều cờ Mỹ và Anh, châu Phi (Angola, Nigeria), và các quốc gia Châu Đại Dương.

Nhiều tổ chức Công giáo như "Communione e Liberazione" từng được phát động ở các cộng đồng Sant'Egidio, giúp đỡ người nghèo và giải quyết các vấn đề xung đột, đặc biệt là ở châu Phi. "Francis, đi tiên phong, tôi sẽ đi cùng Ngài tới bất cứ nơi nào Ngài có mặt," khẩu hiệu trên biểu ngữ của các Sơ Brazil.

Trước khi đi một vòng trên quảng trường để vẫy chào các tín đồ, ĐGH đến cầu nguyện ở mộ của Thánh Phê-rô ở bên trong Tòa Thánh, cùng đi với Ngài có hơn một chục vị giám mục, những người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trung đông.

Tiếp sau đó, Ngài được choàng một dải vải trên áo lễ và mang nhẫn Chủ Chăn Chiên, biểu tượng Đức Giáo Hoàng, tiếp đến là cuộc diễn hành phía bên ngoài Vương Cung Thánh Đường.

Sau đó, bắt đầu Thánh Lễ Chúc Mừng tân Đức Giáo Hoàng được cử hành với khoảng 200 giám mục, các cha bề trên, linh mục.

Trong số đó có tổng quyền dòng Tên và dòng Francis. Jorge Bergoglio là Đức Giáo Hoàng dòng Tên đầu tiên và đã chọn tên hiệu của người sáng lập, tu sĩ dòng Francis, Thánh Francis Assisi.

Françoise KADRI | AFP


PS.
tin tức cập nhật qua hình ảnh
>>


các tín đồ đang xem truyền trực tiếp trên màn hình ở quảng trường Thánh Phê-rô tại Vatican - Roma
photo : Michael Sohn/AP/SIPA / 20minutes fr



Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Thế Giới Mới
AFP/AFP - Photo by Filippo Monteforte - Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Thế Giới Mới tên gọi hôm thứ Ba, tại Thánh Lễ nhậm chức vụ của Ngài, để bảo vệ "tất cả những sáng tạo của Thiên Chúa" và chứng thực "tình yêu thương" trước nhất bênh vực những người nghèo khổ, trong một bài giảng tràn đầy tinh thần của vị Thánh Francis Assisi



Đức Giáo Hoàng nhận áo choàng và nhẫn
AFP/AFP - Photo Par Alberto Pizzoli - Đức Giáo Hoàng nhận áo choàng và nhẫn, biểu tượng cho chức vụ của Ngài. Hồng Y Angelo Sodano hiệu trưởng trường Hồng Y là người xỏ chiếc nhẫn vào ngón tay của tân ĐGH Francis, Ngài đã chọn chiếc nhẫn mạ vàng chứ không phải làm bằng vàng hoàn toàn, để chứng tỏ sự khiêm nhường.



tín đồ Argentina tụ tập tại quảng trường Tháng 5 ở Buenos Aires
AFP/AFP - Photo by Daniel Garcia - Trước khi bắt đầu Thánh Lễ nhậm chức vụ, ĐGH Francis qua điện thoại đã gửi lời chào tới các tín đồ Argentina đang tụ tập tại quảng trường Tháng 5 và Thánh Đường ở Buenos Aires. Ngài yêu cầu họ hãy "bảo vệ cuộc sống, gia đình và thiên nhiên".



Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Thế Giới Mới
AFP / AFP - photo by Vincenzo Pinto - Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Thế Giới Mới, tên gọi hôm thứ Ba, trong Thánh Lễ nhậm chức vụ của mình, ĐGH đã kêu gọi các tín đồ hãy bảo vệ 'tất cả những sáng tạo Thiên Chúa' và chứng thực về 'Tình Yêu Thương' trước nhiều những thử thách đang phải đối mặt của Giáo Hội Công Giáo.



