Welcome Guest! To enable all features please Login or Register.

Notification

Icon
Error

44 Pages«<3334353637>»
Phim
Phượng Các
#682 Posted : Thursday, January 12, 2017 10:31:39 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)



Willy Wonka & the Chocolate Factory (1971)

Gene Wilder

Trẻ con thích cái gì ? Đó là câu hỏi mà nhiều người lớn viết văn thường đau đầu suy nghĩ. Tôi nhớ hồi nhỏ tôi thích truyện ngày xưa, tới nỗi nếu truyện nào không bắt đầu bằng hai tiếng "ngày xưa" thì tôi ít muốn xem .

Phim này là một dạng truyện ngày nay nhưng lại có những diệu kỳ như một truyện ngày xưa . Một cậu bé tử tế, nhà nghèo, mẹ làm công nghề thợ giặt để nuôi tứ thân phụ mãu cùng đứa con trai, nó phải đi bỏ báo để kiếm tiền phụ giúp . Và một tiệm bán sô cô la đã ra giải ai tìm được mảnh giấy trong phong kẹo thì sẽ được một phần thưởng bí mật . Có cả thảy 5 vé như vậy . Và cậu bé đã được may mắn trúng thưởng cùng với 4 đứa khác . Ông chủ xưởng làm kẹo đã cho chúng một cuộc đi chơi thú vị, vào trong một khu vườn làm toàn bằng kẹo ....Kết quả, do tánh lương thiện, tốt lành của cậu bé, sau cùng cậu được ông chủ trao tặng thừa kế tài sản của ông, đưa ông bà và mẹ về nuôi, hạnh phúc ...suốt đời .

Ai từng đi chơi Disneyland thì thấy các trò dành cho con nít đã làm cho trẻ con mê tít thò lò, người lớn cũng thích nữa là trẻ con . Vào thời thành lập cơ ngơi này, nước Mỹ hãnh diện vì chỉ có tư bản Mỹ mới có tiền mở ra một khu vui chơi tuyệt vời như vậy ...Thì ra trẻ con thích các thứ ấy: kẹo sô cô la, được trông thấy những khu vườn cỏ cây hoa lá (dù là đồ giả) có màu sắc rực rỡ, có những chú lùn nhảy múa, hát ca, được bay bổng như chim ..

Phim có tính giáo dục rất cao, và rất hiệu nghiệm, theo tôi .
Phượng Các
#683 Posted : Wednesday, January 18, 2017 8:35:46 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Around the world in 80 days (2004)

Hồi nhỏ tôi rất thích đọc truyện của Jules Verne và đây là quyển mà tôi thích hơn cả . Nhưng khi xem phim bản cũ 1956 do vai chánh đóng bởi David Niven thì thấy người ta đã thay đổi một nội dung trong truyện, là có thêm phần hai thầy trò đi sang Tây Ban Nha. Và thời gian dừng lại ở đấy dài một cách không cần thiết . Lý do có thể là do vai hầu cận Passpartout do một anh Latino đóng . Nhưng vai ông thân sĩ (như Hà Mai Anh trong bản dịch đã gọi) Phileas Fogg lại thể hiện được cái hồn của bản truyện . Còn cái bản 2004 này thì lại sửa đổi nhiều quá, ông thân sĩ thành ra anh hề, và vì anh chàng Passpartout là Thành Long cho nên họ thêm cái phần sang Tàu cho anh này trổ tài oánh võ Tàu ra . Ngoài ra, thay vì ông thân sĩ giải cứu một người vợ của ông tiểu vương ở Ấn độ sắp bị đem thiêu sống để chết theo ông vua và sau này thành vợ của thân sĩ thì người phụ nữ lại là một người họ gặp ở Anh và đi theo ông suốt cuộc hành trình. Và thay vì ông thân sĩ bị nghi ăn cắp tiền thì lại cho anh hầu ăn trộm tượng Phật ngọc để mang về trả lại cho ngôi làng của anh ta ở lục địa Tàu . Tôi thấy bực bội cho sự thay đổi trong bản mới này, chỉ là vì tôi đã quen với nội dung truyện mình thích từ khi còn thơ ấu . Verne tuy là người Pháp nhưng không để cho nhân vật ông sang Paris, và các chuyến đi của Fogg theo con đường mà ta tin là một nhà khoa học viết văn như Verne đã nghiên cứu kỹ dựa vào lịch sử đương thời: đó là họ đi theo các thuộc địa Anh cho dễ dàng cuộc hành trình (khỏi xin visa!). Còn ở phim này, họ đi cách nào để tới Vạn lý trường thành vào cái thời 1872? Thật là bá láp!

Tôi hy vọng là sẽ có người biết điều hơn làm lại cái phim này dựa theo đúng quyển sách của Jules Verne, nếu quá dài thì sao không làm phim bộ ?
1 user thanked Phượng Các for this useful post.
Vũ Thị Thiên Thư on 1/18/2017(UTC)
Phượng Các
#684 Posted : Friday, January 27, 2017 5:31:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


My Old Lady (2014)

Kevin Kline, Maggie Smith, Kristin Scott Thomas

Ba cái tên tài tử này khiến tôi chịu ghé coi phim . Dù sao thì hình ảnh Paris cũng khiến người xem có nhiều cảm tình . Thật lạ cho lòng ta, nhà cửa ở cái khu bình thường cũ kỹ thôi, vậy mà chỉ vì là một nơi chốn ta từng ghé thăm, từng để hết lòng mến thương vào mà đâm ra níu kéo sự ham thích của ta ngay cả trong phim ảnh . Chắc là phim làm cho thị trường nói tiếng Anh vì cả ba tài tử đều có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, nhưng lại lấy khung cảnh Paris cho hấp dẫn người ... vọng ngoại .

Phim này đem cho tôi một điều mới mẻ, đó là một người bán nhà vẫn có thể chọn kiểu bán mà vẫn còn được ở lại cho tới khi chết, lại còn được trả tiền hàng tháng, cách thức bán nhà như vậy gọi là viager, danh từ được nhắc lại hai, ba lần trong phim vì chính anh chàng thừa kế cũng không biết cái vụ này . Cho nên từ New York sang nhận gia tài, chàng phát giác ra cái của thừa kế này dính "cục nợ đời" quả là khó nuốt, vì chàng là một kẻ như thể trắng tay, đợi đến khi nào bà mới chết để ôm vô tay bạc triệu . Trên đời này quả thật là oái oăm cho tình cảnh cái chết của mình lại là hạnh phúc cho kẻ khác, đó là những kẻ có tiền mà bao người đang ngóng mắt chờ mình lăn đùng ra để họ lấy thừa kế ....Không biết có ai vì nghĩ vậy mà thêm lý do để đi tu, hạnh khất thực, cho tấm thân tứ đại được an toàn cái khoản đó!

Lân la một thời gian thì chàng mới phát giác ra bà già này lại có dính líu ái ân với cha của chàng dù là họ đã có vợ có chồng với người khác . Chàng còn nghi không biết con gái của bà ta (đang ở ké trong nhà) và mình có phải là anh em cùng cha khác mẹ hay không, chỉ vì chàng đang có tình ý với nàng, lỡ mà mắc thêm tội loạn luân nữa thì đúng là đời tàn trong ngõ hẹp! Ở vào cái tuổi tàn thu, cả hai đều là những linh hồn tan tác, rách nát vì không có được một đời sống lứa đôi cho tròn trịa, riêng chàng mấy lần ly dị, mà có thể cái tâm thức phức tạp khổ đau của chàng bắt nguồn từ cuộc hôn nhân thiếu hạnh phúc của cha mẹ đã là nguyên do; chàng từng có lần muốn tự tử ...Người có tâm hồn giản đơn bình dị chắc hẳn lấy làm lạ cho cái tâm tư phức tạp của chàng ...Như nhà văn Nguyễn Hiến Lê có lần thắc mắc là không biết sao mà người Âu Mỹ họ có nhiều vấn đề nội tâm khúc mắc và đau đớn vì chúng cho cả cuộc đời họ . Thật khó mà nói, ông NHL dịch sách nên các người ông gặp là gặp trong ... sách và họ đang được bàn trong các vấn đề đó rồi, chớ còn bình thường tôi thấy người Mỹ chung quanh họ khá là vui vẻ, thoải mái, còn người Á châu mới là hay có vẻ mặt như tư lự, như lo buồn, như gặm nhấm một nỗi sầu nào đó . Cả con nít cũng thế, các bé Á châu hay có nét mặt dè chừng, ít có hân hoan hello với người lạ khi gặp nhau trong thang máy như trẻ con Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng là bài học cho những kẻ làm cha mẹ, làm gì cũng nên nhớ tới con cái của mình, có khi chúng cả đời khổ đau vì những lỗi lầm của cha mẹ: ngoại tình, ly dị, đánh vợ, đánh con ...đều để lại dấu ấn khó phai trong tâm hồn non nớt cho tới khi lớn cũng còn ảnh hưởng .
Niềm vui cuối đời của họ là bản chứng nhận DNA của hai người không chung nhau huyết thống .

