Nhận xét của chị PC cũng chí lý luôn.
Làm sao mà biết vị sư đắc đạo?
Vì là truyện hư cấu nên mình hư cấu thử nha, nếu ông không vượt qua được nghiệp chướng thì làm sao ông ra đi (chết) an lành và truyện dừng ở đó, ít nhứt thì ông phải chui vô rèm với bà phi
rồi sau đó thành kẻ nửa điên nửa khùng (vì tiếc công tu bấy lâu, vì bị đọa trong địa ngục trần gian). v.v xong mới hết truyện.
Truyện hay ở chỗ tác giả cho mình vận dụng suy luận, nếu không thì đâu ai còn thấy hay. Tuy nhiên mỗi người đều có thể suy luận và hiểu theo cách riêng của mình.
quote:
Gởi bởi PC
Đây là truyện ngắn hư cấu của một nhà văn, không phải là bài tự thuật lại của vị cao tăng nào hết. Không nên lầm lẫn như vậy và bắt chước ông ta để làm những hành động gàn quải là đi trồng cây si trước nhà phụ nữ.Hành trạng này thực không xứng đáng với tư cách của một tu sĩ theo truyền thống Phật giáo, dù là đại thừa, nguyên thủy hay Mật tông. Trước khi đi tu người ta có thể bê bối, nhưng một khi đã khóac lên người tấm áo cà sa rồi thì hành vi chạy đuổi theo bóng sắc người nữ như ông thì không thể nào chấp nhận được, nói gì còn cho là ông ta đắc đạo sau khi thỏa mãn khát vọng yêu và được yêu này.
Em thật rất ngại tranh luận nhưng vì em mang truyện này vô đây nên xin được "có ý kiến" nó chút xíu (bữa tới giờ mà còn nói "chút xíu")
Em thì nhìn việc vị sư đến gặp bà phi theo một cách khác, như em có nói ở trên với chị Huệ và ở các post trước đó, là ông quyết phải đối đầu với nghiệp chướng thì mới mong vượt qua nghiệp chướng và giải thoát chứ không đơn thuần là theo đuổi bóng sắc hay đi tỏ tình và van xin tình yêu.
Em luôn quan niệm là người tu hành phải giữ hạnh là đúng nhưng không có nghĩa là những cám dỗ nó thấy người tu thì nó nể mà tránh ra. Chính cái cách người tu đối phó với những cám dỗ mới cho thấy người đó tu uyên thâm tới đâu.
Và càng bị nhiều cám dỗ, càng đau khổ vì xung đột nội tâm
và thắng thì sự giải thoát đạt được càng quý giá và đáng ca ngợi.
Phải là người tu cao sâu mầu mới dám làm như vị sư trên chớ nếu tu... lạng quạng mà dám mò đến nhà người ngọc thì coi như... lúa cái kiếp tu rồi ; cho nên việc làm của vị sư chùa Shiga đúng là không nên bắt chước chút nào cả. Ở ngoài đời thì 99.9% là họ có nguy cơ cởi bỏ áo tu và về đuổi gà cho bà chủ farm gà nào đó.
Vàng chưa già mà đem thử lửa thì có bị chảy teo, ráng chịu.
(Nói ngoài lề chút xíu.)
Đó cũng là lý do tại sao em mê "Câu Chuyện Dòng Sông". Tất Đạt đi tu nhưng chàng vẫn vướng vào bao nhiêu khổ lụy của cuộc đời. Chẳng những đau khổ vì tình mà còn đau khổ vì đứa con. vv... cái đau khổ rất "người" cũng như chàng cũng từng gây đau khổ cho người khác (cha của mình và Kiều Lan) để cuối cùng chàng hiểu rằng "
cuộc đời vốn là “như vậy” (như thị)". và (... ...) và chàng giác ngộ.
Nhưng phải nhớ rằng Tất Đạt đã đạt phép tu rất cao nên chàng mới không bị "thanh và sắc" đánh bại.
Trong khi Thiện Hữu không vướng vào tục lụy như Tất Đạt, con đường tu của Thiện Hữu rất suông sẻ, tốt đẹp (theo y như kinh điển, lý thuyết) nhưng chàng lại không giác ngộ, "
giải tỏa mọi khổ đau khắc khoải, và tìm thấy an lạc" được như Tất Đạt. Cuối cùng, chàng giác ngộ nhờ Tất Đạt.
Em biết là ý kiến của em rất chủ quan nên rất thích biết các anh chị nghĩ sao.