"những người thường có mặt trong trái tim của chúng ta"
Photo by Andreas Solaro - ĐGH thứ 266 của Lịch Sử đã nhấn mạnh rất nhiều, trong bài phát biểu bày tỏ đường hướng trong chức vụ của Ngài là : gần gũi với những người nghèo khổ, những người yếu đuối, những người già cả, đó là "những người thường có mặt trong trái tim của chúng ta".



hình ảnh tại Argentina
Photo by Alejandro Pagni - hình ảnh tại Argentina - tín đồ tham dự Thánh Lễ nhậm chức vụ của ĐGH Francis qua tường trình truyền hình chuyển tiếp từ Vatican - Roma


viethoaiphuong
#38 Posted : Thursday, April 4, 2013 1:56:16 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi tăng cường đối thoại với Hồi giáo

HTMT dịch tiếng Pháp – tin tức cập nhật 22.3.2013 / Reuters, 30 phút trước
VATICAN CITY (Reuters) – ĐGH Francis, vào thứ Sáu, đã kêu gọi các nước phương Tây tăng cường đối thoại với Hồi giáo và xây dựng cầu nối giữa người với người.

Đức Giáo Hoàng vừa mới gửi lời kêu gọi này trong bài phát biểu đầu tiên của Ngài với các nhà ngoại giao được họp mặt tại Vatican, đại diện cho hơn 170 quốc gia.

Phát biểu bằng tiếng Ý, ĐGH người Argentina lại một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng huy động để chống đói nghèo, cả về vật chất và tinh thần.

"Vẫn còn biết bao nhiêu người nghèo trên thế giới ! Và những nỗi đau khổ tận cùng mà họ đang phải chịu đựng !", Ngài kêu lên trong phòng họp Sala Regia (Royal Hall) của Điện Tông Tòa.

Với các nhà ngoại giao, cựu tổng giám mục của Buenos Aires đã nêu việc giúp đỡ để giữ cho tôn giáo được ở trong đời sống của người dân và thúc đẩy đối thoại tín ngưỡng để xây dựng hòa bình.

"Trong công việc này (xây dựng hòa bình), vai trò của tôn giáo là nền tảng, không thể xây dựng cầu nối giữa con người với con người nếu như quên Thượng Đế," Ngài nói.

"Nhưng ngược lại cũng đúng: không thể thiết lập các mối tương quan với Thượng Đế, nếu như bỏ qua những người khác. Vì vậy, điều quan trọng là cần tăng cường đối thoại giữa các tôn giáo khác nhau, và tôi nghĩ rằng đặc biệt là trong cuộc đối thoại với Hồi giáo ".

Philip Pullella, Jean-Stéphane Brosse viết cho độc giả Pháp, chỉnh sửa bởi Gilles Trequesser


0000000



Đức Giáo Hoàng Francis đến thăm “Giáo Hoàng danh dự" tại Castel Gandolfo


ĐGH Francis, thứ Bảy, đã tới Castel Gandolfo, phía nam Roma
thăm người tiền nhiệm Benoit XVI, nay là "Đức Giáo Hoàng danh dự" sau khi từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng vào cuối tháng Hai.
Ảnh chụp ngày 23 tháng 3 2013/REUTERS/Osservatore Romano

HTMT dịch bản tin tiếng Pháp – 23.3.2013/Reuters
CASTEL GANDOLFO, Ý (Reuters) - Mười ngày sau khi được bầu chọn, Đức Giáo Hoàng Francis vào sáng thứ Bảy đã tới Castel Gandolfo, phía nam Roma, để thăm người tiền nhiệm là Đức Giáo Hoàng Benoit XVI, nay là "Đức Giáo Hoàng danh dự" sau khi từ nhiệm chức vụ vào cuối tháng Hai.

Đức Giáo Hoàng người Argentina, 76 tuổi, lúc 11h30 (10:30 GMT) máy bay trực thăng chở Ngài tới khu nhà nghỉ hè của Giáo Hoàng ở gần hồ Albano, Giáo Hoàng Benoit XVI đã tới ra tận nơi đón Ngài khi trực thăng vừa hạ cánh.