Cả ba đóng tròn trịa cái vai của họ, ai cũng là tay lão luyện cả mà! Riêng tôi thì phục bà Maggie Smith, cứ làm việc hoài không chịu nghỉ hưu, riết rồi nữ hoàng Anh phải ban cho danh hiệu Dame!
Phượng Các
#685 Posted : Sunday, January 29, 2017 1:46:44 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Age of Adaline (2015)

Nhiều người có thể cho đây là phim thần thoại kiểu tân thời, một người ngưng già ở cái tuổi còn trẻ, trong khi các người chung quanh họ đều theo luật vô thường mà già và chết hết cả. Adaline ngưng già đi sau một tai nạn và bị thiên lôi "đả" vô đầu . Nhưng tôi thấy đây là một giả định của tác giả thử đặt vấn đề với chúng ta về nỗi khát khao muôn thuở của kiếp người: được trường sinh bất lão! Lưu Thần Nguyễn Triệu của Tàu, Từ Thức của ta đều là những câu chuyện mô tả nỗi khát khao này. Nhưng sống hoài như vậy để làm gì ? Ta sống trong khi mọi người chung quanh đều chết cả ....Cuối cùng rồi nàng cũng được già như mọi người, nhất là với người mà nàng đang được yêu, nhưng cũng là sau một tai nạn và được một dòng điện đưa qua tim . Thời đại hiện tại, không có ai tin thuốc tễ của Thái Thượng Lão quân, mà phải dùng tới dòng điện (điện năng hay ánh sáng vốn một huyền nhiệm của thiên nhiên!). Âu cũng là những tưởng tượng của con người để tìm ra phương cách để được trẻ mãi không già .

Quan điểm rút ra từ nội dung phim có thể là giúp ta chịu nhận sự thật là sống hoài chưa hẳn đã sung sướng, cái già và cái chết có lúc lại là niềm mong ước của chúng ta - Tuy vậy, phim này lại ca tụng giá trị của tình yêu lứa đôi, là cái mà tôi nhận thấy đã thống trị rất nặng nề trong tâm cảm người Tây phương trong thế gian quan, nhân sinh quan của họ . Họ, khác với người Đông phương, không nhận thấy cái tính chất vô thường của vạn sự vạn vật: là ngay cả tình yêu cũng không vĩnh cửu.... Hoặc có thể họ cũng nhận ra đó, nhưng lại không nghĩ ra cái giá trị nào khác có thể thay thế được . ...

Có một điều khá lạ cho tâm thức con người là tại sao chúng ta lại dường như có cái gì đó mơ hồ, mông lung, không rõ ràng về cái cảm giác huyền nhiệm bên trong tâm hồn mình, cái cảm giác chỉ có khi ta ngồi lại một mình mình, hay nhìn lên trời đầy sao, hay đứng ngắm cái bao la của đại dương, của núi rừng xa mút mắt ...Có phải một tấm màn vô minh đang phủ trùm tâm thức, và có lúc - bằng cách nào đó - nó sẽ xé toạc ra, cho chân lý hiển bày ....

Tôi không nhận ra Emily Blunt, phải tra lại mới biết .
Phượng Các
#686 Posted : Monday, January 30, 2017 3:23:57 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Mid-August Lunch (2008)

Phim Ý . Một nét bình thường của cuộc sống, về một ông nghèo, thất nghiệp, nặng nợ, có bà mẹ 93 tuổi phải được săn sóc . Sau đó có thêm ba bà già được gởi tới để nhờ ông săn sóc vài ngày - có đóng góp tiền nong . Phim cho ta thấy việc săn sóc người già là một gánh nặng nề, và nhiều người hay đe doạ là trong nhà dưỡng lão, các người già bị đối đãi tệ bạc thế nào, bởi điều dưỡng là người dưng nước lả, bị họ bỏ mặc, hay có khi bị ngắt nhéo . Còn điều dưỡng thì than phiền là mấy người già lại khó tánh, hay kêu rên, mè nheo, thấy bực lắm! Các nhân vật trong phim chưa đến nổi liệt nhược, ỉa trây đái dầm, còn biết vui chơi, hưởng thụ cuộc sống . Cái họ cần là bạn bè để chia sẻ cảnh ngộ với nhau . Họ tìm thấy ông trung niên này tánh tình dễ chịu, kiên nhẫn, lại chịu khó, và biết làm thức ăn ngon nữa . Thật là mẫu người lý tưởng để làm người coi sóc . Cho nên khi tới lúc phải ra đi, họ đã nắm níu bằng cách móc túi ra để được kéo dài thời gian hạnh phúc .

Phim có khung cảnh Rome, tuy không nhiều lắm, chỉ xoáy vào khu xóm tồi tàn . Nếu phim cho chiếu thêm cảnh đẹp của Rome thì chắc khán giả các nước khác thích hơn nữa; nhưng coi phim này người ta cũng biết thêm về đời sống bình dân ở Ý, thời hiện đại (vì họ xài tiền euro).
Phượng Các
#687 Posted : Monday, February 6, 2017 2:29:36 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Whistle and I'll Come to You (2010)

John Hurt

Phim này là bản thứ hai dựa vào truyện ma của M.R. James. Một người lượm được cái còi ở ngoài đường (nghĩa trang) và cứ mỗi khi thổi lên là nhiều hiện tượng siêu nhiên xuất hiện . Bản do Hurt đóng thì lại khác ở chỗ vật lượm được là chiếc nhẫn ở ngoài bụi cỏ trên bờ biển khi ông đi dạo bãi cát trong một chuyến nghỉ ngơi, và người vợ của ông thì đang ở viện dưỡng lão kiêm bệnh viện và đã quên hết mọi sự trên đời . Ông trở lại nơi hai người từng hưởng tuần trăng mật ở đó . Không có cái còi nào ở đây, nhưng phim vẫn giữ nguyên tên cũ . Và phim cũng không hẳn là phim ma, nghĩa là linh hồn của người chết . Mà có thể đây là linh hồn của người sống - vợ ông! Bà ngồi bất động trong nhà dưỡng lão, nhưng cái "biết" của bà vẫn đi theo ông trở lại chốn xưa - nhưng tại sao lại chỉ xuất hiện khi ông lượm được chiếc nhẫn có khắc một câu tiếng Latin trên đó -"Quis est iste qui venit" ("Who is this who is coming"?). Đêm cuối cùng, bóng "ma" theo ông chui được vào phòng ông ngủ, và ông chết sau đó vì kinh hãi . Bà vợ trong dưỡng trí viện cũng bỗng nhiên không còn ở đó .

Cái làm nên sự sống cho con người là vấn đề ám ảnh tri thức của nhân loại từ ngàn xưa . Con người có linh hồn hay không ? Nếu có thì nó đi về đâu và từng ở đâu khi không còn ở xác thân này ? Nếu không thì cái gì làm nên đời sống và sự khác biệt của các cá nhân phải giải thích ra sao . Phần lớn chúng ta lớn lên trong sự tiêm nhiễm, sự giáo dục do xã hội mang lại (gia đình, tôn giáo cũng tính trong đó). Rất nhiều người tin có Ma - tức linh hồn người chết - vì đã được dạy như vậy . Cho nên phim ảnh cũng thể hiện sự tin tưởng này . Thế nhưng có người muốn giải thích hiện tuợng mất trí ở con người và cho đó là cái hồn linh của con người thì họ đưa ra một kiểu lý giải mới, và phim này là một thể hiện . Người ta tin là linh hồn chỉ ra khỏi xác thân sau khi chết, nhưng phim này lại đưa ra ý tưởng là linh hồn có thể ra khỏi xác thân ngay cả khi người ta chưa chết nữa . Nếu chỉ nói ra như vậy thì cũng ok đi, nhưng đàng này lại thể hiện thành một phim, và cách trình bày làm cho người xem toát mồ hôi lạnh, mọc ốc cùng mình, chưa kể là còn bị ám ảnh, khiến người yếu bóng vía từ nay không dám đi dạo bờ biển hay nơi thanh vắng một mình; và thấy đồ vật gì cũng không dám lượm lên đem về nhà . [Hay nếu có lượm được thì nên đem ra tiệm cầm đồ "mại" liền để khỏi mang hoạ] Flapper . Tôi nhớ có một số người Việt Nam hay Trung Hoa, họ không thích ở nhà cũ, hay mua đồ cũ để xài, chắc cũng là nằm trong nỗi sợ hãi đó . Dù sao thì đây cũng là giả định, giả tưởng ....

Tôi từng tự hứa không rớ tới phim ma, chuyện ma nữa, vì tuy không tin ma quỷ mà người làm phim xuất sắc quá cũng khiến mình bị ám ảnh, không tốt cho tâm tư ..Biết mình yếu thì đừng có ra gió! Nếu bạn tưởng là bạn mạnh mà cứ vùi đầu xem phim ma, chuyện ma thì tới lúc thân thể bạn yếu đi thì những kiến thức thu tập được trong tiềm thức sẽ trồi đầu lên và cho bạn biết tay nó!
Phượng Các
#688 Posted : Friday, February 17, 2017 2:37:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Picking up the Pieces (2000)

Một ông hàng thịt giết bằng cách cưa người vợ vì thói trăng hoa vô độ của ả . Sau đó ông lái xe sang bang New Mexico để chôn dưới một gốc cây . Nhưng trên đường đi, xe bị dằn xóc và một bàn tay của xác văng ra đường . Một bà mù đi vấp phải và bà được sáng mắt ra . Cho là phép lạ, bà mang bàn tay về dâng cho cha xứ trong làng . Sau đó nhiều người tàn tật hoặc cầu nguyện đều được toại nguyện trước vật thể linh thiêng ấy mà họ tin là bàn tay của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria . Trong khi cảnh sát nơi ở của vợ chồng hàng thịt điều tra sự mất tích bí ẩn của người vợ; lần theo dấu vết từ bang Texas tới ngôi làng nhỏ này. Khi bàn tay được người chồng truy tìm và mang đi thì sự linh thiêng biến mất . Phẫn nộ vì sự mất thiêng này, dân làng đòi phải tìm lại bàn tay và mang trở lại nhà thờ. Sau cùng anh hàng thịt thoát nạn, và người cảnh sát bị dân làng xử tội .

Tôi thấy đây là một phim "đụng chạm" khá mạnh về tín ngưỡng, về điều mà người ta tin là phép lạ đến từ các thần thánh, về sự lợi dụng lòng mê tín của tín đồ để kiếm chác, làm giàu, thương mại hoá các thánh tích, mà hiển nhiên ai cũng thấy đó là một thị trường vô cùng béo bở . Tác gia đã táo bạo cho bàn tay trong tư thế ngón tay giữa chỉa lên như một câu chửi; bàn tay của một người đàn bà ngủ với mọi đàn ông trong làng, kể cả anh cảnh sát, lại được vinh danh là bàn tay Đức Mẹ . ....Ông cha xứ thì lại thường xuyên quan hệ xác thịt với một cô gái điếm trong làng, và sẵn sàng nhận tiền từ các dịch vụ thương mại mang tới cho ngôi nhà thờ xập xệ của ông . Tín đồ lũ lượt kéo đến mang tiền đổ vào ngôi làng xác xơ này. Ai cũng có lợi cả, tại sao phải chấm dứt điều này ?

Anh hàng thịt sau khi triết lý vụn về sự tréo ngoe trong thế thái nhân tình, đã kết luận một câu: Nếu bạn không chấp nhận được cái trò hề(jokes) này của cuộc đời, thì go f. yourself (tôi không biết dịch ra sao).

Khi người vợ hiện về cho người chồng và cho biết nàng đã được lên thiên đàng, anh chồng có hỏi nàng về các phép lạ mà tín đồ nhận được phải hiểu ra sao, thì nàng trả lời: cứ để cho mọi người tự tìm ra câu trả lời

Mỗi người có thể hiểu cái phim này tuỳ theo tâm cảm cá nhân . Thông điệp của tác gia có thể không đến được người xem như ý nhà làm phim muốn . Woody Allen tuy không phải là đạo diễn hay nguời viết kịch bản, nhưng nhân vật, lời lẽ, tính cách lại có cái giọng điệu như các phim của ông .
Phượng Các
#689 Posted : Friday, February 24, 2017 4:53:19 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Take Me Home (2011)

Sam Jaeger, Amber Jaeger

Một phụ nữ trong giai cấp trung lưu ở New York bắt gặp chồng đang léng phéng với một nhân viên mới vô làm. Tức giận, nàng chạy ra đường ngoắc một chiếc tắc xi và kêu chạy tới tới luôn . Đến khi tỉnh hồn lên thì hoá ra họ đã đi cả tiếng đồng hồ và tới Philadelphia rồi . Sẵn đà, nàng yêu cầu anh tài xế lái đưa nàng tới California luôn, vì cũng vừa được tin cha nàng đang bị đau tim. Anh tài xế, đang trong cảnh khốn cùng là hết tiền đóng tiền nhà vừa bị chủ nhà đuổi ra khỏi căn hộ . Thế là họ cùng nhau đi trên con đường thiên lý với nhiều tình huống xảy ra, chứng tỏ nàng một bản tánh rạch ròi, mạnh mẽ của một phụ nữ thành công, độc lập. Vì họ sẽ tới Encinitas nên con đường họ đi là freeway 70, khi tới bang Colorado thì anh chàng ghé nhà cha mẹ và lén trèo lên "thuổng" một số tiền nhỏ trong phòng (của chàng ?) (không biết tiền của anh ta hay của cha mẹ). Nhưng cha mẹ sau đó cũng nhận ra con và nghi cô gái đi cùng là bồ bịch gì cuả chàng .....Và họ đi tiếp . Muốn gặp mẹ nàng ở Las Vegas thì họ phải lấy tiếp xa lộ 15 . Chèn, hôm nay tôi mới biết là xa lộ 70 chấm dứt ở xa lộ 15 . Tình cảm nảy nở dần dà, chàng tỏ ra là một nghệ sĩ nhiếp ảnh và chụp nàng một số tấm ảnh đẹp khi họ đi qua Grand Canyon. . Tới Las Vegas gặp mẹ thì nàng biết tin là cha nàng đã từ trần vì chứng đau tim. Thế là họ cùng nhau chạy tiếp tới Encinitas gặp em cùng cha khác mẹ và sau đó cả đám làm lễ an táng cho cha ....
Nơi đây, người ta chứng kiến một tình tiết mới mẻ trong xã hội hiện đại . Đám ma không có mộ phần với một tu sĩ đọc kinh cầu nguyện gì ráo . Cả gia đình bưng một cái lọ chứa tro của người chết, họ ra ngay bãi biển, đổ tro xuống đại dương . KHoẻ re!