Hai người đàn ông đều trong y phục trắng đã ôm hôn nhau và sau đó đã cùng đi cầu nguyện trong nhà nguyện của cung điện Giáo Hoàng từ hồi thế kỷ XVII, trước khi có một hội kiến riêng chừng 45 phút, tiếp sau đó cùng ăn bữa trưa với sự hiện diện của hai thư ký riêng của họ.

Bầu không khí "gia đình", phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi nói như vậy.

Khi Đức Giáo Hoàng và người tiền nhiệm của Ngài đến nhà thờ để cầu nguyện, Benoit XVI đã mời ĐGH Francis lên cầu nguyện tại bàn thờ, vị trí danh dự dành cho Giáo Hoàng, nhưng Ngài đã từ chối lời đề nghị, Cha Lombardi kể lại.

"Chúng ta là anh em, chúng ta cùng nhau cầu nguyện", Francis nói, trung thành với hình ảnh mộc mạc và khiêm nhường của mình.



Hai vị Giáo Hoàng cùng cầu nguyện
Ảnh chụp ngày 23 tháng 3 2013

Trong cuộc gặp gỡ riêng tư của họ, hai người đàn ông có thể nói về những thách thức mà Giáo Hội Công Giáo đang phải đổi mặt, đặc biệt là sau vụ bê bối "VatiLeaks" và phỏng đoán đó là lý do khiến Benoit XVI, 85 tuổi phải từ nhiệm, với việc cho là sức khỏe của ông đã yếu nên không còn khả năng để chu toàn các trách nhiệm.

Ngày cuối cùng trong chức vụ Giáo Hoàng, hôm 28 tháng 2, ĐGH Benoit XVI đã cam kết sẽ "phục tùng vô điều kiện" đối với người sẽ kế nhiệm Ngài.

Ngài ở Castel Gandolfo đến tháng Tư, trong lúc chờ hoàn tất việc sửa chữa tu viện Mater Ecclesiae, nằm trong khuôn viên Vatican, Ngài sẽ ở hẳn tại đây, giữa những sách vở và những cây cam.

Việc từ nhiệm của Giáo Hoàng trước đây, là một điều hy hữu, vào tháng 12 năm 1294, lúc Celestine V quyết định từ nhiệm chức vụ Giáo Hoàng, chỉ mới sau 5 tháng khi ông nhậm chức, để chọn cuộc sống như một ẩn sĩ. Ông qua đời một năm rưỡi sau đó.

Nhưng không có gì cho thấy rằng Celestin sau đó đã có gặp người kế nhiệm Boniface VIII, do đó cuộc gặp gỡ tại Castel Gandolfo sẽ là "lần đầu tiên" trong lịch sử của Giáo Hội.

Năm 1415, Gregory XII cũng đã phải từ chức do áp lực của hội đồng Pisa, để chấm dứt một cuộc Đại Ly Khai, nhưng đó là Giáo Hoàng bị buộc phải ra đi thì đúng hơn là một sự từ chức tự nguyện.

Steve Scherer, Guy Kerivel viết cho độc giả Pháp, Jean-Philippe Lefief hiệu đính.

viethoaiphuong
#39 Posted : Thursday, April 4, 2013 2:00:06 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng nhắc đến bà ngoại của mình trong Thánh Lễ Lá


Đức Giáo Hoàng Francis cử hành Thánh Lễ Lá
mừng Tuần Thánh trước lễ Phục Sinh
Ngài kêu gọi các tín đồ hãy đưa bàn tay mềm mại "cho kẻ khiêm nhường, người nghèo khó và những người bị bỏ quên".
(Photo - 24 tháng 3 2013/REUTERS/Max Rossi)

HTMT dịch bản tin tiếng Pháp – 24.3.2013/Reuters
VATICAN CITY (Reuters) - ĐGH Francis, cử hành chủ nhật ở Roma Thánh Lễ Lá của Tuần Thánh trước lễ Phục Sinh, trong bài giảng Ngài đã ca ngợi sự khôn ngoan của bà ngoại và không màng tới sự giàu có.