Năm 1977 nhà thơ Du Tử Lê có làm bài thơ áo não:

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
.......

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi


Thả cái xác chắc không được đâu, bạn phải vô lò thiêu trước.

Bây giờ đem ra biển thả tro là chuyện quá thường . Có dịch vụ mướn phi công bay ra biển thả ngoài khơi; và có anh chàng phi công nọ nhận tiền xong lại đem chất cả đống lọ chứa tro trong ga ra anh ta, thiệt làm ăn bất nhân quá đi! Chắc vì sợ như vậy mà phim này đem ra bãi biển thả cho chắc ăn .

Đám tang có mặt anh chồng của nàng nữa, anh ta xin lỗi và mong nàng bỏ qua . Và nàng bỏ qua, cùng chồng trở lại New York. Anh tài xế tắc xi đã mong nàng ở lại với chàng; nhưng nàng không thể bỏ chồng ngang xương như vậy, chàng đành ở lại California để đeo đuổi nghiệp nhiếp ảnh của mình . Khi ở New York, nàng nhận được tập sách hình chàng mới xuất bản, trong đó có ảnh của hai người trong chuyến đi định mệnh . Nàng nhìn lại cuộc sống của mình ở New York, bên một anh chồng suốt ngày vùi đầu với những tính toán tài chánh . Cảm thấy đã quá đủ, nàng bay sang Big Sur, để gặp gỡ kẻ tâm đầu ý hợp với mình hơn ... Phim ngưng lại ở chỗ đó, không cần phải thòng thêm câu: Và từ đó họ hạnh phúc với nhau suốt đời ...Thời hiện tại, câu đó xưa rồi ...Diễm! Và chắc cũng không đúng, mà họ cũng đâu cần câu đó đúng ...Chỉ biết hạnh phúc ngay lúc đó, cũng đủ rồi .

Ngoài đời, hai tài tử chánh trong phim là một cặp vợ chồng .
Phượng Các
#690 Posted : Sunday, February 26, 2017 7:31:48 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
Vệ Sĩ Sài Gòn

Trong phim này có hai cảnh gây giựt mình cho tôi là cảnh một anh vệ sĩ đưa lưỡi liếm cái ổ cắm điện để dòng điện truyền qua anh ta và tới các kẻ thù cho bị điện giựt . Thử nếu các đứa trẻ xem phim mà bắt chước thì sao ? Cảnh thứ hai là một anh hề đấu với một phụ nữ và đưa hai tay bóp vú cô ta và giữ tư thế đó khá lâu. Ở đâu không biết chớ ở Mỹ vốn là nơi phụ nữ được tôn trọng thì cảnh này gây phản cảm rất lớn. Thứ nhất là đàn ông đánh đàn bà, thứ hai là xâm phạm thân thể phần nhạy cảm một phụ nữ là hành vi rất thô tục nếu nhân vật đàn ông là chính diện. Nếu khán giả mà cười vui và thích thú thì có thể trong phần tiềm thức văn hoá của nhóm người đó người ta vốn coi thường phụ nữ và xem đó như trò đùa vui. Nhưng ở Mỹ này thì khó coi lắm.
Phượng Các
#691 Posted : Monday, February 27, 2017 12:08:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


I Don't Feel at Home in This World Anymore (2017)

Lúc này nhiều công ty phim trên internet nhằm lôi kéo khách hàng đăng ký kênh nên độc quyền mua phim từ các nhóm làm phim, không phát hành ra rạp trước như xưa nữa . Như phim này nằm trên Nexflix . Nhớ ngày nào muốn coi phim mướn thì ra tiệm mướn; sau đó tiến bộ hơn là công ty gởi phim tới nhà, coi xong rồi nhờ bưu điện trả lại; bây giờ vô internet. Xã hội tiến bộ làm người theo không kịp phải chóng mặt với nó.

Phim này thuộc loại giải trí, có tội ác hình sự, một chút tình yêu, và sự trở lại niềm tin tôn giáo . Tựa phim cũng nói lên cảnh bất an của người dân sống trong xã hội Mỹ, tuy trong phim không nói ở đâu, nhưng phim được quay tại Portland, Oregon. Phim có thể là một điển hình cho cuộc sống ở Mỹ không ? Chắc cũng không đến nỗi vì nhiều nơi còn thanh bình lắm, nhưng cũng không phải là không có những khu đen tối như vậy . Nếu nơi ở là khu nghèo nàn, dân chúng thất n ghiệp, nghiện ngập v..v.. thì bị trộm viếng là không có gì lạ.

Cuộc sống của cô gái tên Ruth trong phim thấy tẻ nhạt cũng dễ hiểu, kiếm sống bằng nghề phụ tá điều dưỡng, bị ăn trộm mà cảnh sát cứ làm ngơ, không nỗ lực giúp giùm, vô tiệm thực phẩm thì khách hàng cũng khó ưa. Nói chung thế giới quanh cô thấy nản lắm. Sau cùng, chính cô phải ra tay truy tìm lại các đồ vật bị mất trộm của mình để phát giác là mình dính vào một tổ chức tội phạm ghê gớm.
Phượng Các
#692 Posted : Wednesday, March 1, 2017 9:38:31 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Curse of the Jade Scorpion (2001)


Café Society (2016)

Tình cờ tôi xem 2 phim này cách có 1 ngày . Nội dung mấu chốt là một cô gái tư tình với ông chủ nơi làm việc, và ông này dự tính ly dị vợ để cưới cô gái . Trong phim 2001 thì cô được một đồng nghiệp nam tốt bụng, cảm thông sau khi biết ra chuyện và cứu cô khỏi cảnh tự vận sau khi ông chủ chính thức từ chối vì không thể bỏ vợ . Họ từng hục hặc nhau trong chỗ làm nhưng nhờ bùa chú linh nghiệm hay thôi miên của một người ảo thuật thần bí mà yêu say đắm nhau dưới ảnh hưởng của sức thôi miên. Sau đó, ông chủ muốn trở lại với cô và tính cùng cô tính chuyện chung thân, nhưng cô gái tới phút cuối cùng, đã nhận ra ai là người yêu chân thật của đời mình . Phim này có Helen Hunt đóng vai cô gái . Tôi nhớ có lần biết Hunt tỏ vẻ sung sướng và hãnh diện được Allen mời đóng phim, dù lúc đó cũng ngạc nhiên vì Hunt cũng từng có tiếng tăm . Vậy mà không dè là mới đó mà đã 16 năm .

Trong phim 2016 này thì người đóng vai cô gái là Kristen Stewart, và người đóng vai nam chánh không phải là Woody Allen nữa mà là một người trẻ hơn, Jesse Eisenberg. Nhưng khác với phim trên, hai người tuy xứng đôi vừa lứa hơn, lại không kết thúc như phim trên, cô gái trở lại với ông chủ sau khi ông ngần ngừ rồi quyết định tiếp tục cuộc ly dị vợ . Anh chàng vai chánh trở lại quê cũ, cưới vợ, sinh con, thành công trong nghề nghiệp . Khi tình cờ gặp lại, họ bỗng nhớ lại thời yêu nhau cũ, và điều này thể hiện trong ánh mắt xa xăm mênh mông của họ khi trở lại với người phối ngẫu của mình.

Allen chọn bối cảnh của phim là thời hoàng kim của điện ảnh Hollywood, phim trên là 1940 và phim dưới là 1930. Ông chọn cái lợi thế của ông là do tuổi tác ông sinh năm 1935 nên sự hiểu biết và lòng gắn bó với giai đoạn trưởng thành của ông khiến cho lời thoại của ông đánh trúng vô tâm cảm của lớp người cùng thời . Cái khôi hài của Allen phải là những người cùng nền văn hoá mới hiểu và cười được, trong từng câu nói đậm chất văn hoá Mỹ (khác với Charlie Chaplin là phim ai coi cũng hiểu được). Chứng tỏ ông đọc sách nhiều, theo dõi sát tình hình chính trị, văn nghệ đương thời; nhưng nếu cứ thường xuyên nhắc tới các tên nhân vật nổi tiếng thì lại có vẻ như khoe khoang sự hiểu biết sách vở của mình.

Allen giống Larry David là hay lấy chính mình làm đề tài châm chọc, hay đưa ra gốc gác đạo Do Thái của mình ra - nhờ vậy tôi mới biết là đạo này không tin có đời sau (theo lời nhân vật). Nhưng có điều tôi cũng đồng ý là người đạo Do thái họ sống khá cô lập, cần cù trong học hành và làm việc, giúp đỡ nhau (như người Tàu); họ có những nơi vui chơi sinh hoạt riêng . Nước Mỹ là như vậy, các nhóm dân quay quần với nhau. Người Việt đỡ khổ là không bị kỳ thị về tín ngưỡng nặng nề như người Do Thái - hay như người Hồi giáo như hiện nay đang ồn ào về chuyện này.

Các nhân vật chánh của Woody Allen thể hiện một nội tâm dằn vặt về hạnh phúc đôi lứa, về ám ảnh tình dục, giống với Charlie Chaplin ở chỗ bên ngoài đời sống thực hai người dan díu với rất nhiều phụ nữ, không trung thành trong hôn nhân nhưng nhân vật nam của họ lại là người rất chung tình . Có thể trong cõi sâu của tâm hồn, họ vẫn mong mình là người tốt, nhưng rất tiếc họ không gặp được người đàn bà nào hoàn hảo đủ để họ phải hết dạ yêu đương . Hiện nay Allen sống với người vợ thứ ba, vốn là con nuôi người Hàn quốc của người yêu trước đó trong một scandal um xùm trước đây. Allen tự nhận mình là người vô thần ảnh hưởng Freud (Freudian atheist). Ông là khách hàng của phân tâm học trong 37 năm.

Phượng Các
#693 Posted : Friday, March 3, 2017 9:55:22 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


The Dressmaker (2015)

Phim gì mà thấy ớn quá . Một cô bé là nạn nhân của một vụ bắt nạt, nhưng thằng bé đối xử ác cô ta thay vì đâm vào người cô lại đâm đầu vào tường vỡ sọ mà chết . Cô bị cáo là sát nhân và bị chuyển ra khỏi làng dù không có chứng cớ gì rõ ràng, và chính cô cũng không nhớ là mình có phải là kẻ giết người hay không. Sau đó, cô lưu lạc sang London, rồi Paris và học được nghề may áo rất xuất sắc . 25 năm sau, cô trở về quê nhà ở Australia để săn sóc bà mẹ bị rối loạn tinh thần, mà cô vẫn không thoát được "hồ sơ" đen tối của mình, và bị cả làng cho là một kẻ bị nguyền rủa (cursed).

Bị nguyền là gì ? Người Việt ta có cái tin tưởng về những người như có cái số xui, luôn mang vận rủi tới cho người khác, thí dụ như những bà có cái số hay tướng ...sát phu; lấy ai thì chết người đó. Có thể đó là thứ tương đương như người Tây phương gọi là cursed này chăng. Có khi cái số xui này bị quệt vô cả một dòng họ; như lâu nay người ta cho là dòng họ Kennedy bị cái cursed ghê gớm này. Ta không có căn cứ gì để gọi là ai hoặc gia đình nào bị cursed, một dòng họ nhiều người chết dữ thì có lẽ nhiều gia đình cũng bị, nhưng họ không nổi tiếng nên không rùm beng lên ...Những may mắn hay xui rủi trong cuộc sống của gia đình thì cơ man nào mà nói cho hết. Người vô thần thì cho là ngẫu nhiên, còn người tin theo thuyết nhân quả thì cho là quả báo; do cộng nghiệp nên tụ lại ở chung trong một dòng họ ...

Sau đó, mọi việc từ từ sáng tỏ, cô không có tội gì trong vụ chết người hồi xưa cả; nhưng khi bắt đầu bước vào cuộc sống thoải mái vì cất được gánh nặng nghĩ mình bị cursed kia thì sự xui rủi bắt đầu xảy ra . Người trong làng bị nhiều bất hạnh xảy đến, trước tiên là cái chết của chàng trai đang tính lập gia đình với cô, rồi má cô, rồi người cha ruột (kẻ ngoại tình sanh ra cô), rồi ...rồi ...Cú cuối cùng là cô đốt cả làng và sau đó xách va ly lên xe lửa tếch đi, bỏ ngôi làng u ám xui xẻo này.

Vai nữ chánh là Kate Winslet và vai mẹ là Judy Davis đều là hai diễn viên tôi có cảm tình. Mới đầu tôi cứ tưởng là vai chánh sẽ dành cho một người Úc nổi tiếng là Cate Blanchett, không biết sao lại là Kate Winslet .

Tác giả tiểu thuyết là một phụ nữ, đạo diễn phim cũng là một phụ nữ. Bà đạo diễn từng có kinh nghiệm bị bắt nạt hồi còn ở trung học . Chả biết có đúng không khi nghĩ là người trí thức thì họ làm vậy đó . Họ bực bội cuộc đời thì thay vì phùng mang trợn mắt chửi vung tán tàn lên thì họ viết truyện, làm thơ, làm phim . Các phương tiện này mới tung rải ra được khắp năm châu, cả thế giới sẽ đọc (hay coi) được thông điệp của họ ...
Phượng Các
#694 Posted : Sunday, March 5, 2017 12:16:53 AM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Greenfingers (2001)

Một nhóm tù nhân được trồng một khoảnh vườn và đi thi đoạt giải thưởng Hampton Court Flower Show, London. Phim này dựa vào chuyện có thật đó (các truyện tình trong phim chắc chắn là dặm mắm thêm muối cho mặn mòi mà thôi).

Tôi bắt đầu chú ý tới cỏ cây hoa lá khi tôi có thời gian sang Anh chơi . Và lúc đó tôi có dịp so sánh vườn kiểu này kiểu nọ theo quốc gia, như vườn Anh, vườn Ý, vườn Pháp, và sau đó là vườn Nhật, vườn Tàu, vườn Việt Nam . Nếu muốn biết vườn Pháp như thế nào thì có thể vào Thảo Cầm Viên Sài Gòn xem. Tất nhiên là cái design thôi chớ cây cỏ thì nước ta thuộc nhiệt đới thì phải khác với cây cỏ của Pháp rồi . Người Anh rất hãnh diện về vườn tược của họ, theo tôi thấy thì họ hay trồng hoa cỏ tràn lan xuống đất, khác với người Việt (ở VN) hay trồng trong chậu . Nhiều khi tôi nghĩ chắc người Việt mình không dám để cỏ mọc um tùm vì sợ có rắn rít núp trong đó chăng ? Họ hay để trong chậu,nên dễ bị ăn cắp, sáng dậy thấy mấy chậu cây bị bọn gian bưng chạy mất tiêu (tôi có hai người bạn, một ở Úc, một ở Pháp, đã bị vụ này). Vườn Anh, Ý, hay Pháp nói chung thì gọi là vườn Âu châu khi ở Mỹ; người Mỹ ban đầu thì đương nhiên chịu ảnh hưởng văn hoá Âu châu rồi, chớ không nghe nói có vườn nào là American Garden cả.

Ở London hàng năm đều có các cuộc thi triển lãm hoa, như Hampton Court Flower Show, hoặc danh giá hơn cả là Chelsea Flower Show. Tù nhân mà cũng được tham gia trồng hoa tham dự giải thì đúng là có phước quá .
Phượng Các
#695 Posted : Monday, March 6, 2017 12:38:04 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Midnight in Paris (2011)

Đây là một phim thuộc loại "luận đề" của Allen như hầu hết các phim của ông mà tôi được xem. Mở đầu là các cảnh rất đẹp của Paris làm khán giả náo nức, các khán giả ở Mỹ sẽ thấy một người ở Mỹ thấy về Âu châu phù hợp với sự ham thích của họ hơn dân tại Pháp hay các nước khác mô tả. Bởi họ có chung một căn bản đánh giá và thưởng ngoạn ....