Đức Giáo Hoàng, vẫn tiếp tục phong cách mộc mạc, thẳng thắn và gần gũi với tín đồ, đã gởi thông điệp qua Lễ Lá tới đám đông các tín hữu là hãy đưa bàn tay mềm mại "cho kẻ khiêm nhường, người nghèo khó và những người bị bỏ quên". Ngài nói trực tiếp với khoảng 250.000 người Công giáo tụ tập trên Quảng trường Thánh Phêrô tham dự Thánh Lễ.

Nói về sự giàu có, Ngài quay sang đám đông. "Bà tôi thường hay nói rằng người ta không thể mang nó theo mình", Đức Giáo Hoàng nhớ lại.

"Hãy nhìn xung quanh chúng ta, vẫn còn biết bao nhiêu những vết thương đau gây ra cho loài người bởi sự xấu xa! Chiến tranh, bạo lực, những cạnh tranh kinh tế mà người yếu kém bị ảnh hưởng, tham lam, quyền lực, tham nhũng, chia rẽ, những tội ác chống sự sống loài người và chống tạo hóa", Ngài nói.

Từ bỏ truyền thống và cách thức của người tiền nhiệm Benoit XVI, Đức Giáo Hoàng quyết định mục vụ ngày Thứ Năm Tuần Thánh trong một nhà tù cho phạm nhân dưới tuổi vị thành niên ở ngoại ô Roma, chứ không phải tại Vatican.

Ngài cũng mời các nhân viên của Tòa Thánh, những người thợ, người làm vườn và người quét dọn, tới tham dự lễ cầu nguyện cùng Ngài vào buổi sáng tại hotel nơi Ngài ở trước khi dọn về căn phòng ở trong Tòa Thánh Vatican.

Giáo Hội ngày hôm nay, Ngài nói, cũng như vào thời Chúa Giêsu hai ngàn năm trước, vẫn đang tìm cách truyền thông điệp về niềm hy vọng trong trái tim của những người "mộc mạc, khiêm tốn, nghèo khó, bị lãng quên, những người không đáng là gì trong con mắt của thế gian".


Photo - 24 tháng 3 2013/REUTERS/Max Rossi

Sau đó, Đức Giáo Hoàng ban phước những cành lá và ô liu, biểu tượng của hòa bình.

Ngài cho biết, vào cuối tháng Bảy, Ngài sẽ đến Brazil để tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới, được tổ chức hai năm một lần.

Philip Pullella; Pierre Serisier viết cho độc giả Pháp




0000000


Đức Giáo Hoàng Francis phê phán các linh mục "buồn tẻ"
trước khi Ngài đi đến thăm một nhà tù vị thành niên



ĐGH Francis, đã kêu gọi các linh mục không nên "buồn tẻ" và tự khóa cửa như "nhà sưu tập đồ cổ"
AFP - photo by Vincenzo Pinto, 28.3.2013

HTMT dịch bản tin tiếng Pháp -28.3.2013 / AFP
Thứ Năm, ĐGH Francis kêu gọi các linh mục đừng nên "buồn tẻ" và tự khóa cửa như là "nhà sưu tập đồ cổ”, trước khi Ngài đi đến một nhà tù, nơi Ngài sẽ rửa chân cho các phạm nhân trẻ, trong đó 2 nữ thiếu niên.