Gil Pender, nhân vật trong phim được đi vào thời kỳ của những năm 1920s khi chàng đang đi du lịch Paris với gia đình của vị hôn thê của chàng vào năm 2010. Trong các chuyến du hành ngược dòng thời gian này, chỉ xuất hiện vào lúc nửa đêm khi chàng lang thang tại một khu phố của Paris, chàng được dịp gặp gỡ các nhân vật tên tuổi lẫy lừng của nền văn nghệ thuở ấy: Scott Fitzgerald, E Hermingway, Picasso, Gertrude Stein, Salvador Dali, Man Ray, Luis Buñuel! Nhưng một nhân vật trong thời đại ấy mà chàng thấy chớm yêu là người yêu của Picasso là Adriana lại tỏ ý thích thời đại trước đó là thời cuối thế kỷ 18, mà nàng gọi là Belle Epoque . Sau đó, hai người lại có cơ hội đi vào thời đại Belle Epoque này và gặp gỡ các tên tuổi như Henri de Toulouse-Lautrec, Paul Gauguin, and Edgar Degas, không ngờ là các ông này lại cho biết thời đại ưa thích của họ là thời Phục Hưng.

Adriana ở lại thời mà nàng thích, còn Gil trở lại với hiện tại ... Sau đó, chàng chia tay với vị hôn thê khi thấy rằng nàng quá thiên về vật chất, không cảm thông cùng chàng cái đẹp của một buổi đi dưới mưa tại thành phố Paris, một kẻ như vậy chỉ mang tới một cuộc kết hợp đồng sàng dị mộng mà thôi . Chàng gặp gỡ một người phụ nữ hợp với chàng hơn, và quyết định ở lại Paris để sống .

Luận đề chính trong phim là người ta có khuynh hướng cảm thấy thời đại mình đang sống không hấp dẫn bằng một thời đại nào đó trong quá khứ. Đó là điều mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã thốt lên:

Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ,
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị,
Thuyền ơi thuyền! Xin ghé bến hoang sơ.


Allen có một loại khán giả nhất định, tôi đoán thế, đó là những người - giống như ông: đọc sách nhiều, am hiểu tình hình văn học, nghệ thuật . Có thể thấy Allen thường xuyên suy tư về các vấn đề của kiếp nhân sinh . Ông để đầu óc hoạt động không ngừng nghỉ, và qua các chuyện yêu đương của các nhân vật trong các phim của ông cùng với đời sống thực tế, cũng dễ thấy là ông không tách rời nỗi sự ám ảnh về dục tình và hầu như ông không thấy bình an gắn bó với một người đàn bà nào . Đàn bà, họ cần thiết cho cuộc đời ông, nhưng họ quá khác với ông, không thể có một người hoàn hảo nào để ông phải dừng lại . Gil ở lại Paris với người đàn bà mới gặp chỉ vì tưởng là chàng sẽ thích hợp với nàng hơn là với người vị hôn thê . Thì trước kia khi yêu đương với vị hôn thê, ông đã thấy gì ở nàng ? Tại sao không chọn ở lại Paris và không cần phải đưa cái người đàn bà mới gặp vào làm chi, có phải chỉ cho thấy là ông không chịu có một thời điểm nào không có đàn bà trong cuộc đời ông. Đàn bà, đó là nhược điểm của đời ông chăng ?

Owen Wildon đóng vai Gil nhưng tôi thấy cái bóng của Allen quá lớn trong cái vai này, có lúc nghe như giọng nói cũng hao hao giọng của Allen. Lời thoại quá súc tích, diễn biến cũng khít rịt, coi phim của Allen là phải chú tâm không bỏ sót câu nói nào, cảnh nào, nên thấy dễ hết hơi.
Phượng Các
#697 Posted : Thursday, March 9, 2017 9:36:51 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Woman in gold (2015)

Helen Mirren

Mirren đóng rất xuất sắc . Phim dựa vào chuyện thật . Kịch bản, dàn dựng đều tài tình . Lại thêm nhân vật đều cư ngụ ở miền Nam California nên tôi thấy gần gũi . Bà Altmann đòi cho được bức hoạ tài sản của cha bà mà bà là người thừa kế, trong khi nước Áo muốn giữ lại . Sự tranh tụng được đưa ra một ban trọng tài, và sau cùng bà thắng kiện . Bảo tàng Áo sẵn sàng trả tiền để được giữ bức tranh này, nhưng bà lại muốn nó về Mỹ; rõ ràng vì lý do tình cảm trong đó . Bà mang ơn nước Mỹ vì đây là vùng đất hứa cho những người Do Thái trong thời kỳ bị trù dập ở Âu châu. ...Riêng tôi lại nhận thấy là dường như có những vùng đất "thiêng" có cái phước báu vật hội tụ về . Trong thời hiện đại, đó là nước Mỹ . Mỹ đã là nơi đón nhận nhiều báu vật từ khắp nơi, như các của quý trong các bộ sưu tập của giới quý tộc Anh . Khi đế quốc Anh tan tành, giới này hết tiền, họ đem bán cái tươ'c vị bằng cách cưới các cô gái con nhà giàu Mỹ; người thì đem bao nhiêu đồ cổ bán cho các bảo tàng, nhà sưu tập Hoa Kỳ . Đồ cổ ở các xứ khác cũng bị trộm cắp đưa ra thị trường thế giới, thì còn ai có dư tiền cho bằng các đại gia Hoa Kỳ . Có người đánh giá là thị trường buôn lậu đồ cổ chỉ đứng sau ma tuý và buôn người mà thôi . Vùng đất nào cạn phước thì người tài giỏi cũng ra đi mà báu vật cũng tếch . Còn lại chỉ là rách nát, thê lương, chưa kể sự "thiếu sáng suốt" của người cai trị sẽ làm kiệt quệ tinh thần và đất đai xứ đó .

Bà Altmann không còn thấy Áo là quê hương của bà nữa; chính nước Mỹ này mới là quê hương của bà, nơi đã mở vòng tay đón nhận bà, Bà nhận lại bức tranh và bán lại bức tranh cho một bảo tàng ở New York.
Phượng Các
#698 Posted : Sunday, March 12, 2017 7:27:01 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Stealing Heaven (1988)

Phim dựa vào chuyện có thật trong lịch sử, vào thế kỷ thứ 12 tại Pháp . Một giáo sự triết học tên tuổi đã yêu cô học trò của mình . Cô này thuộc hàng danh gia vọng tộc và có ông chú / bác đang chuẩn bị gả cho một nhà giàu . Cuộc tình vượt vòng lễ giáo của họ đã đem lại kết quả là một đứa con . Họ đã bí mật thành hôn nhưng vẫn không thoát khỏi sự trừng phạt của ông bác với thế lực rất lớn . Ông giáo sư đã bị hoạn vì tội lỗi này, Sau ông được điều vào làm tu viện trưởng, còn cô học trò cũng được tá túc tại một tu viện nữ . Sau khi từ trần họ được chôn chung mộ tại nghĩa trang Pere-Lachaise tại Paris.

Cô học trò là một người có học và hay đặt các câu hỏi hóc búa về các tín điều tôn giáo . Rõ ràng là cô không tin tưởng vào đạo giáo mà người trong xã hội Âu châu lúc đó đã tin . Vào thời đại hiện nay thì tư tưởng "vô thần" này rất bình thường, nhưng vào cái thời đại "đêm trường Trung cổ" thì quả là một tư tưởng cấp tiến . Cô chỉ thấy tình yêu của mình với người đàn ông của cô là có giá trị hơn bất cứ tình yêu thánh chúa nào . Khi trên giường lâm chung, cô đã xin được cầm cây thánh giá; chung quanh tưởng cô đã hồi tâm quay lại sự sùng kính, nhưng không dè cô chỉ xin cầm cây thánh giá mà cô đã dấu trong ruột một mảy lông chim câu, tượng trưng cho tình yêu bất diệt của cô với người yêu, rút mảy lông ra, còn cây thánh giá thì cô liệng vào một góc, khiến ai nấy hết hồn vì sự bất kính này .