Buổi sáng, trước 1.600 giáo sĩ, nhân cử hành Lễ Xức Dầu,
Jorge Bergoglio đã phê phàn các giáo sĩ tự cho mình cương vị "nhà quản lý", và kêu gọi họ hãy uyển chuyển trong chức vụ giáo sĩ của mình./Photo Par Vincenzo Pinto/AP

Trước 1600 giáo sĩ, nhân dịp "Lễ Xức Dầu", Jorge Bergoglio đã phê phán các linh mục tự cho mình như là "nhà quản lý", để kêu gọi họ cần làm sống lại các trách nhiệm tôn giáo của mình. Lời nhắc nhớ được đưa ra trong Thánh lễ Thứ Năm của Tuần Thánh đặc biệt quan trọng, vì đây là dịp các vị Giáo Hoàng như truyền thống là cần chỉ hướng mục vụ cho các giáo sĩ.

Francis chỉ trích các linh mục đã cúi mặt trước sức mạnh của thế gian: "không hài lòng" vì thế mà một số người trong họ đã đí đến chỗ "buồn tẻ và trở thành những người sưu tập đồ cổ hoặc mới". Thay vào đó, Ngài khẳng định một cách dứt khoát, họ cần phải như một kẻ chăn chiên, cần được thấm đẫm mùi hôi của những con chiên, như kẻ chăn chiên ở giữa đàn chiên của mình".

Đức Giáo Hoàng đã sử dụng phép ẩn dụ trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu từng lấy làm hình tượng - linh mục để làm được vai trò “người chăn chiên tốt”, họ phải lo chăm sóc được tất cả mọi con chiên trong đàn chiên.

Ngài cũng mời các linh mục hãy đi đến những vùng hẻo lành và nguy hiểm trên thế giới để rao giảng Tin Mừng đến những người bị cho “không đáng là gì”.

"Bất cứ nơi nào có khổ đau, nơi đó sẽ có máu đổ, mà ắt sẽ có những kẻ mù lòa thich thú nhìn cảnh đó, sẽ có rất nhiều tù nhân ở nơi có những kẻ lãnh đạo tồi tệ", tân ĐGH nói đến đây, tiếng vỗ tay vang dội thật lâu tại buổi lễ rất trang nghiêm này tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.

Đức Giáo Hoàng, 76 tuổi, vào chiều thứ Năm, sẽ đến thăm các phạm nhân dưới tuổi vị thành niên ở nhà tù Casal del Marmo, ngoại ô Rome, tại đây Ngài sẽ làm lại cử chỉ nổi tiếng của "Bữa Tiệc Ly" và rửa chân cho mười hai phạm nhân quốc tịch Ý và quốc tịch các nước khác nhau.

Đức Hồng Y Bergoglio đã từng làm điều này ở Buenos Aires. Nhưng đây là lần đầu tiên ở Roma lệ "rửa chân", ghi dấu tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu đối với các môn đồ của Ngài, được thực hiên trong một nhà tù, chứ không phải trong khung cảnh xa hoa tại Tòa Thánh Vatican.

Theo các giới chức của tổ chức bảo vệ tù nhân của Lazio, Angiolo Maronni, Đức Giáo Hoàng người Argentina có thể muốn gửi một thông điệp khác, chưa từng có ở Rome, rửa chân cho 2 nữ thiếu niên, một là công giáo Ý và và một là hồi giáo Serbia.

Trong Thánh Lễ Xức Dầu – Thánh Lễ đầu tiên trong 7 Thánh Lễ của Lễ Phục Sinh, sẽ kết thúc vào chủ nhật với lời chúc phúc lành "Urbi et orbi" - Đức Giáo Hoàng đã phác họa cách thức để trở thành một linh mục và nhà truyền giáo năng động, những người có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng "căn tính linh mục, Ngài nói, nó đe dọa tất cả chúng ta."

Lời kêu gọi được đưa ra khi mà hàng trăm linh mục đã rời khỏi chức linh mục hoặc rơi vào trầm cảm, và giáo hội đang bị tai tiếng bởi các vụ bê bối nghiêm trọng về tội ấu dâm.

Ngài kêu gọi các linh mục hãy là "người chuyển tin" chứ không là "nhà quản lý", để đem đến những "tin tốt" cho các tín hữu trong Thánh Lễ, không phải chỉ "lo giữ" mình để được xức dầu của Thiên Chúa: "Không, dầu thơm của Thiên Chúa không để xức cho chúng ta, nếu như chính chúng ta không thơm tho", Ngài nhắc nhở rất rõ.

Ngài cũng kêu gọi các giáo sĩ không được để tự tách ra khỏi những phần còn lại của thế giới: "sự trung thành của chúng ta đối với giá trị của phúc âm (...) là trước mọi điều xảy ra nơi cuộc sống hàng ngày, khi trong hoàn cảnh ánh sáng bị che lấp, nơi mà các tín đồ đang bị vậy hãm và đang bị tìm cách để phá hoại đức tin của mình", Ngài lưu ý về một cuộc chiến đầu quyết liệt và thầm lặng nơi thế giới đương đại.


viethoaiphuong
#40 Posted : Thursday, April 4, 2013 2:05:36 AM(UTC)
viethoaiphuong

Rank: Advanced Member

Groups: Registered
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 9,291
Points: 11,028

Thanks: 758 times
Was thanked: 136 time(s) in 135 post(s)

Đức Giáo Hoàng Francis rửa chân cho 12 phạm nhân trẻ, trong đó có 2 nữ thiếu niên



AFP - Đức Giáo Hoàng Francis rửa chân cho 12 phạm nhân trẻ, trong đó có 2 nữ thiếu niên tại một nhà từ ở ngoại ô Roma

HTMT dịch bản tin tiếng Pháp - 28.3.2013 / AFP, phổ biến cách đây 1 giờ
Đức Giáo Hoàng Francis rửa chân cho 12 phạm nhân trẻ, trong đó có 2 nữ thiếu niên tại một nhà từ ở ngoại ô Roma, một cử chỉ chưa từng thấy trước đây và gây xúc động nhận dịp truyền thống Thánh Lễ Thứ Năm Tuần Thánh.

Trước 50 phạm nhân trẻ được tập họp tại nhà nguyện của nhà tù, Đức Giáo Hoàng người Argentina đã nhắc về sự kiện Thứ Năm Tuần Thánh bằng một bài giảng ngắn, không được soạn thảo trên giấy và rất đơn giản, dễ tiếp cận và thân thiện, trước khi Ngài rửa chân cho 10 nam phạm nhân trẻ và 2 phạm nhân nữ, 1 là người công giáo Ý và 1 là người Hồi giáo Serbia.

Có rất đông các tín đồ đứng đón chào ĐGH Francis dọc suốt con đường dẫn đến nhà tù

Việc rửa chân được nhắc lại, để cho thấy sự âu yếm của Chúa Giêsu," vị Giáo Hoàng 76 tuổi nhấn mạnh, điều này cho thấy cử chỉ "hết lòng", "như là một linh mục và giám mục", Ngài không nói "Giáo Hoàng".

"Chúa Giêsu đã đến để phục vụ, để nâng đỡ chúng ta. Hãy cùng nghĩ kỹ về điều: chúng ta đã thực sự sẵn sàng để phục vụ những người khác hay chưa?" Ngài hỏi các phạm nhân, nam và nữ người Ý và không phải người Ý, công giáo, chính thống giáo và hồi giáo.

"Nếu có hai người nóng giận đang cãi vã nhau, hãy kệ họ" Ngài nói, lặp lại câu thành ngữ quen thuộc trong giới trẻ Ý "Lascia perdere".

"Tôi rất vui được ở tới đây thăm các bạn. Hãy đi về phía trước và đừng để bị lấy cắp mất niềm hy vọng. Các bạn hiểu chứ? Phải luôn luôn đi về phía trước với niềm hy vọng!" Ngài kêu lên rất uy quyền.


sau khi rửa chân cho phạm nhân trẻ, Đức Giáo Hoàng Francis hôn chân họ

Buổi lễ được phát đi kèm theo các bài hát đệm guitar. Hình ảnh phát sóng trên CTV vào buổi tối, Truyền Hình Vatican mà không cho thấy mặt của các phạm nhân, chúng ta thấy Đức Giáo Hoàng quỳ xuống, đổ nước trên bàn chân của thiếu niên, sau đó lau và hôn lên bàn chân. Theo các nhân chứng, rất nhiều em đã khóc.