Tình yêu mãnh liệt này có thể so sánh với tình yêu của Romeo và Juliet, nhưng vì là chuyện thật nên gây cảm giác bi đát hơn, làm xúc động lòng người hơn, nhất là với những người trẻ, đang mơ màng chuyện yêu đương trai gái .... Tình yêu lứa đôi là thứ tình cảm có thể gây khó hiểu cho chúng ta, không biết nó là cái thứ gì mà có sức mạnh vạn năng, khiến người ta có thể chà đạp lên các giá trị mà xã hội tôn vinh bằng đủ thứ định chế, khi cần có the^? khiến người ta hy sinh cả mạng sống của mình . Thà chết chứ không buông được người yêu của mình . Các bậc làm cha mẹ, nếu thấy con cái coi bộ thà tự tử chứ không buông tình yêu, thì nên ....chịu thua, theo tôi, vì cái đó thuộc về cái "nghiệp" của nó rồi . Nhiều chúng sinh có khi ra đời chỉ vì một số nghiệp lực hay nguyện lực nào đó . Đó là lý do của sự hiện hữu của nó, là lẽ sống của nó . Cái duyên nghiệp giữa cha mẹ và con cái có khi yếu hơn cái nghiệp duyên hiện hữu của nó thì sự cản trở của cha mẹ chỉ gây thêm oan trái mà thôi .

Phim có nhiều cảnh "cụp lạc", không thích hợp cho trẻ nít .
Phượng Các
#699 Posted : Monday, March 20, 2017 11:08:29 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Japanese Story (2003)

Mỗi lần coi phim thấy có tài tử Á châu đóng chung với tài tử Âu Mỹ là tôi "hồi hộp" coi họ bị dành cho vai trò gì trong phim . Cách đây khá lâu nữ tài tử Kiều Chinh trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình VN ở San Jose do Đỗ Mùi thực hiện, có cho biết là người Á Châu, như trường hợp bà, khi được mời đóng phim là thường được mời vô các vai thấy chán lắm, như vai phụ làm điếm, làm người giúp việc chẳng han. Đời nào họ cho mình vô vai ngon lành, dù Kiều Chinh từng là một tài tử điện ảnh có hạng ở VN trước kia. Ngành điện ảnh của Mỹ từng là ngành làm mưa làm gió của người da trắng . Chật vật lắm mới có người da đen len lỏi vào về sau này, và người Á Châu thì còn phải chờ lâu sau . Vai nữ thì vào thời hoàng kim của Hollywood thì phải là caucasian, thậm chí Alfred Hitchcock còn toàn lựa tóc vàng . Không lạ gì khi Marilyn Monroe, Sharon Stone đẹp vậy mà cũng phải nhuộm tóc cho có màu vàng đặng dễ ăn khách .

Vậy thì cái phim Japanese Story này anh chàng Nhật được vào vai gì ? Có mình anh ta là vai nam chánh thì "bắt buộc" phải có chuyện ái tình với vai nữ chánh rồi (phim Tây phương là phải có sex, làm như họ sợ không có sex là khán giả sẽ đứng dậy bỏ ra về hết, không ăn kịp một phần ba cái hộp bắp rang bự bành ky với ly cô ca mắc chết mồ). Nhưng hỡi ơi, cái vai nam này trong tình yêu với cô gái da trắng cũng không được đóng vai chủ động nữa, mà phải là cô gái Úc này (không phải dân Aboriginal đâu) quyến rũ anh ta vô con đường sắc dục, để sau đó biết ra anh này có vợ con thì lại buồn tênh cái mặt . Người ta có thể chống chế là vì phim này đề cao lòng chung thuỷ trong tình vợ chồng của người Nhật, nên không thể để ông chồng phản bội vợ, chẳng qua lửa gần rơm mà thôi khi mà rơm cứ nhào đầu vô lửa để được ....cháy . Mà như vậy có nghĩa là người chồng đầu hàng trước tiếng gọi của xác thân . Anh chàng có bỏ vợ để yêu cô gái Úc này không ? Tác giả gỡ cho họ khỏi một tình huống bối rối, cho anh ta khi đâm đầu tắm xuống hồ nước và khi nổi lên thì thành một cái tử thi .

Cung cách của người Nhật (như cúi đầu sâu quá khi chào nhau) cũng được đưa ra như một chi tiết gây cười (?) cho khán giả [Cái vụ chào cúi sâu này cũng được Larry David đưa làm 1 đề tài trong "Curb your enthusiasm"].

Một chi tiết làm tôi chú ý là cách ăn nói dấm dẳn, gai góc của cô gái đối với mẹ cô ta . Bà mẹ dịu dàng, hiểu biết, không làm gì sai mà lúc nào gặp nhau cũng bị con gái phang ngang bửa củi với mẹ, Mà ngoài đời quả là có tình trạng như vậy đó; nhiều lúc nhìn thấy cảnh đó (ngoài đời) mà ... ... BigGrin
Phượng Các
#700 Posted : Wednesday, March 22, 2017 9:36:00 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
[img]https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/6/6d/Equals_Movie.jpeg[/img]

Equals (2015)

Kristen Stewart

Phim thuộc loại giả tưởng tương lai, mọi người làm việc và sống trong một khu hoàn bị nhưng kỷ luật khắt khe dưới sự quản lý của một nhóm người quyền lực . Trong đó có quy định là không được có tình cảm yêu đương nhau, được coi như dấu hiệu bệnh hoạn cần báo cáo để được chữa trị . Và có hai kẻ "chớm bệnh" toan tính yêu nhau, và họ bàn kế hoạch bỏ trốn .

Khi coi, người ta có thể nghĩ đây chỉ là một phim giải trí, coi cho vui, giết thì giờ, nhưng nếu tần mần tẩn mẩn thì ta có thể nhếch mép thầm nghĩ hay tác giả viết truyện phim có ý tiên đoán là tình yêu có ngày sẽ bị cho là bệnh hoạn. Cũng có lý quá chứ! Có ai thấy tình yêu xưa nay là cái thứ mang lại rất nhiều rắc rối cho cuộc sống không nhỉ ? Tại nó mà người ta phải mệt mỏi đủ chuyện . Bao nhiêu bi kịch xảy ra cũng tại nó . Nếu nó "vô tội" "trong sáng" thì tại sao nó bị dè chừng cấm đoán trong các tôn giáo . Các tu sĩ không được dan díu với ai, đạo Thiên chúa giáo hay Phật giáo đều đề cao sự giữ gìn tâm hồn trong trắng (làm như yêu đương là dơ dáy lắm vậy!). [Do khó giữ nên giáo phái Tin Lành cho phép mục sư được có gia đình, và các nhà sư bên Nhật bản cũng đề huề vợ con].

Theo tôi thì nhiều bậc thức giả bực mình cho cái gọi là tình yêu lắm lắm . Tại họ không hiểu được nó là cái gì ...Ông Nguyễn Công Trứ nhăn mày nhíu mặt:

Cái tình là cái chi chi?
Dẫu chi chi cũng chi chi với tình
Đa tình là dở, đã mắc vào đố gỡ cho ra!
Khéo quấy người một cái tinh ma
Trói buộc kẻ hào hoa biết mấy!
.....
Càng tài tình càng ngốc, càng si
Cái tình là cái chi chi?