0000000


Lễ Phục Sinh năm 2013 tại Vatican - Roma

HTMT cập nhật tin tức báo điện tử Pháp - 31.3.2013
Chúa Nhật, 31.3.2013, Đức Giáo Hoàng Francis đã cử hành Thánh Lễ Phục Sinh trước quảng trường Thánh Phê-rô với 250.000 người từ khắp nơi trên thế giới về tham dự


Quảng trường Thánh Phê-rô đón 250.000 người tới tham dự Thánh Lễ Phục Sinh
photo by Alessandra Tarantino - AP


Phía trước quảng trường Thánh Phê-rô, nơi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ Phục Sinh
photo by Vincenzo Pinto - AFP


Đức Giáo Hoàng Francis trên đường đi tới 'khán đài' Lễ Phục Sinh
để cử hành Thánh Lễ đầu tiên tại Vatican, mà Ngài sẽ ban phước lành "Urbi et Orbi" với chức vụ Giáo Hoàng.
Tòa giảng Lễ Phục Sinh được phủ đầy tràn hoa tulip của Hòa Lan, tượng trưng cho mùa xuân tràn đầy hạnh phúc và sự sống lại của Chúa Giêsu
photo by Alessandra Tarantino - AP


Đức Giáo Hoàng Francis, sau khi đã cử hành xong Thánh Lễ Phục Sinh,
Ngài đứng trên xe mui trần đi môt vòng bên ngoài quảng trường Thánh Phê Rô
để chào và chúc phước lành giữa biển người đứng đợi và reo hò 'Đức Giáo Hoàng, chúng con yêu kính Ngài vô vàn!'
photo by Alberto Pizzoli - AFP


Rất nhiều quốc kỳ Argentina được khua phấp phới giữa biển người.
Một 'màn biểu diễn ngoan mục' khiến Đức Giáo Hoàng gốc Argentina đón chào với nụ cười rất tươi.
photo by Stefano Rellandini - Reuters


Đức Giáo Hoàng ôm hôn một bé trai bị tàng tật được dâng lên cho Ngài làm phước lành !
photo by Alessandra Tarantino - AP


Đức Giáo Hoàng Francis hôn và ban phước lành cho một người đàn ông bị tàng tật
photo by Delphine de Mallevoue - Le Figaro


Là một người rất hâm mộ bóng đá,
ĐGH Francis nhận chiếc áo của đội tuyển 'ruột' San Lorenzo của Ngài do một cầu thủ đem đến tặng Ngài
photo by Gregorio Borgia - AP


0000000


Thứ Hai Phục Sinh: Đối với Đức Giáo Hoàng Francis,
là một Kitô hữu phải được thể hiện nơi đời sống "hàng ngày"



Đức Giáo Hoàng Francis vẫy chào các tín đồ
tụ tập tại quảng trường Thánh Phê-rô ngày 01 tháng Tư 2013
AFP / Filippo Monteforte AFP

HTMT dịch báo điện tử Pháp - 01.4.2013
Tân Đức Giáo Hoàng kêu gọi các tín đồ của mình hãy mang vào nơi cuộc sống hàng ngày của họ những lời dạy Phục Sinh ...

Đức Giáo Hoàng Francis kêu gọi trong thứ Hai lễ Phục Sinh, người Kitô hữu cần đưa vào "cuộc sống hàng ngày" các bí tích mà họ đã nhận được, thể hiện niềm tin của họ qua “từng hành vi của họ, từng hành động của họ và từng sự lựa chọn của họ".