Nhưng rốt cuộc thì tình yêu cũng thắng cuộc với sự đồng lòng bỏ trốn của hai người . Có ai coi phim này mà lại không đồng tình đứng về phe hai người ấy . Không có tình yêu thì cuộc sống nhạt nhẽo quá . Nhưng thực ra, biết đâu người ta đồng lòng là vì người ta ghét sự độc tài, áp chế của bọn cầm quyền; Tác giả khôn lắm, muốn bênh vực tình yêu, nhưng lại khéo léo gài vô sự giải phóng khỏi áp bức làm mất tự do cho con người . Khiến cho khán giả đứng lên, ra khỏi rạp với nhiệt tâm ủng hộ tình yêu, không nghĩ là mình chỉ ủng hộ lòng khao khát tự do của con người . Ai nghĩ ra là tình yêu là dấu hiệu bệnh hoạn của tâm hồn thật cũng là một ý kiến thú vị; họ đang đứng ở mấp mé của một quan điểm sâu xa hơn, quan điểm của Phật giáo: tình yêu chính là hiển bày của sự vô minh, là nguồn cội của cuộc hiện hữu của chúng sinh .
Phượng Các
#701 Posted : Friday, March 24, 2017 9:12:02 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)


Room (2015)

Brie Larson

Tuy không thấy ai đề cập nhưng cảm hứng cho phim này có thể là từ vụ bắt cóc ở Ohio năm 2013 . Một gã đàn ông bắt cóc các cô gái và nhốt dưới tầng hầm để thoả mãn lòng dâm dục của gã . Trong đám cô gái, có người mang thai và sanh con . Trong phim này thì chỉ có một cô gái, và nàng cũng sanh một đứa con trai trong thời gian 7 năm bị giam giữ trong căn phòng mà nàng gọi là Room .

Phim có hai phần, phần ở trong Room, và phần sau khi được trốn thoát trở về nhà và nỗi khó khăn khi hội nhập vào thế giới chung quanh . Phim hay nhờ kịch bản, khơi gợi mối tình cảm giữa hai mẹ con, tất nhiên là nội dung bắt cóc, hãm hiếp thì không nhấn mạnh (có thể vì các câu chuyện như vậy quá là đau đớn cũng không cần khai thác làm gì niềm đau của phụ nữ từ muôn đời nay). Nhưng có vài điều nổi dậy như một khám phá mới mẻ mà người viết phải là cực kỳ sâu sắc khi ngồi tưởng tuợng câu chuyện . Đơn cử như một người sanh ra và lớn lên trong một cái phòng, không hề biết gì bên ngoài cái phòng đó thì làm sao nó cảm thấy tù túng, đau khổ như mẹ nó cảm thấy . Đứa bé an nhiên sống bên cạnh mẹ nó kiểu vậy trong suốt 6 năm, học tập từ kiến thức của mẹ dạy cho, và thấy hạnh phúc trong tình yêu của mẹ .

Một vấn đề khác cũng được khơi gợi lên là vai trò của người cha đứa bé . Cô Joy bất bình khi cha cô không chấp nhận đứa cháu ngoại sanh ra từ sự bắt cóc và hãm hiếp này . Cô Joy mạnh mẽ xem đứa bé là con yêu của mình, và khước từ vai trò của người cha đứa bé; chỉ bởi vì danh từ "cha" không xứng đáng đặt để cho kẻ tội phạm này . Đây cũng là một quan điểm mới mẻ, một đề nghị giải quyết cho các vụ mang thai từ sự hiếp dâm mà xã hội vẫn phải đối mặt .

Larson đoạt Oscar nhờ phim này . Theo tôi, phim rất xuất sắc, xứng đáng nhận nhiều lời khen ngợi khắp nơi.
Phượng Các
#702 Posted : Wednesday, April 5, 2017 10:26:09 PM(UTC)
Phượng Các

Rank: Advanced Member

Groups: Administrators
Joined: 6/24/2012(UTC)
Posts: 18,704
Points: 20,055
Woman
Location: Golden State, USA

Was thanked: 654 time(s) in 614 post(s)
The Secret Garden (1987) / Back to The Secret Garden (2001)

Tôi xem phim Back to The Secret Garden trước, sau đó mới thấy là còn có bản The Secret Garden, Phim dựng từ một truyện cho trẻ em của nhà văn Frances Hodgson Burnett . Truyện này còn được làm nhạc kịch, hoạt hoạ, và được biết là sau khi thời hạn bản quyền chấm dứt 1987 thì nó trở thành của công (public domain) và được tha hồ khai thác .

Tôi thích phim làm theo nguyên bản hơn, nhưng trong thế giới phim ảnh, biết bao nhiêu phim được làm lại. Có cái hay hơn bản trước, có cái dở hơn, và theo nhận định của một nhà phê bình thì phần lớn phim làm lại bao giờ cũng dở hơn cái đầu.

Nội dung truyện hấp dẫn cho trẻ em, và cả người lớn cũng thích đọc . Nếu truyện có một chủ đề tư tưởng nào đó lồng trong nội dung xuất sắc một cách khéo léo thì nó sẽ trở thành tác phẩm kinh điển, [thí dụ Wizard of Oz]. Và truyện này thường nằm trong danh sách các truyện hay nhất dành cho thiếu niên do các cơ quan văn hoá có uy tín khảo sát.

Từ một đứa trẻ thiếu sự chăm nom săn sóc nên trở thành ích kỷ, khó dạy, nhờ tiếp xúc với khu vườn bí mật và làm quen với những người tốt mà một cô bé trở nên tươi tắn, tử tế; và đã giúp cho một đứa bé khác khỏi bệnh cũng nhờ đưa nó ra tiếp xúc với cỏ cây hoa lá và đất đai vườn tược .

Truyện này cả trăm năm trước rồi, nhưng tôi lại thấy nó gần gũi với thời đại hiện nay biết bao nhiêu mà nói . Trẻ con thời nay hay ngồi trong nhà chơi game, coi tv, ngó chăm chăm vô điện thoại đắm mình trong thế giới ảo . Tôi có dịp nhìn một bức ảnh chụp một lớp học ở VN thì thấy như phân nửa trong số ấy là đeo kính cận . Trong khi trước kia, một lớp học chỉ có vài ba đứa bị cận thị, đến nổi người ta hay lấy tiếng "cận" kèm theo tên cho dễ nhận ra một đứa bạn nào. Giờ đứa nào cũng cận hết thì còn dùng tiếng ấy phân biệt cái gì nữa.

Làm vườn còn có khả năng chữa bệnh trầm cảm, buồn bực ở người già. Trong cộng đồng ly hương của người Việt ở xứ người hồi trước đây, nhiều ông già, bà già suốt ngày như bị "nhốt" trong nhà vì con cháu đi học, đi làm cả ngày, đâm ra trầm cảm . Lúc ấy đâu có internet, forum, facebook đâu mà lạng qua lạng lại trong ấy để giải sầu, may nhờ tới lúc con cái mua nhà có mảnh vườn thì bắt đầu trồng rau, trồng hoa, bỗng nhiên sức sống trở lại; mặt mũi có nắng có gió cũng hồng hào tươi tắn hơn lên . Sáng sáng khi có con chim nhại lượn tới lượn lượn lui trên khóm cối xay, ta bỗng thấy lòng lâng lâng chút vui, thì ra mình cũng góp phần nhỏ bé hồi phục cho quả đất đang lên tiếng báo động vì các khoảnh xanh bị bóc không thương tiếc .

Tác giả là người Mỹ gốc Anh, hẳn bà ta cũng thấy là ở Anh người ta thích vườn như thế nào (như trên kia tôi có nói là người Anh hay hãnh diện về khu vườn của họ). Bà đã đưa cái lòng yêu các khu vườn Anh vào tác phẩm của mình, khiến cho người đọc một mặt say sưa theo dõi nội dung, nhưng bao trùm trong đó cũng là hảo cảm dành cho các khu vườn của Anh . Riêng cá nhân tôi, khi xem phim này, lòng tôi dạt dào nhớ lại các khu vườn mà tôi từng lang thang trong thời gian ở London, thủ đô có diện tích công viên đứng vào hạng nhất thế giới .
Users browsing this topic
Guest
44 Pages«<3334353637>»
Forum Jump  
You cannot post new topics in this forum.
You cannot reply to topics in this forum.
You cannot delete your posts in this forum.
You cannot edit your posts in this forum.
You cannot create polls in this forum.
You cannot vote in polls in this forum.