Hàng chục ngàn tín hữu và những người hiếu kỳ đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phê-rô, để lắng nghe Ngài.

Cần phải "thể hiện nơi cuộc sống những bí tích mà chúng ta đã nhận được (...) đây không những là điểu cam kết nơi cuộc sống hàng ngày của chúng ta, mà còn là niềm vui thường nhật của chúng ta, niềm vui là khí cụ reo vang ân sủng của Chúa Giêsu", Đức Giáo Hoàng nói với đám đông từ cửa sổ trên cao của Điện Tông Tòa.

Phục Sinh là một “sự đổi mới hoàn toàn rất lớn lao”

"Chúa Giêsu đã chiến thắng sự ác một cách đầy đủ, một cách trọn vẹn và Chúa đã trở lại với chúng ta, chúng ta những người ở tất cả mọi thời đại, đón nhận chiến thắng này trong cuộc sống của chúng ta, như đã được chứng thực trong lịch sử và xã hội", Ngài nói.

Mặc dù nhiệt độ ngoài trời hơi lạnh, đám đông các tín đồ vẫn háo hức được nhìn thấy tân Đức Giáo Hoàng, Jorge Bergoglio, tràn đầy chân tình và nồng ấm qua mỗi lần Ngài xuất hiện.

Các bí tích rửa tội và thánh khiết "cần trở thành cuộc sống, và dẫn đến thái độ, hành vi, hành động và sự lựa chọn”, Ngài khẳng định.

Theo Ngài, thông điệp của Phục Sinh, như trong truyền thống Kitô giáo là nói đến sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu, "là một nguồn lực rất lớn để đổi mới nơi cá nhân mỗi con người, nơi cuộc sống các gia đình, và trong các mối quan hệ xã hội."

"Phục Sinh an lành tới tất cả"

Ngài kêu gọi các tín hữu "hãy cùng tham dự bởi ân sủng của Chúa Giêsu sống lại, để cho phép Chúa làm thay đổi ai đó có thể đã gây ra (cho họ) sự đớn đau và các điều khác (…) để cho phép sự chiến thắng của Chúa Giêsu được khẳng định nơi cuộc sống (của họ) và làm lan rộng nguồn ơn phước của Chúa. "

"Tôi xin chúc từng người trong các bạn ngày thứ Hai thiên thần thánh thiện", Ngài nói thêm: "Chúc Phục Sinh an lành cho tất cả và tất cả. Phục Sinh an lành và chúc ăn ngon", những lời nói thêm này của Ngài được đám đông đón nhận trong tiềng reo hò vang dội tràn đầy vui mừng.

Các tín hữu reo hò

Một lần nữa nhắn gởi lời chào bằng tiếng nước ngoài, như muốn thích được khẳng định mình là "giám mục của Roma" hơn là tuớc vị Giáo Hoàng, sau đó Ngài còn nán ở bao lơn trên cao một vài phút và làm dấu ban phước lành cho các tín hữu đang nồng nhiệt reo hò chào Ngài.

Vào buổi chiều, Đức Giáo Hoàng sẽ làm "chuyến viếng thăm riêng tư" trong khu mộ thánh Vatican để cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Phêrô mà Ngài là người thừa kế thứ 265.

Ngày cử hành lễ đăng quang chức vụ giáo hoàng, Ngài đã đến viếng hầm mộ Thánh Phê-rô, trước một bàn thờ tại nơi được gọi là "lời xưng tội" của Phê-rô, nhưng Ngài không đi xuống mộ thánh.

Khu mộ thánh của Thánh Đường Thánh Phê-rô được xác định là mộ của Thánh Tông Đồ Phê-rô, ở phía trên mà sau này được xây dựng hai Thánh Đường: một của Hoàng đế Constantine vào năm 322, và một là Thánh Đường hiện tại, khởi công xây dựng hồi đầu thế kỷ 16.

AFP


Users browsing this topic
Guest (27)
3 Pages<123>
